source
stringlengths 70
218
| subject
stringlengths 18
159
| text
stringlengths 329
1.06M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-13-CT-UBND-2014-trien-khai-Thang-ve-sinh-tieu-doc-khu-trung-moi-truong-Ha-Noi-246918.aspx | Chỉ thị 13/CT-UBND 2014 triển khai Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 13/CT-UBND
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2014
CHỈ THỊ
TRIỂN KHAI “THÁNG VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.
Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như các bệnh: Lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm gây thiệt hại lớn cho phát triển chăn nuôi của Thành phố, làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân Thủ đô. Thực hiện công văn số 6563/BNN-TY ngày 15/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng đợt II năm 2014; nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai tốt “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường” trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG VỆ SINH TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG
1. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.
a) Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:
- Phát quang cây, cỏ xung quanh chuồng nuôi, phát dọn thu gom phân, rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh;
- Tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi,... trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi.
b) Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm hộ gia đình:
- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm; thu gom phân, rác, độn chuồng để đốt hoặc chôn;
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.
- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ dùng trong vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi sau mỗi lần sử dụng.
c) Đối với cơ sở ấp trứng gia cầm:
- Phát quang cây, cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp trứng, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy;
- Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra, vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng và gia cầm.
2. Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:
- Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nuôi nhốt phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng;
- Phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khi ra, vào khu vực giết mổ.
- Nơi giết mổ phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca sản xuất;
- Phát quang cây, cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.
3. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống:
- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ;
- Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun hóa chất khử trùng khi ra, vào chợ;
- Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, khử trùng cuối mỗi buổi chợ;
- Cuối mỗi buổi chợ phải tổ chức quét dọn tổng thể toàn bộ khu vực kinh doanh trong chợ, thu gom chất thải rắn và xử lý bằng biện pháp chôn hoặc đốt theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.
4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm: Quét dọn, vệ sinh, phun tiêu độc 01 lần/ tuần.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH VỆ SINH TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG
- UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng ngõ xóm. Việc phun thuốc sát trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới (quét dọn, cọ, rửa…).
- Loại hóa chất sát trùng: Chi cục Thú y hướng dẫn sử dụng.
- Thời gian: 01 tháng, bắt đầu từ ngày 01/9/2014 đến ngày 30/9/2014.
- Kinh phí: thực hiện theo các quy định của Thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị này; đồng thời kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường” trên địa bàn Thành phố; báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố kết quả thực hiện.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất phục vụ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện thật tốt các nội dung vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
2. UBND các quận, huyện, thị xã: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Sở Tài chính: cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm Thành phố: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này trên địa bàn được phân công phụ trách.
5. Các cơ quan truyền hình, báo chí phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn triển khai hiệu quả Chỉ thị này.
6. Các hội, đoàn thể: chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện có hiệu quả “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường” trên địa bàn Thành phố.
Yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và Ban chỉ đạo phòng chống dịch động vật các cấp khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Quốc gia PCDB gia súc, gia cầm;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP UBND TP: CVP, PCVP Nguyễn Ngọc Sơn;
- Các phòng: NNNT, KT, TH;
- Lưu: VT, NNNT(Hồng).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "22/08/2014",
"sign_number": "13/CT-UBND",
"signer": "Trần Xuân Việt",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-34-2020-TT-BTTTT-Quy-chuan-thiet-bi-vo-tuyen-cu-ly-ngan-bang-tan-1-GHz-den-40-GHz-457136.aspx | Thông tư 34/2020/TT-BTTTT Quy chuẩn thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz mới nhất | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 34/2020/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020
THÔNG TƯ
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN BĂNG TẦN 1 GHZ ĐẾN 40 GHZ”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz (QCVN 74:2020/BTTTT).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 1 GHz - 40 GHz, Ký hiệu QCVN 74:2013/BTTTT quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTTTT ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, KHCN (250).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
QCVN 74:2020/BTTTT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN BĂNG TẦN 1 GHZ ĐẾN 40 GHZ
National technical regulation on Short Range Device (SRD) - Radio equipment to be used in the 1 GHz to 40 GHz frequency range
Lời nói đầu
QCVN 74:2020/BTTTT thay thế QCVN 74:2013/BTTTT.
QCVN 74:2020/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT- BTTTT ngày 06 tháng 11 năm 2020.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN BĂNG TẦN 1 GHZ ĐẾN 40 GHZ
National technical regulation on Short Range Device (SRD) - Radio equipment to be used in the 1 GHz to 40 GHz frequency range
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (SRD) sau:
- Máy thu phát vô tuyến cự ly ngắn loại phổ dụng: cảnh báo, điều khiển, đo đạc từ xa, truyền dữ liệu...;
- Máy nhận dạng vật thể bằng sóng vô tuyến điện (RFID);
- Máy xác định vô tuyến: thiết bị phát hiện đối tượng, di chuyển vật thể và các ứng dụng cảnh báo hoặc báo động từ xa.
Quy chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa là thiết bị vô tuyến cự ly ngắn có mã số HS quy định tại Phụ lục D.
Tất cả các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn phải tuân thủ các quy định về quy hoạch tần số và phân kênh tần số của Việt Nam. Các loại thiết bị vô tuyến liệt kê ở trên hoạt động trong băng tần 1 GHz đến 40 GHz (như quy định trong Bảng 1) cho các trường hợp:
- Có kết nối ra (RF) với ăng ten riêng biệt (ăng ten rời) hoặc ăng ten được kết hợp bên trong máy thu phát vô tuyến (ăng ten liền);
- Mọi loại điều chế khác nhau;
- Có thoại hoặc phi thoại.
Bảng 1- Băng tần được phép sử dụng cho thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz
Băng tần
Ứng dụng
Phát và Thu
2 400 MHz đến 2 483,5 MHz
Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung
Phát và Thu
2 400 MHz đến 2 483,5 MHz
Các thiết bị xác định vô tuyến: ra đa, phát hiện đối tượng, di chuyển vật thể và cảnh báo từ xa
Phát và Thu
(a) 2 446 MHz đến 2 454 MHz
RFID (Các thiết bị nhận dạng đối tượng bằng tần số vô tuyến)
Phát và Thu
(b) 2 446 MHz đến 2454 MHz
RFID (Các thiết bị nhận dạng đối tượng bằng tần số vô tuyến)
Phát và Thu
5 725 MHz đến 5 850 MHz
Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung
Phát và Thu
24,00 GHz đến 24,25 GHz
Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung và các thiết bị xác định vô tuyến
CHÚ THÍCH: (a) và (b) đề cập đến hai giới hạn hoạt động khác nhau đối với các mức công suất khác nhau trong cùng một dải tần số (Xem Phụ lục C).
Quy chuẩn này áp dụng cho các trạm cố định, trạm di động và trạm di chuyển được và không áp dụng cho các ứng dụng sử dụng công nghệ UWB.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này được áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
[1] CISPR 16-1-1 (2015): "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods; Part 1-1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus - Measuring apparatus".
[2] CISPR 16-1-4 (2010): "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods; Part 1-4: Radio disturbance and immunity measuring apparatus - Antennas and test sites for radiated disturbance measurements”.
[3] CISPR 16-1-5 (2014): "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods; Part 1-5: Radio disturbance and immunity measuring apparatus - Antenna calibration sites and reference test sites for 5 MHz to 18 GHz".
[4] Recommendation ITU-T O.41 (1994): "Psophometer for use on telephone-type circuits".
[5] Recommendation ITU-T O.153 (1992): "Basic parameters for the measurement of error performance at bit rates below the primary rate".
[6] Commission Implementing Decision (EU) 2017/1483 of 8 August 2017 amending Decision 2006/771/EC on harmonisation of the radio spectrum for use by short-range devices and repealing Decision 2006/804/EC.
1.4. Giải thích từ ngữ
1.4.1. Kênh lân cận (adjacent channels)
Hai kênh tần số nằm cách tần số trung tâm của kênh danh định một khoảng tần số bằng băng thông của kênh danh định.
1.4.2. Cảnh báo (alarm)
Dùng thông tin vô tuyến để chỉ điều kiện nguy hiểm ở một vị trí nào đó.
1.4.3. Ăng ten giả (artificial antenna)
Một tải giả không bức xạ, có trở kháng danh định bằng trở kháng ra của thiết bị cần đo. Mức trở kháng này dò nhà cung cấp thiết bị quy định.
1.4.4. Băng tần số được ấn định (assigned frequency band)
Băng tần số mà thiết bị vô tuyến được phép hoạt động để thực hiện đầy đủ các chức năng đã được thiết kế cho thiết bị.
1.4.5. Chip (chip)
Đơn vị điều chế dùng trong điều chế trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS).
1.4.6. Tốc độ chip (chip rate)
Số chip được truyền trong 1 s.
1.4.7. Đo dẫn (conducted measurements)
Các phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng kết nối trực tiếp với thiết bị được đo.
1.4.8. Thời gian bật tích lũy (Ton_cum) (cumulative on-time (Ton_cum))
Tổng thời gian bật Ton trong thời gian quan sát Tobs.
1.4.9. Ăng ten rời (dedicated antenna)
Ăng ten có thể tháo rời và được đo kiểm với thiết bị vô tuyến, được thiết kế như một phần không thể thiếu của thiết bị.
1.4.10. Trải phổ chuỗi trực tiếp (direct sequence spread specrum)
Phương thức điều chế bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu cần phát và chuỗi mã cố định để điều chế trực tiếp sóng mang.
1.4.11. Tần suất phát (duty cycle (DC))
Tỉ lệ phần trăm giữa tổng thời gian phát Ton_cum trên tổng thời gian quan sát Tobs trong băng thông giám sát Fobs.
1.4.12. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (equivalent isotropically radiated power)
Công suất bức xạ tối đa của máy phát và ăng ten của nó.
1.4.13. Trạm cố định (fixed station)
Thiết bị dự định dùng tại một vị trí cố định.
1.4.14. Trải phổ nhảy tần (frequency hopping spread spectrum)
Một phương thức trải phổ trong đó tín hiệu phát chiếm một số tần số nhất định theo thời gian theo một lịch trình đã lập sẵn.
1.4.15. Hệ thống nhận dạng (identification system)
Hệ thống gồm máy phát, máy thu (hoặc kết hợp cả hai) và ăng ten. Hệ thống này nhận dạng vật thể thông qua một bộ phát đáp.
1.4.16. Ăng ten liền (integral antenna)
Ăng ten cố định, có thể tích hợp sẵn, được thiết kế như một phần không thể thiếu của thiết bị.
1.4.17. Máy di động (mobile station)
Thiết bị được gắn trên các phương tiện di động hoặc dùng như một thiết bị di động.
1.4.18. Băng thông quan sát (Fobs) (observation bandwidth)
Băng thông được sử dụng trong mục đích đánh giá thời gian phát.
1.4.19. Thời gian quan sát (Tobs) (observation period)
Khoảng thời gian tham chiếu.
1.4.20. Băng thông chiếm dụng (occupied bandwidth)
Độ rộng của băng tần số sao cho công suất bức xạ trung bình bên ngoài băng thông này chỉ bằng 0,5 % công suất bức xạ tổng.
1.4.21. off-time (Toff)
Khoảng thời gian giữa hai lần truyền liên tiếp.
1.4.22. on-time (Ton)
Khoảng thời gian trên một kênh hoạt động (OC) dùng cho mục đích phát.
1.4.23. Kênh hoạt động (OC) (Operating Channel)
Dải tần từ Flow đến Fhigh, thiết bị chỉ được phát tín hiệu trong dải tần này.
1.4.24. Độ rộng kênh hoạt động (OCW) (Operating Channel Width)
Băng thông giữa hai tần số Flow và Fhigh.
1.4.25. Tần số hoạt động (operating frequency)
Tần số danh định của thiết bị được hoạt động/vận hành. Thuật ngữ này có thể sử dụng tương đương với "tần số hoạt động trung tâm".
CHÚ THÍCH : Thiết bị có thể hoạt động ở nhiều tần số hoạt động.
1.4.26. Dải tần số hoạt động (operating frequency range)
Dải tần số cho phép thiết bị thực hiện việc điều chỉnh bằng cách chỉnh mạch, chuyển mạch hoặc thiết lập lại các trạng thái.
1.4.27. Bức xạ ngoài băng (out-of-band emissions)
Bức xạ trên một tần số hoặc một vài tần số đồng thời cùng với bức xạ chính ngoài băng thông cần thiết do quá trình điều chế gây ra nhưng không phải là bức xạ giả.
1.4.28. Thiết bị di động (portable station)
Thiết bị có thể di chuyển được.
1.4.29. Đo bức xạ (radiated measurements)
Các phép đo liên quan đến đo giá trị tuyệt đối trường bức xạ.
1.4.30. Xác định bằng vô tuyến điện (radiodetermination)
Xác định vị trí, tốc độ và một số đặc điểm khác của vật thể hoặc thu thập thông tin về các thông số vật thể bằng phương pháp truyền sóng vô tuyến.
1.4.31. Trải phổ (spread apectrum)
Kỹ thuật điều chế trong đó năng lượng tín hiệu phát được phân bố trải rộng trên phổ tần số vô tuyến.
1.4.32. Bức xạ giả (spurious emissions)
Bức xạ trên một tần số hoặc một vải tần số ngoài băng thông cần thiết và sự suy giảm mức bức xạ này không ảnh hưởng đến chất lượng truyền tin.
1.4.33. Điều khiển từ xa (telecommand)
Việc sử dụng thông tin vô tuyến điện để truyền các tín hiệu khởi tạo, thay đổi hoặc kết thúc một quá trình từ khoảng cách xa.
1.4.34. Đo đạc từ xa (telemetry)
Dùng thông tin vô tuyến để thu thập và ghi lại số liệu từ khoảng cách xa.
1.4.35. Bộ phát đáp (transponder)
Thiết bị thu nhận và phát lại tín hiệu thu được ban đầu.
1.4.36. Công nghệ Băng siêu rộng (Ultra Wide Band (UWB) technology)
Công nghệ dành cho thông tin vô tuyến cự ly ngắn, liên quan đến việc tạo và truyền năng lượng tần số vô tuyến có chủ đích trên một dải tần số rất lớn, có thể chồng lấn một số dải tần được phân bổ cho các dịch vụ thông tin vô tuyến như được định nghĩa trong Khuyến nghị SM.1755 của ITU-R.
1.4.37. Kênh lân cận kế tiếp (alternate adjacent channels)
Những kênh tần số có độ lệch tần số so với kênh danh định bằng hai lần băng thông kênh danh định.
Hình 1 - Định nghĩa kênh lân cận và kênh lân cận kế tiếp
1.5. Ký hiệu
Dam Kích thước khẩu độ của ăng ten bức xạ
E Cường độ điện trường
f Tần số
P Công suất
R Khoảng cách
t Thời gian
λ Bước sóng
1.6. Chữ viết tắt
ACS
Adjacent Channel Selectivity
Độ chọn lọc kênh lân cận
ac
Alternating current
Dòng điện xoay chiều
AFA
Adaptive Frequency Agility
Độ nhạy tần số thích ứng
CW
Continuous Wave
Sóng liên tục
DAA
Detect And Avoid spectrum access technique
Kỹ thuật Phát hiện và Tránh truy nhập phổ
dBi
Gain in decibels relative to an isotropic antenna
Độ tăng ích tính theo dB so với ăng ten bức xạ đẳng hướng
dBm
decibel-milliwatts
dB mW là đơn vị định mức được sử dụng để chỉ ra rằng tỷ lệ công suất được biểu thị bằng decibel (dB) với tham chiếu đến một milli oát (mW)
dc
direct current
Dòng điện một chiều
DC
Duty Cycle
Chu kỳ làm việc
DSSS
Direct Sequence spread Spectrum
Trải phổ chuỗi trực tiếp
e.i.r.p.
Equivalent isotropically radiated power
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
EMC
ElectroMagnetic Compatibility
Tương thích điện từ
EUT
Equipment Under Test
Thiết bị cần đo kiểm
FAR
Fully Anechoic Room
Phòng không dội
FHSS
Frequency Hopping Spread Spectrum
Trải phổ theo phương thức nhảy tần
GBSAR
Ground Based Synthetic Aperture Radar
Ra đa khẩu độ tổng hợp đặt trên mặt đất
ITU-R
International Telecommunications Union, Radio sector
Lĩnh vực Vô tuyến thuộc Liên minh Viễn thông quốc tế
ITU-T
International Telecommunications Union, Telecommunications sector
Lĩnh vực Viễn thông thuộc Liên minh Viễn thông quốc tế
LBT
Listen Before Talk
Nghe trước khi nói
OC
Operating Channel
Kênh hoạt động
OCW
Operating Channel Width
Độ rộng kênh hoạt động
OFDM
Orthogonal Frequency Division Modulation
Điều chế phân chia theo tần số trực giao
PRR
Pulse Repetition Rate
Tốc độ lặp lại xung
RBW
Reference Bandwidth
Băng thông tham chiếu
RF
Radio Frequency
Tần số vô tuyến
RFID
Radio Frequency IDentification
Nhận dạng bằng tần số vô tuyến
RMS
Root Mean Square
Giá trị hiệu dụng
SCU
System Control Unit
Khối điều khiển hệ thống
SF-CW
Step Frequency Continuous Wave (spread spectrum)
Sóng liên tục có tần số theo từng bước (trải phổ)
SND/ND
Signal+Noise+Distortion divided by Noise+Distortion
Tín hiệu + Tạp âm + Méo/Tạp âm + Méo
SRD
Short Range Device
Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Tx
Transmitter
Máy phát
UWB
Ultra Wide Band
Băng siêu rộng
VSWR
Voltage standing Wave Ratio
Tỷ số sóng đứng theo điện áp
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Điều kiện môi trường
Các yêu cầu kỹ thuật áp dụng trong điều kiện môi trường vận hành thiết bị được nhà sản xuất công bố. Thiết bị phải tuân thủ tất cả các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này được khi áp dụng các phép đo đáp ứng yêu cầu trong Phụ lục A dưới điều kiện môi trường vận hành của thiết bị.
2.2. Đo kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật
2.2.1. Điều kiện môi trường để đo kiểm
Các yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị do nhà sản xuất công bố/khai báo. Thiết bị này phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này khi hoạt động trong giới hạn biên của điều kiện hoạt động môi trường được khai báo.
2.2.2. Thiết bị đo kiểm
2.2.2.1. Tổng quát
Tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành để thực hiện đo kiểm phải được cung cấp, hỗ trợ đầy đủ.
Phương tiện cố định thiết bị đo cho thiết bị có ăng ten tích hợp có thể được cung cấp (xem 2.2.7.3).
Để đơn giản hóa và hài hòa các quy trình đo giữa các phòng đo khác nhau, các phép đo phải được thực hiện trên các mẫu thiết bị đáp ứng yêu cầu trong 2.2.2.2 đến 2.2.2.4. Khi đó, các yêu cầu đặt ra trong quy chuẩn này sẽ được đáp ứng mà không cần thực hiện các phép đo trên tất cả các tần số.
2.2.2.2. Lựa chọn mô hình đo kiểm
Nếu thiết bị có một số chức năng tùy chọn nhưng không gây ảnh hưởng đến các thông số vô tuyến (RF), chỉ cần đo kiểm thiết bị với một cấu hình sao cho kết hợp được tất cả các đặc điểm phức tạp nhất. Thiết bị cần đo kiểm phải có đầu kết nối ra có trở kháng RF 50 Ω để đo công suất dẫn.
Trong trường hợp thiết bị dùng ăng ten trong, nhưng không có đầu kết nối cố định RF 50 Ω, phải có một mẫu thiết bị thứ hai có kết nối tạm thời ăng ten bên ngoài trở kháng 50 Ω, phù hợp với yêu cầu đo kiểm (xem 2.2.2.4).
2.2.2.3. Đo kiểm thiết bị với các mức công suất khác nhau
Nếu thiết bị cần đo có mức công suất phát khác nhau do nhiều khối công suất riêng tạo thành, hoặc bằng cách cộng thêm các tầng công suất hoặc thiết bị có tần số phát thay đổi, tất cả các thông tin trên phải được khai báo trong tài liệu kỹ thuật. Mỗi khối công suất hoặc mỗi tầng công suất cộng thêm cần được đo kiểm kết hợp với thiết bị. Số mẫu thử cần thiết và các phép thử cần được dựa trên các yêu cầu của 2.2.2. Trong trường hợp tối giản, các phép đo công suất bức xạ (e.i.r.p.), bức xạ giả phải được thực hiện cho từng tổ hợp và phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
2.2.2.4. Đo kiểm thiết bị không có đầu nối RF 50 Ω bên ngoài (thiết bị dùng ăng ten liền)
2.2.2.4.1. Thiết bị có đầu nối ăng ten tạm thời hoặc cố định bên trong hoặc sử dụng bộ ghép đo chuyên dụng
Để hỗ trợ cho việc đo kiểm, các đầu truy nhập thiết bị, đầu kết nối cố định hoặc tạm thời cần được ghi rõ trên sơ đồ mạch. Nhà cung cấp thiết bị có thể trang bị các hộp ghép đo phù hợp. Việc sử dụng hộp ghép đo, kết nối ăng ten trong hoặc kết nối tạm thời ăng ten ngoài cụ thể phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Thông tin về hộp ghép đo được cho trong 2.2.7.3.
2.2.2.4.2. Thiết bị có đầu nối ăng ten tạm thời
Có thể đo bức xạ cho thiết bị có kết nối với ăng ten chuẩn. Nhà cung cấp thiết bị phải phối hợp, hỗ trợ các phòng đo khi xác định kết quả phép đo bức xạ, tháo ăng ten và lắp đầu kết nối tạm thời ăng ten ngoài.
Nói một cách khác, có hai loại thiết bị cần đo trong phòng đo: Một loại thiết bị được nối với đầu kết nối tạm thời, một loại thiết bị có ăng ten đang được kết nối. Các phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp giữa hai loại thiết bị trên. Bên có thiết bị cần đo phải công bố hai mẫu thiết bị như nhau trong quy chuẩn, ngoại trừ đầu kết nối ăng ten.
2.2.2.5. Đo kiểm các thiết bị không hoạt động liên tục
Khi thực hiện các phép đo máy phát trên thiết bị được thiết kế để hoạt động không liên tục, cần đảm bảo để không bật máy vượt quá chu kỳ hoạt động tối đa. Chu kỳ hoạt động thực tế được sử dụng phải được ghi lại và nêu trong báo cáo đo kiểm.
CHÚ THÍCH: Không nên nhầm lẫn chu kỳ làm việc tối đa của máy phát đang thử với chu kỳ làm việc của thiết bị trong điều kiện hoạt động bình thường.
Khi thực hiện các phép đo máy phát trên thiết bị được thiết kế cho hoạt động không liên tục, có thể chu kỳ hoạt động được sử dụng lớn hơn chu kỳ hoạt động bình thường khi vận hành. Trong trường hợp này, cần chú ý để tránh các hiệu ứng làm nóng có ảnh hưởng xấu đến thiết bị và các thông số được đo. Thời gian tương ứng chu trình tối đa khi đo phải được phòng đo thông báo trước.
2.2.3. Thiết kế cơ và điện
2.2.3.1. Tổng quát
Máy phát và máy thu có thể là các khối riêng hoặc nằm kết hợp trong một khối.
2.2.3.2. Chức năng tự động tắt máy phát
Nếu máy phát có chức năng ngắt tự động, chức năng này phải ngắt trong thời gian đo. Trong trường hợp không thể ngắt chức năng này, một phương pháp đo thích hợp sẽ được mô tả và ghi lại.
2.2.3.3. Ngăn chức năng giảm ồn và tiết kiệm pin ở máy thu
Nếu máy thu có chức năng làm yên lặng, khử ồn hoặc tiết kiệm pin, chức năng này phải được ngắt trong thời gian đo. Trong trường hợp không thể ngắt chức năng này, một phương pháp đo thích hợp sẽ được mô tả và ghi lại.
2.2.4. Thiết bị đo kiểm phụ trợ
Thông tin cài đặt và nguồn tín hiệu đo đặc dụng phải được gửi kèm cùng thiết bị khi đo kiểm.
2.2.5. Nguồn điện đo kiểm
2.2.5.1. Tổng quát
Thiết bị phải được kiểm tra bằng cách sử dụng nguồn điện đo thích hợp theo quy định tại 2.2.5.2 hoặc 2.2.5.3. Trong trường hợp được cấp nguồn bằng nguồn điện bên ngoài và bên trong, thiết bị phải được kiểm tra bằng cách sử dụng nguồn năng lượng bên ngoài như quy định tại 2.2.5.2, sau đó lặp lại sử dụng nguồn điện bên trong như quy định tại 2.2.5.3.
Nguồn năng lượng đo được sử dụng phải được nêu trong báo cáo đo kiểm.
2.2.5.2. Nguồn điện đo kiểm bên ngoài
Trong quá trình đo, nguồn điện của thiết bị phải được thay thế bằng nguồn năng lượng đo bên ngoài có khả năng tạo ra điện áp đo bình thường và cực đoan như trong 2.2.6.2 và 2.2.7.2. Trở kháng bên trong của nguồn điện đo bên ngoài phải đủ thấp để mức độ ảnh hưởng đến kết quả đo không đáng kể. Đối với mục đích đo, điện áp của nguồn điện đo bên ngoài phải được đo tại các đầu vào của thiết bị. Nguồn năng lượng đo bên ngoài phải được tách rời phù hợp và được áp dụng càng gần các cực của pin thiết bị càng tốt. Đối với các phép đo bức xạ, bất kỳ dây dẫn công suất bên ngoài nào cũng phải được bố trí sao cho không ảnh hưởng đến các phép đo.
Trong các đo, điện áp nguồn đo phải nằm trong phạm vi dung sai < ±1 % so với điện áp ở đầu mỗi đo. Giá trị của dung sai này có thể rất quan trọng đối với các phép đo nhất định. Sử dụng dung sai nhỏ hơn sẽ cung cấp giá trị độ không đảm bảo đo tốt hơn cho các phép đo này.
2.2.5.3. Nguồn điện đo kiểm bên trong
Đối với các phép đo bức xạ trên thiết bị cầm tay có ăng ten liền, nên sử dụng pin bên trong được sạc đầy. Pin được sử dụng phải được cung cấp hoặc khuyến nghị bởi nhà sản xuất. Nếu sử dụng pin bên trong, điện áp phải nằm trong phạm vi dung sai nhỏ hơn ±5 % so với điện áp ban đầu. Trong trường hợp không phù hợp, một chú thích cho hiệu ứng này sẽ được thêm vào báo cáo đo kiểm.
Đối với các phép đo dẫn hoặc trong trường hợp sử dụng bộ ghép đo, nguồn điện bên ngoài tại mức điện áp quy định có thể thay thế cho các pin đi kèm thiết bị. Việc này phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
2.2.6. Các điều kiện đo kiểm chuẩn
2.2.6.1. Nhiệt độ và độ ẩm chuẩn
Nhiệt độ và độ ẩm của phòng đo trong dải các giá trị sau:
- Nhiệt độ: từ 15 °C đến 35 °C;
- Độ ẩm: từ 20 % đến 75 %.
Ở những nơi không xác lập được các điều kiện đo trên, cần ghi rõ các giá trị cụ thể về môi trường đo vào báo cáo đo kiểm.
2.2.6.2. Nguồn điện đo kiểm chuẩn
2.2.6.2.1. Điện áp lưới điện
Điện áp nguồn nối với thiết bị đo phải là điện áp danh định.
Nhà cung cấp thiết bị phải khai báo điện áp danh định cho từng thiết bị cụ thể.
Tần số nguồn điện xoay chiều phải nằm trong khoảng từ 49 Hz đến 51 Hz.
2.2.6.2.2. Nguồn năng lượng pin
Khi thiết bị vô tuyến dùng nguồn ắc quy, điện áp đo thông dụng là 1,1 nhân với điện áp danh định của ắc quy (6 V, 12 V, v.v).
2.2.6.2.3. Các nguồn công suất khác
Khi thiết bị hoạt động với các loại nguồn khác, hoặc loại ắc quy khác, điện áp đo phải được nhà cung cấp thiết bị khai báo và phải được các phòng đo chấp thuận. Các giá trị này phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
2.2.7. Các điều kiện chung
2.2.7.1. Các tín hiệu đo kiểm chuẩn và điều chế đo kiểm
2.2.7.1.1. Tổng quát
Tín hiệu điều chế đo là tín hiệu dùng đề điều chế sóng mang, phụ thuộc vào loại thiết bị cần đo và các phép đo yêu cầu. Các tín hiệu điều chế đo chỉ áp dụng cho các thiết bị có đầu kết nối điều chế ngoài. Đối với các thiết bị không có đầu kết nối điều chế ngoài, sử dụng ngay điều chế trong của máy để đo điều chế.
Tín hiệu sử dụng đo phải đảm bảo có các đặc tính sau:
- Đặc trưng cho quá trình hoạt động bình thường;
- Có băng thông chiếm dụng lớn nhất.
Đối với máy phát gián đoạn, tín hiệu đo phải đảm bảo:
- Tín hiệu RF tạo ra cho mỗi lần phát giống nhau;
- Quá trình phát tín hiệu phải ổn định theo thời gian;
- Chuỗi tín hiệu phát phải được lặp lại một cách chính xác;
- Chi tiết về tín hiệu đo phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Đối với các thiết bị cự ly ngắn không có đầu kết nối đo điều chế ngoài, sử dụng điều chế đang vận hành để đo. Đối với thoại băng hẹp (băng thông RF 120 kHz), cần phải sử dụng tín hiệu không điều chế.
2.2.7.1.2. Tín hiệu đo chuẩn đối với dữ liệu
Đối với thiết bị có đầu kết nối ngoài để điều chế dữ liệu, sử dụng tín hiệu đo chuẩn như sau:
a) D-M2: Tín hiệu thử là chuỗi nhị phân giả ngẫu nhiên, gồm ít nhất 511 bit, được lặp lại liên tục, phù hợp với Khuyến nghị ITU-T O.153. Nếu chuỗi tín hiệu không được lặp lại liên tục, cần ghi rõ phương pháp áp dụng thực tế trong báo cáo đo kiểm.
b) D-M3: Trong trường hợp dùng các tin báo chọn lọc, có kèm theo bộ tạo mã/giải mã trong thiết bị đo kiểm, phải có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp thiết bị và phòng đo kiểm về tín hiệu đo.
2.2.7.2. Ăng ten giả
Có thể dùng ăng ten giả để đo thiết bị cự ly ngắn, nhưng nó phải thuộc loại tải thuần trở. VSWR trên đầu kết nối RF 50 Ω không được vượt quá 1,5:1 cho toàn bộ dải tần sổ đo kiểm.
2.2.7.3. Bộ ghép đo
2.2.7.3.1. Tổng quát
Đối với các thiết bị dùng ăng ten liền có khẩu độ mở nhỏ và không có đầu kết nối ra RF 50 Ω, cần sử dụng hộp ghép đo thích hợp.
Hộp ghép đo là một loại thiết bị vô tuyến dùng để ghép ăng ten bên trong máy với thiết bị đầu cuối RF 50 Ω ở tất cả các tần số cần đo (Hình 2).
Các hộp ghép đo phải được mô tả đầy đủ. Ngoài ra, hộp ghép đo có thể cung cấp:
a) Kết nối với nguồn điện bên ngoài;
b) Một phương thức cung cấp đầu vào hoặc đầu ra từ thiết bị. Điều này có thể bao gồm khớp nối đến hoặc từ ăng ten. Trong trường hợp đánh giá thiết bị giọng nói, giao diện âm thanh có thể được cung cấp bằng kết nối trực tiếp hoặc bằng bộ ghép âm hoặc trong trường hợp thiết bị không nói, thiết bị kiểm tra cũng có thể cung cấp phương tiện ghép phù hợp, ví dụ: cho dữ liệu hoặc video đầu ra.
Các hộp ghép đo thưởng được cung cấp bởi nhà sản xuất.
Các đặc tính hiệu suất của thiết bị đo phải được phòng đo chấp thuận và phải tuân theo các thông số cơ bản sau:
a) Suy hao do ghép không được lớn hơn 30 dB;
b) Tính chất băng thông thích hợp;
c) Sự biến thiên suy hao do ghép không vượt quá 2 dB trên dải tần số được sử dụng trong phép đo;
d) Mạch liên kết được nối với bộ đấu nối RF phải là mạch không được chứa các thiết bị tích cực hoặc không tuyến tính;
e) VSWR tại ổ cắm 50 Ω không được lớn hơn 1,5 trên dải tần số của các phép đo;
f) Suy hao do ghép phải độc lập với vị trí của bộ ghép đo và không bị ảnh hưởng bởi sự lân cận của các đối tượng hoặc người xung quanh. Suy hao do ghép phải lặp lại được khi thiết bị đo kiểm được tháo ra và thay thế. Thông thường, bộ ghép đo ở một vị trí cố định và quy định vị trí cho EUT;
g) Suy hao do ghép sẽ không thay đổi đáng kể khi điều kiện môi trường thay đổi.
Hình 2 - Bộ ghép đo
Đầu đo trường (hoặc ăng ten nhỏ) cần được kết cuối đúng. Các đặc điểm và xác nhận sẽ được bao gồm trong báo cáo đo kiểm.
2.2.7.3.2. Cách sử dụng
Thiết bị kiểm tra có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho một số phép đo máy phát và máy thu trong trường hợp thiết bị có ăng ten rời.
Bộ ghép đo chỉ được sử dụng cho các phép đo công suất tương đối hoặc cho các phép đo không phụ thuộc vào tỷ lệ ghép.
2.2.7.4. Các vị trí đo và bố trí tổng thể cho các phép đo bức xạ
Sơ đồ bố trí đo bức xạ và mô tả chi tiết được cho trong Phụ lục A.
2.2.7.5. Máy thu đo
Thuật ngữ "máy thu đo" dùng để chỉ một vôn kế chọn lọc tần số hoặc máy phân tích phổ. Một máy dò RMS được sử dụng nếu không được xác định khác cho một phép đo cụ thể. Băng thông đo của máy thu đo, nếu có thể, phải theo CISPR 16 [1], [2] và [3]. Để có được độ nhạy cần thiết, có thể cần băng thông đo hẹp hơn và trong những trường hợp như vậy, điều này phải được nêu trong mẫu báo cáo đo kiểm. Tốt nhất là băng thông của máy thu đo phải được đưa ra trong Bảng 2.
Bảng 2 - Đo băng thông ưu tiên
Dải tần số (f)
Độ rộng băng thông tham chiếu của máy thu
30 MHz ≤ f ≤ 1 000 MHz
Từ 100 kHz đến 120 kHz
f > 1 000 MHz
1 MHz
Khi dùng băng thông hẹp để đo, sử dụng công thức biến đổi sau đây:
B = A + 10 log
BWchuẩn
BWđo được
Trong đó:
A là giá trị đo được ở băng thông đo thấp;
B là giá trị quy về băng thông chuẩn, hoặc
Nếu phổ đo là các vạch phổ rời rạc, sử dụng trực tiếp giá trị đo A (Vạch phổ rời rạc được định nghĩa như là các xung đỉnh với mức cao hơn giá trị trung bình 6 dB trong băng thông đo).
2.2.8. Giải thích kết quả đo
2.2.8.1. Tổng quát
Việc giải thích các kết quả được ghi lại trong một báo cáo đo kiểm cho các phép đo được mô tả trong Quy chuẩn này sẽ như sau:
- Giá trị đo được liên quan đến giới hạn tương ứng sẽ được sử dụng để quyết định xem một thiết bị có đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này hay không;
- Giá trị của độ không đảm bảo đo đối với phép đo của từng thông số phải được đưa vào báo cáo đo kiểm;
- Giá trị được ghi lại của độ không đảm bảo đo phải là, đối với mỗi phép đo, bằng hoặc nhỏ hơn các số liệu trong Bảng 3.
Đối với các phương pháp đo, theo quy chuẩn này, các số liệu độ không đảm bảo đo phải được tính toán và sẽ tương ứng với hệ số giãn nở (hệ số che phủ) k = 1,96 hoặc k = 2 (cung cấp mức tin cậy tương ứng 95 % và 95,45 % trong trường hợp các phân phối đặc trưng cho độ không đảm bảo đo thực tế là bình thường (Gaussian)). Nguyên tắc tính toán độ không đảm bảo đo được nêu trong ETSI TR 100 028, cụ thể trong Phụ lục F của ETSI TR 100 028-2.
Bảng 3 dựa trên các yếu tố mở rộng như vậy.
Bảng 3 - Độ không bảo đảm đo tối đa
Các tham số
Độ không bảo đảm đo
Tần số vô tuyến
±1 x 10-7
Công suất RF (dẫn)
+1,5 dB
Phát xạ bức xạ của máy phát, có giá trị đến 26,5 GHz
± 6 dB
Phát xạ bức xạ của máy phát, có giá trị giữa 26,5 GHz và 66 GHz
± 8 dB
Phát xạ bức xạ của máy thu, có giá trị lên đến 26,5 GHz
± 6 dB
Phát xạ bức xạ của máy thu, có giá trị giữa 26,5 GHz và 66 GHz
± 8 dB
Nhiệt độ
±1°C
Độ ẩm
± 5 %
Điện áp (dòng điện một chiều)
±1 %
Điện áp (dòng điện xoay chiều, <10 kHz)
± 2 %
CHÚ THÍCH : Đối với phát xạ bức xạ trên 26,5 GHz, có thể không đạt được độ không đảm bảo đo tuân thủ các mức được quy định trong bảng này. Trong những trường hợp này, chỉ có thể chấp nhận sử dụng quy trình giải thích thay thế được quy định 2.2.8.2.
Hệ số mở rộng cụ thể được sử dụng để đánh giá độ không đảm bảo đo phải được nêu rõ.
2.2.8.2. Độ không bảo đảm đo lớn hơn độ không bảo đảm tối đa chấp nhận được
Việc giải thích kết quả đo theo điều này chỉ có thể chấp nhận đối với các phát xạ bức xạ trên 26,5 GHz trong trường hợp không thể đạt được độ không đảm bảo đo tuân thủ các mức đã quy định trong Bảng 3.
Trong những trường hợp này, chỉ có thể chấp nhận sử dụng quy trình giải thích thay thế được quy định trong 2.2.8.2.
Phải giải thích kết quả khi so sánh các giá trị đo với các giới hạn đặc tả như sau:
a) Khi giá trị đo cộng với chênh lệch giữa độ không đảm bảo đo tối đa chấp nhận được và độ không đảm bảo đo được tính toán bởi kỹ thuật viên kiểm tra không vượt quá giá trị giới hạn, thiết bị được đo đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này.
b) Khi giá trị đo cộng với chênh lệch giữa độ không đảm bảo đo tối đa chấp nhận được và độ không đảm bảo đo được tính bởi kỹ thuật viên kiểm tra vượt quá giá trị giới hạn thi thiết bị đo không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này.
c) Độ không đảm bảo đo được tính toán bởi kỹ thuật viên kiểm tra thực hiện phép đo phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
d) Độ không đảm bảo đo được tính toán bởi kỹ thuật viên kiểm tra có thể là giá trị tối đa cho một phạm vi các giá trị đo hoặc có thể là độ không đảm bảo đo cho phép đo cụ thể chưa được đo. Phương pháp được sử dụng phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
2.3. Yêu cầu đối với máy phát
2.3.1. Yêu cầu đo đối với máy phát
2.3.1.1. Áp dụng
Các yêu cầu chung trong 2.3.1.2 sẽ được áp dụng cho tất cả EUT khi ở chế độ phát.
2.3.1.2. Phương pháp đo và giới hạn đối với các tham số của máy phát
Nếu máy phát có khả năng điều chỉnh công suất sóng mang, cần đo kiểm các thông số của nó ở mức công suất phát cao nhất, như nhà cung cấp thiết bị khai báo. Sau đó thiết bị phải được đưa về mức công suất phát thấp nhất và thực hiện lại phép đo bức xạ giả (xem 2.3.4).
Nếu thiết bị cần đo có đầu kết nối ngoài cố định RF 50 Ω và có ăng ten tích hợp hoặc ăng ten trong, mọi phép đo cần được thực hiện với đầu ra này. Nếu đầu kết nối không phải là bộ ghép RF 50 Ω đã chuẩn hóa, phải sử dụng một mạch trở kháng có kết cuối thích hợp. Sau đó, công suất bức xạ đẳng hướng tương đương được tính theo độ tăng ích của ăng ten sử dụng.
Nếu hệ thống gồm cả bộ phát đáp, phép đo phải được thực hiện cùng với bộ phát đáp đó.
Ngoài ra, các phép đo kiểm sau đây được thực hiện với ăng ten liền hoặc ăng ten rời:
a) Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương e.i.r.p. (xem 2.3.2)
b) Bức xạ giả (xem 2.3.3)
2.3.2. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p.)
2.3.2.1. Áp dụng
Yêu cầu công suất bức xạ đẳng hướng tương đương sẽ được áp dụng cho tất cả các máy phát.
2.3.2.2. Mô tả
e.i.r.p. là công suất bức xạ cực đại của máy phát trên ăng ten, của nó, được đo và tính theo trình tự cho trong các điều sau:
2.3.2.3. Phương pháp đo
2.3.2.3.1. Các yêu cầu chung
Để đo e.i.r.p., đầu tiên cần xác định phương pháp đo phù hợp (xem 2.3.2.3.2 và 2.3.2.3.3). Để chọn phương pháp đo áp dụng, phải xác định độ rộng băng thông máy phát ở mức -6 dB, bằng cách dùng một máy thu đo có độ rộng băng thông đo bằng 100 kHz.
- Tại 2.3.2.3.2 đối với các máy phát không trải phổ có độ rộng băng thông -6 dB lên đến 20 MHz và các máy phát trải phổ có băng thông kênh lên đến 1 MHz;
- Tại 2.3.2.3.3 cho tất cả các băng thông máy phát khác.
Sử dụng quy trình đo áp dụng như được mô tả trong điều này và Phụ lục A, đầu ra công suất phải được đo và ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Phương pháp đo phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Các phép đo phải được thực hiện ở điều kiện đo bình thường (xem 2.2.6).
Khi đo, máy phát phải hoạt động ở chế độ bức xạ liên tục.
2.3.2.3.2. Các máy phát không trải phổ với độ rộng băng thông -6 dB có độ rộng kênh tối đa lên tới 20 MHz và các máy phát trải phổ có độ rộng kênh tối đa lên tới 1 MHz
2.3.2.3.2.1. Tổng quát
Phương pháp đo trong 2.3.2.3.2.2 hoặc 2.3.2.3.2.3 chỉ được sử dụng cho:
- Thiết bị không trải phổ có độ rộng băng thông tính ở mức -6 dB là 20 MHz hoặc nhỏ hơn và chu kỳ hoạt động trên 50 %;
- Thiết bị trải phổ có độ rộng băng thông kênh tính ở mức -6 dB là 1 MHz hoặc nhỏ hơn.
Phải sử dụng một máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần và điều chỉnh đến tần số sóng mang của máy phát tại đó dò được mức cao nhất.
Đối với các hệ thống FHSS, phải sử dụng tần số nhảy cung cấp mức chỉ thị cao nhất và ghi lại tần số này trong báo cáo đo kiểm.
Các máy phát loại khác được đo theo 2.3.2.3.3.
2.3.2.3.2.2. Thiết bị đo là thiết bị điều chế đường bao cố định
Hình 3 - Bố trí phép đo
Vì lý do thực tế, các phép đo chỉ được thực hiện tại mức công suất cao nhất mà máy phát được dự định hoạt động. Phải sử dụng bố trí phép đo trong Hình 3.
Tốt nhất là phải thực hiện phép đo trong trường hợp không có điều chế.
Nếu không thể đo trong trường hợp không có điều chế, thì phải ghi rõ việc này trong các báo cáo đo kiểm.
Máy phát phải được thiết lập ở chế độ phát liên tục. Nếu không thể thực hiện được điều này, các phép đo phải được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn thời gian cụm tín hiệu (burst) được phát. Có thể cần kéo dài thời gian của cụm tín hiệu.
Máy phát phải được kết nối với ăng ten giả và phải đo công suất đã cung cấp cho ăng ten giả này.
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương sau đó được tính từ giá trị đo được, độ tăng ích (độ lợi) ăng ten đã biết, liên quan đến ăng ten đẳng hướng và bất kỳ suy hao nào do cáp và đầu nối trong hệ thống đo.
2.3.2.3.2.3. Thiết bị đo là thiết bị điều chế đường bao không cố định
Phép đo được thực hiện với các tín hiệu D-M2 hoặc D-M3 phù hợp.
Ưu tiên chế độ phát liên tục, ngược lại, dùng chế độ phát gián đoạn.
Máy phát được nối với ăng ten giả và đo công suất đến ăng ten này. Thiết bị đo phải có băng thông đo không thấp hơn 16 lần băng thông của kênh.
Công suất e.i.r.p. được tính từ: giá trị đo được, độ tăng ích ăng ten, suy hao cáp nối và suy hao đầu kết nối RF.
2.3.2.3.3. Các máy phát khác với máy phát được xác định trong 2.3.2.3.2
Phương pháp đo này sử dụng cho:
a) Thiết bị có độ rộng băng thông tính ở mức - 6 dB lớn hơn 20 MHz, và thiết bị có chu kỳ hoạt động dưới 50 %, hoặc
b) Thiết bị trải phổ có băng thông trên 1 MHz. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương phải được xác định và ghi lại.
Trong trường hợp đo bức xạ trên các hệ thống ăng ten thông minh sử dụng phân phối công suất đối xứng trên các chuỗi phát có sẵn, nếu có thể, EUT phải được cấu hình để chỉ một chuỗi phát (ăng ten) được kích hoạt trong khi các chuỗi phát khác bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp không thể thực hiện được, phương pháp đã sử dụng phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Nếu chỉ đo được một chuỗi phát, thì kết quả đo cho chuỗi phát hoạt động phải được hiệu chỉnh cho có hiệu lực cho toàn bộ hệ thống (tất cả các chuỗi phát).
CHÚ THÍCH: Công suất (tính bằng mW) cho một chuỗi phát cần phải được nhân với số lượng chuỗi phát để thu được tổng công suất cho hệ thống.
Phép đo phải được thực hiện bằng cách sử dụng hoạt động bình thường của thiết bị với điều chế đo được áp dụng (xem 2.2.8.1).
Thủ tục đo kiểm như sau:
Bước 1:
- Dùng các phương tiện thích hợp, ghép đầu ra máy phát với bộ tách sóng;
- Nối đầu ra của bộ tách sóng với kênh thẳng đứng của máy hiện sóng;
- Điều chỉnh kết hợp bộ tách sóng diode và máy hiện sóng, để tạo ra các đỉnh đường bao và chu kỳ hoạt động của tín hiệu ra;
- Quan trắc chu kỳ hoạt động của thiết bị [Tx on/ (Tx on +Tx off)] được ghi là x (0 < x < 1).
Bước 2:
- Dùng bộ đo công suất băng rộng RF đã chuẩn hóa để xác định công suất ra trung bình của máy phát; giá trị quan trắc được gọi là A;
- e.i.r.p. được tính từ công suất đo được A, chu kỳ quan trắc x, và độ tăng ích của ăng ten G (theo dBi) theo công thức:
P = A + G + 10 log(1/x)
P không được vượt quá giá trị quy định trong 2.3.2.4.
Lặp lại phép đo cho những tần số cao nhất, trung gian và thấp nhất của băng tần sử dụng và ghi lại các tần số này vào báo cáo đo kiểm.
Các thiết bị FHSS phải được nhảy tần liên tục trên 3 tần số riêng rẽ.
2.3.2.4. Giới hạn
Trong điều kiện đo bình thường, công suất e.i.r.p. cực đại của máy phát không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 4.
Bảng 4 - Công suất bức xạ cực đại (e.i.r.p.)
Các băng tần (MHz)
e.i.r.p. (mW)
Ứng dụng
2 400 đến 2 483,5
10
Các thiết bị SRD không chuyên biệt
2 400 đến 2 483,5
25
Các thiết bị xác định vô tuyến
2 446 đến 2 454
500
Các thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến (RFID)
5 725 đến 5 850
25
Các SRD không chuyên biệt
24 000 đến 24 250
100
Các thiết bị xác định vô tuyến và các thiết bị SRD không chuyên biệt
2.3.3. Phạm vi các tần số hoạt động được cho phép
2.3.3.1. Áp dụng
Phạm vi tần số hoạt động được phép sẽ áp dụng cho tất cả các máy phát.
2.3.3.2. Mô tả
Dải tần số hoạt động cho phép bao gồm toàn bộ các tần số mà thiết bị có thể khai thác trong băng tần được ấn định. Dải tần số hoạt động của thiết bị phải được nhà sản xuất khai báo.
Dải tần số hoạt động của thiết bị được xác định bằng hai tần số: chiếm dụng thấp nhất và cao nhất của đường bao công suất theo 2.3.2.4 (Bảng 4).
Fh là tần số cao nhất của đường bao phổ công suất, là tần số xa nhất phía trên tần số có công suất cực đại, tại đó công suất ra rơi xuống dưới mức -75 dBm/Hz so với mật độ phổ công suất e.i.r.p. (-30 dBm trong băng thông đo chuẩn 30 kFlz).
Fl là tần số thấp nhất của đường bao phổ công suất, là tần số xa nhất phía dưới tần số có công suất cực đại, tại đó công suất ra rơi xuống dưới mức -75 dBm/Hz so với mật độ phổ công suất e.i.r.p. (-30 dBm trong băng thông đo chuẩn 30 kHz).
Khi có các chế độ bức xạ khác nhau, tất cả các chế độ và băng thông liên quan của chúng phải được nêu rõ.
2.3.3.3. Phương pháp đo
Phương pháp đo thiết bị sử dụng điều chế FHSS và điều chế tần số theo từng nấc được cho trong 2.3.3.4.
Đề đo dải tần số hoạt động cần sử dụng thủ tục đo bức xạ dẫn như trong Phụ lục A và ghi lại các kết quả đo trong báo cáo đo kiểm.
Thủ tục đo dải tần số hoạt động như sau:
a) Xác lập máy phân tích phổ ở chế độ lấy trung bình về ảnh với tần số quét tối thiểu là 50 Hz.
b) Chọn tần số hoạt động thấp nhất của thiết bị cần đo và kích hoạt nó phát ở chế độ có điều chế. Bức xạ RF của thiết bị sẽ thể hiện trên màn hình máy phân tích phổ.
c) Sử dụng núm đánh dấu tần số của máy phân tích phổ để tìm tần số thấp nhất, tại đó mật độ phổ công suất rơi xuống dưới mức như trong 2.3.3.2, ghi lại tần số này trong báo cáo đo kiểm.
d) Sử dụng núm đánh dấu tần số của máy phân tích phổ để tìm tần số cao nhất, tại đó mật độ phổ công suất rơi xuống dưới mức như trong 2.3.3.2, ghi lại tần số này trong kết báo cáo đo kiểm.
e) Độ lệch tần số giữa kết quả đo trong c) và d) chính là dải tần số hoạt động của thiết bị cần đo. Ghi kết quả này vào báo cáo đo kiểm.
Phải lặp lại phép đo này cho từng tần số mà nhà sản xuất thiết bị đã công bố.
2.3.3.4. Phương pháp đo đối với thiết bị sử dụng điều chế FHSS
Sử dụng thủ tục đo dẫn có thể áp dụng như mô tả trong Phụ lục A, dải tần số hoạt động của thiết bị phải được đo và ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Trong các phép đo này, chuỗi dữ liệu đo, như được chỉ định trong 2.2.8.1, sẽ được sử dụng. Trong quá trình đo, máy phát phải được đặt ở chế độ truyền liên tục. Nếu điều này là không thể, các phép đo phải được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn thời gian phát tín hiệu liên tục. Có thể cần phải kéo dài thời gian phát tín hiệu liên tục.
Mức công suất máy phát phải được đặt thành mức công suất tối đa nếu có thể điều khiển được.
Các phép đo này phải được thực hiện trong điều kiện hoạt động bình thường. Quy trình đo phải như sau:
a) Xác lập máy phân tích phổ ở chế độ lấy trung bình về ảnh với tần số quét tối thiểu là 50 Hz.
b) Chọn tần số nhảy thấp nhất của thiết bị cần đo và kích hoạt nó phát ở chế độ có điều chế.
c) Tìm tần số thấp nhất dưới tần số hoạt động, mà tại đó mật độ phổ công suất rơi xuống dưới mức quy định trong 2.3.3.2, ghi lại tần số này trong báo cáo đo kiểm.
d) Chọn tần số nhảy cao nhất của máy cần đo, mà ở đó mật độ phổ công suất rơi xuống dưới mức quy định trong 2.3.3.2 và ghi lại tần số này trong kết quả đo kiểm.
e) Độ lệch tần số giữa kết quả đo trong bước c) và d) chính là dải tần số hoạt động của thiết bị cần đo. Ghi kết quả này vào báo cáo đo kiểm.
Phép đo được lặp lại cho mọi tần số mà nhà sản xuất thiết bị công bố.
2.3.3.5. Giới hạn
Độ rộng đường bao phổ công suất chính là dải tần số hoạt động của thiết bị. Đối với các thiết bị cho phép điều chỉnh hoặc lựa chọn tần số hoạt động, đường bao phổ công suất có các vị trí khác nhau trong băng tần cho phép. Dải tần số hoạt động được xác định bởi tần số thấp nhất Fl và cao nhất Fh, tạo ra từ việc hiệu chỉnh thiết bị theo các tần số này.
Băng thông chiếm dụng (bằng 99 % phần bức xạ cần thiết) và băng thông cần thiết phải nằm trong băng tần ấn định.
Đối với mọi loại thiết bị SRD, dải tần số phải nằm trong băng tần cho trong 2.3.2.4. (Bảng 4). Đối với các thiết bị không phải là thiết bị SRD thì dải tần số hoạt động của thiết bị giữa các quốc gia có thể khác nhau.
2.3.4. Các phát xạ không mong muốn trong vùng giả
2.3.4.1. Áp dụng
Yêu cầu đối với các phát xạ không mong muốn trong vùng giả phải được áp dụng cho tất cả các máy phát.
2.3.4.2. Mô tả
Theo CEPT/ERC/Khuyến nghị 74-01E và Khuyến nghị ITU-R SM.329-12, ranh giới giữa các miền ngoài băng tần và giả là ± 250 % băng thông chiếm từ tần số trung tâm của bức xạ. Phát xạ ngoài băng và giả được đo bằng mật độ năng lượng quang phổ trong điều kiện hoạt động bình thường.
Phát xạ không mong muốn trong miền giả (phát xạ giả) là các phát xạ nằm trong băng tần số cách 250 % độ rộng băng thông cần thiết về cả hai phía trên và dưới của tần số phát xạ trung tâm.
2.3.4.3. Phương pháp đo
2.3.4.3.1. Các yêu cầu chung
Mức phát xạ giả sẽ được đo như sau:
a) Mức công suất trên tải xác định (phát xạ dẫn) và mức công suất bức xạ hiệu dụng từ hộp ghép đo và cấu trúc thiết bị, hoặc
b) Công suất bức xạ hiệu dụng từ hộp ghép đo với ăng ten trong hoặc ăng ten dành riêng, trong trường hợp thiết bị phù hợp với loại ăng ten đó và không có đầu kết nối RF cố định.
Đối với các phép đo trên 1 000 MHz, giá trị cực đại phải được đo bằng máy phân tích phổ. Phải sử dụng chức năng "giữ tối đa" của máy phân tích phổ. Đối với các phép đo lên đến 1 000 MHz, máy dò cực đại được thiết lập theo thông số kỹ thuật của CISPR 16 [1], [2] và [3] sẽ được sử dụng.
Việc hiệu chỉnh RBW được mô tả trong 2.2.7.5 sẽ được áp dụng cho các kết quả đo được nếu có.
2.3.4.3.2. Phát xạ giả dẫn
Phương pháp đo này áp dụng cho máy phát có đầu kết nối RF cố định.
Một số yêu cầu bổ sung cho thiết bị FHSS được cho trong 2.3.4.3.5.
a) Máy phát được nối với máy thu đo qua một tải đo và một bộ suy hao có trở kháng RF 50 Ω và nếu thấy cần thiết thì nối thêm bộ lọc phù hợp để tránh quá tải cho máy thu đo. Độ rộng băng thông của máy thu đo được điều chỉnh đến mức sao cho độ nhạy thu của nó thấp hơn mức phát xạ giả cho trong Bảng 4 khoảng 6 dB (xem 2.3.4.4). Độ rộng băng thông này cần ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Để đo phát xạ giả dưới mức hài bậc 2 của tần số sóng mang, cần dùng một bộ lọc nhọn (bộ lọc cắt đột ngột “Q”) có tâm ở tần số sóng mang, với độ suy hao tín hiệu tối thiểu cỡ 30 dB.
Để đo phát xạ giả trên mức hài bậc 2 của tần số sóng mang, cần dùng một bộ lọc nhọn băng thông cao có mức cắt lớn hơn 40 dB. Tần số cắt của bộ lọc phải xấp xỉ 1,5 lần tần số sóng mang.
Các biện pháp phòng ngừa có thể được yêu cầu để đảm bảo rằng tải đo không tạo ra hoặc bộ lọc thông cao không làm suy giảm, sóng hài của sóng mang.
b) Máy phát đo phải hoạt động ở chế độ không điều chế với mức công suất cao nhất. Nếu không cắt bỏ được điều chế, đo với trạng thái này, nhưng phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
c) Đối với các tần số mang nằm trong dải tần từ 1 GHz đến 20 GHz, tần số máy thu đo phải được điều chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 10 lần tần số mang, nhưng không vượt quá 40 GHz. Đối với các tần số trên 20 GHz máy thu đo phải được điều chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 2 lần tần số mang, nhưng không vượt quá 100 GHz. Tần số và mức phát xạ giả đo được phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
d) Nếu máy thu đo không được hiệu chuẩn theo công suất ra phát, mức của các thành phần sóng tách được phải được xác định bằng cách thay máy phát bằng bộ tạo tín hiệu và hiệu chỉnh nó để tạo lại tần số và mức phát xạ giả như trong điều c). Cần ghi lại mức công suất tuyệt đối của mỗi phát xạ.
e) Tần số và mức của mỗi phát xạ giả đo được cần ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
f) Nếu mức công suất phát có thể điều chỉnh được, tiến hành lặp lại các bước đo từ bước c) đến e) ở mức công suất thấp nhất có thể
g) Lặp lại các phép đo bước từ c) đến f) cho máy phát trong trạng thái chờ, nếu có.
2.3.4.3.3. Phương pháp đo - bức xạ giả của vỏ máy
Phương pháp đo này áp dụng cho máy phát có đầu kết nối RF cố định.
Đối với máy phát không có đầu kết nối ăng ten cố định, xem 2.3.4.3.4.
Một số yêu cầu bổ sung cho thiết bị FHSS được cho trong 2.3.4.3.5.
a) Vị trí thử được chọn theo Phụ lục A với các yêu cầu về dải tần số quy định cần đo. Ăng ten thử lúc đầu được đặt theo chiều phân cực đứng và được nối với máy thu đo. Băng thông của máy thu đo được điều chỉnh sao cho độ nhạy của nó nhỏ hơn mức phát xạ giả giới hạn như quy định trong Bảng 4 là 6 dB. (xem 2.3.4.4). Độ rộng băng thông sử dụng phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Máy phát cần đo được nối với ăng ten giả và đặt cố định trên giá đỡ ở vị trí chuẩn và phát ở chế độ không điều chế. Nếu không loại bỏ được điều chế, đo với điều chế đó, nhưng phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
b) Đối với các tần số mang nằm trong dải tần số từ 1 GHz đến 20 GHz, tần số máy thu đo phải được điều chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 10 lần tần số mang, nhưng không được vượt quá 40 GHz. Đối với các tần số trên 20 GHz thì tần số máy thu đo phải được điều chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 2 lần tần số mang, nhưng không vượt được quá 100 GHz, ngoại trừ kênh mà máy phát hoạt động và các kênh kế cận. Tần số của mỗi phát xạ giả được dò ra và ghi lại. Nếu vị trí thử bị nhiễu từ các vật bên ngoài thì cần phòng đo có màn che và làm giảm khoảng cách giữa ăng ten thử và máy phát.
c) Máy thu đo được hiệu chỉnh lại tại mỗi tần số cần đo mức phát xạ và ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống qua mức tín hiệu cực đại mà máy thu đo nhận được.
d) Máy phát phải quay được 360° theo trục thẳng đứng, để tìm mức tín hiệu thu cực đại.
e) Ăng ten thử được nâng lên hoặc hạ xuống nhiều lần qua mức trường cực đại thu được và ghi lại mức trường cực đại này.
f) Ăng ten thay thế (xem A.3.2) thay chỗ cho ăng ten phát tại đúng vị trí ăng ten phát, theo phân cực đứng. Ăng ten này được nối với bộ tạo tín hiệu.
g) Tại mỗi tần số đo phát xạ cần hiệu chỉnh máy phát tín hiệu, ăng ten thay thế và máy thu đo. Ăng ten thử được nâng lên hoặc hạ xuống qua mức tín hiệu cao nhất mà máy thu đo tách được. Mức của bộ tạo tín hiệu cùng mức tín hiệu máy thu đo như trong bước e) cần được ghi lại.
h) Tần số và mức phát xạ giả của mỗi lần đo và băng thông máy thu đo cần được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
i) Lặp lại phép đo theo bước từ c) đến h) với ăng ten phân cực ngang.
j) Nếu có thể điều chỉnh công suất của thiết bị người dùng, tiến hành lặp lại các bước đo từ c) đến h) ở mức công suất thấp nhất có thể.
k) Nếu có thể, lặp lại các bước từ c) đến i) cho máy phát ở trạng thái chờ.
2.3.4.3.4. Phương pháp đo - các phát xạ giả bị bức xạ
Phương pháp này áp dụng cho máy phát có ăng ten liền (ăng ten trong).
Một số yêu cầu thêm cho thiết bị FHSS được cho trong 2.3.4.3.5.
a) Vị trí thử được chọn theo Phụ lục A với đầy đủ các yêu cầu về dải tần số quy định cần đo. Ăng ten thử lúc đầu được định hướng theo chiều phân cực đứng và được nối với máy thu đo, thông qua bộ lọc phù hợp để tránh quá tải cho máy thu đo nếu cần. Băng thông của máy thu đo được điều chỉnh sao cho độ nhạy của nó nhỏ hơn 6 dB so với mức phát xạ giả giới hạn quy định trong Bảng 5 (xem 2.3.4.4). Độ rộng băng thông phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Để đo phát xạ giả dưới mức hài bậc 2 của tần số sóng mang cần dùng bộ lọc nhọn (bộ lọc cắt đột ngột “Q”) có tâm ở tần số sóng mang, với độ suy hao tín hiệu tối thiểu cỡ 30 dB.
Để đo phát xạ giả trên mức hài bậc 2 của tần số sóng mang cần dùng bộ lọc nhọn băng thông cao có mức cắt (loại bỏ) lớn hơn 40 dB. Tần số cắt của bộ lọc phải xấp xỉ gấp 1,5 lần tần số sóng mang.
Máy phát cần đo phải được đặt và cố định ở vị trí chuẩn và phát ở chế độ không điều chế. Nếu không loại bỏ được điều chế, thử với điều chế đó nhưng phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
b) Sử dụng phương pháp đo tương tự từ bước b) và k) của 2.3.4.3.3.
2.3.4.3.5. Yêu cầu bổ sung cho thiết bị sử dụng điều chế FHSS
Các phép đo được thực hiện khi máy phát đang nhảy tần giữa 2 tần số cách biệt bởi thay đổi bước nhảy cực đại do nhà sản xuất khai báo, một trong số đó là tần số thấp nhất.
Các phép đo được lặp lại trên 2 tần số phân cách bởi bước nhảy cực đại do nhà sản xuất khai báo, một trong số đó là tần số cao nhất.
2.3.4.4. Giới hạn
Công suất phát xạ giả không được vượt quá các giá trị trong Bảng 5.
Bảng 5 - Phát xạ giả
Các dải tần số
47 đến 74 MHz
87,5 MHz đến 108 MHz
174 MHz đến 230 MHz
470 MHz đến 862 MHz
Những tần số khác
≤ 1 000 MHz
Những tần số
> 1 000 MHz
Trạng thái
Hoạt động
4 nW
250 nW
1 μW
Chờ
2 nW
2 nW
20 nW
2.3.5. Chu kỳ hoạt động
2.3.5.1. Áp dụng
Chu kỳ hoạt động (DC) sẽ được áp dụng cho tất cả các thiết bị truyền ngoại trừ những thiết bị sử dụng LBT, hoặc DAA.
Không áp dụng chỉ tiêu này cho các thiết bị Nghe trước khi nói (LBT).
Các máy phát RFID hoạt động ở dải tần số từ 2 446 MHz đến 2 454 MHz truyền tại công suất đỉnh với mức bức xạ tối đa dưới 500 mW e.i.r.p. cũng được loại trừ.
Đối với thiết bị hoạt động trong dải tần số từ 2 446 MHz đến 2 454 MHz, với công suất bức xạ nhỏ hơn 100 uW e.i.r.p., không có chu kỳ hoạt động nào được chỉ định.
2.3.5.2. Mô tả
Chu kỳ hoạt động là tỷ lệ được biểu thị bằng phần trăm của khoảng thời gian phát tích lũy Ton_cum trong khoảng thời gian quan sát Tobs. trên băng thông quan sát Fobs.
Trừ khi có quy định khác, Tobs là 1 h và băng thông quan sát Fobs là băng tần hoạt động. Mỗi lần phát gồm có phát xạ RF hoặc chuỗi các phát xạ RF cách nhau bởi các khoang < TDis.
Một thiết bị có thể hoạt động đồng thời trên một số băng tần (nghĩa là đa truyền), chu kỳ hoạt động của từng băng tần áp dụng cho mỗi truyền.
Trong trường hợp điều chế đa sóng trong một dải, chu kỳ hoạt động áp dụng cho toàn bộ tín hiệu được sử dụng để truyền (ví dụ: OFDM).
Phải lưu ý rằng trên một số băng tần, giá trị chu kỳ hoạt động có thể phụ thuộc vào sự hiện diện của dịch vụ vô tuyến chính.
Thiết bị có thể được kích hoạt bằng tay, bởi thời gian nội bộ hoặc bởi kích thích bên ngoài. Tùy thuộc vào phương pháp kích hoạt thời gian có thể dự đoán được hoặc ngẫu nhiên.
2.3.5.3. Phương pháp đo
Việc đánh giá chu kỳ hoạt động tổng thể phải được thực hiện trong chu kỳ đại diện của Tobs trên băng thông quan sát Fobs. Trừ khi có quy định khác, Tobs là 1 h và băng thông quan sát Fobs là băng tần hoạt động.
Thời gian đại diện sẽ là thời gian tích cực nhất trong việc sử dụng thiết bị bình thường. Theo hướng dẫn, "Sử dụng bình thường" được coi là đại diện cho hành vi của thiết bị trong quá trình truyền 99 % lượng [các bức xạ] được tạo ra trong suốt thời gian hoạt động.
Các quy trình như thiết lập, vận hành và bảo trì không được coi là một phần của hoạt động bình thường.
Đối với các thiết bị hoạt động thủ công hoặc phụ thuộc sự kiện, có hoặc không có chức năng điều khiển bằng phần mềm, nhà sản xuất sẽ khai báo xem thiết bị đã được kích hoạt hay chưa, tuân theo chu trình được lập trình sẵn hoặc liệu máy phát có bật cho đến khi kích hoạt được giải phóng hay thiết bị được đặt lại thủ công. Nhà sản xuất cũng sẽ đưa ra mô tả về ứng dụng cho thiết bị và bao gồm một kiểu sử dụng thông thường. Mẫu sử dụng điển hình theo công bố của nhà sản xuất sẽ được sử dụng để xác định chu kỳ hoạt động và so sánh với giới hạn trong Bảng 6.
Trong trường hợp cần có xác nhận, phải bổ sung thêm một máy phát khác trong quá trình đo.
2.3.5.4. Giới hạn
Bảng 6 định nghĩa chu kỳ hoạt động tối đa trong vòng 1 h.
Bảng 6 - Các giới hạn về chu kỳ hoạt động
Băng tần (MHz)
Chu kỳ hoạt động
Ứng dụng
2 400 đến 2 483,5
Không hạn chế
Thiết bị sử dụng chung
2 400 đến 2 483,5
Không hạn chế
Thiết bị xác định vô tuyến
(a) 2 446 đến 2 454
Không hạn chế
RFID
(b) 2 446 đến 2 454
≤15 %
RFID
5 725 đến 5 850
Không hạn chế
Thiết bị sử dụng chung
24 000 đến 24 250
Không hạn chế
Thiết bị sử dụng chung và thiết bị xác định vô tuyến
CHÚ THÍCH: (a) và (b) đề cập đến hai giới hạn hoạt động khác nhau đối với các mức công suất khác nhau trong cùng một dải tần số (Xem Phụ lục C).
Đối với các thiết bị có chu kỳ hoạt động 100 % truyền sóng mang không điều chế trong hầu hết thời gian, thiết bị tắt thời gian chờ sẽ được triển khai để cải thiện việc sử dụng phổ hiệu quả.
2.3.6. Những yêu cầu bổ sung cho thiết bị FHSS
2.3.6.1. Áp dụng
Các yêu cầu này chỉ áp dụng cho thiết bị sử dụng điều chế FHSS.
2 3.6.2. Mô tả
Thiết bị sử dụng FHSS sẽ truyền qua nhiều kênh bằng cách di chuyển tần số truyền từ kênh này sang kênh khác.
2.3.6.3. Phương pháp đo
Phải khai báo tổng số bước nhảy, thời gian dừng, băng thông trên mỗi bước nhảy và sự tách biệt tối đa của bước nhảy.
2.3.6.4. Giới hạn
Đối với thiết bị điều chế FHSS, cần sử dụng ít nhất 20 kênh nhảy > 90 % băng tần ấn định.
Thời gian lưu lại trên một kênh không được vượt quá 1 s. Khi thiết bị hoạt động (phát hoặc thu) mỗi kênh của chuỗi nhảy phải chiếm ít nhất một lần trong chu kỳ hoạt động, nhưng không vượt quá 4 lần thời gian lưu lại trên một bước nhảy và số lượng kênh.
2.4. Yêu cầu đối với máy thu
2.4.1. Loại máy thu
Thiết bị SRD được chia thành ba loại máy thu, xem Bảng 7, mỗi loại có một bộ yêu cầu máy thu liên quan và tiêu chí hiệu suất tối thiểu. Tập hợp các yêu cầu máy thu phụ thuộc vào sự lựa chọn loại máy thu của nhà sản xuất thiết bị.
Nhà sản xuất phải xác định đúng chủng loại máy thu. Đặc biệt, nhà sản xuất và người dùng cần đặc biệt chú ý đến khả năng gây nhiễu từ các hệ thống khác hoạt động trong cùng một dải hoặc lân cận đến SRD có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng con người.
Các loại máy thu được xác định trong Bảng 7.
Bảng 7 - Các loại máy thu
Loại máy thu
Điều khoản máy thu liên quan
Sự đánh giá rủi ro của chỉ tiêu máy thu
1
2.4.3, 2.4.4 và 2.4.5
Phương tiện truyền thông SRD có độ tin cậy cao, phục vụ các hệ thống vốn có trong cuộc sống của con người (có thể dẫn đến rủi ro về thể chất cho con người)
2
2.4.4 và 2.4.5
Phương tiện truyền thông SRD có độ tin cậy trung bình, gây bất tiện cho con người, không thể đơn giản khắc phục bằng các phương tiện khác
3
2.4.4 và 2.4.5
Các thiết bị xác định vô tuyến và phương tiện truyền thông SRD có độ tin cậy tiêu chuẩn, gây bất tiện cho con người, có thể khắc phục đơn giản bằng các phương tiện khác (ví dụ: thủ công)
Loại máy thu 1 hoặc 2 phải được sử dụng cho tất cả các thiết bị sử dụng LBT hoặc DAA để giảm thiểu nhiễu. Loại máy thu 2 có thể được yêu cầu cho các kỹ thuật truy nhập phổ.
2.4.2. Các tiêu chuẩn thực hiện chung
Đối với mục tiêu kiểm tra hiệu suất máy thu, máy thu phải tạo ra đầu ra thích hợp trong điều kiện bình thường như được chỉ ra dưới đây:
- Tỷ lệ SND/ND là 20 dB, được đo ở đầu ra máy thu thông qua mạng đo trọng số điện thoại như mô tả trong Khuyến nghị ITU-T O.41 [4]; hoặc là
- Sau khi giải điều chế, tín hiệu dữ liệu có tỷ lệ lỗi bit là 10-2 mà không cần hiệu chỉnh; hoặc là
- Sau khi giải điều chế, tỷ lệ chấp nhận bản tin là 80 %; hoặc là
- Tỷ lệ cảnh báo sai hoặc tiêu chí cảm biến thích hợp theo công bố của nhà sản xuất.
Trừ khi có quy định khác, khi thực hiện phép đo, các thiết bị phải cấu hình hoạt động bình thường hoặc cấu hình trong trường hợp xấu nhất liên quan đến yêu cầu được kiểm tra. Đối với mỗi yêu cầu trong quy chuẩn này, cấu hình trong trường hợp xấu nhất này sẽ được nhà sản xuất khai báo và ghi lại trong báo cáo đo để đảm bảo rằng thiết bị đang hoạt động phù hợp với mục đích sử dụng. Phần mềm đặc biệt hoặc các phương pháp thay thế khác có thể được sử dụng để vận hành thiết bị ở chế độ này.
2.4.3. Độ chọn lọc kênh lân cận
2.4.3.1. Áp dụng
Yêu cầu này áp dụng cho các máy thu loại 1 được phân kênh.
2.4.3.2. Mô tả
Độ chọn lọc kênh lân cận là thước đo năng lực hoạt động của máy thu, khi có nhiều tín hiệu có hại có tần số khác với tín hiệu có ích một khoảng bằng độ phân cách kênh lân cận của thiết bị.
2.4.3.3. Phương pháp đo
Phép đo chỉ thực hiện trong điều kiện bình thường.
Hai bộ tạo tín hiệu A và B được nối với máy thu qua một mạch kết hợp hoặc:
a) Qua bộ ghép đo hoặc ăng ten thử đến máy thu ăng ten liền, ăng ten rời hoặc ăng ten thử, hoặc
b) Nối trực tiếp với đầu kết nối ăng ten thu cố định hoặc tạm thời.
Ghi lại phương pháp ghép tín hiệu với máy thu đo trong báo cáo đo kiểm.
Bộ tạo tín hiệu A hoạt động ở tần số danh định của máy thu, cho trường hợp điều chế bình thường tín hiệu mong muốn. Bộ tạo tín hiệu B tạo tín hiệu không điều chế và được điều chỉnh ở tần số trung tâm của kênh lân cận, ngay phía trên của tần số tín hiệu mong muốn.
Lúc đầu, tín hiệu B tắt, dùng tín hiệu A có mức đủ lớn để xác lập đáp ứng thu tin cậy, sau đó tăng mức tín hiệu A thêm 3 dB.
Bật tín hiệu B, sau đó điều chỉnh ở mức đủ đáp ứng chỉ tiêu tín hiệu mong muốn, ghi lại mức tín hiệu này.
Các phép đo được lặp lại với tín hiệu B không điều chế và được điều chỉnh ở tần số kênh lân cận, ngay phía dưới tần số của tín hiệu mong muốn.
Ghi lại độ chọn lọc kênh lân cận cho kênh trên và dưới (tính theo dBm) của tín hiệu không mong muốn.
Đối với các hệ thống gắn thẻ (ví dụ: nhận dạng RF, chống trộm, kiểm soát truy nhập, vị trí và các hệ thống tương tự), bộ tạo tín hiệu A có thể được thay thế bằng thẻ vật lý được định vị ở 70 % phạm vi hệ thống đo được tính bằng mét.
Trong trường hợp này, độ chọn lọc lân cận phải được ghi là mức tính theo dBm của mức thấp nhất của tín hiệu không mong muốn (bộ tạo tín hiệu B) dẫn đến việc không đọc được thẻ.
2.4.3.4. Giới hạn
Độ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị trong các điều kiện quy định không được nhỏ hơn -30 dBm + k. Hệ số hiệu chỉnh k được tính như sau:
k = - 20 logf - 10 log BW
trong đó:
f là tần số tính theo GHz;
BW là độ rộng kênh tính theo MHz.
Hệ số k bị giới hạn trong phạm vi như sau: - 40 dB < k < 0 dB.
Độ chọn lọc kênh lân cận đo được phải được ghi trong báo cáo đo kiểm.
2.4.4. Độ chặn
2.4.4.1. Áp dụng
Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các máy thu SRD loại 1, 2 và 3.
2.4.4.2. Mô tả
Độ chặn là thước đo năng lực của máy thu khi nhận tín hiệu điều chế mong muốn không làm ảnh hưởng đến độ nhạy thu, sự suy hao của độ nhạy máy thu do tín hiệu không mong muốn đầu vào gây ra ở tần số bất kỳ khác với các tần số của đáp ứng giả hoặc băng thông bị chiếm.
2.4.4.3. Các phương pháp đo
Phép đo chỉ thực hiện trong điều kiện bình thường.
Hai bộ tạo tín hiệu A và B được nối với máy thu qua một mạch kết hợp hoặc:
a) Qua bộ ghép đo hoặc ăng ten thử đến máy thu ăng ten liền, ăng ten rời, hoặc
b) Nối trực tiếp đến đầu kết nối thu cố định hoặc tạm thời.
Phải ghi lại phương pháp ghép bộ tạo tín hiệu với máy thu trong báo cáo đo kiểm.
Bộ tạo tín hiệu A hoạt động ở tần số danh định của máy thu, với điều chế bình thường của tín hiệu mong muốn. Bộ tạo tín hiệu B tạo tín hiệu không điều chế và điều chỉnh ở tần số đo xấp xỉ 10 lần, 20 lần và 50 lần độ rộng băng thông kênh thu, cao hơn biên trên của kênh thu.
Lúc đầu, tắt bộ tạo tín hiệu B và bộ tạo tín hiệu A hoạt động ở tần số danh định của máy thu. Sau đó tăng mức tín hiệu A thêm 3 dB.
Sau đó, bật tín hiệu B và điều chỉnh ở mức đủ yêu cầu và ghi lại mức tín hiệu này.
Các phép đo được lặp lại với tần số thử cho bộ tạo tín hiệu B xấp xỉ bằng 10, 20 và 50 lần của độ rộng băng thông kênh thu, thấp hơn tần số biên thấp nhất của kênh thu.
Độ chặn hoặc độ khử nhạy cần được ghi lại (tính theo dBm) cho mức thấp nhất của tín hiệu không mong muốn (kênh B).
Đối với các hệ thống gắn thẻ (ví dụ: nhận dạng RF, chống trộm, kiểm soát truy nhập, vị trí và các hệ thống tương tự), bộ tạo tín hiệu A có thể được thay thế bằng thẻ vật lý được định vị ở 70 % dải hệ thống đo được tính bằng mét. Trong trường hợp này, độ chặn hoặc độ khử nhạy phải được ghi lại dưới dạng tỷ lệ tính theo dB của mức thấp nhất của tín hiệu không mong muốn (bộ tạo tín hiệu B) (dẫn đến việc không đọc được thẻ) chia cho độ nhạy khai báo của máy thu và cộng thêm 3 dB.
2.4.4.4. Giới hạn
Mức chặn, đối với bất kỳ tần số nào trong phạm vi được chỉ định, không được nhỏ hơn các giá trị được cho trong Bảng 7, ngoại trừ tại các tần số mà các đáp ứng giả được tìm thấy.
Bảng 7 - Giới hạn độ chặn hoặc độ khử nhạy
Loại máy thu
Giới hạn
1
- 30 dBm + k
2
- 45 dBm + k
3
- 60 dBm + k
Hệ số hiệu chỉnh k được tính như sau:
k = - 20 log f - 10 log BW
Trong đó: f là tần số tính theo GHz
BW là độ rộng băng thông tin theo MHz
Hệ số k nằm trong giới hạn: -40 < k < 0 dB
Độ chọn lọc kênh lân cận đo được phải được ghi lại trong báo cáo kết quả đo.
2.4.5. Bức xạ giả
2.4.5.1. Áp dụng
Các yêu cầu sau đây không áp dụng cho máy thu dùng kết hợp với máy phát đặt cố định cùng một chỗ. Cố định cùng một vị trí được quy định là khoảng cách giữa máy thu phát dưới 3 m. Trong trường hợp như vậy máy thu phải được đo cùng với máy phát theo cùng một phương thức khai thác.
2.4.5.2. Mô tả
Bức xạ giả từ máy thu là các thành phần bức xạ ở tần số bất kỳ bởi thiết bị và ăng ten máy thu.
Mức bức xạ giả phải được đo bằng:
a) Mức công suất trên tải quy định (bức xạ dẫn) và mức công suất bức xạ hiệu dụng từ hộp đo và cấu trúc thiết bị, hoặc
b) Công suất bức xạ hiệu dụng từ bộ ghép đo và ăng ten trong hoặc ăng ten dành riêng, trong trường hợp thiết bị di động phù hợp với loại ăng ten đó nhưng không có đầu kết nối RF cố định.
2.4.5.3. Phương pháp đo bức xạ giả
2.4.5.3.1. Các yêu cầu chung
Đối với các phép đo trên 1 000 MHz, giá trị cực đại phải được đo bằng máy phân tích phổ. Phải sử dụng chức năng "giữ tối đa" của máy phân tích phổ. Đối với các phép đo lên đến 1 000 MHz, máy dò cực đại được thiết lập theo thông số kỹ thuật của CISPR 16 [1], [2] và [3] sẽ được sử dụng.
2.4.5.3.2. Phương pháp đo các thành phần giả dẫn
Để tránh làm hỏng máy thu, có thể nối máy thu đo với tải thử và bộ suy hao RF 50 Ω, kết hợp thành một khối với máy phát.
Máy thu đo được sử dụng phải có đủ độ động và độ nhạy để đạt được độ chính xác đo cần thiết ở giới hạn quy định. Băng thông của máy thu đo phải được điều chỉnh cho đến khi độ nhạy của máy thu đo ít nhất là 6 dB dưới giới hạn bức xạ giả được nêu trong 2.4.5.4. Băng thông này sẽ được ghi lại trong báo cáo đo kiểm:
a) Các thiết bị đầu cuối của máy thu phải được nối với máy thu đo có trở kháng vào RF 50 Ω và máy thu ở trạng thái hoạt động.
b) Đối với các tần số mang trong dải tần từ 1 GHz đến 20 GHz, tần số máy thu đo phải được điều chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 10 lần tần số mang, nhưng không được vượt quá 40 GHz. Đối với các tần số mang trên 20 GHz, máy thu đo phải được hiệu chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 2 lần tần số mang, nhưng không vượt quá 100 GHz. Tần số và mức bức xạ giả đo được phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.
c) Nếu máy thu đo không được hiệu chuẩn theo công suất vào thu, mức của các thành phần tách sóng phải được xác định bằng cách thay máy thu bằng một bộ tạo tín hiệu phát và hiệu chỉnh nó để tạo tần số và mức bức xạ giả như trong b). Mức công suất tuyệt đối của mỗi thành phần bức xạ cần được ghi lại.
d) Tần số và mức của mỗi thành phần bức xạ giả đo được cần được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
2.4.5.3.3. Phương pháp đo bức xạ vỏ máy
Phương pháp này áp dụng cho các máy thu có đầu kết nối RF cố định.
a) Vị trí đo thử chọn theo Phụ lục A với đủ các yêu cầu về dải tần quy định của phép đo sử dụng. Ăng ten đo ban đầu phải đặt theo chiều phân cực đứng và nối với máy thu đo. Độ rộng băng thông của máy thu đo phải được điều chỉnh, sao cho độ nhạy của nó so với mức giới hạn bức xạ giả ghi trong 2.4.5.4 nhỏ hơn ít nhất dưới 6 dB. Ghi lại độ rộng băng thông vào báo cáo đo kiểm.
Máy thu đo phải đặt và cố định trên giá đỡ tại vị trí chuẩn và nối với ăng ten giả.
b) Đối với các tần số mang trong dải tần từ 1 GHz đến 20 GHz tần số của máy thu đo phải được điều chỉnh ở mức cao hơn từ 25 MHz đến gấp 10 lần tần số mang, nhưng không vượt quá 40 GHz. Đối với các tần số lớn hơn 20 GHz máy thu đo phải điều chỉnh cao hơn từ 25 MHz đến gấp 2 lần tần số mang, nhưng không vượt quá 100 GHz. Tần số của mỗi thành phần bức xạ giả phải được ghi lại. Nếu vị trí thử bị nhiễu bức xạ từ các vật bên ngoài, cần phòng có màn che hoặc giảm khoảng cách giữa máy phát và ăng ten đo.
c) Tại mỗi tần số bức xạ cần được ghi lại, máy thu đo phải hiệu chỉnh và ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống trong dải mức tín hiệu cao nhất mà máy thu đo tách được.
d) Quay máy thu 360° theo trục thẳng, để tìm mức tín hiệu cực đại.
e) Nâng lên, hạ xuống ăng ten thử qua điểm có mức tín hiệu lớn nhất. Ghi lại mức tín hiệu này.
f) Ăng ten thay thế (xem A.3.2) được thay cho ăng ten thu tại cùng vị trí và theo chiều phân cực đứng. Nó được nối với bộ tạo tín hiệu.
g) Tách thành phần tín hiệu tại mỗi tần số khi chỉnh máy tạo tín hiệu, ăng ten thay thế và máy thu đo. Ăng ten thử được nâng lên, hạ xuống quanh mức tín hiệu cực đại. Ghi lại mức tín hiệu của máy thu đo như trong bước e). Mức này sau khi tính đến độ tăng ích ăng ten thay thế, suy hao cáp sẽ là thành phần bức xạ giả ở tần số cần đo.
h) Ghi lại tần số, mức thành phần bức xạ giả, băng thông máy thu đo.
i) Lặp lại các bước đo từ b) đến h) cho ăng ten thử phân cực ngang.
2.4.5.3.4. Phương pháp đo các thành phần bức xạ giả
Phương pháp này áp dụng cho các máy thu có ăng ten liền (trong máy).
a) Vị trí đo thử chọn theo Phụ lục A với đủ các yêu cầu dải tần quy định của phép đo sử dụng. Ăng ten thử ban đầu được đặt theo chiều phân cực đứng và nối với máy thu đo. Độ rộng băng thông của máy thu đo được điều chỉnh sao cho độ nhạy của nó so với mức giới hạn bức xạ giả trong trong 2.4.5.4 nhỏ hơn ít nhất dưới 6 dB. Ghi lại độ rộng băng thông vào trong báo cáo đo kiểm.
Máy thu thử nghiệm được đặt và cố định trên giá đỡ tại vị trí chuẩn.
b) Các phép đo được thực hiện như bước từ b) đến i) của 2.4.5.3.3.
2.4.5.4. Giới hạn
Công suất của mỗi thành phần bức xạ giả bất kỳ không được vượt quá 2 nW cho dải tần số từ 25 MHz đến 1 GHz và 20 nW cho dải tần số trên 1 GHz.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz thuộc phạm vi điều chỉnh tại 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong quy chuẩn này.
3.2. Việc đo kiểm/thử nghiệm đối với yêu cầu kỹ thuật quy định tại 2.4.3 và 2.4.4 Quy chuẩn này được thực hiện bởi phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận hoặc các phòng thử nghiệm trong nước và ngoài nước được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025, hoặc kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất.
3.3. Việc đo kiểm/thử nghiệm đối với yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này (trừ 2.4.3 và 2.4.4) được thực hiện bởi phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai hướng dẫn, quản lý và kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện Quy chuẩn này.
5.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2013/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 1 GHz-40 GHz”
5.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện tại văn bản mới.
5.4. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Phụ lục A
(Quy định)
Các phép đo bức xạ
A.1. Các yêu cầu chung về đo trường bức xạ
Để đo trường bức xạ cần chuẩn bị vị trí đo, thiết bị cần đo và ăng ten với đặc tính kỹ thuật biết trước, máy đo đã hiệu chuẩn và các phụ kiện phụ trợ như cáp nối, bộ lọc...
Phụ lục này nêu ra các yêu cầu tối thiểu và ví dụ đo kiểm phù hợp.
Các vị trí đo phải phù hợp với các bài đo bức xạ và phải được bố trí sao cho giảm đến mức tối đa các hiệu ứng tương tác giữa các đối tượng hoặc các vật liệu có khả năng ảnh hưởng qua lại giữa đối tượng tham gia đo kiểm.
Các vị trí đo kiểm có thể:
- Các điểm đo thử trong nhà;
- Các điểm đo thử ngoài trời;
- Các phòng có ngăn cách.
Các thiết bị cần thiết:
- Thiết bị cần đo kiểm và cáp dẫn liên quan;
- Ăng ten: ăng ten dùng đo kiểm, ăng ten giả, ăng ten thay thế;
- Thiết bị đo: Máy thu đo, máy phân tích phổ, các bộ lọc, thiết bị ghi...
A.2. Vị trí đo kiểm
A.2.1. Ngoài trời
- Giá đỡ thiết bị cao tối thiểu 3 m hoặc l /2 (ở tần số cần đo).
- Vùng trống có đường kính không dưới 2 lần khoảng cách giữa thiết bị cần đo kiểm và ăng ten đo.
- Giá đỡ thiết bị đo kiểm phải thuộc loại không dẫn điện.
- Thiết bị cần đo kiểm được đặt cao 1,5 m so với sàn nhà và có thể quay được 360° trong mặt phẳng nằm ngang.
- Ăng ten dùng đo kiểm đặt ở độ cao 1 m - 4 m so với sàn nhà.
1: Thiết bị cần đo kiểm
2: Ăng ten đo
3: Bộ lọc thông cao
4: Máy phân tích phổ
Hình A.1 - Vị trí đo kiểm ngoài trời
A.2.2. Trong nhà
Có thể sử dụng cho dải tần trên 80 MHz.
Vị trí đo kiểm trong nhà được mô tả trên Hình A.2, trong đó yêu cầu:
- Trần phòng đo có độ cao tối thiểu là 2,7 m,
- Tường phía mẫu đo kiểm và tường phía ăng ten đo kiểm cách nhau tối thiểu 7 m, tường phía bên cách nhau 6 m (kích thước 6 m x 7 m).
- Ăng ten dùng đo kiểm có độ nhạy phù hợp cho toàn dải tần số cần đo kiểm.
Hình A.2 - Bố trí vị trí đo trong nhà
A.2.3. Vị trí đo trong phòng không dội được che chắn
A.2.3.1. Tổng quát
Đó là phòng đo, trong đó 4 mặt phòng đều có vật liệu làm suy giảm sóng RF. Tuy nhiên, chưa thể coi môi trường đo như vậy là không gian tự do đối với sóng điện từ, vì vậy cần hiệu chuẩn suy hao của buồng thử theo Hình A.3 cho dải tần từ 30 MHz đến 80 GHz.
Hình A.3 - Đặc tả đối với sự che chắn và phản xạ
Hình A.4 - Ví dụ về cấu trúc của phòng đo không dội được che chắn
A.3. Ăng ten
A.3.1. Ăng ten dùng đo kiểm
Để đo bức xạ cần sử dụng một ăng ten bức xạ từ mẫu thử và ăng ten thay thế. Khi đo các đặc tính máy thu, ăng ten đo được sử dụng làm ăng ten phát.
Giá đỡ ăng ten dùng đo kiểm phải sao cho có thể đặt nó theo chiều phân cực đứng hoặc ngang, có chiều cao tính từ tâm ăng ten thay đổi từ 1 m đến 4 m so với mặt đất. Ăng ten dùng đo kiểm có độ định hướng biên tối thiểu bằng nửa mức giới hạn phản xạ của tường như Hình A.3.
Độ dài của ăng ten dùng đo kiểm dọc trục đo không vượt quá 20 % khoảng cách đo.
Để đo bức xạ, ăng ten dùng đo kiểm cần được nối với máy thu đo đã hiệu chuẩn. Máy thu đo có khả năng chuyển đổi sang mọi tần số cần khảo sát.
Để đo độ nhạy máy thu đo ăng ten dùng đo kiểm cần được nối với bộ tạo tín hiệu có khả năng chuyển sang tần số cần khảo sát bất kỳ.
Phải có khả năng thay đổi độ cao ăng ten để tìm điểm bức xạ cực đại.
A.3.2. Ăng ten thay thế
Để so sánh bức xạ của thiết bị với các mẫu bức xạ chuẩn, có thể sử dụng ăng ten thay thế đặt tại vị trí thiết bị cần đo kiểm.
Khi đo trong dải tần đến 1 GHz ăng ten thay thế phải là lưỡng cực nửa bước sóng, cộng hưởng ở tần số khai thác, hoặc ăng ten ngắn hơn, nhưng được hiệu chuẩn ở nửa bước sóng. Khi đo ở dải tần trên 4 GHz cần dùng bộ bức xạ hình loa. Ở dải tần đo từ 1 GHz đến 4 GHz hoặc dùng lưỡng cực nửa bóng sóng hoặc bộ bức xạ hình loa. Tâm ăng ten phải đặt trùng với điểm chuẩn của mẫu đo kiểm.
Khoảng cách giữa điểm thấp nhất của lưỡng cực và mặt đất phải ≥ 0,3 m.
Khi đo bức xạ giả và công suất bức xạ hiệu dụng, ăng ten thay thế được nối với máy tạo tín hiệu đã hiệu chuẩn. Khi đo độ nhạy máy thu, ăng ten thay thế nối với máy thu đo đã hiệu chuẩn.
Bộ tạo tín hiệu và máy thu phải được nối với ăng ten qua bộ phối hợp và bộ cân bằng mạng.
Khi sử dụng các ăng ten lưỡng cực nhỏ hơn nửa bước sóng, chi tiết về ăng ten cần được ghi lại trong báo cáo đo kiểm, có tính đến cả hệ số hiệu chỉnh.
Dịch chuyển ăng ten thay thế một khoảng cách ± 0,1 m lệch hướng với ăng ten đo kiểm theo hai hướng vuông góc với hướng ban đầu để tìm tín hiệu thu cực đại. Nếu sự thay đổi vị trí như vậy tạo ra sự thay đổi tín hiệu lớn hơn 2 dB, cần bố trí lại vị trí mẫu đo kiểm và lặp lại phép đo đến khi đạt được sự thay đổi mức 2 dB bằng ăng ten thay thế.
A.3.3. Ăng ten giả
Khi cần thử bức xạ trong hộp đo hoặc phòng kín, ăng ten giả được nối với cổng ra của thiết bị và ăng ten thay thế thuộc loại không bức xạ.
Ở những nơi có thể, cần nối trực tiếp ăng ten giả với mẫu thử. Trong trường hợp phải dùng cáp nối, chú ý giảm bức xạ trên cáp nối đó.
A.4. Thực hành đo kiểm và thiết bị đo kiểm phụ trợ
Các đặc tính ăng ten, vị trí và xác lập thiết bị đo kiểm phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Thiết bị đo kiểm phải được hiệu chuẩn theo các tiêu chuẩn đã công bố. Thiết bị cần đo, ăng ten cáp nối và các đặc tính của nó phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Các phương pháp đo kiểm phải phù hợp với hướng dẫn khai thác thiết bị đó, với các phép đo và giới hạn cho phép phải được miêu tả trong tài liệu kỹ thuật.
Tất cả các thiết bị đo phải hiệu chuẩn theo quy định hiện hành và được sử dụng phù hợp với thủ tục khai thác do nhà sản xuất thiết bị khuyến cáo.
A.5. Khoảng cách đo
A.5.1. Tổng quát
Trong phụ lục này các tần số đo phải lớn hơn 25 MHz và khoảng cách đo phải lớn hơn 2D2 / l hoặc l / 2 (chọn số lớn hơn), ở tần số đó mà D có khẩu độ phát lớn nhất (trường xa). Vị trí đo ngoài trời cần thiết cho tần số thấp, nếu như không có sự phân định trong nhà, trong hộp hoặc trường gần.
A.5.2. Vị trí chuẩn
Ngoại trừ thiết bị đeo trên người, vị trí chuẩn cho mọi phép đo, phải như sau:
a) Đối với thiết bị có ăng ten liền bên trong (ăng ten liền) nó cần được đặt ở vị trí gần nhất với điều kiện sử dụng bình thường như nhà sản xuất khai báo.
b) Đối với thiết bị có ăng ten ngoài dạng lưới, ăng ten phải đặt theo phương thẳng đứng.
c) Đối với thiết bị có ăng ten ngoài không phải dạng lưới, ăng ten phải được gá trên giá đỡ không dẫn điện, với chiều cao bằng chiều cao của ăng ten dùng đo kiểm.
A.5.3. Cáp phụ
Vị trí của cáp phụ (nguồn cấp điện và cáp micro, v.v.) không được ghép nối đầy đủ, có thể gây ra các thay đổi trong kết quả đo.
Để có được kết quả có thể lặp lại, cáp và dây phụ trợ phải được bố trí theo chiều dọc xuống (thông qua một lỗ trong bộ phận hỗ trợ không dẫn điện) hoặc theo quy định trong tài liệu kỹ thuật được cung cấp kèm theo thiết bị.
Phải cẩn thận để đảm bảo rằng cáp đo không ảnh hưởng xấu đến kết quả đo.
Phụ lục B
(Quy định)
Mô tả tổng quát về phương pháp đo
B.1. Tổng quát
Phụ lục này mô tả tổng quan về các phương pháp đo tín hiệu RF, khi sử dụng các vị trí đo và cách bố trí đo kiểm như trong Phụ lục A. Ngoài ra, phụ lục này cung cấp phương pháp đo các phát xạ bức xạ dựa trên việc tính suy hao, thay cho phép đo suy hao tuyến.
B.2. Các phép đo dẫn
Các mức công suất thấp của thiết bị cần được đo theo quy chuẩn này, đo bức xạ dẫn được áp dụng cho thiết bị có đầu kết nối ăng ten. Đối với thiết bị đo kiểm không trang bị kết cuối phù hợp, cần sử dụng mạch ghép hoặc mạch suy hao có kết cuối chính xác. Sau đó, công suất bức xạ được tính từ giá trị đo được, độ tăng ích ăng ten, suy hao cáp, suy hao các đầu kết nối trong toàn hệ thống đo.
B.3. Đo phép đo bức xạ
Các phép đo này được thực hiện với sự trợ giúp ăng ten dùng đo kiểm và máy thu đo như mô tả trong Phụ lục A. Ăng ten dùng đo kiểm và máy thu đo, máy phân tích phổ hoặc Volmet chọn tần cần được hiệu chuẩn phù hợp với các thủ tục ghi trong phụ lục này. Thiết bị cần đo và ăng ten dùng đo kiểm phải được định hướng sao cho thu được mức công suất bức xạ cực đại. Cần ghi lại vị trí này trong báo cáo đo kiểm. Toàn dải tần số phải được đo theo vị trí này.
Ưu tiên các phép đo bức xạ trong phòng đo chống phản xạ. Ở các vị trí khác cần có sự hiệu chỉnh thêm (xem Phụ lục A).
a) Phải sử dụng vị trí đo cho toàn dải tần số của phép đo.
b) Máy phát dùng đo kiểm phải đặt trên giá đỡ theo vị trí chuẩn (A.5.2) và ở trạng thái phát.
c) Ăng ten dùng đo kiểm ban đầu được định hướng theo chiều phân cực đứng, trừ trường hợp có thông báo khác. Ăng ten đo kiểm cần được nâng lên, hạ xuống qua điểm có mức tín hiệu thu cao nhất. Điều này không cần thiết, nếu thực hiện theo A.3.
d) Quay máy phát 360° theo trục đứng để tìm mức tín hiệu thu cực đại.
e) Nâng lên, hạ xuống nhiều lần ăng ten dùng đo kiểm, nếu thấy cần thiết, sao cho đạt vị trí có mức trường cực đại. Ghi lại mức cực đại này.
f) Lặp lại phép đo cho Ăng ten đo kiểm phân cực ngang.
g) Thay ăng ten thay thế đúng vào chỗ ăng ten phát, theo chiều phân cực đứng. Tần số bộ tạo tín hiệu phải được điều chỉnh theo tần số sóng mang phát.
h) Lặp lại các bước từ c) đến f).
i) Tín hiệu vào ăng ten thay thế phải được điều chỉnh đến mức bằng hoặc mức tách máy thu dùng đo kiểm tách được từ máy phát.
j) Lặp lại phép đo trên cho ăng ten phân cực ngang.
k) Công suất bức xạ bằng công suất do bộ tạo sóng cung cấp và được tăng thêm sau khi hiệu chỉnh tăng ích ăng ten thay thế, suy hao cáp nối.
B.4. Đo bức xạ cho các máy thu
Tốt hơn là, các phép đo bức xạ phải được thực hiện trong FAR.
Các phép đo trên thiết bị thu về cơ bản là sự đảo ngược của các phép đo trên các máy phát, với một bộ tạo tín hiệu được kết nối với ăng ten đo. Việc hiệu chuẩn dựa trên nguyên tắc thay thế EUT bằng ăng ten thay thế và thiết bị đo phù hợp. Ăng ten thay thế B.3 được áp dụng (Lưu ý rằng điều này không yêu cầu một lưỡng cực nửa bước sóng thực tế, chỉ yêu cầu một ăng ten có mức tăng ích được biết so với một lưỡng cực nửa bước sóng).
Có hai phương pháp:
a) Kết nối ăng ten thay thế với máy thu đo hiệu chuẩn và đọc kết quả đo trực tiếp.
b) Đo suy hao đường truyền từ ăng ten đo đến ăng ten thay thế và trừ đi mức này từ mức tạo tín hiệu để đạt được kết quả đo.
Đối với phương pháp a) mức nhận được trong một số phép đo có thể quá thấp, do đó có thể cần phải tăng bộ tạo tín hiệu lên một mức phù hợp và áp dụng mức bù tương đương cho kết quả đo.
Phương pháp b) có nghĩa là một phép đo hiệu chuẩn có thể được sử dụng cho nhiều phép đo.
Phụ lục C
(Quy định)
Giới hạn công suất cho các hệ thống RFID hoạt động trong băng tần 2,45 GHz
C.1. Giới hạn công suất và băng tần số
C.1.1. Các yêu cầu chung
Các thông số cho thiết bị RFID 2,45 GHz được cho trong Bảng C.1
Bảng C.1 - Các tham số cho các hệ thống RFID 2,45 GHz
Băng tần (MHz)
Giới hạn công suất e.i.r.p.
(chú thích 1)
Sử dụng của thiết bị
Khuyến nghị
2 446 đến 2 454
+ 27 dBm
Không hạn chế
FHSS, CW
2 446 đến 2 454
+ 36 dBm (Chú thích 2)
Chỉ trong tòa nhà
FHSS
CHÚ THÍCH 1: e.i.r.p. gồm cả ăng ten với các dữ liệu sau:
a) bằng hoặc nhỏ hơn ± 45° độ rộng tia ngang
b) bằng hoặc lớn hơn 15 dB suy hao búp biên
c) bảo vệ vật lý với giới hạn kích cỡ chuyển đổi công suất từ ăng ten RFID sang lưỡng cực % sóng ở vị trí xấp xỉ cần ≤ +15 dBm.
CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng các mức công suất lớn hơn + 27 dBm (e.i.r.p.) phải do sự hạn chế các phương tiện kỹ thuật và phải có chu kỳ hoạt động nhỏ hơn hoặc bằng 15 % lấy trung bình trong chu kỳ 200 ms (30 ms bật/170 ms tắt).
C.1.2. Các yêu cầu bổ sung cho thiết bị RFID trong nhà hoạt động trong băng tần 2,45 GHz công suất 4 W e.i.r.p.
Thiết bị RFID 4 W e.i.r.p. trong nhà phải được thiết kế với 2 mức công suất như sau:
a) 4 W e.i.r.p. và
b) 500 mW e.i.r.p.
Mức công suất không đạt là 500 mW hoặc nhỏ hơn.
Mức 4 W chỉ được cho phép bởi mã phần mềm bảo mật được cài vào trong thiết bị và chỉ có thể truy nhập bởi nhà sản xuất hoặc người đại diện.
C.1.3. Mặt nạ phổ
Mặt nạ phổ do nhà cung cấp khai báo phải phù hợp với Bảng C.2.
Bảng C.2 - Mặt nạ phổ dạng lồng cầu thang cho các hệ thống RFID hoạt động trong băng tần 2,45 GHz
Độ dịch tần số, f
(f0 = 2 450 MHz)
Giới hạn
Băng thông đo độ phân giải
f ≤ f0 - 4,20 MHz và
f ≥ f0 + 4,20 MHz
- 5 dBm
300 kHz
f ≤ f0 - 6,83 MHz và
f ≥ f0 + 6,83 MHz
- 30 dBm
300 kHz
f ≤ f0 - 7,53 MHz và
f ≥ f0 + 7,53 MHz
- 30 dBm
1 MHz
Phụ lục D
(Quy định)
Mã số HS thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
TT
Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN
Mã số HS
Mô tả sản phẩm, hàng hóa
01
Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn băng tần 1 GHz đến 40 GHz
8504.40.90
Thiết bị sạc không dây theo công nghệ mạch vòng cảm ứng (biến đổi tĩnh điện).
8525.50.00
Máy phát thanh FM cá nhân.
8517.62.59
Thiết bị sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng, theo dõi, quản lý hàng hóa, con người, động vật và các ứng dụng khác. Thiết bị bao gồm hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến.
8517.62.59
8517.62.69
Thiết bị có đầu nối ăng ten rời và/hoặc với ăng ten liền, dùng để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác; kể cả thiết bị sử dụng công nghệ giao tiếp trường gần NFC chủ động
8526.10.90
8526.91.90
Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến loại không dùng cho hàng hải, hàng không.
8526.10.10
8526.10.90
Thiết bị cảnh báo, nhận dạng bằng ra đa.
8526.92.00
Thiết bị điều khiển xa, đo từ xa vô tuyến điện tự động hiển thị hoặc ghi lại các thông số đo lường và điều khiển các chức năng của thiết bị khác qua giao diện vô tuyến.
Thư mục tài liệu tham khảo
ETSI EN 300 440 V2.2.1(2018-07): “Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be used in the 1 GHz to 40 GHz frequency range; Harmonised standard for access to radio spectrum”.
PHỤ LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.5. Ký hiệu
1.6. Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Điều kiện môi trường
2.2. Đo kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật
2.2.1. Điều kiện môi trường để đo kiểm
2.2.2. Thiết bị đo kiểm
2.2.3. Thiết kế cơ và điện
2.2.4. Thiết bị đo kiểm phụ trợ
2.2.5. Nguồn điện đo kiểm
2.2.6. Các điều kiện đo kiểm chuẩn
2.2.7. Các điều kiện chung
2.2.8. Giải thích kết quả đo
2.3. Yêu cầu đối với máy phát
2.3.1. Yêu cầu đo đối với máy phát
2.3.2. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p.)
2.3.3. Phạm vi các tần số hoạt động được cho phép
2.3.4. Các phát xạ không mong muốn trong vùng giả
2.3.5. Chu kỳ hoạt động
2.3.6. Những yêu cầu bổ sung cho thiết bị FHSS
2.4. Yêu cầu đối với máy thu
2.4.1. Loại máy thu
2.4.2. Các tiêu chuẩn thực hiện chung
2.4.3. Độ chọn lọc kênh lân cận
2.4.4. Độ chặn
2.4.5. Bức xạ giả
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A (Quy định) Các phép đo bức xạ
Phụ lục B (Quy định) Mô tả tổng quát về phương pháp đo
Phụ lục C (Quy định) Giới hạn công suất cho các hệ thống RFID hoạt động trong băng 2,45 GHz
Phụ lục D (Quy định) Mã số HS thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Thư mục tài liệu tham khảo | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "06/11/2020",
"sign_number": "34/2020/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Mạnh Hùng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-01-2012-TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-huong-dan-thuc-hien-150657.aspx | Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện | TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN) về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại về vật chất hoặc bị tổn hại về tinh thần do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án (sau đây gọi chung là người đã tiến hành tố tụng) gây ra khi tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Điều 2. Các trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường
Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong các trường hợp sau đây:
1. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (sau đây viết tắt là BPKCTT) trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN)
a) Áp dụng BPKCTT trong hoạt động tố tụng dân sự
a1) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS).
Ví dụ: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn không có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 9 Điều 102 và Điều 111 BLTTDS về việc cho bán hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đang tranh chấp mà bị đơn đang chiếm giữ, nhưng Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc bị đơn đang chiếm giữ hàng hóa này phải bán ngay ra thị trường. Sau đó, đương sự khiếu nại đề nghị Tòa án hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT nêu trên. Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu đương sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
a2) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 BLTTDS khi không có đủ các điều kiện theo quy định tại các điều 103, 104, 105, 106 và 107 của BLTTDS và hướng dẫn tại Mục 3 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.
a3) Người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Ví dụ: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 8 Điều 102 và Điều 110 BLTTDS về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, nhưng Tòa án áp dụng BPKCTT kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại khoản 6 Điều 102 và Điều 108 BLTTDS. Đương sự khiếu nại yêu cầu hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án nêu trên, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu đương sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
a4) Người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Công ty A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 10 Điều 102 và Điều 112 BLTTDS về việc phong tỏa tài khoản năm trăm triệu đồng tại Ngân hàng Z của Công ty B. Tuy nhiên, Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT phong tỏa toàn bộ tài khoản 10 tỷ đồng của Công ty B tại Ngân hàng Z. Công ty B có đơn khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT nêu trên.
Trong trường hợp này, nếu người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu của người yêu cầu, thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
b) Áp dụng BPKCTT trong hoạt động tố tụng hành chính
b1) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT khi không có đơn yêu cầu của người yêu cầu.
b2) Người đã tiến hành tố tụng áp dụng BPKCTT không đúng với yêu cầu của đương sự.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh N ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1000 ha đất cho doanh nghiệp A để xây dựng khu đô thị mới. Khi doanh nghiệp A đang tiến hành xây dựng khu đô thị thì người dân cư trú xung quanh khu đô thị đang được xây dựng khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp A của Ủy ban nhân dân tỉnh N vì cho rằng quyết định này là trái pháp luật và việc bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng. Đồng thời với đơn khởi kiện, người dân có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT buộc doanh nghiệp A phải tạm dừng việc xây dựng một phần khu đô thị giáp với nơi người dân đang sinh sống. Tuy nhiên, Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc doanh nghiệp A phải tạm dừng việc xây dựng toàn bộ khu đô thị. Doanh nghiệp A khiếu nại đề nghị Tòa án hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT nêu trên. Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp A có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
2. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN) khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a) Bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính đã bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
b) Có văn bản xác định hành vi trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
Điều 3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng
1. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT (trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này) là quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 125 BLTTDS hoặc Điều 71 Luật Tố tụng hành chính.
2. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này) là một trong các văn bản sau đây:
a) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật xác định người đã tiến hành tố tụng đó phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án;
b) Các quyết định gồm Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 Bộ Luật tố tụng hình sự, Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ Luật tố tụng hình sự, Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án theo quy định tại Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự vì lý do người đã tiến hành tố tụng ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 Bộ Luật hình sự.
c) Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án xác định người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án trong trường hợp người đã tiến hành tố tụng chưa bị khởi tố hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi này thì bị chết.
d) Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đối với người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án trong trường hợp người đã tiến hành tố tụng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những hành vi này.
Điều 4. Thủ tục ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này
1. Trường hợp người bị thiệt hại cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng nhưng người đã tiến hành tố tụng chưa bị khởi tố hoặc đang trong quá trình bị điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi này thì bị chết, thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại, tố cáo tới Chánh án Tòa án quản lý người đã tiến hành tố tụng.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án quản lý người đã tiến hành tố tụng xét thấy việc khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo là có căn cứ, thì ban hành quyết định thành lập Hội đồng tư vấn gồm ít nhất ba thành viên giúp Chánh án xem xét hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo.
Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn được ban hành theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Thành viên Hội đồng tư vấn phải có đủ điều kiện theo hướng dẫn tại các điểm b và c khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch này.
3. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét có hay không có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo. Ý kiến của Hội đồng tư vấn được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của từng thành viên Hội đồng tư vấn. Trường hợp các thành viên Hội đồng tư vấn có ý kiến khác nhau thì văn bản báo cáo Chánh án cần ghi rõ ý kiến của từng thành viên.
4. Trên cơ sở báo cáo của Hội đồng tư vấn, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, Chánh án Tòa án xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, xác định có hay không có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo.
Chánh án Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo Mẫu số 02, kết luận nội dung tố cáo theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo này phải được gửi ngay cho người khiếu nại, tố cáo và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án cấp tỉnh, người khiếu nại, tố cáo và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo có quyền khiếu nại tới Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp của Chánh án Tòa án đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của người khiếu nại, tố cáo hoặc người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho người khiếu nại, tố cáo, người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo và Tòa án đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đối với quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao, thì quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.
Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường
1. Đối với yêu cầu bồi thường trong trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc Hội đồng xét xử ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.
2. Đối với yêu cầu bồi thường trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày văn bản xác định hành vi trái pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này được ban hành.
Trường hợp văn bản xác định hành vi trái pháp luật là bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người đã tiến hành tố tụng phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày bản án, quyết định hình sự đó có hiệu lực pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường
1. Sau khi thực hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng gây ra đối với mỗi vụ việc, Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết bồi thường và báo cáo Tòa án cấp trên trực tiếp và Tòa án nhân dân tối cao về các nội dung sau đây để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường:
a) Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường;
b) Ban hành quyết định giải quyết bồi thường;
c) Người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước;
d) Thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường;
e) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng.
Kèm theo báo cáo phải có bản sao các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường.
2. Sau khi giải quyết vụ án tranh chấp về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Tòa án đã giải quyết tranh chấp gửi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho Tòa án cấp trên trực tiếp và Tòa án nhân dân tối cao để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
3. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao về công tác giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính của Tòa án các cấp địa phương mình.
Chương II
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Điều 7. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường cũng được xác định theo quy định tại Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày các khoản tiền được nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền (kê biên tài sản tranh chấp, phong tỏa tài khoản,...) đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án tranh chấp bồi thường nhà nước.
Điều 8. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của cá nhân
Thu nhập thực tế của cá nhân quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định như sau:
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu đối với cơ quan Nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức
Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của hai năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại và được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ hai năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập thực tế của tổ chức được xác định trên cơ sở thu nhập bình quân trong thời gian hoạt động thực tế của tổ chức đó.
Chương III
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 9. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này.
Điều 10. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các văn bản sau đây:
a) Đơn yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Tài liệu, chứng cứ kèm theo bao gồm:
b1) Trường hợp yêu cầu bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có một trong các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.
b2) Trường hợp yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có một trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này và quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm hủy bản án, quyết định trái pháp luật do người đã tiến hành tố tụng đã ban hành.
b3) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường như các giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chứng minh thiệt hại,…
2. Trường hợp vì lý do khách quan, người yêu cầu chưa thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thì người yêu cầu phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết bồi thường.
Trường hợp người yêu cầu đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể làm văn bản yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết bồi thường đúng đắn.
Điều 11. Gửi và thụ lý đơn yêu cầu bồi thường
1. Người yêu cầu bồi thường gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường đến Tòa án có trách nhiệm bồi thường bằng một trong các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án.
b) Gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.
2. Khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường, Tòa án phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Tòa án đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo cho người yêu cầu bồi thường, người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp Tòa án đã nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, sau đó xét thấy không thuộc trách nhiệm giải quyết bồi thường của mình thì thông báo trả lại hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến Tòa án có trách nhiệm giải quyết.
Điều 12. Phân công cán bộ giải quyết bồi thường
1. Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi tắt là người đại diện) theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người bị thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án cùng thảo luận, thống nhất cử một cán bộ đại diện chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.
Người thân thích của người đã tiến hành tố tụng hoặc của người bị thiệt hại là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại, con rể, con dâu, anh em kết nghĩa, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,… với người đã tiến hành tố tụng hoặc người bị thiệt hại mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết.
2. Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với Tòa án cấp huyện thì người đại diện là Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì người đại diện là lãnh đạo cấp phòng trở lên; đối với Tòa án nhân dân tối cao thì người đại diện là lãnh đạo cấp vụ trở lên;
b) Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường;
c) Không phải là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
3. Trong trường hợp không có người đại diện đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường cử 01 Thẩm phán đại diện giải quyết bồi thường.
Điều 13. Xác minh thiệt hại
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường.
2. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật TNBTCNN. Trường hợp cần phải tiến hành định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản để xác định thiệt hại về tài sản, thì Tòa án có trách nhiệm giải quyết bồi thường áp dụng tương tự quy định tại Điều 90 và Điều 92 BLTTDS và các văn bản pháp luật có liên quan. Chi phí định giá, giám định được thực hiện theo quy định của Pháp Lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước.
Điều 14. Thương lượng việc bồi thường
Thương lượng việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật TNBTCNN. Biên bản thương lượng việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Điều 15. Ban hành quyết định giải quyết bồi thường
Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người đại diện phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để báo cáo Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, kết quả thương lượng với người bị thiệt hại và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 20 Luật TNBTCNN. Quyết định giải quyết bồi thường được ban hành theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 21 Luật TNBTCNN.
Điều 16. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
1. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án có trách nhiệm bồi thường, Tòa án nhân dân tối cao và người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
2. Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.
3. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi cho Tòa án cấp trên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường và Tòa án nhân dân tối cao kèm theo báo cáo về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch này.
Điều 17. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước Người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường được ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật TNBTCNN.
2. Hết thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật TNBTCNN mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định giải quyết bồi thường.
Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước
1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước là Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN.
2. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN là Tòa án có trách nhiệm bồi thường thì Tòa án nhân dân cấp huyện báo cáo Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp của Tòa án đó lấy vụ án lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Điều 19. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước
Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 20. Chi trả tiền bồi thường
Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp về bồi thường nhà nước, Tòa án có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Chương VI Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương IV
THỦ TỤC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI ĐÃ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Điều 21. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng đã gây thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án có trách nhiệm bồi thường cùng thảo luận, thống nhất ban hành quyết định thành lập Hội đồng.
2. Thành phần Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án có trách nhiệm bồi thường cùng thảo luận, thống nhất cử một Phó Chánh án là Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện tổ chức công đoàn của Tòa án có trách nhiệm bồi thường;
c) Đại diện bộ phận tổ chức, cán bộ của cơ quan đang quản lý người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;
d) Người phụ trách công tác tài chính - kế toán của Tòa án có trách nhiệm bồi thường;
đ) Chuyên gia về ngành kinh tế, kỹ thuật và pháp lý có liên quan.
Trường hợp có nhiều người đã tiến hành tố tụng thuộc các Tòa án khác nhau cùng gây ra thiệt hại thì đại diện lãnh đạo của các Tòa án này phải tham gia Hội đồng.
Người tham gia Hội đồng không được là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại của người bị thiệt hại, mức độ lỗi của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;
2. Xác định điều kiện kinh tế của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;
3. Kiến nghị với Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp nếu Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường là người gây ra thiệt hại về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả đối với từng người gây thiệt hại;
4. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 23. Ban hành quyết định hoàn trả
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng để ban hành quyết định hoàn trả theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại thì Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả.
2. Trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng thì có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
Điều 24. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả
1. Người có nghĩa vụ hoàn trả phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức hoàn trả ghi trong quyết định hoàn trả.
2. Trường hợp đã có một trong những văn bản quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, thì người đã tiến hành tố tụng có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
3. Trường hợp đã có một trong những văn bản quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, thì việc xác định mức hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thực hiện theo quy định của Điều 57 Luật TNBTCNN và Điều 16 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.
4. Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải thu và nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 25. Xử lý người đã tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
1. Người có nghĩa vụ hoàn trả đã được Tòa án có trách nhiệm bồi thường thông báo đến lần thứ ba về việc hoàn trả mà không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì bị kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả đã chuyển công tác đến cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thì cơ quan nhà nước đang trực tiếp quản lý người có nghĩa vụ hoàn trả có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và quyết định biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này và thông báo với Tòa án có trách nhiệm bồi thường, người đã ra quyết định hoàn trả.
3. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả không còn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Xử lý trách nhiệm hoàn trả khi Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả bị chết
Trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường đã ban hành quyết định hoàn trả mà người có trách nhiệm hoàn trả bị chết, thì những người thừa kế di sản của người có trách nhiệm hoàn trả phải thực hiện nghĩa vụ của người có trách nhiệm hoàn trả.
Trường hợp những người thừa kế di sản của người có trách nhiệm hoàn trả không thực hiện nghĩa vụ, thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2012.
2. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, trường hợp Tòa án xét xử người đã tiến hành tố tụng về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì Tòa án tách việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để giải quyết theo quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, trường hợp đã có bản án, quyết định hình sự xác định người đã tiến hành tố tụng phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án mà đã giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong bản án, quyết định hình sự đó, thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để tách việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định hình sự về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (nếu có) được thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự.
Điều 28. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nghiên cứu, giải quyết./.
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Tống Anh Hào
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Phạm Quý Tỵ
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-TA
………, ngày … tháng … năm………
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Hội đồng tư vấn giúp Chánh án xem xét hành vi ... của người đã tiến hành tố tụng
CHÁNH ÁN TOÀ ÁN
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Xét đơn khiếu nại/ tố cáo của(3) ……… về hành vi(4) …….... của (5)…………… trong quá trình giải quyết vụ việc(6)………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng tư vấn gồm các ông bà có tên sau đây:(7)
1.…………..;
2…………..;…
Điều 2. Hội đồng tư vấn giúp Chánh án xem xét hành vi(8) ……………. của(9) ………………….. trong quá trình giải quyết vụ việc(10)…………….
Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét và báo cáo Chánh án về việc có hay không có hành vi(11) ………….. của(12)…………………….. trong quá trình giải quyết vụ việc(13) ............................
Điều 3. Hội đồng tư vấn tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- (14) … (để biết);
- (15) … (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 01:
(1) Ghi tên của Toà án ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (4), (8), (11) Tùy từng nội dung khiếu nại, tố cáo mà ghi rõ Hội đồng xem xét về hành vi nào của người tiến hành tố tụng: hành vi“ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật”, hoặc hành vi “ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật” hoặc hành vi “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”.
(3) Ghi họ tên, địa chỉ của người khiếu nại/tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(5), (9), (12), (15) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại/tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(6), (10), (13) Ghi tóm tắt vụ việc người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
(7) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của những thành viên Hội đồng tư vấn. Cần lưu ý, tuy theo giới tính mà ghi Ông hoặc Bà trước khi ghi họ tên (ví dụ: Ông Trần Đình G).
(14) Ghi họ tên của người khiếu nại/tố cáo. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-BTNN
………, ngày … tháng … năm………
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải quyết khiếu nại.
CHÁNH ÁN TÒA ÁN
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Xét đơn khiếu nại đề ngày … tháng … năm ……… của(3) ........................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Khiếu nại đối với hành vi(4) ……………………………. của(5) .....................................
Nội dung khiếu nại(6) ..................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Kết quả nghiên cứu, xem xét nội dung khiếu nại(7).....................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Căn cứ(8).....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Kết luận(9) ...................................................................................................................
....................................................................................................................................
Từ các căn cứ nêu trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xác định(10) ....................................................................................................
....................................................................................................................................
Điều 2.(11) ...................................................................................................................
....................................................................................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực(12)........................................................................
....................................................................................................................................
Điều 4. (13)...................................................................................................................
và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- (14) ....... (để thực hiện);
- (15) …… (để thực hiện);
- Tòa án nhân dân(16) …… (để báo cáo);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
--------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 02:
(1) Ghi tên của Toà án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi tên vụ việc khiếu nại, đối với ai.
(3) Ghi họ tên, địa chỉ của người khiếu nại. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(4) Ghi hành vi của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại.
(5) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(6) Ghi tóm tắt nội dung và diễn biến vụ việc khiếu nại (ghi theo nội dung đơn khiếu nại).
(7) Ghi rõ nhận định của Chánh án Tòa án giải quyết khiếu nại về nội dung vụ việc khiếu nại.
(8) Ghi các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại.
(9) Ghi kết luận rõ nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (Nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).
(10) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại và xác định người này có hay không có hành vi trái pháp luật bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(11) Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại, người khiếu nại (ghi rõ họ tên) và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại (ghi rõ họ tên) có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp (ghi rõ tên Tòa án) của Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (ghi rõ tên Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại).
Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân tối cao thì không có Điều này.
(12) Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi “Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại (ghi rõ họ tên) và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại (ghi rõ họ tên) nhận được Quyết định này, trừ trường hợp người khiếu nại và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại không đồng ý và khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp (ghi rõ tên Tòa án) của Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (ghi rõ tên Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại).
Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân tối cao thì ghi “Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký”.
(13) Ghi họ tên của người khiếu nại và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(14) Ghi họ tên của người khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(15) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(16) Ghi tên của Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-BTNN
………, ngày … tháng … năm………
KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO
CHÁNH ÁN TÒA ÁN
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Xét đơn tố cáo đề ngày … tháng … năm ……… của(2) ..................................................
Tố cáo hành vi(3) ……………………………. của(4) ...................................................
Nội dung tố cáo(5) .....................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Kết quả xác minh, xem xét nội dung tố cáo(6)...........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Căn cứ(7)...................................................................................................................
..................................................................................................................................
Kết luận về việc có hay không những hành vi của người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo(8)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nơi nhận:
- (9) ...... (để thực hiện);
- (10) …… (để thực hiện);
- Tòa án nhân dân(11) …… (để báo cáo);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
--------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 03:
(1) Ghi tên của Toà án ban hành kết luận nội dung tố cáo. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(3) Ghi hành vi của người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo.
(4) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(5) Ghi tóm tắt nội dung và diễn biến vụ việc tố cáo (ghi theo đơn tố cáo).
(6) Ghi rõ những nhận định của Chánh án Tòa án giải quyết tố cáo về nội dung vụ việc tố cáo.
(7) Ghi các căn cứ pháp luật để giải quyết tố cáo.
(8) Ghi kết luận rõ nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (Nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong kết luận nội dung tố cáo). Người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo có thực hiện hành vi trái pháp luật bị tố cáo hay không.
(9) Ghi họ tên của người khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(10) Ghi tên của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(11) Ghi tên của Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án ban hành kết luận nội dung tố cáo. Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
Mẫu số 04a
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
(đối với cá nhân bị thiệt hại)
Kính gửi(1):..................................................................................................................
Tôi tên là: ..................................................................................................................
CMTND số:…………………… cấp ngày ……………… tại .......................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Căn cứ(2) ……………….. số ………….. ngày …. tháng .… năm ………….. của(3) …………………. về(4) ………………..., tôi yêu cầu Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)
Tên tài sản:.................................................................................................................
Đặc điểm của tài sản (loại tài sản, hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …)
.......................................................................................................................
Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ..................................................
....................................................................................................................................
Giá trị tài sản khi mua: ...............................................................................................
Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: .................................................................................
Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ....................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)
Mức yêu cầu bồi thường: ..........................................................................................
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)
.........................................................................................................................
...........................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
3. Thiệt hại khác (nếu có)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh)
4. Tổng thiệt hại
Tổng số tiền:...................................................................................................
Viết bằng chữ:.................................................................................................
5. Tổng số tiền yêu cầu Tòa án bồi thường
Tổng số tiền:...................................................................................................
Viết bằng chữ:.................................................................................................
Đề nghị Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường cho tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.
…….. ngày … tháng … năm ……
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
-------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 04a:
(1) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi loại văn bản (Bản án hoặc Quyết định hoặc Kết luận nội dung tố cáo) xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
(3) Ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra/Viện kiểm sát/ Tòa án) ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
(4) Ghi trích yếu nội dung văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Mẫu số 04b
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------
ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
(đối với tổ chức bị thiệt hại)
Kính gửi(1): …………………………………………………………………....................
Tên tổ chức: ..............................................................................................................
Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số:...........................................................
Địa chỉ (trụ sở tổ chức): ............................................................................................
Căn cứ(2) …………………… số ………….. ngày … tháng … năm ………….. của(3) …………………. về(4)…………………….., yêu cầu Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)
Tên tài sản: .......................................................................................................................
Đặc điểm của tài sản (loại tài sản, hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …):
......................................................................................................................
Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):...................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Giá trị tài sản khi mua: ...............................................................................................
Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: .................................................................................
Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ....................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)
Mức yêu cầu bồi thường: ..........................................................................................
...................................................................................................................................
2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)
.........................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
3. Thiệt hại khác (nếu có)
...........................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh)
4. Tổng thiệt hại
Tổng số tiền:...................................................................................................
Viết bằng chữ:.................................................................................................
5. Tổng số tiền yêu cầu Tòa án bồi thường
Tổng số tiền:...................................................................................................
Viết bằng chữ:.................................................................................................
Đề nghị Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường cho(5) ……………..….về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.
…….. ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp
của tổ chức yêu cầu bồi thường (6)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 04b:
(1) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi loại văn bản (Bản án hoặc Quyết định hoặc Kết luận nội dung tố cáo) xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
(3) Ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra/Viện kiểm sát/ Tòa án) ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
(4) Ghi trích yếu nội dung văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
(5) Ghi tên của tổ chức yêu cầu bồi thường.
(6) Ghi chức danh của người đại diện hợp pháp của tổ chức yêu cầu bồi thường.
Mẫu số 05
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:...../TB-TA
………, ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Kính gửi: (2).................................................................................................................
Địa chỉ: (3)...................................................................................................................
Ngày….. tháng…… năm……., Tòa án nhân dân.......................................................
đã thụ lý đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(4)...........................................
Địa chỉ (5).....................................................................................................................
Những vấn đề cụ thể người yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết bao gồm: (6)
1..................................................................................................................................
2..................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại, người yêu cầu đã nộp các tài liệu, chứng cứ sau đây: (7)
....................................................................................................................................
1..................................................................................................................................
2..................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Căn cứ vào Điều 17 Luật TNBTCNN, Tòa án nhân dân .......................... thông báo cho (8) ……………………………………… được biết.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo này, người được thông báo phải nộp (gửi) bổ sung cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ sau (nếu có)(9): ...........................................
...................................................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- (10)...... (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
---------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 05:
(1) Ghi tên của Toà án đang giải quyết đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3), (4), (5) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).
(6) Ghi cụ thể những vấn đề mà người yêu cầu yêu cầu Toà án giải quyết.
(7) Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người yêu cầu gửi kèm theo đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại.
(8) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ và tên (ví dụ: Thông báo cho Ông được biết; Thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(9) Ghi rõ những tài liệu, chứng cứ mà người được thông báo phải bổ sung.
(10) Ghi tên người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
Mẫu số 06
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:...../TB-TA
………, ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Kính gửi :(2)................................................................................................................
Địa chỉ: (3)...................................................................................................................
Sau khi xem xét đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(4)……………… và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) về việc yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng gây ra (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại).............
...................................................................................................................................
Xét thấy đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (5) ................................................
Căn cứ vào(6)..............................................................................................................
Toà án nhân dân……………………………….. trả lại đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) và thông báo cho người yêu cầu được biết.
Căn cứ vào(7)..............................................................................................................
Đề nghị ông (bà)(8) .....................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 06:
(1) Ghi tên của Toà án ra thông báo trả lại đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Nếu là Toà án ra thông báo trả lại đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(4) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(5) Khi không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của Điều 28 Luật TNBTCNN hoặc không thuộc trách nhiệm giải quyết bồi thường nhà nước của Tòa án nhận được đơn yêu cầu bồi thường, thì ghi rõ lý do trả lại đơn yêu cầu bồi thường theo trường hợp đó.
(6) Trả lại hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trường hợp nào thì căn cứ vào điểm, khoản, điều luật cụ thể đó.
(7), (8) Căn cứ vào quy định về việc hướng dẫn khi thụ lý yêu cầu bồi thường để hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoặc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu số 07
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
----------------------------
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-TA
………, ngày … tháng … năm………
QUYẾT ĐỊNH
Cử người đại diện giải quyết bồi thường
CHÁNH ÁN TOÀ ÁN
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;
Căn cứ Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Để giải quyết yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(2)…………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cử ông/bà(3) …………………… là người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của(4) ……………..
Điều 2. Ông/bà(5) …………… có trách nhiệm tổ chức việc xác minh thiệt hại, tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở kết quả xác minh thiệt hại và thương lượng với người bị thiệt hại, ông/bà(6) ……………….. hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án nhân dân(7) …………… trình
Chánh án Tòa án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ông/bà(8) ……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- (9) …… (để biết);
- (10) …… (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
------------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 07:
(1), (7) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (4) Ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(3), (5), (6), (8) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được cử làm người đại diện Tòa án giải quyết bồi thường.
(9) Ghi họ tên của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(10) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
Mẫu số 08
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
BIÊN BẢN THƯƠNG LƯỢNG VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại ...................................................................
.............................................................................................. , chúng tôi gồm:
Tòa án nhân dân(1)........
Do Ông (Bà) ……………. Chức vụ: ............................... là người đại diện.
Người yêu cầu bồi thường
(Trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân)
Ông (Bà): ..................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Là đại diện của Ông, Bà: ……………… (trong trường hợp người bị thiệt hại có người đại diện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường).
(Trường hợp người bị thiệt hại là tổ chức)
Ông (Bà): ..................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Là đại diện của tổ chức: ...........................................................................................
Có sự tham gia của Ông (Bà) …………………………………. là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại (nếu có),
Đã cùng nhau tiến hành thương lượng về việc bồi thường thiệt hại của Nhà nước theo đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(2)
.............................................................................................................
1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Ý kiến của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại (nếu có)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Ý kiến của đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường
..........................................................................................................................
4. Ý kiến của đại diện các cá nhân, cơ quan liên quan khác (nếu có)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Những nội dung thương lượng thành
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
6. Những nội dung thương lượng không thành
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe và cùng ký tên dưới đây:
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
………., ngày … tháng … năm ……
Đại diện Tòa án nhân dân(3)............
(Ký và ghi rõ họ tên)
----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 08:
(1), (3) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
Mẫu số 09
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-BTNN
………, ngày … tháng … năm………
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải quyết bồi thường đối với…
CHÁNH ÁN TÒA ÁN
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;
Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Căn cứ(3) ……………. số ……… ngày … tháng … năm ……… của………...;
Căn cứ Biên bản thương lượng việc bồi thường thiệt hại ngày …… tháng ….. năm ………… giữa Tòa án(4) …............... với(5)……………………………….,
NHẬN THẤY(6)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
XÉT THẤY(7)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho:(8)..............................................................................
Địa chỉ:(9)......................................................................................................................
Số tiền là: ....................................................................................................................
(bằng chữ: .................................................................................................................. )
Điều 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường,(10).……………………. có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày(11) …………….. nhận được quyết định, trừ trường hợp(12)…………………… không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
Điều 4. (13)..........................................................................................................................
và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- (14) ....... (để thực hiện);
- Tòa án nhân dân(15) … (để báo cáo);
- Tòa án nhân dân tối cao (để báo cáo);
- (16) …… (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
-----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 09:
(1), (4) Ghi tên của Toà án ban hành quyết định giải quyết bồi thường nhà nước. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (8), (10), (11), (12), (13), (14) Ghi tên của cá nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(3) Ghi loại văn bản (Bản án hoặc Quyết định hoặc Kết luận nội dung tố cáo) xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
(5) Ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi tóm tắt quá trình áp dụng BPKCTT hoặc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính dẫn tới hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng; những lý do mà cá nhân, tổ chức bị thiệt hại yêu cầu Tòa án bồi thường; những thiệt hại, tài liệu, chứng cứ chứng minh cho thiệt hại của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; quá trình thụ lý đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt và quá trình xác minh thiệt hại và thương lượng bồi thường thiệt hại.
(7) Ghi nhận định của Toà án. Phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận từng yêu cầu, đề nghị cụ thể của cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Cần viện dẫn điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật và những chứng cứ mà Toà án căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận.
(9) Ghi địa chỉ của cá nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường.
(15) Ghi tên của Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án ban hành quyết định giải quyết bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(16) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
Mẫu số 10
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-TA
………, ngày … tháng … năm………
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả
CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;
Căn cứ Điều 21 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Căn cứ quyết định giải quyết bồi thường số(2) …/… ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân(3)…………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả gồm các ông bà có tên sau đây(4):
1..……..;
2………;…
Điều 2. Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của(5) .....................................................
do có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho(6) ...........................................................................
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại của người bị thiệt hại, mức độ lỗi của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;
2. Xác định điều kiện kinh tế của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;
3. Kiến nghị với Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp nếu Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường là người gây ra thiệt hại về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả đối với từng người gây ra thiệt hại.
Điều 3. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ông bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- (7)… (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
--------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 10:
(1), (3) Ghi tên Toà án đang xem xét trách nhiệm hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường.
(4) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của những thành viên Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Cần lưu ý, tùy giới tính mà ghi Ông hoặc Bà trước khi viết họ tên (ví dụ: Ông Trần Đình G).
(5), (7) Ghi họ tên người đã tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi họ tên, địa chỉ của người bị thiệt hại. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
Mẫu số 11
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)
TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-TA
………, ngày … tháng … năm………
QUYẾT ĐỊNH HOÀN TRẢ
CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;
Căn cứ Điều 23 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
Căn cứ quyết định giải quyết bồi thường số(2) …/… ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân(3)…………………;
Xét kiến nghị của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả được thành lập theo Quyết định số(4) …./…. ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân…………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các ông/bà có tên sau đây có trách nhiệm hoàn trả cho ngân sách Nhà nước số tiền như sau(5):
1. Ông/bà ……………………………… có trách nhiệm hoàn trả số tiền ………..…….. (Viết bằng chữ ………………………………………………….);
2. Ông/bà …………………………..…. có trách nhiệm hoàn trả số tiền……………….. (Viết bằng chữ ……………………………………….);…..
Điều 2. Các ông/bà có tên tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm nộp tiền hoàn trả vào tài khoản số(6) ……………. của Tòa án nhân dân(7) ……………. mở tại Kho bạc(8) …………………. trước ngày(9) … tháng … năm ……………
Điều 3. Các ông bà có tên tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện Quyết định này theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký nếu người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại không có khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này.
Các ông bà có tên tại Điều 1 Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
---------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11:
(1), (3) Ghi tên Toà án ban hành quyết định hoàn trả. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường.
(4) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm và Tòa án ban hành quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả.
(5) Ghi họ tên từng người có trách nhiệm hoàn trả, tổng số tiền bằng số và bằng chữ mà từng người có trách nhiệm hoàn trả phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
(6), (7) Ghi số tài khoản mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường chỉ định để người có trách nhiệm hoàn trả nộp tiền hoàn trả và tên Tòa án là chủ tài khoản này.
(8) Ghi tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước nơi Tòa án có trách nhiệm bồi thường lập tài khoản được chỉ định để người có trách nhiệm hoàn trả nộp tiền hoàn trả.
(9) Ghi ngày tháng năm mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường ấn định để người có trách nhiệm hoàn trả nộp tiền vào tài khoản của Tòa án. | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "18/09/2012",
"sign_number": "01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP",
"signer": "Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phạm Quý Tỵ, Tống Anh Hào",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-09-2022-TT-BLDTBXH-huong-dan-da-dang-hoa-sinh-ke-phat-trien-mo-hinh-giam-ngheo-515216.aspx | Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2022/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2022
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 90/QĐ-TTg), gồm:
1. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Dự án 2).
2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Tiêu dự án 2 Dự án 4).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả nước; người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
3. Tổ chức và cá nhân liên quan.
Chương II
ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO
Điều 3. Đối tượng hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại điềm b mục 2 Phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg.
Điều 4. Phương thức, nguyên tắc hỗ trợ
1. Phương thức hỗ trợ
Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng giới, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án.
b) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Phù hợp với lợi thế so sánh, thế mạnh của từng vùng, miền; phù hợp với nhu cầu thị trường và bảo đảm tính hiệu quả bền vững.
d) Phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người khuyết tật (không có sinh kế ổn định).
đ) Ưu tiên hỗ trợ tham gia dự án mô hình giảm nghèo đối với người lao động thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện dự án mô hình giảm nghèo.
e) Ưu tiên hỗ trợ dự án mô hình giảm nghèo thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
g) Bảo vệ môi trường.
h) Thời gian thực hiện mỗi dự án tối đa 3 năm.
Điều 5. Nội dung hỗ trợ
1. Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
2. Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ.
3. Vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi.
4. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
5. Hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
6. Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tố nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.
7. Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả.
8. Tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao.
9. Xây dựng, quản lý dự án.
Điều 6. Xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Điều kiện hỗ trợ dự án
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP).
2. Các bước xây dựng, phê duyệt dự án
a) Bước 1: Khảo sát, xây dựng dự án
Đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên cơ sở kết quả khảo sát và ý kiến thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị chủ trì liên kết lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Nội dung hồ sơ đề xuất thực hiện dự án phải xác định rõ: Năng lực của đơn vị chủ trì liên kết; phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ; dự toán chi tiết theo năm kế hoạch; các chỉ số đầu ra chính gắn với các mốc thời gian thực hiện dự án; bản sao công chứng hợp đồng, hoặc biên bản ký kết giữa đơn vị chủ trì liên kết và đối tượng liên kết; nội dung khác (nếu có) theo quy định của cơ quan chủ quản chương trình.
b) Bước 2: Thẩm định dự án
Đơn vị chủ trì liên kết gửi hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đến cơ quan chủ quản chương trình xem xét, thẩm định.
Cơ quan chủ quản chương trình theo thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định dự án, kế hoạch liên kết và cơ quan, đơn vị, bộ phận giúp việc cho Hội đồng.
Thành phần Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương, lãnh đạo sở, ban, ngành theo ủy quyền; các thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, kế hoạch liên kết, đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, ngành, lĩnh vực chuyên môn và chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu cần thiết).
Nội dung thẩm định phải làm rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và sự cần thiết thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
c) Bước 3: Phê duyệt dự án
Căn cứ ý kiến thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
Nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết bao gồm: Tên dự án, kế hoạch; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; tổng chi phí, cơ cấu từng nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn của chủ trì liên kết, vốn tham gia của bên liên kết, vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách); nội dung, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; dự kiến kết quả thực hiện theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án, kế hoạch liên kết; đối tượng tham gia; chế tài xử lý và cơ chế thu hồi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp đơn vị chủ trì Liên kết vi phạm cam kết và các nội dung khác có liên quan (nếu có).
d) Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ quản chương trình quyết định phê duyệt dự án; trường hợp dự án không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan chủ quản chương trình phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định lại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 9 Điều 5 Thông tư này.
4. Tổ chức thực hiện dự án
a) Đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện dự án:
Thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các đối tượng khác có liên quan được tham gia dự án.
Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng, hằng năm và tổng kết dự án với cơ quan chủ quản chương trình theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án trên địa bàn; kịp thời kiến nghị cơ quan chủ quản chương trình các nội dung vướng mắc liên quan.
b) Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án, kế hoạch liên kết; giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, kế hoạch liên kết theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 6 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Điều 7. Xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
1. Điều kiện hỗ trợ dự án
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Các bước xây dựng, phê duyệt dự án
a) Bước 1: Xây dựng dự án
Cộng đồng dân cư phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án.
Hồ sơ đề xuất thực hiện dự án bao gồm: Biên bản họp dân; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tổng chi phí dự án, đề nghị mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phần đóng góp của các thành viên tổ nhóm; kết quả thực hiện dự án; hình thức luân chuyển, cách thức quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển quay vòng trong cộng đồng (nếu có); trách nhiệm giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ thuật; nội dung khác (nếu có) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
b) Bước 2: Thẩm định dự án
Cộng đồng dân cư gửi hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; lãnh đạo phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu có),
c) Bước 3: Phê duyệt dự án
Căn cứ ý kiến thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng dân cư đề xuất.
Nội dung quyết định dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất bao gồm: Tên dự án, phương án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí thực hiện dự án; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); hình thức, mức quay vòng (nếu có); dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có).
d) Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thứ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án; trường hợp dự án không đủ điều kiện theo quy định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 5 Thông tư này.
4. Tổ chức thực hiện dự án
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến cộng đồng dân cư thực hiện dự án.
b) Cộng đồng dân cư triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo tiến độ và hiệu quả; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng, hằng năm và tổng kết, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án trên địa bàn; kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung vướng mắc liên quan.
d) Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đại diện cộng đồng dân cư; hướng dẫn, giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, phương án sản xuất theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Điều 8. Xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
1. Điều kiện hỗ trợ dự án
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Xây dựng, phê duyệt dự án
a) Cơ quan được bố trí kinh phí để thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo tiến hành khảo sát, xây dựng dự án, bao gồm: tên đơn vị đề xuất dự án, loại mô hình, mục tiêu, đối tượng tham gia, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện, nội dung, kinh phí, kế hoạch triển khai theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trình Thủ trưởng cơ quan được bố trí kinh phí quyết định phê duyệt dự án.
b) Cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng đặt hàng với bên nhận đặt hàng hoặc quyết định giao nhiệm vụ với bên được giao nhiệm vụ.
3. Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Tổ chức thực hiện dự án
a) Cơ quan, đơn vị nhận đặt hàng hoặc được giao nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện dự án:
Thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các đối tượng khác có liên quan được tham gia dự án.
Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu, tiến độ và hiệu quả.
Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng, hằng năm và tổng kết với cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, kịp thời kiến nghị cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo về các nội dung vướng mắc liên quan.
b) Cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ ký hợp đồng đặt hàng với bên nhận đặt hàng hoặc quyết định giao nhiệm vụ với bên được giao nhiệm vụ; hướng dẫn, giám sát, thanh toán và giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Điều 9. Xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
1. Điều kiện hỗ trợ dự án
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Xây dựng, phê duyệt dự án
Các bộ, cơ quan trung ương được giao kinh phí thực hiện hoạt động mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo tổ chức khảo sát, xây dựng dự án, bao gồm: tên đơn vị đề xuất dự án, loại mô hình, mục tiêu, đối tượng tham gia, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện, nội dung, kinh phí, kế hoạch triển khai theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt dự án và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp theo dõi thực hiện.
Cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện dự án.
3. Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Tổ chức thực hiện dự án
a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện:
Thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các đối tượng khác có liên quan được tham gia dự án.
Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu, tiến độ và hiệu quả.
Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng, hàng năm và tổng kết với cơ quan chủ quản chương trình theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, kịp thời kiến nghị cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện dự án mô hình giảm nghèo về các nội dung vướng mắc liên quan.
b) Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện dự án, mô hình phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình. Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện dự án, mô hình và giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu dự án, mô hình theo mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Chương III
HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Điều 10. Đối tượng hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg.
Điều 11. Phương thức hỗ trợ
1. Đối với hoạt động hỗ trợ người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động tại các các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương thực hiện hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trường hợp người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề, đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ.
2. Giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân người lao động, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
3. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Điều 12. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Hỗ trợ đúng đối tượng, nội dung quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg, phù hợp với nhu cầu của người lao động.
2. Bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới.
Điều 13. Nội dung hỗ trợ
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2022/TT-BTC).
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí khác theo khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
3. Người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề.
4. Người lao động và thân nhân của người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thực hiện Thông tư:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện.
b) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện.
c) Sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.
2. Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
b) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện.
c) Sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm kết quả thực hiện các nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo báo cáo theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Ủy ban nhân dân các cấp
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn.
Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo báo cáo theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn.
Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã
Triển khai thực hiện các nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn.
Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 7 năm 2022.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung Ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, tp trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- VPCP: Vụ KGVX, Công báo; TGĐ Cổng TTĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ LĐTBXH: các đơn vị liên quan, Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, VPQGGN (10 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Thanh
PHỤ LỤC
MẪU ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN GIẢM NGHÈO
(Kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu số 01
Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
Mẫu số 02
Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
Mẫu số 03
Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
Mẫu số 04
Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
Mẫu số 05
Đề cương báo cáo kết quả thực hiện dự án giảm nghèo
Mẫu số 06
Đề cương báo cáo tổng hợp về các dự án giảm nghèo
Mẫu số 01. Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……
TÊN DỰ ÁN …………………………
1. Tên đơn vị đề xuất dự án (gồm: tên, địa chỉ, người đại diện, số CCCD hoặc CMND, số điện thoại liên lạc).
2. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến số hộ thoát nghèo): ………………………………………………………………………………………………………
3. Đối tượng tham gia: ……………………………………………………………………………
4. Thời gian triển khai: ……………………………………………………………………………
5. Địa bàn thực hiện: ………………………………………………………………………………
6. Tổng chi phí, cơ cấu từng nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn của chủ trì liên kết, vốn tham gia của bên liên kết, vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách): ……………………………………………………………………………………
7. Nội dung: ………………………………………………………………………………………..
8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: …………………………………………………………
9. Dự kiến kết quả đầu ra, hiệu quả thực hiện của dự án theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án, kế hoạch liên kết: ……………………………………………
10. Chế tài xử lý và cơ chế thu hồi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp đơn vị chủ trì liên kết vi phạm cam kết và các nội dung khác có liên quan (nếu có): ………………………
11. Tổ chức thực hiện dự án: …………………………………………………………………….
12. Các nội dung liên quan khác …………………………………………………………………
(Có kèm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của đơn vị đề xuất dự án).
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 02. Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……
TÊN DỰ ÁN …………………………
1. Đại diện cộng đồng dân cư (gồm: tên người đại diện, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc).
2. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến số hộ thoát nghèo): ……………………………………………………………………………………………………….
3. Đối tượng tham gia: ……………………………………………………………………………
4. Thời gian triển khai: ……………………………………………………………………………
5. Địa bàn thực hiện: ………………………………………………………………………………
6. Các hoạt động của dự án: ………………………………………………………………………
7. Dự toán kinh phí thực hiện dự án; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)): ………………………………………………………………
8. Hình thức, mức quay vòng (nếu có): …………………………………………………………
9. Dự kiến kết quả đầu ra, hiệu quả thực hiện của dự án, phương án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp: …………………………………………………
10. Chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có): ………………………………
11. Tổ chức thực hiện dự án: ……………………………………………………………………
12. Các nội dung liên quan khác …………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 03. Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……
TÊN DỰ ÁN …………………………
1. Tên cơ quan, đơn vị đề xuất dự án: ………………………………………………………….
2. Loại mô hình: ……………………………………………………………………………………
3. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến kết quả đầu ra và số hộ thoát nghèo): ……………………………………………………………………………
4. Đối tượng tham gia: ………………………………………………………………………………
5. Thời gian triển khai: ……………………………………………………………………………..
6. Địa bàn thực hiện: ……………………………………………………………………………….
7. Nội dung: …………………………………………………………………………………………
8. Kinh phí thực hiện: ………………………………………………………………………………
9. Kế hoạch triển khai: ……………………………………………………………………………..
10. Tổ chức thực hiện: ……………………………………………………………………………..
11. Các nội dung liên quan khác ………………………………………………………………….
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 04. Đề cương xây dựng dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……
TÊN DỰ ÁN …………………………
1. Tên cơ quan, đơn vị đề xuất dự án: ……………………………………………………………
2. Loại mô hình: ………………………………………………………………………………………
3. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến kết quả đầu ra và số hộ thoát nghèo): …………………………………………………………………………
4. Đối tượng tham gia: ……………………………………………………………………………..
5. Thời gian triển khai: ……………………………………………………………………………..
6. Địa bàn thực hiện: ………………………………………………………………………………
7. Nội dung: …………………………………………………………………………………………
8. Kinh phí thực hiện: ………………………………………………………………………………
9. Kế hoạch triển khai: …………………………………………………………………………….
10. Tổ chức thực hiện: …………………………………………………………………………….
11. Các nội dung liên quan khác …………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 05. Đề cương báo cáo kết quả thực hiện dự án giảm nghèo
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……
1. Tình hình chung:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: …………………………………………………………………..
- Thuận lợi: …………………………………………………………………………………………
- Khó khăn: …………………………………………………………………………………………
2. Kết quả thực hiện:
- Về thực hiện mục tiêu, nội dung của dự án giảm nghèo (kết quả đạt được; tồn tại hạn chế; nguyên nhân; đề xuất kiến nghị): ………………………………………………
- Về kết quả đầu ra của dự án giảm nghèo: ……………………………………………………
- Về hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án giảm nghèo: …………………………………………
- Về kinh phí: ……………………………………………………………………………………….
TT
Nội dung
Kinh phí được phê duyệt (triệu đồng)
Kết quả thực hiện
Đơn vị tính
Khối lượng đã thực hiện
Tổng kinh phí đã thực hiện (triệu đồng)
Trong đó
Kết quả đầu ra của dự án giảm nghèo
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch được phê duyệt
Kinh phí hỗ trợ
Người dân đóng góp
Vay vốn ngân hàng
I
Dự án 1……
1
Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường
2
Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ
3
Vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi
4
Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
5
Hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm
6
Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm
7
Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả
8
Tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao
9
Xây dựng, quản lý dự án giảm nghèo
II
Dự án 2: ……
……
III
Dự án 3 ……
……
NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
HOẶC ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 06. Đề cương báo cáo tổng hợp về các dự án giảm nghèo
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……
1. Tình hình chung:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: ……………………………………………………………………
- Thuận lợi: …………………………………………………………………………………………
- Khó khăn: …………………………………………………………………………………………
2. Kết quả thực hiện:
- Về thực hiện mục tiêu, nội dung của các dự án giảm nghèo (kết quả đạt được; tồn tại hạn chế; nguyên nhân; đề xuất kiến nghị) …………………………………………………
- Về kết quả đầu ra của các dự án giảm nghèo: ………………………………………………
- Về hiệu quả kinh tế, xã hội của các dự án giảm nghèo ………………………………………
3. Tổng hợp:
TT
Nội dung
Tổng số dự án giảm nghèo
Số hộ tham gia
Tổng kinh phí cho các dự án giảm nghèo (triệu đồng)
Tổng kinh phí đã thực hiện (triệu đồng)
Trong đó
Tổng giá trị vật tư đã thực hiện hỗ trợ (triệu đồng)
Kết quả đầu ra của dự án giảm nghèo
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch được phê duyệt
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ mới thoát nghèo
Ngân sách hỗ trợ
Người dân đóng góp
Vay vốn ngân hàng
NS TW
NS ĐP
1
Dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
2
Dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
3
Dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
4
Dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
Tổng cộng
NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "25/05/2022",
"sign_number": "09/2022/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Lê Văn Thanh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-196-KH-UBND-2018-ung-pho-su-co-an-toan-thong-tin-mang-Hai-Phong-396568.aspx | Kế hoạch 196/KH-UBND 2018 ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 196/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 20 tháng 08 năm 2018
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc;
Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng của thành phố, trong đó tập trung an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng của thành phố, có khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin mạng. Đề ra các giải pháp ứng phó khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia trên địa bàn thành phố, gắn kết với các đơn vị thành viên, hợp tác, kết nối chặt chẽ, điều phối kịp thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các lực lượng để ứng cứu sự cố mạng, chống tấn công mạng.
- Bảo đảm các nguồn lực và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả phương án ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng.
2. Yêu cầu
- Phải khảo sát, đánh giá các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin để đưa ra phương án đối phó, ứng cứu sự cố phù hợp, kịp thời.
- Phương án đối phó, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải đặt ra được các tiêu chí để có thể nhanh chóng xác định được tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố khi sự cố xảy ra.
II. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin mạng
- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến về Luật An toàn thông tin mạng; Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP; Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.
- Tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
2. Đánh giá các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng
Đánh giá hiện trạng và khả năng bảo đảm an toàn thông tin mạng của các hệ thống thông tin và các đối tượng cần bảo vệ; đánh giá, dự báo các nguy cơ, sự cố, tấn công mạng có thể xảy ra với các hệ thống thông tin và các đối tượng cần bảo vệ; đánh giá, dự báo các hậu quả, thiệt hại, tác động có thể có nếu xảy ra sự cố; đánh giá về hiện trạng phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nhân lực, vật lực phục vụ đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố (bao gồm của cả nhà thầu đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nếu có).
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Đội ứng cứu sự cố của thành phố; Nhà thầu cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng (nếu có); các đơn vị liên quan khác.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm hoặc đột xuất.
3. Phương án đối phó, ứng cứu đối với một số tình huống sự cố cụ thể
Đối với mỗi hệ thống thông tin cần xây dựng tình huống, kịch bản sự cố cụ thể và đưa ra phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng. Trong phương án đối phó, ứng cứu phải đặt ra được các tiêu chí để có thể nhanh chóng xác định được tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố khi sự cố xảy ra. Việc xây dựng phương án đối phó, ứng cứu sự cố cần đảm bảo các nội dung sau:
a) Phương pháp, cách thức để xác định nhanh chóng, kịp thời nguyên nhân, nguồn gốc sự cố nhằm áp dụng phương án đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố phù hợp
- Sự cố do bị tấn công mạng;
- Sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật hoặc do lỗi đường điện, đường truyền, hosting...;
- Sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống;
- Sự cố liên quan đến các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, động đất, hỏa hoạn v.v...
b) Phương án đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố đối với một hoặc nhiều tình huống sau:
▪ Tình huống sự cố do bị tấn công mạng:
- Tấn công từ chối dịch vụ;
- Tấn công giả mạo;
- Tấn công sử dụng mã độc;
- Tấn công truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển;
- Tấn công thay đổi giao diện;
- Tấn công mã hóa phần mềm, dữ liệu, thiết bị;
- Tấn công phá hoại thông tin, dữ liệu, phần mềm;
- Tấn công nghe trộm, gián điệp, lấy cắp thông tin, dữ liệu;
- Tấn công tổng hợp sử dụng kết hợp nhiều hình thức;
- Các hình thức tấn công mạng khác.
▪ Tình huống sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật:
- Sự cố nguồn điện;
- Sự cố đường kết nối Internet;
- Sự cố do lỗi phần mềm, phần cứng, ứng dụng của hệ thống thông tin;
- Sự cố liên quan đến quá tải hệ thống;
- Sự cố khác do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật.
▪ Tình huống sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống:
- Lỗi trong cập nhật, thay đổi, cấu hình phần cứng;
- Lỗi trong cập nhật, thay đổi, cấu hình phần mềm;
- Lỗi liên quan đến chính sách và thủ tục an toàn thông tin;
- Lỗi liên quan đến việc dừng dịch vụ vì lý do bắt buộc;
- Lỗi khác liên quan đến người quản trị, vận hành hệ thống.
▪ Tình huống sự cố liên quan đến các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, động đất, hỏa hoạn v.v....
c) Công tác tổ chức, điều hành, phối hợp giữa các lực lượng, giữa các tổ chức trong đối phó, ngăn chặn, ứng cứu, khắc phục sự cố
▪ Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin thành phố có trách nhiệm:
- Chỉ đạo công tác điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp, tuân thủ yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia trong điều phối, ứng cứu sự cố.
- Triệu tập, chỉ đạo Đội ứng cứu sự cố của thành phố theo đề xuất của đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố.
▪ Chủ quản hệ thống thông tin chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tham mưu, phối hợp với các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ (nếu có) để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin như sau:
- Chủ động thực hiện giám sát theo quy định hiện hành.
- Khảo sát, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng hoặc có nguy cơ bị tấn công cao.
- Xây dựng và triển khai các phương án khắc phục điểm yếu (nếu có), bảo vệ hoặc phòng ngừa để giảm thiểu thiệt hại khi có tấn công, sự cố an toàn thông tin mạng.
- Triển khai các biện pháp sao lưu dự phòng để nâng cao khả năng phục hồi hệ thống khi xảy ra sự cố.
▪ Các đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thông tin:
- Tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động của hệ thống thông tin để phát hiện ra các vấn đề bất thường, dấu hiệu tấn công, sự cố an toàn thông tin mạng. Khi phát hiện sự cố an toàn thông tin, thực hiện xử lý theo quy trình được hướng dẫn tại Điều 10, 11 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chấp hành quy định về thông báo, báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng tại Điều 9 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
▪ Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
- Thông báo ngay thông tin sự cố đến đơn vị vận hành hệ thống thông tin, cơ quan chủ quản hệ thống thông tin và các cơ quan chức năng liên quan.
- Phản hồi cho tổ chức, cá nhân gửi thông báo, báo cáo ban đầu ngay sau khi nhận được để xác nhận về việc đã nhận được thông báo, báo cáo sự cố.
- Giám sát diễn biến tình hình ứng cứu sự cố và báo cáo Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin thành phố và Cơ quan điều phối quốc gia; đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo trong trường hợp không thuộc thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm của mình hoặc vượt khả năng xử lý của mình.
▪ Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thành phố:
- Phối hợp với Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố, các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia, các Đội ứng cứu của các tỉnh, thành phố khác để triển khai hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng khi có yêu cầu.
- Phối hợp, hỗ trợ Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố, các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện về công tác ứng cứu các sự cố an toàn thông tin mạng theo thẩm quyền, trách nhiệm và khả năng xử lý của Đội ứng cứu.
d) Phương án về nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, phương tiện, công cụ và dự kiến kinh phí để thực hiện, đối phó, ứng cứu, xử lý đối với từng tình huống sự cố cụ thể
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của thành phố; Nhà thầu cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng (nếu có); các đơn vị khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Triển khai hoạt động thường trực, điều phối, xử lý, ứng cứu sự cố
Triển khai các hoạt động thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định tại các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và các nội dung liên quan khác của Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (sau đây gọi tắt là Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg).
Dự phòng kinh phí, nhân lực, vật lực thường trực sẵn sàng ứng cứu sự cố; triển khai điều hành phối hợp tổ chức ứng cứu và thực hiện ứng cứu, xử lý, ngăn chặn, khắc phục sự cố khi có sự cố xảy ra.
4.1. Báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg và Điều 9 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT
- Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin, Chủ quản hệ thống thông tin.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của thành phố.
- Thời gian thực hiện: Ngay khi xảy ra sự cố và được duy trì trong suốt quá trình ứng cứu sự cố.
4.2. Tiếp nhận, phát hiện, phân loại và xử lý ban đầu sự cố an toàn thông tin mạng theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg và Điều 10 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT
- Đơn vị chủ trì: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện); Đội ứng cứu sự cố của thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin thành phố; tổ chức, cá nhân gửi thông báo, báo cáo sự cố; đơn vị cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng (nếu có); các đơn vị chức năng liên quan.
- Thời gian thực hiện: Ngay sau khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo, báo cáo sự cố của tổ chức, cá nhân.
4.3. Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thông thường và nghiêm trọng theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg và Điều 11 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT
5. Triển khai huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố
Xây dựng các nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần triển khai nhằm phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, huấn luyện, diễn tập, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố, cụ thể bao gồm:
5.1. Triển khai các chương trình huấn luyện, diễn tập
Huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng với các kịch bản, tình huống sự cố cụ thể; huấn luyện, diễn tập nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phối hợp, ứng cứu, chống tấn công, xử lý mã độc, khắc phục sự cố; tham gia huấn luyện, diễn tập vùng, miền, quốc gia, quốc tế.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; Đội ứng cứu sự cố của thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; các đơn vị chức năng liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5.2. Các nội dung, nhiệm vụ nhằm phòng ngừa sự cố và phát hiện sớm sự cố
Giám sát, phát hiện sớm nguy cơ, sự cố; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng và rà quét, bóc gỡ, phân tích, xử lý mã độc; phòng ngừa sự cố, quản lý rủi ro; nghiên cứu, phân tích, xác minh, cảnh báo sự cố, rủi ro an toàn thông tin mạng, phần mềm độc hại; xây dựng, áp dụng quy trình, quy định, tiêu chuẩn an toàn thông tin; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nguy cơ, sự cố, tấn công mạng.
- Đơn vị chủ trì: các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Đơn vị phối hợp: Đội ứng cứu sự cố của thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông; Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố; các đơn vị chức năng liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
5.3. Các nội dung, nhiệm vụ nhằm bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố
Trang bị, nâng cấp trang thiết bị, công cụ, phương tiện, gia hạn bản quyền phần mềm phục vụ ứng cứu, khắc phục sự cố; thuê dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin; chuẩn bị các nguồn lực để sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục khi sự cố xảy ra.
- Đơn vị chủ trì: các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu kinh phí: dự toán Kế hoạch ngân sách hàng năm
2. Nguồn kinh phí: kinh phí sự nghiệp Công nghệ thông tin.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Xây dựng nội dung, lập dự toán kinh phí trong Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của cơ quan, đơn vị để triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
- Phân công lãnh đạo phụ trách và thành lập hoặc chỉ định bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm về an toàn thông tin mạng của cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện xác định cấp độ, lập hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Thẩm định, phê duyệt hoặc cho ý kiến về mặt chuyên môn đối với hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 và Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thông tin đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng nội dung, lập dự toán kinh phí trong Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hằng năm của thành phố để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Căn cứ các nhiệm vụ trong Kế hoạch để thẩm định, tham mưu bố trí ngân sách nhà nước hàng năm của thành phố cho các cơ quan, đơn vị triển khai Kế hoạch này.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Văn phòng: Thành ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP;
- Phòng KTGSTĐKT;
- CV: GD;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Bình | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "20/08/2018",
"sign_number": "196/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Xuân Bình",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-118-2011-TT-BTC-huong-dan-thue-nhap-khau-va-gia-tri-gia-tang-128249.aspx | Thông tư 118/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 118/2011/TT-BTC
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÁC DỰ ÁN ĐIỆN
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5375/VPCP-KTTH ngày 04/8/2010 và công văn số 3126/VPCP-KTTH ngày 17/5/2011 của Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu của các dự án điện như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án điện.
Điều 2. Thuế nhập khẩu
1. Đối với các dự án điện được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày 01/10/2010 (ngày Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành):
1.1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trước ngày 17/12/2010 (ngày Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, sau đây gọi là Nghị quyết số 59/NQ-CP, có hiệu lực thi hành):
a) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được Bộ Công Thương xác nhận các loại vật tư, nguyên liệu này là loại vật tư, nguyên liệu đồng bộ và không tách rời với các máy móc, thiết bị chính để tạo tài sản cố định của dự án điện thì xác định là nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc chính được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Nghị định số 149/2005/NĐ-CP).
b) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho các dự án điện khác dự án điện quy định tại điểm a khoản này, thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP.
c) Hồ sơ, thủ tục miễn thuế: Tùy thuộc vào thời điểm đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án mà thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 79/2009/TT-BTC).
d) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện quy định tại điểm a khoản này, ngoài việc thực hiện hồ sơ, thủ tục miễn thuế quy định tại điểm c khoản này, người đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phải xuất trình cho cơ quan hải quan văn bản phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (01 bản sao), văn bản xác nhận của Bộ Công Thương (01 bản chính) và cung cấp bản thuyết minh và/hoặc mô tả vị trí lắp đặt sử dụng vật tư, nguyên liệu trong sơ đồ công nghệ cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan lần đầu tiên kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1.2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ ngày 17/12/2010 trở đi:
a) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1.1 nhưng không bao gồm văn bản xác nhận của Bộ Công Thương.
b) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho các dự án điện khác dự án điện quy định tại điểm a khoản này, thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1.1
2. Đối với các dự án điện được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư từ ngày 01/10/2010 trở đi:
2.1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 87/2010/NĐ-CP.
2.2. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế: Tùy thuộc vào thời điểm đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án mà thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC hoặc Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 3. Thuế giá trị gia tăng
1. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trước ngày 01/01/2009:
1.1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (được xác định là nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc chính): Không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là Nghị định số 158/2003/NĐ-CP).
1.2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện khác dự án điện quy định tại khoản 1.1: Chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Nghị định số 158/2003/NĐ-CP.
2. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện kể từ ngày 01/01/2009 trở đi: Chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03/6/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1.1, điểm a khoản 1.2 Điều 2 và không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1.1 Điều 3 mà đơn vị nhập khẩu đã nộp thuế, bao gồm cả tiền phạt (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo Quyết định ấn định thuế (hoặc truy thu thuế) thì thực hiện hoàn thuế (bao gồm cả tiền phạt nếu có) hoặc trừ vào tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2011 và bãi bỏ công văn số 12609/BTC-CST ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với vật tư, thiết bị xây dựng các công trình điện.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân TC;
- Viện Kiểm sát nhân dân TC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (PXNK).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "16/08/2011",
"sign_number": "118/2011/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-01-2005-TT-BKH-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-ben-vung-Viet-Nam-trien-khai-thuc-hien-Chuong-trinh-Nghi-su-21-52894.aspx | Thông tư 01/2005/TT-BKH định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 01/2005/TT-BKH
Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2005
THÔNG TƯ
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 01/2005/TT-BKH NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA VIỆT NAM)
Căn cứ Quyết định số 153/2004/ QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành "Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam " (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam);
Căn cứ Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
như sau:
I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
(CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA VIỆT NAM)
1. Mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững
1.1. Mục tiêu Phát triển bền vững là nhằm đạt được sự đầy đủ về vật chất; sự giàu có về tinh thần và văn hoá; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hoà giữa con người và tự nhiên.
1.2. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường;
1.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế là việc đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội là việc phải xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.
1.2.3. Phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên...) và môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động và học tập của con người...) không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ sản xuất và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được sống trong môi trường trong sạch...
2. Nguyên tắc chỉ đạo và các hướng ưu tiên phát triển
2.1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững: Phát triển bền vững cần lấy con người làm đích của sự phát triển. Phát triển kinh tế kết hợp hài hoà với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, coi đây là nền tảng và động lực cho phát triển nhanh và bền vững; sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Phát triển bền vững là sự nghiệp của các cấp chính quyền, của các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương, ngành và trên quy mô cả nước.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG)
1. Mục đích
Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương là kế hoạch hành động, cụ thể hoá các mục tiêu, các chỉ tiêu và các giải pháp trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững cấp Quốc gia (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) do Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh/ thành phố tổ chức nghiên cứu, xây dựng và chỉ đạo thực hiện.
2. Căn cứ xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành, địa phương
Chương trình nghị sự 21 của ngành, địa phương được xây dựng trên cơ sở vận dụng 7 tiêu chuẩn đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg (Nam phi, năm 2002), bao gồm:
2.1. Có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội (mọi người dân, các ngành kinh doanh, tổ chức, trường học
);
2.2. Tầm nhìn do tất cả các tầng lớp nhân dân đồng thuận đưa ra;
2.3. Gắn kết (lồng ghép) các yếu tố kinh tế, xã hội và hệ sinh thái vào mục tiêu phát triển bền vững;
2.4. Có sự hợp tác giữa chính quyền và các tổ chức địa phương trong xây dựng và điều hành thực hiện Chương trình nghị sự 21;
2.5. Có một kế hoạch hành động cụ thể gắn với những mục tiêu lâu dài để phát triển bền vững;
2.6. Có các tiêu chí được đưa ra như là một công cụ để đánh giá và giám sát mục tiêu phát triển bền vững;
2.7. Có hệ thống giám sát và báo cáo;
Vận dụng các tiêu chuẩn nêu trên, việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc như sau:
- Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần được xây dựng trên cơ sở phối hợp liên ngành và liên vùng; kết hợp chặt chẽ kế hoạch phát triển bền vững giữa ngành và vùng lãnh thổ; giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Việc gắn kết các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường phải được thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển bền vững của từng ngành, từng địa phương; phù hợp với chiến lược chung.
- Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan (các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, trường học, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và Chính phủ) và huy động rộng rãi sự tham gia của nhân dân. Tầm nhìn trung hạn, dài hạn; các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững và các giải pháp thực hiện đều được thảo luận, bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộng đồng dân cư ở các địa phương.
- Coi sự nghiệp phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Huy động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia vào các khâu: xây dựng kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện kế hoạch đó; giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững; lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3. Nội dung
Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
3.1. Đánh giá thực trạng của ngành, địa phương; rút ra những điểm mạnh, những yếu kém, tồn tại về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó đối chiếu với yêu cầu của mục tiêu phát triển bền vững nêu trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của cả nước .
3.2. Cụ thể hoá các quan điểm phát triển bền vững trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam vào việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của từng ngành và từng tỉnh, thành phố.
3.3. Xác định hệ thống các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành, của địa phương trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Những vấn đề chính cần tập trung giải quyết là sự đói nghèo; chất lượng dân số; sức khoẻ; mô hình tiêu dùng và các mô hình sản xuất, mô hình phát triển trong các ngành kinh tế; định cư, độ sạch bầu khí quyển; bảo vệ nguồn tài nguyên; giảm ô nhiễm môi trường...
3.4. Dự báo nguồn lực phát triển và khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương. Từng bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các chương trình, các dự án phát triển bền vững cụ thể của ngành và địa phương mình.
3.5. Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương; bao gồm hệ thống các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển bền vững; hệ thống điều hành, giám sát; huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương được xây dựng theo 4 bước sau đây:
1. Bước chuẩn bị, bao gồm các nội dung:
- Thành lập Hội đồng (hoặc Ban chỉ đạo) Phát triển bền vững của ngành và địa phương. Trường hợp chưa thể thành lập Hội đồng (hoặc Ban chỉ đạo) thì nhanh chóng hình thành nhóm công tác tạm thời và cơ quan thường trực để tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng.
- Hội đồng, Ban chỉ đạo hoặc nhóm công tác tạm thời do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định (có thể giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư ở các tỉnh/thành phố; Vụ kế hoạch, hoặc các đơn vị nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch ở các Bộ, ngành làm cơ quan đầu mối thường trực).
- Hội đồng, Ban chỉ đạo hoặc nhóm công tác tạm thời xây dựng lịch trình, tiến độ thời gian; kế hoạch phối hợp, huy động sự tham gia của cộng đồng; phân công người phụ trách để tiến hành xây dựng Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương.
2. Bước điều tra cơ bản, xác định thực trạng, bao gồm các nội dung:
Thực hiện điều tra cơ bản của ngành và điều tra tổng thể kinh tế xã hội và môi trường của địa phương, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng của ngành, của địa phương, xác định mặt mạnh, những lợi thế và mặt yếu của thực trạng về kinh tế, xã hội và môi trường, tập trung vào những việc cụ thể như sau:
- Rà soát, cập nhật các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
- Xây dựng hệ thống các số liệu điều tra cơ bản, các tính toán, dự báo về khả năng khai thác các lợi thế, các nguồn tiềm năng, khả năng huy động vốn để đưa vào thực hiện kế hoạch phát triển bền vững.
- So sánh về thực trạng và yêu cầu đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, những mặt mạnh, những mặt yếu cần được khắc phục trong kế hoạch hành động.
3. Bước xây dựng văn kiện Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương, bao gồm các nội dung:
- Hình thành chương trình toàn diện về phát triển bền vững của ngành và địa phương, bao gồm các vấn đề: Xây dựng các quan điểm phát triển bền vững của ngành và địa phương, các mục tiêu và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững, xây dựng các dự án hành động, lựa chọn các mô hình phát triển bền vững của ngành và địa phương.
Để làm được việc này, các Bộ, các ngành, các địa phương cần tổ chức nghiên cứu kỹ Chương trình Nghị sự 21 của Việt nam, trên cơ sở đó, tìm ra những thách thức và trách nhiệm thuộc lĩnh vực phát triển bền vững của ngành, địa phương mình. Đề ra các mục tiêu phù hợp với các nhóm mục tiêu phát triển bền vững, lựa chọn các bước đi thích hợp, các cơ chế chính sách thực hiện.
Việc huy động rộng rãi các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các hội khoa học kỹ thuật, các trường đại học tham gia trong quá trình xây dựng chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần được quy định cụ thể, trên những nguyên tắc đã nêu ở phần trên.
- Lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường với nhau theo hướng gắn kết chặt chẽ, hài hoà. Việc lồng ghép sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Rà soát từng nhóm mục tiêu và chỉ tiêu phát triển trong từng lĩnh vực Kinh tế - Xã hội - Môi trường trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
+ Đưa các mục tiêu phát triển bền vững vào từng nhóm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường của ngành và địa phương. Cần nhấn mạnh các mục tiêu chất lượng, loại trừ những mục tiêu trùng lắp, hình thành một hệ thống chỉ tiêu chung về phát triển kinh tế-xã hội- môi trường theo hướng bền vững.
+ Hình thành các nhóm giải pháp để thực hiện các nhóm mục tiêu.
4. Bước chỉ đạo triển khai thực hiện, bao gồm các nội dung:
Tuỳ tình hình cụ thể từng địa phương, từng ngành, cần tiến hành hội nghị hoặc diễn đàn với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, các đoàn thể thông qua Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương, khởi động và phân công trách nhiệm thúc đẩy thực hiện Chương trình trên cơ sở sau:
- Xây dựng chương trình hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và địa phương; Phân công cụ thể các cá nhân, đơn vị phụ trách chỉ đạo, theo dõi từng vấn đề, từng nhóm mục tiêu thật cụ thể.
- Xây dựng hệ thống giám sát và chế độ thỉnh thị báo cáo định kỳ.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và địa phương.
- Xây dựng chế độ trách nhiệm, cơ chế hợp tác trong việc huy động các ngành, các cấp, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong địa phương tham gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
IV. KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
- Kinh phí để xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương do bộ/ ngành và địa phương huy động từ mọi nguồn lực. Trong đó cần vận động sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, huy động từ các nguồn của các doanh nghiệp, sự đóng góp của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư....
- Trong giai đoạn xây dựng Chương trình Nghị sự 21, các bộ/ ngành, địa phương được sử dụng nguồn vốn điều tra cơ bản, vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện những nội dung có liên quan.
- Trong giai đoạn thực hiện Chương trình Nghị sự 21, các bộ/ ngành, địa phương được huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án được phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương mình.
- Hàng năm, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ở bộ/ ngành, địa phương mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào kế hoạch hàng năm của nhà nước, đồng thời có báo cáo định kỳ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tiến độ thực hiện để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh mới, đề nghị các bộ/ ngành và địa phương thông báo kịp thời tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, tìm những giải pháp phù hợp để thực hiện nghiêm túc Quyết định số 153/2004/ QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện thành công Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Thông tư hướng dẫn này có giá trị thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Võ Hồng Phúc
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư",
"promulgation_date": "09/03/2005",
"sign_number": "01/2005/TT-BKH",
"signer": "Võ Hồng Phúc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-48-2016-TT-BGTVT-bao-tri-cong-trinh-hang-khong-337056.aspx | Thông tư 48/2016/TT-BGTVT bảo trì công trình hàng không | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 48/2016/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG
Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về bảo trì công trình hàng không trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc quản lý, bảo trì công trình hàng không trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Công trình hàng không là công trình phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, bao gồm:
a) Công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Công trình cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nằm ngoài ranh giới cảng hàng không, sân bay.
2. Công trình, bộ phận công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng là công trình đã xuất hiện các hư hỏng hoặc không duy trì đủ điều kiện khai thác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
3. Công trình, bộ phận công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình xuất hiện các dấu hiệu biến dạng đến giá trị giới hạn an toàn cho phép theo thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
Chương II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG
Điều 4. Yêu cầu về bảo trì công trình hàng không
1. Bảo trì công trình hàng không phải được thực hiện theo nội dung, quy trình bảo trì, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến bảo trì công trình hàng không.
2. Việc bảo trì công trình hàng không phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì được lập trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
Điều 5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo trì công trình hàng không
1. Trách nhiệm bảo trì công trình hàng không
a) Đối với công trình hàng không thuộc sở hữu nhà nước, người được Nhà nước cho thuê, giao quản lý, khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình;
b) Đối với công trình hàng không đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian sử dụng theo hợp đồng dự án; hết thời gian sử dụng, người được giao tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình hàng không từ nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm tiếp tục bảo trì công trình;
c) Đối với công trình hàng không khác không quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
2. Chủ sở hữu khi cho tổ chức, cá nhân thuê hoặc giao quản lý, sử dụng công trình hàng không phải có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm bảo trì công trình hàng không trong hợp đồng cho thuê, giao quản lý, khai thác, sử dụng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện bảo trì công trình hàng không.
Điều 6. Yêu cầu và danh mục công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc
1. Danh mục công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc bao gồm:
a) Đường cất hạ cánh;
b) Đường lăn;
c) Sân đỗ tàu bay;
d) Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Đối với các công trình hàng không quy định tại khoản 1 Điều này, trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải quy định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc, chu kỳ quan trắc và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng thiết kế dự án.
Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình hàng không bắt buộc quan trắc bị mất hoặc không quy định về quan trắc thì người có trách nhiệm bảo trì công trình phải tổ chức thực hiện việc xác định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc và tổ chức thực hiện việc quan trắc công trình theo quy định.
3. Các công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc khi có biểu hiệu xuống cấp về chất lượng thì phải tổ chức thực hiện việc quan trắc trước thời hạn theo quy định.
4. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình
a) Phương án quan trắc do nhà thầu quan trắc lập và phải được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc quan trắc, phương án tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác;
b) Các quy định về quan trắc bao gồm: các vị trí quan trắc; thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng); thời gian quan trắc; số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác;
c) Nhà thầu quan trắc phải lập và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì công trình về kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá, so sánh với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng không phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 7. Xử lý công trình hàng không đang khai thác nhưng chưa xác định thời hạn sử dụng công trình
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không phải tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng công trình theo tuổi thọ thiết kế đối với công trình hàng không đang khai thác, sử dụng nhưng chưa xác định tuổi thọ thiết kế.
2. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình hàng không bị mất hoặc không quy định thời gian sử dụng của công trình hàng không thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không phải tổ chức thực hiện việc xác định thời gian sử dụng công trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với công trình hoặc căn cứ theo thời gian sử dụng đã được xác định của công trình tương tự cùng loại và cùng cấp.
3. Sau khi hoàn thành việc xác định thời hạn sử dụng công trình hàng không, người quản lý, sử dụng công trình hàng không báo cáo Cục Hàng không Việt Nam bổ sung thời hạn sử dụng công trình hàng không trong hồ sơ cấp phép đưa công trình vào khai thác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
Điều 8. Xử lý công trình hàng không hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
1. Việc xử lý công trình hàng không hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có), Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không xem xét, đánh giá, đề xuất việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình. Trường hợp được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện quy trình cấp phép đưa công trình vào khai thác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng
Điều 9. Xử lý đối với công trình hàng không có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Khi phát hiện công trình, bộ phận công trình hàng không có biểu hiện xuống cấp về chất lượng hoặc không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, người quản lý, sử dụng công trình hàng không có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình;
b) Quyết định thực hiện các biện pháp an toàn, bao gồm: hạn chế sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản, tiến hành ngay việc sửa chữa đột xuất hoặc lập kế hoạch sửa chữa công trình và thực hiện quy trình đề nghị ngừng khai thác công trình, bộ phận công trình hàng không theo quy định.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ nguy hiểm, yêu cầu người quản lý, sử dụng công trình hàng không thực hiện việc sửa chữa, tạm ngừng hoặc ngừng khai thác công trình theo quy định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Quyết định việc tạm ngừng hoặc ngừng khai thác công trình theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự cố, công trình, bộ phận công trình hàng không có dấu hiệu không đảm bảo an toàn khai thác, sử dụng phải thông báo cho cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng không để kịp thời xử lý.
Điều 10. Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình hàng không
1. Người quản lý, sử dụng công trình hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kế hoạch bảo trì, tình hình thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng không bao gồm các nội dung theo mẫu số 01, mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, kiểm tra đột xuất về công tác bảo trì công trình hàng không; tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 25 tháng 12 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng không bao gồm:
a) Việc lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng không;
b) Việc tuân thủ quy định bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không;
c) Việc báo cáo thực hiện bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình hàng không;
d) Việc thực hiện các quy định tại các Điều 7, 8, 9 của Thông tư này trong trường hợp công trình bắt buộc phải quan trắc, công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp, xử lý đối với công trình hoặc bộ phận công trình hàng không không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
đ) Các nội dung khác liên quan đến thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng không theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quản lý thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình hàng không
Việc xác định chi phí bảo trì công trình hàng không, chi phí quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình hàng không thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 và thay thế Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT ngày 23 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bảo trì công trình hàng không.
2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo quy định của các văn bản đó.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 12;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa
PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU TỔNG HỢP, BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Mẫu số 01: Kế hoạch bảo trì công trình hàng không.
2. Mẫu số 02: Báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì công trình hàng không.
Mẫu số 01
KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG NĂM ...
(ban hành kèm theo văn bản số ………..(1) của ....(2))
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị
Khối lượng
Kinh phí (triệu đồng)
Thời gian thực hiện
Phương thức thực hiện
Mức độ ưu tiên
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
Bảo dưỡng công trình hàng không
2
Sửa chữa định kỳ
3
Sửa chữa đột xuất
4
Kiểm định chất lượng công trình hàng không
5
Quan trắc công trình hàng không
6
Dự phòng
Tổng cộng
Ghi chú:
Cột số 8 - Mức độ ưu tiên: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).
(1) số văn bản của cơ quan, đơn vị báo cáo.
(2) tên cơ quan, đơn vị báo cáo.
Mẫu số 02
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG NĂM ...
(ban hành kèm theo văn bản số ...(1) của ...(2))
1. Kết quả bảo trì công trình hàng không
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị
Khối lượng
Kinh phí (triệu đồng)
Thời gian thực hiện
Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao
Mức độ hoàn thành (%)
Khối lượng
Giá trị
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
2. Lý do điều chỉnh kế hoạch (nếu có)
3. Các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị trong quá trình thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng không
Ghi chú
(1) số văn bản của cơ quan, đơn vị báo cáo.
(2) tên cơ quan, đơn vị báo cáo. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "30/12/2016",
"sign_number": "48/2016/TT-BGTVT",
"signer": "",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-05-CT-TTg-2020-phong-chong-dich-benh-viem-duong-ho-hap-cap-do-vi-rut-Corona-gay-ra-433384.aspx | Chỉ thị 05/CT-TTg 2020 phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/CT-TTg
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2020
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA GÂY RA
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra 30/31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc và đã lây lan ra 18 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu. Tổ chức Y tế thế giới đưa ra cảnh báo dịch đã ở cấp độ rất cao tại Trung Quốc, cấp độ cao ở khu vực và toàn cầu. Tại Việt Nam đã có 02 người Trung Quốc bước đầu xác định nhiễm nCoV. Nước ta có đường biên giới dài, lưu lượng người qua lại, giao thương lớn với Trung Quốc nên nguy cơ dịch bệnh này lây lan, có thể bùng phát là rất lớn.
Để chủ động phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Các Bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm túc Luật xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam. Huy động cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch này gây ra.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm, cách ly triệt để, theo dõi các trường hợp có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm, chỉ đạo các tỉnh có cửa khẩu, đường bộ, đường thủy, sân bay quốc tế giám sát chặt các hành khách nhập cảnh đối với các trường hợp đi từ vùng dịch, quản lý các trường hợp bệnh, phòng, chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, không để xảy ra các trường hợp người bệnh và cán bộ y tế bị lây nhiễm dịch bệnh này.
- Bộ Y tế đã khởi động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh; các bệnh viện tuyến trung ương; bệnh viện thuộc ngành Công an, Quân đội; bệnh viện dã chiến của quân đội để chủ động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân khi có yêu cầu, nay tiếp tục hoàn thiện phương án để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết. Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khử trùng, tẩy độc tại các cửa khẩu (đường hàng không, đường bộ, đường thủy).
- Thông tin kịp thời diễn biến tình hình dịch, đưa ra các khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch.
- Có kịch bản ứng phó với từng tình huống dịch trước ngày 30 tháng 01 năm 2020; bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch. Sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch; có hướng dẫn, chỉ đạo quy trình, phác đồ điều trị, hạn chế thấp nhất tử vong.
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị y tế địa phương tổ chức cách ly và quản lý những người lao động, làm việc khi phát hiện trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh nCoV, chỉ đạo các công ty du lịch hủy các tua, gói du lịch, không tổ chức các đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch, có người mắc bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch đến Việt Nam.
- Quản lý và theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế di chuyển du khách Trung Quốc hiện đang ở Việt Nam.
- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh.
3. Bộ Công an có trách nhiệm:
- Phối hợp với ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch ngay tại cửa khẩu.
- Bảo đảm an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành y tế.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
- Phối hợp với ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại cửa khẩu, chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành y tế.
- Chỉ đạo việc cấm người qua lại các đường mòn, lối mở với Trung Quốc và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại các cửa khẩu khác.
- Chuẩn bị sẵn sàng triển khai bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch lan rộng.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong các đơn vị quân đội.
5. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm:
- Tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam. Triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải; xem xét thực hiện việc phòng bệnh trên các chuyến bay, các phương tiện vận tải hành khách.
- Khuyến cáo hạn chế các chuyến bay đi, đến các khu vực đang có dịch tại Trung Quốc.
6. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định số lượng người Việt Nam tại khu vực có dịch để bảo hộ công dân Việt Nam khi cần.
- Thông báo cho các cơ quan ngoại giao của các nước trong trường hợp phải cách ly y tế bắt buộc công dân nước ngoài mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại Việt Nam.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của những người lao động, làm việc xuất phát, trở về từ các khu vực đang có dịch tại Trung Quốc.
- Không tổ chức đưa lao động Việt Nam đến các khu vực đang có dịch.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đăng tải các bản tin về tình hình dịch chính xác, kịp thời và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành y tế phòng, chống dịch hiệu quả.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Thông tin tới các học sinh, sinh viên đang du học ở nước ngoài để chủ động không đến các khu vực đang có dịch tại Trung Quốc và tự áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
- Phổ biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên trên toàn quốc; có trách nhiệm tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi có yêu cầu của ngành y tế.
10. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch khi có nhu cầu cần thiết.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và các địa phương quyết liệt sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất tử vong; bảo đảm cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
12. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế và chính quyền các cấp thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh này.
13. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, thành viên là đại diện Lãnh đạo các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phòng, chống dịch.
14. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NC, KTTH, QHĐP, QHQT, NN, CN, TKBT, TH;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).vt.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "28/01/2020",
"sign_number": "05/CT-TTg",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-262-KH-UBND-2017-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-co-quan-nha-nuoc-Hai-Phong-377139.aspx | Kế hoạch 262/KH-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 262/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 21 tháng 12 năm 2017
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2018
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 05/5/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố;
Căn cứ Kế hoạch số 4546/KH-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Kế hoạch số 4547/KH-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020;
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng năm 2018 như sau:
I. NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2018
A. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Nâng cao năng lực hoạt động của các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước thành phố, đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt đáp ứng kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, các cấp, các ngành.
2. Các cấp, các ngành triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước hướng đến mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng.
3. Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm dữ liệu thành phố để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ triển khai các hệ thống thông tin dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành của thành phố.
4. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố phục vụ hoạt động của Chính quyền điện tử thành phố,
5. Đầu tư, mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin, hạ tầng đồng bộ phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử thành phố,
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin
- Triển khai mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan nhà nước thành phố, đảm bảo 100% các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn kết nối mạng WAN và mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến Trung tâm dữ liệu thành phố đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị tại Trung tâm dữ liệu thành phố theo dự án được duyệt.
- Đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị (mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét...) trong các cơ quan nhà nước.
- Vận hành hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình thành phố sau khi nâng cấp công nghệ kỹ thuật, mở rộng phạm vi triển khai; ban hành lại Quy chế quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Hội nghị truyền hình thành phố.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước
- Xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp thành phố đảm bảo việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa thành phố với các Bộ, ngành, địa phương và giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện ổn định, thông suốt.
- Triển khai Cổng công chức (Cổng Thông tin nghiệp vụ) thành phố cung cấp đầu mối truy cập duy nhất vào các hệ thống thông tin dùng chung và chuyên ngành của thành phố; cung cấp hệ thống các ứng dụng dùng chung phục vụ các hoạt động nền tảng của các cơ quan nhà nước.
- Triển khai hệ thống Quản lý văn bản và điều hành quản lý theo mô hình tập trung hệ thống các văn bản và ý kiến chỉ đạo, điều hành, đảm bảo liên thông kết nối văn bản giữa các cơ quan hành chính nhà nước, liên thông theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ.
- Triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước của các Sở, ban, ngành thành phố, đảm bảo yêu cầu kết nối, liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các hệ thống thông tin dùng chung của thành phố, các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố.
- Nâng cấp hệ thống Thư điện tử công vụ của thành phố phục vụ việc gửi, nhận văn bản điện tử và trao đổi công việc trong mạng nội bộ.
- Triển khai cấp và quản lý chữ ký số phục vụ các giao dịch điện tử trên môi trường mạng cho các tổ chức, cá nhân trong các cơ quan Nhà nước thành phố.
- Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan Nhà nước thành phố năm 2018.
- Xây dựng Phần mềm phục vụ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ điện tử.
- Lập phương án xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý thành phố Hải Phòng, nhằm mục đích quản lý hiện trạng kinh tế - xã hội thành phố một cách có hệ thống với sự trợ giúp của công nghệ GIS.
- Lập phương án xây dựng hệ thống Điều hành an toàn thông tin mạng thành phố Hải Phòng.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu hoạt động thông tin công chứng, hợp đồng, giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp
- Triển khai Cổng Thông tin điện tử thành phố và các cổng thành phần của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội thành phố.
- Triển khai đồng bộ hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Một cửa của các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.
- Triển khai, phát triển chức năng của Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp tập trung các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ, ưu tiên xây dựng các dịch vụ công cấp độ 4 theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.
4. Đào tạo, phát triển nhân lực phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng cho đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản trị, vận hành Trung tâm dữ liệu thành phố.
- Đào tạo, tập huấn về quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Chính quyền điện tử thành phố; kỹ năng ứng dụng và khai thác các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố.
- Đào tạo, phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thành phố.
5. Xây dựng, ban hành các quy chế, quy định
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định hành chính phục vụ quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung, hệ thống thông tin chuyên ngành.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách thành phố đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành thành phố.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện chủ động bố trí kinh phí để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương phù hợp với chủ trương, định hướng chung của thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin thành phố
Chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt, thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn, bảo đảm đạt được các mục tiêu theo tiến độ đề ra.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
- Chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế sơ bộ các dự án đầu tư về công nghệ thông tin, đề cương và dự toán đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin không phải lập dự án trong các cơ quan nhà nước theo quy định.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối kinh phí, nguồn vốn ngân sách thành phố để thực hiện các dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin thành phố năm 2018.
4. Các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2018 của ngành, địa phương mình, ưu tiên tập trung triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch của thành phố.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các dự án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, địa phương mình về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Ban chỉ đạo UDCNTT thành phố;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Phòng KTGSTĐKT;
- CV: GD;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Bình
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 21/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố )
TT
Danh mục nhiệm vụ
Hình thức thực hiện
Cơ quan chủ trì
Ghi chú
1. Hạ tầng công nghệ thông tin
1.1
Xây dựng, nâng cấp Trung tâm dữ liệu thành phố
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Dự án Chính quyền điện tử thành phố
1.2
Thuê đường truyền số liệu chuyên dùng cho các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Dự án Chính quyền điện tử thành phố
1.3
Đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị (mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét...) trong các cơ quan nhà nước
Đầu tư phân tán
Các cơ quan nhà nước thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
1.4
Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý thành phố Hải Phòng
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
1.5
Đề án xây dựng hệ thống Điều hành an toàn thông tin mạng thành phố Hải Phòng
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
1.6
Vận hành hệ thống Hội nghị truyền hình thành phố
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
2. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
2.1
Xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp thành phố giai đoạn 1
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Dự án Chính quyền điện tử thành phố
2.2
Xây dựng Cổng công chức (Cổng thông tin nghiệp vụ) thành phố giai đoạn 1
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Dự án Chính quyền điện tử thành phố
2.3
Triển khai hệ thống Quản lý văn bản và điều hành quản lý theo mô hình tập trung
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Dự án Chính quyền điện tử thành phố
2.4
Triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước của các Sở, ban, ngành thành phố
Đầu tư tập trung theo Dự án Chính quyền điện tử thành phố; đầu tư phân tán tại các cơ quan nhà nước thành phố
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan nhà nước
Dự án Chính quyền điện tử thành phố; dự toán được duyệt của các đơn vị
2.5
Nâng cấp hệ thống Thư điện tử công vụ của thành phố
Đầu tư tập trung
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
2.6
Triển khai cấp và quản lý chữ ký số phục vụ các giao dịch điện tử trên môi trường mạng cho các tổ chức, cá nhân trong các cơ quan nhà nước thành phố
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
2.7
Triển khai hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thành phố
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
2.8
Xây dựng Phần mềm phục vụ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ điện tử
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ
Kinh phí theo dự toán được duyệt
2.9
Xây dựng Cơ sở dữ liệu hoạt động thông tin công chứng, hợp đồng, giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố
Đầu tư tập trung
Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp
3.1
Triển khai, phát triển chức năng của Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp tập trung các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng cho các tổ chức, cá nhân
Đầu tư tập trung
Sở Thông tin và Truyền thông
Dự án Chính quyền điện tử thành phố
3.2
Triển khai Cổng Thông tin điện tử thành phố và các cổng thành phần
Đầu tư tập trung
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
3.3
Triển khai đồng bộ hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan nhà nước
Thuê dịch vụ
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
3.4
Chuyên mục Phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng Thông tin điện tử thành phố
Đầu tư tập trung
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
4. Đào tạo, tập huấn
4.1
Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, cho cán bộ quản trị, vận hành Trung tâm dữ liệu thành phố
Các cơ quan nhà nước thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
4.2
Đào tạo, tập huấn về quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Chính quyền điện tử thành phố; kỹ năng ứng dụng và khai thác các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
4.3
Đào tạo, phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thành phố
Các cơ quan nhà nước thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
5. Xây dựng quy chế, quy định và các nội dung khác
5.1
Tổ chức các hoạt động của Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT thành phố
Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT thành phố
Kinh phí theo dự toán được duyệt
5.2
Tổ chức Hội thi tin học dành cho khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ thành phố năm 2018
Thành đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
5.3
Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước thành phố năm 2018
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
5.4
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chỉ số ICT Index các cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt
5.5
Xây dựng, sửa đổi các quy chế, quy định về quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin, hệ thống Hội nghị truyền hình, đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng
Sở Thông tin và Truyền thông
Kinh phí theo dự toán được duyệt | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "21/12/2017",
"sign_number": "262/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Xuân Bình",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-7485-KHLT-SLDTBXH-2018-to-chuc-ngay-hoi-tuyen-sinh-giao-duc-nghe-nghiep-Ho-Chi-Minh-545173.aspx | Kế hoạch 7485/KHLT-SLĐTBXH 2018 tổ chức ngày hội tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp Hồ Chí Minh | THÀNH ĐOÀN TPHCM - BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 7485/KHLT-SLĐTBXH
Thành phố Hồ Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2018
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC NGÀY HỘI TUYỂN SINH, HƯỚNG NGHIỆP GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2018
Căn cứ Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018;
Căn cứ Kế hoạch số 33840/KH-SLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện nội dung giáo dục nghề nghiệp năm 2018;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Người Lao động xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội tuyển sinh hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp năm 2018, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Giới thiệu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố; là nơi cho cơ sở đào tạo tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, cung cấp thông tin rộng rãi về phương thức tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, chế độ, chính sách, học phí tới phụ huynh, học sinh các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn Thành phố.
Giúp học sinh định hướng chọn trường, chọn nghề phù hợp với bản thân; tạo điều kiện cho học sinh, phụ huynh giao lưu, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp đề định hướng nghề; đồng thời cung cấp thông tin tổng quan về thị trường lao động, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.
2. Yêu cầu:
Nội dung tổ chức phong phú đa dạng, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai sâu rộng. Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện .... của bản thân.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Tên gọi: Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp năm 2018, chủ đề “Vững tay nghề, sáng tương lai”.
2. Đối tượng tham dự:
2.1. Chuyên gia, chuyên viên:
- Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, việc làm và kỹ năng mềm; tư vấn tâm lý cho học sinh trong học tập và cuộc sống.
- Chuyên viên tư vấn từ các trường cao đẳng, trung cấp.
- Chuyên gia, chuyên viên tư vấn tuyển dụng việc làm.
2.2. Học sinh, sinh viên:
- Học sinh THCS, THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX.
- Sinh viên, học sinh các trường cao đẳng, trung cấp.
- Phụ huynh học sinh.
3. Thời gian và địa điểm tổ chức
- Thời gian: 01 ngày, 13 tháng 5 năm 2018 (Chủ nhật, cả ngày)
- Địa điểm: Tại Nhà Văn hóa Thanh niên, địa chỉ: số 04 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Các nội dung chủ yếu tại ngày hội:
4.1. Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp đối với học sinh THCS, THPT:
- Tổ chức gian hàng cho các trường cao đẳng, trung cấp tham gia hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, khu vực thực hành nghề, biểu diễn nghề (dự kiến từ 40 - 50 gian hàng).
- Các trường xét tuyển trực tiếp; tư vấn, giới thiệu các ngành nghề, chương trình, hệ đào tạo, học phí; các chế độ ưu tiên, miễn giảm học phí của trường.
- Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, việc làm và kỹ năng mềm; tư vấn tâm lý cho học sinh trong học tập và cuộc sống, giúp học sinh chọn được nghề phù hợp với năng lực, khả năng, nguyện vọng và nhu cầu của xã hội trong hiện tại và tương lai, nhận thức được rằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
4.2. Tọa đàm:
Tổ chức Tọa đàm về giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Học bổng “Giàu kiến thức - Giỏi kỹ năng”
Vận động các trường hỗ trợ trao các suất học bổng cho các em học sinh học giỏi có hoàn cảnh khó khăn.
4.4. Hoạt động khác:
- Giao lưu chia sẻ bí quyết thành công đến từ các Giám đốc các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn có uy tín.
- Tổ chức chương trình “Rung chuông vàng”; chương trình giao lưu giữa các trường, văn nghệ,....
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo:
- Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM;
- Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM;
- Ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM;
- Ông Ngô Minh Hải - Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM.
2. Thành lập Ban Tổ chức:
- Ông Đặng Minh Sự - Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐTBXH TP.HCM - Trưởng ban;
- Ông Cao Minh Quý - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT TP.HCM - Phó Trưởng ban;
- Ông La Thanh Tuấn - Phó Ban Thanh niên Trường học Thành đoàn TP.HCM - Phó Trưởng ban;
- Ông Vũ Đình Thắng- Phó Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐTBXHTPHCM-Thành viên;
- Ông Hồ Thanh Nhân - Chuyên viên phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học, Sở GDĐT TP.HCM - Thành viên;
- Bà Trần Thị Thùy Vinh - Trưởng ban Giáo dục, Báo Người Lao động - Thành viên;
- Bà Nguyễn Thị Hồng Cẩm - Trưởng phòng Đào tạo, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên TP.HCM - Thành viên.
3. Nhiệm vụ Ban Tổ chức:
3.1. Nhiệm vụ chung
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, huy động nguồn lực xã hội để chức Ngày hội.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức thành công Ngày hội.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể
- Thành viên là đại diện Thành đoàn TPHCM:
+ Phụ trách chính trong hoạt động tổ chức; chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, vị trí địa điểm mặt bằng để tổ chức ngày hội.
+ Phụ trách dự trù kinh phí chi tiết tổ chức ngày hội và công tác thanh quyết toán liên quan đến ngày hội.
+ Xây dựng kịch bản chi tiết chương trình; tổ chức thiết kế, treo băng rôn, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+ Liên hệ trực tiếp với hiệu trưởng các trường THCS, THPT cử học sinh tham gia ngày hội (số lượng học sinh tham gia, phân bổ thời gian tham gia, xe đưa đón,...).
- Thành viên là đại diện Báo Người Lao động:
+ Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá trước và sau ngày hội.
+ Liên hệ mời các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để tham gia tư vấn hướng nghiệp trong ngày hội.
- Thành viên là đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường cao đẳng, trung cấp tham gia ngày hội.
+ Phối hợp Báo Người Lao động mời các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để tham gia tư vấn hướng nghiệp trong ngày hội.
+ Liên hệ mời và tổng hợp các bài tham luận của các trường, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp báo cáo trong Tọa đàm.
- Thành viên là đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường THCS - THPT, Trung tâm GDTX cử học sinh tham gia ngày hội.
+ Phối hợp với Thành đoàn TPHCM để làm việc trực tiếp với hiệu trưởng các trường THCS, THPT cử học sinh tham gia ngày hội.
4. Đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp:
- Các trường cao đẳng, trung cấp đăng ký tham gia gian hàng Ngày hội và thông tin đến sinh viên, học sinh của trường tham gia.
- Tham gia trang trí, giới thiệu ngành nghề và công tác tuyển sinh của Trường tại gian hàng đã đăng ký với Ban Tổ chức.
5. Tiến độ thực hiện:
- Ngày 20/01 đến 31/01/2018: Xây dựng kế hoạch
- Ngày 31/3/2018: Hoàn thành kế hoạch, triển khai đến các cơ sở.
- Ngày 05/4/2018: Họp Ban tổ chức Ngày hội
- Ngày 10/4/2018 - 10/5/2018: Chuẩn bị Ngày hội
- Ngày 11/5/2018: Kiểm tra công tác tổ chức
- Ngày 13/5/2018: Tổ chức ngày hội
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Ngân sách từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp xã hội khác năm 2018 đã giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 20.000.000 đồng và nguồn đóng góp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia ngày hội.
Thông tin liên hệ Thường trực Ban Tổ chức
- Sở Giáo dục và Đào tạo, số 66-68 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Phụ trách chính: Ông Hồ Thanh Nhân - Chuyên viên phòng GDCN&ĐH
Điện thoại: 01696999988
Email: [email protected]
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Giáo dục nghề nghiệp), số 159 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Phụ trách chính: Ông Vũ Đình Thắng - Phó Trưởng phòng GDNN
Điện thoại: 0913170774 Email: [email protected]
- Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh , số 01 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.
Phụ trách chính: Ông La Thanh Tuấn - Phó Ban Thanh niên Trường học Thành đoàn TP.HCM
Điện thoại: 0978936048 Email: [email protected]
- Báo Người Lao động, số 127 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Phụ trách chính: Bà Trần Thị Thùy Vinh - Trưởng ban Giáo dục, Báo Người Lao động
Điện thoại: 0908638559 Email: [email protected]
SỞ GD-ĐT TP.HCM
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hiếu
SỞ LĐ-TB-XH TP.HCM
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Lâm
THÀNH ĐOÀN TP.HCM
PHÓ BÍ THƯ
Ngô Minh Hải
BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Bùi Thanh Liêm
Nơi nhận:
- TT UBND TP;
- Sở LĐTBXH; Sở GDĐT;
- Thành đoàn TP.HCM; Báo Người Lao động;
- Thành viên BCĐ, BTC ngày hội;
- Các trường CĐ, TC; các trường THCS, THPT;
- Các TT.GDTX, TT GDNN-GDTX;
- Lưu: VT, P.GDNN(Tu). | {
"issuing_agency": "Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Người Lao động",
"promulgation_date": "30/03/2018",
"sign_number": "7485/KHLT-SLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Lâm, Ngô Minh Hải, Bùi Thanh Liêm",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-209-2015-TT-BTC-ke-toan-quy-dau-tu-phat-trien-dia-phuong-304987.aspx | Thông tư 209/2015/TT-BTC kế toán quỹ đầu tư phát triển địa phương mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 209/2015/TT-BTC
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi là Quỹ).
2. Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này, Quỹ thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư 200/2014/TT-BTC); các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp (nếu có).
Điều 2. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của Quỹ đối với ngân sách Nhà nước.
Điều 3. Tài Khoản kế toán
1. Quỹ thực hiện tài Khoản kế toán theo danh Mục hệ thống tài Khoản kế toán theo quy định tại Thông tư này. Quỹ có thể mở thêm các tài Khoản từ cấp 2 trở đi đối với những tài Khoản không có quy định tài Khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Quỹ mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Trường hợp Quỹ được đầu tư vào chứng khoán kinh doanh theo quy định của pháp luật thì Quỹ sử dụng tài Khoản 121 “Chứng khoán kinh doanh” theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
2. Danh Mục hệ thống tài Khoản kế toán của Quỹ như sau:
Số TT
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN
TÊN TÀI KHOẢN
GHI CHÚ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
1
2
3
4
5
7
8
LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN
01
111
Tiền mặt
1111
Tiền Việt Nam
1112
Ngoại tệ
1113
Vàng tiền tệ
02
112
Tiền gửi Ngân hàng
Chi tiết theo từng ngân hàng
1121
Tiền Việt Nam
1122
Ngoại tệ
1123
Vàng tiền tệ
03
113
Tiền đang chuyển
1131
Tiền Việt Nam
1132
Ngoại tệ
04
128
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
1281
Tiền gửi có kỳ hạn
1282
Trái phiếu
1283
Cho vay
Chi tiết nợ trung hạn, dài hạn
12831
Quỹ trực tiếp cho vay
12832
Quỹ ủy thác cho vay
Phần vốn của Quỹ
12833
Quỹ hợp vốn cho vay
1288
Các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn
05
131
Phải thu của khách hàng
Chi tiết theo đối tượng
1311
Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay
Chi tiết Quỹ trực tiếp, giao ủy thác, tham gia hợp vốn cho vay
1312
Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp
1313
Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
1314
Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn
1318
Phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác
06
132
Phải thu về cổ tức, lợi nhuận
Chi tiết theo đối tượng
07
133
Thuế GTGT được khấu trừ
1331
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
08
134
Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay
Chi tiết theo đối tượng
1341
Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay
1342
Phải thu tham gia hợp vốn cho vay
09
136
Phải thu nội bộ
Chi tiết theo đối tượng
1361
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1362
Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá
1363
Phải thu nội bộ về lãi vay đủ Điều kiện được vốn hóa
1368
Phải thu nội bộ khác
10
138
Phải thu khác
Chi tiết theo đối tượng
1381
Tài sản thiếu chờ xử lý
1388
Phải thu khác
11
141
Tạm ứng
12
151
Hàng mua đang đi đường
13
152
Nguyên liệu, vật liệu
14
153
Công cụ, dụng cụ
1531
Công cụ, dụng cụ
1532
Bao bì luân chuyển
1533
Đồ dùng cho thuê
1534
Thiết bị phụ tùng thay thế
15
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1541
Hoạt động đầu tư trực tiếp
1548
Hoạt động dịch vụ khác
16
155
Thành phẩm
1557
Thành phẩm bất động sản
1558
Dự án đầu tư khác
17
157
Hàng gửi đi bán
18
161
Chi sự nghiệp
1611
Chi sự nghiệp năm trước
1612
Chi sự nghiệp năm nay
19
171
Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ
20
211
Tài sản cố định hữu hình
2111
Nhà cửa, vật kiến trúc
2112
Máy móc, thiết bị
2113
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114
Thiết bị, dụng cụ quản lý
2118
TSCĐ khác
21
212
Tài sản cố định thuê tài chính
2121
TSCĐ hữu hình thuê tài chính
2122
TSCĐ vô hình thuê tài chính
22
213
Tài sản cố định vô hình
2131
Quyền sử dụng đất
2132
Quyền phát hành
2133
Bản quyền, bằng sáng chế
2134
Nhãn hiệu, tên thương mại
2135
Chương trình phần mềm
2136
Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138
TSCĐ vô hình khác
23
214
Hao mòn tài sản cố định
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142
Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143
Hao mòn TSCĐ vô hình
2147
Hao mòn bất động sản đầu tư
24
217
Bất động sản đầu tư
25
221
Đầu tư vào công ty con
26
222
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
27
228
Đầu tư khác
2281
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
2288
Đầu tư khác
28
229
Dự phòng tổn thất tài sản
2291
Dự phòng rủi ro cho vay
22911
Dự phòng chung
22912
Dự phòng cụ thể
2292
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
2293
Dự phòng phải thu khó đòi
2294
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
29
241
Xây dựng cơ bản dở dang
2411
Mua sắm TSCĐ
2412
Xây dựng cơ bản
2413
Sửa chữa lớn TSCĐ
30
242
Chi phí trả trước
31
243
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
32
244
Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
33
245
Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý
LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ
Chi tiết theo đối tượng
34
331
Phải trả cho người bán
3311
Phải trả phí giao ủy thác, phí quản lý hợp vốn
3318
Phải trả cho các hoạt động khác
35
332
Phải trả lãi, chi phí huy động vốn
3321
Phải trả lãi huy động vốn
3322
Phải trả chi phí huy động vốn
36
333
Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước
3331
Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311
Thuế GTGT đầu ra
33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332
Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333
Thuế xuất, nhập khẩu
3334
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335
Thuế thu nhập cá nhân
3336
Thuế tài nguyên
3337
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338
Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác
3339
Phí, lệ phí và các Khoản phải nộp khác
37
334
Phải trả người lao động
3341
Phải trả công nhân viên
3348
Phải trả người lao động khác
38
335
Chi phí phải trả
39
336
Phải trả nội bộ
3361
Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
3362
Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
3363
Phải trả nội bộ về lãi vay đủ Điều kiện được vốn hóa
3368
Phải trả nội bộ khác
40
338
Phải trả, phải nộp khác
3381
Tài sản thừa chờ giải quyết
3382
Kinh phí công đoàn
3383
Bảo hiểm xã hội
3384
Bảo hiểm y tế
3386
Bảo hiểm thất nghiệp
3387
Doanh thu chưa thực hiện
3388
Phải trả, phải nộp khác
33881
Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn
Chi tiết theo từng hoạt động
33882
Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ
33883
Phải trả tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương
33888
Phải trả, phải nộp khác
41
341
Vay và nợ thuê tài chính
3411
Các Khoản đi vay
3412
Nợ thuê tài chính
42
343
Trái phiếu phát hành
3431
Trái phiếu thường
34311
Mệnh giá trái phiếu
34312
Chiết khấu trái phiếu
34313
Phụ trội trái phiếu
43
344
Nhận ký quỹ, ký cược
44
347
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
45
352
Dự phòng phải trả
3522
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
3523
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
3524
Dự phòng phải trả khác
46
353
Quỹ khen thưởng phúc lợi
3531
Quỹ khen thưởng
3532
Quỹ phúc lợi
3533
Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
3534
Quỹ thưởng ban quản lý Điều hành công ty
47
356
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3561
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3562
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ
48
361
Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách
3611
Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư
3612
Vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất
49
362
Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư
50
363
Vốn nhận ủy thác ứng vốn
51
364
Nhận hợp vốn cho vay đầu tư
LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU
52
411
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4111
Vốn góp của chủ sở hữu
4118
Vốn khác
53
412
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
54
413
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
55
414
Quỹ đầu tư phát triển
56
418
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
57
421
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
4211
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
4212
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
58
441
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
59
461
Nguồn kinh phí sự nghiệp
4611
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
4612
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
60
466
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU
61
511
Doanh thu hoạt động nghiệp vụ
5111
Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư
5112
Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp
5113
Doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
51131
Doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia
51132
Doanh thu thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
5114
Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn
5118
Doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác
62
515
Doanh thu hoạt động tài chính
63
521
Các Khoản giảm trừ doanh thu
5211
Chiết khấu thương mại
5212
Giảm giá hàng bán
5213
Hàng bán bị trả lại
LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
64
631
Chi phí hoạt động nghiệp vụ
6311
Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay
63111
Chi phí lãi vay
63112
Chi phí hoạt động cho vay
6312
Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
6313
Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác
6314
Chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn
6315
Chi phí dự phòng
63151
Dự phòng rủi ro cho vay
63152
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
63153
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
6318
Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác
65
635
Chi phí tài chính
66
641
Chi phí bán hàng
6411
Chi phí nhân viên
6412
Chi phí nguyên vật liệu, bao bì
6413
Chi phí dụng cụ đồ dùng
6414
Chi phí khấu hao TSCĐ
6415
Chi phí bảo hành
6417
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418
Chi phí bán hàng khác
67
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
Chi phí nhân viên quản lý
6422
Chi phí vật liệu quản lý
6423
Chi phí đồ dùng văn phòng
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ
6425
Thuế, phí và lệ phí
6426
Chi phí dự phòng
6427
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428
Chi phí quản lý doanh nghiệp khác
LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC
68
711
Thu nhập khác
LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC
69
811
Chi phí khác
70
821
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
8211
Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
LOẠI TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
71
911
Xác định kết quả kinh doanh
Chương II
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ĐẶC THÙ
Điều 4. Tài Khoản 112 - “Tiền gửi ngân hàng”
Bổ sung nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các Khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng bao gồm: tiền gửi ngân hàng của Quỹ; tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác; tiền gửi ngân hàng hoạt động hợp vốn.
b) Tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác, bao gồm: tiền gửi mà Quỹ nhận ủy thác cấp phát đầu tư, nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất, nhận ủy thác cho vay đầu tư, nhận ủy thác ứng vốn và nhận ủy thác khác.
c) Tiền gửi ngân hàng hoạt động hợp vốn là tiền Quỹ nhận được của các bên tham gia hợp vốn.
d) Quỹ phải tổ chức thực hiện việc theo dõi riêng từng loại tiền gửi tại ngân hàng theo từng loại: Tiền gửi ngân hàng của Quỹ, tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác, tiền gửi ngân hàng hoạt động hợp vốn và thuyết minh chi tiết từng loại tiền gửi ngân hàng.
Định kỳ phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu tiền gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của ngân hàng. Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho ngân hàng nơi mở tài Khoản để đối chiếu, xác nhận và Điều chỉnh kịp thời.
đ) Quỹ phải theo dõi riêng biệt và chi tiết tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ.
Điều 5. Tài Khoản 128 - “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”
1. Bổ sung nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các Khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các Khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, các Khoản cho vay từ vốn hoạt động (Quỹ trực tiếp cho vay, Quỹ ủy thác cho vay và Quỹ hợp vốn cho vay - phần vốn của Quỹ) và các Khoản chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác như cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời Điểm nhất định trong tương lai.
Tài Khoản này không phản ánh các Khoản cho vay từ vốn nhận ủy thác, nhận hợp vốn. Trường hợp Quỹ là bên giao ủy thác, tham gia hoạt động hợp vốn thì chỉ phản ánh vào tài Khoản này khi số tiền cho vay đã được giải ngân cho đối tượng đi vay. Nếu vốn giao ủy thác, tham gia hợp vốn chưa được giải ngân cho đối tượng đi vay thì phản ánh ở TK 134 “Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay’’.
b) Quỹ phải mở sổ chi tiết theo dõi từng Khoản cho vay từ vốn hoạt động theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay (trung hạn, dài hạn), thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, tiền cho vay, lãi suất phải trả, số đã trả,...
c) Quỹ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay,...;
d) Quỹ phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động nghiệp vụ phát sinh từ các Khoản đầu tư như lãi tiền gửi; lãi trái phiếu; lãi cho vay từ vốn hoạt động; lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
đ) Tùy theo từng hợp đồng, các Khoản gốc và lãi cho vay theo hợp đồng/khế ước có thể được thu hồi một lần tại thời Điểm đáo hạn hoặc thu hồi dần từng kỳ;
e) Các Khoản cho vay từ vốn hoạt động phản ánh ở TK 128 là các Khoản cho vay theo hợp đồng/khế ước của Quỹ với khách hàng nhưng không được giao dịch mua, bán trên thị trường như chứng khoán.
2. Bổ sung, sửa đổi kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 128 - “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” như sau:
- Tài Khoản 1283 - “Cho vay”: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các Khoản cho vay của Quỹ theo quy định của pháp luật, bao gồm: Quỹ trực tiếp cho vay, Quỹ ủy thác cho vay và Quỹ hợp vốn cho vay.
Tài Khoản 1283 - “Cho vay”, có 3 tài Khoản cấp 3 như sau:
+ Tài Khoản 12831 - “Quỹ trực tiếp cho vay”: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các Khoản do Quỹ trực tiếp cho vay.
+ Tài Khoản 12832 - "Quỹ ủy thác cho vay’’: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các Khoản do Quỹ giao ủy thác cho vay.
+ Tài Khoản 12833 - “Quỹ hợp vốn cho vay": Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các Khoản Quỹ tham gia hợp vốn cho vay.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Phương pháp kế toán của Tài Khoản 128 - “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” được hướng dẫn tại các Điều 6, 7, 8 Thông tư này.
Điều 6. Phương pháp kế toán Quỹ trực tiếp cho vay
1. Trường hợp Quỹ cho khách hàng vay nhận lãi trước:
- Khi Quỹ cho khách hàng vay từ vốn hoạt động, ghi:
Nợ TK 12831 - Quỹ trực tiếp cho vay (Chi tiết số tiền gốc cho vay theo kỳ hạn vay và khách hàng vay)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số tiền lãi nhận trước)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Số tiền thực tế cho vay).
- Định kỳ, tính và phân bổ số lãi cho vay nhận trước, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số tiền lãi nhận trước)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111).
- Khi Khoản cho vay đáo hạn được khách hàng vay thanh toán, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 12831 - Quỹ trực tiếp cho vay (Chi tiết số tiền gốc cho vay theo kỳ hạn vay và khách hàng vay).
2. Trường hợp Quỹ cho khách hàng vay nhận lãi sau:
- Khi Quỹ cho khách hàng vay từ vốn hoạt động, ghi:
Nợ TK 12831 - Quỹ trực tiếp cho vay (Chi tiết số tiền gốc cho vay theo kỳ hạn vay và khách hàng vay)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
- Định kỳ, tính và xác định số lãi cho vay phải thu từng kỳ, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311) (số lãi phải thu của kỳ này)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111)
Khi thu được tiền lãi vay ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131- Phải thu của khách hàng (1311).
- Khi Khoản cho vay đáo hạn được khách hàng vay thanh toán, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Số tiền gốc và lãi thu được)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311) (Chi tiết số lãi vay phải thu của các kỳ trước)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (51121) (Số lãi của kỳ đáo hạn)
Có TK 12831 - Quỹ trực tiếp cho vay (Chi tiết số tiền gốc cho vay)
3. Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo Hợp đồng tín dụng, Khoản nợ gốc trong hạn trở thành nợ quá hạn, kế toán phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị và thuyết minh trên báo cáo tài chính, đồng thời ghi giảm nợ lãi cho vay phải thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nợ lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ trong cùng kỳ), hoặc
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63112) (nếu nợ lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ trước được tính vào chi phí)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311).
Đồng thời, kế toán phải tiếp tục theo dõi chi tiết số nợ lãi cho vay phải thu ở ngoài Bảng cân đối kế toán để đôn đốc thu hồi và phải thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.
4. Trường hợp Khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Xem hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 7. Phương pháp kế toán Quỹ ủy thác và nhận ủy thác cho vay
1. Trường hợp Quỹ là bên giao ủy thác cho vay
a) Căn cứ vào hợp đồng ủy thác cho vay đầu tư giữa Quỹ với bên nhận ủy thác cho vay, khi Quỹ đưa tiền cho bên nhận ủy thác, ghi:
Nợ TK 1341 - Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay (Chi tiết bên nhận ủy thác cho vay)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
b) Khi nhận được thông báo về các Khoản giao ủy thác đã giải ngân cho đối tượng đi vay kèm theo hồ sơ cho vay vốn của bên nhận ủy thác, ghi:
Nợ TK 12832 - Quỹ ủy thác cho vay (Chi tiết số tiền gốc cho vay theo kỳ hạn vay và đối tượng vay)
Có TK 1341 - Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay (Chi tiết bên nhận ủy thác cho vay).
c) Căn cứ vào hợp đồng ủy thác cho vay đầu tư, thông báo của bên nhận ủy thác, chứng từ thu tiền và các chứng từ có liên quan về tiền lãi cho vay phải thu định kỳ, ghi:
Nợ TK 1311- Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (Chi tiết bên nhận ủy thác)
Có TK 5111- Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư.
Trường hợp nhận lãi trước, kế toán phản ánh tương tự như hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
d) Định kỳ, phản ánh phí ủy thác cho vay phải trả cho bên nhận ủy thác, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6312) (Phí giao ủy thác cho vay)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (3311) (Chi tiết cho bên nhận ủy thác).
đ) Khi nhận lại vốn đưa đi ủy thác cho vay từ bên nhận ủy thác do khách hàng trả nợ gốc vay đến hạn cho bên nhận ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (1121)
Có TK 12832 - Quỹ ủy thác cho vay.
e) Khi khách hàng không trả được nợ gốc đến hạn theo Hợp đồng tín dụng theo thông báo của bên nhận ủy thác: Khoản nợ gốc trong hạn được phân loại thành nợ quá hạn, kế toán phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị và thuyết minh trên báo cáo tài chính, đồng thời ghi giảm nợ lãi cho vay phải thu, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nợ lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ trong cùng kỳ), hoặc
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63112) (nếu nợ lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ trước được tính vào chi phí)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311) (Chi tiết số lãi phải thu từ bên nhận ủy thác).
Đồng thời, kế toán phải tiếp tục theo dõi chi tiết số nợ lãi cho vay phải thu ở ngoài Bảng cân đối kế toán để đôn đốc thu hồi và phải thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính (chi tiết Quỹ giao ủy thác cho vay).
g) Trường hợp Khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Xem hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
2. Trường hợp Quỹ là bên nhận ủy thác cho vay
a) Đối với phần nợ gốc nhận của bên giao ủy thác:
- Căn cứ vào hợp đồng nhận ủy thác cho vay đã ký với bên giao ủy thác, khi Quỹ nhận tiền của bên giao ủy thác cho vay, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 362 - Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư (Chi tiết bên giao ủy thác cho vay).
- Khi Quỹ cho các đối tượng vay theo yêu cầu của bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 362 - Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư (Chi tiết bên giao ủy thác)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Đồng thời, kế toán phải tiếp tục theo dõi số vốn nhận ủy thác đã cho vay ở ngoài Bảng cân đối kế toán chi tiết theo từng đối tượng vay, kỳ hạn vay, theo dõi nợ trong hạn, quá hạn và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.
- Khi Khoản cho vay đáo hạn được đối tượng đi vay thanh toán, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nợ gốc, nợ lãi cho vay các kỳ trước và kỳ đáo hạn)
Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
b) Đối với phần nợ lãi phải trả bên giao ủy thác:
- Định kỳ, kế toán tính, xác định, theo dõi ở ngoài Bảng cân đối kế toán số lãi cho vay từng kỳ phải thu hộ bên giao ủy thác và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.
- Khi Quỹ nhận được tiền lãi cho vay từ các đối tượng đi vay, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Chi tiết TGNH vốn nhận ủy thác)
Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (Chi tiết phải trả tiền lãi cho bên giao ủy thác).
- Khi Quỹ trả tiền lãi thu hộ cho bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (Chi tiết phải trả tiền lãi cho bên giao ủy thác)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Chi tiết TGNH vốn nhận ủy thác).
c) Khi phát sinh doanh thu phí nhận ủy thác cho vay phải thu từ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Nợ TK 1314 - Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn (Chi tiết bên giao ủy thác)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5114).
d) Khi Quỹ trả lại số tiền gốc và lãi cho bên giao ủy thác do đã thu hồi được của đối tượng đi vay, ghi:
Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (Chi tiết gốc và lãi phải trả cho bên giao ủy thác)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
đ) Khi Quỹ trả lại số tiền vốn nhận ủy thác cho bên giao ủy thác do không cho vay được, ghi:
Nợ TK 362 - Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư (Chi tiết số tiền nhận từ bên giao ủy thác chưa cho vay được)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
e) Khi bên giao ủy thác cho vay có quyết định của cấp có thẩm quyền xóa nợ gốc và nợ lãi cho vay đang theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán do Quỹ không thu hồi được từ đối tượng đi vay, kế toán không phải tiếp tục theo dõi số nợ gốc và nợ lãi này ngoài Bảng cân đối kế toán nữa.
Điều 8. Phương pháp kế toán Quỹ hợp vốn cho vay
1. Trường hợp Quỹ làm đầu mối hợp vốn cho vay
a) Căn cứ vào hợp đồng đã ký với các bên tham gia hợp vốn cho vay, khi nhận tiền của các bên tham gia Quỹ phải mở tài Khoản tiền gửi thanh toán riêng tại Ngân hàng cho hoạt động hợp vốn, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Chi tiết tài Khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng của từng hợp đồng hợp vốn cho vay)
Có TK 364 - Nhận hợp vốn cho vay đầu tư (Chi tiết các bên tham gia hợp vốn).
b) Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng đã ký với đối tượng đi vay, khi Quỹ cho vay, ghi:
Nợ TK 12833 - Quỹ hợp vốn cho vay (Chi tiết kỳ hạn vay và đối tượng đi vay) (Phần vốn của Quỹ)
Nợ TK 364 - Nhận hợp vốn cho vay đầu tư (Chi tiết phần vốn của các bên tham gia hợp vốn)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Chi tiết tài Khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng của từng hợp đồng hợp vốn cho vay).
Đồng thời, kế toán phải tiếp tục theo dõi số vốn nhận từ các bên tham gia hợp vốn đã cho vay ở ngoài Bảng cân đối kế toán chi tiết theo từng đối tượng đi vay, kỳ hạn vay, theo dõi nợ trong hạn, quá hạn và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.
c) Đối với phần vốn nhận của các bên tham gia hợp vốn nhưng không cho vay được phải trả lại các bên tham gia hợp vốn (nếu có), ghi:
Nợ TK 364 - Nhận hợp vốn cho vay đầu tư (Chi tiết số tiền vốn không cho vay được phải trả bên tham gia hợp vốn)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
d) Kế toán tiền lãi cho vay phải thu của hợp đồng hợp vốn:
d1) Đối với phần lãi phải thu của Quỹ: Kế toán phản ánh tương tự như hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
d2) Đối với phần lãi phải thu hộ các bên tham gia hợp vốn:
- Trường hợp chưa thu được tiền lãi ngay: Kế toán theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán số tiền lãi chưa thu được chi tiết cho từng đối tượng đi vay và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.
- Khi thu được tiền lãi, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (Chi tiết số tiền lãi phải trả cho các bên tham gia hợp vốn).
- Khi thanh toán tiền lãi cho các bên tham gia hợp vốn ghi bút toán đảo với bút toán trên.
đ) Kế toán doanh thu phí quản lý hoạt động hợp vốn:
- Định kỳ, Quỹ ghi nhận doanh thu phí quản lý hoạt động hợp vốn phải thu từ các bên tham gia hợp vốn, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Nợ TK 1314 - Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn (Chi tiết từng bên tham gia hợp vốn)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5114) (Chi tiết cho từng hợp đồng).
- Khi Quỹ thu được tiền phí quản lý hoạt động hợp vốn:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 1314 - Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn (Chi tiết từng bên tham gia hợp vốn).
e) Khi Khoản cho vay đến kỳ đáo hạn được đối tượng đi vay thanh toán, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 12833 - Quỹ hợp vốn cho vay (Phần vốn của Quỹ)
Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (Chi tiết số tiền gốc phải trả cho các bên tham gia cho từng hợp đồng) (Phần vốn của các bên tham gia hợp vốn).
g) Khi Quỹ trả lại cho các bên tham gia hợp vốn nợ gốc đã thu hồi được của đối tượng đi vay, ghi:
Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (Chi tiết số tiền gốc phải trả cho các bên tham gia hợp vốn)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
h) Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo Hợp đồng tín dụng, Khoản nợ gốc trong hạn được phân loại thành nợ quá hạn. Quỹ phải thông báo kịp thời với các bên tham gia hợp vốn:
- Đối với phần nợ gốc và nợ lãi của Quỹ: kế toán phản ánh tương tự như Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
- Đối với phần nợ gốc và nợ lãi của các bên tham gia hợp vốn: Quỹ tiếp tục theo dõi chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán, thuyết minh trên báo cáo tài chính đối với phần nợ gốc và nợ lãi quá hạn.
2. Trường hợp Quỹ là bên tham gia hợp vốn cho vay
a) Khi Quỹ chuyển tiền cho bên đầu mối theo hợp đồng hợp vốn cho vay đã ký, ghi:
Nợ TK 1342 - Phải thu tham gia hợp vốn cho vay
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
b) Khi nhận được thông báo của bên đầu mối hợp vốn về số tiền đã cho vay kèm theo hồ sơ cho vay, ghi:
Nợ TK 12833 - Quỹ hợp vốn cho vay (Chi tiết kỳ hạn vay và đối tượng đi vay)
Có TK 1342 - Phải thu tham gia hợp vốn cho vay.
c) Căn cứ vào hợp đồng hợp vốn cho vay, thông báo của bên đầu mối hợp vốn, chứng từ thu tiền và các chứng từ có liên quan về tiền lãi cho vay phải thu định kỳ, ghi:
Nợ TK 1311- Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (chi tiết tiền lãi phải thu từ bên đầu mối hợp vốn)
Có TK 5111- Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư.
d) Khi Quỹ nhận được tiền lãi từ bên đầu mối hợp vốn thanh toán, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 1311- Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (Chi tiết tiền lãi phải thu từ bên đầu mối hợp vốn).
đ) Định kỳ, Quỹ phản ánh phí quản lý hợp vốn phải trả bên đầu mối hợp vốn, ghi:
Nợ TK 6311 - Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay
Có TK 3311- Phải trả phí giao ủy thác, phí quản lý hợp vốn (Chi tiết bên đầu mối hợp vốn).
e) Trường hợp tiền lãi phải thu được thanh toán bù trừ với phí quản lý phải trả cho bên đầu mối hợp vốn, ghi:
Nợ TK 3311 - Phải trả phí giao ủy thác, phí quản lý hợp vốn (Chi tiết cho bên đầu mối hợp vốn)
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Số tiền lãi cho vay nhận từ bên đầu mối hợp vốn sau khi bù trừ với phí quản lý hợp vốn)
Có TK 1311 - Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (chi tiết bên đầu mối hợp vốn và chi tiết theo đối tượng vay).
g) Khi khách hàng không trả được nợ gốc đến hạn theo Hợp đồng tín dụng, Khoản nợ gốc trong hạn được phân loại thành nợ quá hạn: Kế toán phản ánh tương tự như quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
h) Trường hợp Khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Xem hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
i) Khi nhận lại vốn đưa đi tham gia hợp vốn từ bên đầu mối hợp vốn, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 12833 - Quỹ hợp vốn cho vay.
Điều 9. Phương pháp kế toán khi nợ gốc cho vay được phân loại là nợ quá hạn
1. Nguyên tắc kế toán
a) Quỹ không được ghi nhận doanh thu tiền lãi khi Khoản nợ gốc cho vay được phân loại là nợ quá hạn cần phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay. Trường hợp các Khoản lãi cho vay phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ nhưng sau đó nợ gốc phải chuyển từ trong hạn sang quá hạn:
- Ghi giảm doanh thu hoạt động nghiệp vụ số tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong cùng kỳ;
- Ghi vào chi phí hoạt động nghiệp vụ đối với tiền lãi phải thu đã ghi nhận từ các kỳ trước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời theo dõi ở ngoài Bảng cân đối kế toán và thuyết minh trên Báo cáo tài chính để đôn đốc thu hồi các Khoản tiền lãi phải thu này. Khi thu được tiền lãi Quỹ hạch toán vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ.
b) Khi Khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), Quỹ xử lý rủi ro cho vay theo quy định của pháp luật: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro cho vay; sử dụng tài sản bảo đảm (nếu Quỹ nhận tài sản bảo đảm của đối tượng đi vay); sử dụng dự phòng chung (khi dự phòng cụ thể và tài sản đảm bảo không đủ bù đắp). Sau khi sử dụng dự phòng chung vẫn không đủ bù đắp thì được ghi nhận vào chi phí hoạt động nghiệp vụ. Quỹ vẫn phải tiếp tục theo dõi nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài Bảng cân đối kế toán để đôn đốc thu hồi;
Khi thu hồi được các Khoản nợ gốc và nợ lãi đang trong thời gian theo dõi ở ngoài Bảng cân đối kế toán (Nợ gốc đã được xử lý rủi ro), Quỹ ghi tăng thu nhập khác;
d) Hết thời gian theo dõi theo quy định của pháp luật, Quỹ được phép xóa nợ gốc, nợ lãi và không phải theo dõi ở ngoài Bảng cân đối kế toán;
đ) Các Khoản cho vay từ vốn nhận của các tổ chức khác (Quỹ làm đầu mối hợp vốn cho vay hoặc nhận ủy thác cho vay) thì các bên tham gia hợp vốn hoặc bên giao ủy thác cho vay sẽ chịu rủi ro và sẽ theo dõi xử lý nợ gốc, nợ lãi theo quy định hiện hành. Quỹ phải theo dõi và thông báo về tình hình cho vay, thanh toán, thu hồi các Khoản cho vay đó cho các bên tham gia hợp vốn hoặc bên giao ủy thác cho vay.
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
2.1. Khi Khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5):
- Khi sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro cho vay, ghi:
Nợ TK 22912 - Dự phòng cụ thể
Có TK 1283 - Cho vay (Chi tiết cho từng đối tượng đi vay).
Đồng thời, theo dõi số nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài Bảng cân đối kế toán trong thời gian quy định và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.
- Sử dụng tài sản bảo đảm của đối tượng đi vay để bù đắp rủi ro thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư này.
- Khi sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro cho vay, ghi:
Nợ TK 22911 - Dự phòng chung
Có TK 1283 - Cho vay (Chi tiết cho từng đối tượng đi vay).
Đồng thời, theo dõi số nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài Bảng cân đối kế toán trong thời gian quy định và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.
- Khi dự phòng chung không đủ bù đắp tổn thất, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318)
Có TK 1283 - Cho vay (Chi tiết cho từng đối tượng đi vay).
Đồng thời, theo dõi số nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời gian quy định và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.
2.2. Trường hợp nợ gốc cho vay từ vốn hoạt động đã được xử lý rủi ro hoặc đã được xóa sổ sau đó Quỹ thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 711- Thu nhập khác.
Điều 10. Tài Khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”
1. Bổ sung nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số phải thu và tình hình thu nợ phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, gồm: phải thu lãi cho vay, lãi tiền gửi, phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp, phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phải thu phí quản lý hợp vốn, phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác,....
b) Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, cho từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Kế toán phải tiến hành phân loại các Khoản nợ trả đúng hạn, Khoản khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với Khoản nợ phải thu không đòi được.
c) Quỹ được ghi nhận doanh thu đối với số lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ nếu các Khoản nợ gốc cho vay được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Quỹ phải chi tiết số lãi cho vay phải thu theo từng hoạt động nghiệp vụ: Quỹ trực tiếp cho vay, Quỹ ủy thác cho vay và Quỹ hợp vốn cho vay.
2. Bổ sung nội dung phản ánh của Tài Khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”
Tài Khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”, có 5 tài Khoản cấp 2
- Tài Khoản 1311 - “ Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay”: Phản ánh các Khoản lãi tiền gửi ngân hàng, tiền lãi Quỹ cho vay chưa thu được.
- Tài Khoản 1312 - “Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp”: Phản ánh các Khoản phải thu từ bán, chuyển nhượng các Khoản đầu tư trực tiếp của Quỹ.
- Tài Khoản 1313 - “Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”: Phản ánh các phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
- Tài Khoản 1314 - "Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn”: Phản ánh các Khoản phí phải thu từ hoạt động nhận ủy thác, hoạt động quản lý hợp vốn.
- Tài Khoản 1318 - Phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác: Phản ánh các Khoản phải thu nghiệp vụ ngoài các Khoản phải thu phản ánh ở các TK 1311, TK 1312, TK 1313 và TK 1314.
Điều 11. Bổ sung Tài Khoản 132 - “Phải thu về cổ tức, lợi nhuận”
1. Nguyên tắc kế toán
Tài Khoản này dùng để phản ánh các Khoản phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia (ngoại trừ cổ tức nhận được bằng cổ phiếu) từ các hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và tình hình thanh toán các Khoản nợ phải thu này.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 132 - “Phải thu về cổ tức, lợi nhuận”
Bên Nợ
Phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác phát sinh trong kỳ.
Bên Có
Số tiền cổ tức, lợi nhuận đã nhận được trong kỳ.
Số dư bên Nợ
Các Khoản cổ tức, lợi nhuận còn phải thu tại thời Điểm báo cáo.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
3.1. Khi Quỹ có quyền phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia, ghi:
Nợ TK 132 - Phải thu về cổ tức, lợi nhuận
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (51131).
3.2. Khi thu được cổ tức, lợi nhuận từ các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 132 - Phải thu về cổ tức, lợi nhuận.
Điều 12. Bổ sung Tài Khoản 134 - “Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số vốn của Quỹ đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay và tình hình giải ngân các Khoản vốn đưa đi ủy thác, hợp vốn cho vay;
b) Tổ chức được Quỹ ủy thác cho vay là các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức có chức năng cho vay vốn theo quy định của pháp luật;
c) Quỹ phải mở sổ chi tiết theo dõi từng Khoản vốn đưa đi ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay theo từng hợp đồng, từng đối tượng nhận ủy thác, bên đầu mối hợp vốn, số tiền đã giải ngân cho đối tượng đi vay, phí dịch vụ ủy thác, phí quản lý hợp vốn theo hợp đồng;...
d) Quỹ có trách nhiệm theo dõi, quản lý, trích lập dự phòng rủi ro cho vay và chịu rủi ro đối với Khoản vốn đưa đi ủy thác cho vay và Khoản vốn tham gia hợp vốn theo quy định của pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 134 - “Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay”
Bên Nợ: Số tiền Quỹ đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Số tiền ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay đã giải ngân cho đối tượng đi vay trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Số tiền Quỹ ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay chưa giải ngân tại thời Điểm báo cáo.
Tài Khoản 134 - “Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay”, có 2 tài Khoản cấp 2 như sau:
- Tài Khoản 1341 - Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay: Phản ánh số tiền Quỹ đưa đi ủy thác cho vay và tình hình giải ngân cho đối tượng đi vay.
- Tài Khoản 1342 - Phải thu tham gia hợp vốn cho vay: Phản ánh số tiền Quỹ tham gia hợp vốn cho vay và tình hình giải ngân cho đối tượng đi vay.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
Phương pháp kế toán của Tài Khoản 134 “Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay” được hướng dẫn tại các Điều 7, Điều 8 Thông tư này.
Điều 13. Tài Khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
1. Bổ sung nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản 154 - "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động xây dựng thành phẩm bất động sản, hoạt động đầu tư dự án và các hoạt động kinh doanh dịch vụ, như: nhận ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, nhận ủy thác cho vay, nhận ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn, nhận ủy quyền phát hành trái phiếu và các dịch vụ khác;
b) Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên tài Khoản 154 phải được chi tiết theo loại, nhóm thành phẩm bất động sản; theo từng dự án đầu tư, theo từng loại dịch vụ;
c) Đối với dịch vụ nhận ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, nhận ủy thác cho vay, nhận ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn, nhận ủy quyền hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,..., tài Khoản này dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí trực tiếp liên quan đến các dịch vụ và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện;
d) Đối với hoạt động xây dựng thành phẩm bất động sản và hoạt động đầu tư dự án khác mà Quỹ là chủ đầu tư, tài Khoản này dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí xây lắp phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng do Quỹ thuê ngoài và các chi phí trực tiếp khác liên quan đến quá trình xây dựng thành phẩm bất động sản, quá trình đầu tư dự án.
2. Bổ sung nội dung phản ánh của Tài Khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Tài Khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, có 2 tài Khoản cấp 2 như sau:
- Tài Khoản 1541 - “Hoạt động đầu tư trực tiếp": Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm của kinh doanh bất động sản và hoạt động đầu tư dự án và phản ánh chi phí của hoạt động kinh doanh bất động sản và hoạt động đầu tư dự án dở dang cuối kỳ của Quỹ.
- Tài Khoản 1548 - “Hoạt động dịch vụ khác”: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ khác chưa được phản ánh ở TK 1541 nói trên và phản ánh giá trị dịch vụ khác dở dang cuối kỳ của Quỹ bao gồm hoạt động nhận ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, nhận ủy thác cho vay, nhận ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn, nhận ủy quyền tổ chức huy động vốn cho ngân sách địa phương và các hoạt động dịch vụ khác.
3. Bổ sung phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Đối với dịch vụ nhận ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, nhận ủy thác cho vay, nhận ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn, nhận ủy quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các dịch vụ khác:
a) Khi phát sinh các chi phí trực tiếp thực hiện các dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1548)
Có các TK 111, 112, 141, 331,...
b) Kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6314, 6318)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1548).
3.2. Đối với hoạt động xây dựng thành phẩm bất động sản, hoạt động đầu tư dự án:
a) Khi nhận khối lượng xây lắp do bên nhận thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành, hóa đơn bán hàng, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (3318).
b) Căn cứ vào giá thành thành phẩm bất động sản, dự án thực tế hoàn thành, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6312) (nếu bán ngay)
Nợ TK 155 - Thành phẩm (1557, 1558) (nếu chờ bán)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541).
c) Khi chuyển dự án, công trình thành vốn góp đầu tư vào đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 221, 222, 2281
Có TK 1541 - Hoạt động đầu tư trực tiếp.
Điều 14. Tài Khoản 229 - “Dự phòng tổn thất tài sản”
1. Bổ sung nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số dự phòng rủi ro cho vay, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và tình hình biến động của các Khoản dự phòng rủi ro trong kỳ.
b) Số dự phòng rủi ro cho vay được trích lập để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay của Quỹ theo quy định của pháp luật. Việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ. Thời Điểm, mức trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung, tỷ lệ trích lập thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
- Dự phòng cụ thể là số tiền được Quỹ trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng Khoản nợ cụ thể;
- Dự phòng chung là số tiền được Quỹ trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
c) Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro theo nguyên tắc và quy định của cơ chế tài chính hiện hành.
Sau khi xử lý rủi ro, Quỹ phải có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để và tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ đối với Khoản nợ gốc đã được xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng/cam kết đã thỏa thuận với đối tượng đi vay.
d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện theo nguyên tắc:
- Trường hợp số dự phòng rủi ro cho vay còn lại của kỳ trước nhỏ hơn số dự phòng rủi ro cho vay phải trích lập của kỳ này, Quỹ phải trích lập bổ sung phần chênh lệch còn thiếu;
- Trường hợp số dự phòng rủi ro cho vay còn lại của kỳ trước lớn hơn số dự phòng rủi ro cho vay phải trích lập kỳ này, Quỹ phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
đ) Các Khoản dự phòng rủi ro cho hoạt động đầu tư trực tiếp, dự phòng các Khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho (không bao gồm dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay) Quỹ thực hiện trích lập theo quy định hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 2291 - “Dự phòng rủi ro cho vay”
Bên Nợ:
- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng rủi ro cho vay phải trích lập kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng rủi ro cho vay đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;
- Sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro.
Bên Có: Số dự phòng rủi ro cho vay được trích lập trong kỳ.
Số dư bên Có: Số dự phòng rủi ro cho vay hiện có tại thời Điểm báo cáo.
Tài Khoản 2291 - “Dự phòng rủi ro cho vay”, có 2 tài Khoản cấp 3 như sau:
- Tài Khoản 22911 - “Dự phòng chung”: Tài Khoản này phản ánh tình hình trích lập, sử dụng hoặc hoàn nhập Khoản dự phòng chung đối với các Khoản cho vay của Quỹ.
- Tài Khoản 22912 - "Dự phòng cụ thể”: Tài Khoản này phản ánh tình hình trích lập, sử dụng hoặc hoàn nhập Khoản dự phòng cụ thể đối với từng Khoản nợ gốc vay của Quỹ.
3. Bổ sung phương pháp kế toán dự phòng rủi ro cho vay:
a) Khi trích lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63151)
Có TK 22911 - Dự phòng chung
Có TK 22912 - Dự phòng cụ thể.
b) Khi hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:
Nợ TK 22911 - Dự phòng chung
Nợ TK 22912 - Dự phòng cụ thể
Có TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63151).
c) Trường hợp các Khoản nợ gốc cho vay từ vốn hoạt động được phân loại vào nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn”, Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22912) (Chi tiết số dự phòng cụ thể được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay)
Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22911) (Chi tiết số dự phòng chung được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay, nếu dự phòng cụ thể không đủ bù đắp và không có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng)
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318) (nếu các Khoản dự phòng và tài sản đảm bảo không đủ bù đắp tổn thất)
Có TK 1283 - Cho vay (Chi tiết cho từng khách hàng vay).
Điều 15. Bổ sung Tài Khoản 245 - “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho Quỹ chờ xử lý.
b) Khi đến hạn trả nợ Khoản vay mà khách hàng bị mất khả năng trả nợ hoặc vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng thì Quỹ có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Tài sản gán nợ chỉ được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi Quỹ đã có toàn quyền sở hữu. Các tài sản gán nợ chưa chuyển quyền sở hữu cho Quỹ thì được theo dõi trong hệ thống quản trị và thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính;
d) Tài sản gán nợ được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán theo giá trị tài sản được định giá tại Hợp đồng mua bán tại thời Điểm Quỹ có quyền sở hữu theo nguyên tắc:
- Trường hợp giá trị tài sản gán nợ cao hơn giá trị ghi sổ của Khoản nợ gốc cho vay, nợ lãi và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu, Quỹ ghi nhận phần chênh lệch là một Khoản phải trả cho đối tượng đi vay (nếu có) hoặc ghi nhận vào thu nhập khác (nếu có);
- Trường hợp giá trị tài sản gán nợ thấp hơn giá trị ghi sổ của Khoản nợ gốc, nợ lãi cho vay và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu, phần chênh lệch còn lại của Khoản nợ gốc cho vay Quỹ được sử dụng các Khoản dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp hoặc tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu còn thiếu).
đ) Sau khi có quyết định xử lý tài sản gán nợ của cấp có thẩm quyền, Quỹ ghi giảm tài sản gán nợ chờ xử lý và ghi tăng các tài sản khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 245 - “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chở xử lý”
Bên Nợ: Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Giá trị tài sản gán nợ chờ xử lý giảm trong kỳ do phát mại hoặc chuyển Mục đích sử dụng.
Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý tại thời Điểm báo cáo.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trường hợp giá trị tài sản gán nợ cao hơn giá trị ghi số của Khoản nợ gốc cho vay, nợ lãi và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu, Quỹ ghi nhận phần chênh lệch là một Khoản phải trả cho đối tượng đi vay hoặc thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 245 - Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý
Có TK 1283 - Cho vay (phần nợ gốc)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng (phần nợ lãi) (1311)
Có các TK 112, 331, 333 (chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu)
Có TK 33888 - Phải trả, phải nộp khác (phần chênh lệch nếu phải trả lại cho đối tượng đi vay);
Có TK 711- Thu nhập khác (phần chênh lệch được ghi nhận vào thu nhập khác).
b) Trường hợp giá trị tài sản gán nợ nhỏ hơn giá trị ghi sổ của Khoản nợ gốc, nợ lãi cho vay và các chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu, phần chênh lệch còn lại của Khoản nợ gốc cho vay Quỹ được sử dụng các Khoản dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp hoặc tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu còn thiếu), ghi:
Nợ TK 245 - Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý
Nợ TK 2291 - Dự phòng rủi ro cho vay (phần nợ gốc được xử lý từ dự phòng)
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318) (Phần nợ gốc, nợ lãi được xử lý vào chi phí)
Có TK 1283 - Cho vay (phần nợ gốc)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng (phần nợ lãi) (1311)
Có các TK 112, 331, 333 (chi phí liên quan tới việc định giá và chuyển quyền sở hữu).
c) Khi xử lý tài sản gán nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 112, 131, 211, 213, 217, 6318, 711,...
Có TK 245 - Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý.
Điều 16. Kế toán xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
1. Nguyên tắc kế toán
a) Trường hợp khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ được xử lý để thu hồi nợ. Việc bán tài sản bảo đảm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Việc thanh toán thu nợ từ xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự như sau:
- Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm như chi phí bảo quản, quản lý, định giá, quảng cáo bán tài sản, hoa hồng, lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết hợp lý khác liên quan trực tiếp đến việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Thuế và các Khoản phí phải nộp nhà nước (nếu có).
- Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên giữ tài sản giao tài sản cho Quỹ để xử lý.
c) Trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản và các Khoản thu từ việc khai thác tài sản bảo đảm (sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản) lớn hơn số nợ phải trả thì phần chênh lệch thừa được hoàn trả cho bên đi vay. Bên đi vay có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu Khoản tiền thu được không đủ để thanh toán Khoản nợ phải trả.
d) Đối với một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trong trường hợp cho vay hợp vốn, nếu phải xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến hạn thì các bên tham gia cho vay hợp vốn được thanh toán theo tỷ lệ vốn góp.
đ) Trong trường hợp tài sản bảo đảm đã được mua bảo hiểm thì tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả được trả trực tiếp cho Quỹ để thu nợ và được dùng để thanh toán Khoản nợ của bên đi vay.
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Khi bán tài sản bảo đảm nợ theo phán quyết của Tòa án hoặc thỏa thuận giữa Quỹ và bên đi vay, ghi:
Nợ các TK 112, 131,...
Có TK 33882 - Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ
Có TK 333 - Thuế và các Khoản phải nộp nhà nước (nếu có).
b) Khi phát sinh chi phí bán tài sản bảo đảm nợ, ghi:
Nợ TK 33882 - Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
c) Khi sử dụng các Khoản thu do việc bán tài sản bảo đảm để xử lý nợ, ghi:
Nợ TK 33882 - Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ
Có TK 1283 - Cho vay (nợ gốc)
Có TK 1312 - Phải thu lãi tiền cho vay (nợ lãi)
Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (chi tiết cho các bên tham gia hợp vốn)
Có TK 33888 - Phải trả, phải nộp khác (phần chênh lệch thừa được hoàn trả cho bên đi vay) (nếu có).
Điều 17. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 331 - “Phải trả cho người bán”
Bên Nợ:
- Số phí giao ủy thác đã trả hoặc ứng trước cho bên giao ủy thác trong kỳ;
- Số phí quản lý hợp vốn đã trả hoặc ứng trước cho bên đầu mối hợp vốn trong kỳ.
Bên Có:
- Số phí giao ủy thác phải trả cho bên giao ủy thác phát sinh trong kỳ;
- Số phí quản lý hợp vốn phải trả cho bên đầu mối hợp vốn phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có
- Số phí giao ủy thác còn phải trả cho bên giao ủy thác tại thời Điểm báo cáo;
- Số phí quản lý hợp vốn còn phải trả cho bên đầu mối hợp vốn tại thời Điểm báo cáo.
Tài Khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số phí đã ứng trước cho người nhận ủy thác hoặc bên đầu mối hợp vốn hoặc số phí đã trả nhiều hơn số phải trả.
Tài Khoản 331 - “Phải trả người bán”, có 2 tài Khoản cấp 2:
- Tài Khoản 3311 - “Phải trả phí giao ủy thác, phí quản lý hợp vốn”: Phản ánh tình hình thanh toán phí giao ủy thác phải trả cho bên nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn phải trả cho bên đầu mối hợp vốn theo từng hợp đồng.
- Tài Khoản 3318 - “Phải trả cho các hoạt động khác": Phản ánh tình hình thanh toán các Khoản phải trả cho các hoạt động khác ngoài các Khoản phải trả đã nêu ở TK 3311.
Điều 18. Bổ sung Tài Khoản 332 - “Phải trả lãi, chi phí huy động vốn”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này phản ánh tình hình thanh toán các Khoản lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu, các Khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn mà Quỹ phải trả cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân.
b) Tài Khoản này phải được hạch toán chi tiết theo từng loại lãi vay, lãi trái phiếu, tín phiếu phải trả; Đối tượng; Thời hạn; Nguyên tệ.
c) Phải theo dõi chặt chẽ các Khoản phải trả lãi cho từng đối tượng để lập kế hoạch trả lãi kịp thời, đúng hạn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 332 - “Phải trả lãi, chi phí huy động vốn”
Bên Nợ:
Số lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn đã trả trong kỳ.
Bên Có:
Số lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn phải trả phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Số lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu, phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn còn phải trả tại thời Điểm báo cáo.
Tài Khoản 332 - “Phải trả lãi, chi phí huy động vốn”, có 2 tài Khoản cấp 2:
- Tài Khoản 3321 - “Phải trả lãi huy động vốn”: Phản ánh tình hình thanh toán tiền lãi cho vay, lãi trái phiếu, tín phiếu phải trả cho các đối tượng.
- Tài Khoản 3322 - “Phải trả chi phí huy động vốn”: Phản ánh tình hình thanh toán các Khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn phải trả cho các đối tượng.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Định kỳ, xác định số lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu phải trả cho các đối tượng, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63111)
Nợ các TK 154, 241 (Nếu chi phí đi vay được vốn hóa)
Có TK 332 - Phải trả lãi, chi phí huy động vốn (3321)
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (nếu nhập lãi vào gốc).
3.2. Khi phát sinh các Khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63112)
Có TK 332 - Phải trả lãi, chi phí huy động vốn (3322).
3.3. Khi trả lãi vay, lãi trái phiếu, tín phiếu, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn, ghi:
Nợ TK 332 - Phải trả lãi, chi phí huy động vốn
Có các TK 111, 112.
Điều 19. Tài Khoản 338 - “Phải trả, phải nộp khác”
1. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 338 - “Phải trả, phải nộp khác”
Bên Nợ:
- Số tiền gốc và tiền lãi cho vay từ vốn nhận ủy thác đã trả cho bên giao ủy thác trong kỳ;
- Số vốn ứng và phí ứng vốn nhận ủy thác đã trả cho bên giao ủy thác trong kỳ;
- Số tiền gốc và tiền lãi từ hoạt động hợp vốn cho vay đã trả cho bên tham gia hợp vốn trong kỳ;
- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ được bù trừ với tiền gốc vay, lãi cho vay trong kỳ;
- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ đã trả cho đối tượng có tài sản đảm bảo (nếu có) trong kỳ;
- Số tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương đã trả cho ngân sách trong kỳ;
- Số tiền thu hồi từ đối tượng nhận cấp phát, ứng vốn do chi sai Mục đích đã trả lại bên giao ủy thác trong kỳ.
Bên Có:
- Số tiền gốc và tiền lãi cho vay từ vốn nhận ủy thác phải trả cho bên giao ủy thác phát sinh trong kỳ;
- Số vốn ứng và phí ứng vốn nhận ủy thác phải trả cho bên giao ủy thác phát sinh trong kỳ;
- Số tiền gốc và tiền lãi từ hoạt động hợp vốn cho vay phải trả cho bên tham gia hợp vốn phát sinh trong kỳ;
- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ thu được phải trả phát sinh trong kỳ;
- Số tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương phải trả cho ngân sách phát sinh trong kỳ;
- Số tiền thu hồi từ đối tượng nhận cấp phát, ứng vốn do chi sai Mục đích phải trả lại bên giao ủy thác phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có:
- Số tiền gốc và tiền lãi cho vay từ vốn nhận ủy thác còn phải trả cho bên giao ủy thác tại thời Điểm báo cáo;
- Số vốn ứng và phí ứng vốn nhận ủy thác còn phải trả cho bên giao ủy thác tại thời Điểm báo cáo;
- Số tiền gốc và tiền lãi từ hoạt động hợp vốn cho vay còn phải trả cho bên tham gia hợp vốn tại thời Điểm báo cáo;
- Số tiền bán tài sản bảo đảm nợ thu được chưa xử lý tại thời Điểm báo cáo;
- Số tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương còn phải trả cho ngân sách tại thời Điểm báo cáo;
- Số tiền thu hồi từ đối tượng nhận cấp phát, ứng vốn do chi sai Mục đích còn phải trả lại bên giao ủy thác tại thời Điểm báo cáo.
Tài Khoản 3388 - “Phải trả, phải nộp khác”, có 4 tài Khoản cấp 3 như sau:
- Tài Khoản 33881 - "Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn” phản ánh các nội dung sau:
+ Tình hình thu hộ và thanh toán nợ gốc, tiền lãi cho vay, phí ứng vốn cho bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn;
+ Tình hình thu hồi số vốn từ đối tượng nhận cấp phát do chi sai Mục đích hộ cho bên giao ủy thác;
+ Tình hình thu hồi số vốn đã ứng từ đối tượng nhận ứng sử dụng không đúng Mục đích hộ cho bên giao ủy thác.
Số vốn Quỹ nhận từ các bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn để giải ngân cho các đối tượng thì không phản ánh ở tài Khoản này mà phản ánh ở các tài Khoản 361, 362, 363 và 364.
- Tài Khoản 33882 - “Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ”: Phản ánh các Khoản phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ và việc xử lý thu hồi nợ từ nguồn thu này.
- Tài Khoản 33883 - “Phải trả tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương”: Phản ánh tình hình thanh toán tiền thu từ hoạt động huy động vốn cho ngân sách địa phương như phát hành trái phiếu theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,...
- Tài Khoản 33888 - “Phải trả, phải nộp khác”: Phản ánh các Khoản phải trả, phải nộp ngoài các Khoản đã phản ánh ở các TK 33881, 33882, 33883.
2. Bổ sung phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Khi thu hồi nợ gốc cho vay, vốn ứng, vốn cấp phát của ngân sách do đối tượng chi sai, nợ lãi, phí ứng vốn, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
b) Khi Quỹ trả lại cho các bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn, ghi:
Nợ TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Điều 20. Phương pháp kế toán hoạt động phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền
1. Nguyên tắc kế toán
a) Quỹ thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách theo ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền đúng quy định của pháp luật;
b) Kết thúc đợt phát hành trái phiếu, Quỹ lập báo cáo kết quả phát hành trái phiếu gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quỹ chỉ được ghi nhận doanh thu đối với phí phát hành trái phiếu khi hoạt động phát hành trái phiếu hoàn thành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1548)
Có các TK 111, 112, 331,...
c) Khi thu được tiền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 33883 - Phải trả tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương.
c) Khi được quyền ghi nhận doanh thu từ việc phát hành trái phiếu cho ngân sách địa phương, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (1314)
Có TK 333 - Thuế và các Khoản phải nộp nhà nước (nếu có)
Có TK 5114 - Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
Đồng thời, kết chuyển chi phí phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6314)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1548).
d) Khi bù trừ số tiền thu về phát hành trái phiếu phải nộp ngân sách nhà nước với doanh thu phí ủy thác phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 33883 - Phải trả tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1314).
đ) Khi nộp tiền cho ngân sách nhà nước về tiền thu phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 33883 - Phải trả tiền thu từ huy động vốn cho ngân sách địa phương
Có các TK 111, 112,...
Điều 21. Bổ sung Tài Khoản 361 - “Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số tiền đã nhận ủy thác cấp phát từ ngân sách (bao gồm cấp phát đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư), số tiền đã cấp phát và tình hình thanh quyết toán với ngân sách;
b) Việc cấp thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành bằng các nguồn vốn của ngân sách phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành; Việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Quỹ phải hạch toán vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ, vốn nhận hợp vốn, vốn nhận ủy thác;
d) Quỹ phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị từng đối tượng được cấp phát vốn, từng lần cấp phát và số lũy kế từ khi cấp phát cho đến khi dự án được cấp hỗ trợ kết thúc;
đ) Quỹ chỉ được ghi giảm số vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách khi:
- Số vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách đã cấp phát cho các đối tượng theo hợp đồng ủy thác;
- Số vốn chưa cấp phát trả lại cho ngân sách.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 361 - “Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách”
Bên Nợ:
- Số vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách đã cấp phát cho các đối tượng theo hợp đồng ủy thác trong kỳ;
- Số vốn chưa cấp phát trả lại cho ngân sách trong kỳ.
Bên Có: Số vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư và cấp hỗ trợ lãi suất đã nhận của ngân sách trong kỳ.
Số dư bên Có: Số vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư và cấp hỗ trợ lãi suất đã nhận của ngân sách còn lại tại thời Điểm báo cáo.
Tài Khoản 361 - “Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách”, có 2 tài Khoản cấp 2 như sau:
- Tài Khoản 3611 - “Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư”: Phản ánh tình hình nhận, cấp phát và thanh quyết toán vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư với ngân sách.
- Tài Khoản 3612 - “Vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất”: Phản ánh tình hình nhận, cấp phát và thanh quyết toán vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất với ngân sách.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Khi Quỹ nhận tiền để hỗ trợ lãi suất, cấp phát đầu tư của ngân sách, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 361 - Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách.
b) Khi Quỹ chi tiền hỗ trợ lãi suất, cấp phát đầu tư cho các đối tượng, ghi:
Nợ TK 361 - Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Đồng thời, kế toán theo dõi số vốn đã hỗ trợ lãi suất, cấp phát đầu tư chi tiết cho từng đối tượng nhận cấp phát trong hệ thống quản trị và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.
c) Khi phát sinh doanh thu phí nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất, cấp phát đầu tư theo hợp đồng ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (1314)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5114).
d) Khi quyết toán vốn nhận ủy thác, Quỹ trả lại cho ngân sách số vốn chưa cấp phát (nếu có), ghi:
Nợ TK 361 - Vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
Điều 22. Bổ sung Tài Khoản 362 - “Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số vốn mà Quỹ đã nhận của các tổ chức, đơn vị giao ủy thác để cho vay đầu tư không chịu rủi ro; số vốn đã cho các đối tượng vay và tình hình thanh quyết toán vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư;
b) Quỹ chỉ được cho vay theo đúng đối tượng do bên giao ủy thác chỉ định. Quỹ phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị từng Khoản cho vay từ vốn nhận ủy thác theo từng đối tượng, chi tiết thời hạn trả nợ, từng loại nguyên tệ, lãi suất phải trả,...;
c) Quỹ không phản ánh vào tài Khoản này số tiền (gốc và lãi) đã thu hồi từ các đối tượng đi vay để trả lại cho bên giao ủy thác đang phản ánh ở TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
d) Quỹ phải hạch toán vốn nhận ủy thác cho vay không chịu rủi ro tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ, vốn nhận hợp vốn, vốn nhận ủy thác cấp phát, nhận ủy thác ứng vốn của ngân sách.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 362 - “Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư”
Bên Nợ:
- Số vốn ủy thác cho vay đầu tư đã giải ngân cho các đối tượng trong kỳ;
- Số vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư hoàn trả lại cho bên giao ủy thác khi không cho vay được hoặc bên giao ủy thác rút lại vốn trong kỳ.
Bên Có: Số vốn ủy thác cho vay đầu tư đã nhận của bên giao ủy thác trong kỳ.
Số dư bên Có: Số vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư hiện có tại thời Điểm báo cáo.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Phương pháp kế toán của Tài Khoản 362 - “Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư” được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.
Điều 23. Bổ sung Tài Khoản 363 - “Vốn nhận ủy thác ứng vốn”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số vốn mà Quỹ đã nhận của các bên giao ủy thác để ứng vốn cho các dự án, đối tượng theo chỉ định của bên giao ủy thác (Quỹ không chịu rủi ro); số vốn mà Quỹ đã ứng cho các đối tượng và tình hình thanh quyết toán vốn nhận ủy thác;
b) Quỹ phải theo dõi trong hệ thống quản trị từng Khoản vốn nhận ứng ủy thác theo từng đối tượng, chi tiết thời hạn trả nợ, từng loại nguyên tệ, lãi suất phải trả,... cho đến khi bên giao ủy thác thu hồi đủ nợ gốc, nợ lãi hoặc có quyết định xóa nợ.
c) Quỹ không phản ánh vào tài Khoản này số tiền (gốc và phí ứng vốn) đã thu hồi từ các đối tượng nhận ứng vốn để trả lại cho bên giao ủy thác đang phản ánh ở TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
d) Quỹ phải hạch toán vốn nhận ủy thác ứng vốn không chịu rủi ro tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ, vốn nhận hợp vốn, vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư và vốn nhận ủy thác cấp phát.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 363 - “Vốn nhận ủy thác ứng vốn“
Bên Nợ:
- Số nhận ủy thác ứng vốn đã ứng cho các đối tượng trong kỳ;
- Số vốn nhận ủy thác ứng vốn hoàn trả lại cho bên giao ủy thác khi không ứng hết vốn hoặc bên giao ủy thác rút lại vốn trong kỳ.
Bên Có: Số vốn nhận ủy thác ứng vốn đã nhận của bên giao ủy thác trong kỳ.
Số dư bên Có: Số vốn nhận ủy thác ứng vốn hiện có tại thời Điểm báo cáo.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Khi Quỹ nhận tiền ứng vốn từ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 363 - Vốn nhận ủy thác ứng vốn (Chi tiết bên giao ủy thác).
b) Khi Quỹ ứng vốn cho các đối tượng theo hợp đồng nhận ủy thác, ghi:
Nợ TK 363 - Vốn nhận ủy thác ứng vốn (Chi tiết bên giao ủy thác)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Đồng thời, kế toán theo dõi số vốn đã ứng chi tiết cho từng đối tượng nhận ứng vốn trong hệ thống quản trị và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.
c) Khi phát sinh doanh thu phí quản lý hoạt động nhận ủy thác ứng vốn phải thu của bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (1314)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5114).
d) Khi trả lại vốn nhận ủy thác chưa ứng hết cho bên giao ủy thác (nếu có), ghi:
Nợ TK 363 - Vốn nhận ủy thác ứng vốn (Chi tiết bên giao ủy thác)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Điều 24. Bổ sung Tài Khoản 364 - “Nhận hợp vốn cho vay đầu tư”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh số tiền mà Quỹ (bên đầu mối hợp vốn) đã nhận của các bên tham gia hợp vốn để cho vay đầu tư, số tiền Quỹ đã giải ngân cho các đối tượng đi vay và số tiền nhận hợp vốn còn lại.
b) Quỹ phải hạch toán vốn nhận hợp vốn của các bên tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ, vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư, vốn nhận ủy thác cấp phát của ngân sách và vốn nhận ủy thác ứng vốn.
c) Quỹ phải mở một tài Khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại do các bên thống nhất để theo dõi Khoản tiền hợp vốn của các bên và chỉ được cho các đối tượng vay khi các bên tham gia hợp vốn cùng thống nhất.
d) Quỹ chỉ được giải ngân theo đúng đối tượng do các bên tham gia hợp vốn chỉ định. Quỹ phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị từng Khoản cho vay theo từng đối tượng, chi tiết thời hạn trả nợ, từng loại nguyên tệ, lãi suất phải trả,... cho đến khi các bên tham gia hợp vốn thu hồi đủ nợ gốc, nợ lãi hoặc có quyết định xóa nợ.
đ) Quỹ không phản ánh vào tài Khoản này số tiền (gốc và lãi) đã thu hồi từ các đối tượng đi vay để trả lại cho các bên tham gia hợp vốn đang phản ánh ở TK 33881 - Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 364 - “Nhận hợp vốn cho vay đầu tư”
Bên Nợ:
- Số tiền nhận hợp vốn cho vay đầu tư đã giải ngân cho các đối tượng đi vay trong kỳ;
- Số tiền đã trả lại cho các bên tham gia hợp vốn do không cho vay được trong kỳ.
Bên Có: Số tiền đã nhận của các bên tham gia hợp vốn trong kỳ.
Số dư bên Có: Số tiền đã nhận của các bên tham gia hợp vốn hiện có tại thời Điểm báo cáo.
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Phương pháp kế toán của Tài Khoản 364 - “Nhận hợp vốn cho vay đầu tư” được hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 25. Tài Khoản 511 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ”
1. Bổ sung nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này dùng để phản ánh doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư; doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp; doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn và doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác.
b) Quỹ hạch toán số lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ nếu các Khoản nợ gốc cho vay được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Đối với các Khoản lãi cho vay phải thu đã ghi nhận doanh thu hoạt động nghiệp vụ nhưng sau đó nợ gốc được chuyển từ trong hạn sang quá hạn:
- Quỹ ghi giảm doanh thu hoạt động nghiệp vụ đối với số tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong cùng kỳ kế toán; hoặc
- Quỹ ghi vào chi phí hoạt động nghiệp vụ đối với tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ kế toán trước.
Đồng thời theo dõi trong hệ thống quản trị để đôn đốc thu hồi các Khoản tiền lãi phải thu này. Khi thu được tiền lãi Quỹ hạch toán vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ.
c) Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động, bao gồm: Doanh thu thành phẩm bất động sản; doanh thu cho thuê bất động sản; doanh thu bán, chuyển nhượng dự án và doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp khác.
d) Doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác phải theo dõi chi tiết đối với doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, theo nguyên tắc:
- Không ghi nhận doanh thu cổ tức nhận được bằng cổ phiếu và không ghi tăng giá trị Khoản đầu tư mà chỉ theo dõi trong hệ thống quản trị số lượng cổ phiếu được nhận;
- Đối với doanh thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư chỉ ghi nhận phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu được lớn hơn giá vốn các Khoản đầu tư được thanh lý, nhượng bán.
đ) Doanh thu cung cấp dịch vụ phải phản ánh chi tiết cho từng loại hoạt động, bao gồm: phí hoạt động nhận ủy thác cấp phát vốn của ngân sách (chi tiết theo hai loại hoạt động nhận ủy thác cấp phát vốn đầu tư và nhận ủy thác cấp hỗ trợ lãi suất), phí nhận ủy thác cho vay đầu tư, phí nhận ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn, phí tổ chức huy động vốn cho ngân sách địa phương và các hoạt động dịch vụ khác. Trong từng loại hoạt động dịch vụ phải chi tiết cho từng hợp đồng giao ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, ủy thác cho vay, ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn...
e) Quỹ và các bên giao ủy thác phải thực hiện đối chiếu kịp thời các Khoản tiền đã giao, nhận vốn ủy thác để đảm bảo ghi nhận doanh thu là các Khoản phí thu từ các dịch vụ này tại đúng thời Điểm ghi nhận doanh thu theo hợp đồng đã giao kết theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ tài chính có liên quan.
2. Bổ sung nội dung phản ánh của Tài Khoản 511 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ”
Tài Khoản 511 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ”, có 5 tài Khoản cấp 2 như sau:
- Tài Khoản 5111 - “Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư”: Phản ánh doanh thu lãi tiền gửi, tiền lãi từ hoạt động cho vay đầu tư phát sinh trong kỳ.
- Tài Khoản 5112 - “Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp”: Phản ánh doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp phát sinh trong kỳ như: doanh thu thành phẩm bất động sản, doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư, doanh thu bán, chuyển nhượng và doanh thu hoạt động đầu tư khác.
- Tài Khoản 5113 - “Doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”: Phản ánh các Khoản doanh thu từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác phát sinh trong kỳ.
Tài Khoản 5113 - “Doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”, có 2 tài Khoản cấp 3 như sau:
+ Tài Khoản 51131 - “Doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia”: Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ;
+ Tài Khoản 51132 - “Doanh thu thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”: Phản ánh doanh thu thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư phát sinh trong kỳ.
- Tài Khoản 5114 - “Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn”: Tài Khoản này dùng để phản ánh doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn phát sinh trong kỳ.
- Tài Khoản 5118 - “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác": Phản ánh các Khoản doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác phát sinh trong kỳ ngoài các Khoản doanh thu được phản ánh tại các TK 5111, 5112, 5113, 5114 như lãi phí thẩm định hồ sơ ứng vốn, phí quản lý quỹ bảo trì, doanh thu bán vật liệu, phế liệu và các Khoản doanh thu khác...
3. Bổ sung phương pháp kế toán một số giao dịch kế toán chủ yếu
a) Đối với doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay:
- Định kỳ, tính và ghi nhận doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư, ghi:
Nợ TK 1311- Phải thu lãi cho vay, lãi tiền gửi
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu cho vay nhận lãi trước)
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111).
- Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng, kế toán chuyển nợ trong hạn thành nợ quá hạn và xử lý phần lãi phải thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong cùng kỳ)
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong các kỳ trước)
Có TK 1311 - Phải thu lãi cho vay, lãi tiền gửi.
b) Khi bán thành phẩm bất động sản, các tài sản đầu tư trực tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bán, chuyển nhượng các dự án đầu tư, cho thuê tài sản kế toán phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 1312
Có TK 511- Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp (5112)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời ghi nhận giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Có TK 1541 - Hoạt động đầu tư trực tiếp
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 335 - Chi phí phải trả (nếu phải trích trước giá vốn).
c) Đối với doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác:
- Khi được quyền nhận cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 132 - Phải thu về cổ tức, lợi nhuận
Có TK 51131 - Doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia.
- Khi thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác:
+ Trường hợp lãi, ghi:
Nợ các TK 112, 1313
Có các TK 221, 222, 2281 (giá vốn Khoản đầu tư thanh lý, nhượng bán)
Có TK 51132 - Doanh thu thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (phần chênh lệch giữa số tiền thu được lớn hơn giá vốn).
+ Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ các TK 112, 1313
Nợ TK 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 6313 - Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác (phần tổn thất chưa được lập dự phòng)
Có các TK 221, 222, 2281 (giá vốn Khoản đầu tư thanh lý, nhượng bán).
d) Khi phát sinh doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn, ghi:
Nợ các TK 112, 1314
Có TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5114)
Có TK 333 - Thuế và các Khoản phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
Đồng thời, kết chuyển chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6314)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1548).
Điều 26. Tài Khoản 631 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ”
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài Khoản này phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn (chi phí lãi vay và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn), chi phí hoạt động cho vay, giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp, chi phí hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn, chi phí dự phòng và chi phí hoạt động nghiệp vụ khác.
b) Trường hợp Quỹ là chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, khi chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các Khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng bất động sản nhưng đã phát sinh doanh thu nhượng bán bất động sản, Quỹ được trích trước một phần chi phí để tạm tính chi phí hoạt động nghiệp vụ. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ, Quỹ phải quyết toán số chi phí đã trích trước vào chi phí hoạt động nghiệp vụ. Phần chênh lệch giữa số chi phí đã trích trước cao hơn số chi phí thực tế phát sinh được Điều chỉnh giảm chi phí hoạt động nghiệp vụ của kỳ thực hiện quyết toán. Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn bất động sản phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Quỹ chỉ được trích trước vào chi phí hoạt động nghiệp vụ đối với các Khoản chi phí đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng hạng Mục công trình trong kỳ.
- Quỹ chỉ được trích trước chi phí để tạm tính chi phí hoạt động nghiệp vụ cho phần bất động sản đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.
- Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào chi phí hoạt động nghiệp vụ phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).
c) Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng.
d) Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (sau khi trừ đi các Khoản bồi thường, nếu có).
đ) Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và được ghi nhận vào chi phí hoạt động nghiệp vụ nêu việc phát hành trái phiếu cho Mục đích kinh doanh thông thường.
e) Các Khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ Điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài Khoản 631 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ”:
Bên Nợ:
- Chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn và chi phí hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ;
- Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp phát sinh trong kỳ;
- Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác phát sinh trong kỳ;
- Chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn phát sinh trong kỳ;
- Lãi cho vay phải thu đã ghi nhận vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ ở các kỳ trước đến kỳ này nợ gốc chuyển thành nợ quá hạn;
- Số trích lập dự phòng phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Hoàn nhập các Khoản dự phòng và các Khoản khác được ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật;
- Kết chuyển chi phí hoạt động nghiệp vụ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”,
Tài Khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
Tài Khoản 631 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ”, có 6 tài Khoản cấp 2 như sau:
- Tài Khoản 6311 - “Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay”: Phản ánh chi phí lãi vay, các chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn và chi phí hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ.
Tài Khoản 6311 - “Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay”, có 2 tài Khoản cấp 3 như sau:
+ Tài Khoản 63111 - “Chi phí lãi vay”: Phản ánh chi phí lãi vay và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn phát sinh trong kỳ.
+ Tài Khoản 63112 - “Chi phí hoạt động cho vay”: Phản ánh chi phí hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ, bao gồm phí giao ủy thác cho vay, phí tham gia hợp vốn cho vay, chi phí thu hồi nợ cho vay, lãi cho vay phải thu đã ghi nhận vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ ở các kỳ trước đến kỳ này nợ gốc chuyển thành nợ quá hạn và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay.
- Tài Khoản 6312 - “Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp”: Phản ánh trị giá vốn của hoạt động đầu tư trực tiếp bao gồm giá vốn thành phẩm bất động sản, giá vốn cho thuê BĐSĐT, giá vốn dự án bán, chuyển nhượng, các Khoản chi phí khác tính vào giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp phát sinh trong kỳ.
- Tài Khoản 6313 - “Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác”: Phản ánh các Khoản chi phí hoạt động góp vốn vào đơn vị khác phát sinh trong kỳ bao gồm cả lỗ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư.
- Tài Khoản 6314 - “Chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn”: Phản ánh giá vốn của hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn phát sinh trong kỳ.
- Tài Khoản 6315 - “Chi phí dự phòng”: Phản ánh các Khoản chi phí dự phòng rủi ro cho vay, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dự phòng giảm giá hàng tồn kho phát sinh trong kỳ.
Tài Khoản 6315 “Chi phí dự phòng”, có 3 tài Khoản cấp 3 như sau:
+ Tài Khoản 63151 - “Dự phòng rủi ro cho vay”: Phản ánh chi phí dự phòng rủi ro cho vay phát sinh trong kỳ.
+ Tài Khoản 63152 - “Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác”: Phản ánh các Khoản chi phí dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác đối với hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác phát sinh trong kỳ.
+ Tài Khoản 63153 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”: Phản ánh chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho phát sinh trong kỳ.
- Tài Khoản 6318 - “Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác”: Phản ánh các chi phí hoạt động nghiệp vụ khác phát sinh trong kỳ ngoài các Khoản chi phí đã kể trên.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Khi phát sinh lãi vay và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn, ghi:
Nợ TK 6311 - Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay (63111)
Có các TK 112, 332,...
b) Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp tới việc cho vay:
- Đối với các chi phí như: Phí giao ủy thác cho vay, phí tham gia hợp vốn cho vay, chi phí thu hồi nợ cho vay và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay:
Nợ TK 6311 - Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay (63112)
Có các TK 112, 331, 338...
- Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng, kế toán chuyển nợ trong hạn thành nợ quá hạn và xử lý phần lãi phải thu, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu hoạt động nghiệp vụ (5111) (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong cùng kỳ)
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63112) (nếu lãi phải thu đã ghi nhận doanh thu trong các kỳ trước)
Có TK 1311- Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay.
c) Ghi nhận các chi phí liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp:
c1) Ghi nhận giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Có các TK 1541, 155, 241,...
c2) Kế toán trích trước chi phí để tạm tính giá vốn thành phẩm bất động sản đã bán trong kỳ:
- Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn thành phẩm bất động sản đã bán, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Khi các Khoản chi phí trích trước có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm Khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 1541 - Hoạt động đầu tư trực tiếp.
- Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư Khoản chi phí trích trước chưa sử dụng hết, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 1541 - Hoạt động đầu tư trực tiếp
Có TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
c3) Chi phí của BĐS đầu tư được tính vào giá vốn trong kỳ
- Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Có TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thỏa mãn Điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334...
- Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331, 334...
- Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147)
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp (giá trị còn lại)
Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (nguyên giá)
- Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331,...
d) Ghi nhận chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác:
- Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, ghi:
Nợ TK 6313- Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác
Có các TK 112, 331,...
- Khi thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác:
+ Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động bán các Khoản đầu tư, ghi:
Nợ TK 6313 - Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112,...
+ Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ các TK 112, 1313
Nợ TK 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 6313 - Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác (phần tổn thất chưa được lập dự phòng)
Có các TK 221, 222, 2281 (giá vốn Khoản đầu tư thanh lý, nhượng bán).
đ) Kế toán các Khoản dự phòng:
đ1) Dự phòng rủi ro cho vay:
- Khi trích lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63151)
Có TK 22911 - Dự phòng chung
Có TK 22912 - Dự phòng cụ thể.
- Khi hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay, ghi đảo bút toán trên.
- Trường hợp các Khoản nợ gốc cho vay từ vốn hoạt động được phân loại vào nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn”, Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro cho vay để xử lý rủi ro, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22912) (Chi tiết số dự phòng cụ thể được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay)
Nợ TK 229 - Dự phòng rủi ro cho vay (22911) (Chi tiết số dự phòng chung được sử dụng để xử lý rủi ro cho vay, nếu dự phòng cụ thể không đủ bù đắp và không có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng)
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318) (nếu các Khoản dự phòng và tài sản đảm bảo không đủ bù đắp tổn thất)
Có TK 1283 - Cho vay (Chi tiết cho từng khách hàng vay).
đ2) Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác:
- Trường hợp số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 6315 - Chi phí dự phòng (63152)
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292)
- Trường hợp số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước nhưng chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phân chênh lệch bằng cách ghi đảo bút toán trên.
đ3) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 6315 - Chi phí dự phòng (63153)
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch bằng cách ghi đảo bút toán trên.
e) Phản ánh các Khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Nợ TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
Có các TK 152, 153, 1381,...
g) Khi phát sinh các chi phí hoạt động nghiệp vụ khác, ghi:
Nợ TK 6318 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác
Có các TK liên quan.
h) Khi phát sinh các Khoản giảm chi phí theo quy định của pháp luật, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (chi tiết từng hoạt động).
i) Kết chuyển chi phí hoạt động nghiệp vụ vào bên Nợ TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ.
Chương III
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 27. Hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ
1. Báo cáo tài chính năm
Khi lập báo cáo tài chính năm, Quỹ phải lập và trình bày theo dạng đầy đủ. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho Quỹ bao gồm:
- Bảng Cân đối kế toán
Mẫu số B 01 - ĐTĐP
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 02 - ĐTĐP
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 - ĐTĐP
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 09 - ĐTĐP
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ cho Mục đích công bố ra công chúng hoặc gửi các cơ quan có thẩm quyền, Quỹ phải lập và trình bày theo dạng đầy đủ. Khi sử dụng cho Mục đích khác, Quỹ được lựa chọn lập và trình bày theo dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (Quỹ được chủ động xây dựng mẫu báo cáo tài chính dạng tóm lược phù hợp với yêu cầu của từng trường hợp cụ thể).
Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm:
- Bảng Cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)
Mẫu số B 01a - ĐTĐP
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ)
Mẫu số B 02a - ĐTĐP
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ)
Mẫu số B 03 a - ĐTĐP
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Tương tự thuyết minh báo cáo tài chính năm
Điều 28. Thời hạn gửi báo cáo
1. Báo cáo quý được gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
2. Báo cáo năm được gửi chậm nhất sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Quỹ do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện được gửi chậm nhất sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Điều 29. Nơi nhận báo cáo
Các báo cáo quy định tại Điều 27 Thông tư này được gửi cho:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Bộ Tài chính;
- Sở Tài chính tỉnh; và
- Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Điều 30. Kiểm toán và công khai báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
1. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ chuẩn mực kế toán, các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của Quỹ.
2. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
3. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
4. Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo tính thanh Khoản giảm dần.
5. Các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh được sắp xếp theo từng hoạt động nghiệp vụ, phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
6. Quỹ phải trình bày giá trị và lý do của các Khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do Quỹ nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà Quỹ phải thực hiện.
Điều 32. Bảng cân đối kế toán
1. Quỹ trình bày Bảng cân đối kế toán năm như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B01 - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính……………..
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
1
2
3
4
5
A - TÀI SẢN
(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160 + 170 + 180)
100
I. Tiền và các Khoản tương đương tiền
110
1. Tiền
111
2. Các Khoản tương đương tiền
112
II. Các Khoản đầu tư
120
1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
121
a. Tiền gửi có kỳ hạn
121a
b. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
121b
c. Đầu tư trái phiếu
121c
d. Các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn
121d
2. Cho Vay
122
a. Cho vay
122a
b. Dự phòng rủi ro cho vay (*)
122b
(...)
(...)
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
123
a. Đầu tư vào công ty con
123a
b. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
123b
c. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
123c
d. Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (*)
123d
(...)
(...)
III. Các Khoản phải thu
130
1. Phải thu của khách hàng
131
a. Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay
131a
b. Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp
131b
c. Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
131c
d. Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn
131d
e. Phải thu hoạt động nghiệp vụ khác
131e
2. Trả trước cho người bán
132
3. Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay
133
4. Phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia
134
5. Phải thu nội bộ
135
6. Phải thu khác
136
7. Tài sản thiếu chờ xử lý
137
8. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
138
9. Dự phòng phải thu khó đòi (*)
139
(...)
(...)
IV. Hàng tồn kho
140
1. Hàng tồn kho
141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
(...)
(...)
V. Tài sản cố định
150
1. Tài sản cố định hữu hình
151
- Nguyên giá
152
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
153
(...)
(...)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
154
- Nguyên giá
155
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
156
(...)
(...)
3. Tài sản cố định vô hình
157
- Nguyên giá
158
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
159
(...)
(...)
VI. Bất động sản đầu tư
160
- Nguyên giá
161
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
162
(...)
(...)
VII. Tài sản dở dang
170
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
171
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
172
VIII. Tài sản khác
180
1. Thuế GTGT được khấu trừ
181
2. Thuế và các Khoản khác phải thu Nhà nước
182
3. Chi phí trả trước
183
4. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế
184
5. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
185
6. Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý
186
7. Tài sản khác
188
B - NỢ PHẢI TRẢ
200
I. Nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay
210
1. Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư
211
2. Vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất
212
3. Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư
213
4. Vốn nhận ủy thác ứng vốn
214
5. Nhận hợp vốn cho vay đầu tư
215
II. Các Khoản phải trả
220
1. Phải trả người bán
221
2. Người mua trả tiền trước
222
3. Phải trả lãi, chi phí huy động vốn
223
4. Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước
224
5. Phải trả người lao động
225
6. Chi phí phải trả
226
7. Phải trả nội bộ
227
8. Doanh thu chưa thực hiện
228
9. Phải trả khác
229
10. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
230
11. Dự phòng phải trả
231
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
232
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
233
14. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
234
III. Vay và nợ thuê tài chính
240
1. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
241
2. Nợ vay
242
3. Trái phiếu phát hành
243
4. Các Khoản nợ thuê tài chính
244
C- VỐN CHỦ SỞ HỮU
300
I. Vốn chủ sở hữu
310
1. Vốn góp của chủ sở hữu
311
2. Vốn khác của chủ sở hữu
312
3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
313
4. Quỹ đầu tư
phát triển
314
5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
315
6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
316
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
316a
- LNST chưa phân phối kỳ này
316b
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
317
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
320
1. Nguồn kinh phí
321
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
322
TỔNG CỘNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU (330 = 200+300)
330
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
2. Quỹ trình bày Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng đầy đủ như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B01a - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ
Quý... năm ...
Tại ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính: ……………
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Số cuối kỳ
Số đầu kỳ
1
2
3
4
5
A - TÀI SẢN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160+ 170 + 180)
100
I. Tiền và các Khoản tương đương tiền
110
……….(*)
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B01 - ĐTĐP.
Điều 33. Hướng dẫn lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
1. Mục đích của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Quỹ tại một thời Điểm nhất định, số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Quỹ theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Quỹ.
2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
- Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính’’ khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính.
- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các Khoản Mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các Khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ.... giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
- Kỹ thuật loại trừ các Khoản Mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.
- Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Đơn vị chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước (để trình bày cột đầu kỳ).
4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán
4.1. Tài sản (Mã số 100)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị tài sản của Quỹ tại thời Điểm báo cáo, bao gồm: tiền, các Khoản tương đương tiền, các Khoản đầu tư, các Khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang và tài sản khác.
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160 + Mã số 170 + Mã số 180.
(1) Tiền và các Khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các Khoản tương đương tiền hiện có của đơn vị tại thời Điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các Khoản tương đương tiền của Quỹ.
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112
- Tiền (Mã số 111)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền hiện có của Quỹ tại thời Điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác, nhận hợp vốn và tiền đang chuyển, số liệu để ghi vào chi tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” và TK 113 “Tiền đang chuyển”.
- Các Khoản tương đương tiền (Mã số 112)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản đầu tư có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời Điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chủ yếu vào số dư Nợ chi tiết của TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn (chi tiết các Khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và TK 1288 - Các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (chi tiết các Khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền). Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các Khoản được phản ánh ở các TK khác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền thì kế toán được phép trình bày trong chỉ tiêu này. Các Khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng...
Các Khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng Khoản Mục.
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các Khoản tương đương tiền trình bày trong chỉ tiêu này, kế toán có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các Khoản có thời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
(2) Các Khoản đầu tư (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các Khoản đầu tư của Quỹ tại thời Điểm báo cáo (sau khi trừ đi Khoản dự phòng rủi ro cho vay và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác), như: Cho vay, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 122 + Mã số 123.
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 121)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại thời Điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, đầu tư trái phiếu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (bên mua) và các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn. Các Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các Khoản tương đương tiền”.
Mã số 121 = Mã số 121a + Mã số 121b + Mã số 121c + Mã số 121d.
+ Tiền gửi có kỳ hạn (Mã số 121a)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các Khoản tiền gửi có kỳ hạn tại thời Điểm báo cáo, không bao gồm các Khoản đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các Khoản tương đương tiền”.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1281 - “Tiền gửi có kỳ hạn” sau khi đã loại trừ các Khoản tiền gửi có kỳ hạn được phân loại là tương đương tiền và được phản ánh ở Mã số 112.
+ Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 121b)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời Điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
+ Đầu tư trái phiếu (Mã số 121c)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các Khoản đầu tư trái phiếu tại thời Điểm báo cáo của Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1282 - “Trái phiếu”.
+ Các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 121d)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn ngoài tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ của đơn vị tại thời Điểm báo cáo, không bao gồm các Khoản đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các Khoản tương đương tiền”.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1288 - “Các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn”.
- Cho vay (Mã số 122)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các Khoản cho vay từ vốn hoạt động của Quỹ tại thời Điểm báo cáo sau khi trừ đi dự phòng rủi ro cho vay.
Chỉ tiêu này không phản ánh các Khoản tiền nhận được từ bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn để cho bên thứ 3 vay.
Mã số 122 = Mã số 122a + Mã số 122b
+ Cho vay (Mã số 122a)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các Khoản cho vay của Quỹ, bao gồm các Khoản Quỹ trực tiếp cho vay, Quỹ ủy thác cho vay, Quỹ hợp vốn cho vay (phần vốn của Quỹ) tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 1283 - “Cho vay”.
+ Dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 122b)
Là chỉ tiêu phản ánh các Khoản dự phòng rủi ro cho vay của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2291- “Dự phòng rủi ro cho vay” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 123)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của Quỹ tại thời Điểm báo cáo (sau khi trừ đi Khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác), như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Mã số 123 = Mã số 123a + Mã số 123b + Mã số 123c + Mã số 123d.
+ Đầu tư vào công ty con (Mã số 123a)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các Khoản đầu tư vào công ty con và các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập về bản chất là công ty con (không phụ thuộc vào tên gọi hoặc hình thức của đơn vị) tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 221 - “Đầu tư vào công ty con”.
+ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Mã số 123b)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 222 - “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”.
+ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 123c)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản đầu tư vào vốn chủ sở hữu của đơn vị khác nhưng Quỹ không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể tại thời Điểm báo cáo (ngoài các Khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết), số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài Khoản 2281 “Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”.
+ Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 123d)
Chỉ tiêu này phản ánh Khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác do đơn vị được đầu tư bị lỗ và nhà đầu tư có khả năng mất vốn tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 2292 - “Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(3) Các Khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các Khoản phải thu tại thời Điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi), như: Phải thu của khách hàng; Phải thu cổ tức, lợi nhuận được chia; Trả trước cho người bán; Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay; vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc; Phải thu nội bộ; Phải thu khác và tài sản thiếu chờ xử lý.
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136 + Mã số 137 + Mã số 138 + Mã số 139.
- Phải thu của khách hàng (Mã số 131)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng của Quỹ bao gồm: Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp, phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay, phải thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn và phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài Khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”.
Mã số 131 = Mã số 131a + Mã số 131b + Mã số 131c + Mã số 131d + Mã số 131e.
+ Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (Mã số 131a):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu về tiền lãi tiền gửi, lãi cho vay của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của các Tài Khoản 1311 - “Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay”.
+ Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 131b):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài Khoản 1312 - “Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp”.
+ Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 131c):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài Khoản 1313 - “Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”.
+ Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn (Mã số 131d):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu về phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài Khoản 1314 - “Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn”.
+ Phải thu hoạt động nghiệp vụ khác (Mã số 131e):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu từ hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài Khoản 1318 - “Phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác”.
- Trả trước cho người bán (Mã số 132)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền Quỹ đã trả trước cho người bán tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài Khoản 331 - “Phải trả cho người bán”.
- Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay (Mã số 133)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải thu về vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay nhưng bên nhận ủy thác cho vay, nhận hợp vốn cho vay chưa giải ngân cho bên đi vay tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 134 - “Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay”.
Trường hợp bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn đã giải ngân cho bên đi vay thì Quỹ không phản ánh ở chỉ tiêu này mà phản ánh ở chỉ tiêu “Cho vay” (mã số 122a).
- Phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia (Mã số 134)
Chỉ tiêu này phản ánh Khoản phải thu cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 132 “Phải thu về cổ tức, lợi nhuận”.
- Phải thu nội bộ (Mã số 135)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị cấp dưới trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn như phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá, phải thu nội bộ về lãi vay đủ Điều kiện được vốn hóa, phải thu nội bộ khác tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các Tài Khoản 1362, 1363, 1368.
- Phải thu khác (Mã số 136)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải thu khác của Quỹ tại thời Điểm báo cáo, như: Phải thu về các Khoản đã chi hộ, các Khoản tạm ứng, cầm cố, ký cược, ký quỹ, cho mượn tạm thời... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các Tài Khoản: TK 1388, TK 334, TK 338, TK 141, TK 244.
- Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 137)
Chỉ tiêu này phản ánh các tài sản thiếu hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.
- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 138)
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc tại thời Điểm báo cáo. Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp của toàn Quỹ, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh” (Mã số 234) hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 311) trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi tiết phần vốn nhận của đơn vị cấp trên, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của tài Khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc”.
- Dự phòng phải thu khó đòi (Mã số 139)
Chỉ tiêu này phản ánh Khoản dự phòng cho các Khoản phải thu khó đòi tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(4) Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình kinh doanh của Quỹ (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời Điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149.
+ Hàng tồn kho (Mã số 141)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của Quỹ, được luân chuyển trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời Điểm báo cáo (trừ các Khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được phản ánh ở Mã số 171 và giá trị thiết bị phụ tùng thay thế được phản ánh ở mã số 183). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các tài Khoản 151, 152, 153, 154, 155, 157.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149)
Chỉ tiêu này phản ánh Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời Điểm báo cáo sau khi trừ số dự phòng giảm giá đã lập cho các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được trình bày ở chỉ tiêu Mã số 171. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài Khoản 2294 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(5) Tài sản cố định (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định tại thời Điểm báo cáo. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 154 + Mã số 157.
- Tài sản cố định hữu hình (Mã số 151)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời Điểm báo cáo. Mã số 151 = Mã số 152 + Mã số 153.
+ Nguyên giá (Mã số 152)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 211- “Tài sản cố định hữu hình”.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 153)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình lũy kế tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 154)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời Điểm báo cáo. Mã số 154 = Mã số 155 + Mã số 156.
+ Nguyên giá (Mã số 155)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 212 - “Tài sản cố định thuê tài chính”.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 156)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính lũy kế tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 2142 - “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tài sản cố định vô hình (Mã số 157)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời Điểm báo cáo. Mã số 157 = Mã số 158 + Mã số 159.
+ Nguyên giá (Mã số 158)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 159)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình lũy kế tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(6) Bất động sản đầu tư (Mã số 160)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời Điểm báo cáo. Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.
- Nguyên giá (Mã số 161)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại thời Điểm báo cáo sau khi đã trừ số tổn thất do suy giảm giá trị của bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá. Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 217 - “Bất động sản đầu tư”.
- Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 162)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư dùng để cho thuê tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 2147 - “Hao mòn bất động sản đầu tư” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(7) Tài sản dở dang (Mã số 170)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang không được phân loại là hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Quỹ tại thời Điểm báo cáo.
Mã số 170 = Mã số 171 + Mã số 172.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Mã số 171)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được (là giá gốc trừ đi số dự phòng giảm giá đã trích lập riêng cho Khoản này) của chi phí kinh doanh dở dang không thỏa mãn định nghĩa về hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán (ví dụ như chi phí của các dự án xây dựng thành phẩm bất động sản chậm tiến độ hoặc vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường) tại thời Điểm báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của TK 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” và số dư Có chi tiết của TK 2294 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 172)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài Khoản 241 - “Xây dựng cơ bản dở dang”.
(8) Tài sản khác (Mã số 180)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời Điểm báo cáo, như: chi phí trả trước, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các Khoản khác phải thu nhà nước và các loại tài sản khác.
Mã số 180 = Mã số 181 + Mã số 182 + Mã số 183 + Mã số 184 + Mã số 185 + Mã số 186 + Mã số 188.
- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 181)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của Tài Khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”.
- Thuế và các Khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 182)
Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các Khoản khác nộp thừa cho Nhà nước tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tài Khoản 333 “Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước”.
- Chi phí trả trước (Mã số 183)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ, sử dụng tài sản, nguồn lực của các đơn vị khác trong nhiều kỳ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để chi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 242 - “Chi phí trả trước”.
- Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế (Mã số 184)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá) của thiết bị, vật tư, phụ tùng dùng để dự trữ, thay thế, phòng ngừa hư hỏng của tài sản nhưng không đủ tiêu chuẩn để phân loại là tài sản cố định và có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường không được phân loại là hàng tồn kho. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết TK 1534 - “Thiết bị, phụ tùng thay thế” (chi tiết số phụ tùng, thiết bị thay thế dự trữ) và số dư Có chi tiết của TK 2294 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 185)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 243 - “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”.
Nếu các Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế và được quyết toán với cùng một cơ quan thuế thì thuế hoãn lại phải trả được bù trừ với tài sản thuế hoãn lại. Trường hợp này, chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” phản ánh số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý (Mã số 186)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 245.
- Tài sản khác (Mã số 188)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản khác ngoài các tài sản đã nêu trên, như: Kim khí quý, đá quý (không được phân loại là hàng tồn kho), các Khoản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá để bán kiếm lời không được phân loại là bất động sản đầu tư, các vật phẩm có giá trị để trưng bày, bảo tàng, giới thiệu truyền thông, lịch sử,... nhưng không được phân loại là TSCĐ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 2288.
4.2. Nợ phải trả (Mã số 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời Điểm báo cáo, gồm: các Khoản phải trả từ hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay; Vay và nợ thuê tài chính; và các Khoản phải trả đối tượng khác, như: Phải trả người bán, người lao động, nhà nước...
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240.
(1) Nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay (Mã số 210)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các Khoản phải trả về vốn nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay của Quỹ, như: Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư, nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất, nhận ủy thác cho vay đầu tư, nhận ủy thác ứng vốn, nhận hợp vốn cho vay đầu tư tại thời Điểm báo cáo.
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215,
- Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư (Mã số 211)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền nhận ủy thác cấp phát đầu tư chưa giải ngân tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 3611 - “Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư”.
- Vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất (Mã số 212)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất chưa giải ngân tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 3612 - “Vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất”.
- Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư (Mã số 213)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền nhận ủy thác cho vay đầu tư chưa giải ngân tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 362 - “Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư”.
- Vốn nhận ủy thác ứng vốn (Mã số 214)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền nhận ủy thác ứng vốn chưa giải ngân tại thời Điểm báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 363 - “Vốn nhận ủy thác ứng vốn”,
- Nhận hợp vốn cho vay đầu tư (Mã số 215)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền nhận hợp vốn cho vay đầu tư chưa giải ngân tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 364 - “Nhận hợp vốn cho vay đầu tư”.
(2) Các Khoản phải trả (Mã số 220)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các Khoản nợ phải trả khác của Quỹ tại thời Điểm báo cáo, như: Khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả tiền lãi vay, thuế và các Khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, quỹ khen thưởng, phúc lợi,... tại thời Điểm báo cáo.
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 222 + Mã số 223 + Mã số 224 + Mã số 225 + Mã số 226 + Mã số 227 + Mã số 228 + Mã số 229 + Mã số 230 + Mã số 231 + Mã số 232 + Mã số 233 + Mã số 234.
- Phải trả người bán (Mã số 221)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền Quỹ còn phải trả cho người bán tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 331 - “Phải trả cho người bán”.
- Người mua trả tiền trước (Mã số 222)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua trả tiền trước tại thời Điểm báo cáo (không bao gồm các Khoản doanh thu nhận trước), số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 - “Phải thu của khách hàng”.
- Phải trả lãi vay, chi phí huy động vốn (Mã số 223)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản lãi, chi phí huy động vốn Quỹ phải trả cho tổ chức và cá nhân tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của Tài Khoản 332 “Phải trả lãi, chi phí huy động vốn”.
- Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 224)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các Khoản còn phải nộp cho Nhà nước tại thời Điểm báo cáo, bao gồm các Khoản thuế, phí, lệ phí và các Khoản phải nộp khác, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài Khoản 333 - “Thuế và các Khoản phải nộp nhà nước”.
- Phải trả người lao động (Mã số 225)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản còn phải trả cho người lao động tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài Khoản 334 - “Phải trả người lao động”.
- Chi phí phải trả (Mã số 226)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các Khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc các Khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ, tài liệu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh cần phải được tính trước vào chi phí hoạt động tại thời Điểm báo cáo, như trích trước tiền lương nghỉ phép, trích trước giá vốn thành phẩm bất động sản, sửa chữa TSCĐ,... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 335 - “Chi phí phải trả”.
- Phải trả nội bộ (Mã số 227)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải trả nội bộ tại thời Điểm báo cáo (ngoài phải trả về vốn kinh doanh) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc và giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc với nhau, như: phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá, phải trả nội bộ về lãi vay đủ Điều kiện được vốn hóa, phải trả nội bộ khác, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 3362, 3363, 3368. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải thu nội bộ” trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị cấp trên và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Doanh thu chưa thực hiện (Mã số 228)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ còn phải thực hiện tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 3387 - “Doanh thu chưa thực hiện”.
- Phải trả khác (Mã số 229)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải trả khác tại thời Điểm báo cáo, ngoài các Khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu khác, như: Các Khoản thu hộ phải trả, tài sản thừa chờ giải quyết, các Khoản phải trả về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, nhận ký cược, nhận ký quỹ, ... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các TK 138, 338, 344.
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 230)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài Khoản 347 - “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”.
Nếu các Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế và được quyết toán với cùng một cơ quan thuế thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả được bù trừ với tài sản thuế hoãn lại. Trường hợp này chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” phản ánh số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả lớn hơn tài sản thuế hoãn lại.
- Dự phòng phải trả (Mã số 231)
Chỉ tiêu này phản ánh Khoản dự phòng phải trả tại thời Điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dự phòng tái cơ cấu, các Khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ,... Các Khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và Quỹ chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài Khoản 352 - “Dự phòng phải trả”.
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 232)
Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý Điều hành chưa sử dụng tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 233)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài Khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”.
- Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 234)
Tùy thuộc vào đặc Điểm hoạt động và mô hình quản lý của từng Quỹ thực hiện phân cấp và quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận Khoản vốn do cấp trên cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” - Mã số 311.
Chỉ tiêu này chỉ ghi ở Bảng cân đối kế toán đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, phản ánh các Khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh tại thời Điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Có TK 3361 - “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh”. Khi đơn vị cấp trên lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp toàn Quỹ, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị cấp trên.
(3) Vay và nợ thuê tài chính (Mã số 240)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các Khoản Quỹ vay trung hạn, dài hạn; Trái phiếu phát hành; Mua bán lại trái phiếu Chính phủ (bên bán); Nợ thuê tài chính tại thời Điểm báo cáo.
Mã số 240= Mã số 241 + Mã số 242 + Mã số 243 + Mã số 244.
- Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 241)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài Khoản 171 “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.
- Nợ vay (Mã số 242)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản Quỹ vay trung hạn, dài hạn tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 3411 - “Các Khoản đi vay”.
- Trái phiếu phát hành (Mã số 243)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản trái phiếu do Quỹ phát hành tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 343 - “Trái phiếu phát hành”.
- Các Khoản nợ thuê tài chính (Mã số 244)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản nợ thuê tài chính của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 3412 - “Nợ thuê tài chính”.
4.3. Vốn chủ sở hữu (Mã số 300)
(Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320)
(1) Vốn chủ sở hữu (Mã số 310)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các Khoản vốn của chủ sở hữu, như: vốn góp của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản,...
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 +Mã số 317.
- Vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 311)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài Khoản 4111 - “Vốn góp của chủ sở hữu”.
- Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 312)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các Khoản vốn khác của chủ sở hữu tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài Khoản 4118 - “Vốn khác”.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 313)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chênh lệch do đánh giá lại tài sản được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có hoặc số dư Nợ của TK 412 - “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”. Trường hợp TK 412 có số dư Nợ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 314)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài Khoản 414 - “Quỹ đầu tư phát triển”.
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 315)
Chỉ tiêu phản ánh số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (bao gồm cả Quỹ dự phòng tài chính theo quy định của pháp luật) trích lập từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hiện có tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418 - “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu”.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 316)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có hoặc dư Nợ của TK 421 - “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 316 = Mã số 316a + Mã số 316b
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (Mã số 316a)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối lũy kế đến thời Điểm cuối kỳ trước (đầu kỳ báo cáo).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này trên Bảng cân đối kế toán quý là số dư Có hoặc dư Nợ của tài Khoản 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước” cộng với số dư Có hoặc dư Nợ chi tiết của Tài Khoản 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay”, chi tiết số lợi nhuận lũy kế từ đầu năm đến đầu kỳ báo cáo. Trường hợp tài Khoản 4211, 4212 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này trên Bảng cân đối kế toán năm là số dư Có hoặc dư Nợ của tài Khoản 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”. Trường hợp tài Khoản 4211, 4212 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (Mã số 316b)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này trên Bảng cân đối kế toán quý là số dư Có hoặc dư Nợ của tài Khoản 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay”, chi tiết số lợi nhuận phát sinh trong quý báo cáo. Trường hợp tài Khoản 4212 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này trên Bảng cân đối kế toán năm là số dư Có hoặc dư Nợ của tài Khoản 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay”. Trường hợp tài Khoản 4212 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 317)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện có tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài Khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”.
(2) Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 320)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án (sau khi trừ đi các Khoản chi sự nghiệp, dự án); Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tại thời Điểm báo cáo. Mã số 320 = Mã số 321 + Mã số 322.
- Nguồn kinh phí (Mã số 321)
Chỉ tiêu này phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp nhưng chưa sử dụng hết, hoặc số chi sự nghiệp, dự án lớn hơn nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có của tài Khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ tài Khoản 161 “Chi sự nghiệp”. Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 322)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời Điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài Khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ”.
3) Tổng cộng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Mã số 330)
Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của Quỹ tại thời Điểm báo cáo. Mã số 330 = Mã số 200 + Mã số 300.
Điều 34. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Quỹ trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B02 - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm …………..
Đơn vị tính: ……………
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Thu nhập lãi thuần
01
1.1. Doanh thu thuần lãi cho vay
02
1.2. Chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn và các Khoản chi phí hoạt động cho vay
03
2. Thu thập thuần từ hoạt động đầu tư trực tiếp
04
2.1. Doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư trực tiếp
05
2.2. Chi phí hoạt động đầu tư trực tiếp
06
3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
07
3.1. Doanh thu thuần hoạt động dịch vụ
08
3.2. Chi phí hoạt động dịch vụ
09
4. Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
10
4.1. Doanh thu từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
11
4.2. Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
12
5. Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính
13
5.1. Doanh thu từ hoạt động tài chính
14
5.2. Chi phí tài chính
15
6. Chi phí hoạt động kinh doanh
16
7. Thu nhập thuần khác
17
7.1. Thu nhập thuần từ hoạt động khác
18
7.2. Chi phí khác
19
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro cho vay (20 = 01 + 04 + 07 + 10 + 13 - 16 + 17)
20
9. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay
30
10. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (40 = 20 - 30)
40
11. Chi phí thuế TNDN
50
11.1. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
11.2. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
12. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=40 - 50)
60
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2. Quỹ trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B02a - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ
Quý … Năm …
Đơn vị tính:....
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Quý…
Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này
Kỳ này
Kỳ trước
Kỳ này
Kỳ trước
1
2
3
4
5
6
7
1. Thu nhập lãi thuần
...(*)
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm - Mẫu số B02 - ĐTĐP.
Điều 35. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Nội dung và kết cấu báo cáo
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả trong kỳ của Quỹ theo từng loại hoạt động, như: hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư trực tiếp, hoạt động dịch vụ,...;
b) Số liệu ghi vào cột 5 “Kỳ trước” (để so sánh) của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Kỳ này” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này kỳ trước.
2. Cơ sở lập báo cáo
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước;
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài Khoản từ loại 5 đến loại 9.
3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.1. Thu nhập lãi thuần (Mã số 01)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số thu nhập từ hoạt động cho vay sau khi trừ đi các Khoản chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn và các Khoản chi phí hoạt động cho vay.
Mã số 01 = Mã số 02 - Mã số 03
- Doanh thu thuần lãi cho vay (Mã số 02):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (Quỹ trực tiếp cho vay, ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay) sau khi trừ đi các Khoản giảm trừ (nếu có) trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ TK 5111 “Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư” đối ứng với bên Có của tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
- Chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn và các Khoản chi phí hoạt động cho vay (Mã số 03):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn và các Khoản chi phí của hoạt động cho vay (phí giao ủy thác cho vay, phí tham gia hợp vốn cho vay, chi phí thu hồi nợ cho vay và chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay) được tính vào chi phí trong kỳ. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro cho vay được trình bày tại chỉ tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro cho vay” (Mã số 30).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có của TK 6311 “Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết của TK 631 đối ứng với bên Nợ của tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.2. Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 04)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp sau khi trừ các Khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp trong kỳ báo cáo.
Mã số 04 = Mã số 05 - Mã số 06
- Doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 05):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp sau khi trừ đi các Khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) bao gồm doanh thu bán thành phẩm bất động sản, doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư, doanh thu bán, chuyển nhượng dự án, doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của Tài Khoản 5112 “Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp” đối ứng với bên Có của tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
- Chi phí hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 06):
Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của những hoạt động đầu tư trực tiếp, như giá vốn của nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bất động sản đầu tư,...đã bán, giá vốn cho thuê bất động sản đầu tư, giá vốn dự án bán, chuyển nhượng, giá vốn hoạt động dịch vụ khác và chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có các TK 6312 “Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp” và TK 63153 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (Mã số 07)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số thu nhập từ hoạt động dịch vụ, bao gồm: thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn và các Khoản phí quản lý dịch vụ khác (nếu có) sau khi đã trừ các Khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) và các Khoản chi phí liên quan trực tiếp đến các hoạt động dịch vụ trong kỳ báo cáo.
Mã số 07 = Mã số 08 - Mã số 09
- Doanh thu thuần hoạt động dịch vụ (Mã số 08):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hoạt động dịch vụ sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu (nếu có), bao gồm: phí nhận ủy thác, phí nhận hợp vốn và các Khoản phí quản lý dịch vụ khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của Tài Khoản 5114 “Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn”, TK 5118 “Doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác” đối ứng với bên Có của Tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
- Chi phí hoạt động dịch vụ (Mã số 09):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí dịch vụ liên quan đến hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn và chi phí hoạt động dịch vụ khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 6314 “Chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn” và TK 6318 “Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.4. Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 10).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh cổ tức, lợi nhuận được chia; Lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư vào đơn vị khác sau khi trừ đi chi phí liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư và các Khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Mã số 10 = Mã số 11 - Mã số 12
- Doanh thu từ hoạt động đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 11):
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản doanh thu từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, gồm: cổ tức, lợi nhuận được chia; Lãi từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có của tài Khoản 5113 “Doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” trong kỳ báo cáo.
- Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 12):
Chỉ tiêu này phản ánh lỗ từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, các Khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư này và các Khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 6313 “Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác” và TK 63152 “Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.5. Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 13)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số thu nhập từ hoạt động tài chính sau khi trừ đi các Khoản chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.
Mã số 13 = Mã số 14 - Mã số 15
- Doanh thu từ hoạt động tài chính (Mã số 14):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hoạt động tài chính, như lãi chênh lệch tỷ giá, lãi phát sinh khi bán ngoại tệ... phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” trong kỳ báo cáo.
- Chi phí tài chính (Mã số 15):
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản chi phí tài chính, như lỗ chênh lệch tỷ giá, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ... phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính” trong kỳ báo cáo đối ứng với bên Có TK 911.
3.6. Chi phí hoạt động kinh doanh (Mã số 16)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo (Bao gồm cả chi phí dự phòng phải thu khó đòi), số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có các TK 641 “Chi phí bán hàng”, TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ của Tài Khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.7. Thu nhập thuần khác (Mã số 17)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số thu nhập thuần từ hoạt động khác (ngoài các Khoản thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ) sau khi trừ đi các Khoản chi phí khác trong kỳ báo cáo.
Mã số 17 = Mã số 18 - Mã số 19
- Thu nhập thuần từ hoạt động khác (Mã số 18):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập từ hoạt động khác sau khi trừ đi các Khoản giảm trừ (nếu có) phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa Khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ cao hơn giá trị còn lại và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Chi phí khác (Mã số 19)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các Khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có của TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa Khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhỏ hơn giá trị còn lại và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
3.8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của Quỹ trước khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro cho vay phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 04 + Mã số 07 + Mã số 10 + Mã số 13 - Mã số 16 +Mã số 17.
3.9. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí dự phòng rủi ro cho vay phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có của TK 63151 “Dự phòng rủi ro cho vay” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.10. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 40 = Mã số 20 - Mã số 30.
3.11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 50)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ.
Mã số 50 = Mã số 51 + Mã số 52.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài Khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài Khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...))
3.1.2. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ thuần) sau thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 60 = Mã số 40 - Mã số 50.
Điều 36. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1. Quỹ trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B03a - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Năm....
Đơn vị tính: …………..
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp
01
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
02
3. Tiền thu từ các Khoản phí
03
4. Tiền chi cho vay
04
5. Tiền thu hồi gốc cho vay
05
6. Thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi
06
7. Tiền thu từ đi vay
07
8. Tiền trả nợ gốc vay
08
9. Tiền lãi vay đã trả
09
10. Chênh lệch tiền thu hồi và chi trả lại vốn gốc, lãi cho vay của phần vốn nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay
10
11. Chênh lệch tiền thu, chi từ nhận vốn ủy thác cấp phát đầu tư
11
12. Chênh lệch tiền thu, chi từ vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất
12
13. Chênh lệch tiền thu, chi vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư
13
14. Chênh lệch tiền thu, chi nhận ủy thác ứng vốn
14
15. Chênh lệch tiền thu, chi nhận hợp vốn cho vay đầu tư
15
16. Tiền chi trả cho người lao động
16
17. Tiền thu các Khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro
17
18. Thuế TNDN đã nộp
18
19. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
19
20. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
20
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
30
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác
31
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác
32
3. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
33
4. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
34
5. Tiền thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia
35
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
40
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu
41
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu
42
3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
43
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
50
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (60 = 30+40+50)
60
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
70
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
71
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (80 = 60 + 70 + 71)
80
Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì Quỹ không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B03b - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp) (*)
Năm....
Đơn vị tính: …………….
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
01
Điều chỉnh cho các Khoản
2. Khấu hao TSCĐ, BĐSĐT
02
3. Các Khoản dự phòng
03
4. Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
04
5. Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
05
Những thay đổi về tài sản và nợ phải trả
Những thay đổi về tài sản
6. Tăng, giảm tiền cho vay
06
7. Tăng, giảm lãi, phí phải thu
07
8. Tăng, giảm các Khoản phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay
08
9. Tăng, giảm các Khoản phải thu của khách hàng từ hoạt động đầu tư trực tiếp
09
10. Tăng, giảm hàng tồn kho
10
11. Tăng, giảm các tài sản khác
11
Những thay đổi về nợ phải trả
12. Tăng, giảm tiền đi vay
12
13. Tăng, giảm lãi vay phải trả
13
14. Tăng, giảm tiền vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư
14
15. Tăng, giảm tiền nhận vốn ủy thác hỗ trợ lãi suất
15
16. Tăng, giảm tiền vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư
16
17. Tăng, giảm tiền nhận ủy thác ứng vốn
17
18. Tăng, giảm tiền nhận hợp vốn cho vay đầu tư
18
19. Tăng, giảm các Khoản phải trả người bán, người lao động, phải trả khác
19
20. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
20
21. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
21
22. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
22
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
30
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác
31
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác
32
3. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
33
4. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
34
5. Tiền thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia
35
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
40
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu
41
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu
42
3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
43
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
50
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (60 = 30+40+50)
60
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
70
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
71
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (80 = 60+70+71)
80
Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì Quỹ không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”chỉ tiêu.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2. Quỹ trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B03a - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIỮA NIÊN ĐỘ
(Phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp)
Quý ….. năm....
Đơn vị tính: ………………
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Quý…
Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này
Năm nay
Năm trước
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
6
7
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
... (*)
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số của báo cáo này như các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm - Mẫu B03 - ĐTĐP
Điều 37. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.1. Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất, Quỹ căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp nếu chưa có hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này. Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, Quỹ được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
1.2. Các Khoản đầu tư được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các Khoản đầu tư có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua Khoản đầu tư đó tại thời Điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
1.3. Quỹ phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ":
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ mà không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu.
1.4. Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
- Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng;
- Thu tiền và chi tiền đối với các Khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các Khoản đầu tư; Các Khoản tiền nhận ủy thác đầu tư, nhận hợp vốn và việc giải ngân các Khoản tiền này ngay trong kỳ...
1.5. Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời Điểm phát sinh giao dịch.
1.6. Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các Khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ví dụ:
- Việc mua tài sản bằng cách nhận các Khoản nợ;
- Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;
- Việc chuyển nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
1.7. Các Khoản Mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các Khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các Khoản Mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.
1.8. Trường hợp phát sinh Khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc:
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (ví dụ trong giao dịch hàng đổi hàng không tương tự...);
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Ví dụ bù trừ tiền thanh lý TSCĐ phải thu với Khoản đi vay...).
2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...
3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Sổ kế toán chi tiết các tài Khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho phải được theo dõi chi tiết cho từng giao dịch để có thể trình bày luồng tiền thu hồi hoặc thanh toán theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ví dụ: Khoản tiền trả nợ cho nhà thầu liên quan đến hoạt động XDCB được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, Khoản trả tiền nợ người bán cung cấp hàng hóa dịch vụ cho hoạt động kinh doanh được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Đối với sổ kế toán chi tiết các tài Khoản phản ánh tiền phải được chi tiết để theo dõi các luồng tiền thu và chi liên quan đến 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính (trường hợp Quỹ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp) làm căn cứ tổng hợp khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4.1. Phương pháp lập các chỉ tiêu thuộc luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh phản ánh các luồng tiền vào và luồng tiền ra liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ, bao gồm cả luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì Mục đích kinh doanh (nếu có).
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập theo một trong hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp.
4.1.1. Phương pháp lập các chỉ tiêu thuộc luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp
a. Nguyên tắc lập:
Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các Khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của Quỹ.
b. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể
- Tiền thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 01)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ báo cáo do: Bán các Khoản đầu tư trực tiếp, như bán thành phẩm bất động sản, cơ sở hạ tầng, chuyển nhượng dự án (được phân loại là hàng tồn kho); Cho thuê tài sản. Chỉ tiêu này bao gồm cả số tiền đã thu từ các Khoản nợ phải thu phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.
Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, tiền thu hồi các Khoản vốn góp đầu tư vào đơn vị khác, cổ tức và lợi nhuận được chia và các Khoản tiền thu khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các Khoản tiền thu được do nhận vốn góp của chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111, TK 112, sổ kế toán các tài Khoản phải thu, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 5112 “Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp” và các TK khác có liên quan.
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Mã số 02)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả trong kỳ báo cáo do mua hàng hóa, dịch vụ; Thanh toán các Khoản chi phí hoạt động kinh doanh, kể cả số tiền kỳ này thanh toán các Khoản nợ phải trả phát sinh từ kỳ trước hoặc các Khoản tiền ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT (kể cả chi mua NVL để sử dụng cho XDCB hình thành TSCĐ, BĐSĐT), tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và các Khoản tiền chi khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các Khoản tiền trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần chi tiền) đối chiếu với sổ kế toán các tài Khoản có liên quan và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
- Tiền thu từ các Khoản phí (Mã số 03)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ báo cáo về các Khoản phí từ hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (bao gồm cả số tiền thu được từ các Khoản phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, TK 112, TK 113, TK 1314,...
- Tiền chi cho vay (Mã số 04)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền Quỹ chi cho vay trong kỳ báo cáo từ vốn hoạt động, kể cả chi phí bằng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK1283 “Cho vay”, các tài Khoản liên quan và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
- Tiền thu hồi gốc cho vay (Mã số 05)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu hồi gốc cho vay từ vốn hoạt động trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK1283 “Cho vay”.
- Thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi (Mã số 06)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ báo cáo về lãi tiền cho vay từ vốn hoạt động, lãi tiền gửi, bao gồm cả số tiền thu được từ các Khoản phải thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 5111, 1311,...
- Tiền thu từ đi vay (Mã số 07)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được do Quỹ đi vay trung hạn, dài hạn của các đối tượng trong kỳ báo cáo (kể cả số tiền bên bán nhận được trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ). Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản đi vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc nợ thuê tài chính.
Đối với các Khoản vay bằng trái phiếu, chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã nhận được trong kỳ (Bằng mệnh giá trái phiếu Điều chỉnh với các Khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước (nếu có)).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113, các tài Khoản phải trả (chi tiết tiền vay nhận được chuyển trả ngay các Khoản nợ phải trả) sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 3411, 3431 và các tài Khoản khác có liên quan.
- Tiền trả nợ gốc vay (Mã số 08)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả trong kỳ báo cáo về Khoản nợ gốc vay, kể cả tiền trả nợ gốc thuê tài chính, nợ gốc trái phiếu, số tiền bên bán đã trả lại cho bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ. Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản trả gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ vay thành vốn góp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sổ kế toán các tài Khoản phải thu (phần tiền trả nợ gốc vay từ tiền thu các Khoản phải thu), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 171, 3411, 3431 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền lãi vay đã trả (Mã số 09)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả và chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài Khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các Khoản phải thu), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 332, 6311, 242, các tài Khoản liên quan khác và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tiền thu hồi và chi trả lại vốn gốc, lãi cho vay của phần vốn nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay (Mã số 10)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa tổng số tiền thu hồi và chi trả lại cho các bên gửi ủy thác, bên tham gia hợp vốn về số vốn gốc, lãi cho vay của phần vốn nhận được từ hoạt động ủy thác, nhận hợp vốn cho vay.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112 sau khi đối chiếu với các tài Khoản 33881, 33883, 33888. Trường hợp số dư Có cuối kỳ của các tài Khoản 33881, 33883, 33888 nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tiền thu, chi từ nhận vốn ủy thác cấp phát đầu tư (Mã số 11)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa tổng số tiền thu, chi được từ vốn ủy thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài Khoản 3611. Trường hợp số dư Có cuối kỳ tài Khoản 3611 nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tiền thu, chi từ vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất (Mã số 12)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa tổng số tiền thu, chi từ vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài Khoản 3612. Trường hợp số dư Có cuối kỳ tài Khoản 3612 nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tiền thu, chi vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư (Mã số 13)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa tổng số tiền thu và chi vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài Khoản 362. Trường hợp số dư Có cuối kỳ tài Khoản 362 nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tiền thu, chi nhận ủy thác ứng vốn (Mã số 14)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa tổng số tiền thu và chi vốn nhận ủy thác ứng vốn từ các Quỹ tài chính địa phương khác trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài Khoản 363. Trường hợp số dư Có cuối kỳ tài Khoản 363 nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tiền thu, chi nhận hợp vốn cho vay đầu tư (Mã số 15)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa tổng số tiền thu và chi từ việc nhận hợp vốn cho vay đầu tư trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài Khoản 364. Trường hợp số dư Có cuối kỳ tài Khoản 364 nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 16)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng,....
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (chi tiết tiền trả cho người lao động), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 334 (chi tiết số đã trả bằng tiền và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền thu các Khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro (Mã số 17)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu được từ các Khoản nợ gốc và nợ lãi đã được xử lý xóa hoặc bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài Khoản 711.
- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 18)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 19)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các Khoản khác từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo (ngoài các Khoản đã được trình bày trong các chỉ tiêu ở trên), như: số tiền thu được từ bán tài sản bảo đảm nợ (sau khi đã bù trừ Khoản nợ gốc, nợ lãi vay, chi phí bán tài sản bảo đảm nợ và phải trả các bên tham gia hợp vốn), tiền thu từ Khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các Khoản tiền thu khác...); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các Khoản đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài Khoản khác có liên quan.
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 20)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các Khoản khác trong kỳ báo cáo (ngoài các Khoản chi đã nêu ở các chỉ tiêu trên), như: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các Khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN); Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền nộp các Khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các Khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp từ các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án,...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài Khoản liên quan khác và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu "Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (...).
Mã số 30 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 + Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17 + Mã số 18 + Mã số 19 +Mã số 20.
4.1.2. Lập các chỉ tiêu thuộc luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp
a. Nguyên tắc lập:
Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách Điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các Khoản Mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của tài sản và nợ phải trả phát sinh từ hoạt động kinh doanh và các Khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
- Các Khoản chi phí không bằng tiền, như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng...
- Các Khoản lãi, lỗ không bằng tiền, như lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ;
- Các Khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, cổ tức và lợi nhuận được chia...;
- Lãi vay phải trả được vốn hóa trong kỳ.
b. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể
- Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01)
Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (...).
- Khấu hao TSCĐ, BĐSĐT (Mã số 02)
+ Trường hợp Quỹ bóc tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và số khấu hao đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo: Chỉ tiêu này chỉ bao gồm số khấu hao đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ; Chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” không bao gồm số khấu hao nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ);
+ Trường hợp Quỹ không thể bóc tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ tiêu này bao gồm số khấu hao đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với số khấu hao liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ; Chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
Trong mọi trường hợp, Quỹ đều phải loại trừ khỏi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ số khấu hao nằm trong giá trị xây dựng cơ bản dở dang, số hao mòn đã ghi giảm nguồn kinh phí, quỹ khen thưởng phúc lợi đã hình thành TSCĐ, giảm Quỹ phát triển KH&CN đã hình thành TSCĐ phát sinh trong kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế".
- Các Khoản dự phòng (Mã số 03)
Chỉ tiêu này phản ánh ảnh hưởng của việc trích lập, hoàn nhập và sử dụng các Khoản dự phòng đến các luồng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các Khoản dự phòng tổn thất tài sản (dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng rủi ro cho vay) và dự phòng phải trả trên Bảng cân đối kế toán.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu tổng số dư cuối kỳ của các Khoản dự phòng lớn hơn tổng số dư đầu kỳ hoặc được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu tổng số dư cuối kỳ của các Khoản dự phòng nhỏ hơn tổng số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Mã số 04)
Chỉ tiêu này phản ánh lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch số phát sinh Có và phát sinh Nợ TK 413 đối chiếu sổ kế toán TK 515 (chi tiết lãi do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ) hoặc TK 635 (chi tiết lỗ do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ).
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu có lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu có lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05)
Chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số lãi, lỗ phát sinh trong kỳ báo cáo đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế nhưng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
+ Lãi, lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT;
+ Lãi, lỗ từ việc đánh giá lại tài sản phi tiền tệ mang đi góp vốn, đầu tư vào đơn vị khác;
+ Lãi, lỗ từ việc bán, thu hồi các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (không bao gồm lãi, lỗ mua bán chứng khoán kinh doanh), như: Các Khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết; cổ tức và lợi nhuận được chia.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 5113, 6313, 711, 811 và các tài Khoản khác có liên quan (chi tiết phần lãi, lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư) trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu hoạt động đầu tư có lãi thuần và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...); hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu hoạt động đầu tư có lỗ thuần.
- Tăng, giảm tiền cho vay (Mã số 06)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình biến động các Khoản tiền cho vay dưới mọi hình thức từ vốn hoạt động của Quỹ trong kỳ báo cáo, bao gồm cả tiền Quỹ trực tiếp cho vay và ủy thác, tham gia hợp vốn cho vay, đầu tư trái phiếu. Các Khoản tiền ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay mà Quỹ là bên đưa đi ủy thác, tham gia hợp vốn nếu chưa thực sự cho vay được (bên nhận hợp vốn chưa giải ngân cho bên đi vay) không phản ánh ở chỉ tiêu này mà phản ánh ở chỉ tiêu “Tăng, giảm phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay”.
Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền mà Quỹ là bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn đã nhận được từ các bên giao ủy thác, tham gia hợp vốn để cho vay. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư cho vay tại thời Điểm cuối kỳ và thời Điểm đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán, đối chiếu với số dư Nợ chi tiết TK 1282, 1283. Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm lãi, phí phải thu (Mã số 07)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về số tiền lãi cho vay, phí phải thu như: Lãi tiền gửi, lãi cho vay phải thu, các Khoản phí phải thu từ hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn ... trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư Nợ cuối kỳ và số dư Nợ đầu kỳ của các tài Khoản 1311, 1314. Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp; Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia; Phải thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT; Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; Giá trị TSCĐ mang đi cầm cố, thế chấp...
- Tăng, giảm các Khoản phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, tham gia hợp vốn cho vay (Mã số 08)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền Quỹ chuyển cho bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn để cho vay khi Quỹ là bên giao ủy thác, tham gia hợp vốn nhưng chưa thực sự cho vay được (bên nhận hợp vốn, nhận ủy thác chưa giải ngân cho bên đi vay) trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này không bao gồm số phải thu của khách hàng từ hoạt động đầu tư trực tiếp, từ hoạt động cho vay, các Khoản phải thu về phí, phải thu khác. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Nợ cuối kỳ và số dư Nợ đầu kỳ của tài Khoản 134. Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm các Khoản phải thu khách hàng từ hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 09)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm số tiền Quỹ phải thu của khách hàng từ hoạt động đầu tư trực tiếp, như phải thu về chuyển nhượng thành phẩm bất động sản, phải thu về cho thuê tài sản,... trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Nợ cuối kỳ và số dư Nợ đầu kỳ của tài Khoản 1312. Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư Nợ cuối kỳ và số dư Nợ đầu kỳ của các tài Khoản hàng tồn kho (không bao gồm số dư của tài Khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên cơ sở đã loại trừ: Giá trị hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư XDCB hoặc hàng tồn kho dùng để trao đổi lấy TSCĐ, BĐSĐT; Chi phí sản xuất thử được tính vào nguyên giá TSCĐ hình thành từ XDCB). Trường hợp trong kỳ mua hàng tồn kho nhưng chưa xác định được Mục đích sử dụng (cho hoạt động kinh doanh hay đầu tư XDCB) thì giá trị hàng tồn kho được tính trong chỉ tiêu này.
Trường hợp Quỹ bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ, BĐSĐT” - Mã số 02 chỉ bao gồm số khấu hao TSCĐ đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ) thì chỉ tiêu này không bao gồm số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ);
Trường hợp Quỹ không thể bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ, BĐSDT” - Mã số 02 bao gồm cả số khấu hao TSCĐ liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ) thì chỉ tiêu này bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
Chỉ tiêu này còn bao gồm cả số lãi vay được vốn hóa trong kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư thành phẩm bất động sản để bán. Số liệu chỉ tiêu này là số âm nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm các tài sản khác (Mã số 11)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các tài sản khác ảnh hưởng đến dòng tiền của Quỹ trong kỳ báo cáo như: Tăng, giảm chi phí trả trước, thuế GTGT được khấu trừ, chứng khoán kinh doanh (nếu có), tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý và sự biến động của các tài sản khác chưa nằm trong các chỉ tiêu nêu trên.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư Nợ cuối kỳ và số dư Nợ đầu kỳ của các tài Khoản 133, 242, 243, 245,.... Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm tiền đi vay (Mã số 12)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm tiền Quỹ trực tiếp đi vay trong kỳ báo cáo dưới các hình thức vay theo khế ước, phát hành trái phiếu.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ và số dư Có đầu kỳ của các tài Khoản 3411, 343. Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm lãi vay phải trả (Mã số 13)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm lãi vay, chi phí huy động vốn Quỹ phải trả do huy động vốn vay trong kỳ báo cáo dưới các hình thức vay theo khế ước, phát hành trái phiếu. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Có chi tiết cuối kỳ và số dư Có chi tiết đầu kỳ của tài Khoản 332 (chi tiết phần lãi vay, chi phí huy động vốn tính vào chi phí hoạt động). Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
Chỉ tiêu này không bao gồm số lãi vay phải trả được vốn hóa vào hoạt động XDCB để hình thành TSCĐ và BĐSĐT; Không bao gồm số tiền lãi vay nhận được từ các bên đi vay phải trả lại cho các bên giao ủy thác, tham gia hợp vốn (trường hợp Quỹ là bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn).
- Tăng, giảm tiền vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư (Mã số 14)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm số tiền Quỹ nhận vốn ủy thác cấp phát đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ và số dư Có đầu kỳ của tài Khoản 3611. Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm tiền nhận vốn ủy thác hỗ trợ lãi suất (Mã số 15)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm số tiền Quỹ nhận vốn ủy thác hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ và số dư Có đầu kỳ của tài Khoản 3612. Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm tiền vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư (Mã số 16)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm số tiền Quỹ nhận vốn ủy thác cho vay đầu tư của các bên trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ và số dư Có đầu kỳ của tài Khoản 362. Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm tiền nhận ủy thác ứng vốn (Mã số 17)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm số tiền Quỹ nhận ủy thác ứng vốn của các bên trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ và số dư Có đầu kỳ của tài Khoản 363. Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm tiền nhận hợp vốn cho vay đầu tư (Mã số 18)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm số tiền Quỹ nhận hợp vốn cho vay đầu tư của các bên trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ và số dư Có đầu kỳ của tài Khoản 364. Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tăng, giảm các Khoản phải trả người bán, người lao động, phải trả khác (Mã số 19)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các Khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả người lao động, phải trả ngân sách Nhà nước về các Khoản thuế và phí, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, các Khoản phải trả, phải nộp khác.... Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư Có cuối kỳ với số dư Có đầu kỳ của các tài Khoản nợ phải trả (chi tiết phần liên quan đến hoạt động kinh doanh), như: TK 331, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 344, 131 (chi tiết người mua trả tiền trước)... Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì chỉ tiêu này là số âm và ghi trong ngoặc đơn (...).
Chỉ tiêu này không bao gồm số thuế TNDN phải nộp (số dư Có TK 3334), lãi tiền vay phải trả (số dư Có TK 332); Không bao gồm các Khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư, như: số tiền người mua trả trước liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT; Các Khoản phải trả liên quan đến hoạt động mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT; Các Khoản phải trả mua các công cụ vốn... và các Khoản phải trả liên quan đến hoạt động tài chính, như: cổ tức, lợi nhuận phải trả và các Khoản phải trả đã được trình bày ở các chỉ tiêu khác.
- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 20)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản tiền thu khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các Khoản đã nêu trên, như: Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp,... trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài Khoản có liên quan.
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 22)
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản tiền chi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các Khoản đã nêu ở trên, như: Tiền chi từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án...trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài Khoản có liên quan. Số liệu chỉ tiêu này là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (...).
Mã số 30 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 + Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17 + Mã số 18 + Mã số 19 + Mã số 20 + Mã số 21 + Mã số 22.
4.2. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư
a) Nguyên tắc lập:
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần đề cập trong Đoạn 18 của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có Điều chỉnh.
+ Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào, ra trong kỳ từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các Khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của Quỹ.
+ Theo phương pháp trực tiếp có Điều chỉnh, các luồng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các Khoản Mục trên Bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó Điều chỉnh cho ảnh hưởng của các Khoản Mục phi tiền tệ.
+ Thông tư này hướng dẫn lập luồng tiền từ hoạt động đầu tư theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có Điều chỉnh, Quỹ vận dụng phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể theo phương pháp trực tiếp:
- Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác (Mã số 31)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thực chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hóa thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo. Chi phí sản xuất thử sau khi bù trừ với số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử của TSCĐ hình thành từ hoạt động XDCB được cộng vào chỉ tiêu này (nếu chi lớn hơn thu) hoặc trừ vào chỉ tiêu này (nếu thu lớn hơn chi).
Chỉ tiêu này phản ánh cả số tiền đã thực trả để mua nguyên vật liệu, tài sản, sử dụng cho XDCB nhưng đến cuối kỳ chưa xuất dùng cho hoạt động đầu tư XDCB; Số tiền đã ứng trước cho nhà thầu XDCB nhưng chưa nghiệm thu khối lượng; số tiền đã trả để trả nợ người bán trong kỳ liên quan trực tiếp tới việc mua sắm, đầu tư XDCB.
Trường hợp mua nguyên vật liệu, tài sản sử dụng chung cho cả Mục đích sản xuất, kinh doanh và đầu tư XDCB nhưng cuối kỳ chưa xác định được giá trị nguyên vật liệu, tài sản sẽ sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB hay hoạt động sản xuất, kinh doanh thì số tiền đã trả không phản ánh vào chỉ tiêu này mà phản ánh ở luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu này không bao gồm số nhận nợ thuê tài chính, giá trị tài sản phi tiền tệ khác dùng để thanh toán khi mua sắm TSCĐ, BĐSDT, XDCB hoặc giá trị TSCĐ, BĐSĐT, XDCB tăng trong kỳ nhưng chưa được trả bằng tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết số tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, kể cả số tiền lãi vay đã trả được vốn hóa), sổ kế toán các tài Khoản phải thu (chi tiết tiền thu nợ chuyển trả ngay cho hoạt động mua sắm, XDCB), sổ kế toán TK 3411 (chi tiết số tiền vay nhận được chuyển trả ngay cho người bán), sổ kế toán TK 331 (chi tiết Khoản ứng trước hoặc trả nợ cho nhà thầu XDCB, trả nợ cho người bán TSCĐ, BĐSĐT), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 211, 213, 217, 241. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác (Mã số 32)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT trong kỳ báo cáo, kể cả số tiền thu hồi các Khoản nợ phải thu liên quan trực tiếp tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác.
Chỉ tiêu này không bao gồm số thu bằng tài sản phi tiền tệ hoặc số tiền phải thu nhưng chưa thu được trong kỳ báo cáo từ việc thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và tài sản dài hạn khác; Không bao gồm các Khoản chi phí phi tiền tệ liên quan đến hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT do đem đi góp vốn liên doanh, liên kết hoặc các Khoản tổn thất.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác, số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 711, 511, 131 (chi tiết tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác), số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 631, 811 (Chi tiết chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 33)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền chi trả nợ để mua công cụ vốn từ kỳ trước), bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết, mua cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết,...
Chỉ tiêu này không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu nắm giữ vì Mục đích kinh doanh; Chi mua cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, Đầu tư vào đơn vị khác bằng tài sản phi tiền tệ; đầu tư dưới hình thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu; Chuyển công cụ nợ thành vốn góp hoặc còn nợ chưa thanh toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 331. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 34)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các Khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ trước).
Chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu nắm giữ vì Mục đích kinh doanh; Giá trị Khoản đầu tư được thu hồi bằng tài sản phi tiền tệ, hoặc công cụ vốn của đơn vị khác; Hoặc chưa được thanh toán bằng tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 131.
- Tiền thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 35)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các Khoản tiền cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản lãi, cổ tức nhận được bằng cổ phiếu hoặc bằng tài sản phi tiền tệ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 51131.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35.
4.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính
a. Nguyên tắc lập:
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có Điều chỉnh.
+ Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và ra trong kỳ từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các Khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của Quỹ.
+ Theo phương pháp trực tiếp có Điều chỉnh, các luồng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các Khoản Mục trên Bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó Điều chỉnh cho ảnh hưởng của các Khoản Mục phi tiền tệ.
+ Thông tư này hướng dẫn lập luồng tiền từ hoạt động tài chính theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có Điều chỉnh, Quỹ vận dụng phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể theo phương pháp trực tiếp:
- Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 41)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu góp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản vay và nợ phải trả được chuyển thành vốn, Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển thành vốn góp hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 411.
- Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu (Mã số 42)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp bằng tiền cho chủ sở hữu trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các Khoản trả lại vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ hoặc sử dụng vốn góp để bù lỗ kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 411. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 43)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền cổ tức và lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu (kể cả số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thay cho chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này không bao gồm Khoản lợi nhuận được chuyển thành vốn góp của chủ sở hữu hoặc trả bằng tài sản phi tiền tệ và các Khoản lợi nhuận đã dùng để trích lập các quỹ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 421, 338 (chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 50)
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 50 = Mã số 41 + Mã số 42 + Mã số 43.
4.4. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 60)
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Mã số 60 = Mã số 30 + Mã số 40 + Mã số 50. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 70)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ’' trên Bảng Cân đối kế toán).
- Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 71)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các Khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ (Mã số 110 của Bảng cân đối kế toán) tại thời Điểm cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 128 và các tài Khoản liên quan (chi tiết các Khoản thỏa mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết TK 413. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.
- Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 80)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ”) trên Bảng Cân đối kế toán.
Mã số 80 = Mã số 60 + Mã số 70 + Mã số 71.
Điều 38. Hướng dẫn lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính
1. Quỹ trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….
Địa chỉ: ……………………….
Mẫu số B 09 - ĐTĐP
(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)
BẢNG THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Kỳ … (1)
I. Đặc Điểm hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Hình thức sở hữu vốn.
2. Lĩnh vực kinh doanh.
3. Ngành nghề kinh doanh.
4. Chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
5. Đặc Điểm hoạt động của Quỹ trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.
6. Cấu trúc của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Danh sách các công ty con;
- Danh sách các công ty liên doanh, liên kết;
- Danh sách các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
7. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính (có so sánh được hay không, nếu không so sánh được phải nêu rõ lý do như vì chuyển đổi hình thức sở hữu, chia tách, sáp nhập, nêu độ dài về kỳ so sánh...).
II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../.... kết thúc vào ngày..../..../....).
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
1. Chế độ kế toán áp dụng.
2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán.
IV. Các chính sách kế toán áp dụng
1. Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán.
2. Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế (lãi suất hiệu lực) dùng để chiết khấu dòng tiền.
3. Nguyên tắc ghi nhận các Khoản tiền và các Khoản tương đương tiền.
4. Nguyên tắc kế toán các Khoản đầu tư.
a) Nguyên tắc ghi nhận các Khoản cho vay:
- Nguyên tắc ghi nhận Khoản cho vay;
- Nguyên tắc ghi nhận phải thu vốn đưa đi ủy thác, tham gia hợp vốn cho vay;
- Nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng;
- Chính sách trích lập dự phòng rủi ro và xóa sổ các Khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
b) Các Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
c) Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
5. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu.
6. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
7. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, BĐSĐT.
8. Nguyên tắc kế toán các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
9. Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại.
10. Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước.
11. Nguyên tắc kế toán tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý.
12. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Nguyên tắc kế toán hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn;
- Nguyên tắc kế toán tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ;
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các Khoản chi phí đi vay;
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả;
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các Khoản dự phòng phải trả;
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện;
- Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính.
13. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu, vốn khác của chủ sở hữu.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
14. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu và thu nhập khác:
- Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư;
- Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp;
- Doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
- Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn;
- Doanh thu hoạt động tài chính;
- Thu nhập khác.
- Nguyên tắc kế toán các Khoản giảm trừ doanh thu.
15. Nguyên tắc kế toán chi phí hoạt động nghiệp vụ.
16. Nguyên tắc kế toán chi phí tài chính.
17. Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
18. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
19. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.
V. Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: ………….
1. Tiền và các Khoản tương đương tiền
Cuối kỳ
Đầu kỳ
a. Tiền mặt;
b. Tiền gửi ngân hàng
- Tiền gửi ngân hàng của Quỹ;
- Tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác;
- Tiền gửi ngân hàng hoạt động hợp vốn;
c. Tiền đang chuyển;
d. Các Khoản tương đương tiền.
Cộng
2. Các Khoản đầu tư
2.1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Giá gốc
Giá trị có thể thu hồi
Giá gốc
Giá trị có thể thu hồi
- Tiền gửi có kỳ hạn;
- Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ;
- Trái phiếu;
- Các Khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Trong đó: Giá gốc là số gốc đã thực đầu tư; Giá trị có thể thu hồi là giá gốc (sau khi đã trừ tổn thất không thu hồi được)
2.2. Cho vay
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Gốc cho vay
Giá trị có thể thu hồi
Gốc cho vay
Giá trị có thể thu hồi
2.2.1. Hình thức cho vay
a. Quỹ trực tiếp cho vay
b. Quỹ ủy thác cho vay
c. Quỹ hợp vốn cho vay (Chi tiết phần vốn của Quỹ tham gia hợp vốn)
Cộng
Trong đó: Giá gốc là số gốc đã thực cho vay; Giá trị có thể thu hồi là giá gốc (sau khi đã trừ dự phòng rủi ro cho vay)
2.2.2. Phân tích chất lượng dư nợ cho vay
Cuối kỳ
Đầu kỳ
a. Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn;
b. Nhóm 2 - Nợ cần chú ý;
c. Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn;
d. Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ;
e. Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.
2.2.3. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian
a. Nợ trung hạn;
b. Nợ dài hạn.
2.2.4. Dự phòng rủi ro cho vay
a. Dự phòng chung;
- Số dư đầu kỳ;
- Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ;
- Hoàn nhập dự phòng rủi ro trong kỳ;
- Số dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro;
- Số dư cuối kỳ.
b. Dự phòng cụ thể
- Số dư đầu kỳ;
- Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ;
- Hoàn nhập dự phòng rủi ro trong kỳ;
- Số dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro;
- Số dư cuối kỳ.
2.3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Chi tiết từng Khoản đầu tư theo tỷ lệ vốn nắm giữ và tỷ lệ quyền biểu quyết)
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Giá gốc
Dự phòng
Giá trị hợp lý
Giá gốc
Dự phòng
Giá trị hợp lý
- Đầu tư vào công ty con;
- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết;
- Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;
- Tóm tắt tình hình hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết trong kỳ;
- Các giao dịch trọng yếu giữa Quỹ và công ty con, liên doanh, liên kết trong kỳ;
- Trường hợp không xác định được giá trị hợp lý thì giải trình lý do.
3. Phải thu của khách hàng
3.1. Các Khoản phải thu của khách hàng có thời gian thu hồi không quá 12 tháng kể từ thời Điểm báo cáo (Chi tiết các Khoản phải thu của khách hàng chiếm từ 10% trở lên tổng phải thu khách hàng)
a. Phải thu lãi tiền gửi, lãi cho vay;
b. Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp;
c. Phải thu từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;
d. Phải thu phí hoạt động nhận ủy thác, phí quản lý hợp vốn;
đ. Phải thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
3.2. Phải thu của khách hàng trên 12 tháng (thuyết minh tương tự phải thu không quá 12 tháng);
3.3. Phải thu của khách hàng là các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng);
3.4. Nợ xấu (Các Khoản phải thu khó có khả năng thu hồi nhưng chưa phải đưa ra ngoài Bảng cân đối kế toán).
4. Trả trước cho người bán
a. Trả trước cho người bán không quá 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
b. Trả trước cho người bán trên 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
c. Trả trước cho người bán là các bên liên quan.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
5. Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay, hợp vốn cho vay
a. Phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay
- Chi tiết đối tượng nhận ủy thác chiếm từ 10% trở lên trên tổng vốn ủy thác cho vay;
- Chi tiết nguyên tệ.
b. Phải thu hợp vốn cho vay (thuyết minh tương tự phải thu vốn đưa đi ủy thác cho vay).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
6. Phải thu cổ tức, lợi nhuận được chia (không bao gồm Khoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu)
a. Từ công ty con;
b. Từ công ty liên doanh, liên kết;
c. Từ các Khoản đầu tư góp vốn khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
7. Phải thu nội bộ
a. Phải thu nội bộ không quá 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
b. Phải thu nội bộ trên 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
8. Phải thu khác
- Phải thu người lao động;
- Ký cược, ký quỹ;
- Cho mượn;
- Các Khoản chi hộ;
- Phải thu khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
9. Tài sản thiếu chờ xử lý
a. Tiền;
b. Hàng tồn kho;
c. TSCĐ;
d. Tài sản khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
10. Hàng tồn kho:
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Giá gốc
Dự phòng
Giá gốc
Dự phòng
a. Hàng đang đi trên đường;
b. Nguyên liệu, vật liệu;
c. Công cụ, dụng cụ;
d. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Hoạt động đầu tư trực tiếp;
- Hoạt động dịch vụ khác.
e. Thành phẩm
- Thành phẩm bất động sản;
- Dự án đầu tư khác.
g. Giá trị hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất không có khả năng tiêu thụ tại thời Điểm cuối kỳ; Nguyên nhân và hướng xử lý đối với hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất;
h. Giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp, cầm cố bảo đảm các Khoản nợ phải trả tại thời Điểm cuối kỳ;
k. Lý do dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
11. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản Mục
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
…
TSCĐ hữu hình khác
Tổng cộng
Nguyên giá
Số dư đầu kỳ
- Mua trong kỳ
- Đầu tư XDCB hoàn thành
- Tăng khác
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
Số dư cuối kỳ
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm
- Khấu hao trong kỳ
- Tăng khác
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
Số dư cuối kỳ
Giá trị còn lại
- Tại ngày đầu kỳ
- Tại ngày cuối kỳ
- Giá trị còn lại cuối kỳ của TSCĐ hữu hình dùng để thế chấp, cầm cố bảo đảm Khoản vay;
- Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;
- Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý;
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai;
- Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình.
12. Tăng, giảm tài sản cố định vô hình:
Khoản Mục
Quyền sử dụng đất
Quyền phát hành
Bản quyền, bằng sáng chế
…
TSCĐ vô hình khác
Tổng cộng
Nguyên giá
Số dư đầu kỳ
- Mua trong kỳ
- Tạo ra từ nội bộ Quỹ
- Tăng do hợp nhất kinh doanh
- Tăng khác
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
Số dư cuối kỳ
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Tăng khác
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
Số dư cuối kỳ
Giá trị còn lại
- Tại ngày đầu kỳ
- Tại ngày cuối kỳ
- Giá trị còn lại cuối kỳ của TSCĐ vô hình dùng để thế chấp, cầm cố bảo đảm Khoản vay;
- Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng;
- Thuyết minh số liệu và giải trình khác;
13. Tăng, giảm bất động sản đầu tư:
Khoản Mục
Số đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
a) Bất động sản đầu tư cho thuê
Nguyên giá
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng
Giá trị hao mòn lũy kế
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng
Giá trị còn lại
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng
b) Bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá
Nguyên giá
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng
Tổn thất do suy giảm giá trị
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng
Giá trị còn lại
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
- Cơ sở hạ tầng
- Giá trị còn lại cuối kỳ của BĐSĐT dùng để thế chấp, cầm cố bảo đảm Khoản vay;
- Nguyên giá BĐSĐT đã khấu hao hết nhưng vẫn cho thuê;
- Thuyết minh số liệu và giải trình khác.
14. Tài sản dở dang
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Giá gốc
Giá trị có thể thu hồi
Giá gốc
Giá trị có thể thu hồi
a) Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết cho từng dự án, nêu lý do vì sao không hoàn thành theo tiến độ đã được phê duyệt);
Cộng
b) Xây dựng cơ bản dở dang (Chi tiết cho các công trình chiếm từ 10% trên tổng giá trị XDCB)
- Mua sắm;
- XDCB;
- Sửa chữa.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
15. Chi phí trả trước (chi tiết theo từng Khoản Mục)
a. Chi phí trả trước không quá 12 tháng (tính theo kỳ hạn gốc)
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng;
- Chi phí đi vay;
- Chi phí mua bảo hiểm;
- Các Khoản khác (nêu chi tiết nếu có giá trị lớn).
b. Chi phí trả trước trên 12 tháng (tính theo kỳ hạn gốc, tương tự Mục a).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
16. Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý
- Chứng khoán;
- Giấy tờ có giá;
- Bất động sản;
- Máy móc, thiết bị;
- Tài sản khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
17. Tài sản khác (chi tiết theo từng Khoản Mục)
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
18. Hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn
(Chi tiết cho từng bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn)
Số dư đầu kỳ
Số nhận trong kỳ
Số đã giải ngân trong kỳ
Số dư cuối kỳ
- Vốn nhận ủy thác cấp phát đầu tư
- Vốn nhận ủy thác hỗ trợ lãi suất
- Vốn nhận ủy thác cho vay đầu tư
- Vốn nhận ủy thác ứng vốn
- Nhận hợp vốn cho vay đầu tư
19. Phải trả người bán
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Giá trị
Số có khả năng trả nợ
Giá trị
Số có khả năng trả nợ
a) Các Khoản phải trả người bán
- Chi tiết cho từng đối tượng chiếm từ 10% trở lên trên tổng số phải trả.
- Phải trả cho các đối tượng khác.
Cộng
b) Số nợ quá hạn chưa thanh toán
- Chi tiết từng đối tượng chiếm 10% trở lên trên tổng số quá hạn.
- Các đối tượng khác.
Cộng
c) Phải trả người bán là các bên liên quan (chi tiết cho từng đối tượng).
20. Người mua trả tiền trước
a. Người mua trả tiền trước không quá 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
b. Người mua trả tiền trước trên 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
c. Người mua trả tiền trước là các bên liên quan.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
21. Phải trả tiền lãi vay
a. Phải trả lãi vay không quá 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
b. Phải trả lãi vay trên 12 tháng (tính theo kỳ hạn còn lại kể từ thời Điểm báo cáo);
c. Phải trả lãi vay là các bên liên quan;
d. Số lãi vay được vốn hóa trong kỳ.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
22. Thuế và các Khoản phải nộp nhà nước
a) Phải nộp (chi tiết theo từng loại thuế);
Đầu kỳ
Số phải nộp trong kỳ
Số đã thực nộp trong kỳ
Cuối kỳ
Cộng
b) Phải thu (chi tiết theo từng loại thuế).
Cộng
23. Chi phí phải trả
- Chi phí trong thời gian ngừng kinh doanh;
- Các Khoản trích trước khác;
- Các Khoản khác (chi tiết từng Khoản).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
24. Doanh thu chưa thực hiện
a) Không quá 12 tháng
- Doanh thu nhận trước;
- Các Khoản doanh thu chưa thực hiện khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
b) Trên 12 tháng
- Doanh thu nhận trước;
- Các Khoản doanh thu chưa thực hiện khác.
c) Khả năng không thực hiện được hợp đồng với khách hàng (chi tiết từng Khoản Mục, lý do không có khả năng thực hiện).
25. Phải trả khác
a) Các Khoản phải trả
- Tài sản thừa chờ giải quyết;
- Kinh phí công đoàn;
- Bảo hiểm xã hội;
- Bảo hiểm y tế;
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Lợi nhuận phải trả;
- Phải trả hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn (chi tiết theo từng hoạt động)
+ Phải trả tiền gốc
+ Phải trả tiền lãi
- Phải trả tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ;
- Nhận ký quỹ, ký cược;
- Các Khoản phải trả, phải nộp khác.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
b) Số nợ quá hạn chưa thanh toán (chi tiết từng Khoản Mục, lý do chưa thanh toán nợ quá hạn).
26. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
a. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
- Thuế suất thuế TNDN sử dụng để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại;
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến Khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng;
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến Khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng;
- Số bù trừ với thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Cuối kỳ
Đầu kỳ
b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Thuế suất thuế TNDN sử dụng để xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế;
- Số bù trừ với tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
27. Dự phòng phải trả
- Dự phòng bảo hành sản phẩm;
- Dự phòng tái cơ cấu;
- Dự phòng phải trả khác (Chi phí sửa chữa TSCĐ định kỳ, ...).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
28. Vay và nợ thuê tài chính
28.1. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cộng
28.2. Nợ vay (Chi tiết theo kỳ hạn)
a) Vay trung hạn;
b) Vay dài hạn.
Cuối kỳ
Trong kỳ
Đầu kỳ
Giá trị
Số có khả năng trả nợ
Tăng
Giảm
Giá trị
Số có khả năng trả nợ
Cộng
28.3. Trái phiếu phát hành (Chi tiết theo kỳ hạn)
Cuối kỳ
Trong kỳ
Đầu kỳ
Giá trị
Số có khả năng trả nợ
Tăng
Giảm
Giá trị
Số có khả năng trả nợ
- Loại phát hành theo mệnh giá;
- Loại phát hành có chiết khấu;
- Loại phát hành có phụ trội.
Cộng
28.4. Các Khoản nợ thuê tài chính
Thời hạn
Kỳ này
Kỳ trước
Tổng Khoản thanh toán tiền thuê tài chính
Trả tiền lãi thuê
Trả nợ gốc
Tổng Khoản thanh toán tiền thuê tài chính
Trả tiền lãi thuê
Trả nợ gốc
Từ 1 năm trở xuống
Trên 1 năm đến 5 năm
Trên 5 năm
28.5. Số vay và nợ thuê tài chính quá hạn chưa thanh toán
- Chi tiết theo từng hoạt động;
- Lý do chưa thanh toán.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Gốc
Lãi
Gốc
Lãi
Cộng
28.6. Thuyết minh chi tiết về các Khoản vay và nợ thuê tài chính đối với các bên liên quan
29. Biến động vốn chủ sở hữu
Các Khoản Mục thuộc vốn chủ sở hữu
Vốn Điều lệ thực góp
Vốn khác
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
LNST chưa phân phối
Các Khoản Mục khác …
Cộng
A
1
2
3
4
5
6
7
Số dư đầu kỳ trước
- Tăng vốn trong Kỳ trước
- Lãi trong Kỳ trước
- Tăng khác
- Giảm vốn trong kỳ trước
- Lỗ trong kỳ trước
- Giảm khác
Số dư đầu kỳ này
- Tăng vốn trong kỳ này
- Lãi trong kỳ này
- Tăng khác
- Giảm vốn trong kỳ này
- Lỗ trong kỳ này
- Giảm khác
Số dư cuối kỳ này
30. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Lý do thay đổi giữa số đầu năm và cuối năm (đánh giá lại trong trường hợp nào, tài sản nào được đánh giá lại, theo quyết định nào?...).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
31. Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí được cấp trong kỳ;
- Chi sự nghiệp;
- Nguồn kinh phí còn lại cuối kỳ.
Cuối kỳ
Đầu kỳ
32. Các Khoản Mục ngoài Bảng Cân đối kế toán (dưới đây chỉ là các thông tin cơ bản. Quỹ tự bổ sung thêm các thông tin khác nếu hữu ích cho người sử dụng BCTC và việc quản lý Điều hành).
Cuối kỳ
Đầu kỳ
32.1. Tài sản thuê ngoài: Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của hợp đồng thuê hoạt động tài sản không hủy ngang theo các thời hạn:
- Từ 1 năm trở xuống;
- Trên 1 năm đến 5 năm;
- Trên 5 năm.
32.2. Tài sản nhận thế chấp, cầm cố, bảo đảm nợ của khách hàng (Theo giá trị thẩm định tại thời Điểm cho vay và giá trị thẩm định lại tại thời Điểm báo cáo, nếu có):
a. Chứng khoán và giấy tờ có giá (chi tiết về số lượng, mã chứng khoán và giấy tờ có giá).
- Cổ phiếu;
- Trái phiếu;
- Giấy tờ có giá khác.
b. Bất động sản;
c. Tài sản khác.
32.3. Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý: (tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý của khách hàng nhưng đang làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho Quỹ).
a. Chứng khoán và giấy tờ có giá;
b. Bất động sản;
c. Tài sản khác.
Giá trị thẩm định
Giá trị hợp lý
Giá trị thẩm định
Giá trị hợp lý
Trường hợp không xác định được giá trị hợp lý thì giải trình lý do.
32.4. Nợ gốc cho vay đã xử lý rủi ro
(Thuyết minh chi tiết nợ gốc cho vay bị phân loại là nợ không đủ tiêu chuẩn theo từng đối tượng chiếm từ 10% trở lên trên tổng số nợ không đủ tiêu chuẩn).
Cuối năm
Đầu năm
32.5. Nợ lãi cho vay không được ghi nhận (do nợ gốc không được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn):
(Thuyết minh chi tiết lãi cho vay không được ghi nhận theo từng đối tượng chiếm từ 10% trở lên trên tổng số lãi chưa thu được).
Cuối năm
Đầu năm
32.6. Nợ gốc, lãi cho vay, phí ứng vốn phải thu từ hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn:
a. Nợ gốc (số tiền nhận được từ bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn đã giải ngân cho đối tượng đi vay):
- Đối tượng (Thuyết minh chi tiết gốc cho vay theo từng đối tượng chiếm lừ 10% trở lên trên tổng số nợ gốc);
- Nguyên tệ.
b. Nợ lãi (số lãi còn phải thu hộ cho bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn):
- Đối tượng (Thuyết minh chi tiết lãi phải thu theo từng đối tượng chiếm từ 10% trở lên trên tổng số nợ lãi);
- Nguyên tệ.
c. Phí ứng vốn (số phí ứng vốn còn phải thu hộ cho bên giao ủy thác):
- Đối tượng (Thuyết minh chi tiết phí ứng vốn phải thu theo từng đối tượng chiếm từ 10% trở lên trên tổng số phí ứng vốn phải thu);
- Nguyên tệ.
Cuối năm
Đầu năm
32.7. Nợ phải thu khó đòi đã xử lý: Quỹ phải thuyết minh chi tiết giá trị (theo nguyên tệ) các Khoản nợ khó đòi khác đã xử lý trong vòng 10 năm kể từ ngày xử lý theo từng đối tượng, nguyên nhân đã xóa sổ kế toán nợ khó đòi.
Cuối năm
Đầu năm
32.8. Ngoại tệ các loại: Quỹ phải thuyết minh chi tiết số lượng từng loại ngoại tệ tính theo nguyên tệ. Vàng tiền tệ phải trình bày khối lượng theo đơn vị tính trong nước và quốc tế Ounce, thuyết minh giá trị tính theo USD.
Cuối năm
Đầu năm
33. Các thông tin khác do Quỹ tự thuyết minh, giải trình để làm rõ thêm các thông tin chưa được trình bày trong các Mục trên.
VII. Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: ………
Kỳ này
Kỳ trước
1. Thu nhập lãi thuần (Trường hợp được Nhà nước hỗ trợ lãi suất thì BCTC phải trình bày quy mô của các Khoản tín dụng ưu đãi và ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tiền lãi).
1.1. Doanh thu thuần lãi cho vay
a. Lãi tiền gửi, lãi cho vay;
b. Các Khoản Điều chỉnh giảm doanh thu, nếu có.
1.2. Chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn và các Khoản chi phí hoạt động cho vay
a. Chi phí lãi và chi phí liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn;
b. Chi phí hoạt động cho vay.
2. Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư trực tiếp
2.1. Doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư trực tiếp
a. Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp;
b. Các Khoản Điều chỉnh giảm doanh thu, nếu có.
2.2. Chi phí hoạt động đầu tư trực tiếp
a. Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp;
b. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
3.1. Doanh thu thuần hoạt động dịch vụ:
a. Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn;
b. Các Khoản Điều chỉnh giảm doanh thu, nếu có.
3.2. Chi phí hoạt động dịch vụ:
a. Giá vốn hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn;
b. Giá vốn hoạt động dịch vụ khác (chi tiết theo từng loại dịch vụ chính).
4. Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
4.1. Doanh thu từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
a. Cổ tức, lợi nhuận được chia;
b. Lãi từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư.
4.2. Chi phí từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
a. Lỗ từ thanh lý, nhượng bán các Khoản đầu tư;
b. Các chi phí liên quan trực tiếp khác;
c. Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
5. Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính
5.1. Doanh thu từ hoạt động tài chính
a. Lãi chênh lệch tỷ giá;
b. Lãi mua, bán ngoại tệ;
c. Doanh thu khác từ hoạt động tài chính.
5.2. Chi phí tài chính
a. Lỗ chênh lệch tỷ giá;
b. Lỗ mua, bán ngoại tệ;
c. Chi phí tài chính khác.
6. Chi phí hoạt động kinh doanh
a. Chi phí bán hàng
- Chi phí nhân viên
- Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ, đồ dùng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí bảo hành;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí bán hàng khác.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Chi phí nhân viên quản lý
- Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Thuế, phí và lệ phí;
- Chi phí dự phòng;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp khác.
c. Các Khoản ghi giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tái cơ cấu, dự phòng khác;
- Các Khoản ghi giảm khác.
7. Thu nhập thuần khác
Kỳ này
Kỳ trước
7.1. Thu nhập thuần từ hoạt động khác
a. Lãi từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
b. Thu nhập thuần khác:
- Lãi do đánh giá lại tài sản;
- Tiền phạt thu được;
- Thuế được giảm;
- Nợ gốc và nợ lãi đã xóa thu hồi được;
- Các Khoản thu nhập khác.
c. Các Khoản giảm trừ thu nhập nếu có.
7.2. Chi phí khác
a. Lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
b. Các Khoản chi phí khác
- Lỗ do đánh giá lại tài sản;
- Các Khoản bị phạt, bồi thường;
- Các Khoản chi phí khác.
8. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay
a. Dự phòng chung
b. Dự phòng cụ thể
9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
9.1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế hiện hành kỳ này;
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành kỳ này;
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
9.2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các Khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại;
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
(...)
(...)
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các Khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng;
(...)
(...)
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
(...)
(...)
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
VIII. Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1. Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai
Kỳ này
Kỳ trước
- Mua tài sản bằng cách nhận các Khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;
- Các giao dịch phi tiền tệ khác.
2. Các Khoản tiền do Quỹ nắm giữ nhưng không được sử dụng: Trình bày giá trị và lý do của các Khoản tiền và tương đương tiền lớn do Quỹ nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà Quỹ phải thực hiện.
3. Số tiền đi vay thực thu trong kỳ:
- Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường;
- Tiền thu từ phát hành trái phiếu thường;
- Tiền thu từ giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ;
- Tiền thu từ đi vay dưới hình thức khác.
4. Số tiền đã thực trả gốc vay trong kỳ:
- Tiền trả nợ gốc vay theo khế ước thông thường;
- Tiền trả nợ gốc trái phiếu thường;
- Tiền chi trả cho giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ;
- Tiền chi trả nợ gốc thuê tài chính;
- Tiền trả nợ vay dưới hình thức khác.
IX. Rủi ro hoạt động
Quỹ tự thuyết minh những rủi ro về tài chính có thể gặp phải trong quá trình hoạt động, như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh Khoản, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng.
X. Những thông tin khác
1. Những Khoản nợ tiềm tàng, Khoản cam kết và những thông tin tài chính khác:
……………………………………………………………………………………………………………
2. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: ……………………………………….
3. Thông tin về các bên liên quan (ngoài các thông tin đã được thuyết minh ở các phần trên).
4. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong Báo cáo tài chính của kỳ kế toán trước): ……………………………………………………………………………………………………………
5. Thông tin về hoạt động liên tục: …………………………………………………………………..
6. Những thông tin khác ………………………………………………………………………………
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
2. Nội dung và phương pháp lập một số chỉ tiêu của thuyết minh Báo cáo tài chính
Thông tư này chỉ hướng dẫn phương pháp lập và trình bày một số chỉ tiêu của Thuyết minh báo cáo tài chính. Các nội dung không hướng dẫn ở Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
2.1. Các chính sách kế toán áp dụng
(1) Nguyên tắc ghi nhận các Khoản cho vay:
- Nguyên tắc ghi nhận Khoản cho vay: Chỉ ghi nhận các Khoản cho vay từ vốn hoạt động, không ghi nhận các Khoản cho vay từ vốn nhận ủy thác, nhận hợp vốn.
- Nguyên tắc ghi nhận phải thu vốn đưa đi ủy thác, tham gia hợp vốn cho vay: Chỉ ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi vốn đưa đi ủy thác, tham gia hợp vốn cho vay chưa được giải ngân cho bên đi vay (được theo dõi là Khoản phải thu đối với bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn).
- Nguyên tắc phân loại nợ, đánh giá rủi ro tín dụng; Chính sách trích lập dự phòng rủi ro và xóa sổ các Khoản cho vay không có khả năng thu hồi: Theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
(2) Nguyên tắc kế toán tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý: Chỉ ghi nhận vào trong Bảng cân đối kế toán khi các thủ tục chuyển quyền sở hữu đã được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.
(3) Nguyên tắc kế toán hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn: Chỉ trình bày trên Bảng cân đối kế toán đối với:
- Số tiền nhận được từ các bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn nhưng chưa giải ngân cho bên thứ ba (Số tiền đã giải ngân cho bên thứ ba, lãi, phí ứng vốn thu hộ các bên giao ủy thác, tham gia hợp vốn được theo dõi trong hệ thống quản trị nội bộ);
- Số tiền đã thực thu hồi (gốc, lãi, phí ứng vốn) từ bên thứ ba phải trả lại cho các bên giao ủy thác, bên tham gia hợp vốn.
(4) Nguyên tắc kế toán tiền thu từ việc bán tài sản bảo đảm nợ: Được dùng để bù đắp chi phí bán, nợ gốc cho vay, nợ lãi, trả lại cho các bên đi vay, bên tham gia hợp vốn.
2.2. Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
- Trong phần này, Quỹ phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các Khoản Mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán" là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng Cân đối kế toán. Số liệu ghi vào cột “Đầu kỳ" được lấy từ cột "Cuối kỳ” trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính kỳ trước. Số liệu ghi vào cột "Cuối kỳ'’ được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Bảng Cân đối kế toán kỳ này;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
- Quỹ được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
- Trường hợp Quỹ có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc Điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các kỳ trước thì phải Điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu kỳ”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ Điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu kỳ” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối kỳ” thì Điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Đối với các Khoản Mục yêu cầu thuyết minh theo giá trị hợp lý, trường hợp không xác định được giá trị hợp lý thì phải ghi rõ lý do.
2.3. Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Trong phần này, Quỹ phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các Khoản Mục doanh thu, chi phí.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu ghi vào cột “Kỳ trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước, số liệu ghi vào cột “Kỳ này” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
- Quỹ được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
- Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Kỳ trước” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Kỳ này” thì Điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
2.4. Thông tin bổ sung cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Trong phần này, Quỹ phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của Quỹ.
- Trường hợp trong kỳ Quỹ có mua hoặc thanh lý các Khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị khác thì những luồng tiền này phải được trình bày thành những chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong phần này phải cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến việc mua hoặc thanh lý các Khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị khác.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các Khoản Mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Kỳ trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước; số liệu ghi vào cột “Kỳ này” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ này
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
2.5. Những thông tin khác
- Trong phần này, Quỹ phải trình bày những thông tin quan trọng khác (Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của Quỹ đã được trình bày trung thực, hợp lý.
- Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần 2.1 đến phần 2.4, Quỹ được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 39. Chuyển đổi số dư trên sổ kế toán
1. Quỹ thực hiện chuyển đổi số dư trên sổ kế toán theo quy định tại Thông tư này và phù hợp với việc ghi sổ kế toán của Quỹ khi vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 49/2009/TT-BTC .
2. Các nội dung khác đang phản ánh chi tiết trên các tài Khoản có liên quan nếu trái so với Thông tư này thì phải Điều chỉnh lại theo quy định của Thông tư này.
Điều 40. Điều Khoản hồi tố
Quỹ trình bày lại thông tin so sánh trên báo cáo tài chính đối với các chỉ tiêu có sự thay đổi giữa Thông tư này và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 49/2009/TT-BTC ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương và thuyết minh lý do là có sự thay đổi trong Thông tư này.
Điều 41. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký, và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2016. Những quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế Thông tư số 49/2009/TT-BTC ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
2. Các hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư trực tiếp và các hoạt động khác theo chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của Công ty đầu tư tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai hướng dẫn các Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu: VT (2 bản), Vụ CĐKT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "28/12/2015",
"sign_number": "209/2015/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-2103-KH-UBND-2023-nang-cao-nang-luc-can-bo-lam-cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-Ho-Chi-Minh-572655.aspx | Kế hoạch 2103/KH-UBND 2023 nâng cao năng lực cán bộ làm công tác cải cách hành chính Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2103/KH-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CÁC SỞ - NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Căn cứ Quyết định số 905/QĐ-BNV ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2022 - 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2709/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính ở các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025,
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính ở các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cải cách hành chính của Thành phố ổn định, có phẩm chất đạo đức, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, tham mưu, triển khai cải cách hành chính nhà nước; đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số mang đến sự hài lòng cho người dân và tổ chức góp phần xây dựng chính quyền hành động, chính quyền thân thiện với Nhân dân.
- Thực hiện nghiêm túc nội dung khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và tham mưu công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị.
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thống nhất việc bố trí vị trí việc làm của công chức thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố đảm bảo tính ổn định và tính kế thừa.
- Thực hiện luân chuyển, điều động và bổ nhiệm công chức trực tiếp đang đảm nhiệm các vị trí việc làm ở các lĩnh vực cải cách hành chính giữ vị trí lãnh đạo các cấp nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 03 năm liên tục trở lên và được đánh giá có nhiều sáng kiến, mô hình, giải pháp hiệu quả được áp dụng thực tiễn.
- Thí điểm đổi mới phương pháp làm việc, sắp xếp nơi làm việc theo tiêu chuẩn thực hành 5S1 tại một số Sở - ngành, quận - huyện, phường, xã, thị trấn.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu số 1: Đến cuối năm 2023 đạt trên 80%, cuối năm 2024 đạt trên 90% và đến hết năm 2025 đạt 100% cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và 22 Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn tiêu chuẩn vị trí, việc làm chuyên ngành, phải bố trí, bổ sung trong bảng mô tả công việc làm công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị ít nhất 01 vị trí, việc làm.
Khuyến khích xây dựng và bố trí vị trí, việc làm công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị để tham mưu các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
- Chỉ tiêu số 2: Đến cuối năm 2023 đạt trên 80%, cuối năm 2024 đạt trên 90% và đến hết năm 2025 đạt 100% cán bộ, công chức lãnh đạo các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố được bồi dưỡng, tập huấn về công tác cải cách hành chính.
- Chỉ tiêu số 3: Đến cuối năm 2024 đạt trên 80% và đến hết năm 2025 đạt 100% công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính được cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình tham mưu, tổng hợp, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Chỉ tiêu số 4: Đến cuối năm 2024 đạt trên 80% và đến hết năm 2025 đạt 100% công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính được tiếp cận các tài liệu, bài giảng điện tử về cải cách hành chính; được tiếp cận bằng tài liệu, trao đổi trực tiếp kinh nghiệm cải cách hành chính với các tỉnh, thành phố trong nước và các mô hình của các nước phát triển trên thế giới.
- Chỉ tiêu số 5: Mỗi năm phấn đấu ít nhất từ 10 công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính ở các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố được quy hoạch chức danh lãnh đạo; 05 công chức, viên chức được luân chuyển, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo.
- Chỉ tiêu số 6: Phấn đấu đến năm 2025 đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 50 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính ở các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố và từ các nguồn khác để trở thành các chuyên gia về cải cách hành chính.
- Chỉ tiêu số 7: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp bồi dưỡng ở nước ngoài về cải cách hành chính, tập trung nâng cao công tác quản trị công, chất lượng tham mưu các giải pháp, sáng kiến cải tiến trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, ưu tiên công chức trực tiếp làm công tác cải cách hành chính không giữ chức vụ lãnh đạo tham gia.
- Chỉ tiêu số 8: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp bồi dưỡng về cải cách hành chính ở trong nước theo phương pháp trực tiếp kết hợp với trực tuyến, tập trung các kỹ năng.
- Chỉ tiêu số 9: Hàng năm tổ chức tập huấn, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ về cải cách hành chính.
- Chỉ tiêu số 10: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 đoàn công tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm triển khai, thực hiện công tác cải cách hành chính ở các tỉnh, thành phố có các mô hình hay, hiệu quả, kết quả Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh cao hơn Thành phố.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ, THỜI GIAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
Các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện các nhiệm vụ (Phụ lục đính kèm).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch và tổng hợp chung vào dự toán của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nội vụ
- Làm Cơ quan Thường trực chủ động tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ và theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu của Đề án.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Phụ lục Kế hoạch.
- Tham mưu tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết Đề án.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp, hướng dẫn Sở Nội vụ trong công tác xây dựng và vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến công tác cải cách hành chính của Thành phố.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện trong triển khai chuyển đổi số liên quan đến công tác cải cách hành chính trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực.
- Ưu tiên xét duyệt hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có cơ chế ưu tiên xét duyệt các dự án về chuyển đổi số liên quan đến các lĩnh vực cải cách hành chính.
3. Giao Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan tổng hợp kinh phí và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này hàng năm.
- Hướng dẫn việc xây dựng và bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này hàng năm của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung này tại cơ quan và các cơ quan đơn vị thuộc, trực thuộc.
4. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
- Nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Đề án nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính”.
- Phối hợp triển khai nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đối với các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ.
5. Giao Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong xây dựng, triển khai Kế hoạch thực hiện thí điểm đổi mới phương pháp làm việc, sắp xếp nơi làm việc theo tiêu chuẩn thực hành 5S tại một số cơ quan, đơn vị và tuyển dụng, thu hút các chuyên gia làm công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp triển khai nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đối với các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ.
6. Giao Sở Tư pháp
Phối hợp triển khai nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đối với các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ.
7. Giao Học viện Cán bộ Thành phố
- Chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức lãnh đạo; cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính.
- Phối hợp triển khai nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đối với các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ.
8. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố
- Căn cứ vào nhu cầu công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để tham gia các nhiệm vụ liên quan tại Kế hoạch này.
- Đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp để triển khai thực hiện các công tác đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến các cán bộ làm công tác cải cách hành chính.
9. Các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn
- Tổ chức triển khai, quán triệt nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ vào Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm về kết quả thực hiện (lồng ghép trong báo cáo định kỳ về công tác cải cách hành chính) gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính ở các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các tổ chức chính trị - xã hội TP;
- VPUB: CVP, các PCVP;
-
Sở - ngành TP;
- Học viện Cán bộ TP;
- UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Lưu: VT (KSTT/L).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Hoan
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2103/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT
Chỉ tiêu
Cơ quan chủ trì tham mưu
Cơ quan phối hợp
Sản phẩm
Thời gian thực hiện/hoàn thành
1.
Ban hành Quy định về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp
Sở Nội vụ
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Quyết định
Năm 2023
2.
Xây dựng nội dung Quy định về tiêu chuẩn, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của công chức thực hiện công tác cải cách hành chính
Sở Nội vụ
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Quyết định; có vị trí việc làm trong đề án sửa đổi, bổ sung tại các đơn vị
Năm 2023
3.
Kiểm tra, đánh giá năng lực công chức giữ nhiệm vụ, vị trí việc làm tham mưu công tác cải cách hành chính
Sở Nội vụ
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Kế hoạch
2023 - 2025
4.
Bố trí công việc khác phù hợp đối với cán bộ, công chức lãnh đạo không thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và đối với công chức thực hiện cải cách hành chính không đạt yêu cầu về năng lực vị trí việc làm
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Sở Nội vụ
Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ
2023 - 2025
5.
Rà soát, đánh giá công nhận và quản lý danh sách nguồn cán bộ, công chức lãnh đạo công tác cải cách hành chính, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính và các chuyên gia về cải cách hành chính
Sở Nội vụ
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Quyết định
2023 - 2025
6.
Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức lãnh đạo; cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính
Học viện Cán bộ Thành phố
Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ
Chương trình, tài liệu, các lớp tập huấn, bồi dưỡng
2023 - 2025
7.
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến đối với một số chuyên đề cơ bản, đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính
Sở Nội vụ
Sở Thông tin và Truyền thông, Học viện Cán bộ Thành phố
Phần mềm, quy chế quản lý; Các bài giảng điện tử được triển khai trên Phần mềm Quản lý cải cách hành chính của Thành phố
2023 - 2025
8.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức lãnh đạo, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính của Thành phố
Sở Nội vụ
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Kế hoạch hàng năm, các lớp tập huấn, bồi dưỡng
2023 - 2025
9.
Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về cải cách hành chính
Sở Nội vụ
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Kế hoạch hàng năm, các đoàn nghiên cứu, khảo sát
2023 - 2025
10.
Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm đổi mới phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc theo tiêu chuẩn thực hành 5S tại một số cơ quan, đơn vị các cấp nhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững
Sở Nội vụ
Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan, đơn vị thí điểm
Kế hoạch, đơn vị thí điểm
2023 - 2025
11.
Tổng hợp kinh phí và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này hàng năm
Sở Tài chính
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Quyết định giao kinh phí thực hiện hàng năm của UBND Thành phố
2023 - 2025
12.
Ban hành Đề án nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính”
Văn phòng UBND Thành phố
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Quyết định, Đề án
Năm 2023
13.
Tuyên truyền trong đội ngũ công chức, viên chức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Sở Nội vụ
Nội dung quán triệt, thông tin, tuyên truyền về Đề án này trong các văn bản chỉ đạo của đơn vị
2023 - 2025
14.
Ký kết hợp tác quốc tế về cải cách hành chính
Các Sở - ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ
Văn bản hợp tác quốc tế
2023 - 2025
15.
Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số đối với các lĩnh vực: (1) cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (2) cải cách chế độ công vụ; (3) công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính
Sở Nội vụ
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ
Kế hoạch
2023 - 2025
1 Kaizen 5S là một phương pháp do người Nhật thiết lập nhằm cải tiến môi trường làm việc giúp nhân viên nâng cao chất lượng, làm việc với năng suất cao hơn, là nền tảng cơ bản thể hiện nguyên tắc làm việc chất lượng, chuyên nghiệp. 5S là tên viết tắt của 5 từ ( Sàng lọc), Seiton ( Sắp xếp), Seiso ( Sạch sẽ), Seiketsu ( Săn sóc) và Shitsuke ( Sẵn sàng). | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "19/05/2023",
"sign_number": "2103/KH-UBND",
"signer": "Võ Văn Hoan",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-06-2021-TT-BTP-2021-bai-bo-van-ban-ve-cong-tac-can-bo-linh-vuc-thi-hanh-an-dan-su-492004.aspx | Thông tư 06/2021/TT-BTP 2021 bãi bỏ văn bản về công tác cán bộ lĩnh vực thi hành án dân sự mới nhất | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2021/TT-BTP
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021
THÔNG TƯ
BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành chuẩn mực đạo đức chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự.
Điều 2. Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật
1. Bãi bỏ một số điều, khoản, điểm, từ, chữ của Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
a) Bãi bỏ khoản 2 Điều 1; Điều 3; điểm c, d khoản 2 Điều 5; điểm d, đ khoản 2 Điều 7; các điều 20, 25, 27, 30, 31, 34, 37, 38, 41, 42, 43, 46, 47, 48, 65, 85 và Phụ lục số 01;
b) Bỏ từ “Các”, “các” và chữ “, c, d” tại điểm b khoản 2 Điều 6; chữ “, d, đ” tại điểm b khoản 2 Điều 8; từ “Các” và chữ “, d, đ” tại điểm b khoản 2 Điều 9; từ “Các”, “các” và chữ “, d, đ” tại điểm b khoản 2 của các Điều 10, 11, 12, 17, 18; chữ “, d, đ” tại khoản 2 Điều 13, điểm b khoản 2 Điều 14; từ “Các”, “các” và chữ “, d, đ” tại điểm c khoản 2 Điều 15; từ “các” và chữ “, d, đ” tại điểm b khoản 2 Điều 16.
2. Bãi bỏ các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 24 Điều 1; khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 18/2018/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
3. Bãi bỏ điểm d khoản 4 của Điều 5 và Điều 8; điểm c khoản 4 của các Điều 6, 7, 9, 10, 11 và Điều 12 của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự.
4. Bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự như sau:
a) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 4 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
b) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 6 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
c) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
d) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 4 Điều 8 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
đ) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 9 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
e) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 10 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
g) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 11 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 16 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
h) Bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 12 Thông tư số 03/2017/TT-BTP tại khoản 19 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-BTP;
i) Bãi bỏ cụm từ: “đã cấp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5, điểm b khoản 4 Điều 6, điểm b khoản 4 Điều 7, điểm b khoản 4 Điều 8, điểm b khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 4 Điều 10, điểm b khoản 4 Điều 11 Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch” và cụm từ “đã cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực” tại khoản 21 Điều 1.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư pháp: các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Thi hành án Bộ Quốc Phòng;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật;
- Lưu: VT, TCTHADS (02).
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "14/10/2021",
"sign_number": "06/2021/TT-BTP",
"signer": "Lê Thành Long",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-14-2010-TT-BXD-quan-ly-chat-luong-san-pham-hang-hoa-110712.aspx | Thông tư 14/2010/TT-BXD quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 14/2010/TT-BXD
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG GẠCH ỐP LÁT
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 quy định sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
Căn cứ yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát đảm bảo an toàn cho sử dụng trong xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát (gọi tắt là sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát) thuộc Nhóm 2 theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, bao gồm danh mục sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát có yêu cầu đảm bảo an toàn chất lượng, căn cứ để kiểm tra chất lượng và công tác quản lý đảm bảo chất lượng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong nước, nhập khẩu và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát tại Việt Nam.
Điều 3. Danh mục sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát có yêu cầu đảm bảo an toàn chất lượng và căn cứ kiểm tra chất lượng
1. Danh mục sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát có yêu cầu đảm bảo an toàn chất lượng và căn cứ kiểm tra chất lượng tương ứng được quy định trong Bảng Danh mục sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát yêu cầu đảm bảo an toàn chất lượng tại Phụ lục 1 (gọi tắt là Bảng Danh mục) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát sản xuất trong nước và nhập khẩu nêu tại cột 1 ở Bảng Danh mục yêu cầu phải đảm bảo phù hợp với các quy định tương ứng nêu tại cột 2, cột 3 và cột 4 ở Bảng Danh mục.
Điều 4. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát
1. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát sản xuất trong nước:
a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nêu tại cột 1 ở Bảng Danh mục phải công bố chất lượng phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này (gọi tắt là công bố hợp quy).
b) Các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước phải có hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001/ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực.
c) Đối với các sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát sản xuất trong nước nêu ở cột 1 ở Bảng Danh mục, ngoài công bố hợp quy còn phải được đánh giá cấp chứng chỉ chứng nhận chất lượng phù hợp với quy định tại điểm đ khoản này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định (gọi tắt là chứng nhận hợp quy).
d) Công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát sản xuất trong nước dựa trên một trong hai căn cứ sau đây:
- Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định;
- Kết quả thử nghiệm mẫu đại diện lô sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định.
đ) Yêu cầu để chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát sản xuất trong nước gồm:
- Bản công bố hợp quy theo quy định nêu tại điểm a khoản này;
- Bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001/ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực;
- Kết quả thử nghiệm mẫu đại diện lô sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định.
2. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nhập khẩu:
a) Khi nhập khẩu vào Việt Nam các sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nêu tại cột 1 ở Bảng Danh mục, người nhập khẩu phải công bố chất lượng phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này (công bố hợp quy).
b) Trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm và tài liệu về sản phẩm phải gắn dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm.
c) Người nhập khẩu phải cung cấp cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu các tài liệu sau:
- Bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất ra sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001/ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực;
- Bản chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện lô sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát tại cửa khẩu phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định.
d) Công bố hợp quy sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nhập khẩu dựa trên một trong hai căn cứ sau đây:
- Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân nhập khẩu về chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định;
- Kết quả thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện lô sản phẩm, hàng hoá tại cửa khẩu nhập phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định.
đ) Yêu cầu để chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nhập khẩu gồm:
- Bản công bố hợp quy theo quy định tại điểm a khoản này;
- Bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất ra sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001/ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực;
- Kết quả thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện lô sản phẩm, hàng hoá tại cửa khẩu nhập phù hợp với quy định nêu tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định.
e) Các sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nêu tại cột 1 ở Bảng Danh mục do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước được áp dụng quy định quản lý chất lượng như đối với sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát nhập khẩu.
3. Quy định về lấy mẫu kiểm tra như sau:
- Mẫu để kiểm tra, đánh giá sự phù hợp được lấy khách quan, đại diện cho lô sản phẩm, hàng hoá cùng loại. Mẫu lấy để kiểm tra được niêm phong, có xác nhận của đại diện doanh nghiệp và đại diện tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện. Trong trường hợp nhập khẩu, mẫu lấy để kiểm tra còn có xác nhận của cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập.
- Cỡ lô sản phẩm, hàng hoá : không lớn hơn 1500 m2.
- Số lượng mẫu cần lấy theo mỗi lô hàng được quy định tương ứng với sản phẩm, hàng hoá nêu tại cột 4 ở Bảng Danh mục.
4. Danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện thử nghiệm, giám định và chứng nhận hợp quy chất lượng sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát được nêu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và sẽ được thông báo cập nhật bổ sung trên website Bộ Xây dựng.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát theo quy định.
2. Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức triển khai công tác quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát theo quy định, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Thông tư này.
3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nước, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gạch ốp lát có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c) ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Xây dựng các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;
- Công báo; Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, PC, VLXD, KHCN&MT (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trần Nam
PHỤ LỤC 1
BẢNG DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ GẠCH ỐP LÁT
CÓ YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN CHẤT LƯỢNG VÀ CĂN CỨ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010 Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát)
Tên sản phẩm, hàng hoá
Căn cứ kiểm tra chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng
Tiêu chuẩn Quốc gia về yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quốc gia về phương pháp thử
(1)
(2)
(3)
(4)
1. Gạch gốm ốp lát ép bán khô, gồm:
- Gạch ceramic ốp lát (có men);
- Gạch gốm granít hay granít nhân tạo (có men hoặc không có men);
- Gạch gốm mozaic ép bán khô;
- Gạch cotto ép bán khô.
1. Sai lệch kích thước, hình dạng và Chất lượng bề mặt
TCVN 7745 : 2007 Gạch gốm ốp lát ép bán khô – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6415-1÷18 : 2005 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử
(theo phương pháp thử tương ứng)
Số lượng mẫu: 10 viên và tối thiểu 2 m2.
2. Độ hút nước
3. Độ bền uốn
4. Độ bền mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men)
5. Độ bền mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men)
6. Hệ số giãn nở nhiệt dài
7. Hệ số giãn nở ẩm
2. Gạch gốm ốp lát đùn dẻo, gồm:
- Gạch cotto (1 lớp hoặc 2 lớp, không có men hoặc có men);
- Gạch gốm mozaic đùn dẻo.
1. Sai lệch kích thước, hình dạng và Chất lượng bề mặt
TCVN 7483 : 2005 Gạch gốm ốp lát đùn dẻo – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6415-1÷18 : 2005
Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử
(theo phương pháp thử tương ứng)
Số lượng mẫu: 10 viên và tối thiểu 2 m2.
2. Độ hút nước
3. Độ bền uốn
4. Độ bền mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men)
5. Độ bền mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men).
6. Hệ số giãn nở nhiệt dài
7. Hệ số giãn nở ẩm
3. Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
1. Độ hút nước
TCVN 8057 : 2009 “Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ”
TCVN 8057 : 2009 “Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ”.
(theo phương pháp thử tương ứng)
Số lượng mẫu: 05 tấm/viên nguyên.
2. Độ bền uốn
3. Độ cứng vạch bề mặt
4. Độ chịu mài mòn sâu
4. Gạch terrazzo:
1. Độ hút nước
TCVN 7744 : 2007 “Gạch terrazzo”
TCVN 7744 : 2007 “Gạch terrazzo”
(theo phương pháp thử tương ứng)
Số lượng mẫu: 05 viên nguyên
2. Độ bền uốn
3. Độ cứng vạch bề mặt
4. Độ chịu mài mòn sâu
5. Đá ốp lát tự nhiên, gồm:
- Đá granít ốp lát;
- Đá hoa hay marble ốp lát;
- Đá vôi hay calcit ốp lát
1. Độ bền uốn
TCVN 4732 : 2007 “Đá ốp lát tự nhiên”
TCVN 4732 : 2007 “Đá ốp lát tự nhiên” (theo phương pháp thử tương ứng)
Số lượng mẫu: 05 mẫu đại diện có kích thước 100x200 (mm)
2. Độ cứng vạch bề mặt
3. Độ chịu mài mòn sâu
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ GẠCH ỐP LÁT DO BỘ XÂY DỰNG CHỈ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010 Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát)
TT
Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp chất lượng
Địa chỉ
1
Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng
- Số 235, Đường Nguyễn Trãi,
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Chi nhánh: Số 129A Đường Trần Não,
Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
2
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ
- Số 49 Đường Pasteur,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "20/08/2010",
"sign_number": "14/2010/TT-BXD",
"signer": "Nguyễn Trần Nam",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-02-2011-TT-BLDTBXH-muc-dieu-chinh-tien-luong-tien-cong-118011.aspx | Thông tư 02/2011/TT-BLĐTBXH mức điều chỉnh tiền lương, tiền công | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2011/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2008/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2008/NĐ-CP).
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2008/NĐ-CP là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
Điều 2. Điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm
x
Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1
Năm t
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Mức điều chỉnh
2,96
2,52
2,38
2,30
2,14
2,05
2,08
2,09
2,01
Năm t
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Mức điều chỉnh
1,95
1,81
1,67
1,55
1,44
1,17
1,09
1,00
1,00
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm
x
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Năm t
2008
2009
2010
2011
Mức điều chỉnh
1,17
1,09
1,00
1,00
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu VT, PC, BHXH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "20/01/2011",
"sign_number": "02/2011/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Phạm Minh Huân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-162-2018-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-hang-khong-dan-dung-321856.aspx | Nghị định 162/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 162/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam, trên tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; các tổ chức nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên tàu bay và trên phương tiện, thiết bị;
b) Buộc tái xuất tàu bay, động cơ, cánh quạt của tàu bay đã được nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình được xây dựng, lắp đặt không có Giấy phép hoặc xây dựng không đúng với Giấy phép;
đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
e) Buộc trả lại đồ vật, thiết bị hoặc tài sản đã trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép;
g) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm hoặc buộc trả lại phần mặt bằng;
h) Buộc thực hiện bảo trì công trình;
i) Buộc tổ chức kiểm tra lại, thi lại;
k) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi;
l) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề đã cấp;
m) Buộc hủy bỏ kết quả khám, giám định sức khỏe;
n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được;
o) Buộc thực hiện bảo dưỡng và lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÀU BAY
Điều 5. Vi phạm quy định về quốc tịch tàu bay
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa tàu bay vào hoạt động mà dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu đăng ký tàu bay được sơn, gắn trên tàu bay không đúng quy định;
b) Đưa tàu bay mang quốc tịch Việt Nam vào hoạt động mà dấu hiệu được sơn hoặc gắn lên tàu bay có nội dung hoặc hình thức giống hoặc gây nhầm lẫn với tàu bay mang quốc tịch của quốc gia khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi đưa tàu bay vào hoạt động mà không sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký tàu bay.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch, trừ trường hợp thử nghiệm thực tế tính năng bay của tàu bay theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên tàu bay đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay không đúng theo Giấy phép đã được cấp;
b) Lưu trữ không đủ hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu vào Việt Nam tàu bay, động cơ, cánh quạt của tàu bay mà không có hoặc không phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc công nhận;
b) Sử dụng tàu bay, động cơ, cánh quạt, phụ tùng tàu bay không đúng mục đích;
c) Không có hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay theo quy định;
d) Không duy trì, cập nhật Chương trình bảo dưỡng tàu bay theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay đang khai thác mà không có Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện;
b) Làm sai lệch cấu hình tàu bay đã được phê duyệt; làm thay đổi cấu hình tàu bay mà không được phê chuẩn hoặc công nhận;
c) Không thực hiện các chỉ lệnh đủ điều kiện bay, chỉ lệnh khai thác do cơ quan có thẩm quyền công nhận, ban hành;
d) Không thực hiện công việc bảo dưỡng tàu bay theo kế hoạch bảo dưỡng đã được phê chuẩn; không sửa chữa, khắc phục các hỏng hóc của tàu bay phù hợp với các tiêu chuẩn, tài liệu bảo dưỡng tàu bay đã được phê duyệt;
đ) Không duy trì tiêu chuẩn, điều kiện khác của tàu bay phù hợp với cấu hình tàu bay đã được phê chuẩn.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với hành vi đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất tàu bay, động cơ, cánh quạt của tàu bay đã được nhập khẩu vào Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên tàu bay đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 3 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đủ điều kiện của tổ chức bảo dưỡng tàu bay về tổ chức bộ máy, nhà xưởng, công cụ, dụng cụ, phụ tùng, vật tư;
b) Không duy trì đủ điều kiện về trang bị, thiết bị mặt đất phục vụ bảo dưỡng tàu bay theo tài liệu bảo dưỡng tàu bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thân tàu bay, cánh quạt, trang bị, thiết bị của tàu bay ngoài phạm vi năng định được phê chuẩn;
d) Thuê dịch vụ bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, cải tiến đối với toàn bộ sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận loại trong phạm vi năng định của tổ chức bảo dưỡng đã được cấp giấy phép;
đ) Che giấu sai sót trong bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
e) Không thực hiện đánh giá nhà thầu phụ, giám sát công việc bảo dưỡng của nhà thầu phụ;
g) Không có đủ hoặc không cập nhật đủ, kịp thời tài liệu, dữ liệu bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, cánh quạt của tàu bay và thiết bị tàu bay theo quy định;
h) Lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay không đầy đủ theo quy định;
i) Không bảo dưỡng tàu bay, động cơ, cánh quạt, trang bị, thiết bị của tàu bay theo chương trình bảo dưỡng đã được phê chuẩn;
k) Bảo dưỡng, thuê bảo dưỡng tàu bay, động cơ, cánh quạt, trang bị, thiết bị của tàu bay tại cơ sở bảo dưỡng không được phê chuẩn năng định phù hợp.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay theo quy định;
b) Kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tại cơ sở không được phép;
c) Không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện bảo dưỡng và lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h, i, k khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về khai thác tàu bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không, phòng chống dịch bệnh của thành viên tổ bay;
b) Sử dụng trái phép trang bị, thiết bị an toàn trên tàu bay.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử trên tàu bay;
b) Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép;
c) Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay;
d) Thực hiện thông thoại không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở cửa của tàu bay khi không được phép;
b) Không bảo đảm đủ giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay;
c) Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đối với quyền lợi của người thứ ba ở mặt đất không đến giới hạn trách nhiệm theo quy định;
d) Không nộp hoặc nộp không đủ hoặc nộp không đúng thời hạn bản cân bằng trọng tải, bản khai tổng hợp, danh sách hành khách, bản kê khai hàng hóa của mỗi chuyến bay cho Cảng vụ hàng không theo quy định;
đ) Thực hiện thông thoại không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động gây uy hiếp an toàn hàng không.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa tàu bay vào hoạt động với trang bị, thiết bị của tàu bay không có chứng chỉ phù hợp;
b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc không thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đối với quyền lợi của người thứ ba ở mặt đất;
c) Khai thác tàu bay thiếu trang bị, thiết bị an toàn;
d) Không mang đủ giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay;
đ) Không tổ chức kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay;
e) Không thực hiện việc xác định trọng lượng rỗng của tàu bay.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi khai thác tàu bay vì mục đích thương mại mà không được phép.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đủ điều kiện khai thác tàu bay về: Tổ chức bộ máy; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay; trang bị, thiết bị khai thác tàu bay theo quy định;
b) Không cập nhật, duy trì hệ thống tài liệu an toàn, hướng dẫn khai thác theo quy định.
Mục 2: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm, vật nuôi trong cảng hàng không, sân bay;
b) Đặt, sử dụng trái phép vật, động vật, côn trùng thu hút chim và động vật vào cảng hàng không, sân bay;
c) Làm hư hỏng phương tiện, trang bị, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay;
d) Không mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang khi hoạt động trong khu bay.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Di chuyển, hủy hoại, gây hư hại, làm biến dạng vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm sai lệch ký hiệu, làm hư hại bảng hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Khoan, đào trái phép trong cảng hàng không, sân bay;
c) Di chuyển, làm sai lệch, làm hư hỏng mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc quy hoạch cảng hàng không, sân bay, mốc định vị, mốc giới công trình tại cảng hàng không, sân bay;
d) Không hoàn trả mặt bằng; không di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và tài sản khác của nhà thầu ra khỏi cảng hàng không, sân bay sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao;
đ) Không làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay khi có thay đổi về: Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người khai thác cảng hàng không, sân bay; tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; mục đích khai thác; năng lực khai thác;
e) Không sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác sân bay trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi có thay đổi liên quan đến các nội dung của tài liệu khai thác sân bay.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bảo trì, xây dựng, sửa chữa công trình hoặc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thực hiện phương án tổ chức thi công đã được chấp thuận khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay;
c) Lắp đặt, sử dụng các loại đèn, nguồn sáng, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh, di chuyển tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại điểm k khoản 5 Điều này;
d) Xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị kỹ thuật trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không;
đ) Không thực hiện đo hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh;
e) Không xây dựng và quản lý, bảo trì hàng rào nằm trong ranh giới đất cảng hàng không, sân bay được giao, được thuê;
g) Không thực hiện đánh giá ảnh hưởng đối với an toàn khai thác khi có sự thay đổi thông số kỹ thuật và phương án khai thác của kết cấu hạ tầng sân bay;
h) Không đủ tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;
i) Thực hiện không đúng lộ trình cải tạo, nâng cấp hạng mục, công trình của cảng hàng không, sân bay để bảo đảm người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hoặc có nhưng không tổ chức thực hiện Chương trình phòng chống chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay;
b) Không thực hiện kiểm tra, duy trì đủ điều kiện bảo đảm an toàn khai thác khu bay;
c) Không thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
d) Thực hiện không đúng biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không đúng mục đích;
b) Chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay;
c) Bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
d) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không đủ đèn tín hiệu, cảnh báo, biển báo, biển chỉ dẫn, biển cấm trong cảng hàng không, sân bay;
đ) Không thiết lập hoặc thiết lập không đủ hoặc không đúng quy cách vạch sơn tín hiệu, chỉ dẫn, cảnh báo trong sân bay;
e) Đưa công trình vào khai thác hoặc đóng tạm thời công trình, một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay mà không thực hiện thủ tục theo quy định;
g) Không có tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;
h) Không có phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
i) Không thực hiện lộ trình cải tạo, nâng cấp các hạng mục, công trình của cảng hàng không, sân bay để bảo đảm người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận, sử dụng;
k) Sử dụng đèn laze trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh, di chuyển tại cảng hàng không, sân bay;
l) Lấn, chiếm đất cảng hàng không, sân bay;
m) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình, hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị trong cảng hàng không, sân bay mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi khai thác cảng hàng không, sân bay không có Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi không duy trì đủ điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay về tổ chức bộ máy; tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay; trang bị, thiết bị và tài liệu khai thác sân bay đã được phê duyệt.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 3, điểm m khoản 5 Điều này;
c) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 khoản 5 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai hoặc niêm yết không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc niêm yết không đúng giá hàng hóa, giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
b) Đặt biển quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
c) Sử dụng tờ rơi, âm thanh để tiếp thị, quảng cáo ở khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quảng cáo bằng khinh khí cầu, bóng bay, diều hoặc các vật thể bay khác trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
b) Quảng cáo trên phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, thiết bị tại sân đỗ tàu bay làm ảnh hưởng đến hoạt động bay hoặc tính năng hoạt động bình thường của phương tiện, thiết bị;
c) Bố trí mặt bằng cung cấp dịch vụ phi hàng không trong nhà ga mà không tuân thủ tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
d) Không đảm bảo các điều kiện vệ sinh của nhà ga hành khách, hàng hóa theo quy định;
đ) Bán hàng rong tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo số liệu về khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định;
b) Không bố trí đủ thiết bị, hệ thống biển báo, phát thanh thông tin về chuyến bay và thông tin cho hành khách tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay;
c) Không bố trí quầy nước miễn phí tại khu vực cách ly trong nhà ga của cảng hàng không, sân bay;
d) Không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay;
đ) Không có xe nâng hoặc phương tiện phù hợp phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không của hãng hàng không;
b) Không duy trì đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không về vốn tối thiểu; tổ chức bộ máy; trang bị, thiết bị và các điều kiện bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Không tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng, cung ứng dịch vụ phi hàng không theo quy định;
d) Không có thiết bị, hệ thống biển báo, phát thanh thông tin về chuyến bay và thông tin cho hành khách tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
b) Xây dựng, lắp đặt màn hình, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập ngoài trời tại cảng hàng không, sân bay không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
c) Cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà không có Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không;
d) Ngừng cung cấp dịch vụ hàng không làm gián đoạn hoạt động hàng không dân dụng mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
đ) Không có quy chế kiểm soát khai thác xe taxi; không thông báo công khai trong nhà ga về hãng taxi được nhượng quyền, giá vận chuyển taxi;
e) Vi phạm các quy định về giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi không duy trì đủ điều kiện kinh doanh cảng hàng không, sân bay về vốn tối thiểu; tổ chức bộ máy; trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình được xây dựng, lắp đặt vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Buộc trả lại phần mặt bằng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bật đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo khi điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị trong khu bay theo quy định;
b) Để người ngồi trong buồng lái của phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay quá số lượng quy định;
c) Không chấp hành chỉ dẫn theo biển báo, vạch sơn kẻ tín hiệu, đèn tín hiệu theo quy định;
d) Đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện trong sân bay không giữ khoảng cách an toàn với tàu bay theo quy định;
b) Điều khiển phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay không làm chủ, không tuân thủ giới hạn tốc độ theo quy định;
c) Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay quá tốc độ quy định khi kéo đẩy tàu bay;
d) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước khi điều khiển phương tiện trong cảng hàng không, sân bay;
đ) Điều khiển phương tiện trong cảng hàng không, sân bay mà chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ theo quy định;
e) Điều khiển phương tiện trong sân bay vượt phương tiện khác trong các trường hợp không được phép vượt hoặc không báo hiệu trước khi vượt;
g) Điều khiển phương tiện trong sân bay bấm còi, rú ga liên tục, trừ các phương tiện ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ;
h) Không có bộ đàm để liên lạc hai chiều; không giữ liên lạc bằng bộ đàm với kiểm soát viên không lưu khi hoạt động trong sân bay theo quy định;
i) Dừng, đỗ phương tiện trong cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
k) Điều khiển phương tiện di chuyển trong khu vực sân đỗ tàu bay khi không được phép.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện đi không đúng luồng, tuyến, làn đường hoặc phần đường trong cảng hàng không, sân bay;
b) Điều khiển phương tiện hoạt động ngoài khu vực an toàn cho tàu bay quá tốc độ từ 10 km/h trở lên;
c) Điều khiển phương tiện hoạt động trong khu vực an toàn cho tàu bay quá tốc độ quy định;
d) Không chấp hành huấn lệnh hoặc hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu khi hoạt động trong sân bay;
đ) Điều khiển phương tiện trong cảng hàng không, sân bay không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người có trách nhiệm;
e) Di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn khi không được phép;
g) Đưa phương tiện vào hoạt động trong sân bay không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm theo quy định hoặc có nhưng thiết bị đó không có tác dụng;
h) Đưa phương tiện vào khai thác mà không có đủ tài liệu kỹ thuật của phương tiện theo quy định;
i) Để phương tiện, trang bị, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
k) Đưa phương tiện, thiết bị vào hoạt động trong sân bay không đúng mục đích sử dụng đã được cấp;
l) Không nhường đường cho người, phương tiện ưu tiên hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ trong cảng hàng không, sân bay.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với hành vi điều khiển phương tiện chạy ngược chiều hoặc chạy vào khu vực cấm trong cảng hàng không, sân bay.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa vào khai thác trong cảng hàng không, sân bay các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
b) Đưa vào khai thác trong cảng hàng không, sân bay phương tiện, thiết bị không được kiểm định hoặc hết hạn kiểm định theo quy định;
c) Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng vào hoạt động trong cảng hàng không, sân bay;
d) Đưa phương tiện, thiết bị vào khai thác trong cảng hàng không, sân bay không có Giấy phép hoặc biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay không đúng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa;
e) Đưa phương tiện, thiết bị chế tạo, sản xuất, cải tiến tại Việt Nam vào khai thác tại cảng hàng không, sân bay mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
g) Điều khiển phương tiện di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn khi không được phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này trực tiếp gây uy hiếp hoặc làm mất an toàn hàng không, an ninh hàng không;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 02 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ, l khoản 3 Điều này trực tiếp gây uy hiếp hoặc làm mất an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 03 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, khoản 4 và điểm g khoản 5 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và khẩn nguy sân bay theo quy định;
b) Không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chằng néo, neo đỗ tàu bay tại sân đỗ tàu bay, hệ thống thoát nước tại khu vực cảng hàng không, sân bay;
c) Không tổ chức kiểm tra, gia cố cơ sở, công trình, nhà xưởng, đài trạm theo quy định;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện của cấp cứu hỏa sân bay được công bố.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, phương án khẩn nguy sân bay theo quy định;
b) Không có hoặc không đủ phương tiện, thiết bị phòng chống thiên tai, hệ thống chằng néo, neo đỗ tàu bay tại sân đỗ tàu bay theo quy định.
Điều 13. Vi phạm quy định về bảo trì công trình hàng không
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với hành vi không thực hiện bảo trì công trình hàng không theo kế hoạch được phê duyệt.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện bảo trì công trình hàng không theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Điều 14. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm soát nội bộ việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay;
b) Khai thác tàu bay mà có tiếng ồn của tàu bay vượt quá giới hạn trong Giấy chứng nhận tiếng ồn;
c) Khai thác tàu bay mà khí thải từ động cơ tàu bay vượt quá giới hạn;
d) Không thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu bay mà không có Giấy chứng nhận tiếng ồn do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc công nhận;
b) Không có quy trình kiểm soát nội bộ việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay;
c) Sử dụng hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn và vệ sinh trong tàu bay không tuân theo quy định tại danh mục hóa chất, phế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam.
Điều 15. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trong cảng hàng không, sân bay không đúng nơi quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi chất thải rắn, chất thải lỏng trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải;
b) Không tuân thủ quy định, quy trình về sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ tại cảng hàng không, sân bay.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện không đúng nội dung trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong cảng hàng không, sân bay;
b) Đưa vào khai thác trong sân bay phương tiện, thiết bị không đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường;
c) Đưa thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ vào sử dụng tại cảng hàng không, sân bay mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
d) Làm rơi vãi vật liệu, phế thải, phát thải bụi trong cảng hàng không, sân bay;
đ) Không thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ vật liệu, phế thải trái phép trong cảng hàng không, sân bay;
b) Không thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên theo quy định;
c) Không thực hiện đúng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và quy trình ứng phó sự cố môi trường;
d) Không thực hiện đúng kế hoạch giám sát môi trường trong cảng hàng không, sân bay theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay mà không có hoặc không duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường;
b) Không tổ chức khử trùng chất thải từ tàu bay theo yêu cầu của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Không có kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi khai thác cảng hàng không, sân bay không có bản đồ tiếng ồn; giải pháp hạn chế tiếng ồn theo quy định.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với hành vi đưa cảng hàng không, sân bay vào khai thác mà không có hoặc không duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm d khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
Mục 4: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG, ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ, SỬ DỤNG NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG VÀ GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE CHO NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Điều 16. Vi phạm quy định về nhân viên hàng không và thực hiện công việc theo tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không mang theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ;
b) Không mang theo Giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ;
c) Thực hiện nhiệm vụ nhân viên hàng không quá thời gian làm việc; nghỉ không đủ thời gian theo quy định, trừ thành viên tổ lái, kiểm soát viên không lưu và nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay;
d) Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện của nhân viên hàng không theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng điện thoại di động khi thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị trong khu bay, điều hành bay, điều khiển tàu bay;
b) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không, nhân viên bảo đảm điện nguồn cơ sở điều hành bay không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động, trừ nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay, lập kế hoạch bảo dưỡng tàu bay, lập dữ liệu bảo dưỡng tàu bay, bảo đảm kỹ thuật tàu bay;
c) Thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay quá thời gian làm việc; nghỉ không đủ thời gian theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ nhân viên hàng không, nhân viên điện nguồn cơ sở điều hành bay không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động hàng không dân dụng mà chưa uy hiếp đến an ninh hàng không, an toàn hàng không, trừ nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay, lập kế hoạch bảo dưỡng tàu bay, lập dữ liệu bảo dưỡng tàu bay, bảo đảm kỹ thuật tàu bay;
b) Thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay, lập kế hoạch bảo dưỡng tàu bay, lập dữ liệu bảo dưỡng tàu bay, bảo đảm kỹ thuật tàu bay không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động;
c) Điều khiển tàu bay trên đường lăn, sân đỗ tàu bay không theo huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu, hệ thống dẫn đỗ tàu bay, hướng dẫn của nhân viên đánh tín hiệu;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ nhân viên hàng không theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đã được cấp hoặc công nhận, trừ nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không, nhân viên bảo đảm điện nguồn cơ sở điều hành bay không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động gây uy hiếp đến an ninh hàng không, an toàn hàng không, trừ nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay, lập kế hoạch bảo dưỡng tàu bay, lập dữ liệu bảo dưỡng tàu bay, bảo đảm kỹ thuật tàu bay;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đã được cấp hoặc công nhận;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ nhân viên hàng không theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đã được cấp hoặc công nhận gây uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, trừ nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay;
d) Không có một trong các loại giấy tờ phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ: Giấy phép nhân viên hàng không, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, chứng nhận trình độ tiếng Anh;
đ) Thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay, lập kế hoạch bảo dưỡng tàu bay, lập dữ liệu bảo dưỡng tàu bay, bảo đảm kỹ thuật tàu bay không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động hàng không dân dụng mà chưa uy hiếp đến an ninh hàng không, an toàn hàng không;
e) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu khi thực hiện nhiệm vụ;
g) Điều khiển tàu bay trên đường lăn, sân đỗ tàu bay không theo huấn lệnh, hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu, hệ thống dẫn đỗ tàu bay, nhân viên đánh tín hiệu làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng không mà chưa uy hiếp an ninh hàng không, an toàn hàng không;
h) Sử dụng các chất ma túy hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng Giấy phép nhân viên hàng không, năng định, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, chứng nhận trình độ tiếng Anh giả mạo;
b) Không thực hiện đúng nhiệm vụ hướng dẫn, huấn luyện thực hành để người học có hành vi vi phạm gây uy hiếp an toàn hàng không;
c) Cung cấp thông tin không trung thực hoặc có hành vi lừa dối khi xin cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không;
d) Thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay, lập kế hoạch bảo dưỡng tàu bay, lập dữ liệu bảo dưỡng tàu bay, bảo đảm kỹ thuật tàu bay không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động gây uy hiếp an ninh hàng không, an toàn hàng không;
đ) Điều khiển tàu bay trên đường lăn, sân đỗ tàu bay không theo huấn lệnh, hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu, nhân viên đánh tín hiệu, hệ thống dẫn đỗ tàu bay gây uy hiếp an toàn hàng không;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ điều khiển tàu bay, điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đã được cấp hoặc công nhận gây uy hiếp an ninh hàng không, an toàn hàng không;
g) Điều khiển tàu bay vi phạm quy tắc bay, phương thức bay, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển tàu bay vi phạm quy tắc bay, phương thức bay gây uy hiếp an ninh hàng không, an toàn hàng không;
b) Xả, thả trái phép nhiên liệu, hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay xuống;
c) Quyết định thực hiện chuyến bay mà không có đủ thành viên tổ bay theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại các điểm a, c, h khoản 4, điểm b, d, đ, e khoản 5 và các điểm a, c khoản 6 Điều này trực tiếp gây uy hiếp hoặc làm mất an toàn hàng không, an ninh hàng không;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về bố trí, sử dụng, giám sát nhân viên hàng không và thực hiện công việc theo tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí thời giờ làm việc hoặc thời giờ nghỉ ngơi cho nhân viên hàng không không đúng quy định;
b) Không duy trì tổ chức ca trực, kỷ luật ca trực theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình giám sát an toàn, giám sát chất lượng công việc.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với hành vi không bố trí hoặc bố trí không đủ nhân viên làm việc hoặc bố trí nhân viên làm việc mà không có Giấy phép, năng định, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, chứng nhận trình độ tiếng Anh theo quy định.
Điều 18. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên hàng không và đánh giá trình độ tiếng Anh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài kiểm tra, bài thi, đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không;
b) Đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không không đúng quy định;
c) Làm sai lệch kết quả đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng yêu cầu phải đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên hàng không không đúng nội dung; không đủ số giờ theo quy định;
c) Sử dụng giáo viên đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên hàng không, đánh giá trình độ tiếng Anh không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
d) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đủ hồ sơ đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không về: Tổ chức bộ máy; nhân lực; phòng học; trang bị, thiết bị; cơ sở thực hành; đội ngũ giáo viên; chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ; giáo trình, tài liệu giảng dạy theo giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;
b) Đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên hàng không ngoài phạm vi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã được cấp.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đúng về tình trạng sức khỏe khi đề nghị khám, giám định sức khỏe;
b) Sử dụng rượu, bia, thuốc lá khi đang thực hiện khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không;
b) Khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không không đúng chuyên khoa của giám định viên y khoa hàng không được phê chuẩn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang bị, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, giám định sức khỏe theo quy định;
b) Bố trí người khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không, thực hiện các nghiệm pháp y học hàng không mà không có bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ y học hàng không hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quy định;
c) Bố trí người không được phê chuẩn là giám định viên y khoa hàng không thực hiện khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không;
d) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đủ hồ sơ khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với hành vi không duy trì điều kiện về tổ chức bộ máy; trang bị, thiết bị; quy trình khám, giám định; đội ngũ nhân viên theo Giấy chứng nhận cơ sở y tế khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả khám, giám định sức khỏe đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm b, c khoản 3 Điều này.
Mục 5: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 20. Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho các cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn khi nhận được tín hiệu, thông báo hoặc tin tức về tàu bay đang trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn;
b) Không có hoặc không có đủ tài liệu khai thác, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống kỹ thuật theo quy định;
c) Không có hoặc không đủ các tài liệu nghiệp vụ tại cơ sở theo quy định;
d) Không báo cáo số liệu về tình hình hoạt động bay của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị không theo đúng Giấy phép khai thác đã được cấp;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, hệ thống kỹ thuật theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường, kiểm chuẩn phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, hệ thống kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đủ điều kiện khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay về tổ chức bộ máy; hệ thống kỹ thuật, thiết bị; tài liệu hướng dẫn khai thác;
b) Khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay mà không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) đối với hành vi khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay mà không có Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 21. Vi phạm quy định về quản lý hoạt động bay
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với hành vi thả thiết bị, vật dụng và các vật thể khác từ tàu bay vào không trung ảnh hưởng đến hoạt động bay.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm hư hỏng hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
b) Không thực hiện đúng quy định về sơn, kẻ, lắp đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị kỹ thuật vi phạm giới hạn chướng ngại vật hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay, trừ công trình, thiết bị kỹ thuật trong cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;
b) Sử dụng đèn laze, thiết bị chiếu sáng khác trái quy định gây ảnh hưởng đến hoạt động bay, trừ trường hợp quy định tại điểm k khoản 5 Điều 9 Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực hoặc có hành vi lừa dối khi xin phép bay.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay đã được cấp.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Mục 6: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG CHUNG
Điều 22. Vi phạm quy định về thành lập doanh nghiệp vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký điều lệ vận chuyển hàng không với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định khi có thay đổi phải đăng ký.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với hành vi thực hiện hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi kinh doanh hàng không chung mà không có Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi không duy trì đủ điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với hành vi kinh doanh vận chuyển hàng không khi chưa được cấp quyền vận chuyển hàng không.
Điều 23. Vi phạm quy định về khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo số liệu vận chuyển hàng không cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo về hoạt động đại diện, bán vé cho hãng hàng không nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Thực hiện hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Thực hiện liên danh với nhau trên các đường bay quốc tế đi, đến Việt Nam mà lịch bay liên danh chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt;
đ) Không làm thủ tục đề nghị cấp lại khi thay đổi nội dung của Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài theo quy định;
e) Không gửi quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam, giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết không đúng quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài;
b) Không có quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không;
c) Thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không;
d) Sơn hoặc gắn thương hiệu trên tàu bay gây nhầm lẫn với tàu bay của hãng hàng không khác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé tại Việt Nam mà không có Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé;
b) Xuất vận đơn hàng không thứ cấp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận chuyển hàng không vi phạm quy định về quyền vận chuyển hàng không đã được cấp; mua, bán, chuyển nhượng quyền vận chuyển hàng không;
b) Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân và công cụ hỗ trợ mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với hành vi dán nhãn, ghi ký nhãn hiệu hàng hóa nguy hiểm trên bao bì không đúng quy định khi vận chuyển bằng đường hàng không.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gửi hàng hóa nguy hiểm mà không khai báo hoặc khai báo sai;
b) Đóng gói bao bì hàng hóa nguy hiểm không đúng quy định khi vận chuyển bằng đường hàng không.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật đi tàu bay theo quy định;
b) Từ chối chuyên chở công cụ, thiết bị hỗ trợ của hành khách đặc biệt hoặc thu tiền chuyên chở công cụ, thiết bị hỗ trợ của hành khách đặc biệt không đúng quy định;
c) Thu tiền đối với dịch vụ xe lăn tại nhà ga; dịch vụ phục vụ hành khách là người già yếu, khiếm thị, khiếm thính;
d) Không công bố công khai các trường hợp được bồi thường ứng trước không hoàn lại, mức bồi thường, chi tiết phương thức và thời hạn bồi thường, địa chỉ cụ thể thực hiện việc bồi thường theo quy định;
đ) Không bố trí nhân viên trợ giúp hành khách làm thủ tục tại khu vực làm thủ tục trước giờ đóng quầy theo quy định;
e) Không tổ chức giám sát hoạt động đưa hành khách lên tàu bay theo quy định;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đối với hành khách tại điểm đến, điểm nối chuyến theo quy định;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi vận chuyển hành khách đặc biệt;
i) Không cập nhật thông tin chuyến bay bị hủy, bị chậm kéo dài lên hệ thống thông tin của cảng hàng không theo quy định;
k) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc về kinh doanh hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không;
b) Vận chuyển hành khách bị cấm vận chuyển, trừ trường hợp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định trong trường hợp vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách bị từ chối vận chuyển;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong trường hợp hành lý, hàng hóa bị hư hỏng, bị mất, bị thất lạc;
đ) Từ chối vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa không đúng quy định;
e) Không thực hiện vận chuyển hành khách là người khuyết tật theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hành lý không đi cùng hành khách, trừ các trường hợp được phép theo quy định;
b) Tổ chức các sự kiện trên tàu bay có thể gây uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chất, xếp hàng hóa không đúng quy định;
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi không đến giới hạn trách nhiệm theo quy định;
đ) Không thực hiện đúng theo giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc không thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) đối với hành vi vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi vì mục đích thương mại mà không được phép hoặc không có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều này.
Mục 7: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 25. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thẻ và giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
1. Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không mà không đúng phạm vi ghi trên thẻ;
b) Không đeo thẻ kiểm soát an ninh hàng không theo quy định khi làm nhiệm vụ trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng Thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc Thẻ giám sát viên an ninh hàng không, an toàn hàng không của người khác vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay;
b) Sử dụng giấy tờ nhân thân, vé, thẻ lên tàu bay giả hoặc giấy tờ nhân thân, vé, thẻ lên tàu bay mang tên người khác vào khu vực cách ly, lên tàu bay hoặc cho người chưa thành niên vào khu vực cách ly, lên tàu bay;
c) Cho người khác mượn Thẻ kiểm soát an ninh hàng không, Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, Thẻ giám sát viên an ninh hàng không, an toàn hàng không để vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với hành vi sử dụng Thẻ kiểm soát an ninh hàng không, Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc Thẻ giám sát viên an ninh hàng không, an toàn hàng không giả mạo.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) đến 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đối với hành vi mang rượu, chất lỏng có cồn và chất lỏng khác vào khu vực cách ly, lên tàu bay không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Vào khu vực hạn chế, lên tàu bay mà không đúng cổng, cửa quy định; không qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không;
c) Không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định trong thời gian tàu bay đang bay;
d) Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Để người, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay;
g) Để người, phương tiện vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
h) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay;
i) Đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay;
k) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;
h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;
i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;
l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập trái phép vào tàu bay;
b) Hành hung thành viên tổ bay, hành khách, người khác trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đưa công cụ hỗ trợ, chất dễ cháy, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn và các loại vũ khí, đồ vật khác có hình dạng, tính năng, tác dụng tương tự vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát ngôn đe dọa an toàn hàng không mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Đưa vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Cung cấp các thông tin sai có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đưa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, chất cháy vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học hoặc các thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay, người trên tàu bay đang bay;
b) Đưa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, chất cháy lên tàu bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, các điểm b, d, đ, i, l khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm i khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều này;
b) Buộc trả lại đồ vật, thiết bị hoặc tài sản đã trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về tổ chức bảo đảm an ninh hàng không
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ tài liệu tại điểm kiểm tra an ninh hàng không;
b) Không thực hiện kiểm tra trực quan ngẫu nhiên sau kiểm tra an ninh đối với hành khách, hành lý xách tay, người ra vào làm việc tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định;
c) Không lưu trữ hồ sơ, lý lịch, sổ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, phương tiện an ninh hàng không theo quy định;
d) Không lưu giữ tài liệu, sổ sách kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay theo quy định;
đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng quy định về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
e) Bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không giám sát màn hình máy soi tia X quá thời gian quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lưu giữ hình ảnh hoặc không lưu giữ hình ảnh qua máy soi tia X, ca-me-ra giám sát an ninh đúng thời hạn quy định;
b) Vận chuyển bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, người bị dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã quá số lượng được phép theo quy định;
c) Không lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận hoặc không lập hồ sơ theo dõi hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận theo quy định;
d) Không có tài liệu khai thác, bảo dưỡng; quy trình quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện;
đ) Không có quy định về quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng;
e) Không thực hiện kiểm tra máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay bằng mẫu thử theo quy định;
g) Không thực hiện niêm phong an ninh đối với tàu bay, phương tiện, thiết bị, hàng hóa, suất ăn, bưu gửi theo quy định hoặc niêm phong an ninh không đúng quy định;
h) Không cung cấp Chương trình an ninh hàng không, Quy chế an ninh hàng không cho Cảng vụ hàng không theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng Chương trình an ninh hàng không, Quy chế an ninh hàng không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Sử dụng trang bị, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không không đúng tiêu chuẩn hoặc không duy trì tiêu chuẩn áp dụng, tính năng kỹ thuật của trang bị, thiết bị, phương tiện an ninh hàng không;
c) Không có hoặc không đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Chương trình an ninh hàng không, Quy chế an ninh hàng không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện diễn tập cấp cơ sở đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp theo quy định.
Mục 8: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY VÀ CƠ SỞ CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 28. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hành vi hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc sử dụng diêm, bật lửa, vật gây cháy không đúng nơi quy định trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;
b) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay không đúng quy cách;
c) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
d) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho người lao động trong phạm vi quản lý của mình;
đ) Làm che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
e) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đun nấu, đốt lửa trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay mà không được phép hoặc không đúng quy định;
b) Đốt hương, đốt nến, đốt vàng mã trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
c) Để vật phẩm nguy hiểm, chất dễ cháy trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay không đúng quy định;
d) Không trang bị hoặc trang bị các thiết bị phòng cháy và chữa cháy đã hết hạn kiểm định hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn trong nhà ga, khu vực hạn chế, trên phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
đ) Không thực hiện đúng nội quy phòng cháy, chữa cháy, phương án phòng cháy, chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định;
e) Không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình, hạng mục công trình tại cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hút thuốc, kể cả thuốc điện tử hoặc sử dụng bật lửa, diêm hoặc vật gây cháy ở khu vực an toàn cho tàu bay hoặc kho nhiên liệu hàng không, trạm tiếp nạp nhiên liệu, khu vực cấp khí ga trong cảng hàng không, sân bay;
b) Không tổ chức kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng cháy và chữa cháy hàng không theo quy định;
b) Không có nội quy phòng, chống cháy nổ; phương án phòng cháy và chữa cháy theo quy định khi kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Mục 9: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN HÀNG KHÔNG
Điều 29. Vi phạm về hệ thống quản lý an toàn hàng không (SMS) và bảo đảm chất lượng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không theo dõi đánh giá mức độ an toàn đã đạt được theo quy định;
b) Không tổ chức huấn luyện hoặc tổ chức huấn luyện không đủ về hệ thống quản lý an toàn theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo an toàn theo quy định;
d) Thực hiện các công việc yêu cầu phải được cấp nhân nhượng mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp nhân nhượng theo quy định hoặc không thực hiện đúng nhân nhượng đã được cấp.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì hệ thống quản lý an toàn theo đúng tài liệu được chấp thuận, phê duyệt;
b) Không duy trì hệ thống bảo đảm chất lượng theo quy định;
c) Không thực hiện phân tích dữ liệu bay, chương trình đánh giá an toàn khai thác bay, chương trình đánh giá khoang khách theo quy định;
d) Không thực hiện nhận diện, đánh giá rủi ro hoặc không thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa sự cố, tai nạn;
đ) Mức độ an toàn chấp nhận được (ALOS) không được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn theo quy định;
e) Không thiết lập hệ thống báo cáo an toàn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có tài liệu về hệ thống quản lý an toàn hàng không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận theo quy định;
b) Không tổ chức hệ thống quản lý an toàn hàng không theo quy định.
Điều 30. Vi phạm quy định về điều tra sự cố, tai nạn hàng không
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không giao nộp chứng cứ về sự cố, tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
b) Không bảo vệ tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, các thiết bị, các vật trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo về sự cố, tai nạn hàng không theo quy định;
b) Hủy hoại, làm sai lệch thông tin, làm hư hỏng thiết bị cần kiểm tra và các bằng chứng khác liên quan đến sự cố hoặc tai nạn hàng không.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với hành vi che giấu sự cố, tai nạn hàng không.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với hành vi không tổ chức điều tra, bình giảng, đánh giá nguyên nhân của các sự cố, tai nạn theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng không
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, n khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, n khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
1. Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm hành chính được phát hiện trong quá trình triển khai thực hiện phương án khẩn nguy;
b) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng về an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại các khu vực công cộng ở cảng hàng không, sân bay hoặc do các cơ quan trong ngành hàng không dân dụng chuyển giao.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 và Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 35. Lực lượng thanh tra chuyên ngành khác
Lực lượng thanh tra chuyên ngành khác được quyền xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Điều 36. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Lực lượng thanh tra chuyên ngành hàng không và Cảng vụ hàng không được xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định tại các văn bản sau:
1. Khoản 3, 5 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Khoản 1 Điều 38, Điều 19, khoản 2, 3 Điều 31, điểm b khoản 4 Điều 32, điểm a khoản 2 Điều 33 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
3. Điểm a, b khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 10, khoản 2 khoản 3 Điều 20, điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều 29 và điểm a khoản 2 Điều 46 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Khoản 2, điểm a khoản 3, điểm b khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 90 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
5. Khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 26 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Khoản 1 Điều 14, điểm b, c, e khoản 2, khoản 4, 5, 6 Điều 15, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 16 và khoản 1 Điều 23 Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
7. Điểm đ khoản 1 Điều 9, điểm a khoản 3 Điều 10, Điều 20, Điều 21 và điểm a khoản 1, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
8. Khoản 3, điểm a, c khoản 4, điểm a, c khoản 5, điểm a, c khoản 6, điểm a, c khoản 7, điểm a, c khoản 8, điểm a, c khoản 9, điểm a, c khoản 10, điểm a, b khoản 11, điểm a, b khoản 12, điểm a, b khoản 13, điểm a, b khoản 14 Điều 7 và Điều 19 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Điều 37. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng bao gồm:
a) Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
b) Công chức thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm;
c) Công chức, viên chức thuộc các Cảng vụ hàng không đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
d) Người chỉ huy tàu bay, thành viên tổ bay được người chỉ huy tàu bay giao lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay khi tàu bay đang bay.
2. Người chỉ huy tàu bay trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay đang bay hoặc chuyển vụ việc cho Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam nơi tàu bay hạ cánh để lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp người chỉ huy tàu bay chuyển vụ việc cho Cảng vụ hàng không lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay đang bay thì đại diện của hãng hàng không phải tham gia trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính để phối hợp, hỗ trợ cho Cảng vụ hàng không.
3. Khi chuyển giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không lập biên bản vi phạm hành chính, người chỉ huy tàu bay phải bàn giao đối tượng vi phạm, kèm theo các tài liệu, chứng cứ sau đây:
a) Bản sao phần ghi vụ việc vi phạm trong nhật ký bay có chữ ký của người chỉ huy tàu bay;
b) Bản tường trình của thành viên tổ bay chứng kiến vụ việc;
c) Danh sách, vị trí ngồi và những thông tin cần thiết khác của hành khách chứng kiến vụ việc xảy ra;
d) Tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm (nếu có);
đ) Hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).
Điều 38. Thu, nộp tiền phạt
1. Việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật ngân sách.
2. Cá nhân vi phạm hành chính sau khi đã làm thủ tục cấp thẻ lên tàu bay được nộp tiền phạt cho Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Bổ sung nhóm các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định tại Mục V Phụ lục Danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
Bổ sung các khoản 6, 7, 8, 9 và 10 Mục V Phụ lục Danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường như sau:
“6. Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh;
7. Phương tiện đo độ ồn;
8. Phương tiện đo nồng độ khí thải;
9. Thiết bị đo âm lượng;
10. Thiết bị đo cường độ ánh sáng.”
Điều 40. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2019 và thay thế Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
2. Các văn bản được dẫn chiếu tại Nghị định này nếu có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 41. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "30/11/2018",
"sign_number": "162/2018/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-142-KH-BGDDT-tap-huan-can-bo-quan-ly-bao-cao-vien-cot-can-thuc-hien-Thong-tu-29-2009-TT-BGDDT-chuan-hieu-truong-truong-trung-hoc-co-so-103552.aspx | Kế hoạch 142 KH/BGDĐT tập huấn cán bộ quản lý, báo cáo viên cốt cán thực hiện Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 142 KH/BGDĐT
Hà Nội , ngày 02 tháng 4 năm 2010
KẾ HOẠCH
TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ, BÁO CÁO VIÊN CỐT CÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ 29/2009/TT-BGDĐT VỀ CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC
- Căn cứ Kế hoạch hoạt động năm 2009 của Dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN được phê duyệt theo Quyết định số 8465/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2008;
- Căn cứ Kế hoạch hoạt động năm 2009 của dự án Phát triển giáo dục THCS II;
- Căn cứ Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và báo cáo viên cốt cán của các sở GD&ĐT, giảng viên Học viện quản lý giáo dục, giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh về Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH TẬP HUẤN
- Tập huấn cho cán bộ quản lý và báo cáo viên cốt cán của các sở GD&ĐT, giảng viên Học viện quản lý giáo dục, giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh về Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và hướng dẫn việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn đã được ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn đội ngũ CBQL và các báo cáo viên cốt cán để tiếp tục triển khai tập huấn đại trà cho hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ở địa phương.
II. NỘI DUNG TẬP HUẤN
Triển khai tập huấn với 03 nội dung:
1. Quán triệt về mục đích, ý nghĩa, quá trình xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2. Giới thiệu nội dung Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và Công văn số 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26 tháng 01 năm 2010 về việc Hướng dẫn thực hiện Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT.
3. Tập huấn các kỹ năng và triển khai áp dụng đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn được quy định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Công văn số 430/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 26 tháng 01 năm 2010 về việc Hướng dẫn thực hiện Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT.
III. SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN THAM GIA TẬP HUẤN
1. Đại biểu thuộc khối trung học phổ thông
Mỗi tỉnh/thành phố cử 09 đại biểu tham dự tập huấn, bao gồm:
- 01 đại diện lãnh đạo sở GD&ĐT.
- 01 lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ.
- 01 lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học.
- Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh.
- 02 chuyên viên phòng Giáo dục Trung học.
- 03 hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
2. Đại biểu thuộc cấp trung học cơ sở
Mỗi tỉnh/thành phố cử 08 đại biểu bao gồm: lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT cấp huyện và hiệu trưởng trường THCS.
3. Học viện Quản lý giáo dục: 03 người
4. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh: 03 người
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TẬP HUẤN
- Tổ chức 04 đợt tập huấn trong tháng 4 và 01 đợt trong tháng 5 năm 2010, mỗi đợt tập huấn gồm 2 ngày. Thời gian, địa điểm cụ thể của từng đợt như sau:
1. Đợt 1: Tại Khách sạn Đà Nẵng, số 01 – 03, Đống Đa, thành phố Đà Nẵng, từ ngày 15 đến 16 tháng 4, gồm đại biểu các tỉnh/thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Trị, Quảng Bình.
2. Đợt 2: Tại Khách sạn Ba Son, số 2, Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 19 đến 20 tháng 4, gồm đại biểu của các tỉnh/thành phố sau: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần thơ, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà và 03 đại biểu của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đợt 3: Tại Khách sạn Du lịch Tháng Mười, 151 Thuỳ Vân, thành phố Vũng Tàu, từ ngày 21 đến 22 tháng 4, gồm đại biểu các tỉnh/thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông, Sóc Trăng, Vĩnh Long.
4. Đợt 4: Tại khách sạn Vinamotor, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, từ ngày 27 đến 28 tháng 4, gồm đại biểu các tỉnh/thành phố: Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nghệ An, Sơn La, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hoá.
5. Đợt 5: Tại Nhà An nghỉ dưỡng, khu I, thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, từ ngày 05 đến 06 tháng 5, gồm đại biểu các tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Hưng Yên và 03 đại biểu của HVQLGD.
V. KINH PHÍ
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả kinh phí tổ chức tập huấn từ nguồn kinh phí hoạt động năm 2010 của các Dự án phát triển giáo viên THPT &TCCN và Dự án phát triển giáo dục THCS II. Cụ thể:
- Dự án phát triển giáo viên THPT &TCCN chi trả:
+ Tiền ăn, bố trí phòng nghỉ, tiền tài liệu, văn phòng phẩm cho các đại biểu sở GD&ĐT, các hiệu trưởng các trường THPT tại các địa điểm tập huấn và các đại biểu của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
+ Kinh phí về cơ sở vật chất, đi lại, ăn, nghỉ ban tổ chức và báo cáo viên, kinh phí bồi dưỡng báo cáo viên các lớp tập huấn tại Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Kinh phí tổ chức đánh giá các lớp tập huấn cho đại biểu khối sở GD&ĐT.
- Dự án Phát triển giáo dục THCS II chi trả:
+ Tiền ăn, bố trí phòng nghỉ, tiền tài liệu, văn phòng phẩm cho các đại biểu phòng giáo dục và đào tạo, các hiệu trưởng trường THCS tại các địa điểm tập huấn và các đại biểu của HVQLGD.
+ Kinh phí về cơ sở vật chất, đi lại, ăn, nghỉ ban tổ chức và báo cáo viên, kinh phí bồi dưỡng báo cáo viên các lớp tập huấn tại Hải Dương, Nghệ An và TP Hồ Chí Minh.
+ Kinh phí tổ chức đánh giá các lớp tập huấn cho đại biểu khối phòng GD&ĐT.
2. Các địa phương
- Đơn vị cử đại biểu dự tập huấn chi trả tiền đi lại và chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.
- Bố trí, sử dụng từ nguồn kinh phí chi cho đào tạo bồi dưỡng CBQL hàng năm được phân bổ theo kế hoạch để tổ chức các lớp tập huấn đại trà tại địa phương đảm bảo đúng yêu cầu.
VI. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch, chịu trách nhiệm nội dung tập huấn và lựa chọn báo cáo viên trình lãnh đạo Bộ ký quyết định.
- Phối hợp với Dự án Phát triển giáo viên THPT&TCCN; Dự án PTGD THCS II triển khai:
+ Tổ chức thẩm định tài liệu tập huấn;
+ Tổ chức các lớp tập huấn;
+ Cử cán bộ tham gia chỉ đạo, tổ chức tập huấn.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá các lớp tập huấn; xây dựng báo cáo đánh giá kết quả tập huấn.
2. Dự án phát triển giáo viên THPT &TCCN và Dự án PTGD THCS II
- Phối hợp với Cục NG&CBQLCSGD tổ chức biên soạn nội dung chương trình, tài liệu; in và phát tài liệu cho đại biểu.
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị hội trường, cơ sơ vật chất và các điều kiện liên quan khác phục vụ các lớp tập huấn.
- Chủ trì công tác tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên cốt cán các tỉnh.
- Phối hợp với Cục NG&CBQLCSGD chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình triển khai tập huấn.
- Dự toán và chi trả các khoản kinh phí cho các hoạt động trong quá trình tổ chức tập huấn, kinh phí tổ chức đánh giá tại các lớp tập huấn của trung ương; bố trí kinh phí các đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn ở các địa phương.
3. Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Tổ chức cán bộ
- Cử cán bộ tham gia phối hợp với Cục NG&CBQLCSGD và Dự án PTGV THPT & TCCN, Dự án PTGD THCS II tổ chức các lớp tập huấn.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THPT, trưòng THCS
- Cử cán bộ tham gia tập huấn theo đúng thành phần, đủ số lượng.
- Xây dựng Kế hoạch tập huấn triển khai cho hiệu trưởng các trường THPT, THCS của địa phương; gửi về Cục NG&CBQLCSGD trước ngày 20 tháng 5 năm 2010.
- Chịu trách nhiệm tổ chức các lớp tập huấn đại trà cho toàn bộ hiệu trưởng các trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học tại địa phương trước khi kết thúc năm học 2009 - 2010.
- Phối hợp với các đoàn kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&ĐT trong quá trình tổ chức tập huấn tại địa phương.
5. Học viện Cán bộ quản lý giáo dục
- Tạo điều kiện và bố trí công việc để các thành viên Ban soạn thảo Chuẩn hiệu trưởng tham gia làm báo cáo viên theo yêu cầu của Bộ.
- Cử cán bộ tham gia đợt tập huấn.
6. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
- Cử cán bộ tham gia đợt tập huấn.
Các đơn vị, địa phương căn cứ vào nội dung kế hoạch trên đây để triển khai nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ với phòng Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, ĐT: 043. 623 0603 hoặc liên hệ với Bà Trịnh Thanh Trà theo số điện thoại: 0904.224.234.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các sở GD&ĐT (để t.hiện);
- Dự án PTGV THPT&TCCN, Dự án PTGD THCS II (để t.hiện);
-Vụ GDTrH;Vụ TCCB;
- Học viện QLGD; Trường CBQLGD thành phố Hồ Chí Minh;
- Lưu VT, Cục NGCBQLGD.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "02/04/2010",
"sign_number": "142/KH-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Vinh Hiển",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-7502-KH-UBND-phat-trien-kinh-te-tap-the-Da-Nang-2017-2016-322484.aspx | Kế hoạch 7502/KH-UBND phát triển kinh tế tập thể Đà Nẵng 2017 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 7502/KH-UBND
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 9 năm 2016
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2017
Thực hiện Công văn số 5281/BKHĐT-HTX ngày 07 tháng 7 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể thành phố Đà Nẵng năm 2017 như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
1.1. Số lượng
- Số lượng hợp tác xã (viết tắt HTX): hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 1011 hợp tác xã, trong đó:
+ HTX nông - lâm - ngư nghiệp: 42 HTX;
+ HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 28 HTX;
+ HTX xây dựng: 02 HTX;
+ HTX thương mại dịch vụ: 09 HTX;
+ HTX vận tải: 20 HTX.
- Số lượng tổ hợp tác (viết tắt là THT): hiện nay, trên địa bàn thành phố có 218 THT, trong đó:
+ THT nông - lâm - ngư nghiệp: 89 THT;
+ THT công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 33 THT;
+ THT thương mại dịch vụ: 5 THT
+ THT khác (tương hỗ trên biển): 91 THT
- Số lượng liên hiệp hợp tác xã: thành phố có 01 liên hiệp hợp tác xã thương mại nhưng hiện nay đã ngưng hoạt động. Thành phố đang làm thủ tục bắt buộc giải thể trong năm 2016.
1.2. Về doanh thu
- Doanh thu bình quân của một HTX năm 2016 ước đạt 3.554 triệu đồng; tăng 23,5% so với năm 2015. Lãi bình quân mỗi HTX năm 2016 ước đạt 147 triệu đồng, tăng 54,7% so với năm 2015.
- Đối với THT, lãi bình quân năm 2016 ước đạt 57 triệu đồng, tăng 5,6% so với năm 2015.
2.Về thành viên, lao động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Tổng số thành viên HTX ước đến cuối năm 2016 là 8.937 người. Tổng số lao động trong HTX ước đến năm 2016 là 11.956 người, trong đó, số lao động thường xuyên trong HTX là 2.725 người (tăng 20,4% so với năm 2015). Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là 40 triệu đồng/năm (tăng 60% so với năm 2015).
- Tổng số thành viên THT ước cho năm 2016 là 1.893 người, đạt trung bình khoảng 9 thành viên/THT.
3. Về trình độ cán bộ quản lý HTX
Tổng số cán bộ quản lý HTX ước đến năm 2016 là 278 người (giảm 5,8% so với năm 2015), trong đó:
- Tổng số cán bộ quản lý trình độ trung cấp, sơ cấp: 149 người;
- Tổng số cán bộ quản lý trình độ cao đẳng, đại học: 57 người.
II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC
1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 42 HTX nông - lâm - ngư nghiệp, với tổng vốn điều lệ khoảng 32,3 tỷ đồng (trong đó có 32 HTX đang hoạt động và 10 HTX đang hoàn thành thủ tục giải thể) và 1802 THT hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Nhiều HTX đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: áp dụng công nghệ sản xuất rau sạch, an toàn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, cho năng suất cao; tổ chức cung ứng nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ thành viên…góp phần tích cực vào phát triển kinh tế hộ nông dân và xây dựng nông thôn mới. Doanh thu bình quân khoảng 824 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân khoảng 57,44 triệu đồng/HTX.
Số lao động làm việc thường xuyên tại các HTX nông - lâm - ngư nghiệp là 590 người. Tổng số thành viên tổ hợp tác là 1.400 người. Tổng số cán bộ quản lý HTX là 210 người trong đó, đại học 33 người (chiếm 16%), cao đẳng 21 người (chiếm10%), trung cấp 61 người (chiếm 29%), sơ cấp 49 người (chiếm 23%), chưa qua đào tạo 46 người (chiếm 22%).
2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hiện nay có 28 HTX (trong đó có 17 HTX đang hoạt động và 11 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể) với quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân khoảng 4,2 tỷ đồng/HTX, giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động với thu nhập bình quân ước khoảng 3 triệu đồng/tháng. So với năm 2015, nhiều HTX lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sau khi chuyển đổi quy mô vốn giảm do các xã viên còn ngại trong việc tham gia vốn vào HTX kiểu mới nên số lượng xã viên tham gia ít hơn và cho vốn điều lệ của HTX giảm xuống.
Hoạt động của HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn có sự cải thiện đáng kể, hầu hết các HTX hoạt động đều có sự tăng trưởng tốt, mức tăng trung bình đạt 10-12% so với cùng kỳ năm ngoái như: HTX CB-KD hàng XK Bảo Trung (tăng 36%), HTX Mây tre An Khê (tăng 27%), HTX sắt thép Hòa Hiệp (tăng 21%)...; Các HTX tích cực tìm kiếm khách hàng, hợp đồng, chú trọng đầu tư tư liệu sản xuất nên duy trì tốt hoạt động sản xuất, ổn định việc làm, thu nhập cho thành viên và người lao động của HTX
3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, hiện nay thành phố Đà Nẵng có 09 HTX thương mại dịch vụ (trong đó có 06 HTX đang hoạt động và 3 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể) với tổng vốn điều lệ ước tính khoảng 1.9 tỷ đồng/HTX.
Một số HTX mới phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, đa dạng hơn. Các HTX thương mại đã tập trung khai thác nguồn hàng để cung ứng thị trường; liên kết với các HTX nông nghiệp để sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng. Liên kết giữa các HTX sản xuất, HTX nông nghiệp với HTX thương mại, liên kết giữa các HTX sản xuất với tổ hợp tác bước đầu được tăng cường, phát huy hiệu quả nhất là giữa các HTX và các tổ hợp tác cùng ngành nghề để gia công sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (HTX Mây tre An Khê và THT sản xuất mây tre thôn Tà Lang- Giàn Bí xã Hòa Bắc).
4. Lĩnh vực vận tải
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 20 HTX vận tải (trong đó 16 HTX đang hoạt động và 04 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể) với 492 xe ô tô được cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải. Đến nay, các HTX đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình của Luật Hợp tác xã 2012. Đa số các HTX hoạt động tương đối ổn định theo mô hình dịch vụ, vận chuyển hàng hóa, hành khách, hợp đồng du lịch góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống dân sinh trong và ngoài thành phố. Ước năm 2016, tổng doanh thu của các HTX vận tải đạt 115 tỷ đồng (doanh thu bình quân 6,76 tỷ đồng/HTX).
Nét mới trong hoạt động của các HTX vận tải là thay đổi cách thức tổ chức quản lý, vận động thành viên góp vốn bằng phương tiện (ô tô) để HTX đứng tên, gắn thiết bị theo dõi hành trình của xe. Nhờ vậy, HTX quản lý tốt phương tiện và đội ngũ lái xe, hoạt động vận tải có nề nếp hơn.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
Để triển khai Luật HTX, Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo:
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/10/2007 về phương hướng củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố và Quyết định số 7303/QĐ-UBND ngày 09/9/2008 của UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02.
- Kết luận số 06-KL/TU ngày 17/7/2014 của Thành ủy Đà Nẵng về một số chủ trương, giải pháp thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị khóa IX. Kết luận đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, trong đó có công tác tuyên truyền và ban hành các văn bản triển khai Luật HTX năm 2012.
- Công văn số 5652/UBND-KTN ngày 20/6/2014 UBND thành phố về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 5092/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của UBND thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể thành phố Đà Nẵng.
- Thông báo số 270/TB-VP ngày 22/8/2014 của Văn phòng UBND thành phố về Kết luận Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp BCĐ Phát triển kinh tế tập thể thành phố, trong đó có nội dung phân công trách nhiệm cho các sở, ngành triển khai các nội dung chuyển đổi mô hình hoạt động của HTX theo Luật, xây dựng kế hoạch đổi mới, phát triển HTX.
- Công văn số 7286/UBND-KTN ngày 16/9/2015 về việc triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã
- Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tập thể thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài ta, khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2017 đã lồng ghép các nội dung xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế tập thể.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể được các Sở, ngành, UBND các quận, huyện quan tâm thực hiện: hầu hết các đơn vị đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách tham mưu theo dõi về phát triển kinh tế tập thể; chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo, giám sát thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.
UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi UBND các quận, huyện về công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, rà soát tình hình hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền của UBND quận huyện để báo cáo UBND thành phố, đồng thời đôn đốc nhắc nhở UBND các quận, huyện khẩn trương hướng dẫn các HTX chuyển đổi theo đúng tiến độ của Luật HTX năm 2012.
Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đăng ký HTX, UBND các quận, huyện cũng đã triển khai thực hiện theo đúng các thủ tục và biểu mẫu quy định tại Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Hợp tác xã và Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đăng ký HTX và tình hình hoạt động của HTX, từ đó xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong việc thực hiện thủ tục cấp, đổi Giấy chứng nhận đăng ký HTX nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong việc cấp, đổi Giấy chứng nhận đăng ký HTX; rút ngắn thời gian cấp, đổi tạo điều diện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân.
Đa số các quận, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển KTTT, trong đó tập trung chỉ đạo rà soát, củng cố, tổ chức lại HTX, xây dựng đề án phát triển KTTT trên từng địa bàn.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
3.1. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực
Năm 2016, thành phố đã bố trí 3.729 triệu đồng cho Liên minh HTX thành phố để thực hiện một số nội dung:
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia các Hội chợ, tham quan học tập xây dựng mô hình HTX mới; phát triển HTX theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/10/2007 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
- Tuyên truyền pháp luật về HTX: Tổ chức 10 lớp phổ biến, tuyên truyền về Luật HTX; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận hành Website Liên minh HTX; thực hiện bản tin kinh tế tập thể...
- Tổ chức Đại hội Liên minh HTX lần thứ V 2016-2020.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật HTX 2012…
Ngoài ta, thành phố đã bố trí 853,5 triệu đồng cho công tác hỗ trợ thành lập mới và chuyển đổi mô hình HTX, cụ thể:
- Hỗ trợ 175 triệu đồng để thành lập mới 07 HTX - tương ứng 25 triệu đồng/HTX;
- Hỗ trợ 687,5 triệu đồng cho 55 HTX tổ chức lại hoạt động hoặc chuyển đổi sang hình thức khác - tương ứng số tiền hỗ trợ 12,5 triệu đồng/HTX;
3.2. Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Năm 2016, ngành Công thương tạo điều kiện hỗ trợ 50% chi phí 05 gian hàng cho Liên minh HTX Đà Nẵng, 03 gian hàng cho HTX Nấm Kim Thanh tham gia Hội chợ Xuân 2016; miễn phí 01 gian hàng cho HTX Nấm Kim Thanh tham gia Hội chợ Quốc tế Thương mại, du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông - Tây 2016 do Sở Công Thương tổ chức tại Đà Nẵng; Hỗ trợ chi phí gian hàng cho Liên minh HTX Đà Nẵng và HTX nấm Kim Thanh tham gia Hội chợ Thương mại Quốc tế Festival Huế với tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng. Trong thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ chi phí gian hàng cho các HTX tham gia Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2016.
Thành phố cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm kết nối giữa các nhà sản xuất, các cơ sở sản xuất hàng nông sản trên địa bàn với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại siêu thị nhằm giới thiệu, hỗ trợ, giúp các cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm:
- UBND thành phố chỉ đạo ngành Công Thương triển khai các thủ tục để hỗ trợ xây dựng website miễn phí cho HTX nấm Kim Thanh; hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho 02 cơ sở sản xuất nấm ăn, sản xuất rau trên địa bàn huyện Hòa Vang.
- Hỗ trợ một số HTX, cơ sở sản xuất nông nghiệp tham gia 02 Phiên chợ Hàng Việt tại Huyện Hòa Vang nhằm hỗ trợ các đơn vị tìm kiếm đối tác tiêu thụ và khẳng định thương hiệu hàng hóa tại địa phương.
- Tổ chức buổi làm việc tiếp xúc giữa HTX Rau an toàn Túy Loan và DNTN kinh doanh thực phẩm tươi sống Hoa Đất với các tiểu thương kinh doanh rau củ quả ở các chợ trực nhằm tạo điều kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn. Kết quả, đã bố trí mặt bằng (02 điểm) tại chợ Cồn, chợ Hàn cho DNTN Hoa Đất để giới thiệu sản phẩm và liên kết 13 tiểu thương tại chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa tiêu thụ sản phẩm cho HTX Rau an toàn Túy Loan.
- Chỉ đạo ngành Công Thương xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. Hiện nay, đang triển khai công tác mời gọi doanh nghiệp, HTX các tỉnh, thành phố (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng; và các tỉnh thành khu vực Miền Trung - Tây Nguyên) tham gia hội nghị và lựa chọn các nội dung có thể ký kết hợp tác tại hội nghị (dự kiến trong tháng 10/2016).
3.3. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm
Ngành Khoa học và Công nghệ đã tăng cường hỗ trợ các HTX xây dựng nhãn hiệu tập thể và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, cụ thể:
- Thực hiện kế hoạch xây dựng nhãn hiệu tập thể "Giá đỗ Nghi An” cho sản phẩm giá đỗ của HTX Giá đỗ Nghi An, quận Cẩm Lệ”. Hiện nay, HTX đang chờ Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
- Triển khai kế hoạch xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nấm của HTX Nấm Nhơn Phước, huyện Hòa Vang: đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "HTX nấm Nhơn Phước” cho sản phẩm nấm của HTX gửi Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định.
- Triển khai thí điểm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008: đang hỗ trợ 03 HTX xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2008 là HTX Sản xuất vật liệu xây dựng Thanh Châu; HTX Chế biến và Kinh doanh hàng xuất khẩu Bảo Trung; HTX Dịch vụ, Sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Cường. Các hoạt động chính đã thực hiện: Khảo sát việc quản lý chất lượng sản phẩm/dịch vụ; đào tạo nhận thức; đào tạo xây dựng tài liệu ISO; xây dựng hệ thống tài liệu.
3.4. Chính sách tín dụng, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, mức cho vay đối với một dự án tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án và không quá 300 triệu đồng/ 01 dự án. Lãi suất cho vay đối với thời hạn vay từ 01 năm trở xuống bằng 60% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành và lãi suất cho vay đối với thời hạn vay trên 01 năm đến 03 năm bằng 60% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành cộng thêm 1%/năm. Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
Từ khi thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển HTX”3 đến nay, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đã được thành phố bố trí đủ vốn điều lệ là 05 tỷ đồng. Quỹ đã cho 05 HTX vay với tổng dư nợ vay là 1,75 tỷ đồng.
3.5. Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm
Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hỗ trợ 100 triệu đồng để HTX Hòa Nhơn và HTX Hòa Phong 2 xây dựng hệ thống lò sấy lúa giống. Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã hỗ trợ máy làm đất cho HTX Hòa Phú; máy GĐLH cho HTX Hòa Phong 2; giàn phun sương cho HTX nấm Tây An; hệ thống tưới nước tự động để làm hoa, giàn treo hoa cho Hội Nông dân quận Liên Chiểu; máy sấy nấm cho HTX Song Phước, lò hấp nấm cho HTX An Hải Đông; tổng kinh phí hỗ trợ là 250 triệu đồng. Thông qua việc lồng ghép các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND thành phố đã bố trí kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ kinh tế tập thể như hỗ trợ lúa giống; hỗ trợ các HTX nấm chứng nhận sản xuất và sơ chế nấm theo tiêu chuẩn VietGAP…
Ngành Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau cho các HTX trên địa bàn thành phố, cụ thể:
- Hỗ trợ giống nấm sò cấp 3 các loại (xám, tím, trắng) đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thương phẩm cho các HTX vệ tinh thuộc Dự án và các HTX khác trên địa bàn thành phố như HTX Kim Thanh, HTX Song Phước, các HTX, tổ hợp tác thuộc quận Liên Chiểu, các HTX sản xuất nấm thuộc địa bàn huyện Hòa Vang phục vụ sản xuất thương phẩm4. Hỗ trợ bịch phôi nấm Sò và Linh chi cho HTX Kim Thanh, HTX Nấm Nhơn Phước5.
- Tập huấn kỹ thuật phòng trừ bệnh hại trên nấm Linh chi cho Tổ hợp tác Sản xuất nấm Khuê Mỹ, HTX Nông nghiệp 1 Hòa Quý, Tổ hợp tác Sản xuất nấm Bình Kỳ với 60 lượt người tham gia. Lớp tập huấn đã giúp các hội viên HTX nắm vững quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, quản lý mô hình đạt hiệu quả kinh tế. Tập huấn kỹ thuật trồng nấm Sò và Linh chi cho HTX Hòa Tiến, HTX Nhơn Phước, Tổ hợp tác Sản xuất nấm Hòa Liên với 35 lượt người tham gia. Qua tập huấn, các đối tượng tham gia đã nắm vững kỹ thuật nuôi trồng nấm Sò và Linh chi, công tác chuẩn bị và phương pháp thực hiện.
- Tổ chức các lớp tập huấn: Ứng dụng kỹ thuật trồng giá đỗ sạch không dùng cát cho nông dân quận Sơn Trà; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, gồm cá trê lai và cá diêu hồng cho nông dân xã Hòa Sơn; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi không hạt cho nông dân xã Hòa Sơn cũng có sự tham gia của một số hội viên các HTX tại địa phương.
4. Kết quả đăng ký lại, chuyển đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Thuế thành phố và Liên minh Hợp tác xã thành phố thực hiện các thủ tục cưỡng chế giải thể bắt buộc đối với 01 Liên hiệp hợp tác xã ở thành phố Đà Nẵng do đơn vị này không đủ điều kiện để tiếp tục tồn tại theo quy định (lý do: đơn vị không treo biển hiệu, không hoạt động tại trụ sở đăng ký, chỉ có 01 HTX thành viên...).
Về công tác rà soát, hướng dẫn các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012, qua rà soát của UBND các quận, huyện, hiện nay trên địa bàn thành phố có 101 HTX, trong đó: có 68 HTX đang hoạt theo đúng luật HTX 2012, 29 HTX đang thực hiện các thủ tục giải thể nhưng chưa hoàn thành do còn nhiều vướng mắc khách quan, hầu hết liên quan đến công nợ và xử lý các tài sản khi giải thể... và 04 HTX đang thực hiện tổ chức lại, cụ thể:
· Quận Hải Châu có 21 HTX, trong đó:
+ 09 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012,
+ 10 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định,
+ 02 HTX6 chưa thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động theo đúng Luật hợp tác xã 2012, UBND quận đang phối hợp với các đơn vị để đôn đốc 02 HTX này thực hiện các thủ tục theo quy định.
· Quận Ngũ Hành Sơn có 09 HTX, trong đó:
+ 04 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012,
+ 05 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định.
· Quận Cẩm Lệ có 06 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012.
· Quận Liên Chiểu có 15 HTX, trong đó:
+ 07 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012,
+ 07 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định,
+ 01 HTX7 không chấp hành chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 (mặc dù đang hoạt động bình thường). UBND quận và Liên minh HTX thành phố đang phối hợp để yêu cầu HTX này khẩn trương chuyển đổi theo quy định.
· Quận Thanh Khê có 15 HTX, trong đó:
+ 13 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012,
+ 01 HTX8 đang làm thủ tục đối chiếu chứng từ thanh toán kinh phí chi trả cho cổ đông để thực hiện việc giải thể tự nguyện,
+ 01 HTX9 đang bị khởi kiện bởi Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, UBND quận đã có Công văn nhờ Liên minh Hợp tác xã thành phố tư vấn về trường hợp liên quan đến tình hình hoạt động của HTX này để giải quyết.
· Quận Sơn Trà có 14 HTX, trong đó:
+ 10 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012,
+ 04 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định.
· Huyện Hòa Vang có 21 HTX, trong đó:
+ 19 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012,
+ 01 HTX đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định,
+ 01 HTX10 đang được hoàn thiện thủ tục chuyển đổi theo quy định.
IV. THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN - NGUYÊN NHÂN
1. Thuận lợi
Hiện nay trong bối cảnh phát triển kinh tế hợp tác, HTX chưa phải thật sự thuận lợi, vị thế còn khiêm tốn, nhưng khu vực kinh tế tập thể cũng đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trong những năm qua, kinh tế tập thể tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. HTX thành lập mới tuy không nhiều, nhưng các HTX thành lập mới đều xuất phát từ nhu cầu của thành viên, hoạt động của HTX từng bước thể hiện tính đặc thù, nguyên tắc của Luật HTX. Một số HTX, tổ hợp tác nỗ lực vươn lên như: đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tìm đầu ra vừa giảm chi phí vừa giúp cho các thành viên yên tâm sản xuất, tăng thu nhập, qua đó thể hiện được mô hình HTX đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
Hoạt động của HTX là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các thành viên, nông dân trên địa bàn trong việc đào tạo nghề, tạo việc làm, nguồn vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống,… góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
Các văn bản, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể ngày càng hoàn thiện và đi vào cuộc sống, tạo tiền đề quan trọng cho thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố.
Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các cấp ngành địa phương có sự quan tâm sâu sát trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của địa phương, đơn vị; trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những yếu kém trong công tác tổ chức, điều hành; tiếp tục nâng cao năng lực, đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao vai trò vị trí của loại hình kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân...
2. Khó khăn, hạn chế
Mặc dù nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, hỗ trợ từ các Sở, ban, ngành, tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế so với các khu vực kinh tế khác do các khó khăn khách quan, cụ thể:
- Khó khăn về đội ngũ cán bộ quản lý HTX: Cán bộ HTX hiện nay đa số tuổi cao, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, muốn nghỉ nhưng tìm người thay thế khó, cán bộ trẻ ở địa phương có trình độ không muốn tham gia, do HTX trả lương quá thấp và không thực hiện các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế…
- Khó khăn về vốn kinh doanh: Nhiều HTX nông nghiệp chuyển từ mô hình cũ đến nay chưa được xử lý dứt điểm về mặt tài chính, nhất là công nợ, nợ phải thu của HTX khá lớn (do xã viên hoặc các chủ nợ khác chiếm dụng), nhưng không thu được, nên không còn vốn để hoạt động. Đối với các HTX mới thành lập đa số có quy mô nhỏ về số lượng thành viên (từ 10-20 người) và vốn góp của các thành viên ít, bình quân vốn của 1 HTX không quá 100 triệu đồng. Nhiều HTX còn tâm lý trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.
- Khó khăn trong việc thu hút thành viên xây dựng phát triển HTX: Do điều kiện ở Đà Nẵng, nông dân trẻ tuổi có nhiều cơ hội việc làm ở các ngành phi nông nghiệp có mức thu nhập cao hơn gấp nhiều lần làm nông nghiệp nên phần lớn hộ nông dân coi nông nghiệp là nghề phụ, từ đó cũng ít quan tâm đến HTX. Bên cạnh đó, hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thực tế chưa được đổi mới, chưa thể hiện vai trò kết nối giữa các thành viên sản xuất nông nghiệp với thị trường nên sự gắn kết lợi ích giữa xã viên và HTX dần dần mờ nhạt, không thu hút sự tham gia của người dân để phát triển thêm thành viên.
- Khó khăn trong quá trình tổ chức lại hoạt động theo Luật: Đối với các HTX chuyển đổi từ mô hình HTX cũ, mặc dù đã thực hiện việc chuyển đổi theo Luật HTX năm 1996 và năm 2003, tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng chưa được hoàn thiện, bởi tình hình tài sản, công nợ của các HTX vẫn còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết triệt để.
- Khó khăn về chiến lược kinh doanh: Nhiều HTX thiếu chiến lược kinh doanh, chậm đổi mới, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, thu hút nguồn lực để phát triển, khả năng thích ứng, hội nhập còn nhiều hạn chế; việc liên doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia phát triển cộng đồng nhiều nơi chưa thực hiện tốt. Hiệu quả kinh tế, thu nhập của thành viên không cao.
- Khó khăn về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của HTX trên sổ sách là khá lớn, tuy nhiên chủ yếu nằm ở nhà xưởng đã xuống cấp. Đa số các HTX đều có cơ sở vật chất nghèo nàn, nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc riêng, phải nhờ trụ sở UBND xã, phường hoặc nhà dân để làm trụ sở.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên trước hết xuất phát từ nhận thức chưa thật đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tự thân các đơn vị kinh tế hợp tác và hợp tác xã chưa thật chủ động thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình mới, một mặt do ảnh hưởng của lối tư duy cũ thời bao cấp, mặt khác do những khó khăn khách quan về cơ chế và nguồn lực.
3.1. Từ phía Cơ quan quản lý Nhà nước
- Các ngành, cấp ủy đảng, chính quyền một số địa phương chưa đặt vấn đề quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra định hướng, cơ chế chính sách và tập trung chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình hợp tác xã.
- Nhiều HTX chưa làm thủ tục giải thể hoặc phá sản khi không còn hoạt động, việc kiểm tra hoạt động của các HTX chưa sâu sát nên không nắm bắt được khó khăn của các HTX để kiến nghị với cơ quan cấp trên, các báo cáo về HTX còn chậm trễ so với thời gian quy định.
- Nguồn kinh phí để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế. Công tác quy hoạch các cụm điểm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
- Các chính sách tuy có nhiều nhưng chưa tác động mạnh đến các HTX, các HTX chưa được hưởng lợi từ các chính sách đó, một số chính sách đã ban hành nhưng việc triển khai, áp dụng còn nhiều bất cập, do đó sự tác động từ các chính sách hỗ trợ chậm đi vào thực tế; chưa thể làm đòn bẩy thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển.
3.2. Từ phía các HTX
- Nhiều HTX chưa quan tâm đến việc cử cán bộ đi đào tạo, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng cũng như một bộ phận cán bộ còn thờ ơ với việc nâng cao trình độ.
- Các HTX còn tâm lý trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Nhiều HTX chưa thực hiện công tác báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Do đó, việc theo dõi, nắm thông tin về tình hình hoạt động, khó khăn, vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ chưa kịp thời, chưa đầy đủ.
- Tình hình tài sản, công nợ của các HTX vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tình hình tài chính, công nợ của HTX chưa được giải quyết triệt để mà chỉ khoanh nợ. Phần lớn các HTX cũ bị xã viên nợ với số lượng lớn, không còn nguồn kinh phí để hoạt động. Nợ khó đòi của các HTX thấp nhất 200 triệu, cao nhất có HTX gần 1 tỷ đồng, chiếm 60 - 70% nguồn vốn của HTX. Nhiều HTX đã đưa ra nghị quyết về khoanh nợ, xóa nợ để làm lành mạnh bảng cân đối tài chính của HTX nhưng không nhận được sự đồng tình của xã viên, do tâm lý so bì, sợ thua thiệt giữa xã viên tự giác trả nợ và xã viên không trả nợ.
Phần thứ hai:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017
I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017
1. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể
- Phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cũng vừa mang tính cấp bách; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể để kinh tế tập thể cùng với các thành phần kinh tế khác trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
- Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các thành phần kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố trên tất cả các lĩnh vực, phấn đấu đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém như hiện nay, góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể tăng trưởng bền vững.
- Đẩy mạnh công tác triển khai, tuyên truyền, vận động các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể sâu rộng trong nội bộ và nhân dân; tập trung vận động, khuyến khích thành lập mới các THT, HTX hoạt động theo quy định của pháp luật; đi đôi với việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các THT, HTX hiện có.
- Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế tập thể với nhau; giữa các thành phần kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác để ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố.
1.1 Đối với THT
Phát triển các THT trên các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khả năng quản lý và điều kiện kinh tế của các thành viên, tập trung vận động thành lập mới các THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, khai thác thủy, hải sản, ngành nghề nông thôn); lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống…) ở khu vực nông thôn, miền núi, các khu vực tái định cư của thành phố.
2.2. Đối với HTX
- Đối với các HTX nông nghiệp, cần phát triển dịch vụ hợp tác xã chuyển dần từ dịch vụ đầu vào là chủ yếu sang xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tiếp tục xây dựng, phát triển HTX nông nghiệp gắn với xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (nhất là lĩnh vực sản xuất rau an toàn, hoa, nấm, chăn nuôi…).
- Củng cố các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn, trở thành những đơn vị mạnh, làm hạt nhân cho phong trào phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Vận động thành lập mới các HTX ở những nơi có thế mạnh về nguồn nhân lực và nguyên liệu tại chỗ, chú ý các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu…
- Phát triển các HTX thương mại dịch vụ kinh doanh theo mô hình văn minh hiện đại, từng bước thay đổi phương thức hoạt động của HTX truyền thống sang mô hình HTX tổng hợp, tập trung đa ngành nghề; thành lập mới một số loại HTX thương mại phát triển các dịch vụ mới gắn với phát triển kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Tiếp tục phát triển mô hình HTX quản lý chợ, siêu thị, kho hàng, cửa hàng tự chọn... đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần bình ổn thị trường thành phố.
- Tiếp tục củng cố nâng cao năng lực hiệu quả kinh doanh của các HTX vận tải hiện có, trong đó tăng quy mô các HTX vận tải hiện nay: tập trung đầu tư phương tiện từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; đẩy mạnh công tác quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải và an toàn giao thông.
3. Một số mục tiêu cụ thể cho năm 2017
- Hoàn thiện thủ tục giải thể các HTX đã ngưng hoạt động kéo dài, bỏ địa điểm kinh doanh.
- Thành lập mới 7-15 HTX mới (trung bình 1-2 HTX ở mỗi quận, huyện).
- Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý HTX, thành viên và người lao động đạt 40 triệu đồng/năm.
- Trên 20% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX có trình độ Đại học, Cao đẳng; trên 50% có trình độ sơ, trung cấp; 100% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế HTX;
- Doanh thu bình quân của 1 HTX đạt 3,5 tỷ đồng/năm; lợi nhuận bình quân đạt 150 triệu đồng/HTX.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012
- Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về KTTT theo hướng dẫn của Trung ương, triển khai đầy đủ nội dung quản lý Nhà nước về HTX theo Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về quy định chi tiết một số điều luật HTX. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu KTTT phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành.
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã.
2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực
- Các cấp, các ngành tiếp tục tuyên truyền về Nghị quyết TW5, Kết luận số 56-KL/TW (khóa XI) của Bộ Chính trị, Luật HTX năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX, Thông tư số 03/2014/TT- BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX... nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và người dân đối với lĩnh vực kinh tế tập thể.
- Các Sở, ban ngành, cơ quan đoàn thể, UBND các quận huyện và các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố tiếp tục tích cực tuyên truyền có hiệu quả về kinh tế tập thể, đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật về hợp tác xã, giới thiệu, biểu dương những mô hình điển hình, tiên tiến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng chương trình, có kế hoạch tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể trong năm 2017.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, kỹ năng tiếp cận và nghiên cứu phát triển thị trường cho cán bộ nhất là cán bộ trẻ; đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ cho HTX.
3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Ưu tiên phân bổ kinh phí đào tạo hằng năm cho các đơn vị có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các HTX, THT thông qua việc quy hoạch hình thành một số điểm, cụm công nghiệp.
- Kế hoạch hoạt động tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ thành lập mới HTX, THT trong năm 2017 theo phụ lục 3 kèm theo.
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã
- Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thành phố và quận huyện.
- Chỉ đạo Liên minh HTX thành phố phối hợp với các Sở, ngành và UBND các quận huyện tổ chức hướng dẫn xây dựng mô hình HTX kiểu mới cũng như tuyên truyền để nắm các nguyên tắc cơ bản của HTX theo luật HTX năm 2012 để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của HTX, qua đó làm cơ sở để nhân rộng cho các HTX khác trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, trong đó HTX đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức nông dân sản xuất, tổ chức sơ chế, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
- Các Sở, ban ngành, địa phương cần phối hợp nghiên cứu đề xuất với thành phố ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích kinh tế tập thể phát triển.
- Tiếp tục cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp, đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh HTX và giải quyết các thủ tục hồ sơ liên quan đến hoạt động SXKD của HTX.
- Củng cố và tăng cường vai trò, trách nhiệm của Liên minh HTX trong phát triển kinh tế tập thể. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX trên cơ sở đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ cả về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu sát cơ sở và nhiệt tình với phong trào kinh tế tập thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
- Tiếp tục hỗ trợ HTX tham gia giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ trong và ngoài nước; tham gia các cơ hội giao thương, phiên chợ hàng Việt, chương trình kết nối cung cầu giữa các nhà sản xuất, các cơ sở sản xuất hàng nông sản trên địa bàn với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại siêu thị nhằm giới thiệu, hỗ trợ, giúp các cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ các HTX xây dựng và phát triển thương hiệu (theo Chương trình phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm ưu tiên của thành phố Đà Nẵng và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Đề án phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ưu tiên của thành phố).
- Hỗ trợ các HTX trên địa bàn tham gia các Sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, cũng như tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng thương mại điện tử.
- Hỗ trợ về công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về sản phẩm của các HTX trên các chuyên mục Công Thương hàng tháng trên Đài DRT, trên website Sở Công Thương, website Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng và website của các sở chuyên ngành.
Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016 và Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng kính báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- Vụ Hợp tác xã - Bộ KH&ĐT;
- TT TU, TT HĐND thành phố (để b/c);
- CT, các PCT UBND Tp;
- UBMTTQ VN TP và các đoàn thể;
- Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện;
- VP UBND VP: CPVP, các Phòng: TH, QLĐTư, QLĐThị, KG-VX, NC, KT1 và KT2;
- Công báo thành phố;
- Lưu: VT, KT2.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Kỳ Minh
1 Trong đó có 29 hợp tác xã đã ngưng hoạt động, bỏ địa điểm kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục giải thể.
2 Trong đó: 89 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn và 91số tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá.
3 Tại Quyết định số 2676/QĐ-UBND ngày 10/4/2012 thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển HTX” với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và giao cho Liên minh HTX thành phố quản lý.
4 Trong khuôn khổ Dự án Sản xuất hàng hóa nấm ăn và nấm dược liệu tại Đà Nẵng
5 Trong khuôn khổ Đề tài Nghiên cứu tuyển chọn một số giống nấm ăn và nấm dược liệu thích nghi với điều kiện khí hậu tại Đà Nẵng
6 HTX Dịch vụ Hổ trợ vận tải Minh Hải và HTX Bình An
7 HTX giấy Thanh Hùng
8 HTX Giấy Đà Nẵng
9 HTX KDSX Chế biến Nấm Như Mai
10 HTX trầm hương Hòa Bắc | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "09/09/2016",
"sign_number": "7502/KH-UBND",
"signer": "Hồ Kỳ Minh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-08-2019-TT-BNNPTNT-Quy-chuan-ky-thuat-san-pham-xu-ly-moi-truong-nuoi-trong-thuy-san-424008.aspx | Thông tư 08/2019/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản mới nhất | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2019/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2019
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Điều 1.
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Phần 1: Hóa chất, chế phẩm sinh học. Ký hiệu: QCVN 02-32 - 1:
2019/BNNPTNT.
Điều 2.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư Pháp;
- Các Tổng Cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN & PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
QCVN 02 – 32 - 1: 2019/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHẦN 1: HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC
National technical regulation on environmental treating products in aquaculture Part 1: Chemical, biological products
Lời nói đầu
QCVN 02 – 32 -1: 2019/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hanh kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 8 năm 2019.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHẦN 1: HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC
National technical regulation on environmental treating products in aquaculture Part 1: Chemical, biological products
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định mức giới hạn an toàn đối với hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Mã HS chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
TCVN 8900-9:2012 Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 9: Định lượng Asen và antimon bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hydrua hóa.
TCVN 8900-7:2012 Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 7: Định lượng Antimon, Bari, Cadimi, Crom, Đồng, Chì và Kẽm bằng đo phổ phát xạ nguyên tử Plasma cảm ứng cao tần (ICP- AES).
TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) Chất lượng đất - Xác định Asen, Antimon và Selen trong dịch chiết đất cường thủy bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử theo kỹ thuật nhiệt điện hoặc tạo hydrua.
TCVN 6496:2009 Chất lượng đất – Xác định Crom, Cadimi, Coban, Đồng, Chì, Mangan, Niken, Kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa.
TCVN 7764-3 : 2007 (ISO 6353-3 : 1987) Thuốc thử dùng trong phân tích hóa học - Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật - Seri thứ hai (mục R 63 Dung dịch formaldehyt).
TCVN 7131 : 2002 Đất sét - Phương pháp phân tích hóa học.
TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002)Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.
TCVN 7924 - 2:2008Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính beta- glucuronidaza. Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 440C sử dụng 5- bromo-4-clo-3-indolyl beta-D-glucuronid.
Dược điển Việt Nam 4.
ASTM C25 – 11 Standard Test Methods for Chemical Analysis of Limestone, Quicklime, and Hydrated Lime/Phương pháp phân tích thành phần hóa học của Đá vôi, Vôi nung và Vôi tôi.
AMTS D2022 − 89 (Reapproved 2016) Standard Test Methods of Sampling and Chemical Analysis of Chlorine-Containing Bleaches/Phương pháp thử nghiệm chuẩn về lấy mẫu và phân tích hóa học của thuốc tẩy có chứa clo.
Food Chemicals Codex chuyên mục glutaraldehyde.
1.4. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Chế phẩm enzyme: là chế phẩm sinh học có chứa một hoặc nhiều loại enzyme, có hoặc không có chất mang.
1.4.2. Chế phẩm vi sinh vật: là chế phẩm sinh học có chứa một hoặc nhiều loài vi sinh vật sống có ích, an toàn với sức khỏe động vật thủy sản, có hoặc không có chất mang.
1.4.3. Chế phẩm chiết xuất từ sinh vật: là chế phẩm sinh học chứa thành phần, hoạt chất có lợi được chiết xuất từ sinh vật (chủ yếu là các oligosaccharides, chitosan, saponin, β-Glucan, acid hữu cơ,…), an toàn với sức khỏe động vật thủy sản, có hoặc không có chất mang.
1.4.4. Chế phẩm hỗn hợp: là chế phẩm sinh học có thành phần là hỗn hợp của các loại chế phẩm khác nhau (enzyme, vi sinh vật, thành phần, hoạt chất từ sinh vật), an toàn với sức khỏe động vật thủy sản, có hoặc không có chất mang.
2. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
2.1. Hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Bảng 1: Mức giới hạn
Stt
Tên hóa chất
Mức giới hạn tối thiểu
Mức giới hạn tối đa
1
Calcium hypochlorite
Chlorinehoạt tính: 65% khối lượng
Asen (As): 5 mg/kg
Chì (Pb): 30 mg/kg
2
Sodium hypochlorite
Chlorine hoạt tính: 5% khối lượng
3
Formaldehyde
Formaldehyde: 34% khối lượng
4
Glutaraldehyde
Glutaraldehyde: 15% khối lượng
5
Benzalkonium chloride
Benzalkonium chloride: 50% khối lượng
6
Povidone – iodine
Iodide: 10% khối lượng đối với dạng khô.
Iodide: 1% khối lượng đối với dạng dung dịch.
7
Potassium permanganat
Potassium permanganat: 99,1 % khối lượng
8
Trichloroisocyanuric acid
Chlorine hoạt tính: 88% khối lượng
Các hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khác thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải đảm bảo mức giới hạn tối đa tại Bảng 1.
2.2. Khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Bảng 2: Mức giới hạn
Stt
Sản phẩm
Mức giới hạn tối thiểu
Mức giới hạn tối đa
1
CaO, MgO
(vôi sống)
Đơn vị CCE: 140
Asen (As): 15 mg/kg
Chì (Pb): 70 mg/kg
2
Ca(OH)2, Mg(OH)2
(Vôi tôi)
Đơn vị CCE: 110
3
CaCO3, CaMg(CO3)2
(Đá vôi, Dolomite)
Đơn vị CCE: 80
4
Zeolite
SiO2: 65% khối lượng
Khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khác thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải đảm bảo mức giới hạn tối đa tại Bảng 2.
2.3. Chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Bảng 3: Mức giới hạn
Stt
Sản phẩm
Mức giới hạn tối thiểu
Mức giới hạn tối đa
1
Chế phẩm vi sinh vật/Chế phẩn hỗn hợp có chứa vi sinh vật sống.
Số lượng mỗi loài vi sinh vật sống có ích: 106 CFU/g (hoặc ml) *
Salmonella:không có trong 25 g (hoặc ml)
Escherichia coli:1000 Cfu/g (hoặc ml)
2
Chế phẩm từ hạt bã trà (Tea seed meal)
Saponin: 12 % khối lượng
* Đối với chế phẩm sinh học vi sinh vật có nhiều loài (Species) cùng một giống (Genus) thì số lượng trung bình mỗi loài vi sinh vật sống ≥ 106CFU/g (hoặc ml).
Chế phẩm enzyme, chế phẩm chiết xuất từ vi sinh vật, chế phẩm hỗn hợp phải đảm bảo mức giới hạn tối đa tại Bảng 3.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
Xác định Đơn vị CCE theo ASTM C25 – 11.
Xác định hàm lượng Asen trong hóa chất theo TCVN 8900-9:2012.
Xác định hàm lượng Asen trong khoáng chất theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007).
Xác định hàm lượng Chì trong hóa chất theo TCVN 8900-7:2012. Xác định hàm lượng Chì trong khoáng chất theo TCVN 6496:2009. Xác định hàm lượng Chlorine hoạt tính theo AMTS D2022 − 89 (Reapproved 2016).
Xác định hàm lượng Formaldehyde trong hóa chất theo TCVN 7764-3 : 2007 (ISO 6353-3 : 1987).
Xác định hàm lượng Glutaraldehyde theo Food Chemicals Codex chuyên mục Glutaraldehyde.
Xác định hàm lượng Benzalkonium chloride theo Dược điển Việt Nam 4 (xuất bản năm 2009) trang 84.
Xác định hàm lượng Iodide theo Dược điển Việt Nam 4 (xuất bản năm 2009) trang 505.
Xác định hàm lượng Potassium permanganat theo Dược điển Việt Nam 4 trang 333.
Xác định hàm lượng SiO2 theo TCVN 7131 : 2002.
Xác định Salmonella theo TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002).
Xác định Escherichia coli theo TCVN 7924 - 2:2008.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo biện pháp:
4.1.1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
4.1.2. Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo phương thức:
4.2.1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình).
4.2.2. Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
4.3. Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.4. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TT
Thành phần
Mã HS
1
Zeolite
2842.10.00
2
Dolomite
- Dolomite, chưa nung hoặc thiêu kết (CaMg(CO3)2)
2518.10.00
- Dolomite đã nung hoặc thiêu kết (CaO, MgO)
2518.20.00
3
Vôi sống, vôi tôi
- Vôi sống (CaO)
2522.10.00
- Vôi tôi (CaOH)
2522.20.00
- CaCO3
2836.50.90
4
Thuốc khử trùng: Loại khác (dùng trong nuôi trồng thủy sản)
3808.94.90
5
Kích thích sự phát triển của tảo, gây màu nước, ổn định môi trường nuôi (hỗn hợp khoáng, sodium humate,…)
2842.90.90
6
Chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Vi sinh vật, Enzyme,…)
3002.90.00
7
Saponin (Chất chiết từ cây Yucca schidigera hoặc cây bã trà (Tea seed meal)
3808.99.90 | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "09/08/2019",
"sign_number": "08/2019/TT-BNNPTNT",
"signer": "Phùng Đức Tiến",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-11-2021-TT-NHNN-su-dung-du-phong-de-xu-ly-rui-ro-hoat-dong-cua-to-chuc-tin-dung-483459.aspx | Thông tư 11/2021/TT-NHNN sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2021/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ, MỨC TRÍCH, PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ VIỆC SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có (sau đây gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động sau:
a) Cho vay;
b) Cho thuê tài chính;
c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
d) Bao thanh toán;
đ) Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
e) Trả thay theo cam kết ngoại bảng;
g) Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
h) Ủy thác cấp tín dụng;
i) Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
k) Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ;
l) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
m) Mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành.
2. Các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng (sau đây gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo quy định tại Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
4. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. Các khoản nợ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định cụ thể về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro khác với quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định đó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức tín dụng, bao gồm: ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận với điều kiện chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài tiên tiến và ưu việt hơn so với quy định tại Điều 10 Thông tư này. Hồ sơ, trình tự, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình thanh tra, giám sát, nếu Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi chung là thỏa thuận) với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có một thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo hợp đồng (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có cùng thời hạn, kỳ hạn trả nợ) đối với nợ mà khách hàng chưa hoàn trả.
3. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
4. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
5. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
6. Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sử dụng thẻ không trả được nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán của mình theo thỏa thuận phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
9. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
10. Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng của nợ xấu và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng các khoản nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.
11. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có nghĩa vụ hoặc có thể phát sinh nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận.
12. Sử dụng dự phòng rủi ro bao gồm sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, cụ thể:
a) Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo thỏa thuận đã ký với khách hàng quy định tại Điều 16 Thông tư này;
b) Sử dụng dự phòng để xử lý tổn thất về tài sản đối với khoản nợ quy định tại Điều 18 Thông tư này.
Điều 4. Thu thập số liệu, thông tin khách hàng và công nghệ thông tin
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), công ty thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật để:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
b) Theo dõi, đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp;
c) Thực hiện tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong toàn hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý số liệu, thông tin khách hàng, vận hành và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Điều 5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm:
a) Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng;
b) Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan của đối tượng này.
2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
a) Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
b) Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm;
c) Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;
d) Được Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bắt buộc phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện hoặc phương tiện điện tử cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều này các văn bản sau:
a) Đối với trường hợp ban hành mới:
(i) Văn bản báo cáo về việc ban hành, áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
(ii) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tài liệu mô tả về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;
(iii) Hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm cả việc phân cấp, ủy quyền trong việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng.
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này như sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Điều 6. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
2. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
b) Được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;
c) Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;
d) Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;
e) Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;
g) Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;
h) Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Thông tư này;
i) Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.
3. Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê;
b) Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định;
c) Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;
d) Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động;
đ) Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d Khoản này.
Điều 7. Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện hoặc phương tiện điện tử cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này 01 bộ hồ sơ gồm các văn bản sau:
a) Đối với trường hợp ban hành mới:
(i) Văn bản báo cáo về việc ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
(ii) Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Điều 8. Thời điểm, trình tự phân loại, trích lập dự phòng rủi ro
1. Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 1, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư này tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tự phân loại và cung cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp;
b) Căn cứ kết quả điều chỉnh nhóm nợ tại điểm a Khoản này để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý.
4. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể và trích lập dự phòng đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. PHÂN LOẠI NỢ VÀ CAM KẾT NGOẠI BẢNG
Điều 9. Nguyên tắc tự phân loại
1. Toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà có bất cứ một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng nào bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng khác thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải phân loại lại các khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.
2. Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn có trách nhiệm thông báo cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn về kết quả tự phân loại nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
3. Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân hết số tiền đã ủy thác theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác phải phân loại số tiền đã ủy thác nhưng chưa giải ngân như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác. Thời gian quá hạn được xác định từ thời điểm bên nhận ủy thác không giải ngân đúng theo thời hạn giải ngân quy định tại hợp đồng ủy thác.
4. Đối với khoản nợ đã bán (trừ khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro) nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ phân loại số tiền chưa thu được như là khoản nợ chưa bán.
5. Đối với khoản nợ đã mua, tại thời điểm mua nợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ phân loại số tiền mua nợ vào nhóm nợ có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ mà khoản nợ đó đã được phân loại tại thời điểm phân loại nợ gần nhất trước khi mua và tiếp tục thực hiện phân loại số tiền mua nợ như khoản nợ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay không có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu, trừ trường hợp trái phiếu doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bằng tài sản.
7. Đối với khoản chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác:
a) Dưới hình thức mua có kỳ hạn: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng;
b) Dưới hình thức mua có bảo lưu quyền truy đòi: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người phát hành (trừ giấy tờ có giá là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương). Trường hợp thực hiện quyền truy đòi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng.
8. Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, tại thời điểm phát hiện vi phạm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ra ngay quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Đối với các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ra quyết định thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra.
Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trong thời gian chưa thu hồi được theo quyết định thu hồi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này.
9. Đối với khoản nợ theo hình thức bao thanh toán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản bao thanh toán như là một khoản cho vay đối với bên mua hàng trong thời hạn bao thanh toán. Trường hợp thực hiện quyền truy đòi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản nợ như là một khoản cho vay đối với bên bán hàng.
10. Đối với các khoản cho vay, tiền gửi của tổ chức tín dụng hỗ trợ tại tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 9 Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng hỗ trợ được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và không phải điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này (nếu có).
11. Đối với khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền đã thanh toán để mua như là một khoản cho vay đối với bên bán trong giao dịch mua (giao dịch lần 1) theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương.
12. Đối với số tiền mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền mua như một khoản cho vay đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
(ix) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
2. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
3. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
b) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;
c) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;
d) Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:
a) Phân loại cam kết ngoại bảng:
(i) Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết;
(ii) Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết;
(iii) Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này.
b) Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:
(i) Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
(ii) Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau:
- Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;
- Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Trường hợp khoản trả thay phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại điểm a (ii), điểm a (iii) Khoản này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại.
Điều 11. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn.
Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.
Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 (một) năm;
b) Có chính sách dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
c) Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ;
d) Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa) 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phân loại nợ theo khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 2 Thông tư này, gồm các văn bản sau:
a) Văn bản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; hoặc văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó phải chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Bản sao chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; bản sao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá lại hàng năm theo quy định tại Thông tư này và quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đồng thời thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và khoản 1 Điều này khác nhau thì khoản nợ, cam kết ngoại bảng phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn. Thời gian tối thiểu phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đồng thời theo Điều 10 và Điều 11 Thông tư này là 05 (năm) năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước được chấp thuận.
Mục 2. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể
1. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
- : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0 (không).
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận;
b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;
c) Tài sản bảo đảm phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật khác có liên quan;
d) Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c Khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng 0 (không).
4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:
a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể;
b) Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;
c) Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;
d) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừ là bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;
đ) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.
Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:
Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x) với vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:) cho vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.
Trong đó: Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành và vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành được xác định trên Bảng cân đối kế toán kỳ gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trường hợp vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành âm, giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ (Ci) phải coi bằng 0 (không);
g) Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại điểm h Khoản này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:
Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng;
h) Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối với động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này được thực hiện như sau:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể cuối năm tài chính trong các trường hợp sau đây:
Tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 200 tỷ đồng trở lên.
Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể.
Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng kết quả định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm của tổ chức định giá và không xác định được giá trị tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ thì giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ phải coi bằng 0 (không);
(ii) Trừ trường hợp quy định tại điểm h(i) Khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ khấu trừ cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp. Trong đó, tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%;
b) Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%;
c) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
- Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.
d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;
đ) Chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
h) Bất động sản: 50%;
i) Các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.
7. Tổ chức tín dụng trong thời gian triển khai phương án cơ cấu lại, hợp nhất, sáp nhập theo Đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có khó khăn về tài chính báo cáo Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc trích lập dự phòng rủi ro; trường hợp số tiền trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hàng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi và tổ chức tín dụng phải theo dõi số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 13. Mức trích lập dự phòng chung
Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
2. Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3. Khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước.
4. Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Điều 14. Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng
1. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.
2. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
Mục 3. SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO
Điều 15. Hội đồng xử lý rủi ro
1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.
2. Trách nhiệm của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
b) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
Điều 16. Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
(i) Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
(ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro.
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b Khoản này.
3. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
4. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d Khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy chứng tử hoặc xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương cấp xã về việc khách hàng đã chết trong trường hợp không có Giấy chứng tử, hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
1. Sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 (mười) năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng, trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
2. Đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
3. Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
5. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được ngân hàng nước ngoài chấp thuận.
6. Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
b) Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nguyên tắc xử lý trong trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ
Trong quá trình hoạt động, bao gồm cả trường hợp quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này, trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý theo nguyên tắc như sau:
1. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
2. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
c) Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
d) Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong cùng kỳ kế toán.
Điều 19. Xử lý đối với số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là doanh thu trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 4. QUẢN LÝ NỢ, CAM KẾT NGOẠI BẢNG, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO
Điều 20. Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng (phòng, ban hoặc tương đương) tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài để quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống.
2. Trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng:
a) Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành:
(i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; các quy định về quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc thu thập, bổ sung số liệu, thông tin khách hàng;
(ii) Chính sách dự phòng rủi ro, sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro.
b) Quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
c) Tổng hợp, báo cáo Hội đồng xử lý rủi ro kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và việc thu hồi nợ sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tháng trước trong toàn hệ thống; đề xuất Hội đồng xử lý rủi ro việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, các biện pháp quản lý nợ xấu, thu hồi nợ triệt để;
d) Quản lý, theo dõi các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
đ) Cung cấp thông tin, phối hợp với các đơn vị chức năng tại trụ sở chính trong việc xây dựng trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 5. HẠCH TOÁN, BÁO CÁO
Điều 21. Hạch toán
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán số tiền trích lập, sử dụng, bổ sung, hoàn nhập dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo các quy định của pháp luật về chế độ hạch toán kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 22. Báo cáo
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý tổn thất theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho CIC những thông tin theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại Thông tư này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, kết quả thu hồi nợ cho Tổng Cục thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính theo quy định về báo cáo thuế.
4. Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông (đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần), chủ sở hữu (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), thành viên góp vốn (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) về kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, kết quả sử dụng dự phòng rủi ro và kết quả xử lý tổn thất.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra;
b) Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền;
đ) Xử lý hồ sơ chấp thuận đề nghị của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài và đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
2. Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý tổn thất trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. CIC có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra.
b) Kiểm tra, thanh tra việc chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô;
d) Xử lý vi phạm của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền.
Điều 24. Xử lý vi phạm
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, ngoài việc phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro đối với nợ theo đúng quy định tại Thông tư này, theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Quy định chuyển tiếp
1. Tổ chức tín dụng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các biện pháp cụ thể về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quyết định đó của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo văn bản chấp thuận đó của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 26. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.
2. Các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 27. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 27;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Công báo;
- Lưu VP, PC, TTGSNH6 (3 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "30/07/2021",
"sign_number": "11/2021/TT-NHNN",
"signer": "Đoàn Thái Sơn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-5400-KH-BNV-2017-thi-tuyen-chuc-danh-lanh-dao-quan-ly-cap-vu-va-tuong-duong-363996.aspx | Kế hoạch 5400/KH-BNV 2017 thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp vụ và tương đương | BỘ NỘI VỤ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5400/KH-BNV
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
KẾ HOẠCH
THI TUYỂN CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP VỤ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ THUỘC, TRỰC THUỘC BỘ NỘI VỤ NĂM 2017 VÀ NĂM 2018
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
2. Quyết định số 1475/QĐ-BNV ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ.
3. Nghị quyết số 67-NQ/BCSĐ ngày 10 tháng 4 năm 2017 và Nghị quyết số 192-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ.
4. Công văn số 2424/BNV-CCVC ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng.
5. Quyết định số 2631/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ.
II. CÁC CHỨC DANH THI TUYỂN
1. 01 Phó Chánh Văn phòng Bộ
2. 01 Phó Chánh Thanh tra Bộ.
3. 01 Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
4. 01 Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương.
5. 01 Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
6. 01 Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương.
7. 01 Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
8. 01 Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và nằm trong quy hoạch của chức danh thi tuyển đang công tác tại đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh thi tuyển.
2. Công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ hoặc tại các Bộ, ngành, địa phương khác, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh thi tuyển.
3. Công chức, viên chức không nằm trong quy hoạch của chức danh thi tuyển hoặc chức danh tương đương với chức danh thi tuyển (bao gồm cả trường hợp không công tác tại đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh thi tuyển và có thể không phải là đảng viên) được tập thể Lãnh đạo Bộ Nội vụ đề cử và được Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đồng ý bằng văn bản.
IV. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DỰ THI
1. Tiêu chuẩn, điều kiện chung
a) Bảo đảm tiêu chuẩn chung quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII):
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ.
Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý. Đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1865/QĐ-BNV ngày 15/12/2015 và Quyết định số 1284/QĐ-BNV ngày 13/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ban hành kèm theo Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012:
Tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí chức danh cần tuyển.
Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương với ngạch chuyên viên chính trở lên.
Đã tốt nghiệp chương trình lý luận chính trị trung cấp trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
Có thời gian công tác trong ngành Nội vụ từ 05 năm trở lên, có kinh nghiệm thực tiễn, nhất là kinh nghiệm trong lĩnh vực chức danh thi tuyển.
Được cơ quan sử dụng công chức, viên chức đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian 03 năm liên tiếp liền kề năm dự thi tuyển.
Trong diện quy hoạch chức danh thi tuyển hoặc chức danh tương đương với vị trí cần thi tuyển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) trình độ C.
Biết sử dụng máy vi tính và áp dụng kỹ năng về tin học vào công tác lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ;
c) Đáp ứng đủ các điều kiện bổ nhiệm khác:
Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
Không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 56 Luật Viên chức và các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn cụ thể
a) Đối với chức danh Phó Chánh Văn phòng Bộ:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành luật, kinh tế, chính sách công, quản lý nhà nước, các ngành thuộc nhóm ngành xã hội.
b) Đối với chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành luật, hành chính, văn thư - lưu trữ.
c) Đối với chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh; ưu tiên chuyên ngành kinh tế lao động, quản trị nhân lực.
d) Đối với chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành luật, quản lý hành chính, nông nghiệp, trắc địa bản đồ, chính sách công.
đ) Đối với chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành kinh tế học, khoa học chính trị, kinh doanh và quản lý, luật, ngoại giao, các ngành thuộc nhóm ngành xã hội.
Có trình độ ngoại ngữ 01 trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc bậc 4 (hoặc B2) và tương đương trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành hoặc tốt nghiệp đại học trở lên ở nước ngoài học bằng một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
e) Đối với chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành luật, các ngành thuộc nhóm ngành xã hội.
g) Đối với chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế:
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành luật.
h) Đối với chức danh Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành luật, quản lý nhà nước, ngành thuộc nhóm ngành xã hội.
V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI
- Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ);
- Sơ yếu lý lịch cán bộ theo mẫu 2C-BNV/2008 (được cơ quan nơi người dự thi đang công tác xác nhận tại thời điểm đăng ký dự thi, trong đó ghi nhận xét, đánh giá);
- Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);
- Bản kê khai tài sản và thu nhập theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký dự thi;
- Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người dự thi đang công tác;
- Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú;
- Văn bản xác nhận trong diện quy hoạch của người dự thi (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Bản sao (có công chứng) các văn bằng, chứng chỉ;
- Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nhận hồ sơ đăng ký dự thi);
- Trường hợp người tham gia dự thi (đăng ký tham gia dự thi hoặc được đề cử tham gia dự thi) từ nơi khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nơi người tham gia dự thi đang công tác đồng ý cho người đó tham gia dự thi và chuyển công tác nếu trúng tuyển.
VI. THỜI GIAN TỔ CHỨC THI
1. Đợt 1
- Thi tuyển 03 chức danh, gồm: 01 Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; 01 Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương; 01 Phó Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
- Thời gian đăng thông báo và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi: từ ngày 16/10/2017 đến hết ngày 10/11/2017
- Thời gian thẩm định hồ sơ: từ ngày 13/11/2017 đến ngày 21/11/2017.
- Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi: từ ngày 22/11/2017 đến ngày 06/12/2017.
- Thời gian tổ chức thi viết: ngày 11/12/2017.
- Thời gian tổ chức thi trình bày Đề án: 21-22/12/2017
2. Đợt 2
- Thi tuyển 05 chức danh, gồm: 01 Phó Chánh Văn phòng Bộ; 01 Phó Chánh Thanh tra Bộ; 01 Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương; 01 Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 01 Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
- Thời gian đăng thông báo và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi: từ ngày 01/10/2018 đến ngày 19/10/2018.
- Thời gian thẩm định hồ sơ: từ ngày 22/10/2018 đến ngày 30/10/2018.
- Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi: từ ngày 01/11/2018 đến ngày 15/11/2018.
- Thời gian tổ chức thi viết: ngày 22/11/2018.
- Thời gian tổ chức thi trình bày Đề án: 05-06/12/2018.
VII. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Thi viết
- Nội dung thi: kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự thi và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.
- Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100. Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Người dự thi phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án. Trường hợp người dự thi có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên, nhưng có 02 thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm bài thi viết dưới 50 điểm thì Thư ký Hội đồng thi tuyển phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, quyết định việc chấm lại đối với bài thi này.
- Thời gian thi: 180 phút.
2. Thi trình bày Đề án
a) Nội dung thi: đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân; dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự thi nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn; kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.
b) Chủ đề cụ thể của Đề án đối với từng chức danh thi tuyển sẽ được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ;
c) Điểm thi trình bày Đề án được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau: (1) Xây dựng đề án: 20 điểm; (2) Bảo vệ đề án: 40 điểm; (3) Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm;
d) Thời gian trình bày Đề án tối đa 30 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án 30 - 40 phút;
đ) Thành phần những người tham dự phần thi trình bày Đề án của người dự thi, gồm:
- Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.
- Lãnh đạo đơn vị, đại diện công đoàn, đại diện đoàn thanh niên và công chức của đơn vị sử dụng chức danh thi tuyển được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự thi.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội đồng thi tuyển
a) Thành lập Tổ giúp việc, Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban giám sát;
b) Xây dựng đề thi viết;
c) Tổ chức chấm bài thi viết (người chấm được lựa chọn trong thành phần Hội đồng thi tuyển và do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định về số lượng, thành viên cụ thể) và chấm điểm trình bày Đề án của người dự thi (toàn bộ thành viên Hội đồng thi tuyển);
d) Thông báo kết quả thi đến người dự thi;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
2. Tổ giúp việc
a) Quản lý tài liệu thi; đề thi; tổng hợp điểm thi bảo đảm an toàn, bí mật;
b) Xây dựng kế hoạch chi tiết phân công cụ thể cho các thành viên Tổ giúp việc, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt;
c) Tổ chức phục vụ thi theo kế hoạch đã được phê duyệt;
d) Thông báo kết quả thi tuyển;
đ) Đảm nhận các công việc hậu cần phục vụ cho kỳ thi;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thi phân công.
3. Vụ Tổ chức cán bộ
a) Thông báo việc thi tuyển trên các phương tiện thông tin;
b) Tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định hồ sơ người dự thi; tổng hợp, xin ý kiến Đảng ủy Bộ. Sau đó, báo cáo Ban Cán sự đảng Bộ xem xét, quyết định thông qua danh sách và hồ sơ của người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi;
c) Phối với đơn vị liên quan, các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng chủ đề của Đề án, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định;
d) Thông báo danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi và chủ đề của Đề án;
đ) Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng thi tuyển, Tổ giúp việc;
e) Hoàn chỉnh hồ sơ người trúng tuyển (nếu cần thiết), báo cáo Ban Cán sự đảng Bộ xem xét trước khi trình Bộ trưởng ra quyết định bổ nhiệm có thời hạn đối với người trúng tuyển;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.
4. Các đơn vị có chức danh thi tuyển
a) Tạo điều kiện để người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi tìm hiểu, tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và các vấn đề khác liên quan đến vị trí thi tuyển;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.
5. Các đơn vị có người tham gia dự thi
Tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để người dự thi làm các thủ tục, chuẩn bị Đề án, tham gia dự thi đầy đủ.
6. Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính
a) Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Văn phòng Bộ bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức thi tuyển theo quy định;
b) Văn phòng Bộ bảo đảm cơ sở vật chất cho việc tổ chức thi tuyển;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.
7. Tạp chí Tổ chức nhà nước và Trung tâm Thông tin
a) Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến việc tổ chức thi tuyển; đăng thông tin về thi tuyển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trên Tạp chí Tổ chức nhà nước;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TCCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Thăng | {
"issuing_agency": "Bộ Nội vụ",
"promulgation_date": "10/10/2017",
"sign_number": "5400/KH-BNV",
"signer": "Nguyễn Duy Thăng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-89-2007-TT-BTC-huong-dan-thu-nop-tien-phat-quan-ly-su-dung-tien-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-giao-thong-duong-bo-sat-thuy-noi-dia-53969.aspx | Thông tư 89/2007/TT-BTC hướng dẫn thu nộp tiền phạt quản lý sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ sắt thủy nội địa | BỘ TÀI CHÍNH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 89/2007/TT-BTC
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THU, NỘP TIỀN PHẠT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Căn cứ Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa (gọi tắt là tiền thu phạt vi phạm hành chính) như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Thông tư này quy định việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.
Riêng đối với lĩnh vực hàng hải, hàng không, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn khác.
2. Toàn bộ tiền thu phạt vi phạm hành chính được để lại 100% để sử dụng cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (viết tắt là TTATGT), chống ùn tắc giao thông.
Ngoài những khoản tiền thu phạt vi phạm hành chính nêu trên, trong quá trình thực hiện chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về các biện pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nếu có phát sinh các khoản thu khác thì được sử dụng 100% nguồn thu này để phục vụ công tác bảo đảm TTATGT. Việc phân bổ, sử dụng và mức chi cụ thể do Ban an toàn giao thông của tỉnh phối hợp với Sở Tài chính đề xuất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
II. THU, NỘP TIỀN PHẠT, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT VÀ HẠCH TOÁN TIỀN THU PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính:
a) Việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và quy định tại Phần A và khoản 1 Phần B Mục II Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 124/2005/NĐ-CP.
b) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu tiền phạt theo đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp Kho bạc Nhà nước thực hiện uỷ quyền thu tiền phạt thì cơ quan được uỷ quyền phải thu đúng, thu đủ số tiền phạt ghi trên quyết định xử phạt, định kỳ nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước theo thoả thuận ghi trong hợp đồng uỷ quyền thu tiền phạt vi phạm hành chính ký với Kho bạc Nhà nước uỷ quyền.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước tại các địa phương mở các điểm thu tiền phạt tạo thuận tiện cho người nộp phạt, hướng dẫn nghiệp vụ thu, quản lý tiền phạt bảo đảm hạch toán đầy đủ, kịp thời và quản lý chặt chẽ số tiền thu phạt vi phạm hành chính. Kinh phí thực hiện thu, nộp, quản lý tiền phạt; in biên lai; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác thu tiền phạt của hệ thống Kho bạc Nhà nước được sử dụng từ kinh phí hoạt động của ngành.
2. Hạch toán tiền thu phạt vi phạm hành chính:
Định kỳ 15 ngày (đầu tháng, giữa tháng), căn cứ số tiền phạt thực tế thu được do Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo, Sở Tài chính tạm trích số tiền thu phạt vi phạm hành chính cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Mục III Thông tư này, tháng sau điều chỉnh theo thực tế. Nếu số tạm trích nhỏ hơn số được trích theo quy định, thì được trích tiếp cho đủ mức quy định; nếu số tạm trích lớn hơn số được trích theo quy định, thì trừ vào số được trích tháng sau.
III. PHÂN BỔ TIỀN THU PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Việc phân bổ tiền thu phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
1. Trích 70% cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn TTATGT.
2. Trích 10% cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải hoạt động tại địa phương để sử dụng cho công tác bảo đảm TTATGT của địa phương, bao gồm cả việc sử dụng để hỗ trợ kinh phí cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải của Trung ương đóng và hoạt động ổn định tại địa phương theo các nội dung quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục IV Thông tư này. Trong đó, nếu tại địa phương có Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thuỷ nội địa đóng và hoạt động thì:
- Trích 2% cho Trạm cân kiểm tra xe nhưng tổng số tiền trích không quá 30% số thực thu tiền phạt nộp vào tài khoản tạm giữ phát sinh tại Trạm cân.
- Trích 2% cho Cảng vụ đường thuỷ nội địa nhưng tổng số tiền trích không quá 40% số thực thu tiền phạt nộp vào tài khoản tạm giữ phát sinh tại Cảng vụ.
Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thuỷ nội địa sử dụng nguồn kinh phí được trích trên cho các nội dung quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục IV Thông tư này.
3.Trích 10% cho Ban An toàn giao thông của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Trích 10% cho các lực lượng khác trực tiếp tham gia vào công tác TTATGT tại quận, huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn (trừ lực lượng Công an và Thanh tra giao thông vận tải địa phương).
IV. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Việc quản lý, sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính và mức chi cho từng đối tượng thực hiện như sau:
1. Phần kinh phí đối với lực lượng Công an; Thanh tra giao thông vận tải sau khi hỗ trợ cho Thanh tra giao thông vận tải Trung ương cùng hoạt động trên địa bàn (nếu có), trích cho Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thuỷ nội địa (nếu có) được coi là 100% và sử dụng như sau:
1.1) Dành từ 60% đến 80% để chi cho các nội dung:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế, tiến tới giảm dần tốc độ gia tăng tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông;
b) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT:
- Đối với lực lượng Công an giao thông trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
+ Mức chi từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng/người/tháng;
+ Cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng Công an chống đua xe trái phép ban đêm) được bồi dưỡng thêm 100.000 đồng/người/ca.
- Đối với cán bộ Thanh tra giao thông vận tải: Mức chi do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trong phạm vi nguồn chi dành cho nội dung này.
c) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
d) Chi thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn;
đ) Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm TTATGT;
e) Chi sửa chữa thiết bị, phương tiện, xăng dầu phục vụ công tác bảo đảm TTATGT;
g) Chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm và chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
1.2) Dành 20% đến 40% để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.
1.3) Tỷ lệ phân bổ cụ thể để chi bồi dưỡng, mua sắm trang thiết bị bảo đảm trật tự an toàn giao thông của lực lượng lực lượng Công an và Thanh tra giao thông vận tải quy định tại khoản này do Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Riêng đối với lực lượng Công an, căn cứ tỷ lệ phân bổ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và nguồn chi thực tế có được, Bộ Công an hướng dẫn việc điều hoà giữa công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bảo đảm thực hiện mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ theo đúng hướng dẫn tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 Mục này.
2. Đối với Ban An toàn giao thông của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được dùng để chi cho các nội dung:
- Chi bộ máy hoạt động của Ban An toàn giao thông;
- Chi hoạt động, kiểm tra liên ngành của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về TTATGT của địa phương;
- Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT của địa phương;
- Chi cho sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm TTATGT;
- Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, hỗ trợ phục vụ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông;
- Chi cho giáo dục pháp luật TTATGT trong trường học;
- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
Việc sử dụng kinh phí được phân bổ theo các nội dung trên do Ban An toàn giao thông đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Việc sử dụng số thu tại khoản 4 Mục III do Sở Tài chính đề nghị và Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Mức chi cụ thể cho các nội dung trên được thực hiện theo chế độ quy định của nhà nước, đối với những nội dung chưa quy định mức chi, Thủ trưởng đơn vị quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
V. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN VIỆC SỬ DỤNG TIỀN PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Lập kế hoạch sử dụng:
Các đối tượng được thụ hưởng tiền thu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Mục III nêu trên, căn cứ vào tình hình sử dụng tiền thu phạt của năm trước và tình hình thực tế thu phạt trong năm để lập kế hoạch sử dụng theo định mức, chế độ quy định gửi Sở Tài chính để thẩm định, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch chi từ nguồn thu phạt vi phạm hành chính.
Sau khi Sở Tài chính đã tạm trích số tiền thu phạt cho các đối tượng thụ hưởng, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chuyển ngay số tiền đó vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước của các đối tượng này để sử dụng theo các nội dung quy định tại Mục IV của Thông tư này.
2. Quyết toán tiền thu phạt:
Kết thúc năm ngân sách, các đối tượng thụ hưởng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính làm quyết toán gửi Ban an toàn giao thông của tỉnh và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Số tiền thu phạt sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng cho công tác bảo đảm TTATGT và bổ sung cho việc đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm TTATGT trên địa bàn.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 25/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực TTATGT và Thông tư số 47/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2003/TT-BTC.
- Các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia trực tiếp vào công tác bảo đảm TTATGT đang thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 106/2004/TT-BTC ngày 9/11/2004 của Bộ Tài chính về việc sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách Trung ương cấp cũng được áp dụng mức chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 Mục IV Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
-Thủ tướng và các phó Thủ tướng CP (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
-Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- HĐND,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước
- Website của Chính phủ
- Công báo;
- Website Bộ Tài chính
- Lưu: VT, Vụ Pháp chế
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "25/07/2007",
"sign_number": "89/2007/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Chi-thi-20-2009-CT-UBND-trien-khai-Luat-Thi-hanh-an-dan-su-98234.aspx | Chỉ thị 20/2009/CT-UBND triển khai Luật Thi hành án dân sự | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 20/2009/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2009
CHỈ THỊ
VỀ TRIỂN KHAI LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Đây là văn bản Luật quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự. Theo đó, hệ thống tổ chức ngành Thi hành án dân sự có những bước thay đổi quan trọng về tổ chức bộ máy, đồng thời xác định rõ vai trò, vị trí của cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương với mô hình quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc (gồm có Tổng Cục Thi hành án dân sự, Cục thi hành án dân sự thành phố và các Chi cục Thi hành án dân sự quận - huyện).
Hoạt động thi hành án dân sự tại thành phố trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Trụ sở làm việc, cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự thành phố và nhiều quận - huyện đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm, đầu tư đúng mức; kết quả thi hành án xong về việc và giá trị tiền, tài sản thu cho ngân sách, cơ quan, tổ chức và cá nhân năm sau cao hơn năm trước,… góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, hạn chế tình trạng khiếu nại, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ trong tình hình mới, công tác thi hành án dân sự thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, số lượng việc thi hành án tồn đọng chưa được giải quyết triệt để, nhận thức về trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành có lúc có nơi chưa đầy đủ; việc xây dựng kho vật chứng của cơ quan thi hành án theo quy định của Nghị định số 18/2002/NĐ-CP của Chính phủ ở nhiều địa phương chưa có chuyển biến đáng kể…
Để triển khai Luật Thi hành án dân sự có hiệu quả trên địa bàn thành phố, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở - ngành, tổ chức đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức triển khai tốt các việc sau đây:
1. Sở Tư pháp:
a) Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trước đây trái với Luật Thi hành án dân sự, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
b) Chủ trì, tham mưu giúp Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền Luật Thi hành án dân sự; biên soạn, in ấn tài liệu và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể phổ biến, quán triệt những quy định pháp luật về thi hành án dân sự bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự; đồng thời xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn về Luật Thi hành án dân sự cho đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn trong toàn thành phố.
c) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự.
2. Cục Thi hành án dân sự thành phố:
a) Triển khai các công việc cần thiết để trong tháng 11 tổ chức Lễ công bố các quyết định thành lập Cục thi hành án dân sự thành phố và các Chi Cục Thi hành án dân sự quận - huyện; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bàn giao chính thức công tác tổ chức cán bộ từ Giám đốc Sở Tư pháp cho Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
b) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự.
c) Thực hiện các biện pháp kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án dân sự của thành phố ngang tầm vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
đ) Chủ động củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng, đoàn thể của Cục Thi hành án dân sự thành phố và phối hợp với quận - huyện ủy, Ủy ban nhân dân các quận - huyện củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng, đoàn thể của các Chi Cục Thi hành án dân sự quận - huyện theo chỉ đạo của Thành ủy thành phố.
e) Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở, tích cực xác minh, phân loại và tổ chức thi hành có hiệu quả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thực hiện có hiệu quả các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi hành án, khắc phục tình trạng việc thi hành án tồn đọng, hoàn thành các chỉ tiêu về thi hành án theo quy định của Bộ Tư pháp.
g) Chủ động phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận - huyện bố trí mặt bằng, đền bù, giải phóng mặt bằng để các cơ quan thi hành án dân sự xây dựng trụ sở và kho vật chứng thi hành án phù hợp với mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự.
h) Thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án; không để đơn thư tồn đọng, khiếu nại kéo dài, gây ra bức xúc hoặc khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội tại địa phương.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở:
Phối hợp với Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự thành phố, Phòng Tư pháp, Chi Cục Thi hành án dân sự quận - huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự trên các Báo, Đài, hệ thống truyền thanh cơ sở để mọi tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và có hiểu biết pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng. Thường xuyên và kịp thời đưa tin, bài, phóng sự,… về công tác thi hành án dân sự ở địa phương để tạo sự tác động, ảnh hưởng tích cực trong xã hội, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác thi hành án dân sự; đồng thời phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật, cản trở, chống đối việc thi hành án nhằm giáo dục, phòng ngừa chung.
4. Các Sở, ngành có liên quan:
a) Công an thành phố, bố trí lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự an toàn, trật tự; phối hợp bảo vệ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết.
b) Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố, Chi Cục Thi hành án dân sự quận - huyện tập trung bố trí mặt bằng, hỗ trợ đền bù, giải phóng nhanh mặt bằng để các cơ quan thi hành án dân sự xây dựng trụ sở, kho vật chứng tương xứng với vị thế mới của các cơ quan thi hành án dân sự.
c) Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương kiểm tra nội nghiệp các bản vẽ của các tài sản kê biên là bất động sản do cơ quan thi hành án chuyển đến, đảm bảo tiến độ thực hiện quy trình thi hành án theo quy định pháp luật và chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác này tại các quận - huyện trên địa bàn thành phố.
d) Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố và Công an thành phố:
Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố xử lý tang tài vật, tiền, tài sản tồn đọng, tập trung rà soát, đối chiếu theo danh sách do Cục Thi hành án dân sự thành phố cung cấp, phối hợp có biện pháp xử lý phù hợp, giải quyết dứt điểm.
5. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể ở địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự cho các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự.
b) Phối hợp Cục Thi hành án dân sự thành phố kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự lãnh đạo Chi Cục Thi hành án dân sự quận - huyện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan thi hành án đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ triển khai Luật Thi hành án dân sự.
c) Chỉ đạo công tác phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức tốt việc cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Chi Cục trưởng Chi Cục Thi hành án dân sự quận - huyện.
d) Kiện toàn Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự quận - huyện theo đề nghị của Chi Cục thi hành án dân sự quận - huyện.
đ) Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng để các cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện xây dựng trụ sở và kho vật chứng thi hành án,
6. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu, xác nhận tài sản và nguồn thu nhập của người phải thi hành án cho các cơ quan thi hành án khi có yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án có được thông tin về tài sản, nguồn thu nhập của người phải thi hành án để cho cơ quan thi hành án tổ chức thi hành.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể tăng cường giám sát công tác thi hành án dân sự theo quy định pháp luật, phản ánh kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương, như giám sát việc chấp hành pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của chấp hành viên, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự.
8. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi việc thực hiện, định kỳ sáu tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả để Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "26/11/2009",
"sign_number": "20/2009/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thành Tài",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-45-2019-TT-BGTVT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ac-quy-dong-co-su-dung-cho-xe-dap-dien-428207.aspx | Thông tư 45/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ắc quy động cơ sử dụng cho xe đạp điện mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 45/2019/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019
THÔNG TƯ
BAN HÀNH 03 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ẮC QUY, ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN VÀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY ĐIỆN
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy, động cơ sử dụng cho xe đạp điện và động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện;
Mã số: QCVN 75:2019/BGTVT.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe đạp điện;
Mã số: QCVN 76:2019/BGTVT.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.
Mã số: QCVN 90:2019/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2020 và bãi bỏ: Thông tư 40/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe đạp điện; khoản 1 Điều 1 của Thông tư 82/2015/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Tổng cục TCĐLCL-Bộ KHCN (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
QCVN 75:2019/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation
on motor used for electric bicycles
Lời nói đầu
QCVN 75:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 45/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 11 năm 2019.
QCVN 75:2019/BGTVT thay thế QCVN 75:2014/BGTVT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation
on motor used for electric bicycles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với động cơ điện một chiều sử dụng cho xe đạp điện (sau đây gọi tắt là động cơ điện).
1.1.2 Quy chuẩn này không áp dụng đối với động cơ điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện; các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp điện và các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1 Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn này.
2.1.2 Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc, bộ phận cố định phải được lắp đặt chắc chắn.
2.1.3 Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định của động cơ điện tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
2.1.4 Động cơ điện phải có số động cơ, số động cơ phải rõ ràng và không được đục sửa, tẩy xóa. Số động cơ được đóng tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
2.1.5 Trên bộ điều khiển điện của động cơ điện phải ghi rõ nhãn hiệu, số loại, điện áp sử dụng, nhà sản xuất.
2.2 Điện áp danh định
Điện áp danh định của động cơ điện không được lớn hơn 48 V.
2.3 Công suất động cơ điện
Khi thử nghiệm theo mục A.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, công suất lớn nhất không được lớn hơn 250 W, sai số cho phép ± 5% so với giá trị đăng ký.
Phép thử được thực hiện ở chế độ mà động cơ đạt công suất lớn nhất.
2.4 Hiệu suất động cơ điện
Khi thử nghiệm theo mục A.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, trong điều kiện làm việc ở điện áp danh định, hiệu suất của động cơ điện không nhỏ hơn 75% tại giá trị mô men xoắn danh định.
2.5 Khả năng chịu quá tải
Khi thử nghiệm theo mục A.3 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện không được có biến dạng cơ học có thể nhìn thấy được và phải hoạt động bình thường.
2.6 Cách điện
2.6.1 Khi thử nghiệm theo mục A.4.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện phải hoạt động bình thường.
2.6.2 Khi thử nghiệm theo mục A.4.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ điện không được nhỏ hơn 100MΩ.
2.7 Độ tăng nhiệt
Khi thử nghiệm theo mục A.5 Phụ lục A của Quy chuẩn này, độ tăng nhiệt của cuộn dây (Δt) không được lớn hơn 65 oC và độ tăng nhiệt của vỏ động cơ điện không được lớn hơn 60 oC.
2.8 Khả năng bảo vệ của vỏ động cơ điện
Khi thử nghiệm theo mục A.6 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện phải được bảo vệ chống lại tác động của tia nước và sự xâm nhập của các vật rắn từ bên ngoài có đường kính lớn hơn 1 mm (IP43).
2.9 Tính năng bảo vệ của bộ điều khiển điện
Bộ điều khiển điện của động cơ điện phải có tính năng bảo vệ khi sụt áp, quá dòng. Khi thử nghiệm theo mục A.7 Phụ lục A của Quy chuẩn này, giá trị điện áp bảo vệ khi sụt áp và giá trị dòng điện bảo vệ quá dòng phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1 Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Động cơ điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện; Quy chuẩn QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BGTVT ngày 06/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3.2 Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi đăng ký thử nghiệm, các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2 của Quy chuẩn này.
3.2.1 Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật của động cơ điện theo mẫu quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
3.2.2 Yêu cầu về mẫu thử
3.2.2.1 Đối với động cơ điện nhập khẩu
Số lượng mẫu thử: đối với từng lô hàng được quy định tại Bảng 1. Mỗi mẫu thử phải kèm theo các cụm chi tiết để động cơ điện hoạt động bình thường.
Phương thức lấy mẫu: lấy ngẫu nhiên trong một lô hàng nhập khẩu.
Bảng 1. Số lượng mẫu thử đối với từng lô hàng
STT
Số lượng động cơ điện trong một lô hàng
(đơn vị : chiếc)
Số lượng mẫu thử
(đơn vị : chiếc)
1
Đến 100
01
2
Từ 101 đến 500
02
3
Trên 500
03
3.2.2.2 Đối với động cơ điện sản xuất lắp ráp trong nước
Số lượng mẫu thử: 02 mẫu kèm theo các cụm chi tiết cho mỗi kiểu loại động cơ điện để động cơ điện hoạt động bình thường.
Phương thức lấy mẫu:
- Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại: mẫu điển hình của kiểu loại động cơ điện đăng ký.
- Đối với quá trình sản xuất hàng loạt: lấy ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại.
3.3 Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo thử nghiệm có nội dung quy định tại Quy chuẩn này.
3.4 Áp dụng quy định
Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
4.2 Lộ trình thực hiện
4.2.1 Áp dụng ngay khi Quy chuẩn này có hiệu lực.
4.2.2 Đối với các kiểu loại động cơ điện đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận phù hợp theo quy chuẩn QCVN 75:2014/BGTVT:
a) Không phải thử nghiệm lại nếu không phát sinh yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn QCVN 75:2019/BGTVT;
b) Chậm nhất 02 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải thử nghiệm bổ sung các yêu cầu kỹ thuật phát sinh theo QCVN 75:2019/BGTVT.
Phụ lục A
Phương pháp thử
A.1 Độ chính xác của thiết bị và điều kiện thử nghiệm
- Nhiệt kế: bước nhảy của số không lớn hơn 1 oC và độ chính xác đến 0,5oC.
- Thiết bị đo mô men xoắn: sai số không lớn hơn 1% giá trị mô men xoắn được đo.
- Thiết bị đo tốc độ quay: sai số không lớn hơn 1% giá trị tốc độ quay được đo.
- Dụng cụ đo điện: vôn kế một chiều, ampe kế một chiều và ôm kế phải có độ chính xác cấp 1.
- Nhiệt độ môi trường thử nghiệm không lớn hơn 35 oC.
A.2 Thử nghiệm công suất và hiệu suất động cơ điện
A.2.1 Trục ra của động cơ điện hoặc bộ truyền động (nếu có) được kết nối với thiết bị đo mô men xoắn. Thiết bị đo công suất nối giữa nguồn điện và bộ điều khiển điện. Vận hành động cơ điện ở trạng thái không tải và điện áp danh định, tăng dần mô men xoắn, ghi nhận đồng thời giá trị mô men xoắn và số vòng quay động cơ điện tương ứng trên thiết bị đo tại mỗi điểm đo. Sử dụng giá trị mô men xoắn và số vòng quay đo được trên thiết bị để tính công suất đầu ra P.
Công thức tính công suất đầu ra:
(1)
Trong đó:
P: Công suất đầu ra tại trục động cơ điện (W);
M: Mô men xoắn tại trục động cơ điện (Nm);
n: Số vòng quay tại trục động cơ điện (r/min).
α: Hệ số hiệu chỉnh đối với hiệu suất truyền động.
Xác định hệ số hiệu chỉnh đối với hiệu suất truyền động α:
- Nếu điểm đo là vị trí đầu trục ra của động cơ điện thì α = 1
- Nếu điểm đo không phải là vị trí đầu trục ra của động cơ điện thì hệ số này được tính toán theo công thức:
(2)
Trong đó ηt là hiệu suất truyền động giữa trục động cơ điện và điểm đo. Hiệu suất truyền động ηt được xác định theo tích số các hiệu suất ηj của mỗi thành phần truyền động theo công thức (3):
(3)
Hiệu suất ηj của một số thành phần truyền động cho trong Bảng A.1.
Bảng A.1. Hiệu suất của một số thành phần truyền động
Thành phần truyền động
Hiệu suất (ηj)
Bánh răng
Răng thẳng
0,98
Răng xoắn
0,97
Răng nghiêng
0,96
Xích
Con lăn
0,95
Xích chống ồn
0,98
Đai
Có răng
0,95
Hình thang
0,94
Khớp nối thủy lực hoặc bộ biến đổi thủy lực
Khớp nối thủy lực
0,92
Bộ biến đổi thủy lực không khóa
0,92
A.2.2 Sử dụng thiết bị đo đồng thời điện áp và cường độ dòng điện tại giá trị mô men xoắn danh định. Giá trị điện áp và cường độ dòng điện đo được trên thiết bị được sử dụng để tính công suất đầu vào P1.
Hiệu suất của động cơ điện được tính theo công thức (4):
(4)
Trong đó:
P: Công suất đầu ra tại trục động cơ điện (W);
η: Hiệu suất của động cơ điện (%);
P1: Công suất đầu vào (W).
A.3 Thử nghiệm khả năng chịu quá tải
Lắp động cơ điện cố định trên thiết bị đo mô men xoắn, vận hành không tải ở điện áp danh định, sau khi động cơ điện hoạt động ổn định tăng dần mô men xoắn bằng hai lần mô men xoắn danh định, thời gian thử nghiệm là 10 s.
A.4 Thử nghiệm cách điện
A.4.1 Thử nghiệm cách điện giữa các vòng dây
Động cơ điện được vận hành không tải ở điện áp danh định, sau khi động cơ điện hoạt động ổn định, tăng từ từ điện áp thử nghiệm bằng 1,3 lần điện áp danh định, giữ điện áp này trong thời gian 3 min.
A.4.2 Thử nghiệm cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ điện
Phép thử được thực hiện bằng Mê gôm mét có điện áp 250 V đối với động cơ điện có điện áp danh định không lớn hơn 36 V và 500 V đối với động cơ điện có điện áp danh định lớn hơn 36 V.
A.5 Thử nghiệm độ tăng nhiệt
Lắp động cơ điện lên giá thử nghiệm, đo điện trở của cuộn dây và nhiệt độ trong phòng thử nghiệm (nhiệt độ cuộn dây). Vận hành động cơ điện ở điện áp danh định và chế độ không tải trong một khoảng thời gian cho đến khi đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt. Tắt nguồn điện, tiến hành đo điện trở của cuộn dây và nhiệt độ trong phòng thử nghiệm.
- Đo nhiệt độ cuộn dây theo phương pháp điện trở, độ tăng nhiệt độ được tính toán theo công thức (5):
(5)
Trong đó:
: độ tăng nhiệt độ của cuộn dây (oC).
R1 : điện trở của cuộn dây khi bắt đầu thử nghiệm (Ω).
R2
: điện trở của cuộn dây khi kết thúc thử nghiệm (Ω).
t1
: nhiệt độ phòng (cuộn dây) lúc bắt đầu thử nghiệm (oC).
t2
: nhiệt độ chất làm mát khi kết thúc thử nghiệm (oC).
k: nghịch đảo của hệ số nhiệt độ của điện trở ở 0 oC của vật liệu bán dẫn, k = 235 đối với cuộn dây bằng đồng và k = 225 đối với cuộn dây bằng nhôm.
- Đo nhiệt độ vỏ động cơ điện bằng nhiệt kế.
Nhiệt độ vỏ động cơ điện được đo bằng nhiệt kế đặt tại các điểm mà tại đó có nhiệt độ cao nhất. Độ tăng nhiệt độ của vỏ động cơ bằng hiệu số nhiệt độ của vỏ động cơ ở hai trạng thái khi vận hành đạt cân bằng nhiệt và khi không vận hành.
A.6 Thử nghiệm khả năng bảo vệ của vỏ động cơ điện
A.6.1 Bảo vệ đối với vật rắn xâm nhập
Thử nghiệm được thực hiện với một sợi dây bằng thép cứng, thẳng, có đường kính là mm, đầu của sợi dây không được có ba via, mặt đầu của dây phẳng và vuông góc đường tâm của dây. Đặt một lực là 1 N±0,1N vào đầu của sợi dây, yêu cầu được coi là thoả mãn nếu sợi dây này không tiến được vào bên trong động cơ điện.
A.6.2 Bảo vệ chống tia nước
Thử nghiệm được thực hiện trên thiết bị có hình dạng và kích thước như được mô tả trên Hình A.1. Trường hợp thiết bị thử nghiệm không thể thoả mãn được yêu cầu trên thì sử dụng thiết bị phun cầm tay như mô tả trên Hình A.2. Động cơ điện được vận hành ở điện áp danh định. Sau khi thử nghiệm, không có nước tích tụ bên trong động cơ điện, động cơ điện hoạt động bình thường.
- Các điều kiện khi sử dụng thiết bị thử nghiệm trên Hình A.1:
Lưu lượng tổng phải được điều chỉnh đến giá trị trung bình từ 0,067 l/min đến 0,074 l/min ở mỗi lỗ nhân với số lỗ.
Ống có các lỗ phun được phân bố trên một cung 60o về cả hai phía của điểm giữa và phải cố định ở vị trí thẳng đứng. Động cơ điện thử nghiệm được lắp trên bàn xoay có trục thẳng đứng và ở vị trí xấp xỉ điểm giữa của bán nguyệt.
Thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 10 min.
Kích thước tính bằng milimet
1. Các lỗ Ø 0,4
2. Động cơ điện
3. Bàn xoay
4. Đối trọng
5. Áp kế
6. Van nước
Hình A.1. Thiết bị thử nghiệm về bảo vệ chống tia nước
- Các điều kiện khi sử dụng thiết bị thử nghiệm trên Hình A.2:
Trong thử nghiệm này, tấm che dịch chuyển được phải được đặt vào.
Áp suất nước được điều chỉnh từ 80 kPa đến 100 kPa để tạo ra lưu lượng phun 10 l/min ± 0,5 l/min.
Thời gian thử nghiệm là 1 min trên 1 m2 diện tích bề mặt tính toán của động cơ điện. Tổng thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 5 min.
1. Van nước
2. Áp kế
3. Ống mềm
4. Tấm che dịch chuyển được
5. Vòi phun
6. Đối trọng
7. Vòi phun - bằng đồng có 120 lỗ Ø 0,5
1 lỗ ở tâm.
2 đường tròn bên trong có 12 lỗ cách nhau 30o
4 đường tròn bên ngoài có 24 lỗ cách nhau 15o
8. Động cơ điện
Hình A.2. Thiết bị cầm tay để thử nghiệm về bảo vệ chống tia nước
A.7 Thử nghiệm tính năng bảo vệ của bộ điều khiển điện
A.7.1 Tính năng bảo vệ sụt áp
Động cơ điện được vận hành không tải ở điện áp danh định cho đến khi hoạt động ổn định, giảm dần điện áp cung cấp cho bộ điều khiển động cơ điện cho đến khi nguồn điện cung cấp cho động cơ điện bị ngắt. Ghi lại giá trị điện áp bảo vệ.
A.7.2 Tính năng bảo vệ quá dòng
Lắp động cơ điện cố định trên thiết bị đo mô men xoắn, vận hành không tải ở điện áp danh định, sau khi động cơ điện hoạt động ổn định, tăng dần mô men xoắn cho đến khi tính năng bảo vệ quá dòng làm việc. Ghi lại giá trị dòng điện bảo vệ.
PHỤ LỤC B
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
B.1. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất/nhập khẩu:
B.2. Nhãn hiệu:
B.3. Số loại:
B.4. Số động cơ:
B.5. Ký hiệu thiết kế/sản phẩm:
B.6. Loại động cơ điện:
B.7. Điện áp danh định (V):
B.8. Công suất danh định (W):
B.9. Công suất lớn nhất (W):
B.10. Mô men xoắn danh định (Nm):
B.11. Bộ điều khiển điện của động cơ điện
B.11.1. Nhãn hiệu:
B.11.2. Số loại:
B.11.3. Điện áp sử dụng (V):
B.11.4. Nhà sản xuất:
B.11.5. Giá trị điện áp bảo vệ (V):
B.11.6. Giá trị dòng điện bảo vệ (A):
B.11.7. Số cấp tốc độ:
B.12. Bộ truyền động (nếu có):
B.12.1. Kiểu loại:
B.12.2. Tỷ số truyền:
B.13. Khối lượng động cơ điện (kg):
B.14. Số cấp tốc độ của động cơ điện:
B.15. Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ
B.16. Ảnh chụp kiểu dáng
Dán ảnh chụp kiểu dáng động cơ điện, bộ điều khiển điện và tem nhãn bộ điều khiển điện vào đây và đóng dấu giáp lai
Yêu cầu: chụp ngang động cơ điện, phông nền sạch sẽ, đồng màu.
Chúng tôi cam kết bản đăng ký này phù hợp với kiểu loại động cơ đã đăng ký thử nghiệm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản đăng ký này.
Cơ sở đăng ký thử nghiệm
(Ký tên, đóng dấu)
QCVN 76:2019/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ẮC QUY SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation
on traction batteries used for electric bicycles
Lời nói đầu
QCVN 76:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 45/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 11 năm 2019.
QCVN 76:2019/BGTVT thay thế QCVN 76:2014/BGTVT.
QCVN 76:2019/BGTVT được biên soạn trên cơ sở QCVN 76:2014/BGTVT và tham khảo quy định UNECE No.136 có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2016, IEC 62660-3 ban hành tháng 8 năm 2016.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ẮC QUY SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation
on traction batteries used for electric bicycles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với ắc quy cung cấp năng lượng cho hệ thống động lực của xe đạp điện (sau đây gọi tắt là ắc quy).
1.1.2 Quy chuẩn này không áp dụng đối với ắc quy phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ắc quy; các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp điện và các tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
1.3 Giải thích từ ngữ
1.3.1 Ắc quy chì axit kiểu kín SLA (Sealed lead acid battery)
Là ắc quy chì axit có cấu tạo tự bảo vệ không để hơi axit tự do thoát ra ngoài và không phải bổ sung nước hoặc dung dịch trong quá trình sử dụng.
1.3.2 Ắc quy chì axit kiểu có van điều chỉnh VRLA (Valve regulated lead acid battery)
Là ắc quy chì axit có van chống nổ khi áp suất tăng, có khả năng chống mất nước cao nên không cần bổ sung hoặc ít phải bổ sung nước hoặc dung dich trong quá trình sử dụng.
1.3.3 Ắc quy Nikel metal hydride
Là loại ắc quy có cấu tạo điện cực dương là Nikel hydroxit, điện cực âm là kim loại qua xử lý hydro, được ngâm trong dung dịch kiềm.
1.3.4 Ắc quy Lithium-ion
Là loại ắc quy được tổ hợp từ nhiều đơn thể liên kết nối tiếp và/hoặc song song, có cấu tạo điện cực âm là Cacbon hoặc Graphit hoặc các vật liệu Cacbon khác, điện cực dương có thể là hợp chất ô xít kim loại chuyển tiếp của Lithium và các nguyên tố Coban, Nikel, Mangan, Vanadi, hoặc trên cơ sở các vật liệu khác.
1.3.5 Điện áp danh định
Là giá trị điện áp (đơn vị V) quy định trên danh nghĩa dùng để xác định hoặc nhận dạng điện áp của ắc quy.
1.3.6 Điện áp ngưỡng
Là giá trị điện áp nhỏ nhất đảm bảo an toàn cho ắc quy hoạt động bình thường do nhà sản xuất quy định.
1.3.7 Dung lượng danh định (C2)
Là dung lượng của ắc quy (đơn vị Ah) ở chế độ 2 h đặc trưng cho khả năng tích điện của ắc quy, khi ắc quy phóng điện với dòng điện I2=C2/2 (A) từ khi được nạp đầy cho đến khi điện áp đo trên hai điện cực của ắc quy (điện áp ắc quy) giảm đến giá trị điện áp ngưỡng.
1.3.8 Ắc quy được nạp đầy
1.3.8.1 Ắc quy được nạp đầy bằng bộ nạp của nhà sản xuất
Ắc quy được nạp đầy bằng bộ nạp tương ứng do nhà sản xuất, nhập khẩu cung cấp.
1.3.8.2 Ắc quy được nạp đầy không dùng bộ nạp của nhà sản xuất
Nếu cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu không cung cấp được quy trình nạp đầy và bộ nạp điện ắc quy, thì ắc quy trong điều kiện nhiệt độ môi trường quy định tại mục A.1.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này, (đối với ắc quy đã được nạp điện, phải phóng điện với dòng điện I2 (A) cho đến khi điện áp ắc quy giảm xuống đến giá trị điện áp ngưỡng) ắc quy được nạp với dòng điện 0,2I2 (trong đó I2=C2/2) (A) cho đến khi điện áp đo trên hai điện cực của ắc quy trong ba lần đo là như nhau, mỗi lần đo cách nhau 30 min.
1.3.9 Rò rỉ
Ắc quy được coi là bị rò rỉ khi lượng dung dịch, vật chất thoát ra ngoài có thể quan sát được.
1.3.10 Cháy
Ắc quy được coi là bị cháy khi có ngọn lửa phát ra mà quan sát được bằng mắt thường. Tia lửa điện và hồ quang điện sẽ không được tính là ngọn lửa.
1.3.11 Nổ
Là sự giải phóng năng lượng bất ngờ tạo ra lực nén làm các mảnh văng ra có thể làm hư hại về cấu trúc của đối tượng được kiểm tra.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Ắc quy phải được chế tạo đúng theo tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất.
2.1.2 Ký hiệu điện cực: Điện cực dương của ắc quy phải được ký hiệu bằng dấu cộng (+), điện cực âm phải được ký hiệu bằng dấu trừ (-). Các ký hiệu này phải rõ ràng, khó tẩy xóa.
2.1.3 Vỏ của ắc quy không được biến dạng hoặc có vết nứt, các bộ phận phải được lắp đặt chắc chắn.
2.1.4 Ký hiệu trên ắc quy phải thể hiện những thông số: Điện áp danh định, dung lượng danh định, các ký hiệu này phải rõ ràng, khó tẩy xóa.
2.2 Đặc tính điện
2.2.1 Điện áp danh định
Sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.2.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này:
a) Tổng điện áp danh định không lớn hơn 48 V;
b) Điện áp ắc quy đo được không được thấp hơn giá trị điện áp danh định và không được vượt quá 15% so với giá trị điện áp danh định.
2.2.2 Dung lượng danh định
Sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.2.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, dung lượng đo được (Ce) không được nhỏ hơn:
a) 100% giá trị dung lượng danh định đối với ắc quy chì axit;
b) 90% giá trị dung lượng danh định đối với ắc quy Nikel metal hydride và ắc quy Lithium-ion.
2.2.3 Tính năng phóng điện với dòng điện lớn (chỉ áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.2.3 Phụ lục A của Quy chuẩn này, đối với ắc quy đơn thể và tổ hợp ắc quy, điện áp trung bình của mỗi đơn thể ắc quy không nhỏ hơn 1,75 V, bộ phận dẫn điện không được hở, bề mặt ngoài ắc quy không được có hiện tượng bất thường.
2.3 Đặc tính an toàn
2.3.1 Nạp điện quá mức
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1 h, ắc quy không được có hiện tượng rò rỉ, cháy, nổ.
2.3.2 Phóng điện quá mức
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.3 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1h, ắc quy không được có hiện tượng rò rỉ, cháy, nổ.
2.3.3 Khả năng chịu rung động
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.4 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1 h, đối với ắc quy đơn thể và/hoặc tổ hợp ắc quy mắc nối tiếp, không được có hiện tượng rò rỉ, cháy, nổ.
2.3.4 Ngắn mạch (Không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.5 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1 h, ắc quy không được có hiện tượng rò rỉ, cháy, nổ.
2.3.5 Ngâm nước (Không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.6 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1 h, ắc quy không được có hiện tượng đánh lửa, rò rỉ, cháy, nổ.
2.3.6 Thả rơi (Không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.7 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1 h, ắc quy không được có hiện tượng rò rỉ, cháy, nổ.
2.3.7 Chèn ép (Không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi kết thúc thử nghiệm theo mục A.3.8 Phụ lục A của Quy chuẩn này 1 h, ắc quy không được có hiện tượng cháy, nổ.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1 Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Ắc quy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện; Quy chuẩn QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BGTVT ngày 06/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3.2 Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi đăng ký thử nghiệm, cơ sở sản xuất, lắp ráp, cơ sở nhập khẩu ắc quy phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2 Quy chuẩn này.
3.2.1 Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Bản đăng ký thông số kỹ thuật của ắc quy bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ắc quy xe đạp điện;
b) Nhãn hiệu;
c) Số loại;
d) Ký hiệu thiết kế (hoặc ký hiệu sản phẩm);
đ) Loại ắc quy;
e) Điện áp danh định (V);
g) Dung lượng danh định (Ah);
h) Điện áp ngưỡng (V);
i) Sơ đồ đấu nối các đơn thể;
k) Ảnh chụp kiểu dáng;
l) Quy trình nạp (nếu có).
3.2.2 Yêu cầu về mẫu thử và hạng mục thử nghiệm
3.2.2.1 Yêu cầu về mẫu thử
Đối với ắc quy chì axit: 04 mẫu ắc quy mới chưa qua sử dụng đối với mỗi kiểu loại ắc quy;
Đối với ắc quy Nikel metal hydride và ắc quy Lithium-ion: 04 mẫu ắc quy và 01 đơn thể ắc quy mới chưa qua sử dụng đối với mỗi kiểu loại ắc quy.
3.2.2.2 Hạng mục thử nghiệm
Các hạng mục thử nghiệm ắc quy chì axit được áp dụng theo Bảng 1, các hạng mục thử nghiệm ắc quy Nikel metal hydride và ắc quy Lithium-ion được áp dụng theo Bảng 2.
Bảng 1: Các hạng mục thử nghiệm ắc quy chì axit
TT
Hạng mục thử nghiệm
Mẫu thử nghiệm
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
1
Yêu cầu chung
X
X
X
X
2
Điện áp danh định
X
X
X
X
3
Dung lượng danh định
X
X
X
X
4
Tính năng phóng điện với dòng điện lớn
X
5
Nạp điện quá mức
X
6
Phóng điện quá mức
X
7
Khả năng chịu rung động
X
Bảng 2: Các hạng mục thử nghiệm ắc quy Lithium-ion và ắc quy Nikel metal hydride
TT
Hạng mục thử nghiệm
Mẫu thử nghiệm
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
(Đơn thể)
1
Yêu cầu chung
X
X
X
X
2
Điện áp danh định
X
X
X
X
3
Dung lượng danh định
X
X
X
X
4
Nạp điện quá mức
X
5
Phóng điện quá mức
X
6
Ngắn mạch
X
7
Khả năng chịu rung động
X
8
Ngâm nước
X
9
Thả rơi
X
10
Chèn ép
X
3.3 Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo thử nghiệm có các nội dung quy định tại Quy chuẩn này.
3.4 Áp dụng quy định
Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
4.2 Lộ trình thực hiện
4.2.1 Áp dụng ngay khi Quy chuẩn này có hiệu lực.
4.2.2 Đối với các kiểu loại ắc quy đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận phù hợp theo quy chuẩn QCVN 76:2014/BGTVT, khi thực hiện các công việc có liên quan:
a) Không phải thử nghiệm lại nếu không phát sinh yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn QCVN 76:2019/BGTVT;
b) Chậm nhất 02 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải thử nghiệm bổ sung các yêu cầu kỹ thuật phát sinh theo QCVN 76:2019/BGTVT.
Ăc quy dùng cho xe đạp điện
Hiển thị chuỗi ăn quy đơn: 6
Phụ lục A
Phương pháp thử
A.1 Điều kiện thử nghiệm
A.1.1 Điều kiện môi trường
Nhiệt độ: 15 oC ÷ 35 oC;
Độ ẩm tương đối: 25% ÷ 85%;
Áp suất khí quyển: 86 kPa ÷ 106 kPa.
A.1.2 Dụng cụ đo
A.1.2.1 Dụng cụ đo điện
Khoảng đo của thiết bị được dùng phải phù hợp với độ lớn của điện áp hoặc dòng điện cần đo.
Thiết bị dùng để đo điện áp là Vôn kế phải có độ phân dải không cao hơn 0,01 V. Điện trở của Vôn kế ít nhất phải đạt 300 Ω/V.
Thiết bị dùng đề đo dòng điện là Ampe kế phải có độ phân dải không cao hơn 0,01 A.
A.1.2.2 Dụng cụ đo nhiệt độ
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ phải có khoảng đo thích hợp và khoảng chia độ của thang đo không được lớn hơn 1oC. Độ chính xác hiệu chuẩn thiết bị không lớn hơn 1oC.
A.1.2.3 Dụng cụ đo thời gian
Dụng cụ đo thời gian phải đảm bảo xác định được thời gian tính theo giờ, phút và giây. Độ chính xác ít nhất phải đạt ± 1%.
A.1.3 Chuẩn bị mẫu thử
Các thử nghiệm phải được thực hiện trên các ắc quy chưa qua sử dụng.
A.2 Đặc tính điện
A.2.1 Điện áp danh định
Ắc quy sau khi đã nạp đầy, để ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường
quy định tại mục A.1.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này trong 2 h. Đo điện áp
giữa hai cực ắc quy bằng Vôn kế.
A.2.2 Dung lượng danh định
Ắc quy sau khi nạp đầy được tiến hành thử nghiệm phóng điện với dòng điện I2 (A) trong điều kiện nhiệt độ môi trường quy định tại mục A.1.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này cho đến khi điện áp của ắc quy giảm đến điện áp ngưỡng. Ghi lại thời gian phóng điện t (h). Dung lượng đo được Ce = t x I2 (Ah).
A.2.3 Tính năng phóng điện với dòng điện lớn (chỉ áp dụng đối với ăc quy chì axit)
Ắc quy sau khi nạp đầy được để từ 1 h đến 4 h trong điều kiện môi trường quy định tại mục A.1.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này. Phóng điện với dòng điện 4I2 (A) trong thời gian 05 min, ghi lại điện áp của mỗi đơn thể
ắc quy.
A.3 Đặc tính an toàn
A.3.1 Điều kiện thử nghiệm
Các phép thử nghiệm dưới đây sẽ được thực hiện với ắc quy hoàn chỉnh hoặc với các phần của ắc quy bao gồm các đơn thể và các kết nối giữa chúng. Nếu thiết bị quản lý điện của ắc quy không được tích hợp trong vỏ bao quanh các đơn thể ắc quy thì có thể được tháo ra trước khi thử nghiệm nếu nhà sản xuất yêu cầu.
Tất cả các thiết bị bảo vệ có ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ắc quy sẽ được hoạt động trong suốt quá trình thử nghiệm.
A.3.2 Nạp điện quá mức
Tiến hành nạp ắc quy với dòng điện bằng I2 hoặc dòng điện theo quy định của nhà sản xuất cho đến khi ắc quy tự động ngắt hoặc giới hạn dòng nạp. Trường hợp chức năng tự động ngắt không hoạt động hay không có chức năng này thì việc nạp sẽ được tiếp tục cho đến khi ắc quy thử nghiệm được nạp gấp đôi dung lượng danh định.
A.3.3 Phóng điện quá mức
Tiến hành phóng điện với dòng điện bằng I2 hoặc dòng điện theo quy định của nhà sản xuất cho đến khi ắc quy tự động ngắt hoặc giới hạn dòng điện phóng. Trường hợp chức năng tự động ngắt không hoạt động hay không có chức năng này thì việc phóng điện sẽ được tiếp tục cho đến khi điện áp của ắc quy bằng 25% điện áp danh định.
A.3.4 Khả năng chịu rung động
Thử nghiệm này sẽ được thực hiện với ắc quy hoàn chỉnh hoặc với các phần của hệ thống bao gồm các đơn thể và các kết nối giữa chúng. Nếu thiết bị quản lý điện của ắc quy không được tích hợp trong vỏ bao quanh các đơn thể ắc quy thì có thể được tháo ra trước khi thử nghiệm nếu nhà sản xuất yêu cầu.
Ắc quy phải được gắn chặt vào bề mặt rung của máy rung động theo cách đảm bảo rằng các rung động được truyền trực tiếp tới ắc quy.
Ắc quy được nạp ít nhất 50% dung lượng danh định trước khi bắt đầu thử nghiệm. Thực hiện thử nghiệm với các điều kiện sau:
- Rung động theo phương thẳng đứng;
- Tần số rung: từ 7 Hz đến 20 Hz và trở lại 7 Hz trong 15 min;
- Số chu kỳ quét (7 Hz~200 Hz~7 Hz): 12 chu kỳ;
- Thời gian rung 3 h.
Tương quan giữa tần số và gia tốc như Bảng A.1 hoặc Bảng A.2 dưới đây:
Bảng A.1: Tần số và gia tốc đối với ắc quy thành phẩm có khối lượng nhỏ hơn 12 kg
Tần số (Hz)
Gia tốc (m/s2)
7 – 18
10
18 – 50 (1)
Tăng dần từ 10 đến 80
50 – 200
80
Bảng A.2: Tần số và gia tốc đối với ắc quy thành phẩm có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 12 kg
Tần số (Hz)
Gia tốc (m/s2)
7 – 18
10
18 – 25 (1)
Tăng dần từ 10 đến 20
25 – 200
20
(1)
Biên độ được duy trì ở 0,8 mm (tổng chiều dài biên độ là 1,6 mm) và tần số tăng lên cho đến khi gia tốc cực đại như mô tả trong Bảng A.1 hoặc Bảng A.2.
A.3.5 Ngắn mạch (không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Ắc quy được nạp ít nhất 50% dung lượng danh định trước khi bắt đầu thử nghiệm. Cực âm và cực dương của ắc quy sẽ được kết nối với nhau để tạo ngắn mạch, điện trở của dây dẫn ngắn mạch nhỏ hơn 5 mΩ.
Tình trạng ngắn mạch sẽ được tiếp tục cho đến khi bộ phận bảo vệ của ắc quy làm gián đoạn hoặc hạn chế dòng điện, hoặc ít nhất 1 h sau khi nhiệt độ đo được trên vỏ của ắc quy đã ổn định (giảm xuống ít nhất 4 ᵒC trong 1 h).
A.3.6 Ngâm nước (không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Ắc quy sau khi nạp đầy được cho vào nước tới mức ngập mặt trên bình ắc quy, ngâm liên tục trong 24 h. Kết thúc thử nghiệm lấy ra, đặt ắc quy trong điều kiện môi trường được quy định trong mục A.1.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này trong 6 h.
A.3.7 Thả rơi (không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Ắc quy được nạp ít nhất 90% dung lượng danh định. Tiến hành thả rơi tự do ắc quy 6 lần theo các hướng khác nhau từ độ cao 1,0 m (tính từ điểm thấp nhất) xuống mặt bê tông phẳng hoặc các loại sàn khác có độ cứng tương đương. Cho phép sử dụng các ắc quy khác nhau cho mỗi lần thử nghiệm rơi.
A.3.8 Chèn ép (không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Đơn thể ắc quy được đặt trên mặt phẳng cứng, cách nhiệt và bị chèn ép bởi một dụng cụ dạng thanh tròn hoặc bán nguyệt hoặc hình cầu hoặc bán cầu với đường kính 150 mm. Nên sử dụng thanh tròn để chèn ép đối với đơn thể ắc quy hình trụ, và hình cầu đối với đơn thể ắc quy hình lăng trụ (Hình A.1). Phương của lực tác dụng theo phương vuông góc với điện cực dương và điện cực âm bên trong đơn thể ắc quy. Tốc độ chèn ép không lớn hơn 6 mm/min.
Phép thử sẽ dừng lại khi một trong các điều điện kiện sau xảy ra: điện áp giảm đột ngột bằng 1/3 điện áp ban đầu của đơn thể ắc quy, hoặc khi đơn thể ắc quy bị biến dạng ít nhất 15% kích thước ban đầu, hoặc chèn ép với lực bằng 1000 lần trọng lượng đơn thể ắc quy.
Hình A.1: Tấm chèn ép
QCVN 90:2019/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ ĐIỆN, XE GẮN MÁY ĐIỆN
National technical regulation
on motor used for electric motorcycles, mopeds
Lời nói đầu
QCVN 90:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 45/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 11 năm 2019.
QCVN 90:2019/BGTVT thay thế QCVN 90:2015/BGTVT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ ĐIỆN, XE GẮN MÁY ĐIỆN
National technical regulation
on motor used for electric motorcycles, mopeds
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô và xe gắn máy điện (sau đây gọi tắt là động cơ điện).
1.1.2 Quy chuẩn này không áp dụng đối với động cơ điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện; các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy điện và các tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn này.
2.1.2 Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc, bộ phận cố định phải được lắp đặt chắc chắn.
2.1.3 Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định của động cơ điện tại các vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
2.1.4 Động cơ điện phải có số động cơ. Số động cơ phải rõ ràng và không được đục sửa, tẩy xóa. Số động cơ được đóng tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
2.1.5 Trên bộ phận điều khiển điện của động cơ điện phải ghi rõ nhãn hiệu, số loại, nhà sản xuất, điện áp sử dụng.
2.2 Công suất động cơ điện
Khi thử nghiệm theo mục A.3 Phụ lục A của Quy chuẩn này, công suất lớn nhất phải phù hợp với đăng ký. Sai số cho phép ± 5% so với giá trị đăng ký. Phép thử được thực hiện ở chế độ mà động cơ đạt công suất lớn nhất.
2.3 Hiệu suất động cơ điện
Khi thử nghiệm theo mục A.3 Phụ lục A của Quy chuẩn này, trong điều kiện làm việc ở điện áp danh định, hiệu suất của động cơ điện không được nhỏ hơn 75% tại giá trị mô men xoắn danh định và không được nhỏ hơn 70% tại giá trị mô men xoắn bằng 50% và 160% mô men xoắn danh định.
2.4 Khả năng chịu quá tải
Khi thử nghiệm theo mục A.4 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện không được có biến dạng cơ học có thể nhìn thấy được và phải hoạt động bình thường.
2.5 Cách điện
2.5.1 Khi thử nghiệm theo mục A.5.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện phải hoạt động bình thường.
2.5.2 Khi thử nghiệm theo mục A.5.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ điện không được nhỏ hơn 100 MΩ.
2.6 Độ tăng nhiệt
Khi thử nghiệm theo mục A.6 Phụ lục A của Quy chuẩn này, độ tăng nhiệt của cuộn dây (Δt) không được lớn hơn 65 ºC và của vỏ động cơ điện không được lớn hơn 60 ºC.
2.7 Khả năng bảo vệ của vỏ động cơ điện
Khi thử nghiệm theo mục A.7 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện phải được bảo vệ chống lại tác động của tia nước và sự xâm nhập của các vật rắn từ bên ngoài có đường kính lớn hơn 1 mm (IP43).
2.8 Tính năng bảo vệ của bộ điều khiển điện
Bộ điều khiển điện của động cơ điện phải có tính năng bảo vệ khi sụt áp, quá dòng. Khi thử nghiệm theo mục A.8 Phụ lục A của Quy chuẩn này, giá trị điện áp bảo vệ khi sụt áp và giá trị dòng điện bảo vệ quá dòng phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1 Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Động cơ điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy; Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.
3.2 Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi đăng ký thử nghiệm, cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2 của Quy chuẩn này.
3.2.1 Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật của động cơ điện theo mẫu quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
3.2.2 Yêu cầu về mẫu thử
3.2.2.1 Đối với động cơ điện nhập khẩu
Số lượng mẫu thử: đối với từng lô hàng được quy định tại Bảng 1. Mỗi mẫu thử phải kèm theo các cụm chi tiết để động cơ điện hoạt động bình thường.
Phương thức lấy mẫu: lấy ngẫu nhiên trong một lô hàng nhập khẩu.
Bảng 1. Số lượng mẫu thử đối với từng lô hàng
STT
Số lượng động cơ điện trong một lô hàng
(đơn vị: chiếc)
Số lượng mẫu thử
(đơn vị: chiếc)
1
Đến 100
02
2
Từ 101 đến 500
04
3
Trên 500
06
3.2.2.2 Đối với động cơ điện sản xuất lắp ráp trong nước
Số lượng mẫu thử: 02 mẫu kèm theo các cụm chi tiết cho mỗi kiểu loại động cơ điện để động cơ điện hoạt động bình thường.
Phương thức lấy mẫu:
a) Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại: mẫu điển hình của kiểu loại động cơ điện đăng ký.
b) Đối với quá trình sản xuất hàng loạt: lấy ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại.
3.3 Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo thử nghiệm có các nội dung quy định tại Quy chuẩn này.
3.4 Áp dụng quy định
Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1 Trách nhiệm của Cục đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
4.2 Lộ trình thực hiện
4.2.1 Áp dụng ngay khi Quy chuẩn này có hiệu lực.
4.2.2 Đối với các kiểu động cơ điện đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận phù hợp theo Quy chuẩn QCVN 90:2015/BGTVT:
a) Không phải thử nghiệm lại nếu không phát sinh yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn QCVN 90:2019/BGTVT;
b) Chậm nhất 02 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải thử nghiệm bổ sung các yêu cầu kỹ thuật phát sinh theo QCVN 90:2019/BGTVT.
PHỤ LỤC A
Phương pháp thử
A.1 Yêu cầu về độ chính xác của thiết bị và điều kiện thử nghiệm
A.1.1 Nhiệt kế: là loại có vạch chia của thang đo hoặc bước nhảy của số không lớn hơn 1 ºC và độ chính xác đến 0,5 ºC.
A.1.2 Thiết bị đo mô men xoắn: sai số không lớn hơn 1% giá trị mô men xoắn được đo.
A.1.3 Thiết bị đo tốc độ quay: sai số không lớn hơn 1% giá trị tốc độ quay được đo.
A.1.4 Dụng cụ đo điện: Vôn kế một chiều, Ampe kế một chiều và Ôm kế phải có độ chính xác cấp 1.
A.1.5 Nhiệt độ môi trường thử nghiệm không lớn hơn 35 ºC.
A.2 Thử nghiệm các yêu cầu chung
Việc kiểm tra thử nghiệm được tiến hành bằng việc quan sát.
A.3 Thử nghiệm công suất và hiệu suất của động cơ điện
Trục ra của động cơ điện hoặc của bộ truyền động (nếu có) được kết nối với thiết bị đo mô men xoắn. Thiết bị đo công suất nối giữa nguồn điện và bộ điều khiển. Động cơ điện được vận hành ở trạng thái không tải và điện áp danh định, tăng dần từng bước nhỏ mô men xoắn, ghi nhận đồng thời giá trị mô men xoắn và số vòng quay tương ứng trên thiết bị đo tại mỗi điểm đo. Sử dụng giá trị số vòng quay và mô men xoắn đo được trên thiết bị để tính công suất đầu ra P.
- Công thức tính công suất đầu ra:
(1)
Trong đó:
P: Công suất đầu ra tại trục động cơ điện (W);
M: Mô men xoắn tại trục động cơ điện (N.m);
n: Số vòng quay tại trục động cơ điện (r/min).
α: Hệ số hiệu chỉnh đối với hiệu suất truyền động.
- Xác định hệ số hiệu chỉnh α
+ Nếu điểm đo là vị trí đầu trục ra của động cơ điện thì α = 1
+ Nếu điểm đo không phải là vị trí đầu trục ra của động cơ điện thì hệ số này được tính toán theo công thức:
(2)
Trong đó ηt là hiệu suất truyền động giữa trục động cơ điện và điểm đo.
Hiệu suất truyền động ηt được xác định theo tích số các hiệu suất ηj của mỗi thành phần truyền động theo công thức:
ηt = η1.η2. … .ηj (3)
Hiệu suất ηj của một số thành phần truyền động quy định tại Bảng A.1.
Bảng A.1. Hiệu suất của một số thành phần truyền động
Thành phần truyền động
Hiệu suất (ηj)
Bánh răng
Răng thẳng
0,98
Răng xoắn
0,97
Răng nghiêng
0,96
Xích
Con lăn
0,95
Xích chống ồn
0,98
Đai
Có răng
0,95
Hình thang
0,94
Khớp nối thủy lực hoặc bộ biến đổi thủy lực
Khớp nối thủy lực
0,92
Bộ biến đổi thủy lực không khóa
0,92
Sử dụng thiết bị đo đồng thời điện áp và cường độ dòng điện tại giá trị mô men xoắn danh định, giá trị mô men xoắn bằng 50% và 160% giá trị mô men xoắn danh định. Sử dụng giá trị điện áp và cường độ dòng điện đo được trên thiết bị để tính công suất đầu vào P1.
- Công thức tính hiệu suất:
(4)
Trong đó:
P: Công suất đầu ra tại trục động cơ điện (W);
: Hiệu suất của động cơ điện (%);
P1: Công suất đầu vào (W).
A.4 Thử nghiệm khả năng chịu quá tải
Lắp động cơ điện cố định trên thiết bị đo mô men xoắn, vận hành không tải ở điện áp danh định, sau khi động cơ điện hoạt động ổn định, tăng dần mô men xoắn bằng 2,5 lần mô men xoắn danh định, thời gian thử nghiệm là 1 min.
A.5 Thử nghiệm cách điện
A.5.1 Thử nghiệm cách điện giữa các cuộn dây
Động cơ điện được vận hành không tải ở điện áp danh định, sau khi động cơ điện hoạt động ổn định, tăng từ từ điện áp thử nghiệm bằng 1,3 lần điện áp danh định, giữ điện áp này trong thời gian 3 min.
A.5.2 Thử nghiệm điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ của động cơ điện
Phép thử được thực hiện bằng Mê gôm mét có điện áp 250 V đối với động cơ điện có điện áp danh định không lớn hơn 36 V và 500 V đối với động cơ điện có điện áp danh định lớn hơn 36 V.
A.6 Thử nghiệm độ tăng nhiệt
Lắp động cơ điện lên giá thử nghiệm, đo điện trở của cuộn dây và nhiệt độ trong phòng thử nghiệm (nhiệt độ cuộn dây). Vận hành động cơ điện ở điện áp danh định và chế độ không tải trong một khoảng thời gian cho đến khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt. Tắt nguồn điện, tiến hành đo điện trở của cuộn dây và nhiệt độ trong phòng thử nghiệm.
- Đo độ tăng nhiệt độ cuộn dây theo phương pháp điện trở, độ tăng nhiệt độ này được tính theo công thức (5):
(5)
Trong đó:
: độ tăng nhiệt độ của cuộn dây (oC).
R1 : điện trở của cuộn dây khi bắt đầu thử nghiệm (Ω).
R2
: điện trở của cuộn dây khi kết thúc thử nghiệm (Ω).
t1
: nhiệt độ phòng (cuộn dây) lúc bắt đầu thử nghiệm (oC).
t2
: nhiệt độ của chất làm mát khi kết thúc thử nghiệm (oC).
k: nghịch đảo của hệ số nhiệt độ của điện trở ở 0 oC của vật liệu bán dẫn, k = 235 đối với cuộn dây bằng đồng và k = 225 đối với cuộn dây bằng nhôm.
- Đo nhiệt độ vỏ động cơ điện bằng nhiệt kế.
Nhiệt độ vỏ động cơ điện được đo bằng nhiệt kế đặt tại các điểm mà tại đó có nhiệt độ cao nhất. Độ tăng nhiệt độ của vỏ động cơ bằng hiệu số nhiệt độ của vỏ động cơ ở hai trạng thái khi vận hành đạt cân bằng nhiệt và khi không vận hành.
A.7 Thử nghiệm khả năng bảo vệ của vỏ động cơ điện
A.7.1 Bảo vệ đối với vật rắn xâm nhập
Thử nghiệm được thực hiện với một sợi dây bằng thép, thẳng, có đường kính là 1 mm, có độ cứng đủ lớn để sao cho trong quá trình thử nghiệm sợi dây thép không được bị cong, gãy. Đầu của sợi dây không được có ba via, mặt đầu của dây phẳng và vuông góc đường tâm của dây. Đặt một lực là 1 N ± 0,1 N vào đầu của sợi dây, yêu cầu được coi là thoả mãn nếu sợi dây này không tiến được vào bên trong động cơ điện.
A.7.2 Bảo vệ chống tia nước
Thử nghiệm được thực hiện trên thiết bị có hình dạng và kích thước như được mô tả trên Hình A.1. Trường hợp thiết bị thử nghiệm không thể thoả mãn được yêu cầu trên thì sử dụng thiết bị phun cầm tay như mô tả trên hình A.2. Động cơ điện được vận hành ở điện áp danh định. Sau khi thử nghiệm, không có nước tích tụ bên trong động cơ điện, động cơ điện hoạt động bình thường.
- Các điều kiện khi sử dụng thiết bị thử nghiệm trên Hình A.1
Lưu lượng tổng phải được điều chỉnh đến giá trị trung bình từ 0,067 l/min đến 0,074 l/min ở mỗi lỗ nhân với số lỗ.
Ống có các lỗ phun được phân bố trên một cung 60º về cả hai phía của điểm giữa và phải cố định ở vị trí thẳng đứng. Động cơ điện thử nghiệm được lắp trên bàn xoay có trục thẳng đứng và ở vị trí xấp xỉ điểm giữa của bán nguyệt.
Thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 10 min.
Kích thước tính bằng milimét
7. Các lỗ Ø 0,4
8. Động cơ điện
9. Bàn xoay
10. Đối trọng
11. Áp kế
12. Van nước
Hình A.1. Thiết bị thử nghiệm về bảo vệ chống tia nước
- Các điều kiện khi sử dụng thiết bị thử nghiệm trên Hình A.2
Trong thử nghiệm này, tấm che dịch chuyển được phải được đặt vào.
Áp suất nước được điều chỉnh từ 80 kPa đến 100 kPa để tạo ra lưu lượng phun 10 l/min ± 0,5 l/ min.
Thời gian thử nghiệm là 1 min trên 1 m² diện tích bề mặt tính toán của động cơ điện. Tổng thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 5 min.
Kích thước tính bằng milimét
1. Van nước
2. Áp kế
3. Ống mềm
4. Tấm che bằng nhôm dịch chuyển được
5. Vòi phun
6. Đối trọng
7. Vòi phun - bằng đồng có 120 lỗ Ø0,5
1 lỗ ở tâm.
2 đường tròn bên trong có 12 lỗ cách nhau 30o
4 đường tròn bên ngoài có 24 lỗ cách nhau 15o
8. Động cơ điện
Hình A.2. Thiết bị cầm tay để thử nghiệm về bảo vệ chống tia nước
A.8 Thử nghiệm tính năng bảo vệ của bộ điều khiển điện
A.8.1 Tính năng bảo vệ sụt áp
Động cơ điện được vận hành không tải ở điện áp danh định cho đến khi hoạt động ổn định, giảm dần điện áp cung cấp cho bộ điều khiển động cơ điện cho đến khi nguồn điện cung cấp cho động cơ điện bị ngắt. Ghi lại giá trị điện áp bảo vệ.
A.8.2 Tính năng bảo vệ quá dòng
Lắp động cơ điện cố định trên thiết bị đo mô men xoắn, vận hành không tải ở điện áp danh định, sau khi động cơ điện hoạt động ổn định, tăng dần mô men xoắn cho đến khi tính năng bảo vệ quá dòng làm việc. Ghi lại giá trị dòng điện bảo vệ.
PHỤ LỤC B
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ ĐIỆN VÀ XE GẮN MÁY ĐIỆN
B.1. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất/nhập khẩu:
B.2. Nhãn hiệu:
B.3. Số loại:
B.4. Số động cơ:
B.5. Ký hiệu thiết kế/sản phẩm:
B.6. Loại động cơ điện:
B.7. Điện áp danh định (V):
B.8. Công suất danh định (W):
B.9. Công suất lớn nhất (W):
B.10. Mô men xoắn danh định (N.m):
B.11. Bộ điều khiển điện của động cơ điện
B.11.1. Nhãn hiệu:
B.11.2. Số loại:
B.11.3. Điện áp sử dụng (V):
B.11.4. Nhà sản xuất:
B.11.5. Giá trị điện áp bảo vệ (V):
B.11.6. Giá trị dòng điện bảo vệ (A):
B.11.7. Số cấp tốc độ:
B.12. Bộ truyền động (nếu có)
B.12.1. Kiểu loại:
B.12.2. Tỷ số truyền:
B.13. Khối lượng động cơ điện (kg):
B.14. Số cấp tốc độ của động cơ điện:
B.15. Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ:
B.16. Ảnh chụp kiểu dáng
Dán ảnh chụp kiểu dáng động cơ điện, bộ điều khiển điện và tem nhãn bộ điều khiển điện vào đây và đóng dấu giáp lai
Yêu cầu: chụp ngang động cơ điện, phông nền sạch sẽ, đồng màu.
Chúng tôi cam kết bản đăng ký này phù hợp với kiểu loại động cơ đã đăng ký thử nghiệm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản đăng ký này.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "11/11/2019",
"sign_number": "45/2019/TT-BGTVT",
"signer": "Lê Đình Thọ",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-128-2014-ND-CP-ban-giao-chuyen-giao-doanh-nghiep-100-von-nha-nuoc-262507.aspx | Nghị định 128/2014/NĐ-CP bán giao chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 128/2014/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014
NGHỊ ĐỊNH
VỀ BÁN, GIAO VÀ CHUYỂN GIAO DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), doanh nghiệp 100% vốn của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty (sau đây gọi tắt là công ty thành viên) có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên.
Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng
1. Bán công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên (sau đây gọi tắt là bán doanh nghiệp) không phụ thuộc vào quy mô vốn nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Thuộc diện bán doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
b) Thuộc diện cổ phần hóa trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không thực hiện cổ phần hóa được.
2. Bán các đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên thuộc diện bán bộ phận doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bộ phận doanh nghiệp còn lại.
3. Giao công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên cho tập thể người lao động (sau đây gọi tắt là giao doanh nghiệp) khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Giá trị tổng tài sản ghi trên sổ kế toán dưới 15 tỷ đồng;
b) Không có lợi thế về đất đai;
c) Thuộc diện giao doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Chuyển giao công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên (sau đây gọi tắt là chuyển giao doanh nghiệp) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực kinh doanh chính hoặc có liên quan chặt chẽ tới ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty tiếp nhận chuyển giao;
b) Không thuộc diện giải thể hoặc mất khả năng thanh toán;
c) Thuộc diện chuyển giao doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc được Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở thỏa thuận và đề nghị của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bán doanh nghiệp” là việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền.
2. “Giao doanh nghiệp” là việc chuyển quyền sở hữu không thu tiền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp có phân định rõ sở hữu của từng người.
3. “Chuyển giao doanh nghiệp” là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.
4. “Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước” là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là đại diện chủ sở hữu.
5. “Công ty mẹ” là công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và nhóm công ty.
6. “Người mua doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp” là tập thể người lao động trong doanh nghiệp, pháp nhân, nhóm người hoặc cá nhân mua doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp.
7. “Người nhận giao doanh nghiệp” là tập thể người lao động trong doanh nghiệp nhận giao doanh nghiệp.
8. “Người giao, người bán doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp” là cơ quan, tổ chức đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp.
9. “Bên chuyển giao doanh nghiệp” là công ty mẹ hoặc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao làm đại diện chủ sở hữu nhà nước.
10. “Bên nhận chuyển giao doanh nghiệp” là công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và nhóm công ty hoặc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong những trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chuyển giao doanh nghiệp từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty sang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ quyết định).
11. “Chuyển giao doanh nghiệp có thanh toán” là phương thức hoàn trả bằng tiền tương ứng với giá trị doanh nghiệp chuyển giao của bên nhận chuyển giao cho bên chuyển giao.
12. “Chuyển giao doanh nghiệp không thanh toán” là phương thức không phải hoàn trả tiền cho bên chuyển giao doanh nghiệp.
13. “Bán theo phương thức trực tiếp” là phương thức đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp giữa người bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp với người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trong trường hợp chỉ có một tổ chức hoặc tập thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc một nhóm người hoặc một cá nhân đăng ký mua (sau đây gọi tắt là người đăng ký mua).
14. “Bán theo phương thức đấu giá” là phương thức lựa chọn người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp khi có từ hai người đăng ký mua trở lên thông qua trả giá cạnh tranh công khai tại phiên đấu giá.
15. “Tập thể người lao động trong doanh nghiệp” là tập hợp có tổ chức của những người lao động có trong danh sách làm việc thường xuyên của doanh nghiệp tự nguyện thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động doanh nghiệp về nhận giao, mua doanh nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc tại thời điểm có hiệu lực của quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lao động.
16. “Ban Đổi mới tại doanh nghiệp” là tổ chức được thành lập tại doanh nghiệp thực hiện bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công ty mẹ quyết định thành lập.
17. “Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp” là tổ chức thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 99/2012/NĐ-CP) thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định này khi bán doanh nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc giao, chuyển giao doanh nghiệp.
18. “Ban Chỉ đạo nhận doanh nghiệp” là tổ chức do công ty mẹ hoặc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong những trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chuyển giao doanh nghiệp từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty sang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ quyết định) quyết định thành lập khi nhận chuyển giao doanh nghiệp.
19. “Doanh nghiệp không cổ phần hóa được” là doanh nghiệp mà theo Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thuộc danh mục cổ phần hóa, sau khi đã áp dụng tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa nhưng vẫn không cổ phần hóa được hoặc không đáp ứng đủ điều kiện để cổ phần hóa.
20. “Doanh nghiệp không có lợi thế về đất đai” là doanh nghiệp:
a) Có quyền sử dụng đất đối với diện tích dưới 200 m2;
b) Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giá thuê đất trên thị trường trong điều kiện bình thường không vượt quá 20% so với giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố tại thời điểm gần nhất. Trường hợp không xác định được giá thì sử dụng giá chuyển nhượng hoặc giá thuê đất của khu đất có vị trí, điều kiện và mục đích sử dụng tương tự để xác định.
Điều 4. Đối tượng được mua, nhận giao, nhận chuyển giao doanh nghiệp
1. Đối tượng có quyền mua doanh nghiệp, bao gồm:
a) Tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
b) Cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;
c) Các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trừ tổ chức tài chính thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
d) Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp, thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các cá nhân thuộc tổ chức tài chính thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp;
đ) Tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài, trừ tổ chức kinh tế tài chính và cá nhân thuộc tổ chức kinh tế tài chính thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp.
e) Nhóm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên kết với nhau để cùng mua doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điểm c và các đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này theo quy định pháp luật được xác định là nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cùng với các doanh nghiệp, công dân Việt Nam khác mua một phần của doanh nghiệp theo quy định sau:
a) Đối với doanh nghiệp được bán thuộc ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam có cam kết quốc tế về quyền được góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được mua doanh nghiệp theo tỷ lệ không vượt quá mức cam kết quốc tế của Việt Nam;
b) Đối với các doanh nghiệp được bán thuộc các ngành nghề, lĩnh vực ngoài phạm vi cam kết quốc tế của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được mua doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của pháp luật về hạn chế tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành nghề, lĩnh vực đó.
c) Đối với doanh nghiệp được bán hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; bao gồm một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua doanh nghiệp không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài ở mức thấp nhất;
d) Ngoài các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản này, nhà đầu tư nước ngoài được mua doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không hạn chế.
3. Đối tượng được nhận giao doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
4. Đối tượng được nhận chuyển giao doanh nghiệp là công ty mẹ có ngành nghề kinh doanh chính hoặc phụ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Điều lệ công ty phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được chuyển giao.
Trường hợp đặc biệt cần chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chuyển giao doanh nghiệp từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty sang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 5. Nguyên tắc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
1. Người mua, người nhận giao doanh nghiệp không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
2. Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao, chuyển giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.
3. Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:
a) Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
b) Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
c) Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;
d) Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ;
Ưu tiên bán cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp nếu tập thể người lao động trong doanh nghiệp trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.
4. Nguyên tắc chuyển giao doanh nghiệp:
a) Chuyển giao không thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty; chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
b) Chuyển giao có thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty;
c) Có sự thỏa thuận giữa bên chuyển giao với bên nhận chuyển giao và phù hợp với các quy định của pháp luật về cạnh tranh.
d) Trường hợp chuyển giao doanh nghiệp theo các nguyên tắc sau do Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp trên cơ sở ghi nhận sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp chuyển giao;
- Chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp theo nguyên tắc không thanh toán và chỉ thực hiện kiểm kê, đánh giá thực trạng tài sản, tài chính, công nợ của doanh nghiệp, xác định lại giá trị doanh nghiệp.
5. Thực hiện việc công bố công khai theo quy định tại các Điều 13, 15, 23 và 29 Nghị định này.
6. Phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, thực hiện thanh toán trong việc mua doanh nghiệp thông qua tài khoản này và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, ngoại hối và các quy định có liên quan.
7. Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người mua, người nhận giao, bên nhận chuyển giao doanh nghiệp; quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các bên liên quan theo quy định của pháp luật.
Chương II
BÁN DOANH NGHIỆP
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
1. Người đăng ký mua:
a) Có quyền khảo sát thực trạng doanh nghiệp; nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp;
b) Có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin thu được từ việc khảo sát thực trạng và các tài liệu của doanh nghiệp; không được tiết lộ hoặc sử dụng thông tin trên gây phương hại cho doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp. Trường hợp người đăng ký mua tiết lộ và sử dụng thông tin gây phương hại cho doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người đã mua doanh nghiệp:
a) Được quyền lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp sau khi mua; được tiếp tục thuê đất hoặc nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Được kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đã ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các hợp đồng đã ký kết;
c) Thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký;
d) Không được bán, chuyển giao doanh nghiệp khi chưa hoàn thành việc thanh toán tiền mua doanh nghiệp và các cam kết khác (nếu có) tại Hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Điều 8. Trình tự bán doanh nghiệp
1. Chuẩn bị bán doanh nghiệp, gồm: Thông báo về việc bán doanh nghiệp; chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp.
2. Xây dựng, phê duyệt phương án bán doanh nghiệp, gồm: Kiểm kê, đối chiếu, phân loại tài sản và nợ; lập báo cáo tài chính và phương án xử lý tài sản, tài chính và nợ; báo cáo quyết toán thuế tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phương án sắp xếp lao động; xác định giá trị doanh nghiệp; phương án bán, xác định giá bán tối thiểu và phương thức bán, dự kiến chi phí tổ chức thực hiện bán doanh nghiệp; phê duyệt phương án bán, xử lý tài sản, tài chính, công nợ, lao động.
Trường hợp dự kiến số thu từ việc bán doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí thực hiện bán doanh nghiệp (trường hợp người mua kế thừa nợ) hoặc không đủ chi phí và trả các khoản nợ (trường hợp người mua không kế thừa nợ) thì phải chuyển sang hình thức giải thể, phá sản.
3. Xử lý tài sản, tài chính, công nợ, lao động.
4. Tổ chức bán doanh nghiệp.
5. Phê duyệt kết quả bán; lập báo cáo tài chính doanh nghiệp tại thời điểm bàn giao cho người mua; ký kết hợp đồng; thanh toán; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người mua; thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp.
6. Đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sau khi bán.
Điều 9. Thông báo về việc bán doanh nghiệp
Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thông báo cho doanh nghiệp về việc bán doanh nghiệp và thực hiện công bố công khai trên 01 (một) tờ báo viết trong 03 (ba) số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.business.gov.vn), trang thông tin điện tử của Bộ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty (đối với công ty thành viên) trong suốt thời gian thực hiện bán doanh nghiệp.
Điều 10. Xử lý tài sản và tài chính khi bán doanh nghiệp
1. Việc xử lý tài sản, số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, chi phí xây dựng dở dang, các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi thực hiện theo quy định về xử lý tài chính của Chính phủ tại Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Chênh lệch tài sản kiểm kê:
a) Đối với tài sản thừa nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì doanh nghiệp được ghi tăng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tương ứng với giá trị thực tế của tài sản thừa;
b) Đối với tài sản thiếu, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch giữa giá trị bồi thường của cá nhân, tập thể liên quan, tổ chức bảo hiểm (nếu có) với giá trị thiếu thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Điều 11. Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được bán hoặc có bộ phận được bán có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi bán; huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả hoặc thỏa thuận với các chủ nợ để xử lý trước khi bán.
2. Đối với các khoản nợ phải thu còn lại và nợ phải trả thì tùy theo điều kiện mua bán có kế thừa nợ hoặc không kế thừa nợ để xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp người mua cam kết kế thừa nợ và được các chủ nợ đồng ý chuyển giao nợ cho bên mua, người mua có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phải trả và thu hồi các khoản nợ phải thu theo cam kết; việc cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả phải được ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản đến chủ nợ, người mắc nợ doanh nghiệp và các bên liên quan;
b) Trường hợp người mua không cam kết kế thừa nợ hoặc các chủ nợ không đồng ý chuyển giao nợ cho bên mua, doanh nghiệp được bán có trách nhiệm xử lý các khoản nợ này theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Trường hợp các khoản nợ chưa được xử lý hết theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì được xử lý theo quy định về xử lý các khoản nợ theo quy định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: Tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công thì phải đối chiếu với hợp đồng và khối lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị doanh nghiệp.
4. Việc xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp được áp dụng theo những nguyên tắc quy định về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tại Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm thẩm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp không bảo đảm đúng quy định của Nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp có thể từ chối không thanh toán phí dịch vụ tư vấn định giá; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước và doanh nghiệp thì tổ chức tư vấn định giá phải bồi thường.
5. Đối với doanh nghiệp không cổ phần hóa được phải chuyển sang phương thức bán, thì được kế thừa kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình cổ phần hóa. Bộ Tài chính hướng dẫn về thời hạn được kế thừa kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và việc điều chỉnh kết quả xác định giá trị doanh nghiệp khi thị trường có sự thay đổi về giá các tài sản có liên quan.
Điều 12. Xác định giá bán doanh nghiệp
1. Giá khởi điểm bán doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định này và giá trị quyền sử dụng đất (nếu có) theo giá công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu người mua kế thừa các khoản nợ;
b) Không thấp hơn tổng giá trị doanh nghiệp đã được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định này nếu người mua không kế thừa các khoản nợ.
2. Giá bán doanh nghiệp:
Căn cứ vào phương thức bán (bán đấu giá hoặc bán trực tiếp), phương thức thanh toán (một lần hoặc nhiều lần), mức giá đặt mua, số lao động mà người mua tiếp tục sử dụng để quyết định giá bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 13. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá
1. Trường hợp bán doanh nghiệp mà có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán theo một trong hai phương thức đấu giá sau:
a) Đấu giá kế thừa toàn bộ số lao động còn lại, áp dụng trong trường hợp đã giải quyết một phần số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
b) Đấu giá không kế thừa lao động, áp dụng trong trường hợp đã giải quyết hết số lao động hoặc đã phê duyệt phương án giải quyết hết số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có các quyền hạn và nhiệm vụ sau trong chỉ đạo và giám sát việc đấu giá:
a) Xây dựng quy chế bán đấu giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp phê duyệt;
b) Lựa chọn và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp quyết định việc ký hợp đồng thuê tổ chức tư vấn định giá, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp bao gồm cả Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 17/2010/NĐ-CP).
c) Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp quyết định phương thức đấu giá và công bố giá khởi điểm;
d) Giám sát việc đấu giá.
3. Xác định giá trị doanh nghiệp:
a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có quyết định bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới tại doanh nghiệp phải hoàn thành các công việc quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 18 Nghị định này và gửi kết quả cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được kết quả theo quy định tại Điểm a Khoản này, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phải thực hiện việc tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định này.
c) Căn cứ kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền công bố giá khởi điểm.
4. Ký kết hợp đồng bán đấu giá doanh nghiệp
Cơ quan có thẩm quyết quyết định bán doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng bán đấu giá doanh nghiệp với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được lựa chọn. Nội dung chính của hợp đồng bán đấu giá doanh nghiệp, trách nhiệm của các bên hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp công bố giá khởi điểm, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải thông báo công khai tại doanh nghiệp và trên một tờ báo viết trong 03 (ba) số liên tiếp và Trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.business.gov.vn) chậm nhất là 45 (bốn mươi lăm) ngày trước ngày thực hiện bán đấu giá về các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được bán đấu giá;
b) Các thông tin cơ bản về tài sản, lao động, tài chính, đất đai, bao gồm cả thời hạn thuê đất còn lại (nếu doanh nghiệp đang thuê đất);
c) Giá khởi điểm;
d) Mức tiền đặt trước;
đ) Các điều kiện bán;
e) Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ mời đấu giá;
g) Thời gian và địa điểm nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp, tiền đặt trước;
h) Thời gian và địa điểm tổ chức phiên bán đấu giá. Địa điểm tổ chức phiên bán đấu giá có thể được tổ chức tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, tại doanh nghiệp hoặc tại địa điểm khác theo thỏa thuận của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp.
6. Hồ sơ mời đấu giá gồm: Các thông tin quy định tại Khoản 5 Điều này, mẫu đơn đăng ký mua doanh nghiệp, nội quy phiên bán đấu giá.
7. Người mua doanh nghiệp phải nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt trước cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo những quy định sau:
a) Đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt trước phải nộp chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc trước ngày thực hiện bán đấu giá;
b) Đơn đăng ký mua phải ghi cụ thể giá tối thiểu đặt mua doanh nghiệp, giá tối thiểu đặt mua không được thấp hơn giá khởi điểm;
c) Mức tiền đặt trước bằng 10% giá khởi điểm;
d) Khi nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp, người nộp phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với cá nhân là người Việt Nam), hộ chiếu (đối với cá nhân là người nước ngoài), giấy ủy quyền (đối với tổ chức) và ký cam kết thực hiện nội quy bán đấu giá;
Khi nhận đơn đăng ký và tiền đặt trước, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp cấp cho người nộp hồ sơ giấy chứng nhận đã nộp đơn đăng ký mua và biên lai thu tiền đặt trước. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có trách nhiệm giữ bí mật giá đặt mua của người đăng ký mua doanh nghiệp.
đ) Trong thời hạn nhận đơn đăng ký mua doanh nghiệp, người đã đăng ký có thể rút lại đơn đăng ký mua và được hoàn trả ngay khoản tiền đặt trước.
8. Cuộc bán đấu giá được thực hiện khi có ít nhất hai người nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ và đã nộp tiền đặt trước.
Trường hợp chỉ có một đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ được chấp thuận, người bán áp dụng phương thức trực tiếp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Trường hợp không có đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp báo cáo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để giảm mức giá khởi điểm nhưng không thấp hơn mức giá quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này hoặc áp dụng các hình thức chuyển đổi khác.
9. Cuộc bán đấu giá được thực hiện như sau:
a) Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quyết định cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá và mời một công chứng viên tham gia chứng kiến phiên đấu giá.
Việc điều hành trả giá và các quy tắc ứng xử trong phiên bán đấu giá được thực hiện theo nội quy phiên bán đấu giá;
b) Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quyết định lựa chọn một trong hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng bỏ phiếu để tiến hành bán đấu giá doanh nghiệp;
c) Trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP;
d) Diễn biến của cuộc bán đấu giá doanh nghiệp phải được ghi vào biên bản bán đấu giá doanh nghiệp. Biên bản bán đấu giá doanh nghiệp phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá doanh nghiệp, người ghi biên bản, người trúng đấu giá doanh nghiệp và người chứng kiến cuộc bán đấu giá. Biên bản bán đấu giá doanh nghiệp phải được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp gửi Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp sau khi kết thúc cuộc bán đấu giá;
đ) Kết quả cuộc bán đấu giá doanh nghiệp được ghi vào Sổ đăng ký bán đấu giá doanh nghiệp. Trong trường hợp bán đấu giá doanh nghiệp thành công thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá doanh nghiệp lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp bán đấu giá;
e) Trường hợp người trúng đấu giá từ chối (không ký biên bản đấu giá hoặc ký biên bản đấu giá nhưng không ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp) thì tổ chức thực hiện đấu giá lựa chọn và thông báo cho người có giá thấp hơn liền kề là người trúng giá bổ sung nếu giá trả của người này không thấp hơn giá khởi điểm của vòng đấu giá cuối cùng. Nếu người trúng giá bổ sung từ chối thì tổ chức thực hiện đấu giá ra văn bản hủy bỏ kết quả đấu giá và báo cáo người bán doanh nghiệp tổ chức đấu giá lại vào một thời điểm khác;
g) Trường hợp phiên bán đấu giá không thành thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải lập biên bản bán đấu giá không thành. Biên bản này phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành phiên bán đấu giá và người làm chứng.
Điều 14. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
1. Trường hợp chỉ có một đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ được chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp áp dụng phương thức bán thỏa thuận trực tiếp.
2. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với người mua về giá bán, phương án sử dụng lao động và thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng mua bán. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (đối với trường hợp mua không kế thừa công nợ) hoặc tổng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đối với trường hợp mua kế thừa công nợ) được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định này là cơ sở để thỏa thuận với người mua về giá bán doanh nghiệp.
Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp gửi hồ sơ và biên bản đến cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp.
Điều 15. Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp phải xem xét để phê duyệt kết quả bán doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt kết quả bán doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đấu giá phải hoàn trả tiền đặt trước cho những người tham gia đấu giá hợp lệ nhưng không trúng đấu giá. Tiền đặt trước của người trúng đấu giá được trừ vào tiền mua doanh nghiệp. Tiền đặt trước không được hoàn trả cho người vi phạm nội quy phiên bán đấu giá, người trúng đấu giá nhưng không thực hiện ký hợp đồng theo quy định. Khoản tiền đặt trước không được hoàn trả phải hạch toán tăng khoản thu do bán doanh nghiệp và được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi có quyết định phê duyệt kết quả bán doanh nghiệp, đại diện người bán và người mua phải ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ, số tài khoản (nếu có) của người mua doanh nghiệp;
c) Giá bán doanh nghiệp;
d) Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;
đ) Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàn giao doanh nghiệp;
e) Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng là bản kê tài sản, công nợ (nếu có) mà người mua và người bán đã thỏa thuận.
4. Người mua doanh nghiệp thanh toán trong thời hạn quy định tại hợp đồng mua bán, nhưng tối đa không quá 01 (một) năm kể từ thời điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp được ký; trong đó lần đầu phải thực hiện trong thời hạn 01 (một) tháng và thanh toán không dưới 70% giá bán.
Khi người mua đã thanh toán ít nhất 70% giá bán và có đủ tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật cho phần còn lại, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phải tổ chức việc bàn giao doanh nghiệp cho người mua. Người bán doanh nghiệp tiếp tục điều hành doanh nghiệp cho đến khi bàn giao xong. Trường hợp gây thất thoát tài sản, người bán có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký biên bản bàn giao, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thông báo việc hoàn thành bán doanh nghiệp với các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ của người mua;
c) Giá bán, phương thức bán, thời hạn thanh toán;
d) Trách nhiệm của người mua, người bán doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong việc xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
Thông báo việc hoàn thành bán doanh nghiệp được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền bán doanh nghiệp
Số tiền bán doanh nghiệp sau khi nộp vào ngân sách nhà nước phần giá trị quyền sử dụng đất (nếu có), được sử dụng vào các mục đích sau: Thanh toán các chi phí phục vụ cho việc bán doanh nghiệp; thanh toán các khoản nợ mà người mua không kế thừa; thực hiện chính sách đối với người lao động khi bán doanh nghiệp; số tiền còn lại được nộp về:
1. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ trong trường hợp bán công ty thành viên, bộ phận phụ thuộc của công ty mẹ.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp bán bộ phận doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong trường hợp bán công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 17. Nguyên tắc và chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
1. Đối với người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới:
a) Doanh nghiệp được bán có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ thời điểm ký hợp đồng mua bán trở về trước;
b) Thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới khi chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới.
2. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
4. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp được bán tại doanh nghiệp khác làm việc theo chế độ bổ nhiệm được Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thành viên công ty mẹ xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm. Trường hợp không sắp xếp được việc làm hoặc cho thôi việc theo nguyện vọng thì thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp được bán
Khi nhận được thông báo về việc bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới tại doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau:
1. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ pháp lý, hợp đồng chưa thanh lý, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và đất đai của doanh nghiệp.
2. Kiểm kê, xác định số lượng tài sản hiện có tại doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, đánh giá thực trạng và phân loại tài sản có thể tiếp tục sử dụng, tài sản thanh lý, nhượng bán.
3. Đối chiếu và phân loại công nợ phải thu, phải trả; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi và kiến nghị biện pháp xử lý.
4. Lập báo cáo tài chính quý gần nhất; lập phương án xử lý tài sản, tài chính, công nợ theo các nguyên tắc quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
5. Xây dựng phương án sắp xếp số lao động hiện có của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Danh sách toàn bộ lao động hiện có của công ty.
b) Danh sách người lao động chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới.
c) Danh sách người lao động nghỉ hưu.
d) Danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động
6. Tạo điều kiện cho người đăng ký mua doanh nghiệp khảo sát, tiếp cận tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
7. Xử lý tài sản, tài chính, công nợ, lao động theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
8. Ký hợp đồng thuê tư vấn định giá và thuê tổ chức thực hiện đấu giá doanh nghiệp.
9. Lập báo cáo tài chính doanh nghiệp tại thời điểm bàn giao cho người mua và xử lý những vấn đề về tài chính phát sinh từ thời điểm định giá doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao.
10. Bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người mua doanh nghiệp theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Điều 19. Đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận bàn giao doanh nghiệp, người mua doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo loại hình tương ứng mà doanh nghiệp sẽ hoạt động hoặc thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng mua, bán doanh nghiệp và biên bản bàn giao doanh nghiệp.
Trường hợp người mua doanh nghiệp chuyển doanh nghiệp mua thành bộ phận của doanh nghiệp đã có thì chỉ bổ sung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 20. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
Người quyết định bán doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm cam kết hợp đồng.
Chương III
GIAO DOANH NGHIỆP CHO TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 21. Điều kiện đối với tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp
Tập thể người lao động trong doanh nghiệp được xem xét giao doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Tự nguyện đăng ký nhận giao doanh nghiệp.
2. Cam kết duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 03 (ba) năm trở lên kể từ ngày nhận giao doanh nghiệp (trừ trường hợp có thỏa thuận khác với từng cá nhân người lao động), đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Kế thừa công nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp sau khi đã xử lý theo các quy định của Nghị định này. Kế thừa quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Không được bán, cho thuê, tự giải thể doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 03 (ba) năm sau khi nhận giao, trừ trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Điều 22. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và lao động khi giao doanh nghiệp
1. Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản, xử lý tài sản và các khoản nợ; báo cáo quyết toán thuế tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc xử lý tài sản:
a) Đối với tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, thuê tài chính; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì các bên giao doanh nghiệp, nhận giao doanh nghiệp và chủ sở hữu tài sản thỏa thuận việc kế thừa và ký lại hợp đồng mới hoặc thanh lý hợp đồng;
b) Đối với tài sản chiếm dụng, doanh nghiệp xác định chủ sở hữu để hoàn trả hoặc ký hợp đồng thuê mượn lại tài sản. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu, doanh nghiệp hạch toán tăng vốn nhà nước tương ứng với giá trị thực tế của tài sản;
c) Đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi, tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì được chuyển giao cho doanh nghiệp mới quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
d) Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp thì giao cho doanh nghiệp tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh;
đ) Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc theo số năm thực tế làm việc tại doanh nghiệp trước khi giao doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ:
a) Đối với các khoản nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; khoản vay Ngân hàng Thương mại nhà nước mà doanh nghiệp đã huy động các nguồn vốn để trả nợ nhưng không đủ thì được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp và của người lao động mà doanh nghiệp đã thu, khoản nợ lương và các khoản nợ khác của người lao động thì trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thanh toán. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì được hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ đối với công ty thành viên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Người nhận giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp sau khi được xử lý. Trường hợp các chủ nợ không đồng ý cho người nhận giao doanh nghiệp kế thừa thì việc xử lý các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Giá trị tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc giao doanh nghiệp, được chuyển giao toàn bộ cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp sở hữu.
5. Trường hợp Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên doanh nghiệp không tham gia nhận giao doanh nghiệp thì được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyết theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ.
Điều 23. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
1. Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định giao doanh nghiệp thông báo cho doanh nghiệp và thực hiện công bố công khai trên 01 (một) tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 (ba) số liên tiếp và trên cổng thông tin điện tử của Bộ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty (đối với công ty thành viên) trong suốt thời gian thực hiện giao doanh nghiệp.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở) cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động để biểu quyết theo thể thức đa số quá bán việc tự nguyện nhận giao doanh nghiệp; cử người đại diện tiến hành các thủ tục nhận giao doanh nghiệp.
3. Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản, xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tài chính; dự kiến chi phí tổ chức thực hiện giao doanh nghiệp. Căn cứ số liệu trên sổ kế toán, kết quả kiểm kê, phân loại, xử lý tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại Điều 22 Nghị định này, Giám đốc doanh nghiệp và Ban Đổi mới tại doanh nghiệp lập phương án xác định giá trị doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động. Trường hợp chi phí tổ chức thực hiện giao doanh nghiệp theo dự kiến lớn hơn giá trị phần vốn nhà nước còn lại tại doanh nghiệp thì phải chuyển sang hình thức giải thể, phá sản.
4. Người được Hội nghị người lao động bầu làm đại diện tổ chức thực hiện lập danh sách kèm theo hồ sơ liên quan của người lao động, phân loại lao động; xây dựng và thông qua phương án nhận giao doanh nghiệp bao gồm cả phương án sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động; thực hiện các điều kiện nhận giao doanh nghiệp; cam kết sử dụng số lao động tự nguyện nhận giao doanh nghiệp.
5. Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp đến Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Phương án sử dụng, đào tạo lại lao động;
d) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
đ) Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
6. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định giao doanh nghiệp phải xem xét, phê duyệt hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp và ban hành quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
7. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi có quyết định phê duyệt hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp và quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ phải tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp gồm các nội dung chính sau và được thông báo tại doanh nghiệp, trên một trong các loại báo viết hoặc báo điện tử 03 (ba) số liên tiếp:
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể người lao động được giao doanh nghiệp.
8. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động, có sự chứng kiến của đại diện cơ quan có thẩm quyền quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
9. Sau khi nhận giao, đại diện tập thể người lao động tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên, tùy theo loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã mà tập thể người lao động nhận giao đã lựa chọn, thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm bản sao hợp lệ quyết định giao doanh nghiệp, hợp đồng giao nhận doanh nghiệp và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động.
10. Đại diện của doanh nghiệp thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật và trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.business.gov.vn) về việc giao doanh nghiệp và thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 24. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
Toàn bộ giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã được xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định này thuộc sở hữu tập thể người lao động và chia thành các cổ phần hoặc các phần vốn góp để giao cho từng người lao động tham gia nhận giao doanh nghiệp.
Mỗi người lao động nhận giao doanh nghiệp được giao quyền sở hữu một phần giá trị tài sản còn lại này bằng cổ phần hoặc phần vốn góp tương ứng với số năm đã làm việc cho khu vực nhà nước; được hưởng cổ tức, phần lợi nhuận; có quyền để thừa kế nhưng không được chuyển nhượng số cổ phần hoặc phần vốn được giao trong thời hạn 03 (ba) năm sau khi nhận giao doanh nghiệp.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
1. Đăng ký doanh nghiệp theo hình thức pháp lý đã lựa chọn.
2. Được sử dụng tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập theo điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
3. Được kế thừa quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũ theo thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước của doanh nghiệp cũ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn kế thừa hình thức thuê đất hoặc chuyển sang hình thức giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Được hỗ trợ kinh phí tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Có trách nhiệm thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao doanh nghiệp và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương IV
CHUYỂN GIAO DOANH NGHIỆP
Điều 26. Các nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao doanh nghiệp
1. Đối với các trường hợp chuyển giao doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp trên cơ sở ghi nhận sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp chuyển giao: Bên nhận chuyển giao và bên chuyển giao doanh nghiệp thực hiện ghi tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp chuyển giao.
2. Đối với các trường hợp chuyển giao doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp theo nguyên tắc không thanh toán và chỉ thực hiện kiểm kê, đánh giá thực trạng tài sản, tài chính, công nợ của doanh nghiệp, xác định lại giá trị doanh nghiệp: Bên chuyển giao doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá thực trạng tài sản, tài chính, công nợ của doanh nghiệp, xác định lại giá trị doanh nghiệp theo các nguyên tắc quy định tại Điều 27 Nghị định này và tiến hành chuyển giao doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao.
3. Đối với các trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty theo nguyên tắc chuyển giao có thanh toán và chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty theo nguyên tắc chuyển giao không thanh toán: Thực hiện việc chuyển giao theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 Nghị định này.
Điều 27. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển giao doanh nghiệp
1. Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản, xử lý tài sản và các khoản nợ; báo cáo quyết toán thuế tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tài sản kiểm kê:
a) Đối với tài sản thừa nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì doanh nghiệp được ghi tăng giá trị thực tế phần vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thực tế của tài sản thừa;
b) Đối với tài sản thiếu phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường theo quy định hiện hành. Giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
3. Nguyên tắc xử lý tài sản:
a) Đối với tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, thuê tài chính; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì doanh nghiệp và chủ sở hữu tài sản thỏa thuận việc tiếp tục hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng;
b) Đối với tài sản chiếm dụng, doanh nghiệp xác định chủ sở hữu để hoàn trả hoặc tiếp tục duy trì hợp đồng thuê mượn tài sản;
c) Đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi, tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì doanh nghiệp chuyển giao tiếp tục quản lý và sử dụng. Người lao động không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp kể từ thời điểm ký hợp đồng chuyển giao doanh nghiệp thì được chi trả tương ứng từ Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi theo số năm thực tế làm việc tại doanh nghiệp trước khi chuyển giao doanh nghiệp;
d) Đối với tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, Giám đốc doanh nghiệp chuyển giao chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của doanh nghiệp.
4. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ:
a) Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp chuyển giao có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước trước khi chuyển giao; trường hợp doanh nghiệp chuyển giao chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước thì bên nhận chuyển giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ được bàn giao và được trừ vào giá trị vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp khi thanh toán;
b) Đối với các khoản vay Ngân hàng Thương mại nhà nước, vay của các tổ chức, cá nhân khác, doanh nghiệp chuyển giao có trách nhiệm huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn trước khi chuyển giao doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp chuyển giao chưa thanh toán hết các khoản nợ đến hạn thì bên nhận chuyển giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ được bàn giao và được trừ vào giá trị vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp khi thanh toán;
c) Đối với các khoản nợ vay nước ngoài (có bảo lãnh hoặc không bảo lãnh) đã quá hạn, được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý vay nợ và trả nợ vay nước ngoài;
d) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ người lao động, doanh nghiệp chịu trách nhiệm xử lý trước khi chuyển giao doanh nghiệp và được trừ vào giá trị vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp để thanh toán;
đ) Bên nhận chuyển giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp sau khi được xử lý.
5. Giá trị tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc chuyển giao doanh nghiệp, được chuyển giao toàn bộ cho bên nhận doanh nghiệp sở hữu.
6. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp chuyển giao:
a) Việc xác định giá trị doanh nghiệp chuyển giao theo phương pháp tài sản quy định tại Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
b) Giá trị doanh nghiệp chuyển giao là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển giao có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp được cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao chấp nhận;
Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển giao doanh nghiệp.
Điều 28. Nguyên tắc xử lý và chính sách đối với lao động, người giữ chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp
1. Bên chuyển giao doanh nghiệp lập danh sách toàn bộ lao động hiện có, danh sách lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển giao, danh sách người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao, danh sách người lao động nghỉ hưu, danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao:
a) Doanh nghiệp chuyển giao có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ thời điểm ký biên bản chuyển giao doanh nghiệp trở về trước;
b) Thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới khi tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao.
3. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
5. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyển giao tại doanh nghiệp khác làm việc theo chế độ bổ nhiệm được Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thành viên công ty mẹ chuyển giao hoặc Hội đồng thành viên công ty mẹ nhận chuyển giao doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm. Trường hợp không sắp xếp được việc làm hoặc cho thôi việc theo nguyện vọng thì thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
Điều 29. Trình tự, thủ tục chuyển giao doanh nghiệp
1. Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển giao doanh nghiệp, Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công ty mẹ có doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao thông báo cho doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao chuẩn bị chuyển giao doanh nghiệp.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thuộc diện chuyển giao giao cho Ban Đổi mới tại doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ pháp lý, hợp đồng chưa thanh lý, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và đất đai của doanh nghiệp; tiến hành kiểm kê, đối chiếu tài sản, công nợ, danh sách các chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ của các chủ nợ và các khoản nợ phải trả; xác định hiện trạng tài sản, phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định này; lập báo cáo tài chính; dự kiến chi phí tổ chức thực hiện chuyển giao doanh nghiệp và báo cáo chủ sở hữu doanh nghiệp.
Căn cứ số liệu trên sổ kế toán, kết quả kiểm kê, phân loại, xử lý tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại Điều 27 Nghị định này, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban Đổi mới tại doanh nghiệp lập phương án xác định giá trị doanh nghiệp chuyển giao; phương án chuyển giao doanh nghiệp, phương án xử lý tài chính, lao động, đánh giá các tác động của việc chuyển giao đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh sau khi chuyển giao doanh nghiệp trình Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thẩm định.
Trường hợp dự kiến các nguồn vốn hợp pháp do doanh nghiệp huy động và phần được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ của doanh nghiệp chuyển giao không đủ bù đắp chi phí thực hiện chuyển giao, xử lý tài chính và lao động thì phải chuyển sang hình thức bán hoặc giải thể, phá sản.
3. Bên nhận chuyển giao giao cho Ban Chỉ đạo tiếp nhận doanh nghiệp xây dựng phương án tiếp nhận doanh nghiệp, bao gồm cả phương án tiếp nhận, xử lý tài chính, lao động, đánh giá tác động của việc chuyển giao đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của bên tiếp nhận chuyển giao và giám sát việc chuyển giao - nhận chuyển giao doanh nghiệp báo cáo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bên tiếp nhận để trình Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ phê duyệt.
4. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao thỏa thuận về phương thức bàn giao doanh nghiệp, các điều kiện, cam kết giao nhận doanh nghiệp, cam kết thanh toán nợ:
a) Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao thỏa thuận về phương thức chuyển giao doanh nghiệp; phương thức chuyển giao, xử lý công nợ và thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan;
b) Bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao thỏa thuận về phương thức tiếp nhận và xử lý tài chính, lao động:
- Bên chuyển giao doanh nghiệp chịu trách nhiệm xử lý tài chính, lao động trước thời điểm chuyển giao doanh nghiệp.
Nguồn xử lý tài chính, lao động đối với doanh nghiệp chuyển giao thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nguồn xử lý tài chính, lao động đối với doanh nghiệp chuyển giao thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty được lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ của doanh nghiệp chuyển giao.
- Trường hợp bên chuyển giao doanh nghiệp không thực hiện xử lý tài chính, lao động trước thời điểm chuyển giao doanh nghiệp thì tiến hành chuyển giao những tồn tại về tài chính, lao động và nguồn kinh phí xử lý cho bên nhận chuyển giao doanh nghiệp xử lý sau khi tiếp nhận.
c) Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao thỏa thuận về phương án tiếp nhận giá trị doanh nghiệp:
- Đối với chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, nhóm công ty: Bên nhận chuyển giao ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp đã được xác định và chuyển giao.
- Đối với chuyển giao doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và nhóm công ty: Bên nhận chuyển giao có trách nhiệm thanh toán giá trị vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp tương ứng cho bên chuyển giao.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể những quy định tại Khoản này.
5. Tổ chức ký Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp gồm các nội dung chính sau và được thông báo tại doanh nghiệp, trên một trong các loại báo viết hoặc báo điện tử 03 (ba) số liên tiếp:
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp chuyển giao;
b) Tên, địa chỉ người đại diện của bên chuyển giao;
c) Tên, địa chỉ người đại diện của bên nhận chuyển giao;
d) Giá trị doanh nghiệp chuyển giao, phương thức giao nhận;
đ) Các cam kết của bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao doanh nghiệp;
e) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao doanh nghiệp.
Kèm theo Hợp đồng là bảng kê khai tài sản chuyển giao quy thành giá trị.
Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
6. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp chuyển giao tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được thống nhất cho bên nhận chuyển giao có sự chứng kiến của đại diện cơ quan quyết định chuyển giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp nơi doanh nghiệp chuyển giao đóng trụ sở chính.
7. Sau khi nhận giao, doanh nghiệp chuyển giao thực hiện đăng ký thay đổi tên, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm quyết định chuyển giao doanh nghiệp, biên bản giao nhận doanh nghiệp.
8. Đại diện của doanh nghiệp thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật và Trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.business.gov.vn) về việc chuyển giao doanh nghiệp, thay đổi tên (nếu có) và chủ sở hữu của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao doanh nghiệp
1. Thực hiện chuyển giao doanh nghiệp cho bên tiếp nhận chuyển giao theo phương án đã được phê duyệt
2. Thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; bao gồm cả việc chuyển giao quyền, trách nhiệm pháp lý về hợp đồng kinh tế, trách nhiệm thu hồi nợ, trả nợ, các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật và các trách nhiệm khác (nếu có).
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao doanh nghiệp
1. Kế thừa các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp chuyển giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; bao gồm cả quyền, trách nhiệm pháp lý về hợp đồng kinh tế, trách nhiệm thu hồi nợ, trả nợ, các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật và các trách nhiệm khác (nếu có).
Chương V
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI MUA, NHẬN GIAO, CHUYỂN GIAO
Điều 32. Chính sách đối với doanh nghiệp bán, giao, chuyển giao
1. Doanh nghiệp giao cho tập thể người lao động; doanh nghiệp bán cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân được hưởng các chính sách quy định đối với doanh nghiệp tại Nghị định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Doanh nghiệp chuyển giao được miễn phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung); được tiếp tục thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 33. Chính sách đối với người mua trả tiền ngay
Nếu người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trả tiền một lần ngay sau khi mua thì được giảm giá tối đa là 5% giá bán không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất nhưng không vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có tại doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.
Điều 34. Chính sách đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp
Trường hợp tập thể người lao động trong doanh nghiệp trúng đấu giá hoặc là người duy nhất đăng ký mua, thì được giảm 15% giá bán không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất nhưng không vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có tại doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁN, GIAO, CHUYỂN GIAO DOANH NGHIỆP
Điều 35. Thẩm quyền quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển giao doanh nghiệp trong trường hợp Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa xác định doanh nghiệp chuyển giao; bán, chuyển giao doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp do mình quyết định thành lập; phê duyệt chủ trương bán bộ phận phụ thuộc của doanh nghiệp do mình quyết định thành lập chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty;
b) Phê duyệt chủ trương bán, giao, chuyển giao công ty thành viên và bán đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định việc bán, giao, chuyển giao công ty thành viên và bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phê duyệt chủ trương bán bộ phận phụ thuộc của công ty thành viên mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
4. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phân cấp, ủy quyền cho Tổng giám đốc phê duyệt chủ trương bán bộ phận phụ thuộc của công ty thành viên mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó không vượt quá mức 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa được thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bán, giao, chuyển giao quy định tại Điều này quyết định bán doanh nghiệp và báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Điều 36. Trách nhiệm tổ chức việc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
1. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là cơ quan giúp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ.
Tùy theo tính chất ngành nghề, hình thức là giao, bán hoặc chuyển giao doanh nghiệp và tình trạng tài chính của doanh nghiệp, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp mời thêm các thành viên đại diện của ngân hàng, doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tham gia.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ quyết định thành lập Ban Đổi mới tại doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo nhận chuyển giao doanh nghiệp để thực hiện các công việc quy định tại Nghị định này.
Thành phần của Ban Đổi mới tại doanh nghiệp gồm: Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) làm Trưởng ban; Kế toán trưởng là Ủy viên thường trực; các trưởng phòng, ban: Kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ làm ủy viên và mời Bí thư Đảng ủy (hoặc chi bộ), Chủ tịch Công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở tham gia là ủy viên.
Thành phần của Ban Chỉ đạo nhận chuyển giao doanh nghiệp gồm: Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc công ty mẹ làm Trưởng ban; Kế toán trưởng là ủy viên thường trực; các trưởng phòng, ban: Kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ làm ủy viên.
3. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phương án bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định này thì Chủ tịch công ty, Giám đốc phải chịu các hình thức kỷ luật và Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định bán, giao doanh nghiệp hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ bên chuyển giao và Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ bên nhận chuyển giao doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành.
Điều 37. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
1. Trường hợp bán doanh nghiệp:
a) Xây dựng phương án bán doanh nghiệp; thông báo tới toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng quy định tại Điều 9 Nghị định này việc bán doanh nghiệp;
b) Chỉ đạo và giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 18 Nghị định này;
c) Giám sát tổ chức tư vấn định giá trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm để báo cáo cơ quan, tổ chức quyết định bán doanh nghiệp phê duyệt;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện đấu giá; tổ chức bán trực tiếp và kiến nghị giá bán (trường hợp bán trực tiếp), kiến nghị người bán doanh nghiệp phê duyệt kết quả đấu giá doanh nghiệp;
đ) Lập hợp đồng bán doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ quyết định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người mua theo thỏa thuận của Hợp đồng mua bán doanh nghiệp;
g) Đôn đốc việc thanh toán, bảo đảm thanh toán đúng hạn; quản lý hồ sơ thế chấp và làm các thủ tục phát mại khi người mua vi phạm cam kết thanh toán;
h) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc bán doanh nghiệp.
2. Trường hợp giao doanh nghiệp:
a) Xây dựng phương án giao doanh nghiệp; thông báo tới toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc giao doanh nghiệp;
b) Thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định hiện trạng tài sản, phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản, kiểm tra việc đối chiếu công nợ, danh sách các chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ của các chủ nợ và các khoản nợ phải trả; xây dựng phương án xử lý các tồn tại về tổ chức và lao động của doanh nghiệp;
c) Lập Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người nhận giao doanh nghiệp theo thỏa thuận của Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp;
đ) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc giao doanh nghiệp.
3. Trường hợp chuyển giao doanh nghiệp:
a) Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bên chuyển giao doanh nghiệp chỉ đạo và giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định này; thẩm định và trình phương án chuyển giao lên Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thành viên công ty mẹ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho bên nhận chuyển giao doanh nghiệp theo thỏa thuận của Hợp đồng chuyển giao doanh nghiệp;
b) Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bên nhận chuyển giao doanh nghiệp chỉ đạo và giám sát Ban Chỉ đạo nhận chuyển giao doanh nghiệp xây dựng phương án nhận chuyển giao; trong đó bao gồm nội dung phân tích, đánh giá các tác động của việc nhận chuyển giao đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh sau khi nhận chuyển giao doanh nghiệp; thẩm định và trình phương án tiếp nhận lên Hội đồng thành viên công ty mẹ phê duyệt.
c) Lập Hợp đồng chuyển giao doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ;
d) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc chuyển giao doanh nghiệp.
Điều 38. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả công việc được giao trước người quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp và trước pháp luật.
Điều 39. Thẩm quyền phê duyệt phương án bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ quyết định phê duyệt phương án bán, giá bán doanh nghiệp; phê duyệt phương án giao, chuyển giao, nhận chuyển giao doanh nghiệp.
Điều 40. Thẩm quyền ký kết hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
1. Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng ủy quyền ký hợp đồng bán, giao, chuyển giao và nhận chuyển giao doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền ký hợp đồng bán, giao, chuyển giao và nhận chuyển giao doanh nghiệp.
3. Tổng giám đốc công ty mẹ ký hợp đồng bán, giao công ty thành viên.
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ ký hợp đồng chuyển giao và nhận chuyển giao doanh nghiệp.
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
Người ký hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp.
2. Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và xử lý các vấn đề phát sinh.
3. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp do hai bên ký hợp đồng cùng giải quyết, nếu còn tranh chấp thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Xử lý đối với trường hợp không có người đăng ký mua, nhận giao doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp không có người đăng ký mua, nhận giao doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp đó; trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp phải làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân mở thủ tục giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
Việc khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến quá trình bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.
2. Bãi bỏ Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
3. Đối với những doanh nghiệp đang thực hiện bán, giao theo Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và đang thực hiện chuyển giao thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Việc bán công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được áp dụng các nội dung quy định tại Nghị định này.
Điều 45. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các HTX Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "31/12/2014",
"sign_number": "128/2014/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-09-2017-TT-BGTVT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-thiet-bi-nang-tren-phuong-tien-thuy-noi-dia-344385.aspx | Thông tư 09/2017/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên phương tiện thủy nội địa mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2017/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa.
Mã số đăng ký: QCVN 96: 2016/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TT ĐT Chính phủ;
- Cổng TT ĐT Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa
QCVN 96: 2016/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National technicaI regulation for lifting appliances onboard inland - waterway ships
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa QCVN 96:2016/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 09/TT-BGTVT ngày 20 tháng 3 năm 2017
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mục lục
I Quy định chung
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.4 Giải thích từ ngữ
II Quy định kỹ thuật
Chương 1 Quy định chung
Chương 2 Hệ cần trục dây giằng
Chương 3 Cần trục
Chương 4 Chi tiết cố định
Chương 5 Chi tiết tháo được
Chương 6 Máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển
Chương 7 Thang máy và cầu xe
III Quy định quản lý
IV Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
V Tổ chức thực hiện
Phụ lục A - Các quy định liên quan
A.1 - Thuật ngữ và hình vẽ minh họa
A.2 - Yêu cầu an toàn trong sử dụng thiết bị nâng
A.3 - Tiêu chuẩn loại bỏ kết cấu kim loại
A.4 - Tiêu chuẩn loại bỏ mâm quay
A.5 - Tiêu chuẩn loại bỏ trụ đỡ chân cần, chốt chân cần
A.6 - Tiêu chuẩn loại bỏ các chi tiết và thiết bị của các cơ cấu
A.7 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây xích treo hàng
A.8 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi tự nhiên
A.9 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi nhân tạo
A.10 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi thép
A.11 - Tiêu chuẩn loại bỏ khuyên treo và các mắt nối khác
A.12 - Tiêu chuẩn loại bỏ maní
A.13 - Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo hàng
A.14 - Tiêu chuẩn loại bỏ mắt xoay
A.15 - Tiêu chuẩn loại bỏ tăng đơ và vít kéo
A.16 -
Tiêu chuẩn loại bỏ dầm nâng hàng và khung nâng hàng
A.17 - Tiêu chuẩn loại bỏ cụm puli treo móc
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National technicaI regulation for lifting appliances onboard inland - waterway ships
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, nhập khẩu, khai thác, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa (“thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa” sau đây trong Quy chuẩn này viết tắt là “thiết bị nâng”).
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết bị nâng thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại mục 1.1.
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.3.1 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 09 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.3.2 Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
1.3.3 QCVN72: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
1.3.4 QCVN 21: 2010/BGTVT "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép".
1.3.5 ClassNK 2016 - Rules for cargo handling appliances.
1.4 Giải thích từ ngữ
Các tổ chức và cá nhân nêu ở mục 1.2 bao gồm:
1.4.1 Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam (sau đây viết tắt là “Đăng kiểm”).
1.4.2 Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thiết bị nâng bao gồm thiết kế cho chế tạo mới, thiết kế hoán cải, phục hồi thiết bị nâng.
1.4.3 Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa, hoán cải và phục hồi thiết bị nâng.
1.4.4 Các chủ phương tiện thủy nội địa (“phương tiện thủy nội địa” sau đây viết tắt là “tàu”) bao gồm các công ty/đơn vị và/hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác các thiết bị nâng.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Quy định chung
1.1.1 Phạm vi áp dụng
1 Nếu không có quy định nào khác trong Quy chuẩn này, các yêu cầu có liên quan của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” sẽ được áp dụng cho vật liệu, trang thiết bị, việc lắp đặt và chất lượng chế tạo thiết bị nâng.
2 Nếu không có quy định nào khác trong Quy chuẩn này thì các thiết bị nâng được chế tạo hoặc lắp đặt trên tàu trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực vẫn được phép áp dụng các tiêu chuẩn trước đây để chế tạo và lắp đặt chúng.
1.2 Các định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn này được định nghĩa từ mục 1 đến 24 dưới đây và theo các hình vẽ minh họa trong Phụ lục A.1 của Quy chuẩn này (các thiết bị trên các hình vẽ này chỉ để minh họa cho các thuật ngữ kỹ thuật).
1.2.1 Thiết bị nâng là thiết bị dùng để dịch chuyển tải trọng.
1.2.2 Thành phần kết cấu là những bộ phận chịu tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng kể cả chi tiết cố định và pu li cố định của chúng.
12.3 Chi tiết cố định là những giá chân cần, giá đỉnh cột, tai lắp trên đỉnh cần, các vấu đuôi cần, tai bắt cáp giằng cần, các chốt giằng v.v... được lắp cố định vào các thành phần kết cấu hoặc kết cấu thân phương tiện để làm hàng.
1.2.4 Các chi tiết tháo được là puli, dây cáp, khuyên treo, móc treo hàng, ma ní, mắt xoay, kẹp cáp, gàu xúc, nam châm nâng hàng có thể tháo lắp được v.v... dùng để truyền tải trọng của hàng lên các thành phần kết cấu.
1.2.5 Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy phạm quy định mà thiết bị nâng có thể làm việc an toàn, viết tắt là “S.W.L” và được tính bằng tấn (t).
1.2.6 Góc cho phép nhỏ nhất là góc tạo bởi thân cần với đường nằm ngang mà tại vị trí đó, hệ cần cẩu dây giằng được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, được tính bằng độ (°).
1.2.7 Bán kính quay lớn nhất là bán kính mà tại đó cần cẩu quay được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, tính bằng mét (m).
1.2.8 Tải trọng làm việc an toàn
(a) Đối với hệ cần trục dây giằng: là tải trọng làm việc an toàn, góc cho phép nhỏ nhất và những điều kiện hạn chế khác;
(b) Đối với cần trục quay: là tải trọng làm việc an toàn, bán kính quay lớn nhất và các điều kiện hạn chế khác;
(c) Đối với những máy móc khác sử dụng để xếp dỡ hàng: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế khác do Quy chuẩn quy định;
(d) Đối với cầu xe: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế do Quy chuẩn quy định.
1.2.9 Tải trọng làm việc an toàn của chi tiết tháo được là trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy chuẩn này quy định mà các chi tiết tháo được có thể sử dụng an toàn, viết tắt là “S.W.L” tính bằng tấn (t). Đối với puli nâng hàng, tải trọng làm việc an toàn được định nghĩa theo (a) hoặc (b) dưới đây:
(a) Đối với cụm puli đơn: Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng lớn nhất mà puli có thể kéo lên an toàn khi treo puli và trọng lượng hàng vào dây quấn quanh rãnh của nó.
(b) Đối với cụm nhiều puli: Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng lớn nhất có thể tác dụng lên tai treo puli.
1.2.10 Hệ cần trục dây giằng là hệ thống dùng để nâng hàng bằng cách treo hàng ở đầu cần; các cần này được nối với hệ thống trụ, cột cẩu, bao gồm các trường hợp nêu ở (a), (b) và (c) dưới đây:
(a) Phần cuối của dây cáp nâng cần được cố định, hai dây cáp tạt cần liên kết tại đầu cần được cuốn bằng các tời độc lập riêng để tạt cần theo phương ngang (sau đây gọi là hệ thống cần trục dây giằng tạt ngang).
(b) Hai thân cần ở mạn phải và mạn trái được cố định thành một cặp tại vị trí đã định. Dây cáp nâng hàng của hai cần được nối với nhau để xếp hoặc dỡ hàng (sau đây gọi là hệ thống cần trục làm việc ghép đôi).
(c) Dây cáp nâng hàng có thể được hạ hoặc kéo lên và cần có thể nâng hoặc quay độc lập hoặc đồng thời trong khi hàng vẫn được treo (sau đây gọi là hệ cần trục dây giằng kiểu quay).
1.2.11 Cần trục bao gồm cần trục quay, cổng trục, cầu trục và máy nâng, giá nâng hàng v.v... có khả năng thực hiện việc xếp dỡ hàng, di chuyển thẳng đứng hay xoay ngang đồng thời hoặc độc lập.
1.2.12 Thang máy là thiết bị khi xếp dỡ hàng có giữ hàng trong kết cấu của nó.
1.2.13 Cầu xe là thiết bị được liên kết với vỏ phương tiện hoặc bố trí trong phương tiện, có thiết bị cơ khí đóng, mở hoặc quay, cho phép hàng hóa cũng như các loại xe cơ giới, có hoặc không chứa hàng hóa lên xuống phương tiện.
1.2.14 Tải trọng nâng là tổng của tải trọng làm việc an toàn lớn nhất, bao gồm: Trọng lượng lớn nhất của hàng được treo và trọng lượng của các thiết bị như móc treo, cụm puli nâng hàng, gàu xúc, thùng chứa, dầm treo hàng, lưới treo hàng v.v... Trừ những trường hợp khác do Quy chuẩn quy định, không cần tính đến trọng lượng của dây cáp nâng hàng, trừ khí tính toán đối với chiều cao nâng hàng từ 50 mét trở lên.
1.2.15 Thiết bị cảnh báo là thiết bị tự động phát tín hiệu dùng để báo hiệu các trạng thái làm việc giới hạn có nguy cơ phát sinh sự cố mất an toàn.
1.2.16 Thiết bị bảo vệ an toàn là thiết bị tự động tạm dừng hoạt động của các máy, cơ cấu hoạt động để ngăn ngừa tình trạng mất an toàn.
1.2.17 Hệ số an toàn phanh là tỷ số giữa mô men tĩnh do phanh sinh ra với mô men tĩnh trên trục phanh dưới tác dụng của tải trọng tính toán.
1.2.18 Phanh thường mở là loại phanh chỉ đóng khi được cấp năng lượng.
1.2.19 Phanh thường đóng là loại phanh chỉ mở khi được cấp năng lượng.
1.2.20 Phanh điều khiển là loại phanh khi đóng hoặc mở được thực hiện ở người điều khiển thiết bị nâng tác động lên cơ cấu điều khiển của phanh, không phụ thuộc vào bộ phận truyền động của máy.
1.2.21 Phanh tự động là loại phanh tự động đóng khi ngắt nguồn năng lượng cho động cơ của cơ cấu bố trí phanh đó.
1.2.22 Tổng kiểm tra là kiểm tra bên ngoài, nếu cần phải dùng thêm các biện pháp kiểm tra khác như đo đạc, thử không phá hủy, thử hoạt động... Việc kiểm tra phải được tiến hành chính xác để có điều kiện kết luận mức độ an toàn đối với các bộ phận kiểm tra, nếu cần phải tháo các chi tiết của các máy và thiết bị để kiểm tra.
1.2.23 Gia tốc trọng trường (g) lấy bằng 9,81 m/s2.
1.2.24 QCVN là từ viết tắt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
1.3 Hồ sơ thiết kế thẩm định
1.3.1 Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật nêu từ (1) đến (11) dưới đây phải trình Đăng kiểm thẩm định khi chế tạo mới thiết bị nâng:
(1) Bản vẽ bố trí chung của thiết bị nâng;
(2) Bản vẽ kết cấu của thiết bị nâng (kích thước các thành phần kết cấu, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và chi tiết liên kết);
(3) Bản vẽ các chi tiết gắn cố định (kích thước, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và phương pháp lắp ráp các chi tiết này với thành phần kết cấu khác hoặc với thân tàu);
(4) Bản vẽ bố trí chi tiết tháo được (kể cả hệ thống cáp giằng);
(5) Danh mục chi tiết tháo được (nêu rõ kết cấu, kích thước vật liệu và vị trí). Đối với những chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa thì kí hiệu phân loại của chúng có thể được điền vào vị trí ghi kích thước và vật liệu);
(6) Bản vẽ kết cấu hệ thống truyền động;
(7) Sơ đồ hệ thống cấp năng lượng;
(8) Bản vẽ cơ cấu hệ thống hoạt động và điều khiển;
(9) Bản vẽ các thiết bị an toàn;
(10) Bản vẽ các thiết bị bảo vệ;
(11) Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.
1.3.2 Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của thiết bị nâng khi chế tạo mới nêu từ mục (1) đến (6) dưới đây phải được trình để xem xét:
(1) Đặc điểm kỹ thuật của thiết bị nâng;
(2) Các bản tính hoặc bản tính kiểm tra liên quan đến các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật để trình duyệt nêu ở 1.3.1;
(3) Hướng dẫn vận hành thiết bị nâng;
(4) Quy trình kiểm tra không phá hủy;
(5) Quy trình kiểm tra và thử tải;
(6) Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.
1.3.3 Tại đợt kiểm tra lần đầu thiết bị nâng được chế tạo không qua giám sát của Đăng kiểm, phải xuất trình các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như đã nêu tại 1.3.1 và 1.3.2. Tuy nhiên, có thể miễn một vài bản vẽ và tài liệu đã nêu trên sau khi xem xét hồ sơ kiểm tra trước đây và các giấy chứng nhận đi kèm theo chúng (không do Đăng kiểm cấp) mà Chủ tàu xuất trình.
1.4 Bố trí chung, kết cấu, vật liệu và hàn
1.4.1 Bố trí chung
1 Việc bố trí và kích thước của thiết bị nâng không được ảnh hưởng đến đèn tín hiệu, đèn hành trình và các chức năng khác của tàu.
2 Nếu một số bộ phận của thiết bị nâng được sử dụng vào mục đích khác, chẳng hạn như thông gió hoặc các hệ thống hay thiết bị quan trọng được thiết kế cho mục đích khác, kể cả thiết bị khác công dụng lắp trên chúng, thì phải chú ý tránh không cho chúng có ảnh hưởng xấu đến nhau về chức năng cũng như độ bền.
3 Mọi thiết bị của thiết bị nâng khi làm việc nhô ra khỏi mạn tàu nên có khả năng co vào, gấp lại hoặc tháo rời được để xếp gọn vào trong mạn tàu khi không sử dụng.
4 Thiết bị nâng phải có thiết bị để cố định các chi tiết chuyển động khi không sử dụng.
1.4.2 Kết cấu chung
1 Ngoài những quy định của Quy chuẩn này, các thiết bị nâng làm việc trong điều kiện nghiêng chúi khác thường khi thời tiết và điều kiện khắc nghiệt, phải tuân theo các yêu cầu bổ sung cho từng điều kiện làm việc thực tế.
2 Các thành phần kết cấu phải được thiết kế sao cho chúng không bị gián đoạn và thay đổi tiết diện đột ngột đến mức có thể. Các mối liên kết hàn không được bố trí ở những nơi có khả năng tập trung ứng suất.
3 Góc của các lỗ khoét trên thành phần kết cấu phải lượn tròn.
4 Các lỗ khoét làm mất tính đẳng hướng về kích thước của các thành phần kết cấu phải được bố trí sao cho các cạnh dài hoặc trục dài của nó có thể coi là song song với hướng của ứng suất chính.
5 Khi liên kết hai kết cấu có độ cứng khác nhau đáng kể thì phải có biện pháp gia cường thích hợp bằng các mã v.v... để đảm bảo tính liên tục về độ cứng của kết cấu. Phải đặc biệt chú ý đến liên kết với kết cấu thân tàu.
1.4.3 Tính toán trực tiếp độ bền
Kích thước của các thành phần kết cấu phải được xác định bằng phương pháp tính toán trực tiếp độ bền, sử dụng tải trọng tính toán và ứng suất cho phép nêu ở các mục liên quan, trừ những kết cấu được tính toán bằng công thức nêu ở Chương 2 của Quy chuẩn này.
1.4.4 Vật liệu
1 Thép cán chế tạo thân tàu quy định ở mục 3.2, Chương 3, Phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” sẽ được dùng cho các thành phần kết cấu của thiết bị nâng theo yêu cầu của các Chương 2, 3 và 7. Các loại thép có độ bền cao nếu được sử dụng trong các thành phần kết cấu thiết bị nâng thì phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt do Quy chuẩn quy định.
2 Đối với thiết bị nâng thường xuyên sử dụng ở trong hầm hàng đông lạnh và các trường hợp cần thiết khác, yêu cầu sử dụng thép có độ dai va đập phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
3 Thép đúc và thép rèn sử dụng trong các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở Chương 5 và Chương 6, Phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
4 Vật liệu chế tạo bu lông và đai ốc để liên kết các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn.
5 Dây cáp sử dụng trong các thành phần kết cấu phải là loại quy định trong Phần 7B của QCVN 21: 2010/BGTVT "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép" hoặc các Tiêu chuẩn tương đương khác.
6 Vật liệu sử dụng trong các phần chính của các thiết bị trong hệ truyền động phải thỏa mãn các yêu cầu của Phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa”.
1.4.5 Hàn
1 Việc hàn các thành phần kết cấu phải phù hợp với các yêu cầu trong Phần 6B QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa”.
2 Việc bố trí các mối hàn của các thành phần kết cấu phải được xem xét kỹ để tránh gây trở ngại trong khi hàn.
1.4.6 Chống ăn mòn
1 Các thành phần kết cấu phải được chống ăn mòn bằng sơn có chất lượng tốt hoặc bằng các biện pháp thích hợp khác.
2 Các thành phần kết cấu có khả năng đọng nước mưa hoặc sương phải có biện pháp tiêu nước thỏa đáng.
CHƯƠNG 2 HỆ CẦN TRỤC DÂY GIẰNG
2.1 Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu trong Chương này áp dụng cho các thành phần kết cấu của hệ cần trục dây giằng.
2.2 Tải trọng thiết kế
2.2.1 Những lưu ý về tải trọng
Tải trọng dùng để tính toán kích thước các thành phần kết cấu được quy định từ mục (1) đến (5) dưới đây:
(1) Tải trọng làm việc an toàn của hệ cần trục dây giằng;
(2) Trọng lượng bản thân của thân cần và các chi tiết phục vụ việc làm hàng cố định với nó;
(3) Trọng lượng bản thân của các chi tiết tháo được;
(4) Ma sát của các puli nâng hàng;
(5) Các tải trọng phát sinh do nghiêng tàu.
2.2.2 Ma sát của các puli nâng hàng
Khi tính toán tải trọng tại một đầu của dây cáp, các hệ số tải trọng ma sát sau đây sẽ được tính đến phụ thuộc vào dạng ổ đỡ:
Ổ đỡ trượt: 0,05
Ổ đỡ bi: 0,02
2.2.3 Tải trọng do nghiêng tàu
Góc nghiêng dùng để tính toán tải trọng phát sinh do nghiêng tàu phải là những góc mà tàu có khả năng bị nghiêng trong điều kiện khai thác, tàu nghiêng ngang 6° khi xét trong điều kiện tải tĩnh và tàu nghiêng ngang 3,5° khi xét trong điều kiện tải động. Nếu góc nghiêng thực tế của tàu lớn hơn giá trị quy định trên thì lấy giá trị góc nghiêng thực tế này để tính toán.
2.2.4 Tổ hợp tải trọng
1 Tải trọng dùng để phân tích độ bền của các thành phần kết cấu phải là tải trọng tổng hợp của các tải trọng mà các thành phần kết cấu phải chịu trong điều kiện nặng nề nhất có tính đến các tải trọng nêu ở 2.2.1.
2 Hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi phải được phân thành một hệ cần trục dây giằng tạt ngang và một hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi tương ứng sử dụng tải trọng tổng hợp theo yêu cầu trong mục -1.
2.3 Độ bền và kết cấu của cột, trụ cẩu và cơ cấu giằng
3.3.1 Phân tích độ bền
1 Độ bền của cột, trụ cẩu (dưới đây gọi là cột) và thanh giằng phải được phân tích theo tải trọng tổng hợp nêu ở 2.2.4 để xác định kích thước kết cấu của chúng cho phù hợp với các yêu cầu nêu ở 2.3.2 và 2.3.3.
2 Trong trường hợp xác định kích thước của cột và cơ cấu giằng, mô đun đàn hồi của dây cáp sử dụng trong việc phân tích độ bền của cột được giằng, phải được lấy tương ứng là 30,4 kN/mm2 và 45,1 kN/mm2.
2.3.2 Ứng suất cho phép đối với tải trọng tổng hợp
1 Ứng suất tổng hợp xác định theo công thức sau, dựa trên cơ sở ứng suất nén do mô men uốn, ứng suất nén do lực nén dọc trục và ứng suất tiếp do xoắn kết cấu, không được lớn hơn ứng suất cho phép σa nêu ở Bảng 2.1.
Trong đó:
σb : Ứng suất nén do mô men uốn gây ra (N/mm2);
σc : Ứng suất nén do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2);
t : Ứng suất cắt do xoắn kết cấu gây ra (N/mm2).
Bảng 2.1 - Ứng suất cho phép σa
Tải trọng làm việc an toàn W (t)
Ứng suất cho phép σa (N/mm2)
W < 10
0,50 σy
10 ≤ W < 15
(0,016W + 0,34) σy
15 ≤ W < 50
0,58 σy
50 ≤ W < 60
(0,005W + 0,33) σy
60 ≤ W
0,63 σy
Chú thích:
σy: Giới hạn chảy hoặc giới hạn chảy quy ước của vật liệu (N/mm2)
2 Lực căng của dây cáp giằng không được vượt quá giá trị tính bằng trị số lực kéo đứt nêu ở Bảng 7B/4.3 của QCVN 21: 2010/BGTVT "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép" chia cho hệ số an toàn nêu ở 5.3.1(5).
2.3.3 Chiều dày tối thiểu của thép cột
Chiều dày tối thiểu của thép cột không được nhỏ hơn 6 mm.
2.3.4 Kết cấu của cột
1 Kết cấu phía dưới của cột phải liên kết chắc với kết cấu vỏ tàu bằng một trong các phương pháp (1), (2) hoặc (3) sau đây:
(1) Phải được đỡ bởi hai hoặc nhiều boong;
(2) Phải được đỡ bởi các lầu trên boong có đủ độ bền;
(3) Phải được đỡ bằng vách ngăn có đủ chiều cao dưới boong tàu.
2 Đoạn cột ở ngay phía dưới chân cần đến ngay phía trên mã bắt chân cần nên có kích thước tương đương với kích thước của cột tại đế.
3 Cột cẩu phải được gia cường cục bộ bằng cách tăng chiều dầy tôn, bằng các tấm ốp, các kết cấu gia cố phụ, v.v tại vị trí liên kết của thân cột cẩu với dầm chính, tại vị trí lắp đặt mã bắt chân cần, mã bắt puli nâng cần và tại những vị trí có thể có khả năng tập trung ứng suất.
4 Tại các đầu của dầm ngang trên phải tăng chiều cao và chiều dày của tấm thép một cách hợp lý. Nếu bắt buộc phải có lỗ khoét ở đầu dầm ngang trên thì phải gia cường thích đáng xung quanh lỗ khoét đó.
2.4 Độ bền và kết cấu thân cần của cần trục
2.4.1 Quy định chung
Độ bền của thân cần của cần trục phải được phân tích theo điều kiện tải trọng nêu ở 2.2.4 và kích thước của nó phải được xác định theo các yêu cầu từ 2.4.2 đến 2.4.5.
2.4.2 Độ bền tính theo tải trọng tổng hợp
Ứng suất tổng hợp tính theo công thức sau đây dựa trên cơ sở ứng suất nén do xoắn của kết cấu không được vượt quá ứng suất cho phép σanêu ở Bảng 2.2.
Trong đó:
σb : Ứng suất nén do mô men uốn gây ra (N/mm2);
σc : Ứng suất nén do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2);
t: Ứng suất cắt do xoắn kết cấu gây ra (N/mm2).
Bảng 2.2 - Ứng suất cho phép σa
Tải trọng làm việc an toàn W (t)
Ứng suất cho phép σa (N/mm2)
W < 10
0,34 σy
10 ≤ W < 15
(0,018W ÷ 0,16) σy
15 ≤ W
0,43 σy
Chú thích:
σy: Giới hạn chảy hoặc giới hạn chảy quy ước của vật liệu (N/mm2).
2.4.3 Độ bền ổn định
Đối với các kết cấu chịu nén, giá trị tính theo công thức sau không được vượt quá ứng suất cho phép σa nêu ở Bảng 2.2.
1,15 ω σc (N/mm2)
Trong đó:
σc: Ứng suất nén do lực nén dọc trục (N/mm2);
ω: Hệ số tính theo công thức trong Bảng 2.3(a) và Bảng 2.3(b) tương ứng với độ mảnh và kiểu của kết cấu liên quan.
Bảng 2.3(a) - Công thức tính ω
Quan hệ giữa l và l0
Dạng kết cấu
Công thức tính ω
l ≥ l0
Tất cả kết cấu
l
< l0
Kết cấu tấm
Kết cấu trụ
Chú thích:
1. l là độ mảnh của kết cấu chịu nén, được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
A: Diện tích tiết diện của kết cấu (m2);
l: Mô men quán tính của tiết diện kết cấu (m4);
le: Chiều dài hiệu dụng của kết cấu được tính bằng tích chiều dài thực tế của kết cấu và trị số K cho trong Bảng 2.3(b) tùy theo từng điều kiện liên kết của đầu mút (m).
2. l0:
Trị số tính theo công thức sau:
Trong đó:
p: Hệ số pi;
E: Mô đun đàn hồi của vật liệu (N/mm2);
σy: Giới hạn chảy của vật liệu (N/mm2).
Bảng 2.3(b) - Trị số K
Đầu kia
Một đầu
Hạn chế góc xoay
Hạn chế chuyển vị
Hạn chế góc xoay
Tự do chuyển vị
Tự do xoay
Hạn chế chuyển vị
Tự do xoay
Tự do chuyển vị
Hạn chế góc xoay
Hạn chế chuyển vị
0,5
1,0
0,7
2,0
Hạn chế góc xoay
Tự do chuyển vị
1,0
-
2,0
-
Tự do xoay
Hạn chế chuyển vị
0,7
2,0
1,0
-
Tự do xoay
Tự do chuyển vị
2,0
-
-
-
2.4.4 Ứng suất nén tổng hợp
Ứng suất nén tổng hợp gây ra do mô men uốn và lực dọc trục phải thỏa mãn công thức sau:
Trong đó:
σa: ứng suất uốn cho phép nêu ở Bảng 2.2 (N/mm2);
σca: ứng suất nén cho phép lấy bằng giá trị thương số của σc
chia cho 1,15 (N/mm2);
σb: ứng suất nén do mô men uốn gây ra (N/mm2);
σc: ứng suất nén do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2).
2.4.5 Chiều dày tối thiểu của thân cần
Chiều dày tối thiểu của thép thân cần không được nhỏ hơn 2% đường kính ngoài tại vị trí giữa chiều dài hiệu dụng của cần hoặc 6 mm, lấy giá trị nào lớn hơn.
2.4.6 Gia cường thân cần
1 Tại vị trí đầu cần có gắn các chi tiết cố định, kết cấu thép phải được ốp hoặc gia cường bằng các biện pháp thích hợp khác.
2 Tại vị trí có liên kết của chi tiết cố định trong hệ tạt cần, phải gia cường bằng tấm ốp hoặc các biện pháp thích hợp khác.
2.4.7 Thiết bị chống rơi cần
Các cần phải được đỡ bằng mã bắt đuôi cần và phải đảm bảo không được rơi ra khỏi ổ hoặc bệ đỡ của nó.
2.5 Phương pháp tính toán đơn giản cho cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt ngang
2.5.1 Phạm vi áp dụng
Ngoài các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.3, kích thước của cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt ngang có thể xác định theo các yêu cầu nêu ở mục 2.5 này.
2.5.2 Đường kính đế cột
Đường kính ngoài của đế cột không được nhỏ hơn giá trị 5h (cm). Trong đó h là khoảng cách thẳng đứng từ đế cột đến mã bắt puli đỉnh cột (m). Đối với cột có mặt cắt ngang là hình ô van hoặc elíp thì đường kính ngắn của nó được coi là đường kính ngoài còn đối với cột có mặt cắt ngang hình chữ nhật thì đường kính ngoài của cột là cạnh ngắn của nó.
2.5.3 Mô đun chống uốn tiết diện đế cột
1 Mô đun chống uốn tiết diện đế cột không có cáp giằng không được nhỏ hơn giá trị nêu từ (1) đến (3) dưới đây, tùy thuộc vào sự bố trí của thân cần của cần trục dây giằng.
(1) Khi thân cần được bố trí trước hoặc sau cột thì mô đun chống uốn tiết diện được tính theo công thức sau:
C1C2ρW (cm3)
Trong đó:
W: Tải trọng làm việc an toàn (t);
ρ: Bán kính làm việc tại góc nhỏ nhất cho phép (m);
C1 và C2: Hệ số chọn theo Bảng 2.4. Đối với các giá trị trung gian của W thì hệ số C1 và C2 được tính theo phương pháp nội suy tuyến tính.
Bảng 2.4 - Giá trị C1 và C2
W (t)
≤ 2
3
4
5
6
7
8
9
10
C1
1,35
1,25
1,20
1,17
1,15
1,14
1,13
1,12
1,10
C2
125
120
117
115
114
113
112
111
110
(2) Khi hai cần trục dây giằng được lắp tại hai vị trí trước và sau cột thì mô đun chống uốn tiết diện theo trục song song với hướng trục dọc tàu được tính theo (1) hoặc tính theo công thức sau, lấy giá trị nào lớn hơn:
Σ C2W.u (cm3)
Trong đó:
ΣC2W: Tổng của C2W đối với các cần trục dây giằng đặt trước và sau cột tương ứng, C2 và W được tính theo (1);
u: Khoảng cách từ tâm cột đến mạn tàu cộng thêm tầm với ngoài mạn (m);
(3) Tại vị trí thân cần được đỡ bằng một kết cấu độc lập khác với cột cẩu, mô đun chống uốn tiết diện không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở (1) và (2), nhân với giá trị tính theo công thức . Trong trường hợp này, hệ số C1 quy định ở mục (1) phải lấy giá trị bằng 1.
Trong đó:
h’: Khoảng cách thẳng đứng từ đế cột đến tâm chốt ngang mã bắt chân cần (m);
h: Theo định nghĩa trong mục 2.5.2.
2 Mô đun chống uốn tiết diện đế cột được giằng có thể được tính như ở -1 trên trừ đi giá trị tính theo công thức sau:
Trong đó:
h: Như mục 2.5.2;
dm: Đường kính ngoài của đế cột theo hướng mà giá trị R là nhỏ nhất, trong phạm vi làm hàng, theo công thức -1(1) hoặc theo hướng trục song song với phương ngang của tàu tính theo công thức nêu ở -1(2) (cm);
ΣR: Tổng giá trị tính theo công thức sau đối với mỗi dây cáp giằng.
Trong đó:
ds: Đường kính của dây cáp giằng (mm);
ls: Chiều dài giữa đầu trên và đầu dưới của cáp giằng (m);
lo: Chiều dài bằng ls trừ đi giá trị tính theo công thức sau:
0,045ds + 0,26 (m)
a: Chiều dài hình chiếu bằng của dây cáp đo theo cùng hướng đo với dm (m).
3 Khi thân cần được đỡ bằng một cột chính và dầm có tiết diện đều thì mô đun chống uốn tiết diện của chân cột không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1), (2) và
dưới đây:
(1) Mô đun chống uốn tiết diện theo trục song song với phương ngang của tàu được tính theo công thức -1(1) nhân với hệ số Cp dưới đây:
Cp = 0,7 nếu r ≥ 0,6
Cp = 1 - 0,5r nếu r < 0,6
Trong đó:
r: Tỉ lệ giữa chiều rộng mặt cắt ngang của dầm với đường kính chân cột theo hướng dọc trục tàu.
(2) Mô đun chống uốn tiết diện theo trục song song với hướng dọc tàu được tính theo công thức -1(1) hoặc (2), lấy giá trị lớn hơn nhân với hệ số sau:
0,35 đối với r’ ≥ 0,3
0,5 - 1,67 r' 2 đối với r' < 0,3
Trong đó:
r’: Tỷ lệ giữa chiều cao mặt cắt ngang của dầm với đường kính chân cột theo phương ngang của tàu.
(3) Nếu khoảng cách giữa các cột ở mạn trái và mạn phải lớn hơn 2/3 chiều cao cột thì hệ số nêu ở (1) và (2) phải được tăng lên thích đáng.
4
Mô đun chống uốn tiết diện của đế cột chính có giằng không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1) và (2) dưới đây:
(1) Mô đun chống uốn tiết diện theo trục song song với phương ngang của tàu phải tính theo công thức sau:
Trong đó:
Cp: Như quy định ở -3(1);
C1, C2, W và ρ: như quy định ở -1(1);
: Giá trị tính theo -2 với điều kiện chỉ tính đến cáp giằng ở một mạn.
(2) Mô đun chống uốn tiết diện theo trục song song với hướng dọc tàu tính theo - 3(2) trên.
5 Mô đun chống uốn tiết diện của đế cột ngắn mạn tàu đỡ thân cần trục không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1) hoặc (2) dưới đây:
(1) Khi thân cần được đặt trước hoặc sau cột mạn, mô đun chống uốn tiết diện phải được tính theo công thức sau:
Trong đó:
W và ρ: Như quy định ở -1(1);
h’: Như quy định ở -1(3);
h: Như quy định ở 2.5.2.
(2) Nếu thân cần của hệ cần trục dây giằng được đặt trước và sau cột mạn thì mô đun chống uốn tiết diện của cột mạn theo hướng song song với phương dọc tàu phải lớn hơn giá trị tính theo công thức (1) hoặc lấy bằng giá trị tính theo (1) nhưng thay giá trị ρ W bằng tích của tổng các giá trị W của cần trước và sau với giá trị u cho trong -1(2) với điều kiện u được đo từ tâm của cột mạn.
2.5.4 Các kích thước khác của cột ngoài vị trí chân cột
1 Kích thước cột ở ngay dưới đế cột đến phía trên mã đỡ chân cần nên tương đương với kích thước chân cột.
2 Đường kính và chiều dày của cột phía trên vị trí quy định trong -1 có thể được giảm dần theo (1) và (2) dưới đây:
(1) Tại vị trí có liên kết dầm chìa hoặc mã đỡ puli nâng cần, đường kính ngoài có thể bằng 85% đường kính chân cột.
(2) Chiều dày tấm thép tại bất kỳ vị trí nào của cột cũng không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:
0,1dm + 2,5 (mm)
Trong đó:
dm: Đường kính ngoài nhỏ nhất của cột tại mỗi vị trí của cột (cm).
2.5.5 Dầm chìa
Dầm chìa phải có kết cấu hợp lý và đủ bền.
2.5.6 Dầm ngang
1 Mô đun chống uốn tiết diện của dầm ngang có tiết diện đều liên kết với cột chính không được nhỏ hơn giá trị tính theo từ (1) và (3) dưới đây:
(1) Mô đun chống uốn tiết diện theo trục thẳng đứng phải bằng giá trị tính theo 2.5.3-1(1) nhân với hệ số tính theo công thức 0,1 + 0,235r/c. Khi hệ số này lớn hơn 0,2 thì có thể lấy giá trị bằng 0,2.
Trong đó:
r: Lấy theo 2.5.3-3(1);
c: Tỉ số của mô đun chống uốn tiết diện thực của đế cột (cm3) theo hướng song song với phương ngang tàu chia cho giá trị tính theo 2.5.3-1(1).
(2) Ngoài các yêu cầu của (1), mô đun chống uốn tiết diện của dầm ngang theo hướng trục thẳng đứng có thể được giảm đến một nửa giá trị tính theo (1) khi cần trục dây giằng chỉ được đặt ở phía trước cột.
(3) Mô đun chống uốn tiết diện theo hướng trục nằm ngang được tính theo công thức 2.5.3-1(2) nhân với hệ số tính theo công thức 0,25r’/c’. Khi hệ số này lớn hơn 0,2 thì có thể lấy giá trị bằng 0,2.
Trong đó:
r’: Như quy định ở 2.5.3-3(2);
c’: Tỉ số của mô đun chống uốn tiết diện thực của chân cột theo hướng song song với hướng dọc tàu chia cho giá trị tính theo công thức 2.5.3-1(2).
2 Dầm ngang phải được gia cường thích hợp để tránh biến dạng đo uốn.
2.5.7 Cáp giằng
Lực căng của cáp giằng phải nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:
Trong đó:
a, ds, lo và ls: Như quy định ở 2.5.3-2. Trong đó a phải được đo cùng hướng như khi tính toán giá trị d;
d: Giá trị tính theo công thức sau:
Trong đó:
l: Mô men quán tính tiết diện của đế cột (cm4) theo hướng trục song song với phương ngang tàu. Đối với cột chính, giá trị của l chia cho hệ số Cp nêu ở 2.5.3-3(1) sẽ thay cho giá trị l;
h: Như quy định ở 2.5.2;
h’, W và ρ: Như quy định ở 2.5.3-1(1) và (3);
ΣR: Như quy định ở 2.5.3-2, trong đó, a được đo ở mọi hướng trong phạm vi làm hàng của cần khi tính ΣR;
Cs: Giá trị tính theo Bảng 2.5. Đối với các giá trị trung gian của W thì hệ số Cs được tính theo phương pháp nội suy tuyến tính.
Bảng 2.5 Giá trị Cs
W (t)
≤
2
3
4
5
6
7
8
9
10
≥ 15
Cs
2,64
2,52
2,46
2,41
2,38
2,35
2,33
2,31
2,29
2,22
2.6 Phương pháp tính toán đơn giản cho thân cần của cần trục dây giằng
2.6.1 Quy định chung
Ngoài các yêu cầu từ 2.4.1 đến 2.4.5, kích thước của thân cần của cần trục dây giằng còn có thể được xác định theo các yêu cầu nêu ở mục 2.6 này.
2.6.2 Thân cần trục dây giằng không có cáp giằng cần
1 Kích thước của thân cần của cần trục dây giằng không có cáp giằng cần được tính theo (1), (2) và (3) dưới đây:
(1) Mô men quán tính của thân cần của cần trục tại vị trí giữa cần không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức:
CBPl2 (cm4)
Trong đó:
CB: Giá trị tính theo Bảng 2.6;
I: Chiều dài hiệu dụng của cần (m) (xem Hình 2.1);
P: Lực nén dọc trục của cần được xác định theo (a) hoặc (b) sau đây phụ thuộc vào dạng của hệ thống cần trục dây giằng. Khi trọng lượng bản thân của cần và các chi tiết lắp cố định với nó được xác định chính xác thì có thể coi P là giá trị xác định theo biểu đồ lực.
(a) Hệ thống cần trục dây giằng tạt ngang:
Trong đó:
W và h’: Như quy định ở 2.5.3-1(1) và (3);
h: Như quy định ở 2.5.2;
a1:
Giá trị tính theo Bảng 2.7. Đối với các giá trị trung gian của W, a1 được tính bằng phương pháp nội suy tuyến tính;
f: Hệ số lấy theo Bảng 2.8 phụ thuộc vào số lượng puli nâng hàng của dây cáp nâng hàng. Khi cáp nâng hàng được dẫn đến đỉnh cột cầu qua puli đầu cân thì f có thể lấy bằng 0.
Bảng 2.6 - Giá trị CB
Tải trọng làm việc an toàn W (t)
CB
W ≤ 10
0,28
10 < W < 15
0,40 - 0,012W
15 ≤ W ≤ 50
0,22
50 < W
Do Đăng kiểm quy định
Bảng 2.7 - Giá trị α1
W(t)
≤
2
3
4
5
6
7
8
9
10
≥
10
α1
1,28
1,23
1,20
1,18
1,16
1,15
1,14
1,13
1,13
Do Đăng kiểm quy định
Bảng 2.8 - Giá trị f
n
1
2
3
4
5
6
7
8
f
1,102
0,570
0,392
0,304
0,251
0,216
0,192
0,172
Chú thích:
n: Số puli của cụm puli nâng hàng
(b) Hệ cần trục dây giằng khác với hệ cần trục dây giằng tạt ngang:
Trong đó:
α1, l, h, h', f và W: Như quy định ở (a);
α2: Như quy định ở 4.2.2;
b: Khoảng cách nằm ngang từ mã bắt chân cần đến cột giữ cáp quay cần (m);
n1: Số cáp quay cần;
n2: Số cáp nâng cần;
K: Giá trị nêu ở Bảng 2.9 phụ thuộc vào kiểu thiết bị quay cần.
Bảng 2.9 - Giá trị K
Hệ thống tạt cần
K
Kiểu A
0
Kiểu B
1,2
Kiểu C
2,0
Chú thích:
1. Kiểu A là hệ thiết bị có hai palăng ở bên phải và trái đỉnh trụ cẩu sao cho chúng cũng có thể nâng cần;
2. Kiểu B là hệ thiết bị có tấm mã tam giác liên kết đầu dây nâng cần và hai đầu dây cáp quay cần mạn phải và trái sao cho lực căng của dây cáp nâng cần có thể tiếp thu được độ chùng của cáp quay cần;
3. Kiểu C là hệ thiết bị có puli tiếp nối liên kết với một hoặc nhiều dây cáp quay cần của cả hai mạn (hoặc một mạn) với cáp nâng cần chạy dọc theo cột cẩu sao cho độ chùng của dây cáp quay cần được tiếp thu bởi dây cáp nâng cần.
(2) Đối với thân cần của cần trục dây giằng mà hai đầu có dạng hình côn, thì phần có tiết diện không đổi ở giữa cần, theo tiêu chuẩn, phải bằng 1/3 chiều dài hiệu dụng và đường kính tại hai đầu cần không được nhỏ hơn 60 % đường kính giữa cần.
(3) Chiều dày thép tấm dùng làm thân cần không được nhỏ hơn giá trị cho sau đây hoặc 2 % đường kính ngoài tại vị trí giữa chiều dài thân cần, lấy giá trị lớn hơn.
6 (mm) nếu P < 75,5 (kN)
5 + 0,0133P (mm) nếu P ≥ 75,5 (kN)
Trong đó P: như quy định ở 2.6.2-1(1).
2 Hình dạng và kích thước của thân cần trong hệ thống cần trục dây giằng tạt ngang có thể phù hợp với JIS F 2201.
2.6.3 Cần trục dây giằng có cáp giằng
Kích thước của thân cần trong hệ cần trục dây giằng có cáp giằng không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1) và (2) dưới đây:
(1) Mô men quán tính tiết diện tại một vị trí bất kỳ có khoảng cách x (m) tính từ tâm của tai bắt chân cần không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức dưới đây. Tại vị trí có tấm ốp có chiều dày thỏa đáng, phải cộng thêm 70% các trị số tương ứng của tấm ép vào D(x) và A(x) trong công thức sau:
Trong đó:
l(x): Mô men quán tính yêu cầu của tiết diện thân cần tại vị trí đang xét (cm4);
CB: Như quy định ở 2.6.2;
P: Lực nén dọc trục cần, như quy định ở 2.6.2-1(1) (kN);
l: Chiều dài hiệu dụng của thân cần (m);
W: Tải trọng làm việc an toàn được quy định tại 2.5.3-1(1) (t);
N: Số puli của cụm puli nâng hàng (trừ cụm puli nhả hàng);
q: Góc nghiêng cho phép nhỏ nhất của cần (độ);
l1: Khoảng cách giữa hai tai bắt cáp giằng (m) (xem Hình 2.1);
D(x): Đường kính ngoài của cần tại vị trí đang xét trừ đi chiều dày thân cần (cm);
A(x): Diện tích tiết diện của thân cần tại vị trí đang xét (cm2);
σo: Giá trị cho trong Bảng 2.10 (N/mm2).
(2) Chiều dài của đoạn có tiết diện không đổi, đường kính tại đầu cần và chiều dày thân cần được quy định tại 2.6.2-1(2) và (3).
Hình 2.1 - Thân cần có cáp giằng
Bảng 2.10 - Giá trị σo
Tải trọng làm việc an toàn
σo
W ≤ 10
80,4
10 < W < 15
4,04W ÷ 40,0
15 ≤ W ≤ 50
100,6
50 < W
Do Đăng kiểm quy định
CHƯƠNG 3 CẦN TRỤC
3.1 Quy định chung
3.1.1 Phạm vi áp dụng
Các quy định trong Chương này áp dụng cho các thành phần kết cấu của cần trục.
3.2 Tải trọng thiết kế
3.2.1 Các tải trọng
Tải trọng dùng để tính toán kích thước các thành phần kết cấu cần trục được nêu từ (1) đến (9) dưới đây:
(1) Tải trọng làm việc an toàn của cần trục;
(2) Tải trọng động bổ sung;
(3) Trọng lượng bản thân của hệ cần trục và các chi tiết gắn cố định trên nó;
(4) Trọng lượng bản thân của các chi tiết tháo được;
(5) Ma sát của các puli nâng hàng;
(6) Các lực ngang;
(7) Tải trọng do gió gây ra;
(8) Lực giảm chấn;
(9) Tải trọng do nghiêng tàu.
3.2.2 Tải trọng động bổ sung
1 Tải trọng động bổ sung phải tính bằng tích của tải trọng nâng hàng và hệ số tải trọng động nêu tại Bảng 3.1 tùy thuộc vào loại cần trục. Nếu ứng suất khi nâng hàng và ứng suất do trọng lượng bản thân phát sinh trong một kết cấu có dấu khác nhau thì 50% trọng lượng động bổ sung phải được thêm vào trọng lượng bản thân có xét đến sự va chạm khi nhả hàng.
2 Mặc dù được quy định ở -1, có thể sử dụng hệ số tải trọng động bổ sung căn cứ vào số liệu đo đạc thực tế có tính đến tốc độ nâng hàng, độ võng của cần, chiều dài cáp v.v... thay cho các giá trị của Bảng 3.1.
Bảng 3.1 - Hệ số tải trọng động bổ sung
Kiểu cần trục
Hệ số tải trọng động bổ sung
Cần trục lương thực, đồ dự trữ.
Cần trục trong buồng máy.
Cần trục để bảo dưỡng và cẩu ống mềm.
0,10
Cần trục quay và cổng trục nâng hàng.
0,25
Cần trục quay và cổng trục nâng hàng có gàu ngoạm hoạt động bằng thủy lực không thường xuyên trên cáp.
0,40
Cần trục quay và cổng trục luôn sử dụng gàu ngoạm, nam châm nâng hàng v.v... để làm hàng.
0,60
3.2.3 Ma sát của các puli nâng hàng
Ma sát của các puli nâng hàng được quy định trong 2.2.2.
3.2.4 Lực ngang
1 Đối với cần trục nâng hàng chạy trên ray, ngoài lực quán tính và lực li tâm còn phải tính đến lực ngang do chuyển động khi làm hàng.
2 Lực quán tính được tính bằng tích của tổng trọng lượng các phần di chuyển và tải trọng nâng (trong chuyển động quay, tải trọng này được đặt ở đầu cần) nhân với hệ số sau, tùy thuộc vào điều kiện chuyển động. Trong trường hợp chuyển động bằng các bánh xe, lực quán tính không cần vượt quá 15% tải trọng dẫn động.
Chuyển động kiểu ống lồng: 0,01
Chuyển động ngang hoặc tịnh tiến: 0,008
Chuyển động quay: 0,006
Trong đó:
V: Tốc độ chuyển động liên quan được xác định khi thiết kế (m/min).
3 Mặc dù được quy định ở -2 các giá trị gia tốc phanh thực tế, thời gian phanh thực tế, v.v... đối với dạng chuyển động liên quan có thể được coi là lực quán tính, nếu biết được các giá trị đó.
4 Đối với hệ thống có các thành phần kết cấu tạo chuyển động quay khi đang chịu tải trọng làm việc an toàn thì cần phải tính đến lực li tâm theo công thức sau:
Trong đó:
W: Tải trọng làm việc an toàn (t);
R: Bán kính quay (m);
V: Tốc độ quay (m/s).
5 Lực ngang do chuyển động tịnh tiến được tính theo công thức sau:
lD (kN)
Trong đó:
D: Tải trọng tại bánh xe (kN);
l: Hệ số lực ngang phụ thuộc vào trị số của l/a và được tính theo công thức sau, nhưng không cần lớn hơn 0,15.
l: Nhịp của đường ray (m);
a: Khoảng cách hiệu dụng của bánh xe tính theo Hình 3.1 (m).
Hình 3.1 - Đo khoảng cách hiệu dụng của bánh xe
3.2.5 Tải trọng do gió gây ra
1 Tải trọng do gió gây ra được tính theo công thức sau:
F = PA x 10-3 (kN)
Trong đó:
F: Tải trọng do gió (kN);
A: Tổng diện tích hình chiếu của các thành phần kết cấu và hàng hóa chịu áp lực gió lên mặt phẳng vuông góc với hướng gió, tương ứng với các điều kiện cụ thể của cơ cấu làm hàng (m2). Khi một dầm được một dầm khác chắn gió toàn bộ hoặc từng phần thì diện tích của phần bị chắn đó phải được nhân với hệ số suy giảm (h) tính theo Hình 3.2. Khoảng cách b giữa các dầm cho trong Hình 3.3;
P: Áp lực gió (Pa) được tính theo công thức sau:
Trong đó:
V: Tốc độ gió tính theo (1) và (2) dưới đây (m/s):
(1) Tốc độ gió tác động lên các thành phần kết cấu và hàng hóa ở điều kiện làm việc phải là tốc độ gió tính toán giả định do người thiết kế đưa ra, nhưng không được nhỏ hơn 16 m/s.
(2) Tốc độ gió tác động lên các thành phần kết cấu ở trạng thái không làm hàng phải là tốc độ gió tính toán giả định. Tốc độ gió tính toán trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 51,5 m/s.
Đối với tàu khai thác ở vùng hạn chế, tốc độ gió tính toán có thể giảm tùy theo mức độ hạn chế vùng hoạt động theo quy định và có thể xuống tới 25,8 m/s.
Ch: “Hệ số chiều cao” xác định theo Bảng 3.2 tùy thuộc vào chiều cao của vị trí đang xét so với đường nước không tải.
Cs: “Hệ số hình dáng” xác định theo Bảng 3.3 phụ thuộc vào hình dáng các phần khác nhau của thiết bị nâng và hàng hóa.
Bảng 3.2 - Hệ số chiều cao Ch
Chiều cao thẳng đứng h (m)
Ch
h < 15,3
15,3 ≤ h < 30,5
30,5 ≤ h < 46,0
46,0 ≤ h < 61,0
61,0 ≤ h < 76,0
76,0 ≤ h
1,00
1,10
1,20
1,30
1,37
Đăng kiểm quy định riêng
Bảng 3.3 - Hệ số hình dáng Cs
Dạng diện tích chịu tải trọng gió
Cs
Dầm giàn góc
f
< 0,1
0,1 ≤ f
< 0,3
0,3 ≤ f
< 0,9
0,9 ≤ f
2,0
1,8
1,6
2,0
Dầm tấm hoặc dầm hộp
l/h
< 5
5 ≤ l/h < 10
10 ≤ l/h
< 15
15 ≤ l/h < 25
1,2
1,3
1,4
1,6
Dầm hình trụ hoặc dầm giàn hình trụ
d
q < 1,0
1,0
≤ d q
1,2
0,7
Chú thích:
f: Tỷ lệ điền đầy bằng tỉ số giữa diện tích hình chiếu chịu gió và diện tích hình chiếu được bao bởi biên ngoài cùng của diện tích chịu gió;
I: Chiều dài của dầm dạng tấm hay dầm hộp (m);
h: Chiều cao của dầm nhìn từ mặt chịu gió (m);
d: Đường kính ngoài của kết cấu hình trụ (m);
q: Trị số tính theo công thức sau:
2 Mặc dù được quy định -1 trên, có thể sử dụng các số liệu về tải trọng gió thu được bằng cách thử khí động học đối với các thành phần kết cấu và hàng hóa để tính toán.
3.2.6 Lực giảm chấn
1 Lực giảm chấn là lực do các tải trọng tác dụng lên hệ cần trục do va chạm, với thiết bị giảm chấn ở tốc độ bằng 70% tốc độ làm việc khi không có hàng treo trên cần. Đối với hệ cần trục dẫn hướng cứng v.v... để hạn chế sự xoay của hàng treo do va chạm thì cần phải tính đến ảnh hưởng do trọng lượng của hàng treo.
2 Mặc dù được quy định ở -1 trên, đối với hệ cần trục được trang bị hệ thống tự động giảm tốc độ trước khi va chạm vào giảm chấn thì tốc độ sau khi đã giảm đi có thể được coi là tốc độ làm việc nêu ở -1 trên.
3.2.7 Tải trọng do nghiêng tàu
Góc dùng để tính toán tải trọng do nghiêng tàu gây ra không được nhỏ hơn giá trị sau:
Trong điều kiện tải động: 6° nghiêng ngang.
Trong điều kiện tải tĩnh: 3,5° nghiêng ngang.
3.2.8 Tổ hợp tải trọng
1 Tải trọng dùng để tính sức bền các thành phần kết cấu phải là tải trọng tổng hợp mà các kết cấu phải chịu ở trạng thái làm việc nặng nề nhất, có tính đến các tải trọng nêu từ -2 đến -5 dưới đây.
2 Nếu không tính đến tải trọng do gió ở trạng thái làm việc thì tổng các tải trọng trong các mục từ (1) đến (7) dưới đây được nhân với hệ số làm việc nêu ở Bảng 3.4 tùy theo dạng cần trục.
(1) Tải trọng làm việc an toàn của cần trục;
(2) Các tải trọng động bổ sung;
(3) Trọng lượng bản thân của hệ cần trục và chi tiết cố định trên nó;
(4) Trọng lượng bản thân của các chi tiết tháo được;
(5) Ma sát của các puli nâng hàng;
(6) Các lực ngang;
(7) Tải trọng do tàu nghiêng;
Bảng 3.4 - Hệ số làm việc của hệ cần trục
Kiểu cần trục
Hệ số làm việc
Cần trục lương thực, đồ dự trữ
Cần trục trong buồng máy
Cần trục để bảo dưỡng và cẩu ống mềm
1,00
Cần trục quay và cổng trục nâng hàng
1,05
Cần trục quay và cổng trục nâng hàng có gàu ngoạm hoạt động bằng thủy lực không thường xuyên trên cáp
1,10
Cần trục quay và cổng trục luôn sử dụng gàu ngoạm, nam châm nâng hàng, v.v..., để làm hàng.
1,20
3 Khi tính đến tải trọng do gió ở điều kiện làm việc thì tải trọng do gió phải được bổ sung vào tải trọng thiết kế nêu ở -2 trên.
4 Phải tính lực giảm chấn nêu ở 3.2.6 cho cần trục chạy trên ray.
5 Ở trạng thái không làm việc phải tính đến các tải trọng nêu ở các mục từ (1) đến (4) dưới đây:
(1) Trọng lượng bản thân của hệ cần trục và chi tiết cố định gắn trên nó;
(2) Tải trọng gió ở trạng thái không làm hàng;
(3) Tải trọng do nghiêng tàu ở trạng thái không làm hàng;
(4) Tải trọng do điều kiện tàu di chuyển khi không làm hàng;
3.3 Độ bền và kết cấu
3.3.1 Quy định chung
1
Độ bền của các thành phần kết cấu phải được phân tích theo các điều kiện tải trọng nêu ở 3.2.8 để xác định kích thước của nó theo yêu cầu ở từ 3.3.2 đến 3.3.9.
2 Đối với các kết cấu có liên kết bu lông và đai ốc thì phải chú ý thỏa đáng đến sự giảm diện tích tiết diện chịu lực.
3 Nếu cần, có thể yêu cầu kiểm tra mẫu chế tạo hoặc các thành phần liên quan để xác định kết quả tính toán độ bền.
3.3.2 Ứng suất cho phép đối với tải trọng tổng hợp
Ứng suất cho phép cho trong Bảng 3.5 được dùng cho các kết cấu chịu tải trọng tổng hợp.
3.3.3 Độ bền ổn định
Đối với kết cấu chịu nén, giá trị tính theo công thức sau không được vượt quá ứng suất nén cho phép nêu ở Bảng 3.5.
ω
σc (N/mm2)
Trong đó: ω và σc như nêu ở 2.4.3.
3.3.4 Ứng suất nén tổng hợp
Nếu ứng suất nén của một kết cấu là tổng của ứng suất nén do lực dọc trục và ứng suất nén do mô men uốn thì nó phải thỏa mãn công thức sau:
Trong đó:
σb: Ứng suất nén do mô men uốn gây ra (N/mm2);
σc: Ứng suất nén do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2);
σa: Ứng suất uốn cho phép nêu ở Bảng 3.5 (N/mm2). Đối với các cột được cố định tại đế cột thì sử dụng ứng suất cho phép trong Bảng 2.1;
σca: Ứng suất nén cho phép nêu ở Bảng 3.5 (N/mm2). Đối với các cột được cố định tại đế cột thì ứng suất cho phép lấy bằng ứng suất cho phép nêu ở Bảng 2.1 chia cho 1,15 (N/mm2).
Bảng 3.5 - Ứng suất cho phép σa
Điều kiện tải trọng
Dạng ứng suất
Kéo
Uốn
Cắt
Nén
Dập
Ứng suất tổng hợp
Điều kiện quy định ở 3.2.8-2
0,67 σy
0,67 σy
0,39 σy
0,58 σy
0,94 σy
0,77 σy
Điều kiện quy định ở 3.2.8-3
0,77 σy
0,77 σy
0,45 σy
0,67 σy
1,09 σy
0,89 σy
Điều kiện quy định ở 3.2.8-4 và -5
0,87 σy
0,87 σy
0,50 σy
0,76 σy
1,23 σy
1,00 σy
Chú thích:
1. σy: Giới hạn chảy hoặc giới hạn giãn dài qui ước của vật liệu (N/mm2);
2. Ứng suất tổng hợp là giá trị tính theo công thức sau:
Trong đó:
σx: Ứng suất pháp tác dụng theo phương x tại giữa chiều dày tấm thép (N/mm2);
σy: ứng suất pháp tác dụng theo phương y tại giữa chiều dày tấm thép (N/mm2);
txy: Ứng suất cắt tác dụng theo mặt phẳng x-y (N/mm2).
3.3.5 Độ bền mỏi
Nếu ảnh hưởng của ứng suất chu kỳ là đáng kể thì kết cấu phải có đủ độ bền mỏi có tính đến biên độ và tần suất của ứng suất chu kỳ, hình dạng của kết cấu, v.v...
3.3.6 Chiều dày tối thiểu
Chiều dày tối thiểu của các thành phần kết cấu không được nhỏ hơn 6 mm.
3.3.7 Độ bền của bu lông, đai ốc và chốt
Các bu lông, đai ốc và chốt phải đủ bền so với độ lớn và hướng của tải trọng tác dụng.
3.3.8 Cột gắn cố định
1 Cột gắn cố định phải được liên kết chắc chắn vào kết cấu vỏ tàu theo yêu cầu 2.3.4-1.
2 Phần trên cột cố định, nơi gắn mặt bích, phải được gia cường thích đáng bằng việc tăng chiều dày tôn hoặc bố trí các mã.
3.3.9 Bu lông liên kết mâm quay
1 Những vật liệu có giới hạn bền lớn hơn 1,18 kN/mm2 và giới hạn chảy lớn hơn 1,06 kN/mm2 thì không được dùng làm bu lông liên kết các mâm quay trừ khi các đặc tính bền của bu lông được xem xét đặc biệt.
2 Phải đặc biệt chú ý đến lực siết chặt bu lông liên kết.
3 Ứng suất sinh ra trong bu lông liên kết không được vượt quá ứng suất cho phép nêu ở Bảng 3.6 tùy theo điều kiện tải trọng nêu ở 3.2.8. Trong đó, ứng suất của bu lông bằng thương của lực nén dọc trục tính theo công thức sau chia cho tiết diện nhỏ nhất của bu lông liên kết:
Trong đó:
M: Mô men lật (N.mm2);
D: Đường kính vòng ren của bu lông liên kết (mm);
N: Số bu lông liên kết;
W: Lực nén dọc trục lên mâm quay (N).
Bảng 3.6 - Ứng suất cho phép của bu lông lắp ghép σa
Điều kiện tải trọng
σa
Điều kiện tải trọng nêu ở 3.2.8 -2 và -3
0,4 σy
Điều kiện tải trọng nêu ở 3.2.8-5
0,54 σy
Chú thích: σy là giới hạn chảy của vật liệu (N/mm2).
3.4 Những yêu cầu đặc biệt cho cần trục chạy trên ray
3.4.1 Tính ổn định
Cần trục chạy trên ray phải đủ ổn định trong các điều kiện tải trọng nêu ở 3.2.8.
3.4.2 Chống lật
Cần trục chạy trên ray phải được thiết kế thỏa mãn về ổn định chống lật, ngay cả khi trục các bánh xe hoặc các bánh xe bị hỏng.
3.4.3 Tiêu chuẩn độ võng
Khi treo tải trọng làm việc an toàn, độ võng của cầu trục chạy trên ray không được vượt quá 1/800 khoảng cách nhịp của các gối đỡ.
3.4.4 Chi tiết chuyển động tịnh tiến
Chi tiết chuyển động tịnh tiến phải được cố định chặt vào thân chính của cần trục chạy trên ray bằng bu lông, bằng cách hàn hoặc chốt. Ngoài ra, phải kể đến ảnh hưởng do sự nghiêng của thân tàu ở trạng thái làm hàng và không làm hàng.
3.4.5 Giảm chấn
Cần trục chạy trên ray phải được trang bị giảm chấn phù hợp với quy định (1) và (2)
dưới đây, trừ trường hợp có hệ thống tự động tránh va:
(1) Tại hai đầu đường ray hoặc các vị trí tương đương khác. Những thiết bị giảm chấn này có thể được thay bằng các vật chặn có đường kính không nhỏ hơn 1/2 đường kính bánh xe.
(2) Khi có trên hai cần trục đặt trên một đường ray, thiết bị giảm chấn phải đặt giữa hai cần trục này.
CHƯƠNG 4 CHI TIẾT CỐ ĐỊNH
4.1 Quy định chung
4.1.1 Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu trong Chương này áp dụng cho chi tiết cố định.
4.2 Chi tiết cố định
4.2.1 Giá đỡ chân cần
1 Kích thước của chốt đỡ chân cần, bu lông chân cần và giá đỡ chân cần nêu ở Hình 4.1 không được nhỏ hơn giá trị dưới đây. Kích thước các phần khác phải phù hợp theo quy định.
Trong đó:
P: Lực nén dọc trục tính toán tác dụng lên thân cần (kN);
e1 = 15,6. Tuy nhiên, đối với hệ cần trục dây giằng tạt ngang, có thể sử dụng các giá trị nêu ở Bảng 4.1 tùy theo tải trọng làm việc an toàn.
Hình 4.1 - Chốt đỡ chân cần, giá đỡ chân cần và bu lông đỡ chân cần
Bảng 4.1 - Giá trị e1
Tải trọng làm việc an toàn W (t)
e1
W ≤ 10
10 ≤ W < 15
15 ≤ W ≤ 50
50 < W
15,6
18,8 - 0,32W
14,0
Đăng kiểm quy định riêng
2 Khe hở giữa bu lông chân cần xuyên qua giá đỡ chân cần, chốt chân cần phải nhỏ hơn 2 mm theo hướng đường kính. Kích thước phần ngoài lỗ bắt bu lông của chốt đỡ chân cần và giá đỡ chân cần phải giống nhau về bán kính theo tiêu chuẩn.
3 Đối với chi tiết cố định sử dụng cho các hệ thống cần trục khác với hệ cần trục dây giằng tạt ngang thì phải tính đến ảnh hưởng của sự tăng tải do dây cáp quay cần.
4.2.2 Chi tiết cố định trên đầu cần
1 Kích thước của chi tiết cố định trên đầu cần không được nhỏ hơn giá trị nêu từ (1) đến (3) dưới đây tùy theo mục đích cụ thể và hình dạng của chi tiết.
(1) Nếu chi tiết cố định gắn cố định với đầu cần có dạng như Hình 4.2 thì kích thước của chúng không được nhỏ hơn các giá trị sau. Kích thước của phần khác phải phù hợp theo quy định.
Trong đó:
e2: Giá trị nêu ở Bảng 4.2;
T: Lực kéo lớn nhất tác dụng lên chi tiết ở đầu cần (kN). Đối với hệ cần trục dây giằng tạt ngang thì có thể áp dụng các giá trị sau đây:
a1a2 Wg dùng cho dây cáp nâng cần.
λ Wg dùng cho dây cáp nâng hàng.
Trong đó:
W: Tải trọng là việc an toàn (t);
α1: Như quy định ở 2.6.2, Chương 2;
α2: Lấy theo Bảng 4.3 phụ thuộc vào giá trị của l/(h-h’). Các giá trị khác của α2 phải tính theo phương pháp nội suy tuyến tính;
λ: Như quy định ở Bảng 4.4 phụ thuộc vào số puli của cụm puli nâng hàng. Nếu dây cáp nâng hàng dẫn tới đỉnh cột trục qua rãnh puli gắn ở đầu cần thì λ có thể lấy bằng 1.
Hình 4.2 - Chi tiết gắn trên đầu cần
Bảng 4.2 - Giá trị e2
Trọng tải làm việc an toàn W (t)
e2
W
≤ 10
12,5
10 < W < 15
15,1 - 0,26W
15 ≤ W ≤ 50
11,2
50 ≤ W
Đăng kiểm quy định riêng
Bảng 4.3 - Giá trị α2
l/(h-h')
2,0
1,9
1,8
1,7
1,6
1,5
1,4
1,3
1,2
α2
W < 10
1,99
1,90
1,81
1,73
1,65
1,57
1,49
1,42
1,35
15 ≤ W < 50
1,82
1,73
1,65
1,57
1,49
1,41
1,33
1,26
1,19
Chú thích: I, h và h’ như quy định ở 2.6.2.
Bảng 4.4 - Giá trị λ
Số lượng rãnh cáp của puli nâng hàng
1
2
3
4
5
6
7
8
λ
2,10
1,58
1,40
1,31
1,26
1,23
1,2
1,18
Hình 4.3 - Chi tiết cố định gắn trên đầu cần
Bảng 4.5 - Giá trị e3
Tải trọng làm việc an toàn W (t)
e3
W
≤ 10
122
10 < W < 15
170 - 4,8 W
15 ≤ W ≤ 50
98
50 < W
Đăng kiểm quy định riêng
(2) Nếu các chi tiết cố định trên đầu cần có dạng như trong Hình 4.3 thì kích thước của chúng không được nhỏ hơn các giá trị sau:
Tuy nhiên, nếu giá trị R lớn hơn 1,15D thì có thể tính theo công thức sau:
Trong đó:
e1: Như quy định ở 4.2.1-1;
T: Như quy định ở (1);
e3: Giá trị chọn ở Bảng 4.5.
(3) Các kích thước của khuyết đầu cần phải đảm bảo chịu được tải trọng tính toán.
2 Mặc dù được quy định ở -1 trên, kích thước của chi tiết cố định trên đầu cần còn có thể lấy theo các tiêu chuẩn tương đương khác được công nhận. Đối với chi tiết cố định của hệ cần trục không phải là hệ cần trục dây giằng tạt ngang thì phải chú ý đến ảnh hưởng của sự tăng tải trọng của dây cáp kéo cần gây ra.
4.2.3 Chi tiết cố định khác
Kích thước của chi tiết cố định khác như: giá đỡ đỉnh cột, chêm cáp, tai bắt ma ní v.v phải có độ bền phù hợp với lực tác dụng và phải có hình dạng phù hợp với các chi tiết liên kết. Đối với giá đỡ đỉnh cột của hệ cần trục khác với cần trục dây giằng tạt ngang thì phải chú ý tới sự tăng tải trọng do dây cáp quay cần gây ra.
CHƯƠNG 5 CHI TIẾT THÁO ĐƯỢC
5.1 Quy định chung
5.1.1 Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu trong Chương này áp dụng cho chi tiết tháo được.
5.1.2 Quy định chung
Khi thiết bị nâng làm việc với tải trọng an toàn thì tải trọng tác dụng lên phần quan trọng của chi tiết tháo được và dây cáp không được vượt quá tải trọng làm việc an toàn quy định tương ứng.
5.2 Puli nâng hàng
5.2.1 Puli nâng hàng sử dụng cáp thép
Puli nâng hàng sử dụng cáp thép phải thỏa mãn các yêu cầu từ (1) đến (4) dưới đây. Tuy nhiên, các puli cân bằng hoặc các puli cảm biến quá tải phải được xem xét riêng (xem Hình 5.1).
(1) Đường kính của puli tại đáy rãnh cáp không được nhỏ hơn 14 lần đường kính cáp thép;
(2) Chiều sâu rãnh puli không được nhỏ hơn đường kính cáp;
(3) Đáy rãnh puli phải có đường viền tròn tạo bởi góc không nhỏ hơn 120°;
(4) Đường kính của rãnh cáp tại đáy phải bằng 1,1 lần đường kính dây cáp thép.
Hình 5.1 - Rãnh puli
5.2.2 Puli nâng hàng sử dụng cáp thảo mộc
Puli nâng hàng sử dụng cáp thảo mộc phải phù hợp với các yêu cầu từ (1) đến (3) dưới đây:
(1) Đường kính đáy rãnh cáp của puli không được nhỏ hơn 5,5 lần đường kính cáp;
(2) Chiều sâu rãnh puli không được nhỏ hơn đường kính cáp;
(3) Đường kính của rãnh cáp phải bằng đường kính dây cáp cộng 2 mm.
5.3 Dây cáp
5.3.1 Dây cáp thép
Dây cáp thép phải thỏa mãn các yêu cầu từ (1) đến (5) dưới đây:
(1) Phải được xử lý chống gỉ;
(2) Phải phù hợp với mục đích sử dụng và phải có Giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của Chương 4 Phần 7B của QCVN 21: 2010 "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép";
(3) Không được nối cáp;
(4) Phần nối đầu cáp phải tuân theo các quy định kỹ thuật và phải đảm bảo đủ bền;
(5) Tùy theo mục đích sử dụng và tải trọng làm việc an toàn, hệ số an toàn của dây cáp không được nhỏ hơn giá trị sau. Tuy nhiên, Hệ số an toàn của dây cáp thép chạy không cần lớn hơn 5 và dây cố định không cần lớn hơn 4.
Trong đó: W là tải trọng làm việc an toàn (t),
5.3.2 Dây cáp thảo mộc
Dây cáp phải thỏa mãn các yêu cầu từ (1) đến (3) sau đây:
(1) Dây cáp phải thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành và phải được Đăng kiểm kiểm tra để đảm bảo an toàn;
(2) Đường kính cáp không được nhỏ hơn 12 mm;
(3) Hệ số an toàn của dây cáp không được nhỏ hơn giá trị nêu ở Bảng 5.1 tùy thuộc vào đường kính dây cáp.
Bảng 5.1 - Hệ số an toàn của dây cáp thảo mộc
Đường kính dây cáp D (mm)
Hệ số an toàn
12 ≤ D < 14
12
14 ≤ D < 18
10
18 ≤ D < 24
8
24 ≤ D < 40
7
40 ≤ D
6
5.4 Các chi tiết tháo được khác
Tải trọng tính toán của các chi tiết tháo được như xích, khuyên bắt cáp, móc treo, maní, mắt xoay, kẹp cáp, gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, lưới nâng hàng v.v... không được lớn hơn giá trị nhận được khi lấy giới hạn bền đứt của mỗi chi tiết chia cho hệ số an toàn bằng 5.
5.5 Các yêu cầu tương đương
Mặc dù được quy định từ 5.2 đến 5.4, kết cấu của các chi tiết tháo được có thể phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế khác.
CHƯƠNG 6 MÁY, TRANG BỊ ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
6.1 Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu của Chương này áp dụng cho máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển sử dụng trong thiết bị nâng. Tuy nhiên, khi áp dụng các yêu cầu của Chương này đối với các tời cho cầu xe thì chúng có thể được thay đổi cho phù hợp.
6.2 Máy
6.2.1 Quy định chung
Hệ thống truyền động của thiết bị nâng phải đảm bảo hoạt động ổn định ở tốc độ định mức với tải trọng làm việc an toàn.
6.2.2 Máy nâng
1 Kết cấu của máy nâng phải phù hợp với các yêu cầu từ (1) đến (6) dưới đây:
(1) Đường kính mặt bích đầu tang không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cáp đo từ mép ngoài lớp cáp ngoài cùng trong điều kiện khai thác. Yêu cầu này có thể bỏ qua nếu có hệ thống chống xổ cáp hoặc trong trường hợp chỉ có một lớp cáp quấn trên tang.
(2) Đường kính vòng ren tang tời không được nhỏ hơn 18 lần đường kính cáp.
(3) Tời phải liên kết với bệ bằng các bu lông đủ bền chịu được tải trọng tác dụng lên tang (Lực căng tối đa tác dụng lên tang khi dây cáp quấn lớp đơn với tốc độ nâng danh nghĩa).
(4) Phải trang bị hệ thống phanh phù hợp với các yêu cầu từ (a) đến (c) sau đây:
(a) Hệ thống phanh phải có khả năng chịu được mô men xoắn vượt quá 50 % mô men xoắn yêu cầu khi thiết bị nâng hàng hoạt động với tải trọng làm việc an toàn;
(b) Hệ thống phanh điện phải tự động đóng khi cần điều khiển thiết bị nâng hàng ở vị trí trung lập (vị trí “0");
(c) Hệ thống phanh điện phải tự động đóng khi có bất kỳ sự cố nào trong nguồn cấp. Trong trường hợp này phải bố trí hệ thống hạ hàng sự cố.
(5) Các tang li hợp phải có hệ thống hãm tin cậy có khả năng hạn chế sự xoay của tang. Hệ thống hãm phải có khả năng chịu được mô men xoắn ít nhất bằng 1,5
lần mô men xoắn theo yêu cầu khi thiết bị nâng hoạt động với tải trọng làm việc an toàn.
(6) Phải có thiết bị hoặc các biện pháp thích hợp để bảo vệ cáp.
2 Đầu cáp cuối phải bắt chặt vào tang tời sao cho không làm hư hỏng bất kỳ phần nào của cáp và phần cáp còn lại trên tang phải có độ dài tối thiểu bằng 3 vòng tang đối với tang không có rãnh hoặc 2 vòng tang đối với tang có rãnh khi sử dụng hết chiều dài của dây cáp.
6.3 Nguồn cấp
6.3.1 Thiết bị, đường ống và cáp điện trong các hệ thống điện, thủy lực, khí nén hoặc hơi nước và trang thiết bị của chúng phải phù hợp với các yêu cầu liên quan của QCVN72: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
6.3.2 Kết cấu, độ bền, vật liệu v.v... của động cơ đốt trong sử dụng làm nguồn động lực phải phù hợp với các yêu cầu trong Phần 3 của QCVN72: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
6.4 Hệ thống điều khiển máy
6.4.1 Quy định chung
1 Thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén sử dụng cho các hệ thống điều khiển, báo động và an toàn phải phù hợp với các yêu cầu tương ứng của QCVN72: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
2 Thiết bị điều khiển, báo động và an toàn phải được thiết kế dựa trên cơ sở nguyên tắc tự động khắc phục sự cố.
6.4.2 Hệ thống điều khiển
1 Hệ thống điều khiển phải được bố trí sao cho không gây trở ngại cho người điều khiển hoặc người có trách nhiệm tạo tín hiệu hoạt động.
2 Hệ thống điều khiển phải tự động trở về vị trí trung lập (vị trí “0”) khi người điều khiển ngừng thao tác.
3 Đối với tời điện, phải trang bị cầu dao ngắt mạch điện tại vị trí gần nơi điều khiển.
4 Cần trục quay và máy nâng phải có thiết bị ngắt sự cố tại vị trí dễ đến và có thể hãm mọi chuyển động.
5 Máy nâng phải có hệ thống điều tốc tự động có thể giảm đáng kể gia tốc lúc khởi động và lúc hãm.
6 Máy nâng phải có hệ thống điều khiển thích hợp có thể dừng thang nâng tại vị trí sàn quy định.
7 Nếu máy nâng được cố định bằng then khóa thì phải có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tải trọng va đập trên thang nâng khi rút then.
6.4.3 Hệ thống an toàn
1 Thiết bị nâng phải có hệ thống chống quá tải.
2 Thiết bị nâng phải được trang bị hệ thống an toàn thích hợp để ngăn ngừa sự cố nêu từ (1) đến (5) dưới đây, tùy theo loại thiết bị và công dụng của chúng:
(1) Nâng quá cao;
(2) Góc quay quá lớn;
(3) Điều khiển vượt quá phạm vi quy định;
(4) Tốc độ di chuyển quá cao;
(5) Trật bánh khỏi ray.
3 Đối với cần trục quay có tải trọng làm việc an toàn thay đổi theo bán kính hoạt động thì phải có bảng tỷ lệ chỉ rõ quan hệ giữa bán kính hoạt động và tải trọng làm việc an toàn trong cabin điều khiển, ngoài ra còn phải có các thiết bị thỏa mãn điều (1), (2) và (3) dưới đây:
(1) Thiết bị chỉ bán kính hoạt động;
(2) Thiết bị chỉ tải trọng nâng;
(3) Thiết bị chống quá tải so với tải trọng làm việc an toàn ứng với bán kính hoạt động.
6.4.4 Hệ thống bảo vệ
1 Phải có biện pháp thích đáng để bảo vệ người điều khiển các bộ phận quay của máy chủ động, trang bị điện và đường ống dẫn hơi.
2 Các tời hơi nước phải được bố trí sao cho hơi nước không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển.
3 Thang máy phải được trang bị các hệ thống bảo vệ nêu từ (1) đến (4) dưới đây:
(1) Các tấm bảo vệ có chiều cao không nhỏ hơn 1 m vòng quanh lỗ khoét trên boong cho các sàn của thang máy.
(2) Hệ thống khóa liên động không cho máy nâng chuyển động nếu tất cả các tấm bảo vệ chưa được đóng lại.
(3) Hệ thống khóa liên động phải đảm bảo không mở được các tấm bảo vệ nếu máy nâng không ở trạng thái mở tấm bảo vệ.
(4) Đèn hoặc các tín hiệu báo động thích hợp khác tại vị trí vào máy nâng.
CHƯƠNG 7 THANG MÁY VÀ CẦU XE
7.1 Phạm vi áp dụng
Các quy định trong Chương này áp dụng cho các thành phần kết cấu của thang máy và cầu xe.
7.2 Tải trọng thiết kế
7.2.1 Các tải trọng
Phải chú ý đến tính năng và công dụng của từng loại thang máy và cầu xe trong điều kiện khai thác và không khai thác, xét theo các tải trọng liệt kê từ (1) đến (4) dưới đây:
(1) Tải trọng làm việc an toàn;
(2) Trọng lượng bản thân của hệ thống;
(3) Tải trọng do gió;
(4) Tải trọng do nghiêng tàu.
7.2.2 Tải trọng do gió
Tải trọng do gió được tính theo 3.2.5.
7.2.3 Tải trọng do nghiêng tàu
Tải trọng do nghiêng tàu được tính theo 3.2.7.
7.2.4 Tải trọng tổng hợp
1 Tải trọng dùng để tính toán độ bền kết cấu phải là các tải trọng tạo nên điều kiện làm việc nặng nề nhất cho kết cấu được nêu từ -2 đến -5 dưới đây.
2 Tổ hợp tải trọng do các tải trọng từ (1) đến (4) sau đây phải được tính đến ở “trạng thái hoạt động”:
(1) Tải trọng làm việc an toàn;
(2) Trọng lượng bản thân của phần quay hoặc di chuyển của thang máy và cầu xe;
(3) Trọng lượng bản thân của các phần cố định của thang máy và cầu xe;
(4) Tải trọng do nghiêng tàu.
3 Các tải trọng -2(1) và (2) phải nhân với hệ số 1,2 đối hệ thống được thiết kế quay hoặc chuyển động cùng với hàng đặt trên hoặc trong nó và với hệ số 1,1 đối với cầu xe không quay hoặc không chuyển động cùng với hàng đặt trên nó.
4 Phải tính đến các tải trọng từ (1) đến (5) dưới đây cho thang máy ở trạng thái không hoạt động:
(1) Tải trọng ở trạng thái không hoạt động;
(2) Trọng lượng bản thân của thang máy;
(3) Tải trọng do gió;
(4) Tải trọng do nghiêng tàu khi hành hải;
(5) Tải trọng do tàu chuyển động khi hành hải.
5 Phải tính các tải trọng từ (1) đến (4) dưới đây cho cầu xe ở trạng thái không hoạt động:
(1) Trọng lượng bản thân của máy nâng;
(2) Tải trọng do gió;
(3) Tải trọng do nghiêng tàu khi hành hải;
(4) Tải trọng do tàu chuyển động khi hành hải.
7.3 Độ bền và kết cấu
7.3.1 Quy định chung
1 Độ bền của các thành phần kết cấu phải được tính toán theo các điều kiện tải trọng nêu ở 7.2.4 và tuân theo các yêu cầu từ 7.3.2 đến 7.3.7.
2 Đối với hệ thống dùng để xếp ô tô thì phải tính đến tải trọng tập trung tại các bánh xe tương ứng với điều kiện có tải hoặc chuyển động của hệ thống.
3 Độ bền của các thành phần kết cấu tạo thành một phần vỏ tàu phải tương ứng với độ bền của kết cấu vỏ tàu xung quanh nó.
4 Các thành phần kết cấu phải được gia cố thỏa đáng và phải có các thiết bị thích hợp hạn chế chuyển động dọc và ngang khi lắp tại vị trí.
7.3.2 Ứng suất cho phép của tải trọng tổng hợp
Ứng suất nêu ở Bảng 7.2 được sử dụng cho các thành phần chịu tải trọng tổng hợp.
7.3.3 Chiều dày sàn thang máy và cầu xe
1 Chiều dày tấm tạo thành một phần vỏ tàu không được nhỏ hơn chiều dày tấm tại vị trí liên quan và được xác định với khoảng cách nẹp gia cường bằng khoảng sườn thực tế của tàu.
2 Chiều dày tấm tạo thành một phần vách tàu không được nhỏ hơn chiều dày tại vị trí liên quan và được xác định với khoảng cách nẹp gia cường bằng khoảng cách nẹp vách thực tế của tàu.
3 Đối với hệ thống dùng để xếp ô tô thì chiều dày của tấm sàn máy nâng hoặc tấm của cầu xe không được nhỏ hơn chiều dày tôn boong chở ô tô theo quy định.
Bảng 7.2 - Ứng suất cho phép σa
Điều kiện tải trọng
Dạng ứng suất
Kéo
Uốn
Cắt
Nén
Dập
Tổng hợp
Điều kiện nêu ở 7.2.4-2
0,67 σy
0,67 σy
0,39 σy
0,58 σy
0,94 σy
0,77 σy
Điều kiện nêu ở 7.2.4-4 và -5
0,77 σy
0,77 σy
0,45 σy
0,67 σy
1,09 σy
0,89 σy
Chú thích:
1. σy là giới hạn chảy của vật liệu (N/mm2);
2. Ứng suất tổng hợp tính theo công thức sau:
Trong đó:
σx: Ứng suất pháp tác dụng theo hướng x tại điểm giữa chiều dày tấm (N/mm2);
σy: Ứng suất pháp tác dụng theo hướng y tại điểm giữa chiều dày tấm (N/mm2);
txy: Ứng suất tiếp trong mặt phẳng x - y (N/mm2).
7.3.4 Chiều dày thép tối thiểu
Chiều dày các thành phần kết cấu không được nhỏ hơn 6 mm đối với các thành phần chịu ảnh hưởng của thời tiết và 5 mm đối với các thành phần không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
7.3.5 Tiêu chuẩn về độ võng
Phải giới hạn độ võng của các thành phần kết cấu sinh ra dưới tải trọng làm việc an toàn tới giá trị 1/400 khoảng cách nhịp giữa hai gối đỡ đối với máy nâng và 1/250 đối với cầu xe.
7.3.6 Độ bền của bu lông, đai ốc và chốt
Các bu lông, đai ốc và chốt phải có đủ độ bền so với độ lớn và hướng của tải trọng tác dụng lên nó.
7.3.7 Thiết bị khóa cầu xe
1 Phải có thiết bị khóa để giữ cầu xe chịu được các tải trọng nêu tại 7.2.4-5.
2 Hệ thống khóa thủy lực phải được thiết kế sao cho cầu xe phải được khóa bằng cơ khí kể cả khi mất áp suất thủy lực.
3 Cầu xe được sử dụng làm phương tiện để đóng các lỗ khoét thì thiết bị đóng có thể được sử dụng làm thiết bị khóa cầu xe nếu diện tích lỗ khoét lớn hơn một nửa diện tích hình chiếu của cầu xe khi đóng. Tải trọng thiết kế của các thiết bị đóng, ngoài các tải trọng của phần thân tàu ra còn phải bao gồm các tải trọng nêu ở 7.2.4-5.
III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1.1 Quy định chung
1.1.1 Phạm vi áp dụng
1 Các thiết bị nâng phải được Đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trong thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, nhập khẩu và khai thác sử dụng phù hợp với các quy định của phần này.
2 Tại những vị trí mà những thành phần kết cấu của thiết bị nâng được cố định thường xuyên vào thân tàu hoặc khi chúng tạo thành bộ phận liên tục của thân tàu thì việc thử và kiểm tra phải tuân theo các yêu cầu trong phần này, ngoài ra còn phải tuân theo các yêu cầu có liên quan của QCVN72: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
1.1.2 Chuẩn bị cho việc kiểm tra và các việc khác
1 Tất cả các công việc chuẩn bị cho việc kiểm tra nêu trong Quy chuẩn này cũng như các quy định của phần này đều phải do Chủ tàu hoặc đại diện Chủ tàu thực hiện. Việc chuẩn bị bao gồm cả lối đi thuận tiện và an toàn, phương tiện và hồ sơ cần thiết cho việc kiểm tra. Các thiết bị để tiến hành kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm cần để tiến hành công việc phải được chọn lựa và kiểm chuẩn riêng biệt theo quy định. Tuy nhiên được chấp nhận những dụng cụ đo đạc đơn giản như thước, dây đo, thước đo kích thước mối hàn, trắc vi kế mà không cần sự lựa chọn riêng hay xác nhận về kiểm chuẩn với điều kiện đó là những thiết bị thông dụng chính xác và được đối chiếu định kỳ với các thiết bị hay dụng cụ thử nghiệm tương tự. Chấp nhận những dụng cụ trên tàu để kiểm tra các thiết bị (ví dụ như đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, vòng quay máy) dựa trên hồ sơ kiểm chuẩn hay những biên bản so sánh với những thiết bị khác.
2 Chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu phải bố trí người giám sát có chuyên môn về các hạng mục dự định kiểm tra để chuẩn bị cho việc kiểm tra, giúp đỡ khi cần thiết cho Đăng kiểm thực hiện nhiệm vụ.
3 Đăng kiểm không được phép kiểm tra khi các công việc chuẩn bị chưa được thực hiện, khi những người có trách nhiệm nêu tại -2 không có mặt lúc kiểm tra hoặc khi không đảm bảo an toàn cho việc kiểm tra.
1.1.3 Xuất trình Giấy chứng nhận
Khi tiến hành thử và kiểm tra, tất cả các Giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp cho thiết bị nâng phải được xuất trình cho Đăng kiểm khi có yêu cầu.
1.1.4 Biên bản kiểm tra
Sau khi hoàn thành việc thử và kiểm tra, Đăng kiểm sẽ xác nhận vào “Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng phương tiện thủy nội địa” và lập biên bản kiểm tra.
1.1.5 Thông báo kết quả kiểm tra
1 Đăng kiểm phải thông báo kết quả kiểm tra cho Chủ tàu.
2 Khi nhận được yêu cầu sửa chữa của Đăng kiểm, Chủ tàu phải thực hiện các công việc sửa chữa theo hướng dẫn của Đăng kiểm và Đăng kiểm phải kiểm tra lại kết quả sửa chữa đó.
3 Biên bản kiểm tra nêu ở 1.1.4 phải được giữ trong một cặp tài liệu riêng và được bảo quản trên tàu để trình cho Đăng kiểm vào lần kiểm tra sau.
1.1.6 Kiểm tra lại
Trong trường hợp có bất kỳ một kiến nghị nào về việc kiểm tra được thực hiện theo Quy chuẩn này, Chủ tàu có thể gửi văn bản đến Đăng kiểm đề nghị kiểm tra lại.
1.2 Kiểm tra các thiết bị nâng
1.2.1 Các dạng kiểm tra
Các dạng kiểm tra thiết bị nâng được nêu dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu
(a) Kiểm tra lần đầu trong chế tạo (trước khi đưa vào sử dụng);
(b) Kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng không có sự giám sát chế tạo.
(2) Kiểm tra chu kì để duy trì hiệu lực của “Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng phương tiện thủy nội địa”
(a) Tổng kiểm tra hàng năm
(b) Thử tải
(3) Kiểm tra bất thường
1.2.2 Thời hạn kiểm tra
Thời hạn kiểm tra các thiết bị nâng phải phù hợp với các quy định dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành khi ấn định tải trọng làm việc an toàn lần đầu.
(2) Tổng kiểm tra hàng năm được thực hiện vào thời điểm không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc tổng kiểm tra hàng năm lần trước.
(3) Thử tải được thực hiện vào đợt kiểm tra lần đầu và vào thời điểm không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc lần thử tải trước.
(4) Kiểm tra bất thường được thực hiện khi thiết bị nâng phạm phải bất kỳ điều kiện nào sau đây tại các ngày không trùng với thời điểm kiểm tra chu kỳ.
(a) Khi bị hư hỏng nghiêm trọng các thành phần kết cấu và khi sửa chữa hoặc hoán cải.
(b) Khi quy trình nâng hàng, hệ cáp giằng, phương pháp vận hành và điều khiển có thay đổi lớn.
(c) Khi ấn định và đánh dấu lại tải trọng làm việc an toàn
1.2.3 Kiểm tra chu kỳ trước thời hạn
Có thể tiến hành kiểm tra chu kỳ trước thời hạn theo đề nghị của chủ tàu.
1.3 Kiểm tra lần đầu
1.3.1
Kiểm tra hồ sơ thiết kế
1 Trong đợt kiểm tra lần đầu, phải xác định rằng độ bền và kết cấu của thiết bị nâng dựa trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật đã trình Đăng kiểm duyệt phù hợp với Quy chuẩn.
2 Tại đợt kiểm tra lần đầu thiết bị nâng được chế tạo không qua giám sát của Đăng kiểm, phải xuất trình các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như đã nêu tại mục 1.1, chương 1, phần II - Quy định kỹ thuật. Tuy nhiên, có thể miễn một vài bản vẽ và tài liệu đã nêu trên sau khi xem xét hồ sơ kiểm tra trước đây và các Giấy chứng nhận đi kèm theo chúng (không do Đăng kiểm cấp) mà Chủ tàu xuất trình.
1.3.2 Kiểm tra khi chế tạo
1 Chất lượng của thiết bị nâng phải được kiểm tra và đảm bảo ở trạng thái tốt trong các quá trình từ (1) đến (4) dưới đây:
(1) Khi chế tạo và lắp đặt các thành phần kết cấu do Đăng kiểm chỉ định tại xưởng;
(2) Khi lắp đặt các thành phần kết cấu lên tàu;
(3) Khi lắp ráp hệ thống truyền động, kết thúc gia công các bộ phận quan trọng và khi thử tại xưởng, các thời điểm thích hợp trong quá trình sản xuất nếu cần thiết;
(4) Khi vật liệu, các bộ phận hoặc thiết bị được chế tạo tại các nhà máy khác.
2 Thiết bị nâng phải được kiểm tra và đảm bảo ở trạng thái tốt thông qua việc thử và kiểm tra sau:
(1) Việc thử theo quy định trong phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa" khi sử dụng vật liệu theo Quy chuẩn này;
(2) Việc thử theo quy định trong Phần 6B của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” khi thử liên kết hàn theo Quy chuẩn này;
(3) Kiểm tra không phá hủy theo quy định;
(4) Thử hệ thống truyền động tại xưởng;
(5) Thử hoạt động thiết bị nâng;
(6) Thử hoạt động thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ bao gồm thử phanh và thử ngắt hệ thống cung cấp năng lượng khi có trọng lượng thử bằng tải trọng làm việc an toàn (sau đây, được quy định tương tự cho các yêu cầu tại 1.4.1-1(2)(c), 1.4.2(2)(d) và 1.4.3(2)(d) và 1.4.4(2)(c).
1.4 Tổng kiểm tra hàng năm
1.4.1 Hệ cần trục dây giằng
1 Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm, các hạng mục nêu ở (1) dưới đây của hệ cần trục dây giằng phải được kiểm tra bằng mắt và phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Nếu kiểm tra bằng mắt nhận thấy không đảm bảo an toàn thì phải kiểm tra bổ sung các nội dung quy định trong mục (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Liên kết giữa các thành phần kết cấu và kết cấu thân tàu;
(c) Hệ thống truyền động;
(d) Thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ;
(e) Dấu quy định tải trọng làm việc an toàn và hiệu lực của các giấy chứng nhận liên quan;
(f) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử dụng trên tàu.
(2) Các hạng mục kiểm tra bổ sung để đảm bảo an toàn:
(a) Kiểm tra chiều dày thành phần kết cấu, thử không phá hủy và tháo kiểm tra các giá đỉnh cột, giá cổ ngỗng và các chốt chân cần;
(b) Tháo kiểm tra hệ thống truyền động;
(c) Thử hoạt động thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ.
2 Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm lần thứ 5, tính từ thời điểm hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc lần tháo kiểm tra trước đó, phải tháo kiểm tra các giá đỉnh cột, giá cổ ngỗng và các chốt chân cần.
1.4.2 Cần trục
Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm, các hạng mục nêu ở (1) dưới đây của cần trục phải được kiểm tra bằng mắt và phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Nếu cần thiết để đảm bảo an toàn thì phải kiểm tra các nội dung quy định trong mục (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Đối với các cần trục cố định: liên kết giữa các thành phần kết cấu và kết cấu thân tàu;
(c) Đối với cần trục chạy trên ray: các đường ray, đệm giảm chấn và liên kết giữa các cơ cấu của chúng và kết cấu thân tàu;
(d) Hệ thống truyền động;
(e) Thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ;
(f) Dấu quy định tải trọng làm việc an toàn và hiệu lực của các giấy chứng nhận liên quan;
(g) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử dụng trên tàu.
(2) Các hạng mục kiểm tra nếu cần thiết để đảm bảo an toàn:
(a) Kiểm tra chiều dày thành phần kết cấu, thử không phá hủy và tháo kiểm tra các ổ đỡ;
(b) Kiểm tra bên trong cột, chân cần, độ cứng của cần;
(c) Tháo kiểm tra thiết bị truyền động;
(d) Thử hoạt động thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ.
1.4.3 Cầu xe
Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm cầu xe, các nội dung nêu ở (1) dưới đây của cầu xe phải được kiểm tra chi tiết bằng mắt và phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Nếu cần thiết để đảm bảo an toàn thì phải kiểm tra cả nội dung nêu ở (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Liên kết giữa các thành phần kết cấu và kết cấu thân tàu;
(c) Liên kết giữa kết cấu hãm và kết cấu thân tàu;
(d) Thiết bị kín nước hoặc kín thời tiết của cầu xe nếu chúng được sử dụng như các cửa kín nước hoặc kín thời tiết khi đóng;
(e) Hệ thống truyền động;
(f) Thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ;
(g) Dấu quy định tải trọng làm việc an toàn và hiệu lực của các Giấy chứng nhận liên quan;
(h) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử dụng trên tàu.
(2) Nội dung kiểm tra nếu cần thiết để đảm bảo an toàn:
(a) Đo chiều dày các tấm, tháo kiểm tra chốt nâng, thử không phá hủy;
(b) Đối với cầu xe được sử dụng như các cửa kín nước hoặc kín thời tiết khi đóng thì phải thử vòi rồng hoặc thử kín khí;
(c) Tháo kiểm tra hệ thống truyền động;
(d) Thử hoạt động thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ.
1.4.4 Máy nâng hàng
1 Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm máy nâng hàng các nội dung nêu ở (1) phải kiểm tra chi tiết bằng mắt và đảm bảo ở trạng thái tốt. Nếu cần thiết để đảm bảo an toàn phải kiểm tra các nội dung nêu ở (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Liên kết giữa các phần giữ máy nâng hàng và kết cấu thân tàu;
(c) Liên kết giữa thiết bị nâng/hạ của máy nâng hàng và kết cấu thân tàu;
(d) Hệ thống truyền động;
(e) Thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ;
(f) Dấu quy định tải trọng làm việc an toàn và hiệu lực của các Giấy chứng nhận liên quan;
(g) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử dụng trên tàu.
(2) Nội dung kiểm tra nếu cần thiết để đảm bảo an toàn:
(a) Đo chiều dày các tấm, tháo kiểm tra ắc đỉnh cột, thử không phá hủy;
(b) Tháo kiểm tra hệ thống truyền động;
(c) Thử hoạt động thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ.
2 Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm, với các thiết bị nâng khác sử dụng để xếp dỡ hàng và các vật dụng khác, phải kiểm tra bằng mắt và đảm bảo chúng ở trạng thái tốt.
1.4.5 Các chi tiết tháo được
1 Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm các chi tiết tháo được, phải kiểm tra bằng mắt và đảm bảo rằng các hạng mục nêu từ (1) đến (3) dưới đây ở trạng thái tốt. Nếu cần thiết để đảm bảo an toàn thì các hạng mục nêu ở (2) phải được tháo ra để kiểm tra:
(1) Dây cáp trên toàn bộ chiều dài của chúng;
(2) Puli làm hàng, xích, khuyên treo, móc trục, ma ní, mắt xoay, dầm ngang nâng hàng, kẹp cáp, gàu ngạm hàng kiểu vít, nam châm nâng hàng, khung cẩu công te nơ;
(3) Dấu quy định tải trọng làm việc an toàn, các dấu hiệu phân biệt khác và hiệu lực của các Giấy chứng nhận liên quan.
2 Trường hợp sửa chữa hoặc thay thế cục bộ chi tiết tháo được không trùng với thời gian kiểm tra chu kỳ thì có thể chấp nhận kết quả kiểm tra thông thường của thuyền trưởng hoặc những người có thẩm quyền khác. Trong trường hợp này người tiến hành kiểm tra trên phải lập biên bản theo các mục từ (1) đến (6) dưới đây đối với các chi tiết tháo được được thay thế trong Biên bản kiểm tra các chi tiết tháo được và phải trình Biên bản kiểm tra này và các Giấy chứng nhận liên quan của chi tiết tháo được cho Đăng kiểm để xác nhận vào đợt kiểm tra chu kỳ hoặc bất thường sau đó.
(1) Tên của chi tiết và ký hiệu nhận dạng;
(2) Vị trí lắp đặt;
(3) Tải trọng làm việc an toàn của chi tiết tháo được;
(4) Tải trọng thử của chi tiết tháo được;
(5) Ngày sửa chữa, thay mới và ngày bắt đầu sử dụng;
(6) Lý do thay mới hoặc sửa chữa.
1.5 Thử tải
1 Trong mỗi lần thử tải, thiết bị nâng phải được kiểm tra bằng cách treo vật thử loại di chuyển được hoặc tải trọng có khối lượng tối thiểu bằng tải trọng thử nêu ở -2 và cách thử nêu ở -3 hoặc -4 tùy theo loại thiết bị nâng và phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Tuy nhiên, đối với các chi tiết tháo được thì việc xác nhận nội dung Giấy chứng nhận kết quả thử của chúng có thể thay thế cho việc thử tải.
2 Tải trọng dùng để thử tải phải phù hợp với các yêu cầu từ mục (1) đến (3) dưới đây, tùy theo loại thiết bị nâng:
(1) Tải trọng thử dùng cho thiết bị nâng và cầu xe phải theo chỉ dẫn nêu ở Bảng III.1 tùy theo tải trọng làm việc an toàn.
(2) Tải trọng thử cho các chi tiết tháo được, trừ dây cáp, phải tuân theo chỉ dẫn nêu ở Bảng III.2 tùy theo tải trọng làm việc an toàn.
(3) Tải trọng thử cho dây cáp phải thỏa mãn công thức sau:
T ≥ W.f
Trong đó:
T: Tải trọng thử cho dây cáp (t)
W: Tải trọng làm việc an toàn của dây cáp (t)
f: Hệ số an toàn cho trong mục 5.3.1(5) hoặc 5.3.2(3) Chương 5 Phần II - Quy định kỹ thuật
Bảng III.1 - Tải trọng thử cho thiết bị nâng và cầu xe
Tải trọng làm việc an toàn (SWL) (t)
Tải trọng thử (t)
SWL < 20
1,25 x SWL
20 ≤ SWL ≤ 50
SWL + 5
50 < SWL
1,1 x SWL
Bảng III.2 - Tải trọng thử cho chi tiết tháo được
Tên chi tiết
Tải trọng làm việc an toàn (SWL) (t)
Tải trọng thử (t)
Cụm
Puli đơn không có khớp xoay
4 x SWL
Puli đơn có khớp xoay
6 x SWL
Cụm nhiều puli
SWL
≤ 25
2 x SWL
25 < SWL ≤ 160
(0,933 x SWL) +27
160 < SWL
1,1 x SWL
Xích, móc, ma ní, khuyên, mắt nối, mắt xoay, kẹp cáp và chi tiết tương tự
SWL
≤ 25
2 x SWL
25 < SWL
(1,22 x SWL) + 20
Xà treo tải, nam châm nâng hàng, võng nâng hàng và các chi tiết tương tự
SWL ≤ 10
2 x SWL
10 < SWL ≤ 160
(1,04 x SWL) + 9,6
160 < SWL
1,1 x SWL
3 Đối với thiết bị nâng có tải trọng làm việc an toàn được ấn định lần đầu, phương pháp thử tải phải phù hợp với các yêu cầu từ (1) đến (5) sau đây:
(1) Hệ cần trục dây giằng
(a) Đối với hệ cần trục dây giằng tạt ngang, tải trọng thử phải được di chuyển quay trong phạm vi làm hàng ở góc cho phép nhỏ nhất và phải nâng, hạ tại một số vị trí trong phạm vi làm hàng.
(b) Đối với hệ cần trục dây giằng kiểu quay, ngoài quy định ở (a), thân cần còn phải được treo trọng lượng thử ở vị trí cần với ra ngoài mạn tàu và cần ở vị trí đường dọc tâm tàu.
(c) Đối với hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi, tải trọng thử phải được di chuyển trong phạm vi làm hàng với chiều cao nâng hàng cho phép hoặc góc lớn nhất giữa hai dây cáp nâng hàng.
(2) Cần trục
(a) Đối với cần trục trụ quay, tải trọng thử phải được quay trong phạm vi làm hàng ở bán kính quay lớn nhất và phải được nâng/hạ tại một số vị trí trong phạm vi làm hàng.
(b) Đối với cần trục chạy trên ray, thiết bị treo tải trọng thử phải di chuyển theo phương ngang trong phạm vi làm hàng và phải nâng/hạ tải trọng thử tại một số vị trí trong phạm vi làm hàng.
(c) Đối với thiết bị nâng chạy trên ray, thiết bị nâng có treo tải trọng thử phải di chuyển trong phạm vi làm hàng giữa hai đầu cầu và tải trọng thử phải được nâng/hạ tại một số vị trí.
(3) Máy nâng hàng
Đối với máy nâng hàng chạy trên ray thì tải trọng thử phải được đặt tại các vị trí có điều kiện làm việc nặng nề nhất, có tính đến tải trọng phụ. Máy nâng phải di chuyển giữa các điểm dừng và phải nâng, hạ trong toàn bộ hành trình di chuyển.
(4) Cầu xe
Đối với cầu xe thì tải trọng thử phải được đặt tại những vị trí làm việc nặng nề nhất trong những điều kiện chịu tải khi thiết kế và phải đo độ võng của nó. Nếu điều kiện cho phép thì phải bố trí một ô tô có khối lượng tương ứng với tải trọng làm việc an toàn chạy trên cầu xe.
(5) Đối với các chi tiết tháo được, tải trọng thử phải được đặt theo phương pháp theo quy định.
4 Đối với thiết bị nâng khác với mục -3 trên, thì phương pháp thử tải phải phù hợp với quy định (1) hoặc (2) dưới đây:
(1) Phải thực hiện việc thử tải quy định ở -3(1), (2), (3) hoặc (4).
(2) Có thể áp dụng các thiết bị tạo lực bằng thủy lực hoặc lực kế được định vị an toàn và phù hợp với phương pháp theo quy định, làm tải trọng thử.
1.6 Chứng nhận, đóng dấu
1.6.1 Quy định chung
Các yêu cầu trong phần này áp dụng cho việc chứng nhận, đóng dấu các thiết bị nâng.
1.6.2 Quy định tải trọng làm việc an toàn
1 Quy định chung
Đăng kiểm quy định tải trọng làm việc an toàn cho các thiết bị nâng đã được kiểm tra và thử tải thỏa mãn quy định 1.1 đến 1.5 trên.
2 Tải trọng khác với tải trọng làm việc an toàn
Theo yêu cầu của Chủ tàu, Đăng kiểm có thể quy định những tải trọng nêu ở (1) đến (2) dưới đây ngoài tải trọng làm việc an toàn phù hợp với quy định ở -1 trên:
(1) Tải trọng tối đa tương ứng với góc nhỏ hơn góc tối thiểu cho phép đối với hệ cần trục dây giằng.
(2) Tải trọng tối đa tương ứng với tầm với vượt quá tầm với tối đa cho phép đối với cần trục quay.
3 Quy định cho hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi
(1) Việc quy định tải trọng làm việc an toàn cho hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi là xác định tải trọng làm việc an toàn và góc lớn nhất giữa hai dây nâng hàng hoặc tải trọng làm việc an toàn và chiều cao nâng cho phép (khoảng cách thẳng đứng giữa vị trí cao nhất của kết cấu trên boong thượng có miệng hầm hàng và tấm mã tam giác hoặc khuyên tròn bắt với dây cáp nâng hàng).
(2) Góc lớn nhất tạo bởi hai dây cáp nâng hàng quy định trong (1) trên không được vượt quá 120°.
1.6.3 Đóng dấu tải trọng làm việc an toàn
1 Đóng dấu cho thiết bị nâng và cầu xe
(1) Trên thiết bị nâng và cầu xe, tải trọng làm việc an toàn, góc nghiêng nhỏ nhất cho phép, tầm với tối đa và các điều kiện hạn chế khác xác định theo 1.6.2 phải được đóng dấu phù hợp với các yêu cầu từ (a) đến (c) dưới đây:
(a) Hệ cần trục dây giằng
Tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần phải có dấu của Đăng kiểm, dấu quy định tải trọng làm việc an toàn, góc nhỏ nhất cho phép.
(b) Cần trục quay
Tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần hoặc vị trí tương tự phải có dấu của Đăng kiểm, dấu quy định tải trọng làm việc an toàn, tầm với lớn nhất.
(c) Thiết bị nâng và cầu xe
Tại vị trí dễ thấy, ít bị va chạm, phải có dấu của Đăng kiểm, tải trọng làm việc an toàn.
(2) Nếu hệ cần trục dây giằng và cần trục quay có các tải trọng làm việc an toàn khác được chấp nhận theo các quy định nêu ở 1.6.2-2 thì phải có đủ các dấu đóng quy định từng tổ hợp tương ứng, theo các yêu cầu trong (1).
(3) Đối với thiết bị nâng sử dụng gàu ngoạm, dầm nâng hàng, lưới nâng hàng, nam châm nâng hàng và chi tiết tháo được tương đương khác có quy định tải trọng hàng tối đa, không kể trọng lượng bản thân, thì phải đóng dấu tương ứng với các điều kiện làm việc.
(4) Dấu đóng phải được sơn bằng sơn chống gỉ và viền khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(5) Ngoài việc đóng dấu theo quy định ở mục (1), (2) và (3), các dấu tương tự (trừ dấu ấn chỉ Đăng kiểm) phải được đóng tại những vị trí dễ thấy có sơn phủ v.v... Trong trường hợp này, kích thước của chữ phải có chiều cao không nhỏ hơn 77 mm.
(6) Đối với những thiết bị nâng không quy định tải trọng làm việc an toàn, phải đóng dấu hạn chế tải trọng sử dụng dưới 1 tấn.
2 Đóng dấu cho các chi tiết tháo được
(1) Trên chi tiết tháo được, trừ dây cáp thép và cáp thảo mộc, phải đóng dấu tải trọng thử, tải trọng làm việc an toàn và các dấu hiệu phân biệt vào vị trí dễ thấy và không gây bất lợi cho cả độ bền và sự hoạt động của chúng. Trên gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, khung nâng công te nơ và các chi tiết tương đương khác, phải đóng thêm dấu trọng lượng bản thân của chúng.
(2) Các dấu đóng phải được sơn chống gỉ và đóng khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(3) Mặc dù các yêu cầu trong mục (1), gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, võng nâng hàng và các chi tiết tương đương khác, phải đóng thêm dấu tải trọng làm việc an toàn, trọng lượng bản thân của chúng có sơn phủ. Trong trường hợp này, kích thước của chữ phải có chiều cao không nhỏ hơn 77 mm.
1.7 Thủ tục cấp và hồ sơ Đăng kiểm
1.7.1 Thủ tục về cấp giấy chứng nhận thiết bị tuân theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT - Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.7.2 Các hồ sơ Đăng kiểm cấp cho thiết bị tuân theo Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT - Quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa, bao gồm:
- Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng phương tiện thủy nội địa (Mẫu CH-1-S, Phụ lục 48) của Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT.
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp sử dụng trên phương tiện thủy nội địa (Mẫu TK08-TNĐ, Phụ lục 50) của Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT.
- Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng trên phương tiện thủy nội địa (Mẫu SCP, Phụ lục 51) của Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT.
- Giấy chứng nhận thử sản phẩm công nghiệp sử dụng trên phương tiện thủy nội địa (Mẫu SCP, Phụ lục 52) của Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT.
1.8 Bảo quản hồ sơ Đăng kiểm
1.8.1 Quy định chung
Các hồ sơ do Đăng kiểm cấp và hướng dẫn sử dụng thiết bị nâng và cầu xe phải được bảo quản trên tàu hoặc do người có trách nhiệm của Chủ tàu giữ trong trường hợp tàu được kéo không có thuyền viên.
1.8.2 Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng nêu ở 1.8.1 phải ghi các hạng mục quan trọng cần cho sự hoạt động và bảo dưỡng thiết bị nâng và cầu xe bao gồm những hạng mục từ (1) đến (8) dưới đây:
(1) Bố trí chung của thiết bị nâng, cầu xe;
(2) Bản vẽ bố trí chung của các chi tiết tháo được;
(3) Danh mục chi tiết tháo được;
(4) Điều kiện thiết kế (kể cả tải trọng làm việc an toàn, tốc độ gió, nghiêng dọc và nghiêng ngang của tàu);
(5) Danh mục vật liệu;
(6) Hướng dẫn sử dụng (bao gồm cả chức năng của hệ thống an toàn và hệ thống bảo vệ);
(7) Quy trình thử tải;
(8) Quy trình bảo dưỡng và kiểm tra.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1 Trách nhiệm của chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng
1.1.1 Trách nhiệm của chủ tàu
Các chủ tàu có trách nhiệm:
Thực hiện đầy đủ các quy định về đăng kiểm thiết bị nâng nêu trong Quy chuẩn này khi thiết bị nâng được chế tạo mới mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác để đảm bảo và duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1.1.2 Trách nhiệm của các cơ sở thiết kế
Các cơ sở thiết kế thiết bị nâng, bao gồm thiết kế đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa thiết bị nâng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.
1.1.3 Trách nhiệm của các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng
Các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa và sửa chữa thiết bị nâng có trách nhiệm chịu sự kiểm tra giám sát của Đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa và sửa chữa thiết bị nâng.
1.2 Trách nhiệm của Đăng kiểm
Đăng kiểm có trách nhiệm:
(1) Thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải và phục hồi/hiện đại hóa thiết bị nâng theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định có liên quan khác của pháp luật;
(2) Kiểm tra, giám sát kỹ thuật đối với thiết bị nâng trong chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và đối với các thiết bị nâng trong khai thác theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định có liên quan khác của pháp luật;
(3) Căn cứ yêu cầu thực tế, Đăng kiểm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này hàng năm hoặc theo thời hạn quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1 Đăng kiểm có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của Quy chuẩn này.
1.2 Áp dụng quy chuẩn
1 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến phương tiện thủy nội địa thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
2 Khi các tài liệu viện dẫn của Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo nội dung của văn bản mới.
PHỤ LỤC A - CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
A.1 - Thuật ngữ và hình vẽ minh họa
A.1.1 - Cần trục dây giằng đơn, loại nhẹ (Xem hình - A.1.1)
1. Cột
2. Giá đỡ chân cần
3. Giá treo puli của cáp nâng cần, đỉnh cột
4. Cần
5. Mã bắt cáp nâng cần và puli của cáp nâng hàng
6. Mã bắt cáp quay cần
7. Chạc chân cần
8. Trụ đỡ chân cần
9. Ổ quay của puli dẫn hướng cáp nâng hàng chân cần.
10. Mã treo puli của cáp nâng cần
11. Tời nâng hàng
12. Cáp nâng hàng
13. Puli dẫn hướng cáp nâng hàng
14. Chi tiết dẫn hướng cáp nâng hàng
15. Puli của cáp nâng hàng, đầu cần
16. Khuyên đầu cáp
17. Maní
18. Mắt xoay
19. Móc cẩu
20. Xích giằng của cáp nâng cần
21. Tấm tam giác
22. Đầu kéo nhả khớp của tời nâng hàng (sử dụng khi nâng không tải)
23. Cáp nâng cần (không sử dụng khi cần mang tải)
24. Cáp nâng cần cố định.
25. Puli của cáp nâng cần, đầu cột
26. Puli dẫn hướng cáp nâng cần trên boong (có thể sử dụng một puli mở nách)
27. Palăng quay cần
28. Tời quay cần
29. Cáp quay cần
30. Cụm puli của palăng quay cần, phía dưới
31. Cụm Puli của palăng quay cần, phía trên
32. Khớp xoay
33. Cáp quay cần, cố định
34. Khuyên đầu cáp
35. Mã bắt trên boong
Hình - A.1.1
A.1.2 - Cần trục dây giằng đơn, loại trung (Xem hình - A.1.2)
1. Cột
2. Giá đỡ chân cần
3. Giá treo cụm puli của palăng nâng cần, đỉnh cột
4. Cần
5. Mã bắt cụm puli của palăng nâng cần và palăng nâng hàng, đầu cần
6. Mã bắt cáp quay cần
7. Chạc chân cần
8. Trụ đỡ chân cần
9. Ổ quay của puli dẫn hướng cáp nâng hàng
10. Mã treo cụm puli của palăng nâng cần, đỉnh cột
11. Tời nâng hàng
12. Cáp nâng hàng
13. Puli dẫn hướng cáp nâng hàng, chân cần
14. Puli dẫn hướng trên boong
15. Cụm puli của palăng nâng hàng, phía trên
16. Khuyên đầu cáp
17. Maní
18. Cụm puli của palăng nâng hàng, phía dưới
19. Tấm nối
20. Maní thẳng
21. Palăng nâng hàng
22. Tời nâng cần gián tiếp (không sử dụng khi cần mang tải)
23. Cáp dẫn động tời nâng cần
24. Cáp nâng cần cố định
25. Cụm puli của palăng nâng cần, đỉnh cột
26. Cụm puli của palăng nâng cần, đầu cần
27. Palăng nâng cần
28. Tời quay cần
29. Cáp quay cần
30. Cụm puli của palăng quay cần, phía dưới
31. Cụm puli của palăng quay cần, phía trên
32. Khớp xoay
33. Cáp quay cần cố định
34. Khuyên đầu cáp
35. Mã bắt trên boong
36. Palăng quay cần.
Hình - A.1.2
A.1.3 - Cần trục dây giằng đơn, loại nặng (Xem hình - A.1.3)
1. Cột cổng
2. Xà ngang
3. Giá treo puli dẫn hướng cáp nâng hàng, đỉnh cột
4. Giá treo cụm puli của palăng nâng cần, đỉnh cột
5. Giá treo puli dẫn hướng cáp nâng cần, đỉnh cột
6. Cột đỡ chân cần
7. Cần
8. Mã bắt palăng nâng cần, đầu cần
9. Mã bắt palăng nâng hàng, đầu cần
10. Chạc chân cần
11. Trụ đỡ chân cần
12. Tời nâng hàng
13. Cáp nâng hàng
14. Puli dẫn hướng cáp nâng hàng, đỉnh cột
15. Mã treo puli dẫn hướng cáp nâng hàng
16. Puli xuyên cần
17. Maní
18. Cụm puli của palăng nâng hàng, phía trên
19. Cụm puli của palăng nâng hàng, phía dưới
20. Khớp xoay
21. Móc treo kép
22. Palăng nâng hàng
23.
Tời nâng cần (cũng sử dụng để quay cần)
24. Cáp nâng cần
25 Puli dẫn hướng cáp nâng cần, đỉnh cột
26. Mã treo puli dẫn hướng cáp nâng cần
27. Cụm puli của palăng nâng cần, phía dưới
28. Tấm tam giác bắt palăng nâng cần
29. Mắt xoay
30. Mã treo cụm puli của palăng nâng cần
31. Chạc nối kép
32. Cụm puli của palăng nâng cần, phía trên
33. Palăng quay và nâng cần
Hình - A.1.3
A.1.4 - Cần trục dây giằng làm việc ghép đôi (Xem hình - A.1.4)
1. Cột cổng
2. Xà ngang
3. Cần hầm
4. Cần mạn
5. Trụ đỡ chân cần
6. Mã đầu cần
7. Tời nâng hàng
8. Cáp nâng hàng
9. Tấm tam giác bắt cáp nâng hàng
10. Móc nâng hàng
11. Cáp treo hàng
12. Cáp nâng cần cố định
13. Mã treo puli cáp nâng cần, đỉnh cột
14. Palăng giằng đầu cần
15. Cáp giằng mạn
16. Palăng quay cần
17. Cáp quay cần, phía trên
18. Cáp quay cần, phía dưới
19. Mấu cột cáp
20. Mã bắt trên boong
Hình - A.1.4
A.1.5 - Cần trục quay trên boong (Xem hình - A.1.5)
1. Cột
2. Bích liên kết bulông
3. Cột phía dưới, cố định
4. Thân cần trục
5. Vành mâm quay
6. Buồng điều khiển
7. Cần
8. Chốt chân cần
9. Xilanh nâng cần
10. Cáp nâng hàng
11. Puli của cáp nâng hàng, đầu cần
12. Puli của cáp nâng hàng, đỉnh cột
13. Tời nâng hàng
14. Khuyên đầu cáp
15. Maní
16. Mắt xoay
17. Khuyên treo
18. Móc cẩu
Hình - A.1.5
A.1.6 - Cần trục quay trên cột cố định (Xem hình - A.1.6)
1. Cần kết cấu dàn
2. Cần kết cấu ống lồng
3. Chốt chân cần
4. Cơ cấu nâng cần
5. Cáp nâng cần
6. Thanh giằng của cần dàn
7. Xi lanh nâng cần
8. Đầu cần
9. Đoạn cần giữa
10. Đoạn cần dưới (cơ sở)
11. Đoạn cần trên
12. Mối nối cần
13. Hạn vị nâng cần
14. Cần phụ
15. Cabin điều khiển
16. Đối trọng
17. Palăng nâng cần
18. Giá chữ A
19. Cụm puli móc cẩu
20. Cột cái
21. Tời nâng chính
22. Cáp nâng chính
23. Đối trọng cáp
24. Cột đỡ cố định
25. Cáp nâng cần, cố định
26. Mâm quay
27.
Tời nâng phụ
28. Cáp nâng phụ
Hình
- A.1.6
A.1.7 - Cần trục nổi (Xem hình - A.1.7)
1. Pông tông
2. Buồng lái
3. Cần chính
4. Gối đỡ cần chính
5. Thanh giằng cần chính
6. Cơ cấu dẫn hướng thanh giằng cần chính.
7. Cáp nâng cần chính
8. Giá nâng cần chính
9. Gối đỡ giá nâng cần chính
10. Palăng nâng cần chính
11. Cụm puli cố định của palăng nâng cần chính
12. Tời nâng cần chính
13. Móc cẩu chính
14. Cụm puli của palăng nâng móc chính, phía dưới
15. Palăng nâng móc chính
16. Cụm puli của palăng nâng móc chính, phía trên
17. Cáp nâng móc chính
18. Tời nâng móc chính
19. Cần phụ
20. Cáp nâng cần phụ, cố định
21. Giá nâng cần phụ
22. Cáp nâng cần phụ
23. Cụm puli cố định của palăng nâng cần phụ
24. Mã đỡ cáp nâng cần phụ trên boong
25. Trục đỡ cáp nâng cần phụ trên boong
26. Palăng nâng cần phụ
27. Tấm có quai móc
28. Tời nâng cần phụ
29. Móc cẩu phụ 1.
30. Cụm puli phía dưới của palăng nâng móc phụ 1.
31. Palăng nâng móc phụ 1
32. Cụm puli phía trên của palăng nâng móc phụ 1
33. Puli dẫn hướng cáp nâng móc phụ 1
34. Cáp nâng móc phụ 1
35. Tời nâng móc phụ 1
36. Cáp nâng móc phụ 2
37. Cáp nâng móc phụ 2
38. Tời nâng móc phụ 2
39. Cơ cấu ngăn ngừa lật cần phụ ra phía sau
Hình - A.1.7
A.2 - Yêu cầu an toàn trong sử dụng thiết bị nâng
2.1 Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các máy, thiết bị,... có yêu cầu về an toàn theo quy định của Nhà nước đều phải kiểm tra và thử theo các quy định của Quy chuẩn.
2.2 Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm tra, thử và có giấy chứng nhận đang còn thời hạn. Không được phép sử dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua kiểm tra, thử và chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng.
2.3 Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và được cấp giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo.
2.4 Người điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.
2.5 Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng làm việc an toàn (SWL) của thiết bị nâng.
2.6 Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng được đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.
2.7 Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
2.8 Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn sức nâng của thiết bị nâng đó. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.
2.9 Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:
- Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động;
- Người ở trong bán kính quay của thiết bị nâng;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc cẩu kép;
- Nâng tải bị các vật khác đè lên hoặc liên kết bằng bulông với các vật khác;
- Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên;
- Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;
- Nâng tải lớn hơn tải trọng làm việc an toàn tương ứng với tầm với của thiết bị nâng;
- Cẩu với, kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
2.10 Cấm người ở trên hành lang của thiết bị nâng khi chúng đang hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên thiết bị nâng khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật v.v...).
2.11 Đơn vị sử dụng phải quy định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị nâng. Tín hiệu sử dụng phải được quy định cụ thể và không thể lẫn được với các hiện tượng khác ở xung quanh.
2.12 Khi người sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải phải bố trí người đánh tín hiệu.
2.13 Khi nâng, chuyển tải ở gần thiết bị và chướng ngại vật, phải đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị... và những người ở gần chúng.
2.14 Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.
2.15 Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
2.16 Trước khi hạ tải xuống sàn hoặc hầm tàu... phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang từ 3 vòng trở lên, thì mới được phép nâng, hạ tải.
2.17 Phải ngừng ngay hoạt động của thiết bị nâng khi:
- Thanh cần bị uốn hoặc xoắn;
- Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;
- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát hiện móc, cáp, puly, tang bị mòn quá giới hạn cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;
- Các thiết bị an toàn và ngắt cuối được bố trí theo thiết kế bị hỏng;
- Tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng bị hỏng;
- Hư hỏng hoặc có tiếng gõ không bình thường trong các cơ cấu hoạt động của thiết bị nâng;
- Quá thời hạn kiểm tra chu kỳ của Quy chuẩn;
- Các hư hỏng bất kỳ khác có thể là nguyên nhân gây nên tai nạn cho thiết bị nâng.
2.18 Khi bốc, xếp tải lên tàu phải đảm bảo độ ổn định của tàu.
2.19 Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
2.20 Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá giới hạn cho phép.
2.21 Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của thiết bị nâng, phải có biện pháp đảm bảo an toàn.
Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng phải tiến hành kiểm tra và thử thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng.
A.3 - Tiêu chuẩn loại bỏ kết cấu kim loại
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Kết cấu kim loại
Biến dạng, nứt
Bất kỳ sự biến dạng và nứt nào.
2. Kết cấu kim loại
Hao mòn
- Chiều dày tấm:
+ Giảm 10% chiều dày tại mọi điểm;
+ Giảm 20% tại các khu vực bị hao mòn cục bộ, các khu vực này chỉ là một phần nhỏ của mặt cắt ngang của kết cấu.
- Mặt cắt:
+ Giảm 10% diện tích mặt cắt ngang đối với các bộ phận quan trọng trong trường hợp sự hao mòn phân bố đều trên mặt cắt ngang xem xét.
+ Giảm 20% cục bộ khi mặt cắt xem xét chỉ là bộ phận kết cấu phụ.
- Các bộ phận có mặt cắt ngang hình tròn:
+ Giảm 3% đường kính tại mọi điểm trên các mặt cắt giống nhau.
+ Giảm 5% cục bộ.
A.4 - Tiêu chuẩn loại bỏ mâm quay
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào.
2. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Vết nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
3. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Rỗ
Bất kỳ vết rỗ nào.
4. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Mài mòn
Theo quy định của Nhà chế tạo.
5. Các bulông liên kết vành mâm quay.
Cắt chân ren hoặc biến dạng
Bất kỳ vết cắt chân ren hoặc biến dạng nào.
6. Vành răng - bánh răng
Biến dạng, nứt
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào.
7. Vành răng - bánh răng
Mài mòn
Theo quy định của Nhà chế tạo.
A.5 - Tiêu chuẩn loại bỏ trụ đỡ chân cần, chốt chân cần
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Trụ đỡ chân cần, chốt chân cần.
Biến dạng, nứt
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào.
2. Trụ đỡ chân cần, chốt chân cần.
Hao mòn
Hao mòn lớn hơn 2% đường kính ban đầu hoặc theo quy định của nhà chế tạo.
A.6 - Tiêu chuẩn loại bỏ các chi tiết và thiết bị của các cơ cấu
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Động cơ điện
Điện trở cách điện nhỏ
Có điện trở cách điện nhỏ hơn 1 MΩ.
2. Bơm nguồn thủy lực
Mòn các buồng nén
Buồng bơm bị mòn nhiều, hiệu suất thể tích nhỏ hơn 0,70.
3. Động cơ thuỷ lực
Mòn các buồng nén
Các buồng làm việc bị mòn nhiều, hiệu suất thể tích nhỏ hơn 0,70.
4. Hộp giảm tốc.
Biến dạng, nứt
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào;
Theo quy định của nhà chế tạo.
5. Tang tời và bệ đỡ của nó
Biến dạng, nứt.
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào;
Theo quy định của nhà chế tạo.
6. Phanh
- Dính dầu
- Mòn
Đai phanh và má phanh bị dầu bẩn;
Theo quy định của nhà chế tạo.
7. Các thiết bị liên quan: các ống dẫn thủy lực, dây dẫn điện và thiết bị điều khiển, an toàn, van...
Không thỏa mãn các tiêu chuẩn liên quan mà thiết bị được áp dụng.
A.7 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây xích treo hàng
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Xích / Mắt cuối
Mòn
Mòn trên 5% tính theo đường kính
2. Xích và mắt nối
Giãn dài.
Giãn dài trên 3% đo trên chiều dài 10 - 20 mắt xích.
3. Xích / mắt cuối
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng xoắn hoặc uốn nào của mắt cuối.
4. Xích / mắt cuối
Vết cắt, khía, rãnh.
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh có cạnh sắc nào.
5. Xích / Mắt cuối
Vết nứt
Bất kỳ vết nứt nào
6. Xích / Mắt cuối
Gỉ
Bất kỳ chỗ gỉ nào thành lỗ sâu hoặc gỉ quá 5% đường kính.
7. Xích và mắt nối
Xoắn
Loại bỏ dây xích treo hàng bị xoắn quá nửa vòng trên chiều dài 4 m.
A.8 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi tự nhiên
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dây cáp
Cơ khí
Mọi khuyết tật nhìn thấy được
2. Dây cáp
Cháy
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do cháy
3. Dây cáp
Hóa chất
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất
4. Dây cáp
Mốc hoặc mục
Bất kỳ sự mốc hoặc mục nào
5. Dây cáp
Giòn
Bất kỳ sự giòn nào của sợi cáp
6. Mắt nối đầu cáp
Lỏng
Bất kỳ sự lỏng nào của mắt nối đầu cáp.
A.9 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi nhân tạo
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dây cáp
Hư hỏng cơ khí
Bất kỳ sự hư hỏng cơ khí nào nhìn thấy bằng mắt thường
2. Dây cáp
Đứt sợi
Bất kỳ sự đứt nào trên thân hoặc mắt nối đầu cáp
3. Dây cáp
Cháy
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do cháy
4. Dây cáp
Hóa chất
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất
5. Dây cáp
Hỏng do ma sát
Bất kỳ sự hư hỏng nào do ma sát
6. Dây cáp
Nhiễm bẩn do dầu và mỡ gây ra
Bất kỳ sự nhiễm bẩn nào do dầu và mỡ gây ra.
A.10 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi thép
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dây cáp
Đứt
1. Nếu biết số lượng sợi cáp:
a/ Đứt 5% số sợi trên chiều dài = 10 lần đường kính.
b/
Đứt lớn hơn 3 sợi liền nhau.
2. Nếu không biết số lượng sợi cáp:
a/ Đứt 5 sợi ở chiều dài = 5 lần đường kính.
b/ Đứt lớn hơn 3 sợi liền nhau.
3. Đứt một tao dây.
2. Dây cáp
Xoắn
Bất kỳ sự xoắn vĩnh cửu nào
3. Dây cáp
Hao mòn
Mặt cắt của các sợi cáp thép bên ngoài bị giảm 40% do mòn hoặc gỉ.
4. Dây cáp
Giảm đường kính
-
1,2 mm đối vớt cáp Ф < 19 mm;
-
1,6 mm đối với cáp Ф = 19 mm đến < 32 mm;
- 2,4 mm đối với cáp Ф = 32 mm đến < 38 mm;
- 3,2 mm đối với cáp Ф = 38 mm đến < 51 mm;
- 4,0 mm đối với cáp Ф > 51 mm.
5. Dây cáp
Hỏng do nhiệt
Bất kỳ sự hỏng nào do nhiệt gây ra.
6. Dây cáp
Ăn mòn bên trong
Bất kỳ sự ăn mòn bên trong nào.
7. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác.
Biến dạng/Hư hỏng
Tất cả các biến dạng hoặc hư hỏng sâu dưới bề mặt.
8. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác.
Lỏng
Tất cả các chi tiết hoặc đầu nối cáp bị lỏng.
A.11 - Tiêu chuẩn loại bỏ khuyên treo và các mắt nối khác
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Khuyên treo/ mắt nối
Biến dạng hoặc xoắn
Bất kỳ biến dạng hoặc xoắn nào so với hình dạng ban đầu.
2. Khuyên treo/ mắt nối
Hao mòn
Bất kỳ hao mòn nào vượt quá 5% kích thước ban đầu.
3. Khuyên treo/ mắt nối
Vết cắt, mẻ, rãnh
Bất kỳ vết cắt, mẻ hoặc rãnh nào ảnh hưởng đến độ bền của chi tiết.
4. Khuyên treo/ mắt nối
Vết nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
A.12 - Tiêu chuẩn loại bỏ maní
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Ma ní, chốt
Không đúng chủng loại.
Loại bỏ bất kỳ ma ní nào không đúng chủng loại.
2. Ma ní, chốt
Hao mòn
Bất kỳ hao mòn đường kính nào vượt quá 5% kích thước ban đầu.
3. Ma ní, chốt
Biến dạng
Bất kỳ dấu hiệu biến dạng nào.
4. Ma ní, chốt
Vết cắt, khía, rãnh.
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh có cạnh sắc nào.
5. Ren trục / Ren lỗ
Mòn
Bất kỳ hao mòn nào gây bẹt đỉnh ren.
6. Lỗ chốt / Lỗ ren
Không thẳng hàng
Bất kỳ sự không thẳng hàng nào của 2 lỗ.
7. Ma ní, chốt
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
A.13 - Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo hàng
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Thân móc
Hao mòn
Lớn hơn kích thước ban đầu 10% ở vùng A; 5% ở vùng B. (Xem Hình vẽ minh họa dưới đây)
2. Thân móc
Xoắn
Bất kỳ sự xoắn nào theo trục móc đều phải loại bỏ
3. Miệng móc treo
Biến dạng
Bất kỳ sự mở miệng móc nào.
4. Thân móc
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
5. Thân móc
Cơ khí/Hư hỏng
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn.
6. Phần có ren trên thân móc và đai ốc treo móc.
Hao mòn
Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính phần có ren là 2,5 % đường kính ban đầu.
7. Khuyên móc
Biến dạng
Bất kỳ sự biến dạng nào của khuyên móc.
8. Khóa chống tuột cáp
Nói chung
Không được có dấu hiệu hư hỏng nào. Nếu không có khóa chống tuột cáp thì phải loại bỏ hoặc sửa chữa
9. Bề mặt lắp ổ bi
Hao mòn
Hao mòn vượt quá 8% kích thước ban đầu.
A.14 - Tiêu chuẩn loại bỏ mắt xoay
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Thân mắt xoay
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào
2. Thân mắt xoay
Hao mòn
Bất kỳ hao mòn nào vượt quá 5% kích thước ban đầu
3. Thân mắt xoay
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào
4. Thân mắt xoay
Vết cắt, khía, rãnh
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh nào ảnh hưởng đến an toàn của mắt xoay.
A.15 - Tiêu chuẩn loại bỏ tăng đơ và vít kéo
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Thân tăng đơ
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào làm thân tăng đơ không thẳng hoặc cản trở chuyển động của phần có ren.
2. Thân tăng đơ
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào
3. Thân tăng đơ
Hao mòn hoặc hư hỏng
Bất kỳ hao mòn hoặc hư hỏng nào của phần có ren.
4. Đầu tăng đơ
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào làm đầu tăng đơ không thẳng
5. Đầu tăng đơ
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào
6. Đầu tăng đơ
Hao mòn hoặc hỏng ren
Bất kỳ hao mòn hoặc hỏng ren nào
7. Thân và đầu tăng đơ
Sửa chữa, thay đổi
Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào không được Đăng kiểm thẩm định.
8. Thân và đầu tăng đơ
Kích thước sai tiêu chuẩn.
Bất kỳ sự sai khác nào của hạng mục so với kích thước tiêu chuẩn theo SWL đã đóng.
A.16 - Tiêu chuẩn loại bỏ dầm nâng hàng và khung nâng hàng
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dầm
Biến dạng
Bất kỳ sự biến dạng, uốn hoặc xoắn nào của dầm.
2. Dầm
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
3. Ngắt cuối
Thiếu hoặc biến dạng ngắt cuối
Nếu thiếu hoặc biến dạng ngắt cuối thì phải dừng sử dụng cho đến khi sửa chữa hoặc lắp đủ.
4. Điểm treo
Thiếu hoặc bu lông liên kết bị lỏng ra.
Loại bỏ khi thiếu bất kỳ một bu lông nào.
5. Điểm treo
Nứt đường hàn
Bất kỳ vết nứt nào.
A.17 - Tiêu chuẩn loại bỏ cụm puli treo móc
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Trục treo móc
Hao mòn
Hao mòn quá 5% kích thước ban đầu.
2. Trục treo móc
Biến dạng
Bất kỳ sự biến dạng nào
3. Trục treo móc
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
4. Trục puli
Hao mòn
Hao mòn quá 5% kích thước ban đầu.
5. Ổ đỡ xoay
Biến dạng, mòn, hoạt động không trơn
- Bất kỳ sự biến dạng nào.
- Mòn, rơ, lỏng.
- Hoạt động không trơn.
6. Puli
Mòn
Bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như vết lằn của cáp trên rãnh puli đều phải loại bỏ (dưới đây cho 03 trường hợp mòn không bình thường của rãnh puli).
7. Má puli
Hao mòn
Hao mòn quá 5% chiều dày ở bất kỳ vị trí nào cũng phải loại bỏ.
8. Bu lông giằng
Hao mòn
- Phần không có ren: 5% đường kính ban đầu;
- Phần có ren: 2,5% đường kính ban đầu.
Sự mài mòn không bình thường của rãnh puli
Chú thích:
(a) Mài mòn đối xứng trên cả 2 mặt cạnh của rãnh: trường hợp này thường là do bán kính của rãnh puli nhỏ, nhưng cũng có thể do góc xiên của dây cáp quá lớn.
(b) Mài mòn đối xứng tập trung nhiều vào đáy rãnh puli: thông thường trường hợp này là do bán kính của rãnh puli quá lớn.
(c) Mài mòn không đối xứng trên một mặt: thường xảy ra khi mã treo của puli không được tự do, puli không được đặt tự do trong mặt phẳng được tạo bởi 2 chiều của dây (trong trường hợp không có mắt xoay). Trong trường hợp này; mã treo của puli phải được kiểm tra kỹ. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "20/03/2017",
"sign_number": "09/2017/TT-BGTVT",
"signer": "Trương Quang Nghĩa",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-12-CT-UBND-2022-tang-cuong-cong-tac-thong-ke-Nha-nuoc-Ho-Chi-Minh-543913.aspx | Chỉ thị 12/CT-UBND 2022 tăng cường công tác thống kê Nhà nước Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2022
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thành phố đã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất và các cuộc điều tra thống kê theo quy định của Nhà nước. Hoạt động phối hợp giữa Cục Thống kê và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp từng bước được thực hiện đồng bộ, toàn diện; chất lượng thông tin thống kê ngày càng được nâng cao, bảo đảm phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cấp, các ngành Thành phố.
Tuy nhiên, công tác thống kê vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thống kê tại một số ngành, địa phương chưa được thực sự đầy đủ và toàn diện; người đứng đầu một số sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác thống kê; công tác phân tích, dự báo, sử dụng số liệu thống kê, chia sẻ dữ liệu hành chính giữa Cục Thống kê với các sở, ban, ngành, địa phương đạt hiệu quả chưa cao; việc bố trí nhân sự làm công tác thống kê liên tục thay đổi và mang tính tạm thời, thiếu liên tục, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; việc xử lý, tổng hợp, báo cáo kết quả một số cuộc điều tra còn chậm tiến độ theo yêu cầu.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thống kê Nhà nước. Đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại đã được nhận diện; từng bước đưa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thống kê đi vào nề nếp và đúng quy định pháp luật; bảo đảm thông tin thống kê ngày càng đầy đủ, toàn diện, khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, thường xuyên, liên tục; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu người đứng đầu chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thống kê; trong đó tập trung vào thực hiện hiệu quả những nội dung sau:
1. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, đơn vị, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
a) Phổ biến, quán triệt kịp thời, đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thống kê, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thống kê Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động ở các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và những người làm công tác Thống kê.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về Luật Thống kê sửa đổi, bổ sung năm 2021; Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của các cuộc điều tra thống kê nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thống kê của các tổ chức, cá nhân; cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, kịp thời cho cơ quan thống kê; thống nhất sử dụng số liệu thông tin thống kê do cơ quan Thống kê công bố.
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thống kê để tổ chức tốt các hoạt động thống kê trên địa bàn như: Kết nối, chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin hành chính hiện có cho ngành Thống kê; nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo đột xuất theo đúng biểu mẫu, phạm vi, thời gian quy định của cơ quan Thống kê; quan tâm, tạo điều kiện bố trí nguồn lực, tổ chức tốt các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn và các hoạt động thống kê khác theo lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý.
c) Thực hiện đúng quy định của Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân công. Chủ động xây dựng đồng bộ hệ thống báo cáo điện tử từ sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, thông suốt với hệ thống thống kê tập trung bảo đảm thu thập thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành nhanh của lãnh đạo các cấp Trung ương và địa phương.
d) Tăng cường phổ biến và thống nhất sử dụng thông tin, số liệu thống kê Nhà nước do Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật.
đ) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động thống kê tại địa phương.
e) Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thống kê trên địa bàn Thành phố để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thống kê đối với mọi tổ chức, cá nhân vi phạm.
g) Kiện toàn, củng cố, bố trí nhân lực làm công tác thống kê tại các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức và chức danh công chức thống kê chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo đúng quy định. Quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức làm công tác thống kê của sở, ban, ngành Thành phố.
2. Cục Thống kê Thành phố
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thống kê; Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thống kê Nhà nước; các Đề án quan trọng của Ngành Thống kê; các cuộc điều tra thống kê theo quy định. Nâng cao chất lượng, cập nhật kịp thời các thông tin thống kê; tăng cường khả năng phân tích, dự báo, phổ biến thông tin thống kê, các ấn phẩm chuyên đề, chuyên sâu bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp nhằm phục vụ kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố và các cấp, các ngành.
b) Xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương; tăng cường khai thác dữ liệu, hồ sơ hành chính từ các sở, ban, ngành; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp.
c) Chỉ đạo các Chi cục Thống kê thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, cấp xã; nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo thống kê phục vụ xây dựng, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động thống kê.
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê; kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thống kê; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong công tác thống kê trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Nội vụ
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố về cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao theo quy định phục vụ cho hoạt động thống kê. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Cục Thống kê tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác thống kê tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và công chức Văn phòng - Thống kê thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp Cục Thống kê Thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động tuyên truyền về Luật Thống kê, các quy định của pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực thống kê; kết quả các cuộc điều tra, Tổng điều tra nhằm nâng cao hiệu quả, tính chính xác của hoạt động phổ biến thông tin thống kê.
5. Sở Tài chính
Bảo đảm việc hỗ trợ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Thành phố giao và các nhiệm vụ liên quan đến công tác thống kê Nhà nước theo quy định của pháp luật, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách Nhà nước địa phương hằng năm.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Chỉ đạo các phòng, ban và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thống kê trong việc tổ chức triển khai thực hiện các cuộc điều tra, Tổng điều tra thống kê; thu thập, cung cấp thông tin để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Chủ động bố trí, hỗ trợ kinh phí thực hiện điều tra thống kê và các hoạt động thống kê khác để tính toán đầy đủ các chỉ tiêu thống kê nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý, điều hành của địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Hoan | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "16/09/2022",
"sign_number": "12/CT-UBND",
"signer": "Võ Văn Hoan",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-68-2015-TT-BTC-cac-chuan-muc-Viet-Nam-ve-dich-vu-lien-quan-277160.aspx | Thông tư 68/2015/TT-BTC các chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 68/2015/TT-BTC
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2015
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CÁC CHUẨN MỰC VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành các chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này hai (02) chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan, bao gồm:
1. Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
2. Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Điều 2. Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kế toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ liên quan theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
Đối với các hợp đồng dịch vụ liên quan được thực hiện trước ngày 01/01/2016 mà đến ngày 01/01/2016 trở đi mới phát hành báo cáo dịch vụ tổng hợp hoặc báo cáo về các phát hiện thực tế thì phải áp dụng các chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan ban hành theo Thông tư này.
Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kế toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Các doanh nghiệp kiểm toán;
- Công báo; VP Ban chỉ đạo TW về PC tham nhũng;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
CHUẨN MỰC VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Chuẩn mực số 4400: Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính
(Ban hành kèm theo Thông tư số 68/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “người hành nghề”) khi thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính, hình thức và nội dung của báo cáo phát hành liên quan đến dịch vụ đó.
Trong Chuẩn mực này, thuật ngữ “người hành nghề” được hiểu là những người thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính, bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, kế toán viên hành nghề, kiểm toán viên hành nghề và các thành viên khác trong nhóm thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính và trong hầu hết các trường hợp, bao gồm cả doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán”). Khi Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu và trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, thì thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ” hoặc thuật ngữ “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán” được sử dụng thay cho thuật ngữ “người hành nghề”. Thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ” và “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán” được sử dụng tương đương đối với lĩnh vực công khi thích hợp.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ có liên quan đến thông tin tài chính. Tuy nhiên, Chuẩn mực này cũng có thể đưa ra những hướng dẫn hữu ích cho các hợp đồng dịch vụ có liên quan đến thông tin phi tài chính, với điều kiện người hành nghề hiểu biết đầy đủ về đối tượng của dịch vụ và có các tiêu chí hợp lý để làm cơ sở cho các phát hiện của người hành nghề. Các quy định và hướng dẫn trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) có liên quan cũng cần thiết cho người hành nghề khi thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
03. Hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước có thể yêu cầu người hành nghề thực hiện các thủ tục nhất định đối với các khoản mục riêng lẻ của báo cáo tài chính (ví dụ: khoản phải trả người bán, khoản phải thu khách hàng, nghiệp vụ mua từ các bên liên quan, doanh thu và lợi nhuận một bộ phận của đơn vị), một báo cáo tài chính riêng lẻ (ví dụ: bảng cân đối kế toán) hoặc một bộ báo cáo tài chính đầy đủ.
04. Người hành nghề phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này và các điều khoản của hợp đồng khi thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
04.a Mối liên hệ với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 - Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (sau đây gọi tắt là “Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1): Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm đối với hệ thống chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp mình. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 áp dụng cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán khi thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính theo Chuẩn mực này (xem quy định tại đoạn 04 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1). Các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này liên quan tới việc kiểm soát chất lượng ở cấp độ từng hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính được thiết lập dựa trên cơ sở là doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, các yêu cầu nghề nghiệp khác hoặc các yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan mà tối thiểu tương đương với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1.
04.b. Đơn vị sử dụng dịch vụ (khách hàng) và các đơn vị, cá nhân có liên quan phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình thỏa thuận và thực hiện hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Mục tiêu của hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước đối với thông tin tài chính
05. Mục tiêu của hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước đối với thông tin tài chính là để người hành nghề thực hiện các thủ tục, về bản chất là thủ tục kiểm toán mà người hành nghề, đơn vị thuê dịch vụ (hoặc đơn vị được kiểm tra nếu đơn vị thuê dịch vụ không phải là đơn vị được kiểm tra) và bất kỳ bên thứ ba có trách nhiệm liên quan nào đã thỏa thuận và báo cáo về các phát hiện thực tế.
06. Người hành nghề chỉ cung cấp “Báo cáo về các phát hiện thực tế” từ việc thực hiện các thủ tục thoả thuận trước mà không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào. Do đó, người sử dụng báo cáo về các phát hiện thực tế phải tự đánh giá các thủ tục và các phát hiện do người hành nghề báo cáo và tự đưa ra kết luận dựa trên báo cáo về các phát hiện thực tế của người hành nghề.
07. Báo cáo về các phát hiện thực tế được giới hạn sử dụng cho các bên đã tham gia thoả thuận về các thủ tục được thực hiện do các bên khác không biết về lý do của các thủ tục đó nên có thể hiểu sai kết quả.
Nguyên tắc chung của hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước đối với thông tin tài chính
08. Người hành nghề phải tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Các nguyên tắc đạo đức chi phối trách nhiệm nghề nghiệp của người hành nghề khi thực hiện loại hợp đồng dịch vụ này gồm:
(a) Tính chính trực;
(b) Tính khách quan;
(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
(d) Tính bảo mật;
(e) Tư cách nghề nghiệp.
Tính độc lập không phải là yêu cầu bắt buộc đối với hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính. Tuy nhiên, các điều khoản hoặc mục tiêu của một hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính hoặc các chuẩn mực nghề nghiệp có thể yêu cầu người hành nghề phải tuân thủ tính độc lập theo các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Nếu người hành nghề không đảm bảo tính độc lập thì phải trình bày về việc này trong báo cáo về các phát hiện thực tế.
Xác định các điều khoản của hợp đồng dịch vụ
09. Người hành nghề phải đảm bảo với đơn vị thuê dịch vụ và các bên khác nhận báo cáo về các phát hiện thực tế rằng các bên đều đã hiểu rõ về các thủ tục thoả thuận trước và các điều kiện của hợp đồng dịch vụ.
Các vấn đề được thoả thuận gồm:
(1) Bản chất của hợp đồng dịch vụ, kể cả các thủ tục được thực hiện không phải là thủ tục kiểm toán hay thủ tục soát xét và do đó người hành nghề sẽ không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào;
(2) Mục đích của hợp đồng dịch vụ;
(3) Xác định thông tin tài chính sẽ được áp dụng các thủ tục thỏa thuận trước;
(4) Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục cụ thể sẽ được thực hiện;
(5) Hình thức dự kiến của báo cáo về các phát hiện thực tế;
(6) Xác định phạm vi đối tượng được cung cấp báo cáo về các phát hiện thực tế. Trường hợp phạm vi này trái với quy định của pháp luật thì người hành nghề không được chấp nhận hợp đồng dịch vụ đó.
10. Trong một số trường hợp người hành nghề có thể không thảo luận được các thủ tục thỏa thuận trước với tất cả các bên sẽ nhận báo cáo (ví dụ, trường hợp các thủ tục thỏa thuận trước đã được thống nhất giữa cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện cơ quan chuyên ngành và tổ chức nghề nghiệp). Trường hợp đó, người hành nghề cần thảo luận các thủ tục thỏa thuận trước với đại diện thích hợp của các bên và thực hiện bằng hình thức gửi thư, tài liệu trao đổi giữa các bên hoặc/và gửi cho các bên hình thức dự kiến của báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ được phát hành.
11. Vì lợi ích của cả khách hàng và người hành nghề, người hành nghề phải gửi cho khách hàng hợp đồng dịch vụ trong đó ghi rõ các điều khoản chính, bao gồm xác nhận việc người hành nghề chấp nhận sự bổ nhiệm và tránh những hiểu lầm về mục tiêu, phạm vi dịch vụ, trách nhiệm của người hành nghề và hình thức dự kiến của báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ phát hành.
12. Những điều khoản có thể sẽ được trình bày trong hợp đồng gồm:
(1) Danh sách các thủ tục đã được thoả thuận trước giữa các bên và sẽ được thực hiện;
(2) Đoạn khẳng định rằng báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ chỉ được gửi cho các bên đã cùng tham gia thỏa thuận các thủ tục thỏa thuận trước.
Ngoài ra, người hành nghề có thể xem xét đính kèm theo hợp đồng bản dự thảo báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ phát hành. Mẫu hợp đồng dịch vụ (hoặc thư hẹn) hướng dẫn tại Phụ lục 01 Chuẩn mực này.
Lập kế hoạch
13. Người hành nghề phải lập kế hoạch thực hiện công việc để hợp đồng dịch vụ được thực hiện một cách hiệu quả.
Tài liệu, hồ sơ
14. Người hành nghề phải thu thập, lưu trữ trong hồ sơ các tài liệu, thông tin cần thiết để làm cơ sở cho báo cáo về các phát hiện thực tế và làm bằng chứng cho thấy hợp đồng dịch vụ đã được thực hiện phù hợp với quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này cũng như các điều khoản của hợp đồng.
Các thủ tục và bằng chứng
15. Người hành nghề phải thực hiện các thủ tục đã thỏa thuận trước và sử dụng các bằng chứng thu thập được làm cơ sở cho báo cáo về các phát hiện thực tế.
16. Các phương pháp thu thập bằng chứng áp dụng trong một hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính có thể gồm:
(1) Kiểm tra;
(2) Quan sát;
(3) Xác nhận từ bên ngoài;
(4) Tính toán lại, so sánh và kiểm tra tính chính xác của các phép tính;
(5) Thủ tục phân tích;
(6) Phỏng vấn.
Phụ lục 02 Chuẩn mực này là mẫu “Báo cáo về các phát hiện thực tế” trong đó gồm danh mục các thủ tục đã được sử dụng trong loại hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước (mục 1, 2, 3, 4).
Báo cáo về các phát hiện thực tế
17. Báo cáo về các phát hiện thực tế cần mô tả đầy đủ chi tiết mục đích và các thủ tục thoả thuận trước của hợp đồng để người đọc báo cáo có thể hiểu được nội dung và phạm vi công việc đã thực hiện.
18. Báo cáo về các phát hiện thực tế gồm các yếu tố sau:
(a) Số hiệu và tiêu đề báo cáo (“Báo cáo về các phát hiện thực tế”);
(b) Bên nhận báo cáo (thông thường là khách hàng yêu cầu người hành nghề thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước);
(c) Xác định phạm vi thông tin tài chính hoặc phi tài chính có áp dụng các thủ tục thoả thuận trước;
(d) Nêu rõ các thủ tục đã thực hiện là các thủ tục đã thoả thuận với bên nhận báo cáo;
(e) Nêu rõ công việc đã thực hiện phù hợp với các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này và các chuẩn mực khác có liên quan, nếu có;
(f) Khi không "độc lập" với đơn vị thuê dịch vụ (hoặc đơn vị được kiểm tra nếu đơn vị thuê dịch vụ không phải là đơn vị được kiểm tra) thì người hành nghề cần nêu rõ;
(g) Xác định mục đích của các thủ tục thỏa thuận trước đã thực hiện;
(h) Danh mục các thủ tục cụ thể đã thực hiện;
(i) Mô tả các phát hiện thực tế của người hành nghề bao gồm đầy đủ chi tiết các sai sót và các ngoại lệ đã phát hiện;
(j) Nêu rõ rằng các thủ tục đã được thực hiện không phải là các thủ tục của một cuộc kiểm toán hoặc soát xét và do đó người hành nghề không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào;
(k) Nêu rõ nếu người hành nghề thực hiện thêm các thủ tục, thực hiện kiểm toán hoặc soát xét thì sẽ có thể phát hiện và đưa vào báo cáo các kết quả khác;
l) Nêu rõ báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ chỉ được gửi cho các bên đã cùng tham gia thoả thuận về các thủ tục được thực hiện;
m) Nêu rõ (nếu cần) báo cáo về các phát hiện thực tế chỉ liên quan đến các yếu tố, tài khoản, khoản mục hoặc thông tin tài chính hoặc phi tài chính xác định mà không liên quan đến toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị;
n) Ngày lập báo cáo về các phát hiện thực tế;
o) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán;
p) Chữ ký, họ và tên của người hành nghề và đóng dấu:
Báo cáo về các phát hiện thực tế phải có chữ ký của kế toán viên hành nghề hoặc kiểm toán viên hành nghề là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật được ký báo cáo về các phát hiện thực tế phải là thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính. Dưới chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số Giấy phép hành nghề kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Trên chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải đóng dấu của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kế toán, kiểm toán) phát hành báo cáo;
Trường hợp hợp đồng dịch vụ do cá nhân người hành nghề kế toán có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán thực hiện thì báo cáo về các phát hiện thực tế có một chữ ký của kế toán viên hành nghề, dưới chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số Giấy phép hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật. Trên chữ ký của kế toán viên hành nghề phải đóng dấu của cơ sở kinh doanh (nếu có).
Phụ lục số 02 Chuẩn mực này là mẫu “Báo cáo về các phát hiện thực tế” đã được phát hành liên quan đến hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính.
Lưu ý trong lĩnh vực công
19. Báo cáo của một hợp đồng trong lĩnh vực công có thể không chỉ giới hạn tới các bên đã tham gia thỏa thuận về các thủ tục được thực hiện, mà còn được cung cấp cho các cá nhân và đơn vị khác (ví dụ, một cuộc điều tra của Quốc hội về một đơn vị công hoặc một cơ quan của Chính phủ).
20. Người hành nghề phải lưu ý rằng có rất nhiều quy định khác nhau trong lĩnh vực công và cần phân biệt giữa những hợp đồng thực sự là “các thủ tục thỏa thuận trước” với những hợp đồng được kỳ vọng phải là hợp đồng kiểm toán thông tin tài chính như kiểm toán báo cáo hoạt động.
Phụ lục 01
(Hướng dẫn đoạn 09 Chuẩn mực này)
MẪU HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THỎA THUẬN TRƯỚC
Hợp đồng này không nhằm đưa ra một hợp đồng chuẩn. Hợp đồng này cần được thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o---------
Số: ..../HĐDV
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THỎA THUẬN TRƯỚC
(V/v: ........ của ……………)
• Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
• Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
• Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;
• Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ - CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
· Căn cứ Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính;
Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên:
BÊN A : ……………………………………........................................................................
Người đại diện : ……………………………………….....................................
Chức vụ : ……………………………………….....................................
(Theo Giấy ủy quyền số …………………………ngày …………)(nếu là Phó Giám đốc)
Địa chỉ : ……………………………………….....................................
Email : …………………; Tel ………………; Fax: ………….........
Mã số thuế : ……………………………………….....................................
Tài khoản số : ……………………………………….....................................
Tại Ngân hàng : ……………………………………….....................................
BÊN B: CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Người đại diện : ……………………………………….....................................
Chức vụ : ……………………………………….....................................
(Theo Giấy ủy quyền số …………………………ngày …………)(nếu là Phó Giám đốc)
Địa chỉ : ……………………………………….....................................
Email : …………………; Tel ………………; Fax: …………. ........
Mã số thuế : ……………………………………….....................................
Tài khoản số : ……………………………………….....................................
Tại Ngân hàng : ……………………………………….....................................
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B sẽ thực hiện các thủ tục sau và sẽ báo cáo cho Bên A về các phát hiện thực tế từ công việc của Bên B:
[Mô tả nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục được thực hiện bao gồm các tham chiếu cụ thể đến các tài liệu, sổ kế toán sẽ được xem xét, những người cần tiếp xúc và những bên sẽ được yêu cầu xác nhận].
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Trách nhiệm của Bên A:
Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết và quyền tiếp cận với các cá nhân, tập thể cần tiếp xúc, xác nhận có liên quan đến việc thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và phù hợp của các thủ tục thỏa thuận trước.
Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình làm việc.
Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ và các phí khác (nếu có) cho Bên B theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này.
Trách nhiệm của Bên B:
Bên B sẽ thực hiện các thủ tục đã nêu tại Điều 1 Hợp đồng này và sẽ báo cáo cho Bên A về các phát hiện thực tế từ công việc của bên B.
Công việc của Bên B được thực hiện phù hợp với quy định của Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính và Bên B sẽ nêu rõ điều này trong báo cáo về các phát hiện thực tế của Bên B.
Các thủ tục mà Bên B sẽ thực hiện chỉ nhằm giúp đỡ Bên A trong việc [nêu mục đích]. Báo cáo về các phát hiện thực tế của Bên B chỉ cung cấp thông tin cho Bên A mà không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Các thủ tục mà Bên B sẽ thực hiện không hình thành một cuộc kiểm toán hoặc soát xét báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét và do đó sẽ không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào trong báo cáo về các phát hiện thực tế của Bên B.
ĐIỀU 3: BÁO CÁO VỀ CÁC PHÁT HIỆN THỰC TẾ
Sau khi hoàn thành thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A ........... bộ báo cáo về các phát hiện thực tế bằng tiếng Việt, ............. bộ báo cáo về các phát hiện thực tế bằng tiếng (Anh).
Báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính, pháp luật và các quy định có liên quan.
ĐIỀU 4: PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Phí dịch vụ
Tổng phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu tại Điều 1 là: .............VND (bằng chữ: ............).
Phí dịch vụ đã bao gồm (hoặc chưa bao gồm) chi phí đi lại, ăn ở và phụ phí khác và chưa bao gồm 10% thuế GTGT.
Điều khoản thanh toán (theo thỏa thuận):
Phí dịch vụ sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Bên B.
Bên B sẽ phát hành hóa đơn GTGT cho Bên A khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
ĐIỀU 5: CAM KẾT THỰC HIỆN
Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.
Thời gian hoàn thành dịch vụ thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước dự kiến là ........ ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (hoặc ngày bắt đầu thực hiện dịch vụ).
Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng hoặc theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai bên lựa chọn.
ĐIỀU 6: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này được lập thành ........... bản (............... bản tiếng Việt và ............. bản tiếng (Anh), mỗi bên giữ ........... bản tiếng Việt và ........... bản tiếng (Anh)), có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai bên.
Hợp đồng này tự động được thanh lý sau khi Bên A và Bên B đã hoàn thành trách nhiệm của mỗi bên.
Đại diện Bên A
Đại diện Bên B
CÔNG TY …………
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Giám đốc
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
MẪU THƯ HẸN THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THỎA THUẬN TRƯỚC
Thư hẹn này không nhằm đưa ra một thư hẹn chuẩn. Thư hẹn này cần được thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể.
Công ty kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
THƯ HẸN
THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THỎA THUẬN TRƯỚC
Kính gửi: [Ban Giám đốc hoặc đại diện phù hợp khác của khách hàng sử dụng dịch vụ]
Thư này để khẳng định với Quý Công ty là chúng tôi đã hiểu rõ các điều khoản và mục tiêu của dịch vụ thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước, nội dung và giới hạn của dịch vụ mà chúng tôi sẽ cung cấp. Công việc của chúng tôi được thực hiện phù hợp với quy định của Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính và chúng tôi sẽ nêu rõ điều này trong báo cáo về các phát hiện thực tế của chúng tôi.
Chúng tôi đồng ý thực hiện các thủ tục sau và sẽ báo cáo cho Quý Công ty về các phát hiện thực tế từ công việc của chúng tôi:
[Mô tả nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục được thực hiện bao gồm các tham chiếu cụ thể đến các tài liệu, sổ kế toán sẽ được xem xét, những người cần tiếp xúc và những bên sẽ được yêu cầu xác nhận].
Các thủ tục mà chúng tôi sẽ thực hiện chỉ nhằm hỗ trợ Quý Công ty trong việc [nêu mục đích]. Báo cáo về các phát hiện thực tế của chúng tôi chỉ cung cấp thông tin cho Quý Công ty mà không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Các thủ tục mà chúng tôi sẽ thực hiện không hình thành một cuộc kiểm toán hoặc soát xét báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét và do đó sẽ không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào trong báo cáo về các phát hiện thực tế của chúng tôi.
Chúng tôi tin tưởng vào sự hợp tác của đội ngũ nhân viên của Quý Công ty trong việc cung cấp cho chúng tôi các thông tin và tài liệu cần thiết có liên quan đến dịch vụ của chúng tôi.
Phí dịch vụ của chúng tôi được tính trên cơ sở thời gian cần thiết của các nhân viên thực hiện dịch vụ cộng với các phụ phí phát sinh. Phí dịch vụ của chúng tôi sẽ được phát hành hóa đơn theo tiến độ công việc và phù hợp với quy định của pháp luật thuế hiện hành. Mức phí theo giờ của mỗi nhân viên là khác nhau tuỳ theo mức độ trách nhiệm, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. (*)
Nếu đồng ý với các điều khoản của thư hẹn, đề nghị Quý Công ty ký vào thư này và gửi lại cho chúng tôi.
Kính thư
[(Hà Nội), ngày…tháng…năm…]
Công ty kiểm toán XYZ
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Chúng tôi đã đọc và nhất trí với các điều khoản nêu trên.
[(Hà Nội), ngày…tháng…năm…]
Đại diện Công ty ABC
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Ghi chú: (*) Có thể nêu rõ mức phí, phương thức thanh toán.
Phụ lục 02
(Hướng dẫn đoạn 18 Chuẩn mực này)
MẪU BÁO CÁO VỀ CÁC PHÁT HIỆN THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Công ty kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
BÁO CÁO VỀ CÁC PHÁT HIỆN THỰC TẾ
Kính gửi: [Những người liên quan (các bên ký kết hợp đồng với doanh nghiệp kiểm toán)]
Chúng tôi đã thực hiện các thủ tục thoả thuận trước với Quý Công ty và được ghi dưới đây liên quan tới khoản phải trả người bán của công ty ABC tại ngày... tháng… năm… được trình bày trong tài liệu kèm theo (không đưa ra trong ví dụ này). Công việc của chúng tôi được thực hiện phù hợp với Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4400 - Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài chính. Các thủ tục được thực hiện chỉ nhằm hỗ trợ Quý Công ty trong việc đánh giá tính phù hợp của các khoản phải trả người bán và được tóm tắt như sau:
1. Chúng tôi đã thu thập và kiểm tra các phát sinh của bảng tổng hợp các khoản nợ phải trả người bán do Quý Công ty lập tại ngày… tháng…năm…và so sánh số dư của tài khoản với số dư trên Sổ Cái các tài khoản có liên quan;
2. Chúng tôi đã so sánh danh sách các nhà cung cấp chính đính kèm (không đưa ra trong ví dụ này) với số dư khoản phải trả tại ngày…tháng…năm… của đối tượng đó và với số tiền trên bảng tổng hợp các khoản nợ phải trả người bán;
3. Chúng tôi đã thu thập thông báo nợ của nhà cung cấp hoặc yêu cầu nhà cung cấp xác nhận số nợ phải trả tại ngày… tháng... năm...;
4. Chúng tôi đã so sánh các thông báo nợ hoặc xác nhận số nợ phải trả của nhà cung cấp với các số dư ở mục 2 nêu trên. Các trường hợp có chênh lệch, chúng tôi đã yêu cầu Công ty ABC cung cấp bảng đối chiếu. Từ các bảng đối chiếu thu thập được, chúng tôi đã xác định và liệt kê danh sách các hoá đơn, thông báo giảm nợ chưa hạch toán, các tờ séc chưa được thanh toán của các khoản nợ có giá trị lớn hơn XXX1 VND. Chúng tôi đã xác định và kiểm tra các hoá đơn, thông báo giảm nợ đã nhận được sau đó và các tờ séc đã thanh toán sau đó và chúng tôi đã đưa vào bảng đối chiếu (*).
Chúng tôi báo cáo về các phát hiện thực tế như sau: (**)
(a) Theo thủ tục ghi trong mục 1, chúng tôi đã phát hiện thêm 1 khoản nợ phải trả người bán với số nợ là XXX2 VND chưa được ghi chép và đã bổ sung vào danh sách các khoản nợ phải trả người bán;
(b) Theo thủ tục ghi trong mục 2, chúng tôi nhận thấy tên và số dư nợ phải trả ghi trong danh sách là khớp với sổ kế toán;
(c) Theo thủ tục ghi trong mục 3, chúng tôi nhận thấy có đầy đủ thông báo nợ của tất cả nhà cung cấp đó;
(d) Theo thủ tục ghi trong mục 4, chúng tôi nhận thấy số dư nợ phải trả nhà cung cấp trong danh sách khớp với xác nhận của nhà cung cấp hoặc với những số dư có chênh lệch, chúng tôi nhận thấy, Công ty ABC đã chuẩn bị các bảng đối chiếu và giấy báo giảm nợ, hoá đơn chưa hạch toán và các tờ séc chưa thanh toán có giá trị lớn hơn XXX1 VND đã được liệt kê trong bảng đối chiếu, ngoại trừ các trường hợp sau: [Chi tiết các ngoại trừ].
Vì các thủ tục nêu trên không hình thành một cuộc kiểm toán hoặc soát xét báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét, do đó chúng tôi không đưa ra sự đảm bảo về khoản nợ phải trả người bán tại ngày… tháng… năm…
Nếu chúng tôi thực hiện các thủ tục bổ sung hoặc thực hiện một cuộc kiểm toán hoặc soát xét báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét [hoặc chuẩn mực, thông lệ của quốc gia phù hợp] thì chúng tôi có thể phát hiện được các vấn đề khác để báo cáo cho Công ty.
Báo cáo của chúng tôi chỉ sử dụng cho mục đích được trình bày ở đoạn đầu của báo cáo này và không được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác hoặc không được phát hành cho bất cứ bên nào khác. Báo cáo này chỉ liên quan đến những tài khoản và khoản mục nêu trên, mà không liên quan tới toàn bộ báo cáo tài chính của Công ty ABC.
[(Hà Nội), ngày ... tháng ... năm...]
Công ty kiểm toán XYZ
Tổng Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán (***):…
Ghi chú:
(*): Các mục 1, 2, 3, 4… nói trên được mô tả theo thực tế kiểm toán viên đã thực hiện.
(**): Ghi theo kết quả thực tế đã phát hiện của dịch vụ.
(***): Được sửa đổi cho phù hợp nếu kế toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ này./.
CHUẨN MỰC VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Chuẩn mực số 4410: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
(Ban hành kèm theo Thông tư số 68/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “người hành nghề”) khi thực hiện dịch vụ hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính quá khứ mà không nhằm đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào về thông tin đó và lập báo cáo về việc thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (sau đây gọi là “dịch vụ tổng hợp”) tuân theo Chuẩn mực này (xem hướng dẫn tại đoạn A1 - A2 Chuẩn mực này).
02. Chuẩn mực này áp dụng cho dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính quá khứ. Trong trường hợp cần thiết, Chuẩn mực này cũng có thể áp dụng cho dịch vụ tổng hợp thông tin không phải là thông tin tài chính quá khứ và dịch vụ tổng hợp thông tin phi tài chính. “Thông tin tài chính quá khứ” sau đây được hiểu là “Thông tin tài chính” (xem hướng dẫn tại đoạn A3 - A4 Chuẩn mực này).
03. Khi Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ yêu cầu người hành nghề hỗ trợ việc lập và trình bày thông tin tài chính, người hành nghề có thể cần cân nhắc xem liệu dịch vụ đó có phải tuân theo Chuẩn mực này hay không. Những yếu tố cho thấy dịch vụ cần phải áp dụng theo Chuẩn mực này, kể cả lập báo cáo theo Chuẩn mực này bao gồm:
(1) Thông tin tài chính có phải tuân thủ theo pháp luật và các quy định có liên quan và có phải công khai hay không;
(2) Các đối tượng khác ngoài đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính tổng hợp, có xu hướng gắn tên người hành nghề với thông tin tài chính đó và có rủi ro do hiểu nhầm về mức độ tham gia của người hành nghề đối với thông tin đó hay không, ví dụ:
(i) Nếu thông tin được sử dụng cho mục đích của các bên khác ngoài Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị, hoặc các bên có thể được cung cấp hoặc thu thập thông tin mà không phải là đối tượng dự kiến sử dụng thông tin;
(ii) Nếu tên của người hành nghề được trình bày cùng với thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A5 Chuẩn mực này).
Mối liên hệ với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1
04. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán”) chịu trách nhiệm đối với hệ thống chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp mình. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 - Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (sau đây gọi tắt là “Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1) áp dụng cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán khi thực hiện các dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính theo Chuẩn mực này (xem quy định tại đoạn 04 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1). Các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này liên quan tới việc kiểm soát chất lượng ở cấp độ từng hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính được thiết lập dựa trên cơ sở là doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, các yêu cầu nghề nghiệp khác hoặc các yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan mà tối thiểu tương đương Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (xem hướng dẫn tại đoạn A6 - A11 Chuẩn mực này).
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
05. Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu người hành nghề hỗ trợ việc lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị. Giá trị của việc thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp theo Chuẩn mực này mang lại cho người sử dụng thông tin tài chính là kết quả của việc áp dụng các kỹ năng chuyên môn về kế toán và lập báo cáo tài chính của người hành nghề, tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm cả chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan và thông tin cụ thể về bản chất và phạm vi tham gia của người hành nghề đối với thông tin tài chính được tổng hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A12 - A15 Chuẩn mực này).
06. Dịch vụ tổng hợp không phải là dịch vụ đảm bảo nên không yêu cầu người hành nghề kiểm tra tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp để thực hiện tổng hợp thông tin và không yêu cầu thu thập bằng chứng làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc đưa ra kết luận soát xét về thông tin tài chính sau tổng hợp.
07. Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về thông tin tài chính, cơ sở lập và trình bày thông tin tài chính. Trách nhiệm này bao gồm cả việc áp dụng các xét đoán cần thiết cho việc lập và trình bày thông tin tài chính, bao gồm việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp và xây dựng các ước tính kế toán hợp lý khi cần thiết (xem hướng dẫn tại đoạn A12 - A13 Chuẩn mực này).
08. Chuẩn mực này không quy định về trách nhiệm của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị và không có hiệu lực cao hơn pháp luật và các quy định có liên quan đến trách nhiệm của họ. Dịch vụ tổng hợp theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị (trong phạm vi phù hợp) đã hiểu và đồng ý với trách nhiệm của mình làm cơ sở để người hành nghề thực hiện dịch vụ tổng hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A12 - A13 Chuẩn mực này).
09. Thông tin tài chính là đối tượng của dịch vụ tổng hợp có thể được yêu cầu tổng hợp cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:
(a) Tuân thủ các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính định kỳ, bắt buộc theo pháp luật và các quy định có liên quan; hoặc
(b) Cho các mục đích không liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính bắt buộc theo pháp luật và các quy định có liên quan, ví dụ:
(1) Cho Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị, được lập trên cơ sở phù hợp với mục đích cụ thể của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị (ví dụ, lập thông tin tài chính cho mục đích sử dụng nội bộ);
(2) Lập báo cáo tài chính định kỳ cho bên thứ ba theo hợp đồng hoặc thỏa thuận khác (ví dụ, báo cáo tài chính cung cấp cho tổ chức tài trợ theo yêu cầu của nhà tài trợ);
(3) Để thực hiện các giao dịch, như giao dịch liên quan tới việc thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp hoặc thay đổi cơ cấu tài chính (ví dụ, sáp nhập hoặc mua bán).
10. Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính khác nhau có thể được sử dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính, từ cơ sở kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tới chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được Ban Giám đốc đơn vị áp dụng trong việc lập và trình bày thông tin tài chính sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị và đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A16 - A18 Chuẩn mực này).
Cơ sở áp dụng
11. Chuẩn mực này bao gồm mục tiêu của người hành nghề trong việc tuân thủ chuẩn mực, trong đó đưa ra cơ sở của các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để giúp người hành nghề hiểu rõ những công việc cần thực hiện trong dịch vụ tổng hợp.
12. Chuẩn mực này bao gồm phần "Quy định chung", phần "Nội dung chuẩn mực" và phần "Hướng dẫn áp dụng" phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để giúp người đọc hiểu đúng về Chuẩn mực này.
13. Các yêu cầu của phần "Nội dung chuẩn mực" bắt buộc phải được áp dụng nhằm đảm bảo cho người hành nghề đáp ứng được mục tiêu đề ra.
14. Phần "Hướng dẫn áp dụng" giải thích rõ hơn về các quy định và hướng dẫn để thực hiện các quy định đó. Hướng dẫn đưa ra cách thức áp dụng các quy định một cách phù hợp. Hướng dẫn áp dụng cũng có thể cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc hiểu các quy định của chuẩn mực để hỗ trợ việc áp dụng và tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này.
15. Người hành nghề phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Đơn vị sử dụng dịch vụ (khách hàng) và các đơn vị, cá nhân có liên quan phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình thỏa thuận và thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Mục tiêu
16. Mục tiêu của người hành nghề khi thực hiện dịch vụ tổng hợp tuân thủ theo Chuẩn mực này bao gồm:
(a) Áp dụng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, dựa trên thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp;
(b) Lập báo cáo dịch vụ tổng hợp theo quy định của Chuẩn mực này.
Giải thích thuật ngữ
17. Trong Chuẩn mực này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(a) Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng: Là khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị (trong phạm vi phù hợp) áp dụng trong quá trình lập và trình bày thông tin tài chính, có thể chấp nhận được phù hợp với đặc điểm của đơn vị và mục đích của thông tin tài chính hoặc do yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A30 - A32 Chuẩn mực này);
(b) Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính: Là việc người hành nghề áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và lập báo cáo dịch vụ tổng hợp theo quy định của Chuẩn mực này. Trong Chuẩn mực này, các thuật ngữ “dịch vụ tổng hợp”, “tổng hợp”, “đang tổng hợp” và “đã tổng hợp” được hiểu là dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính;
(c) Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ: Là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thay mặt Ban Giám đốc doanh nghiệp kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ, ký báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề (sau đây gọi là “Báo cáo dịch vụ tổng hợp” hoặc “Báo cáo của người hành nghề”) và chịu trách nhiệm tổng thể đối với báo cáo đã phát hành, là người có Giấy phép hành nghề kế toán hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán;
(d) Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ: Bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, người hành nghề và các cán bộ, nhân viên thực hiện hợp đồng dịch vụ và bất kỳ cá nhân nào được doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng để thực hiện các thủ tục cho hợp đồng dịch vụ. Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ không bao gồm các chuyên gia bên ngoài được doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng;
(e) Sai sót: Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận.
Khi thông tin tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, sai sót có thể bao gồm những điều chỉnh về giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh mà theo xét đoán của người hành nghề là cần thiết để thông tin tài chính được trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu;
(f) Người hành nghề: Là những người thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, kế toán viên hành nghề, kiểm toán viên hành nghề và các thành viên khác trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính và trong hầu hết các trường hợp, bao gồm cả doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Khi Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu và trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ hoặc trách nhiệm doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, thì thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ” hoặc thuật ngữ “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán” được sử dụng thay cho thuật ngữ “người hành nghề”. Thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ” và “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán” được sử dụng tương đương đối với lĩnh vực công khi thích hợp;
(g) Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp liên quan: Là các quy định và hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán mà nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính phải tuân thủ. Những quy định này thường bao gồm Phần A và Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (ngoại trừ Chương 290 "Tính độc lập - Áp dụng cho dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét" và Chương 291 "Tính độc lập - Áp dụng cho các dịch vụ đảm bảo (ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét)" trong Phần B), cùng với pháp luật và các quy định có yêu cầu chặt chẽ hơn (xem hướng dẫn tại đoạn A21 Chuẩn mực này).
Yêu cầu
Thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính tuân thủ theo Chuẩn mực này
18. Người hành nghề phải hiểu biết về toàn bộ nội dung chuẩn mực, kể cả phần hướng dẫn áp dụng, để hiểu rõ các mục tiêu, áp dụng các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này một cách phù hợp.
Tuân thủ các quy định có liên quan
19. Người hành nghề phải tuân thủ từng quy định của Chuẩn mực này, trừ khi một quy định cụ thể nào đó không liên quan tới hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, ví dụ, một quy định nào đó không có trong hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
20. Người hành nghề không được tuyên bố là đã tuân thủ Chuẩn mực này nếu người hành nghề không đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định trong Chuẩn mực này liên quan tới dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp
21. Người hành nghề phải tuân thủ chuẩn mực và quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A19 - A21 Chuẩn mực này).
Xét đoán chuyên môn
22. Người hành nghề phải thực hiện các xét đoán chuyên môn khi thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A22 - A24 Chuẩn mực này).
Kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ
23. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải chịu trách nhiệm về các vấn đề sau:
(a) Chất lượng tổng thể của từng hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính mà mình được giao phụ trách;
(b) Dịch vụ phải được tiến hành tuân thủ theo các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A25 Chuẩn mực này):
(i) Tuân thủ các thủ tục phù hợp về chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ (xem hướng dẫn tại đoạn A26 Chuẩn mực này);
(ii) Đảm bảo nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có đủ năng lực chuyên môn và khả năng để thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính;
(iii) Duy trì sự cảnh giác đối với các dấu hiệu không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan của các thành viên trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ, và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nếu thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phát hiện thấy các thành viên trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A27 Chuẩn mực này);
(iv) Hướng dẫn, giám sát và thực hiện hợp đồng dịch vụ tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
(v) Chịu trách nhiệm về việc lưu trữ tài liệu, hồ sơ thích hợp của hợp đồng dịch vụ.
Chấp nhận và duy trì hợp đồng dịch vụ
Duy trì quan hệ khách hàng, chấp nhận hợp đồng dịch vụ và thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng dịch vụ
24. Người hành nghề không được chấp nhận hợp đồng dịch vụ, trừ khi người hành nghề đã thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng dịch vụ với Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ và bên thuê dịch vụ (nếu bên thuê không phải là đơn vị sử dụng dịch vụ), bao gồm:
(a) Mục đích sử dụng và cung cấp thông tin tài chính, và bất kỳ sự hạn chế nào đối với việc sử dụng và công bố thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A20, A28 - A29, A32 - A33 Chuẩn mực này);
(b) Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (xem hướng dẫn tại đoạn A20, A30 - A33 Chuẩn mực này);
(c) Mục tiêu và phạm vi của hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A20 Chuẩn mực này);
(d) Trách nhiệm của người hành nghề, bao gồm yêu cầu về việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A20 Chuẩn mực này);
(e) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ đối với (xem hướng dẫn tại đoạn A34 - A36 Chuẩn mực này):
(i) Thông tin tài chính và việc lập và trình bày thông tin tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính là có thể chấp nhận được, xét từ góc độ mục đích và đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính;
(ii) Tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép, tài liệu, giải thích và thông tin khác do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp;
(iii) Các xét đoán cần thiết trong việc lập và trình bày thông tin tài chính, bao gồm các xét đoán được người hành nghề hỗ trợ trong quá trình thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A22 Chuẩn mực này);
(f) Nội dung và hình thức dự kiến của báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề.
25. Trước khi thực hiện dịch vụ, người hành nghề và bên thuê dịch vụ phải thống nhất các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ hoặc hình thức thỏa thuận phù hợp khác bằng văn bản (xem hướng dẫn tại đoạn A37 - A39 Chuẩn mực này).
Hợp đồng dịch vụ nhiều kỳ
26. Đối với hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính nhiều kỳ, định kỳ người hành nghề phải đánh giá xem liệu hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ có làm phát sinh yêu cầu phải đánh giá việc duy trì hợp đồng, hay yêu cầu sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp đồng dịch vụ đã giao kết hay không, và liệu có cần phải nhắc lại các điều khoản hiện có của hợp đồng dịch vụ với Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A40 Chuẩn mực này).
Trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ
27. Trong quá trình thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, người hành nghề phải trao đổi kịp thời với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) về các vấn đề liên quan tới dịch vụ tổng hợp mà theo xét đoán chuyên môn của người hành nghề là quan trọng và cần thiết phải thông báo cho Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (xem hướng dẫn tại đoạn A41 Chuẩn mực này).
Thực hiện hợp đồng dịch vụ
Hiểu biết của người hành nghề
28. Để có thể thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp, người hành nghề phải tìm hiểu một cách đầy đủ về các vấn đề sau (xem hướng dẫn tại đoạn A42 - A44 Chuẩn mực này):
(a) Ngành nghề kinh doanh và các hoạt động, bao gồm hệ thống kế toán và các ghi chép kế toán của đơn vị;
(b) Khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bao gồm cách thức áp dụng khuôn khổ đó trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
Tổng hợp thông tin tài chính
29. Người hành nghề phải tổng hợp thông tin tài chính dựa trên các ghi chép, tài liệu, các giải thích và thông tin khác, kể cả các xét đoán quan trọng do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp.
30. Người hành nghề phải trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) về các xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc với sự hỗ trợ của người hành nghề trong quá trình tổng hợp thông tin tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A45 Chuẩn mực này).
31. Trước khi hoàn thành hợp đồng dịch vụ tổng hợp, người hành nghề phải xem xét lại thông tin tài chính đã tổng hợp dựa trên sự hiểu biết của mình về ngành nghề kinh doanh và các hoạt động của đơn vị, và khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (xem hướng dẫn tại đoạn A46 Chuẩn mực này).
32. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp, nếu người hành nghề nhận thấy những ghi chép, tài liệu, các giải thích hoặc thông tin khác, kể cả các xét đoán quan trọng do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp là không đầy đủ, không chính xác hoặc không thỏa đáng, người hành nghề phải thông báo cho Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi thông tin.
33. Nếu người hành nghề không thể hoàn thành hợp đồng dịch vụ tổng hợp, do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ không cung cấp đầy đủ những ghi chép, tài liệu, các giải thích hoặc thông tin khác, kể cả các xét đoán quan trọng theo yêu cầu, thì người hành nghề phải rút khỏi hợp đồng dịch vụ và thông báo cho Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ lý do rút khỏi hợp đồng (xem hướng dẫn tại đoạn A52 Chuẩn mực này).
34. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp, người hành nghề phải đề xuất các điều chỉnh phù hợp với Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ, nếu nhận thấy các vấn đề sau đây:
(a) Thông tin tài chính được tổng hợp có tham chiếu đến hoặc mô tả không đầy đủ về khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (xem hướng dẫn tại đoạn A47 Chuẩn mực này);
(b) Cần phải điều chỉnh thông tin tài chính được tổng hợp để thông tin tài chính không chứa đựng các sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A48 - A50 Chuẩn mực này);
(c) Thông tin tài chính được tổng hợp có thể gây hiểu nhầm (xem hướng dẫn tại đoạn A51 Chuẩn mực này).
35. Nếu Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ từ chối, hoặc không cam kết với người hành nghề thực hiện các điều chỉnh được đề xuất đối với thông tin tài chính được tổng hợp, người hành nghề phải rút khỏi hợp đồng dịch vụ và thông báo cho Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ lý do rút khỏi hợp đồng (xem hướng dẫn tại đoạn A52 Chuẩn mực này).
36. Nếu không thể chấm dứt hợp đồng dịch vụ, người hành nghề phải xác định mức độ trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của mình áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
37. Người hành nghề phải yêu cầu Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) xác nhận về trách nhiệm của họ đối với bản chính thức của thông tin tài chính được tổng hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A62 Chuẩn mực này).
Tài liệu, hồ sơ về hợp đồng dịch vụ
38. Người hành nghề phải lưu trong tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính các tài liệu liên quan đến (xem hướng dẫn tại đoạn A53 - A55 Chuẩn mực này):
(a) Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính và cách giải quyết các vấn đề đó của người hành nghề;
(b) Các ghi chép về việc đối chiếu thông tin tài chính được tổng hợp với các ghi chép, tài liệu, các giải thích và thông tin khác do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp;
(c) Bản chính thức của thông tin tài chính được tổng hợp mà trên đó, Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) đã xác nhận trách nhiệm của họ và báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề (xem hướng dẫn tại đoạn A62 Chuẩn mực này).
Báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề
39. Mục đích quan trọng của báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề là để trình bày rõ ràng về bản chất của dịch vụ tổng hợp, vai trò và trách nhiệm của người hành nghề trong hợp đồng dịch vụ. Báo cáo của người hành nghề không phải là phương tiện để trình bày ý kiến hoặc đưa ra kết luận về thông tin tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.
40. Báo cáo của người hành nghề về dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính được phát hành dưới hình thức văn bản, và phải bao gồm các nội dung sau (xem hướng dẫn tại đoạn A56 - A57, A63 Chuẩn mực này):
(a) Số hiệu và tiêu đề báo cáo;
(b) Người nhận báo cáo, theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ quy định (xem hướng dẫn tại đoạn A58 Chuẩn mực này);
(c) Một đoạn nêu rõ rằng người hành nghề đã tổng hợp thông tin tài chính dựa trên thông tin, tài liệu do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp;
(d) Một đoạn nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) đối với dịch vụ tổng hợp và đối với thông tin tài chính;
(e) Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Nếu áp dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt thì phải mô tả hoặc tham chiếu đến tài liệu trình bày về khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt đó trong thông tin tài chính;
(f) Xác định thông tin tài chính, bao gồm tiêu đề của mỗi yếu tố của thông tin tài chính và ngày của thông tin tài chính hoặc kỳ mà thông tin tài chính có liên quan;
(g) Nêu rõ trách nhiệm của người hành nghề trong việc tổng hợp thông tin tài chính, dịch vụ tổng hợp được thực hiện tuân thủ theo Chuẩn mực này, và người hành nghề đã tuân thủ theo các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;
(h) Mô tả về sự tuân thủ của dịch vụ tổng hợp theo Chuẩn mực này;
(i) Các giải thích về:
(i) Do dịch vụ tổng hợp không phải là dịch vụ đảm bảo, người hành nghề không được yêu cầu phải xác nhận tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp để tổng hợp;
(ii) Theo đó, người hành nghề không đưa ra ý kiến kiểm toán, soát xét hoặc kết luận về việc liệu thông tin tài chính có được lập tuân thủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không;
(j) Nếu thông tin tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, thì đoạn giải thích bao gồm (xem hướng dẫn tại đoạn A59 - A61 Chuẩn mực này):
(i) Mô tả mục đích lập thông tin tài chính, và đối tượng dự kiến sử dụng, nếu cần thiết, hoặc tham chiếu đến thuyết minh trong thông tin tài chính có trình bày thông tin này;
(ii) Đoạn lưu ý người đọc báo cáo về việc thông tin tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, và do đó, thông tin này có thể không phù hợp cho các mục đích khác;
(k) Ngày lập báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề;
(l) Chữ ký, họ và tên của người hành nghề và đóng dấu: Báo cáo dịch vụ tổng hợp phải có chữ ký của kế toán viên hành nghề hoặc kiểm toán viên hành nghề là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật ký báo cáo dịch vụ tổng hợp phải là thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Dưới chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số Giấy phép hành nghề kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Trên chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải đóng dấu của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kế toán, kiểm toán) phát hành báo cáo;
Trường hợp hợp đồng dịch vụ do cá nhân người hành nghề kế toán có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán thực hiện thì báo cáo dịch vụ tổng hợp có một chữ ký của kế toán viên hành nghề, dưới chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số Giấy phép hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật. Trên chữ ký của kế toán viên hành nghề phải đóng dấu của cơ sở kinh doanh (nếu có).
(m) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán.
41. Ngày lập báo cáo dịch vụ tổng hợp phải là ngày người hành nghề hoàn thành dịch vụ tổng hợp theo quy định của Chuẩn mực này (xem hướng dẫn tại đoạn A62 Chuẩn mực này).
III/ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
Phạm vi áp dụng
Các lưu ý chung (hướng dẫn đoạn 01 Chuẩn mực này)
A1. Trong hợp đồng dịch vụ tổng hợp, nếu bên thuê dịch vụ không phải là Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ thì Chuẩn mực này vẫn có thể được áp dụng, nếu cần thiết.
A2. Sự tham gia của người hành nghề vào các dịch vụ hoặc hoạt động trong quá trình hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ lập và trình bày thông tin tài chính có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi người hành nghề được thuê để cung cấp dịch vụ hoặc hoạt động cho một đơn vị theo Chuẩn mực này, trách nhiệm của người hành nghề đối với thông tin tài chính được tổng hợp, được nêu trong báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 Chuẩn mực này). Báo cáo của người hành nghề bao gồm tuyên bố của người hành nghề về việc tuân thủ Chuẩn mực này.
Hướng dẫn áp dụng đối với dịch vụ tổng hợp thông tin không phải là thông tin tài chính quá khứ (hướng dẫn đoạn 02 Chuẩn mực này)
A3. Chuẩn mực này áp dụng cho các hợp đồng mà người hành nghề hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ trong việc lập và trình bày thông tin tài chính quá khứ. Tuy nhiên, khi cần thiết, Chuẩn mực này cũng được vận dụng trong trường hợp người hành nghề được Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ thuê để hỗ trợ họ trong việc lập và trình bày thông tin tài chính khác, ví dụ:
(1) Thông tin tài chính theo quy ước;
(2) Thông tin tài chính tương lai, như dự toán tài chính hay dự báo tài chính.
A4. Người hành nghề có thể được Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ thuê để hỗ trợ họ trong việc lập và trình bày thông tin phi tài chính, ví dụ, báo cáo về sử dụng nhiên liệu sạch, tờ khai thống kê hoặc các tờ khai thông tin khác. Trong các trường hợp này, người hành nghề có thể áp dụng Chuẩn mực này phù hợp khi cần thiết hoặc khi có liên quan đến những loại hợp đồng dịch vụ đó.
Các lưu ý liên quan tới việc áp dụng Chuẩn mực này (hướng dẫn đoạn 03 Chuẩn mực này)
A5. Pháp luật và các quy định có liên quan có thể bắt buộc người hành nghề phải áp dụng Chuẩn mực này khi thực hiện dịch vụ liên quan tới việc lập và trình bày thông tin tài chính của một đơn vị (ví dụ, lập thông tin tài chính quá khứ trong lĩnh vực công). Nếu pháp luật và các quy định, các chuẩn mực nghề nghiệp có liên quan không có quy định bắt buộc về việc áp dụng Chuẩn mực này thì người hành nghề vẫn có thể kết luận rằng việc áp dụng Chuẩn mực này là phù hợp trong mỗi trường hợp cụ thể.
Mối liên hệ với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (hướng dẫn đoạn 04 Chuẩn mực này)
A6. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trong việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng đối với các hợp đồng dịch vụ liên quan, bao gồm hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Các trách nhiệm này được hướng dẫn thông qua việc thiết lập:
(1) Hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán;
(2) Các chính sách liên quan của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán được thiết lập để đạt được mục tiêu của hệ thống kiểm soát chất lượng và các thủ tục để thực hiện và giám sát việc tuân thủ các chính sách này.
A7. Theo Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng để có sự đảm bảo hợp lý rằng:
(a) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và cán bộ nhân viên của doanh nghiệp đã tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
(b) Báo cáo dịch vụ tổng hợp được doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phát hành là phù hợp với hoàn cảnh cụ thể (xem quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1).
A8. Trường hợp pháp luật không quy định phải áp dụng Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 khi thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp, thì doanh nghiệp phải có các quy định tối thiểu tương đương về hệ thống kiểm soát chất lượng để thực hiện hợp đồng dịch vụ này. Các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này liên quan tới kiểm soát chất lượng ở cấp độ từng hợp đồng dịch vụ được thiết lập trên cơ sở các quy định về kiểm soát chất lượng tối thiểu tương đương phải tuân theo Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1. Để đạt được điều này, các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có nghĩa vụ phải đạt được các mục tiêu của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, bao gồm nghĩa vụ xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng với các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố sau:
(1) Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán;
(2) Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;
(3) Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể;
(4) Nguồn nhân lực;
(5) Thực hiện hợp đồng dịch vụ;
(6) Giám sát.
A9. Trong phạm vi hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng phù hợp với hợp đồng dịch vụ.
A10. Trừ khi doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc các bên khác đưa ra thông tin khác, nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Ví dụ, nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán liên quan đến:
(1) Năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên thông qua việc tuyển dụng và đào tạo chính thức;
(2) Duy trì mối quan hệ khách hàng thông qua hệ thống chấp nhận và duy trì khách hàng;
(3) Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan thông qua quá trình giám sát.
Khi xem xét các khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có thể tác động tới dịch vụ tổng hợp, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ có thể tham khảo các thủ tục mà doanh nghiệp kế toán, kiểm toán thực hiện để khắc phục các khiếm khuyết đó mà thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ cho là phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ tổng hợp.
A11. Một khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán không đồng nghĩa với việc một hợp đồng dịch vụ tổng hợp nào đó không được thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc cũng không có nghĩa là báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề là không phù hợp.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
Sử dụng các thuật ngữ “Ban Giám đốc” và “Ban quản trị” (hướng dẫn đoạn 05, 07 - 08 Chuẩn mực này)
A12. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ sẽ khác nhau tùy theo pháp luật và các quy định có liên quan và theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Những khác biệt này ảnh hưởng tới cách thức mà người hành nghề áp dụng các quy định của Chuẩn mực này liên quan tới Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ. Theo đó, cụm từ “Ban Giám đốc và Ban quản trị” (trong phạm vi phù hợp) được sử dụng tại một số đoạn khác nhau trong Chuẩn mực này, với mục đích lưu ý người hành nghề là với doanh nghiệp khác nhau có thể có cơ cấu Ban Giám đốc và Ban quản trị khác nhau.
A13. Các trách nhiệm khác nhau liên quan tới việc lập và trình bày thông tin tài chính và báo cáo tài chính của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ, tùy thuộc vào các yếu tố sau:
(1) Nguồn lực và cơ cấu tổ chức của đơn vị;
(2) Vai trò của Ban Giám đốc và Ban quản trị trong đơn vị theo pháp luật và các quy định có liên quan nếu đơn vị không có quy định cụ thể, hoặc theo cơ cấu tổ chức đã được phân công trách nhiệm trong đơn vị, ví dụ, đã được ghi rõ trong hợp đồng, điều lệ, hoặc các loại tài liệu khác của đơn vị.
Các đơn vị nhỏ thường không có sự tách biệt giữa vai trò giám sát và điều hành, hoặc Ban quản trị đơn vị có thể tham gia vào quá trình điều hành đơn vị. Trong các trường hợp khác, đặc biệt là các đơn vị lớn, Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị và báo cáo kết quả, trong khi đó, Ban quản trị chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành hoạt động của Ban Giám đốc và thực hiện nghĩa vụ giải trình. Trong các đơn vị lớn, Ban quản trị thường có trách nhiệm phê duyệt thông tin tài chính của đơn vị, đặc biệt là khi thông tin tài chính đó được cung cấp cho bên ngoài. Trường hợp này thường có bộ phận giúp việc của Ban quản trị, ví dụ, Ủy ban kiểm toán hoặc Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm giúp Ban quản trị thực hiện chức năng giám sát. Trong hầu hết trường hợp, Ban Giám đốc chịu trách nhiệm đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; trường hợp khác, việc này là trách nhiệm của Ban quản trị.
Tham gia các hoạt động khác liên quan tới việc lập và trình bày thông tin tài chính (hướng dẫn đoạn 05 Chuẩn mực này)
A14. Phạm vi của dịch vụ tổng hợp sẽ khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, dịch vụ này đều liên quan đến việc hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị theo khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, dựa trên thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp. Trong một số hợp đồng dịch vụ tổng hợp, Ban Giám đốc có thể lập thông tin tài chính dưới dạng dự thảo.
A15. Ngoài hợp đồng dịch vụ tổng hợp, người hành nghề có thể được thuê để thay Ban Giám đốc thực hiện các hoạt động nhất định khác. Ví dụ, người hành nghề có thể được yêu cầu thu thập, phân loại và tổng hợp các thông tin kế toán quan trọng của đơn vị và xử lý các thông tin đó bằng cách ghi sổ kế toán và lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau đó, Bảng cân đối số phát sinh sẽ được sử dụng như là thông tin quan trọng để người hành nghề thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính - là đối tượng của hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin theo quy định của Chuẩn mực này. Đây là trường hợp thường gặp đối với các đơn vị nhỏ không có hệ thống kế toán tốt, hoặc các đơn vị muốn sử dụng dịch vụ ghi sổ kế toán thuê ngoài. Chuẩn mực này không quy định và hướng dẫn các hoạt động khác mà người hành nghề thực hiện nhằm hỗ trợ Ban Giám đốc trước khi thực hiện dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính của đơn vị.
Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính (hướng dẫn đoạn 10 Chuẩn mực này)
A16. Thông tin tài chính có thể được lập theo một khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng để đáp ứng:
(1) Nhu cầu chung về thông tin tài chính của số đông người sử dụng (“Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung”); hoặc
(2) Nhu cầu về thông tin tài chính cho một số đối tượng cụ thể sử dụng (“Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt”).
Khuôn khổ về lập và trình bày cáo cáo tài chính xác định rõ nội dung và hình thức của thông tin tài chính. Trong một số trường hợp, khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể được hiểu như là “Cơ sở kế toán”.
A17. Ví dụ về khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung:
(1) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam về lập và trình bày báo cáo tài chính;
(2) Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
A18. Ví dụ về khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt có thể sử dụng tùy theo mục đích cụ thể của thông tin tài chính, gồm:
(1) Cơ sở kế toán cho mục đích thuế được sử dụng để lập thông tin tài chính nhằm thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các quy định về thuế;
(2) Đối với các đơn vị không phải tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đã được xây dựng:
(i) Cơ sở kế toán được sử dụng để lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị đặc thù, phù hợp với mục đích sử dụng thông tin tài chính và hoàn cảnh cụ thể của đơn vị (ví dụ, việc sử dụng cơ sở kế toán thực thu, thực chi kết hợp với cơ sở dồn tích áp dụng riêng cho tài khoản phải thu, tài khoản phải trả để lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; hoặc sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đã được xây dựng để đáp ứng mục đích cụ thể của việc lập thông tin tài chính);
(ii) Cơ sở kế toán thực thu, thực chi để lập Báo cáo thu chi (ví dụ, cho mục đích phân bổ khoản chênh lệch giữa thu và chi cho các chủ sở hữu một tài sản cho thuê hoặc ghi nhận thu chi quỹ tiền mặt của một câu lạc bộ).
Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp (hướng dẫn đoạn 21 Chuẩn mực này)
A19. Phần A của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp mà người hành nghề phải tuân thủ, đồng thời hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc đó. Các nguyên tắc cơ bản bao gồm:
(a) Tính chính trực;
(b) Tính khách quan;
(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
(d) Tính bảo mật;
(e) Tư cách nghề nghiệp.
Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hướng dẫn việc áp dụng khuôn khổ quy định chung tại Phần A vào một số tình huống cụ thể mà kế toán viên hành nghề, kiểm toán viên hành nghề gặp phải. Để tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, cần phải xác định và giải quyết phù hợp các nguy cơ có ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản có liên quan của người hành nghề.
Lưu ý về đạo đức nghề nghiệp liên quan đến việc gắn tên của người hành nghề với thông tin (hướng dẫn đoạn 21, 24(a) - (d) Chuẩn mực này)
A20. Theo quy định tại đoạn 110.2, Phần A Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, khi áp dụng nguyên tắc “Tính chính trực”, người hành nghề không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ khai, thông báo hoặc thông tin khác mà người hành nghề cho rằng các thông tin đó:
(a) Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm;
(b) Được đưa ra một cách thiếu thận trọng; hoặc
(c) Bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm.
Khi người hành nghề nhận thấy họ bị coi là có liên quan đến hoặc bị gắn tên với các thông tin này, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu người hành nghề phải tiến hành các bước cần thiết để chấm dứt việc bị gắn tên với các thông tin đó.
Tính độc lập (hướng dẫn đoạn 17(g), 21 Chuẩn mực này)
A21. Mặc dù Chương 290 - “Tính độc lập - Áp dụng cho dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét” và Chương 291 - “Tính độc lập - Áp dụng cho các dịch vụ đảm bảo (ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét)” trong Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán không áp dụng cho dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, nhưng pháp luật và các quy định có liên quan có thể có các yêu cầu hoặc quy định về tính độc lập đối với dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Xét đoán chuyên môn (hướng dẫn đoạn 22 - 24(e)(iii) Chuẩn mực này)
A22. Xét đoán chuyên môn là đòi hỏi cần thiết khi thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Người hành nghề sẽ không thể thực hiện được chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan và các quy định của Chuẩn mực này và đưa ra các quyết định cần thiết trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính nếu không sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm một cách phù hợp với thực tế và hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ. Xét đoán chuyên môn là đặc biệt cần thiết khi hợp đồng dịch vụ liên quan tới việc hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị đưa ra quyết định về:
(1) Tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được sử dụng để lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị, xét từ mục đích và đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính;
(2) Việc áp dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bao gồm:
(i) Lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp theo khuôn khổ đó;
(ii) Xây dựng các ước tính kế toán cần thiết cho các thông tin tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ đó;
(iii) Lập và trình bày thông tin tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Sự hỗ trợ của người hành nghề cho Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ luôn được cung cấp trên cơ sở là Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) hiểu được những xét đoán quan trọng được phản ánh trong thông tin tài chính, và thừa nhận trách nhiệm đối với các xét đoán đó.
A23. Xét đoán chuyên môn là việc sử dụng những kiến thức được đào tạo, sự hiểu biết và kinh nghiệm, trong phạm vi quy định của Chuẩn mực này, của các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để đưa ra quyết định về cách xử lý phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
A24. Việc thực hiện xét đoán chuyên môn trong từng hợp đồng dịch vụ đều dựa trên thực tế và hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ mà người hành nghề biết được cho đến ngày lập báo cáo về hợp đồng dịch vụ, bao gồm:
(1) Hiểu biết thu thập được từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ khác cho đơn vị, nếu thích hợp (ví dụ, dịch vụ thuế);
(2) Hiểu biết của người hành nghề về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của đơn vị, bao gồm hệ thống kế toán và việc áp dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trong lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động;
(3) Mức độ đòi hỏi Ban Giám đốc đơn vị đưa ra các xét đoán trong việc lập và trình bày thông tin tài chính.
Kiểm soát chất lượng ở cấp độ hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 23(b) Chuẩn mực này)
A25. Để thực hiện trách nhiệm đối với chất lượng tổng thể của hợp đồng dịch vụ, mọi hành động của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ và mọi trao đổi với các thành viên khác trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ đều phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được chất lượng hợp đồng dịch vụ thông qua việc:
(a) Thực hiện công việc đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
(b) Tuân thủ chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, nếu phù hợp;
(c) Phát hành báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề theo quy định của Chuẩn mực này.
Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ tổng hợp cụ thể (hướng dẫn đoạn 23(b)(i) Chuẩn mực này)
A26. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 yêu cầu doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải thu thập các thông tin cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể trước khi chấp nhận hợp đồng dịch vụ với một khách hàng mới, hoặc khi quyết định có tiếp tục hợp đồng dịch vụ hiện tại hay không, hoặc cân nhắc việc chấp nhận hợp đồng dịch vụ mới với khách hàng hiện tại.
Xác định việc chấp nhận hoặc duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ tổng hợp có phù hợp hay không, thông tin hỗ trợ cho thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ có thể bao gồm: thông tin về tính chính trực của chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị. Nếu thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ có căn cứ để nghi ngờ tính chính trực của Ban Giám đốc đơn vị đến mức có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng dịch vụ một cách đúng đắn, thì việc chấp nhận hợp đồng dịch vụ có thể là không phù hợp.
Tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 23(b)(iii) Chuẩn mực này)
A27. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trong việc xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và tất cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan. Chuẩn mực này quy định trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ đối với việc thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ tuân thủ theo chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
Chấp nhận và duy trì hợp đồng dịch vụ
Xác định mục đích sử dụng thông tin tài chính (hướng dẫn đoạn 24(a) Chuẩn mực này)
A28. Mục đích sử dụng thông tin tài chính được xác định theo pháp luật và các quy định có liên quan, các thỏa thuận khác về việc cung cấp thông tin tài chính của đơn vị và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của các đối tượng dự kiến sử dụng bên ngoài hoặc bên trong đơn vị. Ví dụ, thông tin tài chính đơn vị phải cung cấp liên quan đến việc thực hiện các giao dịch hoặc xin tài trợ với các đối tác bên ngoài, như các nhà cung cấp, ngân hàng hoặc những người cung cấp về tài chính và tài trợ.
A29. Để xác định mục đích sử dụng thông tin tài chính người hành nghề cần tìm hiểu về các yếu tố như: mục đích cụ thể của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) thông qua việc yêu cầu cung cấp dịch vụ tổng hợp hoặc mục đích của bên thuê dịch vụ (nếu bên thuê không phải là đơn vị sử dụng dịch vụ). Ví dụ, một nhà tài trợ có thể yêu cầu đơn vị cung cấp thông tin tài chính do người hành nghề tổng hợp về một số khía cạnh nhất định của hoạt động kinh doanh của đơn vị, được lập theo một hình thức cụ thể, nhằm hỗ trợ cho việc cấp một khoản tài trợ hoặc duy trì một khoản tài trợ hiện tại.
Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (hướng dẫn đoạn 17(a), 24(b) Chuẩn mực này)
A30. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính do Ban Giám đốc lựa chọn áp dụng cho việc lập thông tin tài chính phải dựa trên mục đích sử dụng thông tin tài chính, được thỏa thuận trong điều khoản của hợp đồng dịch vụ và theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan.
A31. Ví dụ về các yếu tố có thể liên quan để xem xét liệu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể chấp nhận được hay không, bao gồm:
(1) Đặc điểm và hình thức pháp lý của đơn vị, ví dụ, đơn vị là một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, một đơn vị trong lĩnh vực công, hay là một tổ chức phi lợi nhuận;
(2) Mục đích và đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính. Ví dụ, thông tin tài chính đáp ứng yêu cầu cho số đông người sử dụng, hoặc chỉ sử dụng cho Ban Giám đốc đơn vị, hoặc cho một số đối tượng sử dụng cụ thể thuộc bên thứ ba cho một mục đích cụ thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ tổng hợp;
(3) Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có được quy định rõ hoặc cụ thể hóa trong pháp luật và các quy định có liên quan, hay khuôn khổ đó được đơn vị tự nguyện áp dụng hoặc theo hợp đồng và các thỏa thuận khác với bên thứ ba;
(4) Nội dung và hình thức của thông tin tài chính sẽ được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, ví dụ, một bộ báo cáo tài chính đầy đủ, một báo cáo tài chính riêng lẻ, hoặc các thông tin tài chính được trình bày dưới hình thức khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ tổng hợp.
Các yếu tố liên quan khi thông tin tài chính được sử dụng cho mục đích cụ thể (hướng dẫn đoạn 24(a) - (b) Chuẩn mực này)
A32.Bên thuê dịch vụ thường phải thống nhất với bên cung cấp dịch vụ về nội dung và hình thức của thông tin tài chính được sử dụng cho mục đích cụ thể và đối tượng dự kiến sử dụng, ví dụ, theo thỏa thuận trong điều khoản cụ thể liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính trong một hợp đồng, hoặc thỏa thuận tài trợ cho dự án, hoặc được thống nhất khi cần thiết để hỗ trợ các giao dịch của đơn vị. Hợp đồng đó có thể yêu cầu việc áp dụng một khuôn khổ về lập và tŕnh bày báo cáo tài chính đã có, ví dụ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung theo pháp luật và các quy định có liên quan. Trong một số trường hợp, các bên tham gia hợp đồng có thể thống nhất về việc sử dụng một khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung được sửa đổi hoặc vận dụng phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Trường hợp này, thay vì tham chiếu đến khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung đã được sửa đổi, khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể được mô tả trong thông tin tài chính và trong báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề, như là điều khoản về lập báo cáo tài chính đã được quy định trong hợp đồng cụ thể. Trong các trường hợp này, mặc dù thông tin tài chính được tổng hợp có thể được sử dụng rộng rãi hơn nhưng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng vẫn là khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, và người hành nghề vẫn phải tuân thủ quy định về báo cáo liên quan trong Chuẩn mực này.
A33. Khi khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, Chuẩn mực này yêu cầu người hành nghề phải nêu rõ trong hợp đồng dịch vụ bất kì giới hạn nào về mục đích sử dụng hoặc cung cấp thông tin tài chính, và phải nêu rõ trong báo cáo của người hành nghề rằng thông tin tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt nên có thể không phù hợp để sử dụng cho các mục đích khác.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 24(e) Chuẩn mực này)
A34. Chuẩn mực này yêu cầu người hành nghề phải thu thập được xác nhận của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ về trách nhiệm của họ đối với thông tin tài chính và hợp đồng dịch vụ tổng hợp như là một tiền đề để chấp nhận hợp đồng dịch vụ. Trong các đơn vị nhỏ, Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ, có thể không được thông báo đầy đủ về trách nhiệm của họ, kể cả trách nhiệm theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan. Người hành nghề có thể phải thảo luận với Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ về trách nhiệm của họ trước khi thu thập được xác nhận của họ về trách nhiệm đó.
A35. Nếu Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ không xác nhận trách nhiệm của họ trong hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, người hành nghề không thể thực hiện hợp đồng dịch vụ, và việc người hành nghề chấp nhận hợp đồng dịch vụ sẽ là không phù hợp trừ khi việc chấp nhận là theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan. Trường hợp người hành nghề buộc phải chấp nhận hợp đồng dịch vụ, người hành nghề cần trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ về tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc xác nhận trách nhiệm tới hợp đồng dịch vụ.
A36. Người hành nghề được quyền yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp tất cả các thông tin liên quan tới hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hình thức thông tin do Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp cho mục đích của hợp đồng dịch vụ sẽ thay đổi trong từng hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ. Các thông tin đó bao gồm các ghi chép, tài liệu, giải thích và thông tin khác liên quan đến việc tổng hợp thông tin tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Ví dụ, thông tin về các giả định, dự định hoặc kế hoạch của Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ làm cơ sở cho việc xây dựng các ước tính kế toán cần thiết để tổng hợp thông tin theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Hợp đồng dịch vụ và các hình thức thỏa thuận khác bằng văn bản (hướng dẫn đoạn 25 Chuẩn mực này)
A37. Để đảm bảo lợi ích của Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ, của bên thuê dịch vụ (nếu bên thuê dịch vụ không phải là đơn vị sử dụng dịch vụ) và người hành nghề, đồng thời, để tránh hiểu nhầm đối với hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính thì người hành nghề phải gửi hợp đồng dịch vụ cho Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ, bên thuê dịch vụ để thảo luận và giao kết hợp đồng trước khi thực hiện. Hợp đồng dịch vụ phải xác nhận sự chấp nhận dịch vụ của người hành nghề và xác nhận các vấn đề sau:
(1) Mục tiêu và phạm vi của hợp đồng dịch vụ, bao gồm sự hiểu biết của các bên tham gia hợp đồng rằng đây không phải là dịch vụ đảm bảo;
(2) Mục đích sử dụng và cung cấp thông tin tài chính, và các giới hạn về mục đích sử dụng và cung cấp thông tin đó (nếu thích hợp);
(3) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị liên quan đến hợp đồng dịch vụ tổng hợp;
(4) Mức độ trách nhiệm của người hành nghề, bao gồm việc người hành nghề sẽ không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về thông tin tài chính;
(5) Nội dung và hình thức của báo cáo dịch vụ tổng hợp do người hành nghề phát hành.
Nội dung và hình thức của hợp đồng dịch vụ tổng hợp
A38. Nội dung và hình thức của hợp đồng dịch vụ tổng hợp có thể thay đổi theo từng trường hợp. Ngoài những yêu cầu của Chuẩn mực này, hợp đồng dịch vụ có thể còn có các yêu cầu sau, ví dụ:
(1) Thỏa thuận liên quan tới sự tham gia của người hành nghề khác hoặc chuyên gia trong một số khía cạnh của hợp đồng dịch vụ tổng hợp;
(2) Thỏa thuận với người hành nghề tiền nhiệm, nếu có, trong trường hợp thực hiện hợp đồng dịch vụ lần đầu;
(3) Khả năng Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (trong phạm vi phù hợp) có thể được người hành nghề yêu cầu xác nhận bằng văn bản hoặc giải thích bằng lời về một số thông tin cho người hành nghề trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ;
(4) Quyền sở hữu đối với các thông tin sử dụng cho mục đích của hợp đồng dịch vụ tổng hợp, trong đó cần tách biệt quyền sở hữu các tài liệu, thông tin do đơn vị cung cấp với quyền sở hữu tài liệu, hồ sơ của người hành nghề theo pháp luật và các quy định có liên quan;
(5) Xác nhận của Ban Giám đốc đơn vị hoặc bên thuê dịch vụ (nếu bên thuê không phải là đơn vị sử dụng dịch vụ) về việc nhận được hợp đồng dịch vụ và đồng ý với các điều khoản của hợp đồng đó.
Ví dụ mẫu hợp đồng dịch vụ tổng hợp
A39. Mẫu hợp đồng dịch vụ tổng hợp được trình bày ở Phụ lục 01 Chuẩn mực này.
Hợp đồng dịch vụ nhiều kỳ (hướng dẫn đoạn 26 Chuẩn mực này)
A40. Người hành nghề có thể quyết định không lập hợp đồng dịch vụ mới hoặc văn bản thỏa thuận khác cho từng kỳ. Tuy nhiên, người hành nghề có thể cần sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng dịch vụ tổng hợp hoặc lập phụ lục hợp đồng cho năm hiện hành, hoặc nhắc lại cho Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ hoặc bên thuê dịch vụ về các điều khoản hiện tại của hợp đồng dịch vụ khi phát sinh các trường hợp sau:
(1) Có dấu hiệu cho thấy Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ hoặc bên thuê dịch vụ hiểu sai về mục tiêu và phạm vi của hợp đồng dịch vụ;
(2) Có bất kỳ sự thay đổi nào trong các điều khoản của hợp đồng dịch vụ;
(3) Có sự thay đổi thành viên Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị của đơn vị sử dụng dịch vụ;
(4) Có sự thay đổi lớn trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị sử dụng dịch vụ;
(5) Có sự thay đổi lớn về bản chất hoặc quy mô hoạt động kinh doanh của đơn vị sử dụng dịch vụ;
(6) Có sự thay đổi về pháp luật hoặc các quy định có liên quan ảnh hưởng tới đơn vị sử dụng dịch vụ;
(7) Có sự thay đổi trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 27 Chuẩn mực này)
A41. Thời gian phù hợp cho việc trao đổi sẽ thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ tổng hợp. Các hoàn cảnh liên quan bao gồm tầm quan trọng và bản chất của vấn đề cần trao đổi và kỳ vọng sẽ được Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ giải quyết. Ví dụ, người hành nghề cần trao đổi sớm nhất khi có thể về một khó khăn lớn gặp phải trong quá trình thực hiện dịch vụ nếu Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị có thể hỗ trợ người hành nghề giải quyết khó khăn đó.
Thực hiện hợp đồng dịch vụ
Hiểu biết của người hành nghề (hướng dẫn đoạn 28 Chuẩn mực này)
A42. Việc tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của đơn vị, bao gồm hệ thống kế toán và các ghi chép kế toán, là một quá trình tiếp diễn trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp. Sự hiểu biết này là cơ sở để người hành nghề thực hiện các xét đoán chuyên môn trong việc tổng hợp thông tin tài chính.
A43. Mức độ hiểu biết của người hành nghề có được hoặc thu thập được về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của đơn vị thường không bằng Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ. Hiểu biết của người hành nghề cần đạt mức độ đủ để có thể thực hiện được dịch vụ tổng hợp theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ.
A44. Khi tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của đơn vị và khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, người hành nghề cần cân nhắc các vấn đề sau:
(1) Quy mô và tính phức tạp của đơn vị và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
(2) Tính phức tạp của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính;
(3) Các quy định hoặc nghĩa vụ về báo cáo tài chính của đơn vị, liệu các quy định hoặc nghĩa vụ này có theo pháp luật và các quy định có liên quan, theo các điều khoản của một hợp đồng cụ thể hoặc hình thức thỏa thuận khác bằng văn bản với bên thứ ba, hoặc dưới dạng lập và trình bày báo cáo tài chính tự nguyện hay không;
(4) Mức độ phân tách trách nhiệm giữa Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị sử dụng dịch vụ trong việc điều hành và giám sát các ghi chép kế toán và hệ thống báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc lập thông tin tài chính của đơn vị;
(5) Mức độ phức tạp của hệ thống kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị sử dụng dịch vụ và các kiểm soát liên quan;
(6) Đặc điểm của tài sản, nợ phải trả, chi phí và doanh thu của đơn vị sử dụng dịch vụ.
Tổng hợp thông tin tài chính
Các xét đoán quan trọng (hướng dẫn đoạn 30 Chuẩn mực này)
A45.Trong một số hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, người hành nghề có thể không hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị về các xét đoán quan trọng. Trong các hợp đồng khác, người hành nghề có thể cung cấp sự hỗ trợ này, ví dụ, người hành nghề có thể trợ giúp Ban Giám đốc đơn vị đưa ra các ước tính kế toán, xem xét lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp. Khi cung cấp sự hỗ trợ, người hành nghề cần thảo luận để Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị hiểu được các xét đoán quan trọng phản ánh trong thông tin tài chính và chấp nhận trách nhiệm của họ đối với các xét đoán đó.
Xem xét thông tin tài chính (hướng dẫn đoạn 31 Chuẩn mực này)
A46. Nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến hợp đồng dịch vụ tổng hợp yêu cầu người hành nghề phải xem xét lại thông tin tài chính sau khi đã tổng hợp.
Đề xuất các sửa đổi đối với thông tin tài chính
Tham chiếu đến hoặc mô tả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (hướng dẫn đoạn 34(a) Chuẩn mực này)
A47.Trong một số trường hợp, khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là có sẵn nhưng được thay đổi đáng kể. Nếu việc mô tả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trong thông tin tài chính tổng hợp có tham chiếu đến khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có sẵn với những sửa đổi đáng kể đó, thì người hành nghề cần xem xét liệu việc tham chiếu này có thể gây hiểu nhầm trong hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ hay không.
Điều chỉnh đối với các sai sót trọng yếu và đối với thông tin để không gây hiểu nhầm (hướng dẫn đoạn 34(b) - (c) Chuẩn mực này)
A48. Việc xem xét mức trọng yếu của người hành nghề được thực hiện theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Mặc dù khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có đề cập đến khái niệm mức trọng yếu theo các thuật ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung, mức trọng yếu được hiểu như sau:
(1) Sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được xem là trọng yếu nếu các sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng thông tin tài chính;
(2) Xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu tố đó;
(3) Xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với đối tượng sử dụng thông tin tài chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng. Các ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít đối tượng sử dụng thông tin tài chính mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những đối tượng sử dụng sẽ không được xét đến.
A49. Khái niệm về mức trọng yếu, nếu quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, sẽ là cơ sở cho người hành nghề xác định mức trọng yếu cho mục đích của hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính không đưa ra khái niệm về mức trọng yếu, các đặc điểm nêu tại đoạn A48 trên sẽ giúp người hành nghề có cơ sở để xác định mức trọng yếu.
A50. Hiểu biết của người hành nghề về nhu cầu của người sử dụng thông tin tài chính sẽ ảnh hưởng tới việc xác định mức trọng yếu của người hành nghề. Trường hợp này, người hành nghề có thể giả định rằng, người sử dụng thông tin tài chính:
(1) Có sự hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh doanh, về hoạt động kinh tế, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin tài chính với sự cẩn trọng thích hợp;
(2) Hiểu rằng thông tin tài chính được lập và trình bày trên cơ sở mức trọng yếu;
(3) Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc xác định giá trị do việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố của các sự kiện diễn ra trong tương lai;
(4) Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý dựa trên thông tin tài chính.
A51.Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể bao gồm quy định về việc thông tin tài chính được lập trên cơ sở hoạt động liên tục. Nếu người hành nghề nhận thấy có sự không chắc chắn liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, thì người hành nghề có thể đề xuất cách trình bày thông tin tài chính hợp lý hơn theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (trong phạm vi phù hợp) hoặc có các thuyết minh phù hợp liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị nhằm tuân thủ theo khuôn khổ đó và để tránh việc thông tin tài chính bị hiểu nhầm.
Trường hợp yêu cầu người hành nghề rút khỏi hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 33, 35 Chuẩn mực này)
A52. Trong trường hợp việc rút khỏi hợp đồng dịch vụ là cần thiết như quy định trong Chuẩn mực này, người hành nghề có trách nhiệm thông báo cho Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị lí do rút khỏi hợp đồng, cũng như giải thích nghĩa vụ về đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
Tài liệu, hồ sơ về hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 38 Chuẩn mực này)
A53.Tài liệu, hồ sơ quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực này sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm:
(1) Cung cấp thông tin về các vấn đề đang tiếp diễn liên quan tới hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính tiếp theo;
(2) Trợ giúp nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ, khi thích hợp, giải trình về công việc của mình, bao gồm các ghi chép về việc hoàn thành hợp đồng dịch vụ.
A54. Người hành nghề có thể cân nhắc việc lưu trong hồ sơ hợp đồng dịch vụ các bản sao Bảng cân đối số phát sinh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính mà người hành nghề sử dụng để thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
A55. Trong tài liệu ghi chép về việc đối chiếu thông tin tài chính được tổng hợp với các ghi chép, tài liệu, các giải thích và thông tin khác do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp cho mục đích tổng hợp thông tin tài chính, người hành nghề có thể lưu bảng đối chiếu số dư các tài khoản trên Sổ Cái của đơn vị với thông tin tài chính được tổng hợp, bao gồm các bút toán điều chỉnh hoặc các sửa đổi khác đối với thông tin tài chính mà người hành nghề đồng ý với Ban Giám đốc trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ.
Báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề (hướng dẫn đoạn 40 Chuẩn mực này)
A56. Báo cáo của người hành nghề về dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính phải được lập bằng văn bản, bao gồm dạng in ra giấy hoặc bằng các phương tiện điện tử.
A57. Khi người hành nghề được biết rằng thông tin tài chính được tổng hợp và báo cáo của người hành nghề sẽ được đưa vào một tài liệu trong đó chứa đựng các thông tin khác như báo cáo tài chính, người hành nghề cần phải xem xét nếu hình thức trình bày là phù hợp thì phải ghi rõ số trang mà thông tin tài chính được trình bày. Điều này sẽ giúp người sử dụng tài liệu xác định rõ thông tin tài chính thuộc phạm vi báo cáo của người hành nghề.
Người nhận báo cáo (hướng dẫn đoạn 40(b) Chuẩn mực này)
A58. Pháp luật hoặc các quy định có liên quan có thể xác định đối tượng mà báo cáo của người hành nghề cần gửi tới trong từng hoàn cảnh cụ thể. Báo cáo của người hành nghề thường được gửi tới bên đã thuê người hành nghề theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ, thường là Ban Giám đốc của bên thuê dịch vụ.
Thông tin tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt (hướng dẫn đoạn 40(j) Chuẩn mực này)
A59. Theo Chuẩn mực này, nếu thông tin tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, báo cáo của người hành nghề phải lưu ý người đọc báo cáo việc khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt được sử dụng trong thông tin tài chính, và nêu rõ là thông tin tài chính có thể không phù hợp với các mục đích khác. Người hành nghề có thể bổ sung đoạn lưu ý liên quan tới việc hạn chế cung cấp, sử dụng, hoặc cả hai, và nêu rõ báo cáo của người hành nghề chỉ dành cho những đối tượng dự kiến sử dụng.
A60. Thông tin tài chính được lập cho mục đích đặc biệt có thể có đối tượng sử dụng khác, ngoài đối tượng dự kiến sử dụng, mà đối tượng này có thể sử dụng thông tin cho mục đích khác với mục đích đặc biệt đã định. Ví dụ, cơ quan quản lý Nhà nước có thể yêu cầu đơn vị cung cấp báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt và yêu cầu công khai các báo cáo tài chính đó. Việc các báo cáo tài chính đó được cung cấp rộng rãi tới các đối tượng khác so với đối tượng dự kiến sử dụng không có nghĩa là báo cáo tài chính đó trở thành báo cáo tài chính lập cho mục đích chung. Báo cáo của người hành nghề phải bao gồm phần trình bày nhằm lưu ý người đọc về thực tế là báo cáo tài chính đó được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, và có thể không phù hợp với các mục đích khác.
Hạn chế trong việc cung cấp, sử dụng báo cáo của người hành nghề
A61. Người hành nghề có thể cần cân nhắc phù hợp để nêu rõ rằng báo cáo của người hành nghề chỉ phục vụ cho đối tượng sử dụng cụ thể của thông tin tài chính. Tùy thuộc vào pháp luật và các quy định có liên quan trong từng trường hợp cụ thể, có thể hạn chế việc cung cấp, sử dụng, báo cáo của người hành nghề trong phạm vi đối tượng dự kiến sử dụng.
Hoàn thành dịch vụ tổng hợp và ngày lập báo cáo của người hành nghề (hướng dẫn đoạn 37, 38, 41 Chuẩn mực này)
A62.Trước khi hoàn thành hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, người hành nghề phải xem xét quy trình phê duyệt thông tin tài chính của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị (trong phạm vi phù hợp). Tùy theo bản chất và mục đích của thông tin tài chính, khi lập và hoàn tất thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị, Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị có thể tuân theo quy trình phê duyệt đã có quy định sẵn hoặc theo pháp luật và các quy định có liên quan về lập và trình bày thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị.
Ví dụ về báo cáo của người hành nghề (hướng dẫn đoạn 40 Chuẩn mực này)
A63. Phụ lục 02 của Chuẩn mực này bao gồm các ví dụ về báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề bao gồm các yếu tố theo quy định của Chuẩn mực này.
PHỤ LỤC 01
(Hướng dẫn đoạn 25, A37, A39 Chuẩn mực này)
VÍ DỤ VỀ MẪU "HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TỔNG HỢP"
Phụ lục này cung cấp ví dụ về mẫu "Hợp đồng dịch vụ tổng hợp", thể hiện các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này. Mẫu hợp đồng này là tài liệu hướng dẫn nên có thể được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hợp đồng dịch vụ tổng hợp. Mẫu hợp đồng này sử dụng cho dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính cho một kỳ báo cáo và được sửa đổi để áp dụng cho dịch vụ tổng hợp nhiều kỳ như quy định tại đoạn 26 Chuẩn mực này. Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có thể cần tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ tổng hợp.
Hợp đồng dịch vụ tổng hợp minh họa cho trường hợp sau:
(1) Báo cáo tài chính được tổng hợp chỉ để Ban Giám đốc Công ty (ABC) sử dụng và việc sử dụng báo cáo tài chính chỉ giới hạn trong Ban Giám đốc công ty. Việc cung cấp và sử dụng báo cáo của người hành nghề cũng chỉ giới hạn trong Ban Giám đốc công ty;
(2) Báo cáo tài chính được tổng hợp chỉ bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 20x4 và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, mà không bao gồm Bản thuyết minh báo cáo tài chính và Ban Giám đốc đơn vị xác định rằng báo cáo tài chính được tổng hợp trên cơ sở dồn tích.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o---------
Số: /HĐDVTH
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TỔNG HỢP
(V/v: Tổng hợp báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày …/…/…
của ……………)
· Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
• Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
• Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;
· Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
· Căn cứ Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính;
Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên:
BÊN A: ……………………………………………………………………………………
Người đại diện : ……………………………………………………………....
Chức vụ : ……………………………………………………………....
(Theo Giấy ủy quyền số …………………ngày ……………..) (nếu là Phó Giám đốc)
Địa chỉ : ……………………………………………………………….
Email : …………………; Tel ………………; Fax: …………..……
Mã số thuế : ……………………………………………………………….
Tài khoản số : ……………………………………………………………….
Tại Ngân hàng : ……………………………………………………………….
BÊN B: CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Người đại diện : ……………………………………………………………….
Chức vụ : ……………………………………………………………….
(Theo Giấy ủy quyền số ……………………ngày …………..) (nếu là Phó Giám đốc)
Địa chỉ : ……………………………………………………………….
Email : …………………; Tel ………………; Fax: ………………..
Mã số thuế : ……………………………………………………………….
Tài khoản số : ……………………………………………………………….
Tại Ngân hàng : ……………………………………………………………….
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính của Bên A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20x4, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 20x4, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày trên cơ sở giá gốc, phản ánh toàn bộ các giao dịch bằng tiền, các khoản phải trả, phải thu (bao gồm các khoản dự phòng phải thu khó đòi), hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền, thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp tại ngày lập báo cáo, và việc vốn hóa các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài với giá gốc và trích khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích theo phương pháp đường thẳng.
Báo cáo tài chính này không bao gồm Bản thuyết minh báo cáo tài chính ngoài phần thuyết minh liên quan tới cơ sở kế toán như được trình bày trong hợp đồng này.
Mục đích của báo cáo tài chính được sử dụng nhằm cung cấp thông tin tài chính tổng hợp cho cả năm, phản ánh tình hình tài chính của Bên A tại ngày 31 tháng 12 năm 20x4 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh cho năm kết thúc cùng ngày. Báo cáo tài chính chỉ sử dụng cho Ban Giám đốc của Bên A mà không sử dụng cho các bên khác.
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Trách nhiệm của Bên A
Hợp đồng dịch vụ tổng hợp của Bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản trị của Bên A (trong phạm vi phù hợp) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm:
(a) Chịu trách nhiệm đối với báo cáo tài chính và việc lập, trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được chấp nhận, xét từ mục đích và đối tượng dự kiến sử dụng báo cáo tài chính;
(b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính đầy đủ của các ghi chép, tài liệu, giải thích, và thông tin khác mà Bên A cung cấp cho Bên B phục vụ cho mục đích tổng hợp báo cáo tài chính;
(c) Chịu trách nhiệm về các xét đoán cần thiết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm các xét đoán mà Bên B có thể cung cấp sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp;
(d) Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của Bên A;
(e) Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ tổng hợp và các phí khác (nếu có) cho Bên B theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.
Dịch vụ tổng hợp được thực hiện theo nguyên tắc Bên A hiểu rõ vai trò của Bên B là hỗ trợ Bên A trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính mà Bên A áp dụng. Theo đó Bên A có trách nhiệm để Bên B thực hiện dịch vụ tổng hợp theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 – Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Trách nhiệm của Bên B
Bên B thực hiện dịch vụ tổng hợp tuân thủ theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Chuẩn mực này quy định Bên B thực hiện dịch vụ tổng hợp theo chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng. Chuẩn mực này cũng yêu cầu Bên B tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
Dịch vụ tổng hợp được thực hiện trên cơ sở áp dụng kiến thức chuyên môn về kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm hỗ trợ Bên A trong việc lập và trình bày thông tin tài chính. Dịch vụ tổng hợp không phải là dịch vụ đảm bảo nên Bên B không được yêu cầu phải xác minh tính chính xác và đầy đủ của thông tin mà Bên A cung cấp cho Bên B để thực hiện dịch vụ tổng hợp hoặc thu thập bằng chứng để đưa ra ý kiến kiểm toán, kết luận soát xét về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp theo cơ sở kế toán mà Bên A đã xác định hay không.
Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A về nội dung và kế hoạch thực hiện hợp đồng, cử kế toán viên hành nghề hoặc kiểm toán viên hành nghề và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các nội dung quy định tại Điều 1.
Bên B thực hiện công việc tổng hợp theo nguyên tắc khách quan và bảo mật số liệu. Theo đó Bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của Bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được cơ quan quản lý Nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được Bên A công bố.
ĐIỀU 3: BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Sau khi kết thúc công việc tổng hợp thông tin tài chính, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A ........... bộ báo cáo tổng hợp thông tin tài chính kèm theo báo cáo tài chính đã được tổng hợp bằng tiếng Việt, ............. bộ báo cáo tổng hợp thông tin tài chính kèm theo báo cáo tài chính đã được tổng hợp bằng tiếng (Anh).
Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, pháp luật và quy định có liên quan.
Báo cáo này diễn giải về báo cáo tài chính và công việc chúng tôi đã thực hiện cho dịch vụ tổng hợp này [xem bản chi tiết công việc đính kèm]. Báo cáo này cũng sẽ lưu ý việc sử dụng báo cáo tài chính chỉ giới hạn cho mục đích đã nêu ra trong hợp đồng này, và việc cung cấp và sử dụng báo cáo dịch vụ tổng hợp của Bên B cũng chỉ giới hạn trong Ban Giám đốc của Bên A.
ĐIỀU 4: PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Phí dịch vụ
Tổng phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu tại Điều 1 là: ................ VND (bằng chữ: ............).
Phí dịch vụ đã bao gồm (hoặc chưa bao gồm) chi phí đi lại, ăn ở và phụ phí khác và chưa bao gồm 10% thuế GTGT.
Điều khoản thanh toán (theo thỏa thuận):
Phí dịch vụ sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của bên B.
Bên B sẽ phát hành hóa đơn GTGT cho Bên A khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
ĐIỀU 5: CAM KẾT THỰC HIỆN
Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.
Thời gian hoàn thành dịch vụ dự kiến là .................. ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (hoặc ngày bắt đầu thực hiện dịch vụ).
Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng hoặc theo Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai bên lựa chọn.
ĐIỀU 6: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này được lập thành ........... bản (............... bản tiếng Việt và ............. bản tiếng (Anh), mỗi bên giữ ........... bản tiếng Việt và ........... bản tiếng (Anh)), có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai bên.
Hợp đồng này tự động được thanh lý sau khi Bên A và Bên B đã hoàn thành trách nhiệm của mỗi bên.
Đại diện Bên A
Đại diện Bên B
CÔNG TY …………
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Giám đốc
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 02
(Hướng dẫn đoạn 40, 41, A2, A63 Chuẩn mực này)
VÍ DỤ VỀ MẪU BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính cho mục đích chung
Ví dụ 1: Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung.
Dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
Ví dụ 2: Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính cho mục đích đặc biệt khi việc cung cấp hoặc sử dụng thông tin tài chính bị giới hạn cho các đối tượng dự kiến sử dụng đã định
Ví dụ 3: Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng cơ sở kế toán được xác định cụ thể trong một hợp đồng.
Ví dụ 4: Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng cơ sở kế toán do Ban Giám đốc đơn vị lựa chọn cho thông tin tài chính được yêu cầu cho mục đích riêng của Ban Giám đốc đơn vị.
Ví dụ 5: Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính là một hoặc một số yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục [bổ sung tham chiếu phù hợp đến thông tin được yêu cầu cho mục đích tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan].
Ví dụ 1:
Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung.
Các báo cáo tài chính sử dụng cho mục đích chung theo quy định của pháp luật có liên quan xác định rằng báo cáo tài chính của đơn vị được lập theo các chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP
CỦA KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ (*)
Kính gửi: [Ban Giám đốc Công ty ABC]
Chúng tôi đã thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC (“Công ty”) dựa trên thông tin mà Ban Giám đốc Công ty đã cung cấp. Báo cáo tài chính này bao gồm Bảng cân đối kế toán của Công ty tại ngày 31/12/20x4, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Chúng tôi đã thực hiện dịch vụ tổng hợp này tuân thủ theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chúng tôi đã áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc Công ty trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi đã tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính và tính chính xác, đầy đủ của thông tin được sử dụng để tổng hợp báo cáo tài chính.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính này không phải là dịch vụ đảm bảo, nên chúng tôi không được yêu cầu phải xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc Công ty cung cấp cho chúng tôi để tiến hành tổng hợp báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về việc liệu báo cáo tài chính có được lập theo các chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không.
[(Hà Nội), ngày ... tháng ... năm...]
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Tổng Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…(*)
Ghi chú: (*) Được sửa đổi cho phù hợp nếu kế toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ này.
Ví dụ 2:
Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt.
(1) Báo cáo tài chính được tổng hợp trên cơ sở áp dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung đã được sửa đổi;
(2) Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là các chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoại trừ phần xử lý liên quan tới tài sản cố định được đánh giá lại chứ không phải ghi nhận theo giá gốc;
(3) Việc cung cấp và sử dụng báo cáo tài chính không bị hạn chế.
Công ty kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP
CỦA KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ (*)
Kính gửi : [Ban Giám đốc Công ty ABC]
Chúng tôi đã thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC (“Công ty”) dựa trên thông tin mà Ban Giám đốc Công ty đã cung cấp. Báo cáo tài chính này bao gồm Bảng cân đối kế toán của Công ty tại ngày 31/12/20x4, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Chúng tôi đã thực hiện dịch vụ tổng hợp này tuân thủ theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chúng tôi đã áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc Công ty trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán như đã được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Chúng tôi đã tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính và tính chính xác, đầy đủ của thông tin được sử dụng để tổng hợp báo cáo tài chính.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính này không phải là dịch vụ đảm bảo nên chúng tôi không được yêu cầu phải xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc Công ty cung cấp cho chúng tôi để tiến hành tổng hợp báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về việc liệu báo cáo tài chính có được lập theo cơ sở kế toán đã được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính hay không.
Như được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo tài chính này được lập và trình bày theo các chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoại trừ phần xử lý liên quan tới tài sản cố định được đánh giá lại chứ không phải ghi nhận theo giá gốc. Báo cáo tài chính này được lập cho mục đích được trình bày trong Thuyết minh Y của Bản thuyết minh báo cáo tài chính, do đó báo cáo tài chính này có thể không phù hợp cho các mục đích khác.
[(Hà Nội), ngày ... tháng ... năm...]
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Tổng Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…(*)
Ghi chú: (*) Được sửa đổi cho phù hợp nếu kế toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ này.
Ví dụ 3:
Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng cơ sở kế toán được xác định cụ thể trong hợp đồng.
(1) Báo cáo tài chính được lập theo các điều khoản của hợp đồng, áp dụng cơ sở kế toán được xác định cụ thể trong hợp đồng;
(2) Người hành nghề kí hợp đồng với bên khác ngoài Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị của đơn vị;
(3) Báo cáo tài chính chỉ dùng cho các đối tượng sử dụng được xác định trong hợp đồng;
(4) Việc cung cấp và sử dụng báo cáo của người hành nghề chỉ giới hạn trong đối tượng dự kiến sử dụng báo cáo tài chính được xác định trong hợp đồng.
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP
CỦA KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ (*)
Kính gửi: [Người nhận báo cáo dịch vụ tổng hợp xác định trong hợp đồng]
Chúng tôi đã thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC (“Công ty”) dựa trên thông tin mà Ban Giám đốc Công ty đã cung cấp. Các báo cáo tài chính này bao gồm [tên của tất cả các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán được xác định trong hợp đồng và cho kỳ/tại ngày có liên quan].
Chúng tôi thực hiện dịch vụ tổng hợp này theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chúng tôi đã áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc Công ty trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán như đã được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Chúng tôi đã tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính và tính chính xác, đầy đủ của thông tin được sử dụng để tổng hợp báo cáo tài chính.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính này không phải là dịch vụ đảm bảo nên chúng tôi không được yêu cầu phải xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc Công ty cung cấp cho chúng tôi để tiến hành tổng hợp báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về việc liệu báo cáo tài chính có được lập theo cơ sở kế toán đã được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính hay không.
Như được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo tài chính được lập và trình bày theo cơ sở quy định tại Điều Z trong hợp đồng giữa Công ty ABC và Công ty kiểm toán XYZ ngày [điền ngày của hợp đồng/thỏa thuận liên quan] (“hợp đồng”), và cho mục đích được trình bày trong Thuyết minh Y của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Do đó, báo cáo tài chính này chỉ được sử dụng cho các bên được xác định trong hợp đồng và có thể không phù hợp cho các mục đích khác.
Báo cáo dịch vụ tổng hợp của chúng tôi chỉ cung cấp cho các bên đã được xác định trong hợp đồng và không được cung cấp cho các bên khác.
[(Hà Nội), ngày ... tháng ... năm...]
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Tổng Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…(*)
Ghi chú: (*) Được sửa đổi cho phù hợp nếu kế toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ này.
Ví dụ 4:
Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính sử dụng cơ sở kế toán do Ban Giám đốc đơn vị lựa chọn cho thông tin tài chính được yêu cầu cho mục đích riêng của Ban Giám đốc.
(1) Báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, chỉ sử dụng cho Ban Giám đốc đơn vị cho mục đích riêng của Ban Giám đốc;
(2) Báo cáo tài chính áp dụng một số cơ sở dồn tích nhất định, và bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và Bản thuyết minh báo cáo tài chính chỉ mô tả cơ sở kế toán được áp dụng trong báo cáo tài chính;
(3) Báo cáo tài chính chỉ sử dụng cho Ban Giám đốc đơn vị;
(4) Việc cung cấp hoặc sử dụng báo cáo của người hành nghề chỉ giới hạn trong Ban Giám đốc.
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP
CỦA KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ (*)
Kính gửi: [Ban Giám đốc Công ty ABC]
Chúng tôi đã thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC (“Công ty”) dựa trên thông tin mà Ban Giám đốc Công ty đã cung cấp. Các báo cáo tài chính này bao gồm Bảng cân đối kế toán của Công ty tại ngày 31/12/20x4 và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày.
Chúng tôi thực hiện dịch vụ tổng hợp này tuân theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chúng tôi đã áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc Công ty trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán như đã được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Chúng tôi đã tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính và tính chính xác, đầy đủ của thông tin được sử dụng để tổng hợp báo cáo tài chính.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính này không phải là dịch vụ đảm bảo nên chúng tôi không được yêu cầu phải xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc Công ty cung cấp cho chúng tôi để tiến hành tổng hợp báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về việc liệu báo cáo tài chính có được lập theo cơ sở kế toán đã được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính hay không.
Thuyết minh X của Bản thuyết minh báo cáo tài chính trình bày cơ sở kế toán được áp dụng để lập báo cáo tài chính này và mục đích sử dụng của báo cáo tài chính được trình bày trong Thuyết minh Y của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Do đó, báo cáo tài chính này chỉ được sử dụng cho Ban Giám đốc Công ty và có thể không phù hợp cho các mục đích khác.
Báo cáo dịch vụ tổng hợp của chúng tôi chỉ cung cấp cho Ban Giám đốc Công ty và không được cung cấp cho các bên khác.
[(Hà Nội), ngày ... tháng ... năm...]
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Kiểm toán viên (Họ và tên, chữ ký)
Tổng Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…(*)
Ghi chú: (*) Được sửa đổi cho phù hợp nếu kế toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ này.
Ví dụ 5:
Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính là một số yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục [bổ sung tham chiếu phù hợp đến thông tin được yêu cầu cho mục đích tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định có liên quan].
(1) Thông tin tài chính được lập cho mục đích đặc biệt, ví dụ, tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính do một cơ quan quản lý Nhà nước quy định, theo các điều khoản liên quan tới nội dung và hình thức của thông tin tài chính;
(2) Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là khuôn khổ về tuân thủ;
(3) Thông tin tài chính nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng cụ thể, và việc sử dụng thông tin tài chính cũng hạn chế trong các đối tượng sử dụng đó;
(4) Việc cung cấp báo cáo của người hành nghề chỉ giới hạn trong các đối tượng dự kiến sử dụng.
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số: ... /20x5
BÁO CÁO DỊCH VỤ TỔNG HỢP
CỦA KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ (*)
Kính gửi: [Ban Giám đốc Công ty ABC]
Chúng tôi đã thực hiện tổng hợp tài liệu kèm theo, bao gồm [xác định thông tin tài chính được tổng hợp] của Công ty ABC (“Công ty”) tại ngày 31/12/20x4 (“Tài liệu”) dựa trên thông tin mà Ban Giám đốc Công ty cung cấp.
Chúng tôi thực hiện dịch vụ tổng hợp này tuân theo Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan số 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chúng tôi đã áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc Công ty trong việc lập và trình bày tài liệu này theo quy định tại [điền tên hoặc tham chiếu tới quy định liên quan]. Chúng tôi đã tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các tài liệu và tính chính xác, đầy đủ của thông tin được sử dụng để tổng hợp các tài liệu này.
Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính này không phải là dịch vụ đảm bảo nên chúng tôi không được yêu cầu phải xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc Công ty cung cấp cho chúng tôi để tiến hành tổng hợp tài liệu. Do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về việc liệu tài liệu có được lập trên cơ sở quy định tại [điền tên hoặc tham chiếu tới khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng như được xác định trong quy định liên quan] hay không.
Như được trình bày trong Thuyết minh X của Bản thuyết minh tài liệu, tài liệu này được lập và trình bày trên cơ sở quy định tại [điền tên hoặc tham chiếu tới khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng như được xác định trong hợp đồng] cho mục đích tuân thủ của Công ty ABC với [điền tên hoặc tham chiếu tới quy định liên quan]. Do đó, tài liệu này chỉ được sử dụng cho mục đích đã nêu và có thể không phù hợp cho các mục đích khác.
Báo cáo dịch vụ tổng hợp của chúng tôi chỉ cung cấp cho Công ty ABC và Cơ quan quản lý F, và không được cung cấp cho các bên khác ngoài Công ty ABC hoặc Cơ quan quản lý F.
[(Hà Nội), ngày ... tháng ... năm...]
Công ty kiểm toán XYZ (*)
Tổng Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:… (*)
Ghi chú: (*) Được sửa đổi cho phù hợp nếu kế toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ này./. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "08/05/2015",
"sign_number": "68/2015/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-158-KH-UBND-2021-trien-khai-Chien-dich-tiem-vac-xin-phong-COVID-19-Can-Tho-483450.aspx | Kế hoạch 158/KH-UBND 2021 triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID 19 Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 158/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 28 tháng 7 năm 2021
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Căn cứ Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022; Kế hoạch 1019/KH-BYT ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Kế hoạch số 1063/KH-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về truyền thông chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021- 2022, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố năm 2021-2022, với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phòng, chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đảm bảo tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Cần Thơ được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021.
b) Trên 70% dân số trên địa bàn thành phố được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I năm 2022.
c) Đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
II. NGUYÊN TẮC, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
a) Sử dụng tất cả các loại vắc xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ của vắc xin cho người dân. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai tiêm phù hợp, đúng tiến độ và đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.
b) Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng, tránh lãng phí.
c) Huy động hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế, lực lượng Công an, Quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ... hỗ trợ triển khai tiêm chủng.
d) Đảm bảo tỷ lệ bao phủ, tỷ lệ sử dụng vắc xin cao và tuyệt đối an toàn tiêm chủng cho người trong độ tuổi được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
2. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 7 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2022.
3. Đối tượng tiêm
Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế như sau:
a) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và ngoài công lập);
b) Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, Tổ COVID cộng đồng, nhân viên tại các chốt kiểm soát và người tham gia phòng, chống dịch COVID-19, tình nguyện viên, phóng viên...);
c) Lực lượng Quân đội;
d) Lực lượng Công an (kể cả người làm việc tại các trại giam, trại tạm giam, phạm nhân);
đ) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam trên địa bàn thành phố;
e) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
g) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông;
h) Giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập và ngoài công lập; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
i) Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi;
k) Người sinh sống tại các vùng có dịch;
l) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
m) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
n) Các đối tượng là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng;
o) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;
p) Người lao động tự do;
q) Các đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ thành phố (mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, chăm lo an sinh xã hội, công tác phòng, chống dịch...).
4. Phạm vi triển khai: Chiến dịch triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.
5. Hình thức triển khai
a) Tổ chức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện công lập và ngoài công lập.
b) Số lượng bàn tiêm: tại mỗi điểm tiêm chủng căn cứ vào số lượng vắc xin được phân bổ theo từng đợt, Sở Y tế lên phương án bố trí số lượng bàn tiêm phù hợp đảm bảo tiến độ và chất lượng vắc xin và công tác an toàn tiêm chủng.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Cung ứng vắc xin
a) Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố rà soát, kiểm tra hệ thống dây chuyền lạnh tại tất cả cơ sở tiêm chủng công lập và tư nhân, sẵn sàng tiếp nhận vắc xin phân bổ từ kho vắc xin của Quân khu 9 phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng.
b) Sau khi nhận được vắc xin theo phân bổ của Bộ Y tế, Sở Y tế chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tiếp nhận, phân bổ vắc xin, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các điểm tiêm.
c) Các đơn vị có đủ hệ thống dây chuyền lạnh đáp ứng yêu cầu theo quy định thì bảo quản vắc xin tại đơn vị trong những ngày tổ chức tiêm chủng, vắc xin còn tồn cuối mỗi đợt tại các điểm tiêm chủng phải được tạm thời bảo quản tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hoặc Trung tâm Y tế quận, huyện, tùy tình hình thực tế và thông báo cho Sơ Y tế đế tiếp tục điều phối, phân bố. Tổng thời gian và nhiệt độ bảo quản vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.
2. Tổ chức tiêm chủng
a) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng rà soát, đầu tư, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, dây chuyền lạnh, nhân lực tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thành phố. Đồng thời tập huấn cho cán bộ y tế về bảo quản, vận chuyển, sử dụng, theo dõi sự cố bất lợi và sau tiêm chủng cho từng loại vắc xin.
b) Huy động tất cả các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện kể cả nhà nước và tư nhân trong và ngoài ngành y tế trên địa bàn thành phố, kể cả các cơ sở tiêm chủng y tế của các y tế Bộ, ngành để phối hợp thực hiện tiêm chủng trong trường hợp cần thiết tham gia chiến dịch tiêm chủng.
c) Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.
d) Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng chống dịch; sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng.
đ) Các cơ sở y tế điều trị đủ điều kiện về cấp cứu và hồi sức tích cực thực hiện việc tiêm chủng cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt như: người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền,... theo phân công của Sở Y tế.
3. Đảm bảo an toàn tiêm chủng
a) Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tổ chức tập huấn về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thực hiện theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế, an toàn tiêm chủng, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng. Tiến hành khám sàng lọc chủ động để phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại các cơ sở điều trị, các cơ sở đủ điều kiện về cấp cứu, hồi sức tích cực.
b) Các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Y tế quận, huyện, cơ sở y tế tư nhân, y tế Bộ, ngành tổ chức các đội cấp cứu tại điểm tiêm của đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng theo sự phân công của Sở Y tế.
c) Trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, Bệnh viện Đa khoa thành phố và Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Y tế quận, huyện phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 05 giường/Bệnh viện) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
d) Các cơ sở tiêm chủng phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
đ) Rà soát, cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19, bao gồm:
- Hướng dẫn xử trí, cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế;
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1996/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3348/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
e) Các điểm tiêm hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 và liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu bất thường.
g) Phải thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chung.
h) Yêu cầu các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại mỗi bàn tiêm và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml, rút sẵn vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp.
i) Khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh, nhỏ, đau quặn bụng, tiêu chảy,...) tiêm ngay 1/2mg Adrenalin tiêm bắp (ưu tiên mặt trước bắp cơ đùi), sau đó theo dõi xử trí theo Hướng dẫn tại Thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Kết thúc buổi tiêm chủng, nếu không sử dụng đến cần hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.
k) Các điểm tiêm chủng COVID-19 giám sát, theo dõi chặt chẽ đối tượng đủ 30 phút sau tiêm, kịp thời xử trí các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, đồng thời báo cáo ngay thông tin cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Sở Y tế các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng
a) Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng và các đơn vị tiêm chủng sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai chiến dịch. Nền tảng bao gồm 4 thành phần: (1) Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn; (2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; (3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; (4) Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử.
b) Thông tin về đăng ký tiêm chủng, kế hoạch tiêm chủng, lịch tiêm chủng và các nội dung truyền thông đại chúng, vị trí, số bàn tiêm, thông tin người phụ trách chiến dịch liên quan được thông báo, cập nhật liên tục cho người dân trên Cổng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn.
c) Việc đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm được thực hiện qua các hình thức phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Yêu cầu tăng cường sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” trên di động, Cổng thông tin.
d) Trong trường hợp nguồn vắc xin phân bổ hạn chế, việc lập danh sách đối tượng tiêm chủng, xếp lịch tiêm chủng theo giờ được thực hiện trước khi thông báo cho người dân đăng ký tiêm.
đ) Trong trường hợp đảm bảo đủ vắc xin, việc lập danh sách đối tượng tiêm chủng được thực hiện sau khi thông báo cho người dân đăng ký tiêm trong trường hợp đủ số lượng liều vắc xin cho tiêm chủng đại trà.
- Cơ sở tiêm chủng phải cập nhật thông tin số lượng liều vắc xin được nhập, số lượng tiêm được, số liệu tồn theo ngày và số liệu này phải được cập nhật trên Trang thông tin chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
e) Hệ thống phục vụ chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cập nhật trực tuyến tra cứu theo cơ sở tiêm về kết quả số lượng người dân được tiêm, số lượng hoãn tiêm và số lượng được cấp chứng nhận tiêm chủng (lần 1 và lần 2 nếu có).
g) Các đơn vị, cơ sở y tế liên quan đến tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản thực hiện cập nhật thông tin, số lượng, báo cáo trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
h) Trong quá trình thực hiện, thông tin liên quan đến các bước cần được cập nhật trực tiếp lên phân hệ Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng của Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 theo bốn bước: Tiếp đón/Khám sàng lọc và xác nhận đủ điều kiện tiêm/Tiêm và Theo dõi sau tiêm/ cấp giấy xác nhận.
5. Truyền thông
a) Nội dung truyền thông:
- Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chú trọng truyền thông các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt là Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.
- Truyền thông Kế hoạch Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 trên địa bàn thành phố; hiệu quả của việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng.
- Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch tiêm chủng an toàn.
b) Các hoạt động truyền thông:
- Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, kêu gọi người dân ủng hộ chiến dịch và Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam; thông qua các bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh...
- Phối hợp với các ban ngành, cơ quan, tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về hoạt động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo các hướng dẫn tại Kế hoạch 1063/KH-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về truyền thông chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.
- Triển khai Đường dây nóng của ngành Y tế và các quận, huyện cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Tập huấn truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông về sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chiến dịch tiêm chủng.
6. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng
a) Xử lý bơm kim tiêm và rác thái y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và Văn bản số 102/MT-YT ngày 04 tháng 3 năm 2021 về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
b) Các cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiếm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo.
7. Giám sát các hoạt động chiến dịch tiêm chủng.
a) Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 thành phố và các đơn vị liên quan tiến hành theo dõi, giám sát các hoạt động trước, trong và sau chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 để chỉ đạo đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng và an toàn tiêm chủng.
b) Kiểm tra, giám sát trước triển khai: giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng được ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin, vật tư tiêm chủng, nhân lực thực hiện tiêm chủng, nhân lực giám sát, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng.
c) Kiểm tra, giám sát trong triển khai: giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm).
d) Kiểm tra, giám sát sau triển khai: đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo theo quy định.
đ) Báo cáo kết quả tiêm chủng hàng ngày và báo cáo kết thúc chiến dịch về tình hình tiếp nhận vắc xin, sử dụng vắc xin cùng với báo cáo kết quả tiêm chủng về Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo thành phố theo quy định hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
IV. KINH PHÍ
1. Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương.
2. Nguồn kinh phí từ Quỹ vắc xin phòng COVID-19; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 thành phố; Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 các cấp do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, trong đó có các tiểu ban bao gồm: Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin; Tiêm chủng - An toàn tiêm chủng; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông.
b) Xây dựng kế hoạch kinh phí nhu cầu mua sắm vật tư, trang thiết bị,....cần thiết để phục vụ chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Huy động các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện trên địa bàn thành phố (kể cả các cơ sở tư nhân và y tế Bộ, ngành) tham gia triển khai chiến dịch.
d) Chỉ đạo, điều động các ekip cấp cứu và tiếp nhận các trường hợp cấp cứu do sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Phân tích, đánh giá điều trị các trường hợp gặp sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Sở Y tế, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với Sở Y tế và cơ quan, ban ngành có liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý toàn bộ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ quản lý đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm chủng; xây dựng hệ thống chứng nhận tiêm chủng.
c) Phối hợp với Công an thành phố thành phố theo dõi và xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Phản bác, xử lý nghiêm các thông tin sai lệch, tin đồn, tin giả về chiến dịch, trào lưu an-ti vắc xin.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ; Báo Cần Thơ; các cơ quan báo, đài Trung ương và Địa phương trên địa bàn thành phố
a) Tuyên truyền, phổ biến các thông tin có liên quan về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố, bao gồm loại vắc xin, thời gian triển khai, đối tượng tiêm ngừa, hiệu quả và tác dụng không mong muốn của các loại vắc xin theo từng chiến dịch.
b) Chủ động đưa tin, bài, phóng sự, chương trình truyền hình, thông điệp khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về sử dụng và tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 chính xác, đầy đủ, kịp thời và liên tục.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Thành Đoàn Cần Thơ
Phối hợp với Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận, huyện tham gia điều phối, quản lý tại các điểm tiêm trong thời gian diễn ra chiến dịch tiêm chủng.
5. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Y tế tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí kịp thời cho hoạt động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố.
b) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn ngành Y tế sử dụng kinh phí đảm bảo đúng quy định.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp, hỗ trợ Sở Y tế trong trường hợp sử dụng các trường học trên địa bàn thành phố làm các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
7. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp và các Sở, ban, ngành
Phối hợp với Sở Y tế lập danh sách và điều phối số lượng đối tượng tiêm chủng vắc xin COVID-19 thuộc thẩm quyền quản lý theo hướng dẫn của các điểm tiêm.
8. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại quận, huyện do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện làm Trưởng ban bao gồm các Tiểu ban tương ứng với các Tiểu ban của thành phố. Việc thành lập các Tiểu ban căn cứ vào năng lực, khả năng và tình hình thực tế tại các quận, huyện.
b) Chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, huyện xây dựng kế hoạch tiếp nhận và tổ chức hình thức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo số lượng vắc xin được phân bố.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ phối hợp với lực lượng quân sự, công an tại địa phương tham gia hỗ trợ ngành Y tế điều phối, quản lý, thông báo các đối tượng tiêm chủng trong thời gian diễn ra chiến dịch.
d) Tăng cường truyền thông cho người dân và cộng đồng về việc sử dụng vắc xin COVID-19 và tham gia tiêm chủng khi đến lượt trong chiến dịch. Yêu cầu người dân tăng cường sử dụng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử trên các nền tảng di động, thiết bị thông minh.
đ) Hướng dẫn người dân khai báo y tế và điền đầy đủ thông tin vào phiếu sàng lọc trước khi đến điểm tiêm chủng trong chiến dịch.
e) Phối hợp với ngành Y tế lập danh sách số lượng đối tượng tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại địa phương theo từng đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố năm 2021-2022. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết../.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- Cục Y tế dự phòng (để báo cáo);
- Viện Pasteur TPHCM;
- Bí thư, Phó Bí thư TTTU;
- TT.HĐND TP;
- CT, PCTUBND TP;
- UB. MTTQVN và các Đoàn thể TP;
- Thành viên Ban Chỉ đạo TP;
- Sở, ban ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND TP (2, 3,4);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, H.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "28/07/2021",
"sign_number": "158/KH-UBND",
"signer": "Dương Tấn Hiển",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-299-KH-UBND-2021-phat-trien-dich-vu-logistics-Ha-Noi-den-2025-499227.aspx | Kế hoạch 299/KH-UBND 2021 phát triển dịch vụ logistics Hà Nội đến 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 299/KH-UBND
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”; các Kế hoạch của UBND Thành phố: số 08/KH-UBND ngày 08/01/2019 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố; số 250/KH-UBND ngày 06/12/2019 về triển khai Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp”; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ thống logistics hiện đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của Thành phố.
- Phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại; đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, trung chuyển và nội địa; đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, của cả nước và khu vực.
- Thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3 (3PL), mức độ 4 (4PL); hướng đến mức độ 5 (5PL), logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP của thành phố Hà Nội đạt 9%-11%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 17%-21%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60%-65%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 14%-17% GRDP Thành phố.
II. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển hoạt động logistics:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu và các quy hoạch ngành có liên quan cũng như các kế hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, tích hợp sâu dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Rà soát quy định phân công, phân cấp công tác quản lý hoạt động logistics trên địa bàn đảm bảo rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính (mức độ 3,4) nhanh chóng, thuận tiện ở tất cả các khâu, trọng tâm là các lĩnh vực: công thương, hải quan, thuế, giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội Thành phố.
- Xây dựng cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Trung ương; các tỉnh, thành phố và cơ quan sở, ngành, chính quyền các cấp của Thành phố trong việc triển khai các quy định pháp luật về quản lý và phát triển logistics; tổng hợp, cập nhật số liệu, trao đổi thông tin và các cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động logistics trong lĩnh vực vận tải, thương mại; các quy định, quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện và khuyến cáo, khuyến nghị liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa tại các cảng hàng không, cảng cạn, cảng thủy, ga đường sắt... Chú trọng hợp tác đảm bảo an ninh hàng hóa và phát triển nguồn nhân lực.
2. Phát triển hạ tầng dịch vụ logistics:
- Cụ thể hóa quy hoạch các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn. Tập trung đôn đốc tiến độ, tăng cường phối hợp giữa các ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 hoàn thành các thủ tục đầu tư, khởi công xây dựng, đưa vào khai thác vận hành một số công trình hạ tầng dịch vụ logistics quan trọng như: 02 trung tâm logistics (tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn), 02 cảng cạn ICD (tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức), 01 cảng container quốc tế (tại xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm), 01 Trung tâm bưu chính, chuyển phát (tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh) và một số dự án trung tâm tiếp vận trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics theo Quy hoạch.
- Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội theo nguyên tắc dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên các tuyến đường vành đai Thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp; chú trọng phát triển hệ thống kho bãi, kho bãi chuyên dụng.
- Phát triển hệ thống giao thông thông minh, chuyển đổi các hạ tầng logistics (như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận...); phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng. Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung của Thành phố.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan Bộ, Ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế kết hợp hài hòa các nguồn vốn, đặc biệt chú trọng huy động nguồn xã hội hóa để đẩy mạnh đầu tư các công trình cảng, sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ, các cảng thông quan nội địa, kho bãi, trang thiết bị... theo Quy hoạch, Kế hoạch và lộ trình đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển logistics của Hà Nội và cả nước.
- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2030 được phê duyệt và các Chương trình, Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Thành phố giai đoạn 2021-2025. Chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT, xây dựng mạng lưới CNTT thông suốt, toàn diện giúp kết nối từ các cơ quan quản lý nhà nước, hải quan... tới các doanh nghiệp logistics và chủ hàng.
- Tạo điều kiện tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhỏ và vừa với các Công ty, chuyên gia phần mềm CNTT để được hướng dẫn, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ tiếp cận và đầu tư trang bị, nâng cấp các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thông tin và chuyển giao dữ liệu, sản xuất và đặt hàng, giao hàng, khai báo hải quan, phần mềm dịch vụ logisctics (RFID, Barcode, e-logistics) theo các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan... theo hướng ngày càng minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp. Các Sở, ngành, các cấp chính quyền của Thành phố thường xuyên đối thoại, giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; duy trì chế độ giao ban kiểm điểm tiến độ các dự án logistics định kỳ để đôn đốc, kịp thời giải quyết các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; kết hợp kiểm tra với hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, điều kiện kinh doanh đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng quy định pháp luật để xây dựng thị trường kinh doanh dịch vụ logistics lành mạnh và hiệu quả, góp vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tăng trưởng.
- Thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Tạo điều kiện phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề liên quan đến dịch vụ logistics (Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam VSA, Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam Visaba, Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA, Hiệp hội vận tải ô tô..).
- Khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới và các doanh nghiệp logistics trong nước đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại Thành phố nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc.
- Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các địa phương lân cận trong vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm tạo thuận lợi cho sự giao lưu vận chuyển, phân phối hàng hóa của Thành phố với các tỉnh, thành phố khác.
- Kết nối, tổ chức sự kiện và tạo ra các mối liên hệ giao thương với các hiệp hội, các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng, tiếp cận tín dụng ưu đãi, kết nối cung cầu.
- Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng (dệt may, da giầy, thực phẩm, cơ khí chế tạo, đồ gỗ, đồ gia dụng...), nông nghiệp công nghệ cao áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
4. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Phối hợp với các Viện, Trường Đại học, xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; Phổ biến, tuyên truyền về luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.
- Thúc đẩy liên kết giữa các Viện, Trường Đại học, các doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics (bao gồm cả đào tạo tại chỗ).
5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với sự phát triển của đất nước:
- Xây dựng và thực hiện những chuyên đề tuyên truyền về hiệu quả kinh tế xã hội của việc phát triển dịch vụ logistics trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, hoạt động nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thông qua các buổi hội nghị, tọa đàm, tập huấn về khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (3PL, 4PL, 5PL), sử dụng những giá trị gia tăng trong quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
III. KINH PHÍ:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:
- Nguồn ngân sách Thành phố theo dự toán ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm cho các Sở, ban, ngành Thành phố và Ngân sách các cấp theo quy định.
- Nguồn kinh phí của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đảm bảo và tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác.
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, gửi Sở Tài chính/cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì triển khai và phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng logistics trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp các Sở ngành, các địa phương trong việc rà soát, phát triển các khu hoạt động logistics có quy mô phù hợp, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xem xét thống nhất các địa điểm do Cục Hải quan thành phố Hà Nội đề xuất để xây dựng Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung của Thành phố.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, lập danh mục dự án thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về logistics cho các đối tượng.
- Tổ chức liên kết, hợp tác giữa các địa phương, giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh phân phối để tăng cường sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, logistics chuyên nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các Sở ngành (Sở Giao thông vận tải, Cục Hải quan thành phố Hà Nội...) theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã về công tác quản lý nhà nước khi dự án logistics đưa vào khai thác, vận hành.
- Phối hợp Sở Giao thông vận tải nghiên cứu thúc đẩy hình thành và phát triển Sàn giao dịch logistics.
2. Sở Giao thông vận tải:
- Triển khai hiệu quả Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016. Phối hợp với các chủ đầu tư công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành mạng lưới giao thông vận tải đồng bộ, hỗ trợ dịch vụ logistics phát triển.
- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Giao thông vận tải quản lý và khai thác hiệu quả các tuyến vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không.
- Chủ trì triển khai đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng điều hành quản lý giao thông thông minh; tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải, các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt; gắn kết các mục tiêu, giải pháp và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch với mục tiêu, giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành giao thông vận tải.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch đảm bảo tính công khai minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch giao thông vận tải.
- Tổ chức kết nối vận tải đa phương thức hiệu quả; liên kết các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt nhằm giảm chi phí vận chuyển, chi phí logistics. Công khai trên website danh sách doanh nghiệp trong các lĩnh vực vận tải, hành trình vận tải, giá dịch vụ vận tải tham khảo để chủ hàng dễ dàng kết nối, lựa chọn.
- Rà soát, công khai vị trí, chức năng, dịch vụ chính, tuyến vận tải, cảng thủy nội địa; ga đường sắt đầu mối; trung tâm tiếp vận; bến, bãi tập kết hàng hóa của các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý về cơ cấu vận tải, phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý: tăng thị phần của các phương thức vận tải khối lượng lớn, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
- Phát triển, kết nối các phương thức vận tải hành khách, hàng hóa nhằm tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa, container để hạn chế tình trạng xe chạy rỗng, hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải, thúc đẩy phát triển sàn giao dịch logistics và các loại hình dịch vụ logistics.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố và các lực lượng chức năng xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chính sách, các giải pháp phát triển hạ tầng giao thông Thành phố nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì rà soát, tích hợp các điểm phát triển logistics trên địa bàn Thành phố vào Quy hoạch chung của Thành phố theo Luật Quy hoạch mới ban hành.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, triển khai các cơ chế, giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistiscs và dự án kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố lập danh mục dự án mời gọi đầu tư đối với các dự án kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ hoạt động logistics như: trung tâm tiếp vận; bến, cảng thủy nội địa; ga hàng hóa; bến, bãi tập kết hàng hóa.
- Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ lập, triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics, định kỳ hàng quý báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện. Cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ trì các hoạt động đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các dự án đầu tư hạ tầng logistics; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chính sách, các giải pháp thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố.
4. Sở Xây dựng:
Hướng dẫn chủ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng logistics, giao thông vận tải, hạ tầng thương mại tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng; khớp nối hạ tầng kỹ thuật dự án đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực; tham gia thẩm định dự án hạ tầng logistics, thực hiện cấp phép xây dựng công trình theo chức năng, nhiệm vụ quy định và tiến độ yêu cầu của Thành phố.
5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
- Chủ trì rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu, cung cấp thông tin quy hoạch và hướng dẫn nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, đồ án quy hoạch các dự án phát triển logistics và tổ chức thẩm định, trình duyệt đảm bảo tuân thủ quy hoạch được duyệt tại khu vực và đảm bảo đồng bộ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển logisctics của Thành phố.
- Hướng dẫn chủ đầu tư/nhà đầu tư các dự án hạ tầng logistics giải quyết thủ tục về quy hoạch xây dựng các địa điểm liên quan đến hoạt động logistics đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Rà soát, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết các khó khăn vướng mắc, các thủ tục về đất đai, môi trường, giải phóng mặt bằng và các nội dung khác thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan xây dựng trình UBND Thành phố ban hành và tổ chức triển khai thực hiện: Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
- Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng, kinh doanh dịch vụ logistics.
- Hướng dẫn, đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, chủ trương, chính sách và quy định của Trung ương và Thành phố về phát triển dịch vụ logistics.
8. Sở Tài chính:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố theo quy định.
9. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì triển khai các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí trong lĩnh vực hoạt động logistics.
10. Cục Hải quan Thành phố:
- Đẩy mạnh áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia: Áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Thành phố và chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng kho, bãi, địa điểm kiểm tra theo Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại của Cục Hải quan thành phố Hà Nội”. Lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án trụ sở Chi cục Hải quan tại các dự án kho bãi, địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, trung tâm dịch vụ logistics.
- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách về hải quan nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố.
11. Công an Thành phố:
Duy trì an ninh, trật tự giao thông; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình lưu thông, vận chuyển, kinh doanh và lưu giữ hàng hóa đảm bảo môi trường an toàn, ổn định và thuận lợi để phát triển dịch vụ logisctics trên địa bàn Thành phố.
12. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố:
Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí các khu vực cung ứng dịch vụ logistics tại các khu công nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài do các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp trong khu cung cấp; góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ logistics 3PL (cung cấp dịch vụ logistics cho bên thứ ba), 4PL (dịch vụ logistics theo chuỗi phân phối), 5PL (dịch vụ thị trường thương mại điện tử bao gồm cả 3PL và 4P).
13. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:
- Đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ theo Quy hoạch, phục vụ hoạt động logistics như: trung tâm tiếp vận; bến, cảng thủy nội địa; ga hàng hóa; bến, bãi tập kết hàng hóa; các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu năng lực dịch vụ logistics của Hà Nội trong và ngoài nước.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin tuyên truyền về luật Việt Nam, luật quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực (đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics); cung cấp thông tin, khuyến nghị có liên quan...
14. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tăng cường quản lý hệ thống kho, bãi đang hoạt động trên địa bàn. Xây dựng và tổ chức phương án sắp xếp các kho, bãi phục vụ phát triển dịch vụ logistics đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường.
- Phối hợp các sở ngành chức năng cung cấp thông tin quy hoạch, địa điểm quy hoạch cho nhà đầu tư quan tâm và phối hợp chặt chẽ chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án hạ tầng logistics.
15. Các doanh nghiệp, hiệp hội, hội trên địa bàn:
- Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics tập trung nguồn lực để triển khai hiệu quả dự án, đưa công trình vào vận hành và khai thác bảo đảm tiến độ và chất lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu tình hình thực hiện dự án đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải trước ngày 05 hàng tháng.
- Các hiệp hội, hội hoạt động trên địa bàn phối hợp các Sở, ngành, đơn vị triển khai các nội dung, hoạt động của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên thay đổi hành vi trong thương mại quốc tế, gắn kết giữa doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, thay đổi điều kiện giao hàng “mua CIF, bán FOB”, nâng cao ý thức của doanh nghiệp chủ hàng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam doanh nghiệp chủ hàng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia vào nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng với hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao.
- Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh cung cấp dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL; triển khai các dịch vụ logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và giao dịch điện tử để hướng đến cung cấp dịch vụ logistics trọn gói 5PL. Tăng cường ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics chuyên nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí.
Trên đây là Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện; nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực HĐND TP; (để b/c)
- Chủ tịch UBND TP; (để b/c)
- Các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVPN.M.Quân, KT, ĐT, TKBT;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "24/12/2021",
"sign_number": "299/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-27-2012-TT-BCT-quy-dinh-tam-ngung-ap-dung-che-do-cap-giay-phep-148223.aspx | Thông tư 27/2012/TT-BCT quy định tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép mới nhất | BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2012/TT-BCT
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TẠM NGỪNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 24/2010/TT-BCT NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2010
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2010 như sau:
Điều 1. Tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng
1. Tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương.
2. Thương nhân nhập khẩu các mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều 1 nêu trên làm thủ tục hải quan theo các quy định hiện hành không phải đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Ban bí thư T.W Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- VP Tổng Bí thư;
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, XNK (15).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "26/09/2012",
"sign_number": "27/2012/TT-BCT",
"signer": "Nguyễn Thành Biên",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-40-2014-TT-BGTVT-Quy-chuan-Ky-thuat-quoc-gia-Dong-co-Ac-quy-su-dung-cho-xe-dap-dien-250763.aspx | Thông tư 40/2014/TT-BGTVT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia Động cơ Ắc quy sử dụng cho xe đạp điện | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 40/2014/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2014
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ẮC QUY SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Động cơ sử dụng cho xe đạp điện và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ắc quy sử dụng cho xe đạp điện.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Động cơ sử dụng cho xe đạp điện
Mã số QCVN 75:2014/BGTVT
và
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ắc quy sử dụng cho xe đạp điện
Mã số QCVN 76:2014/BGTVT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Giao thông vận tải;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
QCVN 75:2014/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation of motor used for electric bicycles
Lời nói đầu
QCVN 75:2014/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 09 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation of motor used for electric bicycles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với động cơ điện một chiều sử dụng cho xe đạp điện (sau đây gọi tắt là động cơ điện).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện; sản xuất, lắp ráp xe đạp điện và các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.1.1. Yêu cầu chung
2.1.1.1. Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và quy chuẩn này.
2.1.1.2. Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc, bộ phận cố định luôn chắc chắn.
2.1.1.3. Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định tại các vị trí có thể nhìn thấy được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
2.1.2. Điện áp danh định của động cơ điện không được lớn hơn 48 V.
2.1.3. Công suất động cơ điện
Khi thử theo 2.2.3, công suất lớn nhất không được lớn hơn 250 W. Sai số cho phép ± 5% so với giá trị đăng ký.
2.1.4. Hiệu suất của động cơ điện
Khi thử theo 2.2.3, hiệu suất của động cơ điện không nhỏ hơn 75%.
2.1.5. Khả năng chịu quá tải
Sau khi thử theo 2.2.4, động cơ điện phải hoạt động bình thường.
2.1.6. Cách điện
2.1.6.1. Sau khi thử theo 2.2.5.1, động cơ điện phải hoạt động bình thường.
2.1.6.2. Điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ của động cơ
Khi thử theo 2.2.5.2, điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ điện không nhỏ hơn 100 MW.
2.1.7. Độ tăng nhiệt
Sau khi thử theo 2.2.6, độ tăng nhiệt của cuộn dây không lớn hơn 65 °C và của vỏ động cơ điện không lớn hơn 60 °C.
2.1.8. Cấp bảo vệ vỏ động cơ điện
Khi thử theo 2.2.7, động cơ điện phải được bảo vệ chống tác động của tia nước và sự xâm nhập của các vật rắn từ bên ngoài có đường kính lớn hơn 1 mm.
2.1.9. Khe hở hướng trục
Khi thử theo 2.2.8, khe hở hướng trục của trục động cơ điện không lớn hơn 0,5 mm.
2.1.10. Độ đảo hướng kính
Khi thử theo 2.2.9, độ đảo hướng kính của trục động cơ điện không được lớn hơn giá trị quy định trong bảng 1.
Bảng 1. Độ đảo hướng kính
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính trục d
d £ 10
d > 10
Độ đảo hướng kính
0,030
0,035
2.2. Phương pháp thử
2.2.1. Yêu cầu về độ chính xác của thiết bị thử và điều kiện thử nghiệm
- Nhiệt kế: là loại có vạch chia của thang đo hoặc bước nhảy của số không lớn hơn 1 °C và độ chính xác đến 0,5 °C.
- Thiết bị đo mô men xoắn: sai số không lớn hơn 1 % giá trị mô men xoắn được đo.
- Thiết bị đo tốc độ quay: sai số không lớn hơn 1 % giá trị tốc độ quay được đo.
- Dụng cụ đo điện: Vôn kế một chiều, Ampe kế một chiều và Ôm kế phải có độ chính xác cấp 1.
- Đồng hồ chỉ thị có độ chính xác cấp 1.
- Nhiệt độ môi trường thử: £ 35 °C.
2.2.2. Thử các yêu cầu chung
Việc kiểm tra thử nghiệm được tiến hành bằng quan sát.
2.2.3. Thử công suất và hiệu suất của động cơ điện
Động cơ được lắp cố định trên thiết bị đo mô men xoắn. Đồng hồ phân tích công suất nối giữa bộ điều khiển và động cơ điện. Vận hành động cơ điện ở điện áp danh định, tăng dần mô men xoắn tới giá trị mô men xoắn danh định M. Sử dụng thiết bị để đo số vòng quay n và công suất đầu vào của động cơ P1.
Sử dụng công thức (1) để tính công suất đầu ra, công thức (2) để tính hiệu suất của động cơ điện.
- Công thức tính công suất đầu ra:
(1)
Trong đó:
P: Công suất đầu ra (W).
M: Mô men xoắn danh định (Nm).
n: Số vòng quay (r/phút)
- Công thức tính hiệu suất:
(2)
Trong đó:
h: Hiệu suất của động cơ điện (%).
P1: Công suất đầu vào (W).
2.2.4. Thử khả năng chịu quá tải
Lắp động cơ điện cố định trên thiết bị đo mô men xoắn, vận hành ở điện áp danh định, tăng dần mô men xoắn bằng hai lần mô men xoắn danh định, thời gian thử là 10 giây.
2.2.5. Thử cách điện
2.2.5.1. Cách điện giữa các vòng dây:
Động cơ điện được vận hành ở điện áp danh định cho đến khi hoạt động ổn định, tăng từ từ điện áp thử bằng 1,3 lần điện áp danh định, giữ điện áp này trong thời gian 3 phút.
2.2.5.2. Thử điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ của động cơ điện
Phép thử được thực hiện bằng Mê-gôm-mét có điện áp 250 V đối với động cơ điện có điện áp danh định không lớn hơn 36 V và 500 V đối với động cơ điện có điện áp danh định lớn hơn 36 V.
2.2.6. Thử độ tăng nhiệt
Lắp động cơ điện lên giá thử, đo điện trở của cuộn dây và nhiệt độ trong phòng thử (nhiệt độ cuộn dây). Vận hành động cơ điện ở điện áp và công suất danh định trong một khoảng thời gian cho đến khi đạt cân bằng nhiệt. Tắt nguồn điện, tiến hành đo điện trở của cuộn dây và nhiệt độ trong phòng thử.
- Đo nhiệt độ cuộn dây theo phương pháp điện trở, độ tăng nhiệt độ được tính toán theo công thức:
Trong đó:
Dt: độ tăng nhiệt độ của cuộn dây, °C.
R1: điện trở của cuộn dây khi bắt đầu thử nghiệm, W.
R2: điện trở của cuộn dây khi kết thúc thử nghiệm, W.
t1: nhiệt độ phòng (cuộn dây) lúc bắt đầu thử nghiệm, °C.
t2: nhiệt độ phòng khi kết thúc thử nghiệm, °C.
k: nghịch đảo của hệ số nhiệt độ của điện trở ở 0°C của vật liệu bán dẫn, k = 235 đối với cuộn dây bằng đồng và 225 đối với cuộn dây bằng nhôm.
- Đo nhiệt độ vỏ động cơ điện bằng nhiệt kế.
Nhiệt độ vỏ động cơ điện được đo bằng nhiệt kế đặt tại các điểm mà tại đó có nhiệt độ cao nhất.
2.2.7. Thử cấp bảo vệ vỏ động cơ điện
a) Bảo vệ đối với vật rắn thâm nhập:
Thử nghiệm được thực hiện với một sợi dây bằng thép cứng, thẳng, có đường kính là 1 mm, đầu của sợi dây không được có ba-via, mặt đầu của dây phẳng và vuông góc đường tâm của dây. Đặt một lực là 1 N ± 10% vào đầu của sợi dây, yêu cầu được coi là thỏa mãn nếu sợi dây này không tiến được vào bên trong động cơ điện.
b) Bảo vệ chống tia nước:
Thử nghiệm được thực hiện trên thiết bị thử có hình dạng và kích thước như được mô tả trên Hình 1. Trường hợp thiết bị thử không thể thỏa mãn được yêu cầu trên thì sử dụng thiết bị phun cầm tay như mô tả trên Hình 2. Động cơ điện được vận hành ở điện áp danh định. Sau khi thử nghiệm, không có nước tích tụ bên trong động cơ điện, động cơ điện hoạt động bình thường.
- Các điều kiện khi sử dụng thiết bị thử trên Hình 1:
Lưu lượng tổng phải được điều chỉnh đến giá trị trung bình từ 0,067 l/phút đến 0,074 l/phút ở mỗi lỗ nhân với số lỗ.
Ống có các lỗ phun được phân bố trên một cung 60° về cả hai phía của điểm giữa và phải cố định ở vị trí thẳng đứng. Động cơ điện thử nghiệm được lắp trên bàn xoay có trục thẳng đứng và ở vị trí xấp xỉ điểm giữa của bán nguyệt.
Thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 10 phút.
- Các điều kiện khi sử dụng thiết bị thử trên Hình 2:
Trong thử nghiệm này, tấm che dịch chuyển được phải được đặt vào.
Áp suất nước được điều chỉnh để tạo ra lưu lượng phun 10 ± 0,5 l/phút (áp suất từ 80 kPa đến 100 kPa).
Thời gian thử nghiệm là 1 phút trên 1 m2 diện tích bề mặt tính toán của động cơ điện. Tổng thời gian thử không nhỏ hơn 5 phút.
Kích thước tính bằng milimét
1. Các lỗ F 0,4
2. Động cơ điện
3. Đối trọng
Hình 1. Thiết bị thử nghiệm về bảo vệ chống tia nước.
Kích thước tính bằng milimét
Nhìn theo chiều mũi tên A (không vẽ tấm chắn)
1. Van nước
7. Vòi phun - bằng đồng có 120 lỗ Æ 0,5
2. Áp kế
1 lỗ ở tâm.
3. Ống mềm
2 đường tròn bên trong có 12 lỗ cách nhau 30o
4. Tấm che dịch chuyển được - bằng nhôm
4 đường tròn bên ngoài có 24 lỗ cách nhau 15o
5. Vòi phun
8. Động cơ điện
6. Đối trọng
Hình 2. Thiết bị cầm tay để thử nghiệm về bảo vệ chống tia nước.
2.2.8. Khe hở hướng trục
Lắp đặt động cơ điện ở vị trí thăng bằng và cố định trên giá thử, đầu đo của đồng hồ chỉ thị được đặt ở một đầu trục. Đẩy một lực 100 N vào đầu trục còn lại theo hướng dọc trục, quan sát chỉ số trên đồng hồ chỉ thị, thực hiện theo chiều ngược lại. Giá trị lớn nhất trong hai lần đo là khe hở hướng trục.
2.2.9. Độ đảo hướng kính
Cố định vỏ động cơ điện, quay trục với tốc độ chậm, sử dụng đồng hồ chỉ thị đo tại ba vị trí trên trục theo hướng dọc trục. Giá trị lớn nhất của ba vị trí là độ đảo hướng kính.
3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Động cơ điện được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
3.2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi có nhu cầu thử nghiệm, cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2.
3.2.1. Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật của động cơ điện theo mẫu quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn này.
3.2.2. Yêu cầu về mẫu thử
3.2.2.1. Đối với động cơ điện nhập khẩu
Số lượng mẫu thử: đối với từng lô hàng được quy định tại Bảng 2. Mỗi mẫu thử phải kèm theo các cụm chi tiết để động cơ điện hoạt động bình thường.
Phương thức lấy mẫu: lấy ngẫu nhiên trong một lô hàng nhập khẩu.
Bảng 2. Số lượng mẫu thử đối với từng lô hàng
STT
Số lượng động cơ điện trong một lô hàng
(đơn vị: chiếc)
Số lượng mẫu thử
(đơn vị: chiếc)
1
Đến 100
01
2
Từ 101 đến 500
02
3
Trên 500
03
3.2.2.2. Đối với động cơ điện sản xuất lắp ráp trong nước
Số lượng mẫu thử: 02 mẫu kèm theo các cụm chi tiết cho mỗi kiểu loại động cơ điện để động cơ điện hoạt động bình thường.
Phương thức lấy mẫu:
- Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại: mẫu điển hình của kiểu loại động cơ đăng ký.
- Đối với quá trình sản xuất hàng loạt: lấy ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại.
3.3. Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm phải lập báo cáo kết quả thử nghiệm có các nội dung ít nhất bao gồm các mục quy định trong Quy chuẩn này tương ứng với từng kiểu loại động cơ điện.
3.4. Áp dụng quy định
Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Lộ trình thực hiện
Quy chuẩn này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4.2. Trách nhiệm của Cục đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với động cơ điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu sử dụng cho xe đạp điện.
PHỤ LỤC
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
(Technical specifications of motor used for electric bicycles)
1.
Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất/nhập khẩu:
(Name and address of manufacturer, importer)
2.
Nhãn hiệu (Make):
3.
Số loại (Type):
4.
Số động cơ (Motor number):
5.
Loại động cơ điện (Motor model):
6.
Tốc độ quay danh định (r/phút):
7.
Điện áp danh định (Operating voltage) (V):
8.
Công suất lớn nhất (Power) (W):
9.
Mô men xoắn danh định (maximum torque) (Nm):
10.
Hiệu suất của động cơ điện (Electrical motor efficiency) (%):
11.
Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ:
(Description of method and location made motor number)
12.
Bộ điều khiển điện của động cơ (Control circuit of motor):
12.1.
Nhãn hiệu (Make):
12.2
Số loại (Type):
13.
Khối lượng động cơ điện (Mass of motor) (kg):
14.
Ảnh chụp kiểu dáng (Photos of a typical motor):
Dán ảnh chụp kiểu dáng động cơ điện vào đây và đóng dấu giáp lai
Yêu cầu: Ảnh màu cỡ 10 x 15 cm, chụp ngang động cơ điện bên phải, phông nền sạch sẽ, đồng màu.
Chúng tôi cam kết bản đăng ký này phù hợp với kiểu loại động cơ đã đăng ký thử nghiệm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản đăng ký này.
Người đứng đầu Cơ sở sản xuất, nhập khẩu
(Ký tên, đóng dấu)
QCVN 76:2014/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ẮC QUY SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation for batteries of electric bicycles
Lời nói đầu
QCVN 76:2014/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 40/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 09 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ẮC QUY SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN
National technical regulation for batteries of electric bicycles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với ắc quy sử dụng cho xe đạp điện (sau đây gọi tắt là ắc quy).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ắc quy, sản xuất, lắp ráp xe đạp điện và các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Dung lượng danh định (C2)
Là dung lượng của ắc quy ở chế độ 2 giờ đặc trưng cho khả năng tích điện của ắc quy (đơn vị Ah), khi ắc quy phóng điện với dòng điện l2 = C2/2 (A) từ khi được nạp đầy cho đến khi điện áp đo trên hai điện cực của ắc quy giảm xuống đến giá trị điện áp ngưỡng.
1.3.2. Ắc quy được nạp đầy
Là ắc quy được nạp với dòng điện 0,2l2 (trong đó l2 = C2/2) (A) cho đến khi điện áp đo trên hai điện cực của ắc quy trong ba lần đo là như nhau, mỗi lần đo cách nhau 30 phút.
1.3.3. Rò rỉ
Ắc quy được coi là bị rò rỉ khi lượng vật chất thoát ra ngoài lớn hơn 1% khối lượng ban đầu của ắc quy.
1.3.4. Điện áp ngưỡng
Là giá trị điện áp nhỏ nhất đảm bảo an toàn cho ắc quy hoạt động bình thường:
- Đối với đơn thể ắc quy chì axit: 1,75V;
- Đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-lon: Điện áp do nhà sản xuất quy định.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Ắc quy phải được chế tạo đúng theo thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất.
2.1.2. Ký hiệu điện cực: Điện cực dương của ắc quy phải được ký hiệu bằng dấu cộng (+), điện cực âm phải được ký hiệu bằng dấu trừ (-).
2.1.3. Vỏ của ắc quy không được biến dạng hoặc có vết nứt, các bộ phận phải được lắp đặt chắc chắn.
2.1.4. Ký hiệu trên ắc quy phải thể hiện những thông số: Điện áp danh định, dung lượng danh định (C2).
2.2. Đặc tính kỹ thuật
2.2.1. Đặc tính điện
2.2.1.1. Điện áp danh định
Sau khi thử theo mục 1.2.1 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này:
- Tổng điện áp danh định không lớn hơn 48V;
- Điện áp đo được không được thấp hơn giá trị điện áp danh định, không được vượt quá 15% so với giá trị điện áp danh định.
2.2.1.2. Dung lượng danh định
Sau khi thử theo mục 1.2.2 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, dung lượng đo được:
- Đối với ắc quy chì axit, không được thấp hơn giá trị dung lượng danh định;
- Đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-lon, không thấp hơn 90% giá trị dung lượng danh định.
2.2.1.3. Đặc tính lưu điện
Sau khi thử theo mục 1.2.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, dung lượng đo được không nhỏ hơn:
- 85% giá trị dung lượng danh định đối với ắc quy chì axit;
- 70% giá trị dung lượng danh định đối với ắc quy Niken metal hydride;
- 80% giá trị dung lượng danh định đối với ắc quy Lithium-lon.
2.2.1.4. Tính năng phóng điện với dòng điện lớn (chỉ áp dụng đối với ắc quy chì axit)
Sau khi thử theo mục 1.2.4 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, điện áp trung bình của mỗi đơn thể ắc quy không nhỏ hơn 1,75 V, bộ phận dẫn điện không được hở, bề mặt ngoài ắc quy không được có hiện tượng bất thường.
2.2.1.5. Khả năng chịu rung động
Sau khi thử theo mục 1.2.5 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này:
- Đối với ắc quy chì axit: Điện áp giữa hai cực không được thấp hơn điện áp danh định, không được có hiện tượng rò rỉ;
- Đối với ắc quy Niken metal hydride: Không bị rò rỉ, không đánh lửa, không bị cháy, nổ;
- Đối với ắc quy Lithium-lon: Điện áp giữa hai cực ắc quy do “n” đơn thể ắc quy mắc nối tiếp tạo thành trước và sau khi thử nghiệm có thay đổi không quá ± (0,2xn) V. Ắc quy không được có hiện tượng rò rỉ, không đánh lửa, không bị cháy, nổ.
2.2.2. Đặc tính an toàn (không áp dụng đối với ắc quy chì axit)
2.2.2.1. Nạp điện quá mức
Trong và sau khi thử nghiệm theo mục 1.3.1 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, không được có hiện tượng đánh lửa, rò rỉ, cháy, nổ.
2.2.2.2. Phóng điện quá mức
Trong và sau khi thử nghiệm theo mục 1.3.2 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, không được có hiện tượng đánh lửa, rò rỉ, cháy, nổ.
2.2.2.3. Ngâm nước
Trong và sau khi thử nghiệm theo mục 1.3.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, không được có hiện tượng đánh lửa, bốc khói, rò rỉ, cháy, nổ.
2.2.2.4. Thả rơi tự do
Trong và sau khi thử nghiệm theo mục 1.3.4 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, không được có hiện tượng đánh lửa, bốc khói, rò rỉ, cháy, nổ.
2.2.2.5. Chèn ép
Trong và sau khi thử nghiệm theo mục 1.3.5 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này:
- Đối với ắc quy Niken metal hydride không được có hiện tượng đánh lửa, không bị nổ, nhiệt độ bề mặt không lớn hơn 150 °C;
- Đối với ắc Lithium-lon không được có hiện tượng cháy, nổ.
3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Ắc quy được sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
3.2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi có nhu cầu thử nghiệm, cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ắc quy phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2.
3.2.1. Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật của ắc quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Yêu cầu về mẫu thử
3.2.2.1. Đối với ắc quy nhập khẩu
Số lượng mẫu thử: đối với từng lô hàng được quy định tại Bảng 1.
Phương thức lấy mẫu: lấy ngẫu nhiên trong một lô hàng nhập khẩu.
Bảng 1. Số lượng mẫu thử đối với từng lô hàng
STT
Số lượng ắc quy trong một lô hàng (đơn vị: chiếc)
Số lượng mẫu thử
(đơn vị: chiếc)
1
Đến 100
04 + 01*
2
Từ 101 đến 500
08 + 02*
3
Trên 500
12 + 03*
(*): Đơn thể ắc quy, chỉ áp dụng đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-ion.
3.2.2.2. Đối với ắc quy sản xuất lắp ráp trong nước
Đối với ắc quy chì axit: 04 mẫu ắc quy mới chưa qua sử dụng đối với mỗi kiểu loại ắc quy.
Đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-ion: 04 mẫu ắc quy, 01 đơn thể ắc quy mới chưa qua sử dụng đối với mỗi kiểu loại ắc quy.
Phương thức lấy mẫu:
- Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại: mẫu điển hình của kiểu loại ắc quy đăng ký.
- Đối với quá trình sản xuất hàng loạt: lấy ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại.
3.3. Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm phải lập báo cáo kết quả thử nghiệm có các nội dung ít nhất bao gồm các mục quy định trong Quy chuẩn này tương ứng với từng kiểu loại ắc quy.
3.4. Áp dụng quy định
Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Lộ trình thực hiện
Quy chuẩn này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4.2. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với ắc quy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu sử dụng cho xe đạp điện.
PHỤ LỤC 1
PHƯƠNG PHÁP THỬ
1.1. Điều kiện thử nghiệm
1.1.1. Chuẩn bị mẫu thử
1.1.1.1. Các thử nghiệm phải được thực hiện trên các ắc quy chưa qua sử dụng.
1.1.1.2. Đối với ắc quy chì axit phải được đổ điện dịch đến mức lớn nhất cho phép theo chỉ dẫn ghi trên ắc quy hoặc của cơ sở sản xuất.
1.1.2. Dụng cụ đo
1.1.2.1. Dụng cụ đo điện
Khoảng đo của thiết bị được dùng phải phù hợp với độ lớn của điện áp hoặc dòng điện cần đo.
Thiết bị dùng để đo điện áp là Vôn kế phải có cấp chính xác không thấp hơn 1. Điện trở của Vôn kế ít nhất phải đạt 300 W/V.
Thiết bị dùng để đo dòng điện là Ampe kế phải có cấp chính xác không thấp hơn 1.
1.1.2.2. Dụng cụ đo nhiệt độ
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ phải có khoảng đo thích hợp và khoảng chia độ của thang đo không được lớn hơn 1 °C. Độ chính xác hiệu chuẩn thiết bị không lớn hơn 0,5 °C.
1.1.2.3. Dụng cụ đo thời gian
Dụng cụ đo thời gian phải đảm bảo xác định được thời gian tính theo giờ, phút và giây. Độ chính xác ít nhất phải đạt ± 1%.
1.1.3. Điều kiện môi trường
Nhiệt độ: 15 °C ¸ 35 °C;
Độ ẩm tương đối: 25 % ¸ 85 %;
Áp suất khí quyển: 86 kPa ¸ 106 kPa.
1.2. Đặc tính điện
1.2.1. Điện áp danh định
Ắc quy sau khi đã nạp đầy, để ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường quy định tại mục 1.1.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này trong 2 giờ. Đo điện áp giữa hai cực ắc quy bằng Vôn kế.
1.2.2. Dung lượng danh định
Ắc quy sau khi đã nạp đầy được tiến hành thử nghiệm phóng điện với dòng điện l2 (A) trong điều kiện nhiệt độ môi trường quy định tại mục 1.1.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này cho đến khi điện áp của ắc quy giảm đến điện áp ngưỡng. Ghi lại thời gian phóng điện. Dung lượng đo được bằng tích của dòng điện phóng và thời gian phóng điện.
Ce = t x l2 (Ah)
Trong đó:
Ce - Dung lượng đo được tại chế độ 2 giờ (Ah);
t -Thời gian phóng điện (h);
l2 - Dòng điện phóng, l2 = C2/2 (A).
1.2.3. Đặc tính lưu điện
Ắc quy sau khi nạp đầy được lau sạch bề mặt. Để ắc quy trong điều kiện môi trường quy định tại mục 1.1.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này trong 28 ngày đối với ắc quy chì axit, 30 ngày đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-lon. Sau đó tiến hành phóng điện với dòng điện có giá trị không đổi là l2 (A) đối với ắc quy chì axit, phóng điện với dòng điện có giá trị không đổi là 0,2l2 (A) đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-lon, ghi lại thời gian phóng điện. Dung lượng đo được bằng tích của dòng điện phóng và thời gian phóng điện:
Cr = t x l2 (Ah) - Đối với ắc quy chì axit;
Cr = t x 0,2l2 (Ah) - Đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-lon.
1.2.4. Tính năng phóng điện với dòng điện lớn
Ắc quy sau khi nạp đầy được để từ 1 giờ đến 4h trong điều kiện môi trường quy định tại mục 1.1.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. Phóng điện với dòng điện 4l2 (A) trong thời gian 05 phút, ghi lại điện áp của ắc quy và điện áp bình quân của mỗi ắc quy.
1.2.5. Khả năng chịu rung động
Ắc quy sau khi nạp đầy được cố định vào bàn rung theo phương thẳng đứng đối với ắc quy chì axit, theo phương vuông góc với bề mặt có tiết diện lớn nhất đối với ắc quy Niken metal hydride và ắc quy Lithium-lon. Ắc quy được rung ở tần số 16,7 Hz, biên độ rung 2mm, trong vòng 1 giờ.
1.3. Đặc tính an toàn
1.3.1. Nạp điện quá mức
Ắc quy sau khi đã được nạp đầy tiếp tục cho nạp với dòng điện ở mức 0,2l2 (A) trong 03 giờ đối với ắc quy Niken metal hydride hoặc nạp với dòng điện ở mức l2 (A) trong 01 giờ đối với ắc quy Lithium-lon.
1.3.2. Phóng điện quá mức
Ắc quy sau khi đã được loại bỏ bộ phận bảo vệ, phóng điện với dòng 0,2l2 (A) cho đến khi điện áp của ắc quy là 0V.
1.3.3. Ngâm nước
Ắc quy sau khi nạp đầy được cho vào nước tới mức ngập mặt trên bình ắc quy, ngâm liên tục trong 24 giờ. Kết thúc thí nghiệm lấy ra, đặt bình trong điều kiện môi trường được quy định trong mục 1.1.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này trong 06h.
1.3.4. Thả rơi tự do
Ắc quy sau khi nạp đầy được thả rơi tự do từ độ cao 450 mm đối với ắc quy Niken metal hydride, từ độ cao 700 mm đối với ắc quy Lithium-lon xuống mảnh gỗ cứng dày 20mm theo các hướng chính và phụ của phương X, Y, Z, tiến hành quan sát bề ngoài bình ắc quy bằng mắt thường.
1.3.5. Khả năng chịu chèn ép
Trong điều kiện môi trường quy định tại mục 1.1.3 Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, đặt một đơn thể ắc quy lên máy ép chuyên dùng, tiến hành ép theo chiều ngang và chiều dọc, làm cho kích thước của đơn thể ắc quy đó bị biến dạng 02mm.
PHỤ LỤC 2
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ẮC QUY
1.
Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, nhập khẩu:
2.
Nhãn hiệu ắc quy:
3.
Số loại ắc quy:
4.
Ký hiệu thiết kế (hoặc ký hiệu sản phẩm) của ắc quy:
5.
Điện áp danh định của ắc quy (V):
6.
Dung lượng danh định của ắc quy (Ah):
7.
Điện áp ngưỡng của ắc quy (V):
8.
Sơ đồ mắc các đơn thể ắc quy:
9.
Ảnh chụp kiểu dáng:
Dán ảnh chụp kiểu dáng ắc quy vào đây và đóng dấu giáp lai
Yêu cầu: Ảnh màu cỡ 10 x 15 cm, ảnh chụp phải thể hiện được các điện cực và các thông số tối thiểu ghi trên ắc quy, phông nền sạch sẽ, đồng màu.
Chúng tôi cam kết bản đăng ký thông số kỹ thuật này là chính xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung.
Người đứng đầu Cơ sở sản xuất, nhập khẩu
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "15/09/2014",
"sign_number": "40/2014/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-52-2020-TT-BTC-huong-dan-Thong-ke-nha-nuoc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-khau-444806.aspx | Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 52/2020/TT-BTC
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chi tiết chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số biện pháp thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; sử dụng thông tin thống kê về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm:
1. Phương pháp thống kê
2. Quy trình thống kê
3. Các biện pháp bảo đảm chất lượng thống kê.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan, người làm công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thống kê nhà nước về hải quan là hoạt động thống kê do cơ quan hải quan thực hiện, bao gồm: thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê số vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan; thống kê phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và các thống kê nghiệp vụ khác.
Cụm từ “Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” trong Thông tư này sau đây gọi tắt là “thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
2. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập, điều tra; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; báo cáo, công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thực hiện.
3. Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tập hợp những dữ liệu hành chính hải quan, dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sắp xếp, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật.
4. Dữ liệu hành chính hải quan là dữ liệu của cơ quan hải quan được ghi chép, lưu giữ, cập nhật trong các hồ sơ hải quan và các hệ thống nghiệp vụ hải quan dạng giấy hoặc dạng điện tử.
5. Dữ liệu thống kê hải quan gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính từ dữ liệu hành chính hải quan và các nguồn dữ liệu khác để hình thành thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các dữ liệu thống kê hải quan đã được trải qua các bước của quá trình hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm dữ liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó. Các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng làm thông tin thống kê đầu vào cho Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia.
7. Thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các sản phẩm thuộc Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, có giá trị pháp lý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
8. Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm một tập hợp các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền nhận và sản xuất các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan xây dựng, vận hành và quản lý.
9. Điều kiện giao hàng FOB, FAS, DAF, CIF, CIP sử dụng tại Thông này là những
điều kiện giao hàng được quy định tại INCOTERMS 2020 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC).
Điều 4. Quản lý nhà nước về hải quan đối với thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Phổ biến các quy định về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Xây dựng tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Hợp tác trong nước và quốc tế về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tập hợp những chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một phần của Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm phân tổ chủ yếu, kỳ công bố. Các khái niệm, phương pháp tính, và nguồn dữ liệu của các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo quy định của pháp luật và các quy định trong Thông tư này.
2. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
a) Các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia: thực hiện các biểu 013.K/BCB-TC; 014.K/BCB-TC; 015.T/BCB-TC; 016.T/BCB-TC; 017.T/BCB-TC; 018.T/BCB-TC; 019.T/BCB-TC; 020.T/BCB-TC; 021.T/BCB-TC; 022.H/BCB-TC; 023.H/BCB-TC; 024.H/BCB-TC quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
b) Các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính: thực hiện các biểu 0813.H.TCHQ; 0814.Q.TCHQ; 0815.Q.TCHQ; 1816.H.TCHQ; 1817.H.TCHQ; 0818.N.TCHQ; 0819.T.TCHQ; 0820.T.TCHQ; 0821.N.TCHQ; 0822.N.TCHQ; 0823.T.TCHQ; 0824.T.TCHQ; 0825.T.TCHQ; 0826.T.TCHQ; 0827.T.TCHQ; 0828.T.TCHQ; 0829.H.TCHQ; 0830.H.TCHQ; 0831.Q.TCHQ; 0832.Q.TCHQ; 0833.T.TCHQ; 0834.T.TCHQ; 0835.Q.TCHQ; 0836.Q.TCHQ; 0837.Q.TCHQ; 0838.Q.TCHQ quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.
Điều 6. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành nhằm phản ánh tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
2. Thông tin thống kê trong Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
a) Thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện, cung cấp cho Cơ quan Thống kê trung ương công bố;
b) Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện phục vụ mục đích quản lý nhà nước và mục đích khác.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 7. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam áp dụng theo hệ thống thương mại chung.
2. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là căn cứ để xác định các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi hoặc không thuộc phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận các luồng hàng hóa từ nước ngoài đi vào, đi ra nước ngoài từ các khu vực sau của lãnh thổ Việt Nam:
a) Khu vực lưu thông tự do bao gồm thị trường nội địa, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế; khu công nghiệp; khu công nghệ cao; địa điểm gia công, sản xuất - xuất khẩu;
b) Khu kinh tế - thương mại đặc biệt; khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở;
c) Khu vực tự do thuế quan (khu vực tự do thương mại, tự do công nghiệp, cảng tự do, kho tự do);
d) Kho ngoại quan;
đ) Các đảo, vùng lãnh hải, thềm lục địa, các cơ sở và thiết bị ngoài khơi hoặc ngoài không gian.
Điều 8. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa đưa ra nước ngoài (xuất khẩu) hoặc đưa từ nước ngoài vào Việt Nam (nhập khẩu), làm giảm đi hoặc tăng thêm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam.
Những hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào hoặc đưa ra khỏi Việt Nam nhưng không làm tăng thêm hoặc giảm đi nguồn của cải, vật chất của Việt Nam không thuộc phạm vi thống kê và được thống kê riêng để phục vụ mục đích quản lý nhà nước khác.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc thù được quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Hàng hóa xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa có xuất xứ nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài làm giảm đi nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:
a) Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất và chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
b) Hàng hóa tái xuất khẩu là những hàng hóa có xuất xứ nước ngoài đã nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
3. Hàng hóa nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa vào lãnh thổ hải quan làm tăng thêm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:
a) Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
b) Hàng hóa tái nhập khẩu là những hàng hóa có xuất xứ Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào hàng xuất khẩu trước đó, sau đó nhập khẩu trở lại nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
Điều 9. Phạm vi thống kê hàng hóa trong các trường hợp đặc thù
1. Hàng hóa trong các trường hợp đặc thù thuộc phạm vi thống kê
a) Vàng phi tiền tệ là tất cả các loại vàng trừ vàng tiền tệ (theo định nghĩa tại điểm đ khoản 2 Điều này), có thể ở dạng thanh, thỏi, xu, bột, vàng trang sức,… dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác theo quy định của pháp luật;
b) Tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán chưa phát hành, không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền giấy, tiền kim loại;
c) Hàng hóa trả lại là hàng hóa được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước đó, sau đó được tái nhập khẩu hoặc tái xuất khẩu;
d) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;
đ) Quà tặng, quà biếu của các tổ chức, cá nhân;
e) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;
g) Phương tiện trung gian dùng để mang thông tin bao gồm đĩa mềm, đĩa CD, đĩa VCD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu trữ được thông tin đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật;
Phần mềm đi kèm với máy hoặc được lưu trữ trong các phương tiện trung gian dùng để mang thông tin đi kèm với máy, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng.
h) Năng lượng điện (trường hợp truyền, nhận qua hệ thống truyền tải), nước, xăng dầu, khí đốt (trường hợp vận chuyển bằng đường ống) xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có chung biên giới đường bộ;
i) Hàng hóa mua, bán theo phương thức thương mại điện tử và được thực hiện thủ tục hải quan như các hàng hóa giao dịch thông thường được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;
k) Hàng hóa giao dịch theo hình thức hàng đổi hàng mà không thanh toán;
l) Hàng hóa gửi hoặc nhận qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;
m) Hàng hóa, nhiên liệu bán cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải nước ngoài trong hành trình giao thông quốc tế. Nếu hàng hóa được mở theo loại hình tạm nhập vào Việt Nam trước khi được mở theo loại hình tái xuất để cung ứng cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác trong hành trình giao thông quốc tế thì những hàng hóa này được tính cả phần tạm nhập và tái xuất vào trong phạm vi thống kê.
Hàng hóa, nhiên liệu mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế.
n) Hàng hóa vay nợ, viện trợ chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;
o) Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;
p) Hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt, ví dụ: doanh nghiệp mẹ - con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;
q) Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ trường hợp hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);
r) Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài;
s) Dầu thô và khoáng sản khác được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;
t) Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại;
u) Thiết bị giàn khoan, máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;
v) Hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan ra nước ngoài trừ những hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan với mục đích chờ vận chuyển ra nước thứ ba;
y) Hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới.
2. Hàng hóa trong các trường hợp đặc thù không thuộc phạm vi thống kê
a) Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển, bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển tải. Hàng hóa khi đi qua lãnh thổ Việt Nam được mở tờ khai hải quan theo bất kỳ thủ tục hải quan nào không giới hạn trong các thủ tục hải quan dành cho hàng quá cảnh, chuyển tải hoặc tạm nhập tái xuất nếu hàng hóa được xác định chỉ tạm thời được lưu trữ trong lãnh thổ Việt Nam, sẽ được vận chuyển nguyên trạng đến một nước thứ ba được coi là “Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển”;
b) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: hàng dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công-ten-nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua, bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao, nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
d) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại cơ quan hải quan Việt Nam;
đ) Vàng tiền tệ: vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền, thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ và cân đối tiền tệ quốc gia;
e) Tiền kim loại đang lưu hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát hành trong lưu thông;
g) Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
h) Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
i) Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian thuê, cho thuê;
k) Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa: công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;
l) Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác), các giấy chứng nhận quyền sở hữu phần mềm, mã số được cấp để sử dụng phần mềm;
m) Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;
n) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;
o) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam bất hợp pháp;
p) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài phục vụ hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, hợp tác về quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền quyết định và hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hải quan;
q) Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại;
r) Hàng hóa mua, bán tại các cửa hàng miễn thuế.
Điều 10. Nguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn như sau:
1. Cơ quan hải quan
a) Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan;
c) Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
2. Các cơ quan, tổ chức khác: thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp.
Điều 11. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thời điểm thống kê
1. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là khoảng thời gian nhất định quy định phải thể hiện kết quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bằng dữ liệu theo các tiêu chí thống kê của hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các sản phẩm thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê theo kỳ nửa tháng:
a.1) Báo cáo thống kê kỳ 1: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày 15 của tháng;
a.2) Báo cáo thống kê kỳ 2: được tính bắt đầu từ ngày 16 của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
b) Báo cáo thống kê tháng: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
c) Báo cáo thống kê quý: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.
d) Báo cáo thống kê 6 tháng:
d.1) Báo cáo thống kê kỳ 1: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6;
d.2) Báo cáo thống kê kỳ 2: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 cho đến hết ngày 31 tháng 12.
đ) Báo cáo thống kê năm: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12.
e) Báo cáo đột xuất: kỳ báo cáo căn cứ vào từng yêu cầu cụ thể.
2. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ngày, tháng và năm dương lịch được lựa chọn làm căn cứ để các dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được ghi nhận vào các kỳ báo cáo thống kê.
a) Đối với dữ liệu thống kê thu thập từ nguồn của cơ quan hải quan:
a.1) Thời điểm thống kê được ghi nhận trong Hệ thống Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan (đối với trường hợp khai thủ công) hoặc thời điểm hệ thống chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan (đối với trường hợp khai điện tử);
a.2) Tờ khai hải quan đã được ghi nhận trong Hệ thống và sau khi có một trong các thông tin: được cấp phép thông quan hoặc được xác nhận nộp thuế hoặc được xác nhận qua khu vực giám sát sẽ được phản ánh trong các báo cáo như sau:
a.2.1) Trường hợp thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm tờ khai được cấp phép thông quan hoặc thời điểm xác nhận nộp thuế hoặc thời điểm xác nhận qua khu vực giám sát nằm tại một (01) kỳ báo cáo thống kê, số lượng và giá trị của hàng hóa thuộc tờ khai hải quan sẽ được phản ánh vào cột “tháng báo cáo” của báo cáo tương ứng;
a.2.2) Trường hợp thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm tờ khai được cấp phép thông quan hoặc thời điểm xác nhận nộp thuế hoặc thời điểm xác nhận qua khu vực giám sát nằm tại hai (02) kỳ báo cáo thống kê khác nhau, số lượng và giá trị của hàng hóa thuộc tờ khai hải quan sẽ được phản ánh vào cột “lũy kế” của báo cáo tương ứng tại thời điểm tờ khai hải quan được cấp phép thông quan hoặc xác nhận nộp thuế hoặc xác nhận qua khu vực giám sát được hệ thống ghi nhận tùy theo thời điểm nào đến trước;
a.3) Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào Hệ thống thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê. Nếu thời điểm thay đổi sau kỳ báo cáo thống kê thì giá trị thay đổi sẽ được cập nhật vào cột lũy kế của các báo cáo tương ứng tại thời điểm phát sinh thay đổi trên tờ khai hải quan.
Những thay đổi trên tờ khai hải quan phát sinh sau quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu sẽ được cập nhật vào dữ liệu điều chỉnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
b) Đối với dữ liệu thống kê thu thập từ nguồn không phải của cơ quan hải quan: thời điểm thống kê là thời điểm được khai báo trên kết quả điều tra hoặc báo cáo của các cơ quan, tổ chức khác.
Điều 12. Xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Trường hợp không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu) và điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) thì trị giá thống kê hàng hóa được căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi tương đương.
2. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng như sau:
a) Đối với hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa;
b) Đối với hàng hóa không phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu:
b.1) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ (USD) nhỏ hơn hoặc bằng 1000 USD: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
b.2) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ lớn hơn 1000 USD: trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được xác định như sau:
b.2.1) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là FOB, FAS và DAF: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
b.2.2) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: Trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển quốc tế (F) của Cơ quan Thống kê trung ương.
b.2.3) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là CIF, DAF, CIP: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
b.2.4) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng CIF căn cứ vào khai báo về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế trên tờ khai hải quan. Nếu trên tờ khai hải quan không có khai báo các loại phí này thì trị giá thống kê được quy đổi căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế của Cơ quan Thống kê trung ương.
3. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:
a) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
b) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung;
c) Đối với tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông thì trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);
d) Đối với phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng thì trị giá thống kê là toàn bộ trị giá của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin);
đ) Đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công:
- Trị giá thống kê xuất khẩu của hàng hóa gia công tại Việt Nam xác định theo giá FOB và tương đương, theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;
- Trị giá thống kê nhập khẩu của hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài xác định theo giá CIF và tương đương, theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;
e) Đối với hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: trị giá thống kê xác định trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);
g) Đối với hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB và tương đương (đối với hàng xuất khẩu) hoặc giá CIF và tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;
h) Đối với các giao dịch không khai trị giá (như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo hoặc các giao dịch không khai báo trị giá khác): trị giá thống kê thực hiện theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;
i) Đối với hàng trả lại: trị giá thống kê là trị giá hàng hóa trả lại, được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu;
k) Đối với điện năng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;
l) Đối với dầu thô, xăng dầu và khí đốt xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê ban đầu được xác định theo giá tạm tính, sau đó được điều chỉnh khi có giá chính thức.
Điều 13. Đơn vị tính lượng trong thống kê
Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng như sau:
1. Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:
a) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:
a.1) Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
a.2) Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;
a.3) Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc điểm a.1) và a.2) nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;
a.4) Hàng hóa không thuộc các điểm a.1), a.2) và a.3) nêu trên được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.
b) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận.
Điều 14. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê
1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.
2. Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.
Điều 15. Các phân tổ trong thống kê
1. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng xác định được tại thời điểm xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh.
Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ nhận hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ đầu tiên sau khi rời khỏi Việt Nam được biết đến tại thời điểm khai hải quan mà tại đó diễn ra hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa theo các quy định về xuất xứ của Việt Nam.
Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ gửi hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ cuối cùng trước khi hàng đến Việt Nam mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan tại nước đó thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác;
c) Mã nước, vùng lãnh thổ sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tuân thủ theo hệ thống mã tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê được phân loại theo các danh mục như sau:
a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;
b) Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;
c) Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC - do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.
3. Phương thức vận tải
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức vận tải bao gồm: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và loại khác.
4. Tỉnh, thành phố
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định theo hai ký tự đầu của mã doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với các cơ quan lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố.
5. Doanh nghiệp theo loại hình vốn
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính: doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
6. Các phân tổ khác
Ngoài ra, các phân tổ dưới đây cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác: cục Hải quan tỉnh, thành phố; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; châu lục, khối nước, nhóm nước; loại hình hải quan; phương thức thanh toán; đồng tiền thanh toán; xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa chịu thuế.
Điều 16. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là con số tương đối dùng để so sánh mức biến động đơn giá của mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đại diện trong tháng báo cáo so với kỳ gốc hoặc so với cùng tháng báo cáo năm trước hoặc so với tháng 12 năm trước hoặc so với tháng ngay trước của tháng báo cáo. Đơn giá hàng hóa xuất khẩu của kỳ gốc được quy định là 100 và đơn giá hàng hóa xuất khẩu của các kỳ khác được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với đơn giá kỳ gốc.
Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính theo phương pháp đơn giá bình quân.
2. Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu của mặt hàng đại diện trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán bằng cách lấy chỉ số trị giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu chia cho chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
3. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán dựa trên dữ liệu của cơ quan hải quan và sử dụng phương pháp tính Fisher với kỳ gốc thay đổi theo chuỗi (kỳ gốc của năm tính toán tiếp theo dựa trên dữ liệu tính toán của năm hiện thời).
4. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán cho tổng xuất khẩu, nhập khẩu, nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, mã hàng HS 2 số và Danh mục SITC 1 số.
5. Kỳ tính toán của chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng quý cho từng tháng trong quý báo cáo.
Điều 17. Điều chỉnh biến động mùa vụ đối với thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kỹ thuật điều chỉnh biến động mùa vụ được áp dụng với dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo tháng ở cấp độ nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu và tổng trị giá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc các chỉ tiêu của Hệ thống chỉ tiêu quốc gia nhằm loại bỏ tác động của mùa vụ và số ngày làm việc lên trị giá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Dữ liệu sử dụng để điều chỉnh mùa vụ là dữ liệu điều chỉnh 6 tháng và dữ liệu chính thức năm. Việc điều chỉnh được thực hiện sau khi có dữ liệu điều chỉnh 6 tháng và dữ liệu chính thức năm. Thời điểm công bố dữ liệu điều chỉnh biến động mùa vụ căn cứ theo Lịch Công bố thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm.
3. Điều chỉnh biến động mùa vụ của Việt Nam sử dụng phương pháp X13-ARIMA (phương pháp loại bỏ biến động mùa vụ dựa trên trung bình trượt do Cơ quan Thống kê quốc gia Hoa Kỳ phát triển).
Chương III
QUY TRÌNH THỐNG KÊ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 18. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu; danh sách nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu trong các biểu thuộc Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia và Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính:
a) Định kỳ ba năm một lần, Danh mục này sẽ được sửa đổi và cập nhật theo đề xuất của Tổng cục Hải quan và thống nhất bằng văn bản với Cơ quan Thống kê trung ương.
b) Tiêu chí để bổ sung nhóm, mặt hàng vào Danh mục này là hai năm liên tiếp có trị giá lớn hơn 200 triệu USD hoặc có một năm có trị giá lớn hơn 300 triệu USD hoặc xem xét theo đề xuất bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức sử dụng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về việc cần theo dõi các nhóm mặt hàng, mặt hàng này trong Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu.
c) Tiêu chí để loại bỏ nhóm, mặt hàng khỏi Danh mục này là hai năm liên tiếp có trị giá nhỏ hơn 100 triệu USD.
2. Cập nhật danh sách nước, vùng lãnh thổ được thống kê trong các Biểu thuộc Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia và Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính: danh sách nước, vùng lãnh thổ được cập nhật hàng năm theo tiêu chí công bố đầy đủ các nước, vùng lãnh thổ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu âu (EU) và các nước, vùng lãnh thổ có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.
3. Cập nhật các nhu cầu thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác từ cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu thống kê: định kỳ 5 năm/lần, Tổng cục Hải quan thu thập ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu về chất lượng và nhu cầu sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) và bằng hình thức gửi thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu thường xuyên. Thông tin thu thập được sẽ sử dụng trong quá trình thiết kế ra các sản phẩm thống kê mới hoặc cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 19. Thu thập dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thu thập tập trung tại cấp Tổng cục Hải quan từ cơ sở dữ liệu thông tin hải quan và các nguồn thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan;
2. Dữ liệu thống kê sau khi thu thập được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ việc thực hiện các báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố thông qua việc chia sẻ thông tin giữa các cấp;
3. Các dữ liệu sai, nghi ngờ từ hồ sơ hải quan được gửi, tiếp nhận, kiểm tra và phản hồi kịp thời giữa các cấp.
Điều 20. Điều tra và phối hợp điều tra thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Trường hợp có cơ sở xác định các thông tin thu thập từ hồ sơ hải quan chưa đầy đủ và không đáp ứng được nhu cầu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương pháp đã công bố tại Chương II Thông tư này, Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định điều tra thống kê đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Việc điều tra thống kê được tiến theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thống kê trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện các cuộc điều tra có liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi nhận được các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Thống kê trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan.
Kết quả của các cuộc điều tra được sử dụng để cập nhật dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện.
Điều 21. Xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ hàng tháng được xử lý như sau:
1. Xử lý tự động bằng Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Quy đổi đồng tiền khai báo sang Đồng Việt Nam (VNĐ) và Đô la Mỹ (USD) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;
b) Phân loại hàng hóa theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
c) Phân loại hàng hóa trong và ngoài phạm vi thống kê: theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này và các yếu tố địa điểm xếp hàng, địa điểm dỡ hàng, loại hình hải quan trên tờ khai hải quan;
d) Quy đổi trị giá thống kê: theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
đ) Quy đổi đơn vị tính lượng thống kê đối với mặt hàng có thống kê lượng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
e) Đánh giá, phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi ngờ của dữ liệu thống kê bằng bộ tiêu chí chất lượng.
2. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như sau:
a) Kiểm tra sự phù hợp của tên hàng, mã hàng khai báo và việc phân loại theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu;
b) Phát hiện các giá trị bất thường cần được kiểm tra;
c) Chuyển các dữ liệu cần kiểm tra xuống cấp cục, chi cục;
d) Tiếp nhận dữ liệu đã được kiểm tra, xử lý từ cấp cục, chi cục;
đ) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Thực hiện các Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 23 và Điều 25 Thông tư này.
Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Điều chỉnh thông tin thống kê là việc sửa đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã báo cáo, công bố và phổ biến khi có thông tin đầy đủ và chính xác hơn hoặc khi có sự thay đổi cơ bản về khái niệm, định nghĩa, phương pháp, danh mục phân loại và nguồn dữ liệu để đảm bảo tính trung thực và tính so sánh của thông tin thống kê.
2. Các loại điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Điều chỉnh thường xuyên;
b) Điều chỉnh không thường xuyên;
c) Điều chỉnh lớn.
3. Điều chỉnh thường xuyên
a) Điều chỉnh thường xuyên nhằm điều chỉnh thông tin vào các kì báo cáo tiếp sau đối với các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố, khi có thông tin đầy đủ và chính xác hơn, cho đến khi các thông tin này chuyển sang trạng thái chính thức.
b) Điều chỉnh thường xuyên được thực hiện khi xuất hiện một trong những lý do sau:
b.1) Bổ sung các dữ liệu thống kê thiếu;
b.2) Cập nhật dữ liệu thống kê thay đổi qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan;
b.3) Hiệu chỉnh các dữ liệu thống kê gốc và dữ liệu tổng hợp khi phát hiện ra các lỗi và sai sót;
b.4) Cập nhật các nguồn dữ liệu khác để có thông tin đầy đủ và chính xác hơn;
b.5) Cập nhật kỳ gốc để làm mốc so sánh.
c) Điều chỉnh thường xuyên được thực hiện định kỳ và không thông báo trước, với những hình thức như sau:
c.1) Điều chỉnh hiện thời: điều chỉnh thông tin thống kê của từng kỳ báo cáo được thực hiện tại các kỳ báo cáo tiếp theo cho đến kỳ báo cáo cuối cùng của năm báo cáo. Thông tin điều chỉnh được thể hiện ở thông tin lũy kế của kỳ báo cáo hiện thời;
c.2) Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: điều chỉnh thông tin thống kê của các kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết tháng 6 của năm hiện thời. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành báo cáo tháng 6.
Sau khi đã điều chỉnh 6 tháng đầu năm mà phát sinh điều chỉnh thông tin các kỳ báo cáo từ tháng 01 cho đến hết tháng 6, việc điều chỉnh thông tin thực hiện theo quy định của điều chỉnh hiện thời.
c.3) Điều chỉnh năm: điều chỉnh thông tin thống kê của các kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết tháng 12 của năm báo cáo. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi hoàn thành báo cáo năm. Thông tin sau khi được điều chỉnh năm trở thành thông tin chính thức.
Trường hợp phát sinh điều chỉnh thông tin thống kê chính thức của năm đã báo cáo hoặc công bố, việc điều chỉnh thực hiện theo các quy định tại Khoản 4 Điều này.
d) Thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm và thông tin điều chỉnh năm được thể hiện ở phần thông tin báo cáo và thông tin lũy kế của biểu thống kê sau khi điều chỉnh.
đ) Trong trường hợp một điều chỉnh thường xuyên thỏa mãn quy định tại Khoản 5 Điều này được coi là điều chỉnh lớn và được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
4. Điều chỉnh không thường xuyên:
a) Điều chỉnh không thường xuyên nhằm điều chỉnh với các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố ở trạng thái chính thức trong các sản phẩm thống kê.
b) Điều chỉnh không thường xuyên được thực hiện khi xuất hiện một trong những lý do sau:
b.1) Khi có sự thay đổi lớn, cơ bản về khái niệm, định nghĩa, phương pháp thống kê, danh mục phân loại và nguồn dữ liệu sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi thực hiện điều chỉnh với lý do này, các thông tin đã báo cáo và công bố trước đó vẫn được giữ nguyên, đồng thời công bố song song các chuỗi dữ liệu lịch sử theo các thay đổi cơ bản nói trên để phục vụ nhu cầu so sánh của cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê;
b.2) Khi phát hiện thấy các sai sót, lỗi của thông tin thống kê dẫn đến kết quả của điều chỉnh lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.
c) Niên giám thống kê chỉ thực hiện điều chỉnh trong trường hợp phát hiện sai sót, lỗi dẫn đến kết quả của điều chỉnh lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.
d) Sau 5 năm kể từ ngày báo cáo hoặc công bố sản phẩm thống kê, thông tin thống kê trong các sản phẩm này không thực hiện điều chỉnh.
5. Điều chỉnh lớn là điều chỉnh thường xuyên hoặc không thường xuyên và có tác động lớn đến các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố. Để được coi là điều chỉnh lớn, giá trị tuyệt đối của thay đổi khi thực hiện điều chỉnh lớn phải lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.
6. Công bố điều chỉnh
a) Cơ quan chịu trách nhiệm công bố điều chỉnh là Tổng cục Hải quan.
b) Nội dung công bố điều chỉnh gồm:
b.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên: thông tin điều chỉnh;
b.2) Đối với điều chỉnh không thường xuyên và điều chỉnh lớn: thời gian công bố thông tin điều chỉnh; lý do điều chỉnh; các sản phẩm thống kê liên quan đến điều chỉnh; thông tin thống kê đã công bố, thông tin thống kê điều chỉnh và so sánh chênh lệch giữa các dữ liệu này.
c) Hiển thị trạng thái của thông tin thống kê
c.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên:
- Thông tin điều chỉnh hiện thời: không có ký hiệu đặc biệt để thể hiện thông tin điều chỉnh trên biểu thống kê;
- Thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm và thông tin điều chỉnh năm:
Khi công bố các thông tin điều chỉnh, trạng thái của thông tin thống kê được thể hiện rõ ở vị trí phía trên, bên phải của biểu thống kê điều chỉnh.
Trạng thái của thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm là “Điều chỉnh”. Trạng thái của thông tin điều chỉnh năm là “Chính thức”.
c.2) Đối với điều chỉnh lớn
Trên sản phẩm thống kê điều chỉnh sẽ thể hiện rõ các nội dung sau:
Trạng thái và căn cứ điều chỉnh của thông tin thống kê chưa ở trạng thái chính thức là “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm”. Đối với các thông tin thống kê chính thức, trạng thái và căn cứ điều chỉnh ghi là “Chính thứcR”, ký hiệu R sẽ được ghi chú là “điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm” ở phía cuối trang đầu của sản phẩm thống kê đã điều chỉnh.
Vị trí của dòng ghi trạng thái và căn cứ điều chỉnh nằm ở vị trí phía trên, bên phải của sản phẩm thống kê điều chỉnh.
In đậm, nghiêng và ký hiệu R tại vị trí phía trên, bên phải của những thông tin thống kê chịu tác động của điều chỉnh.
c.3) Đối với điều chỉnh không thường xuyên theo lý do nêu tại Điểm b.1, Khoản 4, Điều này
Trên sản phẩm thống kê điều chỉnh sẽ thể hiện rõ trạng thái và căn cứ là “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm”. Dòng trạng thái và căn cứ này được đặt ở vị trí tương tự như dòng trạng thái quy định tại Điểm c.2, Khoản 6 Điều này.
d) Thủ tục công bố điều chỉnh:
d.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên, cơ quan hải quan công bố theo Lịch Công bố thông tin;
d.2) Đối với điều chỉnh không thường xuyên và điều chỉnh lớn, cơ quan thực hiện điều chỉnh phải có văn bản thông báo về việc điều chỉnh thông tin trước thời điểm công bố các thông tin điều chỉnh.
đ) Thời hạn thực hiện công bố điều chỉnh:
đ.1) Đối với điều chỉnh hiện thời: không thông báo trước và thực hiện đồng thời với các kỳ báo cáo tiếp theo;
đ.2) Đối với điều chỉnh 6 tháng đầu năm và điều chỉnh năm:
Thời gian công bố cụ thể được thể hiện trong lịch công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm nhưng không muộn hơn ngày 01 tháng 10 của năm hiện thời đối với điều chỉnh 6 tháng đầu năm và trước ngày 01 tháng 5 của năm tiếp theo đối với điều chỉnh năm;
đ.3) Đối với điều chỉnh không thường xuyên: việc điều chỉnh này có thể được thực hiện tại thời điểm bất kỳ, không được lên lịch trước và với thông tin thống kê của một năm hoặc nhiều năm để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh của dữ liệu.
e) Hình thức và địa chỉ công bố điều chỉnh:
e.1) Thông tin công bố được thể hiện bằng bản điện tử Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn). Tên tệp văn bản bao gồm tên viết tắt của sản phẩm thống kê - tên viết tắt trạng thái của dữ liệu thống kê. Tên viết tắt trạng thái dữ liệu là: DC (điều chỉnh), CT (chính thức) và DCCT (điều chỉnh dữ liệu chính thức).
e.2) Đối với sản phẩm thống kê là niên giám, khi phát sinh điều chỉnh sẽ không công bố lại toàn bộ niên giám mà chỉ công bố phần, chương, mục và nội dung của những trang liên quan trực tiếp đến thông tin điều chỉnh.
Điều 23. Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạm vi thống kê của báo cáo:
a) Đối với báo cáo về trị giá, số lượng tờ khai phục vụ yêu cầu đánh giá hoạt động của đơn vị hải quan: dữ liệu báo cáo bao gồm cả hàng hóa thuộc phạm vi thống kê và hàng hóa không thuộc phạm vi thống kê;
b) Đối với báo cáo thống kê theo yêu cầu nghiệp vụ cụ thể: phạm vi thống kê thực hiện theo yêu cầu của từng báo cáo;
c) Đối với báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tỉnh, thành phố cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn: dữ liệu báo cáo là hàng hóa thuộc phạm vi thống kê (trừ khi có yêu cầu đặc biệt từ tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin);
d) Đối với báo cáo khác không yêu cầu cụ thể về phạm vi thống kê: dữ liệu báo cáo là hàng hóa thuộc phạm vi thống kê.
2. Cơ quan hải quan:
a) Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Chính phủ, Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia, chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính;
b) Thực hiện các báo cáo thống kê khác phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định;
c) Xây dựng mẫu biểu báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ để sử dụng thống nhất trong cơ quan hải quan.
Điều 24. Đối chiếu dữ liệu thống kê
1. Đối chiếu số liệu với cơ quan, tổ chức của các nước, vùng lãnh thổ được thực trong trường hợp có chênh lệch lớn về số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương và đa phương.
2. Phương pháp, hình thức phối hợp đối chiếu số liệu thống kê được thực hiện sau khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền của các bên tham gia đối chiếu.
3. Báo cáo và giải thích kết quả đối chiếu: đơn vị chủ trì thực hiện được công khai theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 25. Phân tích và dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thông tin, dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phân tích, dự báo phục vụ quản lý, điều hành của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Chính phủ.
2. Phân tích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng tháng được gửi đến các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Đảng, Chính phủ và bộ, ngành theo danh sách được xác định từ tháng 01 hàng năm.
3. Dự báo thống kê được thực hiện khi nhận được chỉ đạo từ Lãnh đạo các cấp và yêu cầu bằng văn bản từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 26. Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hình thức và kênh công bố, phổ biến thông tin thống kê:
a) Thông tin thống kê được công bố, phổ biến dưới dạng bản in và/hoặc bản điện tử;
b) Thông tin thống kê được công bố, phổ biến theo các kênh thông tin sau:
b.1) Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) hoặc trang thông tin điện tử của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (theo yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết);
b.2) Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính (tại địa chỉ: www.mof.gov.vn);
b.3) Tạp chí Hải quan, Bản tin Nghiên cứu Hải quan;
b.4) Phát hành sản phẩm thống kê in trên giấy và sản phẩm thông tin điện tử chứa đựng trong các vật mang tin điện tử.
c) Niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bản đầy đủ hoặc bản tóm tắt) và các sản phẩm thống kê khác không thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Lịch Công bố, phổ biến thông tin thống kê
a) Lịch Công bố, phổ biến thông tin xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho năm kế tiếp được công khai tại Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;
b) Nội dung chính của Lịch Công bố, phổ biến thông tin bao gồm: tên sản phẩm thống kê, định dạng sản phẩm, chu kỳ biên soạn, thời điểm công bố, trạng thái của thông tin công bố, hình thức công bố, đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến;
c) Trường hợp không thực hiện công bố, phổ biến thông tin thống kê theo Lịch, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo công khai lý do hoãn công bố và thời gian công bố mới của các thông tin bị hoãn tại Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn).
3. Trạng thái của thông tin công bố, phổ biến:
a) Các trạng thái của số liệu công bố, phổ biến bao gồm:
a.1) Thông tin thống kê ước tính: thông tin được công bố khi chưa hết kỳ báo cáo, dựa trên dữ liệu thực tế đến ngày công bố và ước tính của cơ quan hải quan;
a.2) Thông tin thống kê sơ bộ: thông tin được tổng hợp nhanh và công bố sau khi kết thúc kỳ báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê của ngành Tài chính;
a.3) Thông tin thống kê điều chỉnh: thông tin có được sau khi thực hiện sửa đổi, bổ sung đối với thông tin thống kê đã công bố;
a.4) Thông tin thống kê chính thức: thông tin có được sau khi hoàn thành điều chỉnh dữ liệu năm.
b) Trạng thái của thông tin thống kê công bố, phổ biến được thể hiện ở vị trí phía trên, bên phải của sản phẩm thống kê công bố. Trong trường hợp thông tin được công bố theo hình thức bản điện tử thì trạng thái của thông tin thống kê được thể hiện trên tên tệp văn bản như sau: tên viết tắt của sản phẩm thống kê - tên viết tắt trạng thái của thông tin thống kê (thông tin ước tính viết tắt là UT, sơ bộ viết tắt là SB, điều chỉnh viết tắt là ĐC và chính thức viết tắt là CT).
c) Dữ liệu được công bố trong các niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thông tin chính thức.
4. Quy trình công bố, phổ biến thông tin thống kê:
a) Gửi Cơ quan Thống kê trung ương thẩm định dữ liệu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trước khi phổ biến theo Lịch công bố, phổ biến thông tin thống kê;
b) Phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Công bố Niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các sản phẩm thống kê khác không thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 27. Quản lý chất lượng thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được định kỳ hàng năm đánh giá chất lượng theo các khuyến nghị quốc tế và phù hợp với thực tế của Việt Nam.
2. Việc đánh giá chất lượng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được căn cứ theo Bộ tiêu chí chất lượng Thống kê nhà nước đến năm 2030.
3. Các báo cáo chất lượng dữ liệu được phổ biến công khai, minh bạch đến người sử dụng số liệu thống kê và là cơ sở để cơ quan hải quan hoàn thiện công tác thống kê, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 28. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một phần thuộc cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm tập hợp các thông tin mô tả về dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; mô tả các bước của hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; và mô tả các tài nguyên và công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan;
b) Các khái niệm, định nghĩa và phương pháp;
c) Hoạt động thống kê;
d) Các nguồn dữ liệu, cơ sở dữ liệu, sản phẩm thống kê;
đ) Các danh mục, bảng chuẩn phân loại thống kê, các mẫu biểu thống kê, giải thích thông tin liên quan và hướng dẫn cách ghi biểu;
e) Các quy định và hướng dẫn về: chính sách công bố, phổ biến, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin;
g) Các văn bản, tài liệu của các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Thông tin về cơ quan thống kê hải quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê.
3. Các dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được công bố, cập nhật thường xuyên khi có thay đổi trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn).
Điều 29. Lưu trữ dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tổ chức thành các cơ sở dữ liệu riêng biệt như sau:
a) Cơ sở dữ liệu hành chính hải quan là cơ sở dữ liệu gốc để làm dữ liệu cho thống kê hải quan;
b) Cơ sở dữ liệu thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Cơ sở dữ liệu Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở dữ liệu lưu trữ các dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã qua các bước xử lý nêu tại Điều 21 của Thông tư này.
2. Thời hạn lưu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức trong nước khác
1. Việc hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác căn cứ trên các quy định của pháp luật có liên quan và văn bản hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin được ký kết giữa cấp có thẩm quyền của các bên.
2. Trường hợp cung cấp, trao đổi thông tin ngoài phạm vi tại Khoản 1 Điều này, đơn vị yêu cầu cung cấp phải có văn bản gửi đến Tổng cục Hải quan. Thông tin được cung cấp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 31. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quốc tế
1. Phạm vi hợp tác trao đổi thông tin:
a) Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được cung cấp, trao đổi với cơ quan có chức năng, thẩm quyền của các nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận, cam kết hợp tác song phương, đa phương và các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Hợp tác kỹ thuật, trao đổi thông tin, so sánh dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.
2. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được quy định tại Điều này phải thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất với các chỉ tiêu đã công bố.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 32. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Xây dựng, vận hành và quản lý kho dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Xây dựng, triển khai kế hoạch đối chiếu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Phân tích, dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Đánh giá chất chất lượng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công khai báo cáo chất lượng dữ liệu;
g) Các công việc khác: chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện Thông tư này.
3. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và những chỉ đạo, hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp phương pháp thống kê, quy trình thống kê tại Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2018, Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 có quy định khác với Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT; TCHQ (80).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "10/06/2020",
"sign_number": "52/2020/TT-BTC",
"signer": "Vũ Thị Mai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-06-2009-TT-BKHCN-dieu-kien-thu-tuc-xet-tang-giai-thuong-chat-luong-san-pham-hang-hoa-to-chuc-ca-nhan-87352.aspx | Thông tư 06/2009/TT-BKHCN điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổ chức, cá nhân mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Số: 06/2009/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2009
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
2.1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội, đơn vị tổ chức hội trợ triển lãm, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (dưới đây viết tắt là đơn vị tổ chức xét thưởng);
b) Tổ chức, cá nhân đăng ký để được xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (dưới đây viết tắt là đơn vị đăng ký xét thưởng).
2.2. Thông tư này không áp dụng đối với Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, các giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa với mục đích thi đua khen thưởng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
3.1. Xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, đạt chất lượng cao, đáp ứng các quy định tại tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, có sản lượng ổn định; bảo đảm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh;
c) Hoạt động của tổ chức, cá nhân đạt hiệu quả kinh tế, đóng góp nhiều cho xã hội, khuyến khích đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu;
d) Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ;
đ) Áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối với sản phẩm, hàng hóa làng nghề truyền thống, tổ chức, cá nhân đăng ký để được xét tặng giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên, riêng điểm d và điểm đ là tiêu chí khuyến khích.
3.2. Các thông tin liên quan về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được thông báo công khai.
3.3. Việc đăng ký để được xét tặng các giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
3.4. Hoạt động xét thưởng, hoạt động trao tặng giải thưởng phải bảo đảm công khai, khách quan, công bằng.
3.5. Không xét tặng giải thưởng chất lượng đối với các trường hợp sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
b) Sản phẩm, hàng hóa không được pháp luật cho phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được khuyến khích sử dụng;
c) Sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
II. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
1. Điều kiện đối với đơn vị tổ chức xét thưởng
Đơn vị tổ chức xét thưởng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, có trụ sở, con dấu và tài khoản độc lập.
Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tài khoản độc lập.
1.2. Có đủ năng lực tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng.
Trường hợp sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để tổ chức xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đơn vị tổ chức xét thưởng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức xét tặng giải thưởng bằng văn bản và việc sử dụng kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng giải thưởng phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
1.3. Có đủ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1.4. Hoạt động xét thưởng phải đáp ứng các nguyên tắc xét thưởng quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư này.
1.5. Đã xây dựng kế hoạch và xác định thời gian tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng.
1.6. Có Quy chế xét thưởng phù hợp đối với lĩnh vực xét thưởng, gồm các nội dung chính sau:
a) Tên của giải thưởng, mục đích xét thưởng;
b) Đối tượng xét thưởng;
c) Mức thưởng và hình thức tặng thưởng;
d) Điều kiện và nguyên tắc xét thưởng;
đ) Tiêu chí xét thưởng;
e) Nhiệm vụ của Hội đồng xét thưởng;
g) Trình tự, thủ tục xét thưởng;
h) Nội dung đánh giá, căn cứ đánh giá, phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chí xét thưởng;
i) Quy định về chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng.
Quy chế xét thưởng có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
1.7. Hội đồng xét thưởng bao gồm các chuyên gia có trình độ, năng lực về lĩnh vực xét thưởng.
1.8. Đã đăng ký và được cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại cơ quan quản lý theo quy định tại khoản 3 Mục này (dưới đây viết tắt là Giấy xác nhận).
2. Điều kiện đối với đơn vị đăng ký xét thưởng
Đơn vị đăng ký xét thưởng phải đáp ứng các điều kiện sau:
2.1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa đăng ký xét thưởng, có trụ sở, con dấu và tài khoản độc lập.
Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tài khoản độc lập.
2.2. Đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3.1 và khoản 3.5 Mục I của Thông tư này.
2.3. Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật, phải đăng ký kê khai nộp thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
3. Thủ tục đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cấp Giấy xác nhận
3.1. Trước khi tổ chức xét tặng giải thưởng ít nhất 02 tháng, đơn vị tổ chức xét thưởng phải lập hồ sơ đăng ký gửi về cơ quan tương ứng sau:
a) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đối với các giải thưởng do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội ở Trung ương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố tổ chức.
b) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố đối với các giải thưởng do tổ chức, cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh, thành phố, trừ các tổ chức quy định tại điểm a khoản này.
3.2. Hồ sơ đăng ký gồm có:
a) Giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này);
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức);
c) Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thưởng (nếu có);
d) Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng (tên, chức danh, trình độ, kinh nghiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động);
đ) Kế hoạch và thời gian xét tặng giải thưởng;
e) Quy chế xét thưởng;
g) Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng xét thưởng (trình độ, chuyên môn);
h) Báo cáo về khả năng tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng, gồm các nội dung sau: dự kiến kinh phí chi cho toàn bộ hoạt động xét tặng giải thưởng, mức phí cho từng hoạt động và nguồn kinh phí sử dụng;
i) Mẫu hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng.
3.3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quản lý quy định tại khoản 3.1 Mục này tiến hành thẩm xét hồ sơ, nếu đáp ứng điều kiện quy định, đơn vị tổ chức xét thưởng được cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này). Hiệu lực của Giấy xác nhận như sau:
a) Đối với các giải thưởng được tổ chức xét tặng định kỳ hàng năm, Giấy xác nhận có hiệu lực không quá 03 năm;
Trường hợp Giấy xác nhận hết hiệu lực, đơn vị muốn tiếp tục tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, phải lập hồ sơ đăng ký gửi về cơ quan tương ứng theo quy định tại khoản 3.1, khoản 3.2 Mục này để được cấp lại Giấy xác nhận.
b) Đối với các giải thưởng không tổ chức định kỳ, Giấy xác nhận có hiệu lực cho từng trường hợp tổ chức xét tặng.
Trường hợp từ chối không cấp Giấy xác nhận, đơn vị tổ chức xét thưởng sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.
III. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
1. Quyền và trách nhiệm của đơn vị tổ chức xét thưởng
1.1. Quyền:
a) Được quảng cáo các thông tin về giải thưởng, kế hoạch xét tặng giải thưởng, gửi hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng theo Giấy xác nhận đã được cấp;
b) Được tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo kế hoạch và Quy chế xét thưởng đã xây dựng;
c) Được thu và sử dụng chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng của các đơn vị đăng ký xét thưởng theo quy định tại Quy chế xét thưởng;
d) Quyết định tặng giải thưởng đối với sản phẩm, hàng hóa được giải thưởng sau khi xét thưởng;
e) Quyết định việc tạm đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực hoặc phục hồi hiệu lực của quyết định tặng giải thưởng trong trường hợp các tổ chức, cá nhân được giải thưởng có hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này và Quy chế xét thưởng.
1.2. Trách nhiệm:
a) Công khai thông tin về cơ quan, đơn vị bảo trợ; cơ quan cấp Giấy xác nhận, ngày cấp và số Giấy xác nhận; Quy chế xét thưởng, cơ cấu giải thưởng, chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng trong hồ sơ mời đăng ký xét tặng giải thưởng trên Website của tổ chức, cá nhân (nếu có), trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình…) để các tổ chức, cá nhân viết, tham gia;
b) Bảo đảm việc xét thưởng và trao giải thưởng được thực hiện theo đúng Quy chế xét thưởng;
c) Bảo đảm tính khách quan, công bằng trong quá trình xét thưởng và chịu trách nhiệm về kết quả xét thưởng;
d) Báo cáo cơ quan quản lý tương ứng quy định tại khoản 3.1 Mục II của Thông tư này khi có sửa đổi, bổ sung Quy chế xét thưởng;
đ) Xem xét và trả lời khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động xét tặng giải thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước;
e) Kết thúc đợt xét tặng giải thưởng, báo cáo kết quả về cơ quan quản lý tương ứng quy định tại khoản 3.1 Mục II của Thông tư này.
2. Quyền và trách nhiệm của đơn vị đăng ký xét thưởng
2.1. Quyền:
a) Được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động xét tặng giải thưởng;
b) Được nhận giải thưởng khi đạt giải thưởng và được hưởng các quyền lợi theo quy định của đơn vị tổ chức xét thưởng;
c) Được thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, sử dụng biểu trưng, biểu tượng của giải thưởng đối với sản phẩm, hàng hóa được giải thưởng;
d) Có quyền khiếu nại, tố cáo về kết quả xét thưởng và các hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này và Quy chế xét thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước.
2.2. Trách nhiệm:
a) Nộp chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng theo quy định của đơn vị tổ chức xét thưởng;
b) Việc thông tin, tuyên truyền, quảng cáo hoặc sử dụng biểu trưng, biểu tượng của giải thưởng đối với sản phẩm, hàng hóa được giải thưởng phải phù hợp với nội dung của giải thưởng, phải ghi rõ năm đạt giải thưởng và không được gây sự hiểu lầm đối với các sản phẩm, hàng hóa khác không được tặng giải thưởng;
c) Duy trì và bảo đảm về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đã được tặng giải thưởng.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
3.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng và cấp Giấy xác nhận theo quy định tại Thông tư này.
3.2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra hoạt động xét tặng giải thưởng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư này.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đơn vị tổ chức xét thưởng sẽ bị xử lý theo các mức độ: cảnh cáo, hủy bỏ hiệu lực của giải thưởng, hủy bỏ hiệu lực của Giấy xác nhận; kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ chức năng tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng và các biện pháp xử lý khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
3.3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thông báo trên Website của mình thông tin về các đơn vị được cấp Giấy xác nhận hoặc bị hủy bỏ hiệu lực của Giấy xác nhận.
3.4. Định kỳ tháng 12 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày ký ban hành.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành theo các nội dung của Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức và cá nhân cần phản ảnh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở KHCN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Lưu VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Thắng
PHỤ LỤC I
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2009/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
……….., ngày …….tháng…..năm…..
GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ ….
1. Tên tổ chức/cá nhân: .....................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ..............................................................................................................
Điện thoại: ........................................... Fax: ............................... E-mail:............................
3. Hộ khẩu thường trú tại (đối với cá nhân):
4. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức): số.........., Cơ quan cấp: cấp ngày........................................................... tại .................................
5. Hồ sơ kèm theo:
- …….
- ..…..
6. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Thông tư số: /2009/TT-BKHCN ngày / /2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,………… (tên tổ chức/cá nhân)……….nhận thấy có đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động xét tặng đối với giải thưởng sau:
-……………………… (tên giải thưởng)
- ………………………(thời gian xét tặng giải thưởng)
Đề nghị (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ…) xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
….(Tên tổ chức/cá nhân)… cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đại diện Tổ chức/Cá nhân
Ký, ghi rõ họ tên, (đóng dấu nếu là tổ chức)
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2009/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Cơ quan chủ quản
(Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ…)
------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
Số:…………………
……….., ngày …….tháng…..năm…..
GIẤY XÁC NHẬN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ ……….. ngày …… tháng ……. năm…….. của …………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của …….. (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ….)….;
Căn cứ Thông tư số:………../2009/TT-BKHCN ngày …… tháng …… năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân;
Theo đề nghị của …..(tên đơn vị được phân công xử lý)…,... (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ…)…. xác nhận:
1. ………………………….(tên tổ chức/cá nhân)
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ........................................... Fax: ............................... E-mail:...............................
Đã đăng ký hoạt động xét tặng đối với giải thưởng … tên giải thưởng, thời gian xét tặng giải thưởng …..
2. ....................................................... (tên tổ chức/cá nhân) có trách nhiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo kế hoạch và quy chế xét thưởng đã xây dựng.
3. Giấy xác nhận này có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. .năm …. đến ngày ……… tháng ….. năm ……/.
Nơi nhận:
- Tên tổ chức/cá nhân tại mục 1;
- Lưu……..
TỔNG CỤC TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC SỞ KHCN
(Ký tên và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "03/04/2009",
"sign_number": "06/2009/TT-BKHCN",
"signer": "Trần Quốc Thắng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-92-2023-ND-CP-bai-bo-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-Chinh-phu-591785.aspx | Nghị định 92/2023/NĐ-CP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 92/2023/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023
NGHỊ ĐỊNH
BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
1. Nghị định số 189-HĐBT ngày 04 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh lãnh sự.
2. Nghị định số 161/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
3. Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc.
4. Nghị định số 42/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan trong lực lượng Công an nhân dân.
5. Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính.
6. Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.
7. Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.
8. Nghị định số 183/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
9. Nghị định số 184/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
10. Nghị định số 10/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam.
11. Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
12. Nghị định số 109/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
13. Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
14. Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
15. Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
16. Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
17. Nghị định số 104/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
18. Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật
1. Bãi bỏ Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
2. Bãi bỏ Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Bãi bỏ khoản 2 Điều 22 Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 75/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
5. Bãi bỏ Điều 12 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2023.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "19/12/2023",
"sign_number": "92/2023/NĐ-CP",
"signer": "Trần Lưu Quang",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-751-CT-TTg-so-ket-cong-tac-boi-duong-kien-thuc-quoc-phong-an-ninh-chuc-sac-chuc-viec-ton-giao-67081.aspx | Chỉ thị 751/CT-TTg sơ kết công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh chức sắc, chức việc tôn giáo | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 751/CT-TTg
Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC SƠ KẾT CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC CÁC TÔN GIÁO
Thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng (khóa VIII) về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 05 năm 2007 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh, những năm qua, công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực, nâng cao nhận thức cho chức sắc, chức việc các tôn giáo về công tác quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, giúp họ hiểu rõ hơn âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo là vấn đề mới, các quân khu và một số địa phương mới chỉ tiến hành làm thí điểm và rút kinh nghiệm. Vì vậy, số lượng lớn chức sắc, chức việc các tôn giáo chưa được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh; nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam của một bộ phận chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo chưa thật đầy đủ, ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, chương trình, giáo trình, tài liệu chưa được biên soạn thống nhất, cách thức tổ chức, thời gian học tập còn khác nhau và chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương.
Để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo, giúp họ vừa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, vừa làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho tín đồ các tôn giáo nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo.
2. Nội dung sơ kết: Đánh giá kết quả đã làm được, những tồn tại vướng mắc; chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo những năm qua; đề xuất chủ trương biện pháp, cơ chế, chính sách thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo để triển khai trên phạm vi toàn quốc.
3. Thời gian sơ kết
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2008;
b) Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương hoàn thành trong tháng 9 năm 2008;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phòng) kế hoạch sơ kết trong tháng 6 năm 2008, kết quả sơ kết trước ngày 30 tháng 8 năm 2008 để tổng hợp chuẩn bị Hội nghị sơ kết của Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương.
4. Kinh phí bảo đảm sơ kết
a) Cấp tỉnh, do ngân sách địa phương bảo đảm;
b) Cấp Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương do ngân sách của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương bảo đảm.
5. Tổ chức thực hiện
a) Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết, chuẩn bị kế hoạch, nội dung sơ kết công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo của Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) và các cơ quan liên quan, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, bảo đảm công tác sơ kết đạt kết quả thiết thực, tiết kiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả sơ kết.
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan, Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Bộ Tư lệnh các quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các quân khu: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, TĐ;
- Các Thành viên Hội đồng GDQP-ANTW;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, NC (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "16/06/2008",
"sign_number": "751/CT-TTg",
"signer": "Nguyễn Thiện Nhân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-01-KH-UBND-HND-HLHPN-2018-phoi-hop-san-xuat-nong-san-thuc-pham-an-toan-Can-Tho-379551.aspx | Kế hoạch 01/KH-UBND-HND-HLHPN 2018 phối hợp sản xuất nông sản thực phẩm an toàn Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN - HỘI NÔNG DÂN - HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/KH-UBND-HND-HLHPN
Cần Thơ, ngày 13 tháng 3 năm 2018
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Chương trình phối hợp số 526/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 03 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020;
Ủy ban nhân dân thành phố, Hội Nông dân thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với những nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, ngăn chặn việc sản xuất nông sản thực phẩm không an toàn, sớm xóa bỏ hiện tượng sản xuất để ăn phân biệt với để bán như “rau hai luống, heo hai chuồng”.
b) Thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát triển sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi; ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất, kháng sinh và chất cấm trong sản xuất nông sản thực phẩm, làm sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
c) Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động, thực hiện và giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng.
d) Kịp thời phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phấm an toàn; đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm.
2. Yêu cầu
a) Phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tham gia sản xuất theo chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
b) Phát huy vai trò tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn; các cơ quan chuyên môn cấp thành phố, quận, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm phát huy sức mạnh tổng hơp để đạt Kế hoạch đề ra.
c) Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, lên án và phản ảnh ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
II. ĐỐI TƯỢNG
1. Các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm; tập trung vào các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm.
2. Các cấp hội và hội viên Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố; các cơ quan chuyên môn cấp thành phố, cấp huyện.
III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
2. Vận động và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ký cam kết về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
3. Vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, trong đó chú trọng sản xuất, kinh doanh theo chuỗi với các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng phù hợp như:
a) Các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các hộ nông dân từ khâu cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm.
b) Liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn giữa cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản) với các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh và các hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm.
4. Vận động và hỗ trợ kết nối cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
5. Hỗ trợ các cấp hội và hội viên Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; giám sát, đề xuất xử lý các trường họp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn; kịp thời biểu dương tôn vinh những điển hình tiên tiến.
IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ủy ban nhân dân thành phố
a) Chỉ đạo các sở, ban ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công triển khai, phối hợp thực hiện nội dung Kế hoạch này.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện nội dung chương trình phối hợp trên địa bàn.
c) Chỉ đạo Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đảm bảo đến cấp xã và khu dân cư.
2. Hội Nông dân thành phố
a) Căn cứ nội dung Kế hoạch này và Kế hoạch hàng năm của Hội Nông dân Việt Nam thực hiện chương trình phối hợp của Hội Nông dân thành phố và phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong quá trình triển khai.
b) Chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp về kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; vận động hội viên ký cam kết và giám sát tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm; nói không với sản xuất “rau hai luống, heo hai chuồng”; tích cực tham gia hợp tác liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
d) Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, phát hiện, lên án các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp ở địa phương trong việc tổ chức triển khai nội dung chương trình phối hợp, Kế hoạch triển khai hàng năm.
g) Kịp thời phát hiện, tuyên truyền và đề xuất tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.
3. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
a) Căn cứ vào Kế hoạch phối hợp và chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, hàng năm thực hiện chương trình phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân thành phố trong quá trình triển khai.
b) Chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp về kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; vận động hội viên ký cam kết và giám sát tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm; nói không với sản xuất “rau hai luống, lợn hai chuồng”; tích cực tham gia hợp tác liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
d) Xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, phát hiện, lên án các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp ở địa phương trong việc tổ chức triển khai nội dung chương trình phối hợp, kế hoạch triển khai hàng năm;
- Kịp thời phát hiện, tuyên truyền và đề xuất tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.
4. Các cơ quan chuyên môn cấp thành phố
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Kế hoạch này:
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chức năng nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hóa các nội dung kế hoạch thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tài liệu hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
- Phối hợp với Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm nông sản cho các cấp hội.
- Phối hợp với cơ quan truyền thông tại địa phương, Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phổ biến kinh nghiệm tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện và phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện triển khai các nhiệm vụ được phân công theo chương trình phối hợp.
b) Sở Y tế:
- Phối hợp với sở, ban ngành liên quan triển khai Kế hoạch này và chỉ đạo Phòng Y tế cấp huyện phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu và cử cán bộ làm giảng viên trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên ở địa phương (quận, huyện) theo tài liệu biên soạn.
- Triển khai các tiêu chí an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành cho các phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Chủ trì tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, việc sử dụng hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm.
c) Sở Công Thương:
- Phối hợp với sở, ban ngành liên quan triển khai Kế hoạch này và chỉ đạo Phòng Kinh tế quận, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công theo Chương trình phối hợp ở địa phương; căn cứ hướng dẫn của Bộ Công Thương, xây dựng và triển khai thực hiện tiêu chí an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu và cử cán bộ làm giảng viên trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên ở địa phương (quận, huyện) theo tài liệu biên soạn.
- Chủ trì tổ chức hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả và thực phẩm không an toàn lưu thông trên thị trường.
d) Sở Thông tin và Truyền thông: Cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan báo, đài địa phương, Cổng thông tin điện tử thành phố, Đài Truyền thanh quận, huyện để tuyên truyền về kiến thức an toàn thực phẩm, sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và tình hình, kết quả triển khai Chương trình.
đ) Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Báo cần Thơ: Phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các sở, ngành liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; biểu dương các điển hình tiên tiến; đưa tin kịp thời về các tổ chức, cá nhân vi phạm.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai nội dung Kế hoạch.
b) Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình.
c) Bố trí kinh phí và tạo điều kiện thực hiện nội dung Chương trình phối hợp này đảm bảo đến cấp xã và khu dân cư.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO
1. Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Theo dõi, chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương triển khai đầy đủ các nội dung được phân công trong Kế hoạch.
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Các bên thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả thực hiện Kế hoạch, kịp thời trao đổi, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Kế hoạch.
Định kỳ hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Kết thúc Kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các cơ quan liên quan đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020” trên địa bàn thành phố Cần Thơ giữa Ủy ban nhân dân thành phố, Hội Nông dân thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố./.
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH
Diệp Thị Thu Hồng
HỘI NÔNG DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH
Lê Bá Phước
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Anh Dũng | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "13/03/2018",
"sign_number": "01/KH-UBND-HND-HLHPN",
"signer": "Đào Anh Dũng, Diệp Thị Thu Hồng, Lê Bá Phước",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-23-CT-UBND-xay-dung-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2011-2015-91971.aspx | Chỉ thị 23/CT-UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 23/CT-UBND
Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2009
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết HĐND Thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng, đặc biệt là trong các năm 2009, 2010. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2011-2015 là rất nặng nề. Để khắc phục và giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành cần chủ động triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 751/CT-TTg ngày 03/6/2009. Nội dung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
A. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 phải được xây dựng trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của HĐND và Kế hoạch của Thành phố và trên cơ sở dự báo tình hình thế giới, tình hình trong nước và Thủ đô giai đoạn 2011-2015; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm phù hợp với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011-2020 và với điều kiện thực tế của Thành phố. Những nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 gồm:
I. VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 – 2010:
Trên cơ sở báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng của các ngành, các cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo ngành, lĩnh vực và khung theo dõi đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã được phê duyệt, …các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, các hội, đoàn thể ước thực hiện kế hoạch năm 2009, dự kiến kế hoạch năm 2010, đánh giá toàn diện việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các mặt; trong đó đặc biệt chú trọng mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đã được các cấp có thẩm quyền thông qua. Các nội dung cần tập trung đánh giá bao gồm:
1. Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Nghị quyết của HĐND Thành phố và Kế hoạch của UBND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp, chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng bền vững đi đôi với việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
2. Các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn; những kết quả thành tựu về tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hoá (cơ cấu ngành và nội bộ ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu vùng kinh tế). Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư phát triển do tác động trực tiếp từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đánh giá tác động từ sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương khác; đánh giá về chuyển dịch cơ cấu theo hướng tập trung các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao.
3. Phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng của ngành mình, địa bàn mình quản lý; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu; việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là đất đai; chất lượng nguồn nhân lực; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất – kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ.
4. Các nội dung trong lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng tới việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, lĩnh vực khoa học, giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên, môi trường (sự biến đổi môi trường; chất lượng không khí ở đô thị ngày càng xấu đi; việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; tái sử dụng và tái chế chất thải...).
5. Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước và tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ khu vực dân cư, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản viện trợ phi Chính phủ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn tài chính doanh nghiệp. Tình hình, tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố, chương trình hỗ trợ có mục tiêu lẫn kích cầu đầu tư và các chương trình, dự án lớn khác.
6. Trình độ công nghệ, năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn 2006-2010.
7. Cơ chế quản lý và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch; công tác cải cách hành chính, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, chất lượng đội ngũ cán bộ; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,…
Khi đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, phải làm rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các nghị quyết khác của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng; kết quả thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND và Kế hoạch của UBND Thành phố trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.
Đồng thời phải làm rõ những tồn tại, yếu kém so với mục tiêu đã đề ra; làm rõ nguyên nhân thành công và chưa thành công, nguyên nhân khách quan và chủ quan; trách nhiệm của từng ngành, từng cấp để từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước.
II. VỀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Thành phố được xây dựng trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những yếu tố không thuận lợi, trong giai đoạn 2011-2015 Thành phố cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Thủ đô thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; bên cạnh đó việc tái cơ cấu trong nội bộ nền kinh tế cũng sẽ tạo điều kiện mới cho sự phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, tính bền vững của sự phát triển. Quy mô và tiềm lực kinh tế của Hà Nội được nâng cao hơn trước. Sự ổn định về chính trị - xã hội của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
1. Mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 là phát triển toàn diện, bền vững kinh tế - xã hội – môi trường của thành phố Hà Nội, góp phần tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước. Phấn đấu năm 2015 cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô, tạo chuyển biến mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
2. Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:
a) Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 8-9%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 1-1,2%/năm.
b) Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
c) Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, các vùng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng chủ yếu và hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Tập trung phát triển các loại dịch vụ trình độ cao và nâng cao chất lượng dịch vụ tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, bền vững, ổn định vành đai xanh cho đô thị, tăng tỉ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp;
d) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm mức tiêu hao năng lượng và vật tư nguyên liệu trong sản phẩm.
e) Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
f) Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý); xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
g) Tăng nhanh tiềm lực và khả năng tài chính của Thành phố; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung ương nhằm bảo đảm an ninh tài chính, ngân hàng trên địa bàn; Duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển bền vững thị trường tài chính và thị trường bất động sản,…
h) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới để tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển Thủ đô. Đẩy mạnh hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mở rộng và nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Phát huy nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào xây dựng Thủ đô Hà Nội.
i) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ. Tăng cường nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ để phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Chú trọng phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao. Phấn đấu để Hà Nội thực sự là trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học - công nghệ của khu vực Đông - Nam Á.
j) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Đặc biệt, chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề; đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
k) Đẩy mạnh giải quyết việc làm, khuyến khích tạo động lực vươn lên làm giàu, thực hiện giảm nghèo bền vững, phát triển hệ thống an sinh xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
l) Bảo tồn và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Giữ gìn sự thống nhất trong đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam, văn hóa Thăng Long – Hà Nội đi đôi với việc mở rộng giao lưu quốc tế và trong nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc và sáng tạo nên những giá trị mới.
m) Phát triển thể dục thể thao cho mọi người để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp để nâng cao vị thế của Thành phố trên đấu trường thể thao quốc gia và quốc tế.
n) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và thể dục thể thao. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
o) Quản lý và xây dựng đô thị, nông thôn: Đẩy mạnh tiến trình lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, coi đây là khâu quan trọng hàng đầu trong phát triển đô thị và nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án trọng điểm, nhất là các dự án hạ tầng khung về giao thông; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị mới, nhà ở phục vụ di dân giải phóng mặt bằng, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người có thu nhập thấp; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Tổ chức lại hệ thống giao thông nhằm giảm ùn tắc và tai nạn trên địa bàn. Tăng cường các biện pháp đảm bảo văn minh và mỹ quan đô thị. Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực: dịch vụ vận tải hành khách công cộng, cấp nước, bến bãi đỗ xe, vệ sinh môi trường…
p) Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khắc phục và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, có biện pháp tích cực nhằm cải tạo môi trường.
q) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách tư pháp; đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
r) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.
B. YÊU CẦU TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
I. VỀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010.
Việc tổ chức đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 phải huy động, phát huy được sự phối hợp của các cấp, các ngành để bảo đảm nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tổng kết.
Về phương pháp đánh giá thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010: để bảo đảm chất lượng công tác đánh giá, cần bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển đã được thông qua của các cấp, các ngành Thành phố và các quy định về nội dung, phương pháp đánh giá thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội ban hành tại Quyết định số 555/2007/QĐ-BKH ngày 30/5/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.
II. VỀ XÂY DỰNG MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 phải xây dựng bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của HĐND và Kế hoạch của UBND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, phải bảo đảm điều kiện để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 của các ngành, các cấp; phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.
Kế hoạch xây dựng phải gắn với khả năng cân đối nguồn lực để bảo đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đồng thời, kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp và sự phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
C. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015.
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
Căn cứ các nội dung nêu trên, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm như sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và xây dựng Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành mình, cấp mình;
- Chủ trì tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của Thành phố; tình hình thực hiện các chương mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu của Thành phố, các chương trình có hỗ trợ mục tiêu, các dự án, công trình lớn thực hiện trong giai đoạn 2006-2010; đồng thời nghiên cứu, đề xuất với UBND Thành phố việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của Thành phố, các dự án lớn … cho kế hoạch 5 năm 2011-2015.
- Đôn đốc kiểm tra việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của các Sở, Ngành Thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức làm việc với các quận, huyện, thị xã, các Tổng công ty của Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Thành phố, trình UBND Thành phố và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010; dự báo khả năng cân đối ngân sách nhà nước Thành phố, xây dựng kế hoạch động viên vào nguồn lực ngân sách Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí dự toán ngân sách hàng năm cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã trong việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã bố trí dự toán ngân sách hàng năm để xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 có chất lượng, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác đánh giá kế hoạch 5 năm 2006-2010 và xây dựng các mục tiêu phù hợp trong giai đoạn 2011-2015.
3. Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và UBND các cấp:
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý đúng theo tiến độ quy định, có chất lượng, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng danh mục các công trình, dự án lớn trong triển khai giai đoạn 2011-2015, phân chia cụ thể theo nguồn vốn: ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng nhà nước, ODA, FDI…
Các sở, ngành chủ trì quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính làm việc với các đơn vị liên quan để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010; dự kiến nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 2011-2015, trình UBND, HĐND Thành phố phê duyệt.
Đồng thời với quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, nghiên cứu xây dựng khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch này.
4. Văn phòng UBND Thành phố:
Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 nhằm tạo sự đồng thuận cao, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
II. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng “Đề cương Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Thành phố Hà Nội”, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định trước ngày 25/7/2009.
2. Căn cứ Đề cương Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 được Thành phố thông qua, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của ngành mình, cấp mình; gửi báo cáo dự thảo kế hoạch 5 năm đến Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/8/2009.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND Thành phố báo cáo dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 trong tháng 8 năm 2009. UBND Thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo kế hoạch 5 năm trước ngày 10/9/2009.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Thủ trưởng các ban, ngành, hội, đoàn thể thuộc thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi báo cáo kịp thời danh sách các đơn vị không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- TT Thành ủy (để báo cáo);
- TT HĐND Thành phố (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c Thành viên UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CP VP, các Phòng CV;
- Lưu: VT, KTv.chien.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "17/07/2009",
"sign_number": "23/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thế Thảo",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-56-2015-TT-BLDTBXH-xay-dung-tham-dinh-cong-bo-tieu-chuan-ky-nang-nghe-quoc-gia-301912.aspx | Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH xây dựng thẩm định công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56/2015/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tổ chức việc thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Vị trí việc làm là tập hợp các nhiệm vụ bao gồm nhóm công việc được thực hiện bởi một cá nhân.
2. Nhiệm vụ là nhóm các công việc có liên quan tạo thành một phạm vi làm việc trong mỗi vị trí việc làm.
3. Công việc thể hiện qua mô tả là có một sự khởi đầu và kết thúc, có kết quả cụ thể bằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình.
4. Năng lực thể hiện khả năng chuyển tải các kỹ năng, kiến thức và thái độ vào các tình huống trong làm việc.
5. Đơn vị năng lực là sự trình bày chi tiết về một việc được làm như thế nào, cách thức thực hiện và kiến thức nền tảng được áp dụng.
Chương II
NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Mục 1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Việc làm;
2. Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư này;
3. Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.
Điều 5. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
a) Thực hiện các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp hoặc yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ cao; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.
Điều 6. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:
1. Mô tả nghề:
Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.
2. Danh mục các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau:
a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);
b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;
c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
3. Các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:
a) Tên đơn vị năng lực;
b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính toán, xác định được;
c) Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu: đưa ra các thông tin về những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện có hiệu quả và lựa chọn nguồn lực hoặc giải pháp thay thế để đạt được những kết quả đầu ra;
d) Điều kiện thực hiện: mô tả những thông số cho việc ứng dụng năng lực và những loại việc, nguồn lực, dịch vụ có thể ứng dụng khi sử dụng năng lực;
đ) Hướng dẫn đánh giá: đưa ra bối cảnh và phương pháp lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá để xác định một cá nhân có đạt tiêu chuẩn của đơn vị năng lực hay không.
4. Định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 7. Thành lập, lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Cơ quan chủ trì) có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý. Cơ quan chủ trì phải thành lập hoặc lựa chọn một tổ chức để tham mưu, giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề (sau đây gọi là tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).
2. Đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được thành lập phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Thành phần tham gia gồm có: đại diện Cơ quan chủ trì; đại diện của tổ chức đại diện cho người lao động làm nghề đó; đại diện hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó; đại diện tổ chức của người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó; đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo nghề đó.
Trong tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được thành lập, số lượng thành viên đại diện cho hội nghề nghiệp, tổ chức của người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải chiếm từ 1/2 (một phần hai) số thành viên tham gia trở lên.
b) Các thành viên tham gia tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề theo quy định tại Điểm a khoản này phải là người có trình độ từ đại học trở lên, hiểu biết, thông thạo về nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc hoặc là người có trình độ kỹ năng nghề ở bậc cao nhất của nghề đó (sau đây gọi là chuyên gia trong nghề).
3. Đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được lựa chọn phải là một trong các tổ chức sau:
a) Hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của Cơ quan chủ trì, có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo hoặc trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan đến nghề đó.
4. Tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có quyền và trách nhiệm sau:
a) Thực hiện và tuân thủ quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và Khoản 5 Điều 16 của Thông tư này;
b) Có quyền thuê hoặc sử dụng cá nhân, tổ chức khác ở trong và ngoài nước có kinh nghiệm, năng lực về xây dựng tiêu chuẩn nghề để triển khai thực hiện công việc được quy định tại các Điều 8, 9, 10 và 11 của Thông tư này;
c) Được phép sử dụng tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn kỹ năng hoặc tiêu chuẩn năng lực do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa và biên soạn dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
d) Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng tài liệu, tiêu chuẩn nghề của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Điều 8. Phân tích nghề
1. Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn của nghề đang được sử dụng ở trong và ngoài nước.
2. Nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó theo quy mô lớn, nhỏ, trung bình và trình độ công nghệ đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong quản lý ở các mức độ phổ biến, cũ, mới để lập danh sách doanh nghiệp cần khảo sát đảm bảo đại diện cho các vùng, miền trong cả nước.
3. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra theo các đối tượng sau:
a) Phiếu điều tra về tình hình sử dụng và phân công lao động đối với nghề khảo sát cho đối tượng khảo sát là doanh nghiệp.
b) Phiếu điều tra về chức năng, vai trò, vị trí đang đảm nhận; các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, không thường xuyên cần phải thực hiện và điều kiện, bối cảnh thực hiện từng công việc đó cho các đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp là người quản lý hoặc phụ trách, người làm công tác chuyên môn kỹ thuật và người trực tiếp làm các công việc của nghề hoặc làm công việc có liên quan đến nghề khảo sát.
4. Tiến hành việc khảo sát tại các doanh nghiệp được lựa chọn theo danh sách đã lập tại Khoản 2 và theo các đối tượng quy định tại Khoản 3 của Điều này nhằm điều tra về các vị trí việc làm của nghề tại nơi làm việc và thu thập dữ liệu về các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.
5. Tổ chức việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều này để xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm đó; tổng hợp và lập thành bảng các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Phân tích công việc
1. Căn cứ dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này, thực hiện các công việc sau đây:
a) Phân tích kết quả điều tra đã thu thập theo từng công việc của từng vị trí việc làm đã được xác định theo Khoản 5 Điều 8 của Thông tư này để lập các phiếu phân tích công việc theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này (nếu có) để điều chỉnh các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập theo Điểm a của Khoản này;
c) Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc sau khi nhận được các ý kiến góp ý;
d) Tiến hành hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho các phiếu phân tích công việc đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điểm c của Khoản này; hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
2. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 của Điều này, tiến hành các công việc như sau:
a) Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng được quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu đã được thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập theo Điểm b của khoản này;
d) Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại các điểm a, b và c của Khoản này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
Điều 10. Xác định danh mục các đơn vị năng lực
1. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này, tiến hành xác định các năng lực cần phải có để thực hiện công việc đó và lập danh mục các đơn vị năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
2. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 của Điều này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về danh mục các đơn vị năng lực đã được lập; hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
Điều 11. Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Căn cứ dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều 8, các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo quy định tại Điều 9, danh mục các đơn vị năng lực đã được lập theo Điều 10 của Thông tư này để tiến hành biên soạn từng đơn vị năng lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
2. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này thì không phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.
3. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các đơn vị năng lực và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 1 hoặc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 2 của Điều này; hoàn chỉnh sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
4. Tiến hành hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong nghề và các cơ quan, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 3 của Điều này; hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
Điều 12. Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Ngay sau khi hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo Khoản 4 Điều 11 của Thông tư này, tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tiến hành lập hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (sau đây được viết tắt là hồ sơ đề nghị thẩm định). Hồ sơ gồm có các tài liệu sau đây:
1. Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này có kèm theo bản mềm;
3. Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:
a) Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Khoản 5 Điều 8;
b) Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện theo Điều 9 của Thông tư này;
c) Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).
Chương III
TỔ CHỨC VIỆC THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 13. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn
1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định do tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề lập theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này, Cơ quan chủ trì có văn bản và gửi một (01) bộ hồ sơ đó đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.
2. Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các công việc sau đây:
a) Đăng tải dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định trên trang thông tin điện tử của Bộ trong thời gian 30 ngày làm việc để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong toàn quốc;
b) Có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hội nghề nghiệp ở trung ương có liên quan cho ý kiến góp ý bằng văn bản đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.
Điều 14. Thành lập Hội đồng thẩm định
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan chủ trì gửi đến theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Hội đồng thẩm định để giúp Bộ trưởng trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.
2. Số lượng thành viên, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định như sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ và có từ 07 (bảy) đến 11 thành viên;
b) Thành phần tham gia Hội đồng có đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó bao gồm: công đoàn ngành hoặc nghiệp đoàn nghề; hội nghề nghiệp; một số doanh nghiệp. Trong đó đại diện cho doanh nghiệp phải chiếm ít nhất là 1/3 (một phần ba) thành phần tham gia Hội đồng. Những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải là những chuyên gia trong nghề nhưng không tham gia vào thành phần của tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoặc tham gia liên kết, hợp tác trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó giới thiệu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn;
c) Cơ cấu của Hội đồng gồm có: chủ tịch; thư ký và các thành viên khác. Trong đó Thư ký Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng là người có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Hội đồng bầu chọn trong số thành viên Hội đồng.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; các phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự và có mời đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tham dự;
b) Các phiên họp của Hội đồng phải được ghi biên bản do Thư ký Hội đồng ghi, biên bản họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và của Thư ký Hội đồng;
c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng để các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp phát biểu thảo luận, phân tích, đánh giá công khai; đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng nếu được yêu cầu; Chủ tịch Hội đồng tổng hợp và kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp.
d) Hội đồng thực hiện đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được thông qua việc bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng. Phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Nội dung và thời hạn thẩm định
1. Việc thẩm định tập trung vào một số nội dung sau đây:
a) Thẩm định sự tuân thủ quy định tại các điều 7, 8, 9, 10 và 11 của Thông tư này trong quá trình tiến hành việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
b) Thẩm định về nội dung và sự phù hợp của bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được so với định dạng cấu trúc quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
c) Thẩm định về chất lượng của bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn thẩm định:
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời gian đăng tải dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này, Hội đồng thẩm định phải tiến hành thực hiện công việc thẩm định theo nội dung quy định tại Khoản 1 của Điều này.
Điều 16. Trình tự thẩm định
1. Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định được thành lập, Thư ký Hội đồng phải gửi bản dự thảo tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được cho các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến nhận xét của cá nhân.
2. Trước ngày Hội đồng thẩm định tiến hành thực hiện công việc thẩm định theo những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Thông tư này ít nhất là 03 (ba) ngày làm việc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản tổng hợp các ý kiến góp ý đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được gửi cho các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 và đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này cho Hội đồng thẩm định và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề để nghiên cứu, xem xét.
3. Hội đồng thẩm định thực hiện việc thẩm định theo nguyên tắc làm việc được quy định tại Khoản 3 Điều 14 và tập trung vào một số nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.
4. Ngay sau khi kết thúc việc thẩm định, Chủ tịch Hội đồng phải báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản về ý kiến chính thức của Hội đồng thẩm định đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định và kèm theo biên bản các phiên họp của Hội đồng, các ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của từng thành viên Hội đồng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời gửi cho tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiên cứu, xem xét văn bản về ý kiến chính thức của Hội đồng đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định kèm theo các ý kiến ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của từng thành viên Hội đồng.
5. Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản do Chủ tịch Hội đồng gửi theo quy định tại Khoản 4 của Điều này, tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có báo cáo về việc xem xét tiếp thu các ý kiến đã nhận được và hoàn thiện lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gửi cho Hội đồng thẩm định. Trường hợp sau khi xem xét mà có những vấn đề không tiếp thu hoặc cần phải làm rõ thì tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề trực tiếp làm việc với Hội đồng thẩm định để hai bên đi đến thống nhất các vấn đề đó trước khi hoàn thiện lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gửi cho Hội đồng thẩm định.
6. Ngay sau khi nhận được bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoàn thiện lại theo quy định tại Khoản 5 của Điều này, Hội đồng thẩm định tổ chức phiên họp hội đồng để rà soát lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó trước khi Chủ tịch Hội đồng gửi trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 17. Công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Chủ tịch Hội đồng gửi trình theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 của Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản công bố và đăng tải bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó trên trang thông tin điện tử của Bộ đồng thời gửi cho Cơ quan chủ trì để theo dõi và phối hợp trong quản lý việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các nội dung trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó cho phù hợp với những thay đổi trong thực tiễn của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thống nhất quản lý việc tổ chức xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề và việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được công bố.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại Thông tư này.
3. Hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và điều chỉnh về định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành để đảm bảo phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
4. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các điều 13, 14, 16 và 17 của Thông tư này.
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của các tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Đề xuất cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã công bố nhằm phù hợp với thay đổi của hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu hội nhập khu vực, thế giới.
3. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng mới và cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 và Khoản 1 Điều 13, Khoản 2 Điều 20 của Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị áp dụng.
2. Trong thời hạn tối đa là 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý phải tiến hành sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và điều chỉnh về định dạng cấu trúc theo quy định tại Thông tư này và gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để tổ chức việc thẩm định và công bố.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra các tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện và chấp hành các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH; Website Bộ;
- Lưu: VT, TCDN (20 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Văn Tí
PHỤ LỤC 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 22, Bold)
TÊN NGHỀ: ………………………………………………………..
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
Năm 20....
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold, Italic)
GIỚI THIỆU
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
MÔ TẢ NGHỀ
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC CỦA NGHỀ
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
TT
Mã số
Tên đơn vị năng lực
Các năng lực cơ bản
1
CB01
2
CB02
….
….
Các năng lực chung
1
CC01
2
CC02
….
….
Các năng lực chuyên môn
1
CM01
2
CM02
….
….
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 16, Bold)
TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM:……………………………………………………
BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ:………………………………………
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
TT
Mã số
Tên đơn vị năng lực
Các năng lực cơ bản
1
CB...
2
CB...
….
….
….
CB...
Các năng lực chung
1
CC...
2
CC...
….
….
….
CC...
Các năng lực chuyên môn
1
CM...
2
CM...
….
...
….
CM...
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)
TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ..............................................................................................
MÃ SỐ:.........................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14)
CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ 14, Bold)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)
PHỤ LỤC 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM PHỔ BIẾN CỦA NGHỀ
TT
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CÁC CÔNG VIỆC CẦN PHẢI THỰC HIỆN
1
(Tên gọi/chức danh)
(Tên công việc)
(Tên công việc)
...
(Tên công việc )
2
(Tên gọi/chức danh)
(Tên công việc)
(Tên công việc)
...
...
...
...
...
...
...
...
(Tên gọi/chức danh)
(Tên công việc)
(Tên công việc)
...
(Tên công việc)
PHỤ LỤC 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên công việc:…………………………………………………………………………..
1. Mô tả quá trình thực hiện công việc:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Điều kiện thực hiện công việc (dụng cụ và trang thiết bị,...):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Kiến thức cần có để thực hiện công việc:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Kỹ năng và thái độ khi thực hiện công việc:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
PHỤ LỤC 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
SƠ ĐỒ CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ
Tên nghề: ……………………………………………………………………
BẬC TRÌNH ĐỘ
CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Bậc 1
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
….
Bậc 2
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
….
Bậc 3
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
….
Bậc 4
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
….
Bậc 5
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
(Tên vị trí việc làm)
….
PHỤ LỤC 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu đề cương báo cáo
QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
I. TÌNH HÌNH THÀNH LẬP (LỰA CHỌN) TỔ CHỨC GIÚP VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGHỀ
- Quyết định thành lập hoặc lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề.
- Danh sách các thành viên tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác liên quan đến nghề được xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề) hoặc tóm lược vai trò, chức năng và các minh chứng về năng lực, kinh nghiệm (đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).
II. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGHỀ
1. Tổ chức thu thập tài liệu
- Các tài liệu và các tiêu chuẩn của nghề thu thập được.
2. Thực hiện điều tra khảo sát nghề
- Danh sách các doanh nghiệp được lựa chọn để điều tra, khảo sát nghề.
- Các mẫu phiếu điều tra.
- Kết quả việc điều tra khảo sát nghề (số lượng từng mẫu phiếu điều tra thu nhận được từ các doanh nghiệp).
3. Phân tích kết quả điều tra khảo sát nghề
- Xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.
III. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
1. Quá trình và kết quả phân tích công việc
2. Việc tham khảo tài liệu, lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn chỉnh phiếu phân tích công việc
- Kết quả điều chỉnh nội dung các phiếu phân tích công việc trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thu thập được (nếu có).
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.
- Ý kiến của các chuyên gia và việc tiếp thu để hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc.
3. Tổ chức hội thảo để hoàn thiện các phiếu phân tích công việc
- Thành phần tham dự.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý các phiếu phân tích công việc.
- Kết quả việc hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau hội thảo.
4. Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề
- Kết quả việc lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.
- Kết quả điều chỉnh nội dung sơ đồ các vị trí việc làm trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thu thập được (nếu có).
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến và ý kiến các chuyên gia cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý của chuyên gia.
- Kết quả việc hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề trên cơ sở các ý kiến của chuyên gia.
IV. XÁC ĐỊNH DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC
1. Danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các vị trí việc làm
2. Tổ chức lấy ý kiến để hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.
- Ý kiến của các chuyên gia và việc tiếp thu để hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực.
V. BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
1. Kết quả dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
2. Tổ chức lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.
- Ý kiến của các chuyên gia.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý của chuyên gia.
- Kết quả hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia.
3. Tiến hành hội thảo để hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Thành phần tham dự và các ý kiến góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý.
- Kết quả hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
VI. CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THAM CHIẾU TRONG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
- Liệt kê các tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu trong dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
PHỤ LỤC 06
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu phiếu đánh giá chất lượng
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
1. Họ tên người đánh giá: ..........................................................................................
2. Chức vụ/chức danh: ..............................................................................................
3. Đơn vị công tác: ....................................................................................................
Đánh giá theo các tiêu chí:
STT
Các tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá
Những nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa
Không đạt yêu cầu
1
Mô tả nghề
1.1
Trong phần mô tả nghề, nêu được một cách khái quát, ngắn gọn, phù hợp với hoạt động thực tế của nghề về: phạm vi và các hoạt động chính; các vị trí việc làm phổ biến của nghề trong các bối cảnh làm việc.
2
Danh mục các đơn vị năng lực:
2.1
*Xác định đầy đủ các đơn vị năng lực để thực hiện tất cả các công việc của nghề.
2.2
*Xác định đầy đủ các đơn vị năng lực cho các vị trí việc làm.
3
Các đơn vị năng lực
3.1
Các thành phần của đơn vị năng lực logic, đầy đủ và phù hợp với thực tế.
3.2
*Các tiêu chí thực hiện được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với thực tế.
3.3
*Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu đủ để đạt được tiêu chí thực hiện công việc đã đề ra
3.4
Điều kiện thực hiện được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp thực tế.
3.5
*Các tiêu chí đánh giá được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với phạm vi, các điều kiện thực hiện và đủ để đánh giá tiêu chuẩn thực hiện đơn vị năng lực.
3.6
*Hướng dẫn về phương pháp, cách thức đánh giá rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thực tế.
4. Đánh giá chung:......................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 20….
Người đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1. Các tiêu chí có đánh dấu * có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
2. Các mức độ đánh giá chung:
• Đạt yêu cầu: Không phải sửa chữa gì hoặc chỉ cần sửa chữa vài lỗi nhỏ về biên tập;
• Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa: Phải sửa chữa một số lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, sau đó trình chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký hội đồng xem xét, nếu thông qua thì đạt yêu cầu;
• Không đạt yêu cầu: Có nhiều lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, phải biên soạn lại để trình Hội đồng thẩm định lần thứ hai./. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "24/12/2015",
"sign_number": "56/2015/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Huỳnh Văn Tí",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-78-2019-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-148-2016-ND-CP-426202.aspx | Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 148/2016/NĐ-CP | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 78/2019/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2019
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 148/2016/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường:
1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:
“1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
b) Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;
c) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động.”
2. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“3. Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quản lý, sử dụng phù hợp với yêu cầu công tác, tiêu chuẩn, định mức và phân cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2019.
2. Bãi bỏ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "14/10/2019",
"sign_number": "78/2019/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-67-2015-TT-BTC-Chuan-muc-kiem-toan-Viet-Nam-ve-kiem-toan-bao-cao-du-an-hoan-thanh-275072.aspx | Thông tư 67/2015/TT-BTC Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo dự án hoàn thành mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 67/2015/TT-BTC
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;
Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Điều 2. Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015.
Đối với các hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện trước ngày 01/7/2015 mà đến ngày 01/7/2015 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ban hành theo Thông tư này.
Chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Các doanh nghiệp kiểm toán;
- Công báo; VP Ban chỉ đạo TW về PC tham nhũng;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 1000 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) khi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn khác được vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực này.
Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình, dự án quy hoạch và dự án đầu tư khác (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực này).
Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
02. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, thông qua việc kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
03. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là:
(a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên các khía cạnh trọng yếu hay không;
(b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trao đổi thông tin theo quy định của Chuẩn mực này và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.
Trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự kiến thì kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán theo pháp luật và các quy định có liên quan.
04. Kiểm toán viên, các thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan cũng như các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Đơn vị được kiểm toán (chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan để thực hiện trách nhiệm của mình và phối hợp công việc với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên, cũng như khi xử lý các mối quan hệ liên quan đến thông tin đã được kiểm toán.
Giải thích thuật ngữ
05. Trong Chuẩn mực này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(a) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Là báo cáo được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư lập theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính và các thông tin quan trọng khác trong quá trình đầu tư và thực hiện dự án;
(b) Chủ đầu tư: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư;
(c) Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các doanh nghiệp được phép phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Nhà nước tại thời điểm phê duyệt quyết toán. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể là một cá nhân khi dự án hoàn thành thuộc sở hữu của cá nhân đó;
(d) Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: Là toàn bộ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư và quyết toán dự án, bao gồm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị để phục vụ cho việc quyết toán dự án theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành;
(e) Kiểm toán viên: Là những người thực hiện cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề, kỹ thuật viên và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán. Trong Chuẩn mực này, hầu hết các trường hợp, khi sử dụng thuật ngữ “kiểm toán viên” đã bao gồm thuật ngữ “kỹ thuật viên” và “doanh nghiệp kiểm toán”. Khi cần nhấn mạnh trách nhiệm thì nói rõ “kiểm toán viên”, “kỹ thuật viên” hoặc “doanh nghiệp kiểm toán”;
(f) Kỹ thuật viên: Là các cá nhân làm việc cho doanh nghiệp kiểm toán, có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật xây dựng... có thể hỗ trợ kiểm toán viên trong việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(g) Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo trật tự nhất định theo hướng dẫn của Chuẩn mực này làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành;
(h) Kế hoạch kiểm toán: Là tài liệu xác định các thông tin về khách hàng, phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện và phương pháp tiếp cận kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán;
(i) Chương trình kiểm toán: Là tài liệu chi tiết về mục tiêu và các thủ tục cần thực hiện đối với từng phần hành kiểm toán do kiểm toán viên lập;
(j) Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Yêu cầu
06. Các yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, gồm:
(a) Kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước;
(b) Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập có liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (xem hướng dẫn tại đoạn A2-A3 Chuẩn mực này);
(c) Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có sai sót trọng yếu;
(d) Kiểm toán viên phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch kiểm toán và tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(e) Nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán;
(f) Kiểm toán viên phải tuân thủ Chuẩn mực này và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Một chuẩn mực được xác định là có liên quan đến cuộc kiểm toán khi chuẩn mực đó đang có hiệu lực và cuộc kiểm toán có các tình huống đã được quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực.
07. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn tại các đoạn 14-18 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong việc thực hiện các yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Trách nhiệm đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành
08. Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm đối với:
(a) Việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án;
(b) Việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(c) Kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn;
(d) Việc cung cấp cho kiểm toán viên:
(i) Quyền tiếp cận với tất cả các tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành như hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu khác;
(ii) Các tài liệu, thông tin bổ sung mà kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán, kể cả các biên bản kiểm tra, thanh tra, kiểm toán Nhà nước (nếu có). Ban Giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý, trung thực, chính xác, kịp thời đối với các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp;
(iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán.
09. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên cơ sở hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành do đơn vị được kiểm toán cung cấp và đưa ra ý kiến của mình về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và về tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.
10. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Hợp đồng kiểm toán
11. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dưới đây là một số nội dung chủ yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A4-A5 Chuẩn mực này):
(a) Hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được giao kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng (đơn vị được kiểm toán) trước khi thực hiện kiểm toán;
(b) Hợp đồng kiểm toán có thể giao kết trước khi dự án hoàn thành;
(c) Hợp đồng kiểm toán phải xác định rõ nội dung và phạm vi công việc, quyền và trách nhiệm của các bên, tiến độ thực hiện, báo cáo kiểm toán, phí dịch vụ và điều khoản thanh toán.
Đảm bảo chất lượng kiểm toán
12. Kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán phải nắm vững mục tiêu và các yêu cầu của việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, phải thực hiện quá trình kiểm toán theo đúng trình tự, nội dung các bước kiểm toán và đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên cơ sở quy định của Nhà nước, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và các yêu cầu, thủ tục cơ bản quy định tại Chuẩn mực này.
13. Chất lượng một cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng kiểm toán viên, quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cụ thể như sau:
(a) Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức cơ bản là tính chính trực, tính khách quan (bao gồm tính độc lập), năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật và tư cách nghề nghiệp;
(b) Kiểm toán viên phải được giao việc phù hợp với năng lực chuyên môn, phải được hướng dẫn đầy đủ và giám sát từng bước công việc theo đúng quy trình kiểm toán;
(c) Trong quá trình kiểm toán, khi thấy công việc được giao vượt quá khả năng chuyên môn của mình thì kiểm toán viên phải báo cáo với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán để xem xét có cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia hay không.
Trình tự, nội dung và yêu cầu kiểm toán
14. Khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các công việc kiểm toán theo trình tự gồm 3 bước sau:
(a) Lập kế hoạch kiểm toán;
(b) Thực hiện kiểm toán;
(c) Kết thúc kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán
15. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan khi lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Các đoạn từ 16 đến 25 Chuẩn mực này quy định một số nội dung chủ yếu về lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
16. Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho tất cả các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và phù hợp với từng cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
17. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán:
(a) Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán; xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời; tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả;
(b) Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến; phân công công việc phù hợp cho từng thành viên;
(c) Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm.
18. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và các thành viên chính trong nhóm kiểm toán phải tham gia vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm việc lập và thảo luận với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán về kế hoạch kiểm toán.
19. Kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành gồm 2 bộ phận:
(a) Kế hoạch kiểm toán tổng thể;
(b) Chương trình kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
20. Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và quy mô của kế hoạch kiểm toán tổng thể tùy thuộc vào yêu cầu của hợp đồng kiểm toán, quy mô của dự án, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán.
21. Những vấn đề chủ yếu mà kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm (xem hướng dẫn tại đoạn A6-A7 Chuẩn mực này):
(a) Thông tin về dự án và đơn vị được kiểm toán;
(b) Xác định rủi ro và mức trọng yếu;
(c) Nhân sự và thời gian kiểm toán.
(Mẫu Kế hoạch kiểm toán tổng thể hướng dẫn tại Phụ lục 02 Chuẩn mực này)
Chương trình kiểm toán
22. Chương trình kiểm toán phải xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể (xem hướng dẫn tại đoạn A8 Chuẩn mực này).
23. Chương trình kiểm toán của mỗi doanh nghiệp kiểm toán do kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán lập và thực hiện, có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp kiểm toán và khác nhau cho từng cuộc kiểm toán nhưng phải đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Thay đổi kế hoạch kiểm toán
24. Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, khi xảy ra các sự kiện ngoài dự kiến, hoặc trường hợp thông tin hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán có sự khác biệt lớn so với thông tin sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải cập nhật và điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
25. Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải lập “Kế hoạch làm việc” kèm theo danh mục tài liệu cần cung cấp cho kiểm toán viên và gửi cho đơn vị được kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A9 của Chuẩn mực này).
(Mẫu Danh mục tài liệu cần cung cấp hướng dẫn tại Phụ lục 04 Chuẩn mực này)
Thực hiện kiểm toán
Giao nhận tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành
26. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán phụ thuộc phần lớn vào hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán phải thực hiện giao nhận tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại đoạn 73 Chuẩn mực này.
Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
27. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo các quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành, trên cơ sở vận dụng các quy định và hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan phù hợp với từng cuộc kiểm toán, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
(a) Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
(b) Kiểm tra nguồn vốn đầu tư;
(c) Kiểm tra chi phí đầu tư;
(d) Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
(e) Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
(f) Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
(g) Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có).
Kiểm tra hồ sơ pháp lý (xem hướng dẫn tại đoạn A10 Chuẩn mực này)
28. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra nội dung, đối chiếu danh mục, trình tự thực hiện các văn bản pháp lý của dự án so với các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đưa ra các ý kiến về:
(a) Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
(b) Việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu;
(c) Sự phù hợp của việc thương thảo và ký kết các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu so với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền.
Kiểm tra nguồn vốn đầu tư (xem hướng dẫn tại đoạn A11 - A14 Chuẩn mực này)
29. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra và đưa ra ý kiến về tổng số và chi tiết nguồn vốn đầu tư đã thực hiện so với tổng mức đầu tư được duyệt theo từng nguồn vốn.
Kiểm tra chi phí đầu tư
30. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra và đưa ra ý kiến về:
(a) Tổng số chi phí đầu tư thực hiện;
(b) Chi tiết chi phí đầu tư thực hiện theo từng loại phù hợp với quy định và hướng dẫn về phân loại chi phí theo quy định của pháp luật về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong từng thời gian phù hợp.
31. Chi phí đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán phải trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán, tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, phù hợp với hợp đồng đã ký kết và các quy định của pháp luật có liên quan. Đối với chi phí đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán ngoài phạm vi dự án, thiết kế, dự toán, tổng mức đầu tư được duyệt thì phải ghi rõ, như nội dung, nguyên nhân, tổng giá trị phát sinh trong báo cáo kiểm toán.
32. Giá trị quyết toán các hợp đồng phải được xác định phù hợp với từng hình thức giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể của hợp đồng, phù hợp với hồ sơ quản lý chất lượng của hợp đồng hoặc hạng mục công trình đó (xem hướng dẫn tại đoạn A15 - A16 Chuẩn mực này).
33. Trường hợp có sự nghi ngờ về tính xác thực của thông tin thể hiện trên hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm tra hiện trường, đo đạc, chụp ảnh hiện trạng... nhằm cung cấp bổ sung các bằng chứng về tính hiện hữu của dự án và/hoặc tính chính xác của thông tin thể hiện trên hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành.
Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
34. Kiểm tra nội dung, căn cứ xác định và giá trị chi phí đầu tư đề nghị không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư đối với các khoản (xem hướng dẫn tại đoạn A17 - A18 Chuẩn mực này):
(a) Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm;
(b) Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
35. Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư theo nhóm, loại tài sản (tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn) theo chi phí thực tế, bao gồm các nội dung: Danh mục tài sản, số lượng, nguyên giá (đơn giá), tổng nguyên giá (tổng giá trị) (xem hướng dẫn tại đoạn A19 - A20 Chuẩn mực này).
Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng
36. Kiểm tra, xác định nợ phải thu, nợ phải trả đối với từng tổ chức, cá nhân có liên quan trên cơ sở tổng số tiền phải thanh toán, đã thanh toán và còn phải thanh toán cho từng tổ chức, cá nhân theo từng hợp đồng, hạng mục, khoản mục chi phí (xem hướng dẫn tại đoạn A21 Chuẩn mực này).
37. Kiểm tra, xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng sau đầu tư căn cứ vào số thực tế mua sắm, tiếp nhận và sử dụng vật tư, thiết bị của dự án
38. Kiểm tra, xác định số lượng, giá trị còn lại của tài sản dành cho hoạt động quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên cơ sở số lượng, giá trị và thời gian đã sử dụng tài sản hoặc trên cơ sở biên bản kiểm kê, đánh giá tài sản dành cho hoạt động quản lý dự án.
Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có).
39. Kiểm toán viên phải thu thập các văn bản kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có) có liên quan đến quá trình thực hiện dự án, Báo cáo của Chủ đầu tư về việc chấp hành các ý kiến kết luận này cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán.
40. Kiểm toán viên phải có nhận xét về việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có) có liên quan đến việc tuân thủ trình tự, thủ tục đầu tư và giá trị quyết toán dự án.
Kết thúc kiểm toán
41. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục sau:
(a) Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;
(b) Lập và phát hành báo cáo kiểm toán;
(c) Xử lý các công việc phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán.
Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán
Thủ tục phân tích
42. Thủ tục phân tích được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán và tập trung hơn khi phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán trước khi đưa ra kết luận kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A22 Chuẩn mực này).
43. Thủ tục phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán giúp kiểm toán viên có thêm cơ sở đánh giá lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực và hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
44. Trường hợp khi phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán phát hiện những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ mâu thuẫn thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho kết luận kiểm toán.
Soát xét tổng thể kết quả kiểm toán
45. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải soát xét và đánh giá tổng thể những kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm toán thu thập được và sử dụng các kết luận này để đưa ra ý kiến kiểm toán về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
46. Ý kiến của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải xác định, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán của dự án có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
Xem xét, tổng hợp kết quả và ý kiến kiểm toán từ các báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác (nếu có)
47. Đối với dự án đã được kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác kiểm toán từng phần, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải tổng hợp kết quả và ý kiến kiểm toán từ các báo cáo kiểm toán từng phần. Trong báo cáo kiểm toán của mình, kiểm toán viên cần nêu rõ việc sử dụng các báo cáo kiểm toán từng phần và phạm vi trách nhiệm của các kiểm toán viên khác.
48. Trường hợp các báo cáo kiểm toán từng phần chưa đầy đủ, chưa rõ ràng hoặc theo yêu cầu của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể đề nghị kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có liên quan làm rõ hoặc có thể đề xuất với đơn vị được kiểm toán về việc thực hiện kiểm toán bổ sung hoặc kiểm toán lại các nội dung cần thiết.
Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý
49. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706 - Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính trong việc lập báo cáo kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Kiểm toán viên phải trao đổi bằng văn bản một cách kịp thời (ví dụ dưới hình thức thư đề nghị, thư quản lý) với Chủ đầu tư về những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ được phát hiện trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 265 - Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán trong việc trao đổi với Chủ đầu tư về những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.
Các đoạn từ 50 đến 65 Chuẩn mực này quy định một số nội dung chủ yếu về lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
50. Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản, gồm các nội dung chính:
(a) Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán;
(b) Số hiệu và tiêu đề báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề là “Báo cáo kiểm toán độc lập”;
(c) Người nhận báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ người nhận báo cáo kiểm toán tùy theo từng cuộc kiểm toán;
(d) Mở đầu của báo cáo kiểm toán, phải nêu rõ:
(1) Đối tượng của cuộc kiểm toán;
(2) Tên đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(3) Ngày lập và số trang của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được kiểm toán.
(e) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực này;
(f) Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định tại đoạn 09 Chuẩn mực này;
(g) Căn cứ và phạm vi của cuộc kiểm toán:
(1) Căn cứ pháp lý và hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành (xem hướng dẫn tại đoạn A23 Chuẩn mực này);
(2) Phạm vi của cuộc kiểm toán gồm: nội dung công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực hiện.
(h) Kết quả kiểm toán:
(1) Khái quát chung về dự án;
(2) Kết quả kiểm tra theo từng nội dung kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A24 - A27 Chuẩn mực này).
(i) Ý kiến của kiểm toán viên (xem quy định tại đoạn 52 - 59 Chuẩn mực này);
(j) Các kiến nghị (nếu có) của kiểm toán viên đối với đơn vị được kiểm toán (chủ đầu tư) và các bên liên quan đến việc quyết toán dự án hoàn thành;
(k) Chữ ký, họ và tên của kiểm toán viên và đóng dấu (xem quy định tại đoạn 60 Chuẩn mực này);
(l) Ngày lập báo cáo kiểm toán (xem quy định tại đoạn 61 Chuẩn mực này).
(Mẫu Báo cáo kiểm toán độc lập hướng dẫn tại Phụ lục số 05 Chuẩn mực này)
51. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được kiểm toán do đơn vị được kiểm toán lập phải được đính kèm với báo cáo kiểm toán độc lập.
Ý kiến kiểm toán
52. Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
53. Căn cứ vào tình hình và kết quả kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra một trong các dạng ý kiến trong báo cáo kiểm toán như sau:
(a) Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần;
(b) Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
54. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A28 - A30 Chuẩn mực này):
(a) Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư;
(b) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do đơn vị được kiểm toán lập đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo quyết toán, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (xem hướng dẫn tại đoạn A31- A33 Chuẩn mực này):
55. Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 khi kiểm toán viên kết luận rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu:
(a) Quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do đơn vị được kiểm toán lập vẫn còn sai sót trọng yếu;
Trường hợp đơn vị được kiểm toán có những hành vi không tuân thủ pháp luật về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án hoặc các hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể gây ra sai sót trọng yếu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì báo cáo kiểm toán phải nêu rõ các hành vi không tuân thủ này.
(b) Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư hay không và/hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do đơn vị được kiểm toán lập có còn sai sót trọng yếu hay không.
56. Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có 3 dạng ý kiến sau:
(a) Ý kiến kiểm toán ngoại trừ;
(b) Từ chối đưa ra ý kiến;
(c) Ý kiến kiểm toán trái ngược.
Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, ngoài những yếu tố cụ thể phải trình bày theo quy định của Chuẩn mực này, kiểm toán viên phải trình bày trong báo cáo kiểm toán một đoạn mô tả về vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Kiểm toán viên phải đặt đoạn này ngay trước đoạn ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán và phải sử dụng tiêu đề là “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến” một cách thích hợp. Đoạn này cũng phải mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó đến báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trừ khi điều đó là không thể thực hiện được. Nếu không thể định lượng được ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó, kiểm toán viên phải trình bày điều này trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
57. Kiểm toán viên trình bày “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi:
(a) Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc các sai sót, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
(b) Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Từ chối đưa ra ý kiến
58. Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Ý kiến kiểm toán trái ngược
59. Kiểm toán viên phải trình bày “Ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Chữ ký, họ và tên của kiểm toán viên và đóng dấu
60. Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 kiểm toán viên hành nghề, dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Chữ ký thứ nhất trên báo cáo kiểm toán là của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký thứ hai là của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật được ký báo cáo kiểm toán phải là thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm ký tên trên báo cáo kiểm toán là người có vai trò quan trọng ngay sau thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ đạo, thực hiện, giám sát, soát xét công việc của nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán.
Trên chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán. Giữa các trang của báo cáo kiểm toán và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai bằng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh).
Ngày lập báo cáo kiểm toán
61. Là ngày được kiểm toán viên lựa chọn để ký báo cáo và ghi rõ trên báo cáo kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và không được trước ngày mà kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Do các thủ tục hành chính, có thể có khoảng cách thời gian giữa ngày lập báo cáo kiểm toán và ngày báo cáo kiểm toán được phát hành cho đơn vị.
Những sự việc mà kiểm toán viên biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán
62. Sau ngày lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đó. Tuy nhiên, nếu sau ngày lập báo cáo kiểm toán đến trước ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trong thời hạn thẩm tra phê duyệt quyết toán theo quy định của Nhà nước, kiểm toán viên biết được sự việc mà nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho kiểm toán viên phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên phải:
(a) Thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán;
(b) Quyết định xem có cần sửa đổi báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không;
(c) Phỏng vấn xem Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán dự định xử lý vấn đề này trên báo cáo quyết toán dự án hoàn thành như thế nào, trong trường hợp cần sửa đổi báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(d) Quyết định xem có cần sửa đổi báo cáo kiểm toán hay không.
63. Nếu Ban Giám đốc đơn vị sửa đổi báo cáo quyết toán dự án hoàn thành như đã đề cập ở đoạn 62 Chuẩn mực này, kiểm toán viên phải:
(a) Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết phù hợp với việc sửa đổi;
(b) Phát hành báo cáo kiểm toán mới về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sửa đổi và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán về việc sửa đổi này;
(c) Mở rộng các thủ tục kiểm toán trên cơ sở vận dụng phù hợp các quy định tại đoạn 06 và 07 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán mới và đề ngày lập báo cáo kiểm toán mới không được trước ngày lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sửa đổi.
64. Kiểm toán viên phải đưa vào báo cáo kiểm toán sửa đổi đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” đề cập đến phần thuyết minh báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà thuyết minh đó giải thích rõ lý do phải sửa đổi báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và báo cáo kiểm toán đã phát hành trước đây (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706).
65. Việc sửa đổi báo cáo kiểm toán chỉ được thực hiện trong thời gian từ sau ngày lập báo cáo kiểm toán đến trước ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trong thời hạn thẩm tra phê duyệt quyết toán theo quy định của Nhà nước.
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
Thu thập bằng chứng kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A34 - A36 Chuẩn mực này)
66. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 - Bằng chứng kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 501 - Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 - Lấy mẫu kiểm toán trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Các đoạn từ 67 đến 69 Chuẩn mực này quy định một số nội dung chủ yếu về bằng chứng kiểm toán.
67. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của mình về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin do đơn vị được kiểm toán cung cấp hoặc thu thập được từ bên ngoài đơn vị được kiểm toán hoặc do nhóm kiểm toán kiểm tra, tính toán được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán. Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp về độ tin cậy của tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán.
68. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các bằng chứng thu được từ các nguồn khác nhau, kiểm toán viên phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn đó và đưa ra kết luận chính thức. Khi không thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho một thông tin trọng yếu, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
69. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên được sử dụng công việc của các chuyên gia là cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực riêng biệt để thực hiện một số nội dung công việc kiểm toán. Khi sử dụng công việc của chuyên gia, kiểm toán viên phải đánh giá năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia đó, đánh giá tính thích hợp của công việc do chuyên gia thực hiện nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp được sử dụng làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên. Việc sử dụng công việc của chuyên gia không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên đối với ý kiến kiểm toán. Trường hợp này kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 - Sử dụng công việc của chuyên gia.
Thu thập giải trình bằng văn bản
70. Trong quá trình kiểm toán và sau khi gửi dự thảo báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải cùng với đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan trao đổi về các nội dung đã thống nhất, các nội dung chưa thống nhất hoặc nội dung có vấn đề phải gửi văn bản xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan có thể có giải trình bằng văn bản làm bằng chứng cho ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên.
71. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và việc lập, trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trung thực và hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trách nhiệm trong việc cung cấp đầy đủ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành và các tài liệu có liên quan theo quy định.
72. Kiểm toán viên thu thập bằng chứng nêu trên trong các biên bản họp với đơn vị được kiểm toán liên quan đến vấn đề này hoặc yêu cầu người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư cung cấp “Bản cam kết của chủ đầu tư”. Trường hợp này, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 - Giải trình bằng văn bản. Bản cam kết của chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư được lưu vào hồ sơ kiểm toán làm bằng chứng kiểm toán.
(Mẫu Bản cam kết của chủ đầu tư hướng dẫn tại Phụ lục số 07 Chuẩn mực này)
Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành
73. Đơn vị được kiểm toán phải chuẩn bị hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo các quy định của Nhà nước về quyết toán dự án hoàn thành trong từng thời kỳ (xem hướng dẫn tại đoạn A37 Chuẩn mực này).
Đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm cung cấp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán
74. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan khi lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán. Các đoạn từ 75 đến 77 Chuẩn mực này quy định một số nội dung chủ yếu về hồ sơ kiểm toán.
75. Hồ sơ kiểm toán phải được lập cho các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B theo quy định. Các dự án nhóm C vận dụng các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để lập hồ sơ kiểm toán cho phù hợp.
76. Kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tất cả tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên có kinh nghiệm (không tham gia cuộc kiểm toán) hoặc người có trách nhiệm kiểm tra, soát xét có thể hiểu được:
(a) Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đã thực hiện tuân thủ Chuẩn mực này và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan, yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan;
(b) Kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và bằng chứng kiểm toán đã thu thập;
(c) Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán, kết luận đưa ra và các xét đoán chuyên môn quan trọng được thực hiện khi đưa ra các kết luận này.
(Xem hướng dẫn tại đoạn A38 - A41 Chuẩn mực này).
77. Hồ sơ kiểm toán thuộc quyền sở hữu và là tài sản của doanh nghiệp kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán hay bên thứ ba có thể xem xét, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tài liệu này khi được sự đồng ý của Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hoặc theo quy định của pháp luật. Trong mọi trường hợp, tài liệu làm việc của kiểm toán viên không thể thay thế chứng từ kế toán, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (xem hướng dẫn tại đoạn A42 Chuẩn mực này).
III/ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Phạm vi áp dụng chuẩn mực
A1. Chuẩn mực này còn được vận dụng phù hợp để thực hiện kiểm toán trong một số trường hợp như sau (hướng dẫn đoạn 01 Chuẩn mực này):
(a) Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư bị ngừng thực hiện;
(b) Kiểm toán báo cáo quyết toán tiểu dự án, hạng mục của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành;
(c) Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án quy hoạch hoàn thành sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển;
(d) Kiểm toán chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án bị hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
(e) Kiểm toán báo cáo quyết toán riêng của từng khoản mục hoặc một số khoản mục trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (như nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư, chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, các khoản công nợ và vật tư thiết bị tồn đọng, kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước...) của dự án, tiểu dự án, hạng mục của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình.
Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan (hướng dẫn đoạn 06(b) Chuẩn mực này)
A2. Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, gồm:
(a) Chính trực;
(b) Khách quan (bao gồm tính độc lập);
(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
(d) Tính bảo mật;
(e) Tư cách nghề nghiệp.
A3. Để đảm bảo tính độc lập theo quy định và hướng dẫn của chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp dịch vụ tư vấn lập, hoàn thiện một phần hoặc toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành thì không được cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đó. Trường hợp đã cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì không được cung cấp dịch vụ lập, hoàn thiện một phần hoặc toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đó.
Hợp đồng kiểm toán (hướng dẫn đoạn 11 Chuẩn mực này)
A4. Doanh nghiệp kiểm toán được thỏa thuận với đơn vị được kiểm toán về nội dung hợp đồng kiểm toán nhưng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 và Chuẩn mực này.
A5. Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chính sau:
(a) Căn cứ ký kết hợp đồng;
(b) Thời gian, địa điểm và các bên tham gia ký hợp đồng;
(c) Nội dung và phạm vi kiểm toán;
(d) Quyền và trách nhiệm của các bên;
(e) Báo cáo kiểm toán;
(f) Địa điểm và thời gian thực hiện;
(g) Phí dịch vụ và điều khoản thanh toán;
(h) Cam kết thực hiện;
(i) Hiệu lực của hợp đồng.
(Mẫu Hợp đồng kiểm toán hướng dẫn tại Phụ lục 01 Chuẩn mực này)
Lập kế hoạch kiểm toán
Những vấn đề chủ yếu mà kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể (hướng dẫn đoạn 21 Chuẩn mực này)
A6. Thông tin về dự án và đơn vị được kiểm toán (hướng dẫn đoạn 21(a) Chuẩn mực này)
(a) Các thông tin cơ bản của dự án: Tên dự án; Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án; Quy mô dự án; Nhóm, loại công trình; Địa điểm đầu tư; Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành; Hình thức lựa chọn nhà thầu các gói thầu chính; Hình thức quản lý dự án; Những bổ sung, thay đổi lớn của dự án trong quá trình đầu tư...;
(b) Tình hình thực hiện và hồ sơ quyết toán của dự án: Đã hoàn thành/mức độ hoàn thành; Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã lập/chưa lập...;
(c) Năng lực, bộ máy quản lý dự án;
(d) Thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
A7. Xác định rủi ro và mức trọng yếu (hướng dẫn đoạn 21(b) Chuẩn mực này)
(a) Xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát), từ đó xác định những vùng kiểm toán trọng yếu;
(b) Xác định mức trọng yếu cho các mục tiêu kiểm toán;
(c) Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm và xét đoán của kiểm toán viên;
(d) Phương pháp kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán.
Để xác định và đánh giá rủi ro, kiểm toán viên phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. Để xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
A8. Thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp (hướng dẫn đoạn 22 Chuẩn mực này)
(a) Trường hợp kiểm toán viên xác định có rủi ro có sai sót trọng yếu cụ thể đối với từng mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên phải thiết kế những thủ tục kiểm toán thích hợp để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định.
(b) Trường hợp không có rủi ro có sai sót trọng yếu được xác định trước, kiểm toán viên vẫn phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán thông thường đối với các nội dung, số liệu và thông tin thuyết minh trọng yếu để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định tại Chuẩn mực này. Chi tiết các thủ tục kiểm toán được nêu trong chương trình kiểm toán.
A9. Kế hoạch làm việc phải bao gồm các nội dung (hướng dẫn đoạn 25 Chuẩn mực này): thời gian kiểm toán, nội dung công việc, địa điểm, nhân sự nhóm kiểm toán, sự phối hợp của đơn vị được kiểm toán.
(xem Mẫu kế hoạch làm việc tại Phụ lục 03 Chuẩn mực này)
Thực hiện kiểm toán
Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Kiểm tra hồ sơ pháp lý (hướng dẫn đoạn 28 Chuẩn mực này)
A10. Các thủ tục kiểm toán về hồ sơ pháp lý của dự án phải được thiết kế và thực hiện dựa trên các quy định của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư:
(a) Có hiệu lực trong thời gian thực hiện dự án;
(b) Phù hợp với nội dung đầu tư (dự án đầu tư xây dựng; dự án đầu tư có cấu phần xây dựng và không có cấu phần xây dựng; dự án đầu tư chuyên ngành như điện lực, viễn thông...);
(c) Phù hợp với đối tượng áp dụng (dự án sử dụng vốn Nhà nước, vốn khác...).
Kiểm tra nguồn vốn đầu tư (hướng dẫn đoạn 29 Chuẩn mực này)
A11. Số liệu về nguồn vốn đã thực hiện được kiểm tra đối chiếu theo tổng số và chi tiết theo từng nguồn vốn, theo từng năm.
A12. Nguồn vốn đầu tư được xác định thông qua kiểm tra đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan. Trường hợp không thu thập được bản đối chiếu thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế căn cứ vào chứng từ phát sinh.
A13. Đối với nguồn vốn vay, kiểm tra số vốn đã vay, số vốn đã trả để xác định số dư vốn vay tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
A14. Đối với vốn vay bằng ngoại tệ, phải thực hiện đánh giá lại số dư vốn vay bằng ngoại tệ tại ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo tỷ giá quy định phù hợp với từng dự án.
Kiểm tra chi phí đầu tư (hướng dẫn đoạn 32 Chuẩn mực này)
Chi phí đầu tư có thể do chủ đầu tư tự thực hiện hoặc do chủ đầu tư thuê các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng.
A15. Khi kiểm tra chi phí đầu tư do chủ đầu tư tự thực hiện, cần lưu ý kiểm tra:
(a) Điều kiện, năng lực của chủ đầu tư khi thực hiện công việc;
(b) Chi phí đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán phải trong tổng mức đầu tư được duyệt, phù hợp với định mức, đơn giá của Nhà nước hoặc phù hợp với nguyên tắc lập định mức, đơn giá theo quy định của Nhà nước.
A16. Khi kiểm tra chi phí đầu tư do các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng, kiểm toán viên kiểm tra giá trị quyết toán các hợp đồng tùy thuộc vào từng hình thức giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể của hợp đồng để đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp. Thủ tục kiểm toán chi phí đầu tư đối với từng hình thức giá hợp đồng được thiết kế phù hợp với:
(a) Tính chất, phương pháp xác định, hồ sơ thanh toán của từng hình thức giá hợp đồng theo quy định của Nhà nước từng thời kỳ;
(b) Nội dung kiểm tra chi phí theo quy định về quyết toán dự án hoàn thành của Nhà nước từng thời kỳ;
(c) Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn của doanh nghiệp kiểm toán hoặc hướng dẫn của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư (hướng dẫn đoạn 34 Chuẩn mực này)
A17. Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm: Kiểm tra nguyên nhân và giá trị thiệt hại theo các biên bản tính toán, xác nhận; kiểm tra biên bản và chứng từ bồi thường của công ty bảo hiểm để tính ra phần thiệt hại không thuộc phạm vi bảo hiểm.
A18. Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Kiểm tra nội dung, căn cứ của việc hủy bỏ, giá trị thiệt hại thực tế của việc hủy bỏ các khối lượng đã thực hiện.
Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư (hướng dẫn đoạn 35 Chuẩn mực này)
A19. Tài sản hình thành qua đầu tư có thể được phân thành các loại:
(a) Tài sản dài hạn (tài sản cố định hữu hình và vô hình) phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định của Nhà nước trong thời kỳ phù hợp;
(b) Tài sản ngắn hạn, bao gồm cả vật tư, thiết bị dự phòng, các chi phí chờ phân bổ.
A20. Kiểm tra giá trị tài sản theo chi phí thực tế
(a) Kiểm tra việc tổng hợp chi phí thực tế liên quan đến từng tài sản;
(b) Kiểm tra việc phân bổ các chi phí chung cho từng tài sản cố định theo nguyên tắc chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định hoặc theo quy định của Nhà nước trong thời kỳ phù hợp.
Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng (hướng dẫn đoạn 36 Chuẩn mực này)
A21. Trường hợp có các khoản nợ phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, phải đánh giá lại các khoản nợ này tại ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo tỷ giá quy định.
Kết thúc kiểm toán
Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán
A22. Các thủ tục phân tích thường dùng (hướng dẫn đoạn 42 Chuẩn mực này):
(a) So sánh tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo kết quả kiểm toán với tổng mức đầu tư đã được duyệt;
(b) So sánh giá trị quyết toán của từng hạng mục chi phí theo kết quả kiểm toán với dự toán đã được duyệt.
Lập báo cáo kiểm toán
Căn cứ pháp lý và hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành (hướng dẫn đoạn 50(g) Chuẩn mực này)
A23. Căn cứ pháp lý và hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành gồm:
(a) Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư có hiệu lực trong thời gian thực hiện dự án;
(b) Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật (xem chi tiết tại đoạn A37 Chuẩn mực này).
Kết quả kiểm toán (hướng dẫn đoạn 50(h) Chuẩn mực này)
A24. Kiểm toán viên phải nêu rõ số liệu “Theo báo cáo quyết toán” của đơn vị được kiểm toán đưa ra trước khi kiểm toán, số liệu “Kết quả kiểm toán” theo ý kiến của kiểm toán viên và/hoặc ý kiến nhận xét tương ứng với từng nội dung kiểm toán.
A25. Trường hợp có chênh lệch (+/-) giữa số liệu “Theo báo cáo quyết toán” với số liệu “Kết quả kiểm toán” thì kiểm toán viên phải lập bảng phụ lục chi tiết kèm theo về các nội dung có chênh lệch và nguyên nhân chênh lệch.
A26. Báo cáo kiểm toán có thể bao gồm các bảng biểu, phụ lục khác theo hướng dẫn của doanh nghiệp kiểm toán và theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng kiểm toán.
A27. Đối với đơn vị được kiểm toán là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư quản lý nhiều dự án có những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ được phát hiện qua quá trình kiểm toán thì kiểm toán viên phải trao đổi bằng văn bản (thư đề nghị, thư quản lý) với chủ đầu tư, trong đó mô tả các khiếm khuyết và giải thích những ảnh hưởng tiềm tàng của khiếm khuyết đó, đề xuất các biện pháp khắc phục cho các dự án sau.
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể phát hành thư quản lý trong các trường hợp sau:
(a) Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán mà giới hạn này có nguyên nhân khách quan từ đơn vị được kiểm toán;
(b) Việc đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các sai sót trọng yếu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược trong báo cáo kiểm toán;
(c) Những hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan quá trình thực hiện dự án và/hoặc đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể gây sai sót trọng yếu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Ý kiến kiểm toán
Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (hướng dẫn đoạn 54 Chuẩn mực này)
A28. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được kiểm toán viên đưa ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, xét trên các khía cạnh trọng yếu, khi quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do đơn vị được kiểm toán lập đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
A29. Ví dụ về ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần:
“Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành”.
A30. Khi kiểm toán viên đưa ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là số liệu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được kiểm toán hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó (nếu có) là không trọng yếu.
Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (hướng dẫn đoạn 55 - 59 Chuẩn mực này)
A31. Ví dụ về “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ”:
“Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành”.
A32. Ví dụ về “Ý kiến kiểm toán trái ngược”:
“Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, xét trên các khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện dự án không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.”
A33. Ví dụ về “Từ chối đưa ra ý kiến”:
“Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành kèm theo”.
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán (hướng dẫn đoạn 66 - 69 Chuẩn mực này)
A34. Trên cơ sở các thủ tục kiểm toán quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, kiểm toán viên phải vận dụng phù hợp trong việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp như:
(a) Kiểm tra: Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; kiểm tra tài liệu, chứng từ hoặc sổ kế toán liên quan đến báo cáo quyết toán dự án; kiểm tra tài sản hiện vật dành cho hoạt động quản lý dự án; kiểm tra hợp đồng đã ký kết để xác định giá trị quyết toán của hạng mục, gói thầu…;
(b) Quan sát: Quan sát thực tế hiện trường trong trường hợp cần thiết để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của công trình, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt…;
(c) Xác nhận từ bên ngoài: Là bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ 3 dưới dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả,… đến thời điểm khóa sổ lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(d) Tính toán lại: Là việc kiểm tra độ chính xác về mặt toán học của các số liệu như tính toán lại giá trị quyết toán các phần việc khi phát hiện có sai sót về đơn giá, định mức áp dụng hoặc sai sót về khối lượng trong hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành;
(e) Thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích bao gồm đánh giá thông tin tài chính thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính trong quá trình kiểm tra hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Thủ tục phân tích bao gồm cả việc kiểm tra, khi cần thiết, các biến động và các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, thông tin liên quan khác hoặc có chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến;
(f) Phỏng vấn: Là việc tìm kiếm, xem xét thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến báo cáo quyết toán dự án hoàn thành từ những người có hiểu biết từ bên trong và bên ngoài đơn vị được kiểm toán;
(g) Thực hiện lại: Là việc kiểm toán viên thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó như một phần kiểm soát nội bộ của đơn vị.
A35. Bằng chứng kiểm toán được thu thập từ nhiều nguồn. Chất lượng của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng của tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin làm cơ sở cho bằng chứng kiểm toán.
(a) Tính phù hợp của tài liệu, thông tin liên quan đến dự án, ví dụ một bảng đơn giá vật tư có thể phù hợp với dự án này mà không phù hợp với dự án khác.
(b) Độ tin cậy của tài liệu, thông tin liên quan đến nguồn gốc của tài liệu, thông tin theo nguyên tắc sau:
(i) Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán tăng lên khi bằng chứng kiểm toán được thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị được kiểm toán, ví dụ xác nhận giá trị đã thanh toán của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án;
(ii) Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn so với bằng chứng kiểm toán được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận;
(iii) Bằng chứng kiểm toán dạng văn bản, có thể là trên giấy tờ, phương tiện điện tử, hoặc các dạng khác, đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời;
(iv) Bằng chứng kiểm toán là các chứng từ, tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán là bản copy, bản fax hoặc các tài liệu được chuyển thành bản điện tử.
A36. Lựa chọn phần tử kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán
Tùy theo từng dự án và xét đoán của kiểm toán viên, kiểm toán viên thực hiện lựa chọn phần tử để kiểm tra theo các phương pháp sau:
(a) Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%): áp dụng cho các phần việc dễ có sai sót hoặc kiểm toán viên đánh giá là có rủi ro cao, hoặc có thể áp dụng việc tính toán theo công thức trên phương tiện điện tử;
(b) Lựa chọn các phần tử cụ thể: áp dụng cho các phần tử có giá trị lớn hoặc có điểm đặc biệt (ví dụ nghi ngờ có sai sót; đã bị sai ở hạng mục tương tự,…);
(c) Lấy mẫu kiểm toán: áp dụng cho các phần việc có khối lượng quá lớn, kiểm toán viên chỉ có thể kiểm tra trên số lượng phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của phần việc đó.
Việc áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp trên để thu thập bằng chứng kiểm toán là phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành (hướng dẫn đoạn 73 Chuẩn mực này)
A37. Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành bao gồm những tài liệu chủ yếu sau:
(a) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(b) Các văn bản pháp lý có liên quan;
(c) Các hợp đồng, quyết toán hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
(d) Hồ sơ quản lý chất lượng của dự án: Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng;...
(e) Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có) kèm theo báo cáo của chủ đầu tư về tình hình chấp hành các kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước nói trên;
(f) Các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán dự án: Hồ sơ thiết kế và dự toán; Hồ sơ lựa chọn nhà thầu; Nhật ký thi công; Hồ sơ hoàn công... và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan.
Hồ sơ kiểm toán (hướng dẫn đoạn 75 - 76 Chuẩn mực này)
A38. Việc lập và lưu giữ hồ sơ kiểm toán cho các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải vận dụng phù hợp Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan.
A39. Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp theo trật tự nhất định theo quy trình kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán được lập phù hợp với từng khách hàng, đơn vị được kiểm toán và cho từng hợp đồng kiểm toán.
Các tài liệu và giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán phải được các cấp soát xét thông thường gồm: người lập, người soát xét và người duyệt theo quy trình soát xét của doanh nghiệp kiểm toán.
A40. Hồ sơ kiểm toán thường gồm:
(a) Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng, năm lập và ngày, tháng, năm lưu trữ;
(b) Các thông tin về nhóm kiểm toán;
(c) Hợp đồng kiểm toán, phụ lục hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng kiểm toán (nếu có);
(d) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(e) Báo cáo kiểm toán, thư quản lý (nếu có);
(f) Kế hoạch kiểm toán tổng thể;
(g) Chương trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và kết quả thu được;
(h) Các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu của hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành và các tài liệu có liên quan mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết;
(i) Các bản tính toán, kiểm tra số liệu của kiểm toán viên;
(j) Các giải trình, trao đổi, biên bản làm việc chi tiết;
(k) Các tài liệu cần thiết có liên quan khác.
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ kiểm toán chính thức trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230.
A41. Giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán phải được kiểm tra, soát xét theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, trong đó các bằng chứng thu được phải có ý kiến đánh giá của kiểm toán viên; các bằng chứng do kiểm toán viên lập phải có ngày tháng, chữ ký, họ và tên của người lập, người soát xét và người duyệt. Hồ sơ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành có thể được lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa người lập, người soát xét và người phê duyệt hoặc dự án có nhiều rủi ro phải có ý kiến tham gia hoặc phê duyệt của cấp tương đương với người soát xét hoặc người phê duyệt đó.
A42. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải lưu trữ hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan. Hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán.
A43. Danh mục phụ lục:
(1) Phụ lục 01 - Mẫu hợp đồng kiểm toán;
(2) Phụ lục 02 - Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể;
(3) Phụ lục 03 - Mẫu kế hoạch làm việc;
(4) Phụ lục 04 - Mẫu danh mục tài liệu cần cung cấp;
(5) Phụ lục 05 - Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần;
(6) Phụ lục 06 - Mẫu báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán ngoại trừ;
(7) Phụ lục 07 - Mẫu cam kết của chủ đầu tư.
PHỤ LỤC 01
(Hướng dẫn đoạn 11 và A5 Chuẩn mực này)
MẪU HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:…/HĐKT
[Hà Nội], ngày …tháng…năm…
HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
(V/v: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Dự án:..................................................................................)
· Căn cứ Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đầu tư công, Luật kiểm toán độc lập và các Luật chuyên ngành khác (nêu rõ số và ngày tháng ban hành các Luật có liên quan đến hợp đồng);
· Căn cứ Nghị định của Chính phủ (nêu rõ số và ngày tháng ban hành các Nghị định có liên quan đến hợp đồng);
· Căn cứ các văn bản theo pháp luật và các quy định có liên quan đến hợp đồng;
· Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
· Căn cứ Quyết định số… ngày …/.../... của... về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cho dự án... (nếu có);
· Căn cứ Biên bản ngày.../.../... giữa… (Khách hàng) với … (Doanh nghiệp kiểm toán) về việc thương thảo hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự án... (nếu có);
· …
Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên:
Bên A:............................................………………………………………………………...
Người đại diện:...........................................................................................................
Chức vụ:…………………………………………………………………….....
(Theo Giấy ủy quyền số … ngày … tháng … năm… - Nếu không phải là người đại diện theo pháp luật).
Địa chỉ :.………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………Fax:…………………………..
Email:…………………………………………………………………….....
Mã số thuế:.………………………………………………………………………
Tài khoản số:...........................................................................................................
Tại ngân hàng:……………………………………………………………………….
Bên B: Công ty kiểm toán XYZ
Người đại diện:.……………………………………………………………………..
Chức vụ:…………………………………………………………………….....
(Theo Giấy ủy quyền số … ngày… tháng… năm…- Nếu không phải là người đại diện theo pháp luật).
Địa chỉ:……………………………………………………………………….
Điện thoại:……………………………Fax: ………………………….
Email:………………………….……………………………………………
Mã số thuế:.………………………………………………………………………
Tài khoản số:........................................................................................................
Tại ngân hàng:……………………………………………………………………….
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án (công trình, hạng mục công trình…), bao gồm:… Cuộc kiểm toán của Bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của…
Nội dung kiểm toán gồm:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư;
- Kiểm tra chi phí đầu tư;
- Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
- Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
- Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
- Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có).
Cuộc kiểm toán của Bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Trách nhiệm của Bên A
Cuộc kiểm toán của Bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc của Bên A (Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm đối với:
(a) Việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư;
(b) Việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
(c) Kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn;
(d) Việc đảm bảo cung cấp cho kiểm toán viên:
(i) Quyền tiếp cận với tất cả các tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành như chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu khác;
(ii) Các tài liệu, thông tin bổ sung mà kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán, kể cả các biên bản kiểm tra, thanh tra, kiểm toán (nếu có). Ban Giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý, sự trung thực, chính xác, kịp thời đối với các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp;
(iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Cung cấp và xác nhận bằng văn bản (trong phạm vi phù hợp) về các giải thích, cam kết đã cung cấp trong quá trình kiểm toán vào “Cam kết của chủ đầu tư”, một trong những yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc Bên A trong việc lập và trình bày trung thực, hợp lý báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và đảm bảo về các thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho Bên B;
Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình kiểm toán và cùng tham gia với Bên B khảo sát, kiểm tra hiện trường khi có yêu cầu của Bên B;
Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn phí kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho Bên B theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng này.
Trách nhiệm của Bên B:
Bên B sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định Bên B phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không;
Thông báo cho Bên A nội dung và kế hoạch làm việc kèm theo danh mục các tài liệu cần cung cấp trước khi thực hiện cuộc kiểm toán;
Đề nghị Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung công việc kiểm toán;
Đảm bảo bố trí nhân sự có năng lực và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện kiểm toán;
Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với Bên A để giải quyết các vướng mắc trong quá trình kiểm toán;
Kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên cơ sở hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành và các tài liệu do Bên A cung cấp và đưa ra ý kiến của mình về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán;
Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu. Theo đó Bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của Bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được các cơ quan quản lý Nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được Bên A công bố;
Do những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của kiểm soát nội bộ, có rủi ro khó tránh khỏi là kiểm toán viên có thể không phát hiện được các sai sót trọng yếu, mặc dù cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
Để đánh giá rủi ro, Bên B sẽ xem xét kiểm soát nội bộ mà Bên A sử dụng trong quá trình lập báo cáo quyết toán để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp trong từng trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của Bên A. Tuy nhiên, Bên B sẽ thông báo tới Bên A bằng văn bản về các khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ mà Bên B phát hiện được trong quá trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
ĐIỀU 3: BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Sau khi kết thúc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A........... bộ báo cáo kiểm toán độc lập kèm theo báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được kiểm toán bằng tiếng Việt,............. bộ báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được kiểm toán bằng tiếng (Anh - nếu có);.............. bộ Thư quản lý bằng tiếng Việt (nếu có) và.............. bộ Thư quản lý bằng tiếng (Anh - nếu có), đề cập đến các thiếu sót cần khắc phục và các đề xuất của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và các kiểm soát nội bộ của Bên A.
Báo cáo kiểm toán sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy định pháp lý khác có liên quan.
ĐIỀU 4: ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
4.1. Địa điểm thực hiện kiểm toán:...
4.2. Tiến độ và thời gian thực hiện:…
Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán dự kiến là.................. ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (hoặc ngày bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán) với điều kiện Bên A thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình đã nêu tại Điều 2 ở trên.
ĐIỀU 5: HÌNH THỨC, PHÍ DỊCH VỤ VÀ ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN
5.1. Hình thức giá hợp đồng:…
5.2. Phí dịch vụ:
Tổng phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu tại Điều 1 là:................ VND (bằng chữ:............).
Phí dịch vụ đã bao gồm (hoặc chưa bao gồm) chi phí đi lại, ăn ở và phụ phí khác và chưa bao gồm 10% thuế GTGT.
5.3. Điều khoản thanh toán (theo thỏa thuận)
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Bên B.
Bên B sẽ phát hành hóa đơn GTGT cho Bên A khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật thuế hiện hành.
Tạm ứng:...
Thanh toán:...
ĐIỀU 6: CAM KẾT THỰC HIỆN
Hai Bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai Bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi Bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.
Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng hoặc theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai bên lựa chọn.
ĐIỀU 7: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
- Hợp đồng này được lập thành …… bản bằng tiếng Việt, Bên A giữ …... bản, Bên B giữ …... bản, có giá trị pháp lý như nhau.
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai Bên đã ký, đến khi hai Bên lập biên bản Thanh lý hợp đồng hoặc tự động được thanh lý sau khi Bên A và Bên B đã hoàn thành trách nhiệm của mỗi bên.
Đại diện Bên A
Công ty …………………
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Đại diện Bên B
Công ty kiểm toán XYZ
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 02
(Hướng dẫn đoạn 20, 21 Chuẩn mực này)
MẪU KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
Công ty kiểm toán XYZ
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
1. Thông tin về dự án và khách hàng:
a) Thông tin chung:
Tên khách hàng:....................................................................................................................
Trụ sở chính:.........................................................................................................................
Điện thoại:..............................Fax:..............................Email:................................
Tên dự án:.............................................................................................................................
Chủ đầu tư:...........................................................................................................................
Cấp quyết định đầu tư:.........................................................................................................
Tổng mức đầu tư được duyệt:...............................................................................................
Trong đó (*):Xây dựng:............................................................................................
Thiết bị:................................................................................................
Quản lý dự án:.....................................................................................
Tư vấn đầu tư:......................................................................................
Chi phí khác:........................................................................................
Dự phòng:............................................................................................
(*) Chi tiết tổng mức đầu tư tùy thuộc vào quy định về quản lý chi phí từng thời kỳ
Nguồn vốn đầu tư:…………………………………………………………………..……..
Quy mô dự án:......................................................................................................................
Nhóm, loại công trình:...........................................................................................................
Địa điểm đầu tư:...................................................................................................................
Thời gian khởi công:............................. Thời gian hoàn thành:..........................................
Các gói thầu chính:
TT
Tên gói thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức giá hợp đồng
Dự toán/giá gói thầu
Giá trị hợp đồng
Giá trị quyết toán
1
Gói thầu số 1
2
Gói thầu số 2
.......
Các bổ sung, thay đổi lớn trong quá trình thực hiện dự án:.................................................
Hình thức quản lý dự án:......................................................................................................
Các sự kiện đặc biệt khác có ảnh hưởng đến dự án:.............................................................
Tình hình thực hiện và hồ sơ quyết toán của dự án:.............................................................
Nhân sự chủ chốt của khách hàng có liên quan đến dự án:
Họ và tên
Chức vụ
Liên hệ
Ghi chú
b) Thông tin về kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Tóm tắt các nội dung chủ yếu về kiểm toán nội bộ:
- Các văn bản chủ yếu về quản lý đầu tư, quản lý chất lượng, lựa chọn nhà thầu và về quyết toán dự án hoàn thành có hiệu lực trong thời gian thực hiện dự án gồm:............................................................................................................................
- Các điểm cần lưu ý về kiểm soát nội bộ của khách hàng:.........................................
Đánh giá về kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả:
Cao □ Trung bình □ Thấp □
2. Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu:
Đánh giá rủi ro:
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Cao □ Trung bình □ Thấp □
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Cao □ Trung bình □ Thấp □
Xác định mức trọng yếu:
- Xác định mức trọng yếu cho các mục tiêu kiểm toán:
....................................................................................................................................
- Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm và xét đoán của kiểm toán viên đối với dự án:......................................................................................................
- Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục:
+ Kiểm tra chọn mẫu..............................................................................................
+ Kiểm tra các khoản mục chủ yếu........................................................................
+ Kiểm tra toàn bộ 100%........................................................................................
3. Nhân sự và thời gian kiểm toán:
Nhân sự:...............................................................................................................................
- Giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách........................................................................
- Trưởng nhóm kiểm toán............................................................................................
- Kiểm toán viên:..........................................................................................................
- Kỹ thuật viên 1...........................................................................................................
- Kỹ thuật viên 2:..........................................................................................................
- Chuyên gia khác:........................................................................................................
Thời gian kiểm toán từ:........................ đến:...........................................
4. Các vấn đề khác:
..........................................................................................................................................
Hà Nội., ngày... tháng... năm...
Người duyệt
(Chữ ký, họ và tên)
Người lập
(Chữ ký, họ và tên)
PHỤ LỤC 03
(Hướng dẫn đoạn 25 và A9 Chuẩn mực này)
MẪU KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
Công ty Kiểm toán XYZ
Số: ......./………….
V/v: Kế hoạch làm việc
Dự án: ………
Hà Nội, ngày …. tháng … năm...
KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
Kính gửi: …….
- Căn cứ Hợp đồng kiểm toán số …ngày.../../... được ký kết giữa … (tên khách hàng) và …...(tên doanh nghiệp kiểm toán) về việc...................................................
- Căn cứ …………………………………………………………..................................
Chúng tôi dự kiến và thông báo tới Quý đơn vị về kế hoạch làm việc (kiểm toán dự án...):
1. Thời gian: Từ ngày …………….. đến ngày ………………………..
2. Địa điểm: ……………………………………………………………………………….
3. Nội dung:
- ………………………………………………………………………………………..
- ………………………………………………………………………………………..
4. Nhóm kiểm toán:
- Ông/Bà:…………………….- Trưởng nhóm
- Ông/Bà:…………………….- Thành viên
- Ông/Bà:…………………….- Thành viên
5. Sự phối hợp của Quý đơn vị: Đề nghị Quý đơn vị:
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán và cung cấp cho chúng tôi theo Danh mục kèm theo;
- Bố trí nơi làm việc;
- Thông báo cho các bộ phận và các đơn vị liên quan, cử cán bộ có trách nhiệm để phối hợp công tác;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên thực hiện công việc.
Kế hoạch làm việc có thể thay đổi, bổ sung tùy theo tình hình thực tế và theo thống nhất giữa hai Bên trong quá trình kiểm toán.
Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Quý đơn vị để đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ. Trong trường hợp có bất kỳ trở ngại nào, đề nghị thông báo cho chúng tôi bằng văn bản để kịp thời giải quyết.
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Nơi nhận:
- Như trên;
- Nhóm kiểm toán;
- Lưu ………
PHỤ LỤC 04
(Hướng dẫn đoạn 25 Chuẩn mực này)
MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP
DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP
Phục vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Dự án:………………………………
(Kèm theo Kế hoạch làm việc số … ngày …/…/…)
Nội dung
Ngày đề nghị nhận
Ngày nhận thực tế
I. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
1. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) đối với dự án quan trọng quốc gia;
2. Quyết định về chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;
3. Dự án đầu tư, bao gồm phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở; Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật;
4. Văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở;
5. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư/Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền.
II. Giai đoạn thực hiện đầu tư
1. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất;
2. Hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (Phương án và dự toán sử dụng đất; biên bản kiểm kê đất và tài sản trên đất; phương án bồi thường, các văn bản thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chứng từ thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư);
3. Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào (nếu có): cấp điện (đấu nối vào hệ thống cấp điện chung); sử dụng nguồn nước; khai thác nước ngầm; khai thác khoáng sản; khai thác mỏ; cấp nước (đấu nối vào hệ thống cấp nước chung); thoát nước (đấu nối vào hệ thống nước thải chung); đường giao thông bộ-thuỷ; an toàn của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê…); an toàn giao thông; phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập…;
4. Văn bản thỏa thuận về thiết kế phòng cháy chữa cháy, thỏa thuận và cam kết bảo vệ môi trường (nếu có);
5. Giấy phép xây dựng (trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại …);
6. Giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có);
7. Báo cáo khảo sát;
8. Bản vẽ thiết kế các bước (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tùy theo từng trường hợp);
9. Dự toán xây dựng công trình, tổng dự toán (nếu có);
10. Văn bản phê duyệt thiết kế, dự toán từng bước theo quy định;
11. Kế hoạch đấu thầu, văn bản thẩm định kế hoạch đấu thầu (nếu có);
12. Văn bản phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
13. Hồ sơ lựa chọn nhà thầu: Hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; Văn bản phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; Văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu trong trường hợp đấu thầu hạn chế; Hồ sơ dự thầu/ hồ sơ đề xuất/ hồ sơ điều kiện năng lực của nhà thầu; Hồ sơ xét thầu; Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
14. Hợp đồng các gói thầu, biên bản thương thảo hợp đồng;
15. Hồ sơ thực hiện hợp đồng các gói thầu xây dựng:
(1) Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng của sản phẩm, vật liệu sử dụng trong công trình;
(2) Các phiếu kết quả thí nghiệm xác nhận chất lượng sản phẩm (nếu có) sử dụng trong công trình;
(3) Kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm (nếu có) của các tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc thông báo kết quả kiểm tra chất lượng (nếu có);
(4) Các biên bản nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng, kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử trong quá trình thi công và hoàn thành công trình;
(5) Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
(6) Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng;
(7) Nhật ký thi công xây dựng công trình và nhật ký giám sát của chủ đầu tư (nếu có);
(8) Bản vẽ hoàn công các bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện...;
(9) Quy trình vận hành khai thác công trình;
(10) Hồ sơ thanh toán, chứng từ thanh toán các đợt;
16. Hồ sơ thực hiện hợp đồng các gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị:
(1) Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng của sản phẩm, hàng hóa;
(2) Các phiếu kết quả thí nghiệm xác nhận chất lượng sản phẩm (nếu có) sử dụng trong công trình do các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận thực hiện;
(3) Kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm (nếu có) của các tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc thông báo kết quả kiểm tra chất lượng (nếu có) của các tổ chức có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định;
(4) Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình;
(5) Hồ sơ nhập khẩu thiết bị (nếu có);
(6) Biên bản nghiệm thu bàn giao đối với thiết bị không cần lắp;
(7) Nhật ký công tác lắp đặt thiết bị (nếu có);
(8) Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác lắp đặt thiết bị;
(9) Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải;
(10) Hồ sơ thanh toán các đợt, quyết toán hợp đồng;
17. Hồ sơ thực hiện hợp đồng các gói thầu tư vấn:
(1) Biên bản nghiệm thu công tác tư vấn theo hợp đồng;
(2) Sản phẩm của hợp đồng (các báo cáo tư vấn như: báo cáo kết quả thẩm định thiết kế, dự toán, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, báo cáo giám sát...);
(3) Hồ sơ thanh toán hợp đồng;
18. Hồ sơ thực hiện hợp đồng các gói thầu khác:
(1) Biên bản nghiệm thu công tác theo hợp đồng;
(2) Hồ sơ thanh toán hợp đồng;
19. Hồ sơ thực hiện các phần việc do chủ đầu tư tự thực hiện:
(1) Dự toán được duyệt;
(2) Chứng từ chi phí phù hợp.
20. Bản vẽ hoàn công của toàn bộ công trình, hạng mục công trình;
21. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về: Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt; Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước; Phòng cháy chữa cháy, nổ; Chống sét; An toàn môi trường; An toàn lao động, an toàn vận hành; Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); Chỉ giới đất xây dựng; Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...); An toàn đê điều, an toàn giao thông, an toàn đập hồ chứa (nếu có); Thông tin liên lạc (nếu có)...
22. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
23. Báo cáo của tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có);
24. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực đối với các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường;
25. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu;
26. Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt;
27. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.
III. Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng
1. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng;
2. Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa phương về sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (nếu có);
3. Thông báo ý kiến đánh giá của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (đối với công trình thuộc danh mục kiểm tra); Biên bản Nghiệm thu xác nhận chất lượng công trình xây dựng (đối với công trình thuộc danh mục nghiệm thu);
4. Quyết toán các gói thầu, hợp đồng, hạng mục chi phí và các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành kèm theo;
5. Bảng kê và chứng từ chi tiết các phần:
(1) Nguồn vốn đã được cấp phát đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán;
(2) Lũy kế số vốn đã thanh toán, chi tiết theo từng nhà thầu, từng hợp đồng;
6. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
7. Ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước có liên quan trong quá trình đầu tư dự án (nếu có) và Báo cáo của chủ đầu tư về việc thực hiện các ý kiến kết luận này (nếu có).
Ghi chú: Danh mục tài liệu trên có thể thay đổi (thêm/bớt) và cập nhật tùy theo quy định của pháp luật, điều kiện cụ thể của từng dự án và thời gian phù hợp.
PHỤ LỤC 05
(Hướng dẫn đoạn 50, 54 và A28 Chuẩn mực này)
MẪU BÁO CÁO KIỂM TOÁN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
Công ty Kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số .../20x5/BCKT
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (*)
Về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Dự án: ….........................................................................
Kính gửi:[Người nhận báo cáo kiểm toán]
Chúng tôi, [Công ty TNHH kiểm toán XYZ …], đã thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án [Tên dự án], từ trang … đến trang … kèm theo, do [Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án] lập ngày… tháng... năm...
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc (Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư) đơn vị (dự án) chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc đơn vị (dự án) xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Ban Giám đốc đơn vị (dự án) chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, hồ sơ liên quan đến Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cho kiểm toán viên để thực hiện kiểm toán và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, sự trung thực, chính xác đối với các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và về tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
Căn cứ, phạm vi của cuộc kiểm toán
1. Căn cứ pháp lý:
- Các Luật có liên quan đến quá trình đầu tư và quá trình thực hiện kiểm toán như: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kiểm toán độc lập …;
- Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định và hướng dẫn các nội dung liên quan đến quá trình đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành như quy định về quản lý đầu tư, lựa chọn nhà thầu, quản lý chi phí, hợp đồng, quyết toán dự án hoàn thành…;
- Các Quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành công bố định mức, đơn giá được sử dụng trong quá trình xác định chi phí đầu tư;
- Chế độ kế toán có liên quan;
- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan khác.
2. Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành:
Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành do Ban Giám đốc cung cấp cho kiểm toán viên làm cơ sở để thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm các hồ sơ, tài liệu chủ yếu sau đây:
- Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;
- Dự án đầu tư;
- Hồ sơ thiết kế và dự toán được phê duyệt;
- Hồ sơ lựa chọn nhà thầu và các hợp đồng kinh tế;
- Hồ sơ quản lý chất lượng của dự án;
- Biên bản nghiệm thu dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
- Quyết toán các gói thầu, hạng mục công trình, chi phí;
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án;
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan khác.
3. Phạm vi và công việc kiểm toán:
Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành bao gồm các nội dung (**) sau:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư;
- Kiểm tra chi phí đầu tư;
- Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
- Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
- Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
- Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước.
Công việc kiểm toán các nội dung trên bao gồm thực hiện các thủ tục kiểm tra trình tự, thủ tục đầu tư của dự án, kiểm tra khối lượng quyết toán công việc xây dựng, thiết bị hoàn thành, quyết toán các chi phí tư vấn và chi phí khác, rà soát, đối chiếu với thiết kế, dự toán được duyệt, hợp đồng giao nhận thầu, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công...; Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong quyết toán, đối chiếu với định mức do các cơ quan quản lý chuyên ngành công bố, định mức riêng cho công trình, đơn giá dự toán được duyệt, đơn giá theo hợp đồng…; Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán và các thủ tục kiểm toán khác mà chúng tôi thấy cần thiết trong từng trường hợp (**), nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về quá trình thực hiện dự án và số liệu, thuyết minh trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Kết quả kiểm toán
Sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra nói trên, kết quả cuộc kiểm toán như sau:
1. Khái quát chung về dự án
Nêu khái quát chung về dự án gồm các thông tin chủ yếu sau:
- Tên dự án; địa điểm đầu tư:
- Tổng mức đầu tư được duyệt: ………, trong đó (Xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, dự phòng);
- Chủ đầu tư; Cấp quyết định đầu tư; Mục tiêu đầu tư; Nội dung và quy mô đầu tư; Hình thức quản lý dự án; Nguồn vốn; Thời gian: Khởi công (bắt đầu thực hiện): ….. Hoàn thành:…..; Hình thức lựa chọn các nhà thầu chính; Các nhà thầu chính…
2. Hồ sơ quyết toán của dự án
(Nhận xét về hồ sơ quyết toán của dự án, bao gồm hồ sơ quyết toán dự án có đầy đủ không, còn thiếu cái gì,…).
3. Hồ sơ pháp lý của dự án:
(Nhận xét về các điểm sau đây - phù hợp với quy định trong từng thời kỳ)
- Các văn bản, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kinh tế liên quan đến dự án, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có đảm bảo tính pháp lý, chấp hành các nguyên tắc, nội dung quy định của các loại văn bản hay không;
- Việc thực hiện dự án của chủ đầu tư, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng, quy định về lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và đấu thầu không;
- Việc thương thảo và ký kết các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền hay không.
4. Nguồn vốn đầu tư:
a. Số liệu về nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên nguồn vốn
Theo quyết định đầu tư
Thực hiện
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5
6 = 5 - 4
1
Vốn ngân sách
2
Vốn vay
…
Cộng
b. Nhận xét, thuyết minh:
- Nhận xét;
- Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
5. Chi phí đầu tư:
a. Số liệu về chi phí đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Dự toán được duyệt
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5
6 = 5 - 4
1
Đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư
2
Xây dựng
3
Thiết bị
4
Quản lý dự án
5
Tư vấn
6
Chi khác
7
Dự phòng
Tổng số
b. Nhận xét, thuyết minh:
- Nhận xét;
- Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
6. Chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
a. Số liệu về chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Theo Báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Chi phí đầu tư bị thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm
2
Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Cộng
b. Nhận xét, thuyết minh:
- Nhận xét;
- Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
7. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
a. Số liệu về giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nhóm tài sản
Theo Báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Tài sản dài hạn
2
Tài sản ngắn hạn
Cộng
b. Nhận xét, thuyết minh:
- Nhận xét;
- Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
8. Các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng:
a. Các khoản công nợ:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên cá nhân, đơn vị thực hiện
Nội dung công việc
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5
6 = 5 - 4
I
Nợ phải thu
1
Công ty …
2
…
II
Nợ phải trả
1
Công ty …
2
…
Cộng
b. Vật tư, thiết bị tồn đọng:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Vật tư
2
Thiết bị
Cộng
c. Giá trị còn lại của tài sản dành cho hoạt động quản lý dự án:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Giá trị còn lại của tài sản dài hạn
2
Giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn
Cộng
d. Nhận xét, thuyết minh:
- Nhận xét;
- Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
9. Nhận xét về việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có).
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được và kết quả kiểm toán nói trên là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
Ý kiến của Kiểm toán viên
Trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Kiến nghị:
…(Nếu có)
[(Hà Nội), ngày …tháng …năm…]
Công ty kiểm toán XYZ
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…
Kiểm toán viên
(Chữ ký, họ và tên)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…
Ghi chú:
(*): Mẫu này có thể thay đổi theo công việc thực tế kiểm toán của từng dự án và phù hợp quy định pháp luật của từng thời kỳ.
(**): Ghi các nội dung công việc kiểm tra theo thực tế của dự án, hợp đồng kiểm toán và ghi rõ các thủ tục kiểm toán theo thực tế đã thực hiện.
(***): Các khoản chênh lệch có phụ lục chi tiết kèm theo.
PHỤ LỤC 06
(Hướng dẫn đoạn 57 và A31 Chuẩn mực này)
MẪU BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỚI Ý KIẾN KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
Công ty kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số .../20x5/BCKT
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (*)
Về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Dự án: ….........................................................................
Kính gửi:[Người nhận báo cáo kiểm toán]
Chúng tôi, [Công ty kiểm toán XYZ…], đã thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án [Tên dự án], từ trang … đến trang … kèm theo, do [Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án] lập ngày … tháng... năm...
(Các phần từ “Trách nhiệm của Ban Giám đốc” đến hết phần “Kết quả kiểm toán” tương tự như Phụ lục 05 nói trên)
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Đến thời điểm kết thúc cuộc kiểm toán, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành cung cấp cho kiểm toán còn một số tồn tại sau:
(1) Chủ đầu tư chưa tập hợp và cung cấp hồ sơ quyết toán các chi phí A là XXX1 đồng, chi phí B là XXX2 đồng dẫn đến việc chưa đủ cơ sở để xác định giá trị quyết toán các chi phí này;
(2) Bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công hạng mục C không đủ cơ sở để xác định khối lượng phần chi phí xây dựng............... theo báo cáo quyết toán của hạng mục C là XXX3 đồng dẫn đến việc chưa đủ cơ sở để xác định giá trị quyết toán hạng mục này;
(3) Chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ các bằng chứng liên quan đến:
- Đơn giá phần...................thuộc hạng mục...............................;
- Khối lượng phần..............thuộc hạng mục...............................;
- Xuất xứ thiết bị................thuộc gói thầu...................................
dẫn đến việc không đủ cơ sở xác định giá trị quyết toán của hạng mục trên;
(4) Một số hạng mục chi phí chưa đủ điều kiện quyết toán gồm:
- Phần giá trị hạng mục A4 phát sinh mới chưa có dự toán được duyệt, đang trong quá trình phê duyệt dự toán bổ sung với giá trị là XY2 VNĐ;
- Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán chưa thực hiện, được ghi nhận vào kết quả kiểm toán của dự án với giá trị là XY3 VNĐ.
Giá trị các hạng mục chi phí nêu trên có được chấp nhận quyết toán hay không tùythuộc vào quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được và kết quả kiểm toán nói trên là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
“Trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ” nói trên, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Kiến nghị:
… (Nếu có)
[(Hà Nội), ngày … tháng … năm…]
Công ty kiểm toán XYZ
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…
Kiểm toán viên
(Chữ ký, họ và tên)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…
Ghi chú: (*) Mẫu này có thể thay đổi tùy theo công việc thực tế kiểm toán của từng dự án và phù hợp quy định pháp luật của từng thời kỳ.
PHỤ LỤC 07
(Hướng dẫn đoạn 71 - 72 Chuẩn mực này)
MẪU CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Kính gửi: [Ông/Bà...............- Kiểm toán viên hoặc Công ty kiểm toán XYZ]
Bản cam kết này được lập và cung cấp liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán viên Công ty kiểm toán XYZ về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án [tên dự án] nhằm mục đích đưa ra ý kiến về quá trình thực hiện dự án và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Chúng tôi, với sự hiểu biết và tin tưởng của mình, xác nhận rằng:
1). Chúng tôi đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án;
2). Chúng tôi đã hoàn thành các trách nhiệm của mình, như đã thỏa thuận trong các điều khoản của Hợp đồng kiểm toán số…. ngày… tháng… năm…, đối với việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, cụ thể là báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được lập và trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
3). Chúng tôi đã cung cấp cho Ông/Bà (hoặc Công ty kiểm toán XYZ):
a) Quyền tiếp cận với tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện dự án và toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo các quy định của Nhà nước về quyết toán dự án hoàn thành;
b) Quyền tiếp cận không hạn chế với những cá nhân, đơn vị có liên quan mà kiểm toán viên xác định là cần thiết nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán;
c) Các tài liệu, thông tin bổ sung mà kiểm toán viên yêu cầu chúng tôi cung cấp để phục vụ cho mục đích kiểm toán;
d) Các giải trình bằng văn bản theo yêu cầu của Ông/Bà (hoặc Công ty kiểm toán XYZ) trong quá trình kiểm toán;
4). Tất cả các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh đã được ghi chép trong hồ sơ, tài liệu quyết toán của dự án và đã được phản ánh trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
5). Chúng tôi đã công bố cho Ông/Bà hoặc Công ty kiểm toán XYZ tất cả các thông tin liên quan đến gian lận hoặc nghi ngờ gian lận mà chúng tôi biết và có thể có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án và lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
6). ….
[(Hà Nội), ngày... tháng... năm...]
Chủ đầu tư….
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Chữ ký, họ và tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "08/05/2015",
"sign_number": "67/2015/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-189-KH-UBND-2017-thuc-hien-Chi-thi-30-CT-TTg-quan-ly-vat-lieu-no-cong-nghiep-Ha-Noi-360697.aspx | Kế hoạch 189/KH-UBND 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg quản lý vật liệu nổ công nghiệp Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 189/KH-UBND
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2017
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTG NGÀY 05/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp. Nhằm tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), tiền chất thuốc nổ (TCTN) trên địa bàn Thành phố đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Hạn chế tối đa các rủi ro do vi phạm các quy định an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính thống nhất, tập trung; không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động VLNCN, TCTN;
- Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp; phát huy hiệu quả của hoạt động VLNCN vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố;
- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Quy định về trách nhiệm thực hiện
1.1. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan:
- Tổ chức thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra, hậu kiểm trong công tác cấp phép sử dụng, vận chuyển VLNCN, TCTN theo đúng quy định và thẩm quyền; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị sử dụng VLNCN; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn đơn vị phương án bảo quản VLNCN, TCTN chưa sử dụng; kiểm tra, tổng hợp, đề xuất UBND Thành phố thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các đơn vị để mất VLNCN.
- Rà soát, thống kê các đơn vị thực hiện dịch vụ nổ mìn, kho bảo quản VLNCN trên địa bàn Thành phố; bảo đảm nghiêm ngặt các quy định về an ninh, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.
1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các mỏ khoáng sản có sử dụng VLNCN.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường, hoàn trả mặt bằng của các đơn vị sử dụng VLNCN; Kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng chấn động nổ mìn của các đơn vị sử dụng VLNCN trên địa bàn Thành phố khi được yêu cầu.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
1.3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
- Thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra nguyên nhân tai nạn lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị bảo quản, lưu giữ, sử dụng VLNCN trên địa bàn Thành phố.
- Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lao động trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
1.4. Công an Thành phố:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh đối với các đơn vị có hoạt động VLNCN, TCTN; Chủ trì kiểm tra về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố.
- Định kỳ hàng năm, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện nơi có đơn vị sử dụng VLNCN hoặc chủ trì theo chương trình của ngành kiểm tra về an ninh trật tự, an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
1.5. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội:
- Tăng cường công tác đảm bảo phòng chống cháy nổ trên địa bàn Thành phố đối với các hoạt động VLNCN, TCTN; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ; chủ trì kiểm tra về việc đảm bảo các điều kiện về công tác phòng cháy và chữa cháy của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố.
- Định kỳ hàng năm, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện nơi có đơn vị sử dụng VLNCN hoặc chủ trì theo chương trình của ngành kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn trong bảo quản, sử dụng VLNCN của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN; Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức kiểm tra phương tiện vận chuyển VLNCN khi có yêu cầu.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
1.6. Sở Giao thông vận tải:
- Phối hợp với Sở Công Thương, Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển VLNCN trên địa bàn; Phối hợp rà soát, điều chỉnh các tuyến đường vận chuyển VLNCN trong trường hợp có điều chỉnh về tổ chức giao thông, phân luồng giao thông đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
1.7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung công tác quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị sử dụng VLNCN.
- Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đối với hoạt động VLNCN trên địa bàn.
- Báo cáo kịp thời các biến động liên quan đến VLNCN trên địa bàn mình quản lý gửi Sở Công Thương và các Sở, ban, ngành liên quan.
1.8. Các đơn vị hoạt động VLNCN, TCTN trên địa bàn Thành phố:
- Rà soát các điều kiện, kiểm tra thực tế việc tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ trong quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN, TCTN; tổ chức khắc phục ngay các nội dung chưa đúng, chưa đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng đối với kho bảo quản, phương tiện vận chuyển VLNCN, TCTN; tổ chức diễn tập các phương án theo Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của đơn vị.
2. Quy định về cơ chế phối hợp
2.1. Phối hợp trong công tác kiểm tra định kỳ:
Định kỳ hàng năm, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện có liên quan thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy VLNCN, công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn lao động đối với các tổ chức có hoạt động VLNCN, TCTN trên địa bàn Thành phố.
2.2. Phối hợp trong công tác kiểm tra đột xuất:
Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, hoặc nhiệm vụ đột xuất, các Sở, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ sự vụ.
2.3. Phối hợp xử lý sai phạm trong mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN, TCTN:
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, Chi cục Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra; xử lý các trường hợp mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ trái phép; thông báo kết quả điều tra xử lý cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan biết để phối hợp quản lý.
Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của các Sở, ngành, Sở Công Thương hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
- Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bị tịch thu do mua, bán, bảo quản, vận chuyển và sử dụng trái phép do Công an Thành phố thu giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.
2.4. Phối hợp xử lý sai phạm gây ra tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình sử dụng VLNCN:
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an Thành phố và các cơ quan liên quan khác điều tra tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động; xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của các Sở, ngành, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các Sở, ngành: Công Thương, Giao thông Vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; các đơn vị hoạt động VLNCN, TCTN trên địa bàn Thành phố triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12, tổng hợp tình hình thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố báo cáo Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Giao Sở Công Thương chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Sở, ngành UBND các quận, huyện, thị xã việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tham mưu UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 20 tháng 12 hàng năm./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Để b/c);
- Bộ Công Thương (Để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản;
- Các Sở, ngành: Công Thương; Giao thông Vận tải; Lao động Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Công an; Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVPT.V.Dũng, KT, NC, TKBT;
- Lưu VT, KTvân.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Doãn Toản | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "17/08/2017",
"sign_number": "189/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Doãn Toản",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-137-2017-TT-BTC-quy-dinh-xet-duyet-tham-dinh-thong-bao-tong-hop-quyet-toan-nam-375856.aspx | Thông tư 137/2017/TT-BTC quy định xét duyệt thẩm định thông báo tổng hợp quyết toán năm mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 137/2017/TT-BTC
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH XÉT DUYỆT, THẨM ĐỊNH, THÔNG BÁO, VÀ TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN NĂM
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí, lệ phí;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về lập, tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán năm; xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm đối với các khoản ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao dự toán, các khoản thu hoạt động khác được để lại chi theo chế độ quy định và ngân sách cấp huyện, xã.
2. Đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thực hiện xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm tại Thông tư này và theo quy định tại các văn bản khác có liên quan.
3. Đối với quyết toán nguồn vốn đầu tư công, khoản chi cấp bù chênh lệch lãi suất, cấp bù phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chương trình mục tiêu Biển đông - Hải đảo và quyết toán của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (ngân sách trong nước, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vay nợ nước ngoài), nguồn phí được khấu trừ để lại, nguồn hoạt động khác được để lại.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.
Điều 3. Lập, tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán năm
1. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách:
Đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên) như sau:
a) Báo cáo quyết toán năm phục vụ cho việc xét duyệt và thông báo quyết toán năm; báo cáo tài chính năm phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, thông tin khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 107/2017/TT-BTC).
Riêng năm 2017 thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC) và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (sau đây viết tắt là Thông tư số 185/2010/TT-BTC);
b) Báo cáo quyết toán vốn, phí dự trữ quốc gia (nếu có) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, chế độ kế toán dự trữ quốc gia;
c) Báo cáo quyết toán quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (nếu có) lập theo Mẫu biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách:
Đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm, báo cáo tài chính năm của đơn vị mình (nếu có) và của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc đã được xét duyệt theo quy định tại Thông tư này, gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, bao gồm:
a) Các báo cáo quyết toán năm theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC và báo cáo tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị kế toán cấp trên.
Riêng năm 2017 thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC;
b) Báo cáo quyết toán quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (nếu có) lập theo Mẫu biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo tổng hợp số thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) lập theo Mẫu biểu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Các thông báo xét duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Thông tư này;
Trường hợp đơn vị dự toán cấp trên có Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc được hỗ trợ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên) từ nguồn ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp báo cáo quyết toán đối với nguồn kinh phí này trên cơ sở quyết toán thu, chi quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3. Đối với đơn vị dự toán cấp I:
Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm, báo cáo tài chính năm của đơn vị mình (nếu có) và của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc đã được xét duyệt theo quy định tại Thông tư này, gửi cơ quan tài chính cùng cấp bao gồm các báo cáo như quy định đối với đơn vị dự toán cấp trên nêu tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì lập theo các mẫu biểu như quy định đối với đơn vị sử dụng ngân sách nêu tại khoản 1 Điều này. Ngoài ra, đơn vị dự toán cấp I lập báo cáo thuyết minh quyết toán năm so với dự toán, trong đó đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách gửi cơ quan tài chính cùng cấp (theo Mẫu biểu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với ngân sách các cấp:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã lập và gửi báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã theo quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Thông tư số 344/2016/TT-BTC);
b) Cơ quan tài chính các cấp tổng hợp, lập và gửi báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 163/2016/NĐ-CP) và Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.
Điều 4. Thời hạn gửi báo cáo quyết toán năm
1. Đơn vị dự toán cấp I quy định thời hạn các đơn vị dự toán trực thuộc gửi báo cáo quyết toán nhưng phải đảm bảo gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan tài chính cùng cấp theo thời hạn quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn gửi báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ở địa phương nhưng phải đảm bảo thời hạn báo cáo quyết toán ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.
4. Đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương gửi báo cáo quyết toán năm về Bộ Tài chính 02 bản (trong đó gửi về Kho bạc Nhà nước 01 bản), Kiểm toán Nhà nước 01 bản trước ngày 01 tháng 10 năm sau. Đối với báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, ngoài báo cáo bằng văn bản, đơn vị (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng) gửi tệp (file) dữ liệu điện tử định dạng excel theo hướng dẫn tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này về địa chỉ thư điện tử (email): [email protected] và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của tệp (file) dữ liệu. Sau khi Bộ Tài chính thông báo thẩm định quyết toán, đơn vị dự toán cấp I gửi tệp (file) chỉnh sửa (nếu có) để đảm bảo số liệu được chính xác.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo quyết toán năm về Bộ Tài chính 02 bản (trong đó 01 bản về Kho bạc Nhà nước), Kiểm toán Nhà nước 01 bản trước ngày 01 tháng 10 năm sau. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán về Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán thay đổi so với báo cáo quyết toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lại báo cáo quyết toán điều chỉnh về Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
Sở Tài chính gửi tệp (file) dữ liệu điện tử định dạng excel theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này về địa chỉ thư điện tử (email): [email protected] và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của tệp (file) dữ liệu. Sau khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán, Sở Tài chính gửi tệp (file) chỉnh sửa (nếu có) về địa chỉ thư điện tử nêu trên để đảm bảo số liệu được chính xác.
Điều 5. Quy trình xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm
1. Đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách:
Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
Trước khi xét duyệt quyết toán năm, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên gửi thông báo kế hoạch xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc, đồng thời thông báo cho đơn vị dự toán cấp I biết để phối hợp thực hiện.
2. Đơn vị dự toán cấp I.
Đơn vị dự toán cấp I xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc (bao gồm cả Văn phòng trực thuộc Sở, Văn phòng trực thuộc Bộ) theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
Riêng đối với quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới đã được đơn vị dự toán cấp trên trực thuộc xét duyệt, đơn vị dự toán cấp I thẩm định theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
Trước khi xét duyệt quyết toán năm, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I gửi thông báo kế hoạch xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết để phối hợp thực hiện.
3. Cơ quan tài chính các cấp:
a) Đối với quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I cùng cấp: Cơ quan tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính thực hiện xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Đối với quyết toán ngân sách cấp huyện, xã: Cơ quan tài chính cấp trên thẩm định, thông báo kết quả thẩm định, tổng hợp quyết toán năm đối với quyết toán ngân sách cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
Điều 6. Xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm
1. Nội dung xét duyệt quyết toán năm: Trên cơ sở báo cáo, tài liệu đơn vị cung cấp và chịu trách nhiệm, cơ quan xét duyệt quyết toán thực hiện các nội dung sau:
a) Kiểm tra danh mục báo cáo quyết toán năm và danh mục báo cáo tài chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư này; trường hợp chưa đầy đủ thì đề nghị đơn vị được xét duyệt gửi bổ sung;
b) Kiểm tra các khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị. Cụ thể:
- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước. Đối với các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu trên cơ sở báo cáo tài chính năm của đơn vị;
- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. Riêng đối với dự toán chi từ nguồn viện trợ thực hiện theo quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, trên cơ sở dự toán được giao và số liệu đã được ghi thu, ghi chi trong năm theo chế độ quy định;
- Kiểm tra số kinh phí thực nhận theo xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
- Kiểm tra số liệu quyết toán chi, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao; xem xét các điều kiện chi theo quy định; chỉ xét duyệt số liệu quyết toán chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao trong năm và đã thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước;
- Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán bao gồm số dư tạm ứng, dư dự toán và số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp (nếu có). Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải hủy hoặc thu hồi nộp ngân sách nhà nước;
c) Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu, chi theo đúng mục lục ngân sách nhà nước và niên độ ngân sách; khớp đúng giữa số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán với chứng từ và với số liệu xác nhận của Kho bạc Nhà nước;
d) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán;
đ) Nhận xét về quyết toán năm theo kết quả xét duyệt quyết toán.
2. Khi thực hiện xét duyệt quyết toán năm, cơ quan xét duyệt quyết toán có quyền:
a) Đề nghị Kiểm toán Nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
b) Yêu cầu đơn vị được xét duyệt giải trình hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu cần thiết cho việc xét duyệt quyết toán;
c) Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt. Yêu cầu đơn vị được xét duyệt nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định: các khoản chi sai chế độ, chi không có trong dự toán được giao (trừ trường hợp đối với nguồn vốn ODA và vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại có thỏa thuận riêng với nhà tài trợ thì thực hiện theo thỏa thuận), số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán, các khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định;
d) Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp cấp trên hoặc ngân sách nhà nước không đúng quy định. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước;
đ) Yêu cầu đơn vị được xét duyệt điều chỉnh lại số liệu quyết toán nếu có sai sót hoặc yêu cầu đơn vị lập lại báo cáo quyết toán nếu thấy cần thiết;
e) Yêu cầu Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị được xét duyệt quyết toán mở tài khoản giao dịch điều chỉnh số liệu; thực hiện hủy bỏ số dư kinh phí chuyển sang năm sau sử dụng hoặc thu hồi khoản thanh toán không đúng quy định trong trường hợp kết quả xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán của cấp có thẩm quyền khác với số liệu đã xác nhận của Kho bạc Nhà nước.
3. Thông báo xét duyệt quyết toán năm:
a) Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, cơ quan xét duyệt quyết toán lập, ký Biên bản xét duyệt quyết toán năm với đơn vị được xét duyệt (theo Phụ lục 01, các Mẫu biểu 3a và 3b đối với việc xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2017; theo Phụ lục 01, các Mẫu biểu 1a, 1b và 1c ban hành kèm theo Thông tư này đối với việc xét duyệt quyết toán từ năm ngân sách 2018);
b) Cơ quan xét duyệt ra Thông báo xét duyệt quyết toán năm gửi đơn vị được xét duyệt (theo Phụ lục 02, các Mẫu biểu 4a và 4b đối với việc xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2017; theo Phụ lục 02, các Mẫu biểu 2a, 2b và 2c ban hành kèm theo Thông tư này đối với việc xét duyệt quyết toán từ năm ngân sách 2018) và các đơn vị liên quan tại nơi nhận của Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp đơn vị được xét duyệt không ký biên bản xét duyệt quyết toán năm, cơ quan xét duyệt căn cứ kết quả xét duyệt ra Thông báo xét duyệt quyết toán năm gửi đơn vị được xét duyệt và các đơn vị liên quan.
Điều 7. Thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm đối với đơn vị dự toán
1. Nội dung thẩm định quyết toán năm: Căn cứ báo cáo quyết toán năm và thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên hoặc đơn vị dự toán cấp I gửi theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này, cơ quan thẩm định thực hiện:
a) Kiểm tra danh mục báo cáo quyết toán và danh mục báo cáo tài chính, thông báo xét duyệt quyết toán theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này; trường hợp chưa đầy đủ thì đề nghị đơn vị được thẩm định gửi bổ sung;
b) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán. Cụ thể:
- Kiểm tra bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán tổng hợp của đơn vị dự toán cấp I với các thông báo xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc. Trường hợp số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I tổng hợp khác so với số liệu theo thông báo xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc thì đề nghị đơn vị dự toán cấp I giải trình, bổ sung làm cơ sở kiểm tra. Trường hợp do đơn vị dự toán cấp I tổng hợp không đúng thì kiểm tra căn cứ theo số liệu thông báo xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc;
- Kiểm tra số dư kinh phí năm trước chuyển sang căn cứ số liệu thông báo xét duyệt quyết toán của năm trước hoặc thông báo điều chỉnh quyết toán của năm trước;
- Kiểm tra số kinh phí thực nhận căn cứ xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
- Kiểm tra số kinh phí quyết toán căn cứ số liệu thông báo xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, trong phạm vi dự toán được giao và số thanh toán thực chi theo xác nhận của Kho bạc Nhà nước;
- Đối với các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ quan thẩm định thực hiện tổng hợp trên cơ sở báo cáo tổng hợp số thu dịch vụ của đơn vị gửi;
c) Kiểm tra số liệu tăng, giảm quyết toán so với dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền giao:
- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước so với dự toán được giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;
- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. Riêng đối với dự toán chi từ nguồn viện trợ thực hiện theo quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, trên cơ sở dự toán được giao và số liệu đã được ghi thu, ghi chi trong năm theo chế độ quy định;
- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản chi thực tế so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
d) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, thẩm định quyết toán năm;
đ) Nhận xét về quyết toán năm theo kết quả thẩm định quyết toán.
2. Khi thực hiện thẩm định quyết toán năm, cơ quan thẩm định có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị được thẩm định giải trình hoặc cung cấp thông tin, tài liệu và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán. Trường hợp đơn vị chưa bổ sung đầy đủ các thông báo xét duyệt quyết toán theo thời hạn yêu cầu, cơ quan tài chính không thực hiện thẩm định đối với các đơn vị chưa có thông báo xét duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền;
b) Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không có trong dự toán được giao; thu hồi nộp ngân sách nhà nước các khoản chi sai chế độ, chi không có trong dự toán được giao, số dư tạm ứng không được chuyển sang năm sau và các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định;
c) Yêu cầu đơn vị được thẩm định, cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót;
d) Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật.
3. Thông báo thẩm định quyết toán năm:
a) Kết thúc việc thẩm định quyết toán năm, cơ quan thẩm định quyết toán lập, ký biên bản thẩm định quyết toán năm với đơn vị được thẩm định (theo Phụ lục 01, các Mẫu biểu 3a và 3b ban hành kèm theo Thông tư này đối với việc thẩm định quyết toán năm 2017; theo Phụ lục 01, các Mẫu biểu 1a, 1b và 1c ban hành kèm theo Thông tư này đối với việc thẩm định quyết toán từ năm 2018);
b) Cơ quan thẩm định ra Thông báo thẩm định quyết toán năm gửi đơn vị được thẩm định (theo Phụ lục 02, các Mẫu biểu 4a và 4b đối với việc thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Phụ lục 02, các Mẫu biểu 2a, 2b và 2c ban hành kèm theo Thông tư này đối với việc thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018) và các đơn vị liên quan tại nơi nhận của Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp đơn vị được thẩm định không ký biên bản thẩm định quyết toán năm, cơ quan thẩm định căn cứ kết quả thẩm định ra Thông báo thẩm định quyết toán năm gửi đơn vị được thẩm định và các đơn vị liên quan.
Điều 8. Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định, tổng hợp quyết toán năm đối với quyết toán ngân sách cấp huyện, xã
1. Căn cứ vào báo cáo quyết toán của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan tài chính cấp dưới gửi theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này, cơ quan tài chính cấp trên thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra danh mục báo cáo quyết toán năm theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC (đối với ngân sách cấp xã) và Thông tư số 342/2016/TT-BTC (đối với ngân sách cấp huyện); trường hợp chưa đầy đủ thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã), cơ quan tài chính cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) lập và gửi bổ sung;
b) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định. Trong đó:
- Kiểm tra số quyết toán thu ngân sách các cấp so với số thu đã nộp ngân sách tại Kho bạc Nhà nước;
- Kiểm tra số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với số liệu của cơ quan tài chính cấp trên và số liệu hạch toán qua Kho bạc Nhà nước;
c) Kiểm tra số liệu tăng, giảm quyết toán so với dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền giao:
- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước so với dự toán được giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;
- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi;
- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản chi thực tế so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
d) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, thẩm định quyết toán;
đ) Nhận xét về quyết toán năm theo kết quả thẩm định quyết toán.
2. Khi thực hiện thẩm định, tổng hợp quyết toán năm của ngân sách cấp dưới, cơ quan tài chính cấp trên có quyền:
a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã), cơ quan tài chính cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) bổ sung thêm những thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán;
b) Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và yêu cầu nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
c) Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót; Ủy ban nhân dân cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại quyết toán ngân sách nếu có sai sót và gửi lại số liệu quyết toán;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phát hiện sai phạm.
3. Thông báo thẩm định quyết toán năm:
Cơ quan tài chính cấp trên thẩm định và Thông báo quyết toán năm (theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi cơ quan được thẩm định và các cơ quan có liên quan.
Điều 9. Lập, gửi, xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với kinh phí ủy quyền
1. Cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới nhận kinh phí ủy quyền lập báo cáo quyết toán phần kinh phí ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, gửi cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền.
2. Cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán phần kinh phí đã ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách của cơ quan mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thẩm định theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
4. Đối với kinh phí ủy quyền thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện theo Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm
1. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách:
a) Chịu trách nhiệm về việc chấp hành đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, về tính chính xác, trung thực của thông tin số liệu quyết toán và tính hợp pháp của chứng từ cung cấp cho đơn vị xét duyệt, thẩm định quyết toán; cung cấp kịp thời và đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng từ phục vụ cho công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán;
b) Thực hiện nghiêm kiến nghị của đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chỉnh số liệu, sổ kế toán, báo cáo quyết toán, xuất toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước;
c) Kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán hoặc thông báo điều chỉnh quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp trên (trường hợp trực thuộc đơn vị dự toán cấp trên), hoặc thông báo xét duyệt quyết toán năm của cơ quan tài chính cùng cấp, trong phạm vi 10 ngày làm việc phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong thông báo xét duyệt hoặc điều chỉnh quyết toán năm và làm thủ tục điều chỉnh số liệu quyết toán với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách không thống nhất với nội dung thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách cấp trên thì phải có văn bản gửi đơn vị dự toán cấp I để xem xét, quyết định;
Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách không thống nhất với nội dung thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp I thì phải có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp với đơn vị dự toán cấp I để xem xét, quyết định;
Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách không thống nhất với nội dung thông báo xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính cùng cấp thì phải trình Ủy ban nhân dân cùng cấp (đối với đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp chính quyền địa phương) hoặc trình Thủ tướng Chính phủ (đối với đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương) để xem xét, quyết định.
Trong khi chờ quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị sử dụng ngân sách phải chấp hành đầy đủ theo nội dung thông báo xét duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách:
a) Xét duyệt và thông báo quyết toán năm và chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc;
b) Khi nhận được thông báo thẩm định quyết toán hoặc thông báo điều chỉnh quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp I, trong phạm vi 10 ngày làm việc phải thực hiện đầy đủ các kiến nghị trong thông báo thẩm định quyết toán năm và điều chỉnh thông báo xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc;
Trường hợp đơn vị dự toán cấp trên có ý kiến không thống nhất với thông báo thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp I thì phải có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp với đơn vị dự toán cấp I để xem xét, quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp trên phải chấp hành theo thông báo thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp I.
3. Trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp I:
a) Hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc thực hiện đúng các quy định về xét duyệt và thông báo quyết toán năm; đồng thời tổng hợp, lập và gửi báo cáo quyết toán năm theo đúng thời hạn quy định;
b) Xét duyệt, thông báo quyết toán năm và chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; thẩm định và thông báo quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Khi nhận được thông báo thẩm định quyết toán năm của cơ quan tài chính cùng cấp, trong phạm vi 10 ngày làm việc phải thực hiện đầy đủ các kiến nghị trong thông báo thẩm định quyết toán năm và điều chỉnh thông báo xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc;
Trường hợp đơn vị dự toán cấp I không thống nhất với nội dung thông báo xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán năm của cơ quan tài chính thì phải có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp (nếu là đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp chính quyền địa phương) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ (nếu là đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương) để xem xét, quyết định;
Trong khi chờ ý kiến quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Thủ tướng Chính phủ, đơn vị dự toán cấp I phải chấp hành theo thông báo thẩm định quyết toán của cơ quan tài chính cùng cấp.
4. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp:
a) Xét duyệt, thông báo quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Thẩm định, thông báo quyết toán năm đối với đơn vị dự toán cấp I cùng cấp theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; quyết toán ngân sách cấp huyện, xã theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
c) Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Thông tư số 342/2016/TT-BTC.
5. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:
a) Xác nhận và chịu trách nhiệm về việc xác nhận tình hình sử dụng dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách cho các đơn vị dự toán theo quy định; số liệu đã ghi thu ghi chi trong năm đối với dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi làm căn cứ quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;
b) Rà soát, xác nhận các khoản kinh phí ngân sách còn dư được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư số 342/2016/TT-BTC;
c) Tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các đơn vị dự toán không gửi báo cáo quyết toán năm đúng thời gian quy định cho đến khi nhận được quyết toán năm, trừ các khoản: lương, phụ cấp lương, trợ cấp, học bổng và một số khoản chi cấp thiết để đảm bảo hoạt động của bộ máy, không bao gồm các khoản chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
d) Phối hợp với đơn vị sử dụng ngân sách điều chỉnh số liệu kế toán theo văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo kết quả thông báo xét duyệt, thẩm định quyết toán.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2018 và áp dụng đối với quyết toán ngân sách nhà nước từ năm 2017.
2. Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (450 b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
PHỤ LỤC 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày.... tháng....năm...
BIÊN BẢN
Xét duyệt/Thẩm định quyết toán ngân sách năm...1
Đơn vị được xét duyệt/thẩm định: ...
Mã chương: ...
I. Thành phần xét duyệt/thẩm định:
1. Đại diện đơn vị dự toán được xét duyệt/thẩm định:
Ông, bà ………. Chức vụ ……
2. Đại diện cơ quan, đơn vị xét duyệt/thẩm định:
Ông, bà ………. Chức vụ ……
3. ……….……….……….……….
II. Nội dung xét duyệt (hoặc thẩm định):
1. Phạm vi xét duyệt (hoặc thẩm định):
Quyết toán ngân sách năm …. (không bao gồm quyết toán vốn ……….).
2. Số liệu quyết toán:
a) Thu phí, lệ phí
- Tổng số thu trong năm: ……….………. đồng
- Số phải nộp ngân sách nhà nước: ……….………. đồng
- Số phí được khấu trừ, để lại: ……….………. đồng
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3a ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1a ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018).
b) Quyết toán chi ngân sách:
- Số dư kinh phí năm trước chuyển sang
- Dự toán được giao trong năm: ………. đồng, trong đó:
+ Dự toán giao đầu năm: ……….………. đồng;
+ Dự toán bổ sung trong năm: ……….………. đồng;
- Kinh phí thực nhận trong năm: ………. đồng;
- Kinh phí quyết toán: ………. đồng;
- Kinh phí giảm trong năm: ………. đồng
- Số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán: ……… đồng, bao gồm:
+ Kinh phí đã nhận: ……….……….………. đồng;
+ Dự toán còn dư ở Kho bạc: ……….……….………. đồng;
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3b ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1c ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018).
3. Tình hình thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, cơ quan tài chính
- Tổng số kinh phí phải nộp NSNN: …… đồng
- Tổng số kinh phí đã nộp NSNN: ……. … đồng
- Tổng số kinh phí còn phải nộp NSNN: ….. đồng
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu số 69 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC)
4. Thuyết minh số liệu quyết toán:
Thuyết minh, đánh giá tình hình quyết toán ngân sách đối với các nhiệm vụ chi, chương trình, mục tiêu được giao quản lý; trong đó đánh giá cụ thể nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán được giao trong năm, gắn với kết quả cụ thể về tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội để đánh giá hiệu quả, kết quả chỉ tiêu của từng nhiệm vụ, chương trình, mục tiêu, lĩnh vực được giao quản lý; thuyết minh chi tiết kinh phí chuyển sang năm sau, kinh phí hủy dự toán (nếu có), nộp ngân sách nhà nước; thuyết minh về số tăng, giảm biên chế, chi từ nguồn NSNN bằng ngoại tệ... Nêu rõ nguyên nhân chênh lệch giữa số liệu xét duyệt/thẩm định với số liệu báo cáo của đơn vị được xét duyệt/thẩm định (nếu có).
Đối với các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Quỹ.
III. Nội dung đối chiếu số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ2:
- Kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm: ….. đồng, trong đó:
- Sử dụng kinh phí tiết kiệm của cơ quan hành chính: …… đồng
- Trích lập các Quỹ: …… đồng
- Kinh phí cải cách tiền lương:... đồng
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3a ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1b ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018).
IV. Nhận xét và kiến nghị:
1. Nhận xét:
- Về chấp hành thời hạn nộp báo cáo quyết toán
- Về các mẫu biểu báo cáo quyết toán
- Về thực hiện xét duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán cấp dưới, đơn vị trực thuộc (đối với đơn vị dự toán cấp trên và đơn vị dự toán cấp I).
- Về chấp hành các quy định của Nhà nước như: về lập, phân bổ và giao dự toán; về mua sắm, sửa chữa tài sản; quản lý và sử dụng tài sản; chế độ thu, nộp ngân sách nhà nước; chế độ chi tiêu; hạch toán thu, chi, mục lục ngân sách nhà nước....
- Về thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra và cơ quan tài chính.
……..
2. Kiến nghị:
Nêu các nội dung cần kiến nghị của đơn vị được xét duyệt/thẩm định và đơn vị xét duyệt/thẩm định liên quan đến chấp hành các quy định của Nhà nước và thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra và cơ quan tài chính của đơn vị được xét duyệt/thẩm định.
Biên bản này được lập thành 04 bản (mỗi bên giữ hai bản) được thông qua và được mọi người nhất trí ký tên dưới đây./.
Đại diện đơn vị được xét duyệt/thẩm định
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Đại diện....
(tên cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán cấp trên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
________________________
1 Đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018: Trường hợp đơn vị được xét duyệt/thẩm định không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, nguồn phí được khấu trừ để lại, nguồn hoạt động khác được để lại; chi có nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì cơ quan xét duyệt không xét duyệt quyết toán đối với đơn vị. Tên Biên bản được sửa lại là: “Đối chiếu số liệu kết quả hoạt động năm …" và sửa lại các cụm từ “xét duyệt/thẩm định ” trong Biên bản thành “đối chiếu số liệu ”. Nội dung Biên bản chỉ làm phần đối chiếu số liệu kết quả hoạt động năm.
2 Nội dung này dành cho cơ quan xét duyệt quyết toán đối với đơn vị trực thuộc, cơ quan thẩm định quyết toán chi tổng hợp số liệu, không phải đối chiếu số liệu.
PHỤ LỤC 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Tên cơ quan tài chính, hoặc đơn vị dự toán cấp trên
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-....
……, ngày … tháng … năm …
THÔNG BÁO
Xét duyệt/Thẩm định quyết toán ngân sách năm …. 3
Đơn vị được thông báo:....
Mã chương:....
Căn cứ Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm;
Căn cứ báo cáo quyết toán ngân sách năm.... của.... (tên đơn vị được thông báo) và biên bản xét duyệt/thẩm định) quyết toán ngày …/…/… giữa.... (tên đơn vị) và .... (tên đơn vị);
........... (tên cơ quan, đơn vị thông báo) thông báo xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm.... (không bao gồm ...........) của.... (tên đơn vị được thông báo) như sau:
I. Phần số liệu:
1. Số liệu quyết toán:
a) Thu phí, lệ phí
- Tổng số thu trong năm: ...................... đồng
- Số phải nộp ngân sách nhà nước: .............. đồng
- Số phí được khấu trừ, để lại: ............... đồng
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3a ban hành kèm theo Thông tư này đối với quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1a ban hành kèm theo Thông tư này đối với quyết toán từ năm ngân sách 2018).
b) Quyết toán chi ngân sách:
- Số dư kinh phí năm trước chuyển sang
- Dự toán được giao trong năm: …… đồng, trong đó:
+ Dự toán giao đầu năm: ........... đồng;
+ Dự toán bổ sung trong năm: ........... đồng;
- Kinh phí thực nhận trong năm: ........... đồng;
- Kinh phí quyết toán: ........... đồng;
- Kinh phí giảm trong năm: ........... đồng
- Số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán: ……. đồng, bao gồm:
+ Kinh phí đã nhận: ........... đồng;
+ Dự toán còn dư ở Kho bạc: ......................đồng;
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3b ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1c ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018).
2. Tình hình thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, cơ quan tài chính
- Tổng số kinh phí phải nộp NSNN: ……. đồng
- Tổng số kinh phí đã nộp NSNN: ………. đồng
- Tổng số kinh phí còn phải nộp NSNN: ……. đồng
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu số 69 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC)
3. Thuyết minh số liệu quyết toán:
Thuyết minh, đánh giá tình hình quyết toán ngân sách đối với các nhiệm vụ chi, chương trình, mục tiêu được giao quản lý; trong đó đánh giá cụ thể nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán được giao trong năm, gắn với kết quả cụ thể về tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội để đánh giá hiệu quả, kết quả chỉ tiêu của từng nhiệm vụ, chương trình, mục tiêu, lĩnh vực được giao quản lý; thuyết minh chi tiết kinh phí chuyển sang năm sau, kinh phí hủy dự toán (nếu có), nộp ngân sách nhà nước; thuyết minh về số tăng, giảm biên chế, chi từ nguồn NSNN bằng ngoại tệ... Nêu rõ nguyên nhân chênh lệch giữa số liệu xét duyệt/thẩm định với số liệu báo cáo của đơn vị được xét duyệt/thẩm định (nếu có).
Đối với các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Quỹ.
III. Nội dung đối chiếu số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ4:
- Kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm: …… đồng, trong đó:
- Sử dụng kinh phí tiết kiệm của cơ quan hành chính: …… đồng
- Trích lập các Quỹ: ……. đồng
- Kinh phí cải cách tiền lương:... đồng
(Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3a ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1b ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018).
IV. Nhận xét và kiến nghị:
1. Nhận xét:
- Về chấp hành thời hạn nộp báo cáo quyết toán
- Về các mẫu biểu báo cáo quyết toán
- Về thực hiện xét duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán cấp dưới, đơn vị trực thuộc (đối với đơn vị dự toán cấp trên và đơn vị dự toán cấp I).
- Về chấp hành các quy định của Nhà nước như: về lập, phân bổ và giao dự toán; về mua sắm, sửa chữa tài sản; quản lý và sử dụng tài sản; chế độ thu, nộp ngân sách nhà nước; chế độ chi tiêu; hạch toán thu, chi, mục lục ngân sách nhà nước....
- Về thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra và cơ quan tài chính
…….
2. Kiến nghị:
Nêu các nội dung cần kiến nghị của đơn vị xét duyệt/thẩm định liên quan đến chấp hành các quy định của Nhà nước và thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra và cơ quan tài chính của đơn vị được xét duyệt/thẩm định.
Nơi nhận:
- Đơn vị được XD/TĐ quyết toán;
- Các đơn vị liên quan như: Kiểm toán nhà nước và kho bạc nhà nước (đối với thông báo XD/TĐ của Bộ Tài chính), cơ quan tài chính (đối với thông báo của đơn vị dự toán cấp I XD/TĐ đơn vị dự toán cấp dưới), đơn vị dự toán cấp I (đối với thông báo của đơn vị dự toán cấp trên XD đơn vị dự toán cấp dưới);
- Lưu: VT, nơi phát hành
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TÀI CHÍNH, HOẶC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN CẤP TRÊN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
______________________
3 Tên Thông báo theo tên Biên bản. Nội dung Thông báo theo nội dung Biên bản.
4 Nội dung này dành cho cơ quan xét duyệt quyết toán đối với đơn vị trực thuộc, cơ quan thẩm định quyết toán chi tổng hợp số liệu, không phải đối chiếu số liệu.
PHỤ LỤC 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Tên cơ quan tài chính
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-....
……, ngày … tháng … năm …
THÔNG BÁO
Thẩm định quyết toán ngân sách huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã (phường, thị trấn)
Năm …….
(Áp dụng đối với ngân sách cấp tỉnh thẩm định cho ngân sách cấp huyện, cấp huyện thẩm định cho ngân sách cấp xã)
Căn cứ Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định lập xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm;
Sau khi tiến hành thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách năm …… của ……………………; …………. Tài chính có ý kiến như sau:
I. Phần số liệu:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dự toán cấp trên giao
Số liệu quyết toán đã được cấp có TQ thông qua
Số thẩm định quyết toán
So sánh
Số tương đối
Số tuyệt đối
1
2
3
4= 3/2
5=3-2
Thu, chi cân đối NSNN
I. Tổng thu NSNN trên địa bàn
(theo phân cấp quản lý)
1. Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)
2. Thu từ dầu thô
3. Thu từ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
4. Thu viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho địa phương
II. Thu ngân sách địa phương
1. Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%
- Các khoản thu phân chia NSĐP hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%)
2. Thu kết dư ngân sách
3. Thu chuyển nguồn từ năm trước sang
4. Bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Bổ sung cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu
III. Chi ngân sách địa phương
1. Chi đầu tư phát triển
Trong đó:
- Chi sự nghiệp GDĐT, dạy nghề
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ
2. Chi trả nợ, lãi phí tiền vay
3. Chi thường xuyên
Trong đó:
- Chi sự nghiệp GDĐT, dạy nghề
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ
- Chi sự nghiệp môi trường
4. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới:
- Bổ sung cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu
5. Chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau
II. Nội dung nhận xét:
1. Về thời gian gửi báo cáo
- Thời gian UBND gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan tài chính cấp trên
- Thời gian gửi báo cáo sau khi HĐND phê chuẩn
2. Về sự đầy đủ của mẫu biểu báo cáo
3. Về vấn đề thuyết minh, giải trình
4. Về số liệu
- Số thu ngân sách các cấp khớp đúng với KBNN
- Số bổ sung khớp đúng với cơ quan tài chính cấp trên và KBNN cùng cấp
- Quyết toán chi NSĐP so với quyết toán thu NSĐP
- Số liệu phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định
- Về tính chất hợp pháp của các khoản thu, chi tăng, giảm số dự toán
……..
III. Kiến nghị:
Nêu các nội dung cần kiến nghị của cơ quan tài chính liên quan đến chấp hành các quy định của Nhà nước của ngân sách cấp dưới.
Nơi nhận:
- Cơ quan Tài chính (cấp dưới)
- Cơ quan, đơn vị liên quan;
- Lưu: VT, nơi phát hành
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TÀI CHÍNH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Nội dung, cấu trúc, định dạng dữ liệu báo cáo thu, chi NSNN chi tiết theo mục lục ngân sách
1. Nội dung và cấu trúc dữ liệu báo cáo chi NSNN chi tiết theo MLNS
(1) Loại: text, 03 ký tự;
(2) Khoản: text, 03 ký tự;
(3) Mục: text, 04 ký tự;
(4) Tiểu mục: text, 04 ký tự;
(5) Chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có), chi tiết đến mã tiểu chương trình, dự án: text, 04 ký tự;
(6) Chương: text, 03 ký tự;
(7) Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (MA_QHNS, text, 07 ký tự): gồm mã số đơn vị dự toán hoặc mã số dự án đầu tư xây dựng cơ bản được ban hành theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015.
(8) Số quyết toán: number
2. Nội dung và cấu trúc dữ liệu báo cáo thu NSNN chi tiết theo MLNS
(1) Mục, tiểu mục: text, 04 ký tự;
(2) Cấp ngân sách: text, 01 ký tự;
(3) Chương: text, 03 ký tự;
(4) Số quyết toán: number.
3. Định dạng file dữ liệu:
Ngoài báo cáo giấy và file excel như quy định của tiết b, khoản 3, Điều 3 của Thông tư này, các đơn vị gửi file dữ liệu điện tử dưới dạng Excel về địa chỉ [email protected], cụ thể như sau:
a) Tên file:
- Đối với quyết toán chi QTCHI_YYYY_<Mã QHNS>.xlsx, trong đó YYYY là năm quyết toán ngân sách, Mã QHNS là mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, ví dụ: quyết toán chi năm 2017 của Bộ Tài chính là:
QTCHI_2017_1082814.xlsx.
- Đối với quyết toán thu QTTHU_YYYY_<Mã QHNS>.xlsx, trong đó YYYY là năm quyết toán ngân sách, Mã QHNS là mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, ví dụ: quyết toán thu năm 2017 của Bộ Tài chính là:
QTTHU2017_10828 li.xlsx.
b) Trật tự các thông tin theo thứ tự trên 1 bảng tính (sheet) của file excel theo các mẫu biểu báo cáo quyết toán. Cụ thể:
- Quyết toán chi NSNN:
+ Đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương (theo phần II Mẫu biểu 4b ban hành kèm theo Thông tư này đối với báo cáo quyết toán năm 2017; theo mẫu Phụ biểu 01-01/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC đối với báo cáo quyết toán từ năm 2018 hoặc theo Phần II Mẫu biểu 2c ban hành kèm theo Thông tư này):
Cột A: Loại
Cột B: Khoản
Cột C: Mục
Cột D: Tiểu mục
Cột E: Nội dung chi
Cột F: Số tiền
+ Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo Mẫu biểu số 64 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC):
Cột A: Cấp
Cột B: Chương
Cột C: Loại
Cột D: Khoản
Cột E: Mục
Cột F: Tiểu mục
Cột G: Số tiền
- Quyết toán thu NSNN (theo Mẫu biểu số 63 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC):
Cột A: Cấp
Cột B: Chương
Cột C: Mục
Cột D: Tiểu mục
Cột E: Số tiền (theo từng cấp ngân sách).
Mẫu biểu số 01
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÁC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH NĂM...
(Dùng cho Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên,
đơn vị dự toán cấp I)
Đơn vị: đồng
STT
TÊN QUỸ
DƯ NGUỒN ĐẾN 31/12/... (năm trước) (1)
KẾ HOẠCH NĂM…
THỰC HIỆN NĂM...
DƯ NGUỒN ĐẾN 31/12/...
TỔNG NGUỒN VỐN PHÁT SINH TRONG NĂM (2)
TỔNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NĂM (3)
CHÊNH LỆCH NGUỒN TRONG NĂM
TỔNG NGUỒN VỐN PHÁT SINH TRONG NĂM (2)
TỔNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NĂM (3)
CHÊNH LỆCH NGUỒN TRONG NĂM
TỔNG SỐ
TRONG ĐÓ: HỖ TRỢ TỪ NSTW (nếu có)
TỔNG SỐ
TRONG ĐÓ: HỖ TRỢ TỪ NSTW (nếu có)
A
B
1
2
3
4
5=2-4
6
7
8
9=6-8
10=1+6-8
1
Quỹ...
2
Quỹ...
3
....
Ghi chú:
(1) Đối với các quỹ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) là số dư Quỹ.
(2) - Đối với các quỹ bảo hiểm: phạm vi bao gồm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ quy định, thu lãi từ hoạt động đầu tư quỹ.
- Đối với các quỹ khác: phạm vi bao gồm vốn thu hồi nợ vay, NSNN cấp, vốn huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, thu tài chính quỹ.
(3) - Đối với các Quỹ Bảo hiểm: phạm vi bao gồm chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chi phí hoạt động quản lý và đầu tư của hệ thống Bảo hiểm xã hội VN.
- Đối với các Quỹ khác: phạm vi bao gồm cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất; tài trợ không hoàn lại; chi tài chính Quỹ, bao gồm cả chênh lệch thu lớn hơn chi Quỹ (nếu có).
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu biểu số 02
TỔNG HỢP SỐ THU DỊCH VỤ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG NĂM... (KHÔNG BAO GỒM NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC)
(Áp dụng cho đơn vị dự toán cấp trên và đơn vị dự toán cấp I)
Đơn vị: đồng
SỐ TT
TÊN ĐƠN VỊ
KẾ HOẠCH NĂM...
THỰC HIỆN NĂM …
SO SÁNH (%)
A
B
1
2
3=2/1
TỔNG SỐ
I
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
A
Cơ sở Giáo dục - đào tạo
1
- Trường....
2
- Trung tâm
B
Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
1
- Trường....
2
- Trung tâm
II
Sự nghiệp y tế
A
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1
- Bệnh viện...
2
- Viện...
3
- Trung tâm y tế...
B
Cơ sở Y tế dự phòng
1
- Trung tâm y tế...
2
- Viện....
C
Cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng
1
Bệnh viện...
2
Trung tâm....
C
Cơ sở khác
1
- Trung tâm...
2
- ….
III
Sự nghiệp kinh tế
1
….
2
….
VI
Sự nghiệp khoa học công nghệ
1
….
VII
Sự nghiệp…..
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu biểu số 03
Mã chương:...
Đơn vị báo cáo: ….
BÁO CÁO
THUYẾT MINH QUYẾT TOÁN NĂM SO VỚI DỰ TOÁN
Năm...
(Áp dụng cho đơn vị dự toán cấp trên và đơn vị dự toán cấp I)
I- Số liệu tổng hợp:
Đơn vị: Đồng
Số TT
Chỉ tiêu
Dự toán năm trước chuyển sang
(1)
Dự toán được giao trong năm (2)
Dự toán được sử dụng trong năm
Quyết toán năm
So sánh QT/DT được giao
So sánh QT/DT được sử dụng
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
A
B
1
2
3=2+1
4
5 = 4-2
6 = 4/2
7 = 4-3
8=4/3
Tổng số:
A
Chi thường xuyên
1
Chi quốc phòng
2
Chi an ninh và trật tự an toàn XH
3
Chi Giáo dục - đào tạo và dạy nghề
4
Chi Khoa học và công nghệ
5
Chi Y tế, dân số và gia đình
6
Chi Văn hóa thông tin
7
Chi Phát thanh, truyền hình, thông tấn
8
Chi Thể dục thể thao
9
Chi Bảo vệ môi trường
10
Chi các hoạt động kinh tế
11
Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể
12
Chi bảo đảm xã hội
13
Chi khác
B
Chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, chương trình, dự án quốc gia
(Chi tiết từng chương trình, dự án quốc gia)
II- Thuyết minh:
1. Nguyên nhân của các biến động quyết toán tăng, giảm so với dự toán được giao (khách quan, chủ quan, chính sách thay đổi, công việc phát sinh đột xuất....)
2. Đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
(Ký, họ và tên)
Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: (1) Dự toán năm trước chuyển sang bao gồm: số dư dự toán và số dư tạm ứng năm trước được chuyển sang năm sau.
(2) Dự toán được giao trong năm bao gồm: dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh tăng, giảm trong năm.
Mẫu biểu 3a
ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM
ĐƠN VỊ:
(Áp dụng xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Dự toán
Thực hiện
Số báo cáo
Số đối chiếu, kiểm tra
Chênh lệch
Số báo cáo
Số đối chiếu, kiểm tra
Chênh lệch
A
B
1
2
3=2-1
4
5
6=5-4
01
Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối năm trước chuyển sang (*)
02
Thu trong năm
(Chi tiết từng khoản thu)
03
Chi trong năm
(Chi tiết từng khoản chi)
04
Chênh lệch thu lớn hơn chi (01+02-03) (*)
05
Nộp ngân sách nhà nước
(Chi tiết từng khoản nộp NSNN)
06
Nộp cấp trên
07
Bổ sung nguồn kinh phí
08
Trích lập các quỹ
(Chi tiết từng loại quỹ)
09
Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối năm (09=04-05-06-07-08) (*)
(*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)
Mẫu biểu 3b
SỐ LIỆU XÉT DUYỆT HOẶC THẨM ĐỊNH QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM....
ĐƠN VỊ:
(Áp dụng xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017)
Phần I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Tổng số
Loại....
Loại...
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng loại....
Khoản...
Tổng loại
Khoản....
Khoản....
Số báo cáo
Số xét duyệt/ TĐ
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/ TĐ
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/ TĐ
Chênh lệch
…
…
…
…
…
…
…
…
…
A
B
1
2
3=2-1
4
5
6=5-4
7
8
9=8-7
…
…
…
…
…
…
…
1
I. Số dư kinh phí năm trước chuyển sang
1. Tổng hợp theo số liệu ở Mã số 56 Mục VII, Phụ lục 4.2 kèm theo thông báo duyệt quyết toán của năm trước (chi tiết theo nguồn kinh phí)
2
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
3
a) Ngân sách trong nước:
2. Nội dung các nguồn:
- Ngân sách trong nước: Là nguồn NSNN giao hàng năm
4
- Kinh phí đã nhận
5
- Dự toán còn dư ở Kho bạc
6
b) Viện trợ
7
c) Vay nợ
- Vay nợ: Phản ánh nguồn vay của nước ngoài
8
2. Nguồn phí, lệ phí để lại
- Nguồn phí, lệ phí để lại: phản ánh số phí, lệ phí được để lại theo chế độ hạch toán vào NSNN (ghi thu chi NS)
9
3. Nguồn khác
Nguồn khác: bao gồm cả nguồn phí, lệ phí được để lại cho đơn vị để trang trải cho các tổ chức thu phí, lệ phí
10
II. Dự toán được giao trong năm
11
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
12
a) Ngân sách trong nước
Tổng hợp theo số liệu ghi trong quyết định giao dự toán trong năm của cấp có thẩm quyền (kể cả bổ sung, điều chỉnh trong năm)
13
b) Viện trợ
14
c) Vay nợ
15
2. Nguồn phí được khấu trừ, để lại
16
3. Nguồn khác
17
III. Tổng số được sử dụng trong năm
18
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
19
a) Ngân sách trong nước (3+12)
20
b) Viện trợ (6+13)
21
c) Vay nợ (7+14)
22
2. Nguồn phí, lệ phí để lại (8+15)
23
3. Nguồn khác (9+16)
24
IV. Kinh phí thực nhận trong năm
25
1.. Nguồn ngân sách nhà nước:
26
a) Ngân sách trong nước
Nội dung phản ánh số kinh phí thực nhận, bao gồm: Rút dự toán tại Kho bạc, ghi thu ghi chi, kinh phí cấp bằng lệnh chi tiền, nhận khác.
27
b) Viện trợ
28
c) Vay nợ
29
2. Nguồn phí, lệ phí để lại
30
3. Nguồn khác
31
V. Kinh phí quyết toán
32
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
33
a) Ngân sách trong nước
34
b) Viện trợ
35
c) Vay nợ
36
2. Nguồn phí, lệ phí để lại
37
3. Nguồn khác
38
VI. Kinh phí giảm trong năm (39+46+53)
39
1. Đã nộp NSNN:
40
a) Nguồn ngân sách nhà nước:
1. Nội dung: Phản ánh số kinh phí giảm trong năm do nộp NSNN, nộp giảm khác từ nguồn kinh phí được sử dụng trong năm nay.
41
- Ngân sách trong nước
42
- Viện trợ
2. Tổng hợp theo số tiền ghi trên chứng từ đã nộp NSNN, nộp giảm khác.
43
- Vay nợ
44
b) Nguồn phí, lệ phí để lại
45
c) Nguồn khác
46
2. Còn phải nộp NSNN:
47
a) Nguồn ngân sách nhà nước:
1. Nội dung: Phản ánh số kinh phí phải nộp NSNN: Theo chế độ quy định, theo quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán.
48
- Ngân sách trong nước (4+26-33-41-59)
49
- Viện trợ (6+27-34-42-61)
50
- Vay nợ (7+28-35-43-62)
2. Khoản kinh phí này sau khi nộp NSNN phải tổng hợp theo mẫu biểu số 69 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC, không tổng hợp vào Phụ lục này.
51
b) Nguồn phí, lệ phí để lại (8+29-36-44-63)
52
c) Nguồn khác (9+30-37-45-64)
53
3. Dự toán bị hủy
54
a) Nguồn ngân sách nhà nước:
Nội dung phản ánh số dự toán được giao trong năm không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng hết, bị hủy bỏ tại Kho bạc Nhà nước
55
- Ngân sách trong nước (5+11-23-53
56
VII. Số dư kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán
57
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
58
a) Ngân sách trong nước
Phản ánh số dư kinh phí (dự toán tại Kho bạc, kinh phí đã nhận) được đương nhiên chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán theo quy định.
59
- Kinh phí đã nhận
60
- Dự toán còn dư ở Kho bạc
61
b) Viện trợ
Số dư kinh phí đương nhiên được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán theo quy định
62
c) Vay nợ
63
2. Nguồn phí được khấu trừ, để lại
Phản ánh số phí được khấu trừ hoặc để lại. Đối với số lệ phí còn dư phải nộp NSNN theo Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, phản ánh vào Mục VI tương ứng (đã nộp NSNN, còn phải nộp NSNN)
64
3. Nguồn khác
Phản ánh số dư kinh phí được để lại đơn vị theo quy định chưa sử dụng hết được phép chuyển năm sau sử dụng và quyết toán
Phần II- CHI TIẾT KINH PHÍ QUYẾT TOÁN:
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Nội dung chi
Nguồn ngân sách nhà nước
Phí được khấu trừ để lại
Nguồn hoạt động khác được để lại
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng số
Ngân sách trong nước
Viện trợ
Vay nợ
Số báo cáo
Số xét duyệt/ TĐ
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/ TĐ
Chênh lệch
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
A
B
C
D
E
1
2
3=2-1
4
5
6=5-4
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng số:
Mẫu biểu 4a
SỐ LIỆU ĐỐI CHIẾU THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM
ĐƠN VỊ
(Kèm theo Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán số …../….. ngày …/…/…)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Dự toán
Thực hiện
So sánh TH/DT (%)
A
B
1
2
3 = 2/1
01
Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối năm trước chuyển sang (*)
02
Thu trong năm
(Chi tiết từng khoản thu)
03
Chi trong năm
(Chi tiết từng khoản chi)
04
Chênh lệch thu lớn hơn chi (04=01+02-03) (*)
05
Nộp ngân sách nhà nước
(Chi tiết từng khoản nộp NSNN)
06
Nộp cấp trên
07
Bổ sung nguồn kinh phí
08
Trích lập các quỹ
(Chi tiết từng loại quỹ)
09
Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối năm (09=04-05-06-07-08) (*)
(*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Áp dụng xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017
Mẫu biểu 4b
SỐ LIỆU XÉT DUYỆT (HOẶC THẨM ĐỊNH) QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM....
(Kèm theo Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán số …/… ngày …/…/…)
Phần I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Tổng số
Loại...
Loại...
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng loại...
Khoản...
Khoản ….
Tổng loại...
Khoản
Khoản...
Khoản...
A
B
1
2
3
4
5
6
7
…
…
…
(Nội dung như mẫu biểu 3b ban hành kèm theo Thông tư này)
Phần II- CHI TIẾT KINH PHÍ QUYẾT TOÁN:
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Nội dung chi
Tổng số
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng số
Nguồn NSNN
Phí được khấu trừ, để lại
Nguồn hoạt động khác được để lại
Tổng số
Nguồn NSNN
Phí được khấu trừ, để lại
Nguồn hoạt động khác được để lại
Ngân sách trong nước
Viện trợ
Vay nợ nước ngoài
Ngân sách trong nước
Viện trợ
Vay nợ nước ngoài
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
5
6
7
8
9
10
Tổng số:
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Áp dụng xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017
Mẫu biểu 1a
SỐ LIỆU XÉT DUYỆT (HOẶC THẨM ĐỊNH) THU PHÍ, LỆ PHÍ NĂM....
ĐƠN VỊ:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Dự toán
Thực hiện
Số báo cáo
Số xét duyệt/TĐ
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/TĐ
Chênh lệch
A
B
1
2
3=2-1
4
5
6=5-4
I
PHÍ
1
Phí....
- Tổng số thu
- Số phải nộp NSNN
- Số được khấu trừ hoặc để lại
2
Phí....
- Tổng số thu
- Số phải nộp NSNN
- Số được khấu trừ hoặc để lại
II
LỆ PHÍ
1
Lệ phí...
2
Lệ phí...
Ghi chú: Số liệu xét duyệt, thẩm định biểu này trên cơ sở Thuyết minh báo cáo quyết toán theo Mẫu số 03/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
Mẫu biểu 1b
ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM …..
ĐƠN VỊ
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Số báo cáo
Số đối chiếu, kiểm tra
Chênh lệch
A
B
1
2
3=2-1
Chỉ tiêu theo Báo cáo kết quả hoạt động theo Mẫu B02/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đầy đủ) hoặc Mẫu số B05/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đơn giản) ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
Ghi chú: Số liệu đối chiếu Biểu này trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động theo Mẫu B02/BCTC và Thuyết minh Báo cáo tài chính theo Mẫu B04/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đầy đủ) hoặc Mẫu số B05/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đơn giản) ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
- Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)
- Trường hợp đơn vị có phát sinh các khoản thu phải nộp NSNN theo chế độ quy định (như: thu thanh lý, bán tài sản còn dư của các cơ quan hành chính; số dư lãi tiền gửi dự án ODA, vay ưu đãi NSNN cấp phát toàn bộ; số dư lãi tiền gửi viện trợ, kinh phí kết dư, chênh lệch tỷ giá tiền viện trợ không có thỏa thuận của nhà tài trợ; tiền thu đấu thầu của các đơn vị kiêm nhiệm còn dư sau đấu thầu....) thì bổ sung chỉ tiêu "Các khoản phải nộp NSNN khác" vào Biểu này (trước Chỉ tiêu "Thặng dư/thâm hụt trong năm")
Mẫu biểu 1c
SỐ LIỆU XÉT DUYỆT (HOẶC THẨM ĐỊNH)
QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM....
ĐƠN VỊ:
Phần I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Tổng số
Loại....
Loại...
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng loại
Khoản...
Khoản ….
Tổng loại....
Khoản....
Số báo cáo
Số xét duyệt/TĐ
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/TĐ
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/ TĐ
Chênh lệch
…
…
…
…
…
…
A
1
2
3=2-1
4
5
6=5-4
7
8
9=8-7
…
…
…
…
…
…
….
Nội dung theo Mẫu số 01/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
Lưu ý:
1. Đối với số dư kinh phí nguồn khác năm 2017 chuyển sang năm 2018: đề nghị tách nguồn phí được khấu trừ để lại chuyển sang nguồn phí được khấu trừ để lại; đối với số dư nguồn khác hình thành từ chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không tổng hợp vào báo cáo quyết toán; chi phản ánh nguồn hoạt động khác được để lại theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC.
2. Kiểm tra, đối chiếu các chi tiêu phải đảm bảo các yêu cầu về số liệu như sau:
- Kinh phí năm trước chuyển sang + Dự toán được giao trong năm = Kinh phí quyết toán + Kinh phí giảm trong năm + Kinh phí được phép chuyển sang năm sau
- Kinh phí đã nhận năm trước chuyển sang (số dư tạm ứng năm trước chuyển sang) + Kinh phí thực nhận trong năm = Kinh phí quyết toán + Kinh phí chi sai chế độ đã nộp NSNN + Kinh phí chi sai chế độ còn phải nộp NSNN + Kinh phí đã nhận được phép chuyển sang năm sau (số dư tạm ứng chuyển sang năm sau)
Phần II- CHI TIẾT KINH PHÍ QUYẾT TOÁN: (Nội dung theo Mẫu Phụ biểu 01-01/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC)
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Nội dung chi
Tổng số
Nguồn ngân sách nhà nước
Phí được khấu trừ, để lại
Nguồn hoạt động khác được để lại
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Ngân sách trong nước
Viện trợ
Vay nợ nước ngoài
Số báo cáo
Số xét duyệt/ Thẩm định
Chênh lệch
Số báo cáo
Số xét duyệt/ Thẩm định
Chênh lệch
...
...
...
…
…
...
…
...
…
…
...
…
A
B
C
D
E
1
2
3=2-1
4
5
6=5-4
7
8
9
10
11
12 =
13
14
15=...
16
17
18=
Tổng số:
I. Kinh phí thường xuyên/tự chủ
II. Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ
Ghi chú: Đối với các đơn vị được xét duyệt, thẩm định quyết toán có kinh phí chương trình, dự án: đơn vị xét duyệt, thẩm định quyết toán số liệu chi tiết kinh phí chương trình, dự án nội dung theo Mẫu Phụ biểu F01-02/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC (bổ sung chi tiết cột số báo cáo, số xét duyệt/thẩm định và số chênh lệch tương tự như trên).
Mẫu biểu 2a
SỐ LIỆU XÉT DUYỆT (HOẶC THẨM ĐỊNH) THU PHÍ, LỆ PHÍ NĂM....
ĐƠN VỊ:
(Kèm theo Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán số …/… ngày …/…/…)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Dự toán
Thực hiện
So sánh TH/DT
(%)
A
B
1
2
3= 2/1
Nội dung như mẫu biểu 1a ban hành kèm theo Thông tư này
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu biểu 2b
ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM....
ĐƠN VỊ:
(Kèm theo Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán số …./…. ngày …/…/…)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Số tiền
A
B
C
Nội dung như mẫu biểu 1b ban hành kèm theo Thông tư này
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu biểu 2c
SỐ LIỆU XÉT DUYỆT (HOẶC THẨM ĐỊNH)
QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM....
ĐƠN VỊ:
(Kèm theo Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán số …./…. ngày …/…/…)
Phần I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nội dung
Tổng số
Loại...
Loại...
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng loại...
Khoản …
Khoản …
Khoản …
Tổng loại...
Khoản …
Khoản...
A
B
1
2
3
4
5
6
7
…
…
…
…
Nội dung như mẫu biểu 1c kèm theo Thông tư này
Phần II- CHI TIẾT KINH PHÍ QUYẾT TOÁN:
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Nội dung chi
Tổng số
Chi tiết từng đơn vị trực thuộc (nếu có đơn vị trực thuộc)
Tổng số
Nguồn NSNN
Phí được khấu trừ, để lại
Nguồn hoạt động khác được để lại
Tổng số
Nguồn NSNN
Phí được khấu trừ, để lại
Nguồn hoạt động khác được để lại
Ngân sách trong nước
Viện trợ
Vay nợ nước ngoài
Ngân sách trong nước
Viện trợ
Vay nợ nước ngoài
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng số:
Ghi chú: Đối với các đơn vị được xét duyệt, thẩm định quyết toán có kinh phí chương trình, dự án: đơn vị xét duyệt, thẩm định quyết toán số liệu chi tiết kinh phí chương trình, dự án nội dung theo Mẫu Phụ biểu F01-02/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ và tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "25/12/2017",
"sign_number": "137/2017/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-23-2011-TT-BTTTT-quan-ly-van-hanh-su-dung-va-bao-dam-an-toan-127860.aspx | Thông tư 23/2011/TT-BTTTT quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 23/2011/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin,
QUY ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam xây dựng, vận hành (sau đây gọi là Mạng chuyên dùng).
2. Đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng là các cơ quan thuộc hệ thống chính trị tại Trung ương và địa phương có điểm kết nối vào Mạng chuyên dùng.
Chương II
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH MẠNG CHUYÊN DÙNG
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành Mạng chuyên dùng
1. Quản lý, vận hành Mạng chuyên dùng phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng máy tính và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Mạng chuyên dùng được quản lý, vận hành tập trung, thống nhất; được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
3. Mạng chuyên dùng phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, liên tục (24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần).
Điều 5. Danh mục dịch vụ cung cấp trên Mạng chuyên dùng
1. Các dịch vụ truyền số liệu và thuê kênh riêng sử dụng công nghệ kết nối mạng riêng ảo (VPN) gồm:
a) Dịch vụ Intranet IP/MPLS VPN;
b) Dịch vụ Extranet IP/MPLS VPN;
c) Dịch vụ Internet IP/MPLS VPN;
d) Dịch vụ IP VPN truy nhập từ xa;
đ) Dịch vụ VPN liên kết giữa các nhà cung cấp.
2. Dịch vụ hội nghị truyền hình.
3. Các dịch vụ giá trị gia tăng gồm:
a) Dịch vụ truy nhập Internet;
b) Dịch vụ trung tâm dữ liệu;
c) Dịch vụ cho thuê chỗ trên máy chủ mạng;
d) Dịch vụ máy chủ mạng;
đ) Dịch vụ máy chủ thư điện tử;
e) Dịch vụ thoại VoIP.
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam điều hành hoạt động vận hành và duy trì Mạng chuyên dùng.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo việc kết nối các mạng viễn thông khác phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước với Mạng chuyên dùng.
3. Ban hành theo thẩm quyền giá cước sử dụng Mạng chuyên dùng.
4. Hướng dẫn các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng khai thác hiệu quả các dịch vụ được cung cấp trên Mạng chuyên dùng.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
1. Bảo đảm các yêu cầu về dung lượng, tốc độ, chất lượng dịch vụ và an toàn thông tin của Mạng chuyên dùng.
2. Xây dựng và công bố: các quy định về quản lý, điều hành khai thác, cảnh báo và khắc phục sự cố, bảo dưỡng đường truyền kết nối; các chỉ tiêu chất lượng mạng và dịch vụ.
3. Xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành: quy hoạch tài nguyên mạng, các giải pháp, các phương án kỹ thuật; kế hoạch rà soát, kiểm tra, đánh giá định kỳ để bảo đảm an toàn Mạng chuyên dùng.
4. Công bố các điểm đăng ký dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố và giải quyết khiếu nại (sau đây gọi tắt là điểm đăng ký dịch vụ) của các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng tại địa phương tới cấp huyện.
5. Xây dựng và công bố quy định chi tiết các nội dung hợp đồng mẫu và ủy quyền điểm đăng ký dịch vụ gần nhất tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng.
6. Bảo đảm chất lượng dịch vụ theo quy định tại hợp đồng với đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng; trong trường hợp thay đổi danh sách các dịch vụ, trình Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét phê duyệt việc sửa đổi danh mục các dịch vụ cung cấp trên Mạng chuyên dùng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
7. Điều hành kết nối hạ tầng mạng đường trục với mạng truy nhập các cấp.
8. Định kỳ 6 tháng, hàng năm chỉ đạo Viễn thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng tại địa phương với Sở Thông tin và Truyền thông; thực hiện báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ 3 tháng một lần và đột xuất theo yêu cầu về tình hình hoạt động của Mạng chuyên dùng.
Chương III
BẢO ĐẢM AN TOÀN MẠNG VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG CHUYÊN DÙNG
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách bảo đảm an toàn mạng và thông tin trên Mạng chuyên dùng.
2. Chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn mạng và thông tin trên Mạng chuyên dùng.
3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm quy định về an toàn mạng và thông tin trên Mạng chuyên dùng.
Điều 9. Trách nhiệm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
1. Ban hành quy chế về bảo vệ an toàn mạng và thông tin được truyền tải trên Mạng chuyên dùng.
2. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm Mạng chuyên dùng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin.
3. Triển khai các giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng để bảo đảm cơ sở hạ tầng Mạng chuyên dùng hoạt động liên tục và an toàn.
4. Triển khai các giải pháp, biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng, lợi dụng mạng lưới, thiết bị, các công cụ phần cứng, phần mềm để cản trở, gây nhiễu, gây rối loạn, làm hư hỏng, hủy hoại hoạt động của Mạng chuyên dùng.
5. Thường xuyên kiểm tra đánh giá về mức độ bảo vệ an toàn mạng và thông tin trên mạng, tiến hành những biện pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời.
6. Báo cáo ngay Bộ Thông tin và Truyền thông để nhận chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố đối với mạng đường trục hoặc các sự cố cần tổ chức ứng cứu thông tin.
Chương IV
SỬ DỤNG MẠNG CHUYÊN DÙNG
Điều 10. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên Mạng chuyên dùng
1. Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước được truyền tải trên Mạng chuyên dùng phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên Mạng chuyên dùng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ.
3. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên Mạng chuyên dùng phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng
1. Quản lý, khai thác và bảo vệ thiết bị mạng của điểm kết nối đặt tại cơ quan mình theo hợp đồng với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2. Chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin truyền đưa trên Mạng chuyên dùng theo đúng qui định pháp luật.
3. Không thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị liên quan đến Mạng chuyên dùng không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống Mạng chuyên dùng.
4. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan như:
a) Hệ thống tường lửa của đơn vị đối với Mạng chuyên dùng;
b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của cơ quan được thiết lập (nếu có) trên nền tảng Mạng chuyên dùng;
c) Quản lý các tên miền của cơ quan;
d) Sở hữu và quản lý các chính sách kết nối Internet của riêng cơ quan thông qua Mạng chuyên dùng;
đ) Ghi lại các sự cố, lỗi xảy ra về kết nối Mạng chuyên dùng, về an toàn, bảo mật thông tin; trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị phải báo cáo với điểm đăng ký dịch vụ gần nhất của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để phối hợp khắc phục kịp thời, nhanh chóng.
5. Đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số với Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Nội vụ) để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin trên Mạng chuyên dùng.
6. Trong trường hợp có kế hoạch nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng nội bộ có ảnh hưởng đến Mạng chuyên dùng, cần thông báo cho điểm đăng ký dịch vụ gần nhất của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước tối thiểu 05 ngày làm việc để bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể Mạng chuyên dùng.
7. Phải tuân thủ các quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng; xây dựng quy chế nội bộ về việc sử dụng Mạng chuyên dùng.
8. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn thông tin.
9. Phải trả chi phí sử dụng theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giá cước sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Kinh phí này do các đơn vị lập dự toán và được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả.
10. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của cơ quan hoặc Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương về tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình.
Điều 12. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng Mạng chuyên dùng
1. Người sử dụng (thuộc các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng) khi kết nối vào Mạng chuyên dùng phải tuyệt đối tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng.
2. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền để giải quyết.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Cục Ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quản lý, vận hành và duy trì Mạng chuyên dùng;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các nội dung của Thông tư này.
2. Cục Viễn thông có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý, giám sát việc triển khai giá cước, kết nối, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông trên Mạng chuyên dùng;
b) Trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh đối với cơ sở hạ tầng Mạng chuyên dùng;
c) Thẩm định quy hoạch tài nguyên mạng, các giải pháp, phương án kỹ thuật, các kế hoạch phát triển Mạng chuyên dùng do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đề xuất.
3. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam có trách nhiệm:
Phối hợp với các đơn vị chức năng bảo đảm an toàn thông tin truyền tải trên Mạng chuyên dùng;
Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng trong việc xây dựng các giải pháp an toàn thông tin và khắc phục sự cố mất an toàn thông tin;
Đề xuất các giải pháp giám sát, cảnh báo, ngăn chặn cho mạng nội bộ các đơn vị kết nối vào Mạng chuyên dùng chống nguy cơ xâm nhập trái phép qua Internet;
Cung cấp các dịch vụ đánh giá về kỹ thuật an toàn mạng cho các hệ thống thông tin của đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng.
4. Đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương có trách nhiệm hàng năm báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình sử dụng Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan.
5. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng tại địa phương;
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Thông tư này cho các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương; hướng dẫn các đơn vị này quản lý, khai thác hiệu quả Mạng chuyên dùng;
c) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp, báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương đơn vị quản lý.
6. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc chấp hành tại đơn vị theo đúng các quy định của Thông tư này.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Mạng chuyên dùng, nếu có vướng mắc tổ chức, cá nhân có liên quan cần kịp thời phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Ứng dụng công nghệ thông tin).
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTgCP (để b/c);
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tỉnh ủy/Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT;
- Ban Chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng Thông tin điện tử;
- Lưu: VT, ƯDCNTT (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Hồng | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "11/08/2011",
"sign_number": "23/2011/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Minh Hồng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-1159-CT-BNN-QLCL-trien-khai-kiem-tra-danh-gia-dieu-kien-dam-bao-123492.aspx | Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL triển khai kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 1159/CT-BNN-QLCL
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2011
CHỈ THỊ
TRIỂN KHAI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực triển khai các hoạt động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại một số vật tư kém chất lượng, độc hại và sản phẩm nông lâm thủy sản chưa đảm bảo an toàn thực phẩm đưa ra thị trường, gây thiệt hại cho nông dân, người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận và xã hội.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tổ chức kiểm tra thường xuyên, có hệ thống, có đánh giá phân loại làm cơ sở áp dụng các chế độ kiểm tra và xử lý khác nhau tùy theo kết quả phân loại của cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm tại 02 tỉnh Thanh Hóa, Tiền Giang đối với 10 nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đang có nhiều bức xúc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
Để triển khai thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các cấp:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, đặt biệt là hoạt động kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo quy định tại Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.
- Phối hợp với các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố thực hiện việc thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Thống nhất với cơ quan kiểm tra Trung ương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 về danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Trung ương và địa phương.
- Chủ động đề xuất nhu cầu đào tạo, tập huấn và cử cán bộ tham gia đầy đủ các đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại do các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ của cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh/ thành phố theo các nhiệm vụ được phân công, phân cấp quy định tại Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng quy định. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng Danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý trong địa bàn tỉnh/thành phố để khuyến khích các cơ sở làm tốt, răn đe và xử lý kịp thời các cơ sở không đáp ứng yêu cầu.
b) Chỉ đạo các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố tích cực phối hợp với các cơ quan kiểm tra địa phương trong việc xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố có vi phạm, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản không có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định.
d) Xem xét, sớm thành lập Cơ quan chuyên trách về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các tỉnh chưa thành lập) và đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bố trí nguồn lực cần thiết cho các cơ quan kiểm tra địa phương, bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm cho hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; hoạt động thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản của các cơ quan kiểm tra địa phương.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a. Các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành
- Khẩn trương hoàn thiện, trình Bộ ban hành các văn bản quy định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các biểu mẫu thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại làm căn cứ triển khai thực hiện.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, tập trung hướng dẫn áp dụng thống nhất các biểu mẫu thống kê, phương pháp kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan kiểm tra địa phương. Hỗ trợ, hướng dẫn cơ quan kiểm tra cấp tỉnh tổ chức tập huấn, đào tạo hướng dẫn cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng quy định.
- Thông báo công khai trên trang web của các Tổng Cục, Cục và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Danh sách các cơ sở đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý để khuyến khích các cơ sở làm tốt, răn đe và xử lý kịp thời các cơ sở không đáp ứng yêu cầu.
b. Vụ Tổ chức cán bộ
Chủ trì, phối hợp với các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành đề xuất hệ thống tổ chức, cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đến cấp huyện, cấp xã.
c. Vụ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành đề xuất, xây dựng trình Bộ các phương án về quy định thu phí, lệ phí phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản để Bộ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét ban hành theo thẩm quyền.
Đề nghị các địa phương và các đơn vị định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ: Y tế; Tài chính; Công Thương, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các Tổng Cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Lưu: VT, QLCL.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "27/04/2011",
"sign_number": "1159/CT-BNN-QLCL",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-174-KH-UBND-2021-tiep-tuc-day-manh-tuyen-truyen-phong-chong-dich-COVID-19-Can-Tho-486819.aspx | Kế hoạch 174/KH-UBND 2021 tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch COVID 19 Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 174/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 18 tháng 8 năm 2021
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Ngày 19 tháng 7 năm 2021, thành phố Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn, có thể khẳng định công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở thành phố Cần Thơ đã có được những kết quả bước đầu quan trọng. Dự báo trong thời gian tới, nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thì số ca mắc COVID-19 sẽ có chiều hướng gia tăng và sẽ còn diễn biến phức tạp hơn.
Tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền thời gian qua, nhằm giúp người dân có nhận thức sâu sắc hơn nữa về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo áp dụng trong những ngày còn lại của đợt giãn cách, góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, tạo vùng xanh trên toàn thành phố và duy trì lâu dài, bền vững vùng xanh, sống chung an toàn với dịch bệnh, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền và hiệu quả việc định hướng thông tin, không để xảy ra những hiểu lầm, gây tư tưởng hoang mang trong xã hội, ổn định vững chắc “trận địa” tư tưởng trong phòng, chống dịch, để bảo đảm thực hiện đồng bộ các mục tiêu, vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa bảo đảm đời sống người dân thông qua các chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ,...;
b) Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức đúng về tình hình, tính chất nguy hiểm và tác hại của dịch bệnh gây ra; khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, lực lượng tuyến đầu và Nhân dân của thành phố trong công tác phòng, chống dịch; qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người để chủ động, tích cực phòng, chống và kiểm soát dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng;
c) Thông qua tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; quyết tâm đẩy lùi, tiến tới kiểm soát dịch, không để lây lan, bảo đảm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”.
2. Yêu cầu
a) Trong quá trình tuyên truyền cần lưu ý không gây hoang mang, lo lắng trong Nhân dân. Duy trì trạng thái tâm lý bình thường mới để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, vừa phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả. Tiếp tục khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, tạo sự đồng thuận, đoàn kết của mọi người, mọi thành phần trong công tác phòng, chống dịch;
b) Công tác tuyên truyền cần bảo đảm tính kịp thời, chính xác, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể; bám sát diễn biến tình hình dịch và sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền các cấp;
c) Xác định công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do dịch bệnh gây ra;
d) Kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những thông tin sai lệch, lợi dụng tình hình dịch bệnh để gây hoang mang dư luận xã hội, đầu cơ, trục lợi, gây khó khăn, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của thành phố.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền về phòng, chống dịch
a) Tuyên truyền, làm rõ tình hình, tính chất nguy hiểm, nguy cơ và tác hại của dịch bệnh COVID-19; tập trung tuyên truyền chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cấp có thẩm quyền, của địa phương, đơn vị mình. Đề nghị người dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và thông điệp “5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”, không chủ quan, lơ là, không di chuyển đến những địa phương đang có dịch. Chủ động phối hợp với ngành Y tế và các lực lượng chức năng địa phương trong việc tham gia giám sát, phát hiện và thông báo kịp thời cho ngành Y tế địa phương người từ những địa điểm nguy cơ về nơi cư trú trên địa bàn mà không khai báo y tế hoặc khai báo không đúng sự thật. Hãy tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ”, đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn; kịp thời phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm;
b) Thông tin sâu rộng đến các cấp, các ngành về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ ngành Trung ương, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: về hạn chế tập trung đông người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành tại cơ quan, đơn vị, trong học tập, khai báo điện tử, kiểm soát dịch bệnh. Hướng dẫn người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; vận động Nhân dân tham gia tích cực các hoạt động nâng cao sức khỏe, thể lực;
Thông tin, tuyên truyền để các cấp, các ngành và mỗi cá nhân không lơ là, chủ quan, không hoang mang, lo lắng; không giấu bệnh; không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là, tập trung tuyên truyền các biện pháp thực hiện cao điểm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Tổ tư vấn của Bộ Y tế đề xuất và đã được Ủy ban nhân dân thành phố cụ thể hóa và chỉ đạo. Qua đó tạo sự đồng thuận trong Nhân dân về thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh để triệt để khoanh vùng, truy vết, cách ly, điều trị, dập dịch thành công.
c) Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; các văn bản quy phạm pháp luật về cấm nhập khẩu, tiêu thụ động vật hoang dã; xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, để giúp nâng cao ý thức trong việc tuân thủ các biện pháp của các ngành chức năng nhàm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19:
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính, hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung, COVID-19 nói riêng như: Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh COVID-19; hành vi trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19, cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh COVID-19... được quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
d) Tuyên truyền rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, như:
- Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị;
- Công tác chuẩn bị trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho người dân;
- Công tác bảo đảm kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống tại chỗ;
- Công tác xây dựng các phương án phòng, chống dịch theo từng cấp độ lây lan cho đến công tác thông tin tuyên truyền đến từng người dân;
- Công tác kiểm soát, quản lý, xử lý vi phạm về đầu cơ, tăng giá thuốc và các loại vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch;
- Công tác quản lý lái xe vận tải phục vụ vận chuyển, cung ứng hàng hóa, phục vụ tiêu dùng, sản xuất kinh doanh...; Shipper ...;
- Công tác khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng ngừa dịch; về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các quy định tuân thủ trong quá trình tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh COVID- 19;
- Công tác hướng dẫn, thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (Quyết định này quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục, biểu mẫu để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện nhận hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP);
- Công tác cải cách hành chính, thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng, thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công thành phố hoặc qua dịch vụ bưu chính để người dân biết và sử dụng nhằm hạn chế giao dịch trực tiếp;
- Về đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ tiếp xúc, hỗ trợ, phục vụ người dân; phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, thường xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ triển khai các giải pháp mới quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn để dập dịch.
đ) Tuyên truyền về việc biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ thành phố đến xã, phường, thị trấn, khu vực, ấp; công tác phát hiện, thông báo, tố giác kịp thời với những biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm đối với sức khỏe, tính mạng của người dân; những hành vi lợi dụng dịch để trục lợi cá nhân; những hành vi che giấu thông tin hoặc tung tin không chính xác gây tâm Iý hoang mang trong cộng đồng, làm mất ổn định xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị và của thành phố;
e) Tuyên truyền, giáo dục người dân chủ động, tích cực tham gia các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng, với phương châm “tự phòng là chính”. Tuyên truyền, vận động mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, không tụ tập đông người; thực hiện nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế; nhất là yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và đến nơi công cộng; khai báo y tế thường xuyên trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng khai báo y tế điện tử (Vietnam Health Declaration, Ncovi, Bluezone) khi ra ngoài:
Tuyên truyền, thông tin về đường dây nóng nhằm tiếp nhận, xử lý và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Sở Y tế, Bệnh viện và Trung tâm y tế quận, huyện. Tuyên truyền về việc theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến dịch của cả nước, của thành phố và các thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch từ các kênh chính thống, như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, Báo Cần Thơ; Website chính thống của các Bộ ngành chức năng có liên quan ở Trung ương; Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các cơ quan báo chí chính thống, các cổng thông tin điện tử của các cơ quan chức năng của thành phố.
g) Tuyên tuyền, vận động những người ở vùng dịch, đã đi qua vùng dịch, người có nguy cơ lây nhiễm cao yên tâm, tin tưởng và tự giác khai báo y tế, đến các cơ sở y tế khám, điều trị khi có các triệu chứng của bệnh; thực hiện các biện pháp cách ly khoa học, tránh biểu hiện kỳ thị, xa lánh. Tuyên truyền, thông tin chính xác, đầy đủ diễn biến tình hình dịch để người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và biện pháp phòng ngừa dịch, không lơ là, chủ quan nhưng không được gây hoang mang, lo lắng làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; phổ biến các khuyến cáo, khuyến nghị của Bộ Y tế, của các cấp chính quyền thành phố nhằm phòng ngừa, hạn chế dịch lây lan. Thông tin đậm nét về thực hiện nguyên tắc chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch; phương châm 4 tại chỗ: “Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ”.
h) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn gia đình tổ chức đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, các lễ nghi tôn giáo..., ma chay, cúng 49 ngày, 100 ngày, đám giỗ tại địa phương trong thời điểm hiện nay phải thực hiện nghiêm và đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; vận động các gia đình tổ chức trong phạm vi gia đình phù hợp nghi lễ truyền thống, hạn chế đông người. Đối với đám tang, thực hiện theo quy định về nếp sống văn minh, không để dài ngày. Đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền cho việc tổ chức tang lễ đối với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong phải được người dân hiểu, gia đình có người tử vong hiểu để thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quyết định số 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại lễ tang; Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng; văn bản của Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch bệnh COVID-19 về việc áp dụng biện pháp xử lý tử thi phù hợp tình huống và nguyên nhân tử vong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
i) Tuyên truyền, vận động người dân không xem, không nghe theo sự xúi dục, kích động và tích cực đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch liên quan công tác chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các ngành, các cấp, các địa phương và của lực lượng tuyến đầu; cũng như tự chữa bệnh trên các mạng xã hội. Song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật để phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, biểu dương các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật để phòng, chống dịch COVID-19, đấu tranh phê phán đối với tổ chức, cá nhân có hành vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh.
Tuyên truyền, cổ vũ sự nỗ lực, vào cuộc của các lực lượng, các cấp, các ngành, sự đồng lòng của người dân trong phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt là sự cống hiến hết mình của các y, bác sỹ, cơ sở y tế, các đơn vị quân đội, công an, các lực lượng “4 tại chỗ” trên tuyến đầu chống dịch và về sự chung tay đóng góp, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
2) Tuyên truyền về chính sách hỗ trợ
Về nội dung hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, thực hiện 12 chính sách sau:
a) Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống đại dịch COVID-19.
b) Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4 năm 2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghi không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tống thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.
c) Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động:
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.
d) Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
đ) Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
e) Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
g) Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em:
- Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha;
- Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết này; được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
h) Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0):
- Từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày;
- Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
i) Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV:
- Trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
- Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
k) Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.
l) Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất:
- Cho vay trả lương ngừng việc: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
- Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
m) Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:
- Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương (nội dung này thành phố đã và đang chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố tham mưu triển khai thực hiện);
- Về hồ sơ, trình tự, thủ tục, biểu mẫu để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện nhận hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết số 68/NQ-CP ;
- Thực hiện theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và các văn bản của các cơ quan có liên quan (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngành Thuế, Điện, Nước...).
III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình; đặc biệt chú trọng hệ thống loa truyền thanh cơ sở; thường xuyên cập nhập tình hình dịch bệnh COVID-19 phát sóng vào các khung giờ vàng, ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền phòng, chống dịch. Mở các chuyên trang, chuyên mục để thực hiện các chuyên đề, giao lưu trực tuyến, đối thoại, hỏi - đáp trực tuyến... nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến người dân.
2. Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của các ngành, các trang thông tin điện tử của địa phương, cơ quan, đơn vị.
3. Tuyên truyền cổ động trực quan bằng băng rôn, panô, khẩu hiệu, tờ rơi, sổ tay, đến tận địa bàn dân cư, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, vùng có đạo. Đặc biệt là tập trung tuyên truyền tại các chợ truyền thống (nếu cấp thẩm quyền cho hoạt động trở lại), các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các điểm bán chợ “không” đồng, chợ “ra phố”, các cửa hàng buôn bán thuốc, các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, để mọi người thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và tuân thủ nguyên tắc cách ly trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhất là phải đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
4. Xây dựng, đăng tải các video, clip, banner ảnh, biểu ngữ cổ động, để tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, báo điện tử, trang thông tin điện tử của địa phương, cơ quan, đơn vị, để cho người dân biết các dấu hiệu khi bị nhiễm bệnh và chủ động đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có triệu chứng nhiễm bệnh.
5. Tuyên truyền trên mạng xã hội: Các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân tích cực đăng tải các tin, bài viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại, cách phòng, chống dịch COVID-19 trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube...), Tổ chức nhắn tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 đến các thuê bao điện thoại di động về các khuyến cáo, khuyến nghị của ngành y tế.
6. Tuyên truyền bằng xe lưu động, thành lập đội hình tuyên truyền bằng ô tô lưu động và loa tuyên truyền lưu động. Tổ chức các đội loa cầm tay, loa kéo di động kết hợp đo thân nhiệt, khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone tại các điểm tập trung đông người như siêu thị, các chốt kiểm soát dịch, các khu dân cư, chung cư...
7. Các hình thức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và điều kiện thực tế tại địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Cục thuế, Bảo hiểm xã hội, Ngân hành chính sách xã hội và sở, ban ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi quản lý của đơn vị mình chủ động rà soát bổ sung, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến để đạt mục đích, yêu cầu và nội dung của Kế hoạch này. Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội; Công an nhân dân tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp tổ chức giao ban hoặc thông tin báo chí khi có vấn đề phát sinh, để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và định hướng tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
b) Phối hợp Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thanh quận, huyện tăng cường thời lượng tuyên truyền về diễn biến, tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19; các biện pháp phòng, chống dịch để người dân chủ động phòng, chống dịch hiệu quả;
c) Chỉ đạo hệ thống bưu điện, các nhà mạng viễn thông tăng cường đảm bảo thông tin, liên lạc an toàn, thông suốt phục vụ công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích để giải quyết thủ tục hành chính. Chỉ đạo các nhà mạng viễn thông tăng cường tin nhắn tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến các thuê bao điện thoại di động về các khuyến cáo, khuyến nghị của ngành y tế;
d) Theo dõi, quản lý, kiểm tra chặt chẽ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng xã hội; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đăng tải, chia sẻ, bình luận không chính xác về tình hình dịch bệnh COVID-19;
đ) Phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp trong thành phố tăng cường sử dụng sàn thương mại điện tử để tiêu thụ hàng hóa.
3. Sở Y tế
a) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về diễn biến của dịch bệnh COVID-19; kế hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát tình hình dịch;
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ phận chức năng của Ban Tuyên giáo Thành ủy trong chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhằm ổn định trật tự, an toàn xã hội trong trường hợp dịch bùng phát mạnh;
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp kịp thời tình hình dịch bệnh COVID-19 trong ngày để cung cấp thông tin cho báo chí. Đồng thời, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí về tình hình dịch bệnh COVID-19 của thành phố theo quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
d) Chỉ đạo cơ sở y tế, đặc biệt là các nhân viên y tế nêu cao vai trò, trách nhiệm để vừa làm tốt vai trò người thầy thuốc, vừa là tuyên truyền viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh chủ động phòng ngừa, giữ gìn, nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố; Báo Cần Thơ
a) Tăng cường thời lượng thông tin, tuyên truyền sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và khuyến cáo, khuyến nghị của ngành chức năng về phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
b) Phối hợp chặt chẽ với bộ phận chức năng của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, địa phương có liên quan nắm tình hình và phản ánh khách quan, trung thực về tình hình dịch bệnh COVID-19; thực hiện tuyên truyền theo đúng định hướng, kịp thời, chính xác, phù hợp; tránh đưa thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền các khuyến cáo, khuyến nghị của của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm ngăn ngừa, hạn chế dịch lây lan; động viên cổ vũ các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống dịch;
c) Kịp thời phản ảnh những tổ chức, cá nhân có những cách làm tích cực, hiệu quả; đồng thời phê bình những tổ chức, cá nhân còn lơ là, thiếu quyết tâm và trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
5. Đề nghị Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố tổ chức phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động, thơ, nhạc, sân khấu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
a) Phối hợp Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành chức năng thành phố chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền kịp thời trên báo chí, cổng thông tin điện tử và mạng xã hội về diễn biến tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyên giáo quận, huyện và đảng ủy trực thuộc theo dõi, nắm chắc diễn biến dịch bệnh COVID-19, tình hình tư tưởng và tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; qua đó hỗ trợ các đơn vị có liên quan của thành phố làm tốt công tác tư tưởng, định hướng dư luận xã hội để cán bộ, đảng viên và nhân dân không hoang mang, lo lắng, yên tâm công tác, lao động và tham gia phòng, chống, dập dịch;
c) Chỉ đạo các lực lượng tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và tổ chức chính trị - xã hội thành phố
a) Chủ động phối hợp với ngành y tế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến từng địa bàn, khu dân cư để nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại gia đình, nơi công cộng;
b) Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của nhân dân; qua đó, phát hiện và tham mưu kịp thời cho cấp ủy các biện pháp ổn định tình hình tư tưởng trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 bùng phát cao;
c) Vận động nhân dân, các vị chức sắc tôn giáo, đoàn viên, hội viên trong hệ thống Mặt trận đăng tải, chỉ chia sẻ thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh COVID-19; các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các khuyến cáo, khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan chức năng trên mạng xã hội;
d) Phát động phong trào: “Toàn thể nhân dân chung tay cùng các cấp chính quyền của thành phố Cần Thơ trong công tác phòng, chống, dập dịch bệnh COVID-19, góp phần tiến tới kiểm soát dịch bên trên địa bàn, ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân thành phố”
Trên đây là Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố; đề nghị sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung Kế hoạch này nghiêm túc, chủ động, linh hoạt triển khai thực hiện; các đơn vị thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, kịp thời phản ảnh, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, số điện thoại: 02923.811.041) để tổng hợp nghiên cứu tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục định hướng, chỉ đạo cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp;
- TT. TU, TT. HĐND;
- CT, PCT UBND TP;
- Ban Tuyên giáo TU;
- UB MTTQVN TP và các đoàn thể;
- BCĐ TP COVID-19;
- Sở, ban, ngành TP;
- Thành viên HĐPHPBGDPL TP;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND TP(2A,3EC);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, LhT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "18/08/2021",
"sign_number": "174/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Ngọc Hè",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-41-2011-TT-BLDTBXH-sua-doi-Thong-tu-37-2005-TT-BLDTBXH-133488.aspx | Thông tư 41/2011/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2011/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 37/2005/TT-BLĐTBXH NGÀY 29/12/2005 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH) như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Điểm a khoản 2 mục VI
Thẻ an toàn lao động do người sử dụng lao động (theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động) in và quản lý theo mẫu kèm theo tại Phụ lục I của Thông tư này. Trường hợp người sử dụng lao động không thể tự in thẻ an toàn lao động thì liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được cung cấp.
2. Điểm b khoản 2 mục VI
Người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.
3. Điểm f khoản 1 mục VII
Hàng năm, cơ sở phải báo cáo danh sách người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản để quản lý và theo dõi; tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2012.
2. Thẻ an toàn lao động được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, vẫn tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (3).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh
PHỤ LỤC I
MẪU THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Kích thước thẻ: 60mm x 90mm
Mặt trước
Mặt sau
(1) …………………………………
(2) …………………………………
THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Ảnh 3x4, đóng dấu giáp lai
Số: …………../(3) ……../TATLĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Họ và tên: ……………………………………
Sinh ngày: ……./……../………..
Công việc: …………………………………..
Đã hoàn thành khóa huấn luyện: ………….
…………………………………………………
Từ ngày …./…./20 ….. đến ngày …../…../20 …
.............., ngày ..../...../.............
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Thẻ có giá trị đến ngày …/…../……..
(1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10)
(2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).
(3) Năm cấp thẻ an toàn lao động. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "28/12/2011",
"sign_number": "41/2011/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Bùi Hồng Lĩnh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-3165-KH-UBND-2022-to-chuc-thi-dua-xay-dung-nong-thon-moi-Ho-Chi-Minh-2021-2025-531450.aspx | Kế hoạch 3165/KH-UBND 2022 tổ chức thi đua xây dựng nông thôn mới Hồ Chí Minh 2021 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3165/KH-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2022
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CẢ THÀNH PHỐ CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025;
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là phong trào thi đua), với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động các tầng lớp Nhân dân, các cấp, các ngành, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, thành phố Thủ Đức, quận, huyện, các cơ quan, đơn vị, tổng công ty, công ty thuộc Thành phố (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, địa phương) chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; thực hiện xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu, cải thiện trực tiếp điều kiện sống, thay đổi tư duy, nếp sống của người dân nông thôn.
- Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 20% số huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và Thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
2. Yêu cầu
- Phong trào thi đua tiếp tục là trọng tâm trong các phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cụm, khối thi đua giai đoạn 2021 - 2025.
- Phong trào thi đua tiếp tục được triển khai sâu rộng từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở, với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân.
- Việc công nhận, biểu dương, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phải thực chất, khách quan để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua hằng năm và tổng kết giai đoạn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả thiết thực trong thực hiện phong trào thi đua, tránh chạy theo thành tích.
- Đến năm 2025, Thành phố tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng và kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến thường xuyên liên tục, tạo sự lan tỏa rộng lớn trong phong trào thi đua chung của Thành phố.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua; tập trung nghiên cứu, phát huy các sáng kiến, giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa nông thôn theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Ủy ban nhân dân huyện, xã tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức triển khai thực hiện phong trào thi đua trên địa bàn, tập trung xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện đô thị hóa, trong đó chú trọng:
- Phối hợp chặt chẽ với các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai, thực hiện phong trào thi đua, sát với tình hình thực tế, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng dân cư cụ thể.
- Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực: thực hiện lồng ghép, huy động tối đa nguồn lực địa phương để tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua; huy động đóng góp của Nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện.
- Đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời vận động củng cố, tăng cường sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.
- Từng địa phương phấn đấu hoàn thành sớm hoặc đúng kế hoạch, có chất lượng các tiêu chí, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi đạt chuẩn.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới; vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức giám sát thực hiện xây dựng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với các nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn, biện pháp cụ thể, tránh hình thức, lãng phí. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời để động viên các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện và kết quả của phong trào thi đua theo quy định về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố)).
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn căn cứ đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể để có các hình thức tuyên truyền phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.
3. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở thêm các chuyên trang, chuyên mục về việc triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện phong trào thi đua, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở. Đặc biệt, chú ý tuyên truyền các mô hình hiệu quả, chung sức xây dựng nông thôn mới, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”... Từ đó, phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo và điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua.
4. Căn cứ tình hình thực tiễn, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm vào năm 2023 và tổng kết phong trào thi đua vào năm 2025.
5. Ủy ban nhân dân Thành phố tiến hành tổng kết phong trào thi đua vào năm 2025.
IV. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ THI ĐUA, HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
(Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025).
1. Đối tượng, tiêu chí thi đua
a) Đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện; tổng công ty, công ty, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố.
- Hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
- Nghiên cứu để kịp thời điều chỉnh các văn bản hướng dẫn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
- Tích cực tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên, người dân thực hiện phong trào thi đua, tạo sự đồng thuận, lan tỏa trong xã hội về xây dựng nông thôn mới.
- Có liên kết, phối hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn nông thôn; có mô hình, giải pháp, cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo trên các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu, phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển làng nghề và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Tham gia hỗ trợ ít nhất 01 huyện hoặc 01 xã trong chung sức xây dựng nông thôn mới theo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương hỗ trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
b) Đối với cấp huyện
- Huyện đạt chuẩn nông thôn nâng cao.
- Có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo; triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Thành phố và là đơn vị tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của Thành phố.
- Không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
c) Đối với xã:
- Đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh, nông thôn mới thương mại điện tử và là xã tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện, có kết quả nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới toàn diện, nổi bật.
- Không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
d) Đối với cá nhân:
- Cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực bám sát cơ sở, có sáng kiến, giải pháp hiệu quả trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoặc tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.
- Người lao động (nông dân, công nhân,...), thành viên hợp tác xã tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào thi đua với những việc làm thiết thực (đóng góp tiền của, công sức, đất đai...) hoặc có mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, có phát minh, sáng chế trong lao động, sản xuất góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.
đ) Đối tượng khác: các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hội, doanh nhân, trí thức, nhà khoa học, các gia đình, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài... có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất xây dựng nông thôn mới; sản xuất giỏi, có thu nhập cao và giúp đỡ cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng:
a) Hình thức khen thưởng:
- Huân chương Lao động;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Giấy khen.
b) Tiêu chuẩn khen thưởng:
Căn cứ thành tích thực hiện phong trào thi đua “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025, việc xét khen thưởng cho các tập thể, gia đình, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) là cơ quan thường trực của phong trào thi đua, chịu trách nhiệm:
- Tham mưu Hướng dẫn khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng và đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ xem xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong triển khai, thực hiện phong trào thi đua nhân dịp tổng kết phong trào thi đua.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các báo, đài thuộc Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tham gia, hưởng ứng phong trào thi đua.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức triển khai công tác tuyên truyền các nội dung và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả thực hiện phong trào thi đua khi tổng kết; tổng hợp đề xuất khen thưởng; tham mưu tổ chức tổng kết phong trào thi đua để đánh giá kết quả thực hiện theo quy định nhằm đề ra các giải pháp triển khai thực hiện giai đoạn tiếp theo.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc Thành phố:
- Căn cứ chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ chính trị được giao và điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và triển khai tổ chức thực hiện phong trào thi đua đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
- Hằng năm, khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng cần gắn với kết quả triển khai thực hiện phong trào thi đua; tổ chức bình xét, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu theo quy định.
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới cùng cấp thống nhất các nội dung và biện pháp triển khai có hiệu quả phong trào thi đua giai đoạn 2021 - 2025.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người dân để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua đạt hiệu quả thiết thực.
Căn cứ Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phổ thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng TĐKT Trung ương:
- Ban Chỉ đạo Trung ương CTMTQG XDNTM;
- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương;
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy,
- Văn phòng HĐND Thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH Thành phố;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình XD NTM TP (47b);
- Thành viên Hội đồng TĐ-KT Thành phố;
- Ủy ban MTTQVN TP và các đoàn thể TP;
- Văn phòng Điều phối NTM Thành phố (30b);
- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc TP;
- UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
- UBND các phường - xã, thị trấn;
- Các tổng công ty và công ty thuộc TP;
- Ban TĐKT (SNV) (05 bản);
- VPUB: CPW, các phòng CV;
- Lưu: VT, VX, (VX/Ng.T).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Hoan | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "07/09/2022",
"sign_number": "3165/KH-UBND",
"signer": "Võ Văn Hoan",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-90-2011-TT-BQP-sua-doi-Thong-tu-181-2005-TT-BQP-126210.aspx | Thông tư 90/2011/TT-BQP sửa đổi Thông tư 181/2005/TT-BQP | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 90/2011/TT-BQP
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 181/2005/TT-BQP NGÀY 17/11/2005 CỦA BỘ QUỐC PHÒNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2005/NĐ-CP NGÀY 14/3/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUY CHẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VÀ THÔNG TƯ SỐ 05/2010/TT-BQP NGÀY 18/01/2010 CỦA BỘ QUỐC PHÒNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 50/2008/NĐ-CP NGÀY 21/4/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU, CẢNG BIỂN
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung Thông tư số 181/2005/TT-BQP và Thông tư số 05/2010/TT-BQP như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Tiết b, Điểm 2; Điểm 3; Tiết b, Điểm 5 Mục II của Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17/11/2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền
1. Tiết b, Điểm 2, Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Đối với người nước ngoài
b) Đối với công dân nước thứ 3: Khi nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất, nhập cảnh và mẫu giấy tờ đó đã được thông báo chính thức cho Việt Nam qua đường ngoại giao), kèm theo giấy miễn thị thực do cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam nơi nước công dân định cư cấp”.
2. Điểm 3, Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phương tiện, hàng hóa xuất, nhập cảnh, xuất, nhập khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới thực hiện theo Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 32/2005/NĐ-CP, phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Đối với hàng hóa buôn bán qua biên giới có đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điểm 3, Mục II Thông tư này và các quy định của Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới được xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, không phân biệt hàng hóa đó là của địa phương khu vực biên giới hay của cả nước.
- Trường hợp đặc biệt theo đề nghị của chính quyền địa phương cấp tỉnh hoặc Chính phủ nước láng giềng, Bộ trưởng Bộ Công Thương thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép thông quan hàng hóa của nước thứ ba qua cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu phụ”.
3. Tiết b, Điểm 5, Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Thủ tục kiểm tra, giám sát chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới.
b) Thủ tục kiểm tra, giám sát biên phòng tại cửa khẩu biên giới.
- Đối với công dân Việt Nam xuất, nhập cảnh phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh biên giới, giấy chứng nhận;
+ Tờ khai xuất, nhập cảnh (đối với người xuất, nhập cảnh bằng hộ chiếu), trừ các cửa khẩu đã bỏ tờ khai xuất, nhập cảnh.
- Đối với người nước ngoài:
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực nhập cảnh Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực hoặc vào làm việc, hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu);
+ Giấy thông hành hoặc chứng minh biên giới, giấy chứng nhận;
+ Tờ khai xuất, nhập cảnh (đối với người xuất, nhập cảnh bằng hộ chiếu), trừ các cửa khẩu đã bỏ tờ khai xuất nhập cảnh.
- Đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện xuất, nhập cảnh của Việt Nam và nước ngoài phải xuất trình giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, chứng minh biên giới;
+ Giấy phép điều khiển phương tiện;
+ Giấy đăng ký phương tiện;
+ Giấy phép liên vận;
+ Giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hóa (nếu có);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm phương tiện (nếu có);
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Trách nhiệm của Đồn biên phòng có cửa khẩu:
+ Kiểm tra, kiểm soát, hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và giám sát các hoạt động ra vào khu vực cửa khẩu đối với người, phương tiện xuất, nhập cảnh; hàng hóa xuất, nhập khẩu trong khu vực cửa khẩu;
+ Đóng dấu kiểm chứng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
+ Phối hợp với Hải quan, các lực lượng khác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, chống buôn lậu và gian lận thương mại;
+ Cấp thị thực cho người nước ngoài theo thông báo của Bộ Công an.
+ Hồ sơ xin cấp thị thực tại cửa khẩu gồm:
- Công văn của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đồng ý cho nhận thị thực tại cửa khẩu.
- Trường hợp cấp thị thực rời (D) hành khách phải nộp 04 ảnh (cỡ 4cm x 6cm).
- Trình tự cấp thị thực tại cửa khẩu:
+ Đồn Biên phòng tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực tại cửa khẩu;
+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
+ Cấp thị thực cho người nước ngoài.
- Thời gian cấp thị thực: Ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Thu lệ phí cấp thị thực theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
- Chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài.
- Địa điểm giám sát biên phòng:
+ Khu vực quá cảnh (đối với cửa khẩu quốc tế);
+ Khu vực kiểm tra, kiểm soát phương tiện, hàng hóa;
+ Khu vực nhà chờ làm thủ tục;
+ Khu vực làm thủ tục xuất, nhập cảnh của các cơ quan chức năng;
+ Khu vực kho, bãi hàng chờ xuất, nhập khẩu;
+ Khu cửa hàng kinh doanh miễn thuế;
+ Khu dịch vụ, thương mại;
+ Khu bãi xe, bến đậu;
+ Khu vực cấm;
+ Khu vực khác thuộc phạm vi khu vực cửa khẩu.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát biên phòng tại khu vực cửa khẩu:
+ Người Việt Nam, người nước ngoài xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới và đến khu vực cửa khẩu đón, tiễn khách hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ, thương mại, báo chí, tham quan, du lịch;
+ Phương tiện, hàng hóa, hành lý của Việt Nam, nước ngoài ra vào khu vực cửa khẩu, xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới.
- Nhiệm vụ giám sát biên phòng:
+ Duy trì, điều hành, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa, hành lý và các hoạt động khác trong khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền;
+ Duy trì an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập trái phép qua cửa khẩu biên giới.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14, Điều 23 và Điều 24 của Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18/01/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/NĐ-CP ngày 21/4/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu, cảng biển
1. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Thủ tục biên phòng đối với tàu khách du lịch
1. Thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này.
2. Khi đón khách du lịch đường biển tại cảng, các công ty du lịch phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:
a) 01 bản chính Chương trình du lịch cho khách;
b) 01 bản chính Danh sách duyệt nhân sự của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an cho phép hành khách nhập cảnh Việt Nam (trừ những khách mang hộ chiếu đã có thị thực Việt Nam và những khách mang hộ chiếu thuộc diện miễn thị thực nhập, xuất cảnh Việt Nam).
3. Khách du lịch đường biển được cấp thị thực hoặc Giấy phép tham quan du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về xuất, nhập cảnh.
a) Thủ tục cấp thị thực tại cửa khẩu cảng biển
- Cá nhân hoặc đại diện cơ quan chủ quản trực tiếp đến Biên phòng cửa khẩu cảng làm thủ tục.
- Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đăng ký, cấp thị thực trực tiếp tại tàu.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Giấy giới thiệu hoặc Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản đón tiếp.
+ Công văn của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an đồng ý cho nhận thị thực tại cửa khẩu.
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (xuất trình).
- Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
b) Thủ tục cấp Giấy phép tham quan du lịch tại cửa khẩu cảng biển
- Biên phòng cửa khẩu cảng biển cấp Giấy phép tham quan du lịch trực tiếp tại tàu.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Công văn xét duyệt nhân sự của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của hành khách (xuất trình).
- Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 01 giờ sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
- Việc thu lệ phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Đối với tàu khách du lịch quốc tế được phép chở khách du lịch nội địa giữa các cảng trong nước trước khi tàu thực hiện đón khách tại cảng, người làm thủ tục phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:
a) Bản sao các giấy phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép đón khách du lịch nội địa giữa các cảng trong nước.
b) Công ty du lịch phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng Chương trình du lịch cho khách nội địa và Danh sách hành khách.
c) Khách du lịch nội địa là người nước ngoài xuống tàu phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; Người Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu”.
2. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP.
2. Giấy phép xuống tàu, thuyền cho Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ và thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu, thuyền) để làm việc hoặc tiến hành các hoạt động khác trong thời gian tàu, thuyền neo đậu trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
3. Giấy phép xuống tàu, thuyền gồm có:
a) Giấy phép xuống tàu, thuyền cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên xuống các tàu, thuyền nước ngoài làm việc, thời hạn không quá 12 tháng (Phụ lục IV kèm theo Thông tư này).
b) Giấy phép xuống tàu, thuyền cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống các tàu, thuyền nước ngoài đang neo đậu tại cửa khẩu cảng để làm việc, thời hạn giấy phép xuống tàu, thuyền không quá 03 tháng (Phụ lục V kèm theo Thông tư này).
c) Giấy phép cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài trong khu vực cửa khẩu cảng biển, Giấy phép có giá trị 01 lần (Phụ lục VI kèm theo Thông tư này).
4. Thủ tục cấp các loại Giấy phép
a) Thủ tục cấp Giấy phép cho người Việt Nam xuống tàu, thuyền nước ngoài.
- Cá nhân hoặc đại diện cơ quan chủ quản trực tiếp đến Biên phòng cửa khẩu cảng làm thủ tục.
- Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đăng ký, cấp Giấy phép.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Giấy giới thiệu hoặc Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản.
+ Giấy chứng minh nhân dân đối với cá nhân hoặc bản danh sách đối với tập thể.
+ Lý lịch cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản (đối với Giấy phép xuống tàu, thuyền có giá trị 03 tháng và 12 tháng).
+ 02 ảnh màu (cỡ 2cm x 3cm) đối với Giấy phép có giá trị 12 tháng.
- Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
b) Thủ tục cấp Giấy phép cho người nước ngoài xuống tàu, thuyền nước ngoài.
- Cá nhân hoặc đại diện cơ quan chủ quản trực tiếp đến Biên phòng cửa khẩu cảng làm thủ tục.
- Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đăng ký cấp Giấy phép.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Giấy giới thiệu hoặc Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản.
+ Hộ chiếu hoặc thẻ đăng ký thường trú (xuất trình).
+ 02 ảnh màu (cỡ 2cm x 3cm) đối với Giấy phép có giá trị 12 tháng.
- Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
c) Thủ tục cấp Giấy phép cho người Việt Nam thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
- Cá nhân hoặc đại diện cơ quan chủ quản trực tiếp đến Biên phòng cửa khẩu cảng làm thủ tục.
- Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đăng ký, cấp Giấy phép.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Giấy giới thiệu hoặc Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản.
+ Giấy phép hoạt động tương ứng do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy chứng minh nhân dân (xuất trình).
- Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 01 giờ sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
d) Thủ tục cấp Giấy phép cho người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
- Cá nhân hoặc đại diện cơ quan chủ quản trực tiếp đến Biên phòng cửa khẩu cảng làm thủ tục.
- Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đăng ký, cấp Giấy phép.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Giấy giới thiệu hoặc Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc Giấy mời, đơn đề nghị của thuyền trưởng.
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (xuất trình).
- Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 01 giờ sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
đ) Thủ tục cấp Giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu, thuyền nước ngoài.
- Cá nhân hoặc đại diện cơ quan chủ quản trực tiếp đến Biên phòng cửa khẩu cảng làm thủ tục.
- Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đăng ký, cấp Giấy phép.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Giấy giới thiệu hoặc Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản.
+ Giấy phép hoạt động tương ứng do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy chứng minh nhân dân (xuất trình).
- Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
5. Khi đến làm việc hoặc thực hiện các hoạt động trên, người được cấp giấy phép phải xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về việc để những người không có trách nhiệm xuống tàu, thuyền.
6. Việc thu lệ phí các loại giấy phép trên thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.
3. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Thuyền viên nước ngoài đi bờ
1. Thuyền viên nước ngoài đi bờ thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP.
2. Trong thời gian tàu, thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng biển, thuyền viên nước ngoài được phép đi bờ trong phạm vi nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu. Trường hợp đi ra ngoài phạm vi nói trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
3. Thời gian đi bờ từ 07 giờ đến 24 giờ trong ngày, nếu đi tham quan, du lịch, cấp cứu, chữa bệnh … sẽ được gia hạn thời gian theo từng trường hợp cụ thể.
4. Giấy phép đi bờ (Thẻ đi bờ - SHOREPASS - Phụ lục VII kèm theo Thông tư này) do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu, thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu, thuyền Việt Nam, có giá trị 01 lần trong thời gian tàu, thuyền neo đậu tại cảng.
5. Việc xin phép đi bờ cho thuyền viên được ghi tại mục ghi chú của Bản khai chung. Trong trường hợp thuyền viên có nhu cầu đi bờ nhưng chưa đăng ký tại mục ghi chú của Bản khai chung, thuyền trưởng thông qua đại lý để xin cấp Giấy phép đi bờ.
Thuyền viên nghỉ qua đêm trên bờ phải có đơn xin phép của thuyền trưởng và được Biên phòng cửa khẩu cảng cấp giấy phép (Permit).
Thủ tục cấp Giấy phép cho thuyền viên nghỉ qua đêm như sau:
- Cá nhân thuyền viên hoặc đại lý tàu, thuyền đến làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng.
- Thành phần hồ sơ (01 bộ) gồm:
+ Đơn xin phép của thuyền trưởng;
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
- Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
6. Thời hạn cấp giấy phép đi bờ cho thuyền viên nước ngoài là ngay sau khi Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
7. Trong thời gian tàu, thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng biển, thuyền viên nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam bị cấm đi bờ, trường hợp đi bờ có hành vi vi phạm bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
8. Việc thu lệ phí giấy phép đi bờ và giấy phép nghỉ qua đêm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2011.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử của CP;
- Công báo;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc BQP;
- Bộ Tư lệnh BĐBP;
- VPBQP;
- Vụ Pháp chế BQP;
- Lưu: VT, CCHC.
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Phùng Quang Thanh | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "30/06/2011",
"sign_number": "90/2011/TT-BQP",
"signer": "Phùng Quang Thanh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-24-2016-TT-BGTVT-Dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-He-thong-AIS-2016-328225.aspx | Thông tư 24/2016/TT-BGTVT Định mức kinh tế kỹ thuật Hệ thống AIS 2016 mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2016/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2016
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG AIS
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống AIS,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống nhận dạng tự động (Hệ thống AIS).
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG AIS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TT-BGTVT ngày 15/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mục lục
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG
I. Giới thiệu chung
II. Cơ sở pháp lý xây dựng định mức
III. Giải thích các từ viết tắt
IV. Nội dung định mức
V. Quy định áp dụng
CHƯƠNG II. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH, KHAI THÁC HỆ THỐNG AIS
I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC
1. Vận hành, khai thác Trung tâm dữ liệu AIS
a) Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện:
b) Vận hành phần mềm:
c) Khai thác thông tin AIS:
2. Vận hành Trạm thu AIS
a) Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện
b) Vận hành phần mềm
II. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO
1. Định mức lao động
2. Định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu
a) Định mức tiêu hao điện năng
b) Định mức tiêu hao nhiên liệu
c) Định mức tiêu hao vật tư
d) Định mức tiêu hao dụng cụ sản xuất
đ) Định mức kênh truyền
e) Định mức duy trì bản quyền phần mềm hàng năm
3. Định mức phụ tùng thay thế
CHƯƠNG III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG AIS
I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC
1. Công tác chuẩn bị
2. Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
3. Thực hiện bảo dưỡng
4. Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
5. Kết thúc công việc
II. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO
1. Máy chủ và thiết bị lưu trữ dữ liệu
2. Thiết bị tường lửa
3. Thiết bị chuyển mạch
4. Thiết bị định tuyến
5. Máy tính giám sát, máy tính khai thác và máy tính xử lý
6. Máy phát điện 7,5 kVA
7. Máy phát điện 2 kVA
8. Cột anten VHF: 10m - 35m
9. Máy thu AIS
10. Điều hòa nhiệt độ: 9.000 BTU - 18.000 BTU
11. Bộ chuyển đổi nguồn AC/DC 220V/13,8V - 20A
12. Thiết bị lưu điện (UPS): 3kVA - 10kVA (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
I. Giới thiệu chung
1. Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identification System - AIS) là hệ thống thu nhận, lưu trữ và cung cấp thông tin nhận dạng, vị trí, hành trình di chuyển của tàu thuyền lắp đặt thiết bị AIS (sau đây gọi tắt là Hệ thống AIS). Theo Công ước SOLAS 74 sửa đổi năm 2002, tất cả các tàu trọng tải 300 GT trở lên tham gia vào chuyến hành trình quốc tế, tàu chở hàng trọng tải 500 GT trở lên không tham gia chạy tuyến quốc tế và tất cả các tàu chở khách không phân biệt kích cỡ được yêu cầu phải lắp đặt thiết bị AIS. Hiện nay, nhiều quốc gia không chỉ giới hạn phạm vi áp dụng theo quy định của Công ước SOLAS mà đã mở rộng phạm vi bắt buộc trang bị thiết bị AIS cho nhiều đối tượng khác như giàn khoan, tàu cá, phương tiện thủy nội địa…
Hệ thống AIS bao gồm các thành phần cơ bản sau:
a) Thiết bị AIS: là thành phần kỹ thuật lắp đặt trên các phương tiện như tàu biển, giàn khoan, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, phương tiện tham gia nạo vét luồng hàng hải, phao tiêu, đèn biển… có chức năng thu phát bản tin AIS. Thiết bị AIS phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan và hoạt động liên tục;
b) Trạm thu AIS: là thành phần kỹ thuật trên bờ, có chức năng thu nhận bản tin AIS được phát ra từ các thiết bị AIS; xử lý, lưu trữ tạm thời và truyền về Trung tâm dữ liệu AIS;
c) Trung tâm dữ liệu AIS: là thành phần kỹ thuật trên bờ, có chức năng thu nhận bản tin AIS từ trạm thu AIS, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin AIS cho người sử dụng thông qua môi trường mạng Internet;
d) Bản tin AIS: là thông tin mã hóa được phát ra từ thiết bị AIS. Bản tin này bao gồm các thông tin về tàu như: thông tin nhận dạng tàu, vận tốc, hướng, vị trí của tàu…;
đ) Thông tin AIS: là các thông tin được xử lý và cung cấp bởi Trung tâm dữ liệu AIS, bao gồm các nội dung cơ bản: mã nhận dạng, tên phương tiện, vị trí, thời gian, hướng, vận tốc, hành trình di chuyển…
2. Hệ thống AIS thực hiện việc sản xuất và cung cấp dịch vụ thông tin AIS như sau:
a) Thu nhận bản tin AIS từ các phương tiện lắp đặt thiết bị AIS. Vùng thu nhận được giới hạn trong phạm vi tầm phủ sóng VHF, tính từ vị trí lắp đặt trạm thu AIS;
b) Thực hiện phân tích, xử lý và lưu trữ tối thiểu 03 năm tại Trung tâm dữ liệu AIS;
c) Cung cấp thông tin nhận dạng, vị trí, hành trình di chuyển và các thông tin liên quan của các phương tiện cho người sử dụng;
d) Cung cấp giao diện cho phép người sử dụng truy cập theo dõi, quản lý các phương tiện trực tuyến trên bản đồ điện tử thông qua môi trường Internet. Cho phép tra cứu lịch sử hành trình tàu trong quá khứ theo nhu cầu của người sử dụng.
II. Cơ sở pháp lý xây dựng định mức
1. Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.
4. Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
III. Giải thích các từ viết tắt
1. IMO: Tổ chức Hàng hải quốc tế (International Maritime Organization)
2. SOLAS: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (International Convention for the Safety of Life at Sea)
3. AIS: Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identification System)
4. LRIT: Nhận dạng và truy theo tầm xa (Long Range Identification and Tracking)
5. VHF: Tần số rất cao (Very High Frequency)
IV. Nội dung định mức
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống AIS là định mức về hao phí lao động và tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, kênh truyền, duy trì bản quyền phần mềm, phụ tùng thay thế của Hệ thống AIS để bảo đảm hoạt động cung cấp Dịch vụ thông tin AIS (sau đây gọi tắt là Dịch vụ).
2. Định mức lao động: là hao phí nhân công trực tiếp cần thiết để hoàn thành một khối lượng hoặc một bước công nghệ trong quy trình vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị của Hệ thống AIS. Mức hao phí lao động được xác định là số ngày công của lao động trực tiếp thực hiện khối lượng công việc vận hành, khai thác và bảo dưỡng. Cấp bậc lao động quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các lao động tham gia thực hiện công việc.
3. Mức tiêu hao điện năng: là tiêu hao điện năng được xác định dựa vào công suất thiết kế, số lượng, thời gian hoạt động theo thống kê về trạng thái hoạt động của từng loại máy móc, thiết bị của Hệ thống AIS.
4. Mức tiêu hao nhiên liệu: là tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn được xác định dựa vào công suất thiết kế, số lượng và mức độ hoạt động của các máy phát điện của Hệ thống AIS.
5. Mức tiêu hao vật tư phục vụ vận hành, khai thác, bảo dưỡng: là tiêu hao về vật tư, vật liệu, dụng cụ phục vụ quá trình vận hành, khai thác, bảo dưỡng Hệ thống AIS.
6. Mức tiêu hao dụng cụ sản xuất: là tiêu hao về công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình vận hành, khai thác để Hệ thống AIS hoạt động đúng tính năng, chức năng theo thiết kế.
7. Mức kênh truyền: là hao phí về số lượng và tốc độ kênh truyền để kết nối Trung tâm dữ liệu AIS với các Trạm thu AIS và với mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ.
8. Mức duy trì bản quyền phần mềm: là hao phí về bản quyền phần mềm được thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo phần mềm hoạt động đầy đủ chức năng.
9. Mức phụ tùng thay thế: là tiêu hao phụ tùng thiết bị dùng để thay thế cho các máy móc thiết bị của Hệ thống AIS nhằm đảm bảo Hệ thống AIS hoạt động ổn định, liên tục 24/7.
V. Quy định áp dụng
Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống AIS được áp dụng đối với Hệ thống AIS phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát phương tiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải. Định mức này làm cơ sở xây dựng dự toán và thanh quyết toán chi phí cung cấp dịch vụ thông tin AIS.
Chương II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH, KHAI THÁC HỆ THỐNG AIS
I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC
1. Vận hành, khai thác Trung tâm dữ liệu AIS
a) Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện:
- Vận hành máy chủ, máy tính khai thác, máy tính giám sát và thiết bị lưu trữ dữ liệu;
- Vận hành đường truyền vật lý kết nối Internet và thiết bị mạng;
- Vận hành hệ thống điện và thiết bị phụ trợ;
- Vệ sinh công nghiệp.
b) Vận hành phần mềm:
- Vận hành hệ điều hành của máy chủ, máy tính giám sát, máy tính khai thác và thiết bị lưu trữ;
- Vận hành hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
- Vận hành các phần mềm quản trị;
- Vận hành các phần mềm ứng dụng;
- Cập nhật phần mềm;
- Cung cấp, quản trị tài khoản dịch vụ.
c) Khai thác thông tin AIS:
- Cung cấp thông tin AIS cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
- Hỗ trợ, giải đáp yêu cầu người sử dụng.
2. Vận hành Trạm thu AIS
a) Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện
- Vận hành thiết bị thu AIS, máy tính xử lý;
- Vận hành đường truyền vật lý kết nối internet và thiết bị mạng;
- Vận hành hệ thống điện và thiết bị phụ trợ;
- Vệ sinh công nghiệp.
b) Vận hành phần mềm
- Vận hành phần mềm ứng dụng Trạm thu AIS.
II. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO
1. Định mức lao động
Định mức lao động cho Hệ thống AIS được xác định theo Bảng mức 1 dưới đây.
Bảng mức 1
Stt
Hạng mục công việc
Chức danh (*)
Diễn giải
Hao phí lao động (công/ngày)
Bậc
Công/ca
Ca/ngày
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) = (4) x (5)
(7)
A
LAO ĐỘNG VẬN HÀNH
I
Trung tâm dữ liệu AIS
1
Giám sát kỹ thuật
Kiểm soát viên kỹ thuật
(Trình độ đại học trở lên)
1
2
2
4/5
2
Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện
Kỹ thuật viên
(Trình độ đại học trở lên, loại II)
1
3
3
6/8
3
Vận hành phần mềm
Kỹ thuật viên
(Trình độ đại học trở lên, loại II)
1
3
3
6/8
4
Khai thác thông tin AIS
Khai thác viên
(Trình độ cao đẳng trở lên)
1
2
2
5/5
II
Trạm thu AIS
Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện và phần mềm tại 01 Trạm thu AIS
Kỹ thuật viên
(Trình độ đại học trở lên, loại II)
1
3
3
5/8
B
LAO ĐỘNG PHỤC VỤ, QUẢN LÝ
1
Lao động phục vụ
Nhân viên phục vụ
= 10% x [mức hao phí lao động của mục I Trung tâm dữ liệu AIS + (Mục II Trạm thu AIS x số lượng Trạm thu AIS)]
9/12
2
Lao động quản lý
Nhân viên
= 10% x [mức hao phí lao động của mục I Trung tâm dữ liệu AIS + (Mục II Trạm thu AIS x số lượng Trạm thu AIS) + Lao động phục vụ]
6/8
(*) Theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu
a) Định mức tiêu hao điện năng
Định mức tiêu hao điện năng cho Hệ thống AIS (tính cho 01 năm) được xác định theo Bảng mức 2 dưới đây.
Bảng mức 2
Stt
Hạng mục
ĐVT
Tổng số lượng
Công suất (kW)
Trạng thái sẵn sàng
Trạng thái hoạt động
Điện năng tiêu thụ/năm (kWh)
Tổn hao/năm (Kwh)
Tổng tiêu hao điện năng/năm (kWh)
Số lượng
Giờ/ ngày
ĐN/ngày (kW)
Số lượng
Giờ/ ngày
ĐN/ngày (kW)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8) = (5) * (6) * (7) * 10%
(9)
(10)
(11) = (5) * (9) * (10) * 80%
(12) = ((8)+(11)) * 365
(13) = (12) * 5%
(14) = (12) + (13)
I
Trung tâm dữ liệu AIS 37.929
37.929
1
Máy chủ
Bộ
4
0,46
1
24
1,104
3
24
26,496
10.074
504
10.578
2
Máy tính giám sát, khai thác
Bộ
2
0,32
1
24
0,768
1
24
6,144
2.523
126
2.649
3
Thiết bị đường truyền
Bộ
2
0,005
2
24
0,192
70
4
74
4
Thiết bị VPN
Bộ
1
0,02
1
24
0,384
140
7
147
5
Thiết bị định tuyến
Bộ
2
0,21
1
24
0,504
1
24
4,032
1.656
83
1.739
6
Thiết bị chuyển mạch
Bộ
2
0,525
1
24
1,260
1
24
10,080
4.139
207
4.346
7
Thiết bị tường lửa
Bộ
1
0,25
1
24
4,800
1.752
88
1.840
8
Thiết bị lưu trữ dữ liệu
Bộ
1
0,35
1
24
6,720
2.453
122
2.575
9
Điều hòa 18.000 BTU
Bộ
1
2,6
1
12
24,960
9.110
456
9.566
10
Thiết bị phụ trợ (hệ thống báo cháy, ổn áp, UPS, Hệ thống chiếu sáng...)
1
0,6
1
24
11,520
4.205
210
4.415
II
01 Trạm thu AIS
0
11.373
1
Máy thu AIS (bao gồm cả ăng-ten)
Bộ
2
0,005
1
24
0,012
1
24
0,096
39
2
41
2
Máy tính xử lý
Bộ
2
0,32
1
24
0,768
1
24
6,144
2.523
126
2.649
3
Thiết bị VPN
Bộ
1
0,02
1
24
0,384
140
7
147
4
Thiết bị đường truyền
Bộ
2
0,005
2
24
0,192
70
4
74
5
Điều hòa 9.000 BTU
Bộ
1
1,3
1
12
12,480
4.555
228
4.783
6
Thiết bị phụ trợ (hệ thống báo cháy, ổn áp, ắc quy, hệ thống chiếu sáng...)
1
0,5
1
24
9,600
3.504
175
3.679
b) Định mức tiêu hao nhiên liệu
Định mức tiêu hao nhiên liệu cho Hệ thống AIS (tính cho 01 giờ) được xác định theo Bảng mức 3 dưới đây.
Bảng mức 3
Stt
Hạng mục
Số lượng
Công suất (kW)
Định mức
Nhiên liệu (l/giờ)
Dầu bôi trơn (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Trung tâm dữ liệu AIS
Máy phát điện 7,5 kVA
1
6
2,3
1,8
2
Trạm thu AIS
Máy phát điện 2 kVA cho 1 Trạm thu AIS
1
1,6
1,15
1,8
Ghi chú: Định mức tiêu hao dầu bôi trơn được tính bằng tỷ lệ % mức tiêu hao nhiên liệu.
c) Định mức tiêu hao vật tư
Chi phí vật tư phục vụ vận hành, khai thác tính bằng 10% tổng chi phí điện năng và chi phí nhiên liệu;
d) Định mức tiêu hao dụng cụ sản xuất.
Chi phí tiêu hao dụng cụ sản xuất tính bằng 7% tổng chi phí nhân công vận hành, khai thác và bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở;
đ) Định mức kênh truyền
Định mức kênh truyền để bảo đảm cho hệ thống hoạt động được xác định theo Bảng mức 4 dưới đây.
Bảng mức 4
Stt
Loại kênh
Yêu cầu kỹ thuật
Số lượng
Ghi chú
1
Đường truyền Internet Leased line cho Trung tâm dữ liệu AIS
30 Mbps
01
2
Đường truyền Internet FTTH cho Trung tâm dữ liệu AIS
30 Mbps
01
3
Đường truyền Internet FTTH cho 01 Trạm thu AIS
20 Mbps
02
e) Định mức duy trì bản quyền phần mềm hàng năm
Định mức duy trì bản quyền phần mềm hàng năm để bảo đảm cho hệ thống hoạt động được xác định theo Bảng mức 5 dưới đây.
Bảng mức 5
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao/năm
Ghi chú
1
Bản quyền một năm phần mềm an ninh mạng cho một thiết bị tường lửa
Bản quyền
1
2
Bản quyền một năm phần mềm diệt virus cho một máy chủ hoặc một máy tính
Bản quyền
1
3
Bản quyền một năm dữ liệu bản đồ số cho một máy chủ ứng dụng
Bản quyền
1
3. Định mức phụ tùng thay thế
Là số lượng phụ tùng thay thế cần thiết phải thay thế cho thiết bị của Hệ thống AIS để đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định 24/7. Định mức phụ tùng thay thế (tính cho 01 năm) được xác định theo Bảng mức 6 dưới đây.
Bảng mức 6
Stt
Mô tả thiết bị
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao/năm
Ghi chú
1
Máy chủ
Bộ xử lý CPU
Chiếc
0,33
Ổ cứng HDD
Chiếc
0,33
Bộ nhớ RAM
Chiếc
0,33
Nguồn cung cấp
Chiếc
0,33
2
Thiết bị lưu trữ dữ liệu
Bộ xử lý CPU
Chiếc
0,33
Ổ cứng HDD
Chiếc
0,33
Bộ nhớ RAM
Chiếc
0,33
Nguồn cung cấp
Chiếc
0,33
3
Máy tính giám sát và máy tính khai thác
Ổ cứng HDD
Chiếc
0,33
Màn hình
Chiếc
0,33
Nguồn cung cấp
Chiếc
0,33
4
Anten VHF
Chiếc
0,5
5
Cáp anten đồng trục
m
30
6
Connector cáp anten đồng trục
Chiếc
0,5
7
Cắt sét cáp anten đồng trục
Chiếc
0,33
8
Bộ chuyển đổi nguồn AC/DC 220 V/13,8 V - 20 A
Chiếc
0,33
9
Ắc quy 12 V/7 Ah cho UPS
Chiếc
0,33
10
Ắc quy 12 V/70 Ah cho Trạm thu AIS và máy phát điện
Chiếc
0,33
²
Phụ tùng thay thế tại Hệ thống AIS có thể thay thế bằng các phụ tùng tương đương.
Chương III
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG AIS
I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC
Căn cứ các quy trình công nghệ, đặc tính kỹ thuật và hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng của nhà sản xuất đối với các thiết bị thuộc Hệ thống AIS để xác định thành phần công việc bảo dưỡng. Cụ thể bao gồm các bước sau:
1. Công tác chuẩn bị
a) Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bảo dưỡng;
b) Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng bao gồm sơ đồ, catalogue, biểu mẫu bảo dưỡng;
c) Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng.
2. Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
a) Kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống;
b) Chạy các chương trình Test của thiết bị để kiểm tra tình trạng trước khi bảo dưỡng;
c) Ghi lại tình trạng và các thông số từ kết quả của các chương trình Test.
3. Thực hiện bảo dưỡng
a) Vệ sinh, kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn;
b) Kiểm tra, chỉnh định các thông số kỹ thuật trong trạng thái cung cấp nguồn điện;
c) Thay thế các linh, phụ kiện hỏng hóc (nếu có).
4. Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
a) Chạy các chương trình test của hệ thống điều khiển;
b) Kiểm tra các chức năng dịch vụ, tính năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai thác thực tế của hệ thống.
5. Kết thúc công việc
a) Lắp ráp lại thiết bị;
b) Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
c) Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, ghi nhật ký toàn bộ công việc và báo cáo người phụ trách đơn vị.
II. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO
1. Máy chủ và thiết bị lưu trữ dữ liệu (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
1.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, khối mở rộng đo kiểm, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Cài đặt và đưa một máy chủ thay thế vào hoạt động trong thời gian thực hiện bảo dưỡng một trong các máy chủ trên.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
Kiểm tra lại các trạng thái hoạt động của máy chủ, các phần mềm cài đặt bao gồm hệ điều hành và các phần mềm cần thiết khác;
Backup các dữ liệu cần thiết;
Sao lưu cấu hình hiện tại ra bộ nhớ bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo dưỡng;
Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
Quy trình này áp dụng trên các thiết bị máy chủ chức năng gồm có: các máy chủ ứng dụng, máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ dự phòng, thiết bị lưu trữ dữ liệu…Trong đó, cấu thành phần cứng các máy chủ là giống nhau chỉ khác biệt về phần mềm cài đặt và ứng dụng, do đó công việc bảo dưỡng được thực hiện như sau:
- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown; tháo dây nguồn cung cấp và các cáp kết nối vào máy chủ;
- Đánh dấu các loại cáp đã tháo ra khỏi máy chủ bằng các tem nhãn để nhận biết;
- Tháo máy chủ khỏi tủ Rack, đưa máy chủ vào vị trí thực hiện bảo dưỡng;
- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong.
d) Bảo dưỡng phần cứng máy chủ:
- Trạng thái không cấp nguồn:
+ Vệ sinh bên ngoài màn hình, CPU;
+ Tháo rời các module trong CPU và thực hiện vệ sinh RAID card, NIC card, bàn phím và con chuột bằng nước tẩy chuyên dụng và khăn lau. Kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU đảm bảo quạt hoạt động tốt;
+ Tháo rời nắp vỏ màn hình, vệ sinh các vỉ mạch và màn hình;
+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;
+ Kiểm tra “nguội” tình trạng linh kiện trên Mainboard để phát hiện hỏng hóc; cáp kết nối mềm giữa các mảng có bị nới lỏng, gập, gẫy ngậm bên trong hay không bằng đồng hồ số; đo kiểm Pin CMOS và thay thế nếu cần;
+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính;
+ Lắp ráp lại RAM, chíp, nguồn CPU máy chủ. Cấp nguồn lại cho máy chủ.
- Trạng thái cung cấp nguồn:
+ Bật nguồn máy chủ;
+ Sử dụng đồng hồ số đo kiểm tra các điểm điện áp bằng đồng hồ số tại các điểm cấp nguồn trên các vỉ mạch điện áp chuẩn;
+ Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
+ Ngắt nguồn, lắp ráp hoàn chỉnh thiết bị.
đ) Bảo dưỡng phần mềm
- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log). Nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;
- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm, nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;
- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành.
e) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi được lắp đặt trở lại vị trí ban đầu;
- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác.
g) Kết thúc công việc
- Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện và hoạt động của máy chủ và các thiết bị kết nối với máy chủ;
- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
1.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 7/8: 1,37
- Kỹ sư bậc 5/8: 4,23
- Kỹ sư bậc 3/8: 5,75
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 2,15
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
2. Thiết bị tường lửa (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
2.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Chuẩn bị thiết bị tường lửa dự phòng thay thế trong thời gian thực hiện bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng;
- Sao lưu cấu hình hiện tại ra bộ nhớ bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo dưỡng;
- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Kiểm tra cấu hình, rà soát các lỗ hổng, Phân tích đánh giá mức độ an ninh và đưa ra phương án bảo vệ mạng;
- Bố trí thiết bị hoạt động thay thế tạm thời trong quá trình bảo dưỡng;
- Tắt nguồn các thiết bị, tháo (ngắt) dây nguồn cung cấp và các cáp kết nối vào thiết bị;
- Đánh dấu các loại cáp đã tháo ra khỏi thiết bị bằng các tem nhãn để nhận biết;
- Tháo thiết bị ra khỏi tủ Rack và đưa vào vị trí thực hiện bảo dưỡng;
- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;
- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;
- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;
- Lắp lại các dây kết nối cho thiết bị như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;
- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;
- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;
- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống của thiết bị. Thực hiện kiểm tra các thông số thiết lập của Modem với các thông số được lưu trước đó để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào nếu có;
- Thiết lập bổ sung cấu hình lại thiết bị theo yêu cầu của thực tế;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của thiết bị trước khi được lắp đặt trở lại vị trí ban đầu;
đ) Kết thúc công việc
- Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện và hoạt động của thiết bị tường lửa và các thiết bị kết nối với chúng;
- Đánh giá trạng thái hoạt động của thiết bị sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
2.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 7/8: 0,2
- Kỹ sư bậc 3/8: 0,6
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,2
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
3. Thiết bị chuyển mạch (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
3.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Chuẩn bị thiết bị Switch dự phòng thay thế cho Switch đang hoạt động trong thời gian thực hiện bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng;
- Sao lưu cấu hình hiện tại ra bộ nhớ bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo dưỡng;
- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Bố trí thiết bị hoạt động thay thế tạm thời trong quá trình bảo dưỡng;
- Tắt nguồn các thiết bị, tháo dây nguồn cung cấp và các cáp kết nối, tháo thiết bị ra khỏi Rack và đưa vào vị trí thực hiện bảo dưỡng;
- Đánh dấu các loại cáp đã tháo ra khỏi thiết bị bằng các tem nhãn để nhận biết;
- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;
- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;
- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của thiết bị;
- Vệ sinh tất cả các cổng của Switch;
- Lắp lại các cáp kết nối với Switch như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;
- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;
- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;
- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống của Switch. Thực hiện kiểm tra các thông số thiết lập của Switch, cấu hình các cổng của Switch, các VLAN với các thông số được lưu trước đó để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào (nếu có);
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của thiết bị trước khi được lắp đặt trở lại vị trí ban đầu;
đ) Kết thúc công việc
- Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện và hoạt động của Switch và các thiết bị khác kết nối với Switch;
- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
3.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 7/8: 0,20
- Kỹ sư bậc 3/8: 0,60
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,20
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
4. Thiết bị định tuyến (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
4.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Chuẩn bị thiết bị định tuyến dự phòng thay thế cho định tuyến đang hoạt động trong thời gian thực hiện bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng;
- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại (nếu có) sự cố sau quá trình bảo dưỡng;
- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng;
- Bố trí thiết bị hoạt động thay thế tạm thời trong quá trình bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Tắt nguồn các thiết bị, tháo thiết bị ra khỏi Rack và đưa vào vị trí thực hiện bảo dưỡng;
- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;
- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;
- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;
- Lắp lại các dây kết nối cho thiết bị định tuyến như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;
- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;
- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;
- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống của thiết bị định tuyến;
- Rà soát, đánh giá lại chính sách mạng và thực hiện cấu hình lại thiết bị theo yêu cầu thực tế;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;
- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác.
đ) Kết thúc công việc
- Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện và hoạt động của thiết bị định tuyến và các thiết bị kết nối với chúng;
- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
4.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 7/8: 0,20
- Kỹ sư bậc 3/8: 0,60
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,20
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
5. Máy tính giám sát, máy tính khai thác và máy tính xử lý (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
5.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị mặt bằng, các trang thiết bị, vật tư như dụng cụ tháo mở chuyên dụng, đồng hồ vạn năng, dụng cụ tháo mở chuyên dụng, chổi mềm, chất tẩy công nghiệp, thiết bị đo chuyên dụng, máy tính dự phòng, ổ đĩa lưu dữ liệu lắp ngoài, băng từ phục vụ bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước khi bảo dưỡng
- Kiểm tra toàn bộ máy tính, các đèn chỉ báo, hoạt động của hệ điều hành;
- Bố trí máy tính hoạt động thay thế tạm thời trong quá trình bảo dưỡng;
- Kiểm tra chức năng điều khiển từ xa của máy tính bằng các thao tác trên phần mềm;
- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Lưu dự phòng toàn bộ cấu hình mềm hệ thống
+ Sử dụng phần mềm Acronis (hoặc tương đương) thực hiện lưu dự phòng theo đúng trình tự;
+ Lưu dự phòng file dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào bộ nhớ ngoài.
- Phần mềm máy tính
+ Sử dụng tài khoản quản trị để truy nhập vào hệ thống, thực hiện khởi động lại hệ điều hành Windows để kiểm tra có bất kỳ lỗi nào xuất hiện trong quá trình khởi động hay không. Nếu có, sử dụng tính năng ghi nhật ký của Windows (trong mục Administrative Tools > Event Viewer) để xác định chi tiết lỗi và biện pháp khắc phục; nếu thấy không khắc phục được thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;
+ Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;
+ Truy cập vào phần mềm hệ thống máy tính điều khiển từ xa và kiểm tra, ghi nhận lại các thông số thiết lập toàn bộ hệ thống;
+ Sử dụng tiện ích điều khiển từ xa để gửi các lệnh tới các thiết bị kết nối, thực hiện kiểm tra các lệnh có được thực thi trên các thiết bị hay không, kiểm tra tính năng cảnh báo trên hệ thống khi có sự cố được ấn định sẵn trên các thiết bị điều khiển từ xa;
+ Cập nhật phần mềm phòng chống virus và an toàn an ninh mạng, thực hiện quét virut, lỗ hổng mạng;
+ Sử dụng các phần mềm ứng dụng dọn dẹp các file bị lỗi và tối ưu hóa hệ thống.
- Phần cứng máy tính
+ Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):
● Đóng các phần mềm đang chạy và thực hiện tắt thiết bị theo đúng quy trình;
● Tháo dây nguồn, các loại cáp tín hiệu kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như máy in, thiết bị mạng, loa, bàn phím, chuột…
● Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, trong quá trình tháo mở phải thực hiện đeo vòng tĩnh điện để tránh làm hỏng các thiết bị bên trong;
● Tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (thực hiện thay thế nếu cần), làm sạch bụi bẩn và thay thế túi đựng hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cấp cho bo mạch chính;
● Tháo rời ổ cứng và ổ CDROM, thực hiện vệ sinh các khoang chứa;
● Vệ sinh, làm sạch bụi trên bo mạch chính, kiểm tra quạt làm mát trên chíp CPU để đảm bảo quạt không bị trơ. Kiểm tra, hàn lại hoặc thay thế các linh kiện điện tử nếu phát hiện hỏng hóc;
● Lắp toàn bộ lại các bộ phận và kết nối các dây tín hiệu trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy tính. Nếu có tiếng bíp kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối.
+ Màn hình LCD;
● Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu. Sử dụng vải mềm và dung dịch làm sạch màn hình chuyên dụng để vệ sinh bề mặt màn hình;
● Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong;
● Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra hình ảnh sao cho có chất lượng hiển thị tốt.
+ Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Chạy các chương trình tự kiểm tra (self test) của hệ thống xử lý trung tâm để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng, kiểm tra tình hoạt động của hệ điều hành;
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi được lắp đặt trở lại vị trí ban đầu.
đ) Kết thúc công việc
- Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện và hoạt động của các thiết bị sau bảo dưỡng;
- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
5.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 5/8: 0,50
- Kỹ sư bậc 4/8: 2,00
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,50
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
6. Máy phát điện 7,5 kVA
6.1. Chạy thử máy phát điện (Chu kỳ chạy thử máy phát điện: 01 tuần/lần)
a) Thành phần công việc
- Công tác chuẩn bị
+ Nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn sử dụng, quy trình vận hành của thiết bị;
+ Chuẩn bị tải để thử máy phát điện (sử dụng các mô tơ có thể điều chỉnh tốc độ đa cấp);
+ Chuẩn bị nhật ký chạy máy phát điện.
- Kiểm tra thiết bị trước khi chạy thử
+ Kiểm tra mức nhiên liệu, mức dầu nhờn, nước làm mát động cơ, chỉ báo trên các đồng hồ (nếu có) và các điều kiện vận hành bình thường của máy phát điện;
+ Kiểm tra bề mặt bình ắc quy và tiếp xúc các đầu cực của ắc quy;
+ Kiểm tra chế độ làm việc của các ATS, cầu dao đóng, ngắt tải;
+ Ngắt toàn bộ tải sử dụng ra khỏi đầu ra máy phát điện, đấu nối tải để thử vào máy phát điện;
+ Kiểm tra các nguy cơ gây mất an toàn khi khởi động máy phát điện và xử lý ngay (nếu có).
- Chạy thử máy phát điện
+ Đưa CB của máy phát về vị trí OFF;
+ Nhấn nút Start để khởi động máy phát điện hoặc khởi động ở chế độ bằng tay. Chú ý ngừng máy khẩn cấp khi phát hiện có sự cố bất thường;
+ Kiểm tra các thông số hiển thị trên bảng điều khiển, đồng hồ (điện áp, dòng điện, tần số, mức nhiên liệu, mức dầu nhớt...);
+ Để máy chạy ở chế độ không tải trong vòng 10 phút, quan sát các chỉ số hiển thị trên bảng điều khiển, đồng hồ trong toàn bộ khoảng thời gian này;
+ Đóng CB của máy phát điện về vị trí ON để thử tải máy phát điện;
+ Thay đổi tốc độ mô tơ (thay đổi công suất tải) ở các mức khác nhau trong vòng 15 phút để kiểm tra các thông số hiển thị trên bảng điều khiển, đồng hồ;
+ Đưa CB của máy phát điện về vị trí OFF để ngắt tải thử, tiếp tục cho máy phát điện chạy ở chế độ không tải 05 phút;
+ Nhấn nút STOP để dừng máy phát điện;
+ Tổng thời gian máy chạy: 30 phút.
- Kết thúc công việc
+ Tháo tải thử ra khỏi đầu ra máy phát điện, thực hiện đấu nối tải sử dụng vào vị trí ban đầu theo quy trình ngược lại;
+ Kiểm tra lại các đấu nối về nguồn điện, vị trí các CB và hệ thống ATS;
+ Ghi lại nhật ký chạy thử máy phát điện.
b) Định mức
- Định mức lao động (công)
+ Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 0,125
- Định mức tiêu hao nhiên liệu
+ Tiêu hao nhiên liệu cho việc chạy thử được xác định bằng thời gian chạy thử nhân mức tiêu hao nhiên liệu nêu tại Bảng mức 3, mục 2.2, Mục II - Định mức tiêu hao, Chương 2 Định mức này.
6.2 Bảo dưỡng máy phát điện (Chu kỳ bảo dưỡng: 01 năm/lần)
6.2.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, biểu mẫu bảo dưỡng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra trạng thái các đèn hiển thị trên mặt panel của máy;
- Chạy thử máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại tình trạng hoạt động và các thông số từ kết quả của chương trình chạy thử liên quan đến thiết bị.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Chuyển máy phát điện về chế độ Stop, vệ sinh sạch thiết bị, tháo dỡ các chi tiết máy để thực hiện bảo dưỡng;
+ Bảo dưỡng phần động cơ:
● Kiểm tra độ sạch (cặn, nước và các tạp chất) và mức của nhớt bôi trơn động cơ, nhiên liệu, nước làm mát động cơ, thực hiện thay hoặc bổ sung (nếu cần);
● Kiểm tra và thực hiện hiệu chỉnh dây đai máy nạp ắc quy, các pu-ly truyền động, siết lại các đai ốc (nếu cần);
● Kiểm tra và siết đai kẹp ống dẫn nước, ống dẫn dầu nhiên liệu, dầu nhờn. Nếu phát hiện có sự rò rỉ trên ống dẫn phải lập tức thay thế tránh hỏng máy phát điện;
● Kiểm tra và thay phin lọc dầu nhờn làm mát, phin lọc dầu nhiên liệu theo định kỳ (250 giờ hoặc 06 tháng);
● Kiểm tra và vệ sinh bộ bảo vệ quá nhiệt, bộ lọc khí, bộ giảm chấn và thực hiện hiệu chỉnh nếu cần;
● Kiểm tra bộ nạp ắc quy, vệ sinh sạch sẽ các tiếp điểm, đo điện áp nạp ắc quy và chỉnh định (nếu cần thiết);
● Kiểm tra, vệ sinh đầu nối cáp dẫn motor đề, làm vệ sinh đầu nối từ ắc quy đến motor đề;
● Ghi chép kết quả bảo dưỡng vào mẫu kết quả bảo dưỡng thiết bị.
+ Bảo dưỡng phần phát điện:
● Kiểm tra các chức năng bảng điều khiển và hiển thị bằng việc ấn phím Test, xử lý các sự cố (nếu có);
● Sử dụng đồng hồ số chuẩn để kiểm tra và hiệu chỉnh AVR, bộ kích từ và các cơ cấu đo lường;
● Đo và xử lý độ cách điện giữa các cuộn dây và vỏ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện tẩm sấy cuộn dây nếu cần;
● Vệ sinh tổng thể thiết bị và toàn bộ nơi đặt máy, sơn chống rỉ và sơn màu thiết bị, siết chặt các bu lông và cáp đấu nối nguồn;
● Kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng Rotor và Stator và thực hiện lắp lại hoàn chỉnh;
● Chạy thử máy, kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số nếu cần thiết;
● Kiểm tra khả năng chịu tải của máy phát so với thông số kỹ thuật (ở trạng thái ngắt điện lưới);
● Ghi chép kết quả bảo dưỡng vào mẫu kết quả bảo dưỡng thiết bị.
+ Bảo dưỡng bộ tự động chuyển đổi nguồn ATS:
● Thực cách ly bộ chuyển đổi nguồn ATS ra khỏi nguồn điện lưới và máy phát điện;
● Kiểm tra chức năng đóng, ngắt tự động và bằng tay cấp nguồn điện lưới và điện máy phát điện của contactor;
● Kiểm tra, hiệu chỉnh cơ cấu hiển thị, đo lường của thiết bị;
● Kiểm tra và vệ sinh các tiếp điểm trong hộp đấu dây và toàn bộ tủ ATS.
+ Bảo dưỡng hệ thống chứa và cung cấp nhiên liệu:
● Vệ sinh, kiểm tra tổng thể hệ thống chứa và cung cấp nhiên liệu và xử lý các sự cố rò rỉ, hư hỏng phát hiện được;
● Mở tất cả các van dẫn nhiên liệu đến máy và từ máy về thùng chứa nhiên liệu để xả khí, cặn bẩn và nước ra khỏi đường ống.
+ Vệ sinh phòng đặt máy:
● Vệ sinh tổng thể phòng máy;
● Kiểm tra và xử lý các sự cố phát hiện được của hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống tiếp đất, hệ thống PCCC.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Chạy máy phát điện ở chế độ tự động và nhân công để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng.
đ) Kết thúc công việc
- Đóng lại cửa tủ máy phát điện, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
6.2.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 7/8: 0,25
- Kỹ sư bậc 5/8: 4,0
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 6,67
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
7. Máy phát điện 2 kVA
7.1. Chạy thử máy phát điện (Chu kỳ chạy thử máy phát điện: 01 tuần/lần)
a) Thành phần công việc
- Công tác chuẩn bị
+ Nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn sử dụng, quy trình vận hành của thiết bị;
+ Chuẩn bị tải để thử máy phát điện (sử dụng các mô tơ có thể điều chỉnh tốc độ đa cấp);
+ Chuẩn bị nhật ký chạy máy phát điện.
- Kiểm tra thiết bị trước khi chạy thử
+ Kiểm tra mức nhiên liệu, mức dầu nhờn, nước làm mát động cơ, chỉ báo trên các đồng hồ (nếu có) và các điều kiện vận hành bình thường của máy phát điện;
+ Kiểm tra bề mặt bình ắc quy và tiếp xúc các đầu cực của ắc quy;
+ Kiểm tra chế độ làm việc của các ATS, cầu dao đóng, ngắt tải;
+ Ngắt toàn bộ tải sử dụng ra khỏi đầu ra máy phát điện, đấu nối tải để thử vào máy phát điện;
+ Kiểm tra các nguy cơ gây mất an toàn khi khởi động máy phát điện và xử lý ngay (nếu có).
- Chạy thử máy phát điện
+ Đưa CB của máy phát về vị trí OFF;
+ Nhấn nút Start để khởi động máy phát điện hoặc khởi động ở chế độ bằng tay. Chú ý ngừng máy khẩn cấp khi phát hiện có sự cố bất thường;
+ Kiểm tra các thông số hiển thị trên bảng điều khiển, đồng hồ (điện áp, dòng điện, tần số, mức nhiên liệu, mức dầu nhớt...);
+ Để máy chạy ở chế độ không tải trong vòng 10 phút, quan sát các chỉ số hiển thị trên bảng điều khiển, đồng hồ trong toàn bộ khoảng thời gian này;
+ Đóng CB của máy phát điện về vị trí ON để thử tải máy phát điện;
+ Thay đổi tốc độ mô tơ (thay đổi công suất tải) ở các mức khác nhau trong vòng 15 phút để kiểm tra các thông số hiển thị trên bảng điều khiển, đồng hồ;
+ Đưa CB của máy phát điện về vị trí OFF để ngắt tải thử, tiếp tục cho máy phát điện chạy ở chế độ không tải 05 phút;
+ Nhấn nút STOP để dừng máy phát điện;
+ Tổng thời gian máy chạy: 30 phút.
- Kết thúc công việc
+ Tháo tải thử ra khỏi đầu ra máy phát điện, thực hiện đấu nối tải sử dụng vào vị trí ban đầu theo quy trình ngược lại;
+ Kiểm tra lại các đấu nối về nguồn điện, vị trí các CB và hệ thống ATS;
+ Ghi lại nhật ký chạy thử máy phát điện.
b) Định mức
- Định mức lao động (công)
+ Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 0,125
- Định mức tiêu hao nhiên liệu
+ Tiêu hao nhiên liệu cho việc chạy thử được xác định bằng thời gian chạy thử nhân mức tiêu hao nhiên liệu nêu tại Bảng mức 3, mục 2.2, Mục II - Định mức tiêu hao, Chương 2 Định mức này.
7.2. Bảo dưỡng máy phát điện (Chu kỳ bảo dưỡng: 01 năm/lần)
a) Thành phần công việc
- Công tác chuẩn bị
+ Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
+ Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
+ Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, biểu mẫu bảo dưỡng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.
- Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
+ Kiểm tra trạng thái các đèn hiển thị trên mặt panel của máy;
+ Chạy thử máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy trước khi bảo dưỡng;
+ Ghi lại tình trạng hoạt động và các thông số từ kết quả của chương trình chạy thử liên quan đến thiết bị.
- Thực hiện bảo dưỡng
Chuyển máy phát điện về chế độ Stop, vệ sinh sạch thiết bị, tháo dỡ các chi tiết máy để thực hiện bảo dưỡng.
+ Bảo dưỡng phần động cơ:
● Kiểm tra độ sạch (cặn, nước và các tạp chất) và mức của nhớt bôi trơn động cơ, nhiên liệu, nước làm mát động cơ, thực hiện thay hoặc bổ sung (nếu cần);
● Kiểm tra và siết đai kẹp ống dẫn nước, ống dẫn dầu nhiên liệu, dầu nhờn. Nếu phát hiện có sự rò rỉ trên ống dẫn phải lập tức thay thế tránh hỏng máy phát điện;
● Kiểm tra và thay phin lọc dầu nhờn làm mát, phin lọc dầu nhiên liệu theo định kỳ (250 giờ hoặc 06 tháng);
● Kiểm tra và vệ sinh bộ bảo vệ quá nhiệt, bộ lọc khí, bộ giảm chấn và thực hiện hiệu chỉnh (nếu cần);
● Ghi chép kết quả bảo dưỡng vào mẫu kết quả bảo dưỡng thiết bị.
+ Bảo dưỡng phần phát điện:
● Kiểm tra các chức năng bảng điều khiển và hiển thị bằng việc ấn phím Test, xử lý các sự cố (nếu có);
● Sử dụng đồng hồ số chuẩn để kiểm tra và hiệu chỉnh AVR, bộ kích từ và các cơ cấu đo lường;
● Đo và xử lý độ cách điện giữa các cuộn dây và vỏ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện tẩm sấy cuộn dây nếu cần;
● Vệ sinh tổng thể thiết bị và toàn bộ nơi đặt máy, sơn chống rỉ và sơn màu thiết bị, siết chặt các bu lông và cáp đấu nối nguồn;
● Kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng Rotor và Stator và thực hiện lắp lại hoàn chỉnh;
● Chạy thử máy, kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số nếu cần thiết;
● Kiểm tra khả năng chịu tải của máy phát so với thông số kỹ thuật (ở trạng thái ngắt điện lưới);
● Ghi chép kết quả bảo dưỡng vào mẫu kết quả bảo dưỡng thiết bị.
+ Bảo dưỡng hệ thống chứa và cung cấp nhiên liệu:
● Vệ sinh, kiểm tra tổng thể hệ thống chứa và cung cấp nhiên liệu và xử lý các sự cố rò rỉ, hư hỏng phát hiện được;
● Mở tất cả các van dẫn nhiên liệu đến máy và từ máy về thùng chứa nhiên liệu để xả khí, cặn bẩn và nước ra khỏi đường ống.
+ Vệ sinh phòng đặt máy:
● Vệ sinh tổng thể phòng máy;
● Kiểm tra và xử lý các sự cố phát hiện được của hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống tiếp đất, hệ thống PCCC.
- Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
+ Chạy máy phát điện ở chế độ tự động và nhân công để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng.
- Kết thúc công việc
+ Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
+ Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
+ Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
b) Định mức
- Định mức lao động (công)
+ Kỹ sư bậc 7/8: 0,25
+ Kỹ sư bậc 5/8: 2,0
+ Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 4,0
- Định mức tiêu hao vật tư
+ Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
8. Cột anten VHF: 10 m - 35 m (Chu kỳ bảo dưỡng: 01 năm)
8.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra sự hoạt động của bộ tự động điều khiển đèn chỉ báo không lưu. Ngắt nguồn AC cung cấp cho đèn chỉ báo không lưu. Treo biển báo hiệu bảo dưỡng sửa chữa tại phần nguồn cung cấp;
- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị lắp đặt trên cột.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Vệ sinh bụi đất bám quanh chân trụ anten cũng như quanh vị trí các dây néo anten. Tiến hành phát quang sạch sẽ xung quanh các mố chằng (09 mố chằng) với bán kính ~2 mét;
- Đo điện trở tiếp đất hệ thống chống sét của cột anten bằng máy đo điện trở đất. Nếu đạt thấp hơn giá trị 10 ohm là đạt yêu cầu. Công việc này phải được đo 03 lần với các vị trí đo khác nhau.
- Bảo dưỡng 4 tầng chằng cột
+ Tiến hành bảo dưỡng lần lượt các tầng chằng cột theo các bước như sau:
+ Lần lượt đưa dây chằng giả lên thay thế cho dây chằng chính của cột (03 dây chằng cột). Hạ dây chằng chính của cột xuống (03 dây chằng cột);
+ Kiểm tra các ốc siết cáp, dùng máy cắt để cắt các ốc siết cáp của dây chằng bị rỉ sét không tháo được. Tháo rời 06 quả sứ cách điện cao tần (01 quả sứ có 06 siết cáp);
+ Vệ sinh, đánh rỉ, tra mỡ vào các vị trí tăng đơ, ốc siết cáp và dây chằng để tăng cường chống rỉ sét. Thay thế các vị trí tăng đơ, siết cáp bị rỉ sét, bị hư hỏng;
+ Kiểm tra độ cách điện của sứ cao tần, cách điện của dây chằng cột và thực hiện thay thế nếu điện trở cách điện không đạt yêu cầu;
+ Tiến hành lắp lại các dây chằng cột.
- Bảo dưỡng thân cột anten
+ Vệ sinh, đánh rỉ và sơn lại các khúc cột, khớp nối... có dấu hiệu bị ăn mòn, rỉ sét. Dùng máy cắt, dụng cụ tháo lắp khác để cắt hoặc tháo lắp các ốc bị rỉ sét không tháo được và tiến hành thay thế;
+ Kiểm tra sự tiếp xúc của thân cột anten với dây nối hệ thống tiếp đất. Tiến hành làm sạch và lắp chặt lại.
- Bảo dưỡng hệ thống chống sét cột, các khung giá anten trên cột
+ Vệ sinh và kiểm tra bảo dưỡng hệ thống kim chống sét, dây dẫn, hệ thống tiếp đất.
- Căn chỉnh lại cột anten
+ Quan sát độ nghiêng và độ xoắn của thân cột anten từ các hướng khác nhau bằng dây rọi, cũng như độ căng, chùng của các dây chằng cột anten.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
+ Kiểm tra lại độ nghiêng, độ xoắn của cột, bôi mỡ vào các tăng đơ sau khi chỉnh định.
đ) Kết thúc công việc
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
8.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Đối với cột anten cao từ 10 m - 20 m
+ Kỹ sư bậc 5/8: 6,0
+ Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 17,0
- Đối với cột Anten cao từ 20 m - 35 m
+ Kỹ sư bậc 5/8: 9,50
+ Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 28,5
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
9. Máy thu AIS (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
9.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Bố trí thiết bị/hệ thống khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các trang thiết bị đo, vật tư, phụ tùng cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai thác thông tin AIS thực tế;
- Chạy các chương trình test của AIS Test box để kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại tình trạng và các thông số từ AIS Test box.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Ngắt nguồn cấp cho thiết bị. Tháo các cáp kết nối vào thiết bị;
- Đánh dấu các loại cáp đã tháo ra khỏi máy chủ bằng các tem nhãn để nhận biết;
- Tháo gỡ các cửa phía sau và các panel phía trước của Rack thiết bị (nếu có);
- Tháo máy thu AIS ra khỏi tủ Rack, đưa thiết bị vào vị trí thực hiện bảo dưỡng;
- Tháo gỡ các thành phần của thiết bị, vệ sinh sơ bộ từng thành phần.
- Vệ sinh, kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn:
+ Vệ sinh các board mạch, các đầu nối connector của vỉ mạch bằng dầu lau chuyên dụng;
+ Vệ sinh các đầu nối cáp kết nối anten, cáp mạng LAN (hoặc cáp kết nối RS232 nếu có) của thiết bị;
+ Thay thế các đầu RJ45, cáp mạng LAN, cáp RS232 (nếu có) trong trường hợp phát hiện han rỉ, gãy, hở…
+ Kiểm tra phát hiện các biến đổi về màu sắc các linh kiện, vỉ mạch (nếu có).
- Kiểm tra thông số trong trạng thái cấp nguồn
+ Thực hiện lắp lại các cáp kết nối vào thiết bị;
+ Cấp nguồn 13.8 V DC cho thiết bị;
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp trên chân 1, chân 3 của IC2 trên board mạch có đạt lần lượt 5 V, 3.3 V không;
+ Kiểm tra 2 đèn xanh, vàng trên card mạng ethernet của thiết bị có nháy sáng không;
+ Kiểm tra đèn tín hiệu A, B;
+ Lắp lại vỏ bảo vệ của thiết bị.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Chạy các chương trình test bằng AIS Test box để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;
- Kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai thác thông tin AIS thực tế.
đ) Kết thúc công việc
- Lắp đặt máy thu AIS về vị trí ban đầu trong tủ Rack;
- Lắp lại các panel, các cửa của Rack thiết bị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc. Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng và báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
9.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 5/8: 1,00
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,00
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
10. Điều hòa nhiệt độ: 9.000 BTU - 18.000 BTU (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
10.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Chạy thử máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại tình trạng hoạt động và các thông số từ kết quả của chương trình chạy thử liên quan đến thiết bị.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Bảo dưỡng khối trong nhà:
+ Tháo vỏ máy để kiểm tra, vệ sinh sạch vỏ máy, lưới lọc gió, giàn nhiệt, quạt gió. Sơn lại các phần rỉ sét (nếu có);
+ Kiểm tra và vệ sinh vỉ mạch điều khiển và các đầu cảm biến;
+ Kiểm tra và vệ sinh, tra mỡ vào vòng bi trục giữa của quạt gió;
+ Kiểm tra điện áp và dòng sử dụng đồng hồ số đo điện áp và dòng của từng pha;
+ Lắp ráp lại các thành phần thiết bị.
- Bảo dưỡng khối ngoài trời:
+ Tháo vỏ thiết bị, kiểm tra, vệ sinh sạch các cấu kiện, sơn lại các phần rỉ sét;
+ Kiểm tra các đường ống dẫn gas và các đầu nối để phát hiện rò rỉ. Thực hiện thay thế (nếu cần);
+ Siết chặt nắp chụp khống chế đường gas ra;
+ Lắp ráp lại toàn bộ các thành phần thiết bị.
- Bảo dưỡng các đường ống dẫn.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Khởi động máy điều hòa để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;
- Kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị từ bảng điều khiển.
e) Kết thúc công việc
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
10.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 5/8: 0,6
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,00
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
11. Bộ chuyển đổi nguồn AC/DC 220 V/13,8 V - 20 A (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
11.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí thiết bị dự phòng hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra phần chỉ báo các thông số điện áp, dòng điện, các thanh quét, bề mặt cuộn dây;
- Dùng đồng hồ số đo điện áp, ampe kìm đo dòng điện đầu vào và đầu ra từng pha của ổn áp/nguồn điện;
- Gạt cầu dao đảo chiều sang vị trí ổn áp dự phòng sau đó bật Automat cấp điện cho ổn áp dự phòng làm việc để cấp điện cho hệ thống;
- Kiểm tra các thanh quét của bộ ổn áp xem có hoạt động không để có kế hoạch bảo dưỡng. Sau đó ngắt nguồn đầu vào bộ ổn áp/nguồn điện để thực hiện quá trình bảo dưỡng;
- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Vệ sinh thiết bị:
+ Tháo vỏ bộ ổn áp và vệ sinh cuộn dây (sơ cấp/thứ cấp) và các thanh quét, vỉ điều khiển và mô tơ;
+ Tháo, vệ sinh và kiểm tra các cặp thanh quét, chổi than.
- Đo và điều chỉnh điện áp đầu ra của bộ ổn áp:
+ Kiểm tra điện áp pha với dây trung tính, nếu điện áp không đạt 220 V thì thực hiện điều chỉnh điện trở để đảm bảo điện áp cấp cho IC điều khiển;
+ Nếu điện áp đầu ra khi dùng đồng hồ số đo đạt 220 V. Nhưng đồng hồ chỉ thị trên mặt ổn áp lại chỉ thấp hơn hoặc cao hơn thì điều chỉnh cơ khí tại vít chỉnh của đồng hồ. Nếu không được sẽ thay đồng hồ khác.
- Kiểm tra và thay thế chổi than (các thanh quét):
+ Kiểm tra lò xo đẩy chổi than, thực hiện hiệu chỉnh lại hoặc thay lò xo mới nếu thấy lò xo đẩy yếu;
+ Kiểm tra chổi than, bề mặt tiếp xúc của chổi than với cuộn dây xem có bị rỗ, mòn có đều không. Thực hiện thay chổi than mới hoặc làm mịn lại bề mặt chổi than nếu chổi than quá mòn hoặc bề mặt rỗ, mòn không đều.
- Kiểm tra nguồn cung cấp cho vỉ điều khiển:
+ Đo mức điện áp cấp điện cho mạch điều khiển và điện áp điều khiển đưa vào mạch điều khiển;
+ Hiệu chỉnh lại nếu giá trị điện áp đo được để đảm bảo điện áp danh định.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra và vặn chặt lại các ốc bắt điện áp vào và điện ra đưa đến Contactor tránh gây đánh tia lửa điện khi cấp điện cho tải;
- Đóng Automat để cấp điện cho bộ ổn áp làm việc, sau đó kiểm tra lại các mức điện áp vào, điện áp ra, kiểm tra các thanh quét xem hoạt động có bị vấp không, các quạt, tiếng kêu của ổn áp có khác lạ không. Sau khi kiểm tra xong kết quả tốt, cắt Automat để ngắt nguồn cung cấp cho bộ ổn áp.
đ) Kết thúc công việc
- Lắp ráp lại thiết bị;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
11.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 5/8: 1,32
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 3,10
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.
12. Thiết bị lưu điện (UPS): 3 kVA - 10 kVA (Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng)
12.1. Thành phần công việc
a) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí bộ lưu điện (UPS) dự phòng khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.
b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra trạng thái đang hoạt động của UPS, nếu UPS không ở chế độ Normal thì khởi động về chế độ Normal;
- Thử tải của UPS để kiểm tra khả năng dự phòng cho hệ thống;
- Kiểm tra các thông số điện áp đầu vào, đầu ra của UPS, các đèn hiển thị trên mặt máy và xử lý nếu có cảnh báo (Alarm);
- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị trước khi bảo dưỡng.
c) Thực hiện bảo dưỡng
- Vệ sinh thiết bị:
+ Sử dụng UPS dự phòng thay thế cho UPS bảo dưỡng;
+ Tắt UPS và thực hiện tháo gỡ các thành phần thiết bị;
+ Vệ sinh vỏ máy, các thành phần cấu kiện và quạt làm mát, tra dầu nếu quạt quay không trơn tru;
+ Lắp lại các thành phần cấu kiện đảm bảo đúng vị trí.
- Kiểm tra chất lượng ắc quy:
+ Vệ sinh ắc quy đồng thời kiểm tra vị trí các vỉ mạch và các giắc cắm đảm bảo chính xác trước khi đưa vào làm việc và thực hiện đo kiểm;
+ Đo kiểm giá trị điện áp các ắc quy và thay thế nếu thấy mức điện áp không đạt chỉ tiêu kỹ thuật;
+ Sử dụng tải giả và đồng hồ đo để xác định dung lượng ắc quy theo thời gian sử dụng.
- Kiểm tra tình trạng các vỉ Bypass, vỉ Inverter, Rectifier, đèn cảnh báo trên mặt máy và thay thế các linh kiện hỏng trên các vỉ mạch điều khiển nếu phát hiện được;
- Kiểm tra khối nguồn cấp để đảm bảo mức điện áp cấp cho các contactor đường bypass, contactor đầu ra và quạt đồng thời đo kiểm tra điện áp đầu ra, đầu vào UPS.
d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra lại các thông số điện áp đầu vào, đầu ra, điện áp ắc quy và trạng thái của các đèn tín hiệu trong các vỉ mạch;
- Kiểm tra đảm bảo chuyển mạch ắc quy để ở vị trí Normal;
- Đưa UPS vào hoạt động trở lại để kiểm tra khả năng chịu tải của UPS sau bảo dưỡng.
đ) Kết thúc công việc
- Lắp ráp lại thiết bị;
- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
12.2. Định mức
a) Định mức lao động (công)
- Kỹ sư bậc 5/8: 2,35
- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 2,65
b) Định mức tiêu hao vật tư
- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "15/09/2016",
"sign_number": "24/2016/TT-BGTVT",
"signer": "Trương Quang Nghĩa",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-23-2014-TT-NHNN-huong-dan-mo-su-dung-tai-khoan-thanh-toan-tai-to-chuc-cung-ung-dich-vu-thanh-toan-245098.aspx | Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn mở sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/2014/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2014
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức, cá nhân tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
3. Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú và người cư trú là cá nhân người nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
a) Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng);
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi tắt là khách hàng).
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điều 3. Các hình thức mở tài khoản thanh toán và việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán
1. Các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
2. Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản và thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán.
4. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.
5. Số dư trên tài khoản thanh toán được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Mức lãi suất do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ấn định và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán
1. Trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản thanh toán, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) được ủy quyền cho người khác.
2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức mở tài khoản.
3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
a) Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;
b) Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
c) Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
d) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
đ) Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
a) Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản;
b) Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này;
c) Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
d) Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
đ) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
e) Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
g) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;
h) Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
i) Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có quyền:
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của khách hàng trong trường hợp:
- Để thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận trước bằng văn bản với khách hàng phù hợp quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thi hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính, quyết định thi hành án, quyết định thu thuế hoặc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khác theo quy định của pháp luật;
- Để điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật và thông báo cho chủ tài khoản biết;
- Khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hoặc theo yêu cầu hủy lệnh chuyển Có của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền phát hiện thấy có sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền;
- Để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
b) Từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản trong trường hợp:
- Chủ tài khoản không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán, lệnh thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán hoặc không phù hợp với các thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Tài khoản thanh toán không có đủ số dư hoặc vượt hạn mức thấu chi để thực hiện lệnh thanh toán;
- Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền;
- Tài khoản thanh toán đang bị tạm khóa, bị phong tỏa toàn bộ hoặc tài khoản thanh toán đang bị đóng, tài khoản thanh toán bị tạm khóa hoặc phong tỏa một phần mà phần không bị tạm khóa, phong tỏa không có đủ số dư (trừ trường hợp được thấu chi) hoặc vượt hạn mức thấu chi để thực hiện các lệnh thanh toán.
c) Từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản hoặc chưa phong tỏa tài khoản thanh toán chung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này khi chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;
d) Quy định về số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán và thông báo công khai, hướng dẫn cụ thể để khách hàng biết;
đ) Quy định và áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán phù hợp các quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ:
a) Thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản sau khi đã kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán;
b) Lưu giữ mẫu chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (trường hợp khách hàng là tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng) và những người được ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
c) Ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng kịp thời các lệnh thanh toán chuyển tiền đến, nộp tiền mặt vào tài khoản; hoàn trả kịp thời các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Nợ đối với tài khoản thanh toán của khách hàng;
d) Thông tin đầy đủ, kịp thời về số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán theo thỏa thuận với chủ tài khoản (được quy định tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán) và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin mà mình cung cấp;
đ) Cập nhật kịp thời các thông tin khi có thông báo thay đổi nội dung trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán của chủ tài khoản. Bảo quản lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng quy định của pháp luật;
e) Đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán và giao dịch trên tài khoản thanh toán của chủ tài khoản theo quy định của pháp luật;
g) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình;
h) Tuân thủ quy định pháp luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;
i) Xây dựng quy trình nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán. Hướng dẫn, thông báo công khai để khách hàng biết và giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
Chương II
MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 7. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
a) Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kho bạc Nhà nước Trung ương.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Điều 8. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán kèm bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký (theo Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này) do người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản ký tên, đóng dấu;
b) Các giấy tờ chứng minh tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: điều lệ, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đăng ký làm chủ tài khoản và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
d) Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.
2. Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này là bản chính hoặc bản sao. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán
1. Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức mở tài khoản thanh toán lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
2. Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác.
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:
a) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;
b) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
Điều 10. Sử dụng tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
2. Tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở, mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động khác trên thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chương III
MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức khác được mở tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài khoản.
2. Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của người đăng ký làm chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
d) Trường hợp tổ chức mở tài khoản thanh toán thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có quyết định bổ nhiệm kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản thanh toán.
3. Đối với tài khoản thanh toán chung:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này;
b) Giấy tờ của các chủ thể đúng tên mở tài khoản thanh toán chung:
- Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, hồ sơ mở tài khoản thanh toán bao gồm những giấy tờ như quy định tại khoản 1 Điều này;
- Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, hồ sơ mở tài khoản thanh toán bao gồm những giấy tờ như quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Văn bản thỏa thuận (hoặc hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ tài khoản.
4. Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này và điểm b, c, d khoản 2 Điều này là bản chính hoặc bản sao. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán
1. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán cá nhân phải có đủ những nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm:
- Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;
- Đối với cá nhân là người nước ngoài: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú.
b) Thông tin về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (đối với trường hợp cá nhân mở tài khoản thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật), bao gồm:
- Trường hợp người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản là cá nhân, các thông tin về người giám hộ, người đại diện hợp pháp được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Trường hợp người giám hộ của chủ tài khoản là tổ chức, các thông tin gồm: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.
c) Mẫu chữ ký của chủ tài khoản hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản và những người khác có liên quan (nếu có) trên chứng từ giao dịch với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức phải có đủ những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;
b) Thông tin về người đại diện hợp pháp đăng ký làm chủ tài khoản thanh toán của tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (đối với trường hợp tổ chức mở tài khoản thuộc đối tượng phải bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Mẫu chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (đối với trường hợp tổ chức mở tài khoản thuộc đối tượng, phải bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật) và mẫu dấu (nếu có) trên chứng từ giao dịch với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Chữ ký, họ tên của người đại diện hợp pháp và đóng dấu (nếu có) của tổ chức mở tài khoản.
3. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán chung phải có đủ những nội dung chủ yếu về các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung, cụ thể:
a) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Ngoài những nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bổ sung thêm những nội dung khác trên mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình để phục vụ cho yêu cầu quản lý và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhưng phải thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.
Điều 14. Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán
1. Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
2. Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán và xử lý:
a) Trường hợp khách hàng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính:
- Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng để hoàn thiện, nộp lại hồ sơ;
- Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng nộp bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính;
- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Đối với trường hợp khách hàng gửi qua phương tiện điện tử:
- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;
- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng nộp bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
c) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng như sau:
a) Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán;
b) Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhưng phải đối chiếu, đảm bảo khớp đúng giữa dấu (nếu có), chữ ký của chủ tài khoản trên hợp đồng với mẫu dấu, mẫu chữ ký của chủ tài khoản trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
c) Đối với tài khoản thanh toán chung:
- Trường hợp các chủ thể hoặc một trong các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán;
- Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhưng phải đối chiếu, đảm bảo khớp đúng giữa dấu (nếu có), chữ ký của chủ tài khoản trên hợp đồng với mẫu dấu, mẫu chữ ký của chủ tài khoản trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán.
4. Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng phải ghi rõ số hiệu, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán và gửi cho khách hàng một (01) bản.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng về trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở tài khoản thanh toán và địa điểm ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán phù hợp với điều kiện và khả năng cung ứng của đơn vị mình.
Điều 15. Sử dụng tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng các nguyên tắc và điều kiện sử dụng tài khoản thanh toán trong trường hợp giao dịch theo phương thức truyền thống hoặc giao dịch điện tử phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu và nhận biết khách hàng, trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.
2. Việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có tài sản riêng, người hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự phải được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của người được giám hộ hoặc người mà mình làm đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện.
3. Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi sử dụng tài khoản thanh toán phải có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật dân sự.
4. Việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải thực hiện đúng theo các nội dung tại văn bản thỏa thuận (hoặc hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ tài khoản và phải tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Các chủ tài khoản thanh toán chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản thanh toán chung và việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải được sự chấp thuận của tất cả các chủ tài khoản. Mỗi chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán cho toàn bộ các nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung;
b) Thông báo liên quan đến việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải được gửi đến tất cả các chủ tài khoản, trừ trường hợp giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung có thỏa thuận khác;
c) Từng chủ tài khoản thanh toán chung có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình sử dụng tài khoản thanh toán chung nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản chung còn lại;
d) Khi một trong các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, bị tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng tài khoản và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TẠM KHÓA, PHONG TỎA VÀ ĐÓNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN
Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điều 17. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán;
d) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
2. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tải khoản (hoặc người giám hộ, đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
3. Trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
a) Kết thúc thời hạn phong tỏa;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
d) Sau khi xác minh tài khoản thanh toán không có gian lận hoặc vi phạm pháp luật;
đ) Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Điều 18. Đóng tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không có tài sản riêng, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc đóng tài khoản được thực hiện theo yêu cầu của người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản;
b) Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, bị mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tài khoản vi phạm cam kết hoặc các thỏa thuận tại hợp đồng về mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đối với việc đóng tài khoản thanh toán do không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài; thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản thanh toán và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản thanh toán trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng.
3. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản, người giám hộ hoặc người thừa kế hợp pháp biết trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích.
4. Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý như sau:
a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không có tài sản riêng, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự) hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích;
b) Chi trả theo quyết định của tòa án;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản với chủ tài khoản, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
5. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Thông tư này.
Chương V
TỔ CHỨC THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng và Điều 4 Thông tư 23/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hết hiệu lực thi hành.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 20;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, PC, TT.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Toàn Thắng
Phụ lục số 01
ĐƠN VỊ ……………….
(Tên Tổ chức mở tài khoản)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày ….. tháng ….. năm ………….
GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Kính gửi:……………………………………………………
Tên tổ chức mở tài khoản thanh toán: ................................................................
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: ..................................................................................
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: ..................................................................................
+ Tên dùng để giao dịch: ..........................................................................................
Quyết định thành lập số: …………………….……. Ngày cấp ................................
Nơi cấp: ....................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số: ........................................
Ngày cấp: …………………………… Nơi cấp: ..........................................................
Mã số thuế: .............................................................................................................
Địa chỉ: …………………………………………………………. Điện thoại: ..................
Website: ………………………………. Email: ...........................................................
Họ và tên người đại diện hợp pháp (chủ tài khoản): ...........................................
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………….. Giới tính (Nam/Nữ): .....................
Quốc tịch: ………………………………… là người cư trú/ không cư trú: ..................
Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú:.......................................................................... .
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………. Điện thoại: ...............................
Quyết định bổ nhiệm số ………………… ngày ……….. tháng ……….. năm ............
Số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu): ...............................................................
Ngày cấp: ……………………….. Nơi cấp: ................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán hoặc người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước): ..............................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………….. Giới tính (Nam/Nữ): ........................
Số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu): .................................................................
Ngày cấp: ……………………….. Nơi cấp: ..................................................................
Quyết định bổ nhiệm số: …………………………………... Ngày .................................
Đề nghị mở tài khoản thanh toán tại: .....................................................................
Loại tiền tệ: □ VND □ USD □ Loại khác .....................................
Chúng tôi cam kết:
- Những thông tin trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng sự thật của các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đính kèm.
- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và xin chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề phát sinh trong trường hợp chúng tôi không thực hiện đúng, đầy đủ quy định về mở và sử dụng tài khoản do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Có văn bản (kèm các giấy tờ liên quan) gửi Ngân hàng Nhà nước khi có bất kỳ sự thay đổi nào về thông tin mở tài khoản thanh toán hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký đã đăng ký sử dụng với Ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ đính kèm:
1) Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký kèm văn bản ủy quyền của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng;
2) Quyết định số ………………………..
3) ………………………………………….
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHẦN DÀNH CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Sau khi kiểm soát và xác định Hồ sơ mở tài khoản thanh toán của …………………… là đầy đủ và hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ……………………………………………… đồng ý mở tài khoản thanh toán số: …………………………………. cho …………………………………………
Ngày bắt đầu hoạt động: …………………………………………………………………
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC/GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH …………..
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Phụ lục số 02
BẢN ĐĂNG KÝ MẪU DẤU, CHỮ KÝ
SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Đính kèm Giấy đề nghị mở tài khoản số ……………. ngày ………….. của ………………..)
Tên đơn vị: ...............................................................................................................
Địa chỉ giao dịch: ………………………………… Điện thoại giao dịch: ....................
Tên tài khoản thanh toán: ........................................................................................
Số tài khoản thanh toán: ..........................................................................................
Nơi mở tài khoản thanh toán: ..................................................................................
Đăng ký mẫu chữ ký và mẫu dấu sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước ……………………………………………………………… như sau:
1. Mẫu chữ ký
Người đăng ký mẫu chữ ký
Mẫu chữ ký thứ nhất
Mẫu chữ ký thứ hai
Chủ tài khoản và người được ủy quyền
Họ và tên Chủ tài khoản:
…………………………………………………
Số CMND: ……………………………………
Ngày cấp: …………………………………….
Nơi cấp: ………………………………………
Họ và tên người được Chủ tài khoản ủy quyền (người thứ nhất)
Số CMND: ……………………………………
Ngày cấp: …………………………………….
Nơi cấp: ………………………………………
Giấy ủy quyền số …………… ngày ……….
Thời hạn ủy quyền: …………………………
Phạm vi ủy quyền: …………………………..
Họ và tên người được Chủ tài khoản ủy quyền (người thứ hai):
Số CMND: ……………………………………
Ngày cấp: …………………………………….
Nơi cấp: ………………………………………
Giấy ủy quyền số ………….. ngày ..……….
Thời hạn ủy quyền: …………………………
Phạm vi ủy quyền: ………………………….
Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với NHNN) và người được ủy quyền
Họ và tên kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với NHNN):
Số CMND: …………………………………..
Ngày cấp: ……………………………………
Nơi cấp: ………………………………………
Họ và tên người được Kế toán trưởng ủy quyền (người thứ nhất):
Số CMND: …………………………………..
Ngày cấp: ……………………………………
Nơi cấp: ……………………………………..
Giấy ủy quyền số …………. ngày …………
Thời hạn ủy quyền: …………………………
Phạm vi ủy quyền: ………………………….
Họ và tên người được Kế toán trưởng ủy quyền (người thứ hai):
Số CMND: ……………………………………
Ngày cấp: ……………………………………
Nơi cấp: ………………………………………
Giấy ủy quyền số …………. ngày …………
Thời hạn ủy quyền: …………………………
Phạm vi ủy quyền: …………………………..
2. Mẫu dấu
Mẫu dấu thứ nhất
Mẫu dấu thứ hai
………. ngày ….. tháng ..... năm …..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "19/08/2014",
"sign_number": "23/2014/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Toàn Thắng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-261-KH-UBND-2021-to-chuc-hoat-dong-lien-ket-vung-va-ho-tro-quang-ba-hang-hoa-Ha-Noi-495512.aspx | Kế hoạch 261/KH-UBND 2021 tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá hàng hóa Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 261/KH-UBND
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2021
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT VÙNG VÀ HỖ TRỢ QUẢNG BÁ, KẾT NỐI CUNG- CẦU HÀNG HÓA GIỮA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG NĂM 2022.
Căn cứ: Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Thông báo kết luận, Biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố thời gian qua, theo tinh thần “Hà Nội với cả nước, cùng cả nước”; Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 06/10/2020 của UBND Thành phố về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương giai đoạn 2021 - 2025, theo đề nghị của Sở Công Thương tại văn bản số 4543/TTr-SCT ngày 26/10/2021; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2022, như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và các Nghị quyết của Thành ủy, HĐND Thành phố về những giải pháp khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid- 19, vừa hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của Hà Nội và các tỉnh, thành phố, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn Thành phố;
- Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại nhằm phát huy thế mạnh mỗi địa phương, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân Hà Nội và các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản thiết yếu, thủy sản, trái cây, sản phẩm OCOP... hướng đến góp phần ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế tổn thất cho người nông dân, thích ứng với các diễn biến tình hình về nhu cầu thị trường.
- Hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã sản xuất quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối để biết đến, ưu tiên lựa chọn, kết nối, tiêu thụ, từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa, đẩy mạnh hỗ trợ kết nối với bộ phận thu mua các kênh phân phối nước ngoài (Central Group, Aeon, Lotte...) để xuất khẩu hàng hóa.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, đơn vị tiêu thụ hàng hóa tìm hiểu nguồn cung nông sản phát triển thêm nguồn thu mua tại các địa phương trong cả nước, khai thác đa dạng hàng hóa, nguồn hàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
- Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, sản phẩm OCOP giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của thành phố Hà Nội và các địa phương, đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối của thành phố Hà Nội với nhau.
- Chủ động tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo cung - cầu của thị trường Hà Nội trong các dịp lễ, tết, phục vụ công tác phòng chống lụt bão, công tác bình ổn thị trường, ứng phó với tình hình dịch bệnh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ, chế biến sản phẩm hàng hóa dư cung trong trường hợp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực Công Thương nhằm quản lý, hỗ trợ phát triển thị trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị bám sát vào các mục đích nêu trên và các Biên bản ghi nhớ hợp tác của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước thuộc lĩnh vực Công Thương, chủ động trong phối hợp thực hiện Chương trình nhằm tạo điều kiện để các bên tham gia tìm kiếm cơ hội hợp tác, giao thương, thúc đẩy giao lưu mua bán hàng hóa, phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội bền vững giữa thành phố Hà Nội với các địa phương trên cả nước.
- Việc triển khai các nội dung tổ chức hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2022 chỉ thực hiện khi tình hình dịch bệnh Covid- 19 được kiểm soát và cho phép tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại (nếu tập trung đông người) trên địa bàn Hà Nội và các địa phương, đồng thời việc tổ chức phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định của Trung ương, Thành phố Hà Nội hoặc địa phương liên quan; khuyến khích thực hiện trực tuyến.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước năm 2022
- Hình thức thực hiện: Hỗ trợ các doanh nghiệp Hà Nội tham gia các hoạt động giao thương trực tuyến tiêu thụ sản phẩm do các tỉnh, thành phố tổ chức trong các mùa vụ trái cây, nông sản (thông tin, mời doanh nghiệp, đơn vị biết, đăng ký nhu cầu cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, đồng thời tham dự phòng họp trực tuyến hội nghị) hoặc tổ chức từ 03-05 đoàn cán bộ và doanh nghiệp của thành phố Hà Nội thực hiện các nội dung liên kết, giao thương tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước (tổ chức, tham gia hội nghị, hoạt động giao thương, trưng bày sản phẩm; hỗ trợ đơn vị khảo sát địa điểm, ký kết hợp đồng, thỏa thuận ghi nhớ...), nhằm kết nối, khai thác, tiêu thụ nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, hàng hóa lợi thế của các tỉnh, thành phố đưa về thị trường Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
- Nội dung triển khai:
+ Kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại các chương trình, sự kiện giao thương: Ưu tiên kết nối các sản phẩm nông sản thiết yếu, thủy sản, trái cây, sản phẩm OCOP... các địa phương có lợi thế trong sản xuất và nhu cầu phát triển thị trường tiêu thụ nhằm đưa vào các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tiêu thụ, phục vụ người tiêu dùng Thủ đô.
+ Hướng dẫn các đơn vị sản xuất cung ứng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối, người tiêu dùng Thủ đô.
+ Triển khai ký biên bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc hỗ trợ tiêu thụ nông sản giữa các đơn vị tham gia.
+ Tổ chức khảo sát vùng sản xuất, địa điểm đầu tư xây dựng hạ tầng công nghiệp, thương mại tại các địa phương trong các thời điểm tích hợp: Trao đổi, cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển thương mại, chính sách, dự án kêu gọi, thu hút đầu tư của các địa phương đến doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, tham gia đầu tư.
- Thời gian: Từ Quý I đến hết Quý IV/2022.
- Các tỉnh, thành phố dự kiến phối hợp thực hiện: Bắc Giang, Hưng Yên, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Nam Định, Yên Bái, Hà Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp,... (Triển khai trong các mùa vụ trái cây, nông sản; kết hợp với diễn đàn, chương trình kết nối, giao thương của các địa phương, theo các biên bản ghi nhớ đã ký kết).
2. Tổ chức các buổi làm việc, hoạt động giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2022 tại Hà Nội
- Nội dung thực hiện: Tổ chức từ 02 - 03 buổi làm việc, hoạt động giao thương, giới thiệu sản phẩm có quy mô nhỏ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến theo tình hình thực tế, giao Sở Công Thương Hà Nội với một số Sở Công Thương các tỉnh, thành phố (dự kiến thuộc các tỉnh: Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Lâm Đồng, Sóc Trăng...) nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các kênh phân phối Hà Nội, hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm theo mùa vụ, sản phẩm OCOP, trong buổi làm việc có bao gồm tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa để giới thiệu, kết nối giữa nhà phân phối và đơn vị sản xuất
- Thời gian: Từ Quý I đến hết Quý IV/2022 (theo đề nghị của các địa phương)
- Địa điểm: tại thành phố Hà Nội và các kênh phân phối Hà Nội.
3. Tổ chức tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội
- Nội dung thực hiện: Chủ trì tổ chức từ 03-05 tuần hàng trái cây, nông sản của các tỉnh, thành phố tại Hà Nội, mỗi Tuần hàng có quy mô 45 gian hàng tiêu chuẩn, nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ của Hà Nội và các địa phương có khó khăn trong việc tiêu thụ, xuất khẩu, dư cung sản phẩm, đồng thời hỗ trợ quảng bá, giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô trong năm 2022.
- Thời gian: dự kiến tháng 5, tháng 6 và tháng 8/2022 (trong mùa vụ trái cây, nông sản thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên... có sản lượng thu hoạch rất lớn cần hỗ trợ tiêu thụ).
- Địa điểm: Tại các quận nội thành.
4. Tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ, Triển lãm ngành Công Thương các tỉnh, thành phố năm 2022
- Nội dung thực hiện: Tổ chức từ 02-03 đoàn doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thành phố Hà Nội tham gia Khu gian hàng Hà Nội với quy mô từ 54m2 - 90m2 (tương đương từ 06 - 10 gian hàng tiêu chuẩn) tại các Hội chợ, Triển lãm do Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức vào các thời điểm thích hợp (Thực hiện theo Thông báo Kết luận, biên bản ghi nhớ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố), Mỗi đoàn doanh nghiệp Hà Nội, hỗ trợ từ 06 - 10 đơn vị tham gia Khu gian hàng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa các lĩnh vực thành phố Hà Nội, tăng cường hoạt động giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
- Thời gian: Từ Quý I đến hết Quý IV/2022.
- Địa điểm: Tại các tỉnh, thành phố.
5. Các nội dung thực hiện khác
- Hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 15-20 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội khi dịch bệnh được kiểm soát, việc tổ chức do các địa phương chủ trì thực hiện (như: Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Tháp...), thành phố Hà Nội hỗ trợ công tác quảng bá, giới thiệu kết nối sản phẩm vào các kênh phân phối.
- Hỗ trợ giới thiệu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố có nguy cơ dư cung cao trong các mùa vụ, rủi ro từ thị trường tiêu thụ, xuất khẩu do ảnh hưởng dịch bệnh Covid- 19..., hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp phân phối, chế biến, thương lái, sàn thương mại điện tử, tổ chức đoàn thể (thanh niên, phụ nữ)... để hỗ trợ tiêu thụ, đưa vào bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm.
- Giới thiệu các địa điểm thuận lợi tại các quận, huyện, thị xã, các kênh phân phối... để hỗ trợ các tỉnh, thành phố chủ động tổ chức Điểm bán sản phẩm các tỉnh, thành phố tại Hà Nội, tập trung vào dịp lễ, tết, mùa vụ trái cây, nông sản..., triển khai thực hiện trong thời điểm thích hợp.
- Thông tin, mời các tỉnh, thành phố tham gia gian hàng của địa phương tại các Hội chợ, triển lãm do thành phố Hà Nội tổ chức (Tuần hàng Việt, Hội chợ Tết, Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ, Hội chợ đặc sản vùng miền...), Đồng thời, phối hợp thông báo chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố tới doanh nghiệp Hà Nội để nghiên cứu tham gia (nhiệm vụ thực hiện từ Quý I đến hết Quý IV/2022).
6. Kinh phí thực hiện
- Nguồn ngân sách Nhà nước: Kinh phí thực hiện Kế hoạch của cấp nào do ngân cấp đó đảm bảo theo phân cấp. Các cơ quan, đơn vị căn cứ chế độ, định mức chi hiện hành và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan Tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
- Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Trung ương và Thành phố, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sử Công Thương
- Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung: Tổ chức Đoàn cán bộ, doanh nghiệp tham gia các hoạt động hợp tác, kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế; Tổ chức tuần lễ trái cây, hàng nông sản; tham gia Hội chợ, triển lãm ngành Công Thương; các hội nghị giao thương với một số tỉnh, thành phố và các nội dung hỗ trợ, kết nối tiêu thụ hàng hóa các địa phương năm 2022, chỉ thực hiện khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và cho phép tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại (nếu tập trung đông người) trên địa bàn Hà Nội và các địa phương, đồng thời phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định của Trung ương, thành phố Hà Nội và địa phương có liên quan.
- Thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật nhu cầu kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các đơn vị sản xuất Hà Nội và các tỉnh, thành phố, phục vụ trong công tác tổ chức các hình thức kết nối cung - cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Thường xuyên tổng hợp, cập nhật yêu cầu về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại để thông tin tới các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn nhằm dễ dàng đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại.
- Thường xuyên tổng hợp, cung cấp thông tin, dự báo về tình hình cung - cầu hàng hóa một số nhóm hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố, cung cấp bằng hình thức phù hợp tới các địa phương, đơn vị liên quan để chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường.
- Hỗ trợ giới thiệu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố có nguy cơ dư cung cao trong các mùa vụ, rủi ro từ thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, dịch bệnh: Kết nối thông tin với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị liên quan của các tỉnh, thành phố khi có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đang có khó khăn trong hoạt động tiêu thụ; hỗ trợ thông tin kết nối nguồn hàng giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất các địa phương và các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng, tổ chức thiện nguyện... thành phố Hà Nội, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các sở, ngành cung cấp thông tin các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị Hà Nội và các địa phương biết, đăng ký tham gia Tổ chức Đoàn cho các doanh nghiệp Hà Nội tham gia Hội chợ do Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức.
- Trường hợp phát sinh các nội dung thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố, đề nghị các địa phương, kịp thời phối hợp với các sở, ngành, đơn vị báo cáo UBND Thành phố để triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Tổng hợp kết quả triển khai các hoạt động hỗ trợ quảng bá, kết nối cung- cầu hàng hóa, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Triển khai Chương trình phối hợp giữa UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021-2025”. Hỗ trợ, nâng cấp các chuỗi, cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP...), tiêu chuẩn cơ sở, bảo hộ nhãn hiệu trên địa bàn Thành phố.
- Thường xuyên cung cấp số liệu, danh sách nguồn cung hàng hóa, nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố gửi Sở Công Thương để cân đối hàng hóa và hỗ trợ kết nối vào các kênh phân phối trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tổ chức tốt các nội dung hoạt động hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu sản phẩm nông, lâm, thủy sản giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố; đồng thời hỗ trợ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của Hà Nội và các tỉnh tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (www.check.hanoi.gov.vn).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của Thành phố tham gia các hoạt động kết nối cung cầu, hội chợ, hội thảo, tuần lễ, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và Hà Nội đa dạng các hình thức tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình thị trường tiêu thụ nông sản, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, xúc tiến thương mại, kết nối, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2022 cho các sở, ban, ngành từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cấp Thành phố theo quy định.
4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước theo Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa, tiếp cận, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các chương trình kết nối giao thương, hội chợ của Hà Nội với các tỉnh, thành phố.
- Thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật nhu cầu kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các đơn vị sản xuất Hà Nội và các tỉnh, thành phố, phục vụ trong công tác tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa trong nước với hệ thống phân phối nước ngoài.
- Phối hợp tổng hợp, cập nhật yêu cầu về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại để thông tin tới các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn để dễ dàng đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại.
5. UBND các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Công Thương thường xuyên rà soát, dự báo, tổng hợp, thống kê các vùng, hợp tác xã, hộ sản xuất nuôi trồng sản phẩm nông sản thành phố Hà Nội: rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, trứng gia cầm... đến thời điểm thu hoạch trong năm 2022 có khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm để tổ chức các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại địa phương (nếu cần thiết).
- Tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương rà soát, giới thiệu địa điểm bán hàng cố định (nhà văn hóa, hội trường, các khu nhà trong khu dân cư, tòa nhà cao tầng, khu đất trống...) để tổ chức Điểm bán sản phẩm cho các tỉnh, thành phố tại Hà Nội, tạo điều kiện cho đơn vị các tỉnh, thành phố tham gia bán hàng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các Điểm bán trong các thời điểm thích hợp.
- Tiếp tục phối hợp, chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất tại địa phương tổ chức sản xuất theo hướng dẫn, khuyến cáo, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn; hỗ trợ thực hiện tốt các quy định, yêu cầu của kênh phân phối để sản phẩm dễ dàng được hỗ trợ kết nối, tiêu thụ.
- Chủ động bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp và theo quy định hiện hành.
6. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã sản xuất kinh doanh; làng nghề, đại diện làng nghề
a, Các hội, hiệp hội:
- Phối hợp, tham gia tích cực vào các nội dung hoạt động của Kế hoạch (Giao Sở Công Thương thông tin cụ thể các nội dung từng chương trình thực hiện trong năm tới các đơn vị chủ động đề xuất nội dung tham dự).
- Thông tin các nội dung chương trình đến tất cả các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hội để nắm bắt thông tin, cử cán bộ tham dự, triển khai thực hiện.
b, Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, đơn vị sản xuất kinh doanh, xuất khẩu Hà Nội:
- Chủ động nghiên cứu, tham gia các nội dung chương trình được thông báo; Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các nội dung làm việc, sản phẩm, hình ảnh của đơn vị bằng hình thức phù hợp (tờ rơi, catalog...); các yêu cầu về thủ tục giấy tờ, chất lượng sản phẩm có nhu cầu kết nối để giới thiệu, hướng dẫn kết nối tại các hoạt động giao thương, tuần lễ hàng nông sản và các hoạt động quảng bá, kết nối cung cầu khác được tổ chức tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
- Các đơn vị phân phối, chế biến, xuất khẩu chủ động thực hiện việc kết nối cung- cầu sản phẩm hàng hóa bằng các hình thức phù hợp (cử đại diện tham gia Đoàn công tác, xuống trực tiếp các đơn vị sản xuất để hướng dẫn thực hiện... ), đồng thời hướng dẫn các đơn vị, hợp tác xã sản xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; hỗ trợ đưa sản phẩm tiêu thụ tại các kênh phân phối tại thị trường nước ngoài.
- Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm hỗ trợ giới thiệu, tổ chức các Điểm bán sản phẩm các tỉnh, thành phố tại các hệ thống phân phối và các địa điểm thuộc quản lý của đơn vị để người tiêu dùng thuận tiện mua hàng hóa.
- Tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 khi tham gia, triển khai các hoạt động giao thương, kết nối tiêu thụ hàng hóa.
Trên đây là nội dung Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2022, các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể đối với từng nội dung chương trình, đảm bảo công tác phối hợp nhịp nhàng, triển khai tiến độ, hiệu quả và thường xuyên thông tin về kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UBND các tỉnh, thành phố (để ph/hợp);
- Vụ TTTN- Bộ Công Thương;
- Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ tại KH; (để th/hiện);
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
- VPUB: CVP, các PCVP; KT, TKBT;
- Lưu VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "19/11/2021",
"sign_number": "261/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-92-2021-ND-CP-huong-dan-Nghi-quyet-406-NQ-UBTVQH15-ho-tro-doanh-nghiep-do-Covid19-492584.aspx | Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 hỗ trợ doanh nghiệp do Covid19 | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 92/2021/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2021
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 406/NQ-UBTVQH15 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI BAN HÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, NGƯỜI DÂN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 (sau đây gọi là Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15).
Điều 1. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Đối tượng áp dụng
Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này áp dụng đối với người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
c) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
2. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.
Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021.
a) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu của kỳ tính thuế đó được xác định bằng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế chia (:) cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế nhân (x) với 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập là năm 2020 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 03 tháng và doanh nghiệp được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.
- Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.
3. Cách xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm
Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Kê khai giảm thuế
a) Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý. Doanh nghiệp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp chính thức được giảm để kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ và trên Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021, việc xử lý số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa của số thuế tạm nộp các quý so với số thuế phải nộp theo quyết toán năm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định của Nghị định này hoặc số thuế phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021 lớn hơn số thuế doanh nghiệp đã kê khai thì doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế thiếu so với số phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định tại Nghị định này (nếu có), bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế tính trên số tiền thuế thiếu và tính tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định này nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện được giảm thuế quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì điều chỉnh giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo quy định của Nghị định này và xử lý số tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 2. Miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
1. Đối tượng áp dụng
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú hoạt động trong mọi ngành nghề, hình thức khai thuế, nộp thuế, có hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là địa bàn cấp huyện) chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Thông báo trong năm 2021 của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương liên quan đến dịch Covid-19, trong đó có nội dung dừng hoặc ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với một hoặc nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn (bao gồm cả việc phong tỏa, cách ly xã hội một hoặc nhiều khu vực trên địa bàn) để ban hành Danh sách các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 quy định tại khoản này.
2. Miễn thuế phải nộp
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được miễn số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021.
Không áp dụng việc miễn thuế quy định tại khoản này đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số.
b) Các trường hợp đã nộp số thuế phát sinh phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 thì sẽ được cơ quan thuế xử lý bù trừ số tiền thuế nộp thừa với các khoản nợ hoặc khoản phát sinh của các kỳ tiếp theo và xử lý hoàn nộp thừa (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Căn cứ xác định số thuế được miễn
a) Đối với trường hợp cơ quan thuế phải ra Thông báo nộp tiền: cơ quan thuế căn cứ số thuế phải nộp của các tháng trong quý III, quý IV năm 2021 trên Thông báo nộp tiền để xác định số thuế được miễn của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
b) Đối với trường hợp cơ quan thuế không phải ra Thông báo nộp tiền: người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức, cá nhân khấu trừ, khai thay, nộp thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn quyển/lẻ) căn cứ số thuế phải nộp theo Tờ khai thuế để xác định số thuế được miễn của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III, quý IV năm 2021. Trường hợp thuộc diện khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế theo năm (cho thuế tài sản, xây dựng nhà tư nhân, khai từng lần phát sinh khác) thì số thuế được miễn là số thuế phải nộp tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh của các tháng trong quý III, quý IV năm 2021. Trường hợp trên hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thực tế phát sinh của các tháng trong quý III, quý IV năm 2021 thì xác định theo doanh thu bình quân tháng theo giá trị hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ký trong tháng thì thời gian của hợp đồng được tính đủ tháng.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với trường hợp cơ quan thuế phải ra Thông báo nộp tiền
- Cơ quan thuế lập danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện quản lý tại địa bàn để xác định đối tượng được miễn thuế theo Mẫu số 01-1/DS-MTHK Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Cơ quan thuế căn cứ số thuế phải nộp của từng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Thông báo nộp tiền trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để xác định số thuế được miễn.
- Chi cục trưởng Chi cục thuế/Chi cục thuế khu vực ban hành 01 Quyết định miễn thuế kèm theo danh sách toàn bộ các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn thuế theo Mẫu số 01/MTHK Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Sau thời điểm cơ quan thuế ra quyết định miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 cho toàn bộ các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn, nếu có phát sinh hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thì cuối tháng cơ quan thuế lập danh sách để ra Quyết định miễn thuế cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh được miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 .
- Cơ quan thuế ban hành Thông báo miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 sau khi ban hành Quyết định miễn thuế gửi đến từng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Mẫu số 01/TBSMT-CNKD Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với trường hợp cơ quan thuế không phải ra Thông báo nộp tiền
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tổ chức, cá nhân khấu trừ, khai thay, nộp thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn quyển/lẻ tự xác định số thuế phải nộp sau khi miễn thuế để khai trên Tờ khai thuế, đồng thời lập bản xác định số thuế được miễn theo Mẫu số 01-1/PL-CNKD Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để nộp kèm theo Tờ khai thuế.
Điều 3. Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
b) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
c) Chi tiết hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo Phụ lục 1 Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b khoản này không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
b) Đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15”.
4. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ thì khi lập hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
5. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
6. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
7. Doanh nghiệp, tổ chức quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Phụ lục giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Điều 4. Miễn tiền chậm nộp
1. Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020.
2. Xác định số tiền chậm nộp được miễn
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất căn cứ dữ liệu quản lý thuế, xác định số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 của người nộp thuế để ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp.
3. Thẩm quyền miễn tiền chậm nộp
Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quyết định miễn tiền chậm nộp đối với người nộp thuế.
4. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xử lý miễn tiền chậm nộp
a) Người nộp thuế lập văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp, trong đó nêu rõ số lỗ phát sinh của kỳ tính thuế năm 2020 theo Mẫu số 01/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bằng phương thức điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, để xác định điều kiện lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020 làm căn cứ xem xét miễn tiền chậm nộp.
Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì gửi kèm Biên bản hoặc quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020 được xác định theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (Mẫu số 02/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc Quyết định miễn tiền chậm nộp (Mẫu số 03/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp.
Quyết định miễn tiền chậm nộp được gửi cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử và đăng công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế đã được miễn tiền chậm nộp nhưng cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp theo quy định của Nghị định này thì cơ quan thuế ban hành quyết định thu hồi quyết định miễn tiền chậm nộp.
5. Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp theo khoản 1 Điều này khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện hoặc cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền có quyết định, thông báo làm tăng số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp thì người nộp thuế không phải nộp số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 đối với số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuế đất phải nộp tăng thêm nếu đáp ứng điều kiện lô phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020.
6. Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền chậm nộp trước thời điểm Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành thì không xử lý lại.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo
- Lưu: VT, KTTH (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
PHỤ LỤC I
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC GIẢM MỨC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
(Kèm theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ)
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
Cấp 5
Cấp 6
Cấp 7
Tên sản phẩm
Nội dung
H
DỊCH VỤ VẬN TẢI
49
Dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống
491
Dịch vụ vận tải đường sắt
4911
49110
491100
Dịch vụ vận tải hành khách đường sắt
4911001
Dịch vụ vận tải hành khách đường sắt phục vụ du lịch
Gồm dịch vụ vận tải hành khách đường sắt phục vụ du lịch như:
- Dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu như một hoạt động không tách rời của công ty vận tải đường sắt.
4911009
Dịch vụ vận tải hành khách đường sắt khác
4912
49120
491200
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt
4912001
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng toa đông lạnh
4912002
Dịch vụ vận tải bằng toa bồn chở xăng dầu
Gồm dịch vụ vận tải bằng toa bồn chở xăng dầu như dầu thô, khí ga tự nhiên, các sản phẩm khí ga,...
4912003
Dịch vụ vận tải bằng toa bồn chở khí hóa lỏng và chất lỏng khác
4912004
Dịch vụ vận tải công-ten-nơ
4912005
Dịch vụ vận tải thư và bưu phẩm, bưu kiện
4912006
Dịch vụ vận tải hàng hóa khô, hàng rời
4912009
Dịch vụ vận tải hàng hóa khác
Gồm dịch vụ vận tải hàng hóa khác chưa được phân loại ở trên.
493
Dịch vụ vận tải đường bộ khác
4931
Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
49311
493110
4931100
Dịch vụ vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao
49312
493120
Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi
4931201
Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi truyền thống
4931202
Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi công nghệ.
4931203
Dịch vụ cho thuê xe ô tô con có kèm người lái
49313
493130
4931300
Dịch vụ vận tải hành khách bằng mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
49319
493190
4931900
Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ loại khác trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)
Gồm dịch vụ vận tải hành khách bằng xe đạp, xe xích lô và xe thô sơ khác như xe ngựa, xe kéo.
4932
Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác
49321
Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
493211
4932110
Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh
493212
4932120
Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh
493213
4932130
Dịch vụ cho thuê xe khách có kèm người điều khiển
49329
Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu
493291
4932910
Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu
Gồm dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu như: dịch vụ của đường sắt leo núi, đường cáp trên không,...
493292
4932920
Dịch vụ cho thuê xe khách khác chưa được phân vào đâu có kèm người điều khiển
Gồm dịch vụ cho thuê xe khách khác chưa được phân vào đâu có kèm người điều khiển như: dịch vụ cho thuê xe để chở khách đi tham quan, du lịch hoặc các mục đích khác...
4933
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ
49331
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng
493311
Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ô tô chuyên dụng
4933111
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe đông lạnh
4933112
Dịch vụ vận tải các sản phẩm dầu thô bằng xe xi téc (xe bồn) hoặc xe bán rơ moóc
4933113
Dịch vụ vận tải chất lỏng và khí ga bằng xe xi téc (xe bồn) hoặc xe bán rơ moóc
4933114
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe container
4933115
Dịch vụ vận tải hàng hóa loại khô
4933116
Dịch vụ vận tải động vật sống
4933117
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe chuyên dụng khác (xe đầu kéo, tafooc...)
4933118
Dịch vụ vận tải thư và bưu phẩm, bưu kiện
4933119
Dịch vụ vận tải hàng hóa loại khác chưa phân loại vào đâu
Gồm dịch vụ vận tải hàng hóa loại khác chưa được phân loại ở trên.
493312
4933120
Dịch vụ cho thuê ô tô chuyên dụng có kèm người điều khiển
49332
493320
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
4933201
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
Gồm dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng) như: dịch vụ vận tải phế liệu, phế thải, rác thải không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.
4933202
Dịch vụ cho thuê ô tô vận tải hàng hoá loại khác có kèm người điều khiển
Gồm dịch vụ cho thuê ô tô vận tải hàng hóa loại khác có kèm người điều khiển như: dịch vụ vận chuyển đồ đạc gia đình, thiết bị văn phòng,...
49333
493330
4933300
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe có động cơ loại khác
49334
493340
4933400
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ
49339
493390
4933900
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác
50
Dịch vụ vận tải đường thủy
501
Dịch vụ vận tải ven biển và viễn dương
5011
Dịch vụ vận tải hành khách ven biển và viễn dương
50111
Dịch vụ vận tải hành khách ven biển
501111
Dịch vụ vận tải hành khách ven biển
5011111
Dịch vụ vận tải hành khách ven biển bằng phà
5011112
Dịch vụ vận tải hành khách ven biển bằng tàu thủy
5011119
Dịch vụ vận tải hành khách ven biển khác
501112
5011120
Dịch vụ cho thuê tàu vận tải hành khách ven biển có kèm người điều khiển
50112
Dịch vụ vận tải hành khách viễn dương
501121
Dịch vụ vận tải hành khách viễn dương
5011211
Dịch vụ vận tải hành khách viễn dương bằng tàu thủy
5011219
Dịch vụ vận tải hành khách viễn dương khác
501122
5011220
Dịch vụ cho thuê tàu vận tải hành khách viễn dương có kèm người điều khiển
5012
Dịch vụ vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
50121
Dịch vụ vận tải hàng hóa ven biển
501211
Dịch vụ vận tải hàng hóa ven biển
5012111
Dịch vụ vận tải hàng hóa đông lạnh bằng tàu đông lạnh
5012112
Dịch vụ vận tải dầu thô và xăng dầu tinh chế bằng tàu chở dầu
5012113
Dịch vụ vận tải chất lỏng khác hoặc khí ga bằng tàu chở dầu
5012114
Dịch vụ vận tải các công ten nơ bằng tàu chuyên chở công ten nơ
5012115
Dịch vụ vận tải hàng hóa khô
5012119
Dịch vụ vận tải hàng hóa khác
501212
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển; dịch vụ kéo đẩy
5012121
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển
5012122
Dịch vụ kéo đẩy
Gồm dịch vụ kéo đẩy như: dịch vụ kéo tàu thuyền trên sông nước nội địa do tàu dắt, kể cả dịch vụ kéo những dàn khoan dầu lửa, cần cẩu nổi, tàu nạo vét, phao và những thân tàu và tàu chưa đóng xong trên cơ sở lệ phí hoặc hợp đồng dịch vụ kéo những tàu đi trên sông nước nội địa bị tai nạn cũng được phân loại vào đây.
50122
Dịch vụ vận tải hàng hóa viễn dương
501221
Dịch vụ vận tải hàng hóa viễn dương
5012211
Dịch vụ vận tải hàng hóa đông lạnh bằng tàu đông lạnh
5012212
Dịch vụ vận tải dầu thô và xăng dầu tinh chế bằng tàu chở dầu
5012213
Dịch vụ vận tải chất lỏng khác hoặc khí ga bằng tàu chở dầu
5012214
Dịch vụ vận tải các công-ten-nơ bằng tàu chuyên chở công-ten-nơ
5012215
Dịch vụ vận tải hàng hóa khô
5012219
Dịch vụ vận tải hàng hóa khác
501222
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển; dịch vụ kéo đẩy
5012221
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển
5012222
Dịch vụ kéo đẩy
Gồm dịch vụ kéo đẩy như: dịch vụ kéo tàu thuyền trên biển viễn dương do tàu dắt, kể cả dịch vụ kéo những dàn khoan dầu lửa, cần cẩu nổi, tàu nạo vét, phao và những thân tàu và tàu chưa đóng xong trên cơ sở lệ phí hoặc hợp đồng dịch vụ kéo những tàu đi trên sông nước nội địa bị tai nạn cũng được phân loại vào đây.
502
Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
5021
Dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa
50211
Dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
502111
Dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện cơ giới
5021111
Dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu thủy
5021112
Dịch vụ vận tải hành khách bằng phà
5021113
Dịch vụ vận tải hành khách phục vụ đi chơi, tham quan
5021119
Dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện cơ giới khác
502112
5021120
Dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải cơ giới có kèm người điều khiển
50212
Dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ
502121
Dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện thô sơ
5021211
Dịch vụ vận tải hành khách bằng thuyền
5021212
Dịch vụ vận tải hành khách bằng ghe
5021213
Dịch vụ vận tải hành khách phục vụ đi chơi, tham quan
5021219
Dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện thô sơ khác
502122
5021220
Dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải thô sơ có kèm người điều khiển
5022
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
50221
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
502211
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
5022111
Dịch vụ vận tải hàng hóa đông lạnh bằng tàu đông lạnh
5022112
Dịch vụ vận tải dầu thô và xăng dầu tinh chế bằng tàu chở dầu
5022113
Dịch vụ vận tải chất lỏng khác hoặc khí ga bằng tàu chở dầu
5022114
Dịch vụ vận tải các công-ten-nơ bằng tàu chuyên chở công-ten-nơ
5022115
Dịch vụ vận tải hàng hóa khô
5022119
Dịch vụ vận tải hàng hóa khác
502212
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển; dịch vụ kéo đẩy
5022121
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển
5022122
Dịch vụ kéo đẩy
50222
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ
502221
5022210
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ
502222
Dịch vụ cho thuê phương tiện thô sơ chở hàng có kèm người điều khiển; dịch vụ kéo đẩy
5022221
Dịch vụ cho thuê tàu chở hàng có kèm người điều khiển
5022222
Dịch vụ kéo đẩy
51
Dịch vụ vận tải hàng không
511
5110
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không
51101
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
511011
5110110
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không nội địa theo tuyến và lịch trình cố định
511012
5110120
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không quốc tế theo tuyến và lịch trình cố định
51109
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không loại khác
511091
5110910
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không nội địa không theo tuyến và lịch trình cố định, ngoại trừ mục đích phục vụ tham quan
511092
5110920
Dịch vụ vận tải hành khách hàng không quốc tế không theo tuyến và lịch trình
511093
5110930
Dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển hành khách hàng không có kèm người điều khiển
512
5120
Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không
51201
Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
512011
5120110
Dịch vụ vận chuyển thư từ, bưu kiện
512012
5120120
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khác theo lịch trình
512013
5120130
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khác không theo lịch trình
51209
512090
5120900
Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không loại khác
I
DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG
55
Dịch vụ lưu trú
551
5510
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
55101
551010
5510100
Dịch vụ khách sạn
Gồm dịch vụ khách sạn như: dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là khách sạn từ hạng 1 đến 5 sao, quy mô từ 15 phòng ngủ trở lên với các trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch, gồm: khách sạn được xây dựng thành khối, khách sạn nổi, khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng, có kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp.
55102
551020
5510200
Dịch vụ biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Gồm dịch vụ biệt thự hoặc dịch vụ lưu trú ngắn ngày như:
- Biệt thự du lịch có sân vườn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch;
- Căn hộ cho khách du lịch lưu trú ngắn ngày có trang bị sẵn đồ đạc, có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn... để khách tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
55103
551030
5510300
Dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Gồm dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ lưu trú ngắn ngày như: nhà khách, nhà nghỉ với các trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch nhưng không đạt điều kiện để xếp hạng sao. Có kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là,...
55104
551040
5510400
Dịch vụ nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự
Nhóm này gồm dịch vụ nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú tương tự như dịch vụ nhà trọ, phòng trọ là nhà dân có phòng cho khách thuê trọ với các trang thiết bị, tiện nghi tối thiểu cần thiết cho khách.
559
5590
Dịch vụ lưu trú khác
55901
559010
Dịch vụ ký túc xá học sinh, sinh viên
5590101
Dịch vụ lưu trú, phòng ở cho học sinh, sinh viên cư trú và ký túc xá
Gồm dịch vụ lưu trú, phòng ở cho học sinh, sinh viên cư trú và ký túc xá như: dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn (ký túc xá) cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông, trung học, cao đẳng hoặc đại học, được thực hiện bởi các đơn vị hoạt động riêng.
5590102
Dịch vụ lưu trú, phòng ở cho công nhân trong các khu nhà tập thể hoặc các khu lều
55902
559020
5590200
Dịch vụ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm
Gồm dịch vụ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm như dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn là phương tiện lưu trú làm bằng vải, bạt được sử dụng cho khách du lịch trong bãi cắm trại, du lịch dã ngoại.
55909
559090
5590900
Dịch vụ lưu trú khác chưa được phân vào đâu
Gồm dịch vụ lưu trú khác chưa được phân vào đâu như dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn hoặc dài hạn cho khách thuê trọ chưa được phân loại ở trên.
56
Dịch vụ ăn uống
561
5610
Dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
56101
561010
5610100
Dịch vụ nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)
Gồm dịch vụ trong các nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về.
56102
561020
5610200
Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh
56109
561090
5610900
Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác
Gồm dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác như:
- Quán ăn tự phục vụ;
- Quán ăn nhanh;
- Cửa hàng bán đồ ăn mang về;
- Xe thùng bán kem;
- Xe bán hàng ăn lưu động;
- Hàng ăn uống trên phố, trong chợ;
- Dịch vụ nhà hàng, quán bar trên tàu, thuyền, phương tiện vận tải nếu hoạt động này không do đơn vị vận tải thực hiện mà được làm bởi đơn vị khác.
562
Dịch vụ cung cấp ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác
5621
56210
562100
5621000
Dịch vụ cung cấp ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
Gồm dịch vụ chuẩn bị và cung cấp thức ăn dựa trên cơ sở hợp đồng với khách hàng, tại các cơ quan chính quyền, cơ quan thương mại... và cho các sự kiện đặc biệt (đám cưới, tiệc,...)
5629
56290
562900
5629000
Dịch vụ ăn uống khác
Gồm dịch vụ ăn uống khác như:
- Dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể;
- Dịch vụ chuẩn bị thức ăn khác và đồ uống có liên quan được cung cấp bởi các quán bán hàng đồ ăn nhẹ, cửa hàng đồ ăn nhanh không có chỗ ngồi, các tiện nghi để mua thức ăn mang về,...;
- Dịch vụ cung cấp thức ăn được chuẩn bị trong nhà nhờ máy bán hàng tự động;
563
5630
Dịch vụ phục vụ đồ uống
56301
563010
5630100
Dịch vụ trong quán rượu, bia, quay bar
56302
563020
5630200
Dịch vụ trong quán cà phê, giải khát
56309
563090
5630900
Dịch vụ phục vụ đồ uống khác
Gồm dịch vụ phục vụ đồ uống khác như: Dịch vụ của các quán chế biến và phục vụ khách hàng tại chỗ các loại đồ uống như: cà phê, nước sinh tố, nước mía, nước quả, quán chè các loại,...; dịch vụ của các xe bán rong đồ uống,..
J
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
58
Sản phẩm xuất bản
581
Sách, ấn phẩm định kỳ và các ấn phẩm khác xuất bản
5811
Sách xuất bản
58112
Sách xuất bản khác
581121
Sách in
5811211
Sách giáo khoa xuất bản
5811212
Sách chuyên ngành, sách kỹ thuật và sách nghiên cứu xuất bản
5811213
Sách truyện thiếu nhi xuất bản
5811214
Từ điển và sách bách khoa xuất bản
5811215
Tập bản đồ và sách có bản đồ khác xuất bản
5811219
Sách in khác, sách thông tin, tờ rơi và sách tương tự xuất bản
581122
5811220
Sách ở dạng băng, đĩa mềm và vật mang tin khác xuất bản
Gồm sách xuất bản ở dạng băng, đĩa mềm và vật mang tin khác như: hệ thống điều hành, kinh doanh và các ứng dụng khác; chương trình trò chơi máy tính;
581123
5811230
Quảng cáo trong sách khác
581124
5811240
Dịch vụ đại lý xuất bản sách khác
581125
5811250
Dịch vụ bản quyền xuất bản sách khác
5812
Danh mục chỉ dẫn và địa chỉ xuất bản
58121
Danh mục chỉ dẫn và địa chỉ trực tuyến xuất bản
581211
5812110
Danh mục chỉ dẫn và địa chỉ trực tuyến xuất bản
581212
5812120
Dịch vụ bản quyền sử dụng các danh mục chỉ dẫn và địa chỉ trực tuyến xuất bản
58122
Danh mục chỉ dẫn và địa chỉ in xuất bản
581221
5812210
Danh mục chỉ dẫn và địa chỉ in xuất bản
581222
5812220
Dịch vụ bản quyền sử dụng các danh mục chỉ dẫn và địa chỉ in xuất bản
5813
Báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ xuất bản
58132
Báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác xuất bản
581321
5813210
Báo khác
581322
5813220
Quảng cáo trong báo khác
581323
Tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác
5813231
Tờ tập san và các ấn phẩm định kỳ khác
5813232
Quảng cáo trong tập san và các ấn phẩm định kỳ khác
581324
5813240
Dịch vụ giấy phép xuất bản tạp chí và ấn phẩm định kỳ khác
5819
Ấn phẩm xuất bản khác
58192
Ấn phẩm xuất bản khác
581921
Ấn phẩm in xuất bản khác
5819211
Bưu thiếp, thiếp chúc mừng và các loại tương tự
5819212
Tranh ảnh
5819213
Vé tàu xe, lịch
5819214
Tem thư chưa sử dụng, tem hải quan hoặc các loại tem tương tự; giấy đóng dấu tem; mẫu séc; giấy bạc; giấy chứng nhận chứng khoán, cổ phiếu và các tài liệu có tiêu đề tương tự
5819215
Tài liệu, ca-ta-lô quảng cáo thương mại và các tài liệu tương tự
5819219
Ấn phẩm in xuất bản khác chưa được phân vào đâu
581922
5819220
Dịch vụ giấy phép xuất bản ấn phẩm khác
59
Dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc
591
Dịch vụ điện ảnh và sản xuất chương trình truyền hình
5911
Dịch vụ sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
59111
Phim điện ảnh
591111
Dịch vụ sản xuất chương trình phim điện ảnh
5911111
Dịch vụ sản xuất phim điện ảnh
5911112
Dịch vụ xúc tiến và quảng cáo phim điện ảnh
591112
Sản phẩm phim điện ảnh
5911121
Bản gốc phim điện ảnh
5911122
Kỹ xảo điện ảnh
5911123
Phim ảnh thu vào băng đĩa và các phương tiện vật lý khác
5911124
Phim điện ảnh tải trên mạng xuống khác
591113
5911130
Dịch vụ bán không gian và thời gian quảng cáo trên phim điện ảnh
59112
Phim video
591121
Dịch vụ sản xuất phim video
5911211
Dịch vụ sản xuất phim video
5911212
Dịch vụ xúc tiến và quảng cáo phim video
591122
Sản phẩm phim video
5911221
Bản gốc phim video
5911222
Kỹ xảo video
5911223
Phim video thu vào băng đĩa và các phương tiện vật lý khác
5911224
Phim video tải trên mạng xuống khác
591123
5911230
Dịch vụ bán không gian và thời gian quảng cáo trên phim video
59113
Chương trình truyền hình
591131
Dịch vụ sản xuất chương trình truyền hình
5911311
Dịch vụ sản xuất chương trình truyền hình
5911312
Dịch vụ xúc tiến và quảng cáo chương trình truyền hình
591132
Sản phẩm chương trình truyền hình
5911321
Bản gốc chương trình truyền hình
5911322
Kỹ xảo chương trình truyền hình
5911323
Chương trình truyền hình thu vào băng đĩa và các phương tiện vật lý khác
5911324
Chương trình truyền hình tải trên mạng xuống khác
591133
5911330
Dịch vụ bán không gian và thời gian quảng cáo trên chương trình truyền hình
5912
59120
Dịch vụ hậu kỳ
591201
5912010
Dịch vụ biên tập nghe nhìn
591202
5912020
Dịch vụ truyền và nhân bản phim gốc
591203
5912030
Dịch vụ hiệu chỉnh màu sắc và phục hồi số liệu
591204
5912040
Dịch vụ hiệu ứng nghe nhìn
591205
5912050
Dịch vụ phim hoạt hình
591206
5912060
Dịch vụ lời bình, tiêu đề phim và ghi phụ đề cho phim
591207
5912070
Dịch vụ thiết kế và biên tập âm thanh
591209
5912090
Dịch vụ hậu kỳ phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình khác
5913
59130
591300
Dịch vụ phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
5913001
Dịch vụ cấp phép bản quyền và lưu trữ
5913002
Dịch vụ phát hành
5914
Dịch vụ chiếu phim
59141
591410
Dịch vụ chiếu phim cố định
5914101
Dịch vụ chiếu phim điện ảnh cố định
5914102
Dịch vụ chiếu phim video cố định
59142
591420
Dịch vụ chiếu phim lưu động
5914201
Dịch vụ chiếu phim điện ảnh lưu động
5914202
Dịch vụ chiếu phim video lưu động
592
5920
59200
Dịch vụ ghi âm và xuất bản âm nhạc
592001
Dịch vụ ghi âm và thu âm; thu âm nguyên bản
5920011
Dịch vụ thu âm
5920012
Dịch vụ thu âm tại chỗ
5920013
Bản gốc thu âm
592002
Âm nhạc xuất bản
5920021
Nhạc in thành sách
5920022
Nhạc điện tử
5920023
Băng đĩa nhạc hoặc các phương tiện vật lý khác
5920024
Băng đĩa nhạc khác
5920025
Nhạc tải trên mạng xuống
592003
Dịch vụ giấy phép bản quyền sử dụng bản gốc âm nhạc
5920031
Dịch vụ giấy phép bản quyền sử dụng bản gốc âm nhạc
5920032
Dịch vụ phát hành âm nhạc
N
DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH VÀ HỖ TRỢ
79
Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
791
Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch
7911
79110
Dịch vụ của đại lý du lịch
791101
Dịch vụ của đại lý du lịch trong việc đặt vé giao thông
7911011
Dịch vụ đặt vé máy bay
Gồm:
- Dịch vụ đặt vé máy bay cho:
+ Đường bay nội địa
+ Đường bay quốc tế
7911012
Dịch vụ đặt vé tàu hoả
Dịch vụ đặt chỗ trước cho vé tàu hoả
7911013
Dịch vụ đặt vé xe buýt
Dịch vụ đặt vé cho vận chuyển bằng xe buýt
7911014
Dịch vụ đặt thuê xe
Dịch vụ đặt chỗ trước để thuê xe
7911019
Dịch vụ đặt vé khác
Gồm dịch vụ đặt vé trước cho các dịch vụ khác chưa được phân vào đâu:
- Dịch vụ đặt vé trước cho vận chuyển bằng phà
- Dịch vụ đặt vé máy bay tuyến ngắn
- Dịch vụ đặt vé vận chuyển khác chưa được phân vào đâu
791102
Dịch vụ của đại lý du lịch trong việc đặt vé nơi ở, chuyến đi và du lịch trọn gói
7911021
Dịch vụ đặt vé nơi ở
Gồm:
- Dịch vụ đặt vé nơi ở cho:
+ Tuyến nội địa
+ Tuyến quốc tế
- Dịch vụ thanh toán trực tiếp cho người chủ sở hữu bất động sản như nhà hoặc căn hộ
7911022
Dịch vụ đặt vé chuyến đi
Dịch vụ đặt vé cho chuyến đi:
- Một ngày hoặc ít hơn một ngày
- Nhiều hơn một ngày
7911023
Dịch vụ đặt vé trọn gói
Gồm:
- Dịch vụ đặt vé trọn gói nội địa
- Dịch vụ đặt vé trọn gói quốc tế
7912
79120
791200
Dịch vụ điều hành tua du lịch
7912001
Dịch vụ điều hành tua du lịch cho việc sắp xếp và tập hợp các đoàn du lịch
Gồm:
- Dịch vụ sắp xếp, tập hợp, và marketing đoàn du lịch trọn gói:
+ Chuẩn bị tua du lịch trọn gói, nội địa và quốc tế
+ Tập hợp tua du lịch trọn gói cho các nhóm, nội địa và quốc tế
Gói này thường gồm: mua và bán lại việc vận chuyển khách và hành lý, dịch vụ ở, thực phẩm và tham quan. Kết quả của tour trọn gói có thể được bán cho tư nhân hoặc bán cho người buôn trong các hãng du lịch hoặc các dịch vụ điều hành du lịch khác.
7912002
Dịch vụ quản lý tua du lịch
Dịch vụ quản lý tài khoản riêng của du lịch
799
7990
79900
Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
799001
Dịch vụ xúc tiến du lịch và các thông tin về du khách
7990011
Dịch vụ xúc tiến du lịch
Gồm dịch vụ xúc tiến du lịch trên các nước, vùng và cộng đồng
7990012
Dịch vụ thông tin về du khách
Gồm dịch vụ cung cấp thông tin đến du khách hoặc khách hàng tiềm năng về nơi đến qua cuốn sách du lịch nhỏ
799002
7990020
Dịch vụ hướng dẫn du lịch
Gồm:
- Dịch vụ hướng dẫn du lịch bởi các hãng hướng dẫn du lịch Loại trừ:
- Dịch vụ phiên dịch, được phân vào nhóm 7490914
- Dịch vụ hướng dẫn câu cá, săn bắn và leo núi, được phân vào nhóm 9319093
799009
Dịch vụ đặt trước khác chưa được phân vào đâu
7990091
Dịch vụ chia sẻ thời gian
Gồm dịch vụ đặt trước/trao đổi
(thường dựa vào vị trí) cho việc chia sẻ thời gian
7990092
Dịch vụ đặt chỗ trung tâm hội nghị, họp báo và triển lãm
7990099
Dịch vụ đặt chỗ vé xem sự kiện, giải trí và các dịch vụ đặt trước khác chưa được phân vào đâu
Gồm dịch vụ đặt chỗ trước trong các sự kiện như trình diễn sân khấu, hoà nhạc hoặc thể thao
R
DỊCH VỤ NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
90
900
9000
90000
Dịch vụ sáng tác, nghệ thuật và giải trí
900001
9000010
Dịch vụ nghệ thuật biểu diễn
Gồm:
- Dịch vụ của các diễn viên, độc giả, ca sỹ, nhà soạn nhạc, diễn viên múa, người biểu diễn nhào lộn, phát thanh viên/người dẫn chương trình trên truyền hình, người diễn thuyết, diễn giả, các nghệ sỹ biểu diễn xiếc và các nghệ sỹ biểu diễn khác
- Dịch vụ làm người mẫu độc lập.
900002
Dịch vụ hỗ trợ nghệ thuật biểu diễn
9000021
Dịch vụ sản xuất và trình diễn sự kiện nghệ thuật biểu diễn
Gồm dịch vụ sản xuất và trình diễn đối với:
+ Nhà hát, nhạc kịch, ba lê, hài nhạc kịch, biểu diễn hoà nhạc.
+ Biểu diễn múa rối
+ Biểu diễn xiếc.
9000022
Dịch vụ tổ chức và quảng cáo sự kiện nghệ thuật biểu diễn
Gồm dịch vụ tổ chức và quảng bá đối với:
+ Nhà hát, nhạc kịch, ba lê, hài nhạc kịch, biểu diễn hoà nhạc.
+ Biểu diễn múa rối
+ Biểu diễn xiếc.
9000029
Dịch vụ hỗ trợ khác cho nghệ thuật biểu diễn
Gồm:
- Dịch vụ quản lý về quyền đối với các tác phẩm về nghệ thuật, văn học, âm nhạc, loại trừ các tác phẩm về nghệ thuật quay phim và tác phẩm nghe nhìn.
- Dịch vụ hỗ trợ nghệ thuật biểu diễn về thiết kế sân khấu, thiết kế trang phục, thiết kế ánh sáng.
- Dịch vụ hỗ trợ khác đối với nghệ thuật biểu diễn chưa được phân vào đâu (tấm màn vẽ căng sau sân khấu và các đồ vật dùng trang trí sân khấu, các thiết bị về âm thanh và ánh sáng phục vụ cho biểu diễn nghệ thuật).
Loại trừ:
- Dịch vụ quản lý về bản quyền của phim điện ảnh, được phân vào mã 59130.
900003
Sáng tác nghệ thuật
9000031
Dịch vụ do các tác giả, các nhà soạn nhạc, nhà điêu khắc và các nghệ sĩ khác cung cấp, loại trừ các nghệ sĩ biểu diễn
Gồm:
- Dịch vụ của cá nhân các nghệ sỹ như nhà soạn nhạc, nhà điêu khắc, hoạ sỹ, người vẽ tranh biếm hoạ, thợ chạm khắc,...
- Dịch vụ của cá nhân các nhà viết văn về tất cả các chủ đề, Gồm: cả viết về hư cấu và về chuyên môn.
- Dịch vụ của các nhà báo độc lập.
- Dịch vụ phục chế các tác phẩm nghệ thuật.
Loại trừ:
- Dịch vụ phục chế đàn organ và các nhạc cụ cổ điển khác, được phân vào mã 33190
- Dịch vụ sản xuất phim điện ảnh và phim video, được phân vào mã 59111 và 59112
- Dịch vụ phục chế đồ nội thất (loại trừ phục chế các loại để bảo tàng), được phân vào mã 95240.
9000032
Tác phẩm nghệ thuật gốc của các tác giả, các nhà soạn nhạc và các nghệ sĩ khác loại trừ các nghệ sĩ biểu diễn, hoạ sĩ, nghệ sĩ đồ hoạ và nhà điêu khắc
9000033
Tác phẩm nghệ thuật gốc của các hoạ sĩ, các nghệ sĩ đồ hoạ và nhà điêu khắc
Gồm:
- Tranh hội hoạ, tranh đồ hoạ và tranh vẽ bằng phấn màu, tác phẩm chạm khắc gốc, tranh in và tranh in đá, các tác phẩm điêu khắc và tượng gốc, bằng mọi chất liệu. Loại trừ:
- Sản xuất tượng, không phải nguyên bản nghệ thuật
900004
9000040
Dịch vụ của cơ sở hoạt động nghệ thuật
Gồm:
- Dịch vụ hoạt động của các phòng hoà nhạc, nhà hát, nhà hát opera, phòng nhạc, Gồm: cả dịch vụ về vé xem biểu diễn.
- Dịch vụ hoạt động của các trung tâm đa mục đích và các cơ sở tương tự với ưu thế về văn hoá.
Loại trừ:
- Dịch vụ của rạp chiếu phim, được phân vào mã 59141
- Dịch vụ đại lý bán vé, được phân vào mã 79110
- Dịch vụ hoạt động của các loại bảo tàng, được phân vào mã 91020
- Dịch vụ hoạt động của các sân vận động và các đấu trường sử dụng cho nhiều mục đích, được phân vào mã 93110
91
Dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hoá khác
910
Dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hoá khác
9101
91010
Dịch vụ của thư viện và lưu trữ
910101
9101010
Dịch vụ thư viện
Gồm:
- Các dịch vụ về thu thập, phân loại thư mục, bảo tồn và thu hồi các loại sách và các loại tương tự.
- Dịch vụ cho thuê sách và đĩa ghi âm
- Dịch vụ thư viện cung cấp ảnh và phim điện ảnh
Loại trừ:
- Dịch vụ thuê băng video và DVDs, được phân vào mã 77220
- Dịch vụ thuê sách, phân vào mã 77290.
910102
9101020
Dịch vụ lưu trữ
9102
91020
Dịch vụ bảo tồn, bảo tàng
910201
9102010
Dịch vụ bảo tàng
Gồm:
- Dịch vụ trưng bày các bộ sưu tập về mọi lĩnh vực (nghệ thuật, khoa học và công nghệ, lịch sử)
- Dịch vụ quản lý và bảo quản các bộ sưu tập
- Tổ chức các buổi triển lãm lưu động về bộ sưu tập
Loại trừ:
- Dịch vụ trưng bày và bán được cung cấp bởi các phòng trưng bày nghệ thuật mang tính thương mại, được phân vào mã 400840
- Dịch vụ phục chế các tác phẩm nghệ thuật và các đồ vật sưu tập bảo tàng, được phân vào mã 9000031
- Dịch vụ thư viện và lưu trữ được phân vào mã 91010
- Dịch vụ của các khu di tích và các công trình lịch sử, được phân vào mã 9102030
- Dịch vụ của vườn bách thú bách thảo, được phân vào mã 9103010
910202
9102020
Sưu tập của bảo tàng
Gồm các bộ sưu tập và đồ vật của các nhà sưu tập về lịch sử, về dân tộc học, động vật học, thực vật học, khoáng vật học, giải phẫu hoặc các bộ sưu tập về tiền đúc
910203
9102030
Dịch vụ của khu di tích và các công trình lịch sử và các khu dành cho khách thăm quan tương tự
Gồm:
- Dịch vụ hoạt động, tiếp cận và thăm quan các di tích và công trình lịch sử và các công trình kỷ niệm
- Dịch vụ bảo tồn các di tích và công trình lịch sử và các công trình kỷ niệm Loại trừ:
- Dịch vụ phục chế và nâng cấp các di tích và công trình lịch sử, được phân vào mã F.
9103
91030
Dịch vụ của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên
910301
9103010
Dịch vụ của các vườn bách thảo, bách thú
Gồm:
- Dịch vụ hoạt động, tiếp cận và thăm quan các khu vườn bách thú, bách thảo
- Dịch vụ bảo tồn và gìn giữ các khu vườn bách thú, bách thảo Loại trừ:
- Dịch vụ bảo tồn tự nhiên, được phân vào mã 9103020
910302
9103020
Dịch vụ của các khu bảo tồn tự nhiên, Gồm: cả dịch vụ bảo tồn động vật hoang dã
Gồm:
- Dịch vụ hoạt động, tiếp cận và thăm quan các khu vườn quốc gia, khu vườn tự nhiên các khu bảo tồn
- Dịch vụ giám sát các khu vườn quốc gia, khu vườn tự nhiên và các khu bảo tồn
- Dịch vụ bảo tồn và gìn giữ các khu vườn quốc gia, khu vườn tự nhiên và các khu bảo tồn
Loại trừ:
- Dịch vụ hoạt động của các khu dành cho săn bắn và câu cá giải trí, được phân vào mã 93190
931
Dịch vụ thể thao
9311
93110
931100
9311000
Dịch vụ của các cơ sở thể thao
Gồm:
- Dịch vụ của các cơ sở tổ chức các sự kiện thể thao trong nhà hoặc ngoài trời, như sân vận động, đấu trường, bể bơi, sân tennis, sân golf, sân trượt băng...
- Hoạt động của các đường đua ô tô, đua chó và đua ngựa
- Dịch vụ tổ chức và vận hành các sự kiện thể thao chuyên nghiệp và nghiệp dư trong nhà hoặc ngoài trời của các nhà tổ chức sở hữu các cơ sở riêng.
Loại trừ:
- Dịch vụ vận hành thang kéo trượt tuyết, được phân vào mã 49329
- Cho thuê các thiết bị giải trí và thể thao, được phân vào mã 77210
- Dịch vụ của các cơ sở thể dục thẩm mỹ, được phân vào mã 9319010
- Dịch vụ công viên và bãi biển, được phân vào mã 9329011
9312
93120
931200
9312000
Dịch vụ của các câu lạc bộ thể thao
Gồm:
- Dịch vụ tổ chức và quản lý các sự kiện thể thao được cung cấp bởi các câu lạc bộ thể thao, ví dụ như câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bơi lội, câu lạc bộ bowling, câu lạc bộ golf, câu lạc bộ đấm bốc, câu lạc bộ thể thao mùa đông, câu lạc bộ cờ,...
Loại trừ:
- Dịch vụ giảng dạy các môn thể thao của các giáo viên, huấn luyện viên riêng được phân vào mã 85510
- Dịch vụ vận hành các cơ sở thể thao, được phân vào mã 9311000
- Dịch vụ tổ chức và vận hành các sự kiện thể thao chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư trong nhà hoặc ngoài trời của các câu lạc bộ thể thao với các cơ sở riêng của họ, được phân vào mã 9311000.
9319
93190
Dịch vụ thể thao khác
931901
9319010
Dịch vụ của các cơ sở thể dục thẩm mỹ
Gồm dịch vụ thực hiện bởi các câu lạc bộ và các cơ sở thể dục thẩm mỹ và thể dục thể hình.
Loại trừ:
Dịch vụ giảng dạy các môn thể thao của các giáo viên, huấn luyện viên riêng, được phân vào mã 85510.
931909
Dịch vụ thể thao khác
9319091
Dịch vụ thúc đẩy các sự kiện thể thao và thể thao giải trí
Gồm dịch vụ được cung cấp bởi các nhà sản xuất hoặc các nhà tài trợ các sự kiện thể thao, có hoặc không có cơ sở.
Loại trừ:
Tổ chức và vận hành các sự kiện thể thao chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư trong nhà hoặc ngoài trời bởi các câu lạc bộ thể thao có hoặc không có cơ sở riêng, được phân vào mã 9311000 và 9312000
9319092
Dịch vụ thể dục thể thao
Gồm dịch vụ cung cấp bởi các vận động viên và người tham gia thể thao dựa trên tài khoản riêng của họ.
9319093
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến thể thao và giải trí
Gồm:
- Dịch vụ của các liên đoàn thể thao và các cơ quan điều phối
- Dịch vụ của trọng tài thể thao và người bấm giờ
- Dịch vụ vận hành của các khu săn bắn và câu cá thể thao
- Dịch vụ hướng dẫn săn bắn
- Dịch vụ hướng dẫn câu cá
- Dịch vụ hướng dẫn leo núi
- Dịch vụ của chuồng ngựa đua, chuồng chó đua, nhà để ô tô
- Dịch vụ liên quan đến đào tạo động vật để chơi thể thao và giải trí
Loại trừ:
- Dịch vụ cho thuê các thiết bị thể thao, được phân vào mã 77210
- Dịch vụ liên quan đến huấn luyện chó bảo vệ, được phân vào mã 80100
- Dịch vụ của các trường thể thao và trường thi đấu, Gồm: dịch vụ được cung cấp bởi những người hướng dẫn, giáo viên, huấn luyện viên, được phân vào mã 85510
9319099
Dịch vụ thể thao và giải trí khác
932
Dịch vụ vui chơi giải trí khác
9321
93210
932100
9321000
Dịch vụ của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề
Gồm:
- Dịch vụ của các công viên vui chơi
- Dịch vụ của các hội chợ vui chơi
- Dịch vụ trò chơi kéo quân
- Dịch vụ trò chơi đường ray xe lửa
9329
93290
Dịch vụ vui chơi giải trí khác
932901
Dịch vụ giải trí khác chưa được phân vào đâu
9329011
Dịch vụ công viên giải trí và bãi biển
Gồm:
- Dịch vụ bãi biển và công viên giải trí (không có tiện nghi ăn ở), Gồm: việc cung cấp các phương tiện như nhà tắm, tủ có khoá, ghế ngồi.
Loại trừ:
- Dịch vụ hoạt động của các nơi cắm trại, nơi cắm trại giải trí, nơi cắm trại để câu cá và săn bắn, địa điểm cắm trại, được phân vào mã 55902.
9329012
Dịch vụ của các sàn nhảy, phòng hát karaoke
Gồm:
- Dịch vụ của các phòng khiêu vũ, phòng nhảy, phòng hát karaoke và các cơ sở giải trí khác
9329019
Dịch vụ giải trí khác còn lại chưa được phân vào đâu
Gồm:
- Dịch vụ hoạt động của các đồi trượt tuyết
- Dịch vụ hoạt động của các cơ sở vận tải giải trí, ví dụ như đi du thuyền
Loại trừ:
- Dịch vụ hoạt động của đường sắt leo núi, thang trượt tuyết và đường cáp trên không, được phân vào mã 49329.
- Hoạt động phục vụ đồ uống cho các sàn nhảy được phân vào mã 56301.
- Dịch vụ hoạt động của các cơ sở thể thao và thể thao giải trí, được phân vào mã 9311000.
932909
Dịch vụ tiêu khiển khác chưa được phân vào đâu
9329091
Dịch vụ đốt pháo hoa và trình diễn âm thanh và ánh sáng
9329099
Dịch vụ tiêu khiển khác còn lại chưa được phân vào đâu
Nhóm này Gồm:
- Dịch vụ giải trí khác còn lại như đấu bò, biểu diễn môtô. Loại trừ:
- Dịch vụ của nhóm gánh xiếc và đoàn kịch, được phân vào mã 9000010
Ghi chú: Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm mức thuế giá trị gia tăng này là một phần của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ)
TT
Tên mẫu
Phụ lục
Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Mẫu số 01-1/DS-MTHK
Danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Mẫu số 01/MTHK
Quyết định về việc miễn thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại.... (tên địa bàn)... theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Mẫu số 01/TBSMT-CNKD
Thông báo miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Mẫu số 01-1/PL-CNKD
Bản xác định số thuế được miễn theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Phụ lục
Giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Mẫu số 01/MTCN
Công văn về việc đề nghị miễn tiền chậm nộp
Mẫu số 02/MTCN
Thông báo về việc không chấp thuận miễn tiền chậm nộp
Mẫu số 03/MTCN
Quyết định về việc miễn tiền chậm nộp đối với... (tên người nộp thuế)...
Phụ lục
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GIẢM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 406/NQ-UBTVQH15
[01] Kỳ tính thuế:
□ Từng lần phát sinh: ngày ...... tháng ....... năm ........
□ Năm 2021
[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung □ lần thứ: ...
[04] Tên người nộp thuế:...................................................................................
[05] Mã số thuế:
[06] Địa chỉ: .....................................................................................................
[07] Số điện thoại: ............................................................................................
[08] Tên đại lý thuế (nếu có): ..........................................................................
[09] Mã số thuế:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Mã chỉ tiêu
Số tiền
1.
Tổng số thuế TNDN phải nộp
[10]
Trong đó
1.1.
Thuế TNDN phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh
[11]
1.2.
Thuế TNDN phải nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản
[12]
1.3.
Thuế TNDN phải nộp khác
[13]
2.
Số thuế TNDN được giảm
[14]
Trong đó
2.1.
Thuế TNDN được giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh
[15]
2.2.
Thuế TNDN được giảm của hoạt động chuyển nhượng bất động sản
[16]
2.3.
Thuế TNDN được giảm khác
[17]
Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ...
Chứng chỉ hành nghề số: ...
..., ngày... tháng ... năm...
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
hoặc ký điện tử)
Mẫu số: 01-1/DS-MTHK
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ BAN HÀNH
--------
DANH SÁCH HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐƯỢC MIỄN THUẾ
THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 406/NQ-UBTVQH15
(Kèm theo Quyết định số ...../QĐ- ngày .... tháng ….. năm ….. )
STT
Họ và tên
Mã số thuế
Địa chỉ kinh doanh
Số thuế được miễn theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Tổng số thuế được miễn
Thuế GTGT
Thuế TNCN
Thuế TTĐB
Thuế tài nguyên
Thuế BVMT
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI...
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số: 01/MTHK
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ
BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .../QĐ-...
....., ngày ... tháng... năm ...
QUYẾT ĐỊNH
Về việc miễn thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại ........<tên địa bàn>... theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ
Căn cứ Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Căn cứ các Thông báo nộp tiền đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
Xét đề nghị của Trưởng phòng/Đội trưởng ... (tên phòng/đội có liên quan)...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn số thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn ....<tên địa bàn> (Danh sách kèm theo), với tổng số tiền thuế được miễn là............................................................, trong đó:
1. Thuế GTGT: .................... đồng.
2. Thuế TNCN: .................... đồng.
3. Thuế TTĐB: .................... đồng.
4. Thuế tài nguyên: ............. đồng.
5. Thuế BVMT: ................. đồng.
Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Phòng/Đội ... (tên Phòng/Đội có liên quan)... ban hành Thông báo miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 đến từng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Người nộp thuế có tên trong danh sách kèm theo, Trưởng phòng/Đội trưởng...(tên phòng/đội có liên quan) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT,....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số: 01/TBSMT-CNKD
CỤC THUẾ...
CHI CỤC THUẾ...
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .../TB-CCT
....., ngày ... tháng... năm ...
THÔNG BÁO
Miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
Kính gửi:
Ông/bà ………. (tên người nộp thuế) …………..
Mã số thuế: .......................................................
Địa chỉ: ..............................................................
Căn cứ Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Chi cục Thuế ....(tên cơ quan thuế).... thông báo như sau:
Ông/bà được miễn số tiền thuế phải nộp là: ……………. đồng.
Nếu có ý kiến phản hồi, đề nghị ông/bà liên hệ với …. (tên cơ quan thuế).... theo số điện thoại: ................. địa chỉ: ........................................ để được hướng dẫn cụ thể.
Chi cục Thuế............ (tên cơ quan thuế).... thông báo để ông/bà được biết và thực hiện.
NGƯỜI NHẬN THÔNG BÁO THUẾ
...,ngày... tháng... năm...
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số: 01-1/PL-CNKD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ ĐƯỢC MIỄN
THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 406/NQ-UBTVQH15
[01] Kỳ tính thuế:
□ Từng lần phát sinh: ngày…. tháng…. năm….. (hoặc từ ngày .... tháng ... năm ... đến ngày .... tháng .... năm ....)
□ Tháng……. năm 2021
□ Quý……. năm 2021
□ Năm 2021
[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ......
[04] Tên người nộp thuế: ..................................................................................
[05] Mã số thuế:
[06] Địa chỉ: ..................................................................................................
[07] Số điện thoại: ………………………………………………………………..
[08] Tên tổ chức, cá nhân khai thuế thay (nếu có): .....................................
[09] Mã số thuế:
[10] Tên đại lý thuế (nếu có): ........................................................................
[11] Mã số thuế:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
TT
Chỉ tiêu
Mã chỉ tiêu
Số tiền thuế phát sinh phải nộp
Số tiền thuế được miễn
Số thuế phải nộp sau miễn thuế
1.
Tổng số thuế GTGT
[12]
2.
Tổng số thuế TNCN
[13]
3.
Tổng số thuế TTĐB
[14]
Trong đó:
3.1.
Hàng hóa, dịch vụ A
[14a]
3.2.
Hàng hóa, dịch vụ B
[14b]
...
...
...
4.
Tổng số thuế tài nguyên
[15]
Trong đó:
4.1.
Tài nguyên C
[15a]
4.2.
Tài nguyên D
[15b]
...
...
...
5.
Tổng số thuế BVMT
[16]
Trong đó:
5.1.
Hàng hóa E...
[16a]
5.2.
Hàng hóa G...
[16b]
...
...
...
Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ...
Chứng chỉ hành nghề số: ...
..., ngày... tháng ... năm...
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
hoặc ký điện tử)
Phụ lục
GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 406/NQ-UBTVQH15
(Kèm theo Tờ khai thuế GTGT kỳ tính thuế )
[01] Tên người nộp thuế: ………………………………………………………
[02] Mã số thuế:
[03] Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………….
[04] Mã số thuế:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Giá trị hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT/Doanh thu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
Thuế suất/Tỷ lệ tính thuế GTGT theo quy định
Thuế suất/Tỷ lệ tính thuế GTGT sau giảm
Thuế GTGT được giảm
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(4)x70%
(6)=(3)x[(4)-(5)]
1.
....
Tổng cộng
Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ...
Chứng chỉ hành nghề số: ...
..., ngày... tháng ... năm...
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
hoặc ký điện tử)
Mẫu số: 01/MTCN
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ...
V/v: Đề nghị miễn tiền chậm nộp
....., ngày ... tháng... năm ...
Kính gửi: ....(Tên cơ quan thuế)...
Tên người nộp thuế: ........................................................................................
Mã số thuế: ......................................................................................................
Địa chỉ nhận thông báo: ..................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. E-mail: ......................................
Ngành nghề kinh doanh chính: ……………………………………………………
...(Tên người nộp thuế)... đề nghị ....(Tên cơ quan thuế) .... miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 còn nợ theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 do phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020 với số tiền là: ... đồng (Viết bằng chữ:... đồng).
...(Tên người nộp thuế)... xin gửi kèm các tài liệu (nếu có):
(1) ..................
(2) ..................
(Ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao)
...(Tên người nộp thuế)... xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả sản xuất kinh doanh nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu: VT,...
..., ngày... tháng ... năm...
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
hoặc ký điện tử)
Mẫu số: 02/MTCN
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ
BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .../QĐ-...
....., ngày ... tháng... năm ...
THÔNG BÁO
Về việc không chấp thuận miễn tiền chậm nộp
Căn cứ Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Sau khi xem xét văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp số ngày ... tháng ... năm .... kèm theo hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp của (tên người nộp thuế), mã số thuế: ...., địa chỉ nhận thông báo:
.... (Tên cơ quan thuế) thông báo:
Trường hợp của ....(tên người nộp thuế) không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp. Lý do:
- ...................................................................................................................
- ...................................................................................................................
.....................................................................................................................
...(Tên người nộp thuế)... có trách nhiệm nộp số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế thông báo để ...(tên người nộp thuế) được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- ...(Tên người nộp thuế)....;
- .....;
- Lưu: VT,...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 03/MTCN
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ
BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .../QĐ-...
....., ngày ... tháng... năm ...
QUYẾT ĐỊNH
Về việc miễn tiền chậm nộp đối với... (tên người nộp thuế)...
CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ/CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ
Căn cứ Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ;
Căn cứ Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp số ... ngày …./…./…. của .... (tên người nộp thuế)…. ;
Xét đề nghị của Trưởng phòng/Đội trưởng ... (tên phòng/đội có liên quan)...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 (từ ngày .../.../... đến ngày.../.../...) đối với ... (tên người nộp thuế)…..; mã số thuế: ....., địa chỉ:.... với số tiền là ……. đồng (viết bằng chữ:....). Cụ thể như sau:
ĐVT: Đồng Việt Nam
TT
Khoản tiền chậm nộp
Tiểu mục
Số tiền chậm nộp được miễn
Tổng số
Năm 2020
Năm 2021
1
Tiền chậm nộp của thuế ...
2
Tiền chậm nộp của thuế ...
3
Tiền chậm nộp tiền sử dụng đất
4
Tiền chậm nộp tiền thuê đất
....
.....
Tổng cộng
x
x
x
Điều 2. Căn cứ vào số tiền chậm nộp được miễn nêu tại Điều 1, Phòng/Đội ... (tên phòng/đội có liên quan)... điều chỉnh lại số tiền chậm nộp của ... (tên người nộp thuế)……
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. ...(Tên người nộp thuế)..., Trưởng phòng/Đội trưởng ... (tên phòng/đội có liên quan)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- .....;
- Lưu: VT,...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "27/10/2021",
"sign_number": "92/2021/NĐ-CP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-38-2010-TT-BYT-huong-dan-kiem-tra-quan-ly-nha-nuoc-ve-duoc-my-pham-111504.aspx | Thông tư 38/2010/TT-BYT hướng dẫn kiểm tra quản lý nhà nước về dược mỹ phẩm | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 38/2010/TT-BYT
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC VÀ MỸ PHẨM
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Luật Dược số 34/2005 – QH 11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thuốc và mỹ phẩm tại Việt Nam.
Chương II
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
Điều 2. Thẩm quyền kiểm tra
1. Bộ Y tế kiểm tra Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sở Y tế kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các đơn vị có hoạt động về dược, mỹ phẩm đóng trên địa bàn (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Điều 3. Nội dung kiểm tra tại Sở Y tế
Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm của Sở Y tế bao gồm các nội dung sau:
1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành tại địa phương và việc tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Công tác chỉ đạo việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc;
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về dược và mỹ phẩm mới ban hành;
4. Công tác tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý dược và mỹ phẩm;
5. Công tác tổ chức và phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm;
6. Công tác chỉ đạo các đơn vị về việc tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước;
7. Công tác chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn về thực hành tốt (GPs), đặc biệt là Thực hành tốt nhà thuốc (GPP);
8. Công tác chỉ đạo chuyên môn Phòng Y tế quận, huyện về công tác dược và mỹ phẩm trên địa bàn;
9. Công tác cấp giấy phép, tiếp nhận công bố liên quan đến thuốc và mỹ phẩm;
10. Công tác chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thực hiện quy định về quản lý dược và mỹ phẩm theo từng lĩnh vực:
a) Quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất;
b) Quản lý chất lượng thuốc;
c) Quản lý thông tin quảng cáo thuốc;
d) Quản lý giá thuốc;
đ) Quản lý kinh doanh dược;
e) Đăng ký thuốc;
g) Đấu thầu, cung ứng thuốc;
h) Quản lý dược bệnh viện;
i) Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI & ADR);
k) Quản lý mỹ phẩm.
11. Công tác thống kê và tổng hợp, báo cáo;
12. Công tác đào tạo nhân lực dược;
13. Công tác cải cách hành chính.
Điều 4. Nội dung kiểm tra tại Phòng Y tế
Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm của Phòng Y tế bao gồm các nội dung sau:
1. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động công tác dược hàng năm trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về dược và mỹ phẩm mới ban hành;
3. Công tác tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý dược và mỹ phẩm;
4. Công tác tổ chức và phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm;
5. Công tác phối hợp với Sở Y tế trong việc thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho các cơ sở kinh doanh thuốc theo thẩm quyền;
6. Công tác thống kê và tổng hợp, báo cáo;
7. Công tác cải cách hành chính.
Tại các địa phương nếu Ủy ban nhân dân quận, huyện giao cho Trung tâm y tế quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn thì các nội dung này được áp dụng để kiểm tra tại các Trung tâm y tế đó.
Điều 5. Nội dung kiểm tra tại Trung tâm kiểm nghiệm dược và mỹ phẩm
1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm trên địa bàn;
2. Công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch để kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm trên địa bàn;
3. Việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm trên địa bàn;
4. Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật;
5. Công tác đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm nghiệm dược và mỹ phẩm;
6. Công tác thống kê và tổng hợp báo cáo.
Điều 6. Nội dung kiểm tra tại cơ sở sản xuất thuốc
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược và quản lý giá thuốc;
3. Việc thực hiện các nguyên tắc về thực hành tốt (GPs);
4. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng thuốc;
5. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động của các đơn vị trực thuộc (nếu có): chi nhánh, nhà thuốc, quầy thuốc...
Điều 7. Nội dung kiểm tra cơ sở bán buôn thuốc, doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu thuốc
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược và quản lý giá thuốc;
3. Việc thực hiện các quy định về nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP” và “Thực hành tốt phân phối thuốc - GDP”;
4. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng thuốc;
5. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động của các đơn vị trực thuộc (nếu có): chi nhánh, nhà thuốc, quầy thuốc...
Điều 8. Nội dung kiểm tra tại cơ sở bán lẻ thuốc
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược, quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và quy định về quản lý giá thuốc;
3. Việc thực hiện các quy định về nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP”;
4. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc.
Điều 9. Nội dung kiểm tra tại doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược;
3. Việc thực hiện các nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”.
Điều 10. Nội dung kiểm tra tại doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược;
3. Việc thực hiện các nguyên tắc về “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP”.
Điều 11. Nội dung kiểm tra tại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Việc thực hiện các nguyên tắc về “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của ASEAN” (CGMP – ASEAN);
3. Việc thực hiện các quy định về quản lý mỹ phẩm.
Điều 12. Nội dung kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm
1. Pháp nhân: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Việc thực hiện các quy định về quản lý mỹ phẩm.
Điều 13. Nội dung kiểm tra công tác dược tại các cơ sở khám chữa bệnh
1. Công tác tiếp nhận, phổ biến và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về dược, các quy định chuyên môn về dược trong các cơ sở khám, chữa bệnh;
2. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị;
3. Công tác đấu thầu, cung ứng thuốc trong bệnh viện;
4. Công tác quản lý, sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh;
5. Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI&ADR);
6. Việc thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú;
7. Công tác pha chế thuốc theo đơn (nếu có);
8. Việc thực hiện các nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”;
9. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc;
10. Công tác quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế giao cho Cục Quản lý dược có trách nhiệm xây dựng Bảng điểm kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm của các Sở Y tế và hướng dẫn các Sở Y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm vào tháng 9 hàng năm dựa trên tình hình thực tế hoạt động của ngành.
2. Sở Y tế dựa trên hướng dẫn của Cục Quản lý dược hàng năm và đặc thù của từng địa phương để hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra, đánh giá vào cuối tháng 9 hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Điều 15. Thời gian kiểm tra
1. Từ ngày 01/10 đến ngày 30/10 hàng năm, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, các cơ sở có hoạt động về dược và mỹ phẩm trên địa bàn có trách nhiệm tự kiểm tra đánh giá, cho điểm các mặt hoạt động có liên quan đến công tác dược và mỹ phẩm của đơn vị mình dựa trên hướng dẫn của Sở Y tế.
2. Từ ngày 1/11 đến ngày 15/12 hàng năm Sở Y tế kiểm tra các cơ sở trực thuộc Sở và các cơ sở có hoạt động về dược và mỹ phẩm trên địa bàn theo thẩm quyền.
3. Vào tháng 12 hàng năm căn cứ trên tình hình thực tế hoạt động của ngành, Cục Quản lý dược sẽ tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm một số Sở Y tế.
Điều 16. Tổng hợp, báo cáo
1. Các đơn vị tự kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả, báo cáo về Sở Y tế trước ngày 5 tháng 11 hàng năm.
2. Sở Y tế tổng hợp, đánh giá, phân loại và báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Quản lý dược trước ngày 25 tháng 12 hàng năm theo Bảng điểm kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm của các Sở Y tế.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm, Sở Y tế tổng kết hoạt động công tác dược và mỹ phẩm trong năm và gửi báo cáo tổng kết về Cục Quản lý dược trước ngày 25 tháng 12 hàng năm. Mẫu báo cáo tổng kết công tác dược và mỹ phẩm được thực hiện theo Biểu mẫu 1 kèm theo Thông tư này.
3. Cục Quản lý dược tổng hợp, đánh giá kết quả kiểm tra công tác dược của các Sở Y tế để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 1 của năm kế tiếp.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 2163/2001/QĐ-BYT ngày 8/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bản “Quy định chế độ kiểm tra công tác dược tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
2. Cục Quản lý dược, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) để nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo VPCP, Website Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Y tế – Bộ Công an;
- Cục Quân y – Bộ Quốc Phòng;
- Cục Y tế Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải);
- Website Bộ Y tế, Website Cục QLD;
- Lưu: VT, PC, QLD (02 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Minh Quang
Biểu mẫu 1. Mẫu báo cáo tổng kết công tác dược và mỹ phẩm năm….
UBND tỉnh, thành phố
SỞ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số:
…………..ngày………tháng ……..năm
Kính gửi: Cục Quản lý dược – Bộ Y tế
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC DƯỢC VÀ MỸ PHẨM NĂM ……
VÀ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM…..
I. Tình hình chung
1. Đặc điểm tình hình của địa phương
2. Một số thông tin chung: theo Biểu mẫu 2 đính kèm
3. Thuận lợi và khó khăn
II. Kết quả thực hiện
1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành tại địa phương và việc tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Công tác chỉ đạo việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc;
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về dược và mỹ phẩm mới ban hành;
4. Công tác tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý dược và mỹ phẩm;
5. Công tác tổ chức và phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm;
6. Công tác chỉ đạo các đơn vị về việc tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước;
7. Công tác chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn về thực hành tốt (GPs), đặc biệt là Thực hành tốt nhà thuốc (GPP);
8. Công tác chỉ đạo chuyên môn Phòng Y tế quận, huyện về công tác dược và mỹ phẩm trên địa bàn;
9. Công tác cấp giấy phép, tiếp nhận công bố liên quan đến thuốc và mỹ phẩm;
10. Công tác chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thực hiện quy định về quản lý dược và mỹ phẩm theo từng lĩnh vực:
a) Quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất;
b) Quản lý chất lượng thuốc;
c) Quản lý thông tin quảng cáo thuốc;
d) Quản lý giá thuốc;
đ) Quản lý kinh doanh dược;
e) Đăng ký thuốc;
g) Đấu thầu, cung ứng thuốc;
h) Quản lý dược bệnh viện;
i) Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI & ADR);
k) Quản lý mỹ phẩm.
11. Công tác thống kê và tổng hợp, báo cáo;
12. Công tác đào tạo nhân lực dược;
13. Công tác cải cách hành chính.
III. Các tồn tại và giải pháp khắc phục.
IV. Kết quả chấm điểm, xếp loại: thực hiện theo Bảng điểm kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm của các Sở Y tế
V. Kiến nghị và đề xuất.
VI. Kế hoạch công tác năm kế tiếp.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh, thành phố
- …
GIÁM ĐỐC
(ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: Báo cáo cần cung cấp đầy đủ các số liệu và có phân tích cụ thể theo từng nội dung.
Biểu mẫu 2. Một số thông tin chung của sở y tế
1. Tên Sở Y tế:
2. Địa chỉ:
3. Thông tin về nhân lực dược:
Tên đơn vị
Số lượng
Tiến sĩ dược
Thạc sĩ dược
Dược sĩ chuyên khoa I
Dược sĩ chuyên khoa II
Dược sĩ Đại học
Dược sĩ TH, KTV
Dược tá
I .Đơn vị hành chính, sự nghiệp
Ban Lãnh đạo Sở
Phòng Quản lý dược
Phòng QLHNYDTN
Thanh tra Dược
Trung tâm KNDPMP
Phòng y tế quận, huyện, thị xã
Bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn
Bệnh viện đa khoa tỉnh
Trung tâm (trạm) chuyên khoa tỉnh
Bệnh viện đa khoa quận, huyện
Trạm y tế xã, phường
- Cán bộ hưởng lương ngân sách
- Cán bộ không hưởng lương ngân sách
Các đơn vị khác
II. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
Doanh nghiệp nhà nước (hoặc đã cổ phần hóa có vốn nhà nước)
DN có vốn đầu tư nước ngoài
C. ty Cổ phần, C.ty TNHH, DNTN
Nhà thuốc
Đại lý bán lẻ thuốc
Quầy thuốc
Hộ cá thể sản xuất thuốc, buôn bán dược liệu
Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế
4. Thông tin về cán bộ lãnh đạo dược
STT
Chức danh
Họ và tên
Chuyên môn (BS/DS)
Địa chỉ liên hệ (địa chỉ cơ quan, điện thoại cơ quan, điện thoại di động)
Ghi chú
1
Giám đốc Sở Y tế
2
Phó GĐ Sở Y tế phụ trách công tác dược
3
Trưởng Phòng Quản lý dược
4
Trưởng Phòng QLHN y dược tư nhân
5
Phó Chánh thanh tra dược
6
Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm dược và mỹ phẩm
7
Giám đốc doanh nghiệp dược của tỉnh
5. Mạng lưới cung ứng thuốc.
Số TT
Loại hình
Số lượng
Ghi chú
Năm liền trước
Năm hiện tại
I.
Các cơ sở sản xuất
1.
SX thuốc tân dược
- Nhà máy dược phẩm Việt Nam
- Nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó:
+ Liên doanh
+ 100% vốn nước ngoài
2.
Sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế
3.
SX thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
- Doanh nghiệp SX thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
- HTX, hộ kinh doanh cá thể SX thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
II.
Các cơ sở bán buôn thuốc
1.
Công ty TNHH, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân
2.
Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá
3.
Doanh nghiệp 100% nhà nước
4.
Cơ sở bán buôn vắc xin
5.
Cơ sở bán buôn thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
6.
Chi nhánh của các công ty, các doanh nghiệp
III.
Các cơ sở bán lẻ thuốc
1.
Nhà thuốc
- Nhà thuốc tư nhân
- Nhà thuốc bệnh viện
- Nhà thuốc của các công ty, doanh nghiệp
2.
Quầy thuốc
- Quầy thuốc của các công ty, doanh nghiệp
- Quầy thuốc bệnh viện
3.
Đại lý bán thuốc
4.
Tủ thuốc trạm y tế xã
IV.
Khoa dược bệnh viện và trạm y tế
1.
Khoa dược bệnh viện, trạm chuyên khoa tuyến tỉnh
2.
Khoa dược bệnh viện tuyến quận, huyện
3.
Khoa dược các bệnh viện tư nhân
4.
Tủ thuốc trạm y tế xã (cấp phát thuốc miễn phí)
- Số xã, phường chưa có tủ thuốc trạm y tế/ tổng số xã, phường trong tỉnh.
6. Tình hình triển khai thực hiện các GDP và GPP.
Số TT
Tiêu chuẩn thực hành tốt
Số lượng
Ghi chú
Năm trước
Năm hiện tại
1.
Cơ sở thực hành tốt phân phối thuốc
2.
Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
*. Ghi chú: Số liệu năm được tính từ ngày 1/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.
…....Ngày tháng năm
GIÁM ĐỐC | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/09/2010",
"sign_number": "38/2010/TT-BYT",
"signer": "Cao Minh Quang",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-44-2011-TT-NHNN-he-thong-kiem-soat-va-kiem-toan-noi-bo-133592.aspx | Thông tư 44/2011/TT-NHNN hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2011/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng;
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư này và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
2. Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
3. Kiểm toán viên nội bộ là những người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính.
Chương 2.
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Điều 4. Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp.
2. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dưới nhiều hình thức như:
a) Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch;
c) Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả.
5. Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiên tai, cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Bảo đảm cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ liên quan.
7. Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.
8. Cá nhân, bộ phận ở các cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trước pháp luật.
9. Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.
Điều 5. Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện những sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp khắc phục.
Điều 6. Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ.
2. Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động.
4. Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ được gửi cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Riêng quỹ tín dụng nhân dân gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Điều 7. Đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được đánh giá độc lập theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Nội dung đánh giá độc lập của kiểm toán nội bộ đối với hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm rà soát, đánh giá và báo cáo về tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động, lĩnh vực được kiểm toán thông qua việc xác định và đánh giá rủi ro, xác định các tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục.
3. Định kỳ hằng năm, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện rà soát, đánh giá về tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Báo cáo đánh giá độc lập là một phần của Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm.
Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đồng thời gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh); Quỹ tín dụng nhân dân chỉ gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
4. Việc đánh giá độc lập của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương 3.
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 8. Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2. Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với điều kiện không vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan quy định tại Thông tư này.
3. Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạt động liên tục của hệ thống thông tin hoạt động nghiệp vụ.
5. Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Điều 9. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập: Tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ độc lập với đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện việc báo cáo và đánh giá.
2. Tính khách quan: Bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến.
3. Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; có đủ kiến thức để xác định được các dấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các biện pháp kiểm soát công nghệ thông tin để thực hiện công việc được giao. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao.
Điều 10. Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán viên nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột lợi ích. Kiểm toán viên nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên nội bộ liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được Người đứng đầu bộ máy kiểm toán nội bộ (sau đây gọi là Trưởng kiểm toán nội bộ) giao.
2. Trưởng kiểm toán nội bộ phải nắm vững, theo dõi và đảm bảo tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên nội bộ. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, Trưởng kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho Ban kiểm soát.
3. Trong công tác kiểm toán nội bộ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:
a) Kiểm toán viên nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà kiểm toán viên này là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
b) Kiểm toán viên nội bộ không có những xung đột quyền lợi với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; kiểm toán viên nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của kiểm toán viên nội bộ;
c) Kiểm toán viên nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà kiểm toán viên đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
đ) Phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;
e) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan;
g) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trưởng kiểm toán nội bộ phải được Ban kiểm soát thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá;
h) Kiểm toán nội bộ cần đảm bảo tính độc lập, khách quan khi kiểm toán các hoạt động, các quy trình, bộ phận mà trước đây kiểm toán nội bộ đã có tư vấn. Trong trường hợp này, kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ phân tích và đánh giá đầy đủ về các thủ tục, quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ. Trách nhiệm đối với các hoạt động, các quy trình, bộ phận đã được kiểm toán nội bộ tư vấn trước đây vẫn hoàn toàn thuộc về lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 9 và Điều 13 Thông tư này nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ.
Điều 11. Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình theo dõi và đánh giá chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hằng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
2. Kết quả đánh giá nội bộ hằng năm phải được báo cáo cho Ban kiểm soát và được ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.
MỤC 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 12. Tổ chức của kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát.
2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân chỉ có 01 kiểm soát viên chuyên trách mà không có Ban kiểm soát, việc kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân do kiểm soát viên chuyên trách thực hiện.
3. Căn cứ quy mô, mức độ, phạm vi và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể do kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 13. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng;
c) Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ; đối với kiểm toán viên nội bộ quỹ tín dụng nhân dân có bằng trung cấp trở lên các chuyên ngành phù hợp.
d) Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin;
đ) Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ;
e) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 03 năm. Kiểm toán viên nội bộ quỹ tín dụng nhân dân phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 01 năm.
g) Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
h) Các tiêu chuẩn khác do tổ chức tín dụng quy định.
2. Đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin, ngoài các tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tối thiểu là 03 năm.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, d, đ, g và điểm h khoản 1 Điều này, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ tối thiểu phải có bằng đại học thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 05 năm. Đối với Trưởng kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu phải có bằng trung cấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 02 năm.
Điều 14. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của kiểm toán nội bộ
1. Trưởng kiểm toán nội bộ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát; hoặc do Người có thẩm quyền của ngân hàng mẹ bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Phó trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát trên cơ sở đề xuất của Trưởng kiểm toán nội bộ; hoặc do Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng kiểm toán nội bộ.
Điều 15. Phạm vi kiểm toán nội bộ
Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:
1. Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
2. Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Điều 16. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ
1. Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
2. Tùy theo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kiểm toán nội bộ rà soát, đánh giá những nội dung sau:
a) Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai các chính sách và quy trình quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm cả các quy trình được thực hiện bằng hệ thống công nghệ thông tin;
c) Tính đầy đủ, chính xác và an toàn của hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử;
d) Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, hợp lý và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định nội bộ, quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
e) Các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
g) Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật;
h) Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động, của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra;
i) Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của Ban kiểm soát và của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
k) Ngoài các quy định nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều này, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm toán theo quy định của ngân hàng mẹ, phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều 17. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
1. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
2. Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần.
3. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng kiểm toán nội bộ làm việc với Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các hoạt động có rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.
4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.
MỤC 3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 18. Nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát xem xét, phê duyệt sau khi báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch hoặc kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
3. Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tất cả những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm toán nội bộ cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.
4. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
5. Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo; các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thỏa đáng.
6. Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 26, 27 và 28 Thông tư này.
7. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.
8. Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nội bộ.
9. Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu cần thiết đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; lập kế hoạch tuyển dụng và bố trí đầy đủ nhân sự để đảm bảo công việc giám sát từ xa được liên tục; tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ.
10. Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với các cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
11. Tư vấn cho Người điều hành, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát giao.
Điều 19. Quyền hạn của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Được trang bị đầy đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện khác) cần thiết.
2. Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
3. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác kiểm toán nội bộ.
4. Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ.
5. Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
6. Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Người quản lý, Người điều hành có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
7. Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật, hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
9. Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của đơn vị được kiểm toán.
10. Kiểm toán viên nội bộ được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ để có đủ trình độ, năng lực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao.
11. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định của Thông tư này, Điều lệ và Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Chịu trách nhiệm trước Ban kiểm soát về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
3. Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các đơn vị, bộ phận thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
MỤC 4. CHÍNH SÁCH VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 21. Chính sách kiểm toán nội bộ
1. Chính sách kiểm toán nội bộ là căn cứ, cơ sở và hướng dẫn chính thức cho công tác kiểm toán nội bộ và cho từng kiểm toán viên nội bộ. Chính sách kiểm toán nội bộ bao gồm quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ và các quy định có liên quan.
2. Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cần khái quát được tôn chỉ, mục đích, phạm vi hoạt động, vị trí, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và mối quan hệ với các đơn vị, bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn và việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ. Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy trình kiểm toán nội bộ quy định các quy trình và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. Quy trình kiểm toán nội bộ có thể được quy định tại quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ.
4. Trên cơ sở các quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng chính sách và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Thông tư này.
Điều 22. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy văn hóa đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức tín dụng nói chung, và trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nói riêng. Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán nội bộ và tư vấn.
2. Kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện và duy trì các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tối thiểu sau đây:
a) Trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc được giao một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp; không chủ tâm liên can đến bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào, hoặc tham gia những hoạt động gây mất uy tín đối với nghề nghiệp kiểm toán nội bộ hoặc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; luôn tôn trọng và phấn đấu đóng góp có hiệu quả cho những mục tiêu chính đáng và hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khách quan: kiểm toán viên nội bộ phải thể hiện tính khách quan nghề nghiệp ở mức độ cao nhất trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ phải đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;
c) Bảo mật: kiểm toán viên nội bộ phải tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin khi có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Trách nhiệm: kiểm toán viên nội bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm cao, phấn đấu học hỏi, liên tục phát triển năng lực chuyên môn, áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được để thực hiện công việc kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả nhất;
đ) Thận trọng: kiểm toán viên nội bộ phải có sự quan tâm và kỹ năng cần thiết của một kiểm toán viên cẩn trọng bằng cách chú ý các yếu tố sau:
- Thời lượng công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra;
- Mức độ phức tạp, sự cần thiết hay tầm quan trọng tương ứng của vấn đề để áp dụng quy trình đảm bảo phù hợp;
- Sự phù hợp và hiệu quả của các quy trình quản lý, kiểm soát và điều hành;
- Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng, những việc trái quy định;
- Chi phí cho hoạt động trong sự so sánh với lợi ích tiềm năng.
3. Trưởng kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo các kiểm toán viên nội bộ tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 23. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm
1. Căn cứ quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, Trưởng kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Đảm bảo tính toàn diện: tất cả các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều được kiểm toán; các quy trình, đơn vị, bộ phận được đánh giá là có rủi ro thấp nhất cũng phải được kiểm toán ít nhất 03 năm một lần;
c) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Ban kiểm soát, hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán;
d) Có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
3. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tới phải được gửi cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phải được gửi kế hoạch kiểm toán này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Quỹ tín dụng nhân dân chỉ phải gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Điều 24. Phê duyệt chính sách kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Chính sách kiểm toán nội bộ (trừ quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ) được Ban kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc) và do Trưởng Ban kiểm soát phê duyệt và ký ban hành trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
2. Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ do Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên phê duyệt và ký ban hành trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát.
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ được Ban kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc) và do Trưởng Ban kiểm soát phê duyệt trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, chính sách kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ kế hoạch kiểm toán nội bộ quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư này) phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) để biết và theo dõi; Quỹ tín dụng nhân dân chỉ phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Ngân hàng Nhà nước có quyền có ý kiến hoặc yêu cầu sửa đổi nội dung chính sách kiểm toán nội bộ nếu chưa đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
Điều 25. Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Trưởng kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất đặc biệt theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng Thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán.
MỤC 5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU HỒ SƠ, TÀI LIỆU KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 26. Báo cáo kiểm toán
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải kịp thời lập, hoàn thành và gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và đơn vị, bộ phận được kiểm toán trong thời hạn tối đa không quá 01 tháng, kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nếu có).
3. Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán. Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của đơn vị và lý do.
Điều 27. Báo cáo đột xuất
1. Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất theo quy định sau:
a) Báo cáo ngay cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng.
b) Thông báo kịp thời cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định.
c) Sau khi đã thông báo cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Trường hợp kiểm toán nội bộ chi nhánh ngân hàng nước ngoài do kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm, Ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có những nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 28. Báo cáo kiểm toán thường niên
1. Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Trưởng kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc). Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.
2. Chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước với những nội dung như quy định tại khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Điều 29. Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ
1. Báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu tại bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu theo trình tự để các cá nhân, tổ chức (có trình độ chuyên môn và hiểu biết về hoạt động ngân hàng) có thẩm quyền khai thác có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
MỤC 1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 30. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
1. Đơn vị hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Định kỳ hằng năm, xem xét, đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ; trong đó cần lưu ý đến hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý;
b) Ban hành và định kỳ xem xét, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Đảm bảo việc Tổng giám đốc (Giám đốc) thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý và có hiệu quả; trong đó đảm bảo phải có hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống đánh giá vốn; hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;
d) Giám sát và đôn đốc kịp thời việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo, các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giám sát và đôn đốc việc thực hiện.
2. Đối với kiểm toán nội bộ
a) Ban hành quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ, trong đó phải có quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, vị thế, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ báo cáo, mối quan hệ với các bộ phận khác của tổ chức tín dụng; trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng kiểm toán nội bộ, các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của kiểm toán nội bộ theo quy định tại Thông tư này;
b) Quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát.
c) Trang bị đủ các nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện khác) và tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này;
d) Quyết định việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ; đôn đốc, theo dõi các đơn vị nghiệp vụ thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ, có biện pháp xử lý kịp thời khi có các báo cáo nêu tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Thông tư này hoặc khi có các kiến nghị, đề xuất của Trưởng Ban kiểm soát, Trưởng kiểm toán nội bộ;
đ) Quyết định chế độ tài chính, cơ chế tiền lương, thưởng, phụ cấp cho bộ phận kiểm toán nội bộ và cán bộ của bộ phận này theo thẩm quyền.
Điều 31. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn đã được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là người chịu trách nhiệm đầu tiên tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và phải chịu trách nhiệm cuối cùng về sự hợp lý, hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
c) Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn hợp lý, đảm bảo tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật;
d) Xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đảm bảo có chính sách kiểm soát, chính sách quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ cụ thể;
đ) Duy trì và thực hiện cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, quản lý kinh doanh một cách rõ ràng và hiệu quả;
e) Đảm bảo duy trì hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;
g) Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy chế, quá trình, quy định nội bộ;
h) Định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát tổ chức tín dụng, ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiến nghị, đề xuất nhằm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;
2. Đối với kiểm toán nội bộ
a) Tạo điều kiện thuận lợi để kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện phối hợp công tác với bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
b) Đôn đốc các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ;
c) Thông báo cho kiểm toán nội bộ dự họp các cuộc họp nội bộ;
d) Thông báo kịp thời cho bộ phận kiểm toán nội bộ về mọi trường hợp bị thua lỗ, thất thoát hay gian lận đáng kể, các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro, thua lỗ, thất thoát, gian lận;
d) Đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các sáng kiến, sản phẩm mới nhằm xác định sớm những rủi ro liên quan.
Điều 32. Trách nhiệm của Ban kiểm soát
1. Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Chỉ đạo, điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó bao gồm hệ thống nhận dạng và quản lý rủi ro; phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý; các quy trình, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Định kỳ thông báo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) về hệ thống kiểm soát nội bộ; đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
2. Đối với kiểm toán nội bộ
a) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của Bộ phận kiểm toán nội bộ;
b) Rà soát, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ; chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ;
c) Đảm bảo công tác kiểm toán nội bộ có vị trí thích hợp trong tổ chức tín dụng và không có các trở ngại bất hợp lý đối với hoạt động kiểm toán nội bộ;
d) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
đ) Phê duyệt chính sách kiểm toán nội bộ (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này); phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm theo đề nghị của Trưởng kiểm toán nội bộ, đảm bảo kế hoạch kiểm toán nội bộ được định hướng theo rủi ro;
e) Đảm bảo phối hợp có hiệu quả với kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh);
g) Xem xét, đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ; tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ;
h) Thực hiện báo cáo trực tiếp lên mọi cơ quan, mọi cấp trong tổ chức tín dụng và ngoài tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và quy định của tổ chức tín dụng; Thực hiện gửi các báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Điều 33. Trách nhiệm của Trưởng kiểm toán nội bộ
1. Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
Đảm bảo thực hiện đầy đủ mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định tại Thông tư này và các quy định nội bộ có liên quan của tổ chức tín dụng.
2. Đối với kiểm toán nội bộ
a) Xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm trình Ban kiểm soát phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được Ban kiểm soát phê duyệt và những cuộc kiểm toán đột xuất do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) giao;
c) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện phương pháp, chính sách, quy trình kiểm toán nội bộ trình Ban kiểm soát;
d) Đảm bảo kiểm toán viên nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ;
đ) Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ, trình Ban kiểm soát phê duyệt;
e) Đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của tổ chức tín dụng tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;
g) Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng và quy định tại Thông tư này;
h) Báo cáo Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại, các sai phạm của hệ thống kiểm soát và của Người điều hành;
i) Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán; lập và gửi các báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
k) Xem xét, đề xuất Ban Kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ; tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ;
l) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
Điều 34. Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ
1. Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán.
2. Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan.
3. Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng kiểm toán nội bộ về kết quả kiểm toán được giao thực hiện.
Điều 35. Trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp đối với kiểm toán nội bộ
1. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công việc của kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ một cách trung thực, chính xác, không được che giấu thông tin.
2. Thông báo ngay cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro, thất thoát lớn về tài sản (hoặc nguy cơ thất thoát tài sản), hoặc khi có những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình.
3. Thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ và/ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
4. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bộ phận kiểm toán nội bộ làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 36. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Thực hiện thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
2. Định kỳ hằng năm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tăng cường tham vấn, phối hợp với bộ phận kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ và công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm các quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc thực hiện Thông tư này.
Điều 37. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Thực hiện thanh tra, giám sát hoặc phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở chính trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.
2. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm các quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Thông tư này; định kỳ hằng năm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân.
4. Nhận báo cáo, kế hoạch triển khai kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Quy định chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự rà soát, điều chỉnh, đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu, quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại Thông tư này và gửi quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh). Quỹ tín dụng nhân dân chỉ gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn tất việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định tại Thông tư này.
Điều 39. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2012.
2. Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 40. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 40;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ PC, TTGSNH.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Trần Minh Tuấn | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "29/12/2011",
"sign_number": "44/2011/TT-NHNN",
"signer": "Trần Minh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-sua-doi-2013-197250.aspx | Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 số 32/2013/QH13 mới nhất | QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 32/2013/QH13
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2013
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã
được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần
hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
a)
Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại
Việt Nam;
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c)
Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm
công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
d) Đại
lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.”
2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 4; bổ sung các khoản 8, 9, 10 và 11 vào Điều 4 như sau:
“1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.”
“4. Thu nhập từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và
có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.”
“8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp
chứng chỉ giảm phát thải.
9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
10. Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.
11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”
4. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.”
5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai
mươi triệu đồng trở lên
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a)
Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho
cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
e)
Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
g) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
h) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
i) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao
trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà
tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương
trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
o) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy
định theo quy định của pháp luật;
p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”
6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Thuế suất
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 của Luật này.
Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản
này
chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”
7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Ưu đãi về thuế suất
1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:
a)
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;
c)
Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
d) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự
án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm
có doanh thu;
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.
2. Áp dụng thuế suất 10% đối với:
a)
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 của Luật nhà ở;
c)
Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in theo quy định của Luật báo chí; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật xuất bản;
d) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm;
đ) Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhập của hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm đối với:
a)
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thu nhập của doanh nghiệp quy định tại khoản này được áp dụng thuế suất 17%.
4. Áp dụng thuế suất 20% đối với thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài
chính vi mô.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô được áp dụng thuế suất 17%.
5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá mười lăm năm.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm
đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu; đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp
giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”
8. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.
3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (đầu tư mở rộng) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm
do đầu tư mở rộng quy định tại khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi quy định tại khoản này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a)
Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ hai mươi tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này hoặc từ mười tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
b) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
c)
Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Luật này mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì áp dụng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự
án đầu tư hoàn thành đưa vào
sản xuất, kinh doanh.
Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư
mở rộng do sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt động. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”
9. Bổ sung khoản 3 vào Điều 15 như sau:
“3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.”
10. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Chuyển lỗ
1. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm
tiếp theo năm phát sinh lỗ.
2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thực hiện bù trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó. Thời gian chuyển lỗ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
11. Khoản 1 Điều
17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc thực hiện trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phải bảo đảm tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối thiểu theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.”
12. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế
1. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.
Ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư mới quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu
đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu
đãi thuế trên
tổng doanh thu của doanh nghiệp.
3. Thuế suất 20% quy định tại khoản 2 Điều 10 và quy định về ưu đãi thuế tại
khoản 1 và khoản 4 Điều 4, Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với:
a)
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội quy định tại Điều 13 của Luật này; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;
c)
Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
4. Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi
thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu
đãi thuế có lợi nhất.”
Điều 2
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng tại khoản 6 Điều 1 và quy định về áp dụng thuế suất 10% đối với thu
nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã
hội tại khoản 7 Điều 1 của Luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
3. Doanh nghiệp có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2013 còn đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất, thời gian miễn, giảm thuế) theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng cho thời gian còn lại theo quy định của các văn bản đó. Trường hợp đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của Luật này thì được lựa chọn ưu đãi đang hưởng hoặc ưu đãi theo quy định của Luật này theo diện ưu đãi đối với đầu tư mới cho thời gian còn lại nếu đang hưởng theo diện doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư hoặc theo diện ưu đãi đối với đầu tư mở rộng cho thời gian còn lại nếu đang hưởng theo diện đầu tư mở rộng.
Tính đến hết kỳ tính thuế năm 2015, trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Luật này thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được chuyển sang áp dụng mức thuế suất 17% cho thời gian còn lại.
4. Bãi bỏ các nội dung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại các điều, khoản của các luật sau đây:
a) Khoản 2 Điều 7 của Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13;
b) Khoản 2 Điều 4 của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12;
c)
Khoản 1 Điều 10; khoản 1 Điều 12; khoản 2 Điều 18; khoản 2 Điều 19; khoản 1 và khoản 2 Điều 22; khoản 3 Điều 24 và khoản
2 Điều 28 của Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12;
d) Các khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 44, Điều 45 của Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11;
đ) Khoản 1 Điều 53, khoản 5 Điều 55 và khoản 3 Điều 86 của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11;
e)
Khoản 1 Điều 68 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài số 72/2006/QH11;
g) Khoản 2 Điều 6 của Luật bảo hiểm xã hội số
71/2006/QH11;
h) Khoản 3 Điều 8 của Luật trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11;
i) Khoản 3 Điều 66 của Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13;
k) Điều 34 của Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12;
l) Khoản 4 Điều 33 của Luật đầu tư số
59/2005/QH11;
m) Khoản 2 Điều 58, khoản 2 Điều 73, khoản 3 Điều 117 và khoản 3 Điều
125 của Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11.
5. Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "19/06/2013",
"sign_number": "32/2013/QH13",
"signer": "Nguyễn Sinh Hùng",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-137-KH-UBND-2021-chuyen-doi-vi-tri-cong-tac-voi-cong-chuc-co-quan-hanh-chinh-Can-Tho-482235.aspx | Kế hoạch 137/KH-UBND 2021 chuyển đổi vị trí công tác với công chức cơ quan hành chính Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 137/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 05 tháng 7 năm 2021
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước; tạo môi trường cho công chức, viên chức, rèn luyện, phát huy và nâng cao năng lực công tác, tránh tình trạng trì trệ trong thực thi nhiệm vụ công vụ.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và không ảnh hưởng đến việc tăng thêm biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng, thời hạn chuyển đổi vị trí công tác
a) Đối tượng thực hiện chuyển đổi vị trí công tác:
- Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại cơ quan hành chính nhà nước; UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn; các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước từ thành phố đến quận, huyện; các tổ chức Hội có tính chất đặc thù; công chức, viên chức này làm việc tại các vị trí thuộc Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ) và theo quy định của bộ, ngành (nếu có);
- Việc luân chuyển, điều động, bố trí phân công công tác cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
b) Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
2. Phương thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác: Thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác: Thực hiện theo Điều 38 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Trường hợp đặc biệt trong chuyển đổi vị trí công tác: Thực hiện theo Điều 39 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Cách thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác
a) Chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị:
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác:
+ Định kỳ hàng năm, bộ phận tham mưu công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành rà soát các vị trí công tác định kỳ chuyển đổi; lập danh sách, dự kiến phương án chuyển đổi (nêu rõ trường hợp thuộc đối tượng chuyển đổi, vị trí đang công tác, thời gian công tác tại vị trí đó, kết quả đánh giá hàng năm...), báo cáo cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác;
+ Kế hoạch phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác; thời gian thực hiện chuyển đổi; quyền, nghĩa vụ của công chức, viên chức phải chuyển đổi; vị trí công tác dự kiến chuyển đổi và biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp.
- Tổ chức gặp gỡ với đối tượng chuyển đổi để trao đổi về việc dự kiến chuyển đổi;
- Tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định chuyển đổi và thông báo công khai cho đối tượng chuyển đổi 30 ngày trước khi ban hành văn bản chuyển đổi;
- Ban hành văn bản chuyển đổi.
b) Chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách, báo cáo người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
6. Thẩm quyền, hình thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và bàn giao công việc
a) Thẩm quyền ban hành văn bản chuyển đổi vị trí công tác:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
- Chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Đối với các sở, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố có đơn vị cấu thành và các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận, huyện (bao gồm cả UBND xã, phường, thị trấn): Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách gửi bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị để báo cáo Giám đốc sở hoặc Chủ tịch UBND quận, huyện xem xét, quyết định;
+ Đối với các sở, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố, tổ chức Hội đặc thù thuộc thành phố không có đơn vị cấu thành mà chỉ có một vị trí công tác thực hiện chuyển đổi khác với các vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách, đề xuất với UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) xem xét. Sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ quyết định chuyển đổi vị trí công tác.
b) Hình thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và thực hiện bàn giao công việc:
- Chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ và thông báo công khai cho đối tượng chuyển đổi 30 ngày trước khi ban hành văn bản chuyển đổi;
- Công chức, viên chức thuộc đối tượng chuyển đổi có trách nhiệm bàn giao công việc; cơ quan, tổ chức, đơn vị có đối tượng chuyển đổi có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bàn giao công việc trong thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu chuyển đổi vị trí công tác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng cơ quan hành chính, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp huyện, người đứng đầu các tổ chức Hội có tính chất đặc thù do UBND thành phố, UBND quận, huyện thành lập (người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị) thực hiện một số nội dung sau:
a) Tổ chức triển khai, quán triệt quy định về chuyển đổi vị trí công tác, thời hạn định kỳ phải chuyển đổi và các nội dung của kế hoạch này đến toàn thể công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Đối với các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng như: Quản lý xây dựng; quản lý dự án; quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường; công tác đấu thầu, thẩm định; tổ chức cán bộ, quản lý ngân sách... phải thực hiện kiên quyết, dứt khoát, đúng quy định;
c) Định kỳ hàng năm (trong quý I), trên cơ sở thống nhất giữa cấp ủy và tập thể lãnh đạo, ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để tổ chức thực hiện; đồng thời, gửi về Sở Nội vụ và Thanh tra thành phố để theo dõi, tổng hợp. Riêng năm 2021, việc ban hành và công khai kế hoạch phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 7;
d) Định kỳ vào ngày 01 tháng 11 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong năm (kèm danh sách cụ thể) về Sở Nội vụ để tổng hợp.
2. Giám đốc Sở Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra thành phố tổ chức kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định;
b) Tham mưu UBND thành phố thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại tiết 2 điểm a khoản 6 Phần II Kế hoạch này;
c) Tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15 tháng 11 hàng năm;
d) Tham mưu UBND thành phố xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện nghiêm việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và chế độ báo cáo theo quy định; đồng thời, xem xét đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, PCT UBND TP;
- Sở, ban, ngành TP;
- Các Hội đặc thù;
- UBND quận, huyện;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- VP UBND TP (2,3,4,5,6,7,8);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT,ĐTS.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "05/07/2021",
"sign_number": "137/KH-UBND",
"signer": "Trần Việt Trường",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-15-CT-UBND-nhiem-vu-giao-duc-dao-tao-nam-hoc-2015-2016-Ho-Chi-Minh-289270.aspx | Chỉ thị 15/CT-UBND nhiệm vụ giáo dục đào tạo năm học 2015 2016 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 09 năm 2015
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 - 2016 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016;
Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới 2015 - 2016 trên địa bàn Thành phố; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt những nhiệm vụ trong năm học mới, như sau:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Nghị quyết 29 - Hội nghị lần 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Hướng dẫn các cấp học, bậc học, ngành học triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đổi mới công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp, đảm bảo mọi học sinh trên địa bàn đều có chỗ học đạt chuẩn.
- Xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế đúng tiêu chí đã được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học. Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học và công tác xóa mù chữ cho người lớn (đặc biệt chú trọng đối tượng sau 35 tuổi); đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng thích ứng cuộc sống, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, nghệ thuật (đặc biệt chú trọng nghệ thuật dân gian), chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập. Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Tổ chức nghiên cứu, biên soạn bộ sách giáo khoa mới phù hợp với thực tiễn Thành phố và bám sát chương trình khung Quốc gia đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chấp thuận cho phép biên soạn.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án “Hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh” ban hành kèm theo Công văn số 2509/UBND-VX ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố; và Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Triển khai thực hiện theo lộ trình, đạt hiệu quả cao Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên thành phố, đảm bảo cung cấp đủ số lượng giáo viên các cấp (đặc biệt giáo viên mầm non và tiểu học), bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các cấp.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố một số chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Thành phố (hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, hỗ trợ học tập nâng cao trình độ và thu hút người có năng lực và trình độ cao, có tài năng vào đội ngũ nhà giáo Thành phố...),
- Tăng cường xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
2. Các sở, ban, ngành Thành phố
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo làm tốt các nhiệm vụ đã nêu trên và một số nhiệm vụ cụ thể, như sau:
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện xã hội hóa đầu tư cho các hoạt động giáo dục thể chất tại trường học.
- Giao Sở Nội vụ đề xuất bổ sung đủ biên chế giáo viên các cấp học, bậc học cho ngành giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp với các địa phương có phương án đảm bảo an toàn, an ninh trong và ngoài nhà trường.
- Tăng cường các giải pháp về chính sách xã hội trong giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo 100% học sinh thuộc diện gia đình khó khăn có điều kiện đến trường; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch dành quỹ đất cho giáo dục và đào tạo và chuẩn bị các dự án xây dựng trường lớp trên địa bàn trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt nhằm giải quyết kịp thời chỗ học cho học sinh Thành phố, đảm bảo sự phát triển của ngành đến năm 2020.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp theo Đề án Quy hoạch mạng lưới trường lớp (có điều chỉnh) được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; đặc biệt thúc đẩy tiến độ xây dựng các trường mầm non tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và hệ thống trường lớp các xã tham gia chương trình Xây dựng nông thôn mới nhằm giảm sĩ số học sinh/lớp; tăng mạnh số lượng trường học tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Đề nghị các cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể Thành phố quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học 2015 -2016./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Các Ban Hội đồng nhân dân Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- Các Đoàn thể Thành phố;
- Hội Khuyến học Thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV, TTCB;
- Lưu: VT (VX/Nh) XP. 160
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "04/09/2015",
"sign_number": "15/CT-UBND",
"signer": "Hứa Ngọc Thuận",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-146-2006-ND-CP-thanh-lap-thanh-pho-Vinh-Yen-thuoc-tinh-Vinh-Phuc-15762.aspx | Nghị định 146/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất | CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 146/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÀNH PHỐ VĨNH YÊN THUỘC TỈNH VĨNH PHÚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vĩnh Yên.
Thành phố Vĩnh Yên có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính gồm các phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và các xã Định Trung, Thanh Trù.
Địa giới hành chính thành phố Vĩnh Yên: Đông giáp huyện Bình Xuyên; Tây giáp huyện Yên Lạc, Tam Dương; Nam giáp huyện Yên Lạc, Bình Xuyên; Bắc giáp huyện Tam Đảo, Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Mê Linh, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính,
Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư;
- Tổng cục Thống kê;
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ: ĐP, TCCB, TH, CN, NN,
CCHC, XDPL, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/12/2006",
"sign_number": "146/2006/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Lenh-cong-bo-Luat-dan-quan-tu-ve-nam-2009-98969.aspx | Lệnh công bố Luật dân quân tự vệ năm 2009 | CHỦ TỊCH NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 20/2009/L-CTN
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2009
LỆNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Điều 91 của Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ Điều 57 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
NAY CÔNG BỐ
Luật dân quân tự vệ
Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Minh Triết | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "04/12/2009",
"sign_number": "20/2009/L-CTN",
"signer": "Nguyễn Minh Triết",
"type": "Lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-27-2002-TT-BTC-huong-dan-che-do-tai-chinh-cong-ty-quan-ly-no-va-khai-thac-tai-san-truc-thuoc-ngan-hang-thuong-mai-49183.aspx | Thông tư 27/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 27/2002/TT-BTC
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2002
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 27/2002/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 03 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Thi hành Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng thông tư này là các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định tại Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (dưới đây gọi tắt là Công ty) có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt động phù hợp với quy định tại Điều lệ mẫu "về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại" do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
2. Trong thông tư này, tài sản bảo đảm nợ vay được hiểu là tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản gán nợ, tài sản được Toà án quyết định giao cho ngân hàng thương mại, mà những tài sản này thuộc quyền định đoạt của ngân hàng thương mại để xử lý thu hồi nợ vay.
3. Công ty không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động bán tài sản bảo đảm nợ vay do Công ty tiến hành theo uỷ thác của ngân hàng thương mại khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN:
1. Vốn hoạt động của Công ty gồm:
- Vốn điều lệ do ngân hàng thương mại cấp.
- Vốn vay của các tổ chức tài chính và các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước.
- Các quỹ Công ty được phép trích lập.
- Vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Vốn hoạt động của Công ty phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn và cho các mục đích sau:
- Đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Công ty theo nguyên tắc phù hợp với nhu cầu cần thiết cho hoạt động của Công ty và giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ của Công ty. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Công ty phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp, như:
+ Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác, kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.
+Thuê trông coi, bảo vệ tài sản bảo đảm nợ vay.
+ Bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nợ vay.
+ Quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay.
+ Thuê kiểm định, đánh giá, định giá tài sản bảo đảm nợ vay để bán, cho thuê, góp vốn, liên doanh.
+ Tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm nợ vay thông qua các trung tâm bán đấu giá.
+ Nộp tiền thuê đất, thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có).
+ Các hoạt động khác cần thiết cho việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.
- Mua, bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác.
- Các hoạt động hợp pháp khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Việc sử dụng vốn hoạt động của Công ty vào các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu trên phải đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu sau đây:
- Số vốn sử dụng phải thực sự cần thiết và có hiệu quả trong việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ và được bồi hoàn từ nguồn thu được do thu nợ, do bán, cho thuê, khai thác, kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ theo nguyên tắc nêu tại điểm 6 mục II.A thông tư này.
- Mọi khoản chi phí cho các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay phải có hoá đơn, chứng từ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về hoá đơn chứng từ.
- Chi phí cho các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu trên không bao gồm các khoản chi phí cho cán bộ, nhân viên của Công ty để tham gia vào việc thực hiện các hoạt động đó.
- Đối với các chi phí để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ vay còn phải tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Việc đầu tư vốn để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ vay phải có hiệu qủa, đảm bảo tài sản sau khi đầu tư bán được hoặc đưa tài sản vào khai thác, cho thuê, kinh doanh để thu hồi được nợ và bù đắp chi phí bỏ ra phù hợp với tiến trình xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Đối với trường hợp thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Đối với chi phí môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay còn phải đảm bảo các quy định sau:
+ Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho trường hợp bên môi giới là cán bộ, nhân viên của Công ty và cũng không áp dụng cho trường hợp có tổ chức đấu giá.
+ Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Công ty và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng, nội dung chi, mức chi, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện và kết thúc, trách nhiệm của các bên.
+ Mức chi môi giới để cho thuê một tài sản tối đa không quá 5% giá cho thuê tài sản đó theo thời gian thực tế cho thuê, nhưng đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng mỗi năm.
+ Mức chi môi giới để bán được một tài sản tối đa không vượt quá 3% giá bán tài sản đó, đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty có trách nhiệm ban hành quy chế sử dụng vốn hoạt động của Công ty cho các hoạt động xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ, đảm bảo quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên cơ sở các nguyên tắc và yêu cầu nêu trên.
4. Đối với những khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay công ty được ngân hàng thương mại uỷ thác, công ty có trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo đúng nội dung được ngân hàng thương mại uỷ thác và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ vay và xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.
5. Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay được phép bán, Công ty phải bán theo giá thị trường thông qua một trong các hình thức sau:
- Công ty tự bán công khai trên thị trường.
- Công ty bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
- Công ty bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty có trách nhiệm quy định cụ thể những trường hợp Công ty được tự tổ chức bán tài sản bảo đảm nợ vay và quy trình, thủ tục để Công ty tự bán tài sản bảo đảm nợ vay.
6. Nguồn thu từ khai thác tài sản bảo đảm nợ vay, thu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm nợ vay còn lại sau khi trừ phần phải nộp thuế theo chế độ quy định (nếu có) được xử lý theo thứ tự như sau:
a. Đối với khoản nợ Công ty được uỷ thác:
a.1. Bù đắp các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2 Mục II.A mà Công ty đã chi ra bằng vốn hoạt động của Công ty để xử lý tài sản bảo đảm đó.
a.2. Chuyển trả bên uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác.
Việc giao nhận nợ, tài sản bảo đảm nợ vay và thanh toán giữa Công ty với ngân hàng thương mại được thực hiện theo hợp đồng uỷ thác giữa hai bên.
b. Đối với khoản nợ Công ty mua:
b.1. Bù đắp các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2 Mục II.A mà Công ty đã chi ra bằng vốn hoạt động của Công ty để xử lý tài sản bảo đảm đó.
b.2. Thu hồi giá trị của khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản đó.
b.3. Phần còn lại được xử lý tiếp như sau:
- Trường hợp khách nợ vẫn còn những khoản nợ khác đối với Công ty mà những khoản nợ này đã quá hạn và khách nợ chưa có nguồn để trả nợ thì số tiền còn lại nêu trên được sử dụng để tiếp tục trả nợ Công ty nếu không có những thoả thuận khác giữa Công ty với khách nợ.
- Trường hợp khách nợ không còn nợ đối với Công ty thì số tiền còn lại nêu trên được trả lại cho khách nợ hoặc cá nhân, tổ chức được quyền thừa kế tài sản của khách nợ nếu như khách nợ đã được pháp luật xác định là đã chết, mất tích hoặc đã giải thể, phá sản.
- Trường hợp khách nợ đã được pháp luật xác định là đã chết, mất tích, hoặc đã giải thể, phá sản nhưng không có người, tổ chức được thừa kế hoặc được quản lý theo quy định của pháp luật thì Công ty được đưa số tiền còn lại nêu trên vào thu nhập bất thường của Công ty.
7. Công ty được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng rủi ro cho các khoản nợ mà Công ty mua. Việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện như chế độ quy định đối với ngân hàng thương mại thành lập Công ty. Riêng về dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Công ty mua thì thời điểm trích lập, căn cứ trích lập, tỷ lệ trích lập do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty quy định và phải được quy định rõ trong quy chế tài chính của Công ty, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: tại thời điểm khoá sổ kế toán, số dư dự phòng rủi ro trích lập được không nhỏ hơn 5% số dư giá vốn của các khoản nợ Công ty đã mua. Số dư giá vốn của các khoản nợ Công ty đã mua được xác định bằng giá mua các khoản nợ trừ đi số tiền Công ty thực thu được từ các khoản nợ đó để hoàn vốn. Việc xử lý dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Công ty mua được áp dụng như đối với việc xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán, giảm giá hàng tồn kho.
8. Công ty có trách nhiệm mở sổ kế toán theo chế độ quy định để theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hoạt động của công ty cũng như các khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ được khách hàng uỷ thác cho công ty; thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động của công ty.
Mọi tổn thất (hư hỏng, mất) tài sản của công ty và tài sản bảo đảm nợ vay công ty được khách hàng uỷ thác đều phải được lập biên bản xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất, trách nhiệm của tập thể hoặc cá nhân gây ra tổn thất và phải được xử lý theo nguyên tắc xử lý tổn thất tài sản quy định đối với ngân hàng thương mại thành lập công ty.
B. QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ:
1. Doanh thu của công ty được xác định là số Công ty thực thu được trong kỳ từ những khoản thu sau đây:
a. Thu từ hoạt động nghiệp vụ, gồm:
- Thu phí dịch vụ quản lý nợ và quản lý tài sản bảo đảm nợ vay.
- Thu phí dịch vụ bán nợ, bán hoặc khai thác (cho thuê, góp vốn, liên doanh) tài sản bảo đảm nợ vay.
- Thu lãi từ các khoản nợ đã mua.
- Thu phí dịch vụ khác.
b. Thu từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường, gồm:
- Thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.
- Thu hoàn nhập dự phòng rủi ro.
- Thu nhập bất thường.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, mức phí dịch vụ là do thoả thuận giữa công ty với bên uỷ thác được quy định trong hợp đồng uỷ thác được ký kết giữa hai bên và phải đảm bảo nguyên tắc: tiết kiệm, hiệu quả, đủ bù đắp các chi phí cho công ty thực hiện các nhiệm vụ được ngân hàng uỷ thác thực hiện về quản lý nợ và quản lý tài sản bảo đảm nợ vay. Phí dịch vụ quản lý nợ và quản lý tài sản bảo đảm nợ vay không được bao gồm các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2, mục II.A thông tư này.
Lãi từ khoản nợ đã mua được xác định khi giá trị thu hồi được của khoản nợ mà công ty thực tế thu được theo quy định tại điểm 6.b.2 mục II.A thông tư này lớn hơn giá mua khoản nợ. Số chênh lệch lớn hơn đó được xác định là lãi từ khoản nợ đã mua.
2. Chi phí của công ty được xác định là các chi phí Công ty thực chi trong kỳ, gồm:
a. Chi trả lãi tiền vay.
b. Chi phí về tài sản, gồm:
- Chi khấu hao cơ bản tài sản cố định của Công ty
- Chi thuê tài sản cố định
- Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của Công ty
- Chi công cụ lao động
- Chi bảo hiểm tài sản cố định của công ty.
c.Chi cho nhân viên, gồm:
- Chi lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động của công ty.
- Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động.
- Chi phí cho lao động nữ.
- Chi trang bị bảo hộ lao động và chi trang phục giao dịch cho người lao động của công ty.
d. Chi nộp thuế theo chế độ (nếu có)
đ. Lỗ từ các khoản nợ đã mua
e. Chi khác, gồm: các khoản chi hợp lý khác theo chế độ Nhà nước quy định nhưng chưa nằm trong các khoản chi nêu trên.
Tất cả các khoản chi phí nêu trên được áp dụng theo chế độ hiện hành của Nhà nước đang áp dụng đối với ngân hàng thương mại thành lập công ty.
Riêng khoản lỗ từ các khoản nợ đã mua được xác định khi giá trị thu hồi được của khoản nợ nêu tại điểm 6.b.2 Mục II.A thông tư này nhỏ hơn giá mua khoản nợ. Số chênh lệch nhỏ hơn đó được xác định là lỗ từ các khoản nợ đã mua.
C. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ:
Việc phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và mục đích sử dụng các quỹ của Công ty được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước áp dụng đối với ngân hàng thương mại thành lập Công ty.
D. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH:
1. Công ty thực hiện chế độ kế toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
2. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
3. Công ty thực hiện việc quyết toán tài chính, lập và gửi báo cáo tài chính, công khai tài chính và kiểm toán tài chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước như đối với ngân hàng thương mại thành lập Công ty. Công ty tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính của mình.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của Công ty. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức sau:
- Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này và các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại có trách nhiệm ban hành quy chế tài chính cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng mình.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Lê Thị Băng Tâm
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "22/03/2002",
"sign_number": "27/2002/TT-BTC",
"signer": "Lê Thị Băng Tâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-21-2011-TT-BCT-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-tam-nhap-tai-xuat-124500.aspx | Thông tư 21/2011/TT-BCT quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/2011/TT-BCT
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu và công văn số 1217/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 3 năm 2011 về việc quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới (dưới đây viết tắt là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất).
2. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu thực phẩm đông lạnh không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ.
3. Thực phẩm đông lạnh quy định tại Thông tư này bao gồm các mặt hàng đông lạnh thuộc chương 02, chương 03 và chương 16 trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, trừ phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam (dưới đây viết tắt là thương nhân) kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, xác nhận, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nêu trên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
Điều 3. Quy định về kho, bãi phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) container lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng.
Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các container lạnh theo sức chứa của kho, bãi được quy định tại khoản 1 Điều này.
Kho, bãi quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân ký hợp đồng thuê, thời hạn tối thiểu là 03 năm. Kho, bãi phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đã diễn ra hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh. Quy hoạch và khu vực quy định nêu trên cần được trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương.
Đối với các tỉnh chưa có hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn, khi có phát sinh mới và có nhu cầu quy hoạch khu vực kho, bãi để thương nhân tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh phải trao đổi với Bộ Công Thương trước khi quy hoạch.
Điều 4. Quy định về ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn
Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn không tái xuất được (dưới đây viết tắt là ký quỹ dự phòng) theo các quy định sau:
1. Thương nhân phải duy trì một khoản tiền ký quỹ là 02 tỷ VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân đặt kho, bãi.
2. Thương nhân được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo quy định của Kho bạc Nhà nước.
3. Thương nhân có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện thanh toán các chi phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân được sử dụng như sau:
a) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của thương nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập tái xuất tại Việt Nam;
b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất của thương nhân tồn đọng quá thời hạn quy định.
4. Sau khi đã trả các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có), thương nhân sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền ký quỹ hoặc một phần số tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Không được cấp mã số tạm nhập tái xuất;
b) Không tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất;
c) Bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp.
Điều 5. Hồ sơ và thủ tục cấp mã số tạm nhập tái xuất
Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh được Bộ Công Thương xem xét cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh (dưới đây viết tắt là mã số tạm nhập tái xuất). Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau:
1. Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp mã số tạm nhập tái xuất qua đường bưu điện đến Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:
- Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục số 01): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Giấy xác nhận về ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này do Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi cấp: 01 bản chính.
Trường hợp thương nhân không tái xuất thực phẩm đông lạnh qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì không phải có mã số tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp; việc tạm nhập tái xuất thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của thương nhân.
3. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương sẽ xem xét cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân. Trường hợp không cấp mã số tạm nhập tái xuất, Bộ Công Thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của thương nhân (theo mẫu tại Phụ lục số 02) có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm, kể từ ngày cấp.
5. Kho, bãi mà thương nhân đã kê khai để xin cấp mã số tạm nhập tái xuất không được cho thương nhân khác thuê toàn bộ hoặc thuê lại một phần kho, bãi của mình để sử dụng vào mục đích xin cấp mã số tạm nhập tái xuất.
Điều 6. Thu hồi, cấp lại, điều chỉnh mã số tạm nhập tái xuất
1. Thương nhân bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
b) Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thanh toán các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này mà thương nhân không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí nêu trên.
c) Không đủ số tiền ký quỹ dự phòng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê lại một phần kho, bãi theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
đ) Vi phạm cơ chế điều tiết theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
Thương nhân bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất không được phép xin mã số tạm nhập tái xuất trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày bị thu hồi. Trong thời gian này, thương nhân chỉ được sử dụng kho, bãi đã đăng ký xin cấp mã số tạm nhập tái xuất vào mục đích kinh doanh kho, bãi, không được sử dụng vào mục đích xin cấp mã số tạm nhập tái xuất.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký cấp mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và văn bản giải trình, đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất về Bộ Công Thương.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất hết thời hạn hiệu lực, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp và văn bản xin cấp mã số tạm nhập tái xuất mới về Bộ Công Thương.
4. Trường hợp cần điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp và văn bản giải trình, đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất về Bộ Công Thương.
Các trường hợp nêu tại khoản 2, 3, 4 Điều này, Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất được cấp lại sau 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân.
Điều 7. Địa điểm, cửa khẩu tái xuất
Thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất, được phép làm thủ tục thông quan, tái xuất thực phẩm đông lạnh qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu, điểm thông quan trong Khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định.
Điều 8. Gửi kho ngoại quan
Thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất mới được gửi hàng thực phẩm đông lạnh vào kho ngoại quan tại các tỉnh biên giới.
Điều 9. Thanh toán
Việc thanh toán tiền hàng tạm nhập tái xuất phải thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Cơ chế điều tiết
1. Để tránh hiện tượng ách tắc tại cảng, cửa khẩu và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương nhân phải thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm tiến độ tạm nhập hàng hóa hoặc tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập về cảng, cửa khẩu Việt Nam.
2. Thương nhân phải thực hiện nghiêm việc giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu để tránh ách tắc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập tại cảng, cửa khẩu mà thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng hóa về Việt Nam thì cơ quan hải quan không làm thủ tục tạm nhập và yêu cầu thương nhân phải tái xuất ngược lại nước xuất khẩu.
3. Sau 45 (bốn mươi nhăm) ngày, kể từ ngày tạm nhập nhưng chưa tái xuất được thì cơ quan Hải quan không làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thương nhân đó và thông báo cho Bộ Công Thương biết để tiến hành điều tiết theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
4. Xử lý vi phạm cơ chế điều tiết:
a) Thương nhân không thực hiện các quy định về cơ chế điều tiết tại khoản 1, 2, 3 Điều này hoặc không thực hiện lệnh giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trong thời hạn 06 (sáu) tháng.
b) Sau khi hết thời hạn bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì thương nhân sẽ bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
Ngoài các quy định về trách nhiệm nêu tại các Điều của Thông tư này và theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức chú trọng chỉ đạo thực hiện một số trách nhiệm sau:
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân theo các quy định tại Thông tư này.
b) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức, tiến hành kiểm tra và xác nhận theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy hoạch khu vực kho, bãi bảo quản thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất, đáp ứng các yêu cầu về kho, bãi nêu trên, không ảnh hưởng môi trường và góp phần chống gian lận thương mại.
Trước khi quy hoạch khu vực kho, bãi, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản tham khảo ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng về nhu cầu và đánh giá khả năng phát triển hoạt động tạm nhập tái xuất trên địa bàn, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, gây lãng phí. Trường hợp khu vực kho, bãi đã được phê duyệt, quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt và khu vực đã được quy định.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh theo dõi, kiểm tra việc tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh của thương nhân nhằm chống gian lận thương mại, nhập lậu và bảo vệ môi trường; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất và đề xuất biện pháp quản lý để đạt được các mục tiêu và tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu.
c) Tổ chức quản lý và sử dụng tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có trách nhiệm:
Thực hiện nghiêm túc các quy định được nêu trong Thông tư này và các quy định khác về tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.
b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường, tiêu hủy hàng hóa tồn đọng quá thời hạn quy định theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
c) Trường hợp có hiện tượng ách tắc, nghiêm túc thực hiện việc giải tỏa hàng hóa tại cảng nhập khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Theo yêu cầu của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền, thương nhân phải tái xuất hàng hóa sang nước thứ ba hoặc tái xuất trả lại nước xuất khẩu nếu như hàng hóa đã quá thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam.
đ) Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi của mình.
e) Báo cáo định kỳ trước ngày 25 hàng tháng (bằng đường bưu điện và đường thư điện tử) về Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh nơi có kho, bãi và hàng hóa tái xuất đi qua về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục số 03).
Chương IV
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 12. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 7 năm 2011.
Điều 13. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương kịp thời giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK(6).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên
PHỤ LỤC SỐ 01
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
Số: ……
......, ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
Kính gửi: Bộ Công thương
1. Tên thương nhân: ...............................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ……………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .............
- Địa chỉ website (nếu có):....................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của thương nhân:
STT
Tên kho, bãi
(nếu có)
Địa chỉ kho, bãi (*)
Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê) (*)
Sức chứa (container)
Nguồn điện để bảo quản (KW) (*)
Ghi chú
1.
………
………
………
………
………
………
2.
………
………
………
………
………
………
3. Hồ sơ kèm theo gồm:
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính;
- 01 bản chính Giấy xác nhận về ký quỹ dự phòng do Kho bạc Nhà nước của tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi.
- 01 bản chính Bản kê khai chi tiết và các tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị kèm theo như thống kê tại khoản 2 dẫn trên (cụ thể như giấy tờ sở hữu kho, bãi; hợp đồng thuê kho, bãi; xác nhận của điện lực địa phương về điện lưới tiêu thụ; chi tiết máy phát điện..).
4. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh.
Đề nghị Bộ Công thương cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh cho thương nhân theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Lưu ý:
(*) Mục địa chỉ: Đề nghị ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.
(*) Mục hình thức sở hữu: Nếu kho, bãi không thuộc sở hữu của thương nhân thì phải ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân cho thuê và phải gửi kèm theo bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính hợp đồng thuê kho, bãi.
(*) Mục nguồn điện để bảo quản: Đề nghị kê khai chi tiết về công suất, số lượng các nội dung liên quan về nguồn điện, cụ thể như sau:
- Điện lưới: sử dụng là bao nhiêu KW;
- Máy phát điện dự phòng: nêu rõ công suất là bao nhiêu KW, số lượng là bao nhiêu chiếc và số seri của từng máy phát điện;
- Thiết bị cắm điện chuyên dùng: số lượng là bao nhiêu chiếc...
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐmTẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
Số: ……/BCT-XNK
……., ngày …. tháng …. năm 20…
GIẤY CHỨNG NHẬN
MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
- Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh;
Xét hồ sơ đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của ……………. (tên thương nhân)…kèm theo đơn đề nghị số …... ngày ....;
Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân: ...(tên thương nhân) ..........................................................................................................
- Mã số tạm nhập tái xuất là: ..................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ……………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .............
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
- Kho, bãi đặt tại:.............. ......................................................................................
+ Địa chỉ: ................................................................................................................
+ Tên kho, bãi (nếu có): .........................................................................................
+ Sứa chứa, diện tích: .............................................................................................
+ Nguồn điện để bảo quản: .....................................................................................
+ Hình thức sở hữu: ................................................................................................
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến hết ngày …. tháng ….. năm 20…./.
Sao kính gửi:
- Tổng cục Hải quan;
- UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
(Nơi thương nhân có kho, bãi);
- Lưu: VT, XNK(02).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(ký và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 03
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
Số: ……
V/v báo cáo tình hình tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
......, ngày … tháng … năm 20…
Kính gửi: Bộ Công Thương
Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh tháng ... năm 20... như sau:
Tên hàng
Mã số HS (10 số)
Thực hiện tạm nhập tháng ... /20...
Thực hiện tái xuất tháng ... /20...
Số lượng còn chưa tái xuất nằm chờ tại kho, bãi hoặc cảng (nêu rõ tên cảng)
Số lượng (container 40’)
Trị giá (USD)
Số lượng (container 40’)
Trị giá (USD)
Số lượng (container 40’)
Trị giá (USD)
Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng ..............
Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 10 số ......
* Nếu hàng còn tồn đọng tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị thương nhân nêu rõ:
- Lý do tồn đọng: ....................................................................................................
- Thời gian tồn đọng: ..............................................................................................
- Dự kiến thời gian giải tỏa hàng: ...............................................…………………
- Khối lượng hàng đã về cảng nhưng chưa làm thủ tục tạm nhập: .........................
Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./.
Nơi gửi:
- Như trên;
- UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
(Nơi thương nhân có kho, bãi);
- UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
(Nơi thương nhân tạm nhập hàng);
- Lưu: ...
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "20/05/2011",
"sign_number": "21/2011/TT-BCT",
"signer": "Nguyễn Thành Biên",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-97-KH-BGDDT-to-chuc-ngay-hoi-hien-mau-tinh-nguyen-2014-223660.aspx | Kế hoạch 97/KH-BGDĐT tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện 2014 | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 97/KH-BGDĐT
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2014
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC NGÀY HỘI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Căn cứ Công văn số 125/HH-TM ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo và trong toàn ngành giáo dục. Cụ thể như sau:
1. Mục đích:
Phát huy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái của con người Việt Nam trong toàn ngành giáo dục với phong trào hiến máu nhân đạo tình nguyện.
2. Yêu cầu
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo thành phong trào hiến máu nhân đạo rộng khắp trong toàn ngành giáo dục.
- Vận động mỗi người tham gia tự nguyện hiến 01 đơn vị máu.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Đề nghị Công Đoàn Giáo dục Việt Nam chủ trì việc tuyên truyền, phát động phong trào hiến máu nhân đạo trong toàn ngành giáo dục và có văn bản chỉ đạo các đơn vị công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện.
3.2. Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Thành phần tham gia: Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ; Học viện Quản lý Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục.
- Chỉ tiêu phấn đấu: Khoảng 200 người tham gia hiến máu.
- Thời gian: 8 giờ, ngày 20 tháng 3 năm 2014.
- Địa điểm: Hội trường A, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
Công đoàn Cơ quan Bộ chủ trì tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại cơ quan Bộ; trực tiếp liên hệ với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Anh Nguyễn Duy Ngọc, ĐT: 0933322689) để nhận tài liệu tuyên truyền và phối hợp triển khai kế hoạch này.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tuyên truyền, vận động, lập danh sách người tham gia hiến máu và cử tình nguyện viên tham gia hỗ trợ Ban tổ chức trong Ngày hội hiến máu tình nguyện.
Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, khánh tiết; tuyên truyền báo chí; đảm bảo công tác trật tự, an ninh; cử cán bộ Trạm Y tế phối hợp thực hiện công tác chuyên môn.
Các đơn vị lập danh sách người đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo trước ngày 14 tháng 3 năm 2014 nộp về Văn phòng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời gửi một bản word vào hộp thư điện tử của đồng chí Trần Thanh Tâm - Phó Bí thư Thường trực Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ: [email protected] và cử 01 cán bộ phụ trách theo dõi, hỗ trợ các đồng chí tham gia hiến máu tình nguyện.
Mọi vấn đề khác cần trao đổi, xin liên hệ Văn phòng Công đoàn Cơ quan Bộ, số điện thoại: 04.38694908.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam (để p/h);
- Công đoàn cơ quan Bộ (để t/h);
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ (để t/h);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ (để t/h);
- Lưu VT, TH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Mạnh Hùng | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "05/03/2014",
"sign_number": "97/KH-BGDĐT",
"signer": "Phạm Mạnh Hùng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-344-2016-TT-BTC-quan-ly-ngan-sach-xa-cac-hoat-dong-tai-chinh-khac-cua-xa-phuong-345140.aspx | Thông tư 344/2016/TT-BTC quản lý ngân sách xã các hoạt động tài chính khác của xã phường mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 344/2016/TT-BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này quy định chi tiết nguồn thu, nhiệm vụ chi; quy trình quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) và tổ chức quản lý các hoạt động tài chính khác của xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.
Điều 3. Phạm vi thu, chi ngân sách xã
1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giao chính quyền cấp xã quản lý, bao gồm: Thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã.
2. Thu ngân sách xã được hưởng bao gồm các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý:
a) Thu ngân sách xã gồm các khoản thu phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
b) Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khóa sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chi ngân sách xã, bao gồm chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được Nhà nước giao nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định.
Điều 4. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã
1. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của xã; đồng thời phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của chính quyền cấp xã.
2. Phù hợp với việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; phân cấp nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là huyện).
3. Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trường hợp có phân cấp cho xã thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định. Riêng đối với các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật ngân sách nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
5. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
6. Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương và số bổ sung cân đối ngân sách (nếu có), trong đó có ngân sách xã.
Điều 5. Nguyên tắc cân đối ngân sách xã
1. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định; không được đi vay hoặc huy động, chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.
2. Trường hợp quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Điều 6. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
1. Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.
2. Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.
4. Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 7. Nguyên tắc quản lý kinh phí ngân sách của cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện
1. Rút kinh phí, chi tiêu như đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp trên và phải mở sổ sách để theo dõi riêng.
2. Thực hiện quyết toán như đơn vị trực thuộc với cơ quan, đơn vị giao dự toán; không tổng hợp vào quyết toán ngân sách xã.
Điều 8. Hoạt động tài chính khác của xã
1. Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, trừ khoản thu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này; tài chính thôn, bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện do thôn, bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của Nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định.
3. Xã được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để gửi các khoản tiền không thuộc phạm vi ngân sách xã.
4. Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán kế toán, quyết toán rõ ràng, minh bạch chi tiết từng loại hoạt động.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH XÃ
Điều 9. Nguồn thu của ngân sách xã
1. Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Căn cứ nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã quy định tại Điều 4 Thông tư này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu sau đây:
a) Các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổ chức thu theo quy định;
b) Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện;
đ) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý;
g) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã;
h) Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
i) Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang;
k) Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã, thị trấn với ngân sách cấp trên:
a) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
c) Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
d) Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Căn cứ vào khả năng thực tế nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đến tối đa là 100% các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều này cho ngân sách xã.
Ngoài các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Khoản 2 Điều này, ngân sách xã còn có thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thêm nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
a) Thu bổ sung cân đối ngân sách là mức chênh lệch lớn hơn giữa dự toán chi cân đối theo phân cấp và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp cho ngân sách xã (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm), được xác định cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định;
b) Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (như chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình mục tiêu của trung ương; chương trình, nhiệm vụ của địa phương) hoặc chế độ, chính sách mới do cấp trên ban hành nhưng có giao nhiệm vụ cho xã tổ chức thực hiện và dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương chưa bố trí.
4. Ngoài các khoản thu quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước, các chính sách, chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
1. Chi đầu tư phát triển, gồm:
a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách xã theo phân cấp của cấp tỉnh theo các lĩnh vực chi được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý theo các lĩnh vực chi được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các khoản chi thường xuyên, gồm:
a) Chi quốc phòng: Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
b) Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
c) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã;
d) Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
đ) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
e) Chi hoạt động văn hóa, thông tin;
g) Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh;
h) Chi hoạt động thể dục, thể thao;
i) Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;
k) Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các hoạt động kinh tế khác;
l) Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật:
Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước: Tiền lương cho cán bộ, công chức; tiền công lao động và hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định; chi khác theo chế độ quy định;
Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã;
Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;
m) Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác;
n) Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể định mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình, đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
Mục 2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Điều 11. Lập dự toán ngân sách xã
1. Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau (theo mẫu biểu số 01 đến mẫu biểu số 5 kèm theo Thông tư này) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.
2. Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
a) Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã;
b) Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, là định mức phân bổ chi ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo;
đ) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và năm trước;
e) Báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách xã.
3. Trình tự lập, quyết định dự toán ngân sách xã:
a) Bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý);
b) Các đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình;
c) Bộ phận tài chính, kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Ủy ban nhân dân xã báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trước khi gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
d) Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện làm việc với Ủy ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân xã;
đ) Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được giao quản lý; dự toán thu, chi ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã thẩm tra, Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định theo thời hạn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện;
e) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định dự toán ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh dự toán theo đúng quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước cùng cấp làm căn cứ để thực hiện dự toán theo quy định.
4. Ngân sách xã được bố trí mức dự phòng ngân sách hàng năm tương ứng từ 2% đến 4% tổng dự toán chi để đảm bảo các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã mà chưa được dự toán, Ủy ban nhân dân xã quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, kết thúc mỗi quý báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã và báo cáo Hội đồng nhân dân xã tại kỳ họp gần nhất.
5. Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hằng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo Ban Kinh tế- Xã hội xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 12. Chấp hành dự toán ngân sách xã
1. Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân dân xã quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo từng bộ phận (theo mẫu biểu số 06 kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để nhập dự toán và làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để báo cáo.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (hoặc người được ủy quyền) là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã.
3. Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Riêng những xã ở xa Kho bạc Nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp, kịp thời các khoản thu của ngân sách xã vào Kho bạc Nhà nước thì cho phép để lại để chủ động chi theo chế độ quy định và trong phạm vi dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định; định kỳ hằng tháng làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
4. Tổ chức thu ngân sách:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ủy ban nhân dân xã, thực hiện nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu hoặc phối hợp thu. Đối với các khoản thu ngân sách do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp thu, thì định kỳ phải nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định hoặc làm thủ tục nộp ngân sách theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc kê khai, nộp thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế;
c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu ngân sách xã, thì thủ tục và quyết định hoàn trả thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành;
d) Việc luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau:
Đối với các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% hoặc các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch lập Bảng kê các khoản thu ngân sách xã, gửi Ủy ban nhân dân xã theo từng tháng;
Đối với số thu bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã:
Hằng tháng, Ủy ban nhân dân xã chủ động rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; mức rút tối đa hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối ngân sách cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã, mức rút dự toán có thể cao hơn, nhưng mức rút 01 tháng không vượt quá 12% dự toán năm và đảm bảo tổng mức rút quý I không vượt quá 30% dự toán năm. Trường hợp đặc biệt cần tăng thêm tiến độ rút dự toán, Ủy ban nhân dân xã có văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét, giải quyết.
Riêng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán giao đầu năm), căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc rút dự toán của ngân sách xã cho phù hợp thực tế ở địa phương.
Căn cứ giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên của Ủy ban nhân dân xã (theo mẫu biểu hiện hành); Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, trong giới hạn rút vốn hằng tháng, sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung khoản bổ sung và mục lục ngân sách nhà nước.
5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:
a) Khi thực hiện quyết định chi ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi phải kiểm tra, bảo đảm khoản chi đáp ứng các điều kiện sau:
Đúng dự toán được giao, trừ trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và các khoản chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách, kết dư ngân sách năm trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
Đối với chi đầu tư phát triển, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
Đối với chi thường xuyên phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
Chứng từ, hồ sơ thanh toán phải hợp lệ, hợp pháp; đối với các khoản mua sắm, sửa chữa tài sản có giá trị lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định;
b) Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
Lập dự toán sử dụng kinh phí hằng quý (chia ra từng tháng) gửi Ủy ban nhân dân xã. Khi có nhu cầu chi, các đơn vị, tổ chức làm các thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân xã rút tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc quỹ tại xã để thanh toán;
Chấp hành đúng quy định về thanh toán và quyết toán sử dụng kinh phí với Ủy ban nhân dân xã;
c) Bộ phận tài chính, kế toán xã:
Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, tổ chức;
Bố trí nguồn theo dự toán năm để đáp ứng nhu cầu chi. Trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu tại một thời điểm, thì ưu tiên bố trí kinh phí đảm bảo nhiệm vụ chi lương, các khoản chi có tính chất lương, các khoản chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội đầy đủ, kịp thời. Trường hợp vẫn không đảm bảo nguồn, bộ phận tài chính, kế toán xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tăng tiến độ cấp bổ sung cân đối hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp xử lý;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi thông qua ký duyệt giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền (gọi tắt là chứng từ chi) hoặc tạm ứng kinh phí bằng giấy đề nghị tạm ứng theo quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Quy trình chi ngân sách xã:
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân quyết định, tiến độ công việc, bộ phận tài chính, kế toán xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Trên chứng từ chi phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước, kèm theo Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu biểu số 14 kèm theo Thông tư này), tài liệu chứng minh. Trường hợp thanh toán một lần có nhiều chương, thì lập thêm Bảng kê chi, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước (theo mẫu biểu số 15 kèm theo Thông tư này), trên Bảng kê ghi rõ số hiệu, ngày, tháng của chứng từ chi, đồng thời trên chứng từ chi phải ghi rõ số hiệu của Bảng kê, tổng số tiền;
Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng chứng từ chi bằng tiền mặt. Kho bạc Nhà nước kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán cho khách hàng hoặc người được sử dụng;
Trong những trường hợp thật cần thiết, như tạm ứng công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ và các nhiệm vụ cần thiết khác được tạm ứng để chi. Trong trường hợp này, trên chứng từ chi chỉ ghi tổng số tiền cần tạm ứng. Khi thanh toán tạm ứng phải có đủ chứng từ hợp lệ, bộ phận tài chính, kế toán xã phải lập Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu biểu số 14 kèm theo Thông tư này) và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu biểu số 16 kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách;
Các khoản thanh toán ngân sách xã cho các đối tượng thụ hưởng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản (trừ trường hợp được phép chi bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước);
Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào ngân sách xã; khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo Bảng kê chứng từ thu và Bảng kê chứng từ chi theo đúng chế độ quy định;
e) Chi thường xuyên:
Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức xã, chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội;
Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp;
g) Chi đầu tư phát triển:
Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã phải thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính;
Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện, ngoài các quy định chung cần phải bảo đảm: Mở sổ kế toán theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân; trong quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo chế độ quy định;
Chi xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật đầu tư công, xây dựng và các quy định về tài chính theo chế độ quy định; nghiêm cấm việc nợ đọng xây dựng cơ bản, chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức.
6. Điều chỉnh dự toán ngân sách xã thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật ngân sách nhà nước.
Điều 13. Kế toán và quyết toán ngân sách xã
1. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hằng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Ủy ban nhân dân xã theo quy định và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã.
2. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.
3. Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hằng năm, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các việc sau đây:
a) Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi, sử dụng dự phòng và các nguồn tài chính tự có hợp pháp khác để đảm bảo cân đối ngân sách xã;
b) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định;
c) Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả; trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau;
d) Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc: Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31 tháng 12. Nếu nộp sau thời hạn trên, phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó; các khoản chi có trong dự toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau chưa thực hiện, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước để thực hiện và hạch toán kế toán, quyết toán vào ngân sách năm sau;
đ) Số dư tài khoản tiền gửi của ngân sách xã đến hết ngày 31 tháng 12 (nếu có) được chuyển sang ngân sách năm sau sử dụng theo chế độ quy định.
4. Quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm:
a) Ủy ban nhân dân xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hằng năm (theo mẫu biểu số 07 đến mẫu biểu số 12 kèm theo Thông tư này) báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã để thẩm tra, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã cho ý kiến trước khi báo cáo Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;
b) Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư ngân sách năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau;
c) Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu bộ phận tài chính, kế toán xã;
d) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
Điều 14. Kiểm tra, giám sát, công khai hoạt động ngân sách xã
1. Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách xã.
2. Cơ quan tài chính cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ngân sách xã.
3. Giám sát ngân sách của cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
4. Công khai tài chính - ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã thực hiện theo quy định tại các thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước.
Mục 3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ
Điều 15. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của xã
1. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của xã quy định tại Thông tư này là các quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã theo chế độ quy định. Nội dung, mức và phương thức quản lý thu, chi quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng quỹ và quy định của Hội đồng nhân dân xã.
2. Bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý các quỹ trên (thực hiện thu, chi, mở sổ theo dõi riêng; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định,...). Kinh phí của các quỹ chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau.
3. Ủy ban nhân dân xã báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của từng quỹ cho Hội đồng nhân dân xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Điều 16. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã
1. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã bao gồm các khoản thu, chi phát sinh từ các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm, hồ, ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi và các hoạt động sự nghiệp khác do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.
2. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý thống nhất theo nguyên tắc:
a) Ủy ban nhân dân xã giao cho các bộ phận, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình của xã trực tiếp thực hiện từng loại hoạt động sự nghiệp. Các bộ phận, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Ủy ban nhân dân xã giao phải lập kế hoạch tài chính hằng năm, tính toán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi; số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy định (nếu có) trình Ủy ban nhân dân xã phê duyệt để thực hiện, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết quả tài chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã giám sát các hoạt động sự nghiệp này;
b) Bộ phận tài chính, kế toán xã giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi; thực hiện chế độ báo cáo tài Chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này.
Điều 17. Các hoạt động tài chính của thôn, bản
1. Các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân để sử dụng vào các mục đích cụ thể phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng thôn, bản do thôn, bản trực tiếp huy động và không đưa vào ngân sách xã.
2. Việc huy động chỉ được thực hiện sau khi có sự thống nhất, tự nguyện của nhân dân về chủ trương, mức huy động và phải báo cáo Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã phải hướng dẫn thôn, bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, sử dụng các nguồn tài chính trên. Khoản huy động chỉ được sử dụng cho đúng nội dung công việc cụ thể mà nhân dân đã thống nhất. Trường hợp tiền huy động chưa sử dụng, thôn, bản có thể nhờ xã gửi vào tài khoản tiền gửi của xã tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp. Được nhân dân trong thôn thống nhất, thôn có thể gửi tiền huy động chưa sử dụng vào tài khoản tiền gửi của thôn mở tại ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng. Bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra (khi cần thiết) về tài chính đối với hoạt động tài chính thôn, bản.
Điều 18. Các hoạt động tài chính khác của xã
1. Hoạt động tài chính ngoài ngân sách của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của Ủy ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của từng tổ chức.
2. Các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ do các tổ chức, cơ quan khác ủy thác xã thu hộ, chi hộ. Bộ phận tài chính, kế toán xã giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định, mở sổ sách theo dõi riêng từng khoản và không được thực hiện thu, chi ngoài phạm vi được ủy thác.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Căn cứ vào quy định của Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương, đồng thời chỉ đạo cơ quan tài chính cấp tỉnh, chính quyền và cơ quan tài chính cấp huyện tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý ngân sách và quản lý các hoạt động tài chính khác của xã; giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện của xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải bố trí đủ cán bộ đã được đào tạo theo tiêu chuẩn để quản lý tài chính - ngân sách xã, đồng thời thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã để bảo đảm đủ năng lực quản lý tài chính - ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Việc tuyển chọn và thay thế cán bộ đối với chức danh của bộ phận tài chính, kế toán xã thực hiện theo quy định của Nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch cụ thể từng bước củng cố bộ phận tài chính, kế toán của các xã để thực hiện tốt chức năng giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã theo chế độ quy định. Chức danh và số lượng cán bộ của bộ phận tài chính, kế toán xã căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô thu, chi và định biên được Chính phủ quy định.
Điều 20. Bộ phận tài chính, kế toán xã và trách nhiệm của bộ phận tài chính, kế toán xã
1. Phụ trách kế toán phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tối thiểu trung cấp tài chính kế toán. Người phụ trách kế toán có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quản lý hoạt động thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã; thực hiện công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách xã và các quỹ của xã.
2. Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã (đối với xã có quy mô thu chi nhỏ có thể sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, nhưng cán bộ kế toán xã không được kiêm nhiệm thủ quỹ).
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với quyết toán ngân sách năm 2016, áp dụng theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 ngày 11 tháng 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 02 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.
2. Bãi bỏ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn.
3. Trong quá trình thực hiện:
a) Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì sẽ áp dụng theo văn bản mới đó.
b) Trường hợp có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
DANH MỤC
MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Phụ lục
Nội dung
Mẫu biểu số 01
Biểu cân đối tổng hợp dự toán ngân sách xã
Mẫu biểu số 02
Tổng hợp dự toán thu ngân sách xã
Mẫu biểu số 03
Tổng hợp dự toán chi ngân sách xã
Mẫu biểu số 04
Dự toán chi đầu tư phát triển
Mẫu biểu số 05
Biểu tổng hợp kế hoạch thu, chi các hoạt động tài chính khác
Mẫu biểu số 06
Phân bổ dự toán chi ngân sách
Mẫu biểu số 07
Biểu cân đối quyết toán ngân sách xã
Mẫu biểu số 08
Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã
Mẫu biểu số 09
Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã
Mẫu biểu số 10
Quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục NSNN
Mẫu biểu số 11
Quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục NSNN
Mẫu biểu số 12
Quyết toán chi đầu tư phát triển
Mẫu biểu số 13
Biểu tổng hợp thực hiện thu, chi các hoạt động tài chính khác
Mẫu biểu số 14
Bảng kê chứng từ chi
Mẫu biểu số 15
Bảng kê chi ngân sách
Mẫu biểu số 16
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 01
BIỂU CÂN ĐỐI TỔNG HỢP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: 1.000 đồng
Nội dung thu
Dự toán
Nội dung chi
Dự toán
Tổng số thu
I. Các khoản thu xã hưởng 100%
Tổng số chi
I. Chi đầu tư phát triển
II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ(1)
II. Chi thường xuyên
III. Thu bổ sung
- Bổ sung cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu
III. Dự phòng
IV. Thu chuyển nguồn
Ghi chú: (1) Bao gồm 4 khoản thu từ thuế, lệ phí Luật NSNN quy định cho ngân sách xã hưởng và những khoản thu ngân sách địa phương được hưởng có phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho xã
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM. UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 02
TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ NĂM....
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: 1.000 đồng
Nội dung
Ước thực hiện năm n-1
Dự toán năm n
So sánh
(%)
Thu NSNN
Thu NSX
Thu NSNN
Thu NSX
Thu NSNN
Thu NSX
1
2
3
4
5= 3/1
6= 4/2
Tổng số thu
1. Các khoản thu 100%
- Phí, lệ phí
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác
- Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp
- Thu phạt, tịch thu khác theo quy định
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định
- Đóng góp của nhân dân theo quy định
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
- Thu khác
II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)
1. Các khoản thu phân chia
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình
- Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
2. Các khoản thu phân chia khác do cấp tỉnh quy định
-
-
...
III. Thu viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)
IV. Thu chuyển nguồn
V. Thu kết dư ngân sách năm trước
VI. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Bổ sung cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 03
TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ NĂM ..........
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: 1.000 đồng.
Nội dung
Dự toán năm n-1
Dự toán năm n
So sánh (%)
Tổng số
ĐTPT
TX
Tổng số
ĐTPT
TX
Tổng số
ĐTPT
TX
1
2
3
4
5
6
7
8= 5/2
9=6/3
10= 7/4
Tổng số chi
1. Chi cho công tác dân quân tự về, trật tự an toàn xã hội
- Chi dân quân tự vệ
- Chi trật tự an toàn xã hội
2. Chi giáo dục
3. Chi ứng dụng, chuyển giao công nghệ
4. Chi y tế
5. Chi văn hóa, thông tin
6. Chi phát thanh, truyền thanh
7. Chi thể dục, thể thao
8. Chi bảo vệ môi trường
9. Chi các hoạt động kinh tế
- Giao thông
- Nông - lâm - thủy lợi - hải sản
- Thị chính
- Thương mại, du lịch
- Các hoạt động kinh tế khác
10. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó: Quỹ lương
10.1. Quản lý Nhà nước
10.2. Đảng Cộng sản Việt Nam
10.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
10.4. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM
10.5. Hội Liên hiệp Phụ nữ
10.6. Hội Cựu chiến binh
10.7. Hội Nông dân
10.8. Chi hỗ trợ khác (nếu có)
11. Chi cho công tác xã hội
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định và trợ cấp khác
- Trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa
- Trợ cấp xã hội
- Khác
12. Chi khác
13. Dự phòng
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 04
DỰ TOÁN CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN(1) NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: 1.000 đồng
Tên công trình
Thời gian KC-HT
Tổng dự toán được duyệt
Giá trị thực hiện đến 31/12/...
Giá trị đã thanh toán đến 31/12/...
Dự toán năm .....
Tổng số
Trong đó nguồn đóng góp của dân
Tổng số
Trong đó thanh toán khối lượng năm trước
Nguồn cân đối ngân sách
Tổng số
TỔNG SỐ
1. Công trình chuyển tiếp
-
-
Trong đó: hoàn thành trong năm
-
-
2. Công trình khởi công mới
-
-
Trong đó: hoàn thành trong năm
-
-
-
...
Ghi chú: (1) Theo phân cấp của cấp tỉnh
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 05
BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THU, CHI CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: 1.000 đồng
Nội dung
Ước thực hiện năm n-1
Kế hoạch năm n
Thu
Chi
Chênh lệch (+) (-)
Thu
Chi
Chênh lệch (+) (-)
Tổng số
1. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
- ......
2. Các hoạt động sự nghiệp
+ Chợ
+ Bến bãi
+
+ ......
.........
Ghi chú: Chênh lệch (+) thu lớn hơn chi
Chênh lệch (-) thu nhỏ hơn chi
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 06
PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: 1.000 đồng
Chương
Loại
Khoản
Diễn giải
Dự toán
Tổng dự toán chi ngân sách xã (bằng số):
Tổng dự toán chi ngân sách xã (bằng chữ):
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 07
BIỂU CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Nội dung thu
Quyết toán
Nội dung chi
Quyết toán
Tổng số thu
I. Các khoản thu xã hưởng 100%
Tổng số chi
I. Chi đầu tư phát triển
II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (1)
II. Chi thường xuyên
III. Thu bổ sung
- Bổ sung cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu
III. Chi chuyển nguồn của ngân sách xã sang năm sau (nếu có)
IV. Thu kết dư ngân sách năm trước
V. Thu viện trợ
VI. Thu chuyển nguồn từ năm trước sang của ngân sách xã (nếu có)
IV. Chi nộp trả ngân sách cấp trên
Kết dư ngân sách
Ghi chú: (1) Bao gồm 4 khoản thu từ thuế, lệ phí Luật NSNN quy định cho ngân sách xã hưởng và những khoản thu ngân sách địa phương được hưởng có phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho xã
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 08
TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Nội dung
Dự toán
Quyết toán
So sánh (%)
Thu NSNN
Thu NSX
Thu NSNN
Thu NSX
Thu NSNN
Thu NSX
1
2
3
4
5= 3/1
6= 4/2
Tổng thu
I. Các khoản thu 100%
- Phí, lệ phí
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác
- Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp
- Thu phạt, tịch thu khác theo quy định
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định
- Đóng góp của nhân dân theo quy định
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
- Thu khác
II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)
1. Các khoản thu phân chia
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình
- Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
2. Các khoản thu phân chia khác do cấp tỉnh quy định
-
-
...
III. Thu viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)
IV. Thu chuyển nguồn
V. Thu kết dư ngân sách năm trước
VI. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Bổ sung cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 09
TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Nội dung
Dự toán
Quyết toán
So sánh (%)
Tổng số
ĐTPT
TX
Tổng số
ĐTPT
TX
Tổng số
ĐTPT
TX
1
2
3
4
5
6
7
8= 5/2
9= 6/3
10= 7/4
Tổng chi
1. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội
- Chi dân quân tự vệ
- Chi trật tự an toàn xã hội
2. Chi giáo dục
3. Chi ứng dụng, chuyển giao công nghệ
4. Chi y tế
5. Chi văn hóa, thông tin
6. Chi phát thanh, truyền thanh
7. Chi thể dục, thể thao
8. Chi bảo vệ môi trường
9. Chi các hoạt động kinh tế
- Giao thông
- Nông - lâm - thủy lợi - hải sản
- Thị chính
- Thương mại, du lịch
- Các hoạt động kinh tế khác
10. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó: Quỹ lương
10.1. Quản lý Nhà nước
10.2. Đảng Cộng sản Việt Nam
10.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
10.4. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM
10.5. Hội Liên hiệp Phụ nữ
10.6. Hội Cựu chiến binh
10.7. Hội Nông dân
10.8. Chi hỗ trợ khác (nếu có)
11. Chi cho công tác xã hội
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định và trợ cấp khác
- Trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa
- Trợ cấp xã hội
- Khác
12. Chi khác
13. Dự phòng
14. Chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 10
QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ THEO MỤC LỤC NSNN NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Chương
Mục
Tiểu mục
Diễn giải
Quyết toán
Tổng quyết toán thu ngân sách xã (bằng số):
Tổng quyết toán thu ngân sách xã (bằng chữ):
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 11
QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ THEO MỤC LỤC NSNN NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Chương
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Diễn giải
Quyết toán
Tổng quyết toán chi ngân sách xã (bằng số):
Tổng quyết toán chi ngân sách xã (bằng chữ):
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 12
QUYẾT TOÁN CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN(1) NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Tên công trình
Thời gian KC-HT
Tổng dự toán được duyệt
Giá trị thực hiện từ 01/01 đến 31/12/...
Giá trị đã thanh toán năm...
Tổng số
Trong đó thanh toán khối lượng năm trước
Chia theo nguồn vốn
Tổng số
Tr.đó: Nguồn đóng góp
Nguồn cân đối ngân sách
Nguồn đóng góp
Tổng số
1. Công trình chuyển tiếp
-
-
Trong đó: hoàn thành trong năm
-
-
2. Công trình khởi công mới
-
-
Trong đó: hoàn thành trong năm
-
-
...
Ghi chú: (1) Theo phân cấp của cấp tỉnh
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ......................................
Huyện (quận, thị xã, TP) ..............
Xã (phường, thị trấn) .....................
Mẫu biểu số 13
BIỂU TỔNG HỢP
THỰC HIỆN THU, CHI CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: đồng
Nội dung
Kế hoạch năm n
Thực hiện năm n
Thu
Chi
Chênh lệch
(+) (-)
Thu
Chi
Chênh lệch
(+) (-)
Tổng số
1. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
- ......
2. Các hoạt động sự nghiệp
+ Chợ
+ Bến bãi
+
+ ...
...
Ghi chú: Chênh lệch (+) thu lớn hơn chi
Chênh lệch (-) thu nhỏ hơn chi
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Mẫu biểu số 14
Tỉnh (TP) ..........................
Huyện (quận, thị xã, TP) .....
Xã (phường, thị trấn) ..........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ CHI
(Kèm theo Giấy rút dự toán/Lệnh chi tiền số .......... ngày...... tháng....... năm .........mã số...)
Chứng từ
Nội dung chi
Số tiền
Số
Ngày/tháng
Tổng số tiền (bằng chữ) ......................................
..............................................................................
Tổng số tiền (bằng số)
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ........................
Huyện (quận, thị xã, TP) ....
Xã (phường, thị trấn) .........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Mẫu biểu số 15
Niên độ.............
BẢNG KÊ CHI NGÂN SÁCH
Số ............. Ngày ..... tháng ...... năm ..............
Kèm theo Giấy rút dự toán/Lệnh chi tiền số .........ngày ........tháng .......năm .......Mã số......
Chương
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Số tiền
Trong đó
Tiền mặt
Chuyển khoản
Tổng số tiền (bằng chữ) ..........................................
..................................................................................
Tổng số tiền (bằng số)
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
TM.UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
(ký tên và đóng dấu)
Tỉnh (TP) ..........................
Huyện (quận, thị xã, TP) .....
Xã (phường, thị trấn) ..........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Mẫu biểu số 16
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG
Kính gửi: Kho bạc nhà nước .....................................
Đề nghị Kho bạc nhà nước thanh toán số tiền đã tạm ứng theo chi tiết dưới đây:
Phần đã tạm ứng
Số đề nghị thanh toán
Số tiền đề nghị thanh toán
Số KBNN thanh toán
Số Chứng từ chi tạm ứng
Số tiền tạm ứng
C
L
K
M
TM
Tổng số
Số tiền đề nghị thanh toán bằng chữ:.......................................................................................
....................................................................................................................................................
Bộ phận tài chính, kế toán xã
Ngày ...... tháng ...... năm .................
Chủ tịch UBND xã
(ký tên và đóng dấu)
Phần KBNN ghi
Nợ TK: .....................................
Có TK: .....................................
Đồng ý thanh toán cho đơn vị số tiền:
Bằng chữ: ....................................................... Bằng số: ....................................................
Kế toán viên
Kế toán trưởng
Ngày ..... tháng ...... năm ............
Giám đốc KBNN | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "30/12/2016",
"sign_number": "344/2016/TT-BTC",
"signer": "Huỳnh Quang Hải",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-41-2018-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-19-2016-TT-NHNN-quy-dinh-hoat-dong-the-ngan-hang-403899.aspx | Thông tư 41/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định hoạt động thẻ ngân hàng mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2018/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 19/2016/TT-NHNN NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ NGÂN HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng
1. Bổ sung khoản 26 vào Điều 3 như sau:
“26. Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa là Bộ Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2018/NHNNVN về Các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip tiếp xúc tại Việt Nam và TCCS 02:2018/NHNNVN về Các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip không tiếp xúc tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố theo Quyết định số 1927/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 10 năm 2018.”
2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 9 như sau:
“5. TCPHT phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa khi phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp theo lộ trình chuyển đổi quy định tại Điều 27b Thông tư này.”
3. Bổ sung khoản 1a vào Điều 22 như sau:
“1a. TCTTT phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa áp dụng đối với ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán của TCTTT theo lộ trình chuyển đổi quy định tại Điều 27a Thông tư này.”
4. Bổ sung khoản 6 vào Điều 24 như sau:
“6. Tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ có trách nhiệm nâng cấp hệ thống chuyển mạch, bù trừ điện tử nhằm đảm bảo thực hiện kết nối với các TCPHT, TCTTT trong quá trình chuyển đổi quy định tại Chương IVa Thông tư này.”
5. Bổ sung Chương IVa vào sau Chương IV như sau:
“Chương IVa
LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
Điều 27a. Đối với tổ chức thanh toán thẻ
1. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ít nhất 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Điều 27b. Đối với tổ chức phát hành thẻ
1. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ít nhất 30% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, ít nhất 60% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
3. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Điều 27c. Trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ
Trong thời gian chuyển đổi, TCPHT, TCTTT phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định, an toàn và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ thẻ.”
6. Khoản 2 Điều 32 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng) được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Khoản 2 Điều 24 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2019.
2. Khoản 6 Điều 1 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT (5 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Kim Anh | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "28/12/2018",
"sign_number": "41/2018/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Kim Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Nghi-dinh-143-2017-ND-CP-quy-dinh-bao-ve-cong-trinh-hang-hai-370233.aspx | Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định bảo vệ công trình hàng hải mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 143/2017/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định bảo vệ công trình hàng hải.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về bảo vệ công trình hàng hải tại Việt Nam, bao gồm: Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt, giám sát việc thực hiện và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong hoạt động bảo vệ công trình hàng hải.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ công trình hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật về bảo vệ công trình hàng hải
Bảo vệ công trình hàng hải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 4. Các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải
1. Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải.
3. Nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; thực hiện giám sát nạo vét và đổ bùn đất nạo vét không đúng quy định.
4. Thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
5. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
6. Thực hiện các hành vi gây cản trở việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
7. Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
8. Các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác công trình hàng hải.
9. Các hành vi khác bị cấm theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Điều 5. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Công trình hàng hải bao gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
2. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng.
3. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa có kết hợp phao neo hoặc trụ neo được tính từ vị trí tâm rùa neo phao neo hoặc tâm của trụ neo và rìa ngoài cùng của công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa ra đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến theo thiết kế và về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật công trình, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế lớn hơn 20 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 16 m đến 20 m;
c) Tối thiểu 40 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 12 m đến 16 m;
d) Tối thiểu 30 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 8 m đến 12 m;
đ) Tối thiểu 20 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế nhỏ hơn 8 m;
e) Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa, phao neo phụ trợ trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa hoặc vượt qua mép bờ tự nhiên về phía bờ, vượt qua giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến thì phạm vi bảo vệ công trình được xác định đến hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa hoặc mép bờ tự nhiên, giới hạn phía ngoài vùng nước trước bến.
4. Phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn có chiều rộng 500 m tính từ điểm nhô ra xa nhất của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo có chiều rộng 02 hải lý tính từ vị trí tọa độ của công trình cảng dầu khí ngoài khơi.
5. Phạm vi bảo vệ công trình bến phao được tính từ vị trí tâm rùa neo bến phao đến hết giới hạn vùng nước neo đậu tàu theo thiết kế và từ đường nối các vị trí tâm rùa neo về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật phao neo, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với công trình có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế lớn hơn 20 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 16 m đến 20 m;
c) Tối thiểu 40 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 12 m đến 16 m;
d) Tối thiểu 30 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 8 m đến 12 m;
đ) Tối thiểu 20 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế nhỏ hơn 8 m.
6. Phạm vi bảo vệ công trình trụ đỡ băng chuyền, đường ống (đối với bến cảng, cầu cảng có hệ thống trụ đỡ băng chuyền, đường ống) được tính từ rìa ngoài cùng của công trình theo phương thẳng đứng ra hai bên tối thiểu là 5 m.
7. Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng lớn hơn 210 m và cao độ đáy thiết kế lớn hơn 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào bề rộng luồng lớn hơn 230 m, cao độ đáy thiết kế lớn hơn 17 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 190 m đến 210 m và cao độ đáy thiết kế từ 16 m đến 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 210 m đến 230 m, cao độ đáy thiết kế từ 14 m đến 17 m;
c) Tối thiểu 40 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 140 m đến 190 m và cao độ đáy thiết kế từ 14 m đến 16 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 150 m đến 210 m và cao độ đáy thiết kế từ 12 m đến 14 m;
d) Tối thiểu 30 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 80 m đến 140 m và cao độ đáy thiết kế từ 8 m đến 14 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 90 m đến 150 m và cao độ đáy thiết kế từ 7 m đến 12 m;
đ) Tối thiểu 20 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng nhỏ hơn 80 m và cao độ đáy thiết kế nhỏ hơn 8 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng nhỏ hơn 90 m và cao độ đáy thiết kế nhỏ hơn 7 m.
8. Phạm vi bảo vệ công trình chỉnh trị được xác định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình đê chắn sóng, đê chắn cát được tính từ chân đê về phía luồng tối thiểu là 20 m; về phía biển tối thiểu là 200 m; về phía bờ tối thiểu là 25 m;
b) Đối với công trình kè bảo vệ bờ được tính từ đầu kè về hai phía tối thiểu là 50 m; từ chân kè trở ra luồng tối thiểu là 20 m; từ chân kè về phía bờ tối thiểu là 5 m đối với khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch và 25 m đối với khu vực khác;
c) Đối với công trình kè chỉnh trị khác được tính từ chân kè ra phía ngoài tối thiểu là 50 m,
9. Phạm vi bảo vệ công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải (tâm của đèn biển, tâm của rùa neo phao báo hiệu nổi) ra phía ngoài được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng lớn hơn 20 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao lớn hơn 20 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
b) Tối thiểu 50 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng từ 15 hải lý đến 20 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao từ 16 m đến 20 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
c) Tối thiểu 40 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng từ 10 hải lý đến 15 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao từ 12 m đến 16 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
d) Tối thiểu 30 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng nhỏ hơn 10 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao từ 8 m đến 12 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
đ) Tối thiểu 20 m đối với báo hiệu hàng hải khác.
10. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải phần trên không (chiều cao tĩnh không), phần dưới mặt đất được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.
11. Cơ quan có thẩm quyền khi thỏa thuận vị trí xây dựng, công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng theo quy định phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
Điều 6. Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê thì thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về phòng, chống lụt, bão, pháp luật về đê điều.
2. Trường hợp phạm vi bảo vệ luồng hàng hải trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt hoặc vượt qua mép bờ tự nhiên về phía bờ thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến mép bờ tự nhiên.
3. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với hành lang an toàn đường thủy nội địa thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi hành lang an toàn đường thủy nội địa.
4. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ công trình hàng hải trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường dây điện, cáp treo thì thực hiện theo quy định có liên quan về bảo vệ hành lang an toàn cầu, đường dây điện, cáp treo.
5. Trường hợp phạm vi bảo vệ luồng hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng.
6. Đối với công trình cảng biển xếp dỡ hàng chuyên dùng, công trình chỉnh trị thì hành lang an toàn tối thiểu phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, đồng thời khoảng cách an toàn vẫn phải tuân thủ theo các quy định có liên quan đối với công trình cầu cảng xếp dỡ hàng chuyên dùng hoặc công trình chỉnh trị có liên quan.
7. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải liên quan đến công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng.
8. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ hành lang bờ biển thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi hành lang an toàn bờ biển.
Điều 7. Lấy ý kiến về nội dung trong quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Khi tiến hành xây dựng quy hoạch chuyên ngành có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời về sự phù hợp của nội dung quy hoạch đối với phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, trường hợp nội dung quy hoạch không phù hợp với phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, Bộ Giao thông vận tải phải hướng dẫn người đề nghị về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định.
3. Trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ Giao thông vận tải, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công và tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định về bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 8. Phương án bảo vệ công trình hàng hải
1. Nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định tại Điều 125 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, gồm các nội dung sau:
a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
c) Nhân lực, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
d) Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
đ) Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc của người quản lý khai thác công trình;
e) Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
g) Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải
a) Đối với các công trình hàng hải đang chuẩn bị đầu tư thì chủ đầu tư công trình tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và bổ sung vào hồ sơ dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
b) Đối với các công trình hàng hải đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải thì người quản lý khai thác, sử dụng công trình hàng hải có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời tổ chức thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải.
3. Phương án bảo vệ công trình hàng hải sau khi được tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phê duyệt phải gửi cho Cảng vụ hàng hải để kiểm tra, giám sát và phối hợp thực hiện.
Điều 9. Giám sát thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Việc xây dựng các công trình phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt, đáp ứng các quy định về bảo vệ công trình hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng công trình có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình phải thực hiện quy định về giám sát thực hiện xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển, phương án bảo đảm an toàn hàng hải và các quy định khác theo quy định của Nghị định này, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải phù hợp với quy hoạch, phương án bảo vệ công trình đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì công trình để luôn bảo đảm chất lượng và an toàn trong khai thác, vận hành công trình.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến bảo vệ công trình hàng hải.
2. Tổ chức chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình hàng hải theo quy định.
3. Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức rà soát, hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên quan hoàn thiện phương án bảo vệ đối với các công trình hàng hải đã được khai thác, sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải.
4. Tổ chức hướng dẫn việc xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình hàng hải.
6. Triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động bảo vệ công trình hàng hải.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm về bảo vệ công trình hàng hải theo thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc giao khu vực biển để ưu tiên xây dựng cảng biển và luồng hàng hải phù hợp quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với Cảng vụ hàng hải thực hiện bảo vệ và xử lý kịp thời hành vi vi phạm công trình hàng hải theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định tại Nghị định này.
2. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ, bảo trì công trình hàng hải để luôn bảo đảm chất lượng công trình ở tình trạng khai thác an toàn, bình thường.
3. Phối hợp với Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng trong việc điều tra tai nạn hàng hải có liên quan đến công trình hàng hải do mình đầu tư xây dựng hoặc quản lý khai thác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Phối hợp quản lý trong công tác bảo vệ công trình hàng hải
1. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển trong bảo vệ công trình hàng hải.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi xử lý kịp thời các vi phạm hoặc sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra đối với công trình hàng hải.
3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp có sự không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay; khi cần thiết, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 và thay thế Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các dự án xây dựng công trình hàng hải đã được thỏa thuận đầu tư xây dựng trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này nhưng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng thì tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.
2. Đối với các công trình hàng hải đã được khai thác, sử dụng trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải thì người quản lý khai thác, sử dụng công trình hàng hải phải hoàn thành phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Nghị định này để triển khai thực hiện trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).PC
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "14/12/2017",
"sign_number": "143/2017/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2021-TT-TTCP-quy-tac-ung-xu-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-trong-nganh-Thanh-tra-467681.aspx | Thông tư 01/2021/TT-TTCP quy tắc ứng xử cán bộ công chức viên chức trong ngành Thanh tra mới nhất | THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2021/TT-TTCP
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG NGÀNH THANH TRA VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định quy tắc ứng xử chung, ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra và trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân.
Chương II
QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG
Điều 3. Tinh thần và thái độ làm việc
1. Tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân; tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
2. Luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; có lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái và các hiện tượng tiêu cực khác.
3. Không nhân danh cơ quan, tổ chức, không sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện công để làm việc riêng; tích cực xây dựng không gian xanh, sạch, đẹp và môi trường công sở văn minh, thân thiện.
4. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Trang phục, tác phong làm việc
1. Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu; sử dụng trang phục ngành, đeo thẻ, biển tên, cầu vai, cấp hàm đúng quy định; có tư thế, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
2. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, thời gian họp; không làm việc riêng hay rời cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng; sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ.
3. Không hút thuốc lá trong khuôn viên trụ sở cơ quan; gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Không uống rượu, bia trong cơ quan; không uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 5. Giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử và trên mạng xã hội
1. Khi giao tiếp qua điện thoại và các phương thức giao tiếp trực tuyến khác, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, cụ thể với âm lượng vừa đủ nghe, thái độ hòa nhã.
2. Sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; không sử dụng mạng xã hội trong giờ làm việc; không sử dụng thư điện tử, mạng xã hội để tuyên truyền, đăng tải thông tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ quan, đơn vị.
Điều 6. Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong lãnh đạo, quản lý; giữ gìn đoàn kết nội bộ; phát huy trách nhiệm nêu gương và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện trong cơ quan, đơn vị.
2. Thực hiện dân chủ, khách quan, công bằng trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; tôn trọng, lắng nghe và kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức cấp dưới; công tâm, khách quan trong quản lý, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức.
Điều 7. Ứng xử giữa công chức, viên chức với cấp trên và với đồng nghiệp
1. Có thái độ tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, điều hành và phân công công việc của cấp trên; đóng góp ý kiến với cấp trên với tinh thần xây dựng, nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế và đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cấp trên.
2. Chủ động, tích cực phối hợp, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; chân thành, thân thiện trong quan hệ với đồng nghiệp; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đồng nghiệp.
Điều 8. Ứng xử với cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và cơ quan thông tin, báo chí
1. Ứng xử có văn hóa, tôn trọng danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác; chân thành, có tinh thần hợp tác, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ công tác có phát ngôn, thái độ, hành vi không phù hợp thì phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt xử lý phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức có liên quan khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thể trả lời phỏng vấn, khảo sát dựa trên kinh nghiệm công tác chuyên môn nhưng không được làm lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị.
Điều 9. Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của cơ quan khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài và thực hiện đúng chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế.
2. Không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế vì lợi ích cá nhân.
Chương III
ỨNG XỬ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 10. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây:
a) Nêu cao ý thức trách nhiệm phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động thanh tra. Thực hiện đúng nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Có thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng thanh tra, hướng dẫn cho đối tượng thanh tra hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật;
c) Báo cáo với Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra khi cán bộ, công chức, viên chức thanh tra có mối quan hệ với đối tượng thanh tra có thể ảnh hưởng không đúng đắn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra khi phát hiện xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
d) Tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong hoạt động thanh tra;
đ) Kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo với Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra khi phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
2. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước không được làm những việc sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, viên chức thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; lạm quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; sử dụng phương tiện, tài sản của đối tượng thanh tra vì lợi ích cá nhân;
b) Tư vấn, môi giới cho các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn, môi giới đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia, đến cơ quan, đơn vị;
c) Nhận quà tặng của đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức; trường hợp không từ chối được phải báo cáo Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra để quản lý, xử lý quà tặng theo quy định của pháp luật;
d) Kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý trái pháp luật; báo cáo sai sự thật; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật; truy ép, gợi ý cho đối tượng thanh tra trả lời, trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình;
đ) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, hoạt động giám sát Đoàn thanh tra; tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra khi Kết luận thanh tra chưa được công khai và chưa được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật;
e) Trả thù, đe dọa, trù dập người tố cáo các hành vi vi phạm của mình.
Điều 11. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân
1. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải làm những việc sau đây:
a) Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật;
b) Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
c) Có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày;
d) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
đ) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân không được làm những việc sau đây:
a) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;
c) Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
Điều 12. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây:
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Hướng dẫn, giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; tham mưu giải quyết thấu đáo theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, công khai quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quy trình thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các đề nghị của tổ chức và cá nhân được giải quyết đúng pháp luật;
d) Khi xác minh, kết luận, kiến nghị phải thận trọng, khách quan;
đ) Trường hợp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo có sai sót, chậm, muộn phải nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi theo quy định;
e) Nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước không được làm những việc sau đây:
a) Có thái độ hách dịch, dọa nạt, gây căng thẳng, khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, vòi vĩnh, trì hoãn, kéo dài thời gian xử lý công việc của tổ chức và người dân;
b) Từ chối giải quyết các yêu cầu của tổ chức và cá nhân thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
c) Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của tổ chức và người dân; lợi dụng nhiệm vụ, vị trí công tác để nhũng nhiễu, gây phiền hà, trục lợi;
d) Làm mất, hư hỏng, sai lệch hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; truy ép hoặc gợi ý cho người khiếu nại, người tố cáo trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình;
đ) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin về người tố cáo.
Điều 13. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây:
a) Khi tham gia Đoàn thanh tra về phòng, chống tham nhũng thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Tuân thủ các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác minh tài sản, thu nhập và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về công tác phòng, chống tham nhũng cho cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
d) Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí, nhà báo, công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng,... tham gia phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước không được làm những việc sau đây:
a) Khi tham gia Đoàn thanh tra phòng, chống tham nhũng thì không được làm những việc theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này;
b) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, thông tin, tài liệu, báo cáo sai sự thật về phòng, chống tham nhũng;
c) Lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để gây rối, làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức;
d) Lợi dụng việc xác minh tài sản, thu nhập để gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của người được xác minh; tiết lộ thông tin về tài sản, thu nhập của người được xác minh trái pháp luật;
đ) Bao che cho hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết các vụ việc tham nhũng;
e) Tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
g) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết các vụ việc tham nhũng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.
Quyết định số 1860/QĐ-TTCP ngày 09 tháng 6 năm 2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, ngoài việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Thông tư này còn phải thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Thanh tra các bộ, ngành;
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
- Các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ;
- Lưu: Văn thư, TCCB, PC.
TỔNG THANH TRA
Lê Minh Khái | {
"issuing_agency": "Thanh tra Chính phủ",
"promulgation_date": "11/03/2021",
"sign_number": "01/2021/TT-TTCP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Ke-hoach-12-KH-UBND-2024-thuc-hien-quan-ly-nha-nuoc-cong-tac-bo-tro-tu-phap-Can-Tho-594735.aspx | Kế hoạch 12/KH-UBND 2024 thực hiện quản lý nhà nước công tác bổ trợ tư pháp Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 09 tháng 01 năm 2024
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỔ TRỢ TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2024
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, bảo đảm hài hòa giữa công tác quản lý nhà nước và xã hội hóa trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện có hiệu quả Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
b) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức hoạt động của luật sư và các văn bản pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật. Chú trọng phát triển đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng cơ bản yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường vai trò tự quản của Đoàn Luật sư thành phố, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức luật sư. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật cả về quy mô và chất lượng;
c) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật về công chứng. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, đưa hoạt động quản lý nhà nước về công chứng đi vào nề nếp. Phát huy vai trò của Hội Công chứng viên thành phố, xây dựng mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần thúc đẩy các quan hệ, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại trên địa bàn thành phố;
d) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Phát huy trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, tổ chức có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. Củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của tổ chức trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định, góp phần giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính trên địa bàn thành phố được kịp thời, công bằng, khách quan và chính xác;
đ) Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Luật Đấu giá tài sản, Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản (sau đây gọi là Chỉ thị số 40/CT-TTg). Nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp của hoạt động đấu giá tài sản, đáp ứng yêu cầu xử lý tài sản của tổ chức, cá nhân; nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công.
g) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực Thừa phát lại, đưa hoạt động Thừa phát lại đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chế định Thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu cho ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà trực tiếp là Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố.
h) Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Trọng tài thương mại và các Nghị định có liên quan; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại; Luật Phá sản và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Phổ biến, nâng cao kiến thức của người dân, doanh nghiệp về các hoạt động của Trọng tài thương mại, hòa giải viên thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo thực hiện có hiệu quả những nội dung đã được nêu trong Kế hoạch; các hoạt động đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, của Ngành Tư pháp;
b) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho các hoạt động để tổ chức thực hiện Kế hoạch;
c) Tăng cường tính chủ động của từng cơ quan, đơn vị; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng và tiến độ;
d) Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có của cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Về lĩnh vực luật sư và tư vấn pháp luật
a) Rà soát, góp ý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật cũng như những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về luật sư và tư vấn pháp luật:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư, các Trung tâm tư vấn pháp luật và các sở, ngành có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
b) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về luật sư và tư vấn pháp luật; tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư, tư vấn viên pháp luật trong xã hội:
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư, các Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
c) Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật. Nghiên cứu đổi mới hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho luật sư, tư vấn viên pháp luật phù hợp với tình hình thực tế:
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư, các Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
d) Tăng cường vai trò tự quản của Đoàn Luật sư thành phố, nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Rà soát đội ngũ luật sư, đánh giá chất lượng hành nghề luật sư, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư:
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, tổ chức hành nghề luật sư và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
đ) Tăng cường sự tham gia tư vấn pháp luật của luật sư, tư vấn viên pháp luật nhằm phát triển hoạt động hành nghề luật sư, hoạt động tư vấn pháp luật; phát huy vai trò của luật sư, tư vấn viên pháp luật trong đổi mới hoạt động tố tụng, tư vấn pháp luật, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp:
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, các Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn thành phố:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, các Trung tâm tư vấn pháp luật và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
g) Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư và hướng dẫn tại Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam:
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
2. Về lĩnh vực công chứng
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, nâng cao nhận thức của Nhân dân về hoạt động công chứng; khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, góp phần giảm tải công việc của cơ quan hành chính, giảm biên chế và chi ngân sách nhà nước:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội Công chứng viên thành phố, tổ chức hành nghề công chứng;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
b) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện tổ chức triển khai, quán triệt Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn thành phố Cần Thơ:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Công an thành phố, cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội Công chứng viên thành phố, tổ chức hành nghề công chứng;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
c) Rà soát, góp ý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công chứng cũng như những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế lĩnh vực công chứng:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội Công chứng viên thành phố;
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
d) Triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng tại địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng, bảo đảm phát triển nghề công chứng phù hợp với định hướng của Luật Công chứng, Nghị quyết số 172/NQ-CP và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội Công chứng viên thành phố;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Hội Công chứng viên thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: năm 2024 và những năm tiếp theo.
e) Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc giám sát hoạt động hành nghề của các công chứng viên; xử lý nghiêm các hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề công chứng hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về công chứng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam:
- Cơ quan chủ trì: Hội Công chứng viên thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
g) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên. Nghiên cứu đổi mới hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho công chứng viên phù hợp với tình hình thực tế:
- Cơ quan chủ trì: Hội Công chứng viên thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
h) Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và hoạt động của công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của các công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng đúng theo quy định của pháp luật:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Hội Công chứng viên thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
3. Lĩnh vực giám định tư pháp
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp; triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
b) Nghiên cứu, xây dựng các quy định liên quan đến giám định tư pháp tại địa phương; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến giám định tư pháp do các cơ quan Trung ương ban hành chưa kịp thời hoặc chưa phù hợp, còn mâu thuẫn, chồng chéo:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp là đầu mối tổng hợp kiến nghị của các cơ quan về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản liên quan đến giám định tư pháp, đồng thời chủ trì thực hiện xây dựng cơ chế, quy chế trình Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan. Các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động thực hiện việc rà soát, kiến nghị ban hành văn bản pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật cho phù hợp, đồng thời phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện các nội dung nêu trên.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
c) Tiếp tục củng cố, kiện toàn, bảo đảm điều kiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
d) Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giám định viên, người giám định theo vụ việc, tổ chức giám định theo vụ việc:
- Cơ quan thực hiện: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các tổ chức giám định tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
đ) Tăng cường vai trò chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động giám định tư pháp thông qua chế độ báo cáo, xin ý kiến, thông tin định kỳ, đột xuất:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Công an thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
e) Tăng cường chế độ thông tin, phối hợp giữa Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến hoạt động giám định tư pháp với Sở Tư pháp:
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố và Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
4. Lĩnh vực đấu giá tài sản
a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Chỉ thị số 40/CT-TTg và các văn bản có liên quan:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, thực hiện nghiêm việc đăng thông tin lên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản:
- Cơ quan thực hiện: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
c) Thực hiện thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
5. Lĩnh vực Thừa phát lại
a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và các quy định pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại để Nhân dân, các tổ chức biết và sử dụng dịch vụ Thừa phát lại theo quy định của pháp luật:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan và các tổ chức Thừa phát lại;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
6. Lĩnh vực Trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật của Nhà nước về Trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản; đảm bảo tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính về trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản kịp thời, đúng pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong triển khai thực hiện quản lý nhà nước về trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
b) Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp có liên quan
c) Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở, ban, ngành thành phố
a) Sở Tư pháp:
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành thành phố, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện;
- Tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện theo quy định;
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí để triển khai Kế hoạch trên địa bàn thành phố.
b) Công an thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố:
Đề nghị Công an thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, sở, ngành, tổ chức liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
c) Các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan khác:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này;
- Tổng hợp kết quả thực hiện gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, có phát sinh khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - BTP;
- Sở, ban, ngành TP;
- Đoàn Luật sư TP;
- Hội Công chứng viên TP;
- Các Trung tâm TVPL;
- VP. UBNDTP (3E);
- Cổng thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT, P.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "09/01/2024",
"sign_number": "12/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Ngọc Hè",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-133-2004-TT-BTC-huong-dan-Hiep-dinh-tranh-danh-thue-hai-lan-thue-danh-vao-thu-nhap-tai-san-Viet-Nam-cac-nuoc-hieu-luc-thi-hanh-Viet-Nam-52729.aspx | Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thuế đánh vào thu nhập tài sản Việt Nam các nước hiệu lực thi hành Việt Nam | BỘ TÀI CHÍNH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 133/2004/TT-BTC
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP VÀ TÀI SẢN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TẠI VIỆT NAM
Căn cứ các văn bản pháp Luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế đối với đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam;
Căn cứ vào các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ đang có hiệu lực thi hành;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp định) như sau:
A.QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
1. Theo Hiệp định, thuật ngữ "đối tượng cư trú của một Nước ký kết" là đối tượng mà theo Luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:
1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc
1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có lính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức.
2. Theo pháp luật Việt Nam, các đối tượng sau đây được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam:
2.1. Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại việt Nam, người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên kể từ khi người đó đến Việt Nam và 183 ngày trở lên tính cho những năm dương lịch tiếp theo, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày.
2.2. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp Luật tại Việt Nam như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
3. Trường hợp căn cứ vào quy định tại điểm 1.1 và 1.2 trên đây, nếu một đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây để xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam:
3.1. Đối với cá nhân:
3.1.1. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê thực quyền sử dụng của đối tượng đó) thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.2. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như việc làm, có địa điểm kinh doanh, nơi quản lý tài sản cá nhân, hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình, xã hội (ví dụ: hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp,...),... thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.3. Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.4. Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt cả ở Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.5. Nếu cá nhân đó mang quốc tịch của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch của cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thỏa thuận song phương với Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
3.2. Đối với công ty, tổ chức kinh doanh:
3.2.1. Nếu đối tượng đó được thành lập tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.2.2. Trường hợp đối tượng đó thành lập ở cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước bằng một thỏa thuận chung; hoặc nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
Trụ sở điều hành thực tế của một doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp đặt cơ quan để tổ chức, điều hành và ra các quyết định chủ yếu về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp (ví dụ như Ban lãnh đạo) họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc nơi ghi chép và lưu giữ các sổ sách kế toán quan trọng để thực hiện các quyết định về sản xuất, kinh doanh hoặc các tiêu thức khác có tính chất tương tự.
Các quy định về đối tượng cư trú như trên được nêu tại Điều khoản Đối tượng cư trú (thường là Điều 4) của Hiệp định.
II. MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NGOẠI GIAO, LÃNH SỰ
Theo Hiệp định, các quy định tại Hiệp định sẽ không ảnh hưởng đến quyền miễn trừ của các thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Quy định về miễn trừ đối với cơ quan ngoại giao, lãnh sự như trên được nêu tại Điều khoản Thành viên cơ quan lãnh sự, ngoại giao (thường là Điều 27) của Hiệp định.
III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LUẬT TRONG NƯỚC VÀ HIỆP ĐỊNH
TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại Luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định.
2. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với Luật thuế trong nước. Ví dụ: trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp dụng theo quy định của Luật thuế Việt Nam.
3. Khi Việt Nam thực hiện các quy định tại Hiệp định, vào từng thời điểm nhất định các từ ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa như quy định tại Luật của Việt Nam theo mục đích thuế tại thời điểm đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
4. Thông tư này hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định. Khi áp dụng, xử lý về thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định cụ thể tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có) đã có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này).
B. THUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THU NHẬP
I. THU NHẬP TỪ BẤT ĐỘNG SẢN
1. Định nghĩa bất động sản
Theo quy định tại Hiệp định, bất động sản có tại Việt Nam được định nghĩa theo Điều 181: Bất động sản và động sản tại Luật Dân sự của Việt Nam và gồm cả những tài sản phụ kèm theo bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền lợi được áp dụng theo quy định tại Luật đất đai, quyền sử dụng bất động sản, quyền được hưởng các khoản thanh toán trả cho việc khai thác hoặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Các loại tầu thủy, thuyền, máy bay không được coi là bất dộng sản.
Ví dụ 1: Một đối tượng cư trú nước ngoài sẽ được coi là có bất động sản tại Việt Nam nếu đối tượng đó sở hữu các tài sản không di dời được tại Việt Nam như nhà ở, công trình xây dựng. hoặc có quyền sử dụng đất tại Việt Nam (theo Điều 181: Bất động sản và động sản của Luật dân sự) và nếu đối tượng đó có một đàn gia súc tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất này thì đàn gia súc đó cũng được coi là bất động sản tại Việt Nam.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
Theo quy định tại Hiệp định, tất cả các loại thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ việc trực tiếp sử dụng khai thác hoặc cho thuê các loại bất động sản tại Việt Nam, kể cả bất dộng sản của doanh nghiệp hoặc của cá nhân hành nghề độc lập phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 2: Một Việt kiều X là một đối tượng cư trú của Xing-ga-po sở hữu một căn nhà tại Việt Nam và sử dụng căn nhà đó với mục đính cho thuê. Thu nhập từ việc cho thuê căn nhà này sẽ phải chịu thuế thu nhập tại Việt Nam dù rằng người đó không có mặt tại Việt Nam trong suốt thời kỳ tính thuế.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ bất động sản như trên được nêu tại Điều khoản Thu nhập từ bất động sản (thường là Điều 6) của Hiệp định.
II. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập của các doanh nghiệp của Nước ký kết (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, không bao gồm các khoản thu nhập được nêu tại mục I, và các mục từ mục III đến mục XVII Phần B Thông tư này.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị tính thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
2.1.1. Định nghĩa cơ sở trường trú
2.1.1.1. Theo quy định tại Hiệp định, "cơ sở thường trú" là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
Một doanh nghiệp của Nước ký kết được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:
a) Duy trì tại Việt Nam một "cơ sở", ví dụ như một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,...; và
b) Cơ Sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời gian nhất định; và
c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.
Ví dụ 3: Công ty X của Trung Quốc mở một gian hàng tại một khu chợ tết của Việt Nam thông qua gian hàng này công ty X bán các hàng hóa tại hội chợ. Khi đó, gian hàng này sẽ được coi là cơ sở thường trú của công ty X tại Việt Nam.
2.1.1.2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:
a) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh (như chi nhánh công ty Luật, chi nhánh văn phòng nước ngoài, chi nhánh các công ty thuốc lá, chi nhánh ngân hàng,...). văn phòng (kể cả văn phòng đại diện thương mại nếu có thương lượng, ký kết hợp đồng thương mại), nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí, kho giao nhận hàng hóa, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc có các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.
Ví dụ 4: Một nhà thầu phụ nước ngoài sử dụng phương tiện, thiết bị và nhân công tham gia vào hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại Việt Nam sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam.
b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một địa điểm xây dựng, một công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp, hoặc tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến các địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nói trên với điều kiện các địa điểm, công trình hoặc các hoạt động giám sát đó kéo dài hơn 6 tháng hoặc 3 tháng (tùy theo từng Hiệp định cụ thể) tại Việt Nam.
Địa điểm, công trình xây dựng hoặc lấp đạt bao gồm địa điểm, công trình xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, lắp đặt đường ống, khai quật, nạo vét sông ngòi,... Thời gian (6 tháng hoặc 3 tháng) được tính từ ngày nhà thầu bắt đầu công việc chuẩn bị cho công trình xây dựng tại Việt Nam, như thành lập văn phòng xây dựng kế hoạch thi công, cho đến khi công trình hoàn thiện, bàn giao toàn bộ tại Việt Nam kể cả thời gian công trình bi gián đoạn do mọi nguyên nhân.
Các nhà thấu phụ của Nước ký kết tham gia vào các công trình xây dựng hoặc lắp đặt nêu trên cũng được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua cơ sở thường trú nếu hội đủ các điều kiện tại điểm 2.1.1.1 nêu trên.
Thời gian thực hiện công trình để xác định cơ sở thường trú cho nhà thầu chính bao gồm tổng cộng thời gian thực hiện các phần hợp đồng của các nhà thầu phụ và thời gian thực hiện của nhà thầu chính.
Ví dụ 5: Công ty Z của Nhật Bản trúng thầu xây dựng một chiếc cầu tại Việt Nam. Hoạt đang thi công cầu diễn ra như sau: 5 tháng thi công xây dựng trụ cầu do một nhà thầu phụ Y đảm nhiệm và 3 tháng thi công sàn cầu và hoàn thiện do nhà thầu Z tự thực hiện. Trong trường hợp này, công ty Z được coi là tiến hành hoạt đang kinh doanh tại Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú vì tổng thời gian thi công cầu là 8 tháng (5 tháng + 3 tháng).
c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở
Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng.
Ví dụ 6. Năm 2000, hãng sản xuất máy bay Đ của Thụy Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng máy bay với hãng Hàng không Việt Nam Theo hợp đồng này, trong giai đoạn 12 tháng, hãng đã củ các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 190 ngày (vượt quá thời hạn 183 ngày). Như vậy, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu các đại lý đó dành toàn bộ hoặc đa phần hoạt động của mình cho doanh nghiệp đó (đại lý phụ thuộc).
Ví dụ 7. Công ty V là đối tượng cư trú của Việt Nam ký hợp đồng đại lý với chức năng lưu kho và giao sản phẩm sơn cho một công ty H là đối tượng cư trú của Anh. Theo quy định tại hợp đồng công ty V không được phép làm đại lý cho bất cứ một nhà sản xuất hoặc phân phối sơn nào khác. Trường hợp này mặc dù không có chức năng ký kết hợp đồng hoặc thu tiền tại Việt Nam nhưng công ty V đã trở thành đại lý phụ thuộc không còn là đại lý độc lập nữa. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam Anh ( khoản 6 Điều 5: Cơ sở thường trú) công ty H được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
e) Doanh nghiệp đó ủy quyền cho một đối tượng tại Việt Nam:
Thẩm quyển thường xuyên thương lượng, ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp đó; hoặc
Không có thẩm quyền thương lượng, ký kết hợp đồng, nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho doanh nghiệp đó giao hàng hóa tại Việt Nam.
2.1.1.3. Một doanh nghiệp nước ngoài sẽ được coi là không có cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp đó sử dụng các phương tiện chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một kho hàng hóa chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hoặc để cho một doanh nghiệp khác gia công;
c) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhầm mục đích mua hàng hóa hoặc thu thập thông tin cho doanh nghiệp;
d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chi nhằm mục đích tiến hành các hoạt động chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp;
2.1.1.4. Trường hợp một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, hoặc đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (có thể thông qua cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
Ví dụ như một doanh nghiệp nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn này sẽ không được coi là cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài đó.
2.1.2. Xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú
2.1.2.1. Trường hợp cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép hoạt đang kinh doanh tại Việt Nam và nộp thuế theo phương pháp kê khai, việc xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú được thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các vãn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai.
2.1.2.2. Trường hợp các vãn bản hướng dẫn được quy định cho từng loại hình cơ sở thường trú (ví dụ: chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) thì thực hiện theo các quy định tương ứng.
2.1.2.3. Trường hợp cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh như trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của các điểm 2.1.2.1 và 2.1.2.2 nêu trên thì thu nhập chiu thuế được xác đinh theo các quy định về chế độ thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.
2.1.2.4. Khi xác định thu nhập phân bổ của trụ sở chính cho cơ sở thường trú, cơ sở thường trú sẽ được coi là một doanh nghiệp độc lập cùng tiến hành các hoạt động như nhau hay tương tự trong các điều kiện như nhau hay tương tự và hoàn toàn độc lập với trụ sở chính của cơ sở thường trú đó.
Các quy định về thuế đối với thu nhập kinh doanh như trên được nêu tại Điều khoản Cơ sở thường trú (thường là Điều 5) và Điều khoản Thu nhập kinh doanh (thường là Điều 7) của Hiệp định.
2.2. Trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc tham gia thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Theo quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiến hành kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc thành lập các pháp nhân tại Việt Nam như các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo quy định tại Hiệp định. các pháp nhân này có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh như các doanh nghiệp Việt Nam khác theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Trong đó, phần thu nhập của doanh nghiệp nước ngoài nhận được dưới hành thức lợi nhuận được chia của nhà đầu tư hoặc thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp (nếu có) sẽ được thực hiện theo quy định của các điều khoản tương ứng của Hiệp định như quy định về Thu nhập từ lãi cổ phần hoặc Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản.
Ví dụ 8: Công ty T của Trung Quốc góp vốn thành lập công ty liên doanh X tại Việt Nam. Thu nhập liên doanh X thu được từ hoạt động kinh doanh phải nộp thuế thu nhập như bất cứ pháp nhân Việt Nam nào khác. Các khoản thu nhập Công ty T nhận được từ liên doanh X, dù có bản chất chung là thu nhập từ hoạt đang kinh doanh của công ty T tại Việt Nam nhưng theo Hiệp định, sẽ được xử lý về thuế theo các quy định tại các điều khoản khác nhau của Hiệp định (nêu tại các mục IV: Thu nhập từ tiền lãi cổ phần, mục V: Thu nhập là lãi tiền cho vay, mục VI: Thu nhập từ tiền bản quyền và mục VII: Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại Phần B của Thông tư này).
III. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI QUỐC TẾ
1. Định nghĩa vận tải quốc tế
Theo quy định tại Hiệp định, vận tải quốc tế là các hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng tầu thủy hoặc máy bay (một số trường hợp được quy định tại từng Hiệp định cụ thể có thể bao gồm cả phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy trong đất liền, dưới đây được gọi chung là phương tiện vận tải) do doanh nghiệp của Nước ký kết thực hiện, trừ trường hợp các hoạt động vận chuyển đó chỉ diễn ra giữa hai địa điểm của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 9: Một doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa tại Việt Nam. Các hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa sau đây của doanh nghiệp này sẽ được coi là hoạt động vận tải quốc tế.
- Vận chuyển hàng hóa hành khách từ một địa điểm ở Việt Nam đến một địa điểm tại Nhật Bản (kể cả hàng hóa, hành khách đó từ Hải Phòng qua thành phố Hồ Chí Minh và Ô-sa-ka để đến Tô- ky-ô);
- Vận chuyển hàng hóa, hành khách từ một địa điểm ở Việt Nam đến một địa điểm ngoài Việt Nam (ví dụ Xing-ga-po);
Trường hợp tầu của doanh nghiệp Nhật Bản nêu trên vận chuyển hành khách du lịch theo dịch vụ trọn gói cho hành trình thành phố Hồ Chí Minh Xing-ga-po - Hải Phòng; tầu khởi hành tại thành phố Hồ Chí Minh và cập cảng tại Xing-ga-po, toàn bộ hành khách sau khi thăm Xing-ga-po quay trở lại tầu để về Hải phòng. Tại Xing-ga-po con tầu này không nhận thêm bất ký hành khách nào. Như vậy hành trình vận tải hành khách trên đây không được coi là vận tải quốc tế (mặc dù hải trình của tầu có chặng vận chuyển diễn ra ngoài Việt Nam nhưng điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng đều ở tại Việt Nam).
2. Xác định đối tượng thực hưởng
Tùy theo từng Hiệp định, doanh nghiệp của Nước ký kết thực hiện hoạt động vận tải quốc tế được xác định theo các tiêu thức sau:
2.1. Doanh nghiệp do đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam điều hành; hoặc
2.2. Doanh nghiệp có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam hoặc tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam;
với điều kiện doanh nghiệp đó sở hữu hoặc có quyển sử dụng toàn bộ ít nhất một phương tiện vận tải và sử dụng phương tiện này vào việc vận tải hành khách và/hoặc hàng hóa trong hành trình vận tải quốc tế (được gọi là phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp)
3. Xác định phạm vi áp dụng
Tùy theo quy định tại từng Hiệp định, thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của các đối tượng nêu tại điểm 2 trên đây sẽ được miễn hoặc giảm thuế tại Việt Nam hoặc tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Phạm vi áp dụng miễn, giảm thuế tại Việt Nam tại đối với doanh nghiệp của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam bao gồm:
3.1. Thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp và từ các hoạt động phụ trợ đi liền với hoạt động vận tải quốc tế này, cụ thể:
3.1.1. Doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp và xuất chứng từ vận tải (xuất vé, vận đơn hoặc bản lược khai (mamfest) vận chuyển hành khách và hàng hỏa).
3.1.2. Doanh thu từ việc cho thuê một phần phương tiện vận tải (còn gọi là cho thuê chỗ) hoặc cho thuê toàn bộ phương tiện vận tải theo từng chuyến do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp.
Ví dụ 10: Hãng tầu A của Nhật Bản nhận chở hàng hóa của công ty C từ Việt Nam đi Hà Lan với mức cước phí là 300 đô la Mỹ. Hãng tầu A không có tầu điều hành trực tiếp mà thuê chỗ trên tầu của hãng tầu B của Thái Lan với mức phí là 250 đô la Mỹ. Ngoài việc chở hàng cho hãng tẩu A như trên, hãng tầu B còn trực tiếp chở hàng cho các khách hàng khác trên cùng tuyến với số cước thu được là 200 đô la Mỹ. Trong trường hợp này:
- Đối với hãng tầu A: số tiền 300 đô la Mỹ thu được từ việc nhận chở hàng cho Công ty C hoặc số tiền 50 đô la Mỹ thu được do chênh lệch từ việc nhận chở hàng cho Công ty C và thuê chỗ trên tầu của hăng B đều không được coi là thu nhập từ vận tải quốc tế bằng tầu biển để được miễn giảm theo Hiệp định Việt Nam Nhật Bản do hãng A không trực tiếp điểu hành tầu (mà chỉ mua chỗ toàn chặng trên tầu của hãng tầu B) nên vẫn phải nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với hãng tầu B: số tiền cước 450 đô la Mỹ được coi là thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là giảm 0,5% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).
3.1.3. Doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách khi tham gia liên doanh khai thác tuyến vận tải quốc tế với điều kiện doanh nghiệp tham gia liên doanh trên cơ sở đóng góp phương tiện vận tải do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp hoặc đóng góp chi phí cho hoạt động của phương tiện vận tải do liên danh điều hành trực tiếp và các bên sử dụng chứng từ vận tải riêng biệt. Trong trường hợp này, doanh thu được xác định trên cơ sở chứng từ vận tải do doanh nghiệp là bên liên danh phát hành nhưng không vượt quá hạn mức chỗ trống của phương tiện vận tải mà doanh nghiệp được phép khai thác theo thỏa thuận liên danh.
3.1.4. Doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa do doanh nghiệp xuất chứng từ vận tải quốc tế được chuyên chở trên phương tiện vận tải do doanh nghiệp khác điều hành với một trong hai điều kiện sau đây:
a) Chặng vận chuyển đó là một phần trong hành trình vận chuyển quốc tế bằng tầu thủy hoặc máy bay do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp và được ghi trong chứng từ vận tải do chính doanh nghiệp phát hành;
Ví dụ 11: Cũng với Ví dụ 10 nêu trên, Hãng tầu A của Nhật Bản nhận chở hàng hóa của công ty C từ Việt Nam đi Hà Lan với mức cước phí là 300 đô la Mỹ. Tuy nhiên, hãng tầu A có tầu A1 do hãng trực tiếp điều hành vận chuyển hàng hóa chặng hai từ Xing-ga-po đến Hà Lan. Chặng một từ Việt Nam đi Xing-ga-po, hãng A phải thuê hãng tàu B của Thái Lan vận chuyển hàng với chi phí là 50 đô la Mỹ.
- Đối với hãng tầu A: số tiền 250 đô la Mỹ (300 - 50) thu được từ việc trực tiếp vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (giảm 1% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).
- Đối với hãng tầu B: số tiền cước 50 đô la Mỹ được coi là thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là giảm 0,5% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).
b) Việc chuyên chở đó được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hoán đổi một phần phương tiện vận tải (được gọi là hoán đổi chỗ) do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp để đổi lại doanh nghiệp được sử dụng một phần tương ứng phương tiện vận tải do doanh nghiệp khác điều hành. Trong trường hợp này, doanh thu được xác định trên cơ sở các chứng từ vận tải do chính doanh nghiệp phát hành nhưng không vượt quá hạn mức chỗ trống mà doanh nghiệp được khai thác miễn phí trên phương tiện của hãng đối tác theo thỏa thuận hoán đổi chỗ.
3.1.5. Thu nhập từ việc cho thuê ngắn hạn (lưu) container với tính chất là hoạt động phụ kèm theo hoạt động của phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp nêu tại Hiệp định có quy định.
Tính chất hoạt động phụ kèm theo hoạt động của phương tiện vận tải của việc cho thuê ngắn hạn (lưu) container được xác đinh là container đi liền với phương tiện vận tải có vào cảng Việt Nam, container đang chữa hàng vận chuyển nhập khẩu và phí sử dụng container đã được bao gồm trong giá cước vận chuyển; thu nhập cho thuê ngắn hạn container phát sinh do bên nhận hàng lưu giữ container quá thời hạn sử dụng miễn phí.
3.1.6. Doanh thu từ việc cho thuê tầu thủy hoặc máy bay trống (được gọi chung là thuê tầu trống) có tính chất phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế của phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp nếu được quy định cụ thể tại Hiệp định và thỏa mãn cả ba điều kiện sau đây:
a) Phương tiện vận tải đang được doanh nghiệp sử dụng trong vận tải quốc tế, và
b) Tổng thời gian cho thuê ngắn hơn thời gian phương tiện được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế của chính doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc năm dương lịch; và
c) Bên đi thuê không được thay đổi tên và hô hiệu của phương tiện vận tải.
Thuê tầu trống là bên đi thuê chịu trách nhiệm toàn bộ về việc điều hành và kiểm soát sự vận hành của tầu bao gồm hoa tiêu nhân lực, nhiên liệu, sửa chữa, vận hành, phí bảo hiểm và các chi phí khác để tầu hoạt động theo các quy định về hàng hải và hàng không. Bên cho thuê không chịu bất kỳ chi phí hay nghĩa vụ gì về hoạt động của tầu.
Doanh thu được nêu tại các điểm 3.1.5 và 3.1.6 trên đây sẽ không được coi là doanh thu từ các hoạt động phụ trợ đi liền với hoạt động vận tải quốc tế để áp dụng Hiệp định nếu doanh nghiệp không phát sinh các khoản doanh thu được nêu tại điểm 3.1.1, 3.1.2. 3.1.3 hoặc 3.1.4.
3.2.Trường hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên danh đề tạo thành một tổ chức liên danh hoặc hợp danh không có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do tổ chức liên danh hoặc hợp danh điều hành trực tiếp và chứng từ vận tải được xuất dưới tên của tổ chức liên danh hoặc hợp danh thì việc xác định phạm vi áp dụng miễn. giảm thuế theo Hiệp định được thực hiện riêng biệt cho từng bên liên danh hoặc hợp danh theo Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và nước nơi bên liên doanh hoặc hợp danh là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế. Căn cứ xác định doanh thu miễn, giảm thuế được áp dụng tương tự như quy định tại điểm 3.1 và được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu chia cho bên liên danh hoặc hợp danh theo hợp đồng hoặc thỏa thuận liên doanh hoặc hợp danh.
Ví dụ 12: Liên đanh hàng không SCăng-đi-na-via (SAS) có hoạt động vận chuyển hành khách quốc tế tại Việt Nam đi các nước Bắc Âu. Như vậy doanh thu của hãng phát sinh tại Việt Nam sẽ được phân bổ cho các bên tham gia góp vốn điều hành liên danh hàng không SAS là các đối tượng cư trú tại Na-uy, Đan Mạch hoặc Thụy Điển để áp dụng theo từng Hiệp định có liên quan.
Khi kê khai nghĩa vụ thuế, các doanh nghiệp trên phải hạch toán riêng các khoản thu nhập được nêu trên để được xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với quy định về thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế. Trong mọi trường hợp doanh thu xét miễn. giảm thuế không vượt quá doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động vận tải quốc tế theo các vãn bản quy định có liên quan.
Trường hợp Hiệp định (như Hiệp định với Thái Lan và Phi-lip-pin) quy định chỉ giảm thuế thu nhập theo một tỷ lệ thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ vận tải quốc tế theo phần tỷ lệ không được giảm. Doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa hai địa điểm tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế như trên được nêu tại Điều khoản Vận tải quốc tế (thường là Điều 8) của Hiệp định.
IV. THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỔ PHẦN
1. Định nghĩa tiền lãi cổ phần
Theo quy định tại Hiệp định, tiền lãi cổ phần là khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trả cho các cồ đông khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của doanh nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài trả cho bên nước ngoài, thu nhập từ các hoạt động đầu tư (gián tiếp) ở nước ngoài (không kể lãi từ tiền cho vay theo quy định của mục V: Thu nhập là lãi tiền cho vay Phần B của Thông tư này) của các đối tượng cư trú Việt Nam, và thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được Nước ký kết xử lý thuế như lãi cổ phần.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp S của Việt Nam đầu tư tại các nước X và Y với tình hình thu nhập và nộp thuế theo quy định của nước X và Y như sau:
Số thứ tự
Nước X
Nước Y
1
Thu nhập trước thuế
100
100
2
Thuế thu nhập 28%
28
28
3
Thu nhập sau thuế
72
72
4
Thuế thu nhập đối với tiền lãi cổ phần
14,4 (thuế suất 20%)
Không coi là
lãi cổ phần
5
Thu nhập thực nhận
57,6
72
Như vậy doanh nghiệp S, trong phạm vi Hiệp định với nước X, được coi là có tiền lãi cổ phần từ nước ngoài là 72; trong phạm vi Hiệp định với nước Y, không có tiền lãi cổ phần.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới hạn tùy theo từng Hiệp định (thường không quá 15%) với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
2.2 Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền lãi cổ phần của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).
2.3. Trường hợp một đối tượng cư trú nhận được tiền lãi cổ phần mà Luật thuế Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 14: Một công ty của Anh đầu tư 14 triệu đô la Mỹ vào một liên doanh tại Việt Nam, trong năm 2003 đã được chia và chuyển một số thu nhập ra nước ngoài. Mặc dù theo Hiệp định Việt Nam - Anh (khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần), Việt Nam có quyền thu thuế đối với số thu nhập chuyển ra nước ngoài với thuế suất 7%. Nhưng theo quy định của Luật thuế hiện hành, Việt Nam không thu thuế đối với khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài này nên Công ty Anh không phải nộp thuế đối với số thu nhập chuyển ra ngoài nêu trên.
3. Xác đinh đối tượng thực hưởng
Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần chi áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng lợi ích của cổ phần nghĩa là các cổ đông.
Do dó, sẽ không áp dụng đối với:
3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền lãi cổ phần nhưng không phải là cổ đông.
3.2. Tiền lãi cổ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đật tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 15: Chi nhánh ngân hàng CV là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của ngân hàng C của Pháp mua cổ phần tại một công ty cồ phần của Việt Nam và được chia một khoản lãi cổ phần. Theo yêu cầu của cli nhánh CV, khoản tiền lãi cổ phần đó được chuyển thẳng cho ngân hàng C có trụ sở chinh tại Pari. Trong trường hợp này, người thực hưởng tiền lãi cổ phần là chi nhánh CV, không phải ngân hàng C. Do chi nhánh CV là một cơ sở thường trú của ngân hàng C tại Việt Nam nên theo quy định của Hiệp định Việt Nam Pháp (khoản 5 Điều lo: Tiền lãi cổ phấn). các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần sẽ không áp dụng đối với ngân hàng C mà các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ được áp dụng (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp. Hiệp định Việt Nam Pháp).
3.3. Tiền lãi cổ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ ls: Ngân hàng V của Việt Nam có một chi nhánh VC tại nước L là Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Theo Luật của nước L, chi nhánh VC được coi là một cơ sở thường trú của ngân hàng V tại nước đó. Chi nhánh VC mua cổ phần của một công ty tại Việt Nam và được chia lãi cổ phần. Trong trường hợp này, các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần tại Hiệp định Việt Nam L sẽ không được áp dụng.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần như trên được nêu tại Điều khoản Tiền lãi cổ phần (thường là Điều 10) của Hiệp định.
V. THU NHẬP LÀ LÃI TIỀN CHO VAY
1. Định nghĩa lãi tiền cho vay
Theo quy định tại Hiệp định, "lãi tiền cho vay" là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào, có hoặc không được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán của Chính phủ và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường đó.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới bạn (thường không quá l0%) tùy theo từng Hiệp định, với diều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam là các khoản lãi từ tiền cho vay do bất cứ một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản lãi được chịu và phải trả bởi Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định của một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
Ví dụ 17: Chi nhánh ngân hàng QT là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của ngân hàng Q của Thái Lan chi trả cho ngàn hàng Q một khoản lãi tiền vay. Do chi nhánh QT là một cơ sở thường trú của ngân hàng Q tại Việt Nam, nên theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Thái Lan, khoản tiền lãi này coi như phát sinh tại Việt Nam và phải nộp thuế tại Việt Nam với mức thuế suất 10% (khoản 2.a Điều ll: Lãi tiền cho vay). Mức thuế suất này cũng bằng với mức thuế suất quy định tại văn bản pháp Luật về thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam. Do đó, Việt Nam có quyền thu thuế tại nguồn với mức thuế suất 10%.
2.2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế tại nguồn thu nhập đó theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên và Việt Nam cũng có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh định thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).
2.3. Trường hợp Luật thuế Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 18: Cũng với ví dụ 17 như trên, nhưng giả sử khoản tiền lãi do cho vay vốn được chi trả cho một đối tượng cư trú là cá nhân ở Thái Lan. Mặc dù theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (khoản 2.b Điều 11: Lãi từ tiền cho vay). Việt Nam có quyền thu thuế đối với khoản tiền lãi này với thuế suất 15%. Nhưng theo quy định của Luật thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam, mức thuế suất áp dụng là 10% Do đó, Việt Nam chỉ thu thuế với mức thuế suất 10% thay vì 15%.
3. Xác đinh đối tượng thực hưởng
Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với thu nhập là lãi từ tiền cho vay chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay đó - nghĩa là người cho vay. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:
3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán lãi từ tiền cho vay nhưng không phải là người cho vay.
Ví dụ 19: Một công ty Việt Nam trả lãi tiền vay cho ngân hàng C của Thái Lan. Theo yêu cầu của ngân hàng này, số lãi tiền vay này được chuyển cho ngân hàng P của Pháp có trụ sở chính tại Pa-ri. Trong trường hợp này người thực hưởng tiền lãi là ngân hàng C của Thái Lan, không phải ngân hàng P của Pháp. Do đó, ngân hàng P không có quyền yêu cầu áp dụng các quy định tại Hiệp định Việt - Pháp đối với khoản lãi từ tiền cho vay này.
3.2. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
3.3. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 20: Ngân hàng V của Việt Nam có một chi nhánh VC tại nước L là Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Theo Luật của nước L, chi nhánh VC được coi là một cơ sở thường trú của Ngân hàng V tại nước đỏ. Chi nhánh VC cho một công ty tại Việt Nam vay tiền và nhận được khoản lãi từ tiền cho vay. Trong trường hợp này, các quy định về thuế đối với lãi từ tiền cho vay tại Hiệp định Việt Nam - L sẽ không được áp dụng.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ lãi từ tiền cho vay như trên được nêu tại Điều khoản Lãi tiền cho vay (thường là Điều 11) của Hiệp định.
VI. THU NHẬP TỪ TIỀN BẢN QUYỀN
1. Đinh nghĩa tiền bản quyền
Theo quy định tại Hiệp định, tiền bản quyển là các khoản tiền trả cho việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng:
1.1 Bản quyển tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả các loại phim điện ảnh và các loại băng hoặc đĩa xử dụng trong phát thanh hoặc truyền hình:
1.2. Bằng phát minh, sáng chế.
1.3. Nhãn hiệu thương mại;
1.4. Thiết kế, mẫu, đồ án. công thức hoặc quy trình bí mật;
1.5. Phần mềm máy tính;
1.6. Thiết bị công nghiệp, thương mại và khoa học;
1.7. Thông tin liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, khoa học và thương mại
2. Xác đinh nghĩa vụ thuế
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá lo%) tùy theo từng Hiệp định. với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam là các khoản tiền bản quyền do bất cứ một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản tiền bản quyền được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
2.2 Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền bản quyền phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2. 1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này(quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).
Ví dụ 21: Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kết hợp đồng với một công ty của Hàn Quốc trong đó quy định công ty này chuyển giao cho liên doanh Việt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20 năm. Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theo quy định của Luật thuế Việt Nam, liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bản quyền là 10% tổng số tiền bản quyền để nộp ngân sách. Tuy nhiên căn cứ Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (khoản 2.a Điều 12: Tiền bản quyền), liên doanh chỉ phải khấu trừ theo mức 5% thay vì 10%.
2.3. Trường hợp Luật thuế Việt Nam không quy định thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 22: Giả sử với ví dụ 21 nêu trên. công ty Hàn Quốc góp vốn vào công ty liên doanh tại Việt Nam bằng quyền sử dụng công thức pha chế dầu nhờn trong vòng 20 năm. Theo Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (khoản 2.a Điều 12: Tiền bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế bản quyền đối với công ty Hàn Quốc do việc chuyển quyền sử dụng công thức pha chế dầu nhờn thành vốn tiền tệ với mức thuế suất 5%. Tuy nhiên, theo quy định của Luật pháp Việt Nam, (điểm 2, Điều 81: Chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 1 Nghị định số 27/2003/ NĐ-CP ngày 1913/2003 sủa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị; định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000), công ty Hàn Quốc được miễn thuế.
3. Xác đinh đối tượng thực hưởng
Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với tiền bản quyền chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng thu nhập bản quyền - nghĩa là người có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác bản quyền. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:
3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền bản quyền nhưng không phải là đối tượng có quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền khai thác bản quyền; hoặc
3.2. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của đối tượng thực hưởng là một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam: hoặc
3.3. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 23: Một chi nhánh của công ty thuốc lá Anh tại Việt Nam cho phép một công ty Việt Nam sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh trong các sản phẩm của công ty Việt Nam với điều kiện chi nhánh kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng. Trong trường hợp này, tiền bản quyền từ việc sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh liên quan trực tiếp đến chi nhánh. Do chi nhánh là cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty thuốc lá Anh. nên theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Anh (khoản 4 Điều 12: Tiền bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này như đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định Việt Nam - Anh).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền như trên được nêu tại Điều khoản Tiền bản quyền (thường là Điều 12) của Hiệp định.
VII. THU NHẬP TỪ CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT
1. Định nghĩa phí dịch vụ kỹ thuật
Theo quy định tại Hiệp định, phí dịch vụ kỹ thuật là các khoản thanh toán ở bất cứ dạng nào trả cho bất kỳ đối tượng nào, không phải là người làm công cho đối tượng trả tiền, đối với bất kỳ các dịch vụ nào mang tính chất kỹ thuật, quản lý hoặc tư vấn.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá l0%) tùy theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam là các khoản thanh toán dưới bất kỳ dạng nào do một đối tượng cư trú của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản phí dịch vụ kỹ thuật được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chỉnh quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
Ví dụ 24: Công ty X là đối tượng cư trú tại Việt Nam chuyên sản xuất hoa quả đóng hộp. Để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang Châu Âu, công ty X đã thuê công ty M tại Đức tư vấn pháp lý về thủ tục mở chi nhánh hoặc tìm đại lý tiêu thụ sản phẩm. Dịch vụ tư vấn này được thực hiện tại Đức và công ty M không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp này, khi trả tiền phí dịcb vụ cho công ty M, công ty X có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất không quá 7,5% theo Hiệp định Việt Nam - Đức (khoản 1.b Điều 12: Tiền bản quyền và phí dịch vụ kỹ thuật).
2.2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền định thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên. Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này)
Các quy định về thuế đối với thu nhập là phí dịch vụ kỹ thuật như trên được nêu tại Điều khoản Phí dịch vụ kỹ thuật (thường là Điều 13) của Hiệp định.
VIII. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN
1. Định nghĩa thu nhập từ chuyển nhượng tài sản
Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là thu nhập dưới mọi hình thức từ việc bán, chuyển nhượng (toàn bộ hoặc một phần) hoặc trao đổi tài sản và quyền đối với tài sản; kể cả trường hợp đưa tài sản vào một cơ sở kinh doanh để đổi lấy các quyền tại cơ sở kinh doanh đó.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 25: Hãng khai thác dầu mỏ của Pháp chuyển nhượng quyển khai thác dầu mỏ tại một địa điểm trên vùng biển Việt Nam, thu nhập nhận được sẽ phải nộp thuế thu nhập theo quy định tại Luật pháp của Việt Nam.
2.2. Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú tại Việt Nam Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy đinh của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhâp từ việc chuyển nhượng tài sản kinh doanh của cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 26: Chi nhánh ngân hàng C của nước P ( là nước đã ký Hiệp định với Việt Nam) hoạt động tại Hà Nội. Năm 2004, chi nhánh ngừng hoạt động và bán toàn bộ thiết bị và tài sản đã sử dụng cho mục đích kinh doanh của chi nhánh. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng trên sẽ phải kê khai nộp thuế (sau khi trừ đi gía trị còn lại của thiết bị và tài sản) theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.
2.3. Thu nhập từ chuyển nhượng tầu thủy, thuyền máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng tầu thủy, thuyền, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế (theo định nghĩa tại điểm 1 mục III Phần B: Thuế đối với các loại thu nhập của Thông tư này) do doanh nghiệp vận tải quác tế của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam điều hành không phải nộp thuế tại Việt Nam.
2.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong phần lớn các Hiệp định giữa Việt Nam với các nước đều có quy định theo dó, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập trong trường hợp bên nước ngoài chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư Nước ngoài và thu được lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá trị chuyển nhượng với giá tri gốc.
2.5. Các trường hợp chuyển nhượng tài sản khác tại Việt Nam
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng các loại tài sản khác với các loại tài sản nêu tại các điểm từ 2.1 đến 2.4 nêu trên tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thể không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.
Ví dụ 27: Một Công ty xây dựng của Trung Quốc đưa máy móc sang Việt Nam thi công một công trình xây dựng trong vòng 3 tháng. Sau thời gian thi công, Công ty này về nước và bán lại số máy móc nêu trên tại Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc, Công ty này không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (khoản 3.a Điều 5: Cơ sở thường trú), do đó không phải nộp thuế tại Việt Nam (khoản 6 Điều 13: Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản như trên được nêu tại Điều khoản Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (thường là Điều 13) của Hiệp định.
IX. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ ĐỘC LẬP
1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập
Theo quy định tại Hiệp định thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập là thu nhập do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động độc lập để cung ứng các dịch vụ ngành nghề như dịch vụ khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hoặc giảng dạy, cụ thể là hoạt động hành nghề độc lập của các bác sĩ Luật sư, kỹ sư kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán và kiểm toán viên.
Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập không bao gồm hoạt động làm thuê (được quy định tại các Điều khoản thu nhập từ Hoạt động cá nhân phụ thuộc), tiền thù lao giám đốc (được quy định tại Điều khoản Thù lao giám đốc), tiền lương hưu (được quy định tại Điều khoản Tiền lương hưu), phục vụ nhà nước (được quy định tại Điều khoản thu nhập từ Phục vụ Chính phủ), thu nhập của học sinh, sinh viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Sinh viên), giáo viên và giáo sư (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Giáo sư, giáo viên và nhà nghiên cứu) và hoạt động trình diễn độc lập của các nghệ sĩ và vận động viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên).
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được cấp phép kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập và hoạt động thông qua một địa điểm kinh doanh cố định tại Việt Nam thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó được thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuật ngữ "cơ sở cổ định" dùng để chỉ một địa điểm hoặc đia chỉ có tính chất thường xuyên hoặc ổn định trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà qua đó một cá nhân thực hiện việc cung cấp dịch vụ ngành nghề (ví dụ như phòng tư vấn khám bệnh, vãn phòng kiến trúc sư hay luật sư,. ) Nguyên tác xác định "cơ sở cố định" cũng tương tự như nguyên tắc xác định "cơ sở thường trú của doanh nghiệp nêu tại điểm 2.1.1.1 mục II Phần B của Thông tư này.
2.2. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cung cấp dịch vụ ngành nghề độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam không trên cơ sở giấy phép kinh doanh thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó được thực hiện theo quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao.
2.3. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập không có cơ sở cố định tại Việt Nam, nhưng có thời gian hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày đến Việt Nam, tùy theo từng Hiệp định cụ thể, thì việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân đó được thực hiện theo quy định về chế độ thuế áp dụng đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phái sinh tại Việt Nam.
2.4. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập không phải thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam và trong năm tính thuế cá nhân đó có thời gian hiện diện tại Việt Nam dưới 183 ngày, cơ quan thuế sẽ không thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngành nghề độc lập.
2.5. Mặc dù đã có quy định tại điểm 2.4 nêu trên, một cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam cũng có thể phải nộp thuế tại Việt Nam trong trường hợp tại Hiệp định quy định cá nhân hành nghề độc lập có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam đối với một mức thu nhập nhất định thu được từ việc thực biện ngành nghề độc lập trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là trong một năm tài chính).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập (thường là Điều 14) của Hiệp định.
X. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁ NHÂN PHỤ THUỘC
1. Định nghĩa thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc
Theo quy định tại Hiệp định. thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc là thu nhập dưới hình thức tiền công do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động làm công tại Việt Nam và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc không bao gồm thu nhập của các cá nhân với tư cách cá nhân hành nghề độc lập (được quy định tại Điều khoản Dịch vụ ngành nghề độc lập), thành viên ban giám đốc doanh nghiệp (được quy định tại Điều khoản Thù lao giám đốc), Nghệ sĩ vận động viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên), nhân viên phục vụ cho Chỉnh phủ nước ngoài (được quy định tại điều khoản thu nhập từ Phục vụ Chính phủ), và tiền công dưới hình thúc tiền lương hưu (được quy định tại Điều khoản Tiền lương hưu).
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
Ví dụ 28: Trong năm 2003, ông A là đối tượng cư trú của nước Pháp làm việc cho chi nhánh ngân hàng F là chi nhánh nước ngoài của một ngân hàng Pháp tại Việt Nam trong vòng 2 tháng. Toàn bộ tiền lương và thu nhập khác của ông A do chi nhánh F thanh toán. Trong năm trước và sau đó, ông A không hiện diện tại Việt Nam. Trong trường hợp này, ông A có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhận được từ thời gian làm việc tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
2.2. Nếu cá nhân nêu trên đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây, tiền công thu được từ công việc thực hiện tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam:
2.2.1. Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế; và
2.2.2. Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam bất kể tiền công đó được trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện cho chủ lao động; và
2.2.3. Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả.
Ví dụ 29: Công ty N của Nhật Bản tham gia thành lập liên doanh S chuyên phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Trong năm 2002, công ty N cử ông Z sang Việt Nam với tư cách đại diện công ty để đàm phán hợp đồng về việc công ty N cung cấp "bí quyết" bán hàng cho liên doanh S trong thời gian một tháng. Trong năm trước và sau đó ông Z không hiện diện tại Việt Nam. Toàn bộ thu nhập và chi phí của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam do công ty N chi trả. Trong trường hợp này, ông Z đã đồng thời thỏa mãn cả 3 điểu kiện nêu tại điểm 2.2 nêu trên nên được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
2.3. Khái niệm "chủ lao độn( nêu tại điểm 2.2.2 dùng để chỉ đối tượng sử dụng lao động thực sự. Thông thường một đối tượng được coi là chủ lao động thực sự trong các trường hợp sau đây:
2.3.1. Đối tượng đó có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do người lao động tạo ra và chịu trách nhiệm cũng như rủi ro đối với lao động đó; hoặc
2.3.2. Đối tượng đó đưa ra hướng dẫn và cung cấp phương tiện lao động cho người lao động; hoặc
2.3.3. Đối tượng đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động.
Ví dụ 30: Cùng với ví dụ 29 nêu trên, giả sử trong năm 2004, ông Z sang Việt Nam với tư cách là chuyên gia của liên doanh S để hướng dẫn áp dụng "bí quyết" trong giai đoạn 3 tháng. Trong năm trước và sau đó, ông Z không hiện diện tại Việt Nam. Với tinh thần trợ giúp cho liên doanh S, toàn bộ thu nhập và chi phí của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam do công ty N chi trả. Trong trường hợp này, về hình thức, ông Z đã đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện nêu tại điểm 2.2 nêu trên, nhưng về bản chất, đối với các tiêu thức về chủ lao động thực sự thì chủ lao động thực sự của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam là liên doanh S, không phải công ty N. Do đó, ông Z không được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
2.4. Trường hợp người Việt Nam là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam không có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam mà chỉ có thu nhập từ hoạt động làm công tại nước ngoài sẽ không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam đối với khoản tiền công đó.
2.5. Cá nhân là người làm công trên các tầu thủy, thuyền, máy bay (thủy thủ đoàn, phi hành đoàn) trong hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.
Ví dụ 31: Công ty S là doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam có thuê tầu thủy và đoàn thủy thủ là người nước ngoài để khai thác tuyến vận tải quốc tế Trung Quốc - Xing-ga-po thì Công ty S có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Luật pháp Việt Nam đối với tiền lương trả cho các cá nhân là thành viên đoàn thủy thủ mặc dù khoản tiền lương này là một phần trong chi phí thuê tầu.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc (thường là Điều 15) của Hiệp định.
XI. THU NHẬP THÙ LAO GIÁM ĐỐC
1. Định nghĩa thu nhập từ thù lao giám đốc
Theo quy định tại Hiệp định, thù lao giám đốc là thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được tại Việt Nam với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản lý công ty hoặc người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam; và ngược lại. Thu nhập này không bao gồm tiền lương do các thành viên trên nhận được từ việc thực hiện các chức năng khác trong doanh nghiệp như người làm công, người tư vấn, cố vấn và tiền lương của các cá nhân nước ngoài giữ chức vụ trong văn phòng đại diện các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam. Các khoản thu nhập thông thường đó được coi là thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc (quy định tại mục X: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc Phần B của Thông tư này).
2. Xác định nghĩa vụ thuế
Theo quy định tại Hiệp định, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được thù lao với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị công ty hay với tư cách là người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, cá nhân đó sẽ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập đó theo các quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt Nam (không phân biệt cá nhân đó có mặt tại Việt Nam hay không).
Ví dụ 32: Một đối tượng cư trú của Anh là thành viên Hội đồng quản trị của một liên doanh tại Việt Nam. Trong năm 2003, đối tượng đó chỉ sang Việt Nam làm việc với tổng số 60 ngày và nhận được thù lao với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị. Căn cứ Hiệp định Việt Nam - Anh và quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Việt Nam, đối tượng này phải nộp thuế thu nhập đối với thù lao nhận được với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị với thuế suất là 25% tính trên tổng thu nhập nhận được của đối tượng chung cư trú của Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lương của giám đốc như trên được nêu tại Điều khoản Thù lao Giám đốc (thường là Điều 16) của Hiệp định.
XII. THU NHẬP TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN CỦA NGHỆ SĨ VÀ VẬN ĐỘNG VIÊN
1. Định nghĩa thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên là thu nhập từ hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam của bản thân nghệ sĩ, vận động viên là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam; và ngược lại.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Mặc dù có các quy định tại mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập và mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam tiến hành hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam và nhận được thu nhập từ hoạt động trình diễn đó thì sẽ phải nộp thuế thu nhập theo Luật pháp Việt Nam.
2.2. Mặc dù có các quy định tại mục II- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập và mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, trong trường hợp thu nhập từ việc biểu diễn không được trả cho cá nhân biểu diễn là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà trả cho đối tượng khác thì thu nhập đó sẽ phải nộp thuế đại Việt Nam theo quy định của Luật pháp Việt Nam.
2.3. Trường hợp hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao của cá nhân. công ty là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ chương trình trao đôỉ văn hóa giữa Chính phủ hai nước, thì thu nhập từ hoạt động trình diễn tại Việt Nam của cá nhân, công ty nước ngoài sẽ được miễn thuế tại Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập của các nghệ sĩ và vận động viên như trên được nêu tại Điều khoản Nghệ sĩ và vận động viên (thường là Điều 17) của Hiệp định.
XIII. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG HƯU
1. Định nghĩa thu nhập từ tiền lương hưu
Theo quy định tai Hiệp định, thu nhập từ tiền lương hưu là tiền lương hưu do đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được từ công việc trước đây làm tại Việt Nam: và ngược lại. Thu nhập này không bao gồm tiền lương hưu do Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam chi trả vì khoản thu nhập này được coi là thu nhập từ hoạt động phục vụ Chỉnh phủ (quy định tại mục XIV: Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ Phần B của Thông tư này).
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Tùy theo từng Hiệp định cụ thể thu nhập là tiền lương hưu sẽ phải chịu thuế
2.1.1. Chỉ tại nước nơi đối tượng nhận lương hưu là đối tượng cư trú; hoặc
2.1.2. Chỉ tại nước nơi tiền lương hưu được trả; hoặc
2.1.3. Đồng thời tại nước cư trú của đối tượng nhận lương hưu và tại nước phát sinh nguồn lương hưu nếu đối tượng trả lương hưu là đối tượng cư trú hoặc là cơ sở thường trú tại nước đó;
2.2. Mặc dù đã có các quy định tại điểm 2.1 nêu trên, trong trường hợp lương hưu hoặc các khoản thanh toán khác được trả từ chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhà nước Việt Nam hoặc của một cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam thì sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam.
Ví dụ 33: Một cá nhân trong thời gian làm việc tại Việt Nam có đóng tiền bảo hiểm xã hội vào cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các cá nhân làm việc tại Việt Nam. Khi nghỉ hưu, người đó sang Anh sinh sống và là đối tượng cư trú của Anh. Tiền lương hưu người đó nhận được từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu như trên được nêu tại Điều khoản Tiền lương hưu (thường là Điều 18) của Hiệp định.
XIV. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CHÍNH PHỦ
1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ là các khoản thu nhập tiền công, tiền lương, tiền lương hưu do Chính phủ, chính quyền địa phương của một Nước ký kết Hiệp định trả cho một cá nhân để người đó thực hiện các nhiệm vụ cho Nước ký kết đó.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Trường hợp người nước ngoài do Chính phủ của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cử sang Việt Nam làm việc cho các tổ chức của Chính phủ nước đó đặt tại Việt Nam hoặc cho các chương trình hợp tác kinh tế, văn hóa, viện trợ giữa hai nước, thì tiền lương, tiền công do Chính phủ nước ngoài trả cho cá nhân đó sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam cho dù vì mục đích thực hiện các công việc Như vậy mà đối tượng đó trở thành đối tượng cư trú của Việt Nam.
2.2. Tuy nhiên, tiền lương, tiền công do Chính phủ một Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu được trả cho một cá nhân cư trú của Việt Nam để thực hiện các công việc cho Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và cá nhân này:
2.2.1. Mang quốc tịch Việt Nam; hoặc
2.2.2. Đã là đối tượng cư trú của Việt Nam trước khi thực hiện các công việc tại Việt Nam phục vụ cho Chính phủ nước ngoài.
2.3. Khi một cá nhân nhận được tiền lương hưu được trả từ một quỹ do Nhà nước Việt Nam hay các cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam lập ra, hoặc được trả bởi chính Nhà nước Việt Nam hay các cơ quan chính quyền địa phương đó thì tiền lương hưu nãy sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam, trừ khi cá nhân nói trên vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam vừa mang quốc tịch của Nước ký kết đó. Trong trường hợp này, thu nhập tiền lương hưu của cá nhân nói trên sẽ được miễn thuế Việt Nam.
2.4. Mặc dù đã có các quy định tại các điểm từ 2.1 đến 2.3 nêu trên, việc đánh thuế đến với tiền lương, tiền công hay tiền lương hưu do Chính phủ nước ngoài trả cho một cá nhân vì tham gia các hoạt động kinh doanh của Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như hoạt động của doanh nghiệp vận tải đường sắt, bưu chính hoặc công ty biểu diễn Nhà nước sẽ được áp dụng theo quy định, tùy theo từng trường hợp, tại các mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, XI Thu nhập từ thù lao giám đốc, XII - Thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên và XIII Thu nhập từ lương hưu.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động phục vụ Chính phủ (thường là Điều 19) của Hiệp định.
XV. THU NHẬP CỦA SINH VIÊN, HỌC SINH HỌC NGHỀ
1. Định nghĩa thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập của sinh viên và học sinh học nghề nước ngoài tại Việt Nam phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, học nghề tại Việt Nam, thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản này chỉ bao gồm:
1.1. Thu nhập nhận được từ các nguồn tại nước ngoài để phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt tại Việt Nam.
1.2. Thu nhập nhận được từ công việc tại Việt Nam có liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, nghiên cứu, học nghề tại Việt Nam (trong trường hợp Hiệp định có quy định). Tại một số Hiệp định, khoản thu nhập này chỉ được miễn thuế trong phạm vi một mức thu nhập nhất định.
2. Xác định nghĩa vụ thuế
Trường hợp sinh viên, học sinh nước ngoài ngay trước khi sang Việt Nam học tập nghiên cứu, học nghề là đối tượng cư trú của nước ký Hiệp định với Việt Nam, sinh viên, học sinh nước ngoài đó sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam đối với các loại thu nhập được nêu tại điểm 1 .1 và 1.2 nêu trên.
Ví dụ 34: Một sinh viên là đối tượng cư trú của Trung Quốc sang Việt Nam để nghiên cứu nghệ thuật dân gian trong thời gian 4 năm. Trong thời gian nghiên cứu tại Việt Nam, anh ta nhận được học bổng 800.000 đồng/tháng từ Trung Quốc, dạy tiếng Trung Quốc cho một trường ở Hà Nội với thu nhập 50 đô la Mỹ/tháng và tham gia biểu diễn nghệ thuật dân gian Việt Nam với từng thu nhập 2.500 đô la Mỹ/năm. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Trung quốc (Điều 20: Sinh viên, học sinh học nghề và thực tập sinh), sinh viên này được miễn thuế thu nhập cá nhân với tiền học bổng, thu nhập từ biểu diễn trong phạm vi 2.000 đô la Mỹ: và nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ dạy học và phần vượt trên 2.000 đô la Mỹ của thu nhập biểu diễn.
Các quy định về thuế đối với thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề như trên được nêu tại Điều khoản Sinh viên, học sinh học nghề (thường là Điều 20) của Hiệp định.
XVI. THU NHẬP CỦA GIÁO VIÊN, GIÁO SƯ VÀ NGƯỜI NGHIÊN CỨU
Trong một số Hiệp định có quy định riêng về việc thu thuế đối với thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu nước ngoài từ hoạt động giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều khoản này:
1. Giáo viên, giáo sư người nghiên cứu nước ngoài ngay trước khi sang Việt Nam giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, sẽ được miễn thuế đối với tiền công từ hoạt động giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu đó trong thời gian 2 năm kể từ ngày đầu tiên người đồ đến Việt Nam giảng dạy, thuyết trình hoặc nghiên cứu tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục được Chính phủ Việt Nam chấp nhận.
2. Việc miễn thuế như trên không áp dụng đối với trường hợp hoạt động giảng dạy, nghiên cứu phục vụ cho mục đích riêng của một cá nhân hoặc của một tổ chức tư nhân.
Các quy định về thuế đối với thu nhập của giáo viên giáo sư và người nghiên cứu như trên được nêu tại Điều khoản Giáo viên, giáo sư và nhà nghiên cứu (thường là Điều 21) của Hiệp định.
XVII. THU NHẬP KHÁC
1. Định nghĩa thu nhập khác
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập khác là toàn bộ các khoản thu nhập còn chưa được để cập tại các điều khoản nêu trên, vỉ dụ như: thu nhập từ trúng thưởng xổ số, thắng cá cược tại các sòng bạc, thu nhập từ tiền cấp dưỡng theo nghĩa vụ hôn nhân gia đình,...
2. Xác định nghĩa vụ thuế
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, một đối tượng cư trú tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có các khoản thu nhập khác từ Việt Nam sẽ phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số Hiệp định (như Hiệp định giữa Việt Nam - Pháp, Việt Nam - Anh), Việt Nam cam kết miễn thuế đối với thu nhập khác trong trường hợp này.
Ví dụ 35: Ông H là một đối tượng cư trú tại Trung Quốc và Ông P là một đối tượng cư trú của Pháp, trong một chuyến du lịch hai tuần tại Việt Nam, cả hai ông đều trúng thưởng xổ số 20 triệu đồng tại Hà Nội. Theo quy định về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam, đây là khoản thu nhập không thường xuyên nên cả hai ông đểu có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam đối với số tiền trúng thưởng này. Theo Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc (khoản 2 Điều 22: Thu nhập khác), Việt Nam có thể thu thuế đối với thu nhập của ông H. Theo Hiệp định Việt Nam – Pháp (khoản 1 Điều 20: Thu nhập khác), thu nhập của ông P được miễn thuế tại Việt Nam.
2.2. Trường hợp khoản thu nhập khác liên quan đến cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết với Việt Nam thì Việt Nam có quyền thu thuế đối với khoản thu nhập đó theo quy định của Luật thuế Việt Nam và phù hợp với quy định của mục II - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập, tùy theo từng trường hợp.
Ví dụ 36: Chi nhánh ngân hàng V là chi nhánh tại Việt Nam của ngân hàng Nhật Bản S mua một xe Ô tô của một công ty tại nước X và trúng thưởng khuyến mại 10.000 đô la Mỹ. Chiếc ô tô này được sử dụng cho mục đích kinh doanh của chi nhánh V. Mặc dù theo chính sách nội bộ của ngân hàng S các khoản thu nhập như vậy phải được coi như thu nhập của trụ sở chính và chuyển về tài khoản của ngân hàng S tại Nhật Bản, khoản thu nhập từ tiền thưởng này vẫn được coi là có liên quan thực tế đến chi nhánh V- một cơ sở thường trú của ngân hàng S tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (khoản 2 Điều 21) và vì vậy Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định của Luật thuế Việt Nam và phù hợp với quy định của mục II - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản).
Các quy định về thuế đối với thu nhập khác như trên được nêu tại Điều khoản thu nhập khác (thường là Điều 22) của Hiệp định.
C .BIỆN PHÁP TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM
Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam, có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nước này (theo quy định của Hiệp định và Luật pháp nước đó), Việt Nam vẫn cso thể có quyền thu thuế đối với các khoản thu nhập này nhưng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tượng nộp thuế đó không bi nộp thuế hai lần.
Tùy theo mỗi Hiệp định đã ký kết, Việt Nam có thể sẽ thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp tránh đánh thuế hai lần dưới đây:
I. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sê được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 37: Ông A là người của nước M và là đối tượng cư trú của Việt Nam trong năm 2005. Trong năm 2005, ông A có thu nhập từ tiền làm công 8 tháng tại Việt Nam là 40.000.000 đồng và 4 tháng tại nước M là 80.000.000 đồng. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam - M (Khoản 1, điều 15: Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc) ông A phải nộp thuế tại M đối với thu nhập có được từ nước này với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước này (20%). Giả sử ngoài các thu nhập vừa nêu ông A không có các nguồn thu nhập nào khác. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại M của ông A ở Việt Nam như sau:
- Xác định thu nhập chịu thuế của ông A (theo pháp Luật thuế Việt Nam): (40.000.000 đồng + 80.000.000 đồng): 12 tháng = 10.000.000 đồng/tháng
- Xác định thuế thu nhập của ông A (theo pháp Luật thuế Việt Nam):
(10.000.000 đồng - 8.000.000 đồng) x 10% x 12 tháng = 2.400.000 đồng
- Số thuế đã nộp tại M (theo Luật thuế của M):
80.000.000 đồng x 20% = 16.000.000 đồng
- Phân bổ số thuế tính theo pháp Luật Việt Nam trên thu nhập phát sinh tại nước M:
2.400.000 đồng
---------------------------------------- x 80.000.000đ= 1.600.000 đồng
40.000.000 đ + 80.000.000 đồng
Vậy ông A chỉ được khấu trừ 1.600.000 đồng trên tổng số thuế 16.000.000 đồng đã nộp trên 80.000.000 đồng phát sinh tại M. Do đó, phải nộp thuế tiếp tại Việt Nam là 800.000 đồng (2.400.000 đồng - 1 600.000 đồng).
Ví dụ 38: Công ty V của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại Lào. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Lào (khoản 1, Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp), công ty V có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo Luật thuế Lào đối với số thu nhập được xác định của cơ sở thường trú này (thuế suất 26%). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):
100. 000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ
- Số thuế còn phải nộp tại Việt Nam:
28.000 đô la Mỹ - 25.000 đô la Mỹ = 3.000 đô la Mỹ
Ví dụ 39: Cũng với ví dụ 38 nêu trên, giả sử công ty V là công ty liên doanh và được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 20%. Khi dó, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):
100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ
Số thuế tối đa được khấu trừ tại Việt Nam: 20.000 đô la Mỹ
Trong trường hợp này, công ty V được khấu trừ 20.000 đô la Mỹ trong tổng số 25.000 đô la Mỹ tiền thuế đã nộp tại Lào. Phần chênh lệch 5.000 dô la Mỹ (25.000 đô la Mỹ - 20.000 đô la Mỹ) không được khấu trừ vào số thuế thu nhập đối với thu nhập từ trong nước (nếu có) của công ty V.
II. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ SỐ THUẾ KHOÁN
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ưu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tượng cư trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp số tiền thuế khoán được khấu trừ không vượt qúa số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.
Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tượng cư trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại Luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ưu đãi đặc biệt.
Ví dụ 40: Công ty Q của việt Nam có một cơ sở trường trú tại U-dơ-bê-ki-xtâng. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtãng, khoản thu nhập này được miễn thuế như một biện pháp ưu dãi đặc biệt (trường hợp không được miễn, sễ phải nộp thuế với mức thuế suất 33%). Công ty Q có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo mức thuế suất 28%. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam U-dơ-bê-ki-xtăng (Khoản 5, tiều 24: Xóa bỏ việc định thuế hai lần).
Việt Nam có nghĩa vụ khấu trừ số thuế khoán (tức là số thuế đáng ra đã phải nộp nhưng được miễn tại U-dơ-bê-ki-xtăng). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế khoán của công ty Q ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế khoán tại U-dơ-bê-ki- xtăng (theo Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng):
100.000 đô la Mỹ x 33% = 33.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam);
100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ
Như vậy, công ty Q trên thực tế không phải nộp thuế nhưng được coi như đã nộp 28.000 đô la Mỹ (trong tổng số 33.000 đô la Mỹ tính theo Luật thuế U- dơ-bê-ki-xtăng trước khi được hưởng ưu đãi) và được trừ số thuế này vào thuế phải nộp tại Việt Nam (tức là không phải nộp thuế tại Việt Nam).
III. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ GIÁN TIẾP
1. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trước khi được chia cho đối tượng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.
Số thuế gián tiếp được khấu trừ là số thuế do một công ty cổ phần là đối tượng của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đã nộp tại Nước ký kết đó dưới hình thức thuế thu nhập công ty trước khi chia lãi cổ phần cho đối tượng cư trú của Việt Nam với điều kiện đối tượng cư trú của Việt Nam kiểm soát trực tiếp một tỷ lệ tối thiểu quyền bỏ phiếu của công ty cồ phần (thường là 10%).
Ví dụ 41: Công ty V của Việt Nam đầu tư 10 000 000 đô la Mỹ (tương đương 20% vốn cổ phần) tại công ty N của Liên bang Nga. Trong năm 2003, công ty N có thu nhập là 100.000 đô la Mỹ và phải nộp thuế theo Luật thuế Liên bang Nga (mức thuế suất 30%). Lợi tức sau thuế của công ty N được chia cho công ty V theo tỷ lệ cổ phần và phải nộp thuế tại Liên bang Nga với mức thuế suất 10% (Khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần, Hiệp (định Việt Nam - Liên bang Nga). Công ty V có nghĩa vụ nộp thuế theo Luật thuế Việt Nam với mức thuế suất 28%. Trong trường hợp này, việc kê khai nạp thuế và khấu trừ thuế gián tiếp của công ty V ở Việt Nam như sau:
- Số lợi nhuận trước thuế của Công ty V của Việt Nam được hưởng trong tổng số lợi nhuận của Công ty N tại Liên bang Nga là:
100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty N đã nộp tại Liên bang Nga đối với phần lợi nhuận nêu trên của Công ty V theo Luật thuế Liên bang Nga là:
20.000 đô la Mỹ x 30% = 6.000 đô la Mỹ
Lợi tức cổ phần được chia sau thuế của Công ty V là:
20.000 đô la Mỹ - 6.000 đô la Mỹ = 14.000 đô la Mỹ
- Số thuế Công ty V phải nộp tại Liên bang Nga đối với lợi tức cổ phần được chia theo Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga là:
14.000 đô la Mỹ x 10% = 1.400 đô la Mỹ
- Tổng số thuế Công ty V phải nộp tại Liên bang Nga (bao gồm cả thuế trực tiếp do công ty V nộp trên cổ tức và thuế gián tiếp do công ty N cố vốn đầu tư của công ty V nộp trên thu nhập công ty) là:
1.400 đô la Mỹ + 6.000 đô la Mỹ = 7.400 đô la Mỹ
- Số thuế Công ty V phải nộp tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam là:
20.000 đô la Mỹ x 28% = 5.600 đô la Mỹ
Trong trường hợp này, công ty V chỉ được khấu trừ tối đa là 5.600 đô la Mỹ trong tổng số 7.400 đô la Mỹ đã nộp tại Liên bang Nga. Phần chênh lệch 1.800 đô la Mỹ (7.400 đô la Mỹ - 5.600 đô la Mỹ) không được phép khấu trừ vào số thuế đối với thu nhập trong nước (nếu có)của Công ty V.
2. Mặc dù theo quy định trên, Việt Nam chỉ thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp khi có cam kết tại Hiệp định nhưng nếu theo quy định của Luật Việt Nam, các khoản thu nhập từ nước ngoài của một đối tượng cư trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp thì quy định này vẫn được thực hiện.
Ví dụ 2: Cũng với ví dụ 41 nêu trên, giả sử việc đầu tư vào công ty N tại Liên bang Nga là một Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của công ty V theo quy định của pháp Luật Việt Nam (Nghị đinh số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam) thì dù tỷ lệ đầu tư của công ty V chiếm ít hơn 10% vốn cổ phần của công ty N nhưng các biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp vẫn được thực hiện (mục 2 Phần II Thông tư 97/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tại chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài) mặc dù Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga (khoản 2 Điều 23: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần) không quy định.
Các quy định về các biện pháp tránh đánh thuế hai lần như trên được nêu tại Điều khoản Biện pháp tránh đánh thuế hai lần (thường là Điều 23) của Hiệp định.
Mặc dù có các quy định như trên về thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, nhưng nếu theo quy định tại Hiệp định, các khoản thu nhập từ nước ngoài của đối tượng cư trú Việt Nam được miễn thuế tại Việt Nam thì khoản thu nhập này sẽ được miễn thuế và không được trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài (tức là chỉ bị đánh thuế một lần và không phải áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần). Ví dụ như tiền học bổng của học sinh và sinh viên nước ngoài trong thời gian học tại Việt Nam (mục XV: Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề Phần B của Thông tư này).
D. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
I. THỦ TỤC KHẤU TRỪ THUẾ NƯỚC NGOÀI VÀO THUẾ PHẢI NỘP TẠI VIỆT NAM
Các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam (sau đây gọi là đối tượng nộp thuế) được khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này cần hoàn tất các thủ tục dưới đây:
1. Đối tượng nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đến cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế. Hồ sơ gồm:
1.1 Đơn đề nghị khấu trừ thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến số thuế nước ngoài đề nghi được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.2. Các tài liệu khác tùy theo hình thức đề nghị khấu trừ. Cụ thể:
1. 2.1. Trường hợp khấu trừ trực tiếp
a) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài:
b) Bản sao chứng từ nộp thuế ở nước ngoài: và
c) Bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp.
1.2.2. Trường hợp khấu trừ số thuế khoán
a) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài;
b) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc các chứng từ pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; và
c) Thư xác nhận của Nhà chức trách có thẩm quyền nước ngoài về số thuế đã miễn, giảm và xác nhận việc đề nghị khấu trừ số thuế khoán là phù hợp với Hiệp định và Luật pháp của Nước ký kết Hiệp định có liên quan.
1.2.3. Trường hợp khấu trừ gián tiếp
a) Các tài liệu pháp lý chứng minh quan hệ và tỉ lệ góp vốn của đối tượng để nghị khấu trừ;
b) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài của công ty chia lãi cổ phần mà đối tượng tham gia góp vốn;
c) Bản sao Tờ khai thuế khấu trừ tại nguồn đối với lợi tức cổ phần được chia: và
d) Xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp đối với cổ phần được chia và số thuế thu nhập công ty đã nộp trước khi chia lãi cổ phần.
2. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ xem xét và giải quyết khấu trừ thuế theo quy định tại Hiệp định và hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm 1 trên đây. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
II. THỦ TỤC MIỄN GIẢM VÀ HOÀN THUẾ TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÁ NHÂN LÀ ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ NƯỚC NGOÀI
1. Để được xét miễn, giảm thuế kể cả trường hợp hoàn thuế được thực hiện bằng hình thức bù trừ vèo số thuế phát sinh phải nộp ngân sách kỳ sau theo) quy định tại Hiệp định, đối tượng nộp thuế phải gửi hồ sơ đến cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để nghị được miễn, giảm thuế. Hồ sơ xin miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:
1.1. Đối với các loại thu nhập (trừ thu nhập từ vận tải quốc tế)
1.1.1. Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập đề nghi được miễn, giảm thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định; Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào):
1.1.3. Bản sao: đăng ký kinh doanh và/ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp trong trường hợp là tổ chức kinh doanh. Bản sao: đâng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đâng ký thuế do nước cư trú cấp và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề độc lập. Bản sao: hợp đồng lao động và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề phụ thuộc;
1.1.4. Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ,hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hay hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiện gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào công ty tại Việt Nam (tùy theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể);
1.1.5. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế về số thuế đã nộp theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT -BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính (nếu đã nộp thuế). Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế đề nghị Cục Thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn, giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
1.1.6. Xác nhận của tổ chức cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian hoạt động theo hợp đồng và thực tế hoạt động tại Việt Nam.
1.2. Đôí với thu nhập từ vận tải quốc tế
1.2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế chưa có quyết định miễn, giảm thuế của cơ quan thuế, hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:
a) Đơn và các tài liệu, chứng từ đã nêu tại điểm 1.1 nêu trên; và
b) Chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phương tiện vận tải như bản sao hoặc bản chụp có xác nhận của đại diện ủy quyền hợp pháp tại Việt Nam giấy đãng ký sở hữu phương tiện vận tải (đối với trường hợp doanh nghiệp là đối tượng sở hữu) hoặc hợp đồng thuê hoặc nhượng quyển sử dụng phương tiện vận tải (trường hợp doanh nghiệp đi thuê hoặc được trao quyền sử dụng).
Đối với các phương tiện vận tải có vào cảng Việt Nam thì các doanh nghiệp có thể sử dụng xác nhận của cơ quan quản lý cảng hoặc giấy phép ra/vào cảng để thay thế các chứng từ điều hành phương tiện vận tải.
Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động liên danh, hoán đổi, cho thuê chỗ,cho thuê tầu trống,... thì cần cung cấp thêm các chứng từ có liên quan (như hợp đồng liên danh cùng khai thác, điều hành phương tiện vận tải, hợp đồng hóan đổi chỗ, hợp đồng cho thuê tầu trống,...).
Trường hợp các hợp đồng nói trên bao gồm nhiều điều khoản có tính chất đặc thù kinh doanh thì doanh nghiệp không phải sao gửi toàn bộ hợp đồng mà chỉ trích lục các quy định có liên quan cần thiết đủ để xác định đối tượng điều hành phương tiện, điều kiện và doanh thu áp dụng Hiệp định như tên tầu, tuyến vận chuyển, định mức khai thác chỗ, thời gian thuê, giá trị hợp đồng, thời hiệu thi hành,...; và
c) Bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp phát sinh trong năm hoặc kỳ tính thuế (mẫu số 7A, B hoặc C đính kèm Thông tư này, tùy theo từng trường hợp).
Hồ sơ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động vận tải quốc tế được xét theo số thực tế phát sinh trong cả năm, từ 01/01 đến 31/12 (đối với doanh nghiệp hoạt động tải Việt Nam trong cả năm dương lịch) hoặc trong các kỳ tính thuế (đối với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam dưới 12 tháng trong năm dương lịch).
1.2.2. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã có quyết định miễn, giảm thuế của cơ quan thuế cho năm hoặc kỳ tính thuế trước, nếu tình trạng kinh doanh của đối tượng nộp thuế không thay đổi thì hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định cho năm hoặc các kỳ tính thuế tiếp theo bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 kèm theo Thông tư này), trong đó nêu rõ tình trạng kinh doanh trong năm hoặc kỳ tính thuế mới;
b) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào);
c) Bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế phát sinh trong năm hoặc trong kỳ.
Nếu đối tượng nộp thuế có bất kỳ sự thay đổi nào về tình trạng kinh doanh như thay đổi về đăng ký kinh doanh, thay đổi về sở hữu hoặc điều hành phương tiện vận tải,... thì đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ có liên quan như đã quy định tại điểm 1.2.1 trên đây.
1.2.3. Thủ tục tạm miễn giảm đối với thu nhập từ vận tải quốc tế:
Trường hợp đối tượng nộp thuế hoạt đang thường xuyên tại Việt Nam từ 12 tháng liên tục trở lên có thể nộp hồ sơ đề nghị; được tạm miễn giảm thuế cho cả năm hoặc cho kỳ thuế có liên quan đối với doanh thu thu được từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải đã được xác định do đối tượng nộp thuế điều hành trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 kèm theo Thông tư này) nêu rõ yêu cầu về tạm miễn giảm thuế.
b) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế nơi đối tượng là đối tượng cư trú cấp (của năm tính thuế hiện tại hoặc nâm tính thuế ngay trước năm đề nghị áp dụng tạm miễn, giảm thuế theo Hiệp định);
c) Bản sao đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp:
d) Chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phương tiện vận tải (theo quy định tại điểm 1.2.1 trên đây);
e) Hợp đồng hoặc văn bản xác nhận của đại lý hoặc đại diện hợp pháp tại Việt Nam về việc thay mặt cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế (kể cả việc truy nộp nếu có).
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn được tạm miễn giảm thuế, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp đủ hồ sơ tùy từng trường hợp, theo quy định tại điểm 1.2.1 và 1.2.2 trên đây gửi cơ quan thuế để có quyết định chính thức về số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định.
Ví dụ 43: Hãng tầu A là hãng tầu định tuyến (thuộc nước đã ký Hiệp định với Việt Nam) có kế hoạch khai thác tuyến vận tải Hải Phòng - Xinh-ga-po bằng tầu Al và A2 do hãng điều hành trực tiếp, đồng thời hãng A có hợp đồng 2 năm hoán đổi 50 TEU trên tầu A2 lấy 50 TEU trên tầu B1 của hãng B. Giả sử hãng tầu A ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp Việt Nam là 2 năm.
Hãng tầu A có thể làm đơn dề nghị cơ quan thuế (cùng với hồ sơ kèm theo nhưng không bao gồm bảng kê thu nhập) để được cục Thuế ra công văn hướng dẫn nộp thuế cước với thuế suất không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh thu thu được từ việc xuất chứng từ vận tải cho hàng hóa được vận chuyển trên các tầu Al, A2 và Bl trong năm. Ngày 05/01 năm sau, hãng tầu có nghĩa vụ lập bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế gửi cơ quan thuế để có quyết định miễn, giảm thuế theo Hiệp định (bao gồm cả số thuế được tạm miễn, giảm và số thuế phát sinh thêm (nếu có).
Doanh nghiệp có nghĩa vụ lưu giữ các chứng từ (lao gồm cả chứng từ, hợp đồng vận tải, hợp đồng thuê tầu, hóa đơn thu cước phí, hợp đồng đại lý và các giấy tờ giao dịch giữa đại lý và doanh nghiệp vận tải,... ) chứng minh cho việc kê khai thu nhập và áp dụng đúng quy định của Hiệp định để phục vụ mục đích kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế khi cần thiết.
1.3. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế và các điều khoản của từng Hiệp định cụ thể để xem xét và quyết định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm 1.1 và 1.2 nêu trên. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ. Riêng đối với trường hợp tạm miễn, giảm thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế được quy định tại điểm 1.2.3. trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế ra Thông báo tạm miễn, giảm thuế.
2. Hoàn thuế trực tiếp từ ngân sách
2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã nộp thuế vào ngân sách và muốn được hoàn trả trực tiếp, không theo hình thức bù trừ vào số thuế phát sinh phải nộp kỳ sau người đề nghị hoàn thuế gửi hồ sơ đến Tổng cục Thuế để làm thủ tục hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
2.1.1. Đơn đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 hoặc 2 kèm theo Thông tư này. Sử dụng mẫu số 1 trong trường hợp là đối tượng cư trú của Việt Nam: sử dụng mẫu số 2 trong trường hợp là đối tượng cư trú nước ngoài) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập được miễn giảm thuế và số thuế đề nghị được hoãn trả trực tiếp từ ngân sách thuế phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các phòng tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
2.1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào);
2.1.3. Bản sao: đãng ký kinh doanh và/ hoặc giấy chứng nhận đãng ký thuế do nước cư trú cấp trong trường hợp là tổ chức kinh doanh. Bản sao: đăng ký kinh doanh và hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp và hộ chiếu sử dụng cho việt xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân bành nghề độc lập. Bản sao: hợp đồng lao động và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề phụ thuộc;
2.1.4. Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phương tiện vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp vận tải quốc tế) hay hợp đồng lao động ký với tổ chức cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tùy theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể);
2.1.5. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế về số thuế đã nộp (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính). Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế đối tượng nộp thuế đề nghị Cục thuế xác nhận đến với số thuế đề nghị hoàn trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
2.1.6. Xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian hoạt động thực tế theo hợp đồng.
2.2. Tổng cục Thuế kiểm tra hồ sơ trình Bộ Tài chính ra quyết đinh hoàn thuế trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Thời hạn 60 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
2.3. Căn cứ Quyết định hoàn thuế của Bộ Tài chính Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thoái trả tiền thuế. Trường hợp phải thoái trả tiền thuế bằng đồng tiền nước ngoài hoặc phải chuyển tiền thuế thoái trả vào tài khoản tại nước ngoài theo yêu cầu của đối tượng nộp thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thanh toán theo chế độ hiện hành về chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ.
III. THỦ TỤC MIỄN, GIẢM THUẾ TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI LÀ ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ VIỆT NAM
Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam được hưởng các quy định miễn, giảm thuế đối với thu nhập quy định tại các Điều khoản thu nhập từ phục vụ Chính phủ, thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề và thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu (nêu tại các mục XIV: Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chinh phủ, mục XV: Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề, và mục XVI: Thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu Phần B của Thông tư này) thủ tục miễn giảm thuế như sau:
1. Người đề nghị miễn, giảm thuế gửi hồ sơ đến Cục Thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục miễn, giảm thuế. Hồ sơ bao gồm:
1.1 Đơn dề nghị, miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 đính kèm Thông tư này), trong đó cung cấp các thông tin về giao dich liên quan đến thu nhập đề nghị được miễn, giảm thuế thuế phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước mà người để nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định ngay trước khi sang Việt Nam là đối tượng cư trú của nước đó do cơ quan thuế cấp.
1.3. Tài liệu chứng minh tính chất khoản thu nhập là tiền công hay tiền lương hưu do Chính phủ nước ngoài chi trả, tiền phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong trường hợp của sinh viên, thực tập sinh thu nhập trả cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu (như hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, ...).
2. Cơ quan thuế căn Cứ hồ sơ xin miễn, giảm thuế và các điều khoản của từng Hiệp định cụ thể để xem xét và quyết định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm 1 trên đây. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
IV. THỦ TỤC XÁC NHẬN THUẾ ĐÃ NỘP TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ CỦA NƯỚC NGOÀI
Trường hợp một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định và pháp Luật thuế Việt Nam muốn xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nước cư trú cần thực hiện các thủ tục sau đây:
1. Trường hợp đối tượng nộp thuế đề nghi xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
1.1 Đơn đề nghị xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này), trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chiu thuế và số thuế phát sinh từ giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp bất khả kháng, đối tượng làm đơn không cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.2. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi đã nộp thuế (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính) trong trường hợp đã nộp thuế tại Việt Nam. Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế đề nghi Cục thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn, giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
1.3. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cộ quan thuế cấp (ghi rõ là đến tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục thuế nơi đối tượng đăng ký thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp (mẫu số 3 hoặc 4 đính kèm Thông tư này. Sử dụng mẫu sỏ 3 đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp: sử dụng mẫu số 4 đối với thuế thu nhập tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền hoặc phí dịch vụ kỹ thuật). Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
2. Trường hợp đối tượng đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế và được coi như số thuế đã nộp để khấu trừ số thuế khoán tại nước nơi cư trú gửi hồ sơ đề nghị đến Tổng cục Thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
2.1. Đơn đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế, số thuế phát sinh và các ưu đãi thuế đối với giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp bất khả kháng, đối tượng làm đơn không cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
2.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào);
2.3. Bản sao tài liệu chứng minh về tình trạng kinh doanh, đầu tư và các ưu đãi về thuế thu nhập được hưởng tại Việt Nam như giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, chứng nhận sở hữu cổ phần,... tại Việt Nam; trường hợp đối tượng nộp thuế tự xác định các diều kiện được hưởng ưu đãi thuế thì gửi kẽm bản sao tờ khai hoặc biên bản quyết toán thuế thu nhập (bao gồm cả phụ lục kèm theo).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thuế có trách nhiệm xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được ưu đãi thuế dành cho đối tượng đề nghị. Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
V. THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ CỦA VIỆT NAM
1. Tổ Chức cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thực hiện thủ tục như sau:
1.1. Đối với các đối tượng đang là đối tượng nộp thuế, nộp đơn đề nghị (theo mẫu số 5 đính kèm Thông tư này) đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế.
1.2. Đối với các đối tượng không phải là đối tượng kê khai, nộp thuế:
1.2.1. Đơn đề nghị (theo quy định tại điểm 1.1 nói trên);
1.2.2. Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền đia phương về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức (ví dụ như hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp);
1.2.3. Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự kê khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp Luật.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định và hướng dẫn tại điểm 1 mục I: Phạm vi áp dụng của Thông tư Phần A của Thông tư này để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú cho đối tượng đề nghị (mẫu số 6 đính kèm Thông tư này). Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
VI. QUY ĐỊNH KHÁC
1. Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyển cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định:
1.1. Trường hợp bên được ủy quyền cư trú tại Việt Nam, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp Luật hiện hành (quy định tại Điều 48: Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ);
1.2. Trường hợp bên được ủy quyền cư trú tại nước ngoài, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về giấy ủy quyền theo quy định của nước nơi đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú và hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền này.
2. Các bản sao kèm theo (trừ bản sao chứng từ nộp thuê) đều phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp Luật về công chứng, chứng thực.
3. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự: chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, theo quy định tại Thông tư số 01/19991TT-NG ngày 03/6/1999 của Bộ Ngoại giao. Giấy tờ, tài liệu của các nước mà Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam có hiệu lực thi hành tại Việt Nam quy định miễn hợp pháp hóa lãnh sự thì không phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Trường hợp cần thiết và hợp lý, cơ quan thuế có thể yêu cầu người đề nghị được áp dụng Hiệp định giải thích hoặc cung cấp thêm các tài liệu có liên quan.
5. Các tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp Luật không quy định công chứng người đề nghị được áp dụng Hiệp định phải chịu trách nhiệm đối với bản dịch.
6. Việc miễn, giảm thuế theo Hiệp định phải được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan thuế phù hợp với quy định của Hiệp định và Luật thuế Việt Nam. Cơ quan thuế không giải quyết miễn, giảm thuế đối với số thuế đã phát sinh trước khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm thuế.
7. Trường hợp đối tượng cư trú nước ngoài đề nghị áp dụng Hiệp định đối với thu nhập từ nhiều hợp đồng cung cấp cho nhiều đối tượng tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam, đối tượng này có thể cung cấp bản gốc những tài liệu, vãn bản quy định phải hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng, chứng thực tại Cục thuế nơi phát sinh số thuế đề nghi áp dụng Hiệp định lớn nhất đồng thời cung cấp bản sao cho các Cục thuế ở các đia phương khác liên quan và ghi rõ trong đơn đề nghị áp dụng Hiệp định nơi đã cung cấp bản gốc.
VII. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHẾU NẠI
1. Trường hợp đối tượng cư trú của Nước ký kết cho rằng cơ quan thuế Việt Nam xác định nghĩa vụ thuế của mình không phù hợp với quy định của Hiệp định có thể khiếu nại theo trình tự quy định của Luật thuế hoặc các văn bản về giải quyết khiếu nại của Việt Nam.
2. Người khiếu nại có thể không tiến hành khiếu nại theo trình tự nêu tại điểm 1 trên đây mà trực tiếp khiếu nại lên Nhà chức trách có thẩm quyển của Nước ký kết nơi đối tượng đó là đối tượng cư trú thuế.
3. Để tiến hành khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện đúng các quy định dưới dây:
3.1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được thông báo tại các quyết định xử lý của cơ quan thuế trước khi khiếu nại.
3.2. Việc khiếu nại phải được tiến hành trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo đầu tiên của cơ quan thuế dẫn đến việc xử lý thuế mà đối tượng nộp thuế cho là không đúng với Hiệp định. Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thời hạn 3 năm kể từ khi khoản chi trả có liên quan đến nghĩa vụ thuế được thanh toán hoặc phát sinh -tùy theo từng Hiệp định.
3.3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam không giải quyết khiếu nại đối với trường hợp khiếu nại đang hoặc đã được tòa án giải quyết.
Ví dụ 44: Ngày 01/6/2000, ông A, một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thông báo thuế nộp thu nhập cá nhân của Cục thuế tỉnh H và ông cho rằng nghĩa vụ thuế ghi tại thông báo không đúng với quy định của Hiệp định. Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại thông báo thuế, ông A có quyền khiêú nại trực tiếp lên Tổng cục Thuế - với tư cách Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam - để giải quyết trường hợp của ông. Thời hạn để ông A có thể tiến hành đệ đơn khiếu nại là 3 năm kể từ ngày 01/6/2000.
E. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH CÓ THẨM QUYỀN
Để thực hiện các quy định của Hiệp định, Tổng cục Thuế được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Ban hành văn bản công báo hiệu lực thi hành hoặc chấm dứt hiệu lực của từng Hiệp định trong ngành thuế sau khi có thông báo hiệu lực của Bộ Ngoại giao;
2. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các Cục thuế và các tổ chức ủy nhiệm thu trong việc thực hiện Hiệp định:
3. Là "Nhà chức trách có thẩm quyền” của Việt Nam để xử lý các công việc liên quan đến Hiệp định. gồm:
3.1. Nghiên cừu và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị và các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Hiệp định với Nhà chức trách có thẩm quyền của nước ký Hiệp định với Việt Nam thông qua thủ tục thỏa thuận song phương quy định tại Hiệp định:
3.2. Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài và có trách nhiệm giữ bí mật thông tin theo quy định của Hiệp định
G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ các Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:
- Thông tư số 52/TC-TCT ngày 16/8/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước.
- Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
- Thông tư số 59/1998/TT-BTC ngày 12/5/1998 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 95/1997/TT-TC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
- Thông tư số 37/2000/TT-BTC ngày 05/5/2000 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính về hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
Phụ lục 1 - HĐ/HTQT
DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ
(Có hiệu lực thi hành tính đến ngày ban hành Thông tư này)
Số thứ tự
Tên Nước ký kết
Ngày có hiệu lực
01
02
03
04
05
06
07
Úc
Thái Lan
Pháp
Thuỷ Điển
Xing-ga-po
Hàn Quốc
Anh
30/12/1992
31/12/1992
01/7/1994
08/8/1994
09/9/1994
11/9/1994
15/12/1994
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Ba Lan
Ấn Độ
Hung-ga-ri
Hà Lan
Nhật Bản
Nga
Bun- ga-ri
Na Uy
Đan Mạch
Ru-ma-ni
Ma-lai-xi-a
U-dơ-bê-ki-xtăng
Lào
Trung Quốc
Mông Cổ
Ucraina
Đức
Thụy Sĩ
Bê-la-rút
Séc
Lúc-xăm-bua
Đài Loan
Ca-na-đa
I-ta-li-a
Bỉ
In-đô-nê-xi-a
Phần Lan
Ai- xơ-len
Cu Ba
Phi-lip-pin
Mi-an-ma
21/12/1994
02/02/1995
30/6/1995
25/10/1995
31/12/1995
21/03/1996
04/10/1996
14/4/1996
24/4/1996
24/4/1996
13/8/1996
16/8/1996
30/9/1996
18/10/1996
11/10/1996
22/11/1996
27/12/1996
12/10/1997
26/12/1997
03/02/1998
19/5/1998
06/5/1998
16/12/1998
20/02/1999
25/6/1999
10/02/1999
26/12/2002
27/12/2002
26/6/2003
29/9/2003
12/8/2003
Mẫu1 - HĐ/HTQT
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ
..........................................................
(TÊN NUỚC KÝ KẾT)
(Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đôí tượng cư trú của Việt Nam)
Đề nghị đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp:
A. Áp dụng cho cá nhân; B. Áp dụng cho tổ chức; AB. Áp dụng cho cả cá nhân
và tổ chức
I. ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ
1. Đối tượng nộp thuế.
A. Cá nhân: B. Tổ chức:
1.1
Tên đầy đủ:......................................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư
Số:.............................
Ngày cấp:......../......../............ tại ................... Cơ quan cấp.............................................
1.2.
Tên sử dụng trong giao dịch........................................................................................
1.3.
Tư cách pháp lý
A. Cá nhân hành nghề độc lập
B. Pháp nhân
A. Cá nhân hình nghề phụ thuộc
A.B. Khác
Nêu rõ:.................................
B. Liên doanh không tạo pháp nhân
1.4.a.
Địa chỉ tại Việt Nam:............................................................................................................
...............................................................................................................................................
Số điện thoại:........................................................................................................................
Số Fax: ...................................E-mail: .................................................................................
Địa chỉ trên là:.......................................................................................................................
A. Nhà ở thường trú B. Trụ sở chính AB. Khác Nêu rõ:................
1.4.b.
Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên) ................ .............................................................................................................................................
Số điện thoại:...................................................................................................................
Số Fax: ...................................................E-mail: ............................................
1.5.
Quốc tịch:
AB Việt Nam
AB. Nước ký kết
AB. Nước khác .......
1.6.
Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ................................................................................
1.7.a.
Địa chỉ tại Nước ký kết: .......................................................................................................
Số điện thoại:................................ .......................................................................................
Số Fax: ............................................ E-mail: .......................................................................
Địa chỉ trên là:
A Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Văn phòng ĐD B Cơ sở thường trú
AB. Khác Nêu rõ: ..............
1.7.b.
Địa chỉ giao dịch tại Nước ký kết (nếu khác với địa chỉ nêu trên).......................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
Số Fax: .................................... E-mail: ...............................................................................
1.8.
Mã số thuếtại Nước ký kết (nếu có) ..................................................................................
2. Đại diện được ủy quyền1:
2.1.
Tên đầy đủ:...........................................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư
Số:........................................
Ngày cấp:......../......../............. tại ....................... Cơ quan cấp.............................................
2.2.
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số điện thoại:................. Số Fax:............................... E-mail:..............................................
2.3.
Mã số thuế (nếu có):............................................................................................................
2.4.
Tư cách pháp lý
B. Pháp nhân
A .Cá nhân hành nghề phụ thuộc
B. Liên doanh không tạo pháp nhân
AB. Khác
Nêu rõ:..........................................
1 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành nêu tại Mục VI - Quy định khác củ Thông tư đồng thời bên nước được ủy quyền phải kê khai đầy đủ các thông tin kể cả phần I. 1. của mẫu đơn này.
II. ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ THU NHẬP
(Trường hợp nhiều đối tượng chi trả thu nhập đề nghị làm bảng kê kèm theo đơn với đầy đủ các thông tin dưới đây).
1
Tên đầyđủ:............................................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư
Số:.........................................
Ngày cấp:......../......../............ tại ....................... Cơ quan cấp..............................................
2
Địa chỉ:....................................................................................
Số điện thoại:................. Số Fax:.............................. E-mail:...............................................
4
Mã số thuế (nếu có):............................................................................................................
5
Tư cách pháp lý
B. Pháp nhân
A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc
B. Liên danh không tạo
pháp nhân
AB. Khác
Nêu rõ:.............................................
III. NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ
1. Năm đề nghị áp dụng Hiệp định:............................................................................
2. Đối tượng đề nghị, tùy theo mục đích xin áp dụng Hiệp định, lựa chọn và điền
các thông tin được ghi tại các Mục từ Mục a đến c dưới đây.
a. Khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài:
a.1. Số thuế đề nghị khấu trừ trực tiếp ...........................................................................
-Số thu nhập chịu thuế nước ngoài: ........................................................................
-Loại thu nhập: ........................................................................................................
-Thời gian phát sinh thu nhập: ...............................................................................
- Thuế suất:.............................................................................................................
-Số thuế đã nộp ở nước ngoài: ...............................................................................
a.2. Số thuế khoán đề nghị khấu trừ: .............................................................................
- Số thu nhập nhận được ở nước ngoài thuộc diện khoán thuế. ................................
-Loại thu nhập: ..........................................................................................................
- Thời gian phát sinh thu nhập: .................................................................................
-Thuế suất:................................................................................................................
a.3. Số thuế đề nghị khấu trừ gián tiếp:..........................................................................
-Số thu nhập chịu thuế ở nước ngoài: ......................................................................
-Loại thu nhập: ........................................................................................................
-Thời gian phát sinh thu nhập: .................................................................................
-Thuế suất:..............................................................................................................
-Số thuế đã nộp ở nước ngoài:................................................................................
b. Miễn, giảm thuế:
b.1. Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều........ : ..........................................
b.2. Thời gian phát sinh thu nhập: .............................................................................
b.3. Số thuế đề nghị miễn, giảm/thuế suất đề nghị áp dụng: .....................................
c. Hoàn thuế:
c.1 Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều....... :...............................................
c.2. Thời gian phát sinh thu nhập: ................................................................................
c.3. Số thuế đã nộp đề nghị hoàn: ................................................................................
c.4. Hình thức hoàn thuế. .............................................................................................
-Bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau:
- Hoàn trực tiếp:
+ Đồng tiền hoàn thuế:............................................................................................
+ Chủ tài khoản:......................................................................................................
+ Số tài khoản:.........................................................................................................
+ Tên ngân hàng: ...................................................................................................
+ Địa chỉ ngân hàng: ..............................................................................................
IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH PHÁT SINH THU NHẬP LIÊN QUAN ĐẾN SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH
1. Giải trình tóm tắt về giao dịch:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tài liệu gửi kèm:
1.
2.
3.
4.
Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.
............, ngày.......tháng ...... năm ........
Người làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)
Mẫu 2-HĐ/HTQT
ĐƠN ĐỀ NGHỊ VÀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM
...........................................................
(TÊN NƯỚC KÝ KẾT)
(Áp dụng cho các tổ chức,cá nhân là đối tượng cư trú nước ngoài)
Đề nghị đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp:
A. Áp dụng cho cá nhân; B. Áp dụng cho tổ chức; AB. Áp dụng cho cá nhân và tổ chức
I ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ
1. Đối tượng nộp thuế
A. Cá nhân: B. Tổ chức:
1.1
Tên đầyđủ:....................................................................................................................
A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư
Số:.................................................
Ngày cấp :......../......../............ tại ....................... Cơ quan cấp.....................................
1.2
Tên sử dụng trong giao dịch.........................................................................................
1.3.a
Địa chỉ tại Việt Nam:............................... .......... ...... ....... .......... ............ ........ ........ ......................................................................................................................................
Số điện thoại:...............................................................................................................
Số Fax: ......................................E-mail: ................................. ...................................
Địa chỉ trên là:
A. Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú
AB. Khác Nêu rõ........................................
1.3.b
Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên)..................................
Số điện thoại: ...............................................................................................................
Số Fax: ......................................E-mail: .....................................................................
1.4
Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ...............................................................................
1.5
Thời gian có mặt tại Việt Nam hoặc thực hiện hoạt động tại Việt Nam:
1.6
Địa chỉ tại Nước ký kết: ..............................................................................................
Sộ điện thoại: ...............................................................................................................
Số Fax: ......................................E-mail: ......................................................................
1.7.b
Tư cách pháp lý
A. Cá nhân hành nghề độclập
B.Pháp nhân
A. Cá nhân hành nghề phụ
thuộc
B Liên danh không tạo pháp
nhân
Nêu rõ................................
AB. Khác
1.8
Mã số thuế tại Nước ký kết (nếu có).............................................................................
2. Đại diện được ủy quyền2:
2.1
Tên đầy đủ:...................................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư
Số:.........................................
Ngày cấp:......../......../............ tại ......................Cơ quan cấp........................................
2.2
Địa chỉ:..........................................................................................................................
Số điện thoại:................. Số Fax:............................... E-mail:......................................
2.3
Mã số thuế (nếu có):……………………..………………………………………….
2.4
Tư cách pháp lý
B. Pháp nhân
A. Cá nhân hành nghề phụ
thuộc
B. Liên doanh không tạo thành
thành pháp nhân
AB. Khác
Nêu rõ:………………………..
II. ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ THU NHẬP
(Trường hợp nhiều đối tượng chi trả thu nhập, có thể làm bảng kê kèm theo đơn).
1.
Tên đầy đủ:…………………………...………………………………………………
A.CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư
Số:……………………….
Ngày cấp:……/………../tại………………..Cơ quan cấp…………………………..
2.
Địa chỉ:………………………………………………………
Số điện thoại:……………Số Fax:………………E-mail…………………………
4.
Mã số thuế (nếu có):……………………………………………………………….
5.
Tư cách pháp lý
B. Pháp nhân
A. Cá nhân hành nghề phụ Thuộc
B. Liên danh không tạo pháp nhân
AB. Khác
Nêu rõ:..................................………
2 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp Luật hiện hành nêu tại Mục VI - Quy định khác của Thông tư đồng thời bên được ủy quyền phải kê khai đầy đủ các thông tin kể cả phần I.1. của mẫu đơn này.
III. NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ
1. Năm đề nghị áp dụng Hiệp định: ............................................................................
2. Đối tượng đề nghị; tùy theo mục đích xin áp dụng Hiệp định, lựa chọn và điền
các thông tin được ghi tại các Mục từ Mục a đến d dưới đây.
a. Miễn giảm, thuế:
a.l. Số thu nhập thuộc diện miễn giảm thuế theo Điều......: ......................................
a.2. Thời gian phát sinh thu nhập:..............................................................................
a.3. Số thuế đề nghị miễn, giảm/thuế suất đề nghị áp dụng;.....................................
b. Hoàn thuế:
b.l. Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều.....: ...............................................
b.2. Thời gian phát sinh thu nhập:..............................................................................
b.3. Số thuế đã nộp đề nghị hoàn:................................................................................
b.4. Hình thức hoàn thuế:
- Bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau:
- Hoàn trực tiếp:
+ Đồng tiền hoàn thuế. ................................................................................................
+ Chủ tài khoản: ..........................................................................................................
+ Số tài khoản: .............................................................................................................
+ Tên ngân hàng: .........................................................................................................
+ Địa chỉ ngân hàng: ....................................................................................................
c .Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam:
c.1 Số thu nhập chịu thuế tại Việt Nam: ...................................................................
c.2. Loại thu nhập: .......................................................................................................
c.3. Thời gian phát sinh thu nhập: ..............................................................................
c.4. Số thuế đã nộp: ......................................................................................................
d. Xác nhập số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế:
d.1. Số thu nhập thuộc diện được ưu đãi: ....................................................................
d.2. Loại thu nhập:.......................................................................................................
d.3. Thời gian phát sinh thu nhập;..............................................................................
d.4. Số thuế/thuế suất ưu đãi:......................................................................................
IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH PHÁT SINH THU NHẬP LIÊN QUAN ĐẾN SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH
1. Giải trình tóm tắt về giao dịch:
……………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2.Tài liệu gửi kèm:
1.
2.
3.
4.
Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.
………., ngày....... tháng ....... năm..........
Người làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)
Mẫu 3-HĐ/HTQT
TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
General Department of Taxalion Socialist Republic of Vietnam
Cục Thuế………………………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tax Department of...................... Independence - Freedom - Happiness
Số (No.):
……...,ngày (day) ......tháng (month) ..... năm (year)......
GIẤY XÁC NHẬN THUẾ THU NHẬP ĐÃ NỘP TẠI VIỆT NAM
Certificate of Income Tax Paid in Vietnam
(Sử dụng cho thuế thu nhập cá nhân hoặc thu nhập doanh nghiệp)
To be used for Personal Income Tax or Business Income Tax
I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:
TAXPAYER
Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp: A. áp dụng cho cá nhân : B. áp dụng cho
tổ chức; AB. áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức.
Tick off (x) in the relevant box: A. for Individua; B. for Entity; AB. for Both
A. Cá nhân: B. Tổ chức:
Lndividual Entity
1.
Tên đầy đủ
Full name ........................................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép thành lập
ID Passport Incorporation license
Số/ Number:.................................................
Ngày cấp: ........./... .... /............ tại ........................... Cơ quan cấp..................................
Issuing date: dd/mm/yy in Issuing authority
2.
Tên sử dụng trong giao dịch ........................................................................................
Name used in transation
3.
Tư cách pháp lý (Legal status)
A. Cá nhân hành nghề độc lập A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc
Individual carrying on Individual/ carrying on
independent service dependent service
B. Pháp nhân B. Liên danh không tạo pháp nhân
Legal Entity Partnership not forming legal entity
AB. Khác Nêu rõ:..........................................................
Other Specify
4.
Đối tượng cư trú của nước
Resident of.......................................................................................................................
AB. Việt Nam AB. Nước ký kết AB. Nước khác
Việtnam Contracting State Other
5.
Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam số (nêú có ): ..........................................................
Number of business license in Vietnam (if any)
Ngày cấp ......./......./........ tại .................. Cơ quan cấp .................................................
Issuing date in issuing authority
6.
Mã số thuế tại Việt Nam (nêú có)
Tax Indentification Number in Vietnam (if any) ............................................................
7
Địa chỉ tại Việt Nam
Address in Vietnam.........................................................................................................
Số điện thoại/Tel: .....................................
Số Fax/Fax:........................................ E-mail:................................................................
Địa chỉ trên là:
This address is:
A.Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Trụ sở chính
Office Domicile Headquarters
B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú
Representative Office Permanent Establishment
AB. Khác Nêu rõ:..................................................
Other Specify
8
Địa chỉ tại nước liên quan (nước ký kết hoặc nước khác theo thông tin tại điểm l.4):
Address in relevant State (contracting state or other in conformity with infor-
mation in 1.4 section)
…………………………………………………………………………………...
Số điện thoại/Tel: .. ..................................
Số Fax/Fax:............................................... E-mail:..............................................
Địa chỉ trên là:
This address is:
A. Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Trụ sở chính
Office Domicile Headquarters
B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú
Representative Office Permanent Establishment
AB. Khác Nêu rõ:...........................................................
Other Specify
II. XÁC NHẬN SỐ THUẾ ĐÃ NỘP
Certifying tax paid
1. Kỳ tính thuế
Taxable period
Từ ngày ..................../.............../............. đến .............../................./........................
From dd lmm / yy to dd / mm l yy
2. Thuế đã nộp
Tax paid
Loại thu nhập
Type of Income
Số thu
nhập
chịu
thuế Taxable incomme
Số thuế phải nộp
Tax payable
Số thuế
đã nộp * Tax paid
Ngày nộp Due date
Số thuế phải nộp Total of tax payable
Sốthuế thực phải nộp Actual tax due
Sốthuếđược miễn giảm Exempted or reduced amount of tax
* Tổng số thuế đã nộp bằng chữ (Total tax paid in words): .......................................
Cục thuế tỉnh/thành phố.................................................... xác nhận đã thu (và/hoặc miễn, giảm) số thuế thu nhập của đôí tượng nộp thuế nêu trên.
It is hereby certirled that the Tax Department of .................................................. has received (and/or granted the exemption, the reduction of) tlle mentioned income tax amount from (to) the above taxpayer.
Cục trưởng Cục thuế.............................................................
Director of Tax Department of……………………………..
Ký tên và đóng dấu - (Sign and seal)
Mẫu 4-HĐ/HTQT
TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
General Department of Taxation Socialist Repubhc of Vietnam
Cục Thuế………………………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tax Department of.................... Independence -Freedom -Happiness
Số (No.):
..................,ngày (day) ......tháng (month) ..... năm (year)......
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ NỘP THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN
LÃI CỔ PHẦN, LÃI TIỀN CHO VAY, TIỀN BẢN QUYỀN
HOẶC PHÍ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
CERTLFICATE OF TAX PAID ON DIVLDEND, INTEREST,
ROYALTY OR TECHNICAL FEE
Cục thuế tỉnh/thành phố........................................................................... xác nhận đã thu (và/hoặc miễn giảm) số thuế thu nhập của đối tượng nộp thuế dưới đây đối với thu nhập từ:
The Tax Department of................................................................. certifies that it has received ( and/ or granted the exemption, the reduction of) the income tax amount from (to) the fol1owing taxpayer in respect of income on:
Tiền lãi cổ phần Lãi tiền cho vay Tiền bản quyền Phí dịch vụ kỹ thuật
Divided Interest Royalty Technical fee
Đối tượng thực hưởng (beneficial owner)
Tên
(Name .........................................................................................................................
Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):..........................................................................
Address (of business or resident place)
Mã số thuế (hoặc chứng minh thư/hộ chiẽú): .............................................................
Tax identification number (or I.D card/passport)
Đối tượng được ủy quyền nhận thu nhập (trong trường hợp không phải là đối tượng thực hưởng)
Designated person as benefirciary (other than the beneficial owner)
Tên
(Name): ...........................................................................................................................
Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):..........................................................................
Address (of business or resident place)
Mã số thuế (hoặv chứng minh thư/hộ chiếu): ................................................................
Tax identification number (or ID card/passport)
Đối tượng được trả thu nbập (Income payer)
Tên
(Name): ..........................................................................................................................
Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):.............................................................................
Address (of business or resident place)
Mã số thuế (hoặc chứng minh thư hộ chiếu): ................................................................
Tax identification number (or I.D card / passport)
Lý do chi trả thu nhập (reason for which the paymene is made):
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Thu nhập
chịu thuế
Taxable
income
Số thuế phải nộp
Tax payable
Số thuế
đã nộp *
Tax paid
Ngày
Nộp
Due date
Tổng số thuế phải nộp
Total of tax
Payable
Số thuế thực
phải nộp
Actual tax
due
Số thuế được
miễn giảm
Exempted or
reduced
amount of tax
* Số thuế đã nộp bằng chữ (tax paid amount in words):………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Cục trưởng Cục thuế …………………………………….
Director of Tax Department of..........................................................
Ký tên và đóng dấu - (Sign and seal) .
Mẫu 5-HĐ/HTQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ......... tháng........ năm 200......
Kính gửi:............................................................................................
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CƯ TRÚ CỦA VIỆT NAM
(Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam)
I. Đối tượng nộp thuế
Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp: A. Áp dụng cho cá nhân; B. áp dụng cho
tổ chức; AB. Áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức
A.Cá nhân B. Tổ chức
1.
Tên đầy đủ: ....................................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép thành lập
Số……………………………
Ngày cấp:......../......../........ tại.................................. Cơ quan cấp..................................
2.
Tên sử dụng trong giao dịch ..........................................................................................
3.
Tư cách pháp lý
A. Cá nhân hành nghề độc lập A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc
B. Pháp nhân B. Liên danh không tạo pháp nhân
AB. Khác Nêu rõ:...........................................
4.a
Địa chỉ tại Việt Nam: ......................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ..................................................................................................................
Số Fax: ...................................... E-mail: ........................................................................
Địa chỉ trên là:
A. Nhà ở thường trú B. Trụ sở chính AB. Khác Nêu rõ................
4.b
Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên) .....................................
Số điện thoại: .................................................................................................................
Số Fax: .................................... E-mail: ..........................................................................
5.
Quốc tịch: AB. Việt Nam AB. Nước ký kết AB. Nước khác
6.
Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): .................................................................................
7.a
Địa chỉ tại Nước ký kết: .................................................................................................
Số điện thoại: ...........................
Số Fax: ..................................... E-mail: .........................................................................
Địa chỉ trên là
A. Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú
AB. Khác Nêu rõ………………….
7.b
Địa chỉ giao dịch tại Nước ký kết (nếu khác với địa chỉ nêu trên)..................................
…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ..................................................................................................................
Số Fax: ......................................... E-mai: ......................................................................
Mã số thuế tại Nước ký kết (nếu có):
Năm đề nghị xác nhận đối tượng cư trú: từ........................ đến.........................................
Thời gian có mặt tại Việt Nam trong các năm xin xác nhận cư trú*:
1………………………………………………………………………………………
2………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………
Nguồn thu nhập chủ yếu của bản thân cá nhân trong các năm nói trên phát sinh từ*:
Việt Nam Nước ký kết Nước khác........................
(* chỉ áp dụng đối với cá nhân)
II. Đại diện được ủy quền3:
1.
Tên đầy đủ:..............................................................................................................
A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép thành lập
Số:………………………………………………
Ngày cấp:......./......../............ tại ........................... Cơ quan cấp.............................
2.
Địa chỉ giao dịch: ....................................................................................................
Số điện thoại:............... Số Fax:........................... .. E-mail: ..................................
3.
Mã số thuế (nếu có): ...............................................................................................
4.
Tư cách pháp lý
B. Pháp nhân
A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc
B. Liên danh không pháp nhân
AB. Khác
Nêu rõ..................................
Tài liệu gửi kèm:
1.
2.
3.
4.
Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.
.............., ngày........... tháng ....... năm ..........
Đối tượng làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)
3 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành nêu tại Mục VI. Quy định khác của Thông tư, đồng thời bền được ủy quyền phải kê khai đầy dủ các thông tin kể cả phần I của mẫu đơn này.
Mẫu 6 HĐ/HTQT
TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GENERAL DEPARTMENT OF SOCLALIST REPUBLIC OF VLETNAM
TAXATLON
CỤC THUẾ........... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TAX DEPARTMENT OF Independence - Freedom - Happiness
Số/NO.:
GIẤY CHỨNG NHẬN CƯ TRÚ
RESIDENCE CERTIFICATE
Tên đối tượng: ..............................................................................................................
Name: ...........................................................................................................................
Mẫu số đăng ký thuế(nêú có) ........................................................................................
Tax Identification Number (if any) ..............................................................................
Đia chỉ: ................................. ........................................................................................
Address:........................................................................................................................
Thể theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước................................................................................... về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, chúng tôi xác nhận rằng đối tượng nêu trên là đối tượng cư trú của Việt Nam dưới giác độ thuế theo Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với quy định tại Hiệp định nói trên trong thời gian từ............................ đến.............................
In compliance with the Agreement between the Government of the Socialist
Republic of Vietnam and the Government of................................................................. for the Avoidance of Double Taxation and Prevention of Fiscal Evasion with respect to Taxes on Income, it is hereby certirled that the above-mentioned person is, by the laws of the Socialist Republic or Vietnam and in accordance with thiu Agreement, a resident of Vietnam for the taxation purposes for the period from...............................to ..................
.............,ngày............ tháng......... năm..........
...................., Date
Ký tên (Signature)
Chức vụ người ký (Designation)
Mẫu 7A - HĐ/HTQT
BẢNG KÊ THU NHẬP VẬN TẢI QUỐC TẾ
(Áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp trực tiếp điều hành phương tiện vận tải)
Từ........................ đến......................
Tên doanh nghiệp:................................................Nước cư trú:.........................................................................................................................
Tên/ hộ hiệu phương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay):.......................................................................................................................................
Tên đại lý tại Việt Nam: ...................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................................................................................................
Mã số thuế:.........................................................................................................................................................................................................
Chứng từ vận chuyển
Hóa đơn
Cảng đi
Cảng đến
Thông tin khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế)
Tổng doanh thu vận chuyển thực tế
Thuế đã nộp
Thuế TNDN xin miễn giảm
Số
Ngày
(1)
(2a)
(2b)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
Hướng dẫn kê khai:
-Cột (l) đến (5) ghi trên cơ sở vận đơn xuất cho khách hàng;
- Cột (6) ghi doanh thu tính thuế của người trực tiếp điều hành phương tiện vận tải không bao gồm tiền cước đã trả cho doanh nghiệp khác tham gia vận tải từ cảng Việt Nam đến cảng trung gian.
Mẫu 7B - HĐ/HTQT
BẢNG KÊ THU NHẬP VẬN TẢI QUỐC TẾ
(Áp dụng cho trường hợp hoán đổi/chia chỗ).
Từ........................ đến......................
Tên doanh nghiệp:....................................................Nước cư trú: .....................................................................................................................
Tên/hô hiệu phương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay): ................................................................................................................................................
Tên đại lý tại ViệtNam: ..............................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................................................................................................................
Mã số thuế: .................................................................................................................................................................................................................
Chứng từ vận chuyển
Hóa đơn
Cảng đi
Cảng đến
Khách hàng (tên, địa chỉ, mã số thuế)
Số chỗ hoán đổi/chia (theo thoả thuận hoán đổi/chia chỗ)
Số chỗ hoán đổi thực tế
Doanh thu quy đổi
Thuế đã nộp
Thuế TNDN xin miễn
Số ngày
Ngày
(1)
(2a)
(2b)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Hướng dẫn kê khai:
- Cột (1) đến (5) ghi trên cơ sở vận đơn xuất cho khách hàng;
- Cột (6) ghi số TEU hoặc số chỗ được sử dụng miễn phí quy định trong thỏa thuận hoán đồi/chia chỗ;
- Cột (7) ghi số TEU hoặc số chỗ đã thực tế sở dụng trên tầu của hãng đối tác:
- Cột (8) ghi doanh thu quy đổi dã là số tiền thu được từ khách hàng đối với số chỗ đã sử dụng thực tế không vượt quá hạn mức được sử dụng.
Mẫu 7C - HĐ/HTQT
BẢNG KÊ DOANH THU LƯU CÔNG-TEN-NƠ
Từ........................ đến......................
Tên doanh nghiệp:...................................................Nước cư trú:......................................................................................................................
Tên/hôhiệuphương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay): .......................................................................................................................................
Tê đại lý tại ViệtNam:.......................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................:....................................................................................................................................................
Mã số thuế........................................................................................................................................................................................................
Chứng từ vận chuyển
Hóa đơn
Cảng đến
Thông tin khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế)
Doanh thu lưu công-ten-nơ
Thuế đã nộp
Thuế TNDN xin miễn giảm
Số
Ngày
(1)
(2a)
(2b)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Hướng dẫn kê khai:
- Cột (5) ghi doanh thu lưu container không bao gồm thuế GTGT. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "31/12/2004",
"sign_number": "133/2004/TT-BTC",
"signer": "Trương Chí Trung",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-75-2015-ND-CP-bao-ve-phat-trien-rung-gan-giam-ngheo-nhanh-ben-vung-ho-tro-dong-bao-dan-toc-289679.aspx | Nghị định 75/2015/NĐ-CP bảo vệ phát triển rừng gắn giảm nghèo nhanh bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 75/2015/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, GẮN VỚI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO NHANH, BỀN VỮNG VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:
a) Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;
b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý;
c) Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
a) Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 1, 2, Điều 2 của Nghị định này;
b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
a) Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối tượng rừng quy định tại Khoản 1 của Điều này thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
b) Lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này cho đối tượng nhận khoán.
Điều 4. Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung;
b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng được giao.
3. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn được hưởng chính sách bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
1. Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.
2. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thiết kế - dự toán.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình được hưởng chính sách về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ
Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình thi được Nhà nước cấp kinh phí theo thiết kế - dự toán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 7. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy
Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp, nhưng tối đa không quá 7 năm.
Điều 8. Chính sách tín dụng
1. Căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy định tại Điều 5 của Nghị định này để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại như sau:
- Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha.
- Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này. Thời hạn trả gốc và lãi một lần khi khai thác chính.
2. Cho vay phát triển chăn nuôi:
Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác như sau:
- Hạn mức vay: Tối đa 50.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay: Tối đa 10 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này.
3. Lãi suất và hỗ trợ lãi suất vay:
a) Hộ gia đình được vay theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này với mức lãi suất là 1,2%/năm;
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lãi suất tiền vay còn lại.
4. Cơ cấu lại nợ và xử lý rủi ro: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Điều 9. Nguồn vốn thực hiện chính sách
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo các khoản chi quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Nghị định này và được bố trí hàng năm trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phân bổ như sau:
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi;
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết nguồn thu về Trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% nhu cầu kinh phí;
c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương thực hiện.
2. Ngân sách trung ương thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;
b) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;
c) Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Chính phủ hàng năm.
2. Ủy ban Dân tộc
Quyết định công nhận các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực II, III vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch 05 năm và hàng năm để thực hiện Nghị định này.
4. Bộ Tài chính
a) Bố trí ngân sách thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp phát, quản lý và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ quy định tại Nghị định này;
c) Hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách tín dụng quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện cho vay đầu tư trồng rừng sản xuất, chăn nuôi quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Kiểm tra, giám sát, xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
6. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định này ở địa phương.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã điều tra thực tế, xác định xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp và báo cáo Ủy ban Dân tộc để xem xét và quyết định công nhận; rà soát, công nhận hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Hướng dẫn xác định loài cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ, cho vay; chỉ đạo xây dựng, ban hành định mức về giống, phân bón, nhân công cụ thể cho từng loại cây trồng trên địa bàn; hướng dẫn lập thiết kế - dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2015.
2. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
3. Sau năm 2020, việc trợ cấp gạo theo Điều 7 Nghị định này vẫn được thực hiện tiếp và không quá 7 năm theo quy định; hợp đồng cho vay tín dụng giữa ngân hàng và hộ gia đình để trồng rừng, chăn nuôi quy định tại Điều 8 Nghị định này được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT. các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b). M 240
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "09/09/2015",
"sign_number": "75/2015/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-06-CT-BGTVT-nam-2012-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-HIV-AIDS-174168.aspx | Chỉ thị 06/CT-BGTVT năm 2012 tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/CT-BGTVT
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành Giao thông vận tải đã đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tác hại của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển bền vững của ngành Giao thông vận tải và xã hội, việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức.
Để tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành quán triệt và thực hiện nghiêm túc Thông báo Kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới" và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:
1. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp.
Các đơn vị trong ngành kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại đơn vị. Ban Chỉ đạo tại đơn vị do thủ trưởng đơn vị làm Trưởng ban, Chủ tịch công đoàn đơn vị là phó Trưởng ban, trưởng bộ phận y tế là phó trưởng ban thường trực.
Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại đơn vị có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm hàng năm trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân viên, học sinh trong ngành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; chú trọng truyền thông ở vùng sâu, vùng xa, các dự án xây dựng công trình giao thông trọng điểm; tập trung giáo dục cho thanh niên, học sinh, sinh viên nhằm mục đích dự phòng sớm.
Các trường đại học, cao đẳng, trung học, trường dạy nghề trong ngành Giao thông vận tải tổ chức giảng dạy cho sinh viên, học sinh về phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác theo chương trình giảng dạy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
Các đơn vi thực hiện tốt "Hướng dẫn triển khai thực hiện phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc” ban hành kèm theo Quyết định số 4744/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế.
Hàng năm, các đơn vị phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho người lao động học sinh, sinh viên kiến thức, biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Hàng năm chủ động bố trí, sử dụng một phần kinh phí của đơn vị để tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc theo quy định.
Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân của đơn vị đặc biệt là lực lượng lao động di biến động, lực lượng tham gia các công trình giao thông trọng điểm.
Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị thi công phải thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tham gia xây dựng các công trình, dự án giao thông.
4. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của Bộ Giao thông vận tải:
Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện Chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 và Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2020 trong ngành Giao thông vận tải.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW tại các đơn vị trong toàn ngành.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giao thông vận tải.
5. Các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành:
Đổi mới phương thức truyền thông, đẩy mạnh cung cấp thông tin về phòng chống HIV/AIDS đến cộng đồng, công nhân, học sinh, sinh viên trong ngành đặc biệt là nhóm lao động di biến động, các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, các công trình, dự án giao thông trọng điểm.
6. Cục Y tế Giao thông vận tải:
a) Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trong toàn ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế và phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
b) Xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2012-2020 trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt trong quý III năm 2012.
c) Xây dựng và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt các dự án chăm sóc sức khỏe và phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân ngành Giao thông vận tải tham gia xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa. Tổ chức thực hiện các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải trong công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị trong ngành.
e) Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải.
Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Để báo cáo);
- Bộ Y tế (Để báo cáo);
- Bộ trưởng (Để báo cáo);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Sở GTVT; GTCC;
- Tập đoàn Vinashin;
- Các TCT: Hàng không VN, Hàng hải VN, Đường sắt VN;
- Trung tâm CNTT, Báo GTVT;
- Ban chỉ đạo PC AIDS &PCTNMT, MD (Thực hiện);
- Công đoàn GTVT VN (Để phối hợp thực hiện);
- Lưu: VT, TCCB, CYT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Mạnh Hùng | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "28/06/2012",
"sign_number": "06/CT-BGTVT",
"signer": "Lê Mạnh Hùng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-22-2011-TT-BLDTBXH-huong-dan-che-do-tien-luong-cong-nhan-vien-127677.aspx | Thông tư 22/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương công nhân, viên | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/2011/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO VIỆT NAM ĐẦU TƯ TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1619/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ, sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, viên chức xây dựng công trình thủy điện do Việt Nam đầu tư tại Lào như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về tiền lương, phụ cấp lương, hệ số không ổn định sản xuất và chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức trực tiếp tham gia xây dựng công trình thủy điện do Việt Nam đầu tư tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công nhân, viên chức trực tiếp tham gia xây dựng công trình.
2. Công nhân, viên chức quản lý dự án trực tiếp làm việc tại công trình.
3. Công nhân, viên chức khảo sát, tư vấn, thiết kế trực tiếp làm việc tại công trình.
4. Doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp nhận thầu thi công công trình (sau đây gọi chung là chủ đầu tư, nhà thầu thi công).
Điều 3.
Chế độ tiền lương và phụ cấp lương
1. Mức lương tối thiểu được áp dụng theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ Việt Nam quy định tương ứng với từng thời kỳ cho đến khi có quy định mới.
2. Mức lương cấp bậc công việc được tính theo hệ số lương quy định tại thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước tương ứng với cấp bậc công việc của từng công việc cụ thể theo định mức xây dựng công trình của Bộ Xây dựng.
3. Chế độ phụ cấp lương
a) Phụ cấp khu vực: mức 0,7 tính trên mức lương tối thiểu chung do Chính phủ Việt Nam quy định tương ứng với từng thời kỳ, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.
b) Phụ cấp lưu động: mức 0,6 tính trên mức lương tối thiểu chung do Chính phủ Việt Nam quy định tương ứng với từng thời kỳ, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.
c) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: mức 0,4 tính trên mức lương tối thiểu chung do Chính phủ Việt Nam quy định tương ứng với từng thời kỳ, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
d) Phụ cấp thu hút: mức 70% tính trên lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn, nghiệp vụ, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút.
e) Phụ cấp đặc biệt: mức 30% so với hệ số mức lương hiện hưởng và hệ số giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng hoặc tương đương theo hạng công ty được xếp (nếu có) theo các thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
4. Hệ số không ổn định sản xuất: mức 15% tính trên lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 4. Chế độ ăn giữa ca
1. Mức ăn giữa ca: 20.000 đồng/người/ngày, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, mục IV Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong các công ty nhà nước.
2. Chi phí ăn giữa ca được lập và hạch toán thành khoản mục riêng trong dự toán xây dựng công trình.
Điều 5. Chi trả tiền lương và phụ cấp lương
1. Căn cứ vào dự toán chi phí nhân công và mức độ hoàn thành khối lượng công việc theo tiến độ thi công công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện tạm ứng tiền lương hàng tháng cho người lao động theo quy chế trả lương của đơn vị.
2. Hàng năm, căn cứ vào khối lượng hoàn thành công việc và quỹ tiền lương thực hiện tương ứng, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện thanh toán đúng, đủ tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác cho người lao động theo quy chế trả lương của đơn vị gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và mức độ đóng góp của người lao động vào hiệu quả chung của đơn vị.
Điều 6. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để chi trả cho các chế độ quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này được quy định như sau:
1. Đối với công nhân, viên chức trực tiếp tham gia xây dựng công trình được tính vào chi phí xây dựng công trình.
2. Đối với công nhân, viên chức quản lý dự án trực tiếp làm việc tại công trình được tính vào chi phí quản lý dự án.
3. Đối với công nhân, viên chức trực tiếp tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình được tính vào chi phí tư vấn xây dựng công trình.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện, chi trả tiền lương cho người lao động, quyết toán quỹ tiền lương và chi phí ăn giữa ca với chủ đầu tư.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Căn cứ các chế độ quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình hiện hành của Bộ Xây dựng, lập dự toán chi phí nhân công trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp dự án xây dựng công trình thủy điện có tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Nhà nước.
b) Tạm ứng và thanh toán cho nhà thầu thi công xây dựng công trình theo quy định.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
2. Đối với các dự án thủy điện do Việt Nam đầu tư tại Lào sử dụng vốn nhà nước dưới 30% thì có thể vận dụng chế độ tiền lương, phụ cấp lương, hệ số không ổn định sản xuất và chế độ ăn giữa ca quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này để làm cơ sở lập dự toán chi phí nhân công, trả lương đối với người lao động.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, LĐTL (25b)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "03/08/2011",
"sign_number": "22/2011/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Phạm Minh Huân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-15-2014-TT-BNNPTNT-huong-dan-62-2013-QD-TTg-phat-trien-hop-tac-san-xuat-tieu-thu-nong-san-229711.aspx | Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn 62/2013/QĐ-TTg phát triển hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2014/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2014
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2013/QĐ-TTG NGÀY 25/10/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này ban hành tiêu chí cánh đồng lớn; Hướng dẫn quy hoạch và tổ chức triển khai xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung theo mô hình cánh đồng lớn trong lĩnh vực trồng trọt.
2. Đối tượng áp dụng
a) Doanh nghiệp có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là tổ chức đại diện của nông dân) hoặc hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân).
b) Tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc nông dân.
c) Nông dân tham gia hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn là dự án hoặc phương án phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (sau đây gọi là hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản) được ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân; giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
Điều 3. Tiêu chí cánh đồng lớn
Việc chấp thuận và phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Tiêu chí bắt buộc
a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
(Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo phụ lục 1)
d) Quy mô diện tích của cánh đồng lớn:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành vùng nguyên liệu.
2. Tiêu chí khuyến khích
a) Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b) Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c) Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.
Điều 4. Hướng dẫn Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn
Tùy theo điều kiện cụ thể từng địa phương lựa chọn xây dựng một trong hai hình thức Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn làm căn cứ phê duyệt các Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn tại địa phương.
1. Căn cứ xây dựng Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt.
b) Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp (bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ; các quy hoạch khác của địa phương được cấp thẩm quyền phê duyệt).
d) Tiêu chí quy mô cánh đồng lớn quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
đ) Lợi thế của địa phương, dự báo nhu cầu thị trường của loại sản phẩm dự kiến sản xuất và định hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
e) Nhu cầu xây dựng cánh đồng lớn của các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân.
2. Thời gian thực hiện Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn
Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn phải ổn định tối thiểu trong 10 năm; định kỳ có kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.
3. Quy trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn
a) Quy trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch cánh đồng lớn: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
b) Quy trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch cánh đồng lớn
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Kế hoạch cánh đồng lớn của tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xây dựng Kế hoạch cánh đồng lớn và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, phê duyệt và công bố Kế hoạch cánh đồng lớn.
Điều 5. Quy định về xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
Tùy theo điều kiện cụ thể từng địa phương, doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân lựa chọn xây dựng một trong hai hình thức Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.
1. Chấp thuận về chủ trương
Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân có nhu cầu tham gia liên kết trong cánh đồng lớn, có đơn đề nghị xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến chấp thuận (mẫu đơn theo phụ lục 2).
Sau khi nhận được đơn đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan xem xét và trả lời bằng văn bản việc chấp thuận trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
2. Xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
Căn cứ vào ý kiến chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (mẫu Dự án hoặc Phương án theo phụ lục 3).
Phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 và Điểm b Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg phải thể hiện trong Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt
a) Đơn đề nghị phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (mẫu đơn theo phụ lục 4).
b) Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.
c) Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện (bản công chứng).
d) Thông tin về năng lực tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân được tính bằng sản lượng nông sản tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu trung bình 3 năm gần nhất; hoặc năng lực bảo quản và chế biến tính theo công suất kho, xưởng và máy móc thiết bị phục vụ chế biến hiện có của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân. Các thông tin này do doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
4. Quy trình thẩm định và phê duyệt
a) Sau khi được chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 07 bộ hồ sơ để tổ chức thẩm định.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo đường bưu điện hoặc ngay trong ngày nếu nhận hồ sơ trực tiếp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra mức độ đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu đơn vị nộp hơ sơ hoàn thiện đầy đủ nếu hồ sơ còn thiếu.
c) Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.
Trường hợp Dự án hoặc Phương án không được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân.
5. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đảm bảo theo lộ trình thực hiện đối với cây hàng năm là 5 năm, đối với cây lâu năm là 7 năm.
6. Lộ trình xây dựng nhu cầu nguyên liệu
Để đảm bảo thực hiện quy định về vùng nguyên liệu tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn thực hiện theo lộ trình tối thiểu quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này và được tính như sau:
a) Công thức tính tỷ lệ đáp ứng về nhu cầu nguyên liệu (theo phụ lục 5).
b) Bảng quy định lộ trình xây dựng nhu cầu nguyên liệu:
Loại cây trồng
Tỷ lệ tối thiểu đáp ứng về nhu cầu nguyên liệu (%)
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
1. Cây hàng năm
10
20
30
40
50
2. Cây lâu năm
10
15
20
25
30
40
50
c) Hàng năm, doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân xây dựng lộ trình vùng nguyên liệu báo cáo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Triển khai thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
Căn cứ vào Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn đã được phê duyệt, hàng năm doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán chi tiết gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn có đơn đề nghị và kèm theo Dự án hoặc Phương án bổ sung gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc thẩm định và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn được thực hiện theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 4 của Điều này.
Điều 6. Quy định hỗ trợ đối với nông dân
Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào hợp đồng và biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản ký giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân với nông dân trong khuôn khổ các dự án hoặc phương án cánh đồng lớn thực hiện trên địa bàn xã xác nhận việc thực hiện hợp đồng của nông dân để làm căn cứ cho việc xem xét nông dân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.
Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào xác nhận thực hiện hợp đồng thực hiện việc ưu đãi, hỗ trợ cho hộ nông dân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này.
b) Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá theo định kỳ tình hình thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg , định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cục Trồng trọt
Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối và các cơ quan liên quan thuộc Bộ hướng dẫn việc áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất và các công nghệ tiên tiến.
3. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Lồng ghép các dự án khuyến nông để xây dựng, nhân rộng các mô hình liên kết, hướng dẫn và tham gia tập huấn kỹ thuật cho nông dân, chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh hỗ trợ cán bộ kỹ thuật giúp các đơn vị tham gia liên kết trong xây dựng cánh đồng lớn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tùy theo nhu cầu phát triển cánh đồng lớn ở mỗi địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban điều hành xây dựng cánh đồng lớn do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là trưởng ban hoặc lồng ghép với các ban chỉ đạo khác của tỉnh để giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch hoặc Kế hoạch, chính sách cánh đồng lớn trên địa bàn.
b) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chí quy mô diện tích tối thiểu, các tiêu chí khác về cánh đồng lớn và mức hỗ trợ cụ thể của địa phương về xây dựng cánh đồng lớn.
c) Thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
d) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách hỗ trợ hàng năm cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia cánh đồng lớn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện các Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn và báo cáo kết quả theo quy định.
e) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tranh chấp, vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên liên kết; xem xét, quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các bên vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
g) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền khuyến khích dồn điền, đổi thửa; hướng dẫn, tư vấn cho các bên tham gia liên kết thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời bổ sung, sửa đổi./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát;
- Các Thứ trưởng Bộ NN và PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo Chính phủ;
- Website chính phủ, Website Bộ NN và PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VP, KTHT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
PHỤ LỤC I
MẪU HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
(Kèm theo Thông tư số : 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
HỢP ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ…………………...
Số: ………/ 20 /HĐSXTT
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự năm 2005;
- .....
Hôm nay, ngày……… tháng ……… năm 20…. tại ................................. ………………………………………………………, hai bên gồm:
BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN .......
Địa chỉ:….…………………………………………………………....
Điện thoại:………………………… Fax: ……………………………....
Mã số thuế: ……………………………………………………………....
Tài khoản: ………………………………………………………………....
Do ông/bà: ………………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………. làm đại diện.
BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN…………..
Do ông/bà :…………………… Chức vụ: ………………. làm đại diện.
CMND số:..…………….ngày cấp ……………….nơi cấp……..…………
Địa chỉ: …………………………………………….………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………
Tài khoản: ………………………………………………………………….
Sau khi bàn bạc trao đổi thống nhất, hai bên nhất trí ký Hợp đồng như sau:
Điều 1.
Nội dung chính
1. Bên B đồng ý Hợp đồng sản xuất và bán (tiêu thụ) …………cho bên A:
- Thời gian sản xuất: từ ngày…... tháng ….. năm …….. đến ngày…. tháng ……. năm..........
- Diện tích: ………..……………… ha.
- Sản lượng dự kiến: ………………… tấn.
- Địa điểm: ......................................................................................
2. Bên A bán (trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên B giống, vật tư phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Tên sản phẩm
Diện tích sản xuất (ha)
Số lượng (tấn)
Đơn giá (đồng/tấn)
Thành tiền (đồng)
1.
2.
Tổng cộng
3. Nếu bên B tự mua (tên giống hoặc vật tư)................ : ............... (tên giống hoặc vật tư) mà bên B tự mua phải là loại ...................... đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống ............., được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B bán ..................hàng hóa cho bên A:
- Số lượng tạm tính: ....................................................................................
- Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm...................... do hai bên đã thoả thuận được ghi ở Điều 3 dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.
Điều 2. Thời gian, địa điểm giao nhận và bốc xếp
1. Thời gian giao hàng
2. Địa điểm giao, nhận hàng
3. Bốc xếp, vận chuyển, giao nhận
Điều 3. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng
1. Giống và vật tư nông nghiệp (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B):
- Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động
- Phương thức thanh toán
- Thời hạn thanh toán
2. Sản phẩm hàng hóa
- Tiêu chuẩn: (các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa phải đạt được).
- Giá nông sản dự kiến (giá trên thị trường tại thời điểm thu hoạch hoặc giá sàn hoặc mức bù giá….)
- Phương thức và thời điểm thanh toán
3. Địa điểm giao hàng
- Ghi rõ địa điểm bên B giao sản phẩm nông sản hàng hoá cho bên A
Điều 4. Trách nhiệm bên A
- Giới thiệu doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.
- Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất)
- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách - phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.
- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).
- Cung cấp bao bì đựng ……… cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
- ……………
Điều 5. Trách nhiệm bên B
- Bên B phải tuân thủ các qui trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
- Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.
- Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng v.v....
- Lập danh sách hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có danh sách kèm theo hợp đồng).
- …………….
Điều 6. Xử lý vi phạm
1. Trường hợp bên A vi phạm Hợp đồng
Nếu bên A được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên A cho bên B.
2. Trường hợp bên B vi phạm Hợp đồng
Nếu bên B được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên B cho bên A.
Điều 7. Điều khoản chung
1. Trong trường hợp có phát sinh trong hợp đồng thì cả hai bên phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất giải quyết.
2. Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng đã ký, trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên cùng bàn bạc thống nhất để bổ sung bằng văn bản hay phụ lục Hợp đồng. Nếu có trường hợp vi phạm Hợp đồng mà hai bên không thể thương lượng được thì các bên xem xét đưa ra toà án để giải quyết theo pháp luật.
Hợp đồng được lập thành ……. bản, mỗi bên giữ ….. bản có giá trị ngang nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN B
ĐẠI DIỆN BÊN A
PHỤ LỤC II
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT ………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
……………., ngày tháng năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh…………..
Căn cứ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 /4 /2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn số ………..của UBND tỉnh ……………………..
………….. kính trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét và chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn tại xã…….huyện…….. tỉnh…., với các nội dung như sau:
1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn …………………………………..
2. Cơ quan xây dựng:
Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân ………………………..........
3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….……………
4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; Bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)
……………………………………………………………….……………
5. Nội dung và quy mô:
……………………………………………………………….………………
6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….………………
7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):
……………………………………………………………….………………
8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):
……………………………………………………………….………………
………… đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét, chấp thuận chủ trương xây dựng cánh lớn hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ…………….. để …………………….… làm căn cứ thực hiện./.
GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHỤ LỤC III
MẪU ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
1. Tên Dự án (Phương án): Tên Dự án (Phương án) phải ghi rõ đây là Dự án (Phương án) cánh đồng lớn đối với loại cây trồng gì và địa bàn triển khai chính là ở đâu. Ví dụ: Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu tại huyện X, tỉnh Y.
2. Địa chỉ thực hiện Dự án (Phương án): Ghi đầy đủ địa chỉ tên các xã, huyện, tỉnh Dự án sẽ triển khai.
3. Các đối tác tham gia Dự án (Phương án)
a) Doanh nghiệp: Tên của các doanh nghiệp, loại hình dịch vụ kinh doanh chính (ví dụ chế biến xuất khẩu gạo), năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây.
b) Tổ chức đại diện của nông dân: Tên Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và số lượng thành viên tham gia.
c) Nông dân: Số lượng nông dân tham gia.
4. Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm về việc phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn của Ủy ban nhân dân tỉnh……........
- Văn bản số / -SNN ngày tháng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ………….về việc chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn…………………………………………………………...
- Những căn cứ khác (nếu có) ……………………………………………...
5. Mục tiêu:
Nêu rõ các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác.
Phần II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN.
1. Bối cảnh xây dựng dự án: Giới thiệu các nội dung chính sau đây
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản mà Dự án dự kiến đầu tư sản xuất. Những thuận lợi khó khăn hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang gặp phải.
- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ (sản lượng, chất lượng và giá cả nông sản) và những rủi ro của phương thức sản xuất hiện tại (không có liên kết).
- Cơ hội mà liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tạo ra cho các thành phần tham gia Dự án (Phương án).
2. Địa bàn triển khai và thời gian thực hiện
- Địa bàn triển khai: Tên địa điểm (mô tả theo Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn); đặc điểm kinh tế xã hội vùng sản xuất.
- Thời gian thực hiện: Ghi rõ số năm và số vụ sản xuất mà Dự án (Phương án) dự kiến tổ chức xây dựng cánh đồng lớn.
3. Nội dung kế hoạch đầu tư sản xuất trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn, bao gồm các kế hoạch cụ thể sau:
- Diện tích, năng suất, sản lượng, giống nông sản dự kiến theo từng năm, từng mùa vụ liên kết.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng phục vụ sản xuất (mương máng, bờ vùng, đường nội đồng, trạm bơm, kho chứa, hệ thống điện).
- Kế hoạch đầu tư, chi phí vật tư, phân bón và lao động cho sản xuất theo mùa vụ trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Kế hoạch tiêu thụ, bảo quản và chế biến nông sản cho nông dân.
4. Hình thức liên kết:
Mô tả cụ thể các hình thức liên kết dự kiến sẽ áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong cung cấp dịch vụ và vật tư phân bón cho nông dân.
- Vai trò của doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân, chính quyền nhà nước và các tác nhân khác trong liên kết sản xuất.
5. Quy trình sản xuất và quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:
- Mô tả quy trình sản xuất (kỹ thuật làm đất; chủng loại giống; yêu cầu phẩm cấp chất lượng giống sử dụng trong sản xuất; quy trình bón phân, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ; quy trình thu hoạch và sơ chế và bảo quản…) được quy định trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (thường do các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đề xuất và được các đối tác tham gia cánh đồng lớn như nông dân, doanh nghiệp cung cấp phân bón vật tư nông nghiệp chấp nhận nhằm bảo đảm chất lượng nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất).
- Mô tả phương thức kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
6. Các hoạt động và các giải pháp chính nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Củng cố, đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng cánh đồng lớn.
- Xây dựng các tổ chức nông dân.
- Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản và hợp đồng cung cấp vật tư dịch vụ đầu vào cho sản xuất.
- Đào tạo, tập huấn cho nông dân.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Các giải pháp khác(nếu có)
7. Đề xuất kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Xác định những khoản mục, hoạt động cần thiết nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Dự toán chi tiết kinh phí đầu tư thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
Phần III: HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
1. Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án (Phương án)
- Lợi ích chung mà Dự án (Phương án) cánh đồng lớn có thể mang lại như: Nâng cao được chất lượng và giá bán nông sản; nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản; góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở địa phương.
- Lợi ích đối với nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân như: Nâng cao thu nhập cho người sản xuất; hạn chế rủi ro trong sản xuất.
- Lợi ích đối với các doanh nghiệp: Bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đánh giá các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu
- Các rủi ro về thị trường và giải pháp khắc phục trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Những rủi ro về mặt tổ chức thực hiện các Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Các rủi ro và rào cản khác Dự án hoặc Phương án có thể gặp phải.
Phần IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nêu cụ thể các nội dung sau đây trong Kế hoạch tổ chức thực hiện:
1. Kế hoạch xây dựng tổ chức đại diện của nông dân.
2. Kế hoạch đào tạo kỹ thuật cho nông dân.
3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.
4. Kế hoạch hỗ trợ các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.
5. Kế hoạch tài chính.
6. Kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHỤ LỤC IV
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT …………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /-
……………., ngày tháng năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
Kính gửi:
- Ủy ban nhân dân tỉnh………………………………………………
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh……………………..
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 /4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn số ……ngày………. tháng………năm…….… của UBND tỉnh ……………………………..
- Căn cứ vào Văn bản chấp thuận số…………ngày……tháng …….năm……của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chấp thuận chủ trương xây dựng dự án (phương án) cánh đồng lớn ……………………………………………………………………………
………….. kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh…………, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ……… xem xét và phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn tại xã …….huyện…….. tỉnh………………….., với các nội dung như sau:
1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ ………. …………………………………………………………………..
2. Cơ quan xây dựng Dự án (Phương án):
Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân……………………………...
3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….……………
4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng dất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)
……………………………………………………………….……………
……………………………………………………………….……………
5. Nội dung và quy mô Dự án (Phương án):
……………………………………………………………….………………
……………………………………………………………….………………
……………………………………………………………….………………
6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….………………
7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):
……………………………………………………………….………………
8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):
……………………………………………………………….………………
9. Lộ trình thực hiện:
……………………………………………………………….………………
10. Dự kiến kết quả triển khai:
………………………………………………….………………………….
………………………………………………….………………………….
11. Tổ chức thực hiện:
……………………………………………………………….…………….
………… đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…………, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn………, xem xét, phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ …….. để …………… làm căn cứ thực hiện./.
GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHỤ LỤC V
CÔNG THỨC TỈNH TỶ LỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUYÊN LIỆU
(Kèm theo Thông tư số 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Công thức:
A = Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu (%)
B = Sản lượng nông sản nguyên liệu ký trong Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản nằm trong các cánh đồng lớn mà đơn vị đăng ký.
C = Năng lực tiêu thụ nông sản của đơn vị tính bằng sản lượng nông sản tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu trung bình của đơn vị trong 3 năm gần đây; hoặc năng lực bảo quản và chế biến tính theo công suất kho, xưởng và máy móc thiết bị phục vụ chế biến. Các thông tin này do đơn vị tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hồ sơ Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu N có năng lực xuất khẩu hàng năm là 15.000 tấn. Tại vụ đông xuân năm 2014, Công ty này có các Hợp đồng nông sản với nông dân ở các cánh đồng lớn tỉnh M với tổng sản lượng ghi trong các Tổng sản lượng cộng từ các Hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn là 5.000 tấn. Vậy tỷ lệ đáp ứng vùng nguyên liệu của Công ty N trong vụ đông xuân 2014 được tính như sau:
Hằng năm, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân có trách nhiệm tính toán tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu này báo cáo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm căn cứ xét cho đơn vị được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân chỉ được xem xét hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ nếu tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu này đáp ứng lộ trình quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 5 của Thông tư.
Chú ý, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu này không giống với tỷ lệ thành công của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thường được tính bằng tỷ lệ (%) của tổng sản lượng nông sản tiêu thụ trên thực tế qua hợp đồng chia cho tổng sản lượng nông sản ký kết giữa bên sản xuất và bên bao tiêu sản phẩm. | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "29/04/2014",
"sign_number": "15/2014/TT-BNNPTNT",
"signer": "Trần Thanh Nam",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-124-2013-TT-BTC-muc-thue-suat-xuat-khau-than-nhom-27-01-205806.aspx | Thông tư 124/2013/TT-BTC mức thuế suất xuất khẩu than nhóm 27.01 | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 124/2013/TT-BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2013
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI MỨC THUẾ SUẤT THUẾ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THAN THUỘC NHÓM 27.01 TẠI BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 710/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 22/11/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 tại Biểu thuế xuất khẩu.
Điều 1. Sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu
Sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 tại Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Thông tư số 71/2013/TT-BTC ngày 23/5/2013 của Bộ Tài chính thành mức thuế suất thuế xuất khẩu mới theo danh mục mặt hàng chịu thuế như sau:
Số TT
Mô tả hàng hoá
Thuộc các nhóm hàng, phân nhóm, mã số
Thuế suất
(%)
33
Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá
27.01
10
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VP BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (PXNK).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "30/08/2013",
"sign_number": "124/2013/TT-BTC",
"signer": "Vũ Thị Mai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-12-2020-TT-BLDTBXH-co-so-vat-chat-thuc-hanh-trinh-do-cao-dang-cho-Cat-got-kim-loai-460859.aspx | Thông tư 12/2020/TT-BLĐTBXH cơ sở vật chất thực hành trình độ cao đẳng cho Cắt gọt kim loại mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2020/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO 02 NGÀNH, NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI; KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho 02 ngành, nghề: Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho 02 ngành, nghề: Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, gồm:
1. Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề Cắt gọt kim loại tại Phụ lục 01.
2. Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí tại Phụ lục 02.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Các trường trung cấp, trường cao đẳng có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp các ngành, nghề nêu trên có trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của Thông tư này để đảm bảo tổ chức đào tạo chất lượng và hiệu quả.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư, Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Tấn Dũng
PHỤ LỤC 01
QUY ĐỊNH CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
MỤC LỤC
Phần I. Phần thuyết minh
Phần II. Quy định về tiêu chuẩn cho từng phòng, xưởng chức năng
1. Quy định chung
2. Phòng kỹ thuật cơ sở
3. Phòng thực hành máy vi tính
4. Phòng học ngoại ngữ
5. Phòng thí nghiệm vật liệu
6. Phòng thực hành đo lường
7. Phòng thực hành CAD/CAM
8. Phòng điện cơ bản
9. Xưởng nguội cơ bản
10. Xưởng gia công cắt gọt vạn năng
11. Xưởng gia công cắt gọt CNC
Phần III. Các tiêu chuẩn tham chiếu
PHẦN I
PHẦN THUYẾT MINH
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm được áp dụng để thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo khu thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm cho ngành, nghề cắt gọt kim loại trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm dùng để hướng dẫn chi tiết cho từng loại phòng/xưởng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và đề xuất một số sơ đồ hướng dẫn bố trí, lắp đặt thiết bị trong từng phòng/xưởng để đạt hiệu quả cao trong đào tạo.
Ngành, nghề cắt gọt kim loại được bố trí trong 10 phòng/xưởng gồm:
1. Phòng kỹ thuật cơ sở
2. Phòng thực hành máy vi tính
3. Phòng học ngoại ngữ
4. Phòng điện cơ bản
5. Xưởng nguội cơ bản
6. Phòng thí nghiệm vật liệu
7. Phòng thực hành đo lường
8. Phòng thực hành CAD/CAM
9. Xưởng gia công cắt gọt vạn năng
10. Xưởng gia công cắt gọt CNC
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm cho ngành, nghề cắt gọt kim loại được áp dụng để lập kế hoạch đầu tư, thẩm định dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo khu thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm ngành, nghề cắt gọt kim loại trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong phạm vi cả nước.
PHẦN II
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHO TỪNG PHÒNG/XƯỞNG CHỨC NĂNG
1. Quy định chung
Phòng/xưởng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm phải có không gian nghiên cứu khoa học và tổ chức sản xuất hoặc xây dựng các mô hình thiết bị, đào tạo tay nghề chuyên sâu, được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, yêu cầu thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.
Phòng thực hành máy vi tính, phòng ngoại ngữ có thể sử dụng chung cho nhiều ngành, nghề đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hạn chế đặt các phòng/xưởng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm gần các trạm biến thế có công suất lớn, đường dây cao thế.
Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện cho việc phòng cháy, chữa cháy.
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm tại thời điểm áp dụng có chất lượng thấp hơn Tiêu chuẩn quốc gia hiện hành thì Tiêu chuẩn quốc gia được thay thế quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
2. Phòng kỹ thuật cơ sở
2.1. Chức năng của phòng
Phòng học kỹ thuật cơ sở là phòng được trang bị các thiết bị sử dụng để dạy và học các nội dung lý thuyết và những nội dung thực hành đơn giản của nghề Cắt gọt kim loại. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 35 người học.
2.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy tính
Bộ
1
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Tủ đựng hồ sơ và dụng cụ
Chiếc
2
4
Bảng di động
Chiếc
1
5
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 2.1. Danh mục các thiết bị chính phòng Kỹ thuật cơ sở
Ghi chú: Các mô hình, cơ cấu, dụng cụ, đồ bảo hộ trong danh mục sẽ được sắp xếp và lưu trữ trong các tủ đựng hồ sơ và dụng cụ.
Đối với các thiết bị chiếm diện tích lớn hoặc số lượng nhiều có thể bố trí trong kho/phòng được thiết kế riêng.
2.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 2.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng kỹ thuật cơ sở
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Tủ đựng hồ sơ và dụng cụ
4. Bảng di động
5. Bảng đen, phông máy chiếu
2.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
2.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định như mô tả ở hình 2.1 và bảng 2.2
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 2.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng học
2.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 60 m2
2.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí phải đảm bảo:
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Cách xa các nguồn gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
2.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải,
chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột (kg)
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch (kg)
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 2.3: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
2.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
2.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 2.4: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
2.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
2.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
2.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo thông gió tự nhiên
- Thông gió tự nhiên phải đảm bảo lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
2.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
2.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/ lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/ nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
3. Phòng thực hành máy vi tính
3.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành máy vi tính là phòng học được sử dụng để giảng dạy môn học tin học và các nội dung liên quan về máy tính cho 01 lớp học tối đa 18 người học.
3.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy vi tính
Bộ
19
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Máy in
Chiếc
1
4
Máy Scan (Scanner)
Chiếc
1
5
Tủ đựng dụng cụ
Chiếc
1
6
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 3.1. Danh mục các thiết bị chính phòng Thực hành máy vi tính
3.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 3.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng thực hành máy vi tính
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Máy in
4. Máy Scan (Scanner)
5. Tủ đựng dụng cụ
6. Bảng đen, phông máy chiếu
3.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
3.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định như mô tả ở hình 3.1 và bảng 3.2
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn:
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 3.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng thực hành máy vi tính
3.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 48 m2
3.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Tránh đặt gần khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ, các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp, các động cơ và máy phát điện, thiết bị hàn nhiệt.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
3.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 3.3: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
3.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
3.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 3.4: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
3.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
3.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
3.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất. Để đảm bảo yêu cầu vi khí hậu và nhiệt độ trong quá trình học, nên sử dụng thiết bị điều hòa không khí.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
3.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
3.4.11. Quy định về độ bụi
Nồng độ bụi trong phòng thấp hơn 100 µg/ m3/24h.
3.4.12. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
3.4.13. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai. Đảm bảo kết nối tín hiệu ổn định từ máy chủ đến các máy tính và giữa các máy tính với nhau.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
4. Phòng học ngoại ngữ
4.1. Chức năng của phòng:
Phòng học ngoại ngữ là phòng học tích hợp được sử dụng để giảng dạy môn ngoại ngữ cho 01 lớp học tối đa 18 người học.
4.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy vi tính
Bộ
19
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Máy Scan (Scanner)
Chiếc
1
4
Bàn điều khiển
Chiếc
1
5
Khối điều khiển trung tâm
Chiếc
1
6
Khối điều khiển thiết bị ngoại vi
Bộ
1
7
Tai nghe
Bộ
19
8
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 4.1. Danh mục các thiết bị chính phòng học ngoại ngữ
4.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 4.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng học ngoại ngữ
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy vi tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Máy Scan (Scanner)
4. Bàn điều khiển
5. Khối điều khiển trung tâm
6. Khối điều khiển thiết bị ngoại vi
7. Tai nghe
8. Bảng đen, phông máy chiếu
4.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
4.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định như mô tả ở hình 4.1 và bảng 4.2
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn:
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 4.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng thực hành máy vi tính
4.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 48 m2
4.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Tránh đặt gần khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ, các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp, các động cơ và máy phát điện, thiết bị hàn nhiệt hoặc các khu vực có mùi vị (phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
4.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải,
chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 4.1: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
4.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
4.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm
lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 3.2: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
4.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
4.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
4.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
4.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
4.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh /nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
4.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai. Đảm bảo kết nối tín hiệu ổn định từ thiết bị điều khiển trung tâm đến các cabin thực hành.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
5. Phòng thí nghiệm vật liệu
5.1. Chức năng của phòng
Phòng thí nghiệm vật liệu là phòng được sử dụng để đào tạo các nội dung liên quan đến lĩnh vực vật liệu như sức bền vật liệu và vật liệu cơ khí... vv cho 1 lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại hoặc các chuyên ngành cơ khí khác có học các nội dung trên. Bên cạnh đó, phòng còn được sử dụng để hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện bài tập lớn, đồ án kỹ thuật có liên quan đến thí nghiệm đặc tính vật liệu. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 10 người học.
5.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy đo độ cứng
Chiếc
1
2
Máy thử kéo, nén vạn năng
Bộ
1
3
Lò nhiệt luyện điện trở
Chiếc
1
4
Máy tính
Bộ
2
5
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
6
Tủ đựng dụng cụ, đồ gá
Chiếc
1
7
Tủ đựng tài liệu
Chiếc
1
8
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 5.1. Danh mục các thiết bị chính phòng thí nghiệm vật liệu
5.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 5.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thí nghiệm vật liệu
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy đo độ cứng
2. Máy thử kéo, nén vạn năng
3. Lò nhiệt luyện điện trở
4. Máy tính
5. Máy chiếu (Projector)
6. Tủ đựng dụng cụ, đồ gá
7. Tủ đựng tài liệu
8. Bảng đen, phông máy chiếu
5.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
5.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Chiều rộng và chiều dài của khu vực thao tác/thực hành ≥ 1 m, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích của một vị trí thực hành tối thiểu 4 m2
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
5.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 55 m2 (cho 10 người học)
5.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Phòng phải cách xa các nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị (xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: ≥ 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
5.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 5.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
5.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
5.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm
lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 5.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
5.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
5.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
5.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
5.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
5.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/ lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn, bảng hướng dẫn thao tác/ vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
5.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
6. Phòng thực hành đo lường
6.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành đo lường là phòng được sử dụng để đào tạo nội dung liên quan đến dung sai - đo lường kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm cho một lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại. Bên cạnh đó, phòng còn được sử dụng để hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện bài tập lớn, đồ án kỹ thuật liên quan đến kiểm tra chất lượng các chi tiết cơ khí sau khi gia công. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 10 người học.
6.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy đo độ nhám
Bộ
1
2
Máy đo tọa độ 3 chiều
Bộ
1
3
Máy tính
Bộ
2
4
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
5
Máy in
Chiếc
1
6
Tủ đựng hồ sơ và dụng cụ
Chiếc
2
7
Bàn máp
Chiếc
1
8
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 6.1. Danh mục các thiết bị chính phòng thực hành đo lường
6.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 6.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành đo lường
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy đo độ nhám
2. Máy đo tọa độ 3 chiều
3. Máy tính
4. Máy chiếu (Projector)
5. Máy in
6. Tủ đựng hồ sơ và dụng cụ
7. Bàn máp
8. Bảng đen, phông máy chiếu
6.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
6.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Chiều rộng và chiều dài của khu vực thao tác/thực hành ≥ 1 m, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích của một vị trí thực hành tối thiểu 4 m2.
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
6.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 55 m2 (cho 10 người học)
6.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Đặt cách xa các nguồn gây ra rung động và tiếng ồn.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: ≥ 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,4 m và chiều cao tối thiểu là 2,4 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
6.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 6.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
6.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập.
6.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 6.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
6.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
6.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
6.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất. Để đảm bảo yêu cầu vi khí hậu và nhiệt độ trong quá trình học, nên sử dụng thiết bị điều hòa không khí.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
6.4.10. Quy định về rung động
- Đối với dải tần số ≤ 10 Hz thì biên độ rung động không vượt quá 2µm.
- Đối với dải tần số 10 ÷ 50 Hz thì gia tốc rung động không vượt quá 0,004 m/s2.
6.4.11. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
6.4.12. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn, bảng hướng dẫn thao tác/ vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
6.4.13. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
7. Phòng thực hành CAD/CAM
7.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành CAD/CAM là phòng thực hành được sử dụng để đào tạo các nội dung liên quan đến lĩnh vực thiết kế kỹ thuật cơ khí CAD và lập trình gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy vi tính CAM cho 1 lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại hoặc các chuyên ngành cơ khí khác có học các nội dung trên. Bên cạnh đó, phòng còn được sử dụng để hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện bài tập lớn, đồ án kỹ thuật liên quan đến thiết kế và lập trình gia công chi tiết/cụm chi tiết sử dụng công nghệ CAD/CAM.
7.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy tính
Bộ
19
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Máy in
Chiếc
1
4
Tủ đựng tài liệu
Chiếc
1
5
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 7.1. Danh mục các thiết bị chính phòng thực hành CAD/CAM
7.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
7.3.1. Phương án 1: phòng được sử dụng để giảng dạy cho 18 người học
Hình 7.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng thực hành CAD/CAM cho 18 người học
7.3.2. Phương án 2: phòng được sử dụng để giảng dạy cho 10 người học
Hình 7.2: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng thực hành CAD/CAM cho 10 người học
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Máy in
4. Tủ đựng dụng cụ
5. Bảng đen, phông máy chiếu
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở để xem xét lựa chọn sơ đồ phù hợp.
7.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
7.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định ở như mô tả ở hình 7.1 và bảng 7.2 (cho 18 người học)
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn:
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 7.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng thực hành CAD/CAM
7.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng cho 18 người học: Tối thiểu 60 m2
Yêu cầu về diện tích của phòng cho 10 người học: Tối thiểu 48 m2
7.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Tránh đặt gần khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ, các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp, các động cơ và máy phát điện, thiết bị hàn nhiệt.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp (đối với lớp học 18 người học)
+ Đối với phòng 10 người học chỉ cần bố trí 01 cửa ra vào ở đầu lớp học.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
7.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G≥ 6
G ≥ 6
Bảng 7.3: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
7.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
7.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 7.4: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
7.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
7.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
7.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất. Để đảm bảo yêu cầu vi khí hậu và nhiệt độ trong quá trình học, nên sử dụng thiết bị điều hòa không khí.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
7.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
7.4.11. Quy định về độ bụi
Nồng độ bụi trong phòng thấp hơn 100µg/m3/24h.
7.4.12. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/ lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/ nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
7.4.13. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai. Đảm bảo kết nối tín hiệu ổn định từ máy chủ đến các máy tính và giữa các máy tính với nhau.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
8. Phòng điện cơ bản
8.1. Chức năng của phòng
Phòng điện cơ bản là phòng tích hợp được sử dụng để đào tạo môn kỹ thuật điện cho 1 lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại hoặc các chuyên ngành khác có học môn học trên. Bên cạnh đó, phòng còn được sử dụng để hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện bài tập lớn, đồ án kỹ thuật có liên quan đến đấu nối, lắp ráp các mạch điện.
8.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy vi tính
Bộ
1
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Máy biến áp 1 pha
Chiếc
1
4
Máy biến áp 3 pha
Chiếc
1
5
Động cơ điện không đồng bộ 1 pha
Chiếc
1
6
Động cơ điện không đồng bộ 3 pha
Chiếc
1
7
Bàn thực hành khí cụ điện
Bàn
5
8
Tủ hồ sơ và dụng cụ
Chiếc
1
9
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 8.1. Danh mục các thiết bị chính phòng điện cơ bản
8.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
8.3.1. Phương án 1: Bố trí giảng dạy cho 18 người học
Hình 8.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng điện cơ bản
8.3.2. Phương án 2: Bố trí giảng dạy cho 10 người học
Hình 8.2. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng điện cơ bản
8.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
8.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Chiều rộng và chiều dài của khu vực thao tác/thực hành ≥ 1 m, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích của một vị trí thực hành tối thiểu 2 m2.
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
8.4.2. Quy định về diện tích
- Yêu cầu về diện tích của phòng cho 18 người học: Tối thiểu 65 m2
- Yêu cầu về diện tích của phòng cho 10 người học: Tối thiểu 56 m2
8.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Phòng phải cách xa các nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị (xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
b. Kiến trúc
Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
8.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 8.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
8.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
8.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 8.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
8.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
8.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
8.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
8.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
8.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/ lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn, bảng hướng dẫn thao tác/vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
8.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
9. Xưởng nguội cơ bản
9.1. Chức năng của xưởng
Xưởng nguội cơ bản là xưởng thực hành cơ bản được sử dụng để đào tạo nội dung nguội cơ bản cho một lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại và các nghề cơ khí có nội dung trên. Bên cạnh đó xưởng còn hỗ trợ phục vụ các nội dung chuyên môn khác như: bài tập lớn, đồ án kỹ thuật có liên quan đến việc chế tạo và lắp ráp các chi tiết có sử dụng các dụng cụ cầm tay.
9.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy khoan đứng
Bộ
2
2
Máy khoan bàn
Bộ
2
3
Máy mài 2 đá
Chiếc
1
4
Máy mài cầm tay
Chiếc
5
5
Bàn nguội
Bộ
11
6
Bàn máp
Chiếc
1
7
Tủ để dụng cụ đo và học liệu
Chiếc
2
8
Máy vi tính
Bộ
1
9
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
10
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 9.1. Danh mục các thiết bị chính xưởng nguội cơ bản
9.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
9.3.1 Phương án 1: Thiết kế có khu vực học lý thuyết (giảng dạy 10 người học)
Hình 9.1. Sơ đồ bố trí thiết bị xưởng nguội cơ bản cho 10 người học
9.3.2. Phương án 2: thiết kế có khu vực học lý thuyết (giảng dạy 18 người học)
Hình 9.2. Sơ đồ bố trí thiết bị xưởng nguội cơ bản cho 18 người học
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở để xem xét lựa chọn sơ đồ phù hợp.
Ghi chú các số trong sơ đồ:
Ký hiệu
Tên thiết bị
1
Máy khoan đứng
2
Máy khoan bàn
3
Máy mài 2 đá
4
Máy mài cầm tay
5
Bàn nguội
6
Bàn máp
7
Tủ để dụng cụ đo và học liệu
8
Máy vi tính
9
Máy chiếu (Projector)
10
Bảng đen, phông máy chiếu
Các bộ dụng cụ, búa, đột, đồ bảo hộ trong danh mục sẽ được được sắp xếp và lưu trữ trong tủ để dụng cụ đo và học liệu (ký hiệu số 7 trong sơ đồ) hoặc trên các bàn nguội (ký hiệu số 5 trong sơ đồ).
9.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của xưởng
9.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Chiều rộng và chiều dài của khu vực thao tác/thực hành ≥ 1 m, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích của một vị trí thực hành tối thiểu 2 m2.
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. Các thiết bị, máy nhỏ như máy mài hai đá, máy khoan nếu không có tủ điện hoặc bộ phận tháo lắp khi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ ở phía sau để đảm bảo không gian bảo dưỡng bảo trì và vệ sinh thiết bị sau khi làm việc thì khoảng cách từ thiết bị đến tường ≥ 0,4 m. Khoảng cách giữa các máy ≥ 1,5 m.
9.4.2. Quy định về diện tích
- Yêu cầu về diện tích của phòng cho 18 người học: Tối thiểu 91 m2
- Yêu cầu về diện tích của phòng cho 10 người học: Tối thiểu 70 m2
9.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy, lắp đặt máy móc, vận chuyển nguyên nhiên - vật liệu
- Nền đất tốt, không úng, ngập, đảm bảo công tác nền móng.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3,6 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
9.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Xưởng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 9.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
9.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong xưởng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
9.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 9.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
9.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
9.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
9.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong xưởng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25 m3/h/ người học.
9.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
9.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong xưởng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/ lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn xưởng, bảng hướng dẫn thao tác/vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/ nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
10. Xưởng gia công cắt gọt vạn năng
10.1. Chức năng của xưởng
Xưởng gia công cắt gọt vạn năng là xưởng thực hành chuyên môn được sử dụng để đào tạo các mô đun tiện, phay, xọc, doa, mài cơ bản và chuyên sâu cho một lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại và các nghề cơ khí có các mô đun đào tạo tương đương. Bên cạnh đó xưởng còn hỗ trợ phục vụ các nội dung chuyên môn khác như: bài tập lớn, đồ án kỹ thuật liên quan đến việc chế tạo các chi tiết máy trên các máy gia công cắt gọt vạn năng.
10.2. Danh mục thiết bị chính
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy tiện
Chiếc
5
2
Máy phay
Chiếc
5
3
Máy xọc
Chiếc
1
4
Máy doa vạn năng
Chiếc
1
5
Máy mài phẳng
Chiếc
1
6
Máy mài tròn
Chiếc
1
7
Máy mài sửa dao đa năng
Chiếc
1
8
Máy khoan
Chiếc
2
9
Máy mài 2 đá
Chiếc
2
10
Bàn máp
Chiếc
2
11
Bàn nguội
Chiếc
6
12
Tủ đựng dụng cụ đo và học liệu
Chiếc
2
13
Máy tính
Chiếc
1
14
Máy chiếu
Chiếc
1
15
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 10.1. Danh mục các thiết bị chính xưởng gia công cắt gọt vạn năng
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở để xem xét lựa chọn sơ đồ phù hợp.
10.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 10.1. Sơ đồ bố trí thiết bị xưởng gia công cắt gọt vạn năng
Ghi chú các số trong sơ đồ:
Ký hiệu
Tên thiết bị
1
Máy tiện
2
Máy phay
3
Máy xọc
4
Máy doa vạn năng
5
Máy mài phẳng
6
Máy mài tròn
7
Máy mài sửa dao đa năng
8
Máy khoan
9
Máy mài 2 đá
10
Bàn máp
11
Bàn nguội
12
Tủ đựng dụng cụ đo và học liệu
13
Máy tính
14
Máy chiếu
15
Bảng đen, phông máy chiếu
Các bộ dụng cụ, dao, đồ bảo hộ trong danh mục sẽ được được sắp xếp và lưu trữ trong tủ để dụng cụ đo và học liệu (ký hiệu số 12 trong sơ đồ) hoặc trên các bàn nguội (ký hiệu số 11 trong sơ đồ).
10.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của xưởng
10.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Chiều rộng và chiều dài của khu vực thao tác/ thực hành ≥ 1 m, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích của một vị trí thực hành tối thiểu 4 m2.
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. Các thiết bị máy nhỏ như máy mài hai đá, máy khoan nếu không có tủ điện hoặc bộ phận tháo lắp khi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ ở phía sau để đảm bảo không gian bảo dưỡng bảo trì và vệ sinh thiết bị sau khi làm việc thì khoảng cách từ thiết bị đến tường ≥ 0,4 m. Đối với những thiết bị có tủ điện hay bộ phận tháo lắp các chi tiết liên quan đến bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa được quay về phía tường thì khoảng cách từ máy đến tường ≥ 1 m. Khoảng cách giữa các máy theo phương ngang ≥ 1 m, theo phương dọc có vị trí thao tác ≥ 1,5 m.
10.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của xưởng: Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của xưởng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong sơ đồ.
10.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy, lắp đặt máy móc, vận chuyển nguyên nhiên - vật liệu.
- Đặt ở tầng trệt của tòa nhà cao tầng, xưởng kết cấu thép hoặc những vị trí có tải trọng sàn đáp ứng yêu cầu.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3,6 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi
+ Chiều rộng và chiều cao cửa chính tối thiểu là 3 m.
+ Cửa sổ trong xưởng phải có kết cấu và cấu tạo đảm bảo an toàn, bền vững, phù hợp với chức năng không gian sử dụng, có giải pháp che mưa hắt và chịu được áp lực gió.
- Lối đi: nếu trong xưởng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
10.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Xưởng phải được trang bị ít nhất 3 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 10.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
10.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong xưởng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
10.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 10.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
10.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
10.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
10.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong xưởng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25 m3/h/ người học.
10.4.10. Quy định về độ ồn
Mức ồn cho phép không vượt quá 85 dBA.
10.4.11. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
10.4.12. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong xưởng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn xưởng, bảng hướng dẫn thao tác/vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
11. Xưởng gia công cắt gọt CNC
11.1. Chức năng của xưởng
Xưởng gia công cắt gọt CNC là xưởng thực hành chuyên môn được sử dụng để đào tạo các nội dung tiện CNC, phay CNC cơ bản và nâng cao, cắt xung và cắt dây EDM cho 1 lớp học thực hành ngành, nghề Cắt gọt kim loại. Bên cạnh đó, xưởng còn được sử dụng để hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện bài tập lớn, đồ án kỹ thuật có liên quan đến gia công và lắp ráp các sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 10 người học.
11.2. Danh mục thiết bị chính
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy phay CNC
Chiếc
1
2
Máy tiện CNC
Chiếc
1
3
Máy cắt xung CNC
Chiếc
1
4
Máy cắt dây CNC
Chiếc
1
5
Máy mài sửa dao đa năng
Chiếc
1
6
Bàn nguội
Chiếc
2
7
Bàn máp
Chiếc
1
8
Hệ thống khí nén
Chiếc
1
9
Máy vi tính
Chiếc
1
10
Máy chiếu (Projector)
Chiếc
1
11
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 11.1. Danh mục các thiết bị Xưởng gia công cắt gọt CNC
Hình 11.1. Sơ đồ bố trí thiết bị Xưởng gia công cắt gọt CNC
Ghi chú các số trong sơ đồ:
Ký hiệu
Tên thiết bị
1
Máy phay CNC
2
Máy tiện CNC
3
Máy cắt xung CNC
4
Máy cắt dây CNC
5
Máy mài sửa dao đa năng
6
Bàn nguội
7
Bàn máp
8
Hệ thống khí nén
9
Máy vi tính
10
Máy chiếu (Projector)
11
Bảng đen, phông máy chiếu
Các bộ dụng cụ, dao, đồ bảo hộ trong danh mục sẽ được được sắp xếp và lưu trữ trong tủ chuyên dùng hoặc trên các bàn nguội (ký hiệu số 6 trong sơ đồ).
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở để xem xét lựa chọn sơ đồ phù hợp.
11.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của xưởng
11.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Chiều rộng và chiều dài của khu vực thao tác/thực hành ≥ 1 m, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích của một vị trí thực hành tối thiểu 4 m2.
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. Khi lắp đặt các máy CNC cần đảm bảo khoảng cách giữa các máy theo phương ngang (lối đi giữa 2 máy) không nhỏ hơn 1,2 m, và theo phương dọc không nhỏ hơn 1,5 m. Đối với những bộ phận của máy cần bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ (tủ điện, hệ thống thủy lực, khí nén v.v...) khoảng cách từ những bộ phận này đến vật cản (tường, tủ dụng cụ v.v…) không nhỏ hơn 1 m.
11.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của xưởng: Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của xưởng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong sơ đồ.
11.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy, lắp đặt máy móc, vận chuyển nguyên nhiên - vật liệu.
- Đặt ở tầng trệt của tòa nhà cao tầng, xưởng kết cấu thép hoặc những vị trí có tải trọng sàn đáp ứng yêu cầu.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3,6 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi
+ Chiều rộng cửa chính tối thiểu là 3,5 m, chiều cao tối thiểu là 3 m.
+ Cửa sổ trong xưởng phải có kết cấu và cấu tạo đảm bảo an toàn, bền vững, phù hợp với chức năng không gian sử dụng, có giải pháp che mưa hắt và chịu được áp lực gió.
- Lối đi: nếu trong xưởng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
11.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Xưởng phải được trang bị ít nhất 2 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 11.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
11.4.5. Quy định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/220 V (± 10 %), trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong xưởng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
11.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 11.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
11.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
11.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
11.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong xưởng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất. Để đảm bảo yêu cầu vi khí hậu và nhiệt độ trong quá trình học, nên sử dụng thiết bị điều hòa không khí.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25 m3/h/người học.
11.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
11.4.11. Quy định về cấp, thoát nước (nếu trong thiết kế xưởng có khu vực vệ sinh)
- Hệ thống cấp nước phải thiết kế đảm bảo các yêu cầu công nghệ, không làm ăn mòn đường ống và phụ tùng, không làm lắng cặn và phát triển chất bám... trong đường ống.
- Việc xả nước thải vào hệ thống thoát nước phải đảm bảo các yêu cầu sau: không ảnh hưởng xấu tới sự hoạt động của đường cống thoát nước và công trình xử lý nước thải, không chứa các chất có khả năng phá hủy vật liệu, dính bám lên thành ống hoặc làm tắc cống thoát nước và các công trình khác của hệ thống thoát nước.
- Các dung dịch được sử dụng trong quá trình gia công, vệ sinh bảo trì - bảo dưỡng thiết bị, đã qua sử dụng phải được xử lý theo quy định, không được phép xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước thải.
- Hệ thống thoát nước mưa trên mái cần đảm bảo thoát nước mưa với mọi thời tiết trong năm. Hệ thống thoát nước mưa trên mái được thu gom qua các phễu thu chảy đến các ống đứng. Bố trí phễu thu nước mưa trên mái cần tính toán dựa vào mặt bằng mái, diện tích thu nước cho phép của một phễu thu và kết cấu mái.
11.4.12. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong xưởng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn xưởng, bảng hướng dẫn thao tác/vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
11.4.13. Quy định về thiết bị nén khí
- Bố trí thiết bị nén khí phải đảm bảo thuận tiện và an toàn khi lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa
- Các thiết bị điện của thiết bị nén khí cần đảm bảo các yêu cầu an toàn điện của thiết bị điện
- Dầu và chất lỏng bôi trơn dùng để bôi trơn các bộ phận của thiết bị nén khí phải bảo toàn chất lượng của chúng trong môi trường khí nén
- Kết cấu các bộ phận của máy nén khí phải loại trừ khả năng chảy dầu bôi trơn ra nơi làm việc
- Đường ống dẫn khí của thiết bị nén khí cần phải được chế tạo phù hợp với các quy định cơ bản về thiết bị công nghệ và tuỳ theo tính chất của khí nén đáp ứng các yêu cầu về bố trí và vận hành an toàn thiết bị nén khí.
- Bình tích áp phải được kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành.
11.4.14. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai. Đảm bảo kết nối tín hiệu ổn định từ các máy tính đến các máy CNC, đặc biệt khi truyền các dữ liệu gia công từ phần mềm CAD/CAM vào bộ nhớ máy hoặc truyền trực tiếp DNC.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
PHẦN III
CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU
1. TCVN 9210:2012 - Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế
2. TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
3. TCVN 3890:2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
4. TCVN 7435:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: lựa chọn và bố trí; Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng
5. TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
6. QCXDVN 05:2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe
7. TCVN 4319:2012 - Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
8. TCVN 4604:2012 - Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế
9. TCVN 5508:2009 - Không khí vùng làm việc - Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo
10. TCVN 7112:2002 - Ecgônômi - Môi trường nóng - Đánh giá stress nhiệt đối với người lao động bằng chỉ số wbgt (nhiệt độ cầu ướt)
11. TCVN 2737:1995 - Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
12. TCVN 3748:1983 - Máy gia công kim loại - Yêu cầu chung về an toàn
13. TCVN 4726:1989 - Kỹ thuật an toàn - Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang bị điện
14. TCVN 9520:2012 - Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông
15. TCVN 3985:1999 - Âm học - mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
16. TCVN 5687:2010 - Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế
17. TCVN 7447:2010 - Hệ thống lắp đặt điện hạ áp
18. TCXD 16:1986 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
19. TCXD 29:1991 - Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế
20. TCVN 7114:2008 - Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc
21. TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
22. TCVN 4474:1987 - Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
23. TCVN 8092:2009 - Ký hiệu đồ họa - màu sắc an toàn và biển báo an toàn - biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng
24. TCVN 5181:1990 - Thiết bị nén khí - Yêu cầu chung về an toàn
PHỤ LỤC 02
QUY ĐỊNH CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
MỤC LỤC
Phần I. Phần thuyết minh
Phần II. Quy định về tiêu chuẩn cho từng phòng chức năng
1. Quy định chung
2. Phòng kỹ thuật cơ sở
3. Phòng thực hành máy vi tính
4. Phòng học ngoại ngữ
5. Phòng thực hành cơ khí
6. Phòng thực hành điện - điện tử
7. Phòng thực hành lạnh cơ bản
8. Phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại
9. Phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
10. Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
11. Phòng thực hành máy lạnh công nghiệp
Phần III. Các tiêu chuẩn tham chiếu
PHẦN I
PHẦN THUYẾT MINH
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm được áp dụng để thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo khu thực hành cho ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm để hướng dẫn chi tiết cho từng loại phòng/xưởng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và đề xuất một số sơ đồ hướng dẫn về bố trí, lắp đặt thiết bị trong từng phòng/xưởng để đạt hiệu quả cao trong đào tạo.
Ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được bố trí trong 10 phòng/xưởng gồm:
1. Phòng kỹ thuật cơ sở
2. Phòng thực hành máy vi tính
3. Phòng học ngoại ngữ
4. Phòng thực hành cơ khí
5. Phòng thực hành Điện - Điện tử
6. Phòng thực hành Lạnh cơ bản
7. Phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại
8. Phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
9. Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
10. Phòng thực hành máy lạnh công nghiệp
Riêng đối với Phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm chỉ áp dụng quy định cho trình độ cao đẳng, các phòng khác áp dụng cho cả trình độ cao đẳng và trung cấp
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm cho ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí áp dụng để lập kế hoạch đầu tư, thẩm định dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo khu thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong phạm vi cả nước.
PHẦN II
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHO TỪNG PHÒNG/XƯỞNG CHỨC NĂNG
1. Quy định chung
Phòng/xưởng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm phải có không gian nghiên cứu khoa học và tổ chức sản xuất hoặc xây dựng các mô hình thiết bị, đào tạo tay nghề chuyên sâu, được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, yêu cầu thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.
Phòng thực hành máy vi tính, phòng ngoại ngữ có thể sử dụng chung cho nhiều ngành, nghề đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hạn chế đặt các phòng/xưởng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm gần các trạm biến thế có công suất lớn, đường dây cao thế, các vùng có nguy cơ bị lụt, bị lũ quét, khe gió mạnh, khu vực có nhiều hóa chất, ăn mòn kim loại, khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ.
Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện cho việc phòng cháy, chữa cháy.
Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm tại thời điểm áp dụng có chất lượng thấp hơn Tiêu chuẩn quốc gia hiện hành thì Tiêu chuẩn quốc gia được thay thế Quy định cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
2. Phòng kỹ thuật cơ sở
2.1. Chức năng của phòng
Phòng học kỹ thuật cơ sở là phòng được trang bị các thiết bị sử dụng để dạy và học các nội dung lý thuyết và những nội dung thực hành đơn giản của ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 35 người học.
2.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy tính
Bộ
1
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Tủ đựng hồ sơ và dụng cụ
Chiếc
2
4
Bảng di động
Chiếc
1
5
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 2.1. Danh mục các thiết bị chính phòng Kỹ thuật cơ sở
Ghi chú: Các mô hình, cơ cấu, dụng cụ, đồ bảo hộ trong danh mục sẽ được sắp xếp và lưu trữ trong các tủ đựng hồ sơ và dụng cụ.
Đối với các thiết bị chiếm diện tích lớn hoặc số lượng nhiều có thể bố trí trong kho/phòng được thiết kế riêng.
2.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 2.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng Kỹ thuật cơ sở
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Tủ đựng hồ sơ và dụng cụ
4. Bảng di động
5. Bảng đen, phông máy chiếu
2.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
2.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định như mô tả ở hình 2.1 và bảng 2.2
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 2.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng học
2.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 60 m2
2.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Phòng phải cách xa các nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị (xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
b. Kiến trúc
Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
2.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột (kg)
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch (kg)
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 2.3: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
2.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
2.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 2.4: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
2.4.7. Tiêu chuẩn về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
2.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
2.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo thông gió tự nhiên
- Thông gió tự nhiên phải đảm bảo lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥25m3/h/người học.
2.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
2.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
3. Phòng thực hành máy vi tính
3.1. Chức năng của phòng
Phòng máy tính là không gian để rèn luyện các kỹ năng tính toán thiết kế, vẽ kỹ thuật, tìm hiểu các tiêu chuẩn và quy phạm của ngành. Ngoài ra, phòng máy tính còn là không gian để rèn luyện kỹ năng tin học văn phòng, lập trình PLC. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
3.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy vi tính
Bộ
19
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Máy in
Chiếc
1
4
Máy Scan (Scanner)
Chiếc
1
5
Tủ đựng dụng cụ
Chiếc
1
6
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 3.1. Danh mục các thiết bị chính phòng Thực hành máy vi tính
3.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 3.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị phòng thực hành máy vi tính
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Máy in
4. Máy Scan (Scanner)
5. Tủ đựng dụng cụ
6. Bảng đen, phông máy chiếu
3.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
3.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định như mô tả ở hình 3.1 và bảng 3.2
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn:
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 3.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng thực hành máy vi tính
3.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 48 m2
3.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Tránh đặt gần khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ, các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp, các động cơ và máy phát điện, thiết bị hàn nhiệt.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
3.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 3.3: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
3.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
3.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 3.4: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
3.4.7. Tiêu chuẩn về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
3.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
3.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất. Để đảm bảo yêu cầu vi khí hậu và nhiệt độ trong quá trình học, nên sử dụng thiết bị điều hòa không khí.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo > 25m3/h/người học.
3.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
3.4.11. Quy định về độ bụi
Nồng độ bụi trong phòng thấp hơn 100µg/ m3/ 24h.
3.4.12. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo tiêu chuẩn hiện hành.
3.4.13. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai. Đảm bảo kết nối tín hiệu ổn định từ máy chủ đến các máy tính và giữa các máy tính với nhau.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
4. Phòng học ngoại ngữ
4.1. Chức năng của phòng:
Phòng học ngoại ngữ là phòng học tích hợp được sử dụng để giảng dạy môn ngoại ngữ cho 01 lớp học tối đa 18 người học.
4.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy vi tính
Bộ
19
2
Máy chiếu (Projector)
Bộ
1
3
Máy Scan (Scanner)
Chiếc
1
4
Bàn điều khiển
Chiếc
1
5
Khối điều khiển trung tâm
Chiếc
1
6
Khối điều khiển thiết bị ngoại vi
Bộ
1
7
Tai nghe
Bộ
19
8
Bảng đen, phông máy chiếu
Chiếc
1
Bảng 4.1. Danh mục các thiết bị chính phòng học ngoại ngữ
4.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 4.1: Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách thiết bị phòng học ngoại ngữ
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy vi tính
2. Máy chiếu (Projector)
3. Máy Scan (Scanner)
4. Bàn điều khiển
5. Khối điều khiển trung tâm
6. Khối điều khiển thiết bị ngoại vi
7. Tai nghe
8. Bảng đen, phông máy chiếu
4.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
4.4.1. Quy định về không gian làm việc
Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng phải đảm bảo theo quy định như mô tả ở hình 4.1 và bảng 4.2
Ký hiệu
Tên gọi các khoảng cách
Kích thước
b
Chiều rộng phòng học, không nhỏ hơn:
7,2 m
n1
Khoảng cách giữa các dãy bàn, không nhỏ hơn
0,6 m
n2
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài và tường ngoài, không nhỏ hơn
0,5 m
y
Khoảng cách từ dãy bàn cuối đến bảng, không lớn hơn
10,0 m
y1
Khoảng cách từ dãy bàn đầu đến bảng, không nhỏ hơn
2,0 m
y2
Khoảng cách giữa hai bàn trong cùng một dãy, không nhỏ hơn
0,6 m
y3
Khoảng cách từ dãy bàn cuối tới tường sau, không nhỏ hơn
0,7 m
y4
Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bảng, không nhỏ hơn
0,8 m
α
Góc nhìn từ chỗ ngồi ngoài cùng ở bàn đầu đến mép trong của bảng, không nhỏ hơn
300
Bảng 4.2: Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng thực hành máy vi tính
4.4.2. Quy định về diện tích
Yêu cầu về diện tích của phòng: Tối thiểu 48 m2
4.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy - chữa cháy.
- Tránh đặt gần khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ, các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp, các động cơ và máy phát điện, thiết bị hàn nhiệt hoặc các khu vực có mùi vị (phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,2 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
4.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 4.1: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
4.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 220 V (± 10 %)
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng sự cố phải được thiết kế riêng, độc lập.
4.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 3.2: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
4.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
4.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: Theo độ ẩm môi trường
4.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
4.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
4.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
4.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai. Đảm bảo kết nối tín hiệu ổn định từ thiết bị điều khiển trung tâm đến các cabin thực hành.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
5. Phòng thực hành cơ khí
5.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành cơ khí là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ năng cơ khí cơ bản trong lĩnh vực điện lạnh cho người học. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
5.2. Danh mục thiết bị chính
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Bàn hàn đa năng
Bộ
6
2
Bàn thực tập nguội
Bộ
9
3
Bộ hàn hơi
Bộ
6
4
Cabin hàn
Bộ
6
5
Hệ thống hút khói hàn
Bộ
1
6
Máy cắt, đột, dập liên hợp
Chiếc
1
7
Máy hàn hồ quang tay xoay chiều
Bộ
6
8
Máy khoan bàn
Chiếc
2
9
Máy khoan tay
Chiếc
2
10
Máy mài cầm tay
Chiếc
3
11
Máy mài hai đá
Chiếc
2
12
Tủ đựng dụng cụ
Chiếc
1
13
Đe gò
Bộ
9
14
Ê tô
Chiếc
9
15
Máy cắt bàn
Chiếc
1
16
Thang chữ A
Chiếc
2
17
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
9
18
Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng
Bộ
6
19
Bộ dụng cụ đo cơ khí
Bộ
6
20
Thiết bị bảo hộ lao động nghề hàn
Bộ
19
Bảng 5.1. Bảng danh mục thiết bị phòng thực hành cơ khí
5.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 5.1. Sơ đồ bố trí tiết bị phòng thực hành cơ khí
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Bàn hàn đa năng
2. Bàn thực tập nguội
3. Bộ hàn hơi
4. Cabin hàn
5. Hệ thống hút khói hàn
6. Máy cắt, đột, dập liên hợp
7. Máy hàn hồ quang tay xoay chiều
8. Máy khoan bàn
9. Máy khoan tay
10. Máy mài cầm tay
11. Máy mài hai đá
12. Tủ đựng dụng cụ
13. Đe gò
14. Ê tô
15. Máy cắt bàn
16. Thang chữ A
17. Bộ đồ nghề cơ khí
18. Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng
19. Bộ dụng cụ đo cơ khí
20. Thiết bị bảo hộ lao động nghề hàn
Các bộ dụng cụ Bộ đồ nghề cơ khí, Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng, Bộ dụng cụ đo cơ khí, Thiết bị bảo hộ lao động nghề hàn.. .vv có thể bố trí để ở các bàn thực hành hoặc cất trong tủ đựng dụng cụ.
5.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
5.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 5.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành cơ khí
- Các thiết bị chính được bố trí thành các khu vực như khu hàn hơi, khu vực xây dựng mô hình, thực tập nguội...vv
5.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn như hình 5.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành cơ khí.
5.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của giáo viên, giảng viên, người học, cán bộ quản lý, và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 2,4 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
5.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 5.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
5.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
5.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 5.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
5.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
5.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
5.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
5.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho xưởng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt xưởng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
5.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn, bảng hướng dẫn thao tác/vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
5.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
6. Phòng thực hành điện - điện tử
6.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành điện - điện tử là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ thuật điện - điện tử cơ bản trong lĩnh vực điện lạnh cho người học. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
6.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Mô hình thực hành PLC
Bộ
3
2
Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều
Bộ
1
3
Bộ đồ nghề điện
Bộ
10
4
Mô hình cắt bổ động cơ điện KĐB 1pha
Chiếc
1
5
Mô hình cắt bổ động cơ điện KĐB 3 pha AC
Chiếc
1
6
Máy đo hiện sóng (Oscilloscope)
Chiếc
2
7
Khí cụ điện
bộ
6
8
Bộ điều khiển nhiệt độ
bộ
10
9
Bo mạch điều hòa 1 chiều, 2 chiều
bộ
10
10
Động cơ điện không đồng bộ 1 pha
Chiếc
6
11
Động cơ điện không đồng bộ 3 pha
Chiếc
6
12
Bàn thực hành điện cơ bản
bộ
9
13
Bàn thực hành điện tử cơ bản
bộ
9
14
Bộ mẫu linh kiện điện tử
Bộ
1
15
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
10
16
Bộ dụng cụ đo lường nghề điện
Bộ
9
17
Bộ đồ nghề điện tử
Bộ
9
Bảng 6.1. Bảng danh mục thiết bị phòng thực hành điện - điện tử
6.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 6.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điện - điện tử
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Mô hình thực hành PLC
2. Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều
3. Bộ đồ nghề điện
4. Mô hình cắt bổ động cơ điện KĐB 1pha
5. Mô hình cắt bổ động cơ điện KĐB 3 pha AC
6. Máy đo hiện sóng (Oscilloscope)
7. Khí cụ điện
8. Bộ điều khiển nhiệt độ
9. Bo mạch điều hòa 1 chiều, 2 chiều
10. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha
11. Động cơ điện không đồng bộ 3 pha
12. Bàn thực hành điện cơ bản
13. Bàn thực hành điện tử cơ bản
14. Bộ mẫu linh kiện điện tử
15. Bộ đồ nghề cơ khí
16. Bộ dụng cụ đo lường nghề điện
17. Bộ đồ nghề điện tử
Một số thiết bị hoặc dụng cụ như Khí cụ điện, Bộ điều khiển nhiệt độ, Bo mạch điều hòa 1 chiều, 2 chiều; Bộ mẫu linh kiện điện tử, Bộ đồ nghề cơ khí, Bộ dụng cụ đo lường nghề điện,...vv có thể để ở các bàn thực hành hoặc cất vào trong tủ đựng dụng cụ.
6.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
6.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 6.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điện - điện tử
- Các thiết bị chính được bố trí thành khu thực hành điện và khu thực hành điện tử với các thiết bị quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu
6.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn trong hình 6.1.
6.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,6 m (khuyến nghị nên để 2,4 m) và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
6.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 6.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
6.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
6.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 6.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
6.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C.
6.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
6.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
6.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
6.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, bảng nội quy an toàn, bảng hướng dẫn thao tác/vận hành thiết bị, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển, bảng này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
6.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
7. Phòng thực hành lạnh cơ bản
7.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành lạnh cơ bản là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực điện lạnh cho người học. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
7.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy nén rôto lăn
Chiếc
3
2
Máy nén xoắn ốc
Chiếc
3
3
Máy nén píttông kín
Chiếc
3
4
Máy nén píttông nửa kín
Chiếc
3
5
Bình ngưng
Chiếc
3
6
Rơle áp suất cao
Chiếc
1
7
Rơle áp suất thấp
Chiếc
1
8
Rơle áp suất dầu
Chiếc
1
9
Bình bay hơi
Chiếc
3
10
Thiết bị trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên và trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức
Bộ
2
11
Bộ đồ nghề điện tử
Bộ
6
12
Cân nạp ga điện tử
bộ
3
13
Đồng hồ đo chân không
bộ
1
14
Tháp giải nhiệt nước
Chiếc
1
15
Bình trung gian
Chiếc
1
16
Bình trung gian ống xoắn
Chiếc
1
17
Bình tách dầu
Chiếc
3
18
Bình tách lỏng
Chiếc
1
19
Bình gom dầu
Chiếc
1
20
Phin lọc, sấy
Chiếc
6
21
Tủ đựng dụng cụ
Chiếc
1
22
Bộ đồ nghề điện
Bộ
6
23
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
6
24
Bộ đồ nghề điện lạnh
Bộ
6
25
Bộ hàn hơi
Bộ
3
26
Máy thu hồi môi chất lạnh
bộ
1
27
Thiết bị dò môi chất lạnh
Bộ
1
28
Máy hút chân không 1 cấp
Chiếc
1
29
Máy hút chân không 2 cấp
Chiếc
1
30
Bơm cao áp
Chiếc
3
31
Bộ thử kín
Bộ
2
32
Máy đo tốc độ gió
Chiếc
2
33
Máy đo độ ẩm
Chiếc
2
34
Máy đo độ ồn
Chiếc
2
35
Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt
Chiếc
2
36
Nhiệt kế điện trở
Chiếc
2
37
Nhiệt kế kiểu áp kế
Chiếc
2
38
Áp kế kiểu màng đàn hồi
Chiếc
2
Bảng 7.1. Danh mục thiết bị phòng thực hành lạnh cơ bản
7.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 7.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành lạnh cơ bản
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Máy nén rôto lăn
2. Máy nén xoắn ốc
3. Máy nén píttông kín
4. Máy nén píttông nửa kín
5. Bình ngưng
6. Rơle áp suất cao
7. Rơle áp suất thấp
8. Rơle áp suất dầu
9. Bình bay hơi
10. Thiết bị trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên và trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức
14. Tháp giải nhiệt nước
15. Bình trung gian
16. Bình trung gian ống xoắn
17. Bình tách dầu
18. Bình tách lỏng
19. Bình gom dầu
21. Tủ đựng dụng cụ
Các thiết bị có số thứ tự trong bảng danh mục được bố trí như hình 7.1.
Một số thiết bị hoặc dụng cụ như Máy đo tốc độ gió, Máy đo độ ẩm, Máy đo độ ồn, Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt, Nhiệt kế điện trở, Nhiệt kế kiểu áp kế, Áp kế kiểu màng đàn hồi, một số loại rơ le có kích thước nhỏ có thể để vào tủ đựng dụng cụ.
7.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
7.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 7.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành lạnh cơ bản
- Các thiết bị chính được bố trí thành khu thực hành và khu thực hành xây dựng mô hình
7.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn trong hình 7.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành lạnh cơ bản
7.4.3. Quy định về thiết kế.
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 400 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,6 m (khuyến nghị nên để 2,4 m) và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
7.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 7.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
7.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
7.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 7.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
7.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
7.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
7.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo > 25m3/h/người học.
7.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
7.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
7.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
8. Phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại
8.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ năng lắp đặt, vận hành và sửa chữa trong lĩnh vực điều hòa không khí cho người học. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
8.2. Danh mục thiết bị chính
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Mô hình dàn trải máy điều hoà không khí ô tô
Chiếc
3
2
Máy điều hoà không khí hai cụm (treo tường)
Bộ
3
3
Máy điều hoà không khí hai cụm (âm trần)
Bộ
3
4
Máy điều hoà không khí hai cụm (áp trần)
Bộ
3
5
Máy điều hoà không khí hai cụm (dấu trần)
Bộ
3
6
Máy điều hoà không khí hai cụm (đặt sàn)
Bộ
3
7
Máy điều hòa không khí Multi ghép
Bộ
1
8
Bộ hàn hơi
Bộ
3
9
Bộ đồ nghề điện
Bộ
6
10
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
6
11
Bộ đồ nghề điện lạnh
Bộ
6
12
Máy thu hồi môi chất lạnh
bộ
1
13
Thiết bị dò môi chất lạnh
Bộ
1
14
Máy hút chân không 1 cấp
Chiếc
1
15
Máy hút chân không 2 cấp
Chiếc
1
16
Bơm cao áp
Chiếc
3
17
Bộ thử kín
Bộ
2
18
Máy đo tốc độ gió
Chiếc
2
19
Máy đo độ ẩm
Chiếc
2
20
Máy đo độ ồn
Chiếc
2
21
Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt
Chiếc
2
22
Nhiệt kế điện trở
Chiếc
2
23
Nhiệt kế kiểu áp kế
Chiếc
2
24
Áp kế kiểu màng đàn hồi
Chiếc
2
25
Cân nạp ga điện tử
bộ
1
26
Đồng hồ đo chân không
bộ
3
27
Thang chữ A
cái
3
28
Bộ đồ nghề điện tử
Bộ
6
Bảng 8.1. Danh mục thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Mô hình dàn trải máy điều hoà không khí ô tô
2. Máy điều hoà không khí hai cụm (treo tường)
3. Máy điều hoà không khí hai cụm (âm trần)
4. Máy điều hoà không khí hai cụm (áp trần)
5. Máy điều hoà không khí hai cụm (dấu trần)
6. Máy điều hoà không khí hai cụm (đặt sàn)
7. Máy điều hòa không khí Multi ghép
Các thiết bị có số thứ tự trong bảng danh mục thiết bị 8.1 được bố trí như hình 8.1.
Một số thiết bị hoặc dụng cụ như Máy đo tốc độ gió, Máy đo độ ẩm, Máy đ độ ồn, Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt, Nhiệt kế điện trở, Nhiệt kế kiểu áp kế, Áp kế kiểu màng đàn hồi, ...vv có kích thước nhỏ có thể để vào tủ đựng dụng cụ.
8.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 8.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại
8.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
8.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/ lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 8.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại
- Các thiết bị chính được bố trí thành khu thực hành và khu thực hành máy điều hòa treo tường, khu thực hành máy điều hòa áp trần, khu thực hành máy điều hòa âm trần và khu thực hành máy điều hòa casstte
8.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn trong hình 8.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí dân dụng và thương mại.
8.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 1,6 m (khuyến nghị nên để 2,4 m) và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
8.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 8.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
8.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
8.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 8.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
8.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 34 0C
8.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
8.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
8.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
8.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
8.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
9. Phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
9.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ năng lắp đặt, vận hành và sửa chữa trong lĩnh vực điều hòa không khí trung tâm cho sinh viên trình độ cao đẳng. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
9.2. Danh mục thiết bị chính
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas
Bộ
1
2
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm trung tâm VRF
Bộ
1
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water Chiller
Bộ
1
4
Mô hình hệ thống bơm nhiệt sản xuất nước nóng
Bộ
1
5
Bộ hàn hơi
Bộ
3
6
Bộ đồ nghề điện
Bộ
6
7
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
6
8
Bộ đồ nghề điện lạnh
Bộ
6
9
Máy thu hồi môi chất lạnh
Bộ
1
10
Thiết bị dò môi chất lạnh
Bộ
1
11
Máy hút chân không 1 cấp
Chiếc
1
12
Máy hút chân không 2 cấp
Chiếc
1
13
Bơm cao áp
Chiếc
3
14
Bộ thử kín
Bộ
2
15
Máy đo tốc độ gió
Chiếc
2
16
Máy đo độ ẩm
Chiếc
2
17
Máy đo độ ồn
Chiếc
2
18
Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt
Chiếc
2
19
Nhiệt kế điện trở
Chiếc
2
20
Nhiệt kế kiểu áp kế
Chiếc
2
21
Áp kế kiểu màng đàn hồi
Chiếc
2
22
Cân nạp ga điện tử
Bộ
1
23
Đồng hồ đo chân không
Bộ
3
24
Pitô
Chiếc
1
25
Thang chữ A
cái
3
Bảng 9.1. Danh mục thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
9.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 9.1. Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas
2. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm trung tâm VRF
3. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water Chiller
4. Mô hình hệ thống bơm nhiệt sản xuất nước nóng
5. Bộ hàn hơi
Các thiết bị có số thứ tự trong bảng danh mục thiết bị 9.1 được bố trí như hình 9.1.
Một số thiết bị hoặc dụng cụ như Máy đo tốc độ gió, Máy đo độ ẩm, Máy đo độ ồn, Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt, Nhiệt kế điện trở, Nhiệt kế kiểu áp kế, Áp kế kiểu màng đàn hồi, Cân nạp ga điện tử, Đồng hồ đo chân không, Pitô có kích thước nhỏ có thể để vào tủ đựng dụng cụ.
9.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
9.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 9.1- Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
- Các thiết bị chính được bố trí thành các khu vực như khu thực hành, khu vực bảo dưỡng sửa chữa, các khu vực liên quan đến các loại điều hòa không khí trung tâm cơ bản... vv
9.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn trong hình 9.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành điều hòa không khí trung tâm
9.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 2,4 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
9.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 9.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
9.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
9.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 9.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
9.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
9.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
9.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
9.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
9.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
9.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
10. Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
10.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ năng lắp đặt, vận hành và sửa chữa trong lĩnh vực máy lạnh dân dụng và thương mại cho người học. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
10.2. Danh mục thiết bị chính
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Tủ đông
Chiếc
3
2
Tủ mát
Chiếc
3
3
Tủ lạnh làm lạnh trực tiếp
Chiếc
6
4
Tủ lạnh làm lạnh gián tiếp
Chiếc
6
5
Tủ lạnh thương nghiệp
Chiếc
3
6
Bộ hàn hơi
Bộ
3
7
Bộ đồ nghề điện
Bộ
6
8
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
6
9
Bộ đồ nghề điện lạnh
Bộ
6
10
Máy thu hồi môi chất lạnh
Bộ
1
11
Thiết bị dò môi chất lạnh
Bộ
1
12
Máy hút chân không 1 cấp
Chiếc
1
13
Máy hút chân không 2 cấp
Chiếc
1
14
Bơm cao áp
Chiếc
3
15
Bộ thử kín
Bộ
2
16
Máy đo tốc độ gió
Chiếc
2
17
Máy đo độ ẩm
Chiếc
2
18
Máy đo độ ồn
Chiếc
2
19
Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt
Chiếc
2
20
Nhiệt kế điện trở
Chiếc
2
21
Nhiệt kế kiểu áp kế
Chiếc
2
22
Áp kế kiểu màng đàn hồi
Chiếc
2
23
Cân nạp ga điện tử
Bộ
1
24
Đồng hồ đo chân không
Bộ
1
Bảng 10.1. Danh mục thiết bị Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
Ghi chú các số trong sơ đồ:
1. Tủ đông
2. Tủ mát
3. Tủ lạnh làm lạnh trực tiếp
4. Tủ lạnh làm lạnh gián tiếp
5. Tủ lạnh thương nghiệp
Các thiết bị có số thứ tự trong bảng danh mục thiết bị 10.1 được bố trí như hình 10.1.
Một số thiết bị hoặc dụng cụ như Máy đo tốc độ gió, Máy đo độ ẩm, Máy đo độ ồn, Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt, Nhiệt kế điện trở, Nhiệt kế kiểu áp kế, Áp kế kiểu màng đàn hồi, Cân nạp ga điện tử, Đồng hồ đo chân không, có kích thước nhỏ có thể để vào tủ đựng dụng cụ.
10.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 10.1. Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
10.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
10.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 10.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị Phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
- Các thiết bị chính được bố trí thành các khu vực như khu thực hành, khu vực bảo dưỡng sửa chữa, các khu vực liên quan đến các loại điều hòa không khí trung tâm cơ bản... vv
10.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn trong hình 10.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị phòng thực hành máy lạnh dân dụng và thương mại
10.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 2,4 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
10.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 10.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
10.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
10.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 10.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
10.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
10.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
10.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
10.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
10.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
10.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
11. Phòng thực hành máy lạnh công nghiệp
11.1. Chức năng của phòng
Phòng thực hành máy lạnh công nghiệp là không gian để thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và rèn luyện các kỹ năng lắp đặt, vận hành và sửa chữa trong lĩnh vực máy lạnh công nghiệp cho người học. Các thiết bị đào tạo trong phòng được thiết kế cho lớp học với số lượng tối đa 18 người học.
11.2. Danh mục thiết bị chính
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Hệ thống kho bảo quản lạnh đông
Hệ thống
1
2
Kho bảo quản lạnh dương
Chiếc
1
3
Hệ thống sản xuất đá cây
hệ
1
4
Tủ lạnh trưng bày (show case)
cái
2
5
Hệ thống sản xuất đá viên
hệ
1
6
Máy nén bán kín
cái
1
7
Máy nén trục vít
cái
1
8
Bộ hàn hơi
Bộ
3
9
Bộ đồ nghề điện
Bộ
6
10
Bộ đồ nghề cơ khí
Bộ
6
11
Bộ đồ nghề điện lạnh
Bộ
6
12
Thiết bị dò môi chất lạnh
Bộ
1
13
Máy hút chân không 1 cấp
Chiếc
1
14
Máy hút chân không 2 cấp
Chiếc
1
15
Bơm cao áp
Chiếc
3
16
Bộ thử kín
Bộ
2
17
Máy đo tốc độ gió
Chiếc
2
18
Máy đo độ ẩm
Chiếc
2
19
Máy đo độ ồn
Chiếc
2
20
Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt
Chiếc
2
21
Nhiệt kế điện trở
Chiếc
2
22
Nhiệt kế kiểu áp kế
Chiếc
2
23
Áp kế kiểu màng đàn hồi
Chiếc
2
24
Cân nạp ga điện tử
Bộ
1
25
Đồng hồ đo chân không
Bộ
1
26
Pitô
Chiếc
1
Bảng 11.1. Danh mục thiết bị phòng hành máy lạnh công nghiệp
Ghi chú các số trong sơ đồ:
Một số thiết bị chính
1. Hệ thống kho bảo quản lạnh đông
2. Kho bảo quản lạnh dương
3. Hệ thống sản xuất đá cây
4. Tủ lạnh trưng bày (show case)
5. Hệ thống sản xuất đá viên
6. Máy nén bán kín
7. Máy nén trục vít
8. Bộ hàn hơi
Các thiết bị có số thứ tự trong bảng danh mục thiết bị 11.1 được bố trí như hình 11.1.
Một số thiết bị hoặc dụng cụ như Máy đo tốc độ gió, Máy đo độ ẩm, Máy đo độ ồn, Nhiệt kế kiểu cặp nhiệt, Nhiệt kế điện trở, Nhiệt kế kiểu áp kế, Áp kế kiểu màng đàn hồi, Cân nạp ga điện tử, Đồng hồ đo chân không, có kích thước nhỏ có thể để vào tủ đựng dụng cụ.
11.3. Sơ đồ hướng dẫn bố trí và khoảng cách các thiết bị
Hình 11.1. Sơ đồ thiết bị phòng thực hành máy lạnh công nghiệp
11.4. Các quy định đảm bảo hoạt động của phòng
11.4.1. Quy định về không gian làm việc
- Tùy theo kết cấu và kích thước bao ngoài của thiết bị mà bố trí/lắp đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đủ không gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
- Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng như đã mô tả trong hình 11.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị Phòng thực hành máy lạnh công nghiệp
- Các thiết bị chính được bố trí thành các khu vực như khu thực hành, khu vực bảo dưỡng sửa chữa, các khu vực liên quan đến các loại máy lạnh công nghiệp cơ bản
11.4.2. Quy định về diện tích
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường nhưng diện tích của phòng phải thỏa mãn để lắp đặt được các thiết bị như đã quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu đã ban hành. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị phải đảm bảo như khoảng cách trong sơ đồ hướng dẫn trong hình 11.1 - Sơ đồ bố trí thiết bị Phòng thực hành máy lạnh công nghiệp.
11.4.3. Quy định về thiết kế
a. Vị trí: vị trí của phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Khu vực phòng phải tách biệt với khu vực phòng lý thuyết
- Phòng thực hành cơ khí và khu phụ trợ có thể riêng biệt hoặc có thể được lồng ghép vào nhau.
b. Kiến trúc
- Chiều cao trần: Tối thiểu 3 m.
- Nền sàn đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt và dễ dàng làm vệ sinh.
+ Sàn của phòng phải chịu được tải trọng: > 600 kg/m2.
+ Độ phẳng của nền: ± 0,2%.
+ Độ nghiêng của nền: ≤ 0,3%.
+ Sàn được kẻ sơn để phân các khu vực.
- Cửa đi:
+ Phòng phải có ít nhất 2 cửa ra vào, một cửa được bố trí ở đầu lớp và một cửa được bố trí ở cuối lớp.
+ Chiều rộng cửa tối thiểu là 2,4 m và chiều cao tối thiểu là 2,1 m.
- Lối đi: nếu trong phòng có thiết kế lối đi riêng thì bề rộng lối đi không nhỏ hơn 1 m.
11.4.4. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Để đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ trong phòng, trong công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị trong phòng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Lắp đặt dây dẫn điện, khí cụ điện đúng công suất thiết kế, tránh quá tải, chập điện gây cháy nổ.
- Phòng phải được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy có chất cháy phù hợp và thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Khối lượng hay thể tích chất chữa cháy
Bột, kg
Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia (lít)
Chất khí chữa cháy sạch, kg
G ≥ 2
G ≥ 6
G ≥ 6
Bảng 11.2: Quy định thể tích tối thiểu G của bình chữa cháy
- Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ và phải đặt ở vị trí thoáng mát, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ đựng thiết bị chữa cháy được sơn đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
11.4.5. Quy định định về an toàn điện
- Nguồn điện cung cấp: 380 V/ 220 V ± 10 %, trung tính nối đất trực tiếp.
- Các thiết bị sử dụng điện trong phòng phải được lắp đặt, đấu nối đúng kỹ thuật theo Quy định về nhiệt độ của hệ thống lắp đặt điện hạ áp hiện hành, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của thiết bị. Điện trở đo giữa vít nối đất với bất kỳ phần kim loại nào của thiết bị có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng cách điện không được lớn hơn 0,1 Ω.
- Hệ thống điện cho giám sát an ninh, cảnh báo cháy, chiếu sáng (chiếu sáng chung, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố) phải được thiết kế riêng, độc lập và tách khỏi đường dây điện động lực.
11.4.6. Quy định về chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo làm việc, hoạt động bình thường và điều chỉnh được để đảm bảo yêu cầu về độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu. Cụ thể như ở bảng sau:
Độ rọi duy trì Ēm lux
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất URGL
Hệ số thể hiện màu tối thiểu Ra
500
19
80
Bảng 11.3: Độ rọi, giới hạn hệ số chói lóa và hệ số thể hiện màu tối thiểu
11.4.7. Quy định về nhiệt độ
Nhiệt độ tối đa 28 0C
11.4.8. Quy định về độ ẩm
Độ ẩm tương đối: 40% ÷ 80%.
11.4.9. Quy định về độ thoáng (thông gió)
- Không gian trong phòng phải được tính toán thiết kế đảm bảo sao cho thông gió tự nhiên là tốt nhất.
- Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) phải đảm bảo ≥ 25m3/h/người học.
11.4.10. Quy định về chống sét
Khi thiết kế hệ thống chống sét cho phòng phải phù hợp với điều kiện thời tiết như: Giông, sét, và điện trở suất của khu vực đặt phòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Điện trở của toàn bộ hệ thống chống sét không vượt quá 10 Ω.
11.4.11. Quy định liên quan đến biển báo, cảnh báo, ký hiệu về an toàn lao động
- Trong phòng phải được lắp biển chỉ dẫn lối đi/lối thoát hiểm, nội quy phòng, bảng tiêu lệnh/nội quy phòng cháy - chữa cháy. Các biển này phải đặt ở vị trí thích hợp, dễ quan sát.
- Các biển chỉ dẫn, biển báo phải được thiết kế đúng màu sắc, hình dạng và chủng loại theo Quy định về nhiệt độ hiện hành.
11.4.12. Quy định về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đồng bộ và tuân theo các quy định chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
PHẦN III
CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU
1. TCVN 9210:2012 - Trường dạy nghề - Quy định về nhiệt độ thiết kế
2. TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
3. TCVN 3890:2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
4. TCVN 7435:2004 - Phòng cháy, chữa cháy-bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy
5. TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
6. QCXDVN 05:2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe
7. TCVN 4319:2012 - Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
8. TCVN 4604:2012 - Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Quy định về nhiệt độ thiết kế
9. TCVN 5508:2009 - Không khí vùng làm việc - Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo
10. TCVN 2737:1995 - Tải trọng và tác động - Quy định về nhiệt độ thiết kế
11. TCVN 9520:2012 - Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông
12. TCVN 5687:2010 - Thông gió - Điều hòa không khí - Quy định về nhiệt độ thiết kế
13. TCXD 16:1986 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
14. TCXD 29:1991 - Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Quy định về nhiệt độ thiết kế
15. TCVN 8092:2009 - Ký hiệu đồ họa - màu sắc an toàn và biển báo an toàn - biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng
16. ASHRAE HANDBOOK - HVAC SYSTEMS AND EQUIPMENT 2004
17. ASHRAE Refrigeration Handbook (SI) 2002 | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "27/11/2020",
"sign_number": "12/2020/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Lê Tấn Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-09-2019-TT-BXD-huong-dan-xac-dinh-va-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung-432621.aspx | Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2019/TT-BXD
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là dự án PPP) gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án PPP.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng, xác định chi phí đầu tư xây dựng làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các dự án sử dụng vốn khác.
Chương II
SƠ BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 3. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng
1. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2019/NĐ-CP), trong đó chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.
b) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, cụ thể như sau:
- Giám sát công tác khảo sát xây dựng;
- Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;
- Quản lý hệ thống thông tin công trình; Thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;
- Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;
- Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;
- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Tổ chức và thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;
- Xác định, cập nhật giá gói thầu xây dựng;
- Các công việc quản lý của cơ nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Các công việc quản lý dự án khác.
c) Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng ở các giai đoạn khác nhau theo trình tự đầu tư xây dựng gồm: giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Cụ thể như sau:
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng.
- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;
- Thẩm tra phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;
- Thiết kế xây dựng công trình;
- Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;
- Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;
- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;
- Thẩm tra an toàn giao thông;
- Ứng dụng hệ thống thông tin công trình (BIM) (nếu có);
- Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);
- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình (nếu có);
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
- Thực hiện các công việc tư vấn khác.
Riêng đối với chi phí khảo sát xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định và quản lý như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng.
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau:
- Rà phá bom mìn, vật nổ;
- Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng;
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có);
- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện);
- Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);
- Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;
- Các chi phí khác (nếu có).
2. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, nội dung tổng mức đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
3. Đối với dự án sử dụng vốn phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), dự án PPP thì ngoài các nội dung được tính toán trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng nói trên còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết khác cho phù hợp với đặc thù, tính chất của dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn này theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 4. Phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng
1. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Trường hợp chưa đủ điều kiện xác định quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác định được nhưng chưa có dữ liệu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã, đang thực hiện và điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác, đồng thời được quy đổi chi phí cho phù hợp với thời điểm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, địa điểm xây dựng và đặc điểm, tính chất của dự án.
2. Đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay (turnkey) thì chi phí xây dựng, chi phí thiết bị trong sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được tính toán theo phương pháp xác định từ khối lượng công tác xây dựng tính theo thiết kế sơ bộ là chủ yếu, kết hợp với phương pháp sử dụng suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu chi phí công trình tương tự, đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để xác định dự toán gói thầu chìa khóa trao tay.
3. Việc thẩm định và phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đầu tư.
b) Đối với các dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về PPP.
4. Căn cứ để xác định dự toán gói thầu chìa khóa trao tay thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu chìa khóa trao tay.
5. Chi tiết các phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại mục 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng được lập trên cơ sở nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: thiết kế cơ sở, thuyết minh thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, thiết bị; giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của công trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu, điều kiện thi công công trình của dự án; kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác phù hợp với nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức thi công định hướng, điều kiện thực tiễn thực hiện dự án, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.
b) Xác định từ dữ liệu chi phí các công trình tương tự.
c) Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, b, c khoản này.
3. Các phương pháp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này chỉ sử dụng đối với công trình xây dựng phổ biến.
4. Một số khoản mục chi phí thuộc nội dung chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa có cơ sở tính toán được tại thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng thì được bổ sung và dự tính để đưa vào tổng mức đầu tư xây dựng.
5. Đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC); thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC); thiết kế và cung cấp thiết bị (viết tắt là EP) thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư xây dựng phải được xác định trên cơ sở phương pháp nêu tại điểm a khoản 2 Điều này là chủ yếu và kết hợp với phương pháp khác.
6. Chi tiết các phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Nội dung, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng
1. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Riêng đối với các dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
3. Thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
4. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư xây dựng
1. Việc điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và pháp luật về PPP.
2. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
DỰ TOÁN XÂY DỰNG
Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng
1. Nội dung dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Các thành phần chi phí trong dự toán xây dựng được quy định cụ thể từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này.
2. Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.
b) Chi phí gián tiếp gồm:
- Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.
- Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.
- Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí gián tiếp có thể bổ sung một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có); chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự).
c) Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).
d) Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.
3. Chi phí thiết bị của công trình, hạng mục công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
4. Chi phí quản lý dự án gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
6. Chi phí khác trong dự toán xây dựng gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); các khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án.
7. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Điều 9. Phương pháp xác định dự toán xây dựng
1. Cơ sở xác định dự toán xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
2. Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo các phương pháp nêu tại các điểm a, b dưới đây:
a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình
- Chi phí trực tiếp gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.
- Chi phí gián tiếp được xác định bằng tỷ lệ (%) hoặc lập dự toán chi phí theo hướng dẫn tại mục 3.1 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được hướng dẫn tại Bảng 3.11 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.
- Khối lượng các công tác xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Phương pháp đo bóc khối lượng công tác xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Giá xây dựng công trình sử dụng để tính dự toán chi phí xây dựng có thể là giá xây dựng chi tiết hoặc giá xây dựng tổng hợp phù hợp với khối lượng công việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Nội dung và phương pháp xác định giá xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
b) Tính theo hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí tương ứng
- Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí này.
- Khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây dựng đo bóc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và định mức kinh tế kỹ thuật.
- Giá vật liệu xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 4.1 Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Giá nhân công, máy và thiết bị thi công xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng như hướng dẫn tại điểm a khoản này.
3. Xác định chi phí thiết bị
a) Chi phí thiết bị được xác định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định sau:
- Khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị được xác định từ thiết kế công nghệ, xây dựng và danh mục trang thiết bị trong dự án được duyệt.
- Giá mua thiết bị được xác định theo giá thị trường hoặc báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện phù hợp với thời điểm tính toán.
- Đối với các thiết bị cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và đơn giá sản xuất, gia công phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá sản xuất, gia công thiết bị của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện phù hợp với thời điểm tính toán.
b) Chi phí quản lý mua sắm (bao gồm cả chi phí giám sát lắp đặt thiết bị của nhà cung cấp), giám sát lắp đặt thiết bị của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có) được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
c) Chi phí lắp đặt thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
d) Chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp nội dung công việc thực hiện.
4. Xác định chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, quy mô, địa điểm, thời gian quản lý dự án do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Phương pháp xác định chi phí quản lý dự án thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
a) Chi phí tư vấn trong dự toán xây dựng được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%), định mức tính bằng khối lượng hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với khối lượng, phạm vi công việc, chế độ, chính sách do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc công bố, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng thì được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết phù hợp với quy định của Nhà nước.
b) Trường hợp phải thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thì chi phí tư vấn được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn (số lượng, chất lượng), các quy định của cấp có thẩm quyền và thông lệ quốc tế. Phương pháp xác định chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Phương pháp xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Riêng phương pháp xác định chi phí khảo sát xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền hoặc bằng cách lập dự toán hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp một số chi phí khác chưa đủ điều kiện để xác định thì được ước tính trong dự toán xây dựng công trình.
Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, nếu còn các chi phí khác có liên quan được quy định trong điều ước quốc tế thì bổ sung các chi phí này.
7. Xác định chi phí dự phòng
a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, thời gian thực hiện gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
c) Đối với dự án có nhiều công trình hoặc dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng (tổng dự toán) là tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc các gói thầu xây dựng và chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa phân bổ vào từng công trình, gói thầu xây dựng thuộc dự án. Chi phí dự phòng phân bổ cho từng công trình đối với dự án có nhiều công trình hoặc các gói thầu xây dựng đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định dựa trên tính chất công việc, độ dài thời gian thực hiện công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thực tế và các yếu tố khác. Việc quản lý chi phí dự phòng thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
8. Phương pháp xác định chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 2 và Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Dự toán gói thầu xây dựng
1. Dự toán gói thầu xây dựng bao gồm:
a) Dự toán gói thầu thi công xây dựng;
b) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
c) Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị;
d) Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
đ) Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC);
e) Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP);
g) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC);
h) Dự toán gói thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (EPC);
i) Dự toán gói thầu lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay);
k) Dự toán gói thầu xây dựng khác.
Dự toán gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình, tổng dự toán thì không lập dự toán gói thầu.
2. Nội dung các thành phần chi phí của dự toán gói thầu xây dựng
a) Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.
b) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị gồm các chi phí: mua sắm vật tư, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, thuế giá trị gia tăng; chi phí sản xuất, gia công chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu; chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các loại phí (nếu có); chi phí liên quan khác; chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.
c) Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị gồm các chi phí: lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, thuế giá trị gia tăng, chi phí liên quan khác, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.
d) Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí: chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.
đ) Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC) gồm dự toán nêu tại điểm a và điểm d khoản này.
e) Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP) gồm dự toán nêu tại điểm b và điểm d khoản này.
g) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC) gồm dự toán nêu tại điểm a và điểm b khoản này.
h) Dự toán gói thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (EPC) gồm các khoản mục chi phí thiết kế; mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng được duyệt.
i) Dự toán gói thầu lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay) gồm các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
k) Nội dung chi phí của dự toán gói thầu xây dựng khác được xác định căn cứ vào phạm vi công việc của gói thầu.
3. Chủ đầu tư xác định dự toán gói thầu khi có đủ năng lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ năng lực thì Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện xác định dự toán gói thầu xây dựng.
Điều 11. Căn cứ và phương pháp xác định dự toán gói thầu xây dựng
1. Căn cứ xác định dự toán gói thầu xây dựng được quy định như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng đã được người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thì dự toán xây dựng có thể được xác định trên cơ sở chi phí của từng gói thầu xây dựng. Khi đó, các chi phí thuộc gói thầu xây dựng được xác định tương tự cách xác định các thành phần chi phí trong dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
b) Đối với các gói thầu được triển khai trước khi thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế FEED được duyệt, thì dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
c) Đối với các gói thầu để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thì dự toán gói thầu được thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ, đề cương công việc cần thực hiện và dự toán cho công tác chuẩn bị đầu tư, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
d) Đối với gói thầu chìa khóa trao tay, dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư được phê duyệt, thiết kế sơ bộ và phạm vi gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Trường hợp căn cứ vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư được phê duyệt, thiết kế sơ bộ chưa đủ cơ sở để xác định dự toán gói thầu chìa khóa trao tay thì chủ đầu tư phải triển khai làm rõ thiết kế sơ bộ, những yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho gói thầu để xác định các chi phí của gói thầu cho phù hợp.
2. Phương pháp xác định dự toán gói thầu xây dựng được hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Thẩm định, thẩm tra và phê duyệt dự toán xây dựng
1. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Riêng đối với dự toán gói thầu chìa khóa trao tay và các gói thầu hỗn hợp (EPC, EC, EP, PC) thì dự toán gói thầu phải được Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi lựa chọn nhà thầu.
3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Điều chỉnh dự toán xây dựng
1. Dự toán xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định như sau:
a) Đối với trường hợp điều chỉnh dự toán xây dựng do điều chỉnh thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì phải được Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại đối với những nội dung chi phí bị ảnh hưởng của việc điều chỉnh thiết kế xây dựng.
b) Đối với trường hợp điều chỉnh cơ cấu chi phí do trượt giá; điều chỉnh khối lượng theo thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt hoặc thay đổi điều chỉnh thiết kế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, thì không phải thẩm định lại của Cơ quan chuyên môn về xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt các nội dung chi phí điều chỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư.
c) Người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp điều chỉnh dự toán quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp điều chỉnh cơ cấu dự toán xây dựng trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại điểm b khoản này thì chủ đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh.
2. Phương pháp xác định dự toán xây dựng điều chỉnh được hướng dẫn tại mục 3 Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Giá gói thầu xây dựng
1. Giá gói thầu xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế, phí theo quy định của pháp luật và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, dự phòng cho yếu tố trượt giá cho các khối lượng công việc thuộc phạm vi của gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
2. Căn cứ để xác định giá gói thầu xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
3. Chi phí trực tiếp của giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán xây dựng hoặc dự toán xây dựng công trình hoặc dự toán gói thầu xây dựng.
4. Chi phí gián tiếp của giá gói thầu xây dựng được xác định phù hợp với nội dung, phạm vi công việc của từng gói thầu.
5. Chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng được xác định phù hợp với tính chất công việc, thời gian thực hiện và hình thức hợp đồng của gói thầu gồm:
a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí của gói thầu trước chi phí dự phòng. Trường hợp đối với những gói thầu khối lượng các công việc được xác định cụ thể, chính xác thì chủ đầu tư quyết định tỷ lệ dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và không vượt quá 5%.
b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với tính chất, loại công việc của gói thầu xây dựng, có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
c) Tùy từng gói thầu xây dựng, mức chi phí dự phòng trong giá gói thầu không được vượt mức chi phí dự phòng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu đã được phê duyệt.
d) Phương pháp xác định chi phí dự phòng cho gói thầu xây dựng được thực hiện tương tự như đối với chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng.
6. Các chi phí của giá gói thầu xây dựng phải được xác định hoặc cập nhật tương ứng với mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu. Trường hợp giá gói thầu xây dựng sau khi cập nhật cao hơn dự toán gói thầu hoặc dự toán xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định. Người quyết định đầu tư quyết định sử dụng dự phòng phí khi xác định, hoặc cập nhật giá gói thầu.
Điều 15. Sử dụng chi phí dự phòng
Việc sử dụng chi phí dự phòng theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định sau:
Người quyết đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án và dự toán xây dựng. Trong phạm vi chi phí dự phòng được Người quyết định đầu tư phê duyệt, chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, thời gian thực hiện và điều kiện cụ thể của từng gói thầu xây dựng.
Chương IV
ĐỊNH MỨC, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Mục 1. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
Điều 16. Hệ thống định mức xây dựng
1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức cơ sở, định mức dự toán xây dựng công trình và định mức chi phí được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
2. Phương pháp xác định định mức xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6, Phụ lục số 7 và Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Quản lý định mức xây dựng
Việc Quản lý hệ thống định mức xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định cụ thể như sau:
1. Định mức xây dựng mới là các định mức dự toán xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành hoặc các định mức xây dựng đã có tên công tác trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành nhưng sử dụng công nghệ thi công khác.
2. Định mức xây dựng điều chỉnh là định mức được điều chỉnh thành phần hao phí, trị số định mức của định mức xây dựng đã được ban hành cho phù hợp với điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình cụ thể hoặc cả ba yếu tố này.
3. Khi sử dụng các định mức xây dựng nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để xác định đơn giá xây dựng nhưng cao hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành, thì chủ đầu tư phải báo cáo Người quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi áp dụng.
Mục 2. GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 18. Giá xây dựng công trình
1. Giá xây dựng công trình theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và được quy định như sau:
a) Đơn giá xây dựng chi tiết gồm đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ và không đầy đủ.
b) Giá xây dựng tổng hợp gồm giá xây dựng tổng hợp đầy đủ và không đầy đủ.
2. Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng công trình
a) Nội dung chi phí cấu thành đơn giá xây dựng chi tiết:
- Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng.
- Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng tổng hợp được quy định như sau:
- Giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công xây dựng và được tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a khoản này.
- Giá xây dựng tổng hợp đầy đủ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, được tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a khoản này.
3. Giá các yếu tố chi phí trong giá xây dựng công trình
a) Giá vật liệu xây dựng là giá của một đơn vị vật liệu phù hợp với đơn vị tính trong định mức xây dựng (giá cho 1 m3 cát, 1 kg thép, 1 viên gạch xây,...) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc giá thị trường.
b) Đơn giá nhân công xây dựng là giá tính cho một ngày công của công nhân xây dựng trực tiếp và được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng là giá bình quân tính cho một ca làm việc và được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Cơ sở xác định giá xây dựng công trình
a) Đơn giá xây dựng chi tiết được xác định trên cơ sở định mức xây dựng và giá của các yếu tố chi phí tương ứng hoặc được xác định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính toán.
b) Giá xây dựng tổng hợp được xác định trên cơ sở tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết hoặc được xác định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính toán.
5. Phương pháp xác định giá xây dựng công trình và giá vật liệu xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Quản lý giá xây dựng công trình
Việc quản lý giá xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định cụ thể như sau:
1. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để xác định và công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng làm cơ sở quản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
2. Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn (lập dự án đầu tư, thiết kế, thẩm tra), đơn vị thẩm định có trách nhiệm lựa chọn loại vật liệu xây dựng thông dụng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, phổ biến trên thị trường khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng và xác định chi phí đầu tư xây dựng đảm bảo tiết kiệm chi phí, hiệu quả đầu tư và đáp ứng yêu cầu của dự án.
3. Trường hợp theo yêu cầu về kiến trúc, kết cấu, hoặc các yêu cầu khác của dự án phải lựa chọn các loại vật liệu xây dựng đặc thù, không phổ biến trên thị trường hoặc nhập khẩu thì phải được thuyết minh rõ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thuyết minh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế FEED và phải được Người quyết định đầu tư chấp thuận hoặc phê duyệt.
Chương V
SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Mục 1. SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 20. Nội dung suất vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết cho một đơn vị tính (diện tích, thể tích, chiều dài,...), công suất hoặc năng lực phục vụ,... theo thiết kế để xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và một số khoản mục chi phí khác. Suất vốn đầu tư bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên.
Suất vốn đầu tư chưa bao gồm chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án/công trình xây dựng, cụ thể như:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
b) Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);
c) Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);
d) Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư (dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án);
đ) Một số chi phí có tính chất riêng biệt theo từng dự án gồm: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài.
Điều 21. Nguyên tắc xác định suất vốn đầu tư xây dựng
1. Công trình xây dựng đại diện lựa chọn tính toán phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành, quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng, có xu hướng được đầu tư xây dựng và phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội tại thời điểm xác định;
2. Đối với mỗi nhóm, loại công trình thì công trình điển hình phải được lựa chọn phù hợp với phân loại, phân cấp công trình xây dựng theo quy định;
3. Chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng để tính toán suất vốn đầu tư phải đầy đủ, rõ ràng;
4. Suất vốn đầu tư phải tính toán đầy đủ, hợp lý các chi phí cấu thành, bảo đảm mang tính đại diện, tổng hợp;
5. Số liệu, dữ liệu được sử dụng để xác định suất vốn đầu tư phải đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với giai đoạn thiết kế;
6. Đơn vị tính sử dụng cho suất vốn đầu tư phải được lựa chọn phù hợp với loại công trình.
Điều 22. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng
Phương pháp xác định suất vốn đầu tư theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Điều 23. Nội dung giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
1. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, bộ phận kết cấu công trình xây dựng.
2. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình gồm các khoản mục chi phí trực tiếp, gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.
Điều 24. Nguyên tắc xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
1. Công trình xây dựng đại diện lựa chọn tính toán phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành, quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và được đầu tư xây dựng phổ biến tại thời điểm xác định;
2. Danh mục công tác xây dựng theo bộ phận kết cấu công trình phải thống nhất, khoa học, đảm bảo thuận tiện trong quá trình sử dụng. Bộ phận kết cấu công trình được lựa chọn phải có đủ thông tin về ký hiệu, kích thước và số lượng để đo bóc khối lượng từ hồ sơ thiết kế;
3. Số liệu, dữ liệu được sử dụng để tính toán phải đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với giai đoạn thiết kế;
4. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình phải tính toán đầy đủ, hợp lý các chi phí cấu thành, bảo đảm mang tính đại diện, tổng hợp;
5. Chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng để tính toán Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình phải đầy đủ, rõ ràng;
6. Đơn vị tính giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình phải được lựa chọn phù hợp với loại công tác tính toán.
Điều 25. Phương pháp xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
Phương pháp xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 26. Xử lý chuyển tiếp
Việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 36 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, được quy định cụ thể như sau:
1. Dự án đầu tư xây dựng đã triển khai là dự án đã có quyết định đầu tư và đã triển khai các công việc sau khi dự án được phê duyệt như: đã thực hiện khảo sát phục vụ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở; đã lựa chọn nhà thầu thực hiện thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.
2. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt nhưng chưa triển khai là dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhưng chưa triển khai các công việc như được nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Các dự án đầu tư xây dựng khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng thì việc điều chỉnh, cập nhật định mức, giá xây dựng, giá gói thầu thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu theo quy định các văn bản hiện hành tại thời điểm điều chỉnh do Người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiến độ và tiết kiệm chi phí của dự án.
4. Các gói thầu xây dựng đã đóng thầu, đã lựa chọn được nhà thầu, đã ký kết hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và nội dung hợp đồng đã ký kết.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, Cục KTXD (100b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Phạm Khánh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "26/12/2019",
"sign_number": "09/2019/TT-BXD",
"signer": "Bùi Phạm Khánh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-28-2009-TT-BCT-xac-nhan-han-ngach-thue-quan-mat-ong-tu-nhien-nhap-khau-vao-Nhat-ban-theo-Hiep-dinh-Viet-Nam-va-Nhat-Ban-ve-doi-tac-kinh-te-95405.aspx | Thông tư 28/2009/TT-BCT xác nhận hạn ngạch thuế quan mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật bản theo Hiệp định Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế mới nhất | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 28/2009/TT-BCT
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2009
THÔNG TƯ
XÁC NHẬN HẠN NGẠCH THUẾ QUAN ĐỐI VỚI MẬT ONG TỰ NHIÊN NHẬP KHẨU VÀO NHẬT BẢN THEO HIỆP ĐỊNH GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN VỀ ĐỐI TÁC KINH TẾ
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế, ký ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Tô-ky-ô, Nhật Bản;
Bộ Công Thương quy định việc xác nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này điều chỉnh việc xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên (mã HS 0409.00.00) xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Cơ quan xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
Cơ quan xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan theo yêu cầu của người xuất khẩu và Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương.
Điều 4. Nội dung Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan được in bằng giấy trắng, khổ A4, bằng tiếng Anh và bao gồm những thông tin tối thiểu sau:
- Số tham chiếu;
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
- Tên và địa chỉ của người nhập khẩu;
- Mô tả hàng hóa;
- Mã HS;
- Số lượng (có ghi cụ thể đơn vị đo lường)
- Hiệu lực Giấy chứng nhận Hạn ngạch thuế quan (ngày có hiệu lực/ngày hết hạn hiệu lực); và
- Xác nhận của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Mẫu Giấy chứng nhận Hạn ngạch thuế quan được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
Điều 5. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan có hiệu lực kể từ ngày xác nhận đến ngày 31 tháng 3 tiếp theo.
Điều 6. Nguyên tắc xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
1. Thương nhân có nhu cầu được hưởng thuế ưu đãi VJEPA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế phải nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương để xin xác nhận.
2. Căn cứ vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm Nhật Bản dành cho Việt Nam như quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này và trên cơ sở ngày tiếp nhận đăng ký xin xác nhận, Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan của thương nhân xuất khẩu được xác nhận theo nguyên tắc thương nhân đăng ký trước được xem xét trước, đăng ký sau được xem xét sau. Đối với lượng mật ong tự nhiên đăng ký xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan vượt quá lượng hạn ngạch còn lại trong năm đó, Bộ Công Thương sẽ xác nhận theo số lượng hạn ngạch còn lại.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị xác nhận
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;
c) Bản sao C/O Mẫu VJ có đóng dấu xác nhận của Tổ chức xác nhận C/O.
2. Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, Bản sao C/O Mẫu VJ, người đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày được xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan.
3. Trường hợp doanh nghiệp không nộp các giấy tờ nợ nêu tại khoản 2 điều này, Bộ Công Thương sẽ thông báo và đề nghị Nhật Bản không cấp Chứng nhận hạn ngạch thuế quan cho doanh nghiệp nhập khẩu bên Nhật Bản.
Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận
Khi người đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và thực hiện một số biện pháp sau:
1. Thông báo bằng giấy biên nhận về việc sẽ xem xét xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong trường hợp vẫn còn hạn ngạch theo quy định tại Phụ lục 2. Thời gian xác nhận được quy định cụ thể tại Điều 9 và được ghi cụ thể trên giấy biên nhận;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ trong trường hợp thiếu chứng từ theo quy định tại Điều 7. Sau khi người đề nghị xác nhận cung cấp đầy đủ chứng từ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện biện pháp nêu tại khoản 1 điều này.
3. Từ chối xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong trường hợp đã hết hạn ngạch theo quy định tại Phụ lục 2.
Điều 9. Xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
1. Bộ Công Thương sẽ xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp không xác nhận, Bộ Công Thương có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 10. Xác nhận lại do Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bị rách, mất, hỏng
Trong trường hợp Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân có thể nộp đơn gửi Tổ chức xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gốc. Tổ chức xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan xác nhận bản sao trên cơ sở chứng từ xuất khẩu được lưu tại Tổ chức xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” vào ô “REMARK” của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan. Bản sao này mang ngày xác nhận của bản Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gốc. Bản sao chứng thực này được xác nhận trong khoảng thời gian trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gốc.
Điều 11. Trả lại Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan do không thực xuất
Trường hợp thương nhân không sử dụng Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đã đề nghị xác nhận do không thực xuất khẩu lô hàng đã xin Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan hoặc lô hàng sau khi xuất khẩu bị trả về Việt Nam, thương nhân phải trả lại Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đã được xác nhận trước đó cho Tổ chức đã xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đó.
Điều 12. Công khai phân bổ hạn ngạch thuế quan trên trang thông tin của Bộ Công Thương
Thông tin về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế sẽ được công khai trên trang thông tin của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn
Điều 13. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Viện KSND tối cao;
- Tòa án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2009 xác nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế)
AGREEMENT BETWEEN VIETNAM AND JAPAN FOR AN ECONOMIC PARTNERSHIP
TARIFF RATE QUOTA CERTIFICATE
EXPORTER
FULL LEGAL NAME AND ADDRESS
CERTIFICATE NUMBER
IMPORTER
FULL LEGAL NAME AND ADDRESS
DESCRIPTION OF GOODS
REMARKS
HS TARIFF CLASSIFICATION NUMBER
QUANTITY OF GOODS
MEASUREMENT UNIT
ISSUED IN
STAMP
VALID
FROM
UNTIL
SIGNATURE OF AUTHORITY
THIS CERTIFICATE IS NOT VALID IF EXHIBITS ERASURES, DELETIONS, CROSSING OUT OR ANY SIGN OF ALTERATION
PHỤ LỤC 2
HẠN NGẠCH THUẾ QUAN XUẤT KHẨU MẬT ONG TỰ NHIÊN SANG NHẬT BẢN THEO HIỆP ĐỊNH VJEPA THEO CÁC NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2009 xác nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế)
Năm thứ
Khoảng thời gian áp dụng hạn ngạch
Số lượng (tấn)
Năm thứ nhất
01/10/2009 – 31/3/2010
100
Năm thứ hai
01/4/2010 – 31/3/2011
105
Năm thứ ba
01/4/2011 – 31/3/2012
110
Năm thứ tư
01/4/2012 – 31/3/2013
115
Năm thứ năm
01/4/2013 – 31/3/2014
120
Năm thứ sáu
01/4/2014 – 31/3/2015
125
Năm thứ bảy
01/4/2015 – 31/3/2016
130
Năm thứ tám
01/4/2016 – 31/3/2017
135
Năm thứ chín
01/4/2017 – 31/3/2018
140
Năm thứ mười
01/4/2018 – 31/3/2019
145
Năm thứ mười một trở đi
01/4/2019 – 31/3/2020
150
PHỤ LỤC 3
ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN XUẤT KHẨU MẬT ONG TỰ NHIÊN SANG NHẬT BẢN THEO HIỆP ĐỊNH VJEPA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2009 xác nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:
V/v đăng ký hạn ngạch thuế quan xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản theo Hiệp định VJEPA
…., ngày … tháng … năm ….
Kính gửi: Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Căn cứ Thông tư số ……….. ngày …………….. của Bộ Công Thương
Thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt):
Giấy đăng ký kinh doanh số:
Điện thoại: Fax:
E-mail:
Địa chỉ giao dịch:
Đề nghị Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xác nhận giấy hạn ngạch thuế quan xuất khẩu đối với mật ong tự nhiên (mã HS 0409.00.00) theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu vào Nhật Bản cho năm tài khoản của Nhật Bản (*) 20 … với số lượng là: ............ tấn (bằng chữ:).
Ghi chú: * Năm tài khoá của Nhật Bản bắt đầu từ 01 tháng 4 đến 31 tháng 3 của năm sau đó.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
Chức vụ của Người đứng đầu thương nhân
(Ký tên và đóng dấu)
Tên Người đứng đầu thương nhân | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "28/09/2009",
"sign_number": "28/2009/TT-BCT",
"signer": "Nguyễn Thành Biên",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-08-2021-TT-BXD-huong-dan-phuong-phap-xac-dinh-chi-phi-lap-quy-che-quan-ly-kien-truc-483401.aspx | Thông tư 08/2021/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc mới nhất | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2021/TT-BXD
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2021
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp xác định chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc theo quy định tại Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng Thông tư này để xác định, quản lý chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.
Điều 2. Phương pháp xác định chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
1. Chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc được xác định theo công thức sau:
(1)
Trong đó:
Cqc: Chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc cần xác định; đơn vị tính: triệu đồng;
Nt: Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc ban hành tại Phụ lục I Thông tư này; đơn vị tính: triệu đồng/ha;
Qdt: Quy mô diện tích khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc; đơn vị tính: ha;
Ki: Hệ số điều chỉnh chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc được quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
n: số lượng hệ số điều chỉnh chi phí.
2. Chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định theo khoản 1 Điều này là chi phí tối đa để thực hiện công việc lập quy chế quản lý kiến trúc nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Việc bổ sung thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định có liên quan.
3. Chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc không bao gồm chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị. Chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị xác định theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
4. Trường hợp quy mô diện tích của khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc nằm trong khoảng giữa hai quy mô quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định như sau:
(2)
Trong đó:
Nt: Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc cần tính, đơn vị tính: triệu đồng/ha;
Gt: Quy mô diện tích của khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc, đơn vị tính: ha;
Ga: Quy mô diện tích của khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc cấp trên, đơn vị tính: ha;
Gb: Quy mô diện tích của khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc cận dưới, đơn vị tính: ha;
Na: Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc tương ứng với Ga, đơn vị tính: triệu đồng/ha;
Nb: Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc tương ứng với Gb, đơn vị tính: triệu đồng/ha.
5. Trường hợp quy mô diện tích của khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc có quy mô diện tích lớn hơn quy mô được quy định tại Thông tư này hoặc trường hợp chi phí xác định theo định mức chưa phù hợp với yêu cầu công việc lập quy chế quản lý kiến trúc thì chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định bằng dự toán theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này. Việc lập, phê duyệt dự toán chi phí phải đảm bảo phù hợp với nội dung, khối lượng, yêu cầu công việc lập quy chế quản lý kiến trúc và các quy định khác có liên quan.
6. Chi phí tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc được xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung công việc tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc và các quy định có liên quan.
Điều 3. Xác định chi phí lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
1. Chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc gồm chi phí điều tra khảo sát; chi phí cho những người tham gia thực hiện lập quy chế; chi phí mua tài liệu, số liệu, bản đồ các loại; văn phòng phẩm; chi phí khấu hao thiết bị; chi phí đi lại, lưu trú; chi phí lưu trữ; chi phí hội nghị, hội thảo và một số khoản mục chi phí khác có liên quan.
2. Chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định trên cơ sở quy mô diện tích, định mức chi phí ban hành tại Phụ lục I Thông tư này và các hệ số điều chỉnh, nếu có.
3. Trường hợp điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc đã được phê duyệt thì chi phí lập điều chỉnh quy chế kiến trúc điều chỉnh xác định bằng dự toán chi phí nhưng không vượt quá 70% chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc mới tương ứng xác định theo quy định tại Thông tư này. Dự toán chi phí xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.
4. Chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị hoặc lập bổ sung công trình kiến trúc có giá trị vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị đã được phê duyệt xác định theo định mức chi phí ban hành tại Phụ lục I Thông tư này. Chi phí rà soát, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị đã được phê duyệt xác định bằng 20% chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tương ứng xác định theo quy định tại Thông tư này.
5. Trường hợp cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện được giao trực tiếp lập quy chế quản lý kiến trúc thì chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định bằng dự toán phù hợp với phạm vi, nội dung, tiến độ yêu cầu của công việc lập quy chế và cách thức tổ chức thực hiện của cơ quan chuyên môn về kiến trúc nhưng không vượt quá 80% chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định theo định mức tương ứng quy định tại Thông tư này. Chi phí thực hiện của cơ quan chuyên môn về kiến trúc được quản lý và sử dụng theo các quy định pháp luật có liên quan.
6. Chi phí thẩm định quy chế quản lý kiến trúc, thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị là các chi phí dành để chi trực tiếp cho các hoạt động thẩm định như: chi trả thù lao trực tiếp cho các cá nhân, cơ quan trong và ngoài đơn vị tham gia trong quá trình thẩm định; chi phí hội nghị, hội thảo, các cuộc họp góp ý kiến của các đơn vị có liên quan; chi phí phối hợp với các đơn vị cho việc khảo sát thực tế trong quá trình thẩm định. Chi phí thẩm định quy chế quản lý kiến trúc, thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị xác định bằng 5% chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc, chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tương ứng xác định theo quy định tại Thông tư này.
7. Chi phí công bố quy chế quản lý kiến trúc xác định bằng 2% chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc tương ứng xác định theo quy định tại Thông tư này.
8. Chi phí quản lý nghiệp vụ lập quy chế quản lý kiến trúc là chi phí cho các hoạt động của cơ quan quản lý trong quá trình lập quy chế như: chi cho chuyên gia, cán bộ kiêm nhiệm, chi hội họp, công tác phí, vật tư văn phòng phẩm và một số công việc khác phục vụ công tác quản lý nghiệp vụ lập quy chế quản lý kiến trúc. Chi phí quản lý nghiệp vụ lập quy chế quản lý kiến trúc được xác định bằng 6% chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc tương ứng xác định theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các công việc lập quy chế quản lý kiến trúc đang thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng đã ký.
2. Đối với các công việc lập quy chế quản lý kiến trúc đã phê duyệt dự toán chi phí nhưng chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu, hoặc đã tổ chức lựa chọn nhà thầu lập quy chế quản lý kiến trúc nhưng đang trong quá trình đàm phán, chưa ký kết hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thòng tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 9 năm 2021.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT; Vụ QHKT; Cục KTXD; Viện KTXD; (100b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Minh
PHỤ LỤC I
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
(Kèm theo Thông tư số: 08/2021/TT-BXD ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng)
Bảng 1 : Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Quy mô (ha)
≤ 500
1.000
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
50.000
150.000
360.000
Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị
0,837
0,558
0,200
0,103
0,072
0,061
0,052
0,046
0,039
0,028
0,018
Ghi chú:
1. Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị quy định tại bảng 1 nêu trên áp dụng đối với đô thị loại V. Đối với các loại đô thị khác điều chỉnh với hệ số K như sau:
- Đô thị loại đặc biệt: K = 1,25;
- Đô thị loại I và loại II: K = 1,15;
- Đô thị loại III và loại IV: K = 1,10.
2. Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị quy định tại bảng 1 nêu trên áp dụng đối với quy chế quản lý kiến trúc đô thị có 03 khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù. Đối với các trường hợp khác thì điều chỉnh với hệ số như sau:
- Số lượng lớn hơn 10 khu vực: K = 1,20;
- Số lượng từ 6 ÷ 10 khu vực: K = 1,15;
- Số lượng từ 4 ÷ 5 khu vực: K = 1,10;
- Số lượng nhỏ hơn 3 khu vực: K = 0,95.
3. Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị quy định tại bảng 1 nêu trên áp dụng đối với các quy chế quản lý kiến trúc đô thị có 10 công trình kiến trúc có giá trị. Đối với các trường hợp khác thì điều chỉnh với hệ số như sau:
- Số lượng lớn hơn 100 công trình: K = 1,15;
- Số lượng từ 51 ÷ 100 công trình: K = 1,10;
- Số lượng từ 11 ÷ 50 công trình: K = 1,05;
- Số lượng nhỏ hơn 10 công trình: K = 0,95.
4. Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị được xác định tại bảng 1 nêu trên chưa bao gồm chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị. Chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được xác định theo định mức chi phí tại bảng 3 Phụ lục này.
5. Trường hợp quy chế quản lý kiến trúc đô thị của các khu vực có quy mô diện tích nhỏ hơn quy mô được quy định tại Thông tư này thì chi phí lập quy chế được xác định bằng chi phí của khu vực có quy mô nhỏ nhất tại bảng 1 nói trên.
Bảng 2: Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Quy mô (ha)
≤10
20
30
50
100
Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn
4,425
3,289
2,718
2,228
1,511
Ghi chú:
1) Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn quy định tại bảng 2 nêu trên áp dụng đối với 01 điểm dân cư nông thôn. Trường hợp trong quy chế quản lý kiến trúc có nhiều điểm dân cư nông thôn thì chi phí lập quy chế xác định bằng tổng định mức chi phí lập quy chế của các điểm dân cư nông thôn; trong đó: chi phí lập quy chế
điểm dân cư nông thôn thứ nhất được xác định theo mức chi phí tại bảng 2; chi phí lập quy chế từ điểm dân cư nông thôn thứ 2 trở đi xác định theo định mức chi phí tại bảng 2 và được điều chỉnh theo hệ số K = 0,8.
2) Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn quy định tại bảng 2 nêu trên áp dụng đối với khu vực có 05 công trình kiến trúc có giá trị. Đối với các trường hợp khác thì điều chỉnh với hệ số như sau:
- Số lượng lớn hơn 20 công trình: K = 1,15;
- Số lượng từ 6 ÷ 20 công trình: K = 1,05;
- Số lượng nhỏ hơn 5 công trình: K = 0,95.
3) Trường hợp tích hợp quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn vào đồ án quy hoạch chung xây dựng xã thì chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được xác định bằng 80% chi phí quy định tại Thông tư này.
4) Định mức chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được xác định tại bảng 2 nêu trên chưa bao gồm chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định. Chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được xác định theo định mức chi phí tại bảng 3 Phụ lục này.
5) Trường hợp quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn của các khu vực có quy mô diện tích nhỏ hơn quy mô được quy định tại Thông tư này thì chi phí lập quy chế được xác định bằng chi phí của khu vực có quy mô nhỏ nhất tại bảng 2 nói trên.
Bảng 3: Định mức chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị
Đơn vị tính: triệu đồng/01 công trình
Số lượng công trình kiến trúc có giá trị
≤ 10
11 ÷ 50
51 ÷ 100
101 ÷ 150
≥ 151
Định mức chi phí lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị
10
9,3
8,5
7,4
6,9
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ
(Kèm theo Thông tư số: 08/2021/TT-BXD ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng)
1. Dự toán chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc xác định bằng dự toán quy định khoản 4 Điều 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư này bao gồm: chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng.
2. Chi tiết các khoản mục của dự toán chi phí xác định như sau:
a) Chi phí chuyên gia (Ccg): Xác định theo số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia và tiền lương của chuyên gia.
- Số lượng chuyên gia được xác định theo yêu cầu cụ thể của từng loại công việc cần thực hiện, yêu cầu về tiến độ thực hiện công việc, trình độ chuyên môn của từng loại chuyên gia. Việc dự kiến số lượng, loại chuyên gia và thời gian thực hiện của từng chuyên gia phải được thể hiện trong đề cương thực hiện công việc.
- Tiền lương chuyên gia tư vấn được xác định theo mức tiền lương chuyên gia tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
b) Chi phí quản lý (Cql): Chi phí quản lý là khoản chi phí liên quan đến tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn, chi phí văn phòng.
c) Chi phí khác (Ck): gồm chi phí điều tra khảo sát, mua tài liệu, số liệu, bản đồ các loại, văn phòng phẩm; chi phí khấu hao thiết bị; chi phí đi lại, lưu trú của chuyên gia; chi phí lưu trữ; chi phí hội nghị, hội thảo và các khoản chi phí khác (nếu có). Các khoản chi phí khác xác định trên cơ sở dự kiến nhu cầu cần thiết để hoàn thành công việc.
d) Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): Xác định bằng 6% của (Chi phí chuyên gia + chi phí quản lý + chi phí khác).
đ) Thuế giá trị gia tăng (VAT): Xác định theo quy định.
e) Chi phí dự phòng (Cdp): Là khoản chi phí dự kiến cho những công việc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 10% so với toàn bộ các khoản mục chi phí.
3. Tổng hợp dự toán chi phí:
TT
Khoản mục chi phí
Diễn giải
Giá trị (đồng)
Ghi chú
1
Chi phí chuyên gia
Ccg
2
Chi phí quản lý
50%*Ccg
Cql
3
Chi phí khác
Ck
4
Thu nhập chịu thuế tính trước
6%*(Ccg + Cql + Ck)
TN
5
Thuế giá trị gia tăng
%*(Ccg+Cql+Ck+TN)
VAT
6
Chi phí dự phòng
10%*(Ccg+Cql+Ck+TN+VAT)
Cdp
Tổng cộng
Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp
Cpc | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "02/08/2021",
"sign_number": "08/2021/TT-BXD",
"signer": "Bùi Hồng Minh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-02-2007-TT-BYT-huong-dan-thi-hanh-dieu-kien-kinh-doanh-thuoc-quy-dinh-Luat-Duoc-Nghi-dinh-79-2006-ND-CP-16835.aspx | Thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn thi hành điều kiện kinh doanh thuốc quy định Luật Dược Nghị định 79/2006/NĐ-CP | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2007/TT-BYT
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DƯỢC VÀ NGHỊ ĐỊNH 79/2006/NĐ-CP NGÀY 09/8/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DƯỢC
Căn cứ Luật Dược số 34/2005-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/2006/NĐ-CP) như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Thông tư này hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định về điều kiện kinh doanh thuốc; địa bàn mở cơ sở bán lẻ theo các hình thức: quầy thuốc, đại lý bán thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã; văn bằng lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền; mẫu chứng chỉ hành nghề dược, mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
b) Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh thuốc tại Việt Nam.
2. Nguyên tắc hướng dẫn
a) Thông tư chỉ quy định những điều, khoản, điểm mà Luật Dược và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP giao cho Bộ Y tế hướng dẫn thi hành.
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc phải áp dụng các quy định của Luật Dược, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP , Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
Địa điểm kinh doanh thuốc của doanh nghiệp là các địa điểm trực tiếp sản xuất, bán buôn, bán lẻ, bảo quản hoặc làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc ở cùng nơi hoặc khác nơi đặt trụ sở chính và trụ sở chi nhánh, phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược.
II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC
1. Điều kiện kinh doanh thuốc
a) Người quản lý chuyên môn phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự đáp ứng lộ trình triển khai các tiêu chuẩn về thực hành tốt phù hợp với từng loại hình kinh doanh thuốc theo quy định tại Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
c) Quyền và nghĩa vụ, phạm vi hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc quy định tại Điều 15, 16, 18, 22, 23, 26, 27, 28, 30, 31, 33 và 34 của Luật Dược.
2. Điều kiện đối với địa điểm bán buôn thuốc của doanh nghiệp
a) Điều kiện kinh doanh thuốc tại mỗi địa điểm bán buôn thuốc của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
b) Đối với địa điểm bán buôn thuốc đã có trước ngày 01/6/2003 mà người quản lý chuyên môn là dược sỹ trung học: cơ sở kinh doanh thuốc phải có kế hoạch đào tạo, sắp xếp cán bộ chuyên môn hoặc tổ chức lại hệ thống kinh doanh để bố trí người đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP làm người quản lý chuyên môn, chậm nhất là hết 31/12/2010.
3. Điều kiện đối với địa điểm bán lẻ thuốc của doanh nghiệp
Điều kiện kinh doanh thuốc tại mỗi địa điểm bán lẻ thuốc của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
4. Cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Dược
a) Hình thức tổ chức bán lẻ thuốc trong cơ sở bán buôn thực hiện theo quy định tại mục a, b, c khoản 1 Điều 24 của Luật Dược.
b) Hình thức tổ chức bán lẻ thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế hoặc cơ sở chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của các cơ sở bán lẻ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Cơ sở bán lẻ thuốc trong cơ sở bán buôn và trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ các điều kiện về kinh doanh thuốc quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5. Địa bàn được mở cơ sở bán lẻ thuốc theo các hình thức quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế
a) Quầy thuốc được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Đối với địa bàn quận, phường của thành phố, thị xã chưa có đủ một nhà thuốc phục vụ 2.000 dân, trong năm 2007 Sở Y tế tỉnh xem xét việc tổ chức mới quầy thuốc, sau đó tuỳ tình hình địa phương có văn bản báo cáo Bộ Y tế để xem xét, quyết định việc tiếp tục gia hạn hoặc mở thêm các quầy thuốc.
c) Các cơ sở bán lẻ thuốc do dược sỹ trung học là người quản lý chuyên môn đã có trước ngày 01/6/2003 đang hoạt động ở tại quận, phường các thành phố, thị xã nếu chưa đủ dược sỹ đại học để chuyển thành nhà thuốc nhưng đáp ứng các điều kiện về cơ sở, thiết bị theo quy định của điều kiện đối với cơ sở bán lẻ thuốc thì tiếp tục được gia hạn hoạt động đến hết 31/12/2010.
d) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được mở tại địa bàn các huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
đ) Các cơ sở bán lẻ thuốc của doanh nghiệp tại các tỉnh ĐăkNông, ĐăkLăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái,đã được gia hạn hoạt động đến hết 31/12/2005 theo Thông tư 09/2004/TT-BYT ngày 09/4/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2004/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân nếu chưa đủ dược sỹ đại học, dược sỹ trung học để chuyển thành nhà thuốc hoặc quầy thuốc nhưng đáp ứng các điều kiện về cơ sở, thiết bị theo quy định của điều kiện bán lẻ thuốc thì tiếp tục được gia hạn hoạt động đến hết 31/12/2010.
e) Tủ thuốc của trạm y tế được tổ chức tại địa bàn các xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Quy định về văn bằng lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y, dược học cổ truyền
a) Các loại văn bằng về y, dược cổ truyền:
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học chuyên nghiệp về y học cổ truyền;
- Giấy chứng nhận lương y, lương dược do cơ sở có chức năng đào tạo được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp bằng;
- Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền do Bộ Y tế hoặc do Sở Y tế đã cấp trước ngày Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y dược tư nhân có hiệu lực.
- Giấy chứng nhận lương y, lương dược do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp trước ngày Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y dược tư nhân có hiệu lực.
- Giấy chứng nhận đủ trình độ chuyên môn y dược cổ truyền do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.
b) Quy định về văn bằng của người quản lý chuyên môn về dược tại cơ sở sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:
- Người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đăng ký loại hình hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, b, e khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP và tiết 1, 2, 3, 4 và 5 điểm a khoản này.
- Người quản lý chuyên môn của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, b, e khoản 1 Điều 15 của Nghị định 79/2006/NĐ-CP và tiết 1, 2, 3, 4 và 5 điểm a khoản này.
- Người quản lý chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc thành phẩm đông y, thuốc thành phẩm từ dược liệu phải có một trong các bằng cấp quy định tại điểm a, b, e khoản 1 Điều 15 của Nghị định 79/2006/NĐ-CP và tiết 1, 2, 4 và 5 điểm a khoản này.
7. Quy định về biển hiệu của cơ sở kinh doanh thuốc
Nội dung biển hiệu của các cơ sở kinh doanh thuốc phải đảm bảo đủ các thông tin cơ bản sau:
a) Tên cơ sở kinh doanh thuốc (ghi tên đầy đủ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) kể cả các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Địa chỉ: ghi đủ địa chỉ trụ sở chính, trụ sở chi nhánh và địa chỉ nơi đặt địa điểm kinh doanh (nếu ngoài địa chỉ trụ sở chính hoặc địa chỉ của chi nhánh)
c) Họ tên và trình độ chuyên môn của người chủ cơ sở bán lẻ hoặc người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc.
d) Phạm vi kinh doanh: ghi đầy đủ theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
đ) Số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, thời gian hoạt động, điện thoại, số fax liên hệ (nếu có).
8. Thay đổi hoặc uỷ quyền đối với người làm chuyên môn tại các cơ sở kinh doanh thuốc
a) Trường hợp chủ cơ sở bán lẻ hoặc người quản lý chuyên môn đi vắng, không thể trực tiếp điều hành, cơ sở kinh doanh thuốc phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc thực hiện theo quy định sau:
- Nếu thời gian đi vắng dưới 03 ngày thì người quản lý chuyên môn phải uỷ quyền bằng văn bản cho người có trình độ chuyên môn tương đương thay thế.
- Nếu thời gian đi vắng trên 03 ngày đến dưới 30 ngày thì người quản lý chuyên môn phải uỷ quyền bằng văn bản cho người có trình độ chuyên môn tương đương thay thế, có văn bản báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại nơi cơ sở đang hoạt động kể cả trường hợp cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Bộ Y tế cấp.
- Nếu thời gian đi vắng từ 30 ngày đến 180 ngày thì người quản lý chuyên môn phải uỷ quyền bằng văn bản cho người có trình độ chuyên môn tương đương thay thế, có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và phải được cơ quan này chấp thuận bằng văn bản.
- Nếu thời gian đi vắng trên 180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn khác thay thế và đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ thuốc và đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với các loại hình kinh doanh khác.
b) Trong thời gian uỷ quyền, người được uỷ quyền, người uỷ quyền và đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động chuyên môn của cơ sở nếu có sai phạm về chuyên môn.
c) Trường hợp thay đổi người phụ trách các bộ phận chuyên môn như phụ trách sản xuất, phụ trách kiểm nghiệm, phụ trách đảm bảo chất lượng, phụ trách dược... thì cơ sở kinh doanh thuốc phải thông báo với cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong vòng 15 ngày kể từ khi thay đổi.
9. Hồ sơ cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
Hồ sơ cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ nghề dược quy định tại Điều 16của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
10. Hồ sơ cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Hồ sơ cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận kinh doanh thuốc quy định tại Điều 28 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
11. Trình tự, thẩm quyền cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
a) Trình tự cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
b)Bộ Y tế thành lập các Hội đồng tư vấn để xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân có bằng cấp chuyên môn do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp đăng ký hành nghề dược có vốn đầu tư nước ngoài.
c) Trường hợp cá nhân có bằng cấp chuyên môn do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp, Bộ Y tế uỷ quyền cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký hành nghề dược đối với cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc có vốn đầu tư nước ngoài.
d) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập các Hội đồng tư vấn để xem xét và trình Giám đốc Sở Y tế cấp, đổi, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 của Luật Dược và trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
đ) Chứng chỉ hành nghề dược được làm thành hai bản: một bản lưu tại cơ quan cấp, một bản giao cho cá nhân đề nghị cấp, đổi, gia hạn, cấp lại.
12. Trình tự, thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
a) Trình tự cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Nghị định số79/2006/NĐ-CP.
b) Bộ Y tế cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở sản xuất thuốc, làm dịch vụ bảo quản thuốc, làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
c) Trường hợp các cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở sản xuất thuốc thuộc danh mục I Quy chế đăng ký thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 3121/2001/QĐ-BYT ngày 17/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất thuốc nước dùng ngoài từ dược liệu, Bộ Y tế uỷ quyền cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
d) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 của Luật Dược và trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
đ) Bộ Y tế, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định hồ sơ, thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc. Kết quả thẩm định trình lên Lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế để xem xét cấp hay không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc mà không cần phải thành lập hội đồng tư vấn.
Cơ sở kinh doanh thuốc đã đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, phân phối, nhà thuốc (GMP, GSP, GLP, GDP,GPP) và người quản lý chuyên môn đã có Chứng chỉ hành nghề dược thì trong hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không cần nộp lại bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Bộ Y tế, Sở Y tế tổ chức cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc mà không cần tổ chức thẩm định lại.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ quy định về hành nghề dược tư nhân, vắc xin, sinh phẩm y tế và dược học cổ truyền tư nhân tại Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân và Thông tư số 09/2004/TT-BYT ngày 09/4/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2004/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân; Thông tư số 10/2002/TT-BYT ngày 04/7/2002 hướng dẫn về điều kiện hành nghề dược;và Quyết định số 3016/1999/QĐ-BYT ngày 06/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
3.Cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược tư nhân cần xây dựng, cải tạo, đầu tư cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và lộ trình thực hiện quy định về thực hành tốt.
Chứng chỉ hành nghề dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược tư nhân đã cấp theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân có giá trị đến hết thời hạn. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu cá nhân, tổ chức muốn tiếp tục hành nghề, phải làm thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP và Thông tư này.
4. Định kỳ hàng năm, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , các cơ sở kinh doanh thuốc báo cáo về tình hình hoạt động theo mẫu quy định về Bộ Y tế.
BỘ TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "24/01/2007",
"sign_number": "02/2007/TT-BYT",
"signer": "Trần Thị Trung Chiến",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-11-2015-TT-BTP-dang-ky-giao-dich-bao-dam-hop-dong-thong-bao-ke-bien-tai-san-thi-hanh-an-290752.aspx | Thông tư 11/2015/TT-BTP đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng thông báo kê biên tài sản thi hành án | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2015/TT-BTP
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2015
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2014/TT-BTP NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 2014 CỦA BỘ TƯ PHÁP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 05/2011/TT-BTP NGÀY 16 THÁNG 02 NĂM 2011 CỦA BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ BIÊN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC TIẾP, BƯU ĐIỆN, FAX, THƯ ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH, TÀI SẢN CỦA CỤC ĐĂNG KÝ QUỐC GIA GIAO DỊCH BẢO ĐẢM THUỘC BỘ TƯ PHÁP VÀ THÔNG TƯ SỐ 22/2010/TT-BTP NGÀY 06 THÁNG 12 NĂM 2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN VỀ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN TRỰC TUYẾN GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ BIÊN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án (sau đây gọi là Thông tư số 08/2014/TT-BTP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2014/TT-BTP như sau:
1. Bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
Bổ sung khoản 1a Điều 4 như sau:
''1a. Trung tâm Đăng ký thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước, không phân biệt theo địa giới hành chính nơi Trung tâm Đăng ký đặt trụ sở.
Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn một trong các Trung tâm Đăng ký thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng và thông báo việc kê biên tài sản thi hành án”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 1 như sau:
a) Sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 10a như sau:
''g) Người yêu cầu đăng ký là tổ chức, cá nhân sử dụng mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký trực tuyến của mình để đăng ký đối với giao dịch bảo đảm không do chính mình xác lập hoặc sử dụng mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký trực tuyến của tổ chức, cá nhân khác để đăng ký đối với giao dịch bảo đảm do chính mình xác lập”.
b) Bổ sung điểm i khoản 1 Điều 10a như sau:
“'i) Kê khai từ 02 số hợp đồng, giao dịch hoặc kê khai từ 02 thời điểm ký kết hợp đồng, giao dịch trở lên tại mục “Số giao dịch bảo đảm, hợp đồng” trên Đơn yêu cầu đăng ký”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 Điều 12a như sau:
''1. Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp một mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký trực tuyến để thực hiện việc đăng ký đối với giao dịch bảo đảm do chính tổ chức, cá nhân đó xác lập.
Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu cấp mã số khách hàng thường xuyên thì nộp một (01) bộ hồ sơ theo phương thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Hồ sơ yêu cầu cấp mã số khách hàng thường xuyên gồm:
a) Đơn yêu cầu đăng ký khách hàng thường xuyên (01 bản chính);
b) Một trong các loại giấy tờ xác định tư cách pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: Chứng minh nhân dân theo pháp luật về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân theo pháp luật về căn cước công dân nếu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo pháp luật về doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật về đầu tư (đối với dự án đầu tư còn thời hạn hoạt động) hoặc quyết định thành lập nếu là tổ chức (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)”.
b) Bãi bỏ Điều 12b.
c) Bổ sung Điều 12g như sau:
''Điều 12g. Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Các loại giấy tờ chứng minh bên thế chấp là cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (sau đây gọi là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) bao gồm:
a) Hợp đồng thế chấp hoặc Hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
b) Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp đơn yêu cầu đăng ký theo phương thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì nộp đồng thời một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp đơn yêu cầu đăng ký theo phương thức thư điện tử hoặc fax thì sau khi nhận được kết quả đăng ký, người yêu cầu đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án để Trung tâm Đăng ký thực hiện không thu lệ phí.
3. Trường hợp Trung tâm Đăng ký phát hiện giấy tờ chứng minh nêu tại khoản 1 Điều này bị giả mạo hoặc bị tẩy xóa, rách nát thì Trung tâm Đăng ký thực hiện thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 8 như sau:
''e) Không mô tả hoặc mô tả không đầy đủ tài sản bảo đảm tại trường “Mô tả tài sản” hoặc trường “Số khung” trên giao diện đăng ký, mà đính kèm tại trường “Tập tin (file) PDF đính kèm” các tập tin (file) về tài sản bảo đảm hoặc các tập tin (file) tài liệu khác, trừ trường hợp tập tin (file) đính kèm là văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới”.
b) Bổ sung điểm g và điểm h khoản 1 Điều 8 như sau:
''g) Kê khai từ 02 số hợp đồng, giao dịch hoặc kê khai từ 02 thời điểm ký kết hợp đồng, giao dịch trở lên vào trường “Số hợp đồng” trên giao diện đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến”.
“h) Người yêu cầu đăng ký là tổ chức, cá nhân sử dụng mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký trực tuyến của mình để đăng ký đối với giao dịch bảo đảm không do chính mình xác lập hoặc sử dụng mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký trực tuyến của tổ chức, cá nhân khác để đăng ký đối với giao dịch bảo đảm do chính mình xác lập”.
5. Bổ sung khoản 9 Điều 2 như sau:
Bổ sung khoản 2a, khoản 2b và khoản 2c Điều 12 như sau:
2a. Các loại giấy tờ chứng minh bên thế chấp là cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Hợp đồng thế chấp hoặc Hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
b) Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2b. Sau khi nhận được kết quả đăng ký, người yêu cầu đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2a Điều này kèm theo bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án để Trung tâm Đăng ký thực hiện không thu lệ phí.
2c. Trường hợp Trung tâm Đăng ký phát hiện giấy tờ chứng minh nêu tại khoản 2a Điều này bị giả mạo hoặc bị tẩy xóa, rách nát thì Trung tâm Đăng ký thực hiện thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
6. Sửa đổi khoản 10 Điều 2 như sau:
Sửa đổi khoản 2 Điều 15 như sau:
''2. Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc không phải là tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký, chấp hành viên thực hiện việc thông báo kê biên tài sản thi hành án, người thực hiện đăng ký nhập chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó tại trường “Số khung” trên giao diện đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến. Mỗi một số khung của phương tiện giao thông cơ giới được nhập tương ứng với một ô số khung trên giao diện đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến.
Trường hợp số khung của phương tiện giao thông cơ giới có ký tự đặc biệt (ví dụ: dấu *; #...) thì người yêu cầu đăng ký, chấp hành viên thực hiện việc thông báo kê biên tài sản thi hành án, người thực hiện đăng ký nhập đầy đủ số khung (bao gồm cả ký tự đặc biệt) tại trường “Mô tả tài sản” trên giao diện đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến, đồng thời nhập số khung không bao gồm ký tự đặc biệt tại trường “Số khung” trên giao diện đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến”.
7. Bãi bỏ điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư số 08/2014/TT-BTP.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2015.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã sử dụng mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký trực tuyến của tổ chức, cá nhân khác để đăng ký đối với giao dịch bảo đảm do chính mình xác lập trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, nay có yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký thì tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và sử dụng mã số khách hàng thường xuyên, tài khoản đăng ký trực tuyến được cấp để thực hiện đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Chính phủ;
- Công báo (02 bản);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp: Vụ Các vấn đề chung về XDPL, Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế, Cục Kiểm soát TTHC, Cục Kiểm tra VBQPPL, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (để biết);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục ĐKQGGDBĐ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Khánh Ngọc | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "01/09/2015",
"sign_number": "11/2015/TT-BTP",
"signer": "Nguyễn Khánh Ngọc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-02-2013-TTLT-BGTVT-BKHDT-BTC-huong-dan-quan-ly-kinh-phi-172020.aspx | Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BGTVT-BKHĐT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 02/2013/TTLT-BGTVT-BKHĐT-BTC
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 855/QĐ-TTG NGÀY 06/06/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
Điều 1. Quy định chung
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nguồn vốn thực hiện đề án
a) Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước; vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước; vốn hỗ trợ của nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án gồm: kinh phí quản lý hành chính, kinh phí sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển.
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án do các Bộ, ngành trung ương quản lý.
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án do địa phương quản lý.
3. Các nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục mới đủ điều kiện để cân đối bố trí kinh phí và triển khai thực hiện.
4. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án phải theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ, và có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hàng năm và kết thúc nhiệm vụ, dự án theo quy định hiện hành.
Điều 2. Nội dung chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án
1. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
a) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải.
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải.
c) Xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải gây ra tại các trục giao thông trọng yếu (bao gồm cả khảo sát, đánh giá).
d) Cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu về môi trường trong giao thông vận tải.
đ) Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý rác thải do vận tải hành khách đường bộ và ứng dụng trên các tuyến vận tải hành khách công cộng.
e) Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom xử lý chất thải y tế lỏng bệnh viện giao thông vận tải.
g) Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá, quản lý về môi trường đối với các hoạt động phát triển giao thông vận tải.
2. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học
a) Xây dựng và ban hành quy chuẩn về môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải.
b) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c) Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển giao thông vận tải khách công cộng tại các thành phố lớn.
d) Xây dựng, thực hiện đề án đầu tư trang thiết bị, phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá, quản lý về môi trường đối với các hoạt động phát triển giao thông vận tải.
3. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo
Đào tạo nâng cao năng lực quản lý về công tác bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cơ quan quản lý môi trường ngành giao thông vận tải.
4. Chi từ nguồn kinh phí quản lý hành chính
Rà soát, xây dựng các đề án gia nhập các công ước quốc tế, các chương trình, kế hoạch hành động quốc tế và khu vực về môi trường của ngành giao thông vận tải (bao gồm cả khảo sát, đánh giá).
5. Chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển
a) Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải tại các cảng biển và đầu tư thí điểm trung tâm thu gom, xử lý chất thải từ tàu biển.
b) Đầu tư thí điểm xử lý chất thải do hoạt động vận tải thủy nội địa trên một số cảng.
c) Hỗ trợ một số cơ sở công nghiệp đầu tư, xây dựng hệ thống kiểm soát các chất ô nhiễm từ hoạt động của công nghiệp giao thông vận tải.
d) Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thí điểm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên nén (CNG) trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
đ) Hỗ trợ thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị vệ sinh tự hoại trên các toa xe vận tải khách đường sắt.
e) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới hệ thống thu gom xử lý chất thải y tế lỏng tại bệnh viện giao thông vận tải.
g) Hỗ trợ xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Điều 3. Mức chi
1. Mức chi các nhiệm vụ, dự án thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Cụ thể một số mức chi như sau:
a) Chi công tác, hội nghị, tập huấn theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
c) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
d) Chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân viên chức ngành giao thông vận tải về hoạt động bảo vệ môi trường thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
đ) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách quản lý môi trường trong hoạt động giao thông vận tải, mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
e) Chi thực hiện các dự án xử lý chất thải trong hoạt động giao thông vận tải từ nguồn vốn đầu tư thực hiện theo các văn bản hiện hành về vốn đầu tư.
g) Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại các điểm c, d, đ, g khoản 5, Điều 2 không quá 30 % tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều kiện và tiêu chí hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Riêng mức hỗ trợ tại điểm e, khoản 5, Điều 2 thực hiện theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích.
Điều 4. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án của Đề án thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau:
1. Lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự án Căn cứ nhiệm vụ, dự án theo Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điều 3 của Thông tư này các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ trì giao nhiệm vụ cho đơn vị thực hiện.
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ, dự án có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng nhiệm vụ, dự án theo quy định và đề xuất nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ, dự án, có thuyết minh chi tiết cơ sở dự toán và phân kỳ nguồn vốn triển khai theo từng năm. Tùy theo tính chất của từng dự án, việc lập dự án thực hiện như sau:
a) Đối với dự án bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển: Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
b) Đối với nhiệm vụ, dự án bố trí từ nguồn kinh phí hành chính, kinh phí sự nghiệp: Căn cứ mục tiêu, nội dung và tính chất của nhiệm vụ, dự án đơn vị lập dự toán theo khối lượng công việc cụ thể và chế độ tài chính hiện hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lập dự toán kinh phí, phân bổ và giao dự toán kinh phí cho nhiệm vụ, dự án
a) Nhiệm vụ, dự án do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện:
- Trên cơ sở nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm đơn vị thực hiện lập dự toán kinh phí báo cáo Bộ, cơ quan trung ương chủ trì nhiệm vụ, dự án xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt theo quy định.
- Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Nhiệm vụ, dự án do địa phương thực hiện:
- Trên cơ sở nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập dự toán chi trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm báo cáo cơ quan chủ quản.
Cơ quan chủ quản ở địa phương tổng hợp dự toán gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học công nghệ, Giáo dục và Đào tạo cùng cấp xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách cùng cấp để báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
- Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 5. Công tác kiểm tra
1. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được giao chủ trì nhiệm vụ, dự án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí các nhiệm vụ, dự án, đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
2. Định kỳ hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ, dự án lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2013.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phản ánh về Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Trung
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Lê Mạnh Hùng
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW phòng, chống tham nhũng;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương
- Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Giao thông vận tải các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư Pháp;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ GTVT;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Website Bộ KHĐT, Bộ GTVT, Bộ TC;
- Lưu: VT Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ GTVT.(15) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "08/01/2013",
"sign_number": "02/2013/TTLT-BGTVT-BKHĐT-BTC",
"signer": "Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Minh",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-18-2014-TT-BTTTT-huong-dan-187-2013-ND-CP-cap-giay-phep-nhap-khau-thiet-bi-phat-vo-tuyen-dien-258950.aspx | Thông tư 18/2014/TT-BTTTT hướng dẫn 187/2013/NĐ-CP cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát vô tuyến điện | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 18/2014/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy phép nhập khẩu, các trường hợp được miễn giấy phép nhập khẩu, danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS đối với thiết bị viba; thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9 KHz đến 400 GHz và công suất từ 60 mW trở lên (sau đây gọi chung là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện) thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu) thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện được quy định tại Điều 2 của Thông tư này.
3. Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Việc tạm nhập, tái xuất thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Điều 2. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép nhập khẩu
1. Danh mục thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép nhập khẩu được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và chỉ áp dụng đối với thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện mà cả mã số HS và mô tả hàng hóa trùng với mã số HS và mô tả hàng hóa thuộc danh mục.
2. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép nhập khẩu là thiết bị hoàn chỉnh có đặc tính kỹ thuật, mô tả hàng hóa theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật, cấu trúc thiết kế, có thể hoạt động độc lập; không áp dụng đối với các linh kiện hoặc phụ kiện của các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện này và không bao gồm thiết bị chỉ thu sóng vô tuyến điện.
Điều 3. Các trường hợp được miễn giấy phép nhập khẩu
Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện quy định tại Phụ lục I của Thông tư này được miễn giấy phép nhập khẩu trong các trường hợp sau:
1. Các thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện của: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; các phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí không thường trú ở Việt Nam (có giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Ngoại giao).
Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện quy định tại Khoản này được miễn giấy phép nhập khẩu nhưng khi sử dụng phải được Cục Tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định hiện hành.
2. Điện thoại di động mặt đất (không miễn giấy phép nhập khẩu đối với điện thoại di động vệ tinh) ký gửi cùng chuyến hoặc không cùng chuyến của người nhập cảnh hoặc được nhập khẩu theo đường bưu chính, dịch vụ chuyển phát quốc tế để phục vụ cho mục đích cá nhân; điện thoại di động mặt đất tạm xuất, tái nhập để phục vụ mục đích bảo hành, sửa chữa, thay thế với điều kiện còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu.
Điều 4. Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu được sử dụng để nhập khẩu lô hàng xác định trên giấy phép, có hiệu lực cho đến lúc lô hàng đó được thông quan hoàn toàn, không vượt quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy hoặc Hợp đồng thương mại.
Điều 5. Lệ phí cấp, cấp lại giấy phép nhập khẩu
Người nhập khẩu có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương II
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 6. Điều kiện nhập khẩu
Các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng; phù hợp với vị trí lắp đặt thiết bị và các quy định về quản lý viễn thông.
2. Phù hợp với các Quy hoạch tần số vô tuyến điện, các quy định về sử dụng tần số vô tuyến điện và mục đích nhập khẩu.
Những thiết bị không đáp ứng các điều kiện trên hoặc nhập khẩu phục vụ cho các mục đích đặc biệt thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 7. Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu
Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.
Điều 8. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu được lập thành một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 01 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư), chứng minh nhân dân/hộ chiếu: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu;
c) Giấy chứng nhận hợp quy: bản sao có xác nhận của người nhập khẩu;
d) Tài liệu kỹ thuật của thiết bị: bản sao có xác nhận của người nhập khẩu;
e) Hóa đơn thương mại thể hiện tên, ký hiệu, số lượng thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu;
f) Hợp đồng thương mại hoặc chứng từ, vận đơn trong đó phải thể hiện tên, ký hiệu, số lượng thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu.
2. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Viễn thông. Địa chỉ, số điện thoại, số Fax của Cục Viễn thông được đăng trên trang thông tin điện tử: www.vnta.gov.vn.
Kết quả xử lý hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu được trả ở nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu chính.
3. Trình tự và thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu:
a) Trình tự cấp giấy phép nhập khẩu:
Ngay khi tiếp nhận hồ sơ tại Cục Viễn thông hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày Cục Viễn thông nhận được hồ sơ qua đường bưu chính, Cục Viễn thông kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của người nhập khẩu, thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chưa đúng quy định tại Khoản 1 Điều này). Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Cục Viễn thông gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu người nhập khẩu không thực hiện yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Cục Viễn thông ra thông báo từ chối cấp giấy phép.
b) Thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu:
Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ khi Cục Viễn thông nhận được hồ sơ đúng quy định, Cục Viễn thông xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu giấy phép nhập khẩu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Điều 9. Cấp lại giấy phép nhập khẩu
1. Người nhập khẩu đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép nhập khẩu bị mất, hỏng nhưng vẫn còn thời hạn hiệu lực và lô hàng được cấp giấy phép nhập khẩu chưa được thông quan hoàn toàn;
b) Hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy;
c) Có thay đổi về Giấy chứng nhận hợp quy;
d) Có thay đổi nội dung về số lượng thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu; mục đích nhập khẩu; bên bán hàng hóa cho người nhập khẩu tại giấy phép nhập khẩu.
2. Thủ tục cấp lại giấy phép nhập khẩu:
a) Hồ sơ cấp lại giấy phép nhập khẩu được lập thành một (01) bộ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 02 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Bản sao tài liệu liên quan đến thay đổi nội dung ghi trên giấy phép nhập khẩu.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Viễn thông. Địa chỉ, số điện thoại, số Fax của Cục Viễn thông được đăng trên trang thông tin điện tử: www.vnta.gov.vn.
Kết quả xử lý hồ sơ cấp lại giấy phép nhập khẩu được trả ở nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu chính.
c) Thời hạn cấp lại giấy phép nhập khẩu: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Cục Viễn thông nhận được hồ sơ cấp lại giấy phép nhập khẩu đúng quy định, Cục Viễn thông xem xét và cấp lại giấy phép nhập khẩu theo Mẫu giấy phép nhập khẩu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2015.
2. Các giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện đã được cấp theo Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT ngày 07 tháng 6 năm 2011 vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trên giấy phép.
3. Thông tư này thay thế cho các Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 Chương I; Khoản 1, 3 và Khoản 4 Điều 3 Chương I; Khoản 2 Điều 4 Chương I; Mục 2 Chương II; Phụ lục II; Mẫu 04, 05 và Mẫu 06 Phụ lục III của Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Website Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, CVT.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN PHẢI CÓ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Mã hàng
Mô tả hàng hóa
1. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9 KHz đến 400 GHz và có công suất từ 60mW trở lên
1.1. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện cố định hoặc di động mặt đất
8517
61
00
-- Thiết bị trạm gốc thông tin di động (GSM, CDMA 2000-1x, W-CDMA FDD, DECT, PHS, hệ thống băng rộng)
8517
11
00
-- Thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao)
8517
12
00
-- Điện thoại di động mặt đất, thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
8517
18
00
-- Thiết bị điện thoại vô tuyến MF, HF, VHF, UHF dùng cho nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất
8517
62
69
---- Loại khác
8517
62
99
---- Loại khác
8517
69
00
-- Loại khác
8517
62
59
--- Loại khác
Thiết bị thu phát vô tuyến điểm - điểm, điểm - đa điểm, thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ (trừ thiết bị trạm gốc), thiết bị truy nhập vô tuyến, bao gồm:
8517
62
21
---- Thiết bị định tuyến, thiết bị cổng
8517
62
51
---- Thiết bị mạng nội bộ không dây
8517
62
92
---- Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp/cao dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải
1.2. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho truyền hình quảng bá
8525
50
00
- Thiết bị phát
8525
60
00
- Thiết bị phát có gắn với thiết bị thu
1.3. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho phát thanh quảng bá
8525
50
00
- Thiết bị phát
8525
60
00
- Thiết bị phát có gắn với thiết bị thu
8517
69
00
1.4. Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho phát chuẩn (tần số, thời gian)
8526
10
90
1.5. Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho định vị và đo đạc từ xa (trừ thiết bị dùng ngoài khơi cho ngành dầu khí)
1.6. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho thông tin vệ tinh (trừ các thiết bị di động dùng trong hàng hải và hàng không)
8517
18
00
-- Thiết bị đầu cuối người sử dụng
8517
69
00
-- Thiết bị khuếch đại sóng vô tuyến điện trong trạm vệ tinh
8517
61
00
-- Trạm thu phát vệ tinh
1.7. Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng hải (kể cả các thiết bị trợ giúp, thiết bị vệ tinh)
8526
91
10
--- Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải
8526
10
10
-- Rađa hàng hải, bộ phát đáp rađa tìm kiếm và cứu nạn
8517
18
00
-- Thiết bị thu phát vô tuyến hàng hải, thiết bị điện thoại vô tuyến MF, HF, UHF, VHF dùng cho nghiệp vụ di động hàng hải
8517
18
00
-- Thiết bị đầu cuối vệ tinh dùng cho nghiệp vụ hàng hải
1.8. Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng không (kể cả các thiết bị trợ giúp, thiết bị vệ tinh).
8517
18
00
-- Thiết bị điện thoại vô tuyến MF, HF, VHF, UHF dùng cho nghiệp vụ di động hàng không
Thiết bị trợ giúp dẫn đường, và hạ cánh, bao gồm:
8526
91
10
---- Loại dùng trên máy bay dân dụng
8526
91
90
--- Loại khác
8526
10
90
-- Thiết bị rađa khác (dò tìm cho phòng không)
8526
92
00
-- Dụng cụ thu phát điều khiển từ xa máy bay không người lái, mô hình máy bay, ...
8517
62
99
---- Loại khác
8517
62
59
1.9. Thiết bị vô tuyến nghiệp dư
1.10. Thiết bị Rađa
8526
10
10
-- Rađa loại dùng trên mặt đất, hoặc trang bị trên máy bay dân dụng, hoặc chỉ dùng trên tàu thuyền đi biển
8526
10
90
-- Loại khác
1.11. Thiết bị vô tuyến dẫn đường
8526
91
10
---- Thiết bị vô tuyến dẫn đường, loại dùng trên máy bay dân dụng, hoặc chuyên dụng cho tàu thuyền đi biển
8526
91
90
---- Loại khác
1.12. Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
8526
92
00
-- Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện, thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện
8526
10
90
-- Thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến điện
8517
69
00
2. Thiết bị vi ba
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Mẫu 01 - Phụ lục số II
(Tên người nhập khẩu)
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ……….
……, ngày tháng năm 201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
Kính gửi: Cục Viễn thông
1. Người nhập khẩu:.................................................................................................
2. Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại: ….................……………. Fax:................................................................
3. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện đề nghị cấp phép:
Tên thiết bị:................................................................................................................
Ký hiệu:......................................................................................................................
Số lượng:...................................................................................................................
Hãng sản xuất: ..........................................................................................................
Công suất:..................................................................................................................
Băng tần hoặc tần số phát:........................................................................................
(Nếu thiết bị nhiều chủng loại có thể lập danh mục kèm theo đơn)
4. Hình thức nhập khẩu:............................................................................................
5. Mục đích nhập khẩu:..............................................................................................
6. Địa điểm nhập khẩu:..............................................................................................
7. Hồ sơ kèm theo:
- .................................................................................................................................
- .................................................................................................................................
Tôi/Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.
NGƯỜI NHẬP KHẨU
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Mẫu 02 - Phụ lục II
(Tên người nhập khẩu)
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ……….
……, ngày tháng năm 201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
Kính gửi: Cục Viễn thông
1. Người nhập khẩu:...................................................................................................
2. Địa chỉ:....................................................................................................................
Điện thoại: ……..........……………. Fax:......................................................................
3. Giấy phép nhập khẩu đã được cấp: số ………. ngày .................
4. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép:..............................................................................
5. Hồ sơ kèm theo:......................................................................................................
Tôi/Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.
NGƯỜI NHẬP KHẨU
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC VIỄN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: /GPNK-CVT
Hà Nội, ngày tháng năm 201…
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Có giá trị đến hết ngày .../.../201...)
CỤC VIỄN THÔNG
- Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Căn cứ Thông tư số /2014/TT-BTTTT ngày / /2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện;
- Xét Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép nhập khẩu số ... ngày …. của (người nhập khẩu), kèm theo:
- Hợp đồng/Hóa đơn/Đơn đặt hàng số....
- Giấy chứng nhận hợp quy số ...
NAY CHO PHÉP
Người nhập khẩu:
Địa chỉ:
được phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện như sau:
1. Tên thiết bị:
- Ký hiệu: - Hãng sản xuất:
- Số lượng: - Tần số phát:
2. Mục đích nhập khẩu....
CỤC TRƯỞNG | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "26/11/2014",
"sign_number": "18/2014/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Bắc Son",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-23-2005-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-mo-rong-thi-tran-Chuc-Son-huyen-Chuong-My-tinh-Ha-Tay-52957.aspx | Nghị định 23/2005/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây mới nhất | CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 23/2005/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2005
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 23/2005/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, MỞ RỘNG THỊ TRẤN CHÚC SƠN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TỈNH HÀ TÂY
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính các xã Ngọc Sơn, Phụng Châu và Tiên Phương để mở rộng thị trấn Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây như sau:
Sáp nhập toàn bộ 339,09 ha diện tích tự nhiên và 5.036 nhân khẩu của xã Ngọc Sơn vào thị trấn Chúc Sơn; điều chỉnh 131 ha diện tích tự nhiên và 1.517 nhân khẩu của xã Phụng Châu, 2,97 ha diện tích tự nhiên và 140 nhân khẩu của xã Tiên Phương về thị trấn Chúc Sơn quản lý.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn:
Thị trấn Chúc Sơn có 551,86 ha diện tích tự nhiên và 9.254 nhân khẩu.
Xã Phụng Châu còn lại 779,46 ha diện tích tự nhiên và 12.546 nhân khẩu.
Xã Tiên Phương còn lại 319,20 ha diện tích tự nhiên và 12.672 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Chúc Sơn: Đông giáp huyện Thanh Oai; Tây giáp các xã Tiên Phương, Ngọc Hoà; Nam giáp các xã Đại Yên, Thụy Hương; Bắc giáp xã Phụng Châu.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "02/03/2005",
"sign_number": "23/2005/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-151-2007-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-to-hop-tac-56495.aspx | Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ chức hoạt động tổ hợp tác | CHÍNH PHỦ
*******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 151/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:
1. Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi;
2. Biểu quyết theo đa số;
3. Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.
Điều 3. Tên, biểu tượng của tổ hợp tác
Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật và không trùng lắp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn.
Điều 4. Thành lập tổ hợp tác
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức.
2. Khi thành lập, tổ hợp tác thảo luận và thống nhất các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích và kế hoạch hoạt động của tổ hợp tác;
b) Nội dung hợp đồng hợp tác;
c) Tên, biểu tượng (nếu có) của tổ hợp tác;
d) Danh sách tổ viên;
đ) Bầu tổ trưởng, bầu ban điều hành (nếu thấy cần thiết);
e) Các vấn đề liên quan khác.
Điều 5. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nội dung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác
a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;
b) Họ, tên, nơi cư trú, chữ ký của tổ trưởng và các tổ viên;
c) Tài sản đóng góp (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;
d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ viên, của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có);
đ) Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tác;
e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;
g) Các thoả thuận khác.
3. Nội dung hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sung khi được sự đồng ý của đa số tổ viên.
Điều 6. Chứng thực Hợp đồng hợp tác
1. Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào sổ theo dõi trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác của tổ có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không chứng thực hợp đồng hợp tác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
2. Trường hợp tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy mô liên xã thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
Chương 2:
TỔ VIÊN
Điều 7. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác
1. Điều kiện kết nạp tổ viên:
a) Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;
b) Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.
2. Thủ tục kết nạp tổ viên mới:
a) Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ;
b) Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viên mới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 8. Quyền của tổ viên
Tổ viên có các quyền sau đây:
1. Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên;
2. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;
3. Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác;
4. Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận;
5. Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác không trái với quy định của pháp luật.
Điều 9. Nghĩa vụ của tổ viên
Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác;
2. Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra;
3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác
1. Tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của tổ hợp tác, trừ tài sản không chia đã được thoả thuận của đa số tổ viên. Nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia;
2. Khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thỏa thuận.
Chương 3:
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC
Điều 11. Họp tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác tự quyết định việc họp toàn thể tổ viên một năm một lần hay nhiều lần.
2. Tổ trưởng tổ hợp tác triệu tập họp tổ bất thường khi:
a) Có phát sinh vướng mắc cần thiết phải họp tổ để giải quyết;
b) Có yêu cầu của đa số tổ viên hoặc đa số thành viên ban điều hành (nếu có).
Điều 12. Quyền của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi phải có Giấy phép hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.
4. Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện được ghi trong hợp đồng hợp tác.
5. Được ký kết các hợp đồng dân sự.
6. Quyết định việc phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của tổ hợp tác.
7. Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.
2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.
3. Thực hiện các thoả thuận đã cam kết với các tổ viên, tổ chức và cá nhân khác.
4. Thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động do tổ hợp tác thuê theo quy định của pháp luật về lao động.
5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp giữa các tổ viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được tiến hành hoà giải tại tổ hợp tác; trường hợp không hoà giải được thì tranh chấp đó được giải quyết thông qua cộng đồng thôn, bản, tổ hòa giải cấp xã hoặc khởi kiện ra toà án.
2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác thì tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Chấm dứt tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;
c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác;
d) Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác.
3. Khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung của tổ không đủ trang trải các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung của tổ vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản góp vào tổ của mỗi tổ viên, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Chương 4:
ĐIỀU HÀNH TỔ HỢP TÁC
Điều 16. Điều hành tổ hợp tác
1. Người điều hành công việc chung của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác. Các tổ viên tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn, cách thức bầu tổ trưởng tổ hợp tác.
2. Trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành. Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cách thức bầu ban điều hành thực hiện theo thoả thuận của các tổ viên tổ hợp tác.
3. Việc thay đổi tổ trưởng phải được ghi nhận bằng biên bản họp tổ và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tác.
Điều 17. Trách nhiệm của tổ trưởng và ban điều hành tổ hợp tác
1. Tổ trưởng tổ hợp tác có trách nhiệm sau:
a) Là người đại diện cho tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác;
b) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của tổ hợp tác.
2. Thành viên ban điều hành có trách nhiệm sau:
a) Giúp việc cho tổ trưởng điều hành các hoạt động của tổ hợp tác;
b) Thực hiện những công việc được tổ trưởng phân công.
Điều 18. Đại diện của tổ hợp tác
1. Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng tổ hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho thành viên ban điều hành hoặc tổ viên thực hiện một số công việc nhất định của tổ theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.
2. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác.
3. Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện của tổ hợp tác xác lập thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự.
4. Các giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự.
Chương 5:
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA TỔ HỢP TÁC
Điều 19. Tài sản của tổ hợp tác
1. Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
a) Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;
c) Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị, trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác.
2. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.
3. Tài sản của tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ và ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận.
Điều 20. Công tác tài chính, kế toán của tổ hợp tác
Công tác tài chính của tổ hợp tác phải bảo đảm tính công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra; hình thức và nội dung báo cáo tài chính do các tổ viên bàn bạc, quyết định. Những tổ hợp tác có tài sản chung, có hoạt động tài chính chung cần có sổ sách kế toán ghi chép về tài sản, vốn và hoạt động kinh doanh của tổ hợp tác theo hướng dẫn của cơ quan tài chính.
Điều 21. Phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ
1. Hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được phân chia cho tổ viên và để tạo tích lũy chung của tổ theo thoả thuận.
Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc phân phối hoa lợi, lợi tức từ các hoạt động của tổ sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước (nếu có).
2. Trong trường hợp bị lỗ, các tổ viên thoả thuận đóng góp để bù lỗ nếu tích lũy chung của tổ các năm trước đó không đủ bù đắp.
Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp bị lỗ và rủi ro.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b). Hoà 315 bản.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "10/10/2007",
"sign_number": "151/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-11-2013-TT-BKHCN-huong-dan-quan-ly-Du-an-khoa-hoc-cong-nghe-186232.aspx | Thông tư 11/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Dự án khoa học công nghệ | BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2013/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2013
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng và quản lý Dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc xây dựng và quản lý các Dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Thông tư này này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, quản lý Dự án khoa học và công nghệ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự án khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Dự án KH&CN): là một loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm (sau đây viết tắt là các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN) có sự gắn kết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định, nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Cơ quan chủ quản của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN (sau đây viết tắt là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN): là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý tổ chức chủ trì dự án khoa học và công nghệ.
3. Đơn vị quản lý Dự án KH&CN là đơn vị được Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN giao trách nhiệm quản lý các Dự án KH&CN.
4. Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN là doanh nghiệp hoặc tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động phù hợp với việc nghiên cứu hoặc sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn.
Điều 3. Các nguồn hình thành Dự án KH&CN
Dự án KH&CN được hình thành từ các nguồn sau:
1. Đề xuất đặt hàng của các Bộ, ngành trên cơ sở xem xét, tổng hợp nhu cầu từ các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp thiết về khoa học và công nghệ nhằm phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn của Bộ, ngành;
2. Đề xuất đặt hàng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở xem xét, tổng hợp nhu cầu từ các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp thiết về khoa học và công nghệ nhằm phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn của địa phương.
Điều 4. Tiêu chí xác định Dự án KH&CN
Dự án KH&CN phải đảm bảo các tiêu chí sau:
1. Giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp dự án đầu tư sản xuất sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2. Kết quả của Dự án KH&CN được áp dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư sản xuất; có ý nghĩa tác động lâu dài tới sự phát triển khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực.
3. Có tính khả thi:
a) Phù hợp với năng lực khoa học và công nghệ trong nước;
b) Bảo đảm phương án huy động các nguồn tài chính, trong đó các nguồn tài chính ngoài ngân sách cần được các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ xác nhận;
c) Tiến độ thực hiện Dự án KH&CN phù hợp với tiến độ triển khai dự án đầu tư sản xuất, đề án phát triển kinh tế - xã hội; có thời gian thực hiện không quá 5 năm.
Điều 5. Yêu cầu đối với Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm Dự án KH&CN
1. Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN giao chủ trì hoặc phối hợp thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn của Bộ, ngành, địa phương;
b) Có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực về cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, khả năng triển khai, phối hợp nghiên cứu và áp dụng kết quả vào sản xuất;
c) Được Cơ quan chủ trì dự án đầu tư sản xuất, đề án phát triển kinh tế - xã hội cam kết về kinh phí đầu tư, áp dụng kết quả của Dự án KH&CN và chịu trách nhiệm áp dụng, chuyển giao kết quả của Dự án KH&CN vào Dự án đầu tư sản xuất, đề án phát triển kinh tế - xã hội.
2. Chủ nhiệm dự án KH&CN là lãnh đạo của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN, có đủ năng lực tổ chức thực hiện Dự án KH&CN.
Trường hợp đặc biệt do Thủ trưởng Cơ quan chủ quản quyết định.
Điều 6. Yêu cầu đối với Tổ chức chủ trì các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực khoa học và công nghệ của Dự án KH&CN.
2. Có đủ năng lực về cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, khả năng phối hợp, triển khai nghiên cứu để thực hiện thành công nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
3. Có đơn đăng ký thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN và được Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN chấp nhận.
Chương II
TRÌNH TỰ XÂY DỰNG DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 7. Xác định danh mục Dự án KH&CN
1. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo và nhận các đề xuất đặt hàng Dự án KH&CN của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mẫu danh mục Dự án KH&CN đề xuất đặt hàng (mẫu B1-ĐX-DAKHCN).
2. Căn cứ các tiêu chí xác định Dự án KH&CN quy định tại Điều 4 của Thông tư này, trên cơ sở đề xuất của các Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ lập danh mục sơ bộ các Dự án KH&CN và các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch (mẫu B2-TH-DAKHCN).
3. Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước tư vấn xác định danh mục Dự án KH&CN và các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN (sau đây viết tắt là Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ) trên cơ sở danh mục sơ bộ các Dự án KH&CN nêu tại khoản 2 Điều này.
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ làm việc theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước.
4. Trên cơ sở kết quả làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản lấy ý kiến của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN về danh mục Dự án KH&CN và danh mục các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN gồm tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, tiến độ và phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp (có dự kiến Tổ chức chủ trì) thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
5. Căn cứ vào ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục Dự án KH&CN và Danh mục các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
Điều 8. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN
1. Xây dựng Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN, các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN:
a) Đối với các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN: Căn cứ Quyết định phê duyệt danh mục các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức dự kiến chủ trì (trong trường hợp giao trực tiếp) hoặc đăng ký chủ trì (trong trường hợp tuyển chọn) các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN xây dựng thuyết minh các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước gửi về Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN;
b) Đối với Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN: Trên cơ sở Thuyết minh các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN, Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN xây dựng Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN (mẫu B3-TMTQ-DAKHCN) gửi Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.
3. Thẩm quyền tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp, phê duyệt trúng tuyển đối với tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
a) Đối với Dự án KH&CN do Bộ, ngành là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN: Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện;
b) Đối với Dự án KH&CN do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.
4. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tiến hành kiểm tra thực tế tiềm lực và các vấn đề có liên quan của Tổ chức chủ trì và các tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
5. Căn cứ vào kết quả phê duyệt trúng tuyển, tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm có trách nhiệm hoàn thiện Thuyết minh nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 9. Thẩm định, phê duyệt kinh phí Dự án KH&CN và các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN tổ chức thẩm định, phê duyệt kinh phí, tiến độ thực hiện Dự án KH&CN và các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
2. Tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN hoàn thiện thuyết minh nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN trên cơ sở kết quả thẩm định nội dung, kinh phí, tiến độ gửi Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN, Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN và Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN hoàn thiện thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN trên cơ sở kết quả thẩm định nội dung, kinh phí, tiến độ các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN trình Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN và Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Việc thẩm định Dự án KH&CN và các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN được thực hiện theo các quy định hiện hành và hướng dẫn thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 10. Phê duyệt Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN trên cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản với Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN. Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là căn cứ pháp lý cho việc ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ triển khai thực hiện Dự án KH&CN.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 11. Trách nhiệm của Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN
1. Xây dựng và hoàn thiện Thuyết minh nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN được giao chủ trì thực hiện.
2. Ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ (là bên B) với Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm Dự án KH&CN.
3. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, khả năng phối hợp, triển khai nghiên cứu để thực hiện thành công nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo cam kết trong hợp đồng khoa học và công nghệ.
4. Chịu sự điều hành, giám sát về tiến độ, nội dung của Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm Dự án KH&CN.
5. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình triển khai nhiệm vụ và báo cáo quyết toán kinh phí nhiệm vụ với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN.
6. Tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở cho các nhiệm vụ KH&CN được giao chủ trì thực hiện theo Quyết định thành lập hội đồng của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN
1. Đề xuất Dự án KH&CN và các nhiệm vụ, các tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
2. Xây dựng Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN.
3. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN trong việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN; thẩm định nội dung, kinh phí, tiến độ các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
4. Ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ (là bên B) với Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN.
5. Ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ (là bên A) với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
6. Hỗ trợ các Tổ chức chủ trì các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN triển khai thực hiện các nội dung khoa học và công nghệ theo hợp đồng.
7. Tổ chức điều hành, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN; phát hiện và đề xuất phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án KH&CN, các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và báo cáo Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Dự án KH&CN gửi Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN và Bộ Khoa học và Công nghệ.
8. Tổng hợp và báo cáo Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN về tình hình cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí hàng năm và tổng quyết toán khi kết thúc của Dự án KH&CN.
9. Triển khai áp dụng kết quả của các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN vào sản xuất phù hợp với tiến độ của đề án phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư sản xuất.
10. Thành lập các Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đối với các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN; giám sát việc đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở.
11. Tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo Quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
12. Chịu trách nhiệm trước Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả thực hiện Dự án KH&CN.
Điều 13. Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN
1. Đề xuất đặt hàng Dự án KH&CN với Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với Dự án KH&CN do Bộ ngành là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN) hoặc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với Dự án KH&CN do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN) thực hiện việc tuyển chọn, giao trực tiếp Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm dự án KH&CN và Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
3. Phê duyệt Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN do Bộ, ngành là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN.
4. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định Dự án KH&CN, các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN; phê duyệt Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN.
5. Ký Hợp đồng thực hiện Dự án KH&CN với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN.
6. Xây dựng dự toán, thực hiện cấp phát và thanh quyết toán kinh phí hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Chủ trì kiểm tra, giám sát, đôn đốc Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN, các Tổ chức chủ trì các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.
8. Tổng hợp và gửi báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí hàng năm của Dự án và tổng quyết toán của Dự án KH&CN khi kết thúc.
9. Điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm, tổng dự toán và thời gian thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN trên cơ sở đề nghị của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN và có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ.
10. Thành lập các Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và giám sát việc đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
11. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án KH&CN và nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN do Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN trực tiếp chủ trì thực hiện.
12. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổng kết Dự án KH&CN.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Chủ trì thực hiện việc xác định danh mục Dự án KH&CN và danh mục các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN trên cơ sở đề xuất của Cơ quan chủ quản.
2. Phê duyệt danh mục Dự án KH&CN và Danh mục các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN trên cơ sở văn bản thống nhất của Cơ quan chủ quản.
3. Chủ trì (đối với trường hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Cơ quan chủ quản) hoặc phối hợp với Cơ quan chủ quản (đối với trường hợp các Bộ, ngành là Cơ quan chủ quản) thực hiện việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm Dự án KH&CN và chủ trì các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
4. Phê duyệt tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN trong trường hợp Cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định về nội dung, kinh phí, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
6. Phê duyệt Thuyết minh tổng quát Dự án KH&CN trên cơ sở văn bản thống nhất của Cơ quan chủ quản.
7. Phối hợp với Cơ quan chủ quản kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện Dự án KH&CN, các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo hợp đồng đã ký kết.
8. Phối hợp với Cơ quan chủ quản xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung, tiến độ thực hiện Dự án KH&CN trên cơ sở đề nghị của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN.
9. Phối hợp với Cơ quan chủ quản trong việc đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước Dự án KH&CN, các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
10. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ quản tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án KH&CN.
Điều 15. Trách nhiệm của Chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN, Chủ nhiệm Dự án KH&CN
1. Ký hợp đồng thực hiện Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
2. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giá trị khoa học, trình độ công nghệ, hiệu quả của Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN; có phương án ứng dụng kết quả hoặc thương mại hoá sản phẩm từ kết quả của Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
3. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện quản lý kinh phí của Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo quy định hiện hành.
4. Chủ nhiệm Dự án KH&CN có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN về việc thay đổi Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm, nội dung, kinh phí, tiến độ của các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN. Chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với Chủ nhiệm Dự án KH&CN về việc thay đổi Chủ nhiệm, nội dung, kinh phí, tiến độ của nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
5. Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong việc thực hiện Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo hợp đồng; báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) và báo cáo đột xuất về tình hình triển khai nhiệm vụ, sử dụng kinh phí của Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
6. Thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của Dự án KH&CN, nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo quy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 16. Ký kết hợp đồng thực hiện
1. Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN giao cho Đơn vị quản lý Dự án KH&CN cùng với Đơn vị quản lý kinh phí thuộc Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN ký hợp đồng thực hiện Dự án KH&CN với Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm Dự án KH&CN; ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN do Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN trực tiếp thực hiện.
2. Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN với Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN, trừ trường hợp nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN do Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN trực tiếp thực hiện.
3. Hợp đồng thực hiện Dự án KH&CN và đề tài, dự án SXTN thuộc Dự án KH&CN theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 17. Quản lý tài chính, tài sản của Dự án KH&CN
1. Kinh phí thực hiện Dự án KH&CN bao gồm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và kinh phí hoạt động chung của Dự án KH&CN, được bảo đảm từ các nguồn:
a) Ngân sách sự nghiệp khoa học được cân đối trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm;
b) Kinh phí của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN và các Tổ chức chủ trì các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN;
c) Kinh phí huy động từ dự án đầu tư sản xuất và các nguồn khác.
2. Nội dung chi ngân sách nhà nước của các Dự án KH&CN
a) Chi thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN: áp dụng nội dung chi, định mức chi theo quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước.
b) Chi hoạt động chung của Dự án KH&CN bao gồm: chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Dự án KH&CN; chi xét duyệt, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN; chi phụ cấp trách nhiệm của chủ nhiệm Dự án KH&CN; các chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chung của Dự án KH&CN.
3. Lập dự toán kinh phí Dự án KH&CN: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch hoạt động chung của Dự án KH&CN, nội dung và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN lập dự toán chi ngân sách cho Dự án KH&CN trong tổng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học và công nghệ của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Giao, phân bổ dự toán và cấp phát kinh phí:
a) Dự toán kinh phí Dự án KH&CN được giao trong dự toán của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN. Đối với Dự án KH&CN do các tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thực hiện thì dự toán kinh phí được giao về địa phương theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu;
b) Phân bổ dự toán Dự án KH&CN được thực hiện như sau: Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN phân bổ và giao dự toán chi ngân sách của Dự án KH&CN thông qua Cơ quan quản lý kinh phí trực thuộc để chuyển kinh phí cho Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN theo hợp đồng đã ký; Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN chuyển kinh phí cho các Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo hợp đồng đã ký;
c) Việc cấp phát kinh phí cho Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN để chi theo tiến độ và nội dung hoạt động chung của Dự án KH&CN đã được phê duyệt; cấp phát cho các Tổ chức chủ trì các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN để chi theo tiến độ và nội dung công việc trên cơ sở hợp đồng đã ký với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN thực hiện dự án chậm tiến độ theo phê duyệt mà không được phép của cơ quan quản lý hoặc Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN, không thực hiện việc báo cáo tổng hợp hàng năm về tình hình tiến độ thực hiện và sử dụng kinh phí của dự án thì Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị Bộ Tài chính ngừng phân bổ kinh phí cho năm tiếp theo.
5. Quyết toán kinh phí Dự án KH&CN
a) Đối với Dự án KH&CN do tổ chức trực thuộc Bộ, ngành chủ trì thực hiện: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN thực hiện quyết toán kinh phí với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN; Tổ chức chủ trì chủ trì Dự án KH&CN chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và kinh phí hoạt động chung của Dự án KH&CN với Đơn vị quản lý kinh phí thuộc Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN; đơn vị này thực hiện quyết toán kinh phí với Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN; Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN quyết toán với Bộ Tài chính và đồng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ bản quyết toán tài chính.
b) Đối với Dự án KH&CN do tổ chức trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thực hiện: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN thực hiện quyết toán kinh phí với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN; Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và kinh phí hoạt động chung của Dự án KH&CN với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và đồng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ bản quyết toán tài chính.
6. Xử lý tài sản của Dự án KH&CN sau khi kết thúc
Trong thời hạn 30 ngày sau khi Dự án KH&CN được cơ quan thẩm quyền đánh giá, đơn vị sử dụng tài sản được mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản, cụ thể:
a) Đối với Dự án KH&CN do tổ chức trực thuộc Bộ, ngành chủ trì thực hiện: Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất phương án xử lý gửi Bộ Tài chính xem xét quyết định;
b) Đối với Dự án KH&CN do tổ chức trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất phương án xử lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét quyết định.
Điều 18. Điều chỉnh, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng
1.Trong quá trình thực hiện, các bên tham gia hợp đồng có thể kiến nghị:
a) Điều chỉnh nội dung, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN.
b) Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
2. Kiến nghị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN không còn thích hợp với mục tiêu của Dự án KH&CN hoặc do gặp những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch họa, dịch bệnh;
b) Chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN không bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí đối ứng và các điều kiện khác để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN như cam kết trong hợp đồng;
c) Chủ nhiệm, Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN không đủ năng lực quản lý tổ chức thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN theo hợp đồng;
d) Kinh phí của nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN bị sử dụng sai mục đích.
3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải ngừng mọi hoạt động của nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN và báo cáo bằng văn bản về những công việc đã triển khai; kinh phí đã sử dụng; thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu đã mua gửi Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN. Trên cơ sở đề nghị của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN, Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét giải quyết.
Điều 19. Đánh giá nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
1. Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN phải được hoàn thành trước khi tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước.
2. Đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở:
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN sau khi có quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN.
3. Đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước:
a) Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN sau khi có quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN;
b) Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước đối với Dự án KH&CN và nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN do Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN trực tiếp thực hiện.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN tổ chức đánh giá tổng kết Dự án KH&CN.
5. Việc đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.
6. Việc đánh giá nghiệm thu kết quả Dự án KH&CN thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
7. Thanh lý hợp đồng:
a) Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN thực hiện thanh lý hợp đồng các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN sau khi có kết quả đánh giá nghiệm thu;
b) Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN thực hiện thanh lý hợp đồng với Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN sau khi có kết quả đánh giá nghiệm thu Dự án KH&CN;
c) Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng Dự án KH&CN, các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN thực hiện theo quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước.
Điều 20. Thanh tra, khiếu nại, tố cáo.
1. Hoạt động thực hiện Dự án KH&CN chịu sự thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Ngân sách nhà có liên quan.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức quản lý và hoạt động của Dự án KH&CN được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 21. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện Dự án KH&CN nếu vi phạm quy định tại Thông tư này thì bị xử lý theo quy định hiện hành về quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước.
2. Thủ trưởng tổ chức và cá nhân được giao quản lý nhà nước Dự án KH&CN nếu không làm đầy đủ trách nhiệm được giao, đặt ra các thủ tục ngoài quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2013 và thay thế Quy định tạm thời về việc xây dựng và quản lý các Dự án khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 17/2010/TT-BKHCN ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này hướng dẫn đề xuất các Dự án KH&CN phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục đích phát huy hiệu quả của khoa học công nghệ đối với sản xuất và đời sống.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu VT, CNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Chu Ngọc Anh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "29/03/2013",
"sign_number": "11/2013/TT-BKHCN",
"signer": "Chu Ngọc Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-22-2023-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-kinh-doanh-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong-566089.aspx | Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/2023/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
“3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi quy định như sau:
a) Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bản phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường);
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án cắm mốc giới của tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án. Trường hợp chưa đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan; nếu cần thiết thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt thì trả lại phương án cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa và thông báo bằng văn bản cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa biết và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, trả kết quả cho tổ chức quản lý vận hành hồ chứa bằng hình thức trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 7 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường) như sau:
“3. Kinh nghiệm công tác: người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 đề án, báo cáo.”
2. Thay thế cụm từ “giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân”, “chứng minh nhân dân, căn cước công dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 11, điểm d khoản 1 Điều 13.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá quy định tại Điều 17 Nghị định này.”
2. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 16 (đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 68 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản) như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: văn bản giới thiệu năng lực, kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; giới thiệu năng lực tài chính và khả năng huy động tài chính;”
3. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 16 như sau:
“c) Đối với khu vực đấu giá đã có kết quả thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có bản chính hoặc bản điện tử được ký chữ ký số chương trình sơ bộ việc đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện dự án nếu trúng đấu giá;”
4. Sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 16 như sau:
“d) Đối với khu vực đấu giá chưa thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có bản chính hoặc bản điện tử được ký chữ ký số kế hoạch sơ bộ về đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện nếu trúng đấu giá.”
5. Thay thế cụm từ “giấy chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại khoản 1 Điều 20.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản
1. Sửa đổi Điều 32 như sau:
“Điều 32. Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản phải có văn bản theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này và kế hoạch khảo sát, lấy mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản bằng cách trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch công trực tuyến đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường).
2. Mẫu trên mặt đất bao gồm mẫu trọng sa, kim lượng, mẫu thạch học, khoáng tướng, mẫu rãnh lấy tại các vết lộ, gồm cả mẫu rãnh tại các vết lộ, các công trình khảo sát, thăm dò khoáng sản đã thực hiện trước đó (nếu có). Số lượng của mỗi loại mẫu không quá 50 mẫu; trọng lượng 01 mẫu rãnh không quá 15 kg (riêng đối với mẫu đá ốp lát có thể tích không quá 0,4 m3). Thời gian lấy mẫu trên mặt đất không quá 01 tháng.
3. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng các hình thức trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”
2. Bãi bỏ khoản 4 Điều 45.
3. Sửa đổi Điều 47 như sau:
“Điều 47. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:
1. Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
4. Sửa đổi khoản 3 Điều 48 như sau:
“3. Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Đối với hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
b) Đối với hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.”
5. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 49 như sau:
“b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp đề nghị thăm dò quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.”
6. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 49 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.”
7. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 49 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị trả lại.”
8. Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 49 như sau:
“b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật Khoáng sản.”
9. Bãi bỏ khoản 2 Điều 50.
10. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 51 như sau:
“b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của các văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.”
11. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 51 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.”
12. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 51 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại.”
13. Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 51 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng;”
14. Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 51 như sau:
“c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).”
15. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 52.
16. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 52 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.”
17. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 52 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại.”
18. Sửa đổi khoản 2 Điều 54 như sau:
“2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Quyết định phê duyệt dự án xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền; bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực xây dựng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
19. Sửa đổi khoản 2 Điều 55 như sau:
“2. Thành phần, hình thức văn bản trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Bản chính: Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản; Dự án đầu tư điều chỉnh theo trữ lượng mới được phê duyệt hoặc theo công suất điều chỉnh, thay đổi phương pháp khai thác, công nghệ khai thác kèm theo quyết định phê duyệt; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản, nghĩa vụ đã thực hiện tính đến thời điểm đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản và các văn bản phê duyệt, cho phép điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Thuyết minh báo cáo, các bản vẽ kèm theo và quyết định phê duyệt kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các văn bản, tài liệu liên quan đến thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
20. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 56 như sau:
“b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: phương án cải tạo, phục hồi môi trường, kèm theo quyết định phê duyệt; các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ.”
21. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 58 như sau:
“a) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu.
Thời gian tiếp nhận và thông báo về hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của các tổ chức, cá nhân khác là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân đầu tiên;”
22. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 58 như sau:
“b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 49 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu.”
23. Sửa đổi khoản 6 Điều 58 như sau:
“6. Trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.”
24. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 59 như sau:
“a) Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đề án thăm dò khoáng sản để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu và tổ chức thẩm định nội dung đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp nội dung đề án thăm dò khoáng sản phức tạp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kỹ thuật để thẩm định đề án. Thời gian quyết định việc thành lập, họp Hội đồng kỹ thuật được tính vào thời gian tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;”
25. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 60 như sau:
“b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 51 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.”
26. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 60 như sau:
“c) Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.”
27. Sửa đổi khoản 4 Điều 60 như sau:
“4. Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác lần đầu.”
28. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 63 như sau:
“b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại Điều 54 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.”
29. Sửa đổi khoản 3 Điều 63 như sau:
3. Việc trình hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
“a) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
30. Sửa đổi khoản 4 Điều 63 như sau:
“4. Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác.”
31. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 65 như sau:
“b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
32. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 65 như sau:
“b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày làm việc đối với trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.”
33. Sửa đổi Điều 66 như sau:
“Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản
1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đúng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Khoáng sản và Điều 50 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản theo quy định. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.
2. Việc kiểm tra báo cáo trữ lượng khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần thiết;
b) Trong thời gian không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc công việc nêu tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi báo cáo kết quả thăm dò đến các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên sâu để lấy ý kiến góp ý về các nội dung có liên quan trong báo cáo thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời của chuyên gia không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
c) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc công việc quy định tại điểm b khoản này cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp báo cáo không đạt yêu cầu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo, kèm theo ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên gia.
Thời gian tổ chức, cá nhân đang hoàn chỉnh báo cáo trữ lượng khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
3. Việc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành nội dung công việc quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia tổ chức phiên họp Hội đồng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.
b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Hội đồng tư vấn kỹ thuật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản theo ý kiến Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Hội đồng tư vấn kỹ thuật hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện kèm theo biên bản họp Hội đồng.
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng bổ sung, hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
c) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Khoáng sản.
d) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
4. Trả kết quả phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.”
Điều 5. Thay thế cụm từ “Chứng minh thư nhân dân” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại Mẫu số 03 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Điều 6. Thay thế cụm từ “số giấy chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 05, Mẫu số 06, Mẫu số 08, Mẫu số 09, Mẫu số 10, Mẫu số 11, Mẫu số 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý và bảo vệ loài thuộc các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
1. Thay thế cụm từ “chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại điểm b khoản 2 Điều 9.
2. Thay thế cụm từ “chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại điểm c khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 20.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 15 như sau:
“b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Quyết định thành lập tổ chức (không áp dụng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh);”
2. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 15 như sau:
“c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của đội ngũ nhân viên;”
3. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 15.
“b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với nội dung xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo;”
4. Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 15.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
a) Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép quy định tại Điều 15 của Nghị định này đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép quy định tại Điều 15 của Nghị định này đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường).”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Trình tự, thời gian cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
2. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thì cơ quan thẩm định hồ sơ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.
3. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại Điều 17 của Nghị định này.
4. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại Điều 17 của Nghị định này.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 18 như sau:
“2. Thủ tục cấp lại giấy phép
a) Đối với giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu;
b) Đối với giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp lại.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu.
3. Trình tự, thời gian cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, thẩm định, thẩm tra, cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn 05 ngày làm việc; trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do;
b) Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại điểm a khoản 3 Điều này.”
8. Thay thế cụm từ “chứng minh nhân thân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại khoản 3 Điều 31.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn) như sau:
“Điều 34. Trình tự, thủ tục, chế độ báo cáo trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải nộp 01 bộ hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin phép bao gồm các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ kèm theo bản sao có chứng thực hoặc bản sao chứng thực điện tử từ bản chính hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân đối với cơ quan, tổ chức, Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân đối với cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Loại, số lượng thông tin, dữ liệu cụ thể được trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d) Tên, địa chỉ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được trao đổi thông tin, dữ liệu;
đ) Thời gian trao đổi thông tin, dữ liệu;
e) Hình thức trao đổi thông tin, dữ liệu;
g) Thời hạn trao đổi thông tin, dữ liệu.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định
3. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến nhất trí bằng văn bản theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Nghị định này trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc. Văn bản nhất trí được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Trường hợp không nhất trí, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết thúc hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi báo cáo theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này về Bộ Tài nguyên và Môi trường; trường hợp thời gian trao đổi thông tin, dữ liệu trên 01 năm, định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01 phải gửi báo cáo về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu của năm trước.
5. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được trao đổi thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.”
10. Thay thế cụm từ “Quyết định thành lập/giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh” bằng cụm từ “Số, ký hiệu của Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp” tại Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
11. Thay thế cụm từ “Số CMTND, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân)” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân)” tại Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ)
1. Thay thế cụm từ “thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân/hộ chiếu” tại khoản 3 Điều 21 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP); thay thế cụm từ “thẻ Căn cước công dân, hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân/hộ chiếu” tại khoản 4 Điều 21; thay thế cụm từ “số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại khoản 7 Điều 21.
2. Thay thế cụm từ “số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại điểm b khoản 2 Điều 43.
3. Thay thế cụm từ “số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” khoản 1 Điều 52 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP).
4. Thay thế cụm từ “Số CMND/căn cước công dân....” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân,... ngày cấp, nơi cấp” tại Mẫu số 03, Mẫu số 19 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.
5. Thay thế cụm từ “Số CMND/CCCD(3) :... Ngày cấp...” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân,... ngày cấp, nơi cấp” tại Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 05, Mẫu số 11, Mẫu số 12, Mẫu số 13 Phụ lục IA kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
6. Thay thế cụm từ “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập số” bằng cụm từ “Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/số, ký hiệu Quyết định thành lập, ngày cấp, nơi cấp” tại Mẫu số 04, Mẫu số 06, Mẫu số 07, Mẫu số 08, Mẫu số 10 Phụ lục IA kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
Điều 10. Thay thế cụm từ “Số CMTND/Thẻ căn cước” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám.
Điều 11. Thay thế cụm từ “Số CMTND/Căn cước công dân” bằng cụm từ “số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Quy định chuyển tiếp
Các yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ đã được tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì xử lý theo quy định của các Nghị định hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
PHỤ LỤC
BỔ SUNG PHỤ LỤC III BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 158/2016/NĐ-CP
(Kèm theo Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ)
Phụ lục III
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm...
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KHẢO SÁT, LẤY MẪU TRÊN MẶT ĐẤT
ĐỂ LỰA CHỌN DIỆN TÍCH LẬP ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.........1[i]
(Tên tổ chức, cá nhân)..........................................................................................
Trụ sở tại:............................ Điện thoại:........................ Fax:...............................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... ngày... tháng... năm.... do... (tên cơ quan) cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... do... (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cấp/Quyết định thành lập Văn phòng đại diện số.... ngày... tháng... năm... do... (cơ quan quyết định thành lập Văn phòng đại diện) cấp (đối với doanh nghiệp nước ngoài).
Đề nghị được khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản (tên khoáng sản).............. tại xã (phường, thị trấn)............., huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương)............... tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)..............;
Diện tích khảo sát:................., tọa độ khu vực đề nghị khảo sát, lấy mẫu:...........
Thời gian: từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu chi tiết kèm theo Văn bản này.
(Tên tổ chức, cá nhân)............... cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Tài liệu gửi kèm theo:
-
-
1 Nơi dự kiến thăm dò khoáng sản. | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "12/05/2023",
"sign_number": "22/2023/NĐ-CP",
"signer": "Trần Hồng Hà",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-82-KH-UBND-2021-thuc-hien-De-an-trien-khai-he-thong-truy-xuat-nguon-goc-Can-Tho-476919.aspx | Kế hoạch 82/KH-UBND 2021 thực hiện Đề án triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 82/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 12 tháng 4 năm 2021
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (viết tắt là Đề án 100); Công văn số 1735/BKHCN-TĐC ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai đề án truy xuất nguồn gốc; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 100 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2030, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố phục vụ hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố.
b) Tạo sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
c) Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
2. Yêu cầu
a) Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của Đề án 100; đồng thời, đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, thu hút sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và được triển khai đồng bộ trên toàn thành phố.
b) Đảm bảo tính đồng bộ kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
II. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu tổng quát
a) Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố để nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa.
b) Xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực, hàng hóa trọng điểm. Trong đó chú trọng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm hàng hóa đã được công nhận xếp hạng OCOP (One commune one product - Mỗi xã phường một sản phẩm) và sản phẩm đã được xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn, các sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ... để triển khai truy xuất nguồn gốc, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
d) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về truy xuất nguồn gốc.
đ) Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
e) Hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chủ động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao vị thế, giá trị sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 100 trên địa bàn thành phố.
- Lựa chọn giải pháp công nghệ của nhà cung cấp vào ứng dụng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc, ưu tiên lựa chọn ứng dụng giải pháp công nghệ có bản quyền, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, thẩm định và đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều tỉnh, thành phố.
- Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, đảm bảo tích hợp với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
- Xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của thành phố, tập trung vào hàng hóa chủ lực, hàng hóa đặc trưng; hàng hóa đã được công nhận xếp hạng OCOP và sản phẩm đã được xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn của thành phố, các sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng chính sách, cơ chế tài chính hỗ trợ đào tạo, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, ưu tiên các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của thành phố.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến và đào tạo hướng dẫn áp dụng về truy xuất nguồn gốc cho các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thành phố.
- Hỗ trợ xây dựng nhận diện thương hiệu: bao bì, nhãn mác, tem thông tin điện tử thông minh, tem truy xuất và chống giả cho sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực nhằm tạo dấu hiệu nhận biết, truyền thông tiếp thị và kết nối cung cầu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đảm bảo kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
- Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với ít nhất 05 sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm thủy sản, nông sản chế biến, trái cây, thực phẩm.
- Tối thiểu 30% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên truy xuất nguồn gốc theo hướng dẫn của Bộ, ngành chức năng hoặc theo yêu cầu của địa phương có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với Hệ thống truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
b) Giai đoạn đến năm 2030:
- Đến năm 2030, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên truy xuất nguồn gốc theo hướng dẫn của Bộ, ngành chức năng hoặc theo yêu cầu của địa phương có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia.
- Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng và quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tại địa phương vào hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng thẻ truy xuất nguồn gốc. Chuẩn hóa, minh bạch hóa thông tin truy xuất nguồn gốc thông qua việc chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
b) Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.
c) Tham quan, học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã triển khai thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc.
d) Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với các nhóm sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và theo nhu cầu của doanh nghiệp.
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố.
2. Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm: phần mềm quản lý, máy chủ, đường truyền và cơ sở dữ liệu chung toàn thành phố.
b) Cập nhật, biên tập, đưa dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lên Hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố đảm bảo kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho cán bộ quản lý, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc
a) Triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ (Blockchain, IoT, AI, Big data và các công nghệ mới phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới) ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
b) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
4. Xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương
a) Nghiên cứu xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc ngành quản lý triển khai truy xuất nguồn gốc theo quy định, đặc thù, thế mạnh của thành phố và theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu, của doanh nghiệp. Trong đó ưu tiên đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa có thể mạnh, các sản phẩm hàng hóa chủ lực của thành phố, sản phẩm quốc gia, sản phẩm đã được công nhận xếp hạng OCOP và sản phẩm đã được xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn của thành phố.
b) Đảm bảo đồng bộ thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và loại bỏ các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và tham gia vào hệ thống truy xuất nguồn gốc, trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
b) Hỗ trợ các chương trình khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào việc truy xuất nguồn gốc.
c) Vận động các doanh nghiệp khoa học và công nghệ xây dựng, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về truy xuất nguồn gốc
a) Hợp tác với các đối tác nước ngoài, tổ chức mã số mã vạch quốc gia để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về truy xuất nguồn gốc với sự tham gia của các ngành, cơ quan liên quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động năm kế tiếp gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 15 tháng 6 hàng năm để tổng hợp. Riêng kinh phí thực hiện nhiệm vụ thì Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ
a) Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố có liên quan chủ động đề xuất với các Bộ, ngành tương ứng để xây dựng các văn bản hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên, nhóm sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương, ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn. Tổ chức xem xét dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
d) Định kỳ tổng hợp báo cáo trước ngày 15 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện kế hoạch khi có yêu cầu.
2. Giao Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn vốn trong dự toán ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc áp dụng, quản lý truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Giao Sở Công Thương
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đối với lĩnh vực được giao quản lý.
c) Hướng dẫn, tập huấn, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa theo quy định.
d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và thời gian tối thiểu lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại thành phố trên cơ sở hướng dẫn, danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Định kỳ cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuộc chương trình OCOP và sản phẩm cung ứng thực phẩm an toàn đến Sở Khoa học và Công nghệ nhập liệu và phối hợp quản lý.
d) Hướng dẫn, tập huấn, thanh kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản theo quy định.
đ) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và thời gian tối thiểu lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
5. Giao Sở Y tế
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại thành phố trên cơ sở hướng dẫn, danh mục của Bộ Y tế hoặc theo yêu cầu của địa phương.
c) Hướng dẫn, tập huấn, thanh kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc lĩnh vực y tế theo quy định.
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và thời gian tối thiểu lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
6. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, đảm bảo khả năng kết nối cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.
b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền và phổ biến các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên các phương tiện thông tin.
7. Đề nghị Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền về công nghệ truy xuất nguồn gốc, các mô hình áp dụng có hiệu quả và các tổ chức làm tốt, nâng cao giá trị cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
8. Giao các sở, ban, ngành thành phố có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện.
b) Triển khai và hướng dẫn các văn bản, quy định pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp về hoạt động truy xuất nguồn gốc liên quan đến ngành, lĩnh vực.
c) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của thành phố trên cơ sở hướng dẫn, danh mục của các Bộ, ngành liên quan.
d) Tổ chức triển khai, xây dựng hệ thống truy xuất đối với sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố thuộc ngành quản lý theo hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, yêu cầu quản lý của các Bộ, ngành liên quan; đồng thời, thực hiện việc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
e) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai thực hiện đánh giá, kiểm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
9. Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn quản lý.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố có liên quan thực hiện quản lý, giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
(Kèm theo Phụ lục phân công thực hiện)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT. Thành ủy;
- TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN và các đoàn thể TP;
- Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN);
- Ban Tuyên giáo TU;
- Các sở, ban, ngành TP;
- Báo Cần Thơ, Đài PT&TH TP;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND TP (2B,3BC);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, T(Q)
CVĐ 7291
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Kế hoạch số: 82/KH-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT
Nội dung công việc
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thời gian thực hiện
I
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, HƯỚNG DẪN VỀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
1
Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc và các nội dung liên quan.
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế;
- Các cơ quan báo đài.
Hằng năm
2
Tổ chức hội nghị, hội thảo về truy xuất nguồn gốc
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sớ Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế;
- Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia;
- Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc...
Hằng năm
3
Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế;
- Các cơ quan báo đài...
Khi có yêu cầu
II
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH
1
Triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế;
- Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia;
- Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc...
Hằng năm
2
Triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế;
- Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia;
- Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc...
Hằng năm
3
Xây dựng chính sách, cơ chế tài chính hỗ trợ đào tạo, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Năm 2021 - 2022
4
Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, đảm bảo tích hợp với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia;
- Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc...
Năm 2022
5
Rà soát, tham mưu ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế.
Hằng năm
6
Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế.
Hằng năm
7
Hỗ trợ xây dựng nhận diện thương hiệu: bao bì, nhãn mác, tem thông tin điện tử thông minh, tem truy xuất và chống giả
Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế.
Hằng năm | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "12/04/2021",
"sign_number": "82/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Ngọc Hè",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-309-KH-UBND-2021-dau-tu-xay-dung-cai-tao-truong-hoc-cong-lap-dat-chuan-quoc-gia-Ha-Noi-513779.aspx | Kế hoạch 309/KH-UBND 2021 đầu tư xây dựng cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 309/KH-UBND
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, CẢI TẠO TRƯỜNG HỌC CÔNG LẬP ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA, NÂNG CẤP HỆ THỐNG Y TẾ VÀ TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện Kết luận số 35-KL/TU ngày 06/12/2021 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách và đầu tư công năm 2021-2022; chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy tại Hội nghị về triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động thi đua năm 2022 ngày 14/12/2021, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kế hoạch về việc đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022- 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế và văn hóa.
- Xác định các nhiệm vụ, cách thức triển khai, phân công trách nhiệm và tiến độ thời gian trong xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng Kế hoạch phải căn cứ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và yêu cầu thực tiễn của Thành phố trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và dự kiến nguồn lực đầu tư để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong mỗi ngành, lĩnh vực về việc xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; về nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống y tế; về tu bổ, tôn tạo các di tích, phát huy giá trị văn hóa lịch sử.
- Các sở và UBND các quận, huyện, thị xã được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện các nội dung phải bảo đảm tiến độ và chất lượng theo nhiệm vụ được phân công.
- Việc đề xuất danh mục đầu tư từng dự án phải trên cơ sở rà soát kỹ, đánh giá thực trạng, làm rõ: sự cấp thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và nguồn lực triển khai (bao gồm cả nguồn ngân sách Thành phố và ngân sách cấp huyện, nguồn xã hội hóa), đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt, đối với lĩnh vực di tích cần rà soát hết sức kỹ lưỡng, thận trọng để bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử; lĩnh vực y tế cần dự báo ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, rà soát kỹ sự cần thiết phải đầu tư nâng cấp hệ thống y tế cơ sở (hiện nay, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế); lĩnh vực giáo dục rà soát kỹ về tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới, yêu cầu phải đầu tư đạt chuẩn mức độ 1 lên đạt chuẩn mức độ 2.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị triển khai các nhiệm vụ đảm bảo theo tiến độ như sau:
Nhiệm vụ
Đơn vị thực hiện
Tiến độ
1. Khảo sát, kiểm tra thực tế tại các đơn vị đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện
- Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND Thành phố thành lập Đoàn công tác liên ngành của Thành phố để khảo sát, kiểm tra thực tế tại các quận, huyện, thị xã về đánh giá thực trạng và đề xuất nhu cầu đầu tư, cân đối nguồn lực trong giai đoạn 2022-2025.
- Thành phần Đoàn công tác liên ngành:
+ Chủ trì: Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao đối với mỗi lĩnh vực phụ trách chịu trách nhiệm về việc đánh giá sự cấp thiết, cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và dự kiến tổng mức đầu tư của từng dự án theo mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chuẩn của ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Thành viên: Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã.
- Yêu cầu:
+ Lãnh đạo các Sở, UBND các quận, huyện, thị xã và chuyên viên phụ trách tham dự các buổi làm việc.
+ Có Biên bản làm việc tại các buổi khảo sát, kiểm tra (chi tiết danh mục dự án, mức vốn cần đầu tư trong giai đoạn 2022- 2025).
UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Đoàn công tác liên ngành trước ngày 31/12/2021
- Đoàn công tác liên ngành của Thành phố làm việc tại các quận, huyện, thị xã; kiểm tra thực tế tại các trường, trạm y tế, di tích.
- Mời Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tham dự các buổi kiểm tra, khảo sát thực tế các di tích để làm phóng sự hoặc phim tư liệu.
Từ ngày 05/01/2021 đến ngày 24/01/2022
- Sau 5 ngày làm việc với Đoàn Công tác liên ngành của Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã gửi Báo cáo kèm theo Biên bản làm của Đoàn công tác liên ngành về việc rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất nhu cầu đầu tư và cân đối nguồn lực trong giai đoạn 2022-2025 về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
28/01/2022
2. Rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất nhu cầu đầu tư và cân đối nguồn lực trong giai đoạn 2022-2025; về việc thực hiện phân cấp, ủy quyền đối với 03 lĩnh vực: giáo dục, y tế, di tích.
- Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý của Thành phố.
28/01/2022
- UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện (gửi báo cáo kèm theo Biên bản làm việc của Đoàn công tác liên ngành của Thành phố).
28/01/2022
3. Họp tập thể UBND Thành phố
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự thảo Báo cáo UBND Thành phố để tổ chức Họp tập thể UBND Thành phố.
20/02/2022
4. Ban cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo với Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự thảo Tờ trình, Báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo với Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy.
28/02/2022
5. Ban cán sự Đảng UBND Thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự thảo Tờ trình, Báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.
15/03/2022
6. UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết về Kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho cấp huyện để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đối với 03 lĩnh vực: giáo dục, y tế, di tích.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự thảo Tờ trình, Báo cáo của UBND Thành phố trình HĐND Thành phố.
Cuối tháng 3/2022
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo các di tích trong giai đoạn 2022-2025.
Chủ tịch UBND Thành phố phân công Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải phụ trách tổng thể về Kế hoạch và cân đối nguồn lực để thực hiện Kế hoạch; phân công Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng phụ trách về chuyên môn trong việc rà soát, lựa chọn danh mục dự án đầu tư đối với 03 lĩnh vực trên, ban hành quyết định của UBND Thành phố thành lập Đoàn công tác liên ngành đánh giá thực trạng của các lĩnh vực và nhu cầu đầu tư của các lĩnh vực trong giai đoạn 2022-2025, trong đó rà soát sự cấp thiết, cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và dự kiến tổng mức đầu tư của từng dự án phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành,... và các vấn đề khác thuộc chuyên môn của ngành, lĩnh vực.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp các sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao, Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; trước ngày 25/12/2021, tham mưu UBND Thành phố ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất nhu cầu đầu tư và cân đối nguồn lực trong giai đoạn 2022-2025.
3. Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm về việc đánh giá thực trạng, xác định nhiệm vụ của giai đoạn 2022-2025 và đề xuất nhu cầu đầu tư đối với các lĩnh vực; sự cấp thiết, cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và dự kiến tổng mức đầu tư của từng dự án theo mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chuẩn của ngành, lĩnh vực phụ trách.
4. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhiệm vụ của giai đoạn 2022-2025 và đề xuất nhu cầu đầu tư đối với 03 lĩnh vực trên địa bàn; báo cáo về việc cân đối nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ trên (gồm có ngân sách Thành phố, ngân sách Thành phố hỗ trợ và ngân sách cấp huyện và nguồn khác). Chịu trách nhiệm trước các sở chuyên ngành, UBND Thành phố và Thành ủy về sự cấp thiết, cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và dự kiến tổng mức đầu tư của từng dự án, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện. Đề nghị các đồng chí Bí thư các quận ủy, huyện ủy, thị ủy quan tâm chỉ đạo UBND Thành phố các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
5. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối, bổ sung nguồn lực ngân sách của Thành phố để thực hiện Kế hoạch.
6. Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc các sở, UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND Thành phố; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Các đ/c Bí thư các quận ủy, huyện ủy, thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng: TH, KT, KGVX;
- Lưu: VT, KH&ĐT(02), KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Chu Ngọc Anh | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "27/12/2021",
"sign_number": "309/KH-UBND",
"signer": "Chu Ngọc Anh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-07-2008-CT-BXD-tang-cuong-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-nganh-xay-dung-71996.aspx | Chỉ thị 07/2008/CT-BXD tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành xây dựng | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 07/2008/CT-BXD
Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW ) và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua Bộ Xây dựng đã triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với nhiều biện pháp, hình thức có hiệu quả nhằm từng bước nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng và nhân dân. Công tác PBGDPL đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ngành Xây dựng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong ngành Xây dựng còn những hạn chế nhất định: trình độ, nhận thức về pháp luật ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn chưa cao; sự vận dụng pháp luật vào thực tiễn công tác và cuộc sống có nơi, có chỗ chưa đáp ứng yêu cầu, thậm trí còn vi phạm. Nguyên nhân của những hạn chế đó chủ yếu là: nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này chưa đúng mức; chương trình, nội dung PBGDPL còn thiếu hấp dẫn và chưa đi vào chiều sâu; hình thức và phương pháp PBGDPL chậm đổi mới; đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu mới; sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị trong Ngành chưa chủ động.
Thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ; để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PBGDPL ngành Xây dựng trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số công việc sau đây:
1. Phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng và Chính phủ về công tác PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL tại các cơ quan, đơn vị.
2. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hợp lý, bảo đảm hiệu quả và thiết thực đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần tập trung phổ biến pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vận dụng và nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: tổ chức các lớp tập huấn; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Ngành để phổ biến pháp luật ngành Xây dựng; giải đáp pháp luật; xây dựng tủ sách pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật..., bên cạnh đó cần phát triển thêm các hình thức PBGDPL khác đạt hiệu quả cao hơn.
Chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Về nhân sự làm công tác PBGDPL:
a) Đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương được Bộ Tư pháp công nhận theo Quyết định số 46/QĐ-BTP ngày 14/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của ngành Xây dựng và cần phát triển thêm đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong thời gian tới.
b) Các Cục, các Tổng Công ty trực thuộc Bộ, các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc củng cố và kiện toàn tổ chức pháp chế hoặc cử cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để thực hiện công tác pháp chế, trong đó có công tác PBGDPL.
4. Về kinh phí hỗ trợ công tác PBGDPL: Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt và thực hiện phân bổ kinh phí về công tác PBGDPL cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ theo đúng quy định tại các văn bản hiện hành; các doanh nghiệp trực thuộc Bộ chủ động bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL của đơn vị; các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc lập dự trù kinh phí PBGDPL hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
5. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng. Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn Ngành trên cơ sở Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và của Bộ Xây dựng.
6. Các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm của đơn vị, chủ động phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan triển khai phổ biến pháp luật; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo công tác PBGDPL về Bộ Xây dựng.
7. Các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt; chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác PBGDPL; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo công tác PBGDPL về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
8. Trung tâm thông tin, Báo Xây dựng, các tạp chí của Bộ và đơn vị có nội san riêng phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan mở chuyên mục PBGDPL và tăng dung lượng các thông tin PBGDPL trực tiếp trên Website, báo, tạp chí của Bộ và nội san của đơn vị.
9. Vụ Pháp chế chủ trì lập Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ Xây dựng, lập dự trù mức kinh phí hỗ trợ cho công tác PBGDPL của Bộ; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức phổ biến pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp và các cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Bộ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác PBGDPL; đề nghị Bộ Tư pháp công nhận thêm báo cáo viên pháp luật trung ương.
Chủ trì kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch kiến trúc các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng PHCTPBGDPL của Chính phủ;
- Các Thứ trưởng;
- Đảng ủy Cơ quan Bộ Xây dựng;
- Công đoàn ngành Xây dựng;
- Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Sở XD, Sở QHKT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website CP, Website Bộ Xây dựng;
- Lưu VP, PC.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "08/10/2008",
"sign_number": "07/2008/CT-BXD",
"signer": "Nguyễn Hồng Quân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-16-2004-TT-BTC-danh-muc-hang-hoa-thue-suat-thue-NK-Viet-Nam-chuong-trinh-thu-hoach-som-Hiep-dinh-Khung-hop-tac-kinh-te-toan-dien-ASEAN-TQ-51917.aspx | Thông tư 16/2004/TT-BTC danh mục hàng hoá thuế suất thuế NK Việt Nam chương trình thu hoạch sớm Hiệp định Khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -TQ | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 16/2004/TT-BTC
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2004
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 16/2004/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 03 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2004/NĐ-CP NGÀY 25/02/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HOÁ VÀ THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM THEO HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN TRUNG QUỐC
Thực hiện Điều 6 về Chương trình thu hoạch sớm (dưới đây viết tắt EHP) của Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN Trung Quốc (dưới đây viết tắt là Hiệp định Khung) được ký tại Phnôm-Pênh, Cam-Pu-Chia, ngày 4/11/2002;
Thi hành Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004 - 2008 để thực hiện EHP của Hiệp định Khung;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi EHP, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia EHP, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ;
(ii) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định Khung và tham gia EHP, bao gồm các nước sau:
- Bru-nây Đa-ru-sa-lam (sau đây gọi là Bru-nây);
- Vương quốc Cam-pu-chia (sau đây gọi là Cam-pu-chia);
- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (sau đây gọi là In-đô-nê-xi-a);
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi là Lào);
- Ma-lay-xi-a;
- Liên bang My-an-ma (sau đây gọi là My-an-ma);
- Cộng hoà Sin-ga-po (sau đây gọi là Sin-ga-po);
- Vương quốc Thái Lan (sau đây gọi là Thái Lan);
- Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là Trung Quốc).
Riêng nước Cộng hoà Phi-lip-pin (sau đây gọi là Phi-lip-pin) là một nước thành viên ASEAN tham gia ký kết Hiệp định Khung, nhưng chưa cam kết tham gia thực hiện EHP. Vì vậy, các mặt hàng nằm trong Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam thực hiện EHP ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ được nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Phi-lip-pin không được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi EHP. Sau khi Phi-lip-pin có thông báo cam kết tham gia EHP, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn bổ sung.
(iii) Được vận chuyển trực tiếp đến Việt Nam từ một nước thành viên tham gia EHP và thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa ASEAN Trung Quốc, được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN Trung Quốc, Mẫu E (quy định tại phần III của Thông tư này) theo qui định tại Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam, khi bán vào thị trường nội địa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi EHP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia EHP ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ;
(ii) Thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Trung Quốc, Mẫu E do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp.
II. THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI EHP
1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu thuộc diện hưởng thuế suất ưu đãi EHP theo quy định tại phần I của Thông tư này là thuế suất EHP cho từng năm, tương ứng theo từng cột thuế suất EHP của năm đó, quy định tại Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện EHP, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức thuế suất ưu đãi EHP). Thuế suất ưu đãi EHP cho từng năm được áp dụng tự động từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó, bắt đầu từ năm 2004.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam bán vào thị trường nội địa, người nhập khẩu được quyền lựa chọn mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp nhất tại thời điểm nhập khẩu theo các chương trình ưu đãi thuế quan mà Việt Nam tham gia cam kết nếu đủ điều kiện áp dụng, gồm:
(i) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi EHP;
(ii) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN;
(iii) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi - thuế suất MFN;
(iv) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi khác mà Việt Nam tham gia cam kết song phương với một nước thành viên ASEAN (nếu có).
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, người nhập khẩu được quyền lựa chọn mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp nhất tại thời điểm nhập khẩu theo các chương trình ưu đãi thuế quan mà Việt Nam tham gia cam kết nếu đủ điều kiện áp dụng, gồm:
(i) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi EHP;
(ii) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi - thuế suất MFN;
(iii) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi khác mà Việt Nam cam kết song phương với Trung Quốc (nếu có).
4. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước ASEAN và của Trung Quốc ban hành để thực EHP làm ảnh hưởng đến quyền được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam quy định tại phần I của Thông tư này, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
III. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA ASEAN TRUNG QUỐC
1. Các quy tắc để công nhận hàng hoá có xuất xứ từ các nước ASEAN - Trung Quốc được quy định tại Quy chế xuất xứ hàng hóa dùng cho EHP ban hành kèm theo Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và được đóng dấu phù hợp với mẫu chữ ký và mẫu dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN Trung Quốc của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc tham gia EHP, gồm các cơ quan sau:
(i) Tại Bru-nây là Bộ Công nghiệp và Tài nguyên hoặc cơ quan được ủy quyền;
(ii) Tại Cam-pu-chia là Bộ Thương mại hoặc cơ quan được ủy quyền;
(iii) Tại In-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại và Công nghiệp hoặc cơ quan được ủy quyền;
(iv) Tại Lào là Bộ Thương mại hoặc cơ quan được ủy quyền;
(v) Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp hoặc cơ quan được ủy quyền;
(vi) Tại My-an-ma là Bộ Thương mại hoặc cơ quan được ủy quyền;
(vii) Tại Sin-ga-po là Cơ quan Hải quan hoặc cơ quan được ủy quyền;
(viii) Tại Thái Lan là Bộ Thương mại hoặc cơ quan được ủy quyền;
(ix) Tại Trung Quốc là Bộ Thương Mại hoặc cơ quan được ủy quyền;
(x) Tại Việt Nam là Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền.
Chữ ký và dấu trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu E phải đúng với mẫu chữ ký và dấu được cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên của ASEAN và Trung Quốc thông báo.
4. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, Mẫu E, Cơ quan Hải quan có quyền:
(i) Yêu cầu kiểm tra lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Trung Quốc, Mẫu E. Cơ quan Hải quan sẽ gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ này của nước xuất khẩu để đề nghị xác nhận;
(ii) Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi EHP và tạm thu theo mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành;
(iii) Yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ các nước ASEAN và Trung Quốc trong thời hạn chậm nhất không quá 01 (một) năm;
(iv) Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường;
(v) Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ ASEAN - Trung Quốc, Cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi EHP.
IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Trường hợp hoá đơn thương mại do bên thứ ba không phải là nhà xuất khẩu phát hành thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vẫn được áp dụng thuế suất ưu đãi EHP nếu đáp ứng đủ các điều kiện qui định tại Thông tư này.
2. Các quy định về căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, và áp dụng cho các Tờ khai hàng nhập khẩu nộp cho cơ quan Hải quan từ ngày 01/01/2004.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu các đơn vị có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.
Trương Chí Trung
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "10/03/2004",
"sign_number": "16/2004/TT-BTC",
"signer": "Trương Chí Trung",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-93-KH-UBND-2024-tuyen-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2024-2025-Ha-Noi-604212.aspx | Kế hoạch 93/KH-UBND 2024 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 93/KH-UBND
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024
KẾ HOẠCH
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2024-2025
Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020; Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 (gọi tắt là Quy chế tuyển sinh); Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06/01/2023; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/02/2023; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 (gọi tắt là Quy chế trường chuyên); Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, Thông tư số 06/2023/TTBGDĐT ngày 24/3/2023 và Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT ngày 06/3/2024 (gọi tắt là Quy chế thi); Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017; Quyết định số 2171/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2023 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 về việc ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục; Công văn số 928/BGDĐT-GDTrH ngày 08/3/2023 về việc kéo dài thí điểm chương trình giáo dục tích hợp Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam và Chương trình A-level; Công văn số 801/BGDĐT-GDTrH ngày 28/02/2024 về việc tuyển sinh lớp không chuyên Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam từ năm học 2024-2025;
Căn cứ các văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội: Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 01/6/2023 về việc kéo dài Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-Level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam” từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027; Quyết định số 3444/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Phổ thông năng khiếu Thể dục thể thao Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội; Quyết định số 4050/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 4354/QĐ-UBND ngày 31/8/2023 về việc sửa đổi Quyết định số 4050/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.
2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh.
4. Phân công nhiệm vụ cụ thể, cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trước cấp trên trực tiếp; Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
B. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GDTX
I. SỐ LƯỢNG DỰ KIẾN
Năm học 2023-2024, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 133.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, số lượng học sinh tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố dự kiến như sau:
1. Tuyển vào trường THPT công lập: khoảng 81.200 học sinh.
2. Tuyển vào các trường THPT tư thục, trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm GDNN-GDTX liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT): khoảng 51.800 học sinh.
II. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP KHÔNG CHUYÊN
1. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình GDTX cấp THCS có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Điều kiện dự tuyển: học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội.
3. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập.
a) Bài thi
- Tổ chức 03 (ba) bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
- Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh đăng ký một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS).
b) Hình thức thi
- Bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi.
- Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 02 thí sinh liền kề không trùng mã đề; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
c) Đề thi
- Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
- Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
d) Nguyên tắc tuyển sinh
Điểm xét tuyển (ĐXT) = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn) x 2 + Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
- Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.
- Căn cứ vào diện ưu tiên của học sinh theo Quy chế tuyển sinh để xác định điểm ưu tiên.
- Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
- Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0 (không).
đ) Lịch thi
Ngày
Buổi
Bài thi
Thời gian làm bài
Giờ bắt đầu làm bài
Giờ thu bài
08/6/2024
Sáng
Ngữ văn
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
Chiều
Ngoại ngữ
60 phút
14 giờ 00
15 giờ 00
09/6/2024
Sáng
Toán
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
4. Khu vực tuyển sinh
a) Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn Thành phố có 12 khu vực tuyển sinh.
b) Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn Thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh).
5. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào tối đa 03 (ba) trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.
6. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên
Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Tổ chức xét tuyển
- Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.
- Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm.
- Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.
8. Thời gian tuyển sinh
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
9. Chương trình giáo dục
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT thuộc Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT.
III. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI-AMSTERDAM, TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ, TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
1. Đối tượng tuyển sinh
Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1.
2. Điều kiện dự tuyển
a) Học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội.
b) Xếp loại hạnh kiểm và học lực cả năm học của các lớp cấp THCS đạt loại Khá trở lên.
c) Xếp loại tốt nghiệp THCS từ Khá trở lên.
* Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hoá trở ra, có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại kết quả học lực giỏi, xếp loại hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Trường THPT Chu Văn An.
3. Phương thức tuyển sinh
a) Vòng 1: tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ.
b) Vòng 2: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở Vòng 1.
4. Đăng ký nguyện vọng
a) Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai trong bốn trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
b) Học sinh có thể đăng ký NV vào cùng một môn chuyên của hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.
c) Học sinh có thể đăng ký NV vào các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.
5. Tổ chức tuyển sinh
a) Vòng 1: sơ tuyển, căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số như sau:
- Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế; điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì được 4,0 điểm, giải ba được 3,0 điểm, giải khuyến khích được 2,0 điểm.
- Xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: mỗi năm xếp loại học lực giỏi được 3,0 điểm, học lực khá được 2,0 điểm.
- Kết quả tốt nghiệp THCS: tốt nghiệp loại giỏi được 3,0 điểm, loại khá được 2,0 điểm.
Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS
Chọn vào thi tuyển vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm trở lên.
b) Vòng 2: thi tuyển
- Môn thi và đề thi:
+ Môn thi: thí sinh dự thi 03 bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và bài thi môn chuyên theo NV; các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
+ Đề thi môn chuyên: đề thi được áp dụng hình thức tự luận, gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, đảm bảo các cấp độ nhận thức: thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.
Học sinh làm bài thi môn Toán thay thế để xét tuyển vào lớp chuyên Tin.
- Lịch thi:
Ngày
Buổi
Bài thi
Thời gian làm bài
Giờ bắt đầu làm bài
Giờ thu bài
08/6/2024
Sáng
Ngữ văn
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
Chiều
Ngoại ngữ
60 phút
14 giờ 00
15 giờ 00
09/6/2024
Sáng
Toán
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
10/6/2024
(Thi các môn chuyên)
Sáng
Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học
150 phút
8 giờ 00
10 giờ 30
Tiếng Pháp, Tiếng Đức Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (môn thay thế)
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
Chiều
Vật lí, Lịch sử, Địa lí
150 phút
14 giờ 00
16 giờ 30
Hoá học, Tiếng Anh
120 phút
14 giờ 00
16 giờ 00
6. Nguyên tắc tuyển sinh
ĐXT = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
Trong đó:
- Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.
- Tuyển những thí sinh có NV đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
- Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
7. Thời gian tuyển sinh
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
IV. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỌC TIẾNG NHẬT NGOẠI NGỮ 1
1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển
a) Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1;
b) Học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội;
c) Học sinh học đủ 04 năm ngoại ngữ Tiếng Nhật (được thể hiện trong học bạ cấp THCS) tại các trường THCS.
2. Đăng ký dự tuyển
- Học sinh được đăng ký tối đa 03 (ba) NV vào ba trường THPT công lập theo thứ tự NV1, NV2, NV3, trong đó NV1 và NV2 phải thuộc hai trong ba trường: THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, THPT Việt Đức; NV còn lại phải thuộc khu vực tuyển sinh của học sinh.
- Trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025”, học sinh phải chọn ngoại ngữ là Tiếng Nhật trong mục “Đăng ký Ngoại ngữ học tại trường THPT”. Tuy nhiên, học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Tiếng Hàn) trong mục “Đăng ký Ngoại ngữ thi” để làm bài thi môn Ngoại ngữ.
- Học sinh không trúng tuyển lớp Tiếng Nhật ngoại ngữ 1 được xét tuyển vào lớp Tiếng Anh tại các NV đã đăng ký theo quy định.
3. Thời gian tuyển sinh
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
V. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 SONG NGỮ TIẾNG PHÁP VÀ LỚP 10 TĂNG CƯỜNG TIẾNG PHÁP
1. Tuyển sinh vào lớp 10 song ngữ tiếng Pháp tại Trường THPT Chu Văn An
a) Đối tượng, điều kiện dự tuyển:
- Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1;
- Học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội;
- Xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm của các lớp cấp THCS đạt loại Khá trở lên.
- Xếp loại tốt nghiệp THCS đạt loại Khá trở lên.
- Xếp loại công nhận tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS từ loại Khá trở lên.
- Có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025.
b) Phương thức tuyển sinh
Tổ chức xét tuyển căn cứ vào kết quả bài thi 03 môn: Ngữ văn, Toán. Ngoại ngữ của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025 (Điểm thi), kết quả kỳ thi tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS (Điểm Pháp ngữ) và Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp song ngữ tiếng Pháp từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường trong thời gian quy định. Điểm thấp nhất cho học sinh trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường. ĐXT được tính như sau:
ĐXT = Điểm thi + Điểm Pháp ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
- Điểm thi: là tổng điểm của ba bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025) chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến hai chữ số thập phân.
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những học sinh không vi phạm Quy chế thi đến mức đình chỉ thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).
- Điểm Pháp ngữ: là tổng của điểm thi môn Tiếng Pháp (hệ số 2) và môn Toán bằng tiếng Pháp (hệ số 1) của học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS.
- Điểm ưu tiên: thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến tuyển 02 lớp (khoảng 90 học sinh)
d) Thời gian tuyển sinh
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
2. Tuyển sinh lớp 10 tăng cường tiếng Pháp tại Trường THPT Việt Đức
a) Đối tượng, điều kiện tuyển sinh:
- Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1;
- Học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội;
- Xếp loại tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS từ loại Trung bình trở lên;
- Có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025;
- Có đăng ký NV dự tuyển vào lớp 10 tăng cường tiếng Pháp tại Trường THPT Việt Đức (không học các môn khoa học bằng Tiếng Pháp).
b) Phương thức tuyển sinh: tương tự mục V.1.b).
c) Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến tuyển 01 lớp (khoảng 45 học sinh).
d) Thời gian tuyển sinh
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
VI. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
1. Tuyển thẳng
Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh và khoản 2 Điều 11 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thi tuyển
- Tổ chức thi tuyển cho những học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ có nơi thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh thuộc 13 xã miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025), bao gồm:
+ Huyện Ba Vì có 07 xã: Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Minh Quang, Ba Trại;
+ Huyện Thạch Thất có 03 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung;
+ Huyện Quốc Oai có 02 xã: Đông Xuân, Phú Mãn;
+ Huyện Mỹ Đức có 01 xã: An Phú.
- Thí sinh dự thi các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025.
3. Thời gian tuyển sinh
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
VII. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SONG BẰNG TÚ TÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH THPT QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ TÚ TÀI ANH QUỐC (CHỨNG CHỈ A-LEVEL)
1. Đối tượng dự tuyển
- Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1;
- Học sinh đã kết thúc học chương trình đào tạo song bằng theo Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 của UBND Thành phố về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng THCS Việt Nam và Chứng chỉ IGCSE tại một số trường THCS tại Hà Nội”.
2. Điều kiện dự tuyển
- Học sinh (hoặc cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội; học sinh đúng độ tuổi, đã tốt nghiệp THCS có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên; môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên; môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên.
- Học sinh có đăng ký dự tuyển Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.
3. Chỉ tiêu tuyển sinh
TT
Trường THPT
Số lớp
Số học sinh
1
Chu Văn An
02
50 học sinh
2
Chuyên Hà Nội-Amsterdam
02
50 học sinh
4. Đăng ký nguyện vọng
- Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng (NV) vào hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.
- NV của học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam là NV độc lập, không ảnh hưởng đến NV đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên; THPT không chuyên và Chương trình song ngữ tiếng Pháp.
- Học sinh đăng ký NV dự tuyển vào Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 nộp cho trường THCS nơi học sinh học lớp 9 theo quy định.
5. Phương thức tuyển sinh và lịch thi
a) Phương thức: Thí sinh phải dự thi đủ các bài thi của 02 vòng thi:
- Vòng 1: Thi tuyển theo chương trình THPT quốc gia Việt Nam. Học sinh dự thi 03 (ba) bài thi các môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ cùng với Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025.
Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng không phải dự thi vòng 1.
- Vòng 2: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc. Quy định về đề thi vòng 2 như sau:
+ Đề thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh theo chuẩn Cambridge Assessment International Education (CAIE), thời gian làm bài: 60 phút/môn.
+ Đối với môn Tiếng Anh, thí sinh phải dự thi 2 bài thi: Bài thi viết luận bằng Tiếng Anh, thời gian: 60 phút. Bài thi nói tiếng Anh (độc thoại) theo chủ đề do thí sinh bắt thăm ngẫu nhiên; thời gian làm bài thi nói của mỗi thí sinh là 10 phút, trong đó có 05 phút chuẩn bị, 05 phút tiếp theo trả lời và được ghi âm.
b) Lịch thi
Ngày
Buổi
Bài thi
Thời gian làm bài
Giờ bắt đầu làm bài
Giờ thu bài
08/6/2024
Sáng
Ngữ văn
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
Chiều
Ngoại ngữ
60 phút
14 giờ 00
15 giờ 00
09/6/2024
Sáng
Toán
120 phút
8 giờ 00
10 giờ 00
11/6/2024
(Thi các môn song bằng)
Sáng
Toán bằng tiếng Anh
60 phút
8 giờ 00
9 giờ 00
Vật lý bằng tiếng Anh
60 phút
9 giờ 30
10 giờ 30
Chiều
Tiếng Anh (viết luận)
60 phút
14 giờ 00
15 giờ 00
Hóa học bằng tiếng Anh
60 phút
15 giờ 30
16 giờ 30
12/6/2024
Chiều
Tiếng Anh (nói) độc thoại
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo ca thi cụ thể cho thí sinh
6. Nguyên tắc tuyển sinh
- Quy đổi điểm bài thi vòng 2 của từng bài thi về thang điểm 10,0; tính Điểm xét tuyển (ĐXT) vòng 2 của mỗi thí sinh là tổng điểm các bài thi vòng 2:
ĐXT vòng 2 = Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Vật lý + Điểm bài thi môn Hóa học + Điểm bài thi viết luận môn Tiếng Anh + Điểm bài thi nói môn Tiếng Anh
- Tuyển những thí sinh có NV đăng ký dự tuyển vào trường, lấy theo ĐXT vòng 2 từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu và đảm bảo các điều kiện sau:
+ ĐXT vòng 1 phải đạt ít nhất 25,0 điểm;
+ Các bài thi vòng 1 đều đạt điểm lớn hơn 3,0.
Đối với những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập không chuyên không cần xét điều kiện vòng 1.
7. Xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT; trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
VIII. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
1. Thực hiện theo Quyết định số 3444/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Phổ thông năng khiếu Thể dục thể thao Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.
2. Thời gian tuyển sinh
- Thi tuyển năng khiếu: dự kiến từ 01/6/2024 đến 30/6/2024. Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao Hà Nội xây dựng kế hoạch trình Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phê duyệt.
- Thu hồ sơ và xét tuyển văn hóa: dự kiến từ ngày 26/6/2024 đến 22/7/2024.
IX. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, LỚP 10 TRƯỜNG THPT TƯ THỤC VÀ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT
1. Đối với các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục
a) Đối tượng, điều kiện tuyển sinh
- Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1;
- Học sinh cư trú tại Hà Nội.
b) Phương thức tuyển sinh
- Áp dụng phương thức “Xét tuyển” để tuyển sinh vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục. Hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh năm học 2024-2025 căn cứ vào: ĐXT của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025; kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó và các quy định khác của Quy chế tuyển sinh.
- Học sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của trường.
c) Thời gian tuyển sinh
- Học sinh đăng ký dự tuyển (trực tuyến) từ ngày 19/4/2024;
- Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học chậm nhất ngày 22/7/2024.
2. Đối với các trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo văn hóa chương trình GDTX cấp THPT
a) Đối tượng, điều kiện tuyển sinh
- Học sinh thuộc đối tượng quy định tại mục II.1;
- Học sinh cư trú tại Hà Nội.
b) Phương thức tuyển sinh
Thực hiện tuyển sinh theo phương thức “Xét tuyển” dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Các trung tâm GDNN-GDTX được tuyển học viên vào lớp 10 chương trình GDTX cấp THPT không phân biệt khu vực tuyển sinh.
c) Thời gian tuyển sinh
- Học sinh đăng ký dự tuyển (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/4/2024;
- Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học chậm nhất ngày 22/7/2024.
C. TỔ CHỨC THI
Công tác tổ chức thi được vận dụng theo Quy chế thi, thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh các cấp; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, trong đó lưu ý:
I. HỘI ĐỒNG THI
1. Thành phần Hội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (hoặc là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, trong trường hợp đặc biệt); các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và một số Trưởng phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo; các Ủy viên là lãnh đạo một số phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường THCS, THPT, trong đó Ủy viên thường trực là lãnh đạo phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định của Quy chế thi.
3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, gồm: Ban Thư ký; Ban Coi thi, Ban Làm phách, Ban Chấm thi (Ban Chấm thi tự luận, Ban Chấm thi trắc nghiệm), Ban Phúc khảo (Ban Phúc khảo bài thi tự luận; Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm) ...theo quy định của Quy chế thi. Các Ban, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi.
III. CÔNG TÁC RA ĐỀ THI, IN SAO ĐỀ THI VÀ BÀN GIAO ĐỀ THI
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng ra đề và Ban in sao đề thi, Ban Vận chuyển và Bàn giao đề thi.
Đề thi và hướng dẫn chấm thi được bảo mật tương tự như đề thi và hướng dẫn chấm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
2. Thành phần Hội đồng ra đề và Ban in sao đề thi gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo các phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; lãnh đạo các trường THCS, THPT.
c) Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học-kỹ thuật: cán bộ, công chức, viên chức các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; giáo viên, nhân viên các trường THCS, THPT.
c) Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giáo viên các trường THCS, THPT, giảng viên các trường Đại học (nếu có). Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi.
d) Lực lượng công an do Công an thành phố Hà Nội điều động.
đ) Giám sát, bảo vệ, y tế, phục vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo điều động.
3. Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi:
- Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các Ủy viên của Ban và công an làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
- Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận các túi đề thi còn nguyên niêm phong từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các Điểm coi thi (gọi tắt là Điểm thi).
IV. CÔNG TÁC COI THI
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ số lượng học sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường THCS, THPT và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
2. Điểm thi
a) Mỗi trường THPT công lập là một đơn vị tuyển sinh. Căn cứ vào số học sinh đăng ký dự tuyển vào trường và cơ sở vật chất của trường, nhà trường chủ động phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trên địa bàn để lựa chọn, đề xuất tổ chức một hay nhiều Điểm thi.
b) Mỗi Điểm thi phải đảm bảo các điều kiện về an ninh và cơ sở vật chất theo Quy chế thi. Phòng bảo quản đề thi và bài thi tại Điểm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác vận dụng theo Quy chế thi.
3. Thành phần Điểm thi: Trưởng Điểm thi là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường THPT. Mỗi Điểm thi có ít nhất 02 Phó Trưởng Điểm thi và các Thư ký; trong đó có 01 Phó Trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn tại nơi đặt Điểm thi. Cán bộ coi thi là các giáo viên trường THCS, THPT và trung tâm GDNN-GDTX. Cán bộ giám sát là cán bộ, giáo viên trường THPT, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, có trách nhiệm cao và nắm vững Quy chế thi. Thanh tra do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Ngoài ra tại mỗi Điểm thi còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.
V. CÔNG TÁC CHẤM THI
1. Ban Chấm thi
a) Toàn Thành phố thành lập hai Ban Chấm thi: Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm khách quan; một Ban Làm phách.
b) Địa điểm đặt Ban Chấm thi, Ban Làm phách phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận tại Ban Chấm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng Quy chế thi.
Căn cứ vào số lượng bài thi, môn thi, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các Ban Chấm thi bộ môn thuộc Ban Chấm thi tự luận; mỗi Ban Chấm thi bộ môn được đặt tại một địa điểm phù hợp.
c) Thành phần và nhiệm vụ của Ban Chấm thi, Ban Làm phách: vận dụng theo Quy chế thi.
VI. BAN PHÚC KHẢO
1. Thành phần Ban Phúc khảo bài thi tương tự như thành phần Ban Chấm thi. Người đã tham gia Ban Làm phách và Ban Chấm thi tự luận không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi tự luận; người đã tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
2. Nhiệm vụ: vận dụng theo Quy chế thi.
VII. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi
a) Khi nhận được phản ánh vi phạm Quy chế thi thì Hội đồng thi hướng dẫn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
b) Trường hợp khiếu nại về công tác tổ chức thi, hồ sơ và điểm bài thi: giải quyết theo Quy chế thi.
c) Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi: Hội đồng thi tổ chức xác minh hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý theo Quy chế thi và quy định của Luật tố cáo.
2. Việc xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.
2. Tổ chức hướng dẫn Quy chế thi, Quy chế tuyển sinh và văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tới các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX.
3. Trực tiếp tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông và lớp 10 chương trình GDTX cấp THPT.
4. Chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyển sinh trên địa bàn Thành phố.
5. Tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.
6. Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của các trường THPT; trung tâm GDNN-GDTX; Quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT. Tiếp nhận hồ sơ của các Hội đồng tuyển sinh, Điểm thi, và các Ban của Hội đồng thi.
7. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
Công an Thành phố, Thanh tra Thành phố, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa và Thể thao, Bưu điện thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, các ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 theo quy định.
III. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ
1. Chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức kỳ thi tuyển sinh tại các Điểm thi trên địa bàn.
2. Phối hợp, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các phường, xã, thị trấn và các trường tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.
3. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường trên địa bàn tổ chức công tác thi tuyển sinh theo đúng yêu cầu.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, Ban, Ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP; Các phòng: KGVX, NC, TH, HCTC;
- Lưu: VT, KGVX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Thu Hà | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "28/03/2024",
"sign_number": "93/KH-UBND",
"signer": "Vũ Thu Hà",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-34-2002-CT-UB-trien-khai-thuc-hien-Phap-lenh-bao-ve-bi-mat-Nha-nuoc-35254.aspx | Chỉ thị 34/2002/CT-UB triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước | ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 34/2002/CT-UB
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2002
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước được Chủ tịch Hội Đồng Nhà nước công bố ngày 8/11/1991, lãnh đạo các ngành, các địa phương trong cả nước, các cơ quan, đơn vị và nhân dân Thủ đô đã nhận thức và thực hiện tốt công tác giữ gìn bí mật Nhà nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị cho đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên qua 9 năm thực hiện còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót, ý thức cảnh giác của nhiều cán bộ, người dân về bảo vệ bí mật Nhà nước chưa cao, tình trạng vi phạm quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ở nhiều lĩnh vực công tác còn phổ biến, kéo dài…Việc xử lý các trường hợp vi phạm bí mật Nhà nước chưa triệt để, kịp thời.
Ngày 28/12/2000 Chủ tịch Quốc hội đã ký Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước (số 30/2000/PL-UBTVQH10) thay thế Pháp lệnh ngày 28/10/1991. Ngày 28/3/2002 Thủ tướng chính phủ đã có Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước và ngày 13/9/2002 Bộ Công an có Thông tư số 12/TT-BCA (A11) hướng dẫn thực hiện Nghị định.
Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước trong bối cảnh đất nước ta đang tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và Thủ đô, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với nước ngoài, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới thành công. Vì vậy UBND Thành phố yêu cầu lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể, đơn vị vũ trang (gọi chung là cơ quan, đơn vị nghiệp vụ) và mọi công dân ở Thủ đô Hà Nội triển khai thực hiện tốt các công tác sau:
1-/ Tổ chức phổ biến, quán triệt cho toàn thể cán bộ, công nhân viên và nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, người quản lý, tiếp xúc với bí mật Nhà nước nội dung 03 văn bản trên. Tổ chức tập huấn cho những cán bộ nhân viên làm công tác bảo mật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước trong thời gian qua, liên hệ kiểm điểm những mặt làm được, chưa làm được trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước ở cơ quan, đơn vị mình. Từ đó đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể phải thực hiện, tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Sau hội nghị triển khai của UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các Ban, ngành của Thành phố phải có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện công tác này, báo cáo bằng văn bản với UBND thành phố và hoàn thành việc tổ chức học tập cho cán bộ công nhân viên các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, phường, xã… trong toàn thành phố trước ngày 31/1/2003.
2-/ Tổ chức rà soát lại danh mục Bí mật Nhà nước, quy chế bảo mật để bổ sung, hoặc sửa đổi, thay đổi độ mật cho phù hợp với Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước được ban hành năm 2000. Các ban, ngành của thành phố, UBND các quận, huyện gửi văn bản báo cáo UBND thành phố về "Danh mục bí mật Nhà nước đã và đang quản lý" và "Quy chế bảo mật" trước ngày 31/12/2002. Chú ý: không để sót lọt bí mật Nhà nước đồng thời cũng không liệt kê tràn lan, tuỳ tiện. Tiến hành xây dựng nội dung quản lý khu vực, địa điểm cấm và tổ chức công tác bảo vệ sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt các địa điểm, khu vực cấm ở địa phương mình.
3-/ Bố trí đủ cán bộ có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao (chuyên trách, hoặc kiêm nghiệm). Lập danh sách và gửi cho cơ quan công an cùng cấp trước ngày 28/2/2003 để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Khi tuyển dụng, hoặc thuyên chuyển các cán bộ này phải trao đổi với đơn vị công an cùng cấp, hoặc đơn vị công an quản lý địa bàn. Tổ chức cho cán bộ, nhân viên quản lý, tiếp xúc với bí mật Nhà nước làm cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước theo đúng quy định của Pháp lệnh (thực hiện trong đầu tháng 02/2003)
4-/ Phân định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong từng phần việc trên tất cả các khâu bảo vệ bí mật Nhà nước như: soạn thảo, in ấn, sao, chụp, phổ biến, nghiên cứu, vận chuyển, giao nhận, thống kê, lưu giữ, bảo quản, đăng ký, xác định khu vực, địa điểm cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước. Trang bị cho bộ phận văn thư các con dấu về độ mật, con dấu "tài liệu thu hồi", con dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì", Con dấu các chữ A, B, C xác định độ mật đóng ở ngoài bì tài liệu theo mẫu quy định tại thông tư số 12/2002 ngày 13/9/2002 của Bộ Công an.
Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ bí mật mã quốc gia, bí mật Nhà nước khi truyền đi bằng phương tiện thông tin liên lạc, trong hoạt động xuất bản, báo chí, và thông tin đại chúng khác, trong việc cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
5-/ Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra đôn đốc các cán bộ nhân viên thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước và chủ động phối hợp với cơ quan công an xử lý các vụ việc vi phạm quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước.
6-/ Công an thành phố: Thực hiện tốt chức năng tham mưu, phục vụ UBND thành phố chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước; Duy trì hoạt động của Hội đồng thẩm định danh mục bí mật Nhà nước thành phố, phối hợp với Văn phòng Hội đông nhân dân UBND thành phố phục vụ UBND thành phố tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nươc tới các cán bộ chủ chốt của thành phố thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất đối với các ban, ngành của thành phố, và UBND thành phố, các quận, huyện về công tác triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn Thủ đô.
- Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các quận, huyện tiến hành tiến hành điều tra cơ bản, xác định các "Khu vực cấm" và "Địa điểm cấm" báo cáo UBND thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước là một nội dung bắt buộc trong tập huấn lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị, lực lượng công an xã, khi xét duyệt cơ quan, phường xã đạt an toàn hoặc tặng các danh hiệu thi đua trong phong trào hoặc tặng các danh hiệu thi đua trong phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc.
7-/ Đề nghị Ban tuyên giáo Thành uỷ có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn ý thức cảnh giác, nghĩa vụ của các cơ quan đơn vị, công dân trong bảo vệ bí mật Nhà nước. Lên án các hành vi xâm phạm, tiết lộ bí mật Nhà nước để cán bộ và nhân dân Thủ đô chú trọng ngừa, nhằm bịt kín mọi sơ hở, giữ gìn an toàn bí mật Nhà nước. Lên án các hành vi xâm phạm, tiết lộ bí mật Nhà nước để cán bộ và nhân dân Thủ đô chú trọng phòng ngừa, nhằm bịt kín mọi sơ hở, giữ gìn an toàn bí mật Nhà nước. góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới thành công.
8-/ Sở Tài chính vật giá có kế hoạch hướng dẫn UBND các quận, huyện và các ban, ngành dự trù kinh phí, phương tiện để phục vụ tốt việc triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.
9-/ Thủ tướng các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm về bảo vệ bí mật Nhà nước trong phạm vi quản lý của mình, phải khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.
Giao cho đồng chí Giám đốc CATP giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đơn vị trong toàn thành phố triển khai thực hiện chỉ thị, đề xuất với UBND thành phố khen thưởng những cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước và xử lý kỷ luật những cơ quan, đơn vị, người vi phạm. Các báo cáo của các cơ quan, đơn vị về công tác này gửi UBND thành phố đóng gửi CATP-PA25 để theo dõi, quản lý.
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nghiên | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "30/12/2002",
"sign_number": "34/2002/CT-UB",
"signer": "Hoàng Văn Nghiên",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-203-KH-UBND-quan-ly-hoat-dong-bo-tro-tu-phap-thanh-pho-Ha-Noi-2016-329166.aspx | Kế hoạch 203/KH-UBND quản lý hoạt động bổ trợ tư pháp thành phố Hà Nội 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 203/KH-UBND
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH
BỔ SUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ TƯ PHÁP 06 THÁNG CUỐI NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 31/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch bổ sung công tác quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp 06 tháng cuối năm 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tích cực triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chế định Thừa phát lại tại Thành phố theo Nghị quyết số 107/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chế định Thừa phát lại và Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chế định Thừa phát lại.
2. Yêu cầu
- Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xã hội hóa một số nội dung hoạt động tư pháp và thực hiện chế định Thừa phát lại, phù hợp với điều kiện cụ thể tại thành phố.
- Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và triển khai việc thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố.
- Bám sát các yêu cầu, nội dung của công tác quản lý Nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố, đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động Thừa phát lại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động của Thừa phát lại trên địa bàn Thủ đô để góp phần thực hiện thành công chế định Thừa phát lại trên cả nước.
II. NỘI DUNG
Công tác truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thành phố với nội dung và hình thức phù hợp
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ tháng 7/2016 đến hết tháng 12/2016.
- Nội dung thực hiện: Thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Thừa phát lại trên truyền hình, báo giấy, báo điện tử và các phương tiện truyền thông khác của thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị trực tiếp thực hiện tuyên truyền: Báo Hà Nội mới, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
III. TỔ CHỨC THỰC HI
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp
Chủ trì xây dựng hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu để các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu về hoạt động Thừa phát lại và những dịch vụ pháp lý do Thừa phát lại cung cấp.
b) Các cơ quan Báo, Đài
Báo Hà Nội mới, Pháp luật Việt Nam, Pháp luật và Xã hội, Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại trên các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân và các tổ chức nắm bắt, sử dụng hiệu quả trong thi hành án dân sự.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định cấp cho Sở Tư pháp.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Sở Tư pháp, các đơn vị liên quan và các cơ quan Báo, Đài tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch đạt hiệu quả trong năm 2016.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT TU, HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- TAND, Cục THADS Thành phố;
- Các Sở: Tư pháp, Tài chính, Thông tin & Truyền thông, Tài nguyên & MT, Y tế, Công an Thành phố;
- Các Báo, Đài: Hà Nội mới, Pháp luật Việt Nam, Pháp luật và Xã hội, Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
- VPUBTP: CVP, PCVP Phạm Chí Công; Các phòng: NC, TKBT, TH;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "08/11/2016",
"sign_number": "203/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-190-2011-TT-BTC-mau-to-khai-phu-luc-to-khai-hang-hoa-xuat-133539.aspx | Thông tư 190/2011/TT-BTC mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 190/2011/TT-BTC
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MẪU TỜ KHAI, PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VÀ CHẾ ĐỘ IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TỜ KHAI, PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2011/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính và thực hiện công văn số 854/TTg-KSTT ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của các Bộ, ngành trong quá trình thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là HQ/2011-PMD);
2. Mẫu phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là PLHQ/2011-PMD);
3. Quy định chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2012. Bãi bỏ khoản 1, Điều 1 Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 về việc ban hành mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội; VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TC, Cục thuế, Hải quan, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Công báo; Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCHQ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
QUY ĐỊNH
TỜ KHAI, PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VÀ CHẾ ĐỘ IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TỜ KHAI, PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính)
Phần 1.
QUY ĐỊNH TỜ KHAI VÀ PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
1. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là HQ/2011-PMD) và phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là PLHQ/2011-PMD) được in song ngữ tiếng Việt Nam và tiếng Anh (dưới đây được gọi tắt là tờ khai và phụ lục tờ khai); mỗi loại tờ khai và phụ lục tờ khai gồm 02 bản (01 bản Hải quan lưu và 01 bản người khai lưu).
2. Tờ khai và phụ lục tờ khai có nền màu hồng và có dòng chữ “XNK-PMD” trên nền tờ khai, phụ lục tờ khai; tờ khai và phụ lục tờ khai có kích thước là khổ A4 (21cm x 29,7cm).
3. Tờ khai và phụ lục tờ khai được phát miễn phí cho người khai hải quan để làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (hàng phi mậu dịch).
Phần 2.
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ IN, PHÁT HÀNH VÀ QUẢN LÝ TỜ KHAI, PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
1. Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan:
1.1. Thống nhất chế độ in, phát hành và quản lý tờ khai, phụ lục tờ khai.
1.2. Cấp phát tờ khai, phụ lục tờ khai cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo định kỳ.
2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
2.1. Định kỳ báo cáo Tổng cục Hải quan về nhu cầu sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai.
2.2. Cấp phát tờ khai, phụ lục tờ khai cho từng Chi cục Hải quan trực thuộc (có sổ theo dõi số lượng cụ thể của từng Chi cục Hải quan) và hướng dẫn cụ thể việc quản lý, bảo quản, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai.
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
3.1. Tiếp nhận, quản lý, bảo quản tờ khai, phụ lục tờ khai theo hướng dẫn của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
3.2. Tờ khai, phụ lục tờ khai được đặt tại vị trí thuận lợi, dễ nhận biết hoặc niêm yết bảng thông báo tại Chi cục để người khai hải quan liên hệ và cấp phát tờ khai, phụ lục tờ khai miễn phí.
3.3. Hướng dẫn người khai hải quan sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai theo quy định tại phần III dưới đây.
Phần 3.
QUY ĐỊNH SỬ DỤNG TỜ KHAI VÀ PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
1. Người khai hải quan có thể kê khai trực tiếp trên tờ khai, phụ lục tờ khai hoặc kê khai theo định dạng chuẩn của tờ khai, phụ lục tờ khai trên máy tính và nội dung kê khai được in ra trên tờ khai (HQ/2011-PMD), phụ lục tờ khai (PLHQ/2011-PMD).
2. Người khai hải quan khi kê khai trực tiếp trên tờ khai, phụ lục tờ khai và cán bộ, công chức hải quan khi đăng ký số tờ khai, xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, ký tên trên tờ khai, phụ lục tờ khai chỉ được sử dụng một loại mực, không dùng loại mực đỏ, bút chì hoặc các thứ mực dễ phai không thể hiện rõ nội dung kê khai, đăng ký, xác nhận, không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã kê khai, đăng ký, xác nhận trên tờ khai, phụ lục tờ khai.
3. Quy định sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai:
Tiêu chí/ ô trên tờ khai, phụ lục tờ khai
Nội dung hướng dẫn cụ thể
Tiêu đề của tờ khai, phụ lục tờ khai
Nếu là hàng hóa xuất khẩu thì gạch ngang chữ nhập khẩu (nhập khẩu); nếu là hàng hóa nhập khẩu thì gạch ngang chữ xuất khẩu (xuất khẩu).
Góc trên bên trái tờ khai
Người khai hải quan kê khai tên Cục Hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phần giữa tờ khai, phụ lục tờ khai
Số tờ khai, ngày đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày tại từng Chi cục Hải quan; phụ lục số: là số thứ tự của từng phụ lục gắn kèm với từng tờ khai; công chức hải quan ghi đầy đủ số tờ khai, ký hiệu nhập khẩu hoặc xuất khẩu, ký hiệu tên Chi cục Hải quan (nơi đăng ký tờ khai) theo trật tự sau: số tờ khai/ NK hoặc XK/ tên Chi cục đăng ký tờ khai / PMD và phụ lục số của tờ khai. Riêng tên Chi cục đăng ký tờ khai có thể ghi mã Đội (code) theo quy định cụ thể của từng Chi cục.
Góc trên bên phải tờ khai
Công chức đăng ký tờ khai hải quan, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức.
Ô số 1 tờ khai
Người khai hải quan kê khai rõ ràng, đầy đủ tên (tổ chức, cơ quan, thương nhân, cá nhân), địa chỉ, số chứng minh thư / hộ chiếu (nếu là cá nhân), mã số thuế (nếu là thương nhân).
Ô số 2 tờ khai
Người khai hải quan kê khai rõ ràng, đầy đủ tên (tổ chức, cơ quan, thương nhân, cá nhân), địa chỉ, số chứng minh thư / hộ chiếu (nếu là cá nhân), mã số thuế (nếu là thương nhân).
Ô số 3 tờ khai
Người khai hải quan kê khai rõ ràng, đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư / hộ chiếu.
Ô số 4 tờ khai
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hàng hóa nào thì người khai hải quan đánh dấu (x) vào ô tương ứng của loại hàng hóa đó, ví dụ: đánh dấu “x” vào ô “TN-TX” / “TX-TN” để kê khai loại hàng hóa PMD tạm nhập - tái xuất / tạm xuất - tái nhập có thời hạn / không có hợp đồng / có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa đối với thiết bị, máy móc …
Ô số 5 tờ khai
Nếu là bưu phẩm thì người khai hải quan kê khai tổng số bưu phẩm và gạch ngang các chữ bưu kiện, kiện, thùng, container; nếu là bưu kiện thì người khai hải quan kê khai tổng số bưu kiện và gạch ngang các chữ còn lại tương tự như đối với bưu phẩm.
Ô số 6 tờ khai
Người khai hải quan kê khai rõ loại phương tiện vận tải là: tàu bay, tàu biển, ôtô, tàu hỏa liên vận quốc tế.
Ô số 7 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Mô tả hàng hóa:
Người khai hải quan kê khai, mô tả cụ thể hàng hóa (tên hàng hóa, quy cách phẩm chất hàng hóa) theo các chứng từ liên quan đến lô hàng.
a) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì người khai hải quan kê khai tại ô số 7 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: kê khai tổng số mặt hàng đã kê khai trên phụ lục tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai, mô tả cụ thể từng mặt hàng.
b) Trường hợp lô hàng được áp vào 1 mã hàng hóa (HS code) nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng thì người khai hải quan kê khai tại ô số 7 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: kê khai tên gọi chung của lô hàng.
- Được phép lập bản kê chi tiết; không phải kê khai trên phụ lục tờ khai.
Ô số 8 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Mã hàng hóa:
a) Người khai hải quan kê khai mã số hàng hóa theo mã số hàng hóa tương ứng tại Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành.
b) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì người khai hải quan kê khai tại ô số 8 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: không kê khai trên tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai rõ ràng, cụ thể mã số từng mặt hàng.
Ô số 9 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Xuất xứ:
a) Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu hưởng chế độ ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu thì người khai hải quan căn cứ tên nước (nơi hàng hóa được chế tạo, sản xuất) thể hiện trên hàng hóa hoặc căn cứ giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định và các tài liệu có liên quan đến lô hàng (nếu có) để kê khai tại ô số 9.
b) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì người khai hải quan kê khai tại ô số 9 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: không kê khai trên tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai rõ ràng, cụ thể xuất xứ từng mặt hàng.
Ô số 10 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Đơn vị tính:
a) Người khai hải quan kê khai tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: cái, chiếc, bộ, kg, m …) đúng với đơn vị đo lường chính thức nhà nước Việt Nam đã công nhận.
b) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì người khai hải quan kê khai tại ô số 10 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: không kê khai trên tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai rõ ràng, cụ thể đơn vị tính từ mặt hàng.
Ô số 11 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Lượng hàng:
a) Người khai hải quan kê khai số lượng, khối lượng / trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang kê khai phù hợp với đơn vị tính tại ô số 10.
b) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì người khai hải quan thực hiện kê khai tại ô số 11 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: không kê khai trên tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai rõ ràng, cụ thể lượng hàng từng mặt hàng.
Ô số 12 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Đơn giá nguyên tệ:
a) Người khai hải quan kê khai giá ngoại tệ của một đơn vị hàng hóa theo đơn vị kê khai tại ô số 10.
b) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì người khai hải quan thực hiện kê khai tại ô số 12 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: không kê khai trên tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai rõ ràng, cụ thể đơn giá nguyên tệ từng mặt hàng.
Ô số 13 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
Trị giá nguyên tệ:
a) Người khai hải quan kê khai trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng, cụ thể như sau: (lượng hàng tại ô số 11) x (đơn giá nguyên tệ tại ô số 10).
b) Trường hợp lô hàng có trên 05 (năm) mặt hàng thì cách kê khai tại ô số 13 như sau:
- Trên tờ khai hải quan: kê khai tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng kê khai trên phụ lục tờ khai.
- Trên phụ lục tờ khai: kê khai rõ ràng, cụ thể trị giá nguyên tệ từng mặt hàng.
Ô số 14 tờ khai
Các giấy tờ kèm theo:
Người khai hải quan kê khai các giấy tờ liên quan đến lô hàng như: văn bản ủy quyền, giấy phép, vận đơn … (nếu có).
Ô số 15 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai
- Nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là của cá nhân thì người khai hải quan ký tên, ghi rõ họ tên, không phải đóng dấu tại ô số 15 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai;
- Nếu hàng hóa là của cơ quan, tổ chức, thương nhân thì người khai hải quan ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu tại ô số 15 tờ khai, mục I phụ lục tờ khai.
Ô số 16 tờ khai, phần 1, mục II phụ lục tờ khai
a) Hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa:
Do lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định, ký và ghi rõ họ tên tại ô số 16 tờ khai; trường hợp lãnh đạo Chi cục ủy quyền cho lãnh đạo Đội thực hiện thì Chi cục trưởng thực hiện ủy quyền theo đúng quy định hiện hành về ủy quyền.
b) Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa:
Công chức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra tại ô số 16 tờ khai, phần 1, mục II phụ lục tờ khai, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức.
c) Yêu cầu người gửi/ người nhận/ người được ủy quyền xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của công chức hải quan và ký tên, ghi rõ họ tên.
Từ ô số 17 đến ô số 22 tờ khai, phần 2, mục II phụ lục tờ khai
a) Công chức tính thuế thực hiện tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT theo quy định hiện hành tại các ô số 17, 18, 19 tờ khai / tại các mục tính thuế phụ lục tờ khai; ghi tổng số tiền thuế phải nộp tại ô số 20 tờ khai; ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức tại ô số 22 tờ khai.
b) Công chức thu thuế, lệ phí thực hiện ghi số biên lai thu thuế, số biên lai lệ phí (nếu có) tại các ô số 20, 21.
Ô số 23 tờ khai
Trường hợp lô hàng phải chờ giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành / chờ phân loại để xác định mã số hàng hóa … thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa / công chức tính thuế thực hiện xác nhận tại ô số 23.
Ô số 24 tờ khai
Công chức thu thuế, lệ phí thực hiện đóng dấu xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan”, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức tại ô số 24.
Ô số 25 tờ khai
a) Hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa tái nhập / tái xuất (do người khai hải quan xuất trình tờ khai - bản người khai lưu):
Do lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định, ký và ghi rõ họ tên tại ô số 25; trường hợp lãnh đạo Chi cục ủy quyền cho lãnh đạo Đội thực hiện thì Chi cục trưởng thực hiện ủy quyền theo đúng quy định hiện hành về ủy quyền.
b) Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa tái nhập/ tái xuất:
Do công chức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tái nhập / tái xuất xác nhận kết quả kiểm tra tại ô số 25, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức.
Ô số 26 tờ khai
Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa tái nhập / tái xuất ký tên và ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức tại ô số 26.
Ô số 27 tờ khai
Dùng để thanh khoản tờ khai tạm xuất / tạm nhập hàng hóa.
a) Công chức tiếp nhận hồ sơ thanh khoản do người khai hải quan nộp: căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô số 25 trên tờ khai (bản người khai lưu) để thực hiện thanh khoản tờ khai tạm xuất / tạm nhập.
b) Công chức xác nhận hàng hóa đã tái nhập / tái xuất; ký tên và ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức tại ô số 27 trên 02 tờ khai (bản người khai lưu, bản Hải quan lưu).
Ô số 28 tờ khai
Công chức dán tem lệ phí hải quan tại ô số 28 (nếu có).
HẢI QUAN VIỆT NAM/ VIET NAM CUSTOMS
HQ/2011-PMD
TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
DECLARATION FOR NON-COMMERCIAL EXPORT, IMPORT GOODS
(Bản hải quan lưu / for Customs)
Tổng cục Hải quan/General Department of Vietnam Customs
Cục Hải quan/Department ...
Chi cục Hải quan/Sub-department..........................
............................................
Tờ khai/ Declaration No:.../PMD
Ngày đăng ký/ Date of registration ………………
Số lượng phụ lục tờ khai / number of appendices: …
Công chức đăng ký/ Customs officer responsible for registration
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức / signature and full name and seal)
I- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN/ FOR DECLARANT
1. Người gửi (tên, địa chỉ)/ Consignor (name and address):
…………………………….....
………………………………..
Số CMT/Hộ chiếu/ID/ Passport No.
……………………………….
Cơ quan cấp, ngày cấp/Office, date of issue:
………………………………
Mã số thuế/Tax code: ……..
2. Người nhận (tên, địa chỉ)/ Consignor (name and address):
.................……………………..
………………………………...
Số CMT/Hộ chiếu/ID/ Passport No.
……………………………….
Cơ quan cấp, ngày cấp/Office, date of issue:
………………………………
Mã số thuế/Tax code: ……..
3. Người được ủy quyền (họ tên, địa chỉ)/ Authorized person name and address):
…………………………………
…………………………………
Số CMT/Hộ chiếu/ID/ Passport No.
…………………………………
Cơ quan cấp, ngày cấp/Office, date of issue:
………………………………
4. Loại hàng hóa/Type of goods: □ Quà biếu, tặng/gift; □ Hành lý vượt tiêu chuẩn miễn thuế/ Luggage exceeded duty-free allowance; □ Tài sản di chuyển/ transferred property; □ Viện trợ nhân đạo/ Humanitarian aids; □ Đồ dùng cá nhân/Cơ quan đại diện ngoại giao/Tổ chức quốc tế/ Personal/ Diplomatic representatives/ International organization belongings; □ Hàng mẫu/ Sample; □ TN-TX/ Temporary import-re-export/; □ TX-TN/Temporary export-re-import; □ Loại khác/ Others
5. Tổng số/ total: ………. bưu phẩm/bưu kiện/kiện thùng/con tơ nơ/mailer/parcel/package/box/container
6. Loại PTVT/Type of means: ……………..
Số TT/No.
7. Mô tả hàng hóa
Description of goods
8. Mã hàng hóa HS code
9. Xuất xứ Country of origin
10. Đơn vị tính Measurement Unit
11. Lượng hàng Quantity
12. Đơn giá nguyện tệ Unit price
13. Trị giá nguyên tệ Value
1
2
3
4
5
Tổng cộng/total:
14. Các giấy tờ kèm theo/supporting documents: …………………………………….
…………………………………………………..
………………………………………………….
………………………………………………….
15. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên đây / I hereby declare and shall be responsible for the above submitted information.
Ngày/tháng/năm/dd/mm/yyyy: …./…../………..
(Người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu/ Signature, full name, seal of declarant)
II- PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN/ FOR CUSTOMS
16. Kiểm tra thực tế hàng hóa/Physical examination: Lãnh đạo Chi cục duyệt hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Leader of sub-department decides form, place, time and method of examination (signature, full mane) ……………………………………………………………………………………………………..
Hình thức kiểm tra/form of examination ………………… Biện pháp kiểm tra/Method of examination: ………………………….
Địa điểm kiểm tra/Place of examination: ……………….. Thời gian kiểm tra/time of examination: ……………………………
Kết quả kiểm tra/ Results of examination: ………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
Xác nhận của Người gửi/Người nhận/Người được ủy quyền
Certification of Consignor/Consignee/Authorized person
(ký, ghi rõ họ tên/signature, full name)
Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa/Customs officer responsible for examining goods
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/signature, full name, seal)
17. TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU/CALCULATION OF EXPORT/IMPORT DUTY
Tỷ giá/ Exchange rate: ……VND/ …….
Số TT/No.
Mã hàng hóa
HS code
Xuất xứ Country of origin
Đơn vị tính Measurement Unit
Lượng hàng Quantity
Đơn giá tính thuế Unit price
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất %
Tax rate %
Tiền thuế (VNĐ) Tax amount (VND)
1
2
3
4
5
Tổng cộng/Total:
18. TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT/ CALCULATION OF SPECIAL CONSUMPTION TAX
19. TÍNH THUẾ GTGT/CALCULATION OF VALUE-ADDED TAX (VAT)
Số TT
Trị giá tính thuế Customs Value
Thuế suất % Tax rate %
Tiền thuế (VNĐ) Tax amount (VNĐ)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất % Tax rate %
Tiền thuế (VNĐ) Tax amount (VNĐ)
1
2
3
4
5
Tổng cộng/ Total:
Tổng cộng/Total:
20. Tổng số tiền thuế phải nộp (ô 17+18+19)/Grand total of tax amount (17+18+19):
Bằng số/in number: ………………………………………………………………………………………
Bằng chữ/ in word: ……………………………………………………………………………………….
Số biên lai thu thuế/ Tax Receipt Reference No. ……….. Ngày/tháng/năm(dd/md/yyyy): …/…/……
21. Lệ phí hải quan/Customs fees: Bằng số/in number: ……… Bằng chữ/in word: ……………….
Số biên lai lệ phí/Fee receipt reference no: …………………… Ngày/tháng/năm(dd/md/yyyy): .......
22. Công chức tính thuế/ Customs officer responsible for calculation of tax
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
23. Ghi chép khác/ Other notes
24. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan/ Certification of the completion of Customs procedures
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
III- PHẦN XÁC NHẬN TÁI NHẬP HOẶC TÁI XUẤT/ CERTIFICATION OF RE-IMPORT OR RE-EXPORT
25. Kiểm tra thực tế hàng hóa/Physical examination: Lãnh đạo Chi cục duyệt hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra (ghi rõ họ tên)/Leader of sub-department decides form, place, time and method of examination.
Hình thức kiểm tra/form of examination: …………… Biện pháp kiểm tra/Method of examination: ………………………….
Địa điểm kiểm tra/Place of examination: ……………. Thời gian kiểm tra/time of examination: ……………………………
Kết quả kiểm tra/Results of examination: ……………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
26. Công chức kiểm tra hàng hóa/ Customs officer responsible for examining goods
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
27. Xác nhận hàng hóa đã tái nhập hoặc tái xuất/Certification of the actual re-import or re-export of goods
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
28. Ô dán tem lệ phí hải quan
(For ticket customs fees stamp)
HẢI QUAN VIỆT NAM/ VIET NAM CUSTOMS
HQ/2011-PMD
TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
DECLARATION FOR NON-COMMERCIAL EXPORT, IMPORT GOODS
(Bản người khai lưu / for declarant)
Tổng cục Hải quan/General Department of Vietnam Customs
Cục Hải quan/Department ...
Chi cục Hải quan/Sub-department..........................
............................................
Tờ khai/Declaration No:.../PMD
Ngày đăng ký/Date of registration ………………
Số lượng phụ lục tờ khai / number of appendices: …
Công chức đăng ký/Customs officer responsible for registration
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/signature and full name and seal)
I- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN/ FOR DECLARANT
1. Người gửi (tên, địa chỉ)/ Consignor (name and address):
…………………………….....
………………………………..
Số CMT/Hộ chiếu/ID/ Passport No.
……………………………….
Cơ quan cấp, ngày cấp/Office, date of issue:
………………………………
Mã số thuế/Tax code: ……..
2. Người nhận (tên, địa chỉ)/ Consignor (name and address):
.................……………………..
………………………………...
Số CMT/Hộ chiếu/ID/ Passport No.
……………………………….
Cơ quan cấp, ngày cấp/Office, date of issue:
………………………………
Mã số thuế/Tax code: ……..
3. Người được ủy quyền (họ tên, địa chỉ)/Authorized person name and address):
…………………………………
…………………………………
Số CMT/Hộ chiếu/ID/ Passport No.
…………………………………
Cơ quan cấp, ngày cấp/Office, date of issue:
………………………………
4. Loại hàng hóa/Type of goods: □ Quà biếu, tặng/gift; □ Hành lý vượt tiêu chuẩn miễn thuế/ Luggage exceeded duty-free allowance; □ Tài sản di chuyển/ transferred property; □ Viện trợ nhân đạo/ Humanitarian aids; □ Đồ dùng cá nhân/Cơ quan đại diện ngoại giao/Tổ chức quốc tế/ Personal/ Diplomatic representatives/ International organization belongings; □ Hàng mẫu/ Sample; □ TN-TX/ Temporary import-re-export/; □ TX-TN/Temporary export-re-import; □ Loại khác/ Others
5. Tổng số/ total: ………. bưu phẩm/bưu kiện/kiện thùng/con tơ nơ/mailer/parcel/package/box/container
6. Loại PTVT/Type of means: ……………..
Số TT/ No.
7. Mô tả hàng hóa
Description of goods
8. Mã hàng hóa
HS code
9. Xuất xứ Country of origin
10. Đơn vị tính Measurement Unit
11. Lượng hàng Quantity
12. Đơn giá nguyện tệ Unit price
13. Trị giá nguyên tệ Value
1
2
3
4
5
Tổng cộng/total:
14. Các giấy tờ kèm theo/supporting documents: ……………………………………...................
…………………………………………………..
………………………………………………….
………………………………………………….
15. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên đây/ I hereby declare and shall be responsible for the above submitted information.
Ngày/tháng/năm/dd/mm/yyyy: …./…../………..
(Người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu/ Signature, full name, seal of declarant)
II- PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN/ FOR CUSTOMS
16. Kiểm tra thực tế hàng hóa/Physical examination: Lãnh đạo Chi cục duyệt hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Leader of sub-department decides form, place, time and method of examination (signature, full mane) ……………………………………………………………………………………………………..
Hình thức kiểm tra/form of examination ………………… Biện pháp kiểm tra/Method of examination: ………………………….
Địa điểm kiểm tra/Place of examination: ……………….. Thời gian kiểm tra/time of examination: ……………………………
Kết quả kiểm tra/ Results of examination: ………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
Xác nhận của Người gửi/Người nhận/Người được ủy quyền
Certification of Consignor/Consignee/Authorized person
(ký, ghi rõ họ tên/signature, full name)
Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa/Customs officer responsible for examining goods
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/signature, full name, seal)
17. TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU/CALCULATION OF EXPORT/IMPORT DUTY
Tỷ giá/ Exchange rate: ……VND/ …….
Số TT/No.
Mã hàng hóa
HS code
Xuất xứ Country of origin
Đơn vị tính Measurement Unit
Lượng hàng Quantity
Đơn giá tính thuế Unit price
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất %
Tax rate %
Tiền thuế (VNĐ) Tax amount (VND)
1
2
3
4
5
Tổng cộng/Total:
18. TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT/ CALCULATION OF SPECIAL CONSUMPTION TAX
19. TÍNH THUẾ GTGT/CALCULATION OF VALUE-ADDED TAX (VAT)
Số TT
Trị giá tính thuế Customs Value
Thuế suất % Tax rate %
Tiền thuế (VNĐ) Tax amount (VNĐ)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất % Tax rate %
Tiền thuế (VNĐ) Tax amount (VNĐ)
1
2
3
4
5
Tổng cộng/ Total:
Tổng cộng/Total:
20. Tổng số tiền thuế phải nộp (ô 17+18+19)/Grand total of tax amount (17+18+19):
Bằng số/in number: ………………………………………………………………………………………
Bằng chữ/ in word: ……………………………………………………………………………………….
Số biên lai thu thuế/ Tax Receipt Reference No. ……….. Ngày/tháng/năm(dd/md/yyyy): …/…/……
21. Lệ phí hải quan/Customs fees: Bằng số/in number: ……… Bằng chữ/in word: ……………….
Số biên lai lệ phí/Fee receipt reference no: …………………… Ngày/tháng/năm(dd/md/yyyy): .......
22. Công chức tính thuế/ Customs officer responsible for calculation of tax
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
23. Ghi chép khác/Other notes
24. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan/Certification of the completion of Customs procedures
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
III- PHẦN XÁC NHẬN TÁI NHẬP HOẶC TÁI XUẤT/CERTIFICATION OF RE-IMPORT OR RE-EXPORT
25. Kiểm tra thực tế hàng hóa/Physical examination: Lãnh đạo Chi cục duyệt hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra (ghi rõ họ tên)/Leader of sub-department decides form, place, time and method of examination.
Hình thức kiểm tra/form of examination: …………… Biện pháp kiểm tra/Method of examination: ………………………….
Địa điểm kiểm tra/Place of examination: ……………. Thời gian kiểm tra/time of examination: ……………………………
Kết quả kiểm tra/Results of examination: ……………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
26. Công chức kiểm tra hàng hóa/ Customs officer responsible for examining goods
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
27. Xác nhận hàng hóa đã tái nhập hoặc tái xuất/Certification of the actual re-import or re-export of goods
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức/Signature, full name, seal)
28. Ô dán tem lệ phí hải quan
(For ticket customs fees stamp)
HẢI QUAN VIỆT NAM/ VIET NAM CUSTOMS
PLHQ/2011-PMD
PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
APPENDIX DECLARATION FOR NON - COMMERCIAL EXPORT, IMPORT GOODS
(Bản Hải quan lưu / for customs)
Phụ lục số / Appendix No: …………………..
Tờ khai/ Declaration No: ………../ PMD;
Ngày đăng ký/ Date of registration: …………….
I. PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN/FOR DECLARANT
Số TT/No.
Mô tả hàng hóa Description of goofs
Mã hàng hóa
HS code
Xuất xứ Country of origin
Đơn vị tính Measurement Unit
Lượng hàng Quantity
Đơn giá nguyên tệ
Unit Price
Trị giá nguyên tệ
Value
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng cộng / Total:
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên đây/ I hereby declare and shall be responsible for the above submitted information.
Ngày/ tháng/ năm (dd/mm/yyyy): ……./…/….
(Người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
/Signature and full name, seal of declarant)
II. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN/ FOR CUSTOMS
1- PHẦN KIỂM TRA HÀNG HÓA/COMMODITY EXAMINATION
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
2- PHẦN KIỂM TRA THUẾ/ TAX EXAMINATION
Số TT/ No.
Mã hàng hóa
HS code
Xuất xứ Country of origin
Đơn vị tính Measurement Unit
Lượng hàng Quantity
Đơn giá tính thuế Customs Unit Price
Công chức kiểm tra thuế/ Customs officer responsible for tax examination
(Ký tên và đóng dấu công chức/signature and full name);
Ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Số TT/ No.
TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU/CALCULATION OF EXPORT/IMPORT DUTY
TÍNH THUẾ TTĐB/CALCULATION OF SPECIAL CONSUMPTION TAX
TÍNH THUẾ GTGT/ CALCULATION OF VALUE - ADDED TAX (VAT)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất Tax rate (%)
Tiền thuế Tax amount (VNĐ)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất Tax rate (%)
Tiền thuế Tax amount (VNĐ)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất Tax rate (%)
Tiền thuế Tax amount (VNĐ)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Tổng cộng/Total:
Tổng cộng/Total:
Tổng cộng/Total:
HẢI QUAN VIỆT NAM/ VIET NAM CUSTOMS
PLHQ/2011-PMD
PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
APPENDIX DECLARATION FOR NON - COMMERCIAL EXPORT, IMPORT GOODS
(Bản người khain lưu / for declarant)
Phụ lục số / Appendix No: …………………..
Tờ khai/ Declaration No: ………../ PMD;
Ngày đăng ký/ Date of registration: …………….
I. PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN/FOR DECLARANT
Số TT/No.
Mô tả hàng hóa Description of goofs
Mã hàng hóa
HS code
Xuất xứ Country of origin
Đơn vị tính Measurement Unit
Lượng hàng Quantity
Đơn giá nguyên tệ
Unit Price
Trị giá nguyên tệ
Value
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng cộng / Total:
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên đây/ I hereby declare and shall be responsible for the above submitted information.
Ngày/ tháng/ năm (dd/mm/yyyy): ……./…/….
(Người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
/Signature and full name, seal of declarant)
II. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN/ FOR CUSTOMS
1- PHẦN KIỂM TRA HÀNG HÓA/COMMODITY EXAMINATION
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
2- PHẦN KIỂM TRA THUẾ/ TAX EXAMINATION
Số TT/ No.
Mã hàng hóa
HS code
Xuất xứ Country of origin
Đơn vị tính Measurement Unit
Lượng hàng Quantity
Đơn giá tính thuế Customs Unit Price
Công chức kiểm tra thuế/ Customs officer responsible for tax examination
(Ký tên và đóng dấu công chức/signature and full name);
Ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Số TT/ No.
TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU/CALCULATION OF EXPORT/IMPORT DUTY
TÍNH THUẾ TTĐB/CALCULATION OF SPECIAL CONSUMPTION TAX
TÍNH THUẾ GTGT/ CALCULATION OF VALUE - ADDED TAX (VAT)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất Tax rate (%)
Tiền thuế Tax amount (VNĐ)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất Tax rate (%)
Tiền thuế Tax amount (VNĐ)
Trị giá tính thuế Customs value
Thuế suất Tax rate (%)
Tiền thuế Tax amount (VNĐ)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Tổng cộng/Total:
Tổng cộng/Total:
Tổng cộng/Total: | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "20/12/2011",
"sign_number": "190/2011/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-15-2021-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-16-2012-TT-NHNN-491181.aspx | Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2021/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 16/2012/TT-NHNN NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2012 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Thông tư 16/2012/TT-NHNN).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN
1. Bổ sung khoản 1b vào sau khoản 1a Điều 15 như sau:
“1b. Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này đến cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.”.
2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 15 như sau:
“5. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Nguyên tắc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số gửi trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin, sử dụng chữ ký số trên cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
- Trường hợp hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống xử lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc hoặc bản chính (tập tin định dạng PDF, TIF, JPG), trừ văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu được khai trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Các tài liệu nộp dưới hình thức hồ sơ giấy là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
b) Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Khi có nhu cầu thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, doanh nghiệp lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 1b và điểm a Khoản này;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp hoặc từ chối cấp phép (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a Khoản này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông báo cho doanh nghiệp.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 16 như sau:
“6. Đối với thủ tục điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái sản xuất sản phẩm, căn cứ hợp đồng điều chỉnh và các quy định tại Thông tư này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Quyết định điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 21 Thông tư này). Trong trường hợp điều chỉnh thời hạn Giấy phép, thời hạn điều chỉnh được xác định căn cứ theo hợp gia công điều chỉnh và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp Giấy phép điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh khối lượng vàng nguyên liệu nhập khẩu, khối lượng điều chỉnh được xác định căn cứ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng và kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 như sau:
“ 1. Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ quy định tại Mục 3 Thông tư này, trừ trường hợp hồ sơ cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia, phải là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1a Điều 20 như sau:
“1a. Định kỳ hằng quý, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thực hiện thay đổi nội dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (bao gồm thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép hoặc báo cáo với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này) gửi báo cáo về các nội dung thay đổi, điều chỉnh nêu trên phát sinh trong kỳ báo cáo (theo Phụ lục số 10b Thông tư này), cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi báo cáo của toàn hệ thống cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi báo cáo của chi nhánh, phòng giao dịch có phát sinh thay đổi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch đó.”.
Điều 2. Thay thế một số cụm từ, Phụ lục của Thông tư 16/2012/TT-NHNN
1. Thay thế cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” tại khoản 4 Điều 10, khoản 4 Điều 11, khoản 3 Điều 11a, khoản 3 Điều 12, khoản 5 Điều 13, khoản 4 Điều 14, Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8, Phụ lục 9 Thông tư 16/2012/TT-NHNN .
2. Thay thế cụm từ “nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện” bằng cụm từ “nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính” tại khoản 1 Điều 15, khoản 1, khoản 2 Điều 16, khoản 1 Điều 17 Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
3. Thay thế Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư 16/2012/TT-NHNN (đã được bổ sung bởi Thông tư số 29/2019/TT-NHNN ngày 27/12/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN , sau đây gọi là Thông tư 29/2019/TT-NHNN) bằng Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN .
b) Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 29/2019/TT-NHNN.
c) Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư 29/2019/TT-NHNN ./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, QLNH (05).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn
PHỤ LỤC 10b
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG/ DOANH NGHIỆP
Số: .../...
Điện thoại: ... Fax:...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày ... tháng... năm...
Kính gửi: ........................................................
BÁO CÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
(Quý ... năm ...)
Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng số ... ngày ...
1. Báo cáo nội dung thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
STT
Nội dung thông tin trên Giấy phép
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Số, ngày đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp
1
Tên TCTD/doanh nghiệp
2
Địa chỉ trụ sở chính
3
Vốn điều lệ
2. Báo cáo mạng lưới kinh doanh mua, bán vàng miếng
STT
Nội dung
Số lượng
1
Tổng số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng quý trước
2
Số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng thay đổi tên, địa chỉ
3
Số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng bổ sung trong quý báo cáo
4
Số địa điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng trong quý báo cáo
5
Tổng số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đến hết quý báo cáo
3. Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng thay đổi tên, địa chỉ
STT
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Số, ngày đăng ký kinh doanh của địa điểm thay đổi
Tên
Địa chỉ
Tên
Địa chỉ
1
…
4. Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng bổ sung
STT
Tên địa điểm
Địa chỉ
Số, ngày đăng ký kinh doanh của địa điểm bổ sung
1
…
5. Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng chấm dứt hoạt động
STT
Tên địa điểm
Địa chỉ
Số, ngày đăng ký kinh doanh của địa điểm chấm dứt
1
...
Người lập biểu
(Ký, họ tên, số điện thoại)
Đại diện có thẩm quyền
của tổ chức tín dụng/doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "30/09/2021",
"sign_number": "15/2021/TT-NHNN",
"signer": "Đoàn Thái Sơn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-208-KH-UBND-2021-thuc-hien-Quyet-dinh-25-2021-QD-TTg-thanh-pho-Ha-Noi-488048.aspx | Kế hoạch 208/KH-UBND 2021 thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 208/KH-UBND
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2021/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây gọi tắt là Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg); Quyết định số 1320/QĐ-BTP ngày 18/8/2021 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg , Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, tiến độ thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp trong triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ; bảo đảm tính khả thi.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ trọng tâm
a) Thông tin, truyền thông, quán triệt, phổ biến Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg
- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí của Hà Nội hoặc các hình thức phù hợp khác về Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg , các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành và kết quả triển khai thi hành (chuyên mục, chương trình, phóng sự trên Cổng/Trang tin điện tử, Đài Phát thanh, Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã; đăng tải tin, bài trên các báo viết, báo điện tử... của Trung ương và Hà Nội).
+ Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, các cơ quan thông tấn báo chí của Hà Nội, Trung ương; các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Tổ chức quán triệt, tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ công chức của sở, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được giao quản lý, tham mưu công tác đánh giá, công nhận xã, phường, đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Quý IV/2021 và các năm tiếp theo.
Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ động tập huấn chuyên sâu, hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm hoặc giải đáp vướng mắc theo yêu cầu triển khai nhiệm vụ trên thực tế.
- Biên soạn các tài liệu về chuẩn tiếp cận pháp luật để giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, trọng tâm là các tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
+ Thời gian thực hiện: Hằng năm.
b) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
+ Thời gian thực hiện: Tháng 9, 10/2021.
- Ban hành Công văn chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và văn bản hướng dẫn triển khai thi hành.
+ Cơ quan chủ trì: UBND Thành phố, Sở Tư pháp.
+ Thời gian thực hiện: Hằng năm.
c) Hướng dẫn vận hành, áp dụng phần mềm quản lý, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụng phần mềm quản lý, chấm điểm, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã.
- Cơ quan phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch hàng năm phù hợp với lộ trình xây dựng, hoàn thiện, vận hành phần mềm của Bộ Tư pháp.
2. Giải pháp thực hiện
a) Tham mưu các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg
- Tham mưu các giải pháp hỗ trợ địa bàn khó khăn, chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nội dung và nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp các giải pháp hỗ trợ tại địa phương.
+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2022.
- Tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các phòng, ban, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quận, huyện, thị xã có tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý, cơ quan, đơn vị khác liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2022.
- Tham mưu thực hiện chỉ đạo điểm, hỗ trợ xây dựng, triển khai mô hình xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
+ Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện, thị xã.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, cơ quan, đơn vị khác liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2022.
- Giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương theo thẩm quyền trong tổ chức thực hiện Quyết định (nếu có).
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố có tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý, cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm (định kỳ, đột xuất).
c) Tổng hợp, báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng về việc thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng về việc thực hiện Quyết định
+ Cơ quan chủ trì: UBND Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng, các cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Sơ kết vào cuối năm 2023, tổng kết vào năm 2025.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp: là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg theo các nhiệm vụ cụ thể đã được phê duyệt tại Kế hoạch này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện, đánh giá chấm điểm đối với tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
3. Sở Nội vụ: Phối hợp Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đã được phê duyệt tại Kế hoạch này.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp, hướng dẫn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố, hệ thống truyền thanh ở quận, huyện, thị xã và ở cơ sở bố trí thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
5. Các Sở, ngành có liên quan: Phối hợp Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến sở, ngành mình đã được phê duyệt tại Kế hoạch này.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy: Định hướng các cơ quan báo, Đài của Thành phố, chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố: Tổ chức giám sát việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc thực hiện tiêu chí thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
8. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn; thông tin, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; kịp thời phản ánh và đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
- Giao Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm đầu mối tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tại Kế hoạch này.
- Bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và trong dự toán kinh phí hoạt động hằng năm của sở, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Căn cứ Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động có trách nhiệm lập dự toán kinh phí và tổng hợp cùng với dự toán chi thường xuyên của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hằng năm cho đơn vị.
Cơ quan Tư pháp các cấp lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cùng cấp và tổng hợp cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hằng năm cho đơn vị.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tư pháp.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất qua Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT Thành ủy, TTHĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- PCTTT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PCVP L.T.Lực;
- Các phòng: NC, TH;
- Lưu: VT, NC(Tr).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "10/09/2021",
"sign_number": "208/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-14-2010-TT-BKH-huong-dan-ho-so-trinh-tu-thu-tuc-dang-ky-doanh-nghiep-106853.aspx | Thông tư 14/2010/TT-BKH hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 14/2010/TT-BKH
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 43/2010/NĐ-CP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập điểm kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết về:
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi các nội dung đã đăng ký đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký đối với hộ kinh doanh.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
5. Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP .
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” là hồ sơ đăng ký thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
2. “Hồ sơ đăng ký điện tử” là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định như hồ sơ giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
3. “Chữ ký điện tử” được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số ký hiệu hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với hồ sơ điện tử, có khả năng xác nhận của người ký văn bản điện tử và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung hồ sơ đăng ký điện tử đã được ký.
4. “Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp” là chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Điều 4. Mã số doanh nghiệp, mã số đăng ký hộ kinh doanh
1. Mã số doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
b) Cấu trúc mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế. Việc tạo mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 26 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
c) Trường hợp doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế, thì doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trong được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
2. Mã số đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:
- Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh
- Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999
b) Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày ban hành Thông tư này, được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
c) Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày ban hành Thông tư này, một đơn vị cấp huyện giữ nguyên mã chữ cũ và huyện kia được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc do tách đơn vị cấp huyện.
Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh
1. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được lựa chọn từ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền khẳng định doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký điện tử
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được lưu dưới dạng bản điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đăng ký điện tử) có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bằng văn bản do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
2. Giấy chứng nhận đăng ký điện tử được Cơ quan Đăng ký kinh doanh sử dụng để xác định tình trạng và nội dung đã đăng ký của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký điện tử lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại cùng thời điểm có nội dung khác biệt so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bằng văn bản, Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý là Giấy chứng nhận có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 7. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, vận hành Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân khác lập trang web với tên gọi trùng hoặc gây nhầm lẫn với Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
3. Mỗi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chỉ thực hiện nghiệp vụ đối với cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp của địa phương mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Các tổ chức, cá nhân thực hiện truy cập Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc www.businessregistration.gov.vn.
Chương 2.
ĐĂNG KÝ TÊN DOANH NGHIỆP
Điều 8. Tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Danh mục chữ cái sử dụng trong đặt tên doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP được quy định tại Phụ lục VII-1 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục chữ cái này cũng được sử dụng để đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và đặt tên hộ kinh doanh.
2. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Điều 9. Tên doanh nghiệp đã đăng ký trước khi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực
1. Các doanh nghiệp có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được bổ sung tên địa danh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Việc đăng ký bổ sung tên địa danh vào tên doanh nghiệp để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp không được vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Chương 3.
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, THÔNG BÁO LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Điều 10. Các mẫu giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh
1. Giấy Đề nghị đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thông báo về việc lập, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III-1, III-2, III-3 và III-4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thông báo của doanh nghiệp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại Chương V Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III-5, III-6, III-7, III-8 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thông báo tạm ngừng kinh doanh quy định tại Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III-12 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Các mẫu giấy tờ do cơ quan đăng ký kinh doanh ban hành
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông báo về nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và các thông báo khác của cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy biên nhận quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI-6 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo Phụ lục VI-1 và Phụ lục VI-3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho người đại diện của mình nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đề nghị người được ủy quyền xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Đăng ký thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp, thành lập mới chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
1. Trước khi đăng ký thay đổi trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định chuyển tới, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển địa điểm với cơ quan thuế. Hồ sơ và trình tự, thủ tục kê khai, thông báo với cơ quan thuế thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất thủ tục kê khai, thông báo với cơ quan thuế, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính đến Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 35 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Điều 14. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
1. Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ sau:
a. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
c. Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật, Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty làm thay đổi nội dung điều lệ công ty, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung của điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại khoản 15 Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
Trường hợp Điều lệ công ty cổ phần quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật và Đại hội đồng cổ đông công ty bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì phải có Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật.
2. Người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong những cá nhân sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng thành viên mới được Hội đồng thành viên bầu.
b) Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân.
c) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức.
d) Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu.
Điều 15. Thời hạn doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) thay đổi các nội dung này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Quyết định (hoặc Nghị quyết) bằng văn bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Biên bản họp có quy định cụ thể về thời hạn ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) khác với thời hạn nêu trên.
Điều 16. Đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới
1. Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trước khi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực không bắt buộc phải đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Khi nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp kèm bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho Phòng Đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới.
3. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp có thể nộp Giấy đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu kèm theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế để được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới trong thời hạn hai ngày làm việc.
Mẫu Giấy đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI-5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
1. Doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục III-10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật dữ liệu vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để chuyển thông tin sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế, đồng thời lưu Thông báo vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Chương 4.
ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
Điều 18. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
1. Người thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
2. Để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi chung là người thành lập doanh nghiệp) truy cập vào Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, điền đầy đủ và chính xác các thông tin theo yêu cầu. Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (sau đây gọi tắt là Hệ thống) tiếp nhận hồ sơ đăng ký điện tử và Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
3. Hồ sơ đăng ký điện tử được gửi qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được coi là đã gửi thành công khi máy chủ của Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia nhận được.
4. Thời gian gửi, nhận các văn bản điện tử trong hồ sơ đăng ký điện tử được xác định căn cứ theo thời gian ghi lại trên máy chủ của Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
5. Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký, trả phí để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ chuyển phát.
6. Quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được áp dụng đối với các trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Điều 19. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp đã có chữ ký điện tử
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp có chữ ký điện tử thì việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được thực hiện như sau:
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký điện tử qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Khi hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định, thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ và người thành lập doanh nghiệp nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và gửi đến địa chỉ thư điện tử của người thành lập doanh nghiệp đã đăng ký với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
4. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp và xác nhận về việc người thành lập doanh nghiệp đã nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Điều 20. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử thì việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được thực hiện như sau:
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký điện tử qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và gửi đến địa chỉ thư điện tử của người thành lập doanh nghiệp đã đăng ký với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và được chấp thuận trên Hệ thống, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan Thuế đề nghị tạo mã số cho doanh nghiệp và gửi qua Hệ thống cho người thành lập doanh nghiệp Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục VI-4 ban hành kèm theo Thông tư này. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
3. Người thành lập doanh nghiệp gửi Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử. Nếu quá thời hạn trên mà cơ quan đăng ký kinh doanh chưa nhận được hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử không còn hiệu lực và cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong Hệ thống.
4. Khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy do doanh nghiệp gửi đến, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu với thông tin doanh nghiệp đã khai trên Hệ thống và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung thông tin thống nhất.
Chương 5.
ĐĂNG KÝ BỔ SUNG THÔNG TIN, TẠM NGỪNG KINH DOANH, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP, THU HỒI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Điều 21. Bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp chỉ bổ sung thay đổi những thông tin về số điện thoại, fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III-9 đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, trao Giấy biên nhận và thực hiện việc cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Mỗi lần cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc trường hợp này được coi là một lần đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải nộp lệ phí.
Điều 22. Bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp chỉ bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III-9 đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Hệ thống. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.
Điều 23. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để giải trình. Sau mười ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp nhận thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Trước khi ra thông báo về hành vi vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết, Phòng Đăng ký kinh doanh có thể mời đại diện Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan như cơ quan thuế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở quản lý ngành, … tham dự cuộc họp liên ngành để xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
3. Thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh về hành vi vi phạm của doanh nghiệp quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP phải được gửi đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và phương tiện thông tin đại chúng địa phương.
Điều 24. Xử lý đối với trường hợp kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực, không chính xác
1. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác thì Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Sau thời hạn hẹn trong thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không nộp hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điều 163 Luật Doanh nghiệp.
Điều 25. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do mất, thất lạc, cháy, bị tiêu hủy được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo để được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp
1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế, cơ quan công an cấp tỉnh trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc doanh nghiệp đã giải thể và xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác.
Điều 27. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
1. Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định của Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và thu lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; xóa địa điểm kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh đối với trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
Chương 6.
ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Điều 28. Đăng ký hộ kinh doanh
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Giấy Đề nghị đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP chỉ được quyền đăng ký một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
5. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV-6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 29. Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
1. Việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Phụ lục III-14 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Điều 30. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
1. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
2. Thông báo tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 55 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III-15, III-16 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Trường hợp hộ kinh doanh không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; ngừng hoạt động kinh doanh quá sáu tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký thì Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu đại diện hộ kinh doanh đến Cơ quan Đăng ký kinh doanh để giải trình. Sau mười ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp nhận thì Cơ quan Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
3. Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện, thị xã khác thì sau khi nhận được thông báo của hộ kinh doanh về việc chuyển địa điểm sang đơn vị cấp huyện khác, Cơ quan Đăng ký kinh doanh ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
4. Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì Cơ quan Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về hành vi vi phạm và ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
5. Trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh sẽ bị xử lý theo một trong các trường hợp sau:
a) Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập và cá nhân đó không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì Cơ quan Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về hành vi vi phạm và ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
b) Nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và một trong số cá nhân đó không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì Cơ quan Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu hộ kinh doanh đăng ký thay đổi cá nhân đó trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn trên mà hộ kinh doanh không đăng ký thay đổi thì Cơ quan Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về hành vi vi phạm và ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
6. Thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-10 ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI-2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương 7.
HIỆU ĐÍNH THÔNG TIN, ĐỐI CHIẾU THÔNG TIN VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ THUẾ SAU KHI CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU
Điều 32. Hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:
1. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị hiệu đính thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục III-11 ban hành kèm theo Thông tư này yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận Giấy đề nghị, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị của doanh nghiệp nếu thông tin trong thông báo của doanh nghiệp là chính xác.
2. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì gửi thông báo cho doanh nghiệp về việc hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp và thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo. Khi đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ.
3. Nếu việc hiệu đính thông tin được thực hiện trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và không tính là một lần thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nếu việc hiệu đính thông tin được thực hiện sau năm ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và việc hiệu đính được tính là một lần thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
4. Trong trường hợp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải nộp lệ phí cho việc hiệu đính thông tin.
Điều 33. Bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không chính xác do quá trình chuyển đổi dữ liệu, doanh nghiệp gửi Thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính để bổ sung hoặc hiệu đính thông tin. Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có trách nhiệm bổ sung hoặc hiệu đính thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không chính xác với Giấy chứng nhận bằng văn bản, trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ khi phát hiện, Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 34. Hướng dẫn xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp chưa đăng ký số thuế hoặc có thông tin sai khác giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
1. Trên cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp sau khi được chuyển đổi và dữ liệu về đăng ký thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo cho từng doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp:
a) Đăng ký mã số thuế trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chưa thực hiện việc đăng ký thuế. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.
b) Báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.
2. Thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được gửi đến địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ nhận thông báo thuế của doanh nghiệp và đăng trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chương 8.
CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ LƯU GIỮ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Điều 35. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp
1. Việc cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 31 và khoản 4 Điều 52 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Khi giải quyết đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ghi thông tin nội dung đăng ký doanh nghiệp vào sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký doanh nghiệp có thể là những tệp tin điện tử.
Điều 36. Nội dung thông tin cung cấp
1. Các cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung doanh nghiệp trong phạm vi địa phương và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin về đăng ký doanh nghiệp được công bố công khai, miễn phí trên Cổng đăng ký kinh doanh quốc gia với bốn nội dung cơ bản: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật và ngành, nghề kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu các thông tin về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ngoài thông tin cơ bản nêu trên phải trả lệ phí, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể.
Chương 9.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2010
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13 tháng 01 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH .
Điều 38. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án NDTC, Viện Kiểm sát NDTC;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở KH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Đăng Công báo;
- Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VP, PTDN (7).
BỘ TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
DANH MỤC
CÁC MẪU GIẤY TỜ SỬ DỤNG TRONG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
(ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
STT
Mẫu giấy tờ
Ký hiệu
(1)
(2)
(3)
I
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1
- Doanh nghiệp tư nhân
Phụ lục I-1
2
- Công ty TNHH một thành viên
Phụ lục I-2
3
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Phụ lục I-3
4
- Công ty cổ phần
Phụ lục I-4
5
- Công ty hợp danh
Phụ lục I-5
6
- Hộ kinh doanh
Phụ lục I-6
II
Các mẫu Danh sách
7
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
Phụ lục II-1
8
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Phụ lục II-2
9
- Danh sách thành viên công ty hợp danh
Phụ lục II-3
10
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền
Phụ lục II-4
11
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh
Phụ lục II-5
III
Thông báo của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
12
- Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Phụ lục III-1
13
- Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
Phụ lục III-2
14
- Thông báo chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Phụ lục III-3
15
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Phụ lục III-4
16
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật
Phụ lục III-5
17
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Phụ lục III-6
18
- Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
Phụ lục III-7
19
- Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Phụ lục III-8
20
- Thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Phụ lục III-9
21
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
Phụ lục III-10
22
- Giấy đề nghị hiệu đính thông tin
Phụ lục III-11
23
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Phụ lục III-12
24
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Phụ lục III-13
25
- Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký của hộ kinh doanh
Phụ lục III-14
26
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Phụ lục III-15
27
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Phụ lục III-16
IV
Các mẫu Giấy chứng nhận
28
- Doanh nghiệp tư nhân
Phụ lục IV-1
29
- Công ty TNHH một thành viên
Phụ lục IV-2
30
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Phụ lục IV-3
31
- Công ty cổ phần
Phụ lục IV-4
32
- Công ty hợp danh
Phụ lục IV-5
33
- Hộ kinh doanh
Phụ lục IV-6
34
- Chi nhánh, văn phòng đại diện
Phụ lục IV-7
V
Thông báo của Cơ quan Đăng ký kinh doanh
35
- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Phụ lục V-1
36
- Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phụ lục V-2
37
- Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh
Phụ lục V-3
38
- Thông báo về việc kiểm tra thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
Phụ lục V-4
39
- Thông báo yêu cầu doanh nghiệp đăng ký mã số thuế
Phụ lục V-5
40
- Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Phụ lục V-6
41
- Thông báo về việc đăng ký giải thể của doanh nghiệp
Phụ lục V-7
42
- Thông báo về việc doanh nghiệp giải thể
Phụ lục V-8
43
- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Phụ lục V-9
44
- Thông báo về việc vi phạm của hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Phụ lục V-10
VI
Các mẫu khác
45
- Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phụ lục VI-1
46
- Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Phụ lục VI-2
47
- Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của CN, VPĐD
Phụ lục VI-3
48
- Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Phụ lục VI-4
49
- Giấy đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phụ lục VI-5
50
- Giấy biên nhận
Phụ lục VI-6
VII
Phụ lục khác
51
- Bảng chữ cái sử dụng trong đặt tên doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và hộ kinh doanh
Phụ lục VII-1
52
- Mã cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
Phụ lục VII-2
53
- Hướng dẫn về (font) chữ, cỡ chữ, kiểu chữ sử dụng trong các mẫu giấy
Phụ lục VII-3
PHỤ LỤC I-1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …………..................…….. Giới tính: .................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Nơi cấp: .......................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Ngày hết hạn: ………/...…/…… Nơi cấp: ........................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Đăng ký doanh nghiệp tư nhân do tôi làm chủ với các nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ..................................................
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..........................................................
Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ........................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
4. Vốn đầu tư ban đầu:
Tổng số (bằng số; VNĐ): .......................................................................................................
Trong đó: .............................................................................................................................
- Tiền Việt Nam: ...................................................................................................................
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi: ..................................................................................................
- Vàng: .................................................................................................................................
- Giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật: .......................
............................................................................................................................................
- Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản, có thể lập thành danh mục riêng kèm theo Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp): ..............................................................................
............................................................................................................................................
5. Vốn pháp định: (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ): .....
............................................................................................................................................
6. Thông tin đăng ký thuế:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):
Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc):.......................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng:........................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
2
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):............................................................................................................
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:..................................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:................................................
Email:......................................................................................................................
3
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ….../...…/……
4
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
5
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
6
Tổng số lao động (dự kiến):.......................................................................................
7
Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):.................................................................................
8
Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
9
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
10
Ngành, nghề kinh doanh chính1:................................................................................
...............................................................................................................................
1 Doanh nghiệp chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh liệt kê tại mục 3 dự kiến là ngành, nghề kinh doanh chính tại thời điểm đăng ký.
Tôi cam kết:
- Bản thân không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp, không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác, không là chủ hộ kinh doanh khác, không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
- Trụ sở doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký doanh nghiệp trên.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ………………
CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
(Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC I-2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ………...................……….. Giới tính: .................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../...…/…….. Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../..…./…… Ngày hết hạn: ………/…...../…… Nơi cấp: .........................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tôi là người đại diện theo pháp luật với các nội dung sau:
1. Tình trạng thành lập (đánh dấu X vào ô thích hợp)
Thành lập mới
Thành lập trên cơ sở tách doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chia doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chuyển đổi
2. Tên công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ...........................................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ...................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
4. Ngành, nghề kinh doanh (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
5. Chủ sở hữu:
a) Đối với chủ sở hữu là cá nhân (chỉ kê khai nếu chủ sở hữu không phải là người đại diện theo pháp luật):
Họ tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa): …………………………… Giới tính: ..........................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Nơi cấp: .......................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Ngày hết hạn: ………/…...../…… Nơi cấp: ......................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
b) Đối với chủ sở hữu là tổ chức:
Tên tổ chức (ghi bằng chữ in hoa): ........................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập: ........................................................................
Do: ………………………………… cấp/phê duyệt ngày ……./........./..........................................
Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố:....................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Danh sách người đại diện theo ủy quyền (kê khai theo mẫu nếu có): Gửi kèm
Mô hình tổ chức công ty (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hội đồng thành viên
Chủ tịch công ty
6. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
7. Nguồn vốn điều lệ:
Loại nguồn vốn
Tỷ lệ (%)
Số tiền (bằng số; VNĐ)
Vốn trong nước:
+ Vốn nhà nước
+ Vốn tư nhân
Vốn nước ngoài
Vốn khác
Tổng cộng
8. Vốn pháp định: (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ): .....
............................................................................................................................................
9. Thông tin đăng ký thuế:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):
Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc) (chỉ kê khai nếu Giám đốc, Tổng giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty):.....................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng:........................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
2
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:..........................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:...............................................
Email:......................................................................................................................
3
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ….../....…/………
4
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
5
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
6
Tổng số lao động (dự kiến):......................................................................................
7
Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):................................................................................
8
Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
9
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
10
Ngành, nghề kinh doanh chính1:...............................................................................
...............................................................................................................................
1 Doanh nghiệp chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh liệt kê tại mục 4 dự kiến là ngành, nghề kinh doanh chính tại thời điểm đăng ký.
10. Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất, được chuyển đổi (chỉ kê khai trong trường hợp thành lập công ty trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp):
i) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
ii) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Tôi cam kết:
- Bản thân không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
- Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký doanh nghiệp trên.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ……………..
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CÔNG TY
(Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC I-3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ………...................……….. Giới tính: .................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Nơi cấp: .......................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ...........................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do tôi là người đại diện theo pháp luật với các nội dung sau:
1. Tình trạng thành lập (đánh dấu X vào ô thích hợp)
Thành lập mới
Thành lập trên cơ sở tách doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chia doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chuyển đổi
2. Tên công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ...........................................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ...................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
4. Ngành, nghề kinh doanh (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
5. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
6. Nguồn vốn điều lệ:
Loại nguồn vốn
Tỷ lệ (%)
Số tiền (bằng số; VNĐ)
Vốn trong nước:
+ Vốn nhà nước
+ Vốn tư nhân
Vốn nước ngoài
Vốn khác
Tổng cộng
7. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ): ......
............................................................................................................................................
8. Danh sách thành viên công ty (kê khai theo mẫu): Gửi kèm
9. Thông tin đăng ký thuế:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):
Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc) (chỉ kê khai nếu Giám đốc, Tổng giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty):.....................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng:........................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
2
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:..........................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:...............................................
Email:......................................................................................................................
3
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ….../....…/………
4
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
5
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
6
Tổng số lao động (dự kiến):......................................................................................
7
Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):................................................................................
8
Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
9
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
10
Ngành, nghề kinh doanh chính1:...............................................................................
...............................................................................................................................
1 Doanh nghiệp chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh liệt kê tại mục 4 dự kiến là ngành, nghề kinh doanh chính tại thời điểm đăng ký.
10. Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất, được chuyển đổi (chỉ kê khai trong trường hợp thành lập công ty trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp):
i) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
ii) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Tôi cam kết:
- Bản thân không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
- Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký doanh nghiệp trên.
Các giấy tờ gửi kèm:
- Danh sách thành viên công ty;
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CÔNG TY
(Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC I-4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ………...................……….. Giới tính: .................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../..…/…….. Nơi cấp: .........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/……/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Đăng ký công ty cổ phần do tôi là người đại diện theo pháp luật với các nội dung sau:
1. Tình trạng thành lập (đánh dấu X vào ô thích hợp)
Thành lập mới
Thành lập trên cơ sở tách doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chia doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chuyển đổi
2. Tên công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ...........................................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ...................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
4. Ngành, nghề kinh doanh (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
5. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
Tổng số cổ phần: ..................................................................................................................
Mệnh giá cổ phần: ................................................................................................................
6. Số cổ phần, loại cổ phần dự kiến chào bán: ...................................................................
7. Nguồn vốn điều lệ:
Loại nguồn vốn
Tỷ lệ (%)
Số tiền (bằng số; VNĐ)
Vốn trong nước:
+ Vốn nhà nước
+ Vốn tư nhân
Vốn nước ngoài
Vốn khác
Tổng cộng
8. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ): ......
............................................................................................................................................
9. Danh sách cổ đông sáng lập (kê khai theo mẫu): Gửi kèm
10. Thông tin đăng ký thuế:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):
Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc) (chỉ kê khai nếu Giám đốc, Tổng giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty):.....................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng:........................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
2
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:..........................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:...............................................
Email:......................................................................................................................
3
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ….../....…/………
4
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
5
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
6
Tổng số lao động (dự kiến):......................................................................................
7
Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):................................................................................
8
Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
9
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
10
Ngành, nghề kinh doanh chính1:...............................................................................
...............................................................................................................................
1 Doanh nghiệp chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh liệt kê tại mục 4 dự kiến là ngành, nghề kinh doanh chính tại thời điểm đăng ký.
11. Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất, được chuyển đổi (chỉ kê khai trong trường hợp thành lập công ty trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp):
i) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
ii) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Tôi cam kết:
- Bản thân không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
- Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký doanh nghiệp trên.
Các giấy tờ gửi kèm:
- Danh sách cổ công sáng lập;
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CÔNG TY
(Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC I-5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY HỢP DANH
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ……....................………….. Giới tính: ................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../…..../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: ...............................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…….. Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Là Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty
Đăng ký công ty hợp danh với các nội dung sau:
1. Tình trạng thành lập (đánh dấu X vào ô thích hợp)
Thành lập mới
Thành lập trên cơ sở tách doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chia doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp
2. Tên công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ...........................................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ...................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
4. Ngành, nghề kinh doanh (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
5. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
6. Nguồn vốn điều lệ:
Loại nguồn vốn
Tỷ lệ (%)
Số tiền (bằng số; VNĐ)
Vốn trong nước:
+ Vốn nhà nước
+ Vốn tư nhân
Vốn nước ngoài
Vốn khác
Tổng cộng
7. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ): ......
............................................................................................................................................
8. Danh sách thành viên công ty (kê khai theo mẫu): Gửi kèm
9. Thông tin đăng ký thuế:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):
Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc) (chỉ kê khai nếu Giám đốc, Tổng giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty):.....................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng:........................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
2
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:..........................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:...............................................
Email:......................................................................................................................
3
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ….../....…/………
4
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
5
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
6
Tổng số lao động (dự kiến):......................................................................................
7
Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):................................................................................
8
Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
9
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
10
Ngành, nghề kinh doanh chính1:...............................................................................
...............................................................................................................................
1 Doanh nghiệp chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh liệt kê tại mục 4 dự kiến là ngành, nghề kinh doanh chính tại thời điểm đăng ký.
10. Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất (chỉ kê khai trong trường hợp thành lập công ty trên cơ sở chia, tách, hợp nhất):
i) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
ii) Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ...........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Tôi và các thành viên hợp danh cam kết:
- Bản thân không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp; không đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
- Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký doanh nghiệp trên.
CÁC THÀNH VIÊN HỢP DANH
(Ký và ghi họ tên từng thành viên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CỦA CÔNG TY
(Ký và ghi họ tên)
Các giấy tờ gửi kèm:
- Danh sách thành viên công ty;
- ………………
- ……………….
PHỤ LỤC I-6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …....................…………….. Giới tính: ................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…….. Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): .........................................................................
2. Địa điểm kinh doanh:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh: ................................................................................................
4. Vốn kinh doanh:
Tổng số(bằng số; VNĐ): ........................................................................................................
Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm
Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:
- Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
- Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC II-1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
STT
Tên thành viên
Ngày tháng, năm sinh đối với thành viên là cá nhân
Giới tính
Quốc tịch
Dân tộc
Chỗ ở hiện tại đối với thành viên là cá nhân
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Số, ngày, cơ quan cấp chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với tổ chức
Vốn góp
Thời điểm góp vốn
Chữ ký của thành viên
Ghi chú3
Giá trị phần vốn góp1 (bằng số; VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Loại tài sản, số lượng, giá trị tài sản góp vốn2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
……, ngày … tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)4
1 Ghi tổng giá trị phần vốn góp của từng thành viên.
2 Loại tài sản góp vốn bao gồm:
- Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Vàng
- Giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
- Tài sản khác
3 Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét ghi các nội dung Ghi chú theo đề nghị của doanh nghiệp
4 Trường hợp thành lập mới thì không phải đóng dấu.
PHỤ LỤC II-2
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
STT
Tên cổ đông sáng lập
Ngày, tháng, năm sinh đối với cổ đông sáng lập là cá nhân
Giới tính
Quốc tịch
Dân tộc
Chỗ ở hiện tại đối với cổ đông sáng lập là cá nhân
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Số, ngày, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với tổ chức
Vốn góp
Chữ ký của cổ đông sáng lập
Ghi chú 2
Tổng số cổ phần1
Tỷ lệ (%)
Loại cổ phần
Thời điểm góp vốn
Số lượng
Giá trị
Phổ thông
…
…
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
……, ngày … tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)3
1 Ghi tổng giá trị phần vốn góp cổ phần của từng cổ đông sáng lập. Tài sản hình thành tổng giá trị phần vốn góp cổ phần của từng cổ đông sáng lập cần được liệt kê cụ thể: tên loại tài sản góp vốn cổ phần; số lượng từng loại tài sản góp vốn cổ phần; giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần; thời điểm góp vốn cổ phần của từng loại tài sản.
2 Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét ghi các nội dung Ghi chú theo đề nghị của doanh nghiệp
3 Trường hợp thành lập mới thì không phải đóng dấu.
PHỤ LỤC II-3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH
STT
Tên thành viên
Ngày tháng, năm sinh đối với thành viên là cá nhân
Giới tính
Quốc tịch
Dân tộc
Chỗ ở hiện tại đối với thành viên là cá nhân
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Số, ngày, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với tổ chức
Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của thành viên hợp danh
Vốn góp
Chữ ký của thành viên
Ghi chú2
Giá trị phần vốn góp (bằng số; VNĐ)1
Tỷ lệ (%)
Thời điểm góp vốn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A. Thành viên hợp danh
B. Thành viên góp vốn (nếu có)
……, ngày … tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)3
1 Ghi tổng giá trị phần vốn góp của từng thành viên. Tài sản hình thành tổng giá trị phần vốn góp của từng thành viên cần được liệt kê cụ thể: tên loại tài sản góp vốn; số lượng từng loại tài sản góp vốn; giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn; thời điểm góp vốn của từng loại tài sản.
2 Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét ghi các nội dung Ghi chú theo đề nghị của doanh nghiệp
3 Trường hợp thành lập mới thì không phải đóng dấu.
PHỤ LỤC II-4
DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
STT
Tên người đại diện theo ủy quyền
Ngày, tháng, năm sinh
Giới tính
Quốc tịch
Dân tộc
Chỗ ở hiện tại
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Số, ngày, cơ quan cấp chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân khác
Vốn được ủy quyền
Chữ ký
Ghi chú1
Tổng giá trị vốn được đại diện
Tỷ lệ (%)
Thời điểm đại diện phần vốn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
……, ngày … tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)2
1 Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét ghi nội dung Ghi chú theo đề nghị của doanh nghiệp
2 Trường hợp thành lập mới thì không phải đóng dấu.
PHỤ LỤC II-5
DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN GÓP VỐN THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH
STT
Họ tên
Ngày, tháng, năm sinh
Giới tính
Quốc tịch
Dân tộc
Chỗ ở hiện tại
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Số, ngày, cơ quan cấp chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
Vốn góp
Thời điểm góp vốn
Chữ ký
Giá trị phần vốn góp1 (bằng số; VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Loại tài sản, số lượng, giá trị tài sản góp vốn2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
……, ngày … tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)
1 Ghi tổng giá trị phần vốn góp của từng cá nhân.
2 Loại tài sản góp vốn bao gồm:
- Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Vàng
- Giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
- Tài sản khác
PHỤ LỤC III-1
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
LẬP CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/Thông báo lập địa điểm kinh doanh với các nội dung sau:
1. Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ...............
............................................................................................................................................
2. Địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:...............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax: ................................................................
Email: …………………………………………… Website: ...........................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động:
a) Ngành, nghề kinh doanh (đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh; ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
b) Nội dung hoạt động (đối với văn phòng đại diện): ................................................................
4. Người đứng đầu chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Họ tên người đứng đầu (ghi bằng chữ in hoa): ……………….. Giới tính: ..................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../...…/…….. Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../..…./…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
5. Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh: .....................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: .................................................................................................................
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:............................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ............................................................................................................................................
6. Thông tin đăng ký thuế:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:..........................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:...............................................
Email:......................................................................................................................
2
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh được dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ….../....…/………
3
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
4
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
5
Tổng số lao động (dự kiến):......................................................................................
6
Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):................................................................................
7
Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
8
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
9
Ngành, nghề kinh doanh/Nội dung hoạt động chính1:.................................................
...............................................................................................................................
1 Chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động liệt kê tại mục 3 dự kiến là nội dung hoạt động chính của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh tại thời điểm đăng ký.
Doanh nghiệp cam kết:
- Trụ sở chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-2
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
V/v lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo về việc lập chi nhánh/văn phòng đại diện ở nước ngoài như sau:
1. Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ...............
............................................................................................................................................
2. Địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
............................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
3. Số Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương khác:
Do (tên cơ quan nước ngoài cấp): ..........................................................................................
………………………..................................………………….. cấp ngày: ……../………/….............
4. Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động:
a) Ngành, nghề kinh doanh (đối với chi nhánh): ......................................................................
b) Nội dung hoạt động (đối với văn phòng đại diện): ................................................................
5. Người đứng đầu chi nhánh/văn phòng đại diện:
Họ tên người đứng đầu (ghi bằng chữ in hoa): ……………………............. Giới tính: .................
Sinh ngày: …../..…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: ...............................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Nơi cấp: .......................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../..…./…… Ngày hết hạn: ……/....…/…… Nơi cấp: .............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-3
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
1. Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ...............
............................................................................................................................................
Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh hoặc mã số thuế chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: .................................................................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh và mã số thuế chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh):
............................................................................................................................................
2. Địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
3. Chi nhánh chủ quản: (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh: .....................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: .................................................................................................................
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ...........................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ............................................................................................................................................
Do Phòng Đăng ký kinh doanh: ……………………................… cấp ngày: ……../………/............
Doanh nghiệp cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-4
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): .........................
............................................................................................................................................
Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh hoặc Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ..........................................................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): .............................................................................................................
Nội dung đăng ký thay đổi:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ……………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-5
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật với các nội dung sau:
1. Người đại diện theo pháp luật hiện tại:
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): .....................……………………. Giới tính: .............................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Nơi cấp: .......................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../...…./…… Ngày hết hạn: ……/....…/…… Nơi cấp: ............................................
2. Người đại diện theo pháp luật dự kiến:
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ................……………………. Giới tính: ..................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: .................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../....…/…….. Nơi cấp: .......................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………
- ………………
- ……………….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN/
CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY/
CHỦ TỊCH CÔNG TY/
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ1
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
1 Chức danh cụ thể của người ký Thông báo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
PHỤ LỤC III-6
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ...............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
(Đánh dấu X vào nội dung dự kiến thay đổi)1
Nội dung đăng ký thay đổi
Đánh dấu
- Tên doanh nghiệp
c
- Địa chỉ trụ sở chính
c
- Ngành, nghề kinh doanh
c
- Người đại diện theo ủy quyền công ty TNHH một thành viên, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên công ty hợp danh, cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
c
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân/vốn điều lệ của công ty
c
1 Doanh nghiệp chọn và kê khai vào trang tương ứng với nội dung đăng ký thay đổi và gửi kèm.
Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt dự kiến thay đổi (ghi bằng chữ in hoa): .........................
............................................................................................................................................
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài dự kiến thay đổi (nếu có): .................................
............................................................................................................................................
Tên doanh nghiệp viết tắt dự kiến thay đổi (nếu có): ...............................................................
............................................................................................................................................
Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính
1. Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
2. Thông tin về người đại diện theo pháp luật1
Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ................................................................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: …../...…/…….. Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../…./…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...........................................................................................
Doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết trụ sở doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp tư nhân và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
1 Chỉ kê khai trong trường hợp chuyển trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP .
Đăng ký thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Ghi ngành, nghề kinh doanh dự kiến sau khi bổ sung hoặc thay đổi (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT
Tên ngành
Mã ngành
Đăng ký thay đổi người đại diện theo ủy quyền công ty TNHH một thành viên/thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên/thành viên công ty hợp danh/cổ đông sáng lập công ty cổ phần
1. Trường hợp thay đổi người đại diện theo ủy quyền: kê khai theo Danh sách người đại diện theo ủy quyền mới mẫu quy định tại Phụ lục II-4.
2. Trường hợp thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh: kê khai theo mẫu Danh sách thành viên quy định tại Phụ lục II-1 hoặc Phụ lục II-3 các nội dung: giá trị vốn góp, phần vốn góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng và giá trị của từng loại tài sản góp vốn của các thành viên mới; phần vốn góp đã thay đổi tương ứng đối với thành viên hiện có sau khi tiếp nhận thành viên mới.
3. Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập: kê khai theo mẫu Danh sách cổ đông sáng lập quy định tại Phụ lục II-2 các nội dung: phần vốn góp sau khi góp bù của các cổ đông sáng lập còn lại đối với trường hợp cổ đông sáng lập còn lại nhận góp bù cho đủ vốn; thông tin về người nhận góp bù đối với trường hợp người nhận góp bù không phải là cổ đông sáng lập.
Đăng ký thay đổi vốn đầu tư, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ vốn đại diện
1. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân/vốn điều lệ của công ty:
Vốn đầu tư/vốn điều lệ đã đăng ký: ........................................................................................
Vốn đầu tư/vốn điều lệ dự kiến thay đổi: ................................................................................
Thời điểm thay đổi vốn: .........................................................................................................
Hình thức tăng, giảm vốn: .....................................................................................................
2. Đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp
(Kê khai tỷ lệ vốn góp dự kiến thay đổi của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên/thành viên công ty hợp danh/cổ đông sáng lập công ty cổ phần theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục II-1, Phụ lục II-2, Phụ lục II-3)
3. Đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn đại diện
(Kê khai tỷ lệ vốn đại diện dự kiến thay đổi của người đại diện theo ủy quyền công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục II-4)
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- ………………….
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-7
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân với các nội dung sau:
Trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp (Chọn một trong các trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân)
Tặng cho DNTN
Chủ doanh nghiệp chết, mất tích
Bán doanh nghiệp tư nhân
1. Người tặng cho/Người chết, mất tích/Người bán
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): .............………………………………….. Giới tính: ...................
Sinh ngày: ….../...…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ......................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp:.........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../…./…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại (trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích không cần kê khai nội dung này):
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
2. Người được tặng cho/Người thừa kế/Người mua
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ……...............…………………………….. Giới tính: .................
Sinh ngày: ….../...…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ......................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
NGƯỜI ĐƯỢC TẶNG CHO/
NGƯỜI ĐƯỢC THỪA KẾ/NGƯỜI MUA
(Ký, ghi họ tên)
CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN1
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Các giấy tờ gửi kèm:
- Hợp đồng tặng cho doanh nghiệp;
- Giấy chứng tử/Tuyên bố mất tích;
- Giấy kê khai di sản thừa kế;
- ………………….
1 Trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải ký, ghi họ tên và đóng dấu.
PHỤ LỤC III-8
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như sau:
1. Đối với chủ sở hữu là cá nhân
Họ và tên chủ sở hữu hiện tại (ghi bằng chữ in hoa): ..............................................................
………………………………………………………….. Giới tính: ..................................................
Sinh ngày: …/…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ............................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../..…./…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Họ và tên chủ sở hữu mới (ghi bằng chữ in hoa): ………………………….. Giới tính: ................
Sinh ngày: …/…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ............................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../..…./…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ..............................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
2. Đối với chủ sở hữu là tổ chức
Tên chủ sở hữu hiện tại (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………...........................
Mã số doanh nghiệp/Số quyết định thành lập: ........................................................................
Do: ………………………………….. cấp/phê duyệt ngày: …………./……./.................................
Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Tên chủ sở hữu mới (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………................................
Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập: ........................................................................
Do: ………………………………….. cấp/phê duyệt ngày: …………./……./.................................
Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ..........................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: .............................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ..............................................................................
Tỉnh/Thành phố: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .......................................................................
Email: ………………………………………. Website: ................................................................
Mô hình tổ chức công ty (đánh dấu X):
Hội đồng thành viên
Chủ tịch công ty
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
CHỦ SỞ HỮU MỚI/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ SỞ HỮU MỚI
(Ký, ghi họ tên)
CHỦ SỞ HỮU CŨ/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ SỞ HỮU CŨ
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Các giấy tờ gửi kèm:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
PHỤ LỤC III-9
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP1
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thay đổi các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
1 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp và bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 21, 22 Thông tư này.
PHỤ LỤC III-10
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế như sau1:
STT
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng:
Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc):.......................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Họ và tên Kế toán trưởng:........................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
2
Địa chỉ nhận thông báo thuế:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:..............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:.................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:..........................................................
Tỉnh/Thành phố:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:...............................................
Email:......................................................................................................................
3
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
4
Năm tài chính:
Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….
(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)
5
Tổng số lao động:....................................................................................................
6
Đăng ký xuất khẩu:..................................................................................................
7
Tài khoản ngân hàng, kho bạc:
Tài khoản ngân hàng:...............................................................................................
Tài khoản kho bạc:...................................................................................................
8
Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất
Phí, lệ phí
Thu nhập cá nhân
Khác
9
Ngành, nghề kinh doanh chính2:...............................................................................
...............................................................................................................................
1 Chỉ kê khai những thông tin dự kiến thay đổi
2 Doanh nghiệp chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký hoặc dự kiến đăng ký bổ sung là ngành, nghề kinh doanh chính.
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Các giấy tờ đính kèm:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-11
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ HIỆU ĐÍNH THÔNG TIN
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ...............................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Đề nghị hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện như sau:
Thông tin tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện hiện nay là: ....................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Nay đề nghị hiệu đính như sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết:
- Thông tin yêu cầu hiệu đính phù hợp với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện đã nộp;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này.
Kèm theo Thông báo:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-12
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
V/v tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh như sau:
Thời gian tạm ngừng: ............................................................................................................
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……….. năm .............................................
Thời điểm kết thúc tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……….. năm .............................................
Lý do tạm ngừng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.
Kèm theo Thông báo:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-13
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
V/v giải thể doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ………………...........................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp như sau:
Quyết định giải thể số: ……………… ngày ……./……../ ...........................................................
Lý do giải thể: .......................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Kèm theo Thông báo:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III-14
TÊN HỘ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
V/v thay đổi nội dung đăng ký của hộ kinh doanh
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) ……………..
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):...............................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: ..........................................................................
Do: ………………………………. Cấp ngày: …………../…………… / .........................................
Địa điểm kinh doanh: ............................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh như sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tôi cam kết về tính hợp pháp, chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật của nội dung Thông báo này (Trường hợp đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải cam kết về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở dự định chuyển tới).
Kèm theo Thông báo:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký, ghi họ tên)
PHỤ LỤC III-15
TÊN HỘ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
V/v tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) …………….
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):...............................................................................
Số Giấy chứng nhận hộ kinh doanh: ......................................................................................
Do: …………………………………………… cấp ngày: ……../......…../........................................
Địa điểm kinh doanh: ............................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
Thông báo tạm ngừng kinh doanh như sau:
Thời gian tạm ngừng: ............................................................................................................
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……….. năm .............................................
Thời điểm kết thúc tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……….. năm .............................................
Lý do tạm ngừng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tôi cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký, ghi họ tên)
PHỤ LỤC III-16
TÊN HỘ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………
THÔNG BÁO
V/v chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) ……………..
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):...............................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: ..........................................................................
Do: ………………………………. Cấp ngày: …………../…………… / .........................................
Địa điểm kinh doanh: ............................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày ………/………../...................................
Hộ kinh doanh cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Kèm theo Thông báo:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký, ghi họ tên)
PHỤ LỤC IV-1
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Mã số doanh nghiệp: …………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm ………
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……….
1. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ………………..............................
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):...........................................................
Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ........................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh
STT
Tên ngành
Mã ngành
4. Vốn đầu tư (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
5. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ):
6. Chủ doanh nghiệp
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………….......................…………. Giới tính: ...........................
Sinh ngày: …/….../……… Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ...........................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: …../…...../……Nơi cấp: .........................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
7. Thông tin về chi nhánh
Tên chi nhánh: ......................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: ..................................................................................................................
Mã số chi nhánh: ...................................................................................................................
8. Thông tin về văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện: ........................................................................................................
Địa chỉ văn phòng đại diện: ....................................................................................................
Mã số văn phòng đại diện: .....................................................................................................
9. Thông tin về địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh: .......................................................................................................
Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ..................................................................................................
Mã số địa điểm kinh doanh: ...................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC IV-2
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Mã số doanh nghiệp: …………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm …………..
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……….
1. Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ……………….......................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh
STT
Tên ngành
Mã ngành
4. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
5. Vốn pháp định: (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ):
............................................................................................................................................
6. Thông tin về chủ sở hữu
Đối với chủ sở hữu là cá nhân:
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): …………….....................………. Giới tính: .............................
Sinh ngày: …/….../………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ..........................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
Đối với chủ sở hữu là tổ chức:
Tên tổ chức (ghi bằng chữ in hoa): .........................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Quyết định thành lập số: .........................................................................
Do: …………………………….. Cấp ngày: ………../…………./ ..................................................
Địa chỉ trụ sở chính:...............................................................................................................
7. Người đại diện theo pháp luật của công ty
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ……...........................………………. Giới tính: .......................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: ..…/..…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ........................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
8. Thông tin về chi nhánh
Tên chi nhánh: ......................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: ..................................................................................................................
Mã số chi nhánh: ...................................................................................................................
9. Thông tin về văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện: ........................................................................................................
Địa chỉ văn phòng đại diện: ....................................................................................................
Mã số văn phòng đại diện: .....................................................................................................
10. Thông tin về địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh: .......................................................................................................
Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ..................................................................................................
Mã số địa điểm kinh doanh: ...................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC IV-3
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Mã số doanh nghiệp: …………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm …………..
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……….
1. Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ……………….......................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh
STT
Tên ngành
Mã ngành
4. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
5. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ):
............................................................................................................................................
6. Danh sách thành viên góp vốn
STT
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Giá trị phần vốn góp (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cá nhân; Mã số doanh nghiệp đối với doanh nghiệp; Số Quyết định thành lập đối với tổ chức
Ghi chú
7. Người đại diện theo pháp luật của công ty
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………….................…. Giới tính: .................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: ….../...…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ......................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
8. Thông tin về chi nhánh
Tên chi nhánh: ......................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: ..................................................................................................................
Mã số chi nhánh: ...................................................................................................................
9. Thông tin về văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện: ........................................................................................................
Địa chỉ văn phòng đại diện: ....................................................................................................
Mã số văn phòng đại diện: .....................................................................................................
10. Thông tin về địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh: .......................................................................................................
Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ..................................................................................................
Mã số địa điểm kinh doanh: ...................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC IV-4
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN
Mã số doanh nghiệp: …………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm …………
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……….
1. Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ……………….......................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh
STT
Tên ngành
Mã ngành
4. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
Mệnh giá cổ phần:.................................................................................................................
Tổng số cổ phần: ..................................................................................................................
5. Số cổ phần được quyền chào bán: .................................................................................
6. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ):
7. Danh sách cổ đông sáng lập
STT
Tên cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Loại cổ phần
Số cổ phần
Giá trị cổ phần (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp) đối với cá nhân; Mã số doanh nghiệp đối với doanh nghiệp; Số Quyết định thành lập đối với tổ chức
Ghi chú
8. Người đại diện theo pháp luật
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ……………………. Giới tính: .................................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sinh ngày: …../..…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ........................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: ........................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
9. Thông tin về chi nhánh
Tên chi nhánh: ......................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: ..................................................................................................................
Mã số chi nhánh: ...................................................................................................................
10. Thông tin về văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện: ........................................................................................................
Địa chỉ văn phòng đại diện: ....................................................................................................
Mã số văn phòng đại diện: .....................................................................................................
11. Thông tin về địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh: .......................................................................................................
Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ..................................................................................................
Mã số địa điểm kinh doanh: ...................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC IV-5
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY HỢP DANH
Mã số doanh nghiệp: …………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm …………..
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ………
1. Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ……………….......................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có): .................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh
STT
Tên ngành
Mã ngành
4. Vốn điều lệ (bằng số; VNĐ): .............................................................................................
5. Vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bằng số; VNĐ):
............................................................................................................................................
6. Danh sách thành viên
STT
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Giá trị phần vốn góp (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp) đối với cá nhân; Mã số doanh nghiệp đối với doanh nghiệp; Số Quyết định thành lập đối với tổ chức
Loại thành viên (Hợp danh/ góp vốn)
7. Thông tin về chi nhánh
Tên chi nhánh: ......................................................................................................................
Địa chỉ chi nhánh: ..................................................................................................................
Mã số chi nhánh: ...................................................................................................................
8. Thông tin về văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện: ........................................................................................................
Địa chỉ văn phòng đại diện: ....................................................................................................
Mã số văn phòng đại diện: .....................................................................................................
9. Thông tin về địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh: .......................................................................................................
Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ..................................................................................................
Mã số địa điểm kinh doanh: ...................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC IV-6
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN
TÊN CƠ QUAN ĐKKD
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
HỘ KINH DOANH
Số: ………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm …………
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……….
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ……………….....................................................
2. Địa điểm kinh doanh:.......................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh:.................................................................................................
4. Vốn kinh doanh: ..............................................................................................................
5. Họ và tên đại diện hộ kinh doanh: ..................................................................................
............................................................................................................................................
Giới tính: ..............................................................................................................................
Sinh ngày: ..…/..…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ........................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
6. Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có)
STT
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Giá trị phần vốn góp (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác)
Ghi chú
CHỨC DANH NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC IV-7
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện: …………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm …………..
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……
1. Tên chi nhánh/văn phòng đại diện (ghi bằng chữ in hoa):..................................................
2. Địa chỉ: ............................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: .............................................................
Email: ………………………………………………. Website: ......................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động
a. Ngành, nghề kinh doanh (đối với chi nhánh):
STT
Tên ngành
Mã ngành
b. Nội dung hoạt động (đối với văn phòng đại diện): ................................................................
.............................................................................................................................................
4. Thông tin về người đứng đầu
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………. Giới tính: .......................................
Sinh ngày: ..…/..…./………. Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ........................................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): .......................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: .....................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
5. Địa điểm kinh doanh trực thuộc (đối với chi nhánh, nếu có)
STT
Tên địa điểm kinh doanh
Địa chỉ
Tên người đứng đầu
Mã số
6. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................................
Mã số doanh nghiệp: .............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ..............................................................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn).
PHỤ LỤC V-1
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: (Tên doanh nghiệp)
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Sau khi xem xét hồ sơ mã số: ……………………………. đã nhận ngày … tháng … năm ...........
của Ông/Bà: ………………………………………….. là ..............................................................
về việc: .................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ và lý do sửa đổi, bổ sung như sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được tài liệu sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nói trên được tính là ngày nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-2
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: (Tên doanh nghiệp)
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Căn cứ kết luận/biên bản làm việc số …………………………………………… của ……………… ngày ………./……./…… về việc: .................................................................................................................................
Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo nội dung vi phạm của (ghi tên doanh nghiệp) ..................
.............................................................................................................................................
như sau: ...............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu (ghi tên doanh nghiệp, thực hiện các nội dung theo từng trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP) ....................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp sau … ngày (theo từng trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2010/NĐ-CP), kể từ ngày
…………………………………………………….. (nếu) .............................................................. .
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế tỉnh/thành phố;
- Chi cục Quản lý thị trường;
- Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
- ………
- Lưu: ………….
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-3
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh
Kính gửi: (Tên và địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp)
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp,
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh với các nội dung sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Trong thời hạn ………….. ngày kể từ ngày ……./...…/…….., nếu Phòng Đăng ký kinh doanh …………………. không nhận được báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu tại Thông báo này thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-4
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v kiểm tra thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
Kính gửi: (Tên doanh nghiệp)
Căn cứ quy định tại Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Thông tin đăng ký kinh doanh và thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp sẽ được hợp nhất và lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thông tin này có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp về độ đầy đủ và chính xác của các thông tin về doanh nghiệp,
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Đề nghị doanh nghiệp kiểm tra, đính chính hoặc bổ sung các thông tin đã đăng ký sau:
Thông tin đăng ký kinh doanh
Thông tin đăng ký thuế
1. Đối với doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp
Mã số thuế
Tên người đại diện theo pháp luật
Tên người đại diện theo pháp luật
Địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ trụ sở chính
Tình trạng mã số thuế
2. Các chi nhánh của doanh nghiệp
2. Các chi nhánh của doanh nghiệp
1
Tên chi nhánh
Tên chi nhánh
Mã số đăng ký chi nhánh
Mã số thuế của chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh
Tình trạng mã số thuế
2
Tên chi nhánh
Tên chi nhánh
Mã số đăng ký chi nhánh
Mã số thuế của chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh
Tình trạng mã số thuế
n
Tên chi nhánh
Tên chi nhánh
Mã số đăng ký chi nhánh
Mã số thuế của chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh
Tình trạng mã số thuế
3. Các văn phòng đại diện của doanh nghiệp
3. Các văn phòng đại diện của doanh nghiệp
1
Tên văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện
Mã số của văn phòng đại diện
Mã số thuế của văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện
Tình trạng mã số thuế
2
Tên văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện
Mã số của văn phòng đại diện
Mã số thuế của văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện
Tình trạng mã số thuế
n
Tên văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện
Mã số của văn phòng đại diện
Mã số thuế của văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện
Địa chỉ văn phòng đại diện
Tình trạng mã số thuế
Sau khi kiểm tra, đối chiếu, đề nghị Quý doanh nghiệp gửi thông tin chính xác về doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn một tháng kể từ ngày ký thông báo này. Quá thời hạn trên, nếu Phòng Đăng ký kinh doanh …………….. không nhận được Văn bản phúc đáp của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai.
Đối với các doanh nghiệp có thông tin đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thuế chưa chính xác, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan Thuế;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-5
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v yêu cầu doanh nghiệp đăng ký mã số thuế
Kính gửi: (Tên doanh nghiệp)
- Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Doanh nghiệp về nghĩa vụ đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế theo quy định của pháp luật.
Nếu quá thời hạn một năm, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký mã số thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan Thuế;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-6
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Kính gửi: (Tên doanh nghiệp)
- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông báo số ..........................................................................................................
- Căn cứ ...............................................................................................................................
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Yêu cầu (tên doanh nghiệp)....................................................................................................
……………………….......................................................... tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Doanh nghiệp chỉ được tiếp tục kinh doanh ngành nghề kinh doanh nêu trên khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp;
- ………..;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-7
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v đăng ký giải thể của doanh nghiệp
Kính gửi:
- Công an tỉnh, thành phố ……….
- Cục Thuế tỉnh, thành phố ……….
Ngày …./…../……. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp ......
.............................................................................................................................................
mã số doanh nghiệp ..............................................................................................................
địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................................
do Ông/bà: ............................................................................ là người đại diện theo pháp luật.
Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo và đề nghị Quý Cơ quan có ý kiến bằng văn bản về việc giải thể của doanh nghiệp trên trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo này. Quá thời hạn trên, nếu không nhận được ý kiến của Quý cơ quan, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thủ tục thụ lý hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-8
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v doanh nghiệp giải thể
Kính gửi:
- Công an tỉnh, thành phố ……….
- Cục Thuế tỉnh, thành phố ……….
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp ...................................
.............................................................................................................................................
mã số doanh nghiệp ..............................................................................................................
địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................................
do Ông/bà: ............................................................................ là người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh đã tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp và thông báo với Quý cơ quan kể từ ngày …/…/….. doanh nghiệp trên đã bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-9
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN …
TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Kính gửi: (Tên hộ kinh doanh)
Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: ..........................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………….. Fax: .........................................................
Email: ………………………………………………….. Website: ...................................................
Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày ……. tháng …… năm ……………. của Ông/Bà: ...............
.............................................................................................................................................
là ..........................................................................................................................................
về việc: .................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cơ quan đăng ký kinh doanh đề nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ và lý do sửa đổi, bổ sung như sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được tài liệu sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nói trên được tính là ngày nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……..
CHỨC DANH NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC V-10
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN …
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO
V/v vi phạm của hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Kính gửi: (Tên hộ kinh doanh)
Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: ..........................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………….. Fax: .........................................................
Email: ………………………………………………….. Website: ...................................................
Căn cứ kết luận/biên bản làm việc số ………………………………………………………………. của …………………………………………….. ngày ……/..…./……….. về việc: ..................................
.............................................................................................................................................
Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo nội dung vi phạm của hộ kinh doanh ...........................
.............................................................................................................................................
như sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh sau mười ngày kể từ ngày ký Thông báo này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chi cục Thuế;
- Cơ quan Quản lý thị trường cấp huyện;
- Lưu: ……..
CHỨC DANH NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC VI-1
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP …
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
QUYẾT ĐỊNH
V/v thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
TRƯỞNG PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông báo số ......................................................................................................... ;
- Căn cứ ...............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp sau:
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Do: …………………………………………… Cấp ngày: …../……../..............................................
Địa chỉ trụ sở chính: ..............................................................................................................
Điện thoại: …………………………………… Fax: .....................................................................
Email: ………………………………………… Website: ...............................................................
Do Ông/Bà: (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ...............................................................................
Sinh ngày: ……../……./……… Dân tộc: ……………. Quốc tịch: ................................................
Chứng minh nhân dân số: ......................................................................................................
Ngày cấp: ……./…../…… Nơi cấp: .........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ........................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ……./…../……… Ngày hết hạn: …../…./………. Nơi cấp: .........................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Là người đại diện theo pháp luật.
Có các đơn vị phụ thuộc:
Tên, mã số, địa chỉ chi nhánh: ................................................................................................
Tên, mã số, địa chỉ văn phòng đại diện: ..................................................................................
Tên, mã số, địa chỉ địa điểm kinh doanh: ................................................................................
Điều 2. Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, doanh nghiệp phải tiến hành giải thể theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ……./…../……. các Ông/Bà ...................................
……………………………………………………………………….. và ............................................
.................................................................................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp bị thu hồi GCNĐKDN;
- Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Phòng Đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố …;
- ………;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC VI-2
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN …
TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
QUYẾT ĐỊNH
V/v thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CẤP HUYỆN
- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông báo số ......................................................................................................... ;
- Căn cứ ...............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh của Hộ kinh doanh sau:
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ...............................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: ..........................................................................
Do: …………………………………………… Cấp ngày: …../……../..............................................
Địa điểm kinh doanh: .............................................................................................................
Điện thoại: …………………………………… Fax: .....................................................................
Email: ………………………………………… Website: ...............................................................
Do Ông/Bà: (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ...............................................................................
Sinh ngày: ……../……./……… Dân tộc: ……………. Quốc tịch: ................................................
Chứng minh nhân dân số: ......................................................................................................
Ngày cấp: ……../…../…… Nơi cấp: .........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ........................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ……./…../……… Ngày hết hạn: …../…./………. Nơi cấp: .........................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Là người đại diện Hộ kinh doanh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ……./…../……. các Ông/Bà ...................................
……………………………………………………………………….. và ............................................
.................................................................................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh của Hộ kinh doanh bị thu hồi GCNĐKHKD;
- Chi cục Thuế quận, huyện nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm kinh doanh;
- Cơ quan quản lý thị trường quận, huyện;
- ………;
- Lưu: ……..
CHỨC DANH NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC VI-3
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP …
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
QUYẾT ĐỊNH
V/v thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện
TRƯỞNG PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông báo số ......................................................................................................... ;
- Căn cứ ...............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh/văn phòng đại diện sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện (ghi bằng chữ in hoa): .........................................................
Mã số/mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện: .............................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số/mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện): .............................................................................................................................................
Do: …………………………………………… Cấp ngày: …../……../..............................................
Là chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp sau:
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Do: …………………………………………… Cấp ngày: …../……../..............................................
Địa chỉ trụ sở chính: ..............................................................................................................
Điện thoại: …………………………………… Fax: .....................................................................
Email: ………………………………………… Website: ...............................................................
Do Ông/Bà (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ................................................................................
Sinh ngày: ……../……./……… Dân tộc: ……………. Quốc tịch: ................................................
Chứng minh nhân dân số: ......................................................................................................
Ngày cấp: ……../…../…… Nơi cấp: .........................................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ........................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .................................................................................................
Ngày cấp: ……./…../……… Ngày hết hạn: …../…./…………. Nơi cấp: ......................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Là người đứng đầu chi nhánh/văn phòng đại diện.
Điều 2. (Tên doanh nghiệp) phải chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày …/…../……. (Tên doanh nghiệp)………………….. ……………………………………………………………………….. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi GCNĐKHĐ;
- Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố nơi đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Phòng Đăng ký kinh doanh các tỉnh/thành phố …;
- ………;
- Lưu: ……..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC VI-4
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP …
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
GIẤY XÁC NHẬN
NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
Phòng Đăng ký kinh doanh: ...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ....................................................................
Email: …………………………………………. Website: ..............................................................
Ngày ………/……./……… Phòng Đăng ký kinh doanh đã nhận của Ông/Bà ..............................
.............................................................................................................................................
Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………….. Email: .................................................................
01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp về việc: .............................................................................
................................................................................................................. qua mạng điện tử.
Bộ hồ sơ gồm có:
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
Đề nghị người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và gửi Giấy này đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy này để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chữ ký đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp
(Ghi họ tên và đóng dấu)1
1 Trường hợp thành lập doanh nghiệp thì không phải đóng dấu,
Trường hợp đã có chữ ký điện tử thì không phải ký vào Giấy này.
PHỤ LỤC VI-5
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
………, ngày … tháng … năm ….
GIẤY ĐỀ NGHỊ
CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ………………
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Đề nghị được cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này.
Các giấy tờ gửi kèm:
- Bản chính Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD và ĐKT;
- ………………
- ………………
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC VI-6
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN ĐKKD
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: …………………
Mã hồ sơ:………………..
………, ngày … tháng … năm ….
GIẤY BIÊN NHẬN
Cơ quan đăng ký kinh doanh:.................................................................................................
.............................................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………… Fax: ...........................................................
Email: ………………………………………………… Website: .....................................................
Ngày ……/……/……. đã nhận của Ông/Bà .............................................................................
là ..........................................................................................................................................
01 bộ hồ sơ số ……………… về việc ......................................................................................
Hồ sơ bao gồm:
1. .........................................................................................................................................
2. .........................................................................................................................................
3. .........................................................................................................................................
4. .........................................................................................................................................
Cơ quan đăng ký kinh doanh hẹn Ông/Bà ngày …./…./….. liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI NỘP
(Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC VII-1
BẢNG CHỮ CÁI SỬ DỤNG TRONG ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH
Chữ in hoa
Chữ in thường
Chữ in hoa
Chữ in thường
A
a
N
n
Ă
ă
O
o
Â
â
Ơ
ơ
B
b
Ô
ô
C
c
P
p
D
d
Q
q
Đ
đ
R
r
E
e
S
s
Ê
ê
T
t
F
f
U
u
G
g
Ư
ư
H
h
V
v
I
i
W
w
J
j
X
x
K
k
Y
y
L
l
Z
z
M
m
PHỤ LỤC VII-2
MÃ CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN DÙNG CHO ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2010/TT-BKH ngày / /2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đơn vị hành chính
Mã
Số
Chữ
1
2
3
01. Thành phố Hà Nội
(10 quận, 1 thị xã, 19 huyện)
Quận Ba Đình
Quận Tây Hồ
Quận Hoàn Kiếm
Quận Hai Bà Trưng
Quận Đống Đa
Quận Thanh Xuân
Quận Cầu Giấy
Huyện Sóc Sơn
Huyện Đông Anh
Huyện Gia Lâm
Huyện Từ Liêm
Huyện Thanh Trì
Quận Hoàng Mai
Quận Long Biên
Quận Hà Đông
Thị Xã Sơn Tây
Huyện Ba Vì
Huyện Phúc Thọ
Huyện Đan Phượng
Huyện Thạch Thất
Huyện Hoài Đức
Huyện Quốc Oai
Huyện Chương Mỹ
Huyện Thanh Oai
Huyện Thường Tín
Huyện Mỹ Đức
Huyện Ứng Hòa
Huyện Phú Xuyên
Huyện Mê Linh
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
U
V
W
X
Y
Z
a
b
c
02. Thành phố Hải Phòng
(6 quận, 8 huyện)
Quận Hồng Bàng
Quận Ngô Quyền
Quận Lê Chân
Quận Kiến An
Quận Đồ Sơn
Huyện Thủy Nguyên
Huyện An Dương
Huyện An Lão
Huyện Kiến Thụy
Huyện Tiên Lãng
Huyện Vĩnh Bảo
Huyện Cát Hải
Huyện Bạch Long Vĩ
Quận Dương Kinh
02
02
02
02
02
02
02
02
02
02
02
02
02
02
02
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
04. Tỉnh Hải Dương
(1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện)
Thành phố Hải Dương
Thị xã Chí Linh
Huyện Nam Sách
Huyện Thanh Hà
Huyện Kinh Môn
Huyện Kim Thành
Huyện Gia Lộc
Huyện Tứ Kỳ
Huyện Cẩm Giàng
Huyện Bình Giang
Huyện Thanh Miện
Huyện Ninh Giang
04
04
04
04
04
04
04
04
04
04
04
04
04
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
05. Tỉnh Hưng Yên
(1 thành phố, 9 huyện)
Thành phố Hưng Yên
Huyện Văn Lâm
Huyện Mỹ Hào
Huyện Yên Mỹ
Huyện Văn Giang
Huyện Khoái Châu
Huyện Ân Thi
Huyện Kim Động
Huyện Phù Cừ
Huyện Tiên Lữ
05
05
05
05
05
05
05
05
05
05
05
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
06. Tỉnh Hà Nam
(1 thành phố, 5 huyện)
Thành phố Phủ Lý
Huyện Duy Tiên
Huyện Kim Bảng
Huyện Lý Nhân
Huyện Thanh Liêm
Huyện Bình Lục
06
06
06
06
06
06
06
A
B
C
D
E
F
07. Tỉnh Nam Định
(1 thành phố, 9 huyện)
Thành phố Nam Định
Huyện Vụ Bản
Huyện Mỹ Mộc
Huyện Ý Yên
Huyện Nam Trực
Huyện Trực Ninh
Huyện Xuân Trường
Huyện Giao Thủy
Huyện Nghĩa Hưng
Huyện Hải Hậu
07
07
07
07
07
07
07
07
07
07
07
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
08. Tỉnh Thái Bình
(1 thành phố, 7 huyện)
Thành phố Thái Bình
Huyện Quỳnh Phụ
Huyện Hưng Hà
Huyện Thái Thụy
Huyện Đông Hưng
Huyện Vũ Thư
Huyện Kiến Xương
Huyện Tiền Hải
08
08
08
08
08
08
08
08
08
A
B
C
D
E
F
G
H
09. Tỉnh Ninh Bình
(1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện)
Thành phố Ninh Bình
Thị xã Tam Điệp
Huyện Nho Quan
Huyện Gia Viễn
Huyện Hoa Lư
Huyện Yên Mô
Huyện Yên Khánh
Huyện Kim Sơn
09
09
09
09
09
09
09
09
09
A
B
C
D
E
F
G
H
10. Tỉnh Hà Giang
(1 thành phố, 10 huyện)
Thành phố Hà Giang
Huyện Đồng Văn
Huyện Mèo Vạc
Huyện Yên Minh
Huyện Quản Bạ
Huyện Bắc Mê
Huyện Hoàng Su Phì
Huyện Vị Xuyên
Huyện Xín Mần
Huyện Bắc Quang
Huyện Quang Bình
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
11. Tỉnh Cao Bằng
(1 thị xã, 12 huyện)
Thị xã Cao Bằng
Huyện Bảo Lạc
Huyện Bảo Lâm
Huyện Hà Quảng
Huyện Thông Nông
Huyện Trà Lĩnh
Huyện Trùng Khánh
Huyện Nguyên Bình
Huyện Hòa An
Huyện Quảng Uyên
Huyện Hạ Lang
Huyện Thạch An
Huyện Phục Hòa
11
11
11
11
11
11
11
11
11
11
11
11
11
11
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
12. Tỉnh Lào Cai
(1 thành phố, 8 huyện)
Thành phố Lào Cai
Huyện Mường Khương
Huyện Bát Xát
Huyện Si Ma Cai
Huyện Bắc Hà
Huyện Bảo Thắng
Huyện Sa Pa
Huyện Bảo Yên
Huyện Văn Bàn
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
A
C
D
E
F
G
H
I
K
13. Tỉnh Bắc Kạn
(1 thị xã, 7 huyện)
Thị xã Bắc Kạn
Huyện Ba Bể
Huyện Ngân Sơn
Huyện Chợ Đồn
Huyện Na Rì
Huyện Bạch Thông
Huyện Chợ Mới
Huyện Pắc Nặm
13
13
13
13
13
13
13
13
13
A
B
C
D
E
F
G
H
14. Tỉnh Lạng Sơn
(1 thành phố, 10 huyện)
Thành phố Lạng Sơn
Huyện Tràng Định
Huyện Văn Lãng
Huyện Bình Gia
Huyện Bắc Sơn
Huyện Văn Quan
Huyện Cao Lộc
Huyện Lộc Bình
Huyện Chi Lăng
Huyện Đình Lập
Huyện Hữu Lũng
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
15. Tỉnh Tuyên Quang
(1 thị xã, 5 huyện)
Thị xã Tuyên Quang
Huyện Nà Hang
Huyện Chiêm Hóa
Huyện Hàm Yên
Huyện Yên Sơn
Huyện Sơn Dương
15
15
15
15
15
15
15
A
B
C
D
E
F
16. Tỉnh Yên Bái
(1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện)
Thành phố Yên Bái
Thị xã Nghĩa Lộ
Huyện Lục Yên
Huyện Văn Yên
Huyện Mù Cang Chải
Huyện Trấn Yên
Huyện Yên Bình
Huyện Văn Chấn
Huyện Trạm Tấu
16
16
16
16
16
16
16
16
16
16
A
B
C
D
E
F
G
H
I
17. Tỉnh Thái Nguyên
(1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện)
Thành phố Thái Nguyên
Thị xã Sông Công
Huyện Định Hóa
Huyện Võ Nhai
Huyện Phú Lương
Huyện Đồng Hỷ
Huyện Đại Từ
Huyện Phú Bình
Huyện Phổ Yên
17
17
17
17
17
17
17
17
17
17
A
B
C
D
E
F
G
H
I
18. Tỉnh Phú Thọ
(1 thành phố, 1 thị xã, 11 huyện)
Thành phố Việt Trì
Thị xã Phú Thọ
Huyện Đoan Hùng
Huyện Hạ Hòa
Huyện Thanh Ba
Huyện Phù Ninh
Huyện Lâm Thao
Huyện Cẩm Khê
Huyện Yên Lập
Huyện Tam Nông
Huyện Thanh Thủy
Huyện Thanh Sơn
Huyện Tân Sơn
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
18
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
19. Tĩnh Vĩnh Phúc
(1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện)
Thành phố Vĩnh Yên
Huyện Lập Thạch
Huyện Tam Dương
Huyện Bình Xuyên
Huyện Vĩnh Tường
Huyện Yên Lạc
Thị xã Phúc Yên
Huyện Tam Đảo
Huyện Sông Lô
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
A
B
C
D
E
F
H
I
J
20. Tỉnh Bắc Giang
(1 thành phố, 9 huyện)
Thành phố Bắc Giang
Huyện Yên Thế
Huyện Tân Yên
Huyện Lục Ngạn
Huyện Hiệp Hòa
Huyện Lạng Giang
Huyện Sơn Động
Huyện Lục Nam
Huyện Việt Yên
Huyện Yên Dũng
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
21. Tỉnh Bắc Ninh
(1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện)
Thành phố Bắc Ninh
Huyện Yên Phong
Huyện Quế Võ
Huyện Tiên Du
Thị xã Từ Sơn
Huyện Thuận Thành
Huyện Lương Tài
Huyện Gia Bình
21
21
21
21
21
21
21
21
21
A
B
C
D
E
F
G
H
22. Tỉnh Quảng Ninh
(2 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện)
Thành phố Hạ Long
Thị xã Cẩm Phả
Thị xã Uông Bí
Thành phố Móng Cái
Huyện Bình Liêu
Huyện Hải Hà
Huyện Đầm Hà
Huyện Tiên Yên
Huyện Ba Chẽ
Huyện Vân Đồn
Huyện Hoành Bồ
Huyện Đông Triều
Huyện Cô Tô
Huyện Yên Hưng
22
22
22
22
22
22
22
22
22
22
22
22
22
22
22
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
23. Tỉnh Lai Châu
(1 thị xã, 5 huyện)
Huyện Tam Đường
Huyện Phong Thổ
Huyện Mường Tè
Huyện Sìn Hồ
Huyện Than Uyên
Thị xã Lai Châu
Huyện Tân Uyên
23
23
23
23
23
23
23
23
A
B
C
D
E
F
G
24. Tỉnh Sơn La
(1 thành phố, 10 huyện)
Thành phố Sơn La
Huyện Quỳnh Nhai
Huyện Mường La
Huyện Thuận Châu
Huyện Bắc Yên
Huyện Phù Yên
Huyện Mai Sơn
Huyện Sông Mã
Huyện Yên Châu
Huyện Mộc Châu
Huyện Sốp Cộp
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
25. Tỉnh Hòa Bình
(1 thành phố, 10 huyện)
Thành phố Hòa Bình
Huyện Đà Bắc
Huyện Mai Châu
Huyện Kỳ Sơn
Huyện Lương Sơn
Huyện Kim Bôi
Huyện Tân Lạc
Huyện Lạc Sơn
Huyện Lạc Thủy
Huyện Yên Thủy
Huyện Cao Phong
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
26. Tỉnh Thanh Hóa
(1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện)
Thành phố Thanh Hóa
Thị xã Bỉm Sơn
Thị xã Sầm Sơn
Huyện Mường Lát
Huyện Quan Hóa
Huyện Quan Sơn
Huyện Bá Thước
Huyện Cẩm Thủy
Huyện Lang Chánh
Huyện Thạch Thành
Huyện Ngọc Lạc
Huyện Thường Xuân
Huyện Như Xuân
Huyện Như Thanh
Huyện Vĩnh Lộc
Huyện Hà Trung
Huyện Nga Sơn
Huyện Yên Định
Huyện Thọ Xuân
Huyện Hậu Lộc
Huyện Thiệu Hóa
Huyện Hoằng Hóa
Huyện Đông Sơn
Huyện Triệu Sơn
Huyện Quảng Xương
Huyện Nông Cống
Huyện Tĩnh Gia
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
U
V
W
X
Y
Z
a
27. Tỉnh Nghệ An
(1 thành phố, 2 thị xã, 17 huyện)
Thành phố Vinh
Thị xã Cửa Lò
Huyện Quế Phong
Huyện Quỳ Châu
Huyện Kỳ Sơn
Huyện Quỳ Hợp
Huyện Nghĩa Đàn
Huyện Tương Dương
Huyện Quỳnh Lưu
Huyện Tân Kỳ
Huyện Con Cuông
Huyện Yên Thành
Huyện Diễn Châu
Huyện An Sơn
Huyện Đô Lương
Huyện Thanh Chương
Huyện Nghi Lộc
Huyện Nam Đàn
Huyện Hưng Nguyên
Thị xã Thái Hòa
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
28. Tỉnh Hà Tĩnh
(1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện)
Thành phố Hà Tĩnh
Thị xã Hồng Lĩnh
Huyện Nghi Xuân
Huyện Đức Thọ
Huyện Hương Sơn
Huyện Vũ Quang
Huyện Can Lộc
Huyện Thạch Hà
Huyện Cẩm Xuyên
Huyện Hương Khê
Huyện Kỳ Anh
Huyện Lộc Hà
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
29. Tỉnh Quảng Bình
(1 thành phố, 6 huyện)
Thành phố Đồng Hới
Huyện Tuyên Hóa
Huyện Minh Hóa
Huyện Quảng Trạch
Huyện Bố Trạch
Huyện Quảng Ninh
Huyện Lệ Thủy
29
29
29
29
29
29
29
29
A
B
C
D
E
F
G
30. Tỉnh Quảng Trị
(1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện)
Thành phố Đông Hà
Thị xã Quảng Trị
Huyện Vĩnh Linh
Huyện Gio Linh
Huyện Cam Lộ
Huyện Triệu Phong
Huyện Hải Lăng
Huyện Hướng Hóa
Huyện Đa Krông
Huyện đảo Cồn Cỏ
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
31. Tỉnh Thừa Thiên - Huế
(1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện)
Thành phố Huế
Huyện Phong Điền
Huyện Quảng Điền
Huyện Hương Trà
Huyện Phú Vang
Huyện Hương Thủy
Huyện Phú Lộc
Huyện A Lưới
Huyện Nam Đông
31
31
31
31
31
31
31
31
31
31
A
B
C
D
E
F
G
H
I
32. Thành phố Đà Nẵng
(6 quận, 2 huyện)
Quận Hải Châu
Quận Thanh Khê
Quận Sơn Trà
Quận Ngũ Hành Sơn
Quận Liên Chiểu
Huyện Hòa Vang
Huyện đảo Hoàng Sa
Quận Cẩm Lệ
32
32
32
32
32
32
32
32
32
A
B
C
D
E
F
G
H
33. Tỉnh Quảng Nam
(2 thành phố, 16 huyện)
Thành phố Tam Kỳ
Thành phố Hội An
Huyện Đông Giang
Huyện Đại Lộc
Huyện Điện Bàn
Huyện Duy Xuyên
Huyện Nam Giang
Huyện Thăng Bình
Huyện Quế Sơn
Huyện Hiệp Đức
Huyện Tiên Phước
Huyện Phước Sơn
Huyện Núi Thành
Huyện Bắc Trà My
Huyện Tây Giang
Huyện Nam Trà My
Huyện Phú Ninh
Huyện Nông Sơn
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
34. Tỉnh Quảng Ngãi
(1 thành phố, 13 huyện)
Thành phố Quảng Ngãi
Huyện Lý Sơn
Huyện Bình Sơn
Huyện Trà Bồng
Huyện Sơn Tịnh
Huyện Sơn Tây
Huyện Sơn Hà
Huyện Tư Nghĩa
Huyện Nghĩa Hành
Huyện Minh Long
Huyện Mộ Đức
Huyện Đức Phổ
Huyện Ba Tơ
Huyện Tây Trà
34
34
34
34
34
34
34
34
34
34
34
34
34
34
34
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
35. Tỉnh Bình Định
(1 thành phố, 10 huyện)
Thành phố Quy Nhơn
Huyện An Lão
Huyện Hoài Nhơn
Huyện Hoài Ân
Huyện Phù Mỹ
Huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Phù Cát
Huyện Tây Sơn
Huyện An Nhơn
Huyện Tuy Phước
Huyện Vân Canh
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
36. Tỉnh Phú Yên
(1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện)
Thành phố Tuy Hòa
Huyện Đồng Xuân
Thị xã Sông Cầu
Huyện Tuy An
Huyện Sơn Hòa
Huyện Tây Hòa
Huyện Sông Hinh
Huyện Phú Hòa
Huyện Đông Hòa
36
36
36
36
36
36
36
36
36
36
A
B
C
D
E
F
G
H
I
37. Tỉnh Khánh Hòa
(1. T. phố, 1 thị xã, 6 huyện)
Thành phố Nha Trang
Thị xã Cam Ranh
Huyện Vạn Ninh
Huyện Ninh Hòa
Huyện Diên Khánh
Huyện Khánh Vĩnh
Huyện Khánh Sơn
Huyện Trường Sa
Huyện Cam Lâm
37
37
37
37
37
37
37
37
37
37
A
B
C
D
E
F
G
H
I
38. Tỉnh Kon Tum
(1 thành phố, 8 huyện)
Thành phố Kon Tum
Huyện Đắk Glei
Huyện Ngọc Hồi
Huyện Đắk Tô
Huyện Kon Plông
Huyện Đắk Hà
Huyện Sa Thầy
Huyện Kon Rẫy
Huyện Tu Mơ Rông
38
38
38
38
38
38
38
38
38
38
A
B
C
D
E
F
G
H
I
39. Tỉnh Gia Lai
(1 thành phố, 2 thị xã, 15 huyện)
Thành phố Pleiku
Huyện Kbang
Huyện Đắk Đoa
Huyện Mang Yang
Huyện Chư Păh
Huyện Ia Grai
Thị xã An Khê
Huyện Kông Chro
Huyện Đức Cơ
Huyện Chư Prông
Huyện Chư Sê
Thị xã Ayun Pa
Huyện Krông Pa
Huyện Ia Pa
Huyện Đắk Pơ
Huyện Phú Thiện
Huyện Chư Pha
Huyện Chư Pưh
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
40. Tỉnh Đắk Lắk
(1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện)
Thành phố Buôn Ma Thuột
Huyện Ea H’leo
Huyện Ea Súp
Huyện Krông Năng
Huyện Krông Búk
Huyện Buôn Đôn
Huyện Cư M’gar
Huyện Ea Kar
Huyện M’Đrắk
Huyện Krông Pắk
Huyện Krông A Na
Huyện Krông Bông
Huyện Cư Kuin
Thị xã Buôn Hồ
Huyện Lắk
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
L
M
N
O
P
41. TP Hồ Chí Minh
(19 quận, 5 huyện)
Quận 1
Quận 2
Quận 3
Quận 4
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 9
Quận 10
Quận 11
Quận 12
Quận Gò Vấp
Quận Tân Bình
Quận Bình Thạnh
Quận Phú Nhuận
Quận Thủ Đức
Huyện Củ Chi
Huyện Hóc Môn
Huyện Bình Chánh
Huyện Nhà Bè
Huyện Cần Giờ
Quận Bình Tân
Quận Tân Phú
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
41
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
U
V
W
X
42. Tỉnh Lâm Đồng
(1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện)
Thành phố Đà Lạt
Thị xã Bảo Lộc
Huyện Lạc Dương
Huyện Đơn Dương
Huyện Đức Trọng
Huyện Lâm Hà
Huyện Bảo Lâm
Huyện Di Linh
Huyện Đạ Huoai
Huyện Đạ Tẻh
Huyện Cát Tiên
Huyện Đam Rông
42
42
42
42
42
42
42
42
42
42
42
42
42
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
43. Tỉnh Ninh Thuận
(1 thị xã, 5 huyện)
Thị xã Phan Rang – Tháp Chàm
Huyện Ninh Sơn
Huyện Bác Ái
Huyện Ninh Hải
Huyện Ninh Phước
Huyện Thuận Bắc
43
43
43
43
43
43
43
A
B
C
D
E
F
44. Tỉnh Bình Phước
(3 thị xã, 6 huyện)
Thị xã Đồng Xoài
Huyện Đồng Phú
Thị xã Phước Long
Huyện Lộc Ninh
Huyện Bù Đăng
Thị xã Bình Long
Huyện Bù Gia Mập
Huyện Chơn Thành
Huyện Hớn Quản
44
44
44
44
44
44
44
44
44
44
A
B
G
D
E
I
C
H
F
45. Tỉnh Tây Ninh
(1 thị xã, 8 huyện)
Thị xã Tây Ninh
Huyện Tân Biên
Huyện Tân Châu
Huyện Dương Minh Châu
Huyện Châu Thành
Huyện Hòa Thành
Huyện Bến Cầu
Huyện Gò Dầu
Huyện Trảng Bàng
45
45
45
45
45
45
45
45
45
45
A
B
C
D
E
F
G
H
I
46. Tỉnh Bình Dương
(1 thị xã, 6 huyện)
Thị xã Thủ Dầu Một
Huyện Dầu Tiếng
Huyện Bến Cát
Huyện Phú Giáo
Huyện Tân Uyên
Huyện Thuận An
Huyện Dĩ An
46
46
46
46
46
46
46
46
A
B
C
D
E
F
G
47. Tỉnh Đồng Nai
(1 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện)
Thành phố Biên Hòa
Huyện Tân Phú
Huyện Định Quán
Huyện Vĩnh Cửu
Huyện Thống Nhất
Thị xã Long Khánh
Huyện Xuân Lộc
Huyện Long Thành
Huyện Nhơn Trạch
Huyện Trảng Bom
Huyện Cẩm Mỹ
47
47
47
47
47
47
47
47
47
47
47
47
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
48. Tỉnh Bình Thuận
(1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện)
Thành phố Phan Thiết
Huyện Tuy Phong
Huyện Bắc Bình
Huyện Hàm Thuận Bắc
Huyện Hàm Thuận Nam
Huyện Tánh Linh
Huyện Hàm Tân
Huyện Đức Linh
Huyện Phú Quý
Thị xã La-gi
48
48
48
48
48
48
48
48
48
48
48
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
49. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện)
Thành phố Vũng Tàu
Thị xã Bà Rịa
Huyện Châu Đức
Huyện Xuyên Mộc
Huyện Tân Thành
Huyện Long Điền
Huyện Côn Đảo
Huyện Đất Đỏ
49
49
49
49
49
49
49
49
49
A
B
C
D
E
F
G
H
50. Tỉnh Long An
(1 thành phố, 13 huyện)
Thành phố Tân An
Huyện Tân Hưng
Huyện Vĩnh Hưng
Huyện Mộc Hóa
Huyện Tân Thạnh
Huyện Thạnh Hóa
Huyện Đức Huệ
Huyện Đức Hòa
Huyện Bến Lức
Huyện Thủ Thừa
Huyện Châu Thành
Huyện Tân Trụ
Huyện Cần Đước
Huyện Cần Giuộc
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
51. Tỉnh Đồng Tháp
(1 thành phố 2 thị xã, 9 huyện)
Thành phố Cao Lãnh
Thị xã Sa Đéc
Huyện Tân Hồng
Huyện Hồng Ngự
Huyện Tam Nông
Huyện Thanh Bình
Huyện Tháp Mười
Huyện Cao Lãnh
Huyện Lấp Vò
Huyện Lai Vung
Huyện Châu Thành
Thị xã Hồng Ngự
51
51
51
51
51
51
51
51
51
51
51
51
51
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
52. Tỉnh An Giang
(1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện)
Thành phố Long Xuyên
Thị xã Châu Đốc
Huyện An Phú
Thị xã Tân Châu
Huyện Phú Tân
Huyện Châu Phú
Huyện Tịnh Biên
Huyện Tri Tôn
Huyện Chợ Mới
Huyện Châu Thành
Huyện Thoại Sơn
52
52
52
52
52
52
52
52
52
52
52
52
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
53. Tỉnh Tiền Giang
(1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện)
Thành phố Mỹ Tho
Thị xã Gò Công
Huyện Tân Phước
Huyện Châu Thành
Huyện Cai Lậy
Huyện Chợ Gạo
Huyện Cái Bè
Huyện Gò Công Tây
Huyện Gò Công Đông
Huyện Tân Phú Đông
53
53
53
53
53
53
53
53
53
53
53
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
54. Tỉnh Vĩnh Long
(1 thành phố, 7 huyện)
Thành phố Vĩnh Long
Huyện Long Hồ
Huyện Mang Thít
Huyện Bình Minh
Huyện Tam Bình
Huyện Trà Ôn
Huyện Vũng Liêm
Huyện Bình Tân
54
54
54
54
54
54
54
54
54
A
B
C
D
E
F
G
H
55. Tỉnh Bến Tre
(1 thành phố, 8 huyện)
Thành phố Bến Tre
Huyện Châu Thành
Huyện Chợ Lách
Huyện Mỏ Cày Bắc
Huyện Giồng Trôm
Huyện Bình Đại
Huyện Ba Tri
Huyện Thạnh Phú
Huyện Mỏ Cày Nam
55
55
55
55
55
55
55
55
55
55
A
B
C
D
E
F
G
H
I
56. Tỉnh Kiên Giang
(1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện)
Thành phố Rạch Giá
Thị xã Hà Tiên
Huyện Kiên Lương
Huyện Hòn Đất
Huyện Tân Hiệp
Huyện Châu Thành
Huyện Giồng Giềng
Huyện Gò Quao
Huyện An Biên
Huyện An Minh
Huyện Vĩnh Thuận
Huyện Phú Quốc
Huyện Kiên Hải
Huyện U Minh Thượng
Huyện Giang Thành
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
56
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
57. Thành phố Cần Thơ
(5 quận, 4 huyện)
Quận Ninh Kiều
Quận Bình Thủy
Quận Cái Răng
Quận Ô Môn
Quận Thốt Nốt
Huyện Cờ Đỏ
Huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Phong Điền
Huyện Thới Lai
57
57
57
57
57
57
57
57
57
57
A
B
C
E
F
G
H
I
K
58. Tỉnh Trà Vinh
(1 thị xã, 7 huyện)
Thị xã Trà Vinh
Huyện Càng Long
Huyện Châu Thành
Huyện Cầu Kè
Huyện Tiểu Cần
Huyện Cầu Ngang
Huyện Trà Cú
Huyện Duyên Hải
58
58
58
58
58
58
58
58
58
A
B
C
D
E
F
G
H
59. Tỉnh Sóc Trăng
(1 thị xã, 10 huyện)
Thị xã Sóc Trăng
Huyện Kế Sách
Huyện Long Phú
Huyện Mỹ Tú
Huyện Mỹ Xuyên
Huyện Thạnh Trị
Huyện Vĩnh Châu
Huyện Cù Lao Dung
Huyện Ngã Năm
Huyện Châu Thành
Huyện Trần Đề
59
59
59
59
59
59
59
59
59
59
59
59
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
60. Tỉnh Bạc Liêu
(1 thị xã, 6 huyện)
Thị xã Bạc Liêu
Huyện Phước Long
Huyện Hồng Dân
Huyện Vĩnh Lợi
Huyện Giá Rai
Huyện Đông Hải
Huyện Hòa Bình
60
60
60
60
60
60
60
60
A
B
C
D
E
F
G
61. Tỉnh Cà Mau
(1 thành phố, 8 huyện)
Thành phố Cà Mau
Huyện Thới Bình
Huyện U Minh
Huyện Trần Văn Thời
Huyện Cái Nước
Huyện Đầm Dơi
Huyện Ngọc Hiển
Huyện Năm Căn
Huyện Phú Tân
61
61
61
61
61
61
61
61
61
61
A
B
C
D
E
F
G
H
I
62. Tỉnh Điện Biên
(1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện)
Thành phố Điện Biên Phủ
Thị xã Mường Lay
Huyện Mường Nhé
Huyện Tủa Chùa
Huyện Tuần Giáo
Huyện Điện Biên
Huyện Điện Biên Đông
Huyện Mường Chà
Huyện Mường Ảng
62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
A
B
D
E
F
G
H
I
J
63. Tỉnh Đắc Nông
(1 thị xã, 7 huyện)
Huyện Cư Jút
Huyện Đắc Mil
Huyện Đắc Song
Huyện Đắc GLong
Huyện Đắc RLấp
Huyện Krông Nô
Thị xã Gia Nghĩa
Huyện Tuy Đức
63
63
63
63
63
63
63
63
63
A
B
C
D
E
F
G
H
64. Tỉnh Hậu Giang
(2 thị xã, 5 huyện)
Thị xã Vị Thanh
Huyện Vị Thủy
Huyện Long Mỹ
Huyện Châu Thành A
Huyện Châu Thành
Huyện Phụng Hiệp
Thị xã Ngã Bảy
64
64
64
64
64
64
64
64
A
B
C
E
F
G
H
PHỤ LỤC VII-3
PHÔNG (FONT) CHỮ, CỠ CHỮ, KIỂU CHỮ SỬ DỤNG TRONG CÁC MẪU GIẤY
TT
Thành phần thể thức
Phông (font) chữ
Cỡ chữ
Kiểu chữ
Ví dụ
1
Tiêu đề
.Times New Roman
.Times New Roman
13
13
Đậm và in hoa
Đậm và in thường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2
Tên cơ quan cấp
.Times New Roman
.Times New Roman
13
13
Thường và in hoa
Đậm và in hoa
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
3
Tên Giấy chứng nhận
.Times New Roman
14
Đậm và in hoa
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN
4
Các nội dung ghi sẵn trên mẫu
.Times New Roman
14
Thường
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: ……….
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): …
5
Các nội dung của từng doanh nghiệp
.Times New Roman
.Times New Roman
14
14
Đậm và in hoa
Thường
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG TIẾN THÀNH
Địa chỉ trụ sở chính: Số 195b, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
.Times New Roman
14
In hoa
Họ và tên: NGUYỄN VĂN A
6
Thành viên công ty
.Times New Roman
14
In hoa
NGUYỄN VĂN A
7
Chi nhánh, văn phòng đại diện
.Times New Roman
14
In hoa
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
HUY HOÀNG TẠI NGHỆ AN
.Times New Roman
14
Thường
Số 2, đường Trần Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
8
Thể thức đề ký
.Times New Roman
13
Đậm và in hoa
TRƯỞNG PHÒNG
9
Họ tên người ký
.Times New Roman
13
Thường
Nguyễn Thùy Linh
10
Ngày cấp
.Times New Roman
14
Thường và in nghiêng
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm ……
Đăng ký thay đổi lần thứ: …. ngày … tháng … năm …… | {
"issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư",
"promulgation_date": "04/06/2010",
"sign_number": "14/2010/TT-BKH",
"signer": "Võ Hồng Phúc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Ke-hoach-227-KH-BYT-2019-ung-dung-cong-nghe-trong-kham-chua-benh-thanh-toan-bao-hiem-y-te-408457.aspx | Kế hoạch 227/KH-BYT 2019 ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh thanh toán bảo hiểm y tế | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 227/KH-BYT
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2019
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2019
A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 22/6/2006;
- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014;
- Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới BHYT toàn dân;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
- Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Kế hoạch hành động số 1212/KH-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử;
- Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Y tế;
- Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Căn cứ thực tiễn
- Kết quả đã đạt được trong năm 2018 (Báo cáo của Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) và giám định bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2018 tổ chức ngày 26/12/2018).
- Kết quả kiểm tra, giám sát triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý KBCB và giám định, thanh toán chi phí KBCB BHYT năm 2018 theo Kế hoạch số 250/KH-BYT ngày 19/3/2018 của Bộ Y tế (Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý KBCB và giám định, thanh toán chi phí KBCB BHYT năm 2018 của Vụ BHYT).
B. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tin học hóa trong quản lý KBCB BHYT nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về KBCB BHYT, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý và giám định chi phí KBCB BHYT.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý KBCB và giám định BHYT;
b) Xây dựng cơ chế tài chính đáp ứng việc tin học hóa phục vụ quản lý KBCB và giám định BHYT tại các cơ sở KBCB BHYT;
c) Xây dựng phần mềm ứng dụng phân tích, báo cáo thống kê dữ liệu liên quan đến chi phí KBCB BHYT để phục vụ công tác quản lý, điều hành được kịp thời, có hiệu quả;
d) Tập trung trọng tâm vào việc kiểm tra, giám sát tại các địa phương, đơn vị; đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý tại các cơ sở KBCB cũng như các cán bộ của các khoa, phòng liên quan đến việc triển khai tin học hóa trong KBCB BHYT;
đ) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc kết nối, liên thông dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý thông tuyến và giám định điện tử
C. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
I. NỘI DUNG
1. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục rà soát ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT, gồm:
- Bộ mã DMDC (phiên bản tiếp theo);
- Quyết định và hướng dẫn thực hiện quy định về dữ liệu đầu ra (bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn khi có phát sinh);
- Quy định Định mức thuê dịch vụ CNTT làm cơ sở để các bên liên quan thực hiện thuê dịch vụ CNTT theo chỉ đạo của Chính phủ;
- Tổ chức Hội nghị tổng kết để đánh giá, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT phục vụ quản lý KBCB và giám định, thanh toán chi phí KBCB BHYT.
b) Công tác hỗ trợ, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực quản lý, triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý KBCB và giám định, thanh toán BHYT tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở KBCB
- Tiếp tục duy trì nhóm Skype hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện;
- Hỗ trợ trực tiếp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong kết nối, liên thông dữ liệu điện tử KBCB BHYT thông qua kiểm tra, giám sát tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở KBCB;
- Xây dựng nội dung, kế hoạch và tổ chức một số lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý KBCB và giám định, thanh toán chi phí KBCB BHYT tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở KBCB.
c) Công tác kiểm tra, giám sát
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT tại các địa phương, các cơ sở KBCB ở tất cả các khâu liên quan đến việc trích chuyển dữ liệu, kết nối, liên thông dữ liệu, bảo đảm đúng quy định, yêu cầu, chất lượng và kế hoạch đề ra;
- Tiếp nhận và giải quyết các phản ánh về chất lượng dịch vụ CNTT (như truy cập dữ liệu thẻ BHYT, kiểm tra thông tuyến,...) và một số khó khăn, vướng mắc, bất cập khác thông qua các kênh thông tin (Skype, văn bản, e-mail,...);
- Thông qua kết quả kiểm tra, giám sát và cảnh báo của Hệ thống thông tin giám định BHYT của cơ quan BHXH để kiến nghị Bộ Y tế kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về KBCB BHYT, nhằm phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ BHYT (nếu có).
2. Thực hiện việc kết nối, liên thông dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý thông tuyến và giám định điện tử
Bảo đảm thực hiện gửi dữ liệu điện tử từ cơ sở KBCB BHYT đến Cổng tiếp nhận dữ liệu được đầy đủ, thường xuyên, liên tục để phục vụ quản lý thông tuyến và giám định điện tử theo quy định, cụ thể:
- Đạt tỷ lệ gửi hồ sơ gửi đúng ngày ít nhất 90% đối với các cơ sở KCB tuyến Tỉnh và tuyến TW;
- Đạt tỷ lệ gửi hồ sơ gửi đúng ngày 100% đối với các cơ sở KCB tuyến huyện, tuyến xã (trừ các đơn vị không có/ không đủ điều kiện về hạ tầng CNTT).
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Văn phòng Điều phối nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án ứng dụng CNTT trong KBCB và thanh toán BHYT (Sau đây viết tắt là Văn phòng Điều phối) làm đầu mối tổng hợp nhu cầu, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp nhu cầu báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này; ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ các dự án để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019.
3. Các đơn vị sự nghiệp ưu tiên sử dụng kinh phí từ ngân sách được giao, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư và thuê dịch vụ CNTT để đáp ứng đúng chỉ đạo, hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Y tế, trên cơ sở sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Bảo hiểm y tế và Văn phòng Điều phối
Giao Vụ Bảo hiểm y tế và Văn phòng Điều phối làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục có liên quan thuộc Bộ Y tế và một số cơ sở KBCB để tiếp tục tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT trên toàn quốc, cụ thể như sau:
a) Chỉ đạo các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và y tế các Bộ, ngành:
- Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT theo kế hoạch, quy định, hướng dẫn đã ban hành;
- Thường xuyên đôn đốc việc kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ sở KBCB BHYT với cơ quan BHXH đúng quy định;
b) Xây dựng dự thảo bổ sung, sửa đổi các văn bản liên quan đến dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra phục vụ quản lý và giám định chi phí KBCB BHYT;
c) Điều phối các Vụ/Cục và các đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý KBCB và giám định chi phí KBCB BHYT;
d) Thuê doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT xây dựng phần mềm ứng dụng phân tích, báo cáo thống kê dữ liệu liên quan đến chi phí KBCB BHYT thông qua dữ liệu điện tử do BHXH Việt Nam cung cấp qua tài khoản cho Bộ Y tế, để phục vụ công tác quản lý, điều hành được kịp thời, có hiệu quả;
đ) Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực trong việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý KBCB và thanh toán BHYT cho các đối tượng liên quan tại các cơ sở KBCB trên phạm vi toàn quốc;
e) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, đôn đốc các cơ sở KBCB trên toàn quốc; tổ chức các Hội nghị tổng kết và định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện kế hoạch.
2. Cục Công nghệ thông tin:
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, tiêu chí thực hiện nội dung giao dịch điện tử liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý KBCB BHYT;
b) Tổ chức xây dựng Cổng Tiếp nhận dữ liệu và Kho quản lý dữ liệu KBCB BHYT để triển khai tiếp nhận được đầy đủ, chính xác dữ liệu điện tử KBCB BHYT, bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin trong quá trình tiếp nhận dữ liệu điện tử KBCB BHYT và triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý KBCB và giám định chi phí KBCB BHYT.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ BHYT và Văn phòng điều phối báo cáo Lãnh đạo Bộ bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí KBCB BHYT;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
- Xây dựng phương án tính toán giá, xác định mức chi phí thuê dịch vụ CNTT, làm căn cứ để các cơ sở KBCB chi trả chi phí thuê dịch vụ CNTT;
- Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, kết cấu chi phí ứng dụng CNTT vào trong giá dịch vụ y tế, bảo đảm tính đúng, tính đủ.
4. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan tham mưu, trình lãnh đạo Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản liên quan đến KBCB BHYT và các văn bản đối với các dịch vụ kỹ thuật tương đương về kỹ thuật tại Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 50/2014/TT-BYT , phù hợp với tên, giá dịch vụ kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BYT , làm cơ sở pháp lý triển khai ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT;
b) Cập nhật Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10) Tập 1, 2 vào Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu DMDC;
c) Ban hành hướng dẫn, quy định cấp mã cơ sở KBCB BHYT được đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.
5. Cục Quản lý Dược:
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Bảo hiểm y tế tham mưu, trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt, ban hành các phiên bản cập nhật danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được thay đổi, loại bỏ hoặc bổ sung, cấp mới;
- Cung cấp danh mục cập nhật (được cấp mới hoặc loại bỏ) đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được Cục Quản lý Dược cấp số đăng ký lưu hành cho Cục Quản lý Y, dược cổ truyền để làm cơ sở rà soát, mã hóa và bổ sung vào các phiên bản Bộ mã DMDC.
6. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ BHYT tham mưu, trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt, ban hành các phiên bản cập nhật đối với danh mục thuốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được cấp số đăng ký mới hoặc loại bỏ;
b) Chủ trì biên soạn Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh, tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 11 (ICD-11) trong lĩnh vực y học cổ truyền, trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt và bổ sung vào Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu DMDC;
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ BHYT trong việc cập nhật, hoàn thiện danh mục mã bệnh y học cổ truyền;
7. Vụ Trang thiết bị và công trình y tế
Chủ trì, phối hợp với Vụ BHYT trong việc xây dựng, cập nhật, bổ sung danh mục mã vật tư y tế sử dụng trong KBCB BHYT, chuyển cho Vụ BHYT để tổng hợp, trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt, ban hành các phiên bản Bộ mã DMDC tiếp theo.
8. Các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Y tế
a) Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT theo Kế hoạch này;
b) Chủ động lựa chọn và đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT phù hợp đảm bảo khả năng tích hợp, liên thông và chia sẻ thông tin/dữ liệu điện tử phục vụ công tác quản lý KBCB và giám định chi phí KBCB BHYT.
c) Chủ động triển khai, đánh giá kết quả việc triển khai ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT tại đơn vị, định kỳ 06 tháng một lần báo cáo Bộ Y tế; Kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp đối với những vấn đề mới phát sinh;
9. Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT theo Kế hoạch này; định kỳ 06 tháng một lần báo cáo Bộ Y tế và kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp đối với những vấn đề mới phát sinh;
b) Đầu mối tổ chức cập nhật, ánh xạ, chuẩn hóa DMDC tập trung của các cơ sở KBCB trên địa bàn tỉnh/thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở KBCB có bộ mã DMDC phù hợp với từng tỉnh/ thành phố để phục vụ triển khai ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT; chủ động việc tổng hợp, đề xuất Bộ Y tế cấp mã cho các dịch vụ còn thiếu;
c) Chỉ đạo các cơ sở KBCB phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp CNTT để kịp thời cập nhật phần mềm quản lý bệnh viện (Phần mềm HIS) khi có sự điều chỉnh, thay đổi quy định về dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra, đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu phục vụ quản lý KBCB và thanh toán chi phí KBCB BHYT theo đúng quy định;
d) Thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai ứng dụng CNTT trong KBCB BHYT tại các cơ sở KBCB thuộc quyền quản lý; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Y tế những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thực hiện để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
10. Bộ Y tế yêu cầu các Vụ, Cục có liên quan, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 06 tháng một lần tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch gửi Bộ Y tế (qua Vụ Bảo hiểm y tế và Văn phòng Điều phối) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- BHXH Việt Nam;
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Các Vụ/Cục: CNTT, KCB, Dược, YDCT, KHTC, TTB & CTYT, BHYT; VP Điều phối CNTT;
- Sở Y tế các tỉnh/TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Các BV, Viện có GB trực thuộc Bộ Y tế (để t/h);
- Y tế các Bộ, ngành (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/03/2019",
"sign_number": "227/KH-BYT",
"signer": "Nguyễn Trường Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Chi-thi-14-2006-CT-UBND-ngan-chan-nghe-cao-bay-hoat-dong-khai-thac-thuy-san-vi-pham-Luat-Thuy-san-vung-ven-bien-Can-Gio-tuyen-song-lan-can-11586.aspx | Chỉ thị 14/2006/CT-UBND ngăn chặn nghề cào bay hoạt động khai thác thủy sản vi phạm Luật Thủy sản vùng ven biển Cần Giờ tuyến sông lân cận | UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 14/2006/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2006
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NGĂN CHẶN NGHỀ CÀO BAY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN VI PHẠM LUẬT THỦY SẢN TẠI VÙNG VEN BIỂN CẦN GIỜ VÀ CÁC TUYẾN SÔNG LÂN CẬN.
Nghề cào bay là nghề đánh bắt sử dụng lưới kéo túi, có hai cánh lưới lớn, độ mở miệng lưới rộng, đụt lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, sử dụng phương tiện có tốc độ cao, khi hoạt động sẽ đánh bắt toàn bộ thủy sản trên đường di chuyển đồng thời làm chết nhiều loại thủy sản khi va chạm vào các sợi lưới, hậu quả của nghề nầy là làm suy giảm nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác thủy sản khác của ngư dân.
Đến nay vùng ven biển Cần Giờ chưa xuất hiện loại hình đánh bắt nầy, nhưng có khả năng các phương tiện khai thác bằng cào bay sẽ di nhập và phát triển khi nguồn lợi thủy sản ở các nơi khác bị suy giảm và cạn kiệt.
Để thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/2005/CT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Thủy sản về việc ngăn chặn nghề cầo bay và các hoạt động khai thác thủy sản trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :
1. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè chỉ đạo các cơ quan chức năng :
1.1- Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản vùng ven biển Cần Giờ, các tuyến sông lân cận như : Lòng Tàu, Ngã Bảy, Soài Rạp… ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản bằng cào bay và bằng các hình thức mang tính hủy diệt thủy sản, kiên quyết không để xuất hiện và phát triển nghề cào bay.
1.2- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thanh, thông tin đại chúng về nội dung Luật Thủy sản, Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sử dụng chất nổ, xung điện và chất độc để khai thác thủy sản.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản :
2.1- Chủ động tổ chức tuần tra kiểm soát các tuyến sông lớn và vùng ven biển. Tăng tần suất kiểm tra hàng tháng nhằm phát hiện và xử lý những trường hợp sử dụng các loại hình đánh bắt, cấm sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, các trường hợp khai thác thủy sản không có giấy phép khai thác, hoặc khai thác không đúng tuyến quy định và các tàu cá không đảm bảo những quy định về an toàn cho người và phương tiện nghề cá.
2.2- Trong công tác kiểm tra gia hạn hoặc đăng ký mới cho các tàu cá cần kết hợp kiểm tra các công cụ đánh bắt và tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các chủ phương tiện,
2.3- Xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi các ngành nghề khai thác thủy sản ven bờ thuộc diện cấm và hạn chế trong năm 2006 (theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản) như : nghề đáy sông, te, xiệp.
2.4- Tháng 12 năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này.
3. Các tổ chức lực lượng vũ trang như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an hai huyện nêu trên phối hợp với chính quyền địa phương trong việc ngăn chận các hình thức đánh bắt thủy sản cấm, kiểm tra chặt chẽ các phương tiện ngay trước khi xuất bến nhằm phát hiện sớm các công cụ đánh bắt mang tính hủy diệt để kịp thời xử lý; Kết hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm ngư của thành phố và các địa phương trong công tác tuần tra kiểm soát trên sông biển và vùng nội đồng.
4. Sở Văn hóa và Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến các vùng có đánh bắt thủy sản các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Để thực hiện tốt việc ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm Luật Thủy sản tại vùng ven biển Cần Giờ và các tuyến sông lân cận, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và các Sở ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị nầy./.
Nơi nhận :
- Bộ Thủy sản (Báo cáo);
- TTUB : CT, PCT/TT;
- Sở Tư pháp;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển NT;
- Sở Văn hóa và Thông tin;
- Bộ đội Biên phòng thành phố;
- Công an thành phố;
- Các Đoàn thể TP (để phối hợp);
- UBND huyện Cần Giờ, Nhà Bè;
- VPHĐ-UB : CVP, PVP/KT;
- Tổ CNN;
- Lưu (CNN/Đ) H.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thiện Nhân | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "14/04/2006",
"sign_number": "14/2006/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thiện Nhân",
"type": "Chỉ thị"
} |