source
stringlengths
70
218
subject
stringlengths
18
159
text
stringlengths
329
1.06M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-27-CT-TTg-2014-quan-ly-cac-tru-so-co-so-hoat-dong-su-nghiep-246068.aspx
Chỉ thị 27/CT-TTg 2014 quản lý các trụ sở cơ sở hoạt động sự nghiệp
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 27/CT-TTg Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2014 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC TRỤ SỞ, CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP Trong thời gian qua, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp đã dành nguồn lực không nhỏ để đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã góp phần cải thiện môi trường làm việc và tạo điều kiện thực hiện công tác cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị khó khăn về nơi làm việc, phải đi thuê trụ sở. Trong khi đó, một số cơ quan chưa chấp hành nghiêm quy định của nhà nước về trụ sở, mặc dù được đầu tư xây dựng trụ sở mới nhưng vẫn giữ lại cơ sở nhà, đất cũ, làm cho công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc kém hiệu quả, gây lãng phí đất đai, tài sản. Để khắc phục tình trạng trên, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải hoàn thành việc kê khai và trình phương án tổng thể để phê duyệt phương án xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trước 30 tháng 6 năm 2015. b) Chỉ đạo tiến hành ngay việc rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiên quyết xử lý thu hồi đối với các trường hợp cho thuê, cho mượn, để trống không sử dụng hoặc sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức; xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến sai phạm. c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ban Chỉ đạo 09 của địa phương (đối với địa phương có Ban Chỉ đạo) hoặc Sở Tài chính (đối với các địa phương không có Ban Chỉ đạo) phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan trung ương trong việc kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để có ý kiến bằng văn bản về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trung ương trên địa bàn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của các Bộ, cơ quan Trung ương; phối hợp thực hiện phương án xử lý nhà, đất sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý (xác định giá bán, chuyển nhượng; cưỡng chế thu hồi; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...). 2. Khi lập, phê duyệt đề án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng trụ sở làm việc mới, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chấp hành nghiêm túc quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 ngày 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg. Khuyến khích việc hình thành, xây dựng các khu hành chính tập trung. Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới trụ sở làm việc về diện tích đất, diện tích nhà và các trang thiết bị gắn kèm với nhà, công trình. 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo đúng quy định tại Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định số 141/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện đăng nhập thông tin về trụ sở, nhà làm việc vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước. 4. Các cơ quan, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi hoàn thành việc xây dựng và chuyển ra trụ sở mới: a) Đối với các Bộ, ngành Trung ương: Phải bàn giao toàn bộ trụ sở làm việc cũ cho Bộ Tài chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án xử lý. b) Đối với các cơ quan thuộc địa phương: phải bàn giao toàn bộ trụ sở làm việc cũ cho cơ quan tài chính để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phương án xử lý. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc để sử dụng, cho thuê, cho mượn hoặc bố trí cho đơn vị khác (kể cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý) khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền. 5. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương kiểm tra định kỳ tình hình đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc; chủ động xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến quản lý, sử dụng trụ sở, công sở, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (3b). M180 THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "25/08/2014", "sign_number": "27/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-243-KH-UBND-2023-xac-dinh-Chi-so-cai-cach-hanh-chinh-cac-So-Ha-Noi-583294.aspx
Kế hoạch 243/KH-UBND 2023 xác định Chỉ số cải cách hành chính các Sở Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 243/KH-UBND Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023 ĐỐI VỚI CÁC SỞ, CƠ QUAN TƯƠNG ĐƯƠNG SỞ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ Căn cứ Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Chỉ số CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2030, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2023 đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Xác định kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. - Chỉ số CCHC năm 2023 đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã được xác định trên cơ sở kết hợp giữa đánh giá của Hội đồng thẩm định và đánh giá qua điều tra xã hội học (ĐTXHH). 2. Yêu cầu - Các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ hoặc tham gia phối hợp triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2023 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo chất lượng công việc và tiến độ được giao. - Các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ, trách nhiệm về đánh giá, chấm điểm công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, bảo đảm trung thực, chính xác, đúng thời gian quy định. - Tổ chức ĐTXHH khách quan, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế. II. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH 1. Tự đánh giá Các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã tự đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan mình theo các tiêu chí được quy định trong Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Chỉ số CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2030 và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. 2. Thẩm định điểm tự đánh giá Điểm tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị được Hội đồng thẩm định của Thành phố thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh (nếu cần thiết). III. ĐÁNH GIÁ QUA ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 1. Đối tượng và phạm vi điều tra: theo Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND Thành phố, gồm: - Đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở: (1) Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố; (2) Công chức, viên chức thuộc Sở, cơ quan tương đương Sở; (3) Lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; (4) Doanh nghiệp, tổ chức; (5) Người dân (cá nhân). - Đối với UBND các quận, huyện, thị xã: (1) Đại biểu HĐND cấp huyện; (2) Công chức, viên chức cấp huyện; (3) Lãnh đạo UBND cấp xã; (4) Doanh nghiệp, tổ chức; (5) Người dân (cá nhân). * Ghi chú: - Đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở: Đối tượng (2) gồm Trưởng phòng, phó phòng chuyên môn thuộc Sở, cơ quan tương đương Sở. Đối tượng (3) gồm Trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. - Đối với UBND các quận, huyện, thị xã: Đối tượng (2) gồm Trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đối tượng (3) gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND cấp xã trực thuộc. - Đối tượng (1), (2), (3): lấy phiếu theo phương pháp trực tuyến. Trong trường hợp cần thiết, có thể kết hợp triển khai theo phương pháp lấy phiếu trực tiếp đối với đối tượng (1) Đại biểu HĐND Thành phố đánh giá các Sở, cơ quan tương đương Sở. - Đối tượng (4) và (5) đối với cả 02 khối: các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã được tích hợp một số kết quả triển khai thực hiện tại Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 14/4/2023 của UBND thành phố Hà Nội về đo lường, nghiên cứu và phân tích Chỉ số Hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2023 (Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 14/4/2023). - Phạm vi điều tra: Các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện thị xã nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND Thành phố (chưa đánh giá đối với Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc trong năm 2023). 2. Thời gian điều tra và thời kỳ thu thập số liệu - Thời gian điều tra: từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023; thực hiện thu thập thông tin với mỗi đối tượng điều tra theo tình hình cụ thể của các đơn vị. - Thời kỳ đánh giá: Thu thập thông tin về kết quả công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị phát sinh từ 01/01/2023 đến 31/12/2023. 3. Phiếu điều tra Nội dung Phiếu ĐTXHH được xây dựng dựa trên các tiêu chí, tiêu chí thành phần và đối tượng được xác định ĐTXHH quy định tại Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND Thành phố. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, thống nhất với Sở Nội vụ xác định số lượng phiếu điều tra, xây dựng các mẫu phiếu, các câu hỏi thông tin liên quan, bao gồm 05 mẫu phiếu đối với cấp sở và 05 mẫu phiếu đối với cấp huyện. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc/ Thủ trưởng các Sở, cơ quan tương đương Sở; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã Các cơ quan, đơn vị được đánh giá, xác định chỉ số CCHC năm 2023 tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng báo cáo tự đánh giá kết quả công tác CCHC theo hướng dẫn của Sở Nội vụ (hoàn thành và gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30/11/2023). 2. Sở Nội vụ - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng văn bản hướng dẫn tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã. - Xây dựng Kế hoạch giám sát công tác ĐT XHH phục vụ việc xác Chỉ số CCHC năm 2023 của các cơ quan, đơn vị. - Trình UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số CCHC (thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng - Chủ tịch UBND Thành phố; Phó chủ tịch Hội đồng - Giám đốc Sở Nội vụ, các thành viên Hội đồng: Thủ trưởng/Giám đốc các Sở, cơ quan tương đương Sở: Văn phòng UBND Thành phố; Thanh tra Thành phố; Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội; các Sở: Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông. - Ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Hội đồng (thành phần: Tổ trưởng là Lãnh đạo Sở Nội vụ, Tổ phó là Trưởng phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ, các thành viên là đại diện các Sở, cơ quan tương đương Sở có liên quan, Thư ký là Phó Trưởng phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ). - Tham mưu tổ chức Hội nghị công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. - Xây dựng Báo cáo phân tích Kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. 3. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội - Chủ trì, thống nhất với Sở Nội vụ xây dựng, trình UBND Thành phố và tổ chức triển khai Kế hoạch ĐT XHH, trong đó gồm các nội dung: + Xác định rõ đối tượng khảo sát, số lượng phiếu điều tra đối với từng nhóm đối tượng khảo sát; thống kê danh mục, mã số phiếu và đính kèm 10 mẫu phiếu (gồm 05 mẫu phiếu khảo sát đối với cấp sở, 05 mẫu phiếu khảo sát đối với UBND cấp huyện). + Xác định rõ phương án điều tra; công thức tính và phương án tổng hợp phiếu; phương án xác định phiếu hợp lệ. + Dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định. - Xử lý, tổng hợp dữ liệu ĐT XHH, tính điểm ĐT XHH và gửi kết quả ĐT XHH về Sở Nội vụ, nhập kết quả vào Hệ thống tổng hợp xác định Chỉ số CCHC theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. - Xây dựng Báo cáo phân tích kết quả ĐT XHH xác định Chỉ số đánh giá kết quả CCHC năm 2023 của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND quận, huyện, thị xã năm 2023 và gửi về cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định (Sở Nội vụ). 4. Sở Thông tin và truyền thông Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ việc vận hành Hệ thống phần mềm xác định Chỉ số CCHC và các nhiệm vụ triển khai theo Kế hoạch này. 5. Sở Tài chính Hướng dẫn Sở Nội vụ, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự toán, thực hiện thanh, quyết toán theo quy định. 6. Các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã - Triển khai công việc xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị theo chỉ đạo của UBND Thành phố. - Xây dựng báo cáo xác định Chỉ số CCHC của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. - Phân công công chức chuyên trách theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả CCHC của cơ quan, đơn vị. - Bố trí kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC theo quy định. 7. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Thành phố và các Sở: Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Nội vụ trong việc theo dõi, đánh giá kết quả CCHC đối với từng nội dung, tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của UBND Thành phố. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách của Thành phố thực hiện công tác CCHC phân bổ cho các cơ quan, đơn vị năm 2023 và năm 2024. Căn cứ các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị lập dự toán và thực hiện bố trí, thanh quyết toán kinh phí triển khai theo quy định và theo hướng dẫn của Sở Tài chính. Trên đây là Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2023 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị báo cáo, phản ánh về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ Nội vụ; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND TP; - Chủ tịch UBND TP; - Các Phó Chủ tịch UBND TP; - Các Sở và cơ quan tương đương Sở; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Viện NCPTKT-XH HN; - VP UBND TP: CVP, các PCVP; các phòng chuyên môn; - Đài PT&THHN, Trung tâm báo chí Thủ đô, Các Báo: HàNộimới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô. - Lưu: VT, SNV(T.Anh). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Sơn PHỤ LỤC CÁC NHIỆM VỤ VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023 (Kèm theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 05/10/2023 của UBND Thành phố Hà Nội) TT Nhiệm vụ Sản phẩm Cơ quan thực hiện Thời gian hoàn thành Chú thích I Chuẩn bị 1. Trình UBND Thành phố ban hành Quyết định Hội đồng thẩm định Văn bản Sở Nội vụ Ngay sau khi UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai 2. Thành lập Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định Văn bản Sở Nội vụ 3. Trình UBND Thành phố ban hành Kế hoạch ĐT XHH xác định Chỉ số CCHC đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND quận, huyện, thị xã năm 2023. Kế hoạch Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Tháng 10/2023 4. Xây dựng Kế hoạch và thành lập Đoàn giám sát ĐT XHH Kế hoạch Sở Nội vụ Tháng 10/2023 II Xác định điểm tự đánh giá và thẩm định, đánh giá của Hội đồng 5. Tự đánh giá xác định chỉ số CCHC năm 2023 và gửi kết quả tự đánh giá về Tổ công tác Biểu tự đánh giá Các Sở, cơ quan tương đương Sở; UBND các quận, huyện, thị xã 30/11/2023 6. Dự thảo kết quả thẩm định (lần 1) điểm tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị Văn bản Tổ công tác 14/12/2023 7. Gửi kết quả dự thảo thẩm định (lần 1) cho các cơ quan, đơn vị tự đánh giá Văn bản Tổ công tác 15/12/2023 8. Giải trình, bổ sung tài liệu kiểm chứng của các cơ quan, đơn vị Văn bản Các Sở, cơ quan tương đương Sở; UBND các quận, huyện, thị xã 06/01/2024 9. Dự thảo thẩm định (lần 2) Văn bản Tổ công tác 20/01/2024 10. Xây dựng Báo cáo phân tích kết quả Chỉ số CCHC 2023 của các cơ quan, đơn vị Báo cáo Đơn vị tư vấn hoặc Viện Nghiên cứu PTKTXH HN 30/01/2024 Ill Xác định điểm ĐT XHH 11. Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch ĐTXHH, phát, thu phiếu trực tuyến, trực tiếp; trao đổi, làm việc với 22 Sở, cơ quan tương đương Sở và 30 UBND quận, huyện, thị xã phục vụ công tác xây dựng các báo cáo đánh giá, phân tích xác định Chỉ số CCHC qua kết quả ĐTXHH Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Tháng 10 - 12/2023 12. Xử lý phiếu, nhập phiếu, xử lý số liệu, tính điểm và xác định kết quả ĐTXHH Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Tháng 10/2023 - 12/2023 13. Gửi kết quả ĐTXHH (hoàn thành trên Hệ thống xác định Chỉ số CCHC theo hướng dẫn của Sở Nội vụ) về Hội đồng thẩm định Văn bản Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Trước ngày 31/12/2023 14. Gửi Báo cáo phân tích kết quả ĐTXHH (chi tiết) về Hội đồng thẩm định Văn bản Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Trước ngày 10/01/2024 IV Tổng hợp kết quả và công bố 15. Báo cáo phân tích kết quả chỉ số CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo Tổ công tác 30/01/2024 16. Tổ chức Hội nghị công bố kết quả chỉ số CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã Hội nghị Sở Nội vụ Trước ngày 10/02/2024
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "05/10/2023", "sign_number": "243/KH-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-01-2003-TT-NHNN-huong-dan-thuc-hien-viec-dieu-chinh-ky-han-tra-no-gia-han-tra-no-chuyen-no-qua-han-hoat-dong-cho-thue-tai-chinh-50485.aspx
Thông tư 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn hoạt động cho thuê tài chính
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 01/2003/TT-NHNN Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2003 THÔNG TƯ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 01/2003/TT-NHNN NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ, GIA HẠN TRẢ NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Căn cứ Điều 42 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các công ty cho thuê tài chính thực hiện việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính như sau: 1. Công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn tiền thuê tài chính đối với các hợp đồng cho thuê tài chính có thoả thuận bên thuê trả nợ tiền gốc và tiền lãi thuê tài chính trong cùng kỳ hạn (gộp chung tiền gốc và tiền lãi) như sau: a. Bên thuê tài chính không trả được nợ tiền thuê tài chính đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thì công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tiền thuê tài chính. Trường hợp bên thuê không có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc không được công ty cho thuê tài chính chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tiền thuê tài chính, thì công ty cho thuê tài chính chuyển toàn bộ số dự nợ tiền thuê tài chính thực tế còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính đó sang nợ quá hạn. b. Bên thuê tài chính không trả nợ hết tiền thuê tài chính trong thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính và có văn bản đề nghị gia hạn trả nợ, thì công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định cho gia hạn nợ tiền thuê tài chính. Thời hạn gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn cho thuê tài chính đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Trường hợp bên thuê không có văn bản đề nghị gia hạn trả nợ hoặc không được công ty cho thuê tài chính chấp thuận gia hạn nợ tiền thuê tài chính, thì công ty cho thuê tài chính chuyển toàn bộ số dư nợ tiền thuê tài chính thực tế còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính đó sang nợ quá hạn. 2. Công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định việc điều việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn tiền thuê tài chính đối với các hợp đồng cho thuê tài chính có thoả thuận bên trả nợ tiền thuê tài chính bao gồm tiền gốc, tiền lãi với các kỳ hạn trả nợ khác nhau như sau: a. Bên thuê tài chính không trả được nợ gốc hoặc nợ lãi tiền thuê tài chính đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc nợ lãi, thì công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc nợ lãi. Trường hợp bên thuê không có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi hoặc không được công ty cho thuê tài chính chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi tiền thuê tài chính, thì công ty cho thuê tài chính chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thuê tài chính thực tế còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính đó sang nợ quá hạn. b. Bên thuê tài chính không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi tiền thuê tài chính trong thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính và có văn bản đề nghị gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi, thì công ty cho thuê tài chính xem xét quyết định cho gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi áp dụng theo thời hạn gia hạn trả nợ tiền thuê tài chính quy định tại điểm 1b Thông tư này. Trường hợp bên thuê không có văn bản đề nghị gia hạn nợ gốc, nợ lãi hoặc không được công ty cho thuê tài chính chấp thuận gia hạn nợ gốc, nợ lãi tiền thuê tài chính, thì công ty cho thuê tài chính chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính đó sang nợ quá hạn. 3. Để có thể thực hiện thuận lợi những điểm quy định trên đây, công ty cho thuê tài chính và bên thuê tài chính có thể thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính là trong khoảng thời gian vượt quá kỳ hạn trả nợ tối đa là 10 ngày làm việc, mà bên thuê không trả hết nợ tiền thuê tài chính của kỳ hạn đó và không có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, thì công ty cho thuê tài chính chuyển số dư nợ tiền thuê tài chính còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính đó sang nợ quá hạn. 4. Các công ty cho thuê tài chính thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đối với số dư nợ quá hạn phát sinh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5. Tổ chức thực hiện: a. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/3/2003. b. Đối với hợp đồng cho thuê tài chính ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty cho thuê tài chính thoả thuận với bên thuê tài chính để bổ sung quy định về việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn phù hợp với các quy định của Thông tư; trường hợp không thoả thuận được với bên thuê, thì công ty cho thuê tài chính được xem xét quyết định việc chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng thuê tài chính không trả được nợ đúng hạn để phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro, nhưng không thay đổi các nội dung trong hợp đồng cho thuê tài chính đã thoả thuận trước đó. c. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các công ty cho thuê tài chính có trách nhiệm thi hành Thông tư này. Phùng Khắc Kế (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "28/01/2003", "sign_number": "01/2003/TT-NHNN", "signer": "Phùng Khắc Kế", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-131-2015-TT-BTC-sua-doi-164-2013-TT-BTC-thue-suat-thue-nhap-khau-uu-dai-xo-staple-288908.aspx
Thông tư 131/2015/TT-BTC sửa đổi 164/2013/TT-BTC thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi xơ staple
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 131/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2015 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI MỨC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XƠ STAPLE TỔNG HỢP TỪ CÁC POLYESTE THUỘC MÃ HÀNG 5503.20.00 TẠI BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 164/2013/TT-BTC NGÀY 15/11/2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005; Căn cứ Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xơ staple tổng hợp từ các polyeste mã hàng 5503.20.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 1. Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xơ staple tổng hợp từ các polyeste thuộc mã hàng 5503.20.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế như sau: Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất (%) 55.03 Xơ staple tổng hợp, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi. - Từ ni lông hoặc từ các polyamit khác: 5503.11.00 - - Từ các aramit 0 5503.19.00 - - Loại khác 0 5503.20.00 - Từ các polyeste 2 5503.30.00 -Từ acrylic hoặc modacrylic 0 5503.40.00 -Từ polypropylen 0 5503.90.00 - Loại khác 0 Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2015./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - VP BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng; - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Cục Hải quan tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CST (PXNK). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "27/08/2015", "sign_number": "131/2015/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2015-TT-UBDT-tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-thuoc-pham-vi-Uy-ban-dan-toc-285845.aspx
Thông tư 01/2015/TT-UBDT tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi Ủy ban dân tộc
ỦY BAN DÂN TỘC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2015/TT-UBDT Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN DÂN TỘC Căn cứ Luật khiếu nại số 02/2011/QH 13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Luật tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại; Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo; Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân; Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; Căn cứ Nghị định số 10/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công tác dân tộc; Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc, Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Ủy ban); quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và chế độ thông tin báo cáo. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các Vụ, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban. Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Nguyên tắc tiếp công dân Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại các địa điểm tiếp công dân của Ủy ban; được thực hiện khách quan, công khai, dân chủ, tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử; thủ tục đơn giản, thuận tiện. Thời gian tiếp công dân vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. 2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, kịp thời. Đơn phải được gửi, chuyển, hướng dẫn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết. Chương II QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN Điều 4. Địa điểm, thành phần tiếp công dân 1. Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban: a) Trụ sở Ủy ban tại Hà Nội; b) Trụ sở Vụ Địa phương II tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk; c) Trụ sở Vụ Địa phương III tại thành phố Cần Thơ; d) Trụ sở Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Địa điểm tiếp công dân được bố trí tại nơi thuận tiện, bảo đảm điều kiện và trang bị phương tiện cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh dễ dàng, thuận lợi. Phòng Tiếp công dân được bố trí khang trang, có biển ghi “Phòng Tiếp công dân”, niêm yết nội quy, lịch tiếp công dân. 3. Thành phần tiếp công dân của Ủy ban tại Hà Nội gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban (sau đây gọi là Bộ trưởng, Chủ nhiệm); công chức thuộc Thanh tra Ủy ban; công chức, viên chức thuộc Ủy ban và cơ quan liên quan tham gia thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân. 4. Thành phần tiếp công dân quy định tại điểm b, c, d khoản 1 điều này, gồm 01 Lãnh đạo cấp vụ và 01 công chức được phân công tiếp công dân. Điều 5. Trách nhiệm tiếp công dân 1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm: a) Thành lập bộ phận tiếp công dân; quy định việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của từng Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban; b) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của Ủy ban; ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân; bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định; c) Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại trụ sở của Ủy ban; tiếp công dân đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban; d) Chỉ đạo Chánh Thanh tra, Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban (sau đây gọi là Thủ trưởng vụ, đơn vị) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên, đột xuất; đ) Ủy quyền cho Chánh Thanh tra Ủy ban thực hiện nhiệm vụ thường trực công tác tiếp công dân của Ủy ban và yêu cầu Thủ trưởng vụ, đơn vị liên quan cử người tham gia tiếp công dân khi cần thiết. 2. Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban: a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân của Ủy ban; b) Thực hiện việc ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về công tác tiếp công dân; c) Bố trí công chức có năng lực tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở Ủy ban; d) Tiếp nhận, phân loại, hướng dẫn, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; gửi thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân; đ) Đôn đốc các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban giải quyết khiếu nại, tố cáo khi quá thời hạn quy định nhưng chưa được giải quyết theo thẩm quyền. Đôn đốc thực hiện theo Mẫu số 09-TCD ban hành kèm theo Thông tư này; e) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng lịch tiếp công dân, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiếp công dân. 3. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban: a) Thông báo cho Thanh tra Ủy ban khi có công dân đến khiếu nại, tố cáo; chuyển đơn thư của công dân đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định; b) Phối hợp với Thanh tra Ủy ban bố trí lịch, địa điểm để Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật; c) Phối hợp với Thanh tra Ủy ban khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền trả lời, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân theo quy định; d) Bố trí phòng tiếp công dân riêng, trang bị điều kiện vật chất, phương tiện, thiết bị, đồ dùng cần thiết và công tác bảo đảm an ninh trật tự cho các địa điểm tiếp công dân của Ủy ban theo quy định. 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng vụ, đơn vị: a) Thủ trưởng vụ, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp công dân chịu trách nhiệm quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Phối hợp với Chánh Thanh tra Ủy ban tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; b) Cử công chức, viên chức có chuyên môn theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Ủy ban để cùng phối hợp tiếp công dân; tham gia đoàn kiểm tra xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đề nghị của Thanh tra Ủy ban hoặc theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 5. Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Vụ trưởng Vụ Địa phương III, Trưởng Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 4 điều này, còn có trách nhiệm sau: a) Bố trí phòng tiếp công dân, lịch tiếp công dân và công chức thường trực tiếp công dân theo quy định; b) Tùy theo yêu cầu công việc, Vụ trưởng, Trưởng Văn phòng đại diện trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng; c) Chỉ đạo các phòng chức năng trực thuộc phối hợp thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân; d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Lãnh đạo Ủy ban và Thanh tra Ủy ban về công tác tiếp công dân. Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của người tiếp công dân 1. Trách nhiệm: a) Người tiếp công dân chỉ được tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Ủy ban theo quy định; khi tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân; không gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Không được tiết lộ những thông tin, tài liệu, bút tích của người tố cáo; b) Tiếp xúc ban đầu với công dân để nắm rõ mục đích, yêu cầu, nguyện vọng của công dân, tiếp nhận đơn, ghi chép nội dung công dân trình bày theo quy định. Đối với người dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt thì người tiếp công dân báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị mời người phiên dịch; c) Người tiếp công dân có trách nhiệm giải thích cho công dân chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Đối với những đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban thì gửi đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định của pháp luật; d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về tình hình tiếp công dân. 2. Quyền hạn: a) Yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có). Trong trường hợp có Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại thì người tiếp công dân yêu cầu xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, giấy ủy quyền của người khiếu nại; b) Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp những thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo; ký hoặc điểm chỉ vào biên nhận các tài liệu, giấy tờ do công dân cung cấp. Giao nhận tài liệu thực hiện theo Mẫu số 02-TCD ban hành kèm theo Thông tư này; c) Yêu cầu công dân viết thành văn bản hoặc người tiếp công dân ghi chép nội dung công dân trình bày, công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào văn bản đó; d) Từ chối tiếp công dân trong những trường hợp sau: - Vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo kéo dài; - Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban sau khi đã hướng dẫn, giải thích, trả lời theo quy định; - Những người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; - Người có hành vi vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân; - Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật; Việc từ chối tiếp công dân thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Trường hợp công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xúc phạm, vu cáo, đe dọa, làm mất an ninh, trật tự tại khu vực tiếp công dân thì người tiếp công dân báo cáo Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng vụ, đơn vị, thông báo cho bảo vệ cơ quan để có biện pháp bảo vệ an ninh trật tự công sở và đề nghị biện pháp xử lý theo quy định. Điều 7. Chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân Người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. Điều 8. Xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân 1. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị mình thì người tiếp công dân trực tiếp hướng dẫn công dân hoặc đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định. Việc xử lý đơn khiếu nại theo Mẫu 05-TCD, đơn tố cáo theo Mẫu 08-TCD và đơn kiến nghị, phản ánh thực hiện theo Mẫu 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị mình thì người tiếp công dân đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định. Để xuất thụ lý thực hiện theo Mẫu số 03-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Vụ, đơn vị mình, người tiếp công dân lập phiếu hẹn với công dân, ghi đầy đủ nội dung và những vấn đề liên quan vào số tiếp công dân để theo dõi. Ghi phiếu hẹn theo Mẫu số 04-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Trường hợp công dân có lý do chính đáng đề nghị được gặp Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ trưởng vụ, đơn vị thì người tiếp công dân ghi lại nội dung đề nghị và báo cáo Thủ trưởng trực tiếp; ghi phiếu hẹn ngày, giờ tiếp, chuẩn bị hồ sơ liên quan; thông báo cho Văn phòng Ủy ban, đơn vị liên quan bố trí việc tiếp công dân theo quy định. Điều 9. Sổ tiếp công dân 1. Sổ tiếp công dân phải được ghi đầy đủ thông tin theo Mẫu số 06-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Quản lý và theo dõi sổ tiếp công dân: a) Thanh tra Ủy ban quản lý và theo dõi sổ tiếp công dân của Ủy ban; b) Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban được giao nhiệm vụ tiếp công dân phân công người quản lý, ghi sổ tiếp công dân, theo dõi, cập nhật đầy đủ thông tin theo khoản 1 điều này. Chương III TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH Mục 1. TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI ĐƠN Điều 10. Tiếp nhận đơn 1. Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau: Đơn gửi đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ trưởng vụ, đơn vị; qua bộ phận Văn thư cơ quan, Vụ, đơn vị; qua hộp thư góp ý, địa điểm tiếp công dân; qua cơ quan, tổ chức khác chuyển đến theo quy định của pháp luật. 2. Đơn tiếp nhận từ các nguồn quy định tại khoản 1 điều này được đánh số thứ tự vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính của Vụ, đơn vị để quản lý, theo dõi. Điều 11. Phân loại đơn 1. Phân loại theo nội dung đơn bao gồm: a) Đơn khiếu nại; b) Đơn tố cáo; c) Đơn kiến nghị, phản ánh; d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau. 2. Phân loại đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý: a) Đơn đủ điều kiện xử lý phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt, ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; - Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung và yêu cầu của người khiếu nại; - Đơn tố cáo ghi rõ nội dung tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo, hành vi bị tố cáo; - Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh; - Đơn chưa được cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật; b) Đơn không đủ điều kiện xử lý gồm: - Đơn không đáp ứng theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều này; - Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó đã gửi đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết; - Đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung và không có tình tiết mới. 3. Phân loại đơn theo thẩm quyền giải quyết: a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; b) Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết; 4. Phân loại đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh: a) Đơn có họ, tên, chữ ký của một người; b) Đơn có họ, tên, chữ ký của nhiều người. 5. Phân loại theo giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn: a) Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc; b) Đơn không kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc. 6. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức: a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Dân tộc; b) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử; c) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước; d) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án; đ) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo; e) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập; g) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của doanh nghiệp nhà nước. Mục 2. XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI Điều 12. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết 1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại điểm a, khoản 2 và điểm a khoản 6 Điều 11 Thông tư này, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Việc đề xuất thụ lý thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thông báo cho người khiếu nại biết lý do đơn không được thụ lý. Thông báo theo Mẫu số 12-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại mà chưa được giải quyết, thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định. Điều 13. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết 1. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị hướng dẫn người khiếu nại hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 13-XLĐ, chuyển đơn thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị gửi trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lý do trả lại đơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến. Việc trả lại đơn thực hiện theo Mẫu số 14-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 14. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý để giải quyết. Việc đề xuất thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hoặc trả lại đơn và hướng dẫn cho một người đại diện cùng khiếu nại có họ tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết. Việc chuyển đơn thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ, trả lại đơn và hướng dẫn theo Mẫu số 13-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 15. Đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc Trường hợp đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc phù hợp theo quy định của pháp luật nhưng không được thụ lý để giải quyết thì Vụ, đơn vị nhận được đơn phải trả lại cho người khiếu nại giấy tờ, tài liệu gốc đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Điều 16. Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, nhưng trong quá trình giải quyết khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại, thì người xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc giải quyết lại vụ việc. Điều 17. Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục Khi có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục, thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó. Điều 18. Trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại 1. Trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm a) Trách nhiệm: - Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục của Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại giao Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng vụ, đơn vị tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định; - Xem xét lại vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết khi có kiến nghị hoặc yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ; b) Thẩm quyền: - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức do mình quản lý trực tiếp; - Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Giải quyết khiếu nại lần hai có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc. 2. Trách nhiệm và thẩm quyền của Chánh Thanh tra Ủy ban a) Trách nhiệm: - Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của Ủy ban; - Tổng hợp tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ; - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban. Trong trường hợp cần thiết thì kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý đối với Thủ trưởng vụ, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết đó; b) Thẩm quyền: - Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm khi được giao; - Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại kỷ luật công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm khi được giao; - Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khiếu nại thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý; kiến nghị các biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. 3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thủ trưởng vụ, đơn vị a) Trách nhiệm: - Giao nhiệm vụ cho công chức, viên chức kiểm tra, xác minh, kiến nghị Thủ trưởng vụ, đơn vị giải quyết đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức do mình trực tiếp quản lý; - Thẩm tra, xác minh, kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng, Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan báo chí chuyển đến theo quy định của Luật khiếu nại; b) Thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức, viên chức do mình trực tiếp quản lý. Điều 19. Thủ tục giải quyết khiếu nại 1. Trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại a) Trình tự: - Khi nhận được đơn khiếu nại từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì người tiếp nhận đơn vào sổ, phân loại đơn, đề xuất với Thủ trưởng vụ, đơn vị xử lý đơn theo quy định; - Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Khi tiến hành giải quyết khiếu nại, người giải quyết phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại cung cấp bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại; tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận giải quyết khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại; - Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét giải quyết và gửi thông báo cho người khiếu nại biết; b) Thời hạn: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức cá nhân chuyển đơn đến biết, trường hợp không thụ lý giải quyết phải nêu rõ lý do; - Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, vụ việc phức tạp không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, vụ việc phức tạp không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; - Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, vụ việc phức tạp không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, vụ việc phức tạp không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý. 2. Thành phần hồ sơ gồm: a) Đơn khiếu nại theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này hoặc bản ghi nội dung khiếu nại, giấy ủy quyền khiếu nại (nếu có); b) Tài liệu, hiện vật, biên bản bàn giao, văn bản trả lời, tường trình, giải trình của người khiếu nại, người bị khiếu nại (nếu có); c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản tổ chức đối thoại, hòa giải; quyết định giải quyết khiếu nại; các văn bản tài liệu, hiện vật khác liên quan đến nội dung khiếu nại, được thu thập trong quá trình thụ lý, kết luận, giải quyết vụ việc (nếu có); d) Số lượng hồ sơ 01 bộ, được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Mục 3. XỬ LÝ ĐƠN TỐ CÁO Điều 20. Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại điểm a, khoản 2, điểm a, khoản 6 Điều 11 Thông tư này mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị quyết định thụ lý giải quyết. Việc đề xuất thụ lý đơn thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 21. Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất với Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn tố cáo thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 22. Đơn tố cáo đảng viên Đơn tố cáo đảng viên thuộc Đảng Ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc vi phạm quy định, điều lệ Đảng được thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Điều 23. Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức và sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự của công dân thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý và áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 24. Trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tố cáo 1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức thuộc Vụ, đơn vị nào thì Thủ trưởng vụ, đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. 2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu Vụ, đơn vị thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm có trách nhiệm giải quyết. 3. Chánh Thanh tra Ủy ban có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm biện pháp xử lý đối với các trường hợp khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao, gồm: - Tố cáo mà Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban đã giải quyết nhưng trong quá trình giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban. 4. Người xử lý đơn tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo quy định của pháp luật, trừ khi người tố cáo đồng ý công khai. Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của người tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền có biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo. Đơn yêu cầu bảo vệ người tố cáo theo Mẫu số 07-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 25. Thủ tục giải quyết tố cáo 1. Trình tự, thời hạn giải quyết tố cáo a) Trình tự: - Khi nhận được đơn tố cáo từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì người tiếp nhận đơn vào sổ, phân loại đơn, đề xuất với Thủ trưởng vụ, đơn vị xử lý đơn theo quy định; - Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết. Người giải quyết tố cáo tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận và quyết định giải quyết tố cáo, quyết định xử lý đối với người vi phạm; - Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định; b) Thời hạn: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết lý do không thụ lý (nếu có yêu cầu); trường hợp kiểm tra xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài thời gian nhưng không quá 15 ngày; - Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, vụ việc phức tạp không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý, giải quyết. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày, vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày; - Nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo (nếu có yêu cầu). Trường hợp người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. 2. Thành phần hồ sơ gồm: a) Đơn tố cáo theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này hoặc bản ghi nội dung tố cáo; b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo; biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; văn bản giải trình của người bị tố cáo; báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh; kết luận nội dung tố cáo; quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có); các tài liệu khác có liên quan; c) Số lượng hồ sơ 01 bộ, được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Mục 4. XỬ LÝ CÁC LOẠI ĐƠN KHÁC Điều 26. Đơn kiến nghị, phản ánh 1. Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định. Đề xuất thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị hướng dẫn hoặc chuyển đơn kèm theo tài liệu (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết. Hướng dẫn thực hiện theo Mẫu số 13-XLĐ, chuyển đơn theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 27. Đơn có nhiều nội dung khác nhau Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn viết tách riêng từng nội dung để gửi đến cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 15-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 28. Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban 1. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án thì người xử lý đơn trình Thủ trưởng vụ, đơn vị hướng dẫn hoặc chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng, thi hành án và các quy định khác. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực thì hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Hướng dẫn thực hiện theo Mẫu số 13-XLĐ, chuyển đơn theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo nào thì hướng dẫn trực tiếp người gửi đơn đến tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của tổ chức đó. Chương IV QUẢN LÝ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO Điều 29. Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban 1. Tham mưu với Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban. 2. Quản lý hồ sơ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Ủy ban theo quy định. 3. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. 4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân của Ủy ban. 5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đơn vị mình và các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban để báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan theo quy định. 6. Xếp lưu đơn a) Lưu đơn đối với các loại đơn sau: - Đơn không đủ điều kiện để xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11 của Thông tư này; - Đơn khiếu nại đã hết thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật; - Đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật; kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà không có nội dung, tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung đã giải quyết; - Đơn rách nát, tấy xóa không đọc được chữ, nội dung đơn trình bày không rõ ràng; b) Thời hạn lưu trữ các loại đơn quy định tại điểm a khoản 6 điều này là 01 năm, việc tiêu hủy đơn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 30. Trách nhiệm của các Vụ, đơn vị Thủ trưởng vụ, đơn vị quản lý, mở sổ theo dõi, lưu dữ liệu trên máy tính về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Vụ, đơn vị mình theo quy định. Điều 31. Chế độ thông tin, báo cáo 1. Việc cung cấp, tra cứu thông tin, tài liệu lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước và Danh mục bảo vệ bí mật của Ủy ban. 2. Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban có trách nhiệm báo cáo định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm và đột xuất về tình hình, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và gửi báo cáo về Ủy ban Dân tộc qua Thanh tra Ủy ban để tổng hợp. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 16-TCD và Mẫu số 17-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này; Thời gian gửi báo cáo: Ngày 15 hằng tháng, tháng cuối quý, tháng 6 và tháng 12 của năm báo cáo. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 32. Trách nhiệm thi hành 1. Chánh Thanh tra Ủy ban có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy ban và Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Điều 33. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 9 năm 2015, thay thế Thông tư 02/2011/TT-UBDT ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban Dân tộc quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Dân tộc. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các Vụ, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban Dân tộc qua Thanh tra Ủy ban để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban; - Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban; - Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp); - Công báo Chính phủ; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Ủy ban Dân tộc; - Lưu: VT, TTra. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Giàng Seo Phử MẪU SỐ 01-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 07 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB-...(1) ……….., ngày... tháng.... năm... THÔNG BÁO Về việc từ chối tiếp công dân Ngày …….. tháng.... năm …………, ông (bà) …………………………………………… (2) Số CMND/ giấy tờ tùy thân: ………………………….……………….., ngày cấp: ……./……./…….., nơi cấp …………………………………….. Địa chỉ: ……………….……………………… đến …………………………………. (1) để khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh) về việc …………………………………………… (3) Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh) và nghe công dân trình bày, ……………………. (1) nhận thấy vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát và thông báo trả lời bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 9 Luật tiếp công dân năm 2013, …………………….(1) từ chối tiếp nhận nội dung khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh) của ông (bà) ……………………………(2) ……………….. (1) thông báo để ông (bà) được biết; đề nghị ông (bà) chấp hành theo quy định của pháp luật, chấm dứt khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh)./. Nơi nhận: - ……(2)....; - Lưu: .. 1... Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân. (2) Họ tên người khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh). (3) Tóm tắt nội dung khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh). MẪU SỐ 02-TCD (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 07 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc) ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……….., ngày... tháng.... năm... GIẤY BIÊN NHẬN Thông tin, tài liệu, bằng chứng Vào hồi....giờ....ngày....tháng....năm ….., tại: ....................................................... (1) Tôi là ……………………..………………. (2) Chức vụ: ................................................. Đã nhận của ông (bà) .......................................................................................... (3) Số CMND/ giấy tờ tùy thân: …………………, ngày cấp: …./ …/ …. nơi cấp ............... Địa chỉ: ................................................................................................................... Các thông tin, tài liệu, bằng chứng sau: 1 ........................................................................................................................ (4) 2 ............................................................................................................................ (Tài liệu, bằng chứng là bản phô tô hoặc bản sao công chứng) Giấy biên nhận được lập thành .... bản, giao cho người cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng 01 bản./. Người cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng (Ký, ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký, ghi rõ họ tên) ________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân. (2) Họ tên cán bộ nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng. (3) Người khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh); người có liên quan đến vụ việc khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh). (4) Ghi rõ tên, số trang, tình trạng của thông tin, tài liệu, bằng chứng. MẪU SỐ 03-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 07 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../ĐX-...(2) ……….., ngày... tháng.... năm... PHIẾU ĐỀ XUẤT Thụ lý đơn ………………….(3) Kính gửi: ………………………………(4) Ngày …./…/………, ………………………………………….(1) đã tiếp ông (bà) ........... (5) Số CMND/ giấy tờ tùy thân: ……………., ngày cấp: ..../ ……/ ………., nơi cấp .......... Địa chỉ .................................................................................................................... Có đơn trình bày về việc: .................................................................................... (6) Nội dung vụ việc đã được ………………………………………………………………………(7) giải quyết (nếu có) ngày …./ …./ …. Sau khi xem xét nội dung đơn và các thông tin, tài liệu, bằng chứng kèm theo, đề xuất: ............................................................................................................................... ………………………… (4) thụ lý giải quyết vụ việc của ông (bà) …………………….. (5) theo quy định của pháp luật. Phê duyệt của Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Lãnh đạo bộ phận đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Người đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan đơn vị tiếp công dân. (2) Tên bộ phận đề xuất. (3) Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (4) Thủ trưởng vụ, đơn vị tiếp công dân. (5) Họ tên người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (6) Tóm tắt nội dung vụ việc. (7) Cơ quan, người đã giải quyết theo thẩm quyền. MẪU SỐ 04-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../PH-(1) ……….., ngày... tháng.... năm... PHIẾU HẸN Thời gian, địa điểm tiếp công dân Cơ quan, đơn vị: ................................................................................................. (1) Hẹn ông (bà) ....................................................................................................... (2) Số CMND/hoặc giấy tờ tùy thân: ……………………………………………………………………….., ngày cấp: …./ …/ …. nơi cấp ................................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................... Có mặt tại ……………………………… (3) vào hồi ….. ngày …./ …./ ………………………………. để …………………………. (4) tiếp về nội dung …………………………..(5) Khi đi đề nghị ông (bà) mang theo thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh)./. Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân. (2) Họ tên người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (3) Địa điểm hẹn tiếp công dân. (4) Họ tên, chức vụ người tiếp công dân. (5) Tóm tắt nội dung khiếu nại, 10 cáo, kiến nghị, phản ánh. MẪU SỐ 05-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../HD-(1) V/v hướng dẫn người khiếu nại ……….., ngày... tháng.... năm... Kính gửi: …………………………………………..(2) Ngày …../ ……/ ….., …………………….(1) đã tiếp và nhận đơn khiếu nại của ông (bà) …………. ………………………………………………………………………………….. (2) Số CMND/hoặc giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………………, ngày cấp: …./…/…… , nơi cấp ………………………………………………… Địa chỉ: ................................................................................................................... Khiếu nại về việc: ................................................................................................ (3) Căn cứ Luật khiếu nại năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Sau khi xem xét nội dung đơn, …………………………….(1) nhận thấy khiếu nại của ông (bà) không thuộc tham quyền giải quyết của ………………………..(1) (Ủy ban Dân tộc). Đề nghị ông (bà) gửi đơn đến ………………………………. (4) để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ...(1)... Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân. (2) Họ tên người khiếu nại. (3) Tóm tắt nội dung khiếu nại. (4) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. MẪU SỐ 06-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc SỐ TIẾP CÔNG DÂN STT Ngày tháng năm tiếp công dân Họ tên, địa chỉ, CMND/Hộ chiếu của công dân Dân tộc Tôn giáo Nội dung vụ việc Phân loại đơn / Số người Cơ quan đã giải quyết Hướng xử lý Theo dõi kết quả giải quyết Công dân ký xác nhận Thụ lý để giải quyết Từ chối tiếp, trả lại đơn hoặc hướng dẫn Chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Trang …………… __________________________________________________________________ (1) Số thứ tự ghi theo số lần tiếp. (2) Ghi rõ ngày tháng năm tiếp công dân. (3) Nếu công dân không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân. (4) Ghi rõ thành phần dân tộc của công dân. (5) Ghi rõ tôn giáo của công dân. (6) Tóm tắt nội dung vụ việc. (7) Phân loại đơn của công dân (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh), số công dân có đơn cùng một nội dung. (8) Ghi rõ cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giải quyết hết thẩm quyền. (9) Đánh dấu (X) nếu thuộc thẩm quyền giải quyết. (10) Ghi rõ từ chối tiếp, trả lại đơn hoặc hướng dẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nào, số văn bản hướng dẫn. (11) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết, số văn bản chuyển đơn. (12) Người tiếp dân ghi chép, theo dõi quá trình, kết quả giải quyết đơn của công dân. (13) Công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ. MẪU SỐ 07-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………………., ngày ... tháng ... năm …... ĐƠN YÊU CẦU Bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo Kính gửi: ………………………….(1) Tên tôi là:............................................................................................................. (2) Số CMND/hoặc giấy tờ tùy thân: ............................................................................. , ngày cấp: …../……/……, nơi cấp ............................................................................. Địa chỉ: ................................................................................................................... Hôm nay, ngày …./ …./ …., tôi đến …………………………………………………………… (1) để tố cáo về việc (3) .......................................................................................................................... (4) Vì vậy, tôi làm đơn này yêu cầu ........................................................................... (1) .......................................................................................................................... (5) Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) __________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân (2) Họ tên người tố cáo. (3) Tóm tắt nội dung tố cáo. Lý do và các căn cứ cho rằng tố cáo sẽ dẫn đến việc gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo hoặc người thân thích của người tố cáo. (5) Nêu yêu cầu cụ thể để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo hoặc người thân thích của người tố cáo. MẪU SỐ 08-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) ……………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../HD-(1) V/v hướng dẫn người tố cáo ……….., ngày... tháng.... năm... Kính gửi: ……………………..……….(2) Ngày …/ …./….., ………………………………….………………(1) đã tiếp và nhận đơn tố cáo của ông (bà) (2) Số CMND/hoặc giấy tờ tùy thân: ………………………………………………………………………, ngày cấp: …./ …./ …., nơi cấp ................................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................... Tố cáo về việc: .................................................................................................... (3) Căn cứ Luật tố cáo năm 2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Sau khi xem xét nội dung đơn, ………………………(1) nhận thấy tố cáo của ông (bà) không thuộc thẩm quyền giải quyết của ……………………………….(1) (Ủy ban Dân tộc). Đề nghị ông (bà) gửi đơn đến ……………………………. (4) để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: …(1)… Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) ________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân. (2) Họ tên người tố cáo. (3) Tóm tắt nội dung tố cáo. Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết MẪU SỐ 09-TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) ……………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../(1)-(2) V/v đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ……….., ngày... tháng.... năm... Kính gửi: ……………………………………………….(3) Ngày ..../ …/ …… ……………………………………..(1) đã tiếp ông (bà) ................... (4) Số CMND/HỘ chiếu (hoặc giấy tờ tùy thân): ………………………………………………………….. ngày cấp: …./ …./ ……., nơi cấp ......................................................................................................... Địa chỉ .................................................................................................................... Về nội dung ........................................................................................................ (5) Sau khi xem xét nội dung vụ việc, …………………………………………(1) thấy vụ việc của ông (bà) ……………………….(4) đã quá thời gian quy định nhưng chưa được ……………….. (3) giải quyết theo quy định của pháp luật. ………………… (1) đề nghị ……………………….. (3) giải quyết vụ việc của ông (bà) ………….(4) theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả đến ………………..(1). Nơi nhận: - Như trên; - ... (4) (thay trả lời); - Lưu: ….(1)….. Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân. (2) Viết tắt tên đơn vị soạn thảo. (3) Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. (4) Họ tên người khiếu nại, tố cáo. (5) Tóm tắt nội dung vụ việc. MẪU SỐ 10-XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) ……………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /(1)-(2) V/v chuyển đơn khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh) ……….., ngày... tháng.... năm... Kính gửi: …………………………………….(3) Ngày …./ …./ ….., ……………………………..(1) nhận được đơn khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh) của ông (bà) ………………………………………………… (4) Địa chỉ: ................................................................................................................... Đơn có nội dung: ................................................................................................ (5) Căn cứ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Sau khi xem xét nội dung đơn, …………………………………………….(1) nhận thấy nội dung đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của …………………………(1) (Ủy ban Dân tộc). …………………………. (1) chuyển đơn của ông (bà) ……………… (4) đến …………………. (3) để được xem xét, giải quyết. Nơi nhận: - Như trên; - ...(4) thay trả lời; - Lưu: ...(1)…). Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn. (2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản chuyển đơn. (3) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Họ tên người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (5) Trích yếu nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. MẪU SỐ 11-XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) ……………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /ĐX-……(2) ……….., ngày... tháng.... năm... PHIẾU ĐỀ XUẤT Thụ lý hoặc không thụ lý đơn …………… (3) Kính gửi: ……………………………… (4) Ngày …/ …/ …., …………………………………………(1) nhận được đơn ……………………..(3) của ông (bà) (5) Địa chỉ: ................................................................................................................... Nội dung đơn: ..................................................................................................... (6) Đơn đã được ……………………………(7) giải quyết ngày ……./ …../ …… (nếu có) Sau khi nghiên cứu, xem xét nội dung đơn và căn cứ các quy định của pháp luật, đề xuất: ........ ............................................................................................................................... ……………. (8) giải quyết đơn của ông (bà) .......................................................... (5) Phê duyệt của Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Lãnh đạo bộ phận đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Người đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận đơn. (2) Tên bộ phận đề xuất. (3) Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (4) Thủ trưởng vụ, đơn vị tiếp nhận đơn. (5) Họ tên người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (6) Trích yếu tóm tắt về nội dung đơn. (7) Người có thẩm quyền đã giải quyết (nếu có). (8) Thụ lý hoặc không thụ lý. MẪU SỐ 12-XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB-...(1) ……….., ngày... tháng.... năm... THÔNG BÁO Về việc khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý giải quyết đơn Ngày …/ …/ …, ………………………… (1) nhận được đơn khiếu nại của ................ (2) Địa chỉ: ................................................................................................................... Nội dung đơn: ..................................................................................................... (3) Sau khi xem xét nội dung khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đơn khiếu nại của ông (bà) không đủ điều kiện thụ lý giải quyết vì ………………………………………………………………… (4) ………………………………………. (1) thông báo để ……………………………. (2) biết và bổ sung …………………………………………….. (5) để thực hiện việc khiếu nại. Nơi nhận: - (2); - Lưu: ...(1). Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị ban hành thông báo. (2) Họ tên người khiếu nại. (3) Trích yếu tóm tắt nội dung khiếu nại. (4) Nêu lý do không thụ lý giải quyết. (5) Nêu rõ thủ tục cần thiết theo quy định để được xem xét, giải quyết (nếu có). MẪU SỐ 13-XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /…(1)-...(2) V/v trả lại đơn, hướng dẫn người khiếu nại (kiến nghị, phản ánh). ……….., ngày... tháng.... năm... Kính gửi: Ông (bà) ………………………………………………………(3) Ngày …./ …./ …., ………………………………(1) nhận được đơn của ông (bà) khiếu nại (kiến nghị, phản ánh) về việc ……………………………………………………(4) Sau khi xem xét nội dung khiếu nại và căn cứ Luật Khiếu nại, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đơn khiếu nại của ông (bà) không thuộc thẩm quyền giải quyết của ……………………. (1) (Ủy ban Dân tộc) ……………… (1) trả lại đơn và hướng dẫn ông (bà) gửi đơn khiếu nại đến ………………. (5) để được giải quyết theo thẩm quyền./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ..1.. Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị ban hành hướng dẫn. (2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản hướng dẫn. (3) Họ tên người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. (4) Trích yếu tóm tắt nội dung đơn. (5) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đơn. MẪU SỐ 14-XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /…(1)-...(2) V/v trả lại đơn chuyển không đúng thẩm quyền ……….., ngày... tháng.... năm... Kính gửi: ………………………………………..(3) Ngày …./ …/ …., ………………………… (1) nhận được văn bản …………………………….(4) chuyển đơn của ông (bà) …………………. (5), địa chỉ ...................................................................................... Đơn có nội dung: ................................................................................................ (6) Sau khi xem xét nội dung đơn và căn cứ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, đơn của ……. ……………………………… (5) không thuộc thẩm quyền giải quyết của …………………..(1) (Ủy ban Dân tộc) ……………………………………………..(1) trả lại đơn để ………………… (3) chuyển đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ….(1)…. Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) _________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị gửi văn bản trả lại đơn. (2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản trả lại đơn. (3) Họ tên người chuyển đơn hoặc tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyển đơn. (4) Trích yếu số, ký hiệu, ngày tháng năm văn bản chuyển đơn. (5) Họ tên người có đơn. (6) Trích yếu nội dung đơn. MẪU SỐ 15-XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc ỦY BAN DÂN TỘC (1) …………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /HD-…(1) ……….., ngày... tháng.... năm... HƯỚNG DẪN Đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết Ngày ……./ …../ ….., …………..(1) nhận được đơn của ông (bà) ........................... (2) Địa chỉ: ................................................................................................................... Sau khi xem xét nội dung đơn và thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có), đơn của ông (bà) không thuộc thẩm quyền giải quyết của ……….…. (1) (Ủy ban Dân tộc). Nội dung đơn của ông (bà) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan sau đây: - Nội dung ………………… (3) thuộc thẩm quyền giải quyết của …………….. (4) - Nội dung ………………… (3) thuộc thẩm quyền giải quyết của ……………… (4) - …………………….. (5). Đề nghị ông (bà) viết tách các nội dung đơn như đã hướng dẫn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nơi nhận: - …(2); - Lưu: ... (1)... Thủ trưởng vụ, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) __________________________________________________________________ (1) Tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn. (2) Họ tên của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (3) Trích yếu nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. (4) Chức danh thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Các nội dung khác (nếu có). ĐƠN VỊ: MẪU SỐ 16 - TCD Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIẾP CÔNG DÂN (số liệu tính từ ngày …. tháng... năm …. đến ngày.... tháng...năm…..) Đơn vị Tiếp thường xuyên Tiếp định kỳ và đột xuất của Lãnh đạo Nội dung tiếp công dân (số vụ việc) Kết quả qua tiếp dân (số vụ việc) Ghi chú Lượt Người Vụ việc Đoàn đông người Lượt Người Vụ việc Đoàn đông người Khiếu nại Tố cáo Phản ánh, kiến nghị, khác Chưa được giải quyết Đã được giải quyết Cũ Mới phát sinh Số đoàn Người Vụ việc Cũ Mới phát sinh Số đoàn Người Vụ việc Lĩnh vực hành chính Lĩnh vực tư pháp Lĩnh vực CT,VH, XH khác Lĩnh vực hành chính Lĩnh vực tư pháp Tham nhũng Chưa có QĐ giải quyết Đã có QĐ giải quyết (lần 1,2, cuối cùng) Đã có bản án của Tòa Cũ Mới phát sinh Cũ Mới phát sinh Về tranh chấp, đòi đất cũ, đền bù, giải tỏa... Về chính sách Về nhà, tài sản Về chế độ CC, VC MS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tổng …. ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu) Lưu ý: - Số liệu đã thống kê ở các cột từ cột 1 đến cột 8 thì không thống kê lại vào các cột từ cột 9 đến cột 16 - Cột "Đơn vị" để Thanh tra Ủy ban thống kê kết quả thực hiện của các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban ĐƠN VỊ: MẪU SỐ 17 - XLĐ Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-UBDT ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (số liệu tính từ ngày…. tháng …. năm ….. đến ngày... tháng ...năm ….) Đơn vị Tiếp nhận Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo (số đơn) Đơn khác (kiến nghị, phản ánh, đơn nặc danh) Kết quả xử lý đơn khiếu nại, tố cáo Ghi chú Tổng số đơn Đơn tiếp nhận trong kỳ Đơn kỳ trước chuyển sang Đơn đủ điều kiện xử lý Theo nội dung Theo thẩm quyền giải quyết Theo trình tự giải quyết Số văn bản hướng dẫn Số đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền Số công văn đôn đốc việc giải quyết Đơn thuộc thẩm quyền Khiếu nại Tố cáo Của các cơ quan hành chính các cấp Của cơ quan tư pháp các cấp Của cơ quan Đảng Chưa được giải quyết Đã được giải quyết lần đầu Đã được giải quyết nhiều lần Đơn có nhiều người đứng tên Đơn một người đứng tên Đơn có nhiều người đứng tên Đơn một người đứng tên Lĩnh vực hành chính Lĩnh vực tư pháp Về Đảng Tổng Lĩnh vực hành chính Lĩnh vực tư pháp Tham nhũng Về Đảng Lĩnh vực khác Khiếu nại Tố cáo Tổng Liên quan đến đất đai Về nhà, tài sản Về chính sách, chế độ CC, VC Lĩnh vực CT, VH, XH khác MS 1=2+3+4+5 2 3 4 5 6 7=8+9+ 10+11 8 9 10 11 12 13 14=15+16 +17+18+ 19 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Tổng …. ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu) Lưu ý: - Tổng đơn cột số (7) + cột (14) = Tổng số đơn từ cột (20) đến cột (22) = Tổng số đơn từ cột (23) đến cột (25) - Cột (6) đủ điều kiện xử lý là loại đơn không trùng lặp, có tên chữ ký (điểm chỉ), rõ nội dung, địa chỉ - Cột "Đơn vị" để Thanh tra Ủy ban thống kê kết quả thực hiện của các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban
{ "issuing_agency": "Uỷ ban Dân tộc", "promulgation_date": "23/07/2015", "sign_number": "01/2015/TT-UBDT", "signer": "Giàng Seo Phử", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-162-2016-TT-BQP-huong-dan-71-2015-ND-CP-quan-ly-nguoi-phuong-tien-bien-gioi-bien-2016-315198.aspx
Thông tư 162/2016/TT-BQP hướng dẫn 71/2015/NĐ-CP quản lý người phương tiện biên giới biển 2016 mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 162/2016/TT-BQP Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 71/2015/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 71/2015/NĐ-CP). 2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới biển) hoặc có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới biển thực hiện theo quy định của pháp luật đối với khu vực đó. Trường hợp người, phương tiện hoạt động ở khu vực này liên quan đến vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển thực hiện theo quy định của Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động trong khu vực biên giới biển. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Khu kinh tế quy định trong Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này là khu kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư. 2. Khu du lịch quy định trong Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này là khu du lịch được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Du lịch. 3. Khu dịch vụ quy định tại Thông tư này là khu dịch vụ kinh doanh mang tính chất thương mại về sản xuất, phân phối, văn hóa, xã hội và du lịch được thành lập theo quy định của pháp luật. 4. Phương tiện đường bộ quy định trong Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam. Điều 4. Mẫu biển báo và vị trí cắm 1. Biển báo “khu vực biên giới biển”, “vùng cấm”, “khu vực hạn chế hoạt động” trên đất liền làm theo mẫu thống nhất bằng tôn, dày 1,5mm; cột biển bằng kim loại, đường kính 100mm, dày 02mm; mặt biển, chữ trên biển báo sơn phản quang; nền biển sơn mầu xanh đen, chữ trên biển sơn mầu trắng; cột biển sơn phản quang, mầu trắng, đỏ; chữ trên biển báo ghi thành 2 dòng; dòng thứ nhất chữ bằng tiếng Việt Nam; dòng thứ hai chữ bằng tiếng Anh. Kích thước biển báo, chữ viết trên biển báo thực hiện theo các Mẫu số 01, 02, 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Vị trí cắm biển báo “khu vực biên giới biển”: Cắm ở ranh giới tiếp giáp giữa xã, phường, thị trấn ven biển với xã, phường, thị trấn nội địa; ở những nơi dễ nhận biết, cạnh bên phải trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông) vào khu vực biên giới biển. 3. Căn cứ địa hình, tính chất từng vùng cấm, biển báo “vùng cấm”, “khu vực hạn chế hoạt động” trong khu vực biên giới biển được cắm ở nơi phù hợp, dễ nhận biết. Chương II QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN Điều 5. Người, phương tiện Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển 1. Phương tiện cơ giới đường bộ vào khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, khu dịch vụ, khu kinh tế) hoạt động theo quy định tại Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện phải thông báo cho Đồn Biên phòng sở tại trước 02 ngày làm việc trước khi tiến hành các hoạt động. 2. Hình thức thông báo bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo Mẫu số 04, 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển 1. Trường hợp người nước ngoài lưu trú qua đêm ở khu vực biên giới biển thực hiện việc khai báo theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 2. Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh) nơi đến biết; thực hiện theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông. 3. Người nước ngoài hoạt động theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, Đồn Biên phòng sở tại; thực hiện theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông. Điều 7. Hoạt động diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; diễn tập an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển Hoạt động diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; diễn tập an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản, thực hiện theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông. Điều 8. Hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển Hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng có thẩm quyền và phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09, 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông. Điều 9. Hoạt động khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển Cơ quan, tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản thực hiện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 10. Vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển 1. Vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải a) Trường hợp cần thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Bộ, ngành chủ quản báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải; b) Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải, Bộ, ngành chủ quản phải thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải” theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất 15 ngày trước khi áp dụng. Trường hợp khẩn cấp thông báo ngay sau khi áp dụng theo quy định tại Điều 26 Luật Biển Việt Nam; c) Phạm vi vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải được xác định bằng tọa độ trên hải đồ. 2. Vùng cấm trong khu vực biên giới biển a) Các ngành chức năng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển khi đề nghị xác lập vùng cấm trong khu vực biên giới biển thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP; b) Đối với công trình quốc phòng, Tư lệnh Quân khu chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển xác định rõ tính chất những công trình cần quy định vùng cấm, báo cáo Tư lệnh Quân khu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định; c) Đối với công trình biên giới biển như: Công trình chiến đấu; công trình thủy công (cầu tàu cho hải đoàn, hải đội); cầu kiểm soát của đồn, trạm Biên phòng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phối hợp với cơ quan quân sự, các cơ quan chức năng cùng cấp ở địa phương xác định, báo cáo Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định; d) Phạm vi vùng cấm, thời gian cấm do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thiết lập vùng cấm quyết định. Vùng cấm được đánh dấu bằng biển báo trên đất liền hoặc được xác định bằng tọa độ trên hải đồ; đ) Sau khi có quyết định vùng cấm, cơ quan có thẩm quyền quản lý vùng cấm ban hành nội quy vùng cấm; tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ, đồng thời thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng cục Thủy sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển và các đối tượng liên quan biết để thực hiện. 3. Khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển a) Các Bộ, ngành chức năng sau khi xác lập khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo cho Bộ Quốc phòng và các cơ quan, lực lượng chức năng hoạt động trong khu vực biên giới biển; b) Phạm vi, thời gian hạn chế hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thiết lập khu vực hạn chế hoạt động quyết định. Khu vực hạn chế hoạt động được đánh dấu bằng biển báo trên đất liền hoặc được xác định bằng tọa độ trên hải đồ. Chương III TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng 1. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh ven biển: a) Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, lực lượng chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển trong thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển; xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, biện pháp tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển; củng cố cơ sở chính trị, xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân ở khu vực biên giới biển, Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển; c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thống nhất về thông tin hoạt động của tàu thuyền ở khu vực biên giới biển; d) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh quản lý, thống kê số người nước ngoài, phương tiện nước ngoài vào khu vực biên giới biển; đ) Tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; thực hiện công tác đối ngoại quân sự và đối ngoại biên phòng; e) Tổ chức các trạm kiểm soát cố định, lưu động để kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh; kiểm tra đăng ký, quản lý đối với người, phương tiện ra, vào và hoạt động trong khu vực biên giới biển; tiến hành giám sát biên phòng đối với tàu thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển; g) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Công an, Hải quan, Kiểm ngư và các lực lượng có liên quan tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển; bảo vệ chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; bảo vệ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động hợp pháp khác của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển; thực hiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển; h) Phối hợp với Công an cấp tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Công an cấp huyện, xã thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu vực biên giới biển hoặc khu kinh tế có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới biển; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng biển; i) Thường xuyên trao đổi với các lực lượng chức năng liên quan về tình hình người, phương tiện nước ngoài ra, vào và hoạt động trong khu vực biên giới biển; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện nội quy về neo, trú, đậu ở cảng, bến đậu của các loại phương tiện đường thủy trong khu vực biên giới biển; k) Hàng năm, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển lập dự toán kinh phí thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 2. Chỉ đạo các Hải đoàn Biên phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và tìm kiếm, cứu nạn trên biển. 3. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết; báo cáo Bộ Quốc phòng kết quả thực hiện Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này. Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển. Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển 1. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; tổ chức thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển và xây dựng khu vực biên giới biển. 2. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng phối hợp với Bộ đội Biên phòng tiến hành khảo sát vị trí, tổ chức cắm các loại biển báo trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này đảm bảo thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 3. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng các công trình, dự án kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới biển nhằm xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. 4. Chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng liên quan; đoàn thể, tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển và xây dựng khu vực biên giới biển. 5. Đảm bảo ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển và xây dựng khu vực biên giới biển. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 12 năm 2016 và thay thế Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày 19 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó. Điều 15. Trách nhiệm thi hành 1. Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Văn phòng Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ven biển; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các Thủ trưởng BQP, CNTCCT; - Các đầu mối trực thuộc BQP; - Vụ Pháp chế BQP; - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT BQP; - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (05); - Lưu: VT,NC, PC; N160. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Ngô Xuân Lịch PHỤ LỤC MẪU BIỂN BÁO, THÔNG BÁO (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) I. MẪU BIỂN BÁO 01. Mẫu biển báo “khu vực biên giới biển”. 02. Mẫu biển báo “khu vực hạn chế hoạt động”. 03. Mẫu biển báo “vùng cấm”. II. MẪU THÔNG BÁO 04. Thông báo phương tiện cơ giới đường bộ vào khu vực biên giới biển dùng cho cá nhân. 05. Thông báo phương tiện cơ giới đường bộ vào khu vực biên giới dùng cho cơ quan, tổ chức. 06. Thông báo dùng cho cơ quan, tổ chức đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển. 07. Thông báo dùng cho cơ quan, tổ chức đưa người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển. 08. Thông báo của cơ quan, tổ chức về hoạt động diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; diễn tập an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển. 09. Thông báo của công dân Việt Nam, người nước ngoài hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển. 10. Thông báo của cơ quan, tổ chức Việt Nam, nước ngoài về hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển. 11. Thông báo của cơ quan, tổ chức Việt Nam, nước ngoài về hoạt động khảo sát, thiết kế, thi công, triển khai thực hiện các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh trong khu vực biên giới biển./. Mẫu số 01. Biển báo “KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN” Mẫu số 02. Biển báo “KHU VỰC HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG” Mẫu số 03. Biển báo “VÙNG CẤM” Mẫu số 04. Thông báo phương tiện cơ giới đường bộ vào KVBG biển dùng cho cá nhân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ ………1….., ngày.... tháng... năm.... Kính gửi: Đồn Biên phòng2 ............................................ Tên tôi là: ............................................................................................................................. Sinh ngày ……… tháng …….. năm ……….. Quốc tịch: ...................................................... Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................................... Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................... Giấy CMND/hộ chiếu số: ............................... cấp ngày ………….. nơi cấp ……………….. Tôi có3 .... phương tiện là ............................... Biển kiểm soát: .......................................... Người điều khiển phương tiện:........................................................................................... ; Số lượng người trên phương tiện (có danh sách kèm theo) Thời gian hoạt động từ ngày …… tháng ….. năm ….. đến ngày …… tháng ….. năm ….; Mục đích/nội dung vào khu vực biên giới4: .......................................................................... ………………………………………………………………………………………………………… Phạm vi hoạt động:5 .............................................................................................................; Tôi thông báo để Quý cơ quan biết, tạo điều kiện giúp đỡ./. NGƯỜI THÔNG BÁO (Ký tên, ghi rõ họ tên) _______________ 1 Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người thông báo cư trú; 2 Ghi rõ tên Đồn Biên phòng và thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nào; 3 Ghi rõ số lượng, loại phương tiện, biển kiểm soát; 4 Ghi rõ nội dung hoạt động; 5 Ghi rõ giới hạn địa điểm hoạt động. Mẫu số 05. Thông báo phương tiện cơ giới đường bộ vào KVBG biển dùng cho cơ quan, tổ chức TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO ----------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Số: /TB-(2) V/v thông báo phương tiện cơ giới đường bộ vào khu vực biên giới biển ……(1)….., ngày.... tháng... năm……… Kính gửi: Đồn Biên phòng(3) ............................... Thực hiện quy định tại Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số ........../2016/TT-BQP; Cơ quan, tổ chức: ................................................................................................................. Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số ....................................................................... Cơ quan cấp:..................................................................................... Ngày ......................... Trụ sở: .................................................................................................................................. Có (4) ....... phương tiện là ............................... Biển kiểm soát: ........................................... Người điều khiển phương tiện:............................................................................................. ; Thời gian hoạt động từ ngày …… tháng ….. năm ….. đến ngày …… tháng ….. năm …...; Mục đích/nội dung vào khu vực biên giới(5): ......................................................................... ………………………………………………………………………………………………………… Phạm vi hoạt động(6) ............................................................................................................; Cơ quan, tổ chức thông báo để Quý cơ quan biết, tạo điều kiện giúp đỡ./. Nơi nhận: - Như trên; - ……………; - Lưu: VT, …(7), H10. CƠ QUAN/TỔ CHỨC THÔNG BÁO (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ) _______________ (1) Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở; (2) Chữ Viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo; (3) Ghi rõ tên Đồn Biên phòng và thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nào; (4) Ghi rõ số lượng, loại phương tiện, biển kiểm soát; (5) Ghi rõ nội dung hoạt động theo Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh; (6) Ghi rõ giới hạn địa điểm hoạt động; (7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo, tên người đánh máy (soạn thảo) và số lượng bản phát hành. Mẫu số 06. Thông báo dùng cho cơ quan, tổ chức đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO ----------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Số: /TB-(2) V/v thông báo đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển ……(1)….., ngày.... tháng... năm……… Kính gửi(3): ...................................................... Thực hiện (4): ........................................................................................................................ Cơ quan, tổ chức(5): ............................................................................................................. Đưa Ông (bà): ...................................................................................................................... Sinh ngày ……… tháng …….. năm ……….. Quốc tịch: ...................................................... Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................................... Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................... Vào khu vực biên giới biển, với mục đích(6): ........................................................................ Thời gian từ ……….giờ.... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Đến....giờ………..ngày ……… tháng …….. năm ……….. Nay thông báo để Quý cơ quan biết, để phối hợp quản lý./. Nơi nhận: - Như trên; - ……………; - Lưu: VT, …(7), H10. TM. CƠ QUAN THÔNG BÁO (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ) _______________ (1) Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở; (2) Chữ Viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo; (3) Ghi rõ tên cơ quan nhận thông báo; (4) Ghi rõ căn cứ đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển; (5) Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức; (6) Ghi rõ mục đích hoạt động; (7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo, tên người đánh máy (soạn thảo) và số lượng bản phát hành. Mẫu số 07. Thông báo dùng cho cơ quan, tổ chức đưa người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO ----------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Số: /TB-(2) V/v thông báo đưa người nước ngoài vào làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển ……(1)….., ngày.... tháng... năm……… Kính gửi(3): ...................................................... Thực hiện (4): ......................................................................................................................... Cơ quan, tổ chức(5): .............................................................................................................. Đưa Ông (bà): ...................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………… Sinh ngày ……… tháng …….. năm ……….. Quốc tịch: ....................................................... Số Hộ chiếu: ......................................................................................................................... Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................................... Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................... Vào khu vực biên giới biển, với mục đích(6): ........................................................................ Nội dung làm việc: ............................................................................................................... Nơi làm việc: ........................................................................................................................ Thời gian từ giờ.... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Đến....giờ ngày ……… tháng …….. năm ……….. Nay thông báo để Quý cơ quan biết, để phối hợp quản lý./. Nơi nhận: - Như trên; - ……………; - Lưu: VT, …(7), H10. TM. CƠ QUAN THÔNG BÁO (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ) _______________ (1) Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở; (2) Chữ Viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo; (3) Ghi rõ tên cơ quan nhận thông báo; (4) Ghi rõ căn cứ đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển; (5) Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức; (6) Ghi rõ mục đích hoạt động; (7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo, tên người đánh máy (soạn thảo) và số lượng bản phát hành. Mẫu số 08. Thông báo của cơ quan, tổ chức về hoạt động diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; diễn tập an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO ----------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Số: /TB-(2) V/v hoạt động diễn tập quân sự……… ……(1)….., ngày.... tháng... năm……… Kính gửi(3): ...................................................... Thực hiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số …………/2016/TT-BQP; Cơ quan, tổ chức: ................................................................................................................ Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số ...................................................................... Cơ quan cấp:..................................................................................... Ngày: ........................ Trụ sở: .................................................................................................................................. Tiến hành hoạt động trong khu vực biên giới biển, tại địa điểm(4): ...................................... Với mục đích(5): .................................................................................................................... Số người tham gia:...................................................... (có danh sách kèm theo) Số phương tiện tham gia: ............................................ (có danh sách kèm theo) Thời gian từ ……….giờ.... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Đến....giờ………..ngày ……… tháng …….. năm ……….. Phạm vi: ............................................................................................................................... Nay thông báo để Quý cơ quan biết, tạo điều kiện và phối hợp./. Nơi nhận: - Như trên; - ……………; - Lưu: VT, …(6), H10. CƠ QUAN THÔNG BÁO (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ) _______________ (1) Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở; (2) Chữ Viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo; (3) Ghi rõ tên cơ quan nhận thông báo; (4) Ghi rõ địa điểm cụ thể; (5) Ghi rõ mục đích hoạt động; (6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo, tên người đánh máy (soạn thảo) và số lượng bản phát hành. Mẫu số 09. Thông báo của cá nhân Việt Nam, nước ngoài về hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ ………1….., ngày.... tháng... năm.... Kính gửi: 2 ........................................................ Tên tôi là: ............................................................................................................................ Sinh ngày ……… tháng …….. năm ……….. Quốc tịch: ..................................................... Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ........................................................................................ Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................... Giấy CMND/hộ chiếu số: ............................... cấp ngày ………….. nơi cấp ……………….. Giấy phép hoạt động số: ...................................................................................................... Vào khu vực biên giới biển Việt Nam, tại địa điểm3: ............................................................ Với mục đích4: ...................................................................................................................... Số phương tiện tham gia: ....................................... (có danh sách kèm theo) Thời gian từ ……….giờ.... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Đến....giờ………..ngày ……… tháng …….. năm ……….. Phạm vi hoạt động: ............................................................................................................. Tôi thông báo để Quý cơ quan biết, tạo điều kiện giúp đỡ./. NGƯỜI THÔNG BÁO (Ký tên, ghi họ tên) _______________ 1 Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người thông báo cư trú; 2 Ghi rõ tên cơ quan nhận thông báo; 3 Ghi rõ giới hạn địa điểm hoạt động; 4 Ghi rõ mục đích hoạt động. Mẫu số 10. Thông báo của cơ quan, tổ chức Việt Nam, nước ngoài về hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO ----------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Số: /TB-(2) V/v hoạt động thăm dò, nghiên cứu… ……(1)….., ngày.... tháng... năm……… Kính gửi(3): ...................................................... Thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số …………./2016/TT-BQP; Cơ quan, tổ chức: ................................................................................................................ Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số: Cơ quan cấp:..................................................................................... Ngày: ........................ Trụ sở: .................................................................................................................................. Vào khu vực biên giới biển Việt Nam, tại địa điểm(4): ........................................................... Với mục đích(5): ..................................................................................................................... Số người tham gia: ......................................................(có danh sách kèm theo) Số phương tiện tham gia: ............................................(có danh sách kèm theo) Thời gian từ …………giờ........... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Đến …………giờ........... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Phạm vi hoạt động: ............................................................................................................... Nay thông báo để Quý cơ quan biết, phối hợp giúp đỡ./. Nơi nhận: - Như trên; - ……………; - Lưu: VT, …(6), H10. CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ) _______________ (1) Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. (2) Chữ Viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo; (3) Ghi rõ tên cơ quan nhận thông báo; (4) Ghi rõ địa điểm cụ thể; (5) Ghi rõ mục đích hoạt động; (6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo, tên người đánh máy (soạn thảo) và số lượng bản phát hành. Mẫu số 11. Thông báo của cơ quan, tổ chức Việt Nam, nước ngoài về hoạt động khảo sát, thiết kế, thi công, triển khai thực hiện các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh trong khu vực biên giới biển TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC THÔNG BÁO ----------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Số: /TB-(2) V/v hoạt động khảo sát, thiết kế, thi công… ……(1)….., ngày.... tháng... năm……… Kính gửi(3): ...................................................... Thực hiện quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số …………./2016/TT-BQP; Cơ quan, tổ chức: ............................................................................................................... Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh: ......................................................................... Cơ quan cấp:....................................................................................................................... Trụ sở: ................................................................................................................................ Vào khu vực biên giới biển, tại địa điểm(4): ......................................................................... Với mục đích(5): ................................................................................................................... Số người tham gia: ......................................................(có danh sách kèm theo) Số phương tiện tham gia: ............................................(có danh sách kèm theo) Thời gian từ …………giờ........... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Đến …………giờ........... ngày ……… tháng …….. năm ……….. Phạm vi hoạt động: ............................................................................................................. Nay thông báo để Quý cơ quan biết, phối hợp giúp đỡ./. Nơi nhận: - Như trên; - ……………; - Lưu: VT, …(6), H10. CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THÔNG BÁO (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ) _______________ (1) Ghi rõ địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. (2) Chữ Viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo; (3) Ghi rõ tên cơ quan nhận thông báo; (4) Ghi rõ địa điểm cụ thể; (5) Ghi rõ mục đích hoạt động; (6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo, tên người đánh máy (soạn thảo) và số lượng bản phát hành.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "21/10/2016", "sign_number": "162/2016/TT-BQP", "signer": "Ngô Xuân Lịch", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-24-2006-CT-TTg-to-chuc-trien-khai-thi-hanh-Luat-Quoc-phong-13308.aspx
Chỉ thị 24/2006/CT-TTg tổ chức triển khai thi hành Luật Quốc phòng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 24/2006/CT-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2006 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT QUỐC PHÒNG Để triển khai thực hiện Luật Quốc phòng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện tốt các công việc sau đây: 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Quốc phòng theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp tới cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn việc triển khai thi hành Luật Quốc phòng với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tốt Luật Quốc phòng, đưa nội dung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vào chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị các cấp. 3. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm lập dự toán ngân sách bảo đảm chi cho nhiệm vụ quốc phòng hàng năm của Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định; phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn nhân lực, vật lực phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến. 4. Nhiệm vụ cụ thể của một số Bộ, ngành: a) Bộ Quốc phòng: - Khẩn trương xây dựng kế hoạch và hoàn thành việc tập huấn về Luật Quốc phòng trong quý III năm 2006 cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân; giúp Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn thi hành Luật Quốc phòng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng về thi hành Luật Quốc phòng; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn tài liệu học tập, tuyên truyền, phổ biến Luật Quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc thi hành Luật Quốc phòng để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới trình cấp có thẩm quyền ban hành; - Tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến quốc phòng theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc thực hiện Luật Quốc phòng và công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, bổ sung tài liệu về Luật Quốc phòng để đưa vào chương trình giáo dục quốc phòng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông. b) Bộ Công an: - Chỉ đạo công an các cấp tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn liền với thế trận quốc phòng toàn dân; - Phối hợp cùng Bộ Quốc phòng xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trình Chính phủ ban hành, theo quy định tại Điều 17 và các quy định có liên quan trong Luật Quốc phòng; - Tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến an ninh quốc phòng theo quy định của pháp luật. c) Bộ Tư pháp: Phối hợp cùng Bộ Quốc phòng biên soạn tài liệu và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với hình thức thích hợp. d) Bộ Văn hoá - Thông tin: - Phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương tăng cường tuyên truyền Luật Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quốc phòng. đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, bổ sung tài liệu về Luật Quốc phòng vào chương trình giáo dục quốc phòng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông. e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: - Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính lập phương án phân bổ ngân sách cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, phương tiện cho nhiệm vụ quốc phòng; bố trí vốn dự trữ quốc gia bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh và nguồn vốn để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Pháp lệnh về Dự trữ quốc gia; - Phối hợp với Bộ Quốc phòng lập kế hoạch về khả năng và nhu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trong thời bình và thời chiến. g) Bộ Tài chính: Phối hợp với Bộ Quốc phòng lập và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; xây dựng chế độ, chính sách tài chính, ngân sách trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. h) Bộ Ngoại giao: Chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quán triệt và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng. 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Quốc phòng, đề ra kế hoạch triển khai cụ các nhiệm vụ được giao. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC (5b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "01/08/2006", "sign_number": "24/2006/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-05-2023-TT-BLDTBXH-nganh-nghe-hoc-nang-nhoc-doc-hai-nguy-hiem-trinh-do-trung-cap-570124.aspx
Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH ngành nghề học nặng nhọc độc hại nguy hiểm trình độ trung cấp mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2023/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2023 THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp; Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành. Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Việc thực hiện quy định trong giáo dục nghề nghiệp đối với người học ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các khóa tuyển sinh và tổ chức đào tạo trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH cho đến khi kết thúc khóa học. Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, TCGDNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Tấn Dũng DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Mã Tên gọi Mã Tên gọi 5 Trình độ trung cấp 6 Trình độ cao đẳng 514 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 614 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 51402 Đào tạo giáo viên 61402 Đào tạo giáo viên 6140205 Giáo viên huấn luyện xiếc 521 Nghệ thuật 621 Nghệ thuật 52101 Mỹ thuật 62101 Mỹ thuật 5210102 Điêu khắc 6210102 Điêu khắc 52102 Nghệ thuật trình diễn 62102 Nghệ thuật trình diễn 5210201 Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế 5210202 Nghệ thuật biểu diễn dân ca 6210202 Nghệ thuật biểu diễn dân ca 5210203 Nghệ thuật biểu diễn chèo 5210204 Nghệ thuật biểu diễn tuồng 5210205 Nghệ thuật biểu diễn cải lương 5210206 Nghệ thuật biểu diễn kịch múa 5210207 Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc 5210208 Nghệ thuật biểu diễn xiếc 6210208 Nghệ thuật biểu diễn xiếc 5210209 Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ 5210210 Nghệ thuật biểu diễn kịch nói 5210211 Diễn viên kịch - điện ảnh 6210211 Diễn viên kịch - điện ảnh 6210212 Diễn viên sân khấu kịch hát 5210213 Diễn viên múa 6210213 Diễn viên múa 5210216 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 6210216 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 5210217 Biểu diễn nhạc cụ phương Tây 6210217 Biểu diễn nhạc cụ phương tây 5210218 Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ 5210219 Nhạc công kịch hát dân tộc 5210220 Nhạc công truyền thống Huế 5210224 Organ 5210225 Thanh nhạc 6210225 Thanh nhạc 5210228 Chỉ huy hợp xướng 6210228 Chỉ huy âm nhạc 52104 Mỹ thuật ứng dụng 62104 Mỹ thuật ứng dụng 5210407 Đúc, dát đồng mỹ nghệ 6210407 Đúc, dát đồng mỹ nghệ 5210408 Chạm khắc đá 6210408 Chạm khắc đá 5210422 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc 6210422 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc 542 Khoa học sự sống 642 Khoa học sự sống 54202 Sinh học ứng dụng 64202 Sinh học ứng dụng 5420202 Công nghệ sinh học 6420202 Công nghệ sinh học 551 Công nghệ kỹ thuật 651 Công nghệ kỹ thuật 55101 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng 65101 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng 5510103 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 6510103 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 5510104 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 6510104 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 5510108 Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi 6510108 Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi 5510109 Xây dựng công trình thủy 6510109 Xây dựng công trình thủy 5510112 Lắp đặt cầu 6510112 Lắp đặt cầu 5510113 Lắp đặt giàn khoan 6510113 Lắp đặt giàn khoan 5510114 Xây dựng công trình thủy điện 6510114 Xây dựng công trình thủy điện 5510115 Xây dựng công trình mỏ 5510116 Kỹ thuật xây dựng mỏ 6510116 Kỹ thuật xây dựng mỏ 55102 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 65102 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 5510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 6510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 5510202 Công nghệ kỹ thuật ô tô 6510202 Công nghệ kỹ thuật ô tô 5510204 Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển 6510204 Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển 5510205 Công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy 5510212 Công nghệ chế tạo máy 6510212 Công nghệ chế tạo máy 5510213 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy 6510213 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy 5510216 Công nghệ ô tô 6510216 Công nghệ ô tô 5510217 Công nghệ hàn 55103 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 65103 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 5510303 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 6510303 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 55104 Công nghệ hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường 65104 Công nghệ hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường 5510401 Công nghệ kỹ thuật hoá học 6510401 Công nghệ kỹ thuật hoá học 5510402 Công nghệ hoá hữu cơ 5510403 Công nghệ hoá vô cơ 5510404 Hoá phân tích 6510404 Hoá phân tích 5510405 Công nghệ hoá nhựa 6510405 Công nghệ hoá nhựa 5510406 Công nghệ hoá nhuộm 6510406 Công nghệ hoá nhuộm 5510407 Công nghệ hóa Silicat 5510408 Công nghệ điện hoá 5510409 Công nghệ chống ăn mòn kim loại 6510409 Công nghệ chống ăn mòn kim loại 5510410 Công nghệ mạ 6510410 Công nghệ mạ 5510411 Công nghệ sơn 5510412 Công nghệ sơn tĩnh điện 6510412 Công nghệ sơn tĩnh điện 5510413 Công nghệ sơn điện di 5510414 Công nghệ sơn ô tô 5510415 Công nghệ sơn tàu thủy 6510415 Công nghệ sơn tàu thủy 55105 Công nghệ sản xuất 65105 Công nghệ sản xuất 5510501 Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy 6510501 Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy 5510505 Công nghệ sản xuất ván nhân tạo 6510505 Công nghệ sản xuất ván nhân tạo 5510507 Sản xuất vật liệu hàn 6510507 Sản xuất vật liệu hàn 5510508 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 6510508 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 5510509 Sản xuất các chất vô cơ 6510509 Sản xuất các chất vô cơ 5510510 Sản xuất sản phẩm giặt tẩy 6510510 Sản xuất sản phẩm giặt tẩy 5510511 Sản xuất phân bón 6510511 Sản xuất phân bón 5510512 Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 6510512 Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 5510513 Sản xuất sơn 6510513 Sản xuất sơn 5510514 Sản xuất xi măng 6510514 Sản xuất xi măng 5510516 Sản xuất gạch Ceramic 6510516 Sản xuất gạch Ceramic 5510517 Sản xuất gạch Granit 6510517 Sản xuất gạch Granit 5510518 Sản xuất đá bằng cơ giới 5510519 Sản xuất vật liệu chịu lửa 5510521 Sản xuất bê tông nhựa nóng 5510522 Sản xuất sứ xây dựng 6510522 Sản xuất sứ xây dựng 5510525 Sản xuất pin, ắc quy 6510525 Sản xuất pin, ắc quy 5510535 Sản xuất tấm lợp Fibro xi măng 5510536 Sản xuất gốm xây dựng 6510536 Sản xuất gốm xây dựng 55109 Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa 65109 Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa 5510910 Trắc địa công trình 6510910 Trắc địa công trình 5510912 Khảo sát địa hình 6510912 Khảo sát địa hình 5510913 Khảo sát địa chất 6510913 Khảo sát địa chất 5510914 Khảo sát thủy văn 6510914 Khảo sát thủy văn 5510915 Khoan thăm dò địa chất 6510915 Khoan thăm dò địa chất 55110 Công nghệ kỹ thuật mỏ 65110 Công nghệ kỹ thuật mỏ 5511003 Khai thác mỏ 5511004 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò 6511004 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò 5511005 Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên 5511006 Vận hành thiết bị sàng tuyển than 6511006 Vận hành thiết bị sàng tuyển than 5511007 Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại 6511007 Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại 5511008 Khoan nổ mìn 6511008 Khoan nổ mìn 5511009 Khoan đào đường hầm 6511009 Khoan đào đường hầm 5511010 Khoan khai thác mỏ 6511010 Khoan khai thác mỏ 5511011 Vận hành thiết bị mỏ hầm lò 6511011 Vận hành thiết bị mỏ hầm lò 5511012 Vận hành trạm khí hoá than 6511012 Vận hành trạm khí hoá than 5511013 Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò 6511013 Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò 552 Kỹ thuật 652 Kỹ thuật 55201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật 65201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật 5520104 Chế tạo thiết bị cơ khí 6520104 Chế tạo thiết bị cơ khí 5520107 Gia công và lắp dựng kết cấu thép 6520107 Gia công và lắp dựng kết cấu thép 5520109 Gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy 6520109 Gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy 5520113 Lắp đặt thiết bị cơ khí 6520113 Lắp đặt thiết bị cơ khí 5520121 Cắt gọt kim loại 6520121 Cắt gọt kim loại 5520122 Gò 6520122 Gò 5520123 Hàn 6520123 Hàn 5520124 Rèn, dập 6520124 Rèn, dập 5520126 Nguội sửa chữa máy công cụ 6520126 Nguội sửa chữa máy công cụ 5520129 Sửa chữa, vận hành tàu cuốc 5520130 Sửa chữa máy tàu biển 6520130 Sửa chữa máy tàu biển 5520131 Sửa chữa máy tàu thủy 6520131 Sửa chữa máy tàu thủy 5520139 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò 6520139 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò 5520141 Sửa chữa thiết bị hoá chất 6520141 Sửa chữa thiết bị hoá chất 5520144 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí 6520144 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí 5520146 Sửa chữa máy thi công xây dựng 6520146 ” Sửa chữa máy thi công xây dựng 5520157 Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt 6520157 Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt 5520159 Bảo trì và sửa chữa ô tô 6520159 Bảo trì và sửa chữa ô tô 5520161 Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ giới hạng nặng 5520176 Bảo trì và sửa chữa thiết bị hoá chất 5520182 Vận hành cần, cầu trục 6520182 Vận hành cần, cầu trục 5520183 Vận hành máy thi công nền 6520183 Vận hành máy thi công nền 5520184 Vận hành máy thi công mặt đường 6520184 Vận hành máy thi công mặt đường 5520185 Vận hành máy xây dựng 6520185 Vận hành máy xây dựng 5520186 Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi 5520188 Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt 6520188 Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt 5520189 Vận hành, sửa chữa máy tàu cá 6520189 Vận hành, sửa chữa máy tàu cá 5520191 Điều khiển tàu cuốc 6520191 Điều khiển tàu cuốc 5520192 Vận hành máy xúc thủy lực 5520193 Vận hành máy gạt 55202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 65202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 5520204 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò 6520204 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò 5520205 Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí 6520205 Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí 5520223 Điện công nghiệp và dân dụng 5520227 Điện công nghiệp 6520227 Điện công nghiệp 5520228 Điện tàu thủy 6520228 Điện tàu thủy 5520243 Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên 6520243 Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên 5520246 Vận hành nhà máy thủy điện 6520246 Vận hành nhà máy thủy điện 5520251 Vận hành điện trong nhà máy thủy điện 6520251 Vận hành điện trong nhà máy thủy điện 6520254 Vận hành nhà máy điện hạt nhân 5520256 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên 6520256 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên 5520257 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống 6520257 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống 6520269 Bảo trì thiết bị điện trong nhà máy điện hạt nhân 55203 Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường 65203 Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường 5520301 Luyện gang 6520301 Luyện gang 5520302 Luyện thép 6520302 Luyện thép 5520303 Luyện kim đen 5520304 Luyện kim màu 6520304 Luyện kim màu 5520305 Luyện Ferro hợp kim 6520305 Luyện Ferro hợp kim 5520306 Xử lý chất thải công nghiệp và y tế 6520306 Xử lý chất thải công nghiệp và y tế 5520307 Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu 6520307 Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu 5520308 Xử lý chất thải trong sản xuất thép 6520308 Xử lý chất thải trong sản xuất thép 5520309 Xử lý nước thải công nghiệp 6520309 Xử lý nước thải công nghiệp 5520310 Xử lý chất thải trong sản xuất cao su 6520310 Xử lý chất thải trong sản xuất cao su 5520311 Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải 6520311 Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải 5520312 Cấp, thoát nước 6520312 Cấp, thoát nước 55290 Khác 65290 Khác 5529001 Kỹ thuật lò hơi 6529001 Kỹ thuật lò hơi 5529002 Kỹ thuật tua bin 6529002 Kỹ thuật tua bin 5529004 Kỹ thuật tua bin khí 5529012 Lặn trục vớt 6529012 Lặn trục vớt 5529013 Lặn nghiên cứu khảo sát 6529013 Lặn nghiên cứu khảo sát 5529015 Lặn thi công 6529015 Lặn thi công 554 Sản xuất và chế biến 654 Sản xuất và chế biến 55401 Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống 65401 Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống 5540104 Chế biến thực phẩm 6540104 Chế biến thực phẩm 5540108 Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm 5540113 Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối 5540114 Sản xuất muối từ nước biển 55402 Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da 65402 Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da 5540203 Công nghệ dệt 6540203 Công nghệ dệt 5540205 May thời trang 6540205 May thời trang 558 Kiến trúc và xây dựng 658 Kiến trúc và xây dựng 55802 Xây dựng 65802 Xây dựng 5580201 Kỹ thuật xây dựng 6580201 Kỹ thuật xây dựng 5580202 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 5580203 Xây dựng cầu đường 5580205 Xây dựng cầu đường bộ 6580205 Xây dựng cầu đường bộ 5580206 Bê tông 5580207 Cốp pha - giàn giáo 5580208 Cốt thép - hàn 5580209 Nề - Hoàn thiện 5580210 Mộc xây dựng và trang trí nội thất 6580210 Mộc xây dựng và trang trí nội thất 562 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 662 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 56201 Nông nghiệp 66201 Nông nghiệp 5620111 Trồng trọt và bảo vệ thực vật 5620116 Bảo vệ thực vật 6620116 Bảo vệ thực vật 5620117 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 6620117 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 5620120 Chăn nuôi - Thú y 6620120 Chăn nuôi - Thú y 56203 Thủy sản 66203 Thủy sản 5620302 Chế biến và bảo quản thủy sản 6620302 Chế biến và bảo quản thủy sản 5620303 Nuôi trồng thủy sản 6620303 Nuôi trồng thủy sản 5620304 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 6620304 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 5620305 Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 6620305 Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 5620306 Khai thác, đánh bắt hải sản 6620306 Khai thác, đánh bắt hải sản 5620308 Khai thác hàng hải thủy sản 564 Thú y 664 Thú y 556401 Thú y 66401 Thú y 5640101 Thú y 6640101 Thú y 56402 Dịch vụ thú y 66402 Dịch vụ thú y 5640201 Dịch vụ thú y 6640201 Dịch vụ thú y 572 Sức khoẻ 672 Sức khoẻ 57201 Y học 67201 Y học 5720101 Y sỹ đa khoa 6720101 Y sỹ đa khoa 57202 Dược học 67202 Dược học 5720201 Dược 6720201 Dược 57203 Điều dưỡng - Hộ sinh 67203 Điều dưỡng - Hộ sinh 5720301 Điều dưỡng 6720301 Điều dưỡng 5720303 Hộ sinh 6720303 Hộ sinh 57206 Kỹ thuật y học 67206 Kỹ thuật y học 5720602 Kỹ thuật xét nghiệm y học 6720602 Kỹ thuật xét nghiệm y học 581 Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân 681 Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân 58101 Du lịch 68101 Du lịch 5810103 Hướng dẫn du lịch 6810103 Hướng dẫn du lịch 58102 Khách sạn, nhà hàng 68102 Khách sạn, nhà hàng 5810204 Nghiệp vụ lưu trú 6810204 Quản trị buồng phòng 5810207 Kỹ thuật chế biến món ăn 6810207 Kỹ thuật chế biến món ăn 584 Dịch vụ vận tải 684 Dịch vụ vận tải 58401 Khai thác vận tải 68401 Khai thác vận tải 5840108 Điều khiển phương tiện thủy nội địa 6840108 Điều khiển phương tiện thủy nội địa 5840109 Điều khiển tàu biển 6840109 Điều khiển tàu biển 5840110 Khai thác máy tàu biển 6840110 Khai thác máy tàu biển 5840111 Khai thác máy tàu thủy 6840111 Khai thác máy tàu thủy 5840112 Vận hành máy tàu thủy 6840112 Vận hành khai thác máy tàu 5840114 Bảo đảm an toàn hàng hải 6840114 Bảo đảm an toàn hàng hải 5840123 Điều khiển tàu hỏa 5840124 Lái tàu đường sắt 6840124 Lái tàu đường sắt 585 Môi trường và bảo vệ môi trường 685 Môi trường và bảo vệ môi trường 58501 Quản lý tài nguyên và môi trường 68501 Quản lý tài nguyên và môi trường 5850110 Xử lý rác thải 6850110 Xử lý rác thải 5850111 An toàn phóng xạ 58602 Quân sự 68602 Quân sự 5860208 Trinh sát biên phòng 5860211 Huấn luyện động vật nghiệp vụ 5860215 Kỹ thuật cơ điện tăng thiết giáp 5860216 Sử dụng và sửa chữa thiết bị vô tuyến phòng không 5860219 Khí tài quang học 5860224 Thông tin Hải quân 6860224 Thông tin Hải quân 5860225 Ra đa tàu Hải quân 6860225 Ra đa tàu Hải quân
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "15/06/2023", "sign_number": "05/2023/TT-BLĐTBXH", "signer": "Lê Tấn Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-198-2009-TTLT-BTC-BCT-BKH-trao-doi-cung-cap-thong-tin-nguoi-nop-thue-linh-vuc-quan-ly-nha-nuoc-thue-hai-quan-dau-tu-thuong-mai-96528.aspx
Thông tư liên tịch 198/2009/TTLT/BTC-BCT-BKH trao đổi, cung cấp thông tin người nộp thuế lĩnh vực quản lý nhà nước thuế hải quan, đầu tư, thương mại
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG THƯƠNG - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 198/2009/TTLT/BTC-BCT-BKH Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2009 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN VIỆC TRAO ĐỔI, CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, HẢI QUAN, ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 06 năm 2005; Liên Bộ Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người nộp thuế (NNT) trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế, hải quan, đầu tư, thương mại và công nghiệp như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người nộp thuế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế, hải quan, đầu tư, thương mại và công nghiệp giữa cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhà nước (sau đây thống nhất gọi chung là các bên). Điều 2. Nguyên tắc trao đổi, cung cấp và sử dụng thông tin, tài liệu 1. Thông tin, tài liệu (sau đây gọi chung là thông tin) yêu cầu trao đổi, cung cấp phải xuất phát từ nhu cầu quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên và sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các quy định của pháp luật. 2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin phải đảm bảo kịp thời, chính xác theo yêu cầu của các bên. 3. Các bên có trách nhiệm trao đổi, cung cấp, quản lý, sử dụng và phản hồi thông tin theo đúng quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước. Tuyệt đối không sử dụng thông tin ngoài mục đích phục vụ quản lý nhà nước. 4. Thông tin trao đổi, cung cấp giữa các bên được trao đổi ngang cấp. Việc trao đổi, cung cấp khác cấp được thực hiện trong trường hợp bên ngang cấp không trực tiếp nắm giữ thông tin. 5. Các bên cung cấp thông tin có quyền từ chối cung cấp thông tin ngoài phạm vi quy định tại Điều 1 Thông tư này. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Danh mục thông tin trao đổi, cung cấp giữa các bên 1. Các thông tin có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế trực thuộc Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư được các bên trao đổi, cung cấp để phục vụ mục đích quản lý nhà nước theo Danh mục thông tin trao đổi, cung cấp giữa các bên được quy định chi tiết tại Phụ lục đính kèm Thông tư này. 2. Căn cứ nhu cầu cụ thể, các bên thỏa thuận bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục thông tin trao đổi, cung cấp cho phù hợp và coi đó là phần không tách rời của Thông tư này. Điều 4. Hình thức, thời hạn trao đổi, cung cấp thông tin 1. Hình thức trao đổi, cung cấp thông tin a. Trao đổi, cung cấp trực tiếp và bằng văn bản: Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin ghi rõ tên nội dung thông tin đề nghị cung cấp, thời điểm cung cấp, địa điểm cung cấp, hình thức văn bản (bản chính; bản sao; bản photocopy; bản in từ máy tính; …) và mục đích đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu. Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin thì cơ được yêu cầu cung cấp thông tin căn cứ vào nội dung yêu cầu, thời hạn cung cấp để tổ chức thu thập thông tin và cung cấp cho bên yêu cầu. Người được giao nhiệm vụ đến trao đổi, nhận thông tin phải có giấy giới thiệu do người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này ký, kèm theo văn bản yêu cầu cung cấp thông tin. b. Trao đổi, cung cấp thông tin qua giao dịch điện tử: Trong trường hợp cơ sở hạ tầng cho phép, việc trao đổi, cung cấp có thể thực hiện qua đường điện tử (truyền file, email, …) Việc trao đổi, cung cấp dữ liệu điện tử cần tuân thủ các quy định tương tự trao đổi, cung cấp thông tin bằng văn bản nhưng bằng hình thức điện tử để đảm bảo tính pháp lý của việc cung cấp và trao đổi thông tin, tránh cung cấp thông tin không đúng quy định. Áp dụng việc xác thực điện tử vào nội dung này theo quy định. 2. Thời hạn trao đổi, cung cấp thông tin a. Đối với thông tin cung cấp định kỳ (tháng, quý, năm). Thông tin, tài liệu được tổng hợp và gửi chậm nhất là ngày thứ hai mươi (20) của tháng tiếp theo đối với định kỳ tháng; chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo đối với định kỳ quý và chậm nhất là ngày thứ chín mươi (90) của năm tiếp theo đối với định kỳ năm. Tùy theo tính chất từng loại thông tin và điều kiện cụ thể, các bên có thể thỏa thuận thay đổi thời gian cung cấp. b. Đối với thông tin cung cấp không định kỳ - Đối với yêu cầu cung cấp thông tin bằng hình thức trực tiếp thì cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp phải cung cấp ngay trong ngày. Trường hợp chưa thể cung cấp ngay được, thì cơ quan được yêu cầu cung cấp thông tin phải có giấy hẹn cung cấp, thời hạn cung cấp tối đa không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. - Đối với yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan yêu cầu theo đúng thời hạn ghi trong văn bản yêu cầu hoặc chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin thì cơ quan được yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu. - Đối với yêu cầu cần đọc, nghiên cứu thông tin tại chỗ, thì bên được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp ngay trong ngày sau khi có sự phê duyệt của người có thẩm quyền. Trường hợp không đáp ứng được ngay thì bên được yêu cầu phải nêu rõ lý do. Điều 5. Đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin Đơn vị được giao là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của mỗi bên được quy định dưới đây được quyền trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin, tham mưu, chỉ đạo, điều phối việc cung cấp thông tin cho bên yêu cầu trong phạm vi thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm đảm bảo việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bên được thông suốt, kịp thời. Các đơn vị đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin ở 03 (ba) cấp của các bên bao gồm: 1. Bộ Tài chính: a. Cấp Trung ương: - Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan. - Ban Kê khai và Kế toán thuế, Ban Cải cách - Hiện đại hóa trực thuộc Tổng cục Thuế. b. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Cục Hải quan tỉnh, thành phố (trực tiếp Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan hoặc Tổ Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan đối với nơi không có Phòng). - Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trực tiếp Phòng Kê khai - Kế toán thuế). c. Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: - Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố. - Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (trực tiếp Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học). 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: a. Cấp Trung ương: - Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Cục Phát triển doanh nghiệp; - Cục Đầu tư nước ngoài. b. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố; - Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư). 3. Bộ Công Thương: a. Cấp Trung ương: - Vụ Kế hoạch. b. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Sở Công Thương tỉnh, thành phố. Điều 6. Người có thẩm quyền yêu cầu và cung cấp thông tin 1. Người có thẩm quyền yêu cầu và cung cấp thông tin bao gồm: a. Bộ Tài chính: - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan. - Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Trưởng ban, Phó trưởng Ban Kê khai và Kế toán thuế, Ban Cải cách - Hiện đại hóa, Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục Thuế, Chi Cục trưởng và Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế. b. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng Bộ; - Giám đốc, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố; - Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài; - Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp; - Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. c. Bộ Công Thương: - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; - Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh, thành phố; - Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường. 2. Người có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin được quyền yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc các bên cung cấp thông tin theo quy định tại Thông tư này. 3. Đối với các đơn vị khác của các bên khi có nhu cầu cung cấp thông tin thì phải báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thông qua đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin. Điều 7. Trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin Các đơn vị thuộc, trực thuộc các bên, theo phạm vi thẩm quyền được giao, có trách nhiệm cung cấp thông tin cho bên yêu cầu theo quy định tại Thông tư này. Điều 8. Điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí - Các bên được trang bị phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ việc bảo đảm thực hiện công tác trao đổi, cung cấp thông tin. - Kinh phí bảo đảm việc trao đổi, cung cấp thông tin theo quy định tại Thông tư này được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của mỗi Bộ, ngành do Nhà nước giao. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin tại các Bộ được quy định tại Điều 5 Thông tư này để được hướng dẫn, giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỨ TRƯỞNG Cao Viết Sinh KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Cẩm Tú KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - UBND các tỉnh, thành phố; - Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý thị trường; - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Cục Thuế các tỉnh, thành phố; - Công báo; Kiểm toán Nhà nước; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Lưu: VT Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. PHỤ LỤC DANH MỤC THÔNG TIN TRAO ĐỔI CUNG CẤP LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, HẢI QUAN, ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP (kèm theo Thông tư liên tịch số 198/2009/TTLT-BTC-BCT-BKH ngày 09/10/2009) TT Nội dung trao đổi thông tin Cơ quan yêu cầu Cơ quan cung cấp Định kỳ Không định kỳ Bộ Tài chính BCT* Bộ KHĐT* Tháng Quý Năm TCT* TCHQ* I THÔNG TIN VỀ CHÍNH SÁCH, CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - THÔNG TIN CẢNH BÁO 1 Các văn bản hướng dẫn về chính sách và quản lý nhà nước liên quan đến các lĩnh vực thuế, hải quan, thương mại, công nghiệp và đầu tư x x x x 3 Bộ ** x 2 Thông tin về các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế song phương và đa pương liên quan đến các lĩnh vực thuế, hải quan, thương mại, công nghiệp và đầu tư x x x x 3 Bộ x 3 Các văn bản liên quan đến các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương liên quan đến các lĩnh vực thuế, hải quan, thương mại, công nghiệp và đầu tư x x x x 3 Bộ x 4 Thông tin về chính sách ưu đãi hàng hóa đối với các nước khu vực có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc liên quan đến lĩnh vực quản lý của mỗi Bộ x x x x 3 Bộ x 5 Cảnh báo các phương thức, thủ đoạn, chiều hướng vi phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực thuế, hải quan; công nghiệp, thương mại; đầu tư x x x x 3 Bộ x II THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NỘP THUẾ 1 Thông tin chung về người nộp thuế 1.1 Thông tin về cấp mới giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh x x x KHĐT TCT x x 1.2 Thông tin về tình trạng hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của NNT x x x TCT x 1.3 Danh sách NNT mới đăng ký hoạt động x x x KHĐT x 1.4 Danh sách NNT ngừng hoạt động x x x KHĐT x 1.5 Danh sách NNT giải thể x x x KHĐT x 1.6 Danh sách NNT phá sản x x x KHĐT x 1.7 Thông tin về NNT thay đổi thông tin: tên NNT, địa điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, … x x x KHĐT x 1.8 Danh sách NNT thay đổi loại hình doanh nghiệp x x x KHĐT x 1.9 Danh sách NNT chia, tách, sát nhập, hợp nhất x x x KHĐT x 1.10 Danh sách NNT được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư x x x KHĐT x 2 Thông tin về chấp hành pháp luật của NNT 2.1 Danh sách NNT hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế x x x KHĐT x 2.2 Danh sách NNT bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh x x x TCT x x 2.3 Danh sách NNT đã bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan, lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực thương mại và công nghiệp x x x x 3 Bộ x 2.4 Thông tin về NNT vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế (trốn thuế; gian lận thuế; không nộp tiền thuế đúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế; mua bán hóa đơn bất hợp pháp... x x x x 3 Bộ x III THÔNG TIN VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 1 Danh sách các chương trình, dự án ODA (nguồn hỗ trợ phát triển chính thức) tại Việt Nam có sử dụng các chuyên gia nước ngoài x x x KHĐT x 2 Danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài x x x KHĐT x 3 Thông tin về tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước x x x KHĐT x 4 Thông tin liên quan đến việc nhập khẩu hoặc thay đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, nhập khẩu phục vụ cho Dự án đầu tư nước ngoài x x x x KHĐT TCHQ x IV THÔNG TIN VỀ HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 1 Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nhập khẩu (theo từng giai đoạn) x x x TCHQ x 2 Số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (theo từng giai đoạn) x x x TCHQ x 3 Thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu (theo từng giai đoạn) x x x TCHQ x 4 Thông tin về hoạt động của từng cửa khẩu theo số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu x TCHQ x 5 Thông tin về công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan x x x TCHQ x 6 Danh mục nhãn hiệu nộp đơn giám sát bảo hộ quyền SHTT tại cơ quan hải quan x x x TCHQ x 7 Thông tin vi phạm pháp luật về hải quan x x x TCHQ x x 8 Báo cáo tình hình buôn lậu và gian lận thương mại theo địa bàn, mặt hàng trong từng giai đoạn x x x TCHQ x V THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 1 Thông tin về tình hình tiêu thụ dầu khí trong nước x x x BCT x x 2 Thông tin, số liệu về các ngành công nghiệp, hàng hóa sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương x x x BCT x 3 Danh mục tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương x x x BCT x VI THÔNG TIN VỀ LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 1 Thông tin về hàng hóa lưu thông trên thị trường x x x BCT TCHQ x 2 Thông tin vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp 2.1 Buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu x x x BCT x 2.2 Hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm x x x BCT x 2.3 Hàng vi phạm sở hữu trí tuệ x x x BCT x 2.4 Báo cáo tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo địa bàn, mặt hàng trong từng giai đoạn x x x BCT x Chú thích: *: Các từ viết tắt TCT, TCHQ, BCT, KHĐT là tên của các cơ quan lần lượt là Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hiểu bao gồm cả các đơn vị thuộc, trực thuộc theo Điều 6, Điều 7 Thông tư này. **: Được hiểu là tất cả các cơ quan được chỉ ra tại điểm (*) trên đây.
{ "issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương", "promulgation_date": "09/10/2009", "sign_number": "198/2009/TTLT/BTC-BCT-BKH", "signer": "Nguyễn Cẩm Tú, Cao Viết Sinh, Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-149-2009-TT-BTC-sua-doi-chuyen-nganh-hang-khong-huong-dan-Quyet-dinh-13-2006-QD-BTC-91964.aspx
Thông tư 149/2009/TT-BTC sửa đổi chuyên ngành hàng không hướng dẫn Quyết định 13/2006/QĐ-BTC
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 149/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2009 THÔNG TƯ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 5 BIỂU GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 13/2006/QĐ-BTC NGÀY 13/3/2006 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH VỀ GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Căn cứ Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12/11/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay Việt Nam; Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 3922/BGTVT-VT ngày 12/6/2009 về chính sách giảm giá cho các hãng hàng không trong thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2009; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách giảm giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam áp dụng cho các hãng hàng không như sau: Điều 1. Bổ sung điểm 5.1.4 vào khoản 5.1 Điều 5 Biểu giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không ban hành kèm theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không như sau: “5.1.4. Hãng hàng không thực hiện các chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thị trường vận tải hàng không suy giảm do các yếu tố khách quan mà Nhà nước cần thiết phải áp dụng chính sách giảm giá dịch vụ nhằm khuyến khích nhà vận chuyển tiếp tục duy trì đường bay”. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp vận chuyển hàng không và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Bộ GTVT; - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo, Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục HKVN; - Các TCTy cảng HK; các DN vận chuyển HK; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, QLG. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "22/07/2009", "sign_number": "149/2009/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-191-2013-TTLT-BTC-BNNPTNT-huong-dan-che-do-quan-ly-tai-chinh-Chuong-trinh-khoa-hoc-218527.aspx
Thông tư liên tịch 191/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Chương trình khoa học
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 191/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ; Thực hiện Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nâng thôn mới giai đoạn 2011-2015, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình). 2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khoa học, doanh nghiệp và cá nhân tham gia thực hiện đề tài, mô hình, chương trình đào tạo, tập huấn và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nông thôn mới thuộc Chương trình. Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình 1. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách Trung ương. a) Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng tới phạm vi toàn quốc và các vùng kinh tế nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Mục II Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 27/QĐ-TTg); b) Hỗ trợ xây dựng một số dự án mô hình trình diễn nông thôn mới có tính chất vùng, miền về nông thôn mới trên cơ sở áp dụng các thành tựu, giải pháp khoa học và công nghệ theo quy định tại khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg để từ đó tổ chức nhân rộng trên phạm vi cả nước; c) Xây dựng nội dung và tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn đội ngũ nhằm nâng cao năng lực nắm bắt, ứng dụng khoa học và công nghệ cho các đối tượng có liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới (đặc biệt là cán bộ chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới) đến cấp tỉnh; d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nông thôn mới phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới (không trùng lặp với các nội dung đã được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới) theo quy định tại khoản 6 Mục II Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg. 2. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương, nguồn tài trợ quốc tế, của các doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp và các nguồn vốn hợp tác khác. a) Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu của địa phương theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Mục II Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg; b) Hỗ trợ xây dựng một số dự án mô hình trình diễn về nông thôn mới trên cơ sở áp dụng các thành tựu, giải pháp khoa học và công nghệ theo quy định tại khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg để từ đó tổ chức nhân rộng trên phạm vi địa phương; c) Triển khai nhân rộng mô hình trình diễn về nông thôn mới trên cơ sở kết quả mô hình nông thôn mới do ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện trên địa bàn địa phương; d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nông thôn mới tại địa phương; đ) Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực nắm bắt, ứng dụng khoa học và công nghệ cho các đối tượng có liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới (đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ địa phương, nông dân và doanh nghiệp). Điều 3. Điều kiện thực hiện đề tài, mô hình của Chương trình 1. Đối tượng và điều kiện thực hiện đề tài a) Đối tượng: Các đề tài nghiên cứu khoa học theo nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3 Mục II, Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg. b) Điều kiện thực hiện đề tài: - Có địa chỉ tiếp nhận sản phẩm của đề tài (bao gồm cả đề tài cơ chế, chính sách); - Đăng ký công bố bài báo trên Tạp chí Khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, hoặc Tạp chí Khoa học công nghệ nước ngoài (đối với đề tài do ngân sách Trung ương hỗ trợ); Đăng ký công bố bài báo trên Tạp chí khoa học và công nghệ của Bộ, ngành; hoặc Tạp chí Khoa học công nghệ nước ngoài; hoặc Tạp chí khoa học thuộc địa phương quản lý (đối với đề tài do Ngân sách địa phương hỗ trợ). 2. Đối tượng và điều kiện thực hiện dự án mô hình: a) Đối tượng: Các mô hình triển khai nội dung quy định tại khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 27/QĐ-TTg; b) Điều kiện đơn vị thực hiện dự án mô hình: - Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thuộc dự án mô hình cần triển khai theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí); UBND cấp tỉnh (đối với các dự án do ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí); - Cam kết đầu tư vốn cho dự án mô hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật mô hình theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí); UBND cấp tỉnh (đối với các dự án do ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí). Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tiến độ và tương ứng với tỷ lệ đầu tư thực tế của chủ dự án mô hình. Điều 4. Nội dung và mức chi đề tài nghiên cứu khoa học Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 5. Nội dung, mức hỗ trợ triển khai mô hình 1. Hỗ trợ thực hiện dự án mô hình tổ chức xã hội nông thôn mới; dự án mô hình thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn mới: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện dự án mô hình theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. 2. Hỗ trợ thực hiện dự án mô hình quy hoạch, kiến trúc nông thôn mới; dự án mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để xây dựng nông thôn mới; dự án mô hình quản lý môi trường nông thôn mới; dự án mô hình nông nghiệp xanh. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% kinh phí thực hiện dự án mô hình theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành (không bao gồm nhà xưởng), phần kinh phí còn lại sẽ do các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác hỗ trợ, người hưởng lợi từ mô hình đóng góp. 3. Hỗ trợ thực hiện dự án mô hình bảo quản, chế biến nông sản và tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa; dự án mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiêu kết hợp với các biện pháp canh tác nông nghiệp giảm phát thải khí mê tan và hiệu ứng nhà kính; dự án mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với cơ giới hóa nông nghiệp: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thực hiện dự án mô hình theo phân cấp hiện hành (không bao gồm nhà xưởng), phần kinh phí còn lại sẽ do các tổ chức, người hưởng lợi từ thực hiện dự án mô hình đóng góp. 4. Quy mô dự án mô hình, định mức kinh tế kỹ thuật, nội dung hỗ trợ của từng loại dự án mô hình quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các mô hình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện); UBND cấp tỉnh (đối với các dự án mô hình do UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện). 5. Chi quản lý dự án mô hình: đơn vị triển khai thực hiện mô hình được chi không quá 3% dự toán (phần ngân sách hỗ trợ) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện mô hình. Điều 6. Xây dựng nội dung và tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn 1. Chi biên soạn và in tài liệu mẫu phục vụ đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới: áp dụng theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. 2. Chi đào tạo, tập huấn: a) Đối tượng: cán bộ chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh; nông dân và doanh nghiệp. b) Nội dung chi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn: chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp lớp học; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật; chi cho học viên: hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở (nếu có); chi khác: khai giảng, bế giảng, tiền y tế cho lớp học. c) Mức hỗ trợ: - Đối với người đi học: hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 25.000 đồng/ngày/ngày thực học cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; hỗ trợ tiền thuê chỗ ở cho học viên (nếu có). - Đối với giảng viên: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 7/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thời gian đào tạo, mức chi trả thù lao cho giảng viên thực hành thao tác kỹ thuật của từng loại hình lớp học cho phù hợp với việc đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh quy định thời gian đào tạo, mức chi trả thù lao cho giảng viên thực hành thao tác kỹ thuật của từng loại hình lớp học cho phù hợp với việc đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ, nông dân và doanh nghiệp. Điều 7. Chi hoạt động chung của Chương trình: 1. Chi phục vụ công tác quản lý: a) Nội dung chi: - Chi hội nghị, hội thảo khoa học, sơ kết, tổng kết chương trình; - Chi thù lao trách nhiệm đối với các thành viên Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm chương trình; - Chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ Văn phòng; - Chi mua thiết bị phục vụ trực tiếp cho Văn phòng; - Chi văn phòng phẩm, điện nước, điện thoại của Văn phòng; - Chi xét duyệt, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu đề tài, mô hình; - Chi khác (nếu có). b) Mức chi thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ quan hành chính (trừ mức thù lao trách nhiệm đối với thành viên Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm Chương trình). 2. Chi thù lao trách nhiệm đối với thành viên Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm Chương trình: - Trưởng Ban chỉ đạo: 500.000 đồng/tháng; - Chủ nhiệm chương trình: 500.000 đồng/tháng; - Thành viên Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Chánh Văn phòng, kế toán trưởng văn phòng: 400.000 đồng/tháng. - Trưởng, phó trưởng tiểu ban; Phó chánh Văn phòng; Thư ký khoa học: 300.000 đồng/tháng. Điều 8. Lập, chấp hành và quyết toán: Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp thuộc Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Riêng đối với nhiệm vụ thực hiện từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương, Thông tư hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau: 1. Phân bổ và giao dự toán kinh phí chương trình được thực hiện như sau: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ kết quả xét chọn, hoặc đấu thầu đề tài, dự án mô hình thuộc Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phương án phân bổ kinh phí chương trình cho các đơn vị trực thuộc được xét chọn hoặc trúng thầu các đề tài, mô hình. Đối với các đơn vị không trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xét chọn hoặc trúng tuyển các đề tài, dự án mô hình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán kinh phí cho Văn phòng Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 để ký hợp đồng thực hiện. Phương án phân bổ chi tiết theo đề tài, dự án mô hình; gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán kinh phí đề tài, mô hình cho các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ (gồm các đơn vị được xét chọn hoặc trúng thầu các đề tài, mô hình; Văn phòng Chương trình để hợp đồng với các đơn vị không thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); đồng gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, chi tiết theo đề tài, dự án mô hình. 2. Quyết toán: - Đối với đề tài, dự án mô hình do các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện: hàng năm tổ chức chủ trì đề tài, dự án mô hình có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng tương ứng với khối lượng công việc đã hoàn thành trong năm để đưa vào quyết toán năm của tổ chức chủ trì. Sau khi kết thúc thực hiện đề tài, nhiệm vụ, chủ nhiệm đề tài, dự án mô hình có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nhiệm vụ đồng thời với báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài, kết quả thực hiện dự án mô hình. Căn cứ biên bản nghiệm thu của Hội đồng khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công bố kết quả trên Tạp chí Khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, hoặc Tạp chí Khoa học công nghệ nước ngoài; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phê duyệt quyết toán của đề tài, dự án mô hình. - Đối với đề tài, dự án mô hình do Văn phòng Chương trình ký hợp đồng: Hàng năm trên cơ sở số kinh phí được cấp trong năm và khối lượng công việc thực hiện trong năm, các cơ quan chủ trì đề tài, dự án mô hình có trách nhiệm báo cáo quyết toán với Văn phòng Chương trình đồng thời với báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài, kết quả thực hiện mô hình. Trên cơ sở số liệu thanh toán tạm ứng của các đề tài, dự án với Kho bạc nhà nước, Văn phòng Chương trình có trách nhiệm tổng hợp quyết toán báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xét duyệt quyết toán của Văn phòng Chương trình; Sau khi kết thúc thực hiện đề tài, nhiệm vụ, chủ nhiệm đề tài, dự án mô hình có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nhiệm vụ đồng thời với báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài, kết quả thực hiện mô hình; Căn cứ biên bản nghiệm thu của Hội đồng khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công bố kết quả trên Tạp chí Khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, hoặc Tạp chí Khoa học công nghệ nước ngoài; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phê duyệt quyết toán của đề tài, dự án mô hình. Điều 9. Công tác kiểm tra, báo cáo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện đề tài, dự án mô hình thuộc Chương trình từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương; bảo đảm quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình đúng mục tiêu của Chương trình. Giám sát việc bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước phù hợp với tỷ lệ đầu tư của chủ dự án mô hình theo quy định tại Thông tư này. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. 3. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép nội dung nhiệm vụ của Chương trình với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn. UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện đề tài, dự án mô hình thuộc Chương trình từ nguồn kinh phí ngân sách địa phương; bảo đảm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục tiêu của Chương trình. Giám sát việc bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước phù hợp với tỷ lệ đầu tư của chủ dự án mô hình theo quy định tại Thông tư này. Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2014. 2. Khi các quy định tại Quyết định, Thông tư được trích dẫn tại Thông tư này sửa đổi, bổ sung hay thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỨ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh Nơi nhận: - VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước về PCTN; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các Đoàn thể, hội quần chúng ở TW; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; Website Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT Bộ TC; VT Bộ NN&PTNT.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "13/12/2013", "sign_number": "191/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT", "signer": "Nguyễn Thị Minh, Lê Quốc Doanh", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-dinh-44-2019-ND-CP-dieu-chinh-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-va-tro-cap-hang-thang-414618.aspx
Nghị định 44/2019/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 44/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng điều chỉnh Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019, bao gồm: 1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng. 2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng. 3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. 4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng. 5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 6. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. 8. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Điều 2. Thời điểm và mức điều chỉnh Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này. Điều 3. Kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau: 1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995; hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và các đối tượng quy định tại khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định này; hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006, Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 và Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ. 2. Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định này. 2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 và đối tượng thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này. 4. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 và đối tượng thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ Công an quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này. 5. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định này. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc điều chỉnh, chi trả trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định này. Chương II ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 5. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Điều 6. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2b) TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/05/2019", "sign_number": "44/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-03-2002-TT-BGTVT-huong-dan-su-dung-xe-tho-so-xe-gan-may-xe-mo-to-hai-banh-xe-mo-to-ba-banh-va-cac-loai-xe-tuong-tu-van-chuyen-khach-hang-7231.aspx
Thông tư 03/2002/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển khách, hàng
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 03/2002/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2002 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY,XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN KHÁCH, HÀNG Căn cứ Điều 67 Luật giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 ngày 29-6-2001; Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau: I - QUY ĐỊNH CHUNG 1 - Đối tượng, nội dung áp dụng Thông tư này hướng dẫn những nguyên tắc chung để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định cụ thể về hoạt động vận chuyển khách, hàng bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự ( sau đây gọi là phương tiện) tại địa phương. 2 - Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau: a - Xe thô sơ là xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo; b - Xe gắn máy là xe cơ giới có hai bánh di chuyển bằng động cơ và khi tắt máy thì đạp xe đi được; c - Xe mô tô hai bánh là xe cơ giới có hai bánh, di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và tổng trọng lượng toàn xe không vượt quá 400 ki-lô-gam; d - Xe mô tô ba bánh là xe cơ giới có ba bánh, di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên có sức chở từ 350 ki-lô-gam đến 500 ki-lô-gam; e - Các loại xe tương tự là các loại xe có cấu tạo, tính năng và công dụng gần giống các loại xe trên; 3 - Chủng loại phương tiện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quy định chủng loại xe thô sơ và xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự được vận chuyển khách, hàng trong phạm vi địa phương. II - HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN KHÁCH, VẬN CHUYỂN HÀNG 1 - Người điều khiển phương tiện 1.1 - Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú. 1.2 - Có đủ sức khoẻ và được khám định kỳ theo quy định của Bộ Y tế. 1.3 - Có đủ tuổi lái xe theo quy định hiện hành. 1.4 - Có giấy phép lái xe hoặc hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ theo quy định hiện hành. 1.5 - Có phù hiệu hoặc trang phục để phân biệt người điều khiển phương tiện hoạt động kinh doanh vận chuyển công cộng với các đối tượng tham gia giao thông khác và do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 1.6 - Đối với xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh phải có mũ bảo hiểm cho mình và cho khách đi xe tuỳ thuộc vào tuyến đường quy định phải đội mũ. 2 - Phương tiện vận chuyển 2.1 - Phương tiện cơ giới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế và các điều kiện an toàn giao thông đường bộ. 2.2 - Phương tiện thô sơ bảo đảm đúng kích thước, quy cách, kiểu mẫu, vật liệu, cấu tạo theo thiết kế như: 2.2.1 - Có bộ phận hãm còn hiệu lực; 2.2.2 - Có càng điều khiển đủ độ bền, bảo đảm điều khiển chính xác; 2.2.3 - Đăng ký và cấp biển số theo quy định tại Điều 51 của Luật giao thông đường bộ; 3 - Phạm vi hoạt động a - Phạm vi hoạt động chủ yếu trong nội tỉnh, nội thị, quận, huyện. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể phạm vi, tuyến đường hoạt động đối với từng loại phương tiện để bảo đảm an toàn và trật tự giao thông. b - Khi hoạt động sang tỉnh khác thì phải tuân theo quy định của tỉnh đó. 4 - Thời gian hoạt động trong ngày Để giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian hoạt động cho từng loại phương tiện. 5 - Điểm đón, trả khách, nơi đỗ xe Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định các điểm đón, trả khách, hàng và nơi đỗ xe để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương. III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1- Hình thức tổ chức Trên cơ sở quy mô, địa bàn hoạt động của từng loại phương tiện và điều kiện, yêu cầu quản lý của mỗi địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định các hình thức tổ chức để tập hợp những cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển khách, vận chuyển hàng như hợp tác xã, tổ, đội hay nghiệp đoàn theo hình thức tự quản. 2- Cơ quan quản lý Sở Giao thông vận tải, giao thông công chính có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quy định quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển khách, hàng trên địa bàn tỉnh. IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 - Căn cứ Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn của tỉnh. 2 - Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 1832/1999/QĐ-BGTVT ngày 26-7-2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế về tổ chức, quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe máy. 3 - Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu giải quyết. Nơi nhận: - UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW - Cục Đường bộ Việt Nam - Các Sở GTVT,GTCC - Lưu VP;PCVT. K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT THỨ TRƯỞNG Phạm Thế Minh
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "27/02/2002", "sign_number": "03/2002/TT-BGTVT", "signer": "Phạm Thế Minh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-10-2014-TT-BGDDT-quan-ly-cong-dan-Viet-Nam-hoc-tap-o-nuoc-ngoai-227397.aspx
Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2014/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2014 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÔNG DÂN VIỆT NAM HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2014 và thay thế Quyết định số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài. Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Ban Tuyên giáo TW; - UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước; - Như Điều 3; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, PC, ĐTVNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Quang Quý QUY CHẾ QUẢN LÝ CÔNG DÂN VIỆT NAM HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định công tác quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, bao gồm: quyền lợi và trách nhiệm của công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, khen thưởng và xử lý vi phạm, chế độ báo cáo và việc tổ chức thực hiện. 2. Quy chế này áp dụng đối với công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, bao gồm: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và người theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng liên tục từ 06 tháng trở lên (sau đây gọi chung là lưu học sinh); tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Lưu học sinh học bổng là công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài được nhận toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn kinh phí sau đây: a) Ngân sách Nhà nước thông qua các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; b) Học bổng trong khuôn khổ Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ hoặc tổ chức quốc tế; c) Học bổng do chính phủ nước ngoài, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam. 2. Lưu học sinh tự túc là công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài bằng kinh phí không phải từ các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Cơ quan chủ quản là cơ quan tuyển dụng và quản lý lưu học sinh; cơ quan đề cử, giới thiệu lưu học sinh đi học nước ngoài và cam kết tiếp nhận về làm việc sau khi tốt nghiệp. 4. Cơ quan cử đi học là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng về việc cử lưu học sinh đi học ở nước ngoài, quyết định việc cấp học bổng (nếu có) cho lưu học sinh. Chương II QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh 1. Quyền lợi của lưu học sinh a) Lưu học sinh có kết quả học tập, nghiên cứu xuất sắc, được cơ sở giáo dục nước ngoài xác nhận sẽ được ưu tiên trong việc xét chọn và tạo điều kiện để tiếp tục học ở trình độ cao hơn; b) Lưu học sinh được về nước thực tập, thu thập tài liệu để phục vụ chương trình học tập; được nghỉ hè, nghỉ lễ theo quy định của cơ sở giáo dục; trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ được về nước, đi thăm thân nhân ở nước khác (nước thứ ba), mời thân nhân đến thăm nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đồng ý; c) Lưu học sinh được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài; trường hợp có nhu cầu giải quyết những vấn đề về lãnh sự (hộ chiếu, thị thực) và những vấn đề về tư pháp (đăng ký kết hôn, khai sinh) được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết theo thẩm quyền. 2. Trách nhiệm của lưu học sinh a) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại; b) Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Ngoại giao. Tích cực tham gia các hoạt động do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức. Thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh, báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này; c) Lưu học sinh học bổng phải thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp có lý do chính đáng phải thay đổi thời gian học, ngành học, nước đi học, cơ sở giáo dục thì thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Quy chế này; d) Lưu học sinh học bổng không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp thì phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành. Điều 4. Đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh 1. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn. 2. Chậm nhất 30 ngày sau khi đến nước ngoài học tập, lưu học sinh phải đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi. Lưu học sinh đăng ký thông tin theo hướng dẫn tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn. 3. Trường hợp lưu học sinh tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nước ngoài có nhu cầu công nhận tương đương văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc chuyển về nước học tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết trên cơ sở thông tin do lưu học sinh đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh. Điều 5. Gửi báo cáo trong thời gian học tập ở nước ngoài 1. Lưu học sinh học bổng phải gửi báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập cho cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học. Báo cáo tiến độ học tập là cơ sở để cấp học bổng cho lưu học sinh trong thời gian học tập tiếp theo. Báo cáo tiến độ học tập thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. 2. Lưu học sinh tự túc cập nhật thông tin tối thiểu 06 tháng một lần hoặc khi có sự thay đổi vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn. Điều 6. Chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học 1. Lưu học sinh học bổng nếu có lý do chính đáng cần chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học phải báo cáo với cơ quan cử đi học và phải được cơ quan đó đồng ý bằng văn bản. 2. Lưu học sinh học bổng xin chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học gồm các giấy tờ sau: a) Đơn đề nghị (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này); b) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài gồm cả nơi chuyển đi và chuyển đến về việc lưu học sinh chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học; c) Ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản lưu học sinh về việc chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản); d) Kết quả học tập tới thời điểm xin chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học. 3. Lưu học sinh học bổng nếu tự ý chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học mà chưa được cơ quan cử đi học cho phép thì không được xem xét cấp học bổng để theo học ngành học mới hoặc tại trường mới. Điều 7. Tạm dừng học, học lưu ban, học lại 1. Lưu học sinh học bổng vì lý do bất khả kháng phải tạm dừng học thì phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan cử đi học và phải được cơ quan đó cho phép bằng văn bản, trong đó xác định rõ thời gian tạm dừng học. Trong thời gian tạm dừng học, lưu học sinh không được nhận học bổng. 2. Lưu học sinh học bổng từ các nguồn kinh phí quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Quy chế này nếu lưu ban, không hoàn thành chương trình đào tạo của kỳ học, năm học theo yêu cầu của cơ sở giáo dục nước ngoài thì trong thời gian lưu ban, thời gian phải học lại sẽ không được hưởng học bổng. Việc cấp tiếp học bổng ngân sách nhà nước do cơ quan cử đi học quyết định sau khi lưu học sinh có kết quả các môn phải học lại đạt yêu cầu được tiếp tục cấp học bổng. Trường hợp học bổng do phía nước ngoài cấp toàn phần thì việc tạm dừng hay duy trì, tiếp tục cấp học bổng do phía nước ngoài quy định. Điều 8. Chuyển tiếp sinh 1. Chuyển tiếp sinh là lưu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, thạc sĩ ở nước ngoài được cấp học bổng để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn ngay sau khi tốt nghiệp. Ưu tiên xét tuyển chuyển tiếp sinh đối với những lưu học sinh có kết quả học tập xuất sắc, được cơ sở giáo dục nước ngoài cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo. 2. Điều kiện xét chuyển tiếp sinh, hồ sơ xin chuyển tiếp sinh thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 và Điều 11 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Chỉ tiêu chuyển tiếp sinh các diện học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý được xác định tại thông báo tuyển sinh các chương trình học bổng. Điều 9. Gia hạn thời gian học tập đối với lưu học sinh ở nước ngoài 1. Lưu học sinh học bổng khi hết thời hạn được phép học tập ở nước ngoài, nếu chưa hoàn thành chương trình học tập thì phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài tới cơ quan cử đi học để xem xét, ra quyết định cho phép lưu học sinh gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài. 2. Hồ sơ gia hạn thời gian học tập Lưu học sinh học bổng đề nghị gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học, gồm các giấy tờ sau: a) Đơn xin gia hạn thời gian học tập, trong đó nêu rõ lý do, thời gian xin gia hạn, nguồn kinh phí cho việc học tập trong thời gian gia hạn (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này); b) Báo cáo tiến độ học tập từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm xin gia hạn (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này); c) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài về việc lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập và kinh phí cho thời gian gia hạn; d) Ý kiến của cơ quan chủ quản lưu học sinh về việc gia hạn (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản). 3. Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập phải gửi về cơ quan cử đi học ít nhất 30 ngày làm việc trước khi hết hạn thời gian học tập ghi tại quyết định cử đi học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cử đi học ra quyết định cho phép lưu học sinh gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài. 4. Lưu học sinh học bổng làm thủ tục gia hạn thời gian học tập chậm quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn học tập ghi trong quyết định cử đi học hoặc không làm thủ tục gia hạn với cơ quan cử đi học thì không được cấp chế độ tài chính từ ngân sách nhà nước kể từ thời điểm hết hạn thời gian học tập ghi tại quyết định cử đi học ban đầu. 5. Lưu học sinh tự túc thực hiện các thủ tục gia hạn theo quy định của cơ quan chủ quản (nếu có) hoặc quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài và nước sở tại. Điều 10. Tiếp nhận lưu học sinh về nước 1. Lưu học sinh về nước gồm lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp về nước (sau đây gọi là lưu học sinh tốt nghiệp) và lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo, chưa tốt nghiệp nhưng về nước, lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập (sau đây gọi là lưu học sinh chưa tốt nghiệp). 2. Tiếp nhận lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày về nước, lưu học sinh học bổng phải nộp hồ sơ về nước cho cơ quan cử đi học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan cử đi học có văn bản giới thiệu lưu học sinh về cơ quan chủ quản của lưu học sinh (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản) hoặc giới thiệu lưu học sinh về cơ quan có nhu cầu tuyển dụng lưu học sinh về làm việc (đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác). b) Lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học, gồm các giấy tờ sau: - Báo cáo tốt nghiệp (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này); - Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bằng tốt nghiệp, kết quả học tập. Trường hợp chưa được cấp bằng thì nộp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học kèm theo bảng điểm (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ), xác nhận kết quả nghiên cứu, bảo vệ luận án (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ); - Giấy biên nhận đã nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ); - Thẻ lên máy bay về nước (boarding pass) và bản chụp hộ chiếu trang có ảnh và trang đóng dấu ngày nhập cảnh về nước; - Đơn đề nghị truy lĩnh chế độ kinh phí chưa được cấp (nếu có) kèm theo chứng từ gốc có liên quan và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt. 3. Tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước a) Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước, nếu có nguyện vọng được học tiếp trong nước và có đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì được đăng ký học tiếp tại cơ sở giáo dục trong nước. b) Hồ sơ lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước Lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ sở giáo dục dự kiến sẽ đăng ký vào học tiếp, gồm các giấy tờ sau: - Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này); - Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của lưu học sinh từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước; - Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài cấp; - Ý kiến của cơ quan cử đi học về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có); - Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với l­ưu học sinh có cơ quan chủ quản); - Bản sao hợp lệ các văn bản về việc trúng tuyển, nhập học, kết quả học tập tại cơ sở giáo dục đại học, sau đại học ở Việt Nam trước khi đi học ở nước ngoài (nếu có); - Ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có); - Giấy khám chữa bệnh, chỉ định điều trị của cơ quan y tế có thẩm quyền ở nước sở tại đối với trường hợp về nước vì lý do sức khỏe và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt. c) Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp tại cơ sở giáo dục của mình. Thời hạn giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ sở giáo dục không tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp trong nước thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Chương III KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LƯU HỌC SINH Điều 11. Khen thưởng lưu học sinh 1. Lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động hữu nghị, đã thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này, thực hiện tốt các quy định của Việt Nam và nước sở tại, có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì được xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Giấy khen của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài. 2. Tiêu chuẩn đối với lưu học sinh đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo a) Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Việt Nam, pháp luật, quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài và nước sở tại; b) Hoàn thành chương trình đào tạo trước thời hạn và có kết quả học tập toàn khóa đạt loại xuất sắc theo quy định của cơ sở đào tạo nơi lưu học sinh đã học tập hoặc có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng của nước ngoài (cấp tỉnh, thành phố, bang trở lên). 3. Tiêu chuẩn đối với lưu học sinh đề nghị tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài a) Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Việt Nam, pháp luật, quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài và nước sở tại; b) Hoàn thành chương trình đào tạo trước thời hạn và có kết quả học tập toàn khóa đạt loại giỏi trở lên theo quy định của cơ sở đào tạo nơi lưu học sinh đã học tập hoặc có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng của nước ngoài (cấp trường, viện, học viện trở lên). 4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng Lưu học sinh đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khen thưởng nộp 01 bộ hồ sơ về Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, gồm các giấy tờ sau: a) Báo cáo thành tích của cá nhân lưu học sinh dài không quá 04 trang A4, nội dung theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này; b) Văn bản xác nhận và ủng hộ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; c) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài xác nhận lưu học sinh hoàn thành khóa học trước thời hạn đạt kết quả học tập loại xuất sắc, loại giỏi hoặc xác nhận về công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng (bản chính và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt). 5. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ Cục Đào tạo với nước ngoài tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, thẩm định hồ sơ, lập tờ trình (kèm danh sách và báo cáo thành tích) trình Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và trình Bộ trưởng quyết định đối với trường hợp tặng Bằng khen của Bộ trưởng; Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài quyết định đối với trường hợp tặng Giấy khen của Cục trưởng. 6. Ngoài việc được khen thưởng theo quy định tại Điều này, lưu học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc còn được cấp có thẩm quyền khen thưởng theo các hình thức khen thưởng khác theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điều 12. Xử lý vi phạm đối với lưu học sinh 1. Lưu học sinh vi phạm pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, các quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài về học tập, sinh hoạt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan cử đi học xử lý theo các hình thức: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Buộc thôi học cho về nước. 2. Lưu học sinh là cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, các quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài về học tập, sinh hoạt, ngoài các hình thức bị xử lý quy định tại khoản 1 Điều này còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cử lưu học sinh đi học nước ngoài 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cử lưu học sinh đi học nước ngoài; các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn du học có trách nhiệm quản lý lưu học sinh trong thời gian học tập ở nước ngoài, đôn đốc lưu học sinh thực hiện quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan. 2. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý lưu học sinh như sau: a) Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về việc tuyển sinh và cử lưu học sinh đi học nước ngoài về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) theo Mẫu số 07, 08 và 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này; b) Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức dịch vụ tư vấn du học gửi báo cáo về việc lưu học sinh đi học nước ngoài về Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đã đăng ký đặt trụ sở và gửi đồng thời cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) theo Mẫu số 07, 08 và 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này; c) Các cơ quan, tổ chức gửi báo cáo quy định tại điểm a và b khoản 2 điều này đồng thời gửi các file báo cáo vào địa chỉ email: [email protected]. Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Trách nhiệm của Cục Đào tạo với nước ngoài: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý lưu học sinh theo quy định tại Quy chế này và các văn bản liên quan; b) Xây dựng và quản lý Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh; c) Thực hiện công tác tổng hợp số liệu lưu học sinh học tập ở nước ngoài; d) Thực hiện các công việc khác liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh học tập ở nước ngoài. 2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: a) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài và Vụ Hợp tác quốc tế tuyển chọn cán bộ đi làm công tác quản lý lưu học sinh tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cục Đào tạo với nước ngoài xác minh chất lượng, uy tín của cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp nhận lưu học sinh; c) Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Đào tạo với nước ngoài xem xét, công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, đảm bảo các trường hợp lưu học sinh được công nhận văn bằng đã thực hiện đăng ký thông tin tại Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh; d) Các Vụ, Cục và đơn vị khác phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài xử lý các công việc liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "11/04/2014", "sign_number": "10/2014/TT-BGDĐT", "signer": "Trần Quang Quý", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-lien-tich-08-2012-TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC-huong-dan-rut-ngan-147821.aspx
Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn rút ngắn
BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của pháp luật về rút ngắn thời gian thử thách của án treo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị, quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư liên tịch này áp dụng đối với người được hưởng án treo; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án treo. Điều 3. Nguyên tắc rút ngắn thời gian thử thách của án treo 1. Tuân thủ quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm chính sách khoan hồng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa. 3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo. 4. Khuyến khích người được hưởng án treo tự giác phấn đấu, tích cực học tập, lao động, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định thi hành án và nghĩa vụ của người được hưởng án treo. Điều 4. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo 1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án; c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. 2. Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên. 3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu sau đó có tiến bộ mới thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ. 4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Điều 5. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo 1. Khi người được hưởng án treo có đủ điều kiện được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; Thủ trưởng đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo. 2. Cuộc họp xét, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện lãnh đạo Công an, Mặt trận tổ quốc, Tư pháp cấp xã, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Cuộc họp xét, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo của đơn vị quân đội do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị quân đội chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện các tổ chức đoàn thể trong đơn vị quân đội, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. 3. Hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội gồm có: a) Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần thứ hai trở đi thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo; b) Văn bản đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo (trong đó phải ghi rõ họ, tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; tội danh, thời hạn phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách; số bản án hình sự, số quyết định thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo; thời gian thử thách đã chấp hành, thời gian thử thách còn lại; tóm tắt quá trình phạm tội của người được hưởng án treo, mối quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con), nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; đề nghị mức rút ngắn thời gian thử thách); c) Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công (nếu người được hưởng án treo đã được khen thưởng hoặc lập công); d) Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật (nếu người được hưởng án treo bị mắc bệnh hiểm nghèo); đ) Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đơn đề nghị); e) Bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo (nếu đã được rút ngắn thời gian thử thách của án treo). 4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án hình sự, văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan thi hành án và chuyển hồ sơ, văn bản đề nghị cho Tòa án cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét, quyết định. Đồng thời sao gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nội dung sau: Căn cứ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; tội danh, thời hạn phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách; số bản án hình sự, số quyết định thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo; thời gian thử thách đã chấp hành, thời gian thử thách còn lại; tóm tắt quá trình phạm tội của người được hưởng án treo, mối quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con), nhận xét của cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; đề nghị mức rút ngắn thời gian thử thách. Điều 6. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án treo làm việc phải thành lập Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Thời hạn mở phiên họp không vượt quá mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Trường hợp cần phải bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự bổ sung hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm. 2. Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm ba Thẩm phán hoặc hai Thẩm phán và một Hội thẩm (đối với Tòa án cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực không có đủ ba Thẩm phán), có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. 3. Hội đồng có thể mở phiên họp tại trụ sở của Tòa án hoặc tại trụ sở của cơ quan thi hành án hình sự đã lập hồ sơ đề nghị. 4. Trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo tiến hành như sau: a) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị; b) Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến; c) Hội đồng thảo luận và quyết định. 5. Trên cơ sở hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo có quyền: a) Chấp nhận toàn bộ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Trường hợp chấp nhận toàn bộ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo mà thời gian thử thách còn lại không quá một tháng, thì Hội đồng có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại; b) Chấp nhận một phần đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo; c) Không chấp nhận đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. 6. Hội đồng ra quyết định về việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo với các nội dung sau: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; b) Tên Tòa án ra quyết định; c) Thành phần của Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo; d) Họ tên, nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo được đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo; đ) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo; e) Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Trường hợp Tòa án quyết định không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do. 7. Việc gửi quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án hình sự. 8. Quyết định về việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Việc phúc thẩm quyết định của Tòa án về rút ngắn thời gian thử thách của án treo được thực hiện theo quy định tại Điều 253 của Bộ luật tố tụng hình sự. 9. Quyết định của Tòa án về việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Điều 7. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này các mẫu văn bản sau đây: 1. Đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội. 2. Đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. 3. Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo. 4. Quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Điều 8. Hiệu lực thi hành Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012. Những văn bản hướng dẫn trước đây của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Thông tư liên tịch này đều bãi bỏ. Điều 9. Trách nhiệm thi hành Cơ quan thi hành án hình sự các cấp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Tòa án, Viện kiểm sát các cấp và các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có vướng mắc, cần phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Thành Cung KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Quý Vương KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ CHÁNH ÁN Đặng Quang Phương KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG Nguyễn Hải Phong Nơi nhận: - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ ; - Bộ Công an; (để sao gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện) - Bộ Quốc phòng; (để sao gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện) - Tòa án nhân dân tối cao; (để sao gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (để sao gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện) - Công báo; - Lưu: BCA, BQP, TANDTC, VKSNDTC. Mẫu 01 BH theo TTLT số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 (1)…………………………… ……………………………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /ĐN-…………… ….., ngày …. tháng …. năm ….. ĐỀ NGHỊ XEM XÉT VIỆC RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO Căn cứ Điều 60 của Bộ luật Hình sự; Căn cứ Điều 63 của Luật Thi hành án hình sự; Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLN-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo; Căn cứ bản án hình sự số ………….. ngày …./ …/ …. của TAND …………………………….. và Quyết định T.H.A số……….ngày……/ ……/…………….. của TAND ……………………; ……………………………………………….............(1) đề nghị cơ quan thi hành án hình sự …..……………………..(2) xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo: I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ tên:……………………………; Giới tính:…………………….; Năm sinh:.................................... ; Họ tên khác:............................................................................................................................ Quê quán:................................................................................................................................ Nơi ĐKTT:................................................................................................................................ Dân tộc:……………………………; Quốc tịch:............................................................................. Trình độ học vấn:……………………………; Nghề nghiệp:............................................................ Tội danh:................................................................................................................................. Thời hạn phạt tù cho hưởng án treo:……………; Thời gian thử thách:...................................... (3) Theo Bản án số………ngày…../……./……. của TAND................................................................. Quyết định T.H.A số ……….. ngày ……/ ……/ ……. của TAND................................................... Chấp hành án từ ngày: ……./ ......./ ………,nơi chấp hành.......................................................... Cơ quan được giao giám sát, giáo dục:.................................................................................... Thời gian thử thách tính đến ngày ……./……./…………….: ……năm .... tháng ……….. ngày; Đã được rút ngắn thời gian thử thách:…………lần = ………năm .... tháng………ngày; - Lần 1: ………tháng theo Quyết định số :……. ngày …/ …/ …… của TAND................................ - Lần 2: ……... tháng theo Quyết định số : …… ngày …/ …/ …… của TAND............................... Thời gian thử thách còn lại: …………….năm……tháng……ngày; - Hình phạt bổ sung (nếu có):.................................................................................................... Tiền án (nếu có) (thời gian, tội danh, án phạt,Tòa án xét xử) ........................................................ Tiền sự (nếu có) (thời gian, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, cơ quan quyết định xử phạt):........ Tình tiết đặc biệt:...................................................................................................................... II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH PHẠM TỘI (Theo bản án) ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... III. QUAN HỆ GIA ĐÌNH 1. Họ tên bố:………………………………………..; Tuổi:…………….; Nghề nghiệp:......................... Nơi ở hiên nay:........................................................................................................................ 2. Họ tên mẹ: ………………………………………; Tuổi: …………….; Nghề nghiệp:........................ Nơi ở hiện nay:........................................................................................................................ 3. Họ tên vợ/chồng:………………………………..; Tuổi:……………..; Nghề nghiệp:....................... Nơi ở hiện nay:........................................................................................................................ IV. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Nhận xét về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 2. Mức đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo:.................................................... (4) Nơi nhận: - Cơ quan THAHS …………………..; - Lưu: Hồ sơ T.H.A. (5)………………………………………….. (Ký tên, đóng dấu) Hướng dẫn sử dụng: (1) Tên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tên đơn vị quân đội; (2) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc; (3) Ghi rõ thời hạn phạt tù được hưởng án treo và thời gian thử thách (ghi cả số và chữ, ví dụ: 03 (ba) năm); (4) Ghi rõ mức đề nghị rút ngắn thời gian thử thách (ghi cả số và chữ, ví dụ: 03 (ba) tháng); (5) Chủ tịch UBND hoặc Thủ trưởng đơn vị quân đội. Mẫu 02 BH theo TTLT số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 (1)…………………………… ……………………………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /ĐN-CQTHAHS ….., ngày …. tháng …. năm ….. ĐỀ NGHỊ RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO Căn cứ Điều 60 của Bộ luật Hình sự; Căn cứ Điều 66 của Luật Thi hành án hình sự; Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLN-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo; Căn cứ đề nghị số………….. ngày …./ …/ …. của……………………………………(3) xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo; Cơ quan thi hành án hình sự ……………………………………………………………. (1) đề nghị Tòa án ……………………… (2) xem xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo: I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ tên:………………………………………….…; Giới tính:………….; Năm sinh:............................. ; Họ tên khác:............................................................................................................................ Quê quán:................................................................................................................................ Nơi ĐKTT:................................................................................................................................ Dân tộc:……………………………; Quốc tịch:............................................................................. Trình độ học vấn:……………………………; Nghề nghiệp:............................................................ Tội danh:................................................................................................................................. Thời hạn phạt tù cho hưởng án treo:……………; Thời gian thử thách:...................................... (4) Theo Bản án số……… ngày…../ ……./ ………. của TAND.......................................................... Quyết định T.H.A số ……….. ngày ……/ ……/ ……. của TAND................................................... Chấp hành án từ ngày: ……./ ......./ ………,nơi chấp hành.......................................................... Cơ quan được giao giám sát, giáo dục:.................................................................................... Thời gian thử thách tính đến ngày ……./……./…………….: ……năm .... tháng …….. ngày; Đã được rút ngắn thời gian thử thách:…………lần = ………năm .... tháng………ngày; - Lần 1:………tháng theo Quyết định số:……. ngày …/ …/ …… của TAND.................................. - Lần 2:……... tháng theo Quyết định số: …… ngày …/ …/ …… của TAND................................. Thời gian thử thách còn lại: …………….năm …… tháng ……ngày; Hình phạt bổ sung (nếu có):...................................................................................................... Tiền án (nếu có) (thời gian, tội danh, án phạt,Tòa án xét xử) ........................................................ Tiền sự (nếu có) (thời gian, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, cơ quan quyết định xử phạt):........ Tình tiết đặc biệt:...................................................................................................................... II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH PHẠM TỘI (Theo bản án) ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... III. QUAN HỆ GIA ĐÌNH 1. Họ tên bố:………………………………………..; Tuổi:…………….; Nghề nghiệp:......................... Nơi ở hiên nay:........................................................................................................................ 2. Họ tên mẹ: ………………………………………; Tuổi: …………….; Nghề nghiệp:........................ Nơi ở hiện nay:........................................................................................................................ 3. Họ tên vợ/chồng:………………………………..; Tuổi:……………..; Nghề nghiệp:....................... Nơi ở hiện nay:........................................................................................................................ IV. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Nhận xét về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 2. Mức đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo:.................................................... (5) Nơi nhận:(6) - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Hướng dẫn sử dụng: (1) Tên cơ quan thi hành án hình sự; (2) Tòa án nhân cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc; (3) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội có văn bản đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách; (4) Ghi rõ thời hạn phạt tù được hưởng án treo và thời gian thử thách (ghi cả số và chữ, ví dụ: 03 (ba) năm); (5) Ghi rõ mức đề nghị rút ngắn thời gian thử thách (ghi cả số và chữ, ví dụ: 03 (ba) tháng); (6) Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp nơi người chấp hành án cư trú; cơ quan THAHS cấp trên trực tiếp. Mẫu 03 BH theo TTLT số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 TÒA ÁN ………………………(1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …./ ……/QĐ-TA(2) …….., ngày …. tháng …. năm ….. ĐỀ NGHỊ RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO TÒA ÁN …………………………………. Với Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm có: Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà).................................................................................. Các thẩm phán: Ông (Bà).................................................................................................................................. Ông (Bà)............................................................................................................................... (3) Đại diện Viện kiểm sát ………………………………………………………… tham gia phiên họp: Ông (Bà)............................................................................................................. Kiểm sát viên. NHẬN THẤY: Người bị xử phạt tù được hưởng án treo đang chịu thử thách tại............................................... Ngày ……… tháng ……… năm............................................................................................... (4) Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người bị xử phạt tù được hưởng án treo............................................................................................................................................... Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, XÉT THẤY: Việc đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo với lý do là............................................... ............................................................................................................................................. (5) Theo hướng dẫn tại Điều …………. Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì người bị xử phạt tù được hưởng án treo có đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách. Căn cứ vào Điều 60 của Bộ luật hình sự; Căn cứ vào khoản 2 Điều 268 và Điều 269 của Bộ luật tố tụng hình sự; Căn cứ vào Điều 66 của Luật thi hành án hình sự, QUYẾT ĐỊNH: 1. ……………………………………...(6) đề nghị của …………………………………………….(7) về việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo. 2. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo là ……………………………(8) cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo ………………….. sinh ngày ….. tháng ….. năm …….. Trú tại: .................................................................................................................................. (9) Con ông………………………………………………………. và bà.................................................... Bị xử phạt ……………… (10) tù về tội (các tội) …………………………………………. nhưng được hưởng án treo với thời gian thử thách là …………………………….. (11) Tại bản án hình sự ………………… (12) số ………. ngày…. tháng…..năm…….. của Tòa án............ ............................................................................................................................................... 3. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nơi nhận:(13) - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. TM. HỘI ĐỒNG XÉT RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP Hướng dẫn sử dụng: (1) Ghi tên Tòa án ra quyết định: nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưong (Tòa án nhân dân quận B, Thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4). (2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo (ví dụ: Số: 13/2007/QĐ-TA). (3) Trường hợp Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm có hai Thẩm phán và một Hội thẩm thì ghi Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp, ghi Thẩm phán: Ông (Bà)..., Hội thẩm: Ông (Bà)… (4) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo của Cơ quan thi hành án hình sự nơi người được hưởng án treo cư trú hoặc làm việc (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh A có văn bản số 18/.... đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo). (5) Ghi lý do đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. (6) Ghi “Chấp nhận” nếu chấp nhận toàn bộ đề nghị của cơ quan, tổ chức; ghi “Chấp nhận một phần” nếu chấp nhận một phần đề nghị của cơ quan, tổ chức. (7) Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; (8) Ghi thời gian thử thách được giảm (ghi cả số và chữ, ví dụ: “03 (ba) tháng”). (9) Ghi nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú). (10) Ghi thời hạn hình phạt tù được hưởng án treo theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”). (11) Ghi thời gian thử thách theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”). (12) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”. (13) Cá nhân và các cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Thi hành án hình sự. Mẫu 04 BH theo TTLT số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 TÒA ÁN ………………………(1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …./ ……/QĐ-TA(2) …….., ngày …. tháng …. năm ….. QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CHẤP NHẬN RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO TÒA ÁN …………………………………. Với Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm có: Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà).................................................................................. Các thẩm phán: Ông (Bà).................................................................................................................................. Ông (Bà)............................................................................................................................... (3) Đại diện Viện kiểm sát ………………………………………………………… tham gia phiên họp: Ông (Bà)............................................................................................................. Kiểm sát viên. NHẬN THẤY: Người bị xử phạt tù được hưởng án treo đang chịu thử thách tại............................................... Ngày ……… tháng ……… năm............................................................................................... (4) Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người bị xử phạt tù được hưởng án treo............................................................................................................................................... Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, XÉT THẤY: Việc đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo với lý do là............................................... ............................................................................................................................................. (5) Theo hướng dẫn tại Điều …………. Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì người bị xử phạt tù được hưởng án treo không đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách. Căn cứ vào Điều 60 của Bộ luật hình sự; Căn cứ vào khoản 2 Điều 268 và Điều 269 của Bộ luật tố tụng hình sự; Căn cứ vào Điều 66 của Luật thi hành án hình sự, QUYẾT ĐỊNH: 1. Không chấp nhận đề nghị của ………………………………………………………………….(7) về việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người bị xử phạt tù được hưởng án treo ………………….. sinh ngày ….. tháng ….. năm …….. Trú tại: .................................................................................................................................. (7) Con ông………………………………………………………. và bà.................................................... Bị xử phạt ……………… (8) tù về tội (các tội) …………………………………………. nhưng được hưởng án treo với thời gian thử thách là …………………………….. (9) Tại bản án hình sự ………………… (10) số ………. ngày…. tháng…..năm…….. của Tòa án............ ............................................................................................................................................... 2. Lý do không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách: ............................................................ ............................................................................................................................................... 3. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nơi nhận:(11) - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. - ………………………………………….. TM. HỘI ĐỒNG XÉT RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP Hướng dẫn sử dụng: (1) Ghi tên Tòa án ra quyết định: nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân quận B, Thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4). (2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo (ví dụ: Số: 13/2007/QĐ-TA). (3) Trường hợp Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm có hai Thẩm phán và một Hội thẩm thì ghi Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp, ghi Thẩm phán: Ông (Bà)..., Hội thẩm: Ông (Bà)… (4) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo của Cơ quan thi hành án hình sự nơi người được hưởng án treo cư trú hoặc làm việc (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh A có văn bản số 18/.... đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo). (5) Ghi lý do đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. (6) Ghi nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú). (7) Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; (8) Ghi thời hạn hình phạt tù được hưởng án treo theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”). (9) Ghi thời gian thử thách theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”). (10) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”. (11) Cá nhân và các cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Thi hành án hình sự.
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao", "promulgation_date": "14/08/2012", "sign_number": "08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC", "signer": "Đặng Quang Phương, Lê Quý Vương, Nguyễn Thành Cung, Nguyễn Hải Phong", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-17-2016-TT-BNNPTNT-huong-dan-quan-ly-nhiem-vu-bao-ve-moi-truong-316419.aspx
Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2016/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2016 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ môi trường). 2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Bộ). Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường là cơ quan được Bộ giao trách nhiệm quản lý nhiệm vụ môi trường: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi. 2. Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ môi trường theo đặt hàng của Bộ. 3. Giao trực tiếp là việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ môi trường theo đặt hàng của Bộ. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục I. XÁC ĐỊNH DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG Điều 3. Căn cứ đề xuất nhiệm vụ môi trường 1. Các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường của Nhà nước và của Bộ. 2. Yêu cầu thực tiễn về bảo vệ môi trường thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý. 3. Yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo Bộ. Điều 4. Xây dựng và phê duyệt danh mục nhiệm vụ môi trường 1. Các tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề xuất nhiệm vụ môi trường theo mẫu B1.PĐX-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) trước ngày 30 tháng 3 của năm trước năm kế hoạch. 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm: a) Tổng hợp danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc; b) Trình Bộ thành lập hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường trong thời hạn 5 ngày làm việc. Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường có 09 thành viên. Cơ cấu hội đồng gồm: các chuyên gia môi trường; thành viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất - kinh doanhvà các tổ chức khác có liên quan hoặc dự kiến thụ hưởng kết quả nhiệm vụ môi trường. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch được chủ tịch hội đồng ủy quyền. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường và đề xuất phương thức thực hiện tuyển chọn hoặc giao trực tiếp. c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả họp hội đồng tư vấn, trình Bộ xem xét, phê duyệt danh mục và phương thức thực hiện các nhiệm vụ môi trường trong năm kế hoạch và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về danh mục đã đề xuất. Điều 5. Thông báo danh mục nhiệm vụ môi trường 1. Đối với nhiệm vụ môi trường thực hiện theo hình thức tuyển chọn: Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ. 2. Đối với các nhiệm vụ môi trường thực hiện theo hình thức giao trực tiếp: Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ và thông báo bằng văn bản đến các tổ chức được Bộ giao trực tiếp. 3. Thời gian công bố, thông báo: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày danh mục nhiệm vụ môi trường được phê duyệt. Mục II. TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG Điều 6. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp 1. Các tổ chức tham gia đăng ký tuyển chọn hoặc được xét giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Có tư cách pháp nhân; b) Có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ môi trường. 2. Cá nhân chủ trì nhiệm vụ phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong 3 năm gần đây tính đến thời điểm nộp hồ sơ; b) Có đủ khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường; c) Không thuộc một trong các trường hợp sau: Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ môi trường cấp Bộ chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng trên 30 ngày. Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nhiệm vụ môi trường đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ. Điều 7. Hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp 1. Hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp gồm: a) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường theo mẫu B2.ĐĐK-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này; b) Thuyết minh nhiệm vụ môi trường theo mẫu B3.TM-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường gồm: một (01) bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và chín (09) bộ hồ sơ bản sao được đóng gói trong túi hồ sơ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ: tên nhiệm vụ; tên, địa chỉ của đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ; họ và tên của cá nhân chủ trì; họ và tên, đơn vị công tác của những người tham gia; danh mục tài liệu có trong hồ sơ. Điều 8. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp 1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp (nếu cần). 2. Hồ sơ hợp lệ để đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này. 3. Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo mẫu B4.BBMHS-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 9. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp 1. Bộ trưởng quyết định thành lập các hội đồng để tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường. 2. Thành phần hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp. Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác. Các thành viên gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các chuyên gia có trình độ chuyên môn liên quan và am hiểu về nội dung thực hiện. Cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp không được là thành viên Hội đồng. 3. Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp a) Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, các ủy viên phản biện. b) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp của hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp. c) Tài liệu phục vụ họp hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp gồm: Phiếu nhận xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường theo mẫu B5.PNX-NVMT, phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường theo mẫu B6.PĐG-NVMT, biên bản họp hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường theo mẫu B7.BBH-NVMT và biên bản kiểm phiếu theo mẫu B7a. BBKP-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. d) Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đánh giá hồ sơ thuyết minh theo thang điểm 100. Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình cao nhất và có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt tối thiểu 70/100, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm). Hội đồng thảo luận thống nhất kiến nghị: những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ môi trường; các sản phẩm chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt; kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ môi trường; những điểm cần lưu ý để tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện hoàn thiện hồ sơ. Điều 10. Thông báo tổ chức, cá nhân hoàn thiện thuyết minh Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp kết quả họp của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp và thông báo cho tổ chức, cá nhân chủ trì hoàn thiện thuyết minh nhiệm vụ môi trường. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm gửi thuyết minh nhiệm vụ môi trường đã hoàn thiện về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) để thực hiện thẩm định nội dung, kinh phí. Điều 11. Thẩm định nội dung, kinh phí và phê duyệt nhiệm vụ môi trường 1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng quyết định thành lập hội đồng thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ môi trường. Hội đồng thẩm định gồm đại diện của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Tài chính, đại diện hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp. Chủ tịch hội đồng thẩm định là lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, phó chủ tịch hội đồng thẩm định là lãnh đạo Vụ Tài chính. Hội đồng thẩm định lập biên bản thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ môi trường theo mẫu B8.BBTĐ-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trên cơ sở kết quả của hội đồng thẩm định nội dung và kinh phí, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng phê duyệt danh mục và kinh phí thực hiện nhiệm vụ môi trường (bao gồm: tên nhiệm vụ môi trường; tổ chức và cá nhân chủ trì; mục tiêu; kết quả dự kiến; thời gian thực hiện; tổng kinh phí và kinh phí hàng năm). 3. Tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ môi trường có trách nhiệm hoàn thiện thuyết minh nhiệm vụ môi trường trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày có quyết định phê duyệt danh mục và kinh phí thực hiện nhiệm vụ môi trường) và gửi cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường để phê duyệt. 4. Cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ môi trường: a) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Vụ Tài chính phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ môi trường do Bộ trực tiếp quản lý; b) Các Tổng cục phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ môi trường được giao quản lý. c) Cơ quan chủ trì nhiệm vụ môi trường phê duyệt thuyết minh hàng năm trên cơ sở thuyết minh nhiệm vụ môi trường đã được phê duyệt. Điều 12. Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ môi trường 1. Đối với tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ: Cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ môi trường theo mẫu B9.HĐ-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đối với tổ chức, cá nhân là đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ: không ký hợp đồng, việc thực hiện nhiệm vụ môi trường căn cứ theo Quyết định phê duyệt danh mục và kinh phí nhiệm vụ môi trường. Mục III. BÁO CÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU Điều 13. Báo cáo, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ môi trường 1. Định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ môi trường báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện nhiệm vụ môi trường gửi về cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường. Mẫu báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ môi trường theo mẫu B10.BCĐK-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, các chuyên gia tư vấn (nếu cần) tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện các nhiệm vụ môi trường ít nhất mỗi năm 01 lần, không kể kiểm tra đột xuất. Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ môi trường theo mẫu B11.BBKT-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với nhiệm vụ môi trường do Tổng cục được giao quản lý, thành phần đoàn kiểm tra phải có đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 3. Khi có thay đổi, bổ sung nội dung thực hiện nhiệm vụ môi trường, tổ chức chủ trì nhiệm vụ môi trường phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường để xem xét trình Bộ phê duyệt nội dung điều chỉnh. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ chỉ được thực hiện các nội dung đề nghị điều chỉnh khi được Bộ đồng ý bằng văn bản. Điều 14. Đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ môi trường 1. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cho đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả tự đánh giá. Kết quả tự đánh giá được tổng hợp và báo cáo theo mẫu B12.BCTĐG-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đánh giá nghiệm thu a) Nhiệm vụ môi trường sau khi hoàn thành được đánh giá nghiệm thu cấp Bộ. b) Đối với các nhiệm vụ môi trường mà sản phẩm được ban hành là các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn, các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường của Bộ (thanh tra, kiểm tra, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền) thì không tổ chức hội đồng nghiệm thu, nhưng tổ chức chủ trì phải có báo cáo kết quả triển khai kèm theo sản phẩm của nhiệm vụ để cơ quan quản lý xác nhận hoàn thành. Mẫu văn bản xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường được quy định theo mẫu B13.XNCV-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp Bộ gồm: a) Công văn đề nghị nghiệm thu nhiệm vụ môi trường; b) Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường; c) Báo cáo tổng kết (theo mẫu B14.BCTK-NVMT); d) Các sản phẩm của nhiệm vụ. 4. Số lượng, thời hạn nộp hồ sơ và thời gian nghiệm thu Tổ chức chủ trì nhiệm vụ môi trường nộp 10 bộ hồ sơ (01 bản gốc và 09 bản sao) cho cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thực hiện nhiệm vụ môi trường theo quyết định phê duyệt danh mục và kinh phí thực hiện nhiệm vụ môi trường, hoặc văn bản điều chỉnh gia hạn thực hiện (nếu có). Thời gian nghiệm thu cấp Bộ phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường nhận được hồ sơ hợp lệ. 5. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ Bộ trưởng quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu đánh giá các nhiệm vụ môi trường. Thành phần hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ theo quy định tại khoản 2, Điều 9 của Thông tư này. 6. Phương thức làm việc của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu a) Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, các ủy viên phản biện và thư ký. b) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp của hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp. c) Tài liệu phục vụ đánh giá nghiệm thu cấp Bộ gồm: phiếu nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường theo mẫu B15.PNXNT- NVMT, phiếu đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ môi trường theo mẫu B16.PĐGNT- NVMT, biên bản họp hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ môi trường theo mẫu B17.BBNT- NVMT và biên bản kiểm phiếu nghiệm thu nhiệm vụ môi trường theo mẫu B17a.BBKP-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. d) Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường theo một trong hai mức “Đạt” hoặc “Không đạt”. Điều 15. Thanh lý hợp đồng và xác nhận hoàn thành nhiệm vụ 1. Đối với nhiệm vụ môi trường được hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ đánh giá mức “Đạt”, trong thời gian 30 ngày làm việc, chủ trì nhiệm vụ phải hoàn chỉnh hồ sơ nhiệm vụ theo ý kiến đóng góp của hội đồng, nộp cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường và Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ. Một bộ hồ sơ gồm: báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường, các sản phẩm của nhiệm vụ (bản giấy và bản điện tử). 2. Cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường. Phương thức thực hiện như sau: a) Đối với các nhiệm vụ môi trường ký hợp đồng, cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường thanh lý hợp đồng theo mẫu B18.TLHĐ-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. b) Đối với các nhiệm vụ môi trường không ký hợp đồng, cơ quan quản lý xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường theo mẫu B13.XNCV-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ 1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này. 2. Các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường triển khai thực hiện Thông tư này. Điều 17. Quy định chuyển tiếp Đề xuất và hồ sơ nhiệm vụ môi trường được cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định tại Thông tư số 55/2013/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 18. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Thông tư này thay thế Thông tư số 55/2013/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng nguồn kinh phí khác chưa có hướng dẫn thì xem xét vận dụng các nội dung phù hợp quy định tại Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: TC, TNMT, KHĐT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; Website Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "24/06/2016", "sign_number": "17/2016/TT-BNNPTNT", "signer": "Lê Quốc Doanh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-16-2011-TT-BTNMT-sua-doi-noi-dung-lien-quan-den-thu-tuc-hanh-chinh-124747.aspx
Thông tư 16/2011/TT-BTNMT sửa đổi nội dung liên quan đến thủ tục hành chính
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 16/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Căn cứ Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận); cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất; đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp tách thửa, hợp thửa đất; gia hạn sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; giao lại đất, thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. 2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Chương 2. NHỮNG NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG Điều 3. Quy định bổ sung về thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất 1. Thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Nghị định số 88/2009/NĐ-CP) đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau: a) Thời gian thực hiện các công việc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) là không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra; b) Thời gian thực hiện các công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường là không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thì thời gian thực hiện quy định tại điểm này không kể thời gian gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại điểm a khoản này; c) Thời gian thực hiện các công việc tại cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp là không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến; d) Thời gian thực hiện việc ký Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) là không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2. Thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài như sau: a) Thời gian thực hiện các công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; b) Thời gian thực hiện các công việc tại cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp là không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến; c) Thời gian thực hiện việc ký Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp được ủy quyền) là không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3. Trường hợp thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất và trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà hồ sơ đề nghị đăng ký biến động chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì ngoài thời gian thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và khoản 2 Điều 147 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, còn được tính thêm thời gian không quá mười lăm (15) ngày làm việc để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc thẩm tra, xác nhận điều kiện cấp Giấy chứng nhận. 4. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động đất đai ở nơi không có bản đồ địa chính hoặc do tách thửa, hợp thửa, chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với địa phương thuộc khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và trường hợp phải trích đo địa chính nhiều thửa đất thì thời gian thực hiện không quá mười (10) ngày làm việc. Việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ ở các cấp; thời gian thực hiện công việc này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động đất đai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và Điều 21 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT). Điều 4. Quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bị mất 1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; b) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận ba (03) lần trong thời gian không quá mười (10) ngày trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối với hộ gia đình và cá nhân thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian mười lăm (15) ngày. Trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn thì không phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất, giấy niêm yết thông báo mất giấy nhưng phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó. 2. Việc nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bị mất chỉ được thực hiện sau thời gian ba mươi (30) ngày kể từ ngày đăng tin lần đầu hoặc từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận hoặc ngày ký giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Điều 5. Quy định bổ sung khi đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây quy định tại Điều 29 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT 1. Loại giấy tờ tại điểm b khoản 1 Điều 29 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT được quy định như sau: a) Trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên phải có bản sao văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp hộ gia đình thay đổi người đại điện là chủ hộ gia đình phải có bản sao sổ hộ khẩu của hộ đó; trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ thì phải có văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Trường hợp tổ chức đổi tên phải có bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hay công nhận việc đổi tên tổ chức đó; d) Trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên phải có văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư đó, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; đ) Trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đó; e) Trường hợp đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính ghi nợ trên Giấy chứng nhận thì phải có chứng từ về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính đó, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật đất đai; g) Trường hợp thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận theo thỏa thuận giữa những người có quyền lợi liên quan phù hợp với quy định của pháp luật thì phải có văn bản thỏa thuận về việc thay đổi đó, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; h) Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình đã ghi trên Giấy chứng nhận mà phải xin phép theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có bản sao giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) hoặc giấy tờ quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với trường hợp của tổ chức). i) Các giấy tờ là bản sao quy định tại các điểm a, b, c và h khoản này phải có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc không chứng thực nhưng phải xuất trình bản gốc để cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu. 2. Trường hợp trên Trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn chỗ để xác nhận thay đổi thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp để quản lý và viết Giấy chứng nhận mới (theo nội dung thông tin đã thay đổi) để trình cơ quan có thẩm quyền ký cấp mà không phải làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận riêng và không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thêm bất cứ thủ tục hành chính nào. Điều 6. Quy định bổ sung việc nộp Giấy chứng nhận khi thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Khi thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì phải nộp bản gốc Giấy chứng nhận đó. Điều 7. Quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chia tách, sáp nhập tổ chức; chia tách hộ gia đình hoặc chia tách nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 140 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP 1. Người nhận quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (nếu có nhu cấu chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất); c) Một trong các loại văn bản: quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; Sổ hộ khẩu đối với trường hợp chia tách hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung về việc chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chung. 2. Trong thời gian không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác nhận tính pháp lý của hồ sơ và điều kiện cấp Giấy chứng nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính), trích sao hồ sơ địa chính (đối với trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận) và in Giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thời gian thực hiện các công việc của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được tính thêm không quá mười lăm (15) ngày làm việc. 3. Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm ký Giấy chứng nhận (đối với trường hợp được ủy quyền) hoặc trình Ủy ban nhân dân ký Giấy chứng nhận và chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 4. Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo Giấy chứng nhận đã ký, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với loại tài sản gắn liền với đất được chứng nhận; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. Điều 8. Quy định bổ sung khi thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 133 và Điều 134 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP 1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp bản gốc Giấy chứng nhận đó. 2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà người sử dụng đất có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (chưa được cấp Giấy chứng nhận) thì ngoài việc thực hiện các công việc quy định tại điểm a khoản 3 Điều 133 hoặc các khoản 2 và 3 Điều 134 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra về điều kiện cấp Giấy chứng nhận để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo mục đích sử dụng đất mới. Điều 9. Quy định bổ sung khi thực hiện thủ tục giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế quy định tại Điều 128 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện ký Giấy chứng nhận (nếu được ủy quyền) hoặc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận cho tổ chức được Ban quản lý khu công nghệ cao, Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất, cho thuê đất. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2011. 2. Bãi bỏ các quy định sau: a) Bãi bỏ nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) trong mẫu Đơn xin giao đất làm nhà ở (Mẫu số 02/ĐĐ) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ; b) Bãi bỏ các mẫu Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 11/ĐK), mẫu Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 12/ĐK) và mẫu Đơn xin gia hạn sử dụng đất (Mẫu số 13/ĐK) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT để thay thế bằng mẫu Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu số 03/ĐK-GCN) ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT , trong đó bổ sung thêm nội dung “III - Ý kiến của Cơ quan Tài nguyên và Môi trường” để sử dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép và trường hợp gia hạn sử dụng đất; c) Bỏ cụm từ “Trang bổ sung” tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 11. Trách nhiệm thực hiện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện Thông tư này ở địa phương và rà soát, bãi bỏ các quy định của địa phương trái với quy định của Thông tư này. 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện ở địa phương theo đúng quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng thông tin điện tử CP, Website Bộ TN&MT; - Lưu VT, PC, TCQLĐĐ, CĐKTK. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hiển
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "20/05/2011", "sign_number": "16/2011/TT-BTNMT", "signer": "Nguyễn Mạnh Hiển", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-235-KH-UBND-2016-kiem-soat-benh-Sot-xuat-huyet-Zika-quan-Phu-Nhuan-Ho-Chi-Minh-541590.aspx
Kế hoạch 235/KH-UBND 2016 kiểm soát bệnh Sốt xuất huyết Zika quận Phú Nhuận Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 235/KH-UBND Phú Nhuận, ngày 12 tháng 4 năm 2016 KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, ZIKA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Thực hiện Công văn số 2864/SYT-NVY ngày 05/4/2016 về việc phối hợp các sở ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện về phòng, chống bệnh do Zika; Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam. Dựa trên tình hình, diễn tiến dịch bệnh do vi rút Zika trên thế giới, tính đến cuối tháng 3/2016 đã có 61 quốc gia báo cáo có ca bệnh, đặc biệt đã phát hiện những trường hợp mắc tại các quốc gia lân cận và tiếp giáp biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Philipines,... Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng trong tháng 3/2016 đã ghi nhận 02 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm Zika sau khi du lịch Việt Nam và cả 2 bệnh nhân này đều dừng chân tại thành phố Hồ Chí Minh; Ngày 31/3/2016 thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 1 trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút Zika (tại phường Thạnh Mỹ Lợi Quận 2). Nhằm kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và phòng bệnh Zika, Ban Chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh quận xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng chống dịch trên địa bàn quận Phú Nhuận như sau: I. MỤC TIÊU: - Khống chế không để dịch bệnh Sốt xuất huyết và Zika lây lan. - Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và Zika. Khuyến khích sự tham gia của lãnh đạo, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện các hoạt động nhằm tác động thay đổi hành vi của cộng đồng. - Nâng cao năng lực của nhân viên Y tế các cấp trong việc theo dõi, dự báo, phát hiện sớm dịch bộc phát và đáp ứng nhanh trong chống dịch Sốt xuất huyết và Zika. Chủ động trong công tác truyền thông phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và Zika. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Công tác truyền thông: 1.1. Mục tiêu chung: - Nâng cao nhận thức của người dân về việc tự giác phát hiện và thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng tại nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập của mọi người. - Tăng cường sự phối hợp, tham gia của các thành viên các tổ chức xã hội và các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai các nội dung của hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng đến hội viên và thực hiện kiểm tra, đánh giá. - Phổ biến các nội dung và hình thức xử phạt các hành vi làm lây lan bệnh trong cộng đồng theo Nghị định 176/2013 NĐ-CP và theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 1.2. Mục tiêu cụ thể: - 100% các hộ gia đình của Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên Hội Phụ nữ tại các địa phương không có ổ lăng quăng trong khuôn viên nhà. - 100% các công sở, trường học, xí nghiệp, bệnh viện... trên địa bàn của quận không có lăng quăng tại các vật chứa nước sử dụng. - 100% hộ dân tại điểm nguy cơ biết thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi và các biện pháp phòng chống muỗi đốt. 1.3. Đối tượng được truyền thông: - Người dân tại cộng đồng, đặc biệt tập trung ở các hộ có phụ nữ mang thai; - Các hội viên của các tổ chức xã hội, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương; - Học sinh các trường tại địa phương, đặc biệt các trường cấp 1, cấp 2. 1.4. Nội dung truyền thông: - Hộ gia đình thực hiện hành vi đậy kín các vật chứa nước sinh hoạt, thay nước định kỳ và cọ rửa sạch vật chứa nước thường xuyên. - Hộ gia đình thực hiện hành vi dọn dẹp rác thải không để đọng nước, sắp xếp gọn gàng vật dụng trong nhà để thông thoáng. Thông điệp chính: Mỗi người -Mỗi nhà cần thực hiện ngay: 1. Cả ngày lẫn đêm: Phòng tránh muỗi đốt 2. Mỗi ngày: Tìm diệt muỗi 3. Mỗi tuần: Tìm và loại trừ lăng quăng 1.5. Hình thức truyền thông: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Cổng thông tin và giao tiếp điện tử của quận, trang điện tử của các đơn vị y tế của Bệnh viện quận, các cơ sở y tế trên địa bàn quận: có banner về nội dung phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết, đưa tin về các hoạt động diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường tại địa phương, đăng các bài viết về biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng phù hợp với thực tế của địa phương; các khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai và những người trẻ về từ nơi - vùng dịch Zika. Treo băng rôn về khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, phường, các cơ sở y tế công lập thuộc quận: Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện quận, các trạm y tế và các nơi đông dân cư đồng loạt từ ngày 15/04/2016 đến hết 30/05/2016. Thực hiện 01 xe truyền thông với chủ đề phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết hoạt động trong Quý II/2016 (lồng ghép hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết), lộ trình và lịch hoạt động do Trung tâm y tế dự phòng quận và Trạm y tế 15 phường thực hiện dựa trên tình hình thực tế tại quận; ưu tiên hoạt động tại các điểm nguy cơ bùng phát muỗi, lăng quăng, các ổ dịch Sốt xuất huyết hiện hữu, nơi công cộng tập trung nhiều người và sẵn sàng thực hiện trong các tháng tiếp theo đến cuối năm tùy tình hình thực tế. Tiếp tục thực hiện các hình thức truyền thông phòng bệnh tại địa phương như bản tin, loa truyền thanh, sinh hoạt tổ dân phố... Ưu tiên thời lượng dành cho nội dung phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết. Các ban ngành, đoàn thể quận có chỉ đạo xuyên suốt từ quận đến phường về việc đưa nội dung phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết vào nội dung sinh hoạt định kỳ, tạo sự hưởng ứng sâu rộng đến từng gia đình trong xã hội. Cần có những biện pháp khuyến khích việc thực hiện hành vi chủ động diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết của từng đoàn viên, hội viên; đồng thời có tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện. Trung tâm Y tế dự phòng quận tập huấn cho các ban ngành, đoàn thể quận, phường và các đơn vị trường học về nội dung truyền thông và triển khai hoạt động phòng, chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết. 2. Kiểm soát các điểm nguy cơ bùng phát muỗi, lăng quăng: Trung tâm Y tế dự phòng và Trạm y tế 15 phường khẩn trương rà soát lại các điểm có yếu tố nguy cơ Sốt xuất huyết và tăng cường kiểm soát, nhất là trong tháng 4 - 5/2016. Đối với các điểm nguy cơ là hộ gia đình (bao gồm hộ dân, nhà trọ, hàng quán...): kiểm tra các vị trí có khả năng phát sinh lăng quăng và yêu cầu chủ nhà xử lý ngay khi phát hiện; tái kiểm tra sau 1 tuần đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng; có biện pháp hỗ trợ hộ gia đình xử lý những ổ lăng quăng ngoài khả năng xử lý của họ. Đối với trụ sở cơ quan tổ chức, các công trình công cộng, công trình xây dựng: kiểm tra các vị trí có khả năng phát sinh lăng quăng; truyền thông hướng dẫn các biện pháp xử lý và phòng ngừa sự phát sinh lăng quăng tại địa điểm; tái kiểm tra hàng tuần đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng; áp dụng biện pháp chế tài theo nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức,... vẫn còn phát hiện lăng quăng sau 2 lần kiểm tra. Đối với các điểm nguy cơ không có người quản lý: huy động đoàn viên thanh niên địa phương và người dân xung quanh tham gia xử lý các ổ lăng quăng, đồng thời áp dụng các biện pháp chính quyền để ngăn ngừa sự phát sinh ổ lăng quăng. Song song đó, tổ chức truyền thông cho người dân xung quanh về vai trò của họ trong việc ngăn ngừa sự phát sinh ổ lăng quăng tại những nơi này. 3. Công tác giám sát và xử lý ca bệnh/ ổ dịch: Thực hiện Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam. - Xác minh ca bệnh, điều tra dịch tễ, điều tra côn trùng (CI,HI,DI). Vận động diệt lăng quăng khu vực ca bệnh. Nếu yếu tố dịch tễ, côn trùng cao có thể xử lý phun hóa chất diện rộng theo các bước sau: - Xác định phạm vi ổ dịch (sử dụng bản đồ dịch tễ), xác định tổng số điểm nguy cơ trong phạm vi ổ dịch. - Xây dựng kế hoạch xử lý ổ dịch, vận động diệt lăng quăng, truyền thông, phun hóa chất. - Khảo sát lăng quăng và côn trùng sau mỗi lần phun hóa chất (nếu không đạt đề nghị xử lý lại). - Giám sát ổ dịch sau xử lý: tiếp tục giám sát ổ dịch sau khi xử lý thành công. Ổ dịch chấm dứt khi trong vòng 1 tháng không có ca mắc mới. III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 1. Phòng Y tế quận: - Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và giám sát tổ chức thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động, không để dịch bùng phát trên địa bàn; vận động nhân dân làm vệ sinh môi trường để diệt muỗi, lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết và Zika. - Triển khai đến các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn quận: phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng trong việc chẩn đoán xác định dịch cũng như điều tra dịch tễ ca bệnh; báo cáo dịch kịp thời theo thông tư số 48/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế khi phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Sốt xuất huyết, Zika. - Phối hợp kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về y tế dự phòng, vệ sinh và môi trường theo nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống các loại dịch bệnh quận kiểm tra giám sát công tác chống dịch tại các phường và tại cộng đồng. - Tổng hợp báo cáo hoạt động và tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận về công tác phòng chống dịch bệnh. 2. Trung tâm Y tế dự phòng quận: - Triển khai công tác tập huấn kiến thức phòng bệnh Sốt xuất huyết, Zika cho nhân viên y tế, ban điều hành khu phố, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... - Phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo quận tập huấn phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong trường học: Sốt xuất huyết, Zika và Tay chân miệng, và các dịch bệnh lây qua tiếp xúc,... cho Ban Giám hiệu, cán bộ phụ trách y tế học đường tất cả các trường học các cấp, hệ công lập và tư thục, trên địa bàn. - Phối hợp với Ban giám hiệu các trường học tổ chức truyền thông đến các phụ huynh và học sinh các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết, Zika và Tay chân miệng và các dịch bệnh khác trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, và trong sinh hoạt lớp hàng tuần. - Triển khai Trạm Y tế 15 phường tham mưu với UBND phường thực hiện các nội dung truyền thông nêu trên (mục 1/II). - Phối hợp với Trạm Y tế xác định lại các điểm có yếu tố nguy cơ phát sinh muỗi và lăng quăng; Triển khai Trạm Y tế 15 phường tăng cường giám sát muỗi và lăng quăng tại các điểm có yếu tố nguy cơ Sốt xuất huyết, ổ dịch Sốt xuất huyết và vùng nguy cơ Sốt xuất huyết theo hướng dẫn trên (mục 2/II). - Triển khai Trạm Y tế 15 phường xử lý triệt để những ổ dịch mới phát sinh tránh lây lan, tồn lưu mầm bệnh trong cộng đồng đúng quy định (mục 3/II). - Tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh quận thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm soát điểm nguy cơ và hoạt động xử lý ổ dịch trên địa bàn quận. - Thực hiện đúng, kịp thời, đầy đủ công tác thống kê báo cáo theo quy định. 3. Bệnh viện Quận: - Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu...để tiếp nhận thu dung và điều trị bệnh nhân tăng cường hội chẩn tuyến trên nhằm giảm thiểu số tử vong. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng công tác nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ tại phòng khám, phòng cấp cứu và thường xuyên nhắc nhở, cảnh giác, phát hiện sớm bệnh Sốt xuất huyết, Zika, xử trí theo đúng quy định của Bộ Y tế. - Thông tin kịp thời tình hình các ca bệnh đang điều trị tại bệnh viện cho Trung tâm Y tế Dự phòng để phối hợp giám sát, xử lý không để lây lan ra cộng đồng. - Chủ động vệ sinh môi trường hàng tuần, phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng phun hóa chất khi cần thiết, kịp thời ngăn chặn các nguy cơ bùng phát dịch bệnh. 4. Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận triển khai tập huấn phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong trường học: Sốt xuất huyết, Zika (và Tay chân miệng và các dịch bệnh lây qua tiếp xúc,... ) cho Ban Giám hiệu, cán bộ phụ trách y tế học đường tất cả các trường học các cấp, hệ công lập và tư thục, trên địa bàn. - Hướng dẫn cho Ban giám hiệu các trường học thuộc quận tổ chức truyền thông đến các phụ huynh và học sinh các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết, Zika (và Tay chân miệng và các dịch bệnh khác); huy động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng tại trường học, lớp học, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Thực hiện tốt việc theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh, thông báo ngay cho các đơn vị y tế khi phát hiện học sinh có dấu hiệu mắc bệnh để xử lý kịp thời. - Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh bệnh lây nhiễm trong trường học. 5. Phòng Văn hóa và Thông tin: - Phối hợp với Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng quận tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và Zika bằng nhiều hình thức phù hợp. - Đăng tải các bài tuyên truyền về phòng, chống Sốt xuất huyết, Zika. - Thực hiện các băng rôn tuyên truyền về Sốt xuất huyết, Zika trong tháng 4-5/20116. - Tổ chức thực hiện phong trào “Vì thành phố văn minh - sạch đẹp - an toàn”, tổ chức tổng vệ sinh tại các khu dân cư mỗi 15 phút hàng tuần. 6. Phòng Tài nguyên và Môi trường: - Triển khai đến 15 phường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh môi trường. Vận động người dân thu dọn các vật phế thải, dụng cụ chứa nước, không để trở thành môi trường cho muỗi phát triển. - Thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ tiểu thương làm ô nhiễm môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng. 7. Phòng Tài chính - Kế hoạch: - Phối hợp Phòng Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika theo quy định. 8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội quận: Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thu dọn các vật phế thải, dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng, muỗi trong nhà và xung quanh nhà; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika theo hướng dẫn của ngành y tế. 9. Ủy ban nhân dân 15 phường: - Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, Zika tại địa phương, triển khai các lực lượng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, lấy Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh làm nồng cốt cùng với Ban điều hành khu phố, Tổ dân phố tổ chức tuyên truyền phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết, Zika đến tận tổ dân phố, trong các cuộc họp ban ngành, hội đoàn, tổ dân phố (lồng ghép trong các buổi họp công tác bầu cử sắp tới). Vận động các hộ dân giữ gìn vệ sinh môi trường thu gom các vật phế thải chứa nước trong và ngoài nhà. - Thực hiện triển khai theo Cam kết của chính quyền và các ban ngành đoàn thể: công chức, viên chức các đơn vị, đảng viên, đoàn viên, hội viên các hội đoàn thực hiện diệt lăng quăng tại chính hộ gia đình mình “mỗi tuần 1 lần vào ngày cuối tuần” để huy động nhân dân cùng thực hiện. - Thành lập các tổ cộng tác viên thực hiện công tác diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường: Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Dân quân, Cựu chiến binh làm nhiệm vụ tuyên truyền, phân phát tờ rơi, hướng dẫn thu dọn vật phế thải tại các hộ gia đình. Tham gia cùng nhân dân khu phố dọn dẹp vệ sinh, không để các vật phế thải tồn tại thành các ổ chứa lăng quăng trong cộng đồng. - Chỉ đạo các ban ngành phối hợp với cán bộ y tế trạm Y tế và cộng tác viên cập nhật danh sách điểm nguy cơ, điểm có yếu tố nguy mới tại phường (chú ý các công trình xây dựng, đất bỏ trống, vựa phế thải, hộ dân trồng nhiều cây cảnh, khu nhà trọ, chung cư...). Chủ các điểm nguy cơ, điểm có yếu tố nguy SỐT XUẤT HUYẾT mới cần thực hiện cam kết diệt lăng quăng. - Tổ chức kiểm tra tất cả điểm nguy cơ, điểm có yếu tố nguy trên địa bàn. - Thực hiện xử phạt theo quy định khi kiểm tra điểm nguy cơ Sốt xuất huyết khi giám sát lần 2 còn tồn tại vật chứa có lăng quăng. - Tổ chức kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện hoạt động kiểm soát điểm nguy cơ Sốt xuất huyết và hoạt động xử lý ổ dịch trên địa bàn phường. IV. KINH PHÍ: Trích từ nguồn kinh phí chống dịch (trong chi thường xuyên năm 2016) của Ủy ban nhân dân quận và Trung tâm Y tế dự phòng quận. Trên đây là kế tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, Zika năm 2016 trên địa bàn quận của Ban Chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh quận. Đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc để công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quận đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ tốt cho sức khỏe nhân dân./. Nơi nhận: - UBND Thành phố; - Sở Y tế; - Phòng NVY - Sở Y tế TP.HCM; - Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố; - Thường trực Quận ủy; - UBND quận (CT và các PCT); - Các ban, ngành, đoàn thể quận; - UBND 15 phường; - Văn phòng UBND quận (CVP); - Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đông Tùng
{ "issuing_agency": "Quận Phú Nhuận", "promulgation_date": "12/04/2016", "sign_number": "235/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đông Tùng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-87-2014-TT-BGTVT-sua-doi-46-2012-TT-BGTVT-dao-tao-sat-hach-cap-Giay-phep-lai-xe-duong-bo-264879.aspx
Thông tư 87/2014/TT-BGTVT sửa đổi 46/2012/TT-BGTVT đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe đường bộ
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 87/2014/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 46/2012/TT-BGTVT NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54 của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau: “3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp chuyển đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. đối với các đối tượng sau: a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; b) Người có giấy phép lái xe hạng A4, giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 (ba) tháng”. Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015. Điều 3. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, TCCB (Hđt). BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "31/12/2014", "sign_number": "87/2014/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Lenh-cong-bo-Luat-doanh-nghiep-33-2005-L-CTN-59976.aspx
Lệnh công bố Luật doanh nghiệp 33/2005/L-CTN
CHỦ TỊCH NƯỚC ***** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Số: 33/2005/L-CTN Hà Nội , ngày 12 tháng 12 năm 2005 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội Khoá X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ vào Điều 91 của Luật Tổ chức Quốc hội; Căn cứ vào Điều 50 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ: Luật doanh nghiệp. Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005./. CHỦ TỊCH NƯỚC Trần Đức Lương
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "12/12/2005", "sign_number": "33/2005/L-CTN", "signer": "Trần Đức Lương", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-191-KH-UBND-2017-tang-cuong-pho-bien-giao-duc-phap-luat-dia-ban-trong-diem-Ha-Noi-360698.aspx
Kế hoạch 191/KH-UBND 2017 tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật địa bàn trọng điểm Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 191/KH-UBND Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2017 KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2012 - 2016” ĐẾN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG 1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung - Tiếp tục triển khai đồng bộ, có chất lượng, hiệu quả các mục tiêu của Đề án đặt trong tổng thể triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 được ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. - Phấn đấu đến năm 2021 nhằm đạt được mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm của Thành phố. Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. b) Mục tiêu cụ thể: - 90% nhân dân tại các địa bàn trọng điểm của Thành phố (được xác định trong giai đoạn 2017-2021) được phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật gắn trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trong đó tập trung vào những nội dung pháp luật liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật, phù hợp đặc thù ở từng địa bàn; - 100% cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm của Thành phố được trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật liên quan; - Tiếp tục kiềm chế và làm giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm của Thành phố. - Đảm bảo 100% các tài liệu biên soạn phục vụ triển khai Đề án được đăng tải công khai trên mạng internet để cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, tham khảo và sử dụng; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. - Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng phát hiện gương người tốt, việc tốt, trọng tâm phản ánh thực tiễn thi hành các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi Đề án. 2. Yêu cầu: - Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và nhiệm vụ chính trị của Thành phố; quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn. - Các nội dung, hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; kế thừa, phát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện Đề án của giai đoạn trước; xác định rõ trách nhiệm, bảo đảm chất lượng, tiến độ; chú trọng việc lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả; quá trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay. 3. Phạm vi, đối tượng a) Phạm vi: - Địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật là đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. - Các lĩnh vực pháp luật xác định tập trung thực hiện phổ biến, giáo dục tại địa bàn trọng điểm gồm: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ, trật tự văn minh đô thị, trật tự xây dựng. b) Đối tượng: - Nhân dân tại địa bàn trọng điểm; - Các đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao, trọng tâm là các đối tượng nằm trong diện quản lý của lực lượng Công an; đối tượng có trình độ nhận thức, văn hóa hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn trọng điểm; - Cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm. II. NỘI DUNG 1. Khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm giai đoạn 2017 - 2021 - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: UBND các quận, huyện, thị xã; - Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2018 - Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả khảo sát. 2. Tiếp tục lựa chọn, mở rộng phạm vi xác định địa bàn trọng điểm thực hiện Đề án - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Công an Thành phố; - Thời gian thực hiện: Năm 2017; - Kết quả, sản phẩm: Danh sách các địa bàn trọng điểm thực hiện Đề án. 3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân tại địa bàn trọng điểm bằng các hình thức cụ thể: Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; thi tìm hiểu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, sinh hoạt Ngày Pháp luật; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng điểm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại, viễn thông, tăng cường đối thoại chính sách pháp luật... - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; - Kết quả, sản phẩm: Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm được triển khai thực hiện. 4. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ cán bộ quản lý, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực: đất đai; môi trường; an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; - Kết quả, sản phẩm: Các hội nghị tập huấn được tổ chức; báo cáo kết quả hội nghị tập huấn. 5. Biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật để phát hành hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật khai thác, sử dụng, gồm: Sách nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, sách hệ thống hóa, sách hỏi đáp pháp luật ngắn gọn, sách tranh minh họa các văn bản pháp luật về một số lĩnh vực cụ thể; tờ gấp pháp luật, băng đĩa tiểu phẩm pháp luật. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; - Kết quả, sản phẩm: Các sách, tờ gấp, đĩa... tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật được biên soạn, phát hành hoặc đăng tải. 6. Lựa chọn, thực hiện chỉ đạo điểm về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi Đề án - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; - Kết quả, sản phẩm: Các hoạt động chỉ đạo điểm được tổ chức tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. 7. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở bằng hình thức phù hợp - Đơn vị chủ trì: UBND các quận, huyện, thị xã nơi có địa bàn trọng điểm; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; - Kết quả, sản phẩm: Các hội thảo, tọa đàm giao lưu, trao đổi kinh nghiệm được tổ chức. 8. Tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật: Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò các nhóm nòng cốt, tổ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật... - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; - Kết quả, sản phẩm: Các nhóm nòng cốt, tổ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý được xây dựng, kiện toàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại địa bàn; các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật của cộng đồng dân cư tại địa bàn trọng điểm được tổ chức. 9. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án hàng năm và cả giai đoạn 2017 - 2021 - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm; - Thời gian thực hiện: Hàng năm; III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của các Sở, ngành Thành phố: a) Sở Tư pháp: là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện Đề án theo các nhiệm vụ cụ thể đã được phê duyệt tại Kế hoạch này. b) Công an Thành phố: Lập danh sách các địa bàn trọng điểm, phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn địa bàn trọng điểm thực hiện chỉ đạo điểm; phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội cho các đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao nằm trong diện quản lý nghiệp vụ của lực lượng Công an. c) Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình như: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; trật tự, an toàn giao thông; hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội. d) Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp, hướng dẫn Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố, hệ thống truyền thanh ở quận, huyện, thị xã và ở cơ sở bố trí thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các địa bàn trọng điểm của Thành phố. đ) Sở Tài chính: Hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể Thành phố có liên quan dự toán kinh phí phục vụ triển khai Đề án hàng năm. 2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên. a) Ban Tuyên giáo Thành ủy: Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường việc tuyên truyền về quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; trật tự, an toàn giao thông; hình sự; ma túy và tệ nạn xã hội. b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên: Tăng cường phối hợp và huy động nguồn lực tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật chấp hành nghiêm pháp luật. 3. Đề nghị TAND Thành phố: Chỉ đạo xét xử lưu động các vụ án điểm tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật nhất là các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm. 4. Ủy ban nhân các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm: - Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cả giai đoạn và hàng năm cho phù hợp với địa bàn, lĩnh vực, đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của địa phương mình; Phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố triển khai PBGDPL, chỉ đạo điểm tại địa bàn trọng điểm. - Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật tại địa bàn cho nhân dân, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nghiện ma túy tại cộng đồng nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật. - Bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả. 2. Kinh phí thực hiện - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và dự toán trong kinh phí hoạt động hằng năm của sở, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Căn cứ Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương mình; lập dự toán kinh phí và tổng hợp cùng với dự toán chi thường xuyên của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Đề án cho đơn vị. Cơ quan Tư pháp các cấp lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cùng cấp và tổng hợp cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Đề án cho đơn vị. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Tư pháp (trước ngày 20 tháng 11) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tư pháp./. Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố; - PCT UBND TP Lê Hồng Sơn; - Các sở, ngành, đoàn thể Thành phố; - UBND quận, huyện, thị xã; - VPUBTP: CVP, PCVP Phạm Chí Công; Các phòng: NC, TKBT, TH; - Lưu VT, NC(B). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Sơn
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "22/08/2017", "sign_number": "191/KH-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-23-2022-TT-BGTVT-sua-doi-Thong-tu-38-2020-TT-BGTVT-dinh-gia-dich-vu-bao-tri-duong-thuy-531254.aspx
Thông tư 23/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 38/2020/TT-BGTVT định giá dịch vụ bảo trì đường thủy mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2022/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2022 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 38/2020/TT-BGTVT NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG TỪ NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Căn cứ Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2020/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn về phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.” 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện và cung cấp sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và cho phép vận dụng để xây dựng dự toán gói thầu trong trường hợp chưa có hướng dẫn khác để xây dựng dự toán gói thầu dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên”. Điều 2. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2022. Điều 3. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Sở Giao thông vận tải; - Sở Giao thông vận tải-Xây dựng Lào Cai; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, TC (5). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Xuân Sang
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "03/10/2022", "sign_number": "23/2022/TT-BGTVT", "signer": "Nguyễn Xuân Sang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-04-2011-TT-UBDT-huong-dan-trinh-tu-thu-tuc-kiem-tra-xu-ly-van-ban-131242.aspx
Thông tư 04/2011/TT-UBDT hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản
ỦY BAN DÂN TỘC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2011/TT-UBDT Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2011 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Ủy ban Dân tộc hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc như sau: Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc. 2. Thông tư này áp dụng đối với các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Điều 2. Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, xử lý Văn bản được kiểm tra và xử lý theo quy định tại Thông tư này bao gồm: 1. Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm); Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Chủ nhiệm với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thông tư của thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc. 2. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh); Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc. 3. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức, nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền của Ủy ban Dân tộc hoặc của Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan thông tin đại chúng, hoặc do cán bộ công chức, viên chức phát hiện trong quá trình kiểm tra cũng được kiểm tra, xử lý theo quy định tại Thông tư này, bao gồm: a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức Thông tư, Thông tư liên tịch; Văn bản có chứa quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức Nghị quyết; Văn bản có chứa quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Văn bản có thể thức, nội dung như văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ: Thông tư, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị), văn bản có thể thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật (ví dụ: Công văn, Thông cáo, Thông báo, Quy chế, Điều lệ, Chương trình, Kế hoạch và các hình thức văn bản hành chính khác) do cơ quan, cá nhân không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành: Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, ban hành hoặc do Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (bao gồm cả văn bản có thể thức, nội dung như trên được ký thừa lệnh). Điều 3. Mục đích kiểm tra văn bản Việc kiểm tra văn bản được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, để kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Điều 4. Nội dung kiểm tra văn bản Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được kiểm tra theo các nội dung sau: 1. Cơ sở ban hành văn bản Có căn cứ cho việc ban hành văn bản và căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua mà chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành nhưng có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành đó, bao gồm: a) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản; b) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản. 2. Thẩm quyền ban hành văn bản Văn bản quy phạm pháp luật ban hành đúng thẩm quyền gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung: a) Thẩm quyền về hình thức: Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ được ban hành văn bản theo đúng hình thức (tên gọi) văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền đó; b) Thẩm quyền về nội dung: Cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ban hành các văn bản có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về phân công, phân cấp, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực. 3. Nội dung văn bản Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là: a) Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định, Nghị quyết liên tịch của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác về lĩnh vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đó quản lý; b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định, Nghị quyết liên tịch của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 4. Văn bản được ban hành phải trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định của pháp luật hiện hành. 5. Văn bản được ban hành phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì Ủy ban Dân tộc phải xem xét trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản để làm cơ sở cho việc xử lý văn bản và xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó, cũng như cơ quan, người có trách nhiệm tham mưu soạn thảo, thẩm định, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền. Điều 5. Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra phải bảo đảm các điều kiện sau đây: 1. Văn bản phải có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành. Trong trường hợp các văn bản là cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các văn bản là cơ sở pháp lý để kiểm tra đều do một cơ quan ban hành về cùng một vấn đề nhưng có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau; đối với các Thông tư do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, thì áp dụng Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. 2. Văn bản đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua nhưng chưa có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra. Thời điểm kiểm tra văn bản là thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền ký ban hành, thông qua văn bản được kiểm tra và phát sinh thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra văn bản của Ủy ban Dân tộc. a) Văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra: Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 51 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đồng thời, các văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra phải chưa hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong các văn bản đó; chưa được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nước đã ban hành văn bản đó; chưa bị hủy bỏ, bãi bỏ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản đã bị đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 80 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 52 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không được sử dụng làm cơ sở pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực cho đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Văn bản đã được ký ban hành, thông qua chưa có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra, bao gồm: Văn bản được đưa vào làm căn cứ pháp lý để ban hành văn bản được kiểm tra; Văn bản liên quan đến việc xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra. Điều 6. Thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật của Bộ trưởng, Chủ nhiệm 1. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế đối với văn bản do mình ban hành trái pháp luật. 2. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc. 3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với văn bản thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. 4. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. 5. Thực hiện những thẩm quyền khác khi được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ giao trong việc xử lý văn bản trái pháp luật. 6. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này. Điều 7. Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật 1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm sau khi xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật theo quy định (kể cả trường hợp văn bản được xử lý bằng hình thức đính chính) có trách nhiệm phải công khai quyết định xử lý văn bản trái pháp luật, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên Công báo, đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hoặc được niêm yết theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và quy định của Chính phủ về công báo. 2. Việc công khai kết quả xử lý văn bản trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với kết quả xử lý văn bản trái pháp luật của Ủy ban Dân tộc tự kiểm tra văn bản do mình ban hành. Đối với các văn bản quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư này thì kết quả xử lý phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi; nếu văn bản đó đã được đăng trên Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công khai đăng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đó. Chương 2. TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN Điều 8. Trách nhiệm tự kiểm tra văn bản 1. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm tự kiểm tra đối với các văn bản do Vụ, đơn vị mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo. 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện việc tự kiểm tra các văn bản do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành hoặc liên tịch ban hành và văn bản khác của Ủy ban Dân tộc. Điều 9. Gửi văn bản và phối hợp để tự kiểm tra, xử lý 1. Đối với Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã được ký ban hành, khi phát hành văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đồng thời gửi 01 văn bản cho Vụ Pháp chế để thực hiện việc tự kiểm tra. Khi phát hiện văn bản trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thông báo ngay cho đơn vị chủ trì soạn thảo, trình văn bản, đồng thời phối hợp trao đổi để thống nhất những nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, thống nhất các biện pháp xử lý và chuẩn bị dự thảo văn bản, báo cáo với Bộ trưởng, Chủ nhiệm để kịp thời xử lý theo thẩm quyền. 2. Đối với Thông tư liên tịch, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung thuộc lĩnh vực công tác dân tộc, đồng thời phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, cơ quan đã ký văn bản liên tịch để kiểm tra toàn bộ nội dung văn bản. Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật hoặc không còn phù hợp thì việc trao đổi, thảo luận và kiến nghị xử lý cũng phải có sự phối hợp giữa các cơ quan đã ký văn bản liên tịch. Điều 10. Trình tự, thủ tục tự kiểm tra 1. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban: a) Thủ trưởng các Vụ, đơn vị phân công nhóm chuyên viên, trong đó có chuyên viên chịu trách nhiệm chính thực hiện việc tự kiểm tra; b) Nhóm chuyên viên chịu trách nhiệm thực hiện việc tự kiểm tra có trách nhiệm nghiên cứu, kiểm tra lại toàn bộ văn bản theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra; c) Chuyên viên chịu trách nhiệm chính thay mặt nhóm tự kiểm tra báo cáo tóm tắt bằng văn bản với Thủ trưởng Vụ, đơn vị tự kiểm tra về kết quả kiểm tra; d) Thủ trưởng các Vụ, đơn vị tự kiểm tra xem xét, ký xác nhận vào văn bản, chuyển toàn bộ kết quả tự kiểm tra đến Vụ Pháp chế để xem xét, tổng hợp trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 2. Đối với Vụ Pháp chế: a) Vụ Pháp chế làm đầu mối trong việc tự kiểm tra văn bản của Ủy ban Dân tộc. Khi tiếp nhận kết quả văn bản tự kiểm tra của các Vụ, đơn vị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân công nhóm chuyên viên chịu trách nhiệm thực hiện. Tùy theo yêu cầu của văn bản được kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế quyết định việc mời cộng tác viên tham gia thực hiện việc kiểm tra văn bản; b) Nhóm chuyên viên, cộng tác viên được phân công có trách nhiệm nghiên cứu, kiểm tra toàn bộ văn bản, đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra, xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra; c) Đối với văn bản liên tịch mà Ủy ban Dân tộc tham gia ký ban hành, phạm vi kiểm tra tập trung vào các nội dung thuộc lĩnh vực công tác dân tộc, đồng thời có sự phối hợp với tổ chức pháp chế hoặc các Vụ, đơn vị khác của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã liên tịch ký văn bản để kiểm tra toàn bộ nội dung văn bản; d) Chuyên viên chịu trách nhiệm chính thay mặt nhóm tự kiểm tra báo cáo tóm tắt với Vụ trưởng Vụ Pháp chế về quá trình thực hiện kiểm tra, những nội dung đã được kiểm tra và ý kiến kết luận của nhóm về văn bản được kiểm tra. Báo cáo cũng phải nêu rõ những ý kiến chưa thống nhất (nếu có) và quan điểm của chuyên viên chịu trách nhiệm chính về vấn đề đó. đ) Trong trường hợp nhóm kiểm tra thống nhất kết luận văn bản có nội dung trái pháp luật thì chuyên viên chịu trách nhiệm chính lập “Phiếu kiểm tra văn bản” theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và “Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật” trình Vụ trưởng Vụ Pháp chế. e) Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét, ký xác nhận vào Phiếu kiểm tra văn bản của nhóm kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức thảo luận trong đơn vị hoặc với các đơn vị khác có liên quan trước khi ký xác nhận. Điều 11. Xử lý văn bản trái pháp luật qua việc tự kiểm tra 1. Đối với các văn bản trái pháp luật, Vụ trưởng Vụ Pháp chế lập hồ sơ kiểm tra văn bản và báo cáo ngay với Bộ trưởng, Chủ nhiệm để xem xét, thực hiện việc xử lý theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. 2. Báo cáo kết quả tự kiểm tra đối với văn bản trái pháp luật của Vụ Pháp chế gồm những nội dung sau: a) Xem xét, đánh giá nội dung, mức độ trái pháp luật của văn bản và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có), thời hạn xử lý đối với văn bản đó; b) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của công chức, viên chức tham mưu soạn thảo, thẩm định văn bản. Điều 12. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Chương 3. KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN THEO THẨM QUYỀN Điều 13. Thẩm quyền kiểm tra văn bản Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Điều 14. Gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra 1. Đối với Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi văn bản được ký ban hành hoặc thông qua cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi văn bản đến Ủy ban Dân tộc. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại khoản này ghi rõ trong mục “Nơi nhận” của văn bản, tên của Ủy ban Dân tộc. Sau khi nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm sao một bản gửi cho Vụ Pháp chế để thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền. 2. Đối với văn bản quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này, các cơ quan khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan thông tin đại chúng phải gửi cho Ủy ban Dân tộc (qua Vụ Pháp chế) để kiểm tra, xử lý theo quy định. Điều 15. Thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật 1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm bằng văn bản về kết quả kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, dự kiến biện pháp xử lý; trình Bộ trưởng ký văn bản thông báo cho cơ quan, người đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp cơ quan, người ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không xử lý theo đúng thời hạn quy định hoặc kết quả xử lý đó không phù hợp thì Vụ Pháp chế báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiến hành xử lý văn bản theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Điều 16. Quy trình thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền 1. Vụ Pháp chế Ủy ban Dân tộc phải mở “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản được gửi đến để kiểm tra. 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân công nhóm chuyên viên, trong đó có chuyên viên chịu trách nhiệm chính tiến hành kiểm tra văn bản (Tùy theo yêu cầu của văn bản được kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế quyết định việc mời cộng tác viên tham gia thực hiện việc kiểm tra văn bản). 3. Người được phân công kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật quy định tại Điều 6 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và Điều 5 của Thông tư này để xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra. 4. Người được phân công kiểm tra văn bản phải ký tên và ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra (để xác nhận việc kiểm tra, thời điểm kiểm tra) và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra. 5. Khi phát hiện nội dung văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý thông qua “Phiếu kiểm tra văn bản” theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Tùy theo mức độ, nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành văn bản, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất: a) Xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật với các hình thức: đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Trường hợp văn bản được kiểm tra chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện việc đính chính đối với những sai sót đó; b) Xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người kiểm tra văn bản cũng đề xuất việc xem xét, xử lý trách nhiệm nói trên đối với cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi. 6. Sau khi lập phiếu kiểm tra, người kiểm tra văn bản phải lập “Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật” và trình Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Hồ sơ bao gồm: Văn bản được kiểm tra, văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, phiếu kiểm tra văn bản và các tài liệu có liên quan khác (nếu có). 7. Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm để thông báo nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản được kiểm tra để cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý, thông báo kết quả xử lý cho Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. Văn bản thông báo cần phải có các nội dung cơ bản sau đây: Tên văn bản được kiểm tra; tên và nội dung văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 8. Trường hợp Ủy ban Dân tộc không nhất trí với kết quả xử lý hoặc cơ quan có văn bản trái pháp luật không thông báo kết quả xử lý theo quy định thì Ủy ban Dân tộc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tiếp theo quy định tại khoản 1, Điều 20 và khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Hồ sơ báo cáo gồm có: Báo cáo của Ủy ban Dân tộc; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; phiếu kiểm tra văn bản; ý kiến của các cơ quan (nếu có); các công văn thông báo của Ủy ban Dân tộc; các văn bản giải trình, thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan. 9. Ủy ban Dân tộc mở “Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản của các cơ quan theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương 4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN Điều 17. Chế độ báo cáo 1. Định kỳ sáu (06) tháng, năm các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm báo cáo công tác tự kiểm tra văn bản, gửi về Vụ Pháp chế chậm nhất vào ngày 05/06 và ngày 05/12. Thời điểm lấy số liệu báo cáo 06 tháng tính từ ngày 01/12 của năm trước đến 31/5 của năm báo cáo; Thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm tính từ 01/12 của năm trước đến 30/11 của năm báo cáo. 2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý văn bản báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm; đồng thời lập báo cáo sáu (06) tháng và báo cáo năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp. Điều 18. Điều kiện bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản 1. Kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản: a) Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản được dự toán chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Ủy ban Dân tộc do ngân sách nhà nước cấp; b) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch kinh phí kiểm tra văn bản hằng năm trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt. c) Việc quản lý, sử dụng kinh phí kiểm tra văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Chuyên viên chuyên trách kiểm tra văn bản Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân công chuyên viên của Vụ chuyên trách công tác kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Chương 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 19. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2011 và thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-UBDT ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Điều 20. Trách nhiệm thi hành 1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Thông tư này tại Vụ, đơn vị mình. 3. Vụ Pháp chế và các Vụ, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền và văn bản liên tịch. 4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Ủy ban Dân tộc (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; - Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Website UBDT; - Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; - Các Vụ, đơn vị thuộc UBDT; - Lưu: VT, PC (10 bản). BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Giàng Seo Phử MẪU SỐ 01 PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2011/TT-UBDT ngày 26/10/2011 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc) Người kiểm tra văn bản: Cơ quan/đơn vị công tác: Vụ Pháp chế Văn bản được kiểm tra*: STT** Dấu hiệu trái pháp luật Cơ sở pháp lý Ý kiến của người kiểm tra Về dấu hiệu trái pháp luật Đề xuất xử lý 1. 2. … Xác nhận của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên) ____________ * Ghi rõ tên, số, ký hiệu: ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu văn bản. ** Ghi lần lượt các dấu hiệu trái pháp luật MẪU SỐ 02 SỔ THEO DÕI XỬ LÝ VĂN BẢN CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2011/TT-UBDT ngày 26/10/2011 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc) ỦY BAN DÂN TỘC ---------- SỔ THEO DÕI XỬ LÝ VĂN BẢN CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT NĂM: STT Văn bản có dấu hiệu trái pháp luật* Đề xuất xử lý Kết quả xử lý Văn bản đề xuất** Nội dung đề xuất Người ký Cơ quan/người có trách nhiệm xử lý Văn bản xử lý*** Nội dung xử lý Ghi chú 1 2 3 … * Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, tên cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản ** Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản đề xuất *** Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, người ký văn bản xử lý.
{ "issuing_agency": "Uỷ ban Dân tộc", "promulgation_date": "26/10/2011", "sign_number": "04/2011/TT-UBDT", "signer": "Giàng Seo Phử", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-90-2010-TT-BTC-huong-dan-xay-dung-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2011-107470.aspx
Thông tư 90/2010/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 90/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Thực hiện Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2010 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2011 như sau: Chương 1. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NSNN NĂM 2010 Điều 1. Quy định chung 1. Căn cứ đánh giá nhiệm vụ NSNN năm 2010: - Nhiệm vụ NSNN năm 2010 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 37/2009/QH12 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2010. - Các văn bản điều hành của Chính phủ, gồm: Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2010; Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. - Thông tư số 224/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2010. - Các văn bản chỉ đạo của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010. - Tình hình thực hiện các nhiệm vụ NSNN trong 6 tháng đầu năm; các giải pháp phấn đấu thực hiện trong 6 tháng cuối năm. 2. Cùng với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2010; các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NSNN giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2001 – 2010 làm căn cứ xây dựng Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và Chiến lược 10 năm 2011 – 2020. 3. Trên cơ sở kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2010, tình hình thực hiện chính sách chế độ thu, chi NSNN và các chính sách, chế độ khác có liên quan áp dụng trong giai đoạn 2006-2010; kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán; các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương chủ động sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cụ thể việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ thu, chi NSNN và các chính sách, chế độ khác; kiến nghị công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ NSNN, gửi Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan có liên quan để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời. Điều 2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2010: Căn cứ kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm, đánh giá thực hiện thu NSNN năm 2010 trên cơ sở hoàn thành vượt mức dự toán Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao tối thiểu ở mức trên 5% (không kể dầu thô và thu tiền sử dụng đất). Khi đánh giá, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 1. Đánh giá, phân tích tác động của kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến kết quả thực hiện thu NSNN năm 2010 như: Tình hình sản xuất – kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn; kết quả thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm chủ yếu; giá thành, giá bán, lợi nhuận; rà soát để tính đến các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, các dự án đầu tư đã hết thời gian hưởng ưu đãi thuế; kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch tài chính về đất đai; tình hình giao dịch mua bán bất động sản; tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán, … 2. Đánh giá, phân tích tác động tới số thu NSNN của việc thực hiện chính sách gia hạn thuế cho các doanh nghiệp theo các Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009, Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010; việc điều hành chính sách xuất, nhập khẩu, trong đó có việc điều chỉnh thuế nhằm hạn chế nhập siêu, xuất khẩu nguyên liệu thô và điều chỉnh thuế suất để thực hiện các cam kết hội nhập. 3. Đánh giá tình hình nợ và xử lý nợ thuế năm 2010: xác định rõ số nợ thuế đến 31/12/2009, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2010 và số nợ thuế thu hồi được trong năm 2010. Tổng hợp đầy đủ chính xác số nợ thuế, phân loại nợ thuế theo các tiêu thức quy định tại quy trình quản lý nợ thuế. Kiến nghị các biện pháp xử lý dứt điểm số nợ thuế. 4. Đánh giá kết quả phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý thu NSNN và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại; việc phối hợp trong kiểm tra giá; số đối tượng đã thanh tra, kiểm tra trong 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm; số thuế kiến nghị truy thu thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế; số kiến nghị truy thu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và dự kiến số nộp vào NSNN trong năm. Kiến nghị các giải pháp tăng cường công tác phối hợp, nâng cao hiệu quả các hoạt động này. 5. Đánh giá tình hình kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng; dự kiến số thuế phải hoàn phát sinh trong năm; số đã hoàn trong 6 tháng đầu năm; trong đó phân tích rõ nguyên nhân hoàn thuế tăng, giảm so với năm trước. 6. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách thuế mới ban hành, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2010 ảnh hưởng đến kết quả thu. 7. Thông qua việc triển khai tổ chức thu, đề xuất các kiến nghị để điều chỉnh cơ chế, chính sách thu (nếu có). Điều 3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển: 1. Đánh giá công tác bố trí và tổ chức thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010: a) Đánh giá tình hình phân bổ, giao dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2010: - Đánh giá việc bố trí, phân bổ vốn, giao dự toán chi đầu tư XDCB cho các dự án, công trình trong năm 2010 (bao gồm vốn từ nguồn NSNN, nguồi thu xổ số kiến thiết, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ), nhất là đối với các công trình, dự án quan trọng, cấp bách cần đảm bảo theo tiến độ, các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2010; đánh giá việc phân bổ vốn phù hợp với mục tiêu phát triển của Bộ, ngành, đảm bảo bố trí vốn cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, phù hợp với tiến độ thực hiện. - Đánh giá thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư. Đồng thời đánh giá sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, … - Đánh giá tình hình phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó bố trí vốn đối ứng, vốn ngoài nước. - Đánh giá việc bố trí vốn để thanh toán nợ đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách. - Đánh giá tình hình, kết quả thu hồi vối ngân sách ứng trước (theo các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 về việc giao dự toán NSNN năm 2010) để hoàn trả số vốn đã được ngân sách tạm ứng theo quy định. b) Đánh giá kết quả thực hiện rà soát, sắp xếp lại kế hoạch chi đầu tư XDCB theo quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Trong đó tập trung đánh giá: - Kết quả rà soát lại các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, vốn có nguồn gốc từ NSNN, trái phiếu Chính phủ để điều chuyển vốn theo hướng tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách phải hoàn thành trong năm 2010. - Kết quả sử dụng số vốn đã ứng năm 2010 để đầu tư các dự án, công trình quan trọng, cấp bách. - Kết quả kiểm tra tình hình đầu tư, quản lý sử dụng vốn đầu tư tại các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. c) Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư XDCB năm 2010: - Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm 2010 bao gồm giá trị khối lượng thực hiện đến hết quý II/2010, vốn thanh toán đến hết quý II/2010 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến 31/12/2010 và đến hết niên độ ngân sách năm 2010; kèm theo biểu phụ lục chi tiết từng dự án, có số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết kế hoạch năm 2009, kế hoạch vốn năm 2010 theo các nội dung như trên. - Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA theo cam kết; tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA và vốn đối ứng. - Đánh giá khả năng thực hiện vốn đầu tư XDCB trong năm 2010 theo các nguồn vốn NSNN; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết; … d) Tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả xử lý nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng; đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB năm 2010 và các năm trước; phân tích các tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. đ) Đánh giá tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2010 và dự kiến đến hết năm 2010; nêu rõ thời gian dự án đã hoàn thành mà chưa được quyết toán, nguyên nhân và giải pháp xử lý. e) Đánh giá tình hình tạm ứng vốn, thu hồi và trả nợ tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước theo quy định tại Thông tư số 49/2005/TT-BTC ngày 9/6/2005 của Bộ Tài chính để thực hiện dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển năm 2010: - Tình hình thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, tín dụng học sinh, sinh viên (kết quả hoạt động, dư nợ cho vay, lãi suất huy động, số phát sinh bù chênh lệch lãi suất, …). - Chi cho vay thực hiện chính sách (cho vay ưu đãi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo làm nhà ở, cho vay hộ đồng bào nghèo vùng đồng bằng Sông Cửu Long để phát triển sản xuất – kinh doanh, cho vay các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, …). - Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, … - Tình hình thực hiện dự trữ nhà nước năm 2010; số hàng mua vào, xuất ra, cấp không thu tiền (chi tiết về chủng loại, số lượng, giá trị); lực lượng dự trữ nhà nước đến ngày 31/12/2010; khả năng đáp ứng khi xảy ra các sự cố. Điều 4. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên: 1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2010 (việc triển khai phân bổ, giao dự toán ngân sách, rút dự toán; việc thực hiện điều chuyển, giảm chi đối với số kinh phí không phân bổ được cho các chương trình, nhiệm vụ khác; … ) theo từng chỉ tiêu nhiệm vụ được nhà nước giao cho Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị trong năm 2010. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, các chương trình, dự án lớn của từng Bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý. 2. Báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm chi thường xuyên, trong đó báo cáo cụ thể tình hình thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết như: chi các hội nghị, lễ hội, đi công tác ngoài nước không thực sự thiết thực, …. Trên cơ sở đó tập trung nguồn đảm bảo chi cho các nhiệm vụ mới phát sinh, đặc biệt là các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ khuyến khích sản xuất, xuất khẩu theo quy định của pháp luật. 3. Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2010 thực hiện các nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị. Trong đó, chú ý đánh giá kỹ kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách sau: - Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ; đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn như: chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; chính sách nhà nước hỗ trợ các hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên mua bảo hiểm y tế; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh và phòng chống, khắc phục thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân, … - Tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đánh giá tình hình tổ chức triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ và Quyết định số 1926/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đối với ngành, lĩnh vực mình quản lý; Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Trong đó chú ý đánh giá, phân tích về tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành, lĩnh vực, kết quả thực hiện huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển ngành, lĩnh vực; những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới để huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển ngành, lĩnh vực. 5. Đánh giá tình hình triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 trong quản lý NSNN năm 2010; nêu rõ tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Điều 5. Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 (giai đoạn II) và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: 1. Đánh giá tình hình phân bổ, giao dự toán chi các chương trình mục tiêu, dự án năm 2010; trên cơ sở dự toán kinh phí đã được giao và tiến độ thực hiện, các Bộ, cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia, dự án chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án giai đoạn 2006 – 2010, trên cơ sở đó đề xuất danh mục, mục tiêu, nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án giai đoạn 2011 – 2015, xây dựng phạm vi, nội dung, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kinh phí, quy trình thẩm định, cơ chế quản lý, theo dõi, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định làm cơ sở triển khai thực hiện từ năm 2011. 2. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện bằng nguồn vốn trong nước và vốn ngoài nước, cần đánh giá kỹ cả về tình hình giải ngân nguồn vốn ngoài nước (những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục). Điều 6. Đánh giá kết quả thực hiện chế độ cải cách tiền lương: 1. Báo cáo kết quả xét duyệt, xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương. 2. Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); từ 35-40% nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; từ nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tiền sử dụng đất); … trong năm 2010 và giai đoạn 2007 – 2010, xác định các nguồn năm trước theo quy định chưa sử dụng hết (sau khi đã bố trí đảm bảo đủ nguồn để thực hiện mức tiền lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng trong năm 2010) chuyển sang năm 2011 (nếu có) để tiếp tục tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương (có biểu số liệu báo cáo cụ thể). Điều 7. Một số điểm đặc thù trong việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2010 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Ngoài các yêu cầu nêu trên, cần chú ý tập trung đánh giá thực hiện một số nội dung sau: 1. Các giải pháp, biện pháp của địa phương về điều hành ngân sách địa phương để đảm bảo dự toán chi ngân sách địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định. 2. Đánh giá nhu cầu và các nguồn lực phát triển của địa phương; công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3. Kết quả thực hiện các chính sách, chế độ theo các Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg , 25/2008/QĐ-TTg , 26/2008/QĐ-TTg , 27/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 113/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Quyết định: số 24/2008/QĐ-TTg , 25/2008/QĐ-TTg , 26/2008/QĐ-TTg , 27/2008/QĐ-TTg về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134), Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 – giai đoạn II); kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, … 4. Việc bố trí chi ngân sách thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo như: chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách hỗ trợ ngư dân, chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; tình hình bố trí vốn cho công tác quy hoạch, … tại địa phương. 5. Đánh giá việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương – nếu có) và sử dụng dự phòng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở người và trên gia súc, gia cầm, cây trồng, … 6. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí trên địa bàn địa phương; tình hình triển khai thực hiện miễn thu các khoản đóng góp theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. 7. Đánh giá tình hình thực hiện chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. 8. Đánh giá tình hình thực hiện thu từ nguồn xổ số kiến thiết; việc bố trí, sử dụng nguồn thu này cho các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn địa phương. 9. Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (bao gồm cả tình hình huy động, bố trí vốn để hoàn trả cả gốc và lãi đến 30/6/2010) quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật NSNN, gồm: số dư nợ đầu năm, số huy động trong năm, số trả nợ đến hạn, ước dư nợ huy động đến 31/12/2010 (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá việc huy động vốn đầu tư theo cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù của địa phương). 10. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thủy sản (bao gồm kết quả thực hiện, kết quả hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn); … 11. Căn cứ đánh giá kết quả thực hiện kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2010 so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra. Trong đó, tập trung đánh giá những mặt đạt được, mặt còn hạn chế và nguyên nhân tồn tại để định hướng kế hoạch phát triển 5 năm 2011 – 2015. Chương 2. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2011 Điều 8. Mục tiêu, nguyên tắc 1. Dự toán NSNN năm 2011 được thực hiện cùng với quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch Tài chính – Ngân sách 5 năm 2011 – 2015, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược tài chính 10 năm 2011 – 2020, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững cho cả giai đoạn, nâng cao một bước chất lượng cuộc sống của nhân dân. Theo đó, công tác xây dựng dự toán NSNN năm 2011 cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thông các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung nguồn lực để góp phần điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững, tăng mức và tỷ trọng NSNN đầu tư cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia. 2. Dự toán thu NSNN năm 2011 phải được xây dựng trên cơ sở: a) Bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; đúng chính sách, chế độ; tính đúng, tính đủ các khoản thu NSNN của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát sinh trong năm 2011, trong đó chú ý tính các khoản thu phát sinh năm 2010 nhưng được phép giãn thời hạn nộp, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi thuế. b) Dự toán thu NSNN phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao với mức động viên đạt trên 23% GDP, trong đó thu thuế và phí đạt trên 21% GDP. Dự toán thu nội địa của cả nước (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 17-19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010 (đã loại trừ các yếu tố tác động do thực hiện gia hạn thuế trong năm 2009 và năm 2010). c) Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ thuế; chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thương mại; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. 3. Về chi ngân sách, dự toán năm 2011 được xây dựng trên cơ sở: Dự toán chi NSNN được xây dựng trên cơ sở hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước năm 2011 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới); các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, chiến lược của đất nước dự kiến thực hiện năm 2011 và thời kỳ 2011 – 2015. Trên cơ sở đó: a) Căn cứ hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách năm 2011 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chế độ, định mức chi tiêu và nhiệm vụ được giao, các Bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán chi ngân sách năm 2011 trong phạm vi số kiểm tra dự toán chi ngân sách năm 2011 được Bộ Tài chính thông báo (riêng chi từ nguồn vốn ngoài nước lập dự toán chi theo tiến độ giải ngân các dự án vay và viện trợ) chi tiết theo từng lĩnh vực (bao gồm cả chi nguồn cân đối NSNN và chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ), nhiệm vụ chi lớn (có sắp xếp thứ tự ưu tiên) đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khi xây dựng dự toán. b) Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khi xây dựng dự toán chi NSNN phải chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ mới phát sinh. Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành trong quá trình lập dự toán, thực hiện lập dự toán kinh phí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Không bổ sung từ nguồn dự phòng cho những nhiệm vụ chi mà các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khi xây dựng, phân bổ dự toán ngân sách được giao không bố trí đầy đủ kinh phí theo chế độ quy định để thực hiện. c) Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2011, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khi đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách, chế độ, cần thực hiện điều tra, khảo sát để nắm chắc số lượng đối tượng, dự kiến nhu cầu kinh phí; tính toán lồng ghép giữa các chính sách, chế độ dự kiến sửa đổi hoặc ban hành mới với các chính sách hiện hành, phối hợp với cơ quan tài chính để tính toán, đảm bảo khả năng bố trí đủ nguồn kinh phí thực hiện trước khi trình các cấp có thẩm quyền ban hành. d) Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại các khoản chi theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo kinh phí phát triển các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; tăng dự trữ nhà nước để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bố trí kinh phí đảm bảo tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương. 4. Các Bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán thu, chi ngân sách và chủ động thuyết minh chi tiết, cơ sở căn cứ lập dự toán theo đơn vị thực hiện và theo những nhiệm vụ chi quan trọng (căn cứ, chính sách chế độ, tình hình kết quả thực hiện, mức bố trí dự toán chi 2011 và các năm tiếp theo, …), gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 5. Cân đối NSNN, ngân sách từng địa phương tích cực, lành mạnh, vững chắc; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, an toàn ngân sách từng địa phương. Điều 9. Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2011: 1. Dự toán thu nội địa: Các địa phương khi xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn phải dựa trên cơ sở các phân tích, dự báo tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế làm gia tăng năng lực sản xuất năm 2011 đối với từng khu vực kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực thu, các cơ sở kinh tế trọng điểm của địa phương và phải tổng hợp toàn bộ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn). Khi xây dựng dự toán thu NSNN năm 2011 phải dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ kết quả thực tế thực hiện năm 2009; yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện năm 2010 và số kiểm tra về dự toán thu năm 2011 đã được thông báo. Dự toán thu phải bảo đảm tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, trong đó, cần chú ý những chế độ, chính sách thu mới được ban hành sửa đổi, bổ sung thêm như sau: a) Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính; các văn bản của Bộ Tài chính như Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ; Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp; Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Quyết định số 3027/QĐ-BTC ngày 03/12/2009 về việc đính chính Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008; Thông tư số 06/2010/TT-BTC ngày 13/01/2010 hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bán vé, thẻ hội viên sân gôn; Thông tư số 38/2010/TT-BTC ngày 19/3/2010 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010 và Thông tư số 39/2010/TT-BTC ngày 22/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010; Thông tư số 40/2010/TT-BTC ngày 23/3/2010 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản; Thông tư số 55/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Đài truyền hình Việt Nam và các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, thành phố. Nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 197/2009/TT-BTC ngày 9/10/2009 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam; Thông tư số 64/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. b) Về thuế tài nguyên: Tính và lập dự toán theo quy định tại Luật số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội về Thuế tài nguyên, Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên; Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên; Quyết định số 588/QĐ-BTC ngày 22/3/2010 của Bộ Tài chính về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện năm 2010. c) Về thuế thu nhập cá nhân: Thực hiện theo quy định tại các văn bản của Bộ Tài chính như Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản; Thông tư số 164/2009/TT-BTC ngày 13/8/2009 hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân đối với người trúng thưởng trong các trò chơi có thưởng; Thông tư số 176/2009/TT-BTC ngày 9/9/2009 hướng dẫn về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế; Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. d) Lệ phí trước bạ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 68/2010/TT-BTC ngày 26/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ. đ) Về thu từ dầu khí: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2009/NĐ-CP ngày 3/11/2009 của Chính phủ quy định thu phụ thu đối với dầu lãi phần được chia của nhà thầu dầu khí khi giá dầu thô biến động tăng; Thông tư số 22/2010/TT-BTC ngày 12/02/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2009/NĐ-CP ngày 3/11/2009 của Chính phủ. Về thu điều tiết đối với nhà máy lọc dầu Dung Quất: Thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. e) Về thuế sử dụng đất nông nghiệp: Tạm thời tính toán, xây dựng dự toán thu theo cơ chế hiện hành đang áp dụng cho giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010. f) Về phí, lệ phí: Thực hiện theo Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản pháp luật hiện hành. Đối với phí và lệ phí lãnh sự thực hiện theo quy định tại Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí lãnh sự áp dụng tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Thông tư số 238/2009/TT-BTC ngày 21/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ; phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không sân bay thực hiện theo quy định tại Thông tư số 240/2009/TT-BTC ngày 25/12/2009 của Bộ Tài chính. g) Riêng dự toán thu tiền sử dụng đất, việc xây dựng bảo đảm phù hợp với việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt kế hoạch (quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư), dự kiến tiến độ thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và nộp tiền sử dụng đất. h) Thu từ xổ số kiến thiết: Tiếp tục xây dựng dự toán trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành và thực hiện quản lý thu qua NSNN (không đưa vào cân đối NSNN). 2. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: a) Được xây dựng trên cơ sở đánh giá tác động đến thu ngân sách không qua phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới và kim ngạch xuất, nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế; tác động của việc điều chỉnh hàng rào thuế và phi quan thuế nhằm kiềm chế nhập siêu và thúc đẩy xuất khẩu và việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. b) Dự toán thu phải được xây dựng trên cơ sở thực hiện đúng quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính và các văn bản có liên quan. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để rút ngắn thời gian thông quan và tiết giảm chi phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tăng cường các biện pháp chống thất thu như: xử lý nợ thuế, chống buôn lậu, trốn thuế, chống gian lận thương mại. 3. Các khoản thu được để lại chi theo chế độ (học phí, viện phí, các khoản huy động đóng góp, …): Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ số thực tế thực hiện thu năm 2009, ước thực hiện thu năm 2010, dự kiến điều chỉnh các mức thu (trong đó thu học phí thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015) và những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm 2011 để xây dựng dự toán thu cho phù hợp, mang tính tích cực. Các khoản thu sự nghiệp mang tính chất giá dịch vụ kinh doanh của cơ quan, đơn vị, không thuộc nguồn thu NSNN, đề nghị lập dự toán riêng, không đưa chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN. Điều 10. Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2011: 1. Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2011: a) Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan Trung ương trên cơ sở đảm bảo vốn cho các chương trình, dự án đang thực hiện dở dang; bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm; hạn chế bố trí vốn cho các dự án mới chưa thật sự cần thiết. Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN năm 2011, bao gồm cả số bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản bổ sung có mục tiêu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Các đơn vị khi xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2011 cần tiếp tục quán triệt quan điểm rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại việc bố trí vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tập trung bố trí chi đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và giai đoạn 2011-2015, trong đó ưu tiên bố trí dự toán cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững; tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng, … c) Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các chính sách về an sinh xã hội; bố trí bảo đảm đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo các cam kết; tập trung vốn cho các công trình, dự án chuyển tiếp có hiệu quả, công trình trọng điểm, cấp bách về đê điều, thủy lợi, phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng các khu phân lũ, chậm lũ, hạ tầng du lịch, … d) Đảm bảo vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư; thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành của các công trình; bố trí hoàn trả các khoản vốn đối ứng trước theo quy định; đồng thời quán triệt trong tổ chức thực hiện không để phát sinh nợ XDCB mới. đ) Số vốn còn lại bố trí cho các dự án, công trình khởi công mới, theo đó ưu tiên vốn các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; kiên quyết đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng, các dự án chưa thật sự cấp bách, hiệu quả thấp. e) Chủ đầu tư các dự án được đầu tư từ nguồn vốn Chính phủ vay về cho vay lại phải tự thu xếp đủ vốn đối ứng cho các dự án này phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và quy chế quản lý tài chính trong nước để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. g) Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng chính sách của Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2010 dự kiến những thay đổi về chính sách và nhiệm vụ năm 2011 để xây dựng dự toán chi theo chế độ quy định. h) Đối với dự toán chi bổ sung dự trữ nhà nước: Căn cứ Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia, nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, yêu cầu phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nước có trách nhiệm đánh giá xác định mức dự trữ nhà nước do Bộ, ngành, đơn vị quản lý đến 31/12/2010; dự kiến mức bổ sung dự trữ từng loại hàng hóa, vật tư thiết bị thực sự thiết yếu, lập dự toán ngân sách nhà nước chi tăng dự trữ nhà nước, chi bảo quản hàng hóa và kế hoạch luân phiên đổi mới hàng dự trữ nhà nước năm 2011. i) Thực hiện bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư phát triển từ NSNN theo các tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ quyết định để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và các chương trình, dự án lớn khác thực hiện giai đoạn 2011 – 2015; hỗ trợ một phần vốn đối ứng các dự án ODA; hỗ trợ địa phương thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư nâng cấp hệ thống y tế cấp tỉnh, …; trong đó ưu tiên bổ sung vốn cho ngân sách địa phương tại các khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, các địa phương thực sự khó khăn. k) Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đầu tư XDCB từ nguồn trái phiếu Chính phủ thực hiện lập dự toán chi đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 cho các công trình, dự án giao thông, thủy lợi, hệ thống cơ sở y tế, đầu tư kiên cố hóa trường học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho sinh viên đã có trong danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và mục tiêu đã quy định. 2. Xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2011: a) Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, văn hóa, y tế, bảo vệ môi trường, khoa học – công nghệ, đảm bảo xã hội; quốc phòng, an ninh; chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể … phải căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của từng Bộ, cơ quan Trung ương và từng địa phương, căn cứ định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2011 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và những chế độ, chính sách cụ thể đã được các cấp có thẩm quyền ban hành. b) Đối với những khoản chi thường xuyên không có định mức phân bổ, dự toán năm 2011 được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2010, dự kiến nhiệm vụ năm 2011 (làm rõ các khoản chi chỉ phát sinh năm 2010, không phát sinh năm 2011, các khoản phát sinh tăng mức năm 2011 theo chế độ, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt), số kiểm tra ngân sách năm 2011 được thông báo và chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu theo quy định hiện hành. Dự toán cần sắp xếp thứ tự ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện những chế độ, chính sách chi đã được ban hành; những nhiệm vụ quan trọng Thủ tướng Chính phủ, cấp có thẩm quyền đã giao cho từng ngành, lĩnh vực. c) Trong phạm vi cả nước, bố trí dự toán chi NSNN năm 2011 (bao gồm cả chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương) đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi NSNN (bao gồm cả chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết); lĩnh vực văn hóa thông tin đạt tối thiểu 1,8%; lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt tối thiểu 2%; hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường trên 1%; bố trí tăng chi cho lĩnh vực y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN, trong đó ưu tiên kinh phí cho y tế dự phòng. d) Dự toán chi sự nghiệp kinh tế xây dựng căn cứ khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng: duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kinh tế trọng yếu (giao thông, thủy lợi, …) để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; kinh phí thực hiện công tác quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; nhiệm vụ đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, … góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh việc áp dụng quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. đ) Trong quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2011, các Bộ, ngành, địa phương phải cơ cấu lại nhiệm vụ chi NSNN cho phù hợp trên cơ sở thực hiện theo cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ nhằm tăng quyền tự chủ gắn với trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và hiệu suất hoạt động. Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan đến việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập; đồng thời, thực hiện thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. e) Các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu theo quy định của pháp luật phải lập đầy đủ dự toán thu và dự toán chi cho các nhiệm vụ từ nguồn thu phí, lệ phí và thu khác được để lại đơn vị chi theo chế độ quy định. g) Đối với các nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học, chi thực hiện nhiệm vụ nhà nước đặt hàng và các nhiệm vụ chi quan trọng khác, các đơn vị lập dự toán chi ngân sách theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này, đồng thời thuyết minh đầy đủ các căn cứ tính toán. h) Đối với một số nhiệm vụ chi đặc thù khác: - Các Bộ, cơ quan trung ương có bộ phận biệt phái sáp nhập vào cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm lập dự toán bảo đảm kinh phí hoạt động cho bộ phận này, gửi Bộ Ngoại giao tổng hợp vào dự toán chung của Bộ Ngoại giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để phân bổ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 367/CT-TTg ngày 19/3/2010. - Lập dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông. - Xây dựng dự toán kinh phí cần thiết để thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 – 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008. - Lập dự toán chi thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan Trung ương theo quy định tại Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Lập dự toán chi từ NSNN để thực hiện cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. 3. Xây dựng dự toán chi các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA: Thực hiện lập dự toán đầy đủ theo đúng trình tự, biểu mẫu lập và quyết định NSNN theo quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn, các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, trong đó chú ý lập chi tiết vốn ODA và vốn đối ứng theo từng chương trình, dự án, theo tính chất nguồn vốn chi đầu tư XDCB và chi sự nghiệp, đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trong dự toán NSNN năm 2011 trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định. 4. Dự toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2011: Năm 2011, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương, các đơn vị sử dụng NSNN tiếp tục chủ động thực hiện đầy đủ, đúng quy định các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2008 – 2012. Theo đó: dành một phần nguồn thu được để lại năm 2011 theo chế độ; tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2011 (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); ngân sách địa phương sử dụng 50% tăng thu thực hiện so dự toán ngân sách địa phương năm 2010 (không kể tăng thu tiền sử dụng đất), đồng thời thực hiện chuyển các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết (nếu có) sang năm 2011 để tiếp tục thực hiện. Toàn bộ nguồn kinh phí này phải được hạch toán, quản lý riêng để tạo nguồn tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, không sử dụng nguồn kinh phí này cho các mục đích khác. Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng việc tính toán, xác định các nguồn kinh phí dành để thực hiện cải cách tiền lương năm 2011 sau khi Chính phủ có Nghị định mới về điều chỉnh tiền lương tối thiểu. 5. Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng: a) Các Bộ, cơ quan chủ quản của chương trình, dự án căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án lớn triển khai giai đoạn 2011 – 2015, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2011 đối với các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án lớn quan trọng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định làm căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2011. Riêng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu: việc xây dựng dự toán cho năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục thực hiện theo các Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. b) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ tài chính hiện hành, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương lập dự toán nhu cầu chi thực hiện các chương trình, dự án trong năm 2011, gửi các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý chương trình, dự án tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. c) Căn cứ dự kiến mức bố trí kinh phí cho từng chương trình, dự án do Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, các Bộ, cơ quan Trung ương được giao quản lý chương trình, dự án thực hiện lập dự toán chi năm 2011 của từng chương trình, dự án; đồng thời dự kiến phương án phân bổ dự toán chi chương trình mục tiêu, dự án năm 2011 cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương (đối với các chương trình thực hiện bằng nguồn vốn ngoài nước, phương án phân bổ chi tiết gồm cả vốn trong và ngoài nước), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp. 6. Dự toán dự phòng ngân sách nhà nước: Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo quy định của Luật NSNN và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2011 để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và xử lý những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán. Bố trí và ghi thành một mục riêng trong dự toán chi NSNN năm 2011 của các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương kinh phí chi cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa theo quy định tại Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa và Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn NSNN cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa. 7. Dự toán các khoản chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ (học phí, viện phí, các khoản huy động đóng góp, …): Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từng nguồn thu này, chi tiết theo từng nhiệm vụ chi, lĩnh vực chi và tổng hợp vào dự toán của Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để trình cấp có thẩm quyền quyết định. 8. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2011, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi phải chặt chẽ và chi tiết đối với từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi đã làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay công tác lập phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2011 của Bộ, cơ quan, địa phương mình để khi nhận được dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao, chủ động trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ và giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 theo đúng quy định của Luật NSNN. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải tập trung chỉ đạo rà soát lại tất cả các khâu trong công tác phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN, đặc biệt là vốn đầu tư XDCB và vốn vay, viện trợ, nhằm đảm bảo việc phân bổ ngân sách đúng mục tiêu, đúng chế độ, đúng đối tượng; việc quản lý, sử dụng ngân sách phải chặt chẽ, hiệu quả, có chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí. Điều 11. Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2011: Năm 2011 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương mới theo quy định của Luật NSNN; việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương, các địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN năm 2011 nêu trên và trên cơ sở nguồn lực theo định mức phân bổ ngân sách 2011, căn cứ quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật để xây dựng dự toán ngân sách năm 2011 và giai đoạn 2011-2015; dự toán ngân sách địa phương năm 2011 được xây dựng đảm bảo sự phát triển ngân sách địa phương, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành và theo đúng quy định của Luật NSNN. Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, việc lập, xây dựng dự toán ngân sách địa phương cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau: 1. Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn: Căn cứ mục tiêu dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 của cả nước và của các Bộ, ngành và địa phương, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2010, trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2011 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế của từng địa phương và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng khoản thu theo chế độ; dự toán thu nội địa từ nguồn thu thuế và phí (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 17%-19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010 (đã loại trừ các yếu tố tác động do thực hiện gia hạn thuế trong năm 2009 và năm 2010); dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7%-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010 (đã loại trừ các yếu tố tác động do thực hiện gia hạn thuế trong năm 2009 và năm 2010). 2. Về xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương: - Căn cứ dự toán thu NSNN trên địa bàn, thu ngân sách địa phương được hưởng 100% theo quy định của Luật NSNN, mức chi cân đối ngân sách địa phương theo tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách năm 2011 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có) và được ổn định trong thời kỳ ngân sách mới theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật. Trên cơ sở đó, căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2011 – 2015 và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, chế độ chính sách chi tiêu hiện hành và tình hình thực tế của từng địa phương, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định: phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách mới và định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011 cho từng cấp chính quyền địa phương cấp dưới và ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho các năm trong thời kỳ ổn định mới. Đồng thời, đảm bảo định mức phân bổ ngân sách địa phương đối với các nhiệm vụ chi quan trọng (lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường) không thấp hơn mức theo yêu cầu của các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao. - Ưu tiên kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư những dự án, công trình trọng điểm của địa phương sớm hoàn thành đưa vào sử dụng (giao thông, thủy lợi, công trình phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công trình khắc phục hậu quả thiên tai, …); chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, đầu tư kiến cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, hạ tầng làng nghề, du lịch; thực hiện phát triển giống cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xúc tiến thương mại, mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu; chú trọng thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm,… - Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chủ động tính toán bố trí trong dự toán chi đầu tư XDCB nguồn để xử lý dứt điểm các khoản nợ XDCB, các khoản nợ huy động phải trả khi đến hạn. - Bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; chủ động phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; ưu tiên bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị quyết của Quốc hội. - Đối với nguồn thu từ xổ số kiến thiết tiếp tục được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội; trong đó, tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế theo quy định và thực hiện quản lý thu, chi qua ngân sách nhà nước (không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước). - Xây dựng phương án huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương, bố trí ngân sách địa phương đảm bảo hoàn trả đủ các khoản nợ đến hạn (cả gốc và lãi) theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN và Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, đảm bảo số dư nợ huy động (bao gồm cả số dự kiến trong năm) không quá 30% dự toán chi đầu tư XDCB của ngân sách cấp tỉnh (riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 100%). - Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách đã ban hành để phát triển kinh tế xã hội theo đúng các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2011, các địa phương chủ động tính toán các nguồn để thực hiện chi cải cách tiền lương theo đúng quy định tại khoản 4 điều 10 nêu trên. 3. Đối với các cấp chính quyền địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân, nội dung lập dự toán ngân sách năm 2011 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; về trình tự và thời gian thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài chính quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 và các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia: 1. Phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương liên quan dự kiến nhiệm vụ, mức kinh phí thực hiện chương trình, dự án năm 2011 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20/7/2010. 2. Lập phương án phân bổ dự toán chi năm 2011 đối với từng Bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/7/2010. 3. Chủ động xây dựng, ban hành và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền hoàn thành trong năm 2010 làm căn cứ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án từ năm 2011 đúng quy định. Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương: 1. Căn cứ số kiểm tra đã được thông báo, các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới theo quy định. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán năm 2011 về chi đầu tư phát triển, phương án phân bổ chi đầu tư phát triển một số lĩnh vực của ngân sách Trung ương được phân công gửi Bộ Tài chính trước ngày 10/9/2010. 3. Tổ chức công tác xây dựng, tổng hợp và báo cáo dự toán ngân sách năm 2011 theo đúng quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn và những nội dung hướng dẫn của Thông tư này; báo cáo đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và các biểu mẫu có liên quan quy định tại Thông tư này; gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước trước ngày 20/7/2010 đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, trước ngày 25/7/2010 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 14. Về biểu mẫu lập và báo cáo dự toán ngân sách năm 2011: 1. Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: Tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNN theo các biểu mẫu và thời gian quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, các biểu mẫu bổ sung (Biểu số 2 và 5) quy định tại Thông tư này và biểu mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ; trong đó chú ý xây dựng dự toán ngân sách chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách (theo Biểu số 02 – Phụ lục số 2 – Thông tư số 59/2003/TT-BTC) và nhiệm vụ quan trọng của Bộ, cơ quan để giải trình báo cáo Quốc hội về dự toán ngân sách của từng Bộ, cơ quan Trung ương. Sau khi Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách năm 2011, phân bổ và giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 31/12/2010 theo quy định của Luật NSNN. 2. Đối với các địa phương: Tổng hợp lập dự toán ngân sách địa phương, báo cáo Bộ Tài chính theo các mẫu biểu (Biểu số 01, 02, 06, 07, 10, 12, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 - Phụ lục số 6) và thời gian quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và co biểu mẫu bổ sung (Biểu số 01, 03, 04, 06, 07, 08, 09, 10, 11) quy định tại Thông tư này. Điều 15. Điều khoản thi hành: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. 2. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2011, nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có thông báo hướng dẫn bổ sung; nếu phát sinh vướng mắc trong công tác tổ chức xây dựng dự toán ngân sách năm 2011 đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - UBND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn PHỤ LỤC BIỂU MẪU BỔ SUNG LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 (Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính) Biểu số 1: Tổng hợp kết quả thực hiện và dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 2: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách giai đoạn 2006 – 2010; dự toán 2011 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương) Biểu số 3: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách giai đoạn 2006-2010; dự toán 2011 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 4: Tổng hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 5: Đánh giá huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006 – 2010; dự toán 2011 và kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý ngành, lĩnh vực) Biểu số 6: Tổng hợp nhu cầu vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2011 để thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 7: Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển theo quy định tại khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách nhà nước, dư nợ ngân sách địa phương giai đoạn 2006 – 2010: dự toán 2011 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 8: Tổng hợp vốn huy động đầu tư xã hội giai đoạn 2006 – 2010; dự toán 2011 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 9: Tổng hợp vốn đầu tư trở lại từ nguồn thu xổ số kiến thiết năm 2010 và năm 2011 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 10: Báo cáo kết quả phân bổ, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng năm 2010 và dự toán năm 2011 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 11: Báo cáo kết quả phân bổ, giao dự toán vốn đầu tư từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW để thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng năm 2010 và dự toán năm 2011 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Tỉnh, thành phố:…………….. Biểu số: 1 TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRONG ĐÓ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRONG ĐÓ TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 KH 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1. Diện tích ha Trong đó: - Đất nông nghiệp ha - Đất lâm nghiệp ha - Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên ha - Diện tích rừng tự nhiên ha - Diện tích trồng lúa ha 2. Dân số người Trong đó: - Trẻ em dưới 6 tuổi người - Dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi người - Dân số xã, thôn 135 trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi (kể cả các xã ngoài Chương trình 135 thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a) người - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả các xã thuộc 62 huyện nghèo) người - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước người + Trong đó: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả các xã thuộc 62 huyện nghèo) người - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (không bao gồm trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước hoặc thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả các xã thuộc 62 huyện nghèo)) người - Dân số sinh sống ở các loại đô thị: người + Loại đặc biệt người + Loại I người + Loại II người + Loại III người + Loại IV người - Dân số nhập cư vãng lai người 3. Đơn vị hành chính cấp huyện huyện Trong đó: - Số đô thị loại I (thuộc tỉnh) đô thị - Số đô thị loại II đô thị - Số đô thị loại III đô thị - Số đô thị loại IV đô thị - Số huyện đảo không có đơn vị hành chính xã huyện - Số đơn vị hành chính mới được thành lập (chưa được bổ sung kinh phí) đơn vị 4. Đơn vị hành chính cấp xã xã - Xã biên giới, hải đảo xã - Xã biên giới giáp Lào, Campuchia xã 5. Số đơn vị hành chính mang tính đặc thù đơn vị Trong đó: - Cấp tỉnh đơn vị - Cấp huyện đơn vị 6. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % Trong đó: - Ngành công nghiệp xây dựng % - Ngành nông lâm thủy sản % - Ngành dịch vụ % 7. Cơ cấu kinh tế - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng tỷ đồng - Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản tỷ đồng - Giá trị ngành dịch vụ tỷ đồng 8. Kim ngạch xuất nhập khẩu triệu USD Trong đó: - Kim ngạch xuất khẩu triệu USD - Kim ngạch nhập khẩu triệu USD 9. Giải quyết việc làm người 10. Số lượt khách du lịch người 11. Số người (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 27/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ) người - Tỷ lệ nghèo % 12. Tốc độ tăng dân số % 13. Số doanh nghiệp trên địa bàn doanh nghiệp Trong đó: - Doanh nghiệp trung ương + Số doanh nghiệp doanh nghiệp + Tổng số vốn kinh doanh triệu đồng + Số nộp ngân sách triệu đồng - Doanh nghiệp địa phương + Số doanh nghiệp doanh nghiệp + Tổng số vốn kinh doanh triệu đồng + Số nộp ngân sách triệu đồng - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Số dự án được cấp giấy phép dự án Trong đó: số vốn đăng ký USD + Số doanh nghiệp đã hoạt động doanh nghiệp Trong đó: số vốn đầu tư USD + Tổng số vốn đã đầu tư triệu đồng + Số nộp ngân sách triệu đồng - Doanh nghiệp tư nhân + Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh doanh nghiệp + Số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế doanh nghiệp + Số nộp ngân sách triệu đồng - Kinh tế tập cá thể + Số hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh hộ + Số hộ quản lý thu thuế môn bài hộ + Số hộ quản lý thu cố định hộ + Số nộp ngân sách triệu đồng 14. Giáo dục, đào tạo - Số giáo viên người - Quỹ lương triệu đồng - Số học sinh người Trong đó: học sinh thuộc diện nội trú, gồm: người + Học sinh học trường dân tộc nội trú người + Học sinh không học trường nội trú mà học tại các trường bán, công lập khác người - Số trường đại học công lập do địa phương quản lý trường Trong đó: dự toán chi năm 2010 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho trường đại học triệu đồng 15. Y tế: - Cơ sở khám chữa bệnh cơ sở Trong đó: + Số bệnh viện do địa phương quản lý hoạt động mang tính chất khu vực bệnh viện Trong đó: dự toán năm 2010 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho bệnh viện triệu đồng - Số giường bệnh giường Trong đó: + Giường bệnh cấp tỉnh giường + Giường bệnh cấp huyện giường + Giường phòng khám khu vực giường + Giường y tế xã phường giường 16. Chỉ tiêu đảm bảo xã hội - Trại xã hội cơ sở - Số trại viên trại xã hội người - Đối tượng cứu trợ xã hội không tập trung người - Số gia đình bệnh binh gia đình - Số gia đình thương binh gia đình - Số gia đình liệt sỹ gia đình - Số gia đình có công với nước gia đình - Số gia đình có Bà mẹ Việt Nam anh hùng gia đình - Số gia đình có anh hùng lực lượng vũ trang gia đình - Số gia đình có người hoạt động kháng chiến gia đình - Số gia đình có người có công giúp đỡ cách mạng gia đình - Người bị nhiễm chất độc màu da cam người + Người mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động người + Người mắc bệnh bị suy giảm khả năng lao động người + Con đẻ còn sống bị dị dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động không tự lực được trong sinh hoạt người + Con đẻ còn sống bị dị dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động nhưng còn tự lực được trong sinh hoạt người - Số hộ gia đình dân tộc thiểu số hộ Trong đó: + Số hộ gia đình được hỗ trợ đất sản xuất hộ + Số hộ gia đình được hỗ trợ đất ở, nhà ở hộ + Số hộ gia đình được hỗ trợ nước sinh hoạt hộ - Số hộ gia đình chính sách hộ Trong đó: số hộ gia đình cần phải hỗ trợ về nhà ở hộ - Số cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT cán bộ 17. Văn hóa thông tin - Số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đoàn - Số đoàn nghệ thuật truyền thống đoàn - Số đội thông tin lưu động đội - Di sản văn hóa thế giới di sản - Di sản văn hóa cấp quốc gia di sản 18. Phát thanh, truyền hình Số huyện ở miền núi-vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu có trạm phát lại phát thanh truyền hình huyện 19. Thể dục thể thao - Số vận động viên đạt thành tích cao cấp quốc gia người - Số vận động viên khuyết tật người 20. Thực hiện chương trình Kiên cố hóa KM, GTNT, CSHT nuôi trồng thủy sản, CSHT làng nghề ở nông thôn - Số vốn đã vay từ Ngân hàng Phát triển triệu đồng - Số vốn ngân sách địa phương triệu đồng - Vốn huy động trong dân cư triệu đồng - Số km đường GTNT km - Số km kiên cố hóa kênh mương km - Số CSHT nuôi trồng thủy sản công trình - Số CSHT làng nghề nông thôn công trình 21. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học - Số phòng học được kiên cố hóa phòng - Số kinh phí thực hiện triệu đồng 22. Thực hiện đầu tư cơ sở y tế từ nguồn trái phiếu Chính phủ - Số bệnh viện bệnh viện - Số kinh phí thực hiện triệu đồng - Số trạm y tế trạm - Số kinh phí thực hiện triệu đồng 23. Thực hiện pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi - Số thu thủy lợi phí của các Công ty thủy nông triệu đồng - Số thu thủy lợi phí của Hợp tác xã triệu đồng 24. Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a - Số huyện nghèo huyện - Diện tích (các huyện nghèo) ha - Dân số (các huyện nghèo) người - Số xã (các huyện nghèo) xã Trong đó: số xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II xã - Tổng số thôn, bản (các huyện nghèo) thôn, bản Trong đó: + Số thôn, bản ở xã khu vực II thuộc Chương trình 135 giai đoạn II thôn, bản + Số thôn, bản biên giới thôn, bản …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…….. Chủ tịch Bộ, cơ quan Trung ương …… Biểu số: 2 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010; DỰ TOÁN 2011 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 So sánh (%) QT 2006 QT 2007 QT 2008 QT 2009 ƯTH 2010 Tổng số Dự toán 2011 DK 2012 DK 2013 DK 2014 DK 2015 Tổng số 2010/ 2009 2011 /2010 GĐ 2006-2010/ GĐ 2001-2005 GĐ 2011-2015/ GĐ 2006-2010 A Tổng số thu, chi, nộp ngân sách phí, lệ phí 1 Số thu phí, lệ phí - Học phí - Viện phí - Phí, lệ phí khác 2 Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề - Chi sự nghiệp y tế - Phí, lệ phí khác 3 Số phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước B Dự toán chi ngân sách nhà nước I Chi đầu tư phát triển Trong đó: - Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề - Chi khoa học, công nghệ 1 Chi đầu tư XDCB 2 Chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp theo chế độ quy định 3 Chi dự trữ nhà nước 4 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên 1 Chi quốc phòng, an ninh, đặc biệt 2 Chi SN giáo dục - đào tạo và dạy nghề 3 Chi sự nghiệp y tế 4 Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 5 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 6 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 8 Chi sự nghiệp kinh tế 9 Chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường 10 Chi quản lý hành chính 11 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 12 Chi khác III Chi chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án lớn khác ….., ngày…. tháng…. năm 2010 Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 3 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010; DỰ TOÁN 2011 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 SO SÁNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010 TRONG ĐÓ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRONG ĐÓ 2010/ 2009 2011/ 2010 GĐ 2006-2010/ GĐ 2001-2005 GĐ 2011-2015/ GĐ 2006-2010 TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 (3) ĐT 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 I THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 1 THU NỘI ĐỊA TRONG ĐÓ: 1.1 THU TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.2 THU TỪ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN 1.3 THU TỪ KHU VỰC KINH TẾ NQD 1.4 THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2 THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐÓ: 2.1 THUẾ XK, THUẾ NK VÀ TTĐB HÀNG NK 2.2 THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU 3 THU HUY ĐỘNG THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 8 LUẬT NSNN II CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ (1) TRONG ĐÓ: 1 CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG ĐÓ: 1.1 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ 1.2 LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2 CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG ĐÓ: 2.1 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ 2.2 LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3 CHI TRẢ NỢ NGUỒN HUY ĐỘNG THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 8 LUẬT NSNN 4 CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH III SỐ BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 1 SỐ BỔ SUNG CÂN ĐỐI 2 SỐ BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU (2) - CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA - CHƯƠNG TRÌNH 135 - DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG - CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN QUAN TRỌNG KHÁC Ghi chú: (1) Được xác định trên cơ sở nguồn chi cân đối ngân sách địa phương và số bổ sung mục tiêu (nếu có). (2) Số bổ sung để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, các chương trình, dự án quan trọng và các chế độ, chính sách mới. (3) Đánh giá kết quả thực hiện gia hạn thuế năm 2010 theo Biểu số 4. …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố... Chủ tịch Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 4 TỔNG HỢP SỐ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GIA HẠN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/2009/QĐ-TTG NGÀY 21/1/2009 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2010/QĐ-TTG NGÀY 12/02/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Gia hạn nộp thuế theo Quyết định 16/2009/QĐ-TTg Gia hạn nộp thuế theo Quyết định 12/2010/QĐ-TTg Tổng số thuế được gia hạn Số thuế được gia hạn đã nộp trong 6 tháng đầu năm 2010 Số thuế được gia hạn còn phải nộp trong 6 tháng cuối năm 2010 Số thuế TNDN được gia hạn 6 tháng đầu năm 2010 Ước thuế TNDN được gia hạn cả năm 2010 Trong đó: số thuế gia hạn nộp sang năm 2011 A B 1 2 3 4 5 6 TỔNG SỐ 1 Khu vực DNNN Trung ương: 2 Khu vực DNNN Địa phương: 3 Khu vực DN có vốn ĐTNN: 4 Thuế CTN DV NQD: …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.... Chủ tịch Bộ, cơ quan Trung ương ……. Biểu số: 5 ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010; DỰ TOÁN 2011 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 So sánh (%) QT 2006 QT 2007 QT 2008 TH 2009 ƯTH 2010 Tổng số Dự toán 2011 DK 2012 DK 2013 DK 2014 DK 2015 Tổng số 2010 /2009 2011 /2010 GĐ 2006-2010/ GĐ 2001-2005 GĐ 2011-2015/ GĐ 2006-2010 TỔNG SỐ I Chi NSNN 1 Chi đầu tư XDCB a NSTW b NSĐP 2 Chi thường xuyên a NSTW b NSĐP 3 Chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và các chương trình, dự án lớn khác II Chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ Trong đó: Cho ngành giao thông Cho lĩnh vực thủy lợi Cho ngành giáo dục Cho ngành y tế III Chi từ nguồn thu phí, lệ phí đóng góp… IV Chi đầu tư của các cơ sở ngoài công lập V Chi đầu tư khác …., ngày…. tháng …. năm 2010 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 6 TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2011 ĐỂ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG ĐÃ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT Đơn vị: triệu đồng STT Tên công trình, dự án Năng lực thiết kế Thời gian khởi công hoàn thành Số vốn được duyệt Giá trị khối lượng đã thực hiện từ khởi công đến 30/6/2010 Số vốn đã bố trí đến 31/12/2010 Dự kiến bố trí 2011 Ghi chú (tên văn bản, diễn giải…) Tổng số Trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ Tổng số Bố trí nguồn ngân sách địa phương Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật Đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Dự án A 2 Dự án B 3 Công trình A 4 Công trình B 5 ……………. …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố...... Chủ tịch Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 7 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 3 ĐIỀU 8 LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DƯ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010; DỰ TOÁN 2011 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 (1) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 SO SÁNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010 TRONG ĐÓ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRONG ĐÓ 2010 /2009 2011 /2010 GĐ 2006-2010/ GĐ 2001-2005 GĐ 2011-2015/ GĐ 2006-2010 TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 DT 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Tổng dư nợ huy động cho đầu tư XDCB đầu kỳ (theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN) Gồm: - Vay Ngân hàng phát triển - Vay tạm ứng KBNN - Vay Ngân hàng thương mại - Phát hành trái phiếu (trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu đô thị) - Nguồn khác 2 Nhiệm vụ trả nợ huy động trong - Trả gốc - Trả lãi - Các loại phí theo chế độ quy định 3 Mức kinh phí bố trí dự toán ngân sách để thanh toán số nợ đến hạn trả trong kỳ 4 Số huy động bổ sung cho đầu tư XDCB trong kỳ (theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN - nếu có) 5 Dư nợ huy động cho đầu tư cuối kỳ (theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN) Ghi chú: (1) Ngân sách địa phương phải chủ động bố trí ngân sách để trả đủ nợ đến hạn trong năm ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.... Chủ tịch Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 8 TỔNG HỢP VỐN HUY ĐỘNG ĐẦU TƯ XÃ HỘI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010; DỰ TOÁN 2011 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 SO SÁNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010 TRONG ĐÓ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRONG ĐÓ 2010 /2009 2011 /2010 GĐ 2006-2010/ GĐ 2001-2005 GĐ 2011-2015/ GĐ 2006-2010 TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 DT 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tổng vốn đầu tư xã hội Gồm: - Nguồn ngân sách nhà nước - Nguồn vốn tín dụng - Nguồn doanh nghiệp nhà nước - Nguồn đầu tư nước ngoài - Nguồn doanh nghiệp ngoài nhà nước - Nguồn vốn khác …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…….. Chủ tịch Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 9 TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN THU XỔ SỐ KIẾN THIẾT NĂM 2010 VÀ NĂM 2011 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ DỰ TOÁN NĂM 2010 ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2010 DỰ KIẾN NĂM 2011 SO SÁNH 2011/2010 A B 1 2 3 4 1. Tổng số thu Triệu đồng 2. Tổng số chi Triệu đồng Trong đó: - Chi cho giáo dục Triệu đồng + Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng số chi % - Chi cho Y tế Triệu đồng + Tỷ trọng chi cho y tế trong tổng số chi % …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…….. Chủ tịch Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 10 BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH 135, DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG NĂM 2010 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2011 Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Dự toán năm 2010 Ước thực hiện năm 2010 Dự kiến năm 2011 Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp A B 1=2+3 2 3 4=5+6 5 6 7=8+9 8 9 TỔNG CỘNG I CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA 1 CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) 2 CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỀ VIỆC LÀM 3 CHƯƠNG TRÌNH MTQG DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) 4 CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH XÃ HỘI, BỆNH DỊCH NGUY HIỂM VÀ HIV/AIDS - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) 5 CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH VSMT NÔNG THÔN 6 CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỀ VĂN HÓA - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) 7 CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) 8 CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM 9 CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY 10 CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM II CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II 1 DỰ ÁN …. 2 DỰ ÁN … III DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…….. Chủ tịch Tỉnh, thành phố:………. Biểu số: 11 BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ, GIAO DỰ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU TỪ NSTW ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG NĂM 2010 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2011 Đơn vị: Triệu đồng STT Tên dự án, công trình Địa điểm xây dựng Quyết định đầu tư Thời gian khởi công, hoàn thành Năng lực thiết kế Tổng dự toán được duyệt Giá trị k.lượng thực hiện từ khởi công đến 30/6/2010 Số k.phí đã thanh toán từ khởi công đến 30/6/2010 Ước thực hiện thanh toán năm 2010 Dự kiến phân bổ, giao dự toán năm 2011 Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó T.toán KL các năm trước chuyển sang T. toán KL đến 31/12/2010 T.toán KL các năm trước chuyển sang Dự toán năm 2011 Chia theo nguồn vốn Nguồn NSTW hỗ trợ Nguồn NSĐP bố trí thêm A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11= 12+ 13 12 13= 14+ 15 14 15 Tổng số 1 Chương trình A 2 Chương trình B 3 Dự án A 4 Dự án B 5 … …., ngày…. tháng …. năm 2010 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…….. Chủ tịch
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/06/2010", "sign_number": "90/2010/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-32-2005-TT-BTC-huong-dan-che-do-quan-ly-tai-chinh-nha-nuoc-nguon-vien-tro-khong-hoan-lai-nuoc-ngoai-cho-Hoi-53073.aspx
Thông tư 32/2005/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài cho Hội
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 32/2005/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2005 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC HỘI Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội; Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho các Hội như sau: A. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG 1. Thông tư này áp dụng đối với các Liên hiệp Hội, Tổng hội, Hội, các tổ chức Chính trị - Xã hội, Chính trị - Xã hội - Nghề nghiệp, tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc Trung ương và địa phương, các tổ chức pháp nhân ngoài nhà nước do Liên hiệp Hội, Tổng hội, Hội, các Trường, Viện... hoặc cơ quan nhà nước các cấp lập ra (sau đây gọi chung là Hội) được nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. 2. Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài quy định tại Thông tư này được hiểu là các khoản trợ giúp không phải hoàn trả dưới hình thức tiền, hiện vật, tri thức, từ các Chính phủ ( nếu có), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế, khoa học hoặc cá nhân người nước ngoài ( sau đây gọi tắt là Bên viện trợ) trực tiếp cho các Hội hoặc thông qua các Hội được ký kết chính thức giữa hai bên và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài trực tiếp cho các Hội là nguồn thu của Hội; khi nhận viện trợ, Hội căn cứ giá trị viện trợ ghi trên giấy xác nhận viện trợ để ghi tăng nguồn kinh phí đồng thời ghi tăng tài sản của Hội. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính đối với nguồn viện trợ này thông qua công tác hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo, kiểm tra đảm bảo công tác quản lý tài chính của Hội công khai, minh bạch và đúng pháp luật. 4. Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho chính quyền địa phương được thực hiện thông qua Hội là nguồn thu của ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 30 và 31- Chương 3 của Luật Ngân sách nhà nước (Luật số 01/2002/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 thông qua tại kỳ họp thứ hai từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002). Khi nhận viện trợ, căn cứ vào giá trị ghi trên giấy xác nhận viện trợ, cơ quan tài chính nhà nước ghi thu ngân sách nhà nước( ghi thu ngân sách trung ương nếu viện trợ cho Chính phủ và ghi thu ngân sách địa phương nếu viện trợ cho địa phương) đồng thời ghi chi cấp phát cho đối tượng thụ hưởng viện trợ. 5. Các Hội trực tiếp sử dụng, quản lý viện trợ không hoàn lại hoặc được giao thực hiện các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm thực hiện đúng các mục đích, nội dung đã cam kết với nhà tài trợ và quyết định phê duyệt viện trợ của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính, chấp hành đúng Luật kế toán và các quy định tại Thông tư này. B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ I. TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI 1. Điều kiện để được xác nhận viện trợ không hoàn lại Mọi khoản viện trợ của nước ngoài được xác nhận viện trợ để tiếp nhận theo quy chế tiếp nhận viện trợ không hoàn lại khi có đủ 2 điều kiện sau đây: a. Đơn vị tiếp nhận viện trợ là tổ chức pháp nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. b. Có văn bản ký kết giữa Bên viện trợ với đơn vị tiếp nhận viện trợ và Quyết định phê duyệt viện trợ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2. Xác nhận viện trợ Mọi khoản viện trợ không hoàn lại khi có đủ điều kiện để được tiếp nhận phải làm thủ tục xác nhận viện trợ. Các Hội nhận viện trợ chịu trách nhiệm làm thủ tục kê khai, đề nghị xác nhận viện trợ. Giấy xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính là chứng từ để ghi thu – ghi chi ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ cho Chính phủ và chính quyền địa phương, là chứng từ kế toán của tổ chức tiếp nhận, quản lý viện trợ, là căn cứ để làm thủ tục miễn thuế đối với hàng viện trợ nhập khẩu và hoàn thuế đối với hàng mua trong nước bằng tiền viện trợ. a) Giấy xác nhận viện trợ - Giấy xác nhận viện trợ được lập theo Mẫu số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. + Mẫu số 1 là mẫu giấy xác nhận hàng viện trợ. + Mẫu số 2 là mẫu giấy xác nhận tiền viện trợ. - Giấy xác nhận hàng viện trợ được lập thành 5 bản. Nếu hàng viện trợ là ô tô, xe máy phải làm thêm 1 bản để đăng ký lưu hành. - Giấy xác nhận tiền viện trợ được lập thành 4 bản. b) Các khoản viện trợ không hoàn lại phải làm xác nhận viện trợ bao gồm - Các công trình xây dựng cơ bản do Bên viện trợ thực hiện chuyển giao viện trợ theo hình thức "chìa khoá trao tay" hoặc do chủ dự án thực hiện theo phương thức giao thầu trọn gói. - Hàng hoá, thiết bị ghi trong danh mục kèm theo dự án hoặc trong thông báo viện trợ được nhập khẩu, đặt mua trong nước. - Ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam do Bên viện trợ chuyển giao cho các đơn vị trong nước nhận và trực tiếp sử dụng để thực hiện các thoả thuận viện trợ (bao gồm cả khoản viện trợ cho hoạt động mang tính chất công vụ phí, hành chính phí... theo cam kết trong văn kiện dự án). - Các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật được thanh toán từ nguồn của các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại thể hiện qua Hợp đồng được ký kết giữa chủ dự án với tổ chức tư vấn trong và ngoài nước. c) Thời điểm và địa điểm xác nhận Khi nhận được tiền, hàng viện trợ hoặc thông báo nhận hàng; giấy báo Có của Ngân hàng về tiền viện trợ; hoặc ngay sau khi nghiệm thu bàn giao, quyết toán các hợp đồng giao nhận thầu, các hợp đồng mua sắm và các hợp đồng về dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, các đối tượng quy định ở trên có trách nhiệm gửi đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính- Hà Nội hoặc Tổ quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, số 138 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 hoặc Tổ quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế tại Đà Nẵng- số 48 đường Pasteur) các hồ sơ theo quy định tại điểm 3 dưới đây để làm thủ tục xác nhận viện trợ. 3. Các tài liệu cần thiết để xác nhận viện trợ a) Đối với hàng viện trợ gồm - Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền - Văn bản ký kết với nhà tài trợ. - Văn kiện dự án viện trợ. - Văn bản phê duyệt hợp đồng thương mại theo quy định hiện hành, kèm hoá đơn thương mại (Invoice) hoặc hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành nếu mua hàng trong nước. - Vận đơn đường biển (Bill of lading) hoặc vận đơn hàng không (Airway Bill). - Bản kê chi tiết (Packing List) Trường hợp chưa có hoá đơn, vận đơn thì phải có giấy báo nhận hàng của tổ chức vận chuyển. Nếu một lô hàng viện trợ gửi cho nhiều nơi, phải kèm theo giấy uỷ quyền của các đơn vị liên quan và bảng kê phân chia hàng viện trợ. Đối với các chương trình, dự án được tổ chức đấu thầu tại Việt Nam để mua sắm trang thiết bị, hàng hoá và dịch vụ tư vấn, nghiên cứu... bằng nguồn tiền viện trợ, ngoài các tài liệu đã quy định ở trên, cần bổ sung thêm các tài liệu liên quan sau: - Biên bản về kết quả đấu thầu, quyết định công nhận đơn vị trúng thầu hoặc phê duyệt đơn vị trúng thầu của cơ quan phê duyệt dự án. - Hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ được ký kết giữa Chủ dự án và đơn vị trúng thầu. - Hợp đồng ngoại thương ( đối với Công ty xuất nhập khẩu trúng thầu mua hàng cho dự án viện trợ phải nhập khẩu hàng hoá), hoặc hoá đơn theo mẫu do Bộ Tài chính quy định nếu mua hàng sản xuất trong nước. b) Đối với tiền viện trợ gồm - Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền - Văn bản ký kết với nhà tài trợ. - Văn kiện dự án viện trợ. - Các chứng từ chứng minh việc tiếp nhận tiền viện trợ. c) Đối với các dự án là công trình xây dựng cơ bản do Bên viện trợ thực hiện chuyển giao viện trợ theo hình thức "chìa khoá trao tay" hoặc do chủ dự án thực hiện theo phương thức giao thầu trọn gói Trường hợp này Bộ Tài chính chỉ xác nhận viện trợ 1 lần, khi công trình hoàn thành, đã nghiệm thu, bàn giao, tài liệu để xác nhận viện trợ là: - Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền - Văn bản ký kết với nhà tài trợ. - Văn kiện dự án viện trợ. - Hợp đồng giao nhận thầu (Hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm, hợp đồng tư vấn). - Biên bản nghiệm thu, bàn giao và biên bản thanh lý hợp đồng. d) Trường hợp do yêu cầu khẩn cấp hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác mà đơn vị nhận viện trợ không kịp làm thủ tục xác nhận viện trợ thì hàng quý, đơn vị có trách nhiệm tổng hợp giá trị viện trợ đã tiếp nhận (đối với nguồn viện trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho chính quyền địa phương được thực hiện thông qua Hội) báo cáo đề nghị cơ quan tài chính đồng cấp ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước tiền, hàng viện trợ theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này. II. CHẾ ĐỘ THUẾ ĐỐI VỚI NHỮNG HÀNG HOÁ MUA BẰNG NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI Mọi vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải nhập khẩu hoặc mua trong nước từ nguồn viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đều được miễn thuế gián thu ( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) theo các quy định pháp luật về thuế hiện hành. 1. Đối với hàng hoá nhập khẩu Đối với những hàng hoá không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc danh mục hàng phải quản lý theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 thì đơn vị nhận hàng phải xuất trình Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền, văn kiện ký kết viện trợ với phía nước ngoài và giấy xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính với cơ quan Hải quan để được miễn các loại thuế gián thu khi nhận hàng. 2. Đối với hàng hoá mua trong nước - Trường hợp Hội sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại của nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam, Hội được hoàn lại thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn thuế giá trị gia tăng khi mua hàng. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp này, thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5, mục II, Phần D Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. - Trường hợp Bên viện trợ mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ cho Việt Nam thì hàng hoá mua trong trường hợp đó được miễn thuế giá trị gia tăng. Để được miễn thuế giá trị gia tăng Bên viện trợ phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài, mua hàng để viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua, văn bản xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này. Khi bán hàng cơ sở phải lập hoá đơn theo đúng quy định tại điểm 5.1, mục IV- Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. III. VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ MUA SẮM VẬT TƯ HÀNG HOÁ TỪ NGUỒN TIỀN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI 1. Về đầu tư xây dựng cơ bản - Đối với nguồn viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa phương được thực hiện thông qua các Hội nếu có dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì Hội có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quy chế đấu thầu xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành. - Đối với nguồn viện trợ trực tiếp cho Hội nếu có dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì chủ dự án phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch và cấp phép xây dựng. 2. Về mua sắm vật tư hàng hoá - Đối với nguồn viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa phương được thực hiện thông qua các Hội, khi thực hiện mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc, Hội phải thực hiện đúng quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm. - Đối với nguồn viện trợ trực tiếp cho Hội, khi thực hiện mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc, Hội phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc mua sắm. IV. ĐỊNH MỨC CHI TIÊU VIỆN TRỢ Định mức sử dụng tiền viện trợ để chi tiêu phục vụ các hoạt động của dự án (tiền lương và các khoản phụ cấp; chi đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị; công tác phí, chi phí quản lý hành chính,…) thực hiện theo các quy định sau đây: 1. Đối với những khoản chi mà trong văn kiện ký kết viện trợ với nhà tài trợ có quy định định mức chi tiêu cụ thể thì Hội thực hiện theo định mức như đã cam kết với nhà tài trợ. 2. Đối với những khoản chi mà nhà tài trợ không quy định mức chi cụ thể, Hội cần tham khảo mức chi của các tổ chức tài trợ khác đối với những dự án cùng loại hoặc định mức chi trong nước tương ứng để xác định mức chi phù hợp với yêu cầu chi tiêu của dự án, trên nguyên tắc đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, có hiệu quả. V. KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN, BÁO CÁO THỰC HIỆN VIỆN TRỢ 1. Hội phải tổ chức bộ máy kế toán hoặc bố trí người làm kế toán để tổ chức công tác kế toán quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại theo đúng quy định của Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước và chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định. Hội phải tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính để theo dõi chi tiết và quyết toán riêng giá trị viện trợ trực tiếp cho Hội và giá trị viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa phương được thực hiện thông qua tổ chức Hội, trong đó: - Tổ chức kế toán các khoản viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa phương được thực hiện theo pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. - Tổ chức kế toán các khoản viện trợ trực tiếp cho Hội được thực hiện theo pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán năm các khoản viện trợ trực tiếp cho Hội là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm. Hội phải nộp Báo cáo tài chính năm và báo cáo quyết toán năm cho cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ. 2. Đơn vị kế toán cấp trên trực tiếp của Hội có trách nhiệm xem xét, thẩm tra, xét duyệt quyết toán năm đối với nguồn viện trợ do Hội thực hiện. Đối với các dự án viện trợ cho Chính phủ, hoặc các địa phương được thực hiện thông qua Hội, khi chương trình, dự án của nguồn viện trợ này kết thúc, Hội có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau khi quyết toán dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội phải tiến hành bàn giao dự án cho đơn vị thụ hưởng tiếp nhận và quản lý. Biên bản bàn giao phải ghi đầy đủ các quyết định xử lý của cơ quan phê duyệt quyết toán về tiền tồn quỹ, vật tư, tài sản hiện có, vật tư tài sản thừa, thiếu, tình hình công nợ…ngoài ra Hội phải bàn giao cho đơn vị thụ hưởng bản báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án, trong đó đặc biệt nêu rõ các điều kiện cần và đủ để phát huy hiệu quả lâu dài của dự án. 3. Hội phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm theo quy định tại điều 32 và điều 33 của Luật kế toán. 4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm Hội phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp và các cơ quan liên quan cùng cấp ( tài chính, thống kê, kế hoạch và đầu tư ) tình hình thực hiện viện trợ theo mẫu biểu số 4 kèm theo Thông tư này. 5. Đối với những khoản viện trợ cho các chương trình tín dụng quay vòng tại cộng đồng dân cư thuộc các địa phương được thực hiện thông qua Hội, tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng địa phương, Hội có trách nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể, xã hội sở tại nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý chương trình tín dụng phù hợp với những đặc điểm về kinh tế, văn hoá bản địa của cộng đồng; thành lập Ban quản lý chương trình tín dụng tại cộng đồng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình tín dụng đồng thời đảm bảo tính an toàn của các khoản vay. Trong quá trình thực hiện, Hội có trách nhiệm phản ánh kịp thời từng lần chuyển tiền cho Ban quản lý, phối hợp với Ban quản lý báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm tình hình cho vay, hiệu quả sử dụng tiền vay và khả năng thu hồi vốn vay. Khi kết thúc chương trình tín dụng quay vòng, Hội có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý lập báo cáo quyết toán toàn bộ chương trình tín dụng gửi về Sở Tài chính tỉnh, thành phố. Quyết toán chương trình tín dụng phải phản ánh đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: - Tổng số các nguồn vốn đã cho vay. - Tổng số vốn đã thu hồi. - Tổng số nợ vay chưa thu hồi được ( có phân loại và đánh giá khả năng thu hồi, kiến nghị xử lý các khoản nợ không thể thu hồi được). - Tổng số tiền lãi phát sinh, số tiền lãi đã sử dụng, số tiền lãi chưa sử dụng ( nêu rõ nội dung sử dụng tiền lãi và kiến nghị hướng sử dụng đối với tiền lãi chưa sử dụng). Sở Tài chính tỉnh, thành phố nơi có cộng đồng dân cư sử dụng nguồn vốn tín dụng này có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt quyết toán chương trình tín dụng. Quyết toán chương trình tín dụng được phê duyệt là căn cứ để bàn giao nguồn vốn tín dụng đã thu hồi. Đối tượng nhận bàn giao và hướng sử dụng tiếp nguồn tín dụng đã thu hồi thực hiện theo cam kết đã ký kết với nhà tài trợ. Trường hợp trong cam kết viện trợ không quy định đối tượng và mục đích sử dụng nguồn tiền thu hồi từ chương trình tín dụng, Hội hướng dẫn Ban quản lý chương trình tín dụng đề xuất mục đích, đối tượng sử dụng nguồn tiền đã thu hồi trình Sở Tài chính quyết định ( tiếp tục thực hiện chương trình tại địa phương, chuyển sang địa bàn khác trong tỉnh, nộp ngân sách địa phương...). VI. XỬ LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP TỔ CHỨC HỘI CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; GIẢI THỂ VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG 1. Về nguyên tắc các nguồn lực tài chính, tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho Hội thuộc sở hữu của Hội, nhằm phục vụ các mục đích phù hợp với điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp không được chuyển thành sở hữu cá nhân dưới mọi hình thức. 2. Khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động, Hội phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định tại Điều 30, Chương V, Nghị định số 88-2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội. 3. Về công tác quản lý tài chính, các Hội có trách nhiệm thực hiện một số quy định cụ thể sau đây: - Khi bị chấm dứt hoạt động, toàn bộ tiền và tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi trang trải các khoản nợ (nếu có), Hội phải bàn giao cho cơ quan cấp trên trực tiếp của Hội hoặc cơ quan ký quyết định chấm dứt hoạt động để cơ quan đó trao đổi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp quyết định xử lý. - Việc bàn giao tiền và tài sản giữa đơn vị cũ và đơn vị mới khi có quyết định chia, tách, sáp nhập phải được tiến hành có sự chứng kiến và xác nhận của cơ quan ký quyết định chia, tách, sáp nhập và cơ quan tài chính cùng cấp. - Tài liệu liên quan đến chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động của Hội là tài liệu kế toán phải lưu trữ trong thời hạn tối thiểu 10 năm tại nơi lưu trữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của Hội. - Trong các trường hợp bị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động, Hội phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động. - Trong trường hợp bị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động, Hội phải thực hiện đầy đủ các công việc kế toán quy định tại Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 47- Mục 6 – Chương II của Luật kế toán hiện hành. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Hội cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi. Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) Mẫu số 1 BỘ TÀI CHÍNH Số:...... TC/XNVT CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN HÀNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI I. XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH 1.Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số hàng kê khai ở mặt sau tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại. 2. Giá trị viện trợ được phân loại theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành như sau: Chương: Loại: Khoản: Mục: Số tiền: Ngày..... tháng.... năm 200 TL/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH KT/VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI PHÓ VỤ TRƯỞNG Ghi chú: - Trường hợp viện trợ trực tiếp cho Hội không cần phân theo MLNSNN tại Điểm 2, mục I của Giấy XNVT này. II. PHẦN TỰ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN TRỢ: A. NHỮNG DỮ KIÊN CƠ BẢN: 1. Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi chính phủ 2. Tên tổ chức viện trợ: 3. Tên chương trình: Thực hiện từ: đến - Dự án: - Viện trợ lẻ 4. Tổng trị giá viện trợ: Quy ra USD: 5. Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Số : Ngày: Của: 6. Đơn vị thực hiện , chương trình, dự án viện trợ: 7. Cơ quan cấp trờn trực tiếp của đơn vị thực hiện: 8. Đơn vị thụ hưởng viện trợ: - Trực thuộc Bộ, ngànhTW: quản lý - Trực thuộc Tỉnh,TP: quản lý 9. Đơn vị được uỷ nhiệm nhận hàng viện trợ: B. CHI TIẾT CÁC LÔ HÀNG VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG: 1. Tên tầu: Cảng: Ngày đến: 2. Hàng mua tại: Số, ngày của vận đơn hoặc hoá đơn bán hàng Tên hàng hoá Số lượng (kiện) Trị giá lô hàng Mục đích sử dụng Nguyên tệ Quy ra USD Thành tiền Việt Nam * Tỷ giá quy đổi (ĐVN/1USD): đ/USD Ngày... tháng.... năm 200.... Thủ trưởng đơn vị thực hiện Chương trình, dự án viện trợ (Ký tên, đóng dấu) Chú ý: - Giấy xác nhận hàng viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy. - Không viết tay tẩy xoá. - Nếu có nhiều loại hàng hoá thì lập bảng kê riêng đính kèm, đóng dấu treo Mẫu số 2 BỘ TÀI CHÍNH Số:...... TC/XNVT CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN TIỀN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI I. XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH 1. Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số tiền kê khai ở mặt sau tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại. 2. Giá trị viện trợ được phân loại theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành như sau: Chương: Loại: Khoản: Mục: Số tiền: Ngày..... tháng.... năm 200... TL/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH KT/VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI PHÓ VỤ TRƯỞNG Ghi chú: - Trường hợp viện trợ trực tiếp cho Hội không cần phân theo MLNSNN tại Điểm 2, mục I của Giấy XNVT này. II. PHẦN TỰ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN TRỢ: A. NHỮNG DỮ KIÊN CƠ BẢN: 1. Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi chính phủ 2. Tên tổ chức viện trợ: 3. Tên chương trình: Thực hiện từ: Đến: - Dự án: - Viện trợ lẻ: 4. Tổng trị giá viện trợ: Quy ra USD: 5. Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Số : Ngày: Của: 6. Đơn vị thực hiện chương trình, dự án viện trợ : 7. Cơ quan cấp trờn trực tiếp của đơn vị thực hiện: 8. Đơn vị thụ hưởng viện trợ: - Trực thuộc Bộ, ngànhTW: quản lý - Trực thuộc Tỉnh,TP: quản lý 9. Số tài khoản của đơn vị thực hiện chương trình, dự án viện trợ : B. CHI TIẾT CÁC KHOẢN TIỀN : 1. Được nhận bằng nguyên tệ: - Quy ra USD: - Tỷ giá quy đổi (ĐVN/1USD): - Quy ra tiền Việt Nam: 2. Được nhận bằng tiền Việt Nam: 3. Tổng số tiền Việt Nam được nhận: Trong đó : Ngày..... tháng..... năm 200 Thủ trưởng đơn vị thực hiện Chương trình, dự án viện trợ (Ký tên, đóng dấu) Chú ý: - Giấy xác nhận hàng viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy. - Không viết tay tẩy xoá. Mẫu số 3 (Kèm theo Thông tư số 32/2005/TT-BTC ngày26/4/2005 của Bộ Tài chính) Tên đơn vị CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ NGHỊ GHI THU - GHI CHI NGÂN SÁCH TIỀN, HÀNG VIỆN TRỢ Kính gửi: Sở Tài chính ( Phòng Tài chính)................ 1. Nguồn viện trợ của: Chính phủ: Tổ chức Quốc tế: phi Chính phủ: 2. Tên tổ chức viện trợ: 3. Tên chương trình,dự án, phi dự án: thực hiện từ: đến: 4. Tổng giỏ trị viện trợ: - Nguyên tệ: - Quy ra USD: 5. Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Số: Ngày: của: 6. Đơn vị thực hiện chương trỡnh,dự án viện trợ: 7. Đơn vị thụ hưởng viện trợ: 8. Tổng số tiền viện trợ đề nghị ghi thu- ghi chi: Ngày.... tháng.... năm.... Thủ trưởng đơn vị thực hiện Chương trình, dự án viện trợ (Ký tên, đóng dấu) Nơi nhận: - Như trên, - Lưu: Lưu ý: Nhận viện trợ bằng hiện vật thì quy đổi ra VNĐ để lập báo cáo. Kèm theo hồ sơ xác định giá trị. Mẫu số 4 (Kèm theo Thông tư số 32/2005/TT-BTC ngày 26/4/2005 của Bộ Tài chính) TÊN ĐƠN VỊ BÁO CÁO TIẾP NHẬN SỬ DỤNG NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI Quý..............Năm.......... Tổ chức Đơn vị Tổng trị giá Luỹ kế tiếp nhận đến Tiếp nhận trong quý( năm) và sử dụng cho Vốn đối ứng Tên Chương trình, dự án viện trợ thụ hưởng cam kết cuối quý(năm) trước XDCB HCSN được NSNN cấp viện trợ USD USD 1.000đ USD 1.000đ USD 1.000đ ( nếu có) I. Viện trợ theo CT, dự án - Dự án: - Dự án: - Dự án: II. Viện trợ phi dự án: Phần thuyết minh: * Đánh giá chung tình hình thực hiện, mức giải ngân, những nguyên nhân và yếu tố tác động tới quá trình giải ngân. * Những nguyên nhân làm chậm giải ngân của các dự án trong bảng trên và biện pháp giải quyết. Ngày tháng năm Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị thực hiện chương trình, dự án viện trợ ( Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "26/04/2005", "sign_number": "32/2005/TT-BTC", "signer": "Lê Thị Băng Tâm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-104-2015-TT-BTC-huong-dan-doi-tuong-ap-dung-Quyet-dinh-33-2014-QD-TTg-282523.aspx
Thông tư 104/2015/TT-BTC hướng dẫn đối tượng áp dụng Quyết định 33/2014/QĐ-TTg mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 104/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2014/QĐ-TTG NGÀY 28/5/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ SINH HOẠT PHÍ ĐỐI VỚI ỦY VIÊN ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, ỦY VIÊN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn đối tượng áp dụng thực hiện Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện. Điều 1. Đối tượng áp dụng chế độ sinh hoạt phí Đối tượng áp dụng chế độ sinh hoạt phí theo Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện, không trong danh sách trả lương hàng tháng theo thang bảng lương theo quy định tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các hội được giao biên chế và kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: a) Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, hưởng lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội; b) Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu đang công tác hoặc giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội; c) Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện là những người làm việc trong các doanh nghiệp, hưởng lương theo cơ chế doanh nghiệp; d) Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; đ) Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện là những người hoạt động trong các lĩnh vực khác, không trong danh sách trả lương hàng tháng từ ngân sách nhà nước. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 08 năm 2015. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị gửi về Bộ Tài chính và Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Văn phòng Chính phủ; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp; - Công báo, Cổng TTĐTCP; - Website: Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "03/07/2015", "sign_number": "104/2015/TT-BTC", "signer": "Trương Chí Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-23-2012-TT-BYT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-doi-voi-san-pham-dinh-duong-154184.aspx
Thông tư 23/2012/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng mới nhất
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2012/TT-BYT Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CHẾ BIẾN TỪ NGŨ CỐC CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: QCVN 11-4:2012/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi; Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013. Điều 3. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - VPCP (Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các cơ quan KTNN đối với thực phẩm nhập khẩu; - Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (để đăng bạ); - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; - Lưu: VT, K2ĐT, PC, ATTP. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "15/11/2012", "sign_number": "23/2012/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Thanh Long", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Thong-tu-08-2015-TT-BKHCN-thuc-hien-nghien-cuu-song-phuong-da-phuong-ve-khoa-hoc-cong-nghe-2020-275326.aspx
Thông tư 08/2015/TT-BKHCN thực hiện nghiên cứu song phương đa phương về khoa học công nghệ 2020
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 08/2015/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC NGHIÊN CỨU SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2020 VÀ CHƯƠNG TRÌNH TÌM KIẾM VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2020 Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020; Thực hiện Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định thực hiện Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020 và Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định thực hiện Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 và Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2014 (sau đây viết tắt là Chương trình). 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện và tham gia Chương trình, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Văn bản hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài là văn bản thỏa thuận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với đối tác nước ngoài về khoa học và công nghệ; biên bản cuộc họp Ủy ban, tiểu ban hợp tác về khoa học và công nghệ của Việt Nam được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ làm đại diện ký với đối tác nước ngoài; văn bản thỏa thuận song phương và đa phương về hợp tác khoa học và công nghệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết với đối tác nước ngoài; văn bản hợp tác khoa học và công nghệ của lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương (sau đây viết tắt là bộ, ngành và địa phương) ký với đối tác nước ngoài. 2. Tìm kiếm công nghệ nước ngoài là quá trình nghiên cứu nhằm phát hiện, đánh giá về tính năng ưu việt của một công nghệ nước ngoài và khả năng chuyển giao công nghệ đó vào Việt Nam, phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Chuyên gia tìm kiếm công nghệ là người có trình độ, hiểu biết chuyên sâu và khả năng phân tích, đánh giá, tư vấn về chuyển giao công nghệ để tham gia hoạt động tìm kiếm công nghệ, hỗ trợ chuyển giao công nghệ. 4. Báo cáo hồ sơ công nghệ là tập hợp thông tin, tài liệu liên quan đến công nghệ, tính mới của công nghệ, ưu thế cạnh tranh, tiềm năng ứng dụng của công nghệ; các giai đoạn phát triển của công nghệ (từ ý tưởng, phòng thí nghiệm, nghiên cứu tiền khả thi/khả thi, đăng ký sở hữu trí tuệ...); đối tượng nắm giữ công nghệ; điều kiện và khả năng chuyển giao công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, làm chủ và ứng dụng công nghệ. Điều 3. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Chương trình Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Chương trình (sau đây gọi là nhiệm vụ) là các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ, bao gồm: 1. Nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương là đề tài, dự án khoa học và công nghệ do tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam hợp tác với đối tác nước ngoài cùng xây dựng, đóng góp các nguồn lực để tổ chức thực hiện và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này. 2. Nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài là đề tài, dự án khoa học và công nghệ có hoạt động tìm kiếm công nghệ; có hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm. 3. Nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình là đề tài, dự án khoa học và công nghệ và các hoạt động khác nhằm triển khai mục tiêu, nội dung và giải pháp của Chương trình. Điều 4. Nguyên tắc lựa chọn nhiệm vụ của Chương trình Nhiệm vụ của Chương trình được lựa chọn theo nguyên tắc sau: 1. Các bên tham gia thực hiện nhiệm vụ của Chương trình có nghĩa vụ và trách nhiệm bình đẳng trong việc triển khai các công việc có liên quan, bảo đảm an ninh quốc gia, tuân thủ luật pháp Việt Nam, điều ước và thỏa thuận quốc tế. 2. Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và sản phẩm dự kiến (Khung Chương trình), kế hoạch triển khai Chương trình và kinh phí thực hiện Chương trình. 3. Ưu tiên nhiệm vụ thực hiện với đối tác nước ngoài là cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, thế mạnh, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giải quyết một số vấn đề khoa học và công nghệ mà Việt Nam quan tâm. Điều 5. Mã số nhiệm vụ của Chương trình 1. Mã số nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương: HNQT/SPĐP/XX.YY. 2. Mã số nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài: HNQT/TKCG/XX.YY. 3. Mã số nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình: HNQT/QL/XX.YY. Trong đó: - HNQT là mã số của Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020; - SPĐP là ký hiệu nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương; - TKCG là ký hiệu nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài; - QL là ký hiệu nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình; - XX là ký hiệu số thứ tự nhiệm vụ; - YY là ký hiệu số biểu thị năm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Chương II NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH Điều 6. Nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương 1. Nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương được lựa chọn theo nguyên tắc nêu tại Điều 4 Thông tư này và đáp ứng các điều kiện sau: a) Mục tiêu của nhiệm vụ phù hợp với văn bản hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài, đồng thời giải quyết được ít nhất một trong các vấn đề chủ yếu sau: - Vấn đề khoa học và công nghệ mang tính chất chiến lược, lâu dài của Việt Nam theo hướng làm chủ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào một số ngành công nghiệp trọng điểm; làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo, công nghệ chế tác và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tạo cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; - Vấn đề khoa học và công nghệ trọng tâm, trọng điểm phục vụ trực tiếp các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia; - Vấn đề khoa học và công nghệ được triển khai trong chương trình, dự án nghiên cứu quốc tế, dự án đầu tư khoa học và công nghệ trên thế giới và trong khu vực nhằm tạo bước đột phá, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ Việt Nam. b) Nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương phải đạt được một trong các kết quả sau: tạo ra công nghệ mới; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ với giá trị gia tăng cao; phát triển các tổ chức, tập thể nghiên cứu mạnh, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. c) Tổ chức, cá nhân trong nước tham gia phải có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành đối với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Đối tác nước ngoài phải bảo đảm có năng lực và cam kết hợp tác nghiên cứu theo đúng mục tiêu, nội dung đã thỏa thuận. d) Có phương án phối hợp cụ thể với đối tác nước ngoài trong việc triển khai nhiệm vụ, sử dụng và khai thác kết quả hợp tác nghiên cứu; quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia thực hiện nhiệm vụ. 2. Căn cứ vào các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân trong nước phối hợp với đối tác nước ngoài xây dựng thuyết minh nhiệm vụ hợp tác song phương và đa phương theo Biểu A-SPĐP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 7. Nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài 1. Nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài bao gồm 02 hợp phần: đề tài tìm kiếm công nghệ và dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài được lựa chọn theo nguyên tắc nêu tại Điều 4 Thông tư này và đáp ứng các điều kiện sau: a) Công nghệ cần tìm kiếm để hỗ trợ chuyển giao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng. b) Mục tiêu chính của nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài được phân định theo từng hợp phần cụ thể như sau: - Hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ thực hiện nghiên cứu, xây dựng báo cáo hồ sơ công nghệ. Báo cáo hồ sơ công nghệ phải phân tích, làm rõ được thông tin chính liên quan đến công nghệ, các giai đoạn phát triển của công nghệ, đối tượng nắm giữ công nghệ, điều kiện và khả năng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam; - Hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ phải kèm theo chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ kèm theo đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; c) Kết quả của nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài là báo cáo hồ sơ công nghệ; công nghệ nước ngoài được chuyển giao, góp phần hình thành sản phẩm, dịch vụ mới hoặc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Sản phẩm tạo ra từ nhiệm vụ có địa chỉ ứng dụng cụ thể, có giá trị gia tăng cao và sản xuất ở quy mô lớn; d) Tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ gồm tổ chức khoa học và công nghệ (có lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với công nghệ cần tìm kiếm) và doanh nghiệp (có nhu cầu, cam kết thực hiện chuyển giao công nghệ). Hoạt động chuyển giao công nghệ trong hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ phải bảo đảm có ít nhất 02 doanh nghiệp và 01 nhóm nhà khoa học và công nghệ thuộc tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam tham gia; có đủ năng lực (tài chính, nhân lực, tổ chức) để thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ; có kế hoạch phát triển công nghệ và tổ chức kinh doanh sản phẩm. 2. Căn cứ vào các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân xây dựng thuyết minh nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài theo 02 hợp phần gồm: thuyết minh hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ; thuyết minh hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo Biểu B-TKCG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 8. Nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình 1. Nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Phục vụ trực tiếp việc triển khai mục tiêu, nội dung của Chương trình. b) Nhiệm vụ phải bao gồm một trong các nội dung sau: - Hình thành tổ chức, nhóm nghiên cứu có tiềm năng để thực hiện nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương thuộc các hướng ưu tiên của Chương trình thông qua việc tham gia dự án và chương trình hợp tác quốc tế; - Xây dựng mạng lưới chuyên gia tìm kiếm công nghệ; - Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam về các vấn đề khoa học và công nghệ trọng tâm, trọng điểm, có tính thời sự, cấp bách, có tính liên ngành, liên khu vực; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tìm hiểu công nghệ, hợp tác nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài; - Xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. c) Kết quả của nhiệm vụ là báo cáo khoa học; kết quả dự báo; dự thảo đề án; đề xuất về cơ chế, chính sách; mô hình, quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; cơ sở dữ liệu; phát triển các tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng và các sản phẩm khác. 2. Căn cứ vào các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân xây dựng thuyết minh nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình theo Biểu C-QL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Chương III TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH Điều 9. Tổ chức quản lý Chương trình Tổ chức bộ máy quản lý Chương trình và hoạt động quản lý Chương trình thực hiện theo quy định từ Điều 5 đến Điều 9 Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN). Điều 10. Đề xuất, xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp và phê duyệt nhiệm vụ của Chương trình 1. Đối với nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương a) Việc đề xuất, xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp và phê duyệt nhiệm vụ được thực hiện theo quy định từ Điều 5 đến Điều 8; Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 10 Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 23/2014/TT-BKHCN ngày 19 tháng 9 năm 2014 (sau đây gọi chung là Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN). b) Trên cơ sở đề xuất đặt hàng của các bộ, ngành và địa phương, văn bản hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài (nếu có), Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành xác định nhiệm vụ đặt hàng. Đối với các nhiệm vụ đặt hàng chưa xác định được đối tác nước ngoài hợp tác thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tìm kiếm đối tác nước ngoài; đàm phán và tổ chức ký kết văn bản hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài. c) Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp bao gồm thuyết minh nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương theo Biểu A-SPĐP và các tài liệu khác quy định tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN. d) Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương phải thể hiện được nguồn lực của đối tác nước ngoài (nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và các nguồn lực cần thiết khác) đóng góp thực hiện nhiệm vụ, tối thiểu đáp ứng 30% trong tổng kinh phí dự kiến thực hiện. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định. 2. Đối với nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài a) Việc xây dựng Danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm được quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư này. Căn cứ vào Danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài theo hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ, hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ. b) Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN và một số quy định cụ thể sau: - Thời gian thực hiện hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ tối đa không quá 12 tháng; - Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp gồm thuyết minh hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ theo Biểu B-TKCG (theo Phần I và Phần II.A) và các tài liệu khác theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ; - Phiếu nhận xét, đánh giá của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Biểu NXĐTTKCN và ĐGĐTTKCN tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. c) Kết quả thực hiện hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ phải được đánh giá nghiệm thu theo quy định hiện hành trước khi thực hiện hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ thuộc nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài. d) Căn cứ vào quyết định công nhận kết quả thực hiện hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ hoặc báo cáo hồ sơ công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và phê duyệt, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký thực hiện hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ thuộc nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, giao trực tiếp. Việc giao trực tiếp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN và một số quy định cụ thể sau: - Thời gian thực hiện hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ tối đa không quá 24 tháng. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định; - Hồ sơ đăng ký giao trực tiếp gồm thuyết minh hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo Biểu B-TKCG (theo Phần I và Phần II.B) và các tài liệu khác theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ; - Phiếu nhận xét, đánh giá của Hội đồng tư vấn giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Biểu NXDACGCN và ĐGDACGCN tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đối với nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình a) Việc tổ chức đề xuất, xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp và phê duyệt nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN . b) Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét giao trực tiếp gồm thuyết minh nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình theo Biểu C-QL và các tài liệu khác theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN . Điều 11. Xây dựng Danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm 1. Đề xuất đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm a) Yêu cầu đối với công nghệ cần tìm kiếm: Công nghệ cần tìm kiếm là công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao; có tác động đột phá về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ quốc phòng, an ninh. b) Căn cứ đề xuất đặt hàng: - Yêu cầu của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; - Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành và địa phương phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình; - Nhu cầu thực tiễn để giải quyết các vấn đề khẩn cấp về an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam; - Dữ liệu thông tin công nghệ do chuyên gia tìm kiếm công nghệ cung cấp, đề xuất. c) Căn cứ quy định nêu tại Điểm a và ít nhất một trong các quy định nêu tại Điểm b Khoản này, bộ, ngành và địa phương đề xuất đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm theo Biểu PĐX-TKCN tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp đề xuất đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm; tổ chức đánh giá, lựa chọn những đề xuất có tính cấp thiết và khả thi để xây dựng và phê duyệt Danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm làm cơ sở để lựa chọn các nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài của Chương trình. Việc xác định Danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm được Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, đánh giá, bổ sung định kỳ (6 tháng) hoặc đột xuất theo yêu cầu. Điều 12. Tổ chức ký Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của Chương trình 1. Căn cứ theo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ của Chương trình, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với tổ chức chủ trì theo quy định. Mẫu hợp đồng thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN). 2. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm tổ chức triển khai nhiệm vụ theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ và sử dụng kinh phí được cấp theo Hợp đồng. Điều 13. Điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Việc điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nhiệm vụ của Chương trình đang được thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá. Điều 14. Chấm dứt hợp đồng Việc chấm dứt hợp đồng và xử lý các vấn đề liên quan sau khi chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN . Điều 15. Đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc đánh giá, nghiệm thu, công nhận và công bố công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chương trình theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan. Điều 16. Thanh lý hợp đồng và khai thác kết quả nhiệm vụ của Chương trình 1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh lý hợp đồng với tổ chức chủ trì theo quy định. 2. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm quản lý, khai thác, chuyển giao kết quả nhiệm vụ của Chương trình theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ. 3. Việc đăng ký, lưu giữ kết quả nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Điều 17. Xử lý tài sản Việc xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện theo các quy định hiện hành. Điều 18. Kinh phí thực hiện Chương trình 1. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm, được giao về Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện. Kinh phí từ các nguồn khác được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật. 2. Cơ chế tài chính thực hiện Chương trình được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản khác có liên quan đối với việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 19. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015. Điều 20. Tổ chức thực hiện 1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo VPCP; - Lưu VT, Vụ HTQT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quân PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BKHCN ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Biểu A-SPĐP: Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương. 2. Biểu B-TKCG: Thuyết minh nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài. 3. Biểu C-QL: Thuyết minh nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình. 4. Biểu NXĐTTKCN: Phiếu nhận xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ. 5. Biểu ĐGĐTTKCN: Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ. 6. Biểu NXDACGCN: Phiếu nhận xét hồ sơ đăng ký giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ. 7. Biểu ĐGDACGCN: Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ. 8. Biểu PĐX-TKCG: Đề xuất đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm. Biểu A-SPĐP 08/2015/TT-BKHCN THUYẾT MINH NHIỆM VỤ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên nhiệm vụ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) 2. Thuộc Chương trình (Nêu tên Chương trình và mã số) 3. Thời gian thực hiện …. Tháng Từ …/… đến …/… 4. Kinh phí thực hiện Tổng kinh phí thực hiện: ……………………… triệu đồng, trong đó: - Ngân sách sự nghiệp khoa học: - Nguồn tự có: - Nguồn vốn khác: 5. Lĩnh vực khoa học và công nghệ hợp tác nghiên cứu 6. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Tên tổ chức chủ trì: ………………………………………………………….. Điện thoại: ……………………Fax: ………..E-mail: ………………………. Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì:………………………….. Mã số ngân sách: ……………………………. 7. Chủ nhiệm nhiệm vụ Họ và tên:....................................................................... Ngày, tháng, năm sinh: ................................................... Nam/Nữ: ......... Học hàm, học vị, chuyên môn:............................................ Chức danh nghiên cứu khoa học: ...............................Chức vụ:........................ Điện thoại: Cơ quan: ..................... Nhà riêng: ............Mobile: ............... Fax: ................................... E-mail: ............................................ 8 Tổ chức trong nước phối hợp thực hiện nhiệm vụ (nếu có) Tên tổ chức: ............................................ Điện thoại: ......................................... Fax: ........................................... E-mail: ............................................ Địa chỉ: ............................................ 9 Tổ chức nước ngoài phối hợp thực hiện nhiệm vụ Tên tổ chức: ............................................ Điện thoại: ......................................... Fax: ............................................ E-mail: ............................................ Địa chỉ: ......................................... 10 Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ (Lý lịch khoa học của các thành viên gửi kèm theo Thuyết minh). TT Họ và tên, học hàm, học vị Cơ quan công tác Nội dung tham gia Thời gian tham gia thực hiện 1 2 3 … II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 11 Mục tiêu 12 Căn cứ đề xuất xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ a) Làm rõ căn cứ đề xuất việc hợp tác nghiên cứu (từ văn bản hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài; kết quả của các hợp tác nghiên cứu trước đây; chương trình/dự án quốc tế...) b) Làm rõ quá trình phối hợp giữa tổ chức chủ trì nhiệm vụ và tổ chức nước ngoài trong việc xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ (quá trình trao đổi thông tin; khảo sát, tìm hiểu năng lực của đối tác; chuyển giao các kết quả nghiên cứu...). 13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về nội dung nghiên cứu 13.1 Tổng quan tình hình trong nước a) Phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về vấn đề cần hợp tác nghiên cứu trong 05 năm gần nhất, trong đó nêu rõ một số kết quả nổi bật đã đạt được. b) Làm rõ một số khó khăn trong nước đối với việc triển khai vấn đề cần hợp tác nghiên cứu (phương pháp nghiên cứu; bí quyết công nghệ; trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu; thực hiện các hoạt động nghiên cứu phức tạp; nguồn nhân lực ...). c) Luận giải sự cần thiết phải phối hợp với tổ chức nước ngoài để hợp tác nghiên cứu. 13.2 Xu hướng quốc tế và năng lực của tổ chức nước ngoài phối hợp thực hiện nhiệm vụ a) Phân tích, đánh giá xu hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của quốc tế đối với về vấn đề cần hợp tác nghiên cứu. b) Làm rõ năng lực của tổ chức nước ngoài phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trong đó: nêu rõ một số kết quả nổi bật đã đạt được (trong 05 năm gần nhất) liên quan đến vấn đề cần hợp tác nghiên cứu; kinh nghiệm, thế mạnh của tổ chức nước ngoài để giải quyết vấn đề cần hợp tác nghiên cứu (phương pháp nghiên cứu; bí quyết công nghệ; trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu; thực hiện các hoạt động nghiên cứu phức tạp; đào tạo nguồn nhân lực ...). 13.3 Luận giải về nội dung nghiên cứu a) Luận giải nội dung của nhiệm vụ bảo đảm giải quyết được ít nhất một trong các vấn đề chủ yếu sau: - Vấn đề 1: Vấn đề khoa học và công nghệ mang tính chất chiến lược, lâu dài của quốc gia - Vấn đề 2: Vấn đề khoa học và công nghệ trọng tâm, trọng điểm phục vụ trực tiếp Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. - Vấn đề 3: Vấn đề khoa học và công nghệ được triển khai trong các chương trình, dự án nghiên cứu quốc tế, các dự án đầu tư khoa học và công nghệ trên thế giới và trong khu vực nhằm tạo bước đột phá, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ Việt Nam. b) Nêu rõ kết quả (dự kiến) thực hiện nhiệm vụ. c) Giải trình, làm rõ năng lực của tổ chức chủ trì nhiệm vụ. d) Giải trình, làm rõ năng lực của tổ chức nước ngoài phối hợp thực hiện nhiệm vụ. đ) Phân tích phương án phối hợp cụ thể với đối tác nước ngoài trong việc triển khai nhiệm vụ, sử dụng và khai thác kết quả hợp tác nghiên cứu (sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để triển khai nhiệm vụ...); làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia; phương án phối hợp trong việc sử dụng và khai thác kết quả hợp tác nghiên cứu. e) Đánh giá khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả hợp tác nghiên cứu: - Phương thức ứng dụng, chuyển giao kết quả hợp tác nghiên cứu (chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra...). - Khả năng liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh sản phẩm sau khi nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu kết thúc. - Tiềm năng thị trường trong và ngoài nước của sản phẩm tạo ra từ nhiệm vụ. 13.4 Tiến độ thực hiện TT Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu - kết thúc) Cá nhân, cơ quan thực hiện I Nội dung 1: 1 2 3 … … II Nội dung 2. 1 2 3 … 14 Giải pháp thực hiện Làm rõ một số nội dung sau: a) Giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ: Cơ cấu nguồn vốn; Kinh phí của đối tác nước ngoài (nếu có); Nguyên tắc huy động nguồn vốn; tiến độ huy động nguồn vốn. b) Giải pháp phân kỳ triển khai nhiệm vụ (giải trình các giai đoạn triển khai cụ thể, có tính khả thi cao); huy động nhân lực tham gia nhiệm vụ (kế hoạch huy động và phát triển nguồn nhân lực tham gia nhiệm vụ). c) Giải pháp thông tin tuyên truyền; hợp tác quốc tế. d) Phương thức sản xuất kinh doanh từ công nghệ được chuyển giao trong nhiệm vụ; phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước. III. KẾT QUẢ DỰ KIẾN 15 Sản phẩm khoa học và công nghệ chính và yêu cầu chất lượng cần đạt a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ là công nghệ mới; sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ có giá trị gia tăng cao; tổ chức, tập thể nghiên cứu mạnh, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. b) Một số sản phẩm khác (nếu có): - Dạng 1: Mẫu; sản phẩm (là hàng hóa có thể tiêu thụ trên thị trường); vật liệu; thiết bị; máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi; các loại khác. - Dạng 2: Nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình, ...); đề án, quy hoạch; luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi; và các sản phẩm khác. - Dạng 3: Bài báo; sách chuyên khảo. - Dạng 4: Đào tạo/trao đổi cán bộ, chuyên gia. Dạng 1: Mẫu; sản phẩm (là hàng hóa có thể tiêu thụ trên thị trường); vật liệu; thiết bị; máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi; các loại khác TT Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm Đơn vị đo Mức chất lượng Dự kiến số lượng/quy mô sản phẩm tạo ra Cần đạt Mẫu tương tự (theo các tiêu chuẩn mới nhất) Trong nước Thế giới i ii iii iv v vi vii 1 … … Dạng 2: Nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình, ...); đề án, quy hoạch; luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi; và các sản phẩm khác TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú i ii iii iv 1 2 … … Dạng 3: Bài báo; sách chuyên khảo TT Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học cần đạt Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, nhà xuất bản) Ghi chú i ii iii iv v vi 1 2 … … Dạng 4: Đào tạo/trao đổi cán bộ, chuyên gia TT Cán bộ, chuyên gia Thời gian Nội dung Ghi chú i ii iii iv v 1 2 16 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) 17 Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ - Đánh giá hiệu quả về khoa học và công nghệ. - Đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội. IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN (Dự toán kinh phí nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương được quy định chi tiết tại Phụ lục) 18 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ (triệu đồng) TT Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động Nguyên vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Hợp tác quốc tế Chi khác i ii iii iv v vi vii viii 1 Ngân sách SNKH 2 Nguồn tự có 3 Nguồn vốn khác Tổng cộng TT Một số mục chi cụ thể thực hiện nhiệm vụ Số lượng Thành tiền A Cụ thể các mục chi mà Việt Nam được thụ hưởng 1 Đào tạo cán bộ, nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam 2 Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn, triển lãm … 3 Chi phí đi lại quốc tế cho cán bộ Việt Nam 4 Chi phí phân tích mẫu, trang thiết bị thụ hưởng 5 Phần mềm tin học, tài liệu, ấn phẩm KH&CN ... 6 Khác Tổng cộng B Dự kiến kinh phí của đối tác nước ngoài - Đối ứng từ Chính phủ: ............................................ USD - Nguồn tự có của đối tác:............................................ USD - Nguồn vốn khác: ............................................ USD Ngày........tháng.....năm 20..... Chủ nhiệm nhiệm vụ (Họ tên và chữ ký) Ngày........tháng.....năm 20..... Tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Bộ Khoa học và Công nghệ (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Thủ trưởng Cơ quan chủ quản nhiệm vụ (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) hoặc Chủ nhiệm Chương trình (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) PHỤ LỤC DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG (Kèm theo Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Kinh phí thực hiện khoán chi 1 Công lao động (khoa học, phổ thông) 2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc 4 Hợp tác quốc tế (đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, hội thảo) 5 Điều tra, điền dã, phỏng vấn xã hội học (nếu có) 6 Chi khác Tổng cộng GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1: Công lao động (khoa học, phổ thông) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung lao động Tổng số Nguồn vốn Mục chi Tổng Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Khoán chi theo quy định 1 Nội dung 1: 2 Nội dung 2: 3 Nội dung 3: Cộng Khoản 2: Nguyên vật liệu, năng lượng Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Khoán chi theo quy định 1 Nguyên, vật liệu 2 Dụng cụ, phụ tùng thí nghiệm 3 Năng lượng, nhiên liệu thiết yếu 4 Sách, tài liệu, số liệu thiết yếu Cộng Khoản 3: Thiết bị, máy móc Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác 1 Mua thiết bị, công nghệ 2 Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường 3 Thuê thiết bị (ghi rõ tên thiết bị và thời gian thuê) 4 Vận chuyển lắp đặt Cộng Khoản 4: Hợp tác quốc tế Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Số lượng Định mức Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác I Đoàn ra (đi trao đổi, phân tích mẫu, học tập, nghiên cứu, thực tập,...) Đoàn 1: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và các chi phí có liên quan khác Đoàn...: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và các chi phí có liên quan khác II Đoàn vào (nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo,...) Đoàn 1: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và các chi phí có liên quan khác Đoàn...: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và các chi phí có liên quan khác III Hội nghị, hội thảo quốc tế Hội thảo 1: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) Dự toán chi tiết các chi phí có liên quan đến tổ chức hội nghị, hội thảo Hội thảo ...: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) Dự toán chi tiết các chi phí có liên quan đến tổ chức hội nghị, hội thảo IV Khác** Thuê chuyên gia nước ngoài, phân tích mẫu ở nước ngoài,... Tổng Khoản 5: Chi khác Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Số lượng Định mức Tổng kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Khoán chi theo quy định 1 Công tác phí trong nước - Chuyến 1: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) - Chuyến 2: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) 2 Hội nghị, hội thảo, tập huấn ngắn hạn trong nước - Hội thảo 1: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) - Hội thảo 2: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) 3 Kinh phí quản lý (của tổ chức chủ trì, hoặc tổ chức được thuê quản lý nhiệm vụ) 4 Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu cơ sở 5 Phụ cấp chủ nhiệm 6 Chi khác - In ấn tài liệu, văn phòng phẩm - Dịch tài liệu - Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Đăng công bố trên tạp chí quốc tế - Khác Cộng Biểu B-TKCG 08/2015/TT-BKHCN THUYẾT MINH NHIỆM VỤ TÌM KIẾM, HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1 Tên nhiệm vụ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) 2 Thuộc Chương trình (Nêu tên Chương trình và mã số) 3 Thời gian thực hiện …. Tháng Từ …/… đến …/… 4 Hợp phần của nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ nước ngoài □ Hợp phần đề tài tìm kiếm công nghệ (điền các thông tin đầy đủ theo mục II.A) □ Hợp phần dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (điền các thông tin đầy đủ theo mục II.B) 5 Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: …………… triệu đồng, trong đó: - Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: … - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác: … 6 Phương thức khoán chi: □ Khoán đến sản phẩm cuối cùng □ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……. triệu đồng - Kinh phí không khoán: ……. triệu đồng 7 Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Tên tổ chức chủ trì: ............................................ Điện thoại: ...................... Fax: ..........................E-mail: .................................... Địa chỉ: ............................................ Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: ............................................ Mã số ngân sách: ........................................................................................ 8 Chủ nhiệm nhiệm vụ Họ và tên: ............................................ Ngày, tháng, năm sinh: ........................................... Nam/Nữ: ......... Học hàm, học vị, chuyên môn: ............................................ Chức danh nghiên cứu khoa học: ..............................Chức vụ: .......... Điện thoại: Cơ quan: ........................... Nhà riêng: ............ Mobile: ............... Fax: ..................................... E-mail: ........................................ 9 Thông tin chuyên gia tìm kiếm công nghệ tham gia (nếu có) Họ và tên: ............................................ Ngày, tháng, năm sinh: ........................................ Nam/Nữ: ......... Học hàm, học vị, chuyên môn: ............................................ Chức danh nghiên cứu khoa học: ............................... Chức vụ:. ..................... Điện thoại: Cơ quan: ............................ Nhà riêng: ............ Mobile: ............... Fax: …………………………… E-mai: ………………………… Địa chỉ nhà riêng: ………………………………………………………….. 10 Tổ chức doanh nghiệp trong nước, nước ngoài phối hợp thực hiện (nếu có) Tên tổ chức: ............................................ …………….. Điện thoại: ......................... Fax: .................................................... E-mail: .................................... ………………………….. Địa chỉ: .......................................................................... 11 Cá nhân tham gia thực hiện (Lý lịch khoa học của các thành viên gửi kèm theo Thuyết minh). TT Họ và tên, học hàm, học vị Cơ quan công tác Nội dung tham gia Thời gian tham gia thực hiện 1 2 … 12 Thông tin công nghệ của nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ Mô tả, làm rõ một số thông tin cơ bản về công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao, cụ thể như sau: a) Làm rõ tính mới, tính cạnh tranh cao, khả năng tác động đột phá về sản phẩm và thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ quốc phòng, an ninh của công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao. b) Hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao ở Việt Nam. c) Xuất xứ công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao ở nước ngoài; đối tượng nắm giữ công nghệ. /d) Một số đặc điểm nổi bật của công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao (yêu cầu về kỹ thuật, quy trình công nghệ, các điểm mới, sáng tạo và ưu điểm chính của công nghệ thông qua các thông số đánh giá cụ thể (chu trình hoạt động, tính sử dụng đơn giản...); so sánh với các công nghệ hiện có). đ) Giai đoạn phát triển của công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao (công nghệ đang được triển khai ở giai đoạn nào? Ví dụ: giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm; phân tích thực hành kỹ thuật; trình diễn; thương mại hóa...). g) Điều kiện, định hướng và xác định khả năng chuyển giao công nghệ và các thông tin công nghệ khác có liên quan. e) Phạm vi ứng dụng, sử dụng công nghệ cần tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao trong nhiệm vụ. PHẦN II. THUYẾT MINH HỢP PHẦN NHIỆM VỤ A. HỢP PHẦN ĐỀ TÀI TÌM KIẾM CÔNG NGHỆ A1. Mục tiêu của đề tài: (Phát triển và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng) A2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài a) Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của công nghệ cần tìm kiếm (Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực công nghệ cần tìm kiếm của đề tài) b) Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, xuất xứ, giai đoạn phát triển, phạm vi ứng dụng, khả năng tác động đột phá về sản phẩm và thị trường thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của công nghệ cần tìm kiếm để tiếp nhận chuyển giao, sự sẵn sàng tiếp nhận công nghệ chuyển giao của tổ chức phối hợp tham gia đề tài, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hóa mục tiêu và những định hướng nội dung chính cần thực hiện trong đề tài) A3. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan (Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn) A4. Nội dung nghiên cứu của đề tài (Xác định các nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logic, phù hợp cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra) Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 A5. Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài (Giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài) - Thu thập, cập nhật thông tin về công nghệ thông qua kết nối chuyên gia công nghệ trong nước với chuyên gia tìm kiếm công nghệ và mạng lưới cơ quan đại diện khoa học và công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài - Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính) - Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu) - Đào tạo, tập huấn phục vụ đề tài - Thuê chuyên gia tư vấn công nghệ, phân tích sáng chế,.. - Khảo sát, tham dự triển lãm, hội chợ công nghệ nước ngoài (quy mô, mục đích / yêu cầu, đối tác, nội dung) - ….. A6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử dụng gần với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng) a) Cách tiếp cận: b) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: A7. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài (kể cả tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề tài; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính - nếu có) A8. Phương án hợp tác quốc tế (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác - đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài) A9. Kế hoạch thực hiện Thời gian thực hiện đề tài tìm kiếm công nghệ tối đa không quá 12 tháng Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu, kết thúc) Cá nhân, tổ chức thực hiện* Dự kiến kinh phí 1 Nội dung 1 - Công việc 1 - Công việc 2 …… 2 Nội dung 2 - Công việc 1 - Công việc 2 ……… A10. Sản phẩm chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt Báo cáo khoa học của đề tài (báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); báo cáo hồ sơ công nghệ cần tìm kiếm; văn bản hoặc hợp đồng mang tính nguyên tắc với đối tác có công nghệ cần tìm kiếm; dự thảo thuyết minh dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ. TT Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm) Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú A11. Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu a) Lợi ích của đề tài: - Tác động đến xã hội và tác động đối với ngành, lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra ngành nghề mới, sản phẩm mới thông qua công nghệ sẽ được tiếp nhận và chuyển giao) - Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu phân tích công nghệ tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài) b) Phương thức chuyển giao, sử dụng kết quả của đề tài (Luận giải nhu cầu của cơ quan/tổ chức ứng dụng; tính khả thi của phương thức chuyển giao, sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài) A12. Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi (đơn vị tính: triệu đồng) (Dự toán kinh phí đề tài tìm kiếm công nghệ được quy định chi tiết tại Phụ lục) Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động (khoa học, phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 1 Tổng kinh phí Trong đó: Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất*: - Năm thứ hai*: 2 Nguồn khác (vốn huy động ...) Ngày........tháng.....năm 20..... Chủ nhiệm đề tài (Họ tên và chữ ký) Ngày........tháng.....năm 20..... Tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Bộ Khoa học và Công nghệ (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Thủ trưởng Cơ quan chủ quản đề tài (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) hoặc Chủ nhiệm Chương trình (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) PHỤ LỤC DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI TÌM KIẾM CÔNG NGHỆ (Kèm theo Thuyết minh đề tài tìm kiếm công nghệ) Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5=(7+9) 6=(8+10) 7 8 9 10 11 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) gồm: Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3... 2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc 4 Chi khác Trong đó: - Công tác trong nước (địa điểm, thời gian) - Hợp tác quốc tế (nước, số người) Tổng cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1. Công lao động (khoa học, phổ thông) Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung lao động Tổng số Nguồn vốn Mục chi Ngân sách SNKH Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5=(7+9) 6=(8+10) 7 8 9 10 11 1 Nội dung 1 - Sản phẩm 1 - Sản phẩm 2 2 Nội dung 2 - Sản phẩm 1 - Sản phẩm 2 Tổng cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Nguyên, vật liệu (Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại thuyết minh) 2 Năng lượng, nhiên liệu 3 Mua sách, tài liệu, số liệu Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 3. Thiết bị, máy móc Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Mục chi Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài (chỉ ghi tên thiết bị và giá trị còn lại, không cộng vào tổng kinh phí của Khoản 3) 2 Thiết bị mua mới 3 Thuê thiết bị (ghi tên thiết bị, thời gian thuê) Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 4. Chi khác Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Tổng số Nguồn vốn Mục chi Tổng Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Công tác trong nước (địa điểm, thời gian, số lượt người) 2 Hợp tác quốc tế A Đoàn ra (nước đến, số người, số ngày, số lần) B Đoàn vào (số người, số ngày, số lần...) 3 Kinh phí quản lý (của cơ quan chủ trì) 4 Chi phí đánh giá, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu các cấp - Chi phí kiểm tra nội bộ - Chi nghiệm thu trung gian - Chi phí nghiệm thu nội bộ - Chi phí nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài 5 Chi khác - Hội thảo - Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm - Dịch tài liệu - Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Khác 6. Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 7 ……….. Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) B. HỢP PHẦN DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ B1. Xuất xứ Ghi rõ xuất xứ của dự án từ một trong các nguồn sau: a) Từ kết quả của đề tài tìm kiếm công nghệ (báo cáo hồ sơ công nghệ và các tài liệu có liên quan) đã được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước đánh giá, nghiệm thu; kèm theo Biên bản đánh giá nghiệm thu; Quyết định công nhận kết quả đánh giá nghiệm thu của cấp có thẩm quyền. b) Từ báo cáo hồ sơ công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và phê duyệt. Báo cáo hồ sơ công nghệ được xây dựng từ kết quả khoa học công nghệ của nước ngoài (hợp đồng chuyển giao công nghệ; tên văn bằng, chứng chỉ, ngày cấp nếu có; nguồn gốc, xuất xứ và các hồ sơ khác có liên quan). B2. Luận cứ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả (dựa trên cơ sở báo cáo hồ sơ công nghệ được thẩm định và phê duyệt) a) Làm rõ về công nghệ lựa chọn (Tính mới, ưu việt, tiên tiến của công nghệ; trình độ công nghệ so với công nghệ hiện có ở Việt Nam, khả năng triển khai công nghệ trong nước, tính phù hợp của công nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường...). b) Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm (Hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng kết quả của dự án; khả năng mở rộng thị trường ở trong nước và xuất khẩu: nêu rõ các yếu tố chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại, chẳng hạn: sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giá nhân công rẻ, phí vận chuyển thấp, tính ưu việt của công nghệ...). c) Tác động của kết quả dự án đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng (Tác động của sản phẩm dự án đến phát triển kinh tế-xã hội, môi trường, khả năng tạo thêm việc làm, ngành nghề mới, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đảm bảo an ninh, quốc phòng...). d) Năng lực thực hiện dự án (Mức độ cam kết và năng lực thực hiện của các tổ chức tham gia chính trong dự án: năng lực khoa học, công nghệ của người thực hiện và cơ sở vật chất-kỹ thuật, các cam kết bằng hợp đồng về mức đóng góp vốn, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, bao tiêu sản phẩm, phân chia lợi ích về khai thác quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ rủi ro). đ) Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của dự án (Nêu rõ phương án về tổ chức sản xuất; nhân rộng, chuyển giao công nghệ; thành lập doanh nghiệp mới để sản xuất-kinh doanh...). B3. Mục tiêu a) Mục tiêu của dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (tiếp nhận và làm chủ công nghệ trên cơ sở quy mô sản xuất thử nghiệm) b) Mục tiêu của sản xuất sau khi được chuyển giao công nghệ (Chất lượng sản phẩm; quy mô sản xuất công nghiệp-nếu có) B4. Nội dung Dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ được thực hiện với một số nội dung chủ yếu sau: a) Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ (là xuất xứ của dự án) để triển khai trong dự án b) Phân tích những vấn đề mà dự án cần giải quyết để tiếp nhận, hoàn thiện và làm chủ công nghệ (Hiện trạng của công nghệ và việc hoàn thiện, thử nghiệm; nắm vững, làm chủ quy trình công nghệ và các thông số kỹ thuật; ổn định chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm; nâng cao khối lượng sản phẩm cần sản xuất thử nghiệm để khẳng định công nghệ và quy mô của dự án sản xuất trong điều kiện thực tế của Việt Nam) c) Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện dự án B5. Phương án triển khai a) Phương án tổ chức sản xuất ở quy mô thử nghiệm, quy mô công nghiệp (nếu có) - Phương thức tổ chức thực hiện: (Đơn vị chủ trì cần làm rõ năng lực triển khai tiếp nhận và hoàn thiện làm chủ công nghệ theo mục tiêu trong dự án; phương án liên doanh, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, với đối tác sở hữu công nghệ chuyển giao trong việc hoàn thiện, phát triển công nghệ trong điều kiện thực tế tại Việt Nam; đặc biệt là sự sẵn sàng và phương án kế hoạch chuyển giao công nghệ của đối tác nước ngoài cho tổ chức chủ trì dự án). - Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai dự án: + Địa điểm thực hiện dự án (nêu địa chỉ cụ thể, nêu thuận lợi và hạn chế về cơ sở hạ tầng như giao thông, liên lạc, điện nước.... của địa bàn triển khai dự án); nhà xưởng mặt bằng hiện có (m2), dự kiến cải tạo, mở rộng...; + Trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai dự án (làm rõ những trang thiết bị đã có, bao gồm cả liên doanh với các đơn vị tham gia, trang thiết bị cần thuê, mua hoặc tự thiết kế chế tạo; khả năng cung ứng trang thiết bị của thị trường cho dự án; .....); + Nguyên vật liệu (khả năng cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu thông qua quá trình sản xuất thử nghiệm để tiếp nhận và làm chủ công nghệ được chuyển giao, làm rõ những nguyên vật liệu cần nhập của nước ngoài; ....); + Nhân lực cần cho triển khai dự án: số cán bộ khoa học công nghệ và công nhân lành nghề tham gia thực hiện dự án; kế hoạch tổ chức nhân lực tham gia dự án; nhu cầu đào tạo phục vụ dự án (số lượng cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân); + Môi trường (đánh giá tác động môi trường do việc triển khai dự án và giải pháp khắc phục). b) Phương án tài chính (Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án) trên cơ sở: + Tổng vốn đầu tư để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn cố định, vốn lưu động cho một khối lượng sản phẩm, vật mẫu cần thiết nhằm tiếp nhận, hoàn thiện và làm chủ công nghệ để sản xuất ổn định tiếp theo; + Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tham gia dự án (kèm theo các văn bản pháp lý minh chứng cho việc huy động các nguồn vốn: báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2-3 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của ngân hàng; cam kết pháp lý về việc đóng góp vốn của các tổ chức tham gia dự án,...); + Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (các nội dung chi bằng nguồn vốn này). + Tính toán, phân tích giá thành sản phẩm của dự án (theo từng loại sản phẩm của dự án nếu có); thời gian thu hồi vốn. c) Dự báo nhu cầu thị trường và phương án kinh doanh sản phẩm của dự án + Dự báo nhu cầu thị trường (dự báo nhu cầu chung và thống kê danh mục các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua sản phẩm dự án); + Phương án tiếp thị sản phẩm của dự án (tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng trang web, tham gia hội chợ triển lãm, trình diễn công nghệ, tờ rơi...); + Phân tích giá thành, giá bán dự kiến của sản phẩm trong thời gian sản xuất thử nghiệm; giá bán khi ổn định sản xuất (so sánh với giá sản phẩm nhập khẩu, giá thị trường trong nước hiện tại; dự báo xu thế giá sản phẩm cho những năm tới); các phương thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dự án; + Phương án tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm khi phát triển sản xuất quy mô công nghiệp. B6. Sản phẩm của Dự án (Phân tích, làm rõ các thông số và so sánh với các sản phẩm cùng loại trong nước, trong khu vực, và của thế giới: (i) Dây chuyền công nghệ, các thiết bị, quy trình công nghệ đã được ổn định (quy mô, các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật); (ii) Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; (iii) ấn phẩm; (iv) Đào tạo cán bộ; (v) Sản phẩm sản xuất thử nghiệm (chủng loại, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng)). B7. Phương án phát triển của dự án sau khi được hỗ trợ chuyển giao (sau khi tiếp nhận và làm chủ công nghệ) a) Phương thức triển khai (Mô tả rõ phương án triển khai lựa chọn trong các loại hình sau đây: (i) Đưa vào sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp; (ii) Nhân rộng, chuyển giao kết quả của dự án; (iii) Liên doanh, liên kết; (iv) Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới để tiến hành sản xuất - kinh doanh; (v) Hình thức khác: Nêu rõ). b) Quy mô sản xuất (Công nghệ, nhân lực, sản phẩm,...) c) Tổng số vốn của dự án sản xuất. B8. Phân tích tài chính của dự án Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (tiếp nhận và làm chủ công nghệ thông qua việc triển khai công nghệ ở quy mô sản xuất thử nghiệm) = Vốn cố định đầu tư mới (không tính giá trị còn lại của thiết bị, nhà xưởng đã có) + Kinh phí mua công nghệ (kinh phí phải trả cho chủ sở hữu công nghệ - nếu có) + vốn lưu động (chỉ tính chi phí để sản xuất khối lượng sản phẩm, vật mẫu cần thiết để tiếp nhận, hoàn thiện và làm chủ công nghệ). * Vốn cố định của Dự án sản xuất gồm: (i) Thiết bị, máy móc đã có (giá trị còn lại); (ii) Thiết bị, máy móc mua mới; (iii) Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại); (iv) Nhà xưởng xây mới hoặc cải tạo; Kinh phí mua công nghệ (kinh phí phải trả cho chủ sở hữu công nghệ - nếu có). * Vốn lưu động: chỉ tính chi phí để sản xuất khối lượng sản phẩm cho một chu kỳ sản xuất để tiêu thụ và tái quay vòng sản xuất chu kỳ tiếp theo. Bảng 1. Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án (Dự toán kinh phí dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ được quy định chi tiết tại Phụ lục) Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn Tổng cộng Trong đó Vốn cố định Vốn lưu động Thiết bị, máy móc mua mới Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo Chi phí công nghệ Chi phí lao động Nguyên vật liệu, năng lượng Thuê thiết bị, nhà xưởng Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: - ….. 2 Các nguồn vốn khác 2.1. Vốn tự có của đơn vị: - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: - ….. 2.2. Khác (vốn huy động, ...) - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: - …… Cộng Bảng 2. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm thử nghiệm (Trong thời gian thực hiện dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ) Nội dung Tổng số chi phí (1.000 đ) Trong đó theo sản phẩm Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 A Chi phí trực tiếp 1 Nguyên vật liệu, bao bì Khoản 5 2 Điện, nước, xăng dầu Khoản 6 3 Chi phí lao động Khoản 4 4 Sửa chữa, bảo trì thiết bị Khoản 7 5 Chi phí quản lý Khoản 7 B Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản cố định 6 Khấu hao thiết bị cho dự án - Khấu hao thiết bị cũ - Khấu hao thiết bị mới Khoản 1 7 Khấu hao nhà xưởng cho dự án - Khấu hao nhà xưởng cũ - Khấu hao nhà xưởng mới Khoản 2 8 Thuê thiết bị Khoản 1 9 Thuê nhà xưởng Khoản 2 10 Chi phí công nghệ Khoản 3 11 Tiếp thị, quảng cáo Khoản 7 12 Khác (trả lãi vay, các loại phí,...) - Tổng chi phí sản xuất thử nghiệm (A+B): - Giá thành 1 đơn vị sản phẩm: Ghi chú: - Khấu hao thiết bị và tài sản cố định: tính theo quy định của Nhà nước đối với từng loại thiết bị của từng ngành kinh tế tương ứng. - Chi phí công nghệ: phân bổ vào giá thành sản phẩm theo vòng đời công nghệ (dự kiến). Bảng 3. Tổng doanh thu (Trong thời gian thực hiện dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ) TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá (1.000 đ) Thành tiền (1.000 đ) 1 2 3 4 5 6 Cộng: Bảng 4. Tổng doanh thu (Cho 1 năm sau khi đã làm chủ công nghệ sản xuất ổn định) TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá (1.000 đ) Thành tiền (1.000 đ) 1 2 3 4 5 6 Cộng: Bảng 5. Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế dự án (làm chủ công nghệ sản xuất ổn định) TT Nội dung Thành tiền (1.000 đ) 1 2 3 1 Tổng vốn đầu tư cho Dự án 2 Tổng chi phí, trong một năm 3 Tổng doanh thu, trong một năm 4 Lãi gộp (3) - (2) 5 Lãi ròng : (4) - (thuế + lãi vay + các loại phí) 6 Khấu hao thiết bị, XDCB và chi phí công nghệ trong 1 năm 7 Thời gian thu hồi vốn T (năm, ước tính) 8 Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư, % (ước tính) 9 Tỷ lệ lãi ròng so với tổng doanh thu, % (ước tính) Chú thích: - Tổng vốn đầu tư bao gồm: tổng giá trị còn lại của thiết bị, máy móc và nhà xưởng đã có + tổng giá trị của thiết bị, máy móc mua mới và nhà xưởng bổ sung mới (kể cả cải tạo) + chi phí công nghệ; - Thuế: gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác nếu có, trong 1 năm; - Lãi vay: là các khoản lãi vay phải trả trong 1 năm. Thời gian thu hồi vốn T = Tổng vốn Đầu tư = = …. năm Lãi ròng + Khấu hao Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư = Lãi ròng x 100 = x 100 = …. %; Tổng vốn Đầu tư Tỷ lệ lãi ròng so với doanh thu = Lãi ròng x 100 = x 100 = …. % Tổng doanh thu B9. Hiệu quả kinh tế - xã hội (Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, giảm nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường....) Ngày........tháng.....năm 20..... Chủ nhiệm dự án (Họ tên và chữ ký) Ngày........tháng.....năm 20..... Tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Bộ Khoa học và Công nghệ (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Thủ trưởng Cơ quan chủ quản dự án (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) hoặc Chủ nhiệm Chương trình (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) PHỤ LỤC DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Kèm theo Thuyết minh dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Thiết bị, máy móc mua mới 2 Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo 3 Chi phí công nghệ (mua, hoàn thiện, làm chủ công nghệ) 4 Chi phí lao động 5 Nguyên vật liệu, năng lượng (điện, nước, xăng dầu) 6 Thuê thiết bị, nhà xưởng 7 Chi khác Tổng cộng * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1: Yêu cầu về thiết bị, máy móc Đơn vị: triệu đồng 1. Thiết bị hiện có (tính giá trị còn lại) TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 I Thiết bị công nghệ 1 2 3 4 II Thiết bị thử nghiệm, đo lường 1 2 3 4 Cộng: 2. Thiết bị mới bổ sung, thuê thiết bị TT Mục chi* Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Mua thiết bị công nghệ 2 Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường 3 Mua phần mềm máy tính 4 Vận chuyển lắp đặt 5 Thuê thiết bị (nêu các thiết bị cần thuê, giá thuê và chỉ ghi vào cột 7 để tính vốn lưu động) Cộng: Chú ý: Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ mua nguyên chiếc thiết bị, máy móc * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Khoản 2: Đầu tư cơ sở hạ tầng Đơn vị: triệu đồng 1. Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại) TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 1 2 Cộng A: 2. Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo TT Mục chi* Nội dung Kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Xây dựng nhà xưởng mới 2 Chi phí sửa chữa cải tạo 3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện 4 Chi phí lắp đặt hệ thống nước 5 Chi phí khác Cộng B: * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Khoản 3: Chi phí công nghệ Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi* Nội dung Chi phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A Chi phí công nghệ (mua, hoàn thiện, làm chủ các hạng mục công nghệ) 1 - Chi phí mua công nghệ, mua bản quyền sáng chế 2 - Hoàn thiện, nắm vững và làm chủ quy trình công nghệ 3 - Hoàn thiện các thông số về kỹ thuật 4 - ổn định thông số và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 5 - ổn định chất lượng sản phẩm; kiểm định chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm 6 ……… B Chi phí đào tạo công nghệ 1 - Cán bộ công nghệ 2 - Công nhân vận hành Cộng * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Khoản 4: Chi phí lao động (Để sản xuất khối lượng sản phẩm, vật mẫu cần thiết để tiếp thu, hoàn thiện, làm chủ công nghệ) Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi* Nội dung Số người Số tháng Chi phí tr. đ/ người/ tháng Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Chủ nhiệm Dự án 2 Kỹ sư 3 Nhân viên kỹ thuật 4 Công nhân Cộng * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Khoản 5: Nhu cầu nguyên vật liệu (Để sản xuất khối lượng sản phẩm, vật mẫu cần thiết để tiếp thu, hoàn thiện, làm chủ công nghệ) Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi* Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Nguyên, vật liệu chủ yếu 2 Nguyên, vật liệu phụ 3 Dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng Cộng: * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 6: Nhu cầu điện, nước, xăng dầu (Để sản xuất khối lượng sản phẩm, vật mẫu cần thiết để tiếp thu, hoàn thiện, làm chủ công nghệ) Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi* Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định * Tự có Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Về điện: kW/h - Điện sản xuất: Tổng công suất thiết bị, máy móc....kW 2 Về nước: m3 3 Về xăng dầu: Lít - Cho thiết bị sản xuất ….. tấn - Cho phương tiện vận tải ........ tấn Cộng: * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 7: Chi khác Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi* Nội dung Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Công tác phí - Trong nước - Ngoài nước 2 Quản lý phí - Quản lý hành chính thực hiện dự án 3 Sửa chữa, bảo trì thiết bị 4 Chi phí kiểm tra, đánh giá nghiệm thu: - Chi phí kiểm tra trung gian - Chi phí nghiệm thu cấp cơ sở 5 Chi khác: - Hội thảo, hội nghị, - Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, - Thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, - Báo cáo tổng kết, - In ấn, - Phụ cấp chủ nhiệm dự án,... Cộng * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Kế hoạch tiến độ thực hiện TT Nội dung công việc Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 Sửa chữa, xây dựng nhà xưởng 2 Hoàn thiện công nghệ 3 Chế tạo, mua thiết bị 4 Lắp đặt thiết bị 5 Đào tạo công nhân 6 Sản xuất thử nghiệm (các đợt) 7 Thử nghiệm mẫu 8 Hiệu chỉnh công nghệ 9 Đánh giá nghiệm thu Về khả năng chấp nhận của thị trường 1. Nhu cầu thị trường TT Tên sản phẩm Đơn vị đo Số lượng có thể tiêu thụ trong năm: Chú thích 20.. 20.. 20.. 1 2 3 4 5 6 7 2. Phương án sản phẩm TT Tên sản phẩm Đơn vị đo Số lượng sản xuất trong năm: Tổng số Cơ sở tiêu thụ 20.. 20.. 20.. 1 2 3 4 5 6 7 8 3. Danh mục chỉ tiêu chất lượng sản phẩm TT Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu Đơn vị đo Mức chất lượng Ghi chú Cần đạt Tương tự mẫu Trong nước Thế giới 1 2 3 4 5 6 7 Biểu C-QL 08/2015/TT-BKHCN THUYẾT MINH NHIỆM VỤ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH I. THÔNG TIN CHUNG 1 Tên nhiệm vụ 2 Thuộc Chương trình (Nêu tên Chương trình và mã số) 3 Thời gian thực hiện …. tháng Từ …/… đến …/… 4 Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Tên tổ chức chủ trì: …………………………………………………………………………… Điện thoại: ………..……… Fax: ………………. E-mail: ……………………………… Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: ………………………….. Mã số ngân sách: ……………………………. 5 Chủ nhiệm nhiệm vụ Họ và tên: ............................................ Ngày, tháng, năm sinh: ........................................ Nam/Nữ:......... Học hàm, học vị, chuyên môn: ............................................ Chức danh nghiên cứu khoa học: .................................Chức vụ: ............................. Điện thoại: Cơ quan: ........................................... Nhà riêng: ............Mobile: ............... Fax: ............................................ .. E-mail: ............................................ Địa chỉ nhà riêng: ……………………………………………………………………… 6. Tổ chức, cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ (nếu có) Tên tổ chức: …………………………………………………………………………… Điện thoại: …………..……….. Fax: ……………..……….. E-mail: ………………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………………………… 7 Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ (Lý lịch khoa học của các thành viên gửi kèm theo Thuyết minh). TT Họ và tên, học hàm, học vị Cơ quan công tác Nội dung tham gia Thời gian tham gia thực hiện 1 2 3 … II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 8 Mục tiêu 9 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về nội dung nghiên cứu 9.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, sự cần thiết thực hiện các nội dung nghiên cứu a) Phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, trong đó nêu một số kết quả cụ thể đạt được; làm rõ một số khó khăn trong nước đối với việc triển khai nội dung nghiên cứu (phương pháp nghiên cứu; trang thiết bị; nguồn nhân lực...). b) Phân tích, đánh giá thực trạng, xu hướng quốc tế trong việc nghiên cứu đối với lĩnh vực của nhiệm vụ. c) Luận giải sự cần thiết thực hiện các nội dung nghiên cứu (nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của nhiệm vụ nhằm triển khai mục tiêu, nội dung giải pháp thực hiện Chương trình) 9.2 Luận giải về nội dung nghiên cứu a) Luận giải nội dung của nhiệm vụ bảo đảm giải quyết được ít nhất một trong các vấn đề chủ yếu sau: - Vấn đề 1: Hình thành tổ chức, nhóm nguyên tắc có tiềm năng để thực hiện nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương thuộc các hướng ưu tiên của Chương trình thông qua việc tham gia các dự án và chương trình hợp tác quốc tế; - Vấn đề 2: Xây dựng mạng lưới chuyên gia tìm kiếm công nghệ; - Vấn đề 3: Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tai Viêt Nam về các vấn đề khoa học và công nghệ trọng tâm, trọng điểm, có tính thời sự, cấp bách, có tính liên ngành, liên khu vực; - Vấn đề 4: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tìm hiểu công nghệ, hợp tác nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài; - Vấn đề 5: Xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. b) Nêu rõ kết quả (dự kiến) thực hiện nhiệm vụ. c) Giải trình, làm rõ năng lực của tổ chức chủ trì nhiệm vụ. d) Phân tích phương án phối hợp với đối tác trong nước và ngoài nước (nếu có) trong việc sử dụng và khai thác kết quả của nhiệm vụ; làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. 9.3 Tiến độ thực hiện II Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu - kết thúc) Cá nhân, cơ quan thực hiện I Nội dung 1: 1 2 II Nội dung 2: 1 2 III. KẾT QUẢ DỰ KIẾN 10 Sản phẩm KH&CN chính và yêu cầu chất lượng cần đạt a) Kết quả của nhiệm vụ là báo cáo khoa học; kết quả dự báo; dự thảo đề án; đề xuất về cơ chế, chính sách; mô hình, quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; cơ sở dữ liệu; phát triển các tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng và các sản phẩm khác. b) Một số sản phẩm khác của nhiệm vụ (nếu có): + Dạng 1: Nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình, ...); đề án, quy hoạch; luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi; và các sản phẩm khác. + Dạng 2: Đào tạo/trao đổi cán bộ, chuyên gia. Dạng 1: Nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình, ...); đề án, quy hoạch; luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi; và các sản phẩm khác TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú i ii iii iv Dạng 2: Đào tạo/trao đổi cán bộ, chuyên gia TT Cán bộ, chuyên gia Thời gian Nội dung Ghi chú I ii iii iv v 11 Phương thức chuyển giao, sử dụng kết quả nghiên cứu IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN (phụ lục chi tiết kèm theo) 12 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ (triệu đồng) (Phụ lục dự toán kinh phí nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình kèm theo) II Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động Hợp tác quốc tế Chi khác i ii iii iv v vi 1 Ngân sách SNKH 2 Nguồn tự có 3 Nguồn vốn khác Tổng cộng Ngày........tháng.....năm 20..... Chủ nhiệm đề án (Họ tên và chữ ký) Ngày........tháng.....năm 20..... Tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Bộ Khoa học và Công nghệ (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày........tháng.....năm 20..... Thủ trưởng Cơ quan chủ quản dự án (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) hoặc Chủ nhiệm Chương trình (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) PHỤ LỤC DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH (Kèm theo Thuyết minh nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, triển khai Chương trình) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Kinh phí thực hiện khoán chi 1 Công lao động (khoa học, phổ thông) 2 Hợp tác quốc tế (đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, hội thảo) 3 Điều tra, điền dã, phỏng vấn xã hội học (nếu có) 4 Chi khác Tổng cộng GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1: Công lao động (khoa học, phổ thông) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung lao động Tổng số Nguồn vốn Mục chi Tổng Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Khoán chi theo quy định 1 Nội dung 1: 2 Nội dung 2: 3 Nội dung 3: Cộng Khoản 2: Hợp tác quốc tế Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Số lượng Định mức Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác 1 Đoàn ra - Đoàn 1: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) + Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và chi phí liên quan khác - Đoàn...: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) + Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và chi phí liên quan khác 2 Đoàn vào - Đoàn 1: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) + Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và chi phí liên quan khác - Đoàn...: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) + Chi tiết tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại, và chi phí liên quan khác 3 Hội nghị, hội thảo quốc tế - Hội thảo 1: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) + Dự toán chi tiết chi phí liên quan đến tổ chức hội nghị, hội thảo - Hội thảo ...: (Nội dung)+(địa điểm)+(thời gian)+(số người) + Dự toán chi tiết các chi phí có liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo Cộng Khoản 3: Chi khác Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Số lượng Định mức Tổng kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Khoán chi theo quy định 1 Công tác phí trong nước - Chuyến 1: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) - Chuyến 2: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) 2 Hội nghị, hội thảo, tập huấn ngắn hạn trong nước Hội thảo 1: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) - Hội thảo 2: (Nội dung, địa điểm, thời gian, số người) 3 Kinh phí quản lý 4 Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu cơ sở 5 Phụ cấp chủ nhiệm 6 Chi khác - In ấn tài liệu, văn phòng phẩm - Dịch tài liệu - Khác Cộng Biểu NXĐTTKCN 08/2015/TT-BKHCN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỘI ĐỒNG TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….., ngày … tháng … năm 20… PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ HỢP PHẦN ĐỀ TÀI TÌM KIẾM CÔNG NGHỆ Chuyên gia/Ủy viên phản biện Ủy viên hội đồng Họ và tên chuyên gia: 1. Tên đề tài: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Nhận xét của chuyên gia 4 3 2 1 0 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu [Mục 12, A2 và A3] □ □ □ □ □ - Tính đầy đủ và cập nhật thông tin về công nghệ, tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước. - Tính khoa học và thực tiễn việc luận giải cụ thể hóa mục tiêu và nội dung nghiên cứu đáp ứng yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu tìm kiếm công nghệ. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 1: 2. Nội dung và hoạt động hỗ trợ nghiên cứu [Mục A4 và A5] - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu. □ □ □ □ □ - Tính hợp lý, khả thi của các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu [Mục A6] - Cách tiếp cận đề tài với công nghệ tìm kiếm, nghiên cứu. □ □ □ □ □ - Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng phù hợp nội dung nghiên cứu, tìm kiếm. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4. Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện [Mục: A7, A8, A9, A12 và giải trình các khoản chi của dự toán] - Phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước và kế hoạch thực hiện. □ □ □ □ □ - Tính hợp lý trong việc dự toán kinh phí cho nội dung nghiên cứu, phù hợp với định mức các khoản chi theo quy định hiện hành. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 4: 5. Tính mới của công nghệ, lợi ích kết quả của đề tài và phương án sử dụng kết quả của doanh nghiệp tham gia tìm kiếm và cam kết ứng dụng [Mục: A10, A11] - Sản phẩm dự kiến đạt được của đề tài đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng. □ □ □ □ □ - Tác động đến xã hội, ngành, lĩnh vực (đóng góp, tạo ngành nghề mới, sản phẩm mới thông qua công nghệ sẽ được chuyển giao; góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân tham gia. □ □ □ □ □ - Phương án sử dụng kết quả của doanh nghiệp tham gia tìm kiếm và cam kết ứng dụng □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 5: 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Mục 11 và Hồ sơ năng lực của tổ chức và lý lịch của khoa học của cá nhân tham gia] - Cơ quan chủ trì đề tài và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài. □ □ □ □ □ - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 6: Ý kiến đánh giá tổng hợp □ □ □ □ □ Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) □ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng □ 1.2. Khoán từng phần □ □ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. □ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). Nhận xét, giải thích cho kiến nghị trên: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ngày…. tháng … năm 20… (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu ĐGĐTTKCN 08/2015/TT-BKHCN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỘI ĐỒNG TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….., ngày … tháng … năm 20… PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ HỢP PHẦN ĐỀ TÀI TÌM KIẾM CÔNG NGHỆ 1. Tên đề tài: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Chuyên gia đánh giá Hệ số Điểm Σ Điểm tối đa 4 3 2 1 0 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu [Mục 12, A2 và A3] □ □ □ □ □ 1 12 - Tính đầy đủ và cập nhật thông tin về công nghệ, tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước. - Tính khoa học và thực tiễn việc luận giải cụ thể hóa mục tiêu và nội dung nghiên cứu đáp ứng yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu tìm kiếm công nghệ. □ □ □ □ □ 2 2. Nội dung và hoạt động hỗ trợ nghiên cứu [Mục A4 và A5] 12 - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu. □ □ □ □ □ 2 - Tính hợp lý, khả thi của các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu □ □ □ □ □ 1 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu [Mục A6] 12 - Cách tiếp cận đề tài với công nghệ tìm kiếm, nghiên cứu. □ □ □ □ □ 1 - Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng phù hợp nội dung nghiên cứu. □ □ □ □ □ 2 4. Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện [Mục: A7, A8, A9, A12 và giải trình các khoản chi của dự toán] 20 - Phương án phối hợp tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước và kế hoạch thực hiện. □ □ □ □ □ 2 - Tính hợp lý trong việc dự toán kinh phí cho nội dung nghiên cứu, phù hợp với định mức các khoản chi theo quy định. □ □ □ □ □ 3 5. Tính mới của công nghệ, lợi ích kết quả của đề tài và phương án sử dụng kết quả của doanh nghiệp tham gia tìm kiếm và cam kết ứng dụng [Mục: A10, A11] 24 - Sản phẩm dự kiến đạt được của đề tài đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng. □ □ □ □ □ 2 - Tác động đến xã hội, ngành, lĩnh vực (đóng góp, tạo ngành nghề mới, sản phẩm mới thông qua công nghệ sẽ được chuyển giao; góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân tham gia). □ □ □ □ □ 2 - Phương án ứng dụng, sử dụng kết quả đề tài. □ □ □ □ □ 2 /6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Mục 11 và Hồ sơ năng lực của tổ chức và lý lịch của khoa học của cá nhân tham gia] 20 - Cơ quan chủ trì đề tài và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài. □ □ □ □ □ 2 - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. □ □ □ □ □ 3 Ý kiến đánh giá tổng hợp □ □ □ □ □ 100 Ghi chú: Điểm đánh giá của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) □ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng □ 1.2. Khoán từng phần □ □ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. □ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). (Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá lớn hơn 70 điểm) Nhận xét, kiến nghị: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ngày…. tháng … năm 20… (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu NXDACGCN 08/2015/TT-BKHCN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỘI ĐỒNG TƯ VẤN GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….., ngày … tháng … năm 20… PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ HỢP PHẦN DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Chuyên gia/Ủy viên phản biện Ủy viên hội đồng Họ và tên chuyên gia: 1. Tên dự án: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Nhận xét của chuyên gia 4 3 2 1 0 1. Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án [Mục 12, B1, B2] □ □ □ □ □ - Mức độ làm rõ được xuất xứ của công nghệ và chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án. - Khả năng triển khai, hoàn thiện và làm chủ công nghệ; khả năng sản xuất, kinh doanh từ công nghệ sau khi hoàn thiện. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 1: 2. Nội dung và phương án triển khai [Mục B4, B5] - Mức độ hợp lý của các vấn đề công nghệ mà dự án đề xuất cần giải quyết để đạt được mục tiêu, yêu cầu và phù hợp với các vấn đề công nghệ được đặt ra trong báo cáo hồ sơ công nghệ. □ □ □ □ □ - Tính hợp lý các nội dung cần triển khai thực hiện. □ □ □ □ □ - Tính khả thi của phương án thực hiện. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 3. Tính mới và tính khả thi của công nghệ [Mục B2 (điểm a), B6] - Trình độ công nghệ của dự án so với công nghệ trong và ngoài nước. □ □ □ □ □ - Khả năng tạo ra sản phẩm mới từ công nghệ của dự án. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4. Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế-xã hội dự kiến của dự án [Mục B2 (điểm b, c, đ), B5 (điểm c), B7 và Phụ lục dự toán kinh phí dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (biểu về khả năng chấp nhận của thị trường)] - Làm rõ các thông số của sản phẩm và công nghệ. □ □ □ □ □ - Khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án. □ □ □ □ □ - Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng, hiệu quả kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng. Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 4: 5. Phương án tài chính [Mục B2 (điểm d), B5 (điểm b), B8, Phụ lục dự toán kinh phí dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (khoản 1 đến khoản 7) và các văn bản pháp lý nguồn lực có liên quan] - Phương án huy động vốn ngoài ngân sách SNKH để thực hiện. □ □ □ □ □ - Sự phù hợp của tổng dự toán và dự toán chi tiết. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 5: 6. Năng lực thực hiện [Mục B2 (điểm d), B5, B8] - Năng lực tổ chức, quản lý của chủ trì dự án và các cá nhân tham gia. □ □ □ □ □ - Điều kiện và năng lực của cơ quan chủ trì và tổ chức phối hợp chính. □ □ □ □ □ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 6: Ý kiến đánh giá tổng hợp □ □ □ □ □ Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) □ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng □ 1.2. Khoán từng phần □ □ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. □ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). Nhận xét, giải thích cho kiến nghị trên: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ngày…. tháng … năm 20… (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu ĐGDACGCN 08/2015/TT-BKHCN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỘI ĐỒNG TƯ VẤN GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….., ngày … tháng … năm 20… PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ HỢP PHẦN DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1. Tên dự án: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Chuyên gia đánh giá Hệ số Điểm Σ Điểm tối đa 4 3 2 1 0 1. Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án [Mục 12, B1, B2] 8 - Mức độ làm rõ được xuất xứ của công nghệ và chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án. □ □ □ □ □ 1 - Khả năng triển khai, hoàn thiện và làm chủ công nghệ; khả năng sản xuất, kinh doanh từ công nghệ sau khi hoàn thiện. □ □ □ □ □ 1 2. Nội dung và phương án triển khai [Mục B4, B5] - Mức độ hợp lý của các vấn đề công nghệ mà dự án đề xuất cần giải quyết để đạt được mục tiêu, yêu cầu và phù hợp với các vấn đề công nghệ được đặt ra trong báo cáo hồ sơ công nghệ. □ □ □ □ □ 1 24 - Tính hợp lý các nội dung cần triển khai thực hiện. □ □ □ □ □ 2 - Tính khả thi của phương án thực hiện. □ □ □ □ □ 3 3. Tính mới và tính khả thi của công nghệ [Mục B2 (điểm a), B6] - Trình độ công nghệ của dự án so với công nghệ trong và ngoài nước. □ □ □ □ □ 1 12 - Khả năng tạo ra sản phẩm mới từ công nghệ của dự án. □ □ □ □ □ 2 4. Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế-xã hội dự kiến của dự án [Mục B2 (điểm b, c, đ), B5 (điểm c), B7 và Phụ lục dự toán kinh phí dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (biểu về khả năng chấp nhận của thị trường)] - Làm rõ các thông số của sản phẩm và công nghệ. □ □ □ □ □ 1 16 - Khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án. □ □ □ □ □ 1 - Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng, hiệu quả kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng. □ □ □ □ □ 2 5. Phương án tài chính [Mục B2 (điểm d), B5 (điểm b), B8, Phụ lục dự toán kinh phí dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ (khoản 1 đến khoản 7) và các văn bản pháp lý nguồn lực có liên quan] - Phương án huy động vốn ngoài ngân sách SNKH để thực hiện. □ □ □ □ □ 3 24 - Sự phù hợp của tổng dự toán và dự toán chi tiết. □ □ □ □ □ 3 6. Năng lực thực hiện [Mục B2 (điểm d), B5, B8] 16 - Năng lực tổ chức, quản lý của chủ trì dự án và các cá nhân tham gia. □ □ □ □ □ 2 - Điều kiện và năng lực của cơ quan chủ trì và tổ chức phối hợp chính. □ □ □ □ □ 2 Ý kiến đánh giá tổng hợp □ □ □ □ □ 100 Ghi chú: Điểm đánh giá của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) □ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng □ 1.2. Khoán từng phần □ □ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. □ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). (Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá lớn hơn 70 điểm) Nhận xét, kiến nghị: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ngày…. tháng … năm 20… (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu PĐX-TKCG 08/2015/TT-BKHCN BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm 20… ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG CÔNG NGHỆ CẦN TÌM KIẾM1 1. Tên công nghệ. 2. Xuất xứ của công nghệ cần tìm kiếm (thông tin về nguồn sở hữu công nghệ đang tìm kiếm: quốc gia, chủ sở hữu công nghệ, đặc tính công nghệ...). 3. Lý do đề xuất (tính cấp thiết, tầm quan trọng của công nghệ cần tìm kiếm phải thực hiện ở cấp quốc gia trong Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020; nhu cầu, khả năng ứng dụng của công nghệ cần tìm kiếm trong sản xuất và đời sống...)2. 4. Mục tiêu, mục đích tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cần tìm kiếm. 5. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu kỹ thuật của công nghệ cần tìm kiếm. 6. Nhu cầu thị trường (khả năng thị trường tiêu thụ, phương thức chuyển giao và thương mại hóa các sản phẩm của dự án).. 7. Năng lực của tổ chức, cơ quan được (dự kiến) chủ trì tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cần tìm kiếm. 8. Yêu cầu đối với thời gian thực hiện. 9. Phương án huy động các nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác) của tổ chức, cơ quan dự kiến chủ trì để thực hiện dự án. Bộ (ngành và địa phương)....... cam kết có phương án tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ được chuyển giao. PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO BỘ (NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG) (Họ, tên, chữ ký và đóng dấu) ** Trong một số trường hợp có nội dung tài chính đặc biệt, cần có sự thẩm định của hội đồng tư vấn do Bộ KH&CN thành lập và các cấp có thẩm quyền liên quan 1 Ghi chú: Phiếu đề xuất được trình bày không quá 4 trang giấy khổ A4. 2 Lưu ý: nếu là đề xuất đặt hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, nhà nước cần trích dẫn đầy đủ; nếu đặt hàng từ nguồn đề xuất của các tổ chức cá nhân cần tóm tắt ngắn gọn.
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "05/05/2015", "sign_number": "08/2015/TT-BKHCN", "signer": "Nguyễn Quân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-15-CT-TTg-2020-quyet-liet-thuc-hien-dot-cao-diem-phong-chong-dich-COVID-19-438342.aspx
Chỉ thị 15/CT-TTg 2020 quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/CT-TTg Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020 CHỈ THỊ VỀ QUYẾT LIỆT THỰC HIỆN ĐỢT CAO ĐIỂM PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Trong tháng 3 năm 2020, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai rộng khắp với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và của toàn dân. Chúng ta đã và đang kiềm chế và kiểm soát được dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhân dân đồng tình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, số lượng người mắc, tử vung tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ở nước ta, trong tháng 2 chỉ có 16 ca mắc, nhưng chỉ trong vòng 20 ngày (từ ngày 6 đến 26 tháng 3), đã có 137 ca mắc mới tại 23 tỉnh, thành phố, gấp trên 8,5 lần số ca mắc trước đó, đưa tổng số ca mắc lên 153 ca; đã có hiện tượng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là tại một số thành phố lớn, gây lo lắng trong nhân dân. Nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh COVID-19. Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chấp nhận thiệt hại về kinh tế để phòng chống dịch; bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân là mục tiêu tối thượng, quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tăng tốc thực hiện các biện pháp phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020: a) Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng. b) Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa. d) Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Thủ tướng Chính phủ, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm, kỷ luật nghiêm đối với người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tụ tập đông người. 3. Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Khẩn trương rà soát, yêu cầu thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, sàng lọc đối với các trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 08 tháng 3 năm 2020 không thuộc diện cách ly tập trung để áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát phù hợp. Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, cảnh sát khu vực, công an xã, thanh niên xung kích trên địa bàn, tổ dân phố, thôn bản… tăng cường việc giám sát các trường hợp cách ly tại gia đình, hạn chế tối đa việc giao tiếp của các đối tượng bị đề nghị cách ly y tế; thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chống đối cách ly theo quy định. b) Tiếp tục kiểm soát chặt mọi trường hợp nhập cảnh trên các tuyến biên giới trên bộ (nhất là biên giới với Lào, Campuchia), đường thủy, đường biển, các cảng hàng không. Tăng cường năng lực cả về nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh; chú trọng việc bảo đảm an toàn cho các lực lượng quản lý nhập cảnh, làm việc tại các cửa khẩu, các khu cách ly tập trung và các cơ sở cách ly dân sự khác. Có phương án điều tiết hợp lý việc tiếp nhận, phân loại sàng lọc người nhập cảnh bảo đảm không quá tải các cơ sở cách ly tập trung trên tuyến biên giới đường bộ. c) Bộ Y tế chỉ đạo phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế, đặc biệt là tại các bệnh viện điều trị người mắc dịch COVID-19; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị cho các tỉnh giáp Lào, Campuchia. d) Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, vật tư y tế và các phương án phòng, chống dịch, kể cả việc huy động cơ sở vật chất của các tổ chức, doanh nghiệp, bảo đảm sẵn sàng ứng phó dịch bệnh trên diện rộng; xây dựng phương án về áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28 tháng 3 năm 2020. Các tỉnh, thành phố tăng cường đầu tư mở rộng việc xét nghiệm. Các thành phố lớn tăng công suất xét nghiệm, thực hiện chiến lược xét nghiệm sớm để cách ly. 4. Các Bộ: Công an, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế; găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật. 5. Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Y tế tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch; tập trung thông tin về việc không tập trung đông người, khuyến khích và hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện, phát hiện sớm và thông báo cho chính quyền về các trường hợp nghi mắc bệnh. 6. Các cấp, các ngành tích cực đổi mới, cải tiến cách làm việc nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, làm việc, học tập, thực hiện thủ tục hành chính; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng. 7. Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sỹ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh. Trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền. 8. Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động nhân dân tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tích cực hỗ trợ chính quyền các cấp và nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. 9. Cùng với việc quyết liệt phòng, chống dịch, các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội./. Nơi nhận: - Ban bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NC, KTTH, QHQT, QHĐP, TKBT, TH; - Lưu: VT, KGVX (3b) Q. THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "27/03/2020", "sign_number": "15/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-739-KH-UBND-2017-giao-duc-phap-luat-dong-bao-thieu-so-quan-Phu-Nhuan-Ho-Chi-Minh-540795.aspx
Kế hoạch 739/KH-UBND 2017 giáo dục pháp luật đồng bào thiểu số quận Phú Nhuận Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 739/KH-UBND Phú Nhuận, ngày 07 tháng 8 năm 2017 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN. Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Thực hiện Chương trình số 154/CTr-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện công tác dân tộc năm 2017, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các chính sách đặc thù trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2017 trên địa bàn như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể quận với Ủy ban nhân dân 15 phường trong triển khai thực hiện chính sách chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các chính sách dân tộc đặc thù đến từng Khu phố, Tổ dân phố và đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, cư ngụ trên địa bàn. II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC: 1. Danh nghĩa tổ chức: Ủy ban nhân dân quận. 2. Đơn vị thực hiện: Phòng Tư pháp - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận. 3. Thời gian, địa điểm tổ chức: - Thời gian: Dự kiến thời gian tổ chức tập huấn 01 buổi trong tháng 8 năm 2017. - Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân quận (155 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, quận Phú Nhuận). - Báo cáo viên: Mời đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc Thành phố. 4. Thành phần tham dự (dự kiến 90 người): - Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận. - Đại diện lãnh đạo ban, ngành đoàn thể quận. - Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 15 phường. - Công chức phụ trách công tác dân tộc Ủy ban nhân dân 15 phường. - Đại diện Ban Giám hiệu các trường Mẫu giáo, cấp I, II. - Đại diện Ban Giám hiệu các trường THPT Phú Nhuận, Hàn Thuyên. - Đại diện Ban Giám đốc Học viện Hàng không. - Trưởng Ban Điều hành khu phố, tổ dân phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. - Đồng bào dân tộc và Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 5. Nội dung tuyên truyền: - Chính sách miễn học phí cho học sinh dân tộc Chăm, Khơmer. - Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. - Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh. - Chính sách đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở ngước ngoài. 6. Tiêu đề Hội nghị: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT -------- HỘI NGHỊ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các chính sách dân tộc đặc thù trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2017 trên địa bàn quận Phú Nhuận, ngày tháng năm 2017 III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Phòng Tư pháp: - Phối hợp Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị tuyên truyền. - Dẫn chương trình Hội nghị, chuẩn bị phông Hội nghị; in và phát hành tài liệu, chuẩn bị nước uống phục vụ tập huấn; quản lý lớp học; báo cáo tình hình tham gia, kết quả tập huấn về Ủy ban nhân dân quận. - Dự trù, quyết toán kinh phí theo quy định. 2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận: - Lập danh sách các thành phần tham dự, phát hành thư mời theo kế hoạch. - Chuẩn bị hội trường, âm thanh. - Liên hệ mời báo cáo viên triển khai nội dung tuyên truyền. 3. Trung tâm Văn hóa quận: cử phóng viên Bản tin quận tham dự và đưa tin Hội nghị tuyên truyền trên Bản tin theo kế hoạch này. Trên đây là Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2017 trên địa bàn quận. Đề nghị các đơn vị được phân công tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch này. Nơi nhận: - Ban Dân tộc TP; - TT/QU (BT, PBT/TT); - TT/HĐND quận; - UBND quận (CT, PCT/KT) - P.Tư pháp, P.LĐ-TB&XH, TT/VH; P.Giáo dục và Đào tạo, TT Dạy nghề; - LĐLĐ, Quận đoàn, Hội LHPN quận; - UBND 15 phường; - VP/HĐND và UBND quận (CVP, Đ/c Bình-PVP); - Lưu: VT (T.35b) KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Thành Minh
{ "issuing_agency": "Quận Phú Nhuận", "promulgation_date": "07/08/2017", "sign_number": "739/KH-UBND", "signer": "Võ Thành Minh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-190-2010-TT-BTC-huong-dan-muc-thue-suat-thue-nhap-khau-uu-dai-115172.aspx
Thông tư 190/2010/TT-BTC hướng dẫn mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 190/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710 TẠI BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Căn cứ Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Trên cơ sở công văn số 837/BTC-CST ngày 19/1/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi như sau: Điều 1. Mức thuế suất Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 59/2010/TT-BTC ngày 19/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. 2. Kể từ ngày 01/01/2011, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư này, bãi bỏ quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Thông tư 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - VP BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Cục Hải quan tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CST (XNK). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu DANH MỤC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710 (Ban hành kèm theo Thông tư số 190/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 của Bộ Tài chính) Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) 27.10 Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác có chứa từ 70% khối lượng trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. - Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa từ 70% khối lượng trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi tum này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, trừ dầu thải: 2710 11 - - Dầu nhẹ và các chế phẩm: - - - Xăng động cơ: 2710 11 11 00 - - - - Có pha chì, loại cao cấp 12 2710 11 12 00 - - - - Không pha chì, loại cao cấp 12 2710 11 13 00 - - - - Có pha chì, loại thông dụng 12 2710 11 14 00 - - - - Không pha chì, loại thông dụng 12 2710 11 15 00 - - - - Loại khác, có pha chì 12 2710 11 16 00 - - - - Loại khác, không pha chì 12 2710 11 20 00 - - - Xăng máy bay 12 2710 11 30 00 - - - Tetrapropylene 12 2710 11 40 00 - - - Dung môi trắng (white spirit) 12 2710 11 50 00 - - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% 12 2710 11 60 00 - - - Dung môi khác 12 2710 11 70 00 - - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng 12 2710 11 90 00 - - - Loại khác 12 2710 19 - - Loại khác: - - - Dầu trung (có khoảng sôi trung bình) và các chế phẩm: 2710 19 13 00 - - - - Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23oC trở lên 12 2710 19 14 00 - - - - Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23oC 12 2710 19 16 00 - - - - Kerosene 10 2710 19 19 00 - - - - Loại khác 15 2710 19 20 00 - - - - Dầu thô đã tách phần nhẹ 5 2710 19 30 00 - - - - Nguyên liệu để sản xuất than đen 5 - - - Dầu và mỡ bôi trơn: 2710 19 41 00 - - - - Dầu khoáng sản xuất dầu bôi trơn 5 2710 19 42 00 - - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay 5 2710 19 43 00 - - - - Dầu bôi trơn khác 10 2710 19 44 00 - - - - Mỡ bôi trơn 5 2710 19 50 00 - - - Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực (dầu phanh) 3 2710 19 60 00 - - - Dầu biến thế và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch 5 - - - Dầu nhiên liệu: 2710 19 71 00 - - - - Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao 5 2710 19 72 00 - - - - Nhiên liệu diesel khác 5 2710 19 79 00 - - - - Nhiên liệu đốt khác 7 2710 19 90 - - - Loại khác 2710 19 90 10 - - - - Chất chống dính sản xuất phân bón DAP 1 2710 19 90 90 - - - - Loại khác 5 - Dầu thải: 2710 91 00 00 - - Chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs) 20 2710 99 00 00 - - Loại khác 20
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "01/12/2010", "sign_number": "190/2010/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-23-2011-TT-BCA-huong-dan-Nghi-dinh-42-2010-ND-CP-cong-tac-thi-dua-126543.aspx
Thông tư 23/2011/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP công tác thi đua
BỘ CÔNG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2011/TT-BCA Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN, CÔNG AN XÃ, BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc như sau: Phần 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP) bao gồm: đối tượng, danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quỹ thi đua khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cá nhân trong Công an nhân dân; Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng, căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng 1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 2. Việc xét tặng danh hiệu thi đua thực hiện công khai, từ cơ sở trở lên, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng, tỷ lệ quy định. 3. Khen thưởng đảm bảo chính xác, chú trọng đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở, cá nhân trực tiếp công tác, chiến đấu. Điều 4. Những trường hợp cụ thể được xem xét tặng danh hiệu thi đua 1. Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà nước; những trường hợp bị thương khi làm nhiệm vụ cần phải nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế. 2. Những trường hợp đi học, bồi dưỡng: a) Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua. b) Các trường hợp đi học từ 1 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. 3. Những trường hợp chuyển đơn vị công tác: Cá nhân thuyên chuyển đơn vị công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp thời gian công tác tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên). Điều 5. Những trường hợp không xét, chưa xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng 1. Những trường hợp không xét tặng danh hiệu thi đua: a) Tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua. b) Các tập thể trong đơn vị trực thuộc cơ sở. c) Đơn vị mới thành lập tính đến thời điểm tổng kết thi đua năm chưa đủ 12 tháng hoạt động. d) Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng hoặc trong năm nghỉ quá 40 ngày làm việc (trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) 2. Những trường hợp không xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: Tập thể, cá nhân bị kỷ luật nhưng chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. 3. Những trường hợp chưa xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: Tập thể, cá nhân có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có báo chí đưa tin về những sai phạm, tiêu cực chưa được kết luận; đang bị xem xét xử lý kỷ luật, đang bị xem xét xử lý theo pháp luật. Sau khi có kết luận không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, xử lý theo pháp luật thì được xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng theo quy định. 4. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nghề nghiệp trong Công an nhân dân không xét tặng danh hiệu thi đua hàng năm theo quy định của Thông tư này. Điều 6. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua 1. Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên phạm vi toàn quốc. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình từng giai đoạn, Bộ trưởng Bộ Công an phát động phong trào thi đua theo các chuyên đề cụ thể về bảo vệ an ninh, trật tự. 2. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị, địa phương có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để tổ chức phát động thi đua, chỉ đạo phong trào thi đua trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong phạm vi quản lý; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phát động thi đua, xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các phong trào thi đua theo chuyên đề bảo vệ an ninh, trật tự phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban nhân dân, Công an cấp trên và đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị. b) Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công an đơn vị, địa phương; gắn với lao động, sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu và các phong trào thi đua khác. c) Động viên, khích lệ cán bộ, chiến sỹ và quần chúng nhân dân tự giác, hăng hái thi đua thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. d) Đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. đ) Phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình trong phong trào thi đua. e) Giám sát việc thực hiện và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ phong trào thi đua do cấp trên phát động, có kế hoạch xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, chỉ tiêu, khẩu hiệu và biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng 1. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân là cơ quan thường trực giúp Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2. Cơ quan tư vấn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ: Các tổng cục và các đơn vị: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là cơ quan tư vấn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý lĩnh vực công tác nào thì có nhận xét và cho điểm lĩnh vực công tác đó đối với Công an các địa phương, phục vụ việc xét danh hiệu thi đua hàng năm; tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá đối với các trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương Sao vàng trước khi báo cáo Hội đồng xét duyệt. 3. Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: a) Tham mưu, giúp Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua đối với lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. b) Phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đề xuất khen thưởng đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 4. Cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng Công an các cấp: a) Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và thủ trưởng đơn vị về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua. b) Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện. c) Tham mưu sơ kết, tổng kết, thông báo kết quả các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. 5. Các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ khi hướng dẫn khen thưởng thực hiện chuyên đề, khen thưởng nhân kỷ niệm thành lập lực lượng, đơn vị phải thống nhất với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Phần 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Chương 1. DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN MỤC 1. ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA Điều 8. Đối tượng xét tặng danh hiệu thi đua 1. Đối với cá nhân a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, học viên các trường Công an nhân dân; b) Công nhân Công an; lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên (cấp nào có thẩm quyền ký hợp đồng lao động thì cấp đó có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua). 2. Đối với tập thể a) Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, các Vụ, Cục, Viện, đơn vị tương đương, các Học viện, nhà trường trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc tổng cục; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi chung là đơn vị cấp Cục, Công an địa phương). b) Các phòng, ban, trung đoàn, trại giam và đơn vị tương đương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các doanh nghiệp trong Công an nhân dân (sau đây gọi chung là đơn vị cơ sở). c) Công an phường, thị trấn (nơi có bố trí lực lượng Công an chính quy), đồn Công an, phân trại giam, tiểu đoàn, đại đội độc lập trực thuộc trung đoàn, đội công tác và đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc cơ sở). Đối với đội công tác và đơn vị tương đương phải đảm bảo các tiêu chí sau đây mới thuộc diện tập thể được xét tặng danh hiệu thi đua hàng năm: được thành lập theo quy định của Bộ; có chi bộ độc lập; trực thuộc Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc trực thuộc phòng có quy mô lớn, có thành lập đảng bộ. Điều 9. Danh hiệu thi đua 1. Đối với cá nhân a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, hoặc “Lao động tiên tiến”; b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”. d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; đ) Danh hiệu “Học viên ưu tú”, “Học viên xuất sắc”, “Học viên tiên tiến” hàng năm và toàn khóa (có quy định riêng). 2. Đối với tập thể a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”. b) Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”. c) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”. d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”. Điều 10. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua 1. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân: a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: - Có tinh thần trách nhiệm, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (căn cứ vào chỉ tiêu, định mức, yêu cầu của đơn vị), đạt năng xuất và chất lượng cao; - Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ nghiêm kỷ luật, điều lệnh nội vụ; đảm bảo ngày công, thực hiện đúng các quy trình và chế độ công tác, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua; - Tham gia học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ nghiêm túc; có đạo đức, lối sống lành mạnh; - Phải đạt được từ 80% trở lên số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở và của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. - Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” tối đa không quá 80% tổng số cá nhân đủ điều kiện được tham gia bình xét danh hiệu thi đua của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Được lựa chọn trong số những cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”; - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có sáng kiến, cải tiến hoặc áp dụng biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ có hiệu quả trong công tác; mưu trí, sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu; cụ thể là: trong công tác, chiến đấu cá nhân đó phải được tặng Giấy khen của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trở lên về thành tích đột xuất hoặc các đợt thi đua ngắn hạn trong năm; trong nghiên cứu khoa học là Chủ nhiệm hoặc Thư ký đề tài, hoàn thành đúng tiến độ, được nghiệm thu đạt loại khá trở lên; - Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật; gương mẫu thực hiện các chế độ công tác và điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, nêu cao tinh thần đoàn kết tương trợ, đi đầu trong việc tham gia các phong trào thi đua; - Tích cực học tập chính trị, văn hóa, kỹ thuật nghiệp vụ; - Phải đạt được từ 80% trở lên số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở và của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. - Số lượng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 10% trên tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; - Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn lực lượng Công an nhân dân, được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp Bộ xác nhận; hoặc trong công tác, chiến đấu mưu trí, dũng cảm được tặng từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên về thành tích đột xuất; hoặc có 3 Bằng khen của Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thành tích đột xuất (trong đó có ít nhất 1 Bằng khen của Bộ Công an). - Phải được từ 80% trở lên số phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công an đề nghị. - Số lượng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” tối đa không quá 0,5% trong tổng quân số của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Được lựa chọn trong số những cá nhân có 2 lần liên tục trước thời điểm đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”; - Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc, được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp Bộ xác nhận; hoặc trong công tác, chiến đấu mưu trí, dũng cảm được tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc trở lên về thành tích đột xuất; hoặc được tặng 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên về thành tích đột xuất; - Phải được từ 90% trở lên số phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công an tín nhiệm đề nghị. 2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp Đối với lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp ngoài các tiêu chuẩn quy định cho cá nhân nêu trên còn phải căn cứ vào kết quả thi đua của đơn vị, địa phương do đồng chí đó trực tiếp lãnh đạo, phụ trách để xét danh hiệu thi đua, cụ thể như sau: a) Đối với lãnh đạo cấp tổng cục: - Các đơn vị cấp Cục do đồng chí phụ trách, trong tổng kết phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc hàng năm, được tặng Bằng khen của Bộ trở lên, trong đó ít nhất có 1 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ; - Số lượng lãnh đạo Tổng cục được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 50% tổng số lãnh đạo của mỗi tổng cục. b) Đối với lãnh đạo đơn vị cấp Cục, Công an địa phương: - Đơn vị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, số lượng lãnh đạo được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 70% tổng số lãnh đạo của đơn vị. - Đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ, số lượng lãnh đạo được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” nhưng tối đa không quá 50% số lãnh đạo của đơn vị. - Đơn vị được tặng Bằng khen của Bộ thì lựa chọn 1 đồng chí lãnh đạo tiêu biểu nhất để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. - Đơn vị không được khen thưởng trong tổng kết thi đua năm thì lãnh đạo đơn vị không được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. c) Đối với lãnh đạo đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc cơ sở: - Đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ thì số lượng lãnh đạo được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 70% số lãnh đạo của đơn vị. - Đơn vị được tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” thì số lượng lãnh đạo được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 50% số lãnh đạo của đơn vị. - Đơn vị được tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” thì lựa chọn 1 đồng chí lãnh đạo tiêu biểu nhất để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. - Đơn vị không được khen thưởng trong tổng kết thi đua năm thì lãnh đạo đơn vị không được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. 3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng cho đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau: - Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao, tổ chức phong trào thi đua có nề nếp, hiệu quả, thiết thực; - Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh; - Tổ chức đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; các đoàn thể quần chúng đạt tiêu chuẩn thi đua do đoàn thể đó quy định; - Có ít nhất 50% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”; không có cán bộ, chiến sĩ sai phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; - Đối với những đơn vị cơ sở có quy mô lớn (có đảng bộ và các chi bộ trực thuộc), có nhiều chiến sĩ nghĩa vụ, tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật hình thức Khiển trách, Cảnh cáo không quá 2% quân số đơn vị thì được đưa vào diện xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”; - Số lượng đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến hoặc “Tập thể lao động tiên tiến” của đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở không quá 80% tổng số đầu mối thi đua cơ sở, trực thuộc cơ sở của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương; - Được từ 80% trở lên số phiếu của Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp có thẩm quyền xét duyệt, nhất trí đề nghị. b) Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng cho đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở, đạt các tiêu chuẩn sau: - Là đơn vị tiêu biểu được lựa chọn trong số những “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”; - Trong công tác, chiếu đấu thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch và mục tiêu đã đề ra). Có phong trào thi đua thiết thực, được đơn vị bạn suy tôn học tập, được cấp trên biểu dương khen thưởng; - Gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập thể đoàn kết, trong sạch vững mạnh; - Có 100% cá nhân hoàn thành nhiệm vụ; có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”; có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; - Số lượng đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc” của đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở không quá 40% tổng số đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương; - Được từ 80% trở lên số phiếu của Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp có thẩm quyền xét duyệt, nhất trí đề nghị. - Đối với những đơn vị cơ sở có quy mô lớn (có Đảng bộ và các chi bộ trực thuộc), có nhiều chiến sĩ nghĩa vụ, nếu có cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật hình thức Khiển trách, Cảnh cáo không quá 2% quân số đơn vị thì được đưa vào diện xét tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”, nhưng không được xét tặng Cờ thi đua của Bộ; c) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương; tặng cho đơn vị cơ sở, cụ thể như sau: - Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành xuất sắc vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; + Có thành tích xuất sắc nổi trội trong phong trào thi đua của cụm, khối thi đua; + Xây dựng được nhân tố mới, mô hình mới, điển hình tiên tiến tiêu biểu cho các đơn vị trong cụm, khối thi đua học tập; + Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động. Nội bộ đoàn kết, thống nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, đảng bộ và các tổ chức quần chúng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của ngành gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công an nhân dân; không có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên. + Được Hội đồng Thi đua khen thưởng Tổng cục (đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục) và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét duyệt, nhất trí đề nghị với số phiếu bầu từ 80% trở lên. - Số lượng Cờ thi đua của Bộ để tặng đối với đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm quy định cụ thể như sau: + Mỗi cụm thi đua của Công an địa phương được xét tặng không quá 70% đầu mối thi đua. + Mỗi cụm thi đua của các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ được xét tặng không quá 60% đầu mối thi đua. - Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho đơn vị cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau: + Là đơn vị tiêu biểu trong số những đơn vị cơ sở đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”; + Dẫn đầu về năng xuất, chất lượng và vượt các chỉ tiêu công tác đã đăng ký thi đua trong năm; + Nội bộ đoàn kết, thống nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, không có cán bộ sai phạm phải xử lý kỷ luật; + Thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; + Được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đề nghị với số phiếu từ 80% trở lên. - Số lượng Cờ thi đua của Bộ tặng cho các đơn vị cơ sở trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm: + Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chia thành 4 khối: khối các phòng thuộc lực lượng An ninh; khối các phòng thuộc lực lượng Cảnh sát; khối các phòng thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối Công an các quận, huyện, thị xã; mỗi khối được xét tặng 1 Cờ, nếu khối nào có từ 14 đầu mối trở lên thì được xét tặng thêm 1 Cờ. + Các Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thống nhất với Tổng cục III khi chia cụm thi đua ở các đơn vị cơ sở; mỗi cụm thi đua được xét tặng 1 Cờ, nếu có trên 10 đầu mối thi đua được tặng thêm 1 Cờ. + Đối với đơn vị cấp Cục và tương đương: mỗi đơn vị được xét tặng 1 Cờ, nếu đơn vị có trên 10 đầu mối thi đua được xét tặng thêm 1 Cờ. + Các đơn vị cấp phòng và tương đương trực thuộc Tổng cục được xét cùng khối Văn phòng hoặc Cục Chính trị của Tổng cục. Các Tổng cục có từ 5 đơn vị tương đương cấp phòng trực thuộc Tổng cục trở lên được xét tặng 1 Cờ. + Các doanh nghiệp Công an nhân dân thuộc Tổng cục IV quản lý được xét tặng 1 Cờ. + Khối trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trực thuộc Tổng cục VIII có 7 cụm thi đua, được xét tặng 7 Cờ. d) Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Công an để xét tặng cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua “Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” (có quy định riêng). đ) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” - Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm đạt các tiêu chuẩn sau đây: + Là đơn vị tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ”; + Dẫn đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng; + Hoàn thành xuất sắc, vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; lập thành tích xuất sắc nổi bật nhất trong cụm, khối thi đua, là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc của lực lượng Công an nhân dân. + Xây dựng được nhiều nhân tố mới, mô hình mới, điển hình tiên tiến tiêu biểu cho toàn lực lượng Công an nhân dân học tập; + Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động. Nội bộ đoàn kết, thống nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Đảng bộ và các tổ chức quần chúng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Ngành gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công an nhân dân hoặc có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên bị kỷ luật từ hình thức Khiển trách trở lên; + Được Hội đồng Thi đua khen thưởng cấp Tổng cục (đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục) và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ nhất trí đề nghị với số phiếu từ 80% trở lên. - Số lượng Cờ thi đua của Chính phủ: Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các đơn vị cấp Cục, Công an địa phương, không quá 20% tổng số đơn vị cấp Cục, Công an địa phương được xét tặng “Cờ thi đua của Bộ” trong tổng kết phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc. Điều 11. Cụm thi đua 1. Công an các địa phương, chia thành 11 Cụm thi đua: a) Cụm 1 gồm Công an 2 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. b) Cụm 2 gồm Công an 3 thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. c) Cụm 3 gồm Công an 7 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên. d) Cụm 4 gồm Công an 8 tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh. đ) Cụm 5 gồm Công an 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình. e) Cụm 6 gồm Công an 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. g) Cụm 7 gồm Công an 6 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước. h) Cụm 8 gồm Công an 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. i) Cụm 9 gồm Công an 8 tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp. k) Cụm 10 gồm Công an 8 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang. l) Cụm 11 gồm 8 Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương. 2. Các đơn vị cấp Cục ở Bộ, chia thành 13 cụm thi đua: a) Tổng cục An ninh I (Tổng cục I) có 13 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua. b) Tổng cục An ninh II (Tổng cục II) có 14 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua. c) Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND (Tổng cục III) có 10 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua. d) Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV) có 20 đơn vị cấp Cục, chia thành 2 Cụm thi đua. - Cụm 1 gồm 11 đơn vị có chức năng tham mưu, quản lý Nhà nước về công tác Hậu cần - Kỹ thuật trong Công an nhân dân: Văn phòng Tổng cục; Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp; Cục Quản lý xây dựng cơ bản và doanh trại; Cục Y tế; Cục Kho vận; Cục Kế hoạch và đầu tư; Cục Quản trị; Cục Quản lý khoa học công nghệ và môi trường; Cục Thông tin liên lạc; Cục Cơ yếu, Cục Tin học nghiệp vụ. - Cụm 2 gồm 10 đơn vị sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, y tế trong Công an nhân dân: Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ; Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ; Tổng công ty Viễn thông toàn cầu; Bệnh viện 19-8; Bệnh viện 30-4; Bệnh viện 199; Bệnh viện Y học cổ truyền; Ban Quản lý dự án DA 239/05; Ban Quản lý dự án DA 909, Ban 126. đ) Tổng cục Tình báo (Tổng cục V) có 14 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua (gồm cả Học viện B43). e) Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI) có 15 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua. g) Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII) có 8 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua. h) Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) có 6 đơn vị cấp Cục: 1 Cụm thi đua. i) Khối các đơn vị trực thuộc Bộ có 10 đơn vị, chia thành 2 cụm thi đua. - Cụm 1 gồm 2 đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; - Cụm 2 gồm 8 đơn vị: Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Tài chính; Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Cơ quan ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Viện Chiến lược và Khoa học Công an. k) Các trường Công an nhân dân, chia thành 2 cụm thi đua: - Cụm 1: Khối các Học viện và trường Đại học (không tính Học viện B43); - Cụm 2: Khối các trường Trung cấp, văn hóa và bồi dưỡng. 3. Tổ chức hoạt động của Cụm thi đua: a) Các cụm thi đua phân công luân phiên mỗi năm một đơn vị làm cụm trưởng để điều hành hoạt động của cụm (cụm thi đua trực thuộc Tổng cục nào do Tổng cục đó chỉ đạo). b) Họp cụm đầu năm ký kết giao ước thi đua. c) Tổ chức kiểm tra chéo các đơn vị trong cụm thi đua. d) Phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến trong cụm thi đua. đ) Họp cụm cuối năm (tháng 10) tổng kết trao đổi kinh nghiệm, đề xuất khen thưởng các đơn vị trong cụm thi đua. 4. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi hoạt động của các cụm thi đua để giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ chỉ đạo và xét duyệt thi đua hàng năm. MỤC II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG Điều 12. Đối tượng khen thưởng 1. Các Tổng cục. 2. Các đối tượng quy định tại Điều 8 Thông tư này. 3. Các tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức quần chúng: thanh niên, phụ nữ, công đoàn, các hội nghề nghiệp khác trong Công an nhân dân. Điều 13. Tiêu chuẩn khen thưởng 1. Các loại Huân chương a) Huân chương Sao vàng: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân; tặng cho tập thể cấp Tổng cục trở lên hoặc các tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt trên lĩnh vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 20 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. b) Huân chương Hồ Chí Minh: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân; tặng cho đơn vị cấp Tổng cục trở lên hoặc các tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt trên lĩnh vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. c) Huân chương Độc lập: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể từ đơn vị cơ sở trở lên lập được thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 22, 23, 24 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. d) Huân chương Quân công: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng Công an nhân dân và tặng cho tập thể từ đơn vị cơ sở trở lên lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện xây dựng lực lượng, giữ vững an ninh, trật tự đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 25, 26, 27 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. đ) Huân chương Bảo vệ Tổ quốc: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng Công an nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 31, 32, 33 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. e) Huân chương Chiến công: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, giữ vững an ninh, trật tự, đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 34, 35, 36 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. g) Huân chương Lao động: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, hoạt động văn hóa - xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 28, 29, 30 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. h) Huân chương Dũng cảm: để tặng, truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm trong cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân … đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 38 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Các loại Huy chương a) Huy chương Vì an ninh Tổ quốc: để tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 40 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. b) Huy chương Chiến sĩ vẻ vang: để tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 40 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 3. Các danh hiệu vinh dự Nhà nước a) Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: để tặng, truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể lập thành tích đặc biệt xuất sắc, nổi bật sự tích Anh hùng (kể cả trường hợp lập thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc), đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại các Điều 43, 44 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. b) Danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú: để tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 45 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ, do Hội đồng chuyên ngành cấp cơ sở của Công an các đơn vị, địa phương quản lý đối tượng đề nghị khen thưởng trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét duyệt. c) Các đơn vị chức năng theo dõi chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (đối với danh hiệu Nhà giáo), Y tế (đối với danh hiệu Thầy thuốc), Văn hóa thông tin (đối với danh hiệu Nghệ sĩ) chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ tổng hợp để báo cáo Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét duyệt, trình Hội đồng cấp Nhà nước duyệt, quyết định. 4. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước a) Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục, văn học, nghệ thuật của lực lượng Công an nhân dân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 46, 47 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. b) Cơ quan chức năng giúp Hội đồng cấp Bộ về các lĩnh vực trên chủ trì, phối hợp với cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ, tổng hợp để báo cáo Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét duyệt, trình Hội đồng cấp Nhà nước duyệt, quyết định. 5. Bằng khen, Giấy khen a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: - Tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: + Đã được tặng Bằng khen của Bộ Công an hoặc Bằng khen của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có 5 năm liên tục trước thời điểm đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; + Lập được thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. - Tặng cho các tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: + Đã được tặng Bằng khen của Bộ Công an hoặc Bằng khen của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; có 3 năm liên tục trở lên trước thời điểm đề nghị đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”; + Lập thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. b) Bằng khen của Bộ Công an - Tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có ít nhất 2 lần liên tục trước thời điểm đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; + Lập được thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ an ninh trật tự hoặc được bình chọn trong các đợt thi đua, khi sơ kết, tổng kết thực hiện các chuyên đề do Bộ Công an phát động. - Tặng cho các tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có ít nhất 2 lần liên tục trước thời điểm đề nghị đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”; + Lập được thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ an ninh, trật tự hoặc được bình chọn trong các đợt thi đua; khi sơ kết, tổng kết thực hiện các chuyên đề do Bộ Công an phát động. - Tặng Bằng khen cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm đạt các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác được giao; + Thường xuyên đẩy mạnh các phong trào thi đua, có nhiều điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, có nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo để đẩy mạnh phong trào thi đua; + Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động; + Không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Ngành gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an nhân dân; + Phải được trên 80% số phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng cục (đối với các đơn vị thuộc Tổng cục) và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ nhất trí đề nghị. c) Giấy khen Giấy khen của Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương để tặng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thường xuyên (hàng năm), trong các đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua theo chuyên đề, hoàn thành xuất sắc một hạng mục công trình hoặc thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu, học tập. Chương 2. DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ, BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC MỤC I. ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA Điều 14. Đối tượng thi đua 1. Đối với cá nhân: a) Trưởng Công an xã, thị trấn (nơi không bố trí Công an chính quy) (sau đây gọi chung là Công an xã), Phó trưởng Công an xã, Công an viên ở xã, được hưởng lương, phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Pháp lệnh Công an xã. b) Trưởng ban Bảo vệ dân phố, Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố, Tổ trưởng, Tổ phó, tổ viên Bảo vệ dân phố được hưởng lương, phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố. 2. Đối với tập thể: a) Công an xã, thị trấn (nơi không bố trí lực lượng Công an chính quy) (sau đây gọi chung là Công an xã). b) Ban bảo vệ dân phố. c) Tập thể nhân dân, cán bộ xã, phường, thị trấn; tập thể cán bộ, công nhân viên cơ quan, doanh nghiệp cấp cơ sở (có tư cách pháp nhân) thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều 15. Danh hiệu thi đua 1. Đối với cá nhân a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”. b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”. d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”. 2. Đối với tập thể a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”. b) Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”. c) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” (xét tặng trong tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc). Điều 16. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua 1. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân: a) Danh hiệu thi đua “Chiến sĩ tiên tiến” để xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: - Nắm được chuyên môn, nghiệp vụ theo chức trách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác và yêu cầu của đơn vị; - Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ nghiêm kỷ luật, chấp hành tốt các quy trình và chế độ công tác, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân và Công an các cấp phát động; - Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; - Có đạo đức, lối sống lành mạnh; - Phải được từ 80% trở lên số phiếu bầu ở đơn vị cơ sở; - Đối với Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố thì đơn vị đồng chí phụ trách trong năm phải đạt tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từ “Đơn vị tiên tiến” trở lên. b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: - Là “Chiến sĩ tiên tiến”; - Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo, dũng cảm trong công tác, huấn luyện, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tích cực vận động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; - Phải được từ 80% trở lên số phiếu bầu ở đơn vị cơ sở; - Đối với Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố, thì đơn vị đồng chí phụ trách trong năm phải đạt tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từ “Đơn vị quyết thắng” trở lên. c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; thành tích có ảnh hưởng trong phạm vi cấp tỉnh. d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, thành tích có ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc. Tiêu chuẩn thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể: a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho Công an xã, Ban bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn sau: - Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao, tổ chức phong trào thi đua nề nếp, hiệu quả thiết thực; - Tham mưu, tổ chức thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở đạt hiệu quả cao; - Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh; - Tổ chức Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; các đoàn thể quần chúng đạt tiêu chuẩn thi đua do đoàn thể đó quy định; - Có ít nhất 50% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”; không có cán bộ, chiến sĩ sai phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. b) Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” để xét tặng cho Công an xã, Ban bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn sau: - Là đơn vị tiêu biểu được lựa chọn trong số những “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”; - Trong công tác, chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch và mục tiêu đã đề ra). Có phong trào thi đua thiết thực, được đơn vị bạn suy tôn học tập, được cấp trên biểu dương khen thưởng; - Gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập thể đoàn kết, trong sạch vững mạnh; - Có 100% cá nhân hoàn thành nhiệm vụ; có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”; có cán bộ, chiến sĩ đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; - Tỷ lệ danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” tặng cho đơn vị Công an xã, Ban bảo vệ dân phố không quá 40% tổng số đơn vị được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” của địa phương. c) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để xét tặng cho tập thể nhân dân, cán bộ xã, phường, thị trấn và tập thể cán bộ, công nhân viên cơ quan, doanh nghiệp cấp cơ sở (có tư cách pháp nhân) thuộc mọi thành phần kinh tế, đạt các tiêu chuẩn sau: - Tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các khối xã, phường, thị trấn và cơ quan doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khối cơ quan Trung ương; - Hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự; có nhân tố mới, mô hình mới về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để các đơn vị khác học tập; có lực lượng nòng cốt làm công tác an ninh, trật tự vững mạnh đạt danh hiệu thi đua “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”; - Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp; hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao; - Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. - Số lượng Cờ thi đua của Bộ Công an: hàng năm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đề nghị Bộ Công an tặng tối đa 3 Cờ cho 1 xã, 1 phường, 1 cơ quan hoặc doanh nghiệp. Khối cơ quan, doanh nghiệp Trung ương được đề nghị tặng tối đa 3 Cờ cho 3 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. MỤC II. ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG Điều 17. Đối tượng khen thưởng 1. Gồm các đối tượng quy định tại Điều 14 Thông tư này và các tập thể, cá nhân không thuộc lực lượng Công an nhân dân có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. 2. Người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thành tích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Điều 18. Tiêu chuẩn khen thưởng 1. Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 2. Huân chương Quân công: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân Công an xã đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 25, 26, 27 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 3. Huân chương Bảo vệ Tổ quốc: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều 31, 32, 33 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 4. Huân chương Chiến công: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể lập được thành tích trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, giữ vững an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn tại Điều 34, 35, 36 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 5. Huân chương Dũng cảm: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 38 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 6. Huân chương Hữu nghị: để tặng, truy tặng cho cá nhân là người nước ngoài và tặng cho các cơ quan, công tác nước ngoài, tổ chức quốc tế có đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 7. Huy chương Hữu nghị: để tặng cho cá nhân người nước ngoài có nhiều đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 41 Nghị định 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 8. Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”: để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể lập được thành tích trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, giữ vững an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn tại Điều 43 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 9. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: để tặng cho cá nhân và tập thể lập được thành tích trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, giữ vững an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn tại Điều 49 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. 10. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Bộ Công an: để tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc bảo vệ an ninh Tổ quốc theo Quyết định số 838/2006/QĐ-BCA(X15) và Quyết định số 839/2006/QĐ-BCA(X15) ngày 13/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an. 11. Bằng khen của Bộ Công an a) Xét tặng cho các tập thể (các đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư này) trong tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm. - Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen: + Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự; có mô hình, điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự vững mạnh (đạt danh hiệu thi đua từ “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên); là tập thể tiêu biểu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khối cơ quan, doanh nghiệp Trung ương về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; + Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp; hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao; + Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội có hiệu quả thiết thực. - Số lượng Bằng khen của Bộ: + Đối với các tỉnh, số lượng Bằng khen tối đa không quá tổng số đơn vị hành chính cấp huyện. + Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, số lượng Bằng khen không quá 120% tổng số đơn vị hành chính cấp huyện. + Đối với khối cơ quan, doanh nghiệp Trung ương do các Tổng cục An ninh phụ trách, số lượng Bằng khen tối đa không quá tổng số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. b) Xét tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân trong sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các đợt thi đua, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự: - Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen đối với tập thể: + Có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chuyên đề công tác, các đợt thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có tác dụng nêu gương sáng trong phạm vi cấp tỉnh; + Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua; + Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; + Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể; + Tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. - Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen đối với cá nhân: + Có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chuyên đề công tác, các đợt thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, hoặc có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có tác dụng nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh; + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; - Số lượng Bằng khen đối với mỗi đợt sơ kết, tổng kết chuyên đề, đợt thi đua do lãnh đạo Bộ Công an quyết định. 11. Giấy khen Giấy khen của Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và Công an địa phương tặng cho tập thể, cá nhân trong tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm; trong sơ kết, tổng kết thực hiện các chuyên đề, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự. - Cá nhân được xét tặng Giấy khen đạt các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; + Lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thực hiện chuyên đề công tác, các đợt thi đua hoặc lập được thành tích đột xuất (đối với cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố); tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự (đối với mọi tầng lớp nhân dân); + Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đối với cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố). - Tập thể được xét tặng giấy khen đạt các tiêu chuẩn sau: + Lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thực hiện chuyên đề công tác, các đợt thi đua hoặc lập được thành tích đột xuất (đối với tập thể cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố); tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự. + Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua; + Thực hành tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể. - Số lượng giấy khen tổng kết năm, số lượng, đối tượng khen theo chuyên đề do cấp có thẩm quyền tặng giấy khen quy định. Chương 3. HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, HỒ SƠ THỦ TỤC KHEN THƯỞNG MỤC I.HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CÁC CẤP Điều 19. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ được thành lập theo Quyết định số 1286/2007/QĐ/KT-BCA(X15) và hoạt động theo Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an (ban hành kèm theo Quyết định số 1285/2007/QĐ/KT-BCA(X15) ngày 29/10/2007 của Bộ Công an). Điều 20. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Tổng cục 1. Chủ tịch Hội đồng: Tổng cục trưởng. 2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó tổng cục trưởng phụ trách công tác xây dựng lực lượng. 3. Ủy viên: các Phó Tổng cục trưởng. 4. Ủy viên thường trực: Cục trưởng Cục Chính trị (Cục Chính trị, hậu cần; Cục Tham mưu, chính trị), hoặc Chánh Văn phòng Tổng cục. 5. Cơ quan Thường trực: Cục Chính trị hoặc Văn phòng Tổng cục. 6. Cơ quan tư vấn: các Vụ: Cục trực thuộc tổng cục. Điều 21. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Vụ, Cục, Viện, Học viện, Trường Công an nhân dân và đơn vị tương đương 1. Chủ tịch Hội đồng: thủ trưởng đơn vị. 2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác xây dựng lực lượng. 3. Ủy viên: các Phó thủ trưởng đơn vị. 4. Ủy viên thường trực: Trưởng phòng Tổng hợp (hoặc Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Xây dựng lực lượng, …). 5. Cơ quan Thường trực: Phòng Tổng hợp (hoặc Phòng Hành chính Tổng hợp, Xây dựng lực lượng …). 6. Cơ quan tư vấn: các khoa, phòng, ban, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn trực thuộc (nếu có). Điều 22. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Công an địa phương 1. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc. b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó giám đốc phụ trách công tác xây dựng lực lượng. c) Ủy viên: các Phó giám đốc. d) Ủy viên thường trực: Trưởng Phòng PX15. đ) Cơ quan thường trực: Phòng PX15. e) Cơ quan tư vấn: các đơn vị PX13, PX15, PV28, PV11, PV24, PH41. 2. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc. b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó giám đốc phụ trách công tác xây dựng lực lượng. c) Ủy viên: các Phó giám đốc. d) Ủy viên thường trực: Trưởng Phòng Công tác chính trị và công tác quần chúng (hoặc Phòng Chính trị). đ) Cơ quan thường trực: Phòng Công tác chính trị và công tác quần chúng (hoặc Phòng Chính trị). e) Cơ quan tư vấn gồm có: Phòng Tham mưu, Phòng Công tác chính trị và công tác quần chúng (hoặc Phòng Chính trị), Phòng Tổ chức (nếu có), Phòng Hậu cần kỹ thuật, thanh tra; Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng cháy; Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo công tác chữa cháy. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các đơn vị xây dựng quy chế hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. MỤC II. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG Điều 23. Thẩm quyền quyết định khen thưởng đối với lực lượng Công an nhân dân 1. Thẩm quyền quyết định khen thưởng, trao tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của Nhà nước, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Thẩm quyền xét duyệt, đề nghị Nhà nước khen thưởng và quyết định các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng từ Bằng khen của Bộ trở lên thực hiện theo Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an. 3. Thủ trưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an địa phương quyết định tặng các danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” và “Chiến sĩ thi đua cơ sở” theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp. 4. Thủ trưởng các tổng cục quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho các tập thể, cá nhân là đơn vị cấp phòng và tương đương trực thuộc Tổng cục. 5. Thủ trưởng các đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp. 6. Thủ trưởng các đơn vị cấp Tổng cục, cấp Cục, Công an địa phương quyết định tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Điều 24. Thẩm quyền quyết định khen thưởng đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét đề nghị của Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố để trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố theo thẩm quyền. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét quyết định hoặc đề nghị Chính phủ công nhận danh hiệu thi đua theo thẩm quyền cho cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố đủ tiêu chuẩn theo quy định. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Đơn vị quyết thắng” và trình Chính phủ xét quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố đủ tiêu chuẩn theo quy định. 4. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua xuất sắc”, Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” và Bằng khen của Bộ Công an. 5. Thẩm quyền quyết định khen thưởng, trao tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của Nhà nước, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ. MỤC III. TUYẾN TRÌNH, HỒ SƠ, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Điều 25. Tuyến trình 1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý (bao gồm cả tập thể, cá nhân làm chuyên trách công tác đảng, đoàn thể). 2. Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng. Sử dụng hình thức khen thưởng của cấp phát động thi đua để tặng cho các tập thể, cá nhân lập thành tích; trường hợp thành tích tiêu biểu, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng, toàn quốc thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch nước khen thưởng. 3. Công an các đơn vị, địa phương đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của Bộ Công an, các bộ, ngành, của Chính phủ, của Nhà nước cho các tập thể, cá nhân thuộc Công an nhân dân phải báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để lãnh đạo Bộ Công an duyệt, quyết định. Các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ (kể cả đóng tại địa phương) không phải làm thủ tục hiệp y nhưng phải thể hiện trong báo cáo thành tích các nội dung sau: việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; nội bộ đoàn kết, thống nhất; đảm bảo môi trường cơ quan, đơn vị văn hóa. 4. Xét khen thưởng đối ngoại: Vụ Hợp tác quốc tế báo cáo lãnh đạo Bộ về chủ trương khen thưởng, sau khi lãnh đạo Bộ đồng ý về chủ trương, Vụ Hợp tác quốc tế có văn bản trình lãnh đạo Bộ ký để trao đổi với Bộ Ngoại giao, sau đó phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị khen thưởng. Công an các đơn vị, địa phương đề nghị khen thưởng đối ngoại báo cáo về Bộ (qua Vụ Hợp tác quốc tế) để phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, trình lãnh đạo Bộ duyệt, quyết định. 5. Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng, trừ các trường hợp lập được thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc. Các trường hợp đề nghị tặng trưởng Huân chương có quy định tiêu chuẩn “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì sau 2 năm được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” mới đề nghị xét tặng Huân chương. Điều 26. Hồ sơ, thủ tục xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng 1. Đối với danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” xét tặng vào dịp tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm, riêng khối trường Công an nhân dân xét vào dịp tổng kết năm học. a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an địa phương đề nghị Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị cấp đề nghị thực hiện (3 bản). 2. Đối với danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” xét vào dịp tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm, riêng khối trường Công an nhân dân xét vào dịp tổng kết năm học. a) Tặng cho đơn vị cấp Cục và Công an địa phương Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương đề nghị Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét duyệt, trình Bộ trưởng quyết định. b) Tặng cho đơn vị cấp cơ sở. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương đề nghị Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xét duyệt, trình Bộ trưởng quyết định. c) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (2 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ trưởng (2 bản). - Báo cáo thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp (2 bản); - Tóm tắt thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị cấp đề nghị thực hiện (2 bản). 3. Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an các địa phương đề nghị Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân), Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét duyệt, Bộ trưởng quyết định trình Thủ tướng Chính phủ. b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng, kèm theo danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị khen thưởng (3 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Tóm tắt thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị cấp đề nghị thực hiện (3 bản). - Báo cáo tóm tắt về nội dung các đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực, được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp Bộ xác nhận (3 bản). 4. Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an các địa phương đề nghị Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét duyệt, trình Bộ trưởng quyết định. b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng, kèm theo danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị khen thưởng (2 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ trưởng (2 bản); - Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (2 bản); - Tóm tắt thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị cấp đề nghị thực hiện (2 bản); - Bản photo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã được tặng. 5. Đối với các danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”; “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” a) Các đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở đề nghị, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp có thẩm quyền xem xét duyệt, quyết định. b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình, kèm theo danh sách trích ngang các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng; - Biên bản, kết quả bỏ phiếu của cấp trình khen thưởng; - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng. 6. Đối với Huân chương các loại a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương trình Bộ trưởng (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (4 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (4 bản); - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (4 bản); - Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị Công an đơn vị, địa phương thực hiện (4 bản). - Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho đơn vị hoặc cho thủ trưởng đơn vị, phải có xác nhận của Cơ quan Tài chính về những nội dung sau: + Xác nhận số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; + Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; + Đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác và nộp đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. 7. Đối với “Huân chương Hữu nghị”, “Huy chương Hữu nghị” a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương trình Bộ trưởng (qua V12 và Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng; - Báo cáo thành tích, kèm theo danh sách trích ngang của các cá nhân được đề nghị khen thưởng. 8. Đối với “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” và “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” a) Hàng năm các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương trình Bộ trưởng vào dịp 3/2 và 19/8. b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng; - Kèm theo danh sách trích ngang của các cá nhân được đề nghị khen thưởng (2 bản). 9. Đối với danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương trình Bộ trưởng (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân tập hợp hồ sơ, xin chủ trương của lãnh đạo Bộ trước khi trình hồ sơ khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét duyệt, báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng, có ý kiến nhất trí của cấp ủy đảng cùng cấp (5 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín đề nghị khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ trưởng và phải đạt từ 90% số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng (5 bản); - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (nếu đề nghị truy tặng thì đơn vị quản lý trực tiếp viết báo cáo thành tích); đối với cá nhân phải có nhận xét của chính quyền thôn (hoặc tổ dân phố) nơi cư trú về bản thân và gia đình về việc chấp hành đường lối, chính sách ở địa phương và có xác nhận của cấp có thẩm quyền (5 bản); - Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị Công an đơn vị, địa phương thực hiện (5 bản). 10. Đối với “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương trình Bộ trưởng (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (3 bản); - Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị cấp đề nghị thực hiện (3 bản); - Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách do nhà nước, khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho đơn vị hoặc cho thủ trưởng đơn vị, phải có xác nhận của Cơ quan Tài chính về những nội dung sau: + Xác nhận số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; + Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; + Đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác và nộp đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. 11. Bằng khen của Bộ Công an a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương trình Bộ trưởng (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). b) Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (2 bản); - Biên bản, kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng (2 bản); - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (2 bản); - Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng do Cơ quan Chính trị cấp đề nghị thực hiện (2 bản). Điều 27. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản 1. Đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản đối với những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây: a) Việc khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ Công an và quần chúng nhân dân trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, công tác, lao động, học tập; c) Thành tích, công trạng rõ ràng, có phạm vi ảnh hưởng lớn thì đề nghị khen thưởng ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất. 2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm có: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình Bộ trưởng; - Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Điều 28. Khen thưởng trong trường hợp đặc biệt Đối với các đơn vị làm công tác đặc biệt, các lĩnh vực công tác đặc biệt, các đối tượng đặc biệt cần đảm bảo bí mật (có quy định riêng). MỤC IV. TUYẾN TRÌNH, HỒ SƠ, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ, BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC Điều 29. Tuyến trình 1. Việc xét tặng các hình thức khen thưởng Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các hình thức khen thưởng khác đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các đợt sơ kết, tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo kế hoạch của Bộ Công an hoặc khi có thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc trong công tác an ninh, trật tự được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gửi về Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. 2. Đề nghị các danh hiệu, hình thức khen thưởng của Bộ Công an: Giám đốc Công an địa phương, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Cục trưởng Cục Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đề nghị Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. 3. Việc xét tặng các danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng” cho các cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố do Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường xét, đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh xem xét quyết định, hoặc đề nghị lên cấp trên xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Điều 30. Hồ sơ và thủ tục 1. Hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua gồm có: a) Bản báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể có xác nhận, chữ ký của Trưởng Công an xã, Trưởng ban bảo vệ dân phố và có xác nhận, chữ ký, đóng dấu của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường; b) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân; c) Tờ trình của Chủ tịch cấp đề nghị khen thưởng; d) Biên bản bình xét thi đua của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp đề nghị khen thưởng. 2. Hồ sơ đề nghị các hình thức khen thưởng gồm có: a) Bản báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể có xác nhận, chữ ký, đóng dấu của Trưởng Công an xã, Trưởng Ban Bảo vệ dân phố, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, có xác nhận, chữ ký, đóng dấu của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thủ trưởng cơ quan; b) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân; c) Tờ trình của cấp đề nghị khen thưởng; d) Biên bản cuộc họp xét đề nghị khen thưởng của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp đề nghị khen thưởng. Riêng đối với danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” phải có thêm kết quả bỏ phiếu kín; đ) Đối với hình thức khen thưởng từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên phải có xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan quản lý thuế trực tiếp đối với đơn vị phải nộp thuế. e) Hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” thực hiện theo Quyết định số 838/2006/QĐ-BCA(X15) ngày 13/7/2006 và Quyết định số 839/2006/QĐ-BCA(X15) ngày 13/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an. 3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm có: a) Tờ trình của cấp đề nghị khen thưởng; b) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản, có xác nhận của cấp trình khen thưởng. 4. Mốc tính thời gian khen thưởng tổng kết hàng năm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ 30/11 năm trước đến 30/11 năm sau. Hồ sơ đề nghị Bộ Công an khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gửi về Bộ Công an trước ngày 20 tháng 12 hằng năm (qua Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an). Chương 4. QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI KHÁC Điều 31. Quỹ thi đua, khen thưởng 1. Việc lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng được thực hiện theo các Điều 67, 68, 69 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. 2. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để: a) Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua, 20%; b) Chi cho in giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen; làm kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung các loại: bằng khen, giấy khen …; Chi tiền thưởng, tặng phẩm lưu niệm, 80%. Điều 32. Các quyền lợi khác Cá nhân được tặng thưởng Huân chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” ngoài việc được khen thưởng theo quy định còn được ưu tiên hưởng các quyền lợi khác của Nhà nước và của Bộ Công an, như sau: 1. Các trường hợp sau đây được xem xét đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thăng cấp bậc hàm, hoặc nâng bậc lương trước niên hạn: a) Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng; hoặc lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, chiến đấu đã hy sinh anh dũng thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương vượt bậc. b) Được tặng thưởng Huân chương Quân công; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 2 năm. c) Được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú; được tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động; được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 1 năm. 2. Trường hợp trong niên hạn được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì chỉ thực hiện một mức ưu tiên quy định cao nhất. Nếu năm được khen thưởng cũng là năm đến niên hạn thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được xem xét vào niên hạn tiếp theo. 3. Ngoài hưởng quyền lợi trên, các cá nhân được khen thưởng còn được ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước hoặc nước ngoài, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang làm. Những trường hợp đã hết trần thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được ưu tiên đi nghỉ dưỡng. Phần 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 33. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2011. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2007/TT-BCA(X15) ngày 04/10/2007 hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong CAND; Thông tư số 18/2007/TT-BCA ngày 03/10/2007 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng đối với lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Thông tư số 20/2007/TT-BCA ngày 09/10/2007 hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng trong lực lượng CAND và bãi bỏ những quy định trước đây của Bộ Công an trái với Thông tư này. Điều 34. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Cục Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ trích lập quỹ, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Tổng cục trưởng các tổng cục, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 4. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để được hướng dẫn kịp thời. Nơi nhận: - Bộ Nội vụ (Ban TĐKT Trung ương); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ Công an; - Các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện); - CA các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (để thực hiện); - Lưu: VT, V19, X11 (X15). BỘ TRƯỞNG ĐẠI TƯỚNG Lê Hồng Anh
{ "issuing_agency": "Bộ Công An", "promulgation_date": "27/04/2011", "sign_number": "23/2011/TT-BCA", "signer": "Lê Hồng Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Lenh-07-2010-L-CTN-cong-bo-Nghi-quyet-du-an-cong-trinh-quan-trong-quoc-gia-108063.aspx
Lệnh 07/2010/L-CTN công bố Nghị quyết dự án, công trình quan trọng quốc gia
CHỦ TỊCH NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ Số: 07/2010/L-CTN Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2010 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Điều 91 của Luật tổ chức Quốc hội; Căn cứ Điều 57 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2010. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nguyễn Minh Triết
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "28/06/2010", "sign_number": "07/2010/L-CTN", "signer": "Nguyễn Minh Triết", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-100-2003-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-thanh-lap-xa-thuoc-cac-huyen-Da-H-Leo-Krong-Nang-Krong-Ana-Krong-No-Dak-R-Lap-tinh-Dak-Lak-53077.aspx
Nghị định 100/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Da H'Leo Krông Năng, Krông Ana, Krông Nô Đắk R'Lấp tỉnh Đắk Lắk mới nhất
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 100/2003/NĐ-CP HHà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 100/2003/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ THÀNH LẬPXÃ TBUỘC CÁC HUYỆN EA H'LEO, KRÔNG NĂNG, KRÔNG ANA, KRÔNG NÔ VÀ ĐẮK R'LẤP, TỈNH ĐẮK LẮK CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập xã thuộc các huyện Ea H'Leo, Krông Năng, Krông Ana, Krông Nô và Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Lắk như sau: 1. Chuyển 713 ha diện tích tự nhiên của xã Ea Hiao, huyện Ea H'Leo về xã Dliê Ya, huyện Krông Năng quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: Huyện Krông Năng có 62.033 ha diện tích tự nhiên và 103.708 nhân khẩu. Xã Dliê Ya thuộc huyện Krống Năng có 18.253 ha diện tích tự nhiên và 17.829 nhân khẩu. Huyện Ea H'Leo còn lại 132.894 ha diện tích tự nhiên và 99.351 nhân khẩu. Xã Ea Hiao thuộc huyện Ea H'Leo còn lại 12.887 ha diện tích tự nhiên và 10.449 nhân khẩu. 2. Thành lập xã Cư Klông thuộc huyện Krông Năng trên cơ sở 3.945 ha diện tích tự nhiên và 705 nhân khẩu của xã Dliê Ya; 3.738 ha diện tích tự nhiên và 3.331 nhân khẩu của xã Ea Tam. Xã Cư Klông có 7.683 ha diện tích tự nhiên và 4.036 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Cư Klông: Đông giáp tỉnh Gia Lai; Tây giáp xã Dliê Ya; Nam giáp xã Ea Tam; Bắc giáp huyện Ea H'Leo. 3. Thành lập xã Ea Tân trên cơ sở 5.353 ha diện tích tự nhiên và 8.681 nhân khẩu của xã Dliê Ya. Xã Ea Tân có 5.353 ha diện tích tự nhiên và 8.681 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Ea Tân: Đông giáp xã Dliê Ya; Tây giáp huyện Krông Búk; Nam giáp xã Ea Tóh; Bắc giáp huyện Ea H'Leo. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các xã Cư Klông và Ea Tân: Xã Dliê Ya còn lại 8.955 ha diện tích tự nhiên và 8.443 nhân khẩu. Xã Ea Tam còn lại 8.624 ha diện tích tự nhiên và 9.236 nhân khẩu. 4. Thành lập xã Dray Sáp thuộc huyện Krông Ana trên cơ sở 3.950 ha diện tích tự nhiên và 8.049 nhân khẩu của xã Ea Na. Địa giới hành chính xã Dray Sáp: Đông giáp xã Ea Bông; Tây giáp các huyện Krông Nô, Cư Jút; Nam giáp xã Ea Na; Bắc giáp huyện Cư Jút và thành phố Buôn Ma Thuột. Sau khi thành lập xã Dray Sáp, xã Ea Na còn lại 4.262 ha diện tích tự nhiên và 11.971 nhân khẩu. 5. Thành lập xã Nâm N'Đir thuộc huyện Krông Nô trên cơ sở 14.409 ha diện tích tự nhiên và 5.154 nhân khẩu của xã Nam Nung. Địa giới hành chính xã Nâm N'Đir: Đông giáp các xã Ea R'Bin, Đức Xuyên và huyện Krông Ana; Tây giáp xã Nâm Nung và huyện Đắk Song; Nam giáp xã Đức Xuyên và huyện Đắk Nông; Bắc giáp xã Đắk Rồ. Sau khi thành lập xã Nâm N'Đir, xã Nam Nung còn lại 7.726 ha diện tích tự nhiên và 3.586 nhân khẩu. Đổi tên thành xã Nam Nung thành xã Nâm Nung. 6. Thành lập xã Đắk Ru thuộc huyện Đắk RLấp trên cơ sở 8.969 ha diện tích tự nhiên và 6.537 nhân khẩu của xã Quảng Tín. Địa giới hành chính xã Đắk Ru: Đông giáp xã Đắk Sin: Tây giáp tỉnh Bình Phước; Nam giáp xã Đắk Sin và tỉnh Bình Phước; Bắc giáp xã Quảng Tín. Sau khi thành lập xã Đắk Ru, xã Quảng Tín còn lại 19.566 ha diện tích tự nhiên và 8.410 nhân khẩu. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "29/08/2003", "sign_number": "100/2003/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-163-2005-ND-CP-san-xuat-va-cung-ung-muoi-iot-cho-nguoi-an-7986.aspx
Nghị định 163/2005/NĐ-CP sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 163/2005/NĐ-CP Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2005 NGHỊ ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG MUỐI IỐT CHO NGƯỜI ĂN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 . Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm l999; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất muối iốt và bảo đảm chất lượng muối iốt cho người ăn; quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng muối iốt cho người ăn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội và nhân dân trong công tác phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt. 2. Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Muối thường và gia vị mặn thường là muối và gia vị mặn không trộn iốt. 2. Muối iốt là muối thường có trộn Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. 3. Muối iốt giả là muối thường hoặc muối không đủ thành phần Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn nhưng được đóng gói, nhãn, mác của muối iốt. Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng muối iốt cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng muối iốt. 2. Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Ban hành tiêu chuẩn về chất lượng Kali Iodate (KIO3) được sử dụng để trộn muối iốt; b) Ban hành tiêu chuẩn về hàm lượng iốt trong muối iốt; c) Ban hành tiêu chuẩn về cơ sở sản xuất và phương tiện vận chuyển muối iốt; d) Hướng dẫn những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không được ăn muối iốt, đ) Kiểm tra chất lượng muối iốt; e) Đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác kiểm nghiệm muối iốt; g) Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân sử dụng muối iốt. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: a) Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối iốt trong phạm vi cả nước; b) Quy định việc sản xuất muối thường. 4. Bộ Thương mại có trách nhiệm quản lý các hoạt động lưu thông muối thường và muối iốt trên thị trường. 5. Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng muối iốt và ảnh hưởng của thiếu iốt đối với sức khoẻ của người dân. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Chỉ đạo việc cung ứng đủ muối iốt cho người ăn; thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước về muối iốt (nếu có) theo quy định hiện hành; b) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng muối iốt. Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm Sản xuất, lưu thông, buôn bán muối iốt giả, muối iốt không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định. Chương 2: ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI IỐT Điều 5. Điều kiện đối với cán bộ, công nhân của cơ sở sản xuất muối iốt 1. Cán bộ kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất muối iốt phải có đủ các điều kiện sau: a) Được tập huấn về kiểm nghiệm muối iốt; b) Nắm vững về quy trình sản xuất muối iốt. 2. Công nhân trực tiếp sản xuất muối iốt phải có đủ các điều kiện sau: a) Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt không mắc các bênh truyền nhiễm, bệnh ngoài da; b) Nắm vững quy trình sản xuất muối iốt và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất muối iốt l. Địa điểm sản xuất muối iốt phải bảo đảm vệ sinh và xa môi trường độc hại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 2. Nhà xưởng, kho tàng phái được xây dựng bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, có hệ thống thoát nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường, nền nhà kho phải được láng xi măng hoặc lát gạch men, sàn của xưởng chế biến phải lát gạch men và được bố trí liên hoàn từ kho chứa nguyên liệu, khu đặt thiết bị trộn muối iốt đến kho thành phẩm. 3. Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị đủ dụng cụ, hóa chất đế định lượng iốt. Cán bộ kiểm nghiệm phải có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này. 4. Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động. Chương 3: CHẤT LƯỢNG MUỐI IỐT Điều 7. Công bố chất lượng muối iốt Muối iốt trước khi được lưu thông trên thị trường phải được cơ sở sản xuất tự công bố tiêu chuẩn chất lượng có đủ hàm lượng iốt trong muối theo quy định của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng muối iốt theo tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố. Điều 8. Nhãn hiệu muối iốt Nhãn hiệu muối iốt phải tuân theo các quy định của pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa và phải có đủ các thông tin cần thiết sau: 1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất và chế biến. 2. Số đăng ký chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất và chế biến. 3. Hàm lượng iốt. 4. Trọng lượng. 5. Các hướng dẫn bảo quản và sử dụng. 6. Ngày, tháng, năm sản xuất 7. Thời hạn sử dụng. Điều 9. Đóng gói, bảo quản và vận chuyển muối iốt 1. Muối iốt khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải được đóng gói trong bao bì đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; trên bao bì vận chuyển phải có ký hiệu "chổng ẩm","chống rách" và "tránh mưa nắng". 2. Muối iốt phải được bảo quản trong các kho chứa thông gió và đặt cách tường 0,30 m, cách sàn 0,30 m, cách mái 0,50 m. 3. Muối iốt khi bán phải được để nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh mưa. 4. Muối iốt phải được vận chuyển bằng phương tiện có mái che để chống nóng và ánh nắng mặt trời; phương tiện vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh theo quy định. Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn. Điều 11. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "29/12/2005", "sign_number": "163/2005/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-213-2015-TT-BTC-muc-thu-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-phi-su-dung-duong-bo-tram-thu-phi-300454.aspx
Thông tư 213/2015/TT-BTC mức thu chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 213/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ TRẠM THU PHÍ TẠI KM1148+1300 QUỐC LỘ 1, TỈNH BÌNH ĐỊNH Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH11 ngày 28/8/2001; Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định như sau: Điều 1. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng thu phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 159/2013/TT-BTC). Điều 2. Biểu mức thu Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định (mức thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Điều 3. Chứng từ thu phí Chứng từ thu phí sử dụng đường bộ sử dụng tại trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 159/2013/TT-BTC . Điều 4. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được 1. Phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định được thu, nộp, quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 159/2013/TT-BTC. Tổng số tiền thu phí hàng năm sau khi trừ các khoản thuế theo quy định được xác định là khoản tiền hoàn vốn theo phương án tài chính của Hợp đồng BOT Dự án xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Km1125 đến Km1153, tỉnh Bình Định. 2. Đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ tổ chức thu phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định có trách nhiệm: a) Tổ chức các điểm bán vé tại trạm thu phí thuận tiện cho người điều khiển phương tiện giao thông, tránh ùn tắc giao thông, bán kịp thời đầy đủ các loại vé theo yêu cầu của người mua, không hạn chế thời gian bán vé tháng, vé quý; b) Thực hiện đăng ký, kê khai, thu, nộp, sử dụng chứng từ thu, công khai chế độ thu phí sử dụng đường bộ theo quy định; c) Báo cáo kết quả thu phí định kỳ tháng, quý, năm theo quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Điều 5. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2016. Thời gian bắt đầu thu phí theo mức phí tại Thông tư này kể từ khi có đủ điều kiện sau: a) Dự án xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Km1125 đến Km1153, tỉnh Bình Định đã được nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng; b) Được Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định cho phép thu phí. 2. Các bên tham gia ký kết Hợp đồng BOT Dự án xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Km1125 đến Km1153, tỉnh Bình Định thực hiện điều chỉnh Hợp đồng BOT dự án phù hợp với mức thu phí quy định tại Thông tư này. 3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí sử dụng đường bộ tại trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 4. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ tổ chức thu phí sử dụng đường bộ tại trạm thu phí tại Km1148+1300 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 5. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Cục Thuể tỉnh Bình Định; - Công báo; - Website chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công ty cổ phần BOT Bắc Bình Định; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST (CST5). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai BIỂU MỨC THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TRẠM THU PHÍ TẠI KM1148+1300 QUỐC LỘ 1, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Kèm theo Thông tư số 213/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính) Số TT Phương tiện chịu phí đường bộ Mệnh giá (đồng/vé) Vé lượt Vé tháng Vé quý 1 Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng 35.000 1.050.000 2.835.000 2 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn 50.000 1.500.000 4.050.000 3 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 75.000 2.250.000 6.075.000 4 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit 140.000 4.200.000 11.340.000 5 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit 200.000 6.000.000 16.200.000 Ghi chú: - Tải trọng của từng loại phương tiện áp dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế (trọng tải hàng hóa), căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với việc áp dụng mức thu phí đối với xe chở hàng bằng Container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): Áp dụng mức thu theo trọng lượng toàn bộ của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "31/12/2015", "sign_number": "213/2015/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-05-2012-CT-UBND-thuc-hien-cong-tac-dang-ky-nghia-vu-quan-su-tuyen-chon-177362.aspx
Chỉ thị 05/2012/CT-UBND thực hiện công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự tuyển chọn
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2012/CT-UBND Quận 3, ngày 20 tháng 12 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ; TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ PHỤC VỤ CÓ THỜI HẠN TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN; CÔNG TÁC TUYỂN SINH QUÂN SỰ VÀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA SẴN SÀNG ĐỘNG VIÊN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN NĂM 2013 Để thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013 theo Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi bổ sung được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005; Chỉ thị số 23/2012/CT-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân, công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự; đăng ký, quản lý, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu lực lượng dự bị động viên năm 2013. Ủy ban nhân dân Quận 3 chỉ thị: 1. Ban Chỉ huy Quân sự Quận 3 xây dựng kế hoạch và hướng dẫn Hội đồng nghĩa vụ quân sự 14 phường tổ chức triển khai kiểm tra công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự cho nam công dân tuổi 17; đăng ký bổ sung các đối tượng là công dân từ đủ 18 đến hết 25 tuổi chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; thực hiện công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân, tuyển sinh quân sự năm 2013, tổ chức kiểm tra các mặt công tác để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giao quân nghĩa vụ quân sự năm 2013 theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị nhận quân xây dựng kế hoạch giao, nhận quân chặt chẽ, thống nhất, tạo điều kiện cho các phường thực hiện tốt công tác giao quân nghĩa vụ quân sự. Thực hiện phúc tra đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên, tổ chức sắp xếp quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật vào các đơn vị dự bị động viên theo chỉ tiêu trên giao; thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu năm 2013. 2. Công an Quận 3 xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Công an 14 phường quản lý, theo dõi cập nhật nhân hộ khẩu để chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân phường, phối hợp với Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường thực hiện công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển sinh quân sự năm 2013 và công tác quản lý chặt chẽ lực lượng Dự bị động viên, tổ chức xác minh, kết luận chính xác về lịch sử chính trị gia đình và bản thân những công dân đủ điều kiện chuẩn bị gọi nhập ngũ theo Thông tư số 76/2006/TTLT-BQP-BCA ngày 03 tháng 05 năm 2006 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; phối hợp với các ngành liên quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật nghĩa vụ quân sự theo quy định. Phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự Quận 3 tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn các địa điểm tập trung lễ giao nhận quân và Hội trại tòng quân góp phần hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân, lực lượng cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy theo chỉ tiêu Thành phố giao năm 2013. 3. Ủy ban nhân dân 14 phường, củng cố kiện toàn Hội đồng Nghĩa vụ quân sự đúng thành phần, số lượng; phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể thực hiện đạt hiệu quả công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013. Phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân nghĩa vụ quân sự ở hai cấp, tỷ lệ Đảng viên đạt 2% trở lên với thời gian sinh hoạt Đảng tại khu phố ít nhất 6 tháng và 80% thanh niên nhập ngũ là đoàn viên; trình độ học vấn tốt nghiệp Trung học phổ thông phấn đấu từ 40% trở lên; thanh niên có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp phấn đấu từ 15% trở lên. Việc xét miễn, hoãn thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo đúng quy định và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo luật nghĩa vụ quân sự. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo cho thanh niên lên đường nhập ngũ. Tổ chức đón tiếp chu đáo và tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ về địa phương có việc làm ổn định, giải quyết kịp thời khó khăn của những gia đình có con em đang phục vụ tại ngũ để quân nhân an tâm công tác hoàn thành nhiệm vụ. 4. Các thành viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự Quận phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ: - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là với nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ về Luật Nghĩa vụ quân sự, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống lực lượng vũ trang Thành phố, khơi dậy tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ thanh niên Quận 3 hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc. - Tổ chức Hội trại tòng quân và lễ giao nhận quân long trọng, chu đáo tiết kiệm tạo khí thế sôi nổi trong ngày thanh niên Quận 3 tham gia Quân đội thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Hội đồng khám sức khỏe Nghĩa vụ Quân sự tổ chức khám sức khỏe cho số thanh niên trong kế hoạch tuyển chọn nhập ngũ năm 2013, đảm bảo 100% số thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự được kiểm tra xét nghiệm đầy đủ, phát hiện loại bỏ kịp thời các trường hợp nhiễm HIV, nghiện ma túy, để việc giao quân được đảm bảo không có trường hợp sai sót. - Phòng Giáo dục - Đào tạo quận tạo điều kiện thuận lợi cho Ủy ban nhân dân 14 phường trong việc xác minh trình độ học vấn của công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ. - Công an Quận phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân 14 phường tiến hành xử lý nghiêm số đối tượng vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự và Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật, nhất là số đối tượng vắng mặt nơi thường trú, không chấp hành lệnh điều động khám sức khỏe, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu. 5. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận 3 đảm bảo kinh phí phục vụ cho công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an; Hội trại tòng quân, thăm chiến sĩ mới, công tác động viên quân đội, tuyển sinh quân sự năm 2013. Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường thực hiện nghiêm Chỉ thị này, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh để được xem xét, giải quyết./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Diệu
{ "issuing_agency": "Quận 3", "promulgation_date": "20/12/2012", "sign_number": "05/2012/CT-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Diệu", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-304-KH-UBND-2023-thuc-hien-Phu-luc-07-Nghi-quyet-06-2023-NQ-HDND-Ha-Noi-591290.aspx
Kế hoạch 304/KH-UBND 2023 thực hiện Phụ lục 07 Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 304/KH-UBND Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHỤ LỤC 07 NGHỊ QUYẾT SỐ 06/2023/NQ-HĐND NGÀY 04/7/2023 HĐND THÀNH PHỐ QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, PHÁT HUY TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA VÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA THEO CHUỖI GIÁ TRỊ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 Thực hiện Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung chi và mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố quy định nội dung, mức chi đối với dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Triển khai có hiệu quả các nội dung được quy định tại Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố về việc Quy định nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố (sau đây gọi tắt là Nghị quyết). - Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn 04 huyện và 13 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô toàn diện, bền vững, phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn Hà Nội; xác định nhiệm vụ nâng cao đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Yêu cầu - Các nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan hoàn thành các nhiệm vụ được phân công theo tiến độ, chất lượng, hiệu quả; đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Nghị quyết. - Tăng cường sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa các Sở, ban ngành, đơn vị và địa phương có liên quan trực tiếp đến công tác triển khai thực hiện các hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn 13 xã dân tộc miền núi. - Việc thực hiện triển khai các hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng lộ trình; tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân, nhất là những đối tượng được thụ hưởng chính sách. - Hoàn thành các chỉ tiêu theo tiến độ đã đề ra. II. ĐỐI TƯỢNG, MỨC HỖ TRỢ, THỜI GIAN HỖ TRỢ VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 1. Đối tượng hỗ trợ - Hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang sản xuất nông nghiệp, có nhu cầu được hỗ trợ. - Doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. 2. Mức hỗ trợ Hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố với 02 hình thức để triển thực hiện, cụ thể gồm: (1) hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; (2) hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ. 2.1. Nội dung, mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị a) Chi hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng hợp đồng liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, phương án phát triển thị trường tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm: - Chi khảo sát, điều tra xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện kế hoạch liên kết và các hộ có nhu cầu, điều kiện để tham gia kế hoạch liên kết, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Biểu số 01 - Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND . - Chi nghiên cứu, lập và xây dựng kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Biểu số 02 - Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND . b) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ: Nội dung và mức chi thực hiện theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính (Thay thế bằng điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính). c) Hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí mua nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật (phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật) theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa 03 chu kỳ sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc thiểu số. Mức hỗ trợ tối đa đối với 01 kế hoạch liên kết không vượt quá 50% tổng chi phí thực hiện 01 kế hoạch liên kết. Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất. 2.2. Nội dung, mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại theo Phụ lục 05 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của HĐND Thành phố quy định một số nội dung, mức chi đối với hoạt động Khuyến nông địa bàn thành phố Hà Nội. Kinh phí thực hiện một (01) dự án tối đa không quá 03 tỷ đồng; Khuyến khích bên nhận đặt hàng, các hộ gia đình, cộng đồng tham gia dự án có đóng góp đối ứng (bằng tiền, ngày công, hoặc hiện vật). 3. Tiến độ thực hiện 3.1. Giai đoạn 1: Năm 2023: Tập trung rà soát, tổng hợp các hạng mục dự án, kế hoạch đầu tư trong năm 2024, xây dựng kế hoạch vốn, phân nguồn kinh phí triển khai trong 02 năm 2024-2025; ban hành hướng dẫn, biểu mẫu, quy trình, trình tự triển khai thực hiện theo quy định. 3.2. Giai đoạn 2: + Năm 2024: Xây dựng các kế hoạch, dự án, chương trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai thực. + Năm 2025: Trên cơ sở các kế hoạch, dự án, chương trình đã được phê duyệt và triển khai trong năm 2024, tiếp tục triển khai trong năm 2025. 4. Trình tự thực hiện chính sách hỗ trợ Căn cứ nhu cầu đăng ký của các đối tượng được hỗ trợ, đơn vị được giao chủ trì phối hợp với UBND cấp xã, UBND cấp huyện cùng lập danh sách các hộ nghèo, cận nghèo là dân tộc thiểu có nhu cầu được hỗ trợ để tham gia phát triển sản xuất theo các hình thức (Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và Phát triển sản xuất theo nhiệm vụ); đồng thời huy động các các doanh nghiệp, HTX, Liên hiệp HTX có nhu cầu được tham gia làm chủ chuỗi hên kết để lên phương án thực hiện hỗ trợ. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện từ nguồn chi thường xuyên của Ngân sách Thành phố và đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia. * Tổng kinh phí dự kiến thực hiện theo Nghị quyết: 60 tỷ đồng Trong đó: - Kinh phí từ Ngân sách Thành phố: 30 tỷ đồng - Kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia: 30 tỷ đồng * Kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2024-2025: 30 tỷ đồng (Kinh phí từ NSTP: 15 tỷ đồng; Kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia: 15 tỷ đồng) * Kinh phí dự kiến thực hiện năm 2024: 19 tỷ đồng (Kinh phí từ NSTP: 9,5 tỷ đồng; Kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia: 9,5 tỷ đồng) 2. Lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ - Hàng năm đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình phối hợp với Sở Tài chính rà soát, tổng hợp đối tượng, kinh phí báo cáo UBND Thành phố quyết định (đối với các dự án/ kế hoạch do cấp Thành phố làm chủ đầu tư); Phòng kinh tế cấp huyện phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch rà soát, tổng hợp đối tượng, kinh phí báo cáo UBND cấp huyện quyết định (đối với các dự án/ kế hoạch do cấp huyện làm chủ đầu tư). - Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ của UBND Thành phố/Huyện, Sở Tài chính/Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu trình UBND cấp Thành phố/huyện bố trí dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách. - Trên cơ sở các quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ, đơn vị được giao chủ trì cấp Thành phố/huyện phối hợp cơ quan tài chính và các đơn vị có liên quan thực hiện thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm chung Các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của UBND Thành phố: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung tại Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thuộc ngành/lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý nhà nước để hiểu rõ sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa việc hỗ trợ, đưa Nghị quyết vào đời sống thực tế của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô toàn diện, bền vững, phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn Hà Nội. - Cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. - Tăng cường công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ. - Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong giám sát triển khai thực hiện Nghị quyết. 2. Trách nhiệm cụ thể 2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan ban hành hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu triển khai thực hiện, (riêng quy trình triển khai thực hiện Kế hoạch này ban hành trước ngày 20/12/2023); đồng thời giải quyết các tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND và Kế hoạch này. - Chủ động phối hợp các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội về nội dung Phụ lục 07 của Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND . - Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai và Mỹ Đức hướng dẫn đầy đủ, kịp thời về quy trình, thủ tục hồ sơ và chính sách hỗ trợ cho các đối tượng trong diện hỗ trợ và có nhu cầu được hỗ trợ để tham gia phát triển sản xuất. - Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 30/11 hằng năm và những nội dung đột xuất, phát sinh; định kỳ hàng năm đề xuất UBND Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và tham mưu UBND Thành phố báo cáo HĐND Thành phố kết quả thực hiện hoặc những nội dung vượt thẩm quyền (nếu có). 2.2. Ban Dân tộc thành phố Hà Nội Chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nội dung tại Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả; cung cấp thông tin về công tác dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Nội làm cơ sở triển khai Kế hoạch. 2.3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Đôn đốc, hướng dẫn phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện trong việc xác định, đối chiếu, rà soát đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo là dân tộc thiểu số trên cơ sở danh sách đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo thuộc địa bàn quản lý. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc rà soát các chính sách hỗ trợ và các đối tượng đã được nhận hỗ trợ, tránh hỗ trợ trùng lặp. 2.4. Sở Tài chính - Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí năm 2024-2025 cho các huyện: Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất và Mỹ Đức để cân đối ngân sách cho 13 xã vùng dân tộc thiểu số (nếu cấp huyện làm chủ đầu tư). - Hướng dẫn UBND 04 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức) về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định 2.5. Ủy ban nhân dân 04 huyện (Ba Vì,Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức) - Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các xã phối hợp cơ quan được giao của huyện tuyên truyền Phụ lục 07, Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND , vận động người dân trên địa bàn cùng tự nguyện tham gia; thông tin trên hệ thống loa truyền thanh các xã, tuyên truyền lưu động; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên môi trường internet, mạng xã hội của các xã, thôn, bản và các hội, đoàn thể. - Chỉ đạo Phòng Kinh tế và đơn vị liên quan, UBND các xã rà soát số lượng, đối tượng, kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc thiểu số thực hiện cấp kinh phí và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định. - Căn cứ dự toán Thành phố giao hàng năm, chịu trách nhiệm cân đối, đảm bảo kinh phí theo phân cấp để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất. - UBND các huyện ngoài mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và Thành phố, kêu gọi khuyến khích các hỗ trợ từ Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và từ các nguồn khác như: nguồn viện trợ, nguồn xã hội hóa, các quỹ từ thiện hợp pháp,... Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố quy định nội dung, mức chi đối với dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; UBND Thành phố đề nghị các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc thành phố Hà Nội, UBND 04 huyện nêu trên, các đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo, đề xuất UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố tổng hợp) xem xét, giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh hoặc nội dung vượt thẩm quyền (nếu có)./. Nơi nhận: - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Ban Kinh tế Ngân sách-HĐND Thành phố; - Các Sở: NN và PTNT, LĐTBXH, TC, KHĐT; - Ban Dân tộc TP Hà Nội; - UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức; - VPUB: CVP, các PCVP; KTN, KTTH, TH; - Lưu: VT, KTN Ngân. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Mạnh Quyền
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "18/12/2023", "sign_number": "304/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Mạnh Quyền", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-39-2023-TT-BCT-han-ngach-thue-quan-nhap-khau-thuoc-la-nguyen-lieu-nam-2024-592960.aspx
Thông tư 39/2023/TT-BCT hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024 mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 39/2023/TT-BCT Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU NĂM 2024 Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024. Điều 1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024 Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2024 là 71.835 tấn. Điều 2. Phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được thực hiện phân giao theo phương thức quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Điều 3. Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu. Điều 4. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW; - Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website: Chính phủ, Bộ Công Thương; - Các Sở Công Thương; - Lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, XNK(5), hangh. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Sinh Nhật Tân
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "27/12/2023", "sign_number": "39/2023/TT-BCT", "signer": "Nguyễn Sinh Nhật Tân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-308-KH-UBND-2023-tang-qua-doi-tuong-huong-chinh-sach-Tet-Nguyen-dan-Giap-Thin-Ha-Noi-592381.aspx
Kế hoạch 308/KH-UBND 2023 tặng quà đối tượng hưởng chính sách Tết Nguyên đán Giáp Thìn Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 308/KH-UBND Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023 KẾ HOẠCH TẶNG QUÀ TỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH, NGƯỜI CÓ CÔNG; NGƯỜI ĐANG HƯỞNG LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG HẰNG THÁNG; HỘ NGHÈO; HỘ CẬN NGHÈO; ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI; NGƯỜI CAO TUỔI; CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; NỮ CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN; THĂM HỎI TẶNG QUÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TIÊU BIỂU, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024 Thực hiện Kế hoạch số 198-KH/TU ngày 28/11/2023 của Thành ủy; Văn bản số 700-CV/BCSĐ ngày 12/12/2023 của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về việc triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác chăm lo Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, đảm bảo mục tiêu quan tâm tốt hơn đến đời sống, vật chất tinh thần người hưởng chính sách thuộc lĩnh vực người có công; gia đình diện hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; các tổ chức, cá nhân tiêu biểu; cán bộ trực Tết Nguyên đán và đối tượng tại các Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, chữa trị tập trung trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố. - Chủ động, tổ chức thực hiện kịp thời việc tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán tới các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố. 2. Yêu cầu - Thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ chế độ chính sách, kịp thời theo quy định tài chính hiện hành. - Huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều có Tết. - Các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng, công khai, dân chủ. - Chủ động phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, trục lợi chính sách, chi trả tặng quà không đầy đủ theo quy định. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Đối tượng và mức tặng quà Căn cứ Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm của Đại diện các Ban liên lạc tù chính trị thành phố Hà Nội và nội dung, mức tặng quà của Thành phố tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán; kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; Ngày Quốc khánh 02/9; ngày Quốc tế thiếu nhi và Tết Trung thu: a) Mức quà tặng cá nhân - Mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; thương bệnh binh của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (Lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi nghĩa); người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng (trường hợp người đứng tên trong gia đình được tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" đã mất thì đại diện vợ, chồng, con được nhận); đại diện thân nhân của liệt sĩ (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Trường hợp 01 cá nhân thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 01 suất quà tặng của Thành phố. - Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người: Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng; con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; đại diện thờ cúng liệt sĩ (01 liệt sĩ/01 suất quà); quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 đang hưởng trợ cấp hằng tháng; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 đang hưởng trợ cấp hằng tháng. - Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người: Nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (cô đơn, không hưởng trợ cấp hằng tháng) theo đề xuất của Hội cựu Thanh niên xung phong thành phố Hà Nội. - Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi (bằng tiền mặt): + 1.200.000 đồng/người: Người cao tuổi trên 100 tuổi (sinh trước năm 1924); + 1.500.000 đồng/người (đã bao gồm 5 mét vải lụa): Người cao tuổi tròn 100 tuổi (sinh năm 1924); + 1.000.000 đồng/người: Người cao tuổi tròn 90, 95 tuổi (sinh năm 1934,1929); + 700.000 đồng/người: Người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85 (sinh năm 1954,1949,1944,1939). - Mức quà (bằng tiền mặt) 500.000 đồng/người: Người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (theo đề xuất của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội). - Mức quà (bằng tiền mặt) 300.000 đồng/người: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; đối tượng Bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng. - Mức quà (bằng tiền mặt): 500.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo; 300.000 đồng/hộ đối với hộ cận nghèo (Hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 được cấp có thẩm quyền công nhận). Trường hợp tặng quà thuộc đối tượng chính sách người có công; đối tượng hưởng theo các Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010, số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011, thanh niên xung phong đồng thời là đối tượng bảo trợ xã hội thì chỉ được hưởng một chế độ tặng quà cao nhất (trừ quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi). b) Mức quà tặng các đơn vị, cá nhân tiêu biểu; bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp trong các ngày Tết và bổ sung thêm tiền ăn trong những ngày Tết cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung tại các đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế quản lý: - Tặng quà 86 đơn vị, mỗi suất quà trị giá từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng, trong đó: + Đoàn lãnh đạo Thành phố thăm tặng quà theo Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội bao gồm: Câu lạc bộ Thăng Long, Ban Đại diện các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù, đày thành phố Hà Nội, Khu điều dưỡng cán bộ tại Đại Lải, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, Trung tâm chăm sóc người khuyết tật Hà Nội. + Ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã tặng quà (81 đơn vị): Trường giáo dưỡng Bộ Công an - Ninh Bình; UBND huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ; các Trung tâm nuôi dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng (7 đơn vị); Làng Hữu nghị Việt Nam; Bệnh viện 09 - Sở Y tế; Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội; Hội Nạn nhân chất độc da cam Thành phố; Hội Cựu Thanh niên xung phong Thành phố; Ban Quản lý các nghĩa trang của Thành phố (Ban Quản lý nghĩa trang liệt sỹ Nhổn, Ban Quản lý nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi, Ban Quản lý nghĩa trang Mai Dịch); Hội Người khuyết tật Thành phố; Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố; Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố; Hội Người mù Thành phố; Hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Thành phố; các đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng đối tượng chính sách xã hội tập trung; các Trung tâm phục hồi chức năng; các Cơ sở bảo trợ xã hội; các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh và các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng trên 30% lao động là người khuyết tật trên địa bàn Thành phố. - Tặng 150 suất quà cá nhân tiêu biểu, mỗi suất 6.000.000 đồng (tiền mặt 5.000.000 đồng, túi quà 1.000.000 đồng), trong đó: + Đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm tặng quà (mỗi quận, huyện, thị xã chọn 03 trường hợp) theo Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội bao gồm: các đồng chí Lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; nhân sỹ, trí thức, gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động, công dân ưu tú, gương người tốt việc tốt tiêu biểu trên địa bàn Thành phố. + Ủy quyền cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thăm tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (mỗi quận, huyện, thị xã chọn 02 gia đình). - Tặng quà (bằng tiền mặt) 500.000 đồng/người: Bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp; bổ sung thêm tiền ăn cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung trong các ngày Tết tại các Trung tâm chữa trị và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế. (Chi tiết theo phụ lục đính kèm) c) Ngoài quà tặng của Thành phố, các địa phương tuỳ vào điều kiện và khả năng thực tế có thể có các cơ chế chính sách hỗ trợ các gia đình chính sách xã hội khó khăn trên địa bàn quản lý, bảo đảm các đối tượng đều có Tết. 2. Kinh phí và nguồn kinh phí Tổng số quà tặng (dự kiến): 1.078.096 suất, với tổng kinh phí (dự kiến) là 552.895.200.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai tỷ tám trăm chín mươi lăm triệu hai trăm nghìn đồng chẵn). a) Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp và các nguồn huy động hợp pháp khác. b) Các đơn vị có trách nhiệm sử dụng kinh phí theo đúng quy định, chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách và thanh quyết toán kinh phí thực hiện đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. c) Ngoài kinh phí từ nguồn ngân sách nêu trên, giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ vào các nguồn quyên tặng, nguồn được phép huy động khác phù hợp với khả năng của cơ quan, đơn vị để quyết định các mức trợ cấp, mức tặng quà và tổ chức trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố. - Phối hợp với Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thăm hỏi, tặng quà tới các tổ chức và cá nhân tiêu biểu theo nhiệm vụ được phân công. - Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Thành phố thăm và tặng quà Ban Đại diện các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù, đày thành phố Hà Nội, Khu điều dưỡng cán bộ tại Đại Lải, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, Trung tâm chăm sóc người khuyết tật Hà Nội. - Kiểm tra việc thăm hỏi, tặng quà, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc thực hiện chính sách tặng quà. - Tổng hợp kết quả tặng quà, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định. 2. Sở Tài chính Trên cơ sở đề xuất của các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc Thành phố; Sở Tài chính tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định. 3. Sở Y tế Chủ trì tổ chức việc thăm hỏi và hỗ trợ bổ sung tiền ăn cho đối tượng đang được nuôi dưỡng, chữa trị tại Bệnh viện 09 nhân dịp Tết Nguyên đán. 4. Sở Thông tin và Truyền thông Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động thăm tặng quà người hưởng chính sách thuộc lĩnh vực người có công; gia đình diện hộ nghèo; người cao tuổi; người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; các tổ chức, cá nhân tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. 5. Liên đoàn Lao động Thành phố - Chủ trì, xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động; Tổ chức tặng quà Tết cho các đối tượng là người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn Thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán. - Triển khai tốt công tác đưa đoàn viên và người lao động về quê đón tết; phối hợp xử lý những phát sinh của người lao động về quyền lợi trong dịp Tết. 6. Bảo hiểm xã hội Thành phố Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã phối hợp với cơ quan Bưu điện tổ chức chi trả tiền quà Tết của Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời đến người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. 7. Bộ Tư lệnh Thủ đô Chủ động phối hợp, cung cấp danh sách thương binh trong phạm vi quản lý gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã để thực hiện tặng quà theo quy định. 8. Công an Thành phố Chủ động phối hợp, cung cấp danh sách thương binh trong phạm vi quản lý gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã để thực hiện tặng quà theo quy định. 9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố - Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tăng cường chủ động kêu gọi vận động các nguồn xã hội hóa hợp pháp, nguồn được phép huy động khác; xây dựng kế hoạch chăm lo tặng quà Tết đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, trẻ em, đoàn viên, hội viên, người lao động,... có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn Thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, đảm bảo mọi người dân đều có Tết. - Chỉ đạo thực hiện giám sát, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của quần chúng Nhân dân, phát hiện những trường hợp lợi dụng chính sách để các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, bảo đảm các chế độ quà tặng được đến đối tượng đầy đủ, kịp thời. 10. Hội Cựu Thanh niên xung phong Thành phố Chủ động cung cấp danh sách nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến các quận, huyện, thị xã để thực hiện tặng quà theo quy định. 11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tặng quà Tết trên địa bàn hiệu quả, thiết thực, đảm bảo tất cả người dân trên địa bàn đều được đón tết vui vẻ, đầm ấm. - Phổ biến tuyên truyền chính sách tặng quà của Thành phố tới xã, phường, thị trấn và Nhân dân địa phương; Niêm yết công khai đối tượng, tiêu chuẩn và mức quà tặng tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. - Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn rà soát danh sách đối tượng; đảm bảo kinh phí và tổ chức thực hiện tặng quà theo quy định xong trước ngày 25/01/2024 (tức ngày 15 tháng 12 năm Quý Mão). - Tổ chức trao Thiếp mừng thọ của Chủ tịch Nước đến người cao tuổi tròn 100 tuổi (theo ủy quyền tại Quyết định số 5797/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Thành phố); trao thiếp mừng thọ của Chủ tịch UBND Thành phố cho người cao tuổi tròn 90 tuổi (theo ủy quyền tại Quyết định số 7137/QĐ- UBND ngày 26/12/2016 của UBND Thành phố) đồng thời chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi đảm bảo trang trọng, chu đáo, tiết kiệm. - Lựa chọn 03 trường hợp cá nhân tiêu biểu trên địa bàn để lãnh đạo Thành phố đi thăm và chúc Tết; Chuẩn bị quà tặng, tháp tùng đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm và chúc tết các cá nhân tiêu biểu trên địa bàn (thực hiện theo Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội). - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đến 02 gia đình chính sách người có công tiêu biểu (gia đình người có công tiêu biểu được lựa chọn tặng quà không trùng với đối tượng tiêu biểu đã được Thành phố thăm, tặng quà hai năm gần đây) và một số đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh và đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 30% lao động là người khuyết tật trên địa bàn Thành phố; một số tổ chức tiêu biểu theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố. - Cấp kinh phí cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện tặng quà đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trên địa bàn Thành phố. - Huy động các nguồn lực, sự trợ giúp của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và cộng đồng thăm hỏi, tặng quà, động viên các đối tượng chính sách, xã hội khó khăn, hộ mới thoát nghèo. - Hướng dẫn, kiểm tra, rà soát, giám sát các xã, phường, thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng đối tượng quy định. - Báo cáo kết quả việc thăm hỏi, tặng quà trên địa bàn; gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định. Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố và yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện thăm tặng quà tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30/01/2024 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./. Nơi nhận: - Bộ LĐTB&XH; - Đ/c Bí thư Thành ủy; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố; - Các Sở, ban, ngành liên quan; - UBND các quận, huyện, thị xã; - VPUB: CVP, PCVP P.T.T.Huyền, Phòng KGVX, TH; - Lưu: VT, KGVXNgọc. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Thu Hà
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "19/12/2023", "sign_number": "308/KH-UBND", "signer": "Vũ Thu Hà", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-23-2009-TT-BTTTT-dinh-muc-ho-tro-duy-tri-phat-trien-cung-ung-dich-vu-vien-thong-cong-ich-giai-doan-2009-2010-91993.aspx
Thông tư 23/2009/TT-BTTTT định mức hỗ trợ duy trì phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2009-2010
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 23/2009/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2009 THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH GIAI ĐOẠN 2009-2010 BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010; Căn cứ Thông tư số 67/20006/TT-BTC ngày 18/7/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính (Công văn số: 9061/BTC-TCNH ngày 25/6/ 2009) về định mức hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, QUY ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: 1. Định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2009-2010 (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này). 2. Danh sách phân chia khu vực áp dụng định mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với các huyện thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (viết tắt là huyện thuộc vùng CI) và các xã thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này). Điều 2. Quy định về áp dụng: Định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích ban hành kèm theo Thông tư này để áp dụng trong các trường hợp sau: 1. Xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ viễn thông công ích; xác định dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch; 2. Thanh toán kinh phí hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích do các doanh nghiệp viễn thông cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước. Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2009 và thay thế Quyết định số 40/2008/QĐ-BTTTT ngày 02/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2008-2010. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -Tài chính, Vụ trưởng Vụ Viễn thông; Chủ tịch Hội đồng Quản lý, Trưởng Ban Kiểm soát, Giám đốc Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông; Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Thủ tướng CP, các P.Thủ tướng CP (để b/c); - Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ BTTTT; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Các Bộ và cơ quan ngang Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Sở Thông tin và Truyền thông; - Các đơn vị thuộc Bộ TTTT: Vụ PC, Thanh tra Bộ, Cục QL chất lượng CNTT và TT, Trung tâm Thông tin; Báo BĐVN; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - TTĐT Công báo; - Lưu: VT, KHTC . KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Đức Lai PHỤ LỤC 1 ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VÀ QUI ĐỊNH ÁP DỤNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BTTTT ngày20 /7 /2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) PHẦN I: ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DUY TRÌ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG PHỔ CẬP TẠI VÙNG ĐƯỢC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.1. Định mức hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông duy trì mạng điện thoại cố định và Internet 1.1.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị: đồng/thuê bao/tháng Mã số Tên định mức Định mức áp dụng cho các khu vực Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 2009 2010 2009 2010 2009÷2010 1.1.1 Hỗ trợ duy trì mạng điện thoại cố định 1.1.1.1 Hỗ trợ duy trì mạng điện thoại cố định hữu tuyến 8.000 0 21.000 15.000 70.000 1.1.1.2 Hỗ trợ duy trì mạng điện thoại cố định vô tuyến sử dụng công nghệ CDMA 6.000 0 17.000 12.000 56.000 1.1.1.3 Hỗ trợ duy trì mạng điện thoại cố định vô tuyến sử dụng công nghệ GSM 13.000 9.000 42.000 1.1.2. Hỗ trợ duy trì mạng internet băng rộng 1.1.2.1 Hỗ trợ duy trì mạng internet băng rộng (ADSL) 12.000 12.000 25.000 25.000 40.000 1.1.2. Quy định áp dụng a) Kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp được xác định theo số thuê bao của doanh nghiệp (không bao gồm số máy nghiệp vụ của các doanh nghiệp) thực tế duy trì hàng tháng trong kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. b) Trường hợp thuê bao sử dụng cả hai dịch vụ điện thoại cố định và truy nhập Internet băng rộng trên cùng một đường dây thuê bao thì mỗi dịch vụ được áp dụng riêng các định mức trên. c) Không áp dụng định mức đối với duy trì điện thoại cố định trả trước. d) Định mức này chỉ áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì cho mỗi hộ gia đình không quá 01 (một) thuê bao điện thoại cố định và không quá 01 (một) thuê bao Internet. Trường hợp hộ gia đình có trên 1 thuê bao thì doanh nghiệp được hỗ trợ là doanh nghiệp có hợp đồng phát triển thuê bao trước còn đang có hiệu lực và có phát sinh cước dịch vụ. e) Định mức này áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông duy trì mạng điện thoại cố định và Internet cho cả năm 2009 và năm 2010 theo danh sách phân chia khu vực tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. 1.2. Định mức hỗ trợ duy trì hệ thống thông tin qua vệ tinh (VSAT) 1. 2.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị: đồng/trạm/tháng Mã số Tên định mức Định mức hỗ trợ 1.2.1 Hỗ trợ duy trì trạm thông tin vệ tinh 1.2.1.1 Hỗ trợ duy trì trạm thông tin vệ tinh trên đất liền (áp dụng cho khu vực 3) 4.000.000 1.2.1.2 Hỗ trợ duy trì trạm thông tin vệ tinh trên đảo (không phân biệt khu vực) 8.000.000 1.2.2. Quy định áp dụng: a) Kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp được xác định theo số trạm VSAT của doanh nghiệp thực tế duy trì hàng tháng trong năm thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Trong đó: - Định mức duy trì trạm thông tin vệ tinh trên đất liền chỉ áp dụng đối với khu vực 3 theo danh sách phân chia khu vực tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. Định mức này áp dụng cho cả năm 2009 và năm 2010. - Định mức duy trì trạm thông tin vệ tinh trên đảo áp dụng không phân biệt khu vực. Định mức này áp dụng cho cả năm 2009 và năm 2010. b) Định mức áp dụng hỗ trợ cho các trạm VSAT thực hiện cung ứng dịch vụ làm chức năng đầu cuối, trực tiếp cung ứng dịch vụ viễn thông công ích (không áp dụng định mức hỗ trợ cho các trạm VSAT được sử dụng làm trung kế). 1.3. Định mức hỗ trợ duy trì các Đài thông tin duyên hải sử dụng công nghệ vô tuyến HF để cung ứng dịch vụ điện thoại liên lạc giữa tầu cá với các thuê bao điện thoại trên đảo, trên đất liền 1.3.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị: đồng/trạm/tháng Mã số Tên định mức Định mức áp dụng 1.3.1 Hỗ trợ duy trì các Đài thông tin duyên hải 1.3.1.1. Hỗ trợ duy trì các Đài thông tin duyên hải sử dụng công nghệ thoại HF 8.000.000 1.3.2. Quy định áp dụng a) Kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp được xác định theo số Đài thông tin duyên hải thực tế duy trì hàng tháng, không biệt khu vực lắp đặt trạm. Số đài được hỗ trợ duy trì theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. b) Định mức này áp dụng trong năm 2009. c) Định mức này áp dụng từ khi Nhà nước quy định giá cước liên lạc tầu - bờ thông qua mạng thông tin liên lạc trên biển. 1.4. Định mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập điện thoại công 1.4.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị: đồng/điểm/tháng Mã số Tên định mức Định mức áp dụng cho các vùng Khu vực1 Khu vực 2 Khu vực 3 1.4.1. Hỗ trợ duy trì điểm truy nhập điện thoại có người phục vụ 1.4.1.1 Điểm truy nhập điện thoại công cộng có người phục vụ sử dụng mạng hữu tuyến 600.000 1.000.000 1.800.000 1.4.1.2 Điểm truy nhập điện thoại công cộng có người phục vụ sử dụng mạng vô tuyến (bao gồm cả sử dụng VSAT ở khu vực 3) 600.000 1.000.000 1.800.000 1.4.2 Điểm truy nhập điện thoại không có người phục vụ 1.4.2.1 Điểm truy nhập điện thoại không có người phục vụ sử dụng mạng hữu tuyến. 50.000 60.000 80.000 1.4.2. Quy định áp dụng a) Mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập điện thoại công cộng thiết lập từ năm 2007 về trước được tính bằng 0,7 lần định mức. b) Mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập điện thoại công cộng mới thiết lập trong các năm 2008, 2009, 2010 tại các xã đến đầu năm 2008 chưa có điểm truy nhập điện thoại công cộng (theo danh sách đặt hàng của Bộ Thông tin và Truyền thông) và tại các đơn vị quốc phòng (theo Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT/BTTTT-BQP giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Quốc phòng) được tính bằng định mức qui định trên. c) Các điểm truy nhập điện thoại công cộng được hỗ trợ bao gồm: - Điểm truy nhập điện thoại công cộng tại các Bưu cục, các điểm Bưu điện -Văn hóa xã. - Các điểm truy nhập điện thoại công cộng do doanh nghiệp viễn thông sở hữu, trực tiếp duy trì, bao gồm cả các điểm do doanh nghiệp thuê địa điểm ổn định. Không áp dụng định mức này để hỗ trợ cho các hợp đồng đại lý điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông (ngoài các Bưu cục và các điểm Bưu điện- Văn hoá xã) và các điểm truy nhập điện thoại công cộng đang được hỗ trợ chi phí duy trì bởi các chương trình, dự án khác. d) Tại điểm truy nhập điện thoại công cộng, doanh nghiệp phải có Cabin gọi điện thoại công cộng, đồng hồ tính cước và phải niêm yết công khai bảng giá cước các dịch vụ viễn thông. e) Các điểm truy nhập điện thoại công cộng không có người phục vụ được hỗ trợ duy trì là các trạm CardPhone. f) Kinh phí hỗ trợ được xác định theo số điểm truy nhập điện thoại công cộng thực tế duy trì hàng tháng và có phát sinh cước truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng. g) Định mức này áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì điểm truy nhập điện thoại công cộng cho cả năm 2009 và năm 2010 theo danh sách phân chia khu vực tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. 1.5. Định mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập intertnet công cộng 1.5.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị: đồng/điểm/tháng Mã số Tên định mức Định mức áp dụng cho các khu vực Khu vực1 Khu vực 2 Khu vực 3 1.5.1 Điểm truy nhập internet công cộng băng rộng (ADSL) có người phục vụ 1.5.1.1 Qui mô 2 máy vi tính 1.000.000 1.800.000 2.600.000 1.5.1.2 Qui mô từ 3 máy vi tính trở lên 1.300.000 2.200.000 3.100.000 1.5.2 Điểm truy nhập dịch vụ internet công cộng bằng các phương thức khác (ngoài ADSL) 1.5.2.1 Qui mô 2 máy vi tính 700.000 1.200.000 1.800.000 1.5.2.2 Qui mô từ 3 máy vi tính trở lên 900.000 1.500.000 2.100.000 1.5.2. Quy định áp dụng a) Mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập internet công cộng thiết lập từ năm 2007 về trước qui định tại bảng trên được tính bằng 0,7 lần định mức. b) Mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập internet công cộng mới thiết lập từ năm 2008 tại các xã tính đến đầu năm 2008 chưa có điểm truy nhập internet công cộng (theo danh sách đặt hàng của Bộ Thông tin và Truyền thông ) và tại các đơn vị Quốc phòng (theo Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT/BTTTT-BQP giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Quốc phòng) được tính bằng định mức qui định trên. c) Đối với điểm truy nhập internet công cộng bằng phương thức gián tiếp (Dial-Up) chỉ áp dụng định mức hỗ trợ duy trì đến hết năm 2009. d) Định mức trên áp dụng cho điểm truy nhập internet công cộng có quy mô từ 2 máy tính trở lên và có ít nhất 1 cabin điện thoại công cộng. - Việc xác định số máy vi tính tại các điểm truy nhập internet công cộng căn cứ vào các thủ tục, chứng từ mua bán, bàn giao tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. - Tại điểm truy nhập internet công cộng, doanh nghiệp phải có Cabin gọi điện thoại, đồng hồ tính cước và phải niêm yết công khai bảng giá cước các dịch vụ viễn thông. Điểm truy nhập được hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. e) Các điểm truy nhập internet công cộng được hỗ trợ bao gồm: - Điểm truy nhập internet công cộng tại các Bưu cục, điểm Bưu điện-Văn hóa xã. - Các điểm truy nhập internet công cộng do doanh nghiệp viễn thông sở hữu và trực tiếp duy trì, bao gồm cả các điểm do doanh nghiệp thuê địa điểm ổn định. Không áp dụng định mức này để hỗ trợ đối với các hợp đồng đại lý dịch vụ truy nhập internet (ngoài các điểm đặt tại các Bưu cục, các điểm Bưu điện- Văn hoá xã) và các điểm truy nhập Internet công cộng đang được tài trợ chi phí duy trì bởi các chương trình, dự án khác. f) Kinh phí hỗ trợ được xác định theo số điểm truy nhập internet công cộng thực tế duy trì hàng tháng và có phát sinh cước truy nhập dịch vụ internet công cộng. g) Định mức này áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì điểm truy nhập internet công cộng cho cả năm 2009 và năm 2010 theo danh sách phân chia khu vực tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. 1.6. Định mức hỗ trợ doanh nghiệp lắp đặt phát triển mới thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến cho cá nhân, hộ gia đình 1.6.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị tính: đồng/thuê bao phát triển mới Mã số Tên định mức Định mức áp dụng 1.6.1 Hỗ trợ lắp đặt mới thuê bao điện thoại cố định 1.6.1.1 Hỗ trợ lắp đặt mới thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 300.000 1.6.2. Quy định áp dụng a) Định mức này chỉ áp dụng hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lắp đặt phát triển mới thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến cho cá nhân, hộ gia đình ở khu vực 3. b) Định mức này áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp lắp đặt phát triển mới thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến cho cá nhân, hộ gia đình cho cả năm 2009 và năm 2010 theo danh sách phân chia khu vực tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. PHẦN II: ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN THUÊ BAO CỦA CÁC CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG PHỔ CẬP TẠI VÙNG ĐƯỢC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 2.1. Hỗ trợ duy trì thuê bao điện thoại cố định 2.1.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị: đồng/ thuê bao/tháng Mã số Tên định mức Định mức áp dụng cho các vùng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 2.2.1 Hỗ trợ duy trì thuê bao điện thoại cố định 2.2.1.1 Hỗ trợ duy trì thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 8.000 11.000 15.000 2.2.1.2 Hỗ trợ duy trì thuê bao điện thoại cố định vô tuyến sử dụng công nghệ CDMA 8.000 11.000 15.000 2.2.1.3 Hỗ trợ duy trì thuê bao điện thoại cố định vô tuyến sử dụng công nghệ GSM 8.000 11.000 15.000 2.1.2. Quy định áp dụng a) Mỗi hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ duy trì thuê bao hàng tháng không quá 01 (một) thuê bao điện thoại cố định. b) Doanh nghiệp chỉ thu của chủ thuê bao số tiền chênh lệch giữa mức cước thuê bao hàng tháng do cơ quan Nhà nước quy định với mức hỗ trợ theo định mức trên. Chủ thuê bao là cá nhân, hộ gia đình được giảm trừ mức cước phải trả cho doanh nghiệp theo định mức trên. Nhà nước thanh toán khoản hỗ trợ theo định mức trên cho chủ thuê bao thông qua doanh nghiệp viễn thông. c) Định mức trên áp dụng đối với duy trì thuê bao điện thoại cố định trả sau trong điều kiện cước thuê bao điện thoại cố định hàng tháng do Nhà nước quy định là 20.000 đồng/tháng. Trường hợp Nhà nước có quyết định thay đổi cước thuê bao điện thoại cố định thì định mức hỗ trợ trên được điều chỉnh như sau: Khu vực 1 tính bằng 40% mức cước được Nhà nước quy định. Khu vực 2 tính bằng 55% mức cước được Nhà nước quy định. Khu vực 3 tính bằng 75% mức cước được Nhà nước quy định. Nếu Nhà nước quy định mức cước trần hoặc khung cước cho dịch vụ duy trì thuê bao điện thoại cố định thì tỷ lệ trên được xác định theo mức cước trần. Nếu Nhà nước quy định mức cước sàn thì tỷ lệ trên được xác định theo mức cước sàn. 2.2. Định mức hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho chủ thuê bao cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy nhập internet 2.2.1. Định mức hỗ trợ a) Hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho việc sử dụng dịch vụ điện thoại cố định và dịch vụ truy nhập internet Đơn vị: đồng/thuê bao phát triển mới Mã số Tên định mức Định mức hỗ trợ áp dụng cho các khu vực Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 2009 2010 2009 2010 2009÷2010 2.2.1 Phát triển mới thuê bao điện thoại cố định trên đất liền, trên đảo 2.2.1.1 Thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 100.000 0 140.000 0 200.000 2.2.1.2 Thuê bao điện thoại cố định vô tuyến công nghệ CDMA 100.000 0 140.000 0 200.000 2.2.1.3 Thuê bao điện thoại cố định vô tuyến công nghệ GSM 100.000 0 140.000 0 200.000 2.2.2 Phát triển mới thuê bao truy nhập internet băng rộng 2.2.2.1 Modem truy nhập internet băng rộng (ADSL) 200.000 200.000 300.000 300.000 400.000 b) Hỗ trợ máy thu phát sóng vô tuyến HF cho tàu cá Đơn vị tính: đồng/tàu cá Mã số Tên định mức Định mức hỗ trợ (không phân biệt khu vực) 2.2.3 Máy thu phát sóng trên tàu cá 2.2.3.1 Máy thu phát sóng vô tuyến HF công nghệ thoại cho tàu cá 4.000.000 2.2.2. Quy định áp dụng a) Chủ thuê bao điện thoại cố định, thuê bao sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng tự quyết định việc mua thiết bị đầu cuối và được giảm trừ khoản hỗ trợ trên vào cước, phí phát sinh phải trả cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho chủ thuê bao thông qua doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông được qui định mức tiền giảm trừ hàng tháng cho chủ thuê bao theo nguyên tắc đảm bảo thuê bao nhận đủ số tiền Nhà nước hỗ trợ theo định mức. b) Mỗi hộ gia đình chỉ được Nhà nước hỗ trợ phát triển mới không quá 01 (một) lần và không quá 01 (một) thiết bị đầu cuối cho thuê bao điện thoại cố định và thuê bao Internet. c) Không áp dụng định mức để hỗ trợ thiết bị đầu cuối đối với thuê bao sử dụng dịch vụ điện thoại cố định trả trước. d) Kinh phí Nhà nước hỗ trợ thiết bị đầu cuối đã tạm ứng cho doanh nghiệp trong năm, nếu chưa trừ hết vào cước sử dụng dịch vụ cho các chủ thuê bao thì chuyển sang năm sau để theo dõi trừ tiếp. Trường hợp có thuê bao rời mạng mà chưa được trừ hết kinh phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối vào cước sử dụng dịch vụ thì chủ thuê bao không được hỗ trợ số kinh phí còn lại và Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không quyết toán số kinh phí hỗ trợ còn lại cho những trường hợp này. e) Đối với định mức hỗ trợ máy thu phát sóng vô tuyến HF công nghệ thoại cho tàu cá: - Áp dụng nguyên tắc hỗ trợ theo điểm a và d mục này. - Mỗi tàu cá đến đầu năm 2009 chưa có máy thu phát sóng vô tuyến HF công nghệ thoại được hỗ trợ một lần, một máy thu phát sóng vô tuyến HF công nghệ thoại khi đăng ký sử dụng dịch vụ liên lạc với Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam. - Chủ tàu cá chỉ được hỗ trợ khi đã đăng ký tàu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. PHẦN III: ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG BẮT BUỘC TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC 3.1. Định mức hỗ trợ liên lạc dịch vụ viễn thông bắt buộc 3.1.1. Định mức hỗ trợ Được tính bằng mức cước liên lạc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định đối với dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, nội tỉnh. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung giá cước thì mức hỗ trợ theo mức cước sàn. 3.1.2 Quy định áp dụng a) Dịch vụ viễn thông bắt buộc được hỗ trợ bao gồm các dịch vụ: 113, 114, 115, 116 phát sinh từ mạng điện thoại cố định gọi trong nội hạt, nội tỉnh. b) Khu vực hỗ trợ: trên phạm vi cả nước. Trường hợp mức cước liên lạc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chưa bao gồm thuế VAT thì định mức hỗ trợ được bổ sung vào thêm số thuế VAT phải nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật 3.2. Định mức hỗ trợ duy trì thông tin viễn thông dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển: 3.2.1. Định mức hỗ trợ Đơn vị tính: nghìn đồng/ Đài thông tin duyên hải/tháng Mã số Tên định mức Định mức 3.2.1 Hỗ trợ duy trì hệ thống thu phát, truyền dẫn thông tin dự báo thiên tai trên biển và thông tin cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn trên biển 35.000 3.2.2. Quy định áp dụng: a) Định mức này áp dụng hỗ trợ cho các đài thông tin duyên hải cung ứng dịch vụ dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Số đài được hỗ trợ duy trì theo kế hoạch được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. b) Định mức này áp dụng trong năm 2009. c) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ được hỗ trợ kinh phí theo số đài cung ứng dịch vụ thực tế và phải đảm bảo: - Số giờ duy trì cung ứng dịch vụ thông tin cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn trên biển cho tầu cá là 24/24 h hàng ngày cho tất cả các ngày trong tháng đối với các đài được hỗ trợ; - Số bản tin dự báo thiên tai cho tầu cá tối thiểu 2 bản tin/ngày/đài. FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "20/07/2009", "sign_number": "23/2009/TT-BTTTT", "signer": "Trần Đức Lai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-41-2020-ND-CP-gia-han-thoi-han-nop-thue-va-tien-thue-dat-438649.aspx
Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 41/2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2020 NGHỊ ĐỊNH GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau: 1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau: a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; c) Xây dựng. 2. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau: a) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản; b) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; c) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim. Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc ngành cấp 1 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cấp 2 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3; trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 5 của ngành cấp 4. 3. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm công bố danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng để cơ quan quản lý thuế thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định này. Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2019 hoặc năm 2020. Điều 3. Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất 1. Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu) a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau: Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3 năm 2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 9 năm 2020. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4 năm 2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 10 năm 2020. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2020. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2020. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 1 năm 2020 chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm 2020. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 2 năm 2020 chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2020. b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. 2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019 và số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp, tổ chức được điều chỉnh số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp để nộp cho số phải nộp của các loại thuế khác. Để thực hiện điều chỉnh, người nộp thuế lập thư tra soát (Mẫu số C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính) kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh gửi cơ quan thuế. b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020. 4. Đối với tiền thuê đất Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 05 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2010. Quy định này áp dụng cho cả trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều Quyết định, Hợp đồng thuê đất trực tiếp của Nhà nước và có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này. 5. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì: doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; hộ gia đình, cá nhân kinh doanh được gia hạn toàn bộ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định này. Điều 4. Trình tự, thủ tục gia hạn 1. Người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác) theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo quý) thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2020, cơ quan quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn. Trường hợp người nộp thuế được nhà nước cho thuê đất tại nhiều địa bàn khác nhau thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm sao gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế nơi có đất thuê. 2. Người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn theo Nghị định này. Nếu người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế sau ngày 30 tháng 7 năm 2020 thì không được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này. 3. Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc dừng gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách nhà nước. 4. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, căn cứ Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, cơ quan thuế không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn (bao gồm cả trường hợp Giấy đề nghị gia hạn gửi cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2020. Điều 5. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC (Kèm theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT Kính gửi: Cơ quan thuế…………………. [01] Tên người nộp thuế:............................................................................................... [02] Mã số thuế: [03] Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….. [04] Số điện thoại: …………………………………………………………………………… [05] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………….. [06] Mã số thuế: [07] Loại thuế đề nghị gia hạn: a) □ Thuế GTGT của doanh nghiệp, tổ chức b) □ Thuế TNDN của doanh nghiệp, tổ chức c) □ Thuế GTGT và thuế TNCN của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh d) □ Tiền thuê đất (kê chi tiết địa chỉ từng khu đất thuê thuộc đối tượng gia hạn tiền thuê đất) - Khu đất thuê 1: ………….. - Khu đất thuê 2: ………….. …. [08] Trường hợp được gia hạn: I. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ □ a) Doanh nghiệp nhỏ: Lĩnh vực hoạt động Số lao động Doanh thu (VNĐ) Nguồn vốn (VNĐ) □ b) Doanh nghiệp siêu nhỏ: Lĩnh vực hoạt động Số lao động Doanh thu (VNĐ) Nguồn vốn (VNĐ) II. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực: □ a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; □ b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; □ c) Dệt; □ d) Sản xuất trang phục; □ e) Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; □ f) Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; □ g) Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; □ h) Sản xuất sản phẩm từ cao su và Plastic; □ i) Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; □ j) Sản xuất kim loại; □ k) Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; □ l) Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; □ m) Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; □ n) Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; □ p) Xây dựng; □ q) Vận tải kho bãi; □ r) Dịch vụ lưu trú và ăn uống; □ s) Giáo dục và đào tạo; □ t) Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; □ u) Hoạt động kinh doanh bất động sản; □ v) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; □ w) Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; □ x) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; □ y) Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; □ z) Hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; □ a1) Hoạt động chiếu phim; □ b1) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; □ c1) Sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; □ d1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai; tôi cam kết nộp đầy đủ số tiền thuế theo thời hạn nộp thuế được gia hạn./. NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: ………………………….. Chứng chỉ hành nghề số: ……….. Ngày……..tháng……năm…… NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) Ghi chú: - Mục I: NNT tự xác định theo quy định xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Mục II: NNT tự xác định theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính; Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ; Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định theo danh mục do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. - Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất chỉ gửi 01 lần cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn. Phương thức nộp người nộp thuế lựa chọn như sau: + Người nộp thuế nộp theo phương thức điện tử gửi tới Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. + Người nộp thuế nộp trực tiếp tới cơ quan thuế hoặc nộp qua đường bưu chính.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "08/04/2020", "sign_number": "41/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-36-2002-TT-BTC-huong-dan-quy-che-quan-ly-tai-chinh-quy-ho-tro-nong-dan-cua-Hoi-nong-dan-Viet-Nam-49354.aspx
Thông tư 36/2002/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 36/2002/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2002 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 36/2002/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ HƯỚNG DẪN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam; Công văn số 492/CP-KTTH ngày 19/5/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển số vốn 40 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân quản lý. Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam thay thế Thông tư số 73TC/TCNH ngày 9/10/1995 như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Quỹ hỗ trợ nông dân ( sau đây gọi tắt là Quỹ ) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm hỗ trợ và giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất ở nông thôn. 2. Quỹ tự chịu trách nhiệm về hoạt động trước Pháp luật, tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. 3. Hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ hỗ trợ nông dân đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban thường vụ trung ương Hội Nông dân Việt Nam. 4. Quỹ thực hiện thu, chi, hạch toán kế toán và quyết toán thu chi tài chính theo Pháp lệnh kế toán, thống kê; chế độ tài chính chung của Nhà nước và những nội dung hướng dẫn trong Thông tư này. Năm tài chính của Quỹ được tính từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. II. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: 1 - Về nguồn vốn Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây: - Vốn do Nhà nước cấp 40 tỷ đồng. - Vốn vận động các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp. - Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam. - Vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Vốn tự bổ sung hàng năm. Quỹ không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thương mại... như các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ. 2. Về sử dụng vốn Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được sử dụng để giúp nông dân, nhất là đối với những hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất. Vốn giúp nông dân được thực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí. Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời, đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nông dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợ vốn cho Quỹ dưới hình thức phải hoàn trả. Quỹ không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ kiếm lời. 3. Về thu phí Quỹ hỗ trợ nông dân được thu phí trên số vốn cho vay trợ giúp nông dân. Mức thu phí trên nguyên tắc: Bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ bao gồm phí và lãi trả cho các cá nhân và tổ chức tài trợ vốn (có thu phí hoặc thu lãi với lãi suất ưu đãi); chi lương, công tác phí, văn phòng phẩm và các khoản chi phí khác cần thiết cho hoạt động của Quỹ; đồng thời mức phí thu phải phù hợp với từng loại hộ, từng vùng và từng thời gian; cụ thể: - Mức phí thu cho vay hộ nghèo thấp hơn cho vay hộ không nghèo. - Mức phí thu cho vay các hộ thuộc khu vực miền núi, hải đảo thấp hơn cho vay các hộ thuộc khu vực đồng bằng, trung du. - Mức phí cho vay cao nhất không quá 80% lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của tổ chức tín dụng trên địa bàn vào cùng thời điểm. Căn cứ vào nguyên tắc trên, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Quỹ xây dựng biểu phí. Ban thường vụ trung ương Hội ký quyết định ban hành biểu phí để Quỹ thực hiện. Việc sửa đổi các nguyên tắc nêu trên chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. 4. Thu, chi tài chính của Quỹ a. Thu nhập của Quỹ bao gồm các khoản: - Thu phí cho vay hỗ trợ các thành viên. - Thu phí dịch vụ cho vay uỷ thác. - Thu khác: khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước cho hoạt động của Quỹ ( nếu có). Quỹ có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu. b. Chi phí hoạt động của Quỹ: - Chi phí nghiệp vụ gồm: + Chi trả phí cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ vốn cho Quỹ có thu phí. + Chi trả lãi: Cho các khoản vốn nhận tài trợ, uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phải trả lãi (lãi suất ưu đãi). + Các chi phí khác (nếu có). - Chi phí quản lý: + Chi lương cho cán bộ của Quỹ (đối với cán bộ không thuộc biên chế của Hội nông dân các cấp). Việc chi lương do ban thường vụ trung ương Hội nông dân quyết định theo các qui định hiện hành của Nhà nước. + Chi phụ cấp cho cán bộ của Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ. Căn cứ vào nguồn thu thực tế, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam qui định cụ thể mức chi phụ cấp cho phù hợp. Mức chi tối đa không quá 50% tiền lương của cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ. + Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương, theo chế độ Nhà nước quy định (đối với cán bộ không thuộc biên chế của Hội nông dân các cấp). + Chi công tác phí. + Các khoản chi: khấu hao cơ bản, sửa chữa và mua sắm công cụ lao động (đối với tài sản thuộc quyền quản lý của quỹ). + Các khoản chi khác cần thiết, hợp lý như chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, tiếp khách... + Trích dự phòng rủi ro: * Mức trích là 0,05%/tháng trên dư nợ cho vay bình quân tháng. * Thời điểm trích là ngày cuối cùng của tháng. * Quỹ dự phòng tối đa bằng 10% dư nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm, phần vượt ( nếu có ) được bổ sung vốn hoạt động. Quĩ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản nợ cho vay hỗ trợ không thu hồi được. Quỹ xây dựng qui chế trích lập, quản lý sử dụng Quĩ dự phòng rủi ro trình Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam ký ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. c. Phân phối chênh lệch thu chi: Số chênh lệch thu lớn hơn chi hàng năm được phân phối như sau: Trích 1,8%/năm trên số vốn Nhà nước tại Quỹ để bổ sung vào vốn Nhà nước tại Quỹ. Phần còn lại (coi như 100%) phân bổ cụ thể như sau: - Trích 50% bổ sung vào vốn hoạt động để cho vay hỗ trợ. - Trích 20% lập quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản để phục vụ cho hoạt động của Quỹ. - Số còn lại 30% được trích lập 2 quỹ: khen thưởng và phúc lợi. Mức trích cho hai quỹ được vận dụng theo chế độ Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước. Chênh lệch thu chi sau khi trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi nếu còn được bổ sung vào quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản. 5. Chế độ hạch toán và kế toán - Căn cứ vào Pháp lệnh kế toán - thống kê, chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam xây dựng chế độ kế toán áp dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Quỹ gửi cho Bộ Tài chính. Sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận Ban thường vụ trung ương Hội ký quyết định ban hành để Quỹ thực hiện. - Quỹ có trách nhiệm thực hiện việc mở sổ sách kế toán, ghi chép chứng từ, và thực hiện việc hạch toán kế toán theo đúng chế độ quy định tại Pháp lệnh kế toán và thống kê và các quy định của Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam và của Bộ Tài chính. - Quỹ hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện quyết toán tài chính và gửi cho Bộ Tài chính, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân các báo cáo quý, năm sau đây: + Bảng tổng kết tài sản. + Bảng cân đối tài khoản. + Báo cáo quyết toán tài chính (Báo cáo thu nhập, chi phí). + Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn ( trong đó nêu rõ nguồn vốn tăng hàng năm trên số vốn Nhà nước cấp trích từ chênh lệch thu chi được để lại nêu trên). Thời hạn gửi báo cáo: + Báo cáo quyết toán quý chậm nhất 40 ngày sau khi kết thúc quý. + Báo cáo quyết toán năm chậm nhất vào ngày 1/3 của năm sau. 6. Chế độ kiểm tra, giám sát tài chính - Quỹ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát đảm bảo hoạt động thu chi tài chính của Quỹ tại trung ương và các đơn vị cơ sở thực hiên đúng hướng dẫn tại Thông tư này và các chế độ tài chính khác có liên quan. - Ban thường vụ Hội nông dân Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ; Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra tài chính của Quỹ khi cần thiết. - Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của Quỹ. 7. Lập kế hoạch năm Quỹ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm để Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam xem xét, phê duyệt và gửi Bộ Tài chính vào thời điểm quy định các tài liệu kế hoạch của năm tiếp theo, gồm: + Kế hoạch nguồn và sử dụng vốn trợ giúp nông dân. + Kế hoạch thu, chi tài chính. Các chỉ tiêu kế hoạch được duyệt sẽ là căn cứ để Quỹ thực hiện trong năm. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Quỹ hỗ trợ nông dân chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc quản lý, sử dụng và bảo tồn vốn, tài sản của Nhà nước do Quỹ quản lý để cho vay hỗ trợ nông dân và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Nhà nước theo Pháp lệnh kế toán - thống kê và quy định của chế độ tài chính tại Thông tư này. Trường hợp Quỹ sử dụng vốn không đúng mục đích, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi số vốn Nhà nước đã giao cho Quỹ quản lý, sử dụng. 2. Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra hoạt động tài chính của Quỹ bảo đảm quản lý và sử dụng vốn của quỹ theo đúng mục tiêu, chính sách của Hội và thực hiện thu, chi tài chính theo đúng chính sách tài chính, chế độ quy định. Trên cơ sở chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân hướng dẫn tại Thông tư này Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Quỹ. 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 73 TC/TCNH ngày 9/10/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời. Lê Thị Băng Tâm (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "22/04/2002", "sign_number": "36/2002/TT-BTC", "signer": "Lê Thị Băng Tâm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-01-2017-TT-BKHCN-huong-dan-54-2016-ND-CP-co-che-tu-chu-to-chuc-khoa-hoc-cong-nghe-344918.aspx
Thông tư 01/2017/TT-BKHCN hướng dẫn 54/2016/NĐ-CP cơ chế tự chủ tổ chức khoa học công nghệ
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2017/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2016/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ- CP ngày ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2016/NĐ-CP), cụ thể: khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 13 và quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; trình tự xây dựng và phê duyệt phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; chế độ báo cáo tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 2. Đối tượng áp dụng a) Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP. b) Các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập có thể vận dụng cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP và Thông tư này. Điều 2. Phân loại mức độ tự chủ và xây dựng phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Căn cứ dự toán thu, chi và kết quả thực hiện thu, chi của các năm trước liền kề, tổ chức khoa học và công nghệ công lập phân loại mức độ tự chủ và xây dựng phương án tự chủ theo một trong bốn mức độ sau: 1. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là tổ chức đã tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp và tự bảo đảm toàn bộ chi đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ. Căn cứ yêu cầu phát triển của tổ chức, Nhà nước xem xét, tiếp tục bố trí vốn đối với các dự án đầu tư đã được phê duyệt dự án đầu tư trước thời điểm phê duyệt phương án tự chủ và đang triển khai; 2. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên là tổ chức đã tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp; được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư; 3. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là tổ chức đã tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp, phần chi thường xuyên còn lại do ngân sách nhà nước cấp; được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư; 4. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là tổ chức không có nguồn thu sự nghiệp hoặc nguồn thu sự nghiệp thấp, ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi thường xuyên; ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư. Phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo mẫu B1. PATC quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 3. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập 1. Hằng năm, tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại các khoản 3, 4 Điều 2 Thông tư này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, lập danh mục, thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (thực hiện theo mẫu B2. DM-TM-DT quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Thời gian thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng không quá 12 tháng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định giao và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này. 2. Đơn vị tham mưu về kế hoạch, tài chính, tổ chức cán bộ và quản lý khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định danh mục, thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để trình Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP phê duyệt, ký hợp đồng (thực hiện theo mẫu B3. HĐ-TLHĐ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và cấp kinh phí cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quyền quản lý thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Trường hợp cần thiết, có thể lập Hội đồng gồm thành phần là đại diện các đơn vị tham mưu về kế hoạch, tài chính, tổ chức cán bộ và quản lý khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định danh mục, thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được vận dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 3. Khi kết thúc nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ công lập có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm theo các sản phẩm của nhiệm vụ trong Thuyết minh đã được phê duyệt. Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại khoản 2 Điều này đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiệm thu đồng thời giao, điều chỉnh hoặc không giao nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện trong năm tiếp theo. Trường hợp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được đánh giá không đạt thì thực hiện xử lý theo quy định tại Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được ký kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ công lập và cơ quan có thẩm quyền. Điều 4. Việc quản lý, sử dụng tài sản của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Việc giao quản lý, sử dụng tài sản cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TT- BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật có liên quan khác. Điều 5. Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập 1. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện việc chi tiêu nội bộ và để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi. 2. Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ công lập ban hành trên cơ sở ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn, được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và được ít nhất 2/3 số công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị đồng ý tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. 3. Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức khoa học và công nghệ công lập mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Trường hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp. 4. Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức chi các nội dung sau: tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, riêng tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng nguồn tài chính quy định tại điểm b, d, đ khoản 1, Điều 8 và điểm b, c, d khoản 1, Điều 9 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP bảo đảm tuân thủ các quy định của Nhà nước về: chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ hướng dẫn sử dụng các chương trình, dự án, đề án do cấp có thẩm quyền quyết định; chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chế độ sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Điều 6. Việc đăng ký kinh doanh của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại các khoản 1, 2, 3, Điều 2 Thông tư này được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 7. Việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập thành công ty cổ phần Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2017, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP hoàn thành việc phê duyệt phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quyền quản lý (kể cả tổ chức đã được phê duyệt đề án và tổ chức chưa được phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Mẫu Quyết định phê duyệt phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo mẫu B4. QĐPDPA quy định tại Phục lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Năm cuối của thời kỳ ổn định, tổ chức khoa học và công nghệ công lập báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ trong 3 năm và đề xuất phương án tự chủ trong 3 năm tiếp theo để cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trường hợp nguồn thu, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập có biến động làm thay đổi mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tổ chức khoa học và công nghệ công lập báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phương án tự chủ cho tổ chức trước thời hạn. 3. Chế độ báo cáo hằng năm: a) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện việc báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ về kết quả thực hiện cơ chế tự chủ trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, mẫu báo cáo thực hiện theo mẫu B5. BCTC quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đại học quốc gia và các cơ quan liên quan tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quyền quản lý theo mẫu B6. BCTH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 30 tháng 3 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 9. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2017. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể; - Công báo, Cổng TTĐTCP; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ; - Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN; - Lưu: Bộ KH&CN (VT, TCCB). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tùng PHỤ LỤC BIỂU MẪU TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. B1. PATC: Mẫu Phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 2. B2. DM-TM-DT: Mẫu Danh mục, Thuyết minh và Dự toán nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 3. B3. HĐ-TLHĐ: Mẫu Hợp đồng và Thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 4. B4. QĐPDPA: Mẫu Quyết định phê duyệt Phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 5. B5. BCTC: Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 6. B6. BCTH: Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. B1. PATC 01/2017/TT-BKHCN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN TỔ CHỨC................... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- .............., ngày tháng năm 20...... PHƯƠNG ÁN TỰ CHỦ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP A. Phần chung 1. Tên tổ chức: 2. Địa chỉ: 3. Cơ quan chủ quản: 4. Số Quyết định thành lập: 5. Số Quyết định phê duyệt Điều lệ (Quy chế) tổ chức và hoạt động: 6. Chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ (Quy chế) tổ chức và hoạt động: 7. Tổng số người làm việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (hoặc số biên chế được giao):... người B. Xác định phương án tự chủ I. Tình hình tài chính 3 năm gần nhất và dự toán năm đầu giai đoạn tiếp theo TT Nội dung Số liệu của 3 năm trước liền kề Dự kiến trong năm đầu giai đoạn tiếp theo Năm ... Năm... Năm... I Thu, chi thường xuyên .... .... .... 1 Tổng nguồn thu dành để chi hoạt động thường xuyên .... .... .... 2 Tổng số chi hoạt động thường xuyên .... .... .... ... II Số kinh phí chi hoạt động thường xuyên đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ (= 2-1) .... .... .... ... III Chi NSNN không thường xuyên 1 Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được duyệt 3 Chi thực hiện chương trình đào tạo 4 Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 5 Chi thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng 6 Chi thực hiện tinh giản biên chế (nếu có) 7 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 8 Chi đối ứng các dự án 9 Chi khác (nếu có) II. Xác định mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên Tổ chức khoa học và công nghệ công lập căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính xác định mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên của 3 năm trước liền kề và dự kiến mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên của giai đoạn 3 năm tiếp theo. III. Xác định mức độ bảo đảm chi đầu tư Tổ chức KH&CN công lập căn cứ số dư quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong tương lai và hướng dẫn của Bộ Tài chính, xác định mức độ bảo đảm chi đầu tư trong giai đoạn 3 năm tiếp theo. IV. Phương án tự chủ Căn cứ mức độ tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư,....(tên tổ chức KH&CN công lập) đề nghị....(tên cơ quan có thẩm quyền) phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị là tổ chức KH&CN công lập....(theo 1 trong 4 hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 54/2016/NĐ-CP). Ý kiến của cơ quan chủ quản (đối với trường hợp cơ quan chủ quản không phải là cơ quan phê duyệt Phương án tự chủ) (Ký tên và đóng dấu) Địa danh, ngày tháng năm 20... Thủ trưởng tổ chức KH&CN công lập (Ký tên và đóng dấu) B2. DM-TM-DT 01/2017/TT-BKHCN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN TỔ CHỨC................... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- DANH MỤC NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG NĂM 20.. TT Tên nhiệm vụ Thời gian thực hiện (từ...đến) Dự kiến kết quả/sản phẩm Dự kiến kinh phí thực hiện (triệu đồng) Ví dụ một số nhiệm vụ 1 Đánh giá, phân tích khả năng sử dụng vật liệu mới trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam (Trung tâm công nghệ vật liệu, Viện Ứng dụng công nghệ) T3-T11 Báo cáo đánh thực trạng sử dụng vật liệu vật liệu mới trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Báo cáo đề xuất sử dụng một số vật liệu mới trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ... 2 Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường tại tỉnh Phú Thọ (Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Phú Thọ) T1-T12 Báo cáo đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường tại tỉnh Phú Thọ ... 3 Vận hành và khai thác Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) T6-T12 Bảo đảm an ... Tổng cộng .... ............., ngày......tháng......năm 20... Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu) B2. DM-TM-DT 01/2017/TT-BKHCN MẪU THUYẾT MINH VÀ DỰ TOÁN NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ 1 Tên nhiệm vụ: 2 Thời gian thực hiện: (từ tháng... năm... đến tháng....năm...) 3 Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí:..................., trong đó: - Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: - Từ nguồn tự có của tổ chức: - Từ nguồn khác: 4 Chủ nhiệm nhiệm vụ: Họ và tên:.................................................................................................................... Ngày, tháng, năm sinh:..............................................Nam/ Nữ:.................................. Học hàm, học vị:........................................................Chức danh nghề nghiệp:........... Điện thoại:...................................................................E-mail: ....................................... 5 Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Điện thoại:................................................................... Fax: ............................................ Địa chỉ: ............................................................................................................................... 6 Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ: (cả người trực tiếp và gián tiếp thực hiện nhiệm vụ) Họ và tên, học hàm học vị Vị trí công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho nhiệm vụ (Số tháng quy đổi) Những người trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ 1 Chủ trì 2 Kê khai cụ thể các nội dung công việc phải thực hiện trong nhiệm vụ đối với từng người 3 4 Những người gián tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ 9 Ban Lãnh đạo Kê khai cụ thể các nội dung công việc phải thực hiện trong nhiệm vụ đối với từng người 10 Phòng Tài chính kế toán 11 Phòng Tổ chức - Hành chính II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện Các sản phẩm, kết quả của nhiệm vụ Thời gian (bắt đầu, kết thúc) Cá nhân, tổ chức thực hiện 1 2 III. TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ NGUỒN KINH PHÍ Đơn vị tính: triệu đồng 8 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo các khoản chi Tổng số Kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ (triệu đồng) Trong đó Tiền lương Các khoản đóng góp theo lương* Nguyên, vật liệu, năng lượng Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn Chi khác** A 2 (= 3+4+5+6+7) 3 4 (= 3 x 24%) 5 6 7 * Các khoản đóng góp theo lương gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn... ** Chi khác: gồm hội thảo, hội nghị, công tác phí, thuê khoán ngoài, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, dịch vụ công, thông tin, liên lạc... Ngày ...... tháng ...... năm 20... Chủ nhiệm nhiệm vụ (Họ tên và chữ ký) Ngày ...... tháng ...... năm 20... Tổ chức chủ trì nhiệm vụ (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày ...... tháng ...... năm 20... Cơ quan chủ quản (Họ tên, chữ ký và đóng dấu khi phê duyệt) B2. DM-TM-DT 01/2017/TT-BKHCN DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung chi Tổng số Kinh phí 1 2 3 1 Tiền lương a Tiền lương những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ .... - Nguyễn Văn A ... - Nguyễn Văn B ... ... b Tiền lương những người gián tiếp thực hiện nhiệm vụ ... - Trần thị C .... - Lê Văn D ... 2 Các khoản đóng góp theo lương ... 3 Nguyên, vật liệu, năng lượng 4 Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn ... 5 Chi khác (hội thảo, hội nghị, công tác phí, thuê khoán ngoài, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, dịch vụ công, thông tin, liên lạc,...) ... B2. DM-TM-DT 01/2017/TT-BKHCN GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1. Tiền lương Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung lao động Hệ số lương và phụ cấp Số tháng tham gia thực hiện Tổng số Ghi chú 1 2 3 4 5 (= 3x4) 6 1 Tiền lương những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ... ... - Nguyễn Văn A ... ... - Nguyễn Văn B ... ... 2 Tiền lương những người gián tiếp thực hiện nhiệm vụ ... ... - Trần thị C ... ... - Lê Văn D ... ... Tổng cộng: ... ... Khoản 2. Các khoản đóng góp theo lương Đơn vị tính: triệu đồng TT Các khoản đóng góp theo lương Tỷ lệ đóng góp Tiền lương Số phải đóng góp Ghi chú 1 2 3 4 5 (= 3x4) 6 1 Bảo hiểm xã hội 18% ... ... 2 Bảo hiểm y tế 3% ... ... 3 Bảo hiểm thất nghiệp 1% ... ... 4 Phí công đoàn 2% ... ... Tổng cộng: ... B2. DM-TM-DT 01/2017/TT-BKHCN Khoản 3. Nguyên vật liệu, năng lượng Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 1 Xăng dầu 2 Điện 3 Nước 4 ... Cộng: Khoản 4. Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 1 Sửa chữa 2 Duy tu 3 Bảo dưỡng 4 ... Cộng: Khoản 5. Chi khác Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 1 Hội thảo, Hội nghị Chủ trì Thư ký Đại biểu tham dự Vé máy bay, vé tàu xe Thuê hội trường (kèm trang thiết bị) Nước uống Chi khác 2 Công tác phí 3 Chi thuê lao động 4 Văn phòng phẩm 5 Công cụ, dụng cụ 6 Dịch vụ công 7 Chi thông tin, liên lạc ... ... Cộng: B3. HĐ-TLHĐ 01/2017/TT-BKHCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ............., ngày......tháng......năm 20... HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG Số: .............................. Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Thông tư số......../2016/TT-BKHCN ngày... tháng.... năm 2016 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Căn cứ .............................(Ghi các Quyết định phê duyệt, giao, triển khai thực hiện nhiệm vụ TXTCN) CHÚNG TÔI GỒM: 1. Bên giao nhiệm vụ (Bên A): (Ghi tên cơ quan chủ quản). - Do Ông/Bà ....................................................................................................................... - Chức vụ: ......................................................................................................làm đại diện. - Địa chỉ: .............................................................................................................................. - Điện thoại:......................................................................Email: ......................................... 2. Bên nhận nhiệm vụ (Bên B): (Ghi tên tổ chức chủ trì thực hiện Nhiệm vụ TXTCN): - Do Ông/Bà ....................................................................................................................... - Chức vụ: ......................................................................................................làm đại diện. - Địa chỉ: .............................................................................................................................. - Điện thoại:......................................................................Email: ......................................... - Số tài khoản: ..................................................................................................................... - Tại: .................................................................................................................................... Cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng thực hiện.... (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau: Điều 1. Giao thực hiện nhiệm vụ TXTCN. Bên A giao và Bên B nhận thực hiện Nhiệm vụ TXTCN "..." theo các nội dung trong Thuyết minh Nhiệm vụ TXTCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là Thuyết minh). Thuyết minh là bộ phận không tách rời của Hợp đồng. Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng Thời gian thực hiện nhiệm vụ TXTCN là .....................tháng, từ tháng ........... năm 20.... đến tháng... năm 20............... Điều 3. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ TXTCN 1. Nhiệm vụ TXTCN được thực hiện theo hình thức: Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. 2. Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ TXTCN là ................. (bằng chữ...............), trong đó: - Kinh phí từ ngân sách nhà nước: ...........................(bằng chữ..............................). - Kinh phí từ nguồn khác: ..........................................(bằng chữ..............................). 3. Tiến độ cấp kinh phí: Tiến độ cấp kinh phí được ghi trong Thuyết minh phù hợp với quy định pháp luật. Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên 1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng; b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung nghiên cứu được phê duyệt; c) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của Nhiệm vụ TXTCN bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có); d) Trước mỗi đợt cấp kinh phí, trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Nhiệm vụ TXTCN của Bên B, Bên A căn cứ vào sản phẩm, khối lượng công việc đã hoàn thành theo Thuyết minh để cấp tiếp kinh phí thực hiện Hợp đồng. Bên A có quyền thay đổi tiến độ cấp hoặc ngừng cấp kinh phí nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, đúng nội dung công việc được giao; đ) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình Bên B thực hiện Nhiệm vụ TXTCN theo Thuyết minh; e) Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ TXTCN; g) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Nhiệm vụ TXTCN của Bên B theo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh; h) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành; i) Phối hợp cùng Bên B xử lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ TXTCN sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật; k) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan. 2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B a) Tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung nghiên cứu của Nhiệm vụ TXTCN đáp ứng các yêu cầu chất lượng, tiến độ và chỉ tiêu theo Thuyết minh; b) Cam kết thực hiện và bàn giao sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã được phê duyệt; c) Được quyền tự chủ, tự quyết định việc sử dụng phần kinh phí được giao khoán để thực hiện Nhiệm vụ TXTCN; d) Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin cần thiết để triển khai thực hiện Hợp đồng; đ) Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và thời hạn thực hiện Hợp đồng khi cần thiết; e) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Đảm bảo huy động đủ nguồn kinh phí khác theo cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả; g) Xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của Nhiệm vụ TXTCN bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để gửi Bên A phê duyệt và thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật; h) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhiệm vụ TXTCN theo quy định, của pháp luật; i) Có trách nhiệm chuyển cho Bên A các hồ sơ để Bên A tiến hành việc đánh giá, nghiệm thu theo quy định pháp luật; k) Có trách nhiệm quản lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ TXTCN sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có) cho tới khi có quyết định xử lý các tài sản đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; l) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định; m) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan. Điều 5. Chấm dứt Hợp đồng Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau: 1. Nhiệm vụ TXTCN đã kết thúc và được nghiệm thu. 2. Có căn cứ để khẳng định việc thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện Nhiệm vụ TXTCN là không cần thiết và hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. 3. Bên B bị đình chỉ thực hiện Nhiệm vụ TXTCN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 4. Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Nhiệm vụ TXTCN theo quy định pháp luật. 5. Bên A vi phạm một trong các điều kiện dẫn đến việc Nhiệm vụ TXTCN không thể tiếp tục thực hiện do: a) Không cấp đủ kinh phí theo tiến độ thực hiện Nhiệm vụ TXTCN mà không có lý do chính đáng; b) Không kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Bên B theo quy định của pháp luật. Điều 6. Xử lý tài chính khi chấm dứt Hợp đồng 1. Đối với Nhiệm vụ TXTCN đã kết thúc và được nghiệm thu: a) Nhiệm vụ TXTCN đã kết thúc và đánh giá nghiệm thu từ mức “Đạt” trở lên thì Bên A thanh toán đầy đủ kinh phí cho Bên B theo quy định tại Hợp đồng này. b) Nhiệm vụ TXTCN đã kết thúc, nhưng nghiệm thu mức “không đạt” thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp nhưng chưa sử dụng. Bên B nộp hoàn trả ngân sách nhà nước không quá 10% tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho nhiệm vụ nếu do lỗi khách quan hoặc không thấp hơn 30% tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho nhiệm vụ nếu do lỗi chủ quan. 2. Đối với Nhiệm vụ TXTCN chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện: a) Trường hợp Nhiệm vụ TXTCN chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện thì hai bên cùng nhau xác định khối lượng công việc Bên B đã thực hiện để làm căn cứ thanh toán số kinh phí Bên B đã sử dụng nhằm thực hiện Nhiệm vụ TXTCN và thu hồi số kinh phí còn lại đã cấp cho Bên B. b) Trường hợp hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng mới để thay thế và kết quả nghiên cứu của Hợp đồng cũ là một bộ phận cấu thành kết quả nghiên cứu của Hợp đồng mới thì số kinh phí đã cấp cho Hợp đồng cũ được tính vào kinh phí cấp cho Hợp đồng mới và được tiếp tục thực hiện với Hợp đồng mới. 3. Đối với Nhiệm vụ TXTCN bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Hợp đồng bị chấm dứt do Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Nhiệm vụ TXTCN theo quy định pháp luật thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã được cấp nhưng chưa sử dụng. Bên B nộp hoàn trả ngân sách nhà nước không quá 10% tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho nhiệm vụ nếu do lỗi khách quan hoặc không thấp hơn 30% tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho nhiệm vụ nếu do lỗi chủ quan. 4. Đối với Nhiệm vụ TXTCN không hoàn thành do lỗi của Bên A dẫn đến việc chấm dứt Hợp đồng thì Bên B không phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Nhiệm vụ TXTCN, nhưng vẫn phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật. Điều 7. Xử lý tài sản khi chấm dứt Hợp đồng 1. Khi chấm dứt Hợp đồng, việc xử lý tài sản được mua sắm hoặc được hình thành bằng ngân sách nhà nước cấp cho Nhiệm vụ TXTCN được thực hiện theo quy định pháp luật. 2. Các sản phẩm vật chất của Nhiệm vụ TXTCN sử dụng ngân sách nhà nước: nguồn thu khi các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ, được phân chia theo quy định pháp luật. Điều 8. Điều khoản chung 1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hoặc có căn cứ để chấm dứt thực hiện Hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt thực hiện Hợp đồng, xác định trách nhiệm của mỗi bên và hình thức xử lý. Các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký của các bên và được coi là bộ phận của Hợp đồng và là căn cứ để nghiệm thu kết quả của Nhiệm vụ TXTCN. 2. Khi một trong hai bên gặp phải trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc không thể hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng thì có trách nhiệm thông báo cho Bên kia trong 10 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên có trách nhiệm phối hợp xác định nguyên nhân và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. 3. Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. 4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hòa giải để giải quyết. Trường hợp không hòa giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự). Điều 9. Hiệu lực của Hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …............ Hợp đồng này được lập thành.... bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ....bản./. BÊN A (Bên đặt hàng) (Chữ ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu) BÊN B (Bên đặt hàng) (Chữ ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu - nếu có) B3.HĐ-TLHĐ 01/2017/TT-BKHCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ............., ngày......tháng......năm 20... BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG Số: ........................... Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN) của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập; Căn cứ ................................................................................................................................ Căn cứ Hợp đồng.................... số .................... ngày ......................................................... CHÚNG TÔI GỒM: 1. Bên giao nhiệm vụ (Bên A) là: (Ghi tên cơ quan chủ quản). - Do Ông/Bà ........................................................................................................................ - Chức vụ: .......................................................................................................làm đại diện. - Địa chỉ: ............................................................................................................................... - Điện thoại:......................................................................Email: .......................................... 2. Bên nhận nhiệm vụ (Bên B) là: (Ghi tên tổ chức chủ trì thực hiện Nhiệm vụ TXTCN): - Do Ông/Bà ......................................................................................................................... - Chức vụ: ........................................................................................................làm đại diện. - Địa chỉ: ............................................................................................................................... - Điện thoại:......................................................................Email: .......................................... - Số tài khoản: ...................................................................................................................... - Tại: ..................................................................................................................................... Cùng thỏa thuận và thống nhất bàn giao kết quả và thanh lý Hợp đồng ...........số......... ngày ….....(sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau: Điều 1. Xác nhận kết quả thực hiện Nhiệm vụ TXTCN Đối với trường hợp Nhiệm vụ TXTCN hoàn thành 1. Bên B đã hoàn thành việc thực hiện Nhiệm vụ TXTCN “........”, theo các nội dung trong Thuyết minh Nhiệm vụ TXTCN được Bên A phê duyệt và.... (ghi các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền - nếu có). Thời gian thực hiện Nhiệm vụ TXTCN là... tháng, từ tháng... năm 200... đến tháng... năm 200... 2. Bên A đã tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả Nhiệm vụ TXTCN ngày....tháng ...năm 20.... (Kèm theo Bản sao Biên bản đánh giá nghiệm thu và Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển ghi nhận kết quả đánh giá nghiệm thu). 3. Bên B đã chuyển cho Bên A các tài liệu, báo cáo nêu trong Thuyết minh Nhiệm vụ TXTCN và các Phụ lục kèm theo Hợp đồng số.... (Kèm theo Danh mục liệt kê). 4. Bên A giao cho bên B lưu giữ các kết quả khác của nhiệm vụ (như số liệu điều tra, khảo sát, mẫu sản phẩm,....) (Kèm theo Danh mục liệt kê chi tiết). Đối với trường hợp Nhiệm vụ TXTCN không hoàn thành: 1. Bên B đã tổ chức việc thực hiện Nhiệm vụ TXTCN “...........”, theo các nội dung trong Thuyết minh Nhiệm vụ TXTCN được Bên A phê duyệt và.... (ghi các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền - nếu có). Thời gian thực hiện Nhiệm vụ TXTCN là... tháng, từ tháng... năm 200... đến tháng... năm 200... 2. Nhiệm vụ TXTCN “..........” được xác nhận là không hoàn thành (Kèm theo Quyết định đình chỉ (hoặc dừng) thực hiện Nhiệm vụ TXTCN hoặc Biên bản đánh giá nghiệm thu Nhiệm vụ TXTCN ở mức không đạt và Biên bản xác nhận khối lượng nội dung Bên B đã thực hiện). 3. Bên B đã chuyển cho Bên A các tài liệu và các kết quả khác của Nhiệm vụ TXTCN (như số liệu điều tra, khảo sát, mẫu sản phẩm,....) phù hợp với khối lượng công việc đã được xác minh là hoàn thành - nếu có (Kèm theo Danh mục liệt kê chi tiết). Điều 2. Xử lý tài chính của Nhiệm vụ TXTCN Đối với Nhiệm vụ TXTCN hoàn thành: 1. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Nhiệm vụ TXTCN là: .............triệu đồng; 2. Kinh phí Bên B đã sử dụng đề nghị Bên A quyết toán là: .........................................triệu đồng. Đối với trường hợp Nhiệm vụ TXTCN không hoàn thành: 1. Kinh phí Bên A đã cấp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Nhiệm vụ TXTCN là:.... triệu đồng; 2. Kinh phí bên B đã sử dụng đề nghị quyết toán là: ..................triệu đồng; 3. Kinh phí được bên A chấp nhận quyết toán là: ........................triệu đồng (Kèm theo Biên bản xác nhận nội dung đã được thực hiện và chấp nhận quyết toán kinh phí của cấp có thẩm quyền); 4. Số kinh phí bên B phải hoàn trả ngân sách nhà nước là: .............triệu đồng (Ghi Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định số kinh phí Bên B phải hoàn trả) Đến nay Bên B đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận) Điều 3. Xử lý tài sản của Nhiệm vụ TXTCN (áp dụng cho Nhiệm vụ TXTCN hoàn thành và không hoàn thành) Ghi kết quả xử lý tài sản được mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Nhiệm vụ TXTCN và kết quả xử lý tài sản được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ TXTCN (Kèm theo Quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.) Biên bản thanh lý Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ bản. BÊN A (Bên đặt hàng) (Chữ ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu) BÊN B (Bên đặt hàng) (Chữ ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu - nếu có) B4. QĐPDPA 01/2017/TT-BKHCN BỘ NGÀNH/UBND TỈNH/THÀNH PHỐ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số /QĐ-............... .............., ngày tháng năm 20...... QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt phương án tự chủ của tổ chức KH&CN công lập THỦ TRƯỞNG BỘ/ NGÀNH/ UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ Căn cứ Nghị định số /NĐ-CP ngày... tháng... năm của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ, ngành... Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Căn cứ Thông tư số /2017/TT-BKHCN ngày.. tháng... năm.... của Bộ Khoa học và Công nghệ; ............... Theo đề nghị của cơ quan chủ quản/Tổ chức khoa học và công nghệ, Vụ trưởng/ Trưởng Ban Tổ chức cán bộ/ Giám đốc Sở Nội vụ......................, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Phương án tự chủ của (tên tổ chức khoa học và công nghệ) trong thời gian ổn định là 3 năm kể từ tháng năm 20... Điều 2 ................ (tên tổ chức khoa học và công nghệ) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập... (theo một trong 4 hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP. Chi hoạt động thường xuyên của.... (tên tổ chức khoa học và công nghệ) được ngân sách nhà nước hỗ trợ trong năm đầu giai đoạn (năm 20..) là ........... triệu đồng và được cấp trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức. .... (tên tổ chức khoa học và công nghệ) thực hiện các quyền tự chủ theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Trưởng ban Tổ chức cán bộ), Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính), Thủ trưởng (tổ chức khoa học và công nghệ), Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Lưu VT, Vụ TCCB. BỘ TRƯỞNG/THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN B5. BCTC 01/2017/TT-BKHCN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TỔ CHỨC................... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- .............., ngày tháng năm 20...... BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP NĂM.... 1. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ: - Về việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (số lượng nhiệm vụ, tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ,...) - Về thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (số lượng nhiệm vụ, tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ,...) - Về thực hiện các nhiệm vụ KH&CN (không sử dụng ngân sách nhà nước), dịch vụ KH&CN (số lượng nhiệm vụ, tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ,...) - Về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, đề án khác; - Về thực hiện các dự án; vốn đầu tư phát triển; - Về thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao; 2. Tự chủ về tổ chức bộ máy: - Cơ cấu tổ chức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt - Thành lập mới các đơn vị trực thuộc: 3. Tự chủ về nhân lực - Số lượng vị trí việc làm:... Vị trí - Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, trong đó: + Số viên chức hạng I và tương đương:...viên chức + Số viên chức hạng II và tương đương:...viên chức + Số viên chức hạng III và tương đương:...viên chức + Số viên chức hạng IV và tương đương:...viên chức - Tổng số người làm việc trong tổ chức:... người, trong đó + Số người làm việc do cơ quan có thẩm quyền quyết định:... người + Số người làm việc do Thủ trưởng tổ chức quyết định:... người - Việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động (tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng,...) 4. Về thực hiện các chỉ tiêu về tài chính, gồm: a) Nguồn thu - Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp ( - Tổng nguồn thu sự nghiệp: - Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng,...: - Nguồn vốn vay của tổ chức và cá nhân: - Các nguồn vốn khác b) Các khoản chi - Chi thường xuyên - Chi không thường xuyên c) Chênh lệch thu chi và trích lập các quỹ - Chênh lệch thu chi thường xuyên:..đồng - Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:...đồng (chiếm...% chênh lệch thu chi) - Trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm:....đồng (tương đương... lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp lương) - Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi:... đồng (tương đương... lần tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm) d) Số kinh phí chi thường xuyên đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ trong năm tiếp theo:...đồng 5. Những khó khăn, tồn tại, kiến nghị: Người lập báo cáo (Ký tên) ............... Ngày.... tháng.... năm ................. THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC (Ký tên đóng dấu) B6. BCTH 01/2017/TT-BKHCN BỘ/ NGÀNH/ UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- .............., ngày tháng năm 20...... BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP NĂM.... I. Tình hình chung 1. Tổng số tổ chức KH&CN công lập thuộc quyền quản lý:., tổ chức, trong đó - Số tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư ............ tổ chức - Số tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên:....tổ chức - Số tổ chức tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:....tổ chức - Số tổ chức do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:....tổ chức - Số tổ chức được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp:....tổ chức 2. Số tổ chức đã chuyển thành công ty cổ phần:....tổ chức II. Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung tự chủ 1. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ; 2. Tự chủ về tổ chức bộ máy; 3. Tự chủ về nhân lực; 4. Tự chủ về tài chính; 5. Tự chủ về quản lý, sử dụng tài sản. III. Những khó khăn, tồn tại, kiến nghị: Người lập báo cáo (Ký tên) ............... Ngày.... tháng.... năm ................. THỦ TRƯỞNG (Ký tên đóng dấu) B6. BCTH 01/2017/TT-BKHCN Cơ quan chủ quản Biểu 01 kèm theo Phụ lục VI BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP NĂM.... TT Tên đơn vị Ngày phê duyệt phương án tự chủ Chi thường xuyên được Nhà nước hỗ trợ (đồng) Số lượng người làm việc được phê duyệt (người) Nguồn thu sự nghiệp (đồng) Tổng kinh phí chi thường xuyên (đồng) Chênh lệch thu - chi (đồng) Trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (đồng) Trích quỹ thu nhập tăng thêm (đồng) Trích quỹ Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi (đồng) Ghi chú A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I Tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư 1 Viện.... 2 Trung tâm... II Tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên 1 Viện.... 2 Trung tâm ... III Tổ chức tự bảo đảm một phần chi thường xuyên 1 Viện.... 2 Trung tâm ... III Tổ chức do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên 1 Viện.... 2 Trung tâm... IV Tổ chức được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp 1 Viện.... 2 Trung tâm ... B6. BCTH 01/2017/TT-BKHCN Cơ quan chủ quản Biểu 02 kèm theo Phụ lục VI BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NĂM.... TT Tên tổ chức KH&CN trước khi chuyển thành công ty cổ phần Tên công ty cổ phần Ngày phê duyệt phương án chuyển đổi Vốn điều lệ (đồng) Phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ (đồng) Tổng doanh thu (đồng) Tổng chi phí (đồng) Lợi nhuận trước thuế (đồng) Các khoản nộp ngân sách nhà nước (đồng) Thu nhập bình quan của người lao động (đồng/tháng) Ghi chú A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Trung tâm... Công ty... 2 Viện.... Công ty... 3 ...........
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "12/01/2017", "sign_number": "01/2017/TT-BKHCN", "signer": "Trần Văn Tùng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-59-2022-TT-BQP-Quy-chuan-QCVN-01-2022-BQP-ra-pha-bom-min-vat-no-528413.aspx
Thông tư 59/2022/TT-BQP Quy chuẩn QCVN 01:2022/BQP rà phá bom mìn vật nổ mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 59/2022/TT-BQP Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2022 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN QCVN 01:2022/BQP, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn QCVN 01:2022/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01:2022/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2022 và thay thế Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chuẩn QCVN 01:2012/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ. Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b/c); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Đ/c Bộ trưởng (để b/c); - Đ/c Thứ trưởng Lê Huy Vịnh; - Bộ Tổng Tham mưu; - Vụ Pháp chế/BQP; - Cục TC-ĐL-CL/BTTM; - BTL Công binh, VNMAC; - Tổng cục TC-ĐL-CL/Bộ KH&CN; - Công báo Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử BQP (để đăng tải); - Lưu: VT, THBĐ, H109. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Tân Cương QCVN 01:2022/BQP QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ National technical regulation on mine action MỤC LỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh 1.2. Đối tượng áp dụng 1.3. Tài liệu viện dẫn 1.4. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu tính năng kỹ thuật trang thiết bị cơ bản 2.1.1. Máy dò mìn 2.1.2. Máy dò bom hoặc thiết bị từ kế 2.1.3. Bộ thiết bị phát hiện và định vị BMVN dưới biển 2.1.4. Thiết bị định vị GPS, thiết bị định vị DGPS 2.1.5. Cọc mốc, cọc tâm/cọc dấu 2.1.6. Bộ thiết bị bảo vệ người 2.2. Độ sâu RPBM, hành lang an toàn theo mục đích sử dụng đất 2.2.1. Độ sâu cần RPBM 2.2.2. Hành lang an toàn trong RPBM 2.3. Điều tra 2.3.1. Nội dung của công tác ĐT 2.3.2. Các bước tối thiểu tiến hành ĐT 2.3.3. Căn cứ xác định khu vực không ô nhiễm BMVN 2.3.4. Căn cứ xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN 2.3.5. Căn cứ xác định khu vực ô nhiễm BMVN 2.3.6. Hồ sơ kết quả công tác ĐT 2.4. Khảo sát 2.4.1. Yêu cầu về thông tin thu thập trong KS 2.4.2. Yêu cầu về tài liệu 2.4.3. Nội dung của công tác KS 2.4.4. Phương pháp tiến hành KS 2.4.5. Thứ tự KS 2.4.6. Căn cứ xác định khu vực ô nhiễm BMVN 2.4.7. Căn cứ xác định khu vực không ô nhiễm BMVN 2.4.8. Yêu cầu về kết quả thu được sau KS 2.4.9. Hồ sơ kết quả KS 2.4.10. Khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN 2.5. Rà phá bom mìn vật nổ 2.5.1. RPBM trên cạn khu vực bãi mìn 2.5.2. RPBM trên cạn khu vực không phải là bãi mìn 2.5.3. RPBM dưới nước ở độ sâu nước không lớn hơn 25 m 2.5.4. RPBM dưới nước ở độ sâu nước lớn hơn 25 m 2.5.5. Các yêu cầu thực hiện trong RPBM 2.6. Tiêu hủy BMVN 2.6.1. Các loại BMVN phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện 2.6.2. Nguyên tắc thu gom, phân loại, vận chuyển về nơi tập trung và quản lý 2.6.3. Thu gom, phân loại BMVN 2.6.4. Vận chuyển BMVN 2.6.5. Vị trí cất giữ, bảo quản BMVN 2.6.6. Tiêu hủy BMVN 2.7. Nghiệm thu và bàn giao 2.7.1. Các nội dung nghiệm thu 2.7.2. Thành phần, nội dung bàn giao mặt bằng đã ĐT, KS, RPBM 2.8. Hỗ trợ y tế trong ĐT, KS, RPBM 2.9. Thiết chế hiện trường KS, RPBM 3. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN 3.1. Yêu cầu chung 3.2. An toàn cho người 3.3. An toàn trang thiết bị 3.4. An toàn trong chuẩn bị mặt bằng thi công RPBM 3.5. An toàn trong RPBM 3.6. An toàn và bảo vệ môi trường 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1. Yêu cầu về năng lực của một tổ chức hoạt động ĐT, KS, RPBM 4.1.1. Yêu cầu về nhân lực 4.1.2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn các chức danh 4.1.3. Yêu cầu về nhân lực của một tổ chức/đơn vị thực hiện ĐT, KS, RPBM 4.1.4. Yêu cầu về trang thiết bị RPBM và phương tiện bảo đảm 4.2. Quản lý chất lượng 4.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống QLCL 4.2.2. Nội dung cơ bản của công tác QLCL trong ĐT, KS, RPBM 4.2.3. Các tiêu chuẩn, quy trình QLCL của tổ chức RPBM 4.2.4. Thẩm định và công nhận 4.2.5. Kiểm tra điều kiện thi công 4.2.6. Yêu cầu về quản lý chất lượng trong ĐT, KS, RPBM 4.2.7. Giám sát độc lập - giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về RPBM 4.2.8. Yêu cầu trong xử lý tồn tại và sai sót 4.2.9. Yêu cầu đánh giá nội bộ và cải tiến 4.3. Quản lý thông tin 4.3.1. Yêu cầu chung 4.3.2. Các yêu cầu về hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ của tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn 4.4. Điều tra sự cố bom mìn 4.4.1. Sự cố bom min 4.4.2. Báo cáo sự cố bom mìn 4.4.3. Quy định phân cấp báo cáo 4.4.4. Mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành ĐT sự cố bom mìn 4.5. Điều kiện chuyển tiếp 5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Phụ lục A Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu cho hoạt động y tế trên hiện trường Phụ lục B Huấn luyện y tế Phụ lục C Báo cáo sự cố bom mìn Phụ lục D Hệ thống đánh dấu trong KS, RPBM Lời nói đầu QCVN 01:2022/BQP thay thế QCVN 01:2012/BQP. QCVN 01:2022/BQP do Bộ Tư lệnh Công binh biên soạn, Bộ Tổng Tham mưu trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo Thông tư số /2022/TT-BQP ngày tháng năm 2022. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ National technical regulation on mine action 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật, quản lý và an toàn đối với hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ có liên quan đến chiến tranh tại Việt Nam. 1.2. Đối tượng áp dụng Áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ trên lãnh thổ Việt Nam. 1.3. Tài liệu viện dẫn - QCVN 11:2018/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thuộc phạm vi BQP quản lý, ban hành kèm theo Thông tư số 169/2018/TT-BQP ngày 13/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (gọi tắt là QCVN 11:2018/BQP); - QCVN 01:2019/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương (gọi tắt là QCVN 01:2019/BCT); - Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về hoạt động huấn luyện, vệ sinh an toàn lao động (gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BQP); - Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh (gọi tắt là Thông tư số 195/2019/TT-BQP); - Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi do thiên tai (gọi tắt là Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg); - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu; - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-(1,2,3,4,5,6,7,8,9,10):2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh. Chú thích: Trường hợp các tài liệu viện dẫn có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. 1.4. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.4.1. Bom mìn vật nổ (sau đây viết tắt là BMVN) Bom mìn vật nổ là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ. 1.4.2. Điều tra (sau đây viết tắt là ĐT) Điều tra BMVN là hoạt động liên quan đến việc thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu về BMVN phỏng vấn nhân chứng và quan sát trực quan tại hiện trường nhằm xác định diện tích đất đai bị ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm hoặc không bị ô nhiễm BMVN trong một khu vực đất đai nhất định. 1.4.3. Khảo sát (sau đây viết tắt là KS) Là hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu bằng các trang thiết bị kỹ thuật để xác định về sự hiện diện, chủng loại, phân bổ và môi trường xung quanh của BMVN qua đó xác định rõ hơn vị trí ô nhiễm/không ô nhiễm BMVN, nhằm hỗ trợ công tác ưu tiên giải phóng đất đai, lập phương án kỹ thuật thi công và quá trình ra quyết định dựa trên bằng chứng được cung cấp. 1.4.4. Rà phá bom mìn vật nổ (sau đây viết tắt là RPBM) Là hoạt động dò tìm, thu gom, tiêu hủy hoặc vô hiệu hóa BMVN đến độ sâu xác định tại các khu vực được xác định là bị ô nhiễm BMVN nhằm giải phóng đất đai, khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. 1.4.5. Rà phá mìn bằng cơ giới Đề cập đến việc sử dụng máy móc cơ giới trong hoạt động rà phá mìn. Các loại máy móc sử dụng một hoặc nhiều công cụ (thay đổi) khác nhau để tìm kiếm hoặc phá hủy mìn (xe tăng phá mìn, máy xới mìn, máy sàng mìn, máy lăn, máy xúc, máy cày, máy cắt cây phá mìn, nam châm). 1.4.6. Xử lý BMVN/Explosive Ordnance Disposal (EOD) Trong lĩnh vực hoạt động ĐT, KS, RPBM, thuật ngữ này đề cập đến các hành động nhận biết, đánh giá, đảm bảo an toàn, phân loại, cất giữ, vận chuyển và tiêu hủy BMVN. 1.4.7. Bãi tiêu hủy Là khu vực được phép sử dụng chất nổ, lửa hoặc các biện pháp khác để phá hủy BMVN. 1.4.8. Hủy nổ tại chỗ Việc phá hủy bất kỳ phần nào của BMVN bằng thuốc nổ làm mất đi khả năng gây nguy hiểm mà không di chuyển vật đó khỏi nơi được phát hiện. 1.4.9. Chuẩn bị mặt bằng thi công Tập hợp các công việc gồm thiết lập các phân khu chức năng, xác định khu vực, mốc giới, chia ô và sử dụng phương tiện cơ giới hoặc thủ công nhằm loại bỏ các chướng ngại vật (vật thể kim loại, vật thể kiến trúc không còn được sử dụng) để thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động KS, RPBM tiếp theo. 1.4.10. Dò tìm Hành động tìm kiếm sự hiện diện của BMVN trong một khu vực nhất định. 1.4.11. Tín hiệu Trong ĐT, KS, RPBM là tất cả các loại BMVN và các loại vật thể có chứa kim loại (sắt, thép, vàng, bạc, đồng, nhôm), mảnh bom mìn, đạn mà con người hoặc các loại máy dò đang dùng hiện nay có thể phát hiện được. 1.4.12. Mật độ tín hiệu Số lượng tín hiệu trung bình được tính trên một đơn vị diện tích. 1.4.13. Xử lý tín hiệu Thuật ngữ áp dụng trong RPBM, theo đó lớp đất bề mặt được loại bỏ dần dần để phát hiện hoặc xác nhận sự hiện diện của vật gây tín hiệu ở lớp đất bên dưới. 1.4.14. Thiết bị nổ tự chế Một thiết bị được chế tạo một cách tự phát bằng cách kết hợp các vật nổ, thuốc nổ, vật liệu phá hủy, gây chết người, độc hại, gây cháy, hoặc hóa chất. Các loại thiết bị tự chế này thường do các thành phần phi quân sự chế tạo. 1.4.15. Đánh dấu Việc đặt một hay nhiều dụng cụ nhằm xác định vị trí của một mối nguy hiểm hoặc ranh giới của một khu vực nguy hiểm (thao tác này có thể bao gồm sử dụng các biển báo, đánh dấu bằng sơn, cắm cờ hoặc lắp dựng các rào chắn). 1.4.16. Biển báo bom mìn Một biển báo được sản xuất và đặt trong hệ thống đánh dấu, được thiết kế để cảnh báo về sự hiện diện của BMVN còn sót lại sau chiến tranh hoặc khu vực đang có các hoạt động KS, RPBM. 1.4.17. Khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN (Suspected Hazardous Area/SHA) Khu vực có dấu hiệu nghi ngờ về sự tồn tại của BMVN. 1.4.18. Khu vực ô nhiễm BMVN (Confirmed Hazardous Area/CHA) Khu vực ô nhiễm BMVN là khu vực được xác định có BMVN còn sót lại sau chiến tranh. 1.4.19. Khu vực nguy hiểm do BMVN Một diện tích được xác định có BMVN hoặc khu vực đang có các hoạt động KS hoặc RPBM. 1.4.20. Khu vực bãi mìn Khu vực được phát hiện có bố trí mìn theo (hoặc không theo) một quy cách nhất định. 1.4.21. Khu vực không phải bãi mìn Khu vực không có mìn nhưng có các loại bom đạn, vật nổ ở các mức độ khác nhau còn sót lại sau chiến tranh do hành động khác nhau của các bên liên quan. 1.4.22. Dự án ĐT, KS, RPBM Tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để thực hiện công việc ĐT, KS và RPBM tại những khu vực đất đai nhất định nhằm mục đích giải phóng khu vực đó khỏi sự ô nhiễm về BMVN. 1.4.23. Hạng mục RPBM Công việc thành phần của một công trình hay dự án đầu tư phát triển nhằm mục đích RPBM tại mặt bằng khu vực công trình hay dự án đầu tư phát triển, trước khi tiến hành thi công xây dựng công trình. 1.4.24. Nhiệm vụ RPBM - Nhiệm vụ khắc phục hậu quả BMVN sau chiến tranh là các hoạt động khắc phục hậu quả BMVN được Chính phủ, Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao các đơn vị quân đội hoặc các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khắc phục hậu quả BMVN; - Dưới góc độ sử dụng đất sạch sau RPBM: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc làm sạch BMVN tại một khu vực nhất định nhằm bảo đảm an toàn cho các công việc tiếp theo ngay sau đó mà không liên quan đến mục đích giải phóng đất đai khỏi sự ô nhiễm BMVN còn sót lại sau chiến tranh như RPBM bảo đảm an ninh, an toàn cho các sự kiện quan trọng của Nhà nước; RPBM phục vụ việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. - Dưới góc độ quản lý nhà nước: Là các dự án, hạng mục ĐT, KS, RPBM được Chính phủ, Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 1.4.25. Kế hoạch ứng phó tai nạn RPBM Kế hoạch được xây dựng cho mỗi công trường KS, RPBM, trong đó ghi rõ các hành động, thủ tục cần thiết để cấp cứu, di chuyển nạn nhân từ nơi xảy ra tai nạn đến một cơ sở y tế phù hợp gần nhất. 1.4.26. Sự cố bom mìn Một vụ nổ BMVN xảy ra ngoài kế hoạch tại nơi đang có các hoạt động ĐT, KS, RPBM không phân biệt nguyên nhân hay hậu quả; một vụ nổ BMVN còn sót lại sau chiến tranh trên phạm vi toàn quốc không liên quan đến các hoạt động ĐT, KS, RPBM; việc phát hiện thấy (sót) BMVN sau khi bàn giao mặt bằng đã rà phá. 1.4.27. Máy dò mìn Các thiết bị chuyên dụng được chế tạo để tìm kiếm và phát hiện các vật thể kim loại hoặc chứa kim loại trong lòng đất ở độ sâu không nhỏ hơn 0,13 cm. 1.4.28. Máy dò bom Các thiết bị chuyên dụng được chế tạo để tìm kiếm và phát hiện các vật thể có từ tính trong lòng đất ở độ sâu không nhỏ hơn 3 m. 1.4.29. Thuốn dò mìn Một loại công cụ cầm tay được dùng để phát hiện BMVN dưới mặt đất. 1.4.30. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân Tất cả thiết bị và quần áo nhằm chống lại các rủi ro, mất an toàn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên RPBM trong quá trình thực hiện RPBM. 1.4.31. Nghiệm thu kết quả thi công RPBM Việc kiểm tra, xem xét, đánh giá về khối lượng, chất lượng thi công RPBM sau khi đã hoàn thành. 1.4.32. Tổ chức RPBM Đề cập đến bất kỳ tổ chức nào (Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, quân đội hoặc tổ chức dịch vụ) chịu trách nhiệm thực hiện các dự án, hạng mục hoặc nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM. Các tổ chức RPBM có thể là một nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn. 1.4.33. Chủ đầu tư (sau đây viết tắt là CĐT) Các tổ chức, cá nhân có chương trình, dự án, hạng mục, nhiệm vụ cần phải ĐT, KS, RPBM trên một phạm vi khu đất đã được cấp phép đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.4.34. Cơ quan hành động bom mìn quốc gia (sau đây viết tắt là CQHĐBMQG) Cơ quan Chính phủ hoặc cơ quan liên bộ chịu trách nhiệm về quy định, quản lý và điều phối các hoạt động hành động khắc phục hậu quả bom mìn. Trong trường hợp không có CQHĐBMQG, một hoặc một số cơ quan của Chính phủ trong một số bối cảnh phù hợp và cần thiết được Chính phủ giao có thể đảm nhận một hoặc một số hoặc tất cả các trách nhiệm và thực hiện một, một số hoặc tất cả các chức năng của một CQHĐBMQG. 1.4.35. Cơ quan/tổ chức giám sát Một cơ quan hay tổ chức do CQHĐBMQG chỉ định, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hệ thống giám sát quốc gia. 1.4.36. Kiểm tra xác suất Kiểm tra đối với một diện tích nhất định tại một vị trí bất kỳ nằm trong tổng diện tích khu vực sau khi ĐT, KS và RPBM. 1.4.37. Quản lý chất lượng (sau đây viết tắt là QLCL) Các hoạt động có điều phối nhằm chỉ đạo và kiểm soát về chất lượng của một tổ chức RPBM. 1.4.38. Đảm bảo chất lượng (sau đây viết tắt là ĐBCL) Một phần của QLCL, tập trung vào việc đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sẽ được đáp ứng. Mục đích của ĐBCL trong RPBM là để khẳng định và củng cố lòng tin của các bên liên quan rằng các hoạt động quản lý và quy trình vận hành đang được áp dụng là phù hợp và sẽ đạt được các yêu cầu đã đề ra một cách an toàn, hiệu quả và năng suất. ĐBCL nội bộ được chính các tổ chức RPBM tự thực hiện; việc giám sát từ bên ngoài do chủ đầu tư và/hoặc tổ chức tư vấn giám sát và/hoặc một cơ quan QLCL thực hiện. 1.4.39. Kiểm soát chất lượng (sau đây viết tắt là KSCL) Một phần của QLCL, tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. KSCL liên quan đến việc kiểm tra một sản phẩm đã hoàn thành. Trong bối cảnh RPBM, “sản phẩm” là một khu vực đất đai được làm sạch BMVN đến độ sâu xác định và các thông tin, dữ liệu có liên quan. 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu tính năng kỹ thuật trang thiết bị cơ bản 2.1.1. Máy dò mìn 2.1.1.1. Đồng bộ và phụ kiện: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2.1.1.2. Độ sâu phát hiện tín hiệu yêu cầu: - Mìn bộ binh: Không nhỏ hơn 0,13 m tính từ bề mặt mặt đất đến mặt trên của quả mìn; - Mìn chống tăng TM46, TM57, M15: Không nhỏ hơn 0,6 m tính từ bề mặt mặt đất đến mặt trên của quả mìn. 2.1.2. Máy dò bom hoặc thiết bị từ kế 2.1.2.1. Đồng bộ và phụ kiện: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2.1.2.2. Độ sâu phát hiện tín hiệu yêu cầu: - Mìn chống tăng TM46, TM57, M15: Không nhỏ hơn 1,5 m tính từ bề mặt mặt đất đến mặt trên của quả mìn; - Bom MK81 (hoặc tương đương): Không nhỏ hơn 3 m tính từ bề mặt mặt đất đến điểm gần nhất của quả bom. 2.1.3. Bộ thiết bị phát hiện và định vị BMVN dưới biển 2.1.3.1. Đồng bộ chi tiết và phụ kiện: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2.1.3.2. Sử dụng được ở trạng thái biển có sóng, gió không vượt quá cấp 3 (cấp gió và cấp sóng theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg). 2.1.3.3. Độ sâu hoạt động dưới nước: Đến độ sâu 150 m. 2.1.3.4. Sai số định vị tổng hợp cho phép vị trí tín hiệu: Không lớn hơn 5 m. 2.1.4. Thiết bị định vị GPS, thiết bị định vị DGPS 2.1.4.1. Đồng bộ và phụ kiện: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2.1.4.2. Hiển thị tọa độ VN2000 hoặc WGS84. 2.1.4.3. Sai số cho phép: Đối với thiết bị định vị GPS không lớn hơn 3 m; đối với thiết bị định vị DGPS không lớn hơn 0,6 m. 2.1.5. Cọc mốc, cọc tâm/cọc dấu 2.1.5.1. Cọc mốc đánh dấu khu vực đã RPBM: - Chất liệu: Bê tông cốt thép; - Kích thước tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là (0,15 x 0,15 x 1,2) m; - Đầu trên sơn màu đỏ, chiều dài sơn 0,1 m; - Mặt hướng ra bên ngoài khu vực đã rà phá ghi: Số hiệu cột mốc, tên dự án/hạng mục RPBM, tọa độ mốc bằng sơn màu đỏ. 2.1.5.2. Các dụng cụ đánh dấu khác quy định tại Phụ lục D. 2.1.6. Bộ thiết bị bảo vệ người 2.1.6.1. Đồng bộ thiết bị bảo vệ người bao gồm: Mũ, áo giáp và giày; áo phao đối với RPBM dưới nước. 2.1.6.2. Yêu cầu kỹ thuật - Đồng bộ và phụ kiện theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và đáp ứng yêu cầu về an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; - Áo giáp: Phải chống được sóng xung kích và mảnh văng vào vùng bụng và háng khi vật nổ có đương lượng nổ tương đương 50 g TNT phát nổ ở khoảng cách 0,6 m, hoặc ngăn được mảnh văng có khối lượng đến 1,102 g ở vận tốc 450 m/s; - Thiết bị bảo vệ vùng đầu, mặt và mắt phải có khả năng bảo vệ hoàn toàn khỏi mọi tác động của vụ nổ có đương lượng nổ tương đương 50 g TNT ở khoảng cách 0,6 m. 2.2. Độ sâu RPBM, hành lang an toàn theo mục đích sử dụng đất 2.2.1. Độ sâu cần RPBM 2.2.1.1. Quy định về độ sâu cần rà phá bom mìn Độ sâu cần RPBM trên cạn là độ sâu được tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại tại vị trí rà phá và tại thời điểm tiến hành rà phá đến độ sâu yêu cầu. Độ sâu cần RPBM dưới nước là độ sâu được tính từ bề mặt đáy nước tại vị trí rà phá và tại thời điểm rà phá đến độ sâu yêu cầu. 2.2.1.2. RPBM đến độ sâu tối thiểu là 0,3 m: Áp dụng cho đất sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp. 2.2.1.3. RPBM đến độ sâu tối thiểu là 1 m: Áp dụng cho đất lâm nghiệp. 2.2.1.4. RPBM đến độ sâu tối thiểu là 3 m: Áp dụng cho các dự án tái định cư; đất khu dân cư có xây dựng nhà ở có chiều cao dưới 10 m (bao gồm đất ở và đất vườn); các dự án nạo vét luồng lạch có độ sâu nạo vét dưới 3 m; các tuyến cáp quang biển, các tuyến ống dẫn dầu, dẫn khí đốt có độ sâu chôn ống không quá 3 m; các dự án giao thông cấp thấp như đường giao thông đến cấp III, IV, V, giao thông nông thôn; công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, công trình đê điều, công trình chăn nuôi và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác có độ sâu đào móng/đất không quá 3 m. 2.2.1.5. RPBM đến độ sâu tối thiểu là 5 m: Áp dụng cho các dự án xây dựng công trình có chiều cao lớn hơn 10 m; xây dựng công nghiệp, hạ tầng giao thông (đường cấp I, II, cao tốc, cầu, bến cảng...); các dự án nạo vét luồng lạch có độ sâu nạo vét lớn hơn 3 m; các dự án khoan thăm dò hoặc xây dựng công nghiệp, khai thác dầu khí; công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, công trình đê điều, công trình chăn nuôi và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác có độ sâu đào móng/đất lớn hơn 3 m; thủy điện, trụ đường dây điện cao thế, trung thế. 2.2.1.6. RPBM đến độ sâu lớn hơn 5 m: Chỉ áp dụng cho các công trình có tầm quan trọng đặc biệt và có yêu cầu của chủ đầu tư hoặc những nơi có đánh dấu bom chưa nổ nhưng không phát hiện được khi đã dò tìm đến độ sâu 5 m. 2.2.1.7. Đối với diện tích “hành lang an toàn” theo 2.2.2: Độ sâu RPBM trên cạn là 0,3 m, dưới nước và dưới biển là 0,5 m; đối với hành lang an toàn khi nạo vét luồng lạch, độ sâu nạo vét không lớn hơn 3 m thì độ sâu RPBM là 3 m, độ sâu nạo vét lớn hơn 3 m thì độ sâu RPBM là 5 m. 2.2.2. Hành lang an toàn trong RPBM 2.2.2.1. Là phần diện tích đất liền kề xung quanh khu vực sẽ xây dựng công trình và cần được làm sạch BMVN để tránh tác động của BMVN còn lại trên phần diện tích này tới việc thi công công trình. Bề rộng của hành lang an toàn là khoảng cách trên bề mặt tính từ mép ngoài diện tích sử dụng cho công trình đến mép ngoài của khu vực được RPBM. 2.2.2.2. Hành lang an toàn trong RPBM áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: - Áp dụng với hạng mục RPBM của dự án xây dựng công trình; - Chủ đầu tư huy động được tạm thời quỹ đất làm hành lang an toàn trong thời gian xây dựng công trình và không có các công trình đã xây dựng hiện hữu trong phạm vi đó; - Áp dụng với diện tích đất được chủ đầu tư chỉ định cho các nhà thầu thi công công trình sử dụng phục vụ thi công. 2.2.2.3. Quy định chiều rộng hành lang an toàn 2.2.2.3.1. Đường giao thông cấp thấp (từ cấp V trở xuống), đường giao thông nông thôn: 2 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp hoặc mép ngoài rãnh dọc ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3 2. Đường giao thông cấp III và cấp IV, đào đắp kênh mương thủy lợi: 3 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp hoặc mép ngoài rãnh dọc ra phía ngoài về mỗi bên. 2 2.2.3.3. Đường giao thông cấp I, cấp II, đường cao tốc, đường ra vào các cầu lớn: 5 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp hoặc mép ngoài rãnh dọc ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.4 Các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp: 3 m tính từ mép chu vi đường biên ra phía ngoài. 2.2.2.3.5. Nạo vét luồng lạch, độ sâu nạo vét không lớn hơn 3 m: 10 m tính từ mép trên ta luy đào của luồng ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.6. Nạo vét luồng lạch, độ sâu nạo vét lớn hơn 3 m: 15 m tính từ mép trên ta luy đào của luồng ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.7. Cầu nhỏ, cống qua đường các loại: 15 m tính từ mép ngoài cống/cầu và từ mép ngoài của trụ cầu hoặc đầu cống về mỗi bên. 2.2.2.3.8. Cầu, cửa đường hầm giao thông, bến cảng: 50 m (tính từ mép công trình ra phía ngoài về 4 phía). 2.2.2.3.9. Tuyến đường cáp quang, cáp thông tin, cáp điện ngầm: 1 m (trường hợp thi công đặt cáp bằng thủ công); 3 m (trường hợp thi công đặt cáp bằng máy), tính từ mép ngoài của công trình ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.10. Tuyến đường ống dẫn nước các loại: 1 m (trường hợp thi công bằng thủ công), 3 m (trường hợp thi công bằng máy) tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.11. Tuyến đường ống dẫn dầu, dẫn khí có đường kính ống không lớn hơn 0,2 m: 15 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.12. Tuyến đường ống dẫn dầu, dẫn khí có đường kính ống lớn hơn 0,2 m: 25 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.13. Kè bờ sông, biển: 5 m tính từ mép ngoài cùng hố móng ra phía ngoài về mỗi bên. 2.2.2.3.14. Lỗ khoan khảo sát địa chất, khoan khai thác nước ngầm: 50 m tính từ tâm lỗ khoan ra xung quanh. 2.2.2.3.15. Khai thác dầu mỏ hoặc khí đốt: 100 m tính từ mép ngoài của chân đế dàn khoan ra xung quanh. 2.2.2.3.16. Công trình thủy lợi đầu mối, công trình phòng chống thiên tai, công trình trong đê, trên đê, dưới đê (cấp I, cấp II): Không quá 30 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài mỗi bên. 2.2.2.3.17. Công trình thủy lợi đầu mối, công trình phòng chống thiên tai, công trình trong đê, trên đê, dưới đê (cấp III, cấp IV): Không quá 10 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài mỗi bên. 2.2.2.3.18. Công trình trong hệ thống dẫn, chuyển nước, đê sông, đê biển, đê cửa sông: Không quá 5 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài mỗi bên. 2.2.2.3.19. Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác: 3 m tính từ mép chu vi đường biên ra ngoài. 2.3. Điều tra 2.3.1. Nội dung của công tác ĐT 2.3.1.1. Xác định diện tích, đường bao bao quanh diện tích khu vực ĐT: Thực hiện trên bản vẽ mặt bằng; bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 (hoặc bản đồ địa chính) với các điểm chuyển hướng của đường bao được xác định bởi tọa độ VN2000 hoặc WGS84. 2.3.1.2. Thu thập và nghiên cứu hồ sơ lưu trữ có liên quan đến khu vực đất đai được điều tra Hồ sơ lưu trữ phải được thể hiện bằng mẫu biểu có xác nhận của cơ quan cung cấp thông tin kèm theo hồ sơ sao lục nguồn thông tin (nếu có). Hồ sơ lưu trữ bao gồm: 2.3.1.2.1. Hồ sơ lưu trữ về các trận ném bom, pháo kích, hồ sơ dữ liệu ô nhiễm BMVN của các dự án ĐT lập bản đồ ô nhiễm BMVN trên toàn quốc, và các dự án ĐT, KS ô nhiễm BMVN trước đó tại Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC). 2.3.1.2.2. Hồ sơ về các hoạt động chiến sự trên mặt đất (các trận đánh), các hoạt động khác có liên quan đến BMVN (hoạt động diễn tập bắn đạn thật, khu vực trước đây là kho vũ khí, căn cứ quân sự, trận địa, các trận pháo kích từ tàu chiến ngoài biển vào bờ...) tại các cơ quan quân sự địa phương cấp huyện và cấp tỉnh. 2.3.1.2.3. Hồ sơ lưu trữ về các nạn nhân bom mìn trong khu vực cần ĐT tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia/VNMAC, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chính quyền địa phương. 2.3.1.2.4. Hồ sơ lưu trữ về các hoạt động RPBM từ trước tới nay tại cơ quan quân sự địa phương, Bộ Tư lệnh Công binh, VNMAC. 2.3.1.3. Phỏng vấn nhân chứng địa phương: Lấy đơn vị hành chính cấp xã hiện đang quản lý khu vực đất đai cần ĐT để lập kế hoạch phỏng vấn nhân chứng. Các nhân chứng phải phỏng vấn bao gồm: Cán bộ địa phương phụ trách quân sự, địa chính, lao động - thương binh và xã hội cấp xã; cán bộ tổ dân cư, tổ dân phố, khu dân cư; trưởng thôn cùng các nhân chứng là những người cao tuổi đã sinh sống lâu năm tại địa phương, đặc biệt là những người đã và đang là chủ sử dụng khu đất cần ĐT. Số lượng phiếu ĐT phải hoàn thành đối với một khu vực đất đai thuộc phạm vi hành chính của cấp xã không ít hơn 25 phiếu. 2.3.1.4. Quan sát trực quan tại hiện trường: Sau khi nghiên cứu hồ sơ lưu trữ và phỏng vấn đủ nhân chứng, nếu có thông tin dẫn đến nhận định khu vực đất đai đang tiến hành ĐT có khả năng bị ô nhiễm BMVN thì nhân viên ĐT phải tiến hành quan sát trực quan tại hiện trường nhằm tìm kiếm thêm bằng chứng (hố bom, mảnh BMVN, BMVN nguyên quả, tình trạng sử dụng đất) và xác định tại chỗ: Tọa độ các khu vực đã RPBM; vị trí mà người tham gia phỏng vấn cung cấp thông tin có liên quan đến việc đã phát hiện thấy bằng chứng tồn tại BMVN; tọa độ các khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN đã được đánh dấu, khoanh vùng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ và phỏng vấn. 2.3.1.5. Các thông tin được thu thập trong phạm vi khu đất cần ĐT và các khu vực đất đai xung quanh liền kề khu vực ĐT nhưng không nên vượt quá giới hạn phạm vi đất đai thuộc phạm vi quản lý hành chính cấp xã. 2.3.2. Các bước tối thiểu tiến hành ĐT 2.3.2.1. Xác định diện tích đất đai khu vực ĐT trên bản vẽ mặt bằng/bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, trên bản đồ địa chính tỷ lệ từ 1:200 đến 1:10 000. Đường bao quanh khu vực ĐT được xác định bởi tọa độ VN2000 hoặc WGS84 tại các điểm chuyển hướng. Xác định các khu vực đất đai lân cận khu vực ĐT trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã quản lý. 2.3.2.2. Xác định địa danh khu vực đất đai ĐT (địa danh được xác định đến cấp xã/thôn). 2 3.2.3. Xây dựng kế hoạch (phương án) ĐT trình duyệt, chuẩn bị phiếu ĐT, phiếu phỏng vấn nhân chứng, bản vẽ mặt bằng/bản đồ, các mẫu biểu tổng hợp, báo cáo, trang thiết bị, nhân lực phục vụ ĐT. 2.3.2.4. Tiến hành ĐT tại cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh và cấp huyện: Tổ ĐT đưa yêu cầu (có thể bằng mẫu phiếu yêu cầu hoặc công văn của tổ chức chịu trách nhiệm ĐT) để được cung cấp thông tin theo quy định tại 2.3.1.2. 2.3.2.5. Tiến hành ĐT tại Bộ Tư lệnh Công bình, VNMAC: Tổ ĐT đưa yêu cầu (có thể bằng mẫu phiếu yêu cầu hoặc công văn của tổ chức chịu trách nhiệm ĐT) để được cung cấp thông tin theo 2.3.1.2. 2.3.2.6. Tiến hành ĐT tại cấp xã: Tổ ĐT tiến hành phỏng vấn nhân chứng theo quy định tại 2.3.1.3. 2.3.2.7. Tiến hành quan sát trực quan tại hiện trường: - Nội dung công việc: Kiểm tra đánh dấu tọa độ trên thực địa khu vực ĐT, đánh dấu tọa độ trên thực địa và trên bản đồ các khu vực có thông tin dẫn đến kết luận ô nhiễm hay nghi ngờ ô nhiễm; kiểm tra tại các khu vực có thông tin về khả năng ô nhiễm nhằm tìm kiếm thêm bằng chứng trực quan, các bằng chứng (nếu có) được ghi nhận bằng hình ảnh; - Phương pháp: Quan sát, mô tả bằng biên bản ghi chép, chụp ảnh. 2.3.2.8. Tổng hợp thông tin từ phiếu cung cấp thông tin, phiếu phỏng vấn nhân chứng, kết quả quan sát trực quan tại hiện trường, tổ ĐT phân tích, đánh giá, tổng hợp kết quả lập báo cáo. Báo cáo kết quả ĐT gồm phần văn bản bằng lời và bản vẽ trong đó xác định phạm vi khu vực không ô nhiễm, phạm vi khu vực nghi ngờ ô nhiễm, diện tích từng khu vực và tổng diện tích các khu vực nghi ngờ ô nhiễm, trường hợp qua ĐT xác định được khu vực ô nhiễm BMVN thì ghi rõ và đánh dấu bằng màu sắc khác với khu vực nghi ngờ ô nhiễm. 2.3.3. Căn cứ xác định khu vực không ô nhiễm BMVN Đất đai đã được RPBM hoặc các khu vực hội đủ các yếu tố sau: - Không có bất cứ hoạt động quân sự nào trong khu vực trong quá khứ; - Không có các trận ném bom, bắn pháo trong khu vực; - Không phải là khu vực có bố trí kho vũ khí, trường bắn, bãi hủy, căn cứ quân sự, đồn bốt trước đây; - Không phát hiện có hố bom, BMVN, mảnh hoặc các bộ phận của BMVN trong khu vực; - Không có tai nạn BMVN trong khu vực; không có bằng chứng về sự tồn tại của BMVN từ bất kỳ nguồn nào; - Đất đã được sử dụng cho chăn thả gia súc, trồng trọt trong thời gian ít nhất 5 năm mà không phát hiện có bằng chứng về sự tồn tại của các loại BMVN; hoặc đất đai trong khu vực đã được sử dụng trong ít nhất 5 năm, có xây dựng các công trình giao thông, điện, nước, thủy lợi, nhà cửa mà không phát hiện có bằng chứng về sự tồn tại của các loại BMVN. 2.3.4. Căn cứ xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN - Đã từng xảy ra hoạt động quân sự và các cuộc xung đột vũ trang tại khu vực lân cận trong quá khứ; - Có các trận ném bom, bắn pháo trong khu vực; có dữ liệu lưu trữ và các báo cáo về sự tồn tại của BMVN trước đây; - Người dân đã nhìn thấy BMVN, hố bom, mảnh hoặc các bộ phận của BMVN; - Có thông tin về việc xảy ra các vụ nổ, vụ tai nạn đối với người và vật nuôi do BMVN trong khu vực lân cận; - Trong khu vực lân cận trước đây là kho vũ khí, trường bắn, bãi hủy, căn cứ quân sự, đồn bốt; - Có các loại BMVN đã được phát hiện trong quá trình RPBM do các lực lượng chức năng thực hiện trước đây tại khu vực lân cận. 2.3.5. Căn cứ xác định khu vực ô nhiễm BMVN 2.3.5.1. Khu vực có bằng chứng trực tiếp về sự hiện diện của BMVN (quan sát trực quan phát hiện có BMVN, mảnh hay bộ phận của BMVN, phễu nổ hay hố bom đạn). 2.3.5.2 Khu vực chưa được RPBM và có ít nhất hai trong các yếu tố sau: - Có hồ sơ đủ tin cậy xác định ô nhiễm BMVN từ các cuộc ĐT, KS trước đó; - Nằm trong khu vực căn cứ quân sự cũ, trận địa, đồn bốt, trường bắn, bãi hủy, kho vũ khí trước đây; - Đất đai đang không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào vì người dân nghi ngờ có BMVN; - Có tai nạn do BMVN cho người hoặc gia súc, hoặc có các vụ nổ do BMVN trong khoảng thời gian 10 năm tính đến thời điểm ĐT. 2.3.6. Hồ sơ kết quả công tác ĐT - Thuyết minh báo cáo kết quả ĐT, phân tích, đánh giá và bản vẽ mặt bằng/bản đồ trong đó xác định phạm vi khu vực không ô nhiễm, phạm vi khu vực nghi ngờ ô nhiễm, phạm vi khu vực ô nhiễm, diện tích từng khu vực và tổng diện tích các khu vực nghi ngờ ô nhiễm/khu vực ô nhiễm, trường hợp qua ĐT xác định được khu vực ô nhiễm BMVN thì ghi rõ và đánh dấu bằng màu sắc khác với khu vực nghi ngờ ô nhiễm; phạm vi từng khu vực được xác định bằng đường bao quanh có tọa độ tại các điểm chuyển hướng của đường bao; - Phiếu cung cấp thông tin của các cơ quan quân sự địa phương, Bộ Tư lệnh Công binh, VNMAC kèm theo hồ sơ sao lục (nếu có); - Các phiếu phỏng vấn nhân chứng; - Các bản ghi chép kết quả quan sát trực quan, ảnh chụp tại hiện trường của nhân viên tổ ĐT; - Thông tin chi tiết về nạn nhân bom mìn (nếu có). 2.4. Khảo sát 2.4.1. Yêu cầu về thông tin thu thập trong KS 2.4.1.1. Các thông tin tối thiểu cần thu thập được trong quá trình KS gồm: - Các thông tin về bằng chứng chứng minh sự hiện diện của BMVN (bằng chứng gồm các loại BMVN, mảnh hoặc bộ phận của các loại BMVN); - Các thông tin phục vụ cho việc lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán trong RPBM (mật độ tín hiệu, tổng diện tích phải thực hiện công tác dọn mặt bằng, cấp đất, thời tiết, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật) tại khu vực khẳng định ô nhiễm BMVN. 2.4.1.2. Thông tin thu thập trong quá trình KS phải trung thực, khách quan và phải được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ và báo cáo kết quả. 2.4.2. Yêu cầu về tài liệu - Quy trình KS được phê duyệt; - Hồ sơ báo cáo kết quả ĐT của tổ chức đã ĐT khu vực KS; - Bản vẽ mặt bằng khu vực KS được chia ô, đánh số thứ tự và xác định tọa độ tâm các ô; - Phương án kỹ thuật thi công KS đã được thẩm định và phê duyệt. 2.4.3. Nội dung của công tác KS 2.4.3.1. Định vị, đánh dấu khu vực và ô KS trên bản đồ và trên thực địa. 2.4.3.2. Quan sát trực quan tại hiện trường: Nhân viên KS quan sát trực quan bằng mắt thường nhằm tìm kiếm các bằng chứng chứng minh ô KS bị ô nhiễm BMVN. Nếu tìm thấy bằng chứng, ghi chép, đánh dấu vào ô KS, chụp ảnh bằng chứng và chuyển sang ô khác; nếu không quan sát thấy bằng chứng thì tiến hành tìm kiếm bằng chứng bằng máy dò tìm bom mìn. 2 4.3 3. Dò tìm bằng chứng bằng máy dò mìn: Sử dụng máy dò mìn tìm kiếm bằng chứng đến độ sâu 0,3 m cho đến khi tìm thấy bằng chứng hoặc cho đến khi hết toàn bộ diện tích ô KS. 2.4.3.4. Dò tìm bằng chứng bằng máy dò bom: Chỉ áp dụng khi dò tìm hết ô KS bằng máy dò mìn mà chưa tìm thấy bằng chứng. Sử dụng máy dò bom tìm kiếm tiếp đến độ sâu 3 m hoặc 5 m như khi tìm kiếm ở độ sâu 0,3 m; trong quá trình dò tìm, khi phát hiện tín hiệu thì đào xử lý ngay, nếu phát hiện bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp thì kết thúc KS, chuyển sang ô khác. 2.4.4. Phương pháp tiến hành KS 2.4.4.1. Thực hiện việc khảo sát, phản tích xác định các thông tin mật độ tín hiệu, cấp đất, diện tích thảm thực vật, tính chất thảm thực vật, tình hình khí hậu, thủy văn trong khu vực. 2.4.4.2. Tùy thuộc điều kiện địa hình, thực hiện việc định vị, chia ô KS, mỗi ô KS có kích thước tối đa (50 x 50) m, có xác định tọa độ tâm và đánh số thứ tự. 2.4.4.3. Quy định về ô liền kề: Là tất cả các ô có cạnh hoặc đỉnh chung với ô KS. 2.4.4.4. Quy định tên gọi và màu sắc đánh dấu các ô trên bản vẽ mặt bằng/bản đồ trong quá trình KS như sau: - Màu đỏ: “Ô nhiễm trực tiếp” - đối với các ô phát hiện được bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp; - Màu nâu: “Ô nhiễm gián tiếp” - là các ô liền kề với ô “ô nhiễm trực tiếp”; - Màu xanh lá cây: “Không ô nhiễm” - là các ô không tìm thấy bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp; - Màu vàng: “Không ô nhiễm gián tiếp” - là ô liền kề với ít nhất ba ô không ô nhiễm trực tiếp hoặc ô nhiễm gián tiếp; - Trường hợp ô đã được đánh dấu màu xanh lá cây hoặc màu vàng trước đó mà ô KS tiếp theo liền kề là ô màu đỏ thì được chuyển sang thành ô màu nâu theo nguyên tắc ô liền kề ô “ô nhiễm trực tiếp”; - Màu xám: “Không xác định” - là những ô vì bất cứ lý do nào đó mà không thể tiến hành KS toàn bộ diện tích. 2.4.5. Thứ tự KS - KS từng ô theo các nguyên tắc sau: KS ô thứ nhất nếu xác định là ô ô nhiễm trực tiếp (đánh dấu màu đỏ) thì tất cả các ô liền kề không phải tiến hành hoạt động KS và được coi là ô nhiễm gián tiếp, được đánh dấu màu nâu; - Nếu xác định là ô không ô nhiễm trực tiếp (đánh dấu màu xanh) thì tiếp tục KS các ô liền kề. Các ô có ít nhất ba ô liền kề là ô màu xanh thì được coi là “không ô nhiễm gián tiếp”, được đánh dấu màu vàng và được phép bỏ qua để chuyển sang KS ô kế tiếp. 2.4.6. Căn cứ xác định khu vực ô nhiễm BMVN 2.4.6.1. Căn cứ xác định các ô là ô nhiễm BMVN: - Là các ô có thu được bằng chứng trực tiếp hoặc bằng chứng gián tiếp về ô nhiễm BMVN trên thực địa (các ô được đánh dấu màu đỏ); - Là các ô liền kề với ô màu đỏ (các ô được đánh dấu màu nâu). 2.4.6.2. Căn cứ xác định một khu vực ô nhiễm BMVN: Là một khu vực bao gồm các ô ô nhiễm trực tiếp và ô nhiễm gián tiếp. Trường hợp giữa các khu vực đã xác định bị ô nhiễm hoặc sát cạnh một khu vực ô nhiễm có các ô không ô nhiễm (ô màu xanh hoặc màu vàng) mà số ô này không vượt quá 4 ô thì có thể ghép vào cùng khu vực ô nhiễm. 2.4.7. Căn cứ xác định khu vực không ô nhiễm BMVN 2.4.7.1. Căn cứ xác định ô không ô nhiễm BMVN: - Là những ô “không ô nhiễm trực tiếp” (ô được đánh dấu màu xanh); - Là những ô “không ô nhiễm gián tiếp” (ô được đánh dấu màu vàng). 2.4.7.2. Căn cứ xác định khu vực không ô nhiễm BMVN: Là một khu vực bao gồm các ô “không ô nhiễm trực tiếp” và “không ô nhiễm gián tiếp” liên tiếp. 2.4.7.3. Đối với các ô không xác định (màu xám), tùy theo vị trí nằm trong khu vực nào để ghép vào khu vực ô nhiễm hay không ô nhiễm theo nguyên tắc xác định bằng màu của các ô liền kề hay màu của các ô trong cả khu vực. 2.4.8. Yêu cầu về kết quả thu được sau KS Hồ sơ kết quả thu được sau KS phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Xác định được “khu vực ô nhiễm BMVN” và “khu vực không ô nhiễm BMVN”; - Xác định được diện tích của từng khu vực; - Vẽ được đường bao quanh các khu vực ô nhiễm với tọa độ GPS tại các điểm chuyển hướng; - Xác định được các thông tin: Mật độ tín hiệu, cấp đất, diện tích thảm thực vật phải phát dọn, tình hình khí hậu, thời tiết, thủy văn. 2.4.9. Hồ sơ kết quả KS Hồ sơ kết quả thu được sau KS phải bao gồm: - Nhật ký thi công KS: Ghi chép đầy đủ các thông tin hoạt động theo từng ô kể cả các ô được phép không KS; - Bản vẽ mặt bằng/bản đồ khu vực KS tỷ lệ 1:500 chia ô và tô màu theo kết quả KS; - Bản vẽ mặt bằng/bản đồ tỷ lệ 1:500 khoanh vùng, đánh dấu các khu vực ô nhiễm/không ô nhiễm BMVN sau phân tích đánh giá và tổng hợp kết quả; - Thuyết minh kết quả KS kèm theo ảnh chụp (nếu có); - Hồ sơ phương án kỹ thuật thi công và dự toán RPBM cho các CHA. 2.4.10. Khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN Đối với khu vực sau khi ĐT xác định là khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN và có đủ các căn cứ xác định khả năng có mìn hoặc khi đang tiến hành KS mà có bằng chứng về ô nhiễm mìn thì không hoặc dừng KS, tiến hành lập kế hoạch RPBM mà không tổ chức KS theo quy định tại 2.4 2.5. Rà phá bom mìn vật nổ 2.5.1. RPBM trên cạn khu vực bãi mìn 2.5.1.1. Dọn mặt bằng: - Chỉ được phép tiến hành dọn mặt bằng sau khi thiết lập hệ thống lối vào và các hành lang an toàn trong khu vực thi công. Chiều rộng tối thiểu của lối vào bãi mìn và hành lang an toàn không nhỏ hơn 2 m cho người đi bộ và 4 m cho phương tiện cơ giới; - Trước khi phát dọn bằng thủ công phải kiểm tra dây vướng nổ, bẫy mìn; - Phương pháp dọn mặt bằng: Thủ công hoặc cơ giới hoặc kết hợp cả thủ công và cơ giới hoặc thủ công kết hợp với đốt thảm thực vật bằng xăng dầu; - Chỉ được phép dọn mặt bằng đồng thời với việc RPBM; - Chiều cao gốc cây cỏ còn lại sau khi phát dọn không cao quá 0,05 m, cây có đường kính lớn hơn 0,1 m không phải chặt; - Khi dọn bằng thủ công kết hợp phun xăng dầu để đốt phải đảm bảo không để cháy lan ra ngoài khu vực dò tìm; - Khoảng cách tối thiểu giữa hai người trên cùng khu vực phát dọn không nhỏ hơn 15 m. 2.5.1.2. Dò tìm BMVN đến độ sâu 0,07 m; - Phương pháp: Dò tìm bằng thủ công - thuốn hoặc dò tìm bằng máy dò mìn; - Trong quá trình dò tìm khi phát hiện tín hiệu phải tiến hành xử lý xong mới dò tìm tiếp; - Khi dò tìm bằng thủ công độ sâu thuốn phải đạt được từ 0,07 m đến 0,1 m; - Khi xử lý tín hiệu, với các tín hiệu là BMVN không thu gom, vận chuyển đến khu vực hủy tập trung được thì đánh dấu bằng cờ dấu, cọc dấu chờ đến cuối ca làm việc để hủy tại chỗ; đối với các loại BMVN được phép thu gom, vận chuyển thì chuyển về nơi bảo quản tập trung để hủy theo đợt hoặc khi kết thúc công việc. Việc đánh dấu quy định tại Phụ lục D. - Khoảng cách giữa hai người trong cùng khu vực thi công không nhỏ hơn 15 m. 2.5.1.3. RPBM đến độ sâu 0,3 m: - Thực hiện sau khi đã rà phá đến độ sâu 0,07 m; - Phương pháp: Sử dụng máy dò mìn; - Mỗi dải dò có chiều rộng từ 1 m đến 1,5 m; - Dải dò sau phải trùm lên dải dò trước tối thiểu là 0,1 m; - Vệt dò sau phải trùm lên 1/3 của vệt dò trước; - Khoảng cách tối thiểu giữa các máy dò trên cùng một khu vực là 7 m; - Khi xử lý tín hiệu, với các tín hiệu là BMVN không thu gom, vận chuyển đến khu vực hủy tập trung được thì đánh dấu bằng cờ dấu, cọc dấu chờ đến cuối ca làm việc để hủy tại chỗ; đối với các loại BMVN được phép thu gom, vận chuyển thì chuyển về nơi bảo quản tập trung để hủy theo đợt hoặc khi kết thúc công việc; - Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, dùng máy dò mìn kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để bảo đảm sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên. 2.5.1.4. RPBM đến độ sâu 1 m hoặc 3 m hoặc 5 m: - Thực hiện sau khi đã RPBM ở độ sâu đến 0,3 m; - Phương pháp: Sử dụng máy dò bom; - Chiều rộng mỗi đường dò là 1 m; - Khoảng cách tối thiểu giữa các máy dò trên cùng một khu vực là 7 m; - Xử lý tín hiệu bằng phương pháp đào thủ công hoặc đào bằng máy hoặc đào bằng máy kết hợp đào thủ công; cứ sau mỗi lớp đào sâu 0,3 m phải dùng máy dò để kiểm tra và tính toán độ sâu đất còn lại trước khi thấy tín hiệu, khi gần tới vật gây tín hiệu phải đào thành từng lớp có độ dày nhỏ hơn 0,1 m, kết hợp máy dò và thuốn kiểm tra xung quanh vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ hẳn tín hiệu; - Xử lý tín hiệu là BMVN giống như xử lý tín hiệu là BMVN ở độ sâu 0,3 m; - Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, dùng máy dò bom kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý, nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý tiếp cho đến khi sạch hết tín hiệu; - Không tổ chức quá 2 người trong một kíp đào và xử lý tín hiệu. Khoảng cách tối thiểu giữa bộ phận đào xử lý tín hiệu tới các bộ phận khác không nhỏ hơn 25 m. 2.5.1.5. RPBM đến độ sâu 10 m: - Thực hiện sau khi đã rà phá xong đến độ sâu 5 m; - Phương pháp: sử dụng máy dò bom dò từ mặt đất tự nhiên đến độ sâu 10 m hoặc khoan lỗ đến độ sâu 5 m hoặc di dời toàn bộ đất đá từ mặt đất tự nhiên đến độ sâu 5 m; - Xử lý tín hiệu quy định tại 2.5.1.4. 2.5.1.6. Xử lý tín hiệu là BMVN: - Sau khi xác định được tín hiệu là BMVN, với các loại BMVN theo quy định tại 2.6.1 thì đánh dấu bằng cờ dấu, cọc dấu chờ đến cuối ca làm việc để hủy tại chỗ. Đối với các loại BMVN được phép thu gom, vận chuyển thì chuyển về nơi bảo quản tập trung chờ hủy theo đợt hoặc khi kết thúc công việc rà phá; - Phương pháp hủy tại chỗ: Sử dụng lượng nổ tập trung đặt phía trên vật cần hủy; gây nổ bằng kíp điện hoặc kíp thường dây cháy chậm nụ xòe; quá trình hủy nổ tại chỗ phải tuân thủ các quy định về tính toán lượng nổ tập trung, khoảng cách an toàn, chiều dài dây cháy chậm... căn cứ vào từng loại BMVN được quy định trong quy trình hủy nổ phù hợp với loại BMVN cần hủy. 2.5.2. RPBM trên cạn khu vực không phải là bãi mìn 2.5.2.1. Dọn mặt bằng: - Phương pháp: Dọn bằng thủ công hoặc cơ giới hoặc kết hợp cả thủ công và cơ giới hoặc thủ công kết hợp đốt bằng xăng dầu; - Chiều cao gốc cây cỏ còn lại sau khi phát dọn không cao quá 0,05 m, cây có đường kính lớn hơn 0,1 m không phải chặt; đối với công tác RPBM khu vực không sử dụng mặt bằng cho xây dựng các công trình thì chỉ cần phát dọn thảm thực vật để đảm bảo sử dụng máy dò thuận lợi mà không cần phải phát dọn hết cây cối; - Khi dọn bằng thủ công kết hợp phun xăng dầu để đốt phải đảm bảo không để cháy lan ra ngoài khu vực dò tìm; - Không để cây, cỏ đã phát nằm dày quá 0,05 m tính từ mặt đất tự nhiên làm ảnh hưởng đến việc sử dụng máy dò. 2.5.2.2. RPBM đến độ sâu 0,3 m: Tuân thủ theo quy định tại 2.5.1.3. 2.5.2.3. RPBM đến độ sâu 3 m hoặc 5 m: Tuân thủ theo quy định tại 2.5.1.4. 2.5.2.4. RPBM đến độ sâu 10 m: Tuân thủ theo quy định tại 2.5.1.5. 2.5.2.5. Xử lý tín hiệu là BMVN: Tuân thủ theo quy định tại 2.5.1.6. 2.5.3. RPBM dưới nước ở độ sâu nước không lớn hơn 25 m 2.5.3.1. Chuẩn bị mặt bằng: - Phải thực hiện việc thiết lập đầy đủ các khu vực (như khu vực tập kết, y tế, nghỉ ngơi, cầu tàu, bến đỗ...) và xác định các mốc dẫn xuất, mốc tham chiếu trên bờ. Trong trường hợp khu vực thi công xa bờ quá 7 000 m, phải thiết lập hệ thống trạm nổi phục vụ công tác hậu cần kỹ thuật đảm bảo an toàn với điều kiện thời tiết khu vực thi công; - Phải tiến hành việc định vị khu vực cần dò tìm bằng thiết bị định vị GPS/sử dụng khung dây, phao, neo đánh dấu khu vực dò tìm; - Hệ thống khung dây, phao neo định vị phải được thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh đảm bảo không bị sai lệch vị trí trong suốt quá trình thi công; - Tiến hành phát dọn mặt bằng các loại cỏ (sú, vẹt, cỏ lác, rong, bèo...) hoặc các loại cọc. Riêng các chướng ngại vật quá lớn không thể trục vớt, xử lý (dầm cầu, trụ cầu hỏng, tàu thuyền đắm...), phải đánh dấu để khi RPBM có chú ý đặc biệt trong việc sử dụng máy dò nhằm hạn chế tín hiệu nhiễu. 2.5.3.2. Dò tìm BMVN đến độ sâu 0,5 m tính từ đáy nước: - Phương pháp: Sử dụng máy dò bom dưới nước hoặc thiết bị từ kế; - Chiều rộng mỗi dải dò không quá 1 m, hướng đường dò nên trùng với hướng dòng chảy; - Quá trình dò tìm đầu dò của máy dò cách mặt đất đáy nước không quá 0,2 m; - Chỉ tiến hành RPBM dưới nước trong điều kiện lưu tốc dòng chảy không lớn hơn 1 m/s; cấp độ sóng, gió không vượt quá cấp 3 (cấp gió và cấp sóng theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg); - Đánh dấu tín hiệu bằng neo nối với phao nhựa có cắm cờ đỏ đánh dấu tín hiệu hoặc có thể dùng sào tre cắm để đánh dấu vị trí tín hiệu tùy theo độ sâu của nước. 2.5.3.3. Xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m tính từ đáy nước - Phương pháp: Dùng thợ lặn mang thiết bị lặn và các dụng cụ cầm tay (thuốn, xẻng...) lặn xuống vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu, tiến hành xăm tìm bằng thuốn, thận trọng đào tìm thành từng lớp đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu; - Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là BMVN thì dùng cáp nilon trục vớt lên thuyền hoặc đánh dấu; nếu là BMVN có thể thu gom, vận chuyển thì trục vớt đưa lên thuyền đưa về nơi quy định; nếu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hay vật nổ lạ, dùng phao, neo và cờ đỏ đánh dấu lại chờ xử lý hủy tại chỗ; - Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải sử dụng máy dò bom để kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý, nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý tiếp cho đến khi sạch tín hiệu. 2.5.3.4. RPBM ở độ sâu từ 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước: - Chỉ thực hiện sau khi đã tiến hành xong bước rà phá đến độ sâu 0,5 m tính từ đáy nước; - Phương pháp: sử dụng máy dò bom hoặc thiết bị từ kế; - Dải dò có chiều rộng không quá 1 m, hướng đường dò nên trùng với hướng dòng chảy; - Chỉ tiến hành RPBM dưới nước trong điều kiện lưu tốc dòng chảy không lớn hơn 1 m/s; cấp độ sóng, gió không vượt quá cấp 3 (cấp gió và cấp sóng theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg); - Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu từ 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước bằng neo nối với phao nhựa có cắm cờ đỏ; - Đào xử lý tín hiệu ở độ sâu từ lớn hơn 0,5 m đến 3 m hoặc 5 m tính từ đáy nước: Dùng thợ lặn mang theo các dụng cụ (thuốn, xẻng, vòi xói hoặc vòi hút bùn...) lặn xuống vị trí tâm tín hiệu, tiến hành xăm tìm bằng thuốn, dùng vòi xói hoặc hút bùn kết hợp đào thành từng lớp cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu; - Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Tuân thủ theo quy định tại 2.5.3.3; - Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải sử dụng máy dò bom để kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý, nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý tiếp cho đến khi sạch tín hiệu. 2.5.4. RPBM dưới nước ở độ sâu nước lớn hơn 25 m 2.5.4.1. Định vị các điểm mốc đánh dấu phạm vi thi công bằng thiết bị định vị GPS/khung dây, phao neo hoặc bằng bản đồ số (bản đồ hàng hải). 2.5.4.2. Dò tìm trên bề mặt đáy nước bằng thiết bị sona và từ bề mặt đáy nước đến độ sâu 1 m bằng từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 25 m đến 150 m: - Độ dài của mỗi đường dò căn cứ theo chiều dài của khu vực RPBM và khối lượng thi công trong ngày song không dài quá 5 000 m; bề rộng đường dò xác định tùy thuộc tính năng của sonar và từ kế; - Đường dò sau phải trùm lên 1/3 đường dò trước. 2.5.4.3. Định vị đánh dấu tín hiệu ở độ sâu nước lớn hơn 25 m bằng tọa độ trên bản đồ. 2.5.4.4. Xử lý tín hiệu nằm trên bề mặt đáy biển, độ sâu nước từ 25 m đến 150 m bằng thiết bị lặn không người lái (ROV). 2.5.4.5. Đào, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m, độ sâu nước từ 25 m đến 150 m bằng thiết bị lặn không người lái (ROV) và thuốc nổ. 2.5.5. Các yêu cầu thực hiện trong RPBM 2.5.5.1. Yêu cầu về kết quả thu được sau RPBM Các tổ chức RPBM phải bảo đảm đã áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về BMVN còn sót lại sau chiến tranh tại khu vực xác định, đến độ sâu nhất định theo phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt hoặc hợp đồng với chủ đầu tư/chủ sử dụng đất để đảm bảo khu vực đó an toàn đối với người sử dụng. 2.5.5.2. Yêu cầu về hồ sơ kết quả RPBM 2.5.5.2.1. Nhật ký thi công RPBM: Ghi chép đầy đủ các thông tin hoạt động của từng đơn vị/đội thi công. 2.5.5.2.2. Bản vẽ mặt bằng/bản đồ khu vực RPBM tỷ lệ 1:500 có đánh dấu diện tích RPBM từng ngày của từng đơn vị/đội và các thông tin liên quan đến BMVN tìm được (tọa độ, kiểu loại, độ sâu tìm thấy, phương thức tiêu hủy). 2.5.5.2.3. Báo cáo kết quả RPBM gồm các thông tin tối thiểu sau: Địa điểm, phạm vi, diện tích khu vực; số lượng, kiểu loại BMVN; đánh giá mức độ ô nhiễm, phân loại ô nhiễm theo số lượng và chủng loại BMVN tìm được. 2.5.5.2.4. Hồ sơ quản lý chất lượng trong suốt quá trình thi công theo quy định của Quy trình quản lý chất lượng hoạt động ĐT, KS, RPBM do Bộ Quốc phòng ban hành hoặc quy trình quản lý chất lượng được chấp thuận trong phương án kỹ thuật thi công được duyệt. 2.6. Tiêu hủy BMVN 2.6.1. Các loại BMVN phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện 2.6.1.1. Các loại bom đạn chùm được xác định là đã qua quá trình phóng, rải, bắn ném từ bom mẹ. 2.6.1.2. Các loại mìn chống người, mìn cháy, mìn khói được xác định là đã qua quá trình cài đặt, phóng, rải. 2.6.1.3. Các loại lựu đạn tay đã rút chốt an toàn, lựu đạn xoay M406 và các biến thể (đầu đạn súng M79), đạn tên lửa chống tăng, đầu đạn B40, B41 đã được bắn ra, các loại ngòi/đầu nổ rời. 2.6.2. Nguyên tắc thu gom, phân loại, vận chuyển về nơi tập trung và quản lý 2.6.2.1. Chỉ thực hiện với các loại BMVN không phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện. 2.6.2.2. Các nhân viên chuyên môn kỹ thuật khi thực hiện các công việc này phải được sự cho phép của người chỉ huy cao nhất tại hiện trường. 2.6.3. Thu gom, phân loại BMVN 2.6.3.1. Khi thu gom BMVN dò tìm được vào nơi cất giữ chờ hủy phải tổ chức phân loại và xếp riêng từng chủng loại vào các khu vực khác nhau. Đối với các loại BMVN có chứa chất cháy, chất hóa học phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản phù hợp với từng loại. 2.6.3.2. Số lượng các loại BMVN đã thu gom hoặc đã xử lý xong trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi và nhật ký thi công. BMVN dò tìm được trong ngày phải được đưa về vị trí tạm cất giữ. 2.6.3.3. Trường hợp BMVN phát hiện được trong quá trình KS, RPBM nhưng chưa thể đào/trục vớt ngay trong ngày thì phải cắm các loại biển báo và tổ chức canh gác. 2.6.4. Vận chuyển BMVN 2.6.4.1. Khi vận chuyển các loại BMVN phải tuân thủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa gây nổ, kích nổ đối với từng loại. BMVN phải được xếp vào các hòm gỗ có lớp cát lót ở bên dưới và xung quanh, lớp cát lót dày tối thiểu 0,2 m. Trường hợp vận chuyển các loại vật nổ có kích thước và trọng lượng tương đương hoặc lớn hơn bom MK81 trở lên có thể không cần dùng hòm gỗ nhưng phải sử dụng cát lót thùng xe, bao cát chèn xung quanh và chằng buộc cố định. 2.6.4.2. Phương tiện được sử dụng để vận chuyển BMVN phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và nếu là xe cơ giới phải còn trong thời hạn kiểm định, đáy thùng xe bằng gỗ/lát gỗ và xe được kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi thực hiện việc bốc xếp, vận chuyển. 2.6.5. Vị trí cất giữ, bảo quản BMVN 2.6.5.1. Nơi cất giữ, bảo quản các loại BMVN phải được bố trí ở nơi xa dân, xa vị trí đóng quân, xa các kho tàng và các công trình khác; phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với sóng xung kích và mảnh văng đến các công trình, khu dân cư xung quanh trong trường hợp vì một nguyên nhân nào đó các loại BMVN bị kích nổ (tính trên tổng đương lượng nổ của số BMVN hiện được cất giữ). Khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục A của QCVN 11:2018/BQP hoặc theo Phụ lục 6 của QCVN 01:2019/BCT. 2.6.5.2. Nơi cất giữ, bảo quản BMVN phải được tổ chức canh gác và bảo vệ thường xuyên. 2.6.6. Tiêu hủy BMVN 2.6.6.1. Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện đúng theo quy trình công nghệ và phương án tiêu hủy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xuất, nhập BMVN đi hủy phải có phiếu xuất, nhập và sổ ghi chép. 2.6.6.2. Trước khi tiến hành tiêu hủy BMVN phải phổ biến kế hoạch, huấn luyện bổ sung; thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan quân sự cấp huyện. 2.6.6.3. Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy phải tổng hợp kết quả báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan. 2.7. Nghiệm thu và bàn giao 2.7.1. Các nội dung nghiệm thu 2.7.1.1. Nghiệm thu ĐT, KS, RPBM gồm nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng theo giai đoạn (nếu có) và nghiệm thu khối lượng hoàn thành. 2.7.1.2. Nghiệm thu kỹ thuật: Được tiến hành trước khi nghiệm thu khối lượng theo giai đoạn hoặc nghiệm thu khối lượng hoàn thành: - Trách nhiệm nghiệm thu: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện việc nghiệm thu kỹ thuật; - Phương pháp nghiệm thu: Xác định phạm vi diện tích so với phương án thi công được duyệt; kiểm tra chất lượng với khối lượng diện tích kiểm tra tối thiểu là 1 % diện tích trên toàn bộ phạm vi của khu vực đã KS, RPBM; - Điều kiện đủ để nghiệm thu kỹ thuật: Không sót BMVN và tín hiệu có kích thước từ (37 x 60) mm trở lên. 2.7.1.3. Nghiệm thu khối lượng: Được tiến hành sau khi nghiệm thu kỹ thuật: - Trách nhiệm nghiệm thu: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện việc nghiệm thu khối lượng theo thực tế thi công; - Phương pháp nghiệm thu: Xác định phạm vi diện tích so với phương án thi công được duyệt; kiểm tra, tính toán khối lượng các bước thi công hoàn thành theo thực tế; - Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại hiện trường; kiểm tra các hồ sơ tài liệu theo danh mục; đối chiếu các kết quả kiểm tra với phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt, quy trình kỹ thuật; đánh giá chất lượng và kết luận; - Kiểm tra tại hiện trường gồm kiểm tra các cọc mốc đánh dấu khu vực, so sánh với bản vẽ hoàn công, kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện; - Kết luận: Chấp nhận nghiệm thu các hạng mục công việc đã xem xét; không chấp nhận nghiệm thu khi các hạng mục công việc thi công không đúng với phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt, hoặc không đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật được quy định. 2.7.2. Thành phần, nội dung bàn giao mặt bằng đã ĐT, KS, RPBM 2.7.2.1. Thành phần tham gia bàn giao mặt bằng: - Chủ đầu tư/chủ dự án; - Đại diện tổ chức RPBM (đơn vị trực tiếp thi công); - Đại diện nhà thầu tư vấn giám sát/QLCL; - Đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; - Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh; - Đại diện các bên liên quan khác do chủ đầu tư yêu cầu. 2.7.2.2. Bàn giao hồ sơ 2.7.2.2.1. Hồ sơ tổ chức RPBM bàn giao cho chủ đầu tư gồm: - Các hồ sơ quy định tại 2.3.6 đối với hoạt động ĐT; - Các hồ sơ quy định tại 2.4.9 đối với hoạt động KS; - Các hồ sơ quy định tại 2 5.5.2 đối với hoạt động RPBM; - Biên bản nghiệm thu khối lượng thi công ĐT/KS/RPBM; - Biên bản nghiệm thu kỹ thuật tại hiện trường; - Biên bản bàn giao mặt bằng ĐT/KS/RPBM; - Bản cam kết bảo đảm an toàn cho mặt bằng đã RPBM; - Biên bản xác nhận số BMVN dò tìm được để đưa đi hủy; - Kế hoạch tiêu hủy BMVN do cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Biên bản hủy BMVN dò tìm được; - Báo cáo kết quả quản lý thông tin đã được VNMAC xác nhận. 2.7.2.2.2. Hồ sơ tổ chức RPBM bàn giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh và VNMAC gồm: - Các hồ sơ quy định tại 2.3.6 đối với hoạt động ĐT; - Các hồ sơ quy định tại 2.4.9 đối với hoạt động KS; - Các hồ sơ quy định tại 2.5.5.2 đối với hoạt động RPBM; - Biên bản bàn giao mặt bằng đã ĐT/KS/RPBM; - Biên bản xác nhận số BMVN dò tìm được để đưa đi hủy; - Biên bản hủy BMVN dò tìm được. 2.7.2.3. Bàn giao tại thực địa: Căn cứ vào bản vẽ hoàn công, chủ đầu tư cùng tư vấn giám sát kiểm tra, tiếp nhận tại tất cả các điểm cột mốc đã được chôn và đánh dấu bằng tọa độ VN2000/WGS84 trên bản vẽ. Số lượng, quy cách các cột mốc tuân thủ quy trình kỹ thuật rà phá, phương án kỹ thuật thi công được duyệt và Quy chuẩn kỹ thuật này. 2.8. Hỗ trợ y tế trong ĐT, KS, RPBM 2.8.1. Độ tuổi tối thiểu của nhân viên tham gia hoạt động RPBM là 18 tuổi. 2.8.2. Nhân viên được tuyển dụng vào các hoạt động RPBM phải có sức khỏe đáp ứng điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. 2.8.3. Tất cả nhân viên làm việc trên công trường RPBM phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 1 đến 2 lần trong một năm do các cơ sở y tế cấp huyện và tương đương trở lên thực hiện. 2.8.4. Các tổ chức RPBM cần phải thiết lập và duy trì phương án ứng phó sự cố bom mìn tại công trường; phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để triển khai phương án ứng phó sự cố; phải xác định vị trí cơ sở y tế gần nhất có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị y tế phù hợp cho việc ứng phó sự cố. 2.8.5. Phải xây dựng và duy trì các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn bom mìn và nguy cơ gây sự cố sức khỏe. Đội ngũ nhân viên phải được học tập, luyện tập về kỹ năng thực hiện các kỹ thuật cấp cứu bước đầu và kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế cần thiết. Nội dung huấn luyện y tế quy định tại Phụ lục B. 2.8.6. Tổ chức RPBM phải xây dựng và duy trì: Các văn bản về quản lý, hỗ trợ y tế công trường (nhóm máu và những bệnh dị ứng của từng nhân viên); khả năng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế với đội ngũ nhân viên và trang thiết bị y tế phù hợp; chế độ bảo hiểm trong các trường hợp 2.8.7. Phải định kỳ kiểm tra quy trình ứng phó khẩn cấp và quy trình tải thương từ nơi xảy ra tai nạn đến một cơ sở y tế phù hợp. 2.8.8. Phải phổ biến cho tất cả các nhân viên về những mối nguy hại cho sức khỏe (côn trùng và những bệnh truyền nhiễm, bệnh phát sinh từ nước, động vật hoặc côn trùng có nọc độc có thể có trong khu vực...), nguy cơ nhiễm các chất độc trong khu vực (đi ô xin, hóa chất độc hại, chất phóng xạ...). 2.8.9. Trong trường hợp cần thiết, cung cấp thuốc, kháng sinh phòng ngừa bệnh tật, các phương tiện phòng hộ khác. Kịp thời tiêm chủng phòng ngừa bệnh tật (uốn ván, sốt vàng da, viêm gan...) theo tư vấn của các chuyên gia y tế, y tế địa phương hoặc quốc tế. 2.8.10. Phương án ứng phó sự cố bom mìn phải bao gồm các điều khoản quy định trách nhiệm đến từng cá nhân: - Trách nhiệm triển khai quy trình ứng phó khẩn cấp tại chỗ khi xảy ra sự cố (quy trình di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, quy trình di chuyển nạn nhân ra khỏi các trang thiết bị cơ khí RPBM…); - Trách nhiệm sơ cứu thương và chăm sóc y tế tại chỗ (gồm kỹ thuật hồi sinh tổng hợp; cầm máu tạm thời vết thương; băng vết thương; cố định tạm thời gãy xương; vận chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm); - Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên khoa và tiến hành phẫu thuật phù hợp, bao gồm: Chi tiết về tuyến đường di chuyển, phương tiện di chuyển; nhân lực chăm sóc y tế, điều trị cho nạn nhân trong quá trình di chuyển. 2.8.11. Phải luôn bảo đảm và duy trì trang thiết bị y tế, các loại thuốc men, cơ sở vật chất chăm sóc y tế tại chỗ; phương tiện cứu thương, chuẩn bị và duy trì thông tin liên lạc tại chỗ và trên đường vận chuyển, trừ những loại thuốc nằm trong danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định. Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu cho hoạt động hỗ trợ y tế trên công trường KS, RPBM quy định tại Phụ lục A. 2.8.12. Mỗi công trường RPBM phải có các nguồn lực có thể tiến hành; - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm; - Trong thời gian từ 3 phút đến 5 phút sau tai nạn bom mìn, phải tiến hành được việc sơ cứu ban đầu cho nạn nhân; - Phải vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cấp huyện trở lên gần nhất trong thời gian sớm nhất có thể. 2.8.13. Mỗi công trường RPBM phải có nhân viên y tế, có đủ trang bị cấp cứu y tế và phải huấn luyện cho đội ngũ nhân viên để có thể thực hiện các công việc sau: - Đưa nạn nhân và các trang thiết bị RPBM ra khỏi khu vực nguy hiểm một cách an toàn và kịp thời; - Kịp thời đánh giá được tình trạng thương tổn của nạn nhân và phân loại ưu tiên cấp cứu, vận chuyển; - Thực hiện các kỹ thuật cấp cứu bước đầu gồm: Kỹ thuật hồi sinh tổng hợp; phòng và chống sốc; các biện pháp cầm máu tạm thời; vệ sinh và băng vết thương; cố định tạm thời gãy xương; vận chuyển nạn nhân theo đúng chỉ định. 2.9. Thiết chế hiện trường KS, RPBM 2.9.1. Hiện trường khu vực tiến hành KS/RPBM phải được thiết lập đủ các thiết chế, khu vực chức năng phù hợp với điều kiện địa hình và đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, an ninh, vệ sinh và bảo vệ môi trường. 2.9.2. Trạm cảnh giới 2.9.2.1. Là vị trí bắt đầu giới hạn việc đi lại của người, phương tiện, gia súc xâm nhập vào khu vực thi công từ các hướng. 2.9.2.2. Trạm cảnh giới phải được đánh dấu bằng các biển báo, hàng rào hoặc bố trí nhân viên canh gác, được treo bảng thông tin công khai về dự án và bảo đảm khả năng quan sát, thông tin, báo động. 2.9.3. Lối vào, hành lang an toàn, làn ranh giới 2.9.3.1. Là những tuyến đã được làm sạch BMVN, được đánh dấu bằng công cụ đánh dấu và biển báo chỉ dẫn dùng cho người, phương tiện cơ động an toàn xung quanh và trong khu vực thi công hoặc để xác định ranh giới khu vực thi công. 2.9.3.2. Kích thước bề rộng tối thiểu: Dành cho người là 2 m, dành cho phương tiện cơ giới là 4 m. 2.9.4. Khu vực tập kết - Khu vực có bố trí vị trí chỉ huy, đón tiếp khách tham quan, bãi đỗ xe, khu vực tạm nghỉ, công trình vệ sinh, là vị trí bắt đầu giao nhiệm vụ và nhận xét kết thúc nhiệm vụ trong ngày; - Phải có đủ các bảng biểu, hồ sơ hiện trường (sơ đồ khu vực thi công, nội quy công trường, theo dõi tiến độ, danh bạ thông tin liên lạc khẩn cấp…); - Phải có đủ phương tiện thông tin liên lạc, hệ thống máy tính, tài liệu hiện trường...; - Phải có lối vào an toàn, vị trí đỗ xe, quay đầu xe phù hợp với mạng lưới giao thông trong khu vực; - Diện tích khu vực tập kết được xác định tùy theo quy mô công trường. 2.9.5. Khu vực thử máy 2.9.5.1. Là khu vực có các hố thử với các chiều sâu và vật mẫu từ tính khác nhau nhằm kiểm tra tính năng và điều chỉnh khả năng làm việc của các loại máy dò kim loại sử dụng trên hiện trường. 2.9.5.2. Khu vực thử máy cần có hố thử không có mẫu tín hiệu và hố thử có mẫu tín hiệu. 2.9.5.2.1. Hố thử không có mẫu tín hiệu: - Kích thước hố thử (Dài x Rộng x Sâu) là (2 x 2 x 1) m; - Hố thử không có vật chứa kim loại hay đất đá nhiễm từ; - Được đổ đầy đất hiện trường hoặc cát sạch; - Xung quanh hố thử phải được dọn sạch các vật có chứa kim loại đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thử máy; - Yêu cầu đạt được khi thử: Với máy dò mìn ở độ nhạy cao nhất máy không báo có tín hiệu; đối với máy dò bom ở độ nhạy 4 máy không báo có tín hiệu. 2.9.5.2.2. Hố thử có mẫu tín hiệu: - Kích thước hố thử (Dài x Rộng x Sâu) là (2 x 2 x 1) m; - Trong bãi thử và xung quanh bãi thử đã được dọn sạch các vật có chứa kim loại đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thử máy trước khi đặt mẫu thử và đổ đầy cát sạch; - Mẫu thử: Đối với máy dò mìn, sử dụng mẫu thử tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc vật kim loại kích thước (37 x 60) mm chôn ở độ sâu 0,3 m; đối với máy dò bom, sử dụng vật bằng sắt/thép/gang (có từ tính) kích thước (Dài x Rộng x Cao) là (100 x 100 x 500) mm chôn ở độ sâu 1 m; - Yêu cầu đạt được khi thử: Với máy dò mìn ở độ nhạy cao nhất, với máy dò bom ở độ nhạy 4 máy báo có tín hiệu. 2.9.6. Kho thuốc nổ, hỏa cụ Nơi cất giữ thuốc nổ và các loại hóa cụ (kíp, dây cháy chậm) phải có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh, an toàn tin cậy và tuân thủ các quy định về kho thuốc nổ, hỏa cụ theo QCVN 01:2019/BCT hoặc QCVN 11:2018/BQP. 2.9.7. Vị trí bảo quản tạm thời BMVN thu gom trong thi công Vị trí bảo quản tạm thời BMVN thu gom trong thi công tuân thủ quy định tại 2.6.5. 3. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN 3.1. Yêu cầu chung 3.1.1. Mọi hạng mục công việc trong hoạt động ĐT, KS, RPBM đều phải triệt để tuân thủ các quy định, quy tắc an toàn được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch thi công đã được duyệt; các bước triển khai phải được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất theo đúng trình tự, đúng quy trình. Trong quá trình tổ chức thi công, nghiêm cấm tự động thay đổi quy trình kỹ thuật. Khi cần phải thay đổi một số bước trong quy trình đã được duyệt thì phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền bằng văn bản. 3.1.2. Khi chưa có đầy đủ các hồ sơ (tài liệu) phương án kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không được phép thi công. 3.1.3. Trong quá trình thi công phải thực hiện đúng theo phương án kỹ thuật thi công. Tuyệt đối không làm ẩu, làm tắt các bước trong quá trình ĐT, KS, RPBM đã được thông qua. 3.1.4. Sau mỗi đợt mưa bão, gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liền phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là những nơi nguy hiểm có khả năng xảy ra tai nạn. 3.1.5. Phải cung cấp đầy đủ nước uống bảo đảm yêu cầu vệ sinh và các nhu yếu phẩm cần thiết khác cho những người làm việc trên công trường. 3.1.6. Trong quá trình thi công, chỉ huy công trường phải chỉ đạo thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ, công nhân viên, giảm nhẹ các khâu lao động thủ công nặng nhọc; ngăn ngừa, hạn chế các yếu tố độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp. 3.1.7. Không lâm nhiệm vụ KS, RPBM trong điều kiện thời tiết mưa, bão, sấm sét, trời tối và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Các trường hợp cần thi công trong điều kiện trên phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 3.2. An toàn cho người 3.2.1. Chỉ huy các tổ chức thi công RPBM, chỉ huy công trường, đội trưởng, nhân viên phụ trách về an toàn phải được quán triệt, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy tắc, quy định về công tác an toàn. 3.2.2. Đội trưởng, tổ trưởng thi công, nhân viên phụ trách an toàn lao động phải thực hiện việc đánh giá an toàn khu vực thi công và báo cáo với chỉ huy hiện trường hoặc giám sát viên; phải kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện đúng trách nhiệm và đầy đủ các quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động. 3.2.3. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật RPBM phải đáp ứng đầy đủ các quy định về sức khỏe, phải được huấn luyện và có chứng chỉ (thẻ) vệ sinh an toàn lao động, được trang bị các trang thiết bị bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc. Việc huấn luyện, cấp thẻ vệ sinh, an toàn lao động cho các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BQP. 3.2.4. Nhân viên kỹ thuật xử lý BMVN dưới nước phải thành thạo bơi lặn có chứng chỉ đào tạo thợ lặn, được bảo đảm đầy đủ các quy định về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe. 3.2.5. Chỉ nhân viên chuyên môn kỹ thuật biết bơi mới được làm việc trên sông nước và phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân và các dụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng quy định. 3.2.6. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm việc ở nơi có độ cao, độ dốc nguy hiểm phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo đảm an toàn. 3.2.7. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm việc trên công trường phải sử dụng đúng chức năng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được cấp. 3.2.8. Nhân viên làm việc trong những điều kiện chịu ảnh hưởng của các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải được bồi dưỡng tại chỗ bằng hiện vật theo đúng chế độ hiện hành. 3.2.9. Người làm nhiệm vụ RPBM không được mang trên người các vật nhiễm từ như điện thoại, đồng hồ, chìa khóa... 3.2.10. Cấm hút thuốc hoặc mang các đồ dùng có nguy cơ gây cháy nổ (diêm, bật lửa, điện thoại di động), uống các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, chất có cồn trong khi đang làm nhiệm vụ. 3.2.11. Người làm nhiệm vụ dò tìm chỉ đi lại trong khu vực đã được phân công, không tùy tiện đi lại tự do trong khu vực thi công. 3.2.12. Tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM phải chuẩn bị đầy đủ trang bị, thuốc men, con người, phương tiện sẵn sàng cho công tác cấp cứu khi sự cố xảy ra. 3.3. An toàn trang thiết bị 3.3.1. Mọi trang thiết bị, phương tiện vận tải phải được kiểm định đạt các yêu cầu kỹ thuật và còn thời hạn sử dụng. 3.3.2. Các phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân phải đáp ứng quy định về an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phù hợp với điều kiện làm việc. 3.3.4. Các trang thiết bị lặn phải đạt yêu cầu về an toàn kỹ thuật lặn. 3.3.5. Các trang thiết bị xử lý, thiết bị nâng chuyển, trục vớt, trang bị bảo hộ lao động, vật tư phải đúng, đủ theo biên chế và trong thời hạn kiểm định. 3.3.6. Trước mỗi ca làm việc, các loại trang thiết bị phải được kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật đạt yêu cầu và ghi chép thành hồ sơ trước khi đưa vào sử dụng. 3.4. An toàn trong chuẩn bị mặt bằng thi công RPBM 3.4.1. Xung quanh khu vực thi công RPBM phải có biển báo và bố trí các trạm cảnh giới không cho người, súc vật, phương tiện không có nhiệm vụ vào công trường. 3.4.2. Lán trại và các công trình phụ trợ trong khu vực thi công RPBM phải được bố trí, sắp xếp phù hợp, khoa học. 3.4.3. Tàu thuyền làm nhiệm vụ dò tìm chỉ được đi lại trong khu vực dò theo đúng các vị trí đã được phân công. 3.4.4. Khi RPBM trên sông, luồng lạch phải thông báo kế hoạch thi công và hợp đồng với Cảng vụ/Cảnh sát giao thông đường thủy để điều tiết tàu thuyền. 3.5. An toàn trong RPBM 3.5.1. An toàn trong phát quang dọn mặt bằng 3.5.1.1. Khi phát quang dọn mặt bằng bằng thủ công khu vực bãi mìn thì khoảng cách giữa hai người gần nhất tối thiểu là 15 m. 3.5.1.2. Khi dọn mặt bằng bằng thủ công kết hợp với đốt bằng xăng, dầu phải có biện pháp đảm bảo không cho cháy lan, phải tổ chức cảnh giới chặt chẽ, mọi người phải ở vị trí ẩn nấp. Sau khi đốt ít nhất 12 h mới được vào khu vực để triển khai các công việc tiếp theo. 3.5.1.3. Khi dọn mặt bằng bằng thủ công kết hợp với thuốc nổ phải đảm bảo cự ly an toàn cho người, trang thiết bị và công trình xung quanh. 3.5.1.4. Khi chuẩn bị mặt bằng dưới nước phải có đủ các trang thiết bị an toàn, kiểm tra độ sâu nước, tốc độ dòng chảy, thủy triều trong ngày và các yếu tố khác để không ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ. 3.5.2. An toàn trong KS, RPBM 3.5.2.1. Trước mỗi ca làm việc, các nhân viên phải làm công tác kiểm tra lại số lượng, tình trạng kỹ thuật của tất các loại trang thiết bị bảo đảm đạt yêu cầu và ở tình trạng kỹ thuật tốt. 3.5.2.2. Mỗi ca làm việc liên tục tổng cộng không quá là 6 h, một người sử dụng máy dò bom mìn không được làm việc 2 ca liên tục trong một ngày; nhân viên phải được bố trí nghỉ ngơi giữa giờ. 3.5.2.3. Phải phát quang dọn mặt bằng sạch sẽ mới được tiến hành dò tìm. 3.5.2.4. Nhân viên sử dụng máy trong quá trình dò tìm phải giữ đúng khoảng cách an toàn theo quy định. 3.5.3. An toàn trong đào đất, xử lý tín hiệu. 3.5.3.1. Người đào kiểm tra xử lý tín hiệu phải thực hiện theo các bước trong quy trình đã được phê duyệt. 3.5.3.2. Khi đào xử lý tín hiệu ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở, phải có biện pháp đề phòng và kịp thời cấp cứu khi xảy ra tai nạn. 3.5.3.3. Phải mang đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân. 3.5.3.4. Các dụng cụ cầm tay phải bảo đảm chắc chắn. 3.5.3.5. Đất đào dưới đáy hố phải đổ vào vị trí cách miệng hố đào ít nhất 0,5 m. Đất đổ lên miệng hố đào phải có độ dốc để không sạt lở. 3.5.3.6. Khi đào đất ở sườn dốc phải có biện pháp chống đất, đá lăn bất ngờ. 3.5.3.7. Đào hố sâu hơn 2 m phải bố trí ít nhất hai người cùng làm việc, nhưng phải đứng xa nhau để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ. 3.5.3.8. Không bố trí người làm việc trên miệng hố đào sâu trong khi đang có người làm việc ở bên dưới hố đào mà đất, đá có thể rơi, lở xuống người ở dưới. 3.5.3.9. Không ngồi nghỉ ở cạnh hố đào hoặc thành đất đắp. 3.5.3.10. Các vị trí tìm thấy BMVN phải được cắm cờ (hoặc biển báo) và chỉ có người làm nhiệm vụ xử lý mới được vào khi được chỉ huy công trường giao nhiệm vụ. 3.5.3.11. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai nhân viên xử lý phải nằm ngoài bán kính sát thương lớn nhất của loại mìn hoặc bom đạn chùm có trong khu vực và không nhỏ hơn 15 m. 3.5.3.12. Khi tiến hành xử lý tín hiệu chỉ được phép một người thực hiện, nếu phát hiện thấy loại BMVN lạ thì phải giữ nguyên hiện trường, kịp thời báo cáo người chỉ huy trực tiếp biết để tìm biện pháp xử lý. 3.5.3.13. Trường hợp phát hiện được BMVN nhưng chưa thể đào và xử lý ngay trong ngày thì phải cắm cờ, các loại biển báo theo quy định và tổ chức canh gác cho đến khi nào xử lý xong. 3.5.4. An toàn trong công tác thu gom và vận chuyển BMVN. 3.5.4.1. Việc vận chuyển BMVN phải tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm 3.5.4.2. Khi vận chuyển BMVN tùy thuộc vào loại phương tiện vận chuyển phải thực hiện nghiêm pháp luật về an toàn giao thông. 3.5.4.3. Trước khi bốc xếp vận chuyển phải xem xét kỹ chủng loại, khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn. 3.5.4.4. Việc vận chuyển BMVN phải sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp với quy định hiện hành. Thùng xe vận chuyển phải được lót một lớp cát dày trên 0,2 m và phải xếp các bao cát ở phần thùng tiếp giáp ca bin xe. Trên xe có tối đa 3 người gồm: Lái chính, cán bộ áp tải và lái phụ (khi cần). 3.5.4.5. Khi xếp BMVN trên phương tiện vận chuyển và mang đi tiêu hủy phải đặt nằm ngang với hướng xe chạy, được chèn buộc chắc chắn, tránh để xê dịch trong quá trình vận chuyển. Không được xếp quá 2/3 tải trọng của phương tiện vận chuyển. Không được chở BMVN cùng với xăng, dầu và nhiên liệu khác dễ cháy nổ. 3.5.4.6. Tuyến đường vận chuyển từ nơi cất giữ đến bãi hủy trong kế hoạch hủy cần chọn tuyến đường không được đi qua thành phố, nơi tập trung đông người. Nếu bắt buộc phải đi qua thì đi vào ban đêm, lúc vắng người và không được phép dừng, đỗ. 3.5.5. An toàn trong trục vớt BMVN 3.5.5.1. Khi trục vớt, với các loại bom phải dùng thiết bị trục vớt chuyên dụng. Với các loại vật nổ khác (nhỏ, nhẹ) dùng túi vải/lưới và dây ni lông để kéo lên thuyền. 3.5.5.2. Định vị, chèn chặt vật nổ trong thùng chứa trên thuyền tránh va chạm trong quá trình di chuyển. 3.5.6. An toàn trong tiêu hủy BMVN 3.5.6.1. Phải có kế hoạch tiêu hủy BMVN được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3.5.6.2. Tùy từng loại BMVN mà chọn phương pháp tiêu hủy phù hợp. Các phương pháp tiêu phải tuân thủ theo các quy trình công nghệ hiện hành. 3.5.6.3. Khi tổ chức tiêu hủy phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc an toàn, quy trình về tiêu hủy BMVN đã được ban hành. 3.5.6.4. Bãi hủy phải có vị trí chỉ huy, ẩn nấp, các trạm cảnh giới ở các vị trí cần thiết. 3.5.6.5. Việc hủy BMVN tại chỗ chỉ được thực hiện vào cuối ca mỗi buổi làm việc. 3.5.6.6. Sau khi kết thúc mỗi đợt hủy phải tổ chức kiểm tra an toàn toàn bộ khu vực bãi hủy trước khi rút quân. 3.5.7. Trách nhiệm bảo đảm an toàn 3.5.7.1. Chỉ huy trưởng công trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên, trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện thi công tại hiện trường. Trường hợp ít đội thi công và không thành lập ban chỉ huy công trường thì đội trường là người chịu trách nhiệm. 3.5.7.2. Người chỉ huy phải luôn có mặt tại hiện trường, phải kiểm tra, phê duyệt đánh giá an toàn của công trường/đội rồi mới phát lệnh thi công; phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra và chấn chỉnh việc chấp hành đúng phương án thi công, đúng quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn bảo đảm không bỏ sót BMVN; không để xảy ra mất an toàn. 3.5.7.3. Người chỉ huy công trường phải nắm chắc phương án ứng phó sự cố, tai nạn; phổ biến, tổ chức thực hành (diễn tập) các biện pháp xử lý tình huống cho toàn công trường/đội. 3.5.7.4. Chỉ huy công trường phải phân công người phụ trách giám sát về an toàn lao động. 3.5.7.5. Tổ chức/đơn vị, chỉ huy công trường thi công ĐT, KS, RPBM phải trực tiếp kiểm tra việc cung cấp các loại vật tư, vật liệu nổ, phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chế độ quy định. 3.5.7.6. Trách nhiệm về thực hiện các yêu cầu an toàn khi sử dụng máy móc, trang thiết bị (dụng cụ, thiết bị thi công) kể cả các phương tiện bảo vệ tập thể và bảo vệ cá nhân cho những người làm việc quy định như sau: - Tình trạng kỹ thuật của máy móc, trang thiết bị thuộc trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý trang thiết bị; - Việc tuân theo các yêu cầu về bảo hộ lao động khi thi công hoạt động RPBM thuộc trách nhiệm của đơn vị tiến hành thi công. 3.5.7.7. Các tổ chức, cá nhân khác khi có các hoạt động trong cùng khu vực thi công thì chỉ huy công trường phải phổ biến nội quy an toàn và phân công người hướng dẫn. 3.5.7.8. Tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM phải có sổ nhật ký an toàn lao động, ghi chép tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý (nếu có) và sổ đăng ký, theo dõi khách tham quan trong quá trình thi công. 3.6. An toàn và bảo vệ môi trường 3.6.1. Mọi dự án, hạng mục, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM đều phải đánh giá tác động môi trường, các phương án khắc phục và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 3.6.2. Các tổ chức/đơn vị hoạt động ĐT, KS, RPBM phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã được quy định trong phương án kỹ thuật thi công và chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của chính quyền, cơ quan bảo vệ môi trường và cộng đồng tại địa bàn hoạt động. 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1. Yêu cầu về năng lực của một tổ chức hoạt động ĐT, KS, RPBM 4.1.1. Yêu cầu về nhân lực 4.1.1.1. Có đủ các cơ cấu của một bộ máy chỉ huy, lãnh đạo gồm ban chỉ huy/ban giám đốc, các phòng/ban chức năng kế hoạch, dự toán, thông tin dữ liệu, kỹ thuật, giám sát, tài chính. 4.1.1.2. Có đủ nhân viên chuyên môn kỹ thuật được huấn luyện, đào tạo đáp ứng các yêu cầu chuyên môn cho các chức danh quy định tại 4.1.2 và 4.1.3. 4.1.1.3. Theo điều kiện thi công và khối lượng công việc, các tổ chức RPBM có thể tổ chức các đội thi công với số lượng nhân sự, trang bị phù hợp và được phê duyệt trong phương án kỹ thuật thi công. 4.1.2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn các chức danh 4.1.2.1. Đối với bộ máy lãnh đạo chỉ huy và nhân viên của các phòng/ban (trừ tài chính) phải có chứng chỉ nhân viên chuyên môn kỹ thuật hoặc chứng chỉ đội trưởng theo quy định tại Thông tư số 195/2019/TT-BQP. 4.1.2.2. Đối với đội trưởng, kỹ thuật viên, giám sát viên ĐT, KS, RPBM: Yêu cầu trình độ chuyên môn theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 195/2019/TT-BQP . 4.1.3. Yêu cầu về nhân lực của một tổ chức/đơn vị thực hiện ĐT, KS, RPBM 4.1.3.1. Nhân lực phải có đối với một tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM trên cạn quy định tại Bảng 1. Bảng 1 - Số lượng và thành phần nhân lực tối thiểu phải có đối với tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM trên cạn Nhân sự Số lượng (người) Đội trưởng, đội phó có chứng chỉ đào tạo 2 Cán bộ QLCL có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên cấp 1 có chứng chỉ đào tạo 8 Kỹ thuật viên cấp 2 có chứng chỉ đào tạo 2 Kỹ thuật viên cấp 3 có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên cấp 4 - Nhân viên y tế có chứng chỉ đào tạo 1 Nhân viên quản lý thông tin (kiêm nhiệm) 1 Nhân sự khác (hậu cần, lái xe, vật tư...) - Tổng số: Không ít hơn 18 4.1.3.2. Nhân lực phải có đối với một tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM dưới nước (độ sâu nước không lớn hơn 25 m) quy định tại Bảng 2. Bảng 2 - Số lượng và thành phần nhân lực tối thiểu phải có đối với một tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM dưới nước (độ sâu nước không lớn hơn 25 m) Nhân sự Số lượng (người) Đội trưởng, đội phó có chứng chỉ đào tạo 2 Cán bộ QLCL có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên cấp 1 có chứng chỉ đào tạo 10 Kỹ thuật viên cấp 2 có chứng chỉ đào tạo 2 Kỹ thuật viên cấp 3 có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên cấp 4 - Nhân viên y tế có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên - thợ lặn có chứng chỉ đào tạo 2 Nhân viên quản lý thông tin (kiêm nhiệm) 1 Nhân sự khác - Tổng số: Không ít hơn 23 4.1.3.3. Nhân lực phải có đối với một tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM dưới nước (độ sâu nước lớn hơn 25 m) quy định tại Bảng 3. Bảng 3 - Số lượng và thành phần nhân lực tối thiểu phải có đối với một tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM dưới nước (độ sâu nước lớn hơn 25 m) Nhân sự Số lượng (người) Đội trưởng, đội phó có chứng chỉ đào tạo 2 Cán bộ QLCL có chứng chỉ đào tạo 2 Kỹ thuật viên cấp 1 có chứng chỉ đào tạo 15 Kỹ thuật viên cấp 2 có chứng chỉ đào tạo 2 Kỹ thuật viên cấp 3 có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên cấp 4 - Nhân viên y tế có chứng chỉ đào tạo 1 Kỹ thuật viên - thợ lặn có chứng chỉ đào tạo 4 Nhân viên quản lý thông tin (kiêm nhiệm) 1 Nhân sự khác - Tổng số: Không ít hơn 30 4.1.4. Yêu cầu về trang thiết bị RPBM và phương tiện bảo đảm 4.1.4.1. Các tổ chức RPBM phải có đầy đủ các loại máy, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu và bảo hộ lao động theo quy định. 4.1.4.2. Trang thiết bị khối cơ quan/văn phòng: Có đủ trang thiết bị phục vụ công tác lập kế hoạch, phương án dự toán thi công, thu thập phân tích lưu trữ báo cáo thông tin dữ liệu, quản lý hồ sơ. 4.1.4.3. Các loại máy, trang thiết bị kỹ thuật đối với RPBM trên cạn phải đáp ứng yêu cầu sau: Còn trong thời hạn sử dụng; bảo đảm các chỉ tiêu, tính năng kỹ chiến thuật theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được công bố, ban hành; các máy móc, trang thiết bị có yêu cầu về an toàn phải được kiểm định an toàn; các phương tiện đo, thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra kỹ thuật đo lường và còn trong thời hạn hiệu lực. Về số lượng phải đảm bảo tối thiểu theo quy định tại Bảng 4. Bảng 4 - Thiết bị KS, RPBM trên cạn của 1 tổ chức/đơn vị STT Loại máy, thiết bị Đơn vị tính Số lượng 1 Máy dò bom Chiếc 2 2 Máy dò mìn Chiếc 4 3 Thiết bị định vị - GPS Chiếc 2 4 Bộ dụng cụ làm tay cá nhân Bộ 10 5 Cọc, cờ, biển báo, dây Bộ Đủ 6 Dụng cụ và bộ đồ y tế Bộ 1 7 Trang bị bảo hộ cá nhân Bộ 10 4.1.4.4. Các loại máy, trang thiết bị kỹ thuật đối với RPBM dưới nước phải đảm bảo chất lượng: Còn trong thời hạn sử dụng; bảo đảm các chỉ tiêu, tính năng kỹ chiến thuật theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được công bố, ban hành; các máy móc, trang thiết bị có yêu cầu về an toàn phải được kiểm định an toàn; các phương tiện đo, thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra kỹ thuật đo lường và còn trong thời hạn hiệu lực. Về số lượng phải đảm bảo tối thiểu theo quy định tại Bảng 5 và Bảng 6. Bảng 5 - Thiết bị KS, RPBM dưới nước (độ sâu nước không lớn hơn 25 m) của 1 tổ chức/đơn vị STT Loại máy, thiết bị Đơn vị tính Số lượng 1 Máy dò bom dưới nước Chiếc 2 2 Máy dò mìn dưới nước Chiếc 1 3 Thiết bị lặn nặng/nhẹ Bộ 2 4 Thiết bị xói và hút bùn, cát Thiết bị 1 5 Thuyền cao su tiểu Chiếc 2 6 Thuyền cao su trung Chiếc 1 7 Thuyền composit/gỗ (đặt trạm lặn, máy xói và hút bùn, cát) Chiếc 1 8 Bộ dụng cụ làm tay Bộ 4 9 Trang thiết bị trục vớt bom đạn Bộ 1 10 Dụng cụ và bộ đồ y tế Bộ 1 11 Trang bị bảo hộ, áo phao Bộ 20 12 Thiết bị định vị - GPS Chiếc 2 13 Bộ phao, neo định vị Bộ 1 Bảng 6 - Thiết bị KS, RPBM dưới nước (độ sâu nước lớn hơn 25 m) của 1 tổ chức/đơn vị STT Loại máy, thiết bị Đơn vị tính Số lượng 1 Bộ thiết bị Sona và Từ kế được kết nối đồng bộ Thiết bị 1 2 Hệ thống định vị toàn cầu vi sai (DGPS) Hệ thống 1 3 Thiết bị định vị thủy âm Thiết bị 1 4 Máy dò bom dưới nước Chiếc Từ 2 đến 3 5 Máy dò mìn dưới nước Chiếc 2 6 Trạm lặn Trạm 1 7 Thiết bị lặn nhẹ Bộ 2 8 Thiết bị xói và hút bùn, cát Thiết bị 1 9 Thuyền cao su trung Chiếc 1 10 Bộ dụng cụ làm tay Bộ 4 11 Trang thiết bị trục vớt bom đạn Bộ 1 12 Dụng cụ và bộ đồ y tế Bộ 1 13 Trang bị bảo hộ, áo phao Bộ 20 14 Bộ phao neo, định vị Bộ 1 4.1.4.5. Các loại máy, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung đối với các loại hình RPBM trên cạn, dưới nước, dưới biển phải đảm bảo các yêu cầu sau: Còn trong thời hạn sử dụng, được kiểm định định kỳ; bảo đảm các chỉ tiêu, tính năng kỹ chiến thuật theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được công bố, ban hành; các máy móc, trang thiết bị có yêu cầu về an toàn phải được kiểm định an toàn; các phương tiện đo, thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra kỹ thuật đo lường và còn trong thời hạn hiệu lực. Về số lượng phải đảm bảo tối thiểu theo quy định tại Bảng 7. Bảng 7 - Thiết bị ĐT, KS, RPBM dùng chung STT Loại máy, thiết bị Đơn vị tính Số lượng 1 Xe ô tô/xuồng cứu thương Chiếc 1 2 Xe ô tô chở người trên 9 chỗ Chiếc 1 3 Máy điểm hỏa điện Chiếc 3 4 Máy đo kíp Chiếc 3 5 Máy đẩy thuyền từ 20 cv đến 50 cv Chiếc 1 6 Xe ô tô vận tải từ 1 000 kg Chiếc 1 7 Xe chuyên chở BMVN Chiếc 1 4.2. Quản lý chất lượng 4.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống QLCL 4.2.1.1. Mọi tổ chức RPBM phải thiết lập hệ thống QLCL nội bộ phù hợp với các yêu cầu về hệ thống QLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Việc QLCL trong ĐT, KS, RPBM phải đảm bảo được thực hiện ngay từ đầu và thường xuyên. 4.2.1.2. Các cán bộ, nhân viên làm công tác QLCL trong ĐT, KS, RPBM tối thiểu phải có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật viên ĐT, KS, RPBM cấp II và chứng chỉ đào tạo về QLCL trong ĐT, KS, RPBM. 4.2.1.3. Trang thiết bị chuyên ngành ĐT, KS, RPBM được sử dụng trong công tác KSCL phải có tính năng kỹ thuật và độ chính xác cao, phân cấp chất lượng cấp I, II và thời hạn kiểm định còn lại không dưới 1/2 chu kỳ kiểm định được quy định. 4.2.1.4. Các chuẩn mực đánh giá chất lượng ĐT, KS, RPBM (tiêu chuẩn, căn cứ, quy trình) phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và không thấp hơn các căn cứ được nêu ra trong Quy chuẩn kỹ thuật này. 4.2.2. Nội dung cơ bản của công tác QLCL trong ĐT, KS, RPBM Nội dung cơ bản phải bao gồm các hoạt động sau: 4.2.2.1. Thiết lập hệ thống QLCL, xác định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kế hoạch chất lượng; phân công trách nhiệm và thông báo, tổ chức học tập trong nội bộ. 4.2.2.2. Hoạt động thẩm định và công nhận (thẩm định năng lực, thẩm định thiết kế, thẩm định các kế hoạch, kiểm tra điều kiện thi công). 4.2.2.3. Hoạt động ĐBCL (tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm xây dựng độ tin cậy về chất lượng). 4.2.2.4. Giám sát chất lượng (theo dõi, kiểm tra, phát hiện và kịp thời khắc phục sai sót). 4.2.2.5. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. 4.2.2.6. Đánh giá chất lượng và cải tiến. 4.2.3. Các tiêu chuẩn, quy trình QLCL của tổ chức RPBM Các tiêu chuẩn, quy trình QLCL do các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn lựa chọn và đề xuất áp dụng trong ĐT, KS, RPBM phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: 4.2.3.1. Đáp ứng các yêu cầu, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, bao gồm cả vấn đề giới và đa dạng sắc tộc. 4.2.3.2. Đảm bảo sự quản lý, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chuyên môn giữa các bên liên quan. 4.2.3.3. Thiết lập được chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn. 4.2.3.4. Xác định rõ và phản ánh các quy trình tạo ra các loại sản phẩm, dịch vụ ĐT, KS, RPBM trong phạm vi của hệ thống QLCL và xác định các yêu cầu chất lượng (căn cứ đánh giá) đối với sản phẩm và dịch vụ đó. 4.2.3.5. Đảm bảo việc thu thập, xử lý các ý kiến phản hồi của các bên liên quan về kết quả công việc. 4.2.3.6. Xác định các yêu cầu giám sát, phương pháp và kết quả phân tích để đánh giá mức độ tuân thủ quy trình của sản phẩm và dịch vụ, cũng như mức độ hài lòng của các bên liên quan và hiệu suất của hệ thống QLCL. 4.2.3.7. Ngăn chặn hoặc giảm thiểu các sai sót, tăng cường hiệu suất công việc và khuyến khích các bên liên quan phản ánh về những sai sót, cũng như các cơ hội khắc phục tới ban quản lý; đánh giá và nắm bắt cơ hội cải tiến. 4.2.3.8. Đảm bảo mức độ tuân thủ ngang nhau đối với các quy trình kiểm soát nội bộ và bên ngoài. 4.2.3.9. Duy trì môi trường làm việc an toàn, không phân biệt đối xử, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thoải mái tại nơi làm việc. 4.2.3.10. Đảm bảo việc quản lý, truy cập, thu thập thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu lập kế hoạch. Đảm bảo tính minh bạch của thông tin QLCL. 4.2.3.11. Đảm bảo việc báo cáo và lưu trữ kết quả ĐT, KS, RPBM được thực hiện nghiêm chỉnh. 4.2.3.12. Định kỳ theo dõi và xem xét hiệu suất của hệ thống QLCL. 4.2.3.13. Các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn thành lập đội ngũ giám sát được đào tạo đầy đủ, được trang bị kiến thức chuyên môn về các hoạt động giám sát. 4.2.3.14. Nhân viên giám sát được đào tạo chuyên môn và có khả năng làm việc độc lập. 4.2.3.15. Các bên quan tâm có quyền tiếp cận với cơ quan giám sát. 4.2.3.16. Đảm bảo theo dõi dài hạn đối với việc sử dụng đất sau RPBM. 4.2.4. Thẩm định và công nhận 4.2.4.1. Nội dung thẩm định năng lực ĐT, KS, RPBM - Cơ cấu tổ chức, lực lượng nhân sự, trang bị, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật; - Kinh nghiệm hoạt động, năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý dự án; - Hệ thống QLCL nội bộ; - Công tác bảo đảm hậu cần, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị; - Tình hình hoạt động tài chính; - Hệ thống quản lý dữ liệu, khả năng khai thác, quản lý, chia sẻ thông tin theo tiêu chuẩn quốc gia; - Công tác đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch phát triển kỹ năng nhân viên phù hợp; - Công tác bảo đảm an toàn và chăm sóc y tế cho cán bộ và nhân viên; - Kinh nghiệm và khả năng phối hợp với các bên liên quan trong ĐT, KS, RPBM; - Chế độ, chính sách, bảo hiểm cho nhân viên RPBM và các bên liên quan. 4.2.4.2. Phương pháp thẩm định: Thẩm định trên hồ sơ và thẩm định trên thực tế. 4.2.4.3. Chuẩn mực đánh giá: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn. 4.2.5. Kiểm tra điều kiện thi công 4.2.5.1. Nội dung: Kiểm tra về lực lượng, trang bị, thiết chế hiện trường phù hợp với phương án kỹ thuật thi công, tiêu chuẩn, quy trình được phê duyệt. 4.2.5.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ hiện trường và kiểm tra thực tế. 4.2.5.3. Chuẩn mực đánh giá: Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình và phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt. 4.2.6. Yêu cầu về quản lý chất lượng trong ĐT, KS, RPBM 4.2.6.1. Phương án kỹ thuật thi công ĐT, KS, RPBM phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định sau: - Nhà thầu xây dựng phương án kỹ thuật thi công, dự toán trình thẩm định, phê duyệt trong đó xác định rõ các tiêu chuẩn, quy trình ĐT, KS, RPBM, quy trình QLCL được lựa chọn áp dụng; - Phương án kỹ thuật thi công ĐT, KS, RPBM và kế hoạch QLCL phải được chủ đầu tư/chủ dự án phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện. 4.2.6.2. Nhà thầu phải tổ chức việc QLCL nội bộ trước, trong và sau quá trình thực hiện ĐT, KS, RPBM theo quy định sau: - Nhà thầu phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý thông tin hiện trường; việc kiểm tra chất lượng thông tin hiện trường, dữ liệu ĐT, KS phải được tiến hành hàng ngày; các tồn tại sai sót phải được kịp thời khắc phục trong ngày; - Nhà thầu thi công phải thực hiện việc giám sát chất lượng nội bộ và phải thực hiện việc kiểm tra lại hàng ngày ít nhất 5 % diện tích đã KS, RPBM; - Chủ đầu tư/chủ dự án cử cán bộ QLCL hoặc tư vấn giám sát thực hiện việc giám sát ĐT, KS, RPBM theo phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà thầu thi công; - Nhà thầu phải thường xuyên cập nhật, đánh giá dữ liệu thu thập được từ kết quả thi công, lập báo cáo kết quả ĐT, KS, RPBM và bản đồ hoàn thành ĐT, KS, RPBM theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này; - Cơ quan giám sát chất lượng phải xác nhận kết quả và chất lượng ĐT, KS, RPBM, trong trường hợp cần thiết đề nghị chủ đầu tư/chủ dự án tổ chức kiểm tra, phúc tra để xác minh dữ liệu; - Nhà thầu thi công và cơ quan QLCL phải định kỳ tiến hành việc thu thập ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về tiến độ, chất lượng dự án; - Chủ đầu tư/chủ dự án, cơ quan QLCL và nhà thầu tổ chức kiểm tra nghiệm thu kết quả ĐT, KS, RPBM: diện tích kiểm tra không dưới 1 % tổng diện tích của nhà thầu đã thi công, trong đó có ít nhất 50% nằm ngoài diện tích đã được nhà thầu thi công kiểm tra hàng ngày theo quy định. 4.2.7. Giám sát độc lập - giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về RPBM - Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công binh và VNMAC có thể tổ chức kiểm tra giám sát công tác QLCL và tổ chức thi công của nhà thầu và chủ đầu tư theo định kỳ hoặc đột xuất; - Các đợt kiểm tra (định kỳ, đột xuất) phải được tiến hành đầy đủ và đúng trình tự. Nếu việc kiểm tra cho thấy có bất kỳ sự sai sót nào của nhà thầu thi công hoặc của chủ đầu tư thì yêu cầu tổ chức đó phải tiến hành khắc phục; mọi chi tiết được ghi trong báo cáo phát hiện sai sót và gửi đến cơ quan chủ quản hoặc cơ quan cấp trên của tổ chức vi phạm. Khi xác định được mức độ của sai sót, cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra sai sót và quyết định việc tiến hành khắc phục theo quy trình. Nếu sai sót nằm ở trang thiết bị thì sẽ yêu cầu thu hồi ngay và thay thế bằng các trang thiết bị mới khác. Ngoài ra, các phương tiện, trang thiết bị dự phòng cũng sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo không lặp lại sai sót. Nếu sai sót do con người thì sẽ tiến hành dừng thi công và yêu cầu triển khai tập huấn lại. Trường hợp nghiêm trọng sẽ tiến hành xử lý đối với đơn vị thi công tùy theo thẩm quyền của cơ quan tiến hành kiểm tra. 4.2.8. Yêu cầu trong xử lý tồn tại và sai sót 4.2.8.1. Phân loại sai sót trong ĐT, KS, RPBM: 4.2.8.1.1. Sai sót cơ bản/sai sót nặng: - Để mất BMVN thu hồi được trong thi công; - Gây mất an toàn (không phải là sự cố bom mìn) hoặc gây nguy cơ mất an toàn; - Không đạt được hoặc không thực hiện đúng các quy định được nêu trong Quy chuẩn kỹ thuật này, Tiêu chuẩn quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; các quy trình kỹ thuật ĐT, KS, RPBM được phê duyệt và áp dụng trong thi công; các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ dự án và hướng dẫn bằng văn bản của chủ đầu tư/chủ dự án; các văn bản pháp luật khác có liên quan; - Những sai phạm có thể dẫn đến giảm chất lượng thi công hoặc để sót BMVN; - Những vấn đề có nguy cơ gây ảnh hưởng đáng kể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan. 4.2.8.1.2. Sai sót: - Những sai sót độc lập, để phát hiện, dễ khắc phục không đòi hỏi phải tổ chức kiểm tra tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục; - Những sai sót do thông tin không chính xác, thiếu hồ sơ hoặc làm sai báo cáo; - Những sai sót dẫn đến việc giảm hiệu quả công tác trong nội bộ nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng dự án và người sử dụng đất sau RPBM; - Những sai sót gây ảnh hưởng đến quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm; - Vi phạm đến lần thứ 3 với cùng sai sót được coi là sai sót cơ bản/sai sót nặng. 4.2.8.1.3. Sai sót cần nhắc nhở: - Là những sai sót không thuộc hai loại trên nhưng cần được cán bộ, nhân viên trong hệ thống QLCL phát hiện, nhắc nhở và đôn đốc thực hiện việc khắc phục kịp thời, tại chỗ; - Sai sót cần nhắc nhở được coi là sai sót nếu vi phạm đến lần thứ 3. 4.2.8.2. Phương pháp thực hiện: - Việc đánh giá mức độ sai sót cần được thảo luận, phân tích rõ nguyên nhân, xem xét hậu quả hoặc nguy cơ hậu quả. Cán bộ QLCL phải trao đổi kỹ với đơn vị, cá nhân vi phạm và với các nhân viên khác trước khi ghi vào báo cáo; - Mọi sai sót được phát hiện đều phải được ghi lại vào phiếu phát hiện sai sót và báo cáo tổng hợp sai sót và được phổ biến rộng rãi như một biện pháp phòng ngừa; - Những sai sót cơ bản/sai sót nặng cần điều tra hoặc phân tích nguyên nhân thì phải lập biên bản sai sót; - Mọi cá nhân khi tham gia hoạt động ĐT, KS, RPBM đều phải có trách nhiệm phát hiện, ngăn ngừa và báo cáo kịp thời các hiện tượng sai sót hoặc các nguy cơ gây sai sót; - Đối với trường hợp xảy ra tai nạn nổ BMVN, mọi hoạt động của công trường sẽ tạm thời dừng lại cho đến khi các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân, khắc phục và phòng ngừa; - Đơn vị thi công cùng với tư vấn giám sát phải lập kế hoạch và thực hiện biện pháp khắc phục sai sót và phòng ngừa; - Tư vấn giám sát và nhà thầu thi công có trách nhiệm kiểm tra kết quả khắc phục sai sót và báo cáo cho chủ đầu tư. 4.2.9. Yêu cầu đánh giá nội bộ và cải tiến 4.2.9.1. Thời hạn và kế hoạch đánh giá: - Tất cả các tổ chức ĐT, KS, RPBM phải lập kế hoạch đánh giá nội bộ hệ thống QLCL của mình với thời hạn không quá 18 tháng kể từ khi mới thiết lập hoặc từ lần đánh giá gần nhất; - Việc đánh giá hệ thống QLCL nội bộ phải được tiến hành khi có những thay đổi về khung pháp lý trong lĩnh vực QLCL hoặc sự thay đổi của hệ thống tổ chức, hoặc sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, năng lực thi công trong lĩnh vực ĐT, KS, RPBM. 4.2.9.2. Chuẩn mực đánh giá gồm: - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; - Chính sách, mục tiêu chất lượng; - Các công cụ của hệ thống QLCL; - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động RPBM; - Các quy chế, quy định hiện hành liên quan đến các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân trong hệ thống QLCL. 4.2.9.3. Cán bộ đánh giá hệ thống QLCL 4.2.9.3.1. Tiêu chuẩn cán bộ đánh giá hệ thống QLCL: - Được đào tạo về hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; - Có chứng chỉ đạt yêu cầu làm chuyên gia đánh giá hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 do một cơ quan có chức năng đào tạo cấp; - Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động RPBM (tối thiểu 2 năm làm việc trong lĩnh vực này); - Được thủ trưởng đơn vị đề cử; - Độc lập với hoạt động được đánh giá. 4.2.9.3.2. Trưởng nhóm đánh giá được chỉ định tùy theo từng lần đánh giá; thư ký nhóm đánh giá được trưởng nhóm lựa chọn và phân công trong số đánh giá viên. 4.2.9.4. Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến sau đánh giá: - Báo cáo kết quả đánh giá và đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến phải được gửi đến lãnh đạo, nhà thầu và các bên liên quan chậm nhất là 5 ngày sau khi kết thúc cuộc đánh giá; - Căn cứ các đề xuất giải pháp thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa/cải tiến được duyệt, thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình phải xây dựng kế hoạch, và thực hiện ngay việc khắc phục các điểm không phù hợp đã nêu trong báo cáo; - Căn cứ vào yêu cầu thời hạn khắc phục/phòng ngừa/cải tiến, nhóm đánh giá cử cán bộ kiểm tra kết quả thực hiện tại từng đơn vị và lập báo cáo kết quả khắc phục/phòng ngừa/cải tiến; - Báo cáo kết quả đánh giá và báo cáo kết quả khắc phục/phòng ngừa/cải tiến của tất cả các đợt đánh giá được lưu trữ tại tổ chức tiến hành đánh giá, gửi về VNMAC để tổng hợp các vấn đề cần điều chỉnh, sửa đổi, cải tiến, trong các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. 4.3. Quản lý thông tin 4.3.1. Yêu cầu chung 4.3.1.1. Các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên lãnh thổ Việt Nam phải tổ chức hệ thống quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn đảm bảo việc thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu chính xác và đầy đủ trong các hoạt động của mình và báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước và VNMAC đúng quy định và theo yêu cầu một cách kịp thời. 4.3.1.2. Nội dung thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin - Thông tin dữ liệu bản đồ số về các khu vực nghi ngờ ô nhiễm, khu vực ô nhiễm BMVN, khu vực đã được ĐT, KS, RPBM trên toàn quốc; - Thông tin về kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ KPHQBM của cơ quan, tổ chức; - Thông tin về kết quả do các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh thực hiện; - Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM; - Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; - Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng. - Thông tin về nhu cầu RPBM, hỗ trợ nạn nhân và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân của các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư; - Thông tin về các tổ chức tham gia các hoạt động KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam; - Thông tin về hoạt động QLCL các chương trình, dự án, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM; tuyên truyền và hỗ trợ nạn nhân bom mìn; - Thông tin cập nhật về các sự cố bom mìn; - Báo cáo thẩm định và chứng chỉ năng lực hoạt động của các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam được lưu trữ và nhập vào hệ thống quản lý dữ liệu BMVN quốc gia. 4.3.1.3. Hình thức lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin Tất cả các thông tin cần lưu trữ, báo cáo, cung cấp quy định tại Phụ lục III Thông tư số 195/2019/TT-BQP dưới dạng văn bản và file điện tử (bản đồ khu vực ở dạng shape file, bảng excel, pdf, jpeg...). 4.3.1.4. Các loại báo cáo và trách nhiệm báo cáo: 4.3.1.4.1. Tổ chức RPBM theo định kỳ (ngày 15 tháng cuối quý) và khi kết thúc dự án phải gửi cho Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh (hoặc cơ quan điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn cấp tỉnh) nơi triển khai dự án, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM, Bộ Tư lệnh Công binh và Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia/VNMAC các loại thông tin/báo cáo sau đây: - Thông tin về các dự án, hạng mục, nhiệm vụ được mở mới; - Thông tin về sự thay đổi, điều chỉnh các dự án, hạng mục, nhiệm vụ đang thực hiện; - Kết quả thực hiện các dự án, hạng mục, nhiệm vụ trong quý; - Kết quả thực hiện theo từng dự án, hạng mục, nhiệm vụ đã hoàn thành trong quý (nếu có); - Báo cáo tai nạn, sự cố BMVN có liên quan. 4.3.1.4.2. Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện phải báo cáo thông tin về Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh gồm: - Thông tin phát hiện BMVN do cộng đồng thông báo; - Báo cáo sự cố bom mìn trong cộng đồng; - Báo cáo về hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn trên địa bàn; - Báo cáo về nạn nhân bom mìn; - Báo cáo về các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn như phục hồi chức năng, chăm sóc y tế, hỗ trợ sinh kế tái hòa nhập cộng đồng. 4.3.1.4.3. Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm: - Thực hiện việc kiểm tra, xác nhận, tổng hợp thông tin KPHQBM trên địa bàn và báo cáo theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 195/2019/TT-BQP ; - Hàng năm phải kiểm tra, báo cáo tình trạng sử dụng đất đai đã được RPBM trên địa bàn, báo cáo về VNMAC trong kỳ báo cáo cuối năm. 4.3.1.4.4. Chủ đầu tư/chủ dự án có trách nhiệm thu thập, lưu trữ, xử lý và báo cáo về VNMAC các thông tin sau: - Thông tin về kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn thuộc phạm vi quản lý; - Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM. 4.3.2. Các yêu cầu về hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ của tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn 4.3.2.1. Đảm bảo xây dựng và thực hiện các chính sách, tiêu chuẩn và quy định cho việc quản lý thông tin. Các chính sách, tiêu chuẩn và quy định này phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia khác có liên quan. 4.3.2.2. Xác định rõ ràng vai trò của cá nhân và cơ quan phụ trách hệ thống quản lý thông tin trong tổ chức và đảm bảo rằng cơ quan phụ trách hệ thống quản lý thông tin có quyền truy cập thông tin của các bên liên quan trong nội bộ. 4.3.2.3. Xây dựng các quy định về bảo mật thông tin, bảo vệ thiết bị thông tin. Tất cả những người sử dụng thông tin đều phải được phổ biến và ký cam kết bảo mật trước khi họ được phép truy cập vào bất kỳ thành phần nào của hệ thống quản lý thông tin. 4.3.2.4. Cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý thông tin nội bộ phải có đủ dữ liệu để theo dõi, đánh giá và cải tiến liên tục các quy trình quản lý và thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn. 4.3.2.5. Dữ liệu được thu thập, lưu trữ và báo cáo phải được QLCL, có độ tin cậy cao đáp ứng nhu cầu nội bộ của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu thông tin của các bên liên quan. 4.3.2.6. Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý thông tin phải đáp ứng tối thiểu các năng lực sau: - Truy cập, nhập dữ liệu; - Kiểm soát chất lượng thông tin; - Sử dụng thành thạo, quản lý và cải tiến các quy trình và phần mềm quản lý thông tin; - Phân tích dữ liệu/GIS; - Quản trị hệ thống; - Có chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ chuyên môn về hoạt động KPHQBM. 4.3.2.7. Hệ thống máy tính và thiết bị được sử dụng trong hệ thống quản lý thông tin phải đáp ứng ít nhất các thông số kỹ thuật tối thiểu của phần mềm quản lý thông tin và GIS được sử dụng và các yêu cầu sau: - Phải phù hợp với công suất và nhiệm vụ của hệ thống; - Có đủ dung lượng để lưu trữ dữ liệu của tổ chức; - Hệ điều hành được cập nhật; - Phần mềm được cấp phép và có các hệ thống ngoại vi thích hợp như máy in và máy quét; - Được kết nối với các đường truyền và phương tiện thông tin như internet, email. 4.4. Điều tra sự cố bom mìn 4.4.1. Sự cố bom mìn 4.4.1.1. Một vụ nổ BMVN xảy ra ngoài kế hoạch tại nơi đang có các hoạt động ĐT, KS, RPBM, không phân biệt nguyên nhân hay hậu quả. 4.4.1.2. Việc phát hiện sót BMVN tại khu vực đã được RPBM. 4.4.1.3. Một vụ nổ BMVN xảy ra trên phạm vi toàn quốc gây ra hậu quả (có người chết, bị thương hoặc thiệt hại lớn về tài sản) ngoài các sự cố quy định tại 4.4.1.1 và 4.4.1.2. 4.4.2. Báo cáo sự cố bom mìn 4.4.2.1. Báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn: 4.4.2.1.1. Báo cáo sơ bộ cung cấp thông tin cơ bản về sự cố bom mìn cho các Cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn nhằm kịp thời hỗ trợ đối với trường hợp khẩn cấp và có thể đưa ra một cảnh báo chung nhất cho các tổ chức RPBM khác về sự cố xảy ra. 4.4.2.1.2. Thực hiện báo cáo ngay sau khi sự cố xảy ra bằng hai phương pháp: Báo cáo bằng điện thoại và báo cáo bằng văn bản, fax hoặc thư điện tử. 4.4.2.2. Báo cáo chi tiết sự cố bom mìn: 4 4.2.2.1. Báo cáo chi tiết sự cố bom mìn là nội dung kết quả điều tra do các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương kết hợp cùng chủ đầu tư, đơn vị thực hiện KS, RPBM (nếu có) thực hiện. 4.4.2.2.2. Phải thực hiện báo cáo chi tiết sự cố bom mìn trong thời hạn 7 ngày làm việc sau khi xảy ra sự cố. 4.4.2.3. Nội dung báo cáo sơ bộ và báo cáo chi tiết sự cố bom mìn theo quy định tại Phụ lục C. 4.4.3. Quy định phân cấp báo cáo 4.4.3.1. Với các sự cố xảy ra trong quá trình ĐT, KS, RPBM, đơn vị thi công báo cáo sơ bộ về Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện nơi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và Bộ Tư lệnh Công binh. 4.4.3.2. Với các sự cố sót BMVN sau quá trình RPBM chủ đầu tư báo cáo sơ bộ về Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện nơi xảy ra sự cố và Bộ Tư lệnh Công binh. 4.4.3.3. Với bất kỳ vụ nổ BMVN nào (sự cố theo 3.4.1.3), Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện nơi xảy ra sự cố phải báo cáo sơ bộ về Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh và Bộ Tư lệnh Công binh. 4.4.3.4. Báo cáo điều tra sự cố bom mìn do Bộ Tư lệnh Công binh chủ trì thực hiện và gửi báo cáo về Bộ Quốc phòng. 4.4.4. Mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành ĐT sự cố bom mìn 4.4.4.1. Việc điều tra sự cố bom mìn nhằm mục đích chỉ ra các nguyên nhân gây ra sự cố bom mìn giúp phòng tránh các sự cố tương tự có thể xảy ra nhằm nâng cao tính an toàn và chất lượng của quá trình ĐT, KS RPBM, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn. Điều tra sự cố bom mìn là một hoạt động độc lập với hoạt động điều tra khác theo quy định của pháp luật. 4.4.4.2. Các sự cố bom mìn phải tiến hành điều tra: - Sự cố bom mìn gây ra thương tật hay gây chết người; - Sự cố bom mìn gây ra hư hại về tài sản; - Việc phát hiện ra BMVN còn sót trong khu vực đã được RPBM. 4.4.4.3. Hình thức và lực lượng tiến hành điều tra sự cố bom mìn. 4.4.4.3.1. Điều tra nội bộ: Do đơn vị tổ chức thi công KS, RPBM có sự cố thực hiện. 4.4.4.3.2. Điều tra của các cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Tư lệnh Công binh chủ trì thực hiện điều tra khi có các sự cố theo 4.4.4.2; các cơ quan sau có trách nhiệm cử cán bộ tham gia: - Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố; - Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện nơi xảy ra sự cố; - Chủ đầu tư (nếu có). 4.4.4.4. Yêu cầu về điều tra sự cố bom mìn: - Điều tra bắt đầu càng sớm càng tốt; - Nhân sự được lựa chọn tham gia cuộc điều tra không liên quan đến sự cố và có đủ năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết đáp ứng cho cuộc điều tra; - Các khu vực sự cố cần được bảo vệ càng lâu càng tốt, cho đến khi kết thúc điều tra nhằm tránh mất mát các thông tin có giá trị; - Các bức ảnh và vật chứng về khu vực xảy ra sự cố cần được thu thập ngay khi xảy ra sự cố; - Tổ điều tra phải gồm ít nhất 3 thành viên. 4.4.4.5. Các nội dung tối thiểu phải thu thập trong quá trình điều tra tuân thủ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-9:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh - Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ. 4.4.4.6. Yêu cầu thông tin về sự cố bom mìn: 4.4.4.6.1. Trách nhiệm của các tổ chức RPBM: - Báo cáo tất cả các sự cố bom mìn về cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn theo đúng mẫu biểu và thời gian quy định; - Kịp thời chụp ảnh các sự cố bom mìn tại hiện trường và bảo vệ hiện trường cho tới khi sự cố được điều tra; - Cung cấp các hồ sơ, tài liệu, ảnh chụp, kết quả điều tra nội bộ cho tổ điều tra của các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn khi có yêu cầu. 4.4.4.6.2. Trách nhiệm của các Cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Phổ biến rộng rãi thông tin về các sự cố bom mìn: Các trường hợp gây ra sự cố và tác hại phát sinh từ sự cố, bản phân tích các thông tin thu thập được trong suốt quá trình điều tra và các kết luận, đánh giá và khuyến nghị sau khi kết thúc điều tra; - Phổ biến kết quả của tất cả các báo cáo và điều tra về sự cố bom mìn cho các tổ chức RPBM, Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia/VNMAC và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi xảy ra sự cố để cập nhật, quản lý dữ liệu tai nạn nổ bom mìn. 4.5. Điều kiện chuyển tiếp 4.5.1. Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ RPBM đã được thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo hồ sơ đã được thẩm định và phê duyệt. 4.5.2. Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ RPBM được thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán sau thời điểm Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này. 5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 5.1. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động ĐT, KS, RPBM trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này. 5.2. Bộ Tư lệnh Công binh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức RPBM thực hiện công tác ĐT, KS, RPBM theo đúng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này. 5.3. VNMAC có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức RPBM nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện ĐT, KS, RPBM theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này. 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6.1. Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến áp dụng và kiểm tra việc thực hiện thống nhất Quy chuẩn kỹ thuật này trong cả nước. 6.2. Trường hợp Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này hoặc có thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định song phương hoặc đa phương đó./. Phụ lục A Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu cho hoạt động y tế trên hiện trường Bảng A.1 - Tổ chức, biên chế tối thiểu tổ hỗ trợ y tế trên hiện trường STT Tổ chức, biên chế Số lượng (người) 1 Bác sỹ/y sỹ tổ trưởng 01 2 Điều dưỡng viên trung cấp 02 3 Tải thương (kiêm nhiệm) Từ 2 đến 4 4 Lái xe 01 CHÚ THÍCH: Áp dụng tại hiện trường RPBM có từ 3 đội RPBM trở lên, khi đó các đội có thể không phải biên chế nhân viên y tế. Bảng A.2 - Phương tiện y tế tối thiểu cho hoạt động y tế của công trường khảo sát, rà phá bom mìn STT Tên phương tiện, hoạt chất Đơn vị tính Số lượng I. Phương tiện vận chuyển Xe cứu thương chuyên dụng hoặc các phương tiện vận chuyển tương đương phù hợp địa hình (ca nô, máy bay...) Cái 01 II. Phương tiện thông khí và các dụng cụ hỗ trợ hô hấp 1 Bóp bóng người lớn loại sử dụng nhiều lần (ambu + mask) Bộ 02 2 Mặt nạ thanh quản các cỡ dùng cho người lớn (mask thanh quản) Bộ 02 3 Mặt nạ thở ô xy người lớn Cái 02 4 Canuyl Mayo đường miệng và mũi các cỡ Cái Mỗi cỡ 02 cái 5 Nguồn cung cấp ô xy trong 120 min/8 L/min [10 L/20 MPa (200 bar)], có đồng hồ đo áp lực và bộ điều chỉnh lưu lượng Bộ 01 6 Dây thông khí mũi - họng Cái 02 7 Ống nội khí quản các số Cái Mỗi số 01 cái 8 Bộ dụng cụ đặt nội khí quản Bộ 01 9 Bộ dụng cụ mở khí quản (bao gồm cả Canule Krishaber hoặc Sjoberg + thuốc gây tê + bơm tiêm + kim, chỉ khâu...) Bộ 01 10 Dây dẫn ô xy các cỡ Cái Mỗi cỡ 01 cái 11 Kim chọc dịch, khí màng phổi Cái Mỗi loại 02 cái III. Dụng cụ tiêm truyền 1 Kính bảo vệ mắt Cái 02 2 Thùng chứa đồ sắc nhọn Cái 01 3 Kim luồn tĩnh mạch cỡ 14G, 16G, 18G, 20G Cái Mỗi cỡ 5 cái 4 Bộ dây truyền Bộ 10 5 Băng dính y tế 2,5 cm Cuộn 02 6 Ga rô tĩnh mạch Cái 02 7 Bông cồn Lọ 02 8 Bơm tiêm dùng một lần 5 ml Cái 20 9 Bơm tiêm dùng một lần 10 ml Cái 20 10 Kim cỡ 21G Cái 20 11 Nước cất 5 ml Ống 20 12 Găng y tế vô khuẩn Đôi 20 IV. Dụng cụ băng vết thương 1 Băng tam giác Cái 10 2 Gạc tiệt trùng (10 x 10) cm hoặc (10 x 20) cm, gói 10 cái Gói 20 3 Băng cuộn 10 cm Cuộn 20 4 Băng cuộn 15 cm Cuộn 20 5 Gạc bụng/ngực Cái Mỗi loại 10 cái 6 Băng bỏng Cái 10 7 Băng đệm mắt Cái 10 8 Băng chun Cuộn 04 9 Ga rô Cái 05 Dung dịch sát khuẩn vết thương 10 Polyvinyl Pyrrolidone 10 % Lọ 02 11 Cồn 70° chai 500 ml Chai 02 12 Ô xy già 30 thể tích Lọ 05 13 Dung dịch sát khuẩn tay nhanh Lọ 02 V. Nẹp cố định 1 Bộ nẹp cố định cánh tay, cẳng tay (hoặc nẹp Cramer) Bộ Mỗi loại 02 bộ 2 Bộ nẹp cố định đùi, cẳng chân Bộ Mỗi loại 02 bộ 3 Nẹp cố định cột sống cổ các cỡ Cái Mỗi cỡ 02 cái 4 Nẹp cố định cột sống lưng, thắt lưng các cỡ Cái Mỗi cỡ 02 cái VI. Các khoản khác 1 Kéo cắt băng Cái 02 2 Kìm Kelly Cái 02 3 Kìm sát trùng Cái 02 4 Ống nghe Cái 02 5 Huyết áp kế Cái 02 6 Thẻ phân loại nạn nhân Bộ 02 7 Gạc đệm cỡ trung bình Cái 20 8 Đèn soi tai, đồng tử Cái 01 9 Băng dính Cuộn 02 10 Dao mổ tiệt trùng (gồm cả cán và lưỡi dao) Cái 05 11 Kim liền chỉ (tự tiêu và không tự tiêu) đã tiệt trùng các số Sợi Mỗi số 02 sợi 12 Hộp dụng cụ tiểu phẫu (02 kẹp, 02 kéo, 02 kẹp phẫu tích, cán dao, lưỡi dao dùng một lần, kim liền chỉ khâu, kìm kẹp kim) Bộ Từ 1 bộ đến 2 bộ VII. Danh mục thuốc thiết yếu Nhóm thuốc tim mạch 1 Dopamin 200 mg Ống 05 2 Dobutamin 250 mg Ống 05 3 Noradrenaline 1 mg Ống 20 4 Adrenaline 1 mg Ống 20 5 Atropine sulphate 1/4 mg Ống 20 6 Nitroglycerine Spray 200 liều (mỗi liều 0,4 mg) Lọ 01 7 Nifedipin 10 mg Viên nang 10 8 Captopril 25 mg Viên 10 9 Amiodaron 150 mg Ống 05 10 Furosemide 20 mg/2 ml Ống 05 11 Digoxin 0,25 mg/1 ml Ống 05 12 Furosemid 40 mg Viên nén 10 13 Amiodaron 200 mg Viên 10 14 Nitroglycerin 1 mg/10 ml Ống 05 15 Nitroglycerin 2,6 mg Viên 20 Nhóm thuốc hô hấp 16 Salbutamol bình xịt 200 liều (mỗi liều 100 microgam) hoặc thuốc tương đương Lọ 02 17 Terbutaline sulfate 0,5 mg Ống 05 Nhóm thuốc tiêu hóa 18 Hyoscine-N-butylbromide 20 mg Ống 10 19 Spasvamaverine 40 mg Viên nén 20 20 Metoclopramide chlohydrate 10 mg Ống 10 21 Berberine 100 mg Viên 50 22 Biseptol 480 (Sulfamethoxazole 400 mg + Trimethoprim 80 mg) Viên 50 23 Pethidine chlohydrate 100 mg Ống 05 24 Diazepam 10 mg Ống 05 25 Diazepam 5 mg Viên 20 Nhóm thuốc kháng sinh 26 Cephalosporin 1 g Lọ 10 27 Ciprofloxacin 400 mg Viên 20 28 Cefuroxim 500 mg Viên 30 Nhóm thuốc chống độc 29 Naloxone 0,4 mg/ml (nếu sử dụng thuốc gây nghiện) Ống 02 30 Bột than hoạt Tuýp 02 Thuốc gây tê tại chỗ 31 Lidocain 2 %/2 ml Ống 50 Thuốc chống chóng mặt 32 Acetyl-DL-Leucine 500 mg Ống 10 Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 33 Paracetamol 1 g Lọ 05 34 Paracetamol 500 mg Viên sủi 10 Dịch truyền 35 Dung dịch natriclorua 0,9% 500 ml Chai 05 36 Dung dịch glucose 5% 500 ml Chai 05 37 Dung dịch glucose 10% 500 ml Chai 05 38 Dung dịch glucose 10% 500 ml Chai 05 39 Dung dịch ringer lactate 500 ml Chai 05 40 Dung dịch Hydroxyethyl starch 6% hoặc dung dịch cao phân tử khác tương đương 500 ml Chai 05 Nhóm thuốc chống dị ứng 41 Diphenhydramin hydroclorid 10 mg Ống Từ 2 đến 5 42 Methylprednisoione Natri succinate 40 mg Ống 5 43 Chlorpheniramine maleate 4 mg Viên nén 20 44 Loratadin 10 mg Viên nén 10 Một số thuốc khác 45 Panthenol (thuốc xịt bỏng) Tuýp 01 46 Calcium chloride 0,5 g/5 ml Ống 05 47 Kali chlorid 500 mg Ống 05 48 Kali chlorid 600 mg Viên 10 49 Oresol Gói 10 50 Tobramycine 0,3% 5 ml Lọ 02 51 Natri clorld 0,9% 10 ml Lọ 10 VIII. Thuốc và phương tiện y tế tối thiểu cho phương tiện vận chuyển 1 Cáng thương với các đai và phương tiện giữ cố định cáng thương vào xe Cái 01 2 Ván cứng cột sống và mũ giữ đầu (hoặc tương tự) Cái 01 3 Chăn ủ ấm Cái 02 4 Bình nước 10 L Bình 01 5 Phương tiện liên lạc Bộ 01 6 Dụng cụ báo tín hiệu khói (nếu cần) Cái 01 7 Đèn nháy Cái 01 8 Bình ô xy dung tích 5 L, có đồng hồ đo áp lực và bộ điều chỉnh lưu lượng; dây dẫn ô xy các cỡ người lớn Bộ 01 9 Bóp bóng người lớn loại sử dụng nhiều lần (ambu + mask) Bộ 02 10 Mặt nạ thanh quản các cỡ dùng cho người lớn (mask thanh quản) Bộ 02 11 Mặt nạ thở ô xy người lớn Cái 02 12 Canute Mayo đường miệng và mũi các cỡ Cái Mỗi cỡ 02 cái 13 Dây thông khí mũi - họng Cái 02 14 Ống nội khí quản các số Cái Mỗi số 1 cái 15 Bộ dụng cụ đặt nội khí quản Bộ 01 16 Bộ dụng cụ mở khí quản (bao gồm cả Canule Krishaber hoặc Sjoberg + thuốc gây tê + bơm tiêm + kim, chỉ khâu…) Bộ 01 17 Dây dẫn ô xy các cỡ Cái Mỗi cỡ 01 cái 18 Máy theo dõi bệnh nhân xách tay (monitor) tối thiểu có 2 thông số: mạch, SpO2, dùng pin Cái 01 CHÚ THÍCH: Thuốc thiết yếu, dụng cụ tiêm truyền và các khoản khác thuộc mục VIII cần phải có đủ như đã nêu tại các mục III, VI, VII trong bảng này. Bảng A.3 - Phương tiện y tế khác cho một tổ hỗ trợ y tế của công trường RPBM STT Tên phương tiện Đơn vị tính Số lượng 1 Bộ dụng cụ hút, rửa dạ dày Bộ 01 2 Dụng cụ soi thanh quản (có lưỡi đèn và pin) Cái 01 3 Kìm Magill số 8 Cái 01 4 Kìm Magill số 9 Cái 01 5 Dung dịch nước muối rửa 0,9% Lít 10 6 Máy hút dịch di động dùng nguồn ắc quy hoặc điện xoay chiều 220 V/50 Hz Cái 01 7 Máy theo dõi bệnh nhân xách tay (monitor) tối thiểu có 2 thông số: Mạch, SpO2, dùng pin Cái 02 8 Bộ ống thông tiểu các cỡ Bộ 02 9 Bình nước uống 10 L Bình 02 10 Chăn ủ ấm Cái 02 Phụ lục B Huấn luyện y tế B.1. Nội dung huấn luyện đối với nhân viên RPBM B.1.1. Chức trách và quyền hạn tiến hành chăm sóc sơ cứu thương. B.1.2. Kỹ thuật cấp cứu cơ bản, bao gồm: - Hồi sinh tổng hợp: Hà hơi thổi ngạt; ép tim ngoài lồng ngực; - Cầm máu vết thương: Cầm máu tạm thời vết thương bằng cách gấp chi, ấn động mạch, băng ép, bảng chèn, băng nút, kẹp thắt mạch máu, ga rô; - Băng bó vết thương: Nhặt các dị vật trên bề mặt vết thương, vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn và các dụng cụ vô khuẩn nhằm hạn chế nhiễm khuẩn vết thương, rửa từ trong ra ngoài vùng vết thương theo đường xoắn ốc. Băng các vùng khác nhau của cơ thể bằng kiểu băng phù hợp như băng vòng xoắn, băng số 8, băng dẻ quạt; - Cố định tạm thời xương gãy bằng các loại nẹp chuyên dụng hoặc nẹp tự tạo; - Phương pháp cáng thương, vận chuyển nạn nhân từ khu vực nguy hiểm đến địa điểm tập kết để cứu chữa bằng tay không, bằng cáng. B.1.3. Tầm quan trọng của việc giao tiếp, động viên nạn nhân bom mìn. B.1.4. Tầm quan trọng của việc chống để nạn nhân bị lạnh, mưa, tuyết, gió hoặc quá nóng. B.2. Nội dung huấn luyện giám sát viên và đội trưởng đội RPBM - Cách thức đánh giá tình hình an ninh, đánh giá tác động tình hình an ninh đối với hiệu quả triển khai phương án ứng phó tai nạn bom mìn; - Cách thức quản lý việc di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực độc hại, nguy hiểm; - Cách thức quản lý tai nạn bom mìn gây thương tích cho nhiều người; - Cách lập kế hoạch và điều phối việc di chuyển nạn nhân từ công trường đến cơ sở chăm sóc phẫu thuật; - Hệ thống liên lạc với các cơ sở điều trị y tế và phẫu thuật, với các tổ chức hoặc cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm yêu cầu trợ giúp để hỗ trợ chuyển nạn nhân đến bất cứ cơ sở chăm sóc y tế trung gian nào và sau đó là đến các cơ sở phẫu thuật phù hợp. B.3. Nội dung huấn luyện đội ngũ nhân viên hỗ trợ y tế - Đánh giá tình trạng sức khỏe chung của nạn nhân, phân loại ưu tiên và đánh giá phương pháp điều trị cần thiết; - Đánh giá phương pháp tải thương tốt nhất; - Báo cáo đề nghị hỗ trợ y tế để điều trị cho nạn nhân tại chỗ hoặc tại một địa điểm thích hợp trước khi chuyển lên các cơ sở điều trị tốt hơn; - Điều trị nạn nhân một cách phù hợp và an toàn tại công trường và trên đường vận chuyển nạn nhân đến một cơ sở điều trị tốt hơn; - Cung cấp thuốc kháng sinh, ô xy, truyền dịch, giảm đau và chống sốc. Phụ lục C Báo cáo sự cố bom mìn C.1. Nội dung báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn Tùy thuộc vào dạng sự cố mà báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn các nội dung sau: Nơi gửi: Tên tổ chức gửi Ngày, tháng, năm gửi báo cáo: ………………………… Nơi nhận: ………………………… Tiêu đề: Báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn 1. Địa điểm (xảy ra sự cố). 2. Thời gian xảy ra sự cố. 3. Thông tin về nạn nhân: - Tên, giới tính, công việc được giao của nạn nhân; - Tình trạng hiện tại của nạn nhân. - Thông tin liên lạc với người thân của người bị nạn. 4. Thiết bị/cơ sở hạ tầng/tài sản bị hư hại. 5. Mô tả sự cố diễn ra như thế nào. 7. Các thông tin khác: - Xác định loại sự cố: Sự cố trong khi KS, RPBM/sót bom mìn/một vụ nổ ngoài hoạt động KS,RPBM. - Sự cố xảy ra ở khu vực bị ô nhiễm, khu vực an toàn, khu vực đã rà phá. C.2. Nội dung báo cáo chi tiết sự cố bom mìn Tùy vào dạng sự cố, báo cáo chi tiết sự cố bom mìn gồm các nội dung sau: Nơi gửi: Tên tổ chức Ngày gửi báo cáo: ………………………… Nơi nhận: ………………………… Tiêu đề: Báo cáo chi tiết sự cố bom mìn Phần 1 - Thông tin chung (tóm tắt thông tin trong báo cáo sơ bộ) 1. Nơi xảy ra sự cố (tỉnh, huyện, xã). 2. Thời gian xảy ra sự cố. 3. Dạng sự cố. Phần 2 - Chi tiết sự cố Cung cấp một mô tả chung về cách thức sự việc xảy ra gồm địa điểm, thời gian, nhân sự RPBM, các nhân viên không tham gia RPBM có liên quan, các loại BMVN, các phương tiện, thiết bị liên quan. Đính kèm hình ảnh, sơ đồ và bản đồ sự cố RPBM (bản đồ vị trí và bản đồ chi tiết hiện trường). Phần 3 - Điều kiện hiện trường sự cố - Mô tả các điều kiện tại hiện trường vào thời điểm xảy ra sự cố về mặt bố trí nơi làm việc, các đánh dấu, mặt đất, địa hình, thảm thực vật và thời tiết: + Bố cục và đánh dấu hiện trường: Mô tả bố cục của hiện trường liên quan đến vị trí của sự cố bao gồm khu vực kiểm soát, đánh dấu nơi làm việc nói chung và đánh dấu nơi làm việc cụ thể trong khu vực sự cố. Xem xét những yếu tố tác động của thời tiết trên khu vực hiện trường; + Mặt đất và địa hình: Mô tả mặt đất về chất đất, độ cứng và độ ẩm. Mô tả địa hình là bằng phẳng, nhấp nhô hay đồi núi, độ dốc; + Thảm thực vật: Mô tả những thảm thực vật về chủng loại, mật độ, kích thước chiều cao của cỏ, cây, bụi rậm và đường kính tối đa của thân thảm thực vật; + Thời tiết: Mô tả thời tiết vào thời điểm xảy ra sự cố bom mìn. - Cung cấp các hình ảnh để mô tả điều kiện tại hiện trường xảy ra sự cố. Phần 4 - Thông tin về đội và nhiệm vụ. - Thông tin chi tiết về đội: Cung cấp thông tin chi tiết về số lượng và thành phần của đội (nhân viên RPBM, trưởng nhóm, giám sát, nhân viên y tế); các bằng cấp, chứng chỉ; kinh nghiệm (loại công việc đã làm, địa điểm, điều kiện nơi làm việc và các loại bom mìn đã gặp); việc đào tạo bồi dưỡng gần đây nhất và nội dung đào tạo; - Chi tiết nhiệm vụ: Cung cấp thông tin chi tiết về nhiệm vụ, bao gồm các tài liệu ĐT KS, kế hoạch rà phá của nhiệm vụ, các khu vực được rà phá, chiều sâu rà phá, chủng loại và mật độ BMVN dự kiến, thời gian thực hiện, số lượng và chủng loại BMVN đã dò tìm được và bất kỳ vấn đề nào gặp phải trong công việc. Phần 5 - Thiết bị và quy trình được sử dụng - Thiết bị được sử dụng: Cung cấp thông tin chi tiết của thiết bị được sử dụng tại hiện trường liên quan đến vụ việc (thiết bị dò tìm, thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị y tế, phương tiện và thiết bị cơ khí); - Quy trình sử dụng: Cung cấp một bản tổng quan về các quy trình được sử dụng liên quan đến vụ việc; - Công việc hàng ngày: Cung cấp thông tin chi tiết của công việc hàng ngày theo các nhiệm vụ tại thời điểm xảy ra sự cố, số giờ làm việc của nhân viên và những người liên quan trong vụ việc vào ngày trước khi sự cố xảy ra. Phần 6 - Thông tin liên quan đến sự cố - Thông tin về BMVN có liên quan trong sự cố: Tên, loại, kích cỡ, trọng lượng, vị trí dưới hay trên mặt đất; - Thông tin chi tiết về kích thước, chiều sâu của hố nổ, các mảnh vỡ hoặc vật nghi ngờ có liên quan; - Cung cấp hình ảnh và chi tiết kỹ thuật của bất kỳ vật nào xác định được, ảnh chụp hố nổ và các mảnh vỡ. Phần 7 - Chi tiết thương vong Cung cấp thông tin chi tiết của tất cả những người bị thương (nặng hay nhẹ) do hậu quả của sự cố (gồm tên, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, chi tiết về thương tích). Phần 8 - Hư hại về thiết bị, tài sản, cơ sở hạ tầng Cung cấp thông tin chi tiết về tài sản, thiết bị, cơ sở hạ tầng bị hư hại: - Với các thiết bị phải mô tả chi tiết người sở hữu, sử dụng, số năm sử dụng và số seri (nếu có thể), giá trị hiện tại (nếu biết), chi tiết hư hại, bảo hiểm của người, tổ chức sở hữu và nếu có thể khảo sát giá sửa chữa, thay thế; - Với tài sản và cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin chi tiết của người sở hữu, thiệt hại xảy ra, bảo hiểm tài sản của người chủ sở hữu và giá để phục hồi sửa chữa; - Đính kèm ảnh của các thiết bị hư hại, tài sản và cơ sở hạ tầng. Phần 9 - Hỗ trợ y tế và cứu thương Nhận xét tính hiệu quả sự hỗ trợ về mặt cứu thương và y tế giữa kế hoạch và trên thực tế, thiết bị y tế cung cấp, phương tiện liên lạc, phương tiện vận chuyển, phác đồ điều trị y tế và các trợ giúp bên ngoài với các nạn nhân. Cung cấp chi tiết những thiếu sót và kiến nghị để cải thiện thiếu sót này. Phần 10 - Các vấn đề khác có liên quan. Phần 11 - Thảo luận, kết luận và khuyến nghị. Họ tên và chữ ký của nhân viên điều tra Kèm theo: 1. Bản sao báo cáo sơ bộ sự cố. 2. Lời kể của nhân chứng. Phụ lục D Hệ thống đánh dấu trong KS, RPBM D.1. Điểm chuẩn, điểm tham chiếu: Có thể là một vật thể tự nhiên hoặc cọc bê tông, và ít nhất cần có chứa thông tin về dự án, hạng mục, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM. Từ điểm chuẩn, góc chuẩn Bắc la bàn và khoảng cách so với điểm bắt đầu của nhiệm vụ rà phá phải được ghi lại. Điểm chuẩn cần được đặt bên ngoài khu vực nguy hiểm tại một vị trí dễ nhận biết trên bản đồ và trên thực địa. D.2. Cọc điểm đầu: Phải được đặt tại điểm bắt đầu rà phá. Tất cả các phép đo/giá trị đo trong khu vực KS, RPBM đều được lấy từ điểm này, và tùy thuộc vào vị trí của vật liệu nổ đã rà phá, có thể quyết định đặt thêm các điểm bắt đầu để dễ lập bản đồ trong hoặc sau khi hoàn thành rà phá. Điểm bắt đầu ban đầu cần phải dễ nhìn thấy từ vị trí điểm chuẩn. Phải sử dụng cọc dài 1,2 m với đầu cọc sơn vàng tối thiểu 0,15 m, sau đó sơn trắng ít nhất 0,15 m. D.3. Cọc điểm chuyển hướng: Phải được đặt ở mỗi góc trên đường biên ngoài của khu vực khảo sát, RPBM. Phải sử dụng cọc dài 1,2 m với đầu cọc sơn vàng tối thiểu 0,15 m, sau đó sơn trắng tối thiểu 0,15 m. Nếu sử dụng dây cảnh báo để cải thiện tầm nhìn của cọc, phải sử dụng dây viền vàng trắng. D.4. Các cọc đánh dấu ranh giới/cọc biên: Phải được đặt mỗi 25 m giữa các điểm uốn. Phải sử dụng cọc dài 1,2 m với đầu cọc sơn đỏ tối thiểu 0,15 m, sau đó sơn trắng tối thiểu 0,15 m. Nếu cần, có thể rút ngắn khoảng cách giữa các cọc để có thể quan sát rõ hơn. Nếu sử dụng dây cảnh báo để cải thiện tầm nhìn cọc, phải sử dụng dây viền đỏ trắng. D.5. Cọc đánh dấu ô khảo sát/rà phá: Phải được đặt ở tâm và 4 góc các ô kích thước tối đa (50 x 50) m trong khu vực thi công. Phải sử dụng cọc dài 1,2 m với đầu cọc sơn đỏ tối thiểu 0,15 m. Có thể giảm bớt kích thước ô rà để có thể quan sát tốt hơn. D.6. Cọc đánh dấu khu vực an toàn là cọc dài 0,7 m, đầu cọc sơn trắng 0,15 m. Các cọc này đánh dấu ranh giới của các khu vực được chỉ định an toàn nằm trong (hoặc ngoài) khu vực nguy hiểm, như hố thử máy dò, hố thu phế liệu kim loại... D.7. Các dải dò được đánh dấu bằng dây màu đỏ hoặc trắng đỏ xen kẽ rải dọc hai biên dải dò trên mặt đất. Nếu cần, dây có thể được buộc vào cọc đánh dấu dải dò để đảm bảo dây được rải thẳng và được cố định. D.8. Cọc đánh dấu dải dò dài 0,30 m. Các cọc này cũng có thể được sử dụng để đánh dấu (khóa chéo) một dải dò tạm dừng trước một đợt nghỉ dài hoặc khi kết thúc ngày làm việc. D.9. Các vật liệu nổ được đánh dấu bằng một bộ gồm 3 cọc dài 0,3 m không sơn đặt theo hình tam giác, nối với nhau bằng dây cảnh báo nguy hiểm. Bộ đánh dấu này thể hiện vị trí của một vật liệu nổ. Trong một số trường hợp nhất định (như điều tra, khảo sát), có thể chỉ cần sử dụng dây cảnh báo nguy hiểm. D.10. Cọc tiến độ/hoạt động hàng ngày dài 0,7 m, đầu cọc sơn xanh tối thiểu 0,15 m. Nhân viên rà sử dụng cọc này để đánh dấu điểm bắt đầu dò hàng ngày trên dải dò nhằm hỗ trợ theo dõi tiến độ khảo sát, rà phá. D.11. Cọc đánh dấu tín hiệu là cọc dài 0,25 m được gắn cờ đỏ. Các cọc này được sử dụng để thể hiện vị trí của các tín hiệu phát hiện bởi máy rà kim loại. D.12. Dây cảnh báo nguy hiểm là dây nhựa rộng 0,1 m với các sọc đỏ và trắng (hoặc tương tự). Dây được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa các khu vực an toàn và không an toàn. Dây cũng có thể được sử dụng để cải thiện tầm nhìn của các cọc đánh dấu ranh giới/cọc biên. D.13. Biển báo báo hiệu vật liệu nổ Nếu một hiện trường được đánh dấu bằng các biển báo báo hiệu vật liệu nổ, phải sử dụng biển báo theo Hình D.1 hoặc Hình D.2. CHÚ THÍCH: 1) Kích thước biển báo hình vuông: mỗi cạnh dài 0,25 m. 2) Nền biển báo màu đỏ, chữ màu đen, chiều cao chữ không nhỏ hơn 18 mm. Hình D.1 - Biển báo vật liệu nổ hình vuông CHÚ THÍCH: 1) Kích thước biển báo hình tam giác đều mỗi cạnh dài 0.25 m. 2) Nền biển báo màu đỏ, chữ màu đen, chiều cao chữ không nhỏ hơn 18 mm. Hình D.2 - Biển báo vật liệu nổ hình tam giác
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "30/08/2022", "sign_number": "59/2022/TT-BQP", "signer": "Nguyễn Tân Cương", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-09-2021-TT-BGTVT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-cang-can-471482.aspx
Thông tư 09/2021/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2021/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2021 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CẢNG CẠN Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ quy định về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn - Mã số đăng ký: QCVN 108:2021/BGTVT. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký); - Bộ trưởng Bộ GTVT; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải; - Báo GT; Tạp chí GTVT; - Lưu VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Nhật QCVN 108:2021/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CẢNG CẠN National Technical Regulation on Dry Depot Lời nói đầu Quy chuẩn quốc gia về cảng cạn, QCVN 108: 2021/BGTVT do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 09/2021/TT-BGTVT ngày 19 tháng 04 năm 2021. MỤC LỤC I. Quy định chung 1. Phạm vi điều chỉnh 2. Đối tượng áp dụng 3. Tài liệu viện dẫn 4. Giải thích từ ngữ II. Quy định về kỹ thuật 1. Yêu cầu về vị trí, quy mô 2. Yêu cầu về chức năng 3. Yêu cầu về các hạng mục công trình 4. Yêu cầu về bảo trì 5. Yêu cầu chung về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường 6. Hệ thống kho, bãi hàng hóa 7. Khu văn phòng 8. Hạ tầng kỹ thuật 9. Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải 10. Công trình đảm bảo an ninh, an toàn tại cảng cạn và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện ra, vào cảng cạn III. Quy định về quản lý 1. Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác 2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn IV. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam 2. Xử lý vướng mắc trong quá trình áp dụng I. Quy định chung 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật, quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với cảng cạn. 2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác cảng cạn. 3. Tài liệu viện dẫn Quy chuẩn này sử dụng các tài liệu viện dẫn dưới đây. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung và thay thế. 3.1 QCVN 41:2019/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ; 3.2 QCVN 06:2020/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. 4. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 4.1 Cảng cạn Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 4.2 Khu vực kiểm soát Khu vực kiểm soát là nơi trực tiếp kiểm tra, kiểm soát việc ra, vào cảng cạn của người, phương tiện và hàng hóa. 4.3 Khu vực văn phòng Khu vực văn phòng là nơi thực hiện các hoạt động hành chính, điều hành và giao dịch của các bên liên quan tại cảng cạn. 4.4 Doanh nghiệp khai thác cảng cạn Doanh nghiệp khai thác cảng cạn bao gồm Chủ đầu tư hoặc người được Chủ đầu tư ủy quyền hoặc cho thuê quản lý khai thác cảng cạn. 4.5 Container Container là một công cụ vận tải được thiết kế để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường, thuận tiện khi xếp dỡ, có đặc tính bền chắc phù hợp cho việc sử dụng lại. Theo kích thước, container gồm 02 loại chính là 20 feet và 40 feet. 4.6 TEU TEU là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Twenty foot Equivalent Unit”, là đơn vị đo của một container tiêu chuẩn có kích thước 20 feet (dài) x 8 feet (rộng) x 8,5 feet (cao). 4.7 Dịch vụ logistics Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó tổ chức thương mại thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng, các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. 4.8 Kho CFS Kho CFS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Container Freight Station”, là địa điểm (kho, bãi) chuyên dùng thực hiện các hoạt động thu gom, ghép, chia, tách, đóng gói, sắp xếp và chuyển sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng vận chuyển chung container. 4.9 Bãi container thông thường Bãi Container thông thường là bãi chứa container tiêu chuẩn có kích thước 20 feet hoặc 40 feet. 4.10 Bãi container chuyên dụng Bãi container chuyên dụng là bãi chứa các container được sử dụng vận chuyển hàng hóa có tính chất đặc biệt (hàng đông lạnh, hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ...). 4.11 Kho ngoại quan Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. II. Quy định về kỹ thuật 1. Yêu cầu về vị trí, quy mô Vị trí, quy mô cảng cạn phải đảm bảo thuận lợi trong quá trình khai thác, kết nối với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và đảm bảo các điều kiện sau: 1.1 Phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt. 1.2 Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển; Kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải khác (hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa). 1.3 Phải có ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao. 1.4 Diện tích yêu cầu của cảng cạn phải đảm bảo: (i) đủ công suất khai thác thiết kế hiện tại; (ii) đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng; (iii) có xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai; (iiii) Diện tích tối thiểu của cảng cạn không được nhỏ hơn 05 ha. 2. Yêu cầu về chức năng Cảng cạn phải được thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm các phân khu để đảm bảo các chức năng sau: 2.1 Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container, hàng hóa khác. 2.2 Tập kết container, hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật. 2.3 Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2.4 Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra. 2.5 Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container. 2.6 Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container. 2.7 Thực hiện các dịch vụ phụ trợ khác. 3. Yêu cầu về các hạng mục công trình Cảng cạn được thiết kế, quy hoạch bao gồm các hạng mục công trình chính và phụ trợ để đảm bảo thực hiện các chức năng của cảng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Các hạng mục công trình tối thiểu phải có tại cảng cạn như sau: 3.1 Hệ thống kho, bãi hàng hóa. 3.2 Bãi đỗ cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại cảng cạn. 3.3 Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải công cộng ngoài khu vực cảng cạn. 3.4 Khu văn phòng bao gồm: nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan (như hải quan, kiểm dịch, cơ quan kiểm tra chuyên ngành) và cơ sở hạ tầng khác (hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc). 3.5 Hạ tầng kỹ thuật bao gồm: (i) phục vụ thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải; (ii) phòng cháy, chữa cháy; (iii) phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện ra, vào (cổng, tường rào, trang thiết bị giám sát, kiểm soát...). 4. Yêu cầu về bảo trì Trong quá trình khai thác, các công trình, hạng mục công trình thuộc cảng biển phải đáp ứng yêu cầu về bảo trì như sau: 4.1 Quy trình bảo trì phải được doanh nghiệp khai thác tổ chức lập và phê duyệt theo quy định trước khi đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác. 4.2 Công trình, hạng mục công trình khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì thường xuyên theo quy trình bảo trì được phê duyệt. 4.3 Quá trình thực hiện bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình. 5. Yêu cầu chung về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường 5.1 Yêu cầu về phòng chống cháy nổ Quá trình lập quy hoạch, thiết kế, thi công và khai thác vận hành cảng cạn, phải tuân thủ các yêu cầu chung về an toàn cháy theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD và các quy định khác có liên quan. 5.2 Bảo vệ môi trường 5.2.1 Cảng cạn phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về bảo vệ, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. 5.2.2 Cảng cạn phải được trang bị cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 5.2.3 Có biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do sự cố liên quan đến chất ô nhiễm, độc hại, từ hàng hóa, quá trình hoạt động, khai thác. 6. Hệ thống kho, bãi hàng hóa 6.1 Bãi container thông thường Bãi container phải được quy hoạch tại vị trí thuận lợi giao thông, kết nối trong khu vực cảng cạn và đảm bảo các yêu cầu sau: 6.1.1 Diện tích bãi container phải đủ diện tích đề lưu trữ container theo yêu cầu công suất của cảng và dự phòng phát triển tương lai. 6.1.2 Hệ thống giao thông nội bộ trong bãi phải được bố trí sao cho thuận lợi trong việc vận chuyển trong cảng và đảm bảo các chức năng của cảng cạn. 6.1.3 Bãi container phải đảm bảo yêu cầu về kết cấu và đủ diện tích để thực hiện các chức năng của cảng cạn. 6.1.4 Nền bãi phải đảm bảo khả năng chịu lực, độ bền, độ ổn định theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. 6.1.5 Đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. 6.2 Bãi container chuyên dụng Bãi container chuyên dụng phải bố trí tại các khu vực riêng biệt, đáp ứng các yêu cầu sau: 6.2.1 Bãi container lạnh: Khu vực này bố trí các nguồn điện để đáp ứng yêu cầu hoạt động liên tục của container lạnh. 6.2.2 Bãi container chứa hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ: (i) Khu vực này phải được tách biệt với khu vực còn lại; (ii) Có quy định riêng về xếp, dỡ đối với container chứa hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ. 6.3 Kho CFS Kho CFS được thiết kế, xây dựng phải đảm bảo đủ diện tích đáp ứng nhu cầu hoạt động của cảng và thỏa mãn các yêu cầu sau: 6.3.1 Khu vực lưu trữ cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu được bố trí tại các khu riêng biệt. 6.3.2 Đường giao thông nội bộ trong kho CFS phải được thiết kế, quy hoạch đảm bảo thuận lợi cho các phương tiện, thiết bị vận hành trong kho. 6.3.3 Khu vực lưu trữ hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ được bố trí tại các khu riêng biệt đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. 6.3.4 Bố trí văn phòng làm việc cho nhân viên và người liên quan. 7. Khu văn phòng 7.1 Khu vực văn phòng quản lý, điều hành 7.1.1 Khu văn phòng bố trí đủ diện tích, chức năng để phục vụ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng cạn và các đơn vị liên quan (văn phòng quản lý cảng, hải quan, đại lý giao nhận vận tải và các dịch vụ liên quan). 7.1.2 Bố trí khu vực phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên ngành. 7.2 Khu vực phụ trợ Khu vực phụ trợ (nhà ăn, khu vệ sinh) được bố trí phục vụ sinh hoạt của người lao động làm việc tại cảng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh chung. 8. Hạ tầng kỹ thuật 8.1 Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo thông suốt trong nội bộ cảng và ngoài cảng, đảm bảo việc vận hành cảng thuận lợi, đảm bảo an ninh, an toàn khu vực cảng. 8.2 Hệ thống phòng cháy chữa cháy 8.2.1 Cảng cạn phải trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn, giải tỏa phương tiện, vật tư hàng hóa khi xảy ra cháy, nổ. 8.2.2 Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng cạn phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Tại những vị trí có nguy cơ dễ xảy cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật. 8.2.3 Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở. 8.2.4 Hệ thống điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, các nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 8.2.5 Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác phải bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. 8.2.6 Về nhân sự: Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ. 8.2.7 Tổ chức phòng cháy chữa cháy: (i) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 9. Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải Cảng cạn phải được trang bị phương tiện, thiết bị để thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động hoặc thuê doanh nghiệp có chức nàng tiếp nhận,thu gom, xử lý chất thải theo quy định. 10. Công trình đảm bảo an ninh, an toàn tại cảng cạn và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện ra, vào cảng cạn 10.1 Cổng ra, vào phải được bố trí tại vị trí thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hoạt động, đảm bảo an ninh, an toàn. 10.2 Cổng kiểm soát, hàng rào an ninh phải được bố trí và lắp đặt các thiết bị an ninh, kiểm soát của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành để đảm bảo an ninh, an toàn cho khu vực cảng cạn và đảm bảo cho công tác kiểm tra, giám sát các phương tiện ra, vào hoạt động trong cảng. 10.3 Giao thông kết nối khu vực cảng cạn với hệ thống giao thông vận tải bên ngoài (đường sắt, đường bộ, cảng biển và cảng, bến thủy nội địa) phải đảm bảo an toàn, thuận tiện và đồng bộ, phù hợp với quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật. Hệ thống báo hiệu, rào chắn và các công trình đảm bảo an toàn giao thông khác phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định tại QCVN 41: 2019/BGTVT. III. Quy định về quản lý 1. Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác 1.1 Quản lý, khai thác cảng cạn theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định pháp luật hiện hành. 1.2 Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về người, hàng hóa và phương tiện ra, vào hoạt động tại khu vực cảng cạn; đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác liên quan. 1.3 Khi có thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc sự cố bất thường xảy ra, doanh nghiệp khai thác cảng cạn huy động nguồn lực, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức cứu người, hàng hóa, phương tiện, xử lý và khắc phục sự cố; đồng thời tiến hành các thủ tục và biện pháp pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn (cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, hải quan, biên phòng, kiểm dịch y tế, động thực vật) thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật. IV. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. 2. Xử lý vướng mắc trong quá trình áp dụng Trong quá trình áp dụng Quy chuẩn này, nếu có khó khăn vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Cục Hàng hải Việt Nam để tổng hợp và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung.
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "19/04/2021", "sign_number": "09/2021/TT-BGTVT", "signer": "Nguyễn Nhật", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-29-2019-TT-BGTVT-sua-doi-Thong-tu-12-2011-TT-BGTVT-421040.aspx
Thông tư 29/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2011/TT-BGTVT mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/2019/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2019 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 12/2011/TT-BGTVT NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM HOẶC ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THEO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI TỔN THẤT Ô NHIỄM DẦU NĂM 1992 Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu năm 1992 mà Việt Nam là thành viên; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu năm 1992. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu năm 1992 Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phân cấp thực hiện công tác đăng ký tàu biển (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển) cấp để xác nhận đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính đối với tàu biển có hiệu lực, đáp ứng yêu cầu tại Điều VII của Công ước CLC 1992”. Điều 2. Bãi bỏ Điều 10. Điều 3. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019. Điều 4. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ trưởng Bộ GTVT; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, PC(05). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Công
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "12/08/2019", "sign_number": "29/2019/TT-BGTVT", "signer": "Nguyễn Văn Công", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-238-KH-UBND-2022-thuc-hien-Chuong-trinh-suc-khoe-hoc-duong-Ha-Noi-2022-2025-529183.aspx
Kế hoạch 238/KH-UBND 2022 thực hiện Chương trình sức khỏe học đường Hà Nội 2022 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 238/KH-UBND Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”; Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 gồm các nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh (gọi chung là học sinh) trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt (gọi chung là trường học) nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. 2. Yêu cầu - Xác định cụ thể các nhiệm vụ, tiêu chí thực hiện của ngành Giáo dục, các ngành liên quan và lộ trình thực hiện bảo đảm tính khả thi. - Phân công trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của ngành; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. II. ĐỐI TƯỢNG 1. Đối tượng thụ hưởng Học sinh đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường học theo phân cấp quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Đối tượng thực hiện Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế và nhân viên, người lao động tại nhà bếp, nhà ăn, căng tin, người làm công việc khác liên quan đến Chương trình Sức khỏe học đường trong trường học; người làm việc tại các cơ sở cung cấp suất ăn, đồ uống cho học sinh; cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; các tổ chức, cá nhân có liên quan. III. NỘI DUNG 1. Chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khoẻ học sinh trong trường học a) 100% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khoẻ học sinh theo quy định. b) 100% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định (khuyến khích các nhà trường kiểm tra sức khỏe học sinh 2 lần/năm học). c) 100% học sinh tại các nhà trường có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. d) 100% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh. đ) 100% trường học cung cấp đủ nước uống, nước sạch cho sinh hoạt và các hoạt động khác trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định. e) 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh. f) 100% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn. g) 100% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux). h) 85% trường học bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật. Các điều kiện về y tế cần đảm bảo theo các quy định: Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công tác y tế trường học; Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định 827/QĐ-SYT ngày 6/5/2015 của Sở Y tế về việc ban hành danh mục thuộc thiết yếu, trang thiết bị dùng trong phòng y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các nhà trường rà soát, đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc trang bị thiết bị, vật tư y tế cần thiết nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu của Kế hoạch. 2. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học 2.1. Đối với các trường mầm non a) 90% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định. b) 100% trường mầm non tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho học sinh phù hợp với độ tuổi; sử dụng hiệu quả môi trường thiên nhiên ngoài trời trong quá trình giáo dục thể chất. Khuyến khích các trường có điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khóa tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh. c) Phấn đấu 80% giáo viên các trường mầm non được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.2. Đối với các trường phổ thông a) 90% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định. b) 95% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao. c) 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định (đối với các trường học phổ thông). d) 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao. đ) 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các điều kiện về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học cần đảm bảo theo các quy định: Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông; Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non; Thông tư số 37, 38, 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông dành cho môn học Giáo dục thể chất; Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Các nhà trường rà soát, đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc trang bị, bổ sung thiết bị cần thiết của môn học Giáo dục thể chất nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu của Kế hoạch. 3. Tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học a) 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khoá, hoạt động ngoại khoá. b) 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học (trường phổ thông), bếp ăn bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 70% các trường học xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm. c) 90% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định. 4. Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ học đường trong trường học a) 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường; bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn. b) 100% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khoẻ tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi. c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học a) 100% trường học ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thống kê sức khỏe học sinh. b) 90% trường học ở khu vực quận và 70% trường học ở khu vực huyện, thị xã triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường). c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê về sức khỏe học sinh trong trường học. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học a) Bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư y tế nhằm bảo đảm đủ điều kiện triển khai hiệu quả công tác sức khoẻ học đường và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định; trong đó chú trọng mua sắm, lắp đặt bóng đèn đảm bảo phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng; mua sắm, sửa chữa bàn ghế phù hợp với các nhóm chiều cao của học sinh, đặc biệt đối với học sinh khuyết tật; xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh và bảo đảm các điều kiện khác về vệ sinh trong trường học đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh theo quy định; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học, tổ chức bữa ăn học đường chất lượng, hợp lý, an toàn, đúng quy định. b) Đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở vật chất, bố trí trang thiết bị để bảo đảm điều kiện dạy và học, nâng cao chất lượng công tác sức khỏe học đường, nhất là y tế và bữa ăn học đường đối với các vùng khó khăn. 2. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a) Phân bổ chỉ tiêu và tổ chức thi tuyển biên chế cán bộ Y tế trường học để ổn định nhân sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác Y tế học đường tại các trường học. Bố trí cán bộ có chuyên môn y tế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để triển khai công tác sức khoẻ học đường phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, từng trường học; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp triển khai Kế hoạch. Khuyến khích các trường học ngoài công lập chủ động bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho y tế trường học, bữa ăn học đường và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. b) Bổ sung, cập nhật, nâng cao chất lượng nội dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về công tác sức khoẻ học đường. c) Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học, y tế cơ sở; đội ngũ nhân viên xây dựng thực đơn, chế biến suất ăn sẵn trong trường học bảo đảm chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường. d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn triển khai các phần mềm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học phục vụ triển khai hiệu quả Kế hoạch. 3. Đổi mới công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học a) Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông mới một cách thiết thực, hiệu quả theo hướng cá thể hóa người học. b) Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, khuyến khích “Đề án xóa mù bơi” phát triển môn bơi, môn bóng, các môn thể thao dân tộc phù hợp với đặc điểm vùng, miền và điều kiện cụ thể từng trường học. c) Triển khai hiệu quả hoạt động thể thao trường học phù hợp với năng khiếu, sở thích, lứa tuổi học sinh với hình thức đa dạng; tăng cường tổ chức các giải thể thao cấp trường, cụm trường, cấp toàn Ngành và thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp. 4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh (có kết nối giữa gia đình và nhà trường và cơ quan y tế) nhằm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. b) Số hóa hồ sơ quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ công tác sức khỏe học đường (trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch, nhà vệ sinh...). c) Ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý sức khỏe học sinh, hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, tình trạng dinh dưỡng học đường để áp dụng liên thông, kết nối cho từng tuyến (trường học, cơ quan quản lý sức khỏe học đường tuyến quận, huyện, thị xã và Thành phố). 5. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội a) Phổ biến kiến thức, tuyên truyền về các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe học đường của Thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. b) Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến đến các trường học về chủ trương, chính sách trong Kế hoạch nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh. c) Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các sản phẩm, tài liệu truyền thông, đa dạng hóa các phương thức truyền thông Kế hoạch phù hợp với từng cấp học và điều kiện của địa phương. d) Tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú như các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe học đường, các diễn đàn, các câu lạc bộ sức khỏe trường học... Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực về các kĩ năng truyền thông, lập kế hoạch cho cán bộ, giáo viên và đội ngũ tuyên truyền viên trong trường học. đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá sức khóc định kỳ của học sinh; kết hợp lồng ghép, truyền thông, tuyên truyền đến cha mẹ học sinh thông qua các phương tiện truyền thông của nhà trường về sức khỏe học đường. 6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phối hợp liên ngành, tăng cường trách nhiệm triển khai a) Xây dựng, hoàn thiện và tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành về hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh; đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia triển khai Kế hoạch. b) Tăng cường sự tham gia của các sở, ngành, các cấp chính quyền trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. c) Tăng cường cơ chế phối hợp, kết nối giữa trường học và gia đình trong hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh. d) Nghiên cứu, xây dựng đề án phòng chống thừa cân, béo phì, dự phòng bệnh mạn tính không lây và cải thiện tầm vóc học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội lồng ghép trong đề án “bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”. 7. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế a) Huy động sự ủng hộ, tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc thực hiện Kế hoạch cũng như giám sát, đánh giá hoạt động của Kế hoạch. b) Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, đề án liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tranh thủ tối đa các nguồn lực trong quá trình triển khai Kế hoạch. c) Tăng cường sự giúp đỡ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tài chính triển khai thực hiện Kế hoạch. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu hợp pháp của các trường học theo quy định pháp luật. 2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành; việc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định và thông qua các chương trình, dự án được phê duyệt theo quy định của pháp luật. 3. Hằng năm, tại thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các nội dung của Kế hoạch lập dự toán kinh phí và tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính tổng hợp. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo - Là cơ quan thường trực, giúp việc Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác chỉ đạo triển khai Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, đoàn thể triển khai các nội dung tại Kế hoạch này. - Hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trong toàn Ngành, trong đó xây dựng, ban hành, kế hoạch bao gồm những dự án, kinh phí và các nội dung liên quan với lộ trình triển khai cụ thể. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo cấp trên. - Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với Đề án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình Sức khỏe Việt Nam và các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan. - Ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý sức khỏe học sinh, hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, tình trạng dinh dưỡng học đường để áp dụng liên thông, kết nối cho từng tuyến (trường học, cơ quan quản lý sức khỏe học đường tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương). - Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện các đề án phòng chống thiếu vi chất, thừa cân béo phì cho học sinh; tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm đối với bữa ăn học đường; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học nhằm thực hiện hiệu quả công tác sức khỏe học đường. - Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn hình thức hoạt động, vận động phù hợp với lứa tuổi, sở thích và tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh trong trường học; triển khai tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên giáo dục thể chất về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích đuối nước trẻ em. - Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp các nội dung thông tin liên quan và tình hình, kết quả triển khai thực hiện cho các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố để thông tin, truyền thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo các nội dung của Kế hoạch. - Phối hợp Sở Tài chính báo cáo các cấp có thẩm quyền để bố trí kinh phí triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. - Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tuyên truyền, hướng dẫn nhà trường thực hiện chính sách bảo hiểm y tế học sinh. - Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch. 2. Sở Y tế - Hướng dẫn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về đảm bảo vệ sinh trường học; danh mục trang thiết bị, thuộc thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trường học; hỗ trợ chuyên môn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học; hỗ trợ chuyên môn công tác chăm sóc dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, công tác phòng chống bệnh tật học đường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe học sinh; phòng, chống các yếu tố nguy cơ và bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản ở học sinh. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, y tế cơ sở về các vấn đề liên quan đến sức khỏe học đường. 3. Sở Văn hóa và Thể thao - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường nhằm hỗ trợ học sinh rèn luyện thể chất, nâng cao thể lực; tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch, lồng ghép với triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2021-2030 (theo quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ); xây dựng, phổ biến các quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh trong trường học phù hợp với tình hình thực tế của các trường học trên địa bàn Thành phố. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao; tổ chức các cuộc thi, giải thi đấu thể thao cho học sinh phổ thông Thành phố. - Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất về phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. 4. Sở Thông tin và Truyền thông - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ban, ngành liên quan cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khỏe học đường, dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất và phòng, chống dịch, bệnh trong trường học. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định. 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo triển khai các nội dung về phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em. 6. Sở Tài chính Trên cơ sở tổng hợp và đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo phân cấp của Thành phố. 7. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất kế hoạch bố trí đầu tư công trung hạn để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch. 8. Sở Nội vụ Phối hợp trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách về tuyển dụng để bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học (nhân viên y tế; cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tư vấn tâm lý; giáo viên giáo dục thể chất). 9. Sở Ngoại vụ Kết nối với các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học sinh phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế, các sở, ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp có liên quan của Kế hoạch; hướng dẫn kết nối, triển khai các chương trình, dự án cụ thể hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động của Kế hoạch. 10. Sở Xây dựng - Chủ trì triển khai đảm bảo cung cấp nước sạch trong trường học; - Phối hợp triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. 11. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hướng dẫn nhà trường thực hiện chính sách bảo hiểm y tế học sinh theo quy định. 12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã - Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch tại địa phương; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc thẩm quyền thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. - Chủ động cân đối nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo phân cấp, trong đó ưu tiên cho những địa phương khó khăn. - Huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch; bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác y tế trường học và giáo dục thể chất, thể thao trường học theo quy định. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội Phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế, các Sở, ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hội viên, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và tham gia huy động nguồn lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp có liên quan của Kế hoạch. VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ 6 tháng về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Đề nghị các Sở, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch triển khai. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vấn đề vượt thẩm quyền, các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - TTTU, TTHĐND Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - UBMTTQVN thành phố Hà Nội; - Các Ban: KTNS, VHXH - HĐND Thành phố; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Các đơn vị có tên trong Kế hoạch; - VPUB: CVP, các Phó Chánh Văn phòng; - Lưu: VT, KGVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Chử Xuân Dũng PHỤ LỤC TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025 (Kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 06/9/2022 của UBND Thành phố) STT Nội dung nhiệm vụ Đơn vị chủ trì thực hiện Đơn vị phối hợp Tiến độ/Thời gian thực hiện 1 Chủ trì xây dựng, theo dõi, tổng hợp, tham mưu điều hành Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm từ 2022 đến 2025 2 Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Năm 2022 3 Trên cơ sở tổng hợp và đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ban, ngành có liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu trình UBND Thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo phân cấp của Thành phố. Sở Tài chính - Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Theo từng năm. Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm từ 2022 đến 2025 4 Hướng dẫn triển khai Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Năm 2022 5 Xây dựng các chuyên mục truyền thông về Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 Sở Thông tin và Truyền thông - Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm từ 2022 đến 2025 6 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh và an toàn thực phẩm Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 7 Tập huấn về xây dựng thực đơn bữa ăn học đường cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên phụ trách xây dựng thực đơn, nhân viên chế biến xuất ăn cho học sinh trong các trường học Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 8 Tổ chức triển khai ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý sức khỏe học sinh, hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Thông tin và Truyền thông - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 9 Tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học sinh và các hoạt động thể thao trường học, các giải thể thao các cấp Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Văn hóa - Thể thao - Sở Thông tin và Truyền thông - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 10 Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế và đội ngũ tuyên truyền viên trường học ề chăm sóc sức khỏe học sinh, về các vấn đề liên quan đến sức khỏe học đường Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 11 Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Văn hóa và Thể thao - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 12 Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 13 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cha mẹ học sinh về chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với học sinh trong trường học Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 14 Mở rộng hợp tác quốc tế, tổ chức học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước để thúc đẩy công tác sức khỏe học đường Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Ngoại vụ - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Thực hiện hàng năm từ 2023 đến 2025 15 Đề xuất các cơ chế, chính sách về tuyển dụng để bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học (nhân viên y tế, giáo viên giáo dục thể chất) Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Nội vụ - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm từ 2022 đến 2025 16 Rà soát, đề xuất kế hoạch bố trí đầu tư công trung hạn để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm từ 2022 đến 2025 17 Kiểm tra, đánh giá các chỉ số về dinh dưỡng của trẻ em, học sinh tại các trường học Sở Y tế - Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Trước tháng 11 các năm 2022, 2023 và 2025 Báo cáo vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 18 Hướng dẫn nhà trường thực hiện chính sách bảo hiểm y tế học sinh theo quy định Bảo hiểm xã hội Thành phố - Sở Giáo dục và Đào tạo - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 19 Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm từ 2022 đến 2025 20 Tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Tháng 12/2023 21 Tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về kết quả thực hiện Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Tháng 11/2025 22 Tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo - Các Sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã Tháng 12/2025
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "06/09/2022", "sign_number": "238/KH-UBND", "signer": "Chử Xuân Dũng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-8880-KH-UBND-de-an-tong-the-kiem-soat-ma-tuy-bien-gioi-den-2010-Ho-Chi-Minh-60296.aspx
Kế hoạch 8880/KH-UBND đề án tổng thể kiểm soát ma túy biên giới đến 2010 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ****** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* Số: 8880/KH-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2006 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ KIỂM SOÁT MA TÚY QUA BIÊN GIỚI ĐẾN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010” và Kế hoạch số 70/BCA-C11 ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về tổ chức thực hiện Đề án “Tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010”. Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động của tội phạm ma túy trong những năm qua và dự báo tình hình tội phạm ma túy hoạt động trong những năm tới; để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm tệ nạn ma túy đến năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố đề ra Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổng kiểm soát ma túy qua biên giới” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 như sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU: 1. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Nội dung kế hoạch hành động phải có các biện pháp, giải pháp khả thi nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn ma túy phát sinh; tổ chức lực lượng và cơ sở vật chất phải đảm bảo để thực hiện kế hoạch hành động, đồng thời cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm. 2. Phối hợp với các địa phương có đường biên giới nắm chắc tình hình hoạt động và tổ chức đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy đưa về thành phố tiêu thụ. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển các chất ma túy qua đường bưu điện, sân bay, bến cảng nhằm kéo giảm tội phạm ma túy vào thành phố. 3. Tăng cường năng lực và sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của Công an thành phố với Bộ đội Biên phòng, Hải quan thành phố đẩy mạnh công tác kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập các chất ma túy vào thành phố dưới mọi hình thức; quản lý chặt chẽ các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Đẩy mạnh công tác điều tra, khám phá và kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm các vụ án ma túy đã được phát hiện. 4. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội trong công tác chuyển hóa làm trong sạch địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, chăm lo xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng không bị tái nghiện. II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Công an thành phố: a) Là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng chống ma túy, chủ động xây dựng triển khai kế hoạch trấn áp tội phạm ma túy. Phối hợp với Công an các địa phương có đường biên giới và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình hoạt động của các tổ chức mua bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy trên địa bàn thành phố, ngoại biên và các tuyến trọng điểm từ biên giới vào nội địa thành phố tiêu thụ. Chủ động phối hợp với Cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Sở Bưu chính, Viễn thông thành phố kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình hình vận chuyển ma túy qua đường bưu điện, sân bay, bến cảng; tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc nhập, xuất các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần của các doanh nghiệp và cả trong giao dịch nội địa; có biện pháp để nắm và quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp nhập khẩu tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vào thành phố. b) Chủ động phối hợp với Cảnh sát quốc tế, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thu thập thông tin về tình hình tội phạm ma túy ở trong nước cũng như quốc tế để chủ động nắm, tiến hành điều tra triệt phá các tổ chức tội phạm quốc tế mua bán, tàng trữ, vận chuyển các chất ma túy, tiền chất và các dụng cụ, phương tiện để bào chế ma túy qua cửa khẩu, sân bay, bến cảng vào thành phố hoặc từ thành phố làm địa bàn trung chuyển ma túy đi các quốc gia khác. c) Phối hợp với Cục Hải quan, Sở Công nghiệp, Sở Y tế xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tiền chất dựa trên công tác điều tra cơ bản các đơn vị được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu tiền chất, đặc biệt là nguồn tiêu thụ tiền chất… thực hiện nối mạng giữa các cơ quan chức năng quản lý để cập nhật, kiểm tra, kiểm soát. d) Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp của ngành Công an nắm chắc tình hình hoạt động của bọn tội phạm ma túy, tổ chức điều tra khám phá các đối tượng vận chuyển các chất ma túy qua biên giới, qua đường bưu điện, cửa khẩu sân bay, bến cảng vào nội địa thành phố tiêu thụ. Thực hiện nghiêm túc công tác điều tra về tuyến, địa bàn, đối tượng về các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia và quốc tế, tổ chức khai thác từ các tài liệu khám phá các vụ án trước đây, tài liệu trao đổi với Công an các tỉnh, thành phố khác, khai thác những đối tượng đang thi hành án tại các trại giam, trại tạm giam, các tài liệu do quần chúng nhân dân cung cấp. e) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra hành chính các khu vực, địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy; rà soát lại các địa bàn, tụ điểm tổ chức mua bán, sử dụng các chất ma túy để triển khai kế hoạch phân công, phân cấp cho các đơn vị, địa phương đấu tranh chuyển hóa; kiểm soát chặt chẽ các địa bàn có nhiều điểm kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, khu vực đông dân nhập cư, khu vực có nhiều phòng cho thuê… Đẩy mạnh công tác đấu tranh chuyển hóa xóa các địa bàn, tụ điểm phức tạp; cấp Ủy, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ngành cùng tham gia, trong đó lực lượng công an là nòng cốt; phát động phong trào quần chúng tố giác tội phạm ma túy. Tăng cường công tác lập hồ sơ đưa số người nghiện ma túy vào quản lý theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP và lập hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục hỗ trợ các trường, trung tâm cai nghiện ma túy của thành phố tập huấn công tác bảo vệ và các giải pháp ngăn ngừa thẩm lậu ma túy. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác tiếp nhận, hỗ trợ và giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng về địa phương có cuộc sống ổn định, không tái nghiện. 2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố: Phối hợp với Cục Hải quan, Công an thành phố tăng cường công tác nắm tình hình kiểm soát chặt chẽ các chất ma túy, các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua các cụm cảng vào nội địa thành phố tiêu thụ; qua công tác tuần tra kiểm soát, công tác điều tra trên các tuyến giao thông đường thủy vào cụm cảng nhằm phát hiện, đấu tranh với các đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy trên các phương tiện đường thủy. Phối hợp với Công an thành phố tăng cường công tác phát động phong trào quần chúng “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng trên các phương tiện giao thông đường thủy và các địa bàn, tụ điểm ma túy phức tạp ven sông. 3. Cục Hải quan thành phố: a) Phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần của các doanh nghiệp và cả giao dịch trong nội địa thành phố; phối hợp với Công an thành phố trong công tác phòng ngừa, phát hiện các đối tượng vận chuyển các chất ma túy qua đường bưu điện, sân bay, bến cảng. b) Phối hợp với Công an thành phố tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống ma túy, trang bị kịp thời, đầy đủ phương tiện kỹ thuật, kinh phí bảo đảm yêu cầu cho công tác kiểm soát, phát hiện vận chuyển ma túy, xuất nhập khẩu tiền chất trái phép qua biên giới tại các Hải quan cửa khẩu. c) Thực hiện công tác quản lý tiền chất đúng theo quy định tại Điều 8, Điều 10 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. 4. Sở Bưu chính, Viễn thông: Phối hợp với Công an thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và chuyển phát thực hiện đúng các quy định của pháp luật (Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BBCVT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông) nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát để vận chuyển ma túy qua biên giới. Tổ chức tập huấn các kiến thức phòng chống ma túy cho nhân viên các doanh nghiệp để chủ động phát hiện các hành vi có liên quan đến ma túy. 5. Sở Công nghiệp: a) Phối hợp với các đơn vị có chức năng tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, trao đổi và cung cấp thông tin về việc xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh các loại tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp cho Công an thành phố, nếu xét thấy cần thiết phải giám sát, kiểm tra thì thông báo cho Cục Hải quan thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố để thực hiện kiểm tra, kiểm soát. b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, sử dụng tiền chất thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về nguy cơ, hậu quả của việc lơi lỏng quản lý, để thất thoát tiền chất rơi vào tay kẻ xấu. Phổ biến các tài liệu, văn bản, pháp luật Nhà nước quy định về kinh doanh, sử dụng tiền chất. c) Thường xuyên xây dựng các kế hoạch phối hợp kiểm tra các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng tiền chất ở các đơn vị. Đẩy mạnh giám sát, trao đổi tình hình thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu và sử dụng tiền chất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. 6. Sở Y tế: Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của ngành, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố tổ chức tốt công tác chữa trị, cai nghiện ma túy; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu khoa học và có trách nhiệm thông báo cho Công an thành phố biết để phối hợp theo dõi, kiểm tra, giám sát. 7. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, tiến hành truy tố, xét xử nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật và tổ chức xét xử lưu động các vụ án ma túy điển hình tại các địa bàn trọng điểm, nhất là các vụ án có người nước ngoài, các đối tượng hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy có tính chất chuyên nghiệp, các hành vi tiếp tay cho tội phạm vận chuyển ma túy qua biên giới, tạo sức răn đe đối tượng và góp phần phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền. 8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố: Tăng cường chỉ đạo trong công tác tổ chức quản lý giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng nghiện và người sau cai nghiện. Phối hợp với các sở, ngành chức năng củng cố các loại hình tổ chức học tập, dạy nghề tại các trường, trung tâm cai nghiện để có định hướng giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện; phối hợp Công an các địa phương tiếp tục triển khai quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại các trường, trung tâm cai nghiện ma túy thành phố trú đóng; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành tốt thời gian áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện và tạo điều kiện cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng có việc làm để ổn định cuộc sống. 9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân thành phố hướng dẫn các tổ chức là thành viên tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống ma túy nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong công tác phòng chống ma túy. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, triển khai các biện pháp phòng chống ma túy tại cộng đồng. Triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BVHTT-BCA-UBMTTQVN ngày 17 tháng 11 năm 2005 về xây dựng phường xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; tích cực đấu tranh làm chuyển hóa nhanh và vững chắc các địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội nhằm tạo môi trường xã hội lành mạnh. 10. Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể quận - huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn tăng cường công tác phòng chống ma túy ở địa phương theo các biện pháp đã xác định, đảm bảo đúng mục tiêu yêu cầu đã đề ra; tập trung chỉ đạo các ban ngành phối hợp lực lượng Công an các cấp đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp về ma túy và giữ không để địa bàn tái phức tạp trở lại; đăng ký chỉ tiêu xây dựng địa bàn không có ma túy; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhân dân; tổ chức tốt công tác lập và xử lý hồ sơ đối tượng nghiện theo đúng quy định; tiếp nhận và giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng về địa phương có việc làm ổn định cuộc sống, giúp họ không tái nghiện. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ Kế hoạch này, Thủ trưởng các Sở - ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đề án “Tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010” và kế hoạch thực hiện hàng năm ở đơn vị, địa phương mình; đồng thời kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm và ma túy các cấp. Kế hoạch gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm và ma túy thành phố (Công an thành phố), chậm nhất sau 20 ngày khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch. 2. Định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm các Sở - ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm và ma túy thành phố (Công an thành phố, số 268 Trần Hưng Đạo, quận 1) để tổng hợp báo cáo Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, báo cáo Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố. 3. Giao cho Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm và ma túy (Công an thành phố) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp tình hình và thường xuyên báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Tài
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "28/11/2006", "sign_number": "8880/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Thành Tài", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-24-2016-TT-NHNN-sua-doi-42-2011-TT-NHNN-cap-tin-dung-hop-von-khach-hang-316740.aspx
Thông tư 24/2016/TT-NHNN sửa đổi 42/2011/TT-NHNN cấp tín dụng hợp vốn khách hàng mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 24/2016/TT-NHNN Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 42/2011/TT-NHNN NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP TÍN DỤNG HỢP VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng: 1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về việc: a) Cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài đối với khách hàng thực hiện đầu tư dự án phương án sản xuất kinh doanh (sau đây gọi tắt là dự án) tại Việt Nam; khách hàng là người cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài; b) Cấp tín dụng hợp vốn không có sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài đối với người không cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài. 2. Trường hợp cấp tín dụng hợp vốn đối với người không cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài có sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài, các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài thỏa thuận phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối.”. 2. Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Bên cấp tín dụng hợp vốn: bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) cùng cam kết cấp tín dụng cho khách hàng, để thực hiện một hoặc một phần dự án. 3. Thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn (sau đây gọi tắt là thành viên): là tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng hợp vốn theo quy định tại Thông tư này.”. 3. Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn đóng góp vốn (hoặc nghĩa vụ) theo tỷ lệ tham gia được quy định trong hợp đồng hợp vốn, được hưởng các lợi ích (lãi và phí theo quy định) và chia sẻ các chi phí, rủi ro phát sinh được quy định trong hợp đồng hợp vốn. Các loại phí trong cấp tín dụng hợp vốn do bên cấp tín dụng hợp vốn và khách hàng thỏa thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. 3. Thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn có thể đóng vai trò là thành viên đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán, thành viên đầu mối nhận tài sản đảm bảo. Các thành viên thỏa thuận về thành viên đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn và thành viên đầu mối nhận tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngoài khi tham gia cấp tín dụng hợp vốn không được thực hiện vai trò là thành viên đầu mối thanh toán.”. 4. Bổ sung Khoản 6 Điều 3 như sau: “6. Các thành viên (trừ tổ chức tín dụng nước ngoài) phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện cấp tín dụng hợp vốn.”. 5. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 7. Quy định về quản lý ngoại hối đối với trường hợp cấp tín dụng hợp vốn có yếu tố nước ngoài Trường hợp cấp tín dụng hợp vốn có sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc việc cấp tín dụng hợp vốn đối với khách hàng để thực hiện dự án ở nước ngoài, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này, các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật khác có liên quan.”. 6. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trường hợp cần cấp tín dụng hợp vốn đối với khách hàng, tổ chức tín dụng phát hành thư mời cấp tín dụng hợp vốn, kèm theo các tài liệu có liên quan để gửi cho các tổ chức tín dụng dự kiến mời cấp tín dụng hợp vốn.”. 7. Khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng nước ngoài) có trách nhiệm báo cáo tình hình cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”. Điều 2. Bãi bỏ Phụ lục đính kèm Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều 3. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2016. Điều 4. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng hợp vốn và khách hàng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu VP, Vụ PC, Vụ TDCNKT. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "30/06/2016", "sign_number": "24/2016/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Đồng Tiến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-26-2023-TT-BGDDT-sua-doi-thiet-bi-day-hoc-toi-thieu-theo-Thong-tu-37-2021-TT-BGDDT-593438.aspx
Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 26/2023/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 37/2021/TT-BGDĐT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC, THÔNG TƯ SỐ 38/2021/TT-BGDĐT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÔNG TƯ SỐ 39/2021/TT-BGDĐT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học (sau đây gọi là Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT) 1. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3.4 mục I Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học - Môn Tự nhiên và Xã hội (Phụ lục I kèm theo Thông tư này). 2. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 1.1 mục I phần B Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học - Môn Lịch sử và Địa lý (Phụ lục II kèm theo Thông tư này). Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở (sau đây gọi là Thông tư số 38/2021/TT-BGDDT) 1. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3 phần A Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Toán (Phụ lục III kèm theo Thông tư này). 2. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 1 phần C Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Giáo dục công dân (Phụ lục IV kèm theo Thông tư này). 3. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 4, 20, 37, 40 mục I; số thứ tự 3, 15, 19, 26, 32, 33 mục III và số thứ tự 1 mục V Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Khoa học tự nhiên (Phụ lục V kèm theo Thông tư này). 4. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 1 mục I phần A; số thứ tự 1, 4 mục II phần A; số thứ tự 2.3 mục II phần B; số thứ tự 1.2, 4.1 mục I phần C và số thứ tự 4.1 mục II phần C Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Công nghệ (Phụ lục VI kèm theo Thông tư này). 5. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 5.2 mục III Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Giáo dục thể chất (Phụ lục VII kèm theo Thông tư này). 6. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3, 10 mục I Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) (Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này). 7. Sửa đổi, bổ sung quy định số thứ tự 8.2 Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Thiết bị dùng chung (Phụ lục IX kèm theo Thông tư này). Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông (sau đây gọi là Thông tư số 39/2021/TT-BGDDT) 1. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 8.3, 9.1, 13.1, 13.2 mục II Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông - Môn Giáo dục thể chất (Phụ lục X kèm theo Thông tư này). 2. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3, 13, 14, 15, 16 mục I và số thứ tự 2, 8, 9, 10, 12, 14, 24 mục II Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông - Môn Vật lý (Phụ lục XI kèm theo Thông tư này). 3. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 1.22, 1.24 mục III phần B Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông - Môn Hóa học (Phụ lục XII kèm theo Thông tư này). 4. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3.6 mục II Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông - Môn Sinh học (Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này). 5. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 2 phần A Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông - Môn Công nghệ (Phụ lục XIV kèm theo Thông tư này). 6. Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3, 6, 8, 10 mục I Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông - Môn Mĩ thuật (Phụ lục XV kèm theo Thông tư này). Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024. 2. Quy định chuyển tiếp: a) Đối với các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu đã được phê duyệt không có các thiết bị được điều chỉnh tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT , Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT , Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ; b) Đối với các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu đã được phê duyệt có các thiết bị được điều chỉnh tại Thông tư này thì điều chỉnh thông số kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này. Điều 5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban VHGD của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo; - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - Bộ trưởng; - Như Điều 5; - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ CSVC (10b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Ngọc Thưởng PHỤ LỤC I SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC - MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS I TRANH ẢNH 3 Chủ đề 5: Con người và sức khoẻ 3.4 Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn Bộ tranh về phòng tránh bị xâm hại Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Gồm 2 tờ tranh minh họa về phòng tránh bị xâm hại; kích thước (148x210)mm. Trong đó: a) 01 tranh minh họa quy tắc bảo vệ cơ thể bé trai và bé gái (phòng tránh bị xâm hại); với dòng chữ: “Hãy nhớ! Không để ai sờ, động chạm vào bộ phận cơ thể được đồ lót che kín. Trừ khi cần được bác sĩ khám bệnh”. b) 01 tranh minh họa ba bước phòng tránh bị xâm hại: - Hình ảnh học sinh nói không một cách kiên quyết; - Hình ảnh học sinh lùi lại/bỏ đi hoặc chạy để thoát khỏi tình huống nguy hiểm; - Hình ảnh học sinh kể lại với người tin cậy những gì đã xảy ra với mình. x Bộ 01/4 đến 6HS Dùng cho lớp 1 PHỤ LỤC II SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC - MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS B THIẾT BỊ DÙNG CHO LỚP 4 I TRANH ẢNH 1 Chủ đề: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 1.1 Thiên nhiên Bộ tranh/ ảnh: Một số dạng địa hình ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ HS mô tả một số dạng địa hình tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Bộ tranh gồm 04 tờ, mỗi tờ thể hiện một nội dung sau đây: - 01 tờ thể hiện dãy núi Hoàng Liên Sơn; - 01 tờ thể hiện đỉnh núi Fansipan (Phan-xi-păng); - 01 tờ thể hiện cao nguyên Mộc Châu; - 01 tờ thể hiện vùng đồi bát úp trung du Bắc Bộ, trồng chè, cây ăn quả. Các tranh có kích thước (420x290)mm. x Bộ 01/4 đến 6HS PHỤ LỤC III SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN TOÁN (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS A THIẾT BỊ DÙNG CHUNG 3 Thống kê và Xác suất Bộ thiết bị dạy học Thống kê và Xác suất Giúp học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về khả năng xảy ra của một sự kiện (hay hiện tượng). Bộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suất gồm: - 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm;...; mặt 6 chấm). - 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc (Kích thước phù hợp với quân xúc xắc). x x Bộ 08/GV - 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S. x x Bộ 08/GV - 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn). x x Hộp 08/GV PHỤ LỤC IV SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS C DỤNG CỤ 1 Tự nhận thức bản thân Bộ dụng cụ thực hành tự nhận thức bản thân HS nhận thức được giá trị của bản thân và biết cách làm được các việc chăm sóc bản thân phù hợp và vừa sức - Dụng cụ thực hành: Gương méo, Gương lồi để phục vụ cho việc mô phỏng các tình huống tự nhận thức bản thân. - Bộ thẻ 4 màu hình chữ nhật có kích thước (200x600)mm theo mô hình 4 cửa sổ Johari với những nội dung khác nhau được in chữ và có thể dán/bóc vào tấm thẻ như sau: - Màu vàng: những điều bạn đã biết về bản thân và người khác biết về bạn. - Màu xanh: điều bạn không biết về mình nhưng người khác lại biết rất rõ - Màu đỏ: điều bạn biết về mình nhưng người khác lại không biết, những điều bạn chưa muốn bộc lộ - Màu xám: những dữ kiện mà bạn và người khác đều không nhận biết qua vẻ bề ngoài. x x Bộ 01/6HS Dùng cho lớp 6 PHỤ LỤC V SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS I THIẾT BỊ DÙNG CHUNG (Số lượng được tính cho 01 PHBM) 4. Kính lúp Thực hành sử dụng kính lúp Loại thông dụng (kính lúp cầm tay hoặc kính lúp có giá), G=1,5x, 3x, 5x được in nổi các kí hiệu vào thân x x Bộ 07 20. Bộ thanh nam châm Dùng trong các thí nghiệm về điện và từ Kích thước (7x15x120)mm và (10x20x170)mm; bằng thép hợp kim, màu sơn 2 cực khác nhau x x Bộ 07 37. Bình chia độ Đo thể tích trong các nội dung thực hành Hình trụ Ø30mm, có đế; giới hạn đo 250ml; độ chia nhỏ nhất 2ml; thủy tinh trung tính, chịu nhiệt. x x Cái 07 40. Chậu thủy tinh Sử dụng cho các thí nghiệm Thủy tinh thường, có kích thước miệng Φ200mm và chiều cao 100mm, độ dày 2,5mm x x Cái 07 III THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT THEO CHỦ ĐỀ (Cột số lượng tính cho một phòng học bộ môn, các thiết bị dùng chung (TBDC) tính số lượng ở phần thiết bị dùng chung, không tính ở đây) LỚP 6 Chất và sự biến đổi chất Oxygen (oxi) và không khí 3 Bộ dụng cụ xác định thành phần phần trăm thể tích Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí Gồm: - Chậu thủy tinh, dung dịch NaOH đặc (TBDC); - Cốc thủy tinh dung tích 1000ml; - Nến cây loại nhỏ Φ10mm. x x Bộ 07 Năng lượng và sự biến đổi Lực 15 Bộ thiết bị thí nghiệm độ giãn lò xo Chứng minh độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỷ lệ với khối lượng của vật treo Gồm: Lò xo xoắn 2 đầu có móc, tối đa 5N; 4 quả kim loại có khối lượng mỗi quả 50g. Giá thẳng đứng có thước thẳng với độ chia nhỏ nhất 1mm. x x Bộ 07 LỚP 7 Năng lượng và biến đổi Ánh sáng 19 Bộ dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng Thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng Gồm: Pin mặt trời có thể tạo ra điện áp tối thiểu 2V kèm bóng đèn led, hoặc quạt gió mini, dây nối và giá lắp thành bộ. x x Bộ 07 Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật 26 Bộ dụng cụ chứng minh thân vận chuyển nước Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước Gồm: - 2 cốc thủy tinh loại 250ml (TBDC); - 1 con dao nhỏ (loại thông dụng); - 2 lọ phẩm màu (màu xanh và màu đỏ). x x Bộ 07 LỚP 8 Chất và sự biến đổi chất Tốc độ phản ứng và chất xúc tác 32 Bộ dụng cụ thí nghiệm so sánh tốc độ của một phản ứng hóa học Thí nghiệm so sánh tốc độ của một phản ứng hóa học Gồm: Bát sứ; Ống nghiệm; Cồn đốt; Đá vôi cục; Hydrochloric acid (HCl) 5%. x x Bộ 07 33 Bộ dụng cụ thí nghiệm về tốc độ của phản ứng hóa học Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng hóa học Gồm: - Cảm biến nhiệt độ, ống nghiệm, Ống đong, Cốc thủy tinh loại 100ml, Zn (viên), Dung dịch hydrochloric acid HCl 5%, Đinh sắt (Fe) (TBDC); - Viên C sủi; Đá vôi cục; Đá vôi bột; Magnesium (Mg) dạng mảnh. x x Bộ 07 V MẪU VẬT, MÔ HÌNH Lớp 8 Vật sống 1 Đa dạng thế giới sống Mẫu động vật ngâm trong lọ Thực hành khám phá động vật Các mẫu động vật được xử lí và ngâm trong lọ (giữ được hình thái), bao gồm: sứa, bạch tuộc, ếch (mỗi lọ 1 động vật). Ghi rõ (tên Việt Nam và tên khoa học) của động vật. x x Bộ 02 PHỤ LỤC VI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN CÔNG NGHỆ (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS A THIẾT BỊ DÙNG CHUNG I VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CƠ KHÍ 1 Bộ vật liệu cơ khí Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bộ vật liệu cơ khí gồm: - Tấm nhựa Formex (khổ A3, dày 3mm và 5mm), số lượng 10 tấm mỗi loại; - Tấm nhựa Acrylic (khổ A4, trong suốt, dày 3mm), số lượng 10 tấm; - Thanh keo nhiệt (đường kính 10mm), số lượng 10 thanh; - Vít ren và đai ốc M3, 100 cái; - Vít gỗ các loại, 100 cái; - Mũi khoan (đường kính 3mm), 5 mũi; - Bánh xe (đường kính 65mm, trục 5mm), 10 cái. x x Bộ 04/PHBM Dùng cho lớp 6,7,8,9 II VẬT LIỆU, DỤNG CỤ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 1 Bộ vật liệu điện Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bộ vật liệu điện gồm: - Pin lithium (loại 3.7V, 1200mAh), 9 cục; - Đế pin Lithium (loại đế ba), 03 cái; - Dây điện màu đen, màu đỏ (đường kính 0,3mm), 20m cho mỗi màu; - Dây nối kĩ thuật điện (Dây đơn, đường kính 1,5mm, dài 30cm, có chốt cắm hai đầu đường kính 4mm); - Dây cáp dupont (Loại dài 30cm, chân 2,54mm, 40 sợi); - Dây kẹp cá sấu 2 đầu (dài 30cm), 30 sợi; - Gen co nhiệt (đường kính 2mm và 3mm), mỗi loại 2m; - Băng dính cách điện, 05 cuộn; - Phíp đồng một mặt (A4, dày 1,2mm), 5 tấm; - Muối FeCl3, 500g; - Thiếc hàn cuộn (loại 100g), 03 cuộn; - Nhựa thông, 300g. x x Bộ 04/PHBM Dùng cho lớp 6,7,8,9 4 Bộ công cụ phát triển ứng dụng dựa trên vi điều khiển Sử dụng trong tiến trình thiết kế kĩ thuật, thuộc một số lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong lĩnh vực giáo dục Công nghệ Bộ dụng cụ bao gồm: - Mô đun hạ áp DC-DC (2A, 4 - 36V); - Mô đun cảm biến: nhiệt độ (đầu ra số, độ chính xác: ± 0,5°C), độ ẩm (đầu ra số, độ chính xác: ± 2% RH), ánh sáng (đầu ra tương tự và số, sử dụng quang trở), khí gas (đầu ra tương tự và số), chuyển động (đầu ra số, góc quét: 120 độ), khoảng cách (đầu ra số, công nghệ siêu âm); - Nút ấn (4 chân, kích thước: (6x6x5)mm); - Bảng mạch lập trình vi điều khiển mã nguồn mở (loại thông dụng); - Mô đun giao tiếp: Bluetooth (2.0, giao tiếp: serial port, tần số: 2,4GHz), RFID (tần số sóng mang: 13,56MHz, giao tiếp: SPI), Wifi (2,4GHz, hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n, hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2, giao tiếp: Micro USB); - Thiết bị chấp hành: Động cơ điện 1 chiều (9-12V, 0,2A, 150-300 vòng/phút), Động cơ servo (4,8V, tốc độ: 0,1s/60°), Động cơ bước (12-24V, bước góc: 1,8°, kích thước: (42x42x41,5)mm), còi báo (5V, tần số âm thanh: 2,5KHz); - Mô đun chức năng: Mạch cầu H (5-24V, 2A), Điều khiển động cơ bước (giải điện áp hoạt động 8 - 45V, dòng điện: 1,5A), rơ le (12V); Linh, phụ kiện: board test (15x5,5)cm, dây dupont (loại thông dụng), linh kiện điện tử (điện trở, tụ điện các loại, transistor, LED, diode, công tắc các loại). x x Bộ 02/PHBM B THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ II MÔ HÌNH, MẪU VẬT 2 Đồ dùng điện trong gia đình 2.3 Bóng đèn các loại Tìm hiểu, Thực hành Các loại bóng đèn sợi đốt, compact, huỳnh quang, LED x x Bộ 04/PHBM Dùng cho lớp 6, 9 C THIẾT BỊ DẠY HỌC THEO MÔ ĐUN TỰ CHỌN (LỚP 9) I CÁC MÔ ĐUN CÔNG NGHIỆP I.2 Thiết bị theo các mô đun 1 Mô đun 1: Lắp đặt mạng điện trong nhà Dùng cho lớp 9 1.2 Bộ thiết bị lắp mạng điện trong nhà Lắp đặt mạng điện trong nhà - Bảng điện nhựa khoan lỗ, kích thước (200x300)mm; - Công tắc ba cực gắn bảng điện, dòng điện 16A/250V AC; - Công tắc hai cực gắn bảng điện, dòng điện 16A/250V AC; - Ổ cắm điện gắn bảng, dòng điện 16A/250V; - Đèn điện led, đui xoáy 12W/250V/50Hz; - Đèn điện ống led, chiều dài 1.2m/12W/220V/50Hz; - Aptomat 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA AC; - Cầu đấu dây điện loại kẹp, thẳng, 2 cầu, dòng điện 10A; - Dây điện dài 2m. x x Bộ 04/PHBM 4 Mô đun 4: Lắp đặt mạng điện an ninh, bảo vệ trong ngôi nhà thông minh Dùng cho lớp 9 4.1 Bộ thiết bị lắp đặt mạch điện giám sát sử dụng camera hồng ngoại Lắp đặt mạch điện an ninh, giám sát - Bộ thiết bị bao gồm bảng điện kích thước (400x600x12)mm và các linh kiện, thiết bị: ổ cắm điện 3 chân loại 220V/10A tích hợp cầu chì bảo vệ; 01 aptomat loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA AC; 01 công tắc loại hai cực, gắn bảng dòng điện 16A/250V AC; 01 Camera hồng ngoại tích hợp cảm biến chuyển động; 02 đèn led loại đui xoáy, công suất 12W/250V; - Các linh kiện được bố trí và lắp đặt trên bảng điện một cách khoa học, chú thích rõ ràng, các linh kiện có thể tháo rời để thực hành lắp ráp; - Các chốt kết nối dây dẫn điện đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình thực hành. x x Bộ 04/PHBM II CÁC MÔ ĐUN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN II.2 Thiết bị theo các mô đun 4 Mô đun 4: Nông nghiệp 4.0 Dùng cho lớp 9 4.1 Bộ cảm biến dùng trong trồng trọt công nghệ cao Minh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hành. - Cảm biến đo nhiệt độ (thang đo từ -10°C đến 100°C, độ phân giải ±0.1°C); - Cảm biến đo độ ẩm (khoảng đo: 0 đến 100%, độ chính xác: ±3%); - Cảm biến đo độ pH (Thang đo: 0-14pH, độ phân giải: ±0,01pH, nhiệt độ hoạt động: 5-60°C); - Cảm biến ánh sáng: Phạm vi đo ánh sáng: 0 - 40.000 Lux. Nhiệt độ hoạt động: -10 ~ 60°C. Thời gian đáp ứng: 0.1s. (Có thể sử dụng thiết bị ở phần TBDC). x x Bộ 04/PHBM PHỤ LỤC VII SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS III THIẾT BỊ THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN * Chỉ trang bị những dụng cụ tương ứng, phù hợp với môn thể thao được nhà trường lựa chọn 5 Cầu lông Dùng cho lớp 6,7,8,9 5.2 Vợt Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung cầu lông Hình elip có tay cầm, chất liệu bằng hợp chất carbon, kim loại hoặc tương đương. Khung vợt kể cả cán chiều dài không vượt quá 680mm và chiều rộng không vượt quá 230mm, đầu vợt không dài quá 290mm, diện tích căng dây không quá 280x220mm (DxR) (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện). x Chiếc 20/GV PHỤ LỤC VIII SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGHỆ THUẬT (MĨ THUẬT) (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS I THIẾT BỊ DÙNG CHUNG (trang bị cho một phòng học bộ môn) 3 Đèn chiếu sáng Chiếu sáng mẫu vẽ cho học sinh. Loại đèn thông dụng có chao; chân cao có điều chỉnh được các góc độ chiếu sáng khác nhau; dây điện dài; ánh sáng vàng; công suất tối thiểu 20W. x Bộ 02 Dùng cho lớp 6,7,8,9 10 Bảng vẽ Dùng cho học sinh vẽ, thiết kế Chất liệu gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; kích thước (850x650)mm; độ dày tối thiểu 5mm. x Cái 01/HS Dùng cho lớp 6,7,8,9 PHỤ LỤC IX SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - THIẾT BỊ DÙNG CHUNG (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS 8 Thiết bị trình chiếu Dùng chung cho toàn trường, các môn học và hoạt động giáo dục (căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp) x Bộ 01 bộ (hoặc chiếc)/5 lớp 8.2 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị) Trình chiếu Máy chiếu: - Loại thông dụng; - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; - Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; - Điều khiển từ xa; - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50inch, Full HD; - Có đủ cổng kết nối phù hợp ; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz. x Bộ PHỤ LỤC X SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS II DỤNG CỤ, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN * Chỉ trang bị những dụng cụ tương ứng, phù hợp với môn thể thao được nhà trường lựa chọn CÁC MÔN BÓNG 8 Bóng bàn Dùng chung cho lớp 10, 11, 12 8.3 Bàn, lưới Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng bàn - Bàn: Hình chữ nhật, có chân đứng vững chắc, chất liệu mặt bàn bằng gỗ ép cứng, độ nảy đều, có chia cách vạch giới hạn ở giữa. Kích thước (2740x1525x760)mm, độ dày mặt bàn 18-30mm; - Lưới: Hình chữ nhật, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, mắt lưới nhỏ hơn kích thước quả bóng bàn, chiều dài lưới dài hơn chiều ngang của bàn, 2 đầu lưới có hệ thống trục móc gắn chắc chắn trên mặt bàn, chiều cao lưới 152,5mm so với mặt bàn. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện) x x Bộ 03/trường 9 Bóng ném 9.1 Quả bóng ném Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng ném Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, bề mặt không bóng hoặc trơn, chu vi 540-600mm, trọng lượng 325-475g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện). x x Quả 15/GV CÁC MÔN CẦU 13 Cầu mây 13.1 Quả cầu mây Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Cầu mây Hình tròn, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, đàn hồi, độ nảy ổn định. Chu vi khoảng 420-450mm, trọng lượng khoảng 150-180g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện) x x Quả 20/GV 13.2 Cột, lưới - Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao 1450mm (nữ) và 1550mm (nam); Lưới: Hình chữ nhật, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (6100x700)mm, viền lưới rộng 50mm, kích thước mắt lưới 60-80mm. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện) x x Bộ 03/trường PHỤ LỤC XI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN VẬT LÝ (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS I THIẾT BỊ DÙNG CHUNG 3 Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp Xác định khoảng cách, đo vận tốc, gia tốc, lực Xe lăn có tích hợp thiết bị đo khoảng cách; đo lực với dải đo ± 100N, độ phân giải 0,1N, độ chính xác ± 1%; xác định vị trí với độ phân giải ± 0,2mm; đo vận tốc với dải đo ± 3m/s; đo gia tốc với dải đo ± 16g (g ~ 9,8 m/s2). 02 gia trọng khối lượng mỗi quả 250g. 01 phần mềm tiếng Việt, kết nối không dây với điện thoại và/hoặc máy tính. 01 máng đỡ dài ≥ 1000mm, độ chia nhỏ nhất 1mm, rộng ≥ 100mm, có rãnh dẫn hướng bánh xe của xe lăn, có các vít để chỉnh thăng bằng, có chặn ở 2 đầu máng, có thể lắp với giá thí nghiệm để thay đổi độ nghiêng. x x Bộ 07 13 Cảm biến âm thanh Đo đại lượng âm thanh Cảm biến âm thanh với tần số 20~20000Hz x x Cái 07 14 Loa Phát tín hiệu âm thanh Loa mini x x Cái 07 15 Cảm biến dòng điện Đo đại lượng điện Cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA x x Cái 07 16 Cảm biến điện thế Đo đại lượng điện Cảm biến điện thế thang đo: ±6V, độ phân giải: ±0,01V x x Cái 07 II DỤNG CỤ Động học 2 Thiết bị đo vận tốc và gia tốc của vật rơi tự do Đo gia tốc rơi tự do. Bộ thiết bị gồm: - Giá đỡ bằng nhôm thẳng đứng, dài 1000 mm, có dây dọi, được gắn trên đế ba chân có vít điều chỉnh thăng bằng, phía trên có nam châm điện để giữ vật rơi; - Đồng hồ đo thời gian hiện số, có hai thang đo 9,999s và 99,99s, độ chia nhỏ nhất 0,001s, sử dụng kiểu hoạt động từ A đến B và 2 ổ cắm 5 chân A, B; - Công tắc với nút nhấn kép lắp trong hộp bảo vệ, một đầu có ổ cắm, đầu kia ra dây tín hiệu dài 1000 mm có phích cắm 5 chân; - Cổng quang điện hoặc sử dụng Thiết bị thu nhận số liệu (TBDC), cảm biến khoảng cách với thang đo từ 0,15m tới 1,6m, độ phân giải 1mm; - Giá thí nghiệm (TBDC); - Thước nhựa (có vạch đen), miếng đỡ mềm; - Vật rơi hình trụ kim loại, đường kính 10mm, dài 20mm. x x Bộ 07 Dao động 8 Con lắc lò xo, con lắc đơn. Tạo ra dao động và dao động tự do Bộ thiết bị gồm: - Dây không giãn, quả cầu kim loại; - Giá đỡ và lò xo (TBDC); - Cảm biến khoảng cách có thang đo từ 0,15m đến 4m với độ phân giải ± 1mm. Hoặc sử dụng Thiết bị đo khoảng cách và tốc độ với giới hạn đo 800mm, độ phân giải 1mm, có màn hình hiển thị. Sóng 9 Thiết bị đo tần số sóng âm Đo tần số của sóng âm. - Máy phát âm tần (TBDC); - Bộ thu nhận số liệu (TBDC); - Cảm biến âm thanh với tần số 20~20000Hz (TBDC); - Loa mini (TBDC). x x Bộ 07 10 Thiết bị giao thoa sóng nước Chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp Bộ thí nghiệm gồm: - Giá thí nghiệm loại khung hình hộp, kích thước (300x420x320)mm, có màn quan sát; - Bộ rung loại mô tơ 1 chiều có cam lệch tâm, sử dụng điện áp 12V, có bộ phận điều chỉnh tốc độ; - Cần tạo sóng loại tạo 2 sóng tròn; - Gương phẳng loại thủy tinh, đặt nghiêng 45° trong giá thí nghiệm; - 3 thanh chắn sóng: loại không có khe; loại có 1 khe; loại có 2 khe; - Đèn 12V - 50W hoặc đèn led 3W có giá đỡ. x x Bộ 07 12 Thiết bị đo tốc độ truyền âm Đo tốc độ truyền âm Bộ thí nghiệm gồm: - Máy phát âm tần (TBDC); - Bộ thu nhận số liệu (TBDC); - Cảm biến âm thanh với tần số 20-20000 Hz (TBDC); - Loa mini (TBDC); - Ống dẫn âm nhựa trong, đường kính 40mm, dài 1000mm, pit-tông di chuyển dễ dàng trong ống, 2 giá đỡ ống dẫn âm; - Thước mét. x x Bộ 07 Dòng điện, mạch điện 14 Thiết bị khảo sát nguồn điện Đo suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy Bộ thí nghiệm gồm: - Đồng hồ đo điện đa năng (TBDC); hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ± 1 mA (TBDC) , và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01V (TBDC); - 2 pin 1,5V hoặc acquy; - Biến trở 100Ω, dây nối, công tắc, bảng để lắp mạch. x x Bộ 07 Dòng điện xoay chiều 24 Thiết bị khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều Khảo sát đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp Bộ thiết bị gồm: - Máy phát âm tần, đồng hồ đo điện đa năng (TBDC) hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA (TBDC), và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01 V (TBDC). - Bảng lắp mạch điện, sơn tĩnh điện, có dây nối và ổ cắm để mắc mạch; điện trở và tụ điện loại thông dụng; cuộn dây đồng có lõi thép, có hệ số tự cảm (khi không có lõi thép) khoảng từ 0,02H đến 0,05H. x x Bộ 07 PHỤ LỤC XII SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN HÓA HỌC (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS B THIẾT BỊ THEO CHỦ ĐỀ III DỤNG CỤ 1 DỤNG CỤ DÙNG CHUNG CHO NHIỀU CHỦ ĐỀ 1.22 Miếng kính mỏng Đậy cốc chứa chất lỏng dễ bay hơi Kích thước (3x100x100)mm. x Cái 07 1.24 Bộ dụng cụ thí nghiệm phân tích thể tích Thực hiện các thí nghiệm chuẩn độ thể tích - 02 kẹp càng cua bằng nhựa bền, kích thước chiều dài 125mm, độ rộng càng cua 12mm; - 02 burette 25mL (một cái màu trắng, một cái màu nâu), loại A, bằng thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, đường kính 12mm, vạch chia có màu từ 0-25mL, có độ chia đến 0,05mL, khóa bằng nhựa Teflon; - 02 pipette thẳng 10mL, loại A, bằng thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, có chiều dài 360mm, độ chia 0,1 mL; - 02 bình định mức 100ml; - 02 bình tam giác miệng rộng; - 02 quả bóp bằng cao su đàn hồi để hút hóa chất khi dùng pipette. x Bộ 07 PHỤ LỤC XIII SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN SINH HỌC (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS II THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ 3 DỤNG CỤ Lớp 11 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật 3.6 Trao đổi nước ở cơ thể thực vật. Bộ thiết bị khảo sát định tính sự trao đổi nước ở cơ thể thực vật Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá Bộ thiết bị gồm: - Ống nghiệm; Giá đựng ống nghiệm; Pipet; Cốc thủy tinh; (TBDC) - Giấy clorua coban (1 hộp); - Nút cao su; Dao nhỏ. x Bộ 07 PHỤ LỤC XIV SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN CÔNG NGHỆ (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS PHẦN I: ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP A THIẾT BỊ DÙNG CHUNG 2 Bộ dụng cụ cơ khí Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bộ dụng cụ cơ khí gồm: - Thước lá (dài 300mm); - Thước cặp cơ (vật liệu: hợp kim thép, kích thước: 150mm, thang đo từ 0 đến 150mm; dung sai: 0,02mm); - Đầu vạch dấu (vật liệu: hợp kim thép HSS Độ cứng HRC58-65; kích thước: 130mm, đường kính: 13mm); - Thước đo góc (vật liệu: thép không gỉ; Khoảng đo: 0-180°/145mm; Độ chia: 1°, Độ chính xác: +/- 20'); - Thước đo mặt phẳng (loại thông dụng); - Dao dọc giấy (loại thông dụng); - Dao cắt nhựa Acrylic (loại thông dụng); - Ê tô nhỏ (Kích thước tổng thể 195x163mm; Ngàm mở rộng tối đa: 50mm; Vật liệu: Gang, thép); - Dũa (dẹt, tròn), mỗi loại một chiếc; - Cưa tay (vật liệu thép không gỉ, cán làm bằng nhựa hoặc bằng gỗ, lưỡi cưa làm bằng thép hợp kim carbon, chiều dài lưỡi cưa và tay cầm: 300mm); - Tuốc nơ vít mũi dẹt (cán làm bằng vật liệu cách điện, phần thân làm bằng vật liệu thép không gỉ, chiều dài: 250mm); - Tuốc nơ vít bốn cạnh (Cán làm bằng vật liệu cách điện, mũi và thân tròn làm bằng thép không gỉ, chiều dài: 250mm); - Mỏ lết cỡ nhỏ (vật liệu hợp kim thép cứng không gỉ, chiều dài 200mm); - Kìm mỏ vuông (mũi kìm làm bằng thép hợp kim cứng không gỉ, phần tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, kích thước chiều dài: 180mm); - Búa cỡ nhỏ (Đầu búa làm bằng hợp kim cứng, cán búa làm bằng vật liệu cách điện chống trượt, chiều dài búa: 320mm); - Súng bắn keo (loại 10mm, công suất 60W). x x Bộ 04 Dùng cho lớp 10, 11, 12 PHỤ LỤC XV SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN MĨ THUẬT (Kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Chủ đề dạy học Tên thiết bị Mục đích sử dụng Mô tả chi tiết thiết bị dạy học Đối tượng sử dụng Đơn vị Số lượng Ghi chú GV HS I THIẾT BỊ, DỤNG CỤ DÙNG CHUNG 3 Đèn chiếu sáng Chiếu sáng mẫu vẽ cho học sinh Loại đèn thông dụng có chao; chân cao có điều chỉnh được các góc độ chiếu sáng khác nhau; dây điện dài; ánh sáng vàng; công suất tối thiểu 20W. x Bộ 02 Dùng cho lớp 10, 11, 12 6 Bục, bệ Làm bục, bệ đặt mẫu cho HS vẽ - Bộ bục, bệ gồm 2 loại có kích thước như sau: Loại (1) dài 800mm, rộng 800mm, cao 1000mm; Loại (2) dài 200mm, rộng 300mm, cao 200mm; - Chất liệu: Bằng gỗ có khung (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc màu sáng. x Bộ 01 Dùng cho lớp 10,11,12 8 Mẫu vẽ Làm mẫu vẽ cho HS Bộ mẫu vẽ gồm có 6 khối - Khối cơ bản 3 khối: + 01 khối lập phương kích thước: (250x250x250)mm. + 01 khối cầu đường kính 200mm. + 01 khối hình chóp tam giác cân, đáy hình vuông, kích thước: các cạnh đáy (200x200)mm; cao 400mm. - Khối biến thể 3 khối: + 01 khối hộp chữ nhật kích thước: dài 300mm, rộng 150mm; cao 100mm. + 01 khối trụ kích thước: cao 300mm; đường kính 150mm. + 01 khối chóp nón kích thước: chiều cao 350mm, đường kính đáy 250mm. - Chất liệu: Bằng gỗ, (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc ghi sáng. X Bộ 01 Dùng cho lớp 10,11,12 10 Bảng vẽ Dùng cho học sinh vẽ, thiết kế - Chất liệu gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; kích thước (850x650)mm; độ dày tối thiểu 5mm. x Cái 01/HS Dùng cho lớp 10, 11, 12
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "28/12/2023", "sign_number": "26/2023/TT-BGDĐT", "signer": "Phạm Ngọc Thưởng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-du-lich-2005-44-2005-QH11-2659.aspx
Luật du lịch 2005 số 44/2005/QH11
QUỐC HỘI ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 44/2005/QH11 Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005 QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khóa XI, kỳ họp thứ 7 (Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005) LUẬT DU LỊCH Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về du lịch. Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch. Điều 3. Áp dụng pháp luật về du lịch 1. Các chủ thể quy định tại Điều 2 của Luật này thực hiện quy định của Luật này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định thì các bên tham gia hoạt động du lịch được thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. 3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. 4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 5. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. 6. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. 7. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. 8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. 10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. 11. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 12. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. 13. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. 14. Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. 15. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. 16. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch. 17. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 18. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. 19. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. 20. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 21. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Điều 5. Nguyên tắc phát triển du lịch 1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch. 2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch. 5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. 6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Điều 6. Chính sách phát triển du lịch 1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây: a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch; c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch; e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia; g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo. 3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. 4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. 6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Chính phủ quy định cụ thể chính sách phát triển du lịch quy định tại Điều này. Điều 7. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch 1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. 2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Điều 8. Hiệp hội du lịch 1. Hiệp hội du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên. 2. Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch. 3. Tổ chức và hoạt động của hiệp hội du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội. Điều 9. Bảo vệ môi trường du lịch 1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. 2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch. 3. Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương. 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình. 5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. 2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. 3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. 4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. 5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. 7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. 8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. 9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lýý nhà nước về du lịch. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. 4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 2. Xây dựng công trình du lịch không theo quy hoạch đã được công bố. 3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. 4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất chính từ khách du lịch. 5. Tranh giành khách, nài ép khách mua hàng hóa, dịch vụ. 6. Kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh. 7. Sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác hoặc cho người khác sử dụng tư cách pháp nhân của mình để hoạt động kinh doanh trái pháp luật. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch. Chương 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH Điều 13. Các loại tài nguyên du lịch 1. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. 2. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Điều 14. Điều tra tài nguyên du lịch Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Điều 15. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 1. Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. 2. Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Điều 16. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch. 2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật. 3. Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. 4. Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Chương 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Điều 17. Các loại quy hoạch phát triển du lịch 1. Quy hoạch phát triển du lịch là quy hoạch ngành, gồmquy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch. 2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu du lịch quốc gia. 3. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên. Điều 18. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 1. Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành du lịch. 2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 4. Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch. 5. Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch. 6. Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch. Điều 19. Nội dung quy hoạch phát triển du lịch 1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm: a) Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia; b) Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; c) Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch; d) Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; đ) Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch; e) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường; g) Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch. 2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn có các nội dung chủ yếu sau: a) Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; phương án sử dụng đất; b) Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư; c) Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường; d) Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch. Điều 20. Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch 1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo thẩm quyền. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. Quy hoạch cụ thể của khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. 3. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch thì có thẩm quyền phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch. Điều 21. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 1. Sau khi quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt, quyết định, cơ quan lập quy hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch. 2. Việc lập, thực hiện dự án phát triển du lịch, dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và các dự án khác có liên quan đến du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định và phải có ý kiến của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền. 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định quỹ đất dành cho công trình, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch trong đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định và công bố; không giao, cho thuê đất đối với dự án đầu tư trái quy hoạch, dự án đầu tư có ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên du lịch và môi trường. 4. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định; không lấn chiếm mặt bằng, sử dụng trái phép đất đã được quy hoạch cho phát triển du lịch. Chương 4: KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH Mục 1: KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH Điều 22. Xếp hạng khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch được xếp hạng ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ. Điều 23. Điều kiện để được công nhận là khu du lịch 1. Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia: a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao; b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lýý ýýnhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. 2. Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch địa phương: a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; b) Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch; c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. Điều 24. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch 1. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia: a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. 2. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương: a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. Điều 25. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch 1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia: a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. 2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương: a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương; b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. Điều 26. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch 1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có: a) Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; b) Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch kèm theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 20 của Luật này. 2. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch gồm có: a) Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; b) Bản thuyết minh về điểm du lịch đề nghị công nhận. 3. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có: a) Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; b) Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ 1/1.500.000 đối với tuyến du lịch quốc gia; tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa phương và bản thuyết minh về tuyến du lịch đề nghị công nhận. Điều 27. Thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.ý 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận. Điều 28. Quản lý khu du lịch 1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm: a) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển; b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ; c) Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội; d) Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc tổ chức quản lý khu du lịch được quy định như sau: a) Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch; trường hợp khu du lịch được giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý khu du lịch đó theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp khu du lịch thuộc ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Ban quản lý phối hợp hoạt động theo quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành và quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp khu du lịch gắn với khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc di tích lịch sử - văn hoá đã có Ban quản lý chuyên ngành thì trong thành phần của Ban quản lý khu du lịch phải có đại diện của Ban quản lý chuyên ngành. 3. Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lýý của cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chuyên ngành thì Ban quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách tham quan, du lịch. Điều 29. Quản lý điểm du lịch Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảo đảm các nội dung sau đây: 1. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường; 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; 3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; 4. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Điều 30. Quản lý tuyến du lịch Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây: 1. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch; 2. Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch; 3. Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịch theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định. Mục 2: ĐÔ THỊ DU LỊCH Điều 31. Điều kiện công nhận đô thị du lịch Đô thị có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là đô thị du lịch: 1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề; 2. Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; 3. Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Điều 32. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch 1. Hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch bao gồm: a) Tờ trình đề nghị công nhận đô thị du lịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ; b) Bản sao quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Đề án đề nghị công nhận đô thị du lịch theo điều kiện quy định tại Điều 31 của Luật này. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch, đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch trình Thủ tướng Chính phủ. 3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận đô thị du lịch; cơ quan quản lýý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố đô thị du lịch. Điều 33. Quản lý phát triển đô thị du lịch 1. Việc quản lýý phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung sau đây: a) Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch; c) Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch; đ) Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đô thị du lịch xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch phù hợp với yêu cầu bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường và định hướng phát triển du lịch của đô thị. Chương 5: KHÁCH DU LỊCH Điều 34. Khách du lịch 1. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. 2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 3. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Điều 35. Quyền của khách du lịch 1. Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. 3. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để tham quan, du lịch, trừ những khu vực cấm. 4. Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật. 5. Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam. 6. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra theo quy định của pháp luật. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch. Điều 36. Nghĩa vụ của khách du lịch 1. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch. 2. Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.ý 3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật. Điều 37. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch 1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch. 2. Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với khách du lịch. 3. Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch có các biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch. 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch. Chương 6: KINH DOANH DU LỊCH Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH Điều 38. Ngành, nghề kinh doanh du lịch Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: 1. Kinh doanh lữ hành; 2. Kinh doanh lưu trú du lịch; 3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; 4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; 5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Điều 39. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch. 2. Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp. 3. Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch. 4. Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài. Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch 1. Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép. 3. Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch. 4. Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra. 5. Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch. 6. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Điều 41. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Doanh nghiệp du lịch Việt Nam có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện. Điều 42. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam Việc thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Mục 2: KINH DOANH LỮ HÀNH Điều 43. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. 3. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế. Điều 44. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa 1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. 2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. 3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa; 2. Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu; 3. Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch; 4. Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp. Điều 46. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế 1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp. 2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này. 3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. 4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. 5. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Điều 47. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm: a) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam; b) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài; c) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. 2. Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép; b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép. 3. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; b) Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục; c) Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này; d) Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép. 4. Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Điều 48. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; b) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ. 2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau: a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; b) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết; c) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp biết. Điều 49. Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 1. Các trường hợp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm: a) Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế; b) Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; c) Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp; d) Thay đổi loại hình doanh nghiệp. 2. Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; b) Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp cho doanh nghiệp; c) Giấy tờ liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau: a) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có sự thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương; b) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh biết. Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam: a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa; b) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan; c) Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc; quy chế nơi đến du lịch; d) Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp. 2. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa; b) Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch; c) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan; d) Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của nước đến du lịch; đ) Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký với khách du lịch. Điều 51. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài 1. Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp liên doanh thì phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. 2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 46 của Luật này; có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế quy định tại các điều 39, 40 và 50 của Luật này, phù hợp với phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế ghi trong giấy phép đầu tư. Điều 52. Hợp đồng lữ hành 1. Hợp đồng lữ hành là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch. 2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản. 3. Ngoài nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng lữ hành còn có những nội dung sau đây: a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; b) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng; c) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng; d) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch. 4. Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giao đại lý, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành. Điều 53. Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành 1. Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền; b) Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Điều 54. Hợp đồng đại lý lữ hành 1. Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 của Luật này. 2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm: a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý; c) Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý; d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. Điều 55. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành 1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành. 2. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành. 3. Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch. Điều 56. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành 1. Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào. 2. Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. 3. Không được bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý. 4. Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý. 5. Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh. Mục 3: KINH DOANH VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH Điều 57. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật. Điều 58. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch 1. Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 2. Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch. 3. Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển. Điều 59. Cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch 1. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu riêng theo mẫu thống nhất do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. 2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. 3. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch. Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch; 2. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; 3. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này trong quá trình kinh doanh; 4. Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển; 5. Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển. Mục 4:KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH Điều 61. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch 1. Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được kinh doanh lưu trú du lịch. 2. Tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh lưu trú du lịch tại một hoặc nhiều cơ sở lưu trú du lịch. Điều 62. Các loại cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: 1. Khách sạn; 2. Làng du lịch; 3. Biệt thự du lịch; 4. Căn hộ du lịch; 5. Bãi cắm trại du lịch; 6. Nhà nghỉ du lịch; 7. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; 8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác. Điều 63. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 1. Cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 62 của Luật này được xếp hạng theo tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm: a) Khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao; b) Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp; c) Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. 2. Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định, xếp hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác. 4. Việc thu, nộp và sử dụng phí xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 5. Sau ba năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch. Điều 64. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Các điều kiện chung bao gồm: a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch; b) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch; 2. Các điều kiện cụ thể bao gồm: a) Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. Điều 65. Đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch 1. Trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch. 2. Hồ sơ và thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định. Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch 1. Ngoài các quyền được quy định tại Điều 39 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các quyền sau: a) Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch; b) Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch; c) Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch; d) Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch. 2. Ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; b) Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận; c) Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ; d) Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận; đ) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch; e) Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm; g) Thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật; h) Bồi thường cho khách du lịch về thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 3. Loại cơ sở lưu trú du lịch quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 62 của Luật này đã được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hoá, dịch vụ, nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện. Mục 5: KINH DOANH PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH Điều 67. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 1. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Thủ tục phê duyệt dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Được hưởng ưu đãi đầu tư, được giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; 2. Được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; 3. Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 4. Quản lý kinh doanh dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Mục 6: KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, ĐÔ THỊ DU LỊCH Điều 69. Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Điều 70. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. 2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý. Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này và các quyền, nghĩa vụ tương ứng quy định tại các điều 45, 50, 60 và 66 của Luật này. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này và có các quyền, nghĩa vụ sau đây: a) Được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; b) Được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lựa chọn, đưa khách du lịch đến sử dụng dịch vụ và mua sắm hàng hoá; c) Bảo đảm tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong suốt quá trình kinh doanh; d) Chấp hành các quy định của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Chương 7: HƯỚNG DẪN DU LỊCH Điều 72. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch 1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài. 2. Thẻ hướng dẫn viên gồm thẻ hướng dẫn viên nội địa, thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Thẻ hướng dẫn viên có thời hạn ba năm và có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Điều 73. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên 1. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. 2. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa: a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; c) Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. 3. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế: a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; c) Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Điều 74. Cấp thẻ hướng dẫn viên 1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên; b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác; c) Bản sao các giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 73 của Luật này đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa và theo điểm c và điểm d khoản 3 Điều 73 của Luật này đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế; d) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ; đ) Hai ảnh chân dung 4cm x 6cm chụp trong thời gian không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp thẻ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, cấp thẻ hướng dẫn viên cho người đề nghị; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người đề nghị bằng văn bản, nêu rõ lý do. 3. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tổ chức cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa theo mẫu do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định. Điều 75. Đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên 1. Việc đổi thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau: a) Ba mươi ngày trước khi thẻ hết hạn, hướng dẫn viên phải làm thủ tục đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên mới; b) Hồ sơ đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên gồm đơn đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên; giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền cấp và bản sao thẻ hướng dẫn viên cũ; c) Người đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh. 2. Việc cấp lại thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau: a) Thẻ hướng dẫn viên được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng; b) Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp lại thẻ, giấy xác nhận bị mất thẻ hoặc thẻ bị hư hỏng kèm theo hai ảnh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật này cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên cho người đề nghị; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người đề nghị bằng văn bản, nêu rõ lý do. 4. Việc thu hồi thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau: a) Hướng dẫn viên bị thu hồi thẻ nếu vi phạm một trong những nội dung quy định tại Điều 77 của Luật này; b) Hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi thẻ chỉ được xem xét cấp thẻ sau thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi thẻ. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên trong trường hợp bị thu hồi được áp dụng như đối với trường hợp cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mới. Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên 1. Hướng dẫn viên có các quyền sau đây: a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; b) Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; c) Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; d) Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp hướng dẫn viên; đ) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 2. Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương; b) Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch; c) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định; d) Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch; đ) Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch; e) Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức; g) Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Điều 77. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm 1. Cung cấp thông tin làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội. 2. Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam. 3. Đưa khách du lịch đến khu vực cấm. 4. Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. 5. Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch. 6. Phân biệt đối xử đối với khách du lịch. 7. Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn. Điều 78. Thuyết minh viên 1. Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch. 2. Thuyết minh viên phải am hiểu kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch, có khả năng giao tiếp với khách du lịch và ứng xử văn hoá. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu du lịch, điểm du lịch quy định việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, cấp và thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên. Chương 8: XÚC TIẾN DU LỊCH Điều 79. Nội dung xúc tiến du lịch Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế; 2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc; 3. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; 4. Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch. Điều 80. Chính sách xúc tiến du lịch 1. Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. 2. Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. 3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam. 4. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Điều 81. Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại các thị trường du lịch trọng điểm để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch theo quy định của Chính phủ. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thành lập cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế. 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch. Điều 82. Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp. Chương 9: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH Điều 83. Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Điều 84. Quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực 1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương theo chức năng và trong phạm vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt Nam trong hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực. 2. Việc đặt văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chương 10: THANH TRA DU LỊCH, GIẢI QUYẾT YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ CỦA KHÁCH DU LỊCH Điều 85. Thanh tra du lịch 1. Thanh tra du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về du lịch. 2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 86. Giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch 1. Yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch phải được tiếp nhận và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 2. Tại đô thị du lịch, khu du lịch và nơi có lượng khách du lịch lớn thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tổ chức việc tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch. 3. Yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch được gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch hoặc tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch quy định tại khoản 2 Điều này để giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch quy định tại khoản 2 Điều này không giải quyết hoặc khách du lịch không đồng ý với việc giải quyết đó thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chương 11: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 87. Điều khoản thi hành 1. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. 2. Pháp lệnh du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. 3. Khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch đã được công nhận, cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đã được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ hướng dẫn viên trước khi Luật này có hiệu lực thi hành mà không trái với quy định của Luật này thì vẫn có hiệu lực thi hành; trường hợp không có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Điều 88. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Nguyễn Văn An (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "44/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-69-2016-TT-BTC-thu-tuc-hai-quan-xang-dau-hoa-chat-xuat-nhap-khau-tam-nhap-tai-xuat-chuyen-khau-312435.aspx
Thông tư 69/2016/TT-BTC thủ tục hải quan xăng dầu hóa chất xuất nhập khẩu tạm nhập tái xuất chuyển khẩu mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 69/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU, QUÁ CẢNH; NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT VÀ PHA CHẾ HOẶC GIA CÔNG XUẤT KHẨU XĂNG DẦU, KHÍ; DẦU THÔ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU; HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ. Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 12 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế; Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và Thương nhân sản xuất xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. 2. Thương nhân kinh doanh khí đầu mối được phép xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển cảng khí theo quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP và quy định của Bộ Công Thương. 3. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất. 4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở Hợp đồng dầu khí ký kết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định của pháp luật. 6. Nhà thầu phụ, tổ chức cá nhân nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, ủy thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí thông qua Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa. 7. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu dầu thô. 8. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là Thương nhân giám định); cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng và Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. 9. Đại lý làm thủ tục hải quan. 10. Công chức hải quan, cơ quan hải quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khí quy định tại Thông tư này là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén. 2. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là Propan (công thức hóa học C3H8) hoặc Butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng. 3. Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng. 4. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocacbon ở thể khí được nén ở áp suất cao, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học CH4), tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG). 5. Hóa chất quy định tại Thông tư này là hóa chất ở thể khí hoặc thể lỏng; Điều 4. Một số quy định đặc thù 1. Thương nhân thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 2. Thương nhân chỉ được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại nếu đáp ứng các quy định: a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu: a.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định; a.2) Có giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; a.3) Có Biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của Thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng); a.4) Có giám sát của cơ quan hải quan: Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể: a.4.1) Hàng hóa được bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu hoặc các kho chứa được thiết kế nhiều đường ống dẫn liên hoàn thì phải đảm bảo cùng chủng loại với hàng hóa đã có sẵn trong bồn, bể chứa; a.4.2) Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu theo khai báo; giữ nguyên trạng hàng hóa chứa trong bồn, bể cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và lô hàng được thông quan theo quy định. b) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất: b.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định; b.2) Có giám sát của cơ quan hải quan: Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (thông báo vị trí dự kiến, ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí từ bồn, bể sang phương tiện vận chuyển để xuất ra nước ngoài hoặc để cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP hoặc xuất khẩu cho đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP. c) Trường hợp các thông tin khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này có thay đổi so với dự kiến thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân có văn bản gửi cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát (bằng hình thức fax hoặc gửi trực tiếp). Trường hợp phương tiện vận chuyển vào xếp hoặc dỡ hàng ngoài giờ hành chính hoặc trong ngày lễ thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân phải thông báo cho cơ quan hải quan qua điện thoại, email và nộp bổ sung vào ngày làm việc tiếp theo. d) Các bồn, bể sau khi được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Căn cứ vào loại hàng hóa, loại hình nhập khẩu và tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc niêm phong bồn, bể chứa trừ trường hợp bơm vào bồn, bể có hệ thống liên hoàn. 3. Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu: Xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện lấy mẫu để kiểm tra chất lượng trước khi bơm từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể. a) Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì công chức hải quan ghi nhận trên Hệ thống việc Thương nhân nộp kết quả kiểm tra về chất lượng. b) Trường hợp kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu: b.1) Đối với lô hàng tái chế: Trước khi thực hiện tái chế, Thương nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập kế hoạch tái chế (tờ khai nhập khẩu, loại hàng, số lượng, hình thức, thời gian, địa Điểm tái chế) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tái chế. Sau khi tái chế, nếu xăng dầu, hóa chất, khí vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu (cả cũ và mới) buộc phải xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại Điểm b.2 dưới đây và xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. b.2) Đối với lô hàng phải xuất khẩu, tái xuất: Xuất khẩu, tái xuất toàn bộ số hàng hóa chứa trong bồn, bể. Đối với hàng hóa phải có Giấy phép xuất khẩu hoặc đăng ký kế hoạch xuất khẩu, lượng hàng hóa phát sinh ngoài lượng nhập khẩu ban đầu khi kiểm tra không đạt chất lượng thì phải có Giấy phép hoặc đăng ký theo quy định. 4. Xác định lượng xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu: Tỷ lệ hao hụt xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu phải phù hợp với tỷ lệ hao hụt theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT ngày 08/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. a) Lượng xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường thủy qua cửa khẩu cảng thủy nội địa, cửa khẩu cảng biển căn cứ theo Thông báo kết quả giám định về lượng của Thương nhân giám định hoặc Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Trường hợp giữa kết quả giám định và lượng thể hiện trên Hóa đơn, Vận đơn, Hợp đồng có chênh lệch thì xác định như sau: a.1) Nếu lượng chênh lệch nằm trong dung sai của Hợp đồng nhưng không vượt quá tỷ lệ hao hụt theo quy định của Bộ Công Thương: Trường hợp lượng xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu thể hiện trong Thông báo kết quả giám định về lượng có chênh lệch so với lượng xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu ghi trên Hóa đơn, Vận đơn, Hợp đồng nhưng phù hợp với dung sai xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu ghi trên Hợp đồng do tính chất hàng hóa thì lượng xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu để tính thuế là lượng trên Thông báo kết quả giám định của Thương nhân giám định hoặc Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. a.2) Nếu lượng chênh lệch không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a.1 Khoản này: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục đối chiếu các thông tin (lượng, trị giá) trên tờ khai với Hóa đơn bán hàng (hoặc Phiếu xuất kho), Đơn đặt hàng, Thông báo kết quả giám định về lượng, ý kiến giải trình của Thương nhân để xem xét cụ thể. b) Lượng xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất vận chuyển bằng xe téc, xe bồn qua cửa khẩu đường bộ (cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế) căn cứ theo đồng hồ đo hoặc cân xe tại kho khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào téc, bồn xe (phương pháp cân xe chỉ áp dụng đối với mặt hàng dầu FO, khí xuất khẩu, tái xuất); trường hợp không có đồng hồ đo thì căn cứ Thông báo kết quả giám định về lượng của thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của Thương nhân kinh doanh xăng dầu, hóa chất, khí. Những nơi không có thương nhân giám định thì lượng xăng dầu, hóa chất, khí được xác định bằng Barem phương tiện vận chuyển. c) Đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển (bao gồm xăng dầu đã nhập khẩu hoặc xăng dầu đã tạm nhập) được xác định như sau: c.1) Xăng dầu bơm trực tiếp từ kho xuống tàu biển được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa. c.2) Xăng dầu bơm từ kho xuống phương tiện vận tải để tiếp tục vận chuyển cung ứng cho tàu biển: c.2.1) Lượng xăng dầu bơm từ kho xuống phương tiện vận chuyển được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa trên đất liền; c.2.2) Lượng xăng dầu này bơm từ phương tiện vận chuyển sang tàu biển được xác định bằng một trong các phương pháp: Barem (của phương tiện vận chuyển hoặc khoang chứa nhiên liệu của tàu biển), đồng hồ đo (của phương tiện vận tải hoặc tàu biển) tùy theo Điều kiện cụ thể của từng tàu biển và phù hợp với thông lệ được áp dụng đối với mặt hàng này; c.2.3) Lượng xăng dầu trên Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải và tàu biển là cơ sở để xác nhận thông quan theo quy định; c.2.4) Trường hợp có chênh lệch giữa đồng hồ đo của kho chứa và Biên bản giao nhận nhiên liệu, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập căn cứ Biên bản giao nhận nhiên liệu, Hóa đơn và chứng từ thanh toán, ý kiến giải trình của thương nhân để xác định lượng xăng dầu thực xuất khẩu, tái xuất và thực hiện thanh Khoản tờ khai tạm nhập. d) Đối với nhiên liệu bay cung ứng cho máy bay (bao gồm nhiên liệu đã nhập khẩu hoặc nhiên liệu đã tạm nhập): Nhiên liệu cung ứng cho máy bay được xác định bằng đồng hồ đo lưu lượng của phương tiện tra nạp chuyên dụng cho máy bay; đ) Đối với xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP: Xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP được xác định bằng một trong các phương pháp: Đồng hồ đo của kho chứa hoặc Barem của phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu, khí; e) Cân, đồng hồ đo xác định lượng xăng dầu, hóa chất, khí phải được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường và niêm phong của Thương nhân (trừ đồng hồ đo của máy bay, tàu biển). Trường hợp sử dụng Barem để xác định lượng thì phải có Giấy chứng nhận hiệu chuẩn còn hiệu lực do cơ quan kiểm định hoặc tổ chức giám định độc lập cấp; g) Lượng dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo Thông báo kết quả giám định về lượng của thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; h) Đơn vị tính lượng của xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu và dầu thô được quy đổi theo đơn vị tính quy định tại Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. 5. Kiểm tra thực tế xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi: a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí: a.1) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan căn cứ Thông báo kết quả giám định về lượng, Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, Chứng thư giám định về chủng loại lô hàng hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của Thương nhân (trừ trường hợp xăng dầu cung ứng cho máy bay) để cập nhật kết quả trên Hệ thống. Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. a.2) Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì kết quả kiểm tra thực tế căn cứ Biên bản giao nhận nhiên liệu hoặc chứng từ khác xác nhận việc giao nhiên liệu hoặc kết quả đo đồng hồ hoặc barem của phương tiện vận tải cung ứng giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu với doanh nghiệp, Chứng thư giám định về chủng loại hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của Thương nhân. b) Đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi: b.1) Lô hàng dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi thực hiện kiểm tra hồ sơ hàng hóa; trừ trường hợp doanh nghiệp ưu tiên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; b.2) Trường hợp lô hàng dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa thì căn cứ nội dung thông báo của Thương nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Thông tư này, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thông tin liên quan lô hàng tại thời Điểm khai báo, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở văn bản đề nghị cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp để xem xét quyết định không kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan theo quy định. 6. Về lấy mẫu xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 7. Xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu nhập khẩu, tạm nhập được thông quan khi đáp ứng các Điều kiện sau: a) Có Giấy thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa thuộc Danh Mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng; b) Thương nhân hoàn thành khai báo bổ sung Điều chỉnh (nếu có), trừ trường hợp khai báo bổ sung Điều chỉnh về giá do chưa có giá chính thức tại thời Điểm làm thủ tục tạm nhập, nhập khẩu; c) Hoàn thành nghĩa vụ về thuế (đã nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh thuế). 8. Đối với xăng dầu chuyển tải, sang mạn: a) Thương nhân thực hiện chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do cơ quan Cảng vụ hàng hải hoặc do Bộ Giao thông vận tải hoặc tại các vị trí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định theo Khoản 15 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP; b) Thương nhân thực hiện khai báo với Chi cục Hải quan quản lý khu vực chuyển tải, sang mạn trước khi thực hiện việc chuyển tải, sang mạn theo quy định dưới đây: b.1) Thương nhân có trách nhiệm khai rõ vị trí được phép chuyển tải sang mạn; tên, loại, hô hiệu (nếu có) phương tiện vận chuyển xăng dầu và phương tiện vận tải khác thực hiện việc chuyển tải, sang mạn; thời gian, lượng xăng dầu dự kiến thực hiện chuyển tải sang mạn và vị trí neo đậu của phương tiện vận chuyển xăng dầu chuyển tải sang mạn. Chủ tàu có trách nhiệm neo đậu tại vị trí đã đăng ký cho đến khi hoàn thành các Điều kiện để được bơm lên kho và hoàn thành thủ tục hải quan. b.2) Đối với lô xăng dầu của cùng một doanh nghiệp trên tàu vận tải nhập cảnh, Thương nhân mở tờ khai theo từng tàu chuyển tải, sang mạn. Việc xác định lượng xăng dầu chuyển tải sang mạn căn cứ theo Thông báo kết quả giám định về lượng tại tàu chuyển tải, sang mạn. c) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải, sang mạn trên nguyên tắc quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật. Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và các thông tin nêu tại Điểm b.1 Khoản này, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chỉ đạo đơn vị liên quan có kế hoạch, biện pháp giám sát trọng tâm, trọng Điểm việc chuyển tải, sang mạn xăng dầu và giao đơn vị thực hiện hoặc báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố để phân công, Điều phối các lực lượng khác phối kết hợp trong việc giám sát việc chuyển tải, sang mạn. Trường hợp giám sát hải quan trực tiếp đối với hoạt động chuyển tải sang mạn thì phải được lập thành Biên bản giám sát và lưu tại bộ hồ sơ hải quan. Thương nhân có trách nhiệm bố trí phương tiện và Điều kiện để công chức hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải sang mạn. 9. Thời hạn lưu giữ tại Việt Nam đối với xăng dầu, hóa chất, khí kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. 10. Xăng dầu, hóa chất, khí đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc tái xuất không hết được chuyển tiêu thụ nội địa theo loại hình chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập (sau đây gọi tắt là xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa). Thương nhân đăng ký tờ khai mới để làm thủ tục đối với lượng xăng dầu, hóa chất, khí được chuyển tiêu thụ nội địa theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu; chính sách thuế (bao gồm chính sách thuế ưu đãi - nếu có) đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu tại thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu. 11. Cơ sở để xác định xăng dầu, hóa chất, khí đã xuất khẩu đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất: a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường biển, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; xăng dầu cung ứng cho tàu biển, máy bay xuất cảnh; xăng dầu, khí xuất khẩu, tái xuất đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống; b) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được công chức hải quan xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống; c) Đối với xăng dầu, khí cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP là tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan. 12. Trường hợp xăng dầu cung ứng (đã làm thủ tục tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP nhưng vì lý do khách quan không chạy tuyến quốc tế xuất cảnh hoặc có xuất cảnh nhưng chạy thêm chặng nội địa: a) Thương nhân thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất hoặc lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất xuất nhưng sử dụng chạy chặng nội địa (phù hợp với bản định mức lượng xăng dầu chạy chặng nội địa do Thương nhân kê khai, chịu trách nhiệm và nộp cho cơ quan hải quan); b) Thương nhân thực hiện khai bổ sung lượng xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phù hợp với Đơn đặt hàng của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền cho một chuyến hành trình quốc tế xuất cảnh. 13. Trường hợp doanh nghiệp là đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP mua xăng dầu của Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; doanh nghiệp là đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP mua khí của thương nhân đầu mối thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu theo loại hình tương ứng. Doanh nghiệp mua xăng dầu, khí chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng xăng dầu, khí mua của Thương nhân quy định tại Khoản này chỉ để phục vụ hoạt động, vận hành của máy móc, thiết bị tham gia quá trình sản xuất. 14. Đối với nhiên liệu xăng dầu chứa trong phương tiện chuyên dụng tự hành hoặc không tự hành tạm nhập tái xuất (vừa là phương tiện tự hành hoặc không tự hành đến Việt Nam, vừa là thiết bị, máy móc nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư): a) Sau khi phương tiện chuyên dụng hoàn thành thủ tục nhập cảnh: Chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu căn cứ lượng nhiên liệu khai báo trên Bản khai dự trữ tàu (trường hợp phương tiện tự hành); lượng nhiên liệu chứa trong phương tiện do chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu xác định (trường hợp phương tiện không tự hành); đồng thời thông báo với cơ quan hải quan về lượng xăng dầu dự kiến tiêu thụ tại Việt Nam, lượng xăng dầu tái xuất theo tàu và thực hiện như sau: a.1) Thực hiện kê khai trên tờ khai hải quan giấy và làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế đối với lượng xăng dầu dự kiến tiêu thụ tại Việt Nam; a.2) Thực hiện kê khai trên tờ khai hải quan giấy và làm thủ tục tạm nhập đối với lượng xăng dầu dự kiến tái xuất theo tàu, nộp thuế hoặc xuất trình chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế tương ứng với số xăng dầu dự kiến tái xuất kèm theo văn bản cam kết sẽ thực hiện nộp đầy đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) khi hết thời hạn bảo lãnh. Điều kiện, thủ tục bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; b) Khi phương tiện chuyên dụng làm thủ tục xuất cảnh, chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu thực hiện kê khai lượng xăng dầu thực tế sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và làm thủ tục xuất khẩu hoặc tái xuất đối với lượng xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập còn tồn chứa trong tàu; c) Nếu số tiền thuế phải nộp tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ nội địa nhỏ hơn số tiền thuế đã nộp thì chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu được hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa. Thủ tục hoàn thuế đối với lượng xăng dầu đã nộp thuế khi tạm nhập nhưng thực tế không tiêu thụ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; d) Trường hợp số tiền thuế thực tế phải nộp tính trên lượng xăng dầu tiêu thụ nội địa lớn hơn số tiền thuế đã nộp thì chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu phải nộp bổ sung tiền thuế thiếu và tiền chậm nộp theo quy định; đ) Trường hợp lượng xăng dầu nhập khẩu chứa trong phương tiện chuyên dụng thuộc Danh Mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì khi làm thủ tục nhập cảnh không phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng; 15. Tỷ lệ hao hụt đối với hoạt động nhập, xuất, tồn, bảo quản, tồn trữ: a) Đối với mặt hàng xăng dầu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT; b) Đối với mặt hàng hóa chất, khí, nguyên liệu: Thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương. Trường hợp Bộ Công Thương chưa có quy định thì được xác định căn cứ vào Thông báo kết quả giám định về lượng hóa chất, khí, nguyên liệu của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, định mức quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định thì xử lý theo quy định tại Điểm a.1 Khoản 5 Điều này. 16. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi có Vận đơn cảng đích là các cảng dầu khí ngoài khơi được chuyển thẳng đến cảng đích ghi trên Vận đơn. Việc làm thủ tục hải quan được tiến hành tại Chi cục Hải quan được phân công phụ trách cảng dầu khí ngoài khơi. 17. Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC hoặc Thông tư này. 18. Ngoài các quy định đặc thù nêu tại Thông tư này, hồ sơ, trình tự các bước thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 19. Các phương tiện tạm nhập và tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam được mua xăng dầu có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước từ các nhà cung ứng xăng dầu nội địa theo hình thức trực tiếp để sử dụng trong thời gian hoạt động tại Việt Nam theo các quy định dưới đây: a) Không thực hiện thủ tục hải quan; b) Không được hoàn thuế nhập khẩu (đối với trường hợp mua xăng dầu từ nguồn gốc nhập khẩu), không được hoàn thuế xuất khẩu (đối với trường hợp mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước); c) Trước khi xuất cảnh chủ tàu hoặc đại lý tàu phải thực hiện thủ tục hải quan đối với lượng xăng dầu mua tại Việt Nam nhưng không sử dụng hết trong thời gian neo đậu tại Việt Nam theo quy định tại Điểm b, Khoản 14 Điều này. 20. Thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý lượng xăng dầu vào kho, từ kho đưa vào kho nội địa, hoặc tái xuất, xuất khẩu và kết nối dữ liệu với cơ quan hải quan theo quy định. Điều 5. Thuế và lệ phí 1. Thuế, lệ phí hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định hiện hành. 2. Về tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu dầu thô căn cứ thông báo của người khai hải quan (thông báo này đồng kính gửi cơ quan thuế cùng thời hạn thông báo tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính đối với từng hợp đồng dầu thô) để thực hiện. Chương II THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP Điều 6. Địa Điểm làm thủ tục hải quan 1. Xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập được phép nhập khẩu hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập theo quy định của pháp luật. Trường hợp cầu cảng được Cục Hàng hải Việt Nam công bố thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì được phép thực hiện thủ tục hải quan theo quy định. 2. Doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập, nhập khẩu; doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua khí của Thương nhân được bán quy định tại Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp. Điều 7. Hồ sơ hải quan 1. Chứng từ phải nộp: a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC; b) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp; c) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị khác tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo quy định của pháp luật (trừ xăng dầu, khí tái xuất, xuất khẩu cho doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP): 01 bản chụp; d) Giấy đăng ký giám định lượng; Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng: 01 bản chụp; đ) Hợp đồng mua hàng hóa nhập khẩu (đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất): 01 bản chụp; e) Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, Hóa đơn, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan); các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với tờ khai số... ngày...” vào ô “Phần ghi chú”. Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, người khai hải quan chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan thuộc cùng một lô hàng; g) Trường hợp Thương nhân làm thủ tục lần đầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau (trừ trường hợp cung ứng (tái xuất), xuất khẩu xăng dầu, khí cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP): g.1) Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp; g.2) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp; g.3) Bản hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp. h) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính; Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi các chứng từ quy định tại Điểm đ, Điểm g, Điểm h Khoản này dưới dạng điện từ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. 2. Thời hạn Thương nhân nộp các chứng từ cho Chi cục Hải quan: Các chứng từ nêu trên phải nộp khi cơ quan hải quan kiểm tra chi Tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa trừ các chứng từ sau: a) Giấy thông báo kết quả giám định về lượng: Phải nộp trong thời hạn không quá 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi bơm xong xăng dầu, hóa chất, khí từ phương tiện vận tải lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển tiếp trong nội địa; b) Giấy thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng: Phải nộp trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi bơm xong xăng dầu, hóa chất, khí từ phương tiện vận tải lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển tiếp trong nội địa. Đối với các chứng từ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan; c) Hóa đơn thương mại: c.1) Tại thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan, trường hợp chưa có giá chính thức, Thương nhân thực hiện tạm nộp thuế theo giá khai báo. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; c.2) Ngày có giá chính thức là ngày bên bán phát hành hóa đơn chính thức. Việc khai báo và nộp thuế chênh lệch (nếu có) theo giá chính thức thực hiện theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp; c.3) Thời hạn nộp chậm Hóa đơn thương mại bản chụp không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Điều 8. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập 1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Căn cứ văn bản đề nghị được gia hạn thời hạn xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất lưu giữ tại Việt Nam của Thương nhân, Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Thông tư này. Lãnh đạo Chi cục Hải quan ký tên, đóng dấu trên văn bản đề nghị của Thương nhân và lưu hồ sơ theo quy định, đồng thời thực hiện gia hạn thời hạn tạm nhập trên Hệ thống (đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử). 3. Theo dõi Thương nhân thực hiện thanh Khoản tờ khai tạm nhập theo thời hạn quy định; thực hiện hoàn thuế, không thu thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam (bao gồm cả thời hạn được gia hạn) thì Chi cục Hải quan xác định lại số tiền thuế phải nộp, xem xét xử lý vi phạm (nếu có) và đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định. 4. Thực hiện theo quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng. 5. Trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh thì thực hiện tra cứu thông tin trên hệ thống hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) để làm cơ sở xác định tàu đã thực xuất cảnh. Trường hợp chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) thì yêu cầu Thương nhân nộp bổ sung Giấy phép rời cảng. Điều 9. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Đảm bảo nguyên trạng đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu (bao gồm cả cũ và mới - nếu có) trong thời gian chờ Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này. 2. Trường hợp cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu, Thương nhân chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này. 3. Thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan hải quan theo quy định (nếu có). Điều 10. Hoàn thuế, không thu thuế tờ khai hải quan tạm nhập 1. Về hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 2. Đối với xăng dầu cung ứng cho đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục xuất cảnh tàu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) thì khi thực hiện hoàn thuế, không thu thuế yêu cầu Thương nhân nộp bổ sung Giấy phép rời cảng. Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT Điều 11. Địa Điểm làm thủ tục hải quan 1. Xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. 2. Xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầu, hóa chất, khí đó; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập. 3. Xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất thực xuất ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật. Điều 12. Hồ sơ hải quan 1. Hồ sơ hải quan đối với xuất khẩu xăng dầu, hóa chất, khí: a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC; b) Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp; c) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp; d) Chứng thư giám định lượng (đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư này): 01 bản chụp. đ) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp; e) Văn bản nêu rõ nguồn gốc xăng dầu, khí xuất khẩu (nguồn do Thương nhân nhập khẩu hoặc mua của Thương nhân đầu mối nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, pha chế xăng dầu, khí): 01 bản chụp; g) Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu: 01 bản chụp; h) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính; Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi các chứng từ quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm g, Điểm h Khoản này dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. 2. Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu, hóa chất, khí: a) Ngoài các chứng từ phải nộp theo quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 1 Điều này, Thương nhân nộp bổ sung 01 bản chụp hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có); b) Trường hợp lô hàng tạm nhập được thực hiện trên tờ khai giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì khi làm thủ tục tái xuất, người khai hải quan được thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC; c) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng. Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể số tờ khai tạm nhập nào ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Điều 13. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất 1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Kiểm tra tình trạng khoang chứa xăng dầu, hóa chất, khí của phương tiện vận chuyển, nếu không có nghi vấn và đáp ứng Điều kiện niêm phong hải quan thì Thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào phương tiện vận chuyển. 3. Sau khi Thương nhân kết thúc việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào khoang chứa của phương tiện vận chuyển, công chức hải quan thực hiện niêm phong các khoang chứa của phương tiện vận chuyển theo quy định. 4. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu, tái xuất cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất. 5. Trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP khác với nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển xăng dầu xuất khẩu, tái xuất. Điều 14. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp mua xăng dầu, khí theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP 1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ: a) Kiểm tra niêm phong hải quan bồn, bể, khoang chứa xăng dầu, hóa chất, khí của phương tiện vận tải. Trường hợp còn nguyên niêm phong thì thực hiện giám sát việc xuất hàng qua cửa khẩu, đảm bảo toàn bộ lô hàng phải được thực xuất qua biên giới (đối với trường hợp tái xuất qua cửa khẩu biên giới đất liền); b) Trường hợp phát hiện niêm phong không còn nguyên vẹn hoặc có dấu hiệu vi phạm về sự thay đổi lượng, trọng lượng, chủng loại xăng dầu, hóa chất, khí, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Nếu kết quả giám định, đúng với bộ hồ sơ thì lập Biên bản xác nhận, thực hiện giám sát việc xuất hàng qua cửa khẩu. Nếu kết quả giám định xác định có thay đổi về lượng, trọng lượng, chủng loại thì lập Biên bản vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật; c) Khi phương tiện vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất quay về (trừ xuất khẩu, tái xuất bằng đường biển), công chức hải quan tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải nhập cảnh theo quy định nhằm phát hiện hàng nhập lậu hoặc xăng dầu, hóa chất, khí không xuất khẩu, tái xuất hết quay lại tiêu thụ trong nội địa. 3. Đối với xăng dầu, khí cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP: Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều này. 4. Lượng xăng dầu, hóa chất, khí của 01 (một) tờ khai xuất khẩu, tái xuất được vận chuyển trên 01 (một) hoặc nhiều phương tiện vận tải phải xuất hết trong 01 (một) lần qua một cửa khẩu hoặc cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP (trừ xăng dầu cung ứng cho máy bay được quy định tại Mục 10 Chương II Thông tư này). Điều 15. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định. 2. Đảm bảo giữ nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất, đến các doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP. 3. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất, Thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng Điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí sau khi được bơm lên phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 (năm) ngày. Trường hợp vì lý do khách quan không thể vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian thì Thương nhân phải có văn bản giải trình rõ nguyên nhân, biện pháp xử lý, khắc phục cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát. 4. Cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí của Hệ thống khai báo hải quan điện tử; đảm bảo tính chính xác, trung thực và nhất quán của hồ sơ hải quan với dữ liệu khai báo. Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA Điều 16. Nguyên tắc thực hiện 1. Xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện đúng quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. 2. Việc chuyển tiêu thụ nội địa chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới. 3. Xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập thuộc danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, khi chuyển tiêu thụ nội địa cũng phải được cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng (trừ trường hợp khi làm thủ tục tạm nhập đã được kiểm tra nhà nước về chất lượng). 4. Xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định. Điều 17. Địa Điểm làm thủ tục hải quan Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa xăng dầu, hóa chất, khí thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi chứa lượng xăng dầu, hóa chất, khí xin chuyển tiêu thụ nội địa. Điều 18. Hồ sơ hải quan 1. Thương nhân thực hiện đăng ký tờ khai hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Đối với trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng khi làm thủ tục tạm nhập hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng khi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa (đối với trường hợp khi tạm nhập chưa thực hiện kiểm tra về chất lượng): 01 bản chụp. 3. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa được lấy tại các kho chứa nội địa khác của Thương nhân (khác với kho chứa khi làm thủ tục tạm nhập), Thương nhân nộp bổ sung 01 bản chụp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng và Thông báo kết quả giám định về lượng tại kho chứa nội địa đó. 4. Lượng xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa căn cứ trên lượng xăng dầu, hóa chất, khí khi tạm nhập (có Chứng thư giám định lượng) và kết quả trừ lùi, thanh Khoản của các tờ khai tái xuất xăng dầu, hóa chất, khí đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của tờ khai đó. Điều 19. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa 1. Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng. 2. Thực hiện Điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau: a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định Điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ; b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định Điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung tiền còn thiếu hoặc bù trừ tiền thuế nộp thừa của tờ khai khác so với tiền thuế còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Quyết định Điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế. Điều 20. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này. 2. Chịu trách nhiệm chuyển tiêu thụ nội địa lượng xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc tái xuất không hết trong thời hạn được lưu lại tại Việt Nam. Thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan hải quan đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập quá thời hạn tái xuất. 3. Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa tạm nhập ban đầu, hình thức chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy. Trường hợp người nộp thuế chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa tạm nhập ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan. Mục 4. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ KINH DOANH CHUYỂN KHẨU; XĂNG DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ QUÁ CẢNH Điều 21. Thủ tục hải quan 1. Xăng dầu, hóa chất, khí kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan. 2. Xăng dầu, hóa chất, khí kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hóa): Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu thực hiện, việc giám sát hàng hóa cho đến khi xăng dầu, hóa chất, khí thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 89 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 3. Xăng dầu, hóa chất, khí được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại cảng Việt Nam. Điều 22. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí quá cảnh Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 50 Điều 51 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Mục 5. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT VÀ PHA CHẾ XĂNG DẦU, KHÍ; GIA CÔNG XUẤT KHẨU XĂNG DẦU, KHÍ Điều 23. Thủ tục hải quan 1. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu, khí xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa là nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 2. Trường hợp Thương nhân có chức năng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, khí nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu, khí, sau đó vận chuyển xăng dầu, khí đến địa Điểm khác nằm ngoài nơi sản xuất để làm thủ tục xuất khẩu thì: a) Thương nhân phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nguyên liệu và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất sản phẩm biết để theo dõi; b) Địa Điểm lưu giữ sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và được phân công là địa Điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới; c) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nguyên liệu và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất sản phẩm phải mở sổ theo dõi lượng sản phẩm vận chuyển đi và đến do Thương nhân thông báo. Điều 24. Thủ tục hải quan Nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu, khí thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu sản phẩm quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Mục 6. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI KHÍ, NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG ỐNG CHUYÊN DỤNG Điều 25. Quy định riêng 1. Xác định lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu: a) Thương nhân xuất khẩu phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu để xác định tổng lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu và Thương nhân nhập khẩu phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu để xác định tổng lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu, cụ thể: a.1) Đồng hồ xác định lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu được lắp đặt tại vị trí dễ kiểm tra, quan sát và đảm bảo nguyên tắc sau: a.1.1) Đối với Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu: Đồng hồ đo lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu lắp đặt tại Điểm đầu của đường ống dẫn cung cấp khí, nguyên liệu (Điểm nổi trên mặt đất trước khi đường ống dẫn ngầm dưới đất). a.1.2) Đối với Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu: Đồng hồ đo lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu lắp đặt tại Điểm bắt đầu của đường ống dẫn khí, nguyên liệu (Điểm nổi trên mặt đất trước khi đường ống dẫn cung cấp vào nhà máy). a.1.3) Đối với trường hợp lắp đặt các đường ống song song (đường nhánh) có hoặc không lắp đồng hồ đo lượng khí, nguyên liệu qua đường nhánh thì phải đảm bảo khí, nguyên liệu chỉ được cấp qua một đường nhánh. Các đường nhánh còn lại phải được khóa van và được niêm phong hải quan. b) Thanh Khoản lượng khí, nguyên liệu trên tờ khai xuất khẩu khí, nguyên liệu trên đường ống: Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu thực hiện việc thanh Khoản lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu và lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu căn cứ: b.1) Tờ khai xuất khẩu; b.2) Tờ khai nhập khẩu; b.3) Trường hợp lượng khí, nguyên liệu xuất khẩu chưa phù hợp tổng lượng khí, nguyên liệu nhập khẩu của các Thương nhân nhập khẩu trên cùng một đường ống, cho phép Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu được khai bổ sung theo quy định của pháp luật; b.4) Biên bản xác nhận chỉ số đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu. 2. Nguyên tắc giám sát, quản lý: a) Trên cơ sở định mức, dung sai, áp suất nén khí, nguyên liệu (bao gồm tỷ lệ tiêu hao thất thoát khí, nguyên liệu trên đường ống) do Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu xây dựng, cơ quan hải quan thực hiện giám sát, quản lý theo nguyên tắc sau: Tổng lượng khí, nguyên liệu thể hiện trên đồng hồ bên cung cấp (bên bán) bằng bên nhập (bên mua) cộng lượng khí, nguyên liệu tồn đọng trên đường ống, Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu phát hiện có gian lận. b) Đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu phải được cơ quan tiêu chuẩn đo lường nhà nước kiểm tra, xác nhận, niêm phong và được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật. c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế, quyết định thời Điểm, số lần xác nhận chỉ số đồng hồ trong thời gian nhất định để kiểm tra giám định và thông báo cho các Thương nhân liên quan. Kết quả giám định đồng hồ đo và đường ống dẫn là căn cứ để ghi kết quả kiểm tra. Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. Điều 26. Địa Điểm làm thủ tục hải quan Tại Chi cục Hải quan quản lý Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu. Điều 27. Hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan đối với khí, nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường ống chuyên dụng thực hiện theo hướng dẫn đối với xăng dầu, khí xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 7, Điều 12 Thông tư này. Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu 1. Khi nhận được văn bản thông báo về cung cấp khí, nguyên liệu, Bản đồ đường ống ngầm cung cấp khí, nguyên liệu, Biên bản thỏa thuận giữa Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu, Chi cục Hải quan quản lý có trách nhiệm bố trí cán bộ giám sát và ký xác nhận chỉ số đồng hồ tại thời Điểm xác nhận theo Biên bản. Trường hợp không thể thực hiện được phải thông báo với các Thương nhân và nêu rõ lý do; thống nhất phương án thay đổi thời Điểm xác nhận. 2. Giám sát xác nhận chỉ số trên đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu tại cùng một thời Điểm. 3. Tại thời Điểm bắt đầu cấp khí, nguyên liệu: Đăng ký tờ khai hải quan căn cứ theo hợp đồng hoặc dự kiến mức tiêu thụ. 4. Tại thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ đối với trường hợp Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu cùng đăng ký mở tờ khai theo tháng thì xác nhận chỉ số đồng hồ theo tháng tại đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu tại cùng thời Điểm đã thỏa thuận và thanh Khoản theo tháng. 5. Đối với trường hợp Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu đăng ký tờ khai theo năm, xuất khẩu khí, nguyên liệu theo tháng thì xác nhận tờ khai xuất khẩu khí, nguyên liệu của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu theo chỉ số đồng hồ của Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu; xác nhận tờ khai nhập khẩu khí, nguyên liệu của Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu theo chỉ số đồng hồ của Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu. 6. Xác nhận chỉ số đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu tại cùng thời Điểm theo Biên bản thỏa thuận khi kết thúc hợp đồng. 7. Căn cứ Hóa đơn, chứng từ phát hành của bên bán và biên bản xác nhận chỉ số đồng hồ của Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu, kết quả giám định của Thương nhân giám định độc lập để thông quan cho lô hàng. Điều 29. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Đối với Thương nhân xuất khẩu: a) Trước khi cung cấp khí, nguyên liệu cho các bên nhập khẩu khí, nguyên liệu trên cùng một đường ống, Thương nhân xuất khẩu tiến hành: a.1) Có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan về việc sử dụng đường ống cung cấp cho các bên nhập khẩu khí, nguyên liệu, bao gồm: Bản đồ đường ống cung cấp khí, nguyên liệu có xác nhận của Ban quản lý khu chế xuất, Biên bản thỏa thuận cấp khí, nguyên liệu chung một đường ống giữa Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ đo lưu lượng khí, nguyên liệu khi đăng ký tờ khai hải quan, có chữ ký của Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu; a.2) Trường hợp đăng ký tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu khí, nguyên liệu theo tháng, thì Thương nhân xuất khẩu khí và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất chọn một ngày trong tháng theo Biên bản thỏa thuận thực hiện đăng ký mở tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu lượng khí, nguyên liệu căn cứ theo hợp đồng hoặc dự kiến mức tiêu thụ, nộp thuế theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; a.3) Trường hợp tờ khai xuất khẩu đăng ký một lần trong thời hạn hợp đồng không quá một năm để xuất khẩu khí, nguyên liệu nhiều lần, Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất chọn một ngày để đăng ký tờ khai theo từng tháng. Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu kê khai lượng khí, nguyên liệu theo chỉ số đồng hồ Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu vào ngày Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu xác định chỉ số đồng hồ lưu lượng khí, nguyên liệu đặt tại Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu; b) Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu và các Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu thống nhất thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ để thanh Khoản tờ khai xuất khẩu khí, nguyên liệu khi hết hợp đồng. Căn cứ vào Biên bản thống nhất trên, Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ 03 (ba) ngày làm việc; c) Thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ sẽ là căn cứ để tính lượng khí và, nguyên liệu từ thời Điểm đó đến thời Điểm xác nhận chỉ số đồng hồ tiếp theo; d) Thương nhân xuất khẩu khí, nguyên liệu căn cứ vào thực tế đường ống cấp khí, nguyên liệu, tính chất vật lý của từng loại khí, nguyên liệu để xây dựng định mức dung sai áp suất nén khí, nguyên liệu (bao gồm lượng khí, nguyên liệu thất thoát) tiêu hao trên đường ống phù hợp với thực tế định mức dung sai đồng hồ và chịu trách nhiệm về các định mức này trước pháp luật. Trong trường hợp có nghi ngờ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan yêu cầu Thương nhân xuất khẩu trưng cầu giám định độc lập về các định mức trên; đ) Trường hợp có sự thay đổi đường ống như bảo dưỡng, thay thế hoặc nối ghép đường ống ngầm cung cấp khí, nguyên liệu cho Thương nhân nhập khẩu, Thương nhân xuất khẩu phải thực hiện như quy định tại Điểm a.1, a.2 Khoản 1 Điều này. 2. Đối với Thương nhân nhập khẩu khí, nguyên liệu: Có trách nhiệm thống nhất thời Điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu khí, nguyên liệu lần đầu và thời Điểm xác nhận lượng khí, nguyên liệu thanh Khoản theo tháng và theo năm theo Biên bản giữa các bên quy định tại Điểm a.2 Khoản 1 Điều này. Mục 7. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT CHO TÀU BIỂN Điều 30. Địa Điểm làm thủ tục hải quan Xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập. Điều 31. Hồ sơ hải quan 1. Đối với xuất khẩu xăng dầu: Hồ sơ bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này. Ngoài ra, Thương nhân nộp bổ sung: a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu); b) Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ; c) Phiếu xuất kho: 01 bản chụp; d) Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp; đ) Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp. 2. Đối với tái xuất xăng dầu: Hồ sơ bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này. Ngoài ra, Thương nhân nộp bổ sung: a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu); b) Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ. Trong đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung: b.1) Cảng đến tiếp theo là cảng nước ngoài; b.2) Nếu cảng tiếp theo là cảng biển, cảng sông Việt Nam (tàu chuyển cảng) thì phải có định mức lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa (từ cảng hiện tại tới cảng xuất cảnh thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác quản lý); b.3) Lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế xuất cảnh; b.4) Thời gian dự kiến xuất cảnh phải phù hợp với thời gian hiệu lực của tờ khai và thời gian lưu giữ xăng dầu tái xuất tại Việt Nam; b.5) Tên, loại, số hô hiệu (nếu có) tàu mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờ khai hải quan; b.6) Cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng Mục đích; c) Phiếu xuất kho: 01 bản chụp; d) Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp; đ) Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp. Điều 32. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập 1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập: a) Thực hiện giám sát việc cung ứng xăng dầu cho tàu biển từ khi xăng dầu được bơm từ kho xuống tàu biển hoặc xuống phương tiện vận tải và giao hết cho tàu biển theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 4 và lập Biên bản xác nhận giám sát theo Mẫu 01/BBGS/XDCUTB ban hành kèm theo Thông tư này; b) Căn cứ lượng xăng dầu trên Biên bản giao nhận nhiên liệu và việc tàu đã thực xuất cảnh (căn cứ thông báo tàu rời cảng trên Hệ thống hải quan điện tử E-Manifest hoặc Bản khai chung tàu xuất cảnh của Chi cục Hải quan nơi hoàn thành thủ tục cho tàu xuất cảnh trong trường hợp tàu biển thực hiện thủ tục xuất cảnh bằng hồ sơ thủ công), công chức hải quan xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan giấy về lượng xăng dầu đã tái xuất theo quy định; c) Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không tiếp nhận được lượng xăng dầu theo đơn đặt hàng hoặc tiếp nhận ít hơn so với lượng xăng dầu đã khai báo trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất thì công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ giám sát có trách nhiệm xác nhận và ghi nhận trên Hệ thống hoặc trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất về lượng xăng dầu thực tế đã xuất khẩu, tái xuất và yêu cầu Thương nhân nộp bản chính Biên bản giao nhận nhiên liệu; d) Giám sát trọng Điểm đối với tàu biển đã nhận xăng dầu cung ứng còn neo đậu tại cảng, chưa xuất cảnh. 3. Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển tại Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu: a) Lập Biên bản bàn giao xăng dầu cung ứng và niêm phong hồ sơ xuất khẩu, tái xuất theo quy định đối với hàng chuyển cửa khẩu. Trên Biên bản bàn giao phải mô tả cụ thể tình trạng xăng dầu cung ứng (tên hàng, chủng loại hàng, lượng hàng); tình trạng phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu cung ứng (tên, đặc Điểm, tuyến đường, ngày, giờ xuất phát; tình trạng niêm phong); tình trạng tàu biển (tên, đặc Điểm, tuyến đường, ngày giờ xuất phát); b) Chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển, cung ứng xăng dầu cho tàu biển; c) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu để xử lý trường hợp tàu biển không tiếp nhận được lượng xăng dầu theo hợp đồng mua bán hoặc theo đơn đặt hàng hoặc tiếp nhận ít hơn so với lượng xăng dầu đã khai báo trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Thông tư này. 4. Mở tờ khai theo loại hình nhập khẩu tương ứng đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa và mở tờ khai tái xuất đối với lượng xăng dầu tái xuất thực tế; tính thuế và thu thuế đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa hoặc lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh nhưng vì lý do khách quan thay đổi lịch trình (có thêm chặng nội địa). Thời Điểm tính thuế là thời Điểm mở tờ khai mới, đơn giá tính thuế là đơn giá trên tờ khai tạm nhập. 5. Trên cơ sở đơn đặt hàng do Thương nhận nộp theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 31 Thông tư này, thực hiện theo dõi và yêu cầu doanh nghiệp giải trình về định mức xăng dầu nếu có dấu hiệu vi phạm; phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, cơ quan giám định để xử lý vi phạm khi Thương nhân có vi phạm về định mức. 6. Trường hợp Thương nhân đăng ký nhiều tờ khai tái xuất xăng dầu cung ứng cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh của cùng một tờ khai tạm nhập trong cùng một thời Điểm: a) Đối với tờ khai tái xuất thứ nhất: a.1) Thương nhân đăng ký tờ khai tái xuất và thực hiện bơm xăng dầu lên phương tiện vận chuyển dưới sự giám sát của công chức hải quan; a.2) Kết thúc bơm hàng, khi có số liệu chính xác, Thương nhân làm thủ tục bổ sung Điều chỉnh lượng trên tờ khai; a.3) Công chức hải quan thực hiện niêm phong, thông quan tờ khai và các bước nghiệp vụ theo quy định. b) Trường hợp đăng ký tờ khai tái xuất thứ hai (trở lên) cùng lúc, khi tờ khai tái xuất thứ nhất chưa thông quan: b.1) Thương nhân có văn bản thông báo kế hoạch tái xuất xăng dầu gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất đề nghị cho bơm hàng lên phương tiện trước khi đăng ký tờ khai tái xuất dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Trong văn bản phải thể hiện rõ các nội dung: Thời gian, địa Điểm, phương tiện vận chuyển, loại hàng hóa, số lượng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hàng hóa; b.2) Khi được Lãnh đạo Chi cục chấp thuận, công chức hải quan tiến hành giám sát việc bơm hàng và niêm phong hải quan theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Thông tư này; b.3) Thương nhân chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa và phương tiện vận chuyển đã được niêm phong hải quan nằm trong khu vực giám sát hải quan; b.4) Khi tờ khai tái xuất trước đã được thông quan, Thương nhân tiếp tục đăng ký tờ khai tái xuất cho lô hàng theo văn bản đã gửi cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện các bước theo quy định; b.5) Phương tiện vận chuyển hàng hóa chỉ được rời khỏi khu vực giám sát hải quan sau khi công chức hải quan hoàn tất hồ sơ và Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Điều 33. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu 1. Trường hợp tàu biển nhận cung ứng xăng dầu và làm thủ tục xuất cảnh tại cùng một Cục Hải quan tỉnh, thành phố: a) Tiếp nhận Biên bản bàn giao xăng dầu cung ứng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 32 Thông tư này. Thực hiện giám sát việc cung ứng xăng dầu cho tàu biển theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và lập Biên bản xác nhận theo Mẫu 02/BBGS/XDCUTB ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để xử lý các phát sinh; b) Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 32 Thông tư này. 2. Trường hợp tàu đã tiếp nhận xăng dầu cung ứng chưa xuất cảnh mà thay đổi lịch trình xuất cảnh (chuyển cảng) nhưng chưa có định mức lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 31 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu: a) Tiếp nhận thông tin trên Hệ thống hải quan điện tử E-Manifest trong trường hợp tàu biển thực hiện thủ tục chuyển cảng hoặc Bản khai chung tàu chuyển cảng của Chi cục Hải quan nơi hoàn thành thủ tục cho tàu chuyển cảng trong trường hợp tàu biển thực hiện thủ tục chuyển cảng bằng hồ sơ thủ công; b) Yêu cầu Thương nhân thực hiện đúng quy định tại Khoản 4 Điều 35 Thông tư này, Điều 20, Khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; c) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để phối hợp xử lý. Fax Thông báo và Phiếu trao đổi thông tin cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho tàu biển xuất cảnh để phối hợp xử lý; d) Tiếp nhận bản fax hồi báo Phiếu trao đổi thông tin từ Chi cục Hải quan nơi hoàn thành thủ tục cho tàu xuất cảnh; đ) Căn cứ thời gian tàu biển xuất cảnh trên Phiếu trao đổi thông tin của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho tàu xuất cảnh: đ.1) Trường hợp ngày xuất cảnh của tàu biển còn thời hạn hiệu lực đối với tờ khai tái xuất: Công chức hải quan giám sát nơi cung ứng xăng dầu cho tàu biển xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan giấy về lượng xăng dầu đã xuất khẩu, tái xuất theo quy định; đ.2) Trường hợp ngày xuất cảnh của tàu biển quá thời hạn hiệu lực đối với tờ khai tái xuất gửi thông báo cho Chi cục nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để phối hợp xử lý. Điều 34. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển xuất cảnh 1. Tiếp nhận thông tin từ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất. 2. Tiếp nhận thông tin, Phiếu trao đổi thông tin từ Chi cục Hải quan nơi giám sát cung ứng xăng dầu fax. 3. Sau khi hoàn thành thủ tục cho tàu biển xuất cảnh, xác nhận và fax hồi báo Phiếu trao đổi thông tin cho Chi cục Hải quan nơi giám sát cung ứng xăng dầu. 4. Lưu Phiếu trao đổi thông tin theo quy định. Điều 35. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập (phù hợp với bản định mức lượng xăng dầu chạy chặng nội địa do Thương nhân nộp cho cơ quan hải quan) và mở tờ khai tái xuất đối với lượng xăng dầu tái xuất thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất xăng dầu. 2. Nộp đủ các loại thuế theo quy định đối với lượng xăng dầu chạy tuyến nội địa theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Thông tư này. 3. Đối với tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh: Mỗi lần Thương nhân cung ứng (tái xuất) xăng dầu chỉ được cung ứng đúng lượng xăng dầu theo đơn đặt hàng (Order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền; hoặc Hợp đồng đã ký giữa Thương nhân cung ứng và chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc doanh nghiệp quản lý khai thác tàu (nếu có). 4. Trường hợp xăng dầu cung ứng (đã làm thủ tục tái xuất) cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không xuất cảnh chạy tuyến quốc tế hoặc có xuất cảnh nhưng chạy thêm chặng nội địa thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (đối với trường hợp tàu biển xuất cảnh tại cửa khẩu khác với cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất) biết để được giải quyết các thủ tục tiếp theo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông báo và nội dung thông báo này. 5. Sau khi hoàn thành việc giao xăng dầu cho tàu biển, Thương nhân nộp bản chính Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa Thương nhân với thuyền trưởng hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền cho cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát việc bơm xăng dầu. 6. Thương nhân có trách nhiệm nộp thuế các loại theo quy định đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất nhưng sử dụng chạy chặng nội địa. Mục 8. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT CHO MÁY BAY Điều 36. Thủ tục hải quan 1. Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay thực hiện theo quy định đối với hình thức đăng ký tờ khai một lần để xuất khẩu hoặc tái xuất nhiều lần (giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau) và phải đáp ứng quy định tại Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. 2. Thương nhân khai 01 tờ khai cho tất cả các hãng hàng không quốc tế hoặc 01 tờ khai cho các hãng hàng không Việt Nam thực hiện các chuyến bay quốc tế xuất cảnh. Điều 37. Hồ sơ hải quan 1. Đối với xuất khẩu xăng dầu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này, Điểm b.2 Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 2. Đối với tái xuất xăng dầu: Ngoài các chứng từ phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này, Điểm b.2 Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thương nhân nộp bổ sung các chứng từ sau: a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xăng dầu và được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không (loại hình dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không) tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi Tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: 01 bản chụp; b) Trường hợp các chuyến bay của các hãng hàng không không có Hợp đồng (các chuyến bay charter thu tiền mặt), Thương nhân nộp Đơn đặt hàng (order) của doanh nghiệp quản lý khai thác tàu bay: 01 bản chính; bản fax; e- mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ. Trong Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung: Tên và địa chỉ người mua, người bán; số lượng dự kiến tra nạp; đơn giá và có ký xác nhận của bên mua, bên bán; định mức lượng xăng dầu bay chặng nội địa (đối với các trường hợp tàu bay xuất cảnh có bay chặng nội địa), định mức lượng xăng dầu bay chuyến quốc tế; hành trình tàu; lượng xăng dầu dự kiến sử dụng; cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng Mục đích. Điều 38. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan nơi máy bay xuất cảnh 1. Thực hiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Chi cục Hải quan nơi tàu bay xuất cảnh thực hiện việc giám sát từng lần giao hàng trên cơ sở chứng từ giao nhận hàng hóa (Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) do thương nhân xuất trình, thực hiện xác nhận “hàng hóa đã xuất khẩu” và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định đối với đăng ký tờ khai một lần quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC. 3. Trường hợp cung ứng xăng dầu cho máy bay Việt Nam xuất cảnh nhưng có dừng tại một sân bay nội địa: a) Công chức hải quan tiếp nhận từ hãng hàng không bản định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa (hãng hàng không hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức này). b) Căn cứ định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa, công chức giám sát xác nhận lượng xăng dầu thực tái xuất tính từ sân bay mà máy bay xuất cảnh. c) Tính thuế, thu thuế đối với phần xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho máy bay bay chạy chặng nội địa trong hành trình chạy tuyến quốc tế. 4. Chi cục Hải quan (nơi làm thủ tục tạm nhập xăng dầu) thực hiện hoàn thuế, không thu thuế tờ khai tạm nhập theo quy định. Điều 39. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Thực hiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 2. Trước khi giao nhận hàng hóa, Thương nhân có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan hải quan chứng từ giao nhận hàng hóa (Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) để cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát. Trên Hóa đơn bán hàng phải thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, loại, số hiệu phương tiện mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập. Chương III THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI DẦU THÔ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Điều 40. Địa Điểm làm thủ tục hải quan Tại Chi cục Hải quan thuận tiện. Điều 41. Hồ sơ hải quan 1. Thực hiện theo quy định đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, xuất khẩu tại Điều 7, Điều 12 Thông tư này. 2. Chứng từ phải nộp tại thời Điểm có giá chính thức: a) Thời Điểm có giá chính thức là thời Điểm được thỏa thuận trên Hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc khai giá chính thức thực hiện theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. b) Chứng từ phải nộp tại thời Điểm có giá chính thức: b.1) Hóa đơn thương mại (commercial Invoice) hoặc Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT): 01 bản chụp; b.2) Thông báo kết quả giám định về lượng: 01 bản chụp. Điều 42. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này. 2. Thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát đối với dầu thô xuất khẩu theo quy định tại Điểm c.4 Khoản 1 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 3. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại cảng dầu khí ngoài khơi theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan không thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì căn cứ Thông báo kết quả kết quả giám định. 4. Tờ khai xuất khẩu dầu thô phải được kiểm tra chi Tiết hồ sơ. Điều 43. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 2. Thực hiện khai báo giá chính thức theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. 3. Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Thương nhân xuất khẩu dầu khí có trách nhiệm thông báo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu dầu khí kế hoạch xuất khẩu trong quý. Thông tin bao gồm: Số lượng dự kiến xuất khẩu mỗi tháng, tần suất xuất trong tháng, địa Điểm bơm hoặc khai thác. Chương IV THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ Điều 44. Thủ tục hải quan Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau: 1. Địa Điểm làm thủ tục hải quan: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí được thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện. 2. Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí được lưu lại tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. 3. Địa Điểm đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phục vụ hoạt động dầu khí: Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Danh Mục hàng hóa miễn thuế được tách, cấp Danh Mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thành nhiều Phụ lục khác nhau theo đề nghị của người đăng ký danh Mục nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tổng lượng hàng hóa các Phiếu theo dõi trừ lùi được tách, cấp phải bằng tổng lượng hàng hóa trên Danh Mục miễn thuế đã cấp và phù hợp với Mục tiêu của dự án. 4. Một số trường hợp đặc thù: a) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất theo Hợp đồng thuê mượn, Hợp đồng dịch vụ không tái xuất mà chuyển giao sang cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo hợp đồng thuê mượn, hợp đồng dịch vụ: Căn cứ Hợp đồng thuê mượn, Hợp đồng dịch vụ với nhà thầu dầu khí khác tại Việt Nam, doanh nghiệp tạm nhập làm thủ tục tái xuất, doanh nghiệp trúng thầu Hợp đồng dầu khí tiếp theo làm thủ tục tạm nhập sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất. Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, không thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát. b) Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí từ 10 (mười) năm trở lên, đã hết thời hạn sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng: Khi thực hiện thanh lý, Doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai nhập khẩu theo quy định và có văn bản cam kết về việc hàng hóa thanh lý có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí. Các thủ tục liên quan đến thanh lý hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 85 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Về giá trị hàng hóa, năm nhập khẩu do doanh nghiệp tự kê khai và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật; chính sách thuế thực hiện theo quy định hiện hành. c) Đối với hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất mà chuyển thành hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. d) Đối với tàu thuê từ nước ngoài để phục vụ hoạt động dầu khí hết theo Hợp đồng cung cấp hoặc Hợp đồng dịch vụ ký kết với các nhà thầu dầu khí: Sau khi hết thời hạn thuê tàu, người khai hải quan phải đưa tàu vào khu vực giám sát hải quan để cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát theo quy định, đồng thời cam kết thời hạn neo tàu tại Việt Nam để chờ ký Hợp đồng mới. Khi tìm được Hợp đồng mới, người khai hải quan thực hiện mở tờ khai tái xuất và tờ khai tạm nhập để chuyển giao con tàu và bị xử phạt theo quy định. Điều 45. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư này. 2. Xác định hàng hóa đã xuất khẩu trường hợp hàng hóa xuất khẩu phục vụ hoạt động dầu khí được xuất khẩu từ đất liền: Thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 3. Xác định hàng hóa đã xuất khẩu trường hợp hàng hóa xuất khẩu phục vụ hoạt động dầu khí được xuất khẩu từ cảng dầu khí ngoài khơi: a) Công chức hải quan đối chiếu các thông tin trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan với Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc bản khai hàng hóa (đối với tàu dịch vụ dầu khí) để xác định hàng đã xuất khẩu; b) Đối với hàng hóa nhập khẩu được thanh lý bằng hình thức xuất khẩu, công chức hải quan đối chiếu các thông tin hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa xuất khẩu, văn bản cam kết về việc hàng hóa thanh lý có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí làm cơ sở xác định thực trạng hàng hóa đưa vào, đưa ra lãnh thổ Việt Nam. 4. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí xuất khẩu tại cảng dầu khí ngoài khơi theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 4 Thông tư này. 5. Thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với tất cả các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí tại cảng dầu khí ngoài khơi. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp ưu tiên thì có kế hoạch kiểm tra sau thông quan theo nguyên tắc kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc trọng Điểm. Điều 46. Trách nhiệm của Thương nhân 1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định. 2. Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định giám sát trực tiếp hàng hóa theo quy định tại Điểm b, Khoản 5 Điều 4 Thông tư này, Thương nhân có trách nhiệm phối hợp với công chức hải quan trong việc bố trí phương tiện di chuyển đến địa Điểm lưu giữ hàng hóa và/hoặc trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 47. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 và bãi bỏ các Thông tư sau: 1. Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu. 2. Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng. Điều 48. Điều Khoản chuyển tiếp 1. Các trường hợp tạm nhập xăng dầu, khí, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu xăng dầu, khí vào thời Điểm Thông tư số 139/2013/TT-BTC và Thông tư số 70/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành nhưng thanh Khoản vào thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thì Thương nhân được lựa chọn thanh Khoản theo hướng dẫn tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC và Thông tư số 70/2014/TT-BTC hoặc quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Chính sách thuế đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư này theo từng loại hình tương ứng; đối với cùng nội dung có quy định khác giữa Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 36/2016/TT-BTC và Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này. Điều 49. Tổ chức thực hiện 1. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - HĐND, UBND các tỉnh, TP; - Văn phòng Tổng bí thư; - Kiểm toán Nhà nước; Công báo; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ; Website Hải quan; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT, TCHQ. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn BBGS01/XDCUTB CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP... CHI CỤC HẢI QUAN... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /BBGS-ĐV BIÊN BẢN GIÁM SÁT Hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..tại ……………………………………………………………. Chúng tôi gồm: 1. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: …………………………………., Chi cục Hải quan: ………………………………………………………………………………………… 2. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: …………………………………., Chi cục Hải quan: ………………………………………………………………………………………… 3. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Công ty: ………………………………… 4. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Phương tiện vận tải: …………………. Cùng tiến hành lập Biên bản xác nhận sự việc sau: Trước sự chứng kiến của đại diện Công ty …………………………….., công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu ……………………………………………tiến hành giám sát lô hàng thuộc tờ khai số... ngày... tháng... năm….., đăng ký tại Chi cục Hải quan cửa khẩu ……………, Cục Hải quan tỉnh/TP …………………………………., kết quả như sau: A. Phương tiện vận tải: ………………………………………………………………………………………………………………. B. Thời gian giám sát: Từ ...giờ ...phút, ngày... tháng... năm đến ... giờ ... phút... ngày ... tháng ... năm. C. Hàng hóa: Tên hàng: ………………………………………………………………………………………………….. Lượng: .... (Quy đổi từ chỉ số của đồng hồ đo: Tích đầu: …….. Tích cuối:.........) Toàn bộ lượng hàng trên được bơm từ Bồn/Bể ………………………. của Công ty ……………. xuống phương tiện ……………………………………. D. Niêm phong hải quan: Sau khi kết thúc việc bơm hàng, chúng tôi đã niêm phong tổng cộng... Seal, từ số... đến số... tại... bằng...; lỗ đo xăng dầu bằng... niêm phong hải quan, van bơm bằng... niêm phong... Toàn bộ hàng đã được niêm phong hải quan giao cho chủ hàng có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa để chuyển tới cửa khẩu xuất theo quy định. Biên bản kết thúc hồi ... giờ ... phút ngày... tháng... năm…, lập thành 03 (ba) bản có giá trị như nhau, đã đọc cho những người có trên trên nghe, nhất trí và ký tên dưới đây./. ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG (ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN PTVT (ký, ghi rõ họ tên) CHI CỤC HQ CK... (ký, đóng dấu công chức) BBGS02/XDCUTB CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP... CHI CỤC HẢI QUAN... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /BBGS-ĐV BIÊN BẢN GIÁM SÁT Hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..tại ……………………………………………………………. Chúng tôi gồm: 1. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: …………………………………., Chi cục Hải quan: ………………………………………………………………………………………… 2. Ông (Bà): ………………………………………, Công chức Đội: …………………………………., Chi cục Hải quan: ………………………………………………………………………………………… 3. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Công ty: ………………………………… 4. Ông (Bà): ………………………………………, Đại diện Phương tiện vận tải: …………………. Cùng tiến hành lập Biên bản mở niêm phong hải quan, giám sát hàng hóa xuất khẩu như sau: Lô hàng thuộc tờ khai số... ngày... tháng... năm..., đăng ký tại Chi cục Hải quan cửa khẩu ………….., Cục Hải quan tỉnh/TP …………………., được chở trên phương tiện ………………., bàn giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ………………….., Cục Hải quan tỉnh/TP ………………, làm tiếp thủ tục tái xuất theo quy định gồm: A. Số niêm phong hải quan: Số lượng niêm phong: ...Seal, vị trí niêm phong theo như Biên bản giám sát của hải quan cửa khẩu ………………………………………………………………………………………………………. Tình trạng niêm phong: ………………………………………………………………………………… B. Hàng hóa gồm: Tên hàng: …………………………………….Lượng: ………………………………………………… (Theo Biên bản bàn giao số: ……………………………….…………, ... ngày ..... tháng …..năm) Tên hàng: …………………………………….Lượng: ………………………………………………… (Theo Biên bản bàn giao số: ……………………………….…………, ... ngày ..... tháng …..năm) Tên hàng: …………………………………….Lượng: ………………………………………………… (Theo Biên bản bàn giao số: ……………………………….…………, ... ngày ..... tháng …..năm) Lượng hàng trên được hải quan cửa khẩu ………………………………………………. mở niêm phong và giám sát bơm lên tàu ……………………………………….. quốc tịch ………………….. Lượng hàng tồn (trường hợp tàu không tiếp nhận được hết toàn bộ lô hàng) ………………….. Biên bản kết thúc hồi ... giờ ... phút ngày... tháng... năm….., lập thành 03 (ba) bản có giá trị như nhau, đã đọc cho những người có trên trên nghe, nhất trí và ký tên dưới đây./. ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG (ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN PTVT (ký, ghi rõ họ tên) CHI CỤC HQ CK... (ký, đóng dấu công chức)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "06/05/2016", "sign_number": "69/2016/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-15-2010-TT-BVHTTDL-dieu-kien-hoat-dong-co-so-the-thao-117384.aspx
Thông tư 15/2010/TT-BVHTTDL điều kiện hoạt động cơ sở thể thao
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 15/2010/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ THỂ THAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BILLIARDS & SNOOKER Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về điều kiện hoạt động chuyên môn của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billiards & snooker như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết điều kiện chuyên môn về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billiards & snooker. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động billiards & Snooker tại Việt Nam. 2. Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billiards & snooker trong Thông tư này sử dụng các loại bàn gồm: bàn snooker, bàn pool, bàn carom (loại nhỏ và loại lớn). Điều 3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động 1. Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billiards & snooker là doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo thủ tục quy định tại Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao. 2. Cơ sở thể thao khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn billiards & snooker phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật Thể dục, thể thao và điều lệ giải thi đấu. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Điều kiện về cơ sở vật chất 1. Khu vực đặt bàn phải được bố trí trong khuôn viên có mái che. 2. Mỗi bàn được đặt có khoảng cách tối thiểu tính từ thành bàn tới tường là 1,5m. Trong trường hợp có từ 02 bàn trở lên, khoảng cách các bàn với nhau tối thiểu là 1,2m. 3. Ánh sáng: Độ sáng tới các điểm trên mặt bàn và thành băng tối thiểu từ 300Lux. 4. Đèn chiếu sáng: Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì độ cao của đèn tính từ mặt bàn trở lên ít nhất là 1m. 5. Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện; bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu bia. 6. Nơi hoạt động phải thoáng mát, nếu trang bị máy lạnh thì cửa ra vào không được sử dụng kính màu hoặc che chắn, bảo đảm nhìn thấy được toàn bộ bên trong phòng. Điều 5. Điều kiện về dụng cụ, trang thiết bị 1. Bàn: Bao gồm các loại bàn snooker, bàn carom, bàn pool dựa trên các tiêu chuẩn chung của quốc tế về từng loại bàn. Cụ thể: a) Bàn snooker: Kích thước lòng bàn 3,569m - 1,778m +/- 13mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 85 - 88mm. b) Bàn pool: Kích thước lòng bàn 2,54m - 1,27m +/- 3mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 74mm - 79mm. c) Bàn carom: Kích thước lòng bàn lớn 2,84m - 1,42m +/- 5mm, kích thước lòng bàn nhỏ 2,54m - 1,27m +/- 5mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 75mm - 80mm. 2. Vải bàn: Các loại bàn phải được trải các tấm vải theo đúng chủng loại. 3. Bi: Bi sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế theo chủng loại bàn. 4. Các trang thiết bị khác: Cơ sở kinh doanh cung cấp các loại cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý 1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện thực hiện Thông tư này; kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động billiards & snooker vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động chuyên môn trên địa bàn. Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch Nước; - Văn phòng Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Công báo; Website Chính phủ; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL; - Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT; - Sở VHTTDL; - Lưu: VT, TCTDTT, H(400). BỘ TRƯỞNG Hoàng Tuấn Anh
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "31/12/2010", "sign_number": "15/2010/TT-BVHTTDL", "signer": "Hoàng Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Ke-hoach-56-KH-BCD-trien-khai-cong-tac-cai-nghien-va-quan-ly-sau-cai-nghien-ma-tuy-2017-Ha-Noi-342866.aspx
Kế hoạch 56/KH-BCĐ triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy 2017 Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI BCĐ PHÒNG CHỐNG AIDS VÀ PCTN MA TÚY MẠI DÂM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 56/KH-BCĐ Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2017 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY NĂM 2017 Thực hiện Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 14/02/2017 của UBND Thành phố tăng cường công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 17/02/2017 của UBND Thành phố về công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Hà Nội năm 2017; Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2017, như sau: I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1. Mục tiêu Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới; thực hiện đa dạng hóa các hình thức điều trị, với các giải pháp toàn diện, kiên trì, lâu dài và liên tục; tăng cường chất lượng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, tạo việc làm, kết hợp giảm hại của sử dụng ma túy và dự phòng hạn chế lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy; từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi và đa dạng hóa chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở cai nghiện, đảm bảo các điều kiện để tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, hỗ trợ kỹ thuật cho các điểm tư vấn tại cộng đồng, điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, đáp ứng nhu cầu và chất lượng điều trị. Khuyến khích người cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố. 2. Mục tiêu cụ thể - Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của nhân dân và gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện và giúp đỡ người sau cai nghiện phòng chống tái nghiện. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp từ quận, huyện, thị xã đến xã phường, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy. - Thực hiện chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ các cơ sở cai nghiện theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp tình hình thực tế tại Hà Nội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục, phòng chống thẩm lậu, tiêu cực, chống đánh nhau, bạo loạn và tổ chức trốn tập thể trong các cơ sở cai nghiện. Tăng cường dạy nghề, lao động sản xuất, củng cố cơ sở vật chất, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của học viên, giúp họ có cơ hội tìm được việc làm khi về cộng đồng. - Đẩy mạnh công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, nâng cao chất lượng các hoạt động cắt cơn, giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm và quản lý, hỗ trợ sau cai nghiện tại cộng đồng; tiếp tục duy trì hoạt động mô hình Câu lạc bộ B93 ở xã, phường, thị trấn. - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại cơ sở cai nghiện và cộng đồng. 3. Các chỉ tiêu chủ yếu - Tổ chức cai nghiện cho 70% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý với các biện pháp, hình thức phù hợp; cụ thể: Tổ chức cai nghiện cho 9.300 người nghiện; cai nghiện ma túy bắt buộc cho 500 người; cai tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện và điều trị methadone cho 6.500 người; cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cho 300 người và cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện cho 2.000 người (chi tiết theo Biểu số 01, 02 đính kèm). - 100% người hoàn thành cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp. - Duy trì hoạt động 34 Câu lạc bộ quản lý sau cai (B93) phấn đấu có 80% Câu lạc bộ có số buổi và thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả (chi tiết theo Biểu số 03 đính kèm). - 100% số người cai nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn học nghề và đào tạo nghề; 50% số người cai nghiện có nhu cầu được tư vấn việc làm. Cụ thể: Dạy nghề cho 300 người cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện; các địa phương hỗ trợ tín dụng, tạo việc làm cho 30 người sau cai nghiện. - 100% cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại các cơ sở cai nghiện và xã, phường, thị trấn được tập huấn, đào tạo cơ bản và nâng cao về kỹ năng, nghiệp vụ. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác cai nghiện phục hồi. 3. Chú trọng thực hiện các biện pháp xã hội hóa công tác cai nghiện. Phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng; huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm... 4. Rà soát, sắp xếp, đa dạng hóa chức năng, nhiệm vụ các cơ sở cai nghiện đáp ứng nhu cầu cai nghiện ma túy của người nghiện ma túy. Tăng cường chỉ đạo, thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm. 5. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm nâng cao chất lượng công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn Thành phố. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, điều chỉnh nội dung, biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy - Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức nội dung phong phú, phù hợp. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh trên đài truyền hình, chú trọng tuyên truyền chiều sâu và tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt Câu lạc bộ.v.v... - Tập trung tuyên truyền tại địa bàn dân cư, trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở cai nghiện.v.v..., chú trọng những người có nguy cơ cao, người nghiện ma túy ở cộng đồng, học sinh, sinh viên trong các trường học, người lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp các đoàn thể vận động người nghiện tự nguyện đi cai nghiện, giúp đỡ quản lý người sau cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện. - Nội dung tuyên truyền: Phổ biến các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Thành phố về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. 2. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện - Quy hoạch hệ thống các cơ sở cai nghiện phù hợp Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Công an, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong công tác lập hồ sơ, xét duyệt đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, đảm bảo đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục về hồ sơ và đạt chỉ tiêu được giao; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể vận động người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác cai nghiện tại cơ sở cai nghiện; hoàn thiện các chương trình chữa trị, giáo dục cho học viên, đảm bảo 70% thời gian cho các hoạt động tư vấn, học văn hóa, học nghề. - Chuyển đổi và đa dạng hóa chức năng, nhiệm vụ các cơ sở cai nghiện của Thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở cai nghiện hoạt động đúng quy định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. 3. Đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng - Tổ chức thực hiện hiệu quả mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng. - Chỉ đạo kiện toàn Tổ công tác cai nghiện tại xã, phường, thị trấn; xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, quy định về chế độ chính sách đối với người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của Hà Nội. - Vận động người nghiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Tổ chức tốt công tác cai cắt cơn, giáo dục, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện. Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện nâng cao nhận thức, tuân thủ việc điều trị lâu dài tại cộng đồng. - Tiếp tục triển khai thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện ma túy, xây dựng điểm tư vấn kết nối điều trị tại xã, phường thị trấn có nhiều người nghiện ma túy. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ theo hướng điều trị, hỗ trợ xã hội để người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng. 4. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng - Đảm bảo 100% số người đã cai nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện trở về cộng đồng được quản lý sau cai. Phân công Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện, thanh niên tình nguyện, hội viên của các đoàn thể... quản lý giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy. Tăng cường công tác hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại nơi cư trú. - Chú trọng phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa Trung tâm quản lý sau cai với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy thuận lợi trong học nghề và lao động sản xuất, giải quyết việc làm có thu nhập cho học viên. Làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức của học viên nhằm thay đổi hành vi, quyết tâm khi trở về cộng đồng không tái sử dụng ma túy. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn, cho vay vốn tạo việc làm, dạy nghề và tái hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy (Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 08/12/2014 của UBND Thành phố). - Duy trì đảm bảo chất lượng, hiệu quả mô hình Câu lạc bộ B93; thường xuyên kiểm tra, đánh giá và có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ. - Tổ chức xét duyệt đưa ra khỏi danh sách quản lý người nghiện của địa phương đối với nhưng người đã hoàn thành thời gian cai nghiện tại Trung tâm, có đủ 02 năm không tái nghiện, người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai tại Trung tâm, tại nơi cư trú (Hướng dẫn số 1257/HD-LĐTBXH ngày 02/8/2011 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội). 5. Đẩy mạnh công tác đưa người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định vào lưu trú tạm thời - Tích cực phát hiện người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định để lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, theo dõi, chẩn đoán, cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, tư vấn tâm lý cho người không có nơi cư trú ổn định tại các cơ sở cai nghiện được giao nhiệm vụ lưu trú tạm thời. - Đẩy nhanh các hoạt động phối hợp trong việc xác định người nghiện ma túy, xác minh nơi cư trú và hoàn tất các thủ tục hồ sơ xem xét, quyết định cai nghiện bắt buộc theo đúng trình tự, thẩm quyền quy định. 6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai - Xây dựng kế hoạch tiếp tục mở các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao đối với cán bộ làm công tác quản lý, điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại các cơ sở cai nghiện và cộng đồng. - Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn. IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Thường xuyên rà soát các văn bản pháp quy về cai nghiện và quản lý sau cai của Chính phủ, các Bộ và Thành phố ban hành; tham mưu UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm Thành phố xây dựng, ban hành văn bản triển khai phù hợp với thực tế Thành phố. - Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động cai nghiện phục hồi theo kế hoạch được UBND Thành phố và Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm phê duyệt hàng năm. - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc, quản lý sau cai, tạm miễn, tạm hoãn... tại các cơ sở cai nghiện và quận, huyện, thị xã. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thành phố; giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện. - Định kỳ hằng tháng, quý, năm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy. - Trực tiếp quản lý chỉ đạo, điều hành hệ thống các cơ sở cai nghiện của Thành phố hoạt động hiệu quả, đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, duy trì ổn định an ninh, trật tự. - Cân đối số lượng học viên, phân bổ chỉ tiêu cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại các cơ sở cai nghiện; thực hiện tốt công tác hỗ trợ, khuyến khích người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện. - Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tham mưu rà soát, sắp xếp chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ các cơ sở cai nghiện quy định tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Hoàn thiện và ổn định bộ máy cán bộ và công tác quản lý học viên tại các cơ sở cai nghiện của Thành phố; thường xuyên nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan kiểm tra hoạt động của các cơ sở cai nghiện tư nhân trên địa bàn Thành phố; tham mưu UBND Thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội đến năm 2020; chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện và quản lý sau cai đến các đơn vị cơ sở trực thuộc; phối hợp Sở Y tế chỉ đạo điều trị Methadone tại các cơ sở cai nghiện; tham mưu UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo cùng cấp, chỉ đạo các ngành, đoàn thể thành viên, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện các hình thức và biện pháp cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ; tổ chức quản lý sau cai tại nơi cư trú theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ; thực hiện chuyên đề xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ B93. - Phối hợp Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo điểm nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cai nghiện ma túy bắt buộc tại 04 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Nam Từ Liêm và 2 huyện: Chương Mỹ, Hoài Đức. - Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan và Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện Kế hoạch liên tịch về “Phát động toàn dân tham gia vận động người nghiện đi cai nghiện, quản lý giúp đỡ người sau cai tại nơi cư trú” đến các phường, xã, thị trấn để tổ chức thực hiện. - Phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội chỉ đạo, thực hiện tốt công tác cho vay vốn đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 08/12/2014 của UBND Thành phố. 2. Công an thành phố Hà Nội - Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phát huy vai trò của cơ quan Thường trực về phòng, chống ma túy. Hướng dẫn Công an cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào cai nghiện ma túy dưới mọi hình thức, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, hoàn thành và vượt chỉ tiêu cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện tự nguyện và cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. - Tăng cường công tác đấu tranh, triệt phá các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, ngăn ngừa việc gia tăng người nghiện mới. Nâng cao hiệu quả quản lý người nghiện ma túy thường xuyên rà soát, thống kê, kiểm danh, kiểm diện người nghiện ma túy trên địa bàn để phân loại, áp dụng các hình thức cai nghiện phù hợp. - Chỉ đạo Công an các cấp truy tìm và bắt đưa đối tượng trốn không thi hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc, đồng thời phối hợp các cơ sở cai nghiện của Thành phố truy tìm, đưa đối tượng trốn quay trở lại chấp hành quyết định; phối hợp giữ gìn trật tự an ninh, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong khu vực; phòng, chống bạo loạn, trốn tập thể, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra tại các cơ sở cai nghiện. - Chỉ đạo Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp các Ban, ngành ở địa phương quản lý tốt người sau cai nghiện tại nơi cư trú. - Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát nắm chắc tình hình thực hiện công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai trên toàn Thành phố. - Tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm nâng cao chất lượng công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn Thành phố. - Thực hiện điều tra, thống kê, quản lý người sử dụng ma túy và người nghiện ma túy, rà soát, theo dõi di biến động người nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố. 3. Sở Y tế - Hướng dẫn việc chẩn đoán và điều trị nghiện ma túy tổng hợp, phác đồ, các thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy được phép lưu hành của Bộ Y tế cho cán bộ các cơ sở cai nghiện và tổ công tác cai nghiện trên địa bàn Thành phố. - Chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện tổ chức tập huấn, hỗ trợ cán bộ, chuyên môn kỹ thuật cho việc tổ chức điều trị cắt cơn, cấp cứu cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Hướng dẫn, chỉ đạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ y tế cấp xã xét nghiệm tìm chất ma túy, lập hồ sơ, bệnh án người nghiện ma túy, xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị cắt cơn cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Kiểm tra việc tuân thủ phác đồ điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện. - Chỉ đạo các bệnh viện đa khoa Thành phố, đa khoa huyện hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân vượt quá khả năng của các cơ sở cai nghiện ma túy. - Thực hiện tốt công tác tham mưu Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện ma túy. - Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở phối hợp các Ban, ngành liên quan ở địa phương, Công an cùng cấp thực hiện tốt công tác xác định tình trạng nghiện ma túy cho các đối tượng tại địa phương. - Chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống AIDS hướng dẫn nghiệp vụ phòng, chống HIV/AIDS và quản lý điều trị ARV cho người nhiễm HIV đang chữa trị giáo dục tại các cơ sở cai nghiện của Thành phố. Bệnh viện 09 phối hợp các cơ sở cai nghiện làm tốt công tác chữa bệnh, quản lý học viên đúng quy chế bệnh viện, khi học viên đã điều trị bệnh ổn định thông báo với cơ sở cai nghiện để tiếp nhận, quản lý. Các bệnh viện tuyến huyện tiếp nhận, điều trị người rối loạn tâm thần do nghiện ma túy tổng hợp. - Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an thành phố Hà Nội thực hiện việc kiểm tra đột xuất, hướng dẫn các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, tư nhân hoạt động đúng quy định pháp luật. - Duy trì kiểm tra quy chế chuyên môn, nghiệp vụ; định kỳ hàng quý tổ chức các đoàn bác sĩ khám chữa bệnh cho các học viên vượt quá khả năng các cơ sở cai nghiện của Thành phố. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính trong việc cân đối nguồn lực, tổng hợp phân bổ kế hoạch kinh phí để triển khai thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai trên địa bàn Thành phố. 5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo công tác cai nghiện ma túy; Bố trí kinh phí phục vụ công tác cai nghiện và quản lý sau cai hàng năm; Hướng dẫn các cấp, các ngành quản lý, thu, chi kinh phí và thanh, quyết toán đúng quy định. 6. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương có chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố và chỉ đạo Phòng Văn hóa và thông tin các quận, huyện, thị xã thực hiện các nội dung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện tự nguyện; vận động cá nhân, tổ chức tham gia công tác cai nghiện ma túy. 7. Sở Tư pháp: Thực hiện chức năng về lĩnh vực được giao có liên quan đến công tác cai nghiện và quản lý sau cai; Chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp cơ quan báo, đài, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. 8. Sở Công Thương: Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức hội nghị các doanh nghiệp tham quan, khảo sát tại các cơ sở cai nghiện để trao đổi, xúc tiến cơ hội hợp tác đặt hàng, gia công sản phẩm; tạo nhiều việc làm cho học viên sau cai nghiện, giúp họ có thêm thu nhập cải thiện đời sống. 9. Sở Nội vụ: Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố kiện toàn tổ chức bộ máy nhân sự làm công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy Thành phố, cấp huyện, cấp xã; quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ sở cai nghiện; hướng dẫn xác định vị trí việc làm và số lượng nhân sự làm việc trong các cơ sở cai nghiện ma túy. 10. Sở Văn hóa và Thể thao - Thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy gắn với các kế hoạch tuyên truyền phòng, chống mại dâm, phòng, chống HIV/AIDS. - Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố, khu dân cư văn hóa gắn với phong trào phòng, chống ma túy. - Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội theo chỉ đạo của Trung ương. 11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và các thành viên của Mặt trận tham gia phát hiện, phát giác, vận động người nghiện đi cai nghiện ma túy tự nguyện và cung cấp tài liệu, đề nghị lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy. Vận động gia đình, họ hàng, làng xóm, đoàn thể, Đội công tác xã hội tình nguyện, các thành phần kinh tế ở địa phương tham gia giúp đỡ, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú. Thực hiện lồng ghép các phong trào tại địa phương, gắn với công tác xây dựng địa bàn trong sạch, không có tệ nạn xã hội. 12. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Tăng cường công tác chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện kịp thời xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; xem xét, quyết định những trường hợp miễn, hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 13. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội - Chỉ đạo các cơ sở đoàn phối hợp các ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy trong độ tuổi thanh niên đi cai nghiện ma túy. Phân công đoàn viên, thanh niên tình nguyện đảm nhận quản lý, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, người sau cai nghiện ở cộng đồng phòng ngừa, hạn chế tái nghiện. - Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức cho sinh viên các trường Đại học tham gia hoạt động giao lưu với học viên các cơ sở cai nghiện của Thành phố. - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên các trường phổ thông, đại học trên địa bàn Thành phố. 14. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng, chống ma túy, nâng cao trách nhiệm của gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện đi cai nghiện với các hình thức phù hợp... Phân công hội viên hoặc Tổ Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn đảm nhận quản lý, giúp đỡ trực tiếp từ 01-02 người sau cai nghiện ở cộng đồng phòng, chống tái nghiện. 15. UBND các quận, huyện, thị xã - Kiện toàn bộ máy cán bộ, bán chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện, cấp xã. Phát huy vai trò của Đội hoạt động xã hội tình nguyện ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn. - Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã rà soát, quản lý người nghiện ma túy tại địa phương, phối hợp Phòng Tư pháp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện đúng quy trình lập hồ sơ, rà soát, xem xét tính hợp pháp của hồ sơ và đề xuất Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Chỉ đạo Phòng Kế hoạch Tài chính kịp thời bố trí kinh phí thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại địa phương. - Lập danh sách người nghiện ma túy của địa phương, theo dõi di biến động, xây dựng kế hoạch cai nghiện phù hợp từng đối tượng theo diện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối tượng thực hiện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ; cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm; đối tượng áp dụng biện pháp điều trị thay thế Methadone. - Tăng cường vai trò của Đội công tác xã hội tình nguyện trong việc phát hiện người nghiện ma túy, giao chỉ tiêu mỗi Tình nguyện viên vận động, tư vấn, giới thiệu từ 01 đến 02 người nghiện ma túy đi cai nghiện với mọi hình thức. - Căn cứ tình hình người nghiện ma túy tại địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực và cơ sở vật chất, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp xã phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ. Kiện toàn Tổ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng đúng thành phần quy định. Tích cực vận động người nghiện ma túy đăng ký hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện. Tổ chức tốt công tác cắt cơn, giáo dục, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện có việc làm ổn định, giảm tỷ lệ tái nghiện. - Thực hiện đúng quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ; đảm bảo trình tự, thủ tục lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc và phối hợp đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định đến Trung tâm được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuyên truyền, vận động gia đình quản lý người nghiện trong thời gian lập hồ sơ, xem xét, áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. - Tích cực hỗ trợ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy; tạo điều kiện thuận lợi sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở sản xuất thuộc các tổ chức cá nhân có tiếp nhận giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Vận động các tổ chức đơn vị kinh doanh sản xuất trên địa bàn, doanh nghiệp tư nhân tiếp nhận, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Thực hiện việc xét duyệt đưa ra khỏi danh sách những người đã cai nghiện ma túy bắt buộc sau 02 năm không tái nghiện. Bổ sung những người nghiện mới được phát hiện, người đã đưa ra khỏi danh sách người nghiện ma túy đã tái nghiện vào danh sách quản lý của địa phương. - Tổ chức tiếp nhận học viên hết hạn cai nghiện bắt buộc, tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện về địa phương. Phân công các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quản lý, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện; theo dõi, đánh giá tình hình tái nghiện của học viên quản lý sau cai tại nơi cư trú. Vận động các tổ chức, đơn vị kinh doanh sản xuất trên địa bàn, doanh nghiệp tư nhân tham gia liên kết tổ chức sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu, đổi mới và nâng cao chất lượng các Câu lạc bộ B93. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đề nghị các đoàn thể Thành phố căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện có vướng mắc phản ánh kịp thời Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm (Công an thành phố Hà Nội) và Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm Thành phố./. Nơi nhận: - Đ/c Bí thư Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố; - Cục Phòng chống TNXH (Bộ LĐTB&XH); - Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý; - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội; - Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội; - Các Sở, Ban, ngành (Thành viên Ban Chỉ đạo PC AIDS và PC MTMD Thành phố); - UBND các quận, huyện, thị xã; - Lưu: VT, KGVX(Tue). TM. BAN CHỈ ĐẠO TRƯỞNG BAN PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ Lê Hồng Sơn BIỂU SỐ 01 BIỂU CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ ĐIỀU TRỊ METHADONE NĂM 2017 (Kèm theo Kế hoạch số: 56/KH-BCĐ ngày 08/3/2017 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố) TT ĐƠN VỊ Người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý 15.01.2017 Giao chỉ tiêu lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc và ra QĐ Cai nghiện tại GĐ-CĐ (NĐ94/2010/ NĐ-CP) Cai nghiện tự nguyện tại các Trung tâm Hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện 1 Hoàn Kiếm 409 15 10 70 01 2 Ba Đình 468 20 12 100 01 3 Hai Bà Trưng 745 30 20 150 01 4 Đống Đa 1.408 40 30 160 01 5 Thanh Xuân 492 20 15 100 01 6 Cầu Giấy 352 15 10 100 01 7 Tây Hồ 365 15 10 30 01 8 Long Biên 676 30 20 120 01 9 Hoàng Mai 713 25 15 120 01 10 Gia Lâm 292 15 5 50 01 11 Thanh Trì 372 15 10 80 01 12 Bắc Từ Liêm 353 15 10 50 01 13 Nam Từ Liêm 202 15 5 50 01 14 Sóc Sơn 446 15 5 80 01 15 Đông Anh 711 30 20 90 01 16 Mê Linh 388 10 5 40 01 17 Hà Đông 466 30 20 80 01 18 Sơn Tây 340 15 10 50 01 19 Ba Vì 550 20 12 100 01 20 Phúc Thọ 193 10 6 30 01 21 Đan Phượng 293 10 5 30 01 22 Thạch Thất 216 10 5 30 01 23 Quốc Oai 160 7 3 30 01 24 Chương Mỹ 281 10 5 80 01 25 Thanh Oai 300 7 5 30 01 26 Ứng Hòa 337 10 7 30 01 27 Mỹ Đức 472 15 5 30 01 28 Hoài Đức 279 11 5 30 01 29 Thường Tín 375 10 5 30 01 30 Phú Xuyên 258 10 5 30 01 Tổng 12.912 500 300 2.000 30 BIỂU SỐ 02 PHÂN BỔ CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY, QUẢN LÝ SAU CAI VÀ DẠY NGHỀ TẠI TRUNG TÂM NĂM 2017 (Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-BCĐ ngày 08/3/2017 của BCĐ Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP) Đơn vị tính: Người STT TRUNG TÂM KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN SỐ HỌC VIÊN QL NĂM ĐẾN 31/12/2016 MANG SANG 2017 PHÂN BỔ CHỈ TIÊU NĂM 2017 DỰ KIẾN TỔNG SỐ HỌC VIÊN QUẢN LÝ NĂM 2017 Tổng cộng Cai nghiện bắt buộc Cai nghiện TN QLSC Lưu trú tạm thời Điều trị Metha done Tổng cộng Cai nghiện bắt buộc Cai nghiện TN DẠY NGHỀ CNBB 2017 QLSC Lưu trú tạm thời Điều trị Metha done Tổng cộng Cai nghiện bắt buộc Cai nghiện tự nguyện Quản lý sau cai Lưu trú tạm thời Điều trị Metha done A B (1) (2)= (3+4+5 +6+7) (3) (4) (5) (6) (7) (8= 9+10+12 +13+14) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)= (2)+(8) (16)= (3)+(9) (17)= (4)+(10) (18)=(5)+ (12) (19)= (6)+(13) (20)= (7)+(14) Tổng cộng (I)+(II) 6,350 2,640 543 787 1,102 98 110 3,140 500 2,000 300 0 500 140 5,780 1,043 2,787 1,102 598 250 I TRUNG TÂM CBGDLĐXH 4,650 2,217 543 664 802 98 110 2,640 500 1,500 300 500 140 4,857 1,043 2,164 802 598 250 1 Số I 1,000 428 167 5 200 56 370 170 100 200 798 337 5 200 256 2 Số II - 06 nam 600 60 22 38 50 50 110 22 88 Số II - 06 nữ 103 64 24 15 310 60 150 40 100 413 124 174 115 Sau cai nữ 200 3 3 3 3 3 Số III 600 368 195 11 135 27 370 170 100 200 738 365 11 135 227 4 Số IV 900 459 47 125 287 450 50 400 30 909 97 525 287 5 Số V 450 407 297 110 640 500 140 1,047 797 250 6 Số VI 900 389 48 164 177 450 50 400 30 839 98 564 177 0 II TRUNG TÂM QLSC 1,700 423 123 300 500 500 923 623 300 0 1 Sai cai số 1 1,000 358 123 235 500 500 858 623 235 0 3 Trung tâm GDLĐHNTNHN 700 66 65 65 BIỂU SỐ 03 DANH SÁCH CÂU LẠC BỘ B93 NĂM 2017 (Kèm theo Kế hoạch số: 56/KH-BCĐ ngày 08/3/2017 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố ) Stt ĐƠN VỊ Số CLB XÃ-PHƯỜNG 1 Quận Hai Bà Trưng 5 Phường Minh Khai Phường Quỳnh Lôi Phường Lê Đại Hành Phường Thanh Lương Phường Bạch Đằng 2 Quận Hoàn Kiếm 17 Phường Đông Xuân Phường Cửa Nam Phường Trần Hưng Đạo Phường Hàng Bài Phường Phan Chu Trinh Phường Lý Thái Tổ Phường Hàng Đào Phường Hàng Mã Phường Hàng Bồ Phường Cửa Đông Phường Hàng Gai Phường Hàng Trống Phường Tràng Tiền Phường Hàng Bạc Phường Chương Dương Phường Phúc Tân Phường Hàng Buồm 3 Quận Đống Đa 2 Phường Văn Miếu Phường Trung Phụng 4 Quận Cầu Giấy 3 Phường Quan Hoa Phường Nghĩa Tân Phường Mai Dịch Phường Nghĩa Đô Phường Trung Hòa 5 Quận Long Biên 3 Phường Ngọc Thụy Phường Ngọc Lâm Phường Đức Giang 6 Huyện Gia Lâm 1 Xã Yên Viên 7 Quận Hoàng Mai 1 Phường Tương Mai Tổng 34
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "08/03/2017", "sign_number": "56/KH-BCĐ", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-10-2018-TT-BNNPTNT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-thuoc-thu-y-Yeu-cau-chung-393491.aspx
Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y Yêu cầu chung mới nhất
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2018/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2018 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THUỐC THÚ Y - YÊU CẦU CHUNG Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Thú y, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - Yêu cầu chung (QCVN01-187:2018/BNNPTNT). Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2019 Điều 3. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Các Bộ và cơ quan ngang Bộ liên quan; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở NN và PTNT các tỉnh, TP. trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Các Cục, Vụ liên quan trong Bộ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN & PTNT; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, TY. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Văn Tám QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THUỐC THÚ Y - YÊU CẦU CHUNG National technical regulation on Veterinary Drug - General Requirement Lời nói đầu: QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 10/2018/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 8 năm 2018. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THUỐC THÚ Y - YÊU CẦU CHUNG National Technical Regulation on veterinary drug - General Requirement 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đối với thuốc thú y. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Thuốc thú y tiêm: là các chế phẩm vô khuẩn, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương, đưa vào cơ thể động vật bằng các đường tiêm khác nhau. 1.3.2. Thuốc thú y bột pha tiêm (bao gồm cả chế phẩm đông khô): là các chế phẩm vô khuẩn có chứa một hay nhiều loại dược chất và tá dược, được pha với thể tích chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng, đưa vào cơ thể động vật theo đường tiêm. 1.3.3. Thuốc thú y nhỏ mắt: là các chế phẩm vô khuẩn gồm một hay nhiều hoạt chất, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc ở dạng khô (bột, bột đông khô, viên nén) tan hoặc phân tán vào một dung dịch vô khuẩn thích hợp, dùng để nhỏ mắt cho động vật. 1.3.3. Thuốc thú y nhỏ tai: là các chế phẩm gồm một hay nhiều hoạt chất, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương để đưa vào trong hốc tai động vật nhưng không được gây ra áp lực có hại lên màng nhĩ. 1.3.4. Thuốc thú y nhỏ mũi, xịt mũi: là các chế phẩm gồm một hay nhiều hoạt chất, được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương để nhỏ hoặc bơm xịt vào hốc mũi động vật. 1.3.5. Thuốc thú y bột uống hoặc trộn thức ăn: là các chế phẩm được bào chế ở dạng hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất và có thể thêm các tá dược, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng. 1.3.6. Thuốc thú y cốm: là các chế phẩm được bào chế ở dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng. 1.3.7. Thuốc thú y dạng dung dịch uống: là các chế phẩm dạng lỏng chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan trong một loại dung môi hay hỗn hợp nhiều loại dung môi, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng. 1.3.8. Thuốc thú y dạng hỗn dịch uống: là các chế phẩm dạng lỏng, chứa dược chất rắn không tan được phân tán đều dưới dạng hạt rất nhỏ trong dẫn chất là nước hoặc dầu, đưa vào cơ thể động vật theo đường miệng. 1.3.9. Thuốc thú y dạng nhũ tương uống: là các chế phẩm dạng lỏng hoặc mềm được điều chế bằng cách sử dụng chất nhũ hóa để trộn đều 2 chất lỏng không đồng tan. 1.3.10. Thuốc thú y mềm dùng trên da và niêm mạc: là các chế phẩm được bào chế ở dạng mềm, đồng nhất gồm: thuốc mỡ, bột nhão, kem, gel dùng để bôi lên da và niêm mạc. 1.3.11. Thuốc thú y viên nén: là các chế phẩm được bào chế ở dạng viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm tá dược, với nhiều định dạng và kích cỡ khác nhau, mỗi viên là một đơn vị phân liều, đưa vào cơ thể động vật theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích điều trị. 1.3.12. Thuốc thú y viên nang: là các chế phẩm được bào chế ở dạng có vỏ bọc chứa bên trong là một hoặc nhiều dược chất có thể có cả tá dược, với nhiều định dạng và kích cỡ khác nhau, mỗi viên là một đơn vị phân liều, đưa vào cơ thể động vật qua đường miệng. 1.3.13. Hóa chất dùng trong thú y: là sản phẩm có nguồn gốc hóa học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật. 1.4. Tài liệu viện dẫn 1.4.1. QCVN 01-03:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lấy mẫu thuốc thú y. 1.4.2. TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết. 1.4.3. Tiêu chuẩn Asean về vắc xin thú y (Asean standards for Animal vaccines). 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT A. THUỐC THÚ Y DƯỢC PHẨM I. THUỐC THÚ Y TIÊM 1. Yêu cầu về cảm quan 1.1. Màu sắc: không màu hoặc có màu của hoạt chất. 1.2. Trạng thái phân tán: 1.2.1. Đối với thuốc thú y tiêm dạng hỗn dịch: hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và giữ được sự đồng nhất trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc. 1.2.2. Đối với thuốc tiêm dạng nhũ tương: chế phẩm phải không có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp. 1.3. Độ trong: thuốc thú y tiêm dạng dung dịch phải trong suốt, không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường. 2. Yêu cầu về thể tích: 2.1. Đối với thuốc thú y tiêm có đơn vị đóng chai dưới 50ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +10 % so với thể tích ghi trên nhãn. 2.2. Đối với thuốc thú y tiêm có đơn vị đóng chai trên 50ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +5 % so với thể tích ghi trên nhãn. 3. Yêu cầu về vô khuẩn: Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm. 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. II. THUỐC THÚ Y BỘT PHA TIÊM 1. Yêu cầu về cảm quan: bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất. 2. Yêu cầu về khối lượng: 2.1. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn. 2.2. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói lớn hơn 0,5 g và bằng 1,5 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 7 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 2.3. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói lớn hơn 1,5 g và bằng 6 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 2.4. Đối với thuốc thú y bột pha tiêm có đơn vị đóng gói lớn hơn 6 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3. Yêu cầu về vô khuẩn: Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm 5. Thuốc thú y bột pha tiêm sau khi pha với một thể tích quy định của một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng phải đạt chỉ tiêu về chất lượng với thuốc tiêm quy định tại Quy chuẩn này. III. THUỐC THÚ Y NHỎ MẮT 1. Yêu cầu về cảm quan: 1.1 Đối với dung dịch thuốc nhỏ mắt: dung dịch phải trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt thường. 1.2. Đối với hỗn dịch nhỏ mắt: hỗn dịch có thể lắng nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc. 2. Yêu cầu về thể tích: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +10 % so với thể tích ghi trên nhãn 3. Yêu cầu về vô khuẩn: đạt yêu cầu thử vô khuẩn, cụ thể: Không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên môi trường nuôi cấy trong 14 ngày theo dõi. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90 % đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. IV. THUỐC THÚ Y NHỎ TAI, NHỎ (XỊT) MŨI 1. Yêu cầu về cảm quan: 1.1 Đối với thuốc dạng nhũ tương: có thể có hiện tượng tách pha nhưng phải dễ dàng phân tán đều trở lại khi lắc. 1.2. Đối với thuốc dạng hỗn dịch: có thể có hiện tượng lắng cặn xuống đáy lọ nhưng phải dễ dàng phân tán đều trở lại khi lắc để phân chia liều được chính xác. 2. Yêu cầu về thể tích: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +10 % so với thể tích ghi trên nhãn 3. Yêu cầu về giới hạn nhiễm khuẩn: Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 100 trong 1 g (ml) sản phẩm Không có Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm và mốc trong 1g(ml) sản phẩm. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90 % đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. V. THUỐC THÚ Y BỘT UỐNG HOẶC TRỘN THỨC ĂN 1. Yêu cầu về cảm quan: bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất. 2. Yêu cầu về độ ẩm: hàm lượng nước trong thuốc bột uống tối đa là 9,0% (trừ thuốc có chứa hoạt chất ngậm nước) 3. Yêu cầu về khối lượng: 3.1. Đối với thuốc thú y bột uống có đơn vị đóng gói nhỏ hơn 100 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3.2. Đối với thuốc thú y bột uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 100 g và bằng 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3.3. Đối với thuốc thú y bột uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm. 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm, đối với sản phẩm thuốc thú y có chứa men vi sinh, hàm lượng men vi sinh phải lớn hơn hoặc bằng 90% so với với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. VI. THUỐC THÚ Ý CỐM UỐNG 1. Yêu cầu về cảm quan: thuốc thú y cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiện tượng hút ẩm, không bị mềm và biến màu. 2. Yêu cầu về độ ẩm: hàm lượng nước trong thuốc thú y cốm tối đa là 5,0 %. 3. Yêu cầu về khối lượng: 3.1. Đối với thuốc thú y cốm uống có đơn vị đóng gói nhỏ hơn 100 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3.2. Đối với thuốc thú y cốm uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 100 g và bằng 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3.3. Đối với thuốc thú y cốm uống có đơn vị đóng gói lớn hơn 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm. 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110 % so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. VII. THUỐC THÚ Y DẠNG DUNG DỊCH, HỖN DỊCH, NHŨ TƯƠNG UỐNG 1. Yêu cầu về cảm quan: 1.1. Đối với thuốc thú y dung dịch uống: phải trong suốt có màu hoặc không màu. 1.2. Đối với thuốc thú y hỗn dịch uống: khi để yên thì dược chất rắn phân tán có thể tách riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng nhất trong chất dẫn khi lắc nhẹ trong 1 - 2 phút và giữ nguyên trạng thái đó trong vài phút. 1.3. Đối với thuốc thú y nhũ tương uống: nhũ tương đặc phải mịn và đồng nhất giống như kem; còn nhũ tương lỏng phải đục trắng và đồng nhất giống như sữa. 2. Yêu cầu về giới hạn cho phép về thể tích: 2.1. Đối với thuốc thú y dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương uống có đơn vị đóng chai nhỏ hơn 50ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 8% so với thể tích ghi trên nhãn. 2.2. Đối với thuốc thú y dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương uống có đơn vị đóng chai lớn hơn 50ml và bằng 150ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch +6% so với thể tích ghi trên nhãn. 2.3. Đối với thuốc thú y dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương uống có đơn vị đóng chai lớn hơn 150ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 4% so với thể tích ghi trên nhãn. 3. Yêu cầu về độ nhiễm khuẩn: Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 104 trong 1 g (ml) sản phẩm Tổng số Enterobacteria không quá 500 trong 1 g (ml) sản phẩm Nấm và nấm mốc không quá 100 trong 1 g (ml) sản phẩm Không được có Salmonella trong 10 g(ml) sản phẩm Không có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. trong 1g(ml) sản phẩm. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. VIII. THUỐC THÚ Y MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ NIÊM MẠC 1. Yêu cầu về khối lượng: 1.1. Đối với thuốc thú y mềm dùng trên da và niêm mạc có đơn vị đóng gói nhỏ hơn hoặc bằng 50g: khối lượng cho phép chênh lệch + 10% so với khối lượng ghi trên nhãn. 1.2. Đối với thuốc thú y mềm dùng trên da và niêm mạc có đơn vị đóng gói lớn hơn 50g: khối lượng cho phép chênh lệch + 5% so với khối lượng ghi trên nhãn. 2. Yêu cầu về độ nhiễm khuẩn: Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 500 trong 1 g (ml) sản phẩm Không có Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm và mốc trong 1g(ml) sản phẩm. 3. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 3.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 3.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. IX. THUỐC THÚ Y VIÊN NÉN 1. Yêu cầu về cảm quan: viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và thành viên lành lặn. 2. Yêu cầu về độ rã: thời gian tan rã của thuốc không được quá 15 phút trong môi trường nước đối với viên nén không bao, không được quá 30 phút trong môi trường nước đối với viên nén bao phim, không được quá 60 phút trong môi trường nước đối với viên nén bao dạng khác. 3. Yêu cầu về khối lượng: 3.1. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3.2. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói nhỏ lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn 250 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 7,5 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 3.3. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói lớn hơn 250 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn. 4. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 4.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 4.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. X. THUỐC THÚ Y VIÊN NANG 1. Yêu cầu về độ rã: thời gian tan rã của thuốc trong vòng 30 phút trong môi trường nước hoặc môi trường acid HCI 0,1 N hoặc dịch dạ dày giả. 2. Yêu cầu về khối lượng: 2.1. Đối với thuốc thú y viên nang có đơn vị đóng gói nhỏ hơn 300 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 10 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 2.2. Đối với thuốc thú y viên nén có đơn vị đóng gói lớn hơn 300 mg: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 7,5 % so với khối lượng ghi trên nhãn. 3. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 3.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm. 3.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. B. HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y 1. Yêu cầu về giới hạn cho phép: 1.1. Về thể tích: 1.1.1. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng chai nhỏ hơn 100ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 10% so với thể tích ghi trên nhãn. 1.1.2. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng chai lớn hơn 100ml và bằng 1000ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 5% so với thể tích ghi trên nhãn. 1.1.3. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng chai lớn hơn 1000ml: giới hạn thể tích cho phép chênh lệch + 3% so với thể tích ghi trên nhãn. 1.2. Về khối lượng: 1.2.1. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng gói lớn hơn 100 g và bằng 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 5 % so với khối lượng ghi trên nhãn; 1.2.2. Đối với hóa chất dùng trong thú y có đơn vị đóng gói lớn hơn 1000 g: giới hạn chênh lệch khối lượng cho phép ± 3 % so với khối lượng ghi trên nhãn 2. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất: 2.1. Định tính: có chứa hoạt chất đăng ký ghi trên nhãn sản phẩm 2.2. Định lượng: hàm lượng hoạt chất của sản phẩm nằm trong khoảng từ 90% đến 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn sản phẩm. C. VẮC XIN THÚ Y 1. Độ thuần khiết hoặc độ vô khuẩn. - Đối với vắc xin vô hoạt: không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên các môi trường nuôi cấy theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết. - Đối với vắc xin vi khuẩn, vi rút nhược độc dùng đường tiêm: vắc xin phải đảm bảo đạt các chỉ tiêu thuần khiết của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết. - Đối với vắc xin vi rút nhược độc dùng đường uống, phun hay ngoài da: không được nhiều hơn 01 khuẩn lạc hiếu khí không dung huyết trong 01 liều sử dụng theo quy định tại Tiêu chuẩn Asean về vắc xin thú y (Asean standards for Animal vaccines). 2. An toàn đối với động vật tiêm vắc xin Sau khi tiêm vắc xin từ 14 ngày đến 21 ngày, không gây ra bất cứ phản ứng cục bộ hay toàn thân nào cho động vật ở lứa tuổi thấp nhất khi tiêm liều gấp 02 lần với vắc xin vô hoạt và gấp 10 lần với vắc xin nhược độc theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm. 3. Hiệu lực. Xác định hiệu lực của vắc xin bằng 1 trong 2 phương pháp sau: huyết thanh học và phương pháp trọng tài (công cường độc trên bản động vật hoặc động vật thay thế). 3.1. Đối với vắc xin dùng cho động vật trên cạn: vắc xin đạt yêu cầu khi đáp ứng được tiêu chí về hiệu lực quy định tại các tiêu chuẩn kiểm nghiệm vắc xin quốc gia, khu vực hoặc quốc tế đối với từng loại bệnh. 3.2. Đối với vắc xin thủy sản: 3.2.1. Phương pháp huyết thanh học: vắc xin đạt yêu cầu khi có ít nhất 60% mẫu huyết thanh của lô động vật thủy sản dùng vắc xin có hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ và 80% mẫu huyết thanh của lô động vật thủy sản không dùng vắc xin âm tính. 3.2.2. Phương pháp trọng tài: vắc xin đạt yêu cầu khi lô động vật thủy sản dùng vắc xin được thử thách bằng chủng cường độc tương ứng phải đạt tỷ lệ bảo hộ ≥ 60% và có ít nhất 80% động vật thủy sản của lô không dùng vắc xin được thử thách bằng chủng cường độc tương ứng bị chết hoặc có biểu hiện triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh. 3. LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ 3.1. Lấy mẫu Mẫu được lấy để xác định các chỉ tiêu chất lượng thuốc thú y theo QCVN 01- 03:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng. 3.2. Phương pháp thử Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương): 3.2.1. Kiểm tra độ thuần khiết của vắc xin theo TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết. 3.2.2. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin lở mồm long móng theo TCVN 8685-10:2014 - Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - vắc xin vô hoạt phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD). 3.2.3. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin dịch tả lợn theo TCVN 8685-8:2011 - Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 8: Vắc xin dịch tả lợn nhược độc. 3.2.4. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc theo TCVN 8685-1:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 1: Vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc. 3.2.5. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt theo TCVN 8685-2:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 2: Vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt. 3.2.6. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin E.Coli của lợn theo TCVN 8685-3:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 3: Vắc xin E.Coli của lợn. 3.2.7. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà theo TCVN 8685-4:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 4: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà. 3.2.8. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin ung khí thán theo TCVN 8685-5:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 5: Vắc xin ung khí thán. 3.2.9. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin Gumboro nhược độc theo TCVN 8685-6:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 6: Vắc xin Gumboro nhược độc. 3.2.10. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin nhiệt thán vô độc chủng 34 F2 theo TCVN 8685-7:2011- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 7: Vắc xin nhiệt thán vô độc chủng 34 F2. 3.2.11. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N1 theo TCVN 8685-9:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N1. 3.2.12. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng bệnh phù đầu gà (coryza) theo TCVN 8685-11:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh phù đầu gà (coryza). 3.2.13. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) theo TCVN 8685- 12:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). 3.2.14. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin nhược vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) theo TCVN 8685-13:2014- Qui trình kiểm nghiệm vắc xin: Vắc xin nhược vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). 3.2.15. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng phòng chống bệnh thể kính ở lợn theo TCVN 8685-14:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng phòng chống bệnh thể kính ở lợn. 3.2.16. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida type D gây ra ở lợn theo TCVN 8685-15:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida type D gây ra ở lợn. 3.2.17. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn theo TCVN 8685-16:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn. 3.2.18. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm màng phổi ở lợn theo TCVN 8685-17:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh viêm màng phổi ở lợn 3.2.19. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Newcastle theo TCVN 8685-18:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Newcastle. 3.2.20. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Gumboro theo TCVN 8685-19:2017: Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng chống bệnh Gumboro. 3.2.21. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin dịch tả vịt nhược độc dạng đông khô theo TCVN 3298:2010: Vắc xin dịch tả vịt nhược độc dạng đông khô - Yêu cầu kỹ thuật. 3.2.22. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của các loại vắc xin theo TCVN về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin hiện hành. 3.2.23. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin theo Asean standards for Animal vaccines. 3.2.24. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 8686-3:2011: Thuốc thú y - Phần 3: Enrofloxacin 10% dạng tiêm. 3.2.25. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 8686-4:2011 Thuốc thú y - Phần 4: Lincomycin 10% dạng tiêm. 3.2.26. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 86860-5:2011: Thuốc thú y - Phần 5: Nofloxacin 10% dạng tiêm. 3.2.27. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 86860-6:2011: Thuốc thú y - Phần 6: Paracetamol và axit ascorbic dạng bột. 3.2.28. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo TCVN 86860-7:2011: Thuốc thú Phần 7: Tiamulin 10% dạng tiêm 3.2.29. Kiểm tra tính an toàn và hiệu lực của vắc xin theo hướng dẫn của OIE (Manual of Diagnostic Test and Vaccines for Terrestrial Animals). 3.2.30. Kiểm tra các chỉ tiêu về độ ẩm, vô khuẩn, giới hạn nhiễm khuẩn, thể tích, khối lượng, định tính, hàm lượng hoạt chất, độ rã của thuốc thú y theo phương pháp tại Dược điển Việt Nam. 3.2.31. Kiểm tra chỉ tiêu chất lượng thuốc thú y theo các phương pháp khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y phải công bố hợp quy đối với các sản phẩm thuốc thú y do cơ sở sản xuất, nhập khẩu theo các quy định tại Quy chuẩn này. 4.2. Việc công bố hợp quy thuốc thú y được thực hiện như sau: 4.2.1. Đối với thuốc thú y là dược phẩm và hóa chất sản xuất trong nước, cơ sở sản xuất công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau: 4.2.1.1. Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của cơ sở đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất đã được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y. 4.2.1.2. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật. 4.2.1.3. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật. 4.2.2. Đối với thuốc thú y là dược phẩm và hóa chất nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau: 4.2.2.1. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật. 4.2.2.2. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật. 4.2.3. Đối với vắc xin thú y, cơ sở sản xuất trong nước, cơ sở nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật. 4.3. Trình tự công bố hợp và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. 4.4. Việc ghi nhãn các sản phẩm thuốc thú y theo đúng quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về ghi nhãn hàng hóa của Chính phủ. 5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 5.1. Tổ chức, cá nhân quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này, thực hiện công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại Cục Thú y. 5.2. Cục Thú y, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này. 6.2. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "14/08/2018", "sign_number": "10/2018/TT-BNNPTNT", "signer": "Vũ Văn Tám", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-12-2003-TT-BTC-quy-dinh-che-do-thu-nop-va-quan-ly-su-dung-phi-duong-bo-huong-dan-bo-sung-Thong-tu-109-2002-TT-B-50526.aspx
Thông tư 12/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí đường bộ hướng dẫn bổ sung Thông tư 109/2002/TT-B
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 12/2003/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2003 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 12/2003/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 2 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 109/2002/TT-BTCNGÀY 6/12/2002 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Sau khi có ý kiến của Bộ Công An, Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 6/12/2002 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ của lực lượng công an (dưới đây gọi chung là xe mô tô, ôtô của lực lượng công an) như sau: 1. Bổ sung đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ (dưới đây gọi chung là xe môtô, ôtô) chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng Công an (Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố; Công an quận, huyện...) quy định tại tiết e, điểm 4, mục III, phần I Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 6/12/2002 của Bộ Tài chính như sau: - Xe môtô, ôtô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ôtô có đèn xoay và hai bên thân xe mô tô, ôtô có in dòng chữ: "cảnh sát giao thông". - Xe mô tô, ôtô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: "cảnh sát 113" ở hai bên thân xe. - Xe môtô, ôtô cảnh sát cơ động có in dòng chữ "cảnh sát cơ động" ở hai bên thân xe. - Xe mô tô, ôtô của lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp. - Xe ôtô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ. - Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe téc nước phục vụ chữa cháy của lực lượng công an. 2. Ngoài các xe chuyên dùng phục vụ an ninh quy định tại tiết e, điểm 4, mục III, phần I Thông tư số 109/2002/TT-BTC và điểm 1 Thông tư này, các phương tiện cơ giới đường bộ còn lại của lực lượng Công an đều thuộc diện chịu phí sử dụng đường bộ và phải mua vé thu phí sử dụng đường bộ theo quy định, trừ một số xe làm nhiệm vụ nghiệp vụ khẩn cấp, đặc biệt được mua vé "Phí đường bộ toàn quốc" theo quy định sau đây: a) Chỉ áp dụng vé "Phí đường bộ toàn quốc" đối với một số lượng phương tiện giao thông của các lực lượng Công an khi thực hiện các nhiệm vụ nghiệp vụ khẩn cấp, đặc biệt. Căn cứ tình hình hoạt động thực tế của các phương tiện giao thông, Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) số lượng xe thuộc diện áp dụng vé "Phí đường bộ toàn quốc" trong toàn ngành Công an để Bộ Tài chính in, phát hành vé. Định kỳ hàng năm, Bộ Công an mua vé "Phí đường bộ toàn quốc" tại Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để cấp phát cho các đơn vị thuộc ngành Công an trong cả nước theo thủ tục như quy định đối với phương tiện của Bộ Quốc phòng tại điểm 4, mục I phần III Thông tư số 109/2002/TT-BTC. b) Loại vé "Phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với xe của Bộ Công an có chiều dài, nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu vàng có gạch màu đỏ dọc theo thân vé ở vị trí 1/3 vé tính từ trái sang phải , chữ và số màu đen, gồm 5 loại vé tương ứng với 5 loại phương tiện sau đây: TT Loại phương tiện Mệnh giá vé năm (đồng/vé/năm) 1 Xe dưới 7 chỗ ngồi 1.000.000 2 Xe ôtô từ 7 chỗ ngồi trở lên 1.500.000 3 Xe ôtô chuyên dùng, gồm: xe khám nghiệm hiện trường, xe thông tin, xe liên lạc di động chuyên dùng 2.000.000 4 Xe vận tải 3.000.000 5 Xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh 200.000 c) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc diện áp dụng vé "Phí đường bộ toàn quốc" của các lực lượng Công an, mỗi lần đi qua trạm thu phí phải xuất trình cho người kiểm soát vé "Phí đường bộ toàn quốc" (loại vé có đặc điểm theo quy định tại tiết a trên đây). 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2003. Trương Chí Trung (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "18/02/2003", "sign_number": "12/2003/TT-BTC", "signer": "Trương Chí Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-10-2018-TT-BTTTT-quy-dinh-che-do-bao-cao-thong-ke-nganh-Thong-tin-va-Truyen-thong-388230.aspx
Thông tư 10/2018/TT-BTTTT quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2018/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2018 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, ngành; Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông và chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. 2. Đối tượng áp dụng Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Điều 2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê 1. Các biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gồm: a) Phụ lục 1 - Lĩnh vực bưu chính; b) Phụ lục 2 - Lĩnh vực viễn thông, Internet; c) Phụ lục 3 - Lĩnh vực tần số vô tuyến điện; d) Phụ lục 4 - Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành; đ) Phụ lục 5 - Lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; e) Phụ lục 6 - Lĩnh vực thông tin đối ngoại; g) Phụ lục 7 - Lĩnh vực thông tin cơ sở. 2. Đơn vị báo cáo Đơn vị báo cáo là đối tượng áp dụng chế độ báo cáo thống kê, được quy định cụ thể tại biểu mẫu báo cáo trong các phụ lục. Đơn vị báo cáo được ghi tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo ghi tên cơ quan, đơn vị vào vị trí này. 3. Đơn vị nhận báo cáo Đơn vị nhận báo cáo được quy định cụ thể tại biểu mẫu báo cáo trong các phụ lục. Đơn vị nhận báo cáo được ghi cụ thể phía trên bên phải, dưới dòng đơn vị báo cáo của từng biểu mẫu. 4. Kỳ báo cáo thống kê a) Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng; b) Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của quý cho đến hết ngày cuối cùng quý báo cáo đó; c) Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6; d) Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm. 5. Thời hạn nhận báo cáo Thời hạn nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê. 6. Phương thức gửi báo cáo Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 02 (hai) hình thức: Bằng văn bản giấy và bằng phương tiện điện tử. Báo cáo bằng văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu. Báo cáo bằng phương tiện điện tử thể hiện bằng định dạng pdf của văn bản giấy hoặc tệp dữ liệu có cấu trúc được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo. Điều 3. Trách nhiệm thi hành 1. Đơn vị báo cáo a) Chấp hành báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng nội dung thông tin được quy định trong chế độ báo cáo thống kê và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo; b) Nộp báo cáo đúng thời hạn quy định; c) Kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo. 2. Đơn vị nhận báo cáo a) Thực hiện tổng hợp thông tin thống kê theo các biểu mẫu đã quy định trong chế độ báo cáo thống kê; b) Yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi cần kiểm tra tính chính xác của số liệu báo cáo; c) Bảo đảm công bố, sử dụng và bảo mật thông tin thống kê theo quy định của pháp luật. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thống kê; b) Lập biểu mẫu báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông theo chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; c) Là đầu mối tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông công bố số liệu thông tin thống kê ngành Thông tin và Truyền thông (trừ các thông tin thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia); d) Phối hợp thanh tra việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thống kê theo quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành thống kê. 4. Trung tâm Thông tin a) Đăng tải các biểu mẫu (định dạng pdf, excel), cập nhật các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo và duy trì tại chuyên mục “chế độ báo cáo thống kê” trên cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ: mic.gov.vn; b) Đăng tải, cập nhật, lưu trữ các tệp dữ liệu báo cáo, thông tin thống kê đã công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định trong chế độ báo cáo thống kê; c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong quản lý thông tin thống kê. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2018. 2. Thông tư số 24/2009/TT-BTTTT ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các đơn vị hoạt động thông tin và truyền thông, Thông tư số 25/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về hoạt động thông tin và truyền thông hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Trường hợp chỉ tiêu báo cáo thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hoặc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được quy định thu thập thông tin, tổng hợp số liệu tại chế độ báo cáo thống kê này, nhưng đã được quy định tại chế độ báo cáo nghiệp vụ thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kế hoạch - Tài chính) bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử đến [email protected] để kịp thời xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp; - Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ; Cổng Thông tin điện tử Bộ; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Lưu: VT, KHTC (250). BỘ TRƯỞNG Trương Minh Tuấn BẢNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CÁC PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) 1. Từ viết tắt tên của một số tổ chức TT Nội dung Từ viết tắt A B C 1 Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ TTTT 2 Cục Báo chí Cục BC 3 Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Cục PTTH&TTĐT 4 Cục Tần số vô tuyến điện Cục TS 5 Cục Thông tin cơ sở Cục TTCS 6 Cục Thông tin đối ngoại Cục TTĐN 7 Cục Viễn thông Cục VT 8 Cục Xuất bản, In và Phát hành Cục XBIPH 9 Đài Phát thanh và Truyền hình Đài PTTH 10 Sở Thông tin và Truyền thông Sở TTTT 11 Trung tâm Thông tin TTTT 12 Ủy ban nhân dân UBND 13 Vụ Bưu chính Vụ BC 14 Vụ Kế hoạch - Tài chính Vụ KHTC 2. Một số từ viết tắt khác TT Nội dung Từ viết tắt A B C 1 Cổng thông tin điện tử Cổng TTĐT 2 Cung cấp dịch vụ CCDV 3 Điểm Bưu điện - Văn hóa xã Điểm BĐVHX 4 Truyền hình trả tiền THTT 5 Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg 6 Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông Thông tư 10/2018/TT-BTTTT PHỤ LỤC 1 LĨNH VỰC BƯU CHÍNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) I. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Vụ Bưu chính và Sở TTTT Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ Báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G BCCP-01 Tổng hợp (cả nước) số lượng doanh nghiệp bưu chính Năm Vụ BC Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BCCP-02.1 Tổng hợp (địa bàn) sản lượng, doanh thu bưu chính Quý, Năm Sở TTTT UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê cấp tỉnh Quý: ngày 15 tháng sau quý Năm: ngày 25/3 năm sau BCCP-02.2 Tổng hợp (cả nước) sản lượng, doanh thu bưu chính - theo loại hình kinh tế Quý, Năm Vụ BC Vụ KHTC Quý: ngày 15 tháng sau quý Năm: ngày 25/3 năm sau BCCP-03.1 Tổng hợp (địa bàn) số lượng lao động, điểm phục vụ, nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính Năm Sở TTTT UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê cấp tỉnh Ngày 25/3 năm sau BCCP-03.2 Tổng hợp (cả nước) số lượng lao động, điểm phục vụ, nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính theo địa bàn tỉnh/thành phố Năm Vụ BC Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau II. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với doanh nghiệp Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G BCCP-02 Sản lượng, doanh thu bưu chính Quý, Năm Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính Vụ BC, Sở TTTT Quý: ngày 10 tháng sau quý Năm: ngày 15/3 năm sau BCCP-03 Số lượng lao động, điểm phục vụ, nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính theo địa bàn tỉnh/thành phố Năm Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính Vụ BC, Sở TTTT Ngày 15/3 năm sau BIỂU MẪU, GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu BCCP-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng doanh nghiệp bưu chính Trong đó Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động trong năm Số lượng doanh nghiệp bưu chính ngừng hoạt động trong năm Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính Doanh nghiệp được cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính Chi nhánh, văn phòng đại diện được cấp giấy xác nhận thông báo hoạt động bưu chính A B C 1 2 3 4 5 6 TỔNG CỘNG Chia ra 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… VỤ TRƯỞNG (Ký, họ và tên) . Khái niệm, phương pháp tính Doanh nghiệp bưu chính là doanh nghiệp, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận hoạt động bưu chính (trong chế độ báo cáo này - gọi chung là doanh nghiệp bưu chính) 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp bưu chính có trụ sở chính và số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện đóng tại địa bàn tỉnh/thành phố tại cột B Cột 2: Ghi số lượng doanh nghiệp tương ứng được cấp giấy phép bưu chính Cột 3: Ghi số lượng doanh nghiệp tương ứng được cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính Cột 4: Ghi số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện tương ứng được cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính Cột 5: Ghi số lượng doanh nghiệp bưu chính được cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính - trong năm Cột 6: Ghi số lượng doanh nghiệp bưu chính đã được cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính - đã ngừng hoạt động trong năm Ghi số liệu dòng Tổng cộng Sau khi ghi xong thông tin cho 63 địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6: cộng số liệu trên các dòng của từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu lập biểu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan và dữ liệu theo dõi sau cấp phép do Vụ BC và các Sở TTTT thực hiện. Số liệu tính đến thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo Vụ BC lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách doanh nghiệp bưu chính tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách doanh nghiệp tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu BCCP-02.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (ĐỊA BÀN) SẢN LƯỢNG, DOANH THU BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Sở TTTT tỉnh/TP… Ngày nhận báo cáo: Báo cáo quý: ngày 15 tháng sau quý Báo cáo năm: ngày 25/3 năm sau Quý …/20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê cấp tỉnh Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Sản lượng dịch vụ bưu chính 1.1 Thư trong nước thư 1.2 Thư từ Việt Nam đi các nước thư 1.3 Thư từ các nước đến Việt Nam thư 1.4 Gói, kiện hàng hóa trong nước kiện 1.5 Gói, kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước kiện 1.6 Gói, kiện hàng hóa từ các nước đến Việt Nam kiện 2 Doanh thu dịch vụ bưu chính triệu đồng Trong đó: 2.1 Doanh thu dịch vụ thư triệu đồng 2.2 Doanh thu gói, kiện hàng hóa trong nước triệu đồng 2.3 Doanh thu gói, kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước triệu đồng 2.4 Doanh thu gói, kiện hàng hóa từ các nước đến Việt Nam triệu đồng NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) …, ngày…tháng… năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “”Sản lượng, doanh thu bưu chính” (ký hiệu BCCP-02) các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính đã gửi Sở TTTT Gửi báo cáo Sở TTTT lập biểu báo cáo gửi UBND và Cục Thống kê tỉnh/thành phố. Biểu BCCP-02.2 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SẢN LƯỢNG, DOANH THU BƯU CHÍNH - THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: Báo cáo quý: ngày 15 tháng sau quý Báo cáo năm: ngày 25/3 năm sau Quý … /20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Trong đó Ghi chú Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài A B C 1=2+3+4 2 3 4 5 1 Sản lượng dịch vụ bưu chính 1.1 Thư trong nước thư 1.2 Thư từ Việt Nam đi các nước thư 1.3 Thư từ các nước đến Việt Nam thư 1.4 Gói, kiện hàng hóa trong nước kiện 1.5 Gói, kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước kiện 1.6 Gói, kiện hàng hóa từ các nước đến Việt Nam kiện 2 Doanh thu dịch vụ bưu chính triệu đồng Trong đó: 2.1 Doanh thu dịch vụ thư triệu đồng 2.2 Doanh thu gói, kiện hàng hóa trong nước triệu đồng 2.3 Doanh thu gói, kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước triệu đồng 2.4 Doanh thu gói, kiện hàng hóa từ các nước đến Việt Nam triệu đồng NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… VỤ TRƯỞNG (Ký, họ và tên) 1. Khái niệm, phương pháp tính a) Kinh tế nhà nước, gồm tập hợp các doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình: + Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên 100% vốn nhà nước Trung ương + Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước địa phương + Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước > 50% + Công ty nhà nước (Trung ương, địa phương) b) Kinh tế ngoài nhà nước, gồm tập hợp các doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình: + Hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã + Doanh nghiệp tư nhân + Công ty hợp danh + Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nước ≤ 50% + Công ty cổ phần không vốn nhà nước + Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50% c) Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm tập hợp các doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình: + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài + Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài + Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài (Việc phân loại doanh nghiệp bưu chính theo loại hình kinh tế - căn cứ dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Vụ BC) 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số liệu tổng hợp của tất cả các doanh nghiệp Cột 2: ghi số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh tế nhà nước Cột 3: ghi số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh tế ngoài nhà nước Cột 4: ghi số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Lưu ý: số liệu cột 1 = số liệu cột 2 + số liệu cột 3 + số liệu cột 4 3. Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Sản lượng, doanh thu bưu chính” (ký hiệu BCCP-02) các doanh nghiệp đã gửi Vụ BC Vụ BC lập biểu gửi Vụ KHTC và tệp số liệu biểu tương ứng. Vụ KHTC lập báo cáo thống kê cấp quốc gia về bưu chính theo quy định. Biểu BC-03.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (ĐỊA BÀN) SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ, NỘP NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Sở TTTT tỉnh/TP… Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê cấp tỉnh Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng lao động bưu chính người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Số lượng điểm phục vụ bưu chính điểm Trong đó 2.1 Bưu cục điểm 2.2 Điểm Bưu điện văn hóa xã điểm 2.3 Điểm phục vụ bưu chính loại hình khác điểm 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính triệu đồng 4 Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính người NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) …, ngày…tháng… năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Số lượng lao động, điểm phục vụ, nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính theo địa bàn tỉnh/thành phố” (ký hiệu BCCP-03) các doanh nghiệp bưu chính đã gửi Sở TTTT Số liệu dân số của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (để tính số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính) lấy theo số liệu tương ứng do Cục Thống kê tỉnh/thành phố công bố hoặc cung cấp theo quy định Gửi báo cáo Sở TTTT lập biểu gửi UBND, Cục Thống kê tỉnh/thành phố. Biểu BCCP-03.2 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ BƯU CHÍNH, NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt ĐỊA BÀN Mã địa bàn Lao động trong lĩnh vực bưu chính Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính (triệu đồng) Điểm phục vụ bưu chính Số dân phục vụ bình quân trên 1 điểm phục vụ bưu chính Tổng số (điểm) Trong đó Tổng số (người) Trong đó: nữ Bưu cục Điểm BĐVH xã Loại hình điểm phục vụ khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 TỔNG CỘNG Trong đó 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) Hà Nội, ngày…tháng…năm 20… VỤ TRƯỞNG (Ký, họ và tên) 1. Khái niệm, phương pháp tính Số dân phục vụ bình quân trên 1 điểm phục vụ bưu chính là số người dân trung bình được một điểm bưu chính phục vụ (tính bằng thương số giữa dân số và số lượng điểm phục vụ tại địa bàn tương ứng) 2. Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Số lượng lao động, điểm phục vụ, nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính theo địa bàn tỉnh/thành phố” (ký hiệu BCCP-03) các doanh nghiệp đã gửi Vụ BC Số liệu dân số cả nước và số chi tiết theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (để tính chỉ tiêu thống kê số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính) lấy theo số liệu tương ứng do Tổng cục Thống kê công bố hoặc cung cấp Vụ BC lập biểu gửi Vụ KHTC, TTTT TTTT đăng tải tệp dữ liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu BCCP-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT SẢN LƯỢNG, DOANH THU BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính… Ngày nhận báo cáo: Báo cáo quý: ngày 10 tháng sau quý Báo cáo năm: ngày 15/3 năm sau Quý … /20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ BC, Sở TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Sản lượng dịch vụ bưu chính 1.1 Thư trong nước thư 1.2 Thư từ Việt Nam đi các nước thư 1.3 Thư từ các nước đến Việt Nam thư 1.4 Gói, kiện hàng hóa trong nước kiện 1.5 Gói, kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước kiện 1.6 Gói, kiện hàng hóa từ các nước đến Việt Nam kiện 2 Doanh thu dịch vụ bưu chính triệu đồng Trong đó: 2.1 Doanh thu dịch vụ thư triệu đồng 2.2 Doanh thu gói, kiện hàng hóa trong nước triệu đồng 2.3 Doanh thu gói, kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước triệu đồng 2.4 Doanh thu gói, kiện hàng hóa từ các nước đến Việt Nam triệu đồng NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) …, ngày…tháng… năm 20… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Sản lượng dịch vụ bưu chính gồm sản lượng dịch vụ thư và dịch vụ kiện, gói hàng hóa do các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính thực hiện trong kỳ báo cáo Doanh thu dịch vụ bưu chính là tổng số tiền đã và sẽ thu về do việc cung cấp dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế cho khách hàng của các đơn vị trong kỳ báo cáo 2. Cách ghi biểu Cột 1: ghi số liệu về sản lượng, doanh thu dịch vụ bưu chính thực hiện trong kỳ báo cáo Lưu ý: Đối với các chỉ tiêu sản lượng dịch vụ, đơn vị tính là (cái) thư/kiện hàng hóa Đối với các chỉ tiêu doanh thu dịch vụ, đơn vị tính (sử dụng thống nhất) là triệu đồng Việt Nam 3. Nguồn số liệu lập biểu Từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính trong kỳ báo cáo Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính lập biểu gửi Vụ BC, đồng thời gửi Sở TTTT nơi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính đóng trụ sở chính. Biểu BCCP-03 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ, NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính… Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ BC, Sở TTTT Stt ĐỊA BÀN Mã địa bàn Lao động trong lĩnh vực bưu chính Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính (triệu đồng) Điểm phục vụ bưu chính Ghi chú Tổng số (điểm) Trong đó Tổng số (người) Trong đó: nữ Bưu cục Điểm BĐVHX Loại hình điểm phục vụ khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 TỔNG CỘNG Chia ra 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) …, ngày…tháng…năm 20… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Số tiền nộp ngân sách nhà nước về hoạt động bưu chính là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo Số tiền nộp ngân sách nhà nước đối với từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là số tiền mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ báo cáo tại địa phương đó theo quy định Số lao động trong lĩnh vực bưu chính là tổng số nhân sự làm việc toàn thời gian trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính Số lao động đối với từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là số lao động làm việc tại địa phương đó trong kỳ, bằng trung bình giữa số lượng lao động đầu kỳ và số cuối kỳ báo cáo Điểm phục vụ bưu chính là nơi chấp nhận, phát bưu gửi (bao gồm bưu cục, ki-ốt, đại lý, thùng thư công cộng và hình thức khác để chấp nhận, phát bưu gửi), được tính bằng số lượng điểm phục vụ bưu chính của doanh nghiệp tại địa bàn tính đến thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo Điểm bưu điện - văn hóa xã là điểm thuộc mạng bưu chính công cộng do Nhà nước giao Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, duy trì và quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ: Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, các dịch vụ kinh doanh khác; tổ chức các hoạt động đọc sách, báo, ấn phẩm, truy nhập Internet; tiếp nhận, triển khai các chương trình, dự án phục vụ phát triển thông tin và truyền thông tại khu vực nông thôn và các chương trình dự án khác của nhà nước về nông thôn 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: ghi thông tin tương ứng lao động, nộp ngân sách, điểm phục vụ bưu chính tương ứng tại địa bàn tỉnh/thành phố ở cột B. Cụ thể như sau: Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho 63 địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: cộng giá trị tại các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu lập biểu Số liệu được lập từ kết quả hoạt động bưu chính của doanh nghiệp năm báo cáo Doanh nghiệp lập biểu gửi Vụ BC, đồng thời gửi Sở TTTT nơi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính có điểm phục vụ bưu chính. PHỤ LỤC 2 LĨNH VỰC VIỄN THÔNG, INTERNET (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) I. Danh mục Biểu mẫu áp dụng đối với Cục VT, VNNIC và các Sở TTTT Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G VT-01 Số lượng doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông Năm Cục VT Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau VT- 02.1 Tổng hợp (cả nước) số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet Tháng Cục VT Vụ KHTC Ngày 15 tháng sau VT- 03.1 Tổng hợp (cả nước) doanh thu dịch vụ viễn thông, nộp ngân sách trong lĩnh vực viễn thông Quý, Năm Cục VT Vụ KHTC Quý: ngày 15 tháng sau quý báo cáo Năm: ngày 25/3 năm sau VT-04.1 Tổng hợp (địa bàn) số lượng lao động, số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet Năm Sở TTTT UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê cấp tỉnh Ngày 31/3 năm sau VT-04.2 Tổng hợp (cả nước) số lượng lao động, số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet theo tỉnh/thành phố Năm Cục VT Vụ KHTC Ngày 25/3 năm sau VT-05.1 Tổng hợp (cả nước) dung lượng kết nối Internet quốc tế Năm Cục VT Vụ KHTC Ngày 25/3 năm sau IT-02 Tổng hợp (cả nước) số lượng tên miền, địa chỉ IP, thành viên địa chỉ Internet Năm VNNIC Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau II. Biểu mẫu áp dụng đối với doanh nghiệp Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G VT-02 Số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet Tháng Doanh nghiệp viễn thông Cục VT Ngày 10 tháng sau VT-03 Doanh thu dịch vụ viễn thông, nộp ngân sách trong lĩnh vực viễn thông Quý, năm Doanh nghiệp viễn thông Cục VT Quý: ngày 10 tháng sau quý báo cáo Năm: ngày 15/3 năm sau VT-04 Số lượng lao động, số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet chia theo tỉnh/thành phố Năm Doanh nghiệp viễn thông Cục VT, Sở TTTT Ngày 15/3 năm sau VT-05 Dung lượng kết nối Internet Năm Doanh nghiệp viễn thông Cục VT Ngày 15/3 năm sau IT-01 Phát triển tên miền quốc tế Quý Nhà cung cấp tên miền quốc tế VNNIC Ngày 10 tháng sau quý báo cáo Gửi báo cáo bằng tệp dữ liệu BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu VT-01 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC Đơn vị tính: Doanh nghiệp Stt Chỉ tiêu Số lượng Ghi chú A B 1 2 TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất 1.1 Dịch vụ truy nhập Internet 2 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất 2.1 Dịch vụ di động 2G 2.2 Dịch vụ di động 3G 2.3 Dịch vụ di động 4G 2.4 Dịch vụ di động mạng ảo (MVNO) 3 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh 4 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động vệ tinh 5 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng hải Hà Nội, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp đang triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông: cố định, di động, dịch vụ truy nhập Internet trong kỳ báo cáo 2. Cách ghi biểu - Dòng Tổng số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông: Ghi tổng số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông - Các dòng tiếp theo: Ghi số lượng doanh nghiệp tương ứng phân theo loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp ở cột B 3. Nguồn số liệu Dữ liệu phục vụ quản lý các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông Cục VT lập biểu gửi Vụ KHTC, TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp dữ liệu danh sách doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo và tệp danh sách doanh nghiệp tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu VT-02.1 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: ngày 15 tháng sau Tháng …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC Đơn vị tính: Thuê bao Stt Chỉ tiêu Số lượng Ghi chú A B 1 2 I. Thuê bao điện thoại (I= 1+2) 1 Thuê bao điện thoại cố định 2 Thuê bao điện thoại di động Dòng (2) = (2.1) + (2.2) 2.1 Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động chỉ sử dụng thoại, tin nhắn 2.2 Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động có sử dụng dữ liệu II. Thuê bao truy nhập Internet (II= 3+4) 3 Thuê bao băng rộng di động Dòng (3) = (3.1) + (3.2) 3.1 Thuê bao sử dụng dữ liệu (data) trên mạng 3G, 4G qua máy điện thoại 3.2 Thuê bao sử dụng dữ liệu (data) trên mạng 3G, 4G thông qua các thiết bị USB và data card 4 Thuê bao băng rộng cố định Dòng (4) = (4.1) + (4.2) + (4.3) + (4.4) 4.1 Thuê bao truy nhập Internet qua hình thức (xDSL) 4.2 Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH) 4.3 Thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (Leased-line) (Không quy đổi thành 256 kbit/s) 4.4 Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) Hà Nội, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet” (ký hiệu VT-02) các doanh nghiệp đã gửi Cục VT Gửi báo cáo Cục VT lập biểu gửi Vụ KHTC. Vụ KHTC lập biểu báo cáo thống kê quốc gia về viễn thông theo quy định. Biểu VT-03.1 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG, NỘP NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: Báo cáo quý: ngày 15 tháng sau quý báo cáo Báo cáo năm: ngày 25/3 năm sau Quý …/20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Thực hiện kỳ trước Thực hiện kỳ báo cáo Ghi chú A B 1 2 3 I TỔNG DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1 Doanh thu từ các doanh nghiệp nhà nước 1.1 Doanh thu từ dịch vụ Internet 2 Doanh thu từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước (Không tính nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) 2.1 Doanh thu từ dịch vụ Internet 3 Doanh thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.1 Doanh thu từ dịch vụ Internet II TỔNG NỘP NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG Báo cáo năm 1 Doanh nghiệp nhà nước 2 Doanh nghiệp ngoài nhà nước (Không tính nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) 3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hà Nội, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Trong phạm vi báo cáo này, các nhóm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xác định như sau: a) Các doanh nghiệp thuộc loại hình sau đây được xếp vào nhóm doanh nghiệp nhà nước + Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên 100% vốn nhà nước Trung ương + Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước địa phương + Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước > 50% + Công ty nhà nước (Trung ương, địa phương) b) Các doanh nghiệp thuộc loại hình sau đây được xếp vào nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước + Hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã + Doanh nghiệp tư nhân + Công ty hợp danh + Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nước ≤ 50% + Công ty cổ phần không vốn nhà nước + Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50% (Không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) c) Các doanh nghiệp thuộc loại hình sau đây được xếp vào nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài + Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài + Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài (Việc phân loại theo loại hình đối với doanh nghiệp viễn thông - căn cứ dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục VT) 2. Cách ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Doanh thu dịch vụ viễn thông, nộp ngân sách trong lĩnh vực viễn thông” (ký hiệu VT-03) các doanh nghiệp đã gửi Cục VT Cục VT lập biểu gửi Vụ KHTC, kèm tệp dữ liệu biểu. Vụ KHTC lập báo cáo thống kê cấp quốc gia về viễn thông theo quy định. Biểu VT-04.1 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (ĐỊA BÀN) SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, SỐ LƯỢNG THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET Đơn vị báo cáo: Sở TTTT Ngày nhận báo cáo: ngày 31/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê cấp tỉnh Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B 1 2 3 1 Thuê bao điện thoại cố định thuê bao 2 Thuê bao điện thoại di động thuê bao 3 Thuê bao truy nhập Internet thuê bao 3.1 Thuê bao băng rộng di động thuê bao 3.2 Thuê bao băng rộng cố định thuê bao 4 Số lao động trong lĩnh vực viễn thông người 4.1 Trong đó, lao động nữ người …, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) GIÁM ĐỐC SỞ (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Số lượng thuê bao viễn thông, thuê bao truy nhập Internet chia theo địa bàn tỉnh/thành phố” (ký hiệu VT-04) các doanh nghiệp viễn thông đã gửi Sở TTTT. Gửi báo cáo Sở TTTT lập biểu gửi UBND, Cục Thống kê tỉnh/thành phố. Biểu VT-04.2 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, SỐ LƯỢNG THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET CHIA THEO TỈNH/THÀNH PHỐ Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lao động trong lĩnh vực viễn thông (người) Số thuê bao điện thoại Số thuê bao truy nhập Internet Tổng số Trong đó, Nữ Thuê bao điện thoại cố định Thuê bao điện thoại di động Thuê bao băng rộng cố định Thuê bao băng rộng di động A B C 1 2 3 4 5 6 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 .. … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Số lượng lao động, số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet chia theo tỉnh/thành phố” (ký hiệu VT-04) các doanh nghiệp đã gửi Cục VT Gửi báo cáo Cục VT lập biểu gửi Vụ KHTC kèm tệp dữ liệu biểu. Vụ KHTC lập biểu mẫu báo cáo thống kê cấp quốc gia về viễn thông theo quy định. Biểu VT-05.1 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) DUNG LƯỢNG KẾT NỐI INTERNET QUỐC TẾ Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC Stt Chỉ tiêu Kế hoạch dung lượng dự kiến (Gbps) Dung lượng thực tế thực hiện (Gbps) Ghi chú A B 1 2 3 I TỔNG CỘNG DUNG LƯỢNG KẾT NỐI INTERNET QUỐC TẾ Dòng (I) = (1) + (2) + (3) 1 Dung lượng kết nối Internet quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước 2 Dung lượng kết nối Internet quốc tế của các doanh nghiệp ngoài nhà nước 3 Dung lượng kết nối Internet quốc tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hà Nội, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết nối Internet” (ký hiệu VT-05) các doanh nghiệp đã gửi Cục VT Số liệu phân tổ theo nhóm doanh nghiệp thực hiện như hướng dẫn tại biểu mẫu “Tổng hợp (cả nước) doanh thu, nộp ngân sách trong lĩnh vực viễn thông” (ký hiệu VT-03.1) Gửi báo cáo Cục VT lập biểu gửi Vụ KHTC. Vụ KHTC lập biểu mẫu báo cáo thống kê cấp quốc gia về viễn thông theo quy định. Biểu IT-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG TÊN MIỀN, ĐỊA CHỈ IP, THÀNH VIÊN ĐỊA CHỈ INTERNET Đơn vị báo cáo: VNNIC Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt ĐỊA BÀN Mã địa bàn Số lượng tên miền quốc gia ".vn" Số lượng tên miền quốc tế Số lượng địa chỉ IPv4 Số lượng địa chỉ IPv6 khối /32 Số lượng địa chỉ IPv6 khối / 48 Số lượng thành viên địa chỉ Internet Ghi chú Tên miền không dấu của cá nhân Tên miền không dấu của tổ chức Tên miền tiếng Việt của cá nhân Tên miền tiếng Việt của tổ chức Cá nhân Tổ chức Tổng số Trong đó IPv4 IPv6 A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TỔNG CỘNG I Miền Bắc (25 tỉnh/thành phố) 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 25 Ninh Bình 37 II Miền Trung (19 tỉnh/thành phố) 1 Thanh Hóa 38 2 Nghệ An 40 … … … 19 Bình Thuận 60 III Miền Nam (19 tỉnh/thành phố) 1 Bình Phước 70 2 Tây Ninh 72 … … … 19 Cà Mau 96 IV Nước ngoài 1 Quốc gia/vùng lãnh thổ thứ nhất … 2 Quốc gia/vùng lãnh thổ thứ hai … … … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) Hà Nội, ngày…tháng…năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (sau đây gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam. Tên miền “.vn” bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt Tên miền không dấu là tên miền mã ASCII, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã ASCII, bao gồm tên miền không dấu các cấp dưới tên miền “.vn” Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu “-”, bao gồm tên miền tiếng Việt các cấp dưới tên miền “.vn” Tên miền quốc tế là tên miền các cấp dưới tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD), ngoài tên miền quốc gia Việt Nam Địa chỉ Internet (địa chỉ IP) là địa chỉ mạng của thiết bị, máy chủ bao gồm các thế hệ địa chỉ IPv4, IPv6 và các thế hệ địa chỉ mới tiếp theo Thành viên địa chỉ Internet là tổ chức được cấp địa chỉ IP độc lập từ VNNIC Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam là các nhà đăng ký tên miền thực hiện việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự địa bàn Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài Cột C: Ghi mã địa bàn có tên ở cột B Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg) Đối với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài: ghi ký hiệu tên miền quốc gia cấp cao nhất tương ứng (vd: “uk” đối với Vương quốc Anh, “fr” đối với Cộng hòa Pháp, “tw” đối với Đài Loan (Trung Quốc)…) Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: Ghi thông tin về số lượng tên miền, địa chỉ IP mà các cá nhân/tổ chức đang sử dụng - có địa chỉ liên hệ thuộc địa bàn ở cột B Các cột 10, 11, 12: Ghi theo số lượng thành viên địa chỉ Internet có địa chỉ liên hệ thuộc địa bàn ở cột B Khu vực miền Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và 14 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc (từ Hà Nội, Hà Giang… đến Ninh Bình) Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh/thành phố ven biển từ Thanh Hóa trở vào đến Bình Thuận và 05 tỉnh Tây Nguyên Khu vực miền Nam bao gồm các tỉnh/thành phố còn lại Ghi số liệu tổng hợp khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và nước ngoài Sau khi ghi xong thông tin cho các địa bàn thuộc khu vực, tiến hành ghi thông tin tổng hợp của khu vực Các cột từ 1 đến 12: cộng số liệu các dòng của từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng tổng hợp của khu vực. Ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu Sau khi ghi xong thông tin dòng tổng hợp của các khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam và khu vực nước ngoài), tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng của biểu Các cột từ 1 đến 12: cộng số liệu các dòng tổng hợp khu vực từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Số liệu về tên miền ".vn" từ cơ sở dữ liệu về thông tin tên miền quốc gia Việt Nam do VNNIC quản lý và được các nhà đăng ký tên miền quốc gia “.vn”cập nhật Số liệu về tên miền quốc tế từ biểu “Phát triển tên miền quốc tế” (ký hiệu IT-01) các nhà đăng ký tên miền quốc tế đã gửi VNNIC Số liệu về địa chỉ IPv4, IPv6 từ cơ sở liệu về địa chỉ IP do VNNIC quản lý và được các thành viên địa chỉ Internet cập nhật VNNIC lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách thành viên địa chỉ Internet tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách thành viên địa chỉ Internet trên Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu VT-02 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT SỐ LƯỢNG THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp viễn thông… Ngày nhận báo cáo: ngày 10 tháng (tiếp sau) tháng báo cáo Tháng …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT Đơn vị tính: thuê bao Stt Chỉ tiêu Số lượng Ghi chú A B 1 2 I. Thuê bao điện thoại (I=1+2) 1 Thuê bao điện thoại cố định 2 Thuê bao điện thoại di động Dòng (2) = (2.1) + (2.2) 2.1 Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động chỉ sử dụng thoại, tin nhắn Dòng (2.1) = (2.1.1) + (2.1.2) 2.1.1 Thuê bao trả trước 2.1.2 Thuê bao trả sau 2.2 Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động có sử dụng dữ liệu Dòng (2.2) = (2.2.1) + (2.2.2) 2.2.1 Thuê bao trả trước 2.2.2 Thuê bao trả sau II. Thuê bao truy nhập Internet (II=3+4) 3 Thuê bao băng rộng di động Dòng (3) = (3.1) + (3.2) + (3.3) + (3.4) 3.1 Thuê bao là máy điện thoại trả trước (Thuê bao sử dụng dữ liệu (data) trên mạng 3G, 4G qua máy điện thoại) 3.2 Thuê bao là máy điện thoại trả sau 3.3 Thuê bao data card trả trước (Thuê bao sử dụng dữ liệu (data) trên mạng 3G, 4G thông qua các thiết bị USB và data card) 3.4 Thuê bao data card trả sau 4 Thuê bao băng rộng cố định Dòng (4) = (4.1) + (4.2) + (4.3) + (4.4) và = (4.5) + (4.6) + (4.7) Thuê bao băng rộng cố định phân theo công nghệ truy nhập 4.1 Thuê bao truy nhập Internet qua hình thức (xDSL) 4.2 Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH) 4.3 Thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (Leased-line) (Không quy đổi thành 256 kbit/s) 4.4 Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) Thuê bao băng rộng cố định phân theo tốc độ truy nhập 4.5 Thuê bao băng rộng cố định tốc độ từ 256 kb/s - 2 Mb/s 4.6 Thuê bao băng rộng cố định tốc độ từ 2 Mb/s - 10 Mb/s 4.7 Thuê bao băng rộng cố định tốc độ > 10 Mb/s …, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Tổng số thuê bao điện thoại đến cuối kỳ báo cáo gồm thuê bao điện thoại cố định và thuê bao điện thoại di động: + Tổng số thuê bao điện thoại cố định đến cuối kỳ báo cáo: Là số lượng thuê bao viễn thông cố định mặt đất (bao gồm thuê bao cố định hữu tuyến và thuê bao cố định vô tuyến) đang ký hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đang đăng ký sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo + Tổng số thuê bao điện thoại di động đến cuối kỳ báo cáo (thuê bao điện thoại di động sử dụng thoại, tin nhắn, dữ liệu, bao gồm cả thuê bao trả trước và thuê bao trả sau trên mạng 2G, 3G, 4G, không tính thuê bao sử dụng data trên mạng 3G, 4G thông qua các thiết bị USB và data card): Là số lượng thuê bao đang được mở hai chiều và số lượng thuê bao đang bị khóa một chiều trên hệ thống tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo Tổng số thuê bao truy nhập Internet đến cuối kỳ báo cáo: Gồm số thuê bao băng rộng di động và số thuê bao băng rộng cố định: + Số thuê bao băng rộng di động đến cuối kỳ báo cáo: Là số lượng thuê bao đang được mở hai chiều và số lượng thuê bao đang bị khóa một chiều trên hệ thống tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo + Số thuê bao băng rộng cố định đến cuối kỳ báo cáo: Là số lượng số thuê bao viễn thông đang ký hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đang đăng ký sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số lượng thuê bao tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo theo các tiêu chí phân loại ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý thuê bao của doanh nghiệp viễn thông. Biểu VT-03 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG, NỘP NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp viễn thông... Ngày nhận báo cáo: Báo cáo quý: ngày 10 tháng sau quý báo cáo Báo cáo năm: ngày 15/3 năm sau Quý …/20… Năm 20.... Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Thực hiện quý trước Thực hiện quý báo cáo Cộng dồn từ đầu năm đến hết quý báo cáo Ghi chú A B 1 2 3 4 1 Tổng doanh thu các dịch vụ viễn thông 1.1 Doanh thu từ dịch vụ Internet (Chỉ tính doanh thu dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định) 2 Nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực viễn thông (Báo cáo năm) …, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Doanh thu dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp là tổng doanh thu của tất cả các dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp đang kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định), được xác định bằng tổng doanh thu giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông; doanh thu chênh lệch thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh thu chênh lệch thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp viễn thông với các đối tác nước ngoài. Dịch vụ viễn thông được quy định cụ thể tại Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18/5/2012 của Bộ trưởng Bộ TTTT + Nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực viễn thông: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các doanh nghiệp viễn thông phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật 2. Cách ghi biểu Chỉ tiêu doanh thu dịch vụ viễn thông: ghi tổng doanh thu của tất cả các dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp kinh doanh theo cách tính quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng Bộ TTTT + Cột 1: Ghi số liệu về doanh thu phát sinh thực tế của quý trước quý báo cáo. Ví dụ: Báo cáo quý II năm 2013, số liệu cột 1 ghi số doanh thu thực hiện của quý I năm 2013. + Cột 2: Ghi số liệu tổng hợp về doanh thu phát sinh thực tế trong quý báo cáo (trường hợp chưa có số chính thức về doanh thu của quý có thể báo cáo số ước tính) + Cột 3: Cộng số liệu chính thức của các quý trước quý báo cáo với số liệu của quý báo cáo Lưu ý: Đối với báo cáo năm (ngày nhận báo cáo 15/3 năm sau), doanh nghiệp báo cáo số liệu chính thức của năm ở cột 3 (cột 1 và cột 2 để trống) 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Biểu VT-04 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, SỐ LƯỢNG THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET CHIA THEO TỈNH/THÀNH PHỐ Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp viễn thông Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT, Sở TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lao động trong lĩnh vực viễn thông (người) Thuê bao điện thoại Thuê bao truy nhập Internet Thuê bao cố định vệ tinh VSAT Thuê bao di động vệ tinh Thuê bao điện thoại cố định Thuê bao điện thoại di động Thuê bao băng rộng di động Thuê bao băng rộng cố định Sử dụng vệ tinh Vinasat 1 Sử dụng vệ tinh Vinasat 2 Sử dụng vệ tinh … Sử dụng vệ tinh Inmarsat Sử dụng vệ tinh … Tổng số Trong đó, Nữ Thuê bao truy nhập Internet qua hình thức (xDSL) Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH) Thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (Leased- line) Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 .. … … 63 Cà Mau 96 …, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Số lao động trong lĩnh vực viễn thông là tổng số lao động làm việc toàn thời gian thuộc cả mạng lưới và dịch vụ tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hoạt động tại Việt Nam + Số lao động đối với từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là số lao động làm việc tại địa phương đó trong kỳ, bằng trung bình giữa số lượng lao động đầu kỳ và số cuối kỳ báo cáo (Khái niệm các chỉ tiêu: thuê bao điện thoại cố định, thuê bao điện thoại di động, thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động… đã được giải thích tại biểu mẫu “Số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet” (ký hiệu VT-02)) 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng lao động của doanh nghiệp làm việc tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng tại cột B Cột 2: Ghi số lượng lao động của doanh nghiệp làm việc tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng tại cột B thuộc giới nữ Các cột còn lại: Ghi số lượng thuê bao tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng tại cột B tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo Cách xác định thuê bao theo địa bàn: + Đối với nhóm thuê bao cố định (gồm thuê bao điện thoại cố định và thuê bao băng rộng cố định): Căn cứ theo địa chỉ lắp đặt thiết bị trong Hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông + Đối với nhóm thuê bao di động trả sau (gồm thuê bao điện thoại di động và thuê bao băng rộng di động trả sau): Căn cứ theo địa chỉ thanh toán cước/ địa chỉ nhận thông báo cước trong Hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông + Đối với nhóm thuê bao di động trả trước (gồm thuê bao điện thoại di động và thuê bao băng rộng di động trả trước): Căn cứ theo tỉnh/thành phố thuê bao có phát sinh giao dịch nhiều nhất trong tháng 12 của năm báo cáo: Thuê bao được thống kê thuộc một tỉnh/thành phố là trong tháng 12 của năm báo cáo nếu tại địa bàn tỉnh/thành phố đó thuê bao phát sinh nhiều giao dịch nhất so với các tỉnh/thành phố khác trên cả nước Giao dịch là tổng số lần thực hiện cuộc gọi thoại đi/đến, gửi/nhận tin nhắn và sử dụng dữ liệu (up/down) Trong trường hợp số lượng giao dịch trong tháng của thuê bao bằng nhau tại 02 (hai) tỉnh/thành phố trở lên thì xác định theo chỉ số phụ, lần lượt theo thứ tự ưu tiên là: số lần thực hiện cuộc gọi thoại đi, số lần gửi tin nhắn, tổng lưu lượng dữ liệu sử dụng (up/down) Ghi chú: Đối với các cuộc gọi thoại đi/đến: chỉ tính các cuộc có thời gian thông thoại (duration > 0) Đối với sử dụng dữ liệu: tính theo session, chỉ tính các session sử dụng dữ liệu có lưu lượng > 50KB (ngưỡng 50KB có thể thay đổi phụ thuộc vào từng doanh nghiệp viễn thông mục đích để không đếm các session update) Đối với thuê bao đang bị khóa 1 chiều trên hệ thống mà không có phát sinh giao dịch trong tháng 12 của năm báo c áo: lấy dữ liệu phát sinh giao dịch của tháng trước đó để xác định địa bàn hoạt động của thuê bao Ghi số liệu dòng Tổng cộng Sau khi ghi đầy đủ thông tin cho các tỉnh/thành phố, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng, cách ghi như sau: Các cột từ cột 1 đến cột 12: cộng các số trên các dòng của từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động và từ dữ liệu phục vụ quản lý thuê bao của doanh nghiệp Doanh nghiệp lập biểu gửi Cục VT, đồng thời gửi Sở TTTT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có lao động hoặc thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet. Biểu VT-05 Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT DUNG LƯỢNG KẾT NỐI INTERNET Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp viễn thông... Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT I. Kết nối Internet quốc tế Stt Cổng kết nối quốc tế của doanh nghiệp Điểm cập bờ, Điểm kết nối qua biên giới tại Việt Nam Điểm kết cuối kết nối của đối tác Phương thức kết nối Dung lượng kết nối theo kế hoạch (Gbps) Dung lượng kết nối thực tế (Gbps) Ghi chú A B C D E 1 2 3 (Tại Việt Nam) 1 2 ... (Tại nước ngoài) … II. Kết nối Internet trong nước Stt Tên tổ chức kết nối đến Dung lượng kết nối (Gbps) Ghi chú Tại Hà Nội Tại Đà Nẵng Tại TP.HCM Tại các tỉnh/thành phố còn lại A B 1 2 3 4 5 1 VNIX 2 … … … …, ngày… tháng … năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Dung lượng kết nối Internet quốc tế là tổng dung lượng các đường truyền kết nối Internet quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tại Việt Nam 2. Cách ghi biểu Phần I - Kết nối Internet quốc tế + Cột A: Ghi thứ tự các cổng kết nối Internet quốc tế + Cột B: Ghi tên từng điểm hiện diện (POP - Point of Presence) và địa chỉ cụ thể của POP. Ví dụ: POP_Cầu giấy, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trường hợp điểm hiện diện đặt tại nước ngoài thì ghi theo địa chỉ nước ngoài tương ứng + Cột C: Ghi vị trí điểm trung chuyển kết nối quốc tế trên biển, trên đất liền qua biên giới tại Việt Nam. Ví dụ: phường 10, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu + Cột D: Ghi tên POP và địa chỉ, tên quốc gia đặt POP có kết nối đi quốc tế của đối tác mà doanh nghiệp kết nối đến + Cột E: Ghi phương thức kết nối: cáp quang đất liền, cáp quang biển, viba, vệ tinh. Ghi rõ tên tuyến cáp, tên vệ tinh (vd: TVH, AAG, IA,… vệ tinh VINASAT1,… ) + Cột 1: Ghi số dung lượng kết nối Internet quốc tế theo kế hoạch năm + Cột 2: Ghi số dung lượng kết nối Internet quốc tế thực hiện thực tế trong Phần II - Kết nối Internet trong nước + Cột B: Ghi tên các tổ chức kết nối đến, ví dụ: Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX), tên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet + Các cột 1, 2, 3: Ghi dung lượng kết nối tới Tổ chức tương ứng ở Cột B theo khu vực tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo + Cột 4: Ghi tổng dung lượng kết nối tới Tổ chức tương ứng ở Cột B tại các tỉnh/thành phố còn lại tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo 3. Nguồn số liệu Từ dữ liệu phục vụ quản lý kết nối Internet của doanh nghiệp. Biểu IT-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT PHÁT TRIỂN TÊN MIỀN QUỐC TẾ Đơn vị báo cáo: Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam… Ngày nhận báo cáo: ngày 10 của tháng sau quý Quý … năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: VNNIC Stt Tên miền Chủ thể đăng ký, sử dụng Phân loại chủ thể (cá nhân/tổ chức) Ngày đăng ký Địa chỉ liên hệ của chủ thể đăng ký, sử dụng Họ và tên người đại diện của chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền Điện thoại Thư điện tử Ghi chú Địa chỉ liên hệ cụ thể Tỉnh, thành phố Quốc gia A B C D E F G H I J K L 1 Tên miền.. 2 Tên miền.. 3 Tên miền.. … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Họ và tên, chức danh) …, ngày… tháng … năm 20… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử, họ và tên) 1. Khái niệm, phương pháp tính Tên miền quốc tế là tên miền các cấp dưới tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD), ngoài tên miền quốc gia Việt Nam Chủ thể tên miền quốc tế là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế 2. Cách ghi biểu Cột A: ghi số thứ tự Cột B: ghi tên miền quốc tế. Mỗi tên miền quốc tế được ghi trên một dòng Cột C: Ghi tên chủ thể tên miền quốc tế Cột D: Ghi thông tin phân loại chủ thể tên miền quốc tế. Nếu là tổ chức thì ghi ký tự T. Nếu là cá nhân thì ghi ký hiệu là C Các cột E, F, G, H, I, J, K: ghi thông tin tương ứng đối với tên miền quốc tế theo các tiêu chí đã nêu tại tiêu đề các cột của biểu 3. Nguồn số liệu Kết quả thực hiện đăng ký sử dụng tên miền quốc tế cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam của nhà đăng ký tên miền quốc tế Nhà đăng ký tên miền quốc tế lập biểu với định dạng dữ liệu có cấu trúc thông dụng và gửi VNNIC tệp dữ liệu biểu. PHỤ LỤC 3 LĨNH VỰC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục TS Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G TS-01 Số lượng phổ tần số vô tuyến điện được cấp phép cho thông tin di động công cộng Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TS-02 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình số mặt đất - tiêu chuẩn DVB T/T2 Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TS-03 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình tương tự mặt đất Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TS-04 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài vô tuyến điện phát sóng phát thanh mặt đất Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TS-05 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài truyền thanh không dây Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TS-06 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài vô tuyến điện trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, vệ tinh, khí tượng thuỷ văn, di động dùng riêng và các loại hình dịch vụ vô tuyến điện khác Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TS-07 Tổng hợp (cả nước) số lượng tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế Năm Cục TS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu TS-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT SỐ LƯỢNG PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC CẤP PHÉP CHO THÔNG TIN DI ĐỘNG CÔNG CỘNG Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Tên băng tần Từ tần số … đến tần số … Số MHz Tên doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng Ghi chú A B 1 2 3 4 TỔNG CỘNG 1 Băng tần thứ nhất 2 Băng tần thứ hai … N Băng tần thứ N Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Phổ tần số vô tuyến điện được cấp phép cho thông tin di động công cộng là số lượng phổ tần (tính bằng MHz) đã được cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các băng tần đã cấp phép. Ghi theo trình tự thời gian các băng tần được cấp phép Cột B: Ghi tên băng tần. Tên băng tần tham chiếu theo thông tin ghi ở cột 1 Cột 1: Ghi dải tần số của băng tần (từ tần số … đến tần số…) Cột 2: Ghi độ rộng (tính ra MHz) của băng tần Cột 3: Ghi tên doanh nghiệp được giấy phép sử dụng Ghi số liệu dòng Tổng cộng Sau khi ghi xong thông tin cho các băng tần, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng. Cộng giá trị các dòng tại cột 2 và ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục TS thực hiện Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng số liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TS-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT - TIÊU CHUẨN DVB-T/T2 Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài Phân loại đài theo nhóm công suất phát (P) Ghi chú P ≥ 20 kW 20 kW > P ≥ 10 kW 10 kW > P ≥ 5kW 5kW > P ≥ 2kW 2kW > P ≥ 500W 500W > P ≥ 100W 100W > P A B C 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 2 TỔNG CỘNG Chia ra: I Khu vực I 1 Tỉnh 1 2 Tỉnh 2 … … N Tỉnh N II Khu vực II … … VII Khu vực VIII … … Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình số mặt đất là đài được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng truyền hình số mặt đất chuẩn DVB- T/T2 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự khu vực và thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực. Thứ tự khu vực ghi từ I đến VIII tương ứng theo khu vực quản lý của các Trung tâm tần số trực thuộc Cục TS Cột B: Ghi tên khu vực và tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương C: Ghi mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng đài phát tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng ở cột B (tính theo vị trí đài phát hoặc đặt anten phát) Các cột 1.1,…1.7: Ghi số lượng đài phát (ở cột 1) - có công suất tương ứng theo tiêu chí đã phân loại tại từng cột. Số liệu cột 1 = số liệu các cột: 1.1 +…+ 1.7 Ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực Sau khi ghi xong số lượng các đài phát thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc mỗi khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực: Cộng số liệu của các địa bàn tỉnh/thành phố thuộc khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng tổng hợp của khu vực Ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu Sau khi ghi xong số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu: Cộng số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tần số do Cục TS tổ chức thực hiện Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TS-03 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ MẶT ĐẤT Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài Phân loại đài theo nhóm công suất phát (P) Ghi chú P ≥ 20 kW 20 kW > P ≥ 10 kW 10 kW > P ≥ 5kW 5kW > P ≥ 2kW 2kW > P ≥ 500 W 500 W > P ≥ 100 W 100 W > P A B C 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 2 TỔNG CỘNG Chia ra: I Khu vực I 1 Tỉnh 1 2 Tỉnh 2 … … N Tỉnh N II Khu vực II … … VII Khu vực VIII … … Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình tương tự mặt đất là đài được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng truyền hình tương tự mặt đất 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TS-02 Cột 1: Ghi số lượng đài phát tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng ở cột B (tính theo vị trí đài phát hoặc đặt anten phát) Các cột 1.1,…1.7: Ghi số lượng đài phát ở cột 1 - có công suất tương ứng theo tiêu chí đã phân loại tại từng cột. Số liệu cột 1 = số liệu các cột: 1.1 +…+ 1.7 Ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực Sau khi ghi xong số lượng các đài phát thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc mỗi khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực: Cộng số liệu của các địa bàn tỉnh/thành phố thuộc khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng tổng hợp của khu vực Ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu Sau khi ghi xong số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu: Cộng số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục TS tổ chức thực hiện và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tần số của Cục Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TS-04 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI PHÁT SÓNG PHÁT THANH MẶT ĐẤT Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau NĂM 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài Phân loại đài theo nhóm công suất phát (P) Ghi chú P ≥ 5kW 5kW > P ≥ 2kW 2kW > P ≥ 1kW 1kW > P ≥ 300W 300W > P A B C 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 TỔNG CỘNG Chia ra: I Khu vực I 1 Tỉnh 1 2 Tỉnh 2 … … N Tỉnh N II Khu vực II … … VII Khu vực VIII … … Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài vô tuyến điện phát sóng phát thanh mặt đất là đài được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng phát thanh mặt đất 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TS-02 Cột 1: Ghi số lượng đài phát tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng ở cột B (tính theo vị trí đài phát hoặc đặt anten phát) Các cột 1.1,…1.5: Ghi số lượng đài phát ở cột 1 - có công suất tương ứng theo tiêu chí đã phân loại tại từng cột. Số liệu cột 1 = số liệu các cột: 1.1 +…+ 1.5 Ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực Sau khi ghi xong số lượng các đài phát thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc mỗi khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực: Cộng số liệu của các địa bàn tỉnh, thành phố thuộc khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng tổng hợp của khu vực Ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu Sau khi ghi xong số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng cộng của biểu: Cộng số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục TS tổ chức thực hiện và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tần số của Cục Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng số liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TS-05 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau NĂM 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài Phân loại đài theo nhóm công suất phát (P) Ghi chú P ≥ 5kW 5kW > P ≥ 2kW 2kW > P ≥ 1kW 1kW > P ≥ 300W 300W > P A B C 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 TỔNG CỘNG Chia ra: I Khu vực I 1 Tỉnh 1 2 Tỉnh 2 … … N Tỉnh N II Khu vực II … … VII Khu vực VIII … … Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài truyền thanh không dây là đài được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập hệ thống truyền thông không dây 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TS-02 Cột 1: Ghi số lượng đài truyền thanh không dây tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng ở cột B (tính theo vị trí đài phát hoặc đặt anten phát) Các cột 1.1,…1.5: Ghi số lượng đài phát ở cột 1 - có công suất tương ứng theo tiêu chí đã phân loại tại từng cột. Số liệu cột 1 = số liệu các cột: 1.1 +…+ 1.5 Ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực Sau khi ghi xong số lượng các đài phát thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc mỗi khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực: Cộng số liệu của các địa bàn tỉnh, thành phố thuộc khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng tổng hợp của khu vực Ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu Sau khi ghi xong số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng cộng của biểu: Cộng số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục TS tổ chức thực hiện và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tần số của Cục Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng biểu mẫu báo cáo này tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TS-06 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI VÔ TUYẾN ĐIỆN TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG, HÀNG HẢI, VỆ TINH, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, DI ĐỘNG DÙNG RIÊNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH VÔ TUYẾN ĐIỆN KHÁC Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài phân loại theo lĩnh vực và nhóm công suất phát (P) Ghi chú Hàng không Hàng hải Vệ tinh Khí tượng thủy văn Di động dùng riêng Dịch vụ vô tuyến điện khác P ≥ 15W 15W > P ≥ 1W 1W > P P ≥ 15W 15W > P ≥ 1W 1W > P Cố định Di động P ≥ 15W 15W > P ≥ 1W 1W > P P ≥ 15W 15W > P ≥ 1W 1W > P P ≥ 15W 15W > P ≥ 1W 1W > P A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 TỔNG CỘNG Chia ra: I Khu vực I 1 Tỉnh 1 2 Tỉnh 2 … … II Khu vực II … … VII Khu vực VIII … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài vô tuyến điện trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, vệ tinh, khí tượng thủy văn, di động dùng riêng và các loại hình vô tuyến điện khác là đài vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, vệ tinh, khí tượng thủy văn, di động dùng riêng và các loại hình vô tuyến điện khác + Đài hàng không gồm các đài di động hàng không, dẫn đường hàng không, đài tàu bay + Đài hàng hải gồm các đài di động hàng hải, dẫn đường hàng hải, đài tàu biển + Đài khí tượng thủy văn: các ra-đa khí tượng, đài trợ giúp khí tượng + Đài di động dùng riêng: gồm các mạng di động dùng riêng + Đài khác: trừ các đài trên, trong đó vi-ba được tính theo tuyến 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TS-02 Các cột từ 1 đến 17 ghi số lượng đài phát tại địa bàn tương ứng ở cột B, ứng với nhóm công suất phát đã phân loại tại các cột. Cụ thể như sau: Các cột 1, 2, 3: Ghi số lượng đài vô tuyến điện hành không Các cột 4, 5, 6: Ghi số lượng đài vô tuyến điện hàng hải Các cột 7, 8: Ghi số lượng đài vô tuyến điện vệ tinh Các cột 9, 10, 11: Ghi số lượng đài vô tuyến điện khí tượng thủy văn Các cột 12, 13, 14: Ghi số lượng đài vô tuyến điện di động dùng riêng Các cột 15, 16, 17: Ghi số lượng đài vô tuyến điện khác Ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực Sau khi ghi xong số lượng các đài phát thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc mỗi khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng hợp của khu vực: Cộng số liệu của các địa bàn tỉnh, thành phố thuộc khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng tổng hợp của khu vực Ghi số liệu dòng Tổng cộng của biểu Sau khi ghi xong số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, tiến hành ghi số liệu dòng tổng cộng của biểu: Cộng số liệu dòng tổng hợp của các khu vực, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục TS tổ chức thực hiện và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tần số của Cục Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng biểu mẫu báo cáo này tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TS-07 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ Đơn vị báo cáo: Cục TS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Đơn vị tính: tần số Stt Nghiệp vụ Số lượng (Ấn định tần số -ADTS) Việt Nam đăng ký quốc tế Ghi chú Tổng số Trong đó Trong tổng số tần số đăng ký quốc tế: số lượng tần số phải phối hợp với nước ngoài Đăng ký bảng tần số chủ Đăng ký vào danh bạ tần số Đăng ký định kỳ theo mùa Đăng ký không định kỳ theo mùa Số lượng Trong đó, số lượng tần số đã hoàn thành phối hợp A B 1 2 3 4 5 6 7 8 TỔNG CỘNG Chia ra 1 Đài trái đất 2 Phát thanh truyền hình 3 Hàng không 4 Hàng hải 5 Cố định 6 Di động 7 Phát thanh sóng ngắn theo mùa 8 Đăng ký vào danh bạ đài duyên hải và nghiệp vụ đặc biệt 9 Đăng ký vào danh bạ đài tàu Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế là tần số đã đăng ký và phối hợp quốc tế trong các lĩnh vực thông tin vệ tinh, hàng không, hàng hải, phát thanh truyền hình, cố định, di động 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự Cột B: Ghi tên lĩnh vực mà tần số được sử dụng Cột 1: Ghi số lượng tần số Việt Nam đã đăng ký quốc tế thuộc lĩnh vực ứng dụng có tên ở cột B Các cột 2, 3, 4, 5: ghi số lượng tần số thuộc cột 1 theo loại hình đăng ký quốc tế tương ứng Cột 6: Ghi số lượng tần số thuộc cột 1 Việt Nam phải thực hiện phối hợp với nước ngoài theo quy định của Thể lệ vô tuyến điện Cột 7: Ghi số lượng tần số thuộc cột 6 Việt Nam đã hoàn thành việc phối hợp với nước ngoài Ghi số liệu dòng Tổng cộng Sau khi ghi xong thông tin cho các tần số đăng ký quốc tế thuộc các lĩnh vực ứng dụng, tiến hành ghi thông tin ô tương ứng dòng Tổng cộng Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: Cộng số liệu các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục TS thực hiện và danh sách tần số/băng tần Việt Nam đã đăng ký quốc tế Cục TS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng số liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. PHỤ LỤC 4 LĨNH VỰC XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) I. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục XBIPH Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G XB-01 Tổng hợp (cả nước) số lượng nhà xuất bản Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau XB- 02.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động xuất bản Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau XB-03 Tổng hợp (cả nước) số lượng cơ sở in Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau XB- 04.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động in Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau XB-05 Tổng hợp (cả nước) số lượng cơ sở phát hành xuất bản phẩm Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau XB- 06.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động phát hành xuất bản phẩm Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau XB-07 Tổng hợp (cả nước) số lượng văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau II. Biểu mẫu áp dụng đối với nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G XB-02 Kết quả hoạt động xuất bản Năm Nhà xuất bản Cục XBIPH Ngày 15/3 năm sau XB-04 Kết quả hoạt động in Năm Cơ sở in Cục XBIPH, Sở TTTT Ngày 15/3 năm sau XB-06 Kết quả hoạt động phát hành Năm Cơ sở phát hành Cục XBIPH, Sở TTTT Ngày 15/3 năm sau BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu XB-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG NHÀ XUẤT BẢN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng nhà xuất bản Số lượng (chia ra) theo nhóm cơ quan chủ quản Ghi chú Trung ương Địa phương A B C 1 2 3 4 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Nhà xuất bản là cơ quan, tổ chức thực hiện việc xuất bản và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng nhà xuất bản có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng tại cột B Cột 2: Ghi số lượng nhà xuất bản đóng trên địa bàn mà cơ quan chủ quản của nhà xuất bản đó thuộc Trung ương Cột 3: Ghi số lượng nhà xuất bản đóng trên địa bàn mà cơ quan chủ quản của nhà xuất bản đó thuộc địa phương Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2, 3: cộng giá trị tại các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục XBIPH thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục XBIPH Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách nhà xuất bản tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách nhà xuất bản tương ứng tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu XB-02.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động trong lĩnh vực xuất bản người (Chỉ tiêu 1=1.2+…+1.6) 1.1 Trong đó, nữ người Tổng số lao động, chia ra 1.2 Trên đại học người 1.3 Đại học - cao đẳng người 1.4 Trung cấp người 1.5 Trung học phổ thông người 1.6 Trình độ khác người 2 Doanh thu lĩnh vực xuất bản triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xuất bản triệu đồng 4 Số lượng xuất bản phẩm in 4.1 Chính trị, pháp luật đầu sách 1000 bản 4.2 Khoa học - công nghệ, kinh tế đầu sách 1000 bản 4.3 Văn hóa - xã hội, nghệ thuật, tôn giáo đầu sách 1000 bản 4.4 Văn học đầu sách 1000 bản 4.5 Giáo khoa - giáo trình - tham khảo đầu sách 1000 bản 4.6 Thiếu niên, nhi đồng đầu sách 1000 bản 4.7 Từ điển, ngoại văn đầu sách 1000 bản 4.1 Loại khác loại bản 5 Số lượng xuất bản phẩm điện tử đã phát hành 5.1 Sách chính trị, pháp luật đầu sách 5.2 Sách khoa học - công nghệ, kinh tế đầu sách 5.3 Sách văn hóa - xã hội, nghệ thuật, tôn giáo đầu sách 5.4 Sách văn học đầu sách 5.5 Sách giáo khoa - giáo trình - tham khảo đầu sách 5.6 Sách thiếu niên, nhi đồng đầu sách 5.7 Sách từ điển, ngoại văn đầu sách 5.8 Loại khác loại Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động xuất bản” (ký hiệu XB-02) các nhà xuất bản đã gửi Cục XBIPH Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu XB-03 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG CƠ SỞ IN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng cơ sở Ghi chú A B C 1 2 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo quy định của pháp luật về hoạt động in 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu XB-01 Cột 1: Ghi số lượng cơ sở in có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng ở cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: cộng giá trị tại các ô, ghi số tổng lên dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục XBIPH và các Sở TTTT thực hiện Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách cơ sở in tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách cơ sở in tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu XB-04.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG IN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động trong lĩnh vực in người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Doanh thu lĩnh vực in triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực in triệu đồng Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động in” (ký hiệu XB-04) các cơ sở in đã gửi Cục XBIPH Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu XB-05 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG CƠ SỞ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng cơ sở Ghi chú A B C 1 2 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu XB-01 Cột 1: Ghi số lượng cơ sở phát hành có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng ở cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: cộng giá trị tại các ô, ghi số tổng lên dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục XBIPH và các Sở TTTT thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục XBIPH Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách cơ sở phát hành xuất bản phẩm tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách cơ sở phát hành tương ứng tại Cổng TTĐT Bộ theo quy định. Biểu XB-06.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động trong lĩnh vực phát hành người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Doanh thu lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm triệu đồng Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu ghi biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động phát hành” (ký hiệu XB-06) các cơ sở phát hành đã gửi Cục XBIPH Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu XB-07 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA NHÀ XUẤT BẢN NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM NƯỚC NGOÀI Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng văn phòng Ghi chú A B C 1 2 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài là văn phòng đại diện được Bộ TTTT cấp giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu XB-01 Cột 1: Ghi số lượng văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở đóng tại địa bàn tương ứng tại cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: cộng giá trị tại các ô, ghi số tổng lên dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục XBIPH thực hiện Cục XBIPH lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách văn phòng đại diện tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách văn phòng đại diện tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu XB-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Đơn vị báo cáo: Nhà xuất bản … Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động trong lĩnh vực xuất bản người (Chỉ tiêu 1=1.2+…+1.6) 1.1 Trong đó, nữ người Tổng số lao động, chia ra 1.2 Trên đại học người 1.3 Đại học - cao đẳng người 1.4 Trung cấp người 1.5 Trung học phổ thông người 1.6 Trình độ khác người 2 Doanh thu lĩnh vực xuất bản triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xuất bản triệu đồng 4 Số lượng xuất bản phẩm in 4.1 Chính trị, pháp luật đầu sách 1000 bản 4.2 Khoa học - công nghệ, kinh tế đầu sách 1000 bản 4.3 Văn hóa - xã hội, nghệ thuật, tôn giáo đầu sách 1000 bản 4.4 Văn học đầu sách 1000 bản 4.5 Giáo khoa - giáo trình - tham khảo đầu sách 1000 bản 4.6 Thiếu niên, nhi đồng đầu sách 1000 bản 4.7 Từ điển, ngoại văn đầu sách 1000 bản 4.1 Loại khác loại bản 5 Số lượng xuất bản phẩm điện tử đã phát hành 5.1 Sách chính trị, pháp luật đầu sách 5.2 Sách khoa học - công nghệ, kinh tế đầu sách 5.3 Sách văn hóa - xã hội, nghệ thuật, tôn giáo đầu sách 5.4 Sách văn học đầu sách 5.5 Sách giáo khoa - giáo trình - tham khảo đầu sách 5.6 Sách thiếu niên, nhi đồng đầu sách 5.7 Sách từ điển, ngoại văn đầu sách 5.8 Loại khác loại …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Số lao động hoạt động trong lĩnh vực xuất bản là tổng số lao động làm việc toàn thời gian tại nhà xuất bản trong kỳ báo cáo. Bằng trung bình cộng giữa số lượng lao động đầu kỳ và số lượng lao động cuối kỳ báo cáo Doanh thu lĩnh vực xuất bản là tổng số tiền thu được từ hoạt động của nhà xuất bản trong kỳ báo cáo Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xuất bản là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các nhà xuất bản phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo Số lượng xuất bản phẩm in là số lượng xuất bản phẩm được xuất bản theo phương thức in đã được cấp quyết định xuất bản Số lượng xuất bản phẩm điện tử là số lượng xuất bản phẩm (sách in, tranh, ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách) được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số liệu tương ứng với các chỉ tiêu thống kê ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của nhà xuất bản kỳ báo cáo. Biểu XB-04 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG IN Năm 20… Đơn vị báo cáo: Cơ sở in … Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH, Sở TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động trong lĩnh vực in người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Doanh thu lĩnh vực in triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực in triệu đồng …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Số lao động hoạt động trong lĩnh vực in là tổng số lao động làm việc toàn thời gian tại cơ sở in trong kỳ báo cáo. Số lượng lao động trong kỳ được tính bằng trung bình cộng giữa số lượng lao động đầu kỳ và số lượng lao động cuối kỳ + Doanh thu lĩnh vực in là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in trong kỳ báo cáo + Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực in là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của cơ sở in phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo 2. Cách ghi biểu Cột 1: ghi số liệu của các chỉ tiêu tương ứng ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của cơ sở in kỳ báo cáo Cơ sở in lập biểu gửi Cục XBIPH và gửi Sở TTTT tỉnh/thành phố nơi cơ sở in đóng trụ sở chính. Biểu XB-06 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH Đơn vị báo cáo: Cơ sở hành … Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH, Sở TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động trong lĩnh vực phát hành người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Doanh thu lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm triệu đồng …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Số lao động hoạt động trong lĩnh vực phát hành là tổng số lao động làm việc toàn thời gian tại cơ sở phát hành trong kỳ báo cáo. Số lượng lao động trong kỳ được tính bằng trung bình cộng giữa số lượng lao động đầu kỳ và số lượng lao động cuối kỳ + Doanh thu lĩnh vực phát hành là tổng số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm + Số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của cơ sở phát hành phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo 2. Cách ghi biểu Cột 1: ghi số liệu các chỉ tiêu thống kê tương ứng ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của cơ sở phát hành kỳ báo cáo Cơ sở phát hành lập biểu gửi Cục XBIPH và gửi Sở TTTT tỉnh/thành phố nơi cơ sở phát hành đóng trụ sở chính. PHỤ LỤC 5 LĨNH VỰC BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) I. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục BC, Cục PTTH&TTĐT Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G BC-01 Tổng hợp (cả nước) số lượng cơ quan báo chí in, báo chí điện tử Năm Cục BC Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BC- 02.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động báo chí in, báo chí điện tử Năm Cục BC Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau BC-03 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài phát thanh, đài truyền hình, đài PTTH, tổ chức hoạt động truyền hình Năm Cục BC Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BC- 04.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động các đài phát thanh, đài truyền hình, đài PTTH, tổ chức hoạt động truyền hình Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau BC-05 Tổng hợp (cả nước) số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (CCDV) truyền hình trả tiền Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BC-06.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động CCDV truyền hình trả tiền Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau BC-07 Tổng hợp (cả nước) số lượng doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BC- 08.1 Tổng hợp (cả nước) kết quả hoạt động CCDV trò chơi điện tử trên mạng Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, TTTT Ngày 25/3 năm sau II. Biểu mẫu áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G BC-02 Kết quả hoạt động báo chí in, báo chí điện tử Năm Báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử Cục BC Ngày 15/3 năm sau BC-04 Kết quả hoạt động của đài phát thanh, đài truyền hình, đài PTTH, tổ chức hoạt động truyền hình Năm Đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình Cục PTTH &TTĐT Ngày 15/3 năm sau BC-06 Kết quả hoạt động CCDV truyền hình trả tiền Năm Doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền Cục PTTH &TTĐT, Sở TTTT Ngày 15/3 năm sau BC-08 Kết quả hoạt động CCDV trò chơi điện tử trên mạng Năm Doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng Cục PTTH &TTĐT, Sở TTTT Ngày 15/3 năm sau BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu BC-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG CƠ QUAN BÁO CHÍ IN, BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng cơ quan báo chí Chia theo loại hình cơ quan chủ quản Số lượng (cơ quan) báo chí chia theo loại hình hoạt động báo chí Ghi chú Trung ương Địa phương Báo in Tạp chí in Báo điện tử Tạp chí điện tử A B C 1=2+3 2 3 4 5 6 7 8 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức được quy định tại Luật Báo chí; thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số ấn phẩm báo chí theo quy định của Luật Báo chí, được Bộ TTTT cấp giấy phép hoạt động báo chí 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng cơ quan báo chí có trụ sở chính tại địa bàn tương ứng ở cột B Cột 2: Ghi số lượng cơ quan báo chí ở cột 1 mà cơ quan chủ quản thuộc Trung ương Cột 3: Ghi số lượng cơ quan báo chí ở cột 1 mà cơ quan chủ quản thuộc địa phương Các cột 4, 5, 6, 7: ghi số lượng cơ quan báo chí (có trụ sở chính tại địa bàn ở cột B) chia theo loại hình hoạt động báo chí, cụ thể như sau: Cột 4: Ghi số lượng đơn vị có hoạt động loại hình báo in Cột 5: Ghi số lượng đơn vị có hoạt động loại hình tạp chí in Cột 6: Ghi số lượng đơn vị có hoạt động loại hình báo điện tử Cột 7: Ghi số lượng đơn vị có hoạt động loại hình tạp chí điện tử Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho 63 địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: Cộng các số ghi trên các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục BC thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục BC Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục BC lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách cơ quan báo chí in, báo chí điện tử tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách cơ quan báo chí tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu BC-02.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN, BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động của cơ quan báo chí người (Chỉ tiêu 1=1.2+…+1.6) 1.1 Trong đó, lao động nữ người Tổng số lao động chia theo trình độ đào tạo, trong đó: 1.2 Trên đại học người 1.3 Đại học - cao đẳng người 1.4 Trung cấp người 1.5 Trung học phổ thông người 1.6 Trình độ khác người 2 Doanh thu từ báo chí in triệu đồng (Chỉ tiêu 2=2.1+2.2+2.3) Trong đó 2.1 Doanh thu từ bán báo triệu đồng 2.2 Doanh thu từ quảng cáo 2.3 Doanh thu từ nguồn khác triệu đồng 3 Doanh thu từ báo chí điện tử triệu đồng (Chỉ tiêu 3=3.1+3.2+3.3) Trong đó 3.1 Doanh thu từ truy cập, bản quyền xem các sản phẩm báo chí, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung triệu đồng 3.2 Doanh thu từ quảng cáo triệu đồng 3.3 Doanh thu từ nguồn khác triệu đồng 4 Số tiền nộp ngân sách nhà nước triệu đồng 5 Số tiền trích lập quỹ nhuận bút triệu đồng 6 Số lượng báo in đã phát hành bản 7 Số lượng tạp chí in đã phát hành bản 8 Số lượt truy cập báo điện tử/tạp chí điện tử lượt Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động báo chí in, báo chí điện tử” (ký hiệu BC-02) các cơ quan báo chí in, báo chí điện tử đã gửi Cục BC Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục BC lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu lên Cổng TTĐT của Bộ TTTT theo quy định. Biểu BC-03 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI TRUYỀN HÌNH, ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đơn vị Trong đó, phân theo loại hình hoạt động Ghi chú Đài phát thanh Đài truyền hình Đài phát thanh truyền hình Tổ chức hoạt động truyền hình A B C 1 2 3 4 5 6 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình là các đài phát thanh, truyền hình đang hoạt động, tổ chức hoạt động truyền hình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình có trụ sở chính tại địa bàn tương ứng ở cột B Các cột 2, 3, 4, 5: ghi theo loại hình hoạt động của các đài có trụ sở chính tại địa bàn ở cột B, cụ thể như sau: Cột 2: Ghi số lượng đài phát thanh Cột 3: Ghi số lượng đài truyền hình Cột 4: Ghi số lượng phát thanh - truyền hình Cột 5: Ghi số lượng tổ chức hoạt động truyền hình Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2, 3, 4, 5: Cộng tổng các số ghi trên các ô thuộc cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục PTTH&TTĐT thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu BC-04.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI TRUYỀN HÌNH, ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Tổng số lao động của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình người (Chỉ tiêu 1=1.2+…+1.6) 1.1 Trong đó, lao động nữ người Trong đó, tổng số lao động chia theo trình độ đào tạo 1.2 Trên đại học người 1.3 Đại học - cao đẳng người 1.4 Trung cấp người 1.5 Trung học phổ thông người 1.6 Trình độ khác người 2 Doanh thu của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình triệu đồng 2.1 Trong đó Doanh thu từ quảng cáo triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách nhà nước của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình triệu đồng 4 Số tiền đã trích lập quỹ nhuận bút của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình triệu đồng Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động phát thanh, truyền hình của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình” (ký hiệu BC-04) các đơn vị đã gửi Cục PTTH&TTĐT Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu tại Cổng TTĐT của Bộ TTTT theo quy định. Biểu BC-05 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CCDV TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng doanh nghiệp Ghi chú A B C 1 2 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền là doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu BC-03 Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng tại cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: cộng giá trị tại các ô, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục PTTH&TTĐT thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách doanh nghiệp tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu BC-06.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CCDV TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng lao động của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Số lượng thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền thuê bao (Chỉ tiêu dòng 2 = 2.1 +…+2.5) Chia ra 2.1 Thuê bao truyền hình cáp thuê bao 2.2 Thuê bao truyền hình vệ tinh thuê bao 2.3 Thuê bao truyền hình số mặt đất thuê bao 2.4 Thuê bao truyền hình di động thuê bao 2.5 Thuê bao truyền hình trên Internet thuê bao 3 Doanh thu của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền triệu đồng 4 Số tiền nộp ngân sách của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền triệu đồng Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền” (ký hiệu BC-06) các đơn vị đã gửi Cục PTTH&TTĐT Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu lên Cổng TTĐT Bộ theo quy định. Biểu BC-07 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CCDV TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng doanh nghiệp Trong đó, số lượng doanh nghiệp phân theo loại trò chơi doanh nghiệp cung cấp Ghi chú G1 G2 G3 G4 A B C 1 2 3 4 5 6 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng là doanh nghiệp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng và cấp giấy chứng nhận CCDV trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu BC-03 Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng tại cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: cộng giá trị tại các ô, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục PTTH&TTĐT thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách doanh nghiệp tại Cổng TTĐT Bộ theo quy định. Biểu BC-08.1 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ G1 TRÊN MẠNG Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 25/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng lao động của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Doanh thu của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng triệu đồng Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Nguồn số liệu lập biểu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu “Kết quả hoạt động CCDV trò chơi điện tử trên mạng” (ký hiệu BC-08) các doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng đã gửi Cục PTTH&TTĐT Gửi báo cáo, đăng tải thông tin Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu lên Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu BC-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN, BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Đơn vị báo cáo: Báo (tạp chí)… Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục BC Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lao động của cơ quan báo chí người (Chỉ tiêu 1=1.2+…+1.6) 1.1 Trong đó, lao động nữ người Tổng số lao động chia theo trình độ đào tạo, trong đó: 1.2 Trên đại học người 1.3 Đại học - cao đẳng người 1.4 Trung cấp người 1.5 Trung học phổ thông người 1.6 Trình độ khác người 2 Doanh thu từ báo chí in triệu đồng (Chỉ tiêu 2=2.1+2.2+2.3) Trong đó 2.1 Doanh thu từ bán báo triệu đồng 2.2 Doanh thu từ quảng cáo 2.3 Doanh thu từ nguồn khác triệu đồng 3 Doanh thu từ báo chí điện tử triệu đồng (Chỉ tiêu 3=3.1+3.2+3.3) Trong đó 3.1 Doanh thu từ truy cập, bản quyền xem các sản phẩm báo chí, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung triệu đồng 3.2 Doanh thu từ quảng cáo triệu đồng 3.3 Doanh thu từ nguồn khác triệu đồng 4 Số tiền nộp ngân sách nhà nước triệu đồng 5 Số tiền trích lập quỹ nhuận bút triệu đồng 6 Số lượng báo in đã phát hành bản 7 Số lượng tạp chí in đã phát hành bản 8 Số lượt truy cập báo điện tử/tạp chí điện tử lượt …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Số lao động trong cơ quan báo chí là số người hoạt động chuyên môn trong cơ quan báo chí trong kỳ báo cáo, được tính bằng trung bình giữa số lao động đầu kỳ và số lao động cuối kỳ báo cáo + Doanh thu từ báo chí in là tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với báo chí in của các cơ quan báo chí, gồm doanh thu bán báo, doanh thu quảng cáo và doanh thu khác + Doanh thu từ bán báo là số tiền thu được từ bán các đầu báo (bao gồm cả ấn phẩm chính và ấn phẩm phụ) theo quy định của pháp luật + Doanh thu từ quảng cáo là số tiền thu được từ hoạt động quảng cáo mà các cơ quan báo chí thu được trên các đầu báo (bao gồm của cả ấn phẩm chính và các ấn phẩm phụ) theo quy định của pháp luật + Doanh thu từ nguồn khác là số tiền thu được từ các nguồn thu khác (thu từ trao đổi, mua bán bản quyền nội dung, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu từ tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) của các loại ấn phẩm theo quy định của pháp luật + Doanh thu từ báo điện tử là tổng số tiền mà cơ quan báo chí thu được theo quy định của pháp luật trên trang báo điện tử của mình + Doanh thu từ truy cập, bản quyền xem các sản phẩm báo chí, trao đổi mua bản quyền nội dung là số tiền thu được từ truy cập, bán, trao đổi liên quan đến hoạt động báo chí điện tử theo quy định của pháp luật + Doanh thu từ quảng cáo là số tiền thu được từ hoạt động quảng cáo mà cơ quan báo chí điện tử thu được theo quy định của pháp luật + Doanh thu từ nguồn khác là số tiền thu được từ các nguồn khác trong hoạt động báo chí (như thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu từ tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) + Số tiền nộp ngân sách nhà nước là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của cơ quan báo chí phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật + Quỹ nhuận bút là quỹ của cơ quan báo chí được Nhà nước cấp hoặc trích từ các nguồn thu từ hoạt động quảng cáo, bán báo, tạp chí và thu khác để chi trả cho các tác giả có tác phẩm báo chí Số lượng báo in đã phát hành là số lượng bản báo in (gồm cả ấn phẩm chính và các ấn phẩm phụ) đã phát hành Số lượng tạp chí in đã phát hành là số lượng bản tạp chí in (gồm cả ấn phẩm chính và các ấn phẩm phụ) đã phát hành Số lượng truy cập báo/tạp chí điện tử là số lượt người dùng Internet truy cập vào trang báo chí điện tử để xem, đọc nội dung thông tin 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số liệu các chỉ tiêu thống kê tương ứng ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của cơ quan báo chí in, báo chí điện tử năm báo cáo Cơ quan báo chí in, báo chí điện tử lập biểu gửi Cục BC. Biểu BC-04 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI TRUYỀN HÌNH, ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH Đơn vị báo cáo: Đài (kênh)… Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Tổng số lao động của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình người 1.1 Trong đó, lao động nữ người Trong đó, Tổng số lao động chia theo trình độ đào tạo 1.2 Trên đại học người 1.3 Đại học - cao đẳng người 1.4 Trung cấp người 1.5 Trung học phổ thông người 1.6 Trình độ khác người 2 Doanh thu của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình triệu đồng 2.1 Trong đó, doanh thu từ quảng cáo triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách Nhà nước của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình triệu đồng 4 Số tiền đã trích lập quỹ nhuận bút của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình triệu đồng …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Số lao động của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình là số lượng nhân sự (người lao động - biên chế; hợp đồng...) của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình. Được tính bằng bình quân giữa số lao động đầu kỳ và số lao động cuối kỳ báo cáo + Doanh thu của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình là tổng số tiền thu được của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình trong kỳ báo cáo + Doanh thu từ quảng cáo là số tiền thu được từ hoạt động quảng cáo mà đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình thu được theo quy định của pháp luật + Số tiền nộp ngân sách nhà nước của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật + Quỹ nhuận bút là quỹ của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình được Nhà nước cấp hoặc trích từ các nguồn thu từ hoạt động phát thanh, truyền hình và thu khác để chi trả cho các tác giả có tác phẩm phát thanh, truyền hình 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số liệu các chỉ tiêu thống kê tương ứng ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình trong kỳ báo cáo Đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình lập biểu gửi Cục PTTH&TTĐT. Biểu BC-06 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CCDV TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp (THTT)… Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng lao động của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Số lượng thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền thuê bao (Chỉ tiêu 2=2.1+…+2.5) Chia ra 2.1 Thuê bao truyền hình cáp thuê bao 2.2 Thuê bao truyền hình vệ tinh thuê bao 2.3 Thuê bao truyền hình số mặt đất thuê bao 2.4 Thuê bao truyền hình di động thuê bao 2.5 Thuê bao truyền hình trên Internet thuê bao 3 Doanh thu của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền triệu đồng 4 Số tiền nộp ngân sách của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền triệu đồng …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, đơn vị tính + Số lao động của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền là số lượng lao động làm việc toàn thời gian trong doanh nghiệp. Bằng trung bình cộng giữa số lao động đầu kỳ và số lao động cuối kỳ báo cáo + Thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền là các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền + Doanh thu của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền là tổng số tiền thu được của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền + Số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà doanh nghiệp doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số liệu của chỉ tiêu thống kê tương ứng ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền kỳ báo cáo Doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền lập biểu gửi Cục PTTH&TTĐT. Biểu BC-08 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ G1 TRÊN MẠNG Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp (CCDV G1) … Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT, Sở TTTT Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng lao động của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng người 1.1 Trong đó, lao động nữ người 2 Doanh thu của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng triệu đồng 3 Số tiền nộp ngân sách của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng triệu đồng …, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Số lao động của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng là số lượng lao động làm việc toàn thời gian trong doanh nghiệp. Bằng trung bình cộng giữa số lao động đầu kỳ và số lao động cuối kỳ báo cáo + Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền thu được từ các hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng + Số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà doanh nghiệp của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật 2. Cách ghi biểu Cột 1: Ghi số liệu của chỉ tiêu thống kê tương ứng ở cột B 3. Nguồn số liệu Từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng năm báo cáo Doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử G1 trên mạng lập biểu gửi Cục PTTH&TTĐT, đồng thời gửi Sở TTTT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. PHỤ LỤC 6 LĨNH VỰC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục BC, Cục PTTH&TTĐT Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G TTĐN- 01 Tổng hợp (cả nước) số lượng báo đối ngoại Năm Cục BC Cục TTĐN, Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TTĐN- 02 Tổng hợp (cả nước) số lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình đối ngoại Năm Cục PTTH &TTĐT Cục TTĐN, Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TTĐN- 03 Tổng hợp (cả nước) số lượng văn phòng báo chí Việt Nam, phóng viên Việt Nam thường trú tại nước ngoài Năm Cục BC Cục TTĐN, Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu TTĐN-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG BÁO ĐỐI NGOẠI Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục TTĐN, Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã số địa bàn Số lượng báo đối ngoại Ghi chú Tổng số Trong đó, báo điện tử A B C 1 2 3 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Báo đối ngoại là báo bằng tiếng nước ngoài, các báo có chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài được các cơ quan báo chí Việt Nam phát hành 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng báo đối ngoại có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng tại cột B Cột 2: Ghi số lượng báo đối ngoại ở cột 1 là báo điện tử Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2: cộng giá trị tại các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục BC thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục Cục BC lập biểu gửi Cục TTĐN, Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách báo đối ngoại tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách báo đối ngoại tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TTĐN-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG KÊNH PHÁT THANH, KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục TTĐN, Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng kênh Trong đó Ghi chú Kênh phát thanh Kênh truyền hình A B C 1 2 3 4 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại là kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại nằm trong quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại được cấp có thẩm quyền phê duyệt 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TTĐN-01 Cột 1: Ghi số lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình đối ngoại có trụ sở chính đóng tại địa bàn tương ứng tại cột B Cột 2: Ghi số lượng kênh (ở cột 1) thuộc loại hình kênh phát thanh Cột 3: Ghi số lượng kênh (ở cột 1) thuộc loại kênh truyền hình Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2, 3: cộng giá trị tại các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dữ liệu theo dõi sau quy hoạch của Cục PTTH&TTĐT Cục PTTH&TTĐT lập biểu gửi Cục TTĐN, Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách kênh phát thanh, kênh truyền hình đối ngoại tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách kênh tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TTĐN-03 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BÁO CHÍ VN, PHÓNG VIÊN VN THƯỜNG TRÚ TẠI NƯỚC NGOÀI Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục TTĐN, Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Số lượng văn phòng Số lượng phóng viên thường trú Ghi chú A B 1 2 3 TỔNG CỘNG 1 Quốc gia/vùng lãnh thổ thứ nhất 2 Quốc gia/vùng lãnh thổ thứ hai … … N Quốc gia/vùng lãnh thổ thứ N Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính + Văn phòng báo chí Việt Nam thường trú tại nước ngoài là cơ quan đại diện của một cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam đang hoạt động, thường trú tại nước ngoài + Phóng viên Việt Nam thường trú tại nước ngoài là phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ, thường trú tại nước ngoài 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các quốc gia/vùng lãnh thổ nước ngoài Cột B: Ghi tên quốc gia/vùng lãnh thổ nước ngoài mà cơ quan báo chí Việt Nam có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú Cột 1: Ghi số lượng văn phòng có trụ sở đóng tại địa bàn tương ứng ở cột B Cột 2: Ghi số lượng phóng viên thường trú tại địa bàn tương ứng ở cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho các dòng, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Các cột 1, 2: cộng giá trị tại các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ kết quả các thủ tục hành chính có liên quan do Cục BC thực hiện và dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục Cục BC lập biểu gửi Cục TTĐN, Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách văn phòng đại diện báo chí Việt Nam tại nước ngoài tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu báo cáo này và tệp danh sách văn phòng đại diện của báo chí Việt Nam tại nước ngoài trên Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. PHỤ LỤC 7 LĨNH VỰC THÔNG TIN CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục TTCS Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo Ghi chú A B C D E F G TTCS-01 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài truyền thanh cấp huyện Năm Cục TTCS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TTCS-02 Tổng hợp (cả nước) số lượng đài truyền thanh cấp xã Năm Cục TTCS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau TTCS-03 Tổng hợp (cả nước) số lượng cụm thông tin cơ sở Năm Cục TTCS Vụ KHTC, TTTT Ngày 15/3 năm sau BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU Biểu TTCS-01 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Đơn vị báo cáo: Cục TTCS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài truyền thanh cấp huyện Ghi chú A B C 1 2 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài truyền thanh cấp huyện là đài truyền thanh trực thuộc UBND cấp huyện và Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao (có đài truyền thanh cấp huyện). Thực hiện chức năng tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền cấp huyện. Có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh; tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh 2. Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg Cột 1: Ghi số lượng đài truyền thanh cấp huyện thuộc địa bàn tỉnh/thành phố ở cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho 63 địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: Cộng tổng các số ghi trên các ô thuộc cột, ghi số tổng lên ô tương ứng - dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ báo cáo về số lượng đài truyền thanh cấp huyện Cục TTCS nhận từ các Sở TTTT Cục TTCS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách đài truyền thanh cấp huyện tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách đài truyền thanh cấp huyện tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TTCS-02 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP XÃ Đơn vị báo cáo: Cục TTCS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng đài truyền thanh cấp xã Trong đó, số lượng đài phân loại theo loại hình sử dụng Ghi chú Chỉ sử dụng loại hình có dây Chỉ sử dụng loại hình không dây Sử dụng cả hai loại hình có dây và không dây A B C 1 2 3 4 5 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Đài truyền thanh xã là đài truyền thanh trực thuộc UBND cấp xã. Thực hiện nhiệm vụ: tiếp âm các chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện; biên tập và phát các bản tin chỉ đạo, điều hành, thông tin tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền cấp xã; thực hiện các chuyên mục phát trên sóng của Đài truyền thanh cấp huyện 2. Cách ghi biểu Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TTCS-01 Cột 1: Ghi số lượng đài truyền thanh cấp xã thuộc địa bàn tỉnh/thành phố ở cột B Các cột 2, 3, 4: Ghi số lượng đài truyền thanh cấp xã ở cột 1 phân loại theo loại hình tương ứng tại từng cột Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho 63 địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1, 2, 3, 4: Cộng tổng các số ghi trên các ô thuộc cột, ghi số tổng lên ô tương ứng dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ báo cáo về số lượng đài truyền thanh cấp xã Cục TTCS nhận từ các Sở TTTT Cục TTCS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT TTTT đăng tải số liệu biểu tại Cổng TTĐT Bộ TTTT theo quy định. Biểu TTCS-03 Ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BTTTT TỔNG HỢP (CẢ NƯỚC) SỐ LƯỢNG CỤM THÔNG TIN CƠ SỞ Đơn vị báo cáo: Cục TTCS Ngày nhận báo cáo: ngày 15/3 năm sau Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, TTTT Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng cụm thông tin cơ sở Ghi chú A B C 1 2 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 Hà Nội, ngày…tháng… năm 20… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ và tên, số điện thoại liên lạc) NGƯỜI KIỂM TRA BIỂU (Ký, họ và tên, chức danh) CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 1. Khái niệm, phương pháp tính Cụm thông tin cơ sở là hệ thống các thiết bị thông tin, nghe nhìn đặt tại các địa phương báo gồm các màn hình LED, tủ tra cứu thông tin điện tử, các cụm pano, áp phích, phục vụ thông tin cơ sở Các cột A, B, C: Ghi thông tin tương tự như hướng dẫn tại biểu mẫu TTCS-01 Cột 1: Ghi số lượng cụm thông tin cơ sở thuộc địa bàn tỉnh/thành phố ở cột B Ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đủ thông tin cho 63 địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng Cột 1: Cộng tổng các số ghi trên các ô thuộc cột, ghi số tổng lên ô tương ứng - dòng Tổng cộng 3. Nguồn số liệu Từ báo cáo về số lượng cụm thông tin cơ sở Cục TTCS nhận từ các Sở TTTT Cục TTCS lập biểu gửi Vụ KHTC và TTTT, đồng thời gửi TTTT tệp danh sách (cả nước) cụm thông tin cơ sở tương ứng TTTT đăng tải số liệu biểu này và tệp danh sách cụm thông tin cơ sở tại Cổng TTĐT Bộ theo quy định.
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "29/06/2018", "sign_number": "10/2018/TT-BTTTT", "signer": "Trương Minh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-3719-KH-UBND-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-nam-2014-Da-Nang-234582.aspx
Kế hoạch 3719/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2014 Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3719/KH-UBND Đà Nẵng, ngày 06 tháng 05 năm 2014 KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 về ban hành Chương trình hành động “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” của UBND thành phố Đà Nẵng, đồng thời xác định cụ thể trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2014 với các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xác định trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 2. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thực hiện đối với doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. 3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, được giải đáp pháp luật, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Nhà nước (không thuộc danh mục văn bản bí mật nhà nước theo quy định), bảo đảm việc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cơ quan, đơn vị thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các doanh nghiệp. 5. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2014 nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và thói quen tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp - Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử thành phố. - Xây dựng, duy trì việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước để đăng tải trên Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng miễn phí các thông tin cập nhật trong cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trên Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành; trừ các văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. - Trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa văn bản, các sở, ban, ngành có trách nhiệm đăng trên trang thông tin điện tử của mình các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị đã hết hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành có hiệu lực pháp luật mà chưa được đăng tải trên trang thông tin điện tử của ngành đó thì doanh nghiệp có quyền đề nghị sở, ban, ngành cập nhật và đăng tải văn bản đó. 2. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết cho cán bộ pháp chế sở, ngành và doanh nghiệp - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ pháp chế sở, ngành để tham mưu tốt hơn cho thủ trưởng cơ quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 3. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp Trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, việc giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phân công bộ phận thường trực tiếp nhận và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp khi có yêu cầu. 4. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật Thông qua hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức, thông qua hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề... cơ quan, tổ chức tiếp thu ý kiến, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND thành phố hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định việc sửa đổi bổ sung, hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với thực tiễn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức liên quan a) Sở Tư pháp - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND thành phố trong việc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch này. - Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, báo cáo UBND thành phố và Bộ Tư pháp đúng quy định. b) Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. - Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND thành phố tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận thông tin và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp. c) Các sở, ban, ngành - Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch, thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan tổ chức liên quan triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch này. - Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thuộc phạm vi quản lý thành lập Phòng Pháp chế doanh nghiệp hoặc bố trí cán bộ làm công tác pháp chế để làm đầu mối, giúp người quản lý doanh nghiệp các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. - Tổng hợp kết quả thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp năm 2014 của cơ quan, đơn vị gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Tư pháp trước ngày 30/11/2014. 2. Kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp và các nguồn kinh phí khác của cơ quan, tổ chức (nếu có). Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét chỉ đạo giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - TVTU, TT.HĐND thành phố; - Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBNDTP; - Các sở, ban, ngành; - Sở Tư pháp; - Lưu: VT, NCPC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Văn Hữu Chiến
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "06/05/2014", "sign_number": "3719/KH-UBND", "signer": "Văn Hữu Chiến", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-04-2023-TT-BVHTTDL-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-lap-quy-hoach-quang-cao-ngoai-troi-561913.aspx
Thông tư 04/2023/TT-BVHTTDL định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch quảng cáo ngoài trời mới nhất
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2023/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO LẬP VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030; Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật (sau đây gọi là định mức) cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ và quy định chữ viết tắt 1. Ngày công là số ngày công tối đa của một chuyên gia xếp mức cao nhất trong nhóm chuyên gia tư vấn phải bỏ ra để hoàn thành một nhiệm vụ. 2. Mức chuyên gia tư vấn được chia theo các mức quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước gồm: chuyên gia tư vấn mức 1 (sau đây gọi là CG1), chuyên gia tư vấn mức 2 (sau đây gọi là CG2), chuyên gia tư vấn mức 3 (sau đây gọi là CG3). 3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là H). 4. Số lượng vị trí khảo sát hiện trạng dự kiến (sau đây gọi là M). 5. Số lượng vị trí quy hoạch dự kiến (sau đây gọi là N). 6. Số km đường dự kiến khảo sát (sau đây gọi là K). Điều 3. Nguyên tắc áp dụng định mức 1. Định mức quy định tại Thông tư này là định mức tối đa để thực hiện các nội dung công việc trong lập và điều chỉnh quy hoạch. 2. Căn cứ theo yêu cầu lập và điều chỉnh quy hoạch, trường hợp cần thiết phải thực hiện các công việc điều tra cơ bản thì áp dụng định mức theo quy định của pháp luật hiện hành, trình cấp có thẩm quyền quyết định. 3. Đối với nội dung chưa có định mức, đơn giá: Đơn vị lập dự toán căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, tình hình thực tế để thuyết minh, xây dựng định mức, đơn giá hoặc tham khảo giá thị trường, thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo quy định hoặc quyết định áp dụng định mức, đơn giá tương tự của các dự án, nhiệm vụ khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 12 tháng tính từ ngày dự án, nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến ngày đơn vị sử dụng ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán. Điều 4. Định mức cho hoạt động quy hoạch 1. Định mức cho hoạt động quy hoạch được xác định như sau: a) Định mức cho từng nhiệm vụ = Số lượng chuyên gia x Lương chuyên gia x Ngày công. b) Chi phí thuê máy móc, thiết bị = Số lượng máy, thiết bị x Ngày thuê (ngày công chuyên gia sử dụng tương ứng) x Giá thuê/máy, thiết bị. c) Chi phí thuê xe khảo sát = Số km khảo sát x Giá/km. d) Chi phí in ảnh, bản đồ = Số lượng ảnh, bản đồ x Giá in/ảnh, bản đồ. 2. Định mức chuyên gia tư vấn TT Nội dung Mức chuyên gia Ngày công A ĐỊNH MỨC CHO NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH 1 Thu thập thông tin, dữ liệu ban đầu CG1, CG2 0,3 x H 2 Xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch CG1, CG2 0,2 x H 3 Xây dựng dự toán lập quy hoạch CG1, CG2 0,3 x H 4 Xây dựng các dự thảo văn bản trình phê duyệt CG1, CG2 0,2 x H B ĐỊNH MỨC CHO LẬP QUY HOẠCH 1 Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin dữ liệu của quảng cáo ngoài trời a Thu thập các thông tin, tài liệu, dữ liệu CG1, CG2 0,3 x H b Thu thập các thông tin, tài liệu, dữ liệu về các yếu tố tự nhiên cho phát triển quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H c Thu thập các thông tin, tài liệu, dữ liệu về các yếu tố kinh tế - xã hội cho phát triển quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H d Khảo sát, thống kê hiện trạng quảng cáo ngoài trời - Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh trưởng nhóm khảo sát CG1 (5 x M + K)/160 - Chuyên gia tư vấn xác định tọa độ toàn cầu GPS CG3 (5 x M + K)/160 - Chuyên gia đo đạc khoảng cách, chiều cao CG3 (5 x M + K)/160 đ Tổng hợp xử lý các thông tin, tài liệu, dữ liệu CG1, CG2 0,3 x H e Lập báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu CG1, CG2 0,2 x H 2 Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống quảng cáo ngoài trời a Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hệ thống quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H b Phân tích, đánh giá vị trí, vai trò, lợi thế của quảng cáo ngoài trời trong phát triển kinh tế - xã hội CG1, CG2 0,3 x H c Phân tích, đánh giá các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương tác động đến quy hoạch quảng cáo ngoài trời trong thời kỳ quy hoạch CG1, CG2 0,3 x H d Phân tích khả năng thu hút đầu tư và nguồn lực phát triển quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H đ Phân tích xác định nhu cầu phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường CG1, CG2 0,3 x H e Phân tích, đánh giá thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của tài nguyên quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H g Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quảng cáo ngoài trời, hạ tầng phục vụ phát triển quảng cáo ngoài trời và khả năng đáp ứng với yêu cầu phát triển quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H h Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch đã được phê duyệt trước đó (Trường hợp điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời) CG1, CG2 0,3 x H i Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống hạ tầng quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H k Xây dựng báo cáo tổng hợp về phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H 3 Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với phát triển quảng cáo ngoài trời; những cơ hội và thách thức phát triển của hệ thống quảng cáo ngoài trời a Xác định nhu cầu phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội CG1, CG2 0,3 x H b Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng phục vụ phát triển quảng cáo ngoài trời so với yêu cầu phát triển CG1, CG2 0,3 x H c Phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức trong phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H d Xây dựng báo cáo tổng hợp về xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với phát triển quảng cáo ngoài trời; những cơ hội và thách thức phát triển của kết cấu hạ tầng hệ thống quảng cáo ngoài trời địa phương CG1, CG2 0,3 x H 4 Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời địa phương trong thời kỳ quy hoạch a Xác định các quan điểm phát triển CG1, CG2 0,3 x H b Xác định các mục tiêu phát triển CG1, CG2 0,3 x H c Xây dựng báo cáo tổng hợp về xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời địa phương trong thời kỳ quy hoạch CG1, CG2 0,3 x H 5 Phương án phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời a Định hướng tổ chức không gian phát triển quảng cáo ngoài trời CG1 0,3 x H b Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật quảng cáo ngoài trời; xác định các chỉ tiêu phát triển quảng cáo CG1 0,3 x H c Xây dựng báo cáo tổng hợp về phương án phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời CG1 0,3 x H 6 Xác định vị trí dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động chính trị, phục vụ lợi ích xã hội và hệ thống quảng cáo ngoài trời a Khảo sát xác định vị trí (5 x N + K)/160 - Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh trưởng nhóm khảo sát CG1 (5x N + K)/160 - Chuyên gia tư vấn xác định tọa độ toàn cầu GPS CG3 (5 x N + K)/160 - Chuyên gia đo đạc khoảng cách, chiều cao CG3 (5x N + K)/160 b Số hóa dữ liệu quy hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin, định vị toàn cầu (GPS) CG2 0,6 x H c Vẽ phối cảnh từng vị trí quy hoạch, in ảnh từng vị trí Vẽ phối cảnh và sơ đồ từng vị trí CG3 N/4 7 Xây dựng hệ thống bản đồ số và bản đồ in a Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng Cập nhật thông tin khảo sát hiện trạng lên bản đồ nền CG2 5 x M/480 b Xây dựng hệ thống bản đồ vị trí quy hoạch Cập nhật thông tin vị trí quy hoạch lên bản đồ nền CG2 5 x N/480 8 Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời và các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng có liên quan đến việc phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời a Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời trong thời kỳ quy hoạch CG1, CG2 0,3 x H b Xây dựng các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong phát triển quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H c Xây dựng các chương trình, nhiệm vụ về bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng có liên quan đến việc phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H d Xây dựng báo cáo tổng hợp về định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời và các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng có liên quan đến việc phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời CG1, CG2 0,3 x H 9 Xây dựng danh mục các loại hình quảng cáo ngoài trời cần ưu tiên đầu tư, dự án ưu tiên đầu tư và thứ tự ưu tiên thực hiện a Xây dựng tiêu chí xác định loại hình quảng cáo ngoài trời, dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời trong thời kỳ quy hoạch CG1 0,3 x H b Danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống quảng cáo ngoài trời; dự kiến tổng mức đầu tư; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư CG1 0,3 x H c Xây dựng báo cáo tổng hợp danh mục dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển quảng cáo và thứ tự ưu tiên thực hiện CG1 0,3 x H 10 Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời a Giải pháp về cơ chế, chính sách CG1 0,3 x H b Giải pháp huy động và phân bổ vốn đầu tư CG1 0,3 x H c Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực CG1 0,3 x H d Giải pháp về liên kết, hợp tác trong phát triển quảng cáo CG1 0,3 x H đ Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ CG1 0,3 x H e Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch CG1 0,3 x H g Xây dựng báo cáo tổng hợp các giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch CG1 0,3 x H 11 Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời CG1 0,1 x H 12 Xác định, xây dựng nội dung trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, địa phương liên quan trong tổ chức, thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời CG1 0,1 x H 13 Xin ý kiến hoàn thiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời a Gửi xin ý kiến rộng rãi các Sở, Ban, Ngành, địa phương liên quan và người dân CG1 0,1 x H b Tổng hợp phân tích các ý kiến nhận được CG1, CG2 0,2 x H c Xây dựng báo cáo tiếp thu ý kiến CG1 0,3 x H 14 Xây dựng báo cáo quy hoạch quảng cáo ngoài trời a Xây dựng báo cáo tổng hợp CG1, CG2 0,5 x H b Xây dựng báo cáo tóm tắt CG1 0,2 x H 3. Định mức máy móc, thiết bị TT Nội dung Đơn vị tính Định mức ĐỊNH MỨC CHO LẬP QUY HOẠCH 1 Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin dữ liệu của quảng cáo ngoài trời Khảo sát, thống kê hiện trạng quảng cáo ngoài trời - Thiết bị định vị toàn cầu GPS Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Thiết bị đo khoảng cách, chiều cao Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Máy ảnh Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Xe ô tô km/lượt K 2 Xác định vị trí dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động chính trị, phục vụ lợi ích xã hội và quảng cáo ngoài trời a Khảo sát xác định vị trí - Thiết bị định vị toàn cầu GPS Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Thiết bị đo khoảng cách, chiều cao Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Máy ảnh Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Xe ô tô km/lượt K b Vẽ phối cảnh từng vị trí quy hoạch, in ảnh từng vị trí - Thuê máy tính cấu hình cao phục vụ đồ họa Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Ảnh màu Ảnh N 3 Xây dựng hệ thống bản đồ số và bản đồ in a Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng - Thuê máy tính cấu hình cao phục vụ đồ họa Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Bản đồ in Bản đồ 1 b Xây dựng hệ thống bản đồ vị trí quy hoạch - Thuê máy tính cấu hình cao phục vụ đồ họa Ngày thuê thiết bị Tương ứng số ngày công chuyên gia - Bản đồ quy hoạch Bản đồ H + 1 4. Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư này chưa bao gồm chi phí mua bản đồ nền hoặc tự khảo sát đo vẽ bản đồ; chi phí thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú của chuyên gia; chi phí thuê địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; chi phí quản lý chung; thuế giá trị gia tăng và các chi phí cần thiết khác phục vụ công việc lập quy hoạch quảng cáo ngoài trời. 5. Chi phí quản lý là khoản chi phí liên quan đến tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn, chi phí văn phòng làm việc. Định mức chi phí quản lý xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí chuyên gia. 6. Chế độ công tác phí đối với công chức thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Điều 5. Định mức cho điều chỉnh quy hoạch Định mức cho từng hoạt động điều chỉnh đối với quy hoạch đã được phê duyệt áp dụng như định mức cho từng hoạt động lập mới quy hoạch. Điều 6. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản thay thế. 4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (qua Cục Văn hóa cơ sở) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở DL; - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; - Cổng TTĐT Bộ VHTTDL; - Lưu VT, VHCS(02). HH(200). BỘ TRƯỞNG Nguyễn Văn Hùng
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "04/04/2023", "sign_number": "04/2023/TT-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Văn Hùng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Lenh-cong-bo-luat-hoat-dong-giam-sat-cua-quoc-hoi-14-2003-L-CTN-55828.aspx
Lệnh công bố luật hoạt động giám sát của quốc hội 14/2003/L-CTN
CHỦ TỊCH NƯỚC ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 14/2003/L-CTN Hà Nội , ngày 26 tháng 06 năm 2003 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ vào Điều 91 của Luật Tổ chức Quốc hội; Căn cứ vào Điều 50 của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ: Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội. Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003./. CHỦ TỊCH NƯỚC Trần Đức Lương
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "26/06/2003", "sign_number": "14/2003/L-CTN", "signer": "Trần Đức Lương", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-286-2016-TT-BTC-phi-tham-dinh-quan-ly-chat-luong-an-toan-thuc-pham-trong-nong-nghiep-334914.aspx
Thông tư 286/2016/TT-BTC phí thẩm định quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong nông nghiệp mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 286/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. 2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp và tổ chức thu phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều 2. Người nộp phí Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ nội địa khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các nghiệp vụ quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này. Điều 3. Tổ chức thu phí Tổ chức thu phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là cơ quan thực hiện nghiệp vụ quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản, bao gồm: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Các Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ; Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng; Trung tâm kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Chế biển nông lâm thủy sản và nghề muối; Tổng cục Thủy sản; Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; Chi cục Chăn nuôi và thú y; Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản. Điều 4. Mức thu phí Mức thu phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Kê khai, nộp phí 1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước. 2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Điều 6. Quản lý và sử dụng phí 1. Tổ chức thu phí là Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ; Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng; Trung tâm kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật (trường hợp được khoán chi phí hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính) được trích lại 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 20% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản căn cứ vào số thu được để lại chi theo quy định, thực hiện việc điều hòa nguồn kinh phí cho các đơn vị thu phí trực thuộc (gồm Cơ quan Cục; Các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và: thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ; Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng; Trung tâm kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản) không đủ nguồn chi bảo đảm quỹ tiền lương tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên thu phí và các khoản chi phục vụ hoạt động quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thủy sản của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. 2. Đối với tổ chức thu phí là Tổng cục Thủy sản, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và thú y, Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản: a) Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước. b) Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 20% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản. 2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Website chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST (CST5). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai BIỂU PHÍ THẨM ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Ban hành kèm theo Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Stt Tên phí Mức thu 1 Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu: a Đối với trường hợp phải kiểm tra, lấy mẫu tại doanh nghiệp để phục vụ cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu 350.000 đồng/lô hàng b Đối với trường hợp chỉ kiểm tra hồ sơ đẻ cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu 100.000 đồng/lô hàng 2 Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện 30.000 đồng/lần/người - Cơ quan kiểm tra trung ương thực hiện 50.000 đồng/lần người 3 Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản a Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản - Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện 700.000 đồng/cơ sở - Cơ quan kiểm tra trung ương thực hiện 2.000.000 đồng/cơ sở b Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm 50% phí thẩm định cấp giấy chứng nhận 4 Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1.200.000 đồng /lần/sản phẩm 5 Phí thẩm định công nhận hoặc chỉ định phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: - Đánh giá lần đầu 32.000.000 đồng/ lần/phòng kiểm nghiệm - Đánh giá lại, giám sát, thay đổi, bổ sung, gia hạn 22.500.000 đồng/lần/ phòng kiểm nghiệm
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/11/2016", "sign_number": "286/2016/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-4159-KH-UBND-2022-pho-bien-phap-luat-phong-chong-tham-nhung-Can-Gio-Ho-Chi-Minh-533430.aspx
Kế hoạch 4159/KH-UBND 2022 phổ biến pháp luật phòng chống tham nhũng Cần Giờ Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4159/KH-UBND Cần Giờ, ngày 20 tháng 7 năm 2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐIỂM TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện về công tác tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2022; Căn cứ Kế hoạch số 29/KH-HĐPB ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Một đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện về phân công hoạt động của thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện năm 2022; Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch thực hiện điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2022 trên địa bàn huyện Cần Giờ với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác phòng, chống tham nhũng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên địa bàn huyện. - Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra; tạo sự thống nhất, đồng thuận lựa chọn nội dung, đơn vị để triển khai thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Các nội dung, hoạt động thực hiện phải cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan liên quan; đảm bảo chất lượng, tiến độ, chú trọng lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Thống nhất chọn Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp là đơn vị thực hiện điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2022. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức và nhân dân tại địa phương được chọn thực hiện điểm. a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức và nhân dân: - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. - Kết quả sản phẩm: Kế hoạch thực hiện; biên bản tuyên truyền. b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên hệ thống truyền thanh: - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Thanh tra huyện, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. - Kết quả sản phẩm: Thời lượng phát sóng trên hệ thống truyền thanh. c) Tổ chức sinh hoạt Ngày Pháp luật và lồng ghép với các hoạt động phong trào, chiến dịch ra quân tuyên truyền thực hiện pháp luật tại địa phương: - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. - Kết quả sản phẩm: Biên bản sinh hoạt Ngày Pháp luật hàng tháng tại địa phương; kế hoạch tổ chức các chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật và hình ảnh chứng minh. d) Tuyên truyền cổ động trực quan thông qua hình thức băng rôn, pa-nô, áp phích, tài liệu hỏi đáp... - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Thanh tra huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. - Kết quả sản phẩm: Hình ảnh chứng minh. 3. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi thảo luận phòng, chống tham nhũng, công khai minh bạch tài sản, trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ...: - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện. - Thời gian thực hiện: Quý 3 năm 2022. - Kết quả sản phẩm: Kế hoạch thực hiện; biên bản tổ chức. 4. Vận động, khuyến khích cá nhân, tổ chức tích cực tham gia hưởng ứng và thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, mạnh dạn tố giác hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng: - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Thanh tra huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên. - Kết quả, sản phẩm: Văn bản triển khai và báo cáo kết quả thực hiện (ghi rõ số lượng nếu có). 5. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm. - Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp. - Đơn vị phối hợp: Thanh tra huyện, Phòng Tư pháp và các đơn vị liên quan. - Thời gian thực hiện: Quý 4 năm 2022. - Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả thực hiện. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, địa phương và từ nguồn kinh phí vận động, tài trợ hợp pháp khác (nếu có). IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Thanh tra huyện có trách nhiệm triển khai, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được phân công trong kế hoạch của các cơ quan, đơn vị. 2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao thực hiện chủ động liên hệ với các đơn vị được phân công phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Thanh tra huyện trước ngày 15 tháng 11 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo theo quy định. Trên đây là kế hoạch thực hiện điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2022 trên địa bàn huyện Cần Giờ của Ủy ban nhân dân huyện./. Nơi nhận: - Thường trực Ủy ban nhân dân huyện; - Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện; - Thanh tra huyện; - Phòng Tư pháp; - Phòng Văn hóa và Thông tin; - Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện; - Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; - VP: CVP, PCVP/TH; - Lưu: VT, Ttra: Huy. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Xuân
{ "issuing_agency": "Huyện Cần Giờ", "promulgation_date": "20/07/2022", "sign_number": "4159/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Xuân", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-04-2023-TT-BNV-bai-bo-Thong-tu-03-2008-TT-BNV-xet-nang-ngach-khong-thi-can-bo-565146.aspx
Thông tư 04/2023/TT-BNV bãi bỏ Thông tư 03/2008/TT-BNV xét nâng ngạch không thi cán bộ mới nhất
BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2023/TT-BNV Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2023 THÔNG TƯ BÃI BỎ THÔNG TƯ SỐ 03/2008/TT-BNV NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XÉT NÂNG NGẠCH KHÔNG QUA THI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC ĐÃ CÓ THÔNG BÁO NGHỈ HƯU Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020); Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiền lương; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư bãi bỏ Thông tư số 03/2008/TT- BNV ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức viên chức đã có thông báo nghỉ hưu. Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức viên chức đã có thông báo nghỉ hưu. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2023. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ; - Lưu: VT, Vụ TL (15) BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Trà
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "03/05/2023", "sign_number": "04/2023/TT-BNV", "signer": "Phạm Thị Thanh Trà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-173-KH-UBND-2023-xay-dung-truong-cong-lap-dat-chuan-quoc-gia-Thanh-pho-Ha-Noi-570750.aspx
Kế hoạch 173/KH-UBND 2023 xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia Thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 173/KH-UBND Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2023 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG CÔNG LẬP ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023 Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố: số 16/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội; số 18/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố của thành phố Hà Nội; số 20/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội và Danh mục lĩnh vực đầu tư cho vay giai đoạn 2021-2025 của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội; số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, phân bổ vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo và một số dự án xây dựng cơ bản nhiệm vụ chi cấp Thành phố; Thực hiện các Chương trình: số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2030”; số 277/CTr-UBND ngày 05/12/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; số 02/CTr-UBND ngày 19/01/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Công văn số 510/UBND-KT ngày 22/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và rà soát nhiệm vụ, nguồn lực đầu tư để hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII; Thực hiện các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố: số 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo trường công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; số 236/KH-UBND ngày 31/8/2022 của UBND Thành phố về xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; Căn cứ Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của thành phố Hà Nội; Căn cứ các thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT , số 18/2018/TT-BGDĐT , số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường mầm non; Căn cứ tình hình thực hiện chỉ tiêu Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022 và Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2023 ở các quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố Hà Nội năm 2023, nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung - Quán triệt chỉ đạo các cấp tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra. - Đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. - Đến năm 2025, toàn Thành phố phấn đấu tỷ lệ trường công lập các cấp đạt chuẩn quốc gia từ 80-85%. 2. Mục tiêu cụ thể - Duy trì, giữ vững nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo công nhận lại các trường đạt chuẩn quốc gia đến hạn công nhận lại; - Phấn đấu năm 2023 công nhận mới tăng thêm 130 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (trong đó, cấp mầm non 46 trường; cấp tiểu học 53 trường; cấp trung học cơ sở 28 trường; cấp trung học phổ thông 03 trường). (có phụ lục kèm theo) - Theo kế hoạch số trường công lập đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2023 là 1.730 trường (dự kiến số trường công lập mới tăng thêm là 42 trường); Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2023 là 75,5% (1730/2.291), năm 2022 là 72,4%. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền - Xác định công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển giáo dục và đào tạo; đồng thời là giải pháp tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn, đòi hỏi các cấp quản lý tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với các phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. - Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cần tập trung thực hiện. - Đối với các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc đưa nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 của địa phương. Chỉ đạo các đơn vị huy động nguồn lực, bố trí đội ngũ thực hiện các nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn liền với xây dựng nông thôn mới. - Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Đoàn kiểm tra công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp quận, huyện, thị xã. 2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia - Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và toàn thể xã hội về kết quả công tác xây dựng trường chuẩn trong thời gian qua và lộ trình, các điều kiện cần có để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới, nhằm tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ đồng hành cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo để kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia ngày càng được cao hơn. - Tăng cường công tác truyền thông, vận động triển khai xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là giải pháp quan trọng để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được sự cần thiết phải xây dựng trường chuẩn quốc gia. Từ đó có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục cùng thực hiện, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo của địa phương và nhân dân và có nhận thức đúng về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là một yêu cầu cần thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 3. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn Thành phố - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Xây dựng và cập nhật Quy hoạch mạng lưới trường học vào Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Tham mưu xây dựng trường học công lập các cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và đảm bảo công tác phổ cập giáo dục theo quy định. - Đảm bảo quỹ đất để xây dựng trường học, lớp học các cấp học phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa và đạt chuẩn quốc gia - Ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư công giai đoạn 2022-2025 để xây dựng mới, cải tạo trường, lớp học tại các điểm quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên các địa bàn thiếu trường, lớp học; xây dựng Kế hoạch đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia, gắn với đầu tư công giai đoạn 2022-2025 và giải quyết tình trạng thiếu trường học, lớp học. - Ngân sách Thành phố, ngân sách các quận, huyện, thị xã ưu tiên mua sắm trang thiết bị dạy học các cấp, đảm bảo mua sắm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. - Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được đưa vào Kế hoạch giai đoạn 2022-2025; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố, Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; - Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn quốc gia; đảm bảo cuối năm 2025 hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII về chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia; - Các cơ sở giáo dục cân đối nguồn ngân sách, chủ động mua sắm bổ sung sách, học liệu cho thư viện trường học theo Chương trình đổi mới, đảm bảo cho giáo viên, học sinh tham khảo, dạy và học; hàng năm bổ sung sách và học liệu theo lộ trình, đáp ứng đủ cơ số đảm bảo thư viện đạt chuẩn theo quy định. Ngân sách Thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã theo phân cấp đảm bảo mua sắm lần đầu sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5. Hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học - Rà soát cơ sở vật chất trường học các cấp trên địa bàn Thành phố theo các các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGĐDT và Thông tư số 14/2020/TT-BGĐDT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt đối với các trường đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2022-2025. - Hoàn thiện bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn theo quy định tại các thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT , số 18/2018/TT-BGDĐT , số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và đối với trường mầm non. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho các cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị dạy học tại các nhà trường. Thực hiện huy động tối đa điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt công tác dạy và học, gắn với trách nhiệm bảo quản sử dụng có hiệu quả cho từng cán bộ, nhân viên. 6. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện - Ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn và nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học. - Bám sát tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục các cấp học theo quy chế, triển khai đồng bộ các giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu đạt và vượt tiêu chí của trường học đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi, giảm tối đa học sinh yếu, kém. - Nghiên cứu triển khai các giải pháp kịp thời, hiệu quả nhằm duy trì sĩ số học sinh trên lớp, số lớp trên trường theo quy định của trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học, gắn với việc duy trì và phát huy chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Các quận, huyện, thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia đối với từng cấp học; có kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ; phân công hợp lý và đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp theo quy định; thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo Luật Giáo dục năm 2019 có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. 8. Tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch Tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực; tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách cấp huyện và các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để đảm bảo công nhận mới tăng thêm được 130 trường công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2023, đảm bảo tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khối công lập đạt từ 80-85%, Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện như sau: 1. Sở Giáo dục và Đào tạo - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc rà soát, kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác đáp ứng chuẩn quốc gia đối với các trường được phân cấp quản lý. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành trong việc tổ chức đánh giá ngoài để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. - Chủ trì, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tiến độ và kết quả thực hiện công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tham mưu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Tổng hợp hồ sơ các trường đạt chuẩn quốc gia trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ra quyết định công nhận. - Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện các nội dung của Kế hoạch. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2022-2025; - Ưu tiên đầu tư các nguồn lực để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, thực hiện quyết liệt để hoàn thành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố, Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; - Phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII về chỉ tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. - Thẩm định chủ trương các dự án mở rộng, cải tạo, xây dựng trường học mới phải đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và diện tích theo quy định. 3. Sở Tài chính - Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo phân cấp của Thành phố. - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, tham mưu, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng theo phân cấp của Thành phố; các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Bố trí đủ kinh phí để xây dựng các trường đúng quy định về cơ sở vật chất trường học, đảm bảo đủ các trang thiết bị trường học theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia. - Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc công tác giải ngân và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các quận, huyện, thị xã khi thực hiện Kế hoạch. - Chỉ đạo Trung tâm mua sắm tài sản công và thông tin tư vấn, tài chính tổ chức đấu thầu mua sắm đảm bảo tiến độ, chất lượng hàng hóa mua sắm thuộc các dự án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. 4. Sở Nội vụ - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng đội ngũ cho xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ; phân công hợp lý và đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp theo quy định; thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo thực hiện đúng lộ trình quy định, đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019. 5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc - Phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố trong việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn Thành phố, đảm bảo bố trí đủ diện tích đất để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. - Chủ trì, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cho phép điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở các báo cáo của các quận, huyện, thị xã đối với các dự án trường học không đảm bảo diện tích theo quy định. - Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã. 6. Sở Xây dựng - Hướng dẫn công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng các trường học, nhà lớp học theo quy định pháp luật về xây dựng khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc Chủ đầu tư các dự án. - Chủ trì thẩm định theo thẩm quyền các dự án xây mới, sửa chữa, cải tạo có trong Kế hoạch theo đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành. - Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã. 7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện quan tâm đầu tư xây dựng trường, lớp học theo chương trình Nông thôn mới; các trường khu vực trong hành lang thoát lũ. - Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện quan tâm công tác đầu tư, cung cấp hệ thống nước sạch cho các nhà trường, đặc biệt là các trường thuộc các huyện khó khăn, xa trung tâm. 8. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã cập nhật vào Danh mục công trình, dự án thu hồi đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa (nếu có) và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình cấp thẩm quyền phê duyệt. 9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành trong việc bố trí, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành và quy định của pháp luật. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng đạt và vượt chỉ tiêu, đảm bảo tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý. - Chỉ đạo quyết liệt, tập trung các nguồn lực, đảm bảo đủ điều kiện công nhận công nhận mới năm 2023 và giai đoạn 2023-2025. Có các giải pháp, tập trung nguồn lực đầu tư cho các trường công nhận lại, đảm bảo công nhận lại đúng thời hạn, giữ vững tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đã đạt được. - Có giải pháp bổ sung quỹ đất, phân luồng, phân tuyến tuyển sinh đảm bảo quy mô trường, lớp, số học sinh/lớp, bình quân diện tích đất/học sinh theo quy định để hoàn thành công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2023 và kế hoạch giai đoạn 2023-2025. - Tổng hợp báo cáo về Sở Quy hoạch - Kiến trúc đối với những trường không đảm bảo diện tích theo quy định. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai và thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Ban VHXH-HĐND Thành phố; - Các Sở, ngành: GD&ĐT, KHĐT, NV, QHKT, NN&PTNT, TNMT, TC, XD, Y tế; - UBND các quận, huyện, thị xã; - VPUB: CVP, các PCVP; Các phòng: KGVX, KTTH, ĐT, TNMT, TH; - Lưu: VT, KGVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Thu Hà PHỤ LỤC 01 KẾ HOẠCH CÔNG NHẬN MỚI TRƯỜNG CÔNG LẬP ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NĂM 2023 (Kèm theo Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 23/6/2023 của UBND thành phố Hà Nội) TT Quận/Huyện/Đơn vị Chỉ tiêu Thành phố giao Quận, huyện, thị xã đăng ký thực hiện tháng 4/2023 Tổng cộng 130 169 1 Ba Đình 3 2 2 Ba Vì 9 14 3 Bắc Từ Liêm 1 1 4 Cầu Giấy 3 3 5 Chương Mỹ 6 14 6 Đan Phượng 1 1 7 Đông Anh 6 7 8 Đống Đa 5 5 9 Gia Lâm 3 7 10 Hà Đông 5 6 11 Hai Bà Trưng 4 4 12 Hoài Đức 4 6 13 Hoàn Kiếm 3 3 14 Hoàng Mai 6 7 15 Long Biên 5 6 16 Mê Linh 3 7 17 Mỹ Đức 5 12 18 Nam Từ Liêm 0 0 19 Phú Xuyên 7 9 20 Phúc Thọ 3 3 21 Quốc Oai 4 7 22 Sóc Sơn 7 9 23 Sơn Tây 4 4 24 Tây Hồ 1 1 25 Thanh Oai 7 2 26 Thanh Trì 4 4 27 Thanh Xuân 0 2 28 Thạch Thất 3 3 29 Thường Tín 9 10 30 Ứng Hòa 6 7 31 Sở Giáo dục và Đào tạo 3 3 PHỤ LỤC 02 KẾ HOẠCH CÔNG NHẬN LẠI TRƯỜNG CÔNG LẬP ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NĂM 2023 (Kèm theo Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 23/6/2023 của UBND thành phố Hà Nội) TT Quận/Huyện/Đơn vị Số trường đến hạn công nhận lại Tổng cộng 394 1 Ba Đình 10 2 Ba Vì 18 3 Bắc Từ Liêm 5 4 Cầu Giấy 8 5 Chương Mỹ 20 6 Đan Phượng 8 7 Đông Anh 18 8 Đống Đa 8 9 Gia Lâm 12 10 Hà Đông 14 11 Hai Bà Trưng 10 12 Hoài Đức 14 13 Hoàn Kiếm 6 14 Hoàng Mai 2 15 Long Biên 9 16 Mê Linh 17 17 Mỹ Đức 15 18 Nam Từ Liêm 8 19 Phú Xuyên 17 20 Phúc Thọ 2 21 Quốc Oai 9 22 Sóc Sơn 24 23 Sơn Tây 15 24 Tây Hồ 3 25 Thanh Oai 11 26 Thanh Trì 11 27 Thanh Xuân 7 28 Thạch Thất 27 29 Thường Tín 18 30 Ứng Hòa 21 31 Sở Giáo dục và Đào tạo 27
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "23/06/2023", "sign_number": "173/KH-UBND", "signer": "Vũ Thu Hà", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-10-2014-TT-BKHCN-giao-truc-tiep-to-chuc-ca-nhan-nhiem-vu-khoa-hoc-cong-nghe-su-dung-ngan-sach-234351.aspx
Thông tư 10/2014/TT-BKHCN giao trực tiếp tổ chức cá nhân nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2014/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 1. Thông tư này quy định việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là nhiệm vụ khoa học và công nghệ), bao gồm: a) Đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia (gồm đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đề tài trong các lĩnh vực khác, sau đây gọi là đề tài); b) Dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia (sau đây gọi là dự án); c) Đề án khoa học cấp quốc gia (sau đây gọi là đề án). 2. Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được quy định tại điểm đ, e, g, h, Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ, nhiệm vụ được xét tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các Quỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhiệm vụ liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học với các doanh nghiệp và tổ chức khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. 3. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo những yêu cầu, tiêu chí quy định trong Thông tư này. 2. Giao trực tiếp là việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền. 3. Bộ chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia là Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình/đề án quốc gia về khoa học và công nghệ (sau đây gọi là Bộ chủ trì nhiệm vụ). Điều 3. Nguyên tắc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Nguyên tắc chung: a) Tuyển chọn, giao trực tiếp phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trừ các nhiệm vụ thuộc bí mật quốc gia và đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng; b) Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ (sau đây gọi là hội đồng) do Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ quyết định thành lập; c) Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi có ý kiến tư vấn của hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ có quyền lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định; d) Việc đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp được tiến hành bằng cách chấm điểm theo các nhóm tiêu chí cụ thể quy định tại Điều 12 của Thông tư này; đ) Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký chủ nhiệm một (01) nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Khuyến khích việc hợp tác thực hiện giữa các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn nhằm huy động được tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2. Nguyên tắc tuyển chọn: a) Đáp ứng các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Tuyển chọn được áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhiều tổ chức và cá nhân có khả năng tham gia thực hiện; c) Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, điều kiện, thủ tục tham gia tuyển chọn được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ chủ trì nhiệm vụ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác trong thời gian 30 ngày làm việc để tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn chuẩn bị hồ sơ đăng ký. 3. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao trực tiếp phải đáp ứng một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật khoa học và công nghệ và đảm bảo các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 1 Điều này. Giao trực tiếp được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân được chỉ định để yêu cầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi đã có ý kiến của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ. Điều 4. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quyền tham gia đăng ký tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp chủ trì thực hiện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Đến thời điểm nộp hồ sơ chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi theo hợp đồng thực hiện các dự án trước đây; b) Nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ sẽ không được tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày kết thúc hợp đồng. c) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ hoặc sau khi kết thúc mà không triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đời sống theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và yêu cầu của bên đặt hàng, không được đăng ký tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian ba (03) năm, tính từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. d) Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, nộp lưu giữ các kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; không báo cáo ứng dụng kết quả của nhiệm vụ theo quy định sẽ không được đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian hai (02) năm. 2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu: a) Có trình độ đại học trở lên; b) Có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học với nhiệm vụ trong năm (05) năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ; c) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ; d) Có đủ khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn, xét giao trực tiếp làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ: a) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (bao gồm: đề tài, dự án thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; đề án khoa học cấp quốc gia; đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia; dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia; đề tài, dự án khoa học và công nghệ theo nghị định thư; đề tài, dự án do các Quỹ về khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ hoặc đề tài, dự án thực hiện bằng hình thức vay vốn hoặc được bảo lãnh vay vốn từ các quỹ của nhà nước); b) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp quốc gia chậm theo quy định hiện hành từ 30 ngày đến 6 tháng mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian hai (02) năm; c) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” mà không được Bộ chủ trì nhiệm vụ gia hạn thời gian thực hiện để hoàn chỉnh kết quả hoặc được gia hạn nhưng hết thời hạn cho phép vẫn chưa hoàn thành kết quả sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn ba (03) năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp quốc gia; d) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Chương II HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 5. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Tổ chức và cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng dẫn và các Biểu mẫu của Phụ lục I kèm theo Thông tư này: 1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Biểu B1-1-ĐON). 3. Thuyết minh đề tài (Biểu B1-2a-TMĐTCN hoặc Biểu B1-2b-TMĐTXH); thuyết minh dự án (Biểu B1-2c-TMDA); thuyết minh đề án (Biểu B1-2d-TMĐA). 4. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Biểu B1-3-LLTC) và gửi kèm theo kết quả đánh giá hoạt động hàng năm của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu có); 5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (Biểu B1-4-LLCN). 6. Sơ yếu lý lịch khoa học của chuyên gia nước ngoài kèm theo giấy xác nhận về mức lương chuyên gia (trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài). 7. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có), (Biểu B1-5-PHNC). 8. Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực khoa học và công nghệ, trang thiết bị của đơn vị phối hợp và khả năng huy động vốn từ nguồn khác để thực hiện (trường hợp có đơn vị phối hợp, huy động vốn từ nguồn khác). 9. Đối với dự án: văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước đạt ít nhất 70% tổng kinh phí đầu tư (báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 02 - 03 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng; cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của tổ chức chủ trì và các tổ chức tham gia dự án). 10. Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Điều 6. Nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp gồm một (01) bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 , cỡ chữ 14 và một (01) bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu) được đóng gói trong túi hồ sơ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ: a) Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ (tên, mã số của chương trình - nếu có); b) Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện (chỉ ghi danh sách tổ chức đã có xác nhận tham gia phối hợp); c) Họ tên của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và danh sách cá nhân tham gia chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; d) Danh mục tài liệu có trong hồ sơ. 2. Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ theo thông báo của Bộ chủ trì nhiệm vụ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Bộ chủ trì nhiệm vụ (trường hợp nộp trực tiếp). 4. Trong thời hạn quy định nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp có quyền rút hồ sơ đã nộp để thay bằng hồ sơ mới hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp. Việc thay hồ sơ mới và bổ sung hồ sơ phải hoàn tất trước thời hạn nộp hồ sơ theo quy định; văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ. Điều 7. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Bộ chủ trì nhiệm vụ tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại diện các cơ quan liên quan (nếu cần), đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp. 2. Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này. 3. Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo mẫu Biểu B2-1-BBHS của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Chương III HỘI ĐỒNG TUYỀN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP VÀ TỒ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 8. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ chủ trì quyết định. 2. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có 09 thành viên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các ủy viên, trong đó: a) Sáu (06) thành viên là các chuyên gia có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ được lựa chọn từ cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; b) Ba (03) thành viên là đại diện của cơ quan đặt hàng, cơ quan đề xuất đặt hàng, nhà quản lý hoặc nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn; c) Trường hợp cần chuyên gia của hội đồng không thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc cần nhiều thành viên hội đồng hơn do Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ quyết định. 3. Cá nhân thuộc các trường hợp sau không được là thành viên hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp: a) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; b) Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 4. Các chuyên gia, các ủy viên phản biện đã tham gia hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ưu tiên mời tham gia hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương ứng. 5. Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi là tổ thẩm định) có năm (05) thành viên, trong đó: a) Tổ trưởng tổ thẩm định là lãnh đạo đơn vị quản lý nhiệm vụ thuộc Bộ chủ trì nhiệm vụ; b) Hai (02) tổ phó tổ thẩm định là lãnh đạo đơn vị quản lý tài chính thuộc Bộ chủ trì nhiệm vụ và đại diện đơn vị tổng hợp kế hoạch khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; c) Một (01) thành viên là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hoặc chuyên gia phản biện của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; d) Một (01) thành viên là chuyên gia tài chính. 6. Hội đồng và tổ thẩm định làm việc theo nguyên tắc, trình tự và nội dung quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Thông tư này và có 02 thư ký hành chính giúp việc. Điều 9. Chuẩn bị cho các phiên họp của hội đồng Thư ký hành chính có trách nhiệm chuẩn bị và gửi tài liệu tới tất cả thành viên hội đồng và thành viên tổ thẩm định hoặc chuyên gia (nếu có) tối thiểu là năm (05) ngày trước phiên họp đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp và ba (03) ngày trước phiên họp thẩm định. 1. Hồ sơ phục vụ của phiên họp đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp: a) Quyết định thành lập hội đồng và danh sách kèm theo; b) Trích lục danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt; c) Bản sao hồ sơ gốc hoặc bản điện tử của hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc giao trực tiếp; d) Phiếu nhận xét nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các mẫu Biểu của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: đề tài (Biểu B2-2a-NXĐTCN hoặc Biểu B2-2b-NXĐTXH); dự án (Biểu B2-2c-NXDA); đề án (Biểu B2-2d-NXĐA);' đ) Tài liệu liên quan khác. 2. Hồ sơ phục vụ phiên họp thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ: a) Bản giải trình của chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các nội dung đã chỉnh sửa kèm theo thuyết minh và dự toán chi tiết; b) Biên bản kết luận của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp; c) Phiếu thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các mẫu Biểu của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này: đề tài/đề án (Biểu B3-1a-TĐĐT/A); dự án (Biểu B3-1b-TĐDA); d) Các hồ sơ khác có liên quan. Điều 10. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của hội đồng 1. Nguyên tắc làm việc của hội đồng: a) Phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng, trong đó có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện và ủy viên thư ký khoa học; b) Khi thư ký hành chính đã nhận được đầy đủ ý kiến nhận xét bằng văn bản của các thành viên hội đồng; c) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp (Giấy ủy quyền của chủ tịch hội đồng theo mẫu B2-7-UQ của Phụ lục II kèm theo Thông tư này); d) Thư ký khoa học ghi chép ý kiến chuyên môn của các thành viên và kết luận của hội đồng trong biên bản làm việc và các văn bản liên quan của hội đồng. 2. Trách nhiệm của các thành viên hội đồng: a) Gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với từng hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp tới thư ký hành chính của hội đồng tối thiểu trước một (01) ngày phiên họp đánh giá của hội đồng. b) Đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng. Các thành viên hội đồng, chuyên gia (nếu có), và thư ký hành chính hội đồng có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp. c) Nghiên cứu, phân tích từng nội dung và thông tin đã kê khai trong hồ sơ; nhận xét đánh giá mặt manh, mặt yếu và đánh giá chung từng hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định; viết nhận xét - đánh giá và luận giải cho việc đánh giá; cho điểm theo các tiêu chí tại biểu mẫu quy định. d) Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định. Trước khi chấm điểm, hội đồng thảo luận chung để thống nhất quan điểm, phương thức cho điểm đối với từng tiêu chí. đ) Kiến nghị phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Điều 11. Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng 1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập hội đồng, biên bản mở hồ sơ, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự. 2. Đại diện Bộ chủ trì nhiệm vụ nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học của hội đồng. 4. Cá nhân được tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cử làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình bày tóm tắt trước hội đồng về đề cương nghiên cứu, đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần, trả lời các câu hỏi của thành viên hội đồng (nếu có) và không tiếp tục tham dự phiên họp của hội đồng. 5. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp: a) Các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá từng hồ sơ và so sánh giữa các hồ sơ đăng ký cùng một (01) nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các tiêu chí quy định tại Điều 12 của Thông tư này; b) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo; c) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá quy định. Trong quá trình thảo luận hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng về ý kiến nhận xét; d) Hội đồng cho điểm độc lập từng hồ sơ theo các tiêu chí, thang điểm quy định tại các mẫu Biểu hướng dẫn của Phụ lục II kèm theo Thông tư này: đề tài (Biểu B2-3a-ĐGĐTCN hoặc Biểu B2-3b-ĐGĐTXH); dự án (Biểu B2-3c-ĐGDA); đề án (Biểu B2-3d-ĐGĐA) và bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ theo phương thức bỏ phiếu kín; đ) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm ba (03) người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và hai (02) thành viên. 6. Các thư ký hành chính của hội đồng giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên hội đồng theo mẫu Biểu B2-4-KPĐG và xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp theo mẫu Biểu 2-5-THKP của Phụ lục II kèm theo Thông tư này. 7. Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá và thông qua biên bản làm việc của hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ: a) Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên. Trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm); b) Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn của chủ tịch hội đồng (hoặc điểm cao hơn của phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng. 8. Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị: a) Những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt; b) Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện; c) Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần; d) Lưu ý những điểm cần chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá nhân được hội đồng đề nghị trúng tuyển hoặc giao trực tiếp. 9. Thư ký khoa học hoàn thiện biên bản làm việc theo mẫu Biểu B2-6-BBHĐ của Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Điều 12. Đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá, chấm điểm tối đa 100 điểm theo các nhóm tiêu chí và thang điểm sau: 1. Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ: a) Đánh giá tổng quan (điểm tối đa 8); b) Nội dung, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng (điểm tối đa 24); c) Sản phẩm khoa học và công nghệ (điểm tối đa 16); d) Khả năng ứng dụng các sản phẩm và phương án tổ chức để triển khai ứng dụng sản phẩm (điểm tối đa 16); đ) Tính khả thi của phương án tổ chức thực hiện (điểm tối đa 16); e) Năng lực của tổ chức và các cá nhân tham gia (điểm tối đa 20). 2. Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: a) Mục tiêu nghiên cứu (điểm tối đa 4); b) Tổng quan tình hình nghiên cứu (điểm tối đa 16); c) Nội dung, phương án tổ chức thực hiện (điểm tối đa 24); d) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (điểm tối đa 12); đ) Sản phẩm, lợi ích của đề tài và phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu (điểm tối đa 24); e) Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện (điểm tối đa 20). 3. Đề tài trong các lĩnh vực khác, tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu áp dụng tiêu chí và thang điểm quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này. 4. Dự án sản xuất thử nghiệm: a) Đánh giá chung (điểm tối đa 8); b) Mục tiêu, nội dung và phương án triển khai (điểm tối đa 24); c) Giá trị của công nghệ (điểm tối đa 16); d) Lợi ích của dự án (điểm tối đa 16); đ) Phương án tài chính (điểm tối đa 20); e) Năng lực thực hiện (điểm tối đa 16). 5. Đề án khoa học a) Mục tiêu nghiên cứu của đề án (điểm tối đa 4); b) Đánh giá tổng quan (điểm tối đa 16); c) Nội dung thực hiện (điểm tối đa 24); d) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (điểm tối đa 12); đ) Sản phẩm của đề án (điểm tối đa 24); e) Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện (điểm tối đa 20). Điều 13. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của tổ thẩm định 1. Nguyên tắc làm việc của tổ thẩm định: a) Phải có mặt ít nhất 4/5 số thành viên tổ thẩm định, trong đó phải có thành viên là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hoặc chuyên gia phản biện của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; b) Tổ trưởng tổ thẩm định chủ trì phiên họp. Trong trường hợp tổ trưởng tổ thẩm định vắng mặt, tổ phó là lãnh đạo đơn vị quản lý tài chính được ủy quyền chủ trì phiên họp. 2. Trách nhiệm của tổ thẩm định: a) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thẩm định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của tổ thẩm định. Các thành viên tổ thẩm định, chuyên gia (nếu có), và thư ký hành chính có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định kinh phí; b) Thẩm định sự phù hợp của các nội dung nghiên cứu với kết luận của hội đồng, dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ với chế độ quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu hiện hành của nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định: chi phí công cho các thành viên thực hiện; chi phí thuê chuyên gia trong/ngoài nước; kinh phí hỗ trợ mua nguyên vật liệu, thiết bị và các khoản chi khác cũng như thời gian cần thiết để thực hiện; c) Tổ thẩm định thảo luận chung để kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác), thời gian thực hiện và phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần. Tổ chức kiểm tra, xác minh phần kinh phí đối ứng (ngoài ngân sách nhà nước) của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp. 3. Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ và đề xuất phương án xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết phát sinh trong quá trình thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ để Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ xem xét quyết định khi: a) Có sự thay đổi lớn về mục tiêu, nội dung của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với quyết định được phê duyệt hoặc kết luận của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp; b) Bất đồng ý kiến giữa tổ thẩm định và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ về mục tiêu, nội dung, kinh phí, thời gian và phương thức thực hiện. Trong đó nêu rõ ý kiến của tổ thẩm định và ý kiến của chủ nhiệm nhiệm vụ; c) Có thành viên tổ thẩm định không nhất trí với kết luận chung của tổ thẩm định và đề nghị bảo lưu ý kiến. Điều 14. Trình tự, nội dung làm việc của tổ thẩm định kinh phí 1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập tổ thẩm định, giới thiệu thành phần tổ thẩm định và các đại biểu tham dự, đọc những kết luận chính của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tại phiên họp đánh giá hồ sơ. 2. Tổ trưởng tổ thẩm định nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc thẩm định kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình bày những nội dung đã tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của hội đồng tại phiên đánh giá hồ sơ, trả lời các câu hỏi của thành viên tổ thẩm định, đề xuất chấp nhận phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần và không tiếp tục tham dự phiên họp của tổ thẩm định. 4. Thành viên tổ thẩm định là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hoặc chuyên gia phản biện của hội đồng cho ý kiến nhận xét đối với những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với kết luận của hội đồng. 5. Các thành viên tổ thẩm định nêu ý kiến thẩm định theo hướng dẫn tại điểm b và c Khoản 2 Điều 13. 6. Thư ký hành chính giúp tổ thẩm định hoàn thiện biên bản thẩm định theo các mẫu Biểu của Phụ lục III kèm theo Thông tư này: đề tài/đề án (Biểu B3-2a-BBTĐĐT/A); dự án (Biểu B3-2b-BBTĐDA) và tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ chủ trì quyết định. Điều 15. Phê duyệt kết quả 1. Trước khi phê duyệt, Bộ chủ trì nhiệm vụ xem xét, rà soát các hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn độc lập theo quy định tại Điều 16, Điều 17 của Thông tư này hoặc kiểm tra thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân được kiến nghị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2. Trên cơ sở kết luận của hội đồng, của tổ thẩm định và kết quả rà soát, đề nghị của các đơn vị chức năng hoặc ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập, trong thời hạn 10 ngày làm việc, thư ký hành chính có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ và kết quả trình Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ ký quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm và kinh phí, phương thức, thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của hội đồng, tổ thẩm định trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngày có quyết định phê duyệt tổ chức thực hiện) và gửi Bộ chủ trì nhiệm vụ để tiến hành ký kết hợp đồng, làm căn cứ bố trí kế hoạch thực hiện. 4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi ký quyết định phê duyệt, Bộ chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm thông báo công khai kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp và đăng tải tối thiểu 60 ngày trên cổng thông tin điện tử của Bộ chủ trì. Chương IV CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP Điều 16. Chuyên gia tư vấn độc lập 1. Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Là chuyên gia thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; b) Có thâm niên công tác trong cùng lĩnh vực được mời tư vấn từ mười (10) năm trở lên; c) Có tư cách đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự. 2. Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ quyết định việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài hoặc chuyên gia không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 17. Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập 1. Bộ chủ trì nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến của ít nhất hai (02) chuyên gia độc lập trong những trường hợp sau đây: a) Hội đồng tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ không thống nhất về kết quả tuyển chọn, xét giao trực tiếp; b) Hội đồng vi phạm các quy định về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp; c) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của hội đồng. 2. Đơn vị quản lý nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị và gửi các tài liệu sau đây tới chuyên gia tư vấn độc lập: a) Công văn của Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ mời chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp; b) Các tài liệu theo quy định tại điểm c, d Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; c) Hai (02) phong bì dán sẵn tem bưu điện và ghi rõ tên, địa chỉ người nhận là Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ. Điều 18. Trách nhiệm của chuyên gia tư vấn độc lập 1. Phân tích, đánh giá và đưa ra các ý kiến phản biện đối với các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp về nội dung, mục tiêu nghiên cứu và kết quả cần phải đạt được của nhiệm vụ khoa học và công nghệ và đánh giá năng lực của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ. 2. Hoàn thành báo cáo tư vấn, giữ bí mật các thông tin đánh giá và gửi trực tiếp tới Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ trong phong bì có niêm phong đúng thời hạn quy định. 3. Trong thời hạn được mời tư vấn độc lập không được tiếp xúc hoặc trao đổi thông tin với tổ chức chủ trì hoặc các cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Nếu vi phạm sẽ bị hủy bỏ kết quả tư vấn và xử lý theo quy định của pháp luật. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 19. Lưu giữ hồ sơ gốc và quản lý thông tin 1. Khi kết thúc quá trình tuyển chọn, giao trực tiếp, thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thư ký hành chính của các hội đồng có trách nhiệm tổng hợp tài liệu và nộp bộ hồ sơ gốc (kể cả các hồ sơ không trúng tuyển) để lưu trữ theo quy định hiện hành. 2. Thành viên hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp, thư ký hành chính chính và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tuân thủ các quy định về quy trình tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Điều 20. Điều khoản áp dụng Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể áp dụng Thông tư này hoặc ban hành văn bản riêng phù hợp với điều kiện của Bộ, ngành, địa phương nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Thông tư này để tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý. Điều 21. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014 và thay thế Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012 về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước và Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012 về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Lưu: VT, KHTH. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quân PHỤ LỤC I BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC NỘP HỒ SƠ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ) B1-1-ĐON: Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. B1-2a-TMĐTCN: Thuyết minh đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ. B1-2b-TMĐTXH: Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. B1-2c-TMDA: Thuyết minh dự án sản xuất thử nghiệm. B1-2d-TMĐA: Thuyết minh đề án khoa học. B1-3-LLTC: Lý lịch hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì. B1-4-LLCN: Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và tham gia. B1-5-PHNC: Giấy xác nhận phối hợp nghiên cứu. Biểu B1-1-ĐON 10/2014/TT-BKHCN TÊN TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ 1 CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH & CN CẤP QUỐC GIA Kính gửi: ……………. (tên Bộ chủ trì nhiệm vụ) Căn cứ thông báo của Bộ …………………. về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia năm 20..., chúng tôi: a) .................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ (Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký làm cơ quan chủ trì nhiệm vụ KH&CN) b) .................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ (Họ và tên, học vị, chức vụ, địa chỉ cá nhân đăng ký chủ nhiệm) Đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN (đề tài hoặc dự án SXTN hoặc đề án...): ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Thuộc lĩnh vực KH&CN: ........................................................................................................................................ Thuộc Chương trình KH&CN (nếu có): ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Mã số của Chương trình: …………………………. Hồ sơ gồm có: 1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; 2. Thuyết minh đề tài theo biểu B1-2a-TMĐTCN hoặc biểu B1-2b-TMĐTXH; dự án theo biểu B1-2C-TMDA; đề án theo biểu B1-2d-TMĐA 3. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì biểu B1-3-LLTC; 4. Kết quả đánh giá hoạt động hàng năm của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu đã có đánh giá); 5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và …..2 cá nhân đăng ký thực hiện chính biểu B1-4-LLCN; 6. Sơ yếu lý lịch khoa học của chuyên gia nước ngoài kèm theo giấy xác nhận về mức lương chuyên gia (nếu có thuê chuyên gia nước ngoài); 7. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp nghiên cứu biểu B1-5-PHCN (nếu có); 8. Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực khoa học công nghệ, trang thiết bị của đơn vị phối hợp và khả năng huy động vốn từ nguồn khác để thực hiện đề tài (nếu có đơn vị phối hợp, huy động vốn từ nguồn khác); 9. Các tài liệu khác (theo hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư để kê khai). Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này là đúng sự thật. …………, ngày ….. tháng ….. năm 20... THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Biểu B1-2a-TMĐTCN 10/2014/TT-BKHCN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài 1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) 2 Thời gian thực hiện: ………………. tháng (Từ tháng /20.. đến tháng /20...) 3 Cấp quản lý Quốc gia £ Bộ £ Tỉnh £ Cơ sở £ 4 Tổng kinh phí thực hiện: …………………………….. triệu đồng, trong đó: Nguồn Kinh phí (triệu đồng) - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác 5 Phương thức khoán chi: £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……………………….. triệu đồng - Kinh phí không khoán: ………………... triệu đồng 6 £ Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: £ Thuộc dự án KH&CN £ Độc lập £ Khác 7 Lĩnh vực khoa học £ Tự nhiên; £ Nông, lâm, ngư nghiệp; £ Kỹ thuật và công nghệ; £ Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: ………………………………………………………………………………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………. Giới tính: Nam £ / Nữ: £ Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: ……………………………………………………… Chức danh khoa học: ………………………………… Chức vụ …………………………...… Điện thoại: Tổ chức: …………………… Nhà riêng: ……………………Mobile: ………………………… Fax: ………………………………… E-mail: …………………………………………………… Tên tổ chức đang công tác: …………………………………………………………………….. Địa chỉ tổ chức: ………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ nhà riêng: ………………………………………………………………………………… 9 Thư ký đề tài Họ và tên: ………………………………………………………………………………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………. Giới tính: Nam £ / Nữ: £ Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………. Chức danh khoa học: ………………………………… Chức vụ ……………………………… Điện thoại: Tổ chức: …………………… Nhà riêng: ……………………Mobile: ………………………… Fax: ………………………………… E-mail:……………………………………………………. Tên tổ chức đang công tác: …………………………………………………………………….. Địa chỉ tổ chức: ………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ nhà riêng: ………………………………………………………………………………… 10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì đề tài: …………………………………………………………………..…… Điện thoại: …………………………………… Fax ……………………………………………… Website: …………………………………………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….………. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………… Số tài khoản: ………………………………………………………………………………………. Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: …………………………………………………………………. Tên cơ quan chủ quản đề tài: …………………………………………………………………… 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) 1. Tổ chức 1: ……………………………………………………………………………………… Tên cơ quan chủ quản …………………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………………… Fax: …………………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….…. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………… Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………… Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………….. 2. Tổ chức 2: …………………………………………………………………………………….. Tên cơ quan chủ quản ………………………………………………………………………….. Điện thoại: ……………………………………… Fax: ………………………………………….. Địa chỉ: …………………………………………………………………………..………………… Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………… Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………… Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………… 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) TT Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung, công việc chính tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi2) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. 14 Tình trạng đề tài £ Mới £ Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả £ Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài 15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến và trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó) 15.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài (Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu) 16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài). ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện (Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới, những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và giải pháp khắc phục - nếu có). Nội dung 1: ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Nội dung 2: ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Nội dung 3: ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài) Cách tiếp cận: ……………………………………………………………………………………………………… Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo: ……………………………………………………………………………………………………… 19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có). 20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài) 21 Tiến độ thực hiện Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu, kết thúc) Cá nhân, tổ chức thực hiện* Dự kiến kinh phí (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Nội dung 1 - Công việc 1 - Công việc 2 2 Nội dung 2 - Công việc 1 - Công việc 2 * Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 12 III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI 22 Sản phẩm KH&CN chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản phẩm) Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hóa, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác; Số TT Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm Đơn vị đo Mức chất lượng Dự kiến số lượng/quy mô sản phẩm tạo ra Cần đạt Mẫu tương tự (theo các tiêu chuẩn mới nhất) Trong nước Thế giới (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần đạt của các sản phẩm của đề tài) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...);, Đề án, quy hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú (1) (2) (3) (4) Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản) Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) 22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 22.3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học TT Cấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) Thạc sỹ Tiến sỹ 22.4. Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 23 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu 23.1. Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường?) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 23.2. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 23.3. Khả năng liên doanh liên kết các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 23.4. Mô tả phương thức chuyển giao (Chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp góp vốn với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu theo tỷ lệ đã thỏa thuận để cùng triển khai sản xuất; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra …) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 24 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của đề tài ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 25 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu 25.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan (Nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 25.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 25.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường (Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… V. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ (Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo) Đơn vị tính: Triệu đồng 26 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động (khoa học, phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 Tổng kinh phí Trong đó: Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất*: - Năm thứ hai*: - Năm thứ ba*: Nguồn tự có của cơ quan Nguồn khác (vốn huy động, ...) (*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt ………, ngày ….. tháng ….. năm 20.... Chủ nhiệm đề tài (Họ tên và chữ ký) .........., ngày ….. tháng ….. năm 20…. Tổ chức chủ trì đề tài (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) ………, ngày ….. tháng ….. năm 20.... Bộ chủ trì đề tài3 (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) .........., ngày ….. tháng ….. năm 20…. Thủ trưởng Cơ quan chủ quản đề tài4 hoặc Chủ nhiệm chương trình5 (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) PHỤ LỤC DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoản chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5=(7+9+11) 6=(8+10+12) 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) 2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc 4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 5 Chi khác Tổng cộng * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1. Công lao động (khoa học, phổ thông) Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung lao động Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại mục 17 của thuyết minh Tổng số Nguồn vốn Mục chi Tổng Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Nội dung 1 - Sản phẩm 1 - Sản phẩm 2 2 Nội dung 2 - Sản phẩm 1 - Sản phẩm 2 Tổng cộng * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Nguyên, vật liệu (Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại mục 17 của thuyết minh) 2 Dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng 3 Năng lượng, nhiên liệu - Than - Điện kW/h - Xăng, dầu - Nhiên liệu khác 4 Nước m3 5 Mua sách, tài liệu, số liệu Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 3. Thiết bị, máy móc Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Mục chi Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 I Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài5 II Thiết bị, công nghệ mua mới III Khấu hao thiết bị6 IV Thuê thiết bị (ghi tên thiết bị, thời gian thuê) V Vận chuyển lắp đặt Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Chi phí xây dựng …... m2 nhà xưởng, PTN 2 Chi phí sửa chữa …… m2 nhà xưởng, PTN 3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện, nước 4 Chi phí khác Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 5. Chi khác Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Công tác trong nước (địa điểm, thời gian, số lượt người) 2 Hợp tác quốc tế a Đoàn ra (nước đến, số người, số ngày, số lần,...) b Đoàn vào (số người, số ngày, số lần...) 3 Kinh phí quản lý (của cơ quan chủ trì) 4 Chi phí đánh giá, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu các cấp - Chi phí kiểm tra nội bộ - Chi phí nghiệm thu trung gian - Chi phí nghiệm thu nội bộ - Chi phí nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài 5 Chi khác - Hội thảo - Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm - Dịch tài liệu - Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Khác 6 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Biểu B1-2b-TMĐTXH 10/2014/TT-BKHCN THUYẾT MINH1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài: 1a. Mã số của đề tài: (được cấp khi hồ sơ trúng tuyển) 2 Loại đề tài: - £ Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số: - £ Độc lập - £ Khác 3 Thời gian thực hiện: ………………… tháng (từ tháng /năm 20... đến tháng /năm 20...) 4 Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: (triệu đồng), trong đó: - Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: ... - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác: ... 5 Phương thức khoán chi: - £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng - £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……………………… triệu đồng - Kinh phí không khoán: ……………… triệu đồng 6 Chủ nhiệm đề tài: Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………. Nam/ Nữ: ………………………… Học hàm, học vị: …..………………………………………………………………………………….. Chức danh khoa học: …………………………………………. Chức vụ: ………………………… Điện thoại của tổ chức: ……………………….. Nhà riêng: ……………. Mobile: ……………….. Fax: ……………………………………………… E-mail: …………………………………………… Tên tổ chức đang công tác: ………………………………………………………………………….. Địa chỉ tổ chức: ………………………………………………………………………………………… Địa chỉ nhà riêng: ……………………………………………………………………………………… 7 Thư ký đề tài: Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………. Nam/ Nữ: ………………………… Học hàm, học vị: …..………………………………………………………………………………….. Chức danh khoa học: …………………………………………. Chức vụ: ………………………… Điện thoại của tổ chức: ……………………….. Nhà riêng: ……………. Mobile: ………………. Fax: ……………………………………………… E-mail: …………………………………………… Tên tổ chức đang công tác: ………………………………………………………………………….. Địa chỉ tổ chức: ………………………………………………………………………………………… Địa chỉ nhà riêng: ……………………………………………………………………………………… 8 Tổ chức chủ trì đề tài2: Tên tổ chức chủ trì đề tài: ………..…………………………………………………………………… Điện thoại: ………………………………………… Fax: …………………………………………….. E-mail: …………………………………………………………………………………………………… Website: ………………………………………………………………………………………………… Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ………………………………………………………………………… Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………………. Ngân hàng: …..………………………………………………………………………………………….. Cơ quan chủ quản đề tài: ……………………………………………………………………………… 9 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: (nếu có) 1. Tổ chức 1: ………………………………………………………………………………………….. Cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………………. Điện thoại: ……………………………………… Fax: ……………………………………………….. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..… Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………….….. Số tài khoản: ………………………………………………………………………………………..….. Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………..……. 2. Tổ chức 2: …………………………………………………………………………………..………. Cơ quan chủ quản: ………………………………………………………………………….…………. Điện thoại: ……………………………………… Fax: ……………………………………..…………. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..…………… Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………….……………….. Số tài khoản: …………………………………………………………………………..……………….. Ngân hàng: ……………………………………………………………………………..………………. 10 Các cán bộ thực hiện đề tài: (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu và gửi kèm theo hồ sơ đăng ký) Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi3) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 11 Mục tiêu của đề tài: (phát triển và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 12 Tình trạng đề tài: £ Mới £ Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả £ Kế tiếp nghiên cứu của người khác 13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài: 13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài (Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài) 14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan: (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn) 15 Nội dung nghiên cứu của đề tài (Xác định các nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logíc, phù hợp cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra; ghi rõ các chuyên đề nghiên cứu cần thực hiện trong từng nội dung) Nội dung 1: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Nội dung 2: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Nội dung 3: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 16 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài: (giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài) - Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính) - Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu) - Khảo sát/điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp) - Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung) - ……………. 17 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng) Cách tiếp cận: ……………………………………………………………………………………………………… Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 18 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước: [Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài (kể cả tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề tài; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính - nếu có] 19 Phương án hợp tác quốc tế: (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài) 20 Kế hoạch thực hiện: Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu, kết thúc) Cá nhân, tổ chức thực hiện* Dự kiến kinh phí 1 Nội dung 1 - Công việc 1 - Công việc 2 …………. 2 Nội dung 2 - Công việc 1 - Công việc 2 …….. * Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 10 III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 21 Sản phẩm chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt: (liệt kê theo dạng sản phẩm) 21.1. Dạng I: Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác. TT Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm ) Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú 21.2 Dạng II: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác TT Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm ) Yêu cầu khoa học cần đạt Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản) Ghi chú 22 Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: 22.1. Lợi ích của đề tài: a) Tác động đến xã hội (đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội) và tác động đối với ngành, lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới thông qua các công trình công bố ở trong và ngoài nước) ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… b) Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học (số người được đào tạo thạc sỹ - tiến sỹ, chuyên ngành đào tạo) ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… 22.2 Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: (Nêu rõ tên kết quả nghiên cứu; cơ quan/tổ chức ứng dụng; luận giải nhu cầu của cơ quan/ tổ chức ứng dụng; tính khả thi của phương thức chuyến giao kết quả nghiên cứu) ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ (Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo) Đơn vị tính: triệu đồng 23 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi: Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động (khoa học, phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 1 Tổng kinh phí Trong đó: Ngân sách SNKH: Năm thứ nhất*: Năm thứ hai*: …………. 2 Nguồn khác (vốn huy động,...) (*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt Ngày ….. tháng ….. năm 20.... Chủ nhiệm đề tài (Họ tên và chữ ký) Ngày ….. tháng ….. năm 20…. Tổ chức chủ trì đề tài (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày ….. tháng ….. năm 20.... Bộ chủ trì4 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày ….. tháng ….. năm 20…. Thủ trưởng Cơ quan chủ quản đề tài5 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) hoặc Đại diện Ban Chủ nhiệm chương trình6 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5=(7+9+11) 6=(8+10+12) 7 8 9 10 11 12 13 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) gồm: Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3... 2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc 4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 5 Chi khác Trong đó: - Công tác trong nước (địa điểm, thời gian) - Hợp tác quốc tế (nước, số người) Tổng cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1. Công lao động (khoa học, phổ thông) Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung lao động Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại mục 15 của thuyết minh Tổng số Nguồn vốn Mục chi Ngân sách SNKH Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5=(7+9+11) 6=(8+10+12) 7 8 9 10 11 12 13 1 Nội dung 1 - Sản phẩm 1 - Sản phẩm 2 2 Nội dung 2 - Sản phẩm .... Tổng cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Nguyên, vật liệu (Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại thuyết minh) 2 Năng lượng, nhiên liệu 3 Mua sách, tài liệu, số liệu Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 3. Thiết bị, máy móc Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Mục chi Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai * Năm thứ ba * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài (chỉ ghi tên thiết bị và giá trị còn lại, không cộng vào tổng kinh phí của Khoản 3) 2 Thiết bị mua mới 3 Thuê thiết bị (ghi tên thiết bị, thời gian thuê) Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba * 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 5. Chi khác Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Tổng số Nguồn vốn Mục chi Tổng Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Công tác trong nước (địa điểm, thời gian, số lượt người) 2 Hợp tác quốc tế a Đoàn ra (nước đến, số người, số ngày, số lần) b Đoàn vào (số người, số ngày, số lần...) 3 Kinh phí quản lý (của cơ quan chủ trì) 4 Chi phí đánh giá, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu các cấp - Chi phí kiểm tra nội bộ - Chi nghiệm thu trung gian - Chi phí nghiệm thu nội bộ - Chi phí nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài 5 Chi khác - Hội thảo - Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm - Dịch tài liệu - Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Khác 6 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 7 ……… Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Biểu B1-2c-TMDA 10/2014/TT-BKHCN THUYẾT MINH1 DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP QUỐC GIA I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1 Tên dự án 1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển): 2 Thời gian thực hiện: …………….. tháng 3 Cấp quản lý (Từ tháng …../20.... đến tháng ……/20....) Quốc gia £ Bộ £ Cơ sở £ Tỉnh £ 4 £ Thuộc Chương trình (ghi rõ tên chương trình, nếu có) £ Thuộc dự án KH&CN £ Dự án độc lập 5 Tổng vốn thực hiện dự án: ………………………………. triệu đồng, trong đó: Nguồn Kinh phí (triệu đồng) - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học - Vốn tự có của tổ chức chủ trì - Khác (liên doanh...) 6 Phương thức khoán chi: £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……………. triệu đồng - Kinh phí không khoán: …………. triệu đồng 7 Chủ nhiệm dự án Họ và tên: ………………………………………………….. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………… Giới tính: Nam £ / Nữ: £ Học hàm, học vị / Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………… Chức danh khoa học: ……………………………. Chức vụ: ……………………………………. Điện thoại: Tổ chức: ………………… Nhà riêng: …………………. Mobile: ………………….. Tên tổ chức đang công tác: ……………………………………………………………………….. Địa chỉ tổ chức: ………………………….………………………………………………………….. Địa chỉ nhà riêng: ……………………….…………………………………………………………... 8 Thư ký Dự án Họ và tên: …………………………………………………..………………………………………. Năm sinh: …………………………………………………………… Giới tính: Nam £ / Nữ: £ Học hàm, học vị / Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………... Chức danh khoa học: …………………………….………………………………………………… Chức vụ: ……………………………………..……………………………………………………… Điện thoại: Tổ chức: ………………… Nhà riêng: …………………. Mobile: …………………. Fax: ……………………………………. E-mail: ..………………………………………………… Tên tổ chức đang công tác: ………………………………………………………………………. Địa chỉ tổ chức: ………………………….…………………………………………………………. Địa chỉ nhà riêng: ……………………….………………………………………………………….. 9 Tổ chức chủ trì thực hiện dự án Tên tổ chức chủ trì dự án: …………………………………………………..…………………………………………………… Điện thoại: ………………………………. Fax: ….……………………………………………….. E-mail: …………………………………………..………………………………………………….. Website: …………………………………………..………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………..………………………………………………….. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………..……………………….. Số tài khoản: …………………………………………..…………………………………………… Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng: …………………………………………..……………………… Tên cơ quan chủ quản dự án: ……………………………………………………………………. 10 Tổ chức tham gia chính 10.1. Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ Tên tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ: …………………………………………..……… …………………………………………..…………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………… Fax: …………………………………………………… E-mail: ………………………………………….. Website: ………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………..………………………………………………….. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………. Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ của dự án: ……………………………………… 10.2. Tổ chức khác Tên tổ chức …………………………………………..…………………………………………….. Điện thoại: ……………………………… Fax: ……………………………………………………. E-mail: ………………………………………….. Website: ………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………..………………………………………………….. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………. 11 Cán bộ thực hiện Dự án (Ghi những người dự kiến đóng góp khoa học chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện dự án, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm Dự án - mỗi người có tên trong danh sách này cần khai báo lý lịch khoa học theo Biểu B1-4-LLCN. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) TT Họ và tên Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho dự án (Số tháng quy đổi2) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 Xuất xứ [Ghi rõ xuất xứ của dự án từ một trong các nguồn sau: - Từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) đã được Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị (tên đề tài, thuộc Chương trình học và công nghệ cấp Nhà nước (nếu có), mã số, ngày tháng năm đánh giá nghiệm thu; kèm Biên bản đánh giá nghiệm thu/ Quyết định công nhận kết quả đánh giá nghiệm thu của cấp có thẩm quyền); - Từ sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng khoa học và công nghệ (tên văn bằng, chứng chỉ, ngày cấp); - Kết quả khoa học công nghệ từ nước ngoài (hợp đồng chuyển giao công nghệ; tên văn bằng, chứng chỉ, ngày cấp nếu có; nguồn gốc, xuất xứ, hồ sơ liên quan); - Sản phẩm khoa học và công nghệ khác.] …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 13 Luận cứ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án 13.1. Làm rõ về công nghệ lựa chọn của dự án (Tính mới, ưu việt, tiên tiến của công nghệ; trình độ công nghệ so với công nghệ hiện có ở Việt Nam, khả năng triển khai công nghệ trong nước, tính phù hợp của công nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường,...). …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 13.2. Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án (Hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng kết quả của dự án: khả năng mở rộng thị trường ở trong nước và xuất khẩu: nêu rõ các yếu tố chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại, chẳng hạn: sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giá nhân công rẻ, phí vận chuyển thấp, tính ưu việt của công nghệ...). …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 13.3. Tác động của kết quả dự án đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng (Tác động của sản phẩm dự án đến phát triển KT-XH, môi trường, khả năng tạo thêm việc làm, ngành nghề mới, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đảm bảo an ninh, quốc phòng...). …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 13.4. Năng lực thực hiện dự án (Mức độ cam kết và năng lực thực hiện của các tổ chức tham gia chính trong dự án: năng lực khoa học, công nghệ của người thực hiện và cơ sở vật chất-kỹ thuật, các cam kết bằng hợp đồng về mức đóng góp vốn, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, bao tiêu sản phẩm, phân chia lợi ích về khai thác quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ rủi ro). …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 13.5. Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của dự án (Nêu rõ phương án về tổ chức sản xuất; nhân rộng, chuyển giao công nghệ; thành lập doanh nghiệp mới để sản xuất - kinh doanh,...). …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN 14 Mục tiêu 14.1. Mục tiêu của dự án sản xuất3 hoặc chuyển giao công nghệ đặt ra (Chất lượng sản phẩm; quy mô sản xuất); …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 14.2. Mục tiêu của dự án sản xuất thử nghiệm (Trình độ công nghệ, quy mô sản phẩm) …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 15 Nội dung 15.1. Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ (là xuất xứ của dự án) để triển khai trong dự án …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 15.2 Phân tích những vấn đề mà dự án cần giải quyết về công nghệ (Hiện trạng của công nghệ và việc hoàn thiện, thử nghiệm tạo ra công nghệ mới; nắm vững, làm chủ quy trình công nghệ và các thông số kỹ thuật; ổn định chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm; nâng cao khối lượng sản phẩm cần sản xuất thử nghiệm để khẳng định công nghệ và quy mô của dự án sản xuất thử nghiệm); …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 15.3. Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. …………………………………………..……………………………………………………………. 16 Phương án triển khai 16.1. Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm: a) Phương thức tổ chức thực hiện: (- Đối với đơn vị chủ trì là doanh nghiệp: cần làm rõ năng lực triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ theo mục tiêu trong dự án; phương án liên doanh, phối hợp với các tổ chức KH&CN trong việc phát triển, hoàn thiện công nghệ; - Đối với đơn vị chủ trì là tổ chức khoa học và công nghệ: cần làm rõ năng lực triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ theo mục tiêu trong dự án; việc liên doanh với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất thử nghiệm (kế hoạch/phương án của doanh nghiệp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất, đóng góp về vốn, về nhân lực, về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức phân chia lợi nhuận;...) …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. b) Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai dự án: - Địa điểm thực hiện dự án (nêu địa chỉ cụ thể, nêu thuận lợi và hạn chế về cơ sở hạ tầng như giao thông, liên lạc, điện nước.... của địa bàn triển khai dự án); nhà xưởng, mặt bằng hiện có (m2), dự kiến cải tạo, mở rộng, ……..; - Trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai dự án sản xuất thử nghiệm (làm rõ những trang thiết bị đã có, bao gồm cả liên doanh với các đơn vị tham gia, trang thiết bị cần thuê, mua hoặc tự thiết kế chế tạo; khả năng cung ứng trang thiết bị của thị trường cho dự án; ………….); - Nguyên vật liệu (khả năng cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu cho quá trình sản xuất thử nghiệm, làm rõ những nguyên vật liệu cần nhập của nước ngoài; ………); - Nhân lực cần cho triển khai dự án: số cán bộ khoa học công nghệ và công nhân lành nghề tham gia thực hiện dự án; kế hoạch tổ chức nhân lực tham gia dự án; nhu cầu đào tạo phục vụ dự án (số lượng cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân). - Môi trường (đánh giá tác động môi trường do việc triển khai dự án và giải pháp khắc phục); …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. 16.2. Phương án tài chính (Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án) trên cơ sở: - Tổng vốn đầu tư để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn cố định, vốn lưu động cho một khối lượng sản phẩm cần thiết trong một chu kỳ sản xuất thử nghiệm để có thể tiêu thụ và tái sản xuất cho đợt sản xuất thử nghiệm tiếp theo (trong trường hợp cần thiết); - Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tham gia dự án (kèm theo các văn bản pháp lý minh chứng cho việc huy động các nguồn vốn: báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2-3 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của ngân hàng; cam kết pháp lý về việc đóng góp vốn của các tổ chức tham gia dự án,...); - Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (các nội dung chi bằng nguồn vốn này). - Tính toán, phân tích giá thành sản phẩm của dự án (theo từng loại sản phẩm của dự án nếu có); thời gian thu hồi vốn. Các số liệu cụ thể của phương án tài chính được trình bày tại các bảng 1 đến bảng 5 và các phụ lục 1 đến phụ lục 7) …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. 16.3. Dự báo nhu cầu thị trường và phương án kinh doanh sản phẩm của dự án (Giải trình và làm rõ thêm các bảng tính toán và phụ lục kèm theo bảng 3-5, phụ lục 9); - Dự báo nhu cầu thị trường (dự báo nhu cầu chung và thống kê danh mục các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua sản phẩm dự án); - Phương án tiếp thị sản phẩm của dự án (tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng trang web, tham gia hội chợ triển lãm, trình diễn công nghệ, tờ rơi,...); - Phân tích giá thành, giá bán dự kiến của sản phẩm trong thời gian sản xuất thử nghiệm; giá bán khi ổn định sản xuất (so sánh với giá sản phẩm nhập khẩu, giá thị trường trong nước hiện tại; dự báo xu thế giá sản phẩm cho những năm tới); các phương thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dự án; - Phương án tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm khi phát triển sản xuất quy mô công nghiệp. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. 17 Sản phẩm của Dự án [Phân tích, làm rõ các thông số và so sánh với các sản phẩm cùng loại trong nước và của nước ngoài: (i)Dây chuyền công nghệ, các thiết bị, quy trình công nghệ đã được ổn định (quy mô, các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật); (ii)Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; (iii) Ấn phẩm; (iv) Đào tạo cán bộ; (v) Sản phẩm sản xuất thử nghiệm (chủng loại, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng)]. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. 18 Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc 18.1. Phương thức triển khai [Mô tả rõ phương án triển khai lựa chọn trong các loại hình sau đây: (i)Đưa vào sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp; (ii)Nhân rộng, chuyển giao kết quả của dự án; (iii)Liên doanh, liên kết; (iv)Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới để tiến hành sản xuất- kinh doanh; (v)Hình thức khác: Nêu rõ]. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. 18.2. Quy mô sản xuất (Công nghệ, nhân lực, sản phẩm,...) …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. 18.3. Tổng số vốn của dự án sản xuất. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. …………………………………………..………………………………………………………………. III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM Tổng kinh phí cần thiết để triển khai dự án sản xuất thử nghiệm = Vốn cố định của dự án sản xuất + Kinh phí hỗ trợ công nghệ + Vốn lưu động. * Vốn cố định của Dự án sản xuất gồm: (i)Thiết bị, máy móc đã có (giá trị còn lại); (ii)Thiết bị, máy móc mua mới; (iii)Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại); (iv)Nhà xưởng xây mới hoặc cải tạo. * Vốn lưu động: chỉ tính chi phí để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất cho đợt sản xuất thử nghiệm tiếp theo. * Kinh phí hỗ trợ công nghệ: chi phí hoàn thiện, ổn định các thông số kinh tế-kỹ thuật. Bảng 1. Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai Dự án Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn Tổng cộng Trong đó Vốn cố định Kinh phí hỗ trợ công nghệ Vốn lưu động Thiết bị, máy móc mua mới Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo Chi phí lao động Nguyên vật liệu, năng lượng Thuê thiết bị, nhà xưởng Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: - Năm thứ ba: 2 Các nguồn vốn khác 2.1. Vốn tự có của cơ sở: - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: - Năm thứ ba: 2.2. Khác (vốn huy động,...) - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: - Năm thứ ba: Cộng Bảng 2. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm (Trong thời gian thực hiện Dự án) Nội dung Tổng số chi phí (1.000 đ) Trong đó theo sản phẩm Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 A Chi phí trực tiếp 1 Nguyên vật liệu, bao bì Phụ lục 1 2 Điện, nước, xăng dầu Phụ lục 2 3 Chi phí lao động Phụ lục 6 4 Sửa chữa, bảo trì thiết bị Phụ lục 7 5 Chi phí quản lý Phụ lục 7 B Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản cố định 6 Khấu hao thiết bị cho dự án - Khấu hao thiết bị cũ - Khấu hao thiết bị mới Phụ lục 3 7 Khấu hao nhà xưởng cho dự án - Khấu hao nhà xưởng cũ - Khấu hao nhà xưởng mới Phụ lục 5 8 Thuê thiết bị Phụ lục 3 9 Thuê nhà xưởng Phụ lục 5 10 Phân bổ chi phí hỗ trợ công nghệ Phụ lục 4 11 Tiếp thị, quảng cáo Phụ lục 7 12 Khác (trả lãi vay, các loại phí,...) Phụ lục 7 - Tổng chi phí sản xuất thử nghiệm (A+B): - Giá thành 1 đơn vị sản phẩm: Ghi chú: - Khấu hao thiết bị và tài sản cố định: tính theo quy định của Nhà nước đối với từng loại thiết bị của từng ngành kinh tế tương ứng. - Chi phí hỗ trợ công nghệ: được phân bổ cho thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm và 01 năm đầu sản xuất ổn định (tối đa không quá 3 năm). Bảng 3. Tổng doanh thu (Cho thời gian thực hiện dự án) TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Giá bán dự kiến (1.000 đ) Thành tiền (1.000 đ) 1 2 3 4 5 6 Cộng: Bảng 4. Tổng doanh thu (Cho 1 năm đạt 100% công suất) TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) 1 2 3 4 5 6 Cộng: Bảng 5. Tính toán hiệu quả kinh tế dự án (cho 1 năm đạt 100% công suất) TT Nội dung Thành tiền (1.000đ) 1 2 3 1 Tổng vốn đầu tư cho Dự án 2 Tổng chi phí, trong một năm 3 Tổng doanh thu, trong một năm 4 Lãi gộp (3) - (2) 5 Lãi ròng: (4) - (thuế + lãi vay + các loại phí) 6 Khấu hao thiết bị, XDCB và chi phí hỗ trợ công nghệ trong 1 năm 7 Thời gian thu hồi vốn T (năm, ước tính) 8 Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư, % (ước tính) 9 Tỷ lệ lãi ròng so với tổng doanh thu, % (ước tính) Chú thích: - Tổng vốn đầu tư bao gồm: tổng giá trị còn lại của thiết bị, máy móc và nhà xưởng đã có + tổng giá trị của thiết bị, máy móc mua mới và nhà xưởng bổ sung mới (kể cả cải tạo) + chi phí hỗ trợ công nghệ. - Thuế: gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác nếu có, trong 1 năm; - Lãi vay: là các khoản lãi vay phải trả trong 1 năm. Thời gian thu hồi vốn T = Tổng vốn Đầu tư = --------- = ….. năm Lãi ròng + Khấu hao Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư = Lãi ròng x 100 = ------- x 100 = ….. % Tổng vốn Đầu tư Tỷ lệ lãi ròng so với tổng doanh = Lãi ròng x 100 = ------- x 100 = ….. % Tổng doanh thu 18 Hiệu quả kinh tế - xã hội (Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, giảm nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường …) ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ………, ngày ….. tháng ….. năm 20 … Chủ nhiệm dự án (Họ, tên và chữ ký) ………, ngày ….. tháng ….. năm 20 … Tổ chức chủ trì dự án (Họ, tên, chữ ký, đóng dấu) ………, ngày ….. tháng ….. năm 20 … Bộ chủ trì4 (Họ, tên, chữ ký, đóng dấu) ………, ngày ….. tháng ….. năm 20 … Thủ trưởng Cơ quan chủ quản dự án5 hoặc Chủ nhiệm chương trình6 (Họ, tên, chữ ký, đóng dấu) Phụ lục-TMDA DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN (Theo nội dung chi) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Thiết bị, máy móc mua mới 2 Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo 3 Kinh phí hỗ trợ công nghệ 4 Chi phí lao động 5 Nguyên vật liệu năng lượng 6 Thuê thiết bị, nhà xưởng 7 Chi khác Tổng cộng * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt Phụ lục 1-TMDA NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU (Để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất đợt tiếp theo) Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Nguyên, vật liệu chủ yếu 2 Nguyên, vật liệu phụ 3 Dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng Cộng: * Chỉ dự toán khi được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Phụ lục 2-TMDA NHU CẦU ĐIỆN, NƯỚC, XĂNG DẦU (Để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất đợt tiếp theo) Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Về điện : kW/h - Điện sản xuất: Tổng công suất thiết bị, máy móc ….. kW 2 Về nước: m3 3 Về xăng dầu: Lít - Cho thiết bị sản xuất ………………… tấn - Cho phương tiện vận tải …………………… tấn Cộng: * Chỉ dự toán khi được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Phụ lục 3a-TMDA YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ, MÁY MÓC Đơn vị: triệu đồng A. Thiết bị hiện có (tính giá trị còn lại) TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 I Thiết bị công nghệ 1 2 3 4 II Thiết bị thử nghiệm, đo lường 1 2 3 4 Cộng: Phụ lục 3b-TMDA YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ, MÁY MÓC B. Thiết bị mới bổ sung, thuê thiết bị Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Mua thiết bị công nghệ 2 Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường 3 Mua bằng sáng chế, bản quyền 4 Mua phần mềm máy tính 5 Vận chuyển lắp đặt 6 Thuê thiết bị (nêu các thiết bị cần thuê, giá thuê và chỉ ghi vào cột 7 để tính vốn lưu động) Cộng: Chú ý: Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ mua nguyên chiếc thiết bị, máy móc * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Phụ lục 4-TMDA CHI PHÍ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Chi phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A Chi phí hỗ trợ cho các hạng mục công nghệ (kể cả công nghệ nhập) 1 - Hoàn thiện, nắm vững và làm chủ quy trình công nghệ 2 - Hoàn thiện các thông số về kỹ thuật 3 - Ổn định các thông số và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 4 - Ổn định chất lượng sản phẩm; về khối lượng sản phẩm cần sản xuất thử nghiệm 5 ………… B Chi phí đào tạo công nghệ 1 - Cán bộ công nghệ 2 - Công nhân vận hành 3 ………… Cộng * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Phụ lục 5-TMDA ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG Đơn vị: triệu đồng A. Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại) TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 1 2 3 Cộng A: B. Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Xây dựng nhà xưởng mới 2 Chi phí sửa chữa cải tạo 3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện 4 Chi phí lắp đặt hệ thống nước 5 Chi phí khác Cộng B: * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Phụ lục 6-TMDA CHI PHÍ LAO ĐỘNG (Để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất đợt tiếp theo) Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Số người Số tháng Chi phí tr.đ/người/ tháng Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Chủ nhiệm Dự án 2 Kỹ sư 3 Nhân viên kỹ thuật 4 Công nhân Cộng * Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt Phụ lục 7-TMDA CHI KHÁC CHO DỰ ÁN Đơn vị: triệu đồng TT Mục chi Nội dung Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Tự có Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Công tác phí - Trong nước - Ngoài nước 2 Quản lý phí - Quản lý hành chính thực hiện dự án 3 Sửa chữa, bảo trì thiết bị 4 Chi phí kiểm tra, đánh giá nghiệm thu: - Chi phí kiểm tra trung gian - Chi phí nghiệm thu cấp cơ sở 5 Chi khác: - Hội thảo, hội nghị, - Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, - Thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm - Báo cáo tổng kết, - In ấn, - Phụ cấp chủ nhiệm dự án,... Cộng * Chỉ dự toán khi được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Phụ lục 8-TMDA KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TT Nội dung công việc Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 … 1 Sửa chữa, xây dựng nhà xưởng 2 Hoàn thiện công nghệ 3 Chế tạo, mua thiết bị 4 Lắp đặt thiết bị 5 Đào tạo công nhân 6 Sản xuất thử nghiệm (các đợt) 7 Thử nghiệm mẫu 8 Hiệu chỉnh công nghệ 9 Đánh giá nghiệm thu Phụ lục 9-TMDA VỀ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA THỊ TRƯỜNG TT Tên sản phẩm Đơn vị đo Số lượng có thể tiêu thụ trong năm: Chú thích 20.. 20.. 20.. 1 2 3 4 5 6 7 II. Phương án sản phẩm TT Tên sản phẩm Đơn vị đo Số lượng sản xuất trong năm Tổng số Cơ sở tiêu thụ 20.. 20.. 20.. 1 2 3 4 5 6 7 8 III. Danh mục chỉ tiêu chất lượng sản phẩm TT Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu Đơn vị đo Mức chất lượng Ghi chú Cần đạt Tương tự mẫu Trong nước Thế giới 1 2 3 4 5 6 7 Biểu B1-2d-TMĐA 10/2014/TT-BKHCN THUYẾT MINH1 ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN 1 Tên đề án: 1a. Mã số của đề án: (được cấp khi hồ sơ trúng tuyển) 2 Loại đề án: - £ Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số: - £ Độc lập - £ Khác (ghi rõ tên) 3 Thời gian thực hiện: ……………. tháng (từ tháng /năm 20... đến tháng /năm 20...) 4 Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: ……………. (triệu đồng), trong đó: - Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: ... - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác: ... 5 Phương thức khoán chi: £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……………….. triệu đồng - Kinh phí không khoán: ……….. triệu đồng 6 Chủ nhiệm đề án: Họ và tên: …………………………………………………………………………………………. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………….. Nam/Nữ: ……………………………. Học hàm, học vị: . ………………………………………………………………………………… Chức danh khoa học: …………………………………… Chức vụ: ………………………….. Điện thoại của tổ chức: ……………………Nhà riêng: ……………. Mobile: ……………….. Fax: ………………………………………… E-mail: ……………………………………………. Tên tổ chức đang công tác: …………………………………………………………………….. Địa chỉ tổ chức: …………………………………………………………………………………… Địa chỉ nhà riêng: …………………………………………………………………………………. 7 Thư ký đề án: Họ và tên: …………………………………………………………………………………………. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………….. Nam/Nữ: ……………………………. Học hàm, học vị: . ………………………………………………………………………………… Chức danh khoa học: …………………………………… Chức vụ: …………………………… Điện thoại của tổ chức: ……………………Nhà riêng: ……………. Mobile: ………………… Fax: ………………………………………… E-mail: …………………………………………….. Tên tổ chức đang công tác: ……………………………………………………………………… Địa chỉ tổ chức: ……………………………………………………………………………………. Địa chỉ nhà riêng: …………………………………………………………………………………. 8 Tổ chức chủ trì đề án 2: Tên tổ chức chủ trì đề án: ………………………………………………………………………. Điện thoại: …………………………….. Fax: …………………………………………………… E-mail: …………………………………………………………………………………………….. Website: …………………………………………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………… Số tài khoản: ………………………………………………………………………………………. Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………….. Cơ quan chủ quản đề án: (Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề án) ……………………………………………………………………… 9 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án: (nếu có) 1. Tổ chức 1: ……………………………………………………………………………………… Cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………….. Fax: ………………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………... Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………… Số tài khoản: ………………………………………………………………………………………. Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………… 2. Tổ chức 2: ……………………………………………………………………………………… Cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………….. Fax: ………………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………... Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………… Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………… Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………… 3. Tổ chức …………………… 10 Các cán bộ thực hiện đề án: (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề án, không quá 10 người kể cả Chủ nhiệm đề án. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề án (Số tháng quy đổi3) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 11 Mục tiêu của đề án: (phát triển và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng) ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 12 Tình trạng đề án: £ Mới £ Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả £ Kế tiếp nghiên cứu của người khác 13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề án: 13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề án (Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề án) 13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án (Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hóa mục tiêu và những định hướng nội dung chỉnh cần thực hiện trong đề án) 14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề án đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan: (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn) 15 Nội dung nghiên cứu của đề án: (xác định các nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logíc, phù hợp cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra) Nội dung 1: ………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. Nội dung 2: ………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. Nội dung 3: ………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. 16 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề án (giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề án) - Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính) - Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu) - Đào tạo, tập huấn phục vụ đề án - Khảo sát/điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp) - Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung) - …………….. 17 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề án; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng) Cách tiếp cận: …………………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. 18 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước: [Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề án (kể cả tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề án; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính - nếu có] 19 Phương án hợp tác quốc tế: (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề án; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề án) 20 Kế hoạch thực hiện Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu, kết thúc) Cá nhân, tổ chức thực hiện* Dự kiến kinh phí 1 Nội dung 1 - Công việc 1 - Công việc 2 ……… 2 Nội dung 2 - Công việc 1 - Công việc 2 ……… * Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 10 III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN 21 Sản phẩm chính của đề án và yêu cầu chất lượng cần đạt: (liệt kê theo dạng sản phẩm) 21.1. Dạng I: Báo cáo khoa học của đề án (báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); dự thảo cơ chế chính sách; kết quả dự báo; mô hình; quy trình, quy phạm; phương pháp nghiên cứu mới, sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác. TT Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm) Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú 21.2 Dạng II: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác TT Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm ) Yêu cầu khoa học cần đạt Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản) Ghi chú 22 Lợi ích của đề án và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: 22.1 Lợi ích của đề án: a) Tác động đến xã hội (đóng góp cho việc hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội) và tác động đối với ngành, lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới thông qua các công trình công bố ở trong và ngoài nước) …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. b) Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề án, đào tạo sau đại học (số người được đào tạo thạc sỹ - tiến sỹ, chuyên ngành đào tạo) …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. 22.2 Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: (Nêu rõ tên kết quả nghiên cứu; cơ quan/tổ chức ứng dụng; luận giải nhu cầu của cơ quan/ tổ chức ứng dụng; tính khả thi của phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu) …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ NGUỒN KINH PHÍ (Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo) Đơn vị tính: triệu đồng 23 Kinh phí thực hiện đề án phân theo các khoản chi: Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động (khoa học, phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 1 Tổng kinh phí Trong đó: Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất*: - Năm thứ hai*: ……………. 2 Nguồn khác (vốn huy động, ...) (*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt Ngày ….. tháng ….. năm 20.... Chủ nhiệm đề án (Họ tên và chữ ký) Ngày ….. tháng ….. năm 20…. Tổ chức chủ trì đề tài (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày ….. tháng ….. năm 20.... Bộ chủ trì đề án 4 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Ngày ….. tháng ….. năm 20…. Thủ trưởng Cơ quan chủ quản đề án5 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) hoặc Đại diện Ban Chủ nhiệm chương trình6 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5=(7+9+11) 6=(8+10+12) 7 8 9 10 11 12 13 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) gồm: Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3... 2 Nguyên,vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc 4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 5 Chi khác Trong đó: - Công tác trong nước (địa điểm, thời gian) - Hợp tác quốc tế (nước, số người) Tổng cộng: * Chỉ dự toán khi đề án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI Khoản 1. Công lao động (khoa học, phổ thông) Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung lao động Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại mục 15 của thuyết minh Tổng số Nguồn vốn Mục chi Ngân sách SNKH Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định * Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5=(7+9+11) 6=(8+10+12) 7 8 9 10 11 12 13 1 Nội dung 1 - Sản phẩm 1 - Sản phẩm 2 2 Nội dung 2 - Sản phẩm .... Tổng cộng: * Chỉ dự toán khi đề án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Nguyên, vật liệu (Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại thuyết minh) 2 Năng lượng, nhiên liệu 3 Mua sách, tài liệu, số liệu Cộng: * Chỉ dự toán khi đề án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 3. Thiết bị, máy móc Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Mục chi Đơn vị đo Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai * Năm thứ ba * 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề án (chỉ ghi tên thiết bị và giá trị còn lại, không cộng vào tổng kinh phí của Khoản 3) 2 Thiết bị mua mới 3 Thuê thiết bị (ghi tên thiết bị, thời gian thuê) Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Kinh phí Nguồn vốn Ngân sách SNKH Khác Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba * 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 Cộng: * Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Khoản 5. Chi khác Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Tổng số Nguồn vốn Mục chi Tổng Ngân sách SNKH Khác Tổng số Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định* Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Công tác trong nước (địa điểm, thời gian, số lượt người) 2 Hợp tác quốc tế a Đoàn ra (nước đến, số người, số ngày, số lần) b Đoàn vào (số người, số ngày, số lần...) 3 Kinh phí quản lý (của cơ quan chủ trì) 4 Chi phí đánh giá, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu các cấp - Chi phí kiểm tra nội bộ - Chi nghiệm thu trung gian - Chi phí nghiệm thu nội bộ - Chi phí nghiệm thu ở cấp quản lý đề án 5 Chi khác - Hội thảo - Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm - Dịch tài liệu - Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Khác 6 Phụ cấp chủ nhiệm đề án 7 …………. Cộng: * Chỉ dự toán khi đề án được phê duyệt (theo quy định hiện hành về cơ chế khoán kinh phí đối với các đề tài, dự án SXTN) Biểu B1-3-LLTC 10/2014/TT-BKHCN TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KH&CN 1 CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUÓC GIA 1. Tên tổ chức: Năm thành lập: Địa chỉ: Website: Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Chức năng, nhiệm vụ và loại hình hoạt động KH&CN hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến nhiệm vụ KH&CN. 3. Tổng số cán bộ có trình độ đại học trở lên của tổ chức TT Cán bộ có trình độ đại học trở lên Tổng số 1 Tiến sỹ 2 Thạc sỹ 3 Đại học 4. Số cán bộ nghiên cứu của tổ chức trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ TT Cán bộ có trình độ đại học trở lèn Số trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ 1 Tiến sỹ 2 Thạc sỹ 3 Đại học 5. Kinh nghiệm và thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất liên quan đến nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn/giao trực tiếp của các cán bộ trong tổ chức trực tiếp tham gia đã kê khai ở mục 4 trên đây (Nêu lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm, tên các đề tài/dự án/đề án đã chủ trì hoặc tham gia, những công trình đã áp dụng vào sản xuất và đời sống, thành tựu hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh khác, ...) 6. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến nhiệm vụ KH&CN: - Nhà xưởng: - Trang thiết bị chủ yếu: 7. Khả năng huy động các nguồn vốn khác (ngoài ngân sách SNKH) cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đăng ký. · Vốn tự có: …………………. triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo). · Nguồn vốn khác: ………….. triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo). ……….., ngày ….. tháng ….. năm 20 … THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN (Họ, tên và chữ ký của người lãnh đạo tổ chức, đóng dấu) Biểu B1-4-LLCN 10/2014/TT-BKHCN LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH NHIỆM VỤ KH&CN 1 ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ: £ ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ2: £ 1. Họ và tên: 2. Năm sinh: 3. Nam/Nữ: 4. Học hàm: Học vị: Năm được phong học hàm: Năm đạt học vị: 5. Chức danh nghiên cứu: Chức vụ: 6. Địa chỉ nhà riêng: 7. Điện thoại: CQ: ; NR: ; Mobile: 8. Fax: E-mail: 9. Tổ chức - nơi làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm: Tên tổ chức: Tên người Lãnh đạo: Điện thoại người Lãnh đạo: Địa chỉ tổ chức: 10. Quá trình đào tạo Bậc đào tạo Nơi đào tạo Chuyên môn Năm tốt nghiệp Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Thực tập sinh khoa học 11. Quá trình công tác Thời gian (Từ năm ... đến năm...) Vị trí công tác Tổ chức công tác Địa chỉ Tổ chức 12. Các công trình công bố chủ yếu (liệt kê tối đa 05 công trình tiêu biểu đã công bố liên quan đến nhiệm vụ KH&CN đăng ký trong 5 năm gần nhất) TT Tên công trình (bài báo, công trình...) Là tác giả hoặc là đồng tác giả công trình Nơi công bố (tên tạp chí đã đăng công trình) Năm công bố 13. Số lượng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã được cấp... (liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có) TT Tên và nội dung văn bằng Năm cấp văn bằng 14. Số công trình được áp dụng trong thực tiễn (liên quan đến nhiệm vụ KH&CN đăng ký - nếu có) TT Tên công trình Hình thức, quy mô, địa chỉ áp dụng Thời gian (bắt đầu - kết thúc) 15. Các đề tài/đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia (trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài/đề án, dự án đăng ký - nếu có) Tên đề tài/đề án, dự án,nhiệm vụ khác đã chủ trì Thời gian (bắt đầu - kết thúc) Thuộc Chương trình (nếu có) Tình trạng đề tài (đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu) Tên đề tài/đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã tham gia Thời gian (bắt đầu - kết thúc) Thuộc Chương trình (nếu có) Tình trạng đề tài (đã nghiêm thu, chưa nghiệm thu) 16. Giải thưởng (về KH&CN, về chất lượng sản phẩm,... liên quan đến đề tài/đề án, dự án đăng ký - nếu có) TT Hình thức và nội dung giải thưởng Năm tặng thưởng 17. Thành tựu hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh khác (liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có) TỔ CHỨC - NƠI LÀM VIỆC CỦA CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM (HOẶC THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH) ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN, DỰ ÁN3 (xác nhận và đóng dấu) Đơn vị đồng ý và sẽ dành thời gian cần thiết để Ông, bà ….. chủ trì (tham gia) thực hiện đề tài/đề án, dự án ………, ngày … tháng … năm 20… CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM (HOẶC THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH) ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN, DỰ ÁN (Họ, tên và chữ ký) Biểu B1-5-PHNC 10/2014/TT-BKHCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ GIẤY XÁC NHẬN PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU1 NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA Kính gửi: Bộ …………………. 1. Tên đề tài, đề án, dự án SXTN đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Thuộc Chương trình KH&CN (nếu có): ............................................................................................................................................. Mã số của Chương trình: …………………………… Thuộc lĩnh vực KH&CN: ............................................................................................................................................. 2. Tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, đề án, dự án SXTN - Tên tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, đề án, dự án SXTN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. - Họ và tên, học vị, chức vụ của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, đề án, dự án SXTN ............................................................................................................................................. 3. Tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, đề án, dự án SXTN - Tên tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, đề án, dự án SXTN ............................................................................................................................................. Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………………. Điện thoại …………………………………….. 4. Nội dung công việc tham gia trong đề tài, đề án, dự án (và kinh phí tương ứng) của tổ chức phối hợp nghiên cứu đã được thể hiện trong bản thuyết minh đề tài, đề án, dự án SXTN của hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp. Khi Hồ sơ trúng tuyển, chúng tôi cam đoan sẽ hoàn thành những thủ tục pháp lý do Quý Bộ hướng dẫn về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên để thực hiện tốt nhất và đúng thời hạn mục tiêu, nội dung và sản phẩm của đề tài, đề án, dự án SXTN. CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM (Họ, tên và chữ ký) .............., ngày ....tháng ... năm 20.... THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ (Họ, tên, chữ ký và đóng dấu) THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ PHỐI HỢP THỰC HIỆN (Họ, tên, chữ ký và đóng dấu) PHỤ LỤC II BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. B2-1 -BBHS: Biên bản mở hồ sơ. 2. B2-2a-NXĐTCN: Phiếu nhận xét đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ. 3. B2-2b-NXĐTXH: Phiếu nhận xét đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. 4. B2-2c-NXDA: Phiếu nhận xét dự án sản xuất thử nghiệm. 5. B2-2d-NXĐA: Phiếu nhận xét đề án. 6. B2-3a-ĐGĐTCN: Phiếu đánh giá chấm điểm đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ. 7. B2-3b-ĐGĐTXH: Phiếu đánh giá chấm điểm đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. 8. B2-3c-ĐGDA: Phiếu đánh giá chấm điểm dự án sản xuất thử nghiệm. 9. B2-3d-ĐGĐA: Phiếu đánh giá chấm điểm đề án. 10. B2-4-KPĐG: Biên bản kiểm phiếu đánh giá. 11 .B2-5-THKP: Bảng tổng hợp kiểm phiếu đánh giá. 12. B2-6-BBHĐ: Biên bản họp hội đồng đánh giá hồ sơ. 13. B2-7-UQ: Giấy ủy quyền Biểu B2-1-BBHS 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KHK&CN CẤP QUỐC GIA ………….., ngày tháng năm 20… BIÊN BẢN MỞ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA 1. Tên nhiệm vụ KH&CN: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Địa điểm và thời gian …………………., ngày ……./……./20... 4. Đại diện các cơ quan và tổ chức liên quan tham gia mở hồ sơ TT Tên cơ quan, tổ chức Họ và tên đại biểu 5. Tình trạng của các hồ sơ - Tổng số hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ KH&CN: ……. hồ sơ. - Số hồ sơ được niêm phong kín đến thời điểm mở hồ sơ:…/….. (tổng số hồ sơ đăng ký). - Tình trạng của các hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp được thể hiện trong bảng sau: TT Tên tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn hoặc giao trực tiếp Tình trạng Hồ sơ Nộp đúng hạn1 Tính đầy đủ của Hồ sơ đăng ký2 Tư cách pháp nhân Có nhiệm vụ cấp Quốc gia4 Đang chủ trì nhiệm vụ (chưa nghiệm thu)3 Nợ thu hồi DA SXTN, DA CGCN5 Bị đình chỉ do sai phạm hoặc không ứng dụng kết quả theo HĐ6 Hết thời hạn hợp đồng quá 30 ngày chưa nghiệm thu7 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Kết luận: Như vậy, trong số ………. hồ sơ đăng ký, có ………. hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện để đưa vào xem xét đánh giá, cụ thể như sau: TT Tên tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài/đề án/dự án SXTN Ghi chú (1) (2) (3) 1 2 Các bên thống nhất và ký vào biên bản mở hồ sơ vào ….. h ….. phút, ngày …../…./ 20.... ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NỘP HỒ SƠ (Họ, tên và chữ ký) ĐẠI DIỆN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN (Họ, tên và chữ ký) ____________________________ 1 Những Hồ sơ nộp quá hạn sẽ được thống kê vào biểu này nhưng không mở; 2 Hồ sơ gồm đầy đủ các loại tài liệu được quy định tại Điều 5 của Thông tư; 3,5 Tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ; 4 Nhiệm vụ cấp Quốc gia gồm: đề tài, đề án, dự án SXTN, nhiệm vụ Nghị định thư, Dự án CGCN, NCCB; 6 Nếu vi phạm, không được tham gia tuyển chọn trong 03 năm, tính từ thời điểm có Kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu hoặc có Quyết định đình chỉ của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; 7 Tổ chức vi phạm, không được tham gia tuyển chọn trong 01 năm; Cá nhân vi phạm, không được tham gia tuyển chọn trong 02 năm. Biểu B2-2a-NXĐTCN 10/2014/TT-BKHCN PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA Chuyên gia/Ủy viên phản biện Ủy viên hội đồng Họ và tên chuyên gia: 1. Tên đề tài: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Nhận xét của chuyên gia 4 3 2 1 0 1. Đánh giá tổng quan [Định hướng mục tiêu theo đặt hàng và Mục 15, 16] - Mục tiêu của đề tài đáp ứng được yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu. £ £ £ £ £ - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 1: 2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng [Mục 17, 18] - Các nội dung nghiên cứu phù hợp để đạt được mục tiêu £ £ £ £ £ - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung nghiên cứu đề ra £ £ £ £ £ - Kỹ thuật sử dung trong nghiên cứu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 3. Sản phẩm khoa học và công nghệ [Mục 22] - Đáp ứng được yêu cầu đặt hàng £ £ £ £ £ - Có khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ £ £ £ £ £ - Khả năng được công bố trên các tạp chí KH&CN uy tín trong/ngoài nước £ £ £ £ £ - Đào tạo sau đại học £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4. Khả năng ứng dụng và dự toán tác động [Mục 23, 24, 25] - Khả năng thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra. £ £ £ £ £ - Phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu. £ £ £ £ £ - Mức độ làm rõ được (tên) các địa chỉ sẵn sàng (dự kiến) áp dụng kết quả đề tài. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 4: 5. Tính khả thi - Tính hợp lý và khả thi của phương án phối hợp [Mục 19 và 20] £ £ £ £ £ - Tính hợp lý trong bố trí kế hoạch [Mục 21]. £ £ £ £ £ - Dự toán phù hợp với nội dung và sản phẩm dự kiến tạo ra của đề tài £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 5: 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Hồ sơ năng lực kèm theo] - Cơ quan chủ trì đề tài và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài. £ £ £ £ £ - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 6: Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). Nhận xét, giải thích cho kiến nghị trên: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Ngày ….. tháng ….. năm 20 … (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu B2-2b-NXĐTCN 10/2014/TT-BKHCN PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA Chuyên gia/Ủy viên phản biện Ủy viên hội đồng Họ và tên chuyên gia: 1. Tên đề tài: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Nhận xét của chuyên gia 4 3 2 1 0 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài [Định hướng mục tiêu theo đặt hàng] - Mục tiêu của đề tài đáp ứng được yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu; cụ thể hóa định hướng mục tiêu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 1: 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài [Mục 13] - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ - Luận giải sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề tài £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 3. Nội dung, phương án tổ chức thực hiện [Mục 15, 16, 18, 19] - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ - Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức nghiên cứu £ £ £ £ £ - Phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước £ £ £ £ £ - Tính hợp lý trong việc sử dụng kinh phí cho các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu [Mục 17] - Cách tiếp cận đề tài với đối tượng nghiên cứu £ £ £ £ £ - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 4: 5. Sản phẩm, lợi ích của đề tài và phương án chuyển giao kết quả [Mục 21, 22] - Sản phẩm của đề tài phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ - Tác động tốt đến xã hội, ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân (bài báo quốc tế, đào tạo sau đại học) £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 5: 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Hồ sơ năng lực kèm theo] - Cơ quan chủ trì đề tài và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài. £ £ £ £ £ - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 6: Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). Nhận xét, giải thích cho kiến nghị trên: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Ngày ….. tháng ….. năm 20 … (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu B2-2c-NXDA 10/2014/TT-BKHCN PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN SXTN CẤP QUỐC GIA Chuyên gia/Ủy viên phản biện Ủy viên hội đồng Họ và tên chuyên gia: 1. Tên dự án: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí nhận xét Nhận xét của chuyên gia 4 3 2 1 0 1. Đánh giá chung [Mục 12, 13] - Mức độ làm rõ được xuất xứ của công nghệ và chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án. £ £ £ £ £ - Sản phẩm của dự án có khả năng tạo ra cơ hội kinh doanh. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 1: 2. Mục tiêu, nội dung và phương án triển khai [Mục 14, 15, 16] - Mục tiêu của hoàn thiện công nghệ của dự án đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của nhà nước. £ £ £ £ £ - Mức độ hoàn thiện, cải tiến công nghệ của dự án so với công nghệ xuất xứ. £ £ £ £ £ - Mức độ làm rõ cho giải pháp hoàn thiện công nghệ. £ £ £ £ £ - Tính khả thi của phương án tổ chức triển khai. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 3. Giá trị của công nghệ [Mục 13, 14, 15, 17] - Trình độ công nghệ của dự án so với công nghệ trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ - Khả năng tạo ra sản phẩm mới từ công nghệ của dự án. £ £ £ £ £ - Tính khả thi của công nghệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4. Lợi ích của dự án [Mục 13.2, 13.2, 16] - Làm rõ lợi ích của dự án đối với đơn vị chủ trì hoặc đơn vị hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện công nghệ. £ £ £ £ £ - Khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án. £ £ £ £ £ - Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dự án. £ £ £ £ £ - Định lượng được những lợi ích khi triển khai dự án £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 4: 5. Phương án tài chính [Phần III và văn bản pháp lý có liên quan] - Phương án huy động vốn ngoài ngân sách SNKH để thực hiện. £ £ £ £ £ - Sự phù hợp của tổng dự toán. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 5: 6. Năng lực thực hiện [Phần III và Mục 13.4, 16] - Năng lực tổ chức, quản lý của chủ trì dự án và các cá nhân tham gia. £ £ £ £ £ - Điều kiện và năng lực của cơ quan chủ trì và tổ chức phối hợp chính £ £ £ £ £ Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). Nhận xét, giải thích cho kiến nghị trên: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Ngày ….. tháng ….. năm 20 … (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu B2-2d-NXĐA 10/2014/TT-BKHCN PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN SXTN CẤP QUỐC GIA Chuyên gia/Ủy viên phản biện Ủy viên hội đồng Họ và tên chuyên gia: 1. Tên đề án: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Nhận xét của chuyên gia 4 3 2 1 0 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề án [Định hướng mục tiêu theo đặt hàng] - Mục tiêu của đề án đáp ứng được yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu; cụ thể hóa định hướng mục tiêu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 1: 2. Đánh giá tổng quan [Mục 13] - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ - Luận giải sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề án £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 3. Nội dung, phương án tổ chức thực hiện [Mục 15, 16, 18, 19] - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ - Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức nghiên cứu £ £ £ £ £ - Phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước £ £ £ £ £ - Tính hợp lý trong việc sử dụng kinh phí cho các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu [Mục 17] - Cách tiếp cận đề án £ £ £ £ £ - Phương pháp nghiên cứu £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 4: 5. Sản phẩm, lợi ích của đề án và phương án chuyển giao kết quả [Mục 21, 22] - Sản phẩm của đề án phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ - Tác động tốt đến xã hội, ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân (bài báo quốc tế, đào tạo sau đại học) £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 5: 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Hồ sơ năng lực kèm theo] - Cơ quan chủ trì đề án và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án. £ £ £ £ £ - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. £ £ £ £ £ Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 6: Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). Nhận xét, giải thích cho kiến nghị trên: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Ngày ….. tháng ….. năm 20 … (Chuyên gia đánh giá ký, ghi rõ họ tên) Biểu B2-3a-ĐGĐTCN 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA 1. Tên đề tài: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Chuyên gia đánh giá Hệ số Điểm Σ Điểm tối đa 4 3 2 1 0 1. Đánh giá tổng quan 1 8 - Mục tiêu của đề tài đáp ứng được yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu [Định hướng mục tiêu theo đặt hàng và Mục 15] £ £ £ £ £ - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước [Mục 16] £ £ £ £ £ 1 2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng [Mục 17, 18] 24 - Các nội dung nghiên cứu phù hợp để đạt được mục tiêu £ £ £ £ £ 3 - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung nghiên cứu đề ra £ £ £ £ £ 2 - Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu £ £ £ £ £ 1 3. Sản phẩm khoa học và công nghệ [Mục 22] 16 - Đáp ứng được yêu cầu đặt hàng £ £ £ £ £ 1 - Khả thi khi đăng ký sở hữu trí tuệ £ £ £ £ £ 1 - Khả năng được công bố trên các tạp chí KH&CN uy tín trong/ngoài nước £ £ £ £ £ 1 - Đào đạo sau đại học £ £ £ £ £ 1 4. Khả năng ứng dụng và dự kiến tác động [Mục 23, 24, 25] 16 - Khả năng thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra £ £ £ £ £ 1 - Phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu. £ £ £ £ £ 1 - Mức độ làm rõ được (tên) các địa chỉ sẵn sàng (dự kiến) áp dụng kết quả đề tài. £ £ £ £ £ 2 5. Tính khả thi 16 - Tính hợp lý và khả thi của phương án phối hợp [Mục 19 và 20] £ £ £ £ £ 1 - Tính hợp lý trong bố trí kế hoạch [Mục 21]. £ £ £ £ £ 1 - Dự toán phù hợp với nội dung và sản phẩm dự kiến tạo ra của đề tài £ £ £ £ £ 2 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Hồ sơ năng lực kèm theo] 20 - Cơ quan chủ trì đề tài và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài. £ £ £ £ £ 2 - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. £ £ £ £ £ 3 Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ 100 Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). (Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá lớn hơn 70 điểm) Nhận xét, kiến nghị: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Biểu B2-3b-ĐGĐTXH 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA 1. Tên đề tài: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Chuyên gia đánh giá Hệ số Điểm Σ Điểm tối đa 4 3 2 1 0 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1 4 - Mục tiêu của đề tài đáp ứng được yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu; cụ thể hóa định hướng mục tiêu £ £ £ £ £ 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu [Mục 13] 16 - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ 2 - Luận giải sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề tài £ £ £ £ £ 2 3. Nội dung, phương án tổ chức thực hiện [Mục 15, 16, 18, 19] 24 - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ 2 - Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức nghiên cứu £ £ £ £ £ 2 - Phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước £ £ £ £ £ 1 - Tính hợp lý trong việc sử dụng kinh phí cho các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ 1 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu [Mục 17] 12 - Cách tiếp cận đề tài với đối tượng nghiên cứu £ £ £ £ £ 1 - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu £ £ £ £ £ 2 5. Sản phẩm, lợi ích của đề tài và phương án chuyển giao kết quả [Mục 21, 22] 24 - Sản phẩm của đề tài phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ 3 - Tác động tốt đến xã hội, ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân (bài báo quốc tế, đào tạo sau đại học) £ £ £ £ £ 3 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Hồ sơ năng lực kèm theo] 20 - Cơ quan chủ trì đề tài và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài. £ £ £ £ £ 2 - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. £ £ £ £ £ 3 Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ 100 Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). (Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá lớn hơn 70 điểm) Nhận xét, kiến nghị: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Biểu B2-3c-ĐGDA 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN SXTN CẤP QUỐC GIA 1. Tên dự án: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Chuyên gia đánh giá Hệ số Điểm Σ Điểm tối đa 4 3 2 1 0 1. Đánh giá chung [Mục 12, 13] 1 8 - Mức độ làm rõ được xuất xứ của công nghệ và chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án. £ £ £ £ £ - Sản phẩm của dự án có khả năng tạo ra cơ hội kinh doanh. £ £ £ £ £ 1 2. Mục tiêu, nội dung và phương án triển khai [Mục 14, 15, 16] 24 - Mục tiêu của hoàn thiện công nghệ của dự án đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của nhà nước. £ £ £ £ £ 1 - Mức độ hoàn thiện, cải tiến công nghệ của dự án so với công nghệ xuất xứ. £ £ £ £ £ 1 - Mức độ làm rõ cho giải pháp hoàn thiện công nghệ. £ £ £ £ £ 2 - Tính khả thi của phương án tổ chức triển khai. £ £ £ £ £ 2 3. Giá trị của công nghệ [Mục 13, 14, 15, 17] 16 - Trình độ công nghệ của dự án so với công nghệ trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ 1 - Khả năng tạo ra sản phẩm mới từ công nghệ của dự án. £ £ £ £ £ 2 - Tính khả thi của công nghệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ. £ £ £ £ £ 1 4. Lợi ích của dự án [Mục 13.2, 13.2, 16] 16 - Làm rõ lợi ích của dự án đối với đơn vị chủ trì hoặc đơn vị hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện công nghệ. £ £ £ £ £ 1 - Khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án. £ £ £ £ £ 1 - Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dự án. £ £ £ £ £ 1 - Định lượng được những lợi ích khi triển khai dự án. £ £ £ £ £ 1 5. Phương án tài chính [Phần III và các văn bản pháp lý có liên quan] 20 - Phương án huy động vốn ngoài ngân sách SNKH để thực hiện. £ £ £ £ £ 3 - Sự phù hợp của tổng dự toán £ £ £ £ £ 2 6. Năng lực thực hiện [Phần III và các Mục 13.4, 16] 16 - Năng lực tổ chức, quản lý của chủ trì dự án và các cá nhân tham gia. £ £ £ £ £ 2 - Điều kiện và năng lực của cơ quan chủ trì và tổ chức phối hợp chính £ £ £ £ £ 2 Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ 100 Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). (Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá lớn hơn 70 điểm) Nhận xét, kiến nghị: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Biểu B2-3d-ĐGĐA 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA 1. Tên dự án: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: Tiêu chí đánh giá Chuyên giá đánh giá Hệ số Điểm Σ Điểm tối đa 4 3 2 1 0 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề án 1 4 - Mục tiêu của đề án đáp ứng được yêu cầu đặt hàng và làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu; cụ thể hóa định hướng mục tiêu £ £ £ £ £ 2. Đánh giá tổng quan [Mục 13] 16 - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. £ £ £ £ £ 2 - Luận giải sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề án £ £ £ £ £ 2 3. Nội dung phương án tổ chức thực hiện [Mục 15, 16, 18, 19] 24 - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ 2 - Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức nghiên cứu £ £ £ £ £ 2 - Phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước £ £ £ £ £ 1 - Tính hợp lý trong việc sử dụng kinh phí cho các nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ 1 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu [Mục 17] 12 - Cách tiếp cận đề án với đối tượng nghiên cứu £ £ £ £ £ 1 - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu £ £ £ £ £ 2 5. Sản phẩm, lợi ích của đề án và phương án chuyển giao kết quả [Mục 21, 22] 24 - Sản phẩm của đề án phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu £ £ £ £ £ 3 - Tác động tốt đến xã hội, ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân (bài báo quốc tế, đào tạo sau đại học) £ £ £ £ £ 3 6. Năng lực tổ chức và cá nhân [Hồ sơ năng lực kèm theo] 20 - Cơ quan chủ trì đề án và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án. £ £ £ £ £ 2 - Năng lực và thành tích nghiên cứu của chủ trì và của các thành viên tham gia nghiên cứu. £ £ £ £ £ 3 Ý kiến đánh giá tổng hợp £ £ £ £ £ 100 Ghi chú: Điểm nhận xét của chuyên gia theo thang điểm: 4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X) £ 1. Đề nghị thực hiện: 1.1. Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ 1.2. Khoán từng phần £ £ 2. Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây. £ 3. Không thực hiện (có kết quả đánh giá tổng hợp là “Kém” hoặc “Rất kém”). (Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá lớn hơn 70 điểm) Nhận xét, kiến nghị: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Biểu B2-4-KPĐG 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC CHỦ TRÌ VÀ CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA 1. Tên nhiệm vụ: 2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì: Tên tổ chức: Họ và tên cá nhân: 1. Số phiếu phát ra: £ 2. Số phiếu thu về: £ 3. Số phiếu hợp lệ: £ 4. Số phiếu không hợp lệ: £ TT Ủy viên Tiêu chí đánh giá Tổng số điểm Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 1 Ủy viên thứ nhất 2 Ủy viên thứ hai 3 Ủy viên thứ ba 4 ………………. 5 6 7 8 9 Tổng số điểm trung bình Các thành viên ban kiểm phiếu Trưởng ban kiểm phiếu (Họ, tên và chữ ký) Thành viên thứ 1 (Họ, tên và chữ ký) Thành viên thứ 2 (Họ, tên và chữ ký) Biểu B2-5-THKP 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … BẢNG TỔNG HỢP KIỂM PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC CHỦ TRÌ VÀ CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA Tên nhiệm vụ: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TT Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì Tổng số điểm trung bình của các thành viên hội đồng Ghi chú 1 2 Các thành viên ban kiểm phiếu Trưởng ban kiểm phiếu (Họ, tên và chữ ký) Thành viên thứ 1 (Họ, tên và chữ ký) Thành viên thứ 2 (Họ, tên và chữ ký) Biểu B2-6-BBHĐ 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA ……………, ngày … tháng … năm 20 … BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KH&CN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA A. Thông tin chung 1. Tên đề tài/ dự án SXTN/đề án: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Quyết định thành lập Hội đồng ………………………/QĐ-BKHCN ngày …../…./20… của Bộ trưởng Bộ …………………. 3. Địa điểm và thời gian ……………………, ngày …../…../20 … 4. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên …../……… người. Vắng mặt …….. người, gồm các thành viên: ……………………………………….. ……………………………………….. 5. Khách mời tham dự họp hội đồng: TT Họ và tên Đơn vị công tác 6. Hội đồng nhất trí cử Ông/Bà ………………………………………………………. là thư ký khoa học của hội đồng. B. Nội dung làm việc của Hội đồng (ghi chép của thư ký khoa học): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... C. Bỏ phiếu đánh giá 1. Hội đồng đã bầu ban kiểm phiếu với các thành viên sau: - Trưởng ban: ……………………………………. - Hai thành viên: …………………………………... ……………………………………. 2. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá từng hồ sơ đăng ký. Kết quả kiểm phiếu đánh giá các hồ sơ đăng ký tuyển chọn/giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN trong biên bản kiểm phiếu kèm theo. 3. Kết quả bỏ phiếu Căn cứ kết quả kiểm phiếu, hội đồng kiến nghị tổ chức, cá nhân sau đây trúng tuyển chủ trì đề tài/dự án SXTN/đề án nêu trên: Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………. Họ và tên cá nhân: …………………………………………………………………………………….. D. Kết luận, kiến nghị của hội đồng (kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi) 1. Kiến nghị phương thức khoán chi: 1.1. Khoán chi đến sản phẩm, cuối cùng £ 1.2. Khoán chi từng phần £ 2. Kiến nghị những nội dung cần sửa đổi: Hội đồng đề nghị Bộ ……………………… xem xét và quyết định. THƯ KÝ KHOA HỌC (Họ, tên và chữ ký) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Họ, tên và chữ ký) Biểu B2-7-GUQ 10/2014/TT-BKHCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - hạnh phúc --------------- GIẤY ỦY QUYỀN - Căn cứ Bộ Luật Dân Sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. - Căn cứ Quyết định số …../QĐ ……….. ngày ... tháng ... năm 20... của Bộ trưởng Bộ ……………. về việc thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ ………………………………… …………………. , ngày ….. tháng ….. năm ……………………, chúng tôi gồm có: I/ Bên ủy quyền: 1. Họ và tên: …………………………………………. Số điện thoại: ……………………………… 2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………. 3. Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………. 4. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………. 5. Địa Chỉ: ……………………………………………………………………………………………… 6. Số CMND/Hộ chiếu : …………………… Nơi cấp: …………………… Ngày cấp: …………… II/ Bên được ủy quyền: 1. Họ và tên: …………………………………………. Số điện thoại: ……………………………… 2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………. 3. Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………….. 4. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………. 5. Địa Chỉ: ………………………………………………………………………………………………. 6. Số CMND/Hộ chiếu : …………………… Nơi cấp: …………………… Ngày cấp: …………… III/ Nội dung ủy quyền: Ủy quyền cho Ông/Bà: ………………………………. là Phó chủ tịch Hội đồng KH&CN làm chủ tịch hội đồng KH&CN để tư vấn xét duyệt nhiệm vụ: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... IV. Cam kết: Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên. Bên ủy quyền (Chữ ký, họ tên) PHỤ LỤC III BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC THẨM ĐỊNH KINH PHÍ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. B3-1a-TĐĐT/A: Phiếu thẩm định đề tài/đề án. 2. B3-1b-TĐDA: Phiếu thẩm định dự án. 3. B3-2a-BBTĐĐT/A: Biên bản thẩm định đề tài/đề án. 4. B3-2b-BBTĐDA: Biên bản thẩm định dự án. B3-1a-TĐĐT/A 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỒ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ PHIẾU NHẬN XÉT THẨM ĐỊNH KINH PHÍ ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN KH&CN CẤP QUỐC GIA 1. Tên đề tài/đề án: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Mã số ………..…. (nếu có) Thuộc: - Chương trình cấp Quốc gia £ - Độc lập: £ - Dự án KH&CN: £ - Khác: £ 2. Cơ quan chủ trì: 3. Chủ nhiệm đề tài/đề án: 4. Họ và tên người thẩm định: …………………………………………………………………… Học hàm, học vị: ……………………………………………………………………………………… Chuyên môn đào tạo: ………………………………………………………………………………… Cơ quan công tác: ……………………………………………………………………………………. 5. Ngày nhận Hồ sơ thẩm định: ngày ….. tháng ….. năm 20.... A. Nội dung chuyên môn I. Nhận xét, đánh giá chung mức độ hoàn thiện của Thuyết minh theo kết luận của Hội đồng KH&CN tư vấn xét duyệt: 1. Nhận xét, đánh giá chung (về thông tin chung; mục tiêu, nội dung KH&CN, phương án tổ chức thực hiện; sản phẩm KH&CN, thời gian và tổng kinh phí thực hiện....): a. Đủ điều kiện thẩm định: b. Không đủ điều kiện thẩm định (nêu rõ lý do): II. Nhận xét nội dung nghiên cứu: 1. Nội dung nghiên cứu chính (đề xuất cụ thể): - Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ - lý do: - Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do): 2. Nội dung khảo sát, thí nghiệm, thử nghiệm (có cần thiết hay không, có bám sát phục vụ nội dung nghiên cứu không; số lượng, quy mô, đối tượng và địa điểm phù hợp hay không phù hợp) - Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ - lý do: - Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do): 3. Phương án Hợp tác quốc tế: 4. Hội thảo khoa học: 5. Tiến độ và thời gian thực hiện: (Sự phù hợp về tiến độ của từng nội dung nghiên cứu: bắt đầu, kết thúc) thời gian thực hiện ………….. tháng. 6. Sản phẩm KH&CN chính: (đề nghị ghi cụ thể): B. Nhận xét chi tiết về dự toán kinh phí: (Nêu ý kiến nhận xét những mục nào trong dự toán chưa phù hợp, nên hiệu chỉnh như thế nào là hợp lý và sơ bộ dự kiến kinh phí) 1. Công lao động: 2. Nguyên vật liệu và năng lượng: 3. Thiết bị, máy móc: 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ: 5. Chi khác C. Kiến nghị: 1. Dự kiến tổng kinh phí cần thiết: ………………………………. triệu đồng: 2. Phương thức thực hiện: 2.1. £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng 2.2. £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: …………….. triệu đồng; - Kinh phí không khoán: ……... triệu đồng. ……., ngày tháng năm …… Thành viên Tổ thẩm định (Ký tên, ghi rõ họ và tên) B3-1b-TĐDA 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỒ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ PHIẾU NHẬN XÉT THẨM ĐỊNH KINH PHÍ DỰ ÁN SXTN CẤP QUỐC GIA 1. Tên dự án SXTN: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Mã số …………... (nếu có) Thuộc: - Chương trình cấp Quốc gia £ - Độc lập: £ - Dự án KH&CN: £ - Khác: £ 2. Cơ quan chủ trì: 3. Chủ nhiệm dự án: 4. Họ và tên người thẩm định: ……………………………………………………………………… Học hàm, học vị: ……………………………………………………………………………………….. Chuyên môn đào tạo: ………………………………………………………………………………….. Cơ quan công tác: ……………………………………………………………………………………… 5. Ngày nhận Hồ sơ thẩm định: ngày ….. tháng ….. năm 20.... A. Nội dung chuyên môn I. Nhận xét, đánh giá chung mức độ hoàn thiện của Thuyết minh theo kết luận của Hội đồng KH&CN tư vấn xét duyệt: 1. Nhận xét, đánh giá chung (về thông tin chung; mục tiêu, nội dung KH&CN, phương án tổ chức thực hiện; sản phẩm KH&CN, thời gian và tổng kinh phí thực hiện....): a. Đủ điều kiện thẩm định: b. Không đủ điều kiện thẩm định (nêu rõ lý do): II. Nhận xét nội dung nghiên cứu: 1. Nội dung nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ (đề xuất cụ thể): - Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ - lý do: - Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do): 2. Nội dung khảo sát, thí nghiệm, thử nghiệm (có cần thiết hay không, có bám sát phục vụ nội dung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ không; số lượng, quy mô, đối tượng và địa điểm phù hợp hay không phù hợp) - Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ - lý do: - Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do): 3. Phương án Hợp tác quốc tế: 4. Hội thảo khoa học: 5. Tiến độ và thời gian thực hiện: (Sự phù hợp về tiến độ của từng nội dung nghiên cứu: bắt đầu, kết thúc) thời gian thực hiện ……… tháng. 6. Sản phẩm KH&CN chính: (đề nghị ghi cụ thể): B. Nhận xét chi tiết về dự toán kinh phí: (Nêu ý kiến nhận xét những mục nào trong dự toán chưa phù hợp, nên hiệu chỉnh như thế nào là hợp lý và sơ bộ dự kiến kinh phí) ▪ Thiết bị máy móc: ▪ Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo: ▪ Kinh phí hỗ trợ công nghệ: ▪ Chi phí lao động: ▪ Nguyên vật liệu, năng lượng: ▪ Thuê thiết bị, nhà xưởng: ▪ Chi khác C. Kiến nghị: 1. Dự kiến tổng kinh phí cần thiết: ………………………………. triệu đồng: 2. Phương thức thực hiện: 2.1. £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng 2.2. £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: …………….. triệu đồng; - Kinh phí không khoán: ……... triệu đồng. ……., ngày tháng năm …… Thành viên Tổ thẩm định (Ký tên, ghi rõ họ và tên) B3-2a-BBTĐĐT/A 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỒ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH KINH PHÍ ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN KH&CN CẤP QUỐC GIA A. Thông tin chung 1. Tên đề tài/đề án: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Mã số ……………….. (nếu có) Thuộc: - Chương trình cấp Quốc gia £ - Độc lập: £ - Dự án KH&CN: £ - Khác: £ 2. Cơ quan chủ trì: 3. Chủ nhiệm đề tài/đề án: 4. Địa điểm và thời gian họp Tổ thẩm định: - Địa điểm: ........................................................ - Thời gian: …………… giờ, ngày ……. tháng ……. năm …………. 5. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: ………/……… Vắng mặt: người; Họ và tên: …………………………………………….. 6. Đại biểu tham dự: B. Các ý kiến của thành viên tổ thẩm định: (thư ký hành chính ghi đầy đủ ý kiến nhận xét của từng thành viên tổ thẩm định) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ C. Kết luận của Tổ thẩm định 1. Nội dung chuyên môn: 1.1. Mục tiêu chính của đề tài/đề án (Ghi cụ thể): 1.2 Các nội dung nghiên cứu chính (Ghi tên của từng nội dung, tiến độ và thời gian thực hiện): 1.3. Các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu: a. Hội thảo khoa học (số lượng và quy mô, địa điểm tổ chức): b. Khảo sát, công tác trong nước (Nội dung khảo sát, số đợt khảo sát, số người tham gia, thời gian, địa điểm): c. Hợp tác quốc tế (Nội dung dự kiến hợp tác, số đoàn ra, đoàn vào, số người tham gia, thời gian, địa điểm): d. Thiết bị, máy móc (thiết bị, máy móc cần mua: tên, số lượng): 1.4. Dạng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm (Ghi cụ thể các sản phẩm chính): 1.5. Tiến độ và thời gian thực hiện:.... tháng: 2. Về kinh phí thực hiện: 2.1. Tổng kinh phí cần thiết: …………… triệu đồng Trong đó: + Kinh phí từ ngân sách nhà nước: ……………………………………… triệu đồng (Bằng chữ: …………………………………………………………………… đồng) + Kinh phí từ các nguồn khác: ……………………………………. triệu đồng 2.2. Dự kiến nội dung chi từ ngân sách nhà nước: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Các khoản chi Kinh phí NSNN Ghi chú Kinh phí Tỷ lệ (%) 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) 2 Nguyên vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc 4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 5 Chi khác: Trong đó: chi đoàn ra Tổng cộng C. Kiến nghị: 1. Phương thức thực hiện: £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……………………………. triệu đồng; - Kinh phí không khoán: …………………… triệu đồng. 2. Các kiến nghị khác (nếu có): Biên bản được lập xong lúc ………. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……………… và đã được Tổ thẩm định nhất trí thông qua. Tổ trưởng Thư ký Tổ phó Tổ phó Thành viên Thành viên B3-2b-BBTĐDA 10/2014/TT-BKHCN BỘ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỒ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH KINH PHÍ DỰ ÁN SXTN CẤP QUỐC GIA A. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên dự án SXTN: .................................................................................................................. …………………………………………………………………………………………………………… Mã số ……………….. (nếu có) Thuộc: - Chương trình cấp Quốc gia £ - Độc lập: £ - Dự án KH&CN: £ - Khác: £ 2. Cơ quan chủ trì: 3. Chủ nhiệm đề tài/đề án: 4. Địa điểm và thời gian họp Tổ thẩm định: - Địa điểm: ........................................................ - Thời gian: …………… giờ, ngày ……. tháng ……. năm …………. 5. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: ………/……… Vắng mặt: người; Họ và tên: …………………………………………….. 6. Đại biểu tham dự: B. Các ý kiến của thành viên tổ thẩm định: (thư ký hành chính ghi đầy đủ ý kiến nhận xét của từng thành viên tổ thẩm định) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ C. Kết luận của Tổ thẩm định 1. Nội dung chuyên môn: 1.1. Mục tiêu của dự án (Ghi cụ thể): 1.2. Các nội dung nghiên cứu mới, nội dung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ (Ghi tên của từng nội dung, tiến độ và thời gian thực hiện): 1.3. Các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu: a. Hội thảo khoa học (số lượng và quy mô, địa điểm tổ chức): b. Khảo sát, công tác trong nước (Nội dung khảo sát, số đợt khảo sát, số người tham gia, thời gian, địa điểm): c. Hợp tác quốc tế (Nội dung dự kiến hợp tác, số đoàn ra, đoàn vào, số người tham gia, thời gian, địa điểm): d. Thiết bị, máy móc (thiết bị, máy móc cần mua: tên, số lượng): 1.4. Dạng sản phẩm, yêu cầu về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm (Ghi cụ thể các sản phẩm chính): 1.5. Tiến độ và thời gian thực hiện:.... tháng: 2. Về kinh phí thực hiện: 2.1. Tổng kinh phí cần thiết: …………… triệu đồng Trong đó: + Kinh phí từ ngân sách nhà nước: ……………………………………… triệu đồng (Bằng chữ: …………………………………………………………………… đồng) + Kinh phí từ các nguồn khác: ……………………………………. triệu đồng 2.2. Dự kiến nội dung chi từ ngân sách nhà nước: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Các khoản chi Kinh phí NSNN Ghi chú Kinh phí Tỷ lệ (%) 1 Thiết bị, máy móc 2 Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo 3 Kinh phí hỗ trợ công nghệ 4 Chi phí lao động 5 Nguyên vật liệu năng lượng 6 Thuê thiết bị, nhà xưởng 7 Chi khác Tổng cộng C. Kiến nghị: 1. Phương thức thực hiện: £ Khoán đến sản phẩm cuối cùng £ Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ……………………………. triệu đồng; - Kinh phí không khoán: …………………… triệu đồng. 2. Các kiến nghị khác (nếu có): Biên bản được lập xong lúc ………. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……………… và đã được Tổ thẩm định nhất trí thông qua. Tổ trưởng Thư ký Tổ phó Tổ phó Thành viên Thành viên 1 Trình bày và in trên khổ giấy A4 2 Ghi số người đăng ký tham gia chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 1 Bản thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 3,4,5 Chỉ ký đóng dấu khi đề tài được phê duyệt 5 Chỉ ghi tên thiết bị và giá trị còn lại, không cộng vào tổng kinh phí của Khoản 3. 6 Chỉ khai mục này khi cơ quan chủ trì là doanh nghiệp. 4,5, 6, Chỉ ký tên, đóng dấu khi Đề tài được phê duyệt 1 Thuyết minh được trình bày và in ra trên khổ giấy A4 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng gồm 22 ngày làm việc x 8 tiếng 3 Dự án sản xuất là phương án triển khai sau khi Dự án sản xuất thử nghiệm kết thúc. 4,5,6 Chỉ ký tên, đóng dấu khi đề tài được phê duyệt. 1 Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 2 Tổ chức đăng ký chủ trì đề án là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề án 3 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 4,5, 6, Chỉ ký tên, đóng dấu khi Đề tài được phê duyệt 1 Trình bày và in trên khổ giấy A4. 1 Mẫu lý lịch này dùng cho các cá nhân đăng ký Chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện chính đề tài/đề án hoặc dự án SXTN cấp Quốc gia. Lý lịch được trình bày và in trên khổ giấy A4. 2 Nếu đăng ký tham gia, ghi số thứ tự theo mục 12 bản thuyết minh đề tài KHCN hoặc mục 10 bản thuyết minh đề tài KHXN/đề án hoặc mục 11 bản thuyết minh dự án SXTN tương ứng. 3 Nhà khoa học không thuộc tổ chức KH&CN nào thì không cần làm thủ tục xác nhận này. 1 Giấy xác nhận được trình bày và in ra trên khổ giấy A4.
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "30/05/2014", "sign_number": "10/2014/TT-BKHCN", "signer": "Nguyễn Quân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-246-KH-UBND-2018-trien-khai-chien-dich-tiem-bo-sung-vac-xin-Soi-Rubella-cho-tre-Hai-Phong-403724.aspx
Kế hoạch 246/KH-UBND 2018 triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi Rubella cho trẻ Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 246/KH-UBND Hải Phòng, ngày 14 tháng 11 năm 2018 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ 1-5 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2018 - 2019 Thực hiện Quyết định số 6193/QĐ-BYT ngày 15/10/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 - 2019; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi tại thành phố Hải Phòng năm 2018 - 2019 (sau đây gọi tắt là chiến dịch), như sau: I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Sự cần thiết: Sởi và Rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Sởi và vi rút Rubella gây ra. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) mắc đồng thời nhiều dị tật bẩm sinh như dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vắc xin Sởi và Rubella an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin Sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% và tỷ lệ tiêm vắc xin MR cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 90%. Từ năm 2017 số mắc Sởi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng so với năm 2015, 2016; ghi nhận 436 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi (SPB) tại 45 tỉnh, thành phố; trong đó có 145 trường hợp Sởi dương tính. Năm 2018, tính đến ngày 17/9/2018 toàn quốc có 49 tỉnh, thành phố ghi nhận 2.301 trường hợp SPB; 37 tỉnh, thành phố ghi nhận 954 trường hợp mắc Sởi dương tính, 01 trường hợp tử vong tại Hưng Yên (bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo dài). Các tỉnh có số SPB và Sởi dương tính cao là Hà Nội, Lào Cai, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Điện Biên ... Số SPB nghi Sởi phân bố chủ yếu tại miền Bắc (2.094 trường hợp, 91%), miền Nam (197 trường hợp, 8,56%), miền Trung (6 trường hợp, 0,26%), Tây Nguyên (4 trường hợp, 0,17%). So với cùng kỳ năm 2017 (SPB: 251; dương tính: 41), số SPB nghi Sởi tăng 8,2 lần, số trường hợp dương tính tăng 22,3 lần. Số SPB nghi Sởi ở nhóm 1-5 tuổi cao nhất, chiếm 36%. Trong số các trường hợp SPB nghi Sởi này, chỉ có 370 trường hợp đã tiêm chủng (chiếm 16,1%), trong đó dương tính 110 trường hợp, còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng (1.004 trường hợp, chiếm 43,6%, trong đó dương tính 501 trường hợp) và không rõ tiền sử tiêm chủng (927 trường hợp, chiếm 40,3%, trong đó dương tính 343 trường hợp). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin Sởi ở trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh Sởi. Ngoài ra cần triển khai các đợt tiêm vét, tiêm chiến dịch theo tình hình dịch tễ. Mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi và vắc xin MR trên toàn quốc các năm gần đây đạt cao, tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắc xin MR trên phạm vi toàn quốc chưa đạt 95% và vẫn còn các huyện, thị vùng nguy cơ cao chỉ đạt tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi, MR dưới 90%. Số trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc một số trẻ đã tiêm chủng nhưng không có miễn dịch phòng bệnh tích lũy qua các năm. Khi số lượng này đủ lớn, trong điều kiện vi rút Sởi lưu hành có thể gây dịch. Năm 2018, Việt Nam đã tiến hành bổ sung tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho 33 huyện thuộc 06 tỉnh nguy cơ, bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La từ tháng 6/2018. Đến nay, hầu hết các huyện đã hoàn thành chiến dịch với tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95%. Ngoài ra 13 tỉnh, thành phố vùng nguy cơ cao (theo Quyết định số 5433/QĐ-BYT ngày 10/9/2018 của Bộ Y tế) đang xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi. Một số tỉnh, thành phố có số mắc Sởi cao năm 2018 cũng đã có kế hoạch triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella trên địa bàn bằng nguồn kinh phí của địa phương như Hà Nội, Lào Cai. Nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Sởi cho nhóm trẻ em sinh ra sau chiến dịch thì việc mở rộng phạm vi triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại các vùng nguy cơ cao là rất cần thiết. Hoạt động này sẽ góp phần quan trọng không để dịch Sởi, Rubella quay trở lại và góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh Sởi và Rubella cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Đây cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Dự án Tiêm chủng mở rộng trong giai đoạn 2016 - 2020. 2. Căn cứ pháp lý: - Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007; - Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; - Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020. - Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc quản lý, sử dụng vắc xin trong tiêm chủng; - Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 25/12/2012 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sởi, Rubella; - Quyết định số 6193/QĐ-BYT ngày 15/10/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018-2019. 3. Một số thông tin chung: - Dân số thành phố Hải Phòng khoảng 2 triệu người. Thành phố có 15 quận, huyện (gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo) với 224 xã, phường, thị trấn. - Số trẻ em dưới 1 tuổi năm 2017 là 34.353 trẻ. Dự kiến số đối tượng từ 1-5 tuổi là 150.312 trẻ. - Số điểm tiêm chủng tại xã, phường, thị trấn là 225 điểm. Ngày tổ chức tiêm chủng thường xuyên là ngày 24 - 27 hàng tháng. II. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN DỊCH 1. Mục tiêu chung: Trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao được tiêm 1 mũi vắc xin Sởi - Rubella góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh Sởi, Rubella trong cộng đồng. 2. Mục tiêu cụ thể: - Đạt tỷ lệ 95% trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin MR. - Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH 1. Đối tượng: Tất cả trẻ từ 1-5 tuổi tại vùng nguy cơ cao (trẻ sinh từ ngày 01/3/2014 đến ngày 01/01/2018) sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin MR không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi hoặc vắc xin phòng bệnh Rubella trước đó. Ngoại trừ trẻ đã tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi hoặc vắc xin phòng bệnh Rubella trong thời gian dưới 1 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung. Dự kiến số lượng khoảng 150.312 trẻ. 2. Phạm vi và hình thức tổ chức: Triển khai chiến dịch đồng loạt tại 100% quận, huyện, xã, phường, thị trấn. 3. Thời gian triển khai: Tháng 1 - 2/2019. IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch các tuyến: - Thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch các cấp từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn do lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp làm trưởng ban, lãnh đạo ngành Y tế làm Phó Trưởng ban thường trực; thành viên Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị y tế, giáo dục có liên quan. - Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai chiến dịch trên địa bàn phụ trách; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chiến dịch; tổ chức họp thường kỳ đánh giá công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện các hoạt động của chiến dịch. 2. Tổ chức Hội nghị triển khai: Tổ chức Hội nghị triển khai cấp thành phố và các hội nghị cấp quận, huyện: - Thời gian: Đầu tháng 12/2018. - Nội dung: Quán triệt tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của chiến dịch; triển khai kế hoạch, xác định nhiệm vụ của các ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị có liên quan và thống nhất các biện pháp phối hợp liên ngành thực hiện chiến dịch. - Thành phần tham gia: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành, đoàn thể, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo chiến dịch và các đơn vị y tế, giáo dục có liên quan. 3. Tổ chức tập huấn chuyên môn: Tổ chức 1 lớp tập huấn cấp thành phố cho giảng viên tuyến quận, huyện. Tuyến quận, huyện tổ chức tập huấn cho tuyến xã, phường, thị trấn (yêu cầu hoàn thành việc tập huấn cho tuyến xã, phường, thị trấn tối thiểu 1 tháng trước khi chiến dịch được bắt đầu). - Thời gian: Đầu tháng 12/2018. - Nội dung: Phổ biến, quán triệt mục tiêu, yêu cầu, đối tượng của chiến dịch. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch, bao gồm: Xác định đối tượng, nhu cầu vắc xin, vật tư; bố trí các điểm tiêm chủng và tổ chức tiêm chủng tại Trạm Y tế; kế hoạch tổ chức tiêm vét; kế hoạch hoạt động truyền thông, huy động cộng đồng trước và trong chiến dịch; hướng dẫn rà soát, điều tra và lập danh sách đối tượng, đặc biệt là các trẻ chưa tiêm chủng vắc xin Sởi thường xuyên và trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng di dân không có đăng ký thường trú...; tập huấn thực hành đảm bảo an toàn tiêm chủng, bảo quản, sử dụng vắc xin Sởi - Rubella, sử dụng bơm kim tiêm tự khóa, hộp an toàn, quản lý và hủy bơm kim tiêm,...; công tác phòng và xử trí cấp cứu sốc phản vệ; sử dụng các biểu mẫu ghi chép, báo cáo và đánh giá kết quả chiến dịch; các yêu cầu và kế hoạch kiểm tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch. - Thành phần tham gia: Lãnh đạo các đơn vị y tế, cán bộ y tế các tuyến trực tiếp làm nhiệm vụ tiêm chủng mở rộng từ thành phố đến cơ sở. 4. Tuyên truyền: - Nội dung tuyên truyền: Sự nguy hiểm của bệnh Sởi và Rubella đối với sức khỏe của trẻ em và cộng đồng. Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, đối tượng, mục tiêu của chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella. Các thông tin về vắc xin và lợi ích của tiêm vắc xin Sởi - Rubella, các thông điệp của chiến dịch. Địa điểm và thời gian tổ chức chiến dịch tại địa phương. - Đối tượng đích: Lãnh đạo các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các thành viên liên quan trong tổ chức thực hiện chiến dịch và mọi người dân; chú trọng các đối tượng hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng. - Hình thức: Tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình thành phố và hệ thống thông tin cơ sở; đăng tải các thông điệp truyền thông trên các báo, tạp chí. Treo băng rôn, áp phích tại trung tâm các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và tại các điểm tiêm chủng. Truyền thông trực tiếp tại các hội nghị triển khai chiến dịch và lồng ghép vào các hoạt động tại cộng đồng, trường học. Cấp phát các tài liệu truyền thông về chiến dịch (tài liệu hỏi đáp, áp phích, tờ rơi, đĩa tiếng, đĩa hình,...). 5. Điều tra đối tượng: - Đối tượng tiêm bổ sung vắc xin MR là tất cả trẻ từ 1-5 tuổi đang có mặt tại địa phương. - Điều tra đối tượng là một bước bắt buộc trong chuẩn bị tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella để hạn chế tối đa đối tượng bị bỏ sót. - Thời gian điều tra: Trong tháng 12/2018. + Điều tra tại cộng đồng: Nhóm trẻ từ 1-5 tuổi theo tổ dân phố, thôn với sự hỗ trợ của Y tế thôn, cộng tác viên dân số, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn trên địa bàn. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư. + Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện chiến dịch 1 tháng. + Sử dụng biểu mẫu “Thống kê danh sách trẻ cần tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong chiến dịch để thực hiện”. Lưu ý: KHÔNG tiêm vắc xin MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin Sởi hoặc MR hoặc vắc xin có chứa thành phần Sởi và/hoặc Rubella trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm. 6. Dự trù, tiếp nhận, cấp phát, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng: 6.1. Dự trù vắc xin Sởi - Rubella (MR): - Vắc xin MR sử dụng trong chiến dịch là vắc xin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế sản xuất, lọ 10 liều, dạng đông khô kèm dung môi. - Dựa trên cơ sở kết quả điều tra đối tượng của các địa phương, đơn vị, Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng lập kế hoạch dự trù vắc xin và vật tư tiêm chủng cần thiết: + Số vắc xin MR (liều) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (95%) x Hệ số sử dụng (1,3); + Số bơm kim tiêm 0,5ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (95%) x Hệ số sử dụng (1,1); + Số bơm kim tiêm 5ml (cái) = (Số vắc xin/10) x Hệ số sử dụng (1,1); + Số hộp an toàn (cái) = (Tổng số bơm kim tiêm/100) x Hệ số sử dụng (1,1). Ước tính số liều vắc xin cần cho chiến dịch là: 186.300 liều, số bơm kim tiêm 0,5ml cần cho chiến dịch là: 157.780 cái, số bơm kim tiêm 5ml cần cho chiến dịch là: 20.570 cái, số hộp an toàn cần cho chiến dịch là: 2.025 cái. 6.2. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, cấp phát vắc xin MR: Thời hạn hoàn thành phân phối, vận chuyển vắc xin, vật tư tiêm chủng đến các tuyến: - Vắc xin: + Chuyển tới tuyến huyện 1 tuần trước ngày triển khai chiến dịch; + Tuyến xã lên nhận vắc xin hàng ngày trong thời gian chiến dịch. - Vật tư tiêm chủng: + Chuyển tới tuyến huyện 2 tuần trước ngày triển khai chiến dịch; + Chuyển tới tuyến xã 1 tuần trước ngày triển khai chiến dịch. 7. Tổ chức tiêm chủng: - Số buổi tiêm chủng, số bàn tiêm chủng căn cứ vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm. - Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. Đối với vùng các xã đảo cần phối hợp với lực lượng Quân y, Bộ đội Biên phòng. - Sở Y tế bố trí các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng; phân công cán bộ y tế giám sát và hỗ trợ trong buổi tiêm chủng. 8. Tổ chức tiêm vét: - Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc phải được dự kiến trong kế hoạch. Để hạn chế số trẻ bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau: + Trong buổi tiêm: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo. + Vào cuối mỗi buổi tiêm: Đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến tiêm. + Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa tiêm cần được tiêm vét để bố trí đội tiêm, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động trẻ đối tượng ra tiêm. - Đối với các trường hợp tạm hoãn: Cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng. Lưu ý: Sau chiến dịch, những trẻ đã tiêm 02 mũi vắc xin Sởi trong đó có 01 mũi vắc xin phối hợp MR thì khi đủ 18 tháng tuổi không tiêm vắc xin MR trong tiêm chủng thường xuyên. 9. Kiểm tra, giám sát: 9.1. Nội dung kiểm tra, giám sát: - Trước chiến dịch: Kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch, điều tra đối tượng, bố trí điểm tiêm chủng, bố trí nhân lực, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin. Giám sát trước chiến dịch phải kết thúc trước thời điểm triển khai 2 - 3 ngày. - Trong chiến dịch: Kiểm tra, giám sát sử dụng, bảo quản vắc xin, đôn đốc đối tượng đến tiêm chủng, kỹ thuật tiêm chủng, phòng chống sốc. Rà soát đối tượng sau tiêm chủng nhằm hạn chế đối tượng bị bỏ sót. Phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh nhằm đạt mục tiêu và chất lượng của chiến dịch. Tăng cường giám sát an toàn tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng. - Ngay sau chiến dịch: Kiểm tra kết quả thực hiện chiến dịch và đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch. Các nội dung kiểm tra gồm: Số đối tượng cần tiêm, số đối tượng đã được tiêm; lượng vắc xin đã sử dụng, lượng vắc xin bị hủy. Việc kiểm tra, đánh giá có thể được thực hiện trong vòng 1 tháng sau khi kết thúc chiến dịch. Những nơi nào phát hiện thấy số đối tượng bị bỏ sót nhiều (trên 10% tổng số đối tượng được tiêm) cần phải triển khai ngay các biện pháp rà soát lại đối tượng và tổ chức tiêm vét cho những đối tượng bị bỏ sót. 9.2. Phương thức giám sát: - Sử dụng bảng kiểm giám sát theo quy định. - Thành phố và các quận, huyện thành lập các đội giám sát. Việc giám sát được thực hiện ở tất cả các tuyến theo nguyên tắc tuyến cao hơn giám sát tuyến thấp hơn; có thể thực hiện giám sát chéo giữa các quận, huyện và giám sát nhiều lần nếu cần thiết. 10. Báo cáo tiến độ và kết quả chiến dịch: - Sử dụng các biểu mẫu báo cáo theo quy định. - Thực hiện báo cáo kết quả tiêm vắc xin hàng tuần trong thời gian tổ chức kế hoạch và báo cáo tổng hợp trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc. Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng tổng hợp và gửi báo cáo kết quả tiêm vắc xin MR trên địa bàn toàn thành phố cho Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế. Lưu ý: Không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả tiêm chủng. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí Trung ương: Kinh phí mua vắc xin và vật tư tiêm chủng cho 13 quận, huyện (trừ quận Hồng Bàng và huyện Tiên Lãng): Nội dung Số lượng Giá (đồng) Thành tiền (đồng) Vắc xin MR (liều) 160.200 15.325 2.455.065.000 Dung môi MR (liều) 160.200 Bơm kim tiêm tự khóa 0,5 ml (cái) 135.700 1.940 263.258.000 Bơm kim tiêm dùng 1 lần 5ml (cái) 17.690 850 15.036.500 Hộp an toàn 5 lít (cái) 1.750 12.370 21.648.900 Cộng: 2.755.008.400 2. Kinh phí địa phương: Dự kiến 1.662.017.925 đồng (Một tỷ, sáu trăm sáu mươi hai triệu, không trăm mười bảy nghìn, chín trăm hai mươi lăm đồng); bao gồm các mục sau: - Mua vắc xin, vật tư tiêm chủng cho 2 quận, huyện Hồng Bàng và Tiên Lãng (do không được Trung ương hỗ trợ); - Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch, tập huấn; - Hỗ trợ công tiêm; - Điều tra, lập danh sách đối tượng, in sao biểu mẫu; - Tuyên truyền; - Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin, vật tư tiêm chủng từ thành phố đến tuyến huyện; từ tuyến huyện đến tuyến xã; - Giám sát trước, trong và sau chiến dịch; - Xử lý rác thải; - Khen thưởng, tổng kết, chi khác. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế chủ trì: - Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo chiến dịch thành phố, chịu trách nhiệm chính tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chỉ đạo hệ thống y tế các tuyến và các đơn vị y tế có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện chiến dịch. - Tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch cấp thành phố. Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến quận, huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức hội nghị triển khai tại các địa phương. - Tổ chức tập huấn chuyên môn cho tuyến quận, huyện. Chỉ đạo tuyến quận, huyện tổ chức tập huấn chuyên môn cho tuyến xã, phường, thị trấn. - Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan đài, báo thành phố và các địa phương tổ chức tuyên truyền trước và trong chiến dịch. - Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho đội ngũ cán bộ, giáo viên khối mầm non, vận động phụ huynh đưa trẻ 1-5 tuổi đi tiêm vắc xin. - Chỉ đạo các đơn vị y tế lập kế hoạch triển khai, dự trù, tiếp nhận, cấp phát, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng theo đúng quy định. - Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điểm tiêm chủng và thực hiện buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế. Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng; phân công cán bộ giám sát và hỗ trợ trong buổi tiêm chủng. - Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch theo quy định. - Lập dự trù kinh phí địa phương đối ứng thực hiện chiến dịch, gửi Sở Tài chính thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. - Chỉ đạo, đôn đốc việc báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện của các địa phương, đơn vị. Tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế theo quy định. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và các trường học thực hiện công tác tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella. 3. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo, đài thành phố và hệ thống thông tin cơ sở phối hợp với ngành Y tế thực hiện công tác tuyên truyền về chiến dịch. 4. Sở Tài chính: - Xem xét nhu cầu kinh phí đối ứng của địa phương phục vụ các hoạt động chiến dịch, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. - Hướng dẫn, giám sát công tác quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ chiến dịch theo quy định. 5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn: - Thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch theo mô hình Ban Chỉ đạo thành phố hoặc lồng ghép nhiệm vụ chỉ đạo chiến dịch vào Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu của địa phương. - Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện chiến dịch của địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan. - Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành Y tế thực hiện công tác tuyên truyền, điều tra, vận động đối tượng đi tiêm vắc xin (chú trọng tránh bỏ sót các đối tượng trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng biệt lập, vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân di nhập cư). - Thành lập các đội giám sát của địa phương và tham gia cùng ngành Y tế kiểm tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch. - Chủ động bố trí kinh phí địa phương hỗ trợ cho các hoạt động của chiến dịch trên địa bàn. 6. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố: Phối hợp với ngành Y tế tổ chức phát sóng, đăng tải các thông điệp, nội dung tuyên truyền trước và trong chiến dịch; đưa tin, phản ánh các hoạt động triển khai chiến dịch trên địa bàn thành phố. 7. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể: Chỉ đạo các cấp hội, đoàn thể và đoàn viên, hội viên tham gia cùng ngành Y tế tổ chức tốt công tác tuyên truyền, điều tra đối tượng và hỗ trợ các hoạt động trong chiến dịch./. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Cục Y tế dự phòng; - Viện Vệ sinh Dịch tễ TW; - CT, các PCT UBND TP; - Ủy ban MTTQVN TP; - Các Sở: YT, GD&ĐT, TC, TT&TT - UBND các quận, huyện; - Hội LHPN TP, Thành Đoàn HP; - Báo HP, Đài PT&TH HP, Báo AN HP; - Cổng TTĐT TP; - CPVP; - Phòng TCNS; - CV: YT, GD; - Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Khắc Nam
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "14/11/2018", "sign_number": "246/KH-UBND", "signer": "Lê Khắc Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Nghi-dinh-79-2011-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-36-2008-ND-CP-quan-ly-tau-bay-khong-128721.aspx
Nghị định 79/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2008/NĐ-CP quản lý tàu bay không mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 79/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 36/2008/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2010/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 2006; Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ. 1. Điểm a khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này).” 2. Khoản 2, khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu. 3. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.” 3. Khoản 1, khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định xin sửa đổi phép bay đã cấp, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép điều chỉnh thực hiện các chuyến bay.” 4. Bãi bỏ điểm b và bố cục lại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 thành điểm b và điểm c; bãi bỏ Mẫu số 1/ĐNCPB và Mẫu số 2/TLKTPTB (ban hành kèm theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP). Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ. 1. Khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp khi dân quân tự vệ bị ốm, chết do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi quản lý cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Thời hạn thụ lý hồ sơ của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp (nơi không có Ban Chỉ huy quân sự) là 03 ngày làm việc; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là 05 ngày làm việc; Ủy ban nhân dân cấp huyện là 05 ngày làm việc. Hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc gia đình dân quân (nếu bị chết) phải có ý kiến và đóng dấu xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Đơn đề nghị trợ cấp của tự vệ hoặc gia đình tự vệ (nếu bị chết) phải có ý kiến và đóng dấu xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự, nơi không có Ban Chỉ huy quân sự phải có ý kiến và đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp; b) Giấy xuất viện, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, phiếu xét nghiệm các loại; c) Giấy báo tử hoặc giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.” 2. Khoản 2 Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp tai nạn đối với dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi quản lý cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Thời hạn thụ lý hồ sơ của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp (nơi không có Ban Chỉ huy quân sự) là 03 ngày làm việc; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là 05 ngày làm việc; Ủy ban nhân dân cấp huyện là 05 ngày làm việc. Hồ sơ gồm: a) Biên bản điều tra tai nạn do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương hoặc cơ quan Công an lập trong trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về. Biên bản phải ghi diễn biến vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của đại diện đơn vị dân quân tự vệ. Trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về, thì biên bản phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn; b) Biên bản giám định y khoa hoặc bản sao kết luận giám định tỷ lệ thương tật của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị tai nạn trên đường đi, về đến nơi huấn luyện, làm nhiệm vụ (nếu có); c) Giấy báo tử hoặc giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền cấp; d) Báo cáo thẩm định của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.” Điều 3. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2011. Điều 4. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng PHỤ LỤC MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY (Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY APPLICATION FORM FOR REQUEST OF FLIGHT AUTHORIZATION Kính gửi/To: .............……………… Căn cứ Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, Nghị định số XX/2011/NĐ-CP ngày DD/MM/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP/Pursuant to Decree No.36/2008/NĐ-CP dated 28 March 2008 of the Government on the management of unmanned aircraft and ultra light Instrument, Decree No.XX/2011/NĐ-CP dated DD/MM/2011 of the Government on Revision and Supplement of Decree No.36/2008/NĐ-CP. 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay/Applicant - Tên/Full name: ................................................................................................. - Địa chỉ/Address: ............................................................................................... - Quốc tịch/Nationality: ....................................................................................... - Điện thoại, fax/Phone, fax: ................................................................................ Đề nghị Cục Tác chiến cấp phép hoạt động bay cho loại phương tiện bay sau đây/Request Department of Operations issue flight authorization for the aircraft or ultra light Instrument below: ..................................... 2. Phương tiện bay/Aircrafts or ultra light Instrument: - Loại phương tiện bay, tên gọi/Type of aircraft or ultra light Instrument, call sign: .... - Nhà sản xuất/Manufacturer: ............................................................................... - Số xuất xưởng/Manufacturer’s Serial Number: .................................................... - Trọng lượng cất cánh tối đa/Aircraft maximum take - off weight (MTOW): .............. - Năm sản xuất/Year of Delivery from the Manufacturer: ......................................... - Số lượng và kiểu loại động cơ/Number and Designation of Engines: ..................... - Dấu hiệu đăng ký (nếu có)/Registration Mark (if possible): .................................... - Trang thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, thiết bị chụp ảnh/Avionics Equipment, type of communication, Navigation, Surveillance and camera: ............................................ - Thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không, kích thước (rộng, dài, cao), độ cao bay tối đa, tốc độ bay tối đa, bán kính hoạt động, phương pháp điều khiển bay, thời gian hoạt động trên không, khả năng mang, treo/Performance specification, Dimension (width, length, height), Service Ceiling, Max Cruising Speed, Range with Max Fuel (no reserve), Way of Control, Enduration of Flight: ................................................................................................................ .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Các thông tin và tính năng kỹ thuật khác, trang bị khác/Additional Informations, Performance specification and Equipments: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 3. Mục đích thực hiện bay/Purpose of flight: ......................................................... 4. Kích thước khu vực vùng trời tổ chức bay/Dimension of Airspace’s Area for Flights: 5. Số ngày và thời gian tổ chức bay/Dates and Times for Day requested: ................ 6. Sân bay (hoặc tên khu vực mặt đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay/Location or Name of Area of Land/Water for Take Off/Landing: ................................................. 7. Sơ đồ bay/Flight Chart: ................................................................................... 8. Tài liệu gửi kèm theo đơn/The below reference documents are attached: - Ảnh chụp tàu bay, phương tiện bay (kích thước tối thiểu 18 x 24 cm)/Photo of Aircraft (dimension 18x24cm). - Bản thuyết minh kỹ thuật hàng không/Performance specifications. - ........................................................................................................................ Chúng tôi (Tôi) cam kết thực hiện đúng các quy định của phép bay, các quy định về bay, quản lý - điều hành bay trong vùng trời Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam/We (I) undertake to realize all Terms in the Flight Authorization, Rules the Air and Air Trafic Management in Vietnamese Airspace and other stipulations of Vietnam. Tôi cam đoan các thông tin trong đơn là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin/I certify that all of the information above and attached to this request is true, correct and complete. Ngày/Date tháng/Month năm/Year Người làm đơn/Applicant (Ký tên, đóng dấu/Signature and stamp)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "05/09/2011", "sign_number": "79/2011/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Luat-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2015-281762.aspx
Luật ngân sách nhà nước năm 2015 số 83/2015/QH13 mới nhất
QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 83/2015/QH13 Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015 LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật ngân sách nhà nước. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. 2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao. 3. Các đơn vị sự nghiệp công lập. 4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước. Điều 3. Áp dụng pháp luật 1. Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương. 2. Cam kết bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước là sự chấp thuận theo quy định của pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bố trí dự toán chi năm sau hoặc các năm sau cho chương trình, dự án, nhiệm vụ. 3. Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia. 4. Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật. 5. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 6. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 7. Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay. 8. Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách. 9. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách. 10. Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. 11. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách. 12. Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách. 13. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. 14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 15. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. 16. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. 17. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. 18. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm. 19. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 20. Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. 21. Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể. 22. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách là số thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. 23. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội. 24. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp ngân sách được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách. Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước 1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm: a) Chi đầu tư phát triển; b) Chi dự trữ quốc gia; c) Chi thường xuyên; d) Chi trả nợ lãi; đ) Chi viện trợ; e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 3. Bội chi ngân sách nhà nước. 4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước. Điều 6. Hệ thống ngân sách nhà nước 1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. 2. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Điều 7. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước 1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế. 2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. 3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. 4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau: a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại. 5. Bội chi ngân sách địa phương: a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước. 6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương: a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước 1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. 2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. 3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật. 4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. 5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác. 6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước. 7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. 8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ. 9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. 10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan. 11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Điều 9. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách 1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. 2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này. 3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. 4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp. 5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này. 6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. 7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách: a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách; b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định; c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới; d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này. Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này. 8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương. 9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau: a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương; b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới; c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng. 10. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước 1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp. 2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để: a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này. 3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước: a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất. Điều 11. Quỹ dự trữ tài chính 1. Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó. 2. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau: a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ. 3. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính. Điều 12. Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước 1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước. 2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây: a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng; b) Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ; c) Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; d) Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đ) Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Điều 13. Kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước 1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh. 2. Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ. 3. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước và quy định của Luật này. 4. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 14. Năm ngân sách Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Điều 15. Công khai ngân sách nhà nước 1. Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai theo quy định sau đây: a) Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia; b) Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; c) Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân. Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau. 2. Công khai thủ tục ngân sách nhà nước: a) Đối tượng phải thực hiện công khai gồm các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước; b) Nội dung công khai bao gồm: các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước; c) Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan. 3. Nội dung công khai phải bảo đảm đầy đủ theo các chỉ tiêu, biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định. 4. Các đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện công khai theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 5. Chính phủ quy định chi tiết về công khai ngân sách nhà nước. Điều 16. Giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng 1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm: a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này. 2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Điều 17. Kế hoạch tài chính 05 năm 1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Kế hoạch tài chính 05 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch. 2. Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để: a) Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước; b) Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước; c) Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. 3. Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương mình trình Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định cùng với thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch. 5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm. Điều 18. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước 1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước. 2. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật. 3. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật. 4. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện. 5. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách. 6. Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật. 7. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật. 8. Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước. 9. Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định. 10. Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật 11. Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này. 12. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan. Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội 1. Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. 2. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ. 3. Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm. 4. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước: a) Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại; b) Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; c) Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước; đ) Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước. 5. Quyết định phân bổ ngân sách trung ương: a) Tổng số chi ngân sách trung ương được phân bổ; chi đầu tư phát triển theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi dự trữ quốc gia; chi trả nợ lãi, chi viện trợ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng ngân sách; b) Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi viện trợ của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; c) Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu. 6. Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này. 7. Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. 8. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. 9. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 10. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước. 11. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội 1. Ban hành pháp lệnh, nghị quyết về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật. 2. Cho ý kiến về các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội. 3. Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 4. Cho ý kiến về các chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước do Chính phủ trình. 5. Quyết định về: a) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước; b) Bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách nhà nước; phân bổ, sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 6. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách. 7. Đình chỉ việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó. 8. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 9. Bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội 1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và các báo cáo, dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao. 2. Chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo về thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và phương án sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3. Thẩm tra các chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước do Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. 4. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính - ngân sách. 5. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương về lĩnh vực tài chính - ngân sách. 6. Kiến nghị các vấn đề trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội 1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội, các cơ quan có liên quan của Chính phủ để thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước và các dự án, báo cáo khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách được phân công phụ trách do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách. 3. Kiến nghị các vấn đề về tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách. Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước 1. Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. 2. Trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 3. Tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước. Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước 1. Công bố luật, pháp lệnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách. 2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc tiến hành đàm phán, ký kết, quyết định phê chuẩn hoặc trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân sách. 3. Yêu cầu Chính phủ họp bàn về hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khi cần thiết. Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ 1. Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các báo cáo, dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền. 2. Lập và trình Quốc hội kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. 3. Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. 4. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo nội dung quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 của Luật này; nhiệm vụ thu, chi, bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này. 5. Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước. 6. Quyết định các giải pháp và tổ chức điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định; kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước; báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. 7. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về tài chính - ngân sách khi có yêu cầu. 8. Quy định quy trình, thủ tục lập dự toán, thu nộp, kiểm soát, thanh toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách; ứng trước dự toán ngân sách năm sau; sử dụng dự phòng ngân sách; sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 9. Quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước sau khi xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội. 10. Quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, để phù hợp đặc điểm của địa phương, quy định khung và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể. 11. Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. 12. Hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; kiểm tra tính hợp pháp các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 13. Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các chương trình, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. 14. Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. 15. Quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính 1. Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách, trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền. 2. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, cơ chế quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lục ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước. 3. Quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định. 4. Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản vay và thu khác của ngân sách, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao. Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. 5. Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 05 năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của Chính phủ. 6. Kiểm tra các quy định về tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên thì có quyền: a) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ đối với những văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ; b) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. 7. Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước. 8. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật. 9. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước. 10. Thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này. Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước trình Chính phủ; lập phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương. 2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. 2. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương 1. Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan mình. 2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, quyết toán ngân sách hằng năm thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. 3. Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. 4. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả, hiệu quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. 5. Ban hành các định mức kỹ thuật - kinh tế làm cơ sở cho việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. 6. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. 7. Quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán, công khai đối với ngân sách được giao; bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. 8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp 1. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: a) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại, bảo đảm không thấp hơn dự toán thu ngân sách nhà nước được cấp trên giao; b) Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; c) Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; d) Tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương. 2. Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: a) Tổng số; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách; b) Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; c) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu. 3. Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. 4. Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương. 5. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. 6. Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. 7. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 8. Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước của ngân sách cấp mình; quyết định chương trình, dự án đầu tư quan trọng của địa phương được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. 9. Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này còn có nhiệm vụ, quyền hạn: a) Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm gồm các nội dung: mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của kế hoạch tài chính 05 năm; khả năng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương và giới hạn mức vay của ngân sách địa phương; giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch; b) Bội chi ngân sách địa phương và nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phương hằng năm; c) Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này; d) Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương; đ) Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; e) Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phương; g) Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ; h) Quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Chính phủ quy định chi tiết điểm này. Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp 1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. 2. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. 3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về lĩnh vực tài chính - ngân sách. 4. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia. 5. Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phương. 6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. 7. Báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 8. Thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ. 9. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này còn có nhiệm vụ: a) Lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung quy định tại khoản 9 Điều 30 của Luật này; b) Lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Điều 43 của Luật này; c) Quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 10. Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này. 11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách 1. Lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 43 của Luật này. 2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. 3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc. 4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới. 5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ. 6. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với dự toán được giao tự chủ theo quy định của pháp luật. 7. Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư 1. Thực hiện các dự án đầu tư qua các giai đoạn của quá trình đầu tư: chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng, kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, công khai và lưu trữ hồ sơ dự án. Điều 34. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước 1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính. 3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách. 4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật. Chương III NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH CÁC CẤP Điều 35. Nguồn thu của ngân sách trung ương 1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%: a) Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu; b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu; d) Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu; đ) Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; e) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam; g) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước trung ương thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan; h) Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, trừ lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 của Luật này; i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện; k) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý; l) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương xử lý; m) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; n) Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương; o) Thu kết dư ngân sách trung ương; p) Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương; q) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: a) Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; c) Thuế thu nhập cá nhân; d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; đ) Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 36. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương 1. Chi đầu tư phát triển: a) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này; b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. 2. Chi dự trữ quốc gia. 3. Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực: a) Quốc phòng; b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội; c) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ; đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; e) Sự nghiệp văn hóa thông tin; g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; h) Sự nghiệp thể dục thể thao; i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường; k) Các hoạt động kinh tế; l) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 4. Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. 5. Chi viện trợ. 6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật. 7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương. 8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau. 9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Điều 37. Nguồn thu của ngân sách địa phương 1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; b) Thuế môn bài; c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; đ) Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này; e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; h) Lệ phí trước bạ; i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương; m) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý; n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; o) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan; p) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu; q) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện; r) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý; s) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; t) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; u) Thu kết dư ngân sách địa phương; v) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này. 3. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương. 4. Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang. Điều 38. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương 1. Chi đầu tư phát triển: a) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này; b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 2. Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực: a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ; c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin; e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; g) Sự nghiệp thể dục thể thao; h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường; i) Các hoạt động kinh tế; k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; l) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 3. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay. 4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương. 5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương. 6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới. 7. Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật này. Điều 39. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương 1. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Luật này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo nguyên tắc sau: a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng, từng địa phương; b) Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất; c) Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ; d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác. 2. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia do Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp ở địa phương. Điều 40. Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp 1. Ngân sách địa phương được sử dụng nguồn thu được hưởng 100%, số thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. 2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở: a) Tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các điều 35, 37 và 38 của Luật này theo các chế độ thu ngân sách, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng có khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn; vùng có diện tích đất trồng lúa nước lớn; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng kinh tế trọng điểm; b) Đối với khoản thu ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. 3. Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp sau: a) Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; b) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; c) Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới; d) Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương. Chương IV LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 41. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm 1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới. 2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương. 3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước. 4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. 5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. 6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước. 7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước. 8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. Điều 42. Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm 1. Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. 2. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó: a) Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách; b) Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ; d) Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan; đ) Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia; e) Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách; g) Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội. Điều 43. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 1. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu. Kế hoạch này được lập cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm nhằm định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong trung hạn. 2. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm gồm kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nội dung gồm: dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chính sách ngân sách quan trọng; dự báo về số thu, chi và cơ cấu thu, chi; dự báo về số bội chi ngân sách; xác định các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước và thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách, trần chi tiêu cho các lĩnh vực, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; dự báo về nghĩa vụ nợ dự phòng và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch trong thời hạn 03 năm. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, nội dung gồm: mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu của ngành, cơ quan, đơn vị; dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thu được giao quản lý, yêu cầu về chi ngân sách để thực hiện; thể hiện nguyên tắc và cách thức xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách và dự kiến phân bổ kinh phí trong tổng mức trần chi tiêu được cơ quan có thẩm quyền xác định trước; các giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi ngân sách và trần chi tiêu trong thời hạn 03 năm. 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội; Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm. 5. Chính phủ quy định việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Điều 44. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước 1. Trước ngày 15 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau. 2. Trước ngày 20 tháng 9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến. 3. Các báo cáo của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm. 4. Trước ngày 15 tháng 11, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. 5. Trước ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 6. Trước ngày 10 tháng 12, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. 7. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. 8. Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới. Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm 1. Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước. 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. 3. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. 4. Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; đồng thời gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát. 5. Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách. 6. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này. Điều 46. Thảo luận và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách hằng năm 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương tổ chức thảo luận với các cơ quan, đơn vị trực thuộc. 2. Cơ quan tài chính các cấp chủ trì tổ chức: a) Thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp; b) Thảo luận về dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách các năm sau; c) Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp đó đề nghị. 3. Trong quá trình thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, trường hợp có những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng quy định của pháp luật, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thì cơ quan tài chính yêu cầu điều chỉnh lại, nếu còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới thì cơ quan tài chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. 4. Thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương: a) Chính phủ thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các báo cáo của Chính phủ do Bộ Tài chính trình trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội; b) Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội; c) Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội và ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo trình Quốc hội; d) Quốc hội thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, trường hợp quyết định điều chỉnh thu, chi ngân sách, Quốc hội quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách. 5. Trình tự, thủ tục thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 6. Việc xem xét, quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 47. Các tài liệu trình dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách 1. Tài liệu Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương gồm: a) Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành; các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; b) Dự toán thu ngân sách nhà nước, kèm theo các giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước; c) Dự toán chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước; d) Bội chi ngân sách nhà nước và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước; đ) Kế hoạch tài chính 05 năm đối với năm đầu kỳ kế hoạch; e) Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; g) Báo cáo thông tin về nợ công theo Luật quản lý nợ công, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm; h) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, dự kiến kế hoạch tài chính năm sau của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý; i) Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân sách nhà nước; k) Danh mục, tiến độ thực hiện và mức dự toán đầu tư năm kế hoạch đối với các chương trình, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định; l) Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, mức bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; m) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tình hình miễn, giảm thuế trong báo cáo dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội. 2. Chính phủ quy định tài liệu Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp về dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương. Điều 48. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước 1. Trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định. 2. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình chưa được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn thời hạn Chính phủ quy định. Chương V CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 49. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước 1. Sau khi được Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới trong trường hợp có ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi của mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Việc phân bổ và giao dự toán phải bảo đảm thời hạn và yêu cầu quy định tại Điều 50 của Luật này. 2. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. 3. Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao. Điều 50. Yêu cầu và thời hạn về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước 1. Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm: a) Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao; b) Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; c) Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết; d) Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; đ) Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó. 2. Thời hạn phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước: a) Đối với dự toán ngân sách được giao theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 44 của Luật này, các đơn vị dự toán cấp I phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm trước theo quy định tại khoản 8 Điều 44 của Luật này; b) Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, đơn vị dự toán cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp dưới phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán theo quy định. Điều 51. Tạm cấp ngân sách 1. Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định: a) Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; b) Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; c) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới; d) Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; đ) Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. 2. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước. 3. Chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước 1. Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể: a) Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định; b) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b) Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh. 3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này; c) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới. 4. Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội. 5. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên. Điều 53. Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách 1. Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp: a) Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật này; b) Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này; c) Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao. 2. Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. 3. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành. Điều 54. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước 1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính. 2. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. 3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán. Điều 55. Tổ chức thu ngân sách nhà nước 1. Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. 2. Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách. 3. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính; c) Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước; d) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 4. Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định. Điều 56. Tổ chức chi ngân sách nhà nước 1. Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. 2. Đối với các dự án đầu tư và các nhiệm vụ chi cấp thiết khác được tạm ứng vốn, kinh phí để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết. Mức vốn tạm ứng căn cứ vào giá trị hợp đồng và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và theo quy định của pháp luật có liên quan, vốn, kinh phí tạm ứng được thu hồi khi thanh toán khối lượng, nhiệm vụ hoàn thành. 3. Ngân sách cấp dưới được tạm ứng từ ngân sách cấp trên để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán ngân sách được giao trong trường hợp cần thiết. 4. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: a) Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện; b) Cơ quan tài chính cấp dưới thực hiện rút số bổ sung từ ngân sách cấp trên tại Kho bạc Nhà nước. 5. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này theo phương thức thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 6. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật. Điều 57. Ứng trước dự toán ngân sách năm sau 1. Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước; không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước. 2. Chính phủ quy định chi tiết các nguyên tắc, tiêu chí và điều kiện ứng trước dự toán ngân sách năm sau. Điều 58. Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước 1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách; nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. 2. Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách. 3. Trường hợp quỹ ngân sách cấp huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Điều 59. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước 1. Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật này. 2. Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; d) Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; đ) Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng; e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật này. 3. Kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan, sau khi đã thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại khoản 1 Điều này và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương mà chưa bảo đảm được cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng của ngân sách cấp trên. 4. Thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: a) Trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thưởng cho các địa phương có tăng thu, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về việc thưởng vượt thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Điều 60. Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước 1. Cơ quan thuế và cơ quan hải quan các cấp định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Kho bạc Nhà nước định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 3. Đơn vị dự toán cấp I định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan có liên quan về việc thực hiện thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên về tình hình sử dụng các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên theo quy định của pháp luật. 5. Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 2 Điều 59 của Luật này; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình thực hiện ngân sách địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau. 6. Ủy ban nhân dân cấp dưới định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cấp trên về thực hiện thu, chi ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tình hình thực hiện thu, chi ngân sách địa phương. 7. Bộ Tài chính định kỳ báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 8. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 52 và khoản 2 Điều 59 của Luật này; Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách tại kỳ họp giữa năm sau. Điều 61. Quản lý, sử dụng ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách 1. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. 2. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Điều 62. Quản lý ngân quỹ nhà nước 1. Ngân quỹ nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước có trên các tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước. 2. Kho bạc Nhà nước quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; bảo đảm quản lý an toàn và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước. 3. Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước. Chương VI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 63. Kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước 1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật này. 2. Cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 3. Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan có liên quan theo chế độ quy định. Điều 64. Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm 1. Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. 2. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau. 3. Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau: a) Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công; b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương; d) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán; e) Kinh phí nghiên cứu khoa học. 4. Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này, trường hợp phương án được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện. 5. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nguồn sang ngân sách năm sau. Điều 65. Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước 1. Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ. 2. Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp và số thu đã hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân sách năm sau phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định. 3. Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. 4. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước. 5. Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách. 6. Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách. 7. Báo cáo quyết toán của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của quỹ. 8. Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu ngân sách nhà nước nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách. Điều 66. Duyệt quyết toán ngân sách nhà nước 1. Việc xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo các nội dung sau: a) Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị; b) Các khoản thu phải theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước; c) Các khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này; d) Các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân sách; đ) Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước. 2. Cơ quan xét duyệt quyết toán năm: a) Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định; b) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ quan tài chính cùng cấp duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I cùng cấp. 3. Khi xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền: a) Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt; b) Yêu cầu đơn vị giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để thực hiện việc xét duyệt quyết toán; c) Yêu cầu đơn vị nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước; d) Điều chỉnh những sai sót hoặc yêu cầu đơn vị cấp dưới lập lại báo cáo quyết toán nếu thấy cần thiết. 4. Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự toán cấp trên ra thông báo duyệt quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp dưới; đối với đơn vị dự toán cấp I gửi đơn vị dự toán cấp dưới và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định theo quy định. Cơ quan tài chính ra thông báo xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách. 5. Thủ trưởng đơn vị xét duyệt quyết toán phải chịu trách nhiệm về kết quả duyệt quyết toán, nếu để xảy ra vi phạm mà không phát hiện hoặc đã phát hiện nhưng không xử lý sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 67. Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước 1. Cơ quan thẩm định quyết toán: a) Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 của Luật này; b) Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới; c) Đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính không thẩm định. 2. Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình theo các nội dung sau: a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định; bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I với các thông báo duyệt quyết toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc và xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước; b) Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao; c) Nhận xét về quyết toán năm. 3. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau: a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định; b) Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao; c) Nhận xét về quyết toán năm. 4. Khi thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính có quyền: a) Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I, cơ quan tài chính cấp dưới bổ sung thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán; b) Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và yêu cầu nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; c) Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót; d) Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách không đúng quy định của pháp luật. 5. Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ quan tài chính ra thông báo thẩm định quyết toán kèm theo nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới để thực hiện. Trường hợp phát hiện có sai sót, cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại số liệu quyết toán; đối với quyết toán ngân sách cấp dưới, cơ quan tài chính cấp trên yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu quyết toán. Trường hợp phát hiện sai phạm, cơ quan tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 6. Đối với quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong quá trình tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện có sai sót, Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 68. Lập quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách và chủ đầu tư 1. Đơn vị sử dụng ngân sách lập quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước của đơn vị mình gửi cơ quan dự toán cấp trên trực tiếp. 2. Chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia: a) Kết thúc năm ngân sách phải báo cáo quyết toán nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp; b) Khi chương trình, dự án xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia hoàn thành phải lập báo cáo quyết toán toàn bộ nguồn vốn, quyết toán nguồn vốn ngân sách kèm theo báo cáo thuyết minh tình hình sử dụng vốn gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cơ quan có thẩm quyền xét duyệt báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, chương trình, dự án theo chế độ quy định; c) Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải lập báo cáo quyết toán trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội. 3. Căn cứ vào quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách đã được duyệt, đơn vị dự toán cấp trên lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp; đối với đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Đơn vị dự toán cấp I quy định thời hạn các đơn vị dự toán trực thuộc gửi báo cáo quyết toán, nhưng phải bảo đảm gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan tài chính cùng cấp theo thời hạn quy định. Điều 69. Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách địa phương 1. Trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước, kết quả xét duyệt, thẩm định đối với quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp mình và báo cáo quyết toán ngân sách cấp dưới đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cơ quan tài chính ở địa phương tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. 2. Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đến Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp để thẩm tra; đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. 3. Ủy ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết toán ngân sách địa phương để cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân. 4. Báo cáo quyết toán ngân sách của Ủy ban nhân dân và báo cáo thẩm tra của Ban của Hội đồng nhân dân được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm sau của Hội đồng nhân dân. 5. Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét, phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, lập quyết toán ngân sách huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm sau. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp xã, cấp huyện và quy định cụ thể thời hạn Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán ngân sách đến các cơ quan quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 6. Trong trường hợp quyết toán các cấp ngân sách ở địa phương chưa được Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Kiểm toán nhà nước đã thực hiện kiểm toán ngân sách cấp đó phải tiếp tục làm rõ những nội dung Hội đồng nhân dân yêu cầu và trình lại vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn 30 ngày so với thời hạn quy định tại khoản 5 Điều này. Điều 70. Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách nhà nước 1. Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm sau. 3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước. 4. Trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước, kết quả thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, Bộ Tài chính tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ và gửi Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. 5. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 16 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách để cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. 6. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của Quốc hội. 7. Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. 8. Trình tự, thủ tục thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 9. Trong trường hợp quyết toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội phê chuẩn thì Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải tiếp tục làm rõ những nội dung Quốc hội yêu cầu để trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định. Điều 71. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương 1. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. 2. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn. Điều 72. Xử lý kết dư ngân sách nhà nước 1. Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Trường hợp còn kết dư ngân sách thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau. 2. Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Điều 73. Xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn Sau khi quyết toán ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, trường hợp phát hiện thu, chi ngân sách không đúng quy định thì thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 65 của Luật này và được quyết toán vào ngân sách năm xử lý. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 74. Hướng dẫn thi hành đối với một số nội dung đặc thù 1. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 2. Thành phố Hà Nội thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô. Điều 75. Điều khoản chuyển tiếp 1. Đối với quyết toán ngân sách các năm 2015, 2016, áp dụng theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11. 2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo được tính từ năm 2017 đến năm 2020. Đối với dự toán ngân sách năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương thực hiện như sau: a) Đối với dự toán ngân sách chi thường xuyên, áp dụng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; b) Đối với dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển, áp dụng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển năm 2016 phải nằm trong khung kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020 và được bố trí cân đối phù hợp với tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước năm 2016 so với năm 2015. Điều 76. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. 2. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Điều 77. Quy định chi tiết Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Sinh Hùng
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "25/06/2015", "sign_number": "83/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-1958-KH-SGDDT-2022-huy-dong-nguon-luc-dau-tu-phat-trien-giao-duc-So-Giao-duc-Ho-Chi-Minh-517302.aspx
Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT 2022 huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục Sở Giáo dục Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1958/KH-SGDĐT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 6 năm 2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025; Căn cứ Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025; Sở Giáo dục và Đào tạo lập Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2022 với những nội dung như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. 2. Mục tiêu cụ thể Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 39,00% số cơ sở và 32,50% số người học vào cuối năm 2022. Cụ thể: 2.1. Đối với giáo dục mầm non: Đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học: Phấn đấu đến cuối năm 2022, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 67,50% với số trẻ em theo học đạt 57,50%. 2.2. Đối với giáo dục phổ thông: Phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ các trường phổ thông ngoài công lập là 14,00% và số học sinh theo học đạt 7,50%. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách - Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu; tham mưu đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan. Cụ thể: + Tham mưu, đề xuất giải pháp tạo điều kiện để nhà đầu tư sử dụng đất không nằm trong quy hoạch giáo dục xây dựng trường phổ thông tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội hóa giáo dục, thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và giảm áp lực sĩ số lên hệ thống trường công lập của Thành phố. + Đề xuất xem xét các Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) khi áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quy định về diện tích tối thiểu từ 8-10 m2/ học sinh. + Đối với các lĩnh vực hoạt động giáo dục liên quan đến cơ sở giáo dục ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp chính khóa, dịch vụ tư vấn du học, văn phòng đại diện: Tham mưu hoàn thiện khung pháp lý về các quy định điều kiện cơ sở vật chất (tiêu chuẩn cụ thể về phòng học, các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học), điều kiện về nhân sự (tiêu chí cụ thể đối với giáo viên: các loại chứng chỉ giảng dạy tương đương với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: TESOL, TKT,...); - Tham mưu hoàn thiện khung khổ pháp lý về địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước; - Tham mưu đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng; - Tham mưu xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập. 2. Cải thiện môi trường đầu tư - Rà soát các điều kiện đầu tư, các chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập. - Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, người học đều được tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước; Đối với vốn viện trợ ODA: Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng vốn viện trợ ODA theo quy định của pháp luật liên quan; Đối với vốn vay nước ngoài (vay ODA, vay ưu đãi): Các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được cấp phát từ nguồn vốn vay; Đối với vốn vay tín dụng trong nước: Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn tín dụng trong nước ưu đãi (nếu có). 3. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cả về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, phân phối thu nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết..., chú trọng các giải pháp sau: - Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục theo cơ chế thị trường, xác định rõ các đơn vị cung cấp dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy; - Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục để từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên; - Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập; - Từng bước thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục, trước mắt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục. 4. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục - Rà soát, bổ sung, ban hành các quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó có cơ chế, chính sách bắt buộc các cơ sở đào tạo thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm định các chương trình đào tạo của đơn vị mình; - Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục; - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhằm sớm phát hiện các bất cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý; có chế tài với các cơ sở giáo dục không tuân thủ theo quy định. 5. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông - Tuyên truyền sâu rộng, tập huấn về các chủ trương, chính sách xã hội hóa để tất cả các đối tượng liên quan nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục; - Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước qua các chương trình, hội nghị, sự kiện, hoạt động đối ngoại chính thức và ngoại giao Nhân dân; - Ghi nhận, tôn vinh, nhân rộng gương điển hình những cá nhân, tổ chức có đóng góp, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục; - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong việc thu hút và quản lý các nguồn lực huy động. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo (Cơ quan thường trực) - Phối hợp với sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và cơ quan truyền thông thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025; - Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn; hướng dẫn cơ chế, chính sách đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận; - Cho phép các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động thực hiện chương trình dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cam kết đã công bố; thực hiện kiểm tra, đánh giá và kiểm định dựa trên kết quả đầu ra; khuyến khích các trường thu hút chuyên gia trong và ngoài nước tham gia hợp tác, cộng tác; - Đầu mối cung cấp thông tin trong triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo thông tin kịp thời, đúng định hướng. - Chủ trì theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này, hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố; đề xuất tháo gỡ những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch; phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra. 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo Căn cứ Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, phối hợp các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể địa phương và các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức thực hiện theo những chỉ đạo, định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đạt các chỉ tiêu đề ra./. Nơi nhận: - Các Phòng thuộc Sở; - Phòng GDĐT quận, huyện, TP Thủ Đức; - Giám đốc Sở (để b/c); - Lưu: VT, P.KHTC (Phong). KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Lê Hoài Nam
{ "issuing_agency": "Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "13/06/2022", "sign_number": "1958/KH-SGDĐT", "signer": "Lê Hoài Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-12-2010-TT-BTTTT-cap-nhat-thong-tin-du-an-dau-tu-ung-dung-106187.aspx
Thông tư 12/2010/TT-BTTTT cập nhật thông tin dự án đầu tư ứng dụng
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 12/2010/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC CẬP NHẬT THÔNG TIN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CÁC DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, QUY ĐỊNH: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định việc cập nhật thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Điều 54 của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng cho các đối tượng: 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị là chủ đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP , sau đây gọi tắt là Đơn vị báo cáo. 2. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối thu thập thông tin từ các chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình, sau đây gọi tắt là Đơn vị đầu mối. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này tổng hợp thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn tại Thông tư này và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Điều 3. Giải thích thuật ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Dự án phần mềm ứng dụng” là dự án đầu tư phát triển mới, mở rộng hoặc nâng cấp phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu. 2. “Dự án hạ tầng kỹ thuật” là dự án đầu tư lắp đặt mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nhằm đảm bảo, phục vụ cho các phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu hoạt động. 3. “Dự án hỗn hợp” là dự án đầu tư bao gồm hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu. 4. “Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin” là tập hợp thông tin, dữ liệu về sản phẩm của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, sau đây gọi tắt là Cơ sở dữ liệu. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Nội dung thông tin cập nhật 1. Nội dung thông tin về dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu dưới hình thức báo cáo bao gồm: a). Báo cáo giai đoạn 1: Đơn vị báo cáo thực hiện báo cáo kết quả dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn tại Phụ lục I, Phụ lục III và Phụ lục V. b). Báo cáo giai đoạn 2: Đơn vị báo cáo thực hiện báo cáo kết quả dự án đầu tư được nghiệm thu, bàn giao bao gồm toàn bộ thông tin về sản phẩm của dự án theo hướng dẫn từ Phụ lục I đến Phụ lục X bao gồm: - Báo cáo Thông tin chung (theo Phụ lục I); - Báo cáo Kế hoạch đấu thầu và hợp đồng (theo Phụ lục II); - Báo cáo Danh sách yêu cầu kỹ thuật (theo Phụ lục III); - Báo cáo Nội dung đầu tư (theo Phụ lục IV); - Báo cáo Giải pháp kỹ thuật công nghệ (theo Phụ lục V); - Báo cáo Nguồn nhân lực (theo Phụ lục VI); - Báo cáo Hồ sơ tài liệu kỹ thuật (theo Phụ lục VII); - Báo cáo Chi phí đầu tư (theo Phụ lục VIII); - Báo cáo Đánh giá hiệu quả đầu tư (theo Phụ lục IX); - Báo cáo Kinh nghiệm triển khai (theo Phụ lục X). Đối với Phụ lục I, Phụ lục III và Phụ lục V đã có Báo cáo giai đoạn 1, Đơn vị báo cáo chỉ cập nhật những chỉ tiêu báo cáo có thay đổi. 2. Nội dung thông tin cập nhật phải đảm bảo trung thực, chính xác, đầy đủ, phản ánh đúng tình hình thực tế của dự án. Điều 5. Thời gian cập nhật 1. Đối với Báo cáo giai đoạn 1: a) Đơn vị báo cáo gửi báo cáo thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tới Đơn vị đầu mối chậm nhất không quá 01 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được phê duyệt. b) Sau khi tập hợp báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi bộ, ngành hoặc địa phương mình, Đơn vị đầu mối cập nhật vào Cơ sở dữ liệu. Thời gian cập nhật được tính từ ngày 30/11 và chậm nhất vào ngày 31/12 cùng năm. 2. Đối với Báo cáo giai đoạn 2: a) Đơn vị báo cáo gửi báo cáo thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tới Đơn vị đầu mối chậm nhất không quá 03 tháng kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao tổng thể dự án. b) Đơn vị đầu mối tập hợp báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi bộ, ngành hoặc địa phương mình và định kỳ hàng năm cập nhật vào Cơ sở dữ liệu, chậm nhất vào ngày 31/12. Điều 6. Phương thức cập nhật 1. Đơn vị báo cáo gửi báo cáo thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tới Đơn vị đầu mối dưới hình thức văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI. 2. Đơn vị đầu mối cập nhật báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào Cơ sở dữ liệu theo một trong các hình thức sau: a) Văn bản giấy: lập công văn theo mẫu tại Phụ lục XII, kèm theo tập hợp báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông; b) Thư điện tử: lập danh sách dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, kèm theo tập hợp báo cáo thông tin của các dự án đầu tư và gửi về địa chỉ thư điện tử: [email protected]; c) Sử dụng một tài khoản đã được cấp phát của hệ thống Cơ sở dữ liệu để cập nhật trực tiếp sử dụng biểu mẫu điện tử cho loại Báo cáo giai đoạn 1 và Báo cáo giai đoạn 2 được cung cấp trên trang tin điện tử của hệ thống Cơ sở dữ liệu. 3. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị tổng hợp Báo cáo giai đoạn 2 của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã kết thúc trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu theo quy định tại Thông tư này. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan 1. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Lập danh mục dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đang triển khai trong phạm vi Bộ, ngành hoặc địa phương mình theo mẫu tại Phụ lục XIII Thông tư này, định kỳ hàng năm gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất vào ngày 31/12. b) Rà soát, đôn đốc và hướng dẫn các chủ đầu tư tổng hợp báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. c) Cập nhật báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào Cơ sở dữ liệu đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư này. 2. Các chủ đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm: a) Tổng hợp báo cáo thông tin về các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị mình và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu qua Đơn vị đầu mối đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư này. b) Cung cấp thông tin liên quan khác về dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý. 3. Cục Ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm: a) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin. b) Cung cấp biểu mẫu điện tử trên trang tin điện tử của hệ thống Cơ sở dữ liệu. c) Tiếp nhận báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin từ các Đơn vị đầu mối; tổ chức quản lý, lưu trữ thông tin về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin; cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động quản lý, đầu tư trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2010. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cá nhân, đơn vị liên quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, bổ sung, sửa đổi./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Bộ TT&TT; Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Website (TTĐT); - Lưu VT, Cục ƯDCNTT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Minh Hồng PHỤ LỤC I MẪU BÁO CÁO THÔNG TIN CHUNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO THÔNG TIN CHUNG Kính gửi:…………………………………. 1. Tên chủ đầu tư: ................................................................................................. 2. Tên dự án và tóm tắt nội dung dự án được phê duyệt ..................................... ............................................................................................................................... 3. Các văn bản pháp lý liên quan được liệt kê và đính kèm báo cáo này: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4. Mục tiêu của dự án:........................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 5. Nội dung và quy mô đầu tư: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 6. Địa điểm đầu tư:................................................................................................ ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 7. Nguồn vốn đầu tư: ........................................................................................... ............................................................................................................................... 8. Hình thức quản lý dự án Chủ đầu tư trực tiếp quản lý □ Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án □ Gói thầu EPC □ Hình thức khác (ghi rõ tên hình thức) □ ..................................................................................................................... 9. Thời gian thực hiện: từ năm ….. đến năm ….. 10. Quy trình quản lý đầu tư :................................................................................. 11. Phân nhóm dự án: Nhóm A □ Nhóm B □ Nhóm C □ 12. Phân loại dự án đầu tư Dự án phát triển mới □ Dự án nâng cấp □ Dự án mở rộng □ 13. Tính chất dự án công nghệ thông tin Dự án hạ tầng kỹ thuật □ Dự án ứng dụng phần mềm □ Dự án hỗn hợp □ 14. Tổng mức đầu tư: ............................................................................................ Trong đó, bao gồm: Chi phí xây lắp:............................................................................................ Chi phí thiết bị: ............................................................................................ Chi phí quản lý dự án: ................................................................................. Chi phí tư vấn đầu tư: .................................................................................. Chi phí khác:................................................................................................ Chi phí dự phòng: ........................................................................................ NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) ……., ngày…… tháng……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC II MẪU BÁO CÁO KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/ 2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG Kính gửi:……………………………………. 1. Tên dự án: …………………………………………………………………………………………………………………… 2. Kế hoạch đấu thầu và hợp đồng: STT Tên gói thầu Giá gói thầu Nguồn vốn Hình thức lựa chọn nhà thầu Phương thức đấu thầu Thời gian đấu thầu Hình thức hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng Tên nhà thầu Phê duyệt Thực tế Phê duyệt Thực tế [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] Ghi chú: Thông tin có trong tài liệu kế hoạch đấu thầu, các hợp đồng của dự án đã được phê duyệt. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) ……….., ngày……. tháng……. năm…….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH YÊU CẦU KỸ THUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO DANH SÁCH YÊU CẦU KỸ THUẬT Kính gửi: ……………………………. 1. Tên dự án:…………………………………………………………………….. 2. Quy trình nghiệp vụ được tin học hóa (đối với dự án phần mềm ứng dụng, dự án hỗn hợp) STT Tên quy trình nghiệp vụ Mô tả tóm tắt [1] [2] [3] 1 2 3 … … Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa. [2] Tên quy trình nghiệp vụ thường gọi hoặc đã có quy định. [3] Mô tả ngắn gọn về tổ chức, vận hành của quy trình, sản phẩm chính của quá trình nghiệp vụ và các giao tác xử lý chính (các bước) của quy trình nghiệp vụ. 3. Chức năng hệ thống (đối với dự án phần mềm ứng dụng, dự án hỗn hợp) STT Chức năng Phân loại Tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu có) [1] [2] [3] [4] 1 2 3 … … Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự các chức năng của hệ thống. [2] Mô tả ngắn gọn chức năng của hệ thống, thường bắt đầu bằng một động từ. [3] Chức năng được phân loại thành: bắt buộc, mong muốn hay tùy chọn. [4] Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng để thực hiện chức năng, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT và tiêu chuẩn chuyên ngành của hệ thống phục vụ. 4. Khả năng hoạt động và chất lượng hệ thống STT Khả năng hoạt động/ chất lượng hệ thống Đáp ứng Tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu có) [1] [2] [3] [4] Có Không 1 Về hiệu quả sử dụng Giảm thời gian xử lý □ □ Tiết kiệm tài nguyên hệ thống máy chủ □ □ Tiết kiệm tài nguyên máy trạm □ □ Tiết kiệm tài nguyên băng thông của đường truyền (nếu có kết nối mạng internet) □ □ 2 Về an toàn, bảo mật Giải pháp an toàn, bảo mật cho mức dữ liệu □ □ Giải pháp an toàn, bảo mật cho mức ứng dụng □ □ Giải pháp an toàn, bảo mật cho mức hệ thống □ □ Giải pháp an toàn, bảo mật cho mức mạng □ □ Mức độ an toàn, bảo mật đối với người sử dụng Cao □ □ Trung bình □ □ Thấp □ □ Mức độ tin cậy đối với người sử dụng □ □ 3 Về khả năng sử dụng Người dùng có khả năng tự học các chức năng cơ bản □ □ Người dùng xem cách bố trí giao diện và chủ động tự thực hiện các chức năng (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ Người dùng hài lòng với thiết kế giao diện (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ Khi có cảnh báo lỗi xảy ra trên màn hình, người sử dụng tự phát hiện lỗi và thao tác lại □ □ Sau một thời gian không sử dụng, người dùng vẫn có thể bắt đầu sử dụng lại khi cần (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ 4 Về khả năng bảo trì Có thể phân tích được: để chẩn đoán lỗi, sai sót, hư hỏng và xác định nguyên nhân, chức năng để sửa □ □ Có thể thay đổi được: cho phép cấu hình thay đổi chế độ làm việc trong quá trình hoạt động □ □ Tính bền vững: tránh được các tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần mềm □ □ Có thể kiểm thử được: cho phép đánh giá được phần mềm chỉnh sửa □ □ 5 Về khả năng thay đổi □ □ Hệ thống hoạt động ổn định kể cả khi tăng hoặc giảm tải và có cảnh báo cho quản trị viên tình trạng tải và mức tải vượt quá giới hạn khả năng phục vụ của hệ thống □ □ Hệ thống cho phép mở rộng triển khai trên một vùng địa lý rộng hoặc thu hẹp triển khai tập trung khi cần □ □ Hệ thống cho phép quản trị mở rộng mô hình tổ chức, mô hình nghiệp vụ và người dùng khi cần □ □ Có khả năng thích ứng với nhiều môi trường (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ Có thể cài đặt trên một môi trường cụ thể (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ Có thể cùng tồn tại và hoạt động với các hệ thống khác trong cùng một môi trường chung (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ Một số chức năng của hệ thống có thể thay thế cho một phần mềm ứng dụng khác với cùng mục đích và trong cùng môi trường (đối với dự án phần mềm ứng dụng và hỗn hợp) □ □ Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự các khả năng hoạt đông hoặc chất lượng của hệ thống. [2] Mô tả khả năng hoặc chất lượng của hệ thống đem lại. [3] Khả năng đáp ứng của hệ thống (có /không). [4] Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng để thực hiện khả năng hoạt động hoặc chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT và tiêu chuẩn ngành của hệ thống phục vụ. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC IV MẪU BÁO CÁO NỘI DUNG ĐẦU TƯ (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO NỘI DUNG ĐẦU TƯ Kính gửi:……………………………………. 1. Tên dự án: .......................................................................................................... 2. Danh mục phần mềm ứng dụng (nếu có): a) Tên giải pháp sản phẩm hệ thống phần mềm ứng dụng nội bộ: ....................... ............................................................................................................................... b) Đơn vị cung cấp tương ứng: .............................................................................. 3. Danh mục thiết bị: STT Phân loại Số lượng Mô tả [1] [2] [3] [4] 1 Máy chủ 2 Máy trạm 3 Thiết bị mạng 4 Thiết bị lưu trữ 5 Thiết bị khác: ………………… ………………… ………………… Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự loại thiết bị. [2] Loại thiết bị. [3] Xác định số lượng thiết bị theo từng loại. [4] Mô tả tên hãng sản xuất, model cho thiết bị chính. 5. Danh mục phần mềm hệ thống, phần mềm công cụ: STT Phân loại Mô tả [1] [2] [3] 1 Phần mềm hệ điều hành 2 Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3 Phần mềm máy chủ ứng dụng 4 Phần mềm công cụ 5 Phần mềm khác: …………………………………….. …………………………………….. ……………………………………... Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự loại phần mềm. [2] Loại phần mềm. [3] Mô tả tên phần mềm, tên hãng phát triển và phiên bản phần mềm (nếu là phần mềm nguồn mở khi mô tả tên hãng phát triển ghi cụ thể là “phần mềm nguồn mở”). 6. Danh mục dịch vụ công nghệ thông tin: STT Phân loại Sử dụng Ghi chú [1] [2] [3] [4] 1 Dịch vụ thuê đặt chỗ □ 2 Dịch vụ thuê đường truyền □ 3 Dịch vụ tích hợp hệ thống □ 4 Dịch vụ cài đặt, cấu hình, hiệu chỉnh □ 5 Dịch vụ đào tạo □ 6 Dịch vụ tư vấn tại chỗ □ 7 Dịch vụ số hóa, chuyển đổi số liệu □ 8 Dịch vụ kiểm thử, đánh giá chất lượng hệ thống □ 9 Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông khác: …………………………………. ………………………….……… …………………………………. □ Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự loại dịch vụ sử dụng trong quá trình triển khai dự án. [2] Loại dịch vụ. [3] Xác nhận hệ thống có/không sử dụng dịch vụ. [4] Ghi chú về việc sử dụng dịch vụ. Ví dụ dịch vụ thuê đường truyền 2Mbps. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC V MẪU BÁO CÁO GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Kính gửi:…………………………… 1. Tên dự án: ............................................................................................................ 2. Tính chất dự án: □ Hạ tầng kỹ thuật □ Phần mềm ứng dụng □ Hỗn hợp 3. Giải pháp kỹ thuật công nghệ chính: ................................................................... ................................................................................................................................. a) Hạ tầng kỹ thuật STT Đặc điểm Giải pháp Công nghệ (nếu có) [1] [2] [3] [4] 1 Kiến trúc hệ thống Ngang hàng (peer to peer) □ Tập trung □ Phân tán □ Bán tập trung □ 2 Tích hợp hệ thống 3 An toàn, bảo mật 4 Sao lưu, phục hồi 5 Cân bằng tải (Load balancing) 6 Xử lý nhóm (Cluster) 7 Quản lý, tối ưu tài nguyên hệ thống Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự các đặc điểm của hệ thống. [2] Đặc điểm hay tính năng của hệ thống. [3] Đánh dấu “X” vào ô vuông hoặc ghi tên giải pháp. [4] Ghi tên công nghệ chính (nếu có) cho giải pháp lựa chọn. b) Phần mềm ứng dụng và hỗn hợp STT Đặc điểm Giải pháp Công nghệ/Công cụ (nếu có) [1] [2] [3] [4] 1 Loại hệ thống Hệ thống xử lý giao dịch □ Hệ thống thông tin quản lý □ Hệ thống hỗ trợ ra quyết định □ Hệ thống chuyên gia □ Hệ thống tự động văn phòng □ Hệ thống báo cáo nghiệp vụ thông minh (Business Intelligence) □ 2 Kiểu ứng dụng Ứng dụng phục vụ người dùng cuối qua giao diện Web (Web based application) □ Ứng dụng phục vụ người dùng cuối qua giao diện cửa sổ của máy trạm (Desktop based application) □ 3 Mô hình hệ thống Client/Server □ Nhiều lớp (Multi-layer) □ Xử lý ngang hàng □ □ 4 Kiến trúc hệ thống Ngang hàng (peer to peer) □ Tập trung □ Phân tán □ Bán tập trung □ 5 Phương pháp thiết kế Hướng cấu trúc □ Hướng đối tượng □ Khác □ 6 Thiết kế giao diện 7 Tích hợp hệ thống Dữ liệu □ Ứng dụng □ Quy trình nghiệp vụ □ Giao diện người dùng □ 8 An toàn, bảo mật Xác thực tên/mật khẩu □ Chữ ký số □ Khác □ 9 Sao lưu, phục hồi 10 Cân bằng tải (Load balancing) 11 Xử lý nhóm (Cluster) 12 Quản lý, tối ưu tài nguyên hệ thống Ghi chú: [1] Đánh số thứ tự các giải pháp sử dụng. [2] Đặc điểm hay tính năng của hệ thống. [3] Đánh dấu “X” vào ô vuông hoặc ghi tên giải pháp. [4] Ghi tên công nghệ chính cho giải pháp lựa chọn hoặc tên công cụ để thực hiện. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC VI MẪU BÁO CÁO NGUỒN NHÂN LỰC (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO NGUỒN NHÂN LỰC Kính gửi:……………………. 1. Tên dự án:.......................................................................................................................................................................................... 2. Nguồn nhân lực phía chủ đầu tư Có thành lập Ban quản lý dự án không? 􀂆 Không, chủ đầu tư quản lý 􀂆 Có Nếu “Có”, thực hiện kê khai tiếp theo các bảng dưới đây: STT Vai trò Chức vụ chính quyền Trình độ chuyên môn Số Dự án đã tham gia Ghi chú [1] [2] [3] [4] [5] [6] 1 Giám đốc Ban quản lý dự án Bắt buộc 2 Phó Giám đốc Ban quản lý dự án 1……………… 2……………… … 1……………… 2……………… … 1……………… 2……………… … Nếu có 3 Kế toán 1……………… 2……………… … 1……………… 2……………… … 1……………… 2……………… … Bắt buộc 4 Thư ký dự án Bắt buộc 5 Tổng số thành viên Ban quản lý dự án: Bắt buộc 6 Chứng chỉ chuyên môn của các thành viên ban quản lý dự án: Bắt buộc 3. Nguồn nhân lực phía nhà thầu tư vấn thiết kế STT Vai trò Trình độ chuyên môn Số năm kinh nghiệm Số Dự án đã tham gia Chứng chỉ chuyên môn Ghi chú [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] 1 Giám đốc dự án Bắt buộc 2 Chủ trì khảo sát Bắt buộc 3 Chủ trì thiết kế Bắt buộc 4 Chuyên gia chính về đầu tư tài chính Bắt buộc 5 Chuyên gia chính về nghiệp vụ bài toán (Đối với gói thầu phần mềm nội bộ) Nếu có 6 Vai trò khác: …………………. Nếu có 7 Tổng số thành viên tham gia, thực hiện: Bắt buộc 4. Nguồn nhân lực phía nhà thầu STT Vai trò Họ và tên Trình độ chuyên môn Số năm kinh nghiệm Số Dự án đã tham gia Chứng chỉ chuyên môn Ghi chú [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] Gói thầu A 1 Giám đốc dự án Bắt buộc 2 Phó Giám đốc dự án Nếu có 3 Kiến trúc sư hệ thống Bắt buộc 4 Chuyên gia quản lý chất lượng Bắt buộc 5 Chuyên gia đầu tư tài chính Nếu có 6 Chuyên gia nghiệp vụ bài toán (Đối với gói thầu phần mềm nội bộ) Nếu có 7 Chỉ huy thi công Bắt buộc 8 Khảo sát, phân tích viên - - - - Bắt buộc 9 Thiết kế viên - - - - Bắt buộc 10 Lập trình viên (Đối với gói thầu phần mềm nội bộ) - - - - Bắt buộc 11 Kiểm thử viên - - - - Bắt buộc 12 Kỹ thuật viên triển khai, cài đặt, cấu hình - - - - Bắt buộc 13 Cán bộ đào tạo quản trị hệ thống - - - - Bắt buộc 14 Cán bộ đào tạo người sử dụng - - - - Bắt buộc 15 Vai trò khác: ………………… - - - - Nếu có 16 Tổng số thành viên tham gia, thực hiện: Bắt buộc Gói thầu B … … … … … … … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC VII MẪU BÁO CÁO HỒ SƠ TÀI LIỆU KỸ THUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO HỒ SƠ TÀI LIỆU KỸ THUẬT Kính gửi:………………………… 1. Tên dự án: ............................................................................................................ 2. Tính chất dự án: □ Hạ tầng kỹ thuật □ Phần mềm ứng dụng □ Hỗn hợp 3. Quy trình công nghệ □ RUP (đối với dự án phần mềm ứng dụng) □ ISO □ Khác: ......................................................................................................... 4. Hồ sơ tài liệu kỹ thuật bàn giao a) Hạ tầng kỹ thuật STT Giai đoạn thực hiện Kết quả Xác nhận [1] [2] [3] [4] Gói thầu A: [tên gói thầu] 1 Khảo sát Tài liệu khảo sát (phục vụ thi công, lắp đặt) □ 2 Phân tích, đặc tả yêu cầu Tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống Tài liệu kế hoạch kiểm thử chấp nhận □ □ 3 Phân tích, thiết kế Tài liệu thiết kế thi công, lắp đặt hệ thống □ 4 Lắp đặt, cài đặt, cấu hình Tài liệu kịch bản kiểm thử, chạy thử □ 5 Đào tạo, chuyển giao Tài liệu hướng dẫn sử dụng Tài liệu hướng dẫn cài đặt, cấu hình Tài liệu hướng dẫn quản trị hệ thống Tài liệu đào tạo □ □ □ □ 6 Tài liệu khác: ……………………………………………………………… Gói thầu B: [tên gói thầu] … … … … Ghi chú: tham khảo kế hoạch thực hiện và kết quả bàn giao của hợp đồng [1] Đánh số thứ tự bước triển khai của nhà thầu thi công. [2] Mô tả tên bước. [3] Mô tả tài liệu là kết quả thực hiện theo từng bước, tập hợp các tài liệu này tạo thành hồ sơ kỹ thuật của gói thầu [4] Xác nhận có trong hồ sơ kỹ thuật của gói thầu hay không. b) Phần mềm ứng dụng STT Giai đoạn thực hiện Kết quả Xác nhận [1] [2] [3] [4] Gói thầu A: [tên gói thầu] 1 Khảo sát Tài liệu khảo sát (phục vụ thi công) □ 2 Phân tích, đặc tả yêu cầu Tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống Tài liệu kế hoạch kiểm thử chấp nhận □ □ 3 Phân tích, thiết kế Tài liệu thiết kế bậc cao Tài liệu thiết kế chi tiết □ □ 4 Lập trình Đĩa CD chương trình: + Mã nguồn + Chương trình chạy □ □ 5 Kiểm thử/chạy thử Tài liệu kịch bản kiểm thử, bộ dữ liệu mẫu □ 6 Đào tạo, chuyển giao Tài liệu hướng dẫn sử dụng Tài liệu hướng dẫn cài đặt, cấu hình Tài liệu hướng dẫn quản trị hệ thống Tài liệu đào tạo □ □ □ □ 7 Tài liệu khác: ……………………………………………………………… Gói thầu B: [tên gói thầu] … … … … Ghi chú: tham khảo kế hoạch thực hiện và kết quả bàn giao của hợp đồng [1] Đánh số thứ tự bước triển khai của nhà thầu thi công. [2] Mô tả tên bước. [3] Mô tả tài liệu là kết quả thực hiện theo từng bước, tập hợp các tài liệu này tạo thành hồ sơ kỹ thuật của gói thầu. [4] Xác nhận có trong hồ sơ kỹ thuật của gói thầu hay không. c) Hỗn hợp Lập báo cáo kết hợp theo hướng dẫn tại điểm (a), (b) ở trên cho từng gói thầu theo tính chất về hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC VIII MẪU BÁO CÁO CHI PHÍ ĐẦU TƯ (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO CHI PHÍ ĐẦU TƯ Kình gửi:………………………. 1. Tên dự án: .................................................................................................................................................................................... 2. Chi phí đầu tư: STT Nội dung Dự toán được duyệt Tổng giá trị thanh toán Tổng giá trị quyết toán Ghi chú [1] [2] [3] [4] [5] [6] Tổng số 1 Chi phí xây lắp - Gói thầu 1 - Gói thầu 2 - … 2 Chi phí thiết bị, phần mềm - Gói thầu A - Gói thầu B -… 3 Chi phí quản lý dự án 4 Chi phí tư vấn - Chi phí lập dự án đầu tư, BCNCKT - Chi phí lập TKKT-TDT - Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu - Chi phí giám sát ……. 5 Chi phí khác - Lệ phí thẩm định BCNCKT/DAĐT - Lệ phí thẩm định TKKT-TDT - Lệ phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu - Chi phí kiểm toán - Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán …… 6 Chi phí dự phòng Ghi chú: Thông tin có trong hồ sơ tài liệu quyết toán dự án hoàn thành. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC IX MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Kính gửi:……………………………… 1. Tên dự án: ............................................................................................................ 2. Hiệu quả đối với người sử dụng: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Hiệu quả đối với tổ chức: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. Hiệu quả đối với môi trường hành chính, cộng đồng, xã hội: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC X MẪU BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Tên cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Ngày nhận: BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI Kính gửi:…………………………. 1. Tên dự án: ............................................................................................................ 2. Đã có các văn bản quy định, hướng dẫn quy chế khai thác, vận hành, sử dụng cho hệ thống chưa? 􀂆 Đang thực hiện 􀂆 Có Nếu “Có” thì đã có bao nhiêu văn bản (liệt kê thứ tự các văn bản): ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... 3. Đã có đội ngũ kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động của hệ thống? 􀂆 Đã có và đảm bảo được yêu cầu duy trì, vận hành hệ thống 􀂆 Đã có, chưa đủ kinh nghiệm, cần thuê khoán ngoài để duy trì, vận hành hệ thống 􀂆 Đang thành lập 􀂆 Chưa xác định 4. Phương án cài đặt, triển khai hệ thống 􀂆 Thực hiện triển khai đồng thời tất cả các đơn vị trực thuộc 􀂆 Thực hiện triển khai lần lượt từng đơn vị và từng bước hoàn thiện hệ thống 􀂆 Khác: .................................................................................................... .................................................................................................................. 5. Lãnh đạo quan tâm ủng hộ dự án, có tích cực tham gia sử dụng hệ thống 􀂆 Quan tâm ủng hộ bằng các quyết định hành chính nhanh chóng, kịp thời và tích cực tham gia sử dụng 􀂆 Quan tâm ủng hộ bằng các quyết định hành chính 􀂆 Ủng hộ và ủy quyền cho một cán bộ trực tiếp 􀂆 Khác: .................................................................................................... .................................................................................................................. 6. Phối hợp của các cơ quan, đơn vị khác liên quan đến dự án 􀂆 Thành lập nhóm tham gia, phối hợp triển khai 􀂆 Cử người tham gia triển khai 􀂆 Cử người phối hợp triển khai 􀂆 Khác: .................................................................................................... .................................................................................................................. 7. Hiểu biết về quy trình công nghệ phục vụ quản lý 􀂆 Hiểu biết toàn bộ 􀂆 Hiểu biết một phần 􀂆 Đang tìm hiểu 8. Phối hợp và tận dụng năng lực của tư vấn 􀂆 Chủ động phối hợp và tận dụng có hiệu quả năng lực, kinh nghiệm tư vấn trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng với đơn vị tư vấn 􀂆 Tự thực hiện chức năng tư vấn: 􀂆 Khảo sát 􀂆 Lập dự án 􀂆 Quản lý dự án 􀂆 Thiết kế thi công và dự toán Tổng dự toán 􀂆 Lập Hồ sơ mời thầu 􀂆 Giám sát thi công 􀂆 Đánh giá đúng vai trò, nhiệm vụ của tư vấn đầu tư và chỉ tham gia khi đơn vị tư vấn bàn giao kết quả. 􀂆 Ý kiến khác: ........................................................................................ .................................................................................................................. 9. Phối hợp và tận dụng năng lực của nhà thầu thi công 􀂆 Chủ động thống nhất kế hoạch và phối hợp công việc, giám sát chặt chẽ, thường xuyên tổ chức hội thảo đánh giá tiến độ, chất lượng 􀂆 Định kỳ đánh giá tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của tư vấn giám sát 􀂆 Hợp đồng với tư vấn giám sát và tham gia nghiệm thu, bàn giao kết quả của dự án 􀂆 Ý kiến khác: ......................................................................................... .................................................................................................................. 10. Phối hợp giữa Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án 􀂆 Chủ đầu tư, Ban quản lý dữ án thực hiện các hoạt động theo đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ 􀂆 Ban quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư tổ chức thực hiện và Chủ đầu tư sử dụng một đơn vị thẩm tra, giám sát hoạt động của Ban quản lý dự án 􀂆 Ban quản lý dự án thay mặt Chủ đầu tư chủ động tổ chức thực hiện toàn bộ dự án 􀂆 Ý kiến khác: ......................................................................................... .................................................................................................................. 11. Các bài học triển khai khác: ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... 12. Đánh giá chung 􀂆 Dự án thành công 􀂆 Tiết kiệm được kinh phí so với Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán đã được phê duyệt 􀂆 Tuân thủ đúng quy trình, thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành 􀂆 Lựa chọn được giải pháp công nghệ phù hợp cho hạ tầng phần cứng 􀂆 Lựa chọn được giải pháp công nghệ phù hợp cho phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu đáp ứng tốt với yêu cầu nghiệp vụ của bài toán cần tin học hóa trong tương lai 􀂆 Triển khai đúng kế hoạch đã được phê duyệt (tham khảo kế hoạch đấu thầu) 􀂆 Triển khai thi điểm cho hạng mục phần mềm ứng dụng 􀂆 Trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng đáp ứng chuyển giao, khai thác, vận hành 􀂆 Lý do khác: ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …., ngày……. tháng ……. năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC XI MẪU CÔNG VĂN ĐƠN VỊ BÁO CÁO GỬI ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) <Cơ quan cấp trên> <Tên cơ quan, đơn vị> ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …. V/v báo cáo thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin …., ngày …tháng … năm ….. Kính gửi: <Đơn vị đầu mối> Thực hiện cập nhật thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số …/TT-BTTTT ngày …/…/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi kết thúc <Báo cáo giai đoạn 1/Báo cáo giai đoạn 2>, <Tên cơ quan, đơn vị> đã tiến hành tổng hợp báo cáo thông tin theo quy định, chi tiết báo cáo kèm theo để Quý Cơ quan tập hợp và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Trân trọng./. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC XII MẪU CÔNG VĂN ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI CẬP NHẬT VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT–BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông) <Cơ quan cấp trên> <Tên cơ quan, đơn vị> ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …. V/v cập nhật thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin năm …., ngày …tháng … năm ….. Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông Thực hiện cập nhật thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số …/TT-BTTTT ngày …/…/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi tiếp nhận các báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin từ các Chủ đầu tư, <Tên cơ quan, đơn vị> đã tiến hành phân loại và tập hợp báo cáo thông tin của các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin kèm theo theo bảng tổng hợp dưới đây: STT Tên dự án Chủ đầu tư Ghi chú Báo cáo giai đoạn 1 1 2 ... Báo cáo giai đoạn 2 1 2 ... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC XIII MẪU CÔNG VĂN DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT–BTTTT ngày 18/05/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông) <Cơ quan cấp trên> <Tên cơ quan, đơn vị> ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …. V/v danh mục dự án đầu tư năm ….. …., ngày …tháng … năm ….. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông STT Chủ đầu tư Tên dự án Trạng thái Tiến độ Thời gian kết thúc THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "18/05/2010", "sign_number": "12/2010/TT-BTTTT", "signer": "Nguyễn Minh Hồng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-02-CT-NHNN-2017-tang-cuong-an-toan-co-cau-lai-he-thong-to-chuc-tin-dung-xu-ly-no-xau-350111.aspx
Chỉ thị 02/CT-NHNN 2017 tăng cường an toàn cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/CT-NHNN Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2017 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG CÁC TCTD; TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là NHNN) đã lãnh đạo ngành Ngân hàng đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và triển khai quyết liệt, đồng bộ các nội dung của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án xử lý nợ xấu ban hành theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có nhiều chuyển biến tích cực và hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng được nâng cao, từ đó góp phần ổn định tiền tệ tài chính, kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện thành công các mục tiêu tại Nghị quyết số 23/2016/QH14 ngày 7/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) quán triệt và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: I. Mục tiêu Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đối với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tiếp tục cơ cấu lại về tài chính, hoạt động, quản trị của TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng TCTD và phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD; việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ). II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể 1. Đối với các đơn vị thuộc NHNN Trên cơ sở phê duyệt và chỉ đạo của Chính phủ đối với Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án với mục tiêu, lộ trình và phân công nhiệm vụ cụ thể; NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khẩn trương xây dựng khung Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu để hướng dẫn và chỉ đạo các TCTD xây dựng Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu theo đúng mục tiêu, định hướng và giải pháp trong Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 tổng thể chung của ngành Ngân hàng. a) Về công tác cơ cấu lại các TCTD - Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại; nhà đầu tư có đủ điều kiện tham gia cơ cấu lại các TCTD để xử lý TCTD yếu kém, tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép thành lập QTDND và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng thương mại (NHTM); xây dựng và triển khai tiêu chí cấp phép mới đối với một số loại hình TCTD theo hướng chặt chẽ hơn, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và các cam kết quốc tế. - Tập trung triển khai cơ cấu lại các NHTM được NHNN mua bắt buộc trong thời gian qua theo phương án được phê duyệt. TCTD không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, TCTD không có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc không thực hiện được phương án cơ cấu lại được phê duyệt sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp xử lý của Nhà nước thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại và bằng một số biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống. - Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống QTDND; kiên quyết xử lý các QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi, không để xảy ra đổ vỡ gây mất ổn định kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng ở địa phương. Xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020”; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các tổ chức tài chính vi mô, chương trình/dự án tài chính vi mô an toàn, hiệu quả. - Đẩy mạnh cơ cấu lại các NHTM Nhà nước nhằm mục tiêu duy trì vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo bảo đảm sự ổn định trên thị trường tiền tệ và an toàn của hệ thống các TCTD. Triển khai phương án nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD, áp dụng chuẩn mực vốn Basel II và các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế đi đôi với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai các biện pháp khuyến khích và bắt buộc (trong một số trường hợp cần thiết) tăng vốn điều lệ để cải thiện năng lực tài chính và mức độ an toàn, Kiểm soát việc phân phối lợi nhuận của các TCTD. - Tăng cường cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của TCTD; tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý vi phạm sở hữu vốn của cổ đông lớn, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các NHTMCP; cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết, hạn chế mở rộng đầu tư ngoài lĩnh vực tài chính; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư của các TCTD trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp; phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương đẩy mạnh thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các TCTD. b) Về công tác xử lý nợ xấu - Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nêu tại Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, đặc biệt là nợ xấu của TCTD yếu kém; chỉ đạo TCTD kết hợp triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu với các giải pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. - Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng; kiên quyết xử lý những TCTD có nợ xấu lớn không tích cực xử lý nợ xấu, TCTD không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật. NHNN không xem xét, chấp thuận mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM), văn phòng đại diện, hạn chế tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, thành viên góp vốn và áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với TCTD chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, không thực hiện đúng kế hoạch xử lý nợ xấu - Tổ chức triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, đồng thời từng bước hình thành thị trường mua bán nợ trên cơ sở minh bạch, làm rõ cơ chế cho sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. - Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý các khó khăn, vướng mắc về pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu và hỗ trợ TCTD, VAMC thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là đối với khách hàng vay chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. c) Về tăng cường năng lực thể chế Tham mưu Chính phủ trình Quốc hội hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD, xử lý nợ xấu và tăng cường sự an toàn, ổn định trong hoạt động ngân hàng nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan để tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý nợ xấu; bổ sung các quy định để tăng cường xử lý việc sở hữu chéo, ngăn ngừa lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của các TCTD và các bất cập về pháp lý liên quan khác. - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện căn bản, đồng bộ khung pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, quản trị và hoạt động của các TCTD phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường tài chính, quản lý, phát triển hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn hơn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD, cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Trong đó, ưu tiên ban hành và triển khai thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng; các quy định về quản trị rủi ro của TCTD và triển khai Basel II; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về các tỷ lệ, giới hạn an toàn; quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu. - Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan TTGSNH; nghiên cứu, đề xuất đơn vị đầu mối quản lý, thanh tra, giám sát đối với QTDND; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát, quản lý, cấp phép; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xử lý kịp thời các kiến nghị, đề nghị của NHNN chi nhánh và TCTD. - Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy; bổ sung lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát và phát triển đội ngũ cán bộ có đủ năng lực làm trưởng đoàn thanh tra; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra. - Tăng cường phổ biến, quán triệt tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật và tình hình, kết quả thực hiện về hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu để tạo sự nhận thức đúng đắn, đồng thuận trong ngành Ngân hàng và trong xã hội. d) Về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cơ quan TTGSNH) phối hợp với các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tập trung triển khai: - Triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả kế hoạch Thanh tra năm 2017 được ban hành theo Quyết định số 2336a/QĐ-NHNN ngày 25/11/2016 của Thống đốc NHNN. Phát hiện các rủi ro, vi phạm pháp luật để cảnh báo kịp thời, xử lý nghiêm minh, đồng thời chủ động chuyển hồ sơ sang cơ quan công an các vụ việc có dấu hiệu hình sự và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vi phạm của TCTD. Kết luận thanh tra xác định rõ hành vi vi phạm, rủi ro và nguy cơ rủi ro, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. - Tập trung thanh tra, giám sát những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham ô, tham nhũng như: việc góp vốn, mua cổ phần; công tác quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định về phòng, chống rửa tiền; hoạt động cấp tín dụng và đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; tập trung tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng, đặc biệt là cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng các dự án đầu tư trung, dài hạn; cấp tín dụng vượt giới hạn, cho vay, đầu tư của TCTD đối với khách hàng lớn/nhóm khách hàng lớn; đầu tư, sở hữu chéo và chuyển nhượng cổ phiếu, thoái vốn đầu tư; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, mua bán tài sản, dự thu lãi và các khoản phải thu; tăng trưởng tín dụng; chấp hành quy định về lãi suất; hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; đánh giá kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại và phương án xử lý nợ xấu của TCTD; đánh giá thanh khoản và thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh của TCTD và mức độ đủ vốn của TCTD. Thanh tra về an ninh, an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; việc chấp hành các quy định trong quản lý đầu tư, tính đồng bộ, hiệu quả trong các dự án công nghệ thông tin của các TCTD. - Thanh tra, giám sát chặt chẽ các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tiếp tục thực hiện thanh tra diện rộng đối với các QTDND trong phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung vào các QTDND chưa được thanh tra ít nhất 02 năm gần đây, các QTDND xếp loại yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhằm phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những tồn tại, yếu kém, vi phạm, tình trạng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quỹ tiền mặt, tiền vốn huy động, cho vay, thu nợ, giải ngân, địa bàn hoạt động và phạm vi hoạt động trong tương quan với năng lực quản trị, điều hành và theo quy định của pháp luật. - Cơ quan TTGSNH tăng cường thanh tra trách nhiệm của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát các TCTD; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn, đặc biệt là các QTDND trong việc triển khai các Đề án cơ cấu lại và Đề án xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền, chỉ đạo của Thống đốc NHNN. - Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các tổ chức thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước để phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định, khuyến nghị, cảnh báo về thanh tra, giám sát của các tổ chức thanh tra nhà nước, cơ quan kiểm toán nhà nước; kiên quyết xử lý những đối tượng không chấp hành hoặc chấp hành không đúng kết luận thanh tra. - Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh, chuẩn hóa và triển khai các công cụ, phương pháp giám sát gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống tiêu chí hỗ trợ cho công tác giám sát và cảnh báo rủi ro, khai thác có hiệu quả các sản phẩm thông tin của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phục vụ cho yêu cầu giám sát, cảnh báo rủi ro tín dụng đối với từng TCTD. Tăng cường hoạt động giám sát chuyên sâu theo chuyên đề, lĩnh vực, trong đó ưu tiên giám sát chặt chẽ các TCTD yếu kém, TCTD được kiểm soát đặc biệt và việc triển khai các phương án, giải pháp chấn chỉnh, củng cố. - Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, tài liệu, kết quả giám sát, thanh tra, cấp phép giữa các đơn vị trong hệ thống Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Tăng cường tiếp xúc, làm việc với TCTD để nắm bắt tình hình hoạt động, yêu cầu giải trình, làm rõ những vấn đề bất thường và đề xuất biện pháp xử lý. - Thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; không để phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp liên quan đến hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong thời gian diễn ra các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương và các sự kiện quan trọng khác của đất nước. - Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1491/QĐ-NHNN ngày 29/7/2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 28/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng; triển khai thực hiện Quyết định số 425/QĐ-NHNN ngày 25/3/2015 của Thống đốc NHNN về việc phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020. - Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, Bộ, ngành hữu quan, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự Đảng NHNN với Ban Nội chính Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án các cấp...) trong việc xử lý những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tổ chức thực hiện tốt công tác giám định tư pháp theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định và phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Đối với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam VAMC tập trung triển khai các nhiệm vụ sau đây: - Rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp. - Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường. - Phối hợp với TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, đồng thời phối hợp với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án đã có hiệu lực. - Tăng cường phối hợp chặt chẽ với TCTD trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu đã mua; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các dự án dở dang. Tiếp xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm. - Tăng cường năng lực định giá, đánh giá tài sản; phối hợp với TCTD thường xuyên tổ chức bán các khoản nợ và tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. - Tích cực triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung ủy quyền của TCTD được ủy quyền, khách hàng vay, khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu tài sản bảo đảm. - Thường xuyên, kịp thời công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật. - Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ, tài chính, công nghệ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và các thủ tục, chính sách, quy định nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành. - Kịp thời báo cáo NHNN (qua Cơ quan TTGSNH) khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong việc mua, bán nợ xấu, xử lý nợ xấu để được hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện. 3. Đối với các TCTD - Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 phù hợp với chủ trương, mục tiêu, định hướng và giải pháp trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 tổng thể của ngành Ngân hàng, trình Thống đốc NHNN phê duyệt để thực hiện. - TCTD phải xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm: Nợ xấu nội bảng; Nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Trái phiếu doanh nghiệp TCTD đã mua; Các khoản phải thu khó đòi; Lãi, phí phải thu phải thoái nhưng chưa thoái) từng Quý trong năm 2017 và báo cáo theo yêu cầu của NHNN. - Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật. Rà soát, ban hành và thực hiện nghiêm túc các quy định nội bộ về luân chuyển cán bộ, đặc biệt là vị trí lãnh đạo, các vị trí ngân quỹ, tín dụng thanh toán, huy động vốn, xử lý nợ xấu, kinh doanh ngoại hối, công nghệ thông tin, quản lý khách hàng và các vị trí khác tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và trực tiếp giao dịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về an toàn kho quỹ, két tiền, mã khóa giao dịch, an toàn, bảo mật thông tin, quản lý ấn chỉ; thường xuyên kiểm kê, đối chiếu kho tiền, quỹ tiền mặt. - Tăng cường năng lực tài chính, cải thiện vững chắc khả năng thanh khoản; tích cực cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng thu hẹp chênh lệch kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định cao. - Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, kiến nghị, cảnh báo và quyết định về thanh tra, kiểm toán của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan kiểm toán nhà nước. Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng của các cá nhân và đơn vị trực thuộc. - Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng vay, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục hỗ trợ vốn, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng theo hướng thuận tiện cho khách hàng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, đặc biệt là với VAMC. - Rà soát, tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu; TCTD có nợ xấu lớn, chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, hiệu quả kinh doanh thấp phải kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm các chi phí quản lý, chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng; không thực hiện tăng tiền lương, thưởng, thù lao, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời thực hiện giảm hoặc không tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho cổ đông, thành viên góp vốn. TCTD phải báo cáo NHNN việc tạm ứng, chia cổ tức, phân phối lợi nhuận trước khi thực hiện. - Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn và năng lực quản trị rủi ro của TCTD; kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo, trong đó tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tập trung rà soát, đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao; nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng; hạn chế tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn và cấp tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông”. - Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, đặc biệt là việc thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn theo lộ trình quy định tại thông tư 36/2014/TT-NHNN và thông tư 06/2016/TT-NHNN; thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc trích lập dự phòng rủi ro trái phiếu đặc biệt. Nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong huy động vốn; nghiêm cấm sử dụng các biện pháp vi phạm trần lãi suất, che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh. - Triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng; thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp; rà soát, đánh giá lại các khoản nợ hiện đang được cơ cấu lại và kiên quyết chuyển sang nợ xấu khi đủ điều kiện. - Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ; phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. - Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của TCTD, đặc biệt là hoạt động tín dụng; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về sở hữu vốn; ngăn chặn, xử lý vấn đề lợi ích nhóm, cổ đông/nhóm cổ đông lớn chi phối trong các TCTD. - Kịp thời báo cáo NHNN (qua Cơ quan TTGSNH) những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình hoạt động để được xem xét, xử lý. III. Tổ chức thực hiện 1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VAMC chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Như điểm 2 mục III; - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; - Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNH4. THỐNG ĐỐC Lê Minh Hưng
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "10/01/2017", "sign_number": "02/CT-NHNN", "signer": "Lê Minh Hưng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-197-KH-UBND-2022-thuc-hien-Chuong-trinh-suc-khoe-hoc-duong-Can-Tho-2021-2025-530631.aspx
Kế hoạch 197/KH-UBND 2022 thực hiện Chương trình sức khỏe học đường Cần Thơ 2021 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 197/KH-UBND Cần Thơ, ngày 20 tháng 9 năm 2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 Thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025. 2. Yêu cầu a) Xác định đầy đủ, cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có liên quan cần triển khai thực hiện theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025. b) Phân công trách nhiệm thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. II. MỤC TIÊU CHUNG Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh (gọi chung là học sinh) trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt (gọi chung là trường học) nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. III. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học a) 100% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định. b) 100% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định. c) 100% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh. d) 100% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định. đ) 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh. e) 100% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, trong đó 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux), 50% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật. 2. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học a) 100% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định. b) 100% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao. c) 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định (đối với các trường học phổ thông). d) 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao. đ) 100% trường phổ thông có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu 80% giáo viên kiêm nhiệm dạy môn giáo dục thể chất trong các trường mầm non, tiểu học được tập huấn, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ theo quy định. 3. Tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học a) 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa. b) 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định; trong đó, 60% trường học ở khu vực quận và 40% trường học ở khu vực huyện xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm. c) 80% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định. 4. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học a) 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn. b) 100% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi. c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học a) 100% trường học ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi; thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh. b) 100% trường học triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường). c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học a) Bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư y tế nhằm bảo đảm đủ điều kiện triển khai hiệu quả công tác sức khỏe học đường và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định; trong đó, chú trọng mua sắm, sửa chữa bàn ghế phù hợp với các nhóm chiều cao của học sinh, nhất là học sinh khuyết tật; xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh và bảo đảm các điều kiện khác về vệ sinh trong trường học đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh theo quy định; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học, tổ chức bữa ăn học đường chất lượng, an toàn, đúng quy định. b) Ưu tiên và đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở vật chất, bố trí trang thiết bị bảo đảm điều kiện dạy và học, nâng cao chất lượng công tác sức khỏe học đường, nhất là y tế và bữa ăn học đường đối với các vùng khó khăn và vùng sâu, vùng xa. 2. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a) Bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để triển khai công tác sức khỏe học đường phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, từng trường học; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên trong trường học trực tiếp hoặc gián tiếp triển khai công tác sức khỏe học đường. Khuyến khích các trường học ngoài công lập chủ động bố trí đầy đủ bộ máy, nhân lực phục vụ cho y tế trường học, bữa ăn học đường và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. b) Bổ sung, cập nhật, nâng cao chất lượng nội dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về công tác sức khỏe học đường. c) Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học, y tế cơ sở; đội ngũ nhân viên xây dựng thực đơn, chế biến suất ăn sẵn cho trường học bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường. d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn triển khai các phần mềm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học phục vụ triển khai hiệu quả công tác sức khỏe học đường. 3. Đổi mới công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học a) Nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học giáo dục thể chất trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thiết thực, hiệu quả theo hướng cá thể hóa người học. b) Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, khuyến khích phát triển môn bơi, môn bóng, các môn thể thao dân tộc phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường học. c) Triển khai hiệu quả hoạt động thể thao trường học phù hợp với năng khiếu, sở thích, lứa tuổi học sinh với hình thức đa dạng; tăng cường tổ chức các giải thể thao cấp trường, cụm trường, cấp thành phố và thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp. 4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh (có kết nối giữa gia đình và nhà trường) nhằm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ năng tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. b) Số hóa trong quản lý (phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu toàn ngành), sử dụng cơ sở vật chất phục vụ công tác sức khỏe học đường (trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch, nhà vệ sinh...). c) Ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý sức khỏe học sinh, hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, tình trạng dinh dưỡng học đường để áp dụng liên thông, kết nối cho từng tuyến (trường học, cơ quan quản lý sức khỏe học đường tuyến quận, huyện, tuyến thành phố). 5. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội a) Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục truyền thông về Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 và phổ biến kiến thức rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. b) Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến trong trường học về chủ trương, chính sách, hướng dẫn đối với sức khỏe học đường và nâng cao sức khỏe cho học sinh. c) Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các sản phẩm, tài liệu truyền thông, đa dạng hóa các phương thức truyền thông về sức khỏe học đường phù hợp với từng cấp học, địa phương, dân tộc. d) Tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức phong phú như các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe học đường, các diễn đàn, các câu lạc bộ sức khỏe trường học...; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch cho cán bộ, giáo viên và đội ngũ tuyên truyền viên trong trường học. đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá sức khỏe định kỳ của học sinh và kết hợp lồng ghép, truyền thông cho cha mẹ học sinh thông qua họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, các phương tiện truyền thông của nhà trường về sức khỏe học đường. 6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phối hợp liên ngành, tăng cường trách nhiệm triển khai a) Xây dựng, hoàn thiện và tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành về hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh; đồng thời, đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia triển khai Kế hoạch. b) Tăng cường sự tham gia của các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và xây dựng cơ chế về kiểm tra, đánh giá việc triển khai Kế hoạch. c) Tăng cường cơ chế phối hợp, kết nối giữa trường học và gia đình trong hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh. 7. Đẩy mạnh xã hội hóa a) Huy động sự ủng hộ, tham gia, giám sát và đánh giá các hoạt động thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng. b) Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, đề án liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tranh thủ tối đa các nguồn lực trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nội dung tại Kế hoạch này. b) Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với Đề án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2021 - 2025; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình Sức khỏe Việt Nam và các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan. c) Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thể thao trường học; hướng dẫn các hoạt động, vận động phù hợp với lứa tuổi, sở thích; hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh trong trường học. d) Triển khai áp dụng có hiệu quả các tài liệu giảng dạy, truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và giáo dục thể chất cho từng cấp học trong các cơ sở giáo dục theo quy định. đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tăng cường các biện pháp đảm bảo công tác y tế trường học; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học để thực hiện hiệu quả công tác sức khỏe học đường. e) Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định. 2. Sở Y tế a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, y tế cơ sở về các vấn đề liên quan đến sức khỏe học đường; xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường. b) Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về đảm bảo vệ sinh trường học; tiêu chuẩn bàn ghế học sinh; danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học; hỗ trợ chuyên môn cho công tác chăm sóc sức khỏe học sinh; hướng dẫn về phòng, chống các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản cho học sinh. 3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai hướng dẫn việc sử dụng các thiết chế thể thao gắn với trường học, bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ học sinh rèn luyện thể chất; tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình, lồng ghép với triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, phổ biến các quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh trong trường học phù hợp với tình hình thực tế của thành phố; việc tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các cuộc thi, giải thể thao học sinh. 4. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khỏe học đường, dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. 5. Sở Tài chính Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời, rà soát, bổ sung và cập nhật các văn bản hướng dẫn tài chính, nội dung chi, mức chi cho hoạt động sức khỏe học đường theo quy định. 6. Sở Nội vụ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách để bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học. 7. Sở Ngoại vụ Kết nối các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học sinh với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch. 8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lồng ghép triển khai phòng, chống dịch bệnh, bệnh, tật học đường, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức giám sát kiểm tra, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. 9. Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảo đảm cung cấp nước sạch trong trường học. 10. Bảo hiểm xã hội thành phố Hướng dẫn thu, chi từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế học sinh theo quy định để thực hiện các nội dung của Kế hoạch. 11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các Đoàn thể Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch trong chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hội viên, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và tham gia huy động các nguồn lực triển khai nội dung, nhiệm vụ và giải pháp có liên quan của Kế hoạch này. 12. Ủy ban nhân dân quận, huyện a) Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch này tại địa phương; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. b) Bố trí kinh phí theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước để củng cố, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học và thực hiện mục tiêu của Kế hoạch, trong đó ưu tiên cho những địa phương khó khăn. c) Huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Chương trình; bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác y tế trường học và giáo dục thể chất, thể thao trường học theo quy định. d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương; kinh phí lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan (nếu có); nguồn viện trợ, huy động, đóng góp của các đơn vị, cá nhân trong nước và nước ngoài; các nguồn thu hợp pháp khác. 2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, hàng năm các cơ quan, đơn vị chủ động lập dự toán theo các nội dung của Kế hoạch và tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời./. Nơi nhận: - TT.TU, TT.HĐND TP; - CT, các PCT UBND TP; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - UBMTTQVN TP và các Đoàn thể; - Sở, ban, ngành TP; - UBND quận, huyện; - VP UBND TP (3C); - Cổng TTĐT TP; - Lưu: VT, ND. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thực Hiện
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "20/09/2022", "sign_number": "197/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Thực Hiện", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-46-2008-TT-BTC-huong-dan-co-che-quan-ly-su-dung-nguon-von-de-an-kien-co-hoa-truong-lop-hoc-nha-cong-vu-giao-vien-giai-doan-2008-2012-66833.aspx
Thông tư 46/2008/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn đề án kiên cố hoá trường, lớp học nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012
BỘ TÀI CHÍNH ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 46/2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HOÁ TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ CHO GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005; Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012; Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 như sau: Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Thông tư này áp dụng cho các dự án đầu tư thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Các nguồn vốn để thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 gồm: - Nguồn vốn trung ương hỗ trợ từ trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho các địa phương cả giai đoạn 2008 - 2012 và giao hàng năm. - Nguồn vốn ngân sách địa phương: Ngoài nguồn vốn trung ương hỗ trợ từ Trái phiếu Chính phủ, các địa phương phải dành ít nhất 35% vốn đầu tư cho giáo dục hàng năm của địa phương và dành không dưới 20% tổng nguồn thu được từ xổ số kiến thiết hàng năm để thực hiện Đề án. - Nguồn vốn huy động đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài nước. 3. Các nguồn vốn đầu tư để thực hiện Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 chỉ thực hiện cho các mục tiêu ghi trong Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, không được dùng cho các mục tiêu khác. Chủ đầu tư thực hiện việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 4. Mức vốn bố trí hàng năm của các dự án căn cứ vào nhu cầu đăng ký vốn thanh toán theo tiến độ thực hiện của dự án và khả năng huy động nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động đóng góp. Nhu cầu đăng ký vốn thanh toán cho dự án hàng năm là căn cứ để huy động vốn, bố trí vốn và đánh giá tiến độ thực hiện. 5. Trong quá trình thực hiện Đề án, các cơ chế chính sách liên quan có sửa đổi, bổ sung sẽ thực hiện theo quy định hiện hành. Phần II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ I. ĐĂNG KÝ, LẬP KẾ HOẠCH, PHÂN BỔ, GIAO KẾ HOẠCH VÀ THẨM TRA VỐN: 1. Đăng ký kế hoạch vốn giai đoạn 2008-2012: Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ nguồn vốn để địa phương thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh) đăng ký kế hoạch vốn giai đoạn 2008-2012. Trong đó, phân bổ danh mục các dự án, vốn của từng dự án theo các nguồn vốn trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động đóng góp (theo biểu số 01 đính kèm), gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi quản lý. 2. Lập, giao, thẩm tra kế hoạch vốn hàng năm: 2.1 Lập kế hoạch vốn hàng năm: Hàng năm, trong thời gian lập dự toán ngân sách, căn cứ kế hoạch vốn giai đoạn 2008 - 2012 địa phương đã đăng ký, tình hình thực hiện các dự án do các chủ đầu tư báo cáo; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và dự kiến phân bổ cho từng dự án, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch vốn hàng năm của từng dự án (trong đó đề xuất cụ thể phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động đóng góp) gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (theo biểu số 02 đính kèm). Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp vốn trái phiếu Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho các địa phương. Riêng phần vốn của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố theo quy định hiện hành. Kế hoạch đăng ký vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm đảm bảo phù hợp với tổng mức vốn; phù hợp với tình hình thực hiện và khả năng giải ngân vốn của dự án, không để ứ đọng vốn huy động, gây lãng phí cho nhà nước. 2.2 Giao kế hoạch, thẩm tra vốn hàng năm: 2.2.1 Giao kế hoạch vốn : Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn hàng năm, kết hợp với nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp; Uỷ ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch vốn cho chủ đầu tư để thực hiện. Việc bố trí vốn cho dự án được thực hiện trên nguyên tắc kết hợp các nguồn vốn; trường hợp dự án chỉ bố trí một loại nguồn vốn thì Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Đề án. 2.2.2 Thẩm tra phân bổ vốn đầu tư: a/ Đối với nguồn vốn trung ương hỗ trợ từ Trái phiếu Chính phủ: Căn cứ vào Quyết định giao kế hoạch vốn hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Bộ Tài chính uỷ quyền cho Sở Tài chính rà soát việc phân bổ vốn đầu tư và có ý kiến báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trường hợp việc phân bổ không đúng quy định. Chủ đầu tư các dự án gửi đến Sở Tài chính các thủ tục đầu tư ban đầu (các tài liệu này chỉ gửi một lần cho đến khi kết thúc dự án đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm: + Đối với các dự án thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư: văn bản phê duyệt dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư. + Đối với các dự án thực hiện đầu tư: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có). Sở Tài chính thông báo sang Kho bạc nhà nước đối với các dự án phân bổ đủ thủ tục đầu tư để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn; đồng thời tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính về kết quả thẩm tra việc phân bổ vốn để theo dõi quản lý. b/ Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động thực hiện theo quy định hiện hành tương ứng với từng nguồn vốn. 3. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm: - Trong năm kế hoạch, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch trong phạm vi tổng mức vốn hàng năm được giao. Quyết định điều chỉnh kế hoạch năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi. - Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch. - Trường hợp kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao trong năm không sử dụng hết được chuyển sang đăng ký vào kế hoạch vốn năm sau để thực hiện và thanh toán. Trường hợp thực hiện vượt kế hoạch năm, được ứng trước vốn năm sau để thanh toán. II. TẠM ỨNG, THANH TOÁN, THU HỒI TẠM ỨNG VỐN ĐỐI VỚI DỰ ÁN: Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý tài chính đầu tư Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và Thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. III. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN: Nguồn vốn huy động đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài nước (gọi chung là Nhà tài trợ) quy định như sau: 1. Đối với nguồn huy động đóng góp trực tiếp cho địa phương: a) Trường hợp đóng góp có địa chỉ cụ thể: - Trường hợp Nhà tài trợ đóng góp bằng tiền để xây dựng một trường, lớp học: Nhà tài trợ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước. Sở Tài chính thông báo cho chủ đầu tư công trình thực hiện. - Trường hợp Nhà tài trợ đóng góp bằng hiện vật (bao gồm vật tư, thiết bị, đồ dùng học tập, ngày công lao động) để xây dựng một trường, một lớp học hoàn chỉnh: Chủ đầu tư, Nhà tài trợ, nhà thầu (nếu có) cùng các cơ quan chức năng có liên quan (Sở Tài chính, Sở Xây dựng) tổ chức nghiệm thu xác định giá trị vật tư, thiết bị, đồ dùng học tập (nếu là vật tư, thiết bị, đồ dùng học tập), dự án (nếu là dự án hoàn thành) theo đúng định mức, đơn giá của Nhà nước để bàn giao cho Chủ đầu tư đưa vào sử dụng, chủ đầu tư (BQLDA) báo cáo Sở Tài chính để làm thủ tục ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho công trình. Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo về Ban chỉ đạo các cấp để theo dõi, quản lý. b) Trường hợp đóng góp chung cho Đề án kiên cố hoá trường, lớp học của địa phương không có địa chỉ cụ thể: - Đối với đóng góp bằng tiền: các Nhà tài trợ chuyển trực tiếp vào tài khoản của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố (nhà tài trợ có thể nộp tiền vào Kho bạc nhà nước quận, huyện nơi thuận tiện; Kho bạc nhà nước quận, huyện có trách nhiệm lập thủ tục chuyển tiền về tài khoản của Sở Tài chính tại Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố). Sở Tài chính tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức phân phối sử dụng thống nhất trong phạm vi địa phương theo kế hoạch hàng năm và dự án được duyệt. - Đối với đóng góp bằng hiện vật: Sở Tài chính thay mặt Uỷ ban nhân dân địa phương nhận và quản lý các khoản đóng góp bằng hiện vật của các nhà tài trợ tổng hợp đề xuất phương án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổ chức phân phối sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm và dự án được duyệt. Việc quản lý sử dụng Quỹ huy động đóng góp của tỉnh (kể cả vật tư, thiết bị, tiền mặt, công lao động; hoặc tặng lớp, trường học hoàn chỉnh) thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư này. Ban Chỉ đạo Đề án của địa phương phải thường xuyên báo cáo tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn huy động đóng góp về Ban chỉ đạo Trung ương và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Đối với nguồn đóng góp của các Nhà tài trợ cho Trung ương: Các nhà tài trợ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản mở tại các Kho bạc Nhà nước trong phạm vi cả nước. Nguồn vốn đóng góp của các nhà tài trợ hàng năm được bổ sung cùng với nguồn trái phiếu Chính phủ để sử dụng hỗ trợ theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các địa phương. Định kỳ hàng quý Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về số vốn các nhà tài trợ đã đóng góp cho Đề án. 3. Riêng đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn huy động đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ (các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước), nếu có những quy định về quản lý thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp thẩm quyền thì thực hiện theo các quy định của nhà tài trợ. IV. QUYẾT TOÁN: 1. Quyết toán vốn hàng năm: Thực hiện theo Thông tư số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm. - Các chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo chế độ hiện hành về vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước nhưng quyết toán riêng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh được giao quản lý, thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tổng hợp quyết toán từ các chủ đầu tư, quyết toán riêng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ với Bộ Tài chính (không tổng hợp vào nguồn vốn ngân sách nhà nước). - Kho bạc nhà nước tổ chức hạch toán và theo dõi riêng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, quyết toán hàng năm với cơ quan Tài chính theo quy định. 2. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành theo quy định hiên hành của nhà nước (Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN). V. BÁO CÁO, KIỂM TRA: 1. Chế độ báo cáo: - Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh: Hàng tháng, quý, năm Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện báo cáo định kỳ tình hình thực hiện và giải ngân vốn của các dự án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (theo biểu số 03 đính kèm). Thời hạn gửi báo cáo: + Báo cáo tháng: gửi trước ngày 10 hàng tháng; + Báo cáo quý: gửi trước ngày 15 tháng đầu tiên của quý; + Báo cáo năm: gửi trước ngày 20 tháng 1 hàng năm. - Đối với Kho bạc nhà nước: + Thực hiện chế độ báo cáo (theo biểu số 04 đính kèm). + Hàng tháng, hàng quý, năm, Kho bạc nhà nước tỉnh báo cáo Sở Tài chính tình hình thanh toán chi tiết theo các dự án do địa phương quản lý để Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; đồng thời báo cáo Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Kho bạc nhà nước tình hình thanh toán chi tiết theo các dự án và tổng mức thanh toán vốn cho các dự án địa phương quản lý . Kho bạc nhà nước báo cáo Bộ Tài chính tình hình thanh toán chi tiết theo các dự án và tổng mức thanh toán vốn (theo từng tỉnh) cho các dự án địa phương quản lý. - Định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Chế độ kiểm tra: - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các dự án về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, tình hình thanh toán, sử dụng vốn và việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước. - UBND tỉnh, các chủ đầu tư được giao quản lý, thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra việc thực hiện tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình, tình hình sử dụng vốn. VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN: 1. Đối với các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thực hiện theo các nội dung tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà ở công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012. 2. Đối với chủ đầu tư: - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển. - Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng. - Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước. - Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước. - Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành. - Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nước trả lời và giải thích những nội dung chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn. 3. Đối với cơ quan Tài chính: - Đảm bảo đủ nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nước thanh toán cho các dự án; thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độ Nhà nước; được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo quy định. - Thẩm tra việc phân bổ vốn cho các dự án. 4. Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước: - Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn. - Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định. - Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn. - Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản. - Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn. - Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư. - Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về việc chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định. Phần III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Nơi nhận : - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Website Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; - Lưu: VT, Vụ Đầu tư. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Công Nghiệp FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "06/06/2008", "sign_number": "46/2008/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Công Nghiệp", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-2217-KH-UBND-2014-Mot-so-van-de-ve-tiep-tuc-doi-moi-hoan-thien-he-thong-chinh-tri-Ho-Chi-Minh-535880.aspx
Kế hoạch 2217/KH-UBND 2014 Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2217/KH-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2014 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 98-KH/TU NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2014 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI “MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ” Thực hiện Kế hoạch số 98-KH/TU ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, quận, huyện như sau: I. Mục đích, yêu cầu 1. Nhằm rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện; mối quan hệ trong từng cơ quan, đơn vị, giữa các cơ quan, đơn vị cùng cấp và với cấp trên trực tiếp; giữa các cơ quan, đơn vị với các tổ chức Mặt trận, đoàn thể chính trị-xã hội cùng cấp; tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, hiệu quả theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đô thị. 2. Giữ ổn định biên chế, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; thay thế những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở Đề án vị trí việc làm. 3. Kiến nghị một số Bộ ngành Trung ương đẩy mạnh phân cấp trên một số lĩnh vực: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tài chính-ngân sách, tổ chức bộ máy-nhân sự, xử lý vi phạm hành chính.. .để có điều kiện hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. II. Nội dung, nhiệm vụ trọng tâm 1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thực hiện việc rà soát tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ được giao, qua đó đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, không trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện đúng, đủ, hiệu quả nhiệm vụ được giao theo quy định. Cụ thể: a) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện việc rà soát chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo việc rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện theo quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ và đề xuất phù hợp khi có Nghị định khác thay thế. 2. Rà soát, điều chỉnh Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế phối hợp...nhằm kiên quyết khắc phục những chồng chéo, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, mối quan hệ của Ủy ban nhân dân quận, huyện với các cơ quan chuyên môn thuộc Thành phố. III. Tổ chức thực hiện 1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ động phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện Kế hoạch này. a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hoàn thành và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) vào cuối quý 2 năm 2014. b) Ủy ban nhân dân quận, huyện hoàn thành và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) vào cuối quý 3 năm 2014. 2. Giao Sở Nội vụ tham mưu Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố trình Ban Thường vụ Thành Ủy ban hành Quy chế hoạt động của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố vào trung tuần tháng 6 năm 2014. 3. Giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố; định kỳ hàng năm có sơ kết đánh giá kết quả thực hiện trình Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố./. Nơi nhận: - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND.TP; - TTUB: CT, các PCT; - Các Sở, ngành TP; - Ủy ban nhân dân quận, huyện; - VPUB: CPVP; - Các Phòng CV; - Lưu: VT, (VX/VN) D. CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "21/05/2014", "sign_number": "2217/KH-UBND", "signer": "Lê Hoàng Quân", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-01-2015-TTLT-BNV-BTC-huong-dan-Nghi-dinh-108-2014-ND-CP-ve-tinh-gian-bien-che-271835.aspx
Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế
BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2015/TTLT-BNV-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2015 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP). Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Quản lý và sử dụng biên chế 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương): a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc trong việc quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản và biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật; b) Được sử dụng tối đa không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và 50% số biên chế giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật (trừ cán bộ, công chức cấp xã) trong năm của Bộ, ngành, địa phương để tuyển dụng mới công chức, viên chức; c) Tổng hợp biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã thực hiện tinh giản và biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ. 2. Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, tổ chức rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc; có phương án bố trí, sắp xếp biên chế sử dụng vượt so với quy định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sư nghiệp công lập. Điều 2. Trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ; công chức, viên chức) có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành, cụ thể như sau: 1. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 30 ngày. 2. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày. 3. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60 ngày. 4. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày. 5. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 50 ngày. 6. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 70 ngày. Chương II PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ Điều 3. Tiền lương tháng để tính chế độ 1. Tiền lương tháng để tính chế độ là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có), cụ thể như sau: a) Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh được tính bằng hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở (trước đây gọi là mức lương tối thiểu chung); b) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) được tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với mức lương cơ sở; c) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với hệ số bậc lương cuối cùng trong ngạch nhân với mức lương cơ sở; d) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), tỷ lệ % (quy theo hệ số) của phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và nhân với mức lương cơ sở; đ) Mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) được tính bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở. Hệ số tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại các văn bản: Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP); Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; Nghị quyết số 823/2009/UBTVQH ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ; Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước. Riêng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; trước ngày 01/5/2013 tính theo quy định tại bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Mức lương cơ sở để tính chế độ trước ngày 01 tháng 5 năm 2010 là 650.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011 là 730.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 là 830.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến 30 tháng 6 năm 2013 là 1.050.000 đồng; từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng. Mức lương cơ sở trong các thời điểm tiếp theo do Chính phủ quy định. 2. Tiền lương tháng làm căn cứ để tính chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này thực lĩnh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác của năm năm cuối (60 tháng) trước thời điểm tinh giản. Đối với những trường hợp chưa đủ năm năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác. 3. Tiền lương tháng hiện hưởng để làm căn cứ tính các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này là tiền lương của tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế. Điều 4. Thời gian để tính chế độ 1. Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các hội được tính hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người), nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, thuộc diện tinh giản biên chế, thôi việc từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm và 9 tháng, hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/5/2012. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho Ông A được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/02/2010 đến 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của ông A từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau: + Từ ngày 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.735.500 đồng; + Từ ngày 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.949.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.216.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,00). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.150.000 đồng; + Từ ngày 01/7/2013 đến 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003 bậc 3 (3,00). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.450.000 đồng. - Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: (1.735.500 đồng x 03 tháng + 1.949.100 đồng x 12 tháng + 2.216.100 đồng x 12 tháng + 3.150.000 đồng x 14 tháng + 3.450.000 đồng x 19 tháng)/60 = 2.747.315 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho ông A là: 2.747.315 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 10 năm. 2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị tòa án tuyên án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác để tính chế độ. 3. Thời điểm để tính tuổi đời hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và thời gian nghỉ hưu trước tuổi được tính theo ngày tháng năm sinh. Ví dụ 2: a) Ông Nguyễn Văn G, sinh ngày 13/3/1957, thuộc diện tinh giản biên chế, thời điểm tinh giản biên chế ngày 01/3/2015, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 2 tháng. Tại thời điểm 01/3/2015, ông G gần đủ 58 tuổi, nên ông G được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này. b) Bà Nguyễn Thị H, sinh ngày 25/02/1962, thuộc diện tinh giản biên chế, thời điểm tinh giản biên chế ngày 01/3/2015, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm. Tại thời điểm 01/3/2015, bà H đã trên 53 tuổi, nên bà H được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch này. Điều 5. Chính sách về hưu trước tuổi 1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ sau: a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau: a.1. Số tháng lẻ từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được trợ cấp 01 tháng tiền lương; a.2. Số tháng lẻ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương. Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định = Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ trước tuổi quy định) x Tiền lương tháng b) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; c) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi. Trợ cấp do có tên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội = Số năm được trợ cấp (tính từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội) x 1/2 x Tiền lương tháng Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn Đ 52 tuổi 2 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 2 tháng (20 năm + 08 năm 2 tháng), trong đó ông có 16 năm làm việc ở huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng (nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7), hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 9 (4,98) từ ngày 01/5/2014. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông Đ được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của Ông Đ từ 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau: + Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 7 (4,32). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.808.000 đồng; + Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 7 (4,32). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.153.600 đồng; + Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.859.500 đồng; + Từ 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 4.882.500 đồng; + Từ 01/7/2013 đến 30/4/2014 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.347.500 đồng; + Từ 01/5/2014 đến 31/01/2015 (09 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 9 (4,98). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.727.000 đồng. - Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [2.808.000 đồng x 3 tháng + 3.153.600 đồng x 12 tháng + 3.859.500 đồng x 12 tháng + 4.882.500 đồng x 14 tháng + 5.347.500 đồng x 10 tháng + 5.727.000 đồng x 9 tháng]/60 = 4.432.570 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho Ông Đ là 4.432.570 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 28 năm. - Ông Đ nghỉ hưu trước: 55 tuổi - 52 tuổi 2 tháng = 2 năm 10 tháng. 2 năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp số tháng tiền lương là: 2 x 3 = 06 tháng; 10 tháng lẻ nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 02 tháng tiền lương. - Ông Đ được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định: (6 tháng + 2 tháng) x 4.432.570 đồng = 35.460.560 đồng; + Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 4.432.570 đồng = 22.162.850 đồng; + Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (08 năm 02 tháng) là: 08 năm x 1/2 x 4.432.570 đồng = 17.730.280 đồng. Tổng số tiền trợ cấp ông Đ được lĩnh là: 35.460.560 đồng + 22.162.850 đồng + 17.730.280 đồng = 75.353.690 đồng. 2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như Điểm a Khoản 1 Điều này. Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn B, 55 tuổi 8 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 33 năm 9 tháng (20 năm +13 năm 9 tháng), hệ số lương hiện hưởng theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (viên chức loại A2, nhóm 1), bậc 3 (5,08) từ ngày 01/5/2014; hệ số phụ cấp chức vụ 0,4 từ ngày 01/7/2013. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông B được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo chức danh nghề nghiệp, ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ (gọi tắt là mức tiền lương theo ngạch, bậc) của Ông B từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015 như sau: + Từ ngày 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 1 (4,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.860.000 đồng; + Từ ngày 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 1 (4,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.212.000 đồng; + Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 2 (4,74). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.934.200 đồng; + Từ ngày 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 2 (4,74). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 4.977.000 đồng; + Từ ngày 01/7/2013 đến 30/4/2014 (10 tháng), hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính, bậc 2 (4,74), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4. Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.911.000 đồng; + Từ ngày 01/5/2014 đến 31/01/2015 (09 tháng), hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính, bậc 3 (5,08), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4. Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 6.302.000 đồng. - Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(2.860.000 đồng x 3 tháng) + (3.212.000 đồng x 12 tháng) + (3.934.200 đồng x 12 tháng) + (4.977.000 đồng x 14 tháng) + (5.911.000 đồng x 10 tháng) + (6.302.000 đồng x 9 tháng)]/60 = 4.664.007 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho ông B là 4.664.007 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 34 năm. - Ông B nghỉ hưu trước: 60 tuổi - 55 tuổi 8 tháng = 4 năm 4 tháng 4 năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp số tháng tiền lương là: 4 x 3 = 12 tháng; 4 tháng lẻ nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 01 tháng tiền lương. - Ông B được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định: (12 tháng + 1 tháng) x 4.664.007 đồng = 60.632.091 đồng; + Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 4.664.007 đồng = 23.320.035 đồng; + Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (13 năm 9 tháng làm tròn là 14 năm) là: 14 năm x 1/2 x 4.664.007 đồng = 32.648.049 đồng. Tổng số tiền trợ cấp ông B được lĩnh là: 60.632.091 đồng + 23.320.035 đồng + 32.648.049 đồng = 116.600.175 đồng. 3. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. 4. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Điều 6. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau: 1. Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng. 2. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng). Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, chuyển sang các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm và 9 tháng, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 là 3,00 từ ngày 01/5/2012. - Tiền lương tháng hiện hưởng là: 3,00 x 1.150.000 đồng = 3.450.000 đồng. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho ông A được tính như ví dụ 1 là: 2.747.315 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 10 năm. - Ông A được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng là: 3 tháng x 3.450.000 đồng = 10.350.000 đồng; + Trợ cấp theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội là: 1/2 x 2.747.315 đồng x 10 năm = 13.736.575 đồng. Tổng số tiền trợ cấp khi ông A chuyển sang các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước là: 10.350.000 đồng + 13.736.575 đồng = 24.086.575 đồng. Điều 7. Chính sách thôi việc ngay 1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng). 2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này. Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị C 47 tuổi, nhân viên đánh máy thuộc diện tinh giản biên chế, được giải quyết thôi việc ngay từ ngày 01/02/2015, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo ngạch công chức loại D, ngạch nhân viên, mã ngạch 01.005, bậc 8 (2,76) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm 9 tháng. - Tiền lương tháng hiện hưởng của bà C là: 2,76 x 1.150.000 đồng = 3.174.000 đồng. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C được tính bằng bình quân tiền lương tháng theo ngạch, bậc thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng), kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của bà C từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau: + Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.560.000 đồng; + Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.752.000 đồng; + Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.141.400 đồng; + Từ 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.709.000 đồng; + Từ 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.898.000 đồng; + Từ 01/7/2013 đến tháng 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.174.000 đồng. - Tiền lương bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(1.560.000 đồng x 03 tháng) + (1.752.000 đồng x 12 tháng) + (2.141.400 đồng x 12 tháng) + (2.709.000 đồng x 12 tháng) + (2.898.000 đồng x 02 tháng) + (3.174.000 đồng x 19 tháng)]/60 = 2.500.180 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C là: 2.500.180 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 19 năm. - Bà C được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp tìm việc: 03 x 3.174.000 đồng = 9.522.000 đồng; + Trợ cấp thôi việc: 1,5 x 2.500.180 đồng x 19 năm = 71.255.130 đồng. Tổng số tiền bà C được nhận khi thôi việc là: 9.522.000 đồng + 71.255.130 đồng = 80.777.130 đồng. Điều 8. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau: 1. Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng. 2. Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề. 3. Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm. 4. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng). 5. Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính là thời gian thâm niên để nâng lương hàng năm. Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn Q, 35 tuổi, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội 8 năm 9 tháng. Ông Q thuộc diện tinh giản biên chế, nhưng có nguyện vọng đi học nghề trong 5 tháng, lệ phí học nghề là 9.000.000 đồng từ ngày 01/02/2015. Sau khi học xong, ngày 01/7/2015, ông Q được giải quyết cho thôi việc. - Tiền lương tháng hiện hưởng là: 3,00 x 1.150.000 đồng = 3.450.000 đồng. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho ông Q được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/7/2010 đến 30/6/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của ông Q từ 01/7/2010 đến 30/6/2015 như sau: + Từ ngày 01/7/2010 đến 30/4/2011 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.949.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.216.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.803.500 đồng; + Từ ngày 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,0). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.150.000 đồng; + Từ ngày 01/7/2013 đến 30/6/2015 (24 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,0). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.450.000 đồng. - Tiền lương thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế là: (1.949.100 đồng x 10 tháng + 2.216.100 đồng x 12 + 2.803.500 đồng x 12 tháng + 3.150.000 đồng x 2 tháng + 3.450.000 đồng x 24 tháng)/60 = 2.813.770 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp là 8 năm 9 tháng + 5 tháng đi học nghề = 9 năm 2 tháng, làm tròn là 9 năm. - Ông Q được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Được hưởng 5 tháng tiền lương hiện hưởng trong thời gian đi học nghề: 5 x 3.450.000 đồng = 17.250.000 đồng; + Trợ cấp 9.000.000 đồng để đóng phí học nghề cho cơ sở dạy nghề; + Sau khi kết thúc học nghề, ông Q được trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc: 3 tháng x 3.450.000 đồng = 10.350.000 đồng; Trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội: 1/2 x 2.813.770 đồng x 9 năm = 12.661.965 đồng. Điều 9. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng. Chương III NGUỒN KINH PHÍ, CHẤP HÀNH KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN Mục 1: NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ Điều 10. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã, được thực hiện như sau: 1. Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm hoặc nguồn thu của đơn vị được để lại sử dụng theo quy định (đối với đơn vị có nguồn thu) để chi trả các chế độ sau: a) Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này; b) Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch này; c) Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư liên tịch này. 2. Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại. Điều 11. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện như sau: 1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên: Sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Thông tư liên tịch này. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (theo phân loại quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực chuyên ngành): Sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn lại thực hiện như sau: a) Kinh phí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP: - Đơn vị sử dụng nguồn thu của đơn vị, dự toán ngân sách được giao hàng năm (nếu có) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả cho các chế độ sau: + Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này. + Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch này. + Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư liên tịch này. - Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại. b) Đơn vị sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp chi hoạt động của đơn vị và nguồn thu để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế đối với lao động hợp đồng không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP . Điều 12. Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp khác 1. Người lao động được các đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng lần đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 trở đi, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì kinh phí để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp. 2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các Hội theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của hội (bao gồm cả nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp của hội). 3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật làm việc trong cơ quan Liên đoàn lao động Việt Nam lấy từ nguồn 2% kinh phí công đoàn. 4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 4, 5 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP lấy từ nguồn Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Điều 13. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo phân cấp ngân sách hiện hành 1. Đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương đảm bảo. 2. Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương 100% nhu cầu kinh phí tinh giản biên chế do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung. Mục 2: LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 14. Lập, chấp hành kinh phí 1. Đối với các địa phương tự đảm bảo kinh phí tinh giản biên chế thì thực hiện chi trả cho đối tượng tinh giản biên chế theo chế độ quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện theo biểu số 3, 4 kèm theo Thông tư liên tịch này về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. 2. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương và địa phương không tự đảm bảo được kinh phí tinh giản biên chế thì căn cứ quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, Vụ (Ban) Kế hoạch - Tài chính (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương), Sở Nội vụ, Sở Tài chính (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) lập danh sách đối tượng tinh giản, tính toán số tiền giải quyết chế độ; đồng thời tổng hợp số đối tượng tinh giản, lập dự toán kinh phí giải quyết chế độ theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d, 2 và có công văn gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Trên cơ sở các báo cáo này, Bộ Nội vụ thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có căn cứ bổ sung kinh phí (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương) hoặc tạm cấp kinh phí (đối với các địa phương thuộc diện được ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí) để thực hiện tinh giản biên chế. Điều 15. Quyết toán Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hoặc tạm cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí theo biểu số 5 gửi Bộ Tài chính. Trường hợp thiếu so với số đã bổ sung hoặc tạm cấp được cấp bổ sung. Trường hợp thừa so với số đã bổ sung hoặc tạm cấp thì sẽ giảm trừ vào đợt cấp kinh phí tinh giản biên chế lần sau hoặc nộp trả ngân sách Trung ương. Kinh phí giải quyết chế độ theo chính sách tinh giản biên chế nói trên phải được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính của cơ quan, đơn vị hàng năm theo đúng quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 16. Tổ chức thực hiện 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tinh giản biên chế bảo đảm đúng nguyên tắc và trình tự quy định tại Điều 4, 14 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. 2. Trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm, 7 năm và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế của Bộ, ngành, địa phương được giao năm 2015; b) Tổ chức phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý; c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện tinh giản biên chế; d) Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc; đ) Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d, 2 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thẩm tra, cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; e) Định kỳ vào 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình theo biểu số 3; tổng hợp số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình theo biểu số 4, gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Trách nhiệm của Vụ hoặc Ban Tổ chức - Cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp (Vụ hoặc Ban Tài chính ở Trung ương, Sở Tài chính ở địa phương), Bảo hiểm xã hội trên địa bàn hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình thực hiện theo đúng Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này; b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án tinh giản biên chế và lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế; c) Thẩm định đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, ngành, địa phương mình; d) Thẩm định và lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình. Trường hợp thẩm định sai đối tượng chính sách tinh giản biên chế thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật còn phải bồi hoàn kinh phí chi trả chính sách tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật; đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền (nếu có) việc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ a) Thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có cơ sở tạm cấp kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho Bộ, ngành, địa phương theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; b) Đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ; c) Căn cứ kết quả thực hiện tinh giản biên chế và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương để thẩm định, tổng hợp về biên chế cán bộ, công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của các Bộ, ngành, địa phương trong năm liền kề; d) Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện tinh giản biên chế theo thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. 5. Trách nhiệm của Bộ Tài chính a) Bố trí kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ; b) Thẩm tra việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế và cấp phát kinh phí để Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP . Điều 17. Điều khoản thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2015 và có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2015. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG Trần Anh Tuấn Nơi nhận: - Ban Bí thư TW Đảng, - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP, - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, - Văn phòng Quốc hội, - Văn phòng Chủ tịch nước, - Văn phòng TW và các Ban của Đảng, - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, - Tòa án nhân dân tối cao, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, - Công báo, - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp, - Các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, - Website Chính phủ, - Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, Cổng TTĐT Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCBC Bộ Nội vụ (05b), HCSN Bộ Tài chính (05b). BIỂU SỐ 1a (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI ĐỢT ... NĂM ... Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ đào tạo Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng Phụ cấp chức vụ (nếu có) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Lương ngạch, bậc trước liền kề Tiền lương tháng (nếu có) để tính trợ cấp (1000 đồng) Số năm đóng BHXH theo sổ BHXH Thời điểm tinh giản biên chế Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế (1000 đồng) Lý do tinh giản Hệ số lương Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Tổng số Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên Tổng cộng Trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng BHXH Trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ để thẩm tra; - Bộ Tài chính, để kiểm tra, tạm cấp kinh phí. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối trước khi tinh giản - Cột 16 = Trung bình cộng của 60 tháng tiền lương thực lĩnh trước khi tinh giản. - Cột 17: tính cả số tháng lẻ - Cột 21 = cột 22 + cột 23 + cột 24 - Cột 22 = cột 16 x số tháng trợ cấp (tính theo số tháng, năm về hưu trước tuổi) - Cột 23 = cột 16 x 5 tháng - Cột 24 = (cột 17-20) x 1/2 x cột 16 BIỂU SỐ 1b (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI CHUYỂN SANG TỔ CHỨC KHÔNG HƯỞNG KINH PHÍ THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH ĐỢT ... NĂM ... Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ đào tạo Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng Phụ cấp chức vụ (nếu có) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Lương ngạch, bậc trước liền kề Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng) Tiền lương tháng để tính trợ cấp do đóng BHXH (1000 đồng) Số năm đóng BHXH theo sổ BHXH Thời điểm tinh giản biên chế Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế Tổng kinh phí để thực hiện (1000 đồng) Lý do tinh giản Hệ số lương Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Tổng số Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ để thẩm tra; - Bộ Tài chính, để kiểm tra, tạm cấp kinh phí. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 17 = Trung bình cộng của 60 tháng tiền lương thực lĩnh trước khi tinh giản. - Cột 18: tính cả số tháng lẻ - Cột 22 = cột 16 x 3 tháng + 1/2 x cột 17 x cột 18 BIỂU SỐ 1c (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI THÔI VIỆC NGAY ĐỢT ... NĂM ... Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ đào tạo Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng Phụ cấp chức vụ (nếu có) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Lương ngạch, bậc trước liền kề Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng) Tiền lương tháng để tính trợ cấp do đóng BHXH (1000 đồng) Số năm đóng BHXH theo sổ BHXH Thời điểm tinh giản biên chế Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế (1000 đồng) Lý do tinh giản Hệ số lương Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Tổng số Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên Tổng cộng Trợ cấp tìm việc Trợ cấp do đóng BHXH A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ để thẩm tra; - Bộ Tài chính, để kiểm tra, tạm cấp kinh phí. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối trước khi tinh giản Cột 22 = cột 23 + cột 24 - Cột 16 = (cột 4 + cột 6, 12 (nếu có)) x tiền lương tối thiểu chung + cột 8, cột 10 (nếu có) Cột 23 = cột 16 x 3 tháng - Cột 17 = Trung bình cộng của 60 tháng tiền lương thực lĩnh trước khi tinh giản. Cột 24 = 1,5 x cột 18 x cột 17 - Cột 18: tính cả số tháng lẻ BIỂU SỐ 1d (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI THÔI VIỆC SAU KHI ĐI HỌC ĐỢT .... NĂM ... Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ đào tạo Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng Phụ cấp chức vụ (nếu có) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Lương ngạch, bậc trước liền kề Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng) Tiền lương tháng để tính trợ cấp do đóng BHXH (1000 đồng) Số năm đóng BHXH theo sổ BHXH Thời điểm tinh giản biên chế Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế (1000 đồng) Lý do tinh giản Hệ số lương Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Tổng cộng Tiền lương được hưởng trong thời gian học nghề Chi phí học nghề Trợ cấp tìm việc Trợ cấp do đóng BHXH Tiền đóng cho cơ quan BHXH trong thời gian học nghề A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ để thẩm tra; - Bộ Tài chính, để kiểm tra, tạm cấp kinh phí. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 16 = (cột 4 + cột 6, 12 (nếu có)) x tiền lương tối thiểu + cột 8, 10 (nếu có) - Cột 23: chi phí cho khóa học nghề - Cột 17 = Trung bình cộng của 60 tháng lương tháng thực lĩnh trước khi tinh giản. - Cột 24 = cột 16 x 3 tháng - Cột 25 = 1/2 x cột 18 x cột 17 - Cột 18: tính cả số tháng lẻ - Cột 21 = cột 22 + cột 23 + cột 24 + cột 25 + cột 26 - Cột 22 = cột 16 x số tháng học nghề - Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối BIỂU SỐ 2 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: TỔNG HỢP CHUNG DANH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỢT .... NĂM ... Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ đào tạo Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng Phụ cấp chức vụ (nếu có) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Lương ngạch, bậc trước liền kề Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng) Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi, do đóng bảo hiểm xã hội (1000 đồng) Số năm đóng BHXH theo sổ BHXH Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế Thời điểm tinh giản biên chế Được hưởng chính sách Tổng kinh phí để thực hiện chế độ Lý do tinh giản Hệ số lương Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Nghỉ hưu trước tuổi Chuyển sang làm việc ở các cơ sở không sử dụng kinh phí thường xuyên từ NSNN Thôi việc ngay Thôi việc sau khi đi học nghề A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ để thẩm tra; - Bộ Tài chính, để kiểm tra, tạm cấp kinh phí. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối trước khi tinh giản. BIỂU SỐ 3 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ NĂM ... TT Tên cơ quan, đơn vị trực thuộc Số người được hưởng chính sách tinh giản biên chế năm ... Kinh phí chi cho tinh giản biên chế năm .... (1000 đồng) Tổng số Nghỉ hưu trước tuổi Chuyển sang các cơ sở Thôi việc ngay Đi học để thôi việc Tổng cộng Kinh phí chi cho người về hưu trước tuổi Kinh phí chi cho những người chuyển sang cơ sở không sử dụng kinh phí thường xuyên từ NSNN Kinh phí chi cho những người thôi việc ngay Kinh phí chi cho những người thôi việc sau khi đi học nghề A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ, - Bộ Tài chính để tổng hợp kết quả và quyết toán kinh phí tạm cấp. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 1 = Cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5; - Cột 6 = cột 7 + cột 8 + cột 9 + cột 10 - Báo cáo theo định kỳ 31/12 các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021. BIỂU SỐ 4 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ NGHỈ HƯU ĐÚNG TUỔI VÀ THÔI VIỆC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM .... TT Tên cơ quan, tổ chức Số người nghỉ hưu đúng tuổi và thôi việc theo quy định của pháp luật Tổng số Số người nghỉ hưu đúng tuổi Số người thôi việc theo quy định của pháp luật A 1 2 3 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp ... Tổng cộng: Nơi nhận: - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 1 = cột 2 + cột 3. - Báo cáo theo định kỳ 31/12 các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021. BIỂU SỐ 5 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: TỔNG HỢP CHUNG DANH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỢT ... NĂM ... Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ đào tạo Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng Phụ cấp chức vụ (nếu có) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Lương ngạch, bậc trước liền kề Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng) Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi, do đóng bảo hiểm xã hội (1000 đồng) Số năm đóng BHXH theo sổ BHXH Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế Thời điểm tinh giản biên chế Được hưởng chính sách Tổng kinh phí để thực hiện chế độ Lý do tinh giản Hệ số lương Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Mức phụ cấp Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Hệ số Thời điểm hưởng Nghỉ hưu trước tuổi Chuyển sang làm việc ở các cơ sở không sử dụng kinh phí thường xuyên từ NSNN Thôi việc ngay Thôi việc sau khi đi học nghề A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 I. Khối hành chính … II. Khối sự nghiệp … III. Khối doanh nghiệp … IV. Các tổ chức hội … TỔNG CỘNG Nơi nhận: - Bộ Nội vụ để thẩm tra; - Bộ Tài chính, để kiểm tra, cấp kinh phí. Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ký tên đóng dấu) Ghi chú: - Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối trước khi tinh giản.
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/04/2015", "sign_number": "01/2015/TTLT-BNV-BTC", "signer": "Trương Chí Trung, Trần Anh Tuấn", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-254-KH-UBND-2018-trien-khai-Luat-The-duc-the-thao-sua-doi-Hai-Phong-403722.aspx
Kế hoạch 254/KH-UBND 2018 triển khai Luật Thể dục thể thao sửa đổi Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 254/KH-UBND Hải Phòng, ngày 04 tháng 12 năm 2018 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỂ DỤC, THỂ THAO Căn cứ Luật số 26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; thực hiện Kế hoạch số 2913/KH-BVHTTDL ngày 04/7/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Để triển khai thi hành pháp luật về thể dục, thể thao kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao, cụ thể sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời gian, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các sở, ngành chuyên môn; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thi hành Luật trên phạm vi toàn thành phố. - Xác định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tổ chức thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; gắn công tác xây dựng pháp luật với công tác thi hành pháp luật. 2. Yêu cầu - Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao, bảo đảm tính kịp thời, thống nhất và hiệu quả. - Có lộ trình triển khai cụ thể để bảo đảm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao khi có hiệu lực thi hành phải được triển khai ngay trên phạm vi toàn thành phố. - Trong quá trình thực hiện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ và hiệu quả trong triển khai thi hành Luật. Đồng thời, tổng hợp và phản ánh những vướng mắc, bất cập trong tổ chức thi hành pháp luật để kiến nghị hoàn thiện pháp luật. II. NỘI DUNG 1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao bằng những hình thức phù hợp a) Tổ chức phổ biến, quán triệt, tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao: * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. * Thời gian thực hiện: Năm 2019. b) Đăng tải toàn văn Luật số 26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao trên Cổng thông tin điện tử thành phố: * Đơn vị chủ trì: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố. * Thời gian thực hiện: Đăng tải trước ngày 01/01/2019 (Luật có hiệu lực). c) Xây dựng các chuyên mục, đưa tin, viết bài tuyên truyền về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao: * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Đơn vị phối hợp: Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. * Thời gian thực hiện: Thường xuyên. 2. Thực hiện xây dựng lại các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố. * Thời gian thực hiện: Khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có quy định về thủ tục hành chính được ban hành. 3. Rà soát các văn bản pháp luật * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện. * Thời gian: Trong năm 2019. 4. Tham mưu xây dựng văn bản của thành phố và địa phương để triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao và các văn bản hướng dẫn thi hành a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tập trung vào những văn bản điều chỉnh các nội dung sau: - Kế hoạch phát triển thể thao thành tích cao của địa phương theo định hướng Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao quốc gia. - Hoạt động giáo dục thể chất cho người học. - Thực hiện chế độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, cộng tác viên thể thao. - Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với cơ sở thể thao. - Quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể dục thể thao, hệ thống giải thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao tại địa phương. * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị, địa phương. * Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2018 và năm 2019. b) Trên cơ sở kết quả rà soát và tình hình thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết, xây dựng trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định quy định chi tiết các điều, khoản được Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao giao cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố quy định, trước mắt trong năm 2019 sẽ triển khai: - Xây dựng Nghị quyết về mức chi và thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành phố Hải Phòng. - Xây dựng Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ đối với chế độ chi và mức chi tiền ăn cho vận động viên trẻ, năng khiếu và huấn luyện viên thể thao thành tích cao trên địa bàn thành phố. - Xây dựng Nghị quyết về mức thưởng cho các vận động viên, huấn luyện viên thi đấu đạt thành tích tại các giải thể thao quốc tế. * Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các đơn vị, địa phương có liên quan. * Thời gian thực hiện: Năm 2019. 5. Tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao làm nhiệm vụ thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao Tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kịp thời quán triệt, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nội dung và tinh thần của văn bản luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao làm nhiệm vụ triển khai thi hành văn bản luật. * Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các đơn vị có liên quan. * Thời gian thực hiện: Thường xuyên. 6. Sơ kết, tổng kết việc triển khai thi hành Luật trên địa bàn thành phố; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật trong quá trình tổ chức thi hành trên thực tiễn * Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao. * Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các sở, ngành, địa phương. * Thời gian hoàn thành: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian đề ra. 2. Các sở, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong phạm vi, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được giao thực hiện nội dung được phân công tại Kế hoạch này; chủ động, kịp thời triển khai thi hành tại đơn vị, địa phương bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức. 3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này, chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí đã được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị để tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa và Thể thao để cùng trao đổi, giải quyết. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12), gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ VH, TT và DL; - Tổng cục Thể dục thể thao; - CT, các PCT UBND TP; - Các Sở, ngành, đoàn thể; - UBND các quận, huyện; - CVP, các PCVP UBND TP; - Phòng: VX-NC, KTGS&TĐ; - Các CV: VH, NC, TP, TH; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Khắc Nam PHỤ LỤC PHÂN CÔNG THAM GIA CÁC VĂN BẢN THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỂ DỤC THỂ THAO (Kèm theo Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 04/12/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố) TT Tên văn bản Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian trình Thời gian ban hành I ĐỀ ÁN 1 Xây dựng Nghị quyết về mức chi và thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành phố Hải Phòng. Sở Văn hóa và Thể thao Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện Quý II/2019 Quý IV/2019 2 Xây dựng Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ đối với chế độ chi và mức chi tiền ăn cho vận động viên trẻ, năng khiếu và huấn luyện viên thể thao thành tích cao trên địa bàn thành phố. Sở Văn hóa và Thể thao Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện Quý II/2019 Quý IV/2019 3 Xây dựng Nghị quyết về mức thưởng cho các vận động viên, huấn luyện viên thi đấu đạt thành tích tại các giải thể thao quốc tế. Sở Văn hóa và Thể thao Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện Quý II/2019 Quý IV/2019 II TÀI LIỆU 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao Sở Văn hóa và Thể thao Sở Tư pháp Năm 2018 Năm 2018 2 Sách hỏi, đáp về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao Sở Văn hóa và Thể thao Sở Tư pháp Năm 2018 Năm 2018 3 Đề cương tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao Sở Văn hóa và Thể thao Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan Năm 2018 Năm 2018 4 Tài liệu tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao Sở Văn hóa và Thể thao Các sở, ban, ngành có liên quan Năm 2018 Năm 2018
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "04/12/2018", "sign_number": "254/KH-UBND", "signer": "Lê Khắc Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-215-KH-BGDDT-2021-boi-duong-nha-giao-can-bo-quan-ly-giao-duc-mam-non-468100.aspx
Kế hoạch 215/KH-BGDĐT 2021 bồi dưỡng nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục mầm non
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 215/KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2021 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO; KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 NĂM 2021 Triển khai thực hiện Kế hoạch số 51/QĐ-BGDĐT ngày 19/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2021; Quyết định số 767/QĐ-BGDĐT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 (Đề án) năm 2021, như sau: I. Mục đích 1. Nắm bắt tình hình triển khai, phát hiện những khó khăn, bất cập, vướng mắc và kịp thời hướng dẫn các Sở giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non trong việc thực hiện Kế hoạch số 51/QĐ-BGDĐT ngày 19/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2021. 2. Qua công tác kiểm tra giám sát đề xuất, xây dựng văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non và chấn chỉnh những vi phạm quy định (nếu có). II. Nội dung 1. Công tác quản lý, chỉ đạo - Xây dựng kế hoạch chi tiết và các văn bản hướng dẫn của BCĐ trong công tác quản lý, chỉ đạo các đơn vị thực hiện Đề án. - Xây dựng các mẫu, biểu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát đối với cơ sở. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo về các nội dung liên quan đến công tác triển khai thực hiện Đề án. 2. Công tác kiểm tra, giám sát 2.1 Nội dung kiểm tra, giám sát: - Kiểm tra, giám sát của BCĐ đối với các Sở giáo dục và Đào tạo: + Kiểm tra công tác triển khai tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch năm 2021 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Sở giáo dục và Đào tạo (tình hình thực hiện, kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn và các đề xuất...). + Kiểm tra công tác chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụ có liên quan được quy định tại Đề án. - Kiểm tra, giám sát của BCĐ đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non: Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trong năm 2021 (tình hình thực hiện, kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn và các đề xuất...). 2.2 Thời gian, địa điểm: - Kiểm tra, giám sát các đơn vị tại miền Bắc và miền Trung và Tây Nguyên (06 đơn vị): Tháng 5-7/2021. - Kiểm tra các đơn vị tại miền Nam (04 đơn vị): Tháng 8/2021. (Thời gian cụ thể theo thông báo của BCĐ). 2.3 Thành phần đoàn kiểm tra, giám sát: Bao gồm lãnh đạo và thành viên BCĐ thực hiện Đề án; cán bộ và chuyên viên của các đơn vị liên quan. Thành phần cụ thể của các đoàn kiểm tra do Trưởng BCĐ quyết định. 3. Hội thảo rà soát, đánh giá một năm thực hiện Đề án 3.1 Thành phần đại biểu: - BCĐ và đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo: 20 người. - Đại biểu các Sở giáo dục và Đào tạo: Mỗi sở 02 người. - Các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án trong năm 2021: Mỗi cơ sở 02 người. - Tổng số đại biểu: Khoảng 150 người. 3.2 Nội dung, phương thức, thời gian và địa điểm: - Nội dung: Hội thảo rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trong năm 2021. - Phương thức: Tập trung hoặc trực tuyến (tùy vào tình hình cụ thể). - Thời gian: 01 ngày không bao gồm thời gian đi lại; dự kiến thực hiện vào tháng 9/2021. - Địa điểm: Miền Trung. Thời gian và địa điểm cụ thể sẽ thông báo sau. III. Các hoạt động triển khai thực hiện TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Sản phẩm Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp 1. Xây dựng các văn bản chỉ đạo Tháng 2/2021 Các văn bản chỉ đạo, dự thảo kế hoạch BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 2. Trình Lãnh đạo ký kế hoạch Tháng 2-3/2021 Kế hoạch được Lãnh đạo ký BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 3. Xây dựng đề cương và các mẫu biểu kiểm tra, giám sát các đơn vị Tháng 3/2021 Đề cương và các biểu bảng kiểm tra, giám sát BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 4. Soạn thảo các công văn gửi các đơn vị kiểm tra, giám sát Tháng 4/2021 Công văn gửi các đơn vị BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 5. Tiến hành kiểm tra, giám sát các đơn vị tại miền Bắc Tháng 5/2021 - Báo cáo kết quả kiểm tra - Thông báo kết luận BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 6. Tiến hành kiểm tra, giám sát các đơn vị tại miền Trung và Tây Nguyên Tháng 6-7/2021 - Báo cáo kết quả kiểm tra - Thông báo kết luận BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 7. Tiến hành kiểm tra, giám sát các đơn vị tại miền Nam Tháng 8/2021 - Báo cáo kết quả kiểm tra - Thông báo kết luận BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 8. Hội thảo rà, soát đánh giá một năm thực hiện Đề án Tháng 9/2021 Báo cáo kết quả Hội thảo BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan 9. Xây dựng báo cáo tổng kết Tháng 9/2021 Báo cáo tổng kết BCĐ thực hiện Đề án Các đơn vị liên quan IV. Kinh phí Kinh phí lấy từ nguồn kinh phí thực hiện “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. V. Tổ chức thực hiện 1. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục: Chủ trì, phối hợp các đơn vị, cá nhân liên quan triển khai Kế hoạch; thành lập đoàn kiểm tra, giám sát; thông báo kế hoạch, công văn kiểm tra, hội thảo cho các đơn vị đến kiểm tra; thông báo triệu tập đại biểu dự hội thảo. 2. Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Kế hoạch - Tài chính: Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí thực hiện “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Vụ, Cục chức năng và đơn vị liên quan: Phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Kế hoạch. 3. Các Sở giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non: Chuẩn bị tài liệu, xây dựng báo cáo, chuẩn bị địa điểm kiểm tra theo yêu cầu của BCĐ; chuẩn bị các ý kiến tham luận tại hội thảo rà soát, đánh giá một năm thực hiện Đề án. Căn cứ Kế hoạch nêu trên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Đơn vị thường trực BCĐ) và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Ban chỉ đạo thực hiện Đề án (để t/h); - Các Sở giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (để t/h); - Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT; - Lưu: VT, NGCBQLGD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Ngọc Thưởng
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "10/03/2021", "sign_number": "215/KH-BGDĐT", "signer": "Phạm Ngọc Thưởng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-85-KH-UBND-2018-trach-nhiem-quan-ly-trong-cong-tac-bao-ve-va-phat-trien-rung-Hai-Phong-388258.aspx
Kế hoạch 85/KH-UBND 2018 trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 85/KH-UBND Hải Phòng, ngày 23 tháng 3 năm 2018 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông, lâm nghiệp Nhà nước; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm phát thải nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng; nâng cao chất lượng rừng, gia tăng tích lũy các bon, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển rừng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, đảm bảo an ninh, quốc phòng. - Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; nghiêm cấm khai thác rừng trái phép, lấn chiếm rừng; mua bán, cất trữ, vận chuyển lâm sản trái với các quy định của Nhà nước. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các xã, phường, thị trấn (nơi có rừng và đất lâm nghiệp), các ngành liên quan, các chủ rừng, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, thiết lập kỷ cương trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng. - Phân công trách nhiệm thực hiện Kế hoạch cụ thể cho các cấp, sở, ngành thành phố, các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Rà soát, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất, rừng đã giao, đề xuất phương án giao khoán theo quy định của pháp luật. - Xác định diện tích các loại rừng, đất quy hoạch cho lâm nghiệp, diện tích biến động của từng loại rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng. 2. Yêu cầu - Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường, thị trấn có rừng; các tổ chức cá nhân là chủ rừng nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thuộc phạm vi, quyền hạn và thẩm quyền được giao. - Tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng yếu; phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh đúng pháp luật các hành vi vi phạm, phải tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, ban, ngành được phân công thực hiện nhiệm vụ đề ra. - Kế hoạch phải bảo đảm mang tính khả thi cao, thống nhất, đồng bộ từ thành phố đến cơ sở và được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. II. Trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của các cấp, ngành 1. Ủy ban nhân dân huyện, quận liên quan a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn theo thẩm quyền. c) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. d) Huy động, chỉ đạo các phòng chuyên môn và đơn vị có liên quan (công an, bộ đội, kiểm lâm, các tổ đội xung kích bảo vệ rừng) trên địa bàn kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng. Thời gian thực hiện: Hàng năm đ) Chủ trì, tổ chức thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng gắn liền với việc giao đất, thuê đất và thu hồi đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện việc giao đất, giao rừng, cụ thể: - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng theo thẩm quyền đối với trường hợp đã được giao đất, thuê đất lâm nghiệp có rừng hoặc công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, thuê rừng. - Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan lập và tổ chức thực hiện phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng và giải quyết việc quản lý diện tích rừng thu hồi theo quy định của pháp luật; gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ phương án bồi thường, thu hồi rừng. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ địa chính đối với trường hợp đã được giao rừng, thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất lâm nghiệp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận, để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất đang sử dụng theo thẩm quyền. - Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải tổ chức rà soát, thu hồi diện tích đất đã giao trong phạm vi quy hoạch Vườn quốc gia Cát Bà, đề xuất bàn giao cho Vườn Quốc gia Cát Bà quản lý theo quy định. Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019 e) Chỉ đạo triển khai thực hiện thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, cụ thể: - Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp. - Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. f) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền. g) Triển khai thực hiện nghiêm Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ, cụ thể: - Rà soát các cơ sở chế biến gỗ, kinh doanh lâm sản theo quy định, đình chỉ các cơ sở vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, xoá bỏ những tụ điểm kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản trái pháp luật. - Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang các mục đích khác theo thẩm quyền. - Kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ, không để thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng, nhưng cũng không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép. - Tổ chức rà soát, kiến nghị đình chỉ, thu hồi các dự án vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để trục lợi theo thẩm quyền. - Kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, khi thực hiện các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng. h) Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. i) Lập kế hoạch, rà soát, kiểm tra các dự án có toàn bộ hoặc một phần diện tích nằm trong rừng, đất rừng đã được quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn. Hướng dẫn, yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ dự án thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. k) Quản lý các công trình lâm sinh trên địa bàn - Chỉ đạo phòng chức năng chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh thuộc Dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư theo quy định. - Thực hiện các quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các dự án do mình quyết định đầu tư. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các công trình lâm sinh trên địa bàn; chỉ đạo tiếp nhận bàn giao công trình lâm sinh trên địa bàn và đề xuất giải pháp bảo vệ và giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho giai đoạn tiếp theo để lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng. Thời gian thực hiện: Hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương. 2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn liên quan a) Thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ, Thông báo số Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ. b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Lập quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. c) Tổ chức rà soát diện tích rừng hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức giao, cho thuê cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện: Năm 2018-2019 d) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn, cụ thể: - Chỉ đạo chủ rừng kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng đối với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do mình trực tiếp quản lý - Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan kiểm lâm kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. đ) Tổ chức hoạt động có hiệu quả các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; giải quyết tranh chấp về rừng; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật. e) Hàng năm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng theo thẩm quyền. f) Lập kế hoạch, rà soát, kiểm tra các dự án có toàn bộ hoặc một phần diện tích nằm trong rừng, đất rừng đã được quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn. Hướng dẫn, yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ dự án thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. g) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật; tiếp nhận, bàn giao đối với các công trình lâm sinh trên địa bàn, tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố: - Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018, giai đoạn 2018-2020; tổ chức, triển khai công tác bảo vệ rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố. - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; tổng hợp kết quả thống kê theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, báo cáo theo quy định. Thời gian thực hiện: Năm 2018 - Chỉ đạo việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng tổng thể gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố; hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, thuê đất lâm nghiệp có rừng hoặc công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, thuê rừng. Thời gian thực hiện: Năm 2018- 2019 - Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương. Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp của thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. - Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đình chỉ thu hồi các dự án vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chủ trương cải tạo rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng để trục lợi; đồng thời xử lý trách nhiệm bồi thường giá trị tài nguyên rừng. - Chỉ đạo và tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm các chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, tổ chức ngăn ngừa hành vi phá rừng. b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong trong việc tổ chức thực hiện khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây ăn quả lâu năm, diện tích mặt nước theo quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ. c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất gắn với việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. d) Chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các dự án đã hoàn thành; không giải quyết ngoại lệ về miễn, giảm, chậm thực hiện trách nhiệm trồng rừng thay thế đối với dự án mới. Thời gian thực hiện: Hàng năm đ) Quản lý các công trình lâm sinh Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm lâm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 11901/VPCP-TCCV ngày 07/11/2017. 6. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ nguồn vốn đầu tư công thực hiện các Dự án đầu tư phát triển rừng; xem xét nhu cầu đầu tư, nguồn vốn triển khai các dự án phát triển rừng; thẩm định Báo cáo đề xuất đầu tư các dự án theo Luật Đầu tư công. - Chủ trì tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm trong công tác bảo vệ phát triển rừng, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Kế hoạch. - Hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố. 7. Công an thành phố a) Chỉ đạo lực lượng công an các quận, huyện phối hợp với cơ quan kiểm lâm cùng cấp và lực lượng liên ngành ở địa phương truy quét, xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản, săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã. b) Chỉ đạo đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản. Chỉ đạo việc điều tra, xác minh nguyên nhân và các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; trực tiếp điều tra hoặc tiếp nhận việc điều tra và xử lý theo thẩm quyền các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. c) Chỉ đạo, huy động lực lượng thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Thời gian thực hiện: Hàng năm 8. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố a) Thẩm định, kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị chủ rừng, các tổ, đội quần chúng chữa cháy rừng cơ sở; b) Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. c) Chỉ đạo, huy động lực lượng thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Thời gian thực hiện: Hàng năm 9. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố a) Tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ thuộc thẩm quyền quản lý, lực lượng dự bị và lực lượng dân quân tự vệ nhận thức đầy đủ trách nhiệm của lực lượng vũ trang tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. b) Tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền phối hợp cùng cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, buôn bán lâm sản trái pháp luật trên địa bàn đơn vị quản lý. c) Tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, xử lý các trường hợp cản trở, chống lực lượng bảo vệ rừng trong thi hành công vụ Thời gian thực hiện: Hàng năm 10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng đưa tin về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; đăng tin, bài biểu dương người tốt, việc tốt trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trong việc phê phán các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; b) Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thời gian thực hiện: Hàng năm 11. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch a) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước và hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. b) Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuê môi trường rừng, trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư. 12. Vườn Quốc Gia Cát Bà a) Tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao theo đúng quy định pháp luật; bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới được giao. b) Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn bắt, bẫy động vật rừng, biển trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng. c) Tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên diện tích được giao báo cáo theo quy định. d) Triển khai các hoạt động nhằm giảm mất rừng suy thoái rừng, nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng bền vững theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng. đ) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác khoán và tổ chức thực hiện khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây ăn quả lâu năm, diện tích mặt nước theo quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ. Thời gian thực hiện: Hàng năm III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này, Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có rừng căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng kế hoạch cụ thể để khai nhiệm vụ được giao. 2. Kế hoạch này được quán triệt, triển khai đến cấp xã có rừng và chủ rừng. 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Định kỳ ngày 20 của tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. Nơi nhận: - Bộ NN&PTNT; - Tổng cục Lâm nghiệp; - TTTU, TTHĐND TP; - CT, các PCT UBND TP; - Các sở, ngành: NN và PTNT, TNMT, Nội vụ, CATP, BCH BĐBPHP, BCH QSTP, KHĐT, CSPCCCTP; - TTXTĐTTMDL; - UBND các quận, huyện: KA, HA, DK, ĐS, TL, KT, TN, CH, BLV, AL; - CVP, các PCVP UBND TP; - Phòng: NN và TNMT, KTGS - CV: NN; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Văn Hà
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "23/03/2018", "sign_number": "85/KH-UBND", "signer": "Phạm Văn Hà", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-136-2010-TT-BTC-huong-dan-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-phi-le-phi-111925.aspx
Thông tư 136/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý sử dụng phí, lệ phí
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 136/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG CÔNG TÁC THÚ Y Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh thú y; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 2888/2010/BNN-TY ngày 07 tháng 9 năm 2010. Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp; quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y. 2. Đối tượng nộp phí, lệ phí trong công tác thú y là các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khi được cơ quan quản lý nhà nước về thú y thực hiện các công việc về thú y quy định tại Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này thì phải nộp phí, lệ phí. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thực hiện các công việc về thú y có trách nhiệm tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi là cơ quan thu). 4. Không thu phí, lệ phí trong công tác thú y đối với trường hợp sau đây: Sản phẩm động vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường; Kiểm dịch động vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có). Điều 2. Mức thu phí, lệ phí Mức thu phí, lệ phí trong công tác thú y được thực hiện theo Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 3. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí Phí, lệ phí trong công tác thú y quy định tại Thông tư này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau: 1. Cơ quan thu được trích 90 % trên số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho công tác quản lý thu phí, lệ phí theo những nội dung sau: a) Chi trả các khoản tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp; các khoản chi bồi dưỡng độc hại, làm thêm giờ, làm ngoài giờ; chi bảo hộ lao động, trang bị đồng phục cho lao động theo chế độ quy định; chi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho lao động (kể cả lao động thuê ngoài) phục vụ hoạt động thu phí, lệ phí (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo chế độ quy định; b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí, lệ phí như: Vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí; in (mua) tờ khai, giấy phép, các loại ấn chỉ khác theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành; c) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thu phí, lệ phí; d) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền phục vụ việc thu phí, lệ phí; đ) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, thiết bị, công cụ làm việc và các khoản chi khác liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; e) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên thu phí, lệ phí thú y trong cơ quan thu. Mức trích lập hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá ba tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng hai tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước. 2. Trường hợp trong một cơ quan thu, nếu số thu phí, lệ phí được trích (90%) theo quy định trên đây thấp hơn số dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì Cục Thú y (đối với cơ quan thu do trung ương quản lý), Chi cục Thú y (đối với các cơ quan thu do địa phương quản lý) được điều hoà từ cơ quan thừa sang cơ quan thiếu trong phạm vi tổng số tiền phí, lệ phí được trích theo tỷ lệ 90% quy định trên đây và thực hiện như sau: a) Định kỳ cuối tháng, cuối quý, các cơ quan thu căn cứ vào số tiền phí, lệ phí thực trích và số tiền được chi theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền duyệt (dự toán năm chia ra từng quý, tháng), nếu số tiền thực trích lớn hơn số tiền được chi theo dự toán chi được duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản của Cục Thú y (đối với cơ quan thu do Trung ương quản lý), Chi cục Thú y (đối với cơ quan thu do địa phương quản lý) để điều hoà cho các cơ quan thu trực thuộc không đủ nguồn thu theo nội dung chi được quy định tại Thông tư này. b) Cục Thú y, Chi cục Thú y được mở thêm tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để điều hoà tiền phí, lệ phí trong công tác thú y được trích để lại theo quy định giữa các cơ quan thu cùng cấp. c) Tiền phí, lệ phí thú y được trích để lại chi theo quy định (gồm Cục Thú y, Chi cục Thú y, đơn vị trực thuộc thu phí, lệ phí trong công tác thú y) trong năm nếu giảm thu thì sẽ giảm chi tương ứng. Kết thúc năm nếu chưa chi hết thì được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. 3. Phần phí, lệ phí còn lại (10%), cơ quan thu phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2010; Thông tư này thay thế Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y và Quyết định số 20/2006/QĐ-BTC ngày 31/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005. 2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 157/2009/TT-BTC ngày 06/8/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo; - Website chính phủ; - Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST5. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "13/09/2010", "sign_number": "136/2010/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-85-2007-CT-BNN-day-manh-trong-rung-cay-chan-song-ven-bien-57254.aspx
Chỉ thị 85/2007/CT-BNN đẩy mạnh trồng rừng cây chắn sóng ven biển
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ***** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** Số: 85/2007/CT-BNN Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2007 CHỈ THỊ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRỒNG RỪNG VÀ TRỒNG CÂY CHẮN SÓNG VEN BIỂN Luật đê điều quy định hành lang bảo vệ đê biển, đê cửa sông là 200m về phía biển. Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng đã có quy định về bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ ven biển. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tường Chính phủ tại các Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 về việc phê duyệt chương trình bảo vệ, củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển hiện có từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 và số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc trồng mới 5 triệu ha rừng, trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây. Để chủ động phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do gió bão, nước biển dâng, sạt lở đất, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đê cửa sông, đồng thời hạn chế quá trình sa mạc hóa, cải thiện môi trường sinh thái góp phần phát triển bền vững vùng đất ven biển, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các Bộ, Ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển tiến hành một số nội dung sau: 1. Đẩy mạnh công tác trồng cây chắn sóng tạo rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt ưu tiên các khu vực bãi trước đê biển; kết hợp chặt chẽ giữa trồng mới, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có. Các địa phương sử dụng kinh phí được bố trí trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 và số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, lồng ghép các chương trình mục tiêu khác và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện. Những khu vực đang có dự án xây dựng đê biển thì bố trí ngay kinh phí của đê điều để thực hiện việc trồng cây trong phạm vi xây dựng đê. Sắp xếp ưu tiên để tiến hành ngay trong năm kế hoạch 2007 và kế hoạch năm 2008. 2. Về phạm vi trồng: - Những khu vực hiện có bãi trước đê biển, đê cửa sông: Trước mặt trồng phủ kín hành lang bảo vệ đê biển theo quy định tại Luật đê điều là 200 m tính từ chân đê ra phía biển, tiến tới trồng phủ kín toàn bộ vùng bãi được quy hoạch trồng rừng. Những khu vực hiện có đầm thủy sản trong hành lang bảo vệ đê, tiến hành thu hồi để trồng cây. Những khu vực có bãi rộng có thể khai thác một phần diện tích phía ngoài phạm vi bảo vệ đê để nuôi trồng thủy sản nhưng không được đắp bờ bao khép kín ngăn nước từ biển vào rừng phòng hộ làm chết cây chắn sóng. - Những khu vực hiện có đê biển, đê cửa sông nhưng trước đê chưa có bãi hoặc bãi không đủ chiều rộng theo quy định, khi tiến hành củng cố, nâng cấp cần xem xét phương án nắn chỉnh tuyến đê lùi vào phía trong để có diện tích trồng cây chắn sóng. Với những tuyến đê quan trọng không thể nắn lùi tuyến vào trong, có biện pháp để gây bồi tạo bãi trước đê và phải tiến hành trồng cây ngay sau khi có bãi. - Những khu vực chưa có đê: Cần tiến hành trồng cây chắn sóng và khi xây dựng đê mới cần chọn tuyến lùi vào phía trong để có diện tích trước đê dành cho việc trồng cây chắn sóng, chiều rộng dải cây tối thiểu 200m. 3. Về kỹ thuật trồng: Lực chọn loại cây, kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện của từng khu vực và đáp ứng yêu cầu chắn sóng, chống xói lở. Đối với những khu vực thổ nhưỡng kém, tiến hành cải tạo đất phù hợp trước khi trồng; có thể trồng cây trưởng thành để sớm phát huy tác dụng. Khuyến khích trồng các loại cây vừa đáp ứng yêu cầu của rừng phòng hộ, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. 4. Về công tác quản lý rừng phòng hộ ven biển: - Đối với diện tích rừng nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều giao lực lượng quản lý đê điều chuyên trách, lực lượng quản lý đê nhân dân thành lập theo khoản 3, Điều 37 Luật đê điều chủ trì phối hợp với cơ quan kiểm lâm ở địa phương trực tiếp quản lý theo quy định của Luật đê điều và Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Đối với các khu vực khác thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. 5. Tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ven biển chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương ven biển: - Rà soát quy hoạch, đánh giá thực trạng việc sử dụng đất bãi ven biển, hiện trạng cây chắn sóng ven biển, Thu hồi diện tích đất bãi theo quy hoạch để trồng cây chắn sóng, có biện pháp hỗ trợ các đối tượng bị thu hồi đất. - Phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để xác định loại cây trồng phù hợp với điều kiện của từng khu vực cụ thể, xây dựng đơn giá trồng từng loại cây trình UBND tỉnh/ thành phố phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây chắn sóng ven biển năm 2008 và tới năm 2010, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi cần thiết. BỘ TRƯỞNG Cao Đức Phát
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "11/10/2007", "sign_number": "85/2007/CT-BNN", "signer": "Cao Đức Phát", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-245-KH-UBND-2021-Tuan-le-huong-ung-hoc-tap-suot-doi-quan-Tan-Phu-Ho-Chi-Minh-543884.aspx
Kế hoạch 245/KH-UBND 2021 tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời quận Tân Phú Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 245/KH-UBND Tân Phú, ngày 01 tháng 10 năm 2021 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC “TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ Căn cứ Kế hoạch số 3195/KH-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thực hiện Công văn số 2615/GDĐT-GDTXCNĐH ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021. Ủy ban nhân dân quận Tân Phú xây dựng kế hoạch tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 với chủ đề: “Chuyển đổi số để xây dựng thành công một xã hội học tập mới” trên địa bàn quận như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong Nhân dân, giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia của các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ nhằm đa dạng hóa các kênh và công cụ học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. 2. “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 được tổ chức với hình thức, nội dung thiết thực, hiệu quả phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19; gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Công tác tuyên truyền - Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các Cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội (facebook, youtube, zalo, viber...) về tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số trong việc cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người trong bối cảnh giãn cách xã hội. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ để người dân biết và tham gia. - Khuyến khích các tổ chức thi đua đạt được các mức độ chuyển đổi số hiệu quả; kịp thời vinh danh các tổ chức, cá nhân có những giải pháp, sáng kiến về chuyển đổi số góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy, học và các hoạt động thư viện trong các cơ sở giáo dục; tổ chức các lớp, khóa học trực tuyến miễn phí/phí thấp cho trẻ em và người lớn, trong đó lồng ghép, giới thiệu các nội dung học tập, các bài học và học liệu phù hợp với từng nhóm đối tượng người học thông qua các phần mềm trực tuyến (Zoom, Google Meet, K120nline, Microsoft Teams...); thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia các hoạt động học tập, giao lưu lành mạnh, bổ ích, giúp tăng cường kết nối và góp phần đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân trong bối cảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời bị hạn chế do dịch COVID-19. - Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phối hợp, đồng hành, tài trợ cho các tổ chức, cơ sở giáo dục triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả cho học sinh, sinh viên, phụ huynh, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn; xây dựng và phát triển các ứng dụng (apps), trò chơi (games)... miễn phí có tính giáo dục kết hợp giải trí lành mạnh để tạo sân chơi hữu ích cho trẻ em, học sinh, sinh viên. - Tăng cường vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên học liệu mở (sách, báo, học liệu, bài giảng điện tử...); liên thông, liên kết với hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân. - Khuyến khích các cơ quan báo hình, báo điện tử tổ chức các sân chơi, diễn đàn, cuộc thi có chủ đề về cộng đồng số, công dân số... giúp học sinh, sinh viên và người dân tìm hiểu về các kỹ năng và năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại số và toàn cầu hóa; khuyến khích người dân và các cộng đồng tích cực tham gia, tự đọc, ghi âm, ghi hình đóng góp, chia sẻ, dự thi. - Tích cực tham gia các diễn đàn giáo dục, hội thảo, hội nghị trực tuyến của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại địa chỉ https://uil.unesco.org để giao lưu, tìm hiểu thông tin và chia sẻ kinh nghiệm với các thành phố, quốc gia khác trên thế giới về cách tận dụng các nền tảng số để tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục không chính quy và phi chính quy, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân trong bối cảnh dịch COVID-19. Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện trong suốt thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến ngày 07 tháng 10 năm 2021. 2. Lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” cấp quận 2.1 Danh nghĩa tổ chức: Ủy ban nhân dân quận. 2.2 Thời gian: 08 giờ 00 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021. 2.3 Địa điểm tổ chức: Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (số 905/4 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú). 2.4 Thành phần tổ chức và tham dự trực tiếp tại Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (10 người) - Thường trực Quận ủy (01 người); - Thường trực Ủy ban nhân dân quận (01 người); - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận (01 người); - Phòng Giáo dục và Đào tạo (02 người); - Hội Khuyến học quận (01 người); - Trường Tiểu học Tân Son Nhì (01 người); - Đại diện tổ chức, cá nhân phát biểu hưởng ứng học tập suốt đời (03 người). * Lưu ý: Đại biểu tham dự trực tiếp và bộ phận tổ chức phải đảm bảo đã tiêm đủ vaccine ngừa COVID-19 và chịu trách nhiệm cá nhân về việc tiêm ngừa COVID-19 theo quy định. 2.5 Thành phần tham dự trực tuyến, truy cập https://bit.ly/pgddttanphu - Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học thành phố; - Ủy ban Kiểm tra, các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Quận ủy; - Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể quận; - Đảng ủy - Ủy ban nhân dân - Hội Khuyến học - Trung tâm học tập cộng đồng 11 phường; - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, Trường Bồi dưỡng Giáo dục, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên...); - Học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận; - Ban điều hành khu phố, tổ dân phố và Nhân dân trên địa bàn quận; - Các cơ quan báo chí, các nhà văn hóa, thư viện trên địa bàn quận. * Các đại biểu và Nhân dân tham dự trực tuyến truy cập vào trang fanpage https://bit.ly/pgddttanphu lúc 08 giờ 00 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021. 2.6 Chương trình - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; - Phát biểu phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”; - Phát biểu hưởng ứng việc học tập suốt đời: Đại diện Hội Khuyến học phường Tân Thành, đại diện Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Trần Phú, giáo viên Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì; - Phát biểu của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; - Bế mạc. 3. Nội dung hoạt động tại các cơ quan, đơn vị thuộc quận, Ủy ban nhân dân 11 phường và các cơ sở giáo dục Trong Tuần lễ từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến ngày 07 tháng 10 năm 2021, Ủy ban nhân dân 11 phường phối hợp các cơ quan, đơn vị thuộc quận và các cơ sở giáo dục (các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận, Trung tâm học tập cộng đồng,...) tổ chức các hoạt động sau: 3.1 Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các Cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời cũng như vai trò của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người; triển khai xây dựng các mô hình học tập; chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ. 3.2 Tổ chức các lớp bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động; các lớp đào tạo nghề cho lao động; các lớp giáo dục pháp luật, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường cho người dân; các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viên Trung tâm học tập cộng đồng với các nội dung, hình thức học tập phong phú, linh hoạt, đa dạng. Huy động đông đảo người dân tham gia học tập, đặc biệt là những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội và các chương trình giáo dục về kỹ năng sống cho người có nhu cầu. 3.3 Tiếp tục phát động phong trào xây dựng Văn hóa đọc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở; triển khai xây dựng “tủ sách học tập suốt đời” tại các Trung tâm học tập cộng đồng, các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phù hợp với đối tượng người sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho người dân được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích thói quen, nhu cầu học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngày 08 tháng 10 năm 2021 tổ chức tổng kết “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021; tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đã có nhiều sáng tạo, đóng góp và thành tích trong “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021. * Lưu ý: Các hoạt động của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời phải bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo - Là cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân quận kế hoạch tổ chức các hoạt động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 trên địa bàn quận; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện của các ban ngành, đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 11 phường và các đơn vị có liên quan. - Chuẩn bị nội dung bài phát biểu cho lãnh đạo quận. - Xây dựng kịch bản và điều hành chương trình lễ phát động. Chỉ đạo Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 cấp quận; đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trong lễ phát động cấp quận. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời; tổ chức các hoạt động, tuyên truyền về “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” đến tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng nhiều hình thức; treo các băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về học tập suốt đời; tham gia các hoạt động do quận và phường tổ chức; báo cáo tổng kết (theo mẫu) và danh sách tuyên dương các cá nhân có ý thức học tập về Phòng Giáo dục và Đào tạo ngày 08 tháng 10 năm 2021. - Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” về Ủy ban nhân dân quận, Sở Giáo dục và Đào tạo. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị thư mời đại biểu dự lễ phát động trực tiếp tại Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì và trực tuyến bằng cách truy cập vào trang fanpage https://bit.ly/pgddttanphu lúc 08 giờ 00 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021. 3. Phòng Văn hóa và Thông tin - Tổ chức tuyên truyền bằng băng-rôn đến Nhân dân và tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Phát hành văn bản hướng dẫn 11 phường về nội dung thông tin tuyên truyền “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”. - Chụp ảnh các hoạt động trong lễ phát động và các hoạt động trong “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”. - Đưa tin, hình ảnh, bài viết về các hoạt động của “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” và giới thiệu các gương điển hình về học tập suốt đời trên trang thông tin điện tử quận. 4. Phòng Tài chính - Kế hoạch - Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận và các cơ quan, đơn vị liên quan lập dự trù kinh phí tổ chức lễ phát động, kinh phí triển lãm,... trình Ủy ban nhân dân quận. - Hướng dẫn Ủy ban nhân dân 11 phường và các cơ quan, đơn vị về kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời. 5. Các ban ngành thuộc quận - Truy cập vào trang fanpage https://bit.ly/pgddttanphu lúc 08 giờ 00 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021 dự trực tuyến lễ phát động cấp quận. - Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của học tập suốt đời đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan. - Phát động cán bộ, công chức, viên chức học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học và học tập suốt đời. - Căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Tuần lễ học tập suốt đời năm 2021 phù hợp với điều kiện thực tế, có ý nghĩa và thiết thực. 6. Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận - Phối hợp Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì tổ chức Lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 cấp quận. Chuẩn bị và kiểm tra sân khấu, phông lễ, âm thanh, chỗ ngồi, nước uống,... và đảm bảo các điều kiện tổ chức lễ phát động. - Tổ chức thông tin tuyên truyền bằng băng-rôn về “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” trên các tuyến đường chính và nơi công cộng từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021. - Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế hoạch dự trù và quyết toán kinh phí tổ chức lễ phát động và các hoạt động trong “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021. - Thông tin tuyên truyền các khẩu hiệu “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” trên các bảng thông tin điện tử tại Trung tâm hành chính quận. 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể - Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc tuyên truyền, tham gia “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”. Truy cập vào trang fanpage https://bit.ly/pgddttanphu lúc 08 giờ 00 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021 dự trực tuyến lễ phát động cấp quận. - Giới thiệu những mô hình học tập, gương học tập tiêu biểu trong nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng. - Vận động đoàn viên, hội viên, người lao động tham gia học nghề; tham gia chuyên đề tại Trung tâm học tập cộng đồng. 8. Hội Khuyến học quận - Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân 11 phường và các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời. - Chịu trách nhiệm nội dung và trình chiếu các hình ảnh về trao học bổng khuyến học tại lễ phát động. - Nhân rộng các mô hình học tập và tuyên dương điển hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” tại các phường. - Chỉ đạo Hội Khuyến học phường tổ chức tốt kỷ niệm ngày Khuyến học Việt Nam, Hội nghị biểu dương cộng đồng học tập khu phố năm 2021. - Phối hợp các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận thực hiện có hiệu quả chương trình “Giao lưu và trao học bổng gương sáng học đường”. - Phối hợp Ban Tuyên giáo Quận ủy, các cơ quan, đơn vị và Hội Khuyến học 11 phường tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận về triển khai thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận. 9. Ủy ban nhân dân 11 phường - Tham gia các hoạt động của quận và tổ chức các hoạt động Tuần lễ học tập suốt đời phù hợp tình hình địa phương, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. - Mời đại biểu cấp phường, ban điều hành khu phố, tổ dân phố và Nhân dân trên địa bàn phường dự lễ phát động cấp quận bằng hình thức trực tuyến, truy cập vào trang fanpage https://bit.ly/pgddttanphu lúc 08 giờ 00 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021. - Tổ chức các hoạt động, tuyên truyền về “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” đến các ban ngành, đoàn thể, khu phố, tổ dân phố và Nhân dân. Tuyên dương các tập thể, cá nhân có ý thức học tập từ các thiết chế ngoài nhà trường vươn lên trong cuộc sống. - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận về triển khai thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận. - Báo cáo tổng kết (theo mẫu) và danh sách tuyên dương các tập thể, cá nhân có ý thức học tập từ các thiết chế ngoài nhà trường vươn lên trong cuộc sống về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo) ngày 08 tháng 10 năm 2021. Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 trên địa bàn quận, Ủy ban nhân dân quận đề nghị các ban ngành, đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 11 phường triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công. Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo theo dõi việc thực hiện kế hoạch này./. Nơi nhận: - Sở Giáo dục và Đào tạo; - Thường trực Quận ủy; - UBND/Q (CT, các PCT); - UBMTTQVN/Q; - UBKT, các Ban XDĐ, VPQU; - Các ban ngành, đoàn thể quận; - Thành viên BCĐXDXHHT/Q; - ĐU-UBND-TTHTCĐ 11 phường; - Các trường học trên địa bàn quận; - Trang thông tin điện tử quận; - VP.UBND/Q (CVP, THVX-2b); - Lưu: VT, PGDĐT. * Kèm theo mẫu báo cáo. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trịnh Thị Mai Trinh PHỤ LỤC KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN “TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2021 (Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú) Chủ đề “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021: “Chuyển đổi số để xây dựng thành công một xã hội học tập mới” 1. Chuyển đổi sổ thúc đẩy Học tập suốt đời. 2. Học tập suốt đời - Học tập thông minh để trở thành công dân tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh. 3. Học, học nữa, học mãi (Lenin). 4. Không có tài sản nào quý bằng trí thông minh, không vinh quang nào lớn hơn học vấn và hiểu biết. 5. Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở Nhân dân (Hồ Chí Minh). 6. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở (Thomas Carlyle - nhà triết học Scotland). 7. Phát triển thói quen đọc để trở thành người học suốt đời. 8. Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. 9. Tự học để phát triển năng lực và phẩm chất, góp phần xây dựng xã hội học tập. 10. Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc (Ngạn ngữ Gruzia). 11. Thông minh, tài trí là đòn bẩy thúc đẩy xã hội (Balzac - Nhà văn Pháp). Mẫu ĐƠN VỊ:……….….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /BC- Tân Phú, ngày tháng 10 năm 2021 BÁO CÁO Thực hiện “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 Thực hiện Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú về tổ chức các hoạt động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021 trên địa bàn quận; Cơ quan/đơn vị báo cáo quá trình và kết quả thực hiện như sau: 1. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC “TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2021 ................................................................................................................................... - Thời gian: ................................................................................................................. - Địa điểm: .................................................................................................................. - Các nội dung đã thực hiện: ........................................................................................ II. SỐ LIỆU KẾT QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN “TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2021 Stt Các hoạt động Đơn vị Số lượng Ghi chú Số lớp/số cuộc thi Người 1 Các lớp bồi dưỡng, tập huấn tổ chức trong Tuần lễ lớp Tổng số người tham gia, trong đó: người Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức (các cấp) lớp/người Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức (các cấp) lớp/người Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức, viên chức (các cấp) lớp/người Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân lao động lớp/người Học nghề cho lao động nông thôn lớp/người Nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ công chức cấp xã, người lao động trong các khu công nghiệp lớp/người Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp/người Phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức pháp luật cho người lao động lớp/người Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên lớp/người Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, báo cáo viên TTHTCĐ lớp/người Phổ cập giáo dục (tiểu học, THCS) lớp/người Xóa mù chữ lớp/người Các lớp bồi dưỡng, tập huấn khác lớp/người 2 Số tin bài về các hoạt động của Tuần lễ tin, bài 3 Ấn phẩm thông tin (tờ rời, áp-phích, băng- rôn, khẩu hiệu) quyển/tờ 4 Phát động phong trào và tổ chức quyên góp sách giúp xây dựng tủ sách lớp học, xây dựng thư viện trường học Số tập thể/cá nhân tặng sách tập thể/ cá nhân Sổ sách đã huy động tặng các trường học, thư viện quyển 5 Tổ chức các hội thi, tọa đàm về khuyến đọc, khuyến học và xây dựng XHHT cuộc Hội sách, đường sách, phố sách cuộc Trưng bày, triển lãm sách báo, tư liệu cuộc Thi tìm hiểu, học tập lịch sử, văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích cuộc/người Thi về sách (xếp sách nghệ thuật, vẽ tranh theo sách, tìm hiểu kiến thức qua sách báo, thiếu nhi kể chuyện theo sách, viết cảm nhận qua việc đọc sách) cuộc/người Sinh hoạt chuyên đề HTSĐ, xây dựng XHHT cuộc/người 6 Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, sinh hoạt chuyên đề cuộc Hoạt động thể dục thể thao cuộc/người Hoạt động văn nghệ cuộc/người Tham quan, học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử cuộc/người 7 Tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Số cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ trường/ trung tâm 8 Tổ chức hội thảo/sinh hoạt chuyên đề cuộc 9 Khen thưởng về tổ chức Tuần lễ Tập thể đơn vị Cá nhân người 10 Kinh phí Ngân sách Nhà nước đồng Kinh phí hỗ trợ, huy động từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có) đồng 11 Các nội dung khác (nếu có) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu) * Báo cáo gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (bộ phận Phổ cập giáo dục) ngày 08 tháng 10 năm 2021.
{ "issuing_agency": "Quận Tân Phú", "promulgation_date": "01/10/2021", "sign_number": "245/KH-UBND", "signer": "Trịnh Thị Mai Trinh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-105-2006-TT-BTC-huong-dan-che-do-tai-chinh-thu-tuc-hai-quan-ap-dung-Khu-kinh-te-Van-Phong-Khanh-Hoa-15530.aspx
Thông tư 105/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính thủ tục hải quan áp dụng Khu kinh tế Vân Phong Khánh Hoà
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 105/2006/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ÁP DỤNG TẠI KHU KINH TẾ VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HOÀ Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí; Căn cứ Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà; Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng tại Khu kinh tế Vân Phong như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG 1- Phạm vi áp dụng: Chế độ tài chính và thủ tục hải quan quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi tắt là chế độ tài chính) được áp dụng trên địa bàn Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà (sau đây gọi tắt là KKT Vân Phong). Chế độ tài chính quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành trên địa bàn KKT Vân Phong. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh cả trên địa bàn KKT Vân Phong và trong nội địa Việt Nam thì phải hạch toán riêng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn KKT Vân Phong làm căn cứ xác định chế độ tài chính được áp dụng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép đầu tư; cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tại KKT Vân Phong trước ngày Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg) có hiệu lực mà chưa hưởng đủ ưu đãi thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại, trường hợp dự án có mức ưu đãi cao hơn mức ưu đãi quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện ưu đãi theo Giấy phép đầu tư cho thời gian còn lại của dự án. 2 - Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng Thông tư này là: Nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân hành nghề độc lập, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Việt Nam. 3. Giải thích từ ngữ: Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: - Khu phi thuế quan: là khu vực địa lý được ngăn cách bằng hàng rào cứng với các khu chức năng khác của KKT Vân Phong theo quy định tại các Điều 7, Điều 8 của Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg. - Các khu chức năng: bao gồm khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch và dịch vụ giải trí, khu dân cư và khu hành chính trong KKT Vân Phong (không bao gồm khu chế xuất) được xác định trong Quy hoạch chung KKT Vân Phong do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Nội địa Việt Nam: bao gồm các khu chức năng trong KKT Vân Phong và phần còn lại của lãnh thổ Việt Nam (trừ các khu tương tự Khu phi thuế quan quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và khu chế xuất). - Cổng kiểm soát hải quan: Khu phi thuế quan có 2 cổng kiểm soát hải quan: Cổng kiểm soát hải quan tại phần tiếp giáp giữa cảng phi thuế quan với cảng thuế quan và nước ngoài, gọi tắt là cổng A; Cổng kiểm soát hải quan tại phần tiếp giáp giữa cảng phi thuế quan với nội địa, gọi tắt là cổng B. - Danh mục hàng hoá có xuất xứ từ Khu phi thuế quan: Là danh mục hàng hoá do Ban quản lý KKT Vân Phong (gọi tắt là Ban quản lý) ban hành theo từng thời kỳ (gọi tắt là Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan) gồm những hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. 4. Điều kiện áp dụng chế độ tài chính liên quan đến Khu phi thuế quan: Các cơ chế tài chính quy định đối với Khu phi thuế quan trong KKT Vân Phong chỉ áp dụng khi Khu phi thuế quan được bảo đảm đồng thời các điều kiện sau: - Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong Khu phi thuế quan với các khu chức năng khác trong KKT Vân Phong; - Trong Khu phi thuế quan không có khu dân cư, không có dân cư cư trú thường xuyên hoặc tạm trú (kể cả người nước ngoài); - Có cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra người, hàng hoá và các phương tiện vào và ra Khu phi thuế quan. 5. Một số quy định chung về thủ tục hải quan Khu phi thuế quan: a. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong Khu phi thuế quan được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả các hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm. Chính sách về mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo từng thời kỳ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có liên quan. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hoá hạn chế kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. b. Định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp Khu phi thuế quan có trách nhiệm gửi cơ quan hải quan Báo cáo quyết toán vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và Báo cáo xuất-nhập-tồn kho sản phẩm. Cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu và gửi cơ quan thuế để kiểm tra xác định các khoản thuế phải nộp. c. Hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Khu phi thuế quan thuộc loại hình nào thì áp dụng qui trình thủ tục hải quan quy định cho loại hình đó. d. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua Khu phi thuế quan chỉ được đi qua cổng A và cổng B. đ. Hàng hoá từ nội địa xuất khẩu vào Khu phi thuế quan và ngược lại, hàng hoá từ nước ngoài đi qua cổng B vào Khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan tại cổng B; Hàng hoá từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan và hàng hoá từ khu phi thuế quan ra nước ngoài qua cổng A làm thủ tục hải quan tại cổng A. e. Hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cổng A hoặc hàng hoá từ nước ngoài qua cổng A vào nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành tại cổng A hoặc tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Nếu làm thủ tục tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định về hàng hoá chuyển cửa khẩu. g. Ngoài các quy định về thủ tục hải quan nêu trên, các bên liên quan phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 6. Nguyên tắc ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư vào KKT Vân Phong được hưởng ưu đãi tối đa dành cho các dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi theo điều ước quốc tế, các hợp đồng thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi quy định tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Chính sách thuế đối với KKT Vân Phong: 1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp: a. Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài để hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh mới trong KKT Vân Phong được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm kế tiếp. b. Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Vân Phong thuộc các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. c. Cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. d. Thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải nộp thuế thu nhập theo hướng dẫn tại Mục C Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. e. Để thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư tại KKT Vân Phong phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nước), Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế. Việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đã đăng ký và nộp thuế theo kê khai. g. Trong quá trình hoạt động, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm. f. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế về thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại khoản này. 1.2. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Người lao động (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) làm việc tại KKT Vân Phong được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho phần thu nhập có được do làm việc tại KKT Vân Phong, gồm cả thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 1.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: a. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: - Hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; - Hàng hoá từ khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu phi thuế quan khác (là khu phi thuế quan quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) năm 2005), cho doanh nghiệp chế xuất, cho kho ngoại quan, và ngược lại. - Các trường hợp hàng hoá không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu khác có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu phi thuế quan. b. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu phi thuế quan phải nộp thuế xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu theo quy định hiện hành. c. Hàng hoá từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định sau: - Hàng hoá có xuất xứ từ nước ngoài nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. - Hàng hoá được sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành. - Hàng hoá thuộc Danh mục xuất xứ Khu phi thuế quan đưa vào nội địa không phải nộp thuế nhập khẩu. - Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan trong KKT Vân Phong có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (không bao gồm hàng hoá nhập từ nội địa Việt Nam có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài), khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá đó. Căn cứ để xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá nhập vào nội địa Việt Nam là: Giá tính thuế xác định theo quy định hiện hành; số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nội địa Việt Nam; thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng loại nguyên liệu, linh kiện. Giá tính thuế và thuế suất áp dụng tại thời điểm mở tờ khai nhập khẩu vào nội địa. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có trách nhiệm đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, linh kiện dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa Việt Nam. Giá trị nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu vào nội địa được xác định theo quy định về giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu vào nội địa Việt Nam. d. Các dự án đầu tư sản xuất trong KKT Vân Phong của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế, kê khai và quyết toán thuế nhập khẩu đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 và Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đ. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Khu phi thuế quan nhập nguyên liệu sản xuất, vật tư, hàng hoá từ nước ngoài nhưng không sử dụng hết và các thứ phẩm còn có giá trị thương mại được phép bán vào nội địa Việt Nam sau khi hoàn tất thủ tục hải quan phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. 1.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt: a. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong Khu phi thuế quan hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành. b. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào Khu phi thuế quan không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành. c. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu chế xuất và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. d. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành. 1.5. Thuế giá trị gia tăng: Các doanh nghiệp KKT Vân Phong được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định hiện hành, thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Thông tư này. Đối với những trường hợp hàng hoá không phải nộp thuế giá trị gia tăng, trong hoá đơn thuế giá trị gia tăng, dòng thuế giá trị gia tăng được gạch chéo (x). Cụ thể như sau: a. Hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong Khu phi thuế quan và từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. b. Hàng hoá, dịch vụ từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu chế xuất và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. c. Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào Khu phi thuế quan được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. d. Hàng hoá, dịch vụ từ Khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu với thuế suất theo quy định hiện hành. Cụ thể, doanh nghiệp trong Khu phi thuế quan khi xuất bán cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nội địa Việt Nam lập hoá đơn không có thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng gạch chéo. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nội địa (hoặc doanh nghiệp Khu phi thuế quan trong KKT Vân Phong trong trường hợp tự mang hàng vào nội địa để bán) chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa. 1.6. Về giá, phí và lệ phí và các loại thuế khác: a. Giá thuê đất, giá cho thuê đất đối với đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiền sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong KKT Vân Phong do các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng xác định sau khi đã thoả thuận với Ban Quản lý KKT Vân Phong. b. Các loại thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định hiện hành tại các Luật thuế, Luật đầu tư, Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá ra vào Khu phi thuế quan: 2.1. Đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan: a. Nhập khẩu vào Khu phi thuế quan qua cổng A: - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhập khẩu có trách nhiệm khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định hiện hành đối với từng loại hình nhập khẩu hàng hoá theo quy định tại khoản 5, Mục I của Thông tư này. - Cơ quan hải quan cổng A thực hiện giải quyết các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành đối với từng loại hàng hoá. b. Nhập khẩu vào Khu phi thuế quan qua cổng B: Thực hiện theo quy định hiện hành về hàng nhập khẩu chuyển khẩu 2.2. Đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa Việt Nam qua cổng A và hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cổng A: Thực hiện theo quy định hiện hành. 2.3. Đối với hàng hoá từ nội địa xuất vào khu phi thuế quan: a. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa đăng ký làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan Cổng B thì phải có trách nhiệm khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nội bộ giữa doanh nghiệp với chi nhánh trong và ngoài khu phi thuế quan thì được thay thế hợp đồng mua bán bằng chứng từ xuất kho. Cơ quan hải quan cổng B có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thủ tục xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. b. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa đăng ký tờ khai xuất khẩu tại cửa khẩu Chi cục Hải quan nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. Cơ quan hải quan Cổng B thực hiện nhiệm vụ của hải quan cửa khẩu xuất đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu (trừ việc xác nhận thực xuất). 2.4. Đối với hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài: a. Qua cổng B: Thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. b. Qua cổng A: Thực hiện đăng ký làm thủ tục tại cơ quan hải quan cổng A. Cơ quan hải quan cổng A thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu. 2.5. Đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa: a. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan được miễn làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai về số lượng hàng hoá với cơ quan hải quan và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. b. Đối với các hàng hoá khác phải thực hiện thủ tục hải quan đầy đủ, cụ thể như sau: - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại khu phi thuế quan (bên bán) có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa (bên mua) đầy đủ chứng từ, hoá đơn và các giấy tờ theo quy định của cơ quan hải quan để doanh nghiệp nội địa khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại cơ quan hải quan cổng B. - Hải quan cổng B có trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp nội địa theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện có hàng nước ngoài được đưa vào khu phi thuế quan để tiếp tục nhập khẩu vào nội địa có cùng chủng loại với hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá xuất xứ khu phi thuế quan do Ban quản lý KKT Vân Phong thông báo, nhưng doanh nghiệp không khai báo hải quan, thì cơ quan hải quan cổng B yêu cầu xuất trình chứng từ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng; tiến hành xử lý vi phạm và làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo quy định của pháp luật; đồng thời, thông báo cho Ban quản lý KKT Vân Phong biết để có biện pháp quản lý hoặc loại trừ khỏi Danh mục hàng hoá xuất xứ khu phi thuế quan. 2.6. Đối với hàng hoá gia công: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mà tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc thuê tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa gia công và ngược lại được thực hiện theo quy định hiện hành. 2.7. Hàng hoá tạm xuất - tái nhập; tạm nhập - tái xuất; chuyển khẩu; quá cảnh và vận chuyển: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và vận chuyển qua Khu phi thuế quan chỉ được đi qua các cổng có trạm kiểm soát hải quan. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm xuất- tái nhập; tạm nhập- tái xuất; chuyển khẩu; quá cảnh và vận chuyển tại khu phi thuế quan thực hiện theo quy định hiện hành. 2.8. Ngoài các hướng dẫn tại Thông tư này, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác về hải quan. 3. Chế độ ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng 3.1. Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng: a. Phạm vi, đối tượng hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) - Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho KKT Vân Phong theo các chương trình mục tiêu được bố trí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. NSNN chỉ hỗ trợ để đầu tư xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng chung của toàn KKT Vân Phong, không hỗ trợ đối với cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng khu chức năng trong KKT Vân Phong (trừ việc hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung của các khu chức năng và hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư cho các gia đình bị thu hồi đất). - Việc hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong được thực hiện theo đúng dự án phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Ban Quản lý KKT Vân Phong là đầu mối kế hoạch của địa phương được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong; là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trong phạm vi KKT Vân Phong theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành. b. Hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng - Trong thời gian 15 năm đầu, kể từ ngày Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn KKT Vân Phong được nộp vào Kho bạc Nhà nước; bao gồm số thu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các khoản thu hợp pháp khác (trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu). Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất nhập khẩu mở tờ khai hải quan, kiểm tra thực tế hoá tại KKT Vân Phong và nộp thuế tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Hàng năm, căn cứ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, tiến độ thực hiện của dự án, quy định của Luật Ngân sách nhà nước và dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn KKT Vân Phong, ngân sách nhà nước trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Khánh Hoà để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của KKT Vân Phong. - Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Khánh Hoà để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng của KKT Vân Phong được giao rõ trong dự toán NSNN giao cho tỉnh Khánh Hoà. Cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, hàng năm tỉnh Khánh Hoà bố trí dự toán ngân sách địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng của KKT Vân Phong theo quy định tại điểm a khoản này. c. Các khoản thu phát sinh trên địa bàn được nộp vào ngân sách nhà nước. Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành. d. Việc quản lý, sử dụng vốn do ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong: Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong được quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Việc lập dự toán được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. 3.2. Chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng: Ban quản lý là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn từ quỹ đất tại KKT Vân Phong; Ban quản lý tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm và uy tín để triển khai thi công các dự án cơ sở hạ tầng đầu tư bằng vốn từ quỹ đất tại KKT Vân Phong. Ban quản lý lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn và diện tích khu đất được sử dụng để tạo vốn thực hiện dự án gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà trình ra Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc quyết định theo thẩm quyền. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của địa phương, khả năng thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ đấu giá, tiền thu về sử dụng đất, thuê đất không thông qua đấu giá và nhu cầu về chi đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi và nhu cầu chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà chỉ đạo cơ quan tài chính tổng hợp các nhiệm vụ thu, chi này vào dự toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Căn cứ dự toán ngân sách năm được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân giao cơ quan tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thu, chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thuê đất và quyết toán vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân ứng trước kinh phí để thực hiện đền bù, hỗ trợ người có đất bị thu hồi để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách nhà nước, sau đó mới thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất, thuê đất thì khoản thu sử dụng đất, thuê đất để hoàn trả cho các tổ chức, cá nhân đã ứng trước phải thực hiện hạch toán thu, chi đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành. 3.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu công trình: UBND tỉnh Khánh Hoà được phát hành trái phiếu công trình trong nước để huy động vốn đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chôt đối với sự phát triển của KKT Vân Phong theo quy định của pháp luật hiện hành. 3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác: Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKT Vân Phong và các trợ giúp kỹ thuật khác được ưu tiên đưa vào danh mục gọi vốn ODA và được sử dụng các hình thức huy động vốn khác theo quy định tại Điều 20 của Quy chế KKT Vân Phong ban hành kèm theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg. 4. Chế độ tín dụng ưu đãi: Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh tại KKT Vân Phong được xem xét cho vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển. 5. Chế độ tài chính áp dụng cho Ban quản lý KKT Vân Phong: 5.1. Ban quản lý là đơn vị dự toán ngân sách địa phương. Kinh phí hoạt động của Ban do ngân sách địa phương đảm bảo. Mọi khoản thu theo quy định do Ban quản lý thực hiện đều phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. 5.2. Ban quản lý được phép thu các loại phí, lệ phí tương ứng với nhiệm vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước ủy quyền theo qui định hiện hành. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ủy quyền thực hiện nhiệm vụ thu, Ban quản lý có trách nhiệm thông báo và đăng ký với cơ quan thuế nơi ban quản lý đặt trụ sở để làm các thủ tục về việc nộp số phí, lệ phí thu được do thực hiện các nhiệm vụ ủy quyền. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. UBND tỉnh Khánh Hoà có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4, Mục I để Khu phi thuế quan được áp dụng chế độ tài chính quy định tại Thông tư này. Trường hợp chưa đủ các điều kiện quy định thì chưa được áp dụng. 2. Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm: Căn cứ vào các quy định về thủ tục hải quan tại Thông tư này và các quy định về quy trình, thủ tục hải quan áp dụng tại Khu phi thuế quan hiện hành để quy định quy trình, thủ tục hải quan cụ thể áp dụng tại Khu phi thuế quan trong KKT Vân Phong. 3. Cơ quan hải quan tỉnh Khánh Hoà có trách nhiệm: - Tổ chức công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép hàng hoá từ Khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam và tại các khu vực khác trong địa bàn hoạt động của hải quan. - Phối hợp với Ban quản lý KKT và các cơ quan liên quan (Thuế, Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hoá từ Khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam. - Kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức các trạm hải quan theo quy định, phù hợp với đặc điểm địa lý Khu phi thuế quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 4. Cục thuế tỉnh Khánh Hoà có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện điểm h, khoản 1.1, Mục II, Thông tư này và các nội dung khác về thuế. 5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND tỉnh Khánh Hoà; - Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà Nước, Cục Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà.; - Ban quản lý KKT Vân Phong - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "15/11/2006", "sign_number": "105/2006/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-17-CT-TTg-2017-tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-chan-chinh-hoat-dong-quang-cao-348756.aspx
Chỉ thị 17/CT-TTg 2017 tăng cường quản lý nhà nước chấn chỉnh hoạt động quảng cáo
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/CT-TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2017 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Thời gian qua, hoạt động quảng cáo ở nước ta đã từng bước phát huy vai trò cầu nối giữa sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Hình thức, phương tiện quảng cáo phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình quảng cáo mới xuất hiện và dần chiếm ưu thế, đặc biệt là quảng cáo trên Internet và các phương tiện điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia dịch vụ quảng cáo, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; còn nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo cần phải được chấn chỉnh và khắc phục như: Hình thức quảng cáo bằng tấm lớn ngoài trời, quảng cáo trên các bảng biển, biển hiệu, pa-nô, băng-rôn tại một số địa phương còn chưa thống nhất, không theo chuẩn quy định; hình thức quảng cáo bằng tờ rơi, tờ gấp, quảng cáo rao vặt bằng dán giấy, in chữ, in sơn, quét mực lên tường công sở, công trình công cộng, trên cột điện, tường nhà ở dân cư... còn xuất hiện tràn lan, phổ biến ở nhiều địa phương, gây phản cảm, mất mỹ quan, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn. Vẫn còn tình trạng dựng biển quảng cáo không phép. Xuất hiện nhiều vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử; trên mạng thông tin máy tính, mạng Internet; quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, Một số chương trình quảng cáo có hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung quảng cáo thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyền thống văn hóa, chưa phù hợp với đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận; quảng cáo sai lệch, không đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa, gây tổn thất, thiệt hại và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các vi phạm trong hoạt động quảng cáo chưa được kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; chưa tạo được sự minh bạch trong hoạt động quảng cáo. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả đến các chủ thể tham gia quảng cáo; ý thức chấp hành pháp luật về quảng cáo của các tổ chức, cá nhân chưa nghiêm. Việc thực thi các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quảng cáo còn gặp khó khăn, một số quy định chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Các quy định về quy hoạch quảng cáo trong hệ thống văn bản hiện hành chưa cụ thể; công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch quảng cáo, nhất là quy hoạch quảng cáo ngoài trời, tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, có nơi quy hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa đạt hiệu quả. Một số địa phương chưa có quy hoạch quảng cáo, chưa bố trí kinh phí hợp lý, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo còn thiếu và yếu. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, chấn chỉnh những vi phạm trong hoạt động quảng cáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Tăng cường quản lý, chấn chỉnh kịp thời những bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tạo chuyển biến tích cực nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động quảng cáo trên phạm vi cả nước; bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể tham gia quảng cáo; tạo sự thống nhất đồng bộ trong thực thi Luật quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định trật tự an toàn, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiếp nhận quảng cáo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng cáo cạnh tranh lành mạnh, xây dựng môi trường quảng cáo minh bạch, tin cậy, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trong nước, nâng cao giá trị thương hiệu hàng hóa Việt Nam. 2. Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường - Nghiên cứu, hoàn thiện quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ cho hoạt động quảng cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai trên thực tế. - Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các hoạt động quảng cáo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật về đất đai. b) Bộ Xây dựng: Hoàn thiện việc chỉnh sửa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình áp dụng xây dựng quy hoạch quảng cáo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong Quý III năm 2017. c) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên xuất bản phẩm, trên hệ thống mạng và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. d) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định sản phẩm quảng cáo và xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, đặc biệt là các sản phẩm là thuốc, sữa và thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, thực phẩm và thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và chế phẩm sinh học dùng cho trồng trọt, chăn nuôi...; bảo đảm nội dung quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. đ) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo trước khi phát sóng; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quảng cáo. e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tiến hành rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo. Xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động quảng cáo, sổ tay Hướng dẫn về công tác Quy hoạch quảng cáo ngoài trời để hướng dẫn các địa phương thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong cả nước. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong Quý III năm 2017. - Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các địa phương rà soát hệ thống quảng cáo hiện có để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thành việc lập, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch quảng cáo. g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng; chấn chỉnh việc trình bày bằng chữ viết tiếng nước ngoài trên bảng quảng cáo, biển hiệu của các tổ chức, cá nhân; xây dựng (bố trí) các địa điểm dành riêng cho quảng cáo rao vặt; huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư tham gia gỡ bỏ quảng cáo rao vặt trái phép, góp phần chỉnh trang mỹ quan đô thị. - Bố trí kinh phí xây dựng và triển khai quy hoạch quảng cáo theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước; chỉ đạo các Sở, ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường. Quy hoạch - Kiến trúc, các Sở liên quan và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch quảng cáo; quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo trên địa bàn; rà soát hệ thống quảng cáo hiện có để điều chỉnh hoặc xóa bỏ theo quy hoạch quảng cáo được duyệt. - Bổ sung nhân lực, phương tiện kỹ thuật cho lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và khi có vướng mắc phát sinh./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng; các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương, các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (03), đdt. THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "09/05/2017", "sign_number": "17/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quy-dinh-217-QD-TW-2020-gui-nhan-van-ban-dien-tu-tren-mang-thong-tin-dien-rong-cua-Dang-447601.aspx
Quy định 217-QĐ/TW 2020 gửi nhận văn bản điện tử trên mạng thông tin diện rộng của Đảng
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số 217-QĐ/TW Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2020 QUY ĐỊNH GỬI, NHẬN VĂN BẢN ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG THÔNG TIN DIỆN RỘNG CỦA ĐẢNG VÀ TRÊN MẠNG INTERNET - Căn cứ Điều lệ Đảng; - Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII; - Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; - Căn cứ các Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, ngày 29/11/2005; Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006; Luật Cơ yếu số 05/2011/QH13, ngày 26/11/2011; Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, ngày 19/11/2015; Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, ngày 12/6/2018; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14, ngày 15/11/2018; - Căn cứ Quy định số 269-QĐ/TW, ngày 25/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng; - Căn cứ Quy chế quản lý, sử dụng và bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 273-QĐ/TW, ngày 03/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Bí thư quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và trên mạng Internet như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và trên mạng Internet của các cơ quan đảng thông qua các phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp; gửi, nhận văn bản và thư điện tử công vụ. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan đảng (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) từ Trung ương đến địa phương (sau đây gọi chung là cơ quan đảng). 2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động gửi, nhận văn bản với các cơ quan đảng không thuộc Khoản 1 Điều này nếu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được yêu cầu thì có thể thực hiện theo Quy định này. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Văn bản điện tử là tập hợp thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số được soạn thảo, trao đổi, xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. 2. Gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông tin diện rộng của Đảng, Trục liên thông văn bản quốc gia và trên mạng Internet (sau đây gọi tắt là gửi, nhận văn bản trên mạng) là việc các cơ quan đảng gửi, nhận văn bản điện tử qua phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp trên mạng thông tin diện rộng của Đảng, phần mềm gửi, nhận văn bản, thư điện tử công vụ trên mạng Internet được kết nối, liên thông với nhau bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ. 3. Bên gửi là cơ quan phát hành văn bản điện tử. 4. Bên nhận là cơ quan tiếp nhận văn bản điện tử. 5. Trục liên thông văn bản quốc gia là giải pháp kỹ thuật, công nghệ được triển khai từ Văn phòng Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương để kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử. 6. Mã định danh là một tập hợp các ký hiệu dùng để xác định (phân biệt) các đối tượng tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp hay phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet. 7. Sản phẩm mật mã là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin. 8. Thư điện tử công vụ là ứng dụng thư điện tử trên mạng Internet được cơ quan chức năng cấp để trao đổi thông tin công việc có nội dung không mật giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân. Địa chỉ thư điện tử công vụ gồm <tên riêng>@<tên miền>. Điều 4. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử 1. Văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận trên mạng tại Quy định này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy. 2. Văn bản điện tử không ký số được gửi, nhận trên mạng chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý. Chương II QUY ĐỊNH VỀ GỬI, NHẬN VĂN BẢN TRÊN MẠNG Điều 5. Nguyên tắc gửi, nhận văn bản trên mạng 1. Tất cả các văn bản có nội dung thông tin “không mật” thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan đảng được gửi, nhận trên mạng; văn bản có độ "Mật" phải được mã hóa bằng sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu; văn bản có độ "Tối mật" và "Tuyệt mật" phải do bộ phận nghiệp vụ cơ yếu thực hiện gửi, nhận qua đường cơ yếu. Việc soạn thảo, lưu trữ, khai thác văn bản điện tử có nội dung thông tin mật có quy định riêng, bảo đảm tuân thủ theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. 2. Bên gửi không phát hành văn bản giấy đến bên nhận khi đã gửi văn bản điện tử có ký số (trừ các trường hợp quy định tại Điều 8 của Quy định này); bên nhận phải thực hiện quy trình: Kiểm tra nguồn gốc, tính hợp thức của văn bản, lấy số và đăng ký văn bản đến trên máy tính, sau đó chuyển văn bản đến người nhận để xử lý. 3. Chỉ sử dụng mạng Internet để gửi, nhận văn bản điện tử có nội dung thông tin không mật giữa các cơ quan đảng đối với trường hợp bên gửi hoặc bên nhận không có kết nối mạng thông tin diện rộng của Đảng hoặc mạng thông tin diện rộng của Đảng có sự cố kỹ thuật. Điều 6. Yêu cầu gửi, nhận văn bản qua mạng 1. Văn bản điện tử phải bảo đảm yêu cầu về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. 2. Văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, tính pháp lý, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý và lưu trữ. 3. Văn bản điện tử phải được gửi ngay trong ngày ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Sau khi tiếp nhận, nếu văn bản điện tử đến bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không chờ văn bản giấy (nếu có). Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại "khẩn" phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ "khẩn", gửi ngay sau khi ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận. 4. Văn bản điện tử gửi, nhận trên mạng phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống đối với trường hợp sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp hoặc trạng thái gửi, nhận với trường hợp sử dụng phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet. Trường hợp gửi qua thư điện tử công vụ, văn bản điện tử phải được cập nhật, quản lý bằng phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp. 5. Bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin và giải pháp kết nối, liên thông. Điều 7. Phương thức gửi, nhận văn bản trên mạng 1. Sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp được quy định dùng chung trong các cơ quan đảng để gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan đảng trên mạng thông tin diện rộng của Đảng. 2. Sử dụng phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet hoặc thư điện tử công vụ để gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan đảng trên mạng Internet. 3. Thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia để gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan đảng với các cơ quan nhà nước. 4. Trường hợp có sự cố về kỹ thuật hoặc bên gửi hay bên nhận chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử, các cơ quan gửi văn bản giấy theo đường truyền thống; đồng thời khẩn trương khắc phục các sự cố, triển khai các giải pháp kỹ thuật, kết nối để thực hiện việc gửi, nhận văn bản qua mạng. Điều 8. Các loại văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy 1. Các văn bản chung: Các văn bản liên quan công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các văn bản liên quan tới việc giải quyết chế độ, chính sách, tài chính,... 2. Các văn bản đặc thù - Văn bản của Trung ương: Các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương; nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các văn bản kết luận hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các văn bản kết luận, thông báo kết luận, chỉ đạo trực tiếp địa phương, thông báo ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư; các văn bản liên quan đến tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, hội nghị Trung ương, hội nghị cán bộ toàn quốc, các hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cuộc làm việc, tiếp khách của đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư. - Văn bản của các cơ quan đảng ở Trung ương: Báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; các đề án, công văn, tờ trình, dự thảo nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận, báo cáo chuyên đề... gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư để báo cáo và xin ý kiến; văn bản chỉ đạo liên quan đến các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. - Văn bản của các cơ quan đảng ở địa phương: Báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; các văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư; các đề án, tờ trình, các dự thảo nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, đề án, tờ trình do cơ quan đảng ở địa phương ban hành. Điều 9. Gửi văn bản điện tử 1. Văn bản điện tử sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt, ký ban hành, ký số theo quy định được gửi đến bên nhận thông qua mạng. 2. Bên gửi có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, bảo đảm văn bản điện tử được gửi đến đúng bên nhận. Trường hợp thu hồi văn bản điện tử, bên gửi phải thông báo trên mạng cho bên nhận biết để xử lý văn bản điện tử được thu hồi. Điều 10. Nhận văn bản điện tử 1. Khi tiếp nhận, bên nhận phải kiểm tra nguồn gốc, tính pháp lý, tính xác thực, sự toàn vẹn của văn bản điện tử và tiến hành tiếp nhận trên mạng. Trường hợp không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận văn bản điện tử, không đúng địa chỉ nhận, bên nhận phải kịp thời phản hồi để bên gửi biết, xử lý theo quy định. 2. Sau khi tiếp nhận, bên nhận xử lý và phản hồi trạng thái xử lý văn bản điện tử trên mạng. Trường hợp nhận được thông báo thu hồi văn bản điện tử, bên nhận có trách nhiệm hủy bỏ văn bản điện tử được thu hồi, đồng thời thông báo qua mạng việc đã xử lý văn bản điện tử đó để bên gửi biết. Điều 11. Yêu cầu thông tin của văn bản điện tử Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp, phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet của các cơ quan đảng phải thể hiện các thông tin sau của văn bản điện tử: 1. Mã định danh của cơ quan, tổ chức Mỗi cơ quan đảng ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy và các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thuộc các đơn vị trực thuộc có một mã định danh khi tham gia gửi, nhận văn bản điện tử. Cấu trúc mã định danh cơ quan, tổ chức thực hiện theo Quy định số 15-QĐ/VPTW, ngày 30/01/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng. 2. Số và ký hiệu văn bản. 3. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản. 4. Thể loại văn bản. 5. Mức độ khẩn (khẩn/thượng khẩn/hỏa tốc). 6. Trích yếu nội dung văn bản. 7. Hồ sơ, tài liệu gửi kèm. 8. Trạng thái xử lý (đã đến, đã tiếp nhận, đã chuyển xử lý, đang xử lý, đã hoàn thành, từ chối nhận (trả lại), thu hồi, xóa...). 9. Họ tên người ký. 10. Bên gửi. 11. Bên nhận. 12. Thời gian gửi, nhận. 13. Thời hạn xử lý. 14. Lịch sử gửi, nhận văn bản. Điều 12. Tổng hợp thông tin về tình hình gửi, nhận văn bản điện tử Việc tổng hợp, trích xuất thông tin, dữ liệu về tình hình, kết quả gửi, nhận văn bản điện tử của các cơ quan đảng được thực hiện tự động trên các hệ thống: 1. Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp, trích xuất thông tin, dữ liệu về tình hình gửi, nhận văn bản điện tử của các cơ quan đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy gửi Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng thông qua phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp. 2. Văn phòng các cơ quan đảng ở Trung ương và văn phòng cấp ủy địa phương tổng hợp, trích xuất thông tin, dữ liệu về tình hình gửi, nhận văn bản điện tử của các đơn vị trực thuộc thông qua phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp, phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet hoặc thư công vụ. Điều 13. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật 1. Phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp được kết nối liên thông trên mạng thông tin diện rộng của Đảng; phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet hoặc thư điện tử công vụ trên mạng Internet phải được bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn, an ninh thông tin, duy trì hoạt động 24/24 giờ hằng ngày để sử dụng để gửi, nhận văn bản điện tử. 2. Bảo đảm thời gian thống nhất, đồng bộ theo múi giờ Việt Nam (tiêu chuẩn ISO 8601). Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Trách nhiệm của Văn phòng Trung ương Đảng 1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy triển khai, tổ chức, hướng dẫn thực hiện Quy định. 2. Giúp Thường trực Ban Bí thư theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; hằng năm chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư về tình hình, kết quả triển khai Quy định; đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan đảng 1. Căn cứ Quy định này và tình hình thực tiễn, các cơ quan đảng ban hành quy chế cụ thể, phù hợp để áp dụng thực hiện tại nội bộ cơ quan đảng. 2. Bảo đảm kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp; phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet. 3. Giám sát, kiểm soát việc gửi, nhận văn bản điện tử để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; định kỳ kiểm tra việc thực hiện Quy định này tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc. 4. Thống nhất kết nối, liên thông Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp với các phần mềm gửi, nhận, quản lý văn bản của cơ quan đảng với các cơ quan nhà nước trong địa phương theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. 5. Tổ chức quản lý, định kỳ sao lưu dữ liệu bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và chuyển lưu trữ theo quy định. 6. Bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời trong kế hoạch ngân sách hằng năm bảo đảm duy trì, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng việc triển khai các hệ thống thông tin và phần mềm gửi, nhận văn bản điện tử. Điều 16. Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ 1. Bảo đảm đầy đủ, kịp thời các chứng thư số theo yêu cầu ký số, bảo mật để gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng. 2. Bảo đảm các sản phẩm mã mật tích hợp vào các phần mềm, đáp ứng yêu cầu sử dụng. 3. Hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp giải pháp ký số, bảo mật vào các phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc gửi, nhận văn bản trên mạng và gửi qua thư điện tử. Điều 17. Điều khoản thi hành 1. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. 2. Người đứng đầu các cơ quan đảng và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này. 3. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan đảng kịp thời thông báo tới Văn phòng Trung ương Đảng (qua Trung tâm Công nghệ thông tin - Cơ yếu) để tổng hợp, báo cáo Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định. Nơi nhận: - Các cơ quan đảng ở Trung ương, - Các tỉnh ủy, thành ủy, - Ban Cơ yếu Chính phủ, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. T/M BAN BÍ THƯ Trần Quốc Vượng
{ "issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương", "promulgation_date": "02/01/2020", "sign_number": "217-QĐ/TW", "signer": "Trần Quốc Vượng", "type": "Quy định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-146-2014-TT-BTC-huong-dan-che-do-tai-chinh-cong-ty-chung-khoan-quan-ly-quy-253018.aspx
Thông tư 146/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính công ty chứng khoán quản lý quỹ
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 146/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2014 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn chế độ tài chính đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 2. Chi nhánh tại Việt Nam của công ty quản lý quỹ nước ngoài thực hiện chế độ tài chính theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 08/6/2013 về đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn tại Thông tư này Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 2. Công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài (sau đây gọi chung là công ty quản lý quỹ) được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Điều 3. Chế độ trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Chương II QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN Điều 4. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn điều lệ a) Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty chứng khoán thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán; b) Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ. 2. Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa giá trị tính theo mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu được từ phát hành (nếu có). 3. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ. 4. Lợi nhuận chưa phân phối 5. Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Điều 5. Sử dụng vốn và tài sản 1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân đối với từng trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn. 2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sử dụng vốn và tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo quy định tại pháp luật chứng khoán và quy định tại Thông tư này. a) Đối với công ty chứng khoán: - Phải quản lý vốn, tài sản của công ty chứng khoán tách biệt với vốn, tài sản của khách hàng; không được chiếm dụng vốn, tài sản của khách hàng dưới mọi hình thức. - Tuân thủ các hạn chế về vay nợ, cho vay, đầu tư theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán. b) Đối với công ty quản lý quỹ: - Phải đảm bảo việc quản lý độc lập và tách biệt tài sản của từng quỹ, từng công ty đầu tư chứng khoán, vốn và tài sản của khách hàng ủy thác và tài sản của chính công ty quản lý quỹ. - Vốn kinh doanh dành cho hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ phải từ nguồn vốn chủ sở hữu, nghiêm cấm việc công ty quản lý quỹ sử dụng vốn huy động để đầu tư tài chính. - Tuân thủ quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, hạn chế đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ. 3. Thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng vay, các hợp đồng mua, bán, thanh lý, thuê, cho thuê, nhượng bán, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. 4. Việc thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, nhượng bán, thanh lý tài sản của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự, pháp luật chứng khoán, Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty và quy định của pháp luật có liên quan. Chương III AN TOÀN TÀI CHÍNH Điều 6. Nguyên tắc về đảm bảo an toàn tài chính 1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải duy trì các tỷ lệ an toàn tài chính, bảo đảm khả năng thanh khoản và tuân thủ quy định có liên quan tại Luật Chứng khoán, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. 2. Việc đảm bảo an toàn tài chính được thực hiện thông qua các hình thức: a) Mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư/ Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; b) Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. c) Trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định tại Điều 8 Thông tư này; d) Trích lập quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này; đ) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định đối với doanh nghiệp. Điều 7. Dự phòng giảm giá chứng khoán 1. Điều kiện để trích lập dự phòng a) Các loại chứng khoán được công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ ghi nhận theo giá gốc theo quy định của pháp luật về kế toán. b) Các loại chứng khoán được tự do mua, bán trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thực tế trên thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ sách kế toán. c) Chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và cổ phiếu quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá. 2. Phương pháp trích lập dự phòng: Mức dự phòng giảm giá chứng khoán được tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường 3. Xác định giá chứng khoán thực tế trên thị trường để trích lập dự phòng: a) Đối với chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch giá chứng khoán để trích lập dự phòng là giá chứng khoán thực tế tại Sở Giao dịch chứng khoán của ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập, cụ thể: - Đối với chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng. - Đối với chứng khoán đăng ký giao dịch (cổ phiếu đăng ký giao dịch tại UPCOM), giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng. b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch: - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường làm cơ sở để trích lập dự phòng là giá trung bình của các mức giá giao dịch thực tế theo báo giá của 3 công ty chứng khoán có giao dịch tại thời điểm gần nhất với thời điểm trích lập dự phòng nhưng không quá một tháng tính đến ngày trích lập dự phòng. Trường hợp chứng khoán không có giao dịch thực tế phát sinh trong khoảng thời gian trên thì không thực hiện trích lập dự phòng. - Người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán được lựa chọn báo giá và người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ nhận báo giá không phải là người có liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán. - Công ty chứng khoán báo giá được quyền thu phí đối với công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đề nghị báo giá và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp. Mức thu phí do hai bên tự thỏa thuận. c) Đối với chứng khoán niêm yết bị hủy hoặc bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi, giá chứng khoán thực tế là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất. 4. Nguyên tắc trích lập dự phòng: a) Từng loại chứng khoán đầu tư có biến động giảm giá so với giá trị sổ sách tại thời điểm lập báo cáo tài chính được lập dự phòng và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; b) Thời điểm trích lập dự phòng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính quý, năm; c) Trường hợp không thể xác định giá trị thực tế của chứng khoán thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. 5. Xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán: a) Việc xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện vào cuối quý, năm tại ngày lập báo cáo tài chính quý, năm; b) Nếu số dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng đã trích lập kỳ trước thì không phải trích lập dự phòng giảm giá; c) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp trích lập phần chênh lệch vào chi phí và hạch toán vào chi phí tài chính; d) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng kỳ trước chưa sử dụng hết thì phải hoàn nhập phần chênh lệch được hạch toán và hạch toán giảm chi phí tài chính. Điều 8. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. 2. Thời điểm trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính năm. Chương IV QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ Điều 9. Doanh thu và thu nhập Doanh thu và thu nhập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm: 1. Doanh thu hoạt động kinh doanh a) Đối với công ty chứng khoán, gồm: - Thu từ hoạt động môi giới chứng khoán và các sản phẩm của nghiệp vụ môi giới chứng khoán (tài khoản ủy thác); - Thu từ hoạt động tự doanh chứng khoán. - Thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán; - Thu từ hoạt động tư vấn tài chính; - Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán; - Thu từ hoạt động nhận ủy thác, đấu giá; - Thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán; - Thu khác từ hoạt động kinh doanh; b) Đối với công ty quản lý quỹ, gồm: - Thu từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán; - Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán; - Thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư; - Thu phí thưởng hoạt động khi kết quả đầu tư của Quỹ, danh mục vượt quá tỷ lệ tham chiếu dựa trên hợp đồng với khách hàng; - Thu phí phát hành chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán; - Thu phí từ hoạt động đầu tư theo chỉ định cho nhà đầu tư nước ngoài; - Thu phí mua lại, chuyển đổi chứng chỉ quỹ; - Thu khác từ hoạt động kinh doanh. 2. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm thu từ các hoạt động: a) Góp vốn; b) Lãi tiền gửi; c) Chênh lệch tỷ giá hối đoái; d) Thu từ cổ tức, lãi trái phiếu của hoạt động tự doanh và cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán của các khoản đầu tư tài chính; thu từ cho vay, ký quỹ; đ) Khoản dự thu lãi trái phiếu, cổ phiếu; e) Thu khác từ hoạt động tài chính và đầu tư tài chính. 3. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc cho thuê, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không dùng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán; các khoản thu phạt; thu tiền bảo hiểm được bồi thường đền bù tổn thất tài sản; các khoản thu nhập hợp pháp khác. Điều 10. Nguyên tắc xác định doanh thu Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện ghi nhận doanh thu và thu nhập khác phù hợp với các chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, cụ thể như sau: 1. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong kỳ kế toán. 2. Các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ. 3. Đối với các khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật hiện hành. Điều 11. Chi phí Chi phí hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm: 1. Chi phí hoạt động kinh doanh: a) Đối với công ty chứng khoán, chi phí hoạt động kinh doanh gồm: - Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán; - Chi phí hoạt động tự doanh chứng khoán; - Chi phí hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán; - Chi phí hoạt động tư vấn; - Chi phí hoạt động lưu ký chứng khoán; - Chi phí hoạt động đấu giá, ủy thác; - Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty chứng khoán hoặc chi trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong quá trình tác nghiệp theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán. Việc trích lập và sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật; - Chi phí khác của hoạt động kinh doanh b) Đối với Công ty quản lý quỹ, chi phí hoạt động kinh doanh gồm: - Chi phí hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi phí quản lý công ty đầu tư chứng khoán; - Chi phí huy động thành lập quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; - Chi phí hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, chi phí hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán; - Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho người hành nghề tại công ty quản lý quỹ hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ đầu tư và công ty đầu tư chứng khoán do sự cố kỹ thuật và sơ suất của người hành nghề quản lý quỹ trong quá trình tác nghiệp; đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư và Quỹ mở trong trường hợp Quỹ mở bị định giá sai theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán. Việc trích lập và sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật; - Chi phí khác của hoạt động kinh doanh. 2. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi liên quan đến hoạt động đầu tư ra bên ngoài, như: chi trả lãi tiền vay đối với công ty chứng khoán, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động đầu tư; chênh lệch tỷ giá hối đoái; dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi; chi phí tài chính khác. 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp: a) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Nhà nước, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định; b) Chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; c) Chi công tác phí; d) Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, chi thuê sửa chữa tài sản cố định; kiểm toán, dịch vụ pháp lý, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn, chi phí văn phòng phẩm, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy; chi phí sử dụng hệ thống thiết bị của Sở Giao dịch Chứng khoán; phí trả cho tổ chức giám sát theo quy định của pháp luật; chi phí thuê chuyên gia và chi phí dịch vụ mua ngoài khác; đ) Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, lễ tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, hội họp, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, các khoản chi phí khác theo quy định; e) Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chế độ hiện hành do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty quy định theo Điều lệ của Công ty; g) Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Chi nộp các khoản thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. 5. Các khoản chi hợp lệ khác như: a) Chi phí thanh lý, cho thuê, nhượng bán tài sản; b) Chi đóng phí cho các Hiệp hội, tổ chức mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tham gia; c) Các khoản chi phí khác. Điều 12. Nguyên tắc xác định chi phí 1. Chi phí của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh. 2. Các chi phí được ghi nhận phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được hạch toán vào chi phí các khoản sau: a) Các khoản chi phí do các nguồn kinh phí khác đài thọ; b) Các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ; c) Các khoản đã hạch toán chi phí nhưng thực tế không chi trả; d) Các khoản do vi phạm hành chính, phạt vi phạm chế độ tài chính; đ) Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương V LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ Điều 13. Lợi nhuận thực hiện Lợi nhuận thực hiện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là tổng lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận các hoạt động khác. Điều 14. Phân phối lợi nhuận 1. Điều kiện phân phối lợi nhuận, nguyên tắc thông qua việc phân phối lợi nhuận thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chỉ chia lợi nhuận cho các thành viên, các cổ đông khi đã đáp ứng điều kiện quy định tại pháp luật. 2. Lợi nhuận thực hiện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; khi số dư bằng 10% vốn điều lệ thì không trích nữa; b) Trích 5% vào quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ; khi số dư quỹ bằng 10% vốn điều lệ thì không trích nữa. 3. Việc phân chia lợi nhuận còn lại do Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ quyết định. Điều 15. Mục đích sử dụng các Quỹ 1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: sử dụng để bổ sung vốn điều lệ hàng năm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quyết định của Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty. Mức trích lập hàng năm do Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ quyết định theo Điều lệ của công ty. 2. Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ: sử dụng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi được bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm, sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư đối với công ty chứng khoán, sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất đối với công ty quản lý quỹ và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng Quỹ này. 3. Nghiêm cấm việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ để chi trả cổ tức. Chương VI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TRA TÀI CHÍNH Điều 16. Chế độ kế toán, kiểm toán 1. Năm tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bắt đầu từ ngày thành lập và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp năm tài chính đầu tiên ít hơn 4 (bốn) tháng, báo cáo tài chính năm đó được kiểm toán gộp với báo cáo tài chính năm tiếp theo. 2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính. 3. Báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi trình Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu xem xét và thông qua theo Điều lệ của công ty. Việc kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. 4. Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính. Điều 17. Báo cáo về tình hình tài chính và đầu tư chứng khoán 1. Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ gồm: a) Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính quý theo quy định tại Chế độ kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; b) Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư này. 2. Báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán gồm: a) Báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán, tình hình trích lập và xử lý dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này). Trong đó, thuyết minh chi tiết về số, loại chứng khoán công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện đang nắm giữ, giá trị theo sổ sách, giá trị thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính quý, năm; nguồn tham chiếu giá làm cơ sở trích lập dự phòng; tình hình hoàn nhập dự phòng; b) Báo cáo về tình hình đầu tư tài chính dài hạn; tình hình trích lập và xử lý dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn (theo Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này). Trong đó, thuyết minh chi tiết về tình hình góp vốn, tình hình đầu tư ra bên ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. 3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính: a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính; c) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng đầu quý tiếp theo; d) Thời hạn nộp báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều này chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 4. Nơi nhận báo cáo: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ lập và gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 5. Việc công bố thông tin về báo cáo tài chính năm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán, quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Điều 18. Kiểm tra, xử lý vi phạm tài chính 1. Hình thức kiểm tra tài chính a) Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất; b) Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính. 2. Cơ quan thực hiện kiểm tra tài chính a) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: - Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm cả hoạt động tài chính. - Báo cáo Bộ Tài chính những vi phạm, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát để Bộ Tài chính hoàn thiện chế độ, chính sách. b) Bộ Tài chính: Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra công tác quản lý tài chính, chấp hành chế độ tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm hoàn thiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Chương VII TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN Điều 19. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 1. Tuân thủ quy định chế độ tài chính tại Thông tư này, quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định của pháp luật thuế. 2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông này và quy định tại pháp luật chứng khoán. Điều 20. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quy định tại Thông tư này. Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 21. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2014 và được áp dụng kể từ năm tài chính 2014. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2000/TT-BTC ngày 01/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với công ty chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà PHỤ LỤC 1 BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày 06/10/2014) CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.... BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (ngày… tháng… năm……) I. Tình hình trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Đơn vị tính: Đồng TT Loại chứng khoán Chứng khoán nắm giữ tại thời điểm Giá trị đã trích lập kỳ trước Mức trích lập kỳ này Số lượng Giá mua vào Giá thực tế tại thời điểm trích lập dự phòng Giá trị chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5) (6)=[(4) - (5)]*(3) (7) (8)=(6)-(7) I Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch 1 Cổ phiếu A B ... 2 Chứng chỉ quỹ A B ... II Chứng khoán chưa niêm yết 1 Cổ phiếu A B ... 2 CC quỹ A B ... 3 Chứng khoán khác A B ... Tổng cộng: ......... ........ ................ ............. .......... II. Thuyết minh .............. GIÁM ĐỐC CÔNG TY (Ký tên đóng dấu) PHỤ LỤC 2 BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN (Ban hành kèm Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày 06/10/2014) CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.... BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN (ngày… tháng… năm……) Đơn vị tính: Đồng I. Tình hình trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn TT Tên công ty góp vốn Giá trị đầu tư tại thời điểm Giá trị đã trích lập kỳ trước Mức trích lập kỳ này Giá trị đầu tư trên sổ sách Giá trị đầu tư thực tế tại thời điểm trích lập dự phòng Giá trị chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6) (7)=(5)-(6) 1 Công ty A 2 Công ty B 3 Công ty C Tổng cộng: ................. ................ .......... .......... II. Thuyết minh .......................... GIÁM ĐỐC CÔNG TY (Ký tên đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "06/10/2014", "sign_number": "146/2014/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-28-2002-ND-CP-thanh-lap-thi-tran-Luong-Bang-huyen-Kim-Dong-tinh-Hung-Yen-49275.aspx
Nghị định 28/2002/NĐ-CP thành lập thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên mới nhất
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 28/2002/NĐ-CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2002 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 28/2002/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 2002 VỀ VIỆC THÀNH LẬP THỊ TRẤN LƯƠNG BẰNG, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Nay thành lập thị trấn Lương Bằng, thị trấn huyện lỵ huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Lương Bằng. Thị trấn Lương Bằng có 755 ha diện tích tự nhiên và 9.173 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Lương Bằng: Đông giáp xã Vũ Xá; Tây giáp xã Song Mai; Nam giáp xã Hiệp Cường và huyện Tiên Lữ; Bắc giáp xã Chính Nghĩa. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "22/03/2002", "sign_number": "28/2002/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-86-2006-TT-BTC-huong-dan-quan-ly-von-bo-sung-muc-tieu-ngan-sach-trung-uong-cho-ngan-sach-dia-phuong-14379.aspx
Thông tư 86/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý vốn bổ sung mục tiêu ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 86/ 2006/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỐN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương như sau: Phần 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Thông tư này hướng dẫn việc lập, phân bổ, quyết định giao, chuyển vốn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, bao gồm: - Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (chương trình 135 giai đoạn II) và các chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng. - Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, nguồn tăng thu ngân sách trung ương và các nguồn khác theo chế độ quy định. Trường hợp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ đã có văn bản hướng dẫn của Liên Bộ hoặc Bộ Tài chính thì thực hiện theo hướng dẫn đó và những quy định về chế độ báo cáo tại Thông tư này. 2. Thông tư này không áp dụng đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách, chế độ mới có tính chất thường xuyên hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách (như bổ sung thực hiện cải cách tiền lương, bổ sung có mục tiêu thực hiện các chế độ chính sách khác) và vốn bổ sung có mục tiêu bằng hình thức ghi thu, ghi chi từ nguồn vốn ngoài nước. 3. Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phải được sử dụng theo đúng mục tiêu đã quy định, không được sử dụng cho các mục tiêu khác. 4. Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. 5. Căn cứ dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm; căn cứ quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách và căn cứ vào kết quả thực hiện, định kỳ hàng tháng, Bộ Tài chính thực hiện chuyển vốn cho địa phương theo tiến độ thực hiện của mục tiêu, nhiệm vụ đã quy định. 6. Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được hạch toán, quyết toán vào thu, chi ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này. 7. Thực hiện công bố công khai dự toán và quyết toán vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định. Phần 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ I. Lập, phân bổ, quyết định giao dự toán ngân sách vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: 1. Đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm: Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; các văn bản hướng dẫn về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia; hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, hướng dẫn việc quản lý đầu tư và xây dựng Chương trình 135 giai đoạn II và các văn bản khác có liên quan; đồng thời, thực hiện một số điểm sau: - Căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân bổ, giao dự toán vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với từng chương trình, dự án, nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới đối với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển gửi Sở Tài chính để tổng hợp; Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân bổ, giao dự toán vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với từng chương trình, dự án, nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và tổng hợp phương án phân bổ giao dự toán các khoản vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với từng chương trình, dự án, nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới (bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên) báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 12 năm trước. - Sau khi dự toán được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ giao dự toán cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới; đồng thời, tổng hợp kết quả phân bổ, giao dự toán gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định ngân sách địa phương (chi tiết theo phụ lục số 01, 02 và 03). 2. Đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh như phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn thường xuyên): - Việc xác định nhu cầu chi cho các nội dung nêu trên phải căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, mức độ thiệt hại về thiên tai, dịch bệnh, chế độ chi tiêu ngân sách và khả năng ngân sách địa phương, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp nhu cầu chi tính theo chế độ chính sách vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính và các Bộ liên quan để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Căn cứ mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định, căn cứ chế độ quy định thực hiện nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc thực hiện nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác; căn cứ chức năng nhiệm vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân bổ, giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan và ngân sách cấp dưới. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi thực hiện. Riêng đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương từ nguồn thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Trường hợp vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định đã rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đơn vị sử dụng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân bổ, giao dự toán cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp trong kỳ họp gần nhất biết để giám sát thực hiện. - Sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giao bổ sung dự toán cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới để thực hiện, đồng thời tổng hợp (chi tiết theo phụ lục số 04) gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ý kiến thống nhất với phương án của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. II. Về phương thức chuyển vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: 1. Đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm: Căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm, sau khi nhận được quyết định giao dự toán của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với từng chương trình, dự án, nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm 1 và 2 mục I phần II của Thông tư này, báo cáo kết quả thực hiện quý trước của Sở Tài chính theo quy định tại tiết a điểm 4 mục II phần II của Thông tư này và tiến độ thực hiện của quý trước, số vốn đã chuyển của các tháng trước đó, Bộ Tài chính thực hiện chuyển vốn theo từng tháng để địa phương thực hiện (việc chuyển vốn được thực hiện theo tổng số, không chia chi tiết từng chương trình, dự án, nhiệm vụ). Riêng đối với các tháng đầu của các quý trong năm (tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10) do chế độ báo cáo quý quy định tại Thông tư này chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý nên Bộ Tài chính thực hiện chuyển vốn cho địa phương đối với những tháng này bằng với mức theo dự toán tháng để địa phương thực hiện. Trường hợp Sở Tài chính không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 135 giai đoạn II và các dự án, nhiệm vụ khác có liên quan, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng chuyển vốn cho địa phương, kể cả các tháng đầu của các quý còn lại trong năm quy định ở trên cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ. 2. Đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác được cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Tài chính thực hiện chuyển vốn một lần cho địa phương và địa phương thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại tiết a điểm 4 mục II phần II của Thông tư này. 3. Đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ quy định tại Thông tư này, cơ quan Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát để cấp phát, thanh toán cho từng chương trình, dự án, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. 4. Chế độ báo cáo: a) Báo cáo quý: - Hàng quý, Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là kho bạc nhà nước tỉnh) thực hiện báo cáo số vốn đã thanh toán cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ được thực hiện từ vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và từ nguồn ngân sách địa phương bố trí thêm (nếu có) gửi Sở Tài chính chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý theo phụ lục số 05, 06 và 07 kèm theo Thông tư này. - Hàng quý, căn cứ báo cáo của Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm thực hiện báo cáo số vốn đã thanh toán từ vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và từ nguồn ngân sách địa phương bố trí thêm (nếu có) theo từng chương trình, nhiệm vụ cụ thể (chi tiết theo phụ lục số 05, 06 và 07) gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý. Riêng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác được Bộ Tài chính chuyển vốn một lần. Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (chi tiết theo phụ lục số 08) gửi Bộ Tài chính theo yêu cầu về thời gian do Bộ Tài chính quy định, trường hợp không quy định thời gian cụ thể thì Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày nhận được vốn do Bộ Tài chính chuyển cho địa phương để Bộ Tài chính kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền. b) Báo cáo năm: - Hàng năm, Kho bạc nhà nước tỉnh báo cáo khối lượng thực hiện, số vốn đã thanh toán cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ được thực hiện từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và từ nguồn ngân sách địa phương bố trí thêm (nếu có) gửi Sở Tài chính chậm nhất trước ngày 15 tháng 3 năm sau theo phụ lục số 09, 10 và 11 kèm theo Thông tư này. - Căn cứ báo cáo của Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo kết quả khối lượng thực hiện, số vốn đã thanh toán từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và từ nguồn ngân sách địa phương bố trí thêm (nếu có) theo từng chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể (chi tiết theo phụ lục số 09, 10 và 11) gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 năm sau để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền. III. Về hạch toán, quyết toán: 1. Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đến 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết được xử lý như sau: - Đối với vốn bổ sung có mục tiêu ngân sách trung ương đã chuyển cho ngân sách địa phương thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ mà địa phương chưa chi hoặc chưa chi hết, nếu được cấp có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì hạch toán vào chi ngân sách năm trước; nếu quyết định chi vào ngân sách năm sau thì cơ quan tài chính chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện. - Trường hợp Bộ Tài chính chưa chuyển hết vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương do địa phương chưa có báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không đúng và đầy đủ theo quy định hoặc tiến độ thực hiện chương trình, dự án, mục tiêu, nhiệm vụ chậm, trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách địa phương (thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách địa phương đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau), nếu địa phương có báo cáo đúng và đầy đủ theo chế độ quy định hoặc có thêm khối lượng thực hiện, Bộ Tài chính chuyển nguồn cho địa phương để thực hiện. Việc hạch toán, quyết toán ở địa phương được thực hiện như quy định đối với trường hợp Bộ Tài chính đã chuyển vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách địa phương, nếu địa phương không có báo cáo theo chế độ quy định hoặc không thực hiện hết nhiệm vụ theo dự toán, Bộ Tài chính sẽ dừng chuyển vốn, giảm dự toán ngân sách; trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến chưa thực hiện hoặc thực hiện chậm (như văn bản hướng dẫn của Trung ương để thực hiện Chương trình, dự án, nhiệm vụ chưa kịp thời, thiên tai, hoả hoạn, phát sinh các yêu cầu về kỹ thuật mà cần phải có các cơ quan chuyên môn xử lý,...), căn cứ vào đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính sẽ thực hiện chuyển nguồn sang năm sau để địa phương thực hiện và quyết toán vào ngân sách năm sau. 2. Các đơn vị sử dụng ngân sách, các đơn vị dự toán và các đơn vị được giao quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ phải thực hiện hạch toán kế toán, đảm bảo việc quản lý theo từng chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể theo quy định hiện hành. Đối với vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ đã ban hành mã số thì phải hạch toán theo mã số quy định. 3. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được thực hiện quyết toán vào thu, chi ngân sách địa phương và địa phương có trách nhiệm báo cáo, phân tích cụ thể tình hình và kết quả thực hiện. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình 135 giai đoạn II báo cáo theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Riêng đối với quyết toán vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách được quyết toán vào ngân sách địa phương (trừ những khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương mà Bộ Tài chính có quy định khác) và địa phương có trách nhiệm báo cáo, phân tích cụ thể tình hình và kế quả thực hiện (chi tiết theo phụ lục số 12, 13 và 14) gửi Bộ Tài chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm. Phần 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đảm bảo đúng mục tiêu, đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm và hiệu quả. 2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm: - Phối hợp với các cơ quan liên quan, lập, tổng hợp phương án phân bổ dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung (nếu có) cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định và giám sát thực hiện theo thẩm quyền . - Quản lý, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn này của các cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới để đảm bảo việc sử dụng đúng mục tiêu, chế độ quy định. - Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định gửi Bộ Tài chính. - Thẩm định các báo cáo quyết toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng và ngân sách cấp dưới về nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo chế độ quy định. 3. Các cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới được giao nhiệm vụ quản lý các chương trình mục tiêu ở địa phương có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng chế độ, mục tiêu đã quy định, thực hiện hạch toán, quyết toán và tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng kinh phí nguồn vốn bổ sung có mục tiêu theo quy định gửi Sở Tài chính để tổng hợp. 4. Cơ quan Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chi nguồn vốn bổ sung có mục tiêu tư ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và nguồn ngân sách địa phương bổ sung (nếu có) đúng chính sách, chế độ, định mức chi tiêu, đúng mục tiêu quy định. Kho bạc nhà nước tỉnh tổng hợp kết quả thanh toán vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này. 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì phải xử lý kịp thời hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng qui định của pháp luật. 6. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và nhân dân giám sát việc thực hiện nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và giám sát việc thực hiện công khai phân bổ, sử dụng và quyết toán nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định. Phần 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. 3. Căn cứ vào các quy định tại Thông tư này, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định việc quản lý, sử dụng nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của địa phương. 4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư trung ương Đảng; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Công báo; - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "18/09/2006", "sign_number": "86/2006/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-15-2023-TT-BVHTTDL-to-chuc-Hoi-dong-lua-chon-du-an-san-xuat-phim-su-dung-ngan-sach-589653.aspx
Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL tổ chức Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách mới nhất
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/2023/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 15 tháng 6 năm 2022; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Căn cứ Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh; Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (sau đây gọi là Hội đồng). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh, cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền quản lý nhà nước về điện ảnh, cơ quan, tổ chức của trung ương và địa phương sử dụng ngân sách nhà nước sản xuất phim. 2. Thành viên Hội đồng. 3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là dự án sản xuất phim). Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan quyết định phê duyệt dự án sản xuất phim theo quy định. 2. Chuyên gia là người có năng lực, trình độ, kinh nghiệm sản xuất, quản lý sản xuất phim hoặc các lĩnh vực liên quan đến dự án sản xuất phim. Chương II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng 1. Hội đồng có chức năng tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt dự toán, quyết định thực hiện dự án sản xuất phim theo phương thức giao nhiệm vụ; tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện định giá của nhà nước theo quy định của pháp luật về giá, quyết định thực hiện dự án sản xuất phim theo phương thức đặt hàng. 2. Hội đồng có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định và đánh giá Hồ sơ dự án sản xuất phim. Điều 5. Thành lập Hội đồng 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng, Thư ký Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng; cho thôi, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng, Thư ký, Tổ giúp việc Hội đồng. 2. Cơ cấu của Hội đồng a) Hội đồng có từ 05 (năm) thành viên trở lên, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên; b) Căn cứ từng dự án sản xuất phim cụ thể, Chủ tịch Hội đồng có thể xem xét mời bổ sung chuyên gia tham gia Hội đồng theo hình thức vụ việc. Chuyên gia là người không liên quan trực tiếp đến dự án sản xuất phim đang được xem xét lựa chọn. Ý kiến của chuyên gia được ghi trong Biên bản họp thẩm định của Hội đồng. 3. Nhiệm kỳ của Hội đồng a) Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 02 (hai) năm; b) Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sản xuất phim không thường xuyên theo năm thì Hội đồng thành lập và hoạt động theo vụ việc. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 4. Chủ tịch Hội đồng a) Hội đồng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cấp vụ, cục trở lên; b) Hội đồng do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp thành lập: Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của tổ chức; c) Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập: Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo cấp sở trở lên. 5. Thành viên Hội đồng a) Thành viên Hội đồng gồm đại diện đơn vị quản lý tài chính và/hoặc đại diện đơn vị quản lý điện ảnh của cơ quan có thẩm quyền; cơ quan quản lý dự án; chuyên gia. Đại diện cơ quan quản lý dự án có thể đồng thời là đại diện đơn vị quản lý tài chính hoặc đại diện đơn vị quản lý điện ảnh của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đại diện cơ quan quản lý dự án đồng thời là chuyên gia thì không nhất thiết phải có chuyên gia riêng biệt; b) Ủy viên Hội đồng có thể đồng thời là Thư ký Hội đồng. 6. Cơ quan thường trực của Hội đồng a) Cơ quan thường trực của Hội đồng do cơ quan có thẩm quyền quyết định; b) Cơ quan thường trực của Hội đồng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập là Vụ Kế hoạch, Tài chính. 7. Thư ký Hội đồng làm việc theo nhiệm kỳ của Hội đồng. 8. Tổ giúp việc Hội đồng a) Tổ giúp việc Hội đồng có từ 03 (ba) thành viên trở lên bao gồm tổ trưởng và các tổ viên, làm việc theo nhiệm kỳ của Hội đồng; b) Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng gồm: đại diện đơn vị quản lý tài chính và/hoặc đơn vị quản lý điện ảnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý dự án và chuyên gia sản xuất phim (nếu cần thiết). Điều 6. Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng 1. Nguyên tắc làm việc a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ, công khai, quyết định theo đa số; b) Thành viên Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến cá nhân nhưng phải tuân thủ kết luận của Hội đồng; c) Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng bảo mật thông tin, nội dung liên quan đến dự án sản xuất phim, các ý kiến thảo luận và kết luận của Hội đồng; d) Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng có liên quan trực tiếp đến dự án sản xuất phim được xem xét lựa chọn sẽ không tham gia Hội đồng đối với dự án sản xuất phim đó; đ) Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng thù lao tham gia Hội đồng theo quy định. 2. Phương thức làm việc a) Hội đồng tổ chức họp sau khi Tổ giúp việc Hội đồng hoàn thành Báo cáo rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này (sau đây gọi là Báo cáo rà soát); b) Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự; c) Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện cơ sở điện ảnh có kịch bản phim được tuyển chọn, cơ quan quản lý dự án tham gia cuộc họp Hội đồng; d) Các thành viên Hội đồng tham dự họp ghi ý kiến bằng Phiếu thẩm định theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi Thư ký Hội đồng để tổng hợp, báo cáo tại cuộc họp; đ) Kết luận của Hội đồng phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp đồng ý, được thể hiện tại Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50%-50% trên số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp, kết luận của Hội đồng theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. 3. Hội đồng được sử dụng con dấu, cơ sở vật chất của cơ quan thường trực để phục vụ hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật. Điều 7. Nguyên tắc và phương thức làm việc của Tổ giúp việc Hội đồng 1. Tổ giúp việc Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ, công khai, quyết định theo đa số về nội dung Báo cáo rà soát. 2. Tổ giúp việc Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Tổ giúp việc Hội đồng tham dự. 3. Trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng mời đại diện cơ sở điện ảnh có kịch bản phim được tuyển chọn, cơ quan quản lý dự án tham gia cuộc họp của Tổ giúp việc Hội đồng. 4. Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng thực hiện rà soát chi tiết Hồ sơ dự án sản xuất phim theo phân công của Chủ tịch Hội đồng. 5. Kết quả rà soát của Tổ giúp việc Hội đồng tại Báo cáo rà soát phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên Tổ giúp việc Hội đồng tham dự họp nhất trí. Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng không nhất trí với kết quả rà soát của Tổ giúp việc Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến cá nhân ghi tại Báo cáo rà soát. 6. Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng được tham gia cuộc họp của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng. 7. Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng bảo mật thông tin, nội dung liên quan đến dự án sản xuất phim, Báo cáo rà soát và các nội dung thảo luận tại cuộc họp của Tổ giúp việc Hội đồng và cuộc họp Hội đồng (nếu được yêu cầu tham gia). 8. Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng có liên quan trực tiếp đến dự án sản xuất phim được xem xét lựa chọn sẽ không tham gia Tổ giúp việc Hội đồng đối với dự án sản xuất phim đó. Điều 8. Quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng và thành viên Tổ giúp việc Hội đồng 1. Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng a) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng và thành viên Tổ giúp việc Hội đồng; c) Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng; d) Mời chuyên gia tham gia Hội đồng (trong trường hợp cần thiết); đ) Các quyền và trách nhiệm của ủy viên Hội đồng; e) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện một hoặc một số quyền quy định tại các điểm b, c và d khoản này. Việc ủy quyền không áp dụng đối với 03 (ba) dự án sản xuất phim liên tiếp. 2. Quyền và trách nhiệm của Phó chủ tịch Hội đồng a) Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; b) Các quyền và trách nhiệm của ủy viên Hội đồng. 3. Quyền và trách nhiệm của ủy viên Hội đồng a) Tiếp nhận Hồ sơ dự án sản xuất phim và tài liệu liên quan từ Thư ký Hội đồng; b) Đọc thẩm định, đánh giá và có ý kiến nhận xét chuyên môn đối với dự án sản xuất phim tham gia lựa chọn; c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng và gửi Phiếu thẩm định tới Thư ký Hội đồng trước cuộc họp Hội đồng; d) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng; đ) Bảo mật thông tin, nội dung liên quan đến dự án sản xuất phim, Báo cáo rà soát, các ý kiến thảo luận và kết luận của Hội đồng; e) Thể hiện ý kiến tại Phiếu thẩm định và ký Biên bản họp Hội đồng. 4. Quyền và trách nhiệm của Thư ký Hội đồng a) Tiếp nhận Hồ sơ dự án sản xuất phim và tài liệu liên quan từ cơ quan quản lý dự án; b) Chuyển Hồ sơ dự án sản xuất phim và tài liệu liên quan tới các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng; c) Tiếp nhận Báo cáo rà soát từ Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng; chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cuộc họp Hội đồng; gửi Giấy mời họp, Báo cáo rà soát, Phiếu thẩm định, Hồ sơ dự án sản xuất phim và tài liệu liên quan tới các thành viên Hội đồng; d) Ghi Biên bản họp Hội đồng; đ) Bảo mật thông tin, nội dung liên quan đến dự án sản xuất phim, Báo cáo rà soát, các ý kiến thảo luận và kết luận của Hội đồng. 5. Quyền và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng a) Đề xuất Chủ tịch Hội đồng yêu cầu cơ quan quản lý dự án nộp bổ sung tài liệu trong trường hợp Hồ sơ dự án sản xuất phim chưa đầy đủ thông tin; b) Chủ trì cuộc họp của Tổ giúp việc Hội đồng rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim quy định tại Điều 8 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh; c) Lập Báo cáo rà soát sau khi kết thúc cuộc họp của Tổ giúp việc Hội đồng và gửi Báo cáo rà soát tới Thư ký Hội đồng; d) Thực hiện các quyền, trách nhiệm của tổ viên Tổ giúp việc Hội đồng. 6. Quyền và trách nhiệm của tổ viên Tổ giúp việc Hội đồng a) Tiếp nhận Hồ sơ dự án sản xuất phim và tài liệu liên quan từ Thư ký Hội đồng; b) Rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim, tham gia ý kiến chuyên môn tại cuộc họp của Tổ giúp việc Hội đồng; c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Tổ giúp việc Hội đồng. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng; d) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng; đ) Bảo lưu ý kiến cá nhân tại Báo cáo rà soát nếu không nhất trí với kết quả rà soát của Tổ giúp việc Hội đồng tại Báo cáo rà soát; e) Bảo mật thông tin đối với các dự án sản xuất phim tham gia lựa chọn; không công bố nội dung thảo luận và Báo cáo rà soát. Điều 9. Cho thôi, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc Hội đồng Cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định cho thôi, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc Hội đồng trong các trường hợp sau đây: 1. Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc Hội đồng có văn bản của cá nhân đề nghị xin thôi tham gia. 2. Theo đề nghị của đơn vị mà thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc Hội đồng là đại diện. 3. Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng từ 03 (ba) cuộc họp liên tiếp. 4. Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc Hội đồng vi phạm nguyên tắc, trách nhiệm quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 01 năm 2024. 2. Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp Các Hội đồng được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đang còn hoạt động phải được kiện toàn, thành lập lại theo quy định tại Thông tư này. Điều 12. Tổ chức thực hiện 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sử dụng ngân sách nhà nước để sản xuất phim, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Cơ quan quản lý dự án tiếp nhận, kiểm tra Hồ sơ dự án sản xuất phim từ cơ sở điện ảnh sản xuất phim và gửi văn bản đề nghị Hội đồng. 3. Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn a) Lập Hồ sơ dự án sản xuất phim theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP gửi cơ quan quản lý dự án; b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của Hồ sơ dự án sản xuất phim gửi cơ quan quản lý dự án theo quy định của pháp luật. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Kế hoạch, Tài chính) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở DL các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; - Cổng TTĐT Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, KHTC. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Văn Hùng PHỤ LỤC (Kèm theo Thông tư số /2023/TT-BVHTTDL ngày tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Mẫu số 01 Báo cáo rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước Mẫu số 02 Phiếu thẩm định Hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước Mẫu số 03 Biên bản họp Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước Mẫu số 01 CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TỔ GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NSNN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……..., ngày …... tháng.…. năm……… BÁO CÁO RÀ SOÁT HỒ SƠ DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Hồ sơ dự án sản xuất phim ...................................................... (loại hình phim và tên phim) Kính gửi: Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước của………………………… (tên cơ quan có thẩm quyền) Vào hồi…….. giờ….. phút ngày ….. tháng …. năm……, tại (địa điểm) ……………, Tổ giúp việc Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước thành lập theo Quyết định số……/……. ngày…. tháng….. năm……của…... (tên cơ quan có thẩm quyền) (dưới đây gọi là Tổ giúp việc Hội đồng) tổ chức họp rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim ………………..…. (loại hình phim và tên phim). Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn:.............................. Cơ quan quản lý dự án:........................................................................................ I. Thành phần tham gia 1. Tổ giúp việc Hội đồng - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) 2. Đại diện cơ quan quản lý dự án (nếu cần thiết) - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) 3. Đại diện cơ sở điện ảnh có kịch bản được tuyển chọn (nếu cần thiết) - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) - Ông/Bà…….… (tên, chức danh) II. Nội dung báo cáo rà soát 1. Cơ sở pháp lý thực hiện rà soát 2. Hồ sơ dự án sản xuất phim đầy đủ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh (nếu chưa đầy đủ, đề nghị ghi rõ tài liệu còn thiếu cần bổ sung). 3. Dự án sản xuất phim đáp ứng đầy đủ: 3.1. Các quy định về sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước tại Điều 7 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh. 3.2. Các quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. (trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ, đề nghị nêu rõ quy định mà dự án sản xuất phim chưa đáp ứng, lý do và các thông tin kèm theo) 4. Rà soát dự toán, phương án giá sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về giá và pháp luật liên quan (ghi rõ kết quả rà soát và các nội dung lưu ý báo cáo xin ý kiến Hội đồng, nếu có); 5. Các nội dung khác liên quan (nếu có). III. Đề xuất, kiến nghị 1. Về việc giao nhiệm vụ cho cơ sở điện ảnh sản xuất phim, kết quả rà soát dự toán kinh phí sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (đối với phương thức giao nhiệm vụ); 2. Về việc đặt hàng cơ sở điện ảnh sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, kết quả rà soát phương án giá đặt hàng (giá tối đa, giá cụ thể) sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (đối với phương thức đặt hàng); 3. Các kiến nghị khác (nếu có). Tổ giúp việc Hội đồng thống nhất báo cáo kết quả rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim...................... (loại hình và tên phim) trình Hội đồng xem xét, thẩm định. Cuộc họp kết thúc vào....... giờ....... phút .....ngày .... tháng.....năm........../. TỔ GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG Tổ viên (ký và ghi rõ họ tên) Tổ viên (ký và ghi rõ họ tên) Tổ trưởng (ký và ghi rõ họ tên) Mẫu số 02 CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……..., ngày ….. tháng….. năm...…… PHIẾU THẨM ĐỊNH HỒ SƠ DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Họ và tên thành viên Hội đồng: .......................................................................... Dự án sản xuất phim: .................................................................... (loại hình phim và tên phim) Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn:.............................. Cơ quan quản lý dự án: ....................................................................................... 1. Ý kiến thẩm định: a) Về việc dự án sản xuất phim đáp ứng các quy định về sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước tại Điều 7 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh: …………………………………………………………………………………….…. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………….……………. ………………………………………………….……………………………….…… ………………………………………………………………………………….……. b) Về việc dự án sản xuất phim đáp ứng các quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên: ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. c) Về thẩm định dự toán, phương án giá sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về giá và pháp luật liên quan (đối với phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng) ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. Dự toán hoặc phương án giá (giá tối đa, giá cụ thể) sản xuất phim ………….. ………….…….………. (nêu rõ tên, loại hình, độ dài) sử dụng ngân sách nhà nước được thẩm định là: Bằng số: …………………… đồng Bằng chữ: …………………………….…………………………………......…. ………………………………………………………………………………...…..…. d) Nội dung khác liên quan (nếu có) ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. 2. Kiến nghị: a) Về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ sở điện ảnh sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (nêu rõ đồng ý hoặc không đồng ý trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ sở điện ảnh sản xuất phim) ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. b) Về việc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán (đối với phương thức giao nhiệm vụ) hoặc giá đặt hàng (giá tối đa, giá cụ thể) sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (đối với phương thức đặt hàng) (nêu rõ đồng ý hoặc không đồng ý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán hoặc giá tối đa, giá cụ thể theo quy định của pháp luật về giá với mức dự toán, phương án giá được thẩm định tại điểm c mục 1) ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. ………………………………………………………………………………….……. c) Kiến nghị khác (nếu có) ………………………………………………………………………...……….….. ………………………………………………………………………...…………... ………………………………………………………………………...……….….. Thành viên Hội đồng (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu số 3 CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……...., ngày …... tháng…... năm...…… BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN DỰ ÁN SẢN XUẤT PHIM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Về việc thẩm định Hồ sơ dự án sản xuất phim ...................................... (loại hình phim và tên phim) Vào hồi……. giờ …… phút ngày ……. tháng …. năm……, tại (địa điểm)…………. Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước thành lập theo Quyết định số……/…. ngày…. tháng…. năm……. (dưới đây gọi là Hội đồng) tổ chức họp thẩm định Hồ sơ dự án sản xuất phim…………….………....………………..…. (loại hình phim và tên phim). Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn:.............................. Cơ quan quản lý dự án: ....................................................................................... I. Thành phần tham gia: 1. Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước: - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) 2. Tổ giúp việc Hội đồng (theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) 3. Chuyên gia mời tham gia góp ý theo vụ việc (nếu cần thiết) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) 4. Đại diện cơ quan quản lý dự án (nếu cần thiết) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) 5. Đại diện cơ sở điện ảnh có kịch bản được tuyển chọn (nếu cần thiết) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) - Ông/Bà………….… (tên, chức danh) II. Cơ sở pháp lý ……………………………………………………………………………….… ……………………………………………………………………………….… ……………………………………………………………………………….… III. Nội dung làm việc 1. Chủ tịch Hội đồng phát biểu khai mạc và thống nhất chương trình họp. 2. Đại diện Tổ giúp việc Hội đồng báo cáo rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim (theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng). 3. Ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng. 4. Ý kiến của chuyên gia tham dự họp theo vụ việc (nếu có). 5. Thuyết minh, giải trình của đại diện cơ sở điện ảnh (nếu cần thiết). 6. Ý kiến của cơ quan quản lý dự án (nếu có). 7. Tổng hợp ý kiến tại Phiếu thẩm định của các thành viên Hội đồng: a) Tổng số thành viên Hội đồng: ………. người b) Số thành viên Hội đồng tham dự họp: …………. người (chiếm.…. % tổng số thành viên Hội đồng). c) Số thành viên Hội đồng vắng mặt:……… người (chiếm….. % tổng số thành viên Hội đồng) (có lý do/không có lý do). d) Ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng: (các ý kiến thẩm định căn cứ vào nội dung họp thẩm định cụ thể, có thể bao gồm các nội dung dưới đây) - Về giao nhiệm vụ …………. (tên cơ sở điện ảnh) sản xuất phim…………… ….……. (loại hình phim và tên phim) sử dụng ngân sách nhà nước với mức dự toán được thẩm định là………………………đồng (bằng chữ: ……….….….……). - Về đặt hàng ….…………. (tên cơ sở điện ảnh) sản xuất phim …………………………. (loại hình và tên phim) sử dụng ngân sách nhà nước với phương án giá (giá tối đa, giá cụ thể) được thẩm định là…………………………đồng (bằng chữ: …………………………). (ghi rõ số thành viên Hội đồng đồng ý, không đồng ý, chiếm tỉ lệ % tổng số thành viên Hội đồng tham dự họp). 8. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng: Căn cứ kết quả thẩm định của các thành viên Hội đồng tại mục 7, Hội đồng thống nhất báo cáo ................ (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét, quyết định: a) Về giao nhiệm vụ cho cơ sở điện ảnh sản xuất phim, kết quả thẩm định dự toán kinh phí sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (đối với phương thức giao nhiệm vụ); b) Về đặt hàng cơ sở điện ảnh sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, kết quả thẩm định phương án giá đặt hàng (giá tối đa, giá cụ thể) sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định (đối với phương thức đặt hàng); c) Các nội dung khác liên quan (nếu có). Các thành viên Hội đồng thống nhất với Kết luận của Chủ tịch Hội đồng và cùng ký tên dưới đây (trường hợp thành viên Hội đồng có ý kiến khác muốn bảo lưu thì ghi rõ sau phần kết luận của Chủ tịch Hội đồng và ký tên vào Biên bản). Biên bản được lập thành ........ bản, ...... bản lưu tại....., .... bản báo cáo .... (cơ quan có thẩm quyền), ....... Cuộc họp kết thúc vào.....giờ.....phút ......ngày........tháng......năm............./. Thư ký Hội đồng (ký và ghi rõ họ tên) Chủ tịch Hội đồng (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Ủy viên Hội đồng (ký và ghi rõ họ tên) Ủy viên Hội đồng (ký và ghi rõ họ tên) Phó Chủ tịch Hội đồng (ký và ghi rõ họ tên) Chuyên gia (nếu có) (ký và ghi rõ họ tên) Ủy viên Hội đồng (ký và ghi rõ họ tên) Đại diện cơ quan quản lý dự án (nếu có) (ký và ghi rõ họ tên) Đại diện cơ sở điện ảnh có kịch bản được tuyển chọn (nếu có) (ký và ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "05/12/2023", "sign_number": "15/2023/TT-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Văn Hùng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-461-KH-UBND-2018-cai-thien-Chi-so-hieu-qua-quan-tri-hanh-chinh-cong-Binh-Tan-Ho-Chi-Minh-544520.aspx
Kế hoạch 461/KH-UBND 2018 cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công Bình Tân Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 461/KH-UBND Bình Tân, ngày 05 tháng 10 năm 2018 KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH (PAPI) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN NĂM 2018 - 2019 Căn cứ Quyết định số 3897/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Kế hoạch nâng điểm Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 - 2019; Căn cứ Kế hoạch số 434/KH-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2016 - 2020, Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính trên địa bàn quận Bình Tân; qua đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2018 - 2019, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Kế hoạch thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích - Lấy sự hài lòng của công dân, tổ chức và doanh nghiệp làm thước đo cho hiệu quả công việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công; cán bộ, công chức, viên chức phục vụ tổ chức, cá nhân trên tinh thần “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” gắn với học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Tập trung thực hiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần của tất cả sáu nội dung đánh giá Chỉ số PAPI. - Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường; nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong nỗ lực thực hiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần của sáu nội dung đánh giá Chỉ số PAPI trên địa bàn quận Bình Tân. 2. Yêu cầu - Việc thực hiện Kế hoạch cải thiện Chỉ số PAPI phải thực hiện đồng bộ với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và bảy chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Bình Tân lần thứ XI. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện phương châm: “biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin”, “biết xin lỗi và biết cảm ơn”; thấu hiểu và chia sẻ các vướng mắc, bức xúc của Nhân dân. - Xác định việc cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì, liên tục của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đối với nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” - Ủy ban nhân dân phường căn cứ kết quả thực hiện 10 năm Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã được đúc kết, tổ chức hội nghị trong năm 2017, chọn lọc nội dung phổ biến đến các tầng lớp nhân dân những nội dung của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Ủy ban nhân dân phường triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Ủy ban nhân dân phường tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng phường - xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. - Ủy ban nhân dân phường triển khai kế hoạch kiện toàn nhân sự khu phố, ấp; trình tự, quy trình bầu Trưởng khu phố, ấp theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố; Ủy ban nhân dân phường phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường kiện toàn, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phường. - Ủy ban nhân dân phường thực hiện công khai danh sách thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phường; triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia, nhất là các nội dung như: vận động nhân dân tự nguyện tham gia, đóng góp kinh phí xây mới, sửa chữa công trình công cộng; công khai các khoản đóng góp tự nguyện theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở phường - xã, thị trấn. - Các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới. - Các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường phổ biến và mở rộng các kênh giao tiếp thông tin với người dân qua các hình thức ứng dụng trực tuyến, thư điện tử, tổng đài. Có cơ chế giám sát việc giải quyết phản ánh của người dân. - Thanh tra quận tiếp tục hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường thực hiện Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. - Phòng Tài chính - Kế hoạch quận phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư liên quan đến hoạt động, nhiệm vụ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại phường - Phòng Tài nguyên và Môi trường quận triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận phường thực hiện tham vấn cộng đồng đối với các vấn đề về môi trường của dự án; đảm bảo các quyền về tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin, tham gia giám sát thực thi chính sách - pháp luật và phản biện về bảo vệ môi trường của người dân. - Phòng Tư pháp quận chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ quận hướng dẫn nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kỹ năng truyền đạt cho Trưởng khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân; Thanh tra quận phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận hướng dẫn nội dung tập huấn, bồi dưỡng đối với thành viên Ban Thanh tra nhân dân về cách thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận hướng dẫn nội dung tập huấn, bồi dưỡng đối với thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu quả của khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân tại cộng đồng dân cư. - Các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc quận hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở; đề xuất xử lý những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở. 2. Đối với nội dung “Công khai, minh bạch” - Ủy ban nhân dân phường công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; cận nghèo, kết quả bình xét, bổ sung hộ nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường; trụ sở (điểm hoạt động văn hóa) khu phố, ấp, bảng thông tin tổ dân phố, tổ nhân dân có hộ nghèo. Xử lý nghiêm những cơ quan, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ không chuyên trách phường thực hiện không đúng các quy định về chính sách đối với hộ nghèo theo quy định pháp luật. - Ủy ban nhân dân phường thực hiện đúng các quy định về công khai thu chi ngân sách quy định tại Chương V Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. - Ủy ban nhân dân phường thực hiện công khai phải cụ thể, chi tiết, hình thức công khai phải phù hợp, thuận tiện để người dân có thể tiếp cận và giám sát, nâng tỷ lệ người dân tiếp cận, biết về công khai thu chi ngân sách của phường, bảo đảm độ tin cậy về tính chính xác của số liệu để người dân thực hiện quyền giám sát về công khai thu chi ngân sách của Ủy ban nhân dân phường. Kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý tài chính, tài sản công. - Các dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị liên quan đến phường đều phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của người dân tại địa phương. Thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và khung giá đất hiện thời trên Cổng thông tin điện tử của quận. Công khai các dự án chậm triển khai và kết quả xử lý. - Ủy ban nhân dân phường triển khai nhiều biện pháp để cải thiện về tỷ lệ người dân biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị triển khai trên địa bàn phường, tỷ lệ người dân biết, tham dự, đóng góp ý kiến cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, Ủy ban nhân dân phường thực hiện thông tin việc tiếp thu ý kiến đóng góp cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. - Các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường tiếp tục công khai số liệu giảm thủ tục hành chính, lộ trình thời gian hoàn thành, công khai các quy định pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân. - Phòng Tư pháp quận triển khai, phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. - Các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường thường xuyên thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố, quận, phường để kịp thời đề xuất thu hồi, bãi bỏ hoặc điều chỉnh, bổ sung, thay thế những quy phạm pháp luật không còn phù hợp. Tham mưu thực hiện đầy đủ việc công bố danh mục các văn bản pháp luật hết hiệu lực hàng năm bằng nhiều hình thức. - Thanh tra quận hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường công khai Kết luận thanh tra theo quy định. 3. Đối với nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân” - Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. - Thực hiện lịch tiếp công dân định kỳ, đột xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường; tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật những khiếu nại, tố cáo, phản ánh; kiến nghị của tổ chức, công dân. Ủy ban nhân dân phường tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân khi có những vấn đề bức xúc trong quá trình triển khai nhiệm vụ theo Điều 125 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, những nội dung khác người dân quan tâm và Ủy ban nhân dân phường nhận thấy cần tổ chức đối thoại. - Ủy ban nhân dân phường phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường định kỳ thông báo kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phường đến người dân khu phố, ấp; tổ dân phố, tổ nhân dân, cộng đồng dân cư. - Các dự án đầu tư, công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, do nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho phường cần phải có sự tham gia giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. - Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ không chuyên trách phường góp phần giải quyết hiệu quả, đúng quy định pháp luật các kiến nghị, phản ánh của nhân dân. 4. Đối với nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” - Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quận, phường và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có chính sách và cơ chế bảo vệ người dân khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm của quận, phường trên các phương tiện thông tin. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị phụ trách. - Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc quận Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường rà soát chức năng nhiệm vụ để tổ chức phân công, phân nhiệm cho phù hợp, khoa học, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan thuộc bộ máy hành chính quận. - Kiểm tra công vụ đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi nhận tiền hoặc lợi ích khác ngoài quy định khi giải quyết thủ tục hành chính; ngăn chặn cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi qua các hành vi vòi vĩnh khi làm thủ tục hành chính cho người dân; sử dụng công quỹ vào mục đích cá nhân, nhận tiền hoặc lợi ích khác trong tuyển dụng nhân sự vào khu vực công. - Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007, Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường; xử lý nhanh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự phát hiện qua thanh tra. - Kịp thời xử lý ý kiến người dân trong việc tố giác các hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết phản ánh của báo chí về các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức nhằm ngăn ngừa tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị. - Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước. 5. Đối với nội dung “Thủ tục hành chính công” - Đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công tác rà soát các quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý; kiến nghị cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết để giảm thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Kịp thời cập nhật, công khai trên Cổng thông tin điện tử của quận, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị. - Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; tổ chức, khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng các dịch vụ được cung cấp, nhất là các dịch vụ: chứng thực, xác nhận, cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh và các dịch vụ công thực hiện tại Ủy ban nhân dân phường để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân, tổ chức về giải quyết thủ tục hành chính. - Kiểm tra các cơ quan, đơn vị về cải cách thủ tục hành chính, niêm yết công khai phí và lệ phí, đơn giản hóa thủ tục, thông tin đầy đủ về thời hạn trả kết quả, việc thực hiện Thư xin lỗi trong trường hợp giải quyết hồ sơ trễ hạn. - Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Kiện toàn công chức bộ phận một cửa bảo đảm các yêu cầu: có đủ phẩm chất, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có kiến thức tổng hợp, tinh thông nghiệp vụ, am tường pháp luật để trực tiếp xử lý, giải quyết, giải thích các yêu cầu của người dân, tổ chức. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức; tăng số lượng và tỷ lệ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. 6. Đối với nội dung “Cung ứng dịch vụ công” - Tập trung xây dựng chính quyền điện tử; tăng tiện ích, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân; duy trì hiệu quả tương tác giữa chính quyền thành phố với người dân, tổ chức bằng nhiều kênh thông tin. - Tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện hiệu quả cải cách hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. - Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân; bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe ban đầu với chi phí phù hợp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân. Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ y, bác sĩ. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học hiện đại. Đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường theo mô hình tiên tiến ở các cấp học, bậc học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về năng lực, kỹ năng giảng dạy và phẩm chất đạo đức. Quan tâm các chế độ, chính sách để cải thiện thu nhập giáo viên; xây dựng mối liên hệ, phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội, nhất là giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Triển khai các biện pháp hạn chế các tiêu cực khi tuyển sinh đầu cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học; không để các biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường sư phạm; hình ảnh, tư cách giáo viên. - Phân kỳ thực hiện nhựa hóa hoặc bê tông hóa các tuyến đường để phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh của nhân dân gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. - Nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải ở khu dân cư, thực hiện phân loại rác tại nguồn đến nơi xử lý rác tập trung đối với các khu vực đủ điều kiện. - Giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn khu dân cư thông qua triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự; không để xảy ra các hoạt động côn đồ và các loại tội phạm mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy; phát huy hiệu quả và huy động sức mạnh của nhân dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ) trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại cộng đồng dân cư. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn, đoàn thể trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường - Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch này xây dựng kế hoạch, đề ra nội dung thực hiện lồng ghép đảm bảo hiệu quả thực hiện tại đơn vị; tạo điều kiện để người dân tham gia sâu, rộng vào việc đánh giá kết quả thực hiện. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và năm (trước ngày 10 của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 11), báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân quận (qua Phòng Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân quận. - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công, những quy định của pháp luật liên quan đến việc cung ứng dịch vụ công trong cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. 2. Giao Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận Tham mưu công tác kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước. 3. Giao Trưởng phòng Nội vụ quận - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn thực hiện PAPI cho cán bộ, công chức, viên chức quận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện công tác cải cách hành chính và thái độ phục vụ của công chức, viên chức đối với tổ chức, cá nhân. - Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch này của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp và Ủy ban nhân dân phường; định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm (trước ngày 15 của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 11) tham mưu Ủy ban nhân dân quận báo cáo Sở Nội vụ Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn quận. - Định kỳ phối hợp với đoàn thể chính trị - xã hội thành phố tham gia giám sát những nội dung UBND quận, phường đã ký cam kết với tổ chức, người dân; để các tổ chức chính trị - xã hội cung cấp chính xác, kịp thời, khách quan kết quả thực hiện PAPI, đề xuất Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo kịp thời, khách quan kết quả thực hiện PAPI. 4. Giao Trưởng phòng Tư pháp quận Tham mưu tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường thực hiện hiệu quả chuẩn tiếp cận pháp luật, hỗ trợ cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch nếu có vướng mắc về pháp lý, hướng dẫn cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin theo Luật tiếp cận thông tin. 5. Giao Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận - Chủ trì, phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể dục Thể thao quận tổ chức tuyên truyền sâu, rộng về Chương trình cải cách hành chính của quận; các Chỉ số thành phần đánh giá năng lực quản lý (PAPI, PCI, PAR INDEX). Tập trung tuyên truyền các nội dung của 03 chỉ số nêu trên để người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quận hiểu rõ. - Thông tin về kết quả triển khai thực hiện để nhân dân biết, giám sát đồng thời nhân rộng các mô hình hay, đạt hiệu quả nhằm góp phần xây dựng quận Bình Tân ngày càng văn minh, hiện đại. 6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân 10 phường triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; giám sát trách nhiệm giải trình của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường đối với người dân, có kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, nhân dân về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện chỉ số PAPI của quận. Trong quá trình triển khai thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ quận tổng hợp) để Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - UBND Thành phố; - Sở Nội vụ TP: VP, P.CCHC; - TT Quận ủy; - TT HĐND quận; - UBND quận: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQVN và các Đoàn thể quận; - Các ban Đảng QU; Khối Nội chính; - VP.HĐND&UBND quận; - Các CQCM, ĐVSN thuộc quận; - UBND 10 phường; - Lưu: VT, NV (T). CHỦ TỊCH Lê Văn Thinh
{ "issuing_agency": "Quận Bình Tân", "promulgation_date": "05/10/2018", "sign_number": "461/KH-UBND", "signer": "Lê Văn Thinh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-06-2022-TT-BKHDT-huong-dan-Nghi-dinh-80-2021-ND-CP-514234.aspx
Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 80/2021/NĐ-CP mới nhất
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 06/2022/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2022 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2021/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là DNNVV) về hỗ trợ công nghệ (không bao gồm khoản 5 Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP); tư vấn; phát triển nguồn nhân lực (không bao gồm khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP); hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; nội dung quản lý các hoạt động hỗ trợ DNNVV. 2. Đối tượng áp dụng: a) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định DNNVV. b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh). c) Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV. d) Bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Trường hợp bên cung cấp là tổ chức thì phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. đ) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ DNNVV. Điều 2: Giải thích từ ngữ 1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP là tổng số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng của DNNVV có tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng có thể do DNNVV hoặc đơn vị khác đóng bảo hiểm xã hội. 2. Người quản lý điều hành của DNNVV là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. 3. DNNVV thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính thuộc một trong các địa bàn quy định tại Phụ lục III Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. 4. Doanh nghiệp đầu chuỗi là các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước ngoài, đáp ứng quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và có hợp đồng mua sản phẩm của DNNVV. 5. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là các quỹ hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân trong nước, nước ngoài và được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. 6. Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập trực tuyến hoặc được số hóa từ văn bản giấy và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy. 7. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV là các cơ quan, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng thực hiện các hoạt động liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Điều 3. Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ DNNVV 1. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ các DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ, DNNVV là doanh nghiệp xã hội. 2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP để lựa chọn tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, đảm bảo doanh nghiệp được hưởng mức hỗ trợ có lợi nhất. 3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV xác định quy mô DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ căn cứ vào tờ khai theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Trường hợp cần đối chiếu thông tin do DNNVV đã kê khai, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV căn cứ vào các tài liệu sau: a) Xác định quy mô DNNVV: - Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính. - Danh sách lao động do DNNVV đang sử dụng kèm theo chứng từ nộp bảo hiểm xã hội tương ứng. Đối với các lao động do đơn vị khác đóng bảo hiểm xã hội, DNNVV có văn bản xác nhận về việc lao động này đã được đóng bảo hiểm xã hội. b) Xác định DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ: Doanh nghiệp đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và có tỷ lệ lao động nữ đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. c) Xác định DNNVV do phụ nữ làm chủ: Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV tra cứu tỷ lệ vốn góp của thành viên quản lý điều hành doanh nghiệp là phụ nữ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc tại sổ cổ đông nếu là công ty cổ phần. 4. DNNVV có thể đề xuất nhiều nội dung hỗ trợ trong một hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ. Tại cùng một thời điểm với cùng một nội dung hỗ trợ, DNNVV chỉ được gửi đến một cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV. 5. DNNVV không bị hạn chế số lần hỗ trợ hoặc số lượng hợp đồng hỗ trợ đối với các nội dung hỗ trợ quy định tính theo triệu đồng/năm/doanh nghiệp hoặc triệu đồng/năm nhưng phải đảm bảo không vượt quá tỷ lệ, định mức hỗ trợ tối đa quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. 6. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện công khai thông tin hỗ trợ DNNVV như sau: a) Đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV (sau đây gọi tắt là Cổng thông tin) tại địa chỉ https://business.gov.vn và công bố thông tin theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 28 và khoản 6 Điều 29 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. b) Công khai trên trang thông tin của cơ quan, đơn vị mình các thông tin quy định tại điểm a khoản này và thông tin chi tiết về đơn vị đầu mối, phương thức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của DNNVV; danh sách các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV do đơn vị mình cung cấp; cơ sở dữ liệu về DNNVV đã được nhận hỗ trợ và các nội dung liên quan. 7. Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ DNNVV quy định tại điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV là bản sao hoặc bản chụp từ bản gốc, bản chính và không cần chứng thực. Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV đề nghị DNNVV cung cấp bản chính hoặc bản gốc để đối chiếu thông tin. 8. Các mẫu, biểu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của DNNVV khi nộp cho cơ quan chức năng có thể dưới dạng văn bản giấy (gửi trực tiếp) hoặc văn bản điện tử (gửi trực tuyến) và cung cấp bản gốc hoặc bản chính để đối chiếu thông tin nếu được yêu cầu. Văn bản điện tử được lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ và xuất trình được khi cần thiết. 9. DNNVV chỉ được hỗ trợ các nội dung về tư vấn quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Thông tư này khi sử dụng tư vấn viên thuộc mạng lưới tư vấn viên. Điều 4: Các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV xác định các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP như sau: 1. Đối với nội dung hỗ trợ về tư vấn: thù lao tư vấn cho DNNVV; hoạt động đi khảo sát thực địa, tham dự họp và đi làm việc của cá nhân tư vấn; phiên dịch cho cá nhân tư vấn nước ngoài; hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn (trường hợp tư vấn viên là tổ chức). 2. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 22; điểm c, đ khoản 6 Điều 22; khoản 1 Điều 25; điểm d khoản 3 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15, Điều 18 Thông tư này. 3. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 11; khoản 1 Điều 22; điểm b, c khoản 3 Điều 22; điểm b, c khoản 4 Điều 25; khoản 5 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật. Trường hợp không có quy định thì căn cứ các hạng mục công việc ghi tại báo giá của bên cung cấp trên thị trường đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu của DNNVV. Điều 5. Hướng dẫn quy trình thực hiện hỗ trợ DNNVV Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Thành phần hồ sơ đề xuất gồm: a) Tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP , trong đó ghi rõ nội dung và mức ngân sách đề nghị được hỗ trợ, báo giá của bên cung cấp (nếu có). b) Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ: Tài liệu xác định DNNVV khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 1, 2 Điều 14 Thông tư này; xác định DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này; các tài liệu liên quan trực tiếp khác (nếu có). 2. Đối với nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này. 3. Đối với nội dung hỗ trợ về công nghệ, tư vấn, hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11, khoản 2 Điều 13, Điều 22, Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP (mẫu hợp đồng tại Phụ lục 1 Thông tư này). 4. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV rà soát hồ sơ, tổng hợp nhu cầu đề xuất hỗ trợ của DNNVV và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ DNNVV theo năm hoặc theo quý. Việc lựa chọn bên cung cấp để triển khai kế hoạch hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều 6. Quản lý hoạt động hỗ trợ DNNVV 1. Quản lý chung a) Hoạt động quản lý chung gồm: hoạt động truyền thông về công tác hỗ trợ, nội dung hỗ trợ DNNVV; tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn, tổng kết công tác hỗ trợ DNNVV; tổ chức đoàn đánh giá tình hình thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV; thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ DNNVV để lập kế hoạch và dự toán hỗ trợ cho năm kế hoạch. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bố trí tối đa không quá 1% tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trên phạm vi toàn quốc. c) Cơ quan đầu mối của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động hỗ trợ DNNVV) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các địa phương được bố trí tối đa không quá 2% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách. 2. Quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV được bố trí tối đa không quá 5% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hàng năm của đơn vị để thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV, gồm: a) Hoạt động hỗ trợ cho DNNVV: đi công tác; làm thêm giờ; thông tin liên lạc; tổ chức các cuộc họp, hội thảo; thuê chuyên gia; hoạt động khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp để quyết định hỗ trợ; các hoạt động phục vụ trực tiếp cho công tác hỗ trợ DNNVV. b) Hoạt động của Hội đồng lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: rà soát hồ sơ, tài liệu của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; thuê chuyên gia; làm thêm giờ; thông tin liên lạc; tổ chức các cuộc họp nhằm đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp; họp thẩm định kết quả lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Hội đồng. c) Hoạt động lựa chọn bên cung cấp theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Chương II HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Mục 1. HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ, TƯ VẤN Điều 7. Hỗ trợ công nghệ DNNVV được hỗ trợ công nghệ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể như sau: 1. DNNVV được hỗ trợ chi phí để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số đã được công bố trên Cổng thông tin hoặc trang thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc trang thông tin của bên cung cấp. 2. DNNVV đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số để đề xuất hỗ trợ phù hợp. DNNVV sử dụng bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số đăng tải tại địa chỉ https://digital.business.gov.vn hoặc https://dbi.gov.vn hoặc do các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ban hành. 3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của DNNVV để xem xét hỗ trợ phù hợp với năng lực tiếp nhận của DNNVV. Điều 8. Tư vấn viên 1. Tư vấn viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP bao gồm: a) Cá nhân tư vấn là công dân Việt Nam (không bao gồm cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức) và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. b) Tổ chức tư vấn là các tổ chức có tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có chức năng tư vấn cho doanh nghiệp. 2. Đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên: a) Cá nhân, tổ chức tư vấn gửi hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới đến bộ, cơ quan ngang bộ phù hợp để được công nhận. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì gửi bản dịch tiếng Việt có chứng thực. b) Tư vấn viên truy cập vào Cổng thông tin, đăng ký và được Bộ Kế hoạch và và Đầu tư cấp tài khoản để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu mạng lưới tư vấn viên. Tư vấn viên chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của thông tin được công khai trên Cổng thông tin. 3. Cập nhật thông tin tư vấn viên: a) Khi phát sinh mới các thông tin, tài liệu liên quan đến năng lực và kinh nghiệm, tư vấn viên thực hiện cập nhật vào hồ sơ tư vấn viên trên Cổng thông tin; đồng thời gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ để bổ sung vào hồ sơ tư vấn viên đã được công nhận. b) Trường hợp phát hiện sai sót về thông tin đã cung cấp mà không làm thay đổi năng lực của tư vấn viên về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tư vấn, tư vấn viên thực hiện cập nhật trên Cổng thông tin; đồng thời gửi thông báo đến bộ, cơ quan ngang bộ nơi được công nhận để rà soát, hiệu chỉnh. 4. Tư vấn viên được miễn phí tham gia các khóa đào tạo chuẩn hóa kỹ năng, quy trình, kiến thức tư vấn do bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này. Điều 9. Mạng lưới tư vấn viên 1. Hình thành mạng lưới tư vấn viên a) Căn cứ ngành, lĩnh vực phụ trách, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành một hoặc một số quyết định (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này) quy định về lĩnh vực tư vấn, tiêu chí công nhận tư vấn viên, các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên khi vi phạm pháp luật hoặc thuộc các trường hợp bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tiêu chí công nhận tư vấn viên cần cụ thể trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của cơ quan quản lý. b) Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công nhận hoặc ủy quyền cho một hoặc một số đơn vị thuộc, trực thuộc (sau đây gọi là đơn vị công nhận tư vấn viên) công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới và rà soát các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới. - Hoạt động công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới; liên hệ và hướng dẫn tư vấn viên hoàn thiện hồ sơ; công nhận tư vấn viên thuộc mạng lưới; hướng dẫn tư vấn viên đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu tư vấn viên trên Cổng thông tin; xác nhận để tư vấn viên được công khai trên Cổng thông tin. - Hoạt động đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ tư vấn viên thuộc mạng lưới; liên hệ và thông báo cho tư vấn viên về việc sẽ bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên; lập danh sách tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới; rút hồ sơ tư vấn viên trên Cổng thông tin. c) Đơn vị công nhận tư vấn viên thực hiện công khai lĩnh vực tư vấn, tiêu chí công nhận tư vấn viên vào mạng lưới và danh sách tư vấn viên thuộc mạng lưới, danh sách tư vấn viên đưa ra khỏi mạng lưới tại trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tại trang thông tin của đơn vị công nhận tư vấn viên. d) Đơn vị công nhận tư vấn viên đăng ký và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp một hoặc một số tài khoản trên Cổng thông tin để trực tiếp thực hiện hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 2. Hoạt động quản lý, vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên a) Mua sắm, xây dựng phần mềm quản lý mạng lưới tư vấn viên; mua sắm, nâng cấp, duy trì hạ tầng phần cứng, dịch vụ đường truyền, máy chủ và dịch vụ liên quan khác để lưu trữ, vận hành mạng lưới tư vấn viên; xây dựng, duy trì và cập nhật dữ liệu mạng lưới tư vấn viên. b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, đánh giá việc hình thành, quản lý, vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên. c) Các hoạt động công nhận, đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới tư vấn viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Kinh phí thực hiện hoạt động công nhận tư vấn viên hoặc đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên tối đa không quá 300 nghìn đồng/tư vấn viên và thanh toán theo hình thức khoán cho đơn vị công nhận tư vấn viên. 3. Bồi dưỡng, đào tạo phát triển mạng lưới tư vấn viên a) Đơn vị công nhận tư vấn viên trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với bên cung cấp để tổ chức các khóa đào tạo chuẩn hóa kỹ năng, quy trình, kiến thức cho tư vấn viên thuộc mạng lưới của đơn vị. b) Nội dung tổ chức khóa đào tạo cho tư vấn viên: TT Khóa đào tạo Nội dung đào tạo Thời lượng đào tạo Số học viên tối thiểu/khóa Tổ chức đào tạo 1 Ngắn hạn Chuẩn hóa kỹ năng, quy trình, kiến thức tư vấn theo nhu cầu của tư vấn viên và phù hợp mục tiêu phát triển tư vấn viên của ngành, lĩnh vực. Từ 03 đến 05 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). 20 Mục 7 Phụ lục 3.2 2 Dài hạn Từ 06 đến 60 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). Điều 10. Hỗ trợ tư vấn DNNVV được hỗ trợ tư vấn theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này. Mục 2. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Điều 11. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP là hoạt động hỗ trợ đào tạo cho DNNVV. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể sau: 1. Đơn vị đào tạo là cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV (khi trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo) hoặc là bên cung cấp (khi cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV không trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo). 2. Khóa đào tạo trực tiếp về quản trị doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP bao gồm khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản và khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu. 3. Khóa đào tạo trực tuyến thông qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn như Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ tương tự khác: a) Căn cứ kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến trong năm, đơn vị đào tạo mua tài khoản công cụ dạy học trực tuyến có sẵn và tài khoản phần mềm bổ trợ (sau đây gọi là công cụ); thuê trang thiết bị đặc thù phục vụ cho khóa đào tạo trực tuyến (sau đây gọi là thiết bị đặc thù) phù hợp với quy mô tổ chức các khóa đào tạo. b) Trường hợp mua, thuê công cụ và thiết bị đặc thù theo từng khóa thì chi phí mua, thuê tính theo chi phí phát sinh của từng khóa. Trường hợp mua, thuê gói dịch vụ theo tháng, quý hoặc năm thì chi phí mua, thuê được phân bổ trên cơ sở chi phí tổ chức mỗi khóa đào tạo. 4. Đơn vị đào tạo có thể tổ chức khóa đào tạo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP theo hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến thông qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn (sau đây gọi tắt là hình thức đào tạo kết hợp) với điều kiện mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không đổi và khi có từ 30% tổng số học viên tham gia học trực tiếp, cụ thể: a) 100% học viên học trực tiếp: các giảng viên dạy trực tuyến toàn bộ, hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến. b) Từ 30% học viên trở lên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến: các giảng viên dạy trực tiếp toàn bộ, hoặc trực tuyến toàn bộ, hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến. c) Trên cơ sở lựa chọn hình thức đào tạo kết hợp quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này, đơn vị đào tạo xây dựng dự toán kinh phí tương ứng. Điều 12. Đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Hỗ trợ đào tạo trực tiếp quy định tại khoản 1, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP thực hiện theo các quy định sau: TT Khóa đào tạo Chuyên đề đào tạo Thời lượng đào tạo Đối tượng học viên Số học viên tối thiểu/khóa Tổ chức đào tạo 1 Khởi sự kinh doanh Mục 1 Phụ lục 3.1 Từ 01 đến 02 ngày; Đối với lớp 02 ngày có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. Trong đó, DNNVV là doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh hoặc DNNVV mới thành lập trong thời gian 5 năm tính đến năm tổ chức khóa đào tạo. 30 Mục 3 Phụ lục 3.2. 2 Quản trị doanh nghiệp cơ bản Mục 2 Phụ lục 3.1 Từ 02 đến 05 ngày. Đối với lớp từ 03 ngày trở lên có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. 30 Mục 2 Phụ lục 3.2. 3 Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu Mục 3 Phụ lục 3.1 Từ 05 đến 28 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). Người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. 20 Mục 1 Phụ lục 3.2. 4 Đào tạo tại DNNVV Mục 4 Phụ lục 3.1 Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. 10 Mục 4 Phụ lục 3.2. Điều 13. Đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Hỗ trợ đào tạo trực tuyến quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP thực hiện theo các quy định sau: TT Đào tạo trực tuyến Chuyên đề đào tạo Thời lượng đào tạo Đối tượng học viên Số học viên Tổ chức đào tạo 1 Hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là hệ thống E-learning) Mục 5 Phụ lục 3.1 Mỗi clip bài giảng tối đa 20 phút. Mỗi bài giảng bao gồm nhiều clip. Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV Không hạn chế Mục 6 Phụ lục 3.2 2 Khóa đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn Áp dụng như khóa đào tạo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 13 Thông tư này. Mục 5 Phụ lục 3.2 Mục 3. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Điều 14. Lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo 1. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP căn cứ vào một trong các tài liệu sau: a) Giấy chứng nhận đạt giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo hoặc sản phẩm, dự án về đổi mới sáng tạo. Giấy chứng nhận có thời gian không quá 05 năm tính đến thời điểm DNNVV nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ; b) Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao với điều kiện các tài liệu này vẫn còn thời hạn tính đến thời điểm DNNVV nộp hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ. 2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP căn cứ vào một trong các tài liệu sau: a) Hợp đồng góp vốn hoặc văn bản xác nhận khoản đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có giá trị tối thiểu 01 tỷ đồng; thời điểm đầu tư không quá 05 năm đến khi DNNVV nộp hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ; b) Văn bản cam kết của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với khoản đầu tư tối thiểu 500 triệu đồng và thời điểm cam kết không quá 01 năm đến khi DNNVV nộp hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ; c) Văn bản xác nhận hoặc hợp đồng thể hiện đang thực hiện hỗ trợ cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo của các khu làm việc chung, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở ươm tạo, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, trung tâm đổi mới sáng tạo; hoặc văn bản cam kết hoặc hợp đồng thể hiện sẽ hỗ trợ cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Thời điểm xác nhận, cam kết hỗ trợ không quá 06 tháng tính đến thời điểm DNNVV nộp hồ sơ đề xuất hỗ trợ. 3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP trên cơ sở quyết định của Hội đồng về việc DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đủ kiện được hưởng hỗ trợ. Điều 15: Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể sau: 1. Hỗ trợ học viên của DNNVV tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: học phí, tài liệu, ăn, ở, đi lại (bao gồm vé máy bay). Nội dung các khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài gồm: xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp và các nội dung khác theo nhu cầu của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. 2. Hỗ trợ DNNVV duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử quy định tại điểm c khoản 6 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: a) Đối với sàn thương mại điện tử trong nước: phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ người bán phải trả cho sàn thương mại điện tử. b) Đối với sàn thương mại điện tử quốc tế: phí tài khoản người bán, phí giới thiệu, phí hoàn thiện đơn hàng, phí lưu kho, chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm, chi phí thiết kế và chụp ảnh sản phẩm, chi phí quảng cáo trên sàn thương mại điện tử. 3. Hỗ trợ DNNVV tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: phí, lệ phí tham gia cuộc thi; ăn, ở tại nước sở tại; đi lại (bao gồm vé máy bay); vận chuyển tài liệu, sản phẩm, trang thiết bị phục vụ tham gia cuộc thi. Mục 4. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN Điều 16. Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến 1. Các hình thức liên kết giữa DNNVV với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP gồm: a) Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào: DNNVV và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào từ một bên cung cấp. b) Liên kết theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm: DNNVV và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng bán sản phẩm cho một bên thu mua. c) Liên kết theo hình thức hợp đồng mua, bán, hợp tác liên kết là một trong các trường hợp sau: - DNNVV có hợp đồng mua, bán sản phẩm với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành; - DNNVV có hợp đồng hợp tác liên kết với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành. d) Liên kết theo hình thức cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu là một trong các trường hợp sau: - DNNVV cùng với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành đang sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý đã được công nhận theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; - DNNVV cùng với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành đang sản xuất sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch) đã được công nhận sản phẩm đạt ba sao trở lên thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP). 2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV trong cụm liên kết ngành quy định tại khoản 1 Điều này để hỗ trợ căn cứ vào các tài liệu sau: a) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào của DNNVV với bên cung cấp và xác nhận (hoặc hợp đồng) của bên cung cấp về việc đang cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành. b) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng bán sản phẩm của DNNVV ký với với bên thu mua và giấy xác nhận (hoặc hợp đồng) của bên thu mua thể hiện việc đang mua sản phẩm từ tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành. c) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng đang mua, bán sản phẩm hoặc đang hợp tác liên kết giữa DNNVV với một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành. d) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu của sản phẩm OCOP mà DNNVV đang sử dụng. đ) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV phối hợp với bên cung cấp hoặc bên thu mua để xác định danh sách các DNNVV đang mua nguyên vật liệu đầu vào hoặc đang bán sản phẩm, dịch vụ; trên cơ sở đó lựa chọn DNNVV phù hợp để hỗ trợ. Điều 17. Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến 1. Các hình thức DNNVV tham gia chuỗi giá trị theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: a) DNNVV là doanh nghiệp đầu chuỗi được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) DNNVV đang thực hiện hợp đồng mua, bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi. c) DNNVV được các doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng bộ công cụ đánh giá DNNVV tiềm năng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại Cổng thông tin hoặc tham khảo danh sách các DNNVV tiềm năng đăng tải trên Cổng thông tin để lựa chọn DNNVV. 2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV tham gia chuỗi giá trị quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ vào các tài liệu sau: a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: tài liệu xác định quy mô là DNNVV. b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng mua hoặc bán sản phẩm hoặc hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi. c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: xác nhận của doanh nghiệp đầu chuỗi. Điều 18. Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể sau: 1. Hỗ trợ đào tạo tại doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này. 2. Hỗ trợ học viên của DNNVV tham gia khóa đào tạo trong nước và nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: học phí; tài liệu; ăn; ở; đi lại (bao gồm vé máy bay). Nội dung các khóa đào tạo theo các chuyên đề quy định tại Mục 3 Phụ lục 3.1 Thông tư này. 3. Hỗ trợ DNNVV duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử quy định tại điểm d khoản 3 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này. Mục 5. LẬP, TỔNG HỢP, GIAO KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DNNVV; ĐÁNH GIÁ, BÁO CÁO HỖ TRỢ DNNVV Điều 19. Lập, tổng hợp, giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV; đánh giá, báo cáo kết quả hỗ trợ DNNVV 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV (mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này); tổng hợp nhu cầu hỗ trợ DNNVV của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa cân đối được ngân sách; gửi Bộ Tài chính đề xuất kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV cho năm kế hoạch. b) Xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa cân đối được ngân sách căn cứ vào tổng dự toán chi ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV được bố trí; gửi Bộ Tài chính để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị. c) Thông báo nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa cân đối được ngân sách. d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đánh giá công tác hỗ trợ DNNVV; tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định. 2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ a) Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV cho năm kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời tổng hợp chung trong dự toán của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. b) Xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thuộc, trực thuộc; sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, theo dõi. c) Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao; tự kiểm tra, đánh giá, chịu trách nhiệm việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ DNNVV trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ DNNVV gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh a) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu mối: - Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương (đối với các địa phương chưa cân đối được ngân sách) và ngân sách địa phương hỗ trợ DNNVV; báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung; đồng thời gửi Sở Tài chính tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của địa phương để trình cấp có thẩm quyền; - Xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương (đối với các địa phương được bố trí ngân sách trung ương) và ngân sách địa phương (trên cơ sở dự toán chi ngân sách địa phương được bố trí) cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV của địa phương, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, theo dõi. b) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 20. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2022. 2. Bãi bỏ Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên. 3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản thay thế. Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp và tổ chức thực hiện 1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo nội dung, nhiệm vụ đã được phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại (nếu cần). 2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hỗ trợ cho DNNVV theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Website: Chính phủ, Bộ KHĐT, Công báo; - Lưu: VT, PTDN (TA05b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Duy Đông FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "promulgation_date": "10/05/2022", "sign_number": "06/2022/TT-BKHĐT", "signer": "Trần Duy Đông", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-128-2013-TT-BTC-thu-tuc-hai-quan-thue-xuat-nhap-khau-va-quan-ly-thue-hang-hoa-xuat-nhap-khau-208410.aspx
Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 128/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính; Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế; Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Căn cứ Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: Phần I HƯỚNG DẪN CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 2. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Các loại hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế 1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Điều 4 Luật Quản lý thuế được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012. 2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các quy định của pháp luật. Điều 4. Kiểm tra sau thông quan Hồ sơ hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan số 42/2005/QH11, Chương X Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10, khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP , Chương VI Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Phần VI Thông tư này. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan 1. Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, khoản 4, khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 56 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. 2. Việc kế thừa các quyền và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế, được hướng dẫn cụ thể như sau: a) Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; các ưu đãi về thủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cũ. b) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 20 Thông tư này trong trường hợp: b.1) Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mà hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp cũng đáp ứng đủ điều kiện. b.2) Doanh nghiệp mới được hình thành từ doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp bị tách mà doanh nghiệp bị chia, bị tách đáp ứng đủ điều kiện. c) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách thuộc các trường hợp khác: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét thực tế để quyết định việc cho áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 20 Thông tư này. 3. Người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ quyết toán, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác định trước mã số, hồ sơ xác định trước trị giá hải quan, hồ sơ xác nhận trước xuất xứ hàng hóa, hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; các giấy tờ là bản chụp từ bản chính, hồ sơ khác, các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex.... nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản. Các chứng từ thuộc hồ sơ trên nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của chứng từ đó. 4. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 57 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. 5. Cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hoá ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan hải quan. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì được thực hiện kiểm tra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai hải quan. 6. Phối hợp giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế. a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin, tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế để người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện đúng các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. b) Người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho cơ quan hải quan những thông tin liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, về vi phạm pháp luật hải quan nhằm góp phần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại. c) Việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan, người nộp thuế có thể thực hiện thông qua biên bản ghi nhớ để bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết. Phần II THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI Chương I HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, QUẢN LÝ THUẾ Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bao gồm: 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá; 2. Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất; 3. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu; 4. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; 5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; 7. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; 8. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; 9. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; 10. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế; 11. Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm; 12. Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, nghiên cứu. Điều 7. Xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là xác định trước mã số) 1. Xác định trước mã số được thực hiện đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan, theo đề nghị của tổ chức, cá nhân. 2. Hồ sơ xác định trước mã số a) Đơn đề nghị xác định trước mã số (theo mẫu số 01/XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này): 01 bản chính; b) Hợp đồng mua bán với nước ngoài theo quy định hiện hành của hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước mã số trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp; c) Tài liệu kỹ thuật mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính; d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp; đ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; e) Bảng kê các tài liệu của hồ sơ xác định trước mã số: 01 bản chính. 3. Thủ tục xác định trước mã số a) Đối với tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số: a.1) Điền đủ các thông tin vào Đơn đề nghị xác định trước mã số (theo mẫu số 01/XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước mã số, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng; a.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu; a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước mã số, trong đó nêu rõ lý do, ngày, tháng, năm, có sự thay đổi. a.5) Đề nghị Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số trong trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, nhưng không có thay đổi về thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa và quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số. b) Đối với cơ quan hải quan: Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của cơ quan hải quan và hồ sơ đề nghị xác định trước mã số của tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau: b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện: b.1.1) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị không trực tiếp thực hiện giao dịch: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị xác định trước mã số, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo từ chối xác định trước mã số gửi tổ chức, cá nhân; b.1.2) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị trực tiếp thực hiện giao dịch nhưng hồ sơ xác định trước mã số không đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ các thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu; b.1.3) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị trực tiếp thực hiện giao dịch, hồ sơ xác định trước mã số đủ, Đơn đề nghị điền đủ thông tin: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản gửi Tổng cục Hải quan nêu rõ ý kiến đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, lý do, cơ sở đề xuất và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân gửi. b.1.4) Trong quá trình xem xét đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, nếu thông tin giữa các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ đã thống nhất, nhưng phải có kết quả phân tích hoặc giám định để xác định đặc tính hàng hóa, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo tổ chức, cá nhân cung cấp mẫu hàng hóa. Việc gửi mẫu phân tích hoặc giám định thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 17 Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích hoặc giám định, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan trong đó nêu rõ ý kiến đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, lý do, cơ sở đề xuất và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân gửi, có bổ sung thông báo kết quả phân tích hoặc kết quả giám định. Hồ sơ và kết quả xử lý được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của cơ quan hải quan. b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và xử lý: b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số (theo mẫu số 02/TB-XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi (đối với các hàng hóa thông thường) hoặc trong thời hạn tối đa 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với các hàng hóa phải phân tích, giám định, hoặc trường hợp hàng hóa phức tạp). Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được gửi cho tổ chức, cá nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan; b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin để xác định trước mã số, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ thông tin, tài liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung. b.2.3) Đối với trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan thẩm quyền nước ngoài thì thời hạn xác minh thực hiện theo thỏa thuận đã ký với nước ngoài. Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được kết quả xác minh của cơ quan thẩm quyền nước ngoài. 4. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số. b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành. c) Trường hợp hết thời hạn 03 năm nếu không có thay đổi về thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa và căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số theo đề nghị của tổ chức, cá nhân. d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số (theo mẫu số 03/TT-XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong trường hợp phát hiện văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số chưa phù hợp. Văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực kể từ ngày ban hành. đ) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ để ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Thời điểm chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực thi hành. e) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực. 5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là cơ sở để khai báo mã số trên tờ khai hải quan và được nộp cùng với hồ sơ hải quan (01 bản chụp) khi làm thủ tục hải quan. 6. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết. Điều 8. Xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là xác định trước trị giá) 1. Trường hợp, điều kiện xác định trước trị giá a) Xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế, các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá chưa từng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giống hệt với hàng hoá đó. b) Xác định trước mức giá ngoài việc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản này, tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mức giá phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: b.1) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian tối thiểu 365 ngày tính đến ngày nộp Đơn đề nghị xác định trước trị giá. Trong vòng 365 ngày đó, tổ chức, cá nhân: b.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử phạt về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của cơ quan hải quan; b.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cơ quan hải quan; b.2) Đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C cho toàn bộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán đề nghị xác định trước trị giá. b.3) Thực hiện giao hàng 01 lần cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán đề nghị xác định trước trị giá. 2. Hồ sơ xác định trước trị giá a) Đối với trường hợp đề nghị xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế: a.1) Đơn đề nghị xác định trước trị giá (theo mẫu số 04/XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính; a.2) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính: 01 bản chụp; a.3) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp; a.4) Các chứng từ, tài liệu phù hợp với trường hợp đề nghị xác định trước trị giá của tổ chức cá nhân: 01 bản chụp, như: a.4.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu: - Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; - Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại; - Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng; - Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ; - Các chứng từ tài liệu khác liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá (nếu có). a.4.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu: - Các chứng từ có liên quan trong trường hợp giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất không phải là giá FOB, giá DAF; - Các chứng từ tài liệu khác liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá (nếu có). a.5) Bảng kê các chứng từ, tài liệu: 01 bản chính. b) Đối với trường hợp đề nghị xác định trước mức giá: Ngoài các chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a khoản này, hồ sơ xác định trước mức giá của tổ chức, cá nhân phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C của toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán: 01 bản chụp. 3. Thủ tục xác định trước trị giá a) Đối với tổ chức, cá nhân: a.1) Điền đủ các thông tin vào Đơn đề nghị xác định trước trị giá (theo mẫu số 04/XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng; a.3) Cung cấp bổ sung hồ sơ, tham gia đối thoại nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu; a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá đã nộp cho cơ quan hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi. a.5) Đề nghị Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá trong trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, nhưng không có thay đổi về thông tin, tài liệu và quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá. b) Đối với cơ quan hải quan: Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về trị giá của cơ quan hải quan và hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá của tổ chức, cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau: b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và xử lý: b.1.1) Trường hợp không đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại khoản 1 Điều này hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân không trực tiếp thực hiện giao dịch: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản từ chối xác định trước trị giá gửi tổ chức, cá nhân; b.1.2) Trường hợp đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại khoản 1 điều này, hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch nhưng hồ sơ không đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu; b.1.3) Trường hợp đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại khoản 1 điều này, hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch đủ hồ sơ và Đơn đề nghị điền đủ thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết và gửi kèm toàn bộ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá của tổ chức, cá nhân. Văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan phải nêu rõ ý kiến đề xuất, cơ sở đề xuất. Hồ sơ và kết quả xử lý được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về trị giá của cơ quan hải quan. b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và thực hiện: b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá (theo mẫu số 05/TB-XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi (đối với trường hợp thông thường) hoặc 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ). Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá được gửi cho tổ chức, cá nhân và Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan. b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá, nếu cần làm rõ thông tin, chứng từ trong hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá, Tổng cục Hải quan yêu cầu tổ chức, cá nhân tham gia đối thoại. Trường hợp không đủ cơ sở, thông tin, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo hoặc đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ thông tin, tài liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung. b.2.3) Đối với trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan thẩm quyền nước ngoài thì thời hạn xác minh làm rõ thực hiện theo thỏa thuận đã ký với nước ngoài. Thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước trị giá được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được kết quả xác minh. 4. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá; hoặc hồ sơ xác định trước trị giá có thay đổi. b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực như sau: b.1) Trường hợp xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế: Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực đối với giao dịch được xác định trước trị giá nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành. b.2) Trường hợp xác định trước mức giá: Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực trực tiếp đối với lô hàng được xác định trước mức giá. c) Trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, nếu không có thay đổi về thông tin, tài liệu và căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá theo đề nghị của tổ chức, cá nhân. d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá (theo mẫu số 06/TT-XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong trường hợp phát hiện văn bản thông báo kết quả xác định trước chưa phù hợp. Văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ban hành. đ) Văn bản thông báo xác định trước trị giá chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có thay đổi. Thời điểm chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả xác định trước trị giá thay đổi có hiệu lực thi hành. e) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước trị giá do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực. 5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá là cơ sở để khai báo Tờ khai trị giá tính thuế và được nộp cùng với hồ sơ hải quan (01 bản chụp) khi làm thủ tục hải quan. 6. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết. Điều 9. Xác định trước xuất xứ 1. Việc xác định trước xuất xứ được thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu. 2. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ: a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính; b) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc tương đương của nguyên vật liệu, do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ phát hành trên cơ sở thông tin do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chính; c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp; d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp; đ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan; 3. Thủ tục xác định trước xuất xứ a) Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ: a.1) Điền đủ các thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này. a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi nhập khẩu lô hàng; a.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước xuất xứ cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu; a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, trong đó nêu rõ ngày, tháng, năm có sự thay đổi. b) Đối với cơ quan hải quan: Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa và hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ của tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau: b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện: b.1.1) Trường hợp hồ sơ xác định trước xuất xứ không đầy đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ các thông tin theo mẫu: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu; b.1.2) Trong trường hợp nhận được đủ hồ sơ xác định trước xuất xứ theo quy định: trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ; b.1.3) Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên văn bản xác định trước xuất xứ với hồ sơ và thực tế lô hàng nhập khẩu; trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đúng với thông báo xác định trước xuất xứ thì báo cáo Tổng cục Hải quan ra văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của thông báo xác định trước xuất xứ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này và tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư này. b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và thực hiện: b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành thông báo xác định trước xuất xứ (theo mẫu số 08/TBXĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi đến (đối với các hàng hóa thông thường) hoặc trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp hàng hóa cần thẩm định thêm thông tin về nhà sản xuất, thị trường, nguồn gốc nguyên phụ liệu, đặc điểm địa lý, công nghệ sản xuất, giám định/phân tích phân loại). Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi cho tổ chức, cá nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan; b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin hoặc trường hợp phải có mẫu hàng hóa để xác nhận trước xuất xứ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu hoặc mẫu hàng hóa theo quy định. Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ hồ sơ bổ sung. b.2.3) Đối với trường hợp cần điều tra, xác minh tại cơ quan thẩm có quyền nước ngoài thì thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan; b.2.4) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ không cung cấp đủ thông tin cần thiết, Tổng cục Hải quan sẽ từ chối xác định trước xuất xứ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 09/CDHL-XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). 4. Hiệu lực của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ a) Văn bản thông báo xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành và được áp dụng đối với chính hàng hoá đó, cùng nhà sản xuất và nhà xuất khẩu. b) Hủy bỏ văn bản thông báo xác định trước xuất xứ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ, nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: b.1) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung sửa đổi. b.2) Các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá đã thay đổi. b.3) Có sự khác nhau giữa kết quả xác định trước xuất xứ với xuất xứ thực tế của hàng hoá. b.4) Người nộp đơn đề nghị xác định trước xuất xứ cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo. 5. Sử dụng văn bản thông báo xác định trước xuất xứ a) Văn bản xác định trước xuất xứ là cơ sở để khai báo xuất xứ và làm thủ tục hải quan. b) Văn bản xác định trước xuất xứ không có giá trị để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Việc xác định trước xuất xứ và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. 6. Trường hợp không đồng ý với văn bản thông báo xác định trước xuất xứ của Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết. Điều 10. Xem hàng hoá trước khi khai hải quan Việc xem hàng hoá trước khi khai hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan được thực hiện như sau: 1. Chủ hàng có đơn đề nghị xem hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan gửi người đang giữ hàng hoá, đồng thời thông báo cho Chi cục hải quan để giám sát theo quy định. 2. Việc xem trước hàng hoá phải được sự chấp thuận của người đang giữ hàng hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. 3. Khi xem trước hàng hoá, người đang giữ hàng hoá phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của người đang giữ hàng hoá, chủ hàng và công chức hải quan giám sát, mỗi bên tham gia giữ 01 bản. 4. Sau khi chủ hàng xem hàng hoá, hải quan niêm phong hàng hoá. Trường hợp hàng hoá không thể niêm phong được thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản 3 Điều này phải thể hiện được tình trạng hàng hoá và ghi rõ người đang giữ hàng hoá chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá. Điều 11. Khai hải quan 1. Việc khai hải quan (bao gồm cả khai thuế khi làm thủ tục hải quan) được thực hiện theo mẫu Tờ khai hải quan do Bộ Tài chính ban hành. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng. 3. Đối với hàng hoá nhập khẩu, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ). 4. Khai hải quan đối với hàng hoá có nhiều hợp đồng/đơn hàng a) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hoá đơn của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, giao hàng một lần, có một vận đơn thì khai trên một tờ khai hải quan. b) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì khai trên một tờ khai hải quan. c) Khi khai hải quan, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể khai hết trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan; về lượng hàng thì chỉ cần khai tổng lượng hàng của các hợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu. 5. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu thì các chứng từ bản chính được lưu kèm một tờ khai hải quan, các chứng từ kèm tờ khai hải quan khác sử dụng bản chụp và ghi rõ trên chứng từ “bản chính được lưu kèm tờ khai hải quan số…, ngày…”. 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định và/hoặc được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt thì khi khai mức thuế phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và/hoặc mức thuế ưu đãi đặc biệt và văn bản quy định về việc này. 7. Trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế trong việc khai hải quan và sử dụng hàng hoá theo mục đích kê khai a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế); b) Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số thuế của tờ khai hải quan. 8. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì thực hiện như sau: a) Người nộp thuế phải có văn bản thông báo về số lượng, chất lượng, chủng loại, mã số, trị giá, xuất xứ hàng hóa dự kiến thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa; b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa của người nộp thuế, cơ quan hải quan có văn bản trả lời; Sau khi được cơ quan hải quan chấp thuận cho thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Thông tư này trên tờ khai hải quan mới. c) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan. 9. Điều kiện và thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa quy định tại khoản 8 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 39, Điều 41, Điều 43, Điều 46, Điều 52, Điều 53, Điều 55 Thông tư này. Điều 12. Hồ sơ hải quan 1. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau: a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính; b) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp; c) Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp; d) Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp; đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: đ.1) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản chụp khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; đ.2) Các chứng từ khác theo quy định của các Bộ, Ngành có liên quan; đ.3) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm: đ.3.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần xuất khẩu đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đối chiếu; đ.3.2) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính; đ.4) Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp. 2. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau: a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính; b) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp; c) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp; d) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp; đ) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận đơn. e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: e.1) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính; e.2) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính; e.3) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo và Thông tư số 182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC: nộp 02 bản chính; e.4) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản chụp khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; e.5) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): nộp 01 bản chính trong các trường hợp sau: e.5.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó; e.5.2) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; e.5.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan; e.5.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật. e.6) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 100 Thông tư này phải có: e.6.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi; e.6.2) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác, hợp đồng dịch vụ không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ); hợp đồng cho thuê tài chính (đối với trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển cho dự án ưu đãi đầu tư thuê tài chính): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu; e.6.3) Giấy tờ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản chụp; e.6.4) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản chụp; e.6.5) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế; e.7) Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, đối với hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính; Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu. e.8) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) để phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của doanh nghiệp chế xuất do các nhà thầu nhập khẩu. e.9) Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu; e.10) Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có: e.10.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu; e.10.2) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu; e.10.3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính; e.10.4) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính; e.10.5) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính; e.10.6) Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính; e.11) Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính; e.12) Đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, phải có: a.12.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) hoặc hợp đồng bán hàng cho các trường học, các viện nghiên cứu theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu. e.12.2) Bản xác nhận của các trường học, các viện nghiên cứu cam kết sử dụng trực tiếp thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm khoa học tại các trường học, các viện nghiên cứu: nộp 01 bản chính. e.13) Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan, xuất xứ (nếu có): 01 bản chụp. e.14) Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể: nộp 01 bản chính. Điều 13. Đăng ký tờ khai hải quan 1. Địa điểm đăng ký tờ khai Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, cụ thể: a) Đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích; b) Đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến; c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng được hướng dẫn Thông tư này. Quy định này áp dụng đối với cả thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. 2. Điều kiện và thời điểm đăng ký tờ khai hải quan Việc đăng ký tờ khai được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan theo quy định và được cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm: a) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, tạm dừng làm thủ tục hải quan; b) Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các thông tin khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; c) Kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách quản lý và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đủ điều kiện đăng ký tờ khai, công chức hải quan cấp số đăng ký tờ khai, cập nhật vào hệ thống. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai, công chức hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người khai hải quan. Điều 14. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan 1. Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Sửa chữa tờ khai hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; b) Khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện sau thời điểm cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản nếu đáp ứng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: b.1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan hải quan; b.2) Thời điểm khai báo trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế; b.3) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc khai bổ sung. b.4) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung. 2. Nội dung sửa chữa, khai bổ sung bao gồm: a) Khai bổ sung thông tin làm cơ sở xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế hoặc xác định đối tượng không chịu thuế; hoặc xác định đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; b) Khai bổ sung số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh lệch còn phải nộp hoặc số tiền thuế chênh lệch nộp thừa (nếu có), số tiền chậm nộp của số tiền thuế khai bổ sung (nếu người nộp thuế đã nộp tiền thuế khai bổ sung quá thời hạn nộp thuế) đối với từng mặt hàng và của cả tờ khai hải quan; cam kết về tính chính xác, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ khai bổ sung; c) Sửa chữa, khai bổ sung thông tin khác trên tờ khai hải quan. 3. Hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung gồm: a) Văn bản sửa chữa, khai bổ sung (mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 02 bản chính; b) Các giấy tờ kèm theo để chứng minh việc sửa chữa, khai bổ sung. 4. Xử lý hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Khai chính xác, trung thực, đầy đủ các yếu tố, căn cứ khai bổ sung trong văn bản khai bổ sung; a.2) Tính số tiền thuế khai bổ sung, số tiền chậm nộp (nếu có) phải nộp do khai bổ sung; a.3) Nộp đủ hồ sơ cho cơ quan hải quan trong thời hạn được sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan; a.4) Thực hiện thông báo của cơ quan hải quan trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung; a.5) Trường hợp khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) theo đúng quy định; a.6) Trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan hải quan nơi khai bổ sung xử lý số tiền nộp thừa theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan. Ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khai bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế; b.2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản; b.3) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trong thời hạn sau đây: b.3.1) Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; b.3.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. 5. Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót; tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thời 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì xử lý như sau: a) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện việc kê khai như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này; nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai được khai bổ sung đến ngày thực nộp thuế, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan; b) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người khai hải quan, người nộp thuế như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và ghi chú vào văn bản khai bổ sung về việc xử phạt. Trường hợp tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này. Điều 15. Thay tờ khai hải quan Thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau: 1. Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai giải trình lý do đề nghị thay tờ khai hải quan khác; 2. Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu thấy hợp lý và không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, phân công công chức hải quan thực hiện: a) Thu hồi tờ khai đã đăng ký; b) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan đã đăng ký: Gạch chéo bằng mực đỏ, ký tên, đóng dấu công chức lên cả hai tờ khai hải quan được huỷ; c) Đăng ký tờ khai hải quan mới. Hồ sơ hải quan mới bao gồm: Tờ khai hải quan mới và các chứng từ của lô hàng cùng tờ khai hải quan được huỷ; d) Ghi chú trên hệ thống: Tờ khai này đã được thay bằng tờ khai số; ngày, tháng, năm; e) Lưu tờ khai hải quan được huỷ, văn bản đề nghị thay tờ khai của người khai hải quan theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan. Điều 16. Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan 1. Kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm: Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế hàng hoá. 2. Nội dung kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan a) Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. b) Kiểm tra về lượng hàng hoá: Đối với những mặt hàng mà bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơ quan hải quan không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn...) thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân giám định) để xác định. c) Kiểm tra chất lượng hàng hóa: c.1) Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chất lượng hàng hoá để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì yêu cầu người khai hải quan lấy mẫu hoặc cung cấp tài liệu kỹ thuật (catalogue…), thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám định. Kết luận của thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. c.2) Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn thương nhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. d) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu: Đối với hàng hóa thuộc Danh mục xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước. đ) Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành): Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết luận lô hàng đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm thủ tục hải quan. e) Kiểm tra xuất xứ hàng hoá căn cứ vào thực tế hàng hoá, hồ sơ hải quan, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn có liên quan: e.1) Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng sẽ tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật; e.2) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hoá không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường; e.3) Trường hợp người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập. e.4) Trường hợp sau khi thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan nộp bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ đề nghị tính lại thuế, nếu được Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai chấp nhận thì người khai hải quan tự kê khai, tính lại thuế theo mẫu văn bản sửa chữa, khai bổ sung (mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). e.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. g) Kiểm tra thuế, bao gồm các nội dung: g.1) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định; g.2) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường. g.3) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế; g.4) Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các căn cứ khác có liên quan. g.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. h) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập không thực hiện việc niêm phong hải quan khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan kiểm tra hàng hóa, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất (do cơ quan hải quan lưu) và xác nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất. 3. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của cơ quan hải quan, Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: a) Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; c) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa. 4. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông tin mới thu nhận được, Lãnh đạo Chi cục hải quan quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó; chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. 5. Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan thực hiện kiểm tra ghi kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Điều 17. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện khai báo hải quan; thực hiện yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; thực hiện phân tích hoặc giám định để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1. Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau: a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành; b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định để phân loại hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan. 2. Việc lấy mẫu do Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu quyết định. 3. Thủ tục lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu a) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan thì thực hiện theo Phiếu lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 11/PLM/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). b) Trường hợp lấy mẫu để phân tích: Mẫu hàng hóa phải được lấy từ chính lô hàng cần phân tích. Tổng cục Hải quan quy định cụ thể yêu cầu về mẫu hàng hóa, quy trình lấy mẫu để phân tích. c) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thực hiện lấy mẫu tại cửa khẩu nhập hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến. d) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng và đại diện cơ quan hải quan. Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành phải có thêm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (theo quy định của pháp luật chuyên ngành); mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong; khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên. 4. Kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. 5. Nơi lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trường hợp lấy mẫu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì lưu mẫu tại: a) Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phân tích phân loại) đối với trường hợp lấy mẫu để phục vụ phân tích. b) Cơ quan hải quan lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để giải quyết các nghiệp vụ hải quan khác. 6. Thời gian lưu mẫu a) Đối với mẫu lưu tại Trung tâm Phân tích phân loại: Trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày có Thông báo kết quả phân tích. b) Đối với mẫu lưu tại Chi cục hải quan: Trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày thông quan hàng hoá. 7. Đối tượng phân tích, giám định và việc gửi yêu cầu phân tích, giám định để phân loại hàng hóa a) Đối tượng phân tích, giám định để phân loại hàng hóa là mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là mẫu hàng hóa). b) Gửi yêu cầu phân tích, giám định: b.1) Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích thực hiện lấy mẫu hàng hóa gửi Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện phân tích đối với những mặt hàng vượt quá khả năng phân loại của cơ quan hải quan yêu cầu phân tích, phải dùng máy móc, thiết bị kỹ thuật để xác định đặc tính thành phần của mẫu; b.2) Các trường hợp phải phân tích theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 7 Điều này nhưng Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ điều kiện phân tích thì cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích gửi mẫu hàng hóa đến tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của Luật Thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan giám định) để trưng cầu giám định theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng kết quả giám định của các cơ quan này để xác định về tên hàng, mã số, mức thuế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tổng cục Hải quan công bố Danh mục những mặt hàng Trung tâm Phân tích phân loại chưa đủ điều kiện phân tích; b.3) Các trường hợp gửi yêu cầu phân tích hoặc giám định và sử dụng kết quả phân tích hoặc giám định trái với quy định tại khoản này không có giá trị pháp lý để làm căn cứ phân loại hàng hóa. 8. Hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định a) Hồ sơ yêu cầu phân tích: a.1) Hồ sơ yêu cầu phân tích do cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích lập, đóng dấu tròn giáp lai của đơn vị, gửi Trung tâm Phân tích phân loại, gồm: a.1.1) Phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 12/PYCPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): lập thành 02 bản chính, đơn vị yêu cầu phân tích lưu 01 bản và gửi cho Trung tâm Phân tích phân loại 01 bản; a.1.2) Tài liệu kỹ thuật có liên quan: 01 bản chụp; a.1.3) Tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu phân tích. Trường hợp đã kiểm tra thực tế hàng hoá thì phải ghi rõ kết quả kiểm tra của công chức hải quan: 01 bản chụp; a.1.4) Hợp đồng thương mại: 01 bản chụp; a.1.5) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có): 01 bản chụp; a.1.6) Bảng kê danh mục tài liệu của hồ sơ: 01 bản chính. a.2) Trường hợp yêu cầu phân tích để phục vụ xác định trước mã số: Trên cơ sở mẫu hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số gửi, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác định trước lập 02 Phiếu yêu cầu phân tích (theo mẫu số 13/PYCPT-XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), Cục hải quan lưu 01 bản, gửi Trung tâm phân tích phân loại 01 bản. Hồ sơ phân tích gửi Trung tâm Phân tích phân loại là bản chụp hồ sơ xác định trước mã số theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này. b) Hồ sơ trưng cầu giám định: Thực hiện theo quy định về giám định hàng hoá. 9. Giao, nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định. a) Cơ quan hải quan yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định trực tiếp chuyển hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khai hải quan chuyển mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định tới Trung tâm Phân tích phân loại hoặc cơ quan giám định. b) Trường hợp trưng cầu giám định để phục vụ xác định trước mã số, trên cơ sở văn bản thông báo của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số gửi mẫu hàng hóa và hồ sơ trưng cầu giám định cho cơ quan giám định. c) Khi nhận được mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại phải lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích (theo mẫu số 14/PTNYCPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích được lập thành 02 bản, Trung tâm Phân tích phân loại lưu 01 bản, gửi cơ quan hải quan yêu cầu phân tích, 01 bản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Trung tâm Phân tích phân loại phải gửi Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích cho cơ quan hải quan yêu cầu phân tích để theo dõi. d) Trường hợp mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích không đáp ứng quy định, Trung tâm Phân tích phân loại phải thông báo bằng văn bản, trả lại mẫu hàng hóa và hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích. Cơ quan hải quan nơi yêu cầu phân tích có trách nhiệm nhận lại hồ sơ và mẫu hàng hóa để bổ sung theo quy định. 10. Hủy mẫu, trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích hoặc trưng cầu giám định a) Hủy mẫu hàng hóa đã phân tích: a.1) Trung tâm Phân tích, phân loại tiến hành thủ tục hủy đối với các mẫu hàng hóa đã hết hạn lưu giữ theo quy định, mẫu hàng hóa dễ gây nguy hiểm, mẫu hàng hóa đã bị biến chất hoặc mẫu hàng hóa không còn khả năng lưu giữ; a.2) Việc hủy mẫu hàng hóa đã phân tích phải có quyết định của Thủ trưởng đơn vị và phải lập biên bản huỷ mẫu. Quyết định và biên bản hủy mẫu được lưu theo quy định về lưu giữ hồ sơ. b) Trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích: b.1) Trường hợp Phiếu yêu cầu phân tích được lập tại cơ quan Hải quan có ghi rõ “yêu cầu trả lại mẫu” thì Trung tâm Phân tích, phân loại thực hiện trả lại mẫu cho cơ quan Hải quan hoặc cho người khai hải quan (nếu cơ quan Hải quan nơi yêu cầu phân tích uỷ quyền cho người khai hải quan nhận mẫu) đối với những mẫu có khả năng trả lại. b.2) Thủ trưởng đơn vị quyết định việc trả lại mẫu hàng hóa đang lưu giữ và không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá đối với những mẫu được trả lại do đã chịu tác động của quá trình phân tích mẫu. b.3) Trường hợp trả lại mẫu hàng hóa còn đang trong thời hạn lưu, chủ hàng hóa phải có văn bản cam kết không khiếu nại về kết quả phân tích. b.4) Khi trả lại mẫu hàng hóa, phải lập biên bản trả mẫu (theo mẫu số 15/BBTLMHH/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). c) Việc trả mẫu hàng hóa đã giám định thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giám định hàng hoá. 11. Thông báo kết quả phân tích, phân loại a) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và mẫu hàng hóa, Trung tâm Phân tích phân loại có văn bản Thông báo kết quả phân tích gửi Tổng cục Hải quan (theo mẫu số 16/TBKQPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). Trường hợp hồ sơ của hàng hóa cần phân tích có từ 02 mẫu hàng hóa trở lên hoặc mẫu hàng hóa phức tạp, cần phải có thêm thời gian phân tích, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ của hàng hóa cần phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích biết và dự kiến thời gian trả lời kết quả phân tích. Sau khi có kết quả phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại có văn bản Thông báo kết quả phân tích gửi Tổng cục Hải quan (theo mẫu số 16/TBKQPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), kèm bản chụp hồ sơ phân tích. b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản Thông báo kết quả phân loại hàng hóa (theo mẫu số 17/TBKQPL/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả phân tích của Trung tâm phân tích phân loại. Văn bản Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, công khai trên trang thông tin điện tử và áp dụng thống nhất trong ngành hải quan. 12. Thông báo kết quả phân loại đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải trưng cầu giám định theo quy định tại tiết b.2 khoản 7 Điều này: Sau khi nhận được kết quả giám định của cơ quan giám định, Chi cục hải quan gửi kết quả giám định cho Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý. Trên cơ sở kết quả giám định, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời gửi Tổng cục Hải quan 01 bản để tổng hợp trên trang thông tin điện tử của ngành Hải quan. 13. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. Điều 18. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh 1. Việc giám sát hải quan đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tại xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Thông tư này hướng dẫn bổ sung việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu như sau: a) Trách nhiệm của người khai hải quan. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, người khai hải quan phải xuất trình cho cơ quan hải quan: a.1) Tờ khai hải quan: a.1.1) Đối với hàng xuất khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận đã làm xong thủ tục hải quan; a.1.2) Đối với hàng nhập khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản; Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi; a.2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu. b.1) Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định. Khi phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật hải quan, Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá. b.2) Khi giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc ra khu vực cửa khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu tiến hành: b.2.1) Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan; b.2.2) Kiểm tra đối chiếu số ký hiệu của phương tiện chứa hàng, tình trạng niêm phong hải quan (nếu có); b.3) Xử lý kết quả kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức và trả lại người khai hải quan: b.3.1) Tờ khai hải quan đã được xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt; b.3.2) Tờ khai hải quan đã được xác nhận “Hàng hóa đã xuất khẩu/nhập khẩu” đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; b.3.3) Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu; b.3.4) Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan hoặc từ CFS ra cửa khẩu xuất đối với hàng hóa chuyển từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Chi cục hải quan cửa khẩu hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh bổ sung hoặc xử lý theo quy định hiện hành. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hải quan thuộc diện phải hủy theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này, Chi cục hải quan cửa khẩu yêu cầu người khai hải quan đến Chi cục hải quan nơi đăng ký để làm thủ tục huỷ tờ khai. c) Đối với hàng hóa hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu, ngoài các chứng từ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người khai hải quan phải xuất trình bộ hồ sơ, cơ quan hải quan phải thực hiện giám sát hải quan theo quy định tại Điều 41 và Điều 61 Thông tư này. 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các biện pháp và thời gian giám sát đối với từng loại cửa khẩu, từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Điều 19. Đồng tiền nộp thuế 1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. 2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ và được tạm nộp thuế khi chưa có giá chính thức trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, người nộp thuế được tạm nộp bằng ngoại tệ hoặc đồng tiền Việt Nam; Sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài, thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ. Trong trường hợp tạm nộp bằng đồng tiền Việt Nam, tỷ giá quy đổi ngoại tệ là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Tỷ giá này cũng được áp dụng thống nhất khi hạch toán ngoại tệ giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan hải quan. Điều 20. Thời hạn nộp thuế Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau: 1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu: a) Để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện: a.1) Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp thuế, không phải cơ sở đi thuê trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (trên cơ sở cam kết của doanh nghiệp theo mẫu số 18/CSSX-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); Cơ quan hải quan phải kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. a.2) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và trong 02 năm đó được cơ quan hải quan xác định là: a.2.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; a.2.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại; a.3) Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai; a.4) Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước; a.5) Phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Các trường hợp thanh toán được coi như thanh toán qua ngân hàng xử lý tương tự như quy định tại khoản 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không trực tiếp nhập khẩu, người ủy thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và có hợp đồng ủy thác nhập khẩu; người nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này. Trường hợp công ty mẹ nhập khẩu, cung ứng cho các công ty thành viên trực thuộc hoặc công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho các đơn vị trực thuộc công ty thành viên hoặc công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty thành viên khác thì các đơn vị trực thuộc công ty mẹ, trực thuộc công ty thành viên, công ty thành viên khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên; công ty mẹ hoặc công ty thành viên nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này và phải cung cấp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục danh sách đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đã kê khai với cơ quan thuế. b) Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm a khoản này, nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. c) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc được gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày nhưng không sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này hoặc xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý như sau: c.1) Chuyển tiêu thụ nội địa: Người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu đến ngày thực nộp thuế đối với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng, người nộp thuế phải chuyển tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp đủ các loại thuế khi chuyển tiêu thụ nội địa; tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp thuế (đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa ngoài thời hạn nộp thuế). Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giải trình của doanh nghiệp, xem xét xử lý từng trường hợp. c.2) Tái xuất nguyên liệu, vật tư: Người nộp thuế phải tính và nộp tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan ban đầu đến ngày thực tái xuất. Trường hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu vì lý do khách quan, thì không tính và không phải nộp tiền chậm nộp thuế. Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giải trình của doanh nghiệp, xem xét xử lý từng trường hợp. c.3) Xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế: Người nộp thuế phải tính và nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu sản phẩm hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực xuất khẩu sản phẩm). Trường hợp việc xuất khẩu ngoài thời hạn quy định là do phía khách hàng nước ngoài, thì không tính và không phải nộp tiền chậm nộp thuế. c.4) Kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này: người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định. 2. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất a) Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. b) Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất). c) Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa và phải tính tiền chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế. 3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp (thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế. Tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này. 4. Thời hạn nộp thuế đối với một số trường hợp đặc thù, trừ trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13: a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định và áp dụng đối với từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo quy định nhưng được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ; c) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, trong thời gian chờ xét miễn thuế nếu kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có). Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế, trong thời gian chờ xét miễn thuế, người nộp thuế phải cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về số tiền thuế phải nộp. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có). d) Trường hợp khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan (đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu) hoặc là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa (đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất) hoặc là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng (đối với hàng hóa khác). 5. Đối với tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng thông quan hoặc giải phóng hàng sau ngày 01/7/2013, thì áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. 6. Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định a) Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp là hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế ấn định là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Đối với hàng hóa khác, thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng; b) Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế sau ngày 01/7/2013, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế. 7. Thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp 0,05%/ngày. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này. 8. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa: Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này. Trong thời hạn bảo lãnh người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp 0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp theo giá chính thức và giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo giá chính thức và giá tạm tính. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức, thì việc xử lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 130 Thông tư này. 9. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này. Điều 21. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp 1. Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung. a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế. b) Bảo lãnh chung là việc cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp. Việc áp dụng bảo lãnh chung tại nhiều Chi cục hải quan được thực hiện khi cơ quan hải quan triển khai hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa hải quan VNACCS/VCIS. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế. 2. Cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh: a.1) Người nộp thuế có vốn chủ sở hữu 10 tỷ đồng trở lên (theo báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm đăng ký tờ khai hải quan), có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là: a.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan; a.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan; a.1.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; a.2) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; b) Có Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ghi rõ số tiền thuế thực hiện bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, cam kết với cơ quan hải quan liên quan về việc bảo đảm khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế; 3. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh riêng a) Khi làm thủ tục cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu thực hiện bảo lãnh người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cho cơ quan hải quan. b) Nội dung Thư bảo lãnh riêng thực hiện theo mẫu số 19/TBLR/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này. c) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, nội dung thư bảo lãnh theo mẫu và xử lý việc bảo lãnh như sau: c.1) Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không được quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; c.2) Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý này. Trường hợp người nộp thuế muốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh trước khi nhận hàng; Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có số tiền bảo lãnh ít hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tối đa không quá số lượng tương ứng với số tiền được bảo lãnh. c.3) Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh. d) Theo dõi, xử lý việc bảo lãnh: d.1) Hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hết số tiền thuế được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thay cho người nộp thuế. d.2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Cơ quan hải quan nơi phát hiện vi phạm của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trên hệ thống dữ liệu điện tử (nếu đã có hệ thống dữ liệu điện tử) cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng này và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. d.3) Trường hợp người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cùng đồng thời nộp thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thì tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp thừa được hoàn trả cho tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh. 4. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh chung a) Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 20/ĐBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này; b) Nội dung Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 21/TBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này; c) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo qui định. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh và thông báo cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định. d) Trường hợp số tiền bảo lãnh còn lại nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý tương tự như quy định tại điểm c.2 khoản 3 Điều này; đ) Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 Điều này và phải theo dõi trừ lùi, đảm bảo số tiền thuế mỗi lần bảo lãnh phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư của bảo lãnh chung và được khôi phục hạn mức bảo lãnh tương ứng với số thuế đã nộp của tờ khai sử dụng bảo lãnh. Hạn mức còn lại của thư bảo lãnh được căn cứ trên hạn mức ban đầu của thư bảo lãnh trừ (-) số tiền thuế đã thực hiện bảo lãnh cộng (+) số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước cho các tờ khai đã thực hiện bảo lãnh chung; e) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước. 5. Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan: Khi nhận được thông tin số tiền bảo lãnh thuế tại ngân hàng thương mại qua hệ thống thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan và chấp nhận thông quan hàng hóa. Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này. Điều 22. Địa điểm, hình thức nộp thuế 1. Người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan hải quan đặt tại các ngân hàng thương mại hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. 2. Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. 3. Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu Kho bạc hoặc cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu Kho bạc Nhà nước không bố trí điểm thu). 4. Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ có trách nhiệm cấp giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định. 5. Cơ quan hải quan mở tài khoản chuyên thu các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan. Sau khi hoàn tất thủ tục thu tiền từ người nộp thuế nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại kết xuất và truyền thông tin, dữ liệu về số đã thu ngân sách Nhà nước cho cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước và thực hiện các bước theo quy trình phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Khi nhận được thông tin số tiền đã nộp từ tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại, cơ quan hải quan cập nhật vào hệ thống kế toán, hạch toán và thanh khoản số thuế còn nợ cho người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ (chưa kết nối với hệ thống thanh toán thuế điện tử) thì trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ có trách nhiệm thực hiện chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản thu ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đối với số tiền thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất – tái nhập, hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước đối với các trường hợp khác. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn nêu trên là 05 ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế. Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, định kỳ hàng tháng sau khi chốt sổ kế toán, nếu quá 135 ngày kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồ sơ quyết toán thì cơ quan hải quan ban hành quyết định chuyển tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Điều 23. Nộp thuế đối với trường hợp phải giám định, phân tích, phân loại hàng hoá Đối với trường hợp phải có giám định, phân tích, phân loại hàng hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, lượng hàng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, lượng hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...) thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này. Nếu kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa khác so với khai báo của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế để người nộp thuế nộp thuế theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa và thực hiện thời hạn nộp thuế đối với khoản tiền chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế theo khai báo thực hiện tương ứng của từng loại hàng hóa theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. Điều 24. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt 1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện đối với các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã đến hạn nộp và phải thực hiện theo thứ tự quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, trong đó: a) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; b) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn chưa quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; 2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau: a) Cơ quan hải quan theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định; b) Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quan biết để theo dõi và quản lý; c) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được điều chỉnh; hoặc yêu cầu người nộp thuế nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ khác theo đúng thứ tự thanh toán. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; d) Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trên chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã thu theo thứ tự, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người nộp thuế biết. Điều 25. Ấn định thuế 1. Ấn định thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này. 2. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP . 3. Việc ấn định thuế phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế. 4. Căn cứ để cơ quan hải quan ấn định thuế là lượng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá tính thuế; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 35 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục 1 Phần V Thông tư này. 5. Thẩm quyền ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. 6. Thủ tục, trình tự ấn định thuế a) Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng; b) Khi thực hiện ấn định thuế, cơ quan hải quan phải ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan (lượng hàng, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế, xuất xứ, tỷ giá, định mức…) làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp, được miễn, giảm, hoàn (không thu) của từng mặt hàng, tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan phải tính số tiền thuế phải nộp tương ứng với yếu tố ấn định và thông báo cho người nộp thuế biết cùng với kết quả ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp. c) Thủ tục, trình tự cụ thể: c.1) Xác định hàng hoá thuộc đối tượng phải ấn định thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này; c.2) Xác định cách thức ấn định thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và thực hiện tiếp như sau: c.2.1) Trường hợp ấn định tổng số tiền thuế phải nộp: - Kiểm tra, xác định các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, tỷ giá, xuất xứ, mã số, mức thuế) theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan; - Tính tổng số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); - Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). c.2.2) Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp: - Kiểm tra, xác định yếu tố liên quan đảm bảo chính xác, hợp pháp; - Xác định thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, mức thuế…) trên cơ sở yếu tố liên quan được ấn định và quy định của pháp luật về thuế, pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không xác định được thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế cho hàng hóa cùng loại chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình tính theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. - Tính số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 131 Thông tư này. - Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). 7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan a) Khi ấn định thuế cơ quan hải quan phải ban hành quyết định ấn định thuế theo mẫu số 01/QĐAĐ/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, đồng thời gửi cho người nộp thuế biết trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế; b) Trường hợp số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định lớn hơn số tiền thuế thực tế phải nộp theo quy định, cơ quan hải quan phải hoàn trả lại số tiền nộp thừa; c) Trường hợp cơ quan hải quan có cơ sở xác định quyết định ấn định không đúng thì ban hành quyết định huỷ quyết định ấn định theo mẫu số 02/HQĐAĐ/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án. 8. Trách nhiệm của người nộp thuế a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, theo đúng quy định tại Điều 107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33, 34, 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt theo quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. b) Trường hợp không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích, khiếu nại, hoặc khởi kiện về việc ấn định thuế theo quy định của pháp luật về khiếu nại, khởi kiện. Điều 26. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa 1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được coi là nộp thừa trong các trường hợp: a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; trừ trường hợp không được miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Quản lý thuế; b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. 2. Hồ sơ, thủ tục xử lý đối với số tiền thuế được hoàn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 Phần V Thông tư này. 3. Việc xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hướng dẫn như sau: a) Hồ sơ bao gồm: a.1) Công văn đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt nêu rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực tế đã nộp; lý do nộp thừa, cách đề nghị xử lý: 01 bản chính; a.2) Hồ sơ hải quan và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: 01 bản chụp; a.3) Chứng từ nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp phạt: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu. b) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do người nộp thuế nộp, đối chiếu với hồ sơ hải quan gốc lưu tại đơn vị, xác định tính thống nhất, hợp lệ và tính chính xác, đúng quy định của hồ sơ và xử lý như sau: b.1) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 03/QĐHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b.2) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp nhưng kê khai của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa chưa chính xác thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết và ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phù hợp với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đúng theo quy định; b.3) Trường hợp xác định thực tế không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết, nêu rõ cơ sở xác định không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. c) Thời hạn cơ quan hải quan xử lý hồ sơ nêu tại điểm b khoản này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị trả lại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; d) Trên cơ sở quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải thanh khoản số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế nộp: "Hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.. đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của..." (theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này) và sao 01 bản tờ khai đã thanh khoản này để lưu vào hồ sơ hoàn thuế, trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế đồng thời thực hiện theo trình tự hướng dẫn tại Điều 130 Thông tư này. 4. Thẩm quyền quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: Cơ quan hải quan nơi có phát sinh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định. 5. Việc xử lý đối với số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 130 Thông tư này. Điều 27. Đưa hàng về bảo quản 1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản: a) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai chỉ chấp nhận cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này; Người khai hải quan có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian chờ kết quả giám định. b) Căn cứ kết quả giám định, công chức hải quan xác nhận thông quan hàng hóa hoặc báo cáo Chi cục trưởng hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng; kiểm dịch động vật, thực vật, y tế; kiểm tra an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành). a) Hàng hóa phải kiểm dịch: Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp phải kiểm dịch tại địa điểm kiểm dịch trong nội địa, cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch, hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật), hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản), hoặc giấy tờ khác để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng: b.1) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quan tại các địa điểm sau: b.1.1) Cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu. b.1.2) Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận. b.1.3) Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: Trường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa điểm này và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. b.2) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.2.1) Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm bảo quản và bàn giao cho Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm bảo quản hoặc vận chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. b.2.2) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan quản lý địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành. b.3) Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai: b.3.1) Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa; b.3.2) Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. b.3.3) Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về địa điểm bảo quản đến khi được thông quan. b.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa: b.4.1) Tiếp nhận biên bản bàn giao của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. b.4.2) Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan. b.4.3) Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai. c) Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm thì thực hiện quản lý hải quan như hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. d) Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành: d.1) Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư này. d.2) Trường hợp hàng hóa không đạt điều kiện nhập khẩu: d.2.1) Tái chế: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được tái chế hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “hàng hoá được tái chế theo văn bản số … ngày …” trên tờ khai hải quan, giao cho người khai hải quan mang hàng về tái chế; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản thì người khai hải quan thực hiện tái chế theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi tái chế, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xác nhận thông quan; trường hợp không đạt điều kiện nhập khẩu thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 2 Điều này. d.2.2) Buộc tiêu huỷ: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tiêu hủy hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “Hàng hoá bị tiêu huỷ theo văn bản số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” trên tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục hải quan. d.2.3) Buộc tái xuất: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tái xuất hàng hóa, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu giải quyết thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định. Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi số, ngày của văn bản buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và lưu văn bản buộc tái xuất vào hồ sơ nhập khẩu lô hàng. Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên quan khác khi có yêu cầu. Quy định đưa hàng về bảo quản tại Điều này áp dụng đối với cả lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Điều 15 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Điều 28. Giải phóng hàng 1. Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp được giải phóng hàng sau khi chủ hàng đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế. Sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích, phân loại, Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai phân công công chức hải quan kiểm tra tính lại thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) và xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Trường hợp hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định, phân tích, phân loại thì kết quả giám định, phân tích, phân loại này được áp dụng cho các lô hàng của chính loại hàng đó, do doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu sau đó tại cùng Cục hải quan tỉnh, thành phố. Hướng dẫn này không áp dụng cho việc giám định để xác định lượng hàng. Số tiền thuế chênh lệch tăng (nếu có) sau khi có kết quả xác định giá, phân tích phân loại người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này. 2. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền thì hàng hóa được thông quan nếu chủ hàng đã nộp đủ tiền phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phạt phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Chi cục trưởng Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định giải phóng hàng. Điều 29. Thông quan hàng hóa 1. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây: a) Hàng hóa được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan; b) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Hải quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn; c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này hoặc hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi nhận hàng mà chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp. d) Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan nếu có: d.1) Giấy thông báo miễn kiểm tra; hoặc d.2) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; hoặc d.3) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu. đ) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%; e) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng được thông quan với điều kiện: e.1) Phải có văn bản của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; e.2) Phải kê khai nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có). g) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp được thông quan với điều kiện: g.1) Phải có văn bản của Bộ chủ quản xác nhận hàng hóa phục vụ cho mục đích phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp. g.2) Phải kê khai nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế. h) Hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được thông quan nếu có thông báo tiếp nhận viện trợ của Bộ chủ quản. 2. Thẩm quyền quyết định thông quan: a) Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; b) Chi cục trưởng Chi cục hải quan phân công công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế. Điều 30. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu 1. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thuỷ nội địa là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh. 2. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, chứng từ vận chuyển xác định hàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. 3. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải, hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”. 4. Đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”. 5. Đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất là tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất. 6. Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan quản lý CFS xác nhận “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO CFS …”; Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ CFS ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất; vận đơn hoặc chứng từ tương đương vận đơn. 7. Đối với hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục Hải quan khu phi thuế quan xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN”. 8. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địa và hàng hoá của doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan. 9. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan. Điều 31. Huỷ tờ khai hải quan 1. Các trường hợp huỷ tờ khai hải quan: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành; b) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. c. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau: c.1. Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu; c.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa; 2. Trình tự thủ tục huỷ tờ khai hải quan thực hiện như sau: a) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ; b) Ghi chú trên hệ thống: tờ khai này đã được huỷ; c) Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai. 3. Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký. Điều 32. Phúc tập hồ sơ hải quan Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã được thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phúc tập hồ sơ hải quan. Điều 33. Kiểm tra sau thông quan Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này. Chương II MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHÁC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU Điều 34. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt là SXXK) bao gồm: 1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; 2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm; 3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài; 4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; 5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu; 6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài. Điều 35. Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK 1. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK bao gồm: a) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK; b) Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn: b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; hoặc b.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nội địa. c) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa. 2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu. 3. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu. Điều 36. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư 1. Địa điểm làm thủ tục hải quan Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục hải quan sau đây: a) Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất; b) Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình tập đoàn (công ty mẹ - công ty con) có đơn vị thành viên chuyên trách thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì được lựa chọn một Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục hải quan tại cửa khẩu nhập nguyên liệu, vật tư để làm thủ tục hải quan. Quy định này áp dụng đối với cả doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. 2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu số 22/DMNVL-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký. c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó: c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng. c.2) Mã số hàng hóa là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu. c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. c.5) Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã số hàng hóa, đơn vị tính, mã nguyên liệu, vật tư trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi báo cáo quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu. 3. Kiểm tra cơ sở sản xuất để áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 20 Thông tư này: a) Thời điểm nộp văn bản cam kết có cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: Doanh nghiệp nộp cam kết cơ sở sản xuất trước thời điểm làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Cơ quan Hải quan tiếp nhận cam kết cơ sở sản xuất do doanh nghiệp nộp và nhập thông tin cơ sở sản xuất vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống. b) Các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất: b.1) Doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc; b.2) Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác với cơ sở sản xuất sản phẩm; b.3) Doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu b.4) Kiểm tra trên cơ sở kết quả áp dụng quản lý rủi ro, có thông tin nghi vấn doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; kiểm tra xác suất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. c) Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất: Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được thực hiện sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được tiến hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. d) Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất: Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết trước 02 ngày làm việc. đ) Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất: đ.1) Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trong văn bản cam kết hoặc có thể kiểm tra thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất qua chính quyền sở tại như Công an, Thuế địa phương, tổ dân phố,… đ.2) Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất: đ.2.1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. đ.2.2) Kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để xác định quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm; đ.3) Kiểm tra năng lực sản xuất, công suất hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị, số lượng công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất để xác định sự phù hợp với mặt hàng, lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. e) Lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất: Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất; trong kết luận kiểm tra phải xác định rõ: e.1) Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, có dây chuyền máy móc, thiết bị phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đúng như văn bản cam kết hoặc e.2) Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất đi thuê hoặc dây chuyền máy móc, thiết bị không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp này thực hiện truy thu đầy đủ các loại thuế theo qui định như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh. Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra. 4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này. Điều 37. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu (viết tắt là định mức) và đăng ký sản phẩm xuất khẩu 1. Địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu: thực hiện tại Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. 2. “Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu” bao gồm: a) “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm xuất khẩu; b) “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu; c) “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật tư hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Cách tính định mức, định mức bình quân thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Thông báo định mức a) Trách nhiệm của doanh nghiệp: a.1) Xây dựng định mức để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. a.2) Thông báo định mức nguyên liệu chính: Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Nguyên liệu chính do doanh nghiệp tự xác định, phù hợp với định mức thực tế và chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan theo mẫu số 23/TBĐM-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trong đó phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Khi thực hiện thông báo định mức, doanh nghiệp nộp 01 bản sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) cho cơ quan hải quan để lưu. a.3) Lưu định mức tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi doanh nghiệp nộp Bảng thông báo định mức, cơ quan hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận thông báo định mức; trường hợp trong bảng thông báo định mức doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật theo điểm a.2 khoản này thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung; b.2) Lưu định mức, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) do thương nhân thông báo cùng hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan; b.3) Thực hiện kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất nếu có thông tin nghi vấn định mức đã thông báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế. Việc kiểm tra định mức thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Thời điểm thông báo định mức: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức nguyên liệu chính. 4. Điều chỉnh định mức a) Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp có văn bản giải trình cụ thể lý do và đề nghị được điều chỉnh định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới. b) Thời điểm điều chỉnh định mức thực hiện trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh. c) Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm: c.1) Các trường hợp điều chỉnh: c.1.1) Do nhầm lẫn tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính); c1.2) Do thay đổi chất lượng nguyên liệu, vật tư, điều kiện sản xuất xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức; c.2) Điều kiện điều chỉnh định mức: c.2.1) Cơ quan hải quan còn lưu thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm, sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày); c.2.2) Doanh nghiệp có đủ cơ sở chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng có định mức điều chỉnh) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức; c.3) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp c.3.1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh. c.3.2) Xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu. c.3.3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan. c.4) Trách nhiệm của cơ quan hải quan c.4.1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức của doanh nghiệp; c.4.2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức; c.4.3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm. c.4.4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành. 5. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan a) Tiếp nhận bảng thông báo định mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu; b) Tiến hành kiểm tra định mức doanh nghiệp đã thông báo như hướng dẫn về kiểm tra định mức như đối với hàng gia công xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 6. Doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu trước thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm theo mẫu số 24/DMSP-SXXK phụ lục III ban hành kèm Thông tư này. 7. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc thông báo, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này. 8. Trường hợp doanh nghiệp thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu tại Chi cục hải quan khác với Chi cục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thì việc thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện như sau: a) Địa điểm thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu: a.1) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm b.2, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: việc thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình SXXK. a.2) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: doanh nghiệp được lựa chọn một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình nhập kinh doanh nhưng sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. b) Khi thông báo định mức, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp lựa chọn để thông báo định mức. Văn bản thể hiện các nội dung: Tên gọi, chủng loại nguyên vật liệu thuộc từng tờ khai nhập khẩu kinh doanh sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng năm tờ khai nhập khẩu kinh doanh, Chi cục hải quan làm thủ tục). Chi cục hải quan nơi làm thủ tục thông báo định mức, sau khi đã làm xong thủ tục thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thì thông báo cho các Chi cục hải quan nơi nhập kinh doanh khác biết (nêu rõ tên nguyên liệu, vật tư, số tờ khai nhập kinh doanh có nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu) kèm bản chụp định mức, danh mục sản phẩm xuất khẩu. Điều 38. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm 1. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu hoặc Chi cục hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 25/TBXKSP-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để thực hiện quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và xử lý hoàn thuế, không thu thuế. Riêng đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu hoặc sản phẩm được xuất khẩu từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu hoặc tại 01 trong 02 Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh nội địa thì không phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh. Đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu SXXK biết. 2. Thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này. Điều 39. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu 1. Nguyên tắc quyết toán a) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm. b) Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được sử dụng để quyết toán nhiều lần. c) Một tờ khai xuất khẩu chỉ được sử dụng để quyết toán một lần. Riêng một số trường hợp như một lô hàng được quyết toán làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được từng phần. Việc xử lý nguyên liệu, vật tư được quyết toán nhiều lần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 129 Thông tư này. 2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo qui định tại Điều 117 Thông tư này. 3. Kiểm tra hồ sơ quyết toán Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ quyết toán do doanh nghiệp nộp và thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 127 Thông tư này. 4. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu a) Điều kiện chuyển tiêu thụ nội địa: Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được chuyển tiêu thụ nội địa nếu doanh nghiệp không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng. b) Thủ tục hải quan: b.1) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu ban đầu. b.2) Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục hải quan đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, tờ khai nhập khẩu,… và lý do chuyển tiêu thụ nội địa. b.3) Lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. b.4) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục hải quan phê duyệt, người khai hải quan kê khai trên tờ khai hải quan mới và làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm nhập khẩu ban đầu). b.5) Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định; hàng hóa nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa phải kiểm tra thực tế để xác định hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa phù hợp với thông tin trên hồ sơ nhập khẩu ban đầu. 5. Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại cơ sở sản xuất của người khai hải quan thực hiện theo qui định của pháp luật và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp phế liệu, phế phẩm vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy thì thực hiện như hàng hóa của DNCX theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này. Điều 40. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu 1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, thông báo định mức, báo cáo quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này. 2. Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Thông tư này. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK; trên tờ khai xuất khẩu ghi rõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm. Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KINH DOANH TẠM NHẬP-TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại Thông tư này (trừ một số loại hàng hóa theo Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương và mặt hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau: 1. Thủ tục hải quan tạm nhập a) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập. b) Hồ sơ hải quan tạm nhập: Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại thương nhân phải đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai) và phải nộp 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu. c) Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất. 2. Thủ tục hải quan tái xuất a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất: Thủ tục hải quan tái xuất thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. b) Hồ sơ Hải quan tái xuất: b.1) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu. b.2) Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp: b.2.1) 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm nhập; b.2.2) 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập. c) Cửa khẩu tái xuất: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ Công Thương. d) Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 61 Thông tư này. đ) Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Trong trường hợp vận chuyển bằng container, không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất; Trường hợp có lý do chính đáng, thương nhân đề nghị chuyển sang container khác hoặc phương tiện vận tải khác nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan để tái xuất, Chi cục hải quan nơi giám sát hàng hóa xem xét, quyết định và bố trí công chức giám sát việc chuyển hàng hóa sang container, phương tiện vận tải của thương nhân. e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam. g) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, sau khi đã làm thủ tục hải quan, vào 17 giờ hàng ngày Chi cục hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, quản lý theo quy định. 3. Thời hạn và địa điểm lưu giữ a) Thời gian lưu giữ: a.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. a.2) Thủ tục, thẩm quyền gia hạn: Trường hợp thương nhân có văn bản đề nghị gửi Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định trong các trường hợp bất khả kháng và hợp đồng mua bán hàng hóa có thay đổi về điều kiện, thời gian giao hàng. b) Địa điểm lưu giữ: b.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu tạm nhập. b.2) Hàng tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan phải làm thủ tục đưa vào, đưa ra kho theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư này; thời hạn gửi kho được tính theo thời hạn hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam. 4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất a) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã làm thủ tục hải quan tạm nhập phải được niêm phong hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh, hàng rời không đủ điều kiện niêm phong Hải quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan bảo quản nguyên trạng và vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất. Trên Biên bản bàn giao hàng hóa phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất để giám sát thực xuất khẩu. b) Hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì phải niêm phong hải quan, thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm e.1 khoản 4 Điều này. c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập: c.1) Niêm phong hàng hóa, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu số 26/BBBG-TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu xuất; c.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý. c.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để truy tìm lô hàng. d) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất: d.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao. d.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao. d.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu. d.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để lưu hồ sơ. d.5) Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm). d.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu tái xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trong việc truy tìm lô hàng. đ) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát hải quan: Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng. e) Trách nhiệm của thương nhân, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa: e.1) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, người khai hải quan/người vận tải phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát. e.2) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người khai hải quan/người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá. 5. Thủ tục hải quan hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa a) Hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp không tái xuất được hoặc không tái xuất hết thì phải tái xuất hết qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn lưu giữ tại Việt Nam. b) Hàng hóa khác được phép chuyển tiêu thụ nội địa nếu không tái xuất được hoặc không tái xuất hết do đối tác nước ngoài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau: b.1) Thương nhân có văn bản đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập. b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này. b.3) Sau khi được Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, thương nhân làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa. Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu 1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan. 2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam: cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo quy định phải xin phép của Bộ Công Thương thì người khai hải quan phải nộp bản chụp, xuất trình bản chính Giấy phép kinh doanh hàng hóa chuyển khẩu cho hải quan giám sát tại cửa khẩu. 3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam. 4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập. 5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC Điều 43. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 2. Đối với sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công gia công; nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi quyết toán xong hợp đồng gia công bán tại thị trường Việt Nam thì đăng ký tờ khai hải quan mới theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Thương nhân thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, chính sách thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thủ tục hải quan cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 44. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần 1. Hình thức đăng ký tờ khai một lần được áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện sau: a) Tên hàng hóa trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần; b) Hàng hoá khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng hoá có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần; c) Doanh nghiệp là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan. 2. Hiệu lực của tờ khai đã đăng ký a) Tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đối với hàng gia công có phụ lục hợp đồng thì tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của phụ lục hợp đồng. b) Tờ khai chấm dứt hiệu lực trước thời hạn trong các trường hợp: b.1) Có sự thay đổi chính sách thuế, chính sách quản lý xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờ khai; b.2) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực; b.3) Doanh nghiệp đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu hết lượng hàng khai trên tờ khai; b.4) Doanh nghiệp thông báo không tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hết lượng hàng đã khai trên tờ khai hải quan; b.5) Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá từng lần không đúng về tên hàng, mã số hàng hoá đã khai trên tờ khai hải quan đăng ký một lần; b.6) Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần. b.7) Trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần, doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến không đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều này. 3. Việc làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo hình thức đăng ký tờ khai một lần được thực hiện tại một Chi cục hải quan. 4. Thủ tục đăng ký tờ khai một lần a) Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần. b) Hồ sơ hải quan gồm: b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính; b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu: nộp 01 bản chụp; b.3) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy phép); b.4) Sổ và Phiếu theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (Sổ theo mẫu số 27/STD/2013; Phiếu theo mẫu số 28/PTD/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). c) Chi cục hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01 sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp. 5. Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần a) Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. b) Lãnh đạo Chi cục hải quan căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro thông báo khi đăng ký tờ khai hải quan và tình hình thực tế tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu từng lần để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp. 6. Báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần a) Trách nhiệm của doanh nghiệp: a.1) Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần với Chi cục hải quan; a.2) Hồ sơ gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. b) Chi cục hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng lượng hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào tờ khai hải quan. Điều 45. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ 1. Giải thích từ ngữ: a) “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác. b) “Người xuất khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam. c) “Người nhập khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ. 2. Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ a) Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. b) Đối với hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. c) Đối với các loại hàng hoá khác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. 3. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình. 4. Hồ sơ hải quan gồm: a) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ (theo Phụ lục IV, hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 04 bản chính; b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản chụp; c) Hóa đơn xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu; d) Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận đơn - B/L). 5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan và giao hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan. Nếu quá thời hạn trên doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, làm tiếp thủ tục hải quan. 6. Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ a) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu: a.1) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai, trong đó ghi rõ Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu tại ô 29 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu; a.2) Giao 04 tờ khai hải quan cho doanh nghiệp xuất khẩu. a.3) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai hải quan, chuyển 01 tờ khai hải quan còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ. b) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu: b.1) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan; b.2) Nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu theo qui định; b.3) Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu chuyển 03 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp nhập khẩu để làm tiếp thủ tục nhập khẩu. b.4) Nhận lại 01 tờ khai hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu chuyển đến; tờ khai hải quan phải có xác nhận, ký tên, đóng dấu đầy đủ của 04 bên: doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu. c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ: c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu; c.2) Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra; c.3) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai; c.4) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp xuất khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình; c.5) Fax cho Chi cục hải quan nhập khẩu Tờ khai hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu. 7. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ a) Sau khi nhận được 03 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ. b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ: b.1) Tiếp nhận bản fax tờ khai hải quan xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu gửi; b.2) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu nộp; b.3) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan; b.4) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 02 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình. b.5) Có văn bản thông báo (mẫu số 29/TBXNKTC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng. 8. Tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ có giá trị để quyết toán khi: Tờ khai hải quan được khai đầy đủ các tiêu chí, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ làm thủ tục tại một Chi cục hải quan, thì Chi cục hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu. 9. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 10. Việc quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 phần V Thông tư này. Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư: a) Đối với dự án đầu tư miễn thuế: a.1) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu. Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này. a.2) Thủ tục nhập khẩu: a.2.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại một Chi cục hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế. a.2.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một số công việc theo hướng dẫn tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Thông tư này. b) Đối với dự án đầu tư không được miễn thuế: Thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại; doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc nơi xây dựng dự án đầu tư. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư không được miễn thuế theo đúng mục đích trên Giấy chứng nhận đầu tư. 3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá miễn thuế. c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa miễn thuế; c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng; c.3) Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ thì phải thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu. Trường hợp nhượng bán cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì hàng hóa miễn thuế phải được trừ vào Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế đã được cấp của doanh nghiệp được chuyển nhượng. c.4) Khi tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường. Điều 47. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận chuyển ra nước ngoài a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển theo mẫu số 30/BKTrC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này. b) Hồ sơ hải quan gồm: 02 bản chính Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển. c) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra theo quy định. 2. Thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hàng hoá đưa hết ra khỏi cảng trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phải thực hiện thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển. b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo và đối chiếu với hải quan khu trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại khu vực trung chuyển. 3. Việc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện như việc giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam. 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển. Điều 48. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan 1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan: a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan. Hàng hoá thuộc loại hình nào thì áp dụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành theo loại hình đó; b) Hàng hoá sau đây được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu: Văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. c) Hàng hoá sau đây không phải làm thủ tục hải quan: c.1) Hàng hóa do cư dân đưa từ nội địa vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc đối tượng không áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ; c.2) Hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thông thường của cư dân tự sản xuất, đánh bắt đưa từ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính. d) Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 116/2010/TT-BTC ngày 04/08/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu. 2. Khi đưa hàng hoá từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hải quan phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhập khẩu). Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất kinh doanh phải đăng ký tên sản phẩm sản xuất, tên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm với cơ quan hải quan. Việc thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng bán trong khu phi thuế quan thực hiện trước khi báo cáo nhập - xuất - tồn. Thông báo định mức đối với loại hình gia công, nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định đối với hai loại hình này. Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất hàng hóa bán vào thị trường nội địa thì khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan phải đăng ký và khai tên, lượng hàng, chủng loại, trị giá nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện; tên sản phẩm sản xuất tại khu phi thuế quan để bán vào thị trường nội địa có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục hải quan ở nội địa hoặc Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục hải quan ở nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. b) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra lại hàng hoá theo quy định. 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài a) Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. b) Hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài thì khi làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có). 5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa a) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. b) Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau: b.1) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan, trước khi làm thủ tục xuất khẩu phải thông báo với cơ quan hải quan định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sản phẩm sản xuất. Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó. b.2) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì khi làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có). b.3) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp. 6. Gia công hàng hoá giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp nội địa a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công hàng hoá cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công đó tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thủ tục hải quan thực hiện như nhận gia công cho thương nhân nước ngoài. b) Trường hợp doanh nghiệp nội địa đặt doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công hàng hoá: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan cho hợp đồng gia công đó tại tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan hoặc Chi cục hải quan trong nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như doanh nghiệp nội địa đặt gia công tại nước ngoài. 7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa a) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan. Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo định mức tại khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thì phải nộp thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế. b) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khi mua hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan. c) Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộ chiếu của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từng người mua. d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuế đối với hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo một trong hai cách sau: d.1) Người mua hàng kê khai nộp thuế tại hải quan cổng kiểm soát khu phi thuế quan: d.1.1) Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phải kê khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai, xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho người mua hàng ) cho Hải quan cổng khu phi thuế quan; d.1.2) Hải quan cổng khu phi thuế quan: Đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan và hoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu tiền thuế, nộp tiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định pháp luật d.2) Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế: d.2.1) Việc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. d.2.2) Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan; d.2.3) Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sự không phù hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàng xuất trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật. 8. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào, đi qua khu phi thuế quan a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan. b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan và phải chịu sự giám sát của Hải quan cổng kiểm soát này. c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định. 9. Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan (đối với khu phi thuế quan gắn liền với cửa khẩu đường bộ) thực hiện theo quy định đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam. 10. Chế độ báo cáo nhập-xuất-tồn: a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan: định kỳ sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn; thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau kỳ báo cáo 15 ngày. Hồ sơ báo cáo gồm: a.1) Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 31/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.2) Bảng tổng hợp hoá đơn nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 32/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.3) Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 33/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này ); a.4) Bảng tổng hợp hoá đơn sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 34/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.5) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 35/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.6) Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 36/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.7) Hoá đơn (bản chụp) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có); a.8) Hoá đơn (bản chụp) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có). b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phi thuế quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho với cơ quan hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo. Hồ sơ báo cáo gồm: b.1) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 37/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này); b.2) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 38/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b.3) Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản (mẫu số 39/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b.4) Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 40/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b.5) Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 41/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b.6) Bảng báo cáo hàng hoá nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 42/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b.7) Hoá đơn (bản chụp) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có). c) Đối với hàng gia công: thực hiện theo quy định đối với loại hình gia công. d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thương mại thuần tuý, vừa gia công hàng hoá: loại hình nào báo cáo theo loại hình đó. đ) Kiểm tra báo cáo nhập-xuất-tồn: đ1) Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng hàng hóa. đ2) Cơ quan Hải quan thực hiện tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn do doanh nghiệp nộp; trên báo cáo nhập-xuất-tồn ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức hải quan tiếp nhận. Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần thiết; nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan bị thẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đó thẩm lậu trở lại nội địa thì hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo cho Cục thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biết để phối hợp xử lý. Điều 49. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất 1. Nguyên tắc chung a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất. b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định. c) DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. d) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX không phải làm thủ tục hải quan. đ) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất. e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. g) Trong một kỳ báo cáo, DNCX phải thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt) với cơ quan hải quan chậm nhất vào thời điểm nộp báo cáo nhập-xuất-tồn. 2. Địa điểm làm thủ tục hải quan a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: tại Chi cục hải quan quản lý DNCX. b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nội địa. c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX nhận gia công. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài: a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định: Căn cứ văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định của giám đốc DNCX kèm danh mục hàng hoá (chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế. b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế. c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa: c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. c.2) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. d) Đối với hàng hoá do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. đ) Hàng hoá gia công: đ.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. đ.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài. đ.3) Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. e) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau: e.1) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ); e.2) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan; e.3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng các doanh nghiệp chế xuất này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). Quy định này áp dụng cho cả các doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. g) Đối với hàng hoá của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng. h) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. i) Hàng hóa của DNCX tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, trừ việc kê khai tính thuế. 4. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX a) Doanh nghiệp chế xuất nộp Báo cáo nhập - xuất - tồn một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục hải quan quản lý DNCX. Đối với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn nộp báo cáo nhập - xuất - tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau hoặc theo quý. b) Báo cáo nhập - xuất - tồn (mẫu số 43/HSBC-CX/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính. Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX thì thực hiện như sau: DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan hải quan. Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý. DNCX tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích. Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. c) Kiểm tra báo cáo nhập-xuất-tồn: c1) Cơ quan hải quan tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn do DNCX nộp, ký tên, đóng dấu công chức ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận trên báo cáo nhập-xuất-tồn. Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. c.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập - xuất - tồn theo quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập - xuất - tồn theo năm, Chi cục hải quan quản lý DNCX nếu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định. d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau: d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất: d.1.1) Thanh lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu; d.1.2) Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho; d.1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định; d.1.4) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi. d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất: d.2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định; d.2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan. 5. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM . b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục hải quan quản lý DNCX. c) Thủ tục thanh lý c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục hải quan quản lý DNCX. c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định. c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan. 6. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hoá nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng hoá nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích. 7. Giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy a) Trách nhiệm của DNCX: a.1) Thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX thời gian bàn giao phế thải cho người vận chuyển. a.2) Vận chuyển và tiêu hủy phế thải theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn. b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý DNCX: Sau khi nhận được thông báo của DNCX, Chi cục hải quan quản lý DNCX có trách nhiệm: b.1) Kiểm tra Giấy phép quản lý phế thải nguy hại (Giấy phép phải còn hiệu lực, phế thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với phế thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong Giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải; b.2) Kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác); b.3) Giám sát việc đưa phế thải vào phương tiện vận chuyển phế thải; giám sát việc vận chuyển phế thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX. b.4) Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển phế thải (Biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức Hải quan kiểm tra, giám sát; tên DNCX có phế thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn giao phế thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải; người vận chuyển phế thải; số hiệu phương tiện vận chuyển phế thải; tên phế thải; những nội dung đã kiểm tra, giám sát …); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản. b.5) Cơ quan hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, DNCX để xử lý. c) Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) sao liên số 4 gửi cho Chi cục hải quan quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập - xuất - tồn hoặc đột xuất, Chi cục hải quan quản lý DNCX kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX. 8. Hàng hóa của DNCX có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo qui định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ và các quy định của Bộ Công Thương. Thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX như sau: a) DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; việc kê khai thuế nội địa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã nhập khẩu của DNCX thực hiện quyền nhập khẩu: b.1) Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan. b.2) Khi bán cho DNCX khác thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e khoản 3 Điều này. c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu: c.1) Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3 Điều này. c.2) Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 3 Điều này. c.3) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 3 Điều này; DNCX thực hiện kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có). 9. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX thuê kho để chứa hàng hóa của doanh nghiệp theo qui định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP: a) DNCX được thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX. b) Trước khi đưa hàng vào kho, DNCX phải thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho. Hàng hóa chỉ được đưa vào kho sau khi được Chi cục hải quan quản lý DNCX chấp nhận bằng văn bản. c) DNCX chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra kho và định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau phải báo cáo tình trạng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho cho Chi cục hải quan quản lý DNCX. d) Định kỳ hàng quý, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra tình trạng hàng hóa gửi kho hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nghi vấn hàng hóa gửi kho không đúng hoặc tiêu thụ nội địa hàng hóa gửi kho. Điều 50. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế 1. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế, nhưng chưa phải nộp thuế . Doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kế hoạch. 2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế được thực hiện theo quy định đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc xử lý hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. 3. Báo cáo nhập - xuất - tồn a) Kết thúc năm (ngày 31/12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo, doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và tổng lượng nguyên liệu đã nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và tổng lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu, tái xuất và tiêu huỷ gửi cơ quan hải quan. b) Theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn, thủ tục nộp thuế, hoàn thuế hàng hoá nhập khẩu vào kho bảo thuế. b.1) Việc theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của kho bảo thuế được thực hiện như theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại khoản 4 Điều 49 Thông tư này. b.2) Trường hợp số lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu và tái xuất ít hơn số lượng nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế cho phần nguyên liệu chưa xuất khẩu của các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu quá thời hạn 365 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan hải quan đến ngày báo cáo; số nguyên liệu chưa đến thời hạn phải nộp thuế sẽ được chuyển sang năm tài chính tiếp theo để báo cáo nhập - xuất - tồn. b.3) Số lượng nguyên liệu đã nộp thuế nhưng sau đó được đưa vào sản xuất và xuất khẩu sẽ được xét hoàn thuế theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này. 4. Kiểm tra, giám sát kho bảo thuế a) Việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. b) Định kỳ 01 năm 01 lần Chi cục hải quan quản lý kho bảo thuế thực hiện kiểm tra việc tổ chức quản lý kho bảo thuế của doanh nghiệp, gồm: b.1) Kiểm tra việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. b.2) Kiểm tra việc duy trì hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu; xuất kho, nhập kho. b.3) Kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu số liệu tồn kho thực tế với tồn kho trên hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo nhập – xuất – tồn của doanh nghiệp. c) Kiểm tra đột xuất hàng tồn kho: c.1) Thực hiện khi có thông tin doanh nghiệp tiêu thụ nguyên vật liệu được bảo thuế vào nội địa. c.2) Khi có nghi vấn gian lận định mức phải áp dụng biện pháp kiểm tra định mức tại doanh nghiệp. Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ (gọi tắt là CFS - container freight station) 1. Hàng hóa được đưa vào CFS bao gồm: a) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS là hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan. b) Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS. 2. Các dịch vụ được thực hiện trong CFS a) Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa. Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các CFS trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam. b) Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba. 3. Thời hạn gửi CFS: Hàng hóa đưa vào CFS được lưu giữ tối đa trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho. Quá thời hạn trên, Chi cục hải quan quản lý CFS yêu cầu chủ kho phải làm thủ tục đưa hàng hóa đó ra khỏi CFS hoặc xử lý như đối với hàng hóa nhập khẩu bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan. 4. Giám sát hải quan: a) CFS, hàng hóa lưu giữ, phương tiện vận tải ra, vào và các dịch vụ thực hiện trong CFS phải chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan. b) Giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra CFS và giám sát việc thực hiện các dịch vụ trong CFS thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Điều 18 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. 5. Hàng hóa từ CFS đưa vào nội địa (bao gồm: hàng từ nước ngoài chưa làm thủ tục nhập khẩu và hàng đã làm thủ tục xuất khẩu gửi CFS) phải làm thủ tục hải quan theo các loại hình tương ứng. Điều 52. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm. 1. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Đối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại Điều 100 Thông tư này, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập, tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập, tạm xuất để cơ quan hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ. 2. Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu. 3. Thời hạn tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu. Hết thời hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan phải thực hiện ngay việc tái xuất, tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất; Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì trước khi hết hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan có văn bản đề nghị, nếu được Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất đồng ý thì được gia hạn thời gian tạm nhập, tạm xuất theo thỏa thuận với bên đối tác; Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. 4. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu (mua, bán, biếu, tặng) máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan như hàng hóa tạm nhập, tạm xuất chuyển tiêu thụ nội địa, cụ thể như sau: a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chuyển quyền sở hữu gửi Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất. b) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu, xuất khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển quyền sở hữu (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm tạm nhập, tạm xuất). Điều 53. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác 1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước ngoài: a) Người khai hải quan a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương tiện. a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó. b) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Điều 73 và Điều 100 Thông tư này. 2. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam: Tàu biển, tàu bay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam để sửa chữa, bảo dưỡng phải làm thủ tục hải quan như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau: a) Hồ sơ hải quan: Ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan 01 bản chụp hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài; b) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập. c) Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với Chi cục hải quan cửa khẩu. d) Kiểm tra, giám sát hải quan: d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế tàu biển, tàu bay tạm nhập, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng; d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin tàu biển, tàu bay trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế tàu biển, tàu bay tái xuất, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ và đến khi thực xuất ra nước ngoài. Riêng linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau: a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải nộp thêm 01 bản chụp văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập-tái xuất để giới thiệu sản phẩm). b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu. c) Thời hạn tái xuất, tái nhập c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan. c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh: a) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu. b) Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu. c) Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập trên cơ sở xác nhận của cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện. 5. Hàng tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương. b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại Phần III Thông tư này. c) Địa điểm làm thủ tục tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu. 6. Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ. a) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu. b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, người khai hải quan phải nộp thêm: b.1) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: 01 bản chính; b.2) Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp; c) Thời hạn tạm nhập tái xuất: Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập – tái xuất để tiếp tục thực hiện hoạt động dầu khí thì có văn bản đề nghị Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập gia hạn theo thỏa thuận với đối tác. d) Kiểm tra, giám sát hải quan: d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế thiết bị phục vụ khai thác dầu khí; d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế hàng hóa tái xuất; 7. Thanh khoản tờ khai tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập a) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan để thanh khoản hồ sơ theo quy định. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì sau khi hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định. b) Thời hạn thanh khoản: thực hiện như đối với thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 127 Thông tư này c) Hồ sơ thanh khoản gồm: c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạm xuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập, lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạm xuất - tái nhập; c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khai tái nhập; c.3) Các giấy tờ khác có liên quan. 8. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa. Hàng hóa tạm nhập-tái xuất quy định tại Điều này nếu chuyển tiêu thụ tại Việt Nam thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 52 Thông tư này. Riêng hàng hóa tạm nhập tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm nếu được bán, tặng tại hội chợ, triển lãm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, nộp thuế trên tờ khai nhập khẩu phi mậu dịch với Chi quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập. Điều 54. Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hoá theo phương thức quay vòng 1. Các phương tiện này bao gồm: a) Container rỗng có hoặc không có móc treo; b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng (flex tank). 2. Thủ tục hải quan a) Đối với phương tiện của hãng vận tải a.1) Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu. a.2) Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở. b) Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từ nước ngoài hoặc người có phương tiện quay vòng hoặc người được chủ phương tiện quay vòng ủy quyền) cam kết sử dụng phương tiện quay vòng đúng mục đích tại bảng kê (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) để làm thủ tục theo phương thức quay vòng. c) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm xuất, tạm nhập; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn. d) Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau: d.1) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng. d.2) Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, cụ thể như sau: d.2.1) Tiếp nhận bảng kê tạm nhập đã đăng ký và làm thủ tục tạm nhập; d.2.2) Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan theo loại hình nhập kinh doanh, kê khai, tính thuế và thực hiện thu thuế (thời điểm tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan) theo hướng dẫn tại khoản 8, Điều 11 Thông tư này; d.2.3) Xử lý vi phạm về thời hạn tạm nhập - tái xuất và tính chậm nộp (nếu có); d.2.4) Sau khi hoàn thành thủ tục thu thuế, tiền chậm nộp và xử lý vi phạm (nếu có) thì thực hiện thanh khoản bảng kê tạm nhập. 3. Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải là container, bồn mềm thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 53 Thông tư này. Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại 1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm: a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất; b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác. 2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại: a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập. b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập. 3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại; a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp; a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp. b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây. c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định. d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập. 5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính; a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp. b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái xuất với khi tạm nhập. c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau: c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ; hoặc c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam. c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa. 6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4 Điều này để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư này. Điều 56. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan 1. Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu a) Nơi làm thủ tục xuất khẩu: tại Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất khẩu qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất. b) Hồ sơ hải quan gồm: b.1) Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất khẩu hàng; b.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính; b.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính; b.4) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chính hoặc bản chụp; b.5) Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan (nếu hàng xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan): nộp 01 bản chụp. b.6) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp. c) Thủ tục hải quan thực hiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại. Hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập khẩu (nếu có lấy mẫu); đối chiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với thực tế hàng hoá xuất khẩu; ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và việc xác định sự phù hợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng hoá trước đây đã nhập khẩu. d) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu trả lại xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây. 2. Trường hợp hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan, nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng hải quan tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập. Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế Việc quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Điều 58. Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư này và các Thông tư số 99/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế; Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ. Điều 59. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan vào kho ngoại quan. a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan Hàng hoá theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được gửi kho ngoại quan. b) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm: b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính. b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan: 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan). Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan. b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính; b.4) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa đưa khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp; b.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản chụp. b.6) Các chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của Bộ, ngành có liên quan. c) Thủ tục hải quan c.1) Đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan. c.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá. c.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan: a.1) Các loại hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; a.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế, sau đó đưa trở lại kho ngoại quan theo chỉ định của nước ngoài. b) Hồ sơ hải quan: b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính; b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan). Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp. b.3) Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan; b.4) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi tiết (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải quan); b.5) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): 01 bản chụp. c) Thủ tục hải quan: c.1) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan nêu tại điểm c khoản 1 Điều này. c.2) Xác nhận “hàng đã đưa vào kho ngoại quan” trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư này. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa vào các khu phi thuế quan: a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản chụp; a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính; a.4) Phiếu xuất kho: 01 bản chính. b) Thủ tục hải quan: b.1) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất. b.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính hoặc các địa điểm khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. b.3) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp hàng đưa ra khỏi kho và đưa ra nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác nhau trong cùng một thời điểm thì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản chụp có đóng dấu xác nhận của Chi cục hải quan kho ngoại quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất. b.4) Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; trường hợp kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất thì hải quan kho ngoại quan xác nhận ngay sau khi xếp hàng lên phương tiện. 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau: a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP; a.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế; a.3) Máy móc, thiết bị của nhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công hoặc của doanh nghiệp thuê để thực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo; a.4) Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, gửi kho ngoại quan được nhập khẩu trở lại nội địa theo loại hình tương ứng. b) Hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau đây: b.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP; b.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu; b.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương. c) Thủ tục hải quan: c.1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng, sau đó chủ kho thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan. c.2. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu. c.3. Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu, tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. d) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan. 5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất a) Trách nhiệm của chủ hàng/chủ kho ngoại quan a.1) Lập Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 03 bản; a.2) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, chủ hàng/chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát. a.3) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải/chủ kho ngoại quan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá. b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan: b.1) Xác nhận trên 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; Niêm phong hàng hóa và lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan (gồm: 02 Biên bản bàn giao; 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất và bản chụp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan) cho chủ kho/người vận tải để vận chuyển đến cửa khẩu xuất; b.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý. b.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu xuất, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan quản lý kho ngoại quan để truy tìm lô hàng. c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất: c.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao. c.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao. c.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng xuất kho vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu. c.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu quản lý kho ngoại quan để lưu hồ sơ. c.5) Công chức hải quan cửa khẩu xuất giám sát hàng hóa từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm) và gửi lại cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để lưu giữ, thanh khoản tờ khai. c.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để phối hợp trong việc truy tìm lô hàng. 6. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam a) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết. b) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác áp dụng thủ tục đối với hàng chuyển cửa khẩu. c) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên. 7. Quản lý hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ mới) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) khai, nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau: b.1) Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính b.2) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới: 01 bản chính b.3) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp b.4) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới: 01 bản chụp Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan. c) Sau khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mới, Chi cục hải quan quản lý kho thực hiện việc thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan cũ. d) Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ. 8. Thủ tục thanh lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 9. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan a) Trường hợp chủ kho ngoại quan được chủ hàng ủy quyền thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan thì chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải xuất trình thẻ nhân viên đại lý hải quan. b) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan thường xuyên kiểm tra hoạt động của kho ngoại quan; yêu cầu chủ kho ngoại quan phải có sơ đồ xếp hàng hóa trong kho và sắp xếp hợp lý các khu vực chứa hàng hoặc khu vực thực hiện các dịch vụ trong kho. c) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan bố trí công chức chuyên trách thực hiện việc giám sát kho ngoại quan và các hoạt động của kho ngoại quan; Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác phải chịu sự giám sát hải quan; d) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều này. đ) Định kỳ 06 tháng một lần, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho (theo mẫu số 45/BC-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). e) Thanh khoản tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan phải nộp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Việc xác nhận và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất. g) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan. Điều 60. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Công Thương-Tài chính -Giao thông vận tải - Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Y tế và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới. Điều 61. Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu 1. Nguyên tắc chuyển cửa khẩu Thủ tục chuyển cửa khẩu được thực hiện đồng thời với thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Khi làm thủ tục hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ các thông tin về hàng hóa, địa điểm chuyển cửa khẩu trên tờ khai hải quan để thực hiện chuyển cửa khẩu. 2. Giám sát đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu a) Đối với hàng xuất khẩu: a.1) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), giao cho người khai hải quan, kèm bản chính tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan (bản của người khai hải quan) để chuyển đến hải quan cửa khẩu xuất a.2) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn giao. b) Đối với hàng nhập khẩu: b.1) Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chuyển tờ khai hải quan cho người khai để chuyển đến hải quan cửa khẩu nhập. b.2) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan cửa khẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ, bàn giao hàng hóa và tờ khai hải quan, trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thực tế thì lập 02 bản Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu giao người khai hải quan chuyển đến hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm tiếp thủ tục. 3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng ở xa cửa khẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng chuyển cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu. 4. Hàng hoá là thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) hoặc hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng phục vụ trực tiếp cho hoạt động của chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu. 5. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD): a) Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ. b) Đối với hàng hoá nhập khẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ ICD về Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công. 6. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan/CFS a) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu gửi kho ngoại quan/CFS được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất; Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định của pháp luật. b) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. c) Giám sát hải quan: c.1) Đối với hàng hoá vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến kho ngoại quan/CFS và ngược lại, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS; c.2) Trường hợp hàng hoá vận chuyển từ kho ngoại quan/CFS đến địa điểm làm thủ tục hải quan, chủ kho ngoại quan/CFS lập Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS để xác nhận, niêm phong hải quan và thực hiện việc giám sát, quản lý hải quan giữa các Chi cục hải quan có liên quan. c.3) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 59 Thông tư này. 7. Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan. 8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu. 9. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể. a) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan: a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP; a.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng; a.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao. b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. c) Trường hợp không thể niêm phong hải quan: c.1) Đối với hàng hóa là hàng rời thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu. Trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện theo đề nghị của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. c.2) Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan và do yêu cầu bảo quản đặc biệt không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu; Khi lập Biên bản bàn giao, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. 10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng thay đổi cửa khẩu xuất a) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng chưa vận chuyển đến cửa khẩu xuất hoặc kho CFS: Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu: a.1) Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu số 48/TĐ-CKX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 02 bản chính; a.2) Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất hàng của người nhận hàng hoặc hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản chụp. a.3) Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất) hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua cửa khẩu xuất mới (đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay đổi cửa khẩu xuất sang cửa khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh): 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan thuộc cửa khẩu ghi trên tờ khai hải quan hoặc hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu đã vận chuyển đến kho CFS thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu quản lý: Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan các loại giấy tờ như nêu tại điểm a khoản này. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện thay đổi cửa khẩu xuất. Điều 62. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau: 1. Phương tiện vận tải đường thủy, đường hàng không, đường sắt phải làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh và làm thủ tục nhập cảnh trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì có văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan xuất khẩu, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu được Cục trưởng hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh chấp nhận thì được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh. 2. Phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện khác được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng loại phương tiện vận tải thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan. Chương III THỦ TỤC THÀNH LẬP, DI CHUYỂN, MỞ RỘNG, THU HẸP ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀI CỬA KHẨU VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở NỘI ĐỊA; KHO NGOẠI QUAN, KHO BẢO THUẾ Điều 63. Điều kiện thành lập 1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa a) Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa do Thủ tướng Chính phủ công bố; b) Phải có diện tích từ 10 ha trở lên; c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan. 2. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu: a) Nằm trong quy hoạch của Bộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; b) Thuộc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu kinh tế đặc biệt khác hoặc địa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên ổn định; c) Ở nơi giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; d) Có diện tích từ 01 ha trở lên; e) Các điều kiện khác như quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này. 3. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng: a) Vị trí: gắn liền với trụ sở Chi cục hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của 01 Chi cục hải quan) hoặc ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan); b) Về diện tích: Địa điểm kiểm tra của một Chi cục hải quan phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2; địa điểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan phải có diện tích tối thiểu là 10.000 m2; c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: c.1) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; c.2) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát; c.3) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan. d) Trường hợp địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi. 4. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới: a) Trường hợp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu a.1) Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi; a.2) Về diện tích: Phải có diện tích tối thiểu 5.000m2. a.3) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; a.4) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát; a.5) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan. b) Trường hợp không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu: Điều kiện thành lập như đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu phải đáp ứng điều kiện sau: b.1) Phải gắn liền với khu vực cửa khẩu; b.2) Được UBND tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 5. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS): a) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho bãi; b) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km; c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm; d) Kho, bãi phải có diện tích tối thiểu 1.000m2, có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát; e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan. 6. Đối với kho ngoại quan Điều kiện thành lập kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Vị trí thành lập kho ngoại quan Kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. b) Diện tích b.1) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000m2 trở lên. b.2) Đối với kho chuyên dùng (như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ đặc biệt) diện tích kho ngoại quan có thể nhỏ hơn 5.000 m2 và diện tích kho chứa hàng có thể dưới 1.000m2. b.3) Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt thép,...) phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho. c) Tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh c.1) Đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh và trong phạm vi địa bàn kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thì không yêu cầu phải có tường rào. c.2) Đối với kho ngoại quan nằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. d) Phần mềm quản lý và camera giám sát: d.1) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài đặt phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho theo quy định của cơ quan hải quan và được nối mạng với hải quan quản lý kho ngoại quan. d.2) Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan. 7. Kho bảo thuế Doanh nghiệp đề nghị thành lập kho bảo thuế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu giám sát, quản lý hải quan, tại Thông tư này hướng dẫn cụ thể điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP như sau: a) Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này. b) Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ kế toán và phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho. c) Kho bảo thuế phải nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống này có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan. 8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất a) Chân công trình hoặc kho của công trình phải là nơi tập kết thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư. b) Nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp là nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn, hàng hóa không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra tập trung. c) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất và chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, thi công, lắp đặt sau khi đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan. Điều 64. Hồ sơ thành lập 1. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa gồm: a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính; b) Văn bản chấp thuận thành lập ICD của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp ICD đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính; c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp; d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp; đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính. 2. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu gồm: a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính; b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính; c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp; d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp; đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính. 3. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra tập trung: a) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư: a.1) Văn bản đề nghị thành lập của Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 01 bản chính; a.2) Sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, kinh tế có liên quan trên địa bàn: 01 bản chụp; a.3) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp; a.4) Quy chế hoạt động: 01 bản chính; a.5) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. b) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm làm chủ đầu tư: b.1) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính; b.2) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp; b.3) Quy chế hoạt động: 01 bản chính; b.4) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp; b.5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp; 4. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính; b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp; c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính; d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp; đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp; e) Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, doanh nghiệp phải nộp Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh, thành phố cấp: 01 bản chụp; 5. Hồ sơ thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính; b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp; c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính; d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp; đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp; 6. Hồ sơ thành lập kho ngoại quan a) Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu số 49/TL-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp; c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi cơ quan hải quan có nhu cầu); d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,... kèm sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi ngoại quan nằm trong tổng thể khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp. 7. Hồ sơ thành lập kho bảo thuế a) Đơn xin thành lập kho bảo thuế (mẫu số 50/TL-KBT/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp; c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho; d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,... 8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất: Doanh nghiệp gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố văn bản đề nghị công nhận: 01 bản chính. Điều 65. Trình tự thành lập 1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải quan): a. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan. b. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện: b.1) Kiểm tra hồ sơ; b.2) Khảo sát thực tế kho, bãi; b.3) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan. c. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan theo qui định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp. 2. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); kho ngoại quan (sau đây gọi chung là địa điểm): a) Xin chủ trương thành lập địa điểm a.1) Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dự kiến gồm: sự cần thiết phải thành lập, vị trí địa điểm dự kiến thành lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng,... a.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình hoạt động của các địa điểm đã được thành lập trên địa bàn, đánh giá sự cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý, riêng kho ngoại quan nếu đáp ứng yêu cầu giám sát của công chức hải quan thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan. a.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời và hướng dẫn cụ thể các nội dung cần thực hiện, nếu không đồng ý thì có văn bản trả lời rõ lý do. b) Ra quyết định thành lập địa điểm b.1) Sau khi thống nhất chủ trương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện thì lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm). b.2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: Kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế kho, bãi; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cục Hải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập). b.3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. 3. Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế Doanh nghiệp gửi văn bản, kèm hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định thành lập, nếu không phù hợp thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 66. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động 1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại quan, kho bảo thuế nếu không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện khác theo quy định tại Điều 63 Thông tư này. b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động; c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng; d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng hải quan. đ) Đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế đã được thành lập trước đây, nhưng đến ngày 31/12/2014 mà không mở rộng diện tích để đáp ứng quy định nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 64 Thông tư này. 2. Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố: a.1) Ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế. a.2) Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa; kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới. b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: b.1. Ra quyết định chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới. b.2. Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Bộ Tài chính chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. c) Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. 3. Tạm dừng hoạt động của các địa điểm: a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có hàng hóa và doanh nghiệp có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại quan; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. b) Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng kể từ ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị. c) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, các địa điểm trên không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. d) Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành lập và hoạt động của các địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp nhận cho phép hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. Trường hợp không đáp ứng điều kiện hoặc doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 67. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp địa điểm 1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp hoặc mở rộng diện tích địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 63 Thông tư này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm: a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp; b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp; c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng. 2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành: a) Kiểm tra hồ sơ; b) Khảo sát thực tế kho bãi; c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc di chuyển đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới cùng nằm trong khu vực đã thành lập hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện để di chuyển, mở rộng, thu hẹp. d) Trường hợp di chuyển địa điểm đã được thành lập đến địa điểm mới nằm ngoài khu vực đã thành lập thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định di chuyển địa điểm. 3. Riêng các địa điểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này phải nằm trong quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính thì việc di chuyển địa điểm phải được Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính có văn bản chấp nhận. Điều 68. Chuyển đổi quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu 1. Thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu địa điểm thực hiện như sau: a) Chủ địa điểm có công văn đề nghị chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm; b) Chủ mới làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm. Hồ sơ chuyển đổi theo quy định tại Điều 64 Thông tư này; c) Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi chủ sở hữu, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan quyết định, không phải khảo sát lại thực tế kho, bãi nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho, bãi hiện hành. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định. 2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu: a) Chủ sở hữu có công văn đề nghị đổi tên, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác nhận. b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Hải quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên chủ sở hữu trên Quyết định thành lập địa điểm. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định. Phần III THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI Điều 69. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm: 1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; 2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; 3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo; 4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; 5. Hàng mẫu không thanh toán; 6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh; 7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; 8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; 9. Hàng hoá phi mậu dịch khác. Điều 70. Người khai hải quan Người khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là một trong các đối tượng sau đây: 1. Chủ hàng; 2. Đại lý làm thủ tục hải quan nếu chủ hàng ký hợp đồng với đại lý; 3. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản. Trong trường hợp ủy quyền, người nhận uỷ quyền được nhân danh mình khai, ký tên, đóng dấu vào tờ khai hải quan. Điều 71. Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu 1. Giấy tờ phải nộp gồm: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính; b) Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư này): 01 bản chụp; c) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính; d) Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính; đ) Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản chụp có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu; e) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản chụp; g) Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính; h) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm e.5 khoản 2 Điều 12 Thông tư này: 01 bản chính; i) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản chụp; k) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có. 2. Giấy tờ phải xuất trình gồm: a) Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 69 Thông tư này); b) Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên. 3. Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này. Điều 72. Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu 1 Giấy tờ phải nộp gồm: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính; b) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính; c) Văn bản cho phép xuất khẩu viện trợ nhân đạo và tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp xuất khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính; d) Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp xuất khẩu tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình): 01 bản chụp có chứng thực; đ) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức ra nước ngoài: 01 bản chụp có chứng thực; e) Giấy phép xuất khẩu hàng hoá (đối với trường hợp xuất khẩu hàng cấm, hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính; g) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có. 2. Hồ sơ để xác định hàng hoá xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này. Điều 73. Thủ tục hải quan 1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ. 2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP . Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. 3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện. 5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất cảnh không nhằm mục đích thương mại a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái xuất dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan (bản lưu hải quan) để thanh khoản hồ sơ theo quy định. b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái nhập dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định. c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần IV THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG Mục 1. ĐỐI VỚI Ô TÔ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI Điều 74. Thủ tục hải quan đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập) 1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo Hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới: a.1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính; a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; a.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, quá cảnh: xuất trình bản chính; a.4) Danh sách hành khách (đối với ô tô vận chuyển hành khách): nộp 01 bản chính; a.5) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính; a.6) Giấy tờ khác theo qui định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính; a.7) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống. b) Đối với phương tiện tạm nhập theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau: b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất trình bản chính; b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission Document): xuất trình bản chính; b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất trình bản chính; b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính. c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình giấy tờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể như sau: c.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: xuất trình bản chính; c.2) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực: xuất trình bản chính; c.3) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; c.4) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện: xuất trình bản chính; c.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất: do cơ quan hải quan in từ hệ thống. 2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 75. Thủ tục hải quan đối vối ôtô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất) 1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới: a.1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có): nộp bản chính; a.2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính; a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính; a.4) Danh sách hành khách (nếu là xe khách tuyến): nộp bản chính; a.5) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời cho cả phương tiện vận tải và hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh): xuất trình bản chính; a.6) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính. b) Đối với phương tiện tái xuất theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau: b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất trình bản chính; b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission Document): xuất trình bản chính; b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất trình bản chính; b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính. c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải xuất trình bản chính các giấy tờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể: c.1) Giấy đăng ký phương tiện; c.2) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện; c.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất. 2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 76. Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập) Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập) thực hiện theo qui định tại Điều 74, Điều 75 Thông tư này. Riêng tờ khai phương tiện sử dụng mẫu số 52/PTVTĐB/TX-TN/2013 phụ lục III kèm theo Thông tư này. Trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệ thống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải. Mục 2. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 46 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐ-CP Điều 77. Cơ chế quản lý phương tiện vận tải thô sơ 1. Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện di chuyển bằng sức người hoặc động vật kéo (ví dụ: xe kéo, xe lôi, xe ngựa, xe bò kéo,...). 2. Khi xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải thô sơ, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện không phải xin giấy phép, không phải khai tờ khai phương tiện tận tải. Điều 78. Thủ tục hải quan Đối với các phương tiện vận tải thô sơ khi xuất cảnh, nhập cảnh, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải khai báo và nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau: 1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu); 2. Tờ khai hành lý của người điều khiển phương tiện vận tải và của hành khách (nếu có). Mục 3. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 47 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐ-CP Điều 79. Thủ tục hải quan đối với ô tô không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ sau: a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới: a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính; a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính; a.4) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống; a.5) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính. b) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình bản chính các giấy tờ theo qui định tái Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể: b.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải; b.2) Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; b.3) Giấy đăng ký phương tiện; b.4) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện; b.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). 2. Đối với ô tô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính; b) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền: xuất trình bản chính; c) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp bản chính. 3. Đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu số 52/PTVTĐB/TX-TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệ thống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải. 4. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 80. Thủ tục hải quan đối với thuyền xuồng, ca nô,… xuất cảnh, nhập cảnh 1. Thủ tục hải quan đối với (tàu, thuyền, xà lan, xuồng, ca nô,...thuộc loại phải đăng ký lưu hành theo qui định đối với phương tiện vận tải thuỷ,… xuất cảnh, nhập cảnh. a) Chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau: a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính; a.2) Giấy đăng ký phương tiện (nếu có): xuất trình bản chính; a.3) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu): xuất trình bản chính; a.4) Tờ khai xuất cảnh hoặc nhập cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện vận tải và của những người làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính; a.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm nhập - tái xuất (mẫu số 53/PTVTĐS/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm xuất – tái nhập (mẫu số 54/PTVTĐS/TX-TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp bản chính. b) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. 2. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh. a) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): nộp bản chụp; a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; a.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống. b) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ sau: b.1) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập-tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính; b.2) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính. c) Đối với mô tô, xe gắn máy hai bánh Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 này, riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu số 52/PTVTĐB/TX-TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này. d) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 81. Quy định riêng cho các phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới 1. Các phương tiện này bao gồm: a) Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam trong ngày (01 ngày) để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu; b) Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới trong ngày (01 ngày) để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam; c) Phương tiện vận tải của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 2. Đối với trường hợp nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu có lý do chính đáng cần kéo dài thời gian lưu lại tại khu vực cửa khẩu thì người điều khiển phương tiện hoặc chủ hàng hoá có văn bản đề nghị, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét gia hạn, thời gian gia hạn thêm không quá 02 ngày. 3. Các loại phương tiện này chỉ được tạm nhập - tái xuất, tạm xuất-tái nhập qua cùng một cửa khẩu. 4. Các loại phương tiện này không phải có giấy phép, không phải khai bằng tờ khai phương tiện vận tải, cơ quan hải quan cửa khẩu quản lý, theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính. Mục 4. ĐỐI VỚI TÀU BIỂN VIỆT NAM VÀ TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG Điều 82. Người khai hải quan Thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người vận tải (dưới đây gọi chung là thuyền trưởng) chịu trách nhiệm khai và làm thủ tục hải quan cho tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng. Điều 83. Địa điểm làm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Điều 84. Thời hạn làm thủ tục hải quan Người khai hải quan phải khai và nộp hồ sơ hải quan trong thời hạn sau: 1. Chậm nhất hai giờ đối với tàu biển nhập cảnh, kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; 2. Chậm nhất hai giờ trước khi tàu rời cảng đối với tàu biển xuất cảnh. Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng; 3. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể thay đổi, nhưng thuyền trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan cảng biết trước ít nhất ba mươi phút. Điều 85. Khai hải quan Người khai hải quan thực hiện nội dung khai hải quan theo qui định tại Điều 86 Thông tư này và lưu ý các nội dung sau: 1. Bản khai hàng hoá nhập khẩu (cargo declaration) phải được khai đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về mô tả hàng hóa (description of goods); không được ghi chung chung như: hàng bách hóa, hàng thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện gia dụng, đồ chơi trẻ em... Mặt hàng nào ghi chung chung thì phải khai và nộp bổ sung bản kê chi tiết (attached list) của mặt hàng đó. 2. Đối với hành lý của thuyền viên: a) Khai hành lý của cả đoàn vào bản khai hành lý thuyền viên; b) Đối với hàng hoá của thuyền viên thì mỗi thuyền viên khai vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch. 3. Đối với hành lý vượt định mức, hàng hóa của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế. Điều 86. Hồ sơ hải quan 1. Đối với tàu biển nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan cảng, gồm: a) Bản khai chung: 01 bản chính; b) Bản khai hàng hoá: 01 bản chính; c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có): 01 bản chính; d) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính; đ) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính; e) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản chụp; g) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính; h) Bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển (nếu có): 01 bản chính. 2. Đối với tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nếu không có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì thuyền trưởng không phải nộp các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, trừ bản khai chung, bản khai hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách); nếu có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì nộp các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, trừ bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển; ngoài ra xuất trình các giấy tờ sau: a) Hoá đơn mua hàng cung ứng tàu biển; b) Hoá đơn mua hàng miễn thuế (theo đơn đặt hàng). 3. Đối với tàu biển Việt Nam xuất cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan cảng, gồm: a) Bản khai chung: 01 bản chính; b) Bản lược khai hàng hoá: 01 bản chính; c) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính; d) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính; đ) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính; e) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản chụp. 4. Đối với tàu biển quá cảnh: a) Khi làm thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh như quy định nêu tại khoản 1 Điều này. Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh niêm phong hồ sơ (gồm 01 bản khai hàng hoá và 01 phiếu chuyển hồ sơ tàu), giao thuyền trưởng để chuyển cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh. b) Khi làm thủ tục xuất cảnh, thuyền trưởng nộp cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh: Bản khai chung (01 bản chính) và hồ sơ do Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh chuyển đến. 5. Đối với tàu biển chuyển cảng a) Tại cảng nơi tàu đi: a.1) Thuyền trưởng nộp cho Chi cục hải quan cảng bản khai chung, bản khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, bản khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu, bản khai hàng hoá quá cảnh, chuyển tải (nếu có): mỗi loại 01 bản. a.2) Chi cục hải quan cảng niêm phong hồ sơ chuyển cảng, giao cho thuyền trưởng để nộp cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu đến. b) Tại cảng nơi tàu đến, thuyền trưởng nộp bản khai chung (01 bản chính) và hồ sơ chuyển cảng đã niêm phong hải quan do Chi cục hải quan cảng đi chuyển đến. Mục 5. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG Điều 87. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không, tổ chức vận tải hàng không, người điều khiển tàu bay 1. Chậm nhất hai mươi bốn giờ (đối với chuyến bay không thường lệ thì chậm nhất một giờ) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây: a) Số hiệu chuyến bay; b) Quốc tịch tàu bay; c) Loại tàu bay; d) Hành trình bay; đ) Thời gian đến - đi của tàu bay; e) Vị trí đỗ của tàu bay; g) Cửa vào của hành khách; h) Thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo trước một giờ (khi tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh) cho cơ quan hải quan khi có thay đổi về các thông tin, số liệu nêu trên. 2. Chậm nhất 02 giờ (đối với hành trình bay tuyến dài trên 06 giờ bay) và 01 giờ (đối với hành trình bay tuyến ngắn từ 06 giờ bay trở xuống) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, tổ chức vận tải hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây: a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; b) Hành lý ký gửi; c) Danh sách hành khách; d) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay. 3. Ngay sau khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hàng hóa, hành lý xuất khẩu, hành khách xuất cảnh và ngay sau khi tàu bay nhập cảnh đỗ tại vị trí chỉ định, người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan, gồm: a) Tờ khai tổng hợp tàu bay: 01 bản chính; b) Bản lược khai hàng hóa: 02 bản chính; c) Bản lược khai hành lý ký gửi: 02 bản chính; d) Danh sách hành khách: 01 bản chính; đ) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay: 01 bản chính. Điều 88. Trách nhiệm của cơ quan hải quan Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thông tin, số liệu nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Thông tư này từ Cảng vụ hàng không và tổ chức vận tải hàng không cung cấp; tiếp nhận hồ sơ hải quan nêu tại khoản 3 Điều 87 Thông tư này từ người điều khiển máy bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp để làm thủ tục hải quan cho tàu bay theo quy định của pháp luật. Điều 89. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế có kết hợp vận chuyển nội địa thực hiện như đối với tàu bay chuyển cảng. Trên chuyến bay có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc loại hình nào thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định đối với loại hình đó. 2. Trường hợp tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hãng vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trong khoang hầm hàng để đảm bảo việc niêm phong hải quan. Mục 6. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU LIÊN VẬN QUỐC TẾ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH BẰNG ĐƯỜNG SẮT Điều 90. Thủ tục hải quan đối với tàu nhập cảnh 1. Tại ga liên vận biên giới a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện (sau đây gọi chung là trưởng tàu) nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới những giấy tờ sau: a.1) Giấy giao tiếp hàng hoá (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính; a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2; a.3) Giấy giao tiếp toa xe: 01 bản chính; a.4) Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga liên vận nội địa: nộp 02 bản chính (theo mẫu số 55/BLK-ĐS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); a.5) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không mang theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính; a.6) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính. b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới có trách nhiệm: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp; b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng, số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.4) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá hoặc từng lô hàng sẽ dỡ xuống ga liên vận nội địa; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; b.5) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga: dỡ hàng hoá, hành lý ký gửi xuống kho, bãi để làm thủ tục nhập khẩu tại ga; b.6) Lập biên bản bàn giao hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa: 02 bản; b.7) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; niêm phong hồ sơ hải quan gồm: bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống ga liên vận nội địa: 01 bản chính; vận đơn dỡ hàng tại ga liên vận nội địa: 01 bản photocopy liên 2; biên bản bàn giao 01 bản. 2. Tại ga liên vận nội địa a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa: a.1) Các giấy tờ còn nguyên niêm phong của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới; a.2) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính; a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính. b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp; b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải, niêm phong của Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới (nếu có) đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.4) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga; b.5) Đóng dấu nghiệp vụ và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới gửi đến. Điều 91. Thủ tục hải quan đối với tàu xuất cảnh 1. Tại ga liên vận nội địa: a) Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa những giấy tờ sau: a.1) Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính; a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất khẩu); a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính; a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính. b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp; b.2) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá xuất khẩu hoặc từng lô hàng xuất khẩu; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; b.3) Lập biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: 02 bản; b.4) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; b.5) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: biên bản bàn giao 01 bản; lược khai hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp; vận đơn 01 bản photocopy liên 2, giao cho trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới. 2. Tại ga liên vận biên giới: a) Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: a.1) Các giấy tờ đã được Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa niêm phong; a.2) Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biên giới (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá); a.3) Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính; a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính. a.5) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính; b) Nhiệm vụ của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra những giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp; b.2) Đối chiếu, kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.3) Tổ chức giám sát việc xếp hàng hoá, hành lý đã làm thủ tục hải quan lên từng toa tàu; b.4) Niêm phong hải quan từng toa tàu chứa hàng hoá, hành lý ký gửi hoặc từng lô hàng; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi tàu xuất cảnh; b.5) Tổ chức giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga; b.6) Đóng dấu nghiệp vụ lên các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp; b.7) Đóng dấu và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa gửi đến. Phần V THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Mục 1. CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Điều 92. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế xác định như sau: a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan. b) Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP . c) Thuế suất c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công thương công bố. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. c.2.2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Thông tư quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. c.2.3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150% Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại điểm c khoản này phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định tại Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản có liên quan. Trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì ngoài quy định nêu trên còn phải thực hiện thủ tục kê khai theo hướng dẫn tại Điều 97 Thông tư này. d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ. 2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được xác định như sau: a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2009/TT-BTC ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí. b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD. Điều 93. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp 1. Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp: a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là: a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối; a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá; a.3) Tỷ giá tính thuế. b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là: b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp; b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 92 Thông tư này; b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b.4) Tỷ giá tính thuế. 2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp: a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá x Tỷ giá tính thuế b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp = Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Thông tư này + Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này Điều 94. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp 1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương là người nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. 2. Căn cứ tính thuế: a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 92 Thông tư này. 3. Phương pháp tính thuế: Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp Tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp = Số tiền thuế phải nộp tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 hoặc khoản 2 Điều 93 Thông tư này + Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp Điều 95. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế; thủ tục thu nộp, hoàn trả đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp 1. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế: a) Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 98 Thông tư này; b) Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 Thông tư này. 2. Thủ tục thu nộp, hoàn trả: a) Thủ tục thu nộp: a.1) Trường hợp thuế nhập khẩu thuộc loại chuyên thu thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp cùng vào tài khoản thu ngân sách tương ứng. a.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất, thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan như thuế nhập khẩu. b) Thủ tục hoàn trả: Sau khi nhận được Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hoặc Quyết định không áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương (quyết định chính thức), cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả cho đối tượng nộp thuế nếu nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này. Điều 96. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt 1. Đối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới (thời điểm thay đổi mục đích sử dụng). Trong đó: a) Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính. b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 11 Thông tư này. 2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tại khoản 16 Điều 100 Thông tư này thì thực hiện tính thuế theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này. 3. Đối với hàng hoá nhập khẩu phải chịu thêm một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử) thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống phân biệt đối xử. Điều 97. Thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 1. Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi nếu thỏa mãn các nội dung nêu tại chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính, không phân biệt những máy móc, thiết bị đó được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau. 2. Để có cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại những máy móc, thiết bị là tổ hợp hoặc dây chuyền được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hay tháo rời, thủ tục thực hiện như sau: a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, người khai hải quan có trách nhiệm đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền tính thuế theo máy chính (theo mẫu số 04/ĐKDMTBTT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) với Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Trường hợp nơi đóng trụ sở không có Chi cục hải quan thì đăng ký với Chi cục hải quan nơi thuận tiện nhất. Nếu người khai hải quan đăng ký danh mục và nhập khẩu máy móc, thiết bị (một lần hay nhiều lần) tại cùng một Chi cục thì thông báo cho Chi cục đó khi làm thủ tục đăng ký danh mục để Chi cục thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký danh mục theo quy định tại điểm b.1 dưới đây. a.2) Hồ sơ, tài liệu nộp khi đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: a.2.1) Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền dự kiến nhập khẩu (theo mẫu số 05/DMTBDKNK-MC/2013 kèm theo Phụ lục II Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, số lượng, đơn giá, mã số theo Biểu thuế của máy móc, thiết bị, loại và mã số của máy móc, thiết bị chính: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 06/PTDTL-TBMC/2013 ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này); a.2.2) Bản thuyết minh và sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ vị trí của từng loại máy móc, thiết bị trong Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84 hoặc Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: nộp bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu; a.2.3) Bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực của 2 loại tài liệu trên. a.3) Nộp đủ thuế theo từng máy móc, thiết bị trong Danh mục và bị xử phạt vi phạm nếu việc kê khai không đúng. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Khi tiếp nhận Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: Chi cục hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục có trách nhiệm kiểm tra, nếu thoả mãn các nội dung nêu tại các chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI thì lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để thực hiện tính thuế theo máy chính và thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế nhập khẩu) theo qui định. Nếu người khai hải quan đăng ký Danh mục và làm thủ tục nhập khẩu (một lần hay nhiều lần) toàn bộ máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền tại cùng một Chi cục hải quan thì Chi cục hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục (đồng thời là Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu), sau khi lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục), sẽ giữ lại 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi và thực hiện thủ tục quy định tại điểm b.2 dưới đây. b.2) Khi làm thủ tục nhập khẩu: Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ hải quan, đối chiếu với phiếu theo dõi trừ lùi để trừ lùi những máy móc, thiết bị người khai hải quan đã thực tế nhập khẩu và ký xác nhận theo quy định. Lưu 01 bản chụp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi vào hồ sơ hải quan. Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người khai hải quan lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp và gửi bản chính đến Chi cục Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi. Trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục đồng thời là Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị như đã nêu tại điểm b.1 trên, sau khi Lãnh đạo Chi cục đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu theo dõi trừ lùi, Chi cục lưu bản chính, cấp cho người khai Hải quan 01 bản chụp, gửi 01 bản chụp phiếu theo dõi trừ lùi kèm hồ sơ đăng ký danh mục cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo quy định tại điểm b.3 dưới đây. b.3) Sau khi nhận được bản chính phiếu theo dõi trừ lùi do Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng gửi đến, Chi cục hải quan nơi đăng ký Danh mục và cấp phiếu theo dõi trừ lùi tập hợp toàn bộ hồ sơ đăng ký danh mục chuyển cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng tổ hợp máy móc, thiết bị đã tính thuế theo máy chính. c) Các trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền đã thông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo từng máy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện, xác định thực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng như một tổ hợp, dây chuyền thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo từng máy móc, thiết bị còn bị xử phạt theo quy định d) Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, toàn bộ trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận máy chính, hàng hóa thực nhập đã được phân loại theo máy chính, phần còn lại nhập khẩu được tiếp tục thực hiện phân loại theo máy chính. 3. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thỏa mãn các chú giải 3, 4, 5 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng người khai hải quan không muốn phân loại theo hướng dẫn tại điểm 1 Điều này thì sẽ phân loại, tính thuế theo từng máy móc, thiết bị. 4. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, nếu thỏa mãn các chú giải 3, 4 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt những máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, được áp dụng thủ tục tương tự như hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này. Mục 2. THỜI ĐIỂM TÍNH THUẾ, TỶ GIÁ TÍNH THUẾ Điều 98. Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai. 2. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử. 3. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ. Trường hợp tỷ giá được đăng trên Báo Nhân dân khác với tỷ giá trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế được đưa trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Điều 99. Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Mục 3. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN THUẾ, THỦ TỤC MIỄN THUẾ Điều 100. Các trường hợp miễn thuế 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài...(trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này), thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập: Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này nếu quá thời hạn tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập quy định tại Điều 53 Thông tư này thì phải nộp thuế. 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm: a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam; b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài; c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài. Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc. Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. 4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công được miễn thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP (theo hợp đồng gia công đã thông báo). a) Hàng hoá được miễn thuế theo hợp đồng gia công bao gồm: a.1) Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công; a.2) Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt; a.3) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công; a.4) Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định. Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử lý miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 104 Thông tư này; a.5) Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu); a.6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện: a.6.1) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công; a.6.2) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; a.7) Hàng hoá nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công và thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. b) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; mức thuế thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm xác định theo quy định về xuất xứ của Bộ Công Thương). c) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. d) Định mức gia công: Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây viết tắt là định mức) đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng gia công sử dụng vào đúng mục đích gia công. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng, thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, được thoả thuận trong hợp đồng gia công và thông báo với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được xử lý về thuế nhập khẩu tương tự như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại điểm d.3 khoản 5 Điều 112 Thông tư này. 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh: a.1) Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì không hạn chế định mức. a.2) Đối với người nhập cảnh: a.2.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế. a.2.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả phần vượt. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm. b) Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh: Hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá khai báo nằm trong định mức miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phải nộp thuế cho toàn bộ lô hàng; nếu tổng số tiền thuế phải nộp của cả lô hàng dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả lô hàng. 6. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức. Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn thuộc ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: a) Thiết bị, máy móc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a.1) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, qui mô của dự án đầu tư; a.2) Đáp ứng các qui định về tài sản cố định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính. b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy: b.1) Danh mục phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; b.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được miễn thuế nêu tại điểm a và điểm b khoản này nếu thuộc một trong hai điều kiện sau: c.1) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được nhập khẩu ở dạng rời; c.2) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện nhập khẩu để lắp ráp, kết nối các máy móc, thiết bị lại với nhau để đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị được vận hành bình thường. d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm nêu tại điểm c khoản này để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại điểm a khoản này. Danh mục nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 9. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ. 10. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. Các dự án thuộc đối tượng ưu đãi tại khoản này không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này. 11. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 7 Điều này. Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận; d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí. Trường hợp hàng hoá nêu tại khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu. 12. Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với: a) Các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này. b) Phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định. Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được. Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 14. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 15. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào: a) Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu). b) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu). Việc xác định ngày bắt đầu sản xuất để làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm theo hướng dẫn tại khoản này là ngày doanh nghiệp thực tiến hành hoạt động sản xuất và được xác nhận bởi Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế... nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc được xác nhận bởi Sở Công thương địa phương nơi có dự án trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động trong các khu nêu trên. Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 16. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ và cách tính thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 96 Thông tư này. 17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất khẩu khi tái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoài phải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượng tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này. 18. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 19. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 120/2009/TT-BTC ngày 16/06/2009 của Bộ Tài chính. Trường hợp nếu có hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử được phía nước ngoài cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế thì số hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử nêu trên không phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hoá khuyến mãi và hàng hoá dùng thử đều chịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế. 20. Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ. 21. Linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện: a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuộc Danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; b) Linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: b.1) Không thuộc Danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; b.2) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư chế tạo máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch đã được ghi trong giấy phép đầu tư; b.3) Phù hợp với tài liệu thiết kế kỹ thuật, sơ đồ lắp đặt của máy móc, thiết bị; b.4) Số lượng linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu phải phù hợp với công suất sản xuất của tổ chức, cá nhân. c) Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này phải có văn bản cam kết về tính chính xác, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu và được lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục nhập khẩu. 22. Một số hướng dẫn khác: a) Các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định nêu tại Điều này nhưng không nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài mà được phép tiếp nhận hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì doanh nghiệp tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp được phép chuyển nhượng hàng hoá, với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu. b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu uỷ thác hoặc trúng thầu nhập khẩu hàng hoá (giá cung cấp hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại từ khoản 7 đến khoản 18 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, trúng thầu. c) Hàng hóa, trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư đã được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật liên quan nhưng chủ dự án chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác (chuyển đổi chủ sở hữu dự án) thì tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: c.1) Tại thời điểm chuyển nhượng, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn quy định dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; c.2) Giá chuyển nhượng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án không bao gồm thuế nhập khẩu; c.3) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (chủ sở hữu mới dự án) là chủ đầu tư có dự án chuyển nhượng được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Sau mười 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ dự án nhận chuyển nhượng và tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng phải kê khai với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế của dự án về việc chuyển nhượng. d) Trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển để cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 7, khoản 9, khoản 11, khoản 12, khoản 14 Điều này thuê thì cũng được miễn thuế nhập khẩu như chủ dự án trực tiếp nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 nếu đáp ứng đủ các điều kiện: d.1) Giá cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính không bao gồm thuế nhập khẩu; d.2) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế được trừ vào Danh mục hàng hóa miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế của dự án ưu đãi đầu tư do chủ dự án ưu đãi đầu tư nhận chuyển nhượng lập; Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính đã được miễn thuế không được sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư như mục đích khi nhập khẩu thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Dự án ưu đãi đầu tư không được nhập khẩu hàng hóa thay thế cho hàng hóa đi thuê tài chính đã được miễn thuế nhập khẩu. đ) Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: đ.1) Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư còn hiệu lực và không có thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư. Mức ưu đãi ghi trên giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. đ.2) Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế theo quy định. Trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được hưởng mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP cho thời gian ưu đãi còn lại của dự án. Điều 101. Đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế 1. Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: Hàng hoá nêu tại Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và các khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 và khoản 18 Điều 100 Thông tư này phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế. 2. Người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu số 07/DMHHNKMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này). Việc đăng ký Danh mục được thực hiện trước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan. 3. Nơi đăng ký Danh mục: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý hải quan đối với một số tỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định giao Chi cục hải quan quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó. 4. Hồ sơ đăng ký Khi thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, người đăng ký Danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ gồm : a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 08/CVĐKDMMT/2013 Phụ lục II áp dụng cho tài sản cố định và mẫu số 09/CVĐKDMMTK/2013 Phụ lục II áp dụng cho các trường hợp khác): nộp 01 bản chính; b) Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 10/PTDTL-ƯĐĐT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này); trong đó: b.1) Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc. b.2) Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án. c) Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án và dự án mở rộng hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình công tác năm và ngân sách hàng năm hoặc Nghị quyết hàng năm của Hội đồng liên doanh: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp; d) Tài liệu kỹ thuật và/hoặc Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ghi trong Danh mục gửi đăng ký đối với trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7 và điểm a khoản 11 Điều 100 Thông tư này: nộp 01 bản chính; Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục, người khai hải quan chưa nộp được hai loại giấy tờ nêu tại điểm d khoản này thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục đã đăng ký để Chi cục hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra hai loại giấy tờ này. đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người nộp thuế phải nộp thêm, xuất trình các hồ sơ sau: đ.1) Giấy chứng nhận đầu tư (bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam) đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp; đ.2) Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng đối với trường hợp mở rộng dự án, thay thế, đổi mới công nghệ của trường hợp nêu tại khoản 9 Điều 100 Thông tư này đối với các dự án đầu tư mở rộng theo Luật Đầu tư: nộp 01 bản chụp; đ.3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định phê duyệt của thủ trưởng cơ quan chủ quản theo đúng thẩm quyền phê duyệt chương trình dự án ODA; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc hàng hoá thuộc dự án ODA không được cấp kinh phí từ nguồn vốn đối ứng để nộp thuế đối với dự án ODA: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp. đ.4) Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp; đ.5) Bản thuyết minh dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất phần mềm: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp; đ.6) Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp thuộc dự án ưu đãi đầu tư về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp; e) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế cho các dự án cấp trước ngày 01/01/2006 đối với dự án cấp trước ngày 01/01/2006 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp; g) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế: nộp 01 bản chính. 5. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký và cơ quan hải quan kiểm tra việc kê khai, đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế gồm: a) Các loại giấy tờ, tài liệu hướng dẫn từ điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều này; b) Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính; trang thiết bị nhập khẩu lần đầu để tạo tài sản cố định qui định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn tại Điều 100 Thông tư này; c) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây: c.1) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; c.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; c.3) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c.4) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lần đầu quy định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP; c.5) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; c.6) Xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi; c.7) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu; c.8) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. 6. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng. 7. Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đã xác nhận vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phát hiện việc kê khai trên Danh mục có sai sót (số lượng hàng hóa vượt quá quy mô thực tế của dự án; chủng loại hàng hóa không phù hợp với mục tiêu, mục đích sử dụng của hàng hóa,…) thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm: a) Thông báo cho người đăng ký Danh mục để điều chỉnh Danh mục theo đúng quy định; b) Thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh và cập nhật kết quả xử lý vào Danh mục đã đăng ký theo mục tiêu, quy mô thực tế của dự án; c) Thực hiện thu thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vượt số lượng, chủng loại so với Danh mục mới sau điều chỉnh. 8. Trường hợp các dự án đầu tư bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư: a) Cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế có trách nhiệm: a.1) Thu hồi Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã cấp; a.2) Thông báo với các cơ quan hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã được cấp; b) Các cơ quan hải quan nơi đã thực hiện miễn thuế cho dự án theo Danh mục đã bị thu hồi thực hiện thu thuế đối với hàng hóa đã miễn thuế theo quy định. 9. Trường hợp doanh nghiệp mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thì trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và xác nhận của các Cục Hải quan địa phương khác về việc doanh nghiệp đã mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký Danh mục miễn thuế kiểm tra cụ thể và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi cho số hàng hóa chưa nhập khẩu của dự án. Việc kiểm tra và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị cấp lại: a.1) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ: a.1.1) Lý do mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi; a.1.2) Tên, lượng, trị giá hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký; a.1.3) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa thực tế đã nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký; a.1.4) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký; a.2) Toàn bộ tờ khai hải quan của số lượng hàng đã nhập khẩu theo Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi đã đăng ký (xuất trình bản chính, nộp bản chụp) và bảng kê tờ khai hàng hóa đã nhập khẩu; a.3) Bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc (01 bản phô tô có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu). Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những khai báo trên. b) Trình tự thực hiện: b.1) Trường hợp mất Danh mục hàng hóa miễn thuế: Cơ quan hải quan nơi cấp lại căn cứ hồ sơ đề nghị và tài liệu kê khai do doanh nghiệp cung cấp thực hiện: Thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Danh mục đã cấp và thực hiện cấp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay thế Danh mục hàng hóa nhập khẩu bị mất b.2) Trường hợp mất Phiếu theo dõi trừ lùi: b.2.1) Căn cứ vào hồ sơ khai báo bị mất Phiếu theo dõi trừ lùi và đề nghị cấp lại của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện: - Cơ quan hải quan nơi cấp lại thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nhưng bị mất; đồng thời trước khi xem xét cấp lại đề nghị các Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi và ngày cấp); - Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp lại có trách nhiệm: + Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, xác định số lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất, gửi văn bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại; + Không xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất; b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố về số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp, cơ quan hải quan nơi cấp lại thực hiện: - Tổng hợp số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp; - Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án và việc sử dụng số hàng hóa này trước khi cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất; - Cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất; - Ghi rõ vào Phiếu theo dõi trừ lùi cấp lại: “CẤP LẠI LẦN 1”; - Xử lý vi phạm quy định về lưu hồ sơ, chứng từ; Thời hạn giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các dự án đề nghị cấp lại. 10. Trách nhiệm của người nộp thuế: a) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP , Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên quan; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này. 11. Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau: a.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, có văn bản trả lời (nêu rõ lý do); a.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ với nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Điều 100, Điều 101 Thông tư này để xác định đối tượng được miễn thuế, tính thống nhất và chính xác của hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế và xử lý như sau: a.2.1) Trường hợp hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp. Trường hợp dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hoá tại Danh mục đăng ký nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, qui mô của dự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế. a.2.2) Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế, mọi nội dung trên hồ sơ phù hợp thì thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế 01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế) theo qui định. a.2.3) Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 100 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan. b) Chế độ báo cáo: Định kỳ 3 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng cục Hải quan theo mẫu số 11/BCTHDMMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 102. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế 1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này. Ngoài ra người nộp thuế phải nộp bổ sung cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu các giấy tờ còn thiếu đối với các trường hợp phải đăng ký Danh mục nhưng khi đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa xuất trình được cho cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục. Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP phải có thêm văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Thủ tục miễn thuế: a) Đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: a.1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng (trừ hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công), tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện ấn định thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. a.2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP: a.2.1) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn thuế; a.2.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổ sung. Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ; a.2.3) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thực hiện; a.2.4) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. b) Đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: b.1) Ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điều này; cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để cập nhật số lượng, theo dõi trừ lùi hàng hoá đã nhập khẩu miễn thuế vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo quy định, lưu 01 bản chụp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và phiếu trừ lùi đã ghi rõ tên hàng số lượng, hàng hoá đã miễn thuế, thuế nhập khẩu cùng hồ sơ nhập khẩu (bao gồm cả trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác). b.2) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, cơ quan hải quan lập hồ sơ báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể, trong đó báo cáo cụ thể lý do, đề xuất hướng xử lý. 3. Việc miễn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Điều 103. Quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế 1. Trường hợp quyết toán: a) Các trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, ngoài việc phải sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo đúng quy định, người nộp thuế có trách nhiệm quyết toán việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục theo mẫu số 12/QTHHNKMT/2013 hoặc mẫu số 13/QTNL-VT-LK-BTP/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng toàn bộ hàng hoá miễn thuế; b) Trường hợp hàng hóa là linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 21 Điều 100 Thông tư này. 2. Thời hạn quyết toán và nội dung quyết toán: a) Đối với các trường hợp thuộc điểm d khoản 7, điểm c khoản 12, khoản 13, khoản 15, khoản 18, khoản 21 Điều 100 Thông tư này. a.1) Thời hạn quyết toán: a.1.1) Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng đóng tàu đối với trường hợp nêu tại khoản 12, kết thúc hoạt động sản xuất phần mềm đối với khoản 13, kết thúc hoạt động sản xuất, chế tạo đối với điểm d khoản 7, kết thúc năm tài chính đối với các trường hợp thuộc khoản 15 và khoản 18 Điều 100 Thông tư này; người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế của hợp đồng đóng tàu hoặc của hoạt động sản xuất phần mềm hoặc của năm tài chính. a.1.2) Định kỳ 01 năm một lần tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa miễn thuế thuộc khoản 21 Điều 100 Thông tư này phải thực hiện quyết toán việc nhập khẩu hàng hóa đã được miễn thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. a.2) Nội dung quyết toán: a.2.1) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế; a.2.2) Định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế thực tế; a.2.3) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào sản xuất; a.2.4) Số lượng sản phẩm đã sản xuất; a.2.5) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào mục đích khác; a.2.6) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế còn tồn chuyển sang năm sau. a.3) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với trường hợp nêu tại khoản 11 Điều 100 Thông tư này, tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp đủ số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn theo quy định. b) Đối với các trường hợp khác: b.1) Thời hạn quyết toán: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải quan thì chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế theo quy định tại Điều này. b.2) Nội dung quyết toán: b.2.1) Số lượng hàng hoá theo danh mục miễn thuế đã đăng ký; b.2.2) Số lượng hàng hoá thực tế đã nhập khẩu, và đã sử dụng để tạo tài sản cố định tại doanh nghiệp; b.2.3) Số lượng hàng hoá đã nhập khẩu nhưng chuyển đổi mục đích sử dụng và tình hình nộp thuế của số hàng hoá này; b.2.4) Việc hạch toán tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC (đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định); 3. Trách nhiệm của người nộp thuế: a) Nộp quyết toán việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế theo đúng hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung quyết toán đã nộp cho cơ quan hải quan. b) Nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) đối với trường hợp: b.1) Hàng hoá đã được miễn thuế theo kê khai nhưng sử dụng sai mục đích; b.2) Hàng hoá không đúng đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đối tượng miễn thuế và đã được thông quan theo kê khai của người nộp thuế; b.3) Toàn bộ số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn tồn đối với số hàng hoá nhập khẩu miễn thuế trong thời gian 05 năm quy định tại khoản 15 Điều 100 Thông tư này. c) Trường hợp không nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đúng thời hạn thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp quyết toán người nộp thuế vẫn chưa nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán cơ quan hải quan sẽ cập nhật thông tin về việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế vào hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp có nghi ngờ. 4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế: Có văn bản thông báo cho người nộp thuế biết về việc đã quyết toán việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế và thực hiện: a) Thu đủ thuế, xử phạt (nếu có) đối với các trường hợp nêu tại điểm b, c khoản 3 Điều này; b) Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với các trường hợp cần thiết; c) Ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) đối với các trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không tự khai báo theo qui định đối với các trường hợp như: thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa được miễn thuế, hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đối tượng miễn thuế và đã được thông quan. 5. Các Dự án thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế từ ngày 01/01/2006 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện quyết toán với cơ quan hải quan thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực chủ dự án phải thực hiện nộp quyết toán việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định tại Điều này. Mục 4. CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT MIỄN THUẾ, THỦ TỤC XÉT MIỄN THUẾ Điều 104. Các trường hợp xét miễn thuế Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo kế hoạch cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch hàng hóa nhập khẩu và phân loại theo hai danh mục riêng: Danh mục thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương và danh mục nguồn vốn ngân sách địa phương). Riêng hàng hóa là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ được xét miễn thuế nếu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được. Cơ sở để xác định hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ xét miễn thuế là Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP) theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. 3. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. 4. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, bao gồm các trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể sau đây: a) Đối với hàng hoá xuất khẩu: a.1) Hàng hoá được phép xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam để biếu tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; a.2) Hàng hoá được phép xuất khẩu ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam biếu, tặng khi vào làm việc, du lịch, thăm thân nhân tại Việt Nam; a.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo; sau đó sử dụng để biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; a.4) Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài thì ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cũng được hưởng theo tiêu chuẩn định mức xét miễn thuế xuất khẩu hàng hoá quà biếu, quà tặng; a.5) Hàng mẫu của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức được xét miễn thuế xuất khẩu. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng được miễn thuế xuất khẩu (không phải làm thủ tục xét miễn thuế xuất khẩu). b) Đối với hàng hoá nhập khẩu: b.1) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các tổ chức Việt Nam có trị giá hàng hoá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng thì được xét miễn thuế. Tổ chức Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. b.2) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá 01 (một) triệu đồng, hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). Trường hợp hàng hoá ghi gửi tặng cho cá nhân nhưng thực tế là gửi tặng cho một tổ chức (có văn bản xác nhận của tổ chức đó) và được tổ chức đó quản lý, sử dụng thì mức xét miễn thuế được áp dụng như đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức Việt Nam. b.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép tạm nhập khẩu vào Việt Nam để dự hội chợ, triển lãm hoặc được nhập vào Việt Nam để làm hàng mẫu, quảng cáo nhưng sau đó không tái xuất mà làm quà biếu, quà tặng, quà lưu niệm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam: được xét miễn thuế đối với hàng hoá dùng làm tặng phẩm, quà lưu niệm cho khách đến thăm hội chợ, triển lãm có trị giá dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng/một vật phẩm và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng để biếu, tặng không quá 10 (mười) triệu đồng. b.4) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao, văn hoá, nghệ thuật...: được xét miễn thuế đối với hàng hoá có trị giá không quá 02 (hai) triệu đồng/một giải (đối với cá nhân) và 30 (ba mươi) triệu đồng/một giải (đối với tổ chức) và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng làm giải thưởng không quá tổng trị giá của các giải thưởng bằng hiện vật. b.5) Đối với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân còn được miễn thuế số hàng hoá mang theo có trị giá không quá 01 (một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01(một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). b.6) Hàng hoá thuộc các trường hợp khác nêu tại khoản 1, 3, 4 và 17 Điều 100 Thông tư này phải tái xuất nhưng không tái xuất mà được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng làm quà tặng, quà biếu (nếu là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam có trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức, không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân thì được xét miễn thuế. Trường hợp hàng hoá biếu tặng cho cá nhân có trị giá không vượt quá 01 (một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu. b.7) Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện theo định mức xét miễn thuế là không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức; và định mức miễn thuế không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng. c) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trường hợp sau thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng: c.1) Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát; c.2) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học; c.3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương. 5. Hàng hoá miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 105. Hồ sơ xét miễn thuế Hồ sơ xét miễn thuế gồm: 1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản chụp; 2. Các giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây: a) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp tại điểm b khoản này); trong đó nêu rõ loại hàng hoá, trị giá, số tiền thuế, lý do xét miễn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế: nộp 01 bản chính; b) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp (trong đó nêu rõ: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương; Số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của từng mục thuộc Danh mục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, đã được thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm - chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu trong năm với Bộ Tài chính; Số tiền thuế, tờ khai hải quan; Trường hợp có nhiều loại hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hóa, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; Cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế) kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng: công văn nộp 01 bản chính, phiếu theo dõi trừ lùi nộp 01 bản chính; c) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu) hoặc giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu thông qua đấu thầu), trong đó nêu rõ giá thanh toán không bao gồm thuế nhập khẩu: nộp 01 bản chụp; d) Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học: nộp 01 bản chính quyết định phê duyệt, 01 bản chụp Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu để thực hiện đề tài kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi); e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và Danh mục trang thiết bị thuộc dự án cần nhập khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo: nộp 01 bản chính (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi); g) Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: nộp 01 bản chụp; văn bản của cơ quan Nhà nước liên quan về việc xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế: 01 bản chính đối với trường hợp đề nghị miễn thuế theo Điều ước quốc tế; h) Đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu: h.1) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá; thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu: nộp 01 bản chụp; h.2) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với trường hợp thân nhân là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa nhận quà biếu là thuốc chữa bệnh từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài: nộp 01 bản chính; h.3) Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan của tổ chức, cá nhân được biếu, tặng hoặc nhận hàng mẫu đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng hoặc hàng mẫu do người được uỷ quyền làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chụp; h.4) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép không tái xuất hàng hoá tạm nhập tái xuất để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam (đối với những trường hợp phải có giấy phép); hoá đơn hoặc phiếu xuất kho của số hàng hoá biếu, tặng; bản giao nhận số hàng hoá giữa đối tượng biếu, tặng và đối tượng nhận biếu, tặng đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng từ các đối tượng nhập khẩu miễn thuế theo hình thức tạm nhập - tái xuất: nộp 01 bản chụp; h.5) Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hoá miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể hoạt động bằng kinh phí Nhà nước cấp phát có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế. i) Tài liệu khác liên quan đến việc xác định số tiền thuế được xét miễn: nộp 01 bản chụp; k) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét miễn thuế. Điều 106. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế 1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ xét miễn thuế a) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn thuế; nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền xét miễn thuế theo quy định tại Điều 107 Thông tư này. Trường hợp thẩm quyền xét miễn thuế là Bộ Tài chính, người nộp thuế xác định số tiền thuế được xét miễn và nộp hồ sơ đề nghị xét miễn thuế cho Tổng cục Hải quan; Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng xét miễn thuế, thời hạn nộp hồ sơ xét miễn thuế chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng. b) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. c) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan. d) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ xét miễn thuế do cơ quan hải quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế do người nộp thuế khai và xử lý như sau: a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ; b) Ban hành quyết định miễn thuế theo quy định hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng xét miễn thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và xử phạt theo quy định hiện hành (nếu có); trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn này có thể kéo dài tối đa là 50 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 3. Trên cơ sở quyết định miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thanh khoản số tiền thuế được miễn, đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu: "Hàng hoá được miễn thuế theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của.." (Mẫu dấu theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này). 4. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên thuộc đối tượng xét miễn thuế theo Điều ước quốc tế, cơ quan hải quan thực hiện tạm thời miễn thuế theo kê khai của doanh nghiệp, không hạch toán vào hệ thống KT559 và thực hiện mở số theo dõi việc tạm thời miễn thuế . Định kỳ 06 tháng/lần, doanh nghiệp thực hiện quyết toán với cơ quan hải quan về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Doanh nghiệp lập bảng thống kê số tờ khai nhập khẩu (không phải nộp tờ khai hải quan), số tiền thuế được miễn ... trong 06 tháng và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng xét miễn thuế theo Điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 105 Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa. Trên cơ sở kết quả quyết toán, cơ quan hải quan ban hành quyết định miễn thuế chính thức cho người nộp thuế theo quy định. Điều 107. Thẩm quyền xét miễn thuế 1. Bộ Tài chính thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp: a) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể xã hội có trị giá vượt quá định mức miễn thuế; b) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo từ thiện, nghiên cứu khoa học. 2. Tổng cục Hải quan thực hiện xét miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo. 3. Chi cục Hải quan xử lý miễn thuế đối với hàng hoá có giá trị không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng qui định tại các điểm b.2, b.5, b.6 khoản 4 Điều 104 Thông tư này. 4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp còn lại. Mục 5. CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT GIẢM THUẾ, THỦ TỤC XÉT GIẢM THUẾ Điều 108. Các trường hợp xét giảm thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Điều 109. Hồ sơ xét giảm thuế 1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản chụp. 2. Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số lượng, trị giá, số tiền thuế, lý do xin giảm thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét giảm thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị giảm thuế: nộp 01 bản chính. 3. Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chính. 4. Hợp đồng bảo hiểm: nộp 01 bản chụp. 5. Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm hoặc hãng vận tải (đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra): nộp 01 bản chụp. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Thông tư này nhưng không mua bảo hiểm thì hồ sơ xét giảm thuế không bao gồm chứng từ được nêu tại khoản 4, 5 Điều này. 6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét giảm thuế. Điều 110. Trình tự, thủ tục xét giảm thuế Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xét miễn thuế. Điều 111. Thẩm quyền xét giảm thuế Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có thẩm quyền xét giảm thuế. Mục 6. CÁC TRƯỜNG HỢP HOÀN THUẾ, THỦ TỤC HOÀN THUẾ Điều 112. Các trường hợp được xét hoàn thuế Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế: 1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài; 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu; 3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn; 4. Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ; 5. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau: a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu tương ứng được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước theo mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó. b) Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm: b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thành phẩm, bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; b.2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng...; b.3) Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu (đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; b.4) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu; b.5) Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng đã tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài. c) Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm: c.1) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài, hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu; c.2) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm (thời hạn tối đa cho phép là 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế); c.3) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) để thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ được xét hoàn thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; c.4) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài; c.5) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần doanh nghiệp khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: c.5.1) Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp mã số thuế; có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị; c.5.2) Thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; c.5.3) Trong thời hạn tối đa 01 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu) đến khi thực xuất khẩu sản phẩm (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu). Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể. c.6) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu theo bộ linh kiện thì được xét hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm (bộ linh kiện) xuất khẩu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm c.5 khoản này và các điều kiện sau: c.6.1) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp là một trong những chi tiết, linh kiện của bộ linh kiện xuất khẩu; c.6.2) Doanh nghiệp mua sản phẩm để kết hợp với phần chi tiết, linh kiện do chính doanh nghiệp sản xuất ra để cấu thành nên bộ linh kiện xuất khẩu. c.7) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như nêu tại điểm c.5 khoản này. c.8) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: c.8.1) Điều kiện để được hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: c.8.1.1) Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ phải được tiếp tục sản xuất xuất khẩu hoặc gia công theo hợp đồng gia công với nước ngoài (cơ quan hải quan tiếp tục theo dõi quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ); c.8.1.2) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên: thương nhân xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Loại hình tờ khai khi đăng ký nhập khẩu tại chỗ là loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tiếp tục sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu. c.8.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã thu thuế nhập khẩu khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài vào Việt Nam và thu tiếp thuế nhập khẩu sản phẩm khi xuất nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được xét hoàn lại thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã nộp sau khi doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập khẩu tại chỗ (trừ điều kiện quy định tại điểm c.8.1.1 khoản này). c.9) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho khách hàng nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài. c.10) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này nhưng không xuất khẩu ra nước ngoài mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát xác định thực tế hàng hóa đã thực xuất khẩu tiếp ra nước ngoài hoặc đã thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với lượng hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài. d) Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. d.1) Thủ tục thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 37 Thông tư này. d.2) Đối với trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Ví dụ: nhập khẩu lạc vỏ sau khi đưa vào gia công thu được hai sản phẩm là lạc nhân loại 1 và lạc nhân loại 2) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo nộp thuế (nếu có) với cơ quan hải quan đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tương ứng không xuất khẩu. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây: Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu) = Trị giá sản phẩm xuất khẩu X Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu Tổng trị giá các sản phẩm thu được Trong đó: - Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu; - Tổng trị giá của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩm thu hồi nằm ngoài định mức và không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra) để tiêu thụ nội địa. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu một loại nguyên liệu, vật tư để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (ví dụ như: nhập khẩu lúa mì để sản xuất ra bột mì, cám mì và vỏ lúa mì); trong số các sản phẩm thu được có loại dùng để tiếp tục sản xuất hàng hoá xuất khẩu, có loại được tiêu dùng nội địa (ví dụ như: phần cám mì và vỏ lúa mì còn lại từ quá trình này sau đó được đem tiêu thụ nội địa; phần bột mì tiếp tục được sử dụng để sản xuất ra mặt hàng mì gói xuất khẩu), thì: + Khi tính “Trị giá sản phẩm xuất khẩu” và “Tổng trị giá của các sản phẩm thu được” phải loại trừ phần nguyên vật liệu phụ mua tại nội địa (ví dụ như: sản phẩm mì gói xuất khẩu ngoài thành phần là bột mì còn các thành phần khác là nguyên vật liệu phụ mua tại thị trường nội địa như hương liệu, gia vị, bao bì..); + Để loại trừ phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp tự xây dựng định mức phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong một sản phẩm xuất khẩu và thông báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức đã thông báo. Trường hợp nếu thấy có nghi vấn về định mức này, cơ quan xét hoàn thuế có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó hoặc chủ trì phối hợp với cơ quan thuế địa phương (nơi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp) tổ chức kiểm tra tại doanh nghiệp để xác định lại định mức làm cơ sở xem xét giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp. d.3) Đối với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thì xử lý như sau: d.3.1) Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (ví dụ: vỏ lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) không phải chịu thuế nhập khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụ phần phế liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định; d.3.2) Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm không nằm trong định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Việc kê khai nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. e) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu. 6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp tái xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất (trừ trường hợp đã được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 100 Thông tư này). Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu. 7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. a) Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu: a.1) Hàng hóa được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu; Trường hợp quá 365 ngày cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể. a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; b) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư; phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế sau đó xuất khẩu trở lại cho phía nước ngoài thì cơ quan hải quan quản lý, quyết toán hợp đồng gia công ban đầu phải tiếp tục việc theo dõi, quản lý cho đến khi hàng hoá tái chế được xuất khẩu hết. Nếu hàng hoá tái chế không xuất khẩu thì xử lý thuế như sau: b.1) Trường hợp tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế như sản phẩm gia công xuất nhập khẩu tại chỗ; b.2) Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải tiêu huỷ, được phép tiêu huỷ tại Việt Nam và đã thực hiện tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan hải quan thì được miễn thuế như phế liệu, phế phẩm gia công tiêu huỷ. c) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam nhưng không tái chế, tái xuất thì xử lý như sau: c.1) Doanh nghiệp không được xét hoàn lại thuế (hoặc không được xét không thu thuế nếu chưa nộp thuế) đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại đó; c.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã hoàn lại hoặc đã ban hành quyết định không thu thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại thì người nộp thuế phải nộp lại số tiền thuế đã được hoàn hoặc không thu đó. d) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam còn trong thời hạn nộp thuế xuất khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế nhập khẩu trở lại. 8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu: a.1) Hàng hoá được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế nhập khẩu; Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể. a.2) Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam. a.3) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định; a.4) Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp xuất vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan; khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại –công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hoá xác định thực tế có sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài. b) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất. 9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài) sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số tiền thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất), trường hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Cụ thể như sau: a) Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng): Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam Số thuế nhập khẩu được hoàn lại Từ 6 tháng trở xuống 90% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 6 tháng đến 1 năm 80% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 1 năm đến 2 năm 70% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 2 năm đến 3 năm 60% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 3 năm đến 5 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 5 năm đến 7 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 7 năm đến 9 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 9 năm đến 10 năm 15% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 10 năm Không được hoàn b) Trường hợp khi nhập khẩu là loại hàng hoá đã qua sử dụng: Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam Số thuế nhập khẩu được hoàn lại Từ 6 tháng trở xuống 60% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 6 tháng đến 1 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 1 năm đến 2 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 2 năm đến 3 năm 35% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 3 năm đến 5 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 5 năm Không được hoàn Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyển giao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản này. 10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư. 11. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp. 12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế. 13. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, nếu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng khi cơ quan hải quan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có). Việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng quy định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 14. Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hướng dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng theo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền thuế đó. Điều 113. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số...ngày...tháng...năm ...); lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế: nộp 01 bản chính; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan có xác nhận về việc hàng hoá xuất khẩu thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đã thực xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; 4. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Điều 114. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu 1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này; 2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về việc hàng hoá thực tế không xuất khẩu đối với trường hợp không xuất khẩu nữa: nộp 01 bản chính; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về việc hàng hoá thực tế không nhập khẩu đối với trường hợp không nhập khẩu nữa: nộp 01 bản chính. Điều 115. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn 1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này; 2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; 3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan có kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế nhập khẩu và có xác nhận thực nhập của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính; 4. Hóa đơn thương mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp; 5. Giấy tờ khác chứng minh hàng hoá thực tế nhập khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn. Điều 116. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ 1. Đối với các trường hợp chung: a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này; b) Công văn của Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương): xuất trình 01 bản chính để đối chiếu; c) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; d) Hóa đơn bán hàng: nộp 01 bản chụp; e) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa): nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; g) Hợp đồng làm đại lý giao, bán hàng hoá và hợp đồng, hoặc thỏa thuận cung cấp hàng hoá: nộp 01 bản chụp; h) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì phải nộp thêm 01 bản chính bảng kê các chứng từ thanh toán. 2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế: a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này; b) Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hải quan cửa khẩu sân bay: nộp 01 bản chụp. 3. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua doanh nghiệp đầu mối (ví dụ: xăng, dầu...), được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàu biển nước ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi bán hàng cho tàu biển nước ngoài, được hoàn thuế nhập khẩu: a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1 Điều này; b) Hợp đồng, hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển: nộp 01 bản chụp; c) Xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hoá mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài: nộp 01 bản chính. Doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình. Điều 117. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu. 1. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu. a) Hồ sơ chung: a.1) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày.... tháng...năm....); số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính (không áp dụng đối với tờ khai hải quan điện tử); a.3) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm khác nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; a.4) Hợp đồng nhập khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp): 01 bản chụp; a.5) Chứng từ thanh toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (đối với trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày), Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng; a.6) Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp; a.7) Bảng thông báo định mức: nộp 01 bản chính; a.8) Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm (theo mẫu số 56/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính; a.9) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số 57/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính; a.10) Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số 58/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính; a.11) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. b) Hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuất tiếp và/hoặc xuất khẩu thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a khoản này phải có thêm các giấy tờ sau: b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho gia công đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; b.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan hoặc nước ngoài đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; b.3) Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc với nước ngoài: nộp 01 bản chụp. 2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian tối đa 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: Hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tương tự như hướng dẫn tại khoản 1 Điều này. 3. Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với bên nước ngoài; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó có giải trình cụ thể về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm …); số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, số tiền thuế nhập khẩu đề nghị không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo loại hình gia công đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; c) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõ danh mục, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công cung ứng: nộp 01 bản chụp; d) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a .7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này. 4. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài nộp: Hồ sơ như trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, trong đó: a) Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài. Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công và hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng một bản hợp đồng: nộp 01 bản chụp; b) Bảng định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đưa vào sản xuất sản phẩm gia công và định mức nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng gia công đã ký kết: nộp 01 bản chính; c) Bảng kê khai số lượng thực tế sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công: nộp 01 bản chính. 5. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng sản xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày.... tháng...năm....); số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; Trường hợp hàng hóa xuất khẩu quy định tại khoản này được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu, vật tư, làm thủ tục nhập khẩu tại nhiều đơn vị hải quan khác nhau thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp được sử dụng tờ khai xuất khẩu sao y bản chính do doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Thủ tục sao y tờ khai xuất khẩu để hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. c) Hoá đơn bán hàng giữa hai doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp; Bảng kê hoá đơn bán hàng: nộp 01 bản chính; d) Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu với doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó ghi rõ hàng hoá được sử dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu; chứng từ thanh toán tiền mua hàng: nộp 01 bản chụp; e) Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu với khách hàng nước ngoài: nộp 01 bản chụp; g) Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu; h) Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ; i) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này. 6. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng .. năm); số lượng sản phẩm sản xuất đã bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; b) Hợp đồng mua bán; hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản chụp; c) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này. 7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủng loại, số lượng mặt hàng xuất khẩu theo tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, bao gồm các nội dung sau: số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sản xuất đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm); số tiền thuế nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; b) Hoá đơn xuất khẩu (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp xuất khẩu lập: nộp 01 bản chụp; c) Tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ chỉ có giá trị để xét hoàn thuế, không thu thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) để tiếp tục sản xuất, gia công xuất khẩu ra nước ngoài. d) Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu): nộp 01 bản chụp; e) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này. 8. Các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng còn để ở kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài, hồ sơ gồm: a) Các loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này; b) Tờ khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và tờ khai hải quan hàng nhập khẩu do hải quan nước nhập khẩu cấp thể hiện tên người nhập khẩu là kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu; c) Ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ phải có thêm: c.1) Hợp đồng gửi kho ngoại quan ở nước ngoài đối với trường hợp gửi kho ngoại quan ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu; c.2) Phiếu xuất kho hàng hoá hoặc chứng từ thể hiện nội dung vận tải theo phương thức trung chuyển: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu; 9. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan nộp hồ sơ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này), ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này người khai hải quan, người nộp thuế phải nộp thêm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; b) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận hoặc kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Điều 49 Thông tư này: 01 bản chụp; c) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp. Điều 118. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế) 1. Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng …năm), lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, số tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài: nộp 01 bản chụp; 3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; 4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; 5. Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm: a) Kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận; d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng trong khu phi thuế quan). 6. Các loại giấy tờ khác như hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a.11 khoản 1 Điều 117 Thông tư này. Điều 119. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế và không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu, tờ khai hải quan, cam kết về việc hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính. 2. Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Thông tư này: nộp 01 bản chụp. Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hoá trả lại. 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; hồ sơ hải quan của hàng hoá đã xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu; 4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa): nộp 01 bản chính; Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu; 5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a. 11 khoản 1 Điều 117 Thông tư này (trừ trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu). 6. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nguồn gốc xuất khẩu (được áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế. Điều 120. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế, không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm…), lý do, tờ khai hải quan (ghi rõ số lượng, chủng loại, trị giá... của hàng hoá tái xuất); trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính; 2. Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hoá cho phía nước ngoài (đối với trường hợp trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài) hoặc hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan); ghi rõ lý do, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ của hàng hoá: nộp 01 bản chụp 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hoá trong đó có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá xuất khẩu là theo bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu nào: nộp 01 bản chính, hồ sơ hải quan của lô hàng xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực xuất với hồ sơ lô hàng nhập khẩu để xác nhận hàng hoá tái xuất khẩu có đúng là lô hàng đã nhập khẩu trước đó hay không. 4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu và hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu. 5. Hóa đơn giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp; 6. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a.11 khoản 1 Điều 117 Thông tư này. Trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu. 7. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phải tái xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này) ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm: a) Kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận; d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng trong khu phi thuế quan). 8. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế. Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất. 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế hoặc không thu thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển: nộp 01 bản chụp; 3. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép: nộp 01 bản chụp; 4. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại hàng hoá thực nhập khẩu, thực tái xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu; 5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a. 4, a.11 Điều 117 Thông tư này; 6. Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm: a) Kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Tờ khai xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c) Bảng tổng hợp số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận. Điều 122. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam Ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại Điều 121 Thông tư này, phải có thêm: 1. Công văn của Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển đã tạm nhập (trong trường hợp phải có giấy phép theo quy định): nộp 01 bản chính; 2. Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển giữa hai bên: nộp 01 bản chụp; 3. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận: nộp 01 bản chụp. Điều 123. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chụp; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy: nộp 01 bản chính; 4. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế Điều 124. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung công quỹ do vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 01 bản chính; 3. Hoá đơn mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp; 4. Biên bản vi phạm: nộp 01 bản chụp; 5. Quyết định tịch thu sung công quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: nộp 01 bản chụp; 6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Điều 125. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 1. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế: nộp 01 bản chụp; 2. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 6 Điều 124 Thông tư này. Điều 126. Hồ sơ không thu thuế 1. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng còn trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế nhưng thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì hồ sơ không thu thuế của từng trường hợp thực hiện như hồ sơ hoàn thuế. 2. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu thì hồ sơ xét không thu thuế xuất khẩu tương tự hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu. Hồ sơ không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điều 117 Thông tư này, phải nộp bổ sung 01 bản chụp: Hợp đồng mua bán hàng hóa (trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư không phải là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa). Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế 1. Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. 2. Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%): a) Thời hạn: a.1) Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế; a.2) Trường hợp chưa nộp đủ các loại thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%): Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu hoặc tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu. a.3) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho thương nhân nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài thuộc khoản 8 Điều 117 Thông tư này thực hiện theo thời hạn hướng dẫn tại điểm a.1 và điểm a.2 khoản này; Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp chưa có hợp đồng xuất khẩu thì phải có bản cam kết xuất trình hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng xuất khẩu; a.4) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán thì thời hạn nộp chứng từ thanh toán là 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng; doanh nghiệp có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán theo đúng qui định trên, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d.2 khoản 8 Điều này. a.5) Trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm a.2 khoản này mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ không thu thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. b) Trường hợp không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn 275 ngày hoặc được gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định (áp dụng cho cả trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập). Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa trong thời hạn nộp thuế thì thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này. c) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã nộp hồ sơ không thu thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế và chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 3 Điều 42, Điều 93 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: c.1) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu: c.1.1) Toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế) và đã nộp đủ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dôi dư (nếu có) trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế). c.1.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan. c.2) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất: c.2.1) Đã tái xuất hết hoặc đã tái xuất một phần và đã nộp đủ thuế đối với lượng hàng hóa chưa tái xuất trong thời hạn nộp thuế theo quy định. c.2.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của hàng hóa đã tái xuất chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan. c.3) Người nộp thuế đã nộp đủ hồ sơ chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan đúng thời hạn qui định tại điểm a khoản 2 Điều này cho cơ quan hải quan. c.4) Người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan hải quan. 3. Chi cục Hải quan làm thủ tục không thu thuế thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ không thu thuế, xử lý hồ sơ không thu thuế và xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). 4. Hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế được phân loại thành hai loại: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. 5. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của người nộp thuế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và khoản 2 Điều 41 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và thuộc một trong các trường hợp: a) Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; b) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ban đầu; c) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu; d) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan; đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất; e) Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ; g) Người nộp thuế không xuất trình tờ khai hải quan gốc bản người khai hải quan lưu mà nộp tờ khai sao y bản chính; h) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp mới được thành lập trong vòng 24 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế trở về trước. 6. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là: a.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan; a.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan; a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; b) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; c) Không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được nêu tại khoản 5 Điều này hoặc hồ sơ của người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên. 7. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Trường hợp qua kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế. 8. Đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước; kiểm tra sau, cơ quan hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, số tiền thuế đề nghị hoàn và số thuế của tờ khai tương ứng trên hệ thống KT559 và xử lý như sau: a) Trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế (theo mẫu số 03/QĐHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế; b) Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế; căn cứ văn bản pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế, không thu thuế trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế; c) Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác hoặc chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế; d) Trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng khi nộp hồ sơ hoàn thuế người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì xử lý như sau : d.1) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế, doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng xuất khẩu dài hơn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu cuối cùng hoặc dài hơn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thì thời hạn phải nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế vẫn thực hiện theo đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nhưng doanh nghiệp phải có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng. d.2) Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán do chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp đề nghị được xét hoàn thuế trước khi cung cấp được chứng từ thanh toán hoặc quá hạn thanh toán trên hợp đồng nhưng doanh nghiệp không xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì chuyển hồ sơ hoàn thuế sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo đúng qui định tại Điều này. Nếu qua kết quả kiểm tra xác định hàng đã thực xuất thì hoàn thuế, không thu thuế theo quy định, doanh nghiệp không phải nộp chứng từ thanh toán sau khi đã có quyết định hoàn thuế, không thu thuế. e) Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế, cơ quan hải quan thực hiện xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo Điều 130 Thông tư này. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, nếu xác định không đủ điều kiện thì cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, không thu thuế và thực hiện ấn định thuế, xử phạt theo quy định. Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không đưa vào sản xuất thì thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này. 9. Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế do lỗi của cơ quan hải quan thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan hải quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn thuế đến ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế. 10. Hàng hoá thuộc đối tượng hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điều 112 Thông tư này hoặc thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, nếu khi làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) không nộp được bản chính tờ khai hải quan người khai hải quan lưu và có văn bản đề nghị với cơ quan nơi làm thủ tục hải quan được sao và được sử dụng tờ khai sao y bản chính từ bản chính tờ khai cơ quan hải quan lưu để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế. Thủ tục sao tờ khai thực hiện như sau: a) Đối với trường hợp hàng nhập khẩu, xuất khẩu tại cùng một Chi cục Hải quan (trừ trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 112 thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản này): a.1) Doanh nghiệp có văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và được sử dụng tờ khai sao y bản chính tờ khai bản lưu của cơ quan hải quan kèm giấy tờ chứng minh việc mất tờ khai để hoàn thuế; a.2) Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện như sau: a.2.1) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan: - Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai; - Trường hợp có đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản chính 01 bản từ bản chính tờ khai cơ quan hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được sao y bản chính 01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu tại cơ quan hải quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung ghi trên tờ khai “tờ khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày…tháng…năm”; - Có văn bản thông báo gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và xin sao tờ khai hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế; tờ khai gốc bản lưu người khai hải quan không còn giá trị sử dụng để hoàn thuế không thu thuế) nhập khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc và dừng ngay việc thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai gốc (bản lưu người khai hải quan) doanh nghiệp khai báo bị mất. a.2.2) Căn cứ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế; bản chụp y bản chính từ tờ khai cơ quan hải quan lưu, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế thực hiện đối chiếu dữ liệu trên hệ thống kế toán KT559, chương trình quản lý hàng gia công, các nguồn thông tin khác (nếu có); kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn Điều này và thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu và hàng hoá thuộc tờ khai doanh nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết hoàn thuế, không thu thuế. a.2.3) Xử lý vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận hoặc có vi phạm. b) Đối với trường hợp khác: b.1) Doanh nghiệp có văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và được sử dụng tờ khai sao y bản chính tờ khai bản lưu của cơ quan hải quan kèm giấy tờ chứng minh việc mất tờ khai để hoàn thuế; b.2) Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện: b.2.1) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất có văn bản đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận chưa giải quyết hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất và đề nghị không thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai bản gốc doanh nghiệp khai báo bị mất. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hệ thống kế toán KT559, các chương trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu … nếu kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế chưa hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất thì có văn bản xác nhận/trả lời cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất về việc tờ khai đó chưa hoàn thuế, không thu thuế và chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, đồng thời không xử lý hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất. b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nêu rõ chưa hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai bị mất, cơ quan hải quan thực hiện : + Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai; + Trường hợp có đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản chính 01 bản từ bản chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được sao y bản chính 01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu tại cơ quan hải quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung ghi trên tờ khai “tờ khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày…tháng…năm”; + Có văn bản thông báo gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và xin sao tờ khai hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc. b.2.3) Căn cứ văn bản đề nghị được sử dụng tờ khai sao trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế, không thu thuế căn cứ hồ hoàn thuế, không thu thuế, tờ khai sao y bản chính cơ quan hải quan lưu, thực hiện đối chiếu dữ liệu trên hệ thống kế toán KT559; các chương trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu… các nguồn thông tin khác (nếu có); kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn Điều này và thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu và hàng hoá thuộc tờ khai doanh nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết hoàn thuế, không thu thuế. b.2.4) Xử lý vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận hoặc có vi phạm. Điều 128. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế, không thu thuế Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định việc hoàn thuế, không thu thuế, khấu trừ thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 127 Thông tư này. Điều 129. Ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan 1. Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và đóng dấu trên tờ khai hải quan do người nộp thuế nộp: "Hoàn thuế (không thu thuế)... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của..." (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này), trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế. 2. Trường hợp tờ khai được sử dụng nhiều lần để hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan xử lý như sau: a) Lập bảng kê theo dõi mỗi lần hoàn thuế (không thu thuế), ghi rõ trên tờ khai hải quan về việc đã lập bảng kê theo dõi. Cơ quan hải quan khi thực hiện hoàn thuế (không thu thuế) ghi rõ trên bảng kê số tiền của từng lần đã hoàn thuế (không thu thuế) và đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) của đơn vị lên bảng kê; c) Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai hải quan lưu tại doanh nghiệp tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng; d) Sao 01 bản tờ khai đã hoàn thuế hoặc không thu thuế để lưu vào hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) và trả lại tờ khai hải quan cho người nộp thuế như trường hợp hoàn thuế hoặc không thu thuế một lần; đ) Tổng số tiền thuế nhập khẩu, xuất khẩu doanh nghiệp được hoàn thuế (không thu thuế) tương ứng với số hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 130. Xử lý số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa do có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp 1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ tài khoản tiền gửi (trước là tài khoản tạm thu), cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau: a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định. Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này). b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn với số tiền thuế nợ hoặc tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ. c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ. d) Trường hợp sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm a khoản này. 2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ ngân sách: a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quan hải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì trong giấy đề nghị hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của quyết định hoàn thuế đề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế. Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau: - Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước. - Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế (chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử) cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để theo dõi, quản lý. b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản phải nộp thì phải lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số 05/ĐNHT kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp, gửi cơ quan hải quan nơi hoàn trả để xem xét giải quyết. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác định số thuế được bù trừ có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại hạch toán theo quy định; Khi bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau: Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định; Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan được trừ thuế (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này). Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau: b.1) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ quan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế. b.2) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế. c) Kho bạc Nhà nước sau khi thực hiện hoàn trả thuế gửi một (01) bản chứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế/hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý. 3. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác, nhưng không đề nghị bù trừ số còn phải nộp thì cơ quan hải quan tạm dừng việc hoàn trả và yêu cầu người nộp phải thực hiện nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước hoặc phải có đề nghị bù trừ tiền thuế được hoàn cho số thuế còn phải nộp. Hết thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan hải quan, nếu người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi cơ quan hải quan), thì cơ quan hải quan lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp hoàn trả để thực hiện bù trừ; đồng thời, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết. 4. Việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại Điều này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không hoàn thuế giá trị gia tăng). Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan trong năm ngân sách mà người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan phát hiện thì thực hiện điều chỉnh theo mẫu số C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính), đồng thời người nộp thuế nộp bản chính giấy nộp tiền, cơ quan hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên mặt trước bản chính của giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước số tiền thuế giá trị gia tăng đã điều chỉnh sang khoản thuế khác chuyển Kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Các trường hợp thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa khác cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định. Mục 7. TIỀN CHẬM NỘP, NỘP DẦN TIỀN THUẾ NỢ, GIA HẠN NỘP TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT; XOÁ NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT Điều 131. Tiền chậm nộp 1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp: a) Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền; b) Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn; c) Được nộp dần tiền thuế theo quy định tại Điều 132 Thông tư này; d) Trường hợp khai báo làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là đối tượng không chịu thuế, hàng hóa được miễn thuế, hàng hóa được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan nhưng sau kiểm tra, xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, không được miễn thuế, không được ưu đãi về thuế; đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 11 Thông tư này. 2. Cơ quan, tổ chức thu tiền thuế chậm chuyển tiền thuế đã thu vào Ngân sách Nhà nước phải nộp tiền chậm nộp kể từ thời điểm hết hạn chuyển tiền vào ngân sách nhà nước đến trước ngày số tiền thuế đó được chuyển vào ngân sách nhà nước. 3. Tổ chức bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp đối với trường hợp hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. 4. Cách xác định mức tính số tiền chậm nộp: a) Mức tính số tiền chậm nộp được xác định là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày theo các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. b) Trường hợp quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày đến hạn nộp thuế nhưng phát sinh trước thời điểm Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế thì số tiền chậm nộp được tính mức 0,05% đến ngày 30/6/2013. Từ ngày 01/7/2013 trở đi thì tiền chậm nộp thuế được tính mức 0,07%. c) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chậm nộp trong thời gian được nộp dần tiền thuế nợ; Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc trong quyết định xử lý của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước. 5. Người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế tự xác định được số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh không tự xác định hoặc không xác định đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan hải quan nơi người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh chậm nộp tiền thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết. 6. Trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết số tiền thuế và tiền chậm nộp (theo mẫu số 59/TB-TTN-TCN1/2013 và mẫu số 60/TB-TTN-TCN2/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). 7. Người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế. Điều 132. Nộp dần tiền thuế nợ 1. Các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau: a) Tiền thuế nợ từ trên 500 (năm trăm) triệu đồng đến 1 (một) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng; b) Tiền thuế nợ trên 1 tỷ đồng đến 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng; c) Tiền thuế nợ trên 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng; Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp (theo tháng) đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. 2. Hồ sơ: a) Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế gửi cơ quan quản Hải quan nơi có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do không có khả năng nộp đủ thuế một lần, kèm theo bảng đăng ký nộp dần tiền thuế nợ: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế còn nợ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ; thông báo của cơ quan hải quan về số tiền thuế nợ (nếu có): nộp 01 bản chụp; c) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này: nộp 01 bản chính; 3. Thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế: a) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại một Chi cục thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế; b) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Chi cục nhưng cùng một Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế; c) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải quan thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế. 4. Thời hạn giải quyết: a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan hải quan phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ cho người nộp thuế biết; b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan hải quan; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì không được xem xét việc nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại Điều này. Điều 133. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt 1. Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. 2. Hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm: a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, thời hạn xin gia hạn; trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan đề nghị gia hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấp đúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn; hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); Báo cáo số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp phát sinh tại thời điểm phát sinh các nguyên nhân: 01 bản chính; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm: c.1) Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; biên bản xác nhận vụ việc được lập ngay sau khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: nộp 01 bản chính; c.2) Xác nhận của Công an tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính; d) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm: d.1) Quyết định thu hồi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với địa điểm sản xuất cũ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, không phải di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo mục đích yêu cầu của doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp; d.2) Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất kinh doanh do di chuyển địa điểm: nộp 01 bản chính; d.3) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp người nôp thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh, giá trị thiệt hại phải được xác định căn cứ vào hồ sơ, chứng từ và các chế độ quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp, gồm: giá trị còn lại của nhà, xưởng, kho, trang thiết bị bị phá dỡ không thu hồi được vốn (nguyên giá sau khi trừ chi phí đã khấu hao), chi phí tháo dỡ trang thiết bị, nhà xưởng ở cơ sở cũ, chi phí vận chuyển lắp đặt ở cơ sở mới (sau khi trừ đi chi phí thu hồi), chi phí trả lương cho người lao động do ngừng làm việc (nếu có), trường hợp phức tạp, liên quan đến chuyên ngành kinh tế kỹ thuật khác phải có văn bản xin ý kiến cơ quan chuyên môn: 01 bản chính; đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm: đ.1) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chưa được thanh toán vốn đầu tư đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước về tiền thuế phải nộp bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được ngân sách nhà nước thanh toán; 01 bản chính; đ.2) Văn bản xác nhận của Kho bạc Nhà nước xác nhận về số vốn đã được ngân sách nhà nước cấp: 01 bản chính; e) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP: e.1) Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này nhưng có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu phải gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày: Trong văn bản đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, người nộp thuế phải giải trình rõ việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, mô tả quy trình, thời gian sản xuất phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư: 01 bản chính; Giấy tờ chứng minh việc kéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm 275 ngày có nguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phải kéo dài hơn: nộp 01 bản chụp. e.2) Đối với trường hợp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP phải có thêm: chứng từ, tài liệu liên quan đến nguyên nhân không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn khách quan đặc biệt. 3. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. 4. Thời gian gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. Riêng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm nhưng không quá 01 năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. 5. Thủ tục gia hạn: a) Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d (đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày) khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP phải lập và gửi hồ sơ gia hạn cho cơ quan hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn. b) Người nộp thuế gặp khó khăn khách quan đặc biệt thuộc diện do Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Tổng cục Hải quan. c) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận thông tin và xử lý hồ sơ gia hạn theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và xử lý như sau: c.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đúng đối tượng thì Chi cục có văn bản thông báo với người nộp thuế nêu rõ lý do. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. c.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng Chi cục phải báo cáo để Cục Hải quan xem xét, quyết định chấp thuận việc gia hạn thời hạn nộp thuế hơn 275 ngày. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. c.3) Trường hợp cần kiểm tra xác định chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra và giải quyết gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Việc kiểm tra phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế. Kết quả kiểm tra xử lý như sau: c.3.1) Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả kiểm tra Cục Hải quan có văn bản chính thức thông báo cho người nộp thuế biết; c.3.2) Trường hợp đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả kiểm tra, Cục Hải quan có văn bản chấp thuận việc gia hạn thời hạn nộp thuế hơn 275 ngày, phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của người nộp thuế. d) Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể. 6. Thẩm quyền gia hạn a) Chi cục trưởng Hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn chỉ phát sinh tại một Chi cục Hải quan. b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan trong cùng một Cục Hải quan và gia hạn nộp tiền thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP . c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Cục Hải quan. d) Các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 134. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt 1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. 2. Điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. 3. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm: a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chính; b) Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chụp; c) Tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm tài liệu, chứng từ liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cụ thể như sau: c.1) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật quản lý thuế: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp: nộp 01 bản chính; c.2) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật quản lý thuế: Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự : nộp 01 bản chính; c.3) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13: Văn bản, tài liệu kèm theo của hồ sơ cưỡng chế nợ thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế (đến biện pháp cuối cùng: thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền): nộp 01 bộ bản chụp; 4. Thẩm quyền và trình tự, thời gian giải quyết xoá nợ: a) Thẩm quyền xóa nợ thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. b) Trình tự giải quyết: b.1) Cục trưởng Cục Hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gửi cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định. b.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định tính chính xác đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền xóa nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. b.3) Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền. c) Thời gian giải quyết hồ sơ xóa nợ thực hiện theo Điều 68 Luật Quản lý thuế. Mục 8. HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ THUẾ Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh 1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. 2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh. 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo đúng quy định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế và khoản 3 Điều 40 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động 1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản như sau: a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể. b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể. c) Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản. 2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật: a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại. b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại. c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại. Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp 1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao. 3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 138. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế 1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế gửi Tổng cục Hải quan, trong đó nêu rõ các nội dung: a) Tên người nộp thuế, mã số thuế; b) Nội dung, mục đích, yêu cầu xác nhận; c) Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận (bản chụp). Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu xác nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì văn bản đề nghị phải do người đại diện theo quy định của pháp luật ký, đóng dấu; 2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác nhận. Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận. Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế. 3. Trong thời gian 15 ngày (kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế), Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cơ sở chứng từ, sổ sách kế toán thuế xuất nhập khẩu kiểm tra việc nợ thuế của doanh nghiệp. Trường hợp xác định doanh nghiệp còn nợ thuế bao gồm cả số liệu trên hệ thống kế toán thuế (KT559) và các trường hợp không phản ánh trên hệ thống này liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì kịp thời báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan để xác nhận lại tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Quá thời hạn nêu trên nếu Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thông báo về Tổng cục thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp tại đơn vị mình. 4. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để giải thể, chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế, kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế, nếu doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì phải nộp đủ thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trước khi nhận hàng. 5. Xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải quan có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày ký văn bản. Doanh nghiệp phải cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tính đến ngày ký văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết đó. Phần VI KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ Chương I KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Điều 139. Đối tượng kiểm tra sau thông quan Hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan của chủ hàng; của người được chủ hàng ủy quyền; của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu; của đại lý làm thủ tục hải quan và của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) là đối tượng kiểm tra sau thông quan. Điều 140. Nguyên tắc, mục đích, thời hạn kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra sau thông quan Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp doanh nghiệp có sai phạm tương tự ngoài thời hạn kiểm tra, doanh nghiệp có trách nhiệm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định. Điều 141. Phạm vi kiểm tra sau thông quan Căn cứ yêu cầu của mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan và từng trường hợp kiểm tra, cơ quan hải quan xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan: 1. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn. 2. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn. 3. Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra chính sách, trị giá, mã số, xuất xứ) của một hoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn. 4. Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn. 5. Kiểm tra tất cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn. Điều 142. Nội dung kiểm tra sau thông quan 1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 2. Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn; 3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế; 4. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan. 5. Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng, nơi sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa trong trường hợp cần thiết. Điều 143. Xác minh trong kiểm tra sau thông quan 1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng giúp làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật. 2. Người yêu cầu xác minh là: Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan. 3. Đối tượng xác minh là các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan. 4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với đối tượng xác minh theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh. Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc; biên bản này có giá trị là căn cứ xem xét vụ việc. 5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việc xác minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện và thông báo kết quả. Điều 144. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan 1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra. 2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ: a) Các thông tin, nghi vấn từ cơ sở dữ liệu của ngành. b) Các dấu hiệu vi phạm, nghi ngờ từ các Chi cục Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa, các đơn vị nghiệp vụ chuyển. c) Các thông tin do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập được về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. 3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan: Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 ngày làm việc; nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan trong thời hạn 60 ngày do doanh nghiệp lưu giữ, để làm rõ các vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn. 4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau: a) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận. b) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. c) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. d) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế. Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4 điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan. 5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này. Điều 145. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp 1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp : a) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan chuyển theo Điều 144 của Thông tư này. b) Kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật. c) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và được thực hiện theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục hải quan tỉnh, thành phố d) Kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề, do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo; 2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp: a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm c, khoản 1 Điều này thời hạn là 15 ngày làm việc. b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm a, b, d khoản 1 Điều này thời hạn kiểm tra là 05 ngày làm việc. c) Trong trường hợp cần thiết, người ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản a, b khoản này. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được ghi trên quyết định gia hạn thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết. 3. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp: a) Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định theo quy trình do Tổng cục hải quan ban hành. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp trước khi quyết định kiểm tra. b) Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp: b.1) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ban hành; b.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm theo điểm b khoản này được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ làm việc. c) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp và ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định. d) Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: d.1) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra. d.2) Doanh nghiệp có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra. d.3) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung, thời gian ghi trên quyết định. d.4) Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại điện có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cán bộ có liên quan đã làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra. d.5) Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra. 4. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp: a) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra. b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra. Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra. c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra có trách nhiệm: c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành bản kết luận kiểm tra. c.2) Hết thời hạn, thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. d) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành. 5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này. Điều 146. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra được thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, cụ thể: 1. Tổ chức, chỉ đạo phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng phạm vi, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan; 2. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; kiểm tra thực tế hàng hóa, (trong trường hợp cần thiết ); 3. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu về các nội dung liên quan đến vụ việc, đối tượng, hàng hóa đang được kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra; 4. Trực tiếp ký hoặc phân công thành viên trong đoàn kiểm tra ký các biên bản kiểm tra trong quá trình kiểm tra. 5. Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra (sau khi đã lấy ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo; đề xuất xử lý kết quả kiểm tra để thủ trưởng đơn vị ký bản kết luận kiểm tra. 6. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 147. Quản lý, phân công kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp 1. Quản lý thực hiện kiểm tra sau thông quan: a) Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề; phân công đơn vị thực hiện đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp ngoài địa bàn quản lý. b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục. 2. Phân công, quyết định và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp: a.1) Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách lớn, các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao; a.2) Các doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan, nhưng có dấu hiệu vi phạm cần tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan,. a.4) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất; a.5) Các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa phương; a.6) Các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề; a.7) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt. b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề. c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo địa bàn quản lý được phân công đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm. Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra. Chương II THANH TRA THUẾ Điều 148. Nguyên tắc thanh tra thuế Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật về thanh tra. Điều 149. Mục đích của thanh tra thuế Mục đích hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan. Điều 150. Đối tượng thanh tra thuế Đối tượng thanh tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 151. Nội dung thanh tra thuế 1. Nội dung thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính. 2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theo quy định pháp luật về thanh tra. Điều 152. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra Khi tiến hành thanh tra thuế, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thanh tra. Điều 153. Các trường hợp thanh tra thuế Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế. Trường hợp thanh tra thuế quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý thuế, cụ thể là khi người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây: 1. Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần; 2. Vi phạm ở nhiều địa bàn; 3. Vi phạm liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ để nhận định rằng người nộp thuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế); 4. Có dấu hiệu trốn thuế; 5. Có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; 6. Có dấu hiệu vi phạm mới liên quan đến thuế sau khi cơ quan hải quan đã kết thúc việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; 7. Vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm đoạt lớn; người nộp thuế sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc có dấu hiệu giả mạo để kê khai thuế. Điều 154. Thẩm quyền quyết định thanh tra thuế Thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định. Điều 155. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra 1. Thông tin để làm căn cứ quyết định thanh tra phải cụ thể, có liên quan trực tiếp đến đối tượng, vụ việc cần thanh tra. 2. Nguồn thông tin cần khai thác, thu thập a) Khai thác từ các nguồn thông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết quả phúc tập hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi phạm do các đơn vị hải quan báo cáo, phản ánh...). b) Thu thập thông tin ngoài ngành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giám định, hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và từ đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân). c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu có được (từ người đưa tin, mua tin, từ các hoạt động hợp tác quốc tế và từ các thông tin khác). Điều 156. Lập báo cáo, kế hoạch thanh tra 1. Nghiên cứu, phân tích thông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình hình theo các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tình hình, số liệu tổng quát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan, loại hình kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế hàng năm, tình hình chấp hành pháp luật); b) Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, tính chất, quy mô của rủi ro về số thu; c) Đề xuất nội dung, kế hoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh. 2. Lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra; b) Đối tượng thanh tra; c) Quy mô, phạm vi thanh tra; d) Nội dung thanh tra; đ) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra. Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổ chức thực hiện. 3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hải quan để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ. Điều 157. Đoàn thanh tra Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều 158. Thời hạn thanh tra 1. Thời hạn một cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày. 2. Thời hạn một cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. Điều 159. Quyết định thanh tra 1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây: a) Căn cứ pháp lý để thanh tra; b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; c) Thời hạn tiến hành thanh tra; d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra. 2. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất. 3. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra. Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 160. Thực hiện thanh tra Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau: 1. Công bố quyết định thanh tra: a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện; b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có); d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. 2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ Các nội dung kiểm tra bao gồm: a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan; b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra; c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan; d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ; đ) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế. 4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc: a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình: Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn; Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình cuộc đối thoại, chất vấn. b) Thẩm tra, xác minh b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo. b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh chuẩn bị đầy đủ, chính xác. c) Trưng cầu giám định Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật. 5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệu và ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu, lập hồ sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm: a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc; b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra; c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp; d) Các bản chụp chụp các tài liệu có liên quan; đ) Các văn bản giải trình; e) Các kết quả xác minh. 6. Xử phạt vi phạm hành chính Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm: a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất; b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản. Điều 161. Biên bản thanh tra 1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bản thanh tra. Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bản thanh tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo biên bản thanh tra. Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra. 2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra, những sai phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây: a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản; b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu của đoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra; c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳng định mức độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn thanh tra về biện pháp xử lý. 3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưa thống nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trong biên bản thanh tra. 4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tại khoản 2 điều 86 Luật Quản lý thuế. 5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành. Điều 162. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra 1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây: a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có); d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử lý; đ) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý. 2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh tra được chính xác, khách quan. 3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độ quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý. 4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều 163. Kết luận thanh tra 1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây: a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; b) Kết luận về nội dung được thanh tra; c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra. 3. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau: a) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra Bộ Tài chính, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; b) Đối với cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Tổng cục Hải quan, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật. Điều 164. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ, quyền quy định tại Điều 86 Luật Quản lý thuế. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ Điều 165. Những công việc phải thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế Sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, phải thực hiện các công việc sau: 1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có). 2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) và theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. 4. Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra thuế vào hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo. 5. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm. 6. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật. 7. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán và ra quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của pháp luật. 8. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế. Điều 166. Phân công thực hiện 1. Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan: a) Trường hợp Tổng cục Hải quan ký, ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan: a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư này. a.2) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc từ khoản 2 đến khoản 8 Điều 165 Thông tư này. b) Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định kiểm tra sau thông quan, thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện hoặc giao Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này. c) Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan thì Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này. 2. Đối với hoạt động thanh tra thuế: a) Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế: a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư này. a.2) Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện các công việc sau: a.2.1) Các công việc nêu tại các khoản 3 và khoản 5 Điều 165 Thông tư này; a.2.2) Thực hiện hoặc chuyển người có thẩm quyền thực hiện công việc nêu tại khoản 2 Điều 165 Thông tư này. Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục có trách nhiệm: a.2.3) Chuyển cho mỗi Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 01 bản quyết định ấn định thuế, kèm bản kê chi tiết các tờ khai phải ấn định thuế và số tiền thuế ấn định đã tính sẵn để các Cục Hải quan tổ chức thực hiện việc thu thuế theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 165 Thông tư này; a.2.4) Theo dõi việc tổ chức thực hiện thu thuế của các Cục Hải quan theo các quyết định ấn định do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành; a.2.5) Phối hợp với Cục Hải quan nơi làm thủ tục xử lý, giải quyết vướng mắc liên quan đến việc thực hiện quyết định ấn định thuế; a.3. Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tổ chức, chỉ đạo Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các công việc nêu tại các khoản 4, 6, 7 và 8 Điều 165 Thông tư này. b. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, thực hiện thanh tra thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này. PHẦN VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 167. Trách nhiệm thực hiện 1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này ban hành quy trình thủ tục hải quan và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan. 2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thực hiện việc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn thời hạn nộp thuế, xét nộp dần tiền thuế nợ, xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác định trước xuất xứ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xóa nợ thuế, ấn định thuế, áp dụng thời hạn nộp thuế và các nội dung quản lý thuế khác theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể. Điều 168. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11//2013. Các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/7/2013 có phát sinh các thủ tục hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành; Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này. Bãi bỏ các Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/06/2010, Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005, Thông tư số 128/2010/TT-BTC ngày 26/08/201, Thông tư số 01/2012/TT-BTC ngày 03/01/2012; Mục 2 Chương II, Chương III Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010, Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012; quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm 1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010; quy định về thời hạn nộp thuế dầu thô xuất khẩu tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2009/TT-BTC ngày 19/02/2009; Điều 12 Thông tư số 155/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Các nội dung về quản lý thuế đã được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì thực hiện theo thời điểm có hiệu lực của Luật (ngày 1/7/2013). Cách xác định tiền chậm nộp tiền thuế đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế sau ngày 01/7/2013 thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này. 3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./. Nơi nhận: - VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP; - Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Công báo; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính; - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; - Website Tổng cục Hải quan; - Lưu VT; TCHQ (05). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "10/09/2013", "sign_number": "128/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-535-KH-BGDDT-nam-2013-kiem-tra-cong-tac-cong-tac-xet-dat-tieu-chuan-184705.aspx
Kế hoạch 535/KH-BGDĐT năm 2013 kiểm tra công tác công tác xét đạt tiêu chuẩn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 535/KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2013 KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC XÉT ĐẠT TIÊU CHUẨN VÀ BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ TẠI CÁC HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ CƠ SỞ I. Mục đích - Kiểm tra công tác xét đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tại các Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở và việc lưu trữ hồ sơ từ năm 2009 đến năm 2012; - Trao đổi, tọa đàm nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, quy trình xét tại cấp cơ sở và các cấp hội đồng, chế độ đối với giáo sư, phó giáo sư,… để phục vụ cho việc hoàn thiện các văn bản hợp nhất vào năm 2014; - Các vấn đề khác có liên quan. II. Thành phần làm việc 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: 04 người. 2. Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước: 02 người. 3. Cơ sở giáo dục đại học có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở: 15 - 20 người, gồm: - Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở từ năm 2009 đến năm 2012; - Đại diện Lãnh đạo các trường thành viên (đối với ĐHQG, ĐH vùng); - Đại diện giảng viên đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. III. Thời gian, địa điểm - Từ ngày 02 tháng 5 năm 2013 đến 31 tháng 7 năm 2013; - Tại mỗi Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở: làm việc trong 01 - 02 ngày. IV. Nội dung làm việc 1. Cơ sở giáo dục đại học báo cáo về công tác xét đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, việc quản lý hồ sơ từ 2009 đến 2012: - Tình hình chung về công tác xét đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở; việc thành lập Hội đồng CDGSCS (thuận lợi, khó khăn về đội ngũ); công tác tổ chức thẩm định hồ sơ, xét tại Hội đồng; - Kết quả xét đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư từ 2009 đến 2012 về số lượng ứng viên (cơ hữu, thỉnh giảng, nơi khác đăng kí,..), số lượng ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn tại cơ sở; số lượng ứng viên tại cơ sở được Hội đồng CDGS ngành, HĐCDGS nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn; số lượng GS, PGS được bổ nhiệm tại cơ sở,…; - Những thuận lợi khó khăn: về tổ chức, về chuyên môn, tài chính,…; - Công tác quản lí, lưu trữ hồ sơ. 2. Kiểm tra hồ sơ, văn bản làm việc của Hội đồng; kiểm tra hồ sơ của ứng viên từ 2009 đến 2012. 3. Tọa đàm trao đổi về công tác xét đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tại các Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở và các vấn đề khác có liên quan. 4. Những đề xuất, kiến nghị với Bộ, với HĐCDGSNN,…để công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được hoàn thiện hơn. V. Tổ chức thực hiện - Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước để hoàn thành dự thảo Kế hoạch, triển khai tới các cơ sở; - Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục để xây dựng Kế hoạch và cử người tham gia kiểm tra; - Vụ Giáo dục đại học, Vụ Tổ chức cán bộ: cử người tham gia đoàn kiểm tra. VI. Kinh phí - Từ ngân sách Bộ cấp cho Hội đồng CDGSNN và Cục NGBQLCSGD. - Chi theo quy định hiện hành. Nơi nhận: - Các cơ sở giáo dục đại học có Hội đồng CDGSCS; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Vụ GDĐH, TCCB; - Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước; - Lưu VT, NGCBQLGD (5b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Văn Ga
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "03/05/2013", "sign_number": "535/KH-BGDĐT", "signer": "Bùi Văn Ga", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-38-2011-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-13-2009-TT-NHNN-132998.aspx
Thông tư 38/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2009/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 38/2011/TT-NHNN Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011 THÔNG TƯ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 13/2009/TT-NHNN NGÀY 03/7/2009 QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2009/TT-NHNN ngày 03 tháng 7 năm 2009 quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Thông tư số 13), cụ thể như sau: Điều 1. Bổ sung Điều 19a và sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau: 1. Bổ sung Điều 19a: “Điều 19a. Lấy ý kiến và đánh giá tác động đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, đơn vị chủ trì soạn thảo và Văn phòng Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Văn phòng) phải thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (gọi tắt là Nghị định số 63) và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, cụ thể như sau: 1. Lấy ý kiến: a) Trước khi gửi thẩm định, các đơn vị chủ trì soạn thảo phải: - Lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính quy định trong dự án văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo thông tư liên tịch giữa Thống đốc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; - Lấy ý kiến Văn phòng đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước. b) Hồ sơ gửi lấy ý kiến: - Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính nêu tại khoản 2, 3 Điều 10 Nghị định số 63. Trường hợp thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ngoài việc đánh giá các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính, đơn vị chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản, những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung. - Dự án, dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính; - Bản đánh giá tác động. c) Văn phòng có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 63. d) Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị cho ý kiến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể. Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong các dự án, dự thảo phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình. Văn bản tiếp thu, giải trình phải được gửi đến cơ quan cho ý kiến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 2. Đánh giá tác động của thủ tục hành chính: Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63 và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.” 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 và 4 Điều 21 như sau: “1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư do các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo trước khi trình Thống đốc ký ban hành theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 24. Đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính, trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế đề nghị Văn phòng tham gia thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo thông tư. 2. Các đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 24 và chuẩn bị hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế. Hồ sơ thẩm định gồm: a) Công văn đề nghị thẩm định; b) Dự thảo tờ trình Thống đốc, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; quá trình soạn thảo và lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; giải trình nội dung cơ bản của văn bản, trong đó nêu rõ mục tiêu và các vấn đề chính sách cần giải quyết, các phương án giải quyết vấn đề, các tác động tích cực và tiêu cực của các phương án trên cơ sở phân tích định tính hoặc định lượng các chi phí và lợi ích, nêu rõ phương án lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề. c) Bản tổng hợp ý kiến, giải trình việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lấy ý kiến; d) Dự thảo văn bản sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). e) Đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính, ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản này, hồ sơ thẩm định phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư. Vụ Pháp chế chỉ thẩm định thông tư có quy định về thủ tục hành chính khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.” “4. Nội dung thẩm định: a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. b) Đối với các dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính, ngoài nội dung thẩm định quy định tại điểm a Khoản này, việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63.” Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2012. 2. Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính được soạn thảo, ban hành trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63 và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như khoản 3 Điều 2, - Ban lãnh đạo NHNN, - Văn phòng Chính phủ (2 bản), - Bộ Tư pháp (để kiểm tra), - Lưu VP, PC. THỐNG ĐỐC Nguyễn Văn Bình
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "13/12/2011", "sign_number": "38/2011/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Văn Bình", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-07-2006-TT-BTC-huong-dan-che-do-tai-chinh-ap-dung-Khu-kinh-te-Nhon-Hoi-8873.aspx
Thông tư 07/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng Khu kinh tế Nhơn Hội mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2006/TT-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI KHU KINH TẾ NHƠN HỘI Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí; Căn cứ Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định; Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng tại Khu kinh tế Nhơn Hội như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi áp dụng: Chế độ tài chính và thủ tục hải quan quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi tắt là chế độ tài chính) được áp dụng trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội (sau đây viết tắt là KKT Nhơn Hội), có diện tích đất tự nhiên khoảng 12 000 ha, bao gồm các xã: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 của phường Hải Cảng thuộc thành phố Quy Nhơn; một phần các xã Phước Hoà, Phước Sơn thuộc huyện Tuy Phước; một phần các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hải thuộc huyện Phù Cát, theo đúng chỉ giới quy hoạch KKT Nhơn Hội. Chế độ tài chính quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh được tiến hành trên địa bàn KKT Nhơn Hội. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh cả trên địa bàn KKT Nhơn Hội và trong nội địa Việt Nam thì phải hạch toán riêng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn KKT Nhơn Hội làm căn cứ xác định chế độ tài chính được áp dụng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép đầu tư; các cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tại KKT Nhơn Hội trước ngày 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Quyết định 141/2005/QĐ-TTg) có hiệu lực mà chưa hưởng đủ ưu đãi thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại. 2. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng Thông tư này là: a. Các nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân hành nghề độc lập. b. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động theo các hình thức quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 3. Giải thích từ ngữ: Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: - Khu phi thuế quan: là khu vực địa lý được ngăn cách bằng hàng rào cứng với các khu chức năng khác của KKT Nhơn Hội theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 của Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. - Các khu chức năng: bao gồm khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch- dịch vụ, khu vui chơi giải trí và khu hành chính trong KKT Nhơn Hội (không bao gồm khu chế xuất) được xác định trong Quy hoạch chung KKT Nhơn Hội do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Nội địa Việt Nam: bao gồm các khu chức năng trong KKT Nhơn Hội và phần còn lại của lãnh thổ Việt Nam (trừ các khu tương tự Khu phi thuế quan và khu chế xuất). - Cổng kiểm soát hải quan: Khu phi thuế quan có 2 cổng kiểm soát hải quan: Cổng kiểm soát hải quan tại phần tiếp giáp giữa cảng phi thuế quan với cảng thuế quan, gọi tắt là cổng A; Cổng kiểm soát hải quan tại phần tiếp giáp giữa cảng phi thuế quan với nội địa, gọi tắt là cổng B. - Danh mục hàng hoá có xuất xứ Khu phi thuế quan: là danh mục hàng hoá do Ban quản lý KKT Nhơn Hội (dưới đây gọi tắt là Ban quản lý) ban hành theo từng thời kỳ (gọi tắt là Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan) gồm những hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. 4. Điều kiện áp dụng chế độ tài chính liên quan đến Khu phi thuế quan: Các cơ chế tài chính liên quan tới Khu phi thuế quan trong KKT Nhơn Hội chỉ được hưởng khi Khu phi thuế quan được bảo đảm đồng thời các điều kiện sau: - Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong Khu phi thuế quan với các khu chức năng khác trong KKT Nhơn Hội; - Trong Khu phi thuế quan không có khu dân cư, không có dân cư cư trú thường xuyên hoặc tạm trú (kể cả người nước ngoài); - Có cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra người, hàng hoá và các phương tiện vào và ra Khu phi thuế quan. 5. Một số quy định chung về thủ tục hải quan Khu phi thuế quan: a. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong Khu phi thuế quan được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả các hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm. Chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo từng thời kỳ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có liên quan. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hoá hạn chế kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. b. Định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp Khu phi thuế quan có trách nhiệm gửi cơ quan hải quan Báo cáo quyết toán vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và Báo cáo xuất-nhập-tồn kho sản phẩm. Cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu và gửi cơ quan thuế để kiểm tra xác định các khoản thuế phải nộp. c. Hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Khu phi thuế quan thuộc loại hình nào thì áp dụng qui trình thủ tục hải quan quy định cho loại hình đó. d. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua Khu phi thuế quan chỉ được đi qua cổng A và cổng B. đ. Hàng hoá từ nội địa xuất khẩu vào Khu phi thuế quan và ngược lại: Hàng hoá từ nước ngoài đi qua cổng B vào Khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan tại cổng B; Hàng hoá từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan và hàng hoá từ khu bảo thuế ra nước ngoài qua cổng A làm thủ tục hải quan tại cổng A. e. Hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cổng A hoặc hàng hoá từ nước ngoài qua cổng A vào nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành tại cổng A hoặc tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Nếu làm thủ tục tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định về hàng hoá chuyển cửa khẩu. f. Ngoài các quy định về thủ tục hải quan nêu trên, các bên liên quan phải [thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 6. Nguyên tắc ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư vào KKT Nhơn Hội được hưởng ưu đãi tối đa dành cho các dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khu kinh tế theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các pháp luật về thuế khác. Trường hợp các văn bản pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi cao nhất. Trường hợp các cơ chế chính sách mới ban hành ưu đãi hơn các quy định tại Thông tư này thì được áp dụng theo chính sách mới. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Chính sách thuế đối với KKT Nhơn Hội: 1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp: a. Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài để hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh mới trong KKT Nhơn Hội được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm kế tiếp. b. Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Nhơn Hội thuộc các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. c. Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Nhơn Hội có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của vùng được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. d. Đối với dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. đ. Thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải nộp thuế thu nhập theo hướng dẫn tại phần C Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. e. Để thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư tại KKT Nhơn Hội phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nước), Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế. Việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đã đăng ký và nộp thuế theo kê khai. f. Trong quá trình hoạt động, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm. g. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế về thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại mục này. 1.2. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: 1.2.1. Người lao động (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) làm việc tại KKT Nhơn Hội được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp đối với người có thu nhập cao (sau đây gọi là tắt thuế thu nhập cá nhân). 1.2.2. Việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Khi kê khai, tạm nộp thuế thu nhập cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập chỉ khấu trừ 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng của người lao động làm việc tại KKT Nhơn Hội . 1.2.3. Riêng trường hợp người lao động Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại KKT Nhơn Hội dưới 1 năm (12 tháng) thì số thuế thu nhập cá nhân được giảm cho thời gian làm việc tại KKT Nhơn Hội được xác định như sau: a. Đối với người Việt Nam: Hàng tháng, cơ quan chi trả thu nhập tạm khấu trừ 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, cuối năm quyết toán thuế, tính số thuế phải nộp của cả năm và số thuế được giảm của năm theo công thức sau: Số thuế thu nhập cá nhân được giảm trong năm = Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm x 50% x Thu nhập chịu thuế trong thời gian làm việc tại KKT Nhơn Hội Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế Trong đó, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm được xác định trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế trong thời gian làm việc tại KKT Nhơn Hội và thu nhập chịu thuế trong thời gian làm việc ở nơi khác ngoài KKT Nhơn Hội . b. Đối với người nước ngoài: - Nếu là đối tượng không cư trú thì số thuế phải nộp được xác định như sau: Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp= Tổng thu nhập chịu thuế nhân với (×) 25% nhân với (×) 50%. - Nếu là đối tượng cư trú thì hàng tháng cơ quan chi trả thu nhập tạm khấu trừ 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, cuối năm quyết toán thuế, tính ra số thuế phải nộp của cả năm và số thuế được giảm. Số thuế thu nhập cá nhân được giảm trong năm được tính theo công thức nêu tại tiết a, điểm này. 1.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: a. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: - Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan; hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài. - Hàng hoá từ khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu phi thuế quan khác (là khu phi thuế quan quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) năm 2005), cho doanh nghiệp chế xuất, cho kho ngoại quan, và ngược lại. - Hàng hoá không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu phi thuế quan. b. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu phi thuế quan phải nộp thuế xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu theo quy định hiện hành. c. Hàng hoá từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định sau: - Hàng hoá có xuất xứ từ nước ngoài nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. - Hàng hoá được sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan nếu phần giá trị hàng hoá xuất xứ ASEAN chiếm từ 40% trở lên và được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN – Mẫu D, thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT. - Hàng hoá thuộc Danh mục xuất xứ Khu phi thuế quan đưa vào nội địa không phải nộp thuế nhập khẩu. - Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KKT Nhơn Hội có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (không bao gồm hàng hoá nhập từ nội địa Việt Nam có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài), khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá đó. Căn cứ để xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá nhập vào nội địa Việt Nam là: Giá tính thuế xác định theo quy định hiện hành; số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nội địa Việt Nam; thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng loại nguyên liệu, linh kiện. Giá tính thuế và thuế suất áp dụng tại thời điểm mở tờ khai nhập khẩu vào nội địa. Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, linh kiện dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa. Giá trị nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu vào nội địa được tính theo quy định về giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu vào nội địa. d. Các dự án đầu tư sản xuất trong KKT Nhơn Hội của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế, kê khai và quyết toán thuế nhập khẩu đối với trường hợp này được thực hiện theo Thông tư số 113/2005/TT-BTc ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. đ. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Khu phi thuế quan nhập nguyên liệu sản xuất, vật tư, hàng hoá từ nước ngoài nhưng không sử dụng hết và các thứ phẩm còn có giá trị thương mại được phép bán vào nội địa Việt Nam sau khi hoàn tất thủ tục hải quan phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. 1.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt: a. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong Khu phi thuế quan hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành. b. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào Khu phi thuế quan không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành. c. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu chế xuất và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. d. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành. 1.5. Thuế giá trị gia tăng: Các doanh nghiệp KKT Nhơn Hội được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định hiện hành, thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Thông tư này. Đối với những trường hợp hàng hoá không phải nộp thuế giá trị gia tăng, trong hoá đơn thuế giá trị gia tăng, dòng thuế giá trị gia tăng được gạch chéo (x). Cụ thể như sau: a) Hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong Khu phi thuế quan và từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. b) Hàng hoá, dịch vụ từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu chế xuất và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. c) Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất vào Khu phi thuế quan được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. d) Hàng hoá, dịch vụ từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu với thuế suất theo quy định hiện hành. 1.6. Về giá, phí và lệ phí và các loại thuế khác: a) Giá thuê đất, giá cho thuê đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiền sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong KKT Nhơn Hội do các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng xác định sau khi đã thoả thuận với Ban Quản lý KKT Nhơn Hội . b) Các loại thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định hiện hành tại các Luật thuế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá ra vào Khu phi thuế quan: 2.1. Đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan: a. Nhập khẩu vào Khu phi thuế quan qua cổng A: - Doanh nghiệp Khu phi thuế quan có trách nhiệm khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định hiện hành đối với từng loại hình nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở quy định tại điểm 5, Mục I của Thông tư này. - Cơ quan hải quan cổng A thực hiện giải quyết các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành đối với từng loại hàng hoá. b. Nhập khẩu vào Khu phi thuế quan qua cổng B: Thực hiện theo quy định hiện hành về hàng nhập khẩu chuyển khẩu 2.2. Đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa Việt Nam qua cổng A và hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cổng A: Thực hiện theo quy định hiện hành. 2.3. Đối với hàng hoá từ nội địa xuất vào khu phi thuế quan: Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục khi doanh nghiệp có yêu cầu. Thủ tục hải quan thực hiện như sau: a. Trường hợp doanh nghiệp nội địa đăng ký làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan Cổng B: Doanh nghiệp nội địa có trách nhiệm khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nội bộ giữa doanh nghiệp với chi nhánh trong và ngoài khu phi thuế quan thì được thay thế hợp đồng mua bán bằng chứng từ xuất kho. Cơ quan hải quan cổng B có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp nội địa theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. b. Trường hợp doanh nghiệp nội địa đăng ký tờ khai xuất khẩu tại cửa khẩu Chi cục Hải quan nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. Cơ quan hải quan Cổng B thực hiện nhiệm vụ của hải quan cửa khẩu xuất đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu (trừ việc xác nhận thực xuất). 2.4. Đối với hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài: a. Qua cổng B: Thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. b. Qua cổng A: Doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục tại cơ quan hải quan cổng A. Cơ quan hải quan cổng A thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu. 2.5. Từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa: a. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan được miễn làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai về số lượng hàng hoá với cơ quan hải quan và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. b. Đối với các hàng hoá khác phải thực hiện thủ tục hải quan đầy đủ, cụ thể như sau: - Doanh nghiệp khu phi thuế quan (bên bán) có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp nội địa (bên mua) đầy đủ chứng từ, hoá đơn và các giấy tờ theo quy định của cơ quan hải quan để doanh nghiệp nội địa khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại cơ quan hải quan cổng B. - Hải quan cổng B có trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp nội địa theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện có hàng nước ngoài được đưa vào khu phi thuế quan để tiếp tục nhập khẩu vào nội địa có cùng chủng loại với hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá xuất xứ khu phi thuế quan được miễn thủ tục hải quan do Ban quản lý KKT Nhơn Hội thông báo, nhưng doanh nghiệp không khai báo hải quan, thì cơ quan hải quan cổng B yêu cầu doanh nghiệp xuất trình chứng từ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng; tiến hành xử lý vi phạm và làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, thông báo cho Ban quản lý KKT Nhơn Hội biết để có biện pháp quản lý hoặc loại trừ khỏi Danh mục hàng hoá xuất xứ khu phi thuế quan. 2.6. Đối với hàng hoá gia công: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mà doanh nghiệp khu phi thuế quan gia công cho thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp khu phi thuế quan thuê doanh nghiệp nội địa gia công và ngược lại được thực hiện theo quy định hiện hành. 2.7. Hàng hoá tạm xuất - tái nhập; tạm nhập - tái xuất; chuyển khẩu; quá cảnh và vận chuyển: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua Khu phi thuế quan chỉ được đi qua các cổng có trạm kiểm soát hải quan. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm xuất- tái nhập; tạm nhập- tái xuất; chuyển khẩu; quá cảnh và vận chuyển tại khu phi thuế quan thực hiện theo quy định hiện hành. 2.8. Ngoài các hướng dẫn tại Thông tư này, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và các văn bản hướng dẫn khác về hải quan. 3. Chế độ thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư trong và ngoài nước 1. Căn cứ vào khả năng ngân sách và hiệu quả gọi vốn đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định quyết định thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công gọi vốn đầu tư không thuộc ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các công trình kinh tế - xã hội tại KKT Nhơn Hội theo nguyên tắc mức khen thưởng đối với hình thức gọi vốn đầu tư không hoàn lại cao hơn các hình thức gọi vốn khác (sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính). Việc chi trả khen thưởng thực hiện sau khi dự án đi vào hoạt động, có sản phẩm lưu thông trên thị trường và nhà đầu tư đã góp ít nhất 50% vốn pháp định cam kết. 2. Kinh phí sử dụng để khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công gọi vốn đầu tư (không bao gồm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) để đầu tư vào các công trình kinh tế, xã hội tại KKT Nhơn Hội được trích từ nguồn tiền thưởng của ngân sách địa phương và hạch toán vào mục chi tiền thưởng đột xuất. 4. Chế độ ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng 4.1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng: a. Phạm vi, đối tượng đầu tư từ NSNN - Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho KKT Nhơn Hội theo các chương trình mục tiêu được bố trí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. NSNN chỉ hỗ trợ để đầu tư xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng chung của toàn KKT Nhơn Hội, không bao gồm cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng khu chức năng trong KKT Nhơn Hội, trừ việc hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng. - Việc hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội được thực hiện theo đúng dự án được quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Ban Quản lý KKT Nhơn Hội là đầu mối kế hoạch của địa phương được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội; là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trong phạm vi KKT Nhơn Hội theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước. b. Mức hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng - Trong thời gian 15 năm đầu, kể từ ngày Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn KKT Nhơn Hội được nộp vào Kho bạc Nhà nước; bao gồm số thu về thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, (trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu) và các khoản thu hợp pháp khác. Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất nhập khẩu mở tờ khai, kiểm hoá tại KKT Nhơn Hội và nộp thuế tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hàng năm, căn cứ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, tiến độ thực hiện của dự án, quy định của Luật Ngân sách nhà nước và dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn KKT Nhơn Hội, ngân sách nhà nước trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Bình Định để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của KKT Nhơn Hội. - Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Bình Định để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của KKT Nhơn Hội được giao rõ trong trong dự toán NSNN giao cho tỉnh Bình Định. Cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, tỉnh Bình Định bố trí dự toán ngân sách địa phương hàng năm đầu tư cơ sở hạ tầng của KKT Nhơn Hội theo quy định tại tiết a điểm này. c. Các khoản thu phát sinh trên địa bàn được nộp vào ngân sách nhà nước. Việc phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP theo quy định của pháp luật hiện hành. Ban quản lý KKT Nhơn hội phối hợp với các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước và hải quan trên địa bàn để nắm số thực hiện thu trên địa bàn để có căn cứ xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho các dự án của KKT Nhơn Hội. d. Việc quản lý, sử dụng vốn do NSTW đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội Vốn NSTW đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội được quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Cụ thể, hàng năm vào thời điểm lập dự toán Ngân sách Nhà nước, Ban Quản lý KKT Nhơn Hội phối hợp với các cơ quan liên quan xác định số thu NSTW được hưởng từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu trên địa bàn KKT Nhơn Hội để lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm phù hợp với danh mục các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định. 4.2. Chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng: Ban quản lý là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn từ quỹ đất tại KKT Nhơn Hội; tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm và uy tín để triển khai thi công các dự án cơ sở hạ tầng đầu tư bằng vốn từ quỹ đất tại KKT Nhơn Hội . Ban quản lý lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn và diện tích khu đất được sử dụng để tạo vốn thực hiện dự án đó trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định để trình ra Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc quyết định theo thẩm quyền. Việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và các quy định có liên quan đến việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. 4.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu công trình: UBND tỉnh Bình Định được phát hành trái phiếu công trình trong nước để huy động vốn xây dựng CSHT tại KKT Nhơn Hội. Việc phát hành trái phiếu công trình của UBND tỉnh Bình Định thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2003/CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật. 4.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác: Các công trình cơ sở hạ tầng khác của KKT Nhơn Hội được đưa vào danh mục gọi vốn ODA và các hình thức huy động vốn khác theo quy định tại Điều 21 của Quy chế KKT Nhơn Hội ban hành kèm theo Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ. 5. Chế độ tín dụng ưu đãi: Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh tại KKT Nhơn Hội được Quỹ Hỗ trợ phát triển xem xét cho vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 6. Chế độ tài chính áp dụng cho Ban quản lý KKT Nhơn Hội: 6.1. Ban quản lý là đơn vị dự toán ngân sách địa phương, kinh phí hoạt động của Ban do ngân sách địa phương đảm bảo. Mọi khoản thu theo quy định do Ban quản lý thực hiện đều phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. 6.2. Ban quản lý được phép thu các loại phí, lệ phí tương ứng với nhiệm vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước ủy quyền theo qui định hiện hành. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ủy quyền thực hiện nhiệm vụ thu, Ban quản lý có trách nhiệm thông báo và đăng ký với cơ quan thuế nơi ban quản lý đặt trụ sở để làm các thủ tục về việc nộp số phí, lệ phí thu được do thực hiện các nhiệm vụ ủy quyền. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 2. Ban quản lý KKT Nhơn Hội phối hợp với cơ quan thuế, hải quan và KBNN nơi mở tài khoản thực hiện theo dõi riêng các nguồn thu hướng dẫn tại tiết b, điểm 4.1, Mục II, Thông tư này để đảm bảo yêu cầu quản lý và phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Cục Hải quan tỉnh Bình Định có trách nhiệm: - Tổ chức công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép hàng hoá từ Khu phi thuế quan vào nội địa và tại các khu vực khác trong địa bàn hoạt động của Hải quan. - Phối hợp với Ban quản lý KKT và các cơ quan liên quan (Thuế, Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hoá từ Khu phi thuế quan vào nội địa. 4. Cơ quan hải quan Khu phi thuế quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức các trạm hải quan theo quy định, phù hợp với đặc điểm địa lý Khu phi thuế quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 5. Tổng Cục Hải quan: - Căn cứ vào các quy định về thủ tục hải quan tại Thông tư này để soạn thảo Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục hải quan áp dụng tại Khu phi thuế quan báo cáo Bộ Tài chính trước khi ban hành. - Thành lập Chi cục Hải quan KKT Nhơn Hội trực thuộc Cục Hải quan Bình Định để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về hải quan tại KKT Nhơn Hội. 6. Cơ quan Kho bạc Nhà nước trên địa bàn KKT Nhơn Hội theo dõi riêng đối với các nguồn thu cần theo dõi chi tiết theo đề nghị của Ban quản lý KKT Nhơn Hội trên nguyên tắc phù hợp với nghiệp vụ quản lý Kho bạc nhà nước. 7. Cục thuế tỉnh Bình Định có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tiết g, điểm 1.1, Mục II, Thông tư này. 8. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND tỉnh Bình Định; - Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà Nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định.; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "20/01/2006", "sign_number": "07/2006/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-05-2020-TT-BCT-sua-doi-Thong-tu-lien-tich-47-2011-TTLT-BCT-BTNMT-440374.aspx
Thông tư 05/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2020/TT-BCT Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2020 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VÀ TẠM NHẬP - TÁI XUẤT CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Thực hiện Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 47). Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 47 1. Danh mục các chất HCFC tại Phụ lục I quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 47 được thay thế bởi Phụ lục I kèm theo Thông tư này. 2. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 47 như sau: “c) Các chất hydrofluorocarbon (trong Thông tư gọi tắt là các chất HFC) thuộc Phụ lục IIa và Phụ lục IIb của Thông tư này.” 3. Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 47 được sửa đổi như sau: “1. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I Thông tư này cho từng năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2028 được quản lý nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, cụ thể như sau: Đơn vị tính: tấn Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 Các chất HCFC 2.600 2.600 2.600 2.600 2.600 1.300 1.300 1.300 1.300 4. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 Thông tư liên tịch 47 như sau: “Điều 3a. Hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC 1. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC thuộc Phụ lục IIa và IIb Thông tư này cho từng năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2028 được quản lý nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, cụ thể như sau: Đơn vị tính: tấn Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 Các chất HFC Nhập khẩu để xây dựng hạn ngạch cơ sở. Không giới hạn lượng nhập khẩu. Nhập khẩu để xây dựng hạn ngạch cơ sở Không giới hạn lượng nhập khẩu. Nhập khẩu để xây dựng hạn ngạch cơ sở. Không giới hạn lượng nhập khẩu. Bình quân nhập khẩu năm (2020 + 2021 + 2022)/3 của các chất HFC + 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC 100% HNNK các chất HFC năm cơ sở 2023 100% HNNK các chất HFC năm cơ sở 2023 100% HNNK các chất HFC năm cơ sở 2023 100% HNNK các chất HFC năm cơ sở 2023 100% HNNK các chất HFC năm cơ sở 2023 2. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC thuộc Phụ lục IIa và Phụ lục IIb Thông tư này từ năm 2023 trở đi sẽ được Bộ Công Thương xác định và công bố theo kết quả bình quân nhập khẩu các năm 2020, 2021, 2022 của các chất HFC cộng với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Từ năm 2024 đến năm 2028, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC sẽ duy trì với khối lượng không đổi như hạn ngạch năm cơ sở 2023. Số lượng cụ thể hạn ngạch các chất HFC cho từng năm sẽ được công bố và được tính theo lượng CO2 tương đương theo quy định của Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal.” 5. Bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 Thông tư liên tịch 47 như sau: “Điều 4a. Thủ tục nhập khẩu các chất HFC Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất HFC được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 47, đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 51/2018/TT-BCT. Riêng đơn đăng ký nhập khẩu các chất HFC theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.” 6. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 Thông tư liên tịch 47 như sau: “Điều 6a. Thủ tục xuất khẩu các chất HFC theo hạn ngạch Bộ Công Thương cấp Giấy phép xuất khẩu các chất HFC theo hạn ngạch theo Quyết định của các nước thành viên Nghị định thư. Hồ sơ, quy trình cấp phép nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Hồ sơ được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), riêng đơn đăng ký xuất khẩu các chất HFC theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.” 7. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 47 như sau: “3. Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC theo từng quý, năm với hình thức và thời gian báo cáo như quy định đối với các chất HCFC tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 47 và theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.” Điều 2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 47. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020. 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các thương nhân, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét và hướng dẫn./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng: Chính phủ, Chủ tịch nước, Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Viện KSND tối cao; - Tòa án ND tối cao; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Công Thương, website Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Các Sở Công Thương; - Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, XNK (10). BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC I DANH MỤC CÁC CHẤT HCFC (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn) Mã hàng Mô tả hàng hóa Tên chất Tên hóa học Công thức hóa học Số ashrae (dùng cho môi chất lạnh) 2903.71.00 Gas lạnh R21 HCFC-21 Dichlorofluoromethane CHFCl2 R-21 Gas lạnh R22 HCFC-22 Chlorodifluoromethane CHF2Cl R-22 2903.72.00 Gas lạnh R123 HCFC-123 Dichlorotrifluoroethanes C2HF3Cl2 R-123 2903.73.00 Gas lạnh R141 HCFC-141 Dichlorofluoroethanes C2H3FCl2 R-141 Gas lạnh R141b HCFC-141b Dichlorofluoroethanes CH3CFCl2 R-141b 2903.74.00 Gas lạnh R142 HCFC-142 Chlorodiflouroethanes C2H3F2Cl R-142 Gas lạnh R142b HCFC-142b 1-chloro-1,1- difluoroethane CH3CF2Cl R-142b 2903.75.00 Gas lạnh R225 HCFC-225 Dichloropentafluoropropanes C3HF5Cl2 R-225 Gas lạnh R225ca HCFC-225ca 1,1-dichloro-2,2,3,3,3-pentafluoropropane CF3CF2CHCl2 R-225ca Gas lạnh R225cb HCFC-225cb 1,3-dichloro-1,2,2,3,3- pentafluoropropane CF2ClCF2CHClF R-225cb 2903.79.00 Gas lạnh R31 HCFC-31 Chlorofluoromethane CH2FCl R-31 Gas lạnh R121 HCFC-121 Tetrachlorofluoroethanes C2HFCl4 R-121 Gas lạnh R122 HCFC-122 Tricchlorodifluoroethanes C2HF2Cl3 R-122 Gas lạnh R124 HCFC-124 Chlorotetrafluoethanes C2HF4Cl R-124 Gas lạnh R131 HCFC-131 Trichlorofluoroethanes C2H2FCl3 R-131 Gas lạnh R132 HCFC-132 Dichlorodifluoroethanes C2H2F2Cl2 R-132 Gas lạnh R133 HCFC-133 Chlorotrifluoroethanes C2H2F3Cl R-133 Gas lạnh R151 HCFC-151 Chloroflouroethanes C2H4FCl R-151 Gas lạnh R221 HCFC-221 Hexachlorofluoropropanes C3HFCl6 R-221 Gas lạnh R222 HCFC-222 Pentachlorodifluoropropanes C3HF2Cl5 R-222 Gas lạnh R223 HCFC-223 Tetrachlorotrifluoropropanes C3HF3Cl4 R-223 Gas lạnh R224 HCFC-224 Trichlorotetrafluoropropanes C3HF4Cl3 R-224 Gas lạnh R226 HCFC-226 Chlorohexafluoropropanes C3HF6Cl R-226 Gas lạnh R231 HCFC-231 Pentachlorofluoropropanes C3H2FCl5 R-231 Gas lạnh R232 HCFC-232 Tetrachlorodifluoropropanes C3H2F2Cl4 R-232 Gas lạnh R233 HCFC-233 Trichlorotrifluoropropanes C3H2F3Cl3 R-233 Gas lạnh R234 HCFC-234 Dichlorotetrafluoropropanes C3H2F4Cl2 R-234 Gas lạnh R235 HCFC-235 Chloropentafluoropropanes C2H2F5Cl R-235 Gas lạnh R241 HCFC-241 Tetrachlorofluoropropanes C3H3FCl4 R-241 Gas lạnh R242 HCFC-242 Trichlorodifluoropropanes C3H3F2Cl3 R-242 Gas lạnh R243 HCFC-243 Dichlorotrifluoropropanes C3H3F3Cl2 R-243 Gas lạnh R244 HCFC-244 Chlorotetrafluoropropanes C3H4F4Cl R-244 Gas lạnh R251 HCFC-251 Trichlorotetrafluoropropanes C3H4FCl3 R-251 Gas lạnh R252 HCFC-252 Dichlorodifluoropropanes C3H4F2Cl2 R-252 Gas lạnh R253 HCFC-253 Chorotrifluoropropanes C3H4F3Cl R-253 Gas lạnh R261 HCFC-261 Dichlorofluoropropanes C3H5FCl2 R-261 Gas lạnh R262 HCFC-262 Chlorodifluoropropanes C3H5F2Cl R-262 Gas lạnh R271 HCFC-271 Chlorofluoropropanes C3H6FCl R-271 PHỤ LỤC IIa DANH MỤC CÁC CHẤT HFC NGUYÊN CHẤT (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn) Mã hàng Mô tả hàng hóa Tên chất Tên hóa học Công thức hóa học Số ashrae (dùng cho môi chất lạnh) 2903.39.90 HFC-134 1,1,2,2-Tetrafluorethane CHF2CHF2 Gas lạnh R134a HFC-134a 1,1,1,2-Tetrafluoroethane CH2FCF3 R-134a HFC-143 1,1,2-Trifluoroethane CH2FCHF2 Gas lạnh R245fa HFC-245fa 1,1,1,3,3-Pentafluoropropane CHF2CH2CF3 R-245fa HFC-365mfc 1,1,1,3,3-Pentafluorobutane CF3CH2CF2CH3 HFC-227ea 1,1,1,2,3,3,3-Heptafluoropropane CF3CHFCF3 HFC-236cb 1,1,1,2,2,3-Hexafluoropropane CH2FCF2CF3 HFC-236ea 1,1,1,2,3,3-Hexafluoropropane CHF2CHFCF3 HFC-236fa 1,1,1,3,3,3-Hexafluoropropane CF3CH2CF3 HFC-245ca 1,1,2,2,3-Pentafluoropropane CH2FCF2CHF2 HFC-43-10mee 1,1,1,2,2,3,4,5,5,5-Decafluoropentane CF3CHFCHFCF2CF3 Gas lạnh R32 HFC-32 Difluoromethane CH2F2 R-32 Gas lạnh R125 HFC-125 Pentafluoroethane CHF2CF3 R-125 Gas lạnh R143a HFC-143a Trifluoroethane CH3CF3 R-143a HFC-41 Fluoromethane CH3F HFC-152 1,2-Difluoroethane CH2FCH2F Gas lạnh R152a HFC-152a 1.1-Difluoroethane CH3CHF2 R-152a Gas lạnh R23 HFC-23 Trifluoromethane CHF3 R-23 * Giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu của các chất trong bảng trên theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. PHỤ LỤC IIb DANH MỤC CÁC CHẤT HFC HỢP CHẤT (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn) Mã hàng Mô tả hàng hóa Tên chất Thành phần Số ashrae (dùng cho môi chất lạnh 3827.78.00 Gas lạnh R404 HFC-404A R143a/125/134a R-404 Gas lạnh R507A HFC-507A R143a/125 R-507A Gas lạnh R407A HFC-407A R32/125/134a R-407A Gas lạnh R407B HFC-407B R32/125/134a R-407B Gas lạnh R407C HFC-407C R32/125/134a R-407C Gas lạnh R410A HFC-410A R32/125 R-410a Gas lạnh R508A HFC-508A R32/116 R-508A Gas lạnh R508B HFC-508B R32/116 R-508B * Giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu của các chất trong bảng trên theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. PHỤ LỤC III ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HFC (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn) TÊN THƯƠNG NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …….. V/v đăng ký nhập khẩu các chất HFC ……, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Tên thương nhân ………………………………………………………………………… Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………… Fax………………… E-mail……………………………. Căn cứ Thông tư số /2020/TT-BCT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (tên thương nhân) ........... đăng ký nhập khẩu các chất HFC như sau: Tên chất: ………………………………………………………………………………….. Khối lượng nhập khẩu dự kiến (kg) ……………………………………………………… Khối lượng đăng ký (kg) …………………………………………………………………. Hợp đồng nhập khẩu số ……… ngày … tháng … năm……….. Nước xuất khẩu: ……………………………………………… (Tên thương nhân) .... cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC IV ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU CÁC CHẤT HFC (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn) TÊN THƯƠNG NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……… V/v đăng ký xuất khẩu các chất HFC (Phụ lục IIa và IIb) ……, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Tên thương nhân ………………………………………………………………………… Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………… Fax………………… E-mail……………………………. Căn cứ Thông tư số /2020/TT-BCT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (tên thương nhân) ........... đăng ký xuất khẩu các chất HFC như sau: Tên chất: ………………………………………………………………………………….. Khối lượng đăng ký (kg) …………………………………………………………………. Thương nhân nhập khẩu: ……………………. Nước nhập khẩu:……………………. Hợp đồng xuất khẩu số ……… ngày … tháng … năm……….. Thương nhân bán hàng: ……………………………………………… (Tên thương nhân) .... cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Xác nhận của Bộ Công Thương PHỤ LỤC V MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HFC (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn) TÊN THƯƠNG NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……… ……., ngày … tháng … năm 20…. BÁO CÁO Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Thông tư số /2020/TT-BCT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (tên thương nhân) .... báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC trong quý .../20... hoặc năm 20... của thương nhân như sau: Tên chất Mã HS Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (số ... ngày ...tháng ... năm ...) Số hiệu tờ khai hải quan Khối lượng (kg) Trị giá (USD) Khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu lũy kế tới thời điểm báo cáo (kg) Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu lũy kế tới thời điểm báo cáo (USD) Khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến (kg) (Tên thương nhân) .... cam đoan những kê khai trên đây là chính xác, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "16/03/2020", "sign_number": "05/2020/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-31-2019-TT-BCT-sua-doi-Thong-tu-28-2014-TT-BCT-40-2014-TT-BCT-44-2014-TT-BCT-428705.aspx
Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Thông tư 28/2014/TT-BCT 40/2014/TT-BCT 44/2014/TT-BCT mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/2019/TT-BCT Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2019 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 28/2014/TT-BCT NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA, THÔNG TƯ SỐ 40/2014/TT-BCT NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VÀ THÔNG TƯ SỐ 44/2014/TT-BCT NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THAO TÁC TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia, Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia như sau: 1. Bổ sung Khoản 6a, 6b và 6c sau Khoản 6 Điều 3 như sau: “6a. Khách hàng sử dụng điện quan trọng là khách hàng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện, được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định căn cứ vào tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. 6b. Khu dân cư là khu vực địa lý hiện có các hộ dân sinh sống tập trung hoặc đã được phê duyệt quy hoạch để các hộ dân chuyển đến sinh sống. Những khu vực địa lý không có các hộ dân sinh sống mặc dù có người hoặc phương tiện cơ giới qua lại, các vùng đồng ruộng, đồi trồng cây không được gọi là khu dân cư. 6c. Khu vực tập trung đông người là những khu vực bao gồm chợ, quảng trường, bệnh viện, trường học, nơi tổ chức hội chợ, triển lãm, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga và các công trình công cộng khác.”. 2. Sửa đổi Điểm a, Điểm d Khoản 8 Điều 3 như sau: “a) Điều độ viên tại các cấp điều độ; d) Nhân viên trực thao tác lưu động.” 3. Sửa đổi Khoản 9 Điều 3 như sau: “9. Sự cố là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống điện hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và đảm bảo chất lượng điện năng cho hệ thống điện quốc gia.”. 4. Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 như sau: “2. Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 110 kV, trừ các trường hợp phải khép mạch vòng để chuyển phụ tải điện hoặc đối nguồn cung cấp nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện nhưng phải đảm bảo không gây mở rộng sự cố.”. 5. Sửa đổi Khoản 2 Điều 8 như sau: “2. Các trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động (bao gồm cả rơ le sa thải phụ tải điện theo tần số thấp và điện áp thấp) phải thường xuyên ở chế độ vận hành, trừ các trang thiết bị rơ le mà theo nguyên lý hoạt động, điêu kiện chế độ làm việc của hệ thống năng lượng và tính chọn lọc phải tách ra khỏi vận hành.”. 6. Bổ sung Điểm đ Khoản 5 Điều 10 như sau: “đ) Ngoài các quy định về chế độ báo cáo sự cố theo quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 5 Điều này, cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thực hiện các chế độ báo cáo sự cố trong hệ thống điện quốc gia như sau: - Đối với sự cố kéo dài xảy ra trong hệ thống điện truyền tải từ cấp điện áp 220 kV trở lên gây hư hỏng thiết bị hoặc sự cố trên hệ thống điện quốc gia gây mất điện diện rộng trên phạm vi từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sự cố dẫn đến sa thải phụ tải với quy mô công suất từ 200 MW trở lên, ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố trong hệ thống điện quốc gia, gửi báo cáo về thông tin sự cố cho Cục Điều tiết điện lực thông qua hình thức tin nhắn hoặc thư điện tử (email); - Trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, gửi Báo cáo sự cố về Cục Điều tiết điện lực bằng thư điện tử (email) theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; - Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm tổng hợp báo cáo phân tích các sự cố theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với các sự cố phải phân tích, đánh giá) và các sự cố xảy ra trong tháng trước gửi về Cục Điều tiết điện lực theo đường văn thư và thư điện tử (email) đối với các sự cố sau: + Các sự cố kéo dài trên lưới điện 500 kV; + Các sự cố kéo dài trên lưới điện 220 kV, 110 kV và nhà máy điện mà gây mất điện diện rộng trên phạm vi từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoặc phải sa thải phụ tải với quy mô công suất từ 200 MW trở lên hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ vận hành của nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh.”. 7. Sửa đổi Khoản 3 Điều 11 như sau: “3. Trong quá trình xử lý sự cố, Cấp điều độ có quyền điều khiển được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với yêu cầu trong vận hành hệ thống điện ở chế độ vận hành bình thường theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành nhưng phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp để khôi phục hệ thống điện về trạng thái vận hành bình thường, đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện.”. 8. Sửa đổi Khoản 1 Điều 22 như sau: “1. Khi có sự cố đường dây ở cấp điện áp từ trên 35 kV đến 220 kV, cho phép đóng lại đường dây không quá 02 (hai) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua khu vực tập trung đông người hoặc khu dân cư, chỉ cho phép đóng lại đường dây lần thứ hai sau khi Đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện kiểm tra, xác nhận đường dây đủ điều kiện vận hành và đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm cung cấp danh sách các đường dây đi qua khu vực tập trung đông người, khu dân cư cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.”. 9. Sửa đổi Điều 38 như sau: “Điều 38. Khôi phục máy biến áp sau sự cố 1. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, sau khi nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện có dấu hiệu bất thường, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi có một trong các điều kiện sau: a) Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm; b) Nhân viên vận hành kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ tác động nhầm do hư hỏng mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục. Trường hợp không khắc phục được tình trạng hư hỏng của mạch bảo vệ, Điều độ viên cho phép cô lập mạch bảo vệ đó theo đề nghị của Đơn vị quản lý vận hành và đưa máy biến áp vận hành trở lại với điều kiện các rơ le bảo vệ còn lại phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, đảm bảo thời gian loại trừ sự cố. 2. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ so lệch và hơi (hoặc dòng dầu, áp lực dầu), Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi đủ các điều kiện sau: a) Đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện; b) Đơn vị quản lý vận hành có văn bản xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận hành gửi cấp điều độ có quyền điều khiển. 3. Trường hợp chỉ có một trong các bảo vệ so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu tác động, Điều độ viên chỉ huy thao tác cô lập máy biến áp và bàn giao máy biến áp cho Đơn vị quản lý vận hành tiến hành thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ chính đã tác động. Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi có một trong các điều kiện sau: a) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ chính của máy biến áp tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục; b) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ chính của máy biến áp tác động là do hư hỏng thiết bị trong vùng bảo vệ chính (nhưng không phải là máy biến áp) và hư hỏng đó đã được khắc phục. c) Qua kiểm tra mạch bảo vệ chính, các thiết bị trong vùng bảo vệ chính và không phát hiện hư hỏng, Đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Trường hợp việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến ngừng cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi đủ các điều kiện sau: a) Nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng; b) Nhân viên vận hành thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành đồng ý đưa trở lại vận hành.”. 10. Sửa đổi Điều 45 như sau: “Điều 45. Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện, trung tâm điều khiển khi xảy ra mất điện toàn trạm điện Khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, Nhân viên vận hành tại trạm điện, trung tâm điều khiển hoặc Nhân viên vận hành được Đơn vị quản lý vận hành cử tới trạm điện không người trực thực hiện theo trình tự sau: 1. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho trạm điện. 2. Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện. Các trường hợp đặc biệt do các yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt thì phải có quy định riêng của Đơn vị quản lý vận hành. 3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện. 4. Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt. 5. Kiểm tra toàn bộ trạm điện để quyết định cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành theo các điều kiện sau: a) Trường hợp sự cố không xảy ra trong trạm điện, đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép được đóng điện trở lại; b) Trường hợp sự cố xảy ra trong trạm điện, đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố.”. 11. Sửa đổi Điều 46 như sau: “Điều 46. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trung tâm điều khiển khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện Khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trung tâm điều khiển hoặc Nhân viên vận hành được Đơn vị quản lý vận hành cử tới nhà máy điện không người trực thực hiện theo trình tự sau: 1. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho nhà máy điện. 2. Tiến hành cắt toàn bộ máy cắt trong trạm điện của nhà máy điện. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ máy cắt thì phải có quy định riêng của Đơn vị quản lý vận hành. 3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong nhà máy điện, tình trạng các tổ máy phát điện. 4. Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt, tình trạng các tổ máy phát điện. 5. Đảm bảo các thiết bị, các tổ máy phát điện không bị sự cố sẵn sàng hòa điện lại. 6. Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố (nếu có). 7. Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển phối hợp để nhanh chóng khôi phục lại tự dùng nhà máy điện (nếu sự cố nguồn điện dự phòng).”. 12. Bổ sung Khoản 1a sau Khoản 1 Điều 47 như sau: “1a. Đối với trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực, thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình phối hợp vận hành trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực giữa Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền điều khiển.”. 13. Sửa đổi Điều 48 như sau: “Điều 48. Chế độ cảnh báo Hệ thống điện vận hành ở chế độ cảnh báo khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây: 1. Các điều kiện xuất hiện chế độ cảnh báo của hệ thống điện truyền tải theo Quy định Hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành. 2. Các đường dây và máy biến áp cấp điện áp 110 kV có mức mang tải từ 90% trở lên nhưng không vượt quá giá trị định mức.”. 14. Sửa đổi Điều 49 như sau: “Điều 49. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cảnh báo 1. Điều khiển công suất các nhà máy điện để mức dự phòng điều chỉnh tần số thứ cấp đạt hoặc cao hơn mức quy định. 2. Điều khiển công suất các nhà máy điện đế mức độ mang tải của các đường dây và máy biến áp cấp điện áp từ 110 kV trở lên không vượt quá 90% giá trị định mức. 3. Điều khiển điện áp theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành đế đưa điện áp về phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường. 4. Giảm công suất truyền tải trên đường dây trong khu vực có khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thế gây ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện hoặc khả năng xảy ra các vấn đề về an ninh, quốc phòng có thể đe dọa an ninh hệ thống điện. 5. Cung cấp thông tin để công bố thông tin cảnh báo lên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng không đưa được hệ thống trở lại chế độ vận hành bình thường.”. 15. Sửa đổi Điều 50 như sau: “Điều 50. Chế độ khẩn cấp Hệ thống điện vận hành ở chế độ khẩn cấp khi xuất hiện và duy trì một trong các điều kiện sau đây: 1. Các điều kiện xuất hiện chế độ khẩn cấp của hệ thống điện truyền tải theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành. 2. Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện 110 kV nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ. 3. Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện 110 kV hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện 110 kV vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110 % giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp.”. 16. Sửa đổi tiêu đề và Điểm a Khoản 2 Điều 51 như sau: “Điều 51. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp” “a) Điều khiển công suất các nhà máy điện để đường dây hoặc thiết bị điện không bị quá tải;”. 17. Sửa đổi Điều 52 như sau: “Điều 52. Chế độ cực kỳ khẩn cấp Hệ thống điện vận hành ở chế độ cực kì khẩn cấp khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây: 1. Các điều kiện xuất hiện chế độ cực kỳ khẩn cấp của hệ thống điện truyền tải theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành; 2. Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện 110 kV hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện 110 kV từ 110% giá trị định mức trở lên mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện.”. 18. Sửa đổi tiêu đề, Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 53 như sau: “Điều 53. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cực kỳ khẩn cấp 1. Điều khiển tần số theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để đưa tần số về phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường. 2. Xử lý quá tải đường dây hoặc thiết bị điện a) Điều khiển công suất các nhà máy điện để đường dây không bị vượt giới hạn truyền tải hoặc thiết bị điện không bị quá tải trên 110%;”. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia như sau: 1. Sửa đổi Điểm d Khoản 39 Điều 3 như sau: “d) Nhân viên trực thao tác lưu động.” 2. Sửa đổi Khoản 2 Điều 10 như sau: “2. Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) ở nhà máy điện hoặc trạm điện, cho phép Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong, nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố.”. 3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 11 như sau: “2. Điện áp trên lưới điện 500 kV, thanh cái 220kV thuộc trạm biến áp 500 kV ”, 4. Sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 như sau: “2. Điện áp trên lưới điện 66 kV, 110 kV, 220 kV thuộc hệ thống điện miền, trừ các thanh cái 220 kV thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ quốc gia. Công suất phản kháng của các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện 110 kV, 220 kV thuộc hệ thống điện miền, trừ các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ quốc gia. 3. Lưới điện cấp điện áp 66 kV, 110 kV, 220 kV thuộc hệ thống điện miền (bao gồm các thiết bị có cấp điện áp 110 kV, 220 kV và các lộ tổng đầu ra, đầu vào các phía còn lại của máy biến áp 110 kV, 220 kV), trừ phần lưới điện cấp điện áp 110 kV đã được phân cấp điều khiển hoặc ủy quyền điều khiển cho cấp điều độ phân phối tỉnh.”. 5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 17 như sau: “3. Đường dây cấp điện áp 110kV được cấp điều độ miền ủy quyền điều khiển, máy biến áp 110kV (bao gồm cả thiết bị đóng cắt phía 110kV) trừ các máy biến áp 110 kV tại các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của các cấp điều độ cao hơn, lưới điện trung áp thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.” 6. Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 26 như sau: “b) Điều khiển điện áp trên lưới điện 500 kV, thanh cái 220 kV thuộc trạm biến áp 500 kV;”. 7. Bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 52 như sau: “d) Nhân viên trực thao tác lưu động (trong trường hợp thao tác tại các thiết bị thuộc quyền điều khiển).”. 8. Bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 53 như sau: “d) Nhân viên trực thao tác lưu động (trong trường hợp thao tác tại các thiết bị thuộc quyền điều khiển).”. 9. Sửa đổi Điểm d Khoản 2 Điều 54 như sau: “d) Nhân viên trực thao tác lưu động (trong trường hợp thao tác tại các thiết bị thuộc quyền điều khiển).”. 10. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 55 như sau: “b) Nhân viên trực thao tác, nhân viên trực thao tác lưu động tại đơn vị điện lực cấp quận, huyện; đơn vị phân phối và bán lẻ điện.”. 11. Sửa đổi Điều 60 như sau: “Điều 60. Điều kiện cho phép trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực vận hành 1. Trường hợp thành lập trung tâm điều khiển trạm điện hoặc nhà máy điện, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm lập và trình Đơn vị quản lý trực tiếp phê duyệt Đề án thành lập trung tâm điều khiển nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực vận hành sau khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp điều độ có quyền kiểm tra và các đơn vị liên quan. Đối với trung tâm điều khiển nhóm nhà máy điện lớn, nhóm nhà máy điện năng lượng tái tạo (bao gồm mặt trời, gió, sinh khối và thủy điện nhỏ) hoặc nhóm trạm điện truyền tải, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực để có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi phê duyệt đề án. Việc thành lập trung tâm điều khiển trạm điện hoặc nhà máy điện phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Các trạm điện, nhà máy điện được thao tác xa từ trung tâm điều khiển phải cùng một đơn vị điều độ có quyền điều khiển hoặc thuộc hai đơn vị điêu độ có quyền điều khiển mà đơn vị điều độ này là nhân viên cấp dưới trực tiếp của đơn vị điều độ kia; b) Hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kết nối, quản lý vận hành theo quy định; c) Đảm bảo đầy đủ nhân lực vận hành được đào tạo theo đúng quy định, công cụ hỗ trợ công tác quản lý vận hành trung tâm điều khiển và các nhà máy điện, trạm điện không người trực. Số lượng nhân viên vận hành, nhân viên trực thao tác lưu động trong ca trực phải đảm bảo đáp ứng được số lượng thao tác cần phải xử lý trong mọi trường hợp có thể xảy ra trong ca trực. Trường hợp Trung tâm điều khiển nhiều hơn một loại công nghệ nhà máy điện, nhân viên vận hành phải đáp ứng yêu cầu của tất cả các loại hình công nghệ nhà máy điện hoặc phải bố trí trực song song cho các loại hình công nghệ khác nhau; d) Xây dựng và ban hành quy trình phối hợp vận hành, quy trình kiểm tra giám sát điều khiển vận hành. 2. Trong quá trình quản lý vận hành trung tâm điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành có thể bổ sung một hay nhiều nhà máy điện hoặc trạm điện mới không người trực vận hành để thực hiện điều khiển, thao tác xa từ trung tâm điều khiển. Việc bổ sung các nhà máy điện, trạm điện mới được thực hiện tương tự như thành lập trung tâm điều khiển theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp không thành lập trung tâm điều khiển mà nhà máy điện hoặc trạm điện được điều khiển trực tiếp từ cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành phải thống nhất với cấp điều độ có quyền điều khiển: a) Thời gian chính thức vận hành nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực vận hành; b) Nhân viên trực thao tác lưu động của Đơn vị quản lý vận hành để thực hiện thao tác theo lệnh thao tác của cấp điều độ có quyền điều khiển khi không thể thực hiện thao tác xa đối với nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực vận hành. 4. Đơn vị quản lý vận hành nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn điện, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ an ninh chống đột nhập và các quy định pháp luật khác có liên quan. 5. Nhà máy điện hoặc trạm điện được giám sát, điều khiển và thu thập tín hiệu trạng thái, đo lường, bảo vệ từ một trung tâm điều khiển (nếu có) và cấp điều độ có quyền điều khiển. 6. Hệ thống giám sát, điều khiển, thông tin viễn thông và thu thập tín hiệu đặt tại trung tâm điều khiển nhà máy điện hoặc trạm điện, hệ thống SCADA đặt tại Cấp điều độ có quyền điều khiển phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành. 7. Trước khi chính thức vận hành nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị, quy trình thao tác thiết bị điện nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực; tổ chức đào tạo và hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực theo đúng quy định hiện hành và các quy trình nội bộ của đơn vị. 8. Trước khi chính thức vận hành nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực, Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực để hướng dẫn nhân viên vận hành trong tổ chức điều độ vận hành, thao tác và xử lý sự cố nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực.”. 12. Sửa đổi Điều 61 như sau: “Điều 61. Vận hành trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực 1. Vận hành trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực được thực hiện từ trung tâm điều khiển hoặc cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp cần thiết, Đơn vị quản lý vận hành có thể bố trí thêm nhân viên trực thao tác lưu động đến trực tại nhà máy điện hoặc trạm điện để kiểm tra, giám sát việc điều khiển, thao tác xa từ trung tâm điều khiển. 2. Trường hợp việc điều khiển, thao tác xa không thực hiện được, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm cử nhân viên trực thao tác lưu động đến trực tại nhà máy điện hoặc trạm điện trực tiếp thao tác theo lệnh của cấp Điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp cần thiết, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực để đảm bảo an toàn vận hành và xử lý nhanh các tình huống khẩn cấp hoặc sự cố. 3. Trong mỗi ca trực vận hành tại trung tâm điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành phải bố trí ít nhất 02 (hai) nhân viên vận hành trực ca, trong đó có 01 (một) người đảm nhiệm chức danh Trưởng ca hoặc Trưởng kíp. Đơn vị quản lý vận hành quy định chi tiết phân công nhiệm vụ cho nhân viên vận hành trực ca tại trung tâm điều khiển. 4. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ của nhân viên trực thao tác lưu động nhà máy điện, trạm điện không người trực, vị trí trực, chế độ giao nhận ca, thời gian di chuyển từ vị trí trực tới nhà máy điện hoặc trạm điện, phương tiện thông tin liên lạc và giao thông. 5. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm cử nhân viên vận hành đến nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực để kiểm tra tại cho thiết bị, đặc biệt vào các thời điểm truyền tải hoặc phát công suất cao. 6. Trường hợp xảy ra sự cố tại nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm cử nhân viên vận hành, sửa chữa đến nhà máy điện hoặc trạm điện để khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất.”. 13. Sửa đổi Điều 64 như sau: “Điều 64. Quy định các cấp điều khiển tần số Điều khiển tần số trong hệ thống điện quốc gia là quá trình điều khiển trong hệ thống điện để duy trì sự vận hành ổn định của hệ thống, bao gồm điều khiển tần số sơ cấp, điều khiển tần số thứ cấp và điều khiển tần số cấp 3: 1. Điều khiển tần số sơ cấp là quá trình điều chỉnh tức thời tần số hệ thống điện được thực hiện bởi số lượng lớn các tổ máy phát điện có trang bị hệ thống điều tốc, 2. Điều khiển tần số thứ cấp là quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số sơ cấp được thực hiện thông qua tác động của hệ thống AGC nhằm đưa tần số về dải làm việc cho phép. 3. Điều khiển tần số cấp 3 là quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số thứ cấp được thực hiện bằng lệnh điều độ để đưa tần số hệ thống điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm bảo phân bố kinh tế công suất phát các tổ máy phát điện.”. 14. Sửa đổi Điều 65 như sau: “Điều 65. Quy định về điều khiển tần số 1. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm theo dõi liên tục lượng công suất dự phòng điều khiển tần số, xu hướng thay đổi phụ tải điện của hệ thống điện để chủ động điều chỉnh công suất phát của các nhà máy điện, đảm bảo mức dự phòng công suất điều khiển tần số theo quy định. 2. Để đảm bảo mức dự phòng công suất điều khiển tần số thứ cấp theo quy định, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm chỉ định một hoặc nhiêu nhà máy điện tham gia điều khiển tần số thứ cấp. Căn cứ vào nhiệm vụ phân công điều khiển tần số thứ cấp mà các nhà máy điện đưa các bộ tự động điều chỉnh công suất, tần số vào làm việc phù hợp với thực tế. Khi gần hết lượng công suất dự phòng cho việc điều khiển tần số thứ cấp, các nhà máy điện có nhiệm vụ điều khiển tần số thứ cấp phải kịp thời thông báo cho cấp điều độ có quyền điều khiển. 3. Khi tần số hệ thống điện vượt ra ngoài giới hạn 50±0,5 Hz, tất cả các nhà máy điện không tham gia điều chỉnh tần số sơ cấp, thứ cấp đều phải tham gia điều chỉnh theo khả năng của tổ máy để đưa tần số về phạm vi 50±0,5 Hz. Khi tần số hệ thống đã được đưa về giới hạn trên, tất cả các nhà máy điện đã tham gia điều chỉnh giữ nguyên công suất và thông báo cho cấp điều độ có quyền điều khiển để xác nhận mức phát công suất thực tế.”. 15. Sửa đổi Khoản 1 Điều 66 như sau: “1. Điều chỉnh công suất phát hữu công của các nhà máy điện: a) Các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ điều khiển tần số thứ cấp; b) Các tổ máy phát điện căn cứ trên thứ tự huy động theo các bản chào giá của tổ máy phát điện (nếu có) trong thị trường điện cạnh tranh hoặc giá bán điện; c) Các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh.”. 16. Sửa đổi Khoản 3 Điều 132 như sau: “3. Thời gian đào tạo Trưởng ca cụ thể như sau: a) Đối với nhà máy điện lớn hoặc trung tâm điều khiển nhà máy điện (trừ các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo) là ít nhất 18 tháng; b) Đối với nhà máy điện nhỏ (trừ các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo) là ít nhất 12 tháng; c) Đối với các nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển nhóm nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: - Có tổng quy mô công suất từ 30 MW trở xuống là ít nhất 06 tháng; - Có tổng quy mô công suất trên 30 MW là ít nhất 09 tháng.”. Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia như sau: 1. Bổ sung Điểm đ Khoản 6 Điều 3 như sau: “đ) Nhân viên trực thao tác lưu động.”. 2. Sửa đổi Điểm đ Khoản 8 Điều 3 như sau: “đ) Nhân viên trực thao tác lưu động.”. 3. Sửa đổi Điểm đ Khoản 9 Điều 3 như sau: “đ) Nhân viên trực thao tác lưu động.”. 4. Sửa đổi Điểm d Khoản 10 Điều 3 như sau “d) Nhân viên trực thao tác lưu động.” 5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 4 như sau: “3. Cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong các trường hợp sau đây: a) Xử lý sự cố; b) Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa; c) Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ có quyền điều khiển.”. 6. Sửa đổi Khoản 1 Điều 6 như sau: “1. Mẫu phiếu thao tác quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp trang bị hệ thống công nghệ thông tin, giám sát từ xa cho phép thực hiện thao tác tự động từ xa, cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành có thể xây dựng mẫu phiếu thao tác điện tử (trong đó chữ ký lập, duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng) bao gồm đầy đủ các nội dung quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm ban hành và triển khai áp dụng sau khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của Cục Điều tiết điện lực.”. 7. Sửa đổi Điều 13 như sau: “Điều 13. Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ 1. Mọi thao tác tại vị trí đặt thiết bị điện nhất thứ đều phải có hai người phối hợp thực hiện: Một người giám sát và một người thao tác trực tiếp. Trong mọi trường hợp, hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về thao tác. 2. Tại vị trí đặt thiết bị điện nhất thứ, hai người phối hợp thực hiện thao tác phải biết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị điện tại hiện trường, đã được đào tạo và kiểm tra đạt được chức danh vận hành và được bố trí làm công việc thao tác. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 03 (ba) trở lên, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 04 (bốn) trở lên. Trình tự tiến hành thao tác theo phiếu thao tác như sau: a) Tại vị trí thao tác, nhân viên vận hành phải kiểm tra lại xem tên các thiết bị có tương ứng với tên trong phiếu thao tác không; b) Khi đã khẳng định thiết bị phải thao tác là đúng, người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại lệnh và thực hiện từng bước thao tác theo phiếu thao tác. 3. Khi tiến hành các thao tác phức tạp như đóng điện, thí nghiệm thiết bị mới phải được thực hiện theo phương thức đã được phê duyệt, có sự thống nhất với các đơn vị liên quan và với cấp điều độ có quyền điều khiển tương ứng. Trong đó, chỉ rõ người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thực hiện thao tác và những công việc đã ghi trong chương trình. 4. Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên vận hành phải thực hiện các thủ tục giao nhận thiết bị, ghi chép đầy đủ vào so nhật ký vận hành các nội dung sau: a) Tên phiếu thao tác; b) Những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp địa di động (chỉ rõ địa điểm đặt hoặc tháo gỡ tiếp địa); c) Những thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đội công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác. 5. Thiết bị điện hoặc đường dây chỉ được đưa vào vận hành sau sửa chữa khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định chắc chắn đã thực hiện các nội dung sau: a) Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; b) Đã tháo hết tiếp địa di động; c) Ghi rõ các nội dung trong phiếu công tác vào sổ nhật ký vận hành; d) Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.”. 8. Sửa đổi Khoản 6 Điều 18 như sau: “6. Nếu mất điều khiển thao tác xa, Đơn vị quản lý vận hành phải cử ngay nhân viên vận hành trực thao tác lưu động tại trạm điện, nhà máy điện.”. 9. Sửa đổi Điều 19 như sau: “Điều 19. Điều kiện thực hiện thao tác xa 1. Hệ thống giám sát, điều khiển, thông tin viễn thông và thu thập tín hiệu tại cấp điều độ có quyền điều khiển, trung tâm điều khiển phải được định kỳ thí nghiệm, kiểm tra để đảm bảo thao tác xa hoạt động đúng và tin cậy, tuân thủ quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành. 2. Hệ thống thông tin truyền dữ liệu và tín hiệu điều khiển liên kết với cấp điều độ có quyền điều khiển, trung tâm điều khiển với trạm điện hoặc nhà máy điện phải đảm bảo hoạt động chính xác và tin cậy. 3. Hệ thống điều khiển (DCS) và cổng kết nối (Gateway) hoặc thiết bị đầu cuối (RTU) tại trạm điện, nhà máy điện hoạt động tốt. 4. Trạng thái khóa điều khiển tại tủ điều khiển thiết bị để vị trí điều khiển từ xa. 5. Trạng thái khóa điều khiển tại trạm điện hoặc nhà máy điện để vị trí thao tác từ xa từ cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc trung tâm điều khiển. 6. Hệ thống điều khiển tại cấp điều độ có quyền điều khiển, trung tâm điều khiển hoạt động tốt.” Điều 4. Bãi bỏ nội dung quy định tại Khoản 14, Khoản 15 Điều 3 Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 01 năm 2020. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị có liên quan phản ánh về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo về Bộ Công Thương để giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; - Tòa án Nhân dân Tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Thứ trưởng Bộ Công Thương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website: Chính phủ, Bộ Công Thương; - Tập đoàn Điện lực Việt Nam; - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khóang sản Việt Nam; - Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; - Các Tổng Công ty phát điện; - Các Tổng Công ty điện lực; - Công ty Mua bán điện; - Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia; - Lưu: VT, PC, ĐTĐL. BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "18/11/2019", "sign_number": "31/2019/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-44-2001-TT-BKHCNMT-huong-dan-hoat-dong-kiem-tra-hang-hoa-cua-cac-don-vi-su-nghiep-ky-thuat-phuc-vu-quan-ly-nha-nuoc-47975.aspx
Thông tư 44/2001/TT-BKHCNMT hướng dẫn hoạt động kiểm tra hàng hoá của các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 44/2001/TT-BKHCNMT Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2001 THÔNG TƯ CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 44/2001/TT-BKHCNMT NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2001 VỀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA HÀNG HÓA CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KỸ THUẬT PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Căn cứ các quy định hiện hành của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa; Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định thống nhất như sau: 1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động của các cơ quan, tổ chức sự nghiệp kỹ thuật thuộc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc kiểm tra hàng hóa. Hoạt động giám định hàng hóa của các doanh nghiệp giám định thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Thương mại trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu thực hiện giám định liên quan đến việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước được hưởng dẫn tại một văn bản pháp luật khác. 2. Kiểm tra hàng hóa trong Thông tư này được hiểu là việc cơ quan, tổ chức sự nghiệp kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trưng cầu tiến hành xác định bản chất, thuộc tính của hàng hóa để phục vụ công tác quản lý nhà nước. 3. Cơ quan trưng cầu là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện một công vụ nhất định theo luật định, bao gồm các cơ quan: Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan được trưng cầu là các cơ quan, tổ chức sự nghiệp kỹ thuật, trực thuộc các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành, có chức năng kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa (sau đây gọi tắt là cơ quan kỹ thuật). Danh sách cơ quan kỹ thuật có chức năng kiểm tra từng loại hàng hóa cụ thể được nêu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo việc thay đổi, bổ sung danh sách cơ quan kỹ thuật nói trên tới các cơ quan hữu quan sau khi thống nhất với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. 5. Cơ quan kỹ thuật, ngoài việc thực hiện thẩm định kỹ thuật phục vụ công tác của chính đơn vị chủ quản, có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa theo trưng cầu của cơ quan trưng cầu quy định tại Điểm 3 của Thông tư này. 6. Cơ quan kỹ thuật quy định tại Điểm 4 của Thông tư này không thực hiện các dịch vụ giám định hàng hoá theo hợp đồng thương mại. 7. Việc trưng cầu kiểm tra hàng hóa phải được gửi bằng văn bản, trong đó phải có những nội dung chính sau: a. Tên, địa chỉ cơ quan trưng cầu kiểm tra hàng hóa: b. Tên hàng hóa được trưng cầu; c. Nội dung trưng cầu (ghi rõ chỉ tiêu, yêu cầu); d. Phương pháp kiểm tra, thử nghiệm đề nghị được áp dụng; e. Địa điểm, thời gian kiểm tra; f. Thời hạn đề nghị thông báo kết quả kiểm tra, thử nghiệm. 8. Trong thời hạn hai ngày (không tính ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ cuối tuần), kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu, cơ quan kỹ thuật có trách nhiệm trả lời cơ quan trưng cầu bằng văn bản về khả năng, mức độ thực hiện các nội dung được trưng cầu. 9. Trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra thì cơ quan trưng cầu nêu tại điểm 3 của Thông tư này có quyền tham khảo ý kiến của Bộ, ngành quản lý chuyên ngành tương ứng (quy định tại cột 2 Phụ lục kèm theo Thông tư này) đối với kết quả kiểm tra Ý kiến của Bộ, ngành quản lý chuyên ngành là kết luận cuối cùng để cơ quan trưng cầu làm căn cứ ra quyết định của mình. 10. Phí, lệ phí kiểm tra do cơ quan trưng cầu trả theo quy định của nhà nước, trừ trường hợp có thoả thuận khác, không trái pháp luật, giữa cơ quan trưng cầu và doanh nghiệp, cá nhân liên quan. 11. Định kỳ hàng năm vào trước ngày 20 tháng 01 của năm sau, cơ quan kỹ thuật có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo tình hình thực hiện công tác kiểm tra hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước và những thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động (nếu có) của đơn vị mình cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan. 12. Cán bộ, công chức của cơ quan trưng cầu kiểm tra, của cơ quan kỹ thuật được trưng cầu kiểm tra khi thực hiện công vụ có những hành vi vi phạm pháp luật thì tùy mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành. 13. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. 14. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị có thông báo, phản ánh về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu, xử lý. Bùi Mạnh Hải (Đã ký) PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN KIỂM TRA PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Thông tư số: 44/2001/TT-BKHCNMT ngày 25 tháng 07 năm 2001 của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn hoạt động kiểm tra hàng hóa của các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước) TT Bộ ngành quản lý chuyên ngành Đối tượng quản lý Cơ quan đầu mối quản lý của Bộ, ngành quản lý chuyên ngành Đơn vị sự nghiệp kỹ thuật 1. Bộ y tế Vacxin, sinh phẩm y học Vụ y tế dự phòng, Bộ y tế, 138A Giảng Võ, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84 48456255 Fax: 84 48460507 Trung tâm kiểm định quốc gia sinh phẩm y học Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế Vụ y tế dự phòng Bộ y tế, 138A Giảng Võ, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 84 4 456255 Fax: 84 48460507 Viện vệ sinh dịch tễ trung ương Viện Pasteur thành phố HCM Viện Pasteur Nha trang Viện vệ sinh dịch tễ Tây nguyên. Viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng, Quy Nhơn. Phân viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng thành phố HCM Hoá chất, chế phẩm diệt khuẩn, chất tẩy rửa, chất làm sạch dùng trong lĩnh vực y tế Vụ y tế dự phòng - Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84 4 456255 Fax: 84 48460507 Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Viện Pasteur TP.HCM Viện Pasteur Nha Trang Viện vệ sinh dịch tễ Tây nguyên. Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM Dược phẩm Cục quản lý Dược Việt Nam, Bộ y tế 138A, Giảng Võ Hà Nội, Việt nam Điện thoại: 84 4 8464413 Fax: 84 8234758 Viện kiểm nghiệm dược, Phân viện kiểm nghiệm dược (TW) Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh, thành phố Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người Cục quản lý Dược Việt nam, Bộ y tế 138A, Giảng Võ Hà Nội, Việt nam Điện thoại: 84 4 8464413 Fax: 84 8234758 Viện kiểm nghiệm được phân viện kiểm nghiệm được thành phố HCM Trung tâm kiểm nghiệm mỹ phẩm tỉnh, thành phố Trang thiết bị y tế Vụ Công trình và Thiết bị y tế Bộ y tế 138A, Giảng Võ Hà Nội, Việt nam Điện thoại: 84 4 8230795 Fax: 84 4 8640843 Các đơn vị kiểm tra trang thiết bị y tế nhập khẩu, do Bộ y tế và Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường chỉ định. Thực phẩm (chất lượng an toàn, vệ sinh Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ y tế 138A, Giảng Võ Hà Nội, Việt nam Điện thoại: 84 4 8463702 Fax: 84 4 8463702 Viện Dinh dưỡng Viện Pasteur Nha trang Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố HCM Viện vệ sinh dịch tễ Tây nguyên 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thuốc bảo vệ thực vật Cục bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 189 Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84 48573808 Fax: 84 4 8574719 Các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật trực thuộc được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định Thuốc thú y Cục thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật trực thuộc được Cục thú y chỉ định Thức ăn chăn nuôi 61 Trường Chinh, Phương Mai, Hà Nội Điện thoại: 8696788 Fax: 8691311 Cục khuyến nông và Khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Số 2 Ngọc hà, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 8432955 fax: 8433811 Các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật trực thuộc được Cục khuyến nông và khuyến lâm chỉ định 3. Bộ Thủy sản Động vật và thực vật thủy sản Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ thủy sản Số 10 Nguyễn Công Hoan Điện thoại: 8351759 Fax: 8353363 Trung tâm kiểm tra chất lượng và Vệ sinh thủy sản Sản phẩm động vật và thực vật thủy sản Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản Thức ăn chăn nuôi thủy sản Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản Thuốc thú y thủy sản Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản Ngư cụ, dụng cụ đánh cá Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản 4. Bộ Giao thông vận tải Công trình hàng hóa giao thông vận tải nói chung Vụ Khoa học công nghệ, Bộ giao thông vận tải 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84048257972 fax: 84 48267291 Các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật trực thuộc được Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ định Phương tiện vận tải thiết bị nâng hàng từ 1 tấn trở lên, nồi hơi bình chịu áp lực, xe máy, thiết bị thi công công trình giao thông Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải 1C Kim Ngưu, Hà Nội, Việt nam Điện thoại: 84 4 9714243 Fax: 84 4 8211320 Công trình hạ tầng giao thông Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông 5 Bộ Xây dựng Công trình xây dựng các chế phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng 37 Lê Đại Hành - Hà Nội- Việt Nam Điện thoại: 84 4 9763486 Viện Khoa học Công nghệ, xây dựng Viện Khoa học Công nghệ vật liệu xây dựng Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng Vụ Khoa học công nghệ 37 Lê Đại Hành - Hà Nội - Việt Nam Điện thoại: 84 4 9760775 Fax: 84 49780676 Email: [email protected] 6 Bộ Văn hoá, Thông tin Băng, đĩa nhạc Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa thông tin 62 Hoàng Hoa Thám Điện thoại: 8433988, 8236908 fax: 8432630 Nhạc cụ Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa Thông tin 7 Bộ Công nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Vụ quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm, Bộ Công nghiệp 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam Điện thoại: 84 4 8268845 Fax: 84 4 8265303 Trung tâm vật liệu nổ thuộc Viện kỹ thuật quân sự, bộ quốc phòng Gia lâm Hà Nội Thuốc lá Vụ quản lý công nghiệp và chất lượng sản phẩm, Bộ công nghiệp Viện kinh tế kỹ thuật, thuốc lá Rượu, bia, nước giải khát Vụ Quảnlý công nghệ và Chất lượng sản phẩm của Bộ công nghiệp Viện Rượu, bia, nước giải khát Giấy Vụ Quản lý Công nghiệp và chất lượng sản phẩm của Bộ Công nghiệp Viện nghiên cứu Giấy và xenlulo Hàng dệt may Vụ Quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm, Bộ công nghiệp Viện kinh tế kỹ thuật dệt may 8 Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, Bộ Lao động Thương Binh và xã hội 12 Ngô quyền, Hà Nội Điện thoại: 8269527 Fax: 84 4 8248036 Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn 1, 2, 3 Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn công nghiệp 1, 2 Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội, Sở Lao động Thương binh xã hội thành phố HCM 9 Tổng cục Bưu điện Thiết bị bưu chính viễn thông Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện 18 Nguyễn Du, Hà Nội Điện thoại: 8226622 fax: 8226590 Trung tâm quản lý chất lượng bưu điện Mạng lưới bưu chính viễn thông Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, tổng cục bưu điện Trung tâm quản lý chất lượng bưu điện Dịch vụ bưu chính viễn thông Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, tổng cục bưu điện Trung tâm quản lý chất lượng bưu điện 10 Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường Các loại hàng hóa khác Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ khoa học công nghệ và môi trường Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 1, 2, 3
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường", "promulgation_date": "25/07/2001", "sign_number": "44/2001/TT-BKHCNMT", "signer": "Bùi Mạnh Hải", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-04-2012-TT-BNV-huong-dan-to-chuc-hoat-dong-cua-thon-to-dan-pho-147688.aspx
Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn tổ chức hoạt động của thôn tổ dân phố mới nhất
BỘ NỘI VỤ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 04/2012/TT-BNV Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Căn cứ Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Điều 2. Thôn, tổ dân phố 1. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,... (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn. 2. Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố. 3. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao. Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố 1. Thôn, tổ dân phố chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của thôn, tổ dân phố phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. 2. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. 3. Khuyến khích việc sáp nhập thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố. 4. Các thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới có thể thấp hơn các quy định tại Điều 7 Thông tư này. 5. Trường hợp không thành lập thôn mới, tổ dân phố mới theo quy định tại Khoản 4 Điều này thì ghép các cụm dân cư hình thành mới vào thôn, tổ dân phố hiện có cho phù hợp, bảo đảm thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã và các hoạt động của thôn, tổ dân phố, của cụm dân cư. Chương 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ Điều 4. Tổ chức của thôn, tổ dân phố 1. Mỗi thôn có Trưởng thôn, 01 Phó Trưởng thôn và các tổ chức tự quản khác của thôn. Trường hợp thôn có trên 500 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Phó Trưởng thôn. 2. Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố. Trường hợp tổ dân phố có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Tổ phó tổ dân phố. Điều 5. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố 1. Cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với thôn, tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; phòng chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu. 2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính trị - xã hội phát động. 3. Thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ thôn, tổ dân phố hoặc Đảng ủy cấp xã hay chi bộ sinh hoạt ghép (nơi chưa có chi bộ thôn, chi bộ tổ dân phố), củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật. 4. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 5. Các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều này được thực hiện thông qua hội nghị của thôn, tổ dân phố. Điều 6. Hội nghị của thôn, tổ dân phố 1. Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. 2. Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều 7. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau: 1. Quy mô số hộ gia đình: a) Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên; b) Đối với tổ dân phố: Ở vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên. Trường hợp thành lập phường, thị trấn từ xã thì chuyển các thôn hiện có của xã thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn. 2. Các điều kiện khác: Thôn và tổ dân phố phải có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân. Riêng đối với thôn phải bảo đảm diện tích đất ở và đất sản xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bằng mức bình quân chung của xã. Điều 8. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới 1. Căn cứ nguyên tắc quy định tại Điều 3 và điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tại Điều 7 Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm: a) Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; b) Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới; c) Vị trí địa lý, ranh giới của thôn mới, tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý); d) Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới; đ) Diện tích tự nhiên của thôn mới, tổ dân phố mới (đối với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta; e) Các điều kiện khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này; g) Đề xuất, kiến nghị. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án. 3. Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện. 4. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 5. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này); b) Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ. 6. Căn cứ vào hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Điều 9. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có 1. Đối với trường hợp ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư này thì sau khi có quyết định về chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm: a) Sự cần thiết ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có; b) Vị trí địa lý, ranh giới của thôn, tổ dân phố sau khi ghép (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý); c) Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn, tổ dân phố sau khi ghép; d) Diện tích tự nhiên của thôn, tổ dân phố sau khi ghép (đối với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta; đ) Đề xuất, kiến nghị. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và thôn, tổ dân phố hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án. 3. Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. 4. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. 5. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Chương 3. TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố 1. Nhiệm vụ: a) Bảo đảm các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này; b) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; c) Triển khai thực hiện những nội dung do cộng đồng dân cư của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp; tổ chức nhân dân trong thôn, tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao. d) Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước, hương ước của thôn, tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật; đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố, tổ chức nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động; e) Tổ chức vận động nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thôn, tổ dân phố, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố; g) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố; lập biên bản về những vấn đề đã được nhân dân của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; h) Phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản (nếu có) của thôn, tổ dân phố như: Tổ dân vận, Tổ hòa giải, Tổ quần chúng bảo vệ an ninh và trật tự, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tổ chức tự quản khác theo quy định của pháp luật; i) Hằng tháng báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân cấp xã; sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. 2. Quyền hạn: a) Được ký hợp đồng về dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng do thôn, tổ dân phố đầu tư đã được Hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua; b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố giúp việc; phân công nhiệm vụ và quy định quyền hạn giải quyết công việc của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; được cấp trên mời dự họp về các vấn đề liên quan; c) Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao và các nhiệm vụ khác tại cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. Điều 11. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao. Điều 12. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố 1. Đề cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và giới thiệu Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố: a) Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố giúp việc (sau khi có sự thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố). 2. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện như đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. 3. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố: a) Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời hoạt động cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời; b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. 4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận. Điều 13. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố 1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. 2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chương 4. TRÁCH NHIỆM VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH Điều 14. Trách nhiệm thi hành 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; b) Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; c) Ban hành Tiêu chí phân loại thôn, tổ dân phố phù hợp với thực tế quy mô dân số, diện tích và tính đặc thù của địa phương. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Quyết định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; b) Quyết định kết quả phân loại thôn, tổ dân phố để chính quyền cấp xã thống nhất thực hiện; c) Chỉ đạo việc thực hiện Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên địa bàn. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua; b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên địa bàn. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: a) Chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời; b) Quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; c) Quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn theo quy định của Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 5. Sở Nội vụ: a) Thẩm định việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Theo dõi việc thực hiện các quy định của Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; c) Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; d) Tháng 12 hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố ở địa phương. Điều 15. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012. 2. Thông tư này thay thế Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố. 3. Đối với thôn, tổ dân phố đã bố trí thêm 01 Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố theo số dân quy định tại Điều 4 của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV thì Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được bố trí thêm này tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ, sau đó thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức và cá nhân gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Ban của TW Đảng, Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Website Chính phủ; - Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ Nội vụ: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, Vụ CQĐP (02). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Thăng
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "31/08/2012", "sign_number": "04/2012/TT-BNV", "signer": "Nguyễn Duy Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-24-2008-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Thong-tan-xa-Viet-Nam-63237.aspx
Nghị định 24/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Thông tấn xã Việt Nam
CHÍNH PHỦ ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 24/2008/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong nước và ở nước ngoài. 2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt bằng tiếng Việt là TTXVN và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA. 3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Thông tấn xã Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, đề án quan trọng khác của Thông tấn xã Việt Nam; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt. 3. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. 4. Thống nhất phát văn kiện, thông tin chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn tin, hình ảnh, tư liệu, sách và tài liệu tham khảo phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. 5. Thu thập, biên soạn và phổ biến, phát hành thông tin (tin, bài, tư liệu, tài liệu, báo, tạp chí, sách, hình ảnh, sản phẩm nghe nhìn, sản phẩm thông tin đa phương tiện) phục vụ mọi đối tượng có nhu cầu trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 6. Được phép công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự, chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc. 7. Thực hiện công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật. 8. Thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu về tư liệu thông tin và quản lý tư liệu ảnh quốc gia theo quy định của pháp luật. 9. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ chung về thông tin và những nhiệm vụ liên quan khác phục vụ công tác quốc phòng, an ninh. 10. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về nghiệp vụ thông tấn, công nghệ thông tin phục vụ chức năng thông tấn, báo chí. 11. Về quản lý các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc: a) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật; b) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các đề án thành lập, sắp xếp lại, giải thể hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Thông tấn xã Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Phê duyệt điều lệ và bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng đối với doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá thuộc phạm vi quản lý của Thông tấn xã Việt Nam. 12. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thông tấn, báo chí theo quy định của pháp luật. 13. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 14. Tham gia xây dựng các đề án, dự án quan trọng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 15. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thông tấn xã Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và các chế độ, chính sách khác, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Thông tấn xã Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ thuật thông tấn, báo chí đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thông tấn xã Việt Nam. 17. Được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. 19. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được giao và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. 20. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Ban Thư ký biên tập. 2. Ban Tổ chức cán bộ. 3. Ban Kế hoạch - Tài chính. 4. Ban Kiểm tra. 5. Văn phòng. 6. Ban Biên tập tin Trong nước. 7. Ban Biên tập tin Thế giới. 8. Ban Biên tập tin Đối ngoại. 9. Ban Biên tập tin Kinh tế. 10. Ban Biên tập - Sản xuất ảnh báo chí. 11. Trung tâm Dữ kiện - Tư liệu. 12. Trung tâm Nghe - Nhìn thông tấn. 13. Cơ quan đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. 14. Cơ quan đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. 15. Các phân xã Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam thành lập và giải thể. 16. Các phân xã Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài do Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam quyết định thành lập và giải thể sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. 17. Báo ảnh Việt Nam. 18. Báo Tin tức. 19. Báo Điện tử ''Việt Nam Today''. 20. Báo Thể thao và Văn hoá. 21. Báo Việt Nam News. 22. Báo Le Courrier du Vietnam. 23. Bản tin Khoa học và Công nghệ. 24. Bản tin, ảnh Dân tộc và Miền núi. 25. Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum. 26. Tạp chí “Chân trời UNESCO”. 27. Trung tâm Kỹ thuật thông tấn. 28. Trung tâm Hợp tác quốc tế thông tấn. 29. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn. 30. Trung tâm Tin học. 31. Nhà Xuất bản thông tấn. 32. Trung tâm tiếp thị, phát hành và dịch vụ quảng cáo. Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là các đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc quyết định thành lập phòng theo yêu cầu công tác; các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 12 là các đơn vị biên tập; các đơn vị quy định từ khoản 13 đến khoản 32 là các cơ quan đại diện, phân xã, báo, tạp chí, bản tin chuyên đề và các tổ chức sự nghiệp khác. Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam quyết định đổi tên, sáp nhập, sắp xếp lại hoặc giải thể các báo, tạp chí và bản tin chuyên đề theo quy định của pháp luật. Các cơ sở dịch vụ và các tổ chức sự nghiệp khác còn lại do Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam quyết định đổi tên, sáp nhập, sắp xếp lại, giải thể theo quy định của pháp luật. Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc và bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu và không quá 03 cấp phó của người đứng đầu các tổ chức trực thuộc. Điều 4. Lãnh đạo 1. Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam là người đứng đầu, lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam. Giúp Tổng Giám đốc có không quá 04 Phó Tổng Giám đốc. 2. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. 3. Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam. Các Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 82/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. 3. Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCB (5b).Hà TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "03/03/2008", "sign_number": "24/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }