source
stringlengths 70
218
| subject
stringlengths 18
159
| text
stringlengths 329
1.06M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-14-2011-TT-BYT-huong-dan-chung-lay-mau-thuc-pham-phuc-vu-thanh-tra-121408.aspx | Thông tư 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, | BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 14/2011/TT-BYT
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LẤY MẪU THỰC PHẨM PHỤC VỤ THANH TRA, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ Y tế hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lấy mẫu thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lấy mẫu thực phẩm là các thao tác kỹ thuật nhằm thu được một lượng thực phẩm nhất định đại diện và đồng nhất phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và được sản xuất tại cùng một cơ sở.
3. Mẫu kiểm nghiệm là mẫu chung dùng để kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu tại phòng kiểm nghiệm.
4. Mẫu lưu là mẫu có cùng đặc tính của mẫu kiểm nghiệm và được lưu tại cơ sở kiểm nghiệm, cơ sở được lấy mẫu hoặc cơ sở do trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ định.
Điều 3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm.
3. Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra.
4. Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Trách nhiệm của người lấy mẫu
1. Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu.
2. Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm.
Điều 5. Quá trình lấy mẫu
1. Quá trình lấy mẫu phải được giám sát và ghi chép đầy đủ. Tất cả các dấu hiệu không đồng nhất, hư hỏng của sản phẩm và bao bì bảo quản đều phải ghi chép lại.
2. Sau khi kết thúc quá trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm phải được bàn giao ngay cho đơn vị kiểm nghiệm trong thời gian sớm nhất.
Điều 6. Chi phí lấy mẫu
Chi phí lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và các quy định khác của pháp luật.
Điều 7. Lượng mẫu được lấy và phương pháp lấy mẫu
1. Đối với từng sản phẩm, lượng mẫu tối thiểu và tối đa được lấy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp lấy mẫu đối với các nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Điều kiện bảo quản và thời gian lưu mẫu
1. Điều kiện bảo quản trong suốt quá trình lấy mẫu, vận chuyển, bàn giao và lưu mẫu phải phù hợp với các yêu cầu về bảo quản do nhà sản xuất công bố.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra quyết định thời gian lưu mẫu đối với mẫu lưu và mẫu kiểm nghiệm.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- VPCP (công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG;
- Các Viện: Dinh dưỡng, Vệ sinh YTCC TP.HCM, Pasteur Nha Trang, Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, ATTP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "01/04/2011",
"sign_number": "14/2011/TT-BYT",
"signer": "Trịnh Quân Huấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-38-2018-TT-BYT-huong-dan-thuc-hien-cong-tac-thi-dua-khen-thuong-trong-nganh-Y-te-352175.aspx | Thông tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong ngành Y tế | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/2018/TT-BYT
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH Y TẾ
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế bao gồm: nội dung, đối tượng, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; tổ chức phát động phong trào thi đua; danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình, thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và tổ chức trao tặng; Hội đồng thi đua, khen thưởng và Hội đồng sáng kiến; quỹ thi đua, khen thưởng.
2. Các nội dung khác về công tác thi đua, khen thưởng không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Các giải thưởng trong lĩnh vực y tế được áp dụng theo các văn bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Điều 2. Đối tượng thi đua, khen thưởng
1. Đối tượng thi đua:
a) Các đơn vị thuộc Bộ bao gồm: Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ;
c) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và y tế các bộ, ngành;
d) Quỹ, Chương trình, Dự án và các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực y tế;
đ) Cơ sở Y tế tư nhân;
e) Khoa, phòng, ban và các đơn vị tương đương trực thuộc các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên tại các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
2. Đối tượng khen thưởng:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước không thuộc ngành y tế; tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, người nước ngoài có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành y tế Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Nguyên tắc xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của ngành y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003; Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2017/NĐ-CP); khoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua. khen thưởng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2017/TT-BNV) và các nguyên tắc sau đây:
1. Chưa xét tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc dang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử chưa thành án; thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, làm rõ.
2. Khi có cùng thành tích thì chọn tập thể nhỏ, nữ, người không giữ chức vụ.
3. Trong 01 năm không được đề nghị tặng quá 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ trường hợp khen thưởng thành tích xuất sắc, đột xuất). Riêng đối với khen chuyên đề, mỗi năm không được đề nghị tặng quá 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Không khen thưởng cho tập thể, cá nhân khi tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, phục vụ sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội hoặc các hình thức tương tự. Trường hợp khen nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập của đơn vị, ngày truyền thống của ngành, của từng lĩnh vực liên quan thì chỉ khen vào các năm tròn (10 năm).
Điều 4. Căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong ngành y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003; khoản 7 Điều 2 Thông tư số 08/2017/TT-BNV và căn cứ theo các quy định sau đây:
1. Không xét danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua hoặc đăng ký thi đua không đúng thời hạn quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 Thông tư này tổ chức cho cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức đăng ký thi đua. Việc đăng ký thi đua được lập thành danh sách theo nội dung, chỉ tiêu danh hiệu cụ thể theo mẫu số 01 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho các đối tượng sau đây trước ngày 10 tháng 4 hằng năm:
a) Các danh hiệu thi đua: Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Bộ Y tế, Cờ thi đua của Chính phủ, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đăng ký gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế;
b) Các danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở đăng ký gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp cơ sở.
3. Danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm vào thời điểm kết thúc năm công tác hoặc năm học.
4. Khi xét khen thưởng người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào thành tích của tập thể hoặc lĩnh vực do cá nhân đó phụ trách.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề, lĩnh vực do Bộ Y tế phát động hoặc thành tích xuất sắc, đột xuất cho các tập thể, cá nhân thuộc cấp tỉnh, cấp Bộ quản lý, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác.
6. Thời gian công tác với cá nhân:
a) Người lao động nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật; người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, người phục vụ chiến đấu bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên thì thời gian nghỉ, điều trị, điều dưỡng được tính làm căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;
b) Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức để bình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;
c) Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên (nếu tại thời điểm xét có kết quả xếp loại) thì được tính để xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;
d) Cá nhân chuyển công tác có thời gian làm việc ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua, xét hình thức khen thưởng trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ;
đ) Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng hoặc bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
7. Thời gian hoạt động đối với cơ quan, tổ chức: phải có đủ 12 tháng hoạt động chính thức trở lên.
8. Phiếu bầu các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
a) Khi xét Danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Bộ Y tế. Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại phải đạt từ 75% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp (trường hợp thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu); đối với trường hợp lấy phiếu của tập thể đơn vị thì phải đạt trên 50% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên (trường hợp thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu);
b) Khi xét Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước phải được các thành viên của Hội đồng thi đua, khen thưởng hoặc Hội đồng xét tặng giải thưởng, danh hiệu bỏ phiếu kín đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng các cấp (trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu); đối với trường hợp lấy phiếu của tập thể đơn vị thì phải đạt trên 50% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng lừ 01 năm trở lên (trường hợp thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu);
c) Phiếu bầu theo mẫu số 02 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Bộ trưởng Bộ Y tế phát động, chỉ đạo phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong toàn ngành y tế; ký các quyết định khen thưởng theo thẩm quyền.
2. Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tham mưu cho Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức, phát động, chỉ đạo, tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong các lĩnh vực hoặc trong toàn ngành y tế;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành y tế;
c) Thẩm định hồ sơ đề nghị xét duyệt danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tặng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua, phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng;
b) Chỉ đạo các đơn vị đầu mối quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này xây dựng kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua chuyên đề có phạm vi toàn ngành hoặc lĩnh vực thuộc Bộ Y tế có thời gian thi đua từ 01 năm trở lên, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) trước khi tổ chức phong trào thi đua;
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để trình Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định của pháp luật (Cờ thi đua của Bộ Y tế, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho phong trào thi đua từ 03 năm trở lên hoặc Huân chương Lao động hạng Ba cho phong trào thi đua từ 05 năm trở lên).
4. Cơ quan truyền thông, báo chí, xuất bản; cơ sở y tế thuộc, trực thuộc Bộ Y tế. Sở Y tế có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến công tác thi đua, khen thưởng; tôn vinh các điển hình tiên tiến; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt; đấu tranh, phê phán hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua. hình thức khen thưởng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Chương II
DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 6. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 7. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” dược xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận bao gồm:
a) Có kết quả đánh giá công chức, viên chức, người lao động cuối năm đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Cá nhân làm việc tại các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này được giao nhiệm vụ phải hoàn thành việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt (sau đây gọi tắt là kế hoạch) đúng thời hạn, tiến độ (không phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch), bảo đảm tính hợp pháp (đúng thẩm quyền, không có nội dung trái pháp luật), đúng quy trình, thủ tục, công bố thủ tục hành chính đúng hạn (nếu có thủ tục hành chính), không phải đính chính, thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành; các đề án, nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế giao đúng thời hạn, tiến độ, đạt chất lượng (là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước);
c) Người đứng đầu, cấp phó phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính (đã được công bố là thủ tục hành chính): cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý phải đạt ít nhất 80% điểm số của Bộ tiêu chí cải cách hành chính do Bộ Nội vụ và do Bộ Y tế ban hành, trong đó mỗi tiêu chí thành phần phải đạt ít nhất 60% điểm số;
d) Người đứng đầu, cấp phó phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 2 Thông tư này: cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý phải hoàn thành việc xây dựng ít nhất 80% các văn bản quy phạm pháp luật trong kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt (không tính các văn bản quy phạm pháp luật ngoài kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành); các đề án, nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế giao đạt các yêu cầu quy định tại điểm b khoản này;
đ) Người đứng đầu, cấp phó phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải đạt ít nhất 80% tổng số điểm của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
2. Tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này.
3. Số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không vượt quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của cơ quan, tổ chức, trong đó số cá nhân không giữ chức vụ phải đạt ít nhất 50% trong tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, nếu có số dư thì được làm tròn lên.
Điều 8. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ” thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này.
Điều 9. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này.
Điều 10. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật thi đua, khen thưởng.
Điều 11. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật thi đua, khen thưởng.
Điều 12. Cờ thi đua của Bộ Y tế
1. Cờ thi đua của Bộ Y tế được xét tặng cho các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cờ thi đua của Bộ Y tế cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất hàng năm, đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 Luật thi đua, khen thưởng và các tiêu chuẩn sau đây:
a) Việc công nhận tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất đề nghị tặng Cờ thi đua của Bộ Y tế phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các lĩnh vực công tác của Bộ Y tế, đạt các tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của Bộ Y tế cho mỗi lĩnh vực theo tiêu chuẩn do đầu mối lĩnh vực đề xuất, được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt;
b) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
c) Các bệnh viện của Nhà nước và tư nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cờ thi đua của Bộ Y tế cho các cơ quan, tổ chức đạt thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong phong trào thi đua chuyên đề do Bộ Y tế phát động có thời hạn 02 năm trở lên vào dịp sơ kết, tổng kết mỗi 02 năm một lần.
Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng đối với từng phong trào thi đua do cơ quan, tổ chức đề xuất phong trào thi đua chủ trì xây dựng, gửi Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định cụ thể bằng văn bản số lượng Cờ thi đua của Bộ Y tế tặng cho cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực thi đua hằng năm.
Điều 13. Cờ thi đua của Chính phủ
Cờ thi đua của Chính phủ được xét tặng cho cơ quan, tổ chức đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Chương III
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 14. Huân chương Sao vàng
Huân chương Sao vàng để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 15. Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Hồ Chí Minh để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 16. Huân chương Độc lập
Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại các điều 16, 17 và 18 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 17. Huân chương Lao động
1. Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại các điều 22, 23 và 24 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng Huân chương Lao động các hạng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này.
Điều 18. Huân chương Dũng cảm
Huân chương Dũng cảm để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 19. Huân chương Hữu nghị
Huân chương Hữu nghị để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 33 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 20. Huy chương Hữu nghị
Huy chương Hữu nghị để tặng cho cá nhân nước ngoài đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 36 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 21. Danh hiệu "Anh hùng Lao động"
Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 61 Luật thi đua, khen thưởng.
Điều 22. Danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân"
Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng cho tập thể; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.
Điều 23. Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được xét tặng theo quy định tại Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
Điều 24. Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân", “Nhà giáo Ưu tú"
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng theo quy định tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 quy định xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", “Nhà giáo Ưu tú”.
Điều 25. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước
Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước để xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục và văn học nghệ thuật thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh. Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.
Điều 26. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được xét tặng cho tập thể, cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 27. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
1. Bằng khen cửa Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Khen thường xuyên (khen toàn diện): Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng sau khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hằng năm, kết thúc năm học hoặc nhiều năm cho cá nhân có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở trở lên quy định tại Điều 43 Thông tư này và đạt các tiêu chuẩn quy định tại một trong các điểm b, c, d hoặc đ khoản 1 Điều 7 Thông tư này tương ứng với từng cá nhân;
b) Khen chuyên đề: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ Y tế phát động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư này, cụ thể: là cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được bình xét theo tiêu chí sau khi kết thúc một đợt thi đua hoặc chuyên đề công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế phát động;
c) Khen đột xuất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho cá nhân lập được thành tích xuất sắc, đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực của Bộ Y tế, quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
d) Khen cống hiến: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho các cá nhân trước khi nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội thuộc các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 Thông tư này, cụ thể như sau: cá nhân đó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trong vòng 05 năm trở lại đây mà chưa từng được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Khen nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế xét tặng cho các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 Thông tư này vào dịp kỷ niệm thành lập năm tròn (10 năm), đạt các tiêu chuẩn sau đây: cá nhân có thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức từ 05 năm trở lên có thành tích xuất sắc đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức, trong đó có 03 năm liên tục liền kề trước năm kỷ niệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; số lượng người lao động việc trực tiếp phải đạt ít nhất 50% trong tổng số cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, nếu có số dư thì được làm tròn lên: chỉ khen thưởng 01 lần cho cá nhân trong quá trình công tác tại cơ quan, tổ chức;
e) Khen đối ngoại: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành y tế Việt Nam.
2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Khen thường xuyên (khen toàn diện): Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng sau khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm, kết thúc năm học hoặc nhiều năm cho tập thể có 02 năm liên tục trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, pháp luật và đạt các tiêu chuẩn quy định tại một trong các điểm b, c, d hoặc đ khoản 1 Điều 7 Thông tư này tương ứng với mỗi cơ quan, tổ chức;
b) Khen chuyên đề: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ Y tế phát động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư này, cụ thể như sau: là tập thể tiêu biểu, xuất sắc được bình xét theo tiêu chí sau khi kết thúc một đợt thi đua hoặc chuyên đề công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế phát động;
c) Khen đột xuất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế được xét tặng cho tập thể lập được nhiều thành tích xuất sắc, đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực của Bộ Y tế quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
d) Khen nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế xét tặng cho tập thể quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 Thông tư này nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập của cư quan, tổ chức vào năm tròn (10 năm), đạt các tiêu chuẩn quy định sau đây: tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển từ 10 năm trở lên; có 03 năm liên tục liền kề trước năm kỷ niệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
đ) Khen đối ngoại: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế xét tặng cho tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tập thể người nước ngoài có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành y tế Việt Nam.
Điều 28. Giấy khen của Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Y tế
1. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Y tế quy định tại điểm a, b và d khoản 1 Điều 2 Thông tư này để tặng cho tập thể, cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật thi đua, khen thưởng.
2. Tỷ lệ người lao động, người làm việc trực tiếp phải đạt ít nhất 50% tổng số cá nhân đạt Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, nếu có số dư thì được làm tròn lên.
Điều 29. Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”
1. Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng một lần cho cá nhân đạt nhiều thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ. Trường hợp cá nhân có thời gian công tác trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần. X-Quang, Giải phẫu bệnh, Pháp y, Pháp y tâm thần, Hồi sức, cấp cứu - chống độc, Nhi, Y học cổ truyền; người chăm sóc người nhiễm HIV, người bệnh AIDS; người trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc người công tác tại y tế tuyến xã thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thì mỗi năm công tác tại chuyên ngành, địa bàn được quy đổi thành 01 năm 02 tháng.
b) Cá nhân ngoài ngành y tế và người nước ngoài có thành tích xuất sắc đột xuất tác động rõ rệt đến việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành y tế, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao, bao gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ban, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan thông tấn, báo chí, lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công lao trong việc quản lý, chỉ đạo góp phần thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; người có đóng góp lớn về vật chất, tinh thần cho ngành y tế; người nước ngoài có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; cá nhân có hành động dũng cảm hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thảm họa góp phần thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" của Bộ trưởng Bộ Y tế truy tặng cho cá nhân quy định tại Điều 25 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Điều 30. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số”
1. Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân số" của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng một lần cho cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp dân số.
2. Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân hoạt động trong cơ quan, tổ chức làm công tác dân số:
a) Công chức, viên chức và người lao động có đủ 12 năm liên tục trở lên làm công tác dân số tại cơ quan, tổ chức cấp quận, huyện, thị xã trở lên;
b) Viên chức và người lao động hợp đồng có đủ 10 năm liên tục trở lên làm công tác dân số tại xã, phường, thị trấn; trường hợp ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thì phải có đủ 08 năm liên tục trở lên;
c) Cộng tác viên dân số tại thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc có đủ 08 năm liên tục trở lên làm công tác dân số; đối với cộng tác viên dân số tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thì phải có đủ 06 năm liên tục trở lên;
d) Công chức, viên chức có đủ 15 năm trở lên kiêm nhiệm công tác dân số;
đ) Cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số có công lao chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu dân số trong một nhiệm kỳ công tác trở lên.
3. Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân không làm công tác dân số, người nước ngoài:
a) Có đóng góp lớn về vật chất, tinh thần cho sự nghiệp dân số;
b) Có sáng kiến, công trình khoa học có giá trị thiết thực cho sự nghiệp dân số;
c) Người nước ngoài có một nhiệm kỳ công tác tại cơ quan, tổ chức hoặc dự án về dân số tại Việt Nam.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TUYẾN TRÌNH, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG
Điều 31. Thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu thi đua và tặng hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật thi đua, khen thưởng.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:
a) Tặng Cờ thi đua của Bộ Y tế;
b) Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc;
d) Công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ;
đ) Tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số”.
3. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có tư cách pháp nhân quyết định:
a) Công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở;
b) Công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến;
c) Công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến:
d) Tặng Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị.
Điều 32. Tuyến trình khen thưởng
Tuyến trình khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các quy định sau đây:
1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và Thông tư này.
2. Đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, hồ sơ đề nghị gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế theo tuyến trình như sau:
a) Cá nhân, tổ chức thuộc y tế Bộ, ngành: Thủ trưởng y tế Bộ, ngành lập hồ sơ, xét chọn và tờ trình có xác nhận của Lãnh đạo Bộ, ngành chủ quản;
b) Công đoàn y tế Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế: Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam, Chủ tịch các tổ chức xã hội nghề nghiệp lập hồ sơ, xét chọn và tờ trình;
c) Cá nhân đã nghỉ hưu tại các cơ quan, tổ chức thuộc ngành y tế do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc cuối cùng trước khi nghỉ hưu lập hồ sơ và trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân số";
d) Cá nhân đã nghỉ hưu tại các cơ quan, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ Y tế do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc cuối cùng trước khi nghỉ hưu lập hồ sơ, xét chọn và trình đề nghị xét tặng Huân chương cho quá trình cống hiến;
đ) Cá nhân, tổ chức ngoài ngành y tế tại cơ quan, tổ chức Trung ương khi được các cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ đề nghị khen thưởng. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ lập hồ sơ, xét chọn và xác nhận thành tích.
e) Cá nhân, tổ chức ngoài ngành y tế tại địa phương, Giám đốc Sở Y tế lập hồ sơ, xét chọn và có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
g) Cá nhân, tổ chức người nước ngoài lao động, công tác và học tập tại Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế làm đầu mối lập hồ sơ, xét chọn và có văn bản đề nghị.
Điều 33. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo quy định tại các điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Bộ Y tế: 01 bộ.
3. Tờ trình, Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng thực hiện theo các mẫu số 03, 04, 05, 06,07, 08 và 09 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 34. Thời gian tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ:
a) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc: cơ quan, tổ chức gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 9 của năm ngay sau năm đề nghị khen thưởng.
Ví dụ: Cơ quan, tổ chức đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho bà Trần Thị A năm 2018 thì phải gửi hồ sơ trước ngày 30 tháng 9 năm 2019;
b) Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sĩ thi đua cấp bộ: cơ quan, tổ chức gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 01 của năm ngay sau năm đề nghị khen thưởng;
c) Danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Y tế: cơ quan, tổ chức gửi hồ sơ đề nghị xét tặng về trưởng khối thi đua (đầu mối lĩnh vực công tác) trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; cơ sở giáo dục thuộc ngành y tế gửi hồ sơ đề nghị xét tặng về Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo trước ngày 30 tháng 8 hàng năm: đầu mối lĩnh vực công tác tổng hợp, xem xét và gửi hồ sơ về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng trước ngày 30 tháng 12 hằng năm, riêng lĩnh vực giáo dục - đào tạo ngành y tế gửi về trước ngày 15 tháng 9 hàng năm;
d) Danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị xét tặng về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 10 của năm trước năm tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc;
đ) Các hình thức khen thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Kỷ niệm chương: trong quá trình công tác, khi các tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn, thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế để xét, trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc trình Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng;
e) Cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc, đột xuất quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi lập được thành tích, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế để xét, trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc trình Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng;
g) Các hình thức khen thưởng theo phong trào thi đua, chuyên đề, đợt thi đua: các cơ quan, tổ chức chủ trì tiến hành sơ kết, tổng kết, xây dựng các tiêu chuẩn trình Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt, xét chọn những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc tiêu biểu gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế để xét, trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc trình Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
2. Thời gian thẩm định hồ sơ xét thi đua, khen thưởng tại Bộ Y tế:
a) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ và cấp nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
b) Trường hợp hồ sơ không đúng quy định, Bộ Y tế thông báo tới cơ quan, tổ chức trình. Chậm nhất là sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ, đơn vị có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế.
Điều 35. Quy trình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng tại Bộ Y tế
1. Hình thức khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động: sau khi thẩm định hồ sơ và thành tích thực tế của cá nhân, tập thể tại cơ quan, tổ chức, Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Y tế về chủ trương tiến hành các thủ tục theo quy định.
2. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Huân chương Dũng cảm, Huân chương Hữu nghị, Huy chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế thẩm định hồ sơ; trình Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế xét, hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
3. Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Y tế, Cờ thi đua của Chính phủ: các đơn vị đầu mối lĩnh vực đánh giá thành tích, xét chọn theo số lượng được Bộ trưởng phân bổ hằng năm; Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế thẩm định hồ sơ, trình Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế xét, trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
4. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ: Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế thẩm định hồ sơ, trình Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế xét về trình Bộ trưởng Bộ Y tế xét, quyết định.
5. Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân số": Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Y tế xét, quyết định.
6. Việc xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng các đồng chí Lãnh đạo Bộ: Văn phòng Bộ đề xuất và hoàn chỉnh hồ sơ gửi Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định.
7. Việc khen thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài ngành y tế: Thủ trưởng đơn vị đề nghị khen thưởng lập tờ trình kèm theo báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng, gửi Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế cho ý kiến trước khi trình Bộ trưởng xét, quyết định khen thưởng.
8. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú", "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc Ưu tú": thực hiện theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, Nghị định số 41/2015/NĐ-CP, Nghị định số 27/2015/NĐ-CP, Nghị định số 78/2014/NĐ-CP, Nghị định số 90/2014/NĐ-CP, Nghị định số 133/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng khác có liên quan.
9. Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế xem xét, cho ý kiến đồng ý đối với hình thức khen thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, “Thầy thuốc Nhân dân”, “Nhà giáo Nhân dân” trước khi Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
Điều 36. Quy định về hiệp y khen thưởng
Quy định về hiệp y khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các quy định sau đây:
1. Khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế có trách nhiệm lấy ý kiến hiệp y của Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Y tế.
2. Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế tổng hợp các ý kiến và có văn bản trả lời Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Điều 37. Tổ chức trao tặng
1. Nguyên tắc tổ chức:
a) Bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương hình thức, lãng phí;
b) Nghi thức trao tặng Huân chương, Huy chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Cờ thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
2. Trình tự tiến hành lễ trao tặng:
a) Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Cờ thi đua của Chính phủ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: sau khi nhận được Quyết định khen thưởng, thủ trưởng đơn vị lập kế hoạch tổ chức đón nhận, trình Bộ trưởng Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế) xem xét và phê duyệt chủ trương; khi có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng, Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế hướng dẫn, phối hợp với đơn vị tổ chức trao tặng;
b) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Lãnh đạo Bộ trao tặng hoặc ủy quyền cho thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trao tặng.
Điều 38. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng
Việc lưu trữ hồ sơ khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Chương V
HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Mục 1. HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 39. Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp trong ngành y tế
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp bộ: thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng làm thường trực Hội đồng).
2. Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp cơ sở:
a) Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp cơ sở được thành lập tại các đơn vị trực thuộc Bộ; tại các đơn vị thuộc Bộ gồm Tổng cục Dân số, các cơ quan, tổ chức, có tư cách pháp nhân có từ 20 biên chế trở lên;
b) Hội đồng Thi đua, khen thưởng Cơ quan Bộ Y tế được thành lập tại các đơn vị không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a khoản này (Văn phòng Bộ làm thường trực Hội đồng).
Điều 40. Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế; Hội đồng thi đua, khen thưởng Cơ quan Bộ Y tế.
2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Thông tư này quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp cơ sở.
Điều 41. Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp
1. Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế có không quá 17 thành viên được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) 02 Phó Chủ tịch Hội đồng: Thứ trưởng phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Phó Chủ tịch thường trực);
c) Ủy viên Hội đồng là thủ trưởng các cơ quan, tổ chức: Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam và các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và Quyết định của Bộ trưởng về việc thành lập Hội đồng. Quy chế làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hội đồng thi đua, khen thưởng Cơ quan Bộ Y tế có không quá 11 thành viên được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Thứ trưởng phụ trách Văn phòng Bộ;
b) 02 Phó Chủ tịch Hội đồng: Chánh Văn phòng Bộ (Phó Chủ tịch thường trực) và lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng;
c) Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo các đơn vị: Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Công đoàn Cơ quan Bộ Y tế và các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
- Tham mưu cho người đứng đầu đơn vị: phát động phong trào thi đua: kiểm tra thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền; quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng; định kỳ đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng;
- Xét chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xét, quyết định công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
3. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp cơ sở tại các cơ quan, tổ chức có từ 05 đến 11 thành viên, số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định dựa trên số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: thủ trưởng cơ quan, tổ chức;
b) 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, tổ chức. Trường hợp cần thiết có thể thêm 01 Phó Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định;
c) Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo các đơn vị do thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo Quy chế làm việc do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ban hành.
Mục 2. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Điều 42. Hội đồng sáng kiến
1. Hội đồng sáng kiến cơ sở do thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định thành lập có chức năng tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức về tổ chức thực hiện hoạt động sáng kiến và công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu làm căn cứ xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Hội đồng sáng kiến ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng về tổ chức công nhận phạm vi ảnh hưởng, đánh giá hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cấp bộ trở lên làm căn cứ xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
3. Việc tổ chức, thành lập Hội đồng sáng kiến thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Điều lệ sáng kiến.
Điều 43. Công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Cơ sở công nhận sáng kiến, đề tài khoa học có phạm vi ảnh hưởng để làm căn cứ đề nghị xét tặng các danh hiệu chiến sĩ thi đua và hình thức khen thưởng bao gồm:
a) Các sáng kiến, đề tài được công nhận theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT-BNV.
b) Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong kế hoạch
c) Đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ được trình đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và không bị trả lại;
d) Điều ước quốc tế trong lĩnh vực y tế do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo được ký kết.
2. Thẩm quyền công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế xét, công nhận theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế đối với phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế và phạm vi toàn quốc.
3. Các tài liệu để làm căn cứ chứng minh sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, văn bản quy phạm pháp luật được đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng bao gồm:
a) Giấy chứng nhận sáng kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Biên bản nghiệm thu của Hội đồng khoa học - công nghệ cấp có thẩm quyền.
b) Đối với văn bản quy phạm pháp luật, Đề án trình Chính phủ. Điều ước quốc tế:
Người được đề nghị xét khen thưởng có tên trong Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập là Trưởng, Phó trưởng Ban, thành viên thường trực ban soạn thảo; Tổ Trưởng, Phó tổ trưởng và Thư ký Tổ biên tập; đối với người đề nghị xét khen thưởng là thành viên khác của Ban soạn thảo, Tổ biên tập phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập thể hiện trong Biên bản họp hoặc có ý kiến góp ý vào dự thảo bằng văn bản (trừ ý kiến đồng ý).
Chương VI
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 44. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng Bộ Y tế
1. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
a) Nguồn từ ngân sách nhà nước (nếu có);
b) Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
2. Bộ Y tế khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hỗ trợ, đóng góp Quỹ thi đua, khen thưởng Bộ Y tế.
Điều 45. Quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng Bộ Y tế theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Kết thúc năm tài chính, Quỹ thi đua, khen thưởng Bộ Y tế chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để sử dụng cho công tác thi đua, khen thưởng.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng Bộ Y tế được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua của Bộ;
b) Thưởng tiền hoặc hiện vật kèm theo danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc khối Cơ quan Bộ (các Vụ, Văn phòng, Thanh tra Bộ) và các trường hợp khác do Bộ trưởng xem xét, quyết định;
c) Chi tiền in ấn và làm hiện vật khen thưởng: giấy chứng nhận, bằng khen, danh hiệu chiến sỹ thi đua, kỷ niệm chương, hộp kỷ niệm chương, huy hiệu kỷ niệm chương, cờ thi đua;
d) Chi tiền khung bằng khen cho những hoạt động thi đua, khen thưởng chung của Bộ Y tế và khung giấy chứng nhận cho đối tượng ngoài ngành, người nước ngoài và các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Y tế.
d) Chi tiền cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
e) Chi khen thưởng đột xuất và các chi phí khác phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.
3. Quỹ thi đua khen thưởng do cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân quản lý và sử dụng để chi cho các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức các phong trào thi đua;
b) Mua sắm các hiện vật khen thưởng;
c) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân trực thuộc;
d) Các hoạt động khác về thi đua, khen thưởng.
Điều 46. Mức thưởng và nguyên tắc chi thưởng
1. Nguyên tắc tính tiền thưởng và mức tiền thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại các điều 69, 70, 71, 72, 73 và 74 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Xử lý vi phạm
1. Cấp nào ra quyết định khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng, tước danh hiệu vinh danh, thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã trao.
2. Căn cứ quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan trình khen thưởng đối với các trường hợp vi phạm có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng ban hành quyết định hủy bỏ quyết định và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.
3. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 48. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Khuyến khích các cá nhân, tập thể gửi hồ sơ điện tử về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế trong quá trình xét, lưu trữ hồ sơ.
2. Cục Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng tham mưu, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng của Bộ Y tế theo lộ trình, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư số 20/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 50. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 51. Trách nhiệm thi hành
1. Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (để phối hợp);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tổng Liên đoàn Lao động việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- SYT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Y tế Bộ, ngành;
- Công đoàn Y tế Việt Nam;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Cổng Thông tin điện tử - BYT;
- Lưu: VT, PC, TT-KT(03).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
PHỤ LỤC SỐ 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mẫu số 01
Mẫu đăng ký thi đua
Mẫu số 02
Mẫu phiếu bầu các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Mẫu số 03
Tờ trình về việc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Mẫu số 04
Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Chiến sĩ thi đua cấp Bộ Y tế, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với cá nhân
Mẫu số 05
Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Y tế, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Tập thể lao động xuất sắc đối với tập thể
Mẫu số 06
Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho (tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo chuyên đề hoặc theo đợt)
Mẫu số 07
Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho (tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất)
Mẫu số 08
Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", "Vì sự nghiệp dân số"
Mẫu số 09
Báo cáo thành tích cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân số” cho cá nhân
MẪU SỐ 01
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
ĐĂNG KÝ THI ĐUA
Kính gửi: ………………….
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số……./2018/TT-BYT ngày ..../.../2018 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng trong ngành y tế;
Đơn vị ………….đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua trong năm như sau:
I. Đối với tập thể
STT
Đơn vị
Danh hiệu thi đua
1
2
3
II. Đối với cá nhân
STT
Cá nhân
Đơn vị
Danh hiệu thi đua
1
2
3
Nơi nhận:
- Như trên:
- Lưu…….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Địa danh
MẪU SỐ 02
ĐƠN VỊ……….
-------
PHIẾU BẦU DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Đề nghị các thành viên Hội đồng cho ý kiến bằng cách đánh dấu (√) vào cột “Đồng ý" hoặc “Không đồng ý ” với đề xuất của Thường trực
STT
Tập thể/ Cá nhân
Chức vụ/ Đơn vị
Danh hiệu thi đua/ Hình thức khen thưởng
Đề xuất của Thường trực
Ý kiến của thành viên Hội đồng
Đồng ý
Không đồng ý
1.
2.
3.
4.
5.
MẪU SỐ 03
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TTr-…
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
TỜ TRÌNH
Đề nghị tặng thưởng (2)....
Kính gửi: ……………………………….
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số .../2018/TT-BYT ngày ..../.../2018 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng trong ngành y tế;
Sau khi xem xét thành tích và đối chiếu với tiêu chuẩn đã quy định và Kết quả biên bản họp của Hội đồng thi đua khen thưởng...1, Đơn vị ……………….. đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xét tặng…….. cho…………………..cá nhân/tập thể có danh sách kèm theo.
Trong đó:
I. Cá nhân bao gồm:
1. ………..
2. ………..
II. Tập thể bao gồm:
1. …………
2. …………
Đơn vị …………………… trình Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Như trên:
- Lưu……..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Địa danh;
(2) Ghi rõ danh hiệu, hình thức đề nghị khen thưởng
1 Kết quả Biên bản họp của Hội đồng thi đua khen thưởng không áp dụng đối với đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
MẪU SỐ 04
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng thưởng (2)....
I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên: (Ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, không viết tắt) Nam, nữ:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Quê quán:
- Nơi thường trú:
- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
II - THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Sơ lược thành tích của đơn vị: (Chỉ áp dụng đối với cá nhân là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì nêu tóm tắt khái quát thành tích của đơn vị).
2. Thành tích đạt được của cá nhân:
2.1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận.
2.2. Thành tích đạt được:
- Nêu rõ kết quả đã đạt được về số lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao; kết quả cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chi tiêu, các biện pháp đổi mới công tác quản lý (nếu là lãnh đạo) (3);
- Những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả, có đóng góp cho ngành Y tế, cụ thể nêu rõ:
+ Tên
+ Nội dung
+ Phạm vi áp dụng
+ Hiệu quả của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận (ghi rõ số, ngày tháng, năm được công nhận) hoặc có Giấy chứng nhận của Hội đồng Khoa học kèm theo.
III- CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN
1. Danh hiệu thi đua
Năm
Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định
Chiến sỹ thi đua cơ sở
Chiến sỹ thi đua Bộ Y tế
2. Hình thức khen thưởng
Năm
Hình thức khen thưởng
Số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CÁP TRÊN
TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (4)
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Địa danh;
(2) Ghi rõ danh hiệu, hình thức đề nghị khen thưởng (Chiến sỹ thi đua cấp bộ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế);
(3) Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các thành tích đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đối với Chiến sỹ thi đua cấp bộ thì báo cáo nêu rõ thành tích trong 03 năm (năm đề nghị và 02 năm trước liền kề); đối với Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế thì báo cáo nêu rõ thành tích trong 2 năm, năm đề nghị và năm trước liền kề;
- Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trong báo cáo thành tích của cá nhân là Thủ trưởng đơn vị phải kê khai rõ các nội dung về số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; cam kết đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, nộp đúng thời hạn và gửi kèm bàn photo các chứng từ đã nộp cơ quan thuế để đối chiếu;
(4) - Đối với cá nhân là Phó thủ trưởng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Đối với cá nhân là Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Phó Thủ trưởng đơn vị.
MẪU SỐ 05
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng thưởng ………….(2)
Tên tập thể đề nghị: (Ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, không viết tắt)
I- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1- Đặc điểm, tình hình
- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang thông tin điện tử:
- Quá trình thành lập và phát triển:
- Những đặc điểm chính của cơ quan, đơn vị (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể.
2- Chức năng, nhiệm vụ: Những chức năng, nhiệm vụ được giao (nêu khái quát).
II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1- Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP; Thông tư số 08/2017/TT-BNV và Thông tư này.
- Nội dung báo cáo nêu rõ thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước (3).
- Đối với đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước thì phải kê khai rõ trong Báo cáo thành tích và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực các nội dung sau: số tiền thuế và Các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; Cam kết đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và nộp đúng thời hạn.
2- Các giải pháp thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích: Phần này cần nêu được những sáng kiến, những việc làm mới, những giải pháp đạt được thành tích; các phong trào thi đua được áp dụng trong thực tiễn công tác.
3- Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4- Hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể.
III- CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN
1. Danh hiệu thi đua
Năm
Danh hiệu thi đua
Số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định
Tập thể lao động xuất sắc
Cờ thi đua Bộ Y tế
Cờ thi đua của Chính phủ
...
2. Hình thức khen thưởng
Năm
Hình thức khen thưởng
Số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
…..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (4)
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Địa danh;
(2) Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng (Cờ thi đua Bộ Y tế; Tập thể Lao động xuất sắc; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế);
(3) Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:
+ Đối với bệnh viện: tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám miễn phí; chất lượng khám, chữa bệnh; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội)...
+ Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh so sánh các tiêu chí: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân, số sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), việc thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động…
+ Đối với trường học: tổng số sinh viên, chất lượng và kết quả học tập; số sinh viên giỏi và đạt các giải thưởng cấp trường, cấp quốc gia; số giáo viên giỏi; số đề tài nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy...
(4)- Đối với tập thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
MẪU SỐ 06
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về thành tích xuất sắc theo chuyên đề, theo đạt thi đua....(3)…..
Tên đơn vị hoặc cá nhân đề nghị khen thưởng:
(Ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, không viết tắt)
I- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
- Đối với đơn vị ghi sơ lược quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức, viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đối với cá nhân ghi rõ: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh; quê quán; nơi thường trú; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chức vụ, đơn vị công tác...
II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả...đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua theo đợt, theo chuyên đề; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua...(4)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (6)
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (5)
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Chỉ áp dụng đối với tập thể đề nghị khen thưởng;
(2) Địa danh;
(3) Tên chuyên đề phát động;
(4) Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trong báo cáo thành tích của tập thể hoặc cá nhân là Thủ trưởng đơn vị phải kê khai rõ các nội dung về số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; cam kết đã nộp đủ, đúng các loại thuê, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, nộp đúng thời hạn và gửi kèm bản photo các chứng từ đã nộp cơ quan thuế để đối chiếu;
(5) Đối với cá nhân: ký, ghi rõ họ, tên và Thủ trưởng đơn vị nhận xét, xác nhận, ký, đóng dấu;
(6) - Đối với tập thể là các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
- Đối với tập thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Đối với cá nhân là Phó thủ trưởng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Đối với cá nhân là Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là nhận xét, xác nhận của Phó thủ trưởng đơn vị.
MẪU SỐ 07
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về ...(2)...
I- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
- Đối với đơn vị ghi sơ lược quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức, viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác...
II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Báo cáo nêu ngắn gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất đã đạt được cấp trên ghi nhận, không nằm trong Kế hoạch được giao từ đầu năm thành tích về phòng, chống tội phạm phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (3)
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Địa danh;
(2) Thành tích xuất sắc đột xuất được đề nghị;
(3) Đối với cá nhân và tập thể đều do Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận và đóng dấu.
MẪU SỐ 08
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
Kỷ niệm chương ....
(Kèm theo tờ trình số……………..ngày………. tháng………. năm …………..)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Đơn vị công tác
Ngày vào ngành y tế/ công tác tại lĩnh vực dân số
Thời gian làm việc trong Ngành Y tế/ lĩnh vực dân số
Ghi chú Nghỉ hưu đặc cách
Nam
Nữ
1.
2.
3.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
MẪU SỐ 09
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày … tháng … năm ……
BẢN KHAI TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
(Để xét tặng Kỷ niệm chương …………)
I. Sơ lược tiểu sử bản thân:
- Họ và tên: Bí danh (nếu có): Nam, nữ:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Quê quán (2):
- Nơi thường trú:
- Đơn vị công tác:
- Quốc tịch: (Đối với người nước ngoài)
- Ngày vào ngành Y tế/lĩnh vực dân số:
- Ngày nghỉ hưu (đối với cán bộ đã nghỉ hưu)
- Số năm công tác trong ngành Y tế/lĩnh vực dân số:
II. Tóm tắt thành tích cá nhân trong quá trình công tác:
III. Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận (3):
IV. Xác nhận thời gian được xét tặng trước thời hạn quy định (nếu có):
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
……………., ngày tháng năm
NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
- (1): Địa danh;
- (2): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương),
- (3): Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng từ cao xuống thấp (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
PHỤ LỤC SỐ 02
CÁC LĨNH VỰC XÉT CỜ THI ĐUA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT
Lĩnh vực
Đơn vị đầu mối
1.
An toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm
2.
Dân số
Tổng cục Dân số
3.
Dự phòng
Cục Y tế dự phòng
4.
Dược, kiểm nghiệm
Cục Quản lý Dược
5.
Khám, chữa bệnh
Cục Quản lý khám, chữa bệnh
6.
Khoa học, Đào tạo
Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo
7.
Quản lý nhà nước thuộc Bộ
Văn phòng cơ quan Bộ Y tế
8.
Quản lý nhà nước tỉnh, thành phố (Sở Y tế)
Vụ Tổ chức cán bộ
9.
Sức khỏe Bà mẹ trẻ em
Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em
10.
Thanh tra y tế
Thanh tra Bộ Y tế
11.
Truyền thông y tế
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
12.
Y dược cổ truyền
Cục Quản lý Y dược cổ truyền | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "30/11/2018",
"sign_number": "38/2018/TT-BYT",
"signer": "Nguyễn Viết Tiến",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-23-KH-UBND-2021-thuc-hien-cong-tac-tre-em-thanh-pho-Da-Nang-467736.aspx | Kế hoạch 23/KH-UBND 2021 thực hiện công tác trẻ em thành phố Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/KH-UBND
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 02 năm 2021
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM NĂM 2021
Thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ (TTCP) về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 và các kế hoạch về công tác trẻ em giai đoạn 2019-2025, Chủ tịch UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2021 với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật trẻ em; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đối với công tác trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội; tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB) được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần, hòa nhập cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu 1: Về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em
- Phấn đấu 80% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện. Duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) thể cân nặng theo tuổi xuống dưới 4,0%; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể chiều cao theo tuổi xuống dưới 13%. Kiểm soát tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì dưới 12%. Phấn đấu giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh xuống dưới 5,5‰;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em1.
b) Mục tiêu 2: Về bảo vệ trẻ em
- Phấn đấu 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục và học sinh; phấn đấu 80% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi; phấn đấu 70% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau;
- Phấn đấu tỷ lệ 100% TECHCĐB được trợ giúp dưới mọi hình thức để có cơ hội hoà nhập cộng đồng; quan tâm đến trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) tại cộng đồng. Phấn đấu 100% trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời. Phấn đấu giảm số trẻ em bị tai nạn thương tích (TNTT) và tử vong do TNTT; trẻ em bị xâm hại, bạo lực, nhất là xâm hại tình dục; trẻ em vi phạm pháp luật so với năm 2020;
- Phấn đấu 100% trẻ em dưới 05 tuổi được đăng ký khai sinh.
c) Mục tiêu 3: Về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 10-12% trẻ dưới 18 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở mầm non công lập; 75% trẻ nhà trẻ và 99% trẻ mẫu giáo ra lớp; phấn đấu duy trì trên 99% trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo. Phấn đấu duy trì tỷ lệ trẻ em bậc tiểu học, THCS đi học đúng độ tuổi và hoàn thành cấp tiểu học, THCS đạt trên 99%. Phấn đấu duy trì không có học sinh bậc tiểu học bỏ học và giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp THCS dưới 0,05% vào năm 2021. Phấn đấu đạt tỷ lệ 80% trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp;
- Phấn đấu tỷ lệ 90% xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em do cấp xã, phường quản lý (50/56 xã, phường); 62% xã, phường có nhà văn hóa (35/56 xã, phường).
d) Mục tiêu 4: Về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em
Phấn đấu 20% trẻ em từ 07 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp; 20% trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
đ) Mục tiêu 5: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác trẻ em
- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 và các kế hoạch công tác trẻ em giai đoạn 2021-2025;
- 100% đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, 70% người làm công tác trẻ em các tổ chức hội, đoàn, đội, giáo viên... được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về BVCSGD trẻ em.
II. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
Kết quả dự kiến
Thời gian thực hiện
Đơn vị thực hiện
Đơn vị phối hợp
Mục tiêu 1: Về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của UBND TP về phê duyệt Kế hoạch chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời; trong đó chú trọng:
Thường xuyên
Các sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Văn hóa và Thể thao (VHTT), Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN).
Các sở, ngành, đoàn thể liên quan, UBND quận, huyện, xã phường.
+ Triển khai hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và các hoạt động văn hóa, thể thao cho trẻ đến 08 tuổi đảm bảo phát triển toàn diện trẻ em; ưu tiên tư vấn, hướng dẫn chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh và hỗ trợ giáo dục sớm đối với trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời;
- Các dịch vụ phù hợp với trẻ em dưới 08 tuổi được thực hiện;
+ Thực hiện có hiệu quả Đề án tiếp nhận trẻ từ 6 đến dưới 18 tháng tuổi được chăm sóc tại cơ sở mầm non công lập;
- Phấn đấu đạt mục tiêu trẻ dưới 18 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở mầm non công lập;
+ Tư vấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, phụ nữ mang thai về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 08 tuổi;
- Giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ được tư vấn, hướng dẫn;
+ Triển khai có hiệu quả Đề án Sữa học đường năm học 2020-2021;
- Trẻ mẫu giáo (từ 3-6 tuổi) của các trường mầm non, mẫu giáo, nhóm lớp độc lập tư thục (NLĐLTT), trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục (các trường chuyên biệt, trung tâm khuyết tật thuộc ngành giáo dục) và các cơ sở bảo trợ xã hội được uống sữa tại đơn vị 5 lần/tuần;
- Tăng cường các giải pháp chống SDD trẻ em, đặc biệt là SDD thể thấp còi và kiểm soát tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì.
- Các giải pháp chống SDD trẻ em được tăng cường thực hiện.
Tổ chức thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em theo quy định tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của TTCP.
Các tiêu chí được triển khai thực hiện.
Thường xuyên
UBND quận huyện, xã phường.
Các ngành, hội, đoàn thể các cấp.
Mục tiêu 2: Về bảo vệ trẻ em
Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền Luật Trẻ em, các văn bản của Trung ương và thành phố liên quan đến công tác trẻ em2.
Lồng ghép tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân.
Trong năm
Các sở: LĐTBXH, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông
Các sở, ngành, hội, đoàn thể; UBND xã, phường.
Tổ chức Hội nghị triển khai công tác trẻ em năm 2021.
Hội nghị được tổ chức.
Tháng 3
Sở LĐTBXH
Các sở, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, xã, phường.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động liên ngành về hoạt động BVCS&GDTE; truyền thông về Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111; Tổng đài 1022; phòng, chống TNTT, xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em;...
- Các cuộc tư vấn, tập huấn tuyên truyền tại cộng đồng, trường học được tổ chức;
- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em; tết Trung thu; thăm, tặng quà cho TECHCĐB khó khăn nhân các ngày lễ, tết của trẻ em;...;
- Tuyên truyền trên báo, đài; băng rôn, tờ rơi, áp phích, băng, đĩa, hội thảo, hội thi, hội trại, giao lưu;...
Trong năm
Các sở: LĐTBXH, GDĐT, Tư pháp, TTTT, VHTT, Y tế; Công an, Thành đoàn, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em (TTBVQTE), Hội LHPN, UBND quận, huyện.
Các báo, đài; sở, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, xã, phường; các cơ sở trợ giúp xã hội (TGXH).
Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục.
- Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến và nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục;
- Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa hỗ trợ, can thiệp các trường hợp bạo lực xâm hại trẻ em vào kế hoạch giáo dục nhà trường.
Thường xuyên
Sở GDĐT
UBND quận, huyện, xã, phường.
Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội; Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020- 2025; Chỉ thị số 23/CT-TTg của TTCP và Chỉ thị số 39-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng, trong đó chú trọng:
- Tăng cường tuyên truyền về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em; vận động người dân phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp xử lý kịp thời các vụ việc xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em;
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về trẻ em;
- Tăng cường phối hợp liên ngành, kết nối cung cấp các dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em và thực hiện các biện pháp điều tra thân thiện đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực;
- Nắm chắc số trẻ em trong hộ gia đình nghèo; trẻ em trong các gia đình có vấn đề xã hội để có giải pháp tuyên truyền, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em.
- Giảm đến mức thấp nhất tình trạng xâm hại bạo lực trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em;
- 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.
Thường xuyên
Các sở ngành: LĐTBXH, GDĐT, Y tế, VHTT, TTTT, Tư pháp, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội TTBVQTE, UBND quận, huyện, xã, phường.
UBMTTQ TP; các sở, ngành, hội, đoàn thể liên quan.
- Kiểm tra, rà soát tình hình đăng ký hộ tịch cho trẻ, đặc biệt là đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 05 tuổi;
- Tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em;
- Nâng cao hiệu quả và thực hiện kịp thời công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với trẻ em.
- Đảm bảo tất cả trẻ em dưới 05 tuổi được đăng ký khai sinh;
- Tạo điều kiện cho 100% trẻ em bị bỏ rơi được sống trong môi trường gia đình;
- 100% trẻ em là bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, dân sự có Luật sư, trợ giúp viên pháp lý... tham gia bào chữa, đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Trong năm
Sở Tư pháp; UBND các quận, huyện, xã, phường.
Các sở, ngành, hội, đoàn thể liên quan.
Phòng ngừa, quản lý, cảm hóa, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy.
Giảm số người chưa thành niên vi phạm pháp luật so với năm 2020.
Thường xuyên
Công an
Các đơn vị: Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, các hội, đoàn thể; UBND quận,huyện, xã, phường.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 01/10/2016 của UBND thành phố về tăng cường công tác phòng chống TNTT và đuối nước cho trẻ em, trong đó chú trọng:
- Tăng cường các hoạt động phòng, chống TNTT trẻ em, đặc biệt là dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tiểu học và THCS tại các thiết chế văn hóa thể thao; các bể bơi do các sở, ngành, UBND các quận, huyện đang vận hành để tăng chất lượng, số lượng của công tác phòng tránh TNTT, đuối nước cho trẻ em;
- Kiểm tra, rà soát, sửa chữa, lắp đặt các hệ thống biển cảnh báo giao thông, biển báo nguy hiểm tại các tuyến đường, công trình xây dựng, trường học, bãi biển, ao, hồ, đập, khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNTT trẻ em;
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến về kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai cho trẻ em.
- Giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị TNTT, đặc biệt trẻ em bị tử vong do TNTT;
- 100% học sinh tiểu học, THCS biết các quy định về ATGT; 100% bể bơi trên địa bàn thành phố phát động phong trào dạy - học bơi hè 2021; phấn đấu từ 25.000-30.000 học sinh được dạy bơi an toàn và trang bị kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước trong trường học;
- Trẻ em được tiếp cận kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai.
Thường xuyên
Các sở: GDĐT, LĐTBXH, Y tế, Giao thông vận tải, Du lịch, VHTT, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND quận, huyện, xã, phường.
Các đơn vị: Công an, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, hội, đoàn thể, trường học.
Duy trì và phát triển hệ thống TGXH đối với TECHCĐB.
- Các mô hình: Phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm các trường hợp TECHCĐB; Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn; Chăm sóc, nuôi dưỡng TECHCĐB tiếp tục được thực hiện;
- Trung tâm Công tác xã hội (TTCTXH); điểm công tác xã hội tại huyện Hòa Vang và quận Hải Châu được nâng cao chất lượng hoạt động;
- Văn phòng tư vấn trẻ em huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu tiếp tục tổ chức hoạt động;
- Các điểm tư vấn cộng đồng, trường học, cơ sở y tế, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Thường xuyên
- Các sở LĐTBXH, GDĐT, Y tế; cơ sở TGXH, TTCTXH;
- UBND huyện Hòa Vang quận Liên Chiểu;
- UBND quận, huyện; xã, phường; trường tiểu học và THCS; bệnh viện, trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế xã, phường; cơ sở TGXH.
- Các sở, ngành, hội, đoàn thể, các tổ chức xã hội, UBND quận, huyện; xã, phường;
- Các phòng, đoàn thể thuộc huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu;
- Các sở Y tế; GDĐT, LĐTBXH các hội, đoàn thể có liên quan.
Thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội… cho trẻ em khuyết tật tại cộng đồng theo Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 21/3/2020 của UBND thành phố.
Trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ BVCSGD tại cộng đồng.
Trong năm
Các sở: LĐTBXH, GDĐT, Y tế, VHTT; UBND các quận, huyện.
Các ngành, hội, đoàn thể liên quan; UBND các xã, phường.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em, nhất là TECHCĐB;
- Vận động nguồn lực hỗ trợ cho TECHCĐB, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thành phố (gồm cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng; hỗ trợ đồ ấm, học bổng, dụng cụ học tập, xe đạp, xây nhà; hỗ trợ trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí;…).
- 100% trẻ em thuộc diện được hưởng các chính sách về y tế (bảo hiểm y tế), giáo dục, TGXH; chính sách hỗ trợ về phẫu thuật tim được giải quyết kịp thời;
- Trên 3.000 TECHCĐB và trên 100.000 lượt trẻ em khó khăn được hưởng lợi.
Thường xuyên
- Các sở, ngành chức năng, UBND quận, huyện, xã, phường;
- UBMTTQ VN TP; các sở; LĐTBXH, Y tế, GDĐT, VHTT, Bảo hiểm xã hội, UBND quận huyện, xã phường; Quỹ Bảo trợ trẻ em; Hội LHPN, Thành đoàn; Hội TTBVQTE, các tổ chức hội.
Các sở, ngành, hội, đoàn thể, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội.
Mục tiêu 3: Về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em
- Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp học; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp; thực hiện đổi mới chương trình giáo dục theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT;
- Công tác GD-ĐT các cấp học được thực hiện hiệu quả;
Thường xuyên
Sở GDĐT
Các sở, ngành liên quan; UBMTTQ VNTP, hội, đoàn thể; UBND quận huyện, xã phường.
- Thực hiện công tác giúp đỡ học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học theo tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy.
- Phấn đấu giảm đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em bỏ học.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và quản lý các công trình phúc lợi dành cho trẻ em, đặc biệt là công trình văn hóa thể thao, khu vui chơi cho trẻ em, Trung tâm VHTT quận, huyện, xã, phường;
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi trẻ em.
Đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao và đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Thường xuyên
UBND quận, huyện, xã, phường.
Sở XD, sở VHTT, Thành Đoàn, các sở, ngành, hội, đoàn thể liên quan; UBND quận, huyện, xã, phường.
Mục tiêu 4: Về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em
Tổ chức các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.
- Tổ chức hoạt động có hiệu quả mô hình Hội đồng trẻ em, cấp thành phố và cấp quận; nhân rộng mô hình Hội đồng trẻ em cấp quận;
- Tổ chức hoạt động của câu lạc bộ quyền trẻ em như: giao lưu, tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt, tập huấn, tư vấn,...;
- Triển khai lấy ý kiến của trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em; tổ chức gặp gỡ, đối thoại lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
Trong năm
Sở LĐTBXH, Thành đoàn, Sở GDĐT, UBND quận huyện, xã, phường; Quận, huyện đoàn.
Hội TTBVQTE; Hội LHPN, các sở, ngành liên quan.
Mục tiêu 5: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác trẻ em
Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 và các kế hoạch công tác trẻ em giai đoạn 2021-2025.
Chương trình hành động vì trẻ em và các kế hoạch về công tác trẻ em được xây dựng và triển khai thực hiện theo chủ trương của Trung ương.
Trong năm
Sở LĐTBXH; UBND quận, huyện, xã, phường.
Các sở, ngành, hội, đoàn thể liên quan.
Tập huấn nâng cao năng lực về BVCSGD trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, cộng tác viên; các tổ chức hội, đoàn, đội, giáo viên, các cơ sở TGXH,...
Đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, cộng tác viên và người làm công tác trẻ em các tổ chức hội, đoàn, đội, giáo viên, các cơ sở TGXH... được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực.
Quý II, III
Sở LĐTBXH, Sở GDĐT Thành Đoàn, Hội TTBVQTE, Hội LHPN; UBND quận, huyện.
Các sở, ngành, hội, đoàn thể liên quan; UBND xã, phường.
Tham dự các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về BVCSGD trẻ em do Trung ương và các dự án tổ chức.
Đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp được tham dự.
Trong năm
Sở LĐTBXH
UBND quận, huyện, xã, phường, cơ sở TGXH.
Định kỳ rà soát, cập nhật thông tin trẻ em, TECHCĐB vào phần mềm quản lý.
Thông tin trẻ em, TECHCĐB được cập nhật, bổ sung kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác quản lý.
Hàng quý
UBND quận huyện, xã phường.
Sở LĐTBXH
Tổ chức hội nghị giao ban công tác trẻ em.
01 cuộc giao ban.
Tháng 6-7
Sở LĐTBXH
UBND quận huyện, xã phường, các đơn vị liên quan.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác trẻ em;
- Thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hàng năm việc thực hiện công tác trẻ em tại quận huyện, xã phường, cơ sở TGXH, cơ sở giáo dục;
Trong năm
Các sở: LĐTBXH, Y tế, GDĐT.
Các sở, ngành, hội, đoàn thể; UBND quận huyện, xã phường; cơ sở TGXH; cơ sở GD.
- Tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng công tác trẻ em giai đoạn 2016- 2020 và triển khai Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.
- Hội nghị tổng kết, khen thưởng và triển khai nhiệm vụ công tác trẻ em giai đoạn đến được tổ chức.
Quý II, III
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác trẻ em các cấp từ nguồn Trung ương - bổ sung có mục tiêu hàng năm; ngân sách thành phố; ngân sách quận, huyện, xã, phường được giao trong dự toán của đơn vị và huy động từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng;
- Các sở, ngành, địa phương ưu tiên bố trí ngân sách, lồng ghép nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác trẻ em.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, hội, đoàn thể, địa phương triển khai Kế hoạch này; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo định kỳ về UBND thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tham mưu, đề xuất UBND thành phố khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác trẻ em.
2. Các sở, ngành, hội, đoàn thể
Căn cứ nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Kế hoạch này.
3. UBND các quận, huyện, xã, phường
Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bố trí ổn định người làm công tác trẻ em và triển khai có hiệu quả Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em; ưu tiên bố trí kinh phí phù hợp hàng năm, đồng thời huy động nguồn lực đảm bảo thực hiện công tác trẻ em tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2021. Định kỳ 6 tháng, năm (vào ngày 15/5 và 15/11) các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả về UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH (Cục Trẻ em);
- CT UBND TP (b/c);
- UBMTTQVN TP;
- Các sở, ngành, hội, đoàn thể;
- UBND quận, huyện, xã, phường;
- Lưu: VT, KGVX, SLĐTBXH.
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
1
Theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của TTCP: Việc đánh giá xã, phường phù hợp với trẻ em được thực hiện vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 (tức năm 2022 và năm 2024).
2 Cụ thể:
- Văn bản Trung ương: Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của TTCP về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của TTCP về phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của TTCP về phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của TTCP về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025; Thông tư số 28/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em; Thông tư số 29/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em;
- Văn bản thành phố: Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 24/4/2020 về “Xây dựng thành phố an toàn - không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 01/10/2016 của UBND thành phố về tăng cường công tác phòng chống TNTT và đuối nước cho trẻ em; Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 6495/KH-UBND ngày 25/9/2019 về triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của TTCP phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025; Công văn số 57/UBND-SLĐTBXH ngày 06/01/2020 của UBND thành phố về triển khai thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát Quốc hội và Công điện của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 06/01/2020 UBND thành phố vì triển khai thi hành Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em trên địa bàn thành phố; Công văn số 4378/UBND-SLĐTBXH ngày 06/7/2020 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg của TTCP và Chỉ thị số 39-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng; Kế hoạch số 4352/KH-UBND ngày 06/7/2020 về triển khai thực hiện Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của TTCP phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 2431/QĐ-UBND ngày 10/7/2020 về ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;… | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "09/02/2021",
"sign_number": "23/KH-UBND",
"signer": "Lê Trung Chinh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-112-2006-TT-BTC-huong-dan-thuc-hien-Quy-che-quan-ly-tai-san-nha-nuoc-don-vi-su-nghiep-cong-lap-kem-202-2006-QD-TTg-16262.aspx | Thông tư 112/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài sản nhà nước đơn vị sự nghiệp công lập kèm 202/2006/QĐ-TTg | BỘ TÀI CHÍNH
*******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 112 /2006/TT-BTC
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2006
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 202/2006/QĐ-TTG NGÀY 31/8/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Phần 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Về phạm vi và đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 1 của Quy chế:
1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập (dưới đây gọi tắt là Quy chế) là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán, hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc từ các nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước; được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề, Y tế, đảm bảo xã hội, Văn hoá - Thông tin, Khoa học công nghệ, Thể dục - Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
1.2. Các đơn vị không thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế, bao gồm: Cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty nhà nước và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
2. Về tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp quy định tại Điều 2 của Quy chế:
2.1. Tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp thuộc đối tượng áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 2 của Quy chế là tài sản cố định được quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện hành.
2.2. Tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp được hình thành từ các nguồn sau:
a) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị được phép sử dụng theo quy định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và Quỹ phúc lợi của đơn vị;
c) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho của các Chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
đ) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn vốn huy động, sau khi đã trả hết nợ vốn huy động;
e) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn lãi được chia trong các hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định;
g) Tài sản được tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
h) Tài sản được tiếp nhận từ viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho của các Chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định;
i) Tài sản đã xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật được chuyển giao cho đơn vị để quản lý sử dụng;
k) Tài sản khác tại đơn vị mà theo quy định của pháp luật thuộc tài sản của nhà nước.
Phần 2:
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản quy định tại Điều 6 của Quy chế:
1.1. Đối với những tài sản nhà nước đã được cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan chủ quản) quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì đơn vị được trang cấp tài sản để sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ đã quy định.
Trường hợp tài sản chưa được cấp có thẩm quyền qui định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng thì trên cơ sở nhu cầu sử dụng tài sản để phục vụ hoạt động của đơn vị và các quy định của Nhà nước có liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản, đơn vị tự xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng cụ thể đối với từng loại tài sản, báo cáo Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (sau đây gọi chung là thủ trưởng cơ quan trung ương) phê duyệt đối với đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương quản lý; báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý. Trường hợp thủ trưởng cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt thì việc phê duyệt được thực hiện theo phân cấp.
1.2. Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, căn cứ vào nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được phép đầu tư xây dựng, mua sắm thêm tài sản từ các nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi, các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị được phép sử dụng và các nguồn vốn huy động, liên doanh, liên kết theo quy định. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm thêm những tài sản này không được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Riêng đối với trụ sở làm việc và xe ô tô phục vụ công tác không được đầu tư xây dựng, mua sắm thêm vượt tiêu chuẩn, định mức đơn vị được phép sử dụng.
2. Về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản quy định tại Điều 7 của Quy chế:
2.1. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng (gọi chung là tài sản khác) quy định tại khoản 2 thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào phân cấp của Chính phủ, thủ trưởng cơ quan trung ương quy định phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản khác cho các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc cơ quan mình quản lý sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính bằng văn bản; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp, quy định phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản khác tại đơn vị sự nghiệp cho các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý.
b) Căn cứ phân cấp về thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản đã được thủ trưởng cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền hoặc thủ trưởng đơn vị sự nghiệp được quyết định việc mua sắm đối với tài sản khác của đơn vị sự nghiệp theo kế hoạch, dự toán, dự án đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2.2. Đối với những tài sản khác phục vụ công tác, hoạt động của đơn vị mà khi mua sắm theo quy định phân cấp việc quyết định mua sắm phải trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì đơn vị thực hiện lập hồ sơ đề nghị trang cấp tài sản gửi đến cơ quan có thẩm quyền; hồ sơ đề nghị trang cấp tài sản gồm có:
- Văn bản đề nghị trang cấp tài sản (nêu rõ về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cùng loại với tài sản đề nghị trang cấp hiện đơn vị đang quản lý, sử dụng và nhu cầu cần thiết, mục đích sử dụng, nguồn kinh phí thực hiện mua sắm hoặc nguồn tài sản đề nghị tiếp nhận) và Bảng kê tài sản đề nghị trang cấp (theo mẫu biểu số 01 đính kèm Thông tư này).
- Dự toán ngân sách đã được giao, nguồn quỹ hiện có hoặc nguồn vốn của dự án sử dụng mua sắm tài sản đã được phê duyệt;
Đối với các trường hợp đơn vị có nhu cầu được trang cấp tài sản để phục vụ nhu cầu công tác, hoạt động sự nghiệp theo phương thức tiếp nhận tài sản từ các đơn vị, tổ chức khác, thì đơn vị lập văn bản đề nghị và Bảng kê tài sản đề nghị trang cấp gửi đến cơ quan cấp trên trực tiếp để cơ quan cấp trên tổng hợp gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản xem xét quyết định.
3. Về tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản quy định tại Điều 8 của Quy chế:
Trình tự, thủ tục trong việc đầu tư xây dựng nhà và công trình xây dựng khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định có liên quan. Việc mua sắm tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng (kể cả đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động hay từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi), được thực hiện theo quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan nhà nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
4. Về quản lý, đăng ký tài sản theo quy định tại Điều 9 của Quy chế:
4.1. Đối với đất, nhà và công trình xây dựng thuộc trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp, đơn vị phải thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, kê khai đăng ký quyền quản lý sử dụng tài sản nhà nước là nhà, công trình xây dựng khác theo quy định của Chính phủ và các quy định hiện hành khác có liên quan sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng;
4.2. Đối với phương tiện vận tải, máy móc và các trang thiết bị chuyên dùng khác mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản nhà nước, thì đơn vị phải thực hiện việc đăng ký theo quy định ngay sau khi thực hiện mua sắm hoặc tiếp nhận tài sản.
5. Về sử dụng tài sản góp vốn liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 11 của Quy chế:
5.1. Việc sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp để góp vốn liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế phải bảo đảm nguyên tắc: hoạt động liên doanh, liên kết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã được giao, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ nhà nước giao cho đơn vị và hỗ trợ, tăng cường cho các hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Giá trị tài sản đưa vào góp vốn liên doanh, liên kết phải được tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật, định giá lại theo giá trị thực tế trên thị trường tại thời điểm đưa vào góp vốn liên doanh, liên kết và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản để góp vốn liên doanh, liên kết phê duyệt.
5.2. Việc dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Quy chế do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có dự án liên doanh, liên kết. Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương quản lý, khi dùng giá trị quyền sử dụng đất của đơn vị để góp vốn liên doanh, liên kết phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ chủ quản và Bộ Tài chính.
6. Về thế chấp tài sản theo quy định tại Điều 12 của Quy chế:
6.1. Đơn vị sự nghiệp chỉ được dùng những tài sản đã mua sắm từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ các nguồn vốn huy động để thế chấp vay vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị. Trên cơ sở số tài sản hiện có được hình thành từ các nguồn vốn trên, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp căn cứ vào kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng vốn, khả năng bảo toàn và hiệu quả sử dụng vốn để quyết định việc thế chấp tài sản vay vốn và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
6.2. Thủ tục thực hiện thế chấp tài sản để vay vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và xử lý tài sản đã thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định cụ thể của tổ chức tín dụng mà đơn vị lựa chọn để thực hiện việc thế chấp tài sản vay vốn.
7. Về báo cáo tài sản theo quy định tại Điều 14 của Quy chế:
7.1. Hàng năm trước ngày 30 tháng 01, các đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương quản lý lập báo cáo tài sản nhà nước của năm trước (theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này) gửi cơ quan cấp trên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Quy chế để cơ quan cấp trên tổng hợp chung về tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan mình quản lý (theo mẫu biểu số 03 đính kèm Thông tư này) gửi Bộ, cơ quan chủ quản trước ngày 28 tháng 02. Trước ngày 30 tháng 3, các Bộ, cơ quan trung ương tổng hợp chung về tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan mình quản lý (theo mẫu biểu số 03 đính kèm Thông tư này) gửi Bộ Tài chính.
Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý, trước ngày 30 tháng 01 hàng năm lập báo cáo tài sản nhà nước của năm trước (theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này) gửi sở, ban, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Quy chế để các sở, ban, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp chung về tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan mình quản lý (theo mẫu biểu số 03 đính kèm Thông tư này) gửi Sở Tài chính trước ngày 28 tháng
02. Trước ngày 30 tháng 3, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổng hợp chung về tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý (theo mẫu biểu số 03 đính kèm Thông tư này) báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi Bộ Tài chính.
7.2. Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, khi có nhu cầu trang cấp tài sản, đơn vị sự nghiệp căn cứ vào chế độ trang cấp tài sản của Nhà nước đã quy định, lập báo cáo về nhu cầu trang cấp tài sản trong năm kế hoạch báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị để các đơn vị dự toán cấp 1 tổng hợp chung về nhu cầu trang cấp tài sản của các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi trực tiếp quản lý (theo mẫu biểu số 05 đính kèm Thông tư này), gửi cùng với dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Về quản lý sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Điều 15 của Quy chế:
8.1. Đơn vị phải sử dụng đất do nhà nước giao đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nghiêm cấm đơn vị sự nghiệp sử dụng đất được giao để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp vào mục đích khác. Đất được giao để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, đơn vị phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản nhà nước tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 13/2006/NĐ- CP ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và lập hồ sơ quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.
8.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp hiện đang sử dụng chung một khu đất để vừa thực hiện hoạt động sự nghiệp vừa hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng một phần đất được giao để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì đơn vị phải xác định diện tích đất sử dụng cho từng mục đích theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định hiện hành.
9. Về bán, chuyển nhượng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Quy chế:
9.1. Tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp được xử lý bán, chuyển nhượng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý theo quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1, Điều 17 và khoản 1 Điều 18 của Quy chế phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 18 của Quy chế. Đối với tài sản mua sắm từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ nguồn vốn vay, vốn huy động để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế thì Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định xử lý theo thẩm quyền.
9.2. Đối với các trường hợp xử lý tài sản thuộc thẩm quyền cơ quan cấp trên quyết định, đơn vị phải lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định. Hồ sơ đề nghị xử lý bán, chuyển nhượng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản, bao gồm:
- Văn bản đề nghị xử lý (bán, chuyển nhượng, thu hồi, điều chuyển hoặc thanh lý tài sản);
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện di dời theo quy hoạch, sắp xếp lại cơ sở làm việc; dự án, phương án đổi mới tài sản theo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ để phục vụ hoạt động của đơn vị đã được phê duyệt hoặc biên bản xác định vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng tài sản; báo cáo xử lý tài sản dư thừa không còn nhu cầu sử dụng, tài sản đã hư hỏng, xuống cấp cần xử lý,...
- Bảng kê số lượng và giá trị tài sản của đơn vị đề nghị xử lý (theo mẫu biểu số 04 đính kèm Thông tư này);
- Biên bản của cơ quan chuyên môn hoặc của Hội đồng đánh giá chất lượng, tình trạng thực tế của tài sản cần xử lý của đơn vị;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan mà theo quy định tại Quy chế hoặc quy định khác của pháp luật có quy định việc xử lý tài sản phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của các cơ quan này.
9.3 Việc xử lý tài sản sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản có quyết định bán, chuyển nhượng thì đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thực hiện thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để bán đấu giá. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép bán, chuyển nhượng tài sản theo phương thức chỉ định, thì giá bán, chuyển nhượng tài sản phải được tổ chức có chức năng định giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật xác định và được cấp thẩm quyền đã cho phép bán, chuyển nhượng tài sản phê duyệt.
b) Đối với tài sản có quyết định thu hồi, điều chuyển thì đơn vị có tài sản bị thu hồi, điều chuyển và đơn vị được giao tiếp nhận tài sản phối hợp tổ chức việc bàn giao tài sản, có sự tham gia của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Tài sản thu hồi, điều chuyển giữa các đơn vị sự nghiệp, giữa các đơn vị sự nghiệp với các cơ quan khác được thực hiện kiểm kê về số lượng theo thực tế, giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán tại thời điểm có quyết định thu hồi, điều chuyển và là căn cứ để hạch toán tăng, giảm tài sản (theo mẫu Biên bản bàn giao tài sản đính kèm thông tư này). Riêng trường hợp thu hồi, điều chuyển tài sản giữa đơn vị sự nghiệp với tổ chức kinh tế thì phải xác định giá trị còn lại thực tế của tài sản (do tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện); kết quả thẩm định được sử dụng làm căn cứ để hạch toán tăng, giảm giá trị tài sản.
c) Đối với tài sản có quyết định thanh lý, đơn vị có tài sản thanh lý thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện bán tài sản thanh lý theo phương thức đấu giá; nếu tại địa bàn quận, huyện nơi có tài sản thanh lý không có tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc có nhưng các tổ chức này từ chối thực hiện bán, thì đơn vị được thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo quy định để bán đấu giá tài sản. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện thanh lý phá dỡ, huỷ tài sản thì đơn vị có tài sản thanh lý được thực hiện phá dỡ, huỷ tài sản, nhưng phải thu hồi nguyên vật liệu tài sản phá dỡ (nếu có) để bán. Sau khi đã tổ chức thanh lý tài sản theo quyết định, đơn vị hạch toán giảm giá trị tài sản đã thanh lý đang theo dõi trên sổ sách kế toán của đơn vị.
9.4. Việc quản lý sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp theo quyết định của cơ quan, cấp có thẩm quyền thực hiện như sau:
a) Các khoản chi phí cho việc định giá, bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản được thanh toán từ nguồn tiền thu được từ bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản; trường hợp các chi phí trên lớn hơn số tiền thu được thì đơn vị được sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị để thanh toán. Đối với chi phí phát sinh trong trường hợp thực hiện thu hồi, điều chuyển tài sản, đơn vị được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm chi trả; trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản có quyết định cụ thể về chi phí thực hiện thu hồi, điều chuyển tài sản thì thực hiện theo quyết định đó.
b) Tiền thu được từ bán, chuyển nhượng tài sản tại đơn vị là tài sản trang bị từ nguồn ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc bán, chuyển nhượng phải nộp vào tài khoản của đơn vị mở tại Kho bạc nhà nước; trường hợp đơn vị được cấp có thẩm quyền quyết định cho sử dụng để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản theo dự án, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Kho bạc nhà nước chi cho đơn vị sử dụng theo qui định về quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Số tiền bán, chuyển nhượng tài sản đơn vị không được sử dụng hoặc số còn lại ngoài số tiền được phép sử dụng phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với tiền thu từ bán, chuyển nhượng tài sản tại đơn vị là tài sản trang bị từ nguồn vốn vay hoặc huy động, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc bán, chuyển nhượng đơn vị được dùng để trả nợ vay, hoàn trả vốn huy động; số còn lại (nếu có) được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), được để lại để bổ sung tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động).
c) Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý đơn vị được dùng để trả nợ vay, hoàn trả vốn huy động nếu là tài sản được trang bị từ nguồn vốn vay hoặc huy động; số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), được để lại để bổ sung tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động).
d) Tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc chuyển nhượng, được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có đất chuyển nhượng) do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản đối với đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương quản lý; do Sở Tài chính làm chủ tài khoản đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý. Trường hợp đơn vị phải xây dựng lại cơ sở mới hoặc cải tạo nâng cấp cơ sở đã có để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, thì được sử dụng số tiền này để thực hiện đầu tư xây dựng theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt. Số tiền đơn vị không được sử dụng hoặc số còn lại ngoài số tiền được phép sử dụng phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Phần 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khi xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị, phải quy định cụ thể việc quản lý sử dụng đối với từng loại tài sản và trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao quản lý sử dụng tài sản; đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị mình tiết kiệm và hiệu quả theo đúng các qui định tại Quy chế và hướng dẫn tại Thông tư này.
Việc quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của để quy định.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng TW, VP Quốc Hội
- Văn phòng Chính phủ, VP Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở Tài chính, Kho bạc NN
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, Cục QLCS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Bộ, cơ quan Tw, Tỉnh, Thành phố:……..
Tên đơn vị: ……………………………...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biểu số 2
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRANG CẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NĂM….
(Kèm theo Thông tư số 112/2006/TT-BTC ngày 27/12/2006 của Bộ Tài chính)
STT
Loại tài sản
Số có đầu năm
Trang cấp, xử lý trong năm
Số cuối năm
Ghi chú
Trang cấp
Thu hồi
Bán
Điều chuyển
Thanh lý
LD, liên kết
SL
NG (ngđ)
GTCL (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
NG (ngđ)
GTCL (ngđ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
1
Đất
2
Nhà, công trình XD
3
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
4
Máy móc, thiết bị
5
Công cụ, dụng cụ quản lý
6
Các tài sản khác
Cộng
Ghi chú: - Số lượng tài sản là đất nhà, công trình được ghi theo m2, các tài sản khác ghi theo chiếc, cái.
- Giá trị tài sản trang cấp xử lý trong năm ghi theo giá trị còn lại theo sổ sách kế toán hoặc giá trị thực tế đánh giá lại (đối với những trường hợp có đánh giá lại)
..…, ngày…tháng...năm…
Người lập biểu
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký tên và đóng dấu)
Bộ, cơ quan Trung ương hoặc
Sở Tài chính Tỉnh: ………………………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biểu số 3
TỔNG HỢP BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRANG CẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NĂM…...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/2006/TT-BTC ngày 27/12/2006 của Bộ Tài chính)
STT
Tên đơn vị
sự nghiệp
Số có đầu năm
Trang cấp, xử lý trong năm
Số cuối năm
Ghi chú
Trang cấp
Thu hồi
Bán
Điều chuyển
Thanh lý
LD, liên kết
SL
NG (ngđ)
GTCL (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
GT (ngđ)
SL
NG (ngđ)
GTCL (ngđ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
1
Đơn vị A:
Đất
Nhà, công trình XD
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Máy móc, thiết bị
Công cụ, dụng cụ quản lý
Các tài sản khác
2
Đơn vị B:
……….
……….
Ghi chú: - Số lượng tài sản là đất nhà, công trình được ghi theo m2, các tài sản khác ghi theo chiếc, cái.
- Giá trị tài sản trang cấp xử lý trong năm ghi theo giá trị còn lại theo sổ sách kế toán hoặc giá trị thực tế đánh giá lại (đối với những trường hợp có đánh giá lại)
…., ngày…tháng…năm..
Người lập biểu
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký tên và đóng dấu)
Bộ, cơ quan TW, Tỉnh, Thành phố:…… Biểu số 1
Tên đơn vị: ………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC TÀI SẢN ĐỀ NGHỊ TRANG CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số112 /2006/TT-BTC ngày 27 /12/2006 của Bộ Tài chính)
Số
TT
Tên tài sản
Hiện có tại đơn vị
(Đang quản lý sử dụng)
Đề nghị trang cấp
Ghi chú
Số lượng
Nguyên giá
theo SSKT (nghìn đồng)
Giá trị còn lại theo SSKT
(nghìn đồng)
Mua sắm
Tiếp nhận
Số lượng
Chủng loại, cấp hạng
Giá trị
dự toán
(nghìn đồng)
Số lượng
Chủng loại, cấp hạng
Giá trị
dự toán
(nghìn đồng)
1
2
3
.
.
Cộng
Ghi chú: - Tài sản hiện có chỉ kê những tài sản cùng loại với tài sản đề nghị trang cấp.
- Số lượng tài sản đối với nhà, công trình ghi theo m2, các tài sản khác ghi theo chiếc, cái.
- Giá trị dự toán của tài sản mua sắm, tiếp nhận được ghi theo giá dự kiến mua sắm (nếu đề nghị mua sắm) hoặc giá trị ước tính của tài sản tiếp nhận (nếu đề nghị tiếp nhận).
......., ngày .. tháng .... năm ......
Bộ, cơ quan TW, Tỉnh, Thành phố:…… Biểu số 4
Tên đơn vị: ………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC TÀI SẢN ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ
(Bán, điều chuyển, thu hồi, thanh lý)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 112 /2006/TT-BTC ngày 27 /12/2006 của Bộ Tài chính)
Số
TT
Tên tài sản
Hiện có tại đơn vị
(Đang quản lý sử dụng)
Đề nghị xử lý
(Bán, điều chuyển, thu hồi, thanh lý)
Ghi chú
Số lượng
Nguyên giá theo SSKT
(nghìn đồng)
Giá trị còn lại theo SSKT
(nghìn đồng)
Số lượng
Chủng loại, cấp hạng
Giá trị còn lại theo SSKT
(nghìn đồng)
Phương thức xử lý
1
2
3
.
.
Ghi chú: - Phương thức xử lý được ghi theo đúng phương thức đề nghị xử lý tài sản, như: Bán, thanh lý, điều chuyển, hoặc thu hồi.
- Số lượng tài sản đối với nhà, công trình ghi theo m2, các tài sản khác ghi theo chiếc, cái.
......., ngày .. tháng .... năm ....
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Bộ, cơ quan TW; Sở, ban, UBND huyện Biểu số 5
hoặc đơn vị dự toán cấp 1:....
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC NHU CẦU TRANG CẤP TÀI SẢN NĂM ….
(Ban hành kèm theo Thông tư số 112 /2006/TT-BTC ngày 27/ 12/2006 của Bộ Tài chính)
Số
TT
Tên tài sản
Hiện có tại đơn vị
(Đang quản lý sử dụng)
Đề nghị trang cấp
Ghi chú
Số lượng
Nguyên giá
theo SSKT
(nghìn đồng)
Giá trị còn lại theo SSKT
(nghìn đồng)
Mua sắm
Tiếp nhận
Số lượng
Chủng loại, cấp hạng
Giá trị
dự toán
(nghìn đồng)
Số lượng
Chủng loại, cấp hạng
Giá trị
dự toán
(nghìn đồng)
1
2
3
.
.
Cộng
Ghi chú: - Số lượng tài sản đối với nhà, công trình ghi theo m2, các tài sản khác ghi theo chiếc, cái.
- Giá trị dự toán của tài sản mua sắm, tiếp nhận được ghi theo giá dự kiến mua sắm (nếu đề nghị mua sắm) hoặc giá trị ước tính của tài sản tiếp nhận (nếu đề nghị tiếp nhận).
......., ngày .. tháng .... năm .....
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Mẫu Biên bản
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 112 /2006/TT-BTC ngày 27 /12/2006 của Bộ Tài chính)
Thực hiện Quyết định (công văn) số …. ngày….. của…… về việc……
Hôm nay, ngày … tháng … năm…., chúng tôi gồm:
A- Đại diện Bên giao:
1. Ông ……………………..
Chức vụ:…………………….
2. Ông ……………………..
Chức vụ:…………………….
B- Đại diện bên nhận:
1. Ông ……………………..
Chức vụ:…………………….
2. Ông ……………………..
Chức vụ:…………………….
C- Đại diện cơ quan chứng kiến bàn giao:
1. Ông ……………………..
Chức vụ:…………………….
2. Ông ……………………..
Chức vụ:…………………….
Thực hiện bàn giao và tiếp nhận số tài sản là…....... tại ….. như sau:
I. Về nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà, đất
1. Tổng số ngôi nhà, vật kiến trúc và tài sản khác:
1.1.Tổng số ngôi nhà: ......... m2
- Diện tích xây dựng: ............ m2 Diện tích sàn: ............... m2
- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: đồng
- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: .......... đồng
- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao:
1.2. Tổng số vật kiến trúc và tài sản khác:
- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ......... ... đồng
- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ......... đồng
- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao:: ..........đồng
2. Chi tiết nhà, vật kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất:
2.1. Nhà số 1 (A...):
- Diện tích xây dựng: ....... m2 Diện tích sàn sử dụng: ........ m2
- Cấp hạng nhà: ............. Số tầng: ........................
- Nguồn hình thành: (ngân sách nhà nước cấp, vay vốn,… nhận bàn giao…):
- Năm xây dựng: ................. Năm cải tạo, sửa chữa lớn: .................
- Mục đích sử dụng: ....................
- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ............. đồng
- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ......... đồng
- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao:
2.2. Nhà số 2 (B...): ..........................
- Diện tích xây dựng: ........... m2 Diện tích sàn: .................... m2
- Cấp hạng nhà: ............. Số tầng: .................
- Nguồn hình thành: (ngân sách nhà nước cấp, vay vốn,… nhận bàn giao…): ................................................
- Năm xây dựng: ................. Năm cải tạo, sửa chữa lớn: .....................
- Mục đích sử dụng: ...........................
- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ......... đồng
- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ........ đồng
- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: ..........đồng
2.3. Vật kiến trúc (Bể nước, tường rào…)
- Nguồn hình thành: (ngân sách nhà nước cấp, vay vốn,… nhận bàn giao…):
- Năm xây dựng: ...................... Năm cải tạo, sửa chữa lớn: .................
- Mục đích sử dụng: ..................
- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ........ đồng
- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ....... đồng
- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao:: ..........đồng
2.4. Các tài sản gắn liền với nhà, đất: (quạt trần, đèn điện, điều hoà..)
- Số lượng: ...... Cái
- Nguyên giá theo sổ sách kế toán: ..... đồng
- Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ...... đồng
- Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: : ..........đồng
(Tuỳ theo tình hình thực tế khi giao nhận, có thể bổ sung thêm một số các chỉ tiêu cần thiết khác).
II. Về đất
1. Nguồn gốc đất:
a. Cơ quan giao đất: ...................... Quyết định số: .....................
b. Bản đồ giao đất số: .....................Cơ quan lập bản đồ: ......................
c. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ......................
d. Diện tích đất được giao: .......................
2. Hiện trạng đất đai khi bàn giao:
a. Cơ quan đang quản lý sử dụng đến thời điểm bàn giao: ...................
b. Tổng diện tích khuôn viên: ...................
c. Tổng diện tích khuôn viên có nhà, công trình: ................................
III. Các hồ sơ về nhà, đất, tài sản gắn liền đất bàn giao
..............................................................................................................
IV. Ý kiến các bên giao nhận
1. Bên nhận: …......................................................................................
........................................................................................................................
2. Bên giao: ….....................................................................................
.........................................................................................................................
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký tên và đóng dấu)
Đại diện các cơ quan chứng kiến
Đơn vị A
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đơn vị B
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đơn vị C
(Ký và ghi rõ họ tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "27/12/2006",
"sign_number": "112/2006/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-97-2018-TT-BTC-lap-quan-ly-su-dung-kinh-phi-hoc-tap-lam-theo-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-398689.aspx | Thông tư 97/2018/TT-BTC lập quản lý sử dụng kinh phí học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 97/2018/TT-BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ VỀ ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Chỉ thị số 27/CT-Ttg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là các cơ quan trung ương), Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được bố trí từ dự toán ngân sách hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung chi
1. Chi viết, biên soạn, dịch tài liệu phục vụ việc học tập;
2. Chi mua tài liệu phục vụ học tập;
3. Chi hội nghị, hội thảo;
4. Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra;
5. Chi công tác thông tin, tuyên truyền;
6. Chi sơ kết hằng năm và tổng kết toàn khóa;
7. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình;
8. Chi văn phòng phẩm;
9. Các khoản chi khác.
Điều 4. Mức chi
1. Mức chi cho nhiệm vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Đối với nội dung chi chưa có mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định áp dụng mức chi của các nhiệm vụ, nội dung chi có tính chất tương tự đã được cấp có thẩm quyền quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Một số mức chi quy định như sau:
a) Chi viết, biên soạn và dịch tài liệu:
- Chi viết, biên soạn tài liệu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
- Chi biên dịch tài liệu từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại: Thực hiện theo mức chi dịch thuật quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
b) Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
c) Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Lập, tổng hợp, giao dự toán, thực hiện và quyết toán kinh phí thực hiện
Việc lập, tổng hợp, giao dự toán, thực hiện và quyết toán kinh phí học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.
2. Thông tư số 38/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan trung ương của các Hội, Đoàn thể;
- Tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, VI (400b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "30/10/2018",
"sign_number": "97/2018/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-02-2018-TT-BNNPTNT-sua-doi-Thong-tu-50-2015-TT-BNNPTNT-va-25-2013-TT-BNNPTNT-375397.aspx | Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT và 25/2013/TT-BNNPTNT | BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2018/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày
31 tháng 01 năm 2018
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ 50/2015/TT-BNNPTNT , THÔNG TƯ 25/2013/TT-BNNPTNT , THÔNG TƯ 02/2006/TT-BTS , THÔNG TƯ 62/2008/TT-BNN VÀ THÔNG TƯ 26/2016/TT-BNNPTNT
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Thủy sản;
Căn cứ Nghị định 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản và Thủy sản và Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 quy định chứng nhận và xác nhận thủy sản (gọi tắt là Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT), Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013 qui định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản (gọi tắt là Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT), Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (gọi tắt là Thông tư 02/2006/TT-BTS), Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS (gọi tắt là Thông tư số 62/2008/TT-BNN) và Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động (gọi tắt là Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT
1. Khoản 1, khoản 2 và khoản 9 Điều 3 được sửa đổi như sau:
“1. Thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác là việc kiểm tra hồ sơ, giám sát trực tiếp quá trình lên bến của nguyên liệu thủy sản, đối chiếu thông tin, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu dự kiến đưa vào chế biến xuất khẩu không vi phạm các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
2. Thẩm định chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu là việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra xác suất quá trình xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác, cấp giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng xuất khẩu, chế biến từ nguyên liệu thủy sản được xác nhận có nguồn gốc từ nguyên liệu khai thác không vi phạm các quy định về khai thác bất hợp pháp theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
9. Cơ quan thẩm quyền là Chi cục Thủy sản, Tổ chức quản lý cảng cá và Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng”.
2. Điều 5 được sửa đổi như sau:
“Điều 5. Cơ quan thẩm quyền thẩm định xác nhận, chứng nhận
1. Tổ chức quản lý cảng cá thực hiện việc thẩm định, cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về đánh bắt bất hợp pháp.
2. Chi cục Thủy sản quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về đánh bắt bất hợp pháp.
3. Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng quy định tại Phụ lục III Thông tư này thực hiện kiểm tra, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.”
3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản
1. Trước khi tàu cập cảng ít nhất 01 giờ, chủ hàng thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho Tổ chức quản lý cảng cá thông tin về số hiệu tàu, thời gian dự kiến tàu cập cảng, sản lượng dự kiến lên cảng.
2. Tổ chức quản lý cảng cá cử cán bộ kiểm tra thực tế tại tàu:
a) Đối với tàu khai thác thủy sản: đối chiếu, giám sát khối lượng, thành phần loài khai thác trên tàu phù hợp với nhật ký khai thác;
b) Đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá: đối chiếu, giám sát khối lượng, thành phần loài theo nhật ký thu mua chuyển tải và nhật ký khai thác của tàu được thu mua chuyển tải.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm lên cá, chủ hàng phải hoàn thiện hồ sơ gửi tổ chức quản lý cảng cá trực tiếp hoặc theo đường bưu điện để đề nghị xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản. Hồ sơ (01 bộ) gồm:
a) Hai (02) giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao chụp nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu khai thác thủy sản);
c) Bản sao chụp nhật ký thu mua, chuyển tải và nhật ký khai thác của tàu được thu mua chuyển tải (đối với tàu thu mua chuyển tải).
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tổ chức quản lý cảng cá có trách nhiệm đối chiếu thông tin tại tờ khai với danh sách tàu khai thác bất hợp pháp; nhật ký khai thác với thông tin về vị trí hoạt động của tàu do các trạm bờ cung cấp (đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên), ký, trả cho chủ hàng 01 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ. Trường hợp không ký giấy xác nhận, Tổ chức quản lý cảng cá phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Tổ chức quản lý cảng cá trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho chủ hàng
6. Chủ hàng nộp phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”
4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Thẩm định chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu
1. Chủ hàng có nhu cầu chứng nhận thủy sản khai thác nộp 02 (hai) bộ hồ sơ đến một trong các cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này trực tiếp hoặc theo đường bưu điện để đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác.
2. Hồ sơ đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác gồm:
a) Mẫu Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc mẫu Giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nơi nhập khẩu. Trường hợp lô hàng sử dụng nguyên liệu từ nhiều hơn 01 (một) tàu hoặc trường hợp nguyên liệu mua từ 01 (một) tàu nhưng được chế biến thành nhiều lô hàng thì phải kèm theo các thông tin bổ sung quy định tại Phụ đính Va ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản kê khai Phụ đính Thông tin vận tải (theo mẫu quy định tại Phụ đính Vb ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Bản sao chụp Giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác;
3. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ hàng, cơ quan thẩm quyền xem xét hồ sơ, kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận thủy sản khai thác và thực hiện:
a) Chứng nhận khi lô hàng có nội dung đúng với kê khai trong Giấy chứng nhận thủy sản khai thác và trả 01 (một) bộ hồ sơ cho chủ hàng, 01 (một) bộ lưu tại cơ quan thẩm quyền;
b) Không chứng nhận khi lô hàng có nội dung không đúng với kê khai trong hồ sơ hoặc sử dụng nguyên liệu thủy sản từ tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp. Trường hợp không chứng nhận phải có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan thẩm quyền trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho chủ hàng.
5. Chủ hàng nộp phí thẩm định chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.
5. Điều 9 được sửa đổi như sau:
“Điều 9. Xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu:
1. Chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu lô hàng được sản xuất từ thủy sản khai thác nhập khẩu nộp 02 (hai) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan thẩm quyền (quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này) để đề nghị xác nhận.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:
a) Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (bản chính hoặc bản sao);
b) Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc mẫu Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ thủy sản khai thác xuất khẩu khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.
3. Nội dung kiểm tra để xác nhận:
a) Đối chiếu thông tin về tàu cá khai thác và các thông tin khác (quốc gia có tàu mang cờ, khối lượng, chủng loại thủy sản) trong các giấy chứng nhận khai thác do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam với các thông tin sau:
Danh sách tàu cá vi phạm IUU của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu và của các Tổ chức nghề cá khu vực - RFMOs được Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận;
Danh sách các tàu cá có đăng ký và được cấp phép khai thác (bao gồm thông tin về: loài thủy sản, khu vực, mùa vụ khai thác) của các Tổ chức nghề cá khu vực - RFMOs được Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận (đối với các quốc gia có tàu mang cờ là thành viên của các tổ chức này);
b) Đối chiếu khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với các thông tin về lô hàng nhập khẩu được Cục Thú y kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Đối chiếu khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với hồ sơ thống kê xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu và hồ sơ giám sát trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm các lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu;
d) Các quy định khác của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
4. Cơ quan thẩm quyền xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu trong trường hợp lô hàng đáp ứng các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không xác nhận cam kết, Cơ quan thẩm quyền phải có văn bản trả lời chủ hàng nêu rõ lý do lô hàng không đáp ứng.
5. Thủ tục xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu được kết hợp đồng thời cùng các thủ tục kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu được quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.”
6. Điều 10 được sửa đổi như sau:
“Điều 10. Kiểm tra hoạt động khai thác bất hợp pháp
1. Đối tượng kiểm tra: tàu cá cung cấp nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chứng nhận thủy sản khai thác.
2. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản/Chi cục Thủy sản tỉnh, thành phố ven biển được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
3. Nguyên tắc kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Theo nguyên tắc đánh giá nguy cơ, đảm bảo việc kiểm tra không nhỏ hon 5% tổng số lần cập cảng đối với tàu cá và tàu chuyển tải với sản phẩm cá đáy và cá nổi nhỏ, cua, ghẹ và 20% đối với sản phẩm cá ngừ.
4. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ phạm vi, nội dung, địa điểm kiểm tra, họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải được thông báo tại địa điểm tiến hành kiểm tra trước khi bắt đầu kiểm tra.
5. Nội dung kiểm tra: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
6. Sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập Biên bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX Thông tư này) và thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Biên bản kiểm tra được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Nếu kiểm tra phát hiện tàu cá có hoạt động khai thác bất hợp pháp theo quy định tại Điều 4, cơ quan kiểm tra thực hiện một trong các hành động sau:
a) Không chứng nhận thủy sản khai thác cho sản phẩm thủy sản khai thác của tàu cá vi phạm kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra.
b) Đưa tàu cá vi phạm vào danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và gửi danh sách này đến Tổng cục Thủy sản để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
c) Chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.”
7. Sửa khoản 5, bổ sung khoản 7, Điều 13 như sau:
“Điều 13. Nhiệm vụ của Tổng cục Thủy sản
5. Tổng hợp và đăng tải danh sách các Tổ chức quản lý cảng cá (mẫu dấu, chữ ký) thực hiện thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác và tàu cá khai thác bất hợp pháp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối thông tin giữa Tổ chức quản lý cảng cá, Chi cục thủy sản và Tổng cục thủy sản; cung cấp thông tin cho Cục Thú y khi nhận được thông tin về sản phẩm khai thác bất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam.”
8. Điều 16 được sửa đổi như sau:
“Điều 16. Trách nhiệm của Tổ chức quản lý cảng cá
1. Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về công tác thẩm định, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức;
2. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cảng cá theo quy định;
3. Từ chối việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nếu chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định hoặc thông tin cung cấp không chính xác. Lưu trữ hồ sơ xác nhận trong thời hạn 36 tháng.
4. Cập nhật, gửi cho Tổng cục Thủy sản mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản để đăng tải lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản;
5. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng về việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra tàu cá tại cảng.
6. Báo cáo kết quả xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy trước ngày 20 hàng tháng)”.
9. Thay Phụ lục V bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT
1. Khoản 1 và khoản 2 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“1. Báo cáo khai thác thủy sản
Chủ tàu hoặc thuyền trưởng của tất cả các tàu có Giấy phép khai thác thủy sản chịu trách nhiệm báo cáo chuyến biển (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIIg ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Ghi và nộp nhật ký khai thác thủy sản
a) Thuyền trưởng tàu khai thác thủy sản, tàu thu mua hoặc chuyển tải thủy sản khai thác có công suất máy chính từ 20 CV trở lên có trách nhiệm ghi nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tàu hoàn tất việc lên cá, chủ tàu hoặc thuyền trưởng nộp Sổ nhật ký khai thác thủy sản, báo cáo khai thác thủy sản (đối với tàu khai thác), nhật ký thu mua, chuyển tải (đối với tàu thu mua hoặc chuyển tải) cho Tổ chức quản lý cảng cá”.
2. Thay thế Phụ lục VIII bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2006/TT-BTS
Điểm d khoản 3 Mục II được sửa đổi như sau:
“d) Cấm đóng mới, nhập khẩu, thuê tàu trần, cải hoán hoặc chuyển sang các nghề: nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển, nghề lưới kéo; tàu lắp máy chính dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác hoặc các nghề cấm phát triển do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đã được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2008/TT-BNN
“Thay thế Phụ lục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 về những đối tượng bị cấm khai thác của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản
(nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định tại Thông tư số 62/2008/TT-BNN bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này”.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
1. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 3 Điều 4 như sau:
“đ) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Giấy chứng nhận của thuyền trưởng “Captain’s statement” hoặc Giấy xác nhận của người bán. Nội dung giấy xác nhận thể hiện các thông tin sau: tên tàu đánh bắt, số đăng ký của tàu, quốc gia treo cờ, phương pháp đánh bắt, thời gian đánh bắt, khu vực đánh bắt đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài.
e) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (trừ sản phẩm nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài).”
2. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 4 như sau:
“c) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn”
3. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 4 như sau:
“c) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn”
4. Điểm b khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu đối chiếu thông tin tàu, trường hợp phát hiện tàu có trong Danh sách IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý”.
5. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi nhập hàng.
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận Đơn khai báo kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Căn cứ thông tin tàu đánh bắt do chủ hàng cung cấp, Cơ quan kiểm dịch cửa khẩu kiểm tra thông tin về sản phẩm hải sản của tàu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được đăng tải trên website https://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal_fishing/info. Trường hợp lô hàng là sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài có trong danh mục tàu IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý; trường hợp tàu đánh bắt hải sản nước ngoài không có trong danh mục tàu IUU thì thực hiện kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại khoản 3, 4 Điều này.”
6. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 14 như sau:
“c) Đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu, nếu chủ hàng có khai báo kiểm dịch sửa đổi, bổ sung theo phân loại sản phẩm, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu lần đầu thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu thay thế Giấy chứng nhận đã cấp.
Việc khai báo sửa đổi, bổ sung theo phân loại sản phẩm phải bảo đảm đúng nguồn gốc và số lượng hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu lần đầu”.
7. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 của Luật thú y.
Trường hợp đối chiếu thông tin tàu phát hiện tàu có trong Dach sách IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý”.
8. Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Thông tư này cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
Trường hợp đối chiếu thông tin tàu phát hiện tàu có trong Dach sách IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý”.
9. Sửa Phụ lục V, mẫu số 10 TS Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu như sau:
“Bỏ nội dung Giấy có giá trị đến ngày.”
10. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 22 như sau:
“d) Giám sát, kiểm tra, ngăn chặn tàu khai thác hoặc tàu vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác vi phạm các quy định về IUU khi chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu vào cảng Việt Nam, thông báo cho Tổng cục Thủy sản để phối hợp xử lý.”
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 3 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản hoặc Cục Thú y để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- UBND các tỉnh/thành phố ven biển;
- Cục Kiểm tra văn bản, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Sở NN và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển:
- Chi cục Thủy sản các tỉnh/thành phố ven biển;
- Các Trung tâm CLNLS&TS;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ; Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS, Cục QLCLNLS&TS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 1 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phụ lục V Annex V
CHỨNG NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC
CATCH CERTIFICATE
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DIRECTORATE OF FISHERIES
CHỨNG NHẬN THỦY SẢN KHAI THÁC
CATCH CERTIFICATE
Số chứng nhận/Document number……………
Cơ quan thẩm quyền/Validating authority
1. Tên cơ quan thẩm quyền/Authority’s name:
Địa chỉ/Address:
Tel:
Fax:
2. Tên tàu/số đăng ký/Fishing vessel name/
Registration No.:
Cảng đăng ký, Cờ/Home port, Flag:
Hô hiệu/Call sign:
Số IMO, Lloyd’s (nếu có)/IMO/Lloyd’s number (if issued):
Giấy phép khai thác - Giá trị đến ngày
Fishing license No - Valid to:
Số Inmarsat, Fax, điện thoại, địa chỉ Email (nếu có)
Inmarsat No, Fax, Telephone No, Email address (if issued):
Thông tin về tàu cá chi tiết xem Phụ đính Va kèm theo/Information of Fishing vessel is indicated on the Appendix Va
3. Mô tả sản phẩm/Description of Products
Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép (nếu có)
Type of processing authorized on board (if available):
Loài
Species
Mã sản phẩm
Product code
Vùng và thời gian khai thác
Catch area(s) and dates
Khối lượng nguyên liệu ước tính của lô hàng (kg)1
Estimated live weight
Khối lượng lên bến ước tính của tàu cá (nếu có) (kg)2 Estimated weight to be landed (if available) (kg)
Khối lượng nguyên liệu đã được xác nhận (nếu có) (kg)3 Verified weight landed (if available) (kg)
4. Tham chiếu các quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/References of applicable conservation and management measures:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
5. Tên thuyền trưởng tàu cá - Chữ ký - dấu/Name of master of fishing vessel - Signature - seal
6. Khai báo chuyển tải trên biển (tên thuyền trưởng tàu khai thác)/Declaration of transhipment at sea (name of master of fishing vessel)
Chữ ký và ngày
Signature and date
Khu vực/vị trí chuyến tải
Transshipment area/position
Khối lượng ước tính (kg)
Estimated weight (kg)
Tên thuyền trưởng tàu nhận/
Master of receiving vessel
Chữ ký/Signature
Tên tàu/Vessel name
Hô hiệu/Call sign
Số IMO, Lloyd’s (nếu có)
IMO/Lloyd’s number (if issued):
7. Xác nhận chuyển hàng tại cảng/Transhipment authorization within a port area
Tên/Name
Cơ quan quản lý cảng/Port authority
Chữ ký/Signature
Địa chỉ/Address
Điện thoại
Tel
Cảng lên cá
Port of landing
Ngày lên cá
Date of landing
Dấu/Seal (stamp)
8. Tên chủ hàng xuất khấu/Name and address of exporter
Chữ ký/Signature
Ngày/Date
Dấu/Seal
9. Chứng nhận của Cơ quan thẩm quyền nước treo cờ/Flag state authority validation
Họ và tên/ Full name
Chức vụ/Title
Chữ ký/Signature:
Ngày/Date
Dấu/Seal
10. Thông tin vận tải, xem Phụ đính Vb kèm theo/Transport details, see Appendix Vb attached
11. Khai báo của đơn vị nhập khẩu/Importer declaration
Tên đơn vị nhập khẩu/Name of importer
Địa chỉ/Address
Chữ ký/Signature
Ngày/Date
Dấu/Seal
Mã CN sản phẩm
Product CN code
Theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/As regulated by the imported authorities:
Tài liệu tham chiếu/Reference
12. Cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu/Import control - authority
Địa điểm/Place
Cho phép nhập khẩu/Importation authorized
Chưa cho phép nhập khẩu/Importation suspended
Yêu cầu kiểm tra - ngày/ Verification requested - date
Khai báo hải quan, nếu có/ Customs declaration, if issued
Số/Number
Ngày/Date
Địa điểm/Place:
Phụ đính Va/Appendix Va
THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ TÀU CÁ CỦA VIỆT NAM
ADDITIONAL INFORMATION FOR FISHERIES PRODUCTS OBTAINED FROM THE FISHING VESSELS OF VIET NAM
Đính kèm Chứng nhận số/Attached to the Catch certificate: ……………………………
Mục I/Section I:
Quốc gia tàu treo cờ/State/Flag: Việt Nam
Các thông tin sau cần thu thập trong quá trình chứng nhận/The following information in section should be included if available at the moment of request for validation:
Số vận đơn/Invoice No.: Số công-ten-nơ/Container No.: Nước đến/Destination country:
Đơn vị nhập khẩu/Importer:
Mục II/Section II:
Tàu cá
Fishing vessel
Mô tả sản phẩm
Product description
chủ hàng
exporter
Tên,số đăng ký (Nghề khai thác)/ Name, Registration (Fishing gear code)
Loại: Tàu nhỏ* Tàu thông thường**/ Type: Small*/ Normal**
Cảng đăng ký/ Home port
Hô hiệu/ Call sign
Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)/ Inmarsat, fax, Tel No (if issued)
Số giấy phép, giá trị đến ngày/ Fishing licence No, period of validity
Vùng và thời gian khai thác/ Catch area(s) and date
Tên loài/ Species Name
Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép/ Type processing authorized on board
Ngày lên cá/ Date of landing
Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)/ Total catch of the vessel (kg)4
Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác (kg)5/ Catch processed from the total catch (kg)
Khối lượng sản phẩm thủy sản trong lô hàng (kg)6/ Processed fishery product for export (kg)
Product Mã sản phẩm/ HS code of the exported
Tên/Name
Ngày và chữ ký/ Date and signature
Dấu/ Seal
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
Tổng/ Total
Nhà máy chế biến (nếu khác nhà máy chế biến)/ Processing plant (if different from the processing plant)
Cơ quan thẩm quyền/Validating authority
Tên và địa chỉ/Name and address
Chữ ký và đóng dấu
Signature and seal
Tên và địa chỉ/Name and address:
Chủ hàng/Exporter
Chữ ký và đóng dấu/Signature and seal
Ngày tháng năm/Date:
Tên và địa chỉ/Name and address
Chữ ký và đóng dấu
Signature and seal
“Tôi cam kết rằng những thông tin trên là đúng sự thực và phù hợp với khai báo ở trên”
“I herevy declare that the above information is true and corresponds to the above described export”
Phụ đính 5b Appendix 5b
THÔNG TIN VẬN TẢI (TRANSPORT DETAILS)
TRANSPORT DETAILS
THÔNG TIN VẬN TẢI
Document number/Số chứng nhận
…………………………………………………………………………………
1.1. Country of Exportation/Quốc gia xuất khẩu:
Port/airport/other place of departure/Cảng/sân bay/địa điểm xuất phát khác:
Vessel name/flag/Tên tàu/Nước treo cờ
Voyage No./Bill of landing No/Số chuyến/số vận đơn đường biển
Flight number/airway bill number/Số chuyến bay/Số vận đơn hàng không:
Truck nationality and registration number/Quốc tịch xe và số đăng ký:
Railway bill number/Số vận đơn đường sắt:
Other transport documents/Các giấy tờ vận tải khác:
1.2 Exporter Signature/Chữ ký của chủ hàng xuất khẩu
Container number(s), see list below/
Số công - ten - nơ, xem danh sách kèm theo
Name of Exporter
Tên của nhà xuất khẩu
Address
Địa chỉ
Signature
Chữ ký
PHỤ LỤC SỐ II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Trang bìa 1
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------------------
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
(NHÓM NGHỀ CÂU)
Tên tàu: ……………………………………………………………………………….
Số đăng ký:…………………..., Tổng công suất máy chính: …………………….
Loại nghề………………………………………………………………………………
Tổng số lưỡi câu:………………………. Tổng chiều dài vàng câu:………………
Ngày phát sổ:………………; Nơi phát sổ:………………
Ngày nộp sổ:……………….; Nơi nộp sổ:……………….
Hướng dẫn ghi sổ Nhật ký khai thác thủy sản
Hướng dẫn ghi chép
Sổ này sử dụng cho nhóm các loại nghề câu.
- Trang bìa 1: Phần ngày phát, thu sổ, nơi phát do cơ quan phát và thu sổ ghi để theo dõi.
- Tổng số dây câu sử dụng trên tàu: Là tổng số dây câu hoặc cần câu được sử dụng để câu trong chuyến biển, không tính số lượng dây câu, cần câu dự phòng, chưa sử dụng hoặc không sử dụng. Mỗi ngày/đêm số dây câu, số cần câu sử dụng có thể không giống nhau, khi đó tính số bình quân.
- Số lưỡi câu/1 dây câu: Các dây câu hoặc cần câu có thể có số lưỡi câu khác nhau, khi đó lấy số bình quân.
- Chuyến biển số: Là chuyến biển thứ mấy trong năm.
- Ngày xuất bến/về bến: Ghi ngày, tháng, năm tàu xuất bến và ngày, tháng, năm tàu về bến bán cá (theo dương lịch).
- (1) Mẻ câu thứ: Thứ tự mẻ câu ghi từ 1,2,3... cho đến khi hết chuyến biển. Đối với câu tay sẽ không có mẻ câu khi đó cột này không ghi.
- (2) Thời điểm thả câu: Ghi thời điểm lúc bắt đầu thả câu.
- (3), (4), (6), (7) Vị trí tàu khi thả câu/thu câu: ghi vị trí theo máy định vị; Kinh độ, Vĩ độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến.
- (5) Thời điểm thu câu: Ghi thời điểm lúc bắt đầu thu câu. Đối với nghề câu tay ghi thời điểm ngừng câu trong đêm hoặc ngày.
- (8) Tổng sản lượng: Ghi tổng sản lượng của mẻ câu. Đối với nghề câu tay ghi tổng sản lượng câu được trong đêm hoặc trong ngày.
- (9),…., (16) sản lượng các loài hải sản chủ yếu: Ghi các loài chủ yếu đánh bắt được.
- Khối lượng chuyển tải: Ghi khối lượng sản phẩm chuyển tải trên biển (nếu có).
- Vùng đánh bắt: Ghi cụ thể ( Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, giữa biển đông).
- Loại nghề: Ghi cụ thể tên nghề trong nhóm nghề như câu tay, cây chạy, câu vàng, câu kiều, cây tay kết hợp ánh sáng...
Chuyến biển số:
Ngày xuất bến: ngày tháng năm ; Ngày về bến: ngày tháng năm ; Có chuyển tải: □
Nơi xuất bến: ; Nơi về bến: Khối lượng chuyển tải: …………….
Vùng biển đánh bắt:
Mẻ câu thứ
Thời điểm thả câu (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu khi thả câu (ghi đến phút)
Thời điểm thu câu (giờ, phút, ngày, tháng, năm)
Vị trí tàu khi thu câu (ghi đến phút)
Tổng sản lượng (kg)
Sản lượng các loài hải sản chủ yếu (kg)
Vĩ độ
Kinh độ
Vĩ độ
Kinh độ
Chữ ký của thuyền trưởng
PHỤ LỤC SỐ VIIIb
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN DÙNG CHO NGHỀ LƯỚI VÂY, CHỤP
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------------------
Trang bìa 1
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
(NHÓM NGHỀ LƯỚI VÂY, CHỤP)
Tên tàu: ……………………………………………………………………………….
Số đăng ký:…………………..., Tổng công suất máy chính (cv): ……………….
Loại nghề………………………………………………………………………………
Tổng số lưới (mét):………………………., chiều dài lưới (mét):………..………
Ngày phát sổ:………………; Nơi phát sổ:………………
Ngày nộp sổ:……………….; Nơi nộp sổ:……………….
Hướng dẫn ghi sổ Nhật ký khai thác thủy sản
Hướng dẫn ghi chép
Số này sử dụng cho nhóm các loại nghề lưới vây.
- Trang bìa 1: phần ngày phát, thu sổ, nơi phát, thu sổ do cơ quan phát và thu sổ ghi để theo dõi.
- Chiều cao lưới: là chiều cao thực tế của lưới sau khi đóng giềng.
- Chuyến biển số: là chuyến biển thứ mấy trong năm.
- Ngày xuất bến/về bến: ghi ngày, tháng, năm tàu xuất bến và ngày, tháng, năm tàu về bến bán cá (theo ngày lịch).
- (1) Mẻ lưới thứ: thứ tự mẻ lưới ghi từ 1, 2, 3... cho đến khi hết chuyến biển.
- (2) Thời điểm thắp đèn: Ghi thời điểm lúc bắt đầu thắp đèn. Nếu có nhiều ghe chong đèn: đánh lưới ghe chong nào thì ghi thời điểm thắp đèn của ghe chong đó. Nếu vây ngày thì cột này không ghi.
- (3), (4) Vị trí tàu thắp đèn: Ghi vị trí theo máy định vị; Vĩ độ, Kinh độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến.
- (5) Thời điểm thả lưới: Ghi thời điểm lúc bắt đầu đánh lưới.
- (6) Tổng sản lượng: Ghi tổng sản lượng của mẻ lưới.
- (7),(14) sản lượng các loài hải sản chủ yếu: ghi các loài chủ yếu đánh bắt được.
- Khối lượng chuyển tải: Ghi khối lượng sản phẩm chuyển tải trên biển (nếu có).
- Vùng đánh bắt: Ghi cụ thể (Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, giữa biển đông).
- Loại nghề: Ghi cụ thể tên nghề trong nhóm nghề như vây hai tàu, vây ngày, vây kết hợp ánh sáng, vây cá cơm, nghề chụp, nghề mành, pha xúc
Chuyến biển số:
Ngày xuất bến: ngày tháng năm ; Ngày về bến: ngày tháng năm ; Có chuyển tải:
□
Nơi xuất bến: ; Nơi về bến: Khối lượng chuyển tải:
Vùng biển đánh bắt:
Mẻ câu thứ
Thời điểm thắp đèn (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu khi thắp đèn (ghi đến phút)
Thời điểm thả lưới (giờ, phút, ngày, tháng, năm)
Tổng sản lượng (kg)
Sản lượng các loài hải sản chủ yếu (kg)
Vĩ độ
Kinh độ
Chữ ký của thuyền trưởng
PHỤ LỤC SỐ VIIIc
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN DÙNG CHO NGHỀ LƯỚI RÊ
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------------------
Trang bìa 1
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
(NHÓM NGHỀ LƯỚI RÊ)
Tên tàu: ……………………………………………………………………………….
Số tàu đăng ký:…………………..., Tổng công suất máy: ……………………….
Loại nghề………………………………………………………………………………
Chiều dài lưới :………………………., chiều dài lưới:………..……………………
Ngày phát sổ:………………; Nơi phát sổ:………………
Ngày nộp sổ:……………….; Nơi nộp sổ:……………….
Hướng dẫn ghi sổ Nhật ký khai thác thủy sản
Hướng dẫn ghi chép
- Sổ này sử dụng cho nhóm các loại nghề lưới rê.
- Trang bìa 1 phần ngày phát, thu số, nơi phát, thu sổ: Do cơ quan phát và thu sổ ghi để theo dõi.
- Chiều cao lưới: Là chiều cao thực tế của lưới sau khi đóng giềng.
- Chuyến biển số: Là chuyến biển thứ mấy trong năm.
- Ngày xuất bến/về bến: Ghi ngày, tháng, năm tàu xuất bến và ngày, tháng, năm tàu về bến bán cá (theo dương lịch).
- (1) Mẻ lưới thử: Thứ tự mẻ lưới ghi từ 1, 2, 3... cho đến khi hết chuyến biển.
- (2), (5) Thời điểm điểm lưới/ thu lưới: Ghi thời điểm lúc bắt đầu thả lưới/ thu lưới.
- (3), (4), (6), (7) Vị trí tàu khi thả lưới/thu lưới: Ghi vị trí theo máy định vị: Kinh độ và Vĩ độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến.
- (8) Tổng sản lượng: Ghi tổng sản lượng của mẻ lưới.
- (9),..., (16) sản lượng các loài hải sản chủ yếu: Ghi các loài chủ yếu đánh bắt được.
- Khối lượng chuyển tải: Ghi khối lượng sản phẩm chuyển tải trên biển (nếu có).
- Vùng đánh bắt: Ghi cụ thể (Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, giữa biển đông).
- Loại nghề: Ghi cụ thể tên nghề trong nhóm nghề
Chuyến biển số:
Ngày xuất bến: ngày tháng năm ; Ngày về bến: ngày tháng năm ; Có chuyển tải: □
Nơi xuất bến: ; Nơi về bến: Khối lượng chuyển tải:
Vùng biển đánh bắt:
Mẻ lưới thứ
Thời điểm thả lưới (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu khi thả lưới (ghi đến phút)
Thời điểm thu lưới (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu khi thu lưới (ghi đến phút)
Tổng sản lượng (kg)
Sản lượng các loài hải sản chủ yếu (kg)
Vĩ độ
Kinh độ
Vĩ độ
Kinh độ
Chữ ký của thuyền trưởng
PHỤ LỤC SỐ VIIId
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN DÙNG CHO NGHỀ LƯỚI KÉO
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------------------
Trang bìa 1
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
(NHÓM NGHỀ LƯỚI KÉO)
Tên tàu: ……………………………………………………………………………………………
Số tàu đăng ký:…………………………..., Tổng công suất máy: ……………………………
Loại nghề…………………….…………………………………………………………………….
Chiều dài giềng phao :…………………………………………..……………………………
Ngày phát sổ:………………; Nơi phát sổ:………………
Ngày nộp sổ:……………….; Nơi nộp sổ:……………….
Hướng dẫn ghi sổ Nhật ký khai thác thủy sản
Hướng dẫn ghi chép
Sổ này sử dụng cho nhóm nghề các loại nghề lưới kéo (Đối với nghề lưới kéo đôi, thuyền trưởng tàu chính phải thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thủy sản).
- Trang bìa 1: Phần ngày phát, thu sổ, nơi phát, thu sổ do cơ quan phát và thu sổ ghi để theo dõi.
- Chuyến biển số: Là chuyến biển thứ mấy trong năm.
- Ngày xuất bến/về bến: Ghi ngày, tháng, năm tàu xuất bến và ngày, tháng, năm tàu về bến bán cá (theo dương lịch).
- (1) Mẻ lưới thứ: Thứ tự mẻ lưới ghi từ 1, 2, 3... cho đến khi hết chuyến biển.
- (2), (5) Thời điểm thả lưới/ thu lưới: Ghi thời điểm lúc bắt đầu thả lưới và bắt đầu thu lưới.
- (3), (4), (6), (7) Vị trí tàu khi thả lưới/thu lưới: Ghi vị trí theo máy định vị: Kinh độ và Vĩ độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến, có thể lấy các địa danh và hương.
- (8) Tổng sản lượng: Ghi tổng sản lượng của mẻ lưới.
- (9),(16) sản lượng các loài hải sản chủ yếu: Ghi các loài chủ yếu đánh bắt được.
- Khối lượng chuyển tải: Ghi khối lượng sản phẩm chuyển tải trên biển (nếu có).
- Vùng đánh bắt: Ghi cụ thể (Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, giữa biển đông).
- Loại nghề: Ghi cụ thể tên nghề trong nhóm nghề như lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới kéo xào...
Chuyến biển số:
Ngày xuất bến: ngày tháng năm ; Ngày về bến: ngày tháng năm ; Có chuyển tải: □
Nơi xuất bến: ; Nơi về bến: Khối lượng chuyển tải:
Vùng biển đánh bắt:
Mẻ lưới thứ
Thời điểm thả lưới (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu thả lưới (Chú ý ghi đến phút)
Thời điểm thu lưới (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu thu lưới (Chú ý ghi đến phút)
Tổng sản lượng (kg)
Sản lượng các loài hải sản chủ yếu (kg)
Vĩ độ
Kinh độ
Vĩ độ
Kinh độ
Chữ ký của thuyền trưởng
PHỤ LỤC SỐ VIIIe
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN DÙNG CHO MỘT SỐ NGHỀ KHÁC
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------------------
Trang bìa 1
SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
(NHÓM NGHỀ KHÁC)
Tên tàu: ……………………………………………………………………………….
Số tàu đăng ký:…………………..., Tổng công suất máy: ……………………….
Loại nghề………………………………………………………………………………
Loại ngư cụ: …………………………………………………………………………..
Kích thước chủ yếu:...………………………………………………………………..
Ngày phát sổ:………………; Nơi phát sổ:………………
Ngày nộp sổ:……………….; Nơi nộp sổ:……………….
Hướng dẫn ghi sổ Nhật ký khai thác thủy sản
Hướng dẫn ghi chép
Sổ này sử dụng cho nhóm các loại nghề khác bao gồm: Lồng bẫy....
- Trang bìa 1 phần ngày phát, thu sổ, nơi phát, thu sổ: Do cơ quan phát và thu sổ ghi để theo dõi.
- Chuyến biển số: là chuyến biển thứ mấy trong năm.
- Ngày xuất bến/về bến: Ghi ngày, tháng, năm tàu xuất bến và ngày, tháng, năm tàu về bến bán cá (theo dương lịch).
- (1) Mẻ thứ: Thứ tự mẻ lưới ghi từ 1, 2, 3... cho đến khi hết chuyến biển.
- (2), (5) Thời điểm thả ngư cụ/ thu ngư cụ: Ghi thời điểm lúc bắt đầu thả ngư cụ/ thu ngư cụ.
- (3), (4), (6), (7) Vị trí tàu khi thả ngư cụ/ thu ngư cụ: Ghi vị trí theo máy định vị: Kinh độ và Vĩ độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến, có thể lấy các địa danh và hướng.
- (8) Tổng sản lượng: Ghi tổng sản lượng của mẻ lưới.
- (9),..., (16) sản lượng các loài hải sản chủ yếu: Ghi các loài chủ yếu đánh bắt được.
- Khối lượng chuyển tải: Ghi khối lượng sản phẩm chuyển tải trên biển (nếu có).
- Vùng đánh bắt: Ghi cụ thể (Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, giữa biển đông).
- Loại nghề: Ghi cụ thể tên nghề trong nhóm nghề như nghề lồng bẫy, nghề nò, nghề đăng, nghề đáy.
Chuyến biển số:
Ngày xuất bến: ngày tháng năm ; Ngày về bến: ngày tháng năm ; Có chuyển tải: □
Nơi xuất bến: ; Nơi về bến: Khối lượng chuyển tải:
Vùng biển đánh bắt:
Mẻ thứ
Thời điểm thả ngư cụ (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu khi thả ngư cụ (ghi đến phút)
Thời điểm thu ngư cụ (giờ, phút, ngày tháng, năm)
Vị trí tàu thu ngư cụ (ghi đến phút)
Tổng sản lượng (kg)
Sản lượng các loài hải sản chủ yếu (kg)
Vĩ độ
Kinh độ
Vĩ độ
Kinh độ
Chữ ký của thuyền trưởng
PHỤ LỤC SỐ VIIIg
NHẬT KÝ THU MUA, CHUYỂN TẢI TRÊN BIỂN
Thông tin
Tàu nhận
Tàu khai thác
Tên chủ tàu
Tên thuyền trưởng
Giấy phép khai thác số
Số đăng ký
Tổng công suất máy chính
Cảng, bên chính đăng ký cập tàu
Chữ ký thuyền trưởng
Ngày
Tháng
Giờ
Năm
Ngày đi
□□
□□
□□
|2|0□□
Ngày về
□□
□□
□□
|2|0□□
Ngày chuyển tải
□□
□□
□□
|2|0□□
Ngư cụ khai thác7: Vị trí chuyển tải8:
Loài/Nhóm loài
Khối lượng (kg)
Loại sản phẩm9
Bảo quản (tươi hay cấp đông)
Vùng khai thác10
Chữ ký của giám sát viên (nếu có):________________________
PHỤ LỤC VIIIh
BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
……………, ngày… tháng… năm…..
BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN CHUYẾN....
Từ ngày: ... /... /... đến ngày... /... /...
Tên chủ tàu: ………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………
Số đăng ký: ……………….. Tổng công suất máy chính của tàu ……………………………
Nghề khai thác:…………………………………………., Tổng số lao động ………………….
Số ngày thực tế khai thác: ………………… Số mẻ lưới khai thác trong chuyến: ………….
Ngư trường khai thác chính:
Vịnh Bắc Bộ □; Trung Bộ □; Đông Nam Bộ □; Tây Nam Bộ □; Giữa biển đông □
Tổng sản lượng: ………………………. kg;
Doanh thu: ………………… Ngàn đồng; Chi phí: ………………… Ngàn đồng
BẢNG CÁC NHÓM SẢN PHẨM CHÍNH
STT
Nhóm sản phẩm
Sản lượng (kg)
Tổng
CHỦ TÀU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(ký, ghi rõ họ tên)
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
“Phụ lục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 về những đối tượng bị cấm khai thác của Thông tư số 02/2006/TT-BTS của Thông tư số: 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008
STT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
1
Cá cháy
Tenualosa toli
2
Cá Chình mun
Anguilla bicolor pacifica
3
Cá Anh vũ
Semilabeo notabilis
4
Cá Tra dầu
Pangasianodon gigas
5
Cá Cóc Tam Đảo
Paramesotriton deloustali
6
Cá Sấu hoa cà
Crocodylus porosus
7
Cá Sấu xiêm
Crocodylus siamensis
8
Cá Heo nước ngọt vây trắng
Lipotes vexillifer
9
Cá voi
Balaenoptera musculus
10
Cá Ông sư
Neophocaena phocaenoides
11
Cá Nàng tiên
Dugong dugon
12
Cá Hô
Catlocarpio siamensis
13
Cá Chìa vôi sông
Proteracanthus sarissophorus
14
Vích và trứng
Chelonia mydas
15
Rùa da và trứng
Dermochelys coriacea
16
Đồi mồi dứa và trứng
Lepidochelys olivacea
17
Đồi mồi và trứng
Eretmochelys imbricata
18
Bộ San hô đá
Scleractinia
19
Bộ san hô sừng
Gorgonacea
20
Bộ San hô đen
Antipatharia
21
Quản đồng và trứng
Caretta Caretta
22
Cá vồ cờ
Pangasius sanitwongsei
23
Bộ cá voi
Cetacea
- Họ cá heo nước ngọt
Platanistidae
- Họ cá heo
Phocoenidae
- Họ cá voi nhỏ
Physeteridae
- Họ cá voi mỏ
Ziphiidae
- Họ cá voi lưng gù
Balaenopteridae
- Họ cá heo
Dolphins
24
Họ cá heo không vây
Phocoenidae
25
Cá Trà sóc (cá sọc dưa)
Probarbus jullieni
26
Hải sâm vú (các loài)
Microthele nobilis
27
Hải sâm lựu
Thelenota ananas
28
Hải sâm mít
Actinopyga echinites
29
Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa)
Actinopyga mauritiana
30
Hải sâm trắng (Hải sâm cát)
Holothuria (Metriatyla)
31
Hải sâm hổ phách
Thelenota anax
32
Các loài trai tai tượng
(Tridacna spp)
1 Khối lượng nguyên liệu loài thủy sản đưa vào chế biến
2 Khối lượng loài thủy sản đã khai thác lên bến
3 Khối lượng tĩnh của loài thủy sản đã qua sơ chế trong sản phẩm (không kể phụ gia)
4 Tổng khối lượng loài thủy sản tàu cá lên bến
5 Khối lượng loài thủy sản chủ hàng đã mua
6 Khối lượng sản phẩm đưa vào chế biến
7 Ghi theo mã ngư cụ được quy định tại Phụ lục XIII Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015.
8 Ghi rõ tọa độ của nơi chuyển tải.
9 Nguyên con, bỏ đầu và nội tạng; bỏ nội tạng; bỏ đầu và đuôi; chỉ bỏ đầu không cắt vây; bỏ vây và đầu; bỏ vây, nội tạng và đầu; cắt vây cá mập
10 Ghi theo quy định tại Phụ lục XII Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015. | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "31/01/2018",
"sign_number": "02/2018/TT-BNNPTNT",
"signer": "Vũ Văn Tám",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-02-2006-CT-BYT-day-manh-thuc-hien-giai-phap-binh-on-thi-truong-thuoc-nam-2006-9158.aspx | Chỉ thị 02/2006/CT-BYT đẩy mạnh thực hiện giải pháp bình ổn thị trường thuốc năm 2006 | BỘ Y TẾ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 02/2006/CT-BYT
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2006
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁPBÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG THUỐC NĂM 2006
Trong năm 2005, các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động như sự trượt giá của một số đồng ngoại tệ mạnh, giá xăng dầu tăng đột biến, giá một số loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như hoá chất, khí đốt hoá lỏng, nguyên liệu sản xuất dược phẩm…tăng cao. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, một số sản phẩm tiêu dùng tăng giá như lương thực tăng 7,8%, thực phẩm tăng 12,0%...đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Nhằm hạn chế những tác động của tình hình trên đối với thị trường dược phẩm trong nước, Bộ Y tế đã tích cực triển khai kịp thời và đồng bộ các giải pháp bình ổn giá thuốc nên thị trường dược phẩm năm 2005 đạt được mức ổn định tương đối: Cung đáp ứng đủ Cầu, chất lượng thuốc ngày càng được gia tăng, giá cả ổn định, tỷ lệ tăng giá nhóm hàng Dược phẩm, y tế năm 2005 (4,9%) giảm xuống thấp hơn 46% so với năm 2004 (9,1%).
Năm 2006, giá cả các loại vật tư, hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất trên thị trường dược phẩm thế giới vẫn duy trì ở mức cao. Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường dược phẩm trong nước có thể sẽ diễn biến phức tạp.
Để tiếp tục duy trì sự ổn định của thị trường thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân, không để xảy ra những biến động bất thường về giá thuốc và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 281/TTg-VX ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc triển khai các biện pháp bình ổn giá thuốc phòng, chữa bệnh năm 2006, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Các đơn vị thuộc Bộ Y tế:
a) Cục Quản lý Dược Việt Nam:
- Xây dựng kế hoạch hành động với các nội dung và giải pháp cụ thể để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thuốc trong năm 2006, đảm bảo tính pháp lý, khả thi và hiệu quả.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc trong nước và nước ngoài rà soát lại toàn bộ chi phí sản xuất, tiếp thị, hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết để tránh việc điều chỉnh giá bất hợp lý.
- Chủ trì, phối hợp Thanh tra Bộ Y tế, Vụ Y học cổ truyền, Vụ Điều trị, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các cơ quan ban, ngành liên quan kiểm tra lại phương thức tính cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc sản xuất trong nước, giá nhập khẩu đối với các mặt hàng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc, đặc biệt chú trọng đối với các đơn vị có kế hoạch điều chỉnh giá trong năm 2006 để đảm bảo trên thị trường không có hiện tượng tăng giá đột biến, tăng giá đồng loạt và tăng giá bất hợp lý.
- Chỉ đạo các Công ty: Dược phẩm Trung ương 1, Dược phẩm Trung ương 2 và Dược Trung ương 3 triển khai ngay các bước tiếp theo của kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc quốc gia, mua đủ cơ số thuốc dự trữ lưu thông để kịp thời điều tiết khi có biến động về giá.
- Xây dựng trình Bộ trưởng ký ban hành Quy hoạch mạng lưới lưu thông phân phối, cung ứng thuốc và Quy hoạch sản xuất công nghiệp bào chế thuốc để đảm bảo nhu cầu sử dụng thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam với giá cả ổn định, hợp lý.
- Chỉ đạo về mặt chuyên môn đối với hệ thống kiểm nghiệm thuốc từ Trung ương đến địa phương thực hiện các biện pháp tích cực chủ động đểkiểm tra, giám sát chất lượng thuốc có hiệu quả phục vụ tốt cho việc sản xuất, cung ứng thuốc đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân.
- Tăng cường chỉ đạo và hoạt động hiệu quả hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rà soát, chấn chỉnh nội dung của Chương trình “Sống khoẻ mỗi ngày” để phù hợp với mục tiêu đề ra.
b) Thanh tra Bộ Y tế chỉ đạo và tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc trong cả nước, đặc biệt tập trung vào thị trường thuốc ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng chống đầu cơ tích trữ, nâng giá thuốc bất hợp lý, mua bán thuốc lòng vòng; việc thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
c) Vụ Kế hoạch - Tài chính kiểm tra thực tế tình hình áp dụng Thông tư số 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 về hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập để kịp thời giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện.
d) Vụ Điều trị:
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Thống kê nhu cầu sử dụng thuốc của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh công lập theo các nhóm tác dụng dược lý để làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất thuốc trong nước.
e) Vụ Y học cổ truyền thống kê nhu cầu sử dụng thuốc y học cổ truyền của các bệnh viện y học cổ truyền và cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong cả nước làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất thuốc cổ truyền trong nước.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế:
a) Các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện và Thông tư số 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 về việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
b) Viện kiểm nghiệm, Phân Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lấy mẫu thuốc để kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành địa phương tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bình ổn giá thuốc trên phạm địa bàn.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các công ty, các hiệu thuốc, nhà thuốc, các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chủ trương, chính sách, các quy định của Chính phủ và Bộ Y tế về quản lý giá thuốc.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở trong quá trình thực hiện về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
4. Các công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm có trách nhiệm:
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả, an toàn và giá cả hợp lý, nhất thiết không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, đầu cơ tích trữ gây khan hiếm thuốc giả tạo.
- Thực hiện mọi biện pháp để bình ổn giá thuốc, nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp cải tiến công nghệ, tăng cường hiệu quả sản xuất, triệt để cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết nhằm giảm bớt giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai, kê khai lại và báo cáo giá thuốc với cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc theo đúng các quy định hiện hành.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành, Giám đốc các Công ty sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể triển khai các nội dung của Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ 3 tháng/lần về Cục Quản lý Dược Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
BỘ TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "17/02/2006",
"sign_number": "02/2006/CT-BYT",
"signer": "Trần Thị Trung Chiến",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-17-CT-TW-nam-2012-tiep-tuc-doi-moi-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-Dang-147811.aspx | Chỉ thị 17-CT/TW năm 2012 tiếp tục đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số 17-CT/TW
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁC HỘI QUẦN CHÚNG
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 06-10-1998 của Bộ Chính trị khoá VIII "Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng" đã đạt nhiều kết quả tích cực. Sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng được tăng cường; công tác quản lý nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật về hội tiếp tục được hoàn thiện. Các hội quần chúng phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức và hoạt động, từng bước gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đất nước; góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng còn nhiều hạn chế. Công tác theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác quản lý nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội chưa theo kịp sự phát triển của hội quần chúng. Một số hội quần chúng hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả; nội dung, phương thức hoạt động chậm đổi mới, chưa thực sự gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; tính tự nguyện, tự quản lý, tự trang trải kinh phí chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ; hoạt động của nhiều hội chưa đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của hội viên.
Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm trên chủ yếu do các cấp uỷ đảng và đảng đoàn ở một số hội chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; vai trò của đảng viên là hội viên chưa được phát huy tốt. Công tác quản lý nhà nước ở một số nơi còn bị buông lỏng; trình độ quản lý của nhiều cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Tính chủ động vươn lên của một số hội chưa cao, còn nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; sự phối hợp hoạt động chưa chặt chẽ.
Để tạo điều kiện cho các hội quần chúng tổ chức và hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng được nguyện vọng ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân, đồng thời để lãnh đạo, quản lý tốt hơn nữa hoạt động của các hội quần chúng trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế; Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hội quần chúng cần thực hiện tốt những nội dung sau :
1- Các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên phải nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng. Hội hoạt động ở cấp nào, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng và quản lý của chính quyền cấp đó. Cấp uỷ đảng ở mỗi cấp phải thường xuyên đổi mới, tăng cường lãnh đạo đối với hội thông qua việc định hướng chính trị về tổ chức và hoạt động của hội. Căn cứ Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương, khẩn trương thành lập tổ chức đảng ở những nơi có đủ điều kiện; củng cố, nâng cao chất lượng các tổ chức đảng đã có trong các hội; đảng viên là hội viên phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, làm nòng cốt trong việc vận động, tập hợp hội viên thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội.
Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên lãnh đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết để đánh giá đúng tình hình tổ chức và hoạt động của các hội từ Trung ương đến địa phương; phát hiện những kinh nghiệm tốt, những mặt còn yếu kém; đề ra biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các hội. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đảng đoàn các liên hiệp hội và các hội tăng cường chỉ đạo các thành viên và hội viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội.
2- Hội lập ra phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân dân, theo đúng quy định của pháp luật; không nhất thiết phải tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hoạt động của hội theo nguyên tắc chung là : tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí, tuân thủ pháp luật và điều lệ hội. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hội căn cứ vào hoạt động và việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Đảng, Nhà nước giao.
Các hội phải thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình về hội, hoạt động của hội phải thực sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên; đoàn kết, tập hợp hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức hội, hội viên và cộng đồng. Khắc phục tình trạng hành chính hoá trong tổ chức và hoạt động của các hội hiện nay.
Các hội cần làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam; xây dựng và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân các nước với nhân dân ta. Chú trọng xây dựng và củng cố các hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài và công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
3- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về hội phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hội, tạo điều kiện cho hội thành lập, hoạt động và phát triển đúng quy định của pháp luật. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định hội có tính chất chính trị - xã hội, hội có tính chất chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hội đặc thù, trình Ban Bí thư cho ý kiến trước khi Chính phủ ban hành.
4- Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan chuyên trách quản lý hội để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các hội, đồng thời tạo điều kiện để các hội hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả thiết thực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của hội, kịp thời xử lý vi phạm.
5- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các hội quần chúng nhằm thực hiện tốt công tác vận động quần chúng trong tình hình mới để xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần làm tốt vai trò chủ trì phối hợp giữa các tổ chức thành viên và các hội quần chúng thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6- Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu trình Bộ Chính trị ban hành quy định thành lập tổ chức đảng trong hội quần chúng, trách nhiệm của đảng viên làm nòng cốt trong các hội quần chúng.
7- Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu trình Ban Bí thư xem xét xác định trách nhiệm của các ban đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo dõi, nắm tình hình các hội quần chúng có phạm vi hoạt động trong cả nước.
Ban Dân vận Trung ương có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình chung của các hội quần chúng và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề có liên quan; chủ trì phối hợp với các ban đảng ở Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.
Nơi nhận :
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn,
đảng uỷ trực thuộc Trung ương,
- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các hội quần chúng ở Trung ương,
- Các đồng chí Uỷ viên
Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Lê Hồng Anh | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "28/08/2012",
"sign_number": "17-CT/TW",
"signer": "Lê Hồng Anh",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-02-2011-TT-BCT-huong-dan-Nghi-dinh-119-2007-ND-CP-san-xuat-kinh-doanh-118491.aspx | Thông tư 02/2011/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 119/2007/NĐ-CP sản xuất kinh doanh | BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 02/2011/TT-BCT
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2007/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THUỐC LÁ
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính Phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định hướng dẫn điều kiện kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá; điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quản lý đầu tư, sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, năng lực sản xuất, sản lượng sản phẩm thuốc lá; điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá; thẩm quyền, thủ tục, trình tự cấp các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến, Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
2. Thông tư này không áp dụng đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ quy định trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá” là các tổng công ty sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP .
2. “Bản sao” quy định trong Thông tư này được thể hiện bằng một trong các hình thức phù hợp với từng cách thức sau đây:
a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính);
b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
Chương II
KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Là thương nhân có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người
a) Diện tích của cơ sở kinh doanh nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 500m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu.
3. Điều kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề mua, bán nguyên liệu thuốc lá
a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu;
c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Công Thương) là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh mình.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác;
4. Bảng kê trang thiết bị: hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá;
5. Bản kê danh sách lao động, bản sao hợp đồng lao động, chứng chỉ được đào tạo về kỹ thuật trồng thuốc lá đối với cán bộ quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu;
6. Bản sao hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá.
Điều 7. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Sở Công Thương, 01 bản gửi Bộ Công Thương, 01 bản gửi thương nhân được cấp.
Chương III
CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Điều 8. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người
a) Diện tích của cơ sở chế biến nguyên liệu bao gồm khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 5.000m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá chưa chế biến và đã qua chế biến phù hợp với quy mô kinh doanh. Kho phải có hệ thống thông gió, các nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá. Dây chuyền chế biến nguyên liệu phải được chuyên môn hoá, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
d) Có các trang thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến;
đ) Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp;
e) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về cơ khí, công nghệ và hóa thực phẩm.
3. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá
Phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở và quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Điều kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh
a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của doanh nghiệp kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu;
c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá, hợp đồng mua nguyên liệu thuốc lá của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
6. Điều kiện về địa điểm đặt cơ sở chế biến
Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác;
4. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành đồng bộ của công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá, thiết bị kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến, hệ thống thông gió, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá;
5. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị;
6. Bản kê danh sách lao động;
7. Bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản sao chứng chỉ được đào tạo về kỹ thuật trồng thuốc lá đối với cán bộ quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu;
8. Bản sao hợp đồng lao động có kèm theo bản sao bằng cấp được đào tạo về cơ khí, công nghệ và hóa thực phẩm đối với cán bộ chế biến nguyên liệu thuốc lá;
9. Bản sao hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá, hợp đồng mua bán nguyên liệu với các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
10. Bản sao Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bản sao bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm kèm theo Bản tiêu chuẩn cơ sở đã được công bố theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Điều 11. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Chương IV
SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước
a) Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư thông qua các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá có đầu tư trực tiếp trồng thuốc lá phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;
b) Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch hàng năm của Bộ Công Thương, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn quốc tế hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Kế hoạch này được xác định phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.
3. Điều kiện về máy móc thiết bị
a) Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: vấn điếu, đóng bao;
b) Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay;
c) Có các thiết bị kiểm tra tối thiểu để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hoá khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống để theo dõi lâu dài;
d) Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở và quy định về vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá của Bộ Y tế.
5. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.
6. Điều kiện về môi trường và phòng, chống cháy nổ
Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất, trong đó nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá (sản lượng đã được quy đổi).
4. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị, năng lực sản xuất thuốc lá điếu và năng lực từng công đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 03 ca/ngày cho 03 năm gần nhất. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
5. Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có).
6. Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
7. Bản sao Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bản sao bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm kèm theo Bản tiêu chuẩn cơ sở đã được công bố theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
8. Bản sao các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm thuốc lá.
9. Bản sao hồ sơ chứng minh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Điều 15. Trình tự cấp Giấy phép sản xuất thuốc lá
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Chương V
ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Điều 16. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Tổng năng lực sản xuất được quy định là năng lực sản xuất đồng bộ trong dây chuyền sản xuất sản phẩm thuốc lá (trong đó máy móc thiết bị chính vấn điếu, đóng bao) và được tính cho 03 ca/ngày tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Bộ Công Thương công bố tổng năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đầu tư, sản xuất sản phẩm thuốc lá, nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
3. Doanh nghiệp chỉ được đầu tư tăng năng lực sản xuất trong trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu; đối với thuốc lá tiêu thụ trong nước chỉ được sản xuất trong phạm vi tổng năng lực đã được xác định và công bố.
Hàng năm doanh nghiệp phải gửi báo cáo đầu tư năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công Thương.
Điều 17. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu, gia công xuất khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch
1. Chủ đầu tư gửi dự án đầu tư, văn bản xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
2. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, quy mô, sản lượng sản xuất, phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu đầu tư thay thế).
3. Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư.
Điều 18. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp trong nước đã có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, không được đầu tư vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép và phải bảo đảm điều kiện Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá
a) Các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
b) Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, phạm vi và mục tiêu hoạt động, quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế;
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên liên doanh mới được triển khai đăng ký thành lập liên doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư.
3. Đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp
a) Các bên gửi toàn bộ hồ sơ hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
b) Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp; quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu có);
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên mới được triển khai thực hiện hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
d) Doanh nghiệp hiện đang sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp với nước ngoài phải gửi toàn bộ hồ sơ và văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a, b khoản này về Bộ Công Thương để xem xét xác định quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá.
4. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không còn sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu và chịu hoàn toàn trách nhiệm với việc xử lý này.
Điều 19. Sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Doanh nghiệp không được sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài không được sản xuất vượt quá sản lượng được phép sản xuất.
3. Hàng năm doanh nghiệp phải gửi báo cáo thống kê sản lượng từng loại sản phẩm thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công Thương.
Chương VI
NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ, NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ VÀ GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ
Điều 20. Quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá
1. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá là các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
2. Công ty mẹ được phép là đầu mối nhận và phân bổ nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá cho các đơn vị thành viên có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo chỉ tiêu nhập khẩu.
Điều 21. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, phụ tùng thay thế
1. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá và phụ tùng thay thế phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
2. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá
a) Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ gồm bản sao dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bản sao công văn chấp thuận chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương (nếu có) và văn bản đề nghị nhập khẩu máy móc, thiết bị về Bộ Công Thương;
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận hoặc từ chối việc nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
Điều 22. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước
1. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, được nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá để phục vụ cho hoat động sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến sợi thuốc lá cho các nhà máy có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận.
3. Chậm nhất vào ngày 10 của tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến sợi thuốc lá phải gửi báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và chế biến sợi thuốc lá của năm sau về Bộ Công Thương.
Báo cáo nêu rõ tình hình sản xuất kinh doanh, sản lượng sản xuất, tình hình nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm báo cáo và dự kiến sản lượng sản xuất, nhu cầu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm sau.
4. Đối với nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp gửi đơn đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến Bộ Công Thương.
5. Căn cứ sản lượng sản xuất, báo cáo của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến sợi thuốc lá và khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá, chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo chỉ tiêu nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
6. Tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá và chỉ tiêu phân bổ nhập khẩu cho từng doanh nghiệp sẽ được công khai trên trang tin điện tử của Bộ Công Thương.
7. Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc để chế biến sợi theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận đã ký của doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều này, không được bán và tiêu thụ trên thị trường.
Điều 23. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá
1. Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn thuốc lá điếu để thực hiện hợp đồng sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phầm thuốc lá.
2. Doanh nghiệp gửi hợp đồng sản xuất xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá và văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
3. Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá được nhập khẩu theo quy định tại Điều này chỉ được sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu của doanh nghiệp, không được bán hoặc sản xuất thuốc lá để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Điều 24. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; thực hiện hợp đồng gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài
1. Chỉ các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.
2. Doanh nghiệp gửi hợp đồng chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công xuất khẩu và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.
Chương VII
QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ
Điều 25. Sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá
1. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phù hợp công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá.
3. Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức.
Điều 26. Xử lý máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp
1. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp:
a) Nhập khẩu trước thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999 không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ;
b) Nhập khẩu sau thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999 có hiệu lực nhưng không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ và văn bản đồng ý của Bộ Công Thương (hoặc Bộ Công nghiệp cũ).
2. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xử lý máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị tịch thu được thực hiện theo quy định hiện hành và chỉ được phép bán lại cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp.
Điều 27. Nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc, thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, xuất khẩu hoặc tái xuất ra nước ngoài;
2. Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng phải được tiêu huỷ dưới sự giám sát của Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị do Bộ Công Thương thành lập;
3. Doanh nghiệp lập hồ sơ thanh lý máy móc, thiết bị cần thanh lý, kế hoạch thanh lý và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị;
4. Doanh nghiệp sau khi nhượng bán, thanh lý phải báo cáo về Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
Chương VIII
KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Điều 28. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Điều kiện về chủ thể
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá.
2. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Có địa điểm kinh doanh (bao gồm cả địa điểm bán lẻ - nếu có) cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện về cơ sơ vật chất và tài chính
a) Có kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng) phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;
b) Có phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
c) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường.
4. Điều kiện về tổ chức hệ thống phân phối
Được doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn khác chọn làm thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) và có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá được tổ chức ổn định trên địa bàn.
Điều 29. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
1. Đối với thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên: Bộ Công Thương xét cấp;
2. Đối với thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn một (01) tỉnh: Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính xét cấp.
Điều 30. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế (nếu có);
3. Văn bản giới thiệu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân bán buôn khác (nếu được sự chấp thuận của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá cho thương nhân này), trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
4. Phương án kinh doanh, gồm:
a) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các doanh nghiệp bán hàng (nếu đã kinh doanh), trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại sản phẩm thuốc lá, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận...;
b) Dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của doanh nghiệp sẽ bán hàng cho mình, loại sản phẩm thuốc lá, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo doanh nghiệp bán hàng và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận...;
c) Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
d) Bảng kê cơ sở vật chất kỹ thuật (kho hàng, phương tiện vận chuyển...), nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình kinh doanh sản phẩm thuốc lá của mình...;
đ) Bảng kê Danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình và các địa điểm bán lẻ (nếu có) của mình. Trong đó, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá (nếu có), mã số thuế, bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh), địa bàn kinh doanh.
5. Tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp, gồm:
a) Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng) bao gồm: quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm), địa điểm và dung tích kho, các trang thiết bị và kỹ thuật áp dụng để bảo đảm bảo quản được chất lượng sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;
b) Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm), năng lực vận chuyển, các trang thiết bị và kỹ thuật áp dụng để bảo đảm bảo quản được chất lượng sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
c) Hồ sơ về năng lực tài chính: xác nhận vốn tự có hoặc bảo lãnh của doanh nghiệp bán hàng hoặc của ngân hàng nơi thương nhân mở tài khoản... về việc bảo đảm tài chính cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường.
Điều 31. Trình tự cấp Giấp phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
1. Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Thông tư này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này nếu thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; hoặc theo mẫu của Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này nếu thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn một tỉnh). Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cơ quan cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
a) Đối với Giấy phép do Bộ Công Thương cấp: Giấy phép được lập nhiều bản gồm: 03 bản lưu tại Cơ quan Bộ, 01 bản gửi Cục Quản lý Thị trường, gửi mỗi Sở Công Thương có tên trong Giấp phép (địa bàn kinh doanh) và nơi thương nhân đóng trụ sở 01 bản và 01 bản gửi thương nhân được cấp;
b) Đối với Giấy phép do Sở Công Thương cấp: Giấy phép được lập 05 bản: 02 bản lưu tại Sở Công Thương, 01 bản gửi Chi cục Quản lý Thị trường thuộc Sở Công Thương nơi cấp, 01 bản gửi Bộ Công Thương và 01 bản gửi thương nhân được cấp.
Điều 32. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Điều kiện về chủ thể
Thương nhân có Đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá.
2. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất
Có khu vực bán sản phẩm thuốc lá riêng biệt.
4. Điều kiện về tổ chức hệ thống phân phối
Thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Điều 33. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) nơi thương nhân đề nghị mở địa điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá xét cấp.
Điều 34. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh;
4. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp (các) địa điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân.
Điều 35. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
1. Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ về Phòng Công Thương nơi thương nhân đề nghị mở địa điểm kinh doanh.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Công Thương xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Phòng Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá được lập thành 05 bản: 02 bản lưu tại Phòng Công Thương, 01 bản gửi Sở Công Thương cấp trên trực tiếp, 01 bản gửi Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương cấp trên trực tiếp và 01 bản gửi thương nhân được cấp.
Chương IX
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 36. Chế độ báo cáo đối với Cơ quan quản lý nhà nước về công thương các cấp
Định kỳ 06 tháng, hàng năm Cơ quan quản lý nhà nước về công thương cấp dưới báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của thương nhân do mình cấp phép về Cơ quan quản lý nhà nước về công thương cấp trên trực tiếp chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
Điều 37. Chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp
1. Hàng quý, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ.
2. Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Bộ Công Thương chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
3. Trong quá trình kinh doanh, nếu chấm dứt hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán); điều chỉnh (tăng, giảm) địa bàn kinh doanh đối với thương nhân thuộc hệ thống phân phối của mình, phải báo cáo về Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính để làm thủ tục rút, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá của thương nhân đó; làm cơ sở để điều chỉnh, cấp bổ sung cho thương nhân khác khi cần thiết. Báo cáo phải gửi ngay sau khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng với thương nhân bán buôn.
4. Đối với thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá
Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối (chi tiết từng địa điểm bán lẻ - nếu có) về Bộ Công Thương và về Sở Công Thương nơi thương nhân có địa bàn kinh doanh quy định tại Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu là thương nhân mua trực tiếp từ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và bán trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên) hoặc về Sở Công Thương (nếu là thương nhân bán trên địa bàn 01 tỉnh) nơi thương nhân có trụ sở chính quy định tại Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
5. Đối với thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối (nếu có) của các địa điểm bán lẻ về Phòng Công Thương nơi cấp phép cho thương nhân chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
Chương X
THỜI HẠN HIỆU LỰC; CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN, GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Điều 38. Thời hạn hiệu lực
Các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp.
Điều 39. Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá; tổ chức, cá nhân phải lập 01 bộ hồ sơ gửi về Cơ quan quản lý nhà nước về công thương nơi cấp phép.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Thẩm quyền xét cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 40. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá hết thời hạn hiệu lực: trước thời hạn hết hiệu lực 30 ngày, tổ chức, cá nhân được cấp phép phải lập, nộp 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới theo hướng dẫn của Thông tư này gửi về Cơ quan quản lý công thương nơi cấp phép.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, tổ chức, cá nhân được cấp phép phải lập, nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá đã cấp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
Tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Lệ phí cấp phép
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Công nghiệp nhẹ theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt về chủ trương đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
2. Vụ Thị trường trong nước theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
3. Cục Quản lý Thị trường theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
4. Sở Công Thương theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra Phòng Công Thương trong việc cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Thông tư này;
c) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
5. Phòng Công Thương theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
6. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức thực hiện Thông tư này; tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá và kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá và kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo thẩm quyền.
Điều 44. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái hướng dẫn tại Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 03 năm 2011.
2. Bãi bỏ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
3. Trong quá trình thực hiện, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải báo cáo thường xuyên về Bộ Công Thương kết quả tổ chức thực hiện và phản ảnh kịp thời các khó khăn, vướng mắc để Bộ Công Thương bổ sung, điều chỉnh.
Điều 46. Áp dụng quy hoạch
1. Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được áp dụng chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2. Bộ Công Thương xây dựng và phê duyệt Quy hoạch mạng lưới kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch xây dựng và hoàn thành Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên phạm vi thuộc tỉnh, thành phố quản lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 để triển khai hướng dẫn thương nhân thực hiện.
4. Quy hoạch mạng lưới kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc đuợc công bố công khai trên Webside của Bộ Công Thương và Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên phạm vi tỉnh, thành phố được công bố công khai trên Webside của các Sở Công Thương trước ngày 01 tháng 01 năm 2013./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trương ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm soát nhân dân tối cao;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ, Công báo;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Các Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá;
- Lưu: VT, PC, CNN, TTTN (5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hồ Thị Kim Thoa
PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ
I. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Công đoạn chế biến lá
1. Máy cắt đầu lá
2. Xy lanh làm ẩm
3. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)
4. Máy sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)
5. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện lá
B. Công đoạn chế biến cọng
1. Xy lanh làm ẩm cọng lần 1
2. Xy lanh làm ẩm cọng lần 2
3. Hệ thống tước cọng, tách lá
4. Máy sấy cọng (sấy, làm lạnh, làm dịu)
5. Máy phân loại, làm sạch cọng
6. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện cọng
II. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN SỢI
A. Công đoạn lá
1. Thiết bị hấp chân không
2. Máy cắt đầu lá
3. Xy lanh làm ẩm lá
4. Xy lanh gia liệu
5. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)
6. Thiết bị dò kim loại
7. Máy thái lá
8. Thiết bị trương nở sợi
9. Thiết bị sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)
10. Hệ thống các cân định lượng
B. Công đoạn tách cọng
1. Máy tước cọng
2. Xy lanh gia ẩm cọng lần 1
3. Hầm ủ cọng (xy lô trữ và ủ cọng)
4. Xy lanh gia ẩm cọng lần 2
5. Thiết bị cán cọng
6. Máy thái cọng
7. Thiết bị trương nở cọng
8. Thiết bị sấy cọng
9. Thiết bị phân ly cọng
10. Hầm ủ cọng (xy lô ủ sợi cọng)
11. Hệ thống các cân định lượng
C. Công đoạn phối trộn sợi
1. Thiết bị phun hương
2. Hầm ủ sợi (xy lô ủ sợi)
3. Hệ thống vận chuyển sợi đến (bằng khí độc học hoặc cơ học)
III. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN THUỐC LÁ TẤM VÀ CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ KHÁC DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM THUỐC LÁ
IV. MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT THUỐC ĐIẾU
A. Công đoạn vấn điếu - ghép đầu lọc
1. Máy vấn điếu
2. Máy ghép đầu lọc
3. Máy nạp khay
B. Công đoạn đóng bao
1. Máy đóng bao
2. Máy đóng bóng kính bao
3. Máy đóng tút
4. Máy đóng bóng kính tút
5. Máy đóng thùng carton.
PHỤ LỤC 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
..................., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh (thành phố).......
Tên thương nhân:......................................................................................
.....................................................................................................................
Trụ sở giao dịch:......................
Điện thoại:......................... Fax:...............
.....................................................................................................................
Địa điểm kinh doanh..................................................................................
.....................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá. Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
Thương nhân
(ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
UBND TỈNH, TP…
SỞ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Số: /CNĐĐK-SCT
......., ngày.........tháng ..... năm ..........
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG.....
Căn cứ ........................................(1);
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá tại Công văn số.......ngày.....tháng…….năm..... của .............(2);
Theo đề nghị của .(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận......................................................................(2)
Trụ sở tại.......,
Điện thoại.............., Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………....do ………………….cấp ngày……. tháng……. năm……..
Đủ điều kiện để kinh doanh nguyên liệu thuốc lá các loại: ....................(4)
Điều 2. Điều kiện kinh doanh:
………(2) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến hết ngày..... tháng .... năm......./.
Nơi nhận:
- ....... (2);
- ......... (5);
- Lưu VT, ....
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
Chú thích:
(1) - Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công Thương.
(2) - Tên thương nhân được cấp giấy chứng nhận.
(3) - Tên cơ quan tiếp nhận, thẩm định trình cấp giấy chứng nhận.
(4) Ghi cụ thể các loại nguyên liệu thuốc lá.
(5) - Tên các tổ chức có liên quan.
PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:......................
Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Quyết định thành lập số.............. ngày....... tháng....... năm....... của...........
.....................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số..............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá các loại:.....................................................................
Năng lực chế biến....................................................................................
Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
----------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
Số: /CNĐĐK-BCT
......., ngày.........tháng ..... năm ..........
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá tại Công văn số.......ngày.....tháng…...năm....... của ..........(1);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận........................................................................(1)
Trụ sở tại.........................;
Điện thoại………., Fax....................;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……….do …………………..cấp ngày……. tháng…. năm……..
Đủ điều kiện để chế biến nguyên liệu thuốc lá các loại: ........................(2)
Năng lực chế biến..................................................................................
Điều 2. Điều kiện sản xuất:
………(1) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến hết ngày ..... tháng ......năm...../.
Nơi nhận:
- .......... (1);
- ........... (3);
- Lưu VT, CNN.
BỘ TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên
Chú thích:
(1) - Tên tổ chức được cấp giấy chứng nhận.
(2) Ghi cụ thể các loại nguyên liệu thuốc lá, năng lực chế biến.
(3) - Tên các tổ chức có liên quan.
PHỤ LỤC 6
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
.....................................................................................................................
Trụ sở giao dịch:......................
Điện thoại:......................... Fax:...............
.....................................................................................................................
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
.....................................................................................................................
Quyết định thành lập số.............. ngày....... tháng....... năm....... của...........
.....................................................................................................................
Cơ quan cấp trên trực tiếp:......................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá:..................................................................................................
Sản lượng sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước ...................... ................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 7
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
Số: /GP- BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày…… tháng …… năm……
GIẤY PHÉP SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá tại Công văn số… ngày ... tháng .. năm .. của..........(1);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép.........................................................................................(1)
Trụ sở tại..................................;
Điện thoại,……….. Fax.........;
Quyết định thành lập số:.... ngày…...tháng…..năm..... của.........................
Cơ quan cấp trên trực tiếp:........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………..do …………… cấp ngày….. tháng….. năm……….
Doanh nghiệp được phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá sau:.........(2)
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước được phép:.................................
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày...... tháng ..... năm....../.
Nơi nhận:
- .. .........(1);
- ...........(3);
- Lưu VT, CNN.
BỘ TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
Chú thích:
(1) - Tên tổ chức được cấp giấy phép.
(2) - Ghi cụ thể các loại sản phẩm thuốc lá.
(3) - Tên các tổ chức có liên quan.
PHỤ LỤC 8
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
----------
Số: /
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:......................;
Điện thoại:......................... Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................;
Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, cụ thể:
1. Được phép tổ chức bán buôn sản phẩm thuốc lá, như sau:
a) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(2)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(3)
b) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(2)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(3)
2. Được phép tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau đây:
......................................................................................................(4)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên Cơ quan cấp Giấy phép (là Bộ Công Thương nếu kinh doanh từ 02 tỉnh trở lên; là Sở Công Thương nếu kinh doanh trong 01 tỉnh).
(2): Ghi rõ tên, địa chỉ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá; các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá khác (nếu có).
(3): Ghi rõ các tỉnh, thành phố thương nhân xin phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
(4): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm thương nhân dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
PHỤ LỤC 9
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: /GP-BCT
Hà Nội, ngày.........tháng ..... năm ..........
GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá của………………..........…(1);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép...................................................….….......................(1)
Trụ sở tại…………………………….......,
Điện thoại………, Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…… do …………….… cấp ngày….. tháng….. năm….
1. Được phép tổ chức bán buôn sản phẩm thuốc lá, như sau:
a) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(2)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(3)
b) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(2)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(3)
2. Được phép tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau đây:
......................................................................................................(5)
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày…. tháng … năm…../.
Nơi nhận:
- ……..… (1);
- ………..(2,3);
- Lưu: VT, …….(4).
BỘ TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên thương nhân được cấp Giấy phép.
(2): Ghi rõ tên các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(3): Ghi rõ tên các tỉnh, thành phố thương nhân được phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
(4): Tên các tổ chức có liên quan.
(5): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm thương nhân được phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
PHỤ LỤC 10
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
UBND TỈNH (TP)...
SỞ CÔNG THƯƠNG
---------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
Số: /GP-SCT
......., ngày.........tháng ..... năm ..........
GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ ....................................................................................................(1);
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá của………………......…(2);
Theo đề nghị của …………………..(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép..................................................................................(2)
Trụ sở tại…………………………….......;
Điện thoại………, Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…… do …………….… cấp ngày….. tháng….. năm….
1. Được phép tổ chức bán buôn sản phẩm thuốc lá, như sau:
a) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(4)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(5)
b) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(4)
Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(5)
2. Được phép tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau đây:
......................................................................................................(7)
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(2) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày…. tháng … năm…../.
Nơi nhận:
- ……..… (2);
- ………..(4);
- Lưu: VT, …….(6).
GIÁM ĐỐC
( ký tên và đóng dấu)
Chú thích:
(1) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương.
(2): Tên thương nhân được cấp Giấy phép.
(3): Tên cơ quan liên quan, đơn vị trình.
(4): Ghi rõ tên, địa chỉ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(5): Ghi rõ tên tỉnh (thành phố) thương nhân được phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
(6): Tên các tổ chức có liên quan.
(7): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm thương nhân được phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
PHỤ LỤC 11
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN (4)
---------
Số: /
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN LẺ) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên thương nhân:......................................................................................(4)
Trụ sở giao dịch:............................................... ;
Điện thoại:.................................. Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................;
Đề nghị ............…(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá, cụ thể:
1. Được mua của các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá:
.............................................................................(2)
2. Được bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau:
....................................................................................(3)
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Tên thương nhân(4)
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu - nếu có)
Chú thích:
(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép (Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công thương).
(2): Ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(3) Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
(4) Cụm từ “Tên thương nhân” chỉ áp dụng trong trường hợp thương nhân là doanh nghiệp.
PHỤ LỤC 12
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
UBND HUYỆN (QUẬN)
Phòng ……………..(1)
---------
Số: /GP-P…(1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
......., ngày.........tháng ..... năm ..........
GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN LẺ) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Căn cứ ...............................................................................................(2);
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá của..........…(3);
Theo đề nghị của ………………………….……....(4),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép..................................................................................(3)
Trụ sở (hoặc địa chỉ hộ khẩu thường trú) tại ..... ;
Điện thoại……Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…… do ………….… cấp ngày….. tháng….. năm…….
1. Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá có tên sau:
.......................................................................(5)
2. Được phép kinh doanh bán lẻ (đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau:.....................................................(6)
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(3) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày…. tháng … năm…../.
Nơi nhận:
- ……..… (3);
- ………..(5,6);
- Lưu: VT, …….(7).
(Chức danh, Họ và Tên người ký,
chữ ký và có đóng dấu nếu có)
Chú thích:
(1) : Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương.
(2): Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan cấp Giấy phép.
(3): Tên thương nhân được cấp Giấy phép.
(4): Tên cơ quan liên quan, đơn vị trình.
(5): Ghi rõ tên, địa chỉ các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(6): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các điểm bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
(7): Tên các tổ chức có liên quan. | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "28/01/2011",
"sign_number": "02/2011/TT-BCT",
"signer": "Hồ Thị Kim Thoa",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-246-KH-UBND-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-cua-co-quan-nha-nuoc-Ha-Noi-2017-2016-343736.aspx | Kế hoạch 246/KH-UBND ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước Hà Nội 2017 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 246/KH-UBND
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng, công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 16/9/2015 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về việc ban hành chương trình đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 của HĐND Thành phố khóa XIV, tại kỳ họp thứ 14 thông qua Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 6768/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 của thành phố Hà Nội; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Thành phố năm 2017 như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Đẩy mạnh triển khai và khai thác có hiệu quả các ứng dụng CNTT để xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xác định năm 2017 là năm đột phá căn bản về CNTT.
- Đảm bảo việc triển khai ứng dụng CNTT theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
- Cung cấp tối thiểu 40% thủ tục hành chính của Sở, ban, ngành; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trực tuyến mức độ 3, 4.
- 100% các đơn vị sử dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung kết nối cổng dịch vụ công thống nhất toàn Thành phố và kết nối với hệ thống dịch vụ công mức độ 3, 4.
- 100% lãnh đạo các đơn vị sử dụng một số ứng dụng dùng chung của Thành phố trên thiết bị máy tính bảng để xử lý và điều hành công việc, giảm sổ sách giấy tờ.
- Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ hồ sơ đăng ký qua mạng đối các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực tư pháp, đăng ký kinh doanh đạt trên 60%. Các dịch vụ công trực tuyến thuộc các lĩnh vực khác đạt tối thiểu 30% được thực hiện qua mạng.
- Triển khai xây dựng trung tâm giám sát, điều hành tập trung của Thành phố.
- Duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu (CSDL) dân cư; triển khai số hóa, xây dựng và duy trì 04 CSDL quan trọng gồm CSDL đất đai, CSDL doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, CSDL cán bộ công chức, CSDL lĩnh vực tư pháp - hộ tịch phục vụ chia sẻ, khai thác, phát triển kinh tế xã hội.
- 100% cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước của Thành phố khai thác, sử dụng hộp thư điện tử trao đổi thông tin trong công việc.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, hướng dẫn sử dụng phần mềm dùng chung của Thành phố, đảm bảo phần mềm triển khai đến đâu ứng dụng ngay đến đó, chú trọng việc tổ chức đào tạo trực tuyến thông qua môi trường mạng.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo CNTT các cấp, gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với công tác cải cách hành chính.
- Gắn kết chỉ tiêu triển khai ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh giá thi đua trong các cơ quan và yêu cầu bắt buộc trong công tác cán bộ.
- Ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện và xây dựng đề án Thành phố thông minh.
- Ban hành các chính sách, các quy chế, làm cơ sở tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và khai thác chia sẻ CSDL đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
- Tăng cường hợp tác với các Tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới và trong nước.
2. Đảm bảo hạ tầng máy chủ, đường truyền và trang thiết bị
- Duy trì và mở rộng Trung tâm dữ liệu chính tại Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và duy trì Trung tâm dữ liệu dự phòng tại Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đảm bảo đường truyền mạng diện rộng của Thành phố và duy trì ổn định 24/24h, duy trì ổn định đường truyền cáp quang kết nối giữa Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng.
- Đầu tư máy tính, thiết bị ngoại vi theo nguyên tắc đồng bộ, đảm bảo an ninh an toàn thông tin, gắn việc bảo mật với người sử dụng tại các cơ quan nhà nước Thành phố.
- Đầu tư các thiết bị di động (máy tính bảng), trước mắt thí điểm cài đặt ứng dụng dùng chung của Thành phố, phục vụ công tác quản lý, điều hành, giảm sổ sách giấy tờ.
- Triển khai trung tâm giám sát, điều hành tập trung của Thành phố với các chức năng gồm: Điều khiển giao thông; phân tích dữ liệu và cung cấp dịch vụ thông tin cho công dân, tổ chức; giám sát đảm bảo an toàn, an ninh thành phố; giám sát bảo mật và an toàn thông tin; hỗ trợ khắc phục sự cố, hỗ trợ kỹ thuật khi ứng dụng CNTT; tiếp nhận phản ánh của công dân, doanh nghiệp; tích hợp tổng đài 113, 114, 115 xử lý các sự cố khẩn cấp của Thành phố (thiên tai, cháy nổ...); trung tâm thông tin báo chí...
3. Phần mềm ứng dụng và CSDL
3.1. Xây dựng, cập nhật và khai thác chia sẻ các CSDL cốt lõi:
- Triển khai số hóa, xây dựng và cập nhật các CSDL cốt lõi, quan trọng để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử gồm: Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, đất đai, cán bộ công chức, tư pháp - hộ tịch theo công nghệ hiện đại, đảm bảo thống nhất, an toàn và hiệu quả sử dụng, chia sẻ, khai thác thông tin.
- Khai thác hiệu quả CSDL dân cư để triển khai các các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý điều hành của Thành phố, bao gồm:
+ Mở rộng việc khai thác CSDL dân cư sang các lĩnh vực khác để phục vụ công dân và phục vụ công tác quản lý: Kiểm tra xe chính chủ, công tác hoàn thuế, xây dựng dữ liệu quản lý hộ kinh doanh cá thể, cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ hỏa táng, chứng sinh điện tử;
+ Tích hợp CSDL dân cư với CSDL doanh nghiệp để hỗ trợ Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra chéo trong quá trình cấp đăng ký kinh doanh, kiểm soát các cá nhân, tổ chức kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đặc biệt, quản lý ngành nghề, dịch vụ theo các chuyên ngành;
+ Triển khai dịch vụ tra cứu dữ liệu dân cư cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu như: Ngân hàng, doanh nghiệp, tuyển quân, văn phòng công chứng, các thông tin về người nghèo, cận nghèo, người có công, người tàn tật...
+ Quản lý xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực;
+ Quản lý thông tin các đối tượng xã hội như: người nghiện, người nhiễm HIV, đối tượng mại dâm...
3.2. Triển khai có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến:
- Ứng dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công trực tuyến (http://egov.hanoi.gov.vn/), địa chỉ tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến của toàn Thành phố, kết nối với phần mềm một cửa điện tử và liên thông với quá trình xử lý nghiệp vụ của từng thủ tục hành chính. Nâng cao tỷ lệ sử dụng trực tuyến của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước đối với những dịch vụ công mức độ 3 đã được triển khai đưa vào sử dụng. Cung cấp các tiện ích, ứng dụng trên di động phục vụ công dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng; hệ thống 1 cửa điện tử dùng chung 3 cấp kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Triển khai mới các dịch vụ công năm 2017 để đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu 40% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4.
- Triển khai việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
3.3. Triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống thông tin trong các lĩnh vực:
+ Quản lý giáo dục: Thực hiện hiệu quả tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2017 - 2018, hệ thống so điểm điện tử, học bạ điện tử và phát triển một số ứng dụng khác;
+ Quản lý đất đai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hệ thống quản lý CSDL đất đai và hồ sơ địa chính của Thành phố;
+ Quản lý đô thị: Hệ thống thông tin quy hoạch, quản lý hệ thống cây xanh, cung cấp thông tin quan trắc môi trường, lượng mưa, không khí, bản đồ úng ngập...);.
+ Giao thông vận tải: Ứng dụng CNTT trong việc quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố; quản lý cung cấp dịch vụ, cấp giấy phép liên quan đến ngành; triển khai dự án bãi đỗ xe thông minh và một số ứng dụng khác của hệ thống giao thông thông minh;
+ Văn hóa, thể thao: Xây dựng hệ thống quản lý di tích, di sản văn hóa phi vật thể; quản lý thông tin vận động viên;
+ Y tế: Hệ thống quản lý khám chữa bệnh, các cơ Sở hành nghề y dược tư nhân, hệ thống quản lý thông tin về an toàn thực phẩm;
+ Du lịch: Triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch để thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 20162020 và những năm tiếp theo;
+ Quản lý đầu tư, tài chính: Hệ thống quản lý thu, chi ngân sách Thành phố, quản lý dự án đầu tư;
+ Hệ thống quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo toàn Thành phố.
3.4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành hoạt động nội bộ của Thành phố:
- Nâng cấp hệ thống quản lý điều hành văn bản đảm bảo thống nhất và liên thông của cả 3 cấp hành chính và kết nối với Văn phòng Chính phủ; đồng bộ với ứng dụng văn phòng điện tử, quản lý việc hồ sơ công việc và kết quả xử lý công việc của từng cán bộ, công chức, công bố công khai kết quả thực hiện.
- Tiếp tục duy trì các ứng dụng dùng chung: Cổng thông tin điện tử, Hệ thống Thư điện tử, Hệ thống giao ban trực tuyến, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng... Tích hợp ứng dụng dùng chung của Thành phố với các hệ thống của các Bộ, ngành để đảm bảo việc sử dụng các ứng dụng trên một hệ thống duy nhất.
- Chuẩn hóa các biểu mẫu báo cáo định kỳ theo chuyên ngành, xây dựng mẫu báo cáo điện tử (E-report) để phục vụ công tác phối hợp, tổng hợp theo từng lĩnh vực.
- Tập trung các ứng dụng dùng chung về Trung tâm dữ liệu, thay thế dần các máy chủ nhỏ lẻ, các dữ liệu không còn sử dụng, khai thác.
- Xây dựng các kho dữ liệu chuyên ngành phục vụ việc khởi tạo doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
- Tiếp tục đào tạo nâng cao, mở rộng thêm các kỹ năng mới cho các cán bộ công chức, xem xét việc tổ chức đào tạo trực tuyến thông qua môi trường mạng.
- Tập trung việc đào tạo sử dụng phần mềm dùng chung để đảm bảo các đơn vị khai thác, sử dụng hiệu quả ngay các ứng dụng khi được triển khai.
5. Đảm bảo an toàn thông tin đối với các ứng dụng
- Triển khai công tác giám sát an toàn thông tin đối với hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT được triển khai.
- Xây dựng các quy chế và thực hiện đảm bảo an toàn thông tin, khắc phục sự cố đối với Trung tâm dữ liệu, đường truyền mạng WAN, trang thiết bị.
- Tăng cường bảo vệ an ninh, bảo mật thông tin hệ thống tin học tại trụ sở UBND Thành phố và các Cơ quan trọng yếu khác của Thành phố.
6. Quản trị hệ thống và khai thác ứng dụng CNTT
- Đảm bảo bộ máy nhân lực để vận hành, quản trị kỹ thuật đối với hạ tầng, phần mềm đã được triển khai; vận hành Trung tâm giám sát, điều hành tập trung của Thành phố.
- Thực hiện việc khai thác, thống kê, tổng hợp và phân tích dữ liệu phục vụ công tác điều hành và quản trị của lãnh đạo Thành phố và các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc triển khai
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực và chủ trì thực hiện đảm bảo hạ tầng và ứng dụng dùng chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên toàn Thành phố.
- Triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống.
- Triển khai theo từng giai đoạn, chọn các đơn vị làm thí điểm, sau đó nhân rộng, ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến cải cách hành chính và lĩnh vực dễ triển khai, nhiều người sử dụng, đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân.
- Ưu tiên hình thức thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và đổi mới tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đảm bảo hiệu quả triển khai ứng dụng CNTT.
- Tăng cường hợp tác và tận dụng, kinh nghiệm, công nghệ mới của các nước, các tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới và trong nước.
2. Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
- Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017 của đơn vị.
- Tích cực chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT đảm bảo hoàn thành Kế hoạch, gắn kết nội dung triển khai ứng dụng CNTT với việc thi đua khen thưởng của từng cá nhân, từng đơn vị.
- Rà soát hiện trạng hạ tầng trang thiết bị để làm cơ sở xác định nhu cầu đầu tư, triển khai chung trong thời gian tới. Duy trì, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trong nội bộ cơ quan đơn vị phục vụ triển khai ứng dụng CNTT.
- Rà soát các dịch vụ công mức độ 3, 4 thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý và phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông để đề xuất triển khai ứng dụng dịch vụ công mức độ 3, 4, yêu cầu tối thiểu 40% thủ tục hành chính của đơn vị trực tuyến mức độ 3, 4 đến hết năm 2017; trong đó, phấn đấu đạt chỉ tiêu cao hơn một số lĩnh vực thiết yếu với người dân (như tài nguyên, y tế, giáo dục...).
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng các phần mềm ứng dụng dùng chung, dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai trong công tác điều hành và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ công dân, doanh nghiệp.
- Chủ động tuyên truyền bằng nhiều hình thức về ứng dụng CNTT trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị, tại bộ phận Một cửa, các tổ dân phố thuộc địa bàn quản lý.
- Các Sở, ban, ngành khi tiếp nhận các ứng dụng triển khai theo ngành dọc từ cấp Bộ cần báo cáo UBND Thành phố xem xét để đảm bảo trong tổng thể chung của Thành phố; Chuẩn hóa các biểu mẫu báo cáo định kỳ theo chuyên ngành, xây dựng mẫu báo cáo điện tử (E-report) để phục vụ công tác phối hợp, tổng hợp theo từng lĩnh vực.
- Thực hiện nghiêm việc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm dùng chung để đảm bảo khai thác sử dụng.
- Tham gia xây dựng các kho dữ liệu chuyên ngành phục vụ việc khởi tạo doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp.
- Thực hiện khai thác CSDL dân cư để phục vụ công dân và phục vụ công tác quản lý: kiểm tra xe chính chủ, tuyển quân, công tác hoàn thuế, đăng ký doanh nghiệp, cấp Giấy Chứng nhận QSD đất, ngân hàng và Văn phòng công chứng tra cứu thông tin...
- Triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý kết quả xử lý công việc của từng cán bộ, công chức để phục vụ cải cách hành chính, nâng cao kỷ cương hành chính trong hoạt động của từng đơn vị.
- Bố trí wifi kết nối Internet hỗ trợ công dân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính tại bộ phận Một cửa.
Ngoài các nhiệm vụ chung, một số đơn vị có nhiệm vụ cụ thể như sau:
2.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan thường trực và chủ trì thực hiện Kế hoạch; phối hợp, thống nhất Sở Tài chính phân bổ kinh phí, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ, theo quy định.
- Tiếp tục duy trì mạng WAN, Trung tâm dữ liệu Thành phố, phần mềm dùng chung của Thành phố đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
- Thí điểm triển khai việc sử dụng các thiết bị di động (máy tính bảng) để cài đặt ứng dụng điều hành của Thành phố, giảm sổ sách giấy tờ.
- Chủ trì tổng hợp danh sách dịch vụ công mức độ 3, 4 theo đăng ký của các đơn vị, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt và phối hợp với các đơn vị để tổ chức triển khai.
- Tổng hợp danh sách cán bộ có nhu cầu đào tạo của các đơn vị để tổ chức các lớp đào tạo ứng dụng các phần mềm dùng chung của Thành phố và các ứng dụng cơ bản về CNTT.
- Chủ trì phối hợp Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các giải pháp tổng thể, các ứng dụng, hạ tầng dùng chung và trang thiết bị.
- Là đầu mối theo dõi công tác hợp tác quốc tế về CNTT của Thành phố với các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT trong nước và nước ngoài.
- Phối hợp Ban cơ yếu Chính phủ và các đơn vị liên quan xây dựng phương án và triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT của Thành phố.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực triển khai ứng dụng CNTT để đảm bảo tính kế thừa, lâu dài và ổn định.
- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền ứng dụng CNTT trong trường học đến đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tại các Trường trên địa bàn Thành phố.
2.2. Công an thành phố Hà Nội
- Thường xuyên tổ chức rà soát cập nhật dữ liệu dân cư đảm bảo tính chính xác, an toàn khi vận hành, khai thác, sử dụng.
- Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan triển khai việc khai thác, chia sẻ CSDL dân cư phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính và các ứng dụng phần mềm có liên quan đến CSDL dân cư.
- Chủ trì thí điểm kiểm tra xe chính chủ thông qua việc tra cứu thông tin từ CSDL dân cư.
- Rà quét và đảm bảo an toàn thông tin cho các trang thiết bị để triển khai ứng dụng CNTL đặc biệt là các trang thiết bị truy cập, khai thác CSDL dân cư.
2.3. Văn phòng UBND Thành phố
- Quản lý, vận hành hệ thống mạng tin học của UBND Thành phố, Hệ thống giao ban trực tuyến phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thành phố đảm bảo hoạt động ổn định 24/24h.
- Vận hành ứng dụng điều hành Thành phố phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố trên thiết bị máy tính bảng.
- Duy trì kết nối liên thông văn bản điện tử giữa Văn phòng Chính phủ với UBND Thành phố và 3 cấp hành chính.
2.4. Sở Tài chính
- Bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai hệ thống quản lý toàn bộ thu, chi ngân sách của Thành phố.
2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì triển khai số hóa, xây dựng CSDL doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tích hợp với CSDL dân cư để kiểm tra chéo trong quá trình cấp đăng ký kinh doanh, kiểm soát các cá nhân, tổ chức kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đặc biệt và quản lý ngành nghề, dịch vụ theo các chuyên ngành.
- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, triển khai tích cực cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng.
- Chủ trì triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn bộ dự án, công trình đầu tư trên địa bàn Thành phố phục vụ kiểm soát tiến độ, chất lượng, tình hình giải ngân, thanh toán,...
- Phối hợp Sở Tài chính triển khai hệ thống quản lý toàn bộ thu, chi ngân sách của Thành phố.
2.6. Sở Nội vụ
- Là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND Thành phố tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của Thành phố.
- Chủ trì triển khai nâng cấp hệ thống CSDL quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố trên nền tảng CSDL dân cư.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông đưa chỉ tiêu ứng dụng CNTT là nội dung đánh giá thi đua. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ, công chức, viên chức các cấp của Thành phố.
2.7. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì triển khai ứng dụng CNTT trong việc quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông, trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì triển khai ứng dụng CNTT quản lý cung cấp dịch vụ, cấp phép liên quan đến ngành Giao thông vận tải.
- Triển khai nâng cấp hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông để giảm thời gian ùn tắc giao thông, rà soát, nâng cấp và khai thác các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý giao thông làm cơ sở hình thành hệ thống giao thông thông minh.
2.8. Sở Tư pháp
- Chủ trì tổ chức triển khai số hóa hồ sơ tư pháp hộ tịch để lưu trữ tập trung vào hệ thống dùng chung của Thành phố, phục vụ chia sẻ, khai thác.
- Chủ trì thực hiện việc quản lý xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực, cập nhật chung vào CSDL dân cư.
2.9. Thanh tra thành phố Hà Nội
Tiếp tục triển khai phần mềm mở rộng quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo tới các đơn vị trên toàn Thành phố.
2.10. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì triển khai bản đồ nền Thành phố.
- Chủ trì triển khai số hóa và ứng dụng khai thác dữ liệu đất đai phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch và làm nền tảng cho việc triển khai các hệ thống thông tin khác (quy hoạch, xây dựng...).
- Chủ trì, phối hợp Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cập nhật, cung cấp thông tin liên quan đến quan trắc môi trường, lượng mưa, không khí, úng ngập phục vụ công tác quản lý điều hành Thành phố và công khai thông tin tới công dân.
2.11. Sở Y tế
- Chủ trì triển khai hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh toàn Thành phố.
- Chủ trì triển khai hệ thống thống tin quản lý dược (quản lý thuốc, các cơ sở cung cấp, nhà thuốc...) trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Sở Công Thương xây dựng, tích hợp quản lý toàn bộ dữ liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
2.12. Sở Xây dựng
- Chủ trì triển khai hệ thống quản lý toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp đơn vị liên quan cập nhật, cung cấp thông tin liên quan đến khoan thăm dò địa chất, thông tin về lượng mưa, úng ngập, công khai tới người dân, phấn đấu hoàn thành trong Quý I/2017.
2.13. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì triển khai đưa các thông tin, quản lý các đối tượng xã hội như: người nghiện, người nhiễm HIV, đối tượng mại dâm... đưa vào hệ thống để quản lý. Duy trì và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong công tác hỗ trợ, khuyến khích hỏa táng.
2.14. Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì xây dựng hệ thống thông tin quản lý di tích, di sản văn hóa phi vật thể, hệ thống thông tin quản lý vận động viên.
- Chủ trì, phối hợp Sở Du lịch triển khai cung cấp các thông tin, dịch vụ về văn hóa giải trí trên địa bàn Thành phố phục vụ khách du lịch tra cứu tìm hiểu thông tin.
2.15. Sở Du lịch
Chủ trì triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch thực hiện theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội.
2.16. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thực hiện hiệu quả tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2017 - 2018 và hệ thống sổ điểm điện tử.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền ứng dụng CNTT trong trường học đến đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tại các Trường trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có nội dung về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
2.17. Bảo hiểm xã hội Thành phố
- Đảm bảo hoạt động hiệu quả hệ thống Giám định Bảo hiểm y tế.
- Nâng cao tỷ lệ giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội.
3. Đề nghị các Cơ quan truyền thông (báo, đài...) Thành phố
Chủ động phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng; chuyên trang, chuyên mục truyền thông, các phóng sự, tọa đàm, hội nghị, hội thảo... nhằm tuyên truyền sâu rộng, về các kế hoạch, hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn Thành phố đến mọi tầng lớp nhân dân.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ kiểm tra, đánh giá và báo cáo UBND Thành phố qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp./.
Nơi nhận
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP; các PCVP; KGVX, KT, TH, TKBT, TTTHCB;
- Lưu: VT, KGVX Dg.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "31/12/2016",
"sign_number": "246/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-07-2002-ND-CP-thanh-lap-xa-thuoc-huyen-Go-Cong-Tay-Go-Cong-Dong-tinh-Tien-Giang-7317.aspx | Nghị định 07/2002/NĐ-CP thành lập xã thuộc huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang mới nhất | CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 07/2002/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2002
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP XÃ THUỘC CÁC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay thành lập xã thuộc các huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang như sau :
1. Thành lập xã Tân Thạnh thuộc huyện Gò Công Tây trên cơ sở 1.134,32 ha diện tích tự nhiên và 2.836 nhân khẩu của xã Tân Phú; 550,2 ha diện tích tự nhiên và 1.769 nhân khẩu của xã Tân Thới; 552,51 ha diện tích tự nhiên và 358 nhân khẩu của xã Phú Thạnh.
Xã Tân Thạnh có 2.237,03 ha diện tích tự nhiên và 4.963 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Tân Thạnh : Đông giáp xã Phú Đông, huyện Gò Công Đông; Tây giáp tỉnh Bến Tre; Nam giáp tỉnh Bến Tre; Bắc giáp các xã Tân Thới, Tân Phú và Phú Thạnh.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Tân Thạnh, xã Tân Phú còn lại 1.893,08 ha diện tích tự nhiên và 8.990 nhân khẩu; xã Tân Thới còn lại 2.189,3 ha diện tích tự nhiên và 11.699 nhân khẩu; xã Phú Thạnh còn lại 2.299,39 ha diện tích tự nhiên và 6.270 nhân khẩu.
2. Thành lập xã Tăng Hoà thuộc huyện Gò Công Đông trên cơ sở 1.745,67 ha diện tích tự nhiên và 9.568 nhân khẩu của thị trấn Tân Hoà.
Địa giới hành chính xã Tăng Hòa; Đông giáp xã Tân Thành; Tây giáp thị trấn Tân Hòa; Nam giáp xã Phú Đông và xã Phú Tân; Bắc giáp các xã Bình Ân, Tân Điền, Bình Nghị.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Tăng Hòa, thị trấn Tân Hòa còn lại 322,74 ha diện tích tự nhiên và 5.298 nhân khẩu.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.
Nơi nhận:
- HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang,
- Ban Tổ chức Trung ương,
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
- Các Bộ : Công an, Quốc phòng,
- Các Tổng cục : Địa chính, Thống kê,
- Cục Lưu trữ Nhà nước,
- Công báo,
- VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ : ĐP2,
TCCB, TH,
- Lưu : NC (5b), VT.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "14/01/2002",
"sign_number": "07/2002/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-45-KH-BGDDT-tuyen-truyen-pho-bien-Luat-sua-doi-Luat-Giao-duc-100995.aspx | Kế hoạch 45/KH-BGDĐT tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi Luật Giáo dục | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 45/KH-BGDĐT
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2010
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục được Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Thực hiện Điểm 4 Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; Khoản 7, Mục II Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục (sau đây gọi tắt là Luật) với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phổ biến các quy định của Luật đến toàn thể cán bộ quản lý, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong ngành giáo dục.
2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật đến các cơ quan, tổ chức liên quan, phụ huynh học sinh và cán bộ, nhân dân.
3. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật cần tiến hành một cách đồng bộ với nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả. Kết hợp việc phổ biến Luật với việc xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật, lồng ghép nội dung giới thiệu Luật với việc giới thiệu Luật giáo dục 2005.
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỤ THỂ
Việc tuyên truyền, phổ biến Luật được thực hiện trong năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011. Từ nay đến cuối năm học 2009-2010 cần triển khai giới thiệu tổng thể về Luật và giới thiệu sâu một số nội dung với các đối tượng như sau:
1. Đối với cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo dục
Tập trung vào các nội dung cơ bản như: phổ cập giáo dục, chương trình giáo dục; đầu tư cho giáo dục, sách giáo khoa, quản lý nhà nước về giáo dục, thành lập, đình chỉ, giải thể nhà trường, hợp tác quốc tế về giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục.
Thời gian tối thiểu là một ngày.
2. Đối với nhà giáo
Tập trung vào các nội dung cơ bản như: nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, tiêu chuẩn nhà giáo, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, chính sách đối với nhà giáo, chương trình giáo dục, các quy định về nhà trường; các quy định về người học; mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Thời gian tối thiểu là một ngày.
3. Đối với người học
Tập trung vào các quy định về mục tiêu giáo dục; quyền và nghĩa vụ học tập của công dân; yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; nhiệm vụ và quyền của người học; chính sách đối với người học; mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Thời gian tối thiểu là một buổi.
4. Đối với cán bộ, nhân dân
Tập trung làm rõ những điểm sửa đổi, bổ sung của Luật so với Luật giáo dục 2005, chú ý các quy định về phổ cập giáo dục, đầu tư cho giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, thành lập, đình chỉ, giải thể nhà trường, học phí và lệ phí tuyển sinh.
III. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN
1. Tổ chức hội nghị triển khai Luật giáo dục
- Tổ chức các Hội nghị triển khai thực hiện Luật cho cán bộ chủ chốt của các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Hội nghị phổ biến Luật giáo dục cho các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán ở Việt Nam; Hội nghị phổ biến Luật Giáo dục cho các lãnh đạo, cán bộ công chức cơ quan Bộ và các bộ, ngành liên quan;
- Các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức hội nghị giới thiệu Luật cho cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học thuộc quyền.
2. Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Giới thiệu toàn văn Luật, các chuyên đề bình luận khoa học về Luật, các chương trình tọa đàm theo chủ đề và theo các đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương, cơ sở.
3. Phát hành tài liệu
Biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật như các cuốn tài liệu giới thiệu Luật, sách hỏi đáp về Luật, các tờ rơi, tờ gấp phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
4. Bổ sung các chương trình giáo dục
Rà soát, bổ sung nội dung Luật và Luật giáo dục 2005 trong các chương trình giáo dục ở các cấp học, lớp học, trình độ đào tạo, nhất là các chương trình đào tạo sư phạm, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
IV. NGUỒN TÀI LIỆU, KINH PHÍ
1. Nguồn tài liệu
- Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn (gửi kèm theo).
- Tài liệu giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục và các nhà xuất bản khác phát hành.
- Toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, các sở giáo dục và đào tạo.
2. Kinh phí
Việc lập dự toán kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng và đơn vị trực thuộc Bộ
a) Tổ chức nghiên cứu, trao đổi, học tập Luật và Luật giáo dục 2005 trong toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị kết hợp với việc triển khai công tác soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
b) Quán triệt các nội dung đã được sửa đổi trong Luật, đảm bảo việc triển khai thực hiện công việc chuyên môn phù hợp với các quy định của Luật.
c) Thời gian hoàn thành trong Quý 1/2010.
2. Các sở giáo dục và đào tạo
a) Tổ chức quán triệt các nội dung của Luật và Luật giáo dục 2005 trong đội ngũ cán bộ quản lý của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và cơ sở giáo dục trực thuộc.
b) Đưa toàn văn Luật, Luật giáo dục 2005 và Đề cương giới thiệu Luật lên Website của sở, phòng và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và Luật giáo dục 2005 cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên.
d) Thời gian hoàn thành trong Quý 2/2010
3. Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
a) Tổ chức quán triệt các nội dung của Luật và Luật giáo dục 2005 theo ba khối: cán bộ quản lý, nhà giáo và người học.
b) Đưa toàn văn Luật, Luật giáo dục 2005 và Đề cương giới thiệu Luật lên Website của trường.
c) Thời gian hoàn thành trong Quý 2/2010.
4. Ngoài các nhiệm vụ chung trên đây, Bộ trưởng giao cho các đơn vị một số nhiệm vụ cụ thể:
a) Vụ pháp chế
- Biên soạn các đề cương, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và Luật giáo dục 2005 phù hợp với từng đối tượng để gửi đến các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ (Tháng 1/2010).
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và Luật giáo dục 2005 cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ; tổ chức các hội nghị triển khai, giới thiệu Luật cho các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao (Quý 1/2010).
- Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật về kỹ năng truyên truyền, phổ biến Luật và Luật giáo dục 2005 cho cán bộ pháp chế, báo cáo viên pháp luật của các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (Quý 1/2010).
- Phối hợp với các cơ quan của Bộ Tư pháp giới thiệu Luật trong cán bộ, nhân dân (Quý 1 và Quý 2/2010).
b) Văn phòng
- Phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức tọa đàm, giới thiệu Luật, Luật giáo dục 2005 với các cơ quan thông tin đại chúng (Quý 1/2010).
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế tham mưu, chỉ đạo các báo, tạp chí trong ngành và các báo, đài khác tuyên truyền, phổ biến Luật (bắt đầu từ Quý 1/2010).
c) Vụ Công tác học sinh, sinh viên
- Hướng dẫn các trường đưa nội dung Luật và Luật giáo dục 2005 vào tuần sinh hoạt công dân, học sinh - sinh viên đầu năm, đầu khóa, cuối khóa học.
- Đưa nội dung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và Luật giáo dục 2005 vào chương trình tập huấn chuyên môn năm học 2010-2011.
- Phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên lồng ghép các nội dung của Luật và Luật giáo dục 2005 vào các hoạt động ngoại khóa trong học sinh, sinh viên.
d) Vụ Tổ chức cán bộ
Phối hợp bổ sung nội dung Luật và Luật giáo dục 2005 vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các kỳ thi tuyển dụng công chức.
đ) Các vụ: Giáo dục đại học, Giáo dục Trung học, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chuyên nghiệp, Giáo dục Thường xuyên
- Đưa nội dung Luật và Luật giáo dục 2005 vào các chương trình tập huấn hè và chương trình bồi dưỡng giảng viên, giáo viên với nội dung thích hợp.
- Phối hợp với Viện khoa học giáo dục Việt Nam rà soát nội dung giảng dạy các môn học liên quan để bổ sung, cập nhật nội dung mới của Luật và Luật giáo dục 2005.
e) Vụ Hợp tác quốc tế
Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan liên quan tổ chức giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và Luật giáo dục 2005 cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và ra nước ngoài.
g) Vụ Kế hoạch - Tài chính
Phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng lập kế hoạch kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và Luật giáo dục 2005 của các đơn vị thuộc Bộ.
h) Cục Công nghệ thông tin
Đưa toàn văn Luật, Luật giáo dục 2005 và Đề cương giới thiệu Luật lên Website Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật trên Website Bộ.
i) Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục
Ra số chuyên đề về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và mở chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có nội dung giới thiệu các quy định cụ thể của Luật và Luật giáo dục 2005.
k) Nhà xuất bản Giáo dục
Ưu tiên xuất bản các tài liệu phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và Luật giáo dục 2005 để phục vụ nhu cầu của các cơ sở giáo dục và cán bộ, nhân dân.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch này phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai việc tuyên truyền, phổ biến Luật và Luật giáo dục 2005 cho cán bộ, công chức, người lao động, người học trong đơn vị. Việc phổ biến, tuyên truyền Luật là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011.
Đề nghị Công đoàn Giáo dục Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng đơn vị cùng cấp triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật có hiệu quả.
Vụ Pháp chế giúp Bộ trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Ủỷ ban thường vụ Quốc hội (để b/c);
- Uỷ ban VHGDTTN&NĐ của Quốc hội (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h);
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- Hội đồng PBCTPBGDPL của CP (để b/c);
- Công đoàn Giáo dục VN;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các ĐH, HV; trường ĐH, CĐ, THCN;
- Hội đồng PBGDPL của Bộ GD&ĐT;
- Các Vụ, Cục, TTr, VP;
- Viện KHGDVN, NXB Giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại; Website Bộ;
- Lưu VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quang Quý
ĐỀ CƯƠNG
GIỚI THIỆU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 45/KH-BGDĐT ngày 29/01/2010)
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục
Luật giáo dục được Quốc hội ban hành năm 2005 (thay thế Luật giáo dục năm 1998) và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2006 đã tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luật đã tạo được bước tiến quan trọng, tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong hoạt động giáo dục. Qua 3 năm thực hiện, Luật đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật đã nảy sinh một số điểm hạn chế, bất cập, một số quy định của Luật chưa đi vào cuộc sống. Một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục, phát huy tốt hơn hợp tác quốc tế về giáo dục cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho rõ ràng hơn để dễ hướng dẫn, dễ thực hiện. Những sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện chế độ chính sách đối với người học, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngày 15 tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị có Thông báo số 242-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục đến năm 2020. Các quan điểm chỉ đạo quan trọng này cần được thể chế thành các nội dung pháp luật. Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 5 thông qua Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, một số nội dung của Nghị quyết cần được thể chế trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Với những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục là cần thiết.
2. Quan điểm, nguyên tắc sửa đổi, bổ sung
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục được thực hiện theo các quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc sau:
a) Đường lối, quan điểm của Đảng và các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được quán triệt trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Đặc biệt là các quan điểm về giáo dục đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục đến năm 2020.
b) Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục phải xuất phát từ những đòi hỏi khách quan, lựa chọn những nội dung thực sự cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động giáo dục và trong công tác quản lý giáo dục, góp phần đổi mới giáo dục và thực hiện "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu".
c) Các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp, các bộ luật và luật hiện hành; phù hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
3. Quá trình soạn thảo, thông qua
Ngày 15 tháng 11 năm 2008, Quốc hội có Nghị quyết số 27/2008/QH12 về Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ 12 trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
Ngày 09 tháng 02 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 161/QĐ-TTg phân công Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
Ngày 23 tháng 02 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo thành lập ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm trưởng ban.
Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã tiến hành đánh giá tình hình và xây dựng báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Luật giáo dục, tổ chức nghiên cứu một số chuyên đề chuyên sâu; sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hoá các văn bản của Đảng, Nhà nước, các quy định liên quan đến giáo dục; tổ chức hội thảo, tọa đàm, khảo sát lấy ý kiến về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung; tiếp thu tổng hợp ý kiến góp ý, xây dựng dự án Luật, trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Luật gửi xin ý kiến các bộ, ngành và gửi thẩm định theo quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 30 tháng 3 năm 2009, Ban soạn thảo chỉnh sửa dự án Luật, giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý và gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu và giải trình việc tiếp thu ý kiến thẩm định dự án Luật.
Ngày 05 tháng 8 năm 2009, phiên họp thường kỳ tháng 7 Chính phủ đã thảo luận và thông qua Dự án Luật để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 15 tháng 8 năm 2009, phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ngày 21 tháng 9 năm 2009, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có Báo cáo số 845/VH-GD-TTN thẩm tra Dự án Luật. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có Báo cáo số 558/BC-HĐDT12 phối hợp thẩm tra về Dự án Luật.
Ngày 03 tháng 10 năm 2009, phiên họp thứ 24 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Báo cáo phối hợp thẩm tra của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ban soạn thảo đã chỉnh sửa, bổ sung Dự án Luật trình Quốc hội xem xét.
Trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, nghiên cứu Luật giáo dục của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, toạ đàm và nghiên cứu nhiều chuyên đề chuyên sâu như thành lập trường, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; tổ chức điều tra xã hội học và lấy phiếu khảo sát, điều tra sâu một số lĩnh vực liên quan tới một số điều sửa đổi, bổ sung trong Luật; tổ chức kiểm tra việc thực hiện Luật giáo dục năm 2005 tại một số tỉnh, thành phố, một số cơ sở giáo dục và sở giáo dục và đào tạo; lấy ý kiến các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; lấy ý kiến các bộ, ngành và đã 4 lần đưa Dự án Luật lên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
Ngày 30 tháng 10 năm 2009, Chính phủ đã trình Dự thảo Luật trước Quốc hội. Trên cơ sở góp ý của Quốc hội, các cơ quan liên quan đã tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật.
Ngày 24 tháng 11 năm 2009, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có Báo cáo số 299/BC-UBTVQH12 giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật và ngày 25 tháng 11 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
II. NỘI DUNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
1. Bố cục chung của Luật sửa đổi, bổ sung
1.1 Luật gồm có hai điều
- Điều 1 gồm 31 khoản quy định về các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục cụ thể như sau:
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 (về chương trình giáo dục)
+ Sửa đổi Khoản 1 Điều 11 (về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi)
+ Sửa đổi Điều 13 (Đầu tư cho giáo dục)
+ Sửa đổi Khoản 3 Điều 29 (về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa)
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 35 (về giáo trình giáo dục nghề nghiệp)
+ Sửa đổi Khoản 4 Điều 38 (về thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ)
+ Bổ sung khoản 5 Điều 38 (về việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt)
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 41 (về giáo trình giáo dục đại học)
+ Sửa đổi Điểm b khoản 1 Điều 42 (về tên gọi trường đại học)
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 42 (về điều kiện đào tạo trình độ tiến sỹ)
+ Sửa đổi Khoản 6 Điều 43 (về văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt)
+ Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 46 (về trung tâm ngoại ngữ, tin học)
+ Sửa đổi Khoản 3 Điều 46 (về trung tâm ngoại ngữ, tin học)
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 48 (về thành lập trường)
+ Sửa đổi Điều 49 (về trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân)
+ Sửa đổi Điều 50 (Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục)
+ Bổ sung Điều 50a (về đình chỉ hoạt động giáo dục và Điều 50b về giải thể nhà trường)
+ Sửa đổi Điều 51 (về thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường)
+ Sửa đổi Khoản 1 Điều 58 (về công khai mục tiêu, chương trình giáo dục)
+ Sửa đổi Điểm b khoản 1 Điều 69 (về trung tâm ngoại ngữ, tin học)
+ Sửa đổi Điểm c khoản 1 Điều 69 (về đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ của viện nghiên cứu khoa học)
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 69 (về vấn đề ký hợp đồng đào tạo trình độ thạc sĩ của Viện nghiên cứu khoa học)
+ Sửa đổi Khoản 3 Điều 70 (về tên gọi nhà giáo ở cao đẳng nghề)
+ Sửa đổi Điều 74 (về thỉnh giảng)
+ Sửa đổi Điều 78 (về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục)
+ Sửa đổi Điều 81 (về tiền lương)
+ Sửa đổi Khoản 4 Điều 100 (về trách nhiệm quan lý nhà nước về giáo dục)
+ Sửa đổi Khoản 2 Điều 101 (về học phí, lệ phí)
+ Bổ sung khoản 4 Điều 108 (về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài, việc hợp tác về giáo dục với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
+ Sửa đổi Điều 109 (về khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam)
+ Bổ sung Mục 3a Chương VII (về kiểm định chất lượng giáo dục)
- Điều 2 quy định hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
1.2 So với bố cục của Luật giáo dục 2005
- Luật bổ sung 5 điều mới.
- Sửa đổi, bổ sung liên quan đến 24 điều (trên tổng số 120 điều).
2. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể
2.1 Về chương trình giáo dục:
Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.”
Sửa đổi, bổ sung này nhằm triển khai thực hiện quy định về chương trình giáo dục với chất lượng cao hơn trong thực tế, bảo đảm chương trình giáo dục phải hợp lý và phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2 Về phổ cập giáo dục
Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.”
Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 5 thông qua Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trong đó xác định “phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”.
Để có cơ sở triển khai giải pháp tập trung cho trẻ 5 tuổi có điều kiện chuẩn bị bước vào học lớp 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã bổ sung quy định “phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”. Đây là yêu cầu có tính pháp lý cao, cần có sự ổn định và thực hiện lâu dài, huy động nguồn lực lớn các lực lượng xã hội tham gia, cần được xác định rõ ngay trong Luật này. Quy định phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi thể hiện tính ưu việt của chế độ ta và khẳng định thành tựu Quốc gia trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ em. Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học bình quân cả nước là 90%, tuy nhiên, nhiều nơi mới đáp ứng được học một buổi một ngày và nhiều tỉnh có tỷ lệ thấp hơn đáng kể. Để đảm bảo tính khả thi của Luật sau khi được ban hành, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án để triển khai thực hiện quy định này. Quy định như trên của Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả cho nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng.
2.3 Về sách giáo khoa
Khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.”
Quy định trên đây nhằm góp phần bảo đảm chất lượng của sách giáo khoa và quản lý tốt hơn việc biên soạn, ban hành sách giáo khoa. Nhiệm vụ của các trường chuyên biệt như trường năng khiếu, trường giáo dưỡng, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường dự bị đại học có điểm khác so với cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, do đó sách giáo khoa dùng để giảng dạy trong các trường chuyên biệt cần có quy định phù hợp với người học tại các cơ sở giáo dục này.
2.4 Về giáo trình giáo dục nghề nghiệp và giáo trình giáo dục đại học:
- Khoản 2 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp.
Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục nghề nghiệp để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.”
Khoản 2 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục đại học.
Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng và các trường đại học.”
Luật sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 41 Luật giáo dục theo hướng: bên cạnh việc tổ chức biên soạn giáo trình, thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có quyền tổ chức lựa chọn giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức; bổ sung trách nhiệm phải “bảo đảm có đủ giáo trình để giảng dạy, học tập” của thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bổ sung quy định về việc tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 41.
Việc sửa đổi Luật theo hướng trên tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể lựa chọn giáo trình của cơ sở giáo dục khác để sử dụng tại cơ sở giáo dục mình; các cơ sở giáo dục cùng đào tạo một chuyên ngành với trình độ giống nhau có thể cùng phối hợp biên soạn giáo trình, tránh lãng phí thời gian, tiền của; khắc phục tình trạng thiếu giáo trình trong giảng dạy, học tập.
2.5 Về thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ:
Khoản 4 Điều 38 Luật giáo dục hiện hành quy định:
“4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.”.
Khoản 4 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài hoặc rút ngắn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ lượng thời gian học tập trung theo quy định tại khoản này để hoàn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất một năm theo học tập trung liên tục.”
Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tại khoản 4 Điều 38 theo hướng: quy định thời gian đào tạo tiến sĩ có thể được “kéo dài” và “rút ngắn” trong trường hợp đặc biệt và giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian đào tạo. Quy định này ràng buộc trách nhiệm không chỉ nghiên cứu sinh mà giảng viên hướng dẫn và cơ sở đào tạo phải đầu tư thích đáng về thời gian, công sức, trí tuệ cho việc học tập và nghiên cứu, tham gia các hoạt động khoa học cần thiết trong và ngoài nước để đạt tới trình độ tiến sĩ. Đa số cơ sở giáo dục đại học được hỏi ý kiến về thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ quy định tại khoản 4 Điều 38 đều đồng ý với việc sửa đổi, bổ sung thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ như Dự án Luật.
2.6 Về cơ sở giáo dục đại học:
Điểm b khoản 1 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Đại học, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.
Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép”.
Sửa đổi này xuất phát từ thực tế hiện nay trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ngoài các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật giáo dục hiện hành còn có một số học viện; Đại học Quốc gia và Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng (gọi chung là đại học), đây là các đại học có thành viên là các trường đại học. Để Luật hóa thực tế tồn tại các cơ sở giáo dục đại học này, Luật đã bổ sung các loại trường đại học gồm: đại học, trường đại học, học viện vào điểm b khoản 1 Điều 42.
2.7 Thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và điều kiện để trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sĩ:
- Thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
Để thống nhất với nội dung sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 42 về thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; quy định tại điểm c khoản 1 Điều 69 được sửa đổi thành “Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ”; khoản 2 Điều 69 được sửa đổi thành "Viện nghiên cứu khoa học, khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ có trách nhiệm ký hợp đồng với trường đại học để tổ chức đào tạo". Đồng thời để nhấn mạnh việc đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của trường đại học, viện nghiên cứu khoa học phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, Dự án Luật sửa đổi từ “giao” thành từ “cho phép” tại các quy định nêu trên.
- Điều kiện để trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sĩ:
Khoản 2 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Điều kiện để trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ:
a) Có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đủ số lượng, có khả năng xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo và tổ chức hội đồng đánh giá luận án;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ;
c) Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học; đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trong các chương trình khoa học cấp nhà nước hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao được công bố trong nước và ngoài nước; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học”.
Trong thực tế, các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học không chỉ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trong các chương trình khoa học cấp nhà nước mà còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc đề tài nghiên cứu khoa học khác, do đó Luật bổ sung quy định “thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao được công bố trong nước và ngoài nước” là một trong điều kiện để trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ.
2.8 Về trung tâm ngoại ngữ, tin học
Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 46 như sau:
“c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập.”
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 46 như sau:
“3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dục nghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật này về ngoại ngữ, tin học.”
Sửa đổi, bổ sung Điểm b khoản 1 Điều 69 như sau:
“b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học.”
Tính đến tháng 6/2009, trên toàn quốc có hơn 1350 trung tâm, cơ sở ngoại ngữ - tin học đang hoạt động. Các trung tâm ngoại ngữ hiện nay giảng dạy các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn vv... trình độ A, B,C và các chương trình ngoại ngữ dành cho các đối tượng khác nhau như các ngoại ngữ chuyên ngành y, luật, ngoại thương, ngoại giao, phiên dịch, biên dịch vv.. ; các chương trình tin học ứng dụng A, B, C; chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các chương trình dành riêng cho các đối tượng theo yêu cầu... Chính vì đặc thù của việc giảng dạy ngoại ngữ, tin học rất đa dạng vì vậy việc thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học là cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay các trung tâm này do nhiều đơn vị thành lập, quản lý bao gồm; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các trường dạy nghề; các bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội; tổ chức xã hội; các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; các đoàn thể, cá nhân. Do tính chất phức tạp trong việc tổ chức hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc nhiều đơn vị khác nhau thành lập và quản lý, việc bổ sung trung tâm ngoại ngữ, tin học vào nội dung Điều 46 và Điều 69 của Luật như trên nhằm tạo khung pháp lý giúp cho việc quản lý các hoạt động của các trung tâm này chặt chẽ hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo các tầng lớp nhân dân được học tập, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học theo nhu cầu và điều kiện cá nhân.
2.9 Về thành lập nhà trường
Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 50. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục
1. Nhà trường được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
c) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học và trình độ đào tạo;
đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác.”
Việc sửa đổi, bổ sung Điều 50 của Luật theo hướng trên đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chặt chẽ hơn trong việc thành lập trường, giải quyết được những vướng mắc trong thành lập trường hiện nay, tạo hành lang pháp lý chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, khắc phục tình trạng thành lập mới ở những nơi, những lĩnh vực không có nhu cầu, cơ sở giáo dục vẫn thực hiện hoạt động giáo dục khi không đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
2.10 Về đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trường
Luật bổ sung Điều 50a và Điều 50 b quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trường cụ thể như sau:
“Điều 50a. Đình chỉ hoạt động giáo dục
1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
Điều 50b. Giải thể nhà trường
1. Nhà trường bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
2. Quyết định giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường. Quyết định giải thể nhà trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.”
2.11 Về thẩm quyền, trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sát nhập, chia tách, giải thể nhà trường
Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng, trường dự bị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳng nghề;
đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác.”
Để thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung Điều 50, Điều 51, khoản 2 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này.”
2.12 Về công khai tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Khoản 1, Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền”.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định này là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, người học và gia đình giám sát việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục, tài chính, chất lượng đào tạo và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường, phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục; có tác dụng định hướng nghề nghiệp cho người học; là cơ sở để người học lựa chọn trường ngay từ khi nộp hồ sơ thi tuyển và để thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật giáo dục hiện hành “Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.”.
2.13 Về nhà giáo
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 70 nhằm thống nhất về tên gọi giữa nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy trong các trường cao đẳng và trường cao đẳng nghề. Cụ thể như sau:
“3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”.
2.14 Về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Điều 78 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 78. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cơ sở giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”.
Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong Luật như trên nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
2.15 Về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thể hiện sự ưu đãi đối với lao động đặc thù của nghề dạy học. Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã được thực hiện từ năm 1988 nhưng đến tháng 11/1995 chế độ này đã bị bãi bỏ và thay thế bằng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trên thực tế, phụ cấp đứng lớp chỉ thực hiện đối với những người trực tiếp giảng dạy do đó dẫn đến tình trạng một số giáo viên giỏi không muốn về làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục do thu nhập giảm và thiệt thòi lúc tính chế độ hưu trí. Nhằm động viên, khuyến khích nhà giáo gắn bó với nghề, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 81 quy định nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên. Việc sửa đổi này thống nhất với Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014-2015, cụ thể như sau:
“Điều 81. Tiền lương
Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.”
2.16 Về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục:
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 100 như sau:
“4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương”.
Việc phân cấp đối với các cơ quan quản lý về giáo dục ở địa phương, việc giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học và quy định nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các trường là đòi hỏi tất yếu hiện nay và phù hợp với xu thế chung. Việc tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục phải đi đôi với yêu cầu quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục và tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục. Uỷ ban nhân dân các cấp được giao quản lý, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, kể cả đối với các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực tế các sở giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, nhiều sai phạm về quản lý đào tạo, tài chính, tuyển dụng, hợp tác quốc tế… ở các cơ sở giáo dục đại học chậm được phát hiện và xử lý. Để giải quyết những bất cập nêu trên, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định giao uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn vào khoản 4 Điều 100 nhằm khẳng định rõ hơn trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Việc giao quyền cụ thể đối với từng cấp uỷ ban nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo sẽ được quy định tại văn bản của Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện những nội dung quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, đặc biệt là xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục, ban hành chính sách phát triển giáo dục, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục. Uỷ ban nhân dân các cấp kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, quản lý các cơ sở giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ.
2.17 Về học phí, phí dịch vụ
Điều 105 Luật Giáo dục đã quy định:“Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”.
Tuy vậy, trong tổ chức thực hiện, cơ quan quản lý giáo dục các cấp cũng như các cơ sở giáo dục còn có nhận thức và cách vận dụng khác nhau, đặc biệt là nhiều cơ sở giáo dục lạm dụng chủ trương về xã hội hóa giáo dục và quy định về các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục để thu bắt buộc các khoản ngoài quy định gây bức xúc trong dư luận và thắc mắc trong nhân dân.
Vì vậy, Luật đã bổ sung khoản 2, Điều 101 về đầu tư cho giáo dục như sau:
“2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.”
2.18 Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục:
Luật bổ sung một khoản mới vào Điều 108 giao cho Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của người Việt Nam, cơ sở giáo dục Việt Nam hoạt động giảng dạy, giáo dục ở nước ngoài, cụ thể như sau:
"4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài".
Đồng thời bổ sung thêm một khoản tại Điều 109 quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục có đầu tư của nước ngoài trong việc thực hiện chương trình giáo dục như sau:
“Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:
a) Thành lập cơ sở giáo dục;
b) Liên kết đào tạo;
c) Thành lập văn phòng đại diện;
d) Các hình thức hợp tác khác.
4. Chính phủ quy định cụ thể về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.”
2.19 Về kiểm định chất lượng giáo dục
Để thống nhất về thẩm quyền quy định lĩnh vực dịch vụ có điều kiện, tạo cơ sở cho việc xây dựng văn bản quy định điều kiện thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập theo hướng xã hội hoá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, Luật bổ sung một Mục mới gồm ba điều quy định về nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập vào Chương VII của Luật, cụ thể như sau:
“Điều 110a. Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục”
“Điều 110b. Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục
Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật.
2. Trung thực, công khai, minh bạch”
“Điều 110c. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục”.
III. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
Những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục có tác động sâu sắc tới việc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giáo dục góp phần đổi mới giáo dục và tạo hành lang pháp lý căn bản cho việc đẩy mạnh đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể:
- Khẳng định tính ưu việt của chế độ cũng như thành tựu quốc gia trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ em, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng, đặc biệt ở vùng miền núi và các vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn.
- Nâng cao chất lượng giáo dục mạnh mẽ qua việc hoàn thiện quản lý nhà nước về biên soạn và bảo đảm chất lượng của sách giáo khoa, bảo đảm có sách giáo khoa dung để giảng dạy kể cả trong trường chuyên biệt cho phù hợp với người học tại các trường năng khiếu, trường giáo dưỡng, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường dự bị đại học qua việc bảo đảm phải có đủ giáo trình giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; qua việc công khai, minh bạch hóa hoạt động đào tạo, việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, hình thành sự giám sát thực sự của các cơ quan nhà nước, đội ngũ giáo viên, người học, các đoàn thể và xã hội; qua việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn việc hình thành và hoạt động của các cơ sở giáo dục, qua việc tạo điều kiện đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; qua việc hình thành hệ thống các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục và xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục; qua việc làm rõ hơn yêu cẩu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia của chủ đầu tư nước ngoài.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục qua việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục hợp lý hơn trong Chính phủ; giữa các bộ, ngành và các địa phương; qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục theo hướng xã hội hóa, huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Đồng thời khắc phục tình trạng cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục mà không đủ điều kiện về đội ngũ nhà giáo, về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tuyển sinh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "29/01/2010",
"sign_number": "45/KH-BGDĐT",
"signer": "Trần Quang Quý",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-1672-KH-UBND-2022-to-chuc-Tuan-le-Quoc-gia-phong-chong-thien-tai-Ho-Chi-Minh-535655.aspx | Kế hoạch 1672/KH-UBND 2022 tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1672/KH-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2022
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC TUẦN LỄ QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2022 CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai; Công văn số 30/QGPCTT ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022;
Theo đề nghị của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Công văn số 25/BCH-PCTT ngày 20 tháng 5 năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch Tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022 của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai, góp phần xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó với thiên tai; nâng cao năng lực, kỹ năng chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai của chính quyền các cấp và người dân.
c) Tuyên truyền sâu rộng các quy định pháp luật, kiến thức về phòng, chống thiên tai nhằm tạo được sự đồng thuận, ý thức chủ động của nhân dân trong phòng chống thiên tai.
d) Cổ vũ tinh thần Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong công tác phòng, chống thiên tai.
2. Yêu cầu
a) Triển khai sâu rộng trên toàn Thành phố, phù hợp với điều kiện tình hình thiên tai của địa phương, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ sang chủ động phòng ngừa thiên tai.
b) Đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, lãng phí; phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ngành, đơn vị Thành phố và các địa phương.
c) Huy động được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đối với công tác phòng chống thiên tai.
II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN, PHẠM VI
1. Chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022:
“Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”
2. Thời gian thực hiện: tập trung trong tháng 5 và kết thúc vào ngày 10 tháng 6 năm 2022.
3. Phạm vi: tại các cấp trên toàn Thành phố.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
Bao gồm một số hoạt động chính như sau:
1. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền
a) Nội dung tuyên truyền:
- Hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho cộng đồng; các mô hình, bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về phòng chống thiên tai.
- Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phòng, chống thiên tai tại cơ quan, cộng đồng.
- Tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai.
b) Hình thức:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, trang thông tin điện tử của các sở, ngành, đơn vị Thành phố, địa phương...
- Tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện...
- Tuyên truyền, cổ động trực quan, trực tiếp tại cơ quan và trong cộng đồng:
+ Áp phích, tờ bướm, băng rôn, khẩu hiệu...
+ Tuyên truyền qua các cuộc họp tại cơ quan, khu dân cư; hệ thống loa phát thanh, truyền thanh cấp xã, tổ chức triển lãm...
- Hướng dẫn người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng tuyên truyền tới người dân về phòng, chống thiên tai tại cơ sở...
c) Khẩu hiệu tuyên truyền:
- Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai.
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, cộng đồng giúp nhau trong phòng chống thiên tai.
- Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tích cực, chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai.
- Phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Khi bị tai nạn, sự cố hãy gọi Tổng đài 114 để được hỗ trợ, cứu nạn kịp thời.
- Các hộ gia đình chủ động gia cố, chằng chống nhà cửa phòng khi thiên tai xảy ra.
2. Tăng cường kiểm tra, rà soát và thực hiện biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng
a) Kiểm tra, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc “3 sẵn sàng”.
b) Tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai (khu vực dễ bị ngập úng, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển...).
c) Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện các nội dung kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:
a) Quán triệt tới lực lượng phòng, chống thiên tai Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai; Luật Phòng chống thiên tai; Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các văn bản dưới Luật có liên quan, phim ảnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn... nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong cộng đồng và phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai.
b) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm các kết quả đã đạt được tại đơn vị, địa phương về lĩnh vực phòng chống, ứng phó thiên tai để bổ sung và triển khai hiệu quả kế hoạch năm 2022; rà soát, hoàn chỉnh các Phương án phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị, địa phương tương ứng với từng loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai nhằm bảo đảm vận hành hiệu quả khi có sự cố; treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ phướn, hình ảnh về hoạt động phòng chống, ứng phó thiên tai của đơn vị, địa phương tại trụ sở.
c) Tổ chức kiểm tra, rà soát và hoàn thiện phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn; cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, nhất là những khu vực dân cư tập trung, dễ bị tổn thương do thiên tai.
2. Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố và các cơ quan thông tấn - báo chí Thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng để chủ động phòng tránh, ứng phó thiên tai cho người dân. Tăng cường thời lượng phát sóng một số bộ phim, tin bài, phóng sự với nội dung thiết thực và phong phú về phòng, chống thiên tai; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của cộng đồng, thơ, bài hát, ngạn ngữ và những tấm gương tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai.
3. Sở Văn hóa và Thể thao (Trung tâm Thông tin triển lãm) biên soạn các pa - nô, băng rôn tuyên truyền các hoạt động phòng tránh, ứng phó với thiên tai trên địa bàn Thành phố; phối hợp với các địa phương tổ chức triển lãm, trưng bày hình ảnh, tư liệu, tác phẩm về phòng chống thiên tai như Thư của Chủ tịch nước, tài liệu, ấn phẩm truyền thông do Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và địa phương xây dựng...
4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin trong phòng, chống thiên tai.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người khuyết tật, tăng cường năng lực hòa nhập của người khuyết tật để phòng ngừa, ứng phó thiên tai.
6. Đài Thông tin Duyên hải Thành phố tăng cường thời lượng phát sóng chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng tránh, ứng phó thiên tai cho ngư dân trên biển.
7. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận - huyện căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch hoặc có văn bản tổ chức triển khai kế hoạch này có hiệu quả, bảo đảm việc tổ chức thực hiện đến cơ sở. Báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố trước ngày 11 tháng 6 năm 2022 để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành, đơn vị Thành phố: kinh phí tổ chức các hoạt động được cân đối, bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao, các nguồn hợp pháp khác hoặc huy động từ nguồn vốn xã hội hóa.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện: kinh phí tổ chức các hoạt động được cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, các nguồn hợp pháp khác hoặc huy động từ nguồn vốn xã hội hóa.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022 của Thành phố Hồ Chí Minh. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
- Tổng cục Phòng chống thiên tai;
- Các sở, ngành, đơn vị TP;
- UBND TP. Thủ Đức và các quận - huyện;
- Chi cục PCTT miền Nam;
- Các báo, đài Thành phố;
- Đài Thông tin duyên hải Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Các Phòng NCTH;
- Lưu: VT, (KT/Trọng) D.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Hoan | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "24/05/2022",
"sign_number": "1672/KH-UBND",
"signer": "Võ Văn Hoan",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-42-2010-TT-BLDTBXH-bo-nhiem-cong-nhan-bo-nhiem-lai-117191.aspx | Thông tư 42/2010/TT-BLĐTBXH bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 42/2010/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BỔ NHIỆM, CÔNG NHẬN, BỔ NHIỆM LẠI, CÔNG NHẬN LẠI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ.
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc
trung tâm dạy nghề.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề (sau đây gọi tắt là trường), trung tâm dạy nghề (sau đây gọi tắt là trung tâm) công lập và tư thục.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 3. Nguyên tắc bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại
1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm.
2. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của trường/trung tâm và khả năng của cán bộ.
3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường/trung tâm.
4. Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, công nhận phải được xem xét để bổ nhiệm lại, công nhận lại hoặc không bổ nhiệm lại, không công nhận lại.
5. Hiệu trưởng trường được bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề và điều kiện theo quy định tại Điều 4, Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này.
6. Giám đốc trung tâm được bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật Dạy nghề và điều kiện theo quy định tại Điều 5, Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM, CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Điều 4. Điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề
1. Đối với hiệu trưởng trường công lập: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ; thời gian bổ nhiệm mỗi nhiệm kỳ là 05 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tục.
2. Đối với hiệu trưởng trường tư thục: Phải đảm bảo điều kiện không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; thời gian công nhận mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
Điều 5. Điều kiện bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề
1. Đối với giám đốc trung tâm công lập: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ, thời gian bổ nhiệm mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
2. Đối với giám đốc trung tâm tư thục: Phải đảm bảo điều kiện không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; thời gian công nhận mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
Chương III
TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, THẨM QUYỀN BỔ NHIỆM, CÔNG NHẬN, BỔ NHIỆM LẠI, CÔNG NHẬN LẠI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Mục I. TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, THẨM QUYỀN BỔ NHIỆM HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG LẬP
Điều 6. Trình tự bổ nhiệm
1. Trường/trung tâm có nhu cầu bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, nói rõ yêu cầu cần phải bổ nhiệm.
2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo trường/trung tâm đề xuất nhân sự cụ thể theo trình tự sau:
a) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
- Hội đồng trường/tập thể lãnh đạo trung tâm thảo luận, lựa chọn và đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ chủ chốt trường/trung tâm, có thể giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn.
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm; thông báo danh sách người được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá ưu Điểm, khuyết Điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của người được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm.
Hội nghị lấy ý kiến cán bộ chủ chốt về việc bổ nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo, không phải là căn cứ duy nhất để bổ nhiệm). Hội nghị bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 người không phải là những người được lấy phiếu tín nhiệm. Ban kiểm phiếu có trưởng ban và 02 thành viên. Biên bản kiểm phiếu phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban và 02 thành viên.
- Tổ chức hội nghị liên tịch do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì gồm: bí thư Đảng uỷ (hoặc bí thư Chi bộ), tập thể lãnh đạo trường/trung tâm thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số thành viên trong hội nghị tán thành.
b) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
- Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) giới thiệu nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm.
- Đại diện cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm việc với cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác để tìm hiểu, xác minh lý lịch của cán bộ và trao đổi, thống nhất ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đó đang công tác.
- Căn cứ kết quả tìm hiểu, xác minh lý lịch cán bộ và ý kiến của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác, cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan để thống nhất về việc bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết.
- Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị người có thẩm quyền xem xét và quyết định bổ nhiệm.
c) Đối với hiệu trưởng/giám đốc đầu tiên của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề mới thành lập
Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm quy định tại Khoản 1 Điều 45, Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề và điều kiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này, cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này xem xét quyết định bổ nhiệm.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm là 01 bộ, bao gồm:
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản hội nghị cán bộ chủ chốt, theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm, theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm tự khai theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị bổ nhiệm kèm theo;
đ) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm đối với người được đề nghị bổ nhiệm, theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Ý kiến nhận xét của cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương nơi người được đề nghị bổ nhiệm cư trú.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác hoặc bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc đầu tiên của trường/trung tâm mới thành lập
a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm tự khai theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị bổ nhiệm kèm theo;
c) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác, theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Ý kiến nhận xét của cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương nơi người được đề nghị bổ nhiệm cư trú.
Điều 8. Thời hạn, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị bổ nhiệm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ra quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm trực thuộc.
Mục II. TRÌNH TỰ, HỒ SƠ VÀ THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TƯ THỤC
Điều 9. Lựa chọn hiệu trưởng, giám đốc
1. Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tư thục, hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề và Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, lựa chọn hiệu trưởng đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Thông tư này công nhận.
2. Đối với trung tâm dạy nghề tư thục do tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật Dạy nghề, Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, lựa chọn giám đốc đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Thông tư này công nhận.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị công nhận
Hồ sơ đề nghị công nhận là 01 bộ, bao gồm:
1. Công văn của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận, theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản họp của hội đồng quản trị trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm, theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị tự khai vận dụng theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú) và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận kèm theo.
Điều 11. Thời hạn và thẩm quyền công nhận
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường; đề nghị công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc là cá nhân sở hữu trung tâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục/giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục.
Mục III. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, THẨM QUYỀN BỔ NHIỆM LẠI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG LẬP
Điều 12. Bổ nhiệm lại
1. Điều kiện bổ nhiệm lại
Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm được xem xét bổ nhiệm lại, khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
b) Đạt chuẩn chức danh hiệu trưởng/giám đốc quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
c) Trường/trung tâm có nhu cầu;
d) Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
đ) Hiệu trưởng/giám đốc được xem xét bổ nhiệm lại phải đủ một nhiệm kỳ, trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Trình tự bổ nhiệm lại
a) Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm được bổ nhiệm lại phải làm bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ;
b) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt do lãnh đạo trường/trung tâm chủ trì để trao đổi, thảo luận về điều kiện bổ nhiệm lại; nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng/giám đốc trong thời gian giữ chức vụ.
Hội nghị lấy ý kiến cán bộ chủ chốt về việc bổ nhiệm lại bằng cách bỏ phiếu kín, theo mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Hội nghị bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 người không phải là những người được lấy phiếu tín nhiệm. Ban kiểm phiếu có trưởng ban và 02 thành viên. Biên bản kiểm phiếu phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban và 02 thành viên.
c) Tổ chức hội nghị liên tịch do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì gồm: bí thư Đảng uỷ (hoặc bí thư Chi bộ), tập thể lãnh đạo trường/trung tâm thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm lại phải được đa số thành viên trong hội nghị tán thành.
3. Hồ sơ bổ nhiệm lại
Hồ sơ bổ nhiệm lại là 01 bộ, bao gồm:
a) Bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ, theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản nhận xét, đánh giá hiệu trưởng/giám đốc của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm, cấp uỷ, theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản hội nghị cán bộ chủ chốt, theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm lại, theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Công văn (tờ trình) của lãnh đạo trường/trung tâm đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm, theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời hạn, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị bổ nhiệm lại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm trực thuộc.
5. Hiệu trưởng/giám đốc không được bổ nhiệm lại
Hiệu trưởng/giám đốc khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ điều kiện để được bổ nhiệm lại thì người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ra quyết định bố trí, phân công công tác khác.
Mục IV. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN LẠI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TƯ THỤC
Điều 13. Công nhận lại
1. Điều kiện công nhận lại
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
b) Đạt chuẩn chức danh hiệu trưởng/giám đốc quy định tại thời điểm xem xét công nhận lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
c) Trường/trung tâm có nhu cầu;
d) Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
2. Trình tự công nhận lại
a) Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm được công nhận lại phải làm bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ;
b) Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm nhận xét, đánh giá và đề nghị người có thẩm quyền công nhận lại hoặc không công nhận lại.
3. Hồ sơ công nhận lại
Hồ sơ công nhận lại là 01 bộ, bao gồm:
a) Công văn (tờ trình) của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm đề nghị người có thẩm quyền công nhận lại hiệu trưởng/giám đốc, theo mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ, theo mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản nhận xét, đánh giá của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/ tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm, theo mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời hạn và thẩm quyền công nhận lại
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận lại hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường; đề nghị công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc là cá nhân sở hữu trung tâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận lại hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục/giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Quyết định số 59/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.
2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan trung ương các Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc (nếu có) cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCCB, TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Phi
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "31/12/2010",
"sign_number": "42/2010/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Ngọc Phi",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-82-2001-ND-CP-nghi-le-Nha-nuoc-va-don-tiep-khach-nuoc-ngoai-49296.aspx | Nghị định 82/2001/NĐ-CP nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 82/2001/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2001
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 82/2001/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ NGHI LỄ NHÀ NƯỚC VÀ ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định những hoạt động chính kỷ niệm các ngày lễ lớn và nghi lễ Nhà nước về đón tiếp khách cấp cao nước ngoài nhằm phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và góp phần tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các Tổ chức Quốc tế.
Điều 2. Trong công tác đón tiếp khách cấp cao nước ngoài, cơ quan chủ trì đón khách phải chú trọng yêu cầu chính trị và vận dụng nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại để kiến nghị mức độ đón tiếp thích hợp.
Điều 3. Bộ Ngoại giao kiến nghị mức độ đón tiếp các Đoàn cấp cao nước ngoài khác không thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này theo từng trường hợp cụ thể.
Điều 4. Trong Nghị định này một số từ ngữ được hiểu như sau :
1. Năm chẵn, năm tròn, năm lẻ là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0";
"Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 ";
"Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.
2. "Đoàn Ngoại giao" bao gồm các vị đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
3. "Các Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội" bao gồm các Tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và các Tổ chức Quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc có Cơ quan đại diện tại Hà Nội.
Chương 2:
KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN
Điều 5. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02 tháng 9).
1. Năm lẻ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là các đoàn thể) đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi tắt là Đài tưởng niệm).
Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội với hình thức tiệc rượu.
Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.
Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
2. Năm tròn.
Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Bí thư), Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước đọc lời chúc rượu; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Tại Hà Nội, tổ chức đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm như năm lẻ.
Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
3. Năm chẵn.
Tổ chức mít tinh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình; lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự. Chủ tịch nước đọc diễn văn; nếu có duyệt binh thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc nhật lệnh; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.
Điều 6. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch).
Việc xác định năm lẻ, năm tròn, năm chẵn để tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tính theo năm dương lịch.
1. Năm lẻ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
2. Năm tròn.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
3. Năm chẵn.
Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
Điều 7. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02).
1. Năm lẻ.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
2. Năm tròn.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
3. Năm chẵn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.
Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
Điều 8. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5).
1. Năm lẻ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Năm tròn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh.
3. Năm chẵn.
Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.
Điều 9. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4).
1. Năm lẻ.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
2. Năm tròn.
Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm lẻ.
3. Năm chẵn.
Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức diễu binh, diễu hành.
Điều 10. Tết Nguyên đán.
Chủ tịch nước chúc Tết đồng bào cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài trên Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam lúc giao thừa.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.
Chương 3:
ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM CHÍNH THỨC
Điều 11. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Đại sứ nước khách.
2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.
a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.
b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.
c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau :
Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).
Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.
Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).
Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục, không quân.
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự.
Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.
Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách.
d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) tiếp Đoàn tại phòng khách.
3. Hội đàm.
Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.
4. Tiếp xúc.
Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
Thủ tướng Chính phủ hội kiến.
Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng.
5. Chiêu đãi.
Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
6. Lễ tiễn.
Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như khi đón.
Điều 12. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng - Chính phủ.
Mức độ và nghi thức đón tiếp áp dụng như đối với Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức.
Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ chủ trì đón, tiễn, hội đàm, chiêu đãi. Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự.
Đón Đoàn tại sân bay, ngoài thành phần như đón Nguyên thủ Quốc gia, còn có Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Tham dự lễ đón, lễ tiễn, hội đàm, chiêu đãi có đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước tương ứng với thành viên chính thức của đoàn khách.
Điều 13. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.
2. Lễ đón.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Thủ tướng Chính phủ, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.
Nghi thức lễ đón áp dụng như được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
3. Hội đàm.
Hai Người đứng đầu Chính phủ hội đàm. Thành phần tham dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Người đứng đầu Chính phủ gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.
4. Tiếp xúc.
Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch.
Chủ tịch Quốc hội tiếp nếu khách có nguyện vọng.
5. Chiêu đãi.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Thủ tướng Chính phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
Tại cuộc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đoàn.
6. Lễ tiễn
Lễ tiễn (nếu có) : Thủ tướng Chính phủ tiễn Đoàn. Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Thành phần dự lễ tiễn như khi đón.
Thành phần tiễn đoàn tại sân bay như khi đón tại sân bay.
Điều 14. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.
2. Lễ đón.
Chủ tịch Quốc hội chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nước khách đi cùng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội và quan chức tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách.
Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
3. Hội đàm.
Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.
4. Tiếp xúc.
Chủ tịch nước tiếp.
Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
5. Chiêu đãi.
- Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội nước khách. Tại chiêu đãi, Chủ tịch Quốc hội đọc diễn văn chào mừng, Chủ tịch Quốc hội nước khách đọc diễn văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía ta có các vị tham gia hội đàm, đón tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
6. Lễ tiễn.
Chủ tịch Quốc hội tiễn Đoàn khách. Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.
Điều 15. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.
2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.
Phó Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Chủ tịch nước nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, các quan chức tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách.
Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ; có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).
Phó Chủ tịch nước giới thiệu với Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Phó Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách.
Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn.
3. Hội đàm.
Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.
4. Tiếp xúc.
Chủ tịch nước tiếp.
Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Quốc hội tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
5. Chiêu đãi.
Phó Chủ tịch nước chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Phó Chủ tịch nước đọc diễn văn hoặc lời chúc rượu. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc lời đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
6. Lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch.
Phó Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.
Điều 16. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
1. Đón tại sân bay.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách tại sân bay.
Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay.
2. Lễ đón, hội đàm, tiếp xúc.
Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì đón và hội đàm với Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp.
Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì đón và hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch Quốc hội tiếp.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp.
3. Chiêu đãi.
Thành phần phía Việt Nam dự chiêu đãi có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn.
Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự.
4. Tiễn đoàn.
Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn đi sân bay như thành phần đón Đoàn.
Điều 17. Đón tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương.
1. Đón tiếp Bộ trưởng (hoặc cấp tương đương) :
Vụ trưởng phụ trách đối ngoại của Cơ quan chủ trì đón khách đón Đoàn tại sân bay.
Bộ trưởng của Bộ, cơ quan chủ trì đón, hội đàm, chiêu đãi.
Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp.
Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn ra sân bay như thành phần đón Đoàn.
Bộ Quốc phòng quy định nghi lễ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh nước khách trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.
2. Đón tiếp Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội (hoặc cấp tương đương) :
Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón Đoàn tại sân bay.
Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội chủ trì đón, hội đàm, chiêu đãi.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp.
Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn ra sân bay như thành phần đón Đoàn.
Chương 4:
ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM LÀM VIỆC
Điều 18. Đối với các Đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc, mức độ đón, tiễn tại sân bay, hội đàm, chiêu đãi, tiếp xúc áp dụng như thăm chính thức; không tổ chức lễ đón, lễ tiễn; tại chiêu đãi không có diễn văn, chỉ chúc rượu; không trang trí thành phố; lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm được thu xếp theo thoả thuận với phía khách.
Chương 5:
ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM CÁ NHÂN, QUÁ CẢNH
Điều 19. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
1. Thăm cá nhân.
Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức. Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Người đứng đầu Chính phủ nước khách.
Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức. Chủ tịch Quốc hội tiếp xã giao và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội nước khách.
2. Quá cảnh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ tại sân bay. Nếu Đoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi lại. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) đón tiếp Đoàn.
Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội hay Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Nếu Đoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi lại. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.
Điều 20. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.
1. Thăm cá nhân.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Phó Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân.
2. Quá cảnh.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách tại sân bay. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.
Điều 21. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
1. Thăm cá nhân.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách tại sân bay. Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xã giao và mời cơm thân Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách tại sân bay. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tiếp xã giao và mời cơm thân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách.
2. Quá cảnh.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao nước khách tại sân bay. Nếu đoàn quá cảnh tại một địa phương, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.
Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó Chủ tịch Quốc hội tại sân bay. Nếu đoàn quá cảnh tại một địa phương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.
Chương 6:
ĐÓN TIẾP MỘT SỐ ĐOÀN KHÁC
Điều 22.
1. Mức độ đón tiếp Chủ tịch Thượng Nghị viện, Chủ tịch Hạ Nghị viện, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Chủ tịch Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam á (AIPO) áp dụng như đón tiếp Chủ tịch Quốc hội; đón tiếp Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện, Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện áp dụng như đón tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Mức độ đón tiếp người kế vị Vua hoặc người kế vị Nữ hoàng là khách của Phó Chủ tịch nước áp dụng như đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia.
3. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì đón tiếp và chiêu đãi các thành viên khác của Hoàng gia là khách của Bộ Ngoại giao. Phó Chủ tịch nước hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao nếu khách có nguyện vọng.
4. Thành viên Hoàng gia dẫn đầu đoàn kinh tế, văn hóa, xã hội là khách của Bộ, ngành nào thì lãnh đạo Bộ, ngành đó chủ trì đón tiếp, chiêu đãi.
5. Mức độ đón tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc là khách của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao áp dụng như đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
6. Bộ Ngoại giao chủ trì đón tiếp các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách đến thăm theo lời mời của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ.
7. Văn phòng Quốc hội chủ trì đón tiếp các cựu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách, Tổng Thư ký AIPO, IPU và các tổ chức liên Nghị viện đến thăm theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.
8. Các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội là khách mời của cơ quan nào thì cơ quan đó chủ trì đón tiếp. Nếu khách có nguyện vọng, Cơ quan chủ trì đón tiếp kiến nghị lãnh đạo cấp cao tiếp.
Chương 7:
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI
Điều 23. Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.
1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức :
Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại Đài tưởng niệm, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa; có hai hàng tiêu binh danh dự. Khi mặc niệm, Quân nhạc cử nhạc "Chiêu hồn tử sĩ".
2. Đối với các Đoàn khách nước ngoài khác từ cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên : Đại diện Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn Đoàn đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm. Tại Đài tưởng niệm có mở nhạc "Chiêu hồn tử sĩ".
Điều 24. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách.
1. Người tháp tùng:
Một Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tháp tùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.
Một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.
Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội hay Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.
2. Vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách.
Trong các hoạt động đối ngoại, vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách được xếp ngay sau vị trí của các thành viên Chính phủ.
Điều 25. Treo cờ và trang trí.
1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức : Tại sân bay treo cờ hai nước và khẩu hiệu chào mừng; trước cổng Phủ Chủ tịch và một số điểm trên các tuyến đường chính mà đoàn đi qua trang trí các cụm cờ hai nước và khẩu hiệu chào mừng bằng tiếng Việt và tiếng nước khách hoặc tiếng Anh/Pháp; tại nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn treo cờ hai nước.
Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm làm việc, có treo cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.
2. Đối với Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, có treo cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.
3. Đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm chính thức, thăm làm việc: treo cờ hai nước tại nơi đón tiếp và trên xe của Trưởng đoàn.
4. Khi đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, thăm làm việc, thảm đỏ được trải từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn.
Điều 26. Xe hộ tống, xe dẫn đường.
1. Xe của Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức có 8 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Xe của Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức có 6 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Mô-tô hộ tống chỉ áp dụng trong các hoạt động chính thức tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các Đoàn sang thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh không có mô-tô hộ tống.
3. Các Đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trở lên thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.
Điều 27. Đài thọ.
Việc đài thọ cho các đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam được áp dụng theo thông lệ quốc tế và trên cơ sở có đi có lại. Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 28. Tặng phẩm.
Có tặng phẩm tặng Trưởng đoàn, Phu nhân (hoặc Phu quân) các Đoàn thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân. Trong trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng đoàn viên chính thức và quan chức tuỳ tùng. Tặng phẩm là sản phẩm do ta sản xuất và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Điều 29. Đón, tiễn đoàn cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Đón, tiễn các Đoàn cấp cao nước ngoài đến thăm bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy được vận dụng tương tự như đón, tiễn Đoàn đi bằng đường hàng không nhưng thực hiện theo khả năng thực tế của ta.
Điều 30. Đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm địa phương.
Khi các Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài đến thăm địa phương, đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đón, tiễn Đoàn tại sân bay nếu đi bằng đường hàng không, tại địa giới tỉnh nếu đi bằng đường bộ, tại bến cảng nếu đi bằng đường thủy. Đối với Chủ tịch Quốc hội, đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón, tiễn Đoàn tại sân bay nếu đi bằng đường hàng không, tại địa giới tỉnh nếu đi bằng đường bộ, tại bến cảng nếu đi bằng đường thủy.
Khi đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài đến thăm địa phương, cần bảo đảm trọng thị, chu đáo, tiết kiệm; không duyệt đội danh dự, không tổ chức mít tinh chào mừng; chỉ trang trí cờ, khẩu hiệu ở nơi đón tiếp nếu thăm chính thức. Tổ chức một cuộc chiêu đãi hoặc mời cơm thân; về phía Việt Nam mời những người trực tiếp làm việc với Đoàn; về phía khách mời thành viên chính thức và một số quan chức tuỳ tùng.
Cơ quan chủ quản đón tiếp Đoàn có trách nhiệm hướng dẫn địa phương các biện pháp lễ tân và chương trình đón tiếp Đoàn cho thích hợp.
Chương 8 :
TIỄN VÀ ĐÓN CÁC ĐOÀN CẤP CAO NƯỚC TA ĐI NƯỚC NGOÀI
Điều 31. Không tổ chức lễ tiễn và lễ đón các đoàn cấp cao nước ta đi nước ngoài. Đại diện các Cơ quan sau đây ra sân bay đón và tiễn đoàn :
1. Chánh Văn phòng hoặc Phó Văn phòng Trung ương Đảng và Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tiễn và đón Tổng Bí thư.
2. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón Thủ tướng Chính phủ.
4. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội.
Chương 9 :
MỘT SỐ NGHI LỄ ĐỐI VỚI ĐOÀN NGOẠI GIAO VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI
Điều 32. Đại sứ trình Quốc thư.
1. Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch. Dự Lễ trình Quốc thư có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.
2. Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.
3. Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao đưa Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe đưa đón Đại sứ có cắm cờ hai nước, có 4 mô-tô hộ tống.
Điều 33. Đại sứ chào xã giao và chào từ biệt.
Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ sau khi trình Quốc thư đến chào Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam đến chào từ biệt Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao. Việc thu xếp cho Đại sứ kiêm nhiệm chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo cấp cao vận dụng như đối với Đại sứ thường trú nhưng tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh cụ thể.
Điều 34. Tiếp các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Liên hợp quốc 24/10 hàng năm.
Các cuộc tiếp xúc khác do Bộ Ngoại giao và các Cơ quan chủ quản cân nhắc, kiến nghị lãnh đạo tiếp.
Điều 35. Dự chiêu đãi Quốc khánh của các nước tại Hà Nội.
1. Năm lẻ và năm tròn.
Một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng là khách chính dự chiêu đãi Quốc khánh nước ngoài tại Hà Nội. Khách chính đến dự tương đương với cấp lãnh đạo của nước bạn dự chiêu đãi Quốc khánh nước ta. Khách chính có lời chúc rượu ngắn.
2. Năm chẵn.
Một Phó Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng là khách chính dự chiêu đãi Quốc khánh nước ngoài tại Hà Nội. Khách chính đến dự tương đương với cấp lãnh đạo của nước bạn dự chiêu đãi Quốc khánh nước ta. Khách chính có lời chúc rượu ngắn.
Điều 36. Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Hàng năm, mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp của Quốc hội.
Điều 37. Ngoài các quy định tiếp xúc với Đoàn Ngoại giao như đã nêu trong Nghị định này, nếu cơ quan, địa phương hoặc cá nhân có yêu cầu gặp gỡ hoặc mời tập thể Đoàn Ngoại giao tham dự các hoạt động phải trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao.
Chương 10 :
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Để thống nhất quản lý về tiếp khách nước ngoài của lãnh đạo cấp cao, cơ quan chủ quản thu xếp cho khách chào lãnh đạo Đảng thông qua Ban đối ngoại Trung ương Đảng; chào Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước thông qua Văn phòng Chủ tịch nước; chào Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ; chào Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội thông qua Văn phòng Quốc hội.
Bộ Ngoại giao làm đầu mối, thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ thu xếp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.
Điều 39.
1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để công tác tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và đón tiếp khách cấp cao nước ngoài đạt kết quả tốt đẹp.
3. Việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn được thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định này. Trường hợp đặc biệt, Chính phủ sẽ có chỉ đạo cụ thể. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác không được nêu trong Nghị định này, việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.
Điều 40. Hiệu lực thi hành.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về kỷ niệm những ngày lễ lớn và đón tiếp khách nước ngoài tại Nghị định số 186-HĐBT ngày 02 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành "Quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài".
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "06/11/2001",
"sign_number": "82/2001/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Chi-thi-so-03-CT-DCT-2017-tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-giam-sat-don-vi-su-nghiep-cong-doan-342796.aspx | Chỉ thị số 03/CT-ĐCT 2017 tăng cường công tác kiểm tra giám sát đơn vị sự nghiệp công đoàn | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/CT-ĐCT
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2017
CHỈ THỊ
CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP; DOANH NGHIỆP CÔNG ĐOÀN
Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới có đánh giá: Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của tổ chức công đoàn; các doanh nghiệp của tổ chức công đoàn đang tích cực trong việc sắp xếp lại theo Thông báo của Ban Bí thư Trung ương, hoạt động kinh tế công đoàn có bước chuyển biến tích cực, hiệu quả kinh doanh khá hơn. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế đó là “Việc quản lý các đơn vị sự nghiệp, hoạt động kinh tế công đoàn tại một số nơi còn buông lỏng, chưa thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu. Công tác lập báo cáo tài chính gửi cấp trên còn hạn chế, chưa đầy đủ, kịp thời, chưa phản ánh hết các nguồn thu, chi vào báo cáo tài chính, mẫu biểu báo cáo chưa thống nhất, chưa kiểm soát được hoạt động của các đơn vị. Nhiều đơn vị bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác quản lý chưa đúng người, đúng việc”.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, chấn chỉnh các hoạt động không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn theo quy định của pháp luật, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Các cấp công đoàn quán triệt Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác kiểm tra, quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn.
2. Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức các Đoàn kiểm tra do một đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ (hoặc Phó Chủ tịch) làm tổ trưởng tiến hành kiểm tra đồng loạt các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn trực thuộc để đánh giá một cách khách quan, toàn diện về hiệu quả hoạt động thu, chi, quản lý tài chính, tài sản của công đoàn; bố trí nhân lực, lao động; việc chấp hành các quy định của pháp luật và của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
2.1. Thời gian kiểm tra: Từ quý I đến quý III năm 2017.
2.2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra công tác tổ chức; quản lý tài chính, tài sản
- Tổ chức bộ máy, biên chế (nhất là công tác cán bộ, số lượng cán bộ so với nhu cầu lao động, chất lượng cán bộ).
- Tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức và người lao động.
- Thu, chi, quản lý tài chính, tài sản.
- Công tác lập báo cáo tài chính.
- Kê khai, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b) Đánh giá
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đối với tổ chức công đoàn
- Công tác quản lý, quản trị của đơn vị (nhất là ban hành các quy định trong công tác quản lý).
- Năng lực quản trị điều hành của giám đốc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn.
- Trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác tài chính, kế toán.
- Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công đoàn về tổ chức, tài chính; cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động, đầu tư.
- Cơ chế hoạt động đối với đơn vị kinh tế công đoàn.
c) Sắp xếp
- Việc xếp hạng, đánh giá phân loại doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
- Việc sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức của doanh nghiệp công đoàn.
2.3. Kiến nghị, đề xuất.
2.4. Niên độ kiểm tra: năm 2014, 2015, 2016.
Công tác kiểm tra phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực. Nếu biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra không đúng với nội dung kiểm tra, niên độ kiểm tra mà đoàn kiểm tra của Tổng Liên đoàn, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành phát hiện được thì Trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra phải chịu hình thức kỷ luật của Tổng Liên đoàn.
Báo cáo kết quả kiểm tra (kèm theo biên bản kiểm tra chi tiết từng đơn vị) gửi về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tài chính) trước quý III năm 2017.
3. Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn: Có trách nhiệm chuẩn bị các loại sổ kế toán, chứng từ, tài liệu,... phục vụ công tác kiểm tra; kiến nghị, đề xuất về mô hình, cơ chế, về quản lý... (nếu có).
4. Ban Tài chính, Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn và một số cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra đột xuất một số đơn vị trước, trong và sau khi có báo cáo kiểm tra của Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
5. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế công đoàn; đồng thời mời các chuyên gia trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước và Tổng Liên đoàn, cùng thực hiện việc lập phương án sắp xếp báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, xử lý.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn yêu cầu các ban Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn nghiêm túc tổ chức thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn qua Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.
Nơi nhận:
- Các Ủy viên ĐCT-TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, TP và tương đương;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;
- Lưu VT, Tài chính TLĐ.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Trần Thanh Hải | {
"issuing_agency": "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam",
"promulgation_date": "08/02/2017",
"sign_number": "03/CT-ĐCT",
"signer": "Trần Thanh Hải",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-65-2002-ND-CP-cong-tac-phong-khong-nhan-dan-49688.aspx | Nghị định 65/2002/NĐ-CP công tác phòng không nhân dân | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 65/2002/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2002
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 65/2002/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với công tác phòng không nhân dân; nâng cao cảnh giác, sẵn sàng phòng, chống các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định
Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung và tổ chức thực hiện công tác phòng không nhân dân; chuẩn bị, triển khai công tác phòng không nhân dân và chế độ, chính sách đối với công tác phòng không nhân dân.
Điều 2. Vị trí, vai trò và mục đích của công tác phòng không nhân dân
Công tác phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tồ quốc, bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng không nhân dân
1. Công tác phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
2. Công tác phòng không nhân dân do bộ đội địa phương và dân quân tự vệ làm nòng cốt, kết hợp với tổ chức, vận động nhân dân tham gia.
3. Hoạt động phòng không nhân đân được chuẩn bị trong thời bình và triển khai thực hiện khi có hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch. Nội dung hoạt động và tổ chức phù hợp với yêu cầu phòng, tránh, đánh trả, khắc phục hậu quả ở từng loại địa bàn.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp trong công tác phòng không nhân dân
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác phòng không nhân dân và tích cực tham gia công tác phòng không nhân dân.
2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động nhân dân tham gia công tác phòng không nhân dân.
Chương 2:
NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 5. Nội dung công tác phòng không nhân dân
1. Tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng không nhân dân.
2. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân, quan sát diễn biến các vụ đánh phá của địch, vị trí bom đạn chưa nổ.
3. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng, tránh tiến công đường không của địch.
4. Tổ chức đánh địch xâm nhập, tiến công đường không và phục vụ chiến đấu.
5. Tổ chức khắc phục hậu quả thiệt hại do địch đánh phá.
Điều 6. Phân loại vùng phòng không nhân dân
1. Vùng phòng không nhân dân chia làm hai loại như sau:
a) Vùng trọng điểm phòng không nhân dân được xác định dựa trên vị trí chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng hoặc có những công trình, mục tiêu trọng điểm. Tại vùng trọng điểm phòng không nhân dân có tổ chức Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân và phải triển khai đầy đủ nội dung công tác phòng không nhân dân được quy định tại Điều 5 Nghị định này.
b) Vùng phòng không khác (ngoài vùng trọng điểm phòng không nhân dân): theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, chính quyền các cấp triển khai thực hiện những nội dung công tác phòng không nhân dân cần thiết, phù hợp với thực tế; đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng triển khai đầy đủ các nội dung công tác phòng không nhân dân được quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xác định các vùng phòng không nhân dân:
a) Trong thời bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định các vùng trọng điểm về phòng không nhân dân trong phạm vi cả nước. Trong thời chiến tuỳ theo tình hình đánh phá của địch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều chỉnh các vùng trọng điểm và vùng phòng không khác cho phù hợp với thực tế, để triển khai công tác phòng không nhân dân;
b) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu xác định các vùng phòng không nhân dân trong phạm vi từng tỉnh, thành phố.
Điều 7. Tổ chức thực hiện công tác phòng không nhân dân ở Trung ương
1. Ở Trung ương, được tổ chức Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương do một phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương có cơ quan giúp việc đặt tại Bộ quốc phòng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức cụ thể của Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 8. Tổ chức thực hiện công tác phòng không nhân dân ở các vùng trọng điểm.
1. Ở cấp tỉnh, huyện, xã thuộc vùng trọng điểm phòng không nhân dân tổ chức ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân đặt tại cơ quan quân sự địa phương, do một Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương là Phó trưởng Ban thường trực, uỷ viên là đại diện các ban, ngành chuyên môn có liên quan. Các thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Trường hợp vùng trọng điểm phòng không nhân dân thuộc địa bàn của nhiều xã, huyện hoặc tỉnh khác nhau thì Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp của các đơn vị hành chính đó có trách nhiệm chỉ đạo phối hợp hiệp đồng thực hiện công tác phòng không nhân dân.
2. Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các vùng trọng điểm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lập kế hoạch phòng không nhân dân;
b) Tổ chức xây dựng lực lượng phòng không nhân dân;
c) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động phòng không nhân dân;
d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác phòng không nhân dân ở cấp mình và các đơn vị thuộc cấp trên đóng tại địa phương.
Tổ chức nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.
a) Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức từ các tổ chức nghiệp vụ sẵn có của cơ quan chuyên môn và lực lượng chiến đấu của dân quân tự vệ;
b) Được biên chế thành các tổ, đội phòng không nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ quan sát, khắc phục hậu quả, phục vụ chiến đấu và bảo đảm phòng không nhân dân;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân quyết định thành lập các tổ, đội phòng không nhân dân;
d) Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân tại các vùng trọng điểm là lực lượng nòng cốt để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về phòng không nhân dân. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân cùng tham gia.
Việc huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qui định.
Điều 9. Tổ chức thực hiện công tác phòng không nhân dân ở các vùng phòng không khác (ngoài vùng trọng điểm phòng không).
1. Đối với các vùng phòng không khác, cơ quan quân sự địa phương cùng cấp phối hợp với Ban, ngành có liên quan giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện công tác phòng không nhân dân.
2. Cơ quan quân sự địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về công tác phòng không nhân dân;
b) Xây dựng kế hoạch tổng thể phòng không nhân dân trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phê duyệt;
c) Thường xuyên nghiên cứu tình hình hoạt động của địch trên không, đề xuất các biện pháp đối phó kịp thời, có hiệu quả;
d) Phối hợp với các ban, ngành giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp, xây dựng quản lý, điều hành các lực lượng thực hiện công tác phòng không nhân dân.
3. Sẵn sàng triển khai các nội dung công tác phòng không nhân dân như các vùng trọng điểm và hỗ trợ cho các vùng trọng điểm triển khai công tác phòng không nhân dân trong trường hợp cần thiết.
Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâm nhập, tiến công đường không.
1. Lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không được tổ chức từ lực lượng chiến đấu của dân quân tự vệ trên tất cả các vùng theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Tổ chức, biên chế, trang bị, hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không nhân dân được thực hiện theo qui định của pháp lệnh về dân quân tự vệ và yêu cầu nhiệm vụ.
2. Lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâm nhập tiến công có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trong khu vực, tổ chức trinh sát phát hiện địch trên không kịp thời thông báo, báo động cho các lực lượng đánh trả và phòng tránh;
b) Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh trả địch xâm nhập và tiến công đường không;
c) Nhận và hoàn thành nhiệm vụ khác do cấp trên giao để đánh trả địch xâm nhập, tiến công đường không.
Chương 3:
CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
MỤC I: CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN THỜI BÌNH
Điều 11. Nội dung chuẩn bị công tác phòng không nhân dân thời bình
1. Tổ chức Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân các cấp theo qui định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.
2. Xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân theo sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi tình hình thay đổi.
3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức phổ thông phòng không nhân dân trong chương trình giáo dục quốc phòng; huấn luyện nghiệp vụ, chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân, tổ chức diễn tập, luyện tập kế hoạch phòng không nhân dân.
4. Tổ chức sẵn sàng triển khai lực lượng đánh trả và lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân để chủ động phòng, chống xâm nhập, tiến công đường không.
5. Tổ chức xây dựng các công trình phòng, tránh trọng điểm.
6. Tổ chức triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không ở các vùng trọng điểm.
Điều 12. Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân được xây dựng dựa vào căn cứ sau đây:
a) Đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân; thế trận chiến tranh nhân dân;
b) Qui hoạch, kế hoạch phát triển đất nước theo yêu cầu an toàn phòng không;
c) Dự báo qui mô, mục tiêu đánh phá của địch trong từng giai đoạn, từng thời kì;
d) Thực lực trang bị của quân đội và khả năng huy động của các Bộ, ngành và các địa phương.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ căn cứ vào kế hoạch tổng thể, xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân cho ngành mình, bảo đảm sự cân đối phù hợp với kế hoạch tổng thể.
4. Uỷ ban nhân dân các địa phương chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân của địa phương theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Điều 13. Bồi dưỡng kiến thức phổ thông trong chương trình giáo dục quốc phòng, huấn luyện nghiệp vụ và tổ chức diễn tập phòng không nhân dân.
1. Bộ giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức đưa nội dung kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân vào trong chương trình giáo dục quốc phòng của các cấp học, bậc học.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân.
3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc tổ chức diễn tập về phòng không nhân dân có qui mô từ cấp tỉnh trở lên; Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương có liên quan lập kế hoạch diễn tập và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh quân khu thống nhất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định qui mô tổ chức diễn tập phòng không nhân dân ở cấp huyện.
4. Diễn tập phòng không nhân dân gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Diễn tập chỉ huy - tham mưu các cấp;
b) Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không;
c) Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh;
d) Tổ chức đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không;
đ) Tổ chức khắc phục hậu quả;
Điều 14. Tổ chức xây dựng lực lượng đánh trả và lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo các quân khu, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh tổ chức xây dựng lực lượng đánh trả và lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân để chủ động phòng, chống địch xâm nhập tiến công đường không; xây dựng các phương án sẵn sàng triển khai lực lượng đánh trả đảm bảo an toàn, bí mật, kịp thời trong các tình huống.
Điều 15. Tổ chức xây dựng các công trình phòng tránh trọng điểm, triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ xây dụng có kế hoạch xây dựng và hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dụng các công trình phòng không nhân dân; xác định việc xây dựng các công trình phòng tránh trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định lựa chọn triển khai tổ chức hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm.
Điều 16. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Bộ kế hoạch và đầu tư: Nghiên cứu và chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn về phòng không; phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân.
2. Bộ Công an: Nghiên cứu ban hành các quy định và tổ chức lực lượng, phương tiện đảm bảo trật tự, trị an khi thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân trong các tình huống; tổ chức huấn luyện, kiểm tra chấp hành các quy định về đảm bảo trị an trong công tác phòng không nhân dân.
3. Bộ Tài chính: chủ trì nghiên cứu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo cấp có thẩm quyền các văn bản về quản lý, sử dụng ngân sách thực hiện công tác phòng không nhân dân; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện cần thiết khác bảo đảm cho công tác phòng không nhân dân.
4. Bộ xây dựng: chỉ đạo xây dựng công trình, dự án đầu tư theo các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn về phòng không. Chỉ đạo tổ chức xây dụng các công trình phòng tránh trọng điểm.
5. Bộ giao thông vận tải: Xây dựng kế hoạch, bảo đảm trang bị và chỉ đạo, tổ chức vận chuyển người, phương tiện, tài sản để thực hiện công tác phòng không nhân dân.
6. Bộ y tế: chỉ đạo tổ chức các tuyến cấp cứu, cứu chữa người bị thương, huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng chuyên môn phòng không về kỹ thuật cấp cứu chuyển thương. Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức phòng, chống dịch bệnh; phòng chống, phóng xạ và tẩy độc, khử trùng, làm sạch môi trường.
7. Tổng cục bưu điện: Có kế hoạch đảm bảo quyền ưu tiên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cho nhiệm vụ thông báo, báo động phòng không nhân dân và thực hiện công tác phòng không nhân dân.
8. Uỷ ban nhân dân các cấp: Chỉ đạo, tổ chức xây dụng lực lượng, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng không nhân dân trên địa bàn của địa phương.
a) Chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng không nhân dân.
b) Thực hiện mọi chủ trương, chế độ, chính sách phòng không nhân dân theo phân cấp;
c) Quản lý sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp và đảm bảo nguồn ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng không nhân dân;
d) Kịp thời báo cáo bộ tư lệnh quân khu hoặc Bộ Quốc phòng các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương có liên quan đến công tác phòng không nhân dân trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
MỤC II: TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN THỜI CHIẾN
Điều 17. Nội dung hoạt động công tác phòng không nhân dân thời chiến
1. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác phòng không nhân dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch phòng không nhân dân cho phù hợp với diễn biến thực tế của tình hình.
3. Huy động, điều hành hoạt động của lực lượng phòng không nhân dân, lực lượng phục vụ chiến đấu và bảo đảm phòng không theo yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tổ chức tiến hành sơ tán và phân tán phòng tránh.
Điều 18. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và UBND các cấp
1/ Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực giúp Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ và ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân trung ương tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoach công tác phòng không nhân dân ở các cấp và các biện pháp phòng không nhân dân khác cho phù hợp với tình hình thực tế ở từng vùng.
2/ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và UBND các cấp.
Các cơ quan, tổ chức và UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoach công tác phòng không nhân dân; chỉ đạo và kiêm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng không nhân dân tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức, địa phương phục vụ cho công tác phòng không nhân dân.
Chương 4:
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 19. Bảo đảm kinh phí.
1/ Kinh phí bảo đảm cho công tác phòng không nhân dân ở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các địa phương được tính vào ngân sách thường xuyên hàng năm theo quy định về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
2/ Kinh phí bảo đảm cho công tác phòng không nhân dân ở các tổ chức kinh tế do các tổ chức kinh tế tự đảm bảo.
Điều 20. Bảo đảm trang bị.
Bộ quốc phòng bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng đánh trả và một số trang bị, thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác phòng không nhân dân. Các cơ quan, tổ chức bảo đảm các phương tiện, trang thiết bị cho các tổ, đội chuyên môn phòng không nhân dân thuộc quyền quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ.
Điều 21. Chế độ chính sách
1/ Những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động tham gia công tác phòng không nhân dân và đi huấn luyện, diễn tập thì được hưởng chế độ như quy định hiện hành đối với cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo pháp lệnh về dân quân tự vệ.
2/ Những người trực tiếp tham gia thực hiện phòng không nhân dân mà bị thương, hy sinh trong chiến đấu thì được hưởng các chế độ theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ.
Chương 5:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 22. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng không nhân dân được khen thưởng theo quy định của nhà nước.
Điều 23. Xử lý vi phạm.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về công tác phòng không nhân dân, tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Nghị định số 112/CP ngày 25/7/1963 của hội đồng Chính Phủ về tổ chức công tác phòng không nhân dân. Các quy định trước đây về công tác phòng không nhân dân trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ
Điều 25. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với thủ trưởng các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Nghị định.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/07/2002",
"sign_number": "65/2002/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-138-2004-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-hai-quan-52153.aspx | Nghị định 138/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hải quan | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 138/2004/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2004
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 138/2004/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2004 QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
1. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
2. Vi phạm các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
3. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (sau đây gọi chung là hàng hoá); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
1. Các tình tiết giảm nhẹ gồm:
a) Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan;
c) Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
2. Các tình tiết tăng nặng gồm các tình tiết quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực hải quan là 70.000.000 đồng.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, phương tiện vi phạm;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hoá và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
Điều 5. Trách nhiệm phối hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vi phạm hành chính khi được cơ quan hải quan yêu cầu.
Điều 6. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức lại có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hoá, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
3. Nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng đã được người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của người gửi hàng hoặc người nhận hàng thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động.
4. Sửa chữa, bổ sung, thay thế tờ khai hải quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan nhưng số thuế đã khai bằng hoặc lớn hơn số thuế phải nộp mà không có ý định trốn tránh việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 3 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 16, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 1 Điều 11, các khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 500.000 đồng.
8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với vàng, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
Chương 2:
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định tại Luật Hải quan.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Nộp không đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thuộc diện được chậm nộp theo quy định của pháp luật;
b) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá, phương tiện vận tải không đúng thời hạn ghi trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không nộp chứng từ phải nộp thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật;
b) Kê khai không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá.
Điều 9. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản nguyên vẹn niêm phong hải quan kho hàng hoá, hàng hoá, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không có lý do xác đáng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển phương tiện vận tải, hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi bao bì, hình thức, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ, nhãn, mác hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
5. Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm đã bị tiêu thụ đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới
"Cư dân biên giới" quy định trong Nghị định này là người có hộ khẩu thường trú hoặc được phép tạm trú dài hạn tại các xã biên giới.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Mang qua biên giới hàng hoá vượt mức quy định của pháp luật mà không khai hải quan;
b) Mang qua biên giới hàng hoá thuộc diện Nhà nước không cho phép trao đổi.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà số hàng hoá vượt định mức quy định có trị giá trên 5.000.000 đồng;
b) Mang hàng hoá qua biên giới không đúng cửa khẩu quy định;
c) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển trong địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép.
3. Người không phải là cư dân biên giới nhưng lợi dụng chính sách về mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới để vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tiêu hủy.
5. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo loại hình quà biếu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu không đúng với khai hải quan.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị buộc đưa hàng hoá nhập khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc không được xuất khẩu số hàng hóa xuất khẩu trái quy định của pháp luật; nếu tang vật vi phạm là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tài liệu phản động, văn hoá phẩm độc hại thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hành lý.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngoài định mức quy định về hành lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên;
b) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm thuộc diện hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì không được xuất khẩu hoặc nhập khẩu số hàng hoá vi phạm hoặc bị tịch thu nếu hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu mà không khai hải quan.
5. Vi phạm các quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 13. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là tài sản di chuyển
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là tài sản di chuyển.
Điều 14. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Lên, xuống phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra hải quan khi chưa được phép của cơ quan hải quan;
b) Không dừng phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về quản lý hải quan khi đưa tàu biển vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam không đúng cảng quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý cặp mạn tàu, thuyền chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang làm thủ tục hải quan;
b) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan;
c) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để công chức hải quan kiểm tra;
d) Đưa vào địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hoá đó chưa đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định;
đ) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển trong địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong vận đơn mà không có lý do xác đáng;
b) Điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định;
c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
b) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo, tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm đã bị phát hiện, tạm giữ.
7. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, khoản 6 Điều này mà tang vật, phương tiện vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 15. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không đưa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan;
b) Không cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan mà không có lý do xác đáng;
d) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn phải lưu trữ theo quy định của pháp luật;
đ) Không xuất trình hàng hoá đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
e) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Chuyển nhượng, sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan không đúng quy định;
b) Tự ý sử dụng hàng hoá được giao quản lý chờ làm thủ tục hải quan;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định của Nhà nước về viện trợ nhân đạo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không khai hoặc không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã số hàng hoá, trị giá, xuất xứ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép;
b) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.
5. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, các điểm b, c khoản 4 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về ưu đãi, miễn trừ hải quan;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
c) Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam; xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ;
d) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào lãnh thổ Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định;
e) Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm;
g) Không xuất trình được giấy phép khi hàng hoá về tới cửa khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
8. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm d khoản 4, khoản 6 Điều này, trừ trường hợp bị buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép trong thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các vi phạm quy định tại các điểm a, c khoản 4, điểm g khoản 6 Điều này;
c) Buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm a, b khoản 4 Điều này mà hàng hoá nhập khẩu vi phạm quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, hoặc buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về kho ngoại quan, kho bảo thuế
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
b) Không đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
c) Đăng ký tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế, nộp hồ sơ thanh khoản hàng hoá không đúng thời hạn quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
b) Tiến hành các dịch vụ gia cố bao bì, phân loại hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan mà không có sự giám sát của công chức hải quan;
c) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;
d) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hoá theo quy định của pháp luật;
đ) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho;
e) Vi phạm quy định về thanh khoản hàng hoá tại kho bảo thuế.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa hàng hoá vào kho ngoại quan không đúng với khai hải quan hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan theo quy định của pháp luật;
b) Đưa hàng hoá vào kho bảo thuế không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
c) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
d) Không làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hoá ra, vào kho ngoại quan;
đ) Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;
e) Tiêu hủy hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm d, đ khoản 4 Điều này;
Vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
b) Buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, hoặc buộc tiêu hủy hàng hoá vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này. Đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi, xuất xứ Việt Nam thì buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm trước khi đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không khai hoặc không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã số hàng hoá, chủng loại, trị giá, xuất xứ;
b) Tự ý sử dụng hàng hoá không đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan;
c) Vi phạm các quy định về thanh khoản hàng hoá gia công với nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
d) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ;
đ) Vi phạm các quy định khác về quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với nước ngoài và hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện phải có giấy phép theo quy định của pháp luật mà không có giấy phép.
3. Vi phạm các quy định về quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với nước ngoài và hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 18. Vi phạm quy định về quản lý hải quan đối với khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và các khu vực ưu đãi hải quan khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về quản lý hải quan đối với khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và các khu vực ưu đãi hải quan khác.
2. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 19. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại hối, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Khi xuất cảnh:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Khi nhập cảnh:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
Khai khống ngoại hối, vàng có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối, vàng có trị giá từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
3. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối, vàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mang tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có số lượng từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có số lượng từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
4. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 21. Xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm.
Chương 3:
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan và phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp các luật về thuế có quy định khác);
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
5. Đối với hành vi vi phạm quy định tại các luật thuế liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
7. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 10, Điều 14 Nghị định này.
Điều 23. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 22 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với hành vi có khung tiền phạt mức tối đa trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi Cục Hải quan đóng trụ sở trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.
5. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại các Điều 10, 14 Nghị định này.
Chương 4:
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 24. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính.
2. Thời hạn tạm giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Nghiêm cấm giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
Điều 25. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định trên đây vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt.
Những người quy định tại Điều 25 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, những người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại Điều 25 của Nghị định này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì ngoài trách nhiệm bồi thường, còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành niêm phong với sự có mặt của người vi phạm hoặc đại diện của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại hối, các chất ma túy và những đồ vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
7. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Điều 27. Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người hàng hoá, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị khám một bản.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
Điều 28. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản.
2. Chỉ những người quy định tại Điều 25 Nghị định này mới có quyền quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều kiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với quy định của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xử lý theo quy định của Điều ước quốc tế.
Điều 29. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 của Nghị định này mới có quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thực hiện đúng quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương 5:
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 30. Đình chỉ hành vi vi phạm
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Điều 31. Thủ tục đơn giản
Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Lập biên bản vi phạm hành chính
Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản theo quy định. Nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Hình thức, nội dung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 33. Quyết định xử phạt
Hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 34. Xử lý đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc phải tái xuất
1. Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hàng hoá tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo về việc này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà vẫn không có người đến nhận thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
3. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm về trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà hàng hoá vẫn chưa được tái xuất hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Điều 35. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thực hiện đúng thủ tục tịch thu quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản và phân loại tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh, thành phố bán đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Điều 32, 33, 34 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, hàng hoá gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị tiêu hủy theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tang vật vi phạm là hàng hoá dễ bị hư hỏng thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36. Chấp hành quyết định xử phạt và hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Việc nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định.
3. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 37. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo các biện pháp sau:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;
b) Kê biên tài sản có trị giá tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Tạm đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vật tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho tới khi thi hành xong quyết định xử phạt.
d) Các biện pháp cưỡng chế khác quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
2. Trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm b, d khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
3. Chỉ những người được quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
4. Khi được cơ quan hải quan yêu cầu, các đơn vị quản lý, kinh doanh có cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành quyết định xử phạt có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Các cơ quan Tài chính, Ngân hàng, Công an, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
6. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Chương 6:
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 38. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 39. Khởi kiện hành chính
Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 40. Khen thưởng
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Điều 41. Xử lý vi phạm
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ các Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, số 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998, số 58/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "17/06/2004",
"sign_number": "138/2004/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-46-2014-TT-NHNN-huong-dan-dich-vu-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-262123.aspx | Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 46/2014/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước); thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ.
2. Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước:
a) Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành;
b) Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Việc cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo tập quán thương mại quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng được các bên thỏa thuận áp dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
a) Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);
c) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng từ thanh toán là một loại chứng từ kế toán ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán.
2. Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử là việc lập, gửi, xử lý lệnh thanh toán thông qua phương tiện điện tử.
3. Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi) là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.
4. Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
5. Dịch vụ thu hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên thụ hưởng thu tiền của bên trả tiền trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng.
6. Dịch vụ chi hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt mình để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền.
7. Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền. Dịch vụ chuyển tiền bao gồm dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Điều 4. Chứng từ thanh toán
1. Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
2. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và sử dụng.
3. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.
4. Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.
Điều 5. Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
2. Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng phương thức điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng điện tử.
3. Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Điều 6. Quy định về quản lý ngoại hối trong dịch vụ thanh toán
1. Việc cung ứng dịch vụ thanh toán liên quan đến ngoại hối phải phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Việc sử dụng ngoại tệ trong dịch vụ thanh toán của người cư trú và người không cư trú; việc sử dụng đồng Việt Nam trong dịch vụ thanh toán của người không cư trú và người cư trú là cá nhân người nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Chương II
DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
Điều 7. Dịch vụ thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (là đơn vị trả tiền) gửi chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản thanh toán của mình để trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc chuyển tiền đi cho đơn vị thụ hưởng theo các hệ thống thanh toán thích hợp.
2. Quy trình thanh toán:
a) Lập, giao nhận chứng từ
- Đối với các khoản thanh toán của bản thân đơn vị trả tiền: đơn vị trả tiền lập và nộp chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, các chứng từ thanh toán thích hợp khác) vào Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của đơn vị mình để trả hoặc chuyển cho đơn vị thụ hưởng.
- Đối với các khoản thanh toán cho khách hàng của đơn vị trả tiền: đơn vị trả tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng để lập Bảng kê các chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước (theo Phụ lục 01 đính kèm Thông tư này) và nộp vào Ngân hàng Nhà nước kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng. Bảng kê các chứng từ được lập riêng cho từng đơn vị thụ hưởng; trong trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng có tài khoản thanh toán khác địa bàn tỉnh, thành phố, Bảng kê các chứng từ phải ghi rõ số hiệu tài khoản bên thụ hưởng, đơn vị thụ hưởng.
b) Xử lý chứng từ và hạch toán
- Khi nhận được các chứng từ thanh toán do đơn vị trả tiền nộp, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ; đối chiếu sự khớp đúng giữa Bảng kê các chứng từ với các chứng từ kèm theo và kiểm tra khả năng thanh toán của đơn vị trả tiền.
- Sau khi kiểm soát, nếu chứng từ không hợp lệ thì Ngân hàng Nhà nước báo cho đơn vị trả tiền để chỉnh sửa hoặc trả lại cho đơn vị trả tiền. Nếu đơn vị trả tiền không đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thông báo để bổ sung khả năng thanh toán hoặc trả lại chứng từ cho đơn vị trả tiền.
Nếu chứng từ hợp lệ và đơn vị trả tiền đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh toán ngay và xử lý:
+ Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, đơn vị thụ hưởng và báo Nợ cho đơn vị trả tiền, báo Có kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng cho đơn vị thụ hưởng (nếu có).
+ Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng không mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, báo Nợ cho đơn vị trả tiền và lập lệnh chuyển tiền đi qua hệ thống thanh toán thích hợp.
- Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến, sau khi kiểm soát và xử lý chứng từ theo quy định của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nhận lệnh hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị thụ hưởng (hoặc tài khoản thích hợp nếu đơn vị thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước) và báo Có cho đơn vị thụ hưởng.
Điều 8. Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi
1. Mẫu chứng từ ủy nhiệm chi bao gồm các yếu tố chính sau:
a) Chữ lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi), số chứng từ;
b) Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi;
c) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
d) Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
đ) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
e) Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
g) Nội dung thanh toán;
h) Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;
i) Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán;
k) Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị (nếu có).
Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên ủy nhiệm chi cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi:
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm chi, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
a) Lập, giao nhận ủy nhiệm chi
Bên trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản thanh toán) để trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
b) Kiểm soát ủy nhiệm chi
Khi nhận được ủy nhiệm chi, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, cụ thể:
- Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, trong đó: Chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. Chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng nơi mở tài khoản.
- Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng phải kiểm soát nội dung chứng từ, thông tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại, khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ,...) theo đúng quy định về chứng từ điện tử.
- Ngân hàng phải kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
Nếu ủy nhiệm chi không hợp pháp, hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho bên trả tiền.
c) Xử lý chứng từ và hạch toán
- Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:
Sau khi kiểm soát, nếu ủy nhiệm chi hợp pháp, hợp lệ và được đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý:
+ Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có tài khoản thanh toán cùng ngân hàng thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Nếu bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:
+ Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
+ Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
- Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng:
Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên thụ hưởng. Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:
+ Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền khách hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc giấy tờ thay thế hợp pháp khác (sau đây gọi chung là giấy tờ tùy thân). Trong trường hợp người nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.
+ Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến nếu bên thụ hưởng đã được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ được với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
d) Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 9. Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu
1. Mẫu chứng từ ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố chính sau:
a) Chữ nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu), số chứng từ;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ ủy nhiệm thu;
c) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
d) Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
đ) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
e) Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
g) Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo;
h) Nội dung thanh toán;
i) Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số;
k) Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên trả tiền thanh toán;
l) Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh toán;
m) Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị (nếu có).
Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên ủy nhiệm thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu:
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm thu, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
a) Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
b) Kiểm soát ủy nhiệm thu
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng. Nếu ủy nhiệm thu không hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng báo cho khách hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho khách hàng.
- Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng tiến hành kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
Nếu ủy nhiệm thu có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng. Nếu tài khoản bên trả tiền đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
c) Xử lý chứng từ và hạch toán
- Đối với trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng kiểm tra thỏa thuận thanh toán bằng ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng và xử lý:
+ Trường hợp bên trả tiền đã ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu:
Nếu bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
Nếu bên trả tiền không đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải báo cho bên trả tiền, bên thụ hưởng biết và trả lại ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng (nếu bên thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán và tiến hành xử lý như trên.
+ Trường hợp bên trả tiền chưa ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng phải thông báo ủy nhiệm thu cho bên trả tiền.
Nếu bên trả tiền chấp thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy quyền trích nợ của bên trả tiền, ngân hàng tiến hành xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
Nếu bên trả tiền không chấp thuận ủy quyền trích nợ, ngân hàng thông báo ngay và gửi trả ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng.
+ Hình thức ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán do ngân hàng quy định phù hợp với quy định của pháp luật về ủy quyền.
- Đối với trường hợp bên trả tiền không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
+ Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng có hình thức theo dõi phù hợp chứng từ đã được xử lý và chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng gửi đi cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
+ Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo (nếu có) do ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên trả tiền kiểm tra thỏa thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán và tiến hành xử lý, hạch toán vào tài khoản thanh toán bên trả tiền như trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng; đồng thời lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.
+ Khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng căn cứ lệnh chuyển tiền để hạch toán vào tài khoản thích hợp và báo Có cho bên thụ hưởng.
d) Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 10. Dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ
1. Để thực hiện dịch vụ thu hộ, bên thụ hưởng phải cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan làm điều kiện để tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện việc thu hộ tiền theo đúng nội dung văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên thụ hưởng và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.
2. Đối với dịch vụ chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo đúng yêu cầu của bên trả tiền trong văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên trả tiền và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng, ban hành quy trình nội bộ để thực hiện dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Dịch vụ chuyển tiền
1. Quy trình dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như quy trình dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi.
2. Quy trình dịch vụ chuyển tiền không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về dịch vụ chuyển tiền không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
a) Lập, kiểm soát chứng từ:
Khi khách hàng có nhu cầu nộp tiền mặt để yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho bên thụ hưởng, ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập giấy nộp tiền theo mẫu quy định của ngân hàng, đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết của người chuyển tiền và người thụ hưởng, bao gồm: họ và tên, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu hoặc thông tin xác nhận giấy tờ tùy thân hợp pháp khác, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, chữ ký (của người chuyển tiền) và các thông tin khác.
- Nếu người chuyển tiền là cá nhân, khi chuyển tiền khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Trong trường hợp người chuyển tiền là người được ủy quyền thì khách hàng phải xuất trình thêm văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Nếu người chuyển tiền đại diện cho tổ chức thì khi chuyển tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải có giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.
- Khi nhận được giấy nộp tiền của khách hàng, ngân hàng kiểm tra, kiểm soát chứng từ và tiến hành kiểm đếm số tiền mặt khách hàng nộp để thực hiện chuyển tiền theo đúng quy định.
b) Xử lý chứng từ và hạch toán
- Tại ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền: Sau khi kiểm soát chứng từ hợp pháp, hợp lệ:
+ Trường hợp bên thụ hưởng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền: chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm khách hàng hoàn tất thủ tục nộp tiền, ngân hàng hạch toán vào tài khoản thích hợp cho bên chuyển tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Trường hợp bên thụ hưởng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng khác: chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm khách hàng hoàn tất thủ tục nộp tiền, ngân hàng hạch toán vào tài khoản thích hợp và lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:
+ Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng, sau đó báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phối hợp ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền thực hiện tra soát theo quy định. Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
+ Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền.
+ Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng: khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và phải thông báo cho bên thụ hưởng. Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:
Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Trong trường hợp người nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.
Tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến và đã thông báo cho bên thụ hưởng, nếu bên thụ hưởng không đến nhận tiền hoặc không liên hệ được với bên thụ hưởng để thông báo nhận tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền.
- Ngân hàng thực hiện báo Có kịp thời cho khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình theo phương thức, thời điểm báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 12. Dịch vụ thanh toán qua quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
1. Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho các thành viên của mình. Tổ chức tài chính vi mô cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng tài chính vi mô.
2. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô xây dựng, ban hành quy trình thanh toán nội bộ nghiệp vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ không qua tài khoản thanh toán phù hợp với quy định tại Điều 10 và Khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
Chương III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA DỊCH VỤ THANH TOÁN
Điều 13. Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
4. Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bồi thường thiệt hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.
4. Tự bảo vệ các bí mật thông tin tài khoản, giao dịch của cá nhân do mình quản lý để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.
5. Không được sử dụng các dịch vụ thanh toán cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.
2. Từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi thực hiện dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này hoặc vi phạm các thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán;
b) Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
4. Được quyền thu phí khi cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Thông báo và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp; trả lời hoặc xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình.
2. Thực hiện giao dịch thanh toán kịp thời, an toàn, chính xác theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán; niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm điều chỉnh kịp thời nhầm lẫn, sai sót của giao dịch thanh toán trong trường hợp thực hiện không đúng yêu cầu theo lệnh thanh toán của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán; có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có liên quan để thu hồi số tiền chuyển nhầm, chuyển thừa khi thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và về đảm bảo an toàn, bảo mật, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thông báo, cảnh báo để khách hàng nhận biết và phòng tránh những rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán và tuân thủ đúng nội dung tại văn bản thỏa thuận đã ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán về nghĩa vụ tự bảo mật thông tin tài khoản, các yếu tố định danh khác và các phương tiện điện tử dùng trong thanh toán, tránh bị lợi dụng, lừa đảo, gian lận.
6. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện những biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm soát, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phòng chống, rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm phối hợp tra soát giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm phối hợp để xử lý kịp thời các yêu cầu tra soát trong thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu: trong vòng 01 ngày làm việc bên nhận yêu cầu tra soát phải trả lời kết quả tra soát cho bên yêu cầu tra soát.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Khi cung ứng dịch vụ thanh toán có sự hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng hợp tác với các bên tham gia, trong đó quy định rõ nghĩa vụ cam kết của các bên về việc bảo mật thông tin khách hàng, giao dịch thanh toán và chịu trách nhiệm đối với những tổn thất do làm lộ thông tin khách hàng, giao dịch.
2. Ngân hàng chỉ được ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện dịch vụ thanh toán, đồng thời phải phối hợp với tổ chức trung gian thanh toán trong việc kiểm tra, đối soát dữ liệu, xác thực giao dịch, thông tin khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo mật trong thanh toán và các nghĩa vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dịch vụ trung gian thanh toán.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Thanh toán có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
3. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán căn cứ quy định tại Thông tư này để xây dựng quy trình nội bộ về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị mình và gửi quy trình nội bộ về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) ngay sau khi ban hành.
4. Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Thanh toán, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 19;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra)
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT (5b).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Toàn Thắng
PHỤ LỤC 01
Đơn vị....
Số:....
Bảng kê các chứng từ thanh toán
qua tài khoản thanh toán tại NHNN
Ngày….. tháng….. năm…….
Tổ chức cung ứng DVTT bên trả tiền..........................................................................
Số hiệu TK...................................................................................................................
Tại Ngân hàng Nhà nước............................................................................................
Tổ chức cung ứng DVTT bên thụ hưởng....................................................................
Số hiệu TK...................................................................................................................
Tại Ngân hàng Nhà nước............................................................................................
Số TT
Số chứng từ
Bên trả tiền
Bên thụ hưởng
Số tiền
Tên
Số hiệu tài khoản
Tên
Số hiệu tài khoản
Tên tổ chức cung ứng DVTT mở tài khoản
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng cộng:
Tổng số tiền bằng chữ:……………………………………………………………………
Tổ chức cung ứng DVTT bên trả tiền
Ngân hàng Nhà nước
Ngày... tháng... năm...
Tổ chức cung ứng DVTT bên thụ hưởng
Ngày....tháng... năm
Kế toán
Kiểm soát
Chủ tài khoản
(Ký, đóng dấu)
Kế toán
Tp. Kế toán
Kế toán
Kiểm soát
Chủ tài khoản
(Ký, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "31/12/2014",
"sign_number": "46/2014/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Toàn Thắng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-5076-KH-SXD-VP-2019-cai-tien-quan-ly-chat-luong-theo-Tieu-chuan-ISO-So-Xay-dung-Ho-Chi-Minh-538953.aspx | Kế hoạch 5076/KH-SXD-VP 2019 cải tiến quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO Sở Xây dựng Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5076/KH-SXD-VP
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 5 năm 2019
KẾ HOẠCH
DUY TRÌ, CẢI TIẾN VÀ XÂY DỰNG MỞ RỘNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO CỦA SỞ XÂY DỰNG NĂM 2019
Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1389/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch triển khai ISO năm 2019;
Sở Xây dựng xây dựng Kế hoạch Duy trì, cải tiến và xây dựng mở HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO của Sở Xây dựng năm 2019, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tiếp tục duy trì, cải tiến và áp dụng có hiệu quả HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO phiên bản ISO 9001:2008, dự kiến đến cuối năm 2019, Sở Xây dựng công bố HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO phiên bản ISO 9001:2015.
2. Áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO TCVN 9001:2015 vào quy trình xử lý công việc hợp lý, khoa học, phù hợp với quy định của pháp luật; giúp Lãnh đạo Sở dễ dàng kiểm soát được quá trình xử lý hồ sơ, công việc của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
3. 100% thủ tục hành chính đã được Ủy ban nhân dân Thành phố công bố thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng được công bố HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO 9001.
II. YÊU CẦU
1. Thường xuyên rà soát, chỉnh sửa bổ sung kịp thời các quy trình giải quyết công việc, tuân thủ các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, cá nhân thuộc phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tham gia giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ hành chính.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
STT
Nội dung
Đơn vị thực hiện
Thời gian hoàn thành
1
Xây dựng Kế hoạch Duy trì, cải tiến và mở rộng HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO của Sở Xây dựng năm 2019
Ban Chỉ đạo ISO
Tháng 4/2019
2
Xây dựng Mục tiêu chất lượng, đánh giá chất lượng nội bộ
Văn phòng Sở
Tháng 4/2019
3
Rà soát các quy trình cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy trình
Văn phòng Sở Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Tháng 5/2019
4
Xây dựng và công bố mới HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
Văn phòng Sở
Tháng 6/2019
5
Hướng dẫn việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ ISO
Văn phòng sở
Thường xuyên
6
Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí ISO năm 2019
Văn phòng Sở
Sau khi được phân khai kinh phí theo quy định
7
Xây dựng Kế hoạch đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ
Văn phòng Sở
Tháng 6, tháng 11/2019
8
Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức về HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Ban Chỉ đạo ISO
Tháng 9/2019
9
Hành động khắc phục sau đánh giá
Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Thường xuyên
10
Tổ chức họp xem xét của lãnh đạo về HTQLCL
Ban Chỉ đạo ISO
Tháng 6, tháng 12/2019
11
Báo cáo tình hình thực hiện ISO của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
Văn phòng Sở
Hàng tháng
12
Rà soát bảng Tổ chức nhân sự - Tiêu chuẩn chức danh - Phân công nhiệm vụ, quyền hạn công chức của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Thường xuyên
13
Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động duy trì, áp dụng, cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
Văn phòng sở
Tháng 6, tháng 12/2019
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo ISO
1.1. Chỉ đạo, đôn đốc các phòng, đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch này; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, tiến độ và mức độ hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch.
1.2. Kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; đảm bảo Hệ thống hoạt động có hiệu quả.
2. Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
2.1. Tổ chức thực hiện nghiêm các Quy trình đã xây dựng và được ban hành.
2.2. Phối hợp với Văn phòng Sở kiểm soát quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 .
Đề nghị thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổ chức triển khai các nội dung tại Kế hoạch này, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các phòng, đơn vị, kịp thời báo cáo Giám đốc Sở (thông qua Văn phòng Sở), để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Sở Khoa học và Công nghệ (Để báo cáo)
- Giám đốc Sở (để báo cáo);
- Thủ trưởng các phòng, đơn vị;
- CVP, PVP;
- Lưu: VP, TH (Yến).
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Bá Thành | {
"issuing_agency": "Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "03/05/2019",
"sign_number": "5076/KH-SXD-VP",
"signer": "Nguyễn Bá Thành",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-67-2010-TT-BNNPTNT-huong-dan-co-che-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-115180.aspx | Thông tư 67/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 67/2010/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 cuả Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Căn cứ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập;
- Căn cứ Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Căn cứ Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;
- Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết việc thực hiện nội dung về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tế như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Về công tác tổ chức và cán bộ, Thông tư này quy định đối với việc thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức trực thuộc tổ chức khoa học và công nghệ
(KH&CN); việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức và miễn nhiệm lãnh đạo tổ chức KH&CN; việc quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động trong các tổ chức KH&CN.
2. Về quản lý tài chính và quản lý KH&CN, Thông tư này quy định đối với các nhiệm vụ KH&CN sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác có tính chất như ngân sách nhà nước, bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn từ các Tổ chức phi chính phủ (NGO) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức KH&CN công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: Các Viện xếp hạng đặc biệt (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), các Viện/Trung tâm/ Phòng thí nghiệm trọng điểm có tư cách pháp nhân theo quy định trực thuộc Viện xếp hạng đặc biệt, các Viện trực thuộc Bộ, các Trung tâm, đơn vị trực thuộc Viện/Trung tâm thành viên của Viện xếp hạng đặc biệt và các Viện trực thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.
2. Ngoài đối tượng qui định tại khoản 1 Điều này, các tổ chức, cá nhân khác (trực thuộc hoặc không trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý được áp dụng các nội dung tại Chương III của Thông tư này.
Chương II
CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ
Điều 4. Về tổ chức bộ máy
1. Cấp nào quyết định thành lập tổ chức KH&CN, đơn vị thuộc tổ chức KH&CN thì cấp đó có thẩm quyền sắp xếp, sáp nhập, giải thể tổ chức KH&CN, đơn vị thuộc tổ chức KH&CN đó.
2. Tổ chức KH&CN được tự quyết định thành lập mới đơn vị trực thuộc nếu đơn vị đó hoàn toàn tự đảm bảo về kinh phí hoạt động, tài sản, phương tiện, biên chế, cơ sở vật chất và được tự quyết định sắp xếp, sáp nhập, giải thể các đơn vị do tổ chức KH&CN tự thành lập. Thủ trưởng tổ chức KH&CN báo cáo xin ý kiến Bộ nếu việc thành lập đơn vị mới có những yếu tố khác với quy định này.
3. Trình tự thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức KH&CN được thực hiện theo quy định của Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước.
Điều 5. Về bổ nhiệm cán bộ
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và nghỉ hưu Giám đốc, Phó Giám đốc Viện xếp hạng đặc biệt; Viện trưởng/Giám đốc Phòng thí nghiệm trong điểm/Giám đốc Trung tâm trực thuộc Viện xếp hạng đặc biệt; Viện trưởng, Phó Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Giám đốc Viện xếp hạng đặc biệt được quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và nghỉ hưu các chức danh từ Trưởng Ban (có mức phụ cấp 0,9 trở xuống) và Phó Viện trưởng/Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm/Phó Giám đốc Trung tâm trực thuộc Viện đặc biệt và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
3. Viện trưởng Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Đề xuất nhân sự và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và nghỉ hưu Phó Viện trưởng;
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và nghỉ hưu cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc Viện và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
4. Viện trưởng/Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm/Giám đốc Trung tâm trực thuộc Viện xếp hạng đặc biệt:
a) Đề xuất nhân sự và trình Viện xếp hạng đặc biệt quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và nghỉ hưu Phó Viện trưởng/ Phó Giám đốc;
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và nghỉ hưu cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
5. Trình tự, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của Đảng và nhà nước về tổ chức cán bộ.
Điều 6. Về quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức KH&CN
1. Việc xác định đối tượng là công chức trong tổ chức KH&CN công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
2. Thủ trưởng tổ chức KH&CN được quyền ký hợp đồng thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình, bao gồm làm chủ nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của đơn vị, đứng đầu nhóm nghiên cứu chuyên môn;
3. Những nội dung khác có liên quan, không quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo Quyết định số 3281/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao các tổ chức KHCN công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
Chương III
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Điều 7. Xây dựng dự toán
1. Các nhiệm vụ KH&CN phải được lập dự toán kinh phí theo biểu mẫu thống nhất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, trong đó dự toán của các nhiệm vụ KH&CN phải được lập theo từng nội dung công việc và phân thành 2 loại: kinh phí khoán chi và kinh phí không khoán chi;
2. Nội dung chi để thực hiện nhiệm vụ KH&CN được áp dụng theo các quy định tại Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ về Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư 44);
3. Định mức chi để thực hiện nhiệm vụ KH&CN về áp dụng định mức chi quy định tại Thông tư 44 và các định mức quy định tại các Quyết định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, bao gồm:
- Quyết định 166/QĐ-BNN-TC ngày 14 tháng 01 năm 2008 quy định về công tác phí hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực KH&CN;
- Quyết định 2284/QĐ-BNN-KHCN ngày 13 tháng 08 năm 2009 về định mức kinh tế kỹ thuật tạm thời xây dựng dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN trong lĩnh vực thú y sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Quyết định 2419/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 08 năm 2009 về định mức kinh tế kỹ thuật tạm thời xây dựng dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN trong lĩnh vực chăn nuôi sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Quyết định 1345/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 5 năm 2009 về định mức kinh tế kỹ thuật tạm thời xây dựng dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN trong lĩnh vực Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
4. Đối với các lĩnh vực chưa có hệ thống định mức được cấp có thẩm quyền ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các tổ chức KH&CN xây dựng định mức tạm thời, trình Bộ phê duyệt làm cơ sở xây dựng dự toán và thực hiện khoán chi;
5. Đơn giá tính dự toán, ngoài việc áp dụng định mức và đơn giá tại các Thông tư của các Bộ/Ngành, thống nhất một số mức chi như sau:
a) Đơn giá công lao động:
- Công lao động kỹ thuật được tính tối đa bằng tiền lương và các khoản phải đóng góp theo lương của 01 cán bộ khoa học ở bậc lương bình quân chung của khối cán bộ khoa học, với hệ số là 3,33. Công lao động kỹ thuật chỉ được tính cho số lao động hợp đồng tham gia thực hiện đề tài, dự án. Đối với cán bộ khoa học trong biên chế, hưởng lương của các tổ chức KH&CN nếu phải thực hiện các công việc của đề tài, dự án ngoài giờ thì được tính công ngoài giờ theo qui định;
- Đối với công lao động phổ thông, Thủ trưởng tổ chức chủ trì và chủ trì đề tài, dự án căn cứ giá cả thị trường ở từng khu vực phù hợp với từng thời điểm lập dự toán để xác định, mức chi tối đa bằng 80% công kỹ thuật;
- Đối với các công việc phải thuê chuyên gia trong nước áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Quy định tiền lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện gói thầu tư vấn và áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Trường hợp cần thuê chuyên gia nước ngoài thì căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và khả năng kinh phí, thủ trưởng đơn vị chủ trì đề tài, dự án và cá nhân chủ trì đề tài, dự án quyết định mức chi theo hợp đồng thực tế thoả thuận với chuyên gia đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
b) Áp dụng hình thức “chuyên đề”:
- Khái niệm “chuyên đề” và mức chi cho 01 chuyên đề thực hiện theo Thông tư 44
- Mức chi cho 01 chuyên đề là phần thuê khoán chuyên môn (tiền công), không bao gồm phần chi về vật tư làm thí nghiệm
- Chủ trì đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chuyên đề, bao gồm: xây dựng đề cương, giao nhiệm vụ, nghiệm thu nội dung, thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí của chuyên đề.
- Căn cứ nội dung của nhiệm vụ KH&CN, Thủ trưởng đơn vị chủ trì nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt số lượng, loại chuyên đề và kinh phí cho các chuyên đề thuộc nhiệm vụ cấp cơ sở; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định số lượng và loại “chuyên đề”, Vụ Tài chính thẩm định kinh phí “chuyên đề” cho các đề tài, dự án KH&CN cấp Bộ và trình Bộ phê duyệt.
c) Đối với các loại vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ có giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì giá này là cơ sở để lập dự toán; Đối với các loại vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ không có giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành Thủ trưởng tổ chức chủ trì và chủ trì đề tài, dự án căn cứ giá cả thị trường ở thời điểm lập dự toán để xác định đơn giá.
6. Dự toán chi đoàn ra, đoàn vào, tổ chức hội nghị, hội thảo thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2005 Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí, Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước và số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.Trên cơ sở thẩm định, xác nhận nội dung đoàn ra, đoàn vào của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng đơn vị căn cứ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện, đảm bảo không vượt mức trần đã được phê duyệt của các nội dung tương ứng trong Thuyết minh đề tài, dự án.
7. Nội dung chi được giao khoán và không được giao khoán
Nội dung chi được giao khoán và không được giao khoán thực hiện theo Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư 93).
8. Các nội dung, mức chi quy định tại Điều này là căn cứ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án. Dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt là mức tối đã để thực hiện đề tài, dự án.
Điều 8. Thẩm định và phê duyệt thuyết minh, dự toán
1. Danh mục nhiệm vụ KH&CN được lập hàng năm và Bộ trưởng phê duyệt trước 30/8.
2. Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tài chính thẩm định và phê duyệt thuyết minh tổng thể và dự toán các nhiệm vụ trước 30/11;
3. Đối với nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục, Thủ trưởng các tổ chức KH&CN là các Viện/Trung tâm trực thuộc Viện xếp hạng đặc biệt, các Viện trực thuộc Bộ tổ chức thẩm định và phê duyệt thuyết minh tổng thể và dự toán chậm nhất sau 01 tháng tính từ ngày Bộ phê duyệt danh mục.
4. Việc thẩm định và phê duyệt thuyết minh, dự toán được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 9. Sử dụng kinh phí của đề tài, dự án
1.Thủ trưởng tổ chức KHCN chỉ đạo bộ phận quản lý tài chính của đơn vị thực hiện thủ tục kiểm soát chi, thanh toán theo dự toán chi tiết đã được phê duyệt (nội dung, khoản mục); cuối năm phải đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, xác nhận sử dụng kinh phí.
2. Căn cứ các qui định hiện hành, Thủ trưởng đơn vị và Chủ nhiệm đề tài/dự án thực hiện đúng thẩm quyền về mua sắm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản thiết bị (mua sắm, đấu thầu). Đối với phần hợp tác quốc tế trong đề tài, dự án phải phê duyệt dự toán, quyết toán riêng và tổng hợp vào dự toán, quyết toán chung của đề tài/dự án.
3. Về sử dụng kinh phí khoán:
a) Đối với các nội dung chi được giao khoán: Chủ nhiệm đề tài, dự án được chủ động áp dụng mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định tuỳ theo chất lượng, hiệu quả công việc và phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan chủ trì;
b) Đối với các nội dung chi không được giao khoán: Chủ nhiệm đề tài, dự án thực hiện quản lý và chi tiêu theo các quy định hiện hành và trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
Điều 10. Về điều chỉnh dự toán
1. Dự toán phải được điều chỉnh khi có sự thay đổi về nội dung, định mức, đơn giá hoặc do tác động khách quan như thiên tai, dịch bệnh,... dẫn đến thay đổi dự toán của các nội dung, khoản mục hoặc thay đổi cả Tổng dự toán;
2. Trường hợp phải điều chỉnh Tổng dự toán: Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, khi chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 20% trở lên so với thời điểm dự toán được phê duyệt hoặc do tác động khách quan như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thay đổi Tổng dự toán từ 20% trở lên, Chủ nhiệm và tổ chức chủ trì có văn bản báo cáo Bộ giải trình và đề nghị điều chỉnh tổng dự toán. Thủ trưởng đơn vị chủ trì phê duyệt và báo cáo Bộ việc điều chỉnh tổng dự toán đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính thẩm định, trình Bộ phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán các nhiệm vụ cấp Bộ.
3. Trường hợp không phải điều chỉnh Tổng dự toán, việc điều chỉnh dự toán chi tiết thực hiện cụ thể như sau:
a) Đối với phần kinh phí được giao khoán: Trong phạm vi tổng dự toán kinh phí được giao khoán, trên cơ sở đề xuất của chủ nhiệm đề tài, dự án, thủ trưởng cơ quan chủ trì được quyền quyết định điều chỉnh dự toán phần kinh phí giữa các nội dung chi theo yêu cầu thực tế của công việc.
b) Đối với phần kinh phí không được giao khoán: Trong trường hợp cần thiết, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì được chủ động điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi với mức điều chỉnh tối đa 10%. Trường hợp điều chỉnh từ 10% trở lên chỉ được thực hiện sau khi xin ý kiến cơ quan phê duyệt đề tài, dự án;
4. Các cơ quan quản lý căn cứ vào phần điều chỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, tổng hợp với Phần thuyết minh đã phê duyệt trước đó để đánh giá và quyết toán tổng thể đề tài, dự án.
Điều 11. Về quyết toán nhiệm vụ KH&CN và xử lý số dư cuối năm
1. Việc quyết toán đề tài, dự án thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 93 và Quy chế quản lý đề tài, dự án KH&CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Đối với công lao động: Hồ sơ quyết toán sau này là Hợp đồng lao động có đầy đủ thông tin cá nhân của người hợp đồng, chủ nhiệm đề tài, dự án ký chịu trách nhiệm và được Thủ trưởng tổ chức chủ trì xác nhận.
- Đối với “chuyên đề”: Hồ sơ quyết toán bao gồm: hợp đồng (hoặc bản giao nhiệm vụ) kèm theo đề cương-dự toán của chuyên đề, chứng từ chi trả cho người thực hiện chuyên đề (mức khoán gọn), các văn bản nghiệm thu của chủ nhiệm đề tài (hoặc của Thủ trưởng đơn vị), thanh lý và quyết toán kinh phí của chủ trì đề tài, dự án; tài liệu trong hồ sơ phải có xác nhận của tổ chức chủ trì.
2. Đề tài, dự án phải được quyết toán theo niên độ ngân sách năm. Điều kiện để được quyết toán: (i) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền về kết quả thực hiện các nội dung; (ii) Đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 93.;
3. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và xét duyệt quyết toán của chủ nhiệm đề tài, dự án để tổng hợp vào báo cáo quyết toán của đơn vị gửi cơ quan chủ quản theo quy định tại Thông tư 93.;
4. Số dư (dự toán, tạm ứng) của các đề tài, dự án đang trong thời gian thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt, được chuyển sang năm sau thực hiện tiếp, thủ tục chi tiết quy định tại Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm (sau đây gọi tắt là Thông tư 108);
5. Đối với nhiệm vụ kết thúc trong năm:
- Trường hợp thời hạn kết thúc trước ngày 30 tháng 9, phải nghiệm thu và quyết toán trước ngày 31 tháng 12 cùng năm; trường hợp đặc biệt có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn và được xử lý cho phép chuyển nội dung và kinh phí chưa thực hiện sang năm sau;
- Trường hợp thời hạn kết thúc sau 30 tháng 9 đến trước ngày 31 tháng 12 của năm, thời gian hoàn thành việc nghiệm thu ở cấp quản lý xong trước ngày 31 tháng 12 và phải quyết toán trước ngày 25 tháng 01 năm sau để đảm bảo thời hạn xử lý số dư theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 108
Điều 12. Về sử dụng kinh phí tiết kiệm của đề tài, dự án
1. Kinh phí tiết kiệm là chênh lệch giữa tổng dự toán kinh phí được duyệt so với tổng kinh phí thực tế chi tiêu của đề tài, dự án đã được phê duyệt quyết toán;
2. Kinh phí tiết kiệm phải được tổ chức chủ trì phản ánh tại báo cáo quyết toán sau cùng của từng đề tài, dự án. Tổ chức chủ trì làm thủ tục nghiệm thu cấp cơ sở, tổ chức quyết toán tài chính đề tài, dự án và xác định số kinh phí tiết kiệm được trước ngày 31 tháng 12, lập bảng kê, báo cáo quyết toán với kho bạc nhà nước và đề nghị cho rút kinh phí được xác định là số kinh phí tiết kiệm.
3. Xử lý kinh phí tiết kiệm:
- Kinh phí tiết kiệm từ phần được giao khoán được sử dụng để khen thưởng tập thể, cá nhân trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án theo các quy định cụ thể tại Thông tư 93. Mức thưởng cụ thể cho từng cá nhân do cá nhân chủ nhiệm đề xuất thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định.
- Kinh phí tiết kiệm từ phần không giao khoán được trích vào Quỹ phát triển sự nghiệp. Trưởng hợp tổ chức chủ trì không có thì nộp ngân sách nhà nước.
Chương IV
QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 13. Sử dụng các sản phẩm của đề tài, dự án
1. Khi xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN, tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm phải nêu rõ các sản phẩm phải thu hồi, bao gồm: loại sản phẩm, số lượng và chất lượng từng loại, thời gian và hình thức thu hồi. Khi Thuyết minh nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì cá nhân chủ nhiệm phải có trách nhiệm thực hiện những nội dung về thu hồi sản phẩm.
2. Việc sử dụng các sản phẩm của đề tài, dự án được quy định như sau:
- Nếu sản phẩm là tài sản trí tuệ thì việc sử dụng sản phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Nếu là sản phẩm vật chất và được tiêu thụ trên thị trường thì số chênh lệch (số thu sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ) được phân phối theo các quy định tại Thông tư 93.
Điều 14. Quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án có sản phẩm trí tuệ (giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản, quy trình công nghệ, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, phát minh sáng chế, v.v) có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp đề tài, dự án KH&CN có sản phẩm trí tuệ là giống cây trồng, phát minh sáng chế, quy trình công nghệ, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nhưng không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì quy định như sau:
a) Tổ chức chủ trì được quyền chuyển giao, chuyển nhượng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản, phát minh sáng chế, quy trình công nghệ, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đó cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và hợp đồng thoả thuận giữa 2 bên;
b) Tổ chức chủ trì phân chia số tiền thu được do chuyển giao, chuyển nhượng sản phẩm trí tuệ áp dụng theo Điều 42 Luật Chuyển giao công nghệ.
Điều 15. Xử lý tài sản khi đề tài, dự án kết thúc
1. Việc xử lý tài sản được mua sắm bằng nguồn kinh phí của đề tài, dự án được thực hiện theo quy định tại Thông tư 93.
2. Khi nghiệm thu hoặc tổng hợp quyết toán đề tài/dự án kết thúc, cá nhân chủ nhiệm và tổ chức chủ trì có văn bản đề xuất với cơ quan quản lí phương án xử lý tài sản. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính xem xét xử lý;
3. Trường hợp kinh phí ngân sách nhà nước có tính chất hỗ trợ hoặc tổ chức chủ trì đã nộp ngân sách nhà nước kinh phí thu hồi từ các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ theo quy định, thì tài sản được hình thành từ nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước thuộc quyền quản lý của tổ chức chủ trì. Việc quản lý và sử dụng tài sản được thực hiện theo các quy định hiện hành;
4. Trường hợp tài sản được mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước thì tài sản là tài sản nhà nước; sau khi đề tài, dự án hoàn thành, nghiệm thu và quyết toán kinh phí, tài sản này được xử lý như sau:
- Nếu tổ chức chủ trì có nhu cầu sử dụng thì cơ quan chủ quản của tổ chức chủ trì xem xét quyết định ghi tăng tài sản cho tổ chức chủ trì;
- Điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị của nhà nước có nhu cầu sử dụng hoặc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do nhà nước quy định;
- Tổ chức thanh lý hoặc bán đấu giá để thu tiền nộp ngân sách nhà nước.
Điều 16. Chế tài xử lý đối với các đề tài, dự án không hoàn thành
1. Đề tài, dự án không hoàn thành là đề tài, dự án thuộc một trong các loại sau đây:
a) Bị đình chỉ trong quá trình thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án do sai phạm hoặc không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ;
b) Có kết quả được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” tại Hội đồng nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài, dự án và không được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép gia hạn thời gian thực hiện để hoàn chỉnh kết quả.
2. Việc xử lý đề tài, dự án không hoàn thành được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác định đề tài không hoàn thành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ trì đề tài, dự án, tổ chức chủ trì lập báo cáo chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện (nội dung hoạt động và sử dụng kinh phí) của đề tài, dự án; xác định rõ các nguyên nhân (chủ quan, khách quan) gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cá nhân chủ nhiệm và tổ chức chủ trì, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định nguyên nhân dẫn đến việc đề tài không hoàn thành;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau khi kiểm tra, xác định nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến việc các đề tài, dự án không hoàn thành để ra quyết định xử lý, cụ thể như sau:
- Nộp hoàn trả ngân sách nhà nước toàn bộ kinh phí của đề tài, dự án đã được cấp nhưng chưa sử dụng;
- Đối với phần kinh phí của ngân sách nhà nước đã sử dụng, được xử lý như sau:
+ Trường hợp do nguyên nhân chủ quan: Tổng mức thu hồi tối thiểu không thấp hơn 30% kinh phí ngân sách nhà nước cấp đã sử dụng cho đề tài, dự án;
+ Trường hợp do nguyên nhân khách quan: Tổng mức thu hồi tối đa không quá 10% kinh phí ngân sách nhà nước cấp đã sử dụng cho đề tài, dự án;
+ Mức thu hồi cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án xem xét quyết định, trong đó cá nhân chủ nhiệm nộp trả 70%, tổ chức chủ trì nộp trả 30% , tổ chức chủ trì có trách nhiệm thu phần nộp trả của cá nhân chủ nhiệm cộng với phần nộp trả của mình và nộp đủ một lần cho cơ quan quản lý, nếu tổ chức chủ trì không thu được phần giao nộp của cá nhân chủ nhiệm thì chịu trách nhiệm nộp trả thay cho cá nhân chủ nhiệm.
- Thời hạn hoàn trả trong vòng 90 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án có quyết định về việc nộp hoàn trả kinh phí cho ngân sách nhà nước.
- Tổ chức chủ trì tổng hợp tình hình thực hiện việc thu hồi kinh phí hoàn trả ngân sách nhà nước vào báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị mình gửi cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định;
c) Đối với đề tài hội đồng nghiệm thu của cấp có thẩm quyền xếp loại "không đạt":
- Cơ quan có thẩm quyền thông báo cho cá nhân chủ nhiệm, tổ chức chủ trì về kết quả “không đạt” và lý do hội đồng nghiệm thu đã nêu ra.
- Trong vòng 2 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả “không đạt”, cá nhân chủ nhiệm nếu thấy không thỏa đáng có thể giải trình bằng văn bản và có ý kiến của tổ chức chủ trì bằng văn bản.
- Trường hợp cá nhân chủ nhiệm có văn bản giải trình, cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định trong vòng 30 ngày từ ngày nhận văn bản giải trình.
- Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định đề tài, dự án “không đạt” bằng văn bản, việc xử lý thu hồi kinh phí thực hiện như đề tài không hoàn thành do chủ quan nêu ở trên.
Điều 17. Quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN
1. Đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt và giao cho tổ chức KH&CN thực hiện và các nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế hoặc được các tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ dưới các hình thức: hỗ trợ tài chính, hiện vật, cung cấp trang thiết bị, công nghệ (máy móc, bí quyết vận hành), vật tư (hàng hoá, giống cây, giống con và vi sinh vật), nghiên cứu phát triển, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp chuyên gia và đào tạo (các nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo hiệp định, thoả thuận koặc cam kết quốc tế về viện trợ) thì cá nhân, tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành cuả nhà nước về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định này).
2. Đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế do tổ chức KH&CN hoặc cá nhân tự xây dựng theo thỏa thuận với đối tác, thủ trưởng tổ chức KH&CN căn cứ hợp đồng với đối tác phê duyệt thuyết minh, dự toán đề tài dự án hợp tác quốc tế, thực hiện đóng góp các khoản thuế theo quy định hiện hành, báo cáo nội dung hợp tác cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn các nội dung liên quan đến công tác tổ chức và cán bộ, thẩm định và phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức cho các tổ chức KH&CN thuộc Bộ theo các quy định hiện hành của nhà nước.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Vụ Tài chính hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý tài chính, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho các tổ chức và cá nhân chủ trì theo các quy định hiện hành của nhà nước.
4. Vụ Hợp tác Quốc tế hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài theo quy định hiện hành của nhà nước.
5. Tổ chức KH&CN, cá nhân chủ nhiêm đề tài, dư án chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, các đơn vị báo cáo Bộ để bổ sung, sửa đổi.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Các Bộ: KH&CN, TC, Tư pháp, Nội vụ;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị KH&CN công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu: VT, Vụ TCCB, TC, PC, KHCN, HTQT.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "17/11/2010",
"sign_number": "67/2010/TT-BNNPTNT",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-70-2001-TT-BTC-huong-dan-che-do-quan-ly-tai-chinh-nha-nuoc-nguon-vien-tro-khong-hoan-lai-48119.aspx | Thông tư 70/2001/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước nguồn viện trợ không hoàn lại | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 70/2001/TT-BTC
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 70/2001/TT/BTC NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
1. Viện trợ không hoàn lại là các khoản trợ giúp không phải hoàn trả dưới hình thức tiền, hiện vật, tri thức, từ các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế, hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức ký kết giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai.
Mọi sự chuyển giao khác không thuộc phạm vi quy định trên đều được coi là quà tặng, không thuộc đối tượng quản lý hướng dẫn tại Thông tư này.
Các khoản viện trợ không hoàn lại nước ngoài là nguồn thu của ngân sách nhà nước và phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước
2. Bộ Tài Chính thống nhất quản lý tài chính Nhà nước đối với mọi nguồn viện trợ không hoàn lại, từ khâu tham gia ý kiến về mặt tài chính trong việc xác định chủ trương sử dụng viện trợ; tham gia thẩm định dự án, phân bổ nguồn vốn cho các dự án; đến nghiên cứu ban hành cơ chế quản lý tài chính, thực hiện việc xác nhận viện trợ và hạch toán các nguồn viện trợ vào ngân sách; hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính, thẩm tra quyết toán, hướng dẫn bàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn của các dự án sau khi kết thúc theo những quy định tại Thông tư này.
- Vụ hoặc Ban Tài chính - kế toán của các Bộ, Ngành, đoàn thể có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Bộ, Ngành, tổ chức đoàn thể quản lý tài chính đối với toàn bộ các chương trình, dự án, khoản viện trợ không hoàn lại do Bộ, Ngành Trung ương tiếp nhận và thực hiện.
- Sở Tài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài chính - Vật giá Quận, Huyện; Ban Tài chính xã, phường có trách nhiệm giúp UBND các cấp quản lý tài chính đối với toàn bộ các chương trình, dự án, các khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị thuộc địa phương tiếp nhận và thực hiện; giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án viện trợ Trung ương thực hiện trên địa bàn.
3. Giám đốc các chương trình, dự án, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các mục tiêu, đối tượng và các cam kết khác đã ghi trong từng chương trình, dự án cũng như chế độ quản lý tài chính hướng dẫn tại Thông tư này.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
A. LẬP VÀ TỔNG HỢP DỰ TOÁN
Hàng năm, căn cứ hướng dẫn lập dự toán Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính, các văn bản cam kết hoặc thoả thuận và kế hoạch triển khai chương trình, dự án hoặc thông báo phân phối viện trợ của cơ quan chủ quản cho đơn vị, tình hình thực hiện dự án trong năm; các đơn vị hoặc chủ dự án lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước về viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng (nếu có) cùng với dự toán ngân sách của mình gửi cơ quan chủ quản dự án và cơ quan tài chính đồng cấp:
- Dự án thuộc các Bộ, Ngành gửi Vụ Tài chính Kế toán của Bộ, Ngành.
- Dự án thuộc các địa phương gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
Các Bộ, Ngành Trung ương và các Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước về viện trợ không hoàn lại thuộc phạm vi mình quản lý và nhu cầu vốn đối ứng (nếu có) gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung trong NSNN.
Dự toán về vốn đối ứng được lập theo quy định tại Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành áp dụng chung cho các chương trình, dự án viện trợ ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước về viện trợ không hoàn lại được lập theo Biểu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
B. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ:
- Tất cả các hoạt động chi tiêu phải có dự toán cụ thể và căn cứ vào các khoản mục đã được cơ quan tài trợ chấp thuận, chi tiêu đúng đối tượng, đúng mục đích và không được chi vượt mức đã thoả thuận với phía nước ngoài.
- Trường hợp văn kiện dự án không có dự toán đầy đủ chi tiết, cụ thể thì đơn vị thực hiện cần căn cứ các điều khoản đã cam kết với phía nước ngoài và căn cứ định mức chi tiêu trong nước để chi.
- Ngoài các khoản chi cụ thể đã được ghi rõ trong các văn kiện dự án, các đơn vị không được tự ý dùng nguồn tiền viện trợ để chi cho bất cứ một mục đích gì khác. Giám đốc các dự án hoặc cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp không được điều hoà nguồn kinh phí viện trợ giữa các đơn vị, trừ trường hợp được phép bằng văn bản của tổ chức viện trợ và cơ quan phê duyệt dự án.
- Lãi tiền gửi ngân hàng của các chương trình, dự án viện trợ thuộc diện ngân sách cấp phát đang trong quá trình thực hiện, đơn vị phải sử dụng đúng theo cam kết với nhà tài trợ. Trường hợp khoản lãi tiền gửi viện trợ không đề cập trong văn kiện dự án hoặc có đề cập trong văn kiện dự án nhưng dự án đã kết thúc mà khoản lãi tiền gửi viện trợ chưa sử dụng hết thì tất cả khoản lãi tiền gửi viện trợ đó là nguồn của Ngân sách Nhà nước. Khi quyết toán dự án hoàn thành được phê duyệt, đơn vị phải nộp khoản lãi tiền gửi viện trợ đó vào Ngân sách Nhà nước. Trước khi dự án kết thúc hoặc trước khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, nếu dự án có bổ sung thêm nội dung chi tiêu hoặc đơn vị có mục đích chi tiêu khác, đơn vị chỉ được phép sử dụng khoản lãi tiền gửi viện trợ này khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về mục đích và nội dung chi tiêu và có chứng từ cấp phát của cơ quan tài chính (cấp phát dưới hình thức ghi thu ghi chi).
- Đối với các chương trình, dự án viện trợ thuộc diện ngân sách cấp phát dưới hình thức cấp phát nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp, việc mua sắm, trang thiết bị và các dịch vụ phải tuân thủ các quy định trong văn kiện dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm hàng hoá, trang thiết bị.
- Trường hợp các chương trình, dự án sử dụng tiền, hàng viện trợ để đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa trụ sở, công trình kiến trúc và các công trình kết cấu hạ tầng phải tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu theo quy định ghi trong văn kiện dự án, nếu không có thoả thuận thì thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý đấu thầu các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trường hợp các chương trình, dự án sử dụng tiền viện trợ để trả lương cho cán bộ Việt Nam tham gia quản lý, thực hiện chương trình, dự án viện trợ thì người được hưởng lương chi trả từ nguồn viện trợ phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập.
C. THỰC HIỆN TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN QUA NSNN NGUỒN VIỆN TRỢ
1. Giải ngân vốn viện trợ:
Khi chương trình, dự án viện trợ được ký kết và phê duyệt, cơ quan chủ quản chương trình, dự án và cơ quan chủ chương trình, dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các điều kiện và thủ tục cần thiết cho việc giải ngân vốn viện trợ. Trường hợp việc giải ngân vốn viện trợ của chương trình, dự án phải thực hiện qua một ngân hàng thương mại thì việc lựa chọn ngân hàng được uỷ quyền rút vốn sẽ do Bộ Tài Chính quyết định. Ngân hàng Thương mại được Bộ Tài chính uỷ quyền làm dịch vụ rút vốn viện trợ được hưởng phí theo quy định hiện hành do chủ chương trình, dự án thanh toán bằng nguồn vốn đối ứng trong nước hoặc theo thoả thuận với bên tài trợ.
2. Xác nhận viện trợ:
Giám đốc các chương trình, dự án viện trợ, thủ trưởng các đơn vị nhận viện trợ chịu trách nhiệm làm thủ tục xác nhận viện trợ theo các quy định dưới đây:
2.1. Các khoản viện trợ không hoàn lại phải làm xác nhận viện trợ bao gồm:
- Các công trình xây dựng cơ bản do các nhà thầu thực hiện theo hình thức "chìa khoá trao tay" thể hiện qua các văn bản bàn giao, quyết toán, các Hợp đồng giao nhận thầu.
- Hàng hoá, thiết bị ghi trong danh mục kèm theo dự án hoặc trong thông báo viện trợ được nhập khẩu, đặt mua trong nước.
- Ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam do phía nước ngoài chuyển giao cho các đơn vị trong nước nhận và trực tiếp sử dụng để thực hiện các thoả thuận viện trợ (bao gồm cả khoản tài trợ cho hoạt động mang tính chất công vụ phí của văn phòng dự án theo cam kết trong văn kiện dự án).
- Các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật được thanh toán từ nguồn của các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại thể hiện qua Hợp đồng được ký kết giữa chủ dự án với công ty tư vấn trong và ngoài nước.
2.2. Giấy xác nhận viện trợ:
- Giấy xác nhận viện trợ được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. (Mẫu số 1 và số 2)
- Giấy xác nhận viện trợ gồm 2 phần:
Phần 1 của giấy xác nhận viện trợ là phần xác nhận của cơ quan tài chính.
Phần 2 là phần kê khai của đơn vị nhận viện trợ. Đơn vị nhận viện trợ phải kê khai đầy đủ các dữ kiện ghi trong mẫu giấy xác nhận viện trợ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của tư liệu, số liệu do đơn vị tự kê khai.
Giấy xác nhận hàng viện trợ được lập thành 5 bản. Nếu hàng viện trợ là ô tô, xe máy phải làm thêm 1 bản để đăng ký lưu hành.
Giấy xác nhận tiền viện trợ được lập thành 4 bản.
2.3. Thời điểm và địa điểm xác nhận:
Khi nhận được tiền, hàng viện trợ hoặc thông báo nhận hàng; giấy báo Có của Ngân hàng về tiền viện trợ; hoặc ngay sau khi nghiệm thu bàn giao, quyết toán các hợp đồng giao nhận thầu, các hợp đồng mua sắm và các hợp đồng về dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, các đối tượng quy định ở trên có trách nhiệm gửi đến Bộ Tài chính hoặc Đại diện Ban quản lý và Tiếp nhận viện trợ quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại diện Ban quản lý và Tiếp nhận viện trợ quốc tế tại Đà Nẵng các hồ sơ theo quy định tại điểm 3 dưới đây để làm thủ tục xác nhận viện trợ.
3. Các tài liệu cần thiết để xác nhận viện trợ:
3.1. Đối với hàng viện trợ gồm:
+ Hồ sơ pháp lý về viện trợ:
- Văn bản phê duyệt chương trình, dự án hoặc cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn kiện dự án, chương trình, Hiệp định, Nghị định thư, Công hàm trao đổi, hoặc các văn bản thoả thuận đã được ký kết chính thức với đối tác nước ngoài hoặc thông báo viện trợ có ghi rõ danh mục, số lượng, chủng loại và giá trị hàng hoá các loại đã được phê chuẩn....
+ Văn bản phê duyệt hợp đồng thương mại theo quy định hiện hành, kèm hoá đơn thương mại (Invoice) hoặc hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành nếu mua hàng trong nước.
+ Vận đơn đường biển (Bill of lading) hoặc vận đơn hàng không (airway Bill).
+ Bản kê chi tiết (Packing List)
Trường hợp chưa có hoá đơn, vận đơn thì phải có giấy báo nhận hàng của tổ chức vận chuyển.
Nếu một lô hàng viện trợ gửi cho nhiều nơi, phải kèm theo giấy uỷ quyền của các đơn vị liên quan và bảng kê phân chia hàng viện trợ.
Đối với các chương trình, dự án được tổ chức đấu thầu tại Việt Nam để mua sắm trang thiết bị, hàng hoá và dịch vụ tư vấn, nghiên cứu... bằng nguồn tiền viện trợ, ngoài các tài liệu đã quy định ở trên, cần bổ sung thêm các tài liệu liên quan sau:
- Biên bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định công nhận đơn vị trúng thầu (nếu có).
- Hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ được ký kết giữa Chủ dự án và đơn vị trúng thầu.
- Hợp đồng ngoại thương nếu phải nhập khẩu hàng hoá, hoặc hoá đơn theo mẫu do Bộ Tài chính quy định nếu mua hàng sản xuất trong nước.
3.2. Đối với tiền viện trợ gồm:
- Hồ sơ pháp lý về viện trợ.
- Các chứng từ chứng minh việc chuyển tiền viện trợ.
3.3. Đối với các dự án là công trình xây dựng cơ bản do các nhà thầu thực hiện theo hình thức chìa khoá trao tay:
- Hồ sơ pháp lý dự án
- Hợp đồng giao nhận thầu (Hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm và hợp đồng tư vấn).
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao hoặc thanh lý hợp đồng.
3.4. Trường hợp do yêu cầu khẩn cấp hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác mà đơn vị nhận viện trợ không kịp làm thủ tục xác nhận viện trợ thì hàng quý, đơn vị có trách nhiệm tổng hợp giá trị viện trợ đã tiếp nhận báo cáo đề nghị cơ quan tài chính đồng cấp ghi thu ghi chi Ngân sách nhà nước tiền, hàng viện trợ theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hạch toán vào Ngân sách Nhà nước:
4.1. Các chứng từ sau đây là căn cứ để hạch toán:
- Giấy xác nhận viện trợ do Bộ Tài chính cấp cho các đơn vị nhận viện trợ, hoặc
- Đề nghị ghi thu-ghi chi ngân sách của đơn vị nhận viện trợ theo Mẫu số 7 đính kèm, hoặc
- Các chứng từ khác chứng minh việc chuyển giao và sử dụng viện trợ như: Hợp đồng giao nhận thầu, Hợp đồng thương mại, Hợp đồng tư vấn, chứng từ của ngân hàng được uỷ quyền rút vốn, biên bản thanh lý Hợp đồng, báo cáo quyết toán đã được phê duyệt của đơn vị (quyết toán dự án khi kết thúc hoặc quyết toán năm) v.v...
4.2. Trị giá hạch toán vào ngân sách các cấp là trị giá bằng VND được quy đổi từ nguyên tệ theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố trong từng thời kỳ. (Trừ trường hợp nhà tài trợ đã quy định tỷ giá).
- Trường hợp nhận hàng viện trợ không có trị giá nguyên tệ thì tạm tính trên cơ sở giá cả của mặt hàng tương tự nhập khẩu cùng thời kỳ; khi kiểm tra thực tế có phát sinh chênh lệch thừa, thiếu không đúng chủng loại, không đúng giá cả đã kê khai xác nhận; hoặc các công trình xây dựng cơ bản được đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ, nếu xét thấy giá công trình chưa hợp lý thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nghiệm thu bàn giao hoặc ngày làm giấy xác nhận viện trợ, đơn vị có trách nhiệm xác định lại giá trị viện trợ và gửi biên bản định giá lại cho cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ hạch toán vào ngân sách. Việc định lại giá trị viện trợ được thực hiện bởi Hội đồng định giá do cơ quan chủ quản của đơn vị thành lập với sự tham gia của đại diện cơ quan tài chính - vật giá cùng cấp. Quy trình định lại giá thực hiện theo quy định hiện hành.
4.3. Nguồn kinh phí thuộc dự án viện trợ, nhưng do phía nước ngoài trực tiếp chi, như chi cho chuyên gia tư vấn, chi cho đào tạo, tham quan, khảo sát, thực tập và khoản chi khác được thực hiện ở nước ngoài mà không có chứng từ xác định việc chi tiêu, thì không hạch toán vào ngân sách nhà nước.
4.4. Thời điểm hạch toán: Việc hạch toán vào Ngân sách Nhà nước nguồn viện trợ không hoàn lại được thực hiện ngay sau khi cơ quan tài chính các cấp có một trong các chứng từ chứng minh việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ được quy định tại điểm 4.1, mục 4, phần C.
4.5. Phân cấp hạch toán viện trợ vào Ngân sách Nhà nước:
- Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam theo quy định của pháp luật thuộc nguồn thu của Ngân sách Trung ương do Bộ Tài chính làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chi qua Ngân sách Nhà nước Trung ương.
- Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài viện trợ trực tiếp cho cấp Tỉnh, Thành phố theo quy định của pháp luật thuộc nguồn thu của Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh, do Sở Tài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chi qua Ngân sách Tỉnh, Thành phố.
- Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật thuộc nguồn thu của Ngân sách cấp huyện, do Phòng Tài chính huyện làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chi qua Ngân sách cấp huyện.
- Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật thuộc nguồn thu của Ngân sách xã, phường, thị trấn, do Ban Tài chính xã, phường, thị trấn làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chi qua Ngân sách cấp phường, xã.
4.6. Phương thức hạch toán ghi chi viện trợ cho các đối tượng sử dụng:
4.6.1. Đối với các dự án thuộc diện cấp phát:
- Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Hạch toán ghi thu ngân sách viện trợ, Chương 160, Loại 10, Khoản 8 (hoặc 9), Mục tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành; ghi chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và sao gửi bảng kê chi tiết tên và địa chỉ các đơn vị sử dụng viện trợ để cơ quan Kho Bạc Nhà nước cấp phát cho đơn vị theo chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
Trường hợp các công trình xây dựng cơ bản hoàn toàn bằng nguồn vốn viện trợ (không có vốn đối ứng trong nước), cơ quan tài chính hạch toán ghi thu Ngân sách viện trợ và ghi chi trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng (không ghi chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho Bạc Nhà nước).
- Cấp phát kinh phí hành chính sự nghiệp:
Hạch toán ghi thu viện trợ như trên và ghi chi cho các đơn vị thụ hưởng theo Chương, Loại, Khoản, Mục tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành. Trường hợp một đơn vị dự toán cấp I Ngân sách Trung ương có nhiều đơn vị thụ hưởng thì kèm theo Lệnh thu chi NSNN ghi cho đơn vị dự toán cấp I là bảng kê chi tiết tên, địa chỉ, giá trị viện trợ cụ thể cho từng đơn vị thụ hưởng thuộc đơn vị dự toán cấp I đó. Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra và thông báo tiếp cho các đơn vị thuộc cấp của mình theo mẫu thông báo cấp phát vốn viện trợ cho các đơn vị trực thuộc do Bộ Tài chính quy định. (Biểu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Thông báo này được coi là chứng từ cấp phát vốn NSNN cho đơn vị thụ hưởng trực tiếp. Căn cứ thông báo cấp vốn của đơn vị dự toán cấp I, các đơn vị thụ hưởng viện trợ phải hạch toán giá trị viện trợ được cấp phát vào sổ sách kế toán, quản lý và quyết toán hàng năm với đơn vị cấp trên của mình.
Trường hợp chương trình, dự án viện trợ do một đơn vị Trung ương làm chủ chương trình, dự án nhưng trong đó có nhiều tiểu dự án được triển khai thực hiện tại các địa phương; hoặc chương trình, dự án do một Bộ, một ngành làm chủ chương trình, dự án nhưng có nhiều tiểu dự án được triển khai thực hiện tại các Bộ, các ngành khác thì trong quá trình thực hiện chương trình, dự án Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu Ngân sách Trung ương, ghi chi cho đơn vị chủ dự án, khi chương trình, dự án kết thúc, chủ dự án tiến hành bàn giao tài sản theo hướng dẫn tại điểm 4 mục E phần II của Thông tư này. Căn cứ vào kết quả bàn giao tài sản sau khi kết thúc dự án, bên bàn giao được ghi giảm tài sản và giảm nguồn vốn hình thành tài sản đó, bên tiếp nhận phải ghi tăng tài sản và ghi tăng nguồn vốn hình thành tài sản đó theo đúng chế độ hạch toán kế toán hiện hành. Đối với các chương trình, dự án viện trợ mà vai trò của cơ quan chủ quản ở Trung ương chỉ là hỗ trợ kỹ thuật hay chỉ đạo chuyên môn, không có bộ máy quản lý tài chính dự án thì sẽ ghi thu ngân sách Trung ương, ghi chi cho các đơn vị trực tiếp nhận, sử dụng viện trợ.(Trừ những chương trình, dự án có quy định riêng).
Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chưa có tên trong danh mục Chương quy định của Mục lục NSNN, hoặc không được Nhà nước đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, việc hạch toán ghi thu vẫn theo quy định trên, nhưng ghi chi vào Chương 150 "Các đơn vị khác", loại, khoản, hạng, mục tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành, coi như một khoản hỗ trợ của NSNN cho đơn vị đó. Tài sản được hình thành từ nguồn hỗ trợ này là tài sản Nhà nước phải được quản lý theo các quy định hiện hành về quy chế quản lý tài sản Nhà nước tại các Hội.
Trường hợp các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện những chương trình, dự án viện trợ có giá trị lớn, xác định được địa chỉ của đơn vị thụ hưởng viện trợ, và có thể quyết toán chi viện trợ cho các đơn vị thụ hưởng, khi có xác nhận của đơn vị thụ hưởng, thì ghi chi cho đơn vị thụ hưởng theo Chương, Loại, Khoản, Mục tương ứng của Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Đối với khoản viện trợ chưa xác định đơn vị sử dụng: Hạch toán ghi thu ngân sách theo phân cấp quy định, đồng thời xác định phương án sử dụng theo đúng cam kết, mục tiêu đã thoả thuận với phía viện trợ, trình cấp có thẩm quyền quyết định, sau đó phân phối cho các đơn vị sử dụng và làm thủ tục cấp phát ngân sách theo các quy định ở trên.
4.6.2. Các dự án thuộc diện cho vay lại:
Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc diện Chính phủ cho doanh nghiệp vay lại, Bộ Tài chính ký hợp đồng uỷ nhiệm cho Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc cho các Ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay lại đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn viện trợ, quản lý và thu hồi tiền vốn vay, đồng thời thực hiện thủ tục hạch toán ghi thu và ghi chi cho vay qua NSTW trị giá nguồn viện trợ theo quy định của Mục lục NSNN hiện hành.
4.6.3. Đối với các dự án có một hợp phần quỹ tín dụng cho vay quay vòng, cho vay xoá đói giảm nghèo hoặc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay: Thực hiện ghi thu viện trợ, ghi chi Mục 151 hoặc Mục 152, tiểu mục tương ứng theo Chương, Loại, Khoản tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành.
Việc xác định lãi suất và phân phối, sử dụng tiền lãi cần chú ý một số điểm sau đây:
- Nếu trong văn kiện dự án đã quy định rõ lãi suất và việc sử dụng lãi suất thì thực hiện theo đúng các quy định đó.
- Trường hợp nhà tài trợ không quy định cụ thể thì lãi suất cho vay được thực hiện theo mức lãi suất ưu đãi hiện hành áp dụng đối với khoản cho vay xoá đói giảm nghèo đang thực hiện tại địa phương.
- Số lãi thu được phân phối và sử dụng theo nguyên tắc: Sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng (nếu có), dành tỷ lệ hợp lý để bổ sung các khoản chi phí của ban quản lý dự án các cấp, còn lại bổ sung nguồn vốn cho quỹ quay vòng.
Cơ quan tài chính đồng cấp phối hợp cơ quan thực hiện dự án quy định cụ thể lãi suất và việc sử dụng các khoản lãi theo những nguyên tắc chung đã quy định ở phần trên cho từng dự án.
- Định kỳ hàng quý, cơ quan thực hiện dự án báo cáo với cơ quan tài chính đồng cấp tình hình sử dụng số lãi nói trên. Căn cứ báo cáo, cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu, ghi chi cấp phát hoặc cho vay qua ngân sách các cấp trị giá khoản lãi thu hồi được sử dụng cho các mục tiêu cụ thể.
Khi kết thúc chương trình, dự án viện trợ, chủ dự án có trách nhiệm bàn giao nguồn vốn này cho Ngân sách địa phương nơi thực hiện dự án (trừ trường hợp có thoả thuận riêng với nhà tài trợ được ghi trong văn kiện dự án).
D. KẾ TOÁN, QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆN TRỢ:
Trong quá trình sử dụng viện trợ, các đơn vị phải phản ánh kịp thời, đầy đủ các nguồn tiền, hàng đã nhận (cả về lượng và giá trị) trên chứng từ và sổ sách kế toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh Kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán hiện hành và yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có).
Trường hợp chứng từ gốc phải gửi cho nhà tài trợ thì trước khi gửi, chủ chương trình, dự án viện trợ phải sao bộ chứng từ gốc đó, lập bảng kê những chứng từ gốc đã gửi cho nhà tài trợ, ghi rõ số chứng từ, ngày tháng, nội dung thu, chi và số tiền ghi trên chứng từ. Bảng kê này có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. (Biểu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này). Bản sao chứng từ gốc này được sử dụng để ghi sổ kế toán và được lưu trữ, bảo quản theo chế độ quản lý chứng từ gốc hiện hành và làm căn cứ cho việc kiểm tra kế toán và quyết toán dự án hoàn thành.
Trường hợp số tiền viện trợ thực tế sử dụng có chênh lệch so với số tiền ghi trên giấy xác nhận viện trợ do có sự khác biệt giữa tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng lớn (hoặc nhỏ) hơn tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính công bố, đơn vị thực hiện hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá vào tài khoản 413 (Chênh lệch tỷ giá) kèm theo chứng từ của ngân hàng. Số dư của tài khoản này sẽ được xử lý khi xét duyệt quyết toán hàng năm, hoặc khi kết thúc dự án.
Các đơn vị được sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại dưới hình thức hàng hoá, thiết bị.... nhưng chưa được bàn giao quyền sở hữu (chưa kết thúc dự án) trong quá trình sử dụng cho việc thực hiện dự án, các đơn vị vẫn phải thực hiện hạch toán đầy đủ trên các tài khoản liên quan ngoài bảng cân đối tài khoản để phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Trong quá trình thực hiện dự án, chủ dự án có thể kiến nghị thanh lý các trang thiết bị, hàng hoá đã quá thời hạn sử dụng theo quy định, hoặc đã hư hỏng không thể phục vụ dự án. Việc thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tài trợ hoặc của cơ quan chủ quản dự án.
Việc xử lý tài sản từ nguồn viện trợ phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý tài sản không cần dùng và không còn sử dụng được trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sau khi kết thúc, các chương trình, dự án viện trợ phải tiến hành bàn giao tài sản. Trang thiết bị từ nguồn viện trợ khi được bàn giao cho đơn vị sử dụng là tài sản của Nhà nước, đơn vị có trách nhiệm quản lý theo chế độ quản lý và thanh lý tài sản Nhà nước hiện hành. Nguyên tắc, thể thức và nội dung bàn giao tài sản được tiến hành theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ/CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về Quản lý tài sản Nhà nước và Thông tư số 42 TC/QLCS ngày 31 tháng 7 năm 1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với những chương trình, dự án đang trong thời gian thực hiện thì số dư tiền viện trợ trên tài khoản của các chương trình, dự án tại thời điểm cuối năm ngân sách được chuyển sang năm sau để thực hiện tiếp.
E. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, QUYẾT TOÁN:
1. Chế độ báo cáo:
Hàng quý và cả năm, Giám đốc các chương trình, dự án, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại phải lập báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ theo Biểu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan chủ quản dự án. Cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ tình hình tiếp nhận và sử dụng của các dự án thuộc phạm vi quản lý theo quy định sau:
- Các dự án thuộc Bộ, ngành Trung ương gửi về Vụ Tài chính kế toán của Bộ, Ngành mình để tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
- Các dự án thuộc địa phương gửi về Sở tài chính Vật giá để tổng hợp gửi Bộ Tài Chính.
Báo cáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo yêu cầu và đúng thời hạn quy định tại Điều 35 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ và Điều 20 của bản Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chế độ kiểm tra:
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý tài chính nguồn viện trợ không hoàn lại được quy định tại Thông tư này:
- Vụ Tài chính Kế toán của các Bộ, Ngành kiểm tra và hướng dẫn các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại do các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành Trung ương tiếp nhận và thực hiện.
- Sở Tài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố và các Phòng Tài chính vật giá quận, huyện, thị xã kiểm tra và hướng dẫn các chương trình, dự án, các khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị trực thuộc địa phương tiếp nhận và thực hiện.
- Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính kiểm tra đối với các chương trình, dự án hoặc các khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành Trung ương hoặc địa phương tiếp nhận và thực hiện.
3. Chế độ quyết toán.
Hàng năm và khi kết thúc dự án, căn cứ vào các quy định hiện hành, Giám đốc chương trình, dự án viện trợ, thủ trưởng các đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu chi viện trợ cụ thể như sau:
3.1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Việc quyết toán thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
3.2. Đối với các dự án hành chính sự nghiệp:
Nội dung và mẫu biểu báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành tại Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.
3.2.1. Quyết toán năm:
Bộ Tài Chính chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán năm về nguồn thu và sử dụng viện trợ của các Bộ, Ngành Trung ương cùng với việc thẩm tra quyết toán kinh phí hành chính sự nghiệp. Căn cứ vào biên bản thẩm tra quyết toán nguồn viện trợ, Bộ Tài chính sẽ thông báo duyệt tổng số quyết toán chi hành chính sự nghiệp, trong đó có quyết toán nguồn viện trợ của Bộ, Ngành Trung ương. Vốn đối ứng của các dự án được quyết toán như quyết toán nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.
Sở Tài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố và Phòng Tài chính Vật giá quận, huyện, thị xã Chủ trì thẩm tra quyết toán thu và sử dụng viện trợ hàng năm của các đơn vị thuộc địa phương quản lý cùng với việc thẩm tra quyết toán kinh phí hành chính sự nghiệp.
3.2.2. Quyết toán dự án:
Tất cả các chương trình, dự án và khoản viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi kết thúc đều phải được quyết toán đầy đủ và gửi đến cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng quy định hiện hành.
3.3. Một số điểm cần lưu ý khi quyết toán:
3.3.1. Khi dự án kết thúc đã quyết toán xong với nhà tài trợ mà vẫn còn thừa tiền, Giám đốc dự án báo cáo phương án xử lý với cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đồng cấp (như quy định tại phần gửi báo cáo quyết toán) xem xét, quyết định.
3.3.2. Việc phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
3.3.3. Cùng với việc gửi báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, chủ dự án phải báo cáo phương án xử lý tài sản, công nợ và các vấn đề tồn tại khác với cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính đồng cấp và ý kiến của các cơ quan hữu quan để xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tồn tại của dự án trước khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này thay thế Thông tư số 22/1999/TT/BTC ngày 26/02/1999 của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, các chủ dự án cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Lê Thị Băng Tâm
(Đã ký)
Mẫu số 1
(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)
BỘ TÀI CHÍNH
Số:
TC/XNVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại
I. XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số hàng kê khai ở mặt sau tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại.
Giá trị viện trợ được phân loại theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành như sau:
Chương Loại Khoản Mục
Số tiền:
Ngày
.. tháng
.. năm
II. PHẦN TỰ KÊ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN TRỢ:
A. NHỮNG DỮ KIỆN CƠ BẢN:
1. Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ
2. Tên tổ chức viện trợ:
Tên chương trình,dự án, phi dự án: Thực hiện từ: đến:
4. Tổng giá trị viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:
5. Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:
Số: Ngày: của:
6. Đơn vị chủ dự án, chương trình:
7. Đơn vị trực tiếp sử dụng hàng viện trợ:
Trực thuộc (Bộ, cơ quan TW): quản lý
Trực thuộc (Tỉnh, TP): quản lý
8. Đơn vị được uỷ nhiệm nhận hàng viện trợ:
B. CHI TIẾT LÔ HÀNG:
1. Tên tầu/máy bay: cảng: ngày đến
2. Hàng đặt mua trong nước tại:
Số, ngày của vận đơn hoặc hoá đơn bán hàng
Tên hàng hoá
Số lượng (kiện)
Trị giá lô hàng
Nguyên tệ
Quy ra USD
Thành tiền Việt Nam
* Tỷ giá quy đổi (VND/1 USD):
Ngày
. tháng
năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
- Giấy xác nhận hàng viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy.
- Không viết tay, tẩy xoá.
- Nếu có nhiều loại hàng hoá thì lập bảng kê riêng đính kèm, đóng dấu treo.
Mẫu số 02
(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)
BỘ TÀI CHÍNH
Số:
TC/XNVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy xác nhận tiền viện trợ không hoàn lại
I. XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số tiền kê khai ở mặt sau tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại.
Giá trị viện trợ được phân loại theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành như sau:
Chương Loại Khoản Mục
Số tiền:
Ngày
.. tháng
.. năm
II. PHẦN TỰ KÊ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN TRỢ:
A. NHỮNG DỮ KIỆN CƠ BẢN:
1. Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ
2. Tên tổ chức viện trợ:
Tên chương trình, dự án, phi dự án: Thực hiện từ: đến:
4. Tổng giá trị viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:
5. Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:
Số: Ngày: của:
6. Đơn vị chủ dự án, chương trình:
7. Đơn vị trực tiếp sử dụng tiền viện trợ:
Trực thuộc (Bộ, cơ quan TW): quản lý
Trực thuộc (Tỉnh, TP): quản lý
8. Đơn vị được uỷ nhiệm nhận tiền viện trợ:
9. Số tài khoản của đơn vị nhận tiền viện trợ:
Tại:
B. CHI TIẾT CÁC KHOẢN TIỀN:
1. Được nhận bằng nguyên tệ:
2. Quy ra USD
3. Tỷ giá quy đổi (VND/1 USD)
4. Quy đổi ra tiền Việt Nam
5. Được nhận bằng tiền Việt Nam
6. Tổng số tiền Việt Nam được nhận:
Trong đó:
+ Sử dụng cho:
+ Sử dụng cho:
Ngày
. tháng
năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
- Giấy xác nhận tiền viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy.
- Không viết tay, tẩy xoá. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "24/08/2001",
"sign_number": "70/2001/TT-BTC",
"signer": "Lê Thị Băng Tâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-30-2003-TT-BTC-phat-hanh-Cong-trai-xay-dung-to-quoc-nam-2003-Cong-trai-giao-duc-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-28-2003-ND-CP-50740.aspx | Thông tư 30/2003/TT-BTC phát hành Công trái xây dựng tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục, hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/2003/NĐ-CP | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 30/2003/TT-BTC
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2003
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30/2003/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỂM CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/2003/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI XÂY DỰNG TỔ QUỐC NĂM 2003 - CÔNG TRÁI GIÁO DỤC
Thi hành Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định việc phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điểm như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Công trái được phát hành và thanh toán tại hệ thống Kho bạc Nhà nước trên phạm vi cả nước.
2- Việc mua công trái được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tuỳ theo khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân. Nhà nước động viên các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia mua công trái thông qua công tác tuyên truyền và giao chỉ tiêu vận động mua công trái.
3- Trên cơ sở chỉ tiêu vận động mua công trái, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai việc vận động có trọng tâm, trọng điểm đến từng tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm mức huy động vốn được giao.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Các quy định về công trái:
1.1- Phiếu công trái
Phiếu công trái phát hành theo 2 hình thức:
a- Phiếu công trái không ghi tên, in trước mệnh giá (sau đây gọi là công trái không ghi tên) gồm 11 loại mệnh giá: 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng, 1.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 5.000.000 đồng, 10.000.000 đồng, 20.000.000 đồng, 50.000.000 đồng, 100.000.000 đồng.
b- Phiếu công trái có ghi tên, không in trước mệnh giá (sau đây gọi là công trái có ghi tên): Hình thức công trái này chỉ sử dụng đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức mua công trái có giá trị từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) trở lên. Mệnh giá tối đa được phép ghi trên các phiếu công trái là 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng).
1.2- Phiếu công trái có kích thước 270 mm x 100 mm, bao gồm 2 phần: phần thân giao cho người mua công trái có kích thước 180 mm x 100 mm; phần cuống lưu giữ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi phát hành có kích thước 90 mm x 100 mm.
1.3- Đặc điểm màu sắc và tiêu chuẩn kỹ thuật phiếu công trái:
a. Phiếu công trái không ghi tên:
- Mặt trước:
+ Nền màu hồng 2 bên, cách sắc ở giữa bởi màu vàng nền và hoa văn màu vàng đậm. Tất các các màu vàng đều phát quang dưới ánh đèn cực tím.
+ Cụm hoa văn ở hai bên và chữ lồng CT phát quang dưới ánh đèn cực tím.
+ Số sê ri: Phần thân phiếu công trái có 2 dãy sê ri (góc trên bên phải và góc dưới bên trái), mỗi dãy bắt đầu bằng 2 chữ cái và 7 chữ số. Sê ri công trái có màu đỏ cánh sen, phát quang dưới ánh đèn cực tím.
- Mặt sau:
Có nền màu đỏ, khung và chữ màu đỏ đậm.
- Giấy in: Phiếu công trái được in bằng giấy đặc chủng, có khả năng chống làm giả.
- Mực in: Phiếu công trái được in bằng loại mực không tẩy xoá được, có sử dụng loại mực phát quang để chống làm giả.
b. Phiếu công trái có ghi tên:
- Mặt trước:
Nền màu xanh 2 bên, cách sắc ở giữa bởi màu vàng nền và hoa văn màu vàng đậm.
- Mặt sau: Nền màu xanh, khung và chữ màu xanh đậm.
Giấy in, mực in và các yếu tố khác như quy định tại điểm "a" trên đây.
1.4- Phiếu công trái do Bộ Tài chính quy định mẫu và giao cho Kho bạc Nhà nước TW tổ chức in và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước.
Ở mặt trước, phía dưới, bên phải của tờ phiếu công trái là chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.5- Kho bạc Nhà nước Trung ương tổ chức in ấn, bảo quản và cung cấp ấn chỉ công trái cho các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc giao nhận, vận chuyển, bảo quản và quản lý ấn chỉ công trái được thực hiện như đối với tiền mặt và các ấn chỉ có giá trị.
1.6- Kho bạc Nhà nước được sử dụng số ấn chỉ công trái đã in năm 1999 chưa phát hành hết (trừ loại mệnh giá 20.000 đồng), đồng thời được in bổ sung theo nhu cầu sử dụng.
1.7- Do đặc điểm của đợt phát hành công trái XDTQ năm 2003 là công trái giáo dục, vì vậy mặt trước của thân phiếu công trái được đóng dấu mộc có dòng chữ "Công trái giáo dục". Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức khắc dấu và hướng dẫn thực hiện
2 - Phát hành công trái
2.1- Công trái được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam, có thời hạn 5 năm, phát hành từ ngày 5/5/2003 trong phạm vi cả nước.
2.2- Tổng mức huy động là 2.000 tỷ đồng (hai nghìn tỷ đồng). Tuỳ kết quả huy động thực tế, Bộ Tài chính sẽ thông báo dừng phát hành công trái vào thời điểm thích hợp.
2.3- Đối tượng mua công trái bao gồm:
a- Công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.
b- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
c- Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam.
d- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
đ- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
e- Doanh nghiệp Nhà nước.
f- Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.
g- Tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các đối tượng quy định tại điểm d, đ, e, f không được sử dụng kinh phí của Ngân sách Nhà nước cấp để mua công trái.
- Đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài có nguyện vọng mua công trái có thể thông qua tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho mình tại Việt Nam để mua công trái.
- Các tổ chức, cá nhân có thể mua công trái bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với số lượng không hạn chế.
2.4- Căn cứ vào mức thu nhập của dân cư và khả năng tài chính của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức; Bộ Tài chính giao chỉ tiêu vận động mua công trái cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức. Đối với các tổ chức có khó khăn về tài chính, các xã nghèo đặc biệt khó khăn, các đối tượng dân cư có thu nhập thấp không giao chỉ tiêu vận động mua công trái.
2.5- Kho bạc Nhà nước trực tiếp tổ chức phát hành công trái, có trách nhiệm: Tính toán lập kế hoạch in phiếu công trái theo cơ cấu mệnh giá hợp lý, cung cấp đầy đủ cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước phát hành; tổ chức các bàn bán công trái cố định và lưu động; đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tượng mua công trái; tổ chức hạch toán kế toán các khoản thu công trái theo quy định của pháp luật; theo dõi và báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện chỉ tiêu vận động mua công trái của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có mức mua công trái cao.
2.6- Việc sử dụng vốn và hạch toán tiền mua và lãi công trái đối với các doanh nghiệp thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
3- Thanh toán công trái:
3.1- Tiền gốc và lãi công trái được thanh toán theo nguyên tắc sau:
a- Tiền gốc:
- Tiền gốc công trái được thanh toán một lần khi đến hạn (đủ 60 tháng).
- Trường hợp chủ sở hữu có khó khăn đặc biệt hoặc rủi ro bất khả kháng (như bị thiên tai, hoả hoạn) được cấp chủ quản, cơ quan quản lý trực tiếp hoặc chính quyền địa phương xác nhận, Kho bạc Nhà nước sẽ xem xét, giải quyết thanh toán công trái trước thời hạn.
- Trường hợp đến hạn mà chủ sở hữu công trái chưa đến thanh toán, Kho bạc Nhà nước bảo lưu cả gốc và lãi công trái trên một tài khoản riêng và không tính lãi trong thời gian quá hạn thanh toán.
b- Tiền lãi:
- Tiền lãi công trái được thanh toán một lần khi đến hạn cùng với tiền gốc.
- Lãi suất ghi trên phiếu công trái phát hành năm 2003 là 8%/năm (bao gồm cả mức trượt giá và tỷ lệ lãi suất 1,5%/năm) và lãi suất tính cho 5 năm là 40%.
- Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất 5 năm (7,5%) lớn hơn 40% thì người sở hữu công trái sẽ được Nhà nước bù chênh lệch.
- Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất 5 năm (7,5%)thấp hơn hoặc bằng 40% thì người sở hữu công trái vẫn được hưởng lãi suất 40% như ghi trên phiếu công trái đã phát hành.
- Trường hợp thanh toán trước hạn, lãi suất được tính như sau:
+ Nếu thời gian mua công trái chưa đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi.
+ Nếu thời gian mua công trái từ đủ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì được hưởng lãi là 8%.
+ Nếu thời gian mua công trái từ đủ 24 tháng đến dưới 36 tháng thì được hưởng lãi là 16%.
+ Nếu thời gian mua công trái từ đủ 36 tháng đến dưới 48 tháng thì được hưởng lãi là 24%.
+ Nếu thời gian mua công trái từ đủ 48 tháng đến dưới 60 tháng thì được hưởng lãi là 32%.
Lãi suất thanh toán trước hạn là cố định, không phụ thuộc vào sự biến động của mức trượt giá.
3.2- Hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thanh toán gốc, lãi công trái; hướng dẫn chủ sở hữu công trái thực hiện các thủ tục cần thiết bảo đảm thuận lợi và an toàn; tổ chức hạch toán kế toán các khoản thanh toán gốc, lãi công trái theo quy định hiện hành.
3.3- Địa điểm thanh toán công trái:
- Trường hợp thanh toán công trái đến hạn và quá hạn:
+ Đối với công trái không ghi tên: Chủ sở hữu công trái có thể thanh toán tại bất kỳ đơn vị Kho bạc Nhà nước nào.
+ Đối với công trái có ghi tên: Chỉ thực hiện thanh toán tại trụ sở Kho bạc Nhà nước nơi phát hành phiếu công trái.
- Trường hợp thanh toán trước hạn (đối với cả công trái không ghi tên và công trái có ghi tên): Chủ sở hữu công trái đến trụ sở Kho bạc Nhà nước nơi phát hành để làm thủ tục thanh toán.
3.4- Chủ sở hữu công trái có thể gửi đơn đề nghị thanh toán kèm theo phiếu công trái cho Kho bạc Nhà nước để chuyển toàn bộ số tiền gốc, lãi công trái vào tài khoản do chủ sở hữu công trái yêu cầu và phải nộp một khoản phí chuyển tiền theo quy định tại điểm 2.2 mục 2 phần III Thông tư này. Phí chuyển tiền được tính trừ vào số tiền công trái được nhận.
3.5- Công trái mất, hư hỏng:
- Trường hợp phiếu công trái loại không ghi tên bị mất hoặc bị tẩy xoá, sửa chữa, rách nát, hư hỏng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu thì không được thanh toán.
- Trường hợp phiếu công trái loại có ghi tên bị mất hoặc bị rách nát, hư hỏng phải báo ngay bằng văn bản cho Kho bạc Nhà nước nơi phát hành. Thủ trưởng đơn vị Kho bạc Nhà nước kiểm tra, nếu phiếu công trái đó chưa bị lợi dụng để rút tiền thì xác nhận và sẽ giải quyết thanh toán khi đến hạn. Trường hợp phiếu công trái đã bị lợi dụng để rút tiền thì thủ trưởng đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi phát hành và thanh toán công trái phải có trách nhiệm kiểm tra kịp thời, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
4- Quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu công trái:
4.1- Chủ sở hữu công trái được quyền bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc sử dụng để cầm cố.
- Đối với loại công trái không ghi tên:
+ Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công trái (do mua, bán, tặng, cho, để lại thừa kế) không phải đăng ký với Kho bạc Nhà nước.
+ Kho bạc Nhà nước không xác nhận quyền sở hữu đối với công trái không ghi tên trong mọi trường hợp.
- Đối với công trái có ghi tên: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công trái hoặc xác nhận quyền sở hữu công trái thực hiện tại trụ sở Kho bạc Nhà nước nơi phát hành.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn quy trình, thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc xác nhận quyền sở hữu công trái đảm bảo thuận tiện, an toàn.
4.2- Các khoản thu nhập từ lãi công trái đối với mọi đối tượng đều được miễn thuế thu nhập.
4.3- Chủ sở hữu công trái có thể gửi phiếu công trái tại Kho bạc Nhà nước để bảo quản. Trước mắt, đối với Công trái giáo dục Kho bạc Nhà nước chưa thu phí bảo quản.
4.4- Không được dùng công trái để thay thế tiền trong lưu thông, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
4.5- Công trái đã mua (bao gồm cả mua lại) của tổ chức được quản lý như các tài sản khác của đơn vị. Trường hợp tổ chức mua công trái giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất, chia tách hoặc chấm dứt hoạt động thì tài sản là công trái được giải quyết theo quy định của pháp luật.
4.6- Việc mua bán công trái giữa các tổ chức được phép kinh doanh công trái với các tổ chức, cá nhân thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
III- QUẢN LÝ NGUỒN THU, THANH TOÁN VÀ CHI PHÍ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN CÔNG TRÁI XDTQ
1- Quản lý nguồn thu, nguồn chi trả công trái:
1.1- Toàn bộ số tiền thu về công trái được ghi thu ngân sách Trung ương tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành theo Chương 160A, Loại 10, Khoản 05, Mục 086, Tiểu mục 03
1.2- Nguồn thu từ phát hành công trái giáo dục năm 2003 chỉ được sử dụng cho mục tiêu không còn phòng học 3 ca, không còn phòng học tranh tre, nứa lá, kiên cố hoá trường học quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội.
1.3- Nguồn vốn để thanh toán gốc, lãi công trái và cấp bù chênh lệch trượt giá (nếu có) do ngân sách Trung ương bảo đảm.
Kho bạc Nhà nước ứng tồn ngân Kho bạc Nhà nước để thanh toán (trước hạn, đến hạn, quá hạn) cho chủ sở hữu công trái. Định kỳ hàng tháng, Kho bạc Nhà nước tổng hợp số đã thanh toán để đề nghị Bộ Tài chính kịp thời hoàn trả số đã tạm ứng.
2- Các khoản chi phí:
2.1- Chi phí in ấn, phát hành và thanh toán công trái do Ngân sách Trung ương đảm bảo trên nguyên tắc triệt để tiết kiệm, theo dự toán được duyệt. Tổng mức chi cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
2.2- Chi phí chuyển tiền gốc, lãi công trái vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu công trái, do chủ sở hữu trả bằng mức phí thanh toán qua Ngân hàng.
IV- KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1- Việc khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích và xử lý các hành vi vi phạm được thực hiện theo Điều 16 Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ.
2- Kinh phí để khen thưởng, mức tiền thưởng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
V- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC PHÁT HÀNH, THANH TOÁN CÔNG TRÁI XDTQ
1- Tổng cục Thống kê có trách nhiệm tính toán và công bố mức trượt giá để làm căn cứ phục vụ việc thanh toán công trái khi đến hạn.
2- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm vận động các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn, sử dụng vốn một cách hợp lý để tham gia mua công trái giáo dục theo đúng chỉ tiêu vận động được giao.
3- Bộ Văn hoá Thông tin phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân mua công trái; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng kế hoạch, bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin thường xuyên, kịp thời về mục đích, ý nghĩa, nội dung, các gương tốt trong đợt phát hành Công trái giáo dục năm 2003, giúp nhân dân hiểu rõ nhiệm vụ, quyền lợi của công dân đối với đất nước, đồng thời động viên, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia mua Công trái xây dựng Tổ quốc.
4- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm vận động, đôn đốc và kiểm tra tình hình mua công trái theo chỉ tiêu vận động đã thông báo cho các đơn vị, tổ chức thuộc Trung ương quản lý.
5- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, hội đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hoàn thành chỉ têu vận động mua Công trái xây dựng Tổ quốc.
6- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện công tác tuyên truyền vận động phát hành công trái tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày có hiệu lực của Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ Quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục.
2- Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trần Văn Tá
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "15/04/2003",
"sign_number": "30/2003/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-2228-KH-BNN-TCTS-thuc-hien-to-chuc-lai-san-xuat-trong-khai-thac-hai-san-nam-2013-199411.aspx | Kế hoạch 2228/KH-BNN-TCTS thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản năm 2013 | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2228/KH-BNN-TCTS
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2013
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 375/QĐ-TTG
Thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản; theo quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương triển khai các nhiệm vụ của đề án.
Để đề án sớm được triển khai hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung sau:
I. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THAM MƯU CHO ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ:
1. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng
- Rà soát số lượng tàu thuyền khai thác hải sản làm cơ sở xây dựng qui hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển các loại nghề khai thác phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép của vùng biển; điều tra nguồn lợi thủy sản; tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Hoàn thiện việc phân chia ranh giới vùng biển ven bờ giữa các địa phương giáp ranh theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
- Lựa chọn và giao vùng nước ven bờ, vùng lộng cho cộng đồng ngư dân để phát triển các mô hình đồng quản lý nghề cá; đối với các tỉnh đã và đang triển khai mô hình đồng quản lý nghề cá tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nhân rộng; phát triển, kiện toàn các Chi hội nghề cá làm cơ sở để củng cố, xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá.
- Trên cơ sở số lượng tàu thuyền dư thừa, cùng với các chính sách, dự án của Trung ương, trước mắt các địa phương nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi các nghề xâm hại đến môi trường và nguồn lợi; tiếp đến giảm số lượng tàu dư thừa; tạo sinh kế thay thế cho ngư dân.
- Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề của địa phương.
- Củng cố, xây dựng các làng nghề ngư nghiệp truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển. Sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình nông thôn mới (Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020; Quyết định 56/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015) để triển khai thực hiện.
2. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi
- Xây dựng kế hoạch phát triển tàu cá khai thác hải sản ở vùng biển khơi theo nhóm nghề, đối tượng khai thác dựa trên qui hoạch khai thác hải sản xa bờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng, phát triển các mô hình tổ chức sản xuất như: hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển; mô hình liên kết giữa ngư dân với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai các dự án thí điểm tại địa phương.
3. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản
- Tổ chức sắp xếp lại dịch vụ hậu cần trên bờ, tập trung vào khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ; phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh tiêu thụ hải sản và dịch vụ hậu cần tại cảng.
- Nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại hóa.
- Từng bước áp dụng mô hình quản lý tàu cá bằng hệ thống thông tin.
- Phát triển và nhân rộng mô hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp Polyuethane (PU), lót hầm tàu cá bằng inox...
- Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu cá, trang thiết bị máy móc khai thác trên tàu.
4. Tổ chức triển khai Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về qui định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP và Nghị định số 53/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Bố trí nguồn ngân sách địa phương hàng năm để triển khai các nội dung trên, đặc biệt nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu đối với các hoạt động khai thác hải sản.
II. CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
1. Tổng cục Thủy sản
a) Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng qui hoạch khai thác hải sản, quản lý cường lực khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng.
- Đánh giá, tổng kết, nhân rộng mô hình đồng quản lý nghề cá trên toàn quốc; hướng dẫn các địa phương xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá; nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý tổ chức hoạt động đồng quản lý.
- Tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề khai thác hải sản không hiệu quả, các nghề xâm hại đến ngư trường và nguồn lợi.
b) Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi
- Chủ trì tham mưu cho Bộ hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, quy hoạch, điều tra nguồn lợi thủy sản, định hướng phát triển các loại nghề khai thác để khai thác hiệu quả và phát triển bền vững; thí điểm phân bổ hạn ngạch khai thác theo nghề phù hợp khả năng cho phép của nguồn lợi với từng vùng biển.
- Thí điểm đề án hiện đại hóa tàu cá; đề án phát triển cá ngừ trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
- Tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển tổ đội sản xuất trên biển, hợp tác xã và các mô hình liên kết sản xuất trong khai thác hải sản xa bờ gắn kết với hậu cần dịch vụ trên biển; hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi tham gia sản xuất trên biển.
c) Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản
- Chỉ đạo hướng dẫn nâng cấp, hoàn thiện cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão theo qui hoạch; chú trọng các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tại khu vực trọng điểm.
- Chủ trì tham mưu cho Bộ phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố ven biển có qui hoạch lựa chọn để xây dựng thí điểm một vài Trung tâm nghề cá lớn; trên cơ sở đó rút kinh nghiệm nhân rộng.
- Xây dựng dự án thí điểm truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Rà soát, bổ sung chính sách bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch trên tàu cá.
2. Viện nghiên cứu Hải sản
- Tổ chức thực hiện Quyết định 301/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án dự báo ngư trường khai thác hải sản;.
- Điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản làm cơ sở tính toán nguồn lợi hải sản cho phép khai thác làm cơ sở để xây dựng cơ cấu nghề nghiệp, tàu thuyền phù hợp với từng vùng biển.
- Nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác, du nhập các nghề khai thác hải sản hiệu quả, thân thiện với môi trường và nguồn lợi; phối hợp với Tổng cục Thủy sản hướng dẫn cơ cấu nghề nghiệp cho địa phương.
3. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính
- Chủ trì thẩm định và tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ kinh phí ngành triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ ưu tiên.
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.
- Hướng dẫn các địa phương lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ương, địa phương để xây dựng và triển khai hiệu quả các nội dung của đề án.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT định kỳ hàng Quý, năm có trách nhiệm sơ kết đánh giá, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định 375/QĐ-TTg gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; Email: [email protected])
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần khẩn trương báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- VPCP, Bộ TC, KHĐT;
- UBND các tỉnh, thành phố ven biển;
- Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính;
- Tổng cục Thủy sản (10);
- Viện Nghiên cứu Hải sản;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố ven biển;
- Chi cục KT&BVNLTS các tỉnh, thành phố ven biển;
- Lưu: VT, TCTS80.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "04/07/2013",
"sign_number": "2228/KH-BNN-TCTS",
"signer": "Vũ Văn Tám",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-158-KH-UBND-2023-thuc-hien-Nghi-quyet-58-NQ-CP-ho-tro-doanh-nghiep-phuc-hoi-Can-Tho-573614.aspx | Kế hoạch 158/KH-UBND 2023 thực hiện Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 158/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 24 tháng 7 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 58/NQ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG, PHỤC HỒI NHANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 58), với nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Quán triệt thực thi đầy đủ và hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển doanh nghiệp; bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo Hiến pháp và pháp luật; kiến tạo phát triển và kiểm soát rủi ro, lành mạnh hóa môi trường đầu tư kinh doanh; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật; củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chính sách.
2. Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Khơi thông các điểm nghẽn với phương châm "sớm nhất, hiệu quả nhất", huy động, giải phóng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế.
3. Bảo đảm tính ổn định, nhất quán, dễ dự báo, rõ ràng, minh bạch, hiệu quả và thực chất trong triển khai thực hiện các chính sách; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, thuận lợi, an toàn và thân thiện; đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, minh bạch, hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.
4. Chủ động xây dựng chính sách và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với các biến động trong tương lai, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm, đón đầu các xu hướng kinh doanh mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và kinh doanh bền vững; thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực tiềm năng tạo động lực tăng trưởng mới và thực hiện các mục tiêu bền vững.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2025
a) Trên địa bàn thành phố có 13.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
b) Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
c) Khoảng 35-40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
d) 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 500 cơ sở kinh doanh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.
đ) 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
e) 80% các hệ thống thông tin của thành phố có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong ngắn hạn
a) Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh
- Các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện
+ Khẩn trương thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, chưa triển khai hoặc đang triển khai nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế; đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
+ Rà soát, tạo điều kiện xử lý nhanh các thủ tục đầu tư, xây dựng đối với các dự án bất động sản trên địa bàn đã đáp ứng đủ điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng sớm triển khai theo quyết định đầu tư được phê duyệt để sớm hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường.
- Giao Sở Xây dựng chủ trì:
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan có liên quan: khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về pháp lý, thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án bất động sản; tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường bất động sản và việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng; nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với nội dung bổ sung quy định về tỷ lệ an toàn tài chính huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản trong Quý II năm 2023.
+ Phối hợp với Công an thành phố nghiên cứu, rà soát cải cách thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.
- Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm, khơi thông nguồn lực cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có giải pháp giảm chi phí cước vận tải nói chung và vận tải biển quốc tế nói riêng cho doanh nghiệp.
- Đề nghị Cục Hải quan thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: nghiên cứu, đơn giản hóa tối đa các quy trình hành chính hiện tại hoặc xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí ở các khâu thực hiện trong nước nhằm đẩy nhanh quy trình, thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và đẩy nhanh xuất khẩu các sản phẩm nông sản, các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.
- Đề nghị Cục Thuế thành phố: khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong Quý II năm 2023.
- Giao Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, mô hình nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc; Nghiên cứu phát triển các tổ chức và doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động trên nhiều lĩnh vực phù hợp với đặc thù của địa phương và khu vực như công nghệ chế biến nông thủy sản, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, môi trường, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản nông sản.
- Giao Thanh tra thành phố chủ trì, phối với các cơ quan có liên quan đề xuất các giải pháp để giảm tối đa các hoạt động thanh tra theo quy định, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; đặc biệt giảm triệt để việc chồng chéo trong hoạt động thanh kiểm tra thuế, bảo hiểm xã hội và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành khác.
b) Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước
- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước vốn chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ khi Thông tư được ban hành.
+ Rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Giao Sở Xây dựng:
+ Hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, vật liệu xây dựng, quản lý chất lượng thi công và hợp đồng xây dựng.
+ Tham mưu công bố giá các loại vật liệu xây dựng phổ biến trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Giao Sở Công Thương:
+ Tăng cường theo dõi, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối, phân phối kinh doanh xăng dầu thực hiện đúng quy định về dự trữ lưu thông, không để thiếu nguồn cung mặt hàng xăng dầu; kiểm soát quá trình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp.
+ Xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, trong đó chú trọng tới hoạt động điều chỉnh phụ tải.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ:
+ Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
+ Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số.
- Giao Sở Giao thông vận tải: tham mưu đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn vừa phục vụ cho nông nghiệp vừa giúp lao động nông thôn đến các nhà máy làm việc hàng ngày; phát triển và mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung phù hợp.
c) Khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước
- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan đối tác nước ngoài đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, nhà cung cấp nguồn cung nguyên, nhiên, phụ liệu, linh kiện đầu vào đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các ngành, doanh nghiệp ứng phó với các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, ứng dụng thương mại điện tử trong tiếp cận thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối đối tác và thâm nhập thị trường nước ngoài, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, mở rộng thị trường trong nước; tái cơ cấu mặt hàng và thị trường, tránh tình trạng lệ thuộc vào một số thị trường nhất định; liên kết các doanh nghiệp, sử dụng hàng hóa của nhau, giữ vững và chiếm lĩnh thị trường trong nước; phối hợp với các cơ quan, địa phương hỗ trợ tháo gỡ kịp thời khó khăn phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới.
- Giao Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan tích cực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối đối tác, thâm nhập thị trường; tăng cường kết nối với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời thông tin các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại tại nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước cùng tham gia và đẩy mạnh công tác vận động, khuyến khích doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài giao lưu, kết nối, hợp tác đầu tư, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường các nước.
d) Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động
- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì:
+ Căn cứ tình hình thực tế, tiếp tục rà soát, nghiên cứu có các giải pháp phù hợp hỗ trợ lao động cho khu vực doanh nghiệp.
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình quan hệ lao động, tình hình biến động lao động tại các doanh nghiệp, xây dựng kênh thu thập thông tin về tình hình lao động - việc làm, quan hệ lao động trên địa bàn; khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp để kịp thời kết nối nguồn cung lao động tại các doanh nghiệp có phương án sắp xếp lao động do khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng duy trì sản xuất.
+ Đánh giá, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi việc làm nếu có.
- Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Cần Thơ: tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi đối với đối tượng ưu tiên tại Chương trình phục hồi kinh tế.
- Các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp trong quy trình quản lý và xét duyệt hồ sơ trên hệ thống trực tuyến, tạo thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp thụ hưởng chính sách hỗ trợ.
2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn
a) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
- Các sở, ban ngành thành phố và địa phương:
+ Tập trung rà soát, đề xuất điều chỉnh các bất cập do quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật; chủ động hoặc đề xuất cấp thẩm quyền cắt giảm hoặc đơn giản hoá các quy định tạo ra rào cản mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, trừ trường hợp cần thiết và phải đánh giá tác động tới doanh nghiệp. Rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, triển khai dịch vụ công trực tuyến.
+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy hoạch thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh có tầm nhìn dài hạn, bền vững.
+ Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025.
+ Tổ chức đối thoại định kỳ giữa các ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; đánh giá thực chất quá trình xử lý kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư công; khuyến khích đầu tư của khu vực doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
+ Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về công tác cải cách thủ tục hành chính.
- Giao Sở Công Thương:
+ Đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong giai đoạn 2021- 2025”, Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia để kích cầu tiêu dùng nội địa.
+ Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ lớn của thành phố phát triển nhanh, tăng quy mô, phạm vi hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh trong vùng và cả nước theo Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các Đề án, chiến lược phát triển các ngành: dệt may, da giày, ô tô, thép, giấy, sữa, nhựa... của Bộ, ngành Trung ương ban hành làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn, bền vững.
- Giao Sở Tư pháp chủ trì:
+ Phối hợp, hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại địa phương.
+ Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố đến năm 2024.
b) Thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022 về phát triển doanh nghiệp công nghệ số thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
+ Nghiên cứu xây dựng Quy chế quản lý, vận hành, tích hợp, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác dữ liệu mở, dữ liệu công khai do các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp trên Cổng dữ liệu thành phố.
- Giao Sở Khoa học và Công nghệ:
+ Nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển lực lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đủ điều kiện được hưởng các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai, tín dụng theo quy định.
+ Nghiên cứu đề xuất và triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình cấp quốc gia thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp.
+ Tăng cường hỗ trợ DNNVV ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ và năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.
+ Phát triển hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
+ Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ của thành phố thông qua các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, triển lãm trưng bày thành tựu khoa học và công nghệ, chợ công nghệ quy mô vùng ĐBSCL.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, huy động nguồn lực của xã hội, cụ thể hoá các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, lộ trình thực hiện.
- Giao các sở, ban ngành thành phố và địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực và thuộc địa bàn quản lý thực hiện chuyển đổi số.
c) Hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0
- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng bằng hình thức trực tuyến; tổ chức các hoạt động kết nối, giao dịch việc làm có sự liên kết giữa các địa phương trong vùng, liên vùng hoặc trên toàn quốc; đầu tư hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến hiện đại để trực tiếp kết nối giữa người lao động, người sử dụng lao động, không bị rào cản về không gian địa lý.
+ Nghiên cứu chính sách lao động làm bán thời gian trong các ngành nông - thủy sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động thời vụ đồng thời giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nông dân.
+ Đẩy mạnh triển khai các giải pháp, chính sách, chương trình đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp cho doanh nghiệp.
+ Đa dạng hóa các nguồn vốn để thúc đẩy việc tạo việc làm mới, việc làm chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, phục vụ chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa.
+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực hàng năm triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo, tư vấn khởi nghiệp kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp; nâng cao kỹ năng, chuyển đổi ngành, nghề cho người lao động.
d) Tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
+ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tham gia cụm liên kết chuỗi giá trị; triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025, trong đó hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh doanh bao trùm và kinh doanh bền vững.
+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững.
- Giao Sở Tài chính ưu tiên cân đối, bố trí nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước để triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bền vững, chuyển đổi cơ cấu, công nghệ sang hướng hiện đại, giảm thải các-bon theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ đẩy mạnh triển khai và đa dạng hóa hình thức các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, khuyến công quốc gia, phát triển thị trường trong nước, xây dựng thương hiệu quốc gia; tăng cường đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do, nắm vững các yêu cầu, điều kiện kỹ thuật, kinh doanh bền vững, giảm thải các-bon của đối tác và thị trường quốc tế; triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin thương mại cảnh báo sớm, nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp để tránh các vụ kiện bán phá giá, hay các thông tin liên quan khi tiếp cận thị trường xuất khẩu.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và truy xuất nguồn gốc đối với các hàng hóa, nông sản, thực phẩm thiết yếu, tận dụng sức mua của thị trường nội địa; nghiên cứu đề xuất phát triển vùng nguyên liệu trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp để thay thế nguyên liệu nhập khẩu nhằm chủ động nguồn cung và giá.
- Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ chỉ đạo các tổ chức tín dụng phát triển tập trung vốn cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, giảm thải các-bon phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
a) Khẩn trương cụ thể hóa các nội dung tại Kế hoạch này để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách, giải pháp được giao.
b) Kịp thời tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý để xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
c) Xử lý nghiêm cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
a) Xây dựng các chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động; khuyến khích, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng và triển khai rộng rãi các chuẩn mực đạo đức, văn hóa thượng tôn pháp luật, trách nhiệm xã hội, hài hòa lợi ích của doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nêu cao tinh thần và trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với quốc gia, dân tộc.
b) Chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức, thời cơ, xu hướng kinh doanh, xu hướng thị trường mới của ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các yêu cầu về kinh doanh bền vững, kinh doanh xanh; kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng.
c) Đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các quan hệ trong nước và quốc tế và là cầu nối quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước, nước ngoài về luật và chính sách điều chỉnh hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.
d) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp của trung ương và địa phương để xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp các địa phương với nhau, giữa các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
đ) Tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý, giải quyết; đồng thời sao gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, theo dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố có liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân thành phố; thực hiện khảo sát đánh giá sơ kết, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 58 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT. Thành ủy;
- TT. HĐND thành phố;
- CT, PCT UBND thành phố (1);
- Các sở, ban ngành thành phố;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND thành phố (2D, 3B);
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT.HN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hồng | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "24/07/2023",
"sign_number": "158/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Hồng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-108-2004-ND-CP-huong-dan-ke-khai-tai-san-doi-voi-nguoi-ung-cu-dai-bieu-Hoi-dong-nhan-dan-cac-cap-51962.aspx | Nghị định 108/2004/NĐ-CP hướng dẫn kê khai tài sản đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp mới nhất | CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 108/2004/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2004
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 108/2004/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 487/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các loại tài sản của mình theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 487/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai của mình.
Điều 2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo Hội đồng bầu cử tổ chức việc kê khai tài sản cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
Bản kê khai tài sản được gửi kèm trong hồ sơ của người ứng cử và được quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý, sử dụng hồ sơ bầu cử.
Điều 3. Trong trường hợp có thắc mắc, khiếu nại, tố cáo về việc kê khai tài sản của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì được giải quyết theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 4. Nghiêm cấm việc làm sai lệch nội dung, mất mát, hư hỏng, cung cấp cho những người không có thẩm quyền khai thác, sử dụng trái pháp luật bản kê khai tài sản; người nào vi phạm, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/04/2004",
"sign_number": "108/2004/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-137-QD-TW-2023-chuc-nang-co-quan-chuyen-trach-tham-muu-giup-viec-tinh-uy-589306.aspx | Quy định 137-QĐ/TW 2023 chức năng cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 137-QĐ/TW
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2023
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy định thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII;
- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ, quản lý biên chế,
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy).
2. Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy trong Quy định này, gồm: Văn phòng, ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo, ban dân vận, ban nội chính.
Ngoài các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy nêu trên, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập thêm cơ quan khác, Ban Bí thư sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cho cơ quan đó.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức
1. Bảo đảm tham mưu, giúp việc, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh ủy; không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
2. Bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; không nhất thiết cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương có vụ, cục... nào thì ở cấp tỉnh cũng có tổ chức tương ứng.
3. Việc thực hiện mô hình văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương xem xét, quyết định.
4. Đầu mối bên trong (phòng và tương đương) của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy được thống nhất thành lập trên một số cơ sở như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Tối thiểu có 5 người mới thành lập một đầu mối. Trường hợp chưa bố trí đủ biên chế, ít nhất phải có 4 người mới được thành lập.
5. Tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy có không quá 18 người; Tỉnh ủy Thanh Hóa, Tỉnh ủy Nghệ An có không quá 21 người; Thành ủy Hà Nội và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 24 người. Ban thường vụ tỉnh ủy căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để xem xét, quyết định số lượng cấp phó cụ thể đối với mỗi cơ quan bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc ở địa phương.
6. Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và không quá 2 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 3 phó trưởng phòng.
7. Biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định trên cơ sở tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao; bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của mỗi cơ quan theo Quy định này; bám sát yêu cầu, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm đã được phê duyệt; tăng cường phân công kiêm nhiệm một số chức danh; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo các quy định và hướng dẫn của Trung ương.
Điều 3. Trách nhiệm, quyền hạn chung của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy
1. Chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
3. Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan liên quan khi bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.
4. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng ở Trung ương.
Điều 4. Về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức
1. Về tiêu chuẩn chức danh
Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong mỗi cơ quan do các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy xây dựng, ban tổ chức tỉnh ủy thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
2. Về cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức
Bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
2.1. Đối với cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy: Bảo đảm cơ cấu cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu, tham mưu chiếm đa số và giảm tối đa số lượng người phục vụ.
2.2. Đối với văn phòng tỉnh ủy: Bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của văn phòng.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 5. Văn phòng tỉnh ủy
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy; là đầu mối giúp thường trực tỉnh ủy xử lý công việc hằng ngày.
1.2. Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng theo phân cấp ngân sách; là cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản tại các doanh nghiệp của Đảng (nếu có); làm đầu mối quản lý tài chính, tài sản của các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ các hoạt động của tỉnh ủy.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, đề xuất và giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của đồng chí bí thư, các đồng chí phó bí thư và một số hoạt động của các đồng chí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của tỉnh ủy; phối hợp và điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.
b) Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Trung ương, của tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy, bí thư, phó bí thư và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp tỉnh ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của tỉnh ủy và văn phòng tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của đảng bộ; tổ chức quản lý, vận hành, khai thác đài điện báo của tỉnh ủy.
d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và văn phòng tỉnh ủy; thực hiện xét duyệt quyết toán tài chính ngân sách đảng của các đơn vị dự toán trực thuộc.
Địa phương thực hiện mô hình văn phòng cấp ủy phục vụ chung thì văn phòng bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, đồng thời bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.
e) Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội đảng bộ tỉnh; chủ trì, phối hợp phục vụ hội nghị tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và các hội nghị do thường trực tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm việc của bí thư, phó bí thư tỉnh ủy.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc tỉnh ủy.
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và chuyên đề công tác tài chính đảng đối với các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy theo quy định và phân cấp quản lý tài chính hiện hành.
c) Chủ trì, phối hợp với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, ban tổ chức tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy; đề xuất bổ sung, sửa đổi khi cần thiết.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.
b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của thường trực tỉnh ủy trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
2.4. Phối hợp
a) Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy ban hành.
c) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của văn phòng tỉnh ủy theo phân cấp.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy để tham mưu, giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Trung ương và của tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của tỉnh ủy.
đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.
e) Với ban nội chính tỉnh ủy giúp thường trực tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
g) Thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Đảng (nếu có).
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức, bộ máy
3.1. Lãnh đạo văn phòng tỉnh ủy
Gồm chánh văn phòng và các phó chánh văn phòng. Số lượng phó chánh văn phòng do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Văn phòng tỉnh ủy có không quá 5 phòng: Tổng hợp; Quản trị; Tài chính đảng; Cơ yếu - Công nghệ thông tin; Hành chính, lưu trữ. Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 6 phòng.
Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Đảng (nếu có) thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 6. Ban tổ chức
1. Chức năng
Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và thực hiện
a) Phối hợp chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng các đề án về tổ chức bộ máy cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; về xây dựng cơ sở đảng; về quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ theo phân cấp quản lý; về quản lý công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
c) Chủ trì, phối hợp với các cấp ủy đảng, tổ chức đảng và các ban, cơ quan đảng cấp tỉnh giúp thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý, tuyển chọn; nhận xét, đánh giá; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định; điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ, tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo quy định.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho ban thường vụ tỉnh ủy thống nhất quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị ở địa phương. Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương theo phân cấp, ủy quyền.
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở khối đảng, đoàn thể ở địa phương. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở y tế thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính và tương đương đối với công chức và xét thăng hạng nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội theo ủy quyền.
g) Quản lý hồ sơ cán bộ diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
h) Thực hiện thống kê về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương theo phân cấp, ủy quyền; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên ở địa phương.
i) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức xây dựng Đảng.
k) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo quy định.
l) Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên; tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh ủy theo phân cấp.
m) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, thi hành Điều lệ Đảng; việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và biên chế của hệ thống chính trị tại địa phương theo phân cấp và theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy.
b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ đảng viên, cơ sở dữ liệu đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, xét tặng huy hiệu Đảng, cấp phát thẻ đảng viên, xóa tên đảng viên, giải quyết khiếu nại và vấn đề đảng tịch cho đảng viên trong đảng bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý biên chế của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh theo phân cấp quản lý.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức xây dựng Đảng, về cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và về tổ chức bộ máy, biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
b) Tham gia ý kiến đối với đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức do hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và các cơ quan trong tỉnh quyết định theo phân cấp.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định; điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ, tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trước khi trình thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh ủy.
d) Chủ trì thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.
2.4. Phối hợp
a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng; công tác cán bộ đối với những trường hợp thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý.
b) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
c) Với sở nội vụ và các sở, ban, ngành liên quan trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, bảo vệ chính trị nội bộ.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và các đảng ủy trực thuộc.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo ban
Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban tổ chức tỉnh ủy có không quá 4 phòng: Tổ chức cán bộ; Tổ chức đảng, đảng viên; Bảo vệ chính trị nội bộ; Văn phòng. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 phòng.
Điều 7. Cơ quan ủy ban kiểm tra
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy giao.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy được quy định trong Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và nhiệm vụ do thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hằng năm do ủy ban kiểm tra tỉnh ủy quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trong nhiệm kỳ và hằng năm theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án, báo cáo, các vụ việc về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để ủy ban kiểm tra tỉnh ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy.
c) Nghiên cứu, đề xuất ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Đảng. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Bộ Chính trị.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy đề xuất tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
đ) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ.
e) Thực hiện thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp ban thường vụ tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
g) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên trong đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cho tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc và các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra đảng. Giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát tài sản, thu nhập theo thẩm quyền.
b) Giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra theo Điều lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
Thẩm định đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng khi có yêu cầu.
2.4. Phối hợp
a) Với các cơ quan liên quan trong xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
b) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
c) Giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy phối hợp với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; tham gia ý kiến về các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng theo phân cấp.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy
Gồm chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm. Số lượng phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy có không quá 4 phòng: Nghiệp vụ I; Nghiệp vụ II; Nghiệp vụ III; Văn phòng. Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 phòng.
Điều 8. Ban tuyên giáo
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, tuyên truyền, lý luận chính trị, thông tin, báo chí, xuất bản, dư luận xã hội, văn hóa, văn nghệ, lịch sử Đảng, các lĩnh vực về công tác khoa giáo. Là cơ quan thường trực của các ban chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; công tác thông tin đối ngoại.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của tỉnh ủy.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; dư luận xã hội; những âm mưu, thủ đoạn, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; dự báo những diễn biến, xu hướng chính trị, tư tưởng có thể xảy ra. Kịp thời báo cáo, kiến nghị với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.
b) Đánh giá việc tổ chức thực hiện, nghiên cứu, đề xuất các đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, cơ chế, chính sách, giải pháp trong lĩnh vực tuyên giáo trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy ban hành và tổ chức thực hiện; sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ tỉnh.
c) Chỉ đạo nội dung: Giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức tuyên truyền, giáo dục và triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử địa phương, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, đất nước. Tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng.
d) Nghiên cứu, tham mưu tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong hoạt động của các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo ở địa phương bảo đảm hoạt động đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi cần thiết, chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra về mặt quan điểm chính trị, tư tưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản... thuộc phạm vi phụ trách.
đ) Chủ trì tham mưu tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng, của đất nước, của địa phương tại địa phương; kỷ niệm các ngày sinh tròn năm, chẵn năm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, tiền bối tiêu biểu là người địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.
e) Giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở địa phương. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên theo phân cấp. Theo dõi, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, biên giới lãnh thổ, nhân quyền.
g) Tham gia với chính quyền địa phương trong việc vận dụng, thể chế các quy định của cấp trên về các lĩnh vực có liên quan đến công tác tuyên giáo.
h) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Trung ương theo quy định.
i) Sơ kết, tổng kết về công tác tuyên giáo.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt và kiểm tra, giám sát việc học tập, quán triệt các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng. Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh về thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy trong lĩnh vực tuyên giáo và các lĩnh vực mà ban tuyên giáo được giao là cơ quan thường trực ban chỉ đạo.
b) Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, thông tin thời sự, tuyên truyền chính sách theo các chương trình, kế hoạch triển khai của Trung ương và tỉnh ủy; bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho ban tuyên giáo cấp ủy cấp dưới, các đảng bộ cơ sở, trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị huyện.
c) Hướng dẫn sưu tầm biên soạn lịch sử đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đảng bộ xã, phường, thị trấn.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, khoa giáo, lịch sử đảng bộ địa phương trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
2.4. Phối hợp
a) Với các cơ quan liên quan đề xuất về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ ở địa phương; quản lý báo chí, xuất bản và xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản.
b) Với các cơ quan chức năng tham mưu ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan trong khối tư tưởng, văn hóa, khoa giáo trực thuộc tỉnh ủy.
c) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ban tuyên giáo tỉnh ủy; đề xuất chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ nhân tài.
d) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
e) Với các cơ quan là thành viên của các ban chỉ đạo do ban tuyên giáo là cơ quan thường trực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
g) Với ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong việc giải quyết, xử lý những vấn đề dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm.
h) Phối hợp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; giải quyết, xử lý những vấn đề dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm.
2.5. Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế.
2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo ban
Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban tuyên giáo tỉnh ủy có không quá 5 phòng: Lý luận chính trị, lịch sử Đảng; Tuyên truyền, Báo chí - Xuất bản; Khoa giáo, Văn hóa - Văn nghệ; Thông tin - Tổng hợp; Văn phòng. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 6 phòng.
Điều 9. Ban dân vận
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác dân vận.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của tỉnh ủy (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của các ban chỉ đạo về lĩnh vực công tác dân vận của tỉnh.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, chương trình công tác dân vận và chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của tỉnh ủy và ban thường vụ tỉnh ủy.
b) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện.
c) Tham mưu, giúp cấp ủy nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng ở địa phương do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
d) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong Nhân dân), báo cáo và tham mưu kịp thời với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận và xử lý những vấn đề phát sinh.
đ) Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
e) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.
g) Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng về công tác dân vận.
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp ủy và cán bộ làm công tác dân vận của Đảng trong tỉnh.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh... liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của Nhân dân và công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.
2.4. Phối hợp
a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về công tác dân vận.
b) Với các ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.
c) Với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trong công tác vận động nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo; trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
d) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban dân vận tỉnh ủy.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
e) Với thường trực hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện công tác dân vận chính quyền.
g) Với cơ quan quân sự, công an tỉnh, bộ đội biên phòng tỉnh (nếu có), cảnh sát biển (nếu có) và các cơ quan tư pháp tỉnh trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng vũ trang và cơ quan tư pháp.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo ban
Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban dân vận tỉnh ủy có không quá 3 phòng: Đoàn thể và các hội; Dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo; Văn phòng. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 phòng.
Điều 10. Ban nội chính
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ban chỉ đạo cải cách tư pháp của cấp tỉnh.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp phù hợp với địa phương.
b) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp, báo cáo tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
c) Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, khắc phục những sơ hở, bất cập về quy định, cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính ở địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở tỉnh.
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn.
e) Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị gửi đến tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy, ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; kiến nghị với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực tỉnh ủy, ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với văn phòng tỉnh ủy giúp đồng chí bí thư, thường trực tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân, đối thoại với công dân.
g) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Nội chính Trung ương theo quy định.
h) Sơ kết, tổng kết về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp của tỉnh ủy.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Phối hợp với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về lĩnh vực công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; xử lý đơn, thư và tiếp công dân.
b) Tham mưu, phối hợp, giúp ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo và thành viên ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
d) Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
đ) Việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Chỉ đạo, hướng dẫn một số vụ án, vụ việc được ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phân công.
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án có sự chỉ đạo xử lý của ban thường vụ tỉnh ủy và của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy.
g) Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc: Phát hiện, xử lý các vụ việc; tiếp nhận xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực; trước hết là các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
h) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong đảng bộ tỉnh.
2.3. Thẩm định, tham gia ý kiến
a) Các đề án, văn bản về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
2.4. Phối hợp
a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
b) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban nội chính tỉnh ủy.
c) Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trình ban thường vụ tỉnh ủy ban hành.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
e) Với ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ở địa bàn cấp huyện.
2.5. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh và cơ quan thường trực ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh.
2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo ban
Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban nội chính tỉnh ủy có không quá 4 phòng: Theo dõi công tác nội chính và cải cách tư pháp; Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Theo dõi công tác xử lý đơn, thư, tiếp công dân; Văn phòng. Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 phòng.
Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 11. Quan hệ với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương
1. Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến, tham mưu đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy các vấn đề thuộc trách nhiệm, lĩnh vực được phân công; về chương trình công tác của mỗi cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy.
2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đối với cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo quy định.
Điều 12. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh là quan hệ phối hợp.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh nghiên cứu, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Trung ương, của tỉnh ủy.
2. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 13. Đối với thường trực hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh
Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với thường trực hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh là quan hệ phối hợp.
1. Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy phối hợp với thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu thuộc lĩnh vực của mình có liên quan đến công tác quản lý nhà nước; thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Tại kỳ họp hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thì đại diện lãnh đạo cơ quan đó được mời dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo cơ quan làm việc trực tiếp với thường trực hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.
Điều 14. Đối với cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới
1. Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chuyên môn, tổ chức và cán bộ theo phân cấp.
2. Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25/7/2018 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.
2. Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ban Bí thư xem xét.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
T/M BAN BÍ THƯ
Trương Thị Mai | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "01/12/2023",
"sign_number": "137-QĐ/TW",
"signer": "Trương Thị Mai",
"type": "Quy định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-84-KH-UBND-2021-thuc-hien-Nghi-quyet-Dai-hoi-dai-bieu-Dang-bo-thanh-pho-Ha-Noi-471000.aspx | Kế hoạch 84/KH-UBND 2021 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 84/KH-UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020-2025
Triển khai thực hiện Chương trình hành động ngày 02/11/2020 của Thành ủy và Chương trình hành động số 780-CTr/BCS ngày 08/12/2020 của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức quán triệt sâu sắc phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” và nội dung Chương trình hành động ngày 02/11/2020 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 tới toàn bộ các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, tạo sự thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nỗ lực phấn đấu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, triển khai hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.
2. Quán triệt, tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các Chương trình công tác lớn của Thành ủy khóa XVII; các giải pháp thực hiện hoàn thành mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2025.
3. Tổ chức thực hiện Chương trình hành động đồng bộ, kiên trì, liên tục và quyết liệt; kết hợp linh hoạt, hài hòa, tích cực, chủ động với những giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; định kỳ tiến hành sơ, tổng kết rút kinh nghiệm.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2025, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025
Về kinh tế:
(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025: 7,5-8,0%; trong đó: Dịch vụ: 8,0-8,5%; công nghiệp và xây dựng 8,5-9,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản: 2,5-3,0%.
(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: Dịch vụ 65,0-65,5%; công nghiệp và xây dựng 22,5-23,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4-1,6%.
(3) GRDP bình quân/người: 8.300-8.500 USD.
(4) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1 - 3,2 triệu tỷ đồng (giá hiện hành, tăng 12,5-13,5%/năm).
(5) Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%.
(6) Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7,0-7,5%.
Về văn hóa - xã hội:
(7) Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, làng văn hóa: 65%; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%.
(8) Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80-85%.
(9) Số giường bệnh/vạn dân: 30-35; số bác sĩ/vạn dân: 15; duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
(10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55-60%.
(11) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: Dưới 3%.
(12) Không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố.
Về quy hoạch, đô thị, nông thôn và môi trường:
(13) Tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 40%, nông thôn mới kiểu mẫu: 20%; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp thành phố.
(14) Tỷ lệ đô thị hóa: 60-62%; tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu: 100%.
(15) Tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế: 100%.
(16) Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn: 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải: 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 50-55%.
(17) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus, đường sắt đô thị: 30-35%.
(Có biểu phụ lục kèm theo)
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm
(1) Thí điểm tổ chức thành công mô hình chính quyền đô thị, củng cố chính quyền nông thôn. Đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí....
(2) Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Sớm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô để khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các chuẩn mực của OECD.
(3) Phát triển nhanh và bền vững. Quản trị xã hội hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Chú trọng phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, ngàn năm văn hiến và anh hùng; Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội sâu sắc.
(4) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị, dân cư, trật tự xây dựng, an toàn giao thông, bảo đảm kỷ cương, văn minh đô thị. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉnh trang, phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh chất lượng xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo cho được chuyển biến căn bản đối với các vấn đề dân sinh cấp bách về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông...
(5) Xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh, toàn diện; xây dựng thê trận quốc phòng, an ninh nhân dân vững chắc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm hiệu quả; bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não của Trung ương và thành phố, các sự kiện quốc gia, quốc tế. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường tranh thủ phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương; đẩy mạnh liên kết vùng.
2. Các khâu đột phá
(1) Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của Thủ đô. Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô. Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu..., kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
(2) Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô tạo cơ chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.
(3) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa, du lịch. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Khai thác, phát huy tối đa nguồn nhân lực, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trên địa bàn thành phố. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thủ đô thành nơi đáng sống. Đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững
1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện các giải pháp đồng bộ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững: Khắc phục thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra; Cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới toàn diện mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế; Tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công....
Tham mưu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, giám sát đầu tư nhằm bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư; tiếp tục rà soát, kiên quyết xử lý các dự án treo, các dự án chậm tiến độ.
Tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.
Tổ chức thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tàng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của Thủ đô.
Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô.
1.2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách của Thành phố; hiệu quả quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công; hiệu quả công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
1.3. Sở Công thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Thành phố về công tác khuyến công; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực; quản lý và phát triển hoạt động logistic; đẩy mạnh xuất khẩu thời kỳ hội nhập; phát triển thương mại dịch vụ văn minh, hiện đại; phát triển thương mại điện tử.
Tham mưu, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư, cải tạo, phát triển hệ thống chợ; cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố; hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
1.4. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững, cơ cấu lại ngành du lịch cả về hạ tầng du lịch, môi trường du lịch, doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch để khai thác có hiệu quả các giá trị vật thể và phi vật thể nhằm phát triển du lịch Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn.
1.5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển kinh tế số, nâng cao tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong GRDP lên khoảng 30% vào năm 2025.
1.6. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các UBND quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành liên quan:
Tiếp tục tham mưu các giải pháp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất của nông dân.
1.7. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, Sở Công thương; các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã liên quan:
Chủ động tham mưu các giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế mà Hà Nội là thành viên, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Thủ đô trong khu vực và thế giới.
1.8. UBND các quận, huyện, thị xã:
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương; hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương theo Nghị quyết đảng bộ quận, huyện, thị xã. Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu các giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn huyện nhanh và bền vững.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu tổ chức triển khai xây dựng Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050.
Tham mưu, thực hiện các giải pháp huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, hạ tầng giao thông.
2.2. Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện các giải pháp đổi mới công tác quy hoạch và tăng cường quản lý quy hoạch. Hoàn thành việc rà soát để điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành phê duyệt các quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh. Triển khai quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng theo Luật Xây dựng sửa đổi; Quy hoạch khu vực nông thôn gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch. Hoàn thành xây dựng cổng thông tin quy hoạch Thành phố để thực hiện việc tra cứu thông tin quy hoạch miễn phí cho người dân, đồng thời phục vụ công tác quản lý đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quản lý ngành theo quy định của Luật Kiến trúc (lập các Quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn, xây dựng quy trình, kiểm soát chặt chẽ thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề các tổ chức và cá nhân.
2.3. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở; ban, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu các giải pháp để nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 20-25% diện tích đất đô thị (trong đó giao thông tĩnh 4-6%), riêng ở các quận nội đô lịch sử đạt khoảng 10-12%.
2.4. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu các giải pháp mở rộng khu vực Đô thị Trung tâm và xây dựng các Đô thị Vệ tinh theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh; phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị gắn với kinh tế đô thị. Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng hưởng ứng việc xây dựng kỷ cương và văn minh đô thị. Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; ưu tiên đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho 100% người dân Thủ đô.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở; Xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; hình thành và phát triển các khu đô thị, khu nhà ở thông minh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đảm bảo sự kết nối giữa các khu đô thị mới, khu đô thị hiện có; hình thành các vùng chuyển tiếp vành đai xanh giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Hoàn thành xây dựng, cải tạo hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước trên địa bàn theo quy hoạch, phấn đấu nâng diện tích xanh đô thị đạt 7,8 - 8,10m2/người vào năm 2025.
2.5. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tham mưu các giải pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025.
2.6. Sở Công thương chủ trì, phối hợp Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND quận, huyện, thị xã liên quan:
Nghiên cứu quy hoạch các làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, kinh tế nông thôn.
2.7. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng và các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan:
Tham mưu UBND Thành phố ban hành Chương trình phát triển đô thị làm cơ sở triển khai các Chương trình, dự án phát triển đô thị thành phần, đặc biệt là tạo sự chủ động, tập trung trong công tác đầu tư xây dựng hạ tàng kỹ thuật đồng bộ với phát triển đô thị; Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - phát triển đô thị trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.
2.8. UBND quận, thị xã:
Quản lý nghiêm trật tự đô thị; giảm tỷ lệ xây dựng không phép, sai phép. Tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tham mưu, thực hiện các giải pháp quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững.
3. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố, triển khai mạnh mẽ nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện giải pháp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với cơ cấu lại ngành nghề nông thôn, theo hướng phát triển bền vững. Tham mưu và thực hiện các giải pháp để đến năm 2025, Thành phố hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tham mưu các giải pháp hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; Phát triển nông thôn mới gắn với định hướng đô thị hóa, cùng với tái cơ cấu và phát triển kinh tế ngoại thành; Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
Tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả, ưu tiên các nguồn lực cho phát triển sản xuất, bảo đảm sinh kế cho người dân.
3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã:
Tham mưu các giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị.
3.3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã liên quan:
Tham mưu các giải pháp để giải quyết các vấn đề dân sinh, bức xúc, các vấn đề xã hội ở nông thôn.
3.4. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã liên quan:
- Tham mưu và thực hiện các giải pháp giải quyết các vấn đề an ninh ở nông thôn;
- Tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình các vụ việc tại các xã, chủ động có phương án tham mưu xử lý, giải quyết;
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn, không để phát sinh, hình thành điểm nóng;
- Thành lập và phát huy hiệu quả của Tổ 209 tại các quận, huyện, thị xã để giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn;
- Bố trí và phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã tại các xã trên địa bàn Thành phố;
3.5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường học đảm bảo các chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2 gắn liền với xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
3.6. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và UBND huyện, thị xã:
Thực hiện đầu tư xây dựng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Phát triển văn hóa khu vực nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển du lịch.
3.7. Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội Thành phố chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã:
Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dân số, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế.
3.8. UBND huyện, thị xã:
Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nhất là khu vực ven đô, các huyện được phê duyệt thành quận, theo quy hoạch và theo tiêu chí đô thị. Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các trạm y tế khu vực nông thôn, nhất là ở vùng xa trung tâm.
4. Phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô
4.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện các giải pháp phát huy giá trị văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư thích đáng phát triển văn hóa để văn hóa thực sự là sức mạnh nội sinh, một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Tham mưu cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, khai thác, sử dụng hiệu quả tối đa nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa Thủ đô, Chuẩn hóa về tổ chức bộ máy, mô hình quản lý, đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn Thành phố. Phát triển mạnh mẽ và đi vào thực chất văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Tham mưu các giải pháp xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của Nhân dân Thủ đô. Tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, một động lực quan trọng phát triển Thủ đô. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao hiệu quả thực hiện 2 quy tắc ứng xử. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo chí về truyền thống thanh lịch, văn minh; khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên những giá trị văn hóa mới của người Hà Nội.
4.2. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô; hoàn thành các chỉ tiêu phát triển văn hóa thể thao theo Nghị quyết đảng bộ quận, huyện, thị xã.
4.3. Ban Dân tộc Thành phố:
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.
5. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
5.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện các giải pháp phát huy các nguồn lực để xây dựng Thủ đô thực sự là một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Thực hiện xã hội hóa, phát triển năng lực sáng tạo trong nhà trường, phát triển trường học ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội đi đối với tăng cường quản lý chất lượng; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín.
Phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, trường học thông minh, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, cải thiện thứ bậc của Thành phố đối với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đi đối với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy đổi mới, sáng tạo cho người học, xây dựng “thế hệ trẻ sáng tạo”. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại.
5.2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bậc giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình giáo trình, và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề của đội ngũ nhà giáo đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng được phê duyệt đầu tư trường chất lượng cao, nghề trọng điểm để đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề vững, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại có khả năng tham gia cạnh tranh trên thị trường sức lao động trong nước và quốc tế.
Phát triển và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, nghề truyền thống và gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các vùng ngoại thành, đặc biệt ở một số huyện có tốc độ đô thị hóa cao, tỷ lệ mất đất nông nghiệp lớn để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề và tạo việc làm cho người lao động gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Tham mưu các giải pháp khuyến khích xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo nghề và hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo; tiếp tục nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có bằng cấp, chứng chỉ theo quy định; đẩy mạnh xuất khẩu lao động cùng với nâng cao chất lượng lao động. Tổ chức đào tạo lại, đào tạo thường xuyên. Tham mưu và thực hiện các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các nước phát triển và trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi nhà giáo, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.
Phát triển thị trường lao động đồng bộ, thống nhất, có sự quản lý, kiểm xuất, điều tiết của Nhà nước, hướng đến việc làm bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch việc làm vệ tinh.
5.3. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc tham mưu và thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, lao động nông thôn; chất lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên.
6. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh
6.1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu các giải pháp đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học, công nghệ. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực. Phát triển mạnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm tạo động lực phát triển mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ yêu cầu đổi mới, hội nhập, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội, quản lý đô thị và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tương xứng với vị thế và tầm vóc Thủ đô. Tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố, là trung tâm tổ chức các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô quốc gia và quốc tế, kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia và quốc tế.
Tham mưu các giải pháp đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Tiếp tục ưu tiên phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Đa dạng hóa, hình thành mạng lưới các tổ chức dịch vụ môi giới, đánh giá, chuyển giao công nghệ, mua bán, nhượng quyền sử dụng... Xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội tiến tới là sàn giao dịch công nghệ quốc gia kết nối liên thông với các trung tâm công nghệ lớn của thế giới. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân đầu tư ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ; đặc biệt là công nghệ nguồn, công nghệ mới, như: Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường... Xây dựng chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực. Phối hợp xây dựng, phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc thành Trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hà Nội và quốc gia, là mô hình điểm cho việc liên kết nghiên cứu, phát triển công nghệ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong Khu công nghệ cao, là vùng lõi với hạ tầng hiện đại của đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, thống kê khoa học và công nghệ, hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
6.2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng thành phố thông minh, phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân và doanh nghiệp. Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển. Vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm dữ liệu Thành phố, kết nối đồng bộ, liên thông các cơ sở dữ liệu về dân cư, cán bộ, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, năng lượng...
6.3. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, trồng trọt; Xây dựng thương hiệu và đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của quận, huyện, thị xã, nhất là các sản phẩm OCOP của địa phương.
7. Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô
7.1. Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy. Chủ động cập nhật các thông tin về dịch Covid-19 trên thế giới và khu vực để xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực triển khai các kịch bản phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, tương ứng với các cấp độ và diễn biến mới của dịch; bảo đảm phòng dịch từ sớm, từ xa; ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài; quyết liệt không để xảy ra lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Phát huy hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý, bảo đảm hệ thống y tế công bằng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực hạ tầng y tế, chất lượng mạng lưới y tế dự phòng, thực hiện tốt công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; phấn đấu khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho tất cả người dân Thành phố. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyển Thành phố theo chuẩn quốc tế phù hợp về chất lượng y tế và an toàn cho người bệnh, kết nối hiệu quả với hệ thống y tế Trung ương.
Thực hiện tốt công tác dân số - gia đình, chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, thực hiện bình đẳng giới. Nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Phấn đấu đến năm 2025, tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nội đạt 76,5 tuổi, cao hơn 2 tuổi so với bình quân chung cả nước. Lồng ghép các yếu tố về dân số vào việc hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành. Xây dựng mô hình gia đình Hà Nội ấm no - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc. Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; bảo đảm trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, đối tượng chính sách và có hoàn cảnh đặc biệt được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình. Quan tâm chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
7.2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, tiếp tục nâng cao thể chất người Hà Nội. Đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, nhất là thế hệ trẻ. Tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và phát triển mạnh thể thao chuyên nghiệp, thành tích cao theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, trong đó ưu tiên phát triển những môn thế mạnh của Hà Nội. Đầu tư nâng cấp, xây mới và sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể dục, thể thao; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công SEA Games 31, Para Games 11 năm 2021.
7.3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội. Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, tập trung cho mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội, hướng tới phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thường xuyên quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội. Hỗ trợ kịp thời người dân gặp rủi ro. Khuyến khích các mô hình, sáng kiến trong cộng đồng xây dựng và củng cố mạng lưới an sinh xã hội phi chính thức.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô tích cực đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Tổng kết, nhân rộng mô hình xã, phường, địa bàn dân cư, cơ quan, trường học không có tệ nạn xã hội. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, giáo dục, chữa trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện sau cai”.
7.4. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Thường trực Thành ủy, Bàn Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố va Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội.
Tham mưu và thực hiện các giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu về xã hội theo Nghị quyết đảng bộ quận, huyện, thị xã như: Giảm tỷ suất sinh thô; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Các tỷ lệ liên quan bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành phố;...
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao để thực hiện đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội.
8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu
8.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, nước và cát trên địa bàn Thành phố. Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất; sử dụng các loại nguyên, nhiên, vật liệu mới thân thiện môi trường thay thế các loại vật liệu truyền thống. Xây dựng, thực hiện các cơ chế quản lý, giám sát minh bạch việc sử dụng các loại tài nguyên. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên.
Tham mưu và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường: Triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường không khí; rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác hậu kiểm, đôn đốc các sở, ngành, địa phương hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường theo từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là ở các làng nghề, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, đảm bảo 100% có hệ thống xử lý nước thải phục vụ di chuyển các làng nghề đang hoạt động trong khu dân cư; tích cực triển khai công nghệ mới, xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước của hệ thống hồ, ao; triển khai thực hiện Đề án cải tạo môi trường sông Nhuệ - Đáy; từng bước làm sống lại các sông: Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Tích, Kim Ngưu, sông Lừ, Sét; hoàn thành điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô. Vận hành ổn định hệ thống quan trắc môi trường tự động; ứng dụng công nghệ hiện đại tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát và dự báo, xây dựng kịch bản phòng, chống, xử lý ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước.
Về ứng phó biến đổi khí hậu: Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, đề án được UBND Thành phố phê duyệt; thực hiện Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020.
8.2. Công an thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
- Thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn; xử lý nghiêm những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy;
- Thực hiện nghiêm túc các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 99/2019/QH14, ngày 27/11/2019 của Quốc hội và Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, tạo sự chuyển biến trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác PCCC và CNCH; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện. Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH;
- Đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC và CNCH với phương châm “4 tại chỗ”, nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành.
- Tiếp tục thực hiện, lập quy hoạch hạ tầng về PCCC giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển - xã hội đã ban hành để đảm bảo yêu cầu về PCCC; khi phê duyệt các chiến lược ngành, lĩnh vực phải xem xét tới các yếu tố đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thực hiện có hiệu quả quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố; xây dựng kế hoạch, giải pháp PCCC nhất là đối với địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu trung tâm thương mại tập trung đông người, có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các mô hình tự quản, mô hình liên gia, liên cơ quan, liên khu vực trong đảm bảo an toàn PCCC;
- Công an thành phố Hà Nội là cơ quan thường trực, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện các quy định về PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố; không ngừng Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC.
8.3. Bộ Tư lệnh Thủ đô:
Thực hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
8.4. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
Phối hợp với Công an Thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ đô trong công tác phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
9. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong mọi tình huống
9.1. Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ Thành phố ngày càng vững chắc. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh công tác huấn luyện dân quân tự vệ; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn Thành phố về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Hoàn thành chỉ tiêu về huy động, huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên và chỉ tiêu về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021 và những năm tiếp theo. Xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh, toàn diện, có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, trước hết là vững mạnh về chính trị, phát huy hiệu quả cơ chế lãnh đạo, quản lý điều hành, chỉ huy, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và vai trò tham mưu của các ngành, nhất là cơ quan quân sự, công an trong xử lý các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh; là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và xử lý ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt chính sách đối với Quân đội và hậu phương quân đội. Xây dựng lực lượng thường trực “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” theo hướng tinh gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt; lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp” và lực lượng dự bị động viên hùng hậu, đủ số lượng, chất lượng cao.
9.2. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là giữ vững an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn; chủ động nắm tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan kịp thời giải quyết các vụ việc tranh chấp khiếu kiện, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh thành “điểm nóng”, phức tạp về an ninh trật tự; tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn để xây dựng, phát triển Thủ đô, đất nước. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống với tội phạm có tổ chức, tập trung tấn công, trấn áp tội phạm, triệt phá các băng, ổ, nhóm tội phạm nguy hiểm và các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; tội phạm gây án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tăng cường công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý, sử dụng pháo. Kiềm chế, giảm tai nạn giao thông về cả 3 tiêu chí hằng năm từ 5%-10%. Nâng cao chất lượng công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiềm chế, giảm số vụ cháy nổ lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng hàng năm. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn, hoàn thiện quy định hoạt động của Công an chính quy tại các xã, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
9.3. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Công an Thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ đô giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận, huyện, thị xã trong mọi tình huống.
10. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô
10.1. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Đổi mới sáng tạo trong công tác đối ngoại; xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, để bản sắc Hà Nội trở thành nguồn lực quý giá, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự thịnh vượng, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô, hiện thực hóa tầm nhìn đưa Hà Nội trở thành Thành phố kết nối toàn cầu.
10.2. Sở Công thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tham mưu và thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng hội nhập quốc tế; tranh thủ cơ hội về vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; chủ động nắm bắt những cơ hội, nhất là của các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Củng cố quan hệ truyền thống, tích cực mở rộng hợp tác với các thủ đô, thành phố tiềm năng.
Chủ động xây dựng môi trường giúp doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng trong lĩnh vực công thương; tái cơ cấu mô hình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn, giá trị gia tăng cao. Thực hiện hỗ trợ đổi mới, sáng tạo áp dụng chuyển đổi công nghệ số, giúp các doanh nghiệp kết nối giao thương mở rộng thị trường trong nước và phát huy hiệu quả Hiệp định thương mại tự do, tham gia mạng lưới đối tác thương mại toàn cầu phát triển kinh tế nhanh, phát triển bền vững.
10.3. Sở Du lịch và Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch. Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân; tăng cường tuyên truyền, thông tin đối ngoại, quảng bá, giới thiệu về Thủ đô với bạn bè quốc tế.
10.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước trên quan điểm phát huy thế mạnh của từng địa phương, cùng có lợi, cùng phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Thực hiện tốt vai trò trung tâm kinh tế - tài chính - dịch vụ chất lượng cao của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực phía Bắc và cả nước. Chủ động, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong xây dựng và triển khai các nhiệm vụ để phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
10.5. UBND quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Công thương tổ chức thực hiện tốt tái cơ cấu mô hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận, huyện, thị xã để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn, giá trị gia tăng cao.
11. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị
11.1. Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tiếp tục thực hiện quan điểm “người dân và doanh nghiệp” là đối tượng phục vụ của chính quyền các cấp và “sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp” là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thể chế. Nâng cao chất lượng, năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp. Quản trị nhà nước theo mô hình hiện đại, mô hình chính quyền điện tử. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong thực thi công vụ.
11.2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Duy trì thứ hạng cao của Thành phố về chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX); Cải thiện căn bản về điểm số của Thành phố về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tham mưu Ủy ban bầu cử Thành phố, UBND Thành phố tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
11.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tiếp tục tham mưu các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì và nâng cao thứ hạng chỉ số PCI của Thành phố.
11.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở; ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Thực hiện phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn cho các cấp, ngành, địa phương về quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, đảm bảo nguyên tắc không trùng, không sót trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; chú trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Phân cấp quản lý đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Thành phố, vừa đảm bảo tính độc lập, tự chủ, năng động sáng tạo của chính quyền quận, huyện, thị xã. Phân cấp quản lý phải chú trọng và kết hợp hài hòa việc phân cấp quản lý theo ngành, lĩnh vực là chủ yếu đối với các khu vực đô thị, quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu đối với các khu vực nông thôn.
12. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tăng cường công tác tuyên truyền đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa không tham nhũng; tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của Thành phố trong các lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, phân bổ ngân sách, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, trong thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án..., bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch trên các lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác cán bộ; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kịp thời điều chuyển, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi xác định có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp; xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.
Nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách của Thành phố về định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở để thực hiện tiết kiệm. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, cải cách hành chính; phát huy mạnh mẽ dân chủ, xây dựng cơ chế, quy trình giám sát, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm về lãng phí; chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên.
(Nhiệm vụ chi tiết giao các đơn vị có biểu phụ lục kèm theo)
V. PHÂN CÔNG CÁC SỞ, NGÀNH CHỦ TRÌ THAM MƯU TỔ CHỨC TRIỂN KHAI 08 CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC LỚN CỦA THÀNH ỦY KHÓA XVII
(1) Chương trình 02: “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư
(2) Chương trình 03: “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng
(3) Chương trình 04: “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4) Chương trình 05: “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Quy hoạch Kiến trúc
(5) Chương trình 06: “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa Thể thao
(6) Chương trình 07: “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ
(7) Chương trình 08: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
(8) Chương trình 09: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”.
Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã:
- Xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động để triển khai thực hiện Kế hoạch này; tiếp tục cụ thể hóa thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm giai đoạn 2021-2025.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu nêu trong Chương trình hành động ngày 02/11/2020 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trong Chương trình hành động ngày 02/11/2020 của Thành ủy, Chương trình hành động số 780-CTr/BCS ngày 08/12/2020 của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố và Kế hoạch này.
- Tổ chức đánh giá, sơ kết giữa nhiệm kỳ và tổng kết cuối nhiệm kỳ, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Văn phòng UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư); Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể trong Chương trình hành động này, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Các Đ/c Phó Bí thư Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- MTTQ VN TP và các t/c thành viên;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- VPTU, UBKTTU, cc ban đảng, đảng bộ trực thuộc TU;
- Các ban thuộc HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các báo: HNM, KTĐT; Đài PT&TH HN;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, TKBT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Chu Ngọc Anh
PHỤ LỤC 01:
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2025 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Chỉ tiêu đến năm 2025
Chương trình của Thành ủy
Đơn vị chủ trì
A
VỀ KINH TẾ
1
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025
%
7,5-8,0
02-CTr/TU
Sở KH&ĐT
Trong đó:
- Dịch vụ
%
8,0-8,5
Sở CT
- Công nghiệp và xây dựng
%
8,5-9,0
Sở CT. Sở XD
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
%
2,5-3,0
02-CTr/TU
04-CTr/TU
Sở NN&PTNT
2
Cơ cấu kinh tế năm 2025
%
7,5-8,0
Sở KH&ĐT
Trong đó:
- Dịch vụ
%
65,0-65,5
Sở CT
- Công nghiệp và xây dựng
%
22,5-23,0
Sở CT, Sở XD
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
%
1,4-1,6
02-CTr/TU
Sở NN&PTNT
3
GRDP bình quân đầu người
USD
8.300-8.500
Sở KH&ĐT
4
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (giá hiện hành)
triệu tỷ đồng
3,1-3,2
5
Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP
%
~30
Sở TTTT
6
Tốc độ tăng năng suất lao động
%
7,0-7,5
Sở LĐ-TB&XH
B
VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
7
Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”
%
75.0
Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn, làng văn hóa”
%
65.0
06-CTr/TU
Sở VHTT
Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”
%
86,0 - 88,0
8
Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia
%
80,0-85,0
Sở GD-ĐT
9
Số giường bệnh/vạn dân
30-35
Sở Y tế
Số bác sĩ/vạn dân
15.0
Xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế
%
100.0
08-CTr/TU
10
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
75-80
03-CTr/TU
Sở LĐ-TB&XH (Sở LĐ TB XH xây dựng chuẩn nghèo mới của TP GĐ 2022-2025 trong năm 2021
- Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ
%
55-60
11
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
%
<3
12
Giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành phố
%
Cơ bản không còn hộ nghèo
08-CTr/TU
C
VỀ QUY HOẠCH, ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƯỜNG
13
Tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới
%
100.0
Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
%
40
04-CTr/TU
Sở NN&PTNT
Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
%
20
Hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp Thành phố
14
Tỷ lệ đô thị hóa
%
60-62
05-CTr/TU
Sở QHKT
Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu
%
100
15
Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch
%
Trong đó: + Khu vực đô thị
%
100.0
03-CTr/TU
Sở XD
+ Khu vực nông thôn
%
100.0
16
Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn
%
100
Sở TNMT
Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý
%
100
05-CTr/TU
Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
%
100
Sở Y tế
Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải
%
100
Sở CT
Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý
%
50-55
Sở TNMT
17
Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng
%
30-35
03-CTr/TU
Sở GTVT
PHỤ LỤC 02:
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2021-2025
(Kèm theo kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian ban hành
I
Tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững
1
Tham mưu triển khai Chương trình 02 của Thành ủy về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021
2
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý III-IV/2021
3
Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý III- IV/2021
4
Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
5
Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
6
Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2022-2024
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý IV/2021
7
Kế hoạch tổng thể công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Sở Tài chính
Các Tổng Công ty; Doanh nghiệp nhà nước; Sở Tài nguyên và Môi trường; Các Sở, Ban, ngành; địa phương liên quan.
Theo KH của Thủ tướng CP phê duyệt
8
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 08/6/2020 của UBND Thành phố về đẩy mạnh triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Sở Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Các Sở, Ban, ngành; địa phương liên quan.
Đã ban hành
9
Kế hoạch thực hiện Đề án của Bộ Công Thương về Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn 2021-2025
Sở Công Thương
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
10
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Sở Công Thương
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
11
Đề án quản lý, đầu tư, cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Sở Công Thương
Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các quận, huyện, Thị xã liên quan.
Quý I/2021
12
Chương trình hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật các Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố
Sở Công Thương
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan
Quý III/2021
13
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch đã được phê duyệt: (1) Chương trình khuyến công TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025; (2) Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP. Hà Nội; (3) Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP. Hà Nội; (4) Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP. Hà Nội; (5) Đề án quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2025; (6) Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; (7) Kế hoạch phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại giai đoạn trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025; (8) Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP, Hà Nội.
Sở Công Thương
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Đã ban hành
14
Tham mưu triển khai Chương trình 04 của Thành ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các huyện
Quý I/2021
15
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND thành phố thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sở Du lịch
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Đã ban hành
16
Tham mưu ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”
Sở Du lịch
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
17
Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với khai thác hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, ẩm thực, làng nghề... của Thủ đô.
Sở Du lịch
Các Sở: VH&TT, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã.
Quý II/2021
18
Tổ chức khảo sát, xây dựng và kết nối các điểm đến du lịch thành các tour, tuyến du lịch liên kết để tăng cường quảng bá, tuyên truyền, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước.
Sở Du lịch
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
19
Đề án Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -2025
Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
20
Đề án phát triển kinh tế số giai đoạn 2021-2025; phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Năm 2021
21
Nghị quyết quy định một số khoản thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội
Cục Thuế Hà Nội
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
22
Xây dựng Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố
Các sở, ngành liên quan
Quý II/2021
23
Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của địa phương
UBND các quận, huyện, thị xã
Quý III-IV/2021
II
Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững
1
Triển khai xây dựng Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
2
Tham mưu triển khai Chương trình 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”
Sở Xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021
3
Kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030
Sở Xây dựng
Quý I năm 2021
4
Tham mưu triển khai Chương trình 05 của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Sở Tài nguyên và Môi trường; Các sở, ban, ngành và địa phương liên quan
Quý I/2021
5
Hoàn thành rà soát, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
Quý IV/2021
6
Danh mục Kế hoạch quy hoạch giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
Năm 2021
7
Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
8
Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
2021-2022
9
Xây dựng hệ thống khung cơ sở dữ liệu không gian đô thị 3D và Hệ thống thông tin quản lý phát triển đô thị của Thành phố (Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin địa hình GIS)
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
2021-2023
10
Đề án “Nghiên cứu tổng thể các điểm xây dựng hạ tầng kỹ thuật xã hội phục vụ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn”
Viện Quy hoạch xây dựng
Các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn
2021-2023
11
Quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai (khu 1,2,3), tỷ lệ 1/2000
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
12
Quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên (khu 1,2,3), tỷ lệ 1/2000
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
13
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
2021-2022
14
Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống, tỷ lệ 1/5000
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
2021-2022
15
Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (HL 3,4,5,6), tỷ lệ 1/2000
Viện Quy hoạch xây dựng
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
16
Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sở Giao thông Vận tải
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Quy hoạch Kiến trúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Các sở, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
17
Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sở Giao thông Vận tải
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Quy hoạch Kiến trúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Các sở, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
18
Xây dựng Kế hoạch/Chương trình nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Sở Giao thông Vận tải
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
19
Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030
Sở Giao thông Vận tải
Sở Quy hoạch Kiến trúc; Sở Xây dựng; Công an Thành phố; các sở, ngành, quận, huyện liên quan
Quý II/2021
20
Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào
Sở Giao thông Vận tải
Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành, quận liên quan
Quý II/2021
21
Hoàn thiện Đề án giao thông thông minh
Sở Giao thông Vận tải
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học Công nghệ; các Sở, ngành liên quan.
Quý II/2021
III
Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố, triển khai mạnh mẽ nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
1
Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý III/2021
2
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý III/2021
3
Kế hoạch phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý III/2021
4
Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý II/2021
5
Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý III/2021
6
Kế hoạch củng cố, kiện toàn hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý III/2021
7
Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý III/2021
8
Đề án phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2022-2026
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý III/2021
9
Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Công thương; các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã
Quý II năm 2021
IV
Phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô
1
Tham mưu triển khai Chương trình 06 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”
Sở Văn hóa và Thể thao
Các sở, ban, ngành; quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
2
Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025
Sở Văn hóa và Thể thao
Các sở, ban, ngành; quận, huyện, thị xã
Quý III/2021
3
Kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới Các thành phố Sáng tạo của UNESCO của thành phố Hà Nội (năm 2021-2025).
Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Ngoại vụ; các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
4
Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở kịch đoạn các loại hình nghệ thuật sân khấu (Kịch nói, Chèo, Cải lương,...) được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục và giới thiệu trên truyền hình
Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Giáo dục Đào tạo, các đơn vị liên quan
Quý II/2021
V
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
1
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm 2021 - 2030
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Năm 2021
2
Kế hoạch đào tạo để đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 đối với giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Nội vụ; Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
3
Đề án sữa học đường giai đoạn 2021-2025
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
4
Quyết định ban hành định mức kinh tế kỹ thuật thuộc dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021
5
Quyết định ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục cho các đơn vị công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021
6
Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
7
Nghị quyết Quy định về các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
8
Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học ở địa bàn không đủ trường công lập theo học tại cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên của thành phố Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
9
Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2021 -2022
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
10
Quyết định ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục cho các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý III/2021
11
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 (nếu Trung ương ban hành)
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Sở Giáo dục Đào tạo; các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Sau khi Trung ương ban hành
VI
Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh
1
Tham mưu triển khai Chương trình 07 của Thành ủy về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”
Sở Khoa học và Công nghệ
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
2
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Thành phố Hà Nội đến năm 2030
Sở Khoa học và Công nghệ
Các sở, ban, ngành
Quý IV/2021
5
Thiết lập Sàn giao dịch công nghệ thành phố Hà Nội
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương; Viện nghiên cứu KTXH; các sở, ngành liên quan
Quý I/2021
6
Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 205-KH/TU ngày 10/9/2020 của Thành ủy Hà Nội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Thông tin và Truyền thông; Viện nghiên cứu KTXH; các sở, ngành liên quan
Quý II/2021
7
Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
Sở Khoa học và Công nghệ
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã liên quan
Quý II/2021
8
Kế hoạch thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn thành phố Hà Nội
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Y tế; quận, huyện, thị xã liên quan
Quý II/2021
9
Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Y tế; quận, huyện, thị xã liên quan
Quý III/2021
Kế hoạch thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Sở Khoa học và Công nghệ
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan
Quý II/2021
Nghị quyết quy định nội dung, mức chi và nguồn kinh phí thực hiện xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố
Sở Khoa học và Công nghệ
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan
Quý IV/2021
10
Đề án Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Sở Thông tin và Truyền thông
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
11
Chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Sở Thông tin và Truyền thông
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
12
Vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm dữ liệu Thành phố
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
VII
Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô
1
Tham mưu triển khai Chương trình 08 của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”
Sở Lao động và Thương binh và Xã hội
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021
2
Xây dựng mô hình gia đình Hà Nội ấm no - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc
Sở Văn hóa và Thể thao
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý II/2021
3
Đề án thực hiện mục tiêu giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
Sở Lao động và Thương binh và Xã hội
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các quận, huyện, thị xã liên quan
Quý II/2021
4
Kế hoạch phòng chống mại dâm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 -2025
Sở Lao động và Thương binh và Xã hội
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
5
Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Sở Lao động và Thương binh và Xã hội
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
6
Quyết định chuẩn nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Quý IV/2021
7
Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025
Sở Y tế
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
8
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội
Sở Y tế
Sở Lao động Thương binh và Xã hội; các sở, ngành, địa phương liên quan
Quý I/2021
9
Đề án Quản lý các cửa hàng kinh doanh an toàn thực phẩm trong chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -2025
Sở Công Thương
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
Quý II/2021
10
Kế hoạch “Triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội” giai đoạn 2021-2025
Sở Công Thương
UBND các quận, huyện, thị xã liên quan
Quý I/2021
11
Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
Ban Dân tộc Thành phố
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan, các huyện có xã vùng dân tộc thiểu số miền núi
Quý II/2021
VIII
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu
1
Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất 5 năm 2021 -2025 đảm bảo hoàn thành mục tiêu thu ngân sách từ đất và đấu giá quyền sử dụng đất giai đoạn 5 năm 2021 -2025
Sở Tài nguyên và Môi trường
Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
2
Hoàn thành công tác xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý IV/2021
3
Kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra thực hiện các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
4
Kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cấp đất dịch vụ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các quận, huyện, Thị xã liên quan.
Năm 2021
5
Kế hoạch kiểm tra hoạt động khai thác cát, khoáng sản, bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng gắn tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp với các tỉnh giáp ranh về quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các quận, huyện, Thị xã liên quan.
Quý I/2021
6
Kế hoạch tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Công thương; các huyện, Thị xã.
Quý II/2021
7
Hoàn thành xây dựng danh mục và kế hoạch thực hiện di dời ra khỏi nội đô các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây dựng; các Sở ngành liên quan; UBND các quận.
Quý II/2021
8
Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng 2030
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Năm 2021
9
Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn 2021-2025
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
10
Đề án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Thành phố
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Năm 2021
11
Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu Bây - Bắc Hưng Hải giai đoạn 2021- 2025
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Năm 2021
12
Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát chất lượng không khí, kiểm soát phóng xạ trên địa bàn Thành phố
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Năm 2021
13
Chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2020-2025
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Năm 2021
14
Đầu tư hoàn thiện Trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động.
Sở Tài nguyên và Môi trường
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý II/2021
15
Đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành, địa phương liên quan
Quý II/2021
16
Triển khai thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được điều chỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Giao thông Vận tải; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
17
Kế hoạch của Thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố phóng xạ xuyên biên giới đến năm 2025
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành, địa phương liên quan
Quý III/2021
18
Kế hoạch phòng chống, thảm họa, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Bộ Tư lệnh Thủ đô
Công an Thành phố; các Sở, Ban, ngành liên quan; các quận, huyện, thị xã.
Quý I/2021
IX
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong mọi tình huống
1
Tham mưu triển khai Chương trình 09 của Thành ủy về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”
Công an Thành phố
Bộ Tư lệnh Thủ đô; Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
2
Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố về tăng cường sự lãnh đạo của các ủy Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Thành phố định kỳ hàng năm.
Công an Thành phố
Văn phòng UBND Thành phố, các Sở, ban, ngành liên quan.
Quý I hàng năm
4
Hoàn thành diễn tập khu vực phòng thủ tại các đơn vị theo kế hoạch
Bộ Tư lệnh Thủ đô
các quận, huyện liên quan
Quý III hàng năm
5
Hoàn thành 100% các chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hàng năm
Bộ Tư lệnh Thủ đô
Quận, huyện, thị xã liên quan
Quý I hàng năm
X
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô
1
Kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội hàng năm
Sở Ngoại vụ
Các sở, ngành, địa phương liên quan
Hàng năm
2
Kế hoạch tăng cường công tác kết nối, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch với các công ty truyền thông, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và với các hãng hàng không, các ngành, địa phương trong cả nước...
Sở Du lịch
Sở Ngoại vụ; Trung tâm xúc tiến ĐTTMDL
Quý I/2021
3
Kế hoạch tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân các sự kiện văn hóa quốc tế diễn ra tại Hà Nội, kỷ niệm năm chẵn, năm tròn quan hệ Việt Nam với các nước phù hợp với diễn biến dịch Covid-19.
Sở Ngoại vụ
Sở Văn hóa - Thể thao; Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Hàng năm
4
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1542/QĐ- TU ngày 07/12/2016 của Thành ủy Hà Nội
Sở Ngoại vụ
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Năm 2021
5
Quyết định cơ chế đặc thù cho hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội
Sở Ngoại vụ
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Năm 2021
6
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch đã được ban hành: (1) Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) của thành phố Hà Nội; (2) Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn thành phố Hà Nội; (3) Kế hoạch triển khai Đề án huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024; (4) Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương giai đoạn 2021-2025
Sở Công thương
Các sở, ngành, địa phương liên quan
Đã ban hành
XI
Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị
1
Xây dựng/hoàn chỉnh Khung kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội
Sở Thông tin và Truyền thông
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
2
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
3
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội
Sở Nội vụ
Các quận; Sở, Ban, ngành liên quan.
Năm 2021
4
Kế hoạch rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm tại các cơ quan, đơn vị đảm bảo phù hợp với quy định và thực tiễn công tác.
Sở Nội vụ
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Năm 2021
5
Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố;
Sở Nội vụ
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý II/2021
6
Kế hoạch/Chương trình nâng cao năng lực quản trị của các cấp chính quyền trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Sở Nội vụ
Sở Thông tin và truyền thông; Viện nghiên cứu KTXH; các Sở, ngành liên quan.
Quý IV/2021
7
Kế hoạch cải cách hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -2025
Sở Nội vụ
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý IV/2021
8
Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030
Sở Nội vụ
Các Sở, Ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã.
Quý IV/2021
9
Kế hoạch duy trì thứ hạng cao của Thành phố về chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX); Cải thiện căn bản về điểm số của Thành phố về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS)
Sở Nội vụ
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Hàng năm
10
Kế hoạch/Chỉ thị cải thiện môi trường kinh doanh, duy trì và nâng cao thứ hạng chỉ số PCI của Thành phố hàng năm .
Sở Kế hoạch và Đầu tư
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Hàng năm
11
Quyết định về Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (thay thế Nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 và Quyết định 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016)
Sở Kế hoạch và Đầu tư
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý I/2021
12
Đề án phát triển Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hà Nội
Sở Tư pháp
UBND các quận, huyện, thị xã
Quý I/2021
13
Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; quy định định mức phân bổ ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2022-2025 của thành phố Hà Nội
Sở Tài chính
Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ngành liên quan; các quận, huyện, thị xã
Quý IV/2021
14
Kế hoạch đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, các chương trình miễn giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.
Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHN
Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Hàng năm
15
Kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động các quỹ tín dụng nhân dân để có biện pháp chấn chỉnh, củng cố tổ chức, hoạt động.
Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHN
Sở Tài chính; Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Hàng năm
XII
Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 -2025 của thành phố Hà Nội
Sở Tài chính
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý II/2021
2
Kế hoạch thực hiện Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”
Thanh tra Thành phố
UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan
Quý II/2021 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "30/03/2021",
"sign_number": "84/KH-UBND",
"signer": "Chu Ngọc Anh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-lien-nganh-3970-KHLN-BLDTBXH-BGDDT-2013-bao-ve-cham-soc-giao-duc-tre-em-212028.aspx | Kế hoạch liên ngành 3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT 2013 bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3970 KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH LIÊN NGÀNH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM GIỮA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
Thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là hai ngành) thống nhất ban hành Kế hoạch liên ngành thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường phối hợp chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em của hai ngành nhằm xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, đảm bảo cơ hội học tập và phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Các văn bản đã ban hành về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo được rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung và đề xuất các văn bản phù hợp trong giai đoạn mới.
2.2. Cơ chế, nội dung phối hợp giữa hai ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Trung ương và địa phương được xây dựng và cụ thể hóa.
2.3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên từ Trung ương đến địa phương được nâng cao; tổng số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đạt 80% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
2.4. Nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở địa phương được nâng cao thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục.
2.5. Các chương trình hoạt động phối hợp cụ thể giữa hai ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được thực hiện có kết quả.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi, thời gian
Kế hoạch này được triển khai trong giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể như sau:
- Giai đoạn I (năm 2013 - 2015): Triển khai tại hai Bộ và chỉ đạo điểm tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, phía Nam.
- Giai đoạn II (năm 2016 - 2020): Triển khai tại 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Đối tượng
2.1. Đối tượng áp dụng
- Cán bộ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
2.2. Đối tượng thụ hưởng
- Trẻ em, học sinh, cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cơ sở trợ giúp trẻ em.
- Cán bộ quản lý, thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cơ sở trợ giúp trẻ em.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung hoạt động thực hiện các mục tiêu cụ thể
Hoạt động 1. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá các văn bản đã ban hành, chia sẻ thông tin, dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giữa hai ngành để sửa đổi, bổ sung và đề xuất các văn bản phù hợp trong giai đoạn mới
- Nghiên cứu, rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn có liên quan của hai ngành để bổ sung, sửa đổi và đề xuất xây dựng, ban hành các văn bản mới có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Đưa nội dung bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vào kế hoạch công tác, văn bản hướng dẫn thường xuyên của hai ngành.
- Chia sẻ thông tin và cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hoạt động 2. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cấp
- Khảo sát, đánh giá về việc phối hợp giữa hai ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cấp.
- Xác định nội dung, hình thức, mức độ, thành phần tham gia, điều kiện đảm bảo thực hiện việc phối hợp giữa hai ngành ở các cấp trong từng hoạt động, chương trình cụ thể.
- Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Lồng ghép nội dung về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vào các phong trào, cuộc vận động, hoạt động của hai ngành.
Hoạt động 3. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ Trung ương đến địa phương
- Khảo sát, đánh giá việc lồng ghép nội dung, chuyển tải kiến thức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và trong các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở địa phương.
- Xây dựng các tài liệu về lồng ghép kiến thức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em với giáo dục sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, giới cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
- Xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, giáo viên mầm non, phổ thông; nâng cao năng lực giảng viên trường, khoa sư phạm về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, định kỳ cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên khoa, trường sư phạm, giáo viên nòng cốt về phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, giới và công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hoạt động 4. Truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ em, học sinh trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở trợ giúp trẻ em ở địa phương
- Xây dựng tài liệu truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đánh giá và bổ sung tài liệu truyền thông có liên quan trong cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
- Nâng cao năng lực truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, khoa, trường sư phạm.
- Tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm và các phương thức hoạt động của học sinh phổ thông thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- Tổ chức truyền thông kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ trẻ em, học sinh trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan trong công tác truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Nghiên cứu xây dựng, thí điểm tổ chức thực hiện, nhân rộng các mô hình điểm về truyền thông bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong và ngoài nhà trường.
- Thí điểm và nhân rộng mô hình Văn phòng tư vấn, điểm tư vấn hoặc công tác xã hội tại trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non để cung cấp, giới thiệu dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý cho học sinh.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đổi mới công tác Đội và phong trào thiếu nhi thông qua hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của học sinh trong trường học và ở nơi cư trú.
Hoạt động 5. Phối hợp tổ chức thực hiện một số chương trình, hoạt động cụ thể trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
5.1. Thực hiện chính sách và vận động xã hội trợ giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học yếu kém, tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh đi học đúng độ tuổi (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) và không có học sinh bỏ học vì khó khăn về kinh tế hoặc học yếu kém.
5.2. Phòng, chống tình trạng học sinh bị bạo lực, xâm hại, bóc lột, đảm bảo an toàn cho học sinh trên đường đi học và trong trường học. Phòng, chống tệ nạn xã hội và tình trạng vi phạm pháp luật trong trẻ em, học sinh như: đánh nhau, bắt nạt, trộm cắp, nghiện games, sử dụng ma túy và các chất kích thích có hại, mại dâm, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em.
5.3. Xây dựng môi trường thân thiện, tích cực cho học sinh, văn hóa ứng xử, thực hiện bình đẳng giới, giảm thiểu phân biệt đối xử, thiếu trách nhiệm của học sinh trong trường học và cộng đồng; thí điểm xây dựng bộ chuẩn mực ứng xử của học sinh trong trường học, gia đình, cộng đồng.
5.4. Phối hợp với gia đình, địa phương tổ chức dạy bơi và cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em; tư vấn hỗ trợ trẻ em, học sinh chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân trong trường học, gia đình, đặc biệt cho trẻ em, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh nữ; phòng, tránh HIV/AIDS và chống kì thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
5.5. Thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”; xây dựng cơ chế và mô hình phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng, đảm bảo điều kiện cho các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ em ở khu dân cư và trong nhà trường. Khuyến khích trẻ em, học sinh tự học tích cực ở nhà, ở trường và ở cộng đồng với sự hỗ trợ của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, người thân.
5.6. Học sinh tham gia chương trình hướng nghiệp, xác định mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp, xác định thái độ học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện nhân cách; đền ơn đáp nghĩa, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống, hoàn thiện bản thân.
2. Các giải pháp chủ yếu
2.1. Chỉ đạo điều hành
- Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan tham mưu với Đảng, Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; rà soát, sửa đổi, kiện toàn, bổ sung chính sách, văn bản hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ nguồn lực, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em tại địa phương.
2.2. Tăng cường truyền thông, vận động xã hội
- Đổi mới, đa dạng nội dung và hình thức truyền thông, vận động xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với từng cấp học mầm non, phổ thông cho trẻ em và học sinh, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và cha mẹ trẻ em, học sinh.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em, Ngày khai trường, Tết Trung thu, các sự kiện, hoạt động truyền thông, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Từng bước huy động sự tham gia chủ động của trẻ em, học sinh phổ thông, cha mẹ học sinh trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2.3. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em các cấp của hai ngành.
- Xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Thí điểm chuyên đề bồi dưỡng về thực hành quyền trẻ em trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hè hàng năm cho giáo viên.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của địa phương.
2.4. Giám sát, đánh giá
- Phối hợp giám sát, đánh giá liên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan về việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em định kỳ và chuyên đề tại địa phương.
- Trao đổi thông tin, hệ thống chỉ tiêu đánh giá, mẫu báo cáo, phần mềm quản lý dữ liệu công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tổ chức thực hiện ở các cấp.
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá, hoạch định phương hướng, cơ chế phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em hàng năm và giai đoạn. Động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Giao Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em chủ trì, phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viên và các đơn vị thuộc hai Bộ, các đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn với các nội dung cụ thể như sau:
- Rà soát, sửa đổi, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Rà soát và xây dựng các chính sách, chế độ trợ giúp, khuyến khích trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đi học.
- Tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục, phấn đấu đạt các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 và các chương trình, kế hoạch, dự án có liên quan khác.
- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tài liệu tập huấn về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát định kỳ và chuyên đề công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các địa phương.
- Hướng dẫn các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội, tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tại địa phương.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giao Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các đơn vị thuộc hai Bộ, các đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn với các nội dung cụ thể như sau:
- Tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong giai đoạn 2013 - 2020.
- Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ đối với Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường học.
- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chủ chốt làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại địa phương.
- Phối hợp với các đơn vị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát định kỳ công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
3. Ủy ban nhân dân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch này tại địa phương, cần chú trọng một số nội dung sau:
- Phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch liên ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện tại địa phương.
- Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lồng ghép nội dung, hoạt động của Kế hoạch liên ngành trong các chương trình, kế hoạch, dự án bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội của Kế hoạch liên ngành tại cộng đồng.
- Phối hợp tổ chức bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chỉ đạo tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha mẹ trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cơ sở trợ giúp trẻ em./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "15/10/2013",
"sign_number": "3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT",
"signer": "Doãn Mậu Diệp, Nguyễn Thị Nghĩa",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-52-KH-UBND-dieu-tra-xa-hoi-hoc-xac-dinh-cai-cach-hanh-chinh-Hai-Phong-2016-2017-341877.aspx | Kế hoạch 52/KH-UBND điều tra xã hội học xác định cải cách hành chính Hải Phòng 2016 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 52/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 02 tháng 03 năm 2017
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC, PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN, HUYỆN
Thực hiện Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước thành phố năm 2017; Quyết định số 219/QĐ-UBND, ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc điều chỉnh Bộ chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức việc điều tra xã hội học, phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Điều tra xã hội học nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin đánh giá về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện từ các tổ chức, cá nhân có liên quan phục vụ việc xác định chỉ số CCHC năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đảm bảo thực chất, khách quan;
- Điều tra xã hội học đảm bảo đúng đối tượng, phương pháp, thời gian và phù hợp với điều kiện thực tế.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng và nội dung lấy ý kiến gồm:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
b) Đại diện Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
c) Lãnh đạo các Sở, ban, ngành: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của Ủy ban nhân dân các quận, huyện; đánh giá chéo đối với công tác CCHC của các Sở, ban, ngành;
d) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Ủy viên Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành;
đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện: cho ý kiến đánh giá công tác CCHC đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện của mình.
e) Tổ chức, doanh nghiệp và công dân: Cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
2. Mẫu phiếu:
- Phiếu xin ý kiến đối với đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố: Mẫu số 01, Mẫu số 02;
- Phiếu xin ý kiến đối với lãnh đạo các Sở, ban, ngành gồm: Mẫu số 3A, Mẫu số 3B;
- Phiếu xin ý kiến đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân; Ủy viên Ủy ban nhân dân quận, huyện: Mẫu số 4;
- Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện: Mẫu số 5;
- Phiếu xin ý kiến đối với đại diện tổ chức, doanh nghiệp và công dân: Mẫu số 6.
3. Số lượng phiếu điều tra:
TT
Đối tượng
Số lượng người trả lời phiếu
Số phiếu điều tra
Ghi chú
1.
Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố: Đánh giá công tác CCHC đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
69
138
02 phiếu/người
2.
Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố (04 người/đơn vị): Đánh giá công tác CCHC đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
24
48
02 phiếu/người
3.
Lãnh đạo các Sở, ban, ngành 04 người/đơn vị (Giám đốc và 03 Phó Giám đốc và tương đương); Đánh giá công tác CCHC đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện; đánh giá chéo đối với công tác CCHC của các Sở, ban, ngành.
76
152
02 phiếu/người
4.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 03 người/đơn vị (Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch), Ủy viên Ủy ban nhân dân quận, huyện (10 người/đơn vị), Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện (05 người/đơn vị): Đánh giá công tác CCHC đối với các Sở, ban, ngành.
252
252
01 phiếu/người
5.
Đại biểu Hội đồng nhân dân các quận, huyện (524 người); đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội các quận, huyện (02 người/đơn vị: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và tương đương): Đánh giá công tác CCHC đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
692
692
01 phiếu/người
6.
Người dân, doanh nghiệp
6.1
Đối với các quận, huyện:
- Người dân: Đánh giá công tác CCHC các quận, huyện: Mỗi quận, huyện lựa chọn 03 xã, phường, thị trấn ở 03 mức kinh tế phát triển cao, trung bình, thấp của quận, huyện. Mỗi xã, phường, thị trấn lấy ý kiến của 30 người là (Bí thư, Phó Bí thư chi bộ; Trưởng, phó thôn; Tổ trưởng, Phó tổ trưởng Tổ dân phố; đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và cử tri tại thôn, tổ dân phố: 14 quận, huyện x 03 xã, phường, thị trấn = 42 xã, phường, thị trấn x 30 phiếu = 1.260 phiếu;
1.260
1.260
01 phiếu/người
- Doanh nghiệp: Đánh giá công tác CCHC của Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 01 quận, huyện lấy ý kiến đánh giá của 10 doanh nghiệp trên địa bàn: 14 quận, huyện x 10 doanh nghiệp/đơn vị = 140 phiếu.
140
140
6.2
Các Sở, ban, ngành: Tổ chức lấy ý kiến của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp; lấy ý kiến của người dân đối với thủ tục hành chính liên quan đến người dân (30 doanh nghiệp và người dân/đơn vị x 19 sở, ngành = 570 phiếu).
570
570
01 phiếu/người
TỔNG CỘNG
3.083
3.252
4. Phương pháp điều tra, tổng hợp thông tin
4.1. Phương pháp điều tra:
- Đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố; Lãnh đạo các sở, ban, ngành: Sở Nội vụ gửi phiếu điều tra kèm Công văn đề nghị phối hợp trả lời phiếu.
- Đối với Lãnh đạo các quận, huyện; Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện; Đại biểu Hội đồng nhân dân các quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện: Sở Nội vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện trực tiếp xin ý kiến vào Phiếu khảo sát.
- Đối với người dân và doanh nghiệp do quận, huyện điều tra: Công chức thực hiện nhiệm vụ điều tra xã hội học của quận, huyện phối hợp với chính quyền địa phương xã, phường mời 30 người đúng thành phần nêu trên và 10 đại diện doanh nghiệp tập trung tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã, phường để quán triệt mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, hướng dẫn các nội dung, yêu cầu đối với người trả lời phiếu điều tra khi điền các thông tin và trả lời nội dung câu hỏi trên phiếu.
- Đối với người dân và doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành: Sở Nội vụ chủ trì thực hiện.
4.2. Phương pháp tổng hợp kết quả điều tra:
a) Đối với từng Phiếu điều tra:
Điểm quy đổi tối đa/01 phiếu = 40 điểm (đối với các câu hỏi về dự kiến xếp hạng, ý kiến tham gia để tham khảo và không tính điểm); trong đó chia ra điểm cụ thể cho từng câu hỏi trong phiếu, cụ thể như sau:
- Đối với phiếu xin ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ở thành phố (Mẫu phiếu số: 01, 02): Gồm 08 câu hỏi trắc nghiệm:
+ Số điểm/câu hỏi: Tối đa mỗi câu hỏi được 5 điểm;
+ Số điểm đạt được của từng câu tương ứng với 04 phương án trả lời; cụ thể: Đánh giá tốt và tương đương được 5 điểm; đánh giá khá và tương đương được 3 điểm; đánh giá trung bình và tương đương được 1 điểm; đánh giá yếu, kém và tương đương không có điểm.
- Đối với phiếu xin ý kiến lãnh đạo các Sở, ban, ngành (Mẫu phiếu số 3A, 3B): Gồm 08 câu hỏi trắc nghiệm:
+ Số điểm/câu hỏi: Tối đa mỗi câu hỏi được 5 điểm;
+ Số điểm đạt được của từng câu tương ứng với 04 phương án trả lời; cụ thể: Đánh giá tốt và tương đương được 5 điểm; đánh giá khá và tương đương được 3 điểm; đánh giá trung bình và tương đương được 1 điểm; đánh giá yếu, kém và tương đương không có điểm.
- Đối với phiếu xin ý kiến lãnh đạo, Ủy viên Ủy ban nhân dân quận, huyện (Mẫu phiếu số 04): Gồm 08 câu hỏi trắc nghiệm:
+ Số điểm/câu hỏi: Tối đa mỗi câu hỏi được 5 điểm;
+ Số điểm đạt được của từng câu tương ứng với 04 phương án trả lời; cụ thể: Đánh giá tốt và tương đương được 5 điểm; đánh giá khá và tương đương được 3 điểm; đánh giá trung bình và tương đương được 1 điểm; đánh giá yếu, kém và tương đương không có điểm.
- Đối với phiếu xin ý kiến doanh nghiệp, công dân; Đại biểu Hội đồng nhân dân các quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện (Mẫu phiếu số 05, 06): Gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm:
+ Số điểm/câu hỏi: Tối đa mỗi câu hỏi được 4 điểm;
+ Số điểm đạt được của từng câu tương ứng với 04 phương án trả lời; cụ thể: Đánh giá tốt và tương đương được 4 điểm; đánh giá khá và tương đương được 2,5 điểm; đánh giá trung bình và tương đương được 1 điểm; đánh giá yếu, kém và tương đương không có điểm.
b) Phương pháp tổng hợp chung:
- Tổng số điểm điều tra xã hội học của đơn vị = Tổng điểm của từng phiếu/tổng số phiếu thu về được tính để cộng điểm.
- Ví dụ: Sở A có số phiếu điều tra thu về là 04 phiếu/04 đối tượng điều tra, khảo sát; trong đó:
+ 01 Phiếu đánh giá của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố được: 30 điểm;
+ 01 Phiếu đánh giá của lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở thành phố được: 30 điểm;
+ 01 Phiếu đánh giá của lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện được: 25 điểm;
+ 01 Phiếu đánh giá của tổ chức, doanh nghiệp, công dân được: 25 điểm.
Điểm điều tra xã hội học = (30 + 30+ 25 + 25)/4= 27,5 điểm.
5. Thời gian thực hiện:
- Từ ngày 05/3/2017 đến ngày 15/3/2017: Sở Nội vụ, Tổ công tác và các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc phát phiếu điều tra, khảo sát tới các đối tượng; thu thập phiếu và gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp.
- Trước ngày 25/3/2017, Sở Nội vụ, Tổ công tác tổng hợp, xử lý số liệu điều tra, khảo sát; báo cáo Hội đồng thẩm định thành phố để tổng hợp điểm đánh giá và xếp hạng chỉ số cải cách hành chính các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện năm 2016.
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nội vụ:
- Tham mưu Hội đồng thẩm định thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai điều tra xã hội học, phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Giám đốc Sở Nội vụ thành lập Tổ công tác để phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện điều tra xã hội học; tổng hợp kết quả điều tra;
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất cụ thể việc sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện điều tra xã hội học phục vụ Chỉ số CCHC năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố, của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện được quy định tại Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước thành phố năm 2017;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp phiếu đánh giá, báo cáo Hội đồng thẩm định thành phố.
2. Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Kế hoạch này;
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất cụ thể việc lập và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện điều tra xã hội học;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm tra danh sách các doanh nghiệp do các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã gửi Phiếu lấy ý kiến điều tra.
3. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Cử cán bộ, công chức làm đầu mối, phối hợp với Tổ công tác để tổ chức triển khai thực hiện việc gửi phiếu xin ý kiến đối với lãnh đạo Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị-xã hội quận, huyện; gửi phiếu xin ý kiến đối với doanh nghiệp, công dân;
- Tổng hợp, gửi các phiếu điều tra về Sở Nội vụ theo đúng yêu cầu, tiến độ thời gian quy định (trước ngày 15/3/2017); đồng thời lập danh sách (họ và tên, địa chỉ, số điện thoại) của người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức triển khai điều tra xã hội học, phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng, thời gian, tiến độ đã xác định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên hệ trực tiếp với Sở Nội vụ (qua Phòng Cải cách hành chính và Pháp chế; điện thoại: 0313.746543) để được hướng dẫn, phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Hội đồng thẩm định TP;
- Các sở, ban ngành;
- UBND các quận, huyện;
- CPVP UBND TP;
- Các phòng: VXNC, KTGSTĐKT;
- CV: NC;
- Cổng TTĐT;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
Mã số: 03A
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN LÃNH ĐẠO, SỞ, BAN, NGÀNH
đánh giá công tác CCHC của các quận, huyện
Để phục vụ cho công tác đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các quận, huyện; đề nghị ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về kết quả triển khai thực hiện công tác CCHC của các quận, huyện theo nội dung các câu hỏi dưới đây;
Ý kiến của ông bà được đánh dấu (x) vào ô tương ứng (từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 8); xếp số thứ tự đối với câu hỏi số 9 trong bảng hỏi.
Chúng tôi cam kết những thông tin cá nhân của ông/bà được giữ bí mật.
Xin trân trọng cảm ơn ông (bà).
Họ và tên: ...................................................................................
Chức vụ, đơn vị công tác:............................................................
Câu 1: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về sự chuyển biến công tác CCHC của các quận, huyện năm 2016 so với các năm trước đây như thế nào:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ
Tốt hơn
Khá hơn
Không cải thiện
Kém hơn
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 2: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý ở địa phương của:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 3: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ trách nhiệm trong thực hiện công tác CCHC của người đứng đầu UBND quận, huyện:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ
Rất trách nhiệm
Trách nhiệm
Bình thường
Không trách nhiệm
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 4: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mối quan hệ phối hợp của UBND quận, huyện đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở, ban, ngành:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ
Rất kịp thời
Khá kịp thời
Bình thường
Không kịp thời
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 5: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về năng lực, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức, tại UBND quận, huyện thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến ngành:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ
Rất trách nhiệm
Trách nhiệm
Bình thường
Không trách nhiệm
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 6: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc giải quyết TTHC của các quận, huyện thuộc lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành và bộ thủ tục hành chính của ngành do UBND thành phố công bố thông qua các tiêu chí: Công khai, minh bạch các TTHC; Trách nhiệm của công chức tại bộ phận một cửa trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC; Tiến độ, chất lượng giải quyết TTHC; Về thu phí, lệ phí theo quy định.
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 7: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thuận tiện trong khai thác, sử dụng thông tin, văn bản trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ thực hiện
Rất thuận tiện
Thuận tiện
Bình thường
Không thuận tiện
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 8: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc của đội ngũ cán bộ, công chức có liên quan đến ngành tại:
STT
Cơ quan, đơn vị
Mức độ thực hiện
Tất cả
Hầu hết
Một số
Không sử dụng
01
UBND quận Dương Kinh
02
UBND quận Đồ Sơn
03
UBND quận Hải An
04
UBND quận Hồng Bàng
05
UBND quận Kiến An
06
UBND quận Lê Chân
07
UBND quận Ngô Quyền
08
UBND huyện An Dương
09
UBND huyện An Lão
10
UBND huyện Cát Hải
11
UBND huyện Kiến Thụy
12
UBND huyện Thủy Nguyên
13
UBND huyện Tiên Lãng
14
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 9: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc dự kiến xếp hạng công tác CCHC đối với UBND các quận, huyện:
Cơ quan, đơn vị
Dự kiến xếp hạng
(Theo thứ tự từ 1 đến 14)
UBND quận Dương Kinh
UBND quận Đồ Sơn
UBND quận Hải An
UBND quận Hồng Bàng
UBND quận Kiến An
UBND quận Lê Chân
UBND quận Ngô Quyền
UBND huyện An Dương
UBND huyện An Lão
UBND huyện Cát Hải
UBND huyện Kiến Thụy
UBND huyện Thủy Nguyên
UBND huyện Tiên Lãng
UBND huyện Vĩnh Bảo
Câu 10: Nếu có những đánh giá hoặc kiến nghị khác đối với công tác CCHC của UBND quận, huyện, ông (bà) vui lòng ghi thêm tại đây:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Mã số: 03B
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN LÃNH ĐẠO CÁC SỞ, BAN, NGÀNH
đánh giá chéo công tác CCHC của các sở, ban, ngành
(Đề nghị không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình)
Để phục vụ cho công tác đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các sở, ban, ngành; đề nghị ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về kết quả triển khai thực hiện công tác CCHC của các sở, ban, ngành theo nội dung các câu hỏi dưới đây;
Ý kiến của ông bà được đánh dấu (x) vào ô tương ứng (từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 8); xếp số thứ tự đối với câu hỏi số 9 trong bảng hỏi.
Chúng tôi cam kết những thông tin cá nhân của ông/bà được giữ bí mật.
Xin trân trọng cảm ơn ông (bà).
Họ và tên:..............................................................................................................................
Chức vụ, đơn vị công tác:......................................................................................................
Câu 1: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về sự chuyển biến công tác CCHC của các sở, ban, ngành năm 2016 so với các năm trước đây như thế nào:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt hơn
Khá hơn
Không cải thiện
Kém hơn
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 2: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo lĩnh vực của:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 3: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về kết quả thực hiện việc tham mưu đề xuất công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 4: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mối quan hệ phối hợp và mức độ giải quyết của sở, ban, ngành đối với các vấn đề kiến nghị, đề xuất của UBND quận, huyện về những vấn đề quản lý theo lĩnh vực chuyên ngành:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất kịp thời
Khá kịp thời
Kịp thời
Chưa kịp thời
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 5: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC của người đứng đầu các sở, ban, ngành:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất trách nhiệm
Trách nhiệm
Bình thường
Không trách nhiệm
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 6: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về năng lực, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất trách nhiệm
Trách nhiệm
Bình thường
Không trách nhiệm
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
.
Câu 7: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về việc giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành thông qua các tiêu chí: Công khai, minh bạch các TTHC; trách nhiệm của công chức tại bộ phận một cửa trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC; tiến độ, chất lượng giải quyết TTHC; về thu phí, lệ phí theo quy định.
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 8: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thuận tiện trong khai thác, sử dụng thông tin, văn bản trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ thực hiện
Rất thuận tiện
Thuận tiện
Bình thường
Không thuận tiện
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 9: Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về dự kiến xếp hạng công tác CCHC đối với:
Đề nghị ông (bà) vui lòng không đánh giá đối với cơ quan, đơn vị mình (gạch chéo vào ô đánh giá)
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Dự kiến xếp hạng
(Theo thứ tự từ 1 đến 19)
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
Sở Công Thương
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giao thông vận tải
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Ngoại vụ
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở Nội vụ
Sở Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Thông tin và truyền thông
Sở Tư pháp
Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Xây dựng
Sở Y tế
Thanh tra thành phố
Văn phòng UBND thành phố
Câu 10: Nếu có những đánh giá hoặc kiến nghị khác đối với công tác CCHC của các sở, ban, ngành, ông (bà) vui lòng ghi thêm tại đây:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Mã số: 04
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN THƯỜNG TRỰC HĐND, LÃNH ĐẠO UBND, ỦY VIÊN UBND QUẬN, HUYỆN
đánh giá công tác CCHC của các sở, ban, ngành
Để phục vụ cho công tác đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các sở, ban, ngành; đề nghị ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về kết quả triển khai thực hiện công tác CCHC của các sở, ban, ngành theo nội dung các câu hỏi dưới đây;
Ý kiến của ông bà được đánh dấu (x) vào ô tương ứng (từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 8); xếp số thứ tự đối với câu hỏi số 9 trong bảng hỏi.
Chúng tôi cam kết những thông tin cá nhân của ông/bà được giữ bí mật.
Xin trân trọng cảm ơn ông (bà).
Họ và tên:..............................................................................................................................
Chức vụ, đơn vị công tác:......................................................................................................
Câu 1: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về sự chuyển biến công tác CCHC của các sở, ban, ngành năm 2016 so với các năm trước đây như thế nào:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt hơn
Khá hơn
Không cải thiện
Kém hơn
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 2: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo lĩnh vực của:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 3: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về kết quả thực hiện việc tham mưu đề xuất công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 4: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mối quan hệ phối hợp và mức độ giải quyết của sở, ban, ngành đối với các vấn đề kiến nghị, đề xuất của UBND quận, huyện về những vấn đề quản lý theo lĩnh vực chuyên ngành:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất kịp thời
Khá kịp thời
Kịp thời
Chưa kịp thời
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 5: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC của người đứng đầu các sở, ban, ngành:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất trách nhiệm
Trách nhiệm
Bình thường
Không trách nhiệm
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 6: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về năng lực, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất trách nhiệm
Trách nhiệm
Bình thường
Không trách nhiệm
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 7: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về việc giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành thông qua các tiêu chí: Công khai, minh bạch các TTHC; trách nhiệm của công chức tại bộ phận một cửa trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC; tiến độ, chất lượng giải quyết TTHC; về thu phí, lệ phí theo quy định.
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 8: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thuận tiện trong khai thác, sử dụng thông tin, văn bản trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của:
STT
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Mức độ
Rất thuận tiện
Thuận tiện
Bình thường
Không thuận tiện
01
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
02
Sở Công Thương
03
Sở Giáo dục và Đào tạo
04
Sở Giao thông vận tải
05
Sở Kế hoạch và Đầu tư
06
Sở Khoa học và Công nghệ
07
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
08
Sở Ngoại vụ
09
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10
Sở Nội vụ
11
Sở Tài chính
12
Sở Tài nguyên và Môi trường
13
Sở Thông tin và truyền thông
14
Sở Tư pháp
15
Sở Văn hóa và Thể thao
16
Sở Xây dựng
17
Sở Y tế
18
Thanh tra thành phố
19
Văn phòng UBND thành phố
Câu 9: Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về dự kiến xếp hạng công tác CCHC đối với:
Cơ quan, đơn vị
(xếp theo vần a, b, c)
Dự kiến xếp hạng
(Theo thứ tự từ 1 đến 19)
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng
Sở Công Thương
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giao thông vận tải
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Ngoại vụ
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở Nội vụ
Sở Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Thông tin và truyền thông
Sở Tư pháp
Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Xây dựng
Sở Y tế
Thanh tra thành phố
Văn phòng UBND thành phố
Câu 10: Nếu có những đánh giá hoặc kiến nghị khác đối với công tác CCHC của các sở, ban, ngành, ông (bà) vui lòng ghi thêm tại đây:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Mã số: 05
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA ĐẠI BIỂU HĐND; ĐẠI DIỆN MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI QUẬN, HUYỆN
đánh giá công tác CCHC của…………………………………………..
Để phục vụ cho công tác đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của…………………….; đề nghị tổ chức, doanh nghiệp, công dân (gọi tắt là ông, bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về kết quả giải quyết TTHC của ………………………….. theo nội dung các câu hỏi dưới đây;
Việc cho biết ý kiến được thực hiện như sau:
Ý kiến của ông bà được đánh dấu (x) vào ô tương ứng (từ câu 1 đến câu 10) Chúng tôi cam kết những thông tin cá nhân của ông/bà được giữ bí mật.
Xin trân trọng cảm ơn ông, bà!
Tên, địa chỉ (số điện thoại nếu có) tổ chức, doanh nghiệp công dân:
.............................................................................................................................................
Câu 1: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về việc tìm hiểu thông tin để giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại đơn vị:
Rất thuận lợi
Thuận lợi
Chưa thực sự thuận lợi
Không thuận lợi
Câu 2: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tại nơi nộp hồ sơ?
Rất tốt
Đảm bảo đáp ứng yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu nhưng còn hạn chế
Không đáp ứng yêu cầu
Câu 3: Xin ông, bà vui lòng cho biết: Khi đến nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi làm thủ tục tại đơn vị:
Rất nhanh gọn
Đảm bảo thời gian theo đúng quy định
Chờ đợi lâu, do công chức xử lý chậm
Chờ đợi rất lâu do công chức xử lý chậm hoặc đi lại nhiều lần và nhiều lý do khác
Câu 4: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về các biểu mẫu, đơn để kê khai thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị:
Rất đơn giản, dễ thực hiện
Đơn giản, dễ thực hiện
Một số biểu mẫu khó hiểu do chưa có hướng dẫn
Yêu cầu quá nhiều biểu mẫu, hồ sơ
Câu 5: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị:
Đầy đủ, cụ thể
Khá đầy đủ
Có công khai nhưng chưa đầy đủ
Không công khai thủ tục hành chính
Câu 6: Xin ông, bà vui lòng cho biết khi tới giải quyết thủ tục hành chính, thái độ, cách hướng dẫn thực hiện của công chức bộ phận một cửa của đơn vị:
Rất lịch sự, thân thiện, dễ gần
Lịch sự, thân thiện
Bình thường
Thờ ơ, không thân thiện hoặc khó chịu
Câu 7: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thành thạo công việc của công chức tại bộ phận một cửa của đơn vị:
Rất thành thạo, chuyên nghiệp cao
Thành thạo hoặc xử lý bình thường
Chưa thành thạo, còn lúng túng
Xử lý công việc rất lúng túng, chậm
Câu 8: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại đơn vị:
Sớm hơn so với ngày hẹn trả kết quả
Đúng ngày hẹn trả kết quả
Chậm hơn so với ngày hẹn trả kết quả nhưng được thông báo lý do chậm
Chậm hơn so với ngày hẹn trả nhưng không được thông báo lý do
Câu 9: Xin ông, bà vui lòng cho biết khi giải quyết thủ tục hành chính, ông, bà có phải trả thêm khoản phí nào khác ngoài mức phí đã quy định phải nộp không?
Thủ tục theo quy định không phải trả phí
Không phải trả thêm chi phí nào khác
Có trả thêm nhưng do tình nguyện
Có trả thêm do công chức gợi ý hoặc ép buộc
Câu 10: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ hài lòng của mình đối với quá trình giải quyết hồ sơ tại đơn vị:
Rất hài lòng
Hài lòng
Chưa hài lòng
Không hài lòng
Mã số: 06
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP, NGƯỜI DÂN
đánh giá công tác CCHC của…………………………………………..
Để phục vụ cho công tác đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của…………………….; đề nghị tổ chức, doanh nghiệp, công dân (gọi tắt là ông, bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về kết quả giải quyết TTHC của ………………………….. theo nội dung các câu hỏi dưới đây;
Việc cho biết ý kiến được thực hiện như sau:
Ý kiến của ông bà được đánh dấu (x) vào ô tương ứng (từ câu 1 đến câu 10) Chúng tôi cam kết những thông tin cá nhân của ông/bà được giữ bí mật.
Xin trân trọng cảm ơn ông, bà!
Tên, địa chỉ (số điện thoại nếu có) tổ chức, doanh nghiệp công dân:
.............................................................................................................................................
Câu 1: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về việc tìm hiểu thông tin để giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại đơn vị:
Rất thuận lợi
Thuận lợi
Chưa thực sự thuận lợi
Không thuận lợi
Câu 2: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tại nơi nộp hồ sơ?
Rất tốt
Đảm bảo đáp ứng yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu nhưng còn hạn chế
Không đáp ứng yêu cầu
Câu 3: Xin ông, bà vui lòng cho biết: Khi đến nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi làm thủ tục tại đơn vị:
Rất nhanh gọn
Đảm bảo thời gian theo đúng quy định
Chờ đợi lâu, do công chức xử lý chậm
Chờ đợi rất lâu do công chức xử lý chậm hoặc đi lại nhiều lần và nhiều lý do khác
Câu 4: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về các biểu mẫu, đơn để kê khai thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị:
Rất đơn giản, dễ thực hiện
Đơn giản, dễ thực hiện
Một số biểu mẫu khó hiểu do chưa có hướng dẫn
Yêu cầu quá nhiều biểu mẫu, hồ sơ
Câu 5: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị:
Đầy đủ, cụ thể
Khá đầy đủ
Có công khai nhưng chưa đầy đủ
Không công khai thủ tục hành chính
Câu 6: Xin ông, bà vui lòng cho biết khi tới giải quyết thủ tục hành chính, thái độ, cách hướng dẫn thực hiện của công chức bộ phận một cửa của đơn vị:
Rất lịch sự, thân thiện, dễ gần
Lịch sự, thân thiện
Bình thường
Thờ ơ, không thân thiện hoặc khó chịu
Câu 7: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thành thạo công việc của công chức tại bộ phận một cửa của đơn vị:
Rất thành thạo, chuyên nghiệp cao
Thành thạo hoặc xử lý bình thường
Chưa thành thạo, còn lúng túng
Xử lý công việc rất lúng túng, chậm
Câu 8: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại đơn vị:
Sớm hơn so với ngày hẹn trả kết quả
Đúng ngày hẹn trả kết quả
Chậm hơn so với ngày hẹn trả kết quả nhưng được thông báo lý do chậm
Chậm hơn so với ngày hẹn trả nhưng không được thông báo lý do
Câu 9: Xin ông, bà vui lòng cho biết khi giải quyết thủ tục hành chính, ông, bà có phải trả thêm khoản phí nào khác ngoài mức phí đã quy định phải nộp không?
Thủ tục theo quy định không phải trả phí
Không phải trả thêm chi phí nào khác
Có trả thêm nhưng do tình nguyện
Có trả thêm do công chức gợi ý hoặc ép buộc
Câu 10: Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ hài lòng của mình đối với quá trình giải quyết hồ sơ tại đơn vị:
Rất hài lòng
Hài lòng
Chưa hài lòng
Không hài lòng | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "02/03/2017",
"sign_number": "52/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Tùng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-156-KH-UBND-2022-ket-noi-du-lieu-dan-cu-voi-du-lieu-chuyen-nganh-Ho-Chi-Minh-501045.aspx | Kế hoạch 156/KH-UBND 2022 kết nối dữ liệu dân cư với dữ liệu chuyên ngành Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 156/KH-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG CHUẨN BỊ THỰC HIỆN KẾT NỐI, CHIA SẺ GIỮA CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ VỚI CÁC DỮ LIỆU QUỐC GIA, CƠ SỞ DỮ LIỆU CHUYÊN NGÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành;
Nhằm đảm bảo nguyên tắc chung trong kết nối chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai một số nội dung thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Đảm bảo các điều kiện được chia sẻ thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân Thành phố để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Đảm bảo việc cung cấp dữ liệu thông tin công dân thuộc lĩnh vực các sở, ban, ngành quản lý cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật được thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
II. YÊU CẦU
1. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để kết nối, chia sẻ dữ liệu.
2. Việc kết nối, chia sẻ thông tin công dân giữa các cơ sở dữ liệu phải được bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành.
III. NỘI DUNG
1. Nguyên tắc chung trong kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành (sau đây gọi chung là Cơ sở dữ liệu khác) nếu có sự thay đổi về thông tin liên quan đến công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải bảo đảm điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân và phải thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Việc sử dụng thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tuân thủ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
2. Chia sẻ thông tin công dân giữa các Cơ sở dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ thông tin về công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh của các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về y tế và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác cung cấp thông tin về công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để bảo đảm thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức chia sẻ dữ liệu thông tin công dân thuộc lĩnh vực quản lý để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Việc kết nối, chia sẻ thông tin về công dân ngoài các nội dung trên phải thực hiện theo hướng dẫn của các bộ, ngành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Công an Thành phố
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai nội dung cụ thể khi Bộ Công an hướng dẫn thực hiện việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu khác.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức thường xuyên đánh giá, kiểm tra lỗ hổng bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin khi thực hiện việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu khác với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Phối hợp các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Thành phố đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong việc kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin công dân để giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập hợp kết quả thực hiện kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu khác để báo cáo Bộ Công an.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, đường truyền kết nối, quản lý, duy trì, vận hành, phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Thành phố sẵn sàng kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), đáp ứng yêu cầu kết nối giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố duy trì, vận hành trục liên thông văn bản quốc gia đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Ủy ban nhân dân Thành phố phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức hoàn thiện Cơ sở dữ liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối, chia sẻ.
3. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
- Hướng dẫn chuẩn hóa mẫu đơn, tờ khai của thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đối với các mẫu đơn, tờ khai có các thông tin, trường dữ liệu có thể khai thác, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Phối hợp với Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Thành phố và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với hai nhóm thủ tục hành chính liên thông: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí và các thủ tục hành chính khác có liên quan.
4. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức
- Khẩn trương hoàn thiện Cơ sở dữ liệu được giao quản lý để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan để thống nhất phương án thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo đảm thông suốt, bảo mật, an toàn thông tin.
- Định kỳ, thường xuyên phối hợp với Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành đánh giá, kiểm tra lỗ hổng bảo mật của hệ thống, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin khi kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Xây dựng, phát triển, duy trì, vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu khác.
- Định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu khác với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư về Công an Thành phố để tập hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Công an theo quy định.
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Công an Thành phố) để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, TP Thủ Đức;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- P.NCPC;
- Lưu: VT, (NCPC/GTL)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Minh Châu | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "18/01/2022",
"sign_number": "156/KH-UBND",
"signer": "Ngô Minh Châu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-15-2020-TT-BTTTT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-pin-lithium-cho-thiet-bi-cam-tay-447074.aspx | Thông tư 15/2020/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay mới nhất | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2020/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2020
THÔNG TƯ
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PIN LITHIUM CHO THIẾT BỊ CẦM TAY”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay (QCVN 101:2020/BTTTT).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Thông tư số 07/2016/TT-BTTTT ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay” hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, KHCN (250).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
QCVN 101:2020/BTTTT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PIN LITHIUM CHO THIẾT BỊ CẦM TAY
National technical regulation on lithium batteries for handheld equipments
Lời nói đầu
QCVN 101:2020/BTTTT thay thế QCVN 101:2016/BTTTT.
QCVN 101:2020/BTTTT được xây dựng trên cơ sở IEC 61960-3:2017 và TCVN 11919-2:2017 (IEC 62133-2:2017).
QCVN 101:2020/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BTTTT ngày tháng năm 2020.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PIN LITHIUM CHO THIẾT BỊ CẦM TAY
National technical regulation on lithium batteries for handheld equipments
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu làm cơ sở kỹ thuật cho việc quản lý, đánh giá chất lượng pin lithium cho thiết bị cầm tay gồm pin lithium rời hoặc lắp trong điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay.
Quy chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa pin lithium có mã số HS quy định tại Phụ lục B.
CHÚ THÍCH: Quy chuẩn không áp dụng đối với pin lithium rời là pin sạc dự phòng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh pin lithium cho thiết bị cầm tay thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
TCVN 7909-4-2:2015 (IEC 61000-4-2:2008) Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện.
1.4. Giải thích thuật ngữ
1.4.1. Điện áp danh định
Điện áp được sử dụng ghi trên nhãn mác của pin.
CHÚ THÍCH 1: Điện áp danh định của tế bào lithium thứ cấp được quy định trong Bảng 1.
CHÚ THÍCH 2: Điện áp danh định của pin gồm n dãy tế bào nối nối tiếp với nhau bằng n lần điện áp danh định
của một tế bào đơn.
1.4.2. Điện áp cuối
Điện áp chỉ điểm dừng của quá trình phóng điện trong quá trình kiểm tra thời gian phóng điện của tế bào hoặc pin.
1.4.3. Dung lượng danh định
Dung lượng tích điện C5 (Ah) được nhà sản xuất công bố, mà một tế bào đơn hoặc một pin có thể cung cấp suốt 5 h liên tục, khi nạp, phóng và lưu trữ trong các điều kiện được quy định tại 2.8.1.2.1.
1.4.4. Dung lượng phóng
Dung lượng của tế bào/pin trong quá trình phóng điện.
1.4.5. Dung lượng nạp
Dung lượng của tế bào/pin trong quá trình nạp điện.
1.4.6. Điện trở trong
Điện trở trong của tế bào/pin, được nhà sản xuất công bố.
1.4.7. Chu kỳ sống
Số chu kỳ nạp/phóng mà tế bào/pin có thể chịu được trước khi dung lượng có ích bị suy giảm đáng kể.
1.4.8. Tế bào thứ cấp
Tế bào cơ sở cung cấp một nguồn năng lượng điện bằng cách chuyển đổi trực tiếp từ năng lượng hóa học, bao gồm các điện cực, tấm cách điện, chất điện ly, vỏ và đầu cực được thiết kế để nạp điện.
1.4.9. Pin lithium thứ cấp
Pin lithium kết hợp của một hoặc nhiều tế bào lithium thứ cấp và sẵn sàng trong việc sử dụng, là sản phẩm đã được đóng gói, bố trí đầu cuối và có thể có các thiết bị điều khiển điện tử.
1.4.10. Tế bào lithium thứ cấp
Tế bào đơn thứ cấp mà năng lượng điện được chuyển hóa từ quá trình oxy hóa và khử lithium. Nó không được sử dụng trong các ứng dụng vì chưa được đóng gói, bố trí đầu cuối và thiết bị điều khiển điện tử.
1.4.11. Tế bào lithium ion polymer
Tế bào sử dụng chất điện ly polyme dạng gel hoặc chất điện ly rắn mà không sử dụng chất điện ly lỏng.
1.4.12. Sử dụng theo dự kiến
Việc sử dụng một sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ phù hợp các thông số kỹ thuật, hướng dẫn và thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
1.4.13. Sử dụng không đúng theo dự kiến
Việc sử dụng một sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ không theo cách nhà sản xuất dự kiến, nhưng có thể do những hành động của con người gây ra (có thể dự đoán dễ dàng).
1.4.14. Rò rỉ
Việc thoát ra có thể nhìn thấy của chất điện phân lỏng ngoài dự kiến.
1.4.15. Nổ
Việc hư hỏng xảy ra khi tế bào hoặc vỏ pin bung ra dữ dội và các thành phần chính bị bật ra.
1.4.16. Cháy
Việc phát ra ngọn lửa từ tế bào hoặc pin.
1.4.17. Vỡ
Hỏng cơ khí tế bào hoặc vỏ pin do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài, gây ra hở vật liệu hoặc tràn nhưng không có vật liệu bắn ra.
1.4.18. Thoát khí
Việc xả áp suất thừa bên trong tế bào hoặc pin theo dự kiến của thiết kế nhằm ngăn vỡ hoặc nổ.
1.4.19. Điện áp nạp giới hạn trên
Điện áp nạp cao nhất trong phạm vi điện áp hoạt động của tế bào do nhà sản xuất tế bào quy định.
1.4.20. Dòng nạp tối đa
Dòng nạp tối đa trong phạm vi dòng điện hoạt động của tế bào do nhà sản xuất tế bào quy định.
1.4.21. An toàn
Không chấp nhận rủi ro.
1.4.22. Rủi ro
Kết hợp các khả năng gây ra tổn hại và mức độ nghiêm trọng của tổn hại đó.
1.4.23. Tổn hại
Tổn thương về thể chất hoặc tổn hại cho sức khỏe và tài sản của con người hay môi trường.
1.4.24. Tế bào hình trụ
Tế bào có dạng hình trụ trong đó chiều cao tổng thể không nhỏ hơn đường kính.
1.4.25. Tế bào hình lăng trụ
Tế bào có dạng hình hộp mà các mặt của nó có dạng hình chữ nhật.
CHÚ THÍCH: Tế bào hình lăng trụ có vỏ kim loại cứng hoặc nhựa tổng hợp.
1.5. Chữ viết tắt
a.c
Điện xoay chiều
alternating current
d.c
Điện một chiều
direct current
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu về các điện cực
Đầu dẫn các điện cực dương/âm của tế bào/pin phải bảo đảm sáng, sạch, không có vết rỉ và tiếp điện tốt.
2.2. Yêu cầu về cảm quan
Cảm quan của tế bào/pin phải sạch, không được ố bẩn, không có vết muối và móp méo không gây cản trở trong quá trình sử dụng, nhãn mác phải rõ ràng.
2.3. Yêu cầu về ký hiệu và nhãn mác
2.3.1. Ký hiệu
Pin được ký hiệu như sau:
N1 A1 A2 A3 N2 / N3 / N4 - N5
trong đó
- N1 là số lượng dãy các tế bào được kết nối trong pin;
- A1 ký hiệu điện cực âm trong đó:
I là cacbon;
L là kim loại Li hoặc hợp kim Li;
T là titan;
X là các nguyên tố khác.
- A2 ký hiệu điện cực dương trong đó:
C là coban;
F là sắt;
Fp là sắt phốt phát;
N là niken;
M là mangan;
Mp là mangan phốt phát;
T là titan;
V là vanadium;
X là các nguyên tố khác.
- A3 ký hiệu hình dạng của tế bào trong đó
R là hình trụ;
P là hình lăng trụ;
- N2 là số nguyên làm tròn đến giá trị tiếp theo của đường kính tối đa (nếu là R) hoặc độ dày (nếu là P), đơn vị tính là mm;
- N3 là số nguyên làm tròn đến giá trị tiếp theo của độ rộng tối đa (nếu là P) (N3 không được thể hiện nếu là R), đơn vị tính là mm;
- N4 là số nguyên làm tròn đến giá trị tiếp theo của chiều cao tối đa, đơn vị tính là mm;
CHÚ THÍCH: Nếu kích thước nhỏ hơn 1 mm đơn vị được sử dụng là 1/10 mm và số đơn được viết là tN;
- N5 là số của hàng tế bào nối song song, giá trị này lớn hơn 1 (không thể hiện nếu giá trị là 1).
Ví dụ 1: ICR19/66 ký hiệu tế bào thứ cấp Li-ion hình trụ, với coban là cực dương, đường kính tối đa nằm trong khoảng 18 mm đến 19 mm và chiều cao tối đa trong khoảng 65 mm đến 66 mm.
Ví dụ 2: ICP9/35/150 ký hiệu tế bào thứ cấp Li-ion hình lăng trụ, với coban là cực dương, độ dày tối đa nằm trong khoảng 8 mm đến 9 mm, độ rộng tối đa trong khoảng 34 mm đến 35 mm, và chiều cao tối đa từ 149 mm đến 150 mm.
Ví dụ 3: ICPt9/35/48 ký hiệu tế bào thứ cấp Li-ion hình lăng trụ, với coban là cực dương, độ dày tối đa nằm trong khoảng 0,8 mm đến 0,9 mm, độ rộng tối đa trong khoảng 34 mm đến 35 mm, và chiều cao tối đa từ 47 mm đến 48 mm.
Ví dụ 4: 1ICR20/70 ký hiệu của tế bào thứ cấp Li-ion hình trụ với một tế bào đơn, với coban là cực dương, đường kính tối đa nằm trong khoảng 19 mm đến 20 mm, và chiều cao tối đa từ 69 mm đến 70 mm.
Ví dụ 5: 2ICP20/34/70 ký hiệu của tế bào thứ cấp Li-ion hình lăng trụ với 2 dãy tế bào được kết nối, coban là cực dương, độ dày tối đa nằm trong khoảng 19 mm đến 20 mm, độ rộng tối đa trong khoảng 33 mm đến 34 mm, và chiều cao tối đa từ 69 mm đến 70 mm.
Ví dụ 6: 1ICP20/68/70-2 ký hiệu của tế bào thứ cấp Li-ion hình lăng trụ với 2 hàng tế bào được kết nối, coban là cực dương, độ dày tối đa nằm trong khoảng 19 mm đến 20 mm, độ rộng tối đa trong khoảng 67 mm đến 68 mm, và chiều cao tối đa từ 69 mm đến 70 mm.
Ví dụ 7: Khi các pin có kí hiệu khác nhau như ICR19/66 và ICP9/ 35/150 được kết nối song song trong cùng một vỏ, việc đánh dấu cho trường hợp được này là (ICR19/66) (ICP9/35/150).
CHÚ THÍCH 2: Ngoài các ký hiệu trên, các ký hiệu khác có thể được sử dụng theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng.
2.3.2. Nhãn mác
Pin phải được ghi nhãn mác rõ ràng và bền bao gồm các thông tin sau đây:
- Li hoặc Li-ion (có thể nạp lại) thứ cấp.
- Ký hiệu pin được quy định trong điều 2.3.1.
- Điện cực.
- Ngày sản xuất.
- Tên hoặc mã của nhà sản xuất.
- Dung lượng danh định.
- Điện áp danh định.
2.4. Yêu cầu đối với tế bào
Bảng 1 quy định các thông số kỹ thuật của một số tế bào lithium thứ cấp và Bảng 2 quy định các hóa chất của các tế bào lithium thứ cấp được chuẩn hóa và sử dụng trong quá trình lắp ráp pin.
Bảng 1 - Thông số kỹ thuật tế bào lithium thứ cấp cho các thiết bị cầm tay
Hình trụ
Hình lăng trụ (Vỏ kim loại)
Hình lăng trụ (Vỏ nhựa tổng hợp)
Tế bào lithium thứ cấp
ICR19/66
ICP5/34/50
ICP7/34/50
Chiều cao (mm)
64/65,2
49/49,6
49,2/50
Đường kính (mm)
17,8/18,5
-
-
Độ rộng (mm)
-
33,6/34
33,2/34
Độ dày (mm)
-
4,1/4,6
6,2/7
Điện áp danh định (V)
3,7
3,7
3,7
Điện áp cuối (V)
2,5
2,5
2,5
Điện áp cuối (V) đối với độ bền (chu kỳ sống)
2,75
2,75
2,75
Bảng 2 - Các hóa chất của các tế bào lithium thứ cấp cho các thiết bị cầm tay
Loại tế bào
Cực dương
Chất điện ly
Cực âm
Vỏ tế bào
Điện áp danh định (V)
Lithium ion
Ô xít Kim loại chuyển tiếp lithium (Niken, côban, magan)
Dung dịch không chứa nước với muối lithium
Các bon
Kim loại
3,6 ~ 3,9
Nhựa tổng hợp
Hợp chất thiếc
Kim loại
3,3 - 3,6
Titan ô xít
Kim loại
2,2 ~ 2,5
Nhựa tổng hợp
Lithium sắt phốt phát
Các bon
Kim loại
3,2
Nhựa tổng hợp
Lithium ion polime
Kim loại chuyển tiếp lithium (Niken, côban, man gan)
Keo polime với muối lithium
Các bon
Nhựa tổng hợp
3,6 ~ 3,8
CHÚ THÍCH: Tế bào lithium ion là tế bào thứ cấp. Các vật liệu điện cực được lựa chọn sao cho kim loại lithium không liên quan trực tiếp đến quá trình nạp điện/phóng điện. Ví dụ điển hình của các tế bào lithium ion được liệt kê trong Bảng 2.
2.5. Yêu cầu về đặc tính điện
2.5.1. Điện áp danh định
Giá trị điện áp danh định do nhà sản xuất công bố.
2.5.2. Dung lượng danh định
Giá trị dung lượng danh định do nhà sản xuất công bố.
2.5.3. Dung lượng phóng
Giá trị dung lượng phóng phải không nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 6.
2.5.4. Dung lượng nạp
Giá trị dung lượng nạp phải không nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 6.
2.5.5. Điện trở trong (pin)
Giá trị điện trở trong phải không lớn hơn giá trị do nhà sản xuất công bố.
2.5.6. Độ bền các chu kỳ sống
Độ bền chu kỳ sống phải không nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 6.
2.5.7. Phóng tĩnh điện-ESD (pin)
Pin và mạch bảo vệ hoạt động bình thường dưới tác động của phóng tĩnh điện.
2.6. Yêu cầu về đặc tính an toàn
An toàn đối với tế bào/pin phải được đảm bảo trong các điều kiện áp dụng:
- Sử dụng theo dự kiến;
- Sử dụng không theo đúng dự kiến.
2.6.1. Sử dụng theo dự kiến
2.6.1.1. Nạp liên tục tại điện áp không đổi (tế bào)
Việc nạp liên tục các tế bào tại điện áp không đổi không được gây ra cháy, nổ hoặc rò rỉ.
2.6.1.2. Vỏ pin trong điều kiện sử dụng tại nhiệt độ môi trường cao (pin)
Vỏ pin không bị biến dạng vật lý dẫn đến việc làm lộ ra các thành phần bảo vệ bên trong của pin và các tế bào.
2.6.2. Sử dụng không đúng theo dự kiến
2.6.2.1. Ngắn mạch ngoài
Việc ngắn mạch tại các cực âm và cực dương của tế bào/pin tại nhiệt độ quy định không gây ra cháy hoặc nổ.
2.6.2.2. Rơi tự do
Việc làm rơi tế bào/pin không gây ra cháy hoặc nổ.
2.6.2.3. Quá nhiệt (tế bào)
Quá nhiệt tế bào không gây ra cháy hoặc nổ.
2.6.2.4. Ép (tế bào)
Việc ép tế bào không gây ra cháy hoặc nổ.
2.6.2.5. Nạp quá tải (pin)
Việc nạp pin dài hơn thời gian do nhà sản xuất quy định không gây cháy hoặc nổ.
2.6.2.6. Phóng cưỡng bức (tế bào)
Một tế bào phải chịu được việc đảo ngược cực mà không gây cháy hoặc nổ. Có thể tích hợp thiết bị bảo vệ bên trong pin hoặc chuỗi tế bào.
2.6.2.7. Đo cơ học (pin)
2.6.7.1. Đo rung
Việc rung lắc pin trong quá trình vận chuyển và sử dụng không gây ra cháy, nổ, vỡ, rò rỉ và thoát khí.
2.6.7.2. Đo xóc
Việc xóc pin trong quá trình vận chuyển và sử dụng không gây ra rò rỉ, thoát khí, vỡ, nổ và cháy.
2.6.2.8. Ngắn mạch trong cưỡng bức (tế bào)
Việc ngắn mạch trong cưỡng bức đối với tế bào hình trụ hoặc lăng trụ không gây ra cháy. Nhà sản xuất tế bào phải lưu trữ hồ sơ chứng minh đáp ứng yêu cầu này. Việc đánh giá thiết kế mới sẽ được thực hiện bởi nhà sản xuất tế bào hoặc đơn vị thử nghiệm bên thứ ba.
CHÚ THÍCH: Không áp dụng yêu cầu này đối với các tế bào lithium ion polymer
2.7. Yêu cầu về dung sai thông số đo
Độ chính xác của giá trị được kiểm định hoặc được đo trong quy định hoặc thực tế phải nằm trong dung sai:
a) ± 1% đối với điện áp;
b) ± 1% đối với dòng điện;
c) ± 1% đối với dung lượng;
d) ± 2°C đối với nhiệt độ;
e) ± 0,1% đối với thời gian;
f) ± 0,1 mm đối với kích thước.
Dung sai trên bao gồm cả sai số của thiết bị đo, kỹ thuật đo và các sai số khác trong quá trình đo.
Cung cấp tên các thiết bị đo đã sử dụng trong báo cáo kết quả đo.
2.8. Phương pháp đo đặc tính điện
2.8.1. Đo thử điện
Mẫu thử có thời hạn không vượt quá 2 tháng (60 ngày) tính từ ngày sản xuất.
Dòng nạp và dòng phóng cho phép trong quá trình đo thử phải căn cứ vào dung lượng danh định C5(Ah), các dòng này là bội số của It (A), trong đó It (A)= C5(Ah) / 1h.
Giá trị nhỏ nhất khi đo quy định trong Bảng 6. Số lượng mẫu thử và trình tự kiểm tra mô tả trong Bảng 5.
2.8.1.1. Thủ tục nạp điện cho mục đích đo thử
Trước khi nạp, mẫu thử được phóng tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C với một dòng không đổi là 0,2 It (A) đến khi hạ xuống điện áp cuối theo quy định.
Nếu không có quy định khác, mẫu thử được nạp bằng phương pháp do nhà sản xuất quy định tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C.
2.8.1.2. Hiệu suất phóng
2.8.1.2.1. Hiệu suất phóng tại 20 °C
Mục đích phép đo thử này kiểm chứng dung lượng danh định của mẫu thử.
Bước 1: Mẫu thử được nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1.
Bước 2: Mẫu thử được lưu trữ tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C trong khoảng thời gian từ 1 h đến 4 h.
Bước 3: Mẫu thử được phóng điện tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C, với dòng điện không đổi là 0,2 It(A), cho đến khi điện áp bằng điện áp phóng cuối quy định.
Bước 4: Dung lượng (Ah) thu nhận được trong bước 3 phải không được nhỏ hơn dung lượng danh định do nhà sản xuất công bố. Các bước từ 1 đến 4 có thể được lặp lại tới bốn lần nếu cần thiết để đáp ứng yêu cầu này.
2.8.1.2.2. Hiệu suất phóng tại - 20 °C
Phép đo thử này kiểm chứng dung lượng danh định của mẫu thử tại nhiệt độ thấp.
Bước 1: Mẫu thử nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1.
Bước 2: Mẫu thử được lưu trữ tại nhiệt độ - 20 °C ± 2 °C trong khoảng thời gian từ 16 h đến 24 h.
Bước 3: Mẫu thử được phóng điện tại nhiệt độ - 20 °C ± 2 °C, với một dòng điện không đổi là 0,2 It(A), cho đến khi điện áp bằng điện áp phóng cuối quy định.
Bước 4: Dung lượng (Ah) thu nhận được trong bước 3 phải không được nhỏ hơn dung lượng quy định tại Bảng 6.
2.8.1.2.3. Hiệu suất phóng mức cao tại 20 °C
Phép đo thử này kiểm chứng dung lượng danh định của mẫu thử khi phóng tại mức cao. Phép đo thử này không cần thiết nếu mẫu thử không được thiết kế để sử dụng tại mức này.
Bước 1: Mẫu thử nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1.
Bước 2: Mẫu thử được lưu trữ tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C trong khoảng thời gian từ 1 h đến 4 h.
Bước 3: Mẫu thử được phóng tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C, tại một dòng điện không đổi là 1,0 It(A) cho đến khi điện áp bằng điện áp phóng cuối quy định.
Bước 4: Dung lượng (Ah) thu nhận được trong bước 3 phải không được nhỏ hơn dung lượng được quy định tại Bảng 6.
2.8.1.3. Dung lượng nạp phục hồi và duy trì
Phép đo thử này xác định dung lượng duy trì của mẫu thử sau khi lưu trữ trong một khoảng thời gian dài và dung lượng có thể được phục hồi sau một lần nạp tiếp theo.
Bước 1: Mẫu thử nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1.
Bước 2: Mẫu thử được lưu giữ tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C trong thời gian 28 ngày.
Bước 3: Mẫu thử được phóng điện tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C, với dòng điện không đổi là 0,2 It(A), cho đến khi điện áp bằng điện áp phóng cuối quy định.
Bước 4: Dung lượng (Ah) cung cấp tại bước 3 trong 28 ngày phải không được nhỏ hơn dung lượng được quy định tại Bảng 6.
Bước 5: Mẫu thử được nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1, việc phóng tại bước 3 sẽ thực hiện trong khoảng thời gian 24 h sau đó.
Bước 6: Mẫu thử được lưu giữ tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C trong khoảng thời gian từ 1 h đến 4 h.
Bước 7: Mẫu thử được phóng tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C với dòng điện là 0,2 It(A), cho đến khi điện áp bằng điện áp phóng cuối quy định.
Bước 8: Dung lượng phục hồi (Ah) thu nhận được trong suốt bước 7 phải không được nhỏ hơn dung lượng được quy định tại Bảng 6.
2.8.1.4. Dung lượng nạp phục hồi sau khi lưu trữ trong thời gian dài
Phép đo này xác định dung lượng của mẫu thử ở lần nạp tiếp theo sau khi lưu trữ trong thời gian dài ở mức nạp 50%.
Bước 1: Mẫu thử nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1.
Bước 2: Mẫu thử được phóng điện tại 20 °C ± 5 °C, với một dòng điện không đổi là 0,2 It(A) trong 2,5 h.
Bước 3: Mẫu thử được lưu giữ tại nhiệt độ 40 °C ± 2 °C trong thời gian 90 ngày.
Bước 4: Mẫu thử được nạp tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C sử dụng phương pháp nạp do nhà sản xuất công bố.
Bước 5: Mẫu thử được giữ tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C trong khoảng thời gian từ 1 h đến 4 h.
Bước 6: Mẫu thử được phóng tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C với dòng điện là 0,2 It(A), cho đến khi điện áp bằng điện áp phóng cuối quy định.
Bước 7: Dung lượng (Ah) thu nhận được trong suốt bước 6 phải không được nhỏ hơn dung lượng được quy định tại Bảng 6. Các bước 4, bước 5 và bước 6 có thể được lặp lại đến bốn lần nếu cần thiết để đáp ứng yêu cầu này.
2.8.1.5. Độ bền các chu kỳ sống
Phép đo này xác định số chu kỳ nạp/phóng mà mẫu thử có thể chịu được trước khi dung lượng có ích bị suy giảm đáng kể hoặc dung lượng còn lại sau số chu kỳ sống được quy định.
Trước khi nạp, mẫu thử được phóng điện tại nhiệt độ 20°C ± 5°C với dòng điện là 0,2 It(A), cho đến khi điện áp bằng điện áp cuối quy định.
Sau đó, phép đo độ bền được thực hiện, bất kể cách bố trí tế bào, tại nhiệt độ môi trường 20°C ± 5°C. Quá trình nạp và phóng được thực hiện phù hợp với các điều kiện quy định tại Bảng 3 hoặc Bảng 4.
2.8.1.5.1. Độ bền các chu kỳ sống tại mức 0,2 It (A)
Bảng 3 - Độ bền chu kỳ sống tại mức 0,2 It (A)
Số chu kỳ sống
Nạp
Thời gian nạp (h)
Phóng
Đến khi dung lượng thu nhận được nhỏ hơn 60 % dung lượng danh định
Phương pháp nạp do nhà sản xuất quy định
0-1 h
0,2 It (A) đến điện áp cuối
Tổng số chu kỳ sống thu được khi kết thúc phép đo không được nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 6.
2.8.1.5.2. Độ bền các chu kỳ sống tại mức 0,5 It (A) (thủ tục đo tăng tốc)
Để tăng tốc độ đo, áp dụng phương pháp đo này thay thế cho phương pháp đo trong điều 2.8.1.5.1.
Bảng 4 - Độ bền chu kỳ sống tại mức 0,5 It (A)
Số chu kỳ sống
Nạp
Thời gian nạp (h)
Phóng
tế bào: 1 - 400 hoặc
pin: 1 - 300
Phương pháp nạp do nhà sản xuất quy định
0-1 h
0,5 It (A) đến điện áp cuối
Dung lượng còn lại đo được khi kết thúc phép đo tuân theo các bước 1, 2 và 3 trong điều 2.8.1.2.1 không được nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 6.
2.8.1.6. Điện trở trong (pin)
Phép đo thử này xác định điện trở trong của pin bằng phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều (a.c) hoặc dòng điện một chiều (d.c).
Khi cần, điện trở trong được đo bằng cả hai phương pháp a.c và d.c trên cùng một loại pin, trong đó phương pháp a.c được sử dụng trước, tiếp theo là phương pháp d.c. Không nhất thiết phải nạp và phóng trong quá trình tiến hành giữa các phương pháp trên.
Bước 1: Mẫu thử nạp theo quy định trong điều 2.8.1.1;
Bước 2: Mẫu thử được giữ tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C trong thời gian từ 1 h đến 4 h;
Bước 3: Giá trị của điện trở trong phải đo theo phương pháp đo trong điều 2.8.1.6.1 và 2.8.1.6.2 tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C.
2.8.1.6.1. Phương pháp đo điện trở trong sử dụng dòng xoay chiều
Khi xuất hiện một dòng điện hiệu dụng xoay chiều Ia thì điện áp hiệu dụng xoay chiều Ua được xác định tại tần số 1,0 kHz ± 0,1 kHz trong khoảng từ 1 s đến 5 s.
Tất cả các phép đo điện áp được thực hiện tại thiết bị đầu cuối của mẫu thử độc lập với các tiếp xúc được sử dụng để cho dòng điện đi qua.
Điện trở trong Rac được xác định bằng:
Rac = Ua / Ia (Ω)
trong đó:
- Ua là điệp áp hiệu dụng xoay chiều;
- Ia là dòng điện hiệu dụng xoay chiều.
CHÚ THÍCH 1: Dòng điện xoay chiều được lựa chọn sao cho điện áp đỉnh nhỏ hơn 20 mV.
CHÚ THÍCH 2: Trong thực tế, phương pháp trên sử dụng để đo điện trở tại một tần số quy định, giá trị này xấp xỉ bằng giá trị điện trở do nhà sản xuất công bố.
2.8.1.6.2. Phương pháp đo điện trở trong sử dụng dòng một chiều
Pin được phóng tại dòng điện I1 = 0,2 It(A). Trong thời gian 10 ± 0,1 s tại cuối quá trình phóng, điện áp phóng U1 được đo và ghi lại trong điều kiện có tải. Dòng phóng được tăng tới giá trị I2 = 1,0 It(A) và điện áp phóng U2 được đo và ghi lại trong thời gian 1 ± 0,1 s cuối của quá trình phóng trong điều kiện có tải.
Tất cả các phép đo điện áp được thực hiện tại thiết bị đầu cuối của pin độc lập với các tiếp xúc được sử dụng để cho dòng điện đi qua.
Điện trở trong của tế bào được tính toán như sau:
Rdc = (U1
- U2) / (I2 - I1) (Ω)
Trong đó
- I1, I2 là dòng điện phóng không đổi;
- U1, U2 là điện áp đo được tương ứng trong quá trình phóng.
2.8.1.7. Phóng tĩnh điện-ESD (pin)
Phép đo này kiểm tra khả năng của pin chịu được phóng tĩnh điện.
Phép đo này được thực hiện trên pin có chứa các thiết bị bảo vệ như điốt, bóng bán dẫn hoặc mạch điện tích hợp.
Phép đo này được thực hiện phù hợp TCVN 7909-4-2:2015 với các yêu cầu về phóng điện.
Pin được đo thử tại điện áp phóng tiếp xúc là 4 kV và phóng trong không khí là 8 kV.
2.8.2. Thủ tục đo và điều kiện đối với mẫu thử
2.8.2.1. Thủ tục đo thử
Số lượng mẫu thử và thủ tục để thực hiện đo trong Bảng 5.
2.8.2.2. Điều kiện đối với mẫu thử
2.8.2.2.1. Kích thước
Kích thước của mẫu thử không được vượt quá quy định của nhà sản xuất và giá trị tại Bảng 1.
2.8.2.2.2. Đo thử điện
a) Dung lượng danh định của mẫu thử được nhà sản xuất công bố và nằm trong các quy định tại 2.8.1.2 đến 2.8.1.7.
b) Để đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn nảy, tất cả các mẫu thử phải đáp ứng các quy định tại 2.8.1.2 đến 2.8.1.7.
2.8.2.2.3. Mẫu thử có điều kiện
Các mẫu thử được coi như là mẫu thử có điều kiện khi hoàn thành phép đo dung lượng nạp phục hồi sau khi lưu trữ trong khoảng thời gian dài tại 2.8.1.4 và phép đo độ bền các chu kỳ sống tại 2.8.1.5 nếu:
a) 20% của số chu kỳ cần kiểm tra của việc đo độ bền được hoàn thành và dung lượng đo được trong bất kỳ quá trình phóng nào lớn hơn 85% dung lượng danh định
b) các yêu cầu đối với tất cả các phép đo thử quy định tại 2.8.1 được đáp ứng.
Bảng 5 - Số lượng mẫu thử và trình tự các phép đo thử
Bảng 6 - Yêu cầu tối thiểu cho các chủng loại tế bào/pin lithium thứ cấp
Tham số
Mục tham chiếu
Chỉ tiêu đối với tế bào
Chỉ tiêu đối với pin
Dung lượng phóng tại 20°C ± 5°C
2.5.3
100 % C5(Ah)
100 % C5(Ah)
Dung lượng phóng tại - 20°C ± 2°C
2.5.3
30 % C5(Ah)
30 % C5(Ah)
Dung lượng phóng mức cao tại 20°C ± 5°C
2.5.3
70 % C5(Ah)
60 % C5(Ah)
Dung lượng nạp duy trì
2.5.4
70 % C5(Ah)
60 % C5(Ah)
Dung lượng nạp phục hồi
2.5.4
85 % C5(Ah)
85 % C5(Ah)
Dung lượng nạp sau khi lưu trữ trong thời gian dài
2.5.4
50 % C5(Ah)
50 % C5(Ah)
Độ bền chu kỳ sống tại mức 0,2 It(A)
2.5.6
400 (chu kỳ)
300 (chu kỳ)
Độ bền chu kỳ sống tại mức 0,5 It(A)
2.5.6
60 % C5(Ah)
60 % C5(Ah)
Phóng tĩnh điện
2.5.7
-
Hoạt động
2.9. Phương pháp đo đặc tính an toàn
2.9.1. Điều kiện đo thử
Thực hiện phép đo với số lượng mẫu thử như quy định trong Bảng 7, mẫu thử có thời hạn sản xuất không vượt quá 6 tháng. Thực hiện các phép đo tại nhiệt độ môi trường 20 °C ± 5 °C trừ trường hợp phép đo có quy định khác.
Bảng 7 - Số lượng mẫu thử
Mục tham chiếu
Tế bào
Pin
2.9.2.2
5/Nhiệt độ/Điều kiện
5/Nhiệt độ/Điều kiện
2.9..3.1
5
-
2.9.3.2
-
3
2.9.4.1
5/Nhiệt độ
-
2.9.4.2
-
5
2.9.4.3
3
3
2.9.4.4
5/Nhiệt độ
-
2.9.4.5
5/Nhiệt độ
-
2.9.4.6
-
5
2.9.4.7
5
-
2.9.4.8
2.9.4.8.1
-
3
2.9.4.8.2
-
3
2.9.4.9
5/Nhiệt độ
-
2.9.2. Thủ tục nạp cho mục đích đo thử
2.9.2.1. Thủ tục thứ nhất
(Thủ tục nạp này áp dụng cho các mục không được quy định tại 2.9.2.2).
Trừ trường hợp có quy định khác, các thủ tục nạp cho mục đích đo trong quy chuẩn này được tiến hành tại nhiệt độ môi trường 20°C ± 5°C, sử dụng phương pháp nạp do nhà sản xuất quy định.
Trước khi nạp, mẫu thử được phóng tại nhiệt độ 20°C ± 5°C với dòng không đổi là 0,2 It (A) đến khi hạ xuống điện áp cuối theo quy định.
2.9.2.2. Thủ tục thứ hai
(Thủ tục này chỉ áp dụng cho các mục 2.9.4.1, 2.9.4.4, 2.9.4.5 và 2.9.4.9).
Sau khi ổn định trong 1 h tại nhiệt độ đo thử cao nhất và trong 4 h tại nhiệt độ đo thử thấp nhất được quy định trong Bảng 8, mẫu thử được nạp điện bằng cách sử dụng một điện áp nạp được giới hạn trên và một dòng nạp tối đa, đến khi dòng nạp giảm xuống đến giá trị 0,05 It(A), sử dụng phương pháp nạp điện áp không đổi.
Bảng 8 - Điều kiện đối với thủ tục nạp
Điện áp nạp giới hạn trên
Dòng nạp tối đa
Nhiệt độ nạp
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Nhà sản xuất quy định
Nhà sản xuất quy định
Nhà sản xuất quy định
Nhà sản xuất quy định
Hình 1 và Hình 2 quy định vùng hoạt động của quá trình phóng, nạp.
Hình 1 - Vùng hoạt động của các tế bào lithium ion trong quá trình nạp
Hình 2- Vùng hoạt động của các tế bào lithium ion trong quá trình phóng
Bảng 9 quy định các hóa chất sử dụng cho pin lithium ion và các tham số vùng hoạt động.
Bảng 9 - Các tham số vùng hoạt động trong quá trình nạp
Loại tế bào
Cực dương
Chất điện ly
Cực âm
Giới hạn trên điện áp nạp
Giải nhiệt độ được khuyến nghị
(T2 đến T3)
Lithium ion
Ô xít kim loại chuyển tiếp lithium (Niken, côban, man gan)
Dung dịch không chứa nước với muối lithium
Các bon
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 4,25 V/ tế bào)
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 10°C đến 45 °C)
Hợp chất thiếc
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 4,25 V/ tế bào)
Được quy định bởi nhà sản xuất
Titan ô xít
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 2,85 V/ tế bào)
Được quy định bởi nhà sản xuất
Lithium sắt phốt phát
Các bon
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 3,80 V/ tế bào)
Được quy định bởi nhà sản xuất
Lithium ion polime
Ô xít Kim loại chuyển tiếp lithium (Niken, côban, man gan)
Keo polime với muối
lithium
Các bon
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 4,25 V/ tế bào)
Được quy định bởi nhà sản xuất
(Ví dụ: 10°C đến 45 °C)
2.9.3. Sử dụng theo dự kiến
2.9.3.1. Nạp liên tục tại điện áp không đổi (tế bào)
Các tế bào được nạp đầy, tiếp tục nạp trong 7 ngày với giá trị dòng điện và điện áp do nhà sản xuất quy định.
2.9.3.2. Vỏ pin trong điều kiện sử dụng tại môi trường nhiệt độ cao (pin)
Pin được nạp đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.1 và được đặt trong buồng sấy không khí tuần hoàn có nhiệt độ 70 °C ± 2 °C trong khoảng thời gian 7 h. Sau đó, pin được lấy ra và đặt lại tại nhiệt độ phòng.
2.9.4. Sử dụng không đúng theo dự kiến
2.9.4.1. Ngắn mạch ngoài (tế bào)
Tế bào được nạp đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.2. Lưu trữ, duy trì ổn định từ 1 h đến 4 h tại nhiệt độ môi trường 55 °C ± 5 °C. Các tế bào được ngắn mạch bằng cách nối với cực dương và cực âm với tổng trở kháng ngoài 80 mΩ ± 20 mΩ. Giữ nguyên kết nối trong 24 h hoặc đến khi nhiệt độ bề mặt ngoài giảm 20 % so với sự gia tăng nhiệt độ tối đa, tùy vào điều kiện nào đến trước.
2.9.4.2. Ngắn mạch ngoài (pin)
Pin được nạp đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.1. Lưu trữ tại nhiệt độ môi trường 20 °C ± 5 °C. Pin được ngắn mạch bằng cách nối với cực dương và cực âm với tổng trở kháng ngoài 80 mΩ ± 20 mΩ. Giữ nguyên kết nối trong 24 h hoặc đến khi nhiệt độ bề mặt ngoài giảm 20 % so với sự gia tăng nhiệt độ tối đa, tùy vào điều kiện nào đến trước. Tuy nhiên, trong trường hợp dòng điện ngắn mạch giảm nhanh, thì thời gian đo thử đối với pin được tăng thêm 1 h sau khi dòng điện đạt đến một điều kiện ổn định thấp. Điều kiện này đạt được khi điệp áp trên mỗi tế bào (chỉ áp dụng với các tế bào mắc nối tiếp) của pin là dưới 0,8 V và giảm nhỏ hơn 0,1 V trong khoảng thời gian 30 min.
Khi xảy ra lỗi trong mạch bảo vệ phóng từ các linh kiện bảo vệ như: MOSFET(transistor bán dẫn hiệu ứng trường), cầu chì, nhiệt kế hoặc PTC (nhiệt điện trở hệ số nhiệt dương) phải thực hiện lại phép đo.
CHÚ THÍCH: lỗi trong mạch bảo vệ phóng bao gồm sự thiếu hụt hoặc thay thế các linh kiện bảo vệ như MOSFET, cầu chì hoặc các thiết bị bảo vệ khác.
2.9.4.3. Rơi tự do
Thực hiện thả rơi tự do mẫu thử tại nhiệt độ môi trường 20 °C ± 5 °C. Nạp đầy mẫu thử theo 2.9.2.1. Thả rơi mỗi mẫu thử theo các hướng ngẫu nhiên 03 lần từ độ cao 1 m xuống mặt sàn bê tông hoặc mặt sàn kim loại. Sau đó, đặt mẫu thử nằm im tối thiểu 1 h và kiểm tra bằng mắt.
2.9.4.4. Quá nhiệt (tế bào)
Tế bào được nạp đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.2 và sau đó được đặt trong buồng trọng lực hoặc buồng đối lưu không khí tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C, duy trì trong 1 h. Nhiệt độ buồng được tăng với tốc độ 5 °C/min ± 2 °C/min tới nhiệt độ 130 °C ± 2 °C, nhiệt độ này được duy trì trong 30 min sau đó dừng việc đo.
2.9.4.5. Ép (tế bào)
Tế bào được nạp đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.2 tại nhiệt độ nạp giới hạn trên, sau đó đưa ngay tế bào vào giữa hai mặt phẳng búa ép thủy động với lực tác dụng 13 kN ± 0,78 kN tại nhiệt độ môi trường. Đến khi đạt được lực ép tối đa hoặc điện áp của tế bào sụt giảm bằng 1/3 điện áp danh định. Ngừng quá trình ép.
Ép vào mặt cong của tế bào hình trụ và mặt rộng của tế bào hình lăng trụ.
2.9.4.6. Nạp quá tải (pin)
Phép đo thử được tiến hành tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C. Pin được phóng tại một dòng không đổi 0,2 It (A), tới một điện áp cuối do nhà sản xuất quy định. Sau đó, mẫu thử được nạp tại một dòng không đổi 2 It (A), sử dụng một điện áp nguồn:
-1,4 lần giới hạn trên điện áp nạp được trình bày trong Bảng 9 (nhưng không vượt quá 6 V) đối với pin nguyên khối tế bào mắc song song / tế bào đơn hoặc -1,2 lần giới hạn trên điện áp nạp được trình bày trong Bảng 9 trên mỗi tế bào đối với các pin đa tế bào mắc nối tiếp và đủ để duy trì dòng điện 2 (A) trong suốt thời gian thử nghiệm hoặc cho đến khi đạt được điện áp nguồn. Một cặp nhiệt điện phải được gắn vào mỗi pin thử nghiệm. Đối với pin có vỏ, nhiệt độ phải được đo trên vỏ pin.
Phép đo thử được tiếp tục đến khi nhiệt độ của vỏ pin đạt đến điều kiện ổn định (thay đổi nhỏ hơn 10 °C trong khoảng thời gian 30 min) hoặc trở về nhiệt độ môi trường.
2.9.4.7. Phóng cưỡng bức (tế bào)
Tế bào đơn phóng điện đến giới hạn dưới điện áp phóng do nhà sản xuất quy định.
Sau đó chịu sự phóng cưỡng bức ở 1 It(A) tới giá trị âm của giới hạn trên điện áp nạp trong thời gian 90 min
Nếu điện áp phóng đạt giá trị âm của giới hạn trên điện áp nạp trong khoảng thời gian đo thử, điện áp phải được duy trì ở giá này bằng cách giảm dòng điện trong thời gian còn lại của thời gian đo thử (trường hợp 1 của Hình 3) Nếu điện áp phóng điện không đạt giá trị âm của giới hạn trên điện áp nạp trong thời gian đo thử, thì phép thử phải được chấm dứt khi kết thúc thời gian đo thử. (Trường hợp 2 của Hình 3)
CHÚ THÍCH : các đường cong trong Hình 3 chỉ mang tính minh họa (trừ đoạn nằm ngang) có thể thẳng hoặc không thẳng.
Hình 3 - Sơ đồ thời gian phóng cưỡng bức
2.9.4.8. Đo cơ học (pin)
2.9.4.8.1. Đo rung
Pin được sạc đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.1. Gắn pin chắc chắn vào thiết bị đo rung nhưng không để pin bị méo nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả đo. Pin thử nghiệm phải chịu tác động của dao động hình sin như Bảng 10. Chu kỳ này phải được lặp lại 12 lần trong khoảng thời gian là 3 h cho mỗi trục tọa độ. Một trong các trục tọa độ phải vuông góc với một mặt phẳng của pin thử nghiệm.
Bảng 10 - Các điều kiện đo rung
Dải tần số (Hz)
Biên độ
Khoảng thời gian của chu kỳ quét (7 Hz-200 Hz-7 Hz)
Trục
Số chu kỳ
Từ
Đến
Khoảng 15 min
f1 = 7 Hz
f2
A1 = 1 gn
x
12
f2
f3
S=0,8 mm
y
12
f3
f4 = 200 Hz
A2
z
12
Quay lại f1 = 7 Hz
Tổng
36
CHÚ THÍCH : Biên độ rung là giá trị tuyệt đối lớn nhất của dịch chuyển hoặc gia tốc. Ví dụ biên độ dịch chuyển là 0,8 mm tương ứng với độ dịch chuyển đỉnh-đỉnh là 1,6 mm.
Kí hiệu:
f1, f4 là tần số cao nhất và thấp nhất
f2, f3 là tần số giao cắt
- f2 ≈ 17,62 Hz
- f3 ≈ 49,84 Hz
A1, A2 là biên độ gia tốc
- A2 = 8 gn
S là biên độ dịch chuyển.
2.9.4.8.2. Đo xóc
Pin thử nghiệm được sạc đầy tuân theo thủ tục tại điều 2.9.2.1. Máy đo phải có giá đỡ cứng cho các bề mặt của pin thử nghiệm. Mỗi pin thử nghiệm phải chịu ba cú xóc theo từng hướng của ba vị trí lắp đặt vuông góc nhau với tổng số là 18 cú xóc. Đối với mỗi cú xóc áp dụng các thông số đưa ra trong Bảng 11.
Bảng 11 - Các tham số xóc
Dạng sóng
Gia tốc đỉnh
Khoảng thời gian xung
Số lần xóc trên nửa trục
Pin thử nghiệm
Nửa hình sin
150 gn
6 ms
3
2.9.4.9. Ngắn mạch trong cưỡng bức (tế bào)
Phép đo thử ngắn mạch trong cưỡng bức được thực hiện trong phòng đo theo thủ tục sau đây:
1) Số lượng mẫu
Phép đo được thực hiện với 5 tế bào lithium-ion thứ cấp trên mỗi giá trị nhiệt độ đo.
2) Thủ tục nạp
i. Điều kiện nạp và phóng
Mẫu thử được nạp ở nhiệt độ 20 °C ± 5 °C theo quy định của nhà sản xuất. Sau đó, mẫu thử được phóng ở nhiệt độ 20 °C ± 5 °C tại dòng không đổi 0,2 It (A) đến điện áp cuối theo quy định của nhà sản xuất.
ii. Thủ tục lưu trữ
Tế bào đo được lưu trữ tại nhiệt độ môi trường được quy định trong Bảng 12 trong khoảng thời gian từ 1 h đến 4 h.
iii. Nhiệt độ môi trường
Bảng 12 - Nhiệt độ môi trường đối với đo thử tế bào
Mục đo
Nhiệt độ đo thấp nhất
Nhiệt độ đo cao nhất
2.ii
10 °C ± 2 °C
45 °C ± 2 °C
2.iv
10 °C ± 2 °C
45 °C ± 2 °C
3.i.a
5 °C ± 2 °C
50 °C ± 2 °C
3.ii.a
10 °C ± 5 °C
45 °C ± 5 °C
Phép đo này được thực hiện trong điều kiện quy định tại Bảng 8.
iv. Thủ tục nạp đối với đo thử ngắn mạch trong cưỡng bức
Tế bào đo được nạp ở nhiệt độ môi trường được quy định trong Bảng 12, tại điện áp nạp giới hạn trên với dòng không đổi theo quy định của nhà sản xuất.
Khi đạt được giới hạn trên điện áp nạp tiếp tục nạp tại điện áp không đổi cho đến khi dòng nạp bị sụt giảm đến giá trị 0,05 It (A).
3) Nén lõi cuộn dây với mảnh niken
Phép đo thử sử dụng tủ kiểm soát nhiệt độ và thiết bị nén đặc biệt.
Bộ phận chuyển động của thiết bị nén sẽ di chuyển với một tốc độ không đổi và có thể dừng lại ngay khi xuất hiện hiện tượng ngắn mạch.
i. Chuẩn bị cho phép đo thử
A. Nhiệt độ của tủ được điều chỉnh theo quy định trong Bảng 12. Chuẩn bị mẫu đo như Phụ lục A, Hình A.4 và Hình A.7. Đặt lá nhôm được dán mỏng với lõi cuộn dây và miếng niken vào tủ kiểm soát nhiệt độ trong khoảng thời gian 45 ± 15 min.
B. Tháo bỏ lõi cuộn dây từ gói được đóng kín và gắn các đầu nối để đo điện áp và cặp nhiệt ngẫu để đo nhiệt độ trên bề mặt của lõi cuộn dây. Đặt lõi cuộn dây dưới thiết bị tạo áp lực để định vị vị trí của miếng niken dưới dụng cụ nén.
Để tránh bay hơi chất điện ly, thực hiện công việc trong vòng 10 min tính từ khi lấy lõi cuộn dây khỏi tủ ổn định nhiệt độ đến khi đóng cửa tủ đặt thiết bị.
C. Bỏ tấm cách điện và đóng cửa tủ.
ii. Ngắn mạch trong
A. Kiểm tra lại nhiệt độ bề mặt lõi cuộn dây theo quy định trong Bảng 12 và bắt đầu phép đo.
B. Mặt đáy của bộ phận chuyển động của thiết bị nén được làm bằng vật liệu cao su nytril hoặc nhựa acrylic, được đặt trên trục thép không rỉ kích thước 10 mm x 10 mm. Các chi tiết của dụng cụ nén được mô tả trong Hình 4. Mặt đáy làm bằng vật liệu cao su nytril sử dụng trong phép đo đối với tế bào hình trụ. Đối với tế bào hình lăng trụ, phép đo sử dụng mặt đáy làm bằng vật liệu acryl có kích thước 5 mm x 5 mm (độ dày là 2 mm) đặt lên tấm cao su nytril.
Bộ phận cố định di chuyển xuống với tốc độ 0,1 mm/s giám sát điện áp tế bào. Khi xuất hiện hiện tượng điện áp bị sụt giảm do việc ngắn mạch trong, lập tức ngăn sự sụt giảm này và giữ nguyên vị trí dụng cụ nén trong 30 s, sau đó nhả lực nén. Điện áp được giám sát ở tốc độ lớn hơn 100 lần/s, khi điện áp bị giảm lớn hơn 50 mV so với điện áp ban đầu, ngắn mạch bên trong được xác định là đã xảy ra. Nếu giá trị nén đạt 800 N đối với tế bào hình trụ và 400 N đối với tế bào lăng trụ trước khi sụt giảm điện áp đạt đến 50 mV dừng nén.
CHÚ THÍCH: Không áp dụng yêu cầu này đối với các tế bào lithium ion polymer.
Hình 4 - Dụng cụ nén
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Pin lithium thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này và phải thực hiện công bố hợp quy theo quy chuẩn.
3.2. Việc đo kiểm/thử nghiệm đối với yêu cầu kỹ thuật điều 2.6 được thực hiện bởi phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận.
3.3. Các yêu cầu kỹ thuật khác ngoài điều 2.6 trong Quy chuẩn này, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận, hoặc các phòng thử nghiệm trong nước và ngoài nước được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025, hoặc kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy các loại pin lithium dùng cho thiết bị cầm tay thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1- Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai quản lý việc công bố hợp quy đối với pin lithium dùng cho thiết bị cầm tay theo Quy chuẩn này.
5.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2016/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay”.
5.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
5.4. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Phụ lục A
(Quy định)
Chuẩn bị mẫu đo
A.1. Mục đích
Quy định thêm thông tin về mẫu đo trong điều 2.9.4.9.
A.2. Quy trình chèn miếng niken để tạo ngắn mạch bên trong
Quy trình chèn miếng niken ở nhiệt độ 20 °C ± 5 °C và thấp hơn điểm sương - 25 °C.
A.3. Tháo các bộ phận của tế bào đã được nạp
Tháo lõi cuộn dây (điện cực/tấm ngăn đã lắp ráp, trục và cuộn dây) khỏi tế bào đã nạp (xem Hình A.4 và Hình A.7).
A.4. Hình dạng của miếng niken
Hình dạng của miếng niken phải như Hình A.1.
Kích thước: chiều cao 0,2 mm; chiều dày 0,1 mm; hình chữ L (góc 90° ± 10°); độ rộng mỗi cạnh chữ L là 1 mm với dung sai 5%. Vật liệu: Niken tinh khiết lớn hơn 99% (theo khối lượng).
Hình A.1 - Hình dạng của miếng Niken.
A.5. Chèn miếng Niken trong tế bào hình trụ
A.5.1. Chèn miếng Niken trong lõi cuộn
a) Chèn miếng Niken giữa vùng được phủ (vật liệu hoạt động) cực dương và giữa vùng được phủ (vật liệu hoạt động) cực âm đối với tế bào hình trụ (xem Hình A.2).
- Nếu lớp ngoài cùng của lớp nền cực dương là lá nhôm thì cắt lá nhôm này tại đường phân chia giữa lá nhôm và vật liệu hoạt động, để thực hiện thử nghiệm ngắn mạch giữa vật liệu cực dương và vật liệu cực âm.
- Chèn miếng Niken giữa vật liệu hoạt động cực dương và tấm ngăn. Đặt miếng Niken như Hình A.2. Vị trí của miếng Niken phải cách mép của lá nhôm 20 mm. Hướng của góc chữ L hướng về phía cuộn các tấm cực.
b) Chèn miếng Niken giữa lá nhôm cực dương (vùng không phủ) và vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực âm đối với tế bào hình trụ.
Khi lá nhôm của điện cực dương nằm ở lớp ngoài cùng và đối diện vật liệu hoạt động cực âm có phủ chất hoạt động phải thực hiện quá trình sau:
- Khi lá nhôm ở điện cực dương nằm ở lớp nhoài cùng, cắt lá nhôm một đoạn 10 mm tính từ đường phân chia nằm giữa lá nhôm và vật liệu hoạt động.
- Chèn miếng Niken giữa lá nhôm và tấm ngăn. Đặt miếng Niken như Hình A.3.
Vị trí của miếng Niken chèn vào phải cách mép của lớp phủ vật liệu cực dương 1 mm trên lá nhôm.
Hình A.2 - Vị trí chèn miếng Niken giữa vùng phủ vật liệu cực dương và vùng phủ vật liệu cực âm của tế bào hình trụ
Hình A.3 - Vị trí chèn miếng Niken giữa vùng phủ lá nhôm cực dương và cực âm của tế bào hình trụ
Hình A.4 - Tháo tế bào hình trụ
A.5.2. Đánh dấu vị trí của miếng Niken cách hai đầu lõi hình trụ
Thực hiện như sau:
a) Đặt tấm cách điện giữa tấm ngăn nằm đối diện với miếng Niken và điện cực âm để bảo vệ chống ngắn mạch.
b) Buộc bằng tay các điện cực và tấm ngăn giữ miếng Niken đúng vị trí và băng dính hai đầu hình trụ.
c) Đánh dấu vị trí của miếng Niken ngang qua lõi hình trụ.
d) Đặt lõi hình trụ vào túi polyetylen có khóa kéo và kéo khóa lại. Đặt túi polyetylen vào túi bằng lá nhôm để tránh khí khô.
CHÚ THÍCH: Quá trình phải được thực hiện trong vòng 30 min.
A.6. Chèn miếng Niken vào tế bào hình lăng trụ
a) Trước khi chèn miếng Niken, chèn tấm cách điện giữa điện cực âm và tấm ngăn nằm bên dưới miếng Niken và điện cực âm như Hình A.5 để bảo vệ chống ngắn mạch.
b) Chèn miếng Niken vào lõi hình lăng trụ
+ Chèn miếng Niken giữa vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực dương và vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực âm trong tế bào hình lăng trụ (Xem Hình A.7).
- Chèn miếng Niken giữa vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực dương và tấm ngăn hoặc giữa tấm ngăn và vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực âm. Trong trường hợp tấm ngăn bằng nhôm, chèn miếng Niken giữa vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực dương và tấm ngăn.
- Chèn miếng Niken giữa vùng phủ (vật liệu hoạt động) cực dương và tấm ngăn. Việc đặt miếng Niken phải như Hình A.5. Miếng Niken được đặt tại tâm (đường chéo) của lõi hình lăng trụ. Hướng của góc chữ L của miếng Niken hướng về phía cuốn các tấm cực.
Hình A.5 - Vị trí chèn miếng Niken giữa vùng phủ vật liệu cực dương và cực âm của tế bào hình lăng trụ
+ Chèn miếng Niken giữa lá nhôm cực dương (Vùng không phủ) và vùng có phủ (vật liệu hoạt động) cực âm đối với tế bào hình lăng trụ. Khi lá nhôm cực dương nằm trên lớp ngoài cùng và lá nhôm đối diện với vật liệu hoạt động cực âm có phủ phải thực hiện các bước sau:
- Khi lá nhôm của điện cực dương nằm trên lớp ngoài cùng và lá nhôm đối diện với vật liệu hoạt động cực âm có phủ, chèn miếng Niken giữa lá nhôm và tấm chắn.
- Đặt miếng Niken phải như Hình A.6. Miếng Niken được đặt tại tâm của bề mặt phẳng của lõi tế bào hình lăng trụ. Hướng của góc chữ L của miếng Niken hướng về phía cuộn các tấm cực.
Hình A.6 - Vị trí chèn miếng Niken giữa lá nhôm cực dương và vùng phủ vật liệu cực âm của tế bào hình lăng trụ
- Cuộn bằng tay các điện cực và tấm ngăn giữ miếng Niken đúng vị trí và cuốn băng dính vào lõi hình lăng trụ.
- Đánh dấu vị trí của miếng Niken ngang hình lăng trụ.
- Dán hai lớp băng polyamid (rộng 10 mm, dày 25 μm) tại vị trí đánh dấu.
- Đặt lõi hình lăng trụ vào túi polyetylen có khóa kéo và kéo khóa lại. Đặt túi polyetylen vào túi bằng lá nhôm để tránh khí khô.
CHÚ THÍCH: Quá trình phải được hoàn thành trong 30 min.
Hình A.7 - Tháo tế bào hình lăng trụ
A.7. Vị trí của miếng Niken trong trường hợp khác
a) Trong trường hợp miếng Niken không thể đặt vào vị trí mô tả trong điều A.5 và A.6, có thể thay đổi vị trí đặt.
b) Đối với tế bào hình lăng trụ, đặt miếng Niken trong vùng bằng phẳng. Miếng Niken phải được đặt ở tâm của bề mặt chịu áp lực. Nếu khó đặt miếng Niken bên dưới lớp ngoài cùng thì có thể đặt bên dưới lớp bên trong như Hình A.8.
c) Không đặt miếng Niken trong vùng mà vật liệu hoạt động cực dương tách khỏi lá nhôm. Nếu vật liệu bị tách ra trong vùng quy định, đặt miếng Niken trong vùng khác nơi có vật liệu hoạt động của cực dương, vị trí này được nén tại tâm của cơ cấu nén.
Hình A.8 - Vị trí của miếng Niken khi không thể đặt trong vùng quy định
Phụ lục B
(Quy định)
Mã số HS pin lithium cho thiết bị cầm tay
TT
Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN
Mã số HS
Mô tả sản phẩm, hàng hóa
01
Pin lithium cho điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng
8507.60.90
Pin lithium rời dùng cho máy điện thoại di động. Không áp dụng đối với pin lithium rời là pin sạc dự phòng dùng để nạp điện cho các thiết bị này
8507.60.10
Pin lithium rời dùng cho máy tính xách tay, máy tính bảng. Không áp dụng đối với pin lithium rời là pin sạc dự phòng dùng để nạp điện cho các thiết bị này
(*)
Pin lithium đi kèm/gắn trong thiết bị điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng được hiểu là một phần không thể tách rời của thiết bị
(*) sử dụng mã số HS của thiết bị.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC 61960-3:2017 Secondary cells and batteries containing alkaline or other non-acid electrolytes - Secondary lithium cells and batteries for portable applications - Part 3: Prismatic and cylindrical lithium secondary cells and batteries made from them.
[2] IEC 62133-2:2017 Secondary cells and batteries containing alkaline or other non-acid electrolytes - Safety requirements for portable sealed secondary lithium cells, and for batteries made from them, for use in portable applications - Part 2: Lithium systems.
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích thuật ngữ
1.5. Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu về các điện cực
2.2. Yêu cầu về cảm quan
2.3. Yêu cầu về ký hiệu và nhãn mác
2.3.1. Ký hiệu
2.3.2. Nhãn mác
2.4. Yêu cầu đối với tế bào
2.5. Yêu cầu về đặc tính điện
2.5.1. Điện áp danh định
2.5.2. Dung lượng danh định
2.5.3. Dung lượng phóng
2.5.4. Dung lượng nạp
2.5.5. Điện trở trong (pin)
2.5.6. Độ bền các chu kỳ sống
2.5.7. Phóng tĩnh điện-ESD (pin)
2.6. Yêu cầu về đặc tính an toàn
2.6.1. Sử dụng theo dự kiến
2.6.2. Sử dụng không đúng theo dự kiến
2.7. Yêu cầu về dung sai thông số đo
2.8. Phương pháp đo đặc tính điện
2.8.1. Đo thử điện
2.8.2. Thủ tục đo và điều kiện đối với mẫu thử
2.9. Phương pháp đo đặc tính an toàn
2.9.1. Điều kiện đo thử
2.9.2. Thủ tục nạp cho mục đích đo thử
2.9.3. Sử dụng theo dự kiến
2.9.4. Sử dụng không đúng theo dự kiến
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A (Quy định) Chuẩn bị mẫu đo
Phụ lục B (Quy định) Mã số HS pin lithium cho thiết bị cầm tay
Thư mục tài liệu tham khảo | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "09/07/2020",
"sign_number": "15/2020/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Mạnh Hùng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-23-2006-CT-UBND-xay-dung-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-du-toan-ngan-sach-thanh-pho-Ho-Chi-minh-nam-2007-60143.aspx | Chỉ thị 23/2006/CT-UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dự toán ngân sách thành phố Hồ Chí minh năm 2007 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 23/2006/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 07 năm 2006
CHỈ THỊ
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2007
Trong những tháng đầu năm 2006, tình hình kinh tế - xã hội thành phố vẫn tiếp tục phát triển, an ninh - chính trị ổn định và trật tự an toàn được đảm bảo; thành phố quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2006 năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết của Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố.
Năm 2007 là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững để hoàn thành các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần X, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII, kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2007 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị các sở - ngành, quận - huyện, Tổng Công ty Nhà nước trực thuộc thành phố khẩn trương thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2007
1. Mục tiêu:
1.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hướng đến bền vững và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công trình Khu công nghệ cao. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ cao từ bên ngoài. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.2. Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạnh khoa học công nghệ.
1.3. Tiếp tục tăng cường trật tự, kỷ cương trong quản lý đô thị; tập trung điều chỉnh quy hoạch chung, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết; đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa các dịch vụ công cộng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình chống ngập nội thị và chống ùn tắc giao thông; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chương trình cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước, chương trình nhà ở, công trình Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
1.4. Tiếp tục nâng cao mức sống và chất lượng sống nhân dân, đổi mới hơn nữa để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, tiếp tục xã hội hóa mạnh hơn các lĩnh vực xã hội, tạo điều kiện khuyến khích tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực này. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội bền vững và giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc.
1.5. Đổi mới về tổ chức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư. Thực hiện có kết quả chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu, chống tham nhũng và chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2007 đạt từ 12% đến 12,5%, hướng đến phát triển bền vững. Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), các ngành liên quan xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể năm 2007, với mức phấn đấu cao hơn chỉ tiêu tương ứng của năm 2006.
2. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố (không kể thu từ dầu thô) tăng 14% trở lên so với mức thực hiện so với năm 2006.
3. Về đầu tư, tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thành phố, phấn đấu huy động vốn đầu tư trên địa bàn từ 70.000 tỷ đồng trở lên, tăng 12,9% so với ước thực hiện năm 2006.
4. Về văn hóa - xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước, mở rộng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, y tế, thể thao, lao động - thương binh và xã hội, phát thanh, truyền hình; nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm mới cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Triển khai các phong trào thi đua, tiếp tục thực hiện các chương trình xã hội của thành phố như xóa đói giảm nghèo, nhà tình nghĩa, nhà tình thương; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình 3 giảm, tập trung triển khai tốt đề án tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; xây dựng trật tự kỷ cương, nếp sống văn hóa mới; thực hiện tốt các chương trình quốc gia trên địa bàn.
5. Tăng cường công tác quản lý đô thị, quản lý xây dựng nhà đất, tập trung hoàn thành công tác xây dựng quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; tổ chức thực hiện chương trình nhà ở, xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư nhà ở cho dân, người định cư, nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên và nhà ở xã hội; phát triển giao thông vận tải, giảm ùn tắc giao thông, phát triển vận tải công cộng; giảm tai nạn giao thông; phát triển nguồn và mạng cấp nước đô thị, nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch cho người dân; cải thiện mức độ ô nhiễm môi trường; tiếp tục thực hiện chương trình chống ngập nước trên địa bàn thành phố.
6. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý Nhà nước; đẩy mạnh cải cách và hoàn thiện thể chế hành chính, nâng cao đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình hành động phòng chống tham nhũng. Xử lý nghiêm khắc những hành vi lợi dụng chức, quyền để tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí tài sản và tiền vốn của Nhà nước.
7. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh kết hợp giữa quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh trấn áp các loại tội phạm có tổ chức, giữ vững ổn định an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý xã hội, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Nội dung:
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và dự ước cả năm 2006, nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan.
Xây dựng hệ thống bảng biểu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2007; tính toán, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2007 của ngành và đơn vị mình, tập trung phân tích và đề xuất các giải pháp cụ thể để mở rộng thị trường, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Kế hoạch phải bao quát hoạt động của các thành phần kinh tế, các ngành trên địa bàn, kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế với kế hoạch phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị.
Các nội dung kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách thành phố năm 2007 cần nêu cụ thể những việc cần phải làm; cơ quan đơn vị thực hiện; phương thức và điều kiện để thực hiện.
2. Tiến độ thực hiện:
2.1. Trong tháng 7, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức hướng dẫn khung Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2007 cho toàn thành phố. Đến ngày 31 tháng 7 năm 2006, các sở - ngành, quận - huyện và Tổng Công ty gửi báo cáo sơ bộ kế hoạch năm 2007 cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2. Ngày 05 tháng 8 năm 2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính dự thảo kế hoạch sơ bộ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2007 trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
2.3. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, các sở - ngành, quận - huyện và Tổng Công ty tổng hợp kế hoạch chính thức của ngành, địa phương và đơn vị mình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố, Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố.
2.4. Tháng 12 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức giao kế hoạch năm 2007 cho các sở - ngành, quận - huyện và Tổng Công ty.
Do yêu cầu và tính chất công việc, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Tổng Giám đốc các Tổng Công ty tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và tiến độ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2007 của Chỉ thị này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
KHUNG HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2007
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 23/2006/CT-UBND ngày 18/07/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Phần thứ nhất:
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 VÀ DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2007
Tại Kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố Khóa VII, Nghị quyết số 34/2005/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006 đã thông qua các chỉ tiêu chủ yếu: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô tăng 17% trở lên; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên 62.000 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 67.254 tỷ đồng; trong đó thu nội địa 35.954 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương 14.819,814 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (dưới 6 triệu đồng/người/năm) còn dưới 6,8%; giải quyết việc làm cho 230.000 lao động, trong đó tạo 100.000 việc làm mới; giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 5,79%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố đạt 86,5%; số lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đạt 300 triệu lượt người.
Trong 6 tháng đầu năm 2006, thành phố tiếp tục phát huy và thừa hưởng những thành tựu kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, đồng thời cùng với sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, sự ổn định chính trị - xã hội, thành công của Hội nghị cấp cao APEC và chuẩn bị gia nhập WTO là những thuận lợi cơ bản góp phần cho thành phố huy động nguồn lực của toàn xã hội để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên giá xăng - dầu tăng, thời tiết hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng của gia súc, đã tác động đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân thành phố, bên cạnh đó cuối năm 2005 đầu năm 2006 tại các khu chế xuất trên địa bàn đã xảy ra tình hình đình công làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, với sự chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, sự phấn đấu của các ngành, các cấp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và đạt kết quả trên nhiều mặt.
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về kinh tế:
1.1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố trong 6 tháng đầu năm tăng khá, giữ được tốc độ tăng trưởng tương đương cùng kỳ năm trước. GDP đạt 81.242 tỷ đồng, tăng 10,5% (cùng kỳ tăng 10,5%); trong đó: khu vực dịch vụ tăng 10,5% (cùng kỳ tăng 9,9%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,8% (cùng kỳ tăng 11,1%); khu vực nông - lâm - thủy sản gần bằng cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2006 (giảm 0,3%). Trong các khu vực kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 8,8%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,9%.
1.2. Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng cao, giá trị gia tăng đạt 40.874 tỷ đồng (chiếm 50,3% GDP), tăng 10,5%. Đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua và đạt 2 con số (6 tháng đầu năm 2001 tăng 6,6%; 2002 tăng 8,5%; 2003 tăng 6,2%; 2004 tăng 8,8%; 2005 tăng 9,9%). Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,4% so với cùng kỳ.
Xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố tuy tăng trưởng, nhưng mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 6.679,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 26,1%). Nếu như không tính giá trị dầu thô kim ngạch xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 18,9%); kim ngạch nhập khẩu đạt 3.177,8 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,1%).
Tổng doanh thu du lịch 7.600 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 18,3%), với lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 1,15 triệu lượt người, tăng 16% so với cùng kỳ.
Các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục ổn định, phát triển. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng 226.195,4 tỷ đồng, tăng 36,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 28,3%). Tổng dư nợ tín dụng 190.882,9 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 33,6%).
- Về chương trình cho vay kích cầu, trong 6 tháng đầu năm 2006 đã thông qua cho vay kích cầu đợt 11 với 43 dự án, tổng vốn đầu tư 1.287,5 tỷ đồng; trong đó phần vốn được ngân sách hỗ trợ lãi vay 570,3 tỷ đồng. Đến nay có 218 dự án đã ký hợp đồng tín dụng và đang giải ngân với giá trị hợp đồng 3.166 tỷ đồng; số vốn được giải ngân là 2.114 tỷ đồng, đạt 67% giá trị hợp đồng; ngân sách Nhà nước đã cấp bù lãi vay là 188 tỷ đồng. Về vay tín dụng ưu đãi, 6 tháng đầu năm đã cho vay 41 dự án với tổng giá trị cho vay là 3.329,1 tỷ đồng, trong đó có các dự án vay vốn để xây dựng mạng cấp nước thành phố đã giải ngân là 353,773 tỷ đồng.
- Về thị trường chứng khoán, đã có 36 loại cổ phiếu và 366 loại trái phiếu được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có 36 công ty niêm yết và một quỹ đầu tư chứng khoán tham gia niêm yết cổ phiếu với tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có 14 công ty chứng khoán tham gia hoạt động với doanh số giao dịch đạt 27.202 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.377 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 17.929 tỷ đồng. Chỉ số Vn-Index sau đợt tăng đột biến trong tháng 3 và tháng 4 đạt 632,5 điểm vào ngày 25 tháng 4 năm 2006 (cao nhất kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 28 tháng 7 năm 2000) đến giữa tháng 6 đã ổn định hơn.
- Về dịch vụ vận tải, nhờ tăng cường nhiều loại phương tiện vận tải nên vận tải hành khách đi dần vào ổn định. Vận chuyển hàng hóa ước đạt 18,5 triệu tấn với 10.270 triệu T.km, tăng 3,2% về tấn và tăng 5,4% về triệu tấn.km. Vận chuyển hành khách công cộng ước đạt 148 triệu lượt hành khách, đạt 43,9% kế hoạch năm.
- Bưu chính, Viễn thông tiếp tục phát triển, đến nay đã có 29 tổng đài điện thoại, tăng 11,5% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,3%), nâng dung lượng các tổng đài lên 1,368 triệu số, tăng 7,2% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,7%). Tổng số máy điện thoại trên địa bàn đạt 4,3 triệu máy (trong đó khoảng 1,2 triệu máy cố định và 3,1 triệu máy di động). Thành phố có 120.000 thuê bao băng thông rộng ADSL và hơn 2.000 đại lý Internet công cộng.
- So với tháng 12 năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,18% (cùng kỳ tăng 5,77%). Riêng hàng lương thực tăng cao so với cùng kỳ, tăng 5,59% (cùng kỳ tăng 1,29%), hàng thực phẩm tăng chậm hơn so với cùng kỳ, tăng 6,35% (cùng kỳ tăng 12,11%). Nhìn chung, mục tiêu bình ổn giá cả thị trường đã đạt được kết quả khả quan. Mức tăng chỉ số giá các mặt hàng tiêu dùng đều thấp hơn cùng kỳ. Giá vàng trong 6 tháng đầu năm biến động mạnh theo chiều hướng tăng lên do chịu tác động của giá vàng trên thế giới, chỉ số giá vàng tăng 34,07% (cùng kỳ giảm 4,78%). Chỉ số giá USD tăng 0,78% (cùng kỳ tăng 0,48%).
1.3. Về công nghiệp - xây dựng:
- Giá trị sản xuất công nghiệp 132.976 tỷ đồng, tăng 13%, bằng với cùng kỳ năm 2005 (13%). Tăng trưởng chủ yếu do công nghiệp dân doanh tăng 14,5% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,1%; trong khi đó công nghiệp Nhà nước chỉ tăng 7,1% (công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 8,3%, công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 2,1%), tuy nhiên đây là mức tăng cao hơn so với cùng kỳ 2005 (5,8%).
Có 8 ngành sản xuất chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành và có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2005, tăng từ 11,7% đến 25% như: thực phẩm đồ uống, dệt, may, hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất, sản phẩm từ cao su - plastic, điện - điện tử. Đến nay, thành phố đã công nhận 25 sản phẩm của 19 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố.
Giá trị xây lắp trên địa bàn thành phố ước thực hiện 12.947 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 14,2%); trong đó khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 11,1%; khu vực kinh tế Nhà nước tăng 10,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp hơn 2,2 lần so với cùng kỳ.
1.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp: 1.636,6 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2005, trong đó giá trị trồng trọt tăng 6,4%, chăn nuôi tăng 20,2%, thủy sản giảm 16,2%. Do đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp, trong 6 tháng qua sản lượng đàn heo có tăng cao nhưng chưa đến kỳ tiêu thụ nên không tính vào giá trị sản xuất; ngoài ra do chủ động thả giống nuôi tôm sú chậm từ đó mà giảm sản lượng tôm.
1.5. Về thu - chi ngân sách:
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 31.136 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ, đạt 47% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa 16.180,8 tỷ đồng, tăng 11,35% so với cùng kỳ, đạt 45% dự toán; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu 11.648 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ, đạt 49,57% dự toán; thu từ dầu thô 3.307,2 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ, đạt 42,4% dự toán. Thu ngân sách địa phương đạt 11.316 tỷ đồng tăng 38%, bằng 76,4 % dự toán.
- Tổng chi ngân sách thành phố 7.495 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ, đạt 52,9% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 4.550 tỷ đồng, tăng 0,97% so với cùng kỳ, đạt 96,81% dự toán; chi thường xuyên 2.785 tỷ đồng, tăng 21,03% so với cùng kỳ, đạt 42,85% dự toán.
1.6. Về huy động vốn đầu tư phát triển:
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố 23.046 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 18,1%). Trong đó, vốn đầu tư xây lắp 19.919 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,9%).
- Từ đầu năm đến nay, đã có 170 quyết định đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố cấp 16, các sở - ngành cấp 89, Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp 56 với tổng số tiền dự toán 1.178,5 tỷ đồng.
- Số lượng doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp tiếp tục tăng. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2006 đã có 5.664 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 13.252 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 27% về số lượng doanh nghiệp và tăng 2% về vốn đăng ký. Ngoài ra có 7.865 doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Về nguồn vốn ODA, 6 tháng đầu năm tổng số vốn giải ngân của các dự án ước đạt 776.468 triệu đồng, trong đó vốn ODA 722.746 triệu đồng, đạt 58% so với kế hoạch; vốn đối ứng 53.722 triệu đồng đạt 15,57% so với kế hoạch; mức giải ngân 6 tháng đầu năm chỉ bằng 53,74% so với cùng kỳ năm 2005 (6 tháng năm 2005 giải ngân đạt 1.444,86 triệu đồng). Mức giải ngân thấp do công tác đền bù giải phóng mặt bằng của một số dự án lớn còn gặp khó khăn, việc tái cơ cấu lại dự án cải thiện môi trường thành phố, điều chỉnh lại các cấu phần dự án dẫn đến việc giải ngân chưa cao. Trong tình hình hiện nay, giá dự thầu thấp nhất của một số dự án lớn hơn giá dự toán gói thầu được duyệt dẫn đến việc phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu kéo theo làm chậm tiến độ giải ngân dự án. Bên cạnh đó, các dự án sử dụng vốn ODA luôn gặp khó khăn trong việc hài hòa thủ tục về quy trình giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng cao, có 126 dự án được cấp phép với tổng vốn 750 triệu USD, giảm 7,3% về số dự án và tăng gấp 3 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 43 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 138 triệu USD, tăng 49,6 về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 887,7 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ.
- Đến nay, tổng số văn phòng đại diện của các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn thành phố được cấp phép hoạt động 2.577 văn phòng thuộc 57 nước và vùng lãnh thổ.
1.7. Về sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
Đã thông qua đề án cổ phần hóa 9 doanh nghiệp, trong đó 05 doanh nghiệp có quyết định chuyển đổi cổ phần hóa; sáp nhập 01 doanh nghiệp; chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6 doanh nghiệp, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 3 doanh nghiệp; đã chuyển 1 Tổng công ty và thành lập 1 Tổng công ty khác hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngoài ra đề án hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con của Công ty Dược thành phố, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đang trình Thủ tướng xem xét.
2. Quản lý đô thị:
Trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn thành phố bước đầu có chuyển biến khá hơn so với các năm trước đây. Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện tăng cường quản lý đô thị đã được ban hành từ đầu năm, phân công giao nhiệm vụ cho các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn với nhiều giải pháp cụ thể đã mang lại một số kết quả bước đầu khá hơn, cụ thể như sau:
2.1. Quản lý đô thị:
Chương trình chống kẹt xe nội thị đã được thực hiện khá, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, tuy nhiên vẫn còn tình trạng mật độ phương tiện tăng nhanh vào giờ cao điểm tại những tuyến đường chính. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2006, số vụ tai nạn giao thông đã giảm 7,86%, trong đó số người chết giảm 8,57%, số người bị thương giảm 21,4% so với cùng kỳ; xử lý 574.869 trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ, thu trên 49,151 tỷ đồng.
2.2. Về quản lý quy hoạch, nhà đất:
Công tác quy hoạch chi tiết 1/2000, điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố và 24 quận - huyện, đang trong quá trình thực hiện các bước cơ bản, để hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố vào cuối năm 2006. Đến nay đã có 3 quận Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân được phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung; đã thẩm định 24 đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 với diện tích 2.363,13 ha và 16 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 với diện tích 264,94 ha. Công tác quy hoạch vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang được triển khai. Tuy nhiên, tiến độ quy hoạch còn chậm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân và công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 507 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức; các quận - huyện đã cấp 21.650 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; đã cấp 8.259 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn với diện tích sàn là 1.552,1 ngàn m2, tăng 1,8% về giấy phép và tăng 3,2% về diện tích so với cùng kỳ.
Về chương trình 30.000 căn hộ tái định cư theo Chỉ thị số 24/2004/CT-UB ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố, đến nay đã có 71 dự án đăng ký tham gia chương trình với quy mô 30.004 căn hộ. Trong đó, có 11 dự án đã và đang thi công với 3.794 căn hộ; 10 dự án đang lập thủ tục đầu tư với 5.348 căn hộ, 4 dự án chưa bồi thường giải phóng mặt bằng với 1.670 căn hộ, còn lại 46 dự án với 19.192 căn hộ chưa ký cam kết với Sở Xây dựng.
Về công tác di dời các hộ dân trong khuôn viên trường học, y tế, thể dục thể thao và cơ sở lao động, thương binh - xã hội: đến nay đã giải tỏa di dời được 728 hộ/833 hộ, đạt 87,4%.
2.3. Bảo vệ môi trường đô thị:
Về xử lý rác, thành phố đã giải quyết được cơ bản về khối lượng rác cần xử lý, bình quân khoảng 6.200 tấn/ngày; đã phân cấp công tác thu gom, vận chuyển rác cho quận 1, quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, đồng thời triển khai thực hiện đấu thầu quét dọn, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại các quận Tân Phú, Bình Tân.
Về chương trình chống ngập nước nội thị, 6 tháng đầu năm đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện 06 dự án để giảm 19 điểm ngập trong chỉ tiêu. Đã xóa được 9/25 điểm ngập trong chương trình xóa giảm ngập năm 2006.
Về tình hình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện di dời 45 cơ sở. Đến nay thành phố đã phê duyệt 1.398 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải di dời, đã có 1.087 cơ sở thực hiện di dời, sắp xếp lại, thực hiện xử lý ô nhiễm tại chỗ.
2.4. Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành:
Đang tập trung triển khai 05 dự án về cấp nước và tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng nguồn nước nâng công suất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân lên 1.121.570m3/ngày-đêm. Đã hình thành một số mạng phân phối nước ở cuối nguồn và phát triển mạng cấp 3 nâng tỷ lệ hộ dân được cung cấp từ hệ thống cấp nước thành phố lên 85,34% (cuối năm 2005 đạt 85%); 6 tháng đầu năm tỷ lệ thất thoát nước là 34,93% do súc xả đường ống và xử lý các nguyên nhân nước đục. Tồn tại lớn trong lĩnh vực này là vẫn còn tình trạng nước đục cục bộ ở một số nơi và một số khoảng thời gian trên địa bàn thành phố.
3. Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ:
3.1. Ngành giáo dục đào tạo:
Đang chuyển đổi 93 trường của các bậc học loại hình Trường bán công sang Trường công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính, 01 trường thí điểm theo mô hình trường công lập chất lượng cao; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc văn hóa trung học phổ thông năm học 2005 - 2006: tỷ lệ đậu tốt nghiệp trung học phổ thông 96,39%, tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học phổ thông 67,46%. Đã có thêm 04 quận đạt chuẩn phổ thông trung học (quận Phú Nhuận, quận 4, quận 5 và quận 12), nâng số các quận đạt phổ cập bậc trung học là 09 quận; có 3 quận đang hoàn chỉnh hồ sơ chờ thành phố kiểm tra công nhận. Thành phố đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tập trung củng cố kết quả phổ cập trung học cơ sở đồng thời tiến hành thực hiện phổ cập bậc trung học (đã có 186/317 phường - xã, 9/24 quận - huyện đạt chuẩn phổ cập bậc trung học).
3.2. Hoạt động khoa học - công nghệ: Hoạt động khoa học - công nghệ được triển khai tích cực.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao Năng suất - Chất lượng - Hội nhập đã được triển khai, kết quả hỗ trợ 112 doanh nghiệp xây dựng 162 tiêu chuẩn cơ sở gồm các ngành hàng: mỹ phẩm, hóa - nhựa - cao su, văn phòng phẩm, cơ - điện, vật liệu xây dựng; tư vấn 27 doanh nghiệp áp dụng ISO 9001:2000, ISO 17025, 5S. Chợ thiết bị - công nghệ trên mạng được duy trì: tổng số thành viên đăng ký vào hệ thống là 2.770, trong đó: 1.638 đơn vị chào bán và 1.132 đơn vị tìm mua; tổng số công nghệ, thiết bị -giải pháp phần mềm - dịch vụ chào bán là 4.267, số giao dịch trong 6 tháng đầu năm 1.152. Tư vấn và hướng dẫn đăng ký về sở hữu công nghiệp 523 hồ sơ các loại.
Đã tổ chức nghiệm thu 40 đề tài nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ, trong đó một số đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Tiến độ triển khai công trình khu công nghệ cao: đã xây dựng đề án phát triển khu công nghệ cao giai đoạn 2006 - 2010 và thông qua các Bộ - Ngành Trung ương để trình Chính phủ; ngoài ra đang triển khai giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo các mục tiêu đã đề ra; thu hồi thêm 67 ha đất. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra do xử lý không kiên quyết một số hộ dân nên đã gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
4. Về văn hóa xã hội: các hoạt động văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực.
4.1. Công tác văn hóa - thông tin: đã tổ chức tốt các chương trình hoạt động Lễ hội với nhiều hình thức phong phú chào mừng các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng toàn quốc lần X; đã hoàn thành xây dựng tượng đài Trần Văn Ơn, Bia chiến công trận đánh cư xá Brink, đưa vào sử dụng Nhà Thiếu nhi huyện Cần Giờ, Nhà Văn hóa Sinh viên thành phố; tổ chức tốt chương trình trực tiếp đối thoại giữa chính quyền thành phố với người dân tháng/lần trên Đài Phát thanh và Đài Truyền hình.
4.2. Hoạt động thể dục - thể thao: hoạt động thể dục - thể thao trong 6 tháng đầu năm 2006 diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức phong phú. Kết hợp các lễ hội, ngày truyền thống và cùng với phong trào quần chúng lan rộng đã góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố. Đặc biệt do chuẩn bị tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực nên kết quả thi đấu giải vô địch Quốc gia đã đạt được 324 huy chương (134 huy chương vàng, 107 huy chương bạc, 83 huy chương đồng). Riêng Đại hội thể dục thể thao Toàn quốc lần thứ V đã đạt được 16 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 27 huy chương đồng, hiện đang xếp thứ 2 sau đoàn Hà Nội. Ngoài ra thành phố còn tham gia các giải thi đấu Quốc tế và đạt được 10 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 6 huy chương đồng.
4.3. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: các chương trình và công tác y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân vẫn tiếp tục thực hiện tốt, các ca bệnh truyền nhiễm đều giảm mạnh; công tác khống chế và kiểm soát dịch cúm gia cầm lây sang người được thành phố chỉ đạo kiên quyết và triệt để, không có bệnh nhân nhiễm virus H5N1 nhập các bệnh viện của thành phố, nhiều bệnh dịch nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; công tác khám chữa bệnh đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch và so với cùng kỳ, số lần khám chữa bệnh đạt 106,78% so với cùng kỳ, đặc biệt khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt cao (6 tháng năm 2006: 479.945 trẻ, năm 2005: 329.048 trẻ). Trong 6 tháng đầu năm có 2.406 ca sốt xuất huyết với 2 ca tử vong; có 181 người mắc bệnh rubella, 457 mắc bệnh chân tay miệng. Đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm với 695 người ngộ độc.
4.4. Về chương trình mục tiêu 3 giảm: đã tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ, nhân viên và học viên tại các trung tâm trong dịp Tết. Tiếp tục thực hiện có kết quả đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện”. Tính đến ngày 09 tháng 6 năm 2006 các trung tâm của thành phố đang quản lý chữa trị cho 23.821 người (đủ 24 tháng là 19.015 người, đã xét chuyển giai đoạn 2 là 16.227 người), trong đó các trung tâm thuộc Sở quản lý 9.664 người nghiện ma túy và 556 người mại dâm. Hội đồng tư vấn thành phố đã duyệt 435 hồ sơ đối tượng tệ nạn xã hội; thực hiện xét tái hòa nhập cộng đồng cho 611 hồ sơ, trong đó có 277 hồ sơ hồi gia, 184 hồ sơ về Khu công nghiệp Nhị Xuân, 41 hồ sơ tái định cư tại Phú Văn và 109 hồ sơ làm việc tại các Trường - Trung tâm.
4.5. Về giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo: giải quyết việc làm cho 123.948 lao động tăng 1,9% so với cùng kỳ, đạt 53,89% kế hoạch năm; trong đó giải quyết được 49.230 chỗ làm mới, đạt 49,23% kế hoạch.
Công tác xóa đói giảm nghèo: tổng quỹ xóa đói giảm nghèo thành phố trên 180,3 tỷ đồng, trợ vốn cho 49.693 hộ xóa đói giảm nghèo với tổng dư nợ là 151,4 tỷ đồng, đầu tư cho 312 dự án, giải quyết việc làm cho 2.714 lao động. Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thành phố đã xét duyệt 343 dự án với 3.470 hộ vay 43,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 6.598 lao động.
Công tác chăm lo Tết Bính Tuất cho diện chính sách tăng 29,98% so với năm 2005, đồng thời đã bổ sung thêm 2 diện mới là: người cao tuổi (90 tuổi trở lên) và người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hóa học.
Công tác xã hội: đã tiếp nhận hơn 1.071 người vào các cơ sở bảo trợ xã hội; tiếp nhận quản lý tiền và quà của các tổ chức, cá nhân từ thiện với tổng trị giá trên 2,8 tỷ đồng.
Cấp thẻ bảo hiểm y tế: đã thực hiện cấp 237.616 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.
5. Cải cách hành chính; công tác phòng chống lãng phí, thất thoát, công tác phòng chống tham nhũng:
Đến nay đã có 22/23 sở - ngành thành phố tiếp tục hoàn thiện cơ chế hành chính “một cửa”, 15/23 sở ngành đã ban hành Chương trình Cải cách hành chính năm 2006; có 24/24 quận - huyện duy trì tốt hoạt động của hệ thống mạng nội bộ và kết nối đến các phường - xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc. Trong 8 đơn vị triển khai mới việc ứng dụng ISO, đến nay đã có 6 sở - ngành thành phố được cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Về khối quận - huyện, có 12/24 quận - huyện đã ban hành Chương trình cải cách hành chính năm 2006; trong 16/24 quận - huyện triển khai ứng dụng ISO, đến nay đã có 13 quận - huyện được cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Một số quận - huyện bước đầu đã ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS); 317 phường - xã tiếp tục duy trì thực hiện cơ chế “một cửa”, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Đã tổ chức sơ kết một năm hoạt động của các Tổ nghiệp vụ hành chính công tại các quận được thực hiện thí điểm và triển khai 7 đề án thí điểm quản lý theo kết quả.
Về Công tác chống thất thoát, lãng phí và công tác phòng chống tham nhũng:
Các ngành, các cấp trên địa bàn thành phố đang tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11/2005/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về đảm bảo chất lượng công trình, chống tham nhũng, thất thoát trong xây dựng cơ bản; tiếp tục triển khai đồng bộ thực hiện Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư, công trình xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành Thanh tra thành phố thực hiện 186 cuộc thanh tra (năm 2005 chuyển sang 43 cuộc). Trong đó, Thanh tra thành phố thực hiện 19 cuộc, Thanh tra quận - huyện 90 cuộc và thanh tra sở - ngành 77 cuộc. Đã kết thúc 122 cuộc và đang thực hiện 51 cuộc.
Qua 122 cuộc thanh tra đã kết thúc, phát hiện sai phạm về kinh tế 59,7 tỷ đồng, 3.823 m2 đất. Kiến nghị thu hồi 37,97 tỷ đồng, 3.823 m2 đất và 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiến nghị chấn chỉnh quản lý 183 kiến nghị; kiến nghị xử lý kỷ luật 79 người; kiến nghị xử lý hành chính đối với 11 tổ chức và 29 cá nhân; kiến nghị xử lý hình sự đối với 11 trường hợp. Ngoài ra, ngành Thanh tra thành phố còn tổ chức nhiều cuộc kiểm tra trên nhiều lĩnh vực; qua đó phát hiện sai phạm và đã xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý với tổng số tiền là 7,3 tỷ đồng.
6. Quốc phòng - An ninh:
Thành phố đã hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt I năm 2006 ở 3 cấp với chất lượng thanh niên nhập ngũ cao hơn. Thành phố tiếp tục giữ vững ổn định tình hình an ninh - chính trị, đảm bảo trật tự - an toàn - xã hội, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán và bảo đảm an toàn trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao APEC tại thành phố.
Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2006 (từ ngày 01 tháng 12 năm 2005 đến ngày 31 tháng 5 năm 2006), đã xảy ra 3.252 vụ phạm pháp hình sự, giảm 0,34% so với cùng kỳ, làm chết 51 người, bị thương 299 người; về vi phạm kinh tế đã phát hiện, xử lý 397 vụ, tăng 2,85% so với cùng kỳ, thu giữ hàng hóa trị giá trên 9,33 tỷ đồng, chuyển cơ quan thuế truy thu trên 5,7 tỷ đồng; về tội phạm ma túy đã phát hiện 509 vụ, đã khởi tố 504 đối tượng; về tệ nạn mại dâm đã phát hiện và triệt phá 89 ổ mại dâm, bắt 507 tên tổ chức, môi giới, gái mại dâm. Về tai nạn cháy đã xảy ra 134 vụ, giảm 13,54% so với cùng kỳ, thiệt hại tài sản trị giá 36,562 tỷ đồng.
7. Công tác đối ngoại với các địa phương trong nước và quốc tế:
Hoạt động đối ngoại diễn ra tích cực, nổi bật là thực hiện tốt chính sách Đại đoàn kết dân tộc. Thành phố đã tổ chức đón 32.623 kiều bào về quê ăn Tết; họp mặt hơn 600 kiều bào của 18 quốc gia, trong đó có hơn 100 kiều bào đã về nước sinh sống và làm việc; tổ chức gặp gỡ thanh niên Việt kiều; họp mặt đồng bào người Hoa sinh sống trên địa bàn thành phố.
Trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã đón tiếp 23 đoàn của các nước; ngoài ra có hơn 20 đoàn khách quốc tế quan trọng khác và 284 lượt phóng viên nước ngoài đến thành phố. Về quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương nước ngoài, thành phố đã ký thỏa thuận hợp tác với thành phố Toronto - Canada, thăm và xúc tiến thương mại - đầu tư tại Bắc Mỹ, thăm và làm việc với tỉnh Liege - Bỉ nhằm tăng cường quan hệ hợp tác về y tế và các lĩnh vực khác, tiếp và làm việc về các dự án hợp tác cụ thể với bang Queesland - Úc và vùng Rhône - Alpes, tham dự 3 hội nghị quốc tế tại Singapore, Phần Lan, Montreal - Canada, thăm và dự lễ tổng kết chương trình xóa mù cho người nghèo ở Lào do Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố giúp phẫu thuật mắt, thăm và khảo sát hệ thống giáo dục tại Malaysia và Singapore. Đặc biệt vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 trên địa bàn thành phố đã diễn ra các hội nghị trong khuôn khổ chuẩn bị Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam thành công tốt đẹp: Hội nghị viên chức cao cấp (SOM II), hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại các nước APEC và Diễn đàn doanh nghiệp các nước APEC.
Chương trình hợp tác với các tỉnh: 6 tháng đầu năm 2006, thành phố đã ký kết hợp tác kinh tế với 5 tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Phước, Kon Tum, Cần Thơ với 77 dự án, ước tổng vốn đầu tư 18.680 tỷ đồng.
II. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ, TỒN TẠI
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội của thành phố vẫn còn nổi lên một số khó khăn, tồn tại cần có giải pháp tập trung tháo gỡ như sau:
1. Về kinh tế:
- Thành phố đang chuẩn bị gia nhập WTO, tuy nhiên năng lực cạnh tranh ở một số doanh nghiệp còn yếu so với các doanh nghiệp trong khu vực trên các lĩnh vực cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ, uy tín của doanh nghiệp... Tồn tại lớn của doanh nghiệp là quy mô nhỏ cả về tiêu chí số lao động và số vốn (số doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng chiếm khoảng 4%).
Năng lực công nghệ, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn yếu; hầu hết tiếp thu công nghệ thông qua nhập khẩu máy móc thiết bị mà chưa có được nhiều sáng kiến cải tiến công nghệ. Máy móc, thiết bị cũ kỹ, tại thành phố Hồ Chí Minh có 25% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình. Tình hình xuất khẩu 6 tháng qua tăng chậm trước sức ép cạnh tranh gay gắt đã phản ảnh một phần về vấn đề trên.
- Một số ngành sản xuất như da giày chỉ tăng 8,8% (cùng kỳ tăng 20,2%), do một số doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc thiếu hợp đồng gia công sản xuất; sản xuất kim loại chỉ tăng 2,6%, chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu; lắp ráp xe ô tô giảm ở hai khu vực công nghiệp Nhà nước thành phố và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sản xuất xe ô tô của doanh nghiệp nước ngoài giảm 25,3%).
- Tình trạng thiếu hụt lao động ở khu công nghiệp và một số ngành sản xuất dệt - may; cùng với việc các doanh nghiệp không kịp thời trả lương cho công nhân, cũng như điều kiện lao động ít được cải thiện đã dẫn đến việc đình công bất hợp pháp gây bất ổn trong sản xuất và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.
- Giá xăng dầu tăng ở mức cao khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu, từ đó làm chậm lại hoạt động kinh tế; tăng chi phí đầu vào, từ đó làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến đầu tư và làm tăng giá sản phẩm hàng hóa.
- Trong xu hướng hội nhập và tự do hóa thương mại, Mỹ và EU vẫn thể hiện sự bảo hộ các nhà sản xuất trong nước trước sức cạnh tranh từ nước ngoài tồn tại dưới hình thức khác. Nếu như trước đây bảo hộ chủ yếu về thuế và hạn ngạch thì hiện nay sự bảo hộ chuyển hướng theo hình thức như: các vụ kiện bán phá giá, các tiêu chuẩn mỹ thuật - an toàn, các quy định về dư lượng kháng sinh trong thực phẩm, quy định kiểm dịch động vật... đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân.
- Sự bùng nổ về dịch cúm gia cầm ở Châu Á, Châu Âu và nguy cơ đại dịch cúm ở người cũng đã làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm. Tại Thành phố, cũng đã và đang tập trung để phòng chống lại các bệnh dịch ở gia súc, điều đó đã gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Các ngành dịch vụ được xác định là thế mạnh của thành phố (tài chính - tín dụng - ngân hàng; dịch vụ tư vấn; vận tải - kho bãi; bưu chính - viễn thông, v.v…) tuy có tốc độ tăng trưởng, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của thành phố để thúc đẩy tăng trưởng nhằm bù đắp cho sự giảm sút của một số ngành.
2. Về quản lý đô thị:
- Công tác quy hoạch mặc dù đã tập trung chỉ đạo nhưng thực hiện vẫn chậm, làm phát sinh xây dựng tự phát không phép ở các quận - huyện.
- Tình hình vệ sinh đô thị có cải thiện nhưng còn chậm; công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường chưa triệt để; chưa có nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, kể cả rác nguy hại.
- Chất lượng nước sinh hoạt cung cấp cho người dân ở một số quận chưa được tốt một phần do hệ thống đường ống cấp nước cũ, mục, trong khi đó công tác cải tạo đường ống nước còn nhiều khó khăn, công tác súc xả đường ống chưa được thực hiện tốt. Hiện nay cơ quan hữu quan đã hợp tác với Viện Hạt nhân Đà Lạt và nước ngoài để khảo sát và tìm nguyên nhân gây ra nước bẩn. Dự tính cuối tháng 7 sẽ tổ chức hội thảo để công khai kết quả nghiên cứu, trong đó các nhà khoa học sẽ tập trung phân tích hai vấn đề chính: khả năng ăn mòn của đường ống và xây dựng mô hình để kiểm tra chất lượng nước đầu vào tại các nhà máy.
3. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: mặc dù tăng so cùng kỳ nhưng đạt thấp so với kế hoạch, huy động vốn đầu tư vào ngân sách cũng chưa thực hiện được theo dự kiến. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển thành phố 6 tháng cuối năm còn rất lớn (39.000 tỷ đồng), điều này đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu và có các giải pháp thích hợp thì mới đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư phát triển năm 2006. Thu hút đầu tư nước ngoài tuy tăng, nhưng nhà đầu tư còn phàn nàn về: giá thuê đất còn cao, chi phí giải phóng mặt bằng lớn, nhiều khu công nghiệp không còn đất cho thuê, chi phí dịch vụ cao, quy hoạch chậm, thủ tục hành chính còn nhiêu khê, từ đó làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư của thành phố.
4. Về cải cách hành chính: Tuy quy trình, thủ tục hành chính đã được rà soát, điều chỉnh, nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, nhất là các lĩnh vực có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Thủ tục, trình tự giải quyết hồ sơ hành chính giữa các sở - ngành, quận - huyện vẫn còn chưa thống nhất, mặc dù có cải tiến nhưng người dân vẫn còn phàn nàn về thủ tục và thái độ của công chức; tình hình hội họp vẫn chưa giảm, nội dung và chất lượng chậm đổi mới; việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong một số ngành nghề kinh doanh nhạy cảm tuy tích cực triển khai vẫn chưa giải quyết triệt để.
III. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2006
+ Giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch trong 6 tháng cuối năm:
Các diễn biến của tình hình 6 tháng đầu năm 2006 và dự báo cho thời gian tới cho thấy, bên cạnh những thuận lợi căn bản, còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận đến sự phát triển. Trong khi đó, để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng GDP cả năm là 12% thì 6 tháng cuối năm phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trên 13%. Tình hình đó đòi hỏi sự phấn đấu rất cao của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được Nghị quyết số 34/2005/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006 thông qua tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII, Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm để tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện trong các năm tiếp theo của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
Nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2006 đã đề ra, trong 6 tháng cuối năm đi đôi với việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cần chú ý thực hiện các giải pháp sau:
1. Về lĩnh vực kinh tế:
1.1. Triển khai tổ chức thực hiện chương trình hành động để hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, tập trung chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
1.2. Xây dựng chương trình xúc tiến năm 2006 - 2010, tiếp tục mở các lớp tập huấn về hội nhập quốc tế, về AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và Tổ chức Thương mại Thế giới cho doanh nghiệp ngành dịch vụ - thương mại của thành phố; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các Hiệp định song phương và đa phương mà nước ta đã ký kết; nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng hệ thống đối thoại giữa Chính quyền và doanh nghiệp trên trang web của thành phố. Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu; hợp tác các tỉnh, thành phố và các nước lân cận để tổ chức các kênh phân phối hàng hóa, tham gia các hội chợ - triển lãm; tiếp tục phát huy tốt hơn nữa chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao; tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; mở rộng hợp tác quốc tế hướng vào thị trường ASEAN, Đông Bắc Á, Nga, Đức, Mỹ.
1.3. Nghiên cứu thành lập một tổ chức để tham mưu cho Nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ thương mại; đồng thời tham vấn về luật WTO khi có tranh chấp thương mại xảy ra.
1.4. Tiếp tục triển khai đề án phát triển thị trường bất động sản và đưa vào hoạt động Trung tâm giao dịch bất động sản.
1.5. Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng, tăng tỷ trọng giá trị gia tăng và đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp trên 12%; tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến tinh lương thực - thực phẩm có giá trị gia tăng cao; triển khai một số dự án đầu tư cho 4 ngành này vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Trung tâm giao dịch nguyên, phụ liệu ngành dệt may và da giày.
1.6. Tiếp tục phát triển dịch vụ vận tải đường bộ trên địa bàn; tập trung nâng cao chất lượng, phát triển thêm số lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng, sắp xếp điều chỉnh các luồng tuyến hiện có và mở thêm các luồng tuyến mới, đầu tư thêm xe buýt; nâng cao chất lượng phục vụ và phòng chống tiêu cực trong vận tải hành khách công cộng.
1.7. Xây dựng chương trình tăng cường hợp tác, liên kết về sản xuất công nghiệp và xây dựng nguồn nguyên liệu, xây dựng thị trường với các địa phương trong nước, nhất là các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trao đổi thông tin kinh tế, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, khai thác tiềm năng, nhất là tiềm năng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
1.8. Đẩy mạnh triển khai quyết liệt kế hoạch khẩn cấp của quốc gia và thành phố, không được chủ quan, lơ là về phòng chống và ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm lây sang người. Chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh trong sản xuất, chế biến nông - thủy sản.
2. Về đầu tư phát triển:
2.1. Thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối đủ vốn đầu tư nguồn có tính chất ngân sách theo đúng kế hoạch đã đề ra đầu năm. Tập trung thực hiện nhanh việc giải ngân các công trình trọng điểm sử dụng vốn ngân sách và vốn ODA; đẩy nhanh công tác bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư; bảo đảm cân đối đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA.
2.2. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực thuộc khối quản lý đô thị, nhất là dịch vụ công ích như: vệ sinh môi trường, cấp nước sạch, thoát nước, phát triển và chăm sóc cây xanh, công viên, giữ xe,… để giảm chi ngân sách và dùng kinh phí tiết kiệm được tái đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình chống ùn tắc giao thông, cấp nước sạch và ngập nước.
2.3. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa đầu tư trong ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ - thiết bị.
2.4. Tiếp tục thực hiện chương trình mở rộng hợp tác có hiệu quả với các tỉnh, thành phố; tập trung thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, thực hiện tốt cơ chế một cửa, tháo gỡ vướng mắc, thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Tài chính - ngân sách:
3.1. Phấn đấu thực hiện vượt mức dự toán thu trong năm được giao; bồi dưỡng và phát triển nguồn thu; tập trung quản lý thu có hiệu quả đối với các khu vực kinh tế, đặc biệt là kinh tế dân doanh; tăng cường phân cấp thu cho các quận - huyện, tiếp tục mở rộng ủy nhiệm thu cho phường - xã, thị trấn để nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra chặt chẽ các nguồn thu; tăng cường công tác kiểm tra, quyết toán kịp thời, thực hiện các biện pháp ngăn chặn hiện tượng gian lận thuế; thu đúng, thu đủ và thu hồi kịp thời các khoản thất thu cho ngân sách. Các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận - huyện xây dựng các phương án và tổ chức huy động các nguồn vốn để đảm bảo nguồn chi đầu tư phát triển.
3.2. Triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu công lập; thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ về mặt tài chính, biên chế và chi phí quản lý hành chính cho tất cả các đơn vị hành chính; tiếp tục khoán định biên và kinh phí hoạt động đối với phường - xã, thị trấn.
4. Khoa học và công nghệ:
4.1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển những ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; tiếp tục phát triển và khai thác có hiệu quả thị trường khoa học và công nghệ, nhất là thị trường tư vấn khoa học - công nghệ và quản lý để hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ sở hữu trí tuệ; tiếp tục phát triển và quản lý thị trường thiết bị - công nghệ; mở rộng quy mô và tăng hiệu quả kinh tế chương trình thiết kế và chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nước và xuất khẩu thiết bị.
4.2. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công tác quy hoạch và quản lý đô thị.
5. Quản lý đô thị:
5.1. Tiếp tục thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2025: Hoàn chỉnh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung, chuẩn bị báo cáo Bộ Xây dựng và thông qua Hội đồng nhân dân thành phố vào kỳ họp tháng 7 năm 2006. Tham gia cùng với Bộ Xây dựng, các ngành và các tỉnh lân cận để triển khai lập quy hoạch vùng trọng điểm phía Nam, quy hoạch vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
Lập quy hoạch chi tiết với tốc độ nhanh hơn các khu chức năng phục vụ yêu cầu phát triển khu dân cư và khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý đô thị và định hướng phát triển trong tương lai. Tiếp tục thực hiện công tác lập quy hoạch theo kế hoạch năm 2006 đã được giao kế hoạch, tập trung các khu vực đô thị và các điểm nóng đang diễn ra xây dựng trái phép, không phép, đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Tăng cường quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch chi tiết được duyệt; xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và chuẩn bị quỹ đất để xây dựng các cảng mới.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng thiết kế đô thị ở các khu vực trung tâm; tập trung hoàn thành việc xác định cốt xây dựng khống chế của thành phố, của từng khu vực quận - huyện, làm cơ sở việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
5.2. Quy hoạch chi tiết 5 lưu vực thoát nước trên địa bàn thành phố, triển khai thực hiện nhanh, đúng tiến độ các công trình chống ngập nước mùa mưa. Tiếp tục thực hiện chương trình chống ngập nước, các dự án đầu tư hệ thống thoát nước lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hũ - Bến Nghé; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình xóa ngập nước và tiến độ thực hiện dự án đầu tư Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên giai đoạn 1.
5.3. Tiếp tục thực hiện chương trình cấp nước sạch, chống thất thoát nước và đảm bảo chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố để đảm bảo nâng chất lượng sống cho nhân dân thành phố. Các giải pháp về chương trình cấp nước sạch phải đảm bảo lâu dài, căn cơ, đầu tư đồng bộ từ nguồn nước, mạng đường ống cấp nước, chống thất thoát nước, đảm bảo chất lượng nước tốt nhất trong khả năng cho phép, tăng định mức tiêu thụ nước cho nhân dân theo lộ trình phù hợp, v.v…
5.4. Tập trung vốn đầu tư để bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng; triển khai các dự án cơ sở hạ tầng giao thông đúng tiến độ, nhất là các công trình giao thông trọng điểm; mở rộng các nút giao thông thường xuyên bị ùn tắc, xây dựng hầm chui phục vụ người đi bộ và xe 2 bánh khu Công nghiệp Tân Tạo và khu Công nghiệp Linh Trung; xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh phương thức xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng bến bãi đậu xe ô tô tại các cửa ngõ ra vào thành phố, bãi đậu xe ô tô ngầm, bến xe khách liên tỉnh, các trục giao thông mang tính hướng tâm có khả năng thu hồi vốn.
5.5. Tiếp tục rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất và dự án chưa giao đất để xem xét điều chỉnh dự án hoặc thu hồi nhằm tạo quỹ đất xây nhà ở phục vụ tái định cư, nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên.
Triển khai thực hiện Luật Nhà ở có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006; triển khai thí điểm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; xây dựng cơ chế và chính sách của thành phố đối với việc đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở thương mại.
5.6. Tổ chức thực hiện điều chỉnh việc bán nhà trả góp bằng vàng sang trả bằng tiền cho nhà tái định cư trên địa bàn thành phố. Đẩy nhanh việc bán nhà sở hữu Nhà nước theo Nghị định số 61/CP. Tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn việc thu hồi các mặt bằng, kho bãi sử dụng không đúng mục đích, không đúng công năng và sắp xếp lại cho hợp lý hơn theo Quyết định số 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
5.7. Hoàn thành quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn, quy hoạch tổng thể chất thải rắn công nghiệp và nguy hại, quy hoạch điều chỉnh công viên cây xanh đến năm 2020. Triển khai khởi công xây dựng bãi chôn lấp rác số 1A, khẩn trương tiến hành các bước để đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác số 2; hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất thành phố 2006 - 2010, quy hoạch, giải tỏa đền bù đất xây dựng cơ sở hạ tầng các khu xử lý rác tại Phước Hiệp - Củ Chi, Đa Phước - Bình Chánh, Thủ Thừa - Long An nhằm xúc tiến các dự án xử lý rác bằng các công nghệ khác; thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn ở các quận 1, 4, 5, 10, 6 và huyện Củ Chi.
6. Văn hóa - xã hội:
6.1. Tổ chức tốt khai giảng năm học 2006 - 2007 và thực hiện các kỳ thi quốc gia; tiếp tục thực hiện phổ cập bậc trung học ở các quận - huyện; tiếp tục hoàn thành quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học ở các quận - huyện; hoàn thành công tác di dời các hộ cư ngụ trong khuôn viên trường học theo tiến độ của thành phố; xây dựng lộ trình xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện đề án chuyển đổi Trường bán công sang Trường công lập theo cơ chế tự chủ tài chính; thay sách giáo khoa lớp 5 và lớp 10; mua sắm thiết bị dạy học để đảm bảo số lượng và chất lượng theo quy định.
6.2. Xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề để hợp lý hóa và khai thác tốt năng lực của toàn bộ hệ thống dạy nghề trên địa bàn; xây dựng phương án đa dạng hóa các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho các ngành công nghiệp; tập trung cho 4 ngành công nghiệp chủ yếu theo quy hoạch phát triển công nghiệp.
6.3. Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành y tế; tập trung xây dựng nhanh khu Y tế kỹ thuật cao; tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe có mục tiêu, thực hiện các chương trình y tế chuyên sâu; khống chế không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố; tích cực chủ động phòng, chống theo kế hoạch khẩn cấp và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả dịch cúm gia cầm khi lây qua người, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bùng phát dịch ở người; giảm số mắc bệnh và tử vong do các bệnh dịch nguy hiểm; tăng cường công tác điều trị và phòng chống các loại dịch bệnh khác.
6.4. Tập trung điều hành để xây dựng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách và chương trình kích cầu thông qua đầu tư trong ngành y tế; đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế; tăng cường đầu tư các trung tâm y tế chuyên sâu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị; chuẩn bị đầu tư một số bệnh viện theo mô hình liên kết chặt chẽ giữa các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa thành phố với các trung tâm y tế quận - huyện, y tế tư nhân. Thực hiện thí điểm cổ phần hóa bệnh viện công lập; tăng cường phân cấp quản lý tài chính, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở y tế Nhà nước.
6.5. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đồng thời với tăng cường công tác thanh - kiểm tra, xử lý vi phạm, hoàn thành quy hoạch phát triển ngành nghề dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận - huyện giai đoạn 2006 - 2010; thực hiện công tác đầu tư xây dựng theo quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất ngành văn hóa - thông tin đến 2010.
6.6. Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và nhân lực để tổ chức vòng chung kết Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V được thành công tốt đẹp.
6.7. Tiếp tục thực hiện chương trình đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo chính quyền Thành phố với người dân trên Đài phát thanh và Đài truyền hình.
6.8. Về chương trình 3 giảm:
Tiếp tục tập trung triển khai tốt đề án “Tổ chức quản lý, giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm sau cai nghiện”. Giải quyết tốt việc làm cho các học viên đã xong giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2. Phối hợp với các tỉnh để giải quyết cơ bản tình trạng người sống lang thang, ăn xin, đeo bám khách, hỗ trợ các tỉnh xây dựng làng nghề để tiếp nhận đối tượng này.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp Nhị Xuân, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư và hướng dẫn thủ tục có liên quan, tạo cơ sở vật chất giải quyết việc làm cho 15.000 học viên sau thời gian cai nghiện.
6.9. Về giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo:
Phấn đấu đạt chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 100.000 lao động, giới thiệu giải quyết việc làm 230.000 lượt người, giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 5,79%; tổ chức tốt công tác điều tra, thông tin, dự báo thị trường lao động, nâng cao năng lực quản lý nguồn lao động tại các quận - huyện, phường - xã, thị trấn; phối hợp với chương trình công nghệ thông tin xây dựng đề án và triển khai chợ lao động trên mạng; thực hiện chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia; kiểm tra thường xuyên hoạt động của các cơ sở giới thiệu việc làm, triển khai các biện pháp quản lý Nhà nước thiết thực nhằm xóa bỏ tình trạng lừa đảo trong giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.
Tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, giảm hộ nghèo theo tiêu chí mới (6 triệu đồng/người/năm); hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình cơ bản 20 xã - phường nghèo; huy động, bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho địa bàn trọng điểm, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa chương trình xóa đói giảm nghèo.
Tập trung hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo ở nông thôn tổ chức sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích; phát triển các khu dịch vụ, khôi phục ngành nghề truyền thống tiểu - thủ công nghiệp để tập trung giải quyết việc làm cho lao động nghèo, kết hợp dạy nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
7. Cải cách hành chính:
7.1. Tiếp tục tổ chức triển khai chương trình hành động thực hiện “Năm 2006 - năm Cải cách hành chính” ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.2. Triển khai thực hiện xây dựng Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các lĩnh vực, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, trụ sở làm việc, vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản Nhà nước; trong quản lý và sử dụng nhà công vụ; các công trình phúc lợi công cộng.
- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực Nhà nước; trong sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân.
7.3. Tiếp tục rà soát lại các thủ tục hành chính và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
7.4. Tăng cường củng cố và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đặc biệt là chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” ở phường - xã, thị trấn. Tiếp tục tổ chức triển khai thí điểm phương pháp quản lý theo kết quả ở lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý kinh doanh sau phép, phát triển hệ thống y tế cơ sở.
7.5. Đẩy mạnh việc triển khai đề án tin học hóa quản lý Nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo cơ sở cho việc công khai các quy trình, thủ tục hành chính cho công dân, doanh nghiệp; tăng cường thông tin trên mạng các văn bản quy phạm pháp luật.
7.6. Tiếp tục đổi mới phương pháp, nội dung đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức các cấp, các ngành; trong đó chú trọng chất lượng và hiệu suất công tác sau đào tạo; tiếp tục chương trình đào tạo 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ cho thành phố, tạo điều kiện cho số cán bộ đã tốt nghiệp trở về được bố trí làm việc và phát huy tác dụng tích cực và chuẩn bị triển khai đào tạo 500 Thạc sĩ, Tiến sĩ giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu, đề xuất chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức ở cấp cơ sở và thu hút chuyên gia giỏi về công tác tại thành phố.
7.7. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý từ cấp thành phố đến quận - huyện; tăng cường bộ máy quản lý cư trú của dân nhập cư, quản lý xã hội (tập trung cho cấp phường - xã, thị trấn, khu phố - ấp, Công an tại cơ sở). Hoàn thành xây dựng đề án thí điểm Chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
7.8. Tăng cường các hình thức gặp gỡ, đối thoại giữa Chính quyền với công dân và doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp hoạt động, trong đó tập trung các lĩnh vực bồi thường, giải tỏa, tái định cư; quy hoạch xây dựng; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký kinh doanh. Đầu quý III tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, ngành nghề, nội dung gặp gỡ tập trung gợi ý cho doanh nghiệp tham gia hiến kế cho thành phố về các quy chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế thành phố.
8. Đổi mới nội dung, quy trình, phương thức tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân:
8.1. Ban hành Quyết định về quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thay thế Quyết định số 84/2001/QĐ-UB ngày 21 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thủ trưởng các đơn vị phải duy trì và nâng cao chất lượng tiếp và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân, qua đó nắm chắc được vụ việc khi đưa ra những quyết định xử lý; hạn chế các vụ khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp, nhất là lĩnh vực liên quan đến nhà, đất.
9. Quốc phòng - An ninh:
Thực hiện tốt cao điểm tấn công các loại tội phạm, giữ vững ổn định an ninh - chính trị, trật tự - an toàn - xã hội trên địa bàn đặc biệt trong các ngày lễ lớn. Đẩy mạnh công tác diễn tập phòng thủ, hội thao quốc phòng sát với thực tế, chất lượng và an toàn tuyệt đối; triển khai ngày hội toàn dân phòng chống tội phạm; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng võ trang; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các lực lượng võ trang; tăng cường bổ sung biên chế Công an cấp phường - xã, thị trấn, khu phố - ấp.
+ Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch cả năm:
Với sự phấn đấu cao nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra cho các tháng còn lại của năm 2006, có thể sơ bộ dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 như sau:
1. Kinh tế thành phố vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế tiếp tục được cải thiện. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quý còn lại đạt cao hơn các quý đầu năm, do đó tổng sản phẩm nội địa (GDP) có khả năng tăng 12%, đạt kế hoạch đề ra.
2. Các ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng (tăng 10,5%); kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn (không tính dầu thô) chỉ tăng 11% so với kế hoạch 17% cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu; hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ; dịch vụ tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán tiếp tục được mở rộng, phát triển; dịch vụ vận tải tiếp tục được củng cố và phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân; dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục tăng trưởng nhanh. Dự kiến giá trị gia tăng toàn ngành tăng trên 12%; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn (không tính dầu thô) tăng 17% so với năm 2005; số lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đạt 300 triệu lượt người.
3. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng, nhất là khu vực dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 14,6%; giá trị gia tăng của công nghiệp - xây dựng tăng trên 12% so với năm 2005.
4. Sản xuất nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn, tiếp tục phát triển; dự kiến giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng khoảng 3% so với năm 2005.
5. Thu chi ngân sách tăng khá, đạt kế hoạch đề ra: (kế hoạch: thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 67.254 tỷ đồng; trong đó thu nội địa 35.954 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương 14.819,814 tỷ đồng).
6. Huy động vốn đầu tư phát triển tăng chậm, đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu và có các giải pháp thích hợp mới đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư phát triển năm 2006. Thu hút đầu tư nước ngoài tuy tăng, nhưng nhà đầu tư còn phàn nàn về: giá thuê đất cao, chi phí giải phóng mặt bằng lớn, nhiều khu công nghiệp không còn đất cho thuê, chi phí dịch vụ cao, quy hoạch chậm, thủ tục hành chính còn nhiêu khê, từ đó làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư của thành phố. Mặt khác thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành về bồi thường giải phóng mặt bằng.
7. Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành bước đầu có nhiều tiến độ, dự kiến tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố là 86,5%, đạt kế hoạch đề ra.
8. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực, dự kiến giải quyết cho 240.000 lao động, vượt kế hoạch đề ra, trong đó tạo 100.000 việc làm mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (dưới 6 triệu đồng/người/năm) còn 5,8% (kế hoạch dưới 6,8%); giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,7%, đạt kế hoạch đề ra.
9. Dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 do Hội đồng nhân dân thành phố thông qua như sau:
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2005
Năm 2006
Chỉ tiêu HĐND đề ra
Chỉ tiêu ĐND đề ra
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
%
12,2
Từ 12% trở lên
12,0
- Kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô)
%
17,0
17,0% trở lên
17,0
- Tổng vốn đầu tư phát triển
tỷ đồng
54.531
trên 62.000
trên 62.000
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
tỷ đồng
59.857,8
67.254
67.254
Trong đó: thu nội địa
tỷ đồng
32.284
35.954
35.954
- Tổng chi ngân sách địa phương
tỷ đồng
21.324,1
14.819
14.819
- Giải quyết việc làm
người
230.000
230.000
240.000
Trong đó: tạo việc làm mới
việc làm
90.000
100.000
100.000
Giảm thất nghiệp còn
%
5,9
5,79
5,79
- Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố
%
85,0
86,5
86,5
- Số lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng
triệu lượt người
254
300
300
Phần thứ hai:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2007
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN BƯỚC VÀO NĂM 2007:
Năm 2007 là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững để hoàn thành các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần X, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010; trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dự báo tình hình trong nước và ngoài nước năm 2007 có những thuận lợi, khó khăn sau:
1. Những thuận lợi, khó khăn ngoài nước:
Dự báo kinh tế thế giới năm 2007 có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay, trong đó Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động nhất… sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước, nhất là trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội lớn về mở rộng thị trường đầu tư, lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, lao động và vốn, tăng khả năng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, thông qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi, tình hình thế giới trong năm 2007 có thể có những yếu tố không thuận lợi đối với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là giá dầu thô và các nguyên liệu chủ yếu tăng cao có thể tác động giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, khả năng huy động vốn đầu tư có thể khó khăn hơn. Áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng lớn trong khi xuất phát điểm kinh tế của thành phố là vẫn ở mức thấp, tiềm lực kinh tế và năng lực cạnh tranh còn yếu chưa theo kịp trình độ phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài ra, các nước phát triển ngày càng có xu hướng áp đặt các rào cản kỹ thuật trong thương mại, cũng như các biện pháp tự vệ như chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo... sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động không thuận đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
2. Những thuận lợi, khó khăn trong nước:
Với sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội là điều kiện thuận lợi để tập hợp sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước; đồng thời cũng là cơ sở tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Thể chế kinh tế thị trường đã được hình thành và vận hành có hiệu quả. Nhiều cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành đang đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực đã và đang tạo môi trường và động lực phát triển cho các ngành, các thành phần kinh tế. Môi trường đầu tư thông thoáng hơn; đặc biệt việc triển khai các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế khi bước vào năm kế hoạch 2007 đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng vùng; chất lượng tăng trưởng đã có những cải thiện..., là những điều kiện rất thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế năm 2007.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình trong nước và thành phố vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách: Quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với nền sản xuất, áp lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ ngày càng quyết liệt ngay trên thị trường nội địa. Đồng thời, chúng ta tiếp tục đối mặt với những khó khăn lâu dài, không thể khắc phục trong thời gian ngắn đó là nền sản xuất còn lạc hậu, năng suất chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh nhạy của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và chưa được khai thác triệt để. Chất lượng về nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Giá xăng dầu và vật tư đầu vào quan trọng tăng cao sẽ gây áp lực đến chi phí sản xuất và hiệu quả đầu tư, khả năng cạnh tranh và mặt bằng giá trong nước một số lĩnh vực còn cao so với các nước, nhất là ảnh hưởng đến một số lĩnh vực như: điện, giao thông vận tải ... Tình hình thiên tai, dịch bệnh có những diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Một số lĩnh vực xã hội còn yếu kém; tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng, chưa giải quyết triệt để; trật tự an ninh ở một số nơi chưa tốt.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2007:
1. Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Chủ động khai thác tối đa các lợi thế và hạn chế các mặt bất lợi do mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạnh khoa học công nghệ; đổi mới mạnh hơn nữa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa. Thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập dân tộc, trật tự và an toàn xã hội.
2. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Duy trì đà tăng trưởng kinh tế cao và giữ vững ổn định xã hội, hướng đến tăng trưởng bền vững. Đẩy mạnh hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ cao từ bên ngoài. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạnh khoa học công nghệ.
- Tăng cường kỷ cương trong quản lý đô thị; tập trung điều chỉnh quy hoạch chung, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết; đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa vệ sinh môi trường; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình chống ngập nội thị và chống ùn tắc giao thông; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao mức sống nhân dân, đổi mới mạnh hơn nữa để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội bền vững và giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc.
- Đổi mới về tổ chức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư; chống tham nhũng có hiệu quả. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu:
Trên cơ sở dự báo kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2006; đánh giá về những thuận lợi khó khăn trong và ngoài nước, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu năm 2007 như sau:
(1) Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 12,2% trở lên;
+ Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng trên 12%;
+ Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trên 12%;
+ Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 3%;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô tăng 17%.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 70.000 tỷ đồng, tăng 12,9% so với thực hiện năm 2006.
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách địa phương vượt mức thực hiện so với năm 2006.
(2) Các chỉ tiêu xã hội:
- Giải quyết việc làm cho 240.000 lao động, trong đó tạo 100.000 việc làm mới; phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp còn dưới 5,5%.
- Số lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đạt trên 300 triệu lượt người.
(3) Các chỉ tiêu môi trường:
Giao Sở Giao thông Công chính xây dựng chỉ tiêu kế hoạch:
- Cung cấp nước sạch cho: dân số nông thôn (%), dân số đô thị (%).
Sở Tài Nguyên - Môi Trường xây dựng chỉ tiêu kế hoạch:
- Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải (%)
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom (%)
- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn nguy hại (%)
- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế (%)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chỉ tiêu kế hoạch:
- Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2007 đạt (%).
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC:
1. Về phát triển kinh tế:
1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng các ngành dịch vụ:
Năm 2007 phải khai thác tốt tiềm năng của các ngành dịch vụ để tạo được sự phát triển mạnh các ngành cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng trên 12%.
- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội. Chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao; tăng cường xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư vào các ngành dịch vụ chủ lực theo các chương trình mục tiêu phát triển.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ phát triển về quy mô và chất lượng dịch vụ.
- Phát triển mạnh thị trường dịch vụ bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, chú trọng phát triển các dịch vụ quan trọng như du lịch nội địa, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, thị trường bất động sản; đảm bảo quan hệ cung - cầu hàng hóa thiết yếu để ổn định thị trường; tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất của ngành thông qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối đáp ứng tốt nhu cầu hàng hóa cho người tiêu dùng; phát triển mạnh các hình thức đại lý, ký gửi, giao nhận tiêu thụ và khuyến mãi trong nội thương. Nâng cao chất lượng tổ chức các hội chợ trong nước; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế.
- Đối với thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tích cực tham gia có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường, tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; mở rộng các thị trường mới.
- Đối với dịch vụ du lịch, tiếp tục đa dạng hóa các loại hình du lịch, các hình thức thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nâng cao chất lượng du lịch, tăng khả năng hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch thành phố. Huy động các nguồn vốn khác từ các doanh nghiệp đầu tư trọn gói các điểm, khu du lịch có quy mô vừa và nhỏ, các khu vui chơi giải trí. Tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch.
- Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và đăng ký thương hiệu hàng hóa. Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước - hiệp hội ngành hàng - doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn pháp lý, xúc tiến thương mại và đầu tư, tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu sản phẩm mới.
- Đối với dịch vụ tài chính, tập trung khai thác, phổ biến và cung cấp rộng rãi loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thu hút các tầng lớp dân cư sử dụng các loại hình dịch vụ này. Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm; tăng cường đầu tư vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống thanh toán thẻ tín dụng, triển khai một số dịch vụ mới. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, đặc biệt đối với các công ty lớn. Đa dạng hóa các loại dịch vụ bảo hiểm mới, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ nông, lâm, thủy sản.
- Dịch vụ vận tải: Tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng; nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, triển khai mạnh vận tải đa phương thức, qua đó huy động tối đa các nguồn lực, kể cả vốn nước ngoài cho đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển ngành vận tải. Hoàn thiện hệ thống báo hiệu, an toàn đường bộ; tiếp tục giảm tai nạn giao thông về số vụ, số người bị chết, số người bị thương. Tăng cường công tác quản lý nhằm giảm cước phí trung gian, giá cước vận chuyển để tăng năng lực cạnh tranh với thị trường quốc tế.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông: Tiếp tục phát triển nhanh đi đôi với đa dạng hóa các loại dịch vụ bưu chính viễn thông và các loại giải pháp chăm sóc khách hàng; từng bước nâng cao chất lượng và giảm giá cước dịch vụ bưu chính - viễn thông phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới.
1.2. Phát triển công nghiệp:
- Cơ cấu lại các ngành công nghiệp. Phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao; phấn đấu giảm chi phí sản xuất, giảm dần và tiến tới loại bỏ những chi phí bất hợp lý, tiến tới xóa bỏ bảo hộ sản xuất trong nước theo lộ trình; đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng trên 12%.
- Tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến tinh lương thực - thực phẩm có giá trị gia tăng cao; triển khai một số dự án đầu tư cho 4 ngành này vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Phát triển nhanh các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp phục vụ nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ. Tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch một số ngành, sản phẩm chưa có quy hoạch, quy hoạch công nghiệp địa phương, quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp như mở rộng lĩnh vực ngành nghề, tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, tăng cường liên kết hợp tác trong ngành, giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế nhằm khai thác tiềm lực sẵn có, tránh lãng phí trong đầu tư, liên kết về sản xuất công nghiệp và xây dựng nguồn nguyên liệu, xây dựng thị trường với các địa phương khác trong vùng và cả nước.
- Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phòng vệ chính đáng đối với hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp về những khó khăn và thuận lợi khi là thành viên của WTO. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO với các nước và các tổ chức kinh tế khác để doanh nghiệp có giải pháp ứng phó và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Tiếp tục triển khai nhanh các chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế chủ lực và chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố; chủ động phối hợp các cơ quan Trung ương có liên quan để hỗ trợ cho việc triển khai các chương trình phát triển công nghiệp điện tử - viễn thông; công nghệ thông tin; cơ khí, hóa chất; phát triển thị trường bất động sản. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực bao gồm giá cả, chất lượng, phương thức phân phối...
- Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, trong đó, tập trung làm việc với các doanh nghiệp có sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm chủ lực của thành phố để có các biện pháp hỗ trợ đầu tư, quảng bá thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và chủ động trong quá trình hội nhập AFTA, chuẩn bị tham gia WTO. Huy động nguồn lực khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Rà soát cơ chế, chính sách về quỹ đất và giá cho thuê đất của các khu công nghiệp, khu chế xuất để nâng cao tích cực trong thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và ngoài nước; đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp để có cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp.
- Cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu; nhất là công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản. Có lịch trình thực hiện các giải pháp giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Đẩy mạnh di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra các khu quy hoạch, khu công nghiệp kết hợp với đổi mới công nghệ thiết bị. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.3. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững. Chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Phấn đấu giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 3%.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn còn có thị trường, đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ có khả năng xuất khẩu. Phát triển kinh tế hộ gia đình, kết hợp phát triển kinh tế vườn với phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất và quy hoạch một số khu vực ở ngoại thành. Đẩy mạnh chương trình giống cây, giống con chất lượng cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở ngoại thành và các địa phương khác trong vùng.
- Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng thủy lợi và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là tập trung đầu tư chương trình giống để cung cấp đủ cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
- Chú trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất sạch để nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đưa cán bộ xuống cơ sở giúp nông dân phong cách làm ăn thích hợp; triển khai xây dựng Trung tâm thủy sản thành phố, Khu Nông nghiệp công nghệ cao và Trung tâm kiểm nghiệm giống cây trồng và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Trung tâm ứng dụng Công nghệ sinh học; nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách, ưu đãi hỗ trợ đầu tư có hiệu quả chương trình phát triển công nghệ sinh học, chương trình giống cây, giống con chất lượng, các chương trình phát triển cây, con và nông sản chủ lực của thành phố.
- Mở rộng phạm vi hoạt động và tăng tỷ trọng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho vùng nông thôn. Mở rộng hình thức liên kết kinh doanh nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - tiêu thụ trên địa bàn nông thôn. Phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn; đặc biệt là những làng nghề gắn với du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.
- Chú trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh trong sản xuất, chế biến nông thủy sản.
1.4. Về đầu tư phát triển:
- Với quan điểm huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời nghiên cứu để ban hành các giải pháp cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư trong dân, vốn đầu tư nước ngoài. Dự báo khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 30% GDP; trong đó tập trung khai thác tốt các nguồn lực từ đất đai, mặt bằng nhà xưởng sử dụng chưa hiệu quả, phát hành trái phiếu đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT. Tăng cường công tác xúc tiến để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các biện pháp để sử dụng và tranh thủ nguồn vốn ODA.
- Định hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tập trung đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị các ngành kinh tế chủ lực của thành phố; trong đó, chú trọng đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu, đầu tư cho công nghiệp phần mềm và đầu tư cho các ngành dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
- Đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; phát triển diện tích trồng rau sạch; phát triển đàn bò sữa; đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm; phát triển kinh tế vườn kết hợp du lịch sinh thái.
- Đầu tư để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm khắc phục tình trạng quá tải, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế. Tập trung vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn và lưới điện và một số cơ sở hạ tầng xã hội thiết thực phục vụ nhu cầu của nhân dân như các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội và các lĩnh vực khác theo các chương trình và công trình trọng điểm của thành phố.
- Xây dựng và công bố các chương trình và một số dự án đầu tư để định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia và làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đưa vào đầu tư phát triển. Tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trên địa bàn. Tập trung giải quyết các vướng mắc trong khâu đền bù, giải tỏa, tái định cư; nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án.
- Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực thuộc khối quản lý đô thị, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
- Tiếp tục thực hiện chương trình mở rộng hợp tác có hiệu quả với các tỉnh, thành phố; tập trung thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, thực hiện tốt cơ chế một cửa, tháo gỡ vướng mắc, thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển:
* Sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách Nhà nước: tập trung đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; vốn đối ứng, lãi vay và hoàn trả vốn gốc theo hiệp định đã ký cho các dự án ODA; hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa; vốn thực hiện các dự án thuộc các chương trình và công trình trọng điểm của thành phố.
* Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện các giải pháp để huy động vốn cho ngân sách thành phố:
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để tạo quỹ đất nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các sở - ngành liên quan kiểm tra tiến độ xây dựng các dự án đã có quyết định giao thuê đất nhưng chưa triển khai hoặc thực hiện không đúng mục đích được giao để thu hồi; khuyến khích Ủy ban nhân dân các quận - huyện rà soát lại quỹ đất để tổ chức đấu giá theo quy hoạch nhằm tạo vốn cho đầu tư phát triển; Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức nhân rộng phương thức quy hoạch chỉnh trang lại đô thị tại các quận nội thành và khu dân cư nhằm huy động thêm vốn của các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng cơ sở của thành phố.
- Đối với các dự án xây dựng đường nông thôn của các quận - huyện ven thành phố, cần nghiên cứu và điều chỉnh quy hoạch để hướng tới việc khai thác các quỹ đất để đầu tư; không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nếu có chỉ mang tính chất hỗ trợ.
- Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư của thành phố, xây dựng phương án để phát hành trái phiếu đô thị huy động vốn trong dân cho đầu tư phát triển.
- Tiếp tục và mở rộng hình thức huy động vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán; hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết và tham gia thị trường chứng khoán trong nước và ra nước ngoài.
- Chuẩn bị tốt các dự án khả thi nhằm tranh thủ vốn tín dụng ưu đãi của Trung ương (Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia) cho đầu tư hạ tầng kinh tế kỹ thuật và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
- Tăng cường công tác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư hoặc huy động từ nhiều nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh việc bán nhà xưởng, di dời kết hợp với đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị; Rà soát lại quy hoạch các địa điểm có mặt bằng doanh nghiệp cần bán để điều chỉnh cho phù hợp, nhằm tăng giá trị mặt bằng cần bán để Doanh nghiệp có điều kiện đầu tư lại nhà xưởng ở khu công nghiệp mới. Đồng thời rà soát lại các Khu công nghiệp đã được quy hoạch để xác định địa điểm khuyến khích các doanh nghiệp sớm triển khai việc di dời. Đẩy nhanh thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh lý, bán mặt bằng, nhà xưởng các Doanh nghiệp.
* Huy động nguồn vốn trong dân:
- Triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư để tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tạo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế.
- Các quận - huyện khẩn trương hoàn tất quy hoạch ngành nghề kinh doanh tại địa phương mình làm cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động bỏ vốn đầu tư để sản xuất kinh doanh.
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở - ngành liên quan công khai các điều kiện kinh doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời tiến hành kiểm tra sau đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, kiến nghị các giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.
- Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
+ Củng cố, mở rộng hoạt động Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn trung và dài hạn, đẩy mạnh triển khai các hợp đồng vốn tài trợ với các tổ chức tín dụng.
+ Triển khai và nhân rộng phương thức bán quyền khai thác các công trình đã đầu tư xây dựng xong từ nguồn vốn ngân sách hoặc có tính ngân sách đã đầu tư (cầu, đường...) thu hồi vốn để đầu tư cho các dự án hạ tầng khác của thành phố.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình đầu tư đã thực hiện tại các quận - huyện theo phương thức kêu gọi thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố dưới nhiều hình thức như: Huy động vốn trong dân khi xây dựng đường hẻm, đường nông thôn, cầu khỉ; mô hình thu gom vận chuyển rác tại khu phố, phường - xã;
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao:
+ Nhân rộng và đa dạng hóa các mô hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo: Mô hình trường bán công trong công lập, mô hình trường dân lập (tư thục), các cơ sở đào tạo ngoài giờ, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo ngắn hạn, liên kết giữa các trường và trung tâm dạy nghề để đào tạo công nhân kỹ thuật, liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo.
+ Nhân rộng mô hình khám chữa bệnh dịch vụ ngoài giờ và trong giờ, mô hình huy động vốn của cán bộ công nhân viên, mô hình y tế huy động vốn từ quỹ phúc lợi của đơn vị, mô hình y tế bán công,… liên doanh trong cung ứng vật tư thiết bị y tế.
+ Nhân rộng và phát triển huy động vốn trong dân để xây dựng các trung tâm văn hóa, huy động vốn trong dân để đầu tư xây dựng cơ sở thể dục thể thao (hồ bơi, sân bóng đá...).
+ Cần nghiên cứu các chính sách khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập, khuyến khích các tổ chức kinh tế xây dựng nhận bảo trợ, đỡ đầu các trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao. Thực hiện ưu tiên về giao đất, thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng cơ sở ngoài công lập.
2. Quản lý đô thị:
2.1. Về công tác quy hoạch:
- Tiếp tục hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025; tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung 24 quận - huyện cho phù hợp với tình hình phát triển; hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/2000. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với những khu vực có quy hoạch chi tiết, điều chỉnh hoặc bãi bỏ quy hoạch không còn phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình để thực hiện di dời các cảng biển; đồng thời, khẩn trương lập quy hoạch chi tiết mặt bằng hiện hữu để sử dụng có hiệu quả, đúng quy hoạch và chuẩn bị quỹ đất để xây dựng các cảng mới.
- Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công tác quy hoạch và quản lý đô thị tại các quận - huyện, sở - ngành.
2.2. Trật tự trong xây dựng, nhà đất:
- Tăng cường giám sát, kiểm tra dự án đầu tư xây dựng cơ bản về tiến độ và chất lượng thi công, có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Thực hiện việc công bố công khai kế hoạch thẩm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư nhằm phát hiện các sai sót trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản và kịp thời chấn chỉnh, chống thất thoát, khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả.
- Củng cố tổ chức và tăng cường nhân sự có năng lực cho các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của các quận - huyện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thu hồi nhanh mặt bằng để thi công công trình đúng tiến độ.
- Tiếp tục rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất và dự án chưa giao đất để xem xét điều chỉnh dự án hoặc thu hồi nhằm tạo quỹ đất xây nhà ở phục vụ tái định cư, nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên.
- Thực hiện tốt Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên địa bàn thành phố; tổ chức triển khai bảng giá đất mới theo Luật Đất đai; tăng cường công tác tuyên truyền thi hành Luật Đất đai và khung giá, bảng giá đất mới, theo dõi tình hình thực hiện.
- Tiếp tục vận động nhân dân tham gia hiến đất xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương (giao thông, trường học, trạm y tế,…); thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở theo phương châm công khai các dự án đầu tư, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; giám sát công trình xây dựng cơ bản tại địa phương.
2.3. Trật tự an toàn giao thông:
- Vận động nhân dân, cán bộ công chức, công nhân, học sinh, sinh viên, lực lượng võ trang và gia đình chấp hành pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong trật tự an toàn giao thông theo Luật Giao thông đường bộ.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông; đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, vận tải hành khách công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân; tăng cường các biện pháp quản lý giao thông nhằm giảm tối đa tai nạn giao thông.
- Tiếp tục chấn chỉnh và duy trì công tác kiểm tra thường xuyên nhằm làm thông thoáng tại các tuyến đường trọng điểm do cấp thành phố triển khai thực hiện, các tuyến đường và khu vực do quận - huyện chịu trách nhiệm thực hiện; cương quyết ngăn chặn tái lấn chiếm đối với các trường hợp đã giải tỏa; áp dụng các biện pháp triệt để để chấm dứt nạn đua xe trái phép.
- Triển khai các dự án phát triển hạ tầng đúng tiến độ, nhất là các công trình trọng điểm; mở rộng các nút giao thông, xây dựng một số cầu vượt cho người đi bộ; quy hoạch, sắp xếp có trật tự các bến bãi đậu xe 4 bánh; các điểm giữ xe 2 và 4 bánh, nhất là tại khu vực trung tâm; quy hoạch và có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các bãi đậu xe lớn ở các cửa ngõ ra vào thành phố; phân luồng tuyến một chiều, đặt các tiểu đảo, dãy phân cách,…
- Triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy cao, nâng cấp và đầu tư thêm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; khẩn trương lắp đặt các trụ nước phòng cháy, chữa cháy trên toàn thành phố theo kế hoạch đã được duyệt.
2.4. Vệ sinh môi trường:
- Tăng cường trách nhiệm quản lý môi trường của các quận - huyện, phường - xã, thị trấn; củng cố lực lượng bảo vệ môi trường thành phố về tổ chức, biên chế, nhân sự và phương tiện.
- Xử lý các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường, bắt buộc phải triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm, gắn với chương trình di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm ra các Khu công nghiệp theo quy hoạch; trước mắt, những doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng dọc tuyến kênh Tham Lương - sông Vàm Thuật phải triển khai sản xuất sạch hơn hoặc đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm theo cam kết, nếu không thực hiện thì phải tạm ngưng hoạt động.
- Đẩy nhanh tiến độ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các khu xử lý rác, xã hội hóa việc thu gom rác ở một số khu vực nội thành; tiếp tục đầu tư khu xử lý rác Phước Hiệp (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh); phối hợp với các quận - huyện kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động thu gom rác thải, xà bần, hệ thống nhà vệ sinh công cộng; xử lý có kết quả việc vi phạm vệ sinh môi trường, hoàn thiện công tác quản lý các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển rác ngoài quốc doanh ở quận - huyện; quy hoạch và chuẩn bị đầu tư một số nghĩa trang mới.
- Trồng cây xanh trên các tuyến đường, công viên, tiểu đảo; vận động nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ việc trồng cây xanh trang trí nhà ở, tận dụng mọi diện tích đất trống có thể trồng được các loại cây xanh, hoa kiểng.
- Tiếp tục thực hiện chương trình chống ngập nước, các dự án đầu tư hệ thống thoát nước lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé; hoàn thành các công trình xóa ngập nước, trong đó tập trung thi công nhanh đưa vào sử dụng công trình kiểm soát triều cường khu vực quận Bình Thạnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên giai đoạn 1.
3. Về phát triển văn hóa, xã hội:
3.1. Giáo dục, đào tạo và dạy nghề:
- Tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông trung học ở các quận nội thành; tăng cường chất lượng giáo dục, tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở các bậc học, cấp học, ngành học; nâng cao đồng đều chất lượng giáo dục nội thành và ngoại thành, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông; củng cố và mở rộng mạng lưới trường học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
- Tiếp tục hoàn thành quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học ở các quận - huyện; tiếp tục triển khai thực hiện đề án chuyển đổi Trường bán công sang Trường công lập theo cơ chế tự chủ tài chính.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học, đầu tư trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức tốt công khai quy hoạch địa điểm xây dựng mới trường học các cấp; bố trí cân đối các loại hình trường công lập, trường bán công, trường tư thục, trường dân lập.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể thực hiện xã hội hóa các dự án trường học để thông qua chủ trương về tỷ lệ phát triển trường bán công, trường tư thục, trường dân lập hàng năm; tổ chức và quản lý tốt việc hợp tác đào tạo với nước ngoài, kể cả việc du học ở nước ngoài và cho phép mở các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại thành phố; đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa đối với hệ giáo dục mầm non.
- Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nền nếp; ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập nhà trường; thực hiện xong di dời các hộ đang cư trú trong khuôn viên trường học.
- Xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề để hợp lý hóa và khai thác tốt năng lực của toàn hệ thống dạy nghề trên địa bàn; xây dựng phương án đa dạng hóa các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho các ngành công nghiệp.
3.2. Y tế:
- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành Y tế đến năm 2010, tập trung xây dựng nhanh Trung tâm Y tế kỹ thuật cao; tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe có mục tiêu, thực hiện các chương trình y tế chuyên sâu; tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe và y tế; hoàn thiện quy hoạch đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành.
- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, người có công và bảo trợ xã hội; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Mở rộng hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực của các nước, các tổ chức quốc tế; tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Khống chế không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố; giảm số mắc bệnh và tử vong do các bệnh dịch nguy hiểm; ngăn chặn tốc độ phát triển của dịch HIV/AIDS, lao; tích cực chủ động phòng, chống theo kế hoạch khẩn cấp và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả dịch cúm gia cầm khi lây qua người, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bùng phát dịch ở người; tăng cường công tác điều trị và phòng chống các loại dịch bệnh khác.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngộ độc thực phẩm.
- Tiếp tục củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo, người có thẻ Bảo hiểm Y tế và mở rộng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà; giải quyết tốt vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội, hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển mạng Medinet, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc ứng dụng và hoàn thiện việc chuyển tải hồ sơ bệnh án.
- Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế; tăng cường đầu tư các Trung tâm Y tế chuyên sâu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị; chuẩn bị đầu tư một số bệnh viện tại các cửa ngõ ra vào thành phố; hình thành hệ thống khám chữa bệnh theo mô hình liên kết chặt chẽ giữa các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa thành phố với các Trung tâm Y tế quận - huyện, y tế tư nhân. Thực hiện thí điểm cổ phần hóa bệnh viện công lập; tăng cường phân cấp quản lý tài chính, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở y tế Nhà nước.
3.3. Văn hóa và thông tin:
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương X (khóa IX), Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; làm tốt công tác vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, từng bước giảm dần sự cách biệt về mức hưởng thụ văn hóa trong nhân dân giữa nội và ngoại thành; tổ chức các chương trình tuyên truyền, cổ động về văn hóa, nghệ thuật.
- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đồng thời với tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề dịch vụ văn hóa nhạy cảm trên địa bàn các quận - huyện giai đoạn 2006 - 2010.
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn nghệ thuật; lập đề án về bảo tàng, bảo tồn các di tích lịch sử; xây dựng quy hoạch về hệ thống tượng đài; xây dựng các Nhà văn hóa theo cụm liên phường hoặc liên xã phù hợp đặc điểm từng địa bàn quận - huyện.
- Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin cổ động, từng bước hiện đại hóa hoạt động triển lãm, cổ động trực quan, đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa đối ngoại, xuất khẩu văn hóa phẩm, chủ động trong việc giao lưu văn hóa với các nước.
- Xây dựng và công bố quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - văn hóa trên địa bàn quận - huyện, nhất là một số ngành quan trọng và nhạy cảm; tăng cường quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực sản xuất phim, rạp chiếu phim, rạp biểu diễn nghệ thuật.
- Thực hiện tốt chương trình đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với người dân trên Đài phát thanh và Đài truyền hình.
3.4. Thể dục - thể thao:
- Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án phát triển nguồn nhân lực của ngành, nhất là chương trình đào tạo thế hệ trẻ của thể thao thành phố; chuẩn bị căn cơ để đào tạo thế hệ năng khiếu vận động viên các môn thể thao đỉnh cao; củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo, tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học trong nước và nước ngoài, các kinh nghiệm về phục hồi, y học thể thao và các biện pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao thành tích trong thi đấu, tập luyện; chủ động có kế hoạch đầu tư chuẩn bị lực lượng huấn luyện viên và vận động viên để nâng cao thành tích thi đấu ở các giải quốc gia và quốc tế.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất toàn ngành thể dục - thể thao và có quy hoạch cụ thể theo địa bàn, từng loại hình; tăng cường các biện pháp chống tiêu cực đối với các hoạt động thể thao; phát triển thể thao nghiệp dư, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Đẩy mạnh phong trào luyện tập thể thao thường xuyên trong nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư hoạt động thể thao cơ sở.
3.5. Giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo:
- Giới thiệu việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động theo chỉ tiêu được thông qua; tổ chức công tác điều tra, thông tin, dự báo thị trường lao động, nâng cao năng lực quản lý nguồn lao động tại các quận - huyện, phường - xã, thị trấn; phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động; thực hiện chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia; kiểm tra thường xuyên hoạt động của các cơ sở giới thiệu việc làm, triển khai các biện pháp quản lý Nhà nước thiết thực nhằm xóa bỏ tình trạng lừa đảo trong giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới (6 triệu đồng/người/năm); đẩy mạnh việc phát triển các mô hình phát triển kinh tế của các hộ nghèo đã đạt được kết quả tích cực trong các năm qua; tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người nghèo tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và các phúc lợi công cộng; huy động, bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa chương trình xóa đói giảm nghèo.
- Tăng cường hướng dẫn tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất thông qua hình thức khuyến nông; tập trung hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo ở nông thôn tổ chức sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích; phát triển các khu dịch vụ, khôi phục ngành nghề truyền thống tiểu - thủ công nghiệp để tập trung giải quyết việc làm cho lao động nghèo, kết hợp dạy nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
3.6. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm:
- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ và chất lượng thực hiện chương trình 3 giảm gắn với việc thực hiện các chương trình văn hóa - xã hội, như chương trình xóa đói giảm nghèo, trật tự đô thị, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gia đình văn hóa, khu phố văn hóa.
- Tiếp tục quản lý tập trung đối tượng nghiện ma túy vào các Trường - Trung tâm; giải quyết việc làm cho toàn bộ số học viên sau cai nghiện chuyển sang giai đoạn 2 để thực hiện đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện”; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ theo quy định và bổ sung thêm cán bộ, nhân viên, y bác sĩ, giáo dục viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tương ứng với khối lượng công việc được giao.
- Sử dụng đồng bộ các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống và giảm các tội phạm xảy ra trên địa bàn; xây dựng cơ sở vật chất để tập trung đối tượng mại dâm vào các Trung tâm chữa bệnh; tập trung các đối tượng lang thang, ăn xin vào các Trung tâm giáo dục; phối hợp với các tỉnh để giải quyết cơ bản tình trạng người sống lang thang, ăn xin, đeo bám khách, hỗ trợ các tỉnh xây dựng làng nghề để tiếp nhận đối tượng này.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp Nhị Xuân, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư và hướng dẫn thủ tục có liên quan, tạo cơ sở vật chất giải quyết việc làm cho học viên sau thời gian cai nghiện.
3.7. Khoa học - công nghệ:
- Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ, phát triển các chợ công nghệ - thiết bị, hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ. Khai thác và phát huy cao độ nội lực về khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, nhất là đẩy nhanh quá trình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của những ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu trong nền kinh tế để nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao tỷ lệ đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao để tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng tiềm lực và hệ thống khoa học và công nghệ, trong đó tập trung xây dựng các Khu công nghệ cao thành phố, Khu nông nghiệp kỹ thuật cao.
- Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế tài chính để phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ tự động hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh triển khai ứng dụng năng lực khoa học và công nghệ vào phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và gắn với việc triển khai các chương trình phát triển các ngành kinh tế chủ lực.
- Tiếp tục đầu tư phát triển Công viên phần mềm Quang Trung; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao để sớm giao mặt bằng cho các nhà đầu tư đã đăng ký.
- Khai thác các kết quả nghiên cứu và nguồn lực chung phục vụ phát triển thành phố; hình thành mạng thư viện điện tử thành phố; Hội đồng Đại học thành phố triển khai các chương trình đào tạo nhân lực trình độ cao tại các Trường Đại học, Cao đẳng có đủ điều kiện, xây dựng cơ chế, mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch đào tạo một số chuyên gia đầu đàn cho thành phố.
4. Dân số - Gia đình và trẻ em:
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục các chủ trương, chính sách, pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình, gia đình và trẻ em, nhất là đối với vị thành niên. Từng bước hình thành mạng lưới dịch vụ xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền đưa công tác dân số, gia đình, trẻ em vào thành nội dung quan trọng trong chương trình hành động; cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em gắn với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Hoàn thiện cơ chế lồng ghép, chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, nhân dân và huy động các thành phấn kinh tế, tổ chức xã hội tham gia vào công tác dân số, gia đình, trẻ em.
5. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ:
Thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện công tác xóa mù chữ cho phụ nữ ở độ tuổi dưới 40. Tăng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm và tăng tỷ lệ nữ được đào tạo trong tổng số lao động nữ đang làm việc. Thực hiện quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, tạo nguồn cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu mới.
Tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi phụ nữ; qua đó phát huy tốt vai trò của phụ nữ trong việc tham gia, đóng góp các vấn đề liên quan đến xã hội.
6. Thực hiện chương trình phát triển thanh niên Việt Nam:
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược quốc gia về thanh niên, trong đó thanh niên được đặt vào vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, là lực lượng xung kích trên mọi mặt trận, từ phát triển kinh tế - xã hội đến giữ gìn an ninh - trật tự và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện chính sách phát triển thanh niên và khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển bền vững.
Mở rộng công tác dạy nghề cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên tìm việc làm; phát triển các hội doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ; thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong thanh niên; khuyến khích thanh niên tham gia các phong trào tình nguyện phòng chống các tệ nạn xã hội.
7. Định hướng liên kết phát triển Vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Phát triển kết cấu hạ tầng trong mối quan hệ liên kết với các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước như dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông; mở rộng mạng lưới thương nghiệp, phát triển du lịch; tiếp tục ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, ưu tiên phát triển lĩnh vực điện tử tin học, tăng cường phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, vật liệu thô, chuyển đổi cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại; tích cực triển khai các giải pháp giảm chi phí sản xuất, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất cho tiêu dùng và xuất khẩu; ưu tiên đầu tư cho công nghệ sinh học, giống, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.
8. Về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội:
- Thực hiện tốt cao điểm tấn công các loại tội phạm, giữ vững ổn định an ninh - chính trị, trật tự - an toàn - xã hội trên địa bàn đặc biệt trong các ngày lễ lớn.
- Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ ở cả 3 cấp với chất lượng ngày càng cao; đẩy mạnh công tác diễn tập phòng thủ, hội thao quốc phòng sát với thực tế, chất lượng và an toàn tuyệt đối; triển khai ngày hội toàn dân phòng chống tội phạm; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng võ trang; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các lực lượng võ trang; tăng cường bổ sung biên chế Công an cấp phường - xã, thị trấn, khu phố - ấp.
9. Cải cách hành chính:
- Tiếp tục rà soát lại các thủ tục hành chính và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Mẫu hóa thống nhất các loại giấy tờ mà nhân dân, doanh ngiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân, xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm của từng chức danh trong khi thi hành nhiệm vụ. Việc xác định quyền và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
- Tăng cường củng cố và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đặc biệt là chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” ở phường - xã, thị trấn. Tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm phương pháp quản lý theo kết quả ở lĩnh vực quản lý đất đai, kinh doanh sau phép, phát triển hệ thống y tế cơ sở.
- Đẩy mạnh việc triển khai đề án tin học hóa quản lý Nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo cơ sở cho việc công khai các quy trình, thủ tục hành chính cho công dân, doanh nghiệp; tăng cường thông tin trên mạng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp, nội dung đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức các cấp, các ngành; trong đó chú trọng chất lượng và hiệu suất công tác sau đào tạo; tiếp tục triển khai chương trình đào tạo 500 Thạc sĩ, Tiến sĩ và doanh nghiệp trẻ cho thành phố, tạo điều kiện cho số cán bộ đã tốt nghiệp trở về được bố trí làm việc và phát huy tác dụng tích cực; nghiên cứu, đề xuất chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức ở cấp cơ sở và thu hút chuyên gia giỏi về công tác tại thành phố.
- Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý từ cấp thành phố đến quận - huyện; tăng cường bộ máy quản lý cư trú của dân nhập cư, quản lý xã hội (tập trung cho cấp phường - xã, thị trấn, khu phố - ấp, Công an tại cơ sở). Tiếp tục triển khai thực hiện đề án Chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
- Tăng cường các hình thức gặp gỡ, đối thoại giữa Chính quyền với công dân và doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp hoạt động; duy trì và nâng cao chất lượng tiếp và giải quyết đơn, thư khiếu nại - tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân; hạn chế các vụ khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp.
10. Công tác phòng chống tham nhũng:
- Tổ chức triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân.
- Thực hiện các hình thức về công khai minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, tài chính và ngân sách Nhà nước, trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong quản lý sử dụng khoản hỗ trợ, viện trợ, trong quản lý sử dụng đất đai...
- Thực hiện nghĩa vụ phải kê khai tài sản của lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất và có hành vi tham nhũng. Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng như trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, của báo chí, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, ban thanh tra nhân dân và cộng đồng dân cư.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2007
1. Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp; tích cực chuẩn bị hội nhập đạt kết quả:
Các cấp, các ngành phải tập trung tháo gỡ mọi khó khăn, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng và lợi thế phát triển, các ngành dịch vụ có chất lượng cao... Khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và quản lý; phát triển và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế:
Trong năm 2007, cần sớm hoàn thành các văn bản hướng dẫn thực thi các luật, pháp lệnh quan trọng được thông qua trong thời gian qua để hỗ trợ cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp tục điều chỉnh chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng Nhà nước tập trung thực hiện được yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếp vào sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ sớm gia nhập WTO, nhiệm vụ khẩn thiết trước mắt là một mặt, phải xây dựng một nền thể chế kinh tế phù hợp với bối cảnh hội nhập, mặt khác, phải trang bị thông tin, kiến thức và kỹ năng cho các chủ thể trong nền kinh tế để có thể chủ động khai thác có hiệu quả các cam kết quốc tế và tư cách thành viên WTO.
Tiếp tục rà soát, ban hành các chính sách và biện pháp định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp xúc tiến thương mại trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cần phải có một chiến lược ở tầm quốc gia xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thành phố.
3. Tạo sự chuyển biến mạnh trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng:
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36/2004/QH11 về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng cơ bản, sau khi có các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu. Tăng cường phân cấp hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, đồng thời xác định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đi đôi với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cấp quản lý.
Xây dựng lộ trình cụ thể việc tách chức năng quản lý sản xuất ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước của các sở - ngành, quận - huyện đi đôi với việc xóa bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng của tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, xây dựng.
Hoàn thiện mô hình ban quản lý dự án, công tác tư vấn trong đầu tư xây dựng nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quá trình đầu tư và xây dựng.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng.
Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Thực hiện thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước, có kiến nghị để xử lý kịp thời những sai phạm. Đồng thời tăng cường công tác giám sát của cộng đồng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn.
4. Về cải cách hành chính:
Đẩy nhanh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục xác định rõ những việc mà Nhà nước phải làm, phân định rõ ranh giới giữa các hoạt động công quyền với các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đồng thời phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để các cơ quan Nhà nước làm tốt phần việc của mình.
Cơ cấu lại bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với yêu cầu đổi mới chức năng nhiệm vụ.
Phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Về phòng chống tham nhũng:
Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình hành động phòng chống tham nhũng. Xử lý nghiêm khắc những hành vi lợi dụng chức, quyền để tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí tài sản và tiền vốn của Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện phân cấp trong quản lý kinh tế và quy trình rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra và giám sát hệ thống hành chính Nhà nước, trong đó việc công khai các quy định về các thủ tục hành chính để dân biết được xem là một biện pháp quan trọng.
Phần thứ ba:
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2007
I. NỘI DUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Để việc xây dựng kế hoạch năm 2007 của các sở - ngành, quận - huyện, Tổng Công ty có cơ sở, sát với tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và dự ước cả năm 2006, nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan. Xây dựng hệ thống bảng biểu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2007. Tính toán, xác định nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2007 của ngành và đơn vị mình, tập trung phân tích và đề xuất các giải pháp cụ thể để mở rộng thị trường, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Kế hoạch phải bao quát hoạt động của các thành phần kinh tế, các ngành trên địa bàn, kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế với kế hoạch phát triển văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội, đảm bảo ổn định chính trị.
Các nội dung kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu - chi ngân sách thành phố năm 2007 cần nêu cụ thể những việc cần phải làm; cơ quan đơn vị thực hiện; phương thức và điều kiện để thực hiện.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Đầu tháng 7, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổ chức hướng dẫn khung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007 cho các sở - ban - ngành, quận - huyện, Tổng Công ty.
2. Đến ngày 17 tháng 7 năm 2006, các sở - ban - ngành, quận - huyện và Tổng Công ty gửi báo cáo sơ bộ kế hoạch năm 2007 cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Ngày 19 tháng 7 năm 2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính dự thảo kế hoạch sơ bộ năm 2007 để Ủy ban nhân dân thành phố gửi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
4. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, các sở - ban - ngành, quận - huyện và Tổng Công ty tổng hợp kế hoạch chính thức của đơn vị mình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân, Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố.
5. Tháng 12 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức giao kế hoạch năm 2007 cho các sở - ban - ngành, quận - huyện và Tổng Công ty.
Do tính chất của công việc, đề nghị Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Tổng Giám đốc các Tổng Công ty tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và tiến độ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2007./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "18/07/2006",
"sign_number": "23/2006/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Tín",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-06-CT-TTg-2018-day-nhanh-tien-do-trien-khai-thu-gia-dich-vu-su-dung-duong-bo-375411.aspx | Chỉ thị 06/CT-TTg 2018 đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/CT-TTg
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018
CHỈ THỊ
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THU GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG KHÔNG DỪNG
Ngày 27 tháng 3 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Sau gần 01 năm thực hiện Quyết định, các cơ quan, đơn vị đã nỗ lực triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu giá theo hình thức BOT, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống thu giá vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; chưa ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý, vận hành hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng; chưa xây dựng lộ trình cụ thể để chuyển sang thu giá tự động đối với từng trạm thu giá; việc triển khai đầu tư các trạm thu giá còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho người tham gia giao thông...
Để đẩy nhanh tiến độ chuyển thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ sang thực hiện theo hình thức điện tử tự động không dừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và minh bạch trong hoạt động thu giá, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành khung tiêu chuẩn chung về thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, làm cơ sở để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu giá theo Nghị quyết số 437/NQ-UBTVHQ14 ngày 21 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2018 về lộ trình cụ thể chuyển thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ sang thực hiện theo hình thức điện tử tự động không dừng đối với tất cả các dự án hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT trên toàn quốc; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với nhà đầu tư các dự án giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT và nhà cung cấp dịch vụ thu giá chuyển thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ sang thực hiện theo hình thức điện tử tự động không dừng, bảo đảm nguyên tắc chỉ sử dụng 01 công nghệ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng thống nhất trên toàn quốc.
- Rà soát hành lang pháp lý, xây dựng Thông tư quy định về việc triển khai hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng, đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch, kết nối liên thông, đồng bộ trong toàn quốc và mỗi phương tiện tham gia giao thông chỉ sử dụng 01 thẻ định danh (thẻ đầu cuối) để lưu thông qua tất cả các trạm thu giá.
- Phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thu giá hướng dẫn chủ phương tiện giao thông đường bộ thực hiện gắn thẻ định danh (thẻ đầu cuối) đối với phương tiện giao thông tại các đại lý ủy quyền của nhà cung cấp dịch vụ thu giá, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định của pháp luật.
2. Các nhà đầu tư dự án hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT cùng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện ngay các thủ tục cần thiết để sửa đổi hợp đồng dự án, phục vụ việc chuyển sang thu giá dịch vụ sử dụng theo hình thức điện tử tự động không dừng. Đồng thời thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị tại các trạm thu giá của Dự án; ký kết hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận để vận hành và kết nối đồng bộ với hệ thống, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành khai thác theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thu giá
- Xây dựng, cải tạo, lắp đặt, quản lý, vận hành hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng theo đúng quy định tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg; thu đủ và đúng đối tượng thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật; bảo đảm hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng vận hành liên tục và an toàn tuyệt đối thông tin; không can thiệp làm sai lệch thông tin, dữ liệu thu giá; bảo mật các thông tin cá nhân của chủ phương tiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Thống nhất với nhà đầu tư dự án hạ tầng giao thông đường bộ ký hợp đồng dịch vụ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng; tiếp quản trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ kịp thời, đúng lộ trình.
- Không ngừng mở rộng hệ thống đại lý ủy quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn thẻ định danh (thẻ đầu cuối) đối với phương tiện giao thông.
- Thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Bộ Giao thông vận tải ngay khi hệ thống đưa vào vận hành, khai thác để phục vụ công tác quản lý nhà nước và giám sát hoạt động thu giá.
- Thực hiện việc kết nối liên thông, đồng bộ trong toàn hệ thống thu giá điện tử tự động không dừng trên toàn quốc.
4. Dừng hoạt động thu giá đối với các dự án không thực hiện đúng lộ trình chuyển sang thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg cho đến khi triển khai tổ chức thu giá theo hình thức điện tử tự động không dừng.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện giao thông triển khai việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg.
6. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, nhà cung cấp dịch vụ thu giá và các cơ quan có liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hằng quý, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Thông tấn xã Việt Nam;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam;
- VPCP; BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL, TKBT, NC, KTTH, KGVX, ĐMDN;
- Lưu: VT, CN (2) PVC.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "27/02/2018",
"sign_number": "06/CT-TTg",
"signer": "Trịnh Đình Dũng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-37-2008-TT-BTC-chinh-sach-ho-tro-dau-hoa-thap-sang-ho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-dien-chinh-sach-ho-ngheo-chua-co-dien-luoi-65994.aspx | Thông tư 37/2008/TT-BTC chính sách hỗ trợ dầu hoả thắp sáng hộ đồng bào dân tộc thiểu số diện chính sách hộ nghèo chưa có điện lưới | BỘ TÀI CHÍNH
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 37/2008/TT-BTC
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2008
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DẦU HOẢ THẮP SÁNG CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, HỘ THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH VÀ HỘ NGHÈO Ở NHỮNG NƠI CHƯA CÓ ĐIỆN LƯỚI
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện khoản 1 Điều 1 Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân;
Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách hỗ trợ dầu hoả thắp sáng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Đối tượng được hỗ trợ: Là những hộ gia đình quy định dưới dây đang sinh sống ở những nơi chưa có điện lưới:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số);
- Hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010;
- Hộ thuộc diện chính sách là hộ gia đình người có công với cách mạng theo Pháp lệnh người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công.
2. Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/hộ/năm tính theo giá bán lẻ tại thời điểm hỗ trợ.
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang được ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm theo quy định tại Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ với giá bán dầu hoả là 10.200 đồng/lít (giá bán lẻ vào thời điểm 01/01/2008), được hỗ trợ thêm phần chênh lệch giữa giá bán lẻ dầu hoả tại thời điểm thực hiện chính sách theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Quyết định số 289/QĐ-TTg) và giá bán dầu hoả đã được hỗ trợ.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm công khai chính sách, mức hỗ trợ và danh sách các hộ được hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm rà soát lại danh sách các hộ được hưởng chính sách để bổ sung vào danh sách được hưởng chính sách; đồng thời đưa ra khỏi danh sách được hưởng chính sách đối với các hộ đã có điện lưới.
4. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách: Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhận số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, tự cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện.
5. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách (bao gồm cả nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn kinh phí ngân sách địa phương bố trí) cuối năm không sử dụng hết, được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp cho mục tiêu này, không được sử dụng vào mục tiêu khác.
II. LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ:
1. Cùng với thời gian lập dự toán ngân sách hàng năm; Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập danh sách các hộ được hưởng chính sách, dự toán kinh phí thực hiện chính sách trên địa bàn gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp vào dự toán ngân sách huyện.
2. Căn cứ danh sách đối tượng, dự toán kinh phí của các xã gửi, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với các đơn vị liên quan (Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, phòng Lao động - Thương binh - Xã hội) thẩm định đối tượng được hưởng chính sách của từng xã và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách của toàn huyện, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách huyện hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương.
3. Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban ngành liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách của toàn tỉnh, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính cùng với dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm theo hướng dẫn của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách của các địa phương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét cùng với dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
5. Đối với năm 2008: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện trong năm 2008, gửi Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ cho các địa phương theo quy định tại mục 4 phần I Thông tư này.
III. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN:
1. Căn cứ dự toán hỗ trợ kinh phí được Thủ tướng Chính phủ giao và phần kinh phí ngân sách địa phương phải đảm bảo (nếu có), Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, Ban Dân tộc, ...) lập phương án phân bổ kinh phí thực hiện chính sách cho từng huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Căn cứ dự toán chi hỗ trợ dầu hoả được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán chi hỗ trợ dầu hoả cho từng huyện cùng với dự toán ngân sách hàng năm.
2. Căn cứ dự toán chi hỗ trợ dầu hoả được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với các cơ quan liên quan (Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, phòng Lao động - Thương binh - Xã hội) lập phương án phân bổ kinh phí cho từng xã, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định. Căn cứ dự toán chi được Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao dự toán chi cho từng xã để triển khai thực hiện.
3. Căn cứ dự toán chi hỗ trợ dầu hoả được Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao; số hộ thuộc diện được hưởng chính sách trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để chi trả trực tiếp cho các hộ được hưởng chính sách. Hồ sơ Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi Kho bạc nhà nước gồm: dự toán được duyệt, Lệnh chi tiền (tạm ứng). Khi chi trả kinh phí, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phiếu chi và danh sách các hộ được hưởng chính sách (có ký nhận của từng hộ) để làm chứng từ thanh toán với Kho bạc nhà nước. Thời gian Uỷ ban nhân dân cấp xã chi trả cho các hộ được hưởng chính sách không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày rút dự toán tại Kho bạc nhà nước.
4. Chế độ báo cáo, hạch toán, quyết toán:
Định kỳ hàng quý, năm Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp tình hình thực hiện hỗ trợ dầu hoả thắp sáng cho các hộ dân, báo cáo Bộ Tài chính (chi tiết số đối tượng được hưởng chính sách, số kinh phí đã cấp cho các đối tượng) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Số kinh phí hỗ trợ dầu hoả thắp sáng cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 289/QĐ-TTg được hạch toán chương 4.160, loại 10, khoản 10, mục 123 tiểu mục 99 và tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "19/05/2008",
"sign_number": "37/2008/TT-BTC",
"signer": "Nguyễn Công Nghiệp",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Nghi-dinh-30-2024-ND-CP-quan-ly-phuong-tien-giao-thong-co-gioi-duong-bo-dang-ky-tai-nuoc-ngoai-601445.aspx | Nghị định 30/2024/NĐ-CP quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2024/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2024
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐĂNG KÝ TẠI NƯỚC NGOÀI, DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯA VÀO VIỆT NAM DU LỊCH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 51/2019/QH14, ngày 24 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài (sau đây gọi chung là phương tiện cơ giới nước ngoài), do người nước ngoài điều khiển vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài liên quan đến phương tiện cơ giới nước ngoài, do người nước ngoài điều khiển vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch.
2. Tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến việc phương tiện cơ giới nước ngoài, do người nước ngoài điều khiển vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch phải thực hiện quy định của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện cơ giới nước ngoài là các phương tiện:
a) Xe ô tô chở người có tay lái ở bên phải hoặc có tay lái ở bên trái gồm: Từ 09 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động;
b) Xe mô tô hai bánh.
2. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp người nước ngoài, phương tiện cơ giới nước ngoài không thể ra khỏi lãnh thổ Việt Nam do xảy ra sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục ngay được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Chương II
QUY ĐỊNH VIỆC PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI NƯỚC NGOÀI VÀO THAM GIA GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM
Điều 4. Điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài và người nước ngoài điều khiển phương tiện vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Điều kiện chung đối với người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam
a) Phải thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam;
b) Có văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam của Bộ Công an cấp.
2. Điều kiện đối với phương tiện cơ giới nước ngoài
a) Là phương tiện cơ giới đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
b) Có Giấy đăng ký xe và gắn biển số xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
c) Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô);
d) Đối với phương tiện cơ giới nước ngoài là xe ô tô có tay lái ở bên phải: Có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Công an đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam;
đ) Phải làm thủ tục hải quan, tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật hải quan ngay tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh;
e) Chỉ được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không; phải tạm nhập, tái xuất theo đúng cửa khẩu đã được Bộ Công an chấp thuận;
g) Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 45 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày và phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
3. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài
a) Là người nước ngoài;
b) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, giấy tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng; người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử phải nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định;
c) Có Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp phù hợp với loại xe điều khiển và còn hiệu lực;
d) Phải làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 5. Trình tự, thủ tục chấp thuận doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi đến Bộ Công an 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
a) Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người điều khiển phương tiện theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế lần đầu xin chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam).
2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công an có văn bản trả lời việc chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do) việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 03, văn bản không chấp thuận theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Nghị định này và được trả trực tiếp, hoặc trực tuyến, hoặc qua đường bưu chính.
3. Văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam được Bộ Công an thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan để phối hợp quản lý.
4. Đối với trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này
a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải có văn bản gửi đến Bộ Công an báo cáo về lý do phương tiện xuất cảnh chậm so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này và được gửi trực tiếp, hoặc trực tuyến, hoặc qua đường bưu chính;
b) Sau khi nhận được văn bản báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Bộ Công an có văn bản trả lời doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, đồng thời gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan để phối hợp quản lý theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Điều 6. Quy định đối với người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải có phương tiện đi trước để hướng dẫn giao thông cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam. Phương tiện hướng dẫn giao thông là xe ô tô (nếu khách du lịch điều khiển xe ô tô) hoặc xe mô tô (nếu khách du lịch điều khiển xe mô tô) do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.
2. Chỉ được tham gia giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại văn bản chấp thuận của Bộ Công an.
3. Khi điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông, người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam; mang theo và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam;
b) Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp phù hợp với loại xe điều khiển và còn hiệu lực;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô);
d) Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
e) Tờ khai hải quan phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất.
Điều 7. Xử lý vi phạm đối với người nước ngoài điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài
Người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Tổ chức thực hiện việc chấp thuận cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
2. Xử lý các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính trong việc giải quyết các thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc quản lý, theo dõi, kiểm tra việc tham gia giao thông tại Việt Nam của phương tiện cơ giới nước ngoài.
5. Trong một số trường hợp đặc biệt để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh quốc gia, Bộ Công an quyết định việc từ chối, đình chỉ hoạt động hoặc yêu cầu thay đổi thời gian, tuyến đường, tốc độ phù hợp đối với phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam để du lịch.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân liên quan đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính tổ chức, quản lý hoạt động phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
3. Cấp phép, quản lý hoạt động của các công ty lữ hành quốc tế, nhất là các công ty trực tiếp triển khai loại hình du lịch phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam; phối hợp với các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng các tour, tuyến, cung đường di chuyển bằng đường bộ cho khách du lịch nước ngoài góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn quá trình di chuyển của khách.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc làm thủ tục tạm nhập, tái xuất phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật hải quan.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức, quản lý hoạt động của phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giám sát phương tiện thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý, kiểm tra hoạt động của phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo đúng quy định của Nghị định này.
2. Thông báo đến Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải về các sự cố liên quan đến phương tiện cơ giới nước ngoài và người nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam
1. Thực hiện đúng các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người và phương tiện.
2. Tổ chức thực hiện việc đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam và đưa phương tiện cơ giới nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định.
3. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong quá trình phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Quản lý người nước ngoài hoạt động theo đúng chương trình đã đăng ký; phối hợp khai báo tạm trú khi khách du lịch nghỉ đêm trên phương tiện.
4. Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình du lịch, có văn bản báo cáo Bộ Công an về quá trình tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Chịu trách nhiệm xử lý và giải quyết các chi phí phát sinh do vi phạm của người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài gây ra trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam.
6. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của giấy tờ, thông tin của người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tại công văn gửi Bộ Công an và giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.
2. Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch và Nghị định số 57/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải chấp thuận cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trước ngày Nghị định này có hiệu lực được phép sử dụng cho đến khi kết thúc nội dung được chấp thuận trong văn bản.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Đường bộ Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN. pvc
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP THUẬN ĐƯỢC TỔ CHỨC CHO KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI MANG PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI NƯỚC NGOÀI VÀO THAM GIA GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM
(Kèm theo Nghị định số: 30/2024/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)
Mẫu số 01
Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
Mẫu số 02
Danh sách người và phương tiện cơ giới nước ngoài
Mẫu số 03
Văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
Mẫu số 04
Công văn gửi đến Bộ Công an báo cáo về lý do phương tiện xuất cảnh chậm (bất khả kháng) so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an
Mẫu số 05
Văn bản chấp thuận doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối được xuất cảnh chậm phương tiện so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an
Mẫu số 06
Báo cáo Bộ Công an về quá trình tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Mẫu số 07
Văn bản trả lời không chấp thuận việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế xuất cảnh chậm phương tiện so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an
Mẫu số 01. Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch
TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH
DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
Chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
Kính gửi: Bộ Công an
1. Tên đơn vị du lịch kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: .............................................
2. Địa chỉ: .................................................................................................................
3. Số điện thoại: ...........................Số Fax/Địa chỉ email: …………………………….
4. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: ……………..Ngày cấp: …………………..
Cơ quan cấp: .................................................................................................................
5. Số điện thoại của hướng dẫn viên, người điều khiển phương tiện hướng dẫn giao thông của đơn vị: ............................................................................................................................................
6. Đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
a) Quốc gia của khách du lịch vào Việt Nam: ............................................................
b) Số lượng phương tiện: .....................................................................................
c) Số lượng khách du lịch: ................................................................................
d) Cửa khẩu nhập cảnh: ...........................................................................................
đ) Cửa khẩu xuất cảnh: ……………………………………………………………………
e) Ngày nhập cảnh: ....................................................................................................
g) Ngày xuất cảnh: ..................................................................................................
h) Lộ trình (hành trình) khách du lịch điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh):
- Ngày 1: Cửa khẩu nhập cảnh - Tuyến đường đi (quốc lộ, tỉnh lộ ... thuộc tỉnh, thành phố) - Nơi dừng nghỉ cuối ngày 1 (Địa chỉ dự kiến lưu trú).
- Ngày 2: Tuyến đường đi (quốc lộ, tỉnh lộ ... thuộc tỉnh, thành phố) - Nơi dừng nghỉ cuối ngày 1 (Địa chỉ dự kiến lưu trú).
- Các ngày tiếp theo tham gia giao thông tại Việt Nam nội dung tương tự như Ngày 2.
- Ngày xuất cảnh: Tuyến đường đi (quốc lộ, tỉnh lộ ... thuộc tỉnh, thành phố) - Cửa khẩu xuất cảnh.
i) Phương tiện hướng dẫn giao thông khi tham gia giao thông (của đơn vị): loại xe, biển số xe.
k) Danh sách chi tiết người điều khiển phương tiện, số giấy phép lái xe, nhãn hiệu phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy, số hiệu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô) theo Mẫu số 02 Phụ lục của Nghị định số …………. (gửi kèm theo Công văn đề nghị này).
6. Biện pháp công ty thực hiện để bảo đảm an toàn:
- Bố trí xe hướng dẫn giao thông, hướng dẫn về pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ cho khách khi vào tham gia giao thông để tham quan, du lịch;
- Bảo đảm khách du lịch thực hiện các quy định về an ninh, an toàn giao thông và các quy định khác có liên quan của pháp.
- Thực hiện nghiêm việc phòng chống các dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế và của địa phương nơi đoàn đến và đi qua.
Công ty cam kết sẽ thực hiện đúng các nội dung nêu trên và các quy định liên quan trong quá trình tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện vào tham gia giao thông tại Việt Nam để du lịch.
Đề nghị Bộ Công an xem xét, chấp thuận./.
…….., ngày ... tháng... năm ...
Công ty du lịch
(Ký tên, đóng dấu)
* Ghi chú: trong trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì ký số hợp lệ của tổ chức tại phần ký, ghi họ tên, đóng dấu theo quy định về ký số.
Mẫu số 02. Danh sách người và phương tiện cơ giới nước ngoài
TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH
DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Công văn số …….. đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam)
Số TT
Tên khách du lịch điều khiển phương tiện
Số Hộ chiếu
Số Giấy phép lái xe
Biển số
xe
Nhãn hiệu
Số khung
Số máy
Màu sơn
Số hiệu Giấy chứng nhận kiểm định ATKT&BVMT đối với xe ô tô hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực
Ghi chú
1
2
3
…
* Ghi chú: trong trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì ký số hợp lệ của tổ chức tại phần ký, ghi họ tên, đóng dấu theo quy định về ký số.
…….., ngày ... tháng... năm ...
Công ty du lịch
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03. Văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /……
V/v: Chấp thuận tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam
Hà Nội, ngày tháng năm
Kính gửi:
- Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Công ty …........
Bộ Công an nhận được Công văn số ……… của Công ty ……….. về việc đề nghị chấp thuận tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam, Bộ Công an có ý kiến như sau:
1. Chấp thuận việc Công ty .... tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam với các nội dung sau:
- Thời gian: Từ ngày ...... đến ........;
- Số lượng xe, người:............(Danh sách kèm theo);
- Nhập cảnh: Cửa khẩu........;
- Xuất cảnh: Cửa khẩu.......;
- Phạm vi và lộ trình: Cửa khẩu ..... - Tuyến đường....... - Cửa khẩu.
2. Công ty .... chịu trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung chấp thuận tại văn bản này và Công văn số...............của Công ty.......................
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đoàn khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam xuất cảnh, Công ty…………….. có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện, gửi Bộ Công an theo quy định/.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa TT&DL,
Giao thông vận tải, Ngoại giao (để phối hợp quản lý);
- UBND các tỉnh, thành phố: ......(có lộ trình đoàn đi qua,
nghỉ đêm trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam);
- Cơ quan tham mưu thuộc Bộ:…..
- Lưu VT,...
BỘ CÔNG AN
DANH SÁCH NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN
(Kèm theo Công văn số..../.... của Bộ Công an chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam)
Số TT
Tên khách du lịch điều khiển phương tiện
Số Hộ chiếu
Số Giấy phép lái xe
Biển số xe
Nhãn hiệu
Số khung
Số máy
Màu sơn
Số hiệu Giấy chứng nhận kiểm định ATKT&BVMT đối với xe ô tô hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực
Ghi chú
1
2
3
...
Mẫu số 04. Công văn gửi đến Bộ Công an báo cáo về lý do phương tiện xuất cảnh chậm so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an
TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH
DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: Bộ Công an
1. Tên đơn vị du lịch kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:…………………………
2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………….
3. Số điện thoại: ......................... Số Fax/Địa chỉ email: ……………………………
Đã được Bộ Công an chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tại Văn bản Số: /…… ngày…tháng...năm…
Nay do trường hợp bất khả kháng (ghi rõ trường hợp người, phương tiện cơ giới nước ngoài không thể ra khỏi lãnh thổ Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số............... Cụ thể do: dịch bệnh, thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam) vì vậy phương tiện không xuất cảnh được theo đúng thời gian đã được Bộ Công an chấp thuận.
Công ty.........đề nghị Bộ Công an cho phép thay đổi nội dung đã được chấp thuận tại Văn bản Số: /….. ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Công an, như sau:
a) Cửa khẩu xuất cảnh: ………………………………………………………………
b) Ngày xuất cảnh: ………………………………………………………………………
c) Danh sách phương tiện xuất cảnh (liệt kê danh sách phương tiện xuất cảnh chậm trong danh sách phương tiện đã được chấp thuận tại Văn bản Số: /....... ngày ... tháng ... năm... của Bộ Công an).
Công ty cam kết sẽ thực hiện đúng các nội dung nêu trên và các quy định liên quan trong thời gian phương tiện không xuất cảnh được vì lý do bất khả kháng.
Đề nghị Bộ Công an xem xét, chấp thuận./.
…….., ngày ... tháng... năm ...
Công ty du lịch
(Ký tên, đóng dấu)
* Ghi chú: trong trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì ký số hợp lệ của tổ chức tại phần ký, ghi họ tên, đóng dấu theo quy định về ký số.
Mẫu số 05. Văn bản trả lời doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với báo cáo về lý do phương tiện xuất cảnh chậm so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an
BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /……
V/v: Chấp thuận việc điều chỉnh trong tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam
Hà Nội, ngày tháng năm
Kính gửi: Công ty …..……
Bộ Công an nhận được Công văn số ….. của Công ty ……… về việc đề nghị cho phép thay đổi nội dung đã được chấp thuận tại Văn bản Số: /.... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Công an, Bộ Công an có ý kiến như sau:
1. Chấp thuận việc Công ty .... được thay đổi nội dung tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam so với Văn bản Số: /.... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Công an theo như đề xuất tại Công văn số........của Công ty...........
2. Công ty ............ chịu trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung chấp thuận tại văn bản này và Công văn số..............của Công ty ..../.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa TT&DL, Giao thông vận tải, Ngoại giao (để phối hợp quản lý);
- UBND các tỉnh, thành phố: ...có lộ trình đoàn đi qua, nghỉ đêm trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam (để phối hợp quản lý);
- Cơ quan tham mưu thuộc Bộ:...
- Lưu VT,....
BỘ CÔNG AN
Mẫu số 06. Báo cáo Bộ Công an về quá trình tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch
TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH
DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: Bộ Công an
Tên đơn vị du lịch kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: ........................................
Đã được Bộ Công an chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam để du lịch tại Văn bản Số: /….. ngày...tháng ... năm ...
Công ty báo cáo kết quả tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam để du lịch, như sau:
1. Số lượng phương tiện: .....................................................................................
2. Số lượng khách du lịch: ...................................................................................
3. Cửa khẩu nhập cảnh: ………………………………………………………………..
4. Cửa khẩu xuất cảnh: ……………………………………………………………
5. Ngày nhập cảnh: ..........................................................................................
6. Ngày xuất cảnh: .............................................................................................
7. Việc thực hiện của công ty để bảo đảm an toàn:
- Bố trí xe hướng dẫn giao thông, hướng dẫn về pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ cho khách khi vào tham gia giao thông để tham quan, du lịch;
- Bảo đảm khách du lịch thực hiện các quy định về an ninh, an toàn giao thông và các quy định khác có liên quan của pháp.
- Thực hiện nghiêm việc phòng chống các dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế và của địa phương nơi đoàn đến và đi qua.
8. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
…….., ngày ... tháng... năm ...
Công ty du lịch
(Ký tên, đóng dấu)
* Ghi chú: trong trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì ký số hợp lệ của tổ chức tại phần ký, ghi họ tên, đóng dấu theo quy định về ký số.
Mẫu số 07. Văn bản trả lời không chấp thuận việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế xuất cảnh chậm phương tiện so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Công an
BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /……
V/v: Không chấp thuận việc điều chỉnh trong tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Hà Nội, ngày tháng năm
Kính gửi: Công ty .............
Bộ Công an nhận được Công văn số.......của Công ty..............về việc đề nghị cho phép thay đổi nội dung đã được chấp thuận tại Văn bản Số: /...... ngày.......tháng….năm .... của Bộ Công an, Bộ Công an có ý kiến như sau:
1. Không chấp thuận việc Công ty .... được thay đổi nội dung tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam so với Văn bản Số: /... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Công an theo như đề xuất tại Công văn số...........của Công ty…………
Lý do không chấp thuận: ..........................................................................................
2. Công ty .... chịu trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung chấp thuận tại văn bản này và Công văn số …… của Công ty ..../.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa TT&DL, Giao thông vận tải, Ngoại giao (để phối hợp quản lý);
- UBND các tỉnh, thành phố: ... có lộ trình đoàn đi qua, nghỉ đêm trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam (để phối hợp quản lý);
- Cơ quan tham mưu thuộc Bộ: ...
- Lưu VT,....
BỘ CÔNG AN | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/03/2024",
"sign_number": "30/2024/NĐ-CP",
"signer": "Trần Hồng Hà",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-06-2007-TT-BTM-huong-dan-nhap-khau-xe-gan-may-phan-khoi-lon-175-cm3-tro-len-20488.aspx | Thông tư 06/2007/TT-BTM hướng dẫn nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn 175 cm3 trở lên | BỘ THƯƠNG MẠI
******
Số: 06/2007/TT-BTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC NHẬP KHẨU XE GẮN MÁY PHÂN KHỐI LỚN TỪ 175 CM3 TRỞ LÊN
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa;
Căn cứ Công văn số 2586/VPCP-KTTH ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhập khẩu và sử dụng xe gắn máy phân khối lớn;
Bộ Thương mại hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Xe gắn máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên là mô tô có động cơ piston đốt trong với dung tích xi lanh từ 175 cc trở lên, thuộc nhóm 8711 mã số hàng hóa trong Biểu Thuế Xuất Nhập khẩu. Dưới đây gọi tắt là mô tô phân khối lớn.
2. Việc nhập khẩu mô tô phân khối lớn thực hiện theo giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Thương mại.
3. Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu mô tô phân khối lớn thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Thủ tục kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu giải quyết trực tiếp tại Hải quan Cửa khẩu, không cần xin phép Bộ Thương mại.
4. Việc đăng ký sử dụng và quy định chế độ thi lấy giấy phép điều khiển mô tô phân khối lớn thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Cấm nhập khẩu mô tô các loại đã qua sử dụng.
II. THỦ TỤC NHẬP KHẨU
1. Áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mô tô phân khối lớn.
2. Thủ tục đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động được quy định như sau:
Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, Thương nhân gửi về Bộ Thương mại bộ hồ sơ gồm:
- 02 bản Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao hợp đồng nhập khẩu có đóng dấu sao y bản chính của Thương nhân.
(Đối với Thương nhân lần đầu đăng ký nhập khẩu thì gửi thêm 01 Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
3. Thời hạn làm thủ tục đăng ký nhập khẩu tự động:
Bộ Thương mại xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu tự động cho Thương nhân trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
4. Khi làm thủ tục nhập khẩu ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của cơ quan Hải quan, Thương nhân phải xuất trình cho cơ quan Hải quan 01 Đơn đăng ký nhập khẩu theo chế độ tự động đã có xác nhận của Bộ Thương mại.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại ủy quyền cho Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu theo chế độ tự động.
2. Sau mỗi lô hàng nhập khẩu, Thương nhân báo cáo bằng văn bản về Bộ Thương mại tình hình nhập khẩu mô tô phân khối lớn theo mẫu báo cáo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi theo đường thư điện tử, địa chỉ e-mail: [email protected]. Căn cứ báo cáo thực hiện của Thương nhân gửi về, Bộ Thương mại sẽ xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu mô tô phân khối lớn lần tiếp theo cho Thương nhân.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Sở Thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ TM: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, XNK.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Như Đính
PHỤ LỤC SỐ 01 (MẪU ĐƠN)
ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU MÔ TÔ PHÂN KHỐI LỚN THEO CHẾ ĐỘ TỰ ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mạI)
TÊN THƯƠNG NHÂN
Số :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
..., ngày ... tháng ... năm ...
V/v Đề nghị xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động
Kính gửi: Bộ Thương mại
- Tên Thương nhân: ........................
- Địa chỉ:..........................................
- Điện thoại:. . . . ..............Fax:..........
- E-mail:.............................................
Đề nghị Bộ Thương mại xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu mô tô phân khối lớn theo chế độ cấp phép tự động hướng dẫn tại Thông tư số .../TT-BTM ngày ... tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại, chi tiết như sau:
Tên hàng và nhãn hiệu: ................................
Mã số HS của hàng hóa: .............................
Hợp đồng nhập khẩu số: .............................
Vận đơn hoặc chứng từ vận tải số:............... ngày...tháng. ..năm...
Số lượng: ....................................................
Trị giá (USD): .............................................
Xuất xứ hàng hóa: ......................................................
Cửa khẩu nhập khẩu:....................................
Thời gian dự kiến làm thủ tục nhập khẩu:
(Ghi dự kiến từ ngày....tháng nào? đến ngày.....tháng....năm...nào?)
Thương nhân xin gửi kèm theo đơn đăng ký này bản sao Hợp đồng.
Đề nghị Bộ Thương mại cho đăng ký nhập khẩu theo chế độ giấy phép tự động lô hàng nói trên.
Đã đăng ký tại Bộ Thương mại
Ngày.......tháng......năm.......
Người đứng đầu Thương nhân
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU BÁO CÁO HÀNG THÁNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MÔ TÔ PHÂN KHỐI LỚN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại)
TÊN THƯƠNG NHÂN
Địa chỉ:
Số :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày ... tháng ... năm ...
Báo cáo thực hiện nhập khẩu mô tô phân khối lớn
Kính gửi : Bộ Thương mại
Căn cứ Thông tư số .../TT-BTM ngày ...tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc nhập khẩu mô tô phân khối lớn, Thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu mô tô phân khối lớn (theo đơn Đăng ký nhập khẩu số.... ngày ... tháng ... năm ...) như sau:
Tên hàng
Nhãn hiệu
Mã số (HS)
Phân khối xe (cc)
Hợp đồng nhập khẩu số:
Số lượng (chiếc)
Trị giá (USD)
Xuất xứ
Tổng số lượng đã
nhập khẩu lũy kế tới
thời điểm báo cáo
(chiếc)
Tổng trị giá đã
nhập khẩu lũy kế tới
thời điểm báo cáo
(USD)
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thương nhân cam đoan những kê khai trên đây là đúng.
(Phần mềm của Báo cáo làm dưới dạng file excel và gửi về Bộ Thương mại theo địa chỉ email: xe [email protected] )
Người đứng đầu Thương nhân
(Ký tên và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Thương mại",
"promulgation_date": "30/05/2007",
"sign_number": "06/2007/TT-BTM",
"signer": "Đỗ Như Đính",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-02-2020-TT-BCT-nguyen-tac-nhap-khau-theo-han-ngach-thue-quan-doi-voi-muoi-trung-gia-cam-433723.aspx | Thông tư 02/2020/TT-BCT nguyên tắc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với muối trứng gia cầm | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2020/TT-BCT
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG MUỐI VÀ TRỨNG GIA CẦM NĂM 2020
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2020,
Điều 1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020
TT
Mã số hàng hóa
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
0407.21.00 và 0407.90.10
Trứng gà
tá
57.940
Trứng thương phẩm không có phôi
0407.29.10 và 0407.90.20
Trứng vịt, ngan
0407.29.90 và 0407.90.90
Loại khác
3
2501
Muối
tấn
110.000
Điều 2. Nguyên tắc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Điều 3. Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.
2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
Điều 4. Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 02 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- UB TW Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK.
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "22/01/2020",
"sign_number": "02/2020/TT-BCT",
"signer": "Trần Tuấn Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-35-2018-TT-BYT-quy-dinh-ve-Thuc-hanh-tot-san-xuat-thuoc-nguyen-lieu-lam-thuoc-403510.aspx | Thông tư 35/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc nguyên liệu làm thuốc mới nhất | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 35/2018/TT-BYT
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Căn cứ Luật số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 về dược;
Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc công bố áp dụng, ban hành và đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực hành tốt sản xuất thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm thuốc, nguyên liệu làm thuốc luôn được sản xuất và kiểm tra một cách nhất quán theo các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Cơ sở sản xuất (bao gồm cơ sở sản xuất thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc) là cơ sở có hoạt động dược thuộc diện cấp hoặc không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có phạm vi thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Tồn tại là sai lệch so với nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) hoặc với quy định pháp luật hiện hành về quản lý dược.
4. GMP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Manufacturing Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt sản xuất”.
5. WHO là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “World Health Organization”, được dịch sang tiếng Việt là “Tổ chức Y tế thế giới”.
6. WHO - GMP là chữ viết tắt của “Thực hành tốt sản xuất của Tổ chức Y tế thế giới”.
7. PIC/S là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme”, được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm”.
8. PIC/S - GMP là chữ viết tắt của “Thực hành tốt sản xuất của Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm”.
9. EU là chữ viết tắt của từ tiếng Anh “European Union”, được dịch sang tiếng Việt là “Liên minh Châu Âu”.
10. EU - GMP là chữ viết tắt của “Thực hành tốt sản xuất của Liên minh Châu Âu”.
11. US là chữ viết tắt của từ tiếng Anh “United States”, được dịch sang tiếng Việt là “Hoa Kỳ”
12. SRA là chữ viết tắt của từ tiếng Anh “Stringent Regulatory Agency”, được dịch sang tiếng Việt là “Cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt” theo định nghĩa của WHO.
Chương II
CÔNG BỐ ÁP DỤNG, BAN HÀNH THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 3. Tài liệu về nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Công bố áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:
a) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc sinh học là dẫn xuất của máu và huyết tương người của Tổ chức Y tế thế giới quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Ban hành các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:
a) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc dược liệu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc cổ truyền quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất vị thuốc cổ truyền quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP khác tương đương với nguyên tắc, tiêu chuẩn EU - GMP do cơ quan quản lý dược các nước SRA ban hành được phép áp dụng. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc triển khai áp dụng có trách nhiệm dịch, xác nhận bản dịch theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực gửi Cục Quản lý Dược để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.
4. Trường hợp Tổ chức Y tế thế giới, Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm, Liên minh Châu Âu, cơ quan quản lý dược các nước SRA có sửa đổi, bổ sung nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (sau đây gọi là tài liệu cập nhật) quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các tài liệu cập nhật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan này, Cục Quản lý Dược tổ chức dịch và công bố nội dung sửa đổi, bổ sung trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền để các đối tượng có liên quan tra cứu, cập nhật và áp dụng.
Điều 4. Áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
2. Cơ sở sản xuất thuốc sinh học là dẫn xuất của máu và huyết tương người triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Cơ sở sản xuất thuốc dược liệu triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền chỉ sản xuất thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, đơn, hoàn tán triển khai áp dụng GMP quy định tại Phần I - Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền dưới dạng bào chế hiện đại (thuốc viên nang, viên nén, thuốc cốm, thuốc nước và các dạng bào chế hiện đại khác) không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này triển khai áp dụng GMP quy định tại Phần II - Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Cơ sở sản xuất vị thuốc cổ truyền triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc được triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP khác, tương đương với nguyên tắc tiêu chuẩn EU - GMP, do Cơ quan quản lý dược các nước SRA ban hành và tài liệu cập nhật quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
8. Cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền được triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
9. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền được phép triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP quy định tại Phần II Phụ lục VI hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
10. Thuốc và nguyên liệu làm thuốc chứa kháng sinh nhóm betalactam (Penicillins, Cephalosporins, Penems và tương tự), thuốc độc tế bào/thuốc kìm tế bào, thuốc chứa hormone sinh dục thuộc nhóm có tác dụng tránh thai, vắc xin, sinh phẩm và các thuốc có yêu cầu sản xuất riêng biệt theo quy định tại nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, ngoài yêu cầu được sản xuất tại cơ sở sản xuất triển khai áp dụng GMP tương ứng quy định tại Điều này, phải bảo đảm được sản xuất tại nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất riêng biệt và có biện pháp phòng tránh phát tán, gây nhiễm môi trường và sản phẩm thuốc khác sản xuất tại cùng khu vực.
11. Cơ sở sản xuất thuốc hóa dược dưới dạng bào chế thuốc viên nang mềm, thuốc nước uống, thuốc dùng ngoài (thuốc kem, thuốc gel, thuốc mỡ và thuốc nước dùng ngoài) được sản xuất thuốc dược liệu từ dịch chiết dược liệu, cao, cốm dược liệu đã được tiêu chuẩn hóa trên dây chuyền sản xuất có dạng bào chế tương ứng và phải triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này
12. Cơ sở sản xuất thuốc dược liệu được sản xuất thuốc dược liệu có bổ sung thêm thành phần tinh khiết chiết xuất từ tinh dầu, tinh dầu, vitamin và khoáng chất và phải triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền được sản xuất thuốc cổ truyền có bổ sung thêm thành phần tinh khiết chiết xuất từ tinh dầu, tinh dầu, vitamin và khoáng chất và phải triển khai áp dụng GMP quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Cơ sở sản xuất thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc triển khai áp dụng và đáp ứng GMP theo các nội dung yêu cầu tương ứng phù hợp với công đoạn sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
15. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc triển khai áp dụng tài liệu GMP cập nhật quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn:
a) 12 tháng đối với trường hợp có yêu cầu thay đổi về nhà xưởng, thiết bị sản xuất, tính từ thời điểm tài liệu cập nhật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược;
b) 06 tháng đối với các cập nhật không thuộc điểm a khoản này, tính từ thời điểm tài liệu cập nhật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.
Chương III
ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 5. Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng GMP đối với cơ sở kinh doanh dược là Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (được nộp khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở sản xuất không phải nộp thêm hồ sơ để đánh giá đáp ứng GMP) theo quy định tại Điều 38 của Luật dược và Điều 32 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP). Đối với cơ sở sản xuất thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật dược và khoản 31 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 155/2018/NĐ-CP).
Tài liệu kỹ thuật về cơ sở sản xuất phải được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc hồ sơ tổng thể được cập nhật trong trường hợp bổ sung phạm vi hoạt động.
2. Trường hợp cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận GMP cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở sản xuất phải ghi rõ nội dung này và loại tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP áp dụng tại cơ sở trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
3. Trường hợp cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất cho cơ sở bán buôn, bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu đề nghị cấp Giấy chứng nhận đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GDP) cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong Đơn đề nghị và nộp thêm tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, Cơ quan tiếp nhận thực hiện đánh giá đồng thời việc đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GDP) khi đánh giá việc đáp ứng GMP của cơ sở theo các quy định của pháp luật có liên quan về Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 6. Trình tự đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ sở sản xuất nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này kèm phí thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất đến cơ quan tiếp nhận của Bộ Y tế như sau:
a) Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đối với cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi chỉ sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị;
b) Cục Quản lý Dược đối với cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi sản xuất nguyên liệu làm thuốc (không bao gồm dược liệu), thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm;
c) Cục Quản lý Dược đối với cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi đồng thời sản xuất một trong các thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm a khoản này và một trong các thuốc, nguyên liệu làm thuốc được quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
2. Trình tự tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và khoản 12 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thành lập Đoàn đánh giá và gửi cho cơ sở sản xuất quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong đó có dự kiến thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất.
Điều 7. Quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nguyên tắc sử dụng tài liệu GMP trong đánh giá việc đáp ứng GMP:
a) Tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP được cơ sở sản xuất công bố áp dụng và ghi trên Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
b) Tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn EU - GMP hoặc PIC/S - GMP hoặc tài liệu GMP quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan quản lý dược SRA đánh giá, chứng nhận đáp ứng GMP và đề nghị công bố cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn GMP này.
c) Tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO - GMP hoặc tài liệu GMP được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, và 6 Điều 4 Thông tư này tương ứng với hoạt động sản xuất đối với trường hợp cơ sở sản xuất không ghi rõ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP áp dụng trong Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Quy trình đánh giá:
a) Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá tại cơ sở sản xuất;
b) Bước 2. Cơ sở sản xuất trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GMP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
c) Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GMP tại cơ sở sản xuất theo từng nội dung cụ thể. Trường hợp cơ sở thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình sản xuất thì nội dung đánh giá chỉ bao gồm các yêu cầu tương ứng với một hoặc một số công đoạn sản xuất mà cơ sở thực hiện;
d) Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở sản xuất để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở sản xuất trong trường hợp cơ sở sản xuất không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại hoặc về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất;
đ) Bước 5. Lập và ký biên bản đánh giá:
Ngay sau khi hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, Đoàn đánh giá lập biên bản đánh giá theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản đánh giá phải thể hiện thành phần Đoàn đánh giá, thành phần của cơ sở sản xuất, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở sản xuất (nếu có). Lãnh đạo cơ sở sản xuất và Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận vào biên bản đánh giá. Biên bản được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở sản xuất, 02 bản lưu tại Cơ quan tiếp nhận.
e) Bước 6. Hoàn thiện Báo cáo đánh giá:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá GMP theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này, liệt kê và phân tích, phân loại mức độ tồn tại mà cơ sở sản xuất cần khắc phục, sửa chữa; tham chiếu điều khoản quy định tương ứng của văn bản pháp luật và nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, đánh giá mức độ tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất. Việc phân loại mức độ tồn tại và đánh giá mức độ tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất (cụ thể theo từng dây chuyền sản xuất) quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mức độ tuân thủ GMP:
Mức độ tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các mức độ sau đây:
a) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 1;
b) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 2;
c) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 3;
d) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 4.
Điều 8. Xử lý kết quả đánh giá đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 1 theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Cơ quan tiếp nhận trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thực hiện cấp Giấy chứng nhận GMP theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này nếu cơ sở sản xuất đã có đề nghị trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 2 theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Cơ quan tiếp nhận gửi báo cáo đánh giá GMP cho cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
b) Sau khi hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa, cơ sở sản xuất phải có văn bản báo cáo khắc phục bao gồm kế hoạch và bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh khác) việc khắc phục, sửa chữa tồn tại được ghi trong báo cáo đánh giá GMP.
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo khắc phục, Cơ quan tiếp nhận đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở sản xuất và kết luận về tình trạng đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất:
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở sản xuất đã đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thực hiện cấp Giấy chứng nhận GMP theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này nếu cơ sở sản xuất đã có đề nghị trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do.
d) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận gửi Báo cáo đánh giá có nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ sở sản xuất phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Sau thời hạn trên, cơ sở sản xuất không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị lần đầu mà hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đề nghị đã nộp không còn giá trị.
3. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 3 theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
Trình tự, thời gian xử lý kết quả đánh giá đáp ứng GMP theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo khắc phục, Cơ quan tiếp nhận tiến hành đánh giá thực tế việc khắc phục tại cơ sở sản xuất trước khi kết luận tình trạng đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 4 theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GMP kèm theo báo cáo đánh giá GMP cho cơ sở sản xuất và không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
5. Trường hợp cơ sở sản xuất có ý kiến không thống nhất với tồn tại theo đánh giá của Đoàn đánh giá, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Đoàn đánh giá có báo cáo đánh giá GMP hoặc báo cáo đánh giá hành động khắc phục, cơ sở sản xuất có văn bản kiến nghị gửi Cơ quan tiếp nhận kèm theo bằng chứng (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận) chứng minh liên quan đến tồn tại đó.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của cơ sở sản xuất, Cơ quan tiếp nhận tổ chức rà soát báo cáo đánh giá GMP, nội dung kiến nghị của cơ sở sản xuất, nếu cần thiết, lấy ý kiến tư vấn chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan và có văn bản trả lời cơ sở sản xuất. Văn bản trả lời phải nêu rõ nội dung chấp thuận, không chấp thuận đối với nội dung kiến nghị của cơ sở sản xuất, lý do không chấp thuận. Thời gian này không tính vào thời hạn đánh giá.
6. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Cơ quan tiếp nhận công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận các thông tin sau đây:
a) Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
b) Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng và số Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và số Giấy chứng nhận GMP (nếu có);
d) Thời hạn hết hiệu lực của việc đánh giá đáp ứng GMP;
đ) Phạm vi hoạt động của cơ sở sản xuất.
e) Số Giấy chứng nhận EU - GMP, thời hạn hiệu lực và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất đã được cơ quan quản lý dược SRA đánh giá đáp ứng EU - GMP hoặc tương đương.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 9. Đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Thời gian định kỳ đánh giá việc duy trì đáp ứng GMP tại cơ sở sản xuất là 03 năm, kể từ ngày ký biên bản đánh giá lần đánh giá liền trước (không bao gồm các lần đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế).
2. Tháng 11 hằng năm, Cơ quan tiếp nhận công bố trên Trang Thông tin điện tử của Cơ quan tiếp nhận về kế hoạch đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GMP của các cơ sở sản xuất trong năm kế tiếp và gửi bản kế hoạch này đến các cơ sở sản xuất có tên trong kế hoạch. Đối với trường hợp cơ sở sản xuất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này, Cục Quản lý Dược công bố và thực hiện kế hoạch đánh giá định kỳ, trừ trường hợp cơ sở đề nghị đánh giá riêng biệt.
3. Tối thiểu 30 ngày trước thời điểm đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GMP theo kế hoạch đã được Cơ quan tiếp nhận công bố, cơ sở sản xuất phải gửi về Cơ quan tiếp nhận báo cáo về hoạt động sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và việc duy trì đáp ứng tiêu chuẩn GMP (sau đây viết tắt là báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GMP) của cơ sở theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo tài liệu kỹ thuật cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất (nếu có thay đổi).
Ví dụ: Thời điểm dự kiến đánh giá định kỳ tại cơ sở sản xuất A là ngày 18 tháng 8 năm 2018 thì cơ sở sản xuất A phải nộp báo cáo hoạt động và việc duy trì đáp ứng GMP về Cơ quan tiếp nhận trước ngày 18 tháng 7 năm 2018.
4. Trường hợp cơ sở sản xuất không nộp báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GMP theo thời hạn được quy định tại khoản 3 Điều này, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đến hạn nộp báo cáo, Cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu cơ sở sản xuất thực hiện việc báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GMP theo quy định.
5. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu, cơ sở sản xuất phải nộp báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GMP kèm theo giải trình về lý do chậm nộp báo cáo. Nếu sau thời hạn này, cơ sở sản xuất không nộp báo cáo, Cơ quan tiếp nhận tiến hành đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GMP của cơ sở theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
6. Sau khi nộp báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GMP theo thời gian quy định, cơ sở sản xuất được tiếp tục hoạt động sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cho đến khi có kết quả đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GMP và phải bảo đảm duy trì việc đáp ứng GMP.
7. Trình tự đánh giá, quy trình đánh giá, phân loại kết quả đánh giá đáp ứng GMP thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
Điều 10. Xử lý kết quả đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 1 theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Cơ quan tiếp nhận cập nhật thông tin về việc duy trì đáp ứng GMP của cơ sở trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận GMP theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này đối với cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận GMP.
2. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 2 theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Cơ quan tiếp nhận gửi báo cáo đánh giá GMP cho cơ sở sản xuất để tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại và gửi báo cáo khắc phục về Cơ quan tiếp nhận;
b) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận gửi báo cáo đánh giá GMP, cơ sở sản xuất phải có văn bản báo cáo khắc phục bao gồm kế hoạch và bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh khác) việc khắc phục, sửa chữa tồn tại được ghi trong báo cáo đánh giá GMP;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo khắc phục, Cơ quan tiếp nhận đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở sản xuất và kết luận về tình trạng đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất:
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở sản xuất đã đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận cập nhật thông tin về việc duy trì đáp ứng GMP của cơ sở trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận GMP theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này đối với cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận GMP;
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo nội dung cần tiếp tục khắc phục, sửa chữa và nộp báo cáo bổ sung. Thời gian gia hạn để tiếp tục khắc phục, sửa chữa và báo cáo là 45 ngày, kể từ ngày có văn bản yêu cầu.
d) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký biên bản đánh giá mà cơ sở sản xuất không có báo cáo khắc phục hoặc sau khi khắc phục theo quy định tại điểm c Khoản này mà kết quả khắc phục vẫn tiếp tục không đạt yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GMP và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Cơ quan tiếp nhận thực hiện một hoặc các biện pháp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP mức độ 3 theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
Trình tự, thời gian xử lý kết quả đánh giá đáp ứng GMP theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo khắc phục, Cơ quan tiếp nhận tiến hành giám sát, đánh giá thực tế việc khắc phục tại cơ sở sản xuất trước khi kết luận tình trạng đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp báo cáo đánh giá GMP kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 4 theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, trên cơ sở đánh giá nguy cơ về tồn tại được phát hiện đối với chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, an toàn của người sử dụng thuốc, Cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GMP kèm theo báo cáo đánh giá GMP. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Cơ quan tiếp nhận thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trình Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật dược và thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận GMP đã cấp (nếu có).
c) Trường hợp cơ sở sản xuất không đáp ứng một hoặc một số phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp, Cơ quan tiếp nhận:
- Trình Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp để loại bỏ phạm vi kinh doanh không đáp ứng theo quy định tại Điều 40 của Luật dược, đồng thời cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phù hợp với phạm vi kinh doanh mà cơ sở sản xuất đáp ứng GMP;
- Thực hiện cấp Giấy chứng nhận GMP phù hợp với phạm vi mà cơ sở sản xuất đáp ứng nếu cơ sở có yêu cầu.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết luận cơ sở sản xuất đáp ứng việc duy trì GMP hoặc từ ngày ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp do cơ sở sản xuất không duy trì đáp ứng GMP, Cơ quan tiếp nhận cập nhật tình trạng đáp ứng GMP trên Trang Thông tin điện tử của Cơ quan tiếp nhận theo nội dung quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này đối với cơ sở sản xuất đáp ứng GMP hoặc thông tin về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Giấy chứng nhận GMP (nếu có) đã cấp đối với cơ sở sản xuất không duy trì đáp ứng GMP.
6. Trường hợp mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Đoàn đánh giá lấy trong quá trình đánh giá bị kết luận vi phạm chất lượng, cơ quan tiếp nhận tiến hành xử lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc vi phạm theo quy định hiện hành.
Điều 11. Kiểm soát thay đổi
1. Cơ sở sản xuất vắc xin trước khi tiến hành thay đổi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a, b khoản này phải có văn bản thông báo kèm theo đánh giá về nguy cơ, ảnh hưởng của các thay đổi dự kiến thực hiện đến chất lượng, an toàn của sản phẩm:
a) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, và g khoản 2 Điều này;
b) Sản xuất, sản xuất thử vắc xin hoặc sản phẩm thuốc khác trên dây chuyền sản xuất vắc xin đã được cấp chứng nhận;
Trong thời hạn 15 ngày, Cục Quản lý Dược có ý kiến trả lời bằng văn bản trong trường hợp không đồng ý với đề xuất thay đổi của cơ sở sản xuất vắc xin.
2. Cơ sở sản xuất sau khi tiến hành thay đổi phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc báo cáo thay đổi theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật dược;
b) Thay đổi vị trí nhà máy sản xuất tại cùng địa điểm kinh doanh;
c) Bổ sung nhà máy sản xuất ở vị trí mới tại cùng địa điểm kinh doanh;
d) Mở rộng nhà máy sản xuất trên cơ sở cấu trúc nhà máy đã có;
đ) Sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc, bố trí nhà xưởng, dây chuyền sản xuất làm thay đổi điều kiện môi trường sản xuất, quy trình sản xuất;
e) Thay đổi các thiết bị sản xuất chính, quan trọng gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
g) Thay đổi hệ thống phụ trợ hoặc thay đổi nguyên lý thiết kế, vận hành hệ thống tiện ích mà có ảnh hưởng tới môi trường sản xuất;
h) Cơ sở sản xuất thay đổi tiêu chuẩn GMP áp dụng, được cơ quan quản lý dược SRA đánh giá, chứng nhận đáp ứng EU - GMP hoặc tương đương (Japan - GMP, US - Current GMP, PIC/S -GMP) và đề nghị công bố việc đáp ứng này.
3. Trường hợp cơ sở sản xuất có thay đổi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, cơ sở sản xuất phải gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 38 của Luật dược.
Trình tự đánh giá việc đáp ứng GMP, phân loại kết quả và xử lý kết quả đánh giá mức độ tuân thủ GMP được thực hiện theo quy định tại các điều 6, 7 và 8 Thông tư này.
4. Trường hợp cơ sở sản xuất có thay đổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d hoặc h khoản 2 Điều này hoặc trường hợp cơ sở sản xuất sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc vô trùng có thay đổi thuộc điểm đ khoản 2 Điều này, cơ sở sản xuất phải nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về Cơ quan tiếp nhận.
a) Cơ quan tiếp nhận thực hiện đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận có văn bản đồng ý với thay đổi của cơ sở sản xuất;
b) Trình tự đánh giá, phân loại kết quả và xử lý kết quả đánh giá đối với cơ sở sản xuất có thay đổi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại các điều 6, 7 và 10 Thông tư này;
c) Trình tự đánh giá, phân loại kết quả và xử lý kết quả đánh giá đối với cơ sở sản xuất có thay đổi theo quy định tại điểm c hoặc d khoản 2 Điều này hoặc cơ sở sản xuất sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc vô trùng có thay đổi thuộc điểm đ khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại các điều 6, 7 và 8 Thông tư này.
5. Trường hợp cơ sở sản xuất có thay đổi theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều này, cơ sở sản xuất có văn bản thông báo thay đổi tiêu chuẩn GMP áp dụng và về việc kiểm tra, đánh giá do cơ quan quản lý dược SRA thực hiện tại cơ sở (tên cơ quan quản lý dược SRA, thời gian đánh giá, nội dung/phạm vi đánh giá, kết quả đánh giá) kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi, giấy chứng nhận GMP/giấy xác nhận đáp ứng GMP hoặc báo cáo thanh tra GMP do cơ quan quản lý dược SRA cấp.
a) Cơ quan tiếp nhận thực hiện rà soát thông báo và các tài liệu kèm theo, bổ sung/cập nhật thông tin về việc đáp ứng EU - GMP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này.
b) Cơ quan tiếp nhận thực hiện đánh giá việc duy trì đáp ứng EU - GMP hoặc tương đương tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
6. Trường hợp cơ sở sản xuất có thay đổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm đ, e hoặc g khoản 2 Điều này (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều này), cơ sở sản xuất phải nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về Cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận thực hiện đánh giá báo cáo thay đổi của cơ sở sản xuất.
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ sở sản xuất, Cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản thông báo về việc đồng ý với nội dung thay đổi trong trường hợp việc thay đổi đáp ứng yêu cầu hoặc thông báo về nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu;
b) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo, cơ sở sản xuất phải hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa và có văn bản báo cáo kèm theo các bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận và các tài liệu khác) đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa tồn tại được nêu trong văn bản thông báo;
c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở sản xuất, kèm theo bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận và các tài liệu khác), Cơ quan tiếp nhận đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở sản xuất và kết luận về tình trạng đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất:
- Trường hợp việc khắc phục đã đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản thông báo về việc đồng ý với nội dung thay đổi;
- Trường hợp việc khắc phục chưa đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận thực hiện việc đánh giá đột xuất, xử lý kết quả đánh giá theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
7. Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng ngoài không vô trùng có thay đổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều này, cơ sở sản xuất phải nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về Cơ quan tiếp nhận. Cơ sở sản xuất phải tiếp tục đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.
Điều 12. Đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Công tác thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan tiếp nhận tiến hành đánh giá đột xuất việc duy trì đáp ứng GMP tại cơ sở sản xuất khi cơ sở sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất khắc phục chưa đáp ứng yêu cầu quy định tại tiết 2 điểm c khoản 6 Điều 11 Thông tư này;
b) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức 3 hoặc mức 4 quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều 7 Thông tư này phải được đánh giá đột xuất ít nhất 01 lần trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày kết thúc đợt đánh giá kỳ trước;
c) Cơ sở sản xuất có từ 01 lô thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1;
d) Cơ sở sản xuất có thuốc được ghi nhận có chuỗi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) trong đó có phản ứng có hại nghiêm trọng;
đ) Cơ sở sản xuất có kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng kết luận có vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;
e) Trường hợp có thông tin phản ánh, tố giác cơ sở vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;
g) Cơ sở sản xuất không nộp báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GMP theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
3. Thành phần Đoàn đánh giá do Thủ trưởng Cơ quan tiếp nhận quyết định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
4. Trình tự đánh giá đột xuất tại cơ sở sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá đột xuất tại cơ sở sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC VÀ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC NGOÀI KHI ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC TẠI VIỆT NAM
Điều 13. Đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở sản xuất không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Cơ sở sản xuất không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại) phải tuân thủ GMP theo quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Dược.
2. Cơ sở sản xuất không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (trừ bộ phận pha chế thuốc của cơ sở khám bệnh chữa bệnh) nộp văn bản đề nghị đánh giá đáp ứng GMP theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu kỹ thuật về cơ sở sản xuất thuốc được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp đánh giá lần đầu hoặc báo cáo hoạt động sản xuất - duy trì đáp ứng GMP của cơ sở, kèm theo tài liệu kỹ thuật cập nhật về cơ sở sản xuất (nếu có thay đổi) theo quy định tại khoản 3 Điều 9 đối với trường hợp đánh giá định kỳ.
3. Trình tự đánh giá, quy trình đánh giá, phân loại kết quả đánh giá, kiểm soát thay đổi và đánh giá đột xuất việc đáp ứng GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 6, 7, 9, 11 và 12 Thông tư này.
4. Xử lý kết quả đánh giá lần đầu việc đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:
a) Trình tự, thời gian xử lý kết quả đánh giá lần đầu việc đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
b) Cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo tình trạng đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất và công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận theo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Xử lý kết quả đánh giá định kỳ, kiểm tra đánh giá đột xuất việc duy trì đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:
a) Trường hợp kết quả kiểm tra đánh giá kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 1 hoặc 2 hoặc 3 theo quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư này, cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá xử lý theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Thông tư này.
b) Trường hợp kết quả kiểm tra đánh giá kết luận cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 4 theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá ban hành quyết định tạm ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất hoặc phạm vi hoạt động sản xuất không đáp ứng cho đến khi cơ sở tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại đạt yêu cầu.
c) Trường hợp mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Đoàn kiểm tra đánh giá lấy trong quá trình kiểm tra đánh giá bị kết luận vi phạm chất lượng, cơ quan tiếp nhận tiến hành xử lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc vi phạm theo quy định hiện hành về quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Người đứng đầu cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm này.
6. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết luận việc đáp ứng/duy trì đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Cơ quan tiếp nhận công bố, cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận các thông tin sau đây:
a) Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
b) Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng và số Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Số Giấy chứng nhận GMP;
d) Thời hạn hết hiệu lực của việc đánh giá đáp ứng GMP;
đ) Phạm vi hoạt động của cơ sở sản xuất.
e) Số Giấy chứng nhận EU - GMP, thời hạn hiệu lực và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất đã được cơ quan quản lý dược SRA đánh giá đáp ứng EU - GMP hoặc tương đương (nếu có).
Điều 14. Đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở sản xuất nước ngoài có thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký lưu hành tại Việt Nam
1. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá đáp ứng GMP tại Bộ Y tế (Cơ quan tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) phải được cơ quan quản lý dược có thẩm quyền của nước sở tại đánh giá, chứng nhận đáp ứng GMP.
2. Hình thức đánh giá, nội dung đánh giá, hồ sơ đánh giá, trình tự thủ tục, thẩm quyền đánh giá việc đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các điều 96, 97, 98 và 99 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Trường hợp đánh giá đáp ứng GMP được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại cơ sở sản xuất, quy trình đánh giá, phân loại và xử lý kết quả đánh giá, kiểm soát thay đổi được thực hiện theo quy định tại các điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Thông tư này.
3. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá cơ sở đáp ứng GMP, Cơ quan tiếp nhận công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận các thông tin sau đây:
a) Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
b) Số giấy chứng nhận GMP, tài liệu GMP áp dụng, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận GMP và tên cơ quan quản lý dược nước ngoài có thẩm quyền đối với các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 54 của Luật dược hoặc ngày đánh giá đáp ứng GMP của Bộ Y tế Việt Nam, tài liệu GMP áp dụng, thời hạn hiệu lực kết quả đánh giá GMP đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 54 của Luật dược;
c) Phạm vi hoạt động của cơ sở sản xuất được đánh giá.
Chương VI
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 15. Thành phần và tiêu chuẩn của thành viên Đoàn đánh giá
1. Thành phần Đoàn đánh giá bao gồm:
a) Trưởng Đoàn và 01 hoặc 02 thành viên thuộc Cơ quan tiếp nhận. Đối với cơ sở sản xuất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này thì bổ sung 01 hoặc 02 thành viên thuộc Cục Quản lý Y Dược cổ truyền;
b) 01 thành viên là đại diện Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm Quốc gia (đối với cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm);
c) 01 thành viên là đại diện Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi tắt là Sở Y tế) nơi đặt nhà máy sản xuất.
d) Thành viên của cơ quan liên quan trong trường hợp cần thiết.
2. Thành viên tham gia Đoàn đánh giá phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ đại học trở lên và được đào tạo các môn khoa học về y, dược, sinh học, quản lý chất lượng thuốc và công tác quản lý dược;
b) Đã được đào tạo, tập huấn về GMP, thanh tra, đánh giá GMP và nắm vững nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP. Riêng thành viên tham gia Đoàn đánh giá cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền, dược liệu thì phải được đào tạo, tập huấn về GMP thuốc cổ truyền, dược liệu.
c) Trung thực, khách quan và nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế, quy định pháp luật trong quá trình đánh giá, không có xung đột lợi ích với cơ sở sản xuất được đánh giá theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Trưởng Đoàn đánh giá có kinh nghiệm trong công tác quản lý dược từ 03 (ba) năm trở lên.
3. Nguyên tắc đánh giá xung đột lợi ích: Thành viên Đoàn đánh giá được coi là có xung đột lợi ích với cơ sở sản xuất được đánh giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã từng làm việc hoặc tham gia hoạt động tư vấn trong thời gian 05 năm gần đây cho cơ sở sản xuất được đánh giá;
b) Đang có quyền lợi về tài chính với cơ sở sản xuất được đánh giá;
c) Có vợ hoặc chồng, con, bố hoặc mẹ, anh chị em ruột, bố hoặc mẹ của vợ, bố hoặc mẹ của chồng đang làm việc cho cơ sở sản xuất được đánh giá.
Điều 16. Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn đánh giá
1. Trách nhiệm của Đoàn đánh giá:
a) Đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở sản xuất theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP tương ứng quy định tại Điều 3 Thông tư này, phiên bản cập nhật nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn có liên quan; ghi nhận cụ thể nội dung đánh giá, tồn tại phát hiện được, lập biên bản đánh giá và Báo cáo đánh giá GMP;
b) Báo cáo kết quả đánh giá hoặc giải trình về báo cáo kết quả đánh giá GMP trong trường hợp cơ sở sản xuất có ý kiến không thống nhất với nội dung Báo cáo đánh giá GMP;
c) Bảo mật toàn bộ thông tin liên quan về nội dung đánh giá và toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo quản, phân phối thuốc (các quy trình sản xuất, kiểm nghiệm, vệ sinh, các bí mật công nghệ...), trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ sở sản xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác thanh tra, điều tra.
2. Quyền hạn của Đoàn đánh giá:
a) Kiểm tra toàn bộ khu vực, nhà xưởng thuộc cơ sở sản xuất, và có quyền đề nghị kiểm tra khu vực khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Riêng đối với sản xuất vị thuốc cổ truyền thì kiểm tra thêm các quy trình chế biến, sản xuất vị thuốc cổ truyền của cơ sở dự kiến sản xuất.
b) Yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng, sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Thực hiện việc thu thập hồ sơ tài liệu, bằng chứng chứng minh (sao chụp tài liệu, chụp ảnh, quay video...) về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá;
d) Lấy mẫu thuốc, bán thành phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc để gửi kiểm tra chất lượng theo quy định pháp luật;
đ) Lập biên bản, yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng hoạt động một, một số hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất liên quan đến vi phạm. Nếu trong quá trình đánh giá, Đoàn đánh giá phát hiện cơ sở sản xuất có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng một hoặc nhiều sản phẩm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2019.
2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:
a) Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới;
b) Các quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc trong Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 04 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" và nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc";
c) Các quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc trong Thông tư số 45/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc"; Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc"; Thông tư số 06/2004/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2004 hướng dẫn sản xuất gia công thuốc; Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới; Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động thông tin quảng cáo thuốc; Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2009 của Bộ Y tế quy định về đăng ký thuốc; Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
d) Riêng các quy định về điều kiện chế biến dược liệu trong Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu được tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020 đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này.
đ) Quy định: “Nếu cơ sở thử nghiệm không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ theo quy định thì Bộ Y tế thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật Dược” tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 04/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 09 tháng 02 năm 2018 quy định về Thực hành tốt phòng thí nghiệm
Điều 18. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có phạm vi sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc giấy chứng nhận GMP có thời hạn còn hiệu lực, cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ sở được phép sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận.
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hết thời hạn hiệu lực, cơ sở sản xuất phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Giấy chứng nhận GMP hết thời hạn trước, cơ sở sản xuất phải tiến hành thủ tục đề nghị đánh giá duy trì đáp ứng GMP theo quy định tại Chương IV
Thông tư này để tiếp tục hoạt động theo quy định.
2. Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thời hạn, khi hết thời hạn Giấy chứng nhận GMP, cơ sở phải thực hiện thủ tục để cơ quan tiếp nhận đánh giá việc duy trì đáp ứng GMP và thực hiện các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc hồ sơ đăng ký đánh giá định kỳ đáp ứng GMP đã được nộp về Cơ quan tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực, Cơ quan tiếp nhận tiếp tục tiến hành đánh giá cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn GMP được ban hành kèm theo Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của WHO hoặc theo quy định tại Thông tư này nếu cơ sở sản xuất đề nghị.
4. Đối với cơ sở kinh doanh dược liệu có hoạt động chế biến dược liệu đã được Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền kiểm tra và công bố trên cổng thông tin điện tử theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu thì được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. Trước ngày 01/01/2021, cơ sở sản xuất chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi chế biến dược liệu, sản xuất vị thuốc cổ truyền theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và áp dụng điều kiện sản xuất theo quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu. Hồ sơ, quy trình đánh giá, xử lý kết quả đánh giá thực hiện theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này.
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Quản lý Dược có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến Thông tư này. Đầu mối biên soạn danh mục đánh giá GMP phù hợp với từng loại hình sản xuất theo nguyên tắc minh bạch, rõ ràng và chính xác để đánh giá, trình Bộ Y tế ban hành, làm cơ sở cho việc triển khai áp dụng GMP tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và việc đánh giá của cơ quan quản lý dược.
b) Triển khai việc thực hiện Thông tư này cho Sở Y tế, Y tế ngành và cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Tổng hợp và công bố trên Trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược danh sách cơ sở sản xuất trên toàn quốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và/hoặc Giấy chứng nhận GMP; cập nhật tình trạng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và/hoặc Giấy chứng nhận GMP, tình trạng đáp ứng GMP và các thông tin khác theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Công bố tài liệu cập nhật GMP trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược;
đ) Đầu mối hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ đáp ứng GMP và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có trách nhiệm:
a) Triển khai việc thực hiện Thông tư này cho Sở Y tế, Y tế ngành và cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Tổng hợp và công bố trên Trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền danh sách cơ sở sản xuất trên toàn quốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận GMP, cập nhật tình trạng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận GMP, tình trạng đáp ứng GMP và các thông tin khác theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Đầu mối hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ đáp ứng GMP và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
3. Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến Thông tư này và hướng dẫn triển khai cho các đơn vị trên địa bàn;
b) Tham gia Đoàn kiểm tra, thanh tra, đánh giá đáp ứng GMP; giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc tuân thủ đối với các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn.
4. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tham gia Đoàn đánh giá đáp ứng GMP khi có văn bản đề nghị.
5. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này;
b) Bảo đảm luôn đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở sản xuất;
c) Thực hiện các hoạt động sản xuất theo đúng phạm vi được đánh giá, cấp phép trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban VCVĐXH, Ủy ban PL của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VB);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện KN thuốc TW, Viện KN thuốc Tp. HCM, Viện KĐQG vắc xin và sinh phẩm y tế;
- Hiệp hội SXKDDVN;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, YDCT, QLD (2 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Quốc Cường
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "22/11/2018",
"sign_number": "35/2018/TT-BYT",
"signer": "Trương Quốc Cường",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Thong-tu-73-2023-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-117-2020-TT-BTC-vi-pham-phap-luat-chung-khoan-596837.aspx | Thông tư 73/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 117/2020/TT-BTC vi phạm pháp luật chứng khoán mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 73/2023/TT-BTC
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 117/2020/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHOẢN THU TRÁI PHÁP LUẬT, SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 117/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 117/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 3 như sau:
“d) Khoản thu trái pháp luật đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong các giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá mua bình quân trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền được điều chỉnh giá theo công thức sau:
P’=(P+Pa*a-C)/(1+a+b)
Trong đó:
P’: giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này.
P: giá mua bình quân cổ phiếu trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Pa: giá cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
a: tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
b: tỷ lệ chia cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
C: cổ tức bằng tiền.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 3 Điều 4 như sau:
“h) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc để hỗ trợ người khác trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính như sau:
- Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán che giấu quyền sở hữu thực sự.
- Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhằm hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích liên quan đến số tiền, chứng khoán này phát sinh từ hành vi vi phạm, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên;”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2024.
2. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà bị phát hiện hoặc đang trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi Thông tư này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Thông tư này nếu Thông tư này quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Lưu: VT, UBCK (120b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Chi | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "19/12/2023",
"sign_number": "73/2023/TT-BTC",
"signer": "Nguyễn Đức Chi",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-05-2014-TT-BVHTTDL-sua-doi-12-2010-TT-BVHTTDL-va-06-2011-TT-BVHTTDL-234587.aspx | Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL sửa đổi 12/2010/TT-BVHTTDL và 06/2011/TT-BVHTTDL mới nhất | BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05 /2014/TT-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 6 CỦA THÔNG TƯ SỐ 12/2010/TT- BVHTTDL NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2010 QUY ĐỊNH MẪU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO XÃ VÀ THÔNG TƯ SỐ 06/2011/TT-BVHTTDL NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2011 QUY ĐỊNH MẪU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA NHÀ VĂN HÓA-KHU THỂ THAO THÔN
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2405/QĐ- TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT- BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa-Khu Thể thao thôn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT- BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã.
1. Sửa đổi, bổ sung tiêu chí số 1 Điều 6 như sau:
STT
Tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Tiêu chí theo vùng
Đồng bằng
Miền núi
Vùng núi cao, hải đảo và xã đặc biệt khó khăn
1
Diện tích đất quy hoạch
1.1.Khu Hội trường Văn hóa đa năng
1.2.Khu Thể thao (chưa tính diện tích sân vận động)
1.3. Các công trình thể thao có thể ở nhiều vị trí trên địa bàn xã.
Các xã cần dành 2 - 3m2 đất/người để xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao theo Tiêu chuẩn quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành tại Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009.
Từ 500m2 trở lên
Từ 2.000m2 trở lên
Từ 300m2 trở lên
Từ 1.200m2 trở lên
Từ 200m2 trở lên
Từ 500m2 trở lên
2. Sửa đổi, bổ sung tiêu chí số 2, Điều 6 như sau:
STT
Tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Tiêu chí theo vùng
Đồng bằng
Miền núi
Vùng núi cao, hải đảo và xã đặc biệt khó khăn
2
Quy mô xây dựng
2.1. Hội trường Văn hóa đa năng
2.3. Xây dựng các công trình thể thao theo quy định tại Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục Thể thao và tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các công trình thể dục thể thao.
200 chỗ ngồi trở lên
150 chỗ ngồi trở lên
100 chỗ ngồi trở lên
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 06/2011/TT- BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa-Khu Thể thao thôn.
1. Sửa đổi, bổ sung tiêu chí số 1, Điều 6 như sau:
STT
Tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Tiêu chí theo vùng
Đồng bằng
Miền núi
Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở xã đặc biệt khó khăn
1
Diện tích đất quy hoạch
1.1. Khu Nhà Văn hóa
1.2. Khu Thể thao
Sân tập thể thao đơn giản
(chưa kể diện tích sân bóng đá đơn giản)
1.3. Các công trình thể thao có thể ở nhiều vị trí trên địa bàn thôn
Từ 300m2 trở lên
Từ 500m2 trở lên
Từ 200m2 trở lên
Từ 300m2 trở lên
Từ 100m2 trở lên
Từ 200m2 trở lên
2. Sửa đổi, bổ sung tiêu chí số 2, Điều 6 như sau:
Tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Tiêu chí theo vùng
Đồng bằng
Miền núi
Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở xã đặc biệt khó khăn
2
Quy mô xây dựng
2.1. Nhà Văn hóa
2.5. Nơi có điều kiện xây dựng những công trình thể thao khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục Thể thao và tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các công trình Thể dục Thể thao
Từ 100 chỗ ngồi trở lên
Từ 80 chỗ ngồi trở lên
Từ 50 chỗ ngồi trở lên
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ VHTTDL, các đơn vị chức năng;
- UBND cấp tỉnh, huyện;
- Các Sở VHTTDL;
- Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, VHCS (02), TCT (1000).
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh | {
"issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "30/05/2014",
"sign_number": "05/2014/TT-BVHTTDL",
"signer": "Hoàng Tuấn Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-19-2011-TT-BYT-huong-dan-quan-ly-ve-sinh-lao-dong-suc-khoe-128179.aspx | Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/2011/TT-BYT
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định 188/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quản lý vệ sinh lao động là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
2. Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi; hóa học; vi sinh vật gây bệnh; tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi; và các yếu tố khác trong môi trường lao động.
3. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động.
4. Đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động là các đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ và trang thiết bị thực hiện hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động (sau đây gọi chung là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
5. Đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành là Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với các tỉnh không thành lập Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường) và đơn vị được giao trách nhiệm quản lý công tác y tế của Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là y tế Bộ, ngành).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý
1. Mọi cơ sở lao động đều phải lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
2. Việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải được thực hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân cấp và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
Chương 2.
QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 4. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1. Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phần I. Tình hình chung của cơ sở lao động, bao gồm các thông tin cơ bản về: Tổ chức, biên chế; quy mô và nhiệm vụ; tóm tắt các quy trình công nghệ đang sử dụng; vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh môi trường lao động; tổ chức y tế của cơ sở lao động; thống kê danh mục máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
b) Phần II. Vệ sinh lao động các bộ phận của cơ sở lao động;
c) Phần III. Thống kê các thiết bị bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường lao động;
d) Phần IV. Đăng ký kiểm tra môi trường lao động định kỳ.
2. Lập kế hoạch về quản lý vệ sinh lao động theo định kỳ hằng năm bao gồm các thông tin về dự kiến thời gian thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động, giải pháp xử lý, phòng ngừa.
3. Thực hiện việc đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở lao động phải thực hiện việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động sức khỏe theo quy định.
Điều 5. Nội dung quản lý sức khỏe người lao động
1. Quản lý sức khỏe tuyển dụng:
a) Khám, phân loại sức khỏe trước khi tuyển dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
b) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe tuyển dụng của người lao động theo Biểu mẫu số 1 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khám sức khỏe định kỳ:
a) Khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần cho đối tượng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép trong Sổ khám sức khỏe định kỳ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe;
c) Quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của người lao động hằng quý theo Biểu mẫu số 2 và số 3 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động theo Biểu mẫu số 4, 5 và 6 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Khám bệnh nghề nghiệp:
a) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp;
b) Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo quy trình và thủ tục hướng dẫn tại Phụ lục số 1, 2 và 3 của Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp;
c) Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp theo Biểu mẫu số 7, 8 của Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
4. Cấp cứu tai nạn lao động:
a) Xây dựng phương án xử lý cấp cứu tai nạn lao động bao gồm cả việc trang bị các phương tiện cấp cứu phù hợp với tổ chức và hoạt động của cơ sở lao động;
b) Hàng năm tổ chức tập huấn cho đối tượng an toàn vệ sinh viên và người lao động các phương pháp sơ cấp cứu theo hướng dẫn nội dung tại Phụ lục số 1 về danh mục nội dung huấn luyện về vệ sinh lao động, cấp cứu ban đầu cho người lao động được ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Lập hồ sơ cấp cứu đối với mọi trường hợp tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở lao động theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
5. Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động được giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định hiện hành.
Chương 3.
QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điều 6. Điều kiện đối với đơn vị đo kiểm tra môi trường lao động
1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động phải có trụ sở bao gồm tối thiểu các bộ phận sau: Bộ phận hành chính và tiếp nhận hồ sơ, bộ phận xét nghiệm bụi và yếu tố vật lý, bộ phận xét nghiệm hóa chất – độc chất; bộ phận xét nghiệm vi sinh và bộ phận đánh giá tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-mi;
2. Điều kiện về trang thiết bị: Thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Điều kiện về nhân sự: Nhân viên của đơn vị thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm, giấy xác nhận đã qua tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp và có năng lực thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động theo Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hồ sơ, thủ tục công bố thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động bao gồm:
a) Văn bản công bố đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản kê khai nhân lực, bản sao thiết kế mặt bằng và danh mục trang thiết bị của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước khi chính thức hoạt động trong lĩnh vực đo, kiểm tra môi trường lao động 15 ngày, đơn vị thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư này về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng Nghiệp vụ y) nơi đơn vị đặt trụ sở.
Chương 4.
QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 8. Quản lý hồ sơ
1. Hồ sơ vệ sinh lao động được lập và lưu giữ như sau:
a) 01 bộ lưu tại cơ sở lao động;
b) 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành.
2. Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động được lập và được lưu giữ như sau:
a) 01 bộ lưu tại cơ sở lao động;
b) 01 bộ lưu tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động cho cơ sở lao động quy định tại khoản này;
c) 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành.
3. Hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp, hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động được lưu giữ tại cơ sở lao động cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
Điều 9. Chế độ báo cáo
1. Hằng quý, trước ngày 20 của tháng cuối quý, cơ sở lao động hoàn chỉnh và gửi Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở theo Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này về Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành;
2. Trước ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hằng năm, Trung tâm Y tế huyện, tổng hợp và báo cáo cho đơn vị quản lý về sức khỏe lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Phụ lục số 9;
3. Trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm, đơn vị quản lý về bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị quản lý y tế các Bộ, ngành tổng hợp báo cáo tình hình quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp địa phương và Bộ, ngành thuộc thẩm quyền quản lý và gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) theo Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của người lao động
1. Tham gia đầy đủ các đợt khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động tổ chức;
2. Tuân theo các chỉ định khám và điều trị của bác sĩ.
Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hoặc đơn vị quản lý về sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành tổ chức lập hồ sơ vệ sinh lao động, lập kế hoạch đo, kiểm tra môi trường lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động.
2. Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe và bệnh tật người lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp,hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động, theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động;
3. Hoàn chỉnh thủ tục giám định sức khỏe, bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
4. Thanh toán các chi phí lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo, kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và cấp cứu điều trị tai nạn lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
1. Phối hợp với người sử dụng lao động và đơn vị quản lý về sức khỏe lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành, xây dựng kế hoạch đo, kiểm tra môi trường lao động khi có yêu cầu;
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động do đơn vị thực hiện;
3. Lưu giữ, bảo quản kết quả đo kiểm tra môi trường lao động quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đã thành lập Trung tâm Y tế dự phòng.
1. Phối hợp với cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý lập hồ sơ vệ sinh lao động;
2. Kiểm tra, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
3. Tổng hợp số liệu, báo cáo đơn vị quản lý về bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
Điều 14. Trách nhiệm của Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và y tế các Bộ, ngành
1. Phối hợp với cơ sở lao động lập hồ sơ vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
2. Kiểm tra, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
3. Tổng hợp số liệu và báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) về công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc địa bàn quản lý;
4. Phối hợp với các Viện thuộc hệ y tế dự phòng để tổ chức các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo, tổ chức và phân cấp việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi được giao quản lý;
2. Định kỳ hằng quý và đột xuất kiểm tra giám sát hoạt động của các đơn vị thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động trên địa bàn, báo cáo và kiến nghị với Bộ Y tế rút tên khỏi danh mục các đơn vị đủ điều kiện thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động đối với các đơn vị không đủ điều kiện so với hồ sơ đăng ký;
3. Phối hợp với các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các trường Đại học y để tổ chức các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 16. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các Trường đại học chuyên ngành Y khoa
1. Kiểm tra, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật đối với các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trong phạm vi được giao quản lý;
2. Tổ chức đào tạo và cấp giấy xác nhận đã qua tập huấn về kỹ thuật đo, kiểm tra, giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp cho nhân viên của các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động;
3. Phối hợp xem xét hồ sơ công bố của các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động khi có yêu cầu;
4. Xây dựng chương trình tập huấn về kỹ thuật giám sát, kiểm soát các yếu tố có nguy cơ trong môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Điều 17. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
2. Lập danh mục các đơn vị đủ điều kiện thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.
3. Kiểm tra, phối hợp thanh tra hoạt động của các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trên phạm vi toàn quốc.
4. Chỉ đạo các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng và các trường Đại học y xây dựng nội dung và tổ chức tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Chương 6.
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
Thông tư số 13/1996/TT-BYT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực;
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, Bộ, ngành phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, xem xét và kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế, Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC (02), MT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số hồ sơ: _______/VSLĐ
(Do đơn vị lập hồ sơ cấp)
HỒ SƠ
VỆ SINH LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: ______________________________________________________________
Ngành sản xuất: __________________________________________________________________
Đơn vị chủ quản: _________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Điện thoại: ____________________ Số Fax: ___________________________________________
E-mail: _______________________ Web-site: __________________________________________
Người quản lý hồ sơ: _____________________________________________________________
Đơn vị lập hồ sơ: _________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Ngày lập hồ sơ: __________________________________________________________________
Điện thoại: __________________ Số Fax: _____________________________________________
E-mail: _____________________ Web-site: ____________________________________________
Người lập hồ sơ:_________________________________________________________________
Năm: _______
PHẦN I
TÌNH HÌNH CHUNG
1. Tên cơ sở lao động: ____________________________________________________________
- Cơ quan quản lý: ________________________________________________________________
- Địa chỉ: ________________________________________________________________________
- Sản phẩm ngành sản xuất (Các sản phẩm chính): _____________________________________
________________________________________________________________________________
- Năm thành lập: __________________________________________________________________
- Tổng số người lao động: _________________________________________________________
- Số lao động trực tiếp sản xuất: ____________________________________________________
- Số lao động tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, độc hại: __________________________________
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm):
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
3. Tóm tắt quy trình công nghệ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
4. Vệ sinh môi trường xung quanh:
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư: ______________________________
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân:_________
- Hệ thống cấp thoát nước tại cơ sở lao động: ________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Cốt đất cao so với mức lũ lịch sử ______________________________________________ mét
- Vành đai cây xanh: ______________________________________________________________
- Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm:
+ Nguyên liệu: ___________________________________________________________________
+ Nhiên liệu: _____________________________________________________________________
+ Năng lượng: ___________________________________________________________________
- Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các công trình khác:
+ Công trình vệ sinh (Bình quân 1 hố xí/số NLĐ/1 ca): ___________________________________
+ Nhà tắm (Bình quân 1 vòi tắm/số NLĐ/1 ca): _________________________________________
+ Nhà nghỉ giữa ca: không [ ] có [ ] Số chỗ: ________________________________
+ Nhà ăn: không [ ] có [ ] Số chỗ: _______________________________
5. Vệ sinh môi trường lao động
- Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố nguy hại trong môi trường lao động:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
6. Tổ chức y tế:
- Tổ chức phòng y tế: Có £ Không £ Hợp đồng: ____________________________
- Giường bệnh: Có £ Không £ Số lượng ££
- Tổng số cán bộ y tế: ££ trong đó: Bác sĩ: ££ Y sĩ ££
Y tá: ££ Khác: ££
- Cơ sở làm việc của Y tế (mô tả; địa chỉ nếu là đơn vị hợp đồng y tế): ____________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Cơ số thuốc, phương tiện và dụng cụ phục vụ sơ cấp cứu tại chỗ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
7. Thống kê máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
PHẦN II
VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC PHÂN XƯỞNG, KHU VỰC LÀM VIỆC
(Mỗi phân xưởng, khu vực 1 trang)
1. Tên phân xưởng, khu vực làm việc: _______________________________________________
2. Quy mô và nhiệm vụ: ___________________________________________________________
________________________________________________________________________________
3. Thay đổi, cải tạo, mở rộng: ______________________________________________________
________________________________________________________________________________
4. Môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại:
Yếu tố độc hại
Tổng số mẫu
Số mẫu vượt TC VSLĐ
Số người tiếp xúc
Trong đó số nữ
Ghi chú
Vi khí hậu
Yếu tố bụi
- Bụi trọng lượng.
- Bụi hô hấp
Ồn
Rung
Ánh sáng
Nặng nhọc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh
Các yếu tố hóa học
_____________________
_____________________
Các yếu tố vi sinh
_____________________
_____________________
Các yếu tố khác
_____________________
_____________________
_____________________
PHẦN III
THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(mỗi phân xưởng, khu vực 1 trang)
Năm
Phương pháp
Chủng loại và thiết bị vệ sinh môi trường lao động
Hiệu quả hoạt động
Thông gió
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
Chiếu sáng
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
Chống ồn, rung
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
Chống bụi
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
Chống hơi khí độc
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
Chống tác nhân vi sinh vật
______________________________
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
________________
Khác
______________________________
______________________________
______________________________
______________________________
________________
________________
________________
________________
PHẦN IV
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ
Đăng ký kiểm tra lần thứ: ………………
- Ngày, tháng, năm kiểm tra: ________________________________________________________
- Các phân xưởng, khu vực làm việc đã được đăng ký: _________________________________
________________________________________________________________________________
- Các yếu tố đã được kiểm tra: _____________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các phân xưởng, khu vực làm việc chưa được kiểm tra: _______________________________
________________________________________________________________________________
Giám đốc cơ sở lao động
(Ký tên, đóng dấu)
Cơ quan kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ
Đăng ký kiểm tra lần thứ: ………………
- Ngày, tháng, năm kiểm tra: ________________________________________________________
- Các khu vực, phân xưởng đã được đăng ký: ________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các yếu tố đã được kiểm tra: _____________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các khu vực, phân xưởng chưa được kiểm tra: ______________________________________
________________________________________________________________________________
Giám đốc cơ sở lao động
(Ký tên, đóng dấu)
Cơ quan kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG
Phần I. Tình hình chung
1. Tổ chức.
2. Quy mô.
3. Tóm tắt quy trình công nghệ.
4. Vệ sinh môi trường xung quanh.
5. Vệ sinh môi trường lao động.
6. Tổ chức y tế.
7. Thống kê danh mục máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Phần II: Vệ sinh lao động các phân xưởng, khu vực làm việc
Phần III: Thống kê các thiết bị bảo đảm vệ sinh môi trường lao động
Phần IV: Đăng ký kiểm tra môi trường lao động định kỳ
Ghi chú:
- Hồ sơ vệ sinh lao động dùng để quản lý môi trường lao động là cơ sở xây dựng kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và là thủ tục để giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Phần đăng kiểm môi trường lao động định kỳ do đơn vị có đủ điều kiện thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động thực hiện (được quy định tại Chương III của Thông tư này).
PHỤ LỤC 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
KẾT QUẢ ĐO, KIỂM TRA
MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Được lưu giữ cùng với Hồ sơ Vệ sinh lao động
tại Phụ lục 1 sau khi bổ sung hàng năm)
Ngày tháng năm ____
Tại: _____________________________________
Năm _____
Tỉnh, Thành phố
Cơ sở đo, KTMTLĐ: ____
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ____/MTLĐ
________, ngày ___ tháng ___ năm ___
Thi hành Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007; Nghị định 06/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/1995; Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 và Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế.
(Tên cơ sở tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động): _________________________________
________________________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Điện thoại: _______________________________________________________________________
Do ông/bà: ___________________________________________________________ làm đại diện
đã tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động tại: ______________________________________
________________________________________________________________________________
Ngày ___ tháng ___ năm 20___
Phương pháp:
Đo các chỉ số vi khí hậu, bụi, ánh sáng, hơi độc, phóng xạ, điện từ trường tại các vị trí kỹ thuật theo phương pháp
Thiết bị đo:
+ Đo vi khí hậu bằng máy: _________________________________________________________
+ Đo ánh sáng bằng máy: __________________________________________________________
+ Đo tiếng ồn bằng máy: __________________________________________________________
+ Đo bụi bằng máy:_______________________________________________________________
+ Đo phóng xạ bằng máy: _________________________________________________________
+ Đo điện từ trường bằng máy: _____________________________________________________
+ Đo hơi khí độc bằng: ____________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Tiêu chuẩn tham chiếu theo các quy định hiện hành và có kết quả đo như sau:
I. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Mùa tại thời điểm đo:
Tiêu chuẩn cho phép
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
Số TT
Vị trí đo
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Tổng số
II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
1. Ánh sáng (Lux)
Tiêu chuẩn cho phép
(theo phân loại lao động theo độ chính xác)
Số TT
Vị trí đo
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Tổng số
2. Tiếng ồn (dBA) (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tiêu chuẩn cho phép
Vị trí lao động
Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA
Mức âm dB ở các dải ốc-ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá dB
63
125
250
500
1000
2000
4000
8000
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu ồn: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
3. Rung chuyển (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tiêu chuẩn cho phép
TT
Vị trí lao động
Dải tần rung
Vận tốc rung
Rung đứng
Rung ngang
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu rung: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
III. BỤI CÁC LOẠI (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
1. Bụi có chứa silic
Tiêu chuẩn cho phép
TT
Vị trí lao động
Hàm lượng silic tự do
Nồng độ bụi toàn phần
Nồng độ bụi hô hấp
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu bụi: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
2. Bụi khác (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tiêu chuẩn cho phép
TT
Vị trí lao động
Tên loại bụi
Nồng độ bụi toàn phần
Nồng độ bụi hô hấp
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu bụi: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
IV. HƠI KHÍ ĐỘC (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tên hóa chất
Tiêu chuẩn cho phép
Số TT
Vị trí đo
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Tổng số
V. CÁC YẾU TỐ KHÁC (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tên yếu tố
Tiêu chuẩn cho phép
Số TT
Vị trí đo
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu không đạt TC VSLĐ
Tổng số
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TT
Yếu tố đo, kiểm tra
Tổng số mẫu
Số mẫu đạt TC VSLĐ
Số mẫu vượt TC VSLĐ
1
Nhiệt độ
2
Độ ẩm
3
Tốc độ gió
4
Ánh sáng
5
Bụi
Silic
Khác
Silic
Khác
Silic
Khác
- Bụi toàn phần
- Bụi hô hấp
6
Ồn
7
Rung
8
Hơi khí độc
- ____________________
- ____________________
- ____________________
…
9
Phóng xạ
10
Từ trường
11
Yếu tố khác
- ____________________
- ____________________
- ____________________
…
Tổng cộng
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Giải pháp về biện pháp tổ chức lao động
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
2. Giải pháp về biện pháp kỹ thuật
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
3. Giải pháp về giám sát y tế và sức khỏe
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
4. Các giải pháp khác
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
Tại các vị trí đo các yếu tố độc hại không đạt tiêu chuẩn cho phép (đã được nêu ở trên) đề nghị đơn vị có trách nhiệm xem xét các khuyến nghị trên để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 và giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người tiếp xúc độc hại theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 và Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ trưởng cơ sở đo
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
HỒ SƠ QUẢN LÝ
SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: ______________________________________________________________
Ngành chủ quản: _________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Điện thoại: ____________________ Số Fax: ___________________________________________
E-mail: _______________________ Web-site: __________________________________________
Người liên hệ: ____________________________________________________________________
Năm ______
Biểu mẫu 1: QUẢN LÝ SỨC KHỎE TUYỂN DỤNG
Ngày, tháng, năm
Số được khám tuyển
Tổng cộng
Phân loại sức khỏe
I
II
III
IV
V
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Biểu mẫu 2: TÌNH HÌNH BỆNH TẬT TRONG QUÝ
1. Số lượt người nghỉ ốm trong quý: ________________________________________________
2. Tổng số ngày nghỉ ốm trong quý: _________________________________________________
3. Phân loại bệnh những bệnh đến khám trong quý:
3.1. Tổng số trường hợp đến khám trong quý: ________________________________________
3.2. Trong đó mắc từng loại bệnh như sau:
TT
Nhóm bệnh
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
1
Lao phổi
2
Ung thư phổi
3
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp
4
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn
5
Viêm phế quản cấp
6
Viêm phế quản mãn
7
Viêm phổi
8
Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng
9
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT
10
Nội tiết
11
Bệnh tâm thần
12
Bệnh thần kinh tr/ương và ngoại biên
13
Bệnh mắt
14
Bệnh tai
15
Bệnh tim mạch
16
Bệnh dạ dày, tá tràng
17
Bệnh gan, mật
18
Bệnh thận, tiết niệu
19
Bệnh phụ khoa/số nữ
20
Sảy thai/số nữ có thai
21
Bệnh da
22
Bệnh cơ, xương khớp
23
Bệnh nghề nghiệp
24
Bệnh sốt rét
25
Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể)
-
…
26
Số lao động bị tai nạn
Tổng cộng
Biểu mẫu 3: TÌNH HÌNH ỐM, NGHỈ VIỆC VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Thời gian
Ốm
Tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp
Quý
Tháng (1)
Số người (2)
Tỷ lệ % (3)
Số ngày (4)
Tỷ lệ % (5)
Số người (6)
Tỷ lệ % (7)
Số ngày (8)
Tỷ lệ % (9)
Số người (10)
Tỷ lệ % (11)
Số ngày (12)
Tỷ lệ % (13)
Q.I
1
2
3
Q.II
4
5
6
Q.III
7
8
9
Q.IV
10
11
12
Cộng cả năm
Ghi chú:
- Cột 3 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên.
- Cột 7 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất.
- Cột 5, 9, 13 tỷ lệ % so với tổng số ngày nghỉ ốm/nghỉ do tai nạn lao động.
- Cột 11 tỷ lệ % so với tổng số công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nghề nghiệp.
Biểu mẫu 4: QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN QUA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
Ngày, tháng, năm
Số khám SKĐK
Tổng cộng
Phân loại sức khỏe
I
II
III
IV
V
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Nam:
Nữ:
Biểu mẫu 5: QUẢN LÝ BỆNH MẠN TÍNH (*)
Phân xưởng, khu vực
Tên bệnh nhân
Tên bệnh
Tình trạng
Phương pháp điều trị
(*) Khi cơ sở lao động lớn có nhiều người lao động có thể quản lý bệnh mạn tính theo từng bệnh.
Biểu mẫu 6: QUẢN LÝ BỆNH MẠN TÍNH THEO TỪNG BỆNH
Tên bệnh*: _______________________________________________________________________
Phân xưởng, khu vực
Tên bệnh nhân
Tuổi, giới
Tuổi nghề
Tình trạng
Phương pháp điều trị
Nam
Nữ
(*) Mỗi loại bệnh vào 1 trang riêng biệt
Biểu mẫu 7: THEO DÕI BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Ngày, tháng, năm
Tên bệnh
Tổng số khám
Số nghi ngờ
Số được chẩn đoán
Số được giám định
Số được cấp sổ
1
2
3
4
5
6
7
Biểu mẫu 8: DANH SÁCH CÔNG NHÂN MẮC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
TT
Tên bệnh nhân
Tuổi
Nghề khi bị BNN
Tuổi nghề
Ngày phát hiện BNN
Tên BNN
Tỷ lệ mất KNLĐ
Công việc hiện nay
1.
2.
3.
…
Tổng số bệnh nhân
PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
HỒ SƠ
CÁ NHÂN BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Tên người mắc bệnh nghề nghiệp:___________________________________________________
Tên bệnh:________________________________________________________________________
Phát hiện bệnh ngày __ tháng __ năm____
Tại đơn vị làm việc: Tổ:_____ Đội:_____ Phân xưởng, khu vực:__________________________
Cơ sở lao động:__________________________________________________________________
Năm ______
Họ tên bệnh nhân:_____________________________________________________ nam * nữ *
Sinh ngày __ tháng __ năm ___
Quê quán:_______________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Địa chỉ thường trú:________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Từ ngày __ tháng __ năm____ đến ngày __ tháng __ năm____
Nghề, công việc làm:______________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Tại đơn vị làm việc: Tổ:______ Đội:_________Phân xưởng, khu vực:______________________
Điều kiện làm việc (Ghi rõ yếu tố tiếp xúc nặng nhọc độc hại nguy hiểm):
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Kết luận của Hội đồng giám định y khoa số:_____ngày____tháng___năm____
Mức độ suy giảm khả năng lao động:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Sổ trợ cấp được cấp ngày __ tháng __ năm___ Số sổ trợ cấp:__________
Các bệnh thương tật khác nếu có:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
PHIẾU THEO DÕI DIỄN BIẾN BỆNH NGHỀ NGHIỆP CÁ NHÂN
Ngày, tháng, năm khám lại
Tình trạng của bệnh
Điều trị từ ngày
Thời gian điều dưỡng, phục hồi chức năng
Môi trường làm việc
Giám định lại
Kết quả sau đợt điều trị điều dưỡng
1
2
3
4
5
6
7
PHỤ LỤC 5
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
HỒ SƠ CẤP CỨU
TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động:________________________________________________________________
Ngành chủ quản:___________________________________________________________________
Địa chỉ:___________________________________________________________________________
Điện thoại:______________________________ Số Fax:____________________________________
E-mail:_________________________________ Web-site:__________________________________
Người liên hệ:______________________________________________________________________
Người lập hồ sơ:___________________________________________________________________
Năm ______
HỒ SƠ CẤP CỨU TAI NẠN LAO ĐỘNG
Ngày, tháng, năm
Số TT
Họ tên nạn nhân
Tuổi, giới
Thời gian bị TNLĐ
Thời gian cấp cứu tại chỗ
Tình trạng nạn nhân, thương tích
Nguyên nhân TNLĐ
Xứ trí cấp cứu
Thời gian nghỉ việc
Kết quả giám định tỷ lệ mất sức lao động
Nam
Nữ
PHỤ LỤC 6
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ NĂNG LỰC ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
STT
Nội dung
Số lượng
I
Cơ sở vật chất
1)
Phòng hành chính tiếp nhận và xử lý sơ bộ mẫu
01
2)
Phòng xét nghiệm bụi và hóa vô cơ
01
3)
Phòng xét nghiệm sinh hóa, độc chất và vi sinh
01
4)
Bộ phận đánh giá tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-my
01
II
Trang thiết bị thông thường
1)
Tủ lưu hồ sơ
02
2)
Bộ bàn ghế
02
3)
Bộ bàn ghế vi tính
01
4)
Máy vi tính
01 bộ
5)
Khăn trải bàn
04 bộ
6)
Tủ sấy dụng cụ
01
7)
Nồi luộc, khử trùng dụng cụ y tế
01
8)
Các bảng treo: Quy định của phòng xét nghiệm
02
9)
Dung dịch sát trùng: nước rửa, nước tẩy, cồn iốt, cồn sát trùng, ête, xà phòng…
Theo quy định của Bộ Y tế
10)
Dụng cụ bảo vệ: Khẩu trang, áo, mũ, găng tay các loại,…
III.
Trang thiết bị xét nghiệm, đo kiểm tra môi trường lao động
TT
Tên thiết bị
Số lượng
TT
Tên thiết bị
Số lượng
1)
Cân Roberval 1,0g
01 bộ
19)
Máy đo bụi trọng lượng HH
01 bộ
2)
Cân kỹ thuật 100 mg
01 bộ
20)
Máy đo bụi trọng lượng TP
01 bộ
3)
Tủ lạnh
01
21)
Máy đo nhiệt độ Cata
01 bộ
4)
Tủ bảo ôn
01
22)
Kính hiển vi sinh học 2 mắt
01 bộ
5)
Tủ sấy nhỏ 250oC
01
23)
Máy đo độ ồn
01 bộ
6)
Nồi hấp điện
01
24)
Ẩm kế Assman
01 bộ
7)
Máy ly tâm
01 bộ
25)
Máy lấy mẫu không khí
01 bộ
8)
Máy hút chân không
01 bộ
26)
Máy đo hơi khí độc
01 bộ
9)
Máy đo ánh sáng
01 bộ
27)
Máy đo độ rung
01 bộ
10)
Máy đo cường độ phóng xạ
01 bộ
28)
Máy phát điện nhanh HKĐ
01 bộ
11)
Máy đo độ ẩm
01 bộ
29)
Liều kế cá nhân
01 bộ
12)
Máy đo gió
01 bộ
30)
Máy đo điện từ trường
01 bộ
13)
Máy đo vi khí hậu
01 bộ
31)
Máy đo áp lực, áp kế
01 bộ
14)
Máy đo nhiệt độ độ ẩm tự ghi
01 bộ
32)
Giá để ống nghiệm các loại
Đủ dùng
15)
Máy đo nhiệt độ da
01 bộ
33)
Lam kính, đĩa lồng, đũa thủy tinh, bình thủy tinh hình nón, cầu, trụ, phễu
Đủ dùng
16)
Máy đo diện tích da
01 bộ
17)
Máy đo tiêu hao năng lượng
01 bộ
18)
Máy đếm bụi hạt hiện số ĐT
01 bộ
* Trường hợp đơn vị chưa có đủ các trang thiết bị theo quy định tại Phụ lục 6, có thể kết hợp (thông qua hình thức hợp đồng liên kết) với các cơ sở y tế có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư này.
IV
Năng lực chuyên môn kỹ thuật thực hiện các xét nghiệm, đo kiểm tra môi trường lao động
1)
Vi khí hậu
- Nhiệt độ
*
- Độ ẩm
*
- Tốc độ gió
*
- Tiêu hao năng lượng
*
2)
Yếu tố vật lý
- Ánh sáng
*
- Tiếng ồn
*
- Rung chuyển
*
- Điện từ trường
*
- Phóng xạ
*
3)
Bụi các loại
- Bụi toàn phần
*
- Bụi hô hấp
*
- Định lượng hàm lượng silic trong bụi
*
4)
Hơi khí độc
- Lấy mẫu không khí
*
- Xét nghiệm nhanh hơi khí độc
*
5)
Tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-my
- Đánh giá gánh nặng công việc
*
- Đánh giá mức độ căng thẳng thần kinh tâm lý
*
PHỤ LỤC 7
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
Tên đơn vị____________
Tỉnh, thành phố__________
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: _____/_____
_____, ngày __ tháng __ năm __
BẢNG KÊ KHAI VÀ CÔNG BỐ NĂNG LỰC CÁN BỘ, TRANG
THIẾT BỊ CỦA ĐƠN VỊ ĐO KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tên đơn vị:
Địa chỉ trụ sở giao dịch chính:
Số điện thoại: Số Fax:
Địa chỉ e-mail: Web-site:
1. KÊ KHAI NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ
1.1. Danh sách cán bộ làm việc tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
TT
Họ và tên/Đơn vị công tác*
Trình độ
Học vị, chức danh
Chứng nhận tập huấn về giám sát MTLĐ, VSLĐ, BNN
Chữ ký
1
2
3
…
* Đề nghị ghi rõ các trường hợp trưng tập
1.2. Danh mục trang thiết bị hiện có của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
TT
Tên trang thiết bị/Nơi sản xuất
Năm sản xuất
Chất lượng
Ghi chú
1
2
3
…
1.3. Bản sao thiết kế mặt bằng của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
(Đính kèm một trang riêng)
2. NỘI DUNG CÔNG BỐ
2.1. Về năng lực trang thiết bị
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
2.2. Về năng lực cán bộ
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
2.3. Công bố (Về năng lực đo, kiểm tra các yếu tố trong môi trường lao động có khả năng thực hiện)
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
_____, ngày__tháng__năm____
Đại diện đơn vị công bố
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 8
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ
Báo cáo quý ... năm___
Điền đủ các mục trong báo cáo
(Báo cáo gửi về Trung tâm Y tế dự phòng tuyến Quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và Trung tâm Y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động trực thuộc Y tế Bộ, ngành)
Tên cơ sở lao động:________________________________________________________________
Trực thuộc tỉnh/thành phố:___________________________________________________________
Địa chỉ:___________________________________________________________________________
Mặt hàng sản xuất, dịch vụ chính:_____________________________________________________
A. Số người lao động: Tổng số________ trong đó nữ:_________________________
1. Tổng số người lao động trực tiếp sản xuất:____________ trong đó nữ:____________________
2. Số cán bộ y tế:__________________________________________________________________
B. Điều kiện lao động và số lao động tiếp xúc với yếu tố độc hại, nguy hiểm
Yếu tố độc hại
Số đo mẫu
Số mẫu vượt TC VSLĐ
Số lao động tiếp xúc
Số nữ tiếp xúc
1. Vi khí hậu
……………
……………
……………
……………
2. Bụi
……………
……………
……………
……………
3. Tiếng ồn, rung
……………
……………
……………
……………
4. Ánh sáng
……………
……………
……………
……………
5. Hóa chất độc
……………
……………
……………
……………
………….
……………
……………
……………
……………
6. Vi sinh vật
……………
……………
……………
……………
7. Nặng nhọc, căng thẳng thần kinh
……………
……………
……………
……………
8. Yếu tố khác (là gì)
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
C. Thực hiện vệ sinh lao động và an toàn lao động
1. Trong quý có tiến hành kiểm tra vệ sinh lao động không: Có [ ] Không [ ]
2. Trong quý có tiến hành kiểm tra an toàn lao động không: Có [ ] Không [ ]
3. Số lao động đã được học tập về vệ sinh lao động:…………
4. Số lao động đã được học tập về an toàn lao động:…………
D. Ốm đau nghỉ việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thời gian
Ốm
Tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp
Quý
Tháng (1)
Số người (2)
Tỷ lệ % (3)
Số ngày (4)
Tỷ lệ % (5)
Số người (6)
Tỷ lệ % (7)
Số ngày (8)
Tỷ lệ % (9)
Số người (10)
Tỷ lệ % (11)
Số ngày (12)
Tỷ lệ % (13)
Cộng cả quý
Ghi chú:
- Cột 3 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên
- Cột 7 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất
- Cột 5, 9, 13 tỷ lệ % so với tổng số ngày nghỉ ốm
- Cột 11 tỷ lệ % so với tổng số công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nghề nghiệp.
E. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm cộng dồn đến quý … năm…
Yếu tố tiếp xúc
Tên bệnh
Họ và tên
Tuổi, giới
Tuổi đời
Tuổi nghề
Tỷ lệ giám định BNN %
Đã hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm
Môi trường tiếp xúc hiện nay
Nam
Nữ
Cộng dồn
F. Tổng số trường hợp đến khám chữa bệnh trong quý:_____________
Trong đó có các loại bệnh:
TT
Nhóm bệnh
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
1
Lao phổi
2
Ung thu phổi
3
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp
4
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn
5
Viêm phế quản cấp
6
Viêm phế quản mãn
7
Viêm phổi
8
Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng
9
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT
10
Nội tiết
11
Bệnh tâm thần
12
Bệnh thần kinh tr/ương và ngoại biên
13
Bệnh mắt
14
Bệnh tai
15
Bệnh tim mạch
16
Bệnh dạ dày, tá tràng
17
Bệnh gan, mật
18
Bệnh thận, tiết niệu
19
Bệnh phụ khoa/số nữ
20
Sảy thai/số nữ có thai
21
Bệnh da
22
Bệnh cơ, xương khớp
23
Bệnh nghề nghiệp
24
Bệnh sốt rét
25
Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể)
-
…
26
Số lao động bị tai nạn
Tổng cộng
G. Xếp loại sức khỏe năm
Số khám SKĐK
Tổng cộng
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Ghi chú
Nam
Nữ
Tổng số
……….
……%
……….
……%
……….
……%
……….
……%
……….
……%
……….
……%
H. Chi phí cho y tế và bảo hộ lao động
Chi phí cho hoạt động y tế:___________________________________________________________
trong đó tiền thuốc:_______________________________________________________ nghìn đồng
Chi phí cho công tác ATVSLĐ:______________________________________________ nghìn đồng
Chi phí các công việc khác nếu có:__________________________________________ nghìn đồng
Các kiến nghị và kế hoạch dự kiến trong quý tới
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
Thủ trưởng đơn vị
Ngày __ tháng __ năm____
Người báo cáo
(Họ tên, chức danh)
PHỤ LỤC 9
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG Y TẾ LAO ĐỘNG 6 THÁNG/NĂM____
(Mẫu báo cáo của Trung tâm y tế huyện báo cáo hoạt động Y tế lao động về Trung tâm y tế dự phòng/Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ)
Sở Y tế tỉnh/thành phố:_________________________________
Trung tâm Y tế quận/huyện/thị xã:________________________
I. ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG (cho các đối tượng công nhân, cán bộ quản lý cơ sở sản xuất) - đính kèm một trang riêng:
TT
Nội dung
Số lớp đào tạo
Số cơ sở xí nghiệp
Tổng số học viên
1
An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ y tế
2
An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý doanh nghiệp
3
An toàn vệ sinh lao động cho người lao động
4
Phòng chống bệnh nghề nghiệp
5
Nâng cao sức khỏe nơi làm việc
6
Nội dung khác
- …..
Tổng cộng
II. CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG PHẠM VI ĐANG QUẢN LÝ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại cơ sở sản xuất
Số cơ sở
Số CBCNV
Tổng số CBYT
Số cơ sở có BS và DS
Số cơ sở có tổ chức y tế
Tổng số
Ngoài QD
Tổng số
Số nữ
Có trạm y tế
Có cán bộ y tế
Thuê hợp đồng
Chưa có CBYT
Khác
Trên 200 CN
51-200 CN
Dưới 50 CN
Tổng cộng
III. PHÂN BỐ CÔNG NHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại ngành nghề
Cỡ nhỏ dưới 50 CN
Cỡ vừa 51-200 CN
Cỡ lớn > 200 CN
Tổng số
Số cơ sở
Số CN
Số cơ sở
Số CN
Số cơ sở
Số CN
Số cơ sở
Số CN
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp
2. Thủy sản
3. Khai thác mỏ
4. Công nghiệp chế biến
5. Sản xuất và phân phối năng lượng
6. Xây dựng
7. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa
8. Khách sạn nhà hàng
9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
10. Tài chính, tín dụng
11. Hoạt động khoa học, công nghệ
12. Quản lý nhà nước, an ninh q/phòng
13. Giáo dục và đào tạo
14. Y tế và các hoạt động cứu trợ XH
15. Hoạt động văn hóa xã hội
16. Các hoạt động khác
Tổng cộng
* Nếu có nhiều nghề trong một cơ sở sản xuất, lấy tên nghề chính (sản xuất sản phẩm chủ yếu hoặc chiếm trên 50% số công nhân)
IV. KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO
Số cơ sở tiến hành đo môi trường lao động/tổng số cơ sở báo cáo: ____/____
TT
Tên cơ sở
TS công nhân
Số người tiếp xúc
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Ánh sáng
Bụi
Ồn
Rung
HK độc
Phóng xạ
Từ trường
Yếu tố khác
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
1
2
3
…
Tổng cộng
(1): Tổng số mẫu đo; (2): Tổng số mẫu không đạt TCCP
V. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT TRONG CÔNG NHÂN
5.1. Tình hình nghỉ ốm (Số liệu báo cáo trong kỳ đính kèm 01 bảng riêng).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
TT
Tên cơ sở
Tổng số công nhân
Số người nghỉ ốm trong năm
Số lượt người nghỉ ốm trong năm
Số ngày nghỉ ốm
Số người nghỉ ốm trên 3 ngày
1
2
3
4
5
Tổng số
5.2. Phân loại bệnh trong những bệnh nhân đến khám chữa bệnh (Số báo cáo trong kỳ tại các cơ sở gửi báo cáo).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
Tổng số trường hợp/tổng số công nhân tại các cơ sở có báo cáo: _____/_____
TT
Nhóm bệnh
Số trường hợp
Số mắc
Số chết
1
Lao phổi
2
Ung thư phổi
3
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp
4
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn
5
Viêm phế quản cấp
6
Viêm phế quản mãn
7
Viêm phổi
8
Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng
9
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT
10
Nội tiết
11
Bệnh tâm thần
12
Bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên
13
Bệnh mắt
14
Bệnh tai
15
Bệnh tim mạch
16
Bệnh dạ dày, tá tràng
17
Bệnh gan, mật
18
Bệnh thận, tiết niệu
19
Bệnh phụ khoa/số nữ
20
Sảy thai/số nữ có thai
21
Bệnh da
22
Bệnh cơ, xương khớp
23
Bệnh nghề nghiệp
24
Bệnh sốt rét
25
Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể)
-
…
26
Số lao động bị tai nạn
Tổng cộng
VI. TÌNH HÌNH KHÁM ĐỊNH KỲ VÀ PHÁT HIỆN, GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP
6.1. Số cơ sở sản xuất có khám sức khỏe định kỳ/tổng số cơ sở: ____/____
6.2. Phân loại sức khỏe:
Giới tính
Khám SKĐK
Số người
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Nam
Nữ
Tổng cộng
6.3. Kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo:
TT
Tên các bệnh nghề nghiệp
TS khám BNN
TS nghi mắc BNN
TS giám định
TS hưởng trợ cấp 1 lần
TS hưởng trợ cấp thường xuyên
Cộng dồn đến thời điểm báo cáo
1
Bệnh bụi phổi silic NN (BP-silic)
2
Bệnh bụi phổi Atbet (BP-amiăng)
3
Bệnh bụi phổi bông (BP-bông)
4
Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQNN)
5
Bệnh hen phế quản mạn tính
6
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất
7
Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất
8
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các h/chất
9
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất
10
Bệnh nhiễm độc TNT
11
Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất
12
Bệnh nhiễm độc Nicotine NN
13
Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu NN
14
Bệnh nhiễm độc CO
15
Bệnh do quang tuyến X và các chất PX
16
Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN)
17
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
18
Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp
19
Bệnh sạm da nghề nghiệp
20
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
21
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
22
Bệnh viêm loét da, móng và quanh móng
23
Bệnh lao nghề nghiệp
24
Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
25
Bệnh leptospira nghề nghiệp
Tổng cộng
6.4. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong kỳ báo cáo
Yếu tố tiếp xúc
Tên bệnh
Họ và tên
Tuổi, giới
Tuổi đời
Tuổi nghề
Tỷ lệ giám định BNN %
Đã hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm
Nam
Nữ
Cộng dồn
VII. CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Các hoạt động nổi bật khác trong năm (Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ, nghiên cứu khoa học, truyền thống, thông tin truyền thông và các hoạt động khác)
7.2. Nhận xét của địa phương/ngành (về tình hình thực hiện kế hoạch)
7.3. Những kiến nghị chính và kế hoạch hoàn thành kế hoạch công tác y tế lao động
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm …...
NGƯỜI BÁO CÁO
PHỤ LỤC 10
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG Y TẾ LAO ĐỘNG 6 THÁNG/NĂM____
(Mẫu báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố, Bộ, ngành báo cáo hoạt động Y tế lao động về Bộ Y tế)
Sở Y tế tỉnh/thành phố: _______________
Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Bảo vệ
sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố/ngành: ______________
I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY
1.1. Công tác tổ chức về y tế lao động:
- Tình hình thực hiện tổ chức theo Quyết định 05/2006/BYT-QĐ:
+ Thành lập Khoa Y tế Lao động độc lập Có * Không *
+ Phòng Khám bệnh nghề nghiệp Có * Không *
+ Quyết định thành lập Phòng Khám bệnh nghề nghiệp Có * Không *
+ Hoạt động của Phòng Khám bệnh nghề nghiệp Đã hoạt động * Chưa *
- Tổng số cán bộ chuyên trách về công tác YTLĐ-BNN: ______________ Trong đó:
Số BS
Số DS
Số ĐH
Số trung cấp
Số CB khác
Số giám định viên BNN
1.2. Tình hình thực hiện một số thông tư của Bộ Y tế:
TT
Văn bản pháp quy
Phổ biến (Đã/chưa)
Số quận huyện được tập huấn
Số cơ sở được phổ biến
Số cơ sở triển khai thực hiện
1
Thông tư số 19/2011/TT-BYT
*
2
Thông tư liên tịch số 08/TTLT
3
Thông tư 09/2000/TT-BYT
4
Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
5
Thông tư 12/2006/TT-BYT
6
Thông tư 13/2007/TT-BYT
7
Chỉ thị 07/CT-BYT
8
Thông tư 01/2011/TTLT-YT-LĐ
* Số cơ sở được lập hồ sơ vệ sinh lao động theo thông tư số 19/2011/TT-BYT
II. TÌNH HÌNH CƠ SỞ, TRANG THIẾT BỊ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM
(Rà soát và báo cáo toàn bộ số máy móc hiện có theo Chuẩn Y tế dự phòng về mảng y tế lao động đến thời điểm báo cáo - Đính kèm một trang riêng).
III. ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG (cho các đối tượng công nhân, cán bộ quản lý cơ sở sản xuất) - đính kèm một trang riêng:
TT
Nội dung
Số lớp đào tạo
Số cơ sở xí nghiệp
Tổng số học viên
1
An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ y tế
2
An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý doanh nghiệp
3
An toàn vệ sinh lao động cho người lao động
4
Phòng chống bệnh nghề nghiệp
5
Nâng cao sức khỏe nơi làm việc
6
Nội dung khác
-….
Tổng cộng
IV. CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG PHẠM VI ĐANG QUẢN LÝ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại cơ sở sản xuất
Số cơ sở
Số CBCNV
Tổng số CBYT
Số cơ sở có BS và DS Tổng số
Số cơ sở có tổ chức y tế
Tổng số
Ngoài QD
Tổng số
Số nữ
Ngoài QD
Tổng số
Số nữ
Chưa có CBYT
Tổng số
1. Cơ sở có trên 200 CNV
2. Cơ sở có từ 51-200 CNV
3. Cơ sở có dưới 50 CNV
Tổng cộng
V. PHÂN BỐ CÔNG NHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại ngành nghề
Cỡ nhỏ dưới 50 CN
Cỡ vừa 51-200 CN
Cỡ lớn > 200 CN
Tổng số
Số cơ sở
Số CN
Số cơ sở
Số CN
Số cơ sở
Số CN
Số cơ sở
Số CN
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp
2. Thủy sản
3. Khai thác mỏ
4. Công nghiệp chế biến
5. Sản xuất và phân phối năng lượng
6. Xây dựng
7. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa
8. Khách sạn nhà hàng
9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
10. Tài chính, tín dụng
11. Hoạt động khoa học, công nghệ
12. Quản lý nhà nước, an ninh q/phòng
13. Giáo dục và đào tạo
14. Y tế và các hoạt động cứu trợ XH
15. Hoạt động văn hóa xã hội
16. Các hoạt động khác
Tổng cộng
* Nếu có nhiều nghề trong một cơ sở sản xuất, lấy tên nghề chính (sản xuất sản phẩm chủ yếu hoặc chiếm trên 50% số công nhân)
VI. KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO
Số cơ sở tiến hành đo môi trường lao động/tổng số cơ sở báo cáo: ____/____
TT
Tên cơ sở
TS công nhân
Số người tiếp xúc
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Ánh sáng
Bụi
Ồn
Rung
HK độc
Phóng xạ
Từ trường
Yếu tố khác
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
1
2
Tổng cộng
(1): Tổng số mẫu đo; (2): Tổng số mẫu không đạt TCCP
VII. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT TRONG CÔNG NHÂN
7.1. Tình hình nghỉ ốm (Số liệu báo cáo trong kỳ đính kèm 01 bảng riêng).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
TT
Tên cơ sở
Tổng số công nhân
Số người nghỉ ốm trong năm
Số lượt người nghỉ ốm trong năm
Số ngày nghỉ ốm
Số người nghỉ ốm trên 3 ngày
1
2
3
4
5
Tổng số
7.2. Phân loại bệnh trong những bệnh nhân đến khám chữa bệnh (Số báo cáo trong kỳ tại các cơ sở gửi báo cáo).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
Tổng số trường hợp/tổng số công nhân tại các cơ sở có báo cáo: _____/_____
TT
Nhóm bệnh
Số trường hợp
Số mắc
Số chết
1
Lao phổi
2
Ung thư phổi
3
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp
4
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn
5
Viêm phế quản cấp
6
Viêm phế quản mãn
7
Viêm phổi
8
Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng
9
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT
10
Nội tiết
11
Bệnh tâm thần
12
Bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên
13
Bệnh mắt
14
Bệnh tai
15
Bệnh tim mạch
16
Bệnh dạ dày, tá tràng
17
Bệnh gan, mật
18
Bệnh thận, tiết niệu
19
Bệnh phụ khoa/số nữ
20
Sảy thai/số nữ có thai
21
Bệnh da
22
Bệnh cơ, xương khớp
23
Bệnh nghề nghiệp
24
Bệnh sốt rét
25
Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể)
-
…
26
Số lao động bị tai nạn
Tổng cộng
VIII. TÌNH HÌNH KHÁM ĐỊNH KỲ VÀ PHÁT HIỆN, GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP
8.1. Số cơ sở sản xuất có khám sức khỏe định kỳ/tổng số cơ sở: ____/____
8.2. Phân loại sức khỏe:
Giới tính
Khám SKĐK
Số người
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Nam
Nữ
Tổng cộng
8.3. Kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo:
TT
Tên các bệnh nghề nghiệp
TS khám BNN
TS nghi mắc BNN
TS giám định
TS hưởng trợ cấp 1 lần
TS hưởng trợ cấp thường xuyên
Cộng dồn đến thời điểm báo cáo
1
Bệnh bụi phổi silic NN (BP-silic)
2
Bệnh bụi phổi Atbet (BP-amiăng)
3
Bệnh bụi phổi bông (BP-bông)
4
Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQNN)
5
Bệnh hen phế quản mạn tính
6
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất
7
Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất
8
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các h/chất
9
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất
10
Bệnh nhiễm độc TNT
11
Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất
12
Bệnh nhiễm độc Nicotine NN
13
Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu NN
14
Bệnh nhiễm độc CO
15
Bệnh do quang tuyến X và các chất PX
16
Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN)
17
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
18
Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp
19
Bệnh sạm da nghề nghiệp
20
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
21
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
22
Bệnh viêm loét da, móng và quanh móng
23
Bệnh lao nghề nghiệp
24
Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
25
Bệnh leptospira nghề nghiệp
Tổng cộng
8.4. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong kỳ báo cáo
Yếu tố tiếp xúc
Tên bệnh
Họ và tên
Tuổi, giới
Tuổi đời
Tuổi nghề
Tỷ lệ giám định BNN %
Đã hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm
Nam
Nữ
Cộng dồn
IX. CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1. Các hoạt động nổi bật khác trong năm (Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ, nghiên cứu khoa học, truyền thống, thông tin truyền thông và các hoạt động khác)
9.2. Nhận xét của địa phương/ngành (về tình hình thực hiện kế hoạch)
9.3. Những kiến nghị chính và kế hoạch hoàn thành kế hoạch công tác y tế lao động
9.4. Thống kê danh sách các cơ sở công bố thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trên địa bàn
TT
Tên cơ sở công bố thực hiện
Địa chỉ liên hệ, ĐT, Phone, Fax
Số lượng cán bộ
Số cơ sở lao động thực hiện đo kiểm tra MTLĐ trong kỳ báo cáo
Nhận xét
1
2
3
…
Tổng cộng
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm …...
NGƯỜI BÁO CÁO | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "06/06/2011",
"sign_number": "19/2011/TT-BYT",
"signer": "Trịnh Quân Huấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-5316-KH-UBND-2016-to-chuc-Thang-hanh-dong-vi-nguoi-cao-tuoi-Ho-Chi-Minh-545145.aspx | Kế hoạch 5316/KH-UBND 2016 tổ chức Tháng hành động vì người cao tuổi Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5316/KH-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2016
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI” - NĂM 2016
Căn cứ Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”;
Căn cứ Hướng dẫn số 77/HD-HNCT ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2016;
Căn cứ tình hình thực tế của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Tổ chức “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016 trên địa bàn thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, thu hút sự quan tâm của tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi, đặc biệt người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa;
2. Phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ và tinh thần kính lão, trọng thọ của gia đình, cộng đồng và xã hội.
II. CHỦ ĐỀ - ĐỐI TƯỢNG - THỜI GIAN:
1. Chủ đề: “Chung sức vì người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa” năm 2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đối tượng: Người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
3. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 31 tháng 10 năm 2016.
III. NỘI DUNG:
1. Hoạt động tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai Luật người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật người cao tuổi, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội về hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Hoạt động hỗ trợ, cải thiện đời sống:
- Tổ chức thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật; vận động các nguồn lực để hỗ trợ chăm sóc, thăm hỏi và cải thiện đời sống người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi thuộc diện chính sách;
- Củng cố và phát triển “Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi” các cấp nhằm chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, người cao tuổi neo đơn, khuyết tật, thường xuyên đau ốm, bệnh tật;
- Tổ chức thăm và chúc thọ người cao tuổi nhân ngày quốc tế người cao tuổi (01/10) kết hợp thăm và tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe:
- Đẩy mạnh công tác tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi thuộc diện chính sách tại các cơ sở y tế và tại nơi cư trú đối với người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên, người cao tuổi di chuyển khó khăn;
- Tổ chức phòng khám ngoại trú dành riêng cho người cao tuổi tại các bệnh viện công lập trong “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016, vận động tặng và cấp phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi khi đến khám sức khỏe, khám chữa bệnh;
- Lập hồ sơ theo dõi, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn;
- Tiếp tục thực hiện Chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi”.
4. Hoạt động văn hóa, thể thao:
- Tổ chức chương trình văn nghệ phục vụ người cao tuổi tại địa phương với những chương trình nghệ thuật, thơ, ca, cổ nhạc và những bài hát có nội dung truyền thống cách mạng vào tối thứ bảy hàng tuần;
- Tổ chức “Hội thi đồng diễn thể dục dưỡng sinh dành cho người cao tuổi” cấp thành phố và quận - huyện; mỗi quận - huyện chọn 1 đội để dự thi cấp Thành phố;
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các loại hình Câu lạc bộ văn hóa - thể thao; tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao, dưỡng sinh, rèn luyện sức khỏe;
- Tổ chức “Chương trình về nguồn dành cho người cao tuổi” tham quan các bảo tàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Bảo tàng Thành phố, Bảo tàng chứng tích chiến tranh,…); Đền tưởng niệm Bến Dược - huyện Củ Chi; Khu Di tích lịch sử căn cứ địa Rừng Sác -huyện Cần Giờ; Tượng đài Bác Hồ, Phố đi bộ Nguyễn Huệ,...
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Ban Đại diện Hội người cao tuổi, các Sở, ngành thành phố triển khai tổ chức thực hiện;
- Tổng hợp danh sách, đề xuất đoàn Lãnh đạo thành phố đi thăm và tặng quà cho người cao tuổi nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10), kết hợp thăm và tặng quà người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi khó khăn nhân “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016;
- Tổ chức hội nghị đối thoại giữa người cao tuổi và các Sở, ngành, quận, huyện về thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước dành cho người cao tuổi;
- Tổ chức tổng kết “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016 trên địa bàn thành phố, báo cáo kết quả thực hiện cho Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Văn hóa và Thể thao:
- Phối hợp với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố tổ chức “Hội thi đồng diễn thể dục dưỡng sinh dành cho người cao tuổi” cấp Thành phố; địa điểm thực hiện: Phố đi bộ đường Nguyễn Huệ;
- Chỉ đạo thực hiện việc miễn phí giá vé cho người cao tuổi đến tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí tại các khu di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, thể dục - thể thao...
- Chỉ đạo các Trung tâm Văn hóa quận, huyện tổ chức chương trình văn nghệ phục vụ người cao tuổi tại địa phương với những chương trình nghệ thuật, thơ, ca, cổ nhạc và những bài hát có nội dung truyền thống cách mạng vào tối thứ bảy hàng tuần;
- Chỉ đạo các Trung tâm văn hóa quận, huyện, các Câu lạc bộ thể dục - thể thao, thể dục dưỡng sinh quận, huyện, phường, xã, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động hội thao, hội thi: bóng bàn, cờ tướng, cầu lông, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ thể thao,...
3. Sở Y tế:
- Chỉ đạo các cơ sở y tế quận, huyện, bệnh viện tuyến trên thực hiện các nội dung tại mục 3 phần III Kế hoạch này;
- Vận động tổ chức tặng túi thuốc cho người cao tuổi và tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi tại 02 huyện khó khăn là Cần Giờ và Củ Chi (bao bì túi thuốc phải đồng bộ, chất lượng thuốc phải đảm bảo).
4. Sở Thông tin - Truyền thông:
- Chỉ đạo báo, đài, các trang thông tin điện tử, bản tin của các quận, huyện xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự chuyên đề nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi, vận động toàn xã hội chăm lo công tác người cao tuổi; tuyên truyền các nội dung nhân “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016.
5. Sở Giao thông - Vận tải:
- Chỉ đạo thực hiện tốt việc miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông theo quy định;
- Có Kế hoạch cho việc thu hẹp khoảng cách giữa các trạm xe buýt; giải phân cách nên có vạch đường phù hợp dành riêng cho người đi bộ.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Phối hợp các Sở, ngành, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố tổ chức triển khai các hoạt động chăm lo cho người cao tuổi tại địa phương;
- Tổ chức các buổi đối thoại giữa người cao tuổi và các ban ngành, tổ chức đoàn thể về thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước dành cho người cao tuổi tại địa phương;
- Vận động tham gia và bố trí phương tiện tổ chức cho người cao tuổi tham quan theo “Chương trình về nguồn dành cho người cao tuổi”.
- Vận động kinh phí và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thăm và tặng quà cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại địa phương.
- Chỉ đạo Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận, huyện tổ chức tuyên truyền, thông tin nội dung Kế hoạch này đến người cao tuổi trên địa bàn;
Tùy tình hình thực tế tại địa phương, tổ chức thi hoặc tuyển chọn đội tham gia Hội thi “Đồng diễn thể dục dưỡng sinh dành cho người cao tuổi” cấp Thành phố.
7. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố:
- Phối hợp với các Sở, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này;
- Tổ chức vận động nguồn kinh phí xã hội hóa cho “Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi” các cấp;
- Tổ chức vận động nguồn kinh phí hỗ trợ cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
- Củng cố kiện toàn các tổ chức hội các cấp, các chi hội, tổ hội vững mạnh nhằm thực hiện tốt công tác người cao tuổi.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành phố:
- Có chỉ đạo hỗ trợ, tạo điều kiện cho Ban Đại diện Hội Người cao tuổi các cấp triển khai thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016 trên địa bàn thành phố đạt kết quả tốt;
- Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc cấp quận, huyện phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi trong “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016, gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch tổ chức “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” - Năm 2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị và từ nguồn vận động xã hội hóa;
2. Giao Sở Tài chính hướng dẫn các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định;
3. Giao Sở Tài chính thẩm định kinh phí tổ chức Hội thao Đồng diễn thể dục dưỡng sinh dành cho người cao tuổi cấp thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO BÁO:
- Các Sở, ngành, tổ chức, đoàn thể thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện; tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016 về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội và Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố) trước ngày 6 tháng 11 năm 2016.
- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi” - Năm 2016; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 12 tháng 11 năm 2016 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, PCT/VX;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP;
- Ban VHXH Hội đồng nhân dân TP;
- Các Sở, ngành TP;
- BĐD Hội Người cao tuổi TP;
- UBND và Phòng LĐTBXH các quận-huyện;
- VPUB: PVP/VX; Phòng VX, TH;
- Lưu: VT, (VX/Th2).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "27/09/2016",
"sign_number": "5316/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Thu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Lenh-cong-bo-Luat-Dau-tu-cong-2019-419724.aspx | Lệnh công bố Luật Đầu tư công 2019 | CHỦ TỊCH NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2019/L-CTN
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2019
LỆNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
NAY CÔNG BỐ
Luật Đầu tư công
Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Phú Trọng | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "27/06/2019",
"sign_number": "03/2019/L-CTN",
"signer": "Nguyễn Phú Trọng",
"type": "Lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-9270-CT-BNN-TY-nam-2014-tang-cuong-cong-tac-thu-y-thuy-san-258185.aspx | Chỉ thị 9270/CT-BNN-TY năm 2014 tăng cường công tác thú y thủy sản | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 9270/CT-BNN-TY
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÚ Y THỦY SẢN
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha (bao gồm 46.079 ha diện tích nuôi tôm nước lợ, hơn 1.000 ha diện tích nuôi cá tra, diện tích nuôi ngao, nghêu,...), trên 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng từ năm 2012; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Nguyên nhân chính là do công tác thú y thủy sản của các địa phương còn yếu kém, nhiều tồn tại, bất cập chưa được khắc phục, cụ thể: (1) Một số địa phương chưa chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y quản lý, ở cấp huyện và cấp xã không có đội ngũ cán bộ làm công tác thú y thủy sản; (2) Công tác quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản còn yếu; (3) Nhiều địa phương chưa chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh thủy sản hoặc có phê duyệt kế hoạch nhưng không bố trí đủ lượng kinh phí để tổ chức thực hiện hoặc không bố trí kinh phí; (4) Công tác chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm, báo cáo dịch bệnh chưa đúng theo quy định, nhất là ở các địa phương chưa chuyển nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y quản lý; (5) Nhiều phòng thử nghiệm chưa được đầu tư đạt chuẩn, dẫn đến kết quả xét nghiệm còn nhiều sai sót, không chính xác. Nguồn nhân lực, công tác giám sát chủ động phát hiện sớm dịch bệnh, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ chưa đáp ứng yêu cầu để cảnh báo, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh; (6) Công tác kiểm dịch thủy sản, quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc thú y còn nhiều hạn chế, gây bức xúc cho người nuôi trồng thủy sản; (7) Công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh thủy sản còn quá ít, dẫn đến ý thức phòng chống dịch bệnh của người nuôi trồng thủy sản chưa cao, xả thải nước và thủy sản bị bệnh chưa qua xử lý ra môi trường, làm dịch bệnh phát tán và lây lan mạnh.
Để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên nhằm phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản từ Việt Nam sang các nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản theo nội dung quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ NN&PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi; Công văn số 1730/BNN-TY ngày 03/6/2014 của Bộ NN&PTNT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi; Công văn số 5887/BNN-TY ngày 25/7/2014 của Bộ NN&PTNT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Công văn số 6247/BNN-TY ngày 06/8/2014 của Bộ NN&PTNT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thuốc thú y thủy sản và các văn bản hướng dẫn của Cục Thú y, trong đó cần chú trọng một số nội dung chính sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
a) Các địa phương chưa chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y quản lý, đề nghị chuyển giao cả nhiệm vụ và nhân lực cho Chi cục Thú y quản lý trước tháng 02 năm 2015 (hiện nay còn 4 tỉnh mới chỉ chuyển giao một phần nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản và còn 7 tỉnh, thành phố chưa chuyển giao nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản cho Chi cục Thú y);
b) Khẩn trương tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo đúng quy định tại Thông tư số 17 và Công văn số 5887 nêu trên; đồng thời gửi bản kế hoạch đã được phê duyệt về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) trước ngày 31/12/2014 để phối hợp thực hiện. Năm 2015, tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ;
c) Rà soát, đầu tư, nâng cấp các phòng thử nghiệm của địa phương đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đạt chuẩn ISO 17025;
d) Rà soát, chấn chỉnh công tác kiểm dịch thủy sản đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản giống lưu thông trong nước, giảm thiểu thủ tục, tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi vận chuyển thủy sản giống đi tiêu thụ;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả;
e) Tổ chức thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, sử dụng thuốc thú y để tránh các chất tồn dư, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm thủy sản;
g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, hóa chất cải tạo môi trường thủy sản; phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch thủy sản và tổng hợp thông báo định kỳ, đột xuất về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) để phối hợp xử lý vi phạm.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: (1) Thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực thú y thủy sản (bao gồm cả công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản, quản lý kinh doanh sử dụng thuốc thú y thủy sản); (2) Chủ trì xây dựng, trình ban hành và tổ chức hướng dẫn thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn, giám sát các loại dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, tôm hùm, cá tra và các loại thủy sản khác; (3) Hướng dẫn xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản và kiểm soát tại gốc theo các quy định hiện hành; (4) Thường xuyên nắm bắt những tồn tại, vướng mắc và vi phạm trong công tác thú y thủy sản để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp giải quyết, xử lý;
b) Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan: (1) Đẩy mạnh việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch; (2) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; (3) Xây dựng và ban hành các quy trình nuôi;
c) Trung tâm Khuyến nông quốc gia: (1) Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền cho người nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt việc nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh, tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y thủy sản và kiểm dịch thủy sản giống; (2) Nhân rộng các mô hình nuôi an toàn dịch bệnh có hiệu quả cao.
Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan thuộc Bộ chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này và định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố;
- Tổng cục Thủy sản;
- Cục Thú y, các Cơ quan Thú y vùng;
- Sở NN&PTNT, CCTY, CCNTTS; CCTS các tỉnh, thành phố;
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;
- Luu: VT, TY.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "17/11/2014",
"sign_number": "9270/CT-BNN-TY",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-59-2016-ND-CP-Chung-minh-quan-nhan-chuyen-nghiep-cong-nhan-vien-chuc-quoc-phong-316134.aspx | Nghị định 59/2016/NĐ-CP Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên chức quốc phòng mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 59/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG MINH QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, tạm giữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Mục đích sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Chứng minh người được cấp là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Phục vụ công tác quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và thực hiện các giao dịch dân sự.
Điều 4. Nguyên tắc cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Mỗi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được cấp một Chứng minh, có số hiệu Chứng minh riêng từ dữ liệu do Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 5. Thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là mười hai năm. Trường hợp thời gian phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng còn dưới mười hai năm thì lấy thời hạn phục vụ còn lại để cấp.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm giả, làm sai lệch dữ liệu, nội dung Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Hủy hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
3. Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trái với quy định của Nghị định này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Nội dung thể hiện trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Chứng minh công nhân quốc phòng và Chứng minh viên chức quốc phòng
1. Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Chứng minh công nhân quốc phòng và Chứng minh viên chức quốc phòng có kích thước 85,60 mm x 53,98 mm; trang trí hai mặt khung viền, hoa văn nền gồm có các thông tin sau đây:
a) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp màu hồng sen.
Mặt trước Chứng minh có hình Quốc huy in chìm đường kính 21 mm, từ trên xuống tiêu đề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; bên trái hình Quân hiệu đường kính 10 mm; phía dưới ảnh của người được cấp Chứng minh và hạn sử dụng; bên phải Quân hiệu dòng chữ màu đỏ cờ CHỨNG MINH QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP; từ trên xuống có các dòng chữ: số hiệu Chứng minh; họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; đơn vị cấp; ngày, tháng, năm cấp; người có thẩm quyền cấp Chứng minh ký tên và đóng dấu.
b) Chứng minh công nhân quốc phòng có màu xanh trời.
Mặt trước Chứng minh có hình Quốc huy in chìm đường kính 21 mm, từ trên xuống tiêu đề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; bên trái hình Quân hiệu đường kính 10 mm; phía dưới ảnh của người được cấp Chứng minh và hạn sử dụng; bên phải Quân hiệu dòng chữ màu đỏ cờ CHỨNG MINH CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG; từ trên xuống có các dòng chữ: Số hiệu Chứng minh; họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; đơn vị cấp; ngày, tháng, năm cấp; người có thẩm quyền cấp Chứng minh ký tên và đóng dấu.
c) Chứng minh viên chức quốc phòng có màu vàng chanh.
Mặt trước Chứng minh có hình Quốc huy in chìm đường kính 21 mm, từ trên xuống tiêu đề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; bên trái hình Quân hiệu đường kính 10 mm; phía dưới ảnh của người được cấp Chứng minh và hạn sử dụng; bên phải Quân hiệu dòng chữ màu đỏ cờ CHỨNG MINH VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG; từ trên xuống có các dòng chữ: Số hiệu Chứng minh; họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; đơn vị cấp; ngày, tháng, năm cấp; người có thẩm quyền cấp Chứng minh ký tên và đóng dấu.
2. Mặt sau Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Chứng minh công nhân quốc phòng và Chứng minh viên chức quốc phòng có các dòng chữ: Quê quán; nơi thường trú; nhận dạng; nhóm máu.
Điều 8. Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Cấp lần đầu đối với các đối tượng được quyết định tuyển chọn, tuyển dụng thành quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Cấp đổi trong trường hợp sau đây:
a) Chứng minh hết thời hạn sử dụng quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc bị hư hỏng;
b) Chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng;
c) Thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình.
3. Cấp lại trong trường hợp bị mất Chứng minh.
Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Trình tự, thủ tục cấp lần đầu được thực hiện như sau:
a) Cá nhân điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Cơ quan quản lý nhân sự trung đoàn và tương đương thực hiện chụp ảnh, lấy vân tay từng người, đối chiếu dữ liệu quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng để làm thủ tục cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp; thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
c) Cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương thực hiện thủ tục theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; kiểm tra việc cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của đơn vị thuộc quyền; tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp; thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
d) Cơ quan quản lý nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra, hoàn chỉnh thủ tục; báo cáo Thủ trưởng đơn vị ký Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục.
2. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cấp đổi quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cá nhân điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp cấp đổi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cá nhân có đơn đề nghị cấp đổi, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này, cá nhân có đơn đề nghị cấp lại, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cho cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
d) Cơ quan quản lý nhân sự thực hiện trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
Điều 10. Thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Điều 11. Thu hồi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị thu hồi Chứng minh trong trường hợp sau đây:
a) Thôi phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;
b) Được cấp đổi quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 8 Nghị định này; sau khi cá nhân nhận được Chứng minh mới thì Chứng minh cũ bị thu hồi;
c) Tước danh hiệu quân nhân hoặc buộc thôi việc.
2. Cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 9 Nghị định này có trách nhiệm thu hồi, quản lý, hủy Chứng minh của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh trong thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời gian quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh, cơ quan tạm giữ Chứng minh cho phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sử dụng Chứng minh của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng dữ liệu quản lý, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho công tác quản lý Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Quy định quy cách, phôi, mẫu biểu, chất liệu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
b) Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Điều 14. Xử lý vi phạm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sử dụng Chứng minh sai mục đích, sửa chữa, cho mượn, làm mất hoặc lưu giữ khi không còn được sử dụng, tùy theo mức độ sai phạm xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi làm giả, hủy hoại, lưu giữ, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của người khác vào bất cứ mục đích gì, tùy theo mức độ sai phạm xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bãi bỏ Quyết định số 1973/2000/QĐ-BQP ngày 18 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Chứng minh quân đội.
2. Chứng minh quân đội đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn còn giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (3b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/07/2016",
"sign_number": "59/2016/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-01-2013-CT-UBND-thuc-hien-muc-tieu-nhiem-vu-Ke-hoach-phat-trien-KTXH-180838.aspx | Chỉ thị 01/2013/CT-UBND thực hiện mục tiêu nhiệm vụ Kế hoạch phát triển KTXH | ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CỦ CHI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2013/CT-UBND
Củ Chi, ngày 14 tháng 01 năm 2013
CHỈ THỊ
VỀ TẬP TRUNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH HUYỆN NĂM 2013
Năm 2013, năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 05 năm 2011 - 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X giai đoạn 2010-2015, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước dự đoán tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí một số mặt còn khó khăn hơn năm 2012. Quán triệt Kết luận số 49-KL/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 31/2012/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU Hội nghị lần thứ 12 Thành ủy khóa IX về nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2013, Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013; Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách huyện năm 2013; Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 19 tháng 12 năm 2012 Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 12 khóa X về phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
Để tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách năm 2013; Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tập trung xây dựng Kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2013, Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của UBND thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách huyện năm 2013; Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về ban Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2013, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2013; Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 19 tháng 12 năm 2012 Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 12 khóa X về phương hướng, nhiệm vụ năm 2013; Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về ban Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách năm 2013… nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường được giao ngay từ những tháng đầu năm 2013.
2. Căn cứ Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách huyện 2013, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn chủ động đề ra các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế đơn vị, địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế với kế hoạch phát triển văn hóa - xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; các biện pháp tổ chức thực hiện phải cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng cho cơ quan, đơn vị; xác định rõ phương thức, điều kiện và thời gian tổ chức thực hiện; đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hàng tháng, hàng quý phải sơ kết rút kinh nghiệm để kịp thời chỉ đạo khắc phục các mặt trì trệ, thiếu sót; đề xuất, kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn.
3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường. Bảo đảm cung cầu và bình ổn giá những hàng hóa thiết yếu; có biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng chính sách chịu tác động lớn khi nhà nước điều chỉnh giá một số mặt hàng theo cơ chế thị trường.
4. Tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; tập trung đôn đốc, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước qua xử lý, sắp xếp theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, sắp xếp các địa chỉ nhà đất hiện do các doanh nghiệp công ích huyện quản lý để đưa ra bán đấu giá.
5. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, nhất là đầu tư công; nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước; tập trung vốn ngân sách cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2013. Thực hiện chủ trương tiết kiệm chi, tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí hội nghị, hội thảo, đi công tác…; điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được duyệt, đúng thẩm quyền, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
6. Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập đồ án, thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư chậm triển khai, sử dụng sai mục đích, công bố công khai ngay từ đầu năm 2013. Tập trung thực hiện có hiệu quả 6 Chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX đề ra. Tạo bước đột phá về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ-TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chương trình hành động số 27-CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy và Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Tiếp tục đầu tư phát triển y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, khoa học và công nghệ; thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp học, ngành học. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực của xã hội đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Củng cố và mở rộng mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân; phát triển hệ thống y tế dự phòng để chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường quản lý lễ hội, hoạt động văn hóa thể thao bảo đảm tiết kiệm, an ninh trật tự, hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách để tổ chức lễ hội.
8. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo, tạo việc làm. Đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa, tích cực chăm lo cho diện chính sách, các đối tượng xã hội, người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, nâng hộ khá theo hướng phát huy nội lực, nhằm tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở,…). Từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tiếp tục đầu tư và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp, cho người lao động có thu nhập thấp.
9. Tiếp tục thực hiện Chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị 2011 - 2015. Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, khẩn trương giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài; tăng cường chế độ tiếp công dân, chủ động giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, kiến nghị của công dân, doanh nghiệp. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong thực thi công vụ.
10. Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ về an ninh - quốc phòng, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; kiên quyết đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm về cướp giật, sử dụng ma túy, chất kích thích; tiếp tục phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 03 mặt (số vụ, số người chết, số người bị thương). Nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc, giữ gìn trật tự xã hội tại địa bàn dân cư.
11. Về tổ chức thực hiện:
11.1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện cụ thể hóa Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013 thành Chương trình công tác hàng tháng, quý của Ủy ban nhân dân huyện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc quá trình chuẩn bị nội dung; sắp xếp, bố trí để Thường trực Ủy ban nhân dân huyện xem xét, thông qua các đề án và ban hành kế hoạch thực hiện thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện. Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện xây dựng và thực hiện các chương trình công tác, các đề án hoạt động của hệ thống chính trị huyện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.
11.2. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn:
a) Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ chung và chuyên môn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết trực tiếp và kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội của huyện.
b) Chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; định kỳ hàng tháng, hàng quý, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị, làm việc với các đơn vị để nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội và ngân sách huyện năm 2013, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách huyện năm 2013./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Minh Tấn | {
"issuing_agency": "Huyện Củ Chi",
"promulgation_date": "14/01/2013",
"sign_number": "01/2013/CT-UBND",
"signer": "Lê Minh Tấn",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-so-03-2016-TT-BGDDT-sua-doi-quy-che-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-chinh-quy-03-2015-TT-BGDDT-305658.aspx | Thông tư số 03/2016/TT-BGDĐT sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng chính quy 03/2015/TT-BGDĐT | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2016/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2016
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 03/2015/TT-BGDĐT NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi Điểm b Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Công văn số 743/VPCP-KGVX ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và sử dụng kết quả để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016 và công văn số 43157/VPCP-KGVX ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh hệ Cao đẳng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
1. Điểm c Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"c) Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh đã dự thi kỳ thi THPT quốc gia có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định; trong trường hợp sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành), các trường xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh.";
2. Gạch đầu dòng thứ nhất Điểm a Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"- Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 (KV1) quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 7 của Quy chế này.";
3. Điểm a Khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học phổ thông (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.";
4. Gạch đầu dòng thứ tư Điểm b Khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa Điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;";
5. Gạch đầu dòng thứ ba Điểm c Khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"- Khu vực 2 (KV2) gồm:
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).";
6. Khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển cho một ngành cần dành ít nhất 50% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống.";
7. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Đối với trường CĐ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là: Tốt nghiệp THPT.";
8. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"13. Tổ chức xét tuyển
1. Đối với các trường
Tổ chức xét tuyển đối với những thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ:
a) Công bố phương thức tiếp nhận ĐKXT và phí dự tuyển: Thí sinh có thể nộp ĐKXT và phí dự tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh. Trường có thể quy định thêm phương thức tiếp nhận ĐKXT và phí dự tuyển của thí sinh phù hợp với Điều kiện thực tế của trường nhưng không gây khó khăn, tốn kém cho thí sinh và bức xúc xã hội.
b) Điểm xét tuyển là tổng Điểm các môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25.
c) Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định, các trường công bố quy định xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ GDĐT.
d) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường; học sinh các trường Dự bị ĐH được giao về trường), HĐTS trường xem xét, quyết định phương án Điểm trúng tuyển.
đ) Cập nhật dữ liệu ĐKXT lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; kết thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng Điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển đồng thời báo cáo về Bộ GDĐT.
e) Các trường ĐH, CĐ, các trường thành viên của Đại học Quốc gia, Đại học vùng nếu tổ chức xét tuyển theo nhóm trường, mỗi nhóm cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu của Quy chế này. Ngoài ra, đề án cần quy định rõ: trách nhiệm, quyền hạn của các trường trong nhóm; phương thức đăng ký và xét tuyển nguyện vọng ưu tiên của thí sinh vào các trường trong nhóm.
2. Đối với thí sinh:
a) Nộp Phiếu ĐKXT và phí dự tuyển cho trường theo các phương thức do trường công bố.
b) Đăng kí xét tuyển đợt I:
Thí sinh chỉ được ĐKXT tối đa vào 02 trường, mỗi trường không quá 02 ngành; thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong đợt xét tuyển.
c) Đăng kí xét tuyển các đợt bổ sung:
Thí sinh được ĐKXT tối đa vào 03 trường, mỗi trường không quá 02 ngành; thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong từng đợt xét tuyển.
d) Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường xét tuyển theo nhóm trường có thể đăng ký vào nhiều trường trong nhóm. Số ngành đăng ký tối đa trong mỗi đợt xét tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm b, c của Khoản này.
đ) Thí sinh trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ kí của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) cho trường có nguyện vọng học trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển.
e) Thời gian đăng kí xét tuyển:
Thời gian ĐKXT bắt đầu từ ngày 01/8 đến hết ngày 20/10 đối với hệ ĐH và đến hết ngày 15/11 đối với hệ CĐ.
g) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong Phiếu ĐKXT và Phiếu đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các Điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong Phiếu ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.";
9. Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, Điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc Điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với hệ ĐH (theo thang Điểm 10). Đối với hệ CĐ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tốt nghiệp THPT.";
10. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này. Trường hợp sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển, Điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Quy chế này.";
11. Khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
a) Mọi người dân, kể cả thí sinh và những người tham gia công tác tuyển sinh, nếu phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh cần cung cấp thông tin cho nơi tiếp nhận quy định tại Khoản 1 Điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật về tố cáo;
b) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tuyển sinh.";
12. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Báo cáo kết quả tuyển sinh và thông tin tuyển sinh của trường
a) Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, các trường báo cáo Bộ GDĐT kết quả tuyển sinh của trường.
b) Trước thời hạn do Bộ GDĐT yêu cầu, các trường báo cáo Bộ GDĐT thông tin tuyển sinh của trường:
- Các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, báo cáo phương án xét tuyển theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này;
- Các trường tuyển sinh theo phương thức khác: báo cáo đề án tự chủ tuyển sinh đã đáp ứng các quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 13 và phụ lục của Quy chế này.".
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "14/03/2016",
"sign_number": "03/2016/TT-BGDĐT",
"signer": "Bùi Văn Ga",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-93-2007-TT-BTC-huong-dan-co-che-chinh-sach-uu-dai-tai-chinh-dao-Phu-Quy-Binh-Thuan-55011.aspx | Thông tư 93/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi tài chính đảo Phú Quý Bình Thuận mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 93/2007/TT-BTC
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí;
Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 4324/BKH-KTĐP< ngày 21/6/2007), Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (công văn số 2879/UBND-TH, ngày 27/6/2007), Bộ Tài chính hướng dẫn một số cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính đối với đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng:
Cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính đối với đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận quy định tại Thông tư này được áp dụng trên địa bàn đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận bao gồm các xã: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải của huyện đảo Phú Quý theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 14/2002/QĐ-TTg ngày 15/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Khu kinh tế đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”.
2. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng Thông tư này là nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể; cá nhân hành nghề độc lập; các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Việt Nam.
3. Nguyên tắc ưu đãi đầu tư:
Chế độ tài chính quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh được tiến hành trên địa bàn đảo Phú Quý. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh cả trên địa bàn đảo Phú Quý và trong nội địa Việt Nam thì phải hạch toán riêng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn đảo Phú Quý làm căn cứ xác định chế độ tài chính được áp dụng.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép đầu tư; cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tại đảo Phú Quý trước ngày Quyết định 312/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Quyết định 312/QĐ-TTg) có hiệu lực mà chưa hưởng đủ ưu đãi thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại, trường hợp dự án có mức ưu đãi cao hơn mức ưu đãi quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện ưu đãi đã quy định trước đây cho thời gian còn lại của dự án.
Các dự án đầu tư vào đảo Phú Quý được hưởng ưu đãi tối đa dành cho các dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi theo điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi quy định tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chính sách thuế đối với đảo Phú Quý:
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
a. Các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh mới trong đảo Phú Quý được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm kế tiếp.
b. Các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vào đảo Phú Quý thuộc các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao; Các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vào đảo Phú Quý có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đảo Phú Quý và tác động lớn đến khu vực ảnh hưởng của đảo Phú Quý thì được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vào đảo Phú Quý mà có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đảo Phú Quý và tác động lớn đến khu vực ảnh hưởng của đảo Phú Quý bao gồm:
- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và cung cấp điện, năng lượng tái tạo;
- Các dự án vận tải từ đất liền ra đảo Phú Quý và ngược lại;
- Các dự án về tạo nguồn và cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên đảo Phú Quý;
- Các dự án về bảo vệ môi trường.
c. Cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp.
d. Thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải nộp thuế thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ. Để thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư tại đảo Phú Quý phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nước), Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế. Việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đã đăng ký và nộp thuế theo kê khai.
e. Trong quá trình hoạt động, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
f. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng, kê khai, nộp thuế về thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại khoản này.
1.2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu gồm máy móc, thiết bị, linh kiện, nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất và các tài sản cố định khác phục vụ sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trên địa bàn đảo Phú Quý để đầu tư mới, mở rộng quy mô dự án đầu tư và thay thế đổi mới công nghệ. Ngoài ra, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất, vận hành công trình của dự án BOT cũng được miễn thuế nhập khẩu.
Thủ tục, hồ sơ miễn thuế, kê khai và quyết toán thuế nhập khẩu đối với trường hợp này được thực hiện theo Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng:
Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, tiêu thụ tại đảo Phú Quý hoặc được trao đổi, lưu thông giữa đảo Phú Quý với các khu vực khác và nước ngoài thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, các loại thuế khác, phí và lệ phí.
1.4. Tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuê mặt biển và sử dụng đất:
a.Về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuê mặt biển:
Các dự án đầu tư trên địa bàn đảo Phú Quý được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuê mặt biển theo quy định của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và các quy định khác của pháp luật về đất đai.
b. Về tiền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển:
Các dự án đầu tư trên địa bàn đảo Phú Quý trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất theo quy định thì được miễn tiền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển.
1.5. Giá, phí, lệ phí và các loại thuế khác:
- Áp dụng chính sách một giá đối với hàng hoá và dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân, không phân biệt trong nước và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đảo Phú Quý.
- Giá thuê đất, giá cho thuê đất đối với đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiền sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong đảo Phú Quý do các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng xác định sau khi đã thoả thuận với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
- Giá, phí và lệ phí, các loại thuế khác áp dụng tại đảo Phú Quý thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chế độ tín dụng ưu đãi:
Các chương trình, dự án trên đảo Phú Quý thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành được ưu tiên bố trí vốn vay để thực hiện.
3. Chế độ ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng
3.1. Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng:
Nhà nước ưu tiên dành vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) và các nguồn khác để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải và thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 257/2003/QĐ-TTg ngày 03/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc ngân sách cấp tỉnh và các dự án sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh Bình Thuận. Việc đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm lập các dự án đầu tư trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình và hạng mục công trình để khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả theo nguyên tắc ngân sách địa phương ưu tiên bố trí cho một số dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tại đảo Phú Quý.
- Trong số các dự án sử dụng ngân sách trung ương, nếu Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các Bộ, các cơ quan trung ương là chủ đầu tư thì do Bộ, các cơ quan trung ương thực tiếp quản lý; Các dự án đầu tư quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 1, Quyết định 312/QĐ-TTg do ngân sách tỉnh Bình Thuận bố trí vốn và quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư:
Hàng năm, trước ngày 25 tháng 7 năm trước, căn cứ tổng mức vốn đầu tư, kế hoạch về phân kỳ đầu tư các dự án trên địa bàn đảo Phú Quý được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bố trí vốn thực hiện dự án trong năm kế hoạch. Trường hợp nhu cầu đầu tư các dự án địa phương quản lý vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu hỗ trợ tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Đối với các dự án được đầu tư thông qua các Bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1, Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ:
Hàng năm, trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các dự án này, các Bộ, cơ quan trung ương có dự án liên quan lập dự toán nhu cầu vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 25 tháng 7 năm trước để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư tập trung của ngân sách nhà nước. Đối với dự án quan trọng then chốt, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án, tổng hợp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hỗ trợ đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
3.2. Chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng:
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận được sử dụng các khoản thu từ đất (bao gồm các khoản thu theo quy định của pháp luật về đất đai như tiền thu về sử dụng đất, tiền thuê đất) để xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo vốn để giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho đảo Phú Quý. Riêng tiền sử dụng đất, tiền thuê đối với quỹ đất trong quy hoạch đảo Phú Quý chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đảo Phú Quý.
Việc giao đất, cho thuê đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của đảo Phú Quý được thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành (trừ một số trường hợp không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật như trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia, đất đưa ra đấu giá ít nhất là hai lần nhưng không thành, đất chỉ có một nhà đầu tư lập dự án đề nghị được giao đất, cho thuê đất phù hợp với quy hoạch).
Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của địa phương, khả năng thu tiền sử dụng đất từ đấu giá và nhu cầu về chi đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi và nhu cầu chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo cơ quan tài chính tổng hợp các nhiệm vụ thu, chi này vào dự toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Căn cứ dự toán ngân sách năm được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận giao cơ quan tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thu, chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất và quyết toán vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân ứng trước kinh phí để thực hiện đền bù, hỗ trợ người có đất bị thu hồi để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách nhà nước, sau đó mới thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất thì khoản thu sử dụng đất để hoàn trả cho các tổ chức, cá nhân đã ứng trước phải thực hiện hạch toán thu, chi đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng từ các nguồn vốn khác:
Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của đảo Phú Quý và các trợ giúp kỹ thuật khác, nếu thuộc lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn, được huy động vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT hoặc được phát hành trái phiếu công trình trong nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xem xét hình thức đầu tư phù hợp đối với từng dự án cụ thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận quyết định lựa chọn hình thức đầu tư.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm:
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để thực hiện tốt các dự án có liên quan đến chiến lược phòng thủ nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh quốc gia.
- Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan trên địa bàn đảo Phú Quý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Cục thuế tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện điểm f, khoản 1.1, Mục II, Thông tư này và các nội dung khác về thuế.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh Bình Thuận;
- Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà Nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Hải quan tỉnh Bình Thuận;
- UBND huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Kiểm toán Nhà nước;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT (2), PC (2).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "02/08/2007",
"sign_number": "93/2007/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-82-2010-TT-BTC-muc-thu-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-106889.aspx | Thông tư 82/2010/TT-BTC mức thu chế độ thu nộp quản lý sử dụng | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 82/2010/TT-BTC
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2010
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ QUA PHÀ ĐẠI NGÃI (THUỘC CỤM PHÀ VÀM CỐNG)
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 1673/BGTVT-TC ngày 22/3/2010;
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí qua phà Đại Ngãi,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí qua phà Đại Ngãi.
Điều 2. Đối tượng nộp phí được quy định cụ thể tại Biểu mức phí là các khách qua phà bao gồm: Khách đi bộ, khách mang vác hàng hoá, khách điều khiển phương tiện giao thông, vận tải và các khách có nhu cầu thuê bao cả chuyến phà; trừ học sinh, trẻ em trong độ tuổi đi học (đi bộ, đi xe đạp).
Trẻ em trong độ tuổi đi học là trẻ em dưới 18 tuổi.
Điều 3.
1. Việc miễn, giảm phí qua phà Đại Ngãi được thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 1 của Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí.
Điều 4. Việc quản lý và sử dụng phí qua phà Đại Ngãi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62-TT/LB ngày 27/3/1993 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc tổ chức thu, quản lý và sử dụng tiền cước qua phà, cầu phao và các văn bản pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.
Điều 5.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP Ban CĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website chính phủ;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước tỉnh Sóc Trăng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Đường bộ Việt Nam;
- Khu quản lý đường bộ VII;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
BIỂU MỨC
THU PHÍ QUA PHÀ ĐẠI NGÃI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 82/2010/TT-BTC ngày 04/6/2010 của Bộ Tài chính)
Stt
Đối tượng thu
Đơn vị tính
Mức thu
1
Khách đi bộ
đồng/lượt
1.000
2
Khách đi bộ mua vé tháng
đồng/tháng
20.000
3
Khách đi xe đạp
đồng/lượt
2.000
4
Khách đi xe đạp mua vé tháng
đồng/tháng
40.000
5
Xe môtô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự
đồng/lượt
4.000
6
Xe môtô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng
đồng/tháng
80.000
7
Xe môtô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự
đồng/lượt
6.000
8
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe lam và các loại xe tương tự
đồng/lượt
20.000
9
Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi
đồng/lượt
30.000
10
Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi
đồng/lượt
40.000
11
Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi
đồng/lượt
60.000
12
Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên
đồng/lượt
70.000
13
Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn
đồng/lượt
25.000
14
Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn
đồng/lượt
30.000
15
Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn
đồng/lượt
45.000
16
Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn
đồng/lượt
75.000
17
Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn và xe trở hàng bằng container 20 feets
đồng/lượt
100.000
18
Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn
đồng/chuyến
200.000
19
Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn
đồng/chuyến
300.000 | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "04/06/2010",
"sign_number": "82/2010/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-147-KH-UBND-2023-trien-khai-thi-hanh-Luat-Thuc-hien-dan-chu-o-co-so-Ha-Noi-566968.aspx | Kế hoạch 147/KH-UBND 2023 triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 147/KH-UBND
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Thực hiện Quyết định số 346/QĐ-TTG ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả Quyết định số 346/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ; xác định những nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cụ thể trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nâng cao nhận thức về Luật và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân trong việc thi hành Luật; bảo đảm từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, Luật và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch được triển khai, tổ chức thực hiện tại 100% các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; gắn với nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan, đơn vị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tham mưu các nội dung, nhiệm vụ cấp Thành phố chủ động hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách; nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện triển khai thi hành Luật để tham mưu Thành phố đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tập huấn nội dung Luật
a) Tham dự Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật đối với các cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ triển khai.
- Chủ trì tham mưu: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố, các đơn vị có liên quan theo triệu tập của Bộ Nội vụ.
- Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III/2023 (theo lịch của Bộ Nội vụ)
b) Tổ chức Hội nghị cấp Thành phố quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật tới các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì tham mưu: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố, Sở Tư pháp.
- Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2023.
c) Tổ chức tuyên truyền Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Cơ quan thực hiện: Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; Báo Hà Nội Mới, Báo kinh tế đô thị, các phương tiện thông tin đại chúng khác ở Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Tiếp nhận tài liệu do Bộ Nội vụ biên soạn, tham mưu phân bổ, tuyên truyền tới các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc Thành phố.
- Chủ trì tham mưu: Sở Thông tin và truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp.
- Thời gian hoàn thành: Theo thời gian của Bộ Nội vụ.
đ) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
- Cơ quan thực hiện: các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn; các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp thuộc Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.
2. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật; xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Chủ trì tham mưu: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Thời gian thực hiện: đã thực hiện trong tháng 4/2023.
b) Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
- Chủ trì tham mưu: Sở Văn hóa và thể thao.
- Cơ quan phối hợp: UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo thời gian triển khai của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
c) Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc cấp kinh phí cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Chủ trì tham mưu: Sở Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Theo thời gian triển khai của Bộ Tài chính.
d) Góp ý dự thảo các văn bản quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
- Chủ trì tham mưu: Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo thời gian triển khai của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
e) Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện, UBND cấp xã; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố; doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
- Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2023.
3. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề xuất Trung ương sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, hết hiệu lực thi hành hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật
- Chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2023.
4. Tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thi hành Luật
- Chủ trì tham mưu: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ và khi có yêu cầu.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch và tình hình thực tiễn để xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Luật trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị địa phương mình.
2. Giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tham mưu giúp UBND Thành phố tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch; tham mưu công tác báo cáo Trung ương theo quy định.
3. Các sở được giao chủ trì tham mưu các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch bám sát chỉ đạo của Bộ chủ quản, chủ động tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện theo yêu cầu, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
4. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và hướng dẫn của Trung ương tổ chức triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cho cán bộ Mặt trận các cấp và thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (Theo Kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
- Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cho đoàn viên công đoàn, người lao động trong các tổ chức có sử dụng lao động, thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động (Theo Kế hoạch của Liên đoàn Lao động Việt Nam).
5. Đề nghị HĐND Thành phố, HĐND các quận, huyện, thị xã; HĐND các xã, thị trấn nghiên cứu, ban hành các Nghị quyết để quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn.
6. Kinh phí bảo đảm để triển khai thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
7. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, các đoàn thể phản ánh về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng CP;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố (để p/h)
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hà Nội (để p/h);
- Các tổ chức đoàn thể TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP;
- Các Doanh nghiệp thuộc TP;
- Đài PTTH HN, Cổng GTĐT HN,
Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị,
- VPUB: CVP, Các PCVP;
Các phòng: KGVX, KSTTHC, NC, TH;
- Lưu: VT, NC, SNV(Hải)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "17/05/2023",
"sign_number": "147/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-108-2009-TT-BQP-quy-dinh-thuc-hien-cong-tac-quoc-phong-o-cac-bo-nganh-cac-dia-phuong-2010-97576.aspx | Thông tư 108/2009/TT-BQP quy định thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành các địa phương 2010 mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Số: 108/2009/TT-BQP
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2009
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương năm 2009 tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng quan tâm, chăm lo củng cố sự nghiệp quốc phòng; Ban chỉ huy quân sự các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương đã hoạt động có hiệu quả và từng bước đi vào nền nếp. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân về công tác quốc phòng – an ninh được nâng lên. Đặc biệt, trong năm có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hơn 50 bộ, ngành thực hiện tốt việc Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, gắn với Sơ kết Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong tình hình mới; đánh giá nghiêm túc các nội dung của Nghị định và Chỉ thị, rút ra được nhiều bài học và các nhóm giải pháp để thực hiện tốt công tác quốc phòng. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quốc phòng, xây dựng Luật Dân quân tự vệ, Nghị định Phòng thủ dân sự và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Công tác giáo dục quốc phòng – an ninh, công tác tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, lực lượng Dự bị động viên ở các bộ, ngành, địa phương đạt nhiều kết quả tốt đã góp phần quan trọng giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện cho đất nước khắc phục khó khăn vượt qua giai đoạn suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, việc quán triệt và thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở một số bộ, ngành, địa phương chưa sâu sắc, chưa đầy đủ; nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ quốc phòng chưa cao; mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác của một số cơ quan, ban, ngành các cấp chưa chặt chẽ; tổ chức thực hiện một số nội dung của công tác quốc phòng chưa đạt hiệu quả thiết thực. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng công tác quốc phòng năm 2009.
Năm 2010, tình hình thế giới, khu vực có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ có chiều hướng gia tăng. Ở trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cài cắm, móc nối với các phần tử cơ hội nhằm kích động, xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, nói xấu chia rẽ nội bộ; đồng thời tiếp tục sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” kích động gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hòng chống phá Đại hội Đảng các cấp. Tình hình khí hậu, thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Để thực hiện tốt công tác quốc phòng năm 2010, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
Điều 1. Quán triệt thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng.
1. Chỉ đạo quán triệt, thực hiện tốt nhiệm vụ “Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định; nhất là những mục tiêu, quan điểm về “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”; nắm vững, thực hiện tốt phương châm chỉ đạo, các nhiệm vụ cơ bản và một số giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng, trọng tâm là: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới, Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/2/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng Dự bị động viên trong tình hình mới; Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về lực lượng Dự bị động viên và các Nghị định của Chính phủ về công tác quốc phòng, động viên quốc phòng, xây dựng hoạt động của khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
3. Ban hành đồng bộ, thống nhất các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp để triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật Dân quân tự vệ khi có hiệu lực thi hành; đồng thời chủ động nghiên cứu, triển khai xây dựng Pháp lệnh công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương.
Điều 2. Công tác giáo dục quốc phòng – an ninh
1. Kịp thời củng cố, kiện toàn, bảo đảm cơ cấu, thành phần và duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Giáo dục Quốc phòng – an ninh các cấp.
2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng; trọng tâm là đối tượng 2 thuộc các bộ, ngành Trung ương, đồng thời đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đội ngũ cán bộ đối tượng 3, 4, 5, chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo và các đối tượng khác. Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng từ Trung ương đến cơ sở; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh theo tiêu chuẩn các chức vụ tương ứng; chú trọng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đội ngũ phóng viên, báo, đài, người quản lý các doanh nghiệp và một số đối tượng khác.
3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện môn học giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh, sinh viên trong hệ thống trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, các học viện, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục quốc phòng theo đúng chương trình quy định. Tích cực đưa chương trình môn giáo dục quốc phòng – an ninh thí điểm tại các trường tôn giáo cơ sở để bổ sung các chính sách của môn học sau này. Triển khai đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Tiếp tục giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, các quan điểm tư tưởng của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng toàn dân.
5. Chỉ đạo thực hiện tốt việc quán triệt, triển khai xây dựng các Trung tâm GDQP-AN theo Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 20/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kịp thời, hiệu quả thiết thực.
Điều 3. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và thực hiện công tác động viên, tuyển chọn thanh niên nhập ngũ
1. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh; tập trung rà soát, củng cố lực lượng Dân quân tự vệ bảo đảm số lượng, có chất lượng tốt, nhất là quy mô, hình thức tổ chức và số, chất lượng lực lượng Tự vệ trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Dân quân tự vệ; tiến hành kiểm tra, rà soát, sắp xếp, biên chế lực lượng Dự bị động viên theo đúng quy định, bảo đảm lực lượng vũ trang địa phương có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
2. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương các cấp vững mạnh toàn diện; thường xuyên củng cố, kịp thời kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả làm tham mưu và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ; chú trọng nâng cao chất lượng chính trị, hiệu quả huấn luyện hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ phòng không, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ trên biển, Dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu theo Chỉ thị số 45/2006/CT-BQP ngày 14/3/2006 và Chỉ thị số 04/2007/CT-BQP ngày 26/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi nhập ngũ, công dân trong độ tuổi tham gia Dân quân tự vệ; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân làm nghĩa vụ Dân quân tự vệ đủ chỉ tiêu, đúng chất lượng; đăng ký, quản lý chặt chẽ nguồn động viên.
5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quân sự, quốc phòng cho đội ngũ cán bộ quân sự ở các cấp, các ngành; coi trọng việc tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, Ban Chỉ huy quân sự các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo thực hiện tốt việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở cho đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã; bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo đạt hiệu quả cao.
Thực hiện tốt phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực và chất lượng” cho lực lượng vũ trang địa phương. Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng bộ đội địa phương, Dự bị động viên, Dân quân tự vệ đúng thời gian, nội dung sát thực, nâng cao chất lượng huấn luyện, hiệu quả sát thực tế, an toàn và tiết kiệm;
6. Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, đặc biệt là lực lượng Dân quân tự vệ trên các địa bàn trọng điểm, xung yếu, vùng biên giới, biển, đảo; phối hợp chặt chẽ với Công an, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo và an ninh trật tự ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác để tham gia bảo vệ an toàn trước, trong, sau Đại hội Đảng các cấp; những ngày lễ, tết và thời gian diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của đất nước trong năm 2010. Tích cực luyện tập, diễn tập các phương án chiến đấu, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn để kịp thời xử trí khi có tình huống xảy ra.
7. Thực hiện tốt công tác khoa học công nghệ và tổng kết lịch sử Ngành Dân quân tự vệ. Tuyên truyền, giáo dục và tổ chức trọng thể lễ Kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ (28/3/1935 – 28/3/2010) đạt hiệu quả thiết thực.
Điều 4. Kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ
1. Bộ Tư lệnh các quân khu phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương và các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị và Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về Khu vực phòng thủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc Ngành tham gia xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện xây dựng Kế hoạch bảo đảm nhu cầu năm đầu chiến tranh (Kế hoạch B) theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần chú trọng kết hợp chặt chẽ với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
3. Kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung quyết tâm chiến đấu, kế hoạch tác chiến phòng thủ cho sát với tình hình, nhiệm vụ; bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng Dự bị động viên; kế hoạch động viên công nghiệp và kế hoạch dự trữ vật tư, trang thiết bị cho xử trí các tình huống.
4. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng phối hợp với các bộ, ngành, các quân khu hướng dẫn thống nhất việc triển khai xây dựng hệ thống kế hoạch B đối với các Bộ, ngành ở Trung ương, các sở, ban, ngành ở địa phương và tiếp tục quán triệt triển khai xây dựng kế hoạch động viên quốc phòng theo Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ.
Điều 5. Quản lý nhà nước về quốc phòng
1. Chỉ đạo, thực hiện tốt việc tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN (2001-2010) ở cấp tỉnh, quân khu, bộ, ngành Trung ương và giúp Hội đồng GDQP-AN Trung ương, Chính phủ hoàn thành việc tổ chức Hội nghị tổng kết trong năm 2010.
2. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương.
3. Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng theo địa bàn và theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, thống nhất những nội dung, chủ trương, biện pháp để thực hiện tốt công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương năm 2010.
4. Thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BQP ngày 06/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Tổ chức thanh tra việc thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng địa phương theo kế hoạch được phê duyệt; thực hiện kiểm tra kết quả thực hiện công tác quốc phòng, quân sự đối với Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; kiểm tra toàn diện công tác quốc phòng địa phương đối với tỉnh Bắc Giang/QK1 và tỉnh Nghệ An/QK4; Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra công tác quốc phòng, quân sự ở một số bộ, ngành Trung ương. Thực hiện tốt việc kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng – an ninh theo kế hoạch của Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương.
6. Các quân khu, các bộ, ngành, địa phương chủ động xác định kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp; kịp thời tổng hợp kết quả báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng – Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng Tham mưu).
Điều 6. Bảo đảm ngân sách
1. Thực hiện tốt việc lập dự toán, thực hiện và thanh quyết toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng của bộ, ngành, địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; bảo đảm ngân sách kịp thời theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với các lực lượng tham gia công tác quốc phòng theo các quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, quân khu, Ban Chỉ huy quân sự các bộ, ngành Trung ương và cơ quan quân sự địa phương các cấp cần tích cực, chủ động làm tham mưu cho lãnh đạo để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, thực hiện và thanh quyết toán ngân sách trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương bảo đảm đúng nguyên tắc, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả cao.
Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Các bộ, ngành, các quân khu, địa phương, cơ quan quân sự các cấp cần kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản về công tác quốc phòng, quân sự để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện ở cấp mình và báo cáo kết quả về Bộ Quốc phòng để tổng hợp báo cáo Chính phủ theo quy định.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VPTW Đảng, VPCT nước, VPCP (03b);
- Các đ/c Thứ trưởng BQP (06b);
- BTTM, TCCT và các Tổng cục thuộc BQP (06b);
- Các bộ, ngành TW (56b);
- BTL các QK, QC, BC, QĐ, BP, BTLTĐ Hà Nội (21b);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ (63b);
- C50, C51, C55, C56, C63, C69, C23, C54, C41, C64 (08b);
- C57 (05b);
- Lưu VT, PC, NC (Ta 168b).
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Phùng Quang Thanh | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "11/11/2009",
"sign_number": "108/2009/TT-BQP",
"signer": "Phùng Quang Thanh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-424-KH-UBND-2017-ho-tro-Chung-suc-xay-dung-nong-thon-moi-quan-Phu-Nhuan-Ho-Chi-Minh-540668.aspx | Kế hoạch 424/KH-UBND 2017 hỗ trợ Chung sức xây dựng nông thôn mới quận Phú Nhuận Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 424/KH-UBND
Phú Nhuận, ngày 09 tháng 5 năm 2017
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ, PHỐI HỢP “CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ, GIAI ĐOẠN 2017 - 2019
Căn cứ Thông báo số 316-TB/TU ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương hỗ trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Công văn số 304-CV/QU ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Quận ủy về tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương hỗ trợ cho các xã nông thôn mới;
Căn cứ Kế hoạch 7693/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ các nội dung trong Chương trình hỗ trợ, hợp tác do Ban chỉ đạo Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện ủy Cần Giờ đề xuất với Thành ủy và điều kiện, khả năng thực tế của quận;
Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong Lễ ký kết hỗ trợ, phối hợp “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn liền với giảm nghèo bền vững của Ban chỉ đạo huyện ủy Cần Giờ với quận Phú Nhuận ngày 05 tháng 5 năm 2017;
Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận xây dựng Kế hoạch hỗ trợ phối hợp “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, giai đoạn 2017 - 2019 như sau:
I. TỔNG QUAN XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ:
Xã Thạnh An là xã đảo của huyện Cần Giờ, toàn xã hiện có 1218 hộ/4508 nhân khẩu, địa bàn xã được chia thành 03 ấp (gồm: Thạnh Hòa, Thạnh Bình, Thiềng Liềng). Trong những năm gần đây, xã Thạnh An có nhiều thay đổi do có các công trình hạ tầng đã được đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp, các điểm dân cư được hình thành, phát triển qua nhiều thế hệ với hình thái phân bố mang đậm nét đặc trưng của vùng ven biển.
Hiện nay, trên địa bàn xã có 84 căn nhà tạm, nhà không đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, trong đó có 26 căn cần sửa chữa và 58 căn cần xây dựng mới.
Về đời sống kinh tế - vật chất: Thu nhập bình quân đầu người khoảng 37,015 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chí 21 triệu đồng/người/năm) là 518/1217 hộ (chiếm tỷ lệ 42,56%/ tổng số hộ), số lao động trong độ tuổi khoảng 2083 người, chiếm 46,2% dân số toàn xã.
Về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới): Hiện xã Thạnh An đã đạt được các tiêu chí gồm: tiêu chí 4 (Điện), tiêu chí 7 (cơ sở hạ tầng thương mại, nông thôn), tiêu chí 8 (Thông tin và truyền thông), tiêu chí 16 (Văn hóa), tiêu chí 19 (Quốc phòng và an ninh). Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể của xã phấn đấu đến cuối năm 2017 đạt thêm 3 tiêu chí (các tiêu chí: 12,14,18), cuối năm 2018 đạt thêm 4 tiêu chí (tiêu chí 1,5,13,15), cuối năm 2019 đạt 5 tiêu chí (tiêu chí 2,3,6,9,17), cuối năm 2020 đạt 2 tiêu chí (tiêu chí 10,11) hoàn thành đạt 19/19 tiêu chí.
Nhu cầu thiết yếu hiện nay mà xã cần đề nghị được quận hỗ trợ là xây dựng, sửa chữa nhà, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ giới thiệu để tiêu thụ sản phẩm mắm tôm chua, cá cơm, muối tôm, cá và hỗ trợ sản xuất muối trải bạt trong khu vực đê bao đồng muối Thiềng Liềng 80 ha theo quy hoạch của Thành phố, đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh về muối, chế biến, du lịch....
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Hỗ trợ xã Thạnh An, huyện Cần Giờ phấn đấu đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới) góp phần chăm lo tốt cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân và giúp địa phương có điều kiện phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị được giữ vững.
Phát huy nguồn lực xã hội hóa và sự chung tay góp sức của các cơ quan, ban ngành đoàn thể thuộc quận, Ủy ban nhân dân 15 phường và nhân dân trên địa bàn quận Phú Nhuận cùng nhau chung sức thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới gắn liền với giảm nghèo bền vững tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
III. NỘI DUNG HỖ TRỢ:
1. Giao thông nông thôn:
- Nâng cấp đường, hẻm Miễu Bà, tổ 16, ấp Thạnh Hòa, kinh phí 70 triệu đồng, (dự kiến thực hiện năm 2017). Nâng cấp đường, hẻm Miễu Bà, tổ 20, ấp Thạnh Hòa, kinh phí 45 triệu đồng, (dự kiến thực hiện năm 2018). Nâng cấp đường, hẻm Miễu Bà, tổ 15, ấp Thạnh Hòa, kinh phí 40 triệu đồng, (dự kiến thực hiện năm 2019).
+ Dự trù tổng kinh phí là 155 triệu đồng, thực hiện trong 03 năm từ 2017-2019.
2. Nhà ở:
- Xây mới: 20 căn nhà với tổng số tiền là 1,0 tỷ đồng (trị giá: 50 triệu đồng/căn) thực hiện trong 03 năm từ 2017- 2019.
- Sửa chữa nhà: 08 căn nhà với tổng kinh phí là 280 triệu đồng (trị giá: 35 triệu đồng/căn) thực hiện trong 03 năm từ 2017- 2019.
3. Phát triển kinh tế - tổ chức sản xuất:
- Hỗ trợ tiếp nhận lao động, giải quyết việc làm (lao động nông thôn và lao động có tay nghề), phấn đấu hỗ trợ giới thiệu hoặc tiếp nhận 200 lao động trên địa bàn huyện Cần Giờ nói chung và xã Thạnh An nói riêng.
- Hỗ trợ cho hộ nghèo để có thu nhập tại chỗ (gia công may mặc, tiểu thủ công nghiệp..) hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm đạt chuẩn An toàn thực phẩm như mắm tôm chua, cá cơm, muối tôm, cá khô).
Tổng kinh phí thực hiện và hỗ trợ: 1,435 tỷ đồng bao gồm: nâng cấp 03 tuyến hẻm của ấp, xây dựng mới 20 căn nhà, sửa chữa 08 căn nhà; hỗ trợ giới thiệu hoặc tiếp nhận 200 lao động, hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm mắm tôm chua, cá cơm, muối tôm, cá khô (nếu đáp ứng theo điều kiện quy định) trong thời gian 3 năm từ 2017-2019.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập Tổ công tác phối hợp xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2019 (sau đây gọi tắt là Tổ Công tác):
- Ông Võ Thành Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Tổ trưởng;
- Bà Đặng Thị Lý- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, tổ phó;
- Ông Nguyễn Tấn Trọng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Tổ phó;
Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo: Văn phòng Quận ủy, Hội Cựu Chiến binh quận, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, Quận đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Kinh tế, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Định kỳ hàng quý, Tổ công tác quận tổ chức họp giao ban rà soát, chuẩn bị từng nội dung hoạt động cụ thể trong quý, các thành viên trong tổ đăng ký nội dung theo khả năng và điều kiện của mình để hỗ trợ xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, đồng thời báo cáo tiến độ đã thực hiện về Ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Phương thức thực hiện:
Vận động các nguồn lực xã hội, huy động sự tham gia của tất cả các ban ngành, đoàn thể thuộc quận, Ủy ban nhân dân 15 phường; các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng tham gia hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, với nội dung và thời gian như sau:
2.1 Hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở; đường, hẻm giao thông nông thôn:
STT
Đơn vị
Số tiền hỗ trợ
Thời gian thực hiện
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
1
Ủy ban MTTQVN quận
Trích Quỹ xã hội quận hỗ trợ: 600 triệu đồng/ trong 3 năm.
200 triệu đồng
200 triệu đồng
200 triệu đồng
2
Hội Chữ Thập đỏ quận
Vận động hội viên, nhà hảo tâm đóng góp 150 triệu đồng trong 3 năm, tương đương xây dựng 3 căn nhà.
50 triệu đồng
50 triệu đồng
50 triệu đồng
3
Phòng Kinh tế, Hội Doanh nghiệp quận
Vận động các doanh nghiệp hỗ trợ đóng góp 300 triệu đồng trong 3 năm.
100 triệu đồng
100 triệu đồng
100 triệu đồng
4
UBND các phường (trừ phường 13,17)
Vận động ủng hộ 10 triệu đồng/năm/phường trong 03 năm là 390 triệu đồng.
130 triệu đồng
130 triệu đồng
130 triệu đồng
Tổng cộng kinh phí hỗ trợ:
1,440 tỷ đồng/ 3 năm
480 triệu đồng
480 triệu đồng
480 triệu đồng
2.2 Hỗ trợ phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất:
Liên kết với các hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ, hộ kinh doanh, cửa hàng bán lẻ để hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm mắm tôm chua, cá cơm, muối tôm, cá khô của xã (với điều kiện đã đăng ký thương hiệu, đảm bảo chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm), hoặc giới thiệu cho thuê giá ưu đãi, hỗ trợ các điểm kinh doanh trống tại các chợ để giới thiệu sản phẩm trên. (Trách nhiệm Trưởng phòng Kinh tế, Hội Doanh nghiệp quận, các Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ).
Đề nghị Công ty May, da xuất khẩu 30/4 tiếp nhận lao động nhàn rỗi (số thực tế) của xã Thạnh An sang đào tạo nghề tại xưởng may ở Cần Thạnh, dự kiến thời gian đào tạo dự kiến 30 ngày, bố trí chỗ ở. Đề nghị UBND huyện hỗ trợ miễn phí vé đò, chiều về sớm cho các lao động. Khi có nguồn hàng ổn định, Công ty sẽ tạo điều kiện tiếp nhận giải quyết việc làm tại xưởng hoặc cho mượn máy may để các lao động đã qua đào tạo về hướng dẫn cho các lao động khác tại xã gia công tại nhà các sản phẩm của công ty. (Trách nhiệm Trưởng phòng Kinh tế).
2.3 Thời gian tổ chức thực hiện:
Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Đảng ủy-UBND xã Thạnh An thống nhất thời gian và nội dung tổ chức lễ ký kết, dự kiến tổ chức trong tháng 5/2017 (thời gian, địa điểm cụ thể sẽ thông báo sau).
Hàng năm, tổ công tác sẽ tham mưu Quận ủy-HĐND-UBND-UB.MTTQVN quận tổ chức đoàn đến thăm hỏi, hỗ trợ cho xã Thạnh An 02 đợt ( thời điểm, đợt 1: tháng 6-7, đợt 2: dịp trước Tết Nguyên đán) với tinh thần tập trung tất cả các nguồn lực chăm lo trong toàn quận, tránh tự phát, phân tán.
3. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc quận và Ủy ban nhân dân 15 phường tùy điều kiện của mình, chủ động đăng ký tham gia trong 02 đợt mà Quận tổ chức đi thăm; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân quận để tổng hợp báo cáo cho thành phố.
4. Giao Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin, Bản tin Phú Nhuận tham mưu Ủy ban nhân dân quận tuyên truyền với nhiều hình thức trực quan để người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức đồng thuận hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2019.
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ, phối hợp “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2017-2019, đề nghị các đơn vị có liên quan thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra./.
Nơi nhận:
- BCĐ của Thành ủy về CTXDNTM; (để báo cáo)
- TT/QU (BT, PBT/TT);
- TT/UBND quận (CT, các PCT);
- VP/QU;
- UBMTTQVN quận;
- Các tổ chức CT-XH thuộc quận;
- Các phòng ban, đơn vị thuộc quận;
- Hội CTĐ quận;
- Đảng ủy -UBND 15 phường;
- BLĐ Công ty May, da xuất khẩu 30/4;
- HTX Phú Thịnh, Phú Hưng, Phú Lộc;
- VP/HĐND và UBND quận (CVP, đ/c Trọng - P/CVP);
- Lưu: VT. TH (Q)./.
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Thành Minh | {
"issuing_agency": "Quận Phú Nhuận",
"promulgation_date": "09/05/2017",
"sign_number": "424/KH-UBND",
"signer": "Võ Thành Minh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ke-hoach-120-KH-UBND-2023-hai-long-cua-nguoi-dan-to-chuc-doi-voi-dich-vu-cong-Ha-Noi-585772.aspx | Kế hoạch 120/KH-UBND 2023 hài lòng của người dân tổ chức đối với dịch vụ công Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 120/KH-UBND
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2023
KẾ HOẠCH
KHẢO SÁT, ĐO LƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỊCH VỤ CÔNG: CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT; CẤP PHÉP XÂY DỰNG; DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG; DỊCH VỤ GIÁO DỤC CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2023
Thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 11/6/2021 của UBND Thành phố về cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công (SIPAS) giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội (Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 11/6/2021); Quyết định 280/QĐ-UBND , ngày 11/01/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch khảo sát, đo lường và nghiên cứu, phân tích sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cấp phép xây dựng; Dịch vụ y tế công; Dịch vụ giáo dục công trên địa bàn Hà Nội năm 2023, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2023 tại Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 11/6/2021;
- Thông qua kết quả đo lường sự hài lòng để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức, nghiên cứu, phân tích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp phép xây dựng; Dịch vụ y tế công; Dịch vụ giáo dục công trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo;
- Mức độ hài lòng được công bố, thông tin kịp thời, đầy đủ tới các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ thuộc Thành phố và được các cơ quan, đơn vị sử dụng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tuân thủ đúng kế hoạch, phương pháp, nguồn lực được phân bổ; tiết kiệm và đạt kết quả, mục tiêu đề ra;
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đa dạng, phù hợp với thực tế của đơn vị, đối tượng khảo sát;
- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai;
- Quá trình triển khai được giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo kết quả các hoạt động chính xác, khách quan, có chất lượng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng khảo sát
- Đối với lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép xây dựng: Cá nhân, người đại diện tổ chức trực tiếp thực hiện giao dịch và đã nhận kết quả tại các cơ quan, đơn vị được khảo sát từ ngày 01/01/2023 đến thời điểm khảo sát.
- Đối với dịch vụ y tế công, giáo dục công: Người dân đã trực tiếp trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục từ ngày 01/01/2023 đến thời điểm khảo sát.
2. Phạm vi, thời gian khảo sát
a) Phạm vi khảo sát:
- Việc khảo sát được tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Địa điểm khảo sát:
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khảo sát tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và các Chi nhánh đặt trên các quận, huyện, thị xã của Thành phố.
+ Cấp phép xây dựng (kể cả "cấp phép xây dựng có thời hạn"): Khảo sát tại Bộ phận Một cửa của Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố.
+ Dịch vụ giáo dục công: Khảo sát tại các cơ sở giáo dục công lập của Thành phố.
+ Dịch y tế công: Khảo sát tại các cơ sở y tế công lập của Thành phố.
b) Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ tháng 4/2023 và tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2023.
III. PHIẾU KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT
1. Mẫu phiếu khảo sát
Căn cứ Mẫu phiếu tại Phụ lục 5 kèm theo Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 11/6/2021 của UBND Thành phố, xây dựng Mẫu phiếu khảo sát đảm bảo phù hợp với từng lĩnh vực, dịch vụ công và đối tượng được khảo sát.
2. Cỡ mẫu khảo sát
Số lượng phiếu khảo sát trực tiếp năm 2023 đối với 04 dịch vụ công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp phép xây dựng; Dịch vụ y tế công; Dịch vụ giáo dục công là: 12.900 phiếu.
(Phân bổ phiếu chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
3. Phương án khảo sát
Kết hợp khảo sát trực tuyến và khảo sát trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (gọi tắt là bộ phận một cửa) của các đơn vị và khảo sát trực tiếp tại các cơ sở y tế công, giáo dục công của Thành phố, cụ thể:
3.1. Khảo sát trực tiếp
- Khảo sát tại bộ phận một cửa: Trên cơ sở mẫu phiếu và cơ mẫu đã được xác định, điều tra viên của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức sau khi hoàn thành giao dịch, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa.
- Khảo sát tại các cơ sở y tế công, giáo dục công: Trên cơ sở mẫu phiếu, cỡ mẫu và địa điểm đã được xác định, các điều tra viên tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp người dân bằng phiếu hỏi thông qua trải nghiệm, sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế công, giáo dục công của Thành phố. Đề nghị các Đơn vị được khảo sát phối hợp, tạo điều kiện cho các điều tra viên trong thời gian tiến hành khảo sát.
3.2. Khảo sát trực tuyến
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phát triển "Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân" (tại địa chỉ: https://form.gov.vn do Bộ Thông tin và Truyền thông là Cơ quan chủ quản) triển khai khảo sát trực tuyến bằng phiếu hỏi đối với người dân đã trải nghiệm, sử dụng và cảm nhận về chất lượng cung ứng dịch vụ công của Đơn vị được khảo sát.
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
TT
Nội dung
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian
1
Xây dựng và ban hành Phương án điều tra, khảo sát
Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội
Sở Nội vụ
Ngay sau khi Thành phố ban hành Kế hoạch
2
Tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai phương án khảo sát; Hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát cho các điều tra viên
Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội
- Sở Nội vụ
- UBND các quận, huyện, thị xã
Trước ngày 15/4/2023
3
Tổ chức khảo sát trực tiếp
Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội
- Sở Nội vụ
- UBND các quận, huyện
- Các điều tra viên
Từ tháng 5/2023 đến tháng 12/2023
4
Tổ chức khảo sát trực tuyến
Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Nội vụ
- UBND các quận, huyện
- Các chuyên gia
Từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023
5
Xây dựng phần mềm tin học để nhập thông tin và xử lý, tổng hợp số liệu, dữ liệu khảo sát đối với từng lĩnh vực; nhập thông tin, số liệu dữ liệu từng phiếu khảo sát.
Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội
Các chuyên gia, cộng tác viên
Từ tháng 5/2023 đến tháng 12/2023
6
Xây dựng các Báo cáo gồm:
- 05 Báo cáo điều tra, khảo sát sau khi xử lý số liệu.
- 05 Báo cáo nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả đo lường mức độ hài lòng (04 báo cáo theo lĩnh vực; 01 báo cáo tổng hợp).
- 01 Báo báo nghiên cứu, đề xuất cải thiện, nâng cao Chỉ số hài lòng năm 2023 đối với các dịch vụ công, trình UBND Thành phố.
Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội
- Sở Nội vụ
- Các chuyên gia
Tháng 12/2023
V. KINH PHÍ NHIỆM VỤ
- Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Thành phố để thực hiện công tác CCHC đã được giao cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội tại Quyết định số 4969/QĐ-UBND , ngày 10/12/2022 của UBND Thành phố về giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của thành phố Hà Nội.
- Chế độ chi triển khai công tác nghiên cứu, xây dựng các báo cáo được thực hiện theo Nghị quyết số 10/2019/NQ-HĐND , ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố (đối với 04 Báo cáo nghiên cứu đánh giá, phân tích; 01 Báo cáo Tổng hợp; 01 Báo cáo nghiên cứu, đề xuất) và Thông tư số 26/2019/TT-BTC ngày 10/5/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác CCHC và Thông tư số 33/2022/TT-BTC ngày 09/6/2022 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BTC ngày 10/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác CCHC nhà nước (đối với nội dung phục vụ công tác khảo sát và chi khác thuộc nhiệm vụ) xác định trên cơ sở Dự toán kinh phí nhiệm vụ được phê duyệt.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
- Chủ trì triển khai Kế hoạch nghiên cứu, phân tích, đánh giá và khảo sát, đo lường theo yêu cầu, tiến độ đề ra.
- Tổng hợp, phân tích dữ liệu điều tra xã hội học; Xây dựng các báo cáo nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả đo lường chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với 04 dịch vụ công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép xây dựng; Dịch vụ y tế công; Dịch vụ giáo dục công và báo cáo tổng hợp chung.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ xây dựng báo cáo kết quả khảo sát, đo lường chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công năm 2023, trình UBND Thành phố.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đảm bảo việc triển khai khảo sát lấy ý kiến sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đúng yêu cầu, tiến độ.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích các dịch vụ, yếu tố có chỉ số hài lòng thấp, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ có biện pháp khắc phục để nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức trong những năm tiếp theo.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phát triển "Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân" (tại địa chỉ: https://form.gov.vn do Bộ Thông tin và Truyền thông là Cơ quan chủ quản) triển khai khảo sát trực tuyến bằng phiếu hỏi đối với người dân đã trải nghiệm, sử dụng và cảm nhận về chất lượng cung ứng dịch vụ công của Đơn vị được khảo sát.
4. Sở Tài chính
Hướng dẫn Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội xây dựng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định.
5. Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; UBND các quận, huyện, thị xã; Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố; Các cơ sở y tế công, giáo dục công trên địa bàn Thành phố
- Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các cơ quan đơn vị có liên quan, đảm bảo việc nghiên cứu, khảo sát đạt kết quả tốt.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ công sự nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các điều tra viên trong quá trình nghiên cứu, khảo sát.
Trên đây là Kế hoạch khảo sát, đo lường và nghiên cứu, phân tích sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp phép xây dựng; Dịch vụ y tế công; Dịch vụ giáo dục công trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về UBND Thành phố (qua Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở và cơ quan tương đương Sở (danh sách tại Phụ lục);
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP C.N. Trang, các phòng: NC, KT, KGVX, HCTH;
- Lưu: VT, NC, VNC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
PHỤ LỤC
PHÂN BỔ PHIẾU KHẢO SÁT TRỰC TIẾP CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 14/4/2023 của UBND Thành phố)
TT
ĐƠN VỊ
DỊCH VỤ CÔNG
Tổng số phiếu
Chứng nhận quyền sử dụng đất
(Phiếu)
Cấp phép xây dựng
(Phiếu)
Y tế công
(Phiếu)
Giáo dục công
(Phiếu)
1
Sở Xây dựng
100
100
2
Văn phòng Đăng ký đất đai
500
500
3
Quận Ba Đình
50
50
100
220
420
4
Quận Bắc Từ Liêm
50
50
100
220
420
5
Quận Cầu Giấy
50
50
100
220
420
6
Quận Đống Đa
50
50
100
220
420
7
Quận Hà Đông
50
50
100
220
420
8
Quận Hoàn Kiếm
50
50
100
220
420
9
Quận Hai Bà Trưng
50
50
100
220
420
10
Quận Hoàng Mai
50
50
100
220
420
11
Quận Long Biên
50
50
100
220
420
12
Quận Nam Từ Liêm
50
50
100
220
420
13
Quận Tây Hồ
50
50
100
220
420
14
Quận Thanh Xuân
50
50
100
220
420
15
Thị xã Sơn Tây
50
40
100
220
410
16
Huyện Ba Vì
50
30
100
220
400
17
Huyện Chương Mỹ
50
30
100
220
400
18
Huyện Đan Phượng
50
40
100
220
410
19
Huyện Đông Anh
50
40
100
220
410
20
Huyện Gia Lâm
50
40
100
220
410
21
Huyện Hoài Đức
50
40
100
220
410
22
Huyện Mê Linh
50
30
100
220
400
23
Huyện Mỹ Đức
50
30
100
220
400
24
Huyện Phú Xuyên
50
30
100
220
400
25
Huyện Phúc Thọ
50
30
100
220
400
26
Huyện Quốc Oai
50
30
100
220
400
27
Huyện Sóc Sơn
50
30
100
220
400
28
Huyện Thạch Thất
50
30
100
220
400
29
Huyện Thanh Oai
50
30
100
220
400
30
Huyện Thanh Trì
50
40
100
220
410
31
Huyện Thường Tín
50
30
100
220
400
32
Huyện Ứng Hòa
50
30
100
220
400
TỔNG CỘNG
2.000
1.300
3.000
6.600
12.900 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "14/04/2023",
"sign_number": "120/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-08-2013-TT-NHNN-lai-suat-toi-da-doi-voi-tien-gui-bang-dong-Viet-Nam-178713.aspx | Thông tư 08/2013/TT-NHNN lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
Số: 08/2013/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH LÃI SUẤT TỐI ĐA ĐỐI VỚI TIỀN GỬI BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
Điều 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức như sau:
1. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm.
2. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm: riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8%/năm.
3. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
4. Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định tại Điều 1 Thông tư này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
Điều 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2013 và thay thế Thông tư số 32/2012/TT-NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định tại Thông tư này.
4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ CSTT, PC.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "25/03/2013",
"sign_number": "08/2013/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Đồng Tiến",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-103-2016-TT-BQP-quy-dinh-kham-benh-chua-benh-nhan-dao-co-so-kham-chua-benh-320185.aspx | Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo cơ sở khám chữa bệnh mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 103/2016/TT-BQP
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quân y,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về hình thức, Điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là KBCB) và cơ sở KBCB quân - dân y thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (sau đây viết tắt là KBCBNĐ).
2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế về KBCBNĐ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với người hành nghề KBCB, các cơ sở KBCB và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến KBCBNĐ trong Bộ Quốc phòng.
2. Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp KBCB trong các tình huống khi có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động KBCB và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh.
2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là đoàn do các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức hoặc chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tổ chức hoạt động KBCBNĐ.
Điều 4. Điều kiện, hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong Bộ Quốc phòng
1. Các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng tham gia KBCBNĐ phải có đủ các Điều kiện sau:
a) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động KBCB (sau đây viết tắt là GPHĐ);
b) Phải đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Thông tư này.
2. Các hình thức tổ chức KBCBNĐ:
a) Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng do cơ sở KBCB tự tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài để KBCBNĐ (sau đây gọi tắt là Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB);
b) Đoàn KBCBNĐ lưu động do các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng tự tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài để KBCBNĐ (sau đây gọi tắt là Đoàn KBCBNĐ lưu động).
Chương II
ĐIỀU KIỆN; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC; THẨM QUYỀN CHO PHÉP KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
Điều 5. Điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài (bao gồm cả phiên dịch viên trong trường hợp có sử dụng phiên dịch viên) phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Hoạt động KBCBNĐ phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Chỉ tham gia KBCB vì Mục đích nhân đạo; không tuyên truyền, quảng cáo dưới mọi hình thức hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào có nội dung ngoài phạm vi hoạt động chuyên môn KBCBNĐ được phép thực hiện.
3. Nguồn tài chính KBCB hợp pháp theo quy định của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
4. Nhân sự tham gia không bị giới hạn bởi các quy định về chính trị và các vấn đề liên quan khác theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:
a) Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là CCHN) do Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định của pháp luật về KBCB hoặc có CCHN được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật KBCB;
b) Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có CCHN do Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định của pháp luật về KBCB hoặc có CCHN được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật KBCB nếu thực hiện KBCB bằng y học cổ truyền.
6. Các thành viên khác trực tiếp tham gia KBCB phải có CCHN. Trường hợp là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có CCHN do Bộ Y tế cấp hoặc có CCHN được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật KBCB.
7. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp KBCB cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch theo quy định tại Điều 23 Luật KBCB.
8. Được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 6. Điều kiện đối với Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Đối với Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng, cơ sở KBCB đó phải có GPHĐ;
b) Đối với Đoàn KBCBNĐ lưu động, địa Điểm tổ chức thực hiện hoạt động KBCBNĐ phải đáp ứng các Điều kiện sau:
- Có nơi đón tiếp, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng cấp cứu, buồng lưu người bệnh; trường hợp thực hiện tiểu phẫu phải có buồng tiểu phẫu;
- Đáp ứng các Điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Bảo đảm đủ điện, nước và các Điều kiện khác phục vụ KBCBNĐ.
2. Điều kiện về nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Đoàn KBCBNĐ phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau:
- Là bác sỹ có CCHN do Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định của pháp luật về KBCB với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong CCHN phù hợp với danh Mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và có thời gian hành nghề KBCB ít nhất là 36 tháng kể từ ngày được cấp CCHN hoặc được thủ trưởng cơ sở KBCB xác nhận đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật ít nhất 36 tháng;
- Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có CCHN do Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định của pháp luật về KBCB nếu thực hiện KBCBNĐ bằng y học cổ truyền.
b) Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia KBCB phải có CCHN. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia KBCB nhưng không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật về KBCB thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;
c) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc, người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ, y sỹ có CCHN;
d) Cá nhân thuộc các tổ chức trong nước, nước ngoài tham gia Đoàn KBCBNĐ ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này, phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký KBCBNĐ;
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để KBCBNĐ phải thuộc danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cho phép;
b) Trường hợp thực hiện phẫu thuật tại cơ sở KBCB lưu động như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện chuyên dụng di động khác phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở KBCB tại địa phương (quân y hoặc dân y) để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
5. Trường hợp Đoàn KBCBNĐ thực hiện KBCB tại cơ sở KBCB phải được cơ sở KBCB đó đồng ý bằng văn bản.
6. Trường hợp Đoàn KBCBNĐ thực hiện KBCB tại địa Điểm khác ngoài cơ sở KBCB phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu địa Điểm nơi thực hiện KBCBNĐ đồng ý bằng văn bản.
7. Có văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động KBCBNĐ.
Điều 7. Trình tự, thủ tục cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Hồ sơ đề nghị cho phép KBCBNĐ:
a) Đơn đề nghị cho phép KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ tư pháp hoặc lý lịch (đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài);
c) Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với Đoàn KBCBNĐ;
d) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản sao có chứng thực CCHN của các thành viên tham gia Đoàn KBCBNĐ;
e) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia KBCB nhưng không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật về KBCB;
g) Kế hoạch KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Văn bản đồng ý của cơ sở KBCB đối với Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB hoặc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu địa Điểm dự kiến tổ chức hoạt động KBCBNĐ đối với Đoàn KBCBNĐ lưu động;
i) Văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động KBCBNĐ.
2. Trình tự thực hiện:
a) Đối với các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở KBCB thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng không có cơ quan quân y: Cơ sở KBCB gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Cục Quân y;
b) Đối với các cơ sở KBCB thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Cơ sở KBCB gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng, Ban Quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) phải có văn bản lấy ý kiến thẩm định (kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở KBCB) của các cơ quan:
- Cục Tài chính;
- Cục Bảo vệ an ninh Quân đội (trường hợp cơ sở KBCB là cơ quan, đơn vị thuộc diện trọng yếu, cơ mật; tổ chức, cá nhân phối hợp là nước ngoài) và Cục Đối ngoại (trường hợp tổ chức, cá nhân phối hợp là nước ngoài);
- Cục Tác chiến (trường hợp cơ sở KBCB là cơ quan, đơn vị thuộc diện trọng yếu, cơ mật, sẵn sàng chiến đấu).
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản gửi xin ý kiến thẩm định và hồ sơ kèm theo (đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam), Cục Tài chính, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Cục Đối ngoại và Cục Tác chiến có văn bản thẩm định gửi về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y); trường hợp thời gian gấp có thể trao đổi qua điện thoại quân sự, văn bản gửi sau;
đ) Trong trường hợp hồ sơ đề nghị chưa hoàn chỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho các cơ sở KBCB, nêu cụ thể những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
e) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của các cơ quan, Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) phải có văn bản đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng) có văn bản thông báo cho cơ sở KBCB thuộc quyền được hoặc không được phép KBCBNĐ.
4. Trường hợp KBCBNĐ theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, các cơ sở KBCB nộp hồ sơ theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và Điểm h Khoản 1 Điều này kèm theo bản sao văn bản giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) trước khi thực hiện KBCBNĐ.
Điều 8. Thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở KBCB thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không có cơ quan quân y.
2. Thủ trưởng các đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB thuộc thẩm quyền quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Cục Quân y/Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo và chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện KBCBNĐ trong phạm vi toàn quân.
2. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng; Cục Đối ngoại/Bộ Quốc phòng; Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu; Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện KBCBNĐ trong Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Phòng (Ban) Quân y các đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất giúp Thủ trưởng đơn vị cấp mình quản lý, chỉ đạo và chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện KBCBNĐ trong phạm vi thuộc quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Chỉ thực hiện KBCBNĐ khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
2. Khi cấp có thẩm quyền cho phép KBCBNĐ, cơ sở KBCB phải có văn bản thông báo đến Sở Y tế tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi tổ chức KBCBNĐ trước khi triển khai thực hiện.
3. Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán thuốc, trang thiết bị, dụng cụ và vật tư y tế tiêu hao phục vụ KBCBNĐ theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hỗ trợ nguồn tài chính nhưng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Kết thúc KBCBNĐ, các loại thuốc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế bàn giao lại cho địa phương hoặc cho cơ quan, đơn vị phải có biên bản thực hiện theo Mẫu 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc KBCBNĐ, các cơ sở KBCB phải gửi báo cáo kết quả hoạt động thực hiện theo Mẫu 4 và Mẫu 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) để tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Điều 11. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài phối hợp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng khi phối hợp thực hiện KBCBNĐ với các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cung cấp đầy đủ hồ sơ và tạo Điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Quốc phòng trong quá trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực hiện KBCBNĐ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2016.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Quốc phòng (qua Cục Quân y) để nghiên cứu, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trung tướng Trần Đơn
PHỤ LỤC
MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP, BÁO CÁO KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 103/2016/TT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mẫu 1
Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Mẫu 2
Danh sách thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Mẫu 3
Kế hoạch khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Mẫu 4
Báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Mẫu 5
Biên bản bàn giao thuốc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế
Mẫu 1. Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
... (Cơ quan chủ quản)....
...(Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (1))...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày…. tháng….. năm 201....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Kính gửi:
Cục Quân y - Bộ Quốc phòng.
(Phòng, Ban Quân y đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng);
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: .....................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số: ……………………… Ngày cấp: ........
………………………………… Nơi cấp: ..........................................................................
Điện thoại: …………………… Fax: ……………………….. E-mail: ....................................
Tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp:
- Tên (tổ chức); Họ và tên (cá nhân): .............................................................................
...................................................................................................................................
- Ngày thành lập (tổ chức); ngày, tháng, năm sinh (cá nhân): .........................................
- Địa chỉ trụ sở chính (tổ chức); chỗ ở hiện nay (cá nhân)(2): ...........................................
...................................................................................................................................
- Giấy phép thành lập (tổ chức); giấy CMND/hộ chiếu (cá nhân) số: ……………………… Ngày cấp: …………….Nơi cấp: ………………….
Điện thoại: ………………..…. Fax: ………… E-mail: ………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề (cá nhân) số: ………… Ngày cấp: ………….. Nơi cấp: ................
...................................................................................................................................
xin gửi kèm đơn này hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Bản sao có chứng thực giấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
2. Bản sao chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đối với cá nhân không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật của các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
3. Hồ sơ tư pháp của tổ chức hoặc lý lịch của cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia phối hợp;
4. Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
5. Bản kê khai các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
6. Văn bản đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu địa Điểm dự kiến tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
7. Văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến sẽ tổ chức.
Kính đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng xem xét và cho phép (3) ……………………… được tổ chức đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo./.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (4)
THỦ TRƯỞNG
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mẫu 2. Danh sách thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
... (Cơ quan chủ quản)....
...(Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (5) )...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày ….. tháng…. năm 201....
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
STT
Họ và tên
Số chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (của Việt Nam hoặc được Chính phủ Việt Nam thừa nhận)
Phạm vi hoạt động chuyên môn
Thời gian đăng ký tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Vị trí chuyên môn
1
2
….
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (6)
THỦ TRƯỞNG
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mẫu 3. Kế hoạch khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
... (Cơ quan chủ quản)....
...(Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (7))...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày…. tháng….. năm 201....
KẾ HOẠCH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
Phần I. Thông tin chung
1. Địa Điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (8): ............................................
...................................................................................................................................
2. Thời gian từ ngày….. tháng…. năm …. đến ngày…. tháng …. năm....
- Dự kiến số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: ………………..;
Trong đó: …………………………. người thuộc đối tượng chính sách (thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, cán bộ tiền khởi nghĩa, bà mẹ Việt Nam Anh hùng....);
………………….. người nghèo; người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn, dị tật bẩm sinh, người tàn tật, nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin...;
………….. các đối tượng khác (phục vụ cho nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nhân đạo...).
3. Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: .................
...................................................................................................................................
4. Nguồn kinh phí (9): ....................................................................................................
...................................................................................................................................
Phần II. Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật
1. Phạm vi hoạt động chuyên môn: ..............................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Danh Mục kỹ thuật:
STT
Thứ tự kỹ thuật theo danh Mục của Bộ Y tế
Tên kỹ thuật
Ghi chú
1
2
...
Phần III. Danh Mục thuốc và trang thiết bị y tế
1. Danh Mục thuốc:
STT
Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng)
Tên thương mại
Đơn vị tính
Số lượng
Nơi sản xuất
Số đăng ký
Hạn dùng
1
2
…
2. Danh Mục trang bị:
STT
Tên thiết bị
Ký hiệu (model)
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Tình trạng hoạt động
Số lượng
1
2
….
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (10)
THỦ TRƯỞNG
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mẫu 4. Báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
... (Cơ quan chủ quản)....
...(Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (11))...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày…. tháng….. năm 201....
BÁO CÁO KẾT QUẢ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
Phần I. Thông tin chung
1. Địa Điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (12): ...........................................
...................................................................................................................................
2. Thời gian từ ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng…. năm....
3. Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: .....................
...................................................................................................................................
4. Nguồn kinh phí (13): ...................................................................................................
Phần II. Tổ chức thực hiện
1. Tổng số người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận (ghi cụ thể theo từng nhóm đối tượng hành nghề: bác sỹ, Điều dưỡng, kỹ thuật viên, y sỹ, dược sỹ, dược tá, kỹ sư trang thiết bị…… )
STT
Họ và tên
Số chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (của Việt Nam hoặc được Chính phủ Việt Nam thừa nhận)
Phạm vi hoạt động chuyên môn
Thời gian đăng ký tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Vị trí chuyên môn
1
2
….
Phần II. Danh Mục thuốc và trang thiết bị y tế đã dùng
1. Danh Mục thuốc đã dùng:
STT
Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng)
Tên thương mại
Đơn vị tính
Số lượng
Nơi sản xuất
Số đăng ký
Hạn dùng
1
2
...
2. Danh Mục trang bị đã sử dụng:
STT
Tên thiết bị
Ký hiệu (model)
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Tình trạng hoạt động
Số giờ
(ca, lượt...) đã hoạt động
1
2
…
Phần III. Kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
STT
Tên người bệnh
Chẩn đoán
Hướng Điều trị
1
2
….
2. Tổng số kỹ thuật chuyên môn đã thực hiện:
STT
Tên kỹ thuật theo danh Mục của Bộ Y tế
Số lượng
Ghi chú
1
2
…
3. Các tai biến, tai nạn xảy ra (nếu có):
STT
Tên người bệnh
Ghi cụ thể tai biến, tai nạn
Phương án xử lý
1
2
…
4. Đánh giá chung: ......................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Đề xuất, kiến nghị: ...................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (14)
THỦ TRƯỞNG
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mẫu 5. Biên bản bàn giao thuốc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế
... (Cơ quan chủ quản)....
...(Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (15))...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày…. tháng….. năm 201....
BIÊN BẢN BÀN GIAO THUỐC,
TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ Y TẾ
Phần I. Thông tin chung
1. Bên giao (16): ............................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Bên nhận (16): ...........................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Thời gian bàn giao ……. giờ.... ngày…. tháng ….. năm....
Phần II. Nội dung bàn giao
1. Danh Mục thuốc:
STT
Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng)
Tên thương mại
Đơn vị tính
Số lượng
Nơi sản xuất
Số đăng ký
Hạn dùng
1
2
…
2. Danh Mục trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế:
STT
Tên thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế
Ký hiệu (model)
Đơn vị tính
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sản xuất
1
2
…
3. Đánh giá chung về tình trạng, chất lượng và các nội dung liên quan khác:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
BÊN GIAO
BÊN NHẬN
XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG (17)
(1) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(2) Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký hoạt động (tổ chức); hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (cá nhân).
(3) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(4) Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có con dấu).
(5) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(6) Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có con dấu).
(7) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(8) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc địa Điểm khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
(9) Ghi rõ nguồn kinh phí của tổ chức, tổ chức theo đúng văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính.
(10) Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có con dấu).
(11) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(12) Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc địa Điểm khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
(13) Ghi rõ nguồn kinh phí của tổ chức, tổ chức theo đúng văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính.
(14) Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có con dấu).
(15) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(16) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cá nhân (họ và tên, chức vụ, địa chỉ) giao, nhận.
(17) Chủ tịch Ủy ban Nhân dân hoặc trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu địa Điểm tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo. | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "30/06/2016",
"sign_number": "103/2016/TT-BQP",
"signer": "Trần Đơn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-23-CT-UBND-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-van-hoa-xa-hoi-ngan-sach-2016-Ho-Chi-Minh-2015-300569.aspx | Chỉ thị 23/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội ngân sách 2016 Hồ Chí Minh 2015 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2015
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NĂM 2016
Năm 2015, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng sự phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, với nỗ lực khắc phục khó khăn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Thành phố đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch kinh tế -văn hóa - xã hội và ngân sách, góp phần quan trọng hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX.
Năm 2016 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp. Trên cơ sở quán triệt Kết luận số 116-KL/TQ ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận số 49-KL/TU ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa X về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách năm 2015 và mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ yếu năm 2016, Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 kỳ họp lần thứ 20 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII về tình hình kinh tế - văn hóa -xã hội, thu chi ngân sách năm 2016; để tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, khắc phục các thiếu sót, vượt qua khó khăn, hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận -huyện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty và doanh nghiệp trực thuộc Thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức về các nội dung chủ yếu trong Nghị quyết, Kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Quyết định Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách Thành phố năm 2016.
Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020; tập trung quán triệt sâu sắc, nắm vững mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội; chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thực hiện Nghị quyết Đại hội, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung Nghị quyết Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền trên các trang tin điện tử, các trang website thông tin nội bộ...; đẩy mạnh công tác thông tin, cổ động, triển lãm, các phóng sự, tư liệu giới thiệu về nội dung Nghị quyết Đại hội, phục vụ công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.
2. Khẩn trương triển khai kế hoạch thực hiện 7 Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, nội dung kế hoạch phải cụ thể, thiết thực, giải pháp triển khai phải khả thi, tổ chức thực hiện phải quyết liệt, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tăng cường việc kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo tiến độ, thời gian thực hiện các chương trình, dự án, công trình; trình Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 10 tháng 01 năm 2016.
3. Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn năm 2015; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đồng thời triển khai thực hiện Chương trình đột phá về nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đi vào chiêu sâu, chất lượng và hiệu quả thông qua nâng tỷ trọng các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện đạt hiệu quả Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường; triển khai các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR-Index của Thành phố.
Phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để phát triển kinh tế du lịch; thực hiện tốt công tác quản lý thị trường tín dụng, vàng và ngoại hối trên địa bàn. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiếp tục phát triển mạnh 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn. Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 (2016 - 2020). Tập trung triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhanh chóng sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất - kinh doanh; hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch.
Chủ động, tích cực, khẩn trương tuyên truyền sâu rộng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương như: điều chỉnh, bổ sung các quy định, cơ chế thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố; tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường; đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, về vốn, mặt bằng và hỗ trợ đổi mới công nghệ; tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", phát huy hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xây dựng chương trình, kế hoạch đẩy mạnh liên kết hợp tác Vùng trong phát triển, bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Triển khai Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2015, Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hoạt động hiệu quả.
4. Phấn đấu đạt và vượt kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2016 theo dự toán được giao. Tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính quyền địa phương, tiếp tục triển khai bố trí vốn hiệu quả và tiết kiệm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế; tăng cường thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế có hiệu quả. Triệt để tiết kiệm trong sử dụng ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; cắt giảm tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài; tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu ngân sách và mua sắm, quản lý tài sản công của các cơ quan, đơn vị; tăng cường thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
5. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng. Tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm tạo chuyển biến căn bản tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh việc di dời toàn bộ nhà ở trên và ven kênh rạch, cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ, chỉnh trang các khu phố, triển khai mạnh các dự án phát triển nhà ở xã hội, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn. Tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp cung cấp nước sạch cho nhân dân. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn, có tác dụng lan tỏa. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, tạo vốn, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều thành phần kinh tế; khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng hình thức PPP. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường phối hợp trong bảo vệ môi trường vùng và lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn.
6. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học, chú trọng ngoại thành, các quận ven; đổi mới công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp; đảm bảo tiến độ giải ngân các công trình, dự án xây dựng trường, lớp; đổi mới công tác hướng nghiệp trong học sinh, đầu tư; nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Quan tâm đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, gắn kết hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với yêu cầu quản lý, doanh nghiệp, thực tiễn và nhu cầu phát triển; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo, tiếp cận khoa học công nghệ trong thanh thiếu niên. Nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thích hợp nhằm phát huy tiềm năng khoa học và công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ; thu hút các chuyên gia, trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, hiện đại, văn minh, nghĩa tình, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp, đồng thời mang nét đặc trưng của văn hóa Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở" và phong trào "Vì Thành phố văn minh - sạch đẹp - an toàn". Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án: rạp xiếc, Khu di tích kỷ niệm tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân, tượng đài Thống nhất, tượng đài Nam bộ kháng chiến...
Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, các bệnh viện chuyên khoa, khu điều trị kỹ thuật cao, các bệnh viện vệ tinh. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành y tế, đảm bảo số lượng, chất lượng theo yêu cầu; tập trung các giải pháp tạo chuyển biến căn bản, rõ rệt tình trạng quá tải ở các bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Quan tâm củng cố hệ thống y tế dự phòng; phòng ngừa hiệu quả các dịch bệnh. Tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan chuyên môn (Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); kiểm soát chặt chẽ các nguyên, vật liệu đầu vào; công bố các doanh nghiệp, các cửa hàng buôn bán thực phẩm sạch, an toàn; thí điểm tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, công bố trên các phương tiện truyền thông; nâng cao ý thức của người dân về sử dụng thực phẩm an toàn.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thể dục - thể thao quần chúng, nâng cao thể chất của Nhân dân; chú trọng đầu tư phát triển thể dục - thể thao học đường; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể thao. Phát triển thể thao thành tích cao. Hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc.
Triển khai có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố giai đoạn 2016 - 2020, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống và thông tin) nhằm cải thiện, nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo trợ xã hội, huy động nguồn lực toàn xã hội chăm lo cho gia đình chính sách, neo đơn, khó khăn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội sát hợp với thực tiễn cơ sở, chống lãng phí, ỷ lại, tiêu cực.
7. Triển khai thực hiện chương trình đột phá về cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, phục vụ Nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế gắn với thực hiện Đề án vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền theo hướng tinh, gọn, chuyên nghiệp, sát hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị đặc biệt. Xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật. Đề cao tính công khai, minh bạch, trách nhiệm đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị địa phương trong thực thi công vụ, phòng chống tham nhũng, lãng phí, trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
8. Tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn chặt với thế trận an ninh Nhân dân, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ, công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh năm 2016. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp chặt chẽ giữa các ban - ngành, đoàn thể với lực lượng công an trong công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, chuyển hóa địa bàn; triển khai các giải pháp đồng bộ kéo giảm tai nạn giao thông. Nâng cao ý thức của người dân về phòng, chống cháy, nổ; tăng cường quản lý nhà nước trong công tác phòng cháy chữa cháy, có phương án xử lý hiệu quả các tình huống bạo loạn, khủng bố, thảm họa do cháy, nổ và các sự cố khác.
Tiếp tục tổ chức đón tiếp chu đáo và trọng thị các đoàn khách quốc tế đến thành phố. Triển khai có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế đã được ký kết. Tăng cường, đổi mới hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước và thành phố để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và kiều bào tham gia xây dựng đất nước.
9. Phối với các ngành, các cấp chuẩn bị chu đáo và tổ chức thắng lợi bầu cử Quốc hội khóa XIV, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 đúng yêu cầu; đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, biên chế cán bộ, công chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
10. về tổ chức thực hiện:
10.1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cụ thể hóa Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Thành phố năm 2016 thành Chương trình, nhiệm vụ công tác hàng tháng, quý của Ủy ban nhân dân Thành phố; thường xuyên theo dõi, đôn đốc chuẩn bị nội dung; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, thông qua các để án và ban hành kế hoạch thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố, Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố xây dựng và thực hiện các chương trình công tác, các để án hoạt động của hệ thống chính trị Thành phố đồng bộ, hiệu quả. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch.
10.2. Lãnh đạo các sở - ban - ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận -huyện và các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Thành phố tổ chức quán triệt trong cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các chương trình, kế hoạch liên quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ chung; nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ngay từ tháng đầu, quý đầu, tạo động lực phát triển mạnh mẽ, toàn diện, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện; các giải pháp triển khai phải cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng của cơ quan, đơn vị; xác định rõ phương thức, điều kiện và thời gian tổ chức thực hiện; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết trực tiếp và kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội của Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố, góp phần tích cực cùng cả nước hoàn thành đạt và vượt các nhiệm vụ kế hoạch năm 2016./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "10/12/2015",
"sign_number": "23/CT-UBND",
"signer": "Lê Hoàng Quân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-25-CT-TW-2023-tiep-tuc-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-cua-y-te-co-so-tinh-hinh-moi-583892.aspx | Chỉ thị 25-CT/TW 2023 tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở tình hình mới | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 25-CT/TW
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2023
CHỈ THỊ
CỦA BAN BÍ THƯ
VỀ TIẾP TỤC CỦNG CỐ, HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Sau 20 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở và Thông báo kết luận số 126-TB/TW của Ban Bí thư khoá XI về 10 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, hoạt động của y tế cơ sở đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng. Mạng lưới y tế cơ sở bao phủ rộng khắp cả nước, được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực.
Tuy nhiên, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở chưa hoàn thiện; một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức, phát huy đầy đủ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở; chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức việc củng cố, tăng cường năng lực cho mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ứng phó với tình huống khẩn cấp về dịch bệnh. Mô hình tổ chức y tế cơ sở chưa ổn định; công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm, quản lý bệnh, quản lý và nâng cao sức khoẻ người dân, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế còn hạn chế; chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ chưa phù hợp, chưa thu hút được người có trình độ chuyên môn giỏi gắn bó lâu dài với y tế cơ sở.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở với quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; sơ cấp cứu, khám chữa bệnh; quản lý sức khoẻ cá nhân và bệnh không lây nhiễm; phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ Nhân dân thông qua các chương trình y tế công cộng, công tác dân số, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ thường xuyên ngay tại cộng đồng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền, cơ quan chuyên môn trong thực hiện trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động và tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế cơ sở, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu bảo đảm công bằng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân. Người đứng đầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, ngành y tế phải nêu cao trách nhiệm đối với hoạt động của y tế cơ sở thuộc phạm vi phụ trách.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, yêu cầu của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và vai trò, nhiệm vụ của y tế cơ sở. Mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, phổ biến kiến thức để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ. Đẩy mạnh phong trào rèn luyện, nâng cao sức khoẻ toàn dân.
2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở. Chú trọng lồng ghép chỉ tiêu về y tế cơ sở và các chỉ tiêu liên quan đến sức khoẻ, y tế trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, 10 năm của quốc gia và địa phương.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở đồng bộ với chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm… bảo đảm y tế cơ sở giữ vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Khuyến khích y tế tư nhân, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng và kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khoẻ cá nhân.
Kiện toàn tổ chức bộ máy y tế cơ sở, các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở bao gồm y tế thôn, bản; trạm y tế xã, phường, thị trấn; trung tâm y tế cấp huyện; y tế trường học, y tế cơ quan, nông, lâm trường, doanh nghiệp và y tế khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất. Hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn phải gắn với quản lý toàn diện sức khoẻ cá nhân; quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, dinh dưỡng cộng đồng; thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; kết hợp quân y và dân y; gắn với y tế trường học.
Thống nhất mô hình tổ chức, quản lý đối với trung tâm y tế cấp huyện theo hướng chịu sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về y tế, dân số, an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn; có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn nâng cao chất lượng nguồn lực và tổ chức hoạt động chuyên môn của y tế cơ sở. Tổ chức và hoạt động của trạm y tế phải phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận của người dân. Các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao sắp xếp trạm y tế theo quy mô dân số, không nhất thiết theo địa giới hành chính. Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất căn cứ quy mô lao động, điều kiện thực tiễn và nhu cầu để thành lập cơ sở y tế phù hợp.
3. Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở.
Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tăng chi cho y tế cơ sở dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn; áp dụng phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở thực hiện các gói dịch vụ y tế cơ bản; chi trả theo hướng khuyến khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quản lý sức khoẻ dân cư tại cộng đồng. Tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Hoàn thiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế. Nghiên cứu tiếp tục tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của Nhân dân; từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở với số lượng, cơ cấu phù hợp, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ tương xứng. Phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở; có chính sách đào tạo đặc thù cho khu vực khó khăn; phối hợp linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên cho y tế cơ sở.
5. Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khoẻ người dân tại gia đình và cộng đồng. Sớm hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khoẻ toàn diện. Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả; trên 95% dân số được quản lý sức khoẻ; người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khoẻ ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho toàn dân.
Phát triển mô hình bác sĩ gia đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt. Phát huy vai trò, hiệu quả của y học cổ truyền trong phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ. Đẩy mạnh kết hợp quân - dân y, nâng cao năng lực y tế vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.
Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của y tế cơ sở; đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường kết nối giữa y tế cơ sở với y tế tuyến trên và người dân trong tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thống kê, quản lý dữ liệu về y tế cơ sở thống nhất với hệ thống y tế trong cả nước.
6. Tổ chức thực hiện
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến y tế cơ sở đồng bộ với pháp luật về y tế.
- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chỉ thị; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với y tế cơ sở.
- Ban cán sự đảng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.
Nơi nhận:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,
- Ban Bí thư Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Uỷ viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
T/M BAN BÍ THƯ
Trương Thị Mai | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "25/10/2023",
"sign_number": "25-CT/TW",
"signer": "Trương Thị Mai",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-16-2018-TT-BNNPTNT-kiem-tra-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-thuy-san-xuat-khau-400965.aspx | Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/2018/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2018
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 48/2013/TT-BNNPTNT NGÀY 12/11/2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU, THÔNG TƯ SỐ 02/2017/TT-BNNPTNT NGÀY 13/02/2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 48/2013/TT-BNNPTNT
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT .
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 2 như sau:
“a) Cơ sở có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp chứng thư bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.”
2. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 2 như sau:
“a) Cơ sở chỉ tiêu thụ nội địa; cơ sở xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ không yêu cầu lô hàng được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp chứng thư.”
3. Sửa đổi Điều 5 như sau:
“Điều 5. Cơ quan thẩm định
Cơ quan thẩm định, cấp Giấy chứng nhận ATTP và cơ quan thẩm định, cấp Chứng thư: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (sau đây gọi là Cơ quan thẩm định.”
4. Sửa đổi tên Điều 6 như sau:
“Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, trưởng đoàn thẩm định”
5. Sửa đổi tên Chương II như sau:
“Chương II: THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM”
6. Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10: Hồ sơ đăng ký và báo cáo thay đổi thông tin
1. Đối với thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu, hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Giấy đăng ký thẩm định điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại biểu 1 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với cơ sở có kết quả thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung vào Danh sách xuất khẩu không đạt, hồ sơ đăng ký: Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, cơ sở gửi báo cáo thay đổi thông tin theo mẫu tại Biểu 2 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; fax, thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến.”
7. Sửa đổi khoản 1 Điều 18 như sau:
“1. Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm.”
8. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 19 như sau:
“c) Cơ sở có đề nghị thay đổi thông tin về tên cơ sở, địa chỉ trong Giấy chứng nhận ATTP.”
9. Sửa đổi khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Chương trình bao gồm các hoạt động thẩm định, cấp Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Cơ quan thẩm quyền có yêu cầu Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo Danh mục quốc gia, vùng lãnh thổ nêu tại Phụ lục VIIA kèm theo Thông tư này.”
10. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 20 như sau:
“a) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam”
11. Sửa đổi Điều 21 như sau:
“Điều 21. Danh sách xuất khẩu
1. Theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc thỏa thuận với Cơ quan thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập và cập nhật Danh sách xuất khẩu theo từng thị trường đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
2. Cơ sở bị đưa ra khỏi Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở có văn bản đề nghị rút tên khỏi Danh sách xuất khẩu;
b) Cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này”.
12. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 26 như sau:
“b) Cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện ATTP xếp hạng 4”.
13. Sửa đổi khoản 2 Điều 26 như sau:
“2. Cơ sở nêu tại khoản 1 Điều này tiếp tục được cấp Chứng thư khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định và được Cơ quan thẩm định thẩm tra và xác nhận hiệu quả của các biện pháp khắc phục đã thực hiện;
b) Đối với cơ sở nêu tại điểm b khoản 1 Điều này phải có kết quả thẩm định ATTP đạt yêu cầu;
c) Ngoài ra, Cơ sở nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản thông báo và được Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu dỡ bỏ tạm dừng nhập khẩu”.
14. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:
“b) Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp; gửi theo đường bưu điện; Fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến theo cơ chế Một cửa quốc gia”.
15. Sửa đổi khoản 3 Điều 29 như sau:
“3. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thẩm định đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến theo cơ chế Một cửa quốc gia.”
16. Sửa đổi khoản 1 Điều 30 như sau:
“1. Cơ quan thẩm định cử kiểm tra viên thực hiện thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày Chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa Chủ hàng và Cơ quan thẩm định.”
17. Sửa đổi khoản 3 Điều 31 như sau:
“3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.”
18. Sửa đổi khoản 1 Điều 33 như sau:
“1. Khi Chứng thư bị thất lạc, hư hỏng, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử.”
19. Sửa đổi khoản 2 Điều 36 như sau:
“2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.”
19. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 37 như sau:
“a) Đăng ký với Cơ quan thẩm định theo quy định tại Thông tư này để được thẩm định ATTP; chấp hành việc thẩm định theo kế hoạch của Cơ quan thẩm định;”
20. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 39 như sau:
“a) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ thẩm định, chứng nhận điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở; thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng theo quy định tại Thông tư này;”
21. Sửa đổi Điều 40 như sau:
“Điều 40. Trưởng đoàn thẩm định
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các trách nhiệm như một kiểm tra viên nêu tại khoản 1 Điều 39 Thông tư này và các trách nhiệm khác như sau:
a) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
b) Xử lý các ý kiến, kết quả thẩm định của các thành viên trong đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản thẩm định;
c) Rà soát, ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn thẩm định thực hiện.”
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các quyền hạn như một kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các quyền hạn khác như sau:
a) Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
b) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.”
22. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 41 như sau:
“b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên về thẩm xét hồ sơ, thẩm định Cơ sở, cấp Giấy chứng nhận ATTP; thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu;”
23. Sửa đổi một số cụm từ như sau:
a) Thay thế cụm từ “kiểm tra” bằng cụm từ “thẩm định” tại các điểm, khoản, điều sau: điểm b khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 2; khoản 3 Điều 3; điểm b khoản 1 Điều 6; tên Chương III; điểm b khoản 1 Điều 23; khoản 2 Điều 23; tên Điều 29; khoản 1 Điều 29; tên Điều 30 và khoản 2 Điều 30; tên Điều 31 và khoản 1 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 35; Điều 38; điểm a, c, d, đ, e khoản 1, khoản 2 Điều 41; Phụ lục XIII, XV, XVI, XVII; biểu mẫu 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 ban hành kèm theo Phụ lục V.
b) Bãi bỏ cụm từ “kiểm tra” tại Điều 4; tên Điều 6; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 6; tên Điều 7; Điều 13; Điều 14; Điều 15; điểm b, c, đ, e, g khoản 1 Điều 37; điểm d khoản 1, điểm b, d, đ khoản 2 Điều 39; Phụ lục V.
c) Thay thế cụm từ “cơ quan kiểm tra, chứng nhận” bằng cụm từ “cơ quan thẩm định” tại các điểm, khoản, điều sau: khoản 1 Điều 13; điểm e khoản 1 Điều 15; khoản 6 Điều 22; khoản 1, khoản 2 Điều 23; điểm c khoản 3 Điều 24; Điều 26; khoản 2, khoản 3 Điều 27; khoản 2 Điều 28; khoản 5 Điều 29; khoản 1 Điều 30; khoản 1, khoản 2 Điều 31; Điều 32; khoản 2 Điều 33, Điều 34; Điều 35; khoản 1 Điều 36; điểm đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 37; Điều 38; điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 39; điểm c khoản 2 Điều 41; Điều 42; điểm c khoản 1 Điều 43; Phụ lục VIII, XI, XII, XIII, XV, XVI, XVII.
d) Bãi bỏ cụm từ “lệ phí” tại điểm g khoản 1 Điều 37.
đ) Bãi bỏ cụm từ “kiểm tra sau khi cấp Giấy chứng nhận ATTP” tại điểm a, c khoản 1 Điều 41.
e) Thay thế cụm từ “hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại” bằng cụm từ “hướng dẫn thẩm định điều kiện ATTP” tại Phụ lục V, biểu mẫu 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 ban hành kèm theo Phụ lục V.
24. Thay thế Phụ lục I bằng Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục II bằng Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục III bằng Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục VI bằng Phụ lục VIA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục IX Phụ lục VIIA ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Sửa đổi Điều 1 như sau:
1. Hồ sơ, thủ tục thẩm định điều kiện ATTP để đưa cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản (sau đây gọi là Cơ sở) vào Danh sách xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (sau đây gọi là Danh sách xuất khẩu); cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP) theo quy định tại Luật ATTP.
2. Hồ sơ, thủ tục thẩm định, cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu (sau đây viết tắt là Chứng thư) theo yêu cầu của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu.”
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 1 như sau:
“2. Sửa đổi Điều 9 như sau:
Điều 9: Phí
Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với Cơ sở, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP, phí thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”
3. Sửa đổi khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Sửa đổi Điều 11 như sau:
Điều 11. Xử lý hồ sơ
1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ sở, Cơ quan thẩm định phải thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Cơ quan thẩm định thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”
4. Sửa đổi khoản 4 Điều 1 như sau:
“4. Sửa đổi Điều 12 như sau:
Điều 12. Các hình thức thẩm định
1. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP: áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm chưa có Giấy chứng nhận ATTP; bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP; có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng; thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
b) Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều này và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:
a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.”
5. Sửa đổi khoản 6 Điều 1 như sau:
“6. Sửa đổi Điều 17 như sau:
Điều 17. Xử lý kết quả thẩm định
Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:
1. Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; cấp mã số theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; bổ sung vào Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng; cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục VIA ban hành kèm theo Thông tư này đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
b) Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).
2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP:
a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin;
b) Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có). Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thẩm định để tổ chức thẩm định đánh giá định kỳ lần tiếp theo.
Trường hợp kết quả thẩm định lần tiếp theo không đạt (hạng 4): thông báo kết quả; đưa cơ sở ra khỏi Danh sách xuất khẩu, đồng thời đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu xóa tên cơ sở trong Danh sách được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng.
3. Trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất:
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện khắc phục. Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại.
b) Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu đánh giá lại không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định quyết định thanh tra đột xuất điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở.”
6. Sửa đổi khoản 7 Điều 1 như sau:
“7. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
2. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây tính đến thời điểm xem xét:
a) Cơ sở có tên trong Danh sách xuất khẩu;
b) Cơ sở có lô hàng xuất khẩu và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 03 tháng kể từ ngày Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, hạng 2.”
7. Sửa đổi khoản 10 Điều 1 như sau:
“10. Sửa đổi Điều 32 như sau:
Điều 32. Thẩm định, cấp chứng
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu Chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu cho Cơ quan thẩm định để cấp Chứng thư. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu tương ứng nếu kết quả thẩm định, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu.
2. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày kiểm tra, nếu Chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan thẩm định để thẩm định, cấp Chứng thư, Chủ hàng phải thực hiện đăng ký thẩm định như quy định tại Điều 29 Thông tư này.”
Ðiều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
Phụ lục IIIA. MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
................., ngày..... tháng..... năm......
GIẤY ĐĂNG KÝ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:...............................................................
(Cơ quan thẩm định)
Căn cứ các quy định trong Thông tư Quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:
Tên Cơ sở(1):
Tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có):
Mã số của Cơ sở (nếu có):
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP (nếu có):
Địa chỉ:
Tên cơ sở (phân xưởng)(2) đề nghị thẩm định:
Địa chỉ:
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong Quy chuẩn......................... và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP: □
- Đưa vào Danh sách xuất khẩu sang thị trường:............................................................
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký thẩm định gồm:
1. ....................................................................................................................................
2. ....................................................................................................................................
3. ....................................................................................................................................
4. ....................................................................................................................................
5. ....................................................................................................................................
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
___________________
1 Tên Cơ sở/doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh.
2 Ghi rõ tên Xí nghiệp hoặc Phân xưởng thuộc Cơ sở đăng ký thẩm định.
Phụ lục IVA. MẪU BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Biểu 1. BÁO CÁO HIỆN TRẠNG
I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị thẩm định:
2. Mã số của Cơ sở (nếu có):
3. Năm bắt đầu hoạt động:
4. Nhóm sản phẩm sản xuất:
II. Tóm tắt hiện trạng điều kiện bảo đảm ATTP
1. Nhà xưởng
1.1. Tổng diện tích các khu vực sản xuất: m2 , trong đó:
1.1.1. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: m2.
1.1.2. Khu vực sơ chế, chế biến: m2.
1.1.3. Khu vực cấp đông: m2.
1.1.4. Khu vực kho lạnh: m2.
2. Hệ thống phụ trợ:
2.1. Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất:
2.1.1. Nguồn nước đang sử dụng:
Nước công cộng □ Nước giếng khoan □, số lượng: , độ sâu m.
2.1.2. Phương pháp bảo đảm chất lượng nước cung cấp cho khu vực sản xuất (kể cả khu sản xuất nước đá)
- Hệ thống lắng lọc: Có □ Không □ Phương pháp khác □
- Hệ thống bể chứa: Tổng dung tích dự trữ: m3.
- Hệ thống bể cao áp: Dung tích bể cao áp: m3.
- Hệ thống xử lý nước: Chlorine định lượng □. Đèn cực tím □. Khác □…...
2.1.3 Nguồn nước đá:
- Tự sản xuất: □
- Mua ngoài □
2.2. Hệ thống xử lý chất thải
2.2.1. Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống thoát, xử lý nước thải.
2.2.2. Chất thải rắn: Mô tả tóm tắt bảo quản, vận chuyển, xử lý...
2.3. Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)
- Số lượng:
2.4. Công nhân:
2.4.1. Tổng số công nhân sản xuất: người, trong đó:
- Công nhân dài hạn: người.
- Công nhân mùa vụ: người.
2.4.2. Kiểm soát sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Thời điểm kiểm tra sức khỏe….
- Số lượng người được kiểm tra: ……… người.
- Tên cơ quan thực hiện kiểm tra…………………………………
2.4.3. Xác nhận kiến thức về ATTP:
- Thời điểm xác nhận:
- Số người được xác nhận: người
- Tên đơn vị tổ chức xác nhận:
2.5. Hệ thống ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại
2.5.1. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng:
2.5.2. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại
2.6. Danh mục hóa chất, phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng sử dụng tại Cơ sở:
Tên hóa chất
Thành phần chính
Nước sản xuất
Mục đích sử dụng
Nồng độ
3. Hệ thống quản lý chất lượng:
3.1. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng tại Cơ sở:
HACCP: □ GMP: □ Khác: □
Trường hợp khác, cần ghi cụ thể, ví dụ: ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương. Đồng thời, cung cấp thông tin về thời điểm hiệu lực của Giấy chứng nhận và đơn vị chứng nhận.
3.2. Tổng số cán bộ quản lý chất lượng (QC):….…. người, trong đó:
Số cán bộ QC đã qua đào tạo về HACCP hoặc các chương trình quản lý chất lượng khác:………… người
3.3. Phòng kiểm nghiệm:
□ Của Cơ sở: Các chỉ tiêu có thể phân tích:.........................................................
...............................................................................................................................
□ Thuê ngoài
4. Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP cho nhóm sản phẩm tương tự: (Bảng biểu đính kèm)
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Biểu 2. BÁO CÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN
1. Hiện trạng sản xuất có thay đổi:
TT
Hạng mục
Mô tả nội dung có thay đổi so với hiện trạng
Ghi chú
1
Nhà xưởng
[Mô tả chi tiết từng hạng mục như nội dung yêu cầu tại Biểu 1 về báo cáo hiện trạng sản xuất; lý do có sự thay đổi]
2
Hệ thống phụ trợ:
-
Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất
-
Nguồn nước đá
-
Hệ thống xử lý chất thải
-
Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)
-
Công nhân
-
Hệ thống ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại
-
Hóa chất, phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng
3
Hệ thống quản lý chất lượng:
2. Bổ sung thị trường xuất khẩu:………..
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục VA. MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ SỞ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
Kính gửi:……………………………………………..
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở:
2. Mã số của Cơ sở (nếu có):
3. Địa chỉ Cơ sở:
II. Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi
TT
Sai lỗi theo kết luận thẩm định..........ngày.................... của.................
Biện pháp khắc phục
Thời điểm khắc phục
Kết quả
Đề nghị Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định và làm thủ tục để Cơ sở chúng tôi được:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP: □
- Đưa vào Danh sách xuất khẩu sang thị trường:…………………………………………..
……, ngày….. tháng….. năm……
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục VIA. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
CERTIFICATE
OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
...............................................
(tên Cơ quan cấp giấy)
Cơ sở/Establishment:
Mã số/Approval number:
Địa chỉ/Address:
Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:
Has been found to be in compliance with food safety regulations for following products:
1.
2.
3.
Số cấp/Number: /XXXX/QLCL-CNĐK
Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày ký/This certificate is valid for 03 (three) years from date of issue
(*) và thay thế Giấy chứng nhận số:....... cấp ngày......./and replaces the certificate No........ issued on…. (day/month/year)
....., ngày tháng năm…/…, day… month… year
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)
XXXX: 4 chữ số của năm cấp giấy
(*): Ghi trong trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận
Phụ lục VIIA. DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ CÓ YÊU CẦU CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THẨM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
Quốc gia, vùng lãnh thổ
Sản phẩm
Tóm tắt nội dung yêu cầu
Căn cứ pháp lý
1
EU
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật muốn xuất khẩu vào Liên minh EU phải có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ được kiểm soát bằng hệ thống mà Cơ quan thẩm quyền EU đánh giá tương đương về: hệ thống văn bản pháp lý, năng lực của cơ quan thẩm quyền, điều kiện bảo đảm ATTP của các cơ sở chế biến xuất khẩu và các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm.
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU phải có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu công nhận và Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải kèm theo Chứng thư do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.
Quyết định EC/178/2002 về việc đưa ra các quy định chung về luật ATTP, thành lập CQTQ về ATTP của EU
Quyết định của EC số 882/2004 quy định về kiểm soát nhà nước; số 852/2004, 853/2004, 854/2004,: thiết lập điều kiện ATTP đối với thực phẩm và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, quy định về CQTQ quản lý Nhà nước về thực phẩm và việc nhập khẩu thực phẩm từ nước thứ 3.
Quyết định 2074/2005 về mẫu chứng thư cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật xuất khẩu vào EU
2
Nauy
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Sử dụng các quy định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu.
- Các cơ sở có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU sẽ được phép xuất khẩu vào Nauy.
- Chấp thuận mẫu chứng thư của EU cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU.
Hiệp định về Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA)
3
Thụy Sỹ
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Sử dụng các quy định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu.
- Các cơ sở có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU sẽ được phép xuất khẩu vào Thụy Sỹ.
- Chấp thuận mẫu chứng thư của EU cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU.
Hiệp định song phương về nông nghiệp giữa EU và Thụy Sỹ.
Hướng dẫn của Văn phòng Thú y Liên bang Thụy Sỹ (FVO) ngày 27/01/2009 đối với việc nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật từ các nước bên ngoài EU
4
Serbia
Tất cả các sản phẩm thủy sản
Thị trường yêu cầu có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam
Công thư 337-00-567/2008-05 ngày 02/12/2008 của Cục Thú y - Bộ Nông Lâm nghiệp và Quản lý nước - Cộng hòa Serbia
5
Hàn Quốc
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc phải kèm theo Chứng thư do NAFIQAD cấp.
Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát an toàn thực phẩm và kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản giữa Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Việt Nam và Cục Quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản quốc gia Hàn Quốc ký ngày 09/12/2016
6
Trung Quốc
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải kèm theo Chứng thư do Cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp.
Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm dịch, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc về kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu ký ngày 17/01/2014
7
Liên minh Kinh tế Á - Âu
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên minh Hải quan phải có tên trong danh sách được phép xuất khẩu
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Liên minh Hải quan phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp.
- Bản ghi nhớ giữa Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga và Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đảm bảo an toàn thủy sản XNK giữa Liên bang Nga và Việt Nam năm 2011.
- Hiệp định khung về Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực từ 01/7/2010.
- Quyết định số 317 ngày 18/6/2010 của Liên minh KT Á - Âu về các biện pháp vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 342 ngày 17/8/2010 của Liên minh KT Á - Âu.
8
French Polynesia
Tất cả các sản phẩm thủy sản
Thị trường yêu cầu có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam
- Pháp lệnh 651/CM ngày 07/5/1998 quy định các yêu cầu về vệ sinh thú y và vệ sinh đối với sản phẩm nhập có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu vào French Polynesia
- Công thư số 043/SDR/QAAV/MAE ngày 04/01/2008 của Cục Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Lâm nghiệp French Polynesia
9
Đài Loan
- Thủy sản sống (giáp xác và nhuyễn thể sống, cá sống, phôi cá và trứng cá đã thụ tinh), đồ hộp
- Sản phẩm động vật có vỏ có mã HS 0307 (bao gồm các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhuyễn thể chân bụng).
Thị trường yêu cầu lô hàng có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam
- Công thư 09600504390 NC/KT ngày 11/5/2007 của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội yêu cầu danh sách cơ sở sản xuất cua sống, mẫu giấy chứng nhận và con dấu của Cơ quan thẩm quyền VN.
- Công thư 09600505820 NC/KT ngày 19/6/2007 yêu cầu mỗi lần xuất khẩu cua sống vào Đài Loan phải gửi kèm giấy chứng nhận của phía Việt Nam.
- Công thư số 0110125 HT/KT ngày 21/01/2011 của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội yêu cầu NAFIQAD cung cấp thông tin về cơ quan, mẫu chứng thư và mẫu dấu.
- Thông báo số 0991303927 ngày 21/3/2011 của Bộ Y tế Đài Loan về yêu cầu đối với sản phẩm đồ hộp.
- Công thư số 0110125 HT/KT ngày 01/6/2011 của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội về kiểm dịch thủy sản sống.
- Công thư số 160148/KT ngày 11/8/2016 của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội về việc cấp chứng thư cho sản phẩm động vật có vỏ của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan.
10
Braxin
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Braxin phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Braxin công nhận
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Braxin phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp.
Điều 486 Nghị định số 9.013 ngày 29/3/2017 quy định về nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc động vật.
11
New Zealand
Cá tra, basa fillet đông lạnh; NT2MV
Lô hàng Cá tra, basa fillet đông lạnh; NT2MV xuất khẩu sang New Zealand phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp.
Văn bản ngày 20/3/2009 về thực hiện Điều 22 Luật An toàn sinh học 2003 của Cơ quan An ninh sinh học New Zealand; Thỏa thuận hợp tác ký ngày 22/01/2010 giữa Cơ quan An toàn thực phẩm New Zealand và NAFIQAD
12
Ucraina
Cá tra, basa đông lạnh
- Cơ sở chế biến xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Ucraina phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Ucraina công nhận
- Lô hàng cá tra, basa xuất khẩu sang Ucraina phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp chứng nhận (Chứng thư)
Sắc lệnh số 71 ngày 14.6.2004 của Cơ quan Thuốc Thú y: Yêu cầu kiểm tra thú ý đối với hàng hóa nhập khẩu vào Ucraina
Công thư số 15-3-1-18/232 ngày 14/01/2011 của Ủy ban Nhà nước về Thuốc thú y Ucraina
13
Papua new Guinea
Cá tra, basa đông lạnh
Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Papua new Guinea phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận (Chứng thư)
Công thư ngày 28/02/2011 của Cơ quan Thanh tra và Kiểm dịch nông nghiệp Papua New Guinea
14
Peru
Tất cả các sản phẩm thủy sản
Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Peru phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận (Chứng thư)
Quy định số 041-2010-ITP/SANIPES ngày 16/9/2010 của SANIPES về yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản, thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản nhập khẩu
15
Macedonia
Tất cả các sản phẩm thủy sản
Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Macedonia phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận (Chứng thư)
Luật Vệ sinh Thú y và Bảo vệ Sức khỏe cộng đồng (2007) của Macedonia
16
Indonesia
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Các cơ sở được NAFIQAD kiểm tra công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Indonesia.
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Indonesia phải kèm theo chứng thư do NAFIQAD cấp.
Thỏa thuận về kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản giữa NAFIQAD và Cục Kiểm tra, Kiểm dịch Thủy sản Indonesia (FQIA) ký năm 2011
17
Argentina
Tất cả các sản phẩm thủy sản
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Achentina phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Argentina (SENASA) chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Argentina phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận (Chứng thư)
Quy định số 816/2002 ngày 04/10/2002 của SENASA về việc thanh tra tại nước xuất khẩu sản phẩm, phụ phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật vào Cộng hòa Achentina
18
Úc
Tôm và sản phẩm tôm
Lô hàng tôm và sản phẩm tôm xuất khẩu sang Úc phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp chứng thư.
Thông báo An ninh sinh học số 2017-12 ngày 30/6/2017 của Cơ quan An ninh sinh học Úc về điều kiện nhập khẩu đối với tôm và sản phẩm tôm dùng làm thực phẩm.
19
Panama
Cá (cá da trơn, cá ngừ), nhuyễn thể
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu cá da trơn sang Panama phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Panama (AUPSA) chấp thuận
- Lô hàng cá (cá da trơn, cá ngừ) và nhuyễn thể xuất khẩu sang Panama phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra, cấp chứng thư
- Quyết định số AUPSA-DINAN-018-2016 ngày 01/4/2016 quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá da trơn nhập khẩu vào Panama.
- Quyết định số AUPSA-DINAN 008-2018 ngày 13/4/2018 quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhuyễn thể nhập khẩu vào Panama
- Quyết định số AUPSA-DINAN 007-2014 ngày 13/01/2014 quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá ngừ nhập khẩu vào Panama.
20
Montenegro
Tất cả các sản phẩm thủy sản
Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Montenegro phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận (Chứng thư)
Thông báo của Cục An toàn thực phẩm, Thú y và dịch tễ học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cộng hòa Monténégro yêu cầu các điều kiện bảo đảm ATTP và áp dụng các chỉ tiêu ATTP của Liên minh Châu Âu (EU) kể từ ngày 01/8/2016 | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "29/10/2018",
"sign_number": "16/2018/TT-BNNPTNT",
"signer": "Hà Công Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-298-KH-UBND-2023-Nang-cao-chat-luong-quan-ly-san-xuat-hoa-chat-cong-nghiep-Ha-Noi-590979.aspx | Kế hoạch 298/KH-UBND 2023 Nâng cao chất lượng quản lý sản xuất hóa chất công nghiệp Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 298/KH-UBND
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025” NĂM 2024.
Thực hiện Luật Hóa chất ngày 21/11/2007; Quyết định số 1129/QĐ-BCT ngày 09/6/2022 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 5571/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1129/QĐ-BCT ngày 09/6/2022 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 5571/QĐ- UBND ngày 09/12/2020 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” năm 2024; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 15/5/2023 của UBND Thành phố về triển khai về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, phát huy vai trò của Nhà nước trong công tác định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất đúng quy định pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả, tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp của các cơ quan chức năng từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hoạt động hóa chất, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động hóa chất của của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao hiệu quả, tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp; từng bước xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiếu các rủi ro trong hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trong việc chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời sự cố hóa chất nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, môi trường khi có sự cố hóa chất xảy ra.
- Chú trọng việc phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, rà soát, theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện.
- Đẩy mạnh phối hợp, trao đổi thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất đảm bảo an toàn trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu:
Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Kế hoạch này hiệu quả; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thực hiện đúng quy định pháp luật.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong hoạt động hóa chất
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương, Thành phố và thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra, theo các nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng hoạt động hóa chất. Trong đó tập trung tuyên truyền về công tác an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động hóa chất.
- Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn hóa chất cho người quản lý, người lao động tại các cơ sở hoạt động hóa chất nhằm nâng cao nhận thức về đặc tính, độc tính của hóa chất; các nguy cơ rủi ro hóa chất; các tác hại của hóa chất đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường; các Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
- Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp quy mô, điều kiện sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất; xây dựng và lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất và tổ chức các lớp huấn luyện, kiểm tra, đánh giá, lưu giữ kết quả huấn luyện an toàn hóa chất cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động hóa chất theo quy định pháp luật.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất
- Thường xuyên cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước về hóa chất thông qua hoạt động tập huấn, phổ biến, nâng cao trình độ kiến thức pháp luật mới liên quan đến Luật Hóa chất, kỹ năng quản lý trên các lĩnh vực hoạt động hóa chất; khai thác thông tin quản lý hóa chất từ Cơ sở dữ liệu hóa chất Quốc gia (chemicaldata.gov.vn); quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro; nhận diện hóa chất cần phải kiểm soát.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động hóa chất, phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố; đề xuất hoàn thiện các quy trình thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý hóa chất theo hướng đơn giản, đúng quy định pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hóa chất; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển hóa chất theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố. Thường xuyên cập nhật, thống kê các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 15/5/2023 của UBND Thành phố về triển khai về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024.
- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng: Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Tài nguyên và Môi trường, Giao Thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
3. Nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất quy mô lớn
- Tăng cường phổ biến nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố cho các doanh nghiệp hoạt động hóa chất, nhất là các doanh nghiệp có kho chứa, tồn trữ hóa chất ở quy mô lớn.
- Thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc, đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-BCT ngày 09/6/2022 thông qua việc xây dựng và diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc năm 2024, nhằm tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện khả năng triển khai, phối hợp giữa các lực lượng liên quan trong trước các tình huống sự cố hóa chất cụ thể.
4. Công tác phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố:
- Chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong công tác quản lý hoạt động hóa chất, nhất là các tỉnh, thành phố được các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn Thành phố thuê kho, gửi giữ hóa chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.
- Tổ chức hoạt động khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố có liên quan về công tác quản lý hoạt động hóa chất.
5. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác hóa chất theo quy định
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Thành phố thực hiện việc báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện việc báo cáo về công tác quản lý hoạt động hóa chất theo chức năng, nhiệm vụ được giao, gửi về UBND Thành phố (qua Sở Công Thương) theo quy định.
(có Phụ lục Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 kèm theo)
III. KINH PHÍ
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2024 bao gồm:
- Nguồn ngân sách Nhà nước: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào do cấp đó bảo đảm. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2024 của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp xem xét bố trí kinh phí thực hiện theo quy định; đồng thời gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Nguồn kinh phí được để lại và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp của các tổ chức, cá nhân theo các nội dung của Kế hoạch; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, hiệu quả của Kế hoạch và quy định pháp luật về hóa chất.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc đảm bảo điều kiện, an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hóa chất theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo đúng quy định của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (đã được sửa đổi theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP).
- Chủ trì xây dựng Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố chất độc năm 2024 để triển khai Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh của thành phố Hà Nội năm 2024, đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-BCT ngày 09/6/2022.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tham mưu xây dựng Kế hoạch năm 2024 thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 15/5/2023 của UBDN Thành phố về triển khai về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chủ trì công tác trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực Công Thương. Thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong hoạt động quản lý hóa chất trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã để phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các cơ sở trong việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất theo quy định của Luật Hoá chất.
- Phối hợp Cục Quản lý thị trường trong công tác thanh tra, kiểm tra hàng hóa là hóa chất lưu thông trên thị trường về nhãn mác, xuất xứ, điều kiện kinh doanh, vận chuyển hóa chất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn theo thẩm quyền. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố theo quy định.
- Phối hợp cùng với Sở Công Thương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố theo quy định.
3. Công an thành phố Hà Nội
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động hóa chất, nhất là đối với nhóm hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố theo quy định. Tăng cường quản lý công tác bảo đảm an toàn trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm của các phương tiện hoạt động trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thuộc địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không đảm bảo hồ sơ, điều kiện theo đúng quy định pháp luật.
- Phối hợp cùng với Sở Công Thương tổ chức diễn tập Phương án ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố; kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở liên quan trong hoạt động hóa chất theo quy định.
4. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
- Phối hợp tuyên truyền cho quân nhân chấp hành quy định quản lý, sử dụng hóa chất trong cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố theo quy định; trong công tác diễn tập Phương án ứng phó sự cố hóa chất cấp Thành phố.
- Phối hợp với Bộ Tư lệnh Hóa học và các Sở, ngành Thành phố xây dựng Kế hoạch phòng chống ứng phó, khắc phục, xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố rò rỉ cháy, nổ hóa chất độc, phóng xạ; tập huấn, huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng tổ chức lực lượng tham gia khắc phục hậu quả.
- Đề xuất mua sắm trang bị, khí tài, vật tư để thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, khắc phục hậu quả cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc, phóng xạ.
5. Sở thông tin và truyền thông Hà Nội
Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ hóa chất và công tác triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố; thông tin biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định về an toàn trong hoạt động hóa chất, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
6. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Thành phố để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội:
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về hoạt động hóa chất cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận huyện, thị xã trong công tác thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, công tác an toàn trong hoạt động hóa chất.
- Phối hợp cùng với Sở Công Thương tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố theo quy định.
10. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội
- Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội thực hiện việc thanh tra; chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc chủ động phối hợp các lực lượng chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp, cùng Sở Công Thương tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố theo quy định; trong công tác diễn tập Phương án ứng phó sự cố hóa chất cấp Thành phố.
11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn; thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố theo quy định; chỉ đạo Phòng Kinh tế tăng cường công tác hướng dẫn, theo dõi các cơ sở hoạt động hóa chất; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn trong hoạt động hóa chất trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền thường xuyên, liên tục về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ hóa chất.
- Thường xuyên rà soát thống kê, phân loại các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất thuộc địa bàn quản lý; báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu gửi Sở Công Thương để tổng hợp chung.
- Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn.
- Bố trí một phần kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra thu thập thông tin về tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.
12. Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố
- Trong quá trình hoạt động hóa chất phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định nhà nước về an toàn hóa chất; duy trì thường xuyên các điều kiện bảo đảm an toàn hóa chất trong suốt quá trình hoạt động hóa chất của đơn vị.
- Xây dựng Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt và hằng năm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo Kế hoạch/Biện pháp đã được phê duyệt.
- Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ lao động, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn về hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật về hóa chất.
- Định kỳ thực hiện huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho người quản lý, người vận chuyển, người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất của đơn vị. Thường xuyên cập nhập thông tin về an toàn hóa chất; thực hiện tốt các quy định về công tác an toàn hóa chất.
- Thực hiện việc báo cáo về hoạt động hóa chất của đơn vị theo quy định.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố chủ động xây dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác của đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” năm 2024 của UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ngành: CT, TC, TN&MT, TT&TT CATP, NV, BTLTĐ, BQLKCN-CX, QLTT;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP, KT, NC, ĐT, TH;
- Cổng thông tin điện tử Thành phố;
- Lưu VT, KTNLinh.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025” NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng năm 2023 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Nhiệm vụ
Đơn vị thực hiện
Đơn vị tính
Số lượng
Thời gian thực hiện
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
1
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” năm 2024.
Các Sở, ngành, UBND quận huyện, thị xã
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.
Kế hoạch
01/ cơ quan, đơn vị
Quý I- IV/2024
2
Phổ biến pháp luật về hoạt động hóa chất cho người làm công việc liên quan đến hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội (200 người/lớp x 01 ngày)
Sở Công Thương
Các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Thành phố.
Lớp
01
Quý II- IV/2024
3
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 15/5/2023 của UBDN Thành phố về triển khai về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024.
Sở Công Thương
Các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã
Kế hoạch
01
Quý I- IV/2024
4
Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố Hà Nội năm 2024
Sở Công Thương
Các Sở: Bộ tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, Tài nguyên và Môi trường, Y tế….; UBND quận, huyện, thị xã, các hoạt động hóa chất độc trên địa bàn Thành phố.
Cuộc
01
Quý II- IV/2024
5
Trao đổi kinh nghiệm quản lý hoạt động hóa chất với Sở Công Thương tại các tỉnh miền Trung.
Sở Công Thương
Sở Công Thương các tỉnh, Thành phố
Đoàn
01
Quý II- IV/2024
6
Thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Sở Công Thương
Các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã.
Đơn vị
70
Quý I- IV/2024
7
Kiểm tra hoạt động hóa chất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Sở Công Thương
Các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã.
Đơn vị
40
Quý I- IV/2024 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "14/12/2023",
"sign_number": "298/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-68-2020-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-20-2017-ND-CP-quan-ly-thue-doanh-nghiep-431368.aspx | Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/2017/NĐ-CP quản lý thuế doanh nghiệp | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 68/2020/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2020
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 3 ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Điều 2. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019.
2. Đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018, các trường hợp thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 thì được áp dụng điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017; năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).
b) Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
c) Trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp. Căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch theo quy định tại điểm b khoản này. Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế, không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
3. Mẫu số 01 Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thay thế Mẫu số 01 Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01
Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết
Mẫu số 01
THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ LIÊN KẾT VÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN)
Kỳ tính thuế: từ …………………. đến ……………………
[01] Tên người nộp thuế
[02] Mã số thuế:
[03] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
[04] Quận/huyện: …………………….. [05] Tinh/thành phố: ………………………………………………
[06] Điện thoại: ………………………… [07] Fax: …………………….. [08] Email: ………………………
[09] Tên đại lý thuế (nếu có): …………………………………………………………………………………
[10] Mã số thuế:
MỤC I. THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN KẾT
STT
Tên bên liên kết
Quốc gia
Mã số thuế
Hình thức quan hệ liên kết1
(1)
(2)
(3)
(4)
A
B
C
D
Đ
E
G
H
I
K
1
2
3
…
______________________________
1 Người nộp thuế đánh dấu “x” vào cột hình thức quan hệ liên kết kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
MỤC II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN NGHĨA VỤ KÊ KHAI, MIỄN TRỪ VIỆC NỘP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
STT
Trường hợp miễn trừ
Thuộc diện miễn trừ2
(1)
(2)
(3)
1
Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo mục III và IV dưới đây
Người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế
2
Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
a
Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng
b
Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá
c
Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
- Phân phối: Từ 5% trở lên
- Sản xuất: Từ 10% trở lên
- Gia công: Từ 15% trở lên
________________________________
2 Người nộp thuế đánh dấu “x” vào dòng trường hợp miễn trừ áp dụng tương ứng.
MỤC III. THÔNG TIN XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT
Nội dung
Giá trị bán ra cho bên liên kết
Giá trị mua vào cho bên liên kết
Lợi nhuận tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập
Thu hộ, chi hộ, phân bổ cơ
sở thường trú3
Giao dịch thuộc phạm vi áp dụng APA4
Giá trị ghi nhận của giao dịch liên kết
Giá trị xác định lại theo giá giao dịch độc lập
Chênh lệch
Phương pháp xác định giá
Giá trị ghi nhận của giao dịch liên kết
Giá trị xác định theo giá giao dịch độc lập
Chênh lệch
Phương pháp xác định giá
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(4)-(3)
(6)
(7)
(8)
(9)=(8)-(7)
(10)
(11)=(5)+(9)
(12)
(13)
I
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh
II
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết
1
Hàng hóa
1.1
Hàng hóa hình thành tài sản cố định
a
Bên liên kết A
b
Bên liên kết B
…
1.2
Hàng hóa không hình thành tài sản cố định
a
Bên liên kết A
b
Bên liên kết B
…
2
Dịch vụ
2.1
Nghiên cứu, phát triển
a
Bên liên kết A
b
Bên liên kết B
…
2.2
Quảng cáo, tiếp thị
a
Bên liên kết A
b
Bên liên kết B
…
2.3
Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo
a
Bên liên kết A
b
Bên liên kết B
…
2.4
Hoạt động tài chính
2.4.1
Phí bản quyền và các khoản tương tự
A
Bên liên kết A
B
Bên liên kết B
...
2.4.2
Lãi vay
A
Bên liên kết A
B
Bên liên kết B
…
2.5
Dịch vụ khác
A
Bên liên kết A
B
Bên liên kết B
...
________________________________
3 Giá trị phân bổ cho cơ sở thường trú cần kê khai và chú thích rõ là phân bổ doanh thu hay chi phí cho cơ sở thường trú.
4 Người nộp thuế kê khai “x” đối với giao dịch thuộc phạm vi áp dụng APA và “không” đối với giao dịch không thuộc phạm vi áp dụng APA.
MỤC IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
1. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ
Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
Có □
Không □
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Giá trị giao dịch liên kết
Giá trị giao dịch với các bên độc lập
Tổng giá trị phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Giá trị xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Giá trị xác định giá theo APA
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(3)+(4)+(5)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong đó: - Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3)=(1)-(2)
4
Giá vốn hàng bán
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5)=(3)-(4)
6
Chi phí bán hàng
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
8
Doanh thu hoạt động tài chính
8.1
Trong đó: - Lãi tiền gửi và lãi cho vay
9
Chi phí tài chính
9.1
Trong đó: - Chi phí lãi vay
10
Chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ
11
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (11)=(5)-(6)-(7)+(8)-(9)
12
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính (12)=(11)-(8)+(9)
13
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (13)=(11)+(9.1)-(8.1)+(10)
14
Tỷ lệ chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (14)=((9.1)-(8.1))/(13)
15
Chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang
15a
Trong đó: - Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) từ năm (n-1) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
15b
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) chuyển sang từ năm (n-2) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
15c
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) chuyển sang từ năm (n-3) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
15d
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) chuyển sang từ năm (n-4) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
15đ
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) chuyển sang từ năm (n-5) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
15e
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) của các kỳ trước còn chuyển sang kỳ sau (n+1)
16
Tỷ lệ chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (16)=(9.1)-(8.1)+(15a)+(15b)+(15c)+(16d)+(15d)))/(13)
17
Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết
a
- Tỷ suất ………………………………..
b
- Tỷ suất ………………………………...
c
- …………………………………………..
2. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng
Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
Có □
Không □
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Giá trị giao dịch liên kết
Giá trị giao dịch với các bên độc lập
Tổng giá trị phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Giá trị xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Giá trị xác định giá theo APA
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(3)+(4)+(5)
1
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
2
Chi trả lãi và các chi phí tương tự
3
Thu nhập lãi thuần
4
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
5
Chi phí hoạt động dịch vụ
6
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
7
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
8
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
9
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
10
Thu nhập từ hoạt động khác
11
Chi phí hoạt động khác
12
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
13
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
14
Chi phí hoạt động
15
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
16
Tổng lợi nhuận trước thuế
17
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (17=16-12)
18
Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết
a
Tỷ suất ……………………..
b
Tỷ suất ………………………
c
…………………………………
3. Dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
Có □
Không □
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Giá trị giao dịch liên kết
Giá trị giao dịch với các bên độc lập
Tổng giá trị phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Giá trị xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Giá trị xác định giá theo APA
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(3)+(4)+(5)
1
Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.
a
Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán
b
Thu phí quản lý danh mục đầu tư
c
Thu phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành
đ
Thu phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
đ
Thu phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho công ty quản lý quỹ
e
Thu từ phí phát hành chứng chỉ quỹ
g
Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác
h
Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ
h1
Trong đó: - Doanh thu từ lãi suất: Bao gồm: tiền lãi trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chứng chỉ tiền gửi
i
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh
i1
Trong đó: - Doanh thu lãi cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán chứng khoán, lãi bán chứng khoán trả chậm
2
Chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các chi phí cho hoạt động tự doanh.
a
Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán)
b
Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
c
Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán)
d
Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư
đ
Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư
e
Chi trả lãi tiền vay
g
Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị
h
Chi nộp thuế, phí, lệ phí phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh
i
Chi hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên
k
Chi khấu hao tài sản cố định, chi khác về tài sản
k1
Chi khấu hao tài sản cố định
k2
Chi khác về tài sản
l
Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh
m
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh
3
Lãi (lỗ) từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.
4
Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh
5
Chi phí khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh
6
Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.
7
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không bao gồm chênh lệch của doanh thu từ lãi suất, doanh thu lãi cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán chứng khoán, lãi bán chứng khoán trả chậm và chi trả lãi tiền vay
10
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (10)=(8)+(2e)-(1h1)-(1i1)+(2k1)
11
Tỷ lệ chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (12) = ((2e)-(1h1)-(1i1)/(10)
12
Chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang. (12)=(12a)+(12b)+(12c)+(12d)+(12đ)
Trong đó:
12a
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) từ năm (n-1) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
12b
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) từ năm (n-2) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
12c
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) từ năm (n-3) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
12d
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) từ năm (n-4) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
12đ
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) từ năm (n-5) chuyển sang kỳ tính thuế (n)
12e
- Chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) của các kỳ trước còn chuyển sang kỳ sau
13
Tỷ lệ chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh được trừ trong kỳ cộng chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang kỳ tính thuế (n) trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế (13) = ((2e)-(1h1)-(1i1)+ (12))/(10)
14
Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết
a
Tỷ suất …………………………
b
Tỷ suất …………………………
c
………………………………….
Ghi chú:
- Chỉ tiêu (1.h1) là doanh thu từ lãi suất: Bao gồm: tiền lãi trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chứng chỉ tiền gửi được nêu tại điểm h1
mục 1 bảng này.
- Chỉ tiêu (1.i1) là doanh thu lãi cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán chứng khoán, lãi bán chứng khoán trả chậm được nêu tại điểm i1 mục 1 bảng này.
- Chỉ tiêu (2.e) là chi phí lãi vay được nêu tại điểm e mục 2 bảng này.
- Chỉ tiêu (2.k1) là chi khấu hao tài sản cố định nêu tại điểm k1 mục 2 bảng này.
- Năm n là năm hiện tại của kỳ kê khai.
- Các chỉ tiêu thực hiện tính toán theo đúng công thức ghi tại từng chỉ tiêu, không được quy đổi giá trị bằng không (0).
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ……………………………….
Chứng chỉ hành nghề số: …………….
……………, ngày ……tháng…..năm ………….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "24/06/2020",
"sign_number": "68/2020/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-2527-KH-SXD-QLCLXD-kiem-tra-chat-luong-an-toan-thi-cong-xay-dung-Ho-Chi-Minh-2015-270171.aspx | Kế hoạch 2527/KH-SXD-QLCLXD kiểm tra chất lượng an toàn thi công xây dựng Hồ Chí Minh 2015 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2527/KH-SXD-QLCLXD
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2015
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2015
Thực hiện vai trò là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng, Sở Xây dựng đề ra Kế hoạch kiểm tra chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố, với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố;
- Phục vụ cho các chương trình, đề án, kế hoạch của Thành phố nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng công trình, phòng chống cháy nổ trong quá trình sử dụng, vận hành; hạn chế tối đa sự cố trên công trình xây dựng;
- Kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình các quy định pháp luật về xây dựng và các quy định có liên quan;
- Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố;
- Ghi nhận các ý kiến, đề xuất, vướng mắc, khó khăn trong việc chấp hành các quy định pháp luật hiện hành để có giải pháp, kiến nghị Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Chấn chỉnh, đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác bảo đảm an toàn thi công xây dựng.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra phải tuân thủ quy định của pháp luật; công khai, minh bạch, bảo đảm chính xác, khách quan; không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình được kiểm tra;
- Các vi phạm về chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn thi công xây dựng được phát hiện trong quá trình kiểm tra phải được xử lý theo quy định.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối tượng kiểm tra
Các công trình xây dựng trong danh sách kiểm tra; các tổ chức, cá nhân liên quan đến công trình kiểm tra. Danh sách các công trình kiểm tra đợt 1 theo Phụ lục 1 đính kèm; danh sách các công trình kiểm tra các đợt tiếp theo sẽ được Sở Xây dựng thông báo theo từng đợt kiểm tra.
2. Thành phần kiểm tra
- Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Sở Xây dựng làm Trưởng đoàn; 02 công chức, người lao động của Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng làm Phó Trưởng đoàn và Thư ký đoàn;
- Các thành viên gồm đại diện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng (Phòng Vật liệu xây dựng, Kinh tế xây dựng), Ủy ban nhân dân quận - huyện và Đội Thanh tra địa bàn nơi công trình được kiểm tra.
3. Nội dung và phương pháp kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra hiện trạng các bộ phận công trình bằng trực quan và kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc;
- Kiểm tra sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng giàn giáo; lắp đặt, vận hành cần trục tháp; an toàn trong thi công xây dựng công trình; công tác phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trên công trình xây dựng;
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Phương pháp kiểm tra:
- Đoàn kiểm tra tổ chức kiểm tra tại hiện trường công trình, kiểm tra hồ sơ thi công xây dựng tại công trình và trao đổi với các bên có liên quan trong quá trình kiểm tra;
- Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục 2 đính kèm;
- Trong quá trình kiểm tra, nếu có những vấn đề chưa rõ, Đoàn kiểm tra sẽ ghi nhận trong biên bản và yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo, giải trình, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, nếu chủ đầu tư không gửi báo cáo kết quả thực hiện hành động khắc phục hoặc cung cấp các tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra (nếu có), Sở Xây dựng sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Đoàn kiểm tra bắt đầu hoạt động từ khi có Quyết định thành lập đoàn và kết thúc khi báo cáo kết quả kiểm tra được lãnh đạo Sở Xây dựng thông qua và ký báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Xây dựng.
2. Công bố Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; phổ biến kế hoạch kiểm tra tối thiểu trước 15 ngày kể từ ngày kiểm tra tại công trình xây dựng.
3. Thời gian kiểm tra được chia làm 03 đợt như sau:
- Đợt 1: Từ tháng 4/2015 đến tháng 6/2015;
- Đợt 2: Từ tháng 7/2015 đến tháng 9/2015;
- Đợt 3: Từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015.
Chi tiết thời gian, địa điểm thực hiện kiểm tra theo danh sách các công trình kiểm tra. Trường hợp có điều chỉnh lịch kiểm tra, Đoàn kiểm tra sẽ thông báo cho chủ đầu tư công trình được kiểm tra trước 03 ngày làm việc.
4. Việc tổng hợp thông tin, số liệu và các tài liệu bổ sung của các đơn vị được thực hiện ngay sau khi kết thúc buổi kiểm tra tại công trường và khi nhận được tài liệu bổ sung của chủ đầu tư (nếu có).
5. Sau 15 ngày, kể từ ngày kiểm tra công trình cuối cùng trong danh sách kiểm tra của mỗi đợt, tổ chức họp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan để thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
6. Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Xây dựng sau 15 ngày kể từ ngày họp thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Sở Xây dựng
- Đề xuất danh sách công trình kiểm tra, trình Lãnh đạo Sở xem xét, thông qua cho từng đợt kiểm tra;
- Công bố Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cho các thành viên đoàn kiểm tra; phổ biến kế hoạch kiểm tra cho các thành viên đoàn kiểm tra và các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch và xem xét dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Xây dựng;
- Cử người phối hợp, hỗ trợ Thanh tra Sở Xây dựng về chuyên môn trong quá trình xử lý vi phạm của các đơn vị;
- Phân công cho công chức, người lao động Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng luân phiên đảm nhận công tác thư ký đoàn kiểm tra;
- Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát sinh những vấn đề vượt thẩm quyền, Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng báo cáo, đề xuất giải pháp thực hiện, trình xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở Xây dựng.
2. Thanh tra Sở Xây dựng
- Chỉ đạo Đội thanh tra địa bàn quận - huyện phối hợp với Đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra tại các công trình xây dựng;
- Xem xét, xử lý vi phạm hành chính (nếu có) theo đúng quy định.
3. Phòng Kinh tế xây dựng, Vật liệu xây dựng - Sở Xây dựng
- Cử công chức có năng lực phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra;
- Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng giải quyết kịp thời các vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công.
4. Văn phòng Sở Xây dựng
- Bố trí phòng họp, phương tiện vận chuyển để phục vụ Đoàn kiểm tra theo kế hoạch;
- Phát hành, đăng tải thông tin về kế hoạch kiểm tra cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Ủy ban nhân dân quận - huyện
- Cử công chức có năng lực phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra;
- Có ý kiến hoặc đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra theo thẩm quyền quản lý;
- Phối hợp, xử lý vi phạm hành chính (nếu có) theo đúng quy định.
6. Các chủ đầu tư của các công trình được kiểm tra
- Thực hiện báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3 đính kèm và cung cấp hồ sơ pháp lý có liên quan cho Đoàn kiểm tra (gửi về Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Số 60 Trương Định, Phường 7, Quận 3) trước thời gian kiểm tra tối thiểu 05 ngày làm việc; đồng thời hỗ trợ gửi file báo cáo qua địa chỉ email: [email protected]
- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình được kiểm tra để kiểm tra, đối chiếu; chuẩn bị địa điểm làm việc;
- Cử người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư, mời đại diện hợp pháp của các đơn vị hoạt động xây dựng có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra tại công trường xây dựng vào thời gian kiểm tra. Trường hợp người đại diện hợp pháp của các đơn vị vắng mặt thì người được giao nhiệm vụ thay thế phải có giấy ủy quyền hợp lệ;
- Tổ chức kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc kiểm định công trình khi có yêu cầu của Đoàn kiểm tra;
- Báo cáo, giải trình, bổ sung hồ sơ (nếu có) cho Đoàn kiểm tra khi có yêu cầu.
V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Trưởng Đoàn kiểm tra
- Điều hành Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo kế hoạch đã được lãnh đạo Sở Xây dựng phê duyệt;
- Phân công công việc cho các thành viên Đoàn kiểm tra;
- Công bố Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cho các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra;
- Tổ chức hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của đơn vị, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng; lập báo cáo dự thảo kết quả làm việc của Đoàn kiểm tra.
2. Phó Trưởng đoàn
- Thay Trưởng đoàn điều hành Đoàn kiểm tra trong thời gian Trưởng đoàn vắng;
- Kiểm tra công trình và công tác quản lý chất lượng công trình theo nội dung kiểm tra do Trưởng đoàn phân công;
- Dự thảo báo cáo kết quả làm việc của Đoàn kiểm tra, các văn bản chuyển các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý vi phạm (nếu có).
3. Thư ký đoàn
- Lập biên bản kiểm tra;
- Lưu giữ hồ sơ, bảo quản các biên bản và tài liệu của Đoàn kiểm tra;
- Tổng hợp ý kiến của thành viên Đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra;
- Các công việc khác do Trưởng đoàn phân công.
4. Các thành viên Đoàn kiểm tra
Ngoài các nội dung kiểm tra do Trưởng đoàn phân công, các thành viên Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm kiểm tra các nội dung sau:
- Thành viên Phòng Kinh tế xây dựng: Kiểm tra công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; kiểm tra việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;
- Thành viên Phòng Vật liệu xây dựng: Kiểm tra công tác quản lý chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; việc sử dụng gạch xây không nung cho công trình;
- Thành viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng giàn giáo; lắp đặt, vận hành cần trục tháp; an toàn trong thi công xây dựng công trình;
- Thành viên Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy: Kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ; kiểm tra về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; việc thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình;
- Thành viên Ủy ban nhân dân quận, huyện:
+ Kiểm tra về công tác vệ sinh môi trường; về việc thi công, đấu nối, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải của công trình (nếu có);
+ Phối hợp với thành viên Đội Thanh tra địa bàn kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc về đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận; kiểm tra sự tuân thủ Giấy phép xây dựng, quy mô công trình, dự án được phê duyệt và các nội dung khác.
- Thành viên Đội Thanh tra địa bàn:
+ Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc về đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận; kiểm tra sự tuân thủ Giấy phép xây dựng, quy mô công trình, dự án được phê duyệt;
+ Nhắc nhở chủ đầu tư các công trình được kiểm tra báo cáo, chuẩn bị đầy đủ tài liệu làm việc gửi về Sở Xây dựng trước thời gian kiểm tra 05 ngày làm việc; thông báo cho chủ đầu tư các công trình được kiểm tra không tham dự được trong buổi phổ biến kế hoạch về thời gian kiểm tra; thông báo lại chủ đầu tư các công trình được kiểm tra về thay đổi thời gian kiểm tra (nếu có) trước 03 ngày làm việc theo Kế hoạch;
+ Thông báo kịp thời cho Trưởng Đoàn kiểm tra về việc thay đổi lịch làm việc của chủ đầu tư (nếu có);
+ Báo cáo kịp thời về tình hình kiểm tra để lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng chỉ đạo xem xét, xử lý các vi phạm theo quy định và tham gia một số nội dung khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố năm 2015. Đề nghị các đơn vị quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các vướng mắc, đề nghị liên hệ Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Sở Xây dựng, điện thoại số 39.326.214 (số nội bộ 756) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- UBNDTP (để báo cáo);
- Các chủ đầu tư (theo danh sách các công trình);
- Sở LĐTB&XH (để phối hợp);
- Cảnh sát PCCC (để phối hợp);
- UBND quận - huyện (để phối hợp);
- Giám đốc SXD (để báo cáo);
- Văn phòng Sở (để thực hiện);
- P. KTXD, P.VLXD (để thực hiện);
- Thanh tra Sở (để thực hiện);
- Lưu: VT, P.QLCLXD.
* Đính kèm:
-
Phụ lục 1,
2, 3.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phan Đức Nhạn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "16/03/2015",
"sign_number": "2527/KH-SXD-QLCLXD",
"signer": "Phan Đức Nhạn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-tro-giup-phap-ly-2006-69-2006-QH11-12978.aspx | Luật trợ giúp pháp lý 2006 số 69/2006/QH11 | QUỐC HỘI
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
************
Số: 69/2006/QH 11
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2006
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ 9
(Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)
LUẬT
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về trợ giúp pháp lý.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý.
2. Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
4. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý.
Điều 5. Vụ việc trợ giúp pháp lý
Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Điều 6. Chính sách trợ giúp pháp lý
1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.
2. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp, tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để trợ giúp pháp lý.
Điều 8. Quỹ trợ giúp pháp lý
1. Quỹ trợ giúp pháp lý được lập để hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương có khó khăn về kinh tế.
2. Nguồn tài chính của Quỹ trợ giúp pháp lý gồm đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
3. Quỹ trợ giúp pháp lý hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn thuế. Việc quản lý và sử dụng quỹ trợ giúp pháp lý phải đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ trợ giúp pháp lý.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi;
e) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
g) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý khai, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Cản trở hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Chương II
NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 10. Người được trợ giúp pháp lý
1. Người nghèo.
2. Người có công với cách mạng.
3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.
4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 11. Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện yêu cầu trợ giúp pháp lý.
2. Lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.
Điều 12. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó.
3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về một vụ việc đang được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp.
5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 13. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề luật sư;
b) Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn pháp luật).
Điều 14. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Biên chế và kinh phí hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
3. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giám đốc, Phó giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý
4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.
5. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này.
6. Giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý.
7. Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.
Điều 16. Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý và do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Điều 17. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký bằng văn bản về phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
2. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện theo mẫu thống nhất và phù hợp với phạm vi, hình thức, lĩnh vực pháp luật được ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật khi tham gia trợ giúp pháp lý
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý
4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.
5. Giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý.
6. Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.
Điều 19. Chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Không được tiếp tục tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Khi chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang trợ giúp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan.
Chương IV
NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 20. Người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên);
b) Luật sư;
c) Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Tư vấn viên pháp luật).
3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
c) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;
đ) Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật
Điều 21. Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có bằng cử nhân luật;
c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức sau đây:
a) Tư vấn pháp luật;
b) Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;
c) Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
d) Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Điều 22. Cộng tác viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:
a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;
c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.
2. Cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Cộng tác viên không phải là Luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật.
3. Khi tham gia trợ giúp pháp lý, cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng và chi phí hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý
Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật này.
Điều 24. Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý
Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng.
3. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý.
4. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý.
5. Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
6. Kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý.
Chương V
PHẠM VI, HÌNH THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Mục 1
PHẠM VI, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 26. Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi sau đây:
a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;
c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác chuyển đến.
2. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.
Điều 27. Các hình thức trợ giúp pháp lý
1. Tư vấn pháp luật.
2. Tham gia tố tụng.
3. Đại diện ngoài tố tụng.
4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Điều 28. Tư vấn pháp luật
Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Điều 29. Tham gia tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
2. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
Điều 30. Đại diện ngoài tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.
Điều 31. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác
Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc giúp đỡ họ hoà giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 32. Địa điểm tiếp người được trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm các điều kiện để họ trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi.
2. Tại nơi tiếp phải niêm yết lịch tiếp, nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý.
Điều 33. Yêu cầu trợ giúp pháp lý
Người được trợ giúp pháp lý phải có đơn yêu cầu hoặc gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý trình bày và có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ.
Điều 34. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Người tiếp nhận đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý; nếu yêu cầu trợ giúp pháp lý thuộc vụ việc, đối tượng, phạm vi trợ giúp pháp lý quy định tại các điều 5, 10 và 26 của Luật này thì phải thụ lý.
2. Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu phải hướng dẫn họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu đó.
Điều 35. Thực hiện trợ giúp pháp lý
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ vụ việc liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý, các tình tiết của vụ việc và các quy định của pháp luật có liên quan; sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện trợ giúp pháp lý.
Điều 36. Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Trong trường hợp cần xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thụ lý vụ việc được yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi cần xác minh phối hợp thực hiện. Yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện và thông báo kết quả bằng văn bản kèm theo các giấy tờ, tài liệu có liên quan cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước yêu cầu.
3. Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và các giấy tờ, tài liệu có liên quan phải được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
Điều 37. Chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý bằng văn bản kèm theo hồ sơ cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương khác để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này và thông báo cho người được trợ giúp pháp lý biết.
2. Kể từ ngày nhận được văn bản chuyển vụ việc kèm theo hồ sơ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thụ lý vụ việc và thông báo cho người được trợ giúp pháp lý biết.
Điều 38. Hoạt động tư vấn pháp luật
1. Tư vấn pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực tiếp, bằng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin khác; thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các phương thức khác.
2. Đối với vụ việc đơn giản, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính trong phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý. Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý được lập thành hai bản, một bản giao cho người được trợ giúp pháp lý, một bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.
3. Đối với vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì người thực hiện trợ giúp pháp lý phải viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu.
Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.
4. Đối với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Điều 39. Hoạt động tham gia tố tụng
1. Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người tham gia tố tụng quy định tại Điều 29 của Luật này, trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.
Việc cử người tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư trong thời hạn không quá ba ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người tham gia tố tụng, trừ trường hợp pháp luật tố tụng có quy định khác.
Việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư cử hoặc Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về luật sư.
3. Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi hoặc Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
4. Khi tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng, thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ Luật sư; có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng; được sử dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.
Điều 40. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng
1. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
Việc cử người làm đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
2. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có trách nhiệm sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.
Điều 41. Hoạt động trợ giúp pháp lý khác
1. Theo yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư cử người thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý khác cho họ theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý khác phải được ghi thành biên bản.
Điều 42. Kiến nghị thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý
Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. Cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.
3. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư;
b) Bản bào chữa, bản bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
4. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có bản báo cáo về những công việc đã thực hiện trong phạm vi đại diện ngoài tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
5. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng các hình thức trợ giúp pháp lý khác, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có biên bản về việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
Điều 44. Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hoàn thành vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Hồ sơ từng vụ việc trợ giúp pháp lý được phân loại, đánh số, sắp xếp theo thứ tự thời gian, hình thức, lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý và được lưu trữ trong thời hạn năm năm, kể từ ngày hồ sơ được bàn giao.
Điều 45. Từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý không thuộc đối tượng quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Người được trợ giúp pháp lý cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;
c) Người được trợ giúp pháp lý vi phạm nghiêm trọng nội quy hoặc có hành vi làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;
đ) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp;
e) Vụ việc trợ giúp pháp lý không phù hợp với quy định tại Điều 5 và Điều 26 của Luật này;
g) Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc trường hợp chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là một bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp hoà giải, giải đáp pháp luật;
b) Có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có người thân thích liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã từng là người giải quyết vụ việc đó;
d) Có căn cứ khác cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Trong trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến người thực hiện trợ giúp pháp lý khác để được trợ giúp pháp lý.
4. Trường hợp từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý.
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 46. Nội dung quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
3. Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; cấp, thu hồi, thay đổi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; xây dựng các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý.
4. Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; cấp, thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý; công nhận, cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên; quy định mẫu đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, mẫu thẻ Trợ giúp viên pháp lý, mẫu thẻ cộng tác viên; ấn hành các tài liệu về trợ giúp pháp lý.
5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.
6. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và điều kiện vật chất khác cho hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước; xây dựng, quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Điều 47. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; có trách nhiệm bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm về trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương.
Chương VII
XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP
Điều 48. Xử lý vi phạm
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì không được tiếp tục tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây khó khăn cho hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 49. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với các hành vi sau đây của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;
b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với các hành vi quy định tại khoản này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký thực hiện trợ giúp pháp lý; cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên; quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt hành chính và các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Việc giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm các quy định của Luật này. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Điều 50. Giải quyết tranh chấp
1. Trong trường hợp có tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý với Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Tư vấn viên pháp luật, tổ chức tư vấn pháp luật liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Trong trường hợp có tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý và Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Điều 52. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "29/06/2006",
"sign_number": "69/2006/QH11",
"signer": "Nguyễn Phú Trọng",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-06-2021-TT-BKHDT-chi-phi-dang-ky-tren-He-thong-mang-dau-thau-quoc-gia-490510.aspx | Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT chi phí đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2021/TT-BKHĐT
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC CHI PHÍ VỀ ĐĂNG KÝ, ĐĂNG TẢI THÔNG TIN, LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN HỆ THỐNG MẠNG ĐẤU THẦU QUỐC GIA, BÁO ĐẤU THẦU
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu,
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định chi tiết việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí về đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu.
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chi tiết việc:
a) Thu, nộp, quản lý và sử dụng các Chi phí sử dụng dịch vụ đối với các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Luật Đấu thầu;
b) Thu, nộp, quản lý và sử dụng chi phí quy định tại khoản 6 Điều 32 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP).
2. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 32 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư này được chọn áp dụng quy định của Thông tư này để thực hiện việc đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi tắt là Hệ thống) là hệ thống công nghệ thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và quản lý theo quy định tại khoản 26 Điều 4 của Luật Đấu thầu, có địa chỉ tại http://muasamcong.mpi.gov.vn.
2. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia thuộc Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Tổ chức vận hành Hệ thống theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu.
3. Dự án e-GP là dự án “Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ” theo hình thức đối tác công tư (PPP), được phê duyệt theo Quyết định số 1546/QĐ-BKHĐT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 2032/QĐ-BKHĐT ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quyết định sửa đổi, bổ sung khác (nếu có).
4. Hợp đồng BOT Dự án e-GP là thỏa thuận bằng văn bản và các phụ lục hợp đồng (nếu có) được ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án e-GP, Doanh nghiệp Dự án e-GP về việc Nhà nước nhượng quyền cho Nhà đầu tư, Doanh nghiệp Dự án e-GP thực hiện đầu tư, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, nâng cấp và chuyển giao Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hình thức đối tác công tư (PPP).
5. Doanh nghiệp Dự án e-GP là doanh nghiệp do Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án e-GP thành lập theo quy định pháp luật với mục đích duy nhất là thực hiện Hợp đồng BOT Dự án e-GP.
6. Chi phí sử dụng dịch vụ là các loại chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Đấu thầu, khoản 9 Điều 9 và Điều 86 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, khoản 6 Điều 32 của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
7. Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo ra, được gửi đi, được nhận, ký số, lưu trữ trên Hệ thống và có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chương II
NGUYÊN TẮC THU CHI, MỨC THU VÀ TỔ CHỨC THU, NỘP CHI PHÍ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Điều 4. Nguyên tắc thu, chi đối với khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu, Doanh nghiệp Dự án e-GP có trách nhiệm thu, quản lý và sử dụng khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và Hợp đồng BOT Dự án e-GP để cung cấp dịch vụ trên Hệ thống, Báo Đấu thầu.
2. Nguồn thu từ Chi phí sử dụng dịch vụ để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, duy trì, vận hành và phát triển Hệ thống;
b) Đăng tải thông tin về đấu thầu, thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống, Báo đấu thầu;
b) Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống;
c) Các nhiệm vụ chi thường xuyên khác và chi đầu tư liên quan đến việc tổ chức quản lý, duy trì, vận hành và phát triển Hệ thống của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia và Báo Đấu thầu.
3. Khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ trên Hệ thống, Báo Đấu thầu để phục vụ hoạt động của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu theo cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này. Chênh lệch thu chi được hạch toán vào các quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành và chỉ phục vụ cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 5. Mức thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống gồm:
a) Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (chỉ nộp 01 lần khi đăng ký) là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu, nhà đầu tư nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống;
c) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng); chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí nhà thầu trúng thầu được tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đối với gói thầu chia thành nhiều phần hoặc lô riêng biệt thì chi phí nhà thầu trúng thầu được tính theo giá trị trúng thầu của mỗi phần hoặc lô riêng biệt;
đ) Chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử được tính bằng 0,022% giá hợp đồng nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
2. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, Báo Đấu thầu:
a) Chi phí đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu hoặc một (01) dự án đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng, danh sách ngắn là 165.000 đồng cho một (01) gói thầu đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Điều 6. Tổ chức thu, nộp Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Tổ chức thu Chi phí sử dụng dịch vụ:
a) Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia chịu trách nhiệm thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Tài khoản thu là tài khoản đồng Việt Nam của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia mở tại ngân hàng thương mại;
b) Báo Đấu thầu chịu trách nhiệm thu Chi phí sử dụng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này. Tài khoản thu là tài khoản đồng Việt Nam của Báo Đấu thầu mở tại ngân hàng thương mại.
Khoản thu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu được Báo Đấu thầu chuyển một phần sang Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện quản lý, giám sát việc nâng cấp, vận hành, phát triển Hệ thống, bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định trong việc đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, phần còn lại được sử dụng để thực hiện chức năng đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu;
c) Doanh nghiệp Dự án e-GP thông qua Hợp đồng BOT Dự án e-GP thực hiện thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Thời điểm bắt đầu thu được quy định tại các khoản 3, 4 Điều 11 của Thông tư này. Tài khoản thu là tài khoản đồng Việt Nam của Doanh nghiệp Dự án e-GP mở tại ngân hàng thương mại.
2. Tổ chức nộp Chi phí sử dụng dịch vụ:
a) Bên mời thầu nộp chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này trong thời hạn tối đa là 14 ngày, kể từ ngày thông tin được bên mời thầu tự đăng tải hợp lệ trên Hệ thống;
b) Nhà thầu nộp chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này như sau:
- Đối với chi phí đăng ký tham gia Hệ thống, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày được phê duyệt đăng ký trên Hệ thống;
- Đối với chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống, thời hạn nộp trước ngày 01 tháng 4 hằng năm (trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống); nhà thầu không phải nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống đối với những năm mà trạng thái tài khoản của nhà thầu được chính thức thông báo tạm ngừng trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó);
Trường hợp nhà thầu nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống cho nhiều năm (tối đa là 05 năm) thì số tiền sẽ được khấu trừ tương ứng theo từng năm; trong thời gian đó, nếu nhà thầu đăng ký tạm ngừng tài khoản trên Hệ thống trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đăng ký) thì số tiền đã nộp còn lại sẽ được bảo lưu và được tự động khấu trừ cho các năm tiếp theo sau khi nhà thầu đăng ký khôi phục tài khoản trên Hệ thống;
- Đối với chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày mở thầu;
- Đối với chi phí nhà thầu trúng thầu, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng;
- Đối với chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày Hợp đồng điện tử được các bên ký số trên Hệ thống. Trường hợp nhà thầu không lựa chọn sử dụng dịch vụ Hợp đồng điện tử thì không phải nộp chi phí này.
c) Nhà đầu tư nộp chi phí tham gia Hệ thống theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 của Thông tư này như sau:
- Đối với chi phí đăng ký tham gia Hệ thống, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày được phê duyệt đăng ký trên Hệ thống;
- Đối với chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà đầu tư trên Hệ thống, thời hạn nộp trước ngày 01 tháng 4 hằng năm (trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống); nhà đầu tư không phải nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống đối với những năm mà trạng thái tài khoản của nhà đầu tư được chính thức thông báo tạm ngừng trong cả năm (tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm đó);
Trường hợp nhà đầu tư nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống cho nhiều năm (tối đa là 05 năm) thì số tiền sẽ được khấu trừ tương ứng theo từng năm; trong thời gian đó, nếu nhà đầu tư đăng ký tạm ngừng tài khoản trên Hệ thống trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đăng ký) thì số tiền đã nộp còn lại sẽ được bảo lưu và được tự động khấu trừ cho các năm tiếp theo sau khi nhà đầu tư đăng ký khôi phục tài khoản trên Hệ thống.
Chương III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHOẢN THU CHI PHÍ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Điều 7. Quản lý, sử dụng khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ đối với Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia
1. Nội dung chi:
a) Chi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước;
b) Chi tổ chức quản lý, giám sát đăng tải thông tin về đấu thầu, thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống;
c) Chi tổ chức quản lý, giám sát, vận hành và phát triển Hệ thống;
d) Chi quản lý, giám sát Doanh nghiệp Dự án e-GP;
đ) Chi hoạt động hướng dẫn, đào tạo người sử dụng Hệ thống;
e) Chi hoạt động truyền thông, hợp tác quốc tế về đấu thầu qua mạng;
g) Chi hoạt động liên quan đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ tham gia Hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu, quản lý cơ sở dữ liệu;
h) Chi đầu tư, sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định về tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập;
i) Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư khác phục vụ triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng.
2. Việc phân phối kết quả tài chính, trích lập các quỹ thực hiện theo cơ chế tự chủ tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này. Chênh lệch thu chi được hạch toán vào các quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành và chỉ phục vụ cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, quyết toán thu chi hằng năm:
a) Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia lập kế hoạch thu và kế hoạch chi liên quan đến lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống; đăng tải thông tin về đấu thầu, thông tin về lựa chọn nhà đầu tư theo các nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trình Hội đồng quản lý hoặc tổng hợp vào dự toán của Cục Quản lý đấu thầu trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt (trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng quản lý);
b) Trường hợp phát sinh nhiệm vụ, Hội đồng quản lý hoặc Cục Quản lý đấu thầu (trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng quản lý) được chủ động điều chỉnh các khoản thu, chi tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh trong phạm vi kế hoạch năm được duyệt, Việc điều chỉnh chỉ được thực hiện trong năm kế hoạch;
c) Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia có trách nhiệm lập quyết toán thu, chi theo các nội dung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và quyết toán vào kinh phí hoạt động của Cục Quản lý đấu thầu.
Điều 8. Quản lý, sử dụng khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ đối với Báo Đấu thầu
1. Nội dung chi:
a) Chi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước;
b) Chi in Báo;
c) Chi vận chuyển và phát hành Báo trên toàn quốc;
d) Chi cho cá nhân tham gia hoạt động đăng tải thông tin về đấu thầu bao gồm: tiền lương, phụ cấp và các khoản chi hợp lệ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Chi văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, ứng dụng công nghệ thông tin và các dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động đăng tải thông tin về đấu thầu;
e) Chi mua sắm, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, bảo hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động đăng tải thông tin về đấu thầu;
g) Chi tổ chức, quản lý hoạt động đăng tải, phát hành thông tin về đấu thầu;
h) Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư khác liên quan đến việc tổ chức quản, lý, đăng tải thông tin về đấu thầu.
2. Phân phối kết quả tài chính, trích lập các quỹ thực hiện theo cơ chế tự chủ tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này. Chênh lệch thu chi được hạch toán vào các quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành và chỉ phục vụ cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, quyết toán thu chi hằng năm:
a) Báo Đấu thầu lập kế hoạch thu và kế hoạch chi liên quan đến đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu theo các nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, tổng hợp vào dự toán của Cục Quản lý đấu thầu trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
b) Trường hợp phát sinh nhiệm vụ, Cục Quản lý đấu thầu được, chủ động điều chỉnh các khoản thu, chi tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh trong phạm vi kế hoạch năm được duyệt. Việc điều chỉnh chỉ được thực hiện trong năm kế hoạch;
c) Báo Đấu thầu có trách nhiệm lập quyết toán thu, chi theo các nội dung tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này và quyết toán vào kinh phí hoạt động của Cục Quản lý đấu thầu.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Điều 9. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu, Doanh nghiệp Dự án e-GP
1. Hội đồng quản lý Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia:
a) Phê duyệt kế hoạch thu và kế hoạch chi hằng năm của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 của Thông tư này;
b) Điều chỉnh kế hoạch thu và kế hoạch chi của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 của Thông tư này;
c) Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động thu, chi của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia theo quy định.
2. Cục Quản lý đấu thầu:
a) Theo dõi, giám sát và quản lý việc thực hiện Hợp đồng BOT Dự án e- GP;
b) Tổng hợp kế hoạch thu và kế hoạch chi hằng năm của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia (trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng quản lý), Báo Đấu thầu trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 và điểm a khoản 4 Điều 8 của Thông tư này;
c) Điều chỉnh kế hoạch thu và kế hoạch chi của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia (trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng quản lý), Báo Đấu thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 và điểm b khoản 4 Điều 8 của Thông tư này;
d) Quyết toán thu, chi của trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 và điểm c khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia:
a) Thông báo công khai trên Hệ thống quy trình thu Chi phí sử dụng dịch vụ bao gồm cách thức, phương thức, đối tượng và mức thu;
b) Thông báo công khai trên Hệ thống các thông tin về tên Dự án e-GP, Doanh nghiệp Dự án e-GP, thời điểm Doanh nghiệp Dự án e-GP bắt đầu thu Chi phí sử dụng dịch vụ, số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh;
c) Kiểm tra, giám sát dữ liệu thu đối với khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ của Doanh nghiệp Dự án e-GP trên Hệ thống, đảm bảo hoạt động thu đúng quy định, báo cáo kịp thời các vi phạm và đề xuất cách thức xử lý. Cục Quản lý đấu thầu chịu trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định xử lý vi phạm trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia;
d) Tổ chức thu Chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
đ) Quản lý, sử dụng khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
4. Báo Đấu thầu:
a) Tổ chức thu Chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
b) Quản lý, sử dụng khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
5. Doanh nghiệp Dự án e-GP:
a) Tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung quy định trong Hợp đồng BOT Dự án e-GP;
b) Bảo đảm an toàn, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra vi phạm;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phục vụ công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến Hệ thống.
Điều 10. Trách nhiệm của bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư
1. Bên mời thầu có trách nhiệm nộp chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Hết thời hạn thanh toán chi phí theo quy định mà không thanh toán chi phí thì bên mời thầu không được thực hiện đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống đối với các gói thầu tiếp theo cho đến khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán chi phí theo quy định.
2. Nhà thầu có trách nhiệm nộp chi phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Hết thời hạn thanh toán chi phí theo quy định mà không thanh toán chi phí thì tài khoản của nhà thầu trên Hệ thống bị chuyển sang trạng thái tạm ngừng và nhà thầu không được thực hiện các giao dịch liên quan trên Hệ thống cho đến khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán chi phí theo quy định.
3. Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp chi phí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Hết thời hạn thanh toán chi phí theo quy định mà không thanh toán chi phí thì tài khoản của nhà đầu tư trên Hệ thống bị chuyển sang trạng thái tạm ngừng và nhà đầu tư không được thực hiện các giao dịch liên quan trên Hệ thống cho đến khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán chi phí theo quy định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
2. Các quy định tại Chương III Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định về thời điểm bắt đầu thu và nội dung thu chi phí đối với Doanh nghiệp Dự án e-GP theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
4. Việc thu chi phí nhà thầu trúng thầu và chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 và trên cơ sở Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia tiếp tục thu, quản lý và sử dụng Chi phí sử dụng dịch vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này đến thời điểm Doanh nghiệp Dự án e-GP bắt đầu thu theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu căn cứ vào phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên quan đến nội dung về thu chi phí theo quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện KSNDTC, Tòa án NDTC, Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC và KKT;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
-Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Bộ KH&ĐT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT, Cổng TTĐT Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VT, Cục QLĐT (TL)
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
PHỤ LỤC I
KẾ HOẠCH THU VÀ KẾ HOẠCH CHI CÁC KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN THAM GIA HỆ THỐNG VÀ ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TRÊN HỆ THỐNG, BÁO ĐẤU THẦU CỦA CỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU
A. Kế hoạch thu
(Đơn vị tính: đồng)
STT
NỘI DUNG THU
SỐ TIỀN
TỔNG SỐ (I+II+III+IV)
I
KINH PHÍ NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG
II
THU ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU, LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN HỆ THỐNG, BÁO ĐẤU THẦU
1
Đăng tải thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển
2
Đăng tải thông báo mời thầu
3
Đăng tải thông báo mời chào hàng
4
Đăng tải danh sách ngắn
III
THU ĐĂNG KÝ THAM GIA, DUY TRÌ TÊN VÀ THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC TRÊN HỆ THỐNG
1
Thu đăng ký tham gia Hệ thống (nộp một lần khi đăng ký)
2
Thu duy trì tên và thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống (thanh toán trước ngày 01 tháng 4 hằng năm trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống)
IV
THU KHÁC (NẾU CÓ)
B. Kế hoạch chi
(Đơn vị tính: đồng)
STT
NỘI DUNG CHI
SỐ TIỀN
TỔNG SỐ (I+II+III+IV)
I
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
II
CHI ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TRÊN BÁO ĐẤU THẦU
III
CHUYỂN KHOẢN THU CHI PHÍ ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TỪ BÁO ĐẤU THẦU SANG TRUNG TÂM ĐẤU THẦU QUA MẠNG QUỐC GIA ĐỂ CHI THỰC HIỆN QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TRÊN HỆ THỐNG
IV
CHI THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ THAM GIA HỆ THỐNG, DUY TRÌ TÊN VÀ THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC TRÊN HỆ THỐNG
1
Chi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước
2
Chi tổ chức quản lý, giám sát đăng tải thông tin về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống
3
Chi tổ chức quản lý, giám sát, vận hành và phát triển Hệ thống
4
Chi tổ chức quản lý, giám sát Doanh nghiệp Dự án e-GP
5
Chi hoạt động hướng dẫn, đào tạo người sử dụng Hệ thống
6
Chi hoạt động truyền thông, hợp tác quốc tế về đấu thầu qua mạng
7
Chi hoạt động liên quan đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ tham gia Hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu, quản lý cơ sở dữ liệu
8
Chi đầu tư, sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định về tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập
9
Các nhiệm vụ chi thường xuyên khác và chi đầu tư phục vụ triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng
V
PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ
PHỤ LỤC II
QUYẾT TOÁN THU VÀ QUYẾT TOÁN CHI CÁC KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN THAM GIA HỆ THỐNG VÀ ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU, TRÊN HỆ THỐNG, BÁO ĐẤU THẦU CỦA CỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU
A. Quyết toán thu
(Đơn vị tính: đồng)
STT
NỘI DUNG THU
SỐ TIỀN
TỔNG SỐ (I+II+III+IV+V)
I
KINH PHÍ NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG
II
THU ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TRÊN BÁO ĐẤU THẦU
1
Đăng tải thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển
2
Đăng tải thông báo mời thầu
3
Đăng tải thông báo mời chào hàng
4
Đăng tải danh sách ngắn
III
THU ĐĂNG KÝ THAM GIA, DUY TRÌ TÊN VÀ THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC TRÊN HỆ THỐNG
1
Thu đăng ký tham gia Hệ thống (nộp một lần khi đăng ký)
2
Thu duy trì tên và thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống (thanh toán trước ngày 01 tháng 4 hàng năm trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống).
IV
THU KHÁC (NẾU CÓ)
B. Quyết toán chi
(Đơn vị tính: đồng)
STT
NỘI DUNG CHI
SỐ TIỀN
TỔNG SỐ (I+II+III+IV+V)
I
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
II
CHI THỰC HIỆN ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TRÊN BÁO ĐẤU THẦU
III
CHUYỂN KHOẢN THU CHI PHÍ ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TỪ BÁO ĐẤU THẦU SANG TRUNG TÂM ĐẤU THẦU QUA MẠNG QUỐC GIA ĐỂ CHI THỰC HIỆN QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐĂNG TẢI THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU TRÊN HỆ THỐNG
IV
CHI THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ THAM GIA HỆ THỐNG, DUY TRÌ TÊN VÀ THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC TRÊN HỆ THỐNG
1
Chi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước
2
Chi tổ chức quản lý, giám sát đăng tải thông tin về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống
3
Chi tổ chức quản lý, giám sát, vận hành và phát triển Hệ thống
4
Chi tổ chức quản lý, giám sát Doanh nghiệp Dự án e-GP
5
Chi hoạt động hướng dẫn, đào tạo người sử dụng Hệ thống
6
Chi hoạt động truyền thông, hợp tác quốc tế về đấu thầu qua mạng
7
Chi hoạt động liên quan đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ tham gia Hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu, quản lý cơ sở dữ liệu
8
Chi đầu tư, sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định về tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập
9
Các nhiệm vụ chi thường xuyên khác và chi đầu tư phục vụ triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng
V
PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ | {
"issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư",
"promulgation_date": "30/09/2021",
"sign_number": "06/2021/TT-BKHĐT",
"signer": "Nguyễn Chí Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2017-TT-TTCP-xet-tang-Ky-niem-chuong-Vi-su-nghiep-Thanh-tra-345736.aspx | Thông tư 01/2017/TT-TTCP xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra | THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2017/TT-TTCP
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA”
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng, tổ chức trao tặng và quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
Điều 2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” là hình thức khen thưởng của Thanh tra Chính phủ cho cá nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam (sau đây gọi chung là Kỷ niệm chương).
2. Kỷ niệm chương có biểu tượng, hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Thanh tra Việt Nam, phù hợp với quy định chung của Nhà nước, kèm theo Kỷ niệm chương là Bằng chứng nhận tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương được xét tặng một lần cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không xét tặng cho những cá nhân đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương được tiến hành hàng năm, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và kịp thời.
3. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải được thực hiện đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 4. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước, gồm:
a) Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
b) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra Chính phủ;
c) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các tổ chức Thanh tra Nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ), gồm:
- Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra bộ;
- Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan Thanh tra Nhà nước thuộc tổng cục, cục và tương đương theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, người lao động công tác tại các cơ quan Thanh tra Nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Quốc phòng, Thanh tra Công an.
d) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
đ) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra sở và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra sở);
e) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam, gồm:
a) Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các đoàn thể chính trị, xã hội ở trung ương;
b) Lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ;
c) Bí thư, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bí thư, Phó bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương.
3. Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
4. Các trường hợp khác theo đề nghị của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
Điều 5. Đối tượng không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân đã bị buộc thôi việc hoặc bị tước quân tịch, tước danh hiệu Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Chưa xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật; người đang chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên; người đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị kết án, đang chấp hành bản án hình sự.
Thời gian thi hành kỷ luật, thời gian chấp hành bản án hình sự, bao gồm cả thời gian chưa được xóa kỷ luật hoặc xóa án tích không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương.
Điều 6. Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, có thời gian công tác từ 04 năm trở lên tính đến năm đề nghị xét tặng.
2. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, có tổng thời gian công tác trong các cơ quan thanh tra nhà nước từ 10 năm trở lên tính đến ngày 23/11 của năm đề nghị xét tặng.
3. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam và đạt điều kiện, tiêu chuẩn sau:
a) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra.
b) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điểm d, Điểm đ phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra.
4. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải có công lao, thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
5. Cá nhân thuộc trường hợp khác quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này phải có công lao, thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc có sáng kiến, công trình khoa học có giá trị thực tiễn đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
Điều 7. Các trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương
Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương khi có một trong các điều kiện quy định tại Điều này và chỉ tính thành tích cao nhất.
1. Cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng;
2. Cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm;
3. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm;
4. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được đề nghị xét tặng sớm hơn 06 tháng.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 8. Trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1; Điểm a Khoản 2 và Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
2. Chánh Thanh tra bộ có trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với đối tượng được quy định tại:
a) Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Điểm đ Khoản 1 và Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này (đối với các bộ, ngành tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương).
3. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với đối tượng được quy định tại:
a) Điểm d, e Khoản 1 và Điểm c, d Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Điểm d Khoản 1 và Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này (đối với các sở thuộc bộ, ngành không tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương).
4. Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Thanh tra Chính phủ lập hồ sơ, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Điều 9. Hồ sơ, thời gian đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (01 bộ), gồm:
a) Công văn đề nghị tặng Kỷ niệm chương;
b) Danh sách trích ngang đề nghị tặng Kỷ niệm chương (thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Bản tóm tắt quá trình công tác (thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) đối với các đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
d) Bản sao các quyết định khen thưởng và hồ sơ liên quan có xác nhận của cơ quan quản lý (nếu có) đối với các trường hợp được ưu tiên xét tặng;
đ) Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, đơn vị đề nghị tặng Kỷ niệm chương phải có báo cáo về thành tích của cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Việt Nam;
e) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này, đơn vị đề nghị tặng Kỷ niệm chương phải báo cáo về thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc sáng kiến, công trình khoa học có giá trị thực tiễn đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Việt Nam của cá nhân được đề nghị.
2. Cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương về Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ trước ngày 01 tháng 9 hàng năm.
Điều 10. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương
1. Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm rà soát, thẩm định hồ sơ và đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra xem xét, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xét, quyết định tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
3. Đối với các trường hợp khác, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trình Tổng Thanh tra quyết định và báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
Điều 11. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương
1. Thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương vào đợt Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (ngày 23 tháng 11) hàng năm.
2. Cơ quan, đơn vị có cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm chủ trì, giúp Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra tổ chức lễ trao tặng.
3. Văn phòng, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương cho lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, các cá nhân đã và đang công tác tại Thanh tra Chính phủ và một số trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 3, 4 Điều 4 Thông tư này.
Điều 12. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được trao Bằng chứng nhận, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” và thưởng tiền không quá 0,6 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm gìn giữ, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tiếp tục phát huy truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có quyền khiếu nại, tố cáo về việc đề nghị và xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2017 và thay thế Thông tư số 03/2015/TT-TTCP ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra”.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra, Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra để báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng TĐKT TW; Ban TĐKT TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
- Các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Website Thanh tra Chính phủ;
- Lưu: VT, PC, TCCB.
TỔNG THANH TRA
Phan Văn Sáu | {
"issuing_agency": "Thanh tra Chính phủ",
"promulgation_date": "10/04/2017",
"sign_number": "01/2017/TT-TTCP",
"signer": "Phan Văn Sáu",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-56-2016-ND-CP-sua-doi-111-2013-ND-CP-ap-dung-bien-phap-xu-ly-hanh-chinh-giao-duc-xa-phuong-316250.aspx | Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi 111/2013/NĐ-CP áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục xã phường | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 111/2013/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
“c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên;
d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.
Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên.”
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
“4. Trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm; trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội phụ trách công tác trẻ em hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có) về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên.
Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu thấy văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; nếu người đề nghị không đồng ý, thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau khi chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
“2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1a, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.”
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
“5. Công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này có trách nhiệm xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối với các địa bàn là vùng miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn xác minh nơi cư trú có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ.
Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống hoặc phần lớn thời gian sinh sống.
Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, mà không xác minh được nơi cư trú, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em theo Danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đó đóng trụ sở để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
“1a. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác gửi đến
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được chuyển đến theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này, trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú ổn định hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này. Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 của Nghị định này, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Trưởng Công an cấp xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.”
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp. Cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên; người bị hại (nếu có) được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự được cuộc họp trong thời gian nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử đại diện gia đình hoặc người thân thích khác tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.”
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
“3a. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn; người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản hoặc cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng, đã hoãn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì vẫn tiếp tục tổ chức cuộc họp tư vấn.”
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
“g) Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.”
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho người được giáo dục, gia đình người được giáo dục, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
“4. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4a Điều này, trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người được giáo dục không tiến bộ, vi phạm cam kết và đã được người được phân công giúp đỡ nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì tổ chức được giao quản lý, giáo dục báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp tại cơ sở để góp ý đối với người được giáo dục. Thành viên, nội dung cuộc họp gồm:
a) Thành viên cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng Công an cấp xã; công chức tư pháp - hộ tịch; người được phân công giúp đỡ và đại diện của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục; đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã và đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở. Người được giáo dục, gia đình của người được giáo dục phải được mời tham dự cuộc họp. Trường hợp người được giáo dục không thể tham dự được mà có lý do chính đáng thì phải hoãn cuộc họp. Số lần hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp người được giáo dục không thể tham dự được cuộc họp góp ý mà có lý do chính đáng, đã hoãn 02 lần hoặc cố tình trốn tránh không tham dự thì vẫn tiếp tục tổ chức cuộc họp góp ý.
Trường hợp người được giáo dục là người nghiện ma túy, ngoài những thành phần nêu trên còn phải có công chức văn hóa - xã hội, đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy hoặc cơ sở điều trị nghiện.
b) Nội dung cuộc họp:
Người được phân công giúp đỡ báo cáo về quá trình quản lý, giáo dục và các vi phạm của người được giáo dục trong thời gian quản lý và đề xuất bổ sung, thay đổi biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ phù hợp. Người được giáo dục trình bày nguyên nhân vi phạm cam kết và phương hướng khắc phục, đề xuất giúp đỡ nếu cần thiết. Trên cơ sở báo cáo của người được phân công giúp đỡ và trình bày của người được giáo dục, các thành viên tham gia cuộc họp phân tích, góp ý về những sai phạm của người được giáo dục, giúp đỡ người đó sửa chữa để tiến bộ; thảo luận và đưa ra biện pháp giáo dục đối với đối tượng.
Cuộc họp phải được lập thành biên bản và gửi cho người được giáo dục và gia đình của họ.”
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
“4a. Trường hợp người được giáo dục sau khi đã chấp hành ít nhất 1/2 thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tiến bộ, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại Điều 35a của Nghị định này.”
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
“Điều 35. Xử lý trường hợp người đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
2. Trường hợp có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội thì người đó phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà mình đã ban hành.
3. Trường hợp người đó bị Tòa án xử phạt tù thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Trường hợp bị Tòa án xử phạt không phải là hình phạt tù, thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
“Điều 35a. Xử lý trường hợp người đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm
Người được giáo dục sau khi đã chấp hành ít nhất 1/2 thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tiến bộ, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xử lý như sau:
1. Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
“Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, kể từ ngày người được giáo dục chấp hành xong quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, lưu hồ sơ, đồng thời gửi bản sao hợp lệ cho tổ chức được giao quản lý, giáo dục và gia đình người được giáo dục biết.”
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
“k1) Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định này (nếu có);
k2) Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này (nếu có);
k3) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 35a của Nghị định này (nếu có);”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
“3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn các cơ sở thực hiện quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở cơ sở và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
2. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
3. Bãi bỏ các quy định sau đây:
a) Bãi bỏ quy định về việc xem xét, quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm cam kết tự nguyện điều trị nghiện, cai nghiện tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
b) Bãi bỏ quy định về việc không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn đang tham gia chương trình điều trị nghiện, cai nghiện ma túy tại Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (3).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ)
STT
Mã số
Mẫu biểu
I. MẪU ĐỀ NGHỊ
1
MĐN01
Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
2
MĐN02
Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
II. MẪU ĐƠN
3
MĐ01
Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
4
MĐ02
Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
5
MĐ03
Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
6
MĐ04
Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
7
MĐ05
Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
III. MẪU THÔNG BÁO
8
MTB01
Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
9
MTB02
Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
10
MTB03
Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
11
MTB04
Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
IV. MẪU BÁO CÁO
12
MBC01
Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
13
MBC02
Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
14
MBC03
Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
V. MẪU BẢN CAM KẾT
15
MCK01
Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
16
MCK02
Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
VI. MẪU KẾ HOẠCH
17
MKH01
Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
18
MKH02
Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
VII. MẪU BIÊN BẢN
19
MBB01
Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
20
MBB02
Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
VIII. MẪU QUYẾT ĐỊNH
21
MQĐ01
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
22
MQĐ02
Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
23
MQĐ03
Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
24
MQĐ04
Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
25
MQĐ05
Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
26
MQĐ06
Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
27
MQĐ07
Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
28
MQĐ08
Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
IX. MẪU VĂN BẢN KHÁC
29
MTT01
Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
30
MTTLL01
Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
31
MGCN01
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
32
MGTT01
Giấy triệu tập
33
MSTD01
Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Mẫu đề nghị số 01
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../ĐN-(1)…….
(2)……….., ngày …. tháng ….. năm …..
ĐỀ NGHỊ
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Kính gửi: Trưởng Công an(2)………………………………
Tôi là: ...............................................................................................................................
Chức vụ (hoặc đại diện)(3): ..............................................................................................
Đề nghị Trưởng Công an(2)………………. xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên như sau:
Họ và tên: ………………………………………………………… Giới tính: .........................
Ngày, tháng, năm sinh: ……../ ……/ …...........
Nơi sinh: ............................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: ..................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ....................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …………….……..; ngày cấp: …………/………../………; nơi cấp: ……………………………………….
Dân tộc: …………….. Tôn giáo: …………………. Trình độ học vấn: ................................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Lý do đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Ghi rõ hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm đó; tài liệu liên quan nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)(4)
________________
* Mẫu này được sử dụng để đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên viết tắt của cơ quan, tổ chức đề nghị. Nếu cá nhân đề nghị (ví dụ: tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn,...) thì không phải ghi tên cơ quan, tổ chức chủ quản; tên cơ quan, tổ chức đề nghị và mục (1).
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
(3) Nếu là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thì ghi rõ chức vụ, nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đó.
(4) Dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có).
Mẫu đề nghị số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../ĐN-(1)…….
(2)……….., ngày …. tháng ….. năm …..
ĐỀ NGHỊ
Áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(2) ………..
Tôi là: …………………………………………. Trưởng Công an(2).......................................
Đề nghị Chủ tịch UBND(2)……………….. xem xét, quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người có tên như sau:
Họ và tên: ………………………………………………………………. Giới tính:..................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…../…..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:..................; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp:.........
Dân tộc: ………………………. Tôn giáo: …………………. Trình độ học vấn: ..................
Nghề nghiệp:.....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập:.........................................................................................................
Lý do đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình: (Ghi rõ hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm đó; tài liệu liên quan nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thời hạn dự kiến áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình là: …… tháng, kể từ ngày …./…./….
Dự kiến phân công(3) ……….…… phối hợp cùng gia đình để giám sát người có lý lịch nêu trên trong thời gian áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
TRƯỞNG CÔNG AN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
__________________
* Mẫu này được sử dụng để đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên viết tắt của cơ quan đề nghị.
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
(3) Tên của tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên.
Mẫu đơn số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) …………..
Tôi tên là: ………………………………………….. Giới tính:..............................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../…./…. Nơi sinh: ...................................................................
Quê quán: ........................................................................................................................
Nơi thường trú:..................................................................................................................
Nơi ở hiện tại:....................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………….; ngày cấp: …./…../................. ;
nơi cấp: ..............................................................................................................................
Dân tộc: ………………………………….. Tôn giáo:………….. Trình độ học vấn: ..............
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Là người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …../…./….. của Chủ tịch UBND(1) …………..
Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là .... tháng, kể từ ngày …./ …./ …. Thời gian đã chấp hành biện pháp là .... tháng .... ngày.
Thời gian còn lại phải chấp hành biện pháp là .... tháng .... ngày.
Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tôi đã có những tiến bộ như sau: (Nêu rõ tinh thần, thái độ chấp hành các quy định, kết quả rèn luyện, học tập trong quá trình chấp hành biện pháp, thành tích nếu có)
.........................................................................................................................................
Đề nghị Chủ tịch UBND(1) ………… xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……../QĐ-UBND.
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI
ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ
………………………………………
………………………………………
(1)……….. ngày .... tháng .... năm …………
(Ký, ghi rõ họ tên)
(1)……. ngày .... tháng .... năm …….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
__________________
* Mẫu này được sử dụng để người được giáo dục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu đơn số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN XIN PHÉP
Vắng mặt tại nơi cư trú*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) …………………………..……….
Tôi tên là: ………………………………….…………….. Giới tính: ......................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../…/……. Nơi sinh: .................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………………….; ngày cấp: …./…./....... ;
nơi cấp: ..............................................................................................................................
Dân tộc: …………………………. Tôn giáo: ……………………… Trình độ học vấn: .........
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Hiện nay, tôi đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …../QĐ-UBND ngày …./…./…. của Chủ tịch UBND(1)....
Kính đề nghị Chủ tịch UBND(1) …………….……… cho phép tôi được vắng mặt tại nơi cư trú, cụ thể như sau:
1. Lý do vắng mặt tại nơi cư trú(2): .....................................................................................
2. Địa phương sẽ đến tạm trú(3): ........................................................................................
3. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú: .... ngày, kể từ ngày …./…../…. đến ngày …./…./…..
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI
ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ
………………………………………
………………………………………
(1)……….. ngày .... tháng .... năm …………
(Ký, ghi rõ họ tên)
(1)……. ngày .... tháng .... năm …….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________________
* Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn nơi người được giáo dục đang chấp hành biện pháp.
(2) Nêu rõ lý do vắng mặt tại nơi cư trú (ví dụ: đi học, đi làm...).
(3) Tên xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi người được giáo dục sẽ đến tạm trú.
Mẫu đơn số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN XIN PHÉP
Vắng mặt tại nơi cư trú*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) …………………
Tôi tên là: …………………………………………………………. Giới tính:...........................
Nơi thường trú: ..................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ....................................................................................................................
Là(2) ………………… của(3) ………………………, đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……../QĐ-UBND ngày …/…./….. của Chủ tịch UBND (1) ….. ……………………………….
Kính đề nghị Chủ tịch UBND(1) ………………. cho phép(3) ………………. được vắng mặt tại nơi cư trú, cụ thể như sau:
1. Lý do vắng mặt tại nơi cư trú(4): ....................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Địa phương sẽ đến tạm trú(5):........................................................................................
3. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú: .... ngày, kể từ ngày …../…./…… đến ngày …./…./…..
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI
ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ
………………………………………
………………………………………
………………………………………
(1)……….. ngày .... tháng .... năm …………
(Ký, ghi rõ họ tên)
(1)……. ngày .... tháng .... năm …….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
___________________
* Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người chưa thành niên vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn nơi người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp.
(2) Cha, mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp.
(3) Họ và tên của người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp.
(4) Nêu rõ lý do vắng mặt tại nơi cư trú (ví dụ: đi học, đi làm...).
(5) Tên xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi người chưa thành niên sẽ đến tạm trú.
Mẫu đơn số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN XIN PHÉP
Thay đổi nơi cư trú*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) …………………………………..
Tôi tên là: ………………………………………………. Giới tính: ......................................
Ngày, tháng, năm sinh: ……/ …../ …..
Nơi sinh: ..........................................................................................................................
Quê quán: .......................................................................................................................
Nơi thường trú: ................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………..; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: .........
Dân tộc: ……………….. Tôn giáo: ……………….. Trình độ học vấn:.............................
Nghề nghiệp: ..................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .....................................................................................................
Hiện nay, tôi đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày …./…./…. của Chủ tịch UBND(1)..........
Kính đề nghị Chủ tịch UBND(1) ... cho phép tôi được thay đổi nơi cư trú, cụ thể như sau:
1. Lý do thay đổi nơi cư trú(2): ..........................................................................................
2. Địa phương sẽ chuyển đến cư trú ổn định(3): ..............................................................
3. Thời điểm bắt đầu chuyển đến nơi cư trú mới: kể từ ngày …./…./……
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ, GIÁO DỤC
………………………………………
……………….……………………
(1)……….. ngày .... tháng .... năm …………
TM(4) ……………………….
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(1)……. ngày .... tháng .... năm …….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
__________________
* Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xin phép thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn nơi người được giáo dục đang chấp hành biện pháp.
(2) Nêu rõ lý do chuyển nơi cư trú (ví dụ: đi học, đi làm hoặc gia đình chuyển đến địa phương khác sinh sống...).
(3) Tên xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi người được giáo dục sẽ chuyển đến.
(4) Tên của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục.
Mẫu đơn số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN XIN PHÉP
Thay đổi nơi cư trú*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) ……………….
Tôi tên là: ………………………………………………… Giới tính: .....................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Là(2)………………………. của(3)………………., đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ………/QĐ-UBND ngày …./…./…. của Chủ tịch UBND(1) ............................................................
Kính đề nghị Chủ tịch UBND(1) ……………….. cho phép(3) ………………. được thay đổi nơi cư trú, cụ thể như sau:
1. Lý do thay đổi nơi cư trú(4): ............................................................................................
2. Địa phương sẽ chuyển đến cư trú ổn định(5): ................................................................
3. Thời điểm bắt đầu chuyển đến nơi cư trú mới: kể từ ngày …./…./…..
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ, GIÁO DỤC
………………………………………
………………………………………
………………………………………
(1)……….. ngày .... tháng .... năm …………
TM(6) ……………………….
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(1)……. ngày .... tháng .... năm …….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________________
* Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người chưa thành niên thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn nơi người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp.
(2) Cha, mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp.
(3) Họ và tên của người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp.
(4) Nêu rõ lý do chuyển nơi cư trú (ví dụ: đi học, đi làm hoặc gia đình chuyển đến địa phương khác sinh sống...).
(5) Tên xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi người chưa thành niên sẽ chuyển đến.
(6) Tên của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục.
Mẫu thông báo số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN THÔNG BÁO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …./TB-(1)……..
(2)/(3)………, ngày .... tháng .... năm ……..
THÔNG BÁO
Về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn *
Kính gửi: Chủ tịch UBND(4) …………………….
Tôi là: ……………………., Trưởng Công an(2)/Công an(3) …………………………………………... xin thông báo với Chủ tịch UBND(4) …………… về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ……………………………………………………. Giới tính: ................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../…../……
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………....; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp:..........
Dân tộc: ……………………………….. Tôn giáo:………………. Trình độ học vấn:...........
Nghề nghiệp:.....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập:.........................................................................................................
Là người đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Lý do chuyển(5): ................................................................................................................
Nơi chuyển đến(4): ............................................................................................................
Hồ sơ đề nghị: có danh mục kèm theo(6).
Vậy xin thông báo để Chủ tịch UBND(4).... tiếp tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...
……………………………………..(7)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên viết tắt của cơ quan thông báo.
(2) Tên xã/phường/thị trấn nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
(3) Tên huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh hoặc tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp hồ sơ do cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh lập.
(4) Tên xã/phường/thị trấn nơi đối tượng cư trú hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở.
(5) Trường hợp xác minh được nơi cư trú ổn định của đối tượng thì lý do chuyển là: Đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương. Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định và không xác minh được nơi cư trú thì lý do chuyển là: Đối tượng là người chưa thành niên, không có nơi cư trú ổn định và không xác minh được nơi cư trú.
(6) Nội dung của Danh mục tài liệu trong hồ sơ đề nghị bao gồm: (i) Số thứ tự; (ii) Tên tài liệu; (iii) Số bút lục; (iv) Họ và tên, chức vụ, chữ ký của người lập danh mục và đóng dấu theo quy định. Tài liệu có trong hồ sơ kèm theo Thông báo phải được đánh bút lục, có đóng dấu treo và dấu giáp lai.
(7) Trường hợp hồ sơ do Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hoặc do cơ quan Công an cấp huyện lập thì ghi chức danh là Trưởng Công an. Trường hợp hồ sơ do cơ quan Công an cấp tỉnh lập thì ghi chức danh là Giám đốc.
Mẫu thông báo số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN THÔNG BÁO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …./TB-(1)……..
(2)………, ngày .... tháng .... năm ……..
THÔNG BÁO
Về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn *
Kính gửi: Ông/bà(3) …………………………………….
Tôi là: …………………………., Trưởng Công an(2) ……………………… thông báo tới ông/bà về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau đây:
Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ............................
Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ …..
Nơi sinh: ............................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:............; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: .............
Dân tộc: …………………….. Tôn giáo:…………………… Trình độ học vấn: ...................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Lý do đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Ghi rõ hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm; số, ngày, tháng lập đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; ghi rõ báo cáo kết quả xác minh về hành vi và người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn...)
..........................................................................................................................................
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo này, ông/bà(3) ………………. ………………….. Có quyền tới(4) …………………….. để đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ.
Ông/bà(3) …………………………………………… có quyền phát biểu ý kiến về hồ sơ làm việc tại cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (thời gian và địa điểm sẽ có Giấy mời gửi tới ông/bà sau).
Vậy xin thông báo để ông/bà(3) ………………………………….. được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …………(5);
- Lưu: VT,...
TRƯỞNG CÔNG AN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên viết tắt của cơ quan thông báo.
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
(3) Tên của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc cha, mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên.
(4) Địa điểm dự kiến đọc hồ sơ.
(5) Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Mẫu thông báo số 03
UBND(1) …………………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …./TB-UBND
(1)………, ngày .... tháng .... năm ……..
THÔNG BÁO
Về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành *
Kính gửi: Chủ tịch UBND(2) ……………………………….
Chủ tịch UBND(1) ………………………….……………………… xin thông báo với Chủ tịch UBND(2) ……………………….. về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành đối với người có tên sau:
Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ..........................................
Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ …..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:............; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: .............
Dân tộc: …………………….. Tôn giáo:…………………… Trình độ học vấn: ...................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Là người đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……../QĐ-UBND ngày …./…./….. của Chủ tịch UBND(1)
Lý do chuyển(3): ................................................................................................................
Nơi chuyển đến(4): ............................................................................................................
Hồ sơ áp dụng biện pháp: Có danh mục kèm theo(5)
Vậy xin thông báo để Chủ tịch UBND(2)…………… tiếp tục thực hiện việc quản lý, giáo dục đối với người có tên nêu trên theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn nơi đối tượng đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc tên xã/phường/thị trấn nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở.
(2) Tên xã/phường/thị trấn nơi đối tượng chuyển đến cư trú.
(3) Đối tượng chuyển đến cư trú ổn định tại địa phương.
(4) Tên xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi người được giáo dục sẽ chuyển đến.
(5) Nội dung của Danh mục tài liệu trong hồ sơ áp dụng biện pháp bao gồm: (i) số thứ tự; (ii) Tên tài liệu; (iii) Số bút lục; (iv) Họ và tên, chức vụ, chữ ký của người lập danh mục và đóng dấu theo quy định. Tài liệu có trong hồ sơ kèm theo Thông báo phải được đánh bút lục, có đóng dấu treo và dấu giáp lai.
Mẫu thông báo số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN THÔNG BÁO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …./TB-(1)……..
(2)/(3)………, ngày .... tháng .... năm ……..
THÔNG BÁO
Kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(4)
Tôi là: ………………………, Trưởng Công an(2)/Công an(3) …………………. xin thông báo với Chủ tịch UBND(4) ………… về kết quả xác minh đối với người có tên sau:
Họ và tên: ………………………………………………………….. Giới tính: .......................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…../…..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……….; ngày cấp: …/…./……..; nơi cấp: ..........
Dân tộc: …………………….. Tôn giáo: ………………… Trình độ học vấn: ......................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Kết quả xác minh: (về hành vi vi phạm; độ tuổi; nơi cư trú; thông tin khác có liên quan, tùy thuộc đối tượng là người nghiện ma túy, người chưa thành niên...) …………….
...........................................................................................................................................
Nhận xét và đề nghị: (nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức; ý kiến của cha, mẹ/người giám hộ nếu là người chưa thành niên; nhận xét và đề xuất của người xác minh) ……………………..
...........................................................................................................................................
(Kèm theo thông báo này gồm có các tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh làm rõ hành vi vi phạm pháp luật hoặc độ tuổi của người có lý lịch nêu trên).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...
………………………………….(5)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
__________________
* Mẫu này được sử dụng để thông báo kết quả xác minh đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định tại Điều 11 và Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên viết tắt của cơ quan thông báo.
(2) Tên xã/phường/thị trấn nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
(3) Tên huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh hoặc tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp hồ sơ do cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh lập.
(4) Tên xã/phường/thị trấn nơi đối tượng cư trú hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở.
(5) Trường hợp hồ sơ do Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hoặc do cơ quan Công an cấp huyện lập thì ghi chức danh là Trưởng Công an. Trường hợp hồ sơ do cơ quan Công an cấp tỉnh lập thì ghi chức danh là Giám đốc.
Mẫu báo cáo số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
BÁO CÁO
Kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) …………………….
Tôi là: ……………………………………, đại diện cho(2): ……………………………. là đơn vị được giao quản lý, giáo dục người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …………/QĐ-UBND ngày …/…./….. của Chủ tịch UBND(1)...........................................................................................................................
Xin báo cáo về kết quả giám sát, giáo dục, giúp đỡ đối với người có tên sau:
Họ và tên: …………………………………………………… Giới tính: ..............................
Ngày, tháng, năm sinh: ……../……./…….
Nơi sinh: .........................................................................................................................
Quê quán: ......................................................................................................................
Nơi thường trú: ..............................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…….....; ngày cấp: …/…./…..; nơi cấp: ............
Dân tộc: ……………………… Tôn giáo: ………………………… Trình độ học vấn: ........
Nghề nghiệp: ...................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ......................................................................................................
Ngày bắt đầu chấp hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn: …./…./…..
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: .... tháng.
1. Biện pháp quản lý, giáo dục đã áp dụng
(Nêu tóm tắt các biện pháp đã áp dụng và những việc đã làm để thực hiện các biện pháp đó) ...
2. Kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của người được giáo dục
(Nêu cụ thể những việc đã làm để sửa chữa sai phạm, khắc phục hậu quả của vi phạm; nêu cụ thể về việc không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật...) ....................................................................................................
3. Những tồn tại cần khắc phục
(Nêu cụ thể những hạn chế, thiếu sót chưa khắc phục được) ........................................
4. Biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo và kiến nghị:
(Nêu cụ thể những biện pháp, việc làm đối với người được quản lý, giáo dục, đề xuất kiến nghị cụ thể với Chủ tịch UBND về việc quản lý giáo dục đối tượng) ……..
(1)……….., ngày .... tháng .... năm ………
CƠ QUAN, TỔ CHỨC(2)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
___________________
(*) Mẫu này được sử dụng để cơ quan, tổ chức báo cáo định kỳ hàng tháng về quá trình quản lý, giáo dục đối với người được giáo dục hoặc báo cáo đột xuất trong trường hợp người được giáo dục không tiến bộ, vi phạm cam kết theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 29 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục.
Mẫu báo cáo số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BÁO CÁO
Của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Kính gửi:(1) ……………………………….
Tôi tên là: ………………………………………………………. Giới tính: ............................
Ngày, tháng, năm sinh: ……./ …../ ………
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………..; ngày cấp:.../.../...; nơi cấp: ........
Dân tộc: ……………….. Tôn giáo: …………………. Trình độ học vấn: .............................
Nghề nghiệp: ......................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .........................................................................................................
Hiện nay, tôi đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ………/QĐ-UBND ngày …./…./…… của Chủ tịch UBND(2) ..........
Tôi xin báo cáo ông/bà(1) ………… về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng của tôi trong thời gian từ ngày …../ …../ ……đến ngày …/…./….. như sau:
1. Về tình hình học tập, rèn luyện, tu dưỡng
(Nêu tóm tắt các hoạt động học tập, rèn luyện, tu dưỡng đã thực hiện)
.........................................................................................................................................
2. Kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của bản thân
(Nêu cụ thể những việc đã làm để sửa chữa sai phạm, khắc phục hậu quả của vi phạm; nêu cụ thể về việc không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật).
3. Những tồn tại cần khắc phục
(Nêu cụ thể những hạn chế, thiếu sót chưa khắc phục được) .......................................
........................................................................................................................................ /.
(2)……….., ngày .... tháng .... năm ………
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
(Ký ghi rõ họ tên)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để người được giáo dục báo cáo về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của họ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Họ và tên của người được phân công giúp đỡ.
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu báo cáo số 03
UBND(1) …………………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(1)………, ngày .... tháng .... năm ……..
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) ………………………..
Tên tôi là: ………………………., công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo
Chủ tịch UBND(1) ………… về kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ............................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./……….
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………..; ngày cấp: …./…./…; nơi cấp: .............
Dân tộc: ……………… Tôn giáo: ………………. Trình độ học vấn: ...................................
Nghề nghiệp: ......................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .........................................................................................................
I. NỘI DUNG KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ
1. Về tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ: (Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP , đánh dấu vào các ô dưới đây, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu phù hợp có trong hồ sơ, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu còn thiếu hoặc chưa phù hợp (nếu có)).
a) Sự đầy đủ về số lượng và thành phần tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:
□ Đầy đủ ............................................................................................................................
□ Chưa đầy đủ
Những tài liệu, giấy tờ cần bổ sung: .................................................................................
...........................................................................................................................................
b) Sự phù hợp của tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:
□ Phù hợp .........................................................................................................................
□ Chưa phù hợp
Những tài liệu, giấy tờ chưa phù hợp: ..............................................................................
...........................................................................................................................................
Lý do chưa phù hợp: ........................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Về thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, đánh dấu vào các ô dưới đây và nêu rõ lý do nếu chưa phù hợp).
□ Phù hợp ........................................................................................................................
□ Chưa phù hợp
Lý do chưa phù hợp: .......................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, đánh dấu vào các ô dưới đây và nêu rõ lý do chưa phù hợp)
□ Phù hợp ........................................................................................................................
□ Chưa phù hợp
Lý do chưa phù hợp: .........................................................................................................
...........................................................................................................................................
4. Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị: (Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại các Điều 9, 10 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, đánh dấu vào các ô dưới đây và nêu rõ lý do chưa phù hợp).
□ Phù hợp .........................................................................................................................
□ Chưa phù hợp
Lý do chưa phù hợp: .........................................................................................................
...........................................................................................................................................
5. Về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị: (Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại các Điều 9, 11, 12, 13, 15, 16 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, đánh dấu vào các ô dưới đây và nêu rõ lý do chưa phù hợp).
□ Phù hợp .........................................................................................................................
□ Chưa phù hợp
Lý do chưa phù hợp: ........................................................................................................
..........................................................................................................................................
II. KẾT LUẬN VỀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ
(Hồ sơ đề nghị đã bảo đảm về tính pháp lý hay chưa; trường hợp chưa bảo đảm về tính pháp lý, thì cần phải bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện những tài liệu, giấy tờ gì có trong hồ sơ đề nghị).
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Kính trình Chủ tịch UBND(1) ……….. xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT UBND(1), …..
(1)……….., ngày .... tháng .... năm ………
CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH
(Ký ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
……………………………………….………….
……………………………………….………….
……………………………………….………….
……………………………………….………….
……………………………………….………….
(1)…….. , ngày .... tháng .... năm ………
(Chủ tịch UBND cấp xã ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu bản cam kết số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
BẢN CAM KẾT
Của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Kính gửi:(1) ……………………………………………………..
Tôi tên là: ………………………………………. Giới tính: ..................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ……/…../…..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp:..............
Dân tộc: ………………… Tôn giáo: ………………. Trình độ học vấn: ..............................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ...../...../.......... của Chủ tịch UBND(2) …………………
Tôi xin cam kết nghiêm chỉnh chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể như sau:
1. Về chấp hành pháp luật, sửa chữa những sai phạm:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Về thực hiện nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3. Về tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
4. Về hình thức tham gia lao động:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
5. Về tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
6. Về tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện bằng các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế(3):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI
ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
(2)…………, ngày .... tháng.... năm …….
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ
HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ(4)
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
(2)…………, ngày .... tháng.... năm …….
(Ký, ghi rõ họ tên)
(2)……., ngày .... tháng .... năm…..
NGƯỜI VIẾT CAM KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên)
_____________________
* Mẫu này được sử dụng để người được giáo dục cam kết về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục.
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
(3) Dành cho người nghiện ma túy.
(4) Trường hợp người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người chưa thành niên.
Mẫu bản cam kết số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN CAM KẾT
Của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) ………………..
Tôi tên là: ……………………., là cha, mẹ/người giám hộ của người có tên sau:
Họ và tên: ……………………………………………… Giới tính: ........................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../…../….
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………….; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: ..........
Dân tộc: ……………………. Tôn giáo: ……………….. Trình độ học vấn: .........................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Tôi xin cam kết:
1. Bảo đảm về chỗ ở để(2) .................................................................................................
sống cùng tôi/gia đình tôi tại: ............................................................................................
............................................................................................................................................
2. Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để(2)..................................................................
tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.
3. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để quản lý, giáo dục(2) ......
4. Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch UBND(1) ........................ về tình hình quản lý(2) .................
5. Thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục để(2) ……. không vi phạm pháp luật.
(1) ……., ngày .... tháng .... năm……….
NGƯỜI VIẾT CAM KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên cam kết về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Họ và tên của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
Mẫu kế hoạch số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
KẾ HOẠCH
Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên người được phân công quản lý, giáo dục, giúp đỡ: ......................................
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục, giúp đỡ: ..............................................
3. Người chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Họ và tên: ……………………………………………. Giới tính: ............................................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…../……
Nơi sinh: .............................................................................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi thường trú: ..................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ....................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..; ngày cấp: …../…../….; nơi cấp: .............
Dân tộc: ……………………… Tôn giáo: …………………. Trình độ học vấn: ....................
Nghề nghiệp: ......................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .........................................................................................................
Là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ………./QĐ-UBND ngày …../…../….. của Chủ tịch UBND(1) .....................................................................................................................
Thời hạn áp dụng biện pháp:.... tháng, kể từ ngày …./…./…….
II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục
Chương trình: ...................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…./….. đến ngày …./…./…
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
2. Chương trình học tập
a) Chương trình học văn hóa (nếu có): ...........................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày ……/…../…… đến ngày ……/…../……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
b) Chương trình học nghề: ..............................................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày ……/…../…… đến ngày ……/…../……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
3. Chương trình giáo dục về kỹ năng sống, hướng nghiệp
a) Chương trình giáo dục về kỹ năng sống: ....................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày ……/…../…… đến ngày ……/…../……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
b) Chương trình tư vấn việc làm: .....................................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày ……/…../…… đến ngày ……/…../……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
4. Chương trình giáo dục về truyền thống quê hương, đất nước
Thời gian thực hiện từ ngày ……/…../…… đến ngày ……/…../……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
5. Chương trình ...............................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày ……/…../…… đến ngày ……/…../……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, GIÚP ĐỠ
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
(1)…………, ngày .... tháng.... năm …….
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
(1)……., ngày .... tháng .... năm…..
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để lập Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã, phường, thị trấn.
Mẫu kế hoạch số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
KẾ HOẠCH
Quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên người được phân công phối hợp giám sát: ..................................................
2. Cơ quan, tổ chức được phân công phối hợp giám sát: ................................................
3. Người chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình:
Họ và tên: ………………………………………………. Giới tính: .......................................
Ngày, tháng, năm sinh: …/…../….
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: .............
Dân tộc: …………………… Tôn giáo: ……………………. Trình độ học vấn:....................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Họ và tên cha: ............................................................... Ngày, tháng, năm sinh:..../..../…
Nơi thường trú: ..................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ....................................................................................................................
Họ và tên mẹ: ................................................................. Ngày, tháng, năm sinh:..../..../…
Nơi thường trú: ...................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: .....................................................................................................................
Họ và tên người giám hộ:............................................... Ngày, tháng, năm sinh:..../..../…
Nơi thường trú: ...................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: .....................................................................................................................
Là người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình theo Quyết định số …………../QĐ-UBND ngày …./ …../…... của Chủ tịch UBND(1)..........................................................................
Thời hạn áp dụng biện pháp: .... tháng, kể từ ngày …/…/…..
II. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
1. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục
Chương trình: ...................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
2. Chương trình học tập
a) Chương trình học văn hóa (nếu có): ...........................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
b) Chương trình học nghề: ..............................................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ...............................................................................................................
3. Chương trình giáo dục về kỹ năng sống, hướng nghiệp
a) Chương trình giáo dục về kỹ năng sống: ....................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp:................................................................................................................
b) Chương trình tư vấn việc làm: .....................................................................................
..........................................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: .........................................................................................
Người phối hợp: ................................................................................................................
4. Chương trình giáo dục về truyền thống quê hương, đất nước
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ...........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: ..........................................................................................
Người phối hợp: ................................................................................................................
5. Chương trình .................................................................................................................
Thời gian thực hiện từ ngày …./…../…… đến ngày …/…./……
Địa điểm: ...........................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm chính: ..........................................................................................
Người phối hợp: ................................................................................................................
(1)…….., ngày .... tháng .... năm ……….
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
__________________
* Mẫu này được sử dụng để lập Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã, phường, thị trấn.
Mẫu biên bản số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
BIÊN BẢN HỌP
Tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Hôm nay, hồi.... giờ .... phút, ngày …./…./…., tại(1)………………….…………………., dưới sự chủ trì của ông/bà: ………………………………………, Chủ tịch UBND(2) ……………………… tiến hành họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ……………………………………………… Giới tính: ........................................
Ngày, tháng, năm sinh: ……/…../……
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……; ngày cấp: …./…../…….; nơi cấp: .............
Dân tộc: …………………………Tôn giáo: ………………….. Trình độ học vấn: ................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
I. THÀNH VIÊN THAM DỰ CUỘC HỌP
1. Ông/bà: …………………………, Chủ tịch UBND(2)........................... , chủ trì cuộc họp;
2. Ông/bà: …………………………, Trưởng Công an(2) ..................................................... ;
3. Ông/bà: …………………………., công chức tư pháp - hộ tịch(2) ................................... ;
4. Ông/bà: …………………………, đại diện Mặt trận Tổ quốc(2)........................................ ;
5. Ông/bà: …………………………, đại diện(3).................................................................... ;
6. Ông/bà: …………………………, đại diện(4).................................................................... ;
7. Ông/bà: …………………………, đại diện(5).................................................................... ;
8. Ông/bà: …………………………, đại diện(6).................................................................... ;
9. Ông/bà: …………………………, đại diện(7).................................................................... ;
10. Ông/bà: ………………………, thư ký cuộc họp.
II. THÀNH PHẦN ĐƯỢC MỜI THAM DỰ CUỘC HỌP
1. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp: .......................................................................... ;
2. Ông/bà: ………………., cha, mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên;
3. Ông/bà: …………………, người bị hại/người đại diện hợp pháp của người bị hại (nếu có).
III. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. Ông/bà: ……………….., đại diện Công an(2) …………….., nêu vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có).
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Ông/bà: ……………………, công chức tư pháp - hộ tịch(2) ….., trình bày kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3. Ông/bà: ………………., người bị đề nghị giáo dục, trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
4. Ông/bà: ………………, cha, mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên tại gia đình.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
5. Ông/bà: ……………………….., người bị hại/người đại diện hợp pháp của người bị hại phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
6. Ông/bà: …………………., công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
7. Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên; hình thức cai nghiện đối với người nghiện ma túy trong trường hợp họ không tự nguyện lựa chọn và cam kết theo cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
8. Kết luận
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào hồi.... giờ .... phút, ngày …./…./…. Biên bản cuộc họp đã được đọc lại cho các thành viên dự họp nghe và không có ý kiến gì khác./.
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để ghi lại nội dung cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Địa chỉ cụ thể nơi diễn ra cuộc họp.
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
(3) Tổ dân phố, thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
(4) Công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) trong trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên; đại diện cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em trong trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định.
(5) Đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy ở cộng đồng hoặc đại diện cơ sở điều trị nghiện trong trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người nghiện ma túy.
(6) Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...
(7) Tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có).
Mẫu biên bản số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BIÊN BẢN HỌP
Góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Hôm nay, hồi.... giờ .... phút, ngày …./…/…., tại(1)............................................................
Dưới sự chủ trì của ông/bà: ……………………..……., đại diện lãnh đạo UBND(2) ………
Tiến hành họp góp ý đối với người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …/…./…. của Chủ tịch UBND(2)……..
Họ và tên người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: .................
Giới tính: ………………… Ngày, tháng, năm sinh: …./…./.................................................
Nơi sinh: .............................................................................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi thường trú: ..................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ....................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …….….. ; ngày cấp: …/…/….; nơi cấp: ...........
Dân tộc: ……………………………. Tôn giáo: …………….. Trình độ học vấn: ..................
Nghề nghiệp: ......................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .........................................................................................................
Ngày bắt đầu chấp hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn: …./…./……
Thời hạn áp dụng biện pháp:.... tháng, kể từ ngày …/…./….
I. THÀNH VIÊN THAM DỰ CUỘC HỌP
1. Ông/bà:…………………………, Chủ tịch UBND(2) ........................ , chủ trì cuộc họp;
2. Ông/bà: ……………………….., Trưởng Công an(2)................................................... ;
3. Ông/bà: ………………………., công chức tư pháp - hộ tịch(2) ................................. ;
4. Ông/bà: ………………………., đại diện Mặt trận Tổ quốc(2) .....................................
5. Ông/bà: ………………………., đại diện(1).................................................................. ;
6. Ông/bà: ………………………, đại diện(3)...................................................................
7. Ông/bà: ………………………, người được phân công giúp đỡ;
8. Ông/bà: ………………………, đại diện cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục(4);
9. Ông/bà: …………………….., thư ký cuộc họp.
II. THÀNH PHẦN ĐƯỢC MỜI THAM DỰ CUỘC HỌP
1. Người được giáo dục: ................................................................................................ ;
2. Ông/bà: …………………….., đại diện gia đình người được giáo dục.
III. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. Ông/bà: ……………………, người được phân công giúp đỡ người chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn báo cáo về quá trình quản lý, giáo dục và các vi phạm của người được giáo dục trong thời gian quản lý và đề xuất biện pháp giáo dục phù hợp.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Ý kiến góp ý của các thành viên tham dự cuộc họp:
(Tóm tắt ý kiến của từng thành viên tham dự cuộc họp)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Phát biểu của người được giáo dục và đại diện gia đình của người được giáo dục:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Đại diện cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người được giáo dục.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Kết luận
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào hồi.... giờ .... phút, ngày …./…./…. Biên bản cuộc họp đã được đọc lại cho các thành viên dự họp nghe và không có ý kiến gì khác./.
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
______________________
* Mẫu này được sử dụng để ghi lại nội dung cuộc họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tiến bộ, vi phạm cam kết theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tổ dân phố, thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
(2) Tên xã/phường/thị trấn.
(3) Công chức văn hóa - xã hội hoặc đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy ở cộng đồng hoặc đại diện cơ sở điều trị nghiện trong trường hợp đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp là người nghiện ma túy.
(4) Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...
Mẫu quyết định số 01
UBND(1) …………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1) ………………
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số..../2016/NĐ-CP ngày ..../..../2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Công an(1) ................................................................................. ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ……………………………………………………….. Giới tính: ..........................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./……
Nơi sinh: ..........................................................................................................................
Quê quán: .......................................................................................................................
Nơi thường trú: ...............................................................................................................
Nơi ở hiện tại: .................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……… ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: .............
Dân tộc …………………… Tôn giáo:………………….. Trình độ học vấn: .......................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Lý do đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Ghi rõ hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm; điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là .... tháng, kể từ ngày …/…/…..
Hình thức cai nghiện, điều trị nghiện(2) ..............................................................................
Điều 2. Giao cho: ..............................................................................................................
- (3)………………. có trách nhiệm quản lý và giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này.
- Ông/bà(4)…………….. có trách nhiệm phối hợp quản lý và giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về Quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 5. Trưởng Công an(1) …………………. và những người có tên tại Điều 1, Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thường trực HĐND(1);
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Trường hợp đối tượng được giáo dục là người nghiện ma túy.
(3) Tên của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại, xã, phường, thị trấn. Trường hợp đối tượng được giáo dục là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định và không xác định được nơi cư trú thì phải ghi rõ tên cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em.
(4) Tên của cha, mẹ/người giám hộ được giao phối hợp quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại, xã, phường, thị trấn.
Mẫu quyết định số 02
UBND(1) …………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
CHỦ TỊCH UBND(1) ……….………………….
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số..../2016/NĐ-CP ngày ..../..../2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Công an(1)………………………………………. ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người có tên sau:
Họ và tên: ………………………………………. Giới tính: ..................................................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./…..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: ..............
Dân tộc: ………………… Tôn giáo: …………………… Trình độ học vấn: .........................
Nghề nghiệp: ......................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .........................................................................................................
Lý do đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình: (Ghi rõ hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm; điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thời hạn áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình là .... tháng, kể từ ngày …../……../……..
Điều 2. Giao cho: ..............................................................................................................
- Ông/bà(2) ……………. có trách nhiệm quản lý và giáo dục người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này.
- (3) ………………. có trách nhiệm phối hợp giám sát việc quản lý và giáo dục người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Trong thời gian áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình, người có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú.
3. Chịu sự quản lý, giám sát của gia đình và người được phân công phối hợp giám sát.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp tiếp tục vi phạm pháp luật trong thời gian áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
Điều 4. Người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về Quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 6. Trưởng Công an(1)…………….……… và những người có tên tại Điều 1, Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Điều 6;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT, ...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
________________
* Mẫu này được sử dụng để quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên của cha, mẹ/người giám hộ được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
(3) Tên của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp giám sát việc quản lý và giáo dục người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
Mẫu quyết định số 03
UBND(1) ……………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1) …………..
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số..../2016/NĐ-CP ngày ..../..../2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Công an(1) ............................................................................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: …………………………………… Giới tính: ...................................................
Ngày, tháng, năm sinh: …/…./…..
Nơi sinh: ........................................................................................................................
Quê quán: .....................................................................................................................
Nơi thường trú: .............................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...............................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …….; ngày cấp: …/…./……; nơi cấp: .......... ;
Dân tộc: ………………….. Tôn giáo: ……………………….. Trình độ học vấn: .............
Nghề nghiệp: .................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: .....................................................................................................
Lý do không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Không có hành vi vi phạm, hành vi vi phạm chưa đến mức bị áp dụng biện pháp, hành vi vi phạm không thuộc diện bị áp dụng biện pháp, hết thời hiệu và các lý do khác)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Công an(1) …………………….. và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Cá nhân, tổ chức có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
_________________
* Mẫu này được sử dụng để quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu quyết định số 04
UBND(1) ……………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1) ………………………..
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số …../2016/NĐ-CP ngày ..../..../2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Công an(1) .......................................................................................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ………………………………………… Giới tính: ...............................................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./……
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……….; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: .............
Dân tộc: …………………….. Tôn giáo: ………………. Trình độ học vấn: ........................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Là người đang chấp hành biện pháp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……../QĐ-UBND ngày …./…./…. của Chủ tịch UBND(1) .......................................................................................
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là .... tháng, kể từ ngày …/…/….
Thời gian đã chấp hành biện pháp là .... tháng .... ngày.
Lý do chấm dứt áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Ghi rõ hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm đó, bản án của Tòa án đã tuyên xử phạt tù đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điều 2. Chuyển toàn bộ hồ sơ của người có tên tại Điều 1 tới Trưởng phòng Tư pháp(2) ………… để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính(3) .................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Công an(1) ………………………………..……….., (4) ............................... , ông/bà(5) ………………. và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng để Chủ tịch UBND cấp xã quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 35a Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số .../2016/NĐ-CP).
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên Phòng Tư pháp huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý.
(3) Ghi rõ tên biện pháp xử lý hành chính đề nghị áp dụng. Nếu hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Nếu hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(4) Tên của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại, xã, phường, thị trấn.
(5) Tên của cha, mẹ/người giám hộ được giao phối hợp quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại, xã, phường, thị trấn.
Mẫu quyết định số 05
UBND(1) …………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
CHỦ TỊCH UBND(1) ………………………….
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số..../2016/NĐ-CP ngày ..../..../2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Công an(1) .......................................................................................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người có tên sau:
Họ và tên: ………………………………………….. Giới tính: .............................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../ …../…..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………; ngày cấp: …./…./…. nơi cấp: ...............
Dân tộc: ………………….. Tôn giáo: ……………………. Trình độ học vấn: .....................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Là người đang chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình theo Quyết định số ………./QĐ-UBND ngày …./…./….. của Chủ tịch UBND(1) ............................................................................
Lý do chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình: (Ghi rõ hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình và hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm đó)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điều 2. Giao Trưởng Công an(1) …………………….. có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nếu hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP)/Chuyển toàn bộ hồ sơ của người có tên tại Điều 1 tới(2) ………………………. để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật (Nếu hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có dấu hiệu tội phạm).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Công an(1) ………………………………, ông/bà(3) ……………………………., (4) và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
__________________
* Mẫu này được sử dụng để quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên của cơ quan tố tụng có thẩm quyền trong trường hợp hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có dấu hiệu tội phạm.
(3) Tên của cha, mẹ/người giám hộ được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
(4) Tên của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp giám sát việc quản lý và giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
Mẫu quyết định số 06
UBND(1) …………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1) …………………………..
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số …../2016/NĐ-CP ngày ..../..../2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của(2) .......................................................................................................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ việc thi hành Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày …/…./…. của Chủ tịch UBND(1)….. về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ……………………………………………………….. Giới tính: ..........................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./….
Nơi sinh: ..........................................................................................................................
Quê quán: .......................................................................................................................
Nơi thường trú: ...............................................................................................................
Nơi ở hiện tại: .................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ............ ; ngày cấp: .…/…./…..; nơi cấp: ..........
Dân tộc: ……………………………. Tôn giáo: ……………….. Trình độ học vấn: .............
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Điều 2. Chuyển toàn bộ hồ sơ của người có tên tại Điều 1 tới(2) ………………… để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Công an(1) ……………………………….., (3) ………………………………. và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
____________________
* Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên của cơ quan tố tụng có thẩm quyền.
(3) Tên của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục.
Mẫu quyết định số 07
UBND(1) ……………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1) .............................
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số ……/2016/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Công an(1)................................................................................. ,
........................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày …./…./…. của Chủ tịch UBND(1) ………………… về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau:
Họ và tên: ……………………………………………. Giới tính: .........................................
Ngày, tháng, năm sinh: …/…./….
Nơi sinh: ..........................................................................................................................
Quê quán: ........................................................................................................................
Nơi thường trú: ................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …………..; ngày cấp: …./…./…; nơi cấp .......
Dân tộc: …………………….. Tôn giáo: ………………… Trình độ học vấn: .....................
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Lý do hủy Quyết định tạm đình chỉ thi hành Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: (Ghi rõ các trường hợp: có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Công an(1)………………..……………., (2) ……………………………………. và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
___________________
* Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được tạm đình chỉ thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn để chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục.
Mẫu quyết định số 08
UBND(1) ……………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../QĐ-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1) …………………………..
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số ……../2016/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của ông/bà(2)................................................................................................ ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau đây:
Họ và tên: ………………………………………………… Giới tính: .................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../……/…..
Nơi sinh: ........................................................................................................................
Quê quán: .....................................................................................................................
Nơi thường trú: .............................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...............................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..; ngày cấp: …/…./…..; nơi cấp: .............
Dân tộc: ……………………. Tôn giáo:………………….. Trình độ học vấn: ...................
Nghề nghiệp: ...................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ......................................................................................................
Là người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …/…./…. của Chủ tịch UBND(1) …………
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là .... tháng, kể từ ngày …/…/….
Điều 2. Thời hạn được miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn là .... tháng .... ngày, kể từ ngày …./…./….
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Công an(1) ……………………………………., (3) ……………………………… và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Công chức tư pháp - hộ tịch;
- Gia đình người có tên tại Điều 1;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
________________
* Mẫu này được sử dụng để miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Tên của người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(3) Tên của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục.
Mẫu bản tường trình số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
Tôi tên là: ………………………………………………….. Giới tính: ...................................
Ngày, tháng, năm sinh: …../…../……
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……… ; ngày cấp: …./…/…..; nơi cấp: .............
Dân tộc: ………………………………. Tôn giáo: ………………. Trình độ học vấn: ...........
Nghề nghiệp: .....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Tôi xin tường trình về hành vi vi phạm của mình như sau: (Nêu rõ bản thân đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nào, thực hiện hành vi đó như thế nào, lý do dẫn đến hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra và những việc đã làm để khắc phục hậu quả, vi phạm đã bị xử lý như thế nào)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
(1) ………….., ngày .... tháng .... năm …….
NGƯỜI VIẾT TƯỜNG TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________
* Mẫu này được sử dụng để người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình tường trình về hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 14/điểm d khoản 3 Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu tóm tắt lý lịch số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP
BẢN TÓM TẮT LÝ LỊCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(1)…………, ngày …. tháng …. năm …..
BẢN TÓM TẮT LÝ LỊCH
Của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
I. NGƯỜI BỊ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN/BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Họ và tên: …………………………………………….. Giới tính: .........................................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./…..
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Quê quán: .........................................................................................................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …………..; ngày cấp: …/…/….; nơi cấp: ..........
Dân tộc: …………….. Tôn giáo: ……………….. Trình độ học vấn: ..................................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Tiểu sử: (Ghi tóm tắt từ nhỏ đến nay làm gì, ở đâu)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH
(Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp, nơi làm việc của cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em ruột, các con...)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
III. QUAN HỆ XÃ HỘI
(Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp, nơi làm việc của những người có liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình...)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
IV. HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
(Ghi tóm tắt các hành vi vi phạm pháp luật, hình thức, nơi xảy ra vi phạm, biện pháp xử lý đã áp dụng; những hành vi vi phạm đã được phát hiện nhưng chưa bị xử lý; những hành vi vi phạm đang được xem xét để đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và thái độ của người vi phạm khi bị phát hiện, đề nghị xử lý...)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
NGƯỜI LẬP BẢN TÓM TẮT
(Ký, ghi rõ họ tên)
_________________
* Mẫu này được sử dụng để lập bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu giấy chứng nhận số 01
UBND(1) ……………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../GCN-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
CHỦ TỊCH UBND(1)………………………………..
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục áp dụng tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số ……../2016/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP,
CHỨNG NHẬN:
Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ............................
Ngày, tháng, năm sinh: …../…./…. Nơi sinh: ...................................................................
Quê quán: ........................................................................................................................
Nơi thường trú: ................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……; ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: ............... ;
Dân tộc: ………………….. Tôn giáo: ……………… Trình độ học vấn: ............................
Nghề nghiệp: ....................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ........................................................................................................
Đã chấp hành xong thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày …/…./…. của Chủ tịch UBND(1) …………. kể từ ngày …./…./….
Nơi nhận(2):
- Người đã chấp hành xong biện pháp;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
_______________
* Mẫu này được sử dụng để chứng nhận người được giáo dục đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
(2) Ngoài đối tượng là người đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch UBND cấp xã phải gửi bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho tổ chức được giao quản lý, giáo dục người chấp hành biện pháp và gia đình người đã chấp hành xong biện pháp.
Mẫu giấy triệu tập số 01
UBND(1) …………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..../GTT-UBND
(1)…………., ngày ….. tháng …… năm ……
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ……………………..)
Chủ tịch UBND(1) …………………………………………………….. yêu cầu ông/bà có tên sau đây:
Họ và tên: ………………………………………………… Giới tính: ...................................
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./….
Nơi sinh: ..........................................................................................................................
Quê quán: ........................................................................................................................
Nơi thường trú: ................................................................................................................
Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………..; ngày cấp: …./…./…; nơi cấp: ............
Dân tộc: …………………………. Tôn giáo: ……………… Trình độ học vấn: ..................
Nghề nghiệp: ...................................................................................................................
Nơi làm việc/học tập: ......................................................................................................
Là người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …../…./…. của Chủ tịch UBND(1) ………….
Đúng .... giờ .... phút, ngày …/…./…. phải có mặt tại trụ sở UBND(1) ………………………………. để
...........................................................................................................................................
Khi đến mang theo Giấy triệu tập này và gặp ông/bà: ......................................................
...............................................................................................................................................
Nơi nhận:
- Người đang chấp hành biện pháp;
- Lưu: VT,...
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
________________
* Mẫu này được sử dụng để Chủ tịch UBND cấp xã yêu cầu người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải có mặt theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(1) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu sổ theo dõi số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
SỔ THEO DÕI
SỰ TIẾN BỘ CỦA NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN*
(Thực hiện theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP
và Nghị định số ..../2016/NĐ-CP)
Họ và tên người được giáo dục: ……………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
________________
* Mẫu này được sử dụng để người được phân công giúp đỡ theo dõi và báo cáo về việc thực hiện Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 30 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ(1)
Họ và tên: ……………………………………….. Giới tính: ………………………………………
Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục: ……………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC GIÁO DỤC(2)
Họ và tên: …………………………………. Giới tính: …………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……/……./………………………………………………………………..
Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………….
Là người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …/…./….. của Chủ tịch UBND(3) ………………………………………………….
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là:.... tháng.
Ngày bắt đầu chấp hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, ngày …./…./…….
__________________
(1) Người được phân công giúp đỡ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(2) Người được giáo dục có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
(3) Tên xã/phường/thị trấn.
STT
Ngày, tháng, năm
Biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng (Phổ biến, giáo dục pháp luật; học văn hóa; học nghề; giáo dục về kỹ năng sống; tư vấn việc làm; giáo dục về truyền thống quê hương;...)
Tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người được giáo dục
(Theo dõi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, đi lại, vắng mặt của người được giáo dục)
NGÀY,
THÁNG, NĂM
KHEN THƯỞNG
KỶ LUẬT | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "29/06/2016",
"sign_number": "56/2016/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Chi-thi-15-CT-UBND-2022-cong-tac-tuyen-chon-goi-cong-dan-nhap-ngu-Ho-Chi-Minh-2023-551392.aspx | Chỉ thị 15/CT-UBND 2022 công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ Hồ Chí Minh 2023 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2022
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN; CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG HUẤN LUYỆN, DIỄN TẬP VÀ KIỂM TRA SẴN SÀNG ĐỘNG VIÊN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN; TUYỂN SINH QUÂN SỰ NĂM 2023
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; Luật Công an nhân dân năm 2018; Luật Lực lượng dự bị động viên 2019; Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe Nghĩa vụ quân sự; Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Bộ Quốc phòng về quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của liên Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; Thông tư số 45/2019/TT-BCA ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Thông tư số 94/2020/TT-BCA ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công an quy định về tuyển chọn và thực hiện chế độ, chính sách đối với công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Chỉ thị số 98/CT-BQP ngày 26 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trong tình hình mới; Công văn số 3860/BQP-TM ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023.
Thực hiện Công văn số 2006/QK-TM ngày 24 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về việc thực hiện tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023; Công văn số 2390/QK-TM ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về việc tăng cường công tác xét duyệt tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; sơ tuyển, khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự năm 2023.
Năm 2022, Thành phố đã hoàn thành tốt chỉ tiêu của Chính phủ giao về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; công tác xây dựng, huy động huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên; công tác tuyển sinh quân sự bảo đảm theo yêu cầu chỉ tiêu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Căn cứ vào tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 và điều kiện thực tế tại địa phương, nhằm thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; công tác xây dựng, huy động huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên; công tác tuyển sinh quân sự năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ thị:
1. Bộ Tư lệnh Thành phố thông báo chỉ tiêu giao quân cụ thể theo Quyết định giao chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ và Quyết định giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đến từng đầu mối đơn vị quân đội; hướng dẫn Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện và thành phố Thủ Đức tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; công tác xây dựng, huy động huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên; công tác tuyển sinh quân sự năm 2023. Chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức triển khai, tuyên truyền các văn bản pháp luật về Nghĩa vụ quân sự đến các cơ quan, đơn vị và địa phương. Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện và thành phố Thủ Đức phối hợp các ban ngành, đoàn thể địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân chấp hành nghiêm pháp luật về Nghĩa vụ quân sự, nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ Quân sự. Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất kế hoạch giao nhận quân với các đơn vị liên quan; hiệp đồng huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu năm 2023.
2. Công an Thành phố chỉ đạo và hướng dẫn công an quận, huyện và thành phố Thủ Đức phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp quản lý nắm chắc công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị thường trú tại địa phương, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư để quản lý chặt chẽ công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, nhất là những công dân thường xuyên vắng mặt ở địa phương; tổ chức xác minh lai lịch chính trị, đạo đức bản thân và gia đình công dân chuẩn bị gọi nhập ngũ theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Thông tư số 94/2020/TT-BCA ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công an và các quy định về tiêu chuẩn chính trị của Bộ Công an; đồng thời chỉ đạo ngành dọc cấp dưới phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp có kế hoạch tổ chức tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân chặt chẽ, đúng thủ tục, nguyên tắc và hoàn thành tốt chỉ tiêu; thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn các địa điểm tập trung tổ chức sơ tuyển và khám sức khỏe, Lễ trao lệnh gọi nhập ngũ, Hội trại tòng quân và Lễ giao nhận quân, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của liên Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chỉ đạo Phòng y tế, Bệnh viện, Trung tâm y tế địa phương kiện toàn, củng cố đủ thành phần Hội đồng và Đoàn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; bảo đảm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc sơ tuyển, khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự; có kế hoạch tập huấn hướng dẫn kỹ chuyên môn cho các y, bác sĩ trong Hội đồng khám sức khỏe và Đoàn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự các địa phương, cán bộ y tế phường, xã, thị trấn; tham mưu, đề xuất bảo đảm kinh phí địa phương chụp X-quang tim phổi, điện tim, siêu âm, xét nghiệm Morphine/Heroin, SARS-CoV-2 và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng khi cần thiết cho công dân khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự, trang bị thêm các phương tiện để chuẩn đoán các bệnh lý về mắt, tim mạch, huyết áp, tâm thần, thần kinh và các bệnh thường gặp chính xác hơn, điều tra dịch tễ, không tuyển chọn công dân nhiễm Covid-19 vào quân đội; tổ chức kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị trước khi tập trung tham gia huấn luyện, diễn tập, sơ tuyển, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ Công an; thành lập Tổ tư vấn tổ chức xét nghiệm HIV và chất gây nghiện cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (quá trình thực hiện phải tuân thủ theo Luật phòng chống AIDS).
Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính đề xuất nơi điều trị, hỗ trợ 100% kinh phí cho các trường hợp công dân có tật khúc xạ mắt phẫu thuật để đảm bảo điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ Công an, thống nhất thực hiện tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho học sinh có nhận thức đúng đắn về công tác tuyển sinh quân sự; quyền và nghĩa vụ công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân; cung cấp thông tin học sinh, sinh viên (nam giới) trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ thuộc phạm vi quản lý của nhà trường, cơ sở giáo dục về Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện và thành phố Thủ Đức (nơi học sinh, sinh viên đăng ký hộ khẩu thường trú), nhằm tạo điều kiện cho địa phương theo dõi, quản lý chẽ nguồn công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, phục vụ cho công tác xét duyệt, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Các nhà trường đại học, cao đẳng trú đóng trên địa bàn Thành phố, cung cấp thông tin học sinh, sinh viên (nam giới) trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ (tuổi từ đủ 18 đến hết 25 tuổi) đang học ở nhà trường, đã tốt nghiệp, hoặc bị buộc thôi học (kể cả công dân 26, 27 tuổi) về Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện và thành phố Thủ Đức (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú), để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương quản lý chặt chẽ nguồn công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, phục vụ cho công tác xét duyệt, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Sở Tư pháp phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố rà soát các văn bản quy phạm pháp Luật đối với lĩnh vực quốc phòng an ninh, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc (nếu có); tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về nghĩa vụ quân sự theo Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Sở Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tài chính Kế hoạch các quận, huyện và thành phố Thủ Đức bảo đảm kinh phí phục vụ cho công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, công tác xây dựng, huy động huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên và công tác tuyển sinh quân sự; phối hợp với Sở Y tế Thành phố đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí cho các trường hợp công dân có tật khúc xạ mắt phẫu thuật để đảm bảo điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an, thống nhất thực hiện tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
7. Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa, thông tin quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các báo, đài tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Luật Công an nhân dân năm 2018, nhất là đối với công dân nam trong độ tuổi thi hành Nghĩa vụ quân sự tại ngũ và ngạch dự bị, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, gia đình trong chấp hành pháp luật về Nghĩa vụ quân sự và tham gia Công an Nhân dân; phối hợp với quận, huyện đoàn, thành đoàn thành phố Thủ Đức và Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp tổ chức “Hội trại tòng quân”, “Lễ giao nhận quân” trang trọng, chu đáo, tiết kiệm, tạo khí thế sôi nổi trong ngày hội tòng quân.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp chặt chẽ cùng các ban, ngành, đoàn thể địa phương có kế hoạch chăm lo tốt chính sách hậu phương quân đội đối với công dân nhập ngũ và lực lượng dự bị động viên, tạo việc làm đối với quân nhân xuất ngũ, kịp thời giải quyết những trường hợp gia đình có con em chuẩn bị nhập ngũ và đang phục vụ tại ngũ gặp khó khăn sớm ổn định cuộc sống; chỉ đạo các nhà trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp thuộc phạm vi quản lý cung cấp thông tin học sinh, sinh viên (nam giới) trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ về Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện và thành phố Thủ Đức (nơi học sinh, sinh viên đăng ký hộ khẩu thường trú), nhằm tạo điều kiện cho địa phương theo dõi, quản lý chẽ nguồn công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, phục vụ cho công tác xét duyệt, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện và thành phố Thủ Đức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức xây dựng, triển khai thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
10. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo, hướng dẫn Thành đoàn thành phố Thủ Đức và quận, huyện Đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của đoàn viên, thanh niên về nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, động viên đoàn viên, thanh niên đủ tuổi hăng hái lên đường nhập ngũ; thực hiện công tác giáo dục, bồi dưỡng kết nạp Đoàn cho thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp; phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự, Công an thành phố Thủ Đức và quận, huyện tổ chức “Hội trại tòng quân”, “Lễ giao, nhận quân” trang trọng, chu đáo, tiết kiệm, tạo khí thế sôi nổi trong ngày hội tòng quân được triển khai thực hiện theo quy định của Quân khu, Thành phố; phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện công tác chăm lo, đảm bảo chính sách hậu phương quân đội.
11. Đề nghị các thành viên: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo cơ quan chuyên môn các cấp phối hợp chặt chẽ với các thành viên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tổ chức tuyên truyền, vận động công dân chấp hành tốt Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Luật Công an nhân dân năm 2018, động viên kịp thời lực lượng dự bị động viên làm tròn nhiệm vụ khi có lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên; thực hiện tốt công tác chăm lo chính sách hậu phương quân đội; giáo dục cán bộ, công nhân viên, hội viên ngành mình gương mẫu chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Luật Công an nhân dân năm 2018 và Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
12. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức:
- Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quân sự, công an và các ban ngành có liên quan thực hiện tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ tròn khâu, tuyển người nào, chắc người đó. Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, các nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn qui trình tuyển quân của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành có liên quan, Quân khu và Thành phố; đồng thời củng cố, kiện toàn Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các cấp đúng thành phần, số lượng quy định. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự chịu trách nhiệm trong phối hợp tổ chức thực hiện các bước đúng theo quy trình tuyển quân; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong từng giai đoạn thực hiện qui trình tuyển quân; thực hiện 100% công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, có lệnh gọi nhập ngũ năm 2023 được tiêm 03 mũi vắc xin phòng Covid-19 và được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm nhanh (có kết quả âm tính) còn hiệu lực đến ngày giao nhận quân (có giấy xác nhận).
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ gắn với thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Thành ủy về nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ giai đoạn 2021-2025 và Đề án số 887 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và bố trí công tác cho đảng viên vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trên địa bàn Thành phố; tuyển đảng viên chính thức nhập ngũ đạt 1% trở lên; trình độ học vấn được đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp đạt từ 35% trở lên; sức khỏe loại 1, loại 2 đạt từ 70% trở lên; ưu tiên tuyển chọn thanh niên là công chức, viên chức và con em cán bộ, những thanh niên có năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (ca nhạc, ca cổ, múa, đàn...; điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ..,) giao cho các đơn vị thuộc Quân khu huấn luyện.
- Căn cứ vào tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 và điều kiện thực tế tại địa phương hiệp đồng với đơn vị nhận quân tổ chức đưa công dân chuẩn bị nhập ngũ đến các đơn vị quân đội tìm hiểu về truyền thống, môi trường hoạt động công tác của cán bộ, chiến sỹ; thăm, viếng các bia tưởng niệm, khu di tích lịch sử, căn cứ cách mạng để công dân chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ quân sự và gia đình nâng cao tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, từ đó xác định được trách nhiệm, ý thức trong thực hiện Nghĩa vụ quân sự và tham gia Công an nhân dân; tổ chức “Hội trại tòng quân”, “Lễ giao nhận quân” chu đáo, chặt chẽ đúng theo quy định; đồng thời bảo đảm tốt việc thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19; kịp thời thực hiện tốt công tác chăm lo chính sách hậu phương quân đội, tổ chức đón tiếp và tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ trở về địa phương có việc làm ổn định.
- Làm tốt công tác phối hợp với đơn vị nhận nguồn tổ chức phúc tra, ổn định biên chế các đơn vị dự bị động viên, tổ chức huy động lực lượng dự bị động viên tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao. Chấp hành nghiêm túc các thông tư, hướng dẫn về thực hiện công tác tuyển sinh quân sự của cấp trên, tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp quân sự rộng rãi trong Nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác đăng ký dự sơ tuyển vào các học viện, nhà trường trong quân đội và bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu theo quy định. Thời gian giao quân theo qui định của Bộ Tư lệnh Quân khu 7./.
CHỦ TỊCH
Phan Văn Mãi | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "16/12/2022",
"sign_number": "15/CT-UBND",
"signer": "Phan Văn Mãi",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Nghi-dinh-68-2018-ND-CP-huong-dan-Luat-Trach-nhiem-boi-thuong-cua-Nha-nuoc-368094.aspx | Nghị định 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 68/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi là Luật) về thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và một số biện pháp tổ chức thi hành Luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, người bị thiệt hại, người yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường, người thi hành công vụ gây thiệt hại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.
Chương II
THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Điều 3. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 23 của Luật
1. Giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng trên thị trường quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật là giá giao dịch phổ biến trung bình trên thị trường của 03 tài sản đó do 03 cơ sở kinh doanh khác nhau trên thị trường cung cấp.
2. Thị trường quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật là thị trường trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là thị trường cấp huyện) nơi phát sinh thiệt hại thực tế.
Trường hợp thị trường cấp huyện nơi phát sinh thiệt hại thực tế không có tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng thì thị trường là thị trường cấp huyện gần nhất với nơi phát sinh thiệt hại thực tế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Mức độ hao mòn của tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định.
4. Giá thị trường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản bị hư hỏng quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật là giá giao dịch phổ biến trung bình trên thị trường cấp huyện theo quy định tại Khoản 2 Điều này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản do 03 cơ sở dịch vụ sửa chữa, khôi phục khác nhau trên thị trường cung cấp.
5. Trường hợp không xác định được giá thị trường theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều này thì cơ quan giải quyết bồi thường định giá tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
6. Mức giá thuê trung bình 01 tháng của động sản cùng loại hoặc có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật là mức giá thuê trung bình 01 tháng của 03 tài sản đó do 03 cơ sở khác nhau cho thuê trên thị trường cung cấp. Thị trường được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Mức giá thuê trung bình 01 tháng đối với bất động sản là mức giá thuê trung bình của 03 bất động sản cùng loại, cùng chất lượng do 03 cơ sở khác nhau cho thuê trên thị trường cung cấp. Thị trường được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Thời điểm thiệt hại xảy ra quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 23 của Luật là ngày phát sinh thiệt hại thực tế.
Điều 4. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 23 của Luật
1. Khoảng thời gian để tính thu nhập thực tế bị mất quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật do tài sản đã bị phát mại, bị mất được tính từ ngày tài sản bị phát mại, bị mất đến thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 43 của Luật hoặc đến thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật (sau đây gọi là thời điểm thụ lý, giải quyết).
2. Khoảng thời gian để tính thu nhập thực tế bị mất quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật do không được sử dụng, khai thác tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật hoặc do tài Khoản bị phong tỏa được tính từ ngày không được sử dụng, khai thác tài sản đến ngày tài sản được trả lại hoặc đến ngày tài Khoản được giải tỏa.
3. Khoảng thời gian để tính Khoản lãi quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật đối với Khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước hoặc bị tịch thu, thi hành án, đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, bị thi hành án, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại Khoản tiền đó.
4. Khoảng thời gian để tính Khoản lãi quy định tại Khoản 5 Điều 23 của Luật đối với Khoản tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế được xác định như sau:
a) Đối với Khoản lãi của Khoản tiền phạt quy định tại đoạn 2 Khoản 5 Điều 23 của Luật thì được tính từ ngày nộp Khoản tiền phạt đến thời điểm người bị thiệt hại trả xong Khoản lãi của Khoản tiền phạt;
b) Đối với Khoản lãi của Khoản tiền phạt quy định tại đoạn 3 Khoản 5 Điều 23 của Luật thì được tính từ ngày nộp Khoản tiền phạt đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
5. Trường hợp đến thời điểm thụ lý, giải quyết mà thiệt hại quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và điểm a Khoản 4 Điều này chưa chấm dứt thì Khoảng thời gian được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
Điều 5. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật
1. Khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật được tính từ ngày không được nhận tiền lương, tiền công hoặc từ ngày tiền lương, tiền công bị giảm sút đến ngày được nhận đủ tiền lương, tiền công, trừ trường hợp quy định tại Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
Trường hợp tại thời điểm thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại chưa được nhận đủ tiền lương, tiền công thì Khoảng thời gian quy định tại Khoản này được tính từ ngày không được nhận tiền lương, tiền công hoặc từ ngày tiền lương, tiền công bị giảm sút đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
2. Mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật được xác định là mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng có thu nhập gần nhất trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
Điều 6. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp người bị thiệt hại bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật được tính từ ngày người bị thiệt hại bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đến ngày chấp hành xong biện pháp đó.
2. Mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 7. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định tiền lương bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật được xác định trong các trường hợp sau đây:
1. Tại thời điểm thụ lý, giải quyết mà tuổi của người bị thiệt hại thấp hơn tuổi nghỉ hưu và người bị thiệt hại đã được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật đến ngày người đó được khôi phục việc làm.
Trường hợp đến thời điểm thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại quy định tại Khoản này chưa được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật đến thời điểm thụ lý, giải quyết;
2. Tại thời điểm thụ lý, giải quyết mà tuổi của người bị thiệt hại bằng hoặc cao hơn tuổi nghỉ hưu mà trước thời điểm người bị thiệt hại đủ tuổi nghỉ hưu, người đó đã được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật đến ngày người đó được khôi phục việc làm.
Trường hợp đến thời điểm thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại quy định tại Khoản này chưa được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật đến ngày đủ tuổi nghỉ hưu và khoảng thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
3. Trường hợp người bị thiệt hại chết trước khi được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian quy định tại Điều này được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật đến ngày người đó chết.
Điều 8. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đến ngày được trả tự do;
b) Người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn hoặc từ ngày bắt đầu chấp hành hình phạt tù đến ngày chấp hành xong hình phạt tù;
c) Người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc chấp hành xong hình phạt;
d) Người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà có khoảng thời gian bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù và có khoảng thời gian không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn, chấp hành xong hình phạt hoặc đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
2. Mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 9. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoặc suy giảm khả năng lao động
1. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật của người bị thiệt hại mất hoặc suy giảm khả năng lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại chết khi tuổi của người đó thấp hơn hoặc bằng tuổi nghỉ hưu thì khoảng thời gian được tính từ thời điểm người bị thiệt hại được xác định là mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến thời điểm người đó chết;
b) Người bị thiệt hại chết khi tuổi của người đó cao hơn tuổi nghỉ hưu thì khoảng thời gian được tính bao gồm khoảng thời gian từ thời điểm người bị thiệt hại được xác định là mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến khi người đó đủ tuổi nghỉ hưu và khoảng thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đến thời điểm người đó chết;
c) Người bị thiệt hại còn sống thì khoảng thời gian được tính bao gồm khoảng thời gian từ thời điểm người bị thiệt hại được xác định là mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến khi người đó đủ tuổi nghỉ hưu và khoảng thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi tuổi của người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm 10 năm.
2. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật của người bị thiệt hại mất hoặc suy giảm khả năng lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại đã chết thì khoảng thời gian được tính từ thời điểm người đó được xác định là mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến thời điểm người đó chết;
b) Người bị thiệt hại còn sống thì khoảng thời gian được tính từ thời điểm người đó được xác định là mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến thời điểm người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm 10 năm.
3. Mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 10. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết quy định tại Điều 25 của Luật và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 26 của Luật
1. Khoảng thời gian để tính chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Luật hoặc quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Luật được xác định theo số ngày thực tế khám bệnh, chữa bệnh trong hồ sơ bệnh án.
2. Khoảng thời gian để tính chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 3 Điều 25 của Luật hoặc quy định tại Khoản 3 Điều 26 của Luật được xác định theo số ngày thực tế có người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khoảng thời gian để tính chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 26 của Luật được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại đã chết thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm người đó chết;
b) Người bị thiệt hại còn sống thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm 10 năm;
c) Người bị thiệt hại còn sống mà sau đó phục hồi lại khả năng lao động thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm phục hồi khả năng lao động.
Điều 11. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Luật
1. Người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn hoặc được trả tự do hoặc đến ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải hình phạt tù quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố hoặc chấp hành hình phạt đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
3. Người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo đến ngày chấp hành xong hình phạt.
4. Người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt cho đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Điều 12. Xác định các chi phí khác được bồi thường quy định tại Điều 28 của Luật
1. Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật được bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng hoặc yêu cầu bồi thường tại một trong các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
b) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
c) Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật.
2. Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật được xác định theo số lần và khoảng thời gian giữa các lần khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường tại các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Số lần khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường thực tế được xác định như sau:
a) Số lần khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng, yêu cầu bồi thường và tham gia theo đề nghị của một trong các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này để giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết vụ án, giải quyết bồi thường tương ứng với quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Số lần khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường thực tế để có được quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan đó không thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết.
3. Chi phí thuê phòng nghỉ quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật được xác định tương ứng với số ngày làm việc thực tế giữa người yêu cầu bồi thường với một trong các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này và 01 ngày thuê phòng nghỉ trước (nếu có) và 01 ngày thuê phòng nghỉ sau (nếu có).
Chương III
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
Điều 13. Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại
Trường hợp người yêu cầu bồi thường đã nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) đến Sở Tư pháp theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 của Luật trong thời hiệu yêu cầu bồi thường nhưng tại thời điểm nhận hồ sơ do Sở Tư pháp chuyển đến mà thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thụ lý hồ sơ do Sở Tư pháp chuyển đến.
Điều 14. Cách thức xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật
1. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện theo một hoặc một số cách thức sau đây:
a) Xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc tổ chức trao đổi ý kiến phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân, tổ chức tham gia;
d) Đề nghị giám định các tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường đưa ra trong hồ sơ trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác;
đ) Xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại;
e) Lấy ý kiến bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại và mức bồi thường mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu trong hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
g) Định giá tài sản, giám định thiệt hại theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
h) Trường hợp một trong các thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đã cung cấp tài liệu, chứng cứ đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết bồi thường tiến hành xác minh tại chỗ đối với thiệt hại đó.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại thì việc thỏa thuận phải được lập thành biên bản và có chữ ký của người giải quyết bồi thường, chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường vào từng trang của biên bản. Biên bản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Lý do kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại;
c) Thời hạn xác minh thiệt hại được kéo dài.
Điều 15. Tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật
Việc xác minh thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ hợp pháp sau đây:
1. Xác minh thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: quyền sở hữu, khai thác, sử dụng tài sản; phát mại, thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, thi hành án, mất tài sản, phong tỏa tài khoản; trả lại tài sản, tình trạng hư hỏng của tài sản, việc sửa chữa, khôi phục lại tài sản, cho thuê tài sản; vay tiền để nộp vào ngân sách nhà nước, nộp phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế; nộp tiền vào ngân sách nhà nước, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nộp phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế; hoàn trả tiền cho người bị thiệt hại, người bị thiệt hại trả tiền cho người mà người bị thiệt hại vay tiền; định giá tài sản, giám định thiệt hại; không được sử dụng, khai thác tài sản;
2. Xác minh thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: trả tiền lương, tiền công, thu nhập không ổn định theo mùa vụ; hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người bị thiệt hại;
3. Xác minh thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng mất hoặc suy giảm khả năng lao động của người bị thiệt hại; có người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; người bị thiệt hại chết; giám định thiệt hại;
4. Xác minh thiệt hại về tinh thần được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự; người bị thiệt hại chết; mức độ sức khỏe bị tổn hại; kỷ luật buộc thôi việc; giám định thiệt hại;
5. Xác minh thiệt hại là các chi phí khác được bồi thường được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: thuê phòng nghỉ, đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư; thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; thăm gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.
Điều 16. Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật
1. Người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại trong văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Đã cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng tài liệu, chứng cứ đó không đầy đủ hoặc không phù hợp với thiệt hại trong văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Đã cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng tài liệu, chứng cứ đó không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ.
2. Người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức có liên quan có tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường không thể cung cấp;
b) Người yêu cầu bồi thường không cung cấp được bản chính để đối chiếu;
c) Xác nhận nội dung bản chính các giấy tờ, tài liệu thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm của mình đã cung cấp cho người bị thiệt hại để chứng minh cho thiệt hại trong trường hợp không còn bản chính.
Điều 17. Định giá tài sản, giám định thiệt hại quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật
1. Việc định giá tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Không xác định được giá thị trường theo quy định tại các Khoản 1 và 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Không có tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng với tài sản bị thiệt hại trên thị trường tại thời điểm tiến hành xác minh thiệt hại;
c) Có sự thay đổi về hiện trạng của tài sản bị thiệt hại tại thời điểm xác minh thiệt hại so với ngày phát sinh thiệt hại thực tế dẫn đến làm thay đổi tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng của tài sản.
2. Việc giám định thiệt hại được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự không thống nhất giữa người yêu cầu bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường về mức độ hư hỏng của tài sản hoặc tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hoặc phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
b) Chưa có kết quả giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về mức độ sức khỏe bị tổn hại để làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
3. Việc định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Việc giám định thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
4. Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được thực hiện như sau:
a) Trong quá trình xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định những trường hợp cần định giá tài sản, giám định thiệt hại và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại đủ căn cứ theo quy định tại Nghị định này và còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường hoàn thành việc cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Trên cơ sở kinh phí đã cấp cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm bổ sung kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí để định giá tài sản, giám định thiệt hại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường hoàn thành việc cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Điều 18. Lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật
1. Người giải quyết bồi thường lấy ý kiến bằng văn bản về thiệt hại, mức bồi thường của một hoặc một số cá nhân, tổ chức sau đây:
a) Cơ quan chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan đến các thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu;
b) Cơ quan tài chính có thẩm quyền;
c) Chuyên gia về ngành, lĩnh vực có liên quan đến thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu và mức yêu cầu bồi thường.
2. Người giải quyết bồi thường lấy ý kiến bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc không rõ ràng, đầy đủ;
b) Thiệt hại đã xảy ra từ 10 năm trở lên tính đến thời điểm thụ lý, giải quyết;
c) Thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra trong hồ sơ có sự chênh lệch về giá trị bằng tiền từ 02 lần trở lên so với kết quả xác minh thiệt hại của cơ quan giải quyết bồi thường.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cá nhân, tổ chức được lấy ý kiến phải trả lời cơ quan giải quyết bồi thường bằng văn bản.
Điều 19. Tham gia xác minh thiệt hại quy định tại Khoản 4 Điều 45 của Luật
1. Vụ việc phức tạp quy định tại Khoản 4 Điều 45 của Luật là vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhiều loại thiệt hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau;
b) Mức yêu cầu bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường trên 05 tỷ đồng;
c) Có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cử đại diện tham gia vào việc xác minh thiệt hại theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
3. Đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại đối với các vụ việc phức tạp quy định tại Khoản 1 Điều này khi được các cơ quan giải quyết bồi thường có trụ sở tại thành phố Hà Nội sau đây đề nghị:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Tổng cục, cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin ở trung ương theo quy định của Luật tiếp cận thông tin;
d) Cơ quan có thẩm quyền ở trung ương áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định của Luật tố cáo;
đ) Cơ quan trung ương ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức;
e) Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở trung ương;
g) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tối cao;
i) Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân ở trung ương;
k) Cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân ở trung ương.
4. Đại diện Sở Tư pháp, Sở Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại đối với các vụ việc phức tạp quy định tại Khoản 1 Điều này khi được cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị, trừ trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường là các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Các cơ quan được mời tham gia xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều này có trách nhiệm tham gia xác minh thiệt hại cùng cơ quan giải quyết bồi thường để bảo đảm việc xác minh thiệt hại được khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Điều 20. Báo cáo xác minh thiệt hại quy định tại Khoản 3 Điều 45 của Luật
Báo cáo xác minh thiệt hại phải có nội dung chính sau đây:
1. Các loại thiệt hại được xác minh;
2. Cách thức xác minh thiệt hại;
3. Việc tham gia vào việc xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có);
4. Thỏa thuận việc kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại (nếu có);
5. Đề xuất về các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường;
6. Các nội dung khác liên quan đến quá trình xác minh thiệt hại (nếu có).
Điều 21. Thương lượng việc bồi thường quy định tại Khoản 3 Điều 46 của Luật
1. Cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, các cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng việc bồi thường theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 46 của Luật trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc phức tạp quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
b) Vụ việc không có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền trong quá trình xác minh thiệt hại và báo cáo xác minh thiệt hại của cơ quan giải quyết bồi thường đề xuất mức bồi thường từ 01 tỷ đồng trở lên;
c) Vụ việc mà thiệt hại do nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra;
d) Các vụ việc cần thiết khác do Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tham gia thương lượng việc bồi thường theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 46 của Luật được xác định như sau:
a) Bộ Tư pháp có trách nhiệm cử đại diện tham gia thương lượng đối với tất cả các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
b) Sở Tư pháp có trách nhiệm cử đại diện tham gia thương lượng đối với tất cả các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan giải quyết bồi thường trong phạm vi địa phương mình.
Điều 22. Chủ động phục hồi danh dự quy định tại Điều 57 của Luật
1. Thông báo bằng văn bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thời gian, địa điểm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;
c) Phần thể hiện ý kiến trả lời của người bị thiệt hại.
2. Thông báo bằng văn bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại do bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, người bị thiệt hại có ý kiến trả lời bằng văn bản và gửi cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại. Trong trường hợp người bị thiệt hại trả lời bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.
Trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhận được trả lời của người bị thiệt hại thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật dân sự không tính vào thời hạn trả lời quy định tại Khoản này.
Điều 23. Thành Phần và thủ tục trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại Điều 58 của Luật
1. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm mời các thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai sau đây:
a) Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Đại diện lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại;
c) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, cha, mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại;
đ) Người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại (nếu có), người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại (nếu có);
e) Đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc, học tập (nếu có); đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà người bị thiệt hại là thành viên (nếu có);
g) Đại diện cơ quan báo chí;
h) Các thành phần khác mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thấy cần thiết.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản có ý kiến đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm:
a) Ấn định thời gian, địa điểm và mời thành phần quy định tại Khoản 1 Điều này tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Phân công 01 lãnh đạo cơ quan trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
c) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
Trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan Công an cấp huyện nơi tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
3. Việc trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai không được thực hiện khi không có mặt một trong các thành phần quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
4. Việc xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Đại diện cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Đại diện lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
c) Đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát biểu (nếu có);
d) Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai (nếu có);
đ) Người khác phát biểu (nếu có).
5. Trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đề nghị cơ quan Công an cấp huyện bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
Điều 24. Nội dung văn bản xin lỗi và cải chính công khai
Văn bản xin lỗi và cải chính công khai phải có nội dung chính sau đây:
1. Tên cơ quan, nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
2. Họ và tên, chức vụ, chức danh của người trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
3. Họ và tên, địa chỉ của người bị thiệt hại;
4. Các cơ quan nhà nước liên quan đến việc gây thiệt hại;
5. Tóm tắt hành vi gây thiệt hại, nguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị thiệt hại;
6. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã thấy được đầy đủ những sai phạm và hậu quả của sai phạm do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của mình gây ra;
7. Thay mặt Nhà nước, đại diện lãnh đạo cơ quan xin lỗi người bị thiệt hại, gia đình, người thân của người bị thiệt hại, cơ quan (nếu có) của người người bị thiệt hại và nhân dân; mong muốn người bị thiệt hại chấp nhận lời xin lỗi và cam kết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ đã có hành vi gây thiệt hại.
Điều 25. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại Điều 59 của Luật
1. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 3 Điều 19 Nghị định này có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương.
3. Bài đăng báo xin lỗi và cải chính công khai phải có nội dung chính quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5 và 7 Điều 24 Nghị định này và phải được đăng ở vị trí trang trọng trên trang chính của tờ báo.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại có trách nhiệm niêm yết các trang báo đăng nội dung xin lỗi và cải chính công khai. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
6. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không phải thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Luật và chủ động thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Khoản 6 Điều 57 và Điều 59 của Luật và Điều này.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ
Điều 26. Xác định mức hoàn trả quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật
1. Lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại để hoàn trả là lương cơ sở nhân với hệ số theo ngạch, bậc theo quy định của pháp luật tại thời điểm có quyết định hoàn trả.
Trường hợp tại thời điểm có quyết định hoàn trả, người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc tại cơ quan nhà nước thì việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm trước khi nghỉ việc.
2. Mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định như sau:
a) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó;
b) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 40 đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
c) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 30 đến dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
d) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
3. Mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại được xác định như sau:
a) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 05 tháng lương của người đó;
b) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 04 tháng lương của người đó;
c) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 03 tháng lương của người đó;
d) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
4. Việc xác định mức hoàn trả trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại được thực hiện như sau:
a) Xác định mức hoàn trả của một người thi hành công vụ trên toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường tương ứng với mức độ lỗi theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật;
b) Tính tổng mức hoàn trả của những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở kết quả quy định tại điểm a Khoản này;
c) Tính tỷ lệ % mức hoàn trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại quy định tại điểm a Khoản này so với tổng mức hoàn trả quy định tại điểm b Khoản này;
d) Mức hoàn trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại được xác định bằng số tiền Nhà nước đã bồi thường nhân với tỷ lệ % quy định tại điểm c Khoản này.
Điều 27. Giảm mức hoàn trả quy định tại Khoản 4 Điều 65 của Luật
1. Việc chủ động khắc phục hậu quả là việc người thi hành công vụ gây thiệt hại tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại cho người bị thiệt hại.
2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất của gia đình mà nếu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình và thuộc một trong các trường hợp: phải nuôi con chưa thành niên hoặc nuôi con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động; nuôi vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;
b) Người thi hành công vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 31% trở lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo.
Người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chứng minh về các điều kiện giảm mức hoàn trả quy định tại khoản này.
3. Trường hợp người thi hành công vụ có đủ các điều kiện giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định giảm mức hoàn trả đối với người đó. Quyết định giảm mức hoàn trả phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả;
b) Lý do giảm mức hoàn trả;
c) Mức hoàn trả được giảm;
d) Số tiền còn lại phải hoàn trả (nếu còn).
Điều 28. Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
1. Trường hợp chỉ có 01 cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường phải hoàn thành việc thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (sau đây gọi là Hội đồng).
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường là người thi hành công vụ gây thiệt hại thì lãnh đạo khác của cơ quan đó thành lập Hội đồng.
2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại, việc thành lập Hội đồng được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường gửi văn bản đề nghị các cơ quan có liên quan cử người tham gia Hội đồng;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cử người, các cơ quan có liên quan đến vụ việc có văn bản cử người tham gia Hội đồng;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ văn bản cử người, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường hoàn thành việc thành lập Hội đồng.
3. Thành phần Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan đã chi trả tiền bồi thường là Chủ tịch Hội đồng và các thành viên sau đây:
a) Đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau cùng gây thiệt hại;
b) Đại diện Công đoàn cơ sở của cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại thì phải có đại diện Công đoàn cơ sở của các cơ quan đó;
c) Đại diện cơ quan đã ban hành văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của người thi hành công vụ;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp người đó đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác;
đ) Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội đang chi trả lương hưu cho người thi hành công vụ trong trường hợp người đó đã nghỉ hưu;
e) Các thành phần khác mà cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thấy cần thiết.
Người tham gia Hội đồng không được là người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
4. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, phân công trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng, ký biên bản họp Hội đồng, văn bản kiến nghị của Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này.
5. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này.
6. Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường và hồ sơ giải quyết công việc liên quan đến việc thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường chưa xác định lỗi của người thi hành công vụ thì Hội đồng đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp khi yêu cầu bồi thường hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và các tình tiết khác của vụ việc;
c) Xác định trách nhiệm hoàn trả và mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Kiến nghị bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường về các nội dung quy định tại các điểm a, b và c Khoản này.
7. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 29. Phương thức làm việc của Hội đồng quy định tại Điều 66 của Luật
1. Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập có mặt.
2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách quan, dân chủ và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c Khoản 6 Điều 28 Nghị định này phải được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập đồng ý.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn trả và trong Hội đồng còn có ý kiến khác nhau thì việc bỏ phiếu kín theo quy định tại Khoản này được thực hiện đối với từng người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Nội dung cuộc họp của Hội đồng phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên tham gia cuộc họp. Trường hợp Hội đồng họp nhiều lần thì sau mỗi lần họp đều phải lập thành biên bản.
5. Căn cứ kết quả họp và bỏ phiếu về các nội dung quy định tại các điểm a, b và c Khoản 6 Điều 28 Nghị định này, Chủ tịch Hội đồng ký và gửi ngay văn bản kiến nghị đến Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
6. Các trường hợp vụ việc phức tạp có thể kéo dài thời hạn xác định trách nhiệm hoàn trả quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Luật bao gồm:
a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc mà tại thời điểm xem xét trách nhiệm hoàn trả, cơ quan đã chi trả tiền bồi thường không xác định được nơi cư trú của người đó;
b) Có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại và văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của những người đó.
Điều 30. Quyết định hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
1. Thời hạn ra quyết định hoàn trả quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Luật được xác định như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường phải ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã chi trả tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có liên quan phải ra quyết định hoàn trả đối với người tiến hành tố tụng do cơ quan mình quản lý.
2. Quyết định hoàn trả phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả;
b) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả;
c) Mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Phương thức thực hiện việc hoàn trả.
3. Trường hợp sau khi ra quyết định hoàn trả theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có người thi hành công vụ thuộc trường hợp được hoãn thực hiện việc hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định hoãn thực hiện việc hoàn trả đối với người đó.
Điều 31. Xử lý tiền đã hoàn trả, trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 69 của Luật
1. Trường hợp người thi hành công vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người đó ra quyết định trả lại tiền hoàn trả.
2. Trường hợp người thi hành công vụ đang thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người đó ra quyết định hủy quyết định hoàn trả và ra quyết định trả lại tiền hoàn trả.
3. Việc trả lại tiền hoàn trả cho người thi hành công vụ trong trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người đó còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định trả lại tiền hoàn trả, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ trả lại cho người thi hành công vụ số tiền người đó đã hoàn trả;
b) Sau khi trả lại tiền cho người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người đó có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí bằng số tiền hoàn trả đã nộp ngân sách nhà nước;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền hoàn thành việc cấp bổ sung kinh phí cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ.
4. Việc trả lại tiền hoàn trả cho người thi hành công vụ trong trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người đó không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định trả lại tiền hoàn trả, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí để trả lại tiền hoàn trả cho người thi hành công vụ;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ;
c) Ngay sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ trả lại tiền hoàn trả cho người thi hành công vụ.
Chương V
TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Điều 32. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 40 của Luật
1. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp sau đây:
a) Không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan trung ương cùng gây thiệt hại hoặc trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương cùng gây thiệt hại hoặc trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan địa phương cùng gây thiệt hại mà các cơ quan địa phương đó thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau;
b) Cơ quan nhà nước ở trung ương bị giải thể theo quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp sau đây:
a) Không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan trong phạm vi quản lý của địa phương mình cùng gây thiệt hại;
b) Cơ quan nhà nước ở địa phương bị giải thể theo quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tổ chức họp với các cơ quan có liên quan để xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp các cơ quan thống nhất được cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước ban hành văn bản xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Trường hợp các cơ quan không thống nhất được cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước quyết định một trong số các cơ quan có liên quan là cơ quan giải quyết bồi thường và ban hành văn bản xác định cơ quan giải quyết bồi thường.
Điều 33. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 41 của Luật
1. Trường hợp chỉ có một cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi hồ sơ cho cơ quan giải quyết bồi thường để thụ lý, giải quyết.
2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp xác định cơ quan giải quyết bồi thường như sau:
a) Trao đổi với các cơ quan có liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường để thống nhất cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Khi xác định được cơ quan giải quyết bồi thường thì Sở Tư pháp gửi hồ sơ cho cơ quan đó để thụ lý, giải quyết.
3. Trường hợp việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a hoặc điểm b Khoản 1 Điều 40 của Luật thì Sở Tư pháp gửi ngay hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền để xác định cơ quan giải quyết bồi thường.
Điều 34. Thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương.
3. Việc phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp thống nhất với các cơ quan có liên quan về kế hoạch, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước;
b) Việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan.
4. Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất được thực hiện khi có căn cứ theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan.
Điều 35. Báo cáo thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước quy định tại các Điều 73, 74 và 75 của Luật
1. Báo cáo thống kê
a) Hằng năm, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý của mình để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
b) Số liệu thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước hằng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Trường hợp theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý của mình để Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc thống kê số liệu về công tác bồi thường nhà nước được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 37. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thi hành Nghị định này;
b) Quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "15/05/2018",
"sign_number": "68/2018/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-133-KH-UBND-2020-Thuc-hien-Thang-hanh-dong-vi-nguoi-cao-tuoi-Viet-Nam-Ha-Noi-447772.aspx | Kế hoạch 133/KH-UBND 2020 Thực hiện Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 133/KH-UBND
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2020
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 25/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tháng hành động vì người cao tuổi” trong đó lấy tháng 10 hàng năm là “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”; Công văn số 01/CV-UBQGNCT ngày 21/5/2020 của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam về việc triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi về sức khỏe, vật chất, tinh thần, chung tay giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
- Động viên người cao tuổi, đặc biệt là cán bộ Hội người cao tuổi các cấp tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; xây dựng hình ảnh, người cao tuổi Việt Nam “Tuổi cao - Gương sáng”
2. Yêu cầu
- Các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, Hội người cao tuổi các cấp xây dựng Kế hoạch tổ chức “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” của ngành, địa phương, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, gia đình, cộng đồng về những thách thức của quá trình già hóa dân số, yêu cầu nhiệm vụ công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay.
- Vận động nguồn lực hỗ trợ, tổ chức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, quan tâm, giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi ốm đau mắc bệnh hiểm nghèo.
II. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM NĂM 2020
“Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Triển khai “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Hội người cao tuổi các cấp xây dựng Kế hoạch và triển khai có hiệu quả “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020 với nội dung thiết thực, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của ngành, điều kiện của địa phương, cơ sở.
- Tạo điều kiện, động viên người cao tuổi, cán bộ Hội người cao tuổi các cấp tích cực đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
- Căn cứ điều kiện cụ thể, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể tổ chức hoạt động thiết thực chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; thông qua đó khẳng định vị trí của người cao tuổi và trách nhiệm của toàn xã hội với người cao tuổi.
2. Vận động nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Căn cứ điều kiện cụ thể, chính quyền các cấp đảm bảo kinh phí thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; kinh phí biểu dương, khen thưởng người cao tuổi có thành tích xuất sắc theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước; phối hợp với các cơ sở y tế lập sổ theo dõi sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi; tiếp tục thực hiện “Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi” do Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam phát động; vận động nguồn xã hội hóa giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi thuộc chính sách cải thiện đời sống.
3. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của người cao tuổi ở cơ sở
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 17/5/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và phát triển Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở.
- Cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho người cao tuổi để họ có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.
- Tổ chức các Câu lạc bộ dưỡng sinh, Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở phù hợp với người cao tuổi; tổ chức các hoạt động thi đấu, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người cao tuổi.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền về “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020 trên địa bàn Thành phố.
Tập trung tuyên truyền pháp luật, chính sách liên quan tới người cao tuổi; mục đích, ý nghĩa của “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020; thông tin về công tác triển khai trước, trong Tháng hành động vì người cao tuổi của các đơn vị; công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, đoàn thể cần làm rõ thuận lợi, khó khăn thách thức khi nước ta đang trong thời kỳ già hóa dân số.
5. Kiểm tra việc triển khai thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020
Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi, Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam, chế độ chính sách đối với người cao tuổi ở các cấp; kịp thời khen thưởng, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình làm tốt công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố
- Là cơ quan thường trực “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”, Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các cấp Hội người cao tuổi thực hiện các hoạt động triển khai “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” trên địa bàn Thành phố.
- Hướng dẫn xây dựng, phát triển Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau; Quỹ “Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi” ở địa phương; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; “Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi”.
- Thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng phát huy vai trò người cao tuổi tham gia đóng góp vào Đại hội Đảng các cấp và biểu dương cán bộ Hội người cao tuổi tiêu biểu giai đoạn 2015 - 2020 nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội người cao tuổi Việt Nam. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi là thương binh, người cao tuổi thuộc gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7; Tổ chức đợt cao điểm nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10, “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”; Tổ chức hội thảo về vai trò vị trí của Hội người cao tuổi; Giới thiệu các tác phẩm thơ, văn viết về người cao tuổi của các tác giả đương thời là người cao tuổi tại Hà Nội.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 17/5/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau theo Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Tổ chức đôn đốc, kiểm tra giám sát quá trình tổ chức triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả với Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố rà soát, nắm tình hình người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi bị khuyết tật để có cơ sở tham mưu, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ chính sách đối với người cao tuổi.
- Tham mưu UBND Thành phố tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 và Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 27/9/2011 về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.
- Tổng hợp báo cáo kết quả với Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, UBND Thành phố.
3. Sở Y tế
- Chủ trì, tiếp tục triển khai Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 và Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/4/2018 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 đến các cấp, các ngành; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch 93/KH-UBND .
- Hướng dẫn các trạm y tế xã, phường, thị trấn lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn; khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế và Thông tư số 96/2018/TT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ Tài chính.
- Chỉ đạo cơ quan y tế các cấp phối hợp với Hội người cao tuổi tổ chức khám sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ưu tiên người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp tham gia “Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi”.
4. Sở Văn hóa và Thể thao
- Phối hợp Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố tuyên truyền, hướng dẫn hoạt động thể dục thể thao phù hợp với người cao tuổi; Tổ chức một số giải thể thao trung cao tuổi, giao lưu văn nghệ ở cơ sở.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công khai thông tin về giảm giá vé theo quy định cho người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.
- Nghiên cứu, hướng dẫn hình thức tôn vinh các cặp vợ chồng người cao tuổi sống thủy chung, hạnh phúc phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương.
5. Sở Nội vụ
- Chủ trì, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Rà soát, nghiên cứu, tổng hợp gửi Bộ Nội vụ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến người cao tuổi: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội.
- Hướng dẫn quản lý, chỉ đạo hoạt động Hội người cao tuổi phù hợp với chủ trương của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về Luật Người cao tuổi; tuyên truyền trước, trong và sau Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tự chăm sóc, các phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi; tuyên truyền các gương tiêu biểu, điển hình trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.
7. Sở Giao thông Vận tải
- Triển khai việc cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người cao tuổi theo hướng dẫn Liên sở số 7028/HDLS:GTVT-LĐTBXH ngày 12/8/2019 về việc phát hành, quản lý, sử dụng thẻ xe buýt miễn phí sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn Thành phố; người cao tuổi có nhu cầu và khả năng tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng theo quy định hiện hành.
- Chỉ đạo các đơn vị vận tải hành khách công cộng thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người cao tuổi, cải thiện hệ thống thông tin cho hành khách, tạo điều kiện để người cao tuổi tiếp cận dịch vụ thuận lợi, an toàn.
8. Sở Tài chính
Tham mưu cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” trên địa bàn Thành phố đảm bảo đúng quy định.
9. Bảo hiểm xã hội Thành phố
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi dưới 80 tuổi có hoàn cảnh khó khăn chưa có thẻ bảo hiểm y tế tham gia bảo hiểm y tế.
10. Hội Chữ thập đỏ Thành phố
Vận động nguồn lực để giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi thuộc diện chính sách. Phối hợp với Hội người cao tuổi tổ chức “Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi”
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chỉ đạo các Hội, đoàn thể Thành phố tích cực tổ chức vận động và trích một phần Quỹ Vì người nghèo của Thành phố hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nhân “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020.
12. Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng chuyên mục tuyên truyền về Luật Người cao tuổi, các chương trình hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam.
13. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” trên địa bàn.
- Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận huyện, thị xã phối hợp Ban Đại diện Hội người cao tuổi rà soát, nắm bắt người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và đề xuất tổ chức thăm hỏi kịp thời.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về chính sách đối với người cao tuổi.
- Chủ động bố trí nguồn lực, ngân sách thực hiện đầy đủ các chính sách, chương trình, đề án về người cao tuổi theo quy định pháp luật và huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi tại địa phương từ Quỹ chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi.
V. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Quý II năm 2020
- Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các hội đoàn thể xây dựng kế hoạch triển khai rà soát số liệu người cao tuổi theo định kỳ hàng năm.
- Triển khai tuyên truyền về “Già hóa dân số”, về “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”, pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến người cao tuổi.
- Xây dựng kế hoạch, vận động tài trợ để hỗ trợ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí.
- Tổ chức gặp mặt, biểu dương người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nhân ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6).
2. Quý III năm 2020
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai có hiệu quả “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2020.
- Rà soát số liệu người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp.
- Triển khai tuyên truyền về “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”, pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến người cao tuổi.
- Tổ chức vận động tài trợ để hỗ trợ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhân dịp ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, tổ chức thăm hỏi, tặng quà người cao tuổi là thương binh, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
- Chuẩn bị nội dung, điều kiện tổ chức các hoạt động trong tháng 10 năm 2020.
3. Quý IV năm 2020
- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động trao đổi, tọa đàm về truyền thống của người cao tuổi nhân Ngày quốc tế người cao tuổi 1/10, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, yêu cầu các Sở, ban, ngành đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” trên địa bàn Thành phố năm 2020. Báo cáo kết quả thực hiện gửi Thường trực Ban Công tác người cao tuổi Thành phố - Sở Lao động Thương binh và Xã hội (số 75, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) trước ngày 15/11/2020, để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam và UBND Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam;
- Trung ương Hội NCT Việt Nam;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Lê Hồng Sơn; Ngô Văn Quý;
- Ủy ban MTTQ VN thành phố Hà Nội;
- Ban Đại diện Hội NCT thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Báo: HNM, KT&D8T, Đài PT&TH Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVP Đặng Hương Giang phòng KGVX, NC, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX(Ngọc).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "29/06/2020",
"sign_number": "133/KH-UBND",
"signer": "Ngô Văn Quý",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-189-2016-TT-BTC-phi-le-phi-trong-hoat-dong-chuyen-nganh-hang-hai-323928.aspx | Thông tư 189/2016/TT-BTC phí lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 189/2016/TT-BTC
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
Căn cứ Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về đăng ký, mua, bán, đóng mới tàu biển;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải sau đây:
1. Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
2. Phí thẩm định công bố cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước.
3. Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.
4. Phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển.
5. Phí xác minh giấy tờ, tài liệu liên quan đến tàu biển.
6. Lệ phí đăng ký tàu biển.
7. Lệ phí cấp chứng chỉ xác nhận việc tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu và ô nhiễm dầu nhiên liệu.
8. Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện.
9. Lệ phí cấp bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I (DMLC I).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người nộp phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân khi được cung cấp dịch vụ quy định thu phí, lệ phí, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển hoặc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoạt động theo quy định.
b) Tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước theo quy định.
c) Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ sở đào tạo tổ chức thi sát hạch để cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT trở lên, máy trưởng tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.
d) Chủ sở hữu tàu biển, phương tiện hoạt động trên biển thực hiện hoạt động mua, bán tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ theo quy định.
đ) Chủ sở hữu tàu biển, phương tiện hoạt động trên biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xóa, thay đổi đăng ký tàu biển theo quy định.
e) Chủ sở hữu tàu biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận việc tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự chủ tàu (các tàu chở dầu dạng xô từ 2.000 tấn trở lên) đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu theo Công ước CLC 1992 hoặc được cấp giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo Công ước BCC 2001.
g) Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ hoạt động của thuyền viên, tàu biển phục vụ hoạt động của tàu biển theo quy định.
h) Chủ sở hữu tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I cho tàu biển theo quy định.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm: Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải, cơ sở đào tạo và cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ quy định thu phí, lệ phí tại khoản 1 Điều này.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các tàu cá, tàu chuyên dùng phục vụ mục đích quân sự, an ninh thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thuyền viên làm việc trên các tàu thuyền đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
2. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT): là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
3. HP, CV, KW: là các đơn vị đo công suất của tàu thuyền theo quy định.
Điều 4. Quy đổi GT của các tàu thuyền không được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tổng dung tích để xác định số tiền phí, lệ phí
1. Tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi tính tổng dung tích như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT.
b) Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT.
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT.
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 4 GT.
e) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.
Đối với việc quy đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, khi thu phí, lệ phí cơ quan thu được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.
2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
Điều 5. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Kê khai, nộp phí, lệ phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 7 Thông tư này và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 7. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp Luật.
Điều 8. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển và Quyết định số 62/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2005.
2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
(kèm theo Thông tư số 189/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính )
Số TT
Tên phí, lệ phí
Đơn vị tính
Mức thu
(đồng)
I
Biểu mức thu phí
1
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
a)
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (cấp lần đầu)
Lần
1.000.000
b)
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (cấp lại do mất, rách hoặc thay đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp)
Lần
500.000
2
Phí thẩm định công bố cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước
Lần
6.000.000
3
Phí sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng
Học viên
600.000
4
Phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển nhập khẩu đã qua sử dụng vào Việt Nam để phá dỡ
Tàu
2.000.000
5
Phí xác minh giấy tờ, tài liệu liên quan đến tàu biển
a)
Cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
Lần/Tàu
20.000
b)
Xác nhận các loại nhật ký hàng hải
Số/lượt
20.000
II
Biểu mức thu lệ phí
1
Lệ phí đăng ký tàu biển
a)
Đăng ký lần đầu (đăng ký không thời hạn)
- Tàu có tổng dung tích dưới 500 GT
GT-lần
3.000 (Mức thu tối thiểu không dưới 300.000)
- Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT
GT-lần
2.500
- Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT
GT-lần
2.000
- Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên
GT-lần
1.500
b)
Đăng ký có thời hạn, đăng ký tạm thời
30% mức thu đăng ký không thời hạn
c)
Đăng ký tàu biển đang đóng
30% mức thu đăng ký không thời hạn
d)
Cấp lại đối với các loại giấy tờ về đăng ký tàu biển
- Cấp lại giấy đăng ký (do mất, cũ rách)
10% mức thu đăng ký không thời hạn
- Thay đổi đăng ký (do thay đổi về tên tàu biển; tên chủ tàu biển, địa chỉ chủ tàu biển; thay đổi kết cấu hoặc thông số kỹ thuật của tàu biển; thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển, tổ chức đăng kiểm tàu biển hoặc các thông tin khác trong Giấy đăng ký)
5% mức thu đăng ký không thời hạn
2
Lệ phí cấp giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động của tàu biển
a)
Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo Công ước CLC 1992 hoặc theo Công ước Bunker 2001
Lần
100.000
b)
Cấp giấy định biên an toàn tối thiểu
Lần
100.000
3
Lệ phí cấp chứng chỉ, sổ thuyền viên cho thuyền viên, hoa tiêu hàng hải
a)
Cấp mới, cấp lại các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính
Giấy
100.000
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải; Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải
Giấy
150.000
- Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận
Giấy
100.000
- Giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
Giấy
100.000
b)
Cấp mới, cấp lại hộ chiếu thuyền viên
Hộ chiếu
150.000
c)
Cấp mới, cấp lại sổ thuyền viên (bao gồm cả dịch vụ đăng ký vào sổ danh bạ thuyền viên)
Sổ
190.000
d)
Cấp sổ ghi nhận huấn luyện
Sổ
100.000
4
Lệ phí cấp bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I (DMLC I)
Bản
250.000 | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "08/11/2016",
"sign_number": "189/2016/TT-BTC",
"signer": "Vũ Thị Mai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-13-2009-TT-BYT-hoat-dong-thong-tin-quang-cao-thuoc-94229.aspx | Thông tư 13/2009/TT-BYT hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 13/2009/TT-BYT
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2009
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, QUẢNG CÁO THUỐC
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Luật Dược số 34/2005-QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH ngày 16/11/2001;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về điều kiện thông tin, quảng cáo thuốc; hồ sơ, thủ tục đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thông tin quảng cáo thuốc tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức (sau đây gọi tắt là đơn vị), cá nhân có liên quan đến hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
2. Thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữcho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc.
3. Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
4. Quảng cáo thuốc trên các phương tiện quảng cáo khác là các hoạt động quảng cáo được chuyển tải trên các phương tiện chưa được đề cập trong Thông tư này.
5. Hội thảo giới thiệu thuốc quy định tại Thông tư này là các buổi giới thiệu sản phẩm thuốc hoặc thảo luận chuyên đề khoa học cho cán bộ y tế có liên quan đến thuốc do các đơn vị kinh doanh thuốc tổ chức, tài trợ.
6. Người giới thiệu thuốc là người của đơn vị kinh doanh thuốc trên lãnh thổ Việt Nam được đơn vị này phân công làm nhiệm vụ giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.
Điều 3.Điều kiện chung về thông tin, quảng cáo thuốc
1. Chỉ đơn vị đăng ký thuốc được đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký. Trường hợp đơn vị đăng ký thuốc muốn uỷ quyền cho đơn vị khác đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thì phải có văn bản uỷ quyền. Đơn vị được uỷ quyền phải là đơn vị có tư cách pháp nhân hợp pháp.
2. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam được thông tin, quảng cáo theo quy định tại Thông tư này. Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng đã được phép lưu hành ở nước khác chỉ được thông tin cho cán bộ y tế thông qua hội thảo giới thiệu thuốc.
3. Nội dung thông tin, quảng cáo thuốc phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính xác, trung thực, rõ ràng và không được gây hiểu lầm.
4. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thông tin, quảng cáo là tiếng Việt, trừ trường hợp từ ngữ đã được quốc tế hoá hoặc thương hiệu, từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt.
5. Cỡ chữ bé nhất trong thông tin, quảng cáo phải đủ lớn để có thể nhìn thấy trong điều kiện bình thường nhưng không được bé hơn cỡ chữ tương đương cỡ 11 VnTime.
6. Đơn vị thông tin, quảng cáo thuốc phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý những thông tin đã cung cấp trong các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc của mình.
Điều 4. Phí thẩm định hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc
1. Đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định tại Thông tư này phải nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Một mẫu thông tin, quảng cáo thuốc tương ứng với một hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc phải nộp phí thẩm định như sau:
a) Trường hợp được coi là một hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc khi đáp ứng một trong các trường hợp sau:
- Một mẫu thông tin, quảng cáo cho một đối tượng của một thuốc có một hàm lượng, một dạng bào chế ;
- Một mẫu thông tin, quảng cáo cho một đối tượng của hai hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất nhưng có hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng khác nhau của cùng một nhà sản xuất ;
- Một mẫu thông tin, quảng cáo của một thuốc cho một đối tượng trên nhiều hình thức (ví dụ: tờ rơi, áp phích, sách, báo, …);
b) Trường hợp không được coi là một hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc:
- Một thuốc được thông tin, quảng cáo cho một đối tượng nhưng có nhiều mẫu thông tin, quảng cáo khác nhau. Trường hợp này mỗi mẫu thông tin, quảng cáo được coi là một hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc.
- Một mẫu thông tin, quảng cáo cho một đối tượng nhưng gồm nhiều thuốc khác nhau. Trường hợp này mỗi thuốc được coi là một hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc.
Điều 5. Hành vi nghiêm cấm
1. Quảng cáo thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
2. Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
3. Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc.
4. Lợi dụng số đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược, của cơ quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo thuốc.
5. Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc.
6. Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc.
7. Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc.
8. Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy chương do hội chợ triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc.
9. Thông tin, quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam; lạm dụng hình ảnh động vật hoặc các hình ảnh khác không liên quan để thông tin, quảng cáo thuốc gây ra cách hiểu sai cho người sử dụng.
10. Phát hành cho công chúng tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế.
11. Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng kiểu sau đây cho công chúng:
a) Thuốc này là số 1, là tốt hơn tất cả;
b) Sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất;
c) Sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của thầy thuốc;
d) Thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không có chống chỉ định.
12. So sánh với ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hoá của tổ chức, cá nhân khác.
13. Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại Thông tư này) các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.
14. Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này), quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
Chương II
THÔNG TIN, QUẢNG CÁO THUỐC
Mục I . THÔNG TIN THUỐC
Điều 6. Trách nhiệm chung về thông tin thuốc
1. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có trách nhiệm tổ chức thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
2. Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc, các phản ứng có hại của thuốc.
Điều 7. Thông tin thuốc trong bệnh viện
1. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện.
2. Nhiệm vụ đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện bao gồm:
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc;
b) Cung cấp thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh);
c) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh);
d) Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
đ) Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc.
3. Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
b) Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện.
Điều 8. Thông tin thuốc của các đơn vị kinh doanh thuốc
1. Đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc có quyền và trách nhiệm thông tin thuốc do mình đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và phân phối tới cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng thuốc.
2. Chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc khi có đầy đủ các dữ kiện khoa học đã được chứng minh. Nguồn gốc, xuất xứ của thông tin, người cung cấp thông tin, thời điểm cung cấp thông tin phải chính xác, khách quan, trung thực, khoa học và rõ ràng.
3. Trong quá trình lưu hành thuốc, đơn vị kinh doanh thuốc, đơn vị đăng ký thuốc có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về Cục Quản lý dược và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc các thông tin mới được phát hiện của thuốc, các phản ứng có hại của thuốc và các biểu hiện suy giảm chất lượng của thuốc do đơn vị kinh doanh.
4. Cơ sở bán lẻ thuốc cung cấp những thông tin có liên quan, hướng dẫn sử dụng thuốc khi bán lẻ cho người mua thuốc; thu thập và báo cáo phản ứng có hại của thuốc, các biểu hiện suy giảm chất lượng thuốc tới cơ quan quản lý chuyên môn trực tiếp. Cơ sở bán lẻ thuốc phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những tài liệu thông tin/quảng cáo thuốc đang được trưng bày, giới thiệu tại cơ sở mình; chỉ cho phép các đơn vị kinh doanh thuốc/hoặc người được uỷ quyền phân phát những tài liệu thông tin, quảng cáo đã được chấp thuận của Cục Quản lý dược.
Mục II. THÔNG TIN ĐỂ GIỚI THIỆU THUỐC CHO CÁN BỘ Y TẾ
Điều 9. Các hình thức thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
1. Thông qua "Người giới thiệu thuốc".
2. Phát hành tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế.
3. Hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.
4. Trưng bày, giới thiệu thuốc tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế.
Điều 10. Trách nhiệm và giới hạn thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
1. Đơn vị kinh doanh thuốc hoặc đơn vị được ủy quyền chỉ được thông tin để giới thiệu các thuốc thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này cho cán bộ y tế.
2. Nội dung thông tin thuốc giới thiệu cho cán bộ y tế không cần phải đăng ký với Cục Quản lý dược: Các thông tin về thuốc đã được Cục Quản lý dược chấp nhận trong hồ sơ đăng ký thuốc, bao gồm nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
3. Nội dung thông tin thuốc phải nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý dược:
a) Các thông tin về thuốc đã có trong nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nhưng có thay đổi về tỷ lệ, hình dáng, kích thước, màu sắc, hình ảnh hoặc sắp xếp lại bố cục;
b) Các thông tin về thuốc đã có trong nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có bổ sung thêm bất kỳ một chi tiết nào khác;
c) Các thông tin về thuốc chưa có trong nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;
d) Các thông tin về thuốc thu thập được thông qua theo dõi sản phẩm trên thị trường;
đ) Các nghiên cứu độc lập, nghiên cứu mới có liên quan đến thuốc.
Đơn vị chỉ được giới thiệu cho cán bộ y tế theo các hình thức quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
Điều 11. Người giới thiệu thuốc
1. Chỉ có những người đã được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” mới được cung cấp thông tin, giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.
2. Người giới thiệu thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là cán bộ y, dược có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trường hợp Người giới thiệu thuốc là cán bộ y, dược có trình độ chuyên môn trung cấp thì phải có thêm các điều kiện sau:
-Có ít nhất hai năm hoạt động tại cơ sở y, dược hợp pháp;
-Được tập huấn theo Chương trình khung đào tạo cho Người giới thiệu thuốc do Bộ Y tế quy định
b) Đã được đơn vị tuyển dụng huấn luyện, đào tạo;
c) Có đủ kiến thức về những thuốc được phân công giới thiệu, hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan.
3. Người sau đây không được tham gia giới thiệu thuốc:
a) Bị cấm hành nghề y, dược theo bản án, quyết định của Toà án và/hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính;
b) Không đủ năng lực hành vi dân sự;
c) Đang là công chức, viên chức.
4. Trách nhiệm của Người giới thiệu thuốc:
a) Chỉ được giới thiệu những thuốc đã được phép lưu hành ở Việt Nam do đơn vị tuyển dụng phân công và chỉ được cung cấp những thông tin về thuốc phù hợp với hồ sơ đã đăng ký tại Cục Quản lý dược;
b) Chỉ được giới thiệu thuốc cho đối tượng là cán bộ y tế;
c) Khi hoạt động giới thiệu thuốc phải đeo thẻ "Người giới thiệu thuốc" và phải được sự đồng ý của cơ sở nhận thông tin thuốc mới được tiến hành giới thiệu thuốc;
d) Thu thập các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc, các báo cáo có liên quan đến chất lượng của thuốc để đơn vị kịp thời tổng hợp và báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược); Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Điều 12. Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện khi có Người giới thiệu thuốc hoạt động
1. Chỉ cho phép những người có thẻ Người giới thiệu thuốc tham gia giới thiệu thuốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người giới thiệu thuốc đã được quy định tại khoản 4 Điều 11 của Thông tư này.
2. Đề ra nội quy quy định cụ thể về thành phần, địa điểm, thời gian và tổ chức cho Người giới thiệu thuốc tiếp xúc, trao đổi thông tin với cán bộ y tế trong đơn vị.
3. Có biện pháp để ngăn chặn hành vi kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên trong đơn vị vì mục đích lợi nhuận do người giới thiệu thuốc tác động bằng vật chất, tài chính hoặc bất kỳ hình thức nào khác.
4. Đình chỉ ngay hoạt động của người giới thiệu thuốc trong phạm vi đơn vị mình khi người giới thiệu thuốc có những hành vi vi phạm Thông tư này.
5. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những tài liệu thông tin, quảng cáo thuốc đang được phát hành trong đơn vị mình, chỉ cho phép các đơn vị kinh doanh thuốc, hoặc người được uỷ quyền phân phát những tài liệu thông tin, quảng cáo đã được đăng ký tại Cục Quản lý dược.
Điều 13. Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
1. Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế phải được soạn thảo theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
2. Phần tài liệu chứng minh và phần trích dẫn để minh hoạ cho nội dung thông tin phải trung thực, cập nhập và ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thời gian xuất bản tài liệu.
3. Các thông tin mới phát minh, phát hiện qua nghiên cứu khoa học hoặc qua theo dõi sản phẩm trên thị trường phải được cung cấp theo hình thức cập nhật thông tin khoa học kèm theo tài liệu chứng minh. Phần thông tin mới phải ghi dòng chữ: “Phần thông tin này chỉ dùng để tham khảo”.
4. Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế phải có dòng chữ"Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế” ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: (a) Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế XXXX/XX/QLD-TT, ngày ... tháng ... năm ..., (b) ngày ... tháng ... năm ... in tài liệu.
5. Tài liệu thông tin thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc.
Điều 14. Nội dung tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế
1. Tên thuốc: có thể dùng tên biệt dược hoặc tên gốc.
2. Thành phần hoạt chất.
a) Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế.
b) Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh).
3. Dạng bào chế.
4. Công dụng, chỉ định.
5. Liều dùng.
6. Cách dùng.
7. Tác dụng phụ và phản ứng có hại.
8. Chống chỉ định và thận trọng.
9. Tương tác thuốc.
10. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và phân phối chính.
11. Những thông tin mới dùng để tham khảo và những tài liệu để chứng minh nguồn gốc của những thông tin đó.
12. Danh mục những tài liệu đã được dùng trích dẫn.
Điều 15. Tài liệu thông tin vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh
Ngoài những nội dung quy định tại Điều 14 của Thông tư này, tài liệu thông tin vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh còn phải có thêm những nội dung sau:
1. Đối tượng sử dụng (liên quan đến tuổi, tình trạng sức khoẻ...):
a) Đối tượng được sử dụng;
b) Đối tượng không được sử dụng.
2. Phác đồ sử dụng: sử dụng lúc nào, sử dụng mấy lần, thời gian nhắc lại.
3. Chế độ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế: ghi rõ dụng cụ bảo quản, nhiệt độ bảo quản và các điều kiện bảo quản khác (nếu có).
4. Lưu ý về tương tác thuốc:
a) Tương tác thuốc: những loại thuốc nào không được sử dụng đồng thời trong thời gian tiêm (hoặc uống) vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; khi đã sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh thì không được sử dụng những loại thuốc nào;
b) Cách sử dụng: vị trí tiêm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da).
5. Tai biến có thể xảy ra và cách xử lý: tai biến sớm, tai biến muộn.
6. Những lưu ý khác.
Điều 16. Hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
1. Đơn vị kinh doanh thuốc, văn phòng đại diện đã đăng ký hoạt động về lĩnh vực dược tại Việt Nam có quyền tổ chức hội thảo giới thiệu với cán bộ y tế các thuốc đã được phép sản xuất, lưu hành ở nước khác.
Đơn vị nước ngoài muốn tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc tại Việt Nam phải phối hợp với một cơ sở kinh doanh thuốc hoặc một cơ sở y tế Việt Nam như bệnh viện, viện chuyên khoa y tế, cơ sở đào tạo cán bộ y tế, Hội nghề nghiệp y, Hội nghề nghiệp dược.
2. Nội dung giới thiệu thuốc trong hội thảo bao gồm:
a) Tên thuốc: có thể dùng tên biệt dược hoặc tên gốc;
b) Thành phần hoạt chất:
- Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế;
- Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh).
c) Hàm lượng/ nồng độ hoạt chất;
d) Dạng bào chế;
đ) Những thông tin, kết quả nghiên cứu về:
- Dược động học;
- Dược lực học;
- Thông tin lâm sàng: Chỉ định, liều dùng, cách dùng, chống chỉ định, những điều cần đề phòng, lưu ý khi sử dụng, tác dụng phụ, phản ứng có hại và cách xử lý, tương tác thuốc, trường hợp dùng quá liều và cách xử lý;
- Thông tin về mặt bào chế, công thức bào chế, cách bảo quản, hạn dùng, quy cách đóng gói;
- Thông tin về phân loại thuốc: thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc bán theo đơn, thuốc bán không cần đơn của bác sỹ;
- Các thông tin khác có liên quan;
- Tên, địa chỉ nhà sản xuất và nhà phân phối chính.
3. Báo cáo viên trong hội thảo phải là những cán bộ chuyên môn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đối với loại thuốc được giới thiệu.
Điều 17. Trưng bày giới thiệu thuốc tại hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế
1. Các đơn vị tổ chức, chủ trì hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế muốn trưng bày, giới thiệu thuốc tại hội nghị, hội thảo phải thông báo bằng văn bản cho Sở Y tế nơi tổ chức hội nghị, hội thảo trước khi tổ chức hội thảo.
2. Mọi hoạt động quảng cáo kèm theo việc trưng bày thuốc trong hội nghị, hội thảo phải theo đúng các quy định về quảng cáo thuốc theo quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Hoạt động giới thiệu, quảng cáo thuốc của nhà tài trợ
1. Các đơn vị, cá nhân được quyền tài trợ kinh phí, vật chất cho các hội nghị của cán bộ y tế trên cơ sở tự nguyện, công khai và không có điều kiện kèm theo.
2. Hoạt động giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế của nhà tài trợ tại hội nghị chuyên ngành y tế phải theo đúng các quy định về thông tin thuốc cho cán bộ y tế của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động giới thiệu, quảng cáo thuốc của nhà tài trợ tại hội nghị khác, cho các chương trình phát thanh, truyền hình phải theo đúng các quy định về quảng cáo thuốc cho công chúng quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục III. QUẢNG CÁO THUỐC
Điều 19. Các loại thuốc được quảng cáo
1. Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các phương tiện quảng cáo khác.
2. Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình.
Điều 20. Các hình thức quảng cáo thuốc
1. Quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích.
2. Quảng cáo trên bảng, biển, pano, băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác.
3. Quảng cáo trên phương tiện phát thanh, truyền hình.
4. Quảng cáo trên báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo.
5. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin quảng cáo khác.
Điều 21. Nội dung quảng cáo thuốc
1. Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) phê duyệt.
b) Chuyên luận về thuốc đó đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được quốc tế công nhận.
2. Nội dung quảng cáo thuốc trên sách báo, tạp chí, tờ rơi, bảng, biển, pano, áp phích, băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác phải có đủ các thông tin sau:
a) Tên thuốc: là tên trong quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Thành phần hoạt chất:
- Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế;
- Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh).
c) Chỉ định;
d) Cách dùng;
đ) Liều dùng;
e) Chống chỉ định và/hoặc những khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính;
g) Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
h) Những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc. (Có thể thêm tên, địa chỉ nhà phân phối);
k) Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";
l) Cuối trang đầu của tài liệu quảng cáo thuốc phải in:
- Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược: XXXX/XX/QLD-TT, ngày ... tháng ... năm;
- Ngày ... tháng ... năm ... in tài liệu.
Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào.
Điều 22. Quảng cáo thuốc trên phát thanh, truyền hình
1. Thuốc có đủ các điều kiện sau đây được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình:
a) Có hoạt chất chính nằm trong Danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình;
b) Trong thành phần của thuốc không có hoạt chất nằm trong danh mục thuốc gây nghiện, danh mục thuốc hướng tâm thần, danh mục tiền chất, danh mục thuốc phóng xạ theo quy chế hiện hành;
2. Danh mục các hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục này được cập nhật để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
3. Nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng đủ thông tin quy định tại điểm a, b, c, e, i và k khoản 2 Điều 21 của Thông tư này; riêng các khoản a, b, c, e và k khoản 2 Điều 21 phải đọc to, rõ ràng. Nếu thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên thì tuỳ theo thời lượng phát sóng, có thể đọc hoạt chất chính hoặc đọc tên chung các vitamin, khoáng chất, dược liệu.
4. Trường hợp đơn vị muốn quảng cáo trên Đài phát thanh, truyền hình địa phương thì phải thông báo cho Sở Y tế sở tại bằng văn bản kèm theo Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược và nội dung quảng cáo hoặc kịch bản có đóng dấu xác nhận của Cục Quản lý dược.
Điều 23. Quảng cáo thuốc trên báo điện tử, website của doanh nghiệp,website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo
1. Đơn vị kinh doanh thuốc chỉ được quảng cáo thuốc mà đơn vị đó kinh doanh trên website hợp pháp của mình. Không được phép quảng cáo thuốc mà mình không kinh doanh.
2. Đơn vị kinh doanh thuốc hoặc đơn vị được ủy quyền chỉ được quảng cáo thuốc trên website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo khi đơn vị làm dịch vụ quảng cáo có giấy phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet (ICP) của Bộ Thông tin và Truyền thông và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật.
3. Việc quảng cáo thuốc trên báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo phải thực hiện ở một chuyên mục riêng. Chuyên mục này phải ghi rõ: “Trang dành riêng cho quảng cáo thuốc” và dòng chữ này phải in đậm với cỡ chữ to hơn cỡ chữ bình thường và liên tục xuất hiện ở đầu trang.
4. Nội dung quảng cáo trên báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo:
a) Quảng cáo thuốc trên website phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư này. Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.
b) Quảng cáo thuốc trên website dưới dạng videoclip phải đáp ứng quy định tại Điều 22 của Thông tư này.
5. Các đơn vị đã được cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc theo các hình thức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20 của Thông tư này có thể sử dụng nội dung quảng cáo đã được chấp thuận để quảng cáo trên Website, đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký với Cục Quản lý dược.
Điều 24. Quảng cáo thuốc trên các phương tiện quảng cáo khác
Các đơn vị chỉ được quảng cáo thuốc trên các phương tiện quảng cáo khác khi phương tiện đó chuyển tải đủ nội dung thông tin theo quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 2 Điều 21 của Thông tư này và phải tuân theo các quy định hiện hành có liên quan.
Điều 25. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc
Các thuốc khi quảng cáo không được đưa vào nội dung chỉ định sau:
1. Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong.
2. Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục.
3. Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên.
4. Các chỉ định mang tính kích dục.
5. Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u.
6. Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hoá khác tương tự.
Điều 26. Trưng bày thuốc tại hội chợ, triển lãm
1. Các thuốc đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành được trưng bày trong hội chợ, triển lãm, trừ các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ.
2. Các thuốc chưa được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành nếu muốn trưng bày, giới thiệu trong hội chợ, triển lãm phải được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) cấp giấy phép nhập khẩu thuốc để tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ.
Chương III
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC TIẾP NHẬN HỒ SƠ THÔNG TIN, QUẢNG CÁO THUỐC
Điều 27. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc
1. Bộ Y tế (Cục Quản lý dược): Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc và hồ sơ đăng ký thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.
2. Sở Y tế: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế và cấp thẻ cho Người giới thiệu thuốc.
Điều 28. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp thẻ Người giới thiệu thuốc
1. Hồ sơ cấp thẻ Người giới thiệu thuốc có trình độ chuyên môn đại học gồm:
a) Đơn đề nghị cấp thẻ Người giới thiệu thuốc (theo mẫu 1a - QC);
b) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương);
c) Bản sao văn bằng tốt nghiệp hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư này;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ;
đ) Danh mục mặt hàng được phân công giới thiệu;
e) Bản cam kết của người được tuyển dụng, phân công giới thiệu thuốc cam kết đã nắm vững và thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan.
2. Hồ sơ cấp thẻ Người giới thiệu thuốc có trình độ chuyên môn trung cấp :
Phải đáp ứng các quy định tại Khoản 1 của Điều này và đáp ứng thêm các quy định cụ thể sau :
a) Giấy chứng nhận tập huấn Người giới thiệu thuốc của cơ sở tập huấn do Bộ Y tế quy định;
b) Giấy xác nhận thời gian ít nhất hai năm hoạt động tại cơ sở y, dược hợp pháp.
3. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Người giới thiệu thuốc:
a) Đơn vị tuyển dụng người giới thiệu thuốc gửi hồ sơ theo quy định tới Sở Y tế địa phương nơi đơn vị có trụ sở hoặc đặt văn phòng đại diện;
b) Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế căn cứ hồ sơ và tiến hành cấp thẻ Người giới thiệu thuốc (theo mẫu 1b - QC). Trường hợp không cấp thẻ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thẻ Người giới thiệu thuốc có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp. Nếu muốn được cấp lại thẻ Người giới thiệu thuốc, đơn vị phải nộp lại hồ sơ trước khi thẻ Người giới thiệu thuốc hết hạn một tháng.
5. Đơn vị có Người giới thiệu thuốc phải thu hồi và nộp lại thẻ Người giới thiệu thuốc cho Sở Y tế nơi đã cấp thẻ trong các trường hợp sau đây:
a) Người giới thiệu thuốc thay đổi đơn vị công tác;
b) Người giới thiệu thuốc thôi nhiệm vụ giới thiệu thuốc;
c) Thẻ Người giới thiệu thuốc hết hạn sử dụng.
6. Sở Y tế thu hồi thẻ Người giới thiệu thuốc khi Người giới thiệu thuốc vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
7. Trường hợp Người giới thiệu thuốc hoạt động tại địa bàn tỉnh khác, đơn vị tuyển dụng cần gửi công văn thông báo thời gian, địa điểm, kế hoạch hoạt động của Người giới thiệu thuốc tới Sở Y tế địa phương đó.
Điều 29. Hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
1. Các đơn vị trước khi tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế tại địa phương nào thì đơn vị phải làm hồ sơ gửi Sở Y tế địa phương đó. Hồ sơ đăng ký hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế gồm:
a) Giấy đăng ký hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế (theo mẫu 2a-QC);
b) Địa điểm tổ chức hội thảo, chương trình hội thảo (dự kiến);
c) Nội dung từng báo cáo, tên và chức danh khoa học của người báo cáo;
d) Tài liệu dự định trưng bày, phát hành tại hội thảo;
đ) Các tài liệu có liên quan đến thuốc được giới thiệu tại hội thảo;
e) Các tài liệu tham khảo (nếu có).
2. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của đơn vị lập hồ sơ.
3. Khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định của Thông tư này, Sở Y tế gửi cho đơn vị nộp hồ sơ đăng ký hội thảo một Giấy tiếp nhận hồ sơ (theo mẫu 2b-QC). Ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ là ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu Sở Y tế không có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được tổ chức hội thảo như nội dung đã đăng ký.
4. Trường hợp hồ sơ đăng ký hội thảo giới thiệu thuốc chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 15 ngày làm việc, Sở Y tế có công văn thông báo cho đơn vị đăng ký hội thảo để sửa đổi, bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ.
5. Trường hợp Sở Y tế có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung:
a) Trong công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu cụ thể, chi tiết: Bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì, bổ sung thêm nội dung nào.
b) Đơn vị phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung được nêu trong công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung và gửi về Sở Y tế nội dung hội thảo đã được sửa đổi, bổ sung. Khi đơn vị sửa đổi, bổ sung đúng theo yêu cầu, Sở Y tế gửi đơn vị một Giấy tiếp nhận hồ sơ, ngày ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ là ngày Sở Y Tế nhận được hồ sơ bổ sung. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được nội dung đăng ký hội thảo đã sửa đổi, bổ sung nếu Sở Y tế không có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được tổ chức hội thảo như nội dung đã sửa đổi.
6. Đơn vị gửi hồ sơ đăng ký hội thảo có trách nhiệm thông báo trước (ít nhất 01 ngày) cho Sở Y tế nhận hồ sơ đăng ký về địa điểm cụ thể và thời gian chính thức tổ chức hội thảo.
Điều 30. Hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc
1. Các đơn vị trước khi thông tin, quảng cáo thuốc phải gửi hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược).
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc (theo mẫu 3a-QC);
b) Hình thức, nội dung thông tin, quảng cáo thuốc dự kiến;
c) Tài liệu tham khảo, xác minh nội dung thông tin, quảng cáo;
d) Bản sao Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược duyệt;
đ) Bản sao Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc bản sao Quyết định cấp số đăng ký thuốc của Cục Quản lý dược;
e) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hoặc giấy phép hoạt động công ty nước ngoài tại Việt Nam;
g) Nếu quảng cáo trên phát thanh, truyền hình phải gửi kịch bản, băng hình, băng tiếng. Kịch bản phải mô tả rõ phần hình ảnh, phần lời, phần nhạc;
3. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị lập hồ sơ. Các tài liệu quy định tại các điểm d, đ và e của Khoản 2 Điều này chỉ cần bản photocopy và đóng dấu của đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo.
4. Nội dung dự kiến thông tin, quảng cáo hoặc kịch bản mô tả phải nộp 02 bản. Sau khi hoàn chỉnh, 01 bản sẽ được lưu tại cơ quan quản lý, 01 bản được đóng dấu xác nhận của Cục Quản lý dược và giao cho đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo.
5. Cục Quản lý dược sẽ không xem xét nội dung đăng ký thông tin, quảng cáo không liên quan đến thuốc quy định trong Thông tư này.
6. Khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định của Thông tư này, Cục Quản lý dược sẽ gửi cho đơn vị nộp hồ sơ một Giấy tiếp nhận hồ sơ (theo mẫu 3b-QC). Ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ là ngày Cục Quản lý dược nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Giấy tiếp nhận, nếu Cục Quản lý dược không có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được quyền thông tin, quảng cáo như nội dung đã đăng ký.
7. Trường hợp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc chưa đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định của Thông tư này thì trong vòng 10 ngày làm việc, Cục Quản lý dược có công văn thông báo cho đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
8. Trường hợp Cục Quản lý dược có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung:
a) Trong công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu cụ thể, chi tiết: Bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì, bổ sung thêm nội dung nào;
b) Đơn vị phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung được nêu trong công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung và gửi về Cục Quản lý dược nội dung thông tin, quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung. Khi đơn vị sửa đổi, bổ sung đúng theo yêu cầu, Cục Quản lý dược gửi đơn vị một Giấy tiếp nhận hồ sơ, ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ là ngày Cục Quản lý dược nhận được hồ sơ bổ sung. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được nội dung thông tin, quảng cáo đã sửa đổi, bổ sung nếu Cục Quản lý dược không có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được thông tin, quảng cáo như nội dung đã sửa đổi;
c) Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày Cục Quản lý dược có công văn yêu cầu bổ sung, sửa đổi, nếu đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì hồ sơ đó không còn giá trị.
9. Trình tự đăng ký và thẩm định hồ sơ thông tin, quảng cáo được thẩm định hồ sơ được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp :
- Đơn vị thông tin, quảng cáo thuốc phải sửa đổi, bổ sung nhưng không theo đúng những nội dung được nêu trong công văn yêu cầu sửa đổi.
- Nội dung thông tin, quảng cáo đăng ký tại Cục Quản lý dược và có Giấy tiếp nhận nhưng đơn vị đã thông tin, quảng cáo không tuân thủ Điều 5 của Thông tư này.
Trong các trường hợp này, Cục Quản lý dược sẽ có công văn thông báo cho đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo không được thông tin, quảng cáo theo nội dung đã đăng ký.
10. Trường hợp đơn vị có hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc không tuân thủ quy định tại khoản 14 Điều 5 của Thông tư này thì Cục Quản lý dược sẽ có công văn cảnh báo đơn vị và dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc của đơn vị từ 3- 12 tháng trong từng trường hợp cụ thể như sau :
a) Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc của đơn vị 3 tháng đối với trường hợp không tuân thủ khoản 14 Điều 5 của Thông tư này.
b) Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc của đơn vị từ 3 đến 6 tháng đối với trường hợp không tuân thủ theo quy định khoản 14 Điều 5 của Thông tư này 2 lần trong một năm.
c) Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc của đơn vị từ 6 đến 12 tháng đối với trường hợp không tuân thủ theo quy định của Thông tư này từ 3 lần trở lên trong một năm.
Ngoài các hình thức trên, Cục Quản lý dược sẽ công khai nội dung vi phạm của đơn vị trên website của Cục Quản lý dược; thông báo tới cơ quan Thanh tra và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Hiệu lực của tài liệu thông tin, quảng cáo thuốc
Tài liệu thông tin, quảng cáo thuốc đã đăng ký tại Cục Quản lý dược hết giá trị trong các trường hợp sau đây:
1. Thuốc có số đăng ký đã hết hạn.
2. Thuốc bị rút số đăng ký hoặc thuốc bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng.
3. Có những thay đổi về thông tin đối với thuốc.
Chương IV
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 32. Kiểm tra, thanh tra
1. Cục Quản lý dược, Thanh tra Bộ Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương mình quản lý.
Điều 33. Xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo
1. Đơn vị, cá nhân vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc đình chỉ việc quảng cáo hoặc rút số đăng ký mặt hàng thuốc vi phạm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về hoạt động thông tin, quảng cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 2557/2002/QĐ-BYT ngày 04/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc dùng cho người và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người; Thông tư số 12/2002/TT- BYT ngày 23 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn quảng cáo vắc xin sinh phẩm miễn dịch dùng cho người.
2. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc có trách nhiệm công bố những nội dung thông tin, quảng cáo đã đăng ký và các trường hợp vi phạm quy định về thông tin, quảng cáo thuốc trên website của cơ quan để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Đơn vị đã đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phiếu tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện thông tin, quảng cáo cho đến khi tài liệu thông tin, quảng cáo hết giá trị.
4. Cục Quản lý dược, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty dược Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các công ty nước ngoài có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dược và các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) để xem xét, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Minh Quang
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
. | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "01/09/2009",
"sign_number": "13/2009/TT-BYT",
"signer": "Cao Minh Quang",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-121-2007-ND-CP-dau-tu-truc-tiep-ra-nuoc-ngoai-trong-hoat-dong-dau-khi-54100.aspx | Nghị định 121/2007/NĐ-CP đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 121/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀITRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Nhà đầu tư tại Việt Nam trong hoạt động dầu khí.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Nhà đầu tư tại Việt Nam tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định của Nghị định này, quy định về đầu tư ra nước ngoài và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp quy định của Nghị định này khác với quy định của các nghị định khác có liên quan thì áp dụng quy định của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các Nhà đầu tư tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà đầu tư) bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
4. Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.
5. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
6. Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động dầu khí là hoạt động hình thành và hoạt động thực hiện dự án dầu khí về tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, kể cả hoạt động vận chuyển bằng đường ống, xử lý dầu khí thô và các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
2. Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa đại diện chủ sở hữu tài nguyên dầu khí với Nhà đầu tư hoặc với các đối tác khác mà sau đó Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí đó.
3. Tài sản dầu khí là những giá trị hoặc sản phẩm được tạo ra trong quá trình đầu tư của dự án dầu khí.
4. Tổng mức đầu tư dự án dầu khí là toàn bộ chi phí hình thành và thực hiện dự án theo phân loại và hình thành dự án quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 4. Hình thành và phân loại dự án dầu khí
1. Dự án dầu khí được hình thành thông qua một trong các hình thức sau:
a) Ký kết hợp đồng dầu khí;
b) Nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí;
c) Nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty.
2. Dự án dầu khí bao gồm:
a) Dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác được thực hiện bắt đầu từ giai đoạn tìm kiếm thăm dò;
b) Dự án phát triển, khai thác được thực hiện bắt đầu từ giai đoạn phát triển, khai thác dầu khí.
Điều 5. Áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành có các quyền lợi, ưu đãi cao hơn so với các quyền lợi, ưu đãi mà Nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư thì Nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp các quyền lợi, ưu đãi ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí đã cấp cho Nhà đầu tư có mức độ ưu đãi cao hơn so với các quyền lợi, ưu đãi mà Nhà đầu tư được hưởng theo quy định hiện hành thì Nhà đầu tư đó được tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi đã ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Điều 6. Hoạt động hình thành và thực hiện dự án dầu khí
1. Hoạt động hình thành dự án dầu khí do Nhà đầu tư tiến hành ở nước ngoài hoặc tại Việt Nam nhằm hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án dầu khí;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định;
e) Tham gia, tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
g) Hoạt động của các văn phòng đại diện, văn phòng liên lạc, chi nhánh, văn phòng điều hành của Nhà đầu tư ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án dầu khí;
h) Tham gia đấu thầu quốc tế;
i) Đàm phán hợp đồng dầu khí;
k) Các hoạt động cần thiết khác.
2. Hoạt động thực hiện dự án dầu khí bao gồm việc triển khai thực hiện dự án dầu khí theo chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thoả thuận đầu tư với đối tác hoặc văn bản thoả thuận về việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Chương 2:
THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN ĐẦU TƯ VÀ THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Điều 7. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư
1. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án dầu khí có sử dụng vốn nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3.000 tỷ đồng trở lên.
2. Các dự án dầu khí không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này do đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà đầu tư quyết định.
Điều 8. Giấy chứng nhận đầu tư
1. Các dự án dầu khí được chấp thuận dưới hình thức Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án dầu khí được thực hiện theo một trong hai quy trình sau:
a) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng;
b) Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp đối với Nhà đầu tư trong nước là tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với Nhà đầu tư là cá nhân.
Đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại hoặc chuyển đổi theo Luật Đầu tư thì phải có bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư.
3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
4. Hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thoả thuận đầu tư với đối tác hoặc văn bản thoả thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc nhận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ công ty.
Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 03 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
Điều 10. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp cần làm rõ một số nội dung liên quan đến hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu Nhà đầu tư giải trình.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu tư.
Trường hợp hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc nơi có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 11. Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ thẩm tra cấp, Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đề nghị thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp đối với Nhà đầu tư trong nước là tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với Nhà đầu tư là cá nhân.
Đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại hoặc chuyển đổi theo Luật Đầu tư thì phải có bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư.
3. Văn bản giải trình về tính khả thi của dự án dầu khí, bao gồm các nội dung về mục tiêu, địa điểm, quy mô, nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện và hiệu quả kinh tế của dự án.
4. Báo cáo năng lực tài chính do Nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm.
5. Quyết định đầu tư ra nước ngoài của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
6. Hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thoả thuận đầu tư với đối tác hoặc văn bản thoả thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc nhận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ công ty.
Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
Điều 12. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nội dung thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của Nhà đầu tư;
b) Tính hợp pháp của vốn đầu tư;
c) Tiến độ thực hiện dự án (đối với dự án phát triển, khai thác).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan nào không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với kiến nghị trong hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư của Nhà đầu tư.
4. Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm tra dự án dầu khí và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Trường hợp hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
6. Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thẩm tra kèm ý kiến của các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc nơi có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 13. Rút ngắn thời hạn thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Trường hợp dự án dầu khí đòi hỏi thời hạn cấp bách, Nhà đầu tư có văn bản giải trình lý do xin rút ngắn thời hạn thẩm tra gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan kèm hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp với các Bộ, ngành có liên quan để thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không qua thủ tục xin ý kiến các Bộ, ngành theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 12 Nghị định này.
Đối với dự án dầu khí do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư theo quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thẩm tra.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 14. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án dầu khí đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến hình thức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, hoặc tổng mức đầu tư của dự án sau khi điều chỉnh có thay đổi 30% so với tổng mức đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư thì Nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Việc điều chỉnh dự án dầu khí được thực hiện theo một trong các quy trình sau:
a) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh;
b) Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Điều 15. Điều kiện và quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
1. Dự án dầu khí thuộc diện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là các dự án được điều chỉnh về hình thức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, hoặc tổng mức đầu tư của dự án sau khi điều chỉnh có thay đổi 30% so với tổng mức đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng tổng mức đầu tư mới không vượt quá 15 tỷ đồng.
2. Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
b) Quyết định điều chỉnh dự án dầu khí của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án dầu khí cho đến thời điểm đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
d) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 03 bộ trong đó có 01 bộ gốc.
Trường hợp cần làm rõ một số nội dung liên quan đến hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu Nhà đầu tư giải trình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Nhà đầu tư.
Trường hợp hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 16. Điều kiện và quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
1. Dự án dầu khí thuộc diện thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là các dự án sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư thay đổi 30% so với tổng mức đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư và vượt quá 15 tỷ đồng.
2. Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
b) Quyết định điều chỉnh dự án dầu khí của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án dầu khí cho đến thời điểm đề nghị điều chỉnh;
d) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Giải trình về các nội dung điều chỉnh.
3. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh:
a) Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 06 bộ trong đó có 01 bộ gốc.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan nào không có ý kiến thì coi như đã đồng ý với kiến nghị trong hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh của Nhà đầu tư;
d) Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền quyết định của đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
đ) Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc dự án dầu khí sau khi điều chỉnh, tổng mức đầu tư có sử dụng vốn nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3.000 tỷ đồng trở lên, trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thẩm tra kèm ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và đề xuất ý kiến về việc cho phép điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
e) Trường hợp hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Chương 3:
TRIỂN KHAI DỰ ÁN DẦU KHÍ
Điều 17. Thông báo thực hiện dự án dầu khí
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án dầu khí được chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư phải có văn bản thông báo về việc thực hiện dự án dầu khí kèm bản sao văn bản chấp thuận dự án dầu khí hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Công nghiệp, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
2. Văn bản thông báo thực hiện dự án dầu khí gồm các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân thành lập ở nước ngoài (nếu có); tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và lĩnh vực đầu tư;
c) Vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài, phần vốn tham gia của Nhà đầu tư;
d) Thông tin về người đại diện Nhà đầu tư và người đại diện doanh nghiệp tại nước ngoài gồm: họ, tên, địa chỉ thường trú (tại Việt Nam và tại nước ngoài), chức vụ, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu.
3. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi, Nhà đầu tư có văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 18. Thời hạn triển khai Dự án dầu khí
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án dầu khí không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày dự án dầu khí được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án không được triển khai thì Nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án hoặc đề nghị chấm dứt dự án dầu khí gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án dầu khí hoặc chấm dứt dự án dầu khí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về đề nghị nêu trên, đồng thời gửi các Bộ: Tài chính, Thương mại, Công nghiệp, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
3. Việc gia hạn triển khai dự án dầu khí được thực hiện phù hợp với hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thoả thuận đầu tư với đối tác hoặc văn bản thoả thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc nhận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ công ty.
Điều 19. Thành lập pháp nhân mới
Để chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí hoặc để triển khai dự án dầu khí, Nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc ở nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 20. Chế độ báo cáo
Hàng năm, trong thời hạn 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư phải gửi báo cáo về tình hình hoạt động và báo cáo tài chính có chứng nhận của kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh.
Điều 21. Chấm dứt và thanh lý dự án dầu khí
Việc chấm dứt hoạt động của dự án dầu khí được thực hiện phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 22. Chuyển nhượng dự án dầu khí
Khi chuyển nhượng một phần dự án dầu khí, hoặc chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí nhưng Nhà đầu tư vẫn còn quyền lợi trong dự án đó, Nhà đầu tư thực hiện việc đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại các Điều 14, 15 và 16 Nghị định này. Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí phát sinh lợi nhuận, Nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 23. Chi phí không có khả năng thu hồi
Trong trường hợp dự án dầu khí không có khả năng thu hồi chi phí, Nhà đầu tư được phép phân bổ phần chi phí đó vào chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà đầu tư trong thời gian không quá 05 năm, kể từ ngày kết thúc dự án dầu khí.
Điều 24. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
1. Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và pháp luật Việt Nam, Nhà đầu tư được giữ lại ở nước ngoài lợi nhuận của dự án dầu khí phục vụ các mục đích sau:
a) Tái đầu tư cho dự án dầu khí đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Đầu tư cho các dự án dầu khí khác ở nước tiếp nhận đầu tư của Nhà đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận của dự án dầu khí theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và báo cáo hàng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
Điều 25. Chuyển lợi nhuận về nước
1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này.
2. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.
Điều 26. Kế toán
Nhà đầu tư được phép áp dụng hệ thống kế toán cho dự án dầu khí phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí. Nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính về hệ thống kế toán áp dụng.
Điều 27. Thương mại
Nhà đầu tư được tiến hành các hoạt động đấu thầu dịch vụ, mua sắm vật tư thiết bị, phương tiện nhằm phục vụ dự án dầu khí phù hợp với các quy định của hợp đồng dầu khí.
Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam
1. Nhà đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho dự án dầu khí. Trường hợp không có hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng dầu khí thì Giấy chứng nhận đầu tư được sử dụng để thay thế trong bộ hồ sơ xuất, nhập khẩu.
2. Nhà đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất, nhập khẩu khi nhập khẩu dầu thô khai thác được từ dự án dầu khí thuộc quyền sở hữu của Nhà đầu tư. Nhà đầu tư được nhập khẩu và tái xuất tài liệu kỹ thuật, băng từ, mẫu vật nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích.
3. Nhà đầu tư được áp dụng chế độ tạm nhập, tái xuất đối với vật tư thiết bị, mẫu vật và các thiết bị, tài liệu khác để nghiên cứu, xử lý, minh giải, chế tạo phục vụ cho dự án dầu khí.
Điều 29. Thuế
1. Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam đối với dự án dầu khí ở nước ngoài, Nhà đầu tư được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được nước tiếp nhận đầu tư trả thay (có chứng từ hợp lệ), nhưng số thuế thu nhập doanh nghiệp được trừ không vượt quá số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo thuế suất quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Cá nhân làm việc cho các dự án dầu khí phải nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi xác định số thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao phải nộp tại Việt Nam, cá nhân được trừ số thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài hoặc được nước tiếp nhận đầu tư trả thay (có chứng từ hợp lệ), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập phải nộp đối với người có thu nhập cao theo quy định của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập đối với người thu nhập cao.
3. Thiết bị, phương tiện, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng do Nhà đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế xuất khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng không (0%).
4. Mẫu vật, tài liệu kỹ thuật (băng từ, băng giấy và các tài liệu khác) nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
5. Các thiết bị, vật tư chuyên dụng cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được, khi tạm nhập khẩu để gia công, chế biến, sau đó tái xuất khẩu để thực hiện dự án dầu khí thì được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Điều 30. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để nghiên cứu, chuẩn bị dự án dầu khí thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương 4:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Điều 31. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo quy định tại Chương IV Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; thực hiện việc giám sát và thanh tra đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí từ khi các dự án dầu khí được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho đến khi chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 33. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 35. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "25/07/2007",
"sign_number": "121/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-16-2016-TT-BCT-ap-dung-han-ngach-thue-quan-nhap-khau-thuoc-la-nguyen-lieu-trung-gia-cam-320340.aspx | Thông tư 16/2016/TT-BCT áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu trứng gia cầm | BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/2016/TT-BCT
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU VÀ TRỨNG GIA CẦM CÓ XUẤT XỨ TỪ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU NĂM 2016
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, đã ký chính thức ngày 29 tháng 5 năm 2015 tại Cộng hòa Ca-dắc-xtan và được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 1805/QĐ-CTN ngày 19 tháng 8 năm 2015;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với hai nhóm hàng có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu: thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm.
2. Mã số hàng hóa và tổng lượng hạn ngạch thuế quan năm 2016 của các nhóm hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu do Bộ Công Thương xác nhận.
2. Trứng gia cầm: Thương nhân có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nhu cầu nhập khẩu.
3. Các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan
Hàng hoá nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu cấp (viết tắt là C/O form EAV).
Riêng đối với thuốc lá nguyên liệu, thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu). Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.
Điều 4. Thủ tục nhập khẩu
Thủ tục nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo nguyên tắc trừ lùi tự động cho đến hết số lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng mặt hàng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí Thư, Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK(10).
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
PHỤ LỤC
MÃ SỐ HÀNG HOÁ VÀ TỔNG LƯỢNG HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU TỪ LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2016/TT-BCT ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu năm 2016)
1. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm là 8.000 tá, gồm:
STT
Mã HS
Mô tả hàng hóa
04.07
Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín
- Trứng sống khác:
1
0407.21.00
- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus
0407.29
- - Loại khác:
2
0407.29.10
- - - Của vịt, ngan
3
0407.29.90
- - - Loại khác
0407.90
- Loại khác:
4
0407.90.10
- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus
5
0407.90.20
- - Của vịt, ngan
6
0407.90.90
- - Loại khác
2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu là 500 tấn, gồm:
STT
Mã HS
Mô tả hàng hóa
24.01
Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá
2401.10
- Lá thuốc lá chưa tước cọng:
1
2401.10.10
- - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng
2
2401.10.20
- - Loại Virginia, chưa sấy bằng không khí nóng
3
2401.10.90
- - Loại khác
2401.20
- Lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc toàn bộ:
4
2401.20.10
- - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng
5
2401.20.20
- - Loại Virginia, chưa sấy bằng không khí nóng
6
2401.20.30
- - Loại Oriental
7
2401.20.40
- - Loại Burley
8
2401.20.50
- - Loại khác, đã sấy bằng không khí nóng
9
2401.20.90
- - Loại khác
2401.30
- Phế liệu lá thuốc lá:
10
2401.30.10
- - Cọng thuốc lá
11
2401.30.90
- - Loại khác | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "19/08/2016",
"sign_number": "16/2016/TT-BCT",
"signer": "Trần Tuấn Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-62-2013-TT-BGTVT-Dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-khao-sat-an-toan-hang-hai-220115.aspx | Thông tư 62/2013/TT-BGTVT Định mức kinh tế kỹ thuật khảo sát an toàn hàng hải | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 62/2013/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TT ĐT Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
ĐỊNH MỨC
KINH TẾ - KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 62/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
I.1. Phạm vi điều chỉnh
Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải áp dụng cho các công trình khảo sát phục vụ thông báo hàng hải các vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, các khu neo đậu và các công tác bảo đảm an toàn hàng hải khác có liên quan.
I.2. Nội dung định mức
Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát đảm bảo an toàn hàng hải bao gồm các thành phần sau:
- Mức hao phí vật liệu trực tiếp: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ trực tiếp cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát chuyên ngành hàng hải;
- Mức hao phí lao động trực tiếp: Là số lượng ngày công lao động của kỹ sư, công nhân trực tiếp cần thiết để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát chuyên ngành hàng hải;
- Mức hao phí máy thi công trực tiếp: Là số lượng ca sử dụng máy thi công trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát chuyên ngành hàng hải.
I.3. Căn cứ xây dựng định mức
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về việc quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát công bố kèm theo Văn bản số 1779/VP-BXD ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư số 02/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải;
- Quy định kỹ thuật khảo sát lập bình đồ độ sâu và kiểm tra chất lượng sản phẩm khảo sát phục vụ thông báo hàng hải (Ban hành kèm theo Quyết định số 132/QĐ-TCTBĐATHHMB ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc);
- Các số liệu ghi chép, tính toán phục vụ công tác xây dựng định mức dự toán khảo sát đảm bảo an toàn hàng hải;
- Một số văn bản pháp quy và tài liệu có liên quan khác.
I.4. Kết cấu định mức
Định mức được trình bày theo nhóm, loại công tác và được mã hóa, bao gồm 2 phần:
Phần I: Các Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát đã được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng, bao gồm:
- Chương I: Quy định chung;
- Chương II: Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải trong công tác đo lưới khống chế mặt bằng;
- Chương III: Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải trong công tác đo lưới khống chế độ cao.
Phần II: Các Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát đảm bảo an toàn hàng hải bổ sung, bao gồm:
- Chương IV: Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải trong công tác khảo sát thành lập bình đồ độ sâu;
- Chương V: Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải trong công tác định vị điểm đặc trưng dưới nước;
- Chương VI: Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải trong công tác thành lập hải đồ giấy vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;
- Chương VII: Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải
trong công tác thành lập hải đồ điện tử vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;
- Các Phụ lục.
Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt: Thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác khảo sát chuyên ngành hàng hải.
Các thành phần hao phí trong Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải được xác định theo nguyên tắc sau:
- Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.
- Mức hao phí vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí vật liệu chính.
- Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân, kỹ sư trực tiếp thực hiện công tác khảo sát.
- Mức hao phí máy thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.
- Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí sử dụng máy chính.
I.5. Hướng dẫn áp dụng định mức
- Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải được áp dụng để xác định đơn giá khảo sát, làm cơ sở lập dự toán chi phí các công trình khảo sát phục vụ thông báo hàng hải các vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và các nhiệm vụ khảo sát khác khi được giao.
- Định mức kinh tế-kỹ thuật khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải chưa bao gồm công tác di chuyển nhân công, thiết bị, phương tiện đến vị trí khảo sát.
- Để thuận tiện áp dụng, vận dụng định mức, các công tác đo lưới khống chế mặt bằng, đo lưới khống chế độ cao được ghi như định mức đã công bố tại văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. Trường hợp Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán thay thế các định mức nói trên thì việc áp dụng, vận dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
- Định mức dự toán khảo sát đảm bảo an toàn hàng hải được xác định trên cơ sở quy trình khảo sát và các số liệu ghi chép (kèm theo tập định mức). Trong trường hợp, quy trình khảo sát thay đổi thì định mức dự toán cần điều chỉnh cho phù hợp.
Chương 2.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÔNG TÁC ĐO LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG
Lưới khống chế mặt bằng trong công tác khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
- Lưới tam giác Hạng 4;
- Lưới giải tích Cấp 1;
- Lưới giải tích Cấp 2;
- Lưới đường chuyền Cấp 1;
- Lưới đường chuyền Cấp 2.
II.1. Thành phần công việc
- Nhận nhiệm vụ, khảo sát thực địa, lập phương án thi công, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị;
- Chọn điểm, định hướng, xác định vị trí điểm lần cuối;
- Đúc mốc bê tông, gia cố tiêu giá (nếu có);
- Vận chuyển nội bộ công trình để rải mốc bê tông;
- Chôn, xây mốc khống chế các loại; đào rãnh bảo vệ mốc, đánh dấu mốc;
- Đo góc bằng, góc đứng lưới khống chế;
- Đo góc phương vị;
- Đo yếu tố quy tâm;
- Đo chiều dài đường đáy, cạnh đáy;
- Khôi phục, tu bổ mốc sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp;
- Bình sai lưới khống chế mặt bằng khu vực;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Nghiệm thu bàn giao.
II.2. Điều kiện áp dụng
- Cấp địa hình: Theo Phụ lục 1 của Định mức này
II.3. Định mức
II.3.1. Tam giác Hạng 4
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
VI
CK.01100
Vật liệu
- Xi măng
kg
20
20
20
20
20
20
- Đá sỏi 1x2
m3
0,06
0,06
0,06
0,06
0,06
0,06
- Cát vàng
-
0,035
0,035
0,035
0,035
0,035
0,035
- Đinh + dây thép
kg
0,8
0,8
0,8
0,8
0,8
0,8
- Sơn trắng + đỏ
kg
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
- Đinh chữ U
kg
8
8
8
8
8
8
- Sổ đo
quyển
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
- Vật liệu khác
%
4
4
4
4
4
4
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4,5/7
công
41,8
49,4
60,8
73,1
97,8
129,2
Máy thi công
- Ống nhòm
ca
0,99
1,41
2,03
2,19
2,71
3,9
- Theo 020
-
1,99
2,6
3,4
3,9
4,6
5,5
- Theo 010
-
2,8
3,3
3,9
4,9
5,6
6,3
- Đittomát
-
0,23
0,30
0,38
0,46
0,61
0,76
- Thiết bị khác
%
5
5
5
5
5
5
1
2
3
4
5
6
Ghi chú:
- Trong trường hợp phải dựng tiêu giá thì định mức nhân công được nhân với hệ số 1,1 và định mức vật liệu được tính thêm 0,01 m3 gỗ Nhóm IV.
II.3.2. Giải tích Cấp 1
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
VI
CK.03100
Vật liệu
- Xi măng PC30
kg
5
5
5
5
5
5
- Đá sỏi 1x2
m3
0,023
0,023
0,023
0,023
0,023
0,023
- Cát vàng
-
0,015
0,015
0,015
0,015
0,015
0,015
- Đinh + dây thép
kg
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
- Sơn trắng + đỏ
kg
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
- Đinh chữ U
kg
4
4
4
4
4
4
- Sổ đo
quyển
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
21,28
25,08
29,64
35,72
47,5
63,17
Máy thi công
- Ống nhòm
ca
0,38
0,47
0,55
0,68
1,02
1,58
- Theo 010
-
0,95
1,14
1,33
1,71
2,28
2,85
- Đittomát
-
0,1
0,1
0,2
0,2
0,3
0,3
- Thiết bị khác
%
5
5
5
5
5
5
1
2
3
4
5
6
Ghi chú:
- Trong trường hợp phải dựng tiêu giá thì định mức nhân công được nhân với hệ số 1,05 và định mức vật liệu được tính thêm 0,005 m3 gỗ Nhóm V.
II.3.3. Giải tích cấp 2
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
VI
CK.04100
Vật liệu
- Xi măng PC30
kg
3
3
3
3
3
3
- Đá sỏi 1x2
m3
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
- Cát vàng
-
0,006
0,006
0,006
0,006
0,006
0,006
- Đinh + dây thép
kg
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
- Sơn trắng + đỏ
kg
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
- Sổ đo
quyển
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
7,3
9,3
12,2
16,7
22,5
31,2
Máy thi công
- Theo 020
ca
0,3
0,4
0,5
0,7
0,9
1,3
- Đittomát
-
0,06
0,07
0,08
0,09
0,13
0,17
- Thiết bị khác
%
5
5
5
5
5
5
1
2
3
4
5
6
II.3.4. Đường chuyền cấp 1
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
VI
CK.04200
Vật liệu
- Xi măng PC30
kg
5
5
5
5
5
5
- Đá sỏi 1x2
m3
0,023
0,023
0,023
0,023
0,023
0,023
- Cát vàng
-
0,015
0,015
0,015
0,015
0,015
0,015
- Đinh + dây thép
kg
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
- Sơn trắng + đỏ
kg
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
- Đinh chữ U
kg
4
4
4
4
4
4
- Sổ đo
quyển
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
16,2
19,9
26,6
32,3
41,8
52,25
Máy thi công
- Ống nhòm
ca
0,3
0,4
0,4
0,4
0,7
1,4
- Theo 020
-
0,3
0,35
0,4
0,55
0,7
0,9
- Đittomát
-
0,15
0,2
0,25
0,4
0,5
0,6
- Thiết bị khác
%
5
5
5
5
5
5
1
2
3
4
5
6
II.3.5. Đường chuyền Cấp 2
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
VI
CK.04300
Vật liệu
- Xi măng PC30
kg
3
3
3
3
3
3
- Đá sỏi 1x2
m3
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
- Cát vàng
-
0,006
0,006
0,006
0,006
0,006
0,006
- Đinh + dây thép
kg
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
- Sơn trắng + đỏ
kg
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
- Sổ đo
quyển
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
- Vật liệu khác
%
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
5,7
7,6
9,59
13,1
18,4
24,3
Máy thi công
- Theo 020
ca
0,15
0,2
0,25
0,3
0,4
0,55
- Đittomát
ca
0,08
0,1
0,12
0,18
0,23
0,30
- Thiết bị khác
%
5
5
5
5
5
5
1
2
3
4
5
6
Chương 3.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ- KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÔNG TÁC ĐO LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO
Lưới khống chế độ cao trong công tác khảo sát bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
- Lưới thủy chuẩn Hạng 4;
- Lưới thủy chuẩn kỹ thuật.
III.1. Thành phần công việc
- Nhận nhiệm vụ, lập phương án thi công, đi thực địa, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị;
- Khảo sát chọn tuyến, xác định vị trí đặt mốc lần cuối;
- Đúc mốc;
- Vận chuyển nội bộ công trình để rải mốc đến vị trí điểm đã chọn;
- Đo thủy chuẩn;
- Bình sai tính toán lưới thủy chuẩn;
- Tu bổ, dấu mốc thủy chuẩn sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ cần in, đánh máy, nghiệm thu và bàn giao.
III.2. Điều kiện áp dụng
- Cấp địa hình: Theo Phụ lục 2 của Định mức này.
III.3. Định mức
III.3.1. Thủy chuẩn Hạng 4
Đơn vị tính: 1 km
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
CL.02100
Vật liệu
- Gỗ xẻ nhóm V
m3
0,0015
0,0015
0,0015
0,0015
0,0015
- Xi măng PC30
kg
2
2
2
2
2
- Đá sỏi 1x2
m2
0,006
0,006
0,006
0,006
0,006
- Cát vàng
-
0,0035
0,0035
0,0035
0,0035
0,0035
- Đinh
kg
0,03
0,03
0,03
0,03
0,03
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
5,7
6,55
8,55
11,4
16,34
Máy thi công
- NI 030
ca
0,35
0,42
0,5
0,8
1,3
1
2
3
4
5
III.3.2. Thủy chuẩn kỹ thuật
Đơn vị tính: 1 km
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
V
CL.03100
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
0,15
0,15
0,2
0,2
0,2
- Giấy viết
tập
0,1
0,1
0,15
0,15
0,15
- Vật liệu khác
%
30
30
30
30
30
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
2,75
3,42
4,27
5,89
9,97
Máy thi công
- NI 030
ca
0,25
0,3
0,4
0,6
0,8
1
2
3
4
5
Chương 4.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ ĐỘ SÂU
IV.1. Lưu đồ quy trình thực hiện
IV.2. Thành phần công việc
IV.2.1. Lập kế hoạch khảo sát
Căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật được giao, tiến hành lập phương án thi công, về tiến độ, nhân lực, thiết bị, vật tư, phương tiện đi lại, lưu trú lán trại...
- Trên cơ sở phương án thi công đã được lập, chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị, dụng cụ cho công trình;
- Kiểm tra phương tiện khảo sát (tàu, ca nô) chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị phục vụ công tác đo sâu, bao gồm máy định vị, máy đo sâu hồi âm, máy đo triều ký, máy tính, phần mềm khảo sát...
- Cài đặt cấu hình trên thiết bị đo;
- Cài đặt chế độ thu thập dữ liệu;
- Cài đặt các tham số;
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn theo quy định.
IV.2.2. Thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu trắc địa: bản đồ/hải đồ sẵn có (phần dưới nước và trên đất liền), tài liệu về khí tượng thủy văn trong khu vực khảo sát, tình hình giao thông, dân cư, các yếu tố có liên quan đến nhiệm vụ thi công...
- Các tài liệu khác có liên quan.
IV.2.3. Khảo sát thực địa
- Khảo sát khu vực thi công: tìm trên thực địa các điểm khống chế tọa độ, độ cao dự kiến sử dụng trong thiết kế kỹ thuật, khảo sát tình hình đặc điểm thời tiết khí hậu, chế độ sóng gió, chế độ thủy hải văn, tình hình giao thông, đặc điểm các đối tượng chướng ngại vật trên bờ, dưới nước trong khu vực cần đo vẽ;
- Khảo sát vị trí dự kiến là nơi neo đậu của phương tiện đo và phương tiện hộ tống cảnh giới, vị trí cung ứng vật tư phục vụ thi công và nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt trong thời gian thi công.
IV.2.4. Thiết kế kỹ thuật
- Căn cứ vào các yêu cầu về kỹ thuật và độ chính xác của công tác đo sâu để lựa chọn thiết bị đo, phương pháp đo và ước tính tổng các nguồn sai số của toàn bộ hệ thống, bao gồm các sai số ngẫu nhiên của từng thiết bị thành phần và các yếu tố khác như thủy triều, mớn nước phương tiện đo... Các sai số hệ thống còn tồn tại phải được ước tính và đưa vào tính toán tổng sai số.
- Xây dựng cơ sở toán học phép đo: Chọn Ellipsoid tham chiếu, phép chiếu, kinh tuyến trục (hoặc vĩ tuyến chuẩn), hệ số tỷ lệ, các tham số chuyển đổi từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 sang hệ tọa độ VN-2000 hoặc các hệ tọa độ khác theo yêu cầu cụ thể đối với công trình đo vẽ;
- Thiết kế tuyến đo: Căn cứ vào yêu cầu cụ thể hoặc tỷ lệ của bình đồ trong từng công trình, dự án, điều kiện địa hình mặt đáy của khu vực khảo sát, dựa trên các tài liệu bản đồ, hải đồ hiện có và tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị sẽ sử dụng để thiết kế các tuyến đo và các tuyến đo kiểm tra.
IV.2.5. Đo sâu
a. Di chuyển nhân công, thiết bị, phương tiện đến vị trí thi công
- Di chuyển nhân lực, phương tiện, thiết bị từ vị trí tập kết (lán) đến khu vực thi công theo phương án thi công, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt;
- Bố trí vị trí neo đậu của phương tiện khảo sát.
b. Bố trí, lắp đặt trạm tĩnh
- Lắp đặt antenna GPS trên điểm tọa độ, định tâm, cân bằng; độ lệch tâm ≤ 5mm;
- Lắp đặt trạm tĩnh GPS, antenna máy thu và thiết bị phát sóng vô tuyến Radiolink;
- Cài đặt các tham số cho trạm tĩnh GPS được thực hiện trực tiếp trên máy thông qua máy tính có phần mềm tương thích, đồng bộ. Các tham số cài đặt bao gồm:
+ Tọa độ, độ cao của điểm khống chế dưới dạng tọa độ trắc địa trong hệ tọa độ WGS-84 (B, L, H);
+ Khai báo tên trạm: tên trạm được lấy theo ký hiệu điểm khống chế tọa độ được sử dụng để bố trí lắp đặt trạm tĩnh GPS;
+ Khai báo kênh, tần số phát tín hiệu tài chính của trạm tĩnh GPS;
+ Khai báo các tham số liên quan tới việc truyền phát tín hiệu cải chính từ trạm tĩnh GPS tới các máy thu GPS di động.
- Chuyển thiết bị sang chế độ hoạt động của trạm tĩnh GPS (Reference Station);
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết bị và nguồn điện trong suốt quá trình đo.
c. Bố trí, lắp đặt trạm quan trắc mực nước
- Chọn vị trí đặt thước dọc mực nước, vị trí đặt đầu đo của máy triều ký;
- Lắp đặt đầu đo của máy triều ký, thước quan trắc mực nước. Gia cố đảm bảo tính ổn định và an toàn cho thiết bị, dụng cụ;
- Chuyền dẫn độ cao từ mốc khống chế độ cao tới vạch “0” thước nước và điểm dấu đầu đo của máy triều ký;
- Cài đặt các tham số hoạt động cho máy triều ký qua máy tính và phần mềm tương thích;
- Thường xuyên kiểm tra số liệu giữa kết quả máy đo và số liệu quan trắc trên thước đo mực nước bảo đảm sai lệch trong phạm vi cho phép;
- Lắp đặt thiết bị, gia cố bảo vệ dụng cụ, thiết bị;
- Tiến hành quan trắc thu thập dữ liệu độ cao mực nước;
- Ghi chép dữ liệu quan trắc vào sổ đo.
d. Bố trí phương tiện hộ tống, cảnh giới
- Phương tiện cảnh giới làm nhiệm vụ quan sát, cảnh giới và sẵn sàng thực hiện hoạt động hỗ trợ, cứu nạn cho phương tiện thực hiện nhiệm vụ khảo sát khi bị sự cố;
- Bố trí nhân công trực quan sát bằng mắt, ống nhòm, trực máy thông tin đối với phương tiện thực hiện khảo sát trong suốt quá trình đo đạc tại hiện trường;
- Thường xuyên di chuyển gần khu vực thi công nhất để có khả năng ứng cứu kịp
thời.
e. Lắp đặt các thiết bị đo trên tàu khảo sát
- Lắp đặt các thiết bị trên tàu khảo sát theo sơ đồ lắp đặt thiết bị, các thiết bị lắp đặt đều phải được cố định trên các bàn lắp thiết bị có sẵn trên tàu;
- Lắp đặt cần phát biến ở mạn tàu, hoặc ở dưới đáy tàu, xác định độ ngập của cần phát biến (từ mặt dưới của cần phát biến đến mặt nước yên tĩnh) và đưa thông số này vào máy;
- Lắp đặt antenna máy thu GPS, thu tín hiệu tài chính của trạm tĩnh, phải chọn vị trí lắp đặt trên tàu có khả năng thu tín hiệu tốt nhất từ vệ tinh cũng như từ trạm tĩnh;
- Lắp đặt máy tính, kết nối với các thiết bị đo đạc (máy đo sâu, máy định vị, màn hình dẫn đường);
- Cài đặt tham số tương quan vị trí giữa antenna GPS với cần phát biến máy đo sâu, đưa vào phần mềm khảo sát để cải chính độ lệch tâm giữa antenna GPS với bộ phận phát biến máy đo sâu.
f. Kiểm nghiệm máy định vị
Theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kiểm nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị đo đạc bản đồ biển (sau đây gọi chung là Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT).
g. Kiểm nghiệm máy đo sâu
Theo quy định kiểm nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị tại Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT.
h. Khảo sát độ sâu
- Điều khiển phương tiện khảo sát chạy theo các tuyến đo đã thiết kế, thông qua phần mềm khảo sát tổ hợp trạm đo di động gồm máy thu GPS và máy đo sâu hồi âm thực hiện thu thập dữ liệu tọa độ, độ sâu;
- Định vị các điểm đặc trưng có trong khu vực như: các báo hiệu hàng hải, các công trình hàng hải, các đăng đáy cá, chướng ngại vật...
- Đo bổ sung: Đo các điểm đặc trưng, tăng dày, điểm đột biến, đo độ sâu những vị trí tàu không vào được, các chướng ngại vật nguy hiểm, khu vực mất tín hiệu DGPS...bằng cách sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy định vị DGPS kết hợp mia địa hình, sào, hoặc dọi.
IV.2.6. Xử lý dữ liệu, lập báo cáo
a. Xử lý dữ liệu đo đạc
- Kiểm tra các số liệu đo đạc hiện trường: số liệu mực nước, tệp số liệu độ sâu, băng đo sâu, số liệu định vị điểm...
- Dùng các chức năng trong phần mềm khảo sát để xử lý, loại bỏ các trị đo bất thường, chất lượng kém;
- Cải chính các số liệu quan trắc mực nước, dữ liệu tốc độ sóng âm, độ trễ thời gian và các dữ liệu khác có liên quan vào dữ liệu đo;
- In bản thảo độ sâu phục vụ công tác kiểm tra số liệu ngoại nghiệp;
- Kết quả kiểm tra nằm trong giới hạn cho phép thì kết quả đo được chấp nhận. Ngược lại phải tiến hành đo lại các vị trí không đạt yêu cầu.
b. Biên tập bình đồ độ sâu
- Xác định số lượng mảnh, kích thước mỗi mảnh, tiêu đề bình đồ;
- Xây dựng cơ sở toán học bình đồ độ sâu: khung bình đồ, lưới tọa độ, tỷ lệ bình
đồ;
- Biên tập các đối tượng sẵn có trên các bản đồ, hải đồ tư liệu thu thập được trong phạm vi khảo sát;
- Chuyển các dữ liệu độ sâu đo được lên bản đồ qua các phần mềm biên tập, số hóa bản đồ chuyên dùng;
- Chỉnh lý số liệu độ sâu, vẽ đường đồng mức độ sâu;
- Chuyển các yếu tố, đối tượng chuyên ngành lên bình đồ: Giới hạn luồng hàng hải, các vùng nước cảng biển, các khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động thực vật, các hệ thống báo hiệu hàng hải;
- Biên tập các ghi chú;
- Vẽ bình đồ bằng phần mềm chuyên ngành khảo sát (hoặc phần mềm khác có tính năng tương tự), bảo đảm độ chính xác theo quy định.
c. Lập báo cáo khảo sát:
- Đánh giá kết quả của hoạt động đo vẽ trên cơ sở giải pháp kỹ thuật thi công đã được phê duyệt;
- Những vấn đề kỹ thuật phát sinh, không theo giải pháp kỹ thuật thi công, biện pháp xử lý, khắc phục hoặc thay thế;
- Tổng hợp kết quả của hoạt động đo vẽ theo yêu cầu kỹ thuật của hạng khảo sát tương ứng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
IV.2.7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm tra tài liệu kiểm nghiệm máy các loại; các loại sổ đo; ghi chú điểm; tài liệu hồ sơ bàn giao mốc; bảng tính toán; đồ thị quan trắc mực nước; các loại tệp số liệu đo ngoại nghiệp ghi trên đĩa mềm hoặc đĩa CD và bình đồ độ sâu.
- Tiến hành đo kiểm tra một số tuyến đo sâu tại thực địa, so sánh kết quả đo kiểm tra và kết quả đo sâu; kiểm tra băng đo sâu, so sánh dáng địa hình từ băng đo sâu với kết quả mặt cắt trong phần mềm khảo sát.
IV.2.8. Nghiệm thu kỹ thuật
Lập biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng thực hiện, đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
IV.2.9. Xuất bản:
In ấn bình đồ độ sâu, tài liệu liên quan đóng thành bộ, bàn giao, đưa vào sử dụng;
IV.3. Điều kiện áp dụng:
- Cấp địa hình: Theo Phụ lục 3 của Định mức này.
IV.4. Định mức
IV.4.1. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/200
Đơn vị tính: 1 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04100
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
0,44
0,53
0,57
0,66
- Cờ khảo sát
cái
0,04
0,05
0,06
0,07
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
3,00
3,00
3,00
3,00
- Băng đo sâu
cuộn
0,44
0,53
0,57
0,66
- Giấy A4
ram
1,00
1,00
1,00
1,00
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,002
0,002
0,002
0,002
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,2
0,2
0,2
0,2
- Dọi thử máy
bộ
0,004
0,005
0,006
0,007
- Mia dọc mực nước
cái
0,002
0,003
0,003
0,003
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,002
0,003
0,003
0,003
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,002
0,003
0,003
0,003
- Áo phao cứu sinh
cái
0,002
0,002
0,002
0,002
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
3,17
4,12
6,02
8,24
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
11,39
14,81
21,64
29,61
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Máy triều ký tự ghi
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Máy vi tính
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Phần mềm khảo sát
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Máy thủy bình
ca
0,22
0,26
0,28
0,33
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,04
0,04
0,04
0,04
- Máy in khổ A4
ca
0,12
0,12
0,12
012
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
0,22
0,26
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
0,28
0,33
1
2
3
4
Ghi chú: Đối với phạm vi khảo sát < 2 ha thì được tính bằng 2 ha.
IV.4.2. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/500
Đơn vị tính: 1 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04200
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
0,231
0,28
0,30
0,35
- Cờ khảo sát
cái
0,023
0,03
0,03
0,03
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
3,00
3,00
3,00
3,00
- Băng đo sâu
cuộn
0,23
0,28
0,30
0,35
- Giấy A4
ram
1,00
1,00
1,00
1,00
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,002
0,002
0,002
0,002
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,2
0,2
0,2
0,2
- Dọi thử máy
bộ
0,002
0,003
0,003
0,003
- Mia đọc mực nước
cái
0,001
0,001
0,002
0,002
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,001
0,001
0,002
0,002
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,001
0,001
0,002
0,002
- Áo phao cứu sinh
cái
0,002
0,002
0,002
0,002
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
2,96
3,85
5,62
7,70
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
6,29
8,18
11,95
16,35
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Máy triều ký tự ghi
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Máy vi tính
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Phần mềm khảo sát
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Máy thủy bình
ca
0,12
0,14
0,15
0,17
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,04
0,04
0,04
0,04
- Máy in khổ A4
ca
0,12
0,12
0,12
0,12
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
0,12
0,14
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
0,15
0,17
1
2
3
4
Ghi chú: - Đối với phạm vi khảo sát < 3 ha thì được tính bằng 3 ha.
IV.4.3. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/1000
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04300
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
6,38
7,66
8,30
9,58
- Cờ khảo sát
cái
0,64
0,77
0,83
0,96
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
15,00
15,00
15,00
15,00
- Băng đo sâu
cuộn
6,38
7,66
8,30
9,58
- Giấy A4
ram
2,00
2,00
2,00
2,00
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,01
0,01
0,01
0,01
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,4
0,4
0,4
0,4
- Dọi thử máy
bộ
0,06
0,08
0,08
0,10
- Mia đọc mực nước
cái
0,03
0,04
0,04
0,05
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,03
0,04
0,04
0,05
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,03
0,04
0,04
0,05
- Áo phao cứu sinh
cái
0,02
0,02
0,02
0,02
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
31,17
40,52
59,22
81,04
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
155,18
201,73
294,84
403,47
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Máy triều ký tự ghi
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Máy vi tính
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Phần mềm khảo sát
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Máy thủy bình
ca
3,19
3,83
4,15
4,79
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,2
0,2
0,2
0,2
- Máy in khổ A4
ca
0,24
0,24
0,24
0,24
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
3,19
3,83
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
4,15
4,79
1
2
3
4
IV.4.4. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/2000 (khoảng cách giữa các tuyến đo 20m)
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04400
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
3,61
4,33
4,69
5,41
- Cờ khảo sát
cái
0,36
0,43
0,47
0,54
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
9,00
9,00
9,00
9,00
- Băng đo sâu
cuộn
3,61
4,33
4,69
5,41
- Giấy A4
ram
2,00
2,00
2,00
2,00
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,006
0,006
0,006
0,006
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,4
0,4
0,4
0,4
- Dọi thử máy
bộ
0,04
0,04
0,05
0,05
- Mia đọc mực nước
cái
0,018
0,022
0,023
0,027
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,018
0,022
0,023
0,027
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,018
0,022
0,023
0,027
- Áo phao cứu sinh
cái
0,02
0,02
0,02
0,02
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
22,39
29,11
42,54
58,21
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
95,81
124,55
182,04
249,11
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Máy triều ký tự ghi
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Máy vi tính
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Phần mềm khảo sát
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Máy thủy bình
ca
1,80
2,16
2,34
2,70
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,12
0,12
0,12
0,12
- Máy in khổ A4
ca
0,24
0,24
0,24
0,24
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
1,80
2,16
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
2,34
2,70
1
2
3
4
IV.4.5. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/2000 (khoảng cách giữa các tuyến đo 50m)
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04500
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1,94
2,33
2,52
2,91
- Cờ khảo sát
cái
0,19
0,23
0,25
0,29
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
9,00
9,00
9,00
9,00
- Băng đo sâu
cuộn
1,94
2,33
2,52
2,91
- Giấy A4
ram
2,00
2,00
2,00
2,00
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,006
0,006
0,006
0,006
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,4
0,4
0,4
0,4
- Dọi thử máy
bộ
0,02
0,02
0,03
0,03
- Mia đọc mực nước
cái
0,010
0,012
0,013
0,015
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,010
0,012
0,013
0,015
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,010
0,012
0,013
0,015
- Áo phao cứu sinh
cái
0,02
0,02
0,02
0,02
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
18,86
24,52
35,83
49,04
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
81,28
105,66
154,43
211,33
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Máy triều ký tự ghi
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Máy vi tính
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Phần mềm khảo sát
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Máy thủy bình
ca
0,97
1,16
1,26
1,46
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,12
0,12
0,12
0,12
- Máy in khổ A4
ca
0,24
0,24
0,24
0,24
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
0,97
1,16
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
1,26
1,46
1
2
3
4
IV.4.6. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/5000 (khoảng cách giữa các tuyến đo 75m)
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04600
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1,19
1,43
1,55
1,79
- Cờ khảo sát
cái
0,12
0,14
0,16
0,18
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
3,00
3,00
3,00
3,00
- Băng đo sâu
cuộn
1,19
1,43
1,55
1,79
- Giấy A4
ram
1,50
1,50
1,50
1,50
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,002
0,002
0,002
0,002
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,30
0,30
0,30
0,30
- Dọi thử máy
bộ
0,012
0,014
0,016
0,018
- Mia đọc mực nước
cái
0,006
0,007
0,008
0,009
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,006
0,007
0,008
0,009
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,006
0,007
0,008
0,009
- Áo phao cứu sinh
cái
0,02
0,02
0,02
0,02
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
10,48
13,62
19,91
27,25
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
33,55
43,62
63,75
87,23
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Máy triều ký tự ghi
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Máy vi tính
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Phần mềm khảo sát
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Máy thủy bình
ca
0,60
0,72
0,78
0,90
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,04
0,04
0,04
0,04
- Máy in khổ A4
ca
0,18
0,18
0,18
0,18
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
0,60
0,72
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
0,78
0,90
1
2
3
4
IV.4.7. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/10000 (khoảng cách giữa các tuyến đo 100m)
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04700
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1,02
1,22
1,33
1,53
- Cờ khảo sát
cái
0,10
0,12
0,13
0,15
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
3,00
3,00
3,00
3,00
- Băng đo sâu
cuộn
1,020
1,224
1,326
1,530
- Giấy A4
ram
1,50
1,50
1,50
1,50
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,002
0,002
0,002
0,002
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,30
0,30
0,30
0,30
- Dọi thử máy
bộ
0,010
0,012
0,013
0,015
- Mia đọc mực nước
cái
0,005
0,006
0,007
0,008
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,005
0,006
0,007
0,008
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,005
0,006
0,007
0,008
- Áo phao cứu sinh
cái
0,02
0,02
0,02
0,02
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
4,99
6,49
9,48
12,97
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
12,19
15,85
23,16
31,69
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Máy triều ký tự ghi
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Máy vi tính
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Phần mềm khảo sát
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Máy thủy bình
ca
0,51
0,61
0,66
0,77
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,04
0,04
0,04
0,04
- Máy in khổ A4
ca
0,18
0,18
0,18
0,18
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
0,51
0,61
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
0,66
0,77
1
2
3
4
IV.4.8. Khảo sát thành lập bình đồ độ sâu tỷ lệ 1/10000 (khoảng cách giữa các tuyến đo 150m)
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
KS.04800
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
0,86
1,04
1,12
1,30
- Cờ khảo sát
cái
0,09
0,10
0,11
0,13
- Giấy vẽ bản đồ (khổ A0)
tờ
3,00
3,00
3,00
3,00
- Băng đo sâu
cuộn
0,864
1,037
1,123
1,296
- Giấy A4
ram
1,50
1,50
1,50
1,50
- Mực máy vẽ (khổ A0)
bộ
0,002
0,002
0,002
0,002
- Mực máy in (khổ A4)
hộp
0,30
0,30
0,30
0,30
- Dọi thử máy
bộ
0,009
0,010
0,011
0,013
- Mia đọc mực nước
cái
0,004
0,005
0,006
0,006
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,004
0,005
0,006
0,006
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,005
0,006
0,007
0,008
- Áo phao cứu sinh
cái
0,02
0,02
0,02
0,02
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
3,99
5,19
7,58
10,37
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
10,92
14,20
20,75
28,39
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Máy định vị vệ tinh DGPS
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Máy triều ký tự ghi
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Máy vi tính
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Phần mềm khảo sát
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Máy thủy bình
ca
0,43
0,52
0,56
0,65
- Máy vẽ khổ A0
ca
0,04
0,04
0,04
0,04
- Máy in khổ A4
ca
0,18
0,18
0,18
0,18
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 33CV
ca
0,43
0,52
- Tàu công tác thủy nội địa 190CV
ca
0,56
0,65
1
2
3
4
Chương 5.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ ĐIỂM ĐẶC TRƯNG DƯỚI NƯỚC
Công tác định vị điểm đặc trưng dưới nước bao gồm:
- Định vị điểm phục vụ thả, điều chỉnh báo hiệu hàng hải;
- Xác định chướng ngại vật dưới nước.
V.1. Lưu đồ quy trình thực hiện
V.2. Thành phần công việc
V.2.1. Lập kế hoạch
Căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật được giao, tiến hành lập phương án thi công bao gồm: tình hình sử dụng nhân lực, thiết bị, phương tiện và vật tư phục vụ thi công, chương trình công tác và biểu đồ theo dõi tiến độ thi công, vị trí tập kết, phương án bảo đảm an toàn trong thi công.
V.2.2. Công tác chuẩn bị
a. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trang thiết bị
- Trên cơ sở phương án thi công đã lập và được phê duyệt, chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công công trình;
- Kiểm tra phương tiện khảo sát: nhiên liệu, nước phục vụ sinh hoạt, các điều kiện về an toàn lao động và an toàn trên biển;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị khảo sát gồm: máy định vị, máy đo sâu hồi âm, máy tính, phần mềm khảo sát;
- Cài đặt các tham số cho thiết bị đo đạc (định vị, hồi âm, máy tính);
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn theo quy định.
b. Di chuyển nhân công, thiết bị, phương tiện đến công trường
Việc di chuyển nhân lực, phương tiện, thiết bị từ khu tập kết đến khu vực thi công.
V.2.3. Lắp đặt thiết bị
a. Bố trí, lắp đặt trạm tĩnh
- Lắp đặt antenna GPS trên điểm tọa độ, định tâm, cân bằng; độ lệch tâm ≤ 5mm;
- Lắp đặt trạm tĩnh GPS, antenna máy thu và thiết bị phát sóng vô tuyến Radiolink;
- Cài đặt các tham số cho trạm tĩnh GPS được thực hiện trực tiếp trên máy thông qua máy tính có phần mềm tương thích, đồng bộ. Các tham số cài đặt bao gồm:
+ Tọa độ, độ cao của điểm khống chế dưới dạng tọa độ trắc địa trong hệ tọa độ WGS-84 (B, L, H);
+ Khai báo tên trạm: tên trạm được lấy theo ký hiệu điểm khống chế tọa độ được sử dụng để bố trí lắp đặt trạm tĩnh GPS;
+ Khai báo kênh, tần số phát tín hiệu cải chính của trạm tĩnh GPS;
+ Khai báo các tham số liên quan tới việc truyền phát tín hiệu cải chính từ trạm tĩnh GPS tới các máy thu GPS di động.
- Chuyển thiết bị sang chế độ hoạt động của trạm tĩnh GPS (Reference Station);
- Theo dõi hoạt động của thiết bị và nguồn điện trong suốt quá trình đo.
b. Lắp đặt các thiết bị đo trên tàu khảo sát
- Lắp đặt các thiết bị trên tàu khảo sát theo sơ đồ lắp đặt thiết bị, các thiết bị lắp đặt đều phải được cố định trên các bàn lắp thiết bị có sẵn trên tàu;
- Lắp đặt cần phát biến ở mạn tàu, hoặc ở dưới đáy tàu, xác định độ ngập của cần phát biến (từ mặt dưới của cần phát biến đến mặt nước yên tĩnh) và đưa thông số này vào máy;
- Lắp đặt antenna máy thu GPS, thu tín hiệu cải chính của trạm tĩnh, phải chọn vị trí lắp đặt trên tàu có khả năng thu tín hiệu tốt nhất từ vệ tinh cũng như từ trạm tĩnh;
- Lắp đặt máy tính, kết nối với các thiết bị đo đạc (máy đo sâu, máy định vị, màn hình dẫn đường);
- Cài đặt tham số tương quan vị trí giữa antenna GPS với cần phát biến máy đo sâu, đưa vào phần mềm khảo sát để cải chính độ lệch tâm giữa antenna GPS với bộ phận phát biến máy đo sâu.
V.2.4. Định vị điểm dưới nước
a. Định vị điểm phục vụ thả, điều chỉnh báo hiệu hàng hải
- Phương tiện khảo sát chạy theo các tuyến đã thiết kế đến điểm cần định vị, sử dụng máy đo sâu xác định độ sâu tại điểm cần định vị;
- Phương tiện khảo sát di chuyển tới điểm cần định vị với sự hỗ trợ của phần mềm khảo sát dẫn đường cài đặt trên máy tính;
- Khi tàu di chuyển đúng vị trí thiết kế, dùng hiệu lệnh tiến hành thả phao dấu;
- Kiểm tra lại độ chính xác của vị trí phao sau khi thả;
- Lập bảng báo cáo kết quả công việc.
b. Định vị xác định vị trí chướng ngại vật
- Công tác định vị vị trí chướng ngại vật nhô lên khi thủy triều xuống thấp thì được thực hiện độc lập. Các chướng ngại vật luôn chìm dưới mặt nước thì áp dụng Định mức khảo sát rà tìm chướng ngại vật dưới nước ban hành kèm theo Quyết định số 2282/QĐ-BGTVT ngày 23/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Điều khiển phương tiện chạy theo các tuyến đã thiết kế đến điểm cần định vị;
- Sử dụng máy đo sâu xác định độ sâu;
- Điều khiển tàu khảo sát di chuyển tiếp cận tới vị trí cần định vị với sự hỗ trợ của phần mềm khảo sát dẫn đường cài đặt trên máy tính;
- Khi tàu di chuyển đúng vị trí cần xác định, tiến hành định vị ghi dữ liệu định vị vào máy tính;
- Lập báo cáo khảo sát.
V.3. Điều kiện áp dụng:
- Cấp địa hình: Theo Phụ lục 3 của Định mức này.
V.4. Định mức
V.4.1. Định vị phục vụ thả và điều chỉnh phao báo hiệu (tính cho điểm đầu tiên)
Đơn vị tính:1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
TP.04100
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1
1
1
1
- Cờ khảo sát
cái
0,1
0,1
0,1
0,1
- Dọi đo sâu
bộ
0,008
0,009
0,009
0,010
- Rùa neo BTCT 50kg
cái
1
1
1
1
- Phao nhựa tròn F 40cm
cái
1
1
1
1
- Dây nilông D14mm
m
15
15
15
15
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,004
0,004
0,005
0,005
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,004
0,004
0,005
0,005
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
2,58
2,68
2,78
2,88
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
1,75
1,81
1,87
1,93
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm đơn tia
ca
0,42
0,44
0,46
0,48
- Máy định vị DGPS
ca
0,42
0,44
0,46
0,48
- Máy vi tính
ca
0,42
0,44
0,46
0,48
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,42
0,44
0,46
0,48
- Phần mềm khảo sát
ca
0,42
0,44
0,46
0,48
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 150CV
ca
0,42
0,44
- Tàu công tác thủy nội địa 255CV
ca
0,46
- Tàu kéo - công suất 360CV
ca
0,48
1
2
3
4
V.4.2. Định vị phục vụ thả và điều chỉnh phao báo hiệu (tính cho điểm tiếp theo nếu thực hiện trong cùng một ca làm việc)
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
TP.04200
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1
1
1
1
- Cờ khảo sát
cái
0,1
0,1
0,1
0,1
- Dọi đo sâu
bộ
0,004
0,005
0,005
0,006
- Rùa neo BTCT 50kg
cái
1
1
1
I
- Phao nhựa tròn F 40cm
cái
1
1
1
1
- Dây nilông D14mm
m
15
15
15
15
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,002
0,002
0,003
0,003
- Bộ nạp ắc quy
cái
0,002
0,002
0,003
0,003
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
1,08
1,18
1,28
1,38
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
0,65
0,71
0,77
0,83
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm đơn tia
ca
0,22
0,24
0,26
0,28
- Máy định vị DGPS
ca
0,22
0,24
0,26
0,28
- Máy vi tính
ca
0,22
0,24
0,26
0,28
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,22
0,24
0,26
0,28
- Phần mềm khảo sát
ca
0,22
0,24
0,26
0,28
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 150CV
ca
0,22
0,24
- Tàu công tác thủy nội địa 255CV
ca
0,26
0,28
1
2
3
4
V.4.3. Định vị điểm xác định vị trí chướng ngại vật (tính cho điểm đầu tiên)
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
TP.04300
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1
1
1
1
- Cờ khảo sát
cái
0,028
0,029
0,031
0,033
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,001
0,001
0,002
0,002
- Bộ đổi điện
cái
0,001
0,001
0,002
0,002
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
2,13
2,16
2,24
2,33
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
1,56
1,58
1,62
1,66
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm đơn tia
ca
0,28
0,29
0,31
0,33
- Máy định vị DGPS
ca
0,28
0,29
0,31
0,33
- Máy vi tính
ca
0,28
0,29
0,31
0,33
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,28
0,29
0,31
0,33
- Phần mềm khảo sát
ca
0,28
0,29
0,31
0,33
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 150CV
ca
0,28
0,29
- Tàu công tác thủy nội địa 255CV
ca
0,31
0,33
1
2
3
4
V.4.4. Định vị điểm xác định vị trí chướng ngại vật (tính cho điểm tiếp theo nếu thực hiện trong cùng một ca làm việc)
Đơn vị tính: 1 điểm
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
III
IV
V
VI
HH.02200
Vật liệu
- Sổ đo
quyển
1
1
1
1
- Cờ khảo sát
cái
0,005
0,006
0,008
0,010
- Ắc quy khô 12V - 75Ah
bình
0,001
0,001
0,001
0,001
- Bộ đổi điện
cái
0,001
0,001
0,001
0,001
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Thợ bậc bình quân 4/7
công
0,20
0,24
0,31
0,40
- Kỹ sư bậc bình quân 5/8
công
0,10
0,12
0,16
0,20
Máy thi công
- Máy đo sâu hồi âm đơn tia
ca
0,050
0,059
0,078
0,100
- Máy định vị DGPS
ca
0,050
0,059
0,078
0,100
- Máy vi tính
ca
0,050
0,059
0,078
0,100
- Máy phát điện 5,2 KW
ca
0,050
0,059
0,078
0,100
- Phần mềm khảo sát
ca
0,050
0,059
0,078
0,100
- Máy khác
%
5
5
5
5
Phương tiện nổi
- Tàu công tác thủy nội địa 150CV
ca
0,050
0,059
- Tàu công tác thủy nội địa 255CV
ca
0,078
0,100
1
2
3
4
Chương 6.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP HẢI ĐỒ GIẤY VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
VI.1. Quy trình thành lập hải đồ giấy vùng nước cảng biển và luồng hàng hải
VI.2. Thành phần công việc:
VI.2.1. Công tác chuẩn bị
Lập đề cương chi tiết, xác định vùng thành lập hải đồ (lập sơ đồ, vị trí khu vực thi công, sơ đồ bảng chắp...). Xác định chủ đề của hải đồ, tỷ lệ, tên hải đồ, các chỉ tiêu thể hiện nội dung, bố cục nội dung, định dạng hải đồ sản phẩm. Xác định nguồn tư liệu thành lập hải đồ. Viết kế hoạch biên tập chi tiết các nội dung cần thể hiện trên hải đồ.
VI.2.2. Thu thập dữ liệu
Trên cơ sở đề cương chi tiết đã được phê duyệt, thu thập thông tin tư liệu cần thiết phục vụ cho công tác thành lập hải đồ, phân tích đánh giá thông tin tư liệu thu thập.
VI.2.3. Quét ảnh bản đồ tư liệu
Chuyển các bản đồ, hải đồ giấy thành các tập tin dữ liệu dưới dạng ảnh (raster) thông qua máy quét (Scaner).
VI.2.4. Tạo cơ sở toán học
Xây dựng cơ sở toán học cho hải đồ được thực hiện trên phần mềm MicroStation (hoặc các phần mềm chuyên ngành có chức năng tương tự) bao gồm: Chọn mặt ellipsoid tham chiếu, chọn phép chiếu, chọn kinh tuyến trục hoặc vĩ tuyến chuẩn, chọn tỷ lệ hải đồ, tạo khung hải đồ.
VI.2.5. Tạo bảng phân lớp đối tượng
Phân lớp các đối tượng nhằm tạo ra sự thống nhất chung và thuận tiện phục vụ quá trình biên tập dựa trên đặc điểm địa lý của đối tượng, nội dung của tờ hải đồ, khả năng lưu trữ và tổ chức dữ liệu của phần mềm MicroStation (hoặc các phần mềm chuyên ngành có chức năng tương tự), quy định thành lập bản đồ số.
VI.2.6. Nắn ảnh bản đồ tư liệu
Chuyển đổi ảnh bản đồ tư liệu đã quét từ tọa độ hàng-cột của các điểm ảnh (pixel) về tọa độ thực (tọa độ địa lý hoặc tọa độ phẳng).
VI.2.7. Tạo bảng ký hiệu
Các ký hiệu thể hiện các đối tượng, yếu tố trên hải đồ được thiết kế theo tiêu chuẩn INT1 của Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO).
VI.2.8. Số hóa các đối tượng trên hải đồ tư liệu
Biến đổi dữ liệu raster thành dữ liệu vector, là quá trình vẽ lại hải đồ giấy trên máy tính hoặc bàn số hóa trên cơ sở ảnh quét bản đồ tư liệu đã qua công đoạn nắn ảnh nhằm tạo một bản vẽ dạng số của hải đồ đó.
VI.2.9. Biên tập nội dung hải đồ
Các đối tượng trên hải đồ sau khi số hóa và các đối tượng thu thập được trong quá trình thu thập dữ liệu được kiểm tra, thay đổi ký hiệu phù hợp theo quy định và bố trí vị trí các đối tượng nhằm đảm bảo tính tương quan về địa hình cũng như tính thẩm mỹ của hải đồ, lọc bỏ điểm dư thừa, làm trơn đường, loại bỏ các đối tượng trùng nhau, sửa các điểm cuối tự do và tạo các điểm giao. Tạo các polygon cho các đối tượng dạng vùng; chuyển đổi dữ liệu hải đồ số hóa sang phần mềm biên tập, gán thuộc tính cho các ký hiệu dạng đường, dạng điểm, dạng diện tích, chữ ghi chú, trình bày khung hải đồ và các yếu tố nội dung ngoài khung.
VI.2.10. In phục vụ kiểm tra
Tạo tệp điều khiển in, in hải đồ trên giấy bằng máy in phun màu để kiểm tra sản phẩm; kiểm tra, sửa chữa hoàn thiện sản phẩm hải đồ số.
VI.2.11. Điều vẽ ngoại nghiệp, đo vẽ bổ sung
Sử dụng phần mềm thủy đạc kết hợp hải đồ số làm nền (Background) để thực hiện điều vẽ tại thực địa, phát hiện những biến đổi của địa hình địa vật có liên quan trong khu vực đo vẽ, tham chiếu giữa tư liệu hiện có và thực tế để kiểm tra xác định đối tượng cần đo đạc bổ sung. Dùng máy ảnh chụp hình ảnh các đối tượng trên phạm vi khảo sát sau đó phân tích hình ảnh, tham chiếu với Tiêu chuẩn S-4 để thể hiện phản ánh đúng thuộc tính của đối tượng.
Đo vẽ bổ sung những khu vực trên bản đồ, hải đồ tư liệu bị mờ, mất hình ảnh hoặc đã có sự thay đổi lớn địa hình, địa vật, hay các yếu tố địa vật quan trọng mới xuất hiện sau thời điểm thành lập bản đồ, hải đồ tư liệu phải đo vẽ bổ sung tại thực địa.
VI.2.12. Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra việc trình bày khung hải đồ, nội dung hải đồ, sự đầy đủ của các đối tượng, sự đúng đắn thể hiện các đối tượng theo tiêu chuẩn ký hiệu, ghi chú hải đồ, màu sắc thể hiện các đối tượng theo tiêu chuẩn, độ chính xác trong quá trình số hóa biên tập, tỷ lệ và lưới tọa độ hải đồ theo quy trình, quy phạm.
VI.2.13. In bản đồ giấy và lưu CD
Chỉnh sửa và hoàn thiện hải đồ sau kiểm tra và đo vẽ bổ sung. In ra giấy trên máy in phun để giao nộp và lưu đĩa CD.
VI.3. Điều kiện áp dụng:
- Mức độ khó khăn: Theo Phụ lục 4 của Định mức này.
VI.4. Định mức
VI.4.1. Thành lập hải đồ giấy tỷ lệ 1/10.000
Đơn vị tính: mảnh
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Cấp địa hình
I
II
III
IV
HĐ.04100
Vật liệu
- Sổ ghi chép
quyển
1,60
1,60
1,60
1,60
- Giấy A4
ram
0,25
0,25
0,25
0,25
- Giấy A0
tờ
6,00
6,00
6,00
6,00
- Mực in laser
hộp
0,15
0,15
0,15
0,15
- Mực in phun
hộp
0,25
0,25
0,25
0,25
- Vật liệu khác
%
5
5
5
5
Nhân công
- Kỹ sư bậc bình quân 4/8
công
378,00
441,00
504,00
567,00
Máy thi công
- Máy vi tính
ca
326,75
381,21
435,67
490,13
- Máy scan
ca
0,32
0,32
0,32
0,32
- Máy in laser
ca
0,79
0,79
0,79
0,79
- Máy vẽ
ca
0,79
0,79
0,79
0,79
- Phần mềm số hóa, biên tập
ca
266,75
311,21
355,67
400,13
- Máy khác
%
2
2
2
2
1
2
3
4
Ghi chú: Quy định kích thước đối với mỗi mảnh hải đồ thống nhất cho tất cả các tỷ lệ là 0,7m x 0,9m (tương đương với vùng diện tích 0,063 x mẫu số tỷ lệ bản đồ (km2) ngoài thực địa).
VI.4.2. Hệ số quy đổi định mức nhân công, máy thi công đối với các loại tỷ lệ khác
STT
Tỷ lệ hải đồ
Hệ số quy đổi
1
1:5.000
0,4
2
1:10.000
1,0
3
1:25.000
1,1
4
1:50.000
1,4
Chương 7.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT KHẢO SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
VII.1. Lưu đồ quy trình thực hiện
VII.2. Thành phần công việc:
VII.2.1. Công tác chuẩn bị
Xác định vị trí, phạm vi vùng nước cảng biển, luồng hàng hải cần thành lập. Xác định mục đích hoặc cấp độ sử dụng của hải đồ điện tử. Lập đề cương chi tiết. Lập kế hoạch triển khai công tác thành lập.
VII.2.2. Thu thập dữ liệu
Thu thập thông tin, tư liệu của phạm vi cần thành lập hải đồ điện tử. Chọn lọc, phân tích, đánh giá dữ liệu đã thu thập được.
VII.2.3. Thành lập hải đồ nền
Biên tập lại nội dung bản đồ theo mảnh mới (các yếu tố nội dung trong và ngoài khung, nội dung tại phần ghép giữa các mảnh).
VII.2.4. Quét ảnh hải đồ nền
Chuyển các hải đồ nền dưới dạng giấy thành các tập tin dữ liệu dưới dạng ảnh (raster) thông qua máy quét ảnh (Scaner).
VII.2.5. Tạo cell hải đồ điện tử
Định nghĩa Cell, xác định giới hạn của cell bằng các điểm tọa độ địa lý trong hệ tọa độ quy ước. Khai báo cấp độ ứng dụng cho cell trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ thành lập và theo bảng phân cấp độ ứng dụng. Đặt các tham số cho cell.
VII.2.6. Tạo tệp tham chiếu trên hải đồ nền
Sử dụng các phần mềm chuyên ngành để đưa tệp ảnh quét hải đồ nền dưới dạng ảnh (*.tif, *.png, *.jpg, *.bmp) để nắn chuyển tọa độ ảnh về đúng tọa độ địa lý cell hải đồ điện tử cần thành lập.
VII.2.7. Số hóa trên hải đồ nền
Sử dụng các phần mềm chuyên ngành để biến đổi dữ liệu raster thành dữ liệu vector (vẽ lại trên máy vi tính) dựa trên cơ sở ảnh quét hải đồ nền đã qua công đoạn nắn ảnh nhằm tạo một bản vẽ dạng số của hải đồ.
VII.2.8. Biên tập nội dung hải đồ
Các đối tượng trên hải đồ nền sau khi số hóa, các đối tượng đã được thu thập, chọn lọc và kiểm tra sẽ được mã hóa theo Tiêu chuẩn S-57.
- Biên tập các đối tượng dạng:
+ Điểm;
+ Đường;
+ Vùng.
- Gán thuộc tính cho các đối tượng.
- Biên tập đối tượng Meta.
VII.2.9. Phân tích lỗi, đánh giá
+ Phân tích và đánh giá sự sắp xếp hình học của các đối tượng;
+ Phân tích và đánh giá tính logic của các đối tượng;
+ Phân tích và đánh giá tự điển dữ liệu;
+ Phân tích và đánh giá mối quan hệ của các đối tượng;
VII.2.10. Tối ưu hóa hải đồ điện tử
Loại bỏ các đối tượng hình học bị trùng lặp, các đối tượng không được gán thuộc tính, các ký tự không có ý nghĩa.
Hoàn thiện sản phẩm hải đồ điện tử vừa được số hóa, biên tập. Giảm tối thiểu kích thước bộ nhớ máy tính đối với một sản phẩm hải đồ điện tử. Tăng hiệu suất hiển thị thông tin tối đa trên hệ thống ECDIS.
VII.2.11. Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm hải đồ điện tử
- Kiểm tra chất lượng và thử nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá lại mức độ chuẩn xác và tính đúng đắn của sản phẩm hải đồ điện tử sau khi hoàn thành.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, so sánh sản phẩm với hải đồ nền để đánh giá lại việc số hóa và biên tập.
- Việc thử nghiệm sản phẩm hải đồ điện tử được tiến hành ngoài thực địa. Việc kiểm tra xem độ chính xác của sản phẩm so với hiện trạng thực tế được thực hiện thông qua hệ thống định vị vệ tinh và các thiết bị, phần mềm chuyên dùng. Khi có sự khác biệt hoặc không phù hợp sẽ xem xét, bổ sung chỉnh sửa và cập nhật lên sản phẩm hải đồ điện tử.
VII.2.12. Đóng gói hải đồ
Dùng phần mềm chuyên dùng để chuyển đổi thành dạng tập tin mà các hệ thống ECDIS hiển thị được. Lưu sản phẩm vào đĩa CD.
VII.3. Điều kiện áp dụng:
- Mức độ khó khăn: Theo Phụ lục 4 của Định mức này.
- Quy trình thành lập hải đồ điện tử chưa có hải đồ nền.
VII.4. Định mức
VII.4.1. Thành lập Hải đồ điện tử tỷ lệ 1/2000
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Mức độ khó khăn
I
II
III
IV
ENC.04100
Vật liệu
- Giấy A4
ram
0,16529
0,19835
0,23140
0,26446
- Giấy A0
mét
3,306
3,967
4,628
5,289
- Giấy Can
mét
1,653
1,983
2,314
2,645
- Sổ ghi chép
quyển
4,132
4,132
4,132
4,132
- Mực in laser
hộp
0,2479
0,2975
0,3471
0,3967
- Mực in phun
hộp
0,2479
0,2975
0,3471
0,3967
- Đĩa CD
cái
0,8264
0,8264
0,8264
0,8264
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Kỹ sư bậc bình quân 4/8
công
52,69
63,22
73,76
84,30
Máy thi công
- Máy vi tính
ca
24,680
29,616
34,552
39,488
- Máy scan
ca
0,120
0,120
0,120
0,120
- Máy vẽ
ca
2,000
2,000
2,000
2,000
- Máy in
ca
2,000
2,000
2,000
2,000
- Phần mềm số hóa biên tập
ca
20,661
24,793
28,926
33,058
- Tàu công tác thủy nội địa
150 CV
ca
0,413
0,413
0,413
0,413
- Máy khác
%
5
5
5
5
1
2
3
4
VII.4.2. Thành lập Hải đồ điện tử tỷ lệ 1/5000
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Mức độ khó khăn
I
II
III
IV
ENC.04200
Vật liệu
- Giấy A4
ram
0,02645
0,03174
0,03702
0,04231
- Giấy A0
mét
0,529
0,635
0,740
0,846
- Giấy Can
mét
0,264
0,317
0,370
0,423
- Sổ ghi chép
quyển
0,661
0,661
0,661
0,661
- Mực in laser
hộp
0,0661
0,0793
0,0926
0,1058
- Mực in phun
hộp
0,0661
0,0793
0,0926
0,1058
- Đĩa CD
cái
0,1322
0,1322
0,1322
0,1322
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Kỹ sư bậc bình quân 4/8
công
14,55
17,46
20,38
23,29
Máy thi công
- Máy vi tính
ca
5,139
6,166
7,194
8,222
- Máy scan
ca
0,150
0,150
0,150
0,150
- Máy vẽ
ca
0,300
0,300
0,300
0,300
- Máy in
ca
0,300
0,300
0,300
0,300
- Phần mềm số hóa biên tập
ca
4,165
4,998
5,831
6,664
- Tàu công tác thủy nội địa
150 CV
ca
0,132
0,132
0,132
0,132
- Máy khác
%
5
5
5
5
1
2
3
4
VII.4.3. Thành lập Hải đồ điện tử tỷ lệ 1/10.000
Đơn vị tính: 100 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Mức độ khó khăn
I
II
III
IV
ENC.04300
Vật liệu
- Giấy A4
ram
0,00661
0,00793
0,00926
0,01058
- Giấy A0
mét
0,132
0,159
0,185
0,212
- Giấy Can
mét
0,066
0,079
0,093
0,106
- Sổ ghi chép
quyển
0,165
0,165
0,165
0,165
- Mực in laser
hộp
0,0165
0,0198
0,0231
0,0264
- Mực in phun
hộp
0,0165
0,0198
0,0231
0,0264
- Đĩa CD
cái
0,0331
0,0331
0,0331
0,0331
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Kỹ sư bậc bình quân 4/8
công
7,74
9,28
10,83
12,38
Máy thi công
- Máy vi tính
ca
1,435
1,722
2,009
2,296
- Máy scan
ca
0,005
0,005
0,005
0,005
- Máy vẽ
ca
0,013
0,013
0,013
0,013
- Máy in
ca
0,013
0,013
0,013
0,013
- Phần mềm số hóa biên tập
ca
1,140
1,369
1,597
1,825
- Tàu công tác thủy nội địa 150 CV
ca
0,066
0,066
0,066
0,066
- Máy khác
%
5
5
5
5
1
2
3
4
VII.4.4. Thành lập Hải đồ điện tử tỷ lệ 1/25.000
Đơn vị tính: 1000 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Mức độ khó khăn
I
II
III
IV
ENC.04400
Vật liệu
- Giấy A4
ram
0,00106
0,00127
0,00148
0,00169
- Giấy A0
mét
0,021
0,025
0,030
0,034
- Giấy Can
mét
0,011
0,013
0,015
0,017
- Sổ ghi chép
quyển
0,026
0,026
0,026
0,026
- Mực in laser
hộp
0,0026
0,0032
0,0037
0,0042
- Mực in phun
hộp
0,0026
0,0032
0,0037
0,0042
- Đĩa CD
cái
0,0053
0,0053
0,0053
0,0053
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Kỹ sư bậc bình quân 4/8
công
1,27
1,53
1,78
2,04
Máy thi công
- Máy vi tính
ca
0,287
0,344
0,401
0,458
- Máy scan
ca
0,005
0,005
0,005
0,005
- Máy vẽ
ca
0,013
0,013
0,013
0,013
- Máy in
ca
0,013
0,013
0,013
0,013
- Phần mềm số hóa biên tập
ca
0,206
0,248
0,289
0,330
- Tàu công tác thủy nội địa 150 CV
ca
0,005
0,005
0,005
0,005
- Máy khác
%
5
5
5
5
1
2
3
4
VII.4.5. Thành lập Hải đồ tỷ lệ 1/50.000
Đơn vị tính: 1000 ha
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Mức độ khó khăn
I
II
III
IV
ENC.04500
Vật liệu
- Giấy A4
ram
0,00026
0,00032
0,00037
0,00042
- Giấy A0
mét
0,005
0,006
0,007
0,008
- Giấy Can
mét
0,003
0,003
0,004
0,004
- Sổ ghi chép
quyển
0,007
0,007
0,007
0,007
- Mực in laser
hộp
0,0007
0,0008
0,0009
0,0011
- Mực in phun
hộp
0,0007
0,0008
0,0009
0,0011
- Đĩa CD
cái
0,0013
0,0013
0,0013
0,0013
- Vật liệu khác
%
10
10
10
10
Nhân công
- Kỹ sư bậc bình quân 4/8
công
0,32
0,39
0,45
0,52
Máy thi công
- Máy vi tính
ca
0,099
0,119
0,139
0,159
- Máy scan
ca
0,005
0,005
0,005
0,005
- Máy vẽ
ca
0,013
0,013
0,013
0,013
- Máy in
ca
0,013
0,013
0,013
0,013
- Phần mềm số hóa biên tập
ca
0,058
0,069
0,081
0,092
- Tàu công tác thủy nội địa 150 CV
ca
0,003
0,003
0,003
0,003
- Máy khác
%
5
5
5
5
1
2
3
4
PHỤ LỤC 1
BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH CHO CÔNG TÁC THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ
STT
Cấp địa hình
Điều kiện ngoại cảnh
1
I
- Vùng đồng bằng địa hình đơn giản, dân cư thưa thớt, hướng ngắm không bị vướng.
- Vùng trung du, đồi thấp sườn rất thoải và độ cao thấp dưới 20m chủ yếu là đồi trọc, không ảnh hưởng đến hướng ngắm.
2
II
- Vùng đồng bằng địa hình tương đối đơn giản, ít dân cư, hướng ngắm bị vướng ít, dễ chặt phát.
- Vùng đồi dân cư thưa, độ cao tuyệt đối từ 20 - 30m chủ yếu là đồi trọc ít có cây nhưng khối lượng chặt phá ít, dân cư thưa.
3
III
- Khu vực đồng bằng dân cư đông, địa hình bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch sông suối, hướng ngắm khó thông suốt, phải chặt phát. Vùng trung du đồi núi cao từ 30m - 50m, trên đỉnh có bụi hoặc lùm cây, mật độ dân cư vừa phải, hướng ngắm khó thông suốt phải phát dọn.
- Vùng ruộng sình lầy hoặc bãi thủy triều có sú vẹt mọc thấp xen lẫn có đồi núi, làng mạc, đi lại khó khăn, hướng ngắm không thông suốt.
4
IV
- Khu vực thị trấn, thị xã địa hình phức tạp, hướng ngắm khó thông suốt.
- Vùng bãi thủy triều lầy lội, thụt sâu, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm, đi lại khó khăn, phải chặt phát nhiều.
- Vùng đồi núi cao từ 50-100m, hướng ngắm không thông suốt, phải chặt phát, địa hình bị phân cắt xen lẫn có rừng cây công nghiệp, cây đặc sản việc chặt phát thông hướng bị hạn chế.
- Vùng nhiều cây trồng, cây công nghiệp như cà phê, cao su...
- Rừng cây khộp, địa hình chia cắt trung bình, mật độ sông suối trung bình.
5
V
- Khu vực thành phố, thị xã, nhiều nhà cao tầng, ống khói, cột điện, cây cao ảnh hưởng đến độ thông suốt của hướng ngắm.
- Vùng rừng núi cao trên 100m địa hình phân cắt nhiều, cây cối rậm rạp, hướng ngắm không thông suốt, đi lại khó khăn.
- Vùng rừng khộp dày, chia cắt nhiều, vùng giáp biên có rừng khộp.
6
VI
- Vùng rùng núi hoang vu rậm rạp, nhiều thú dữ, muỗi, vắt, rắn độc, hướng ngắm rất khó thông suốt, khối lượng chặt phá rất lớn, đi lại rất khó khăn.
- Vùng núi cao từ 100m đến 300m, hiểm trở, rách đứng, khó leo trèo, đi lại.
- Vùng hải đảo đất liền, đồi núi cây cối rậm rạp, địa hình phức tạp.
- Vùng đặc biệt, vùng biên giới xa xôi, hẻo lánh, các hải đảo xa đất liền, cây cối rậm rạp, đi lại khó khăn, vùng có nhiều bom mìn chưa được rà phá.
PHỤ LỤC 2
BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH CHO CÔNG TÁC THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO
STT
Cấp địa hình
Điều kiện ngoại cảnh
1
I
Tuyến đo đi qua vùng địa hình đơn giản, quang đãng, khô ráo, đi lại dễ dàng.
2
II
- Tuyến đo đi qua vùng địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 1%.
- Tuyến thủy chuẩn đo qua cánh đồng, ruộng có nước nhưng có thể đặt được máy và mia.
- Tuyến thủy chuẩn chạy cắt qua các trục đường giao thông quang đãng, ít bị ảnh hưởng người và xe cộ trong khi đo ngắm.
3
III
Tuyến thủy chuẩn đo trong khu dân cư, làng mạc, tầm nhìn bị vướng, phải chặt phát, xen lẫn có ruộng nước lầy lội, tuyến thủy chuẩn băng qua vùng đồi núi sườn thoải, độ dốc ≤ 5%, vùng trung du khá bằng phẳng địa hình ít lồi lõm, phân cắt ít.
4
IV
- Tuyến thủy chuẩn đo trong khu vực thị trấn, thị xã, thành phố mật độ người và xe cộ qua lại lớn ảnh hưởng đến công việc đo đạc.
- Tuyến thủy chuẩn qua rừng núi, địa hình khá phức tạp độ dốc ≤ 10%, nhiều cây cối, ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc đo qua vùng nhiều sông ngòi lớn, kênh rạch.
5
V
- Tuyến thủy chuẩn đo qua vùng sình lầy, bãi lầy ven biển sú vẹt, hoặc rừng đước mọc cao hơn máy, ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn, phải chặt phát hoặc chỗ đặt máy bị lún, phải đóng cọc đệm chân máy.
- Tuyến thủy chuẩn đi qua rừng núi cao, núi đá, rậm rạp, địa hình phức tạp khó khăn, độ dốc ≤ 20% đo đạc theo các triền sông lớn vùng thượng lưu.
- Vùng rừng khộp dày, nhiều gai rậm, qua khu rừng nguyên sinh, giáp biên giới.
- Vùng núi đá vôi hiểm trở, vách đứng.
- Vùng hải đảo núi đá lởm chởm.
- Vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, hướng ngắm rất khó thông suốt, đi lại rất khó khăn, phải chặt phát nhiều.
- Vùng núi đá cao hơn 100m, vùng đá vôi hiểm trở, vách đứng, khó leo trèo, đi lại.
- Vùng hải đảo, vùng biên giới xa xôi có nhiều cây, rừng nguyên sinh hẻo lánh.
PHỤ LỤC 3
BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH CHO CÔNG TÁC KHẢO SÁT THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ ĐỘ SÂU VÀ ĐỊNH VỊ ĐIỂM DƯỚI NƯỚC
Stt
Cấp địa hình
Điều kiện ngoại cảnh
1
III
- Sông rộng < 500m, sóng gió trung bình.
- Sông có thác ghềnh, suối sâu, bờ dốc đứng.
- Hai bờ sông có diện tích ao hồ đầm lầy, làng mạc chiếm trên 50%, có bến cảng đang hoạt động, mật độ tàu thuyền hành hải vừa phải.
2
IV
- Sông rộng dưới 1000m, sóng cao, gió lớn.
- Bờ sông có đồi núi, ao hồ đầm lầy đi lại khó khăn, cây cối che khuất có nhiều làng mạc, đầm hồ chiếm 70%, có bến cảng lớn đang hoạt động, mật độ tàu thuyền hành hải lớn.
3
V
- Sông rộng > 1000m, sóng cao nước chảy xiết.
- Đoạn sông nhiều yếu tố nguy hiểm: lòng sông hẹp, nước chảy xiết, gần thác nước, khu có vực xoáy.
- Khu vực có mật độ phương tiện cao, bị chia cắt bởi nhiều chướng ngại vật và các công trình nổi ảnh hưởng đến hoạt động đo đạc.
- Dải ven biển cách bờ không quá 5km.
- Vùng biển quanh đảo cách bờ không quá 5km.
4
VI
- Vùng nước ngoài khơi, cách bờ > 5km.
- Vùng nước có nhiều tàu thuyền trọng tải lớn neo đậu phải chờ đợi giải phóng mặt bằng thi công (các khu vực neo đậu chuyển tải...).
- Khu vực đặc biệt khó khăn: khí hậu thời tiết khắc nghiệt, sóng to nguy hiểm, bãi cạn có nhiều đá hoặc chướng ngại vật chìm...
- Các nhiệm vụ đo đạc khẩn cấp phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
PHỤ LỤC 4
BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN CHO CÔNG TÁC THÀNH LẬP HẢI ĐỒ GIẤY VÀ HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ
I
Vùng đồng bằng, trung du (đồi thấp) dân cư thưa (rải rác). Thủy hệ thưa (sông, mương ít, ao hồ rải rác). Hệ thống giao thông thưa thớt. Bình độ thưa, giãn cách trên 1mm. Thực phủ chủ yếu là lúa, màu tập trung từng khu vực. Ghi chú dễ vẽ và ít, trung bình 10-20 ghi chú trong 1dm2.
II
Vùng đồng bằng, vùng chuyển tiếp đồng bằng với vùng đồi dân cư tương đối thưa. Mật độ đường sá, sông, mương trung bình. Bình độ đều, giãn cách trên 0,3mm. Thực phủ gồm nhiều loại thực vật xen lẫn (lúa, màu, cây ăn quả, vườn ươm, rừng non...). Các yếu tố tương đối dày, trung bình 1dm2 có 15-30 ghi chú.
III
Vùng đồng bằng dân cư tập trung thành làng lớn, có thị trấn, thị xã. Vùng đồi, núi cao dân cư thưa (chỉ ở dọc suối, thung lũng). Sông ngòi là loại tự nhiên, đường sá thưa (chủ yếu là đường mòn). Đường bình độ không hoàn chỉnh, ngoằn nghèo, vụn vặt, cắt xẻ nhiều, vách đứng, núi đá... bình độ dày, dãn cách dưới 0,3mm. Thực phủ đơn giản, chủ yếu là rừng già.
IV
Vùng ven biển, cửa sông nhiều bãi sú, vẹt và lạch thủy triều. Vùng đồng bằng dân cư tập trung (thành làng lớn), nhà cửa dày đặc. Vùng thành phố, khu công nghiệp lớn. Hệ thống giao thông, thủy hệ dày, phức tạp. Các yếu tố nét quá dày.
Ghi chú nhiều, trung bình có trên 35 ghi chú 1dm2. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "31/12/2013",
"sign_number": "62/2013/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-03-2013-TT-BTTTT-Quy-dinh-ap-dung-tieu-chuan-quy-chuan-ky-thuat-166707.aspx | Thông tư 03/2013/TT-BTTTT Quy định áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật mới nhất | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 03/2013/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI TRUNG TÂM DỮ LIỆU
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Thông tư này chỉ áp dụng đối với các trung tâm dữ liệu được thiết kế, xây dựng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là cơ quan) và doanh nghiệp xây dựng trung tâm dữ liệu để cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân khác áp dụng các quy định nêu tại Thông tư này khi thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác trung tâm dữ liệu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trung tâm dữ liệu là một công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật (nhà trạm, hệ thống cáp) và hệ thống máy tính cùng các thiết bị phụ trợ được lắp đặt vào đó để lưu trữ, trao đổi và quản lý tập trung dữ liệu của một hay nhiều tổ chức, cá nhân.
2. Mức đảm bảo kỹ thuật của trung tâm dữ liệu là phân cấp cơ sở hạ tầng nhà trạm trung tâm dữ liệu được xác định theo TCVN 9250:2012 .
Điều 4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
Các cơ quan, doanh nghiệp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác trung tâm dữ liệu phải áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sau:
1. Tiêu chuẩn quốc gia: Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông, ký hiệu TCVN 9250:2012 ;
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông, ký hiệu QCVN 32:2011/BTTTT;
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông ký hiệu QCVN 9:2010/BTTTT;
4. Tiêu chuẩn quốc gia: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng, ký hiệu TCVN 3890:2009;
5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, ký hiệu QCVN 06:2010/BXD.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp
1. Đối với tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, các cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố về sự phù hợp của trung tâm dữ liệu với tiêu chuẩn và mức đảm bảo kỹ thuật đã xác định;
b) Trình tự, thủ tục công bố theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Đối với các quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 của Thông tư này, các cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Lựa chọn đơn vị đo kiểm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định thực hiện việc đo kiểm trung tâm dữ liệu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. Trung tâm dữ liệu được đo kiểm và áp dụng các quy định kỹ thuật như trạm viễn thông;
b) Thực hiện công bố về sự phù hợp của trung tâm dữ liệu với các quy chuẩn kỹ thuật trên cơ sở kết quả đo kiểm;
c) Trình tự, thủ tục công bố theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 4 của Thông tư này, các cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định hiện hành.
4. Các cơ quan, doanh nghiệp chỉ được phép đưa trung tâm dữ liệu vào sử dụng sau khi đã nhận được “Thông báo tiếp nhận Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” của cơ quan quản lý theo trình tự, thủ tục công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
5. Các cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật để duy trì, đảm bảo sự phù hợp của trung tâm dữ liệu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Điều 4 của Thông tư này trong suốt quá trình vận hành, khai thác trung tâm dữ liệu.
Điều 6. Trình tự, thủ tục công bố về sự phù hợp của trung tâm dữ liệu với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan, doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật qua đường bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp cho Cục Viễn thông theo địa chỉ:
Tòa nhà Cục Viễn thông, Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội.
2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
3. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của cơ quan, doanh nghiệp, bao gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;
b) Tài liệu thuyết minh về hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu;
c) Bản công bố trung tâm dữ liệu phù hợp tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này (theo mẫu tại phụ lục 1 của Thông tư này);
d) Bản công bố trung tâm dữ liệu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 của Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này);
đ) Kết quả đo kiểm trung tâm dữ liệu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 của Thông tư này và được cấp trong vòng một (01) năm tính đến ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ khi hồ sơ được tiếp nhận:
a) Trường hợp hồ sơ được chấp nhận, Cục Viễn thông cấp “Thông báo tiếp nhận Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” (theo mẫu tại Phụ lục III của Thông tư này) cho cơ quan, doanh nghiệp.
b) Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản cho cơ quan, doanh nghiệp về những nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện lại việc công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. Sau khi được cấp “Thông báo tiếp nhận Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật”, doanh nghiệp niêm yết Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các trụ sở giao dịch và thông báo cho khách hàng trong quá trình giao dịch về sự phù hợp của trung tâm dữ liệu đối với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1. Cục Viễn thông có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp;
b) Công bố danh sách các trung tâm dữ liệu đã công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trên trang thông tin điện tử của Cục;
c) Phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của Thông tư này.
2. Các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý;
b) Phát hiện và phản ánh các vấn đề về quản lý việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu; báo cáo và đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông các biện pháp thực thi quản lý tại địa phương.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để xem xét giải quyết.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước
- UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, cổng TTĐT CP;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son
PHỤ LỤC I
MẪU BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
Số ………..
Tên cơ quan, doanh nghiệp: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………… Fax: ………………………….
E-mail: ……………………………………………………………………………………….
CÔNG BỐ:
Trung tâm dữ liệu: …………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
Được thiết kế, xây dựng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia: Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông, ký hiệu TCVN 9250:2012.
với mức đảm bảo kỹ thuật: ………………………….
……….. ngày …. tháng …. năm ….
Đại diện theo pháp luật
của cơ quan, doanh nghiệp
(ký, họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
MẪU BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Số ………..
Tên cơ quan, doanh nghiệp: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………… Fax: ………………………….
E-mail: ………………………………………………………………………………………..
CÔNG BỐ:
Trung tâm dữ liệu: ………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật: …………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Căn cứ Kết quả đo kiểm số: ……………. ngày: …………………………………………
của đơn vị đo kiểm: …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……….. ngày …. tháng …. năm ….
Đại diện theo pháp luật
của cơ quan, doanh nghiệp
(ký, họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC III
MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
CỤC VIỄN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ……………….
……., ngày ….. tháng …. năm …
THÔNG BÁO TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Cục Viễn thông xác nhận đã tiếp nhận:
- Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn số …, ngày .... tháng.... năm …… và
- Bản công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật số …. ngày .... tháng.... năm ……. của:
(tên cơ quan, doanh nghiệp)
...................................................................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Cho trung tâm dữ liệu: …………………. (tên)...........................................................
...................................................................................................................................
Được thiết kế, xây dựng phù hợp tiêu chuẩn: ...........................................................
....................................................................................................................................
với mức đảm bảo kỹ thuật: ……….
Và quy chuẩn kỹ thuật:................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thông báo tiếp nhận bản công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này chỉ ghi nhận sự cam kết của cơ quan, doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho trung tâm dữ liệu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Cơ quan, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của trung tâm dữ liệu.
Nơi nhận:
- Cơ quan, doanh nghiệp;
- Sở TTTT địa phương (để phối hợp quản lý);
- Chi cục TCĐLCL địa phương (để phối hợp quản lý).
CỤC TRƯỞNG
(ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "22/01/2013",
"sign_number": "03/2013/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Bắc Son",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-43-2009-ND-CP-sua-doi-Danh-muc-hang-hoa-dich-vu-cam-kinh-doanh-Nghi-dinh-59-2006-ND-CP-87942.aspx | Nghị định 43/2009/NĐ-CP sửa đổi Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh Nghị định 59/2006/NĐ-CP | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 43/2009/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH CỦA NGHỊ ĐỊNH 59/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH, HẠN CHẾ KINH DOANH VÀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện:
Bổ sung số thứ tự 19 (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu) vào Mục A của Phụ lục I trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ), như sau:
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Văn bản pháp luật hiện hành
Cơ quan quản lý ngành
A
Hàng hóa
….
………………..
……………
…………..
19
Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu
Nghị định này
Bộ Công Thương
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 7 năm 2009.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KNTN (05 bản).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/05/2009",
"sign_number": "43/2009/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-lien-tich-01-TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT-boi-thuong-Nha-nuoc-2016-321854.aspx | Thông tư liên tịch 01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT bồi thường Nhà nước 2016 | VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2012 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Căn cứ Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 05).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 05
1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 2 như sau:
“3. Người bị tạm giam thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN được bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam, đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội vì một trong những lý do sau đây:
a) Người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Đã hết thời hạn Điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Là người có chức danh tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán), giữ chức vụ:
- Ở cấp huyện và cấp tỉnh: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án;
- Ở cấp cao: là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
- Ở Trung ương: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; Lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung ương được Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung ương phân công; Lãnh đạo cấp Vụ của Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công; Phó Chánh án Tòa án Quân sự trung ương được Chánh án Tòa án quân sự trung ương phân công”.
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 như sau:
“2. Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải trực tiếp thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai người bị thiệt hại.
Khi tổ chức xin lỗi, cải chính công khai phải có sự tham gia đầy đủ của người đại diện các cơ quan tư pháp đã tham gia giải quyết vụ việc quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch này.
Việc trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai phải thực hiện nghiêm túc, trang trọng; sau khi người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường trình bày lời xin lỗi, cải chính công khai đối với người bị thiệt hại, người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu tiếp nhận lời xin lỗi và cải chính công khai. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải đảm bảo thời gian cho người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu.
3. Địa Điểm tiến hành việc trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai là địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại (kể cả khi người bị thiệt hại đã chết). Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải mời và thông báo thời gian, địa Điểm tiến hành việc xin lỗi, cải chính công khai cho cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú và tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên để các cơ quan, tổ chức này cử người đại diện tham dự”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2016.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phối hợp Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn kịp thời./.
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Sơn
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Lê Hữu Thể
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Quý Vương
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Khánh Ngọc
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Trung tướng Lê Chiêm
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo; Website VKSTC;
- Lưu VT VKNDTC, TANDTC,
BCA, BTP, BQP, BTC, BNN&PTNT./. | {
"issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "20/06/2016",
"sign_number": "01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT",
"signer": "Hà Công Tuấn, Nguyễn Sơn, Lê Quý Vương, Lê Hữu Thể, Huỳnh Quang Hải, Nguyễn Khánh Ngọc, Lê Chiêm",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-06-2016-TT-BTC-lap-du-toan-quan-ly-su-dung-quyet-toan-kinh-phi-bau-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-301363.aspx | Thông tư 06/2016/TT-BTC lập dự toán quản lý sử dụng quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2016/TT-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2016
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Điều 1. Quy định chung
1. Kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do ngân sách Trung ương đảm bảo.
2. Cùng với số kinh phí phục vụ bầu cử do ngân sách Trung ương đảm bảo, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, yêu cầu công việc và khả năng ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương để phục vụ cho công tác bầu cử tại địa phương.
3. Kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử phải được các cơ quan, đơn vị quản lý chặt chẽ, chi tiêu theo đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả; sử dụng các phương tiện phục vụ các cuộc bầu cử trước đây hiện còn sử dụng được, huy động các phương tiện đang được trang bị ở các cơ quan, đơn vị để phục vụ cho nhiệm vụ bầu cử đảm bảo tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.
Điều 2. Nội dung chi
Kinh phí phục vụ cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được sử dụng chi cho các nội dung sau:
1. Chi xây dựng các văn bản hướng dẫn phục vụ công tác bầu cử; các báo cáo, văn bản liên quan đến công tác bầu cử.
2. Chi in ấn tài liệu, ấn phẩm phục vụ bầu cử:
a) Chi in ấn các tài liệu phục vụ cho cuộc bầu cử như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; các ấn phẩm, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phục vụ cho cuộc bầu cử;
b) Chi in ấn: Thẻ cử tri, thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, phiếu bầu cử, nội quy phòng/khu vực bỏ phiếu, các biểu mẫu phục vụ công tác bầu cử, phù hiệu cho nhân viên tổ chức bầu cử; các hồ sơ ứng cử, tiểu sử, các loại danh sách phục vụ công tác bầu cử (danh sách các đơn vị bầu cử, danh sách cử tri, danh sách người ứng cử, người tự ứng cử, người trúng cử); các biên bản liên quan đến bầu cử, giấy chứng nhận đại biểu trúng cử và các loại tài liệu, giấy tờ khác có liên quan phục vụ cho công tác bầu cử.
3. Chi xây dựng, cập nhật, vận hành trang thông tin điện tử về công tác bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia.
4. Chi cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động bầu cử.
5. Chi tổ chức các hội nghị: Hội nghị triển khai công tác bầu cử, hội nghị trực tuyến, hội nghị hiệp thương, hội nghị cử tri, hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử; hội nghị tập huấn, hội nghị giao ban, hội nghị tổng kết, khen thưởng.
6. Chi cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác bầu cử:
a) Chi phương tiện đi lại, công tác phí;
b) Chi kiểm phiếu và vận chuyển phiếu bầu;
c) Chi khác liên quan đến công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử.
7. Chi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát hoạt động khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử.
8. Chi phí hành chính cho công tác bầu cử:
a) Chi văn phòng phẩm, chi phí hành chính trong đợt bầu cử;
b) Chi thông tin liên lạc phục vụ bầu cử;
c) Chi thuê hội trường và địa điểm bỏ phiếu;
d) Chi trang trí, loa đài, an ninh, bảo vệ tại các tổ bầu cử;
đ) Chi làm hòm phiếu bổ sung, khắc dấu của tổ chức bầu cử;
e) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử;
g) Chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác bầu cử.
Trong phạm vi kinh phí phục vụ bầu cử được cơ quan có thẩm quyền phân bổ và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị được giao sử dụng kinh phí thực hiện bố trí kinh phí chi tiêu theo các nội dung trên đây cho phù hợp và đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3. Mức chi tại Trung ương
1. Chi tổ chức hội nghị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở Trung ương cụ thể hóa Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính (nếu có).
Chi tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia phục vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Riêng chi tổ chức các hội nghị do Hội đồng bầu cử quốc gia triệu tập áp dụng theo chế độ chi phục vụ kỳ họp Quốc hội gần nhất đối với các nội dung: ăn, nghỉ, giải khát, bồi dưỡng đại biểu tham dự.
2. Chi bồi dưỡng các cuộc họp:
a) Các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
- Chủ trì cuộc họp: 200.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi.
- Các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.
b) Các cuộc họp khác liên quan đến công tác bầu cử:
- Chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự: 80.000 đồng/người/buổi.
- Các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.
3. Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn công tác được chi như sau:
a) Trưởng đoàn giám sát: 200.000 đồng/người/buổi.
b) Thành viên chính thức của đoàn giám sát: 100.000 đồng/người/buổi.
c) Cán bộ, công chức, viên chức phục vụ đoàn giám sát:
- Phục vụ trực tiếp đoàn giám sát: 80.000 đồng/người /buổi.
- Phục vụ gián tiếp đoàn giám sát (Lái xe, bảo vệ lãnh đạo): 50.000 đồng/người/buổi.
d) Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát:
- Báo cáo tổng hợp kết quả của từng đoàn công tác; báo cáo tổng hợp kết quả của đợt kiểm tra, giám sát; báo cáo tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra, giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia: 2.500.000 đồng/báo cáo.
- Chi tham gia ý kiến bằng văn bản: Thực hiện theo Khoản 2 Điều 14 Nghị Quyết 524/2012/UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội, mức chi từ 100.000 đồng - 300.000 đồng/người/lần, tổng mức chi xin ý kiến tối đa là: 1.000.000 đồng/người/văn bản.
- Chỉnh lý, hoàn chỉnh báo cáo: 600.000 đồng/báo cáo.
4. Chi xây dựng văn bản:
a) Chi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bầu cử: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
b) Chi xây dựng các văn bản ngoài phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ liên quan đến công tác bầu cử, có phạm vi toàn quốc do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành (kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, báo cáo sơ kết, tổng kết, biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước):
- Xây dựng văn bản: 2.000.000 đồng/văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý).
- Chi tham gia ý kiến bằng văn bản: Mức chi từ 100.000 đồng - 300.000 đồng/người/lần, tổng mức chi xin ý kiến tối đa là: 1.000.000 đồng/người/văn bản.
5. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:
a) Bồi dưỡng theo mức khoán/tháng đối với các đối tượng sau:
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Trưởng các Tiểu ban Hội đồng bầu cử quốc gia: Mức 2.000.000 đồng/người/tháng.
- Thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Phó Trưởng các Tiểu ban, thành viên các Tiểu ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia: 1.800.000 đồng/người/tháng.
- Thành viên thuộc Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia: 1.500.000 đồng/người/tháng.
Thời gian hưởng chế độ bồi dưỡng phục vụ công tác bầu cử thực hiện theo thực tế; tối đa không quá 5 tháng. Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau chỉ được hưởng mức bồi dưỡng cao nhất. Danh sách chi bồi dưỡng thực hiện theo Nghị quyết, Quyết định thành lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các đối tượng được huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử (ngoài các đối tượng đã được huy động, trưng tập tham gia tại các Tiểu ban, các tổ giúp việc Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia) mức bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày; thời gian hưởng chế độ chi bồi dưỡng không quá 15 ngày (không bao gồm những ngày tham gia đoàn kiểm tra, giám sát; phục vụ trực tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử);
Trường hợp thời gian huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử lớn hơn 15 ngày, thực hiện chi bồi dưỡng theo mức chi tối đa: 1.500.000 đồng/người/tháng trên cơ sở quyết định, văn bản huy động, trưng tập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Riêng 02 ngày (ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử): chi bồi dưỡng 120.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với tất cả các lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ bầu cử; danh sách đối tượng được hưởng chế độ chi bồi dưỡng theo các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chi khoán hỗ trợ cước điện thoại di động cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:
a) Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Trưởng các Tiểu ban Hội đồng bầu cử quốc gia: 400.000 đồng/người/tháng;
b) Thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Phó Trưởng các Tiểu ban, thành viên các Tiểu ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia; thường trực tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo công tác bầu cử của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thường trực giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 300.000 đồng/người/tháng;
c) Thành viên thuộc Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia: 200.000 đồng/người/tháng;
d) Trường hợp cần thiết, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định danh sách cán bộ tham gia phục vụ công tác bầu cử được hỗ trợ cước điện thoại di động, mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/người/tháng;
đ) Thời gian hưởng hỗ trợ cước điện thoại di động theo thực tế nhưng tối đa không quá 5 tháng.
7. Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử:
a) Người được giao trực tiếp công dân: 80.000 đồng/người/buổi;
b) Người phục vụ trực tiếp việc tiếp công dân: 60.000 đồng/người/buổi;
c) Người phục vụ gián tiếp việc tiếp công dân: 50.000 đồng/người/buổi.
8. Chi đóng hòm phiếu:
Trường hợp hòm phiếu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi không quá: 350.000 đồng/hòm phiếu.
9. Chi khắc dấu:
Trường hợp dấu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 250.000 đồng/dấu, mức chi không bao gồm lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (lệ phí khắc dấu), được miễn theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BTC ngày 24/03/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 193/2010/TT-BTC ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Tài chính ban hành.
10. Chi xây dựng, cập nhật, vận hành trang thông tin điện tử về công tác bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia: Thực hiện theo Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
11. Chi công tác tuyên truyền, in ấn: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu.
12. Các khoản chi phát sinh theo thực tế chưa được quy định mức chi tại văn bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Văn phòng Quốc hội thống nhất quy định bổ sung; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành bằng văn bản để triển khai thực hiện.
Các trường hợp đặc biệt phát sinh vượt quá thẩm quyền của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.
Điều 4. Mức chi tại địa phương
1. Chi tổ chức hội nghị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính (nếu có).
2. Chi bồi dưỡng, hỗ trợ (phương tiện, liên lạc) cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử; chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử; chi xây dựng văn bản; chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử:
Căn cứ mức kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử do ngân sách Trung ương đảm bảo theo thông báo, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử đại biểu cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố về mức chi cụ thể tại địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành các mức chi cụ thể bằng văn bản và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
3. Các nội dung chi khác: Thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành, thanh toán theo thực tế, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trên cơ sở dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí bầu cử thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư này hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
1. Về lập dự toán:
a) Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: Căn cứ nhiệm vụ, hoạt động phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được Hội đồng bầu cử quốc gia giao, căn cứ các chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này và các chế độ chi tiêu hiện hành, các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chủ trì tổ chức các hoạt động bầu cử, xây dựng dự toán kinh phí phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 gửi Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, đồng gửi Bộ Tài chính.
b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Căn cứ số lượng cử tri tại địa phương, căn cứ các chế độ chi tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Tổ bầu cử, Ban bầu cử (Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã) xây dựng dự toán kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình gửi Ủy ban bầu cử cùng cấp tổng hợp gửi Ủy ban bầu cử cấp trên.
Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ số lượng Ủy Ban bầu cử các cấp; Ban bầu cử (Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã); số tổ bầu cử; số thành viên thuộc các Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử; số lượng cử tri tại địa phương; căn cứ các chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này và các chế độ chi tiêu hiện hành, tổng hợp, thẩm định kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của địa phương gửi Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, đồng gửi Bộ Tài chính.
c) Trên cơ sở dự toán kinh phí do các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia, gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Về phân bổ và giao dự toán:
a) Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu đồng nhân dân các cấp, Bộ Tài chính thông báo mức kinh phí bầu cử cho Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chủ trì tổ chức chuẩn bị bầu cử;
b) Căn cứ mức kinh phí bầu cử được Bộ Tài chính thông báo, căn cứ vào số cử tri có trên địa bàn, đặc điểm của từng vùng, khu vực, Uỷ ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án phân bổ kinh phí bầu cử và giao cho Sở Tài chính thông báo kinh phí bầu cử cho các cơ quan, tổ chức liên quan ở cấp tỉnh và các Ủy ban bầu cử cấp huyện. Ủy ban bầu cử cấp huyện quyết định phân bổ kinh phí và giao cho Phòng Tài chính thông báo kinh phí bầu cử cho các Ủy ban bầu cử cấp xã, Tổ bầu cử, Ban bầu cử và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn.
Trường hợp Ủy ban bầu cử cấp huyện được thành lập trên cơ sở đơn vị bầu cử có từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì trụ sở Ủy ban bầu cử cấp huyện làm việc thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nào thì Ủy ban bầu cử cấp huyện phân bổ dự toán kinh phí bầu cử về cơ quan tài chính quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
3. Về hạch toán, quyết toán kinh phí:
a) Kinh phí bầu cử được hạch toán vào chi quản lý hành chính nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
b) Các Bộ, cơ quan, đơn vị ở Trung ương được phân bổ kinh phí bầu cử có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng các quy định chi tiêu tài chính hiện hành, cuối năm tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán năm của cơ quan, đơn vị mình;
c) Các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân bổ kinh phí bầu cử có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.
Trường hợp Tổ bầu cử, Ban bầu cử hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử công bố kết quả bầu cử mà công tác quyết toán kinh phí vẫn chưa hoàn tất thì Tổ trưởng Tổ bầu cử, Trưởng Ban bầu cử giao trách nhiệm và uỷ quyền cho Uỷ viên Tổ bầu cử, Uỷ viên Ban bầu cử là đại diện Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí với cơ quan tài chính cùng cấp.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra xét duyệt quyết toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí phục vụ bầu cử; Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp kinh phí bầu cử đã sử dụng vào báo cáo quyết toán ngân sách địa phương và quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.
d) Kết thúc hoạt động bầu cử, trong vòng 90 ngày, các Bộ, cơ quan Trung ương và các Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tình hình phân bổ và sử dụng kinh phí bầu cử về Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.
6. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 29 tháng 02 năm 2016
2. Đối với khối lượng công việc của các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện trước khi văn bản này có hiệu lực; các Bộ, ngành, địa phương căn cứ quy định tại văn bản này và chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ để quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phản ánh về Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, Bộ Tài chính để xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Mặt trận TQ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "14/01/2016",
"sign_number": "06/2016/TT-BTC",
"signer": "Huỳnh Quang Hải",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-42-KH-UBND-xay-dung-nep-song-van-hoa-van-minh-do-thi-Can-Tho-2016-2017-314970.aspx | Kế hoạch 42/KH-UBND xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị Cần Thơ 2016 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 12 tháng 4 năm 2016
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA - VĂN MINH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
Căn cứ Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân thành phố về chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị (NSVH – VMĐT) trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3483/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng NSVH - VMĐT” trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án);
Ủy ban nhân dân thành phố đề ra kế hoạch xây dựng NSVH – VMĐT trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2017, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, trách nhiệm của Sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng Nhân dân trong xây dựng nếp NSVH – VMĐT trên địa bàn thành phố.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương xây dựng NSVH – VMĐT trên địa bàn thành phố từ nay đến cuối năm 2017, kết hợp triển khai đồng bộ các biện pháp; thực hiện nghiêm các chế tài theo quy định pháp luật để thực hiện đạt mục tiêu, nội dung và giải pháp đề ra.
- Hình thành nét văn hóa đặc trưng của người Cần Thơ, xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch” theo Nghị quyết số 45- NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng NSVH – VMĐT theo 5 nội dung chính của Đề án:
- Về trật tự đô thị: Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không lấn chiếm vỉa hè để sử dụng vào mục đích khác ngoài việc dành cho người đi bộ. Tổ chức sắp xếp chỗ đậu xe dưới lòng đường phù hợp với quy hoạch và đúng nơi quy định. Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về trật tự đô thị.
- Về vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị: Tuyên truyền vận động cán bộ, Nhân dân nâng cao nhận thức thẩm mỹ, trang phục đẹp, lịch sự khi ra đường phố, nơi công cộng, công sở. Phổ biến, tuyên truyền những quy định của pháp luật về quảng cáo, viết, vẽ, đặt biển hiệu để các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân chấp hành nghiêm. Song song với tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị “sáng - xanh - sạch - đẹp”, điều chỉnh những thói quen, những hành vi kém văn minh, lịch sự góp phần tạo mỹ quan đô thị. Có biện pháp cứng rắn giải quyết các tệ nạn xã hội ở công viên, người lang thang, ăn xin, trẻ em cơ nhỡ đưa vào các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc gửi về địa phương, gia đình quản lý, giáo dục, có cam kết giữa bên giao và bên nhận không để đối tượng trở lại thành phố. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở, hộ kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, có hình thức xử lý kịp thời theo qui định của pháp luật.
- Về an toàn giao thông đô thị: Thực hiện tốt công tác bảo trì và duy tu sửa chữa hệ thống cầu, đường bộ, chiếu sáng công cộng, bổ sung biển báo, chỉnh trang hành lang đường bộ để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông. Có phương án phối hợp giữa các lực lượng chức năng và các địa phương để tăng cường điều tiết giao thông trong giờ cao điểm, không để ùn tắc giao thông. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, giáo dục, vận động Nhân dân thực hiện tốt văn hóa giao thông. Tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.
- Về an ninh trật tự, an toàn xã hội: Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm; nắm chặt tình hình, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại của bọn phản động và các thế lực thù địch; triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chống biểu tình gây rối, bạo loạn; các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, đình công, lãn công, không để hình thành điểm nóng về an ninh trật tự. Quản lý tốt số đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội tại từng địa bàn, thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh, xử lý từng loại đối tượng nổi lên tại địa bàn, đối tượng từ nơi khác đến, đối tượng hoạt động liên tỉnh; đẩy mạnh truy bắt số đối tượng có lệnh truy nã thuộc loại nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, kiềm chế tiến tới đẩy lùi sự gia tăng của tội phạm nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, môi trường, công nghệ cao, tội phạm về ma túy và tệ nạn xã hội.
- Về hành vi ứng xử nơi công cộng: Nâng cao nhận thức và xây dựng nét văn hóa ứng xử, giao tiếp trong đời sống cộng đồng; đề cao lối sống văn hóa, nếp sống văn minh, quan hệ cộng đồng thân thiện, nhân ái. Đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh đô thị vào quy ước của ấp, khu vực để sinh hoạt sâu rộng trong Nhân dân tạo sự tác động đến nhận thức, hành động của người dân, từ đó tích cực hưởng ứng xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng ấp, khu vực, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; chợ, công viên, trường học văn minh..v.v..
b) Tiếp tục tuyên truyền, vận động không thực hiện 7 nhóm hành vi; tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm các nhóm hành vi này
- Không bán hàng rong trước cổng trường học, bệnh viện: Tuyên truyền giáo dục vận động học sinh ở các cấp học không mua hàng rong trước cổng trường. Dựng biển báo và thông báo công khai cho Nhân dân và người bán hàng rong không được bày, bán tại khu vực trường học, bệnh viện. Ưu tiên cho những người bán hàng rong thuộc diện hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, học và chuyển đổi nghề.
- Không xả rác thải, xác súc vật, phóng uế ra lòng đường và những nơi công cộng: 100% hộ gia đình ở nội ô thành phố có hợp đồng thu gom rác, không để tình trạng chăn, dắt, thả súc vật chạy rong, phóng uế trên đường phố; lòng đường, vỉa hè luôn được quét dọn thường xuyên, không để nước đọng, rác thải đổ ra mặt đường, vỉa hè. Các tuyến đường ở nội ô được lắp đặt thùng rác, Nhà vệ sinh công cộng hợp lý đảm bảo thẩm mỹ và phù hợp với cảnh quan, thuận lợi cho người dân có nhu cầu sử dụng. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng; xây dựng đề án, tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý rác thải. Kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm công nghiệp, kênh rạch, nước thải y tế, chất lượng vệ sinh đô thị, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Không phát tờ rơi, dán quảng cáo, viết làm hoen bẩn hàng rào, vách tường, cột điện, cây xanh, treo pa-nô, áp phích không đúng nơi quy định: Phổ biến, tuyên truyền những quy định của pháp luật về quảng cáo, đặt biển hiệu để các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân chấp hành nghiêm, góp phần tạo mỹ quan đô thị, 100% các tuyến đường trọng điểm không còn tình trạng quảng cáo không đúng quy định.
- Không lấn chiếm, chiếm giữ, chiếm dụng trái phép vỉa hè; đá bóng, đá cầu, đánh cầu lông, thả diều trên lòng, lề đường: Vận động các tầng lớp Nhân dân không vi phạm luật giao thông đường bộ; không đua xe trái phép; không lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, mua bán gây ách tắc giao thông, không còn lối đi cho người đi bộ. Mỗi quận, huyện chọn những tuyến đường trọng điểm để thực hiện chủ trương lề thông, hè thoáng, sạch đẹp, an toàn. Tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự giao thông và trật tự công cộng, không để tình trạng chợ tự phát diễn ra. Khẩn trương triển khai thực hiện Quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố theo Quyết định 01/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
- Không say rượu, bia gây gỗ, đánh nhau, lôi kéo, kích động người khác gây mất trật tự công cộng; không nói tục, chửi thề nơi công cộng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa giao tiếp cộng đồng. Biên soạn chương trình, nội dung tuyên truyền; lựa chọn, sử dụng các biện pháp thông tin tuyên truyền hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng; phổ biến đầy đủ đến mọi người dân và cán bộ, công chức, người lao động về nội dung xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm nếp sống văn hóa trong lĩnh vực giao tiếp cộng đồng.
- Không gây tiếng động lớn ảnh hưởng đến người xung quanh trong thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ trưa và từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau: Tập trung các giải pháp nhằm tăng cường phòng chống các hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp; đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm nếp sống văn hóa. Từng bước hình thành thói quen và nếp sống văn minh cho mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức, người lao động. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ gia đình, quán bar, tụ điểm karaoke, vũ trường, các cơ sở kinh doanh băng đĩa nhạc, quán cà phê và các cơ sở kinh doanh khác có sử dụng âm thanh về quy định giờ hoạt động, kinh doanh.
- Không hút thuốc lá nơi công cộng hoặc nơi có quy định cấm: Thường xuyên tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá trên báo, đài phát thanh - truyền hình và trong các cuộc mít tinh, diễu hành trong các dịp lễ, tết, lồng ghép với các hoạt động giáo dục sức khỏe tại địa phương.
100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động không hút thuốc lá khi làm nhiệm vụ, khi học tập, hội họp trong hội trường, phòng họp, phòng làm việc, trụ sở cơ quan, nơi ở tập thể, doanh trại, đơn vị và nơi công cộng. Kiểm soát chặt chẽ việc cấm quảng cáo, tiếp thị thuốc lá, việc in ấn nhãn hiệu bao thuốc lá, xây dựng nếp sống văn hóa không mời và không hút thuốc lá, đưa nội dung giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giảng dạy trong các trường học. Thực hiện xây dựng trường học, bệnh viện không có thuốc lá.
c) Xây dựng các mô hình điểm về NSVH - VMĐT
Tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình “Phường, thị trấn sạch rác” và “Tuyến đường văn minh đô thị” theo Hướng dẫn số 70/HD-BCĐ ngày 20 tháng 5 năm 2014, của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị” thành phố. Phấn đấu đến cuối năm 2017, mỗi quận, huyện đều xây dựng và nhân rộng được mô hình“Phường, Thị trấn sạch rác” và “Tuyến đường văn minh đô thị” trên toàn địa bàn.
d) Thể chế hóa tiêu chí xây dựng con người Cần Thơ theo Nghị quyết số 45-NQ/TW
- Triển khai, phát động xây dựng con người Cần Thơ từ kết quả đề tài khoa học Xây dựng con người Cần Thơ “Trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch” theo Nghị quyết số 45-NQ/TW do Ban Tuyên giáo Thành ủy làm chủ nhiệm đề tài, đã được nghiệm thu.
- Xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển con người Cần Thơ đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Cần Thơ đến năm 2030” gắn với tiếp tục thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
đ) Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
- Đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đưa mục tiêu, nhiệm vụ này vào kế hoạch hoạt động của chính quyền địa phương hàng năm để thực hiện. Chú trọng, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, gắn với các cuộc hội họp bình xét gia đình văn hóa, ấp, khu vực, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, nâng dần ý thức trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Xây dựng điểm và nhân rộng các mô hình, điển hình trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thực hiện tổ chức việc cưới, việc tang theo những quy định sau:
+ Việc cưới: Thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định pháp luật; tổ chức mừng lễ cưới đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của địa phương, tôn giáo, dân tộc và hoàn cảnh hai gia đình. Khuyến khích kết hợp tổ chức lễ trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn cho nhiều đôi nam nữ cùng một thời điểm; tổ chức trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Việc tang: Làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu, hình thành những nét sinh hoạt văn hóa mới, văn minh, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Tổ chức đám tang chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình; khuyến khích hình thức hỏa táng; không rải vàng mã trên đường đưa tang.
- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán theo hướng tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang và lễ hội; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không phô trương hình thức.
2. Giải pháp:
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Các cấp ủy Đảng, chính quyền có kế hoạch tập trung chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện của cả hệ thống chính trị, xác định yêu cầu xây dựng NSVH
- VMĐT là mục tiêu quan trọng của thành phố cần phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, có kế hoạch cụ thể trong từng năm, trong đó xác định nội dung trọng tâm, chỉ tiêu cụ thể ở mỗi giai đoạn. Tuyên dương, khen thưởng cho các địa phương, tập thể thực hiện tốt, có mô hình hay hoặc xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đô thị trên địa bàn đạt kết quả nhanh chóng và có sự chuyển biến rõ nét.
b) Công tác tuyên truyền, vận động
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm quán triệt trong cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ chủ trương của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố để mọi người biết và đồng tình hưởng ứng.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các Đoàn thể chính trị - xã hội thành phố có kế hoạch phát động trong hệ thống, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt NSVH - VMĐT.
- Các cơ quan thông tin đại chúng từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn có kế hoạch tuyên truyền, cổ động thường xuyên thực hiện chủ đề theo từng năm về xây dựng NSVH - VMĐT thành phố; phản ánh kịp thời, gương người tốt việc tốt, những kết quả làm hay và ý kiến tâm huyết của Nhân dân về xây dựng NSVH - VMĐT.
c) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra kịp thời chấn chỉnh và xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào thành phố
- Chủ trì, tham mưu đôn đốc, phối hợp với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể có liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công theo Kế hoạch.
- Hàng năm, tham mưu tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, khen thưởng và triển khai công tác giai đoạn tiếp theo. Tổng hợp báo cáo của các Sở, ban ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện để báo cáo cấp trên theo quy chế.
- Lồng ghép nội dung xây dựng NSVH - VMĐT vào phong trào “TDĐKXDĐSVH”, nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào.
b) Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện NSVH - VMĐT trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2016 – 2017 theo từng ngành, lĩnh vực phụ trách, chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện và có chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện các tiểu Đề án do mình phụ trách trước Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tiếp tục tuyên truyền về chủ trương xây dựng NSVH - VMĐT, tập trung tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện 7 nhóm hành vi theo Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND. Quan tâm lồng ghép, nâng cao chất lượng các phong trào quần chúng khác gắn với việc xây dựng NSVH - VMĐT.
c) Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Căn cứ vào tình hình thực tế, đề ra kế hoạch thực hiện chủ trương xây dựng NSVH - VMĐT theo từng cấp. Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan và chỉ đạo cho các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện NSVH - VMĐT của Nhân dân trên địa bàn.
- Mỗi quận, huyện chọn những mô hình phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương để tập trung chỉ đạo, nhằm tạo chuyển biến, từ đó nhân rộng mô hình, điển hình có hiệu quả cao trên địa bàn.
d) Chế độ thông tin, báo cáo
- Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo phong trào thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo kết quả việc thực hiện Kế hoạch này vào ngày 15 mỗi tháng cuối quý và tổ chức sơ kết mỗi năm, gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cuối năm 2017, Ban Chỉ đạo phong trào các quận, huyện và thành phố tổ chức tổng kết kết quả xây dựng NSVH – VMĐT giai đoạn 2016 - 2017, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
2. Kinh phí thực hiện:
- Các sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố lập dự trù kinh phí xây dựng NSVH - VMĐT hàng năm, gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào cuối quý III để tổng hợp, thông qua Sở Tài chính, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phân bổ.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổng hợp dự trù kinh phí xây dựng NSVH - VMĐT hàng năm của các Phòng, ban ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo phong trào quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thông qua Phòng Tài chính trình Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét, phân bổ.
Nhận được kế hoạch này, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND TP;
- TT. UBND TP;
- Các Ban, Đảng TP;
- Các Sở, Ban ngành TP;
- UBMTTQVN TP và các Đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- VP UBND TP;
- Lưu VT. Tâm
Tháng 4/4231 KH xay dung nep song i
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Tâm | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "12/04/2016",
"sign_number": "42/KH-UBND",
"signer": "Lê Văn Tâm",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-10-CT-BCT-nam-2012-su-dung-van-ban-dien-tu-trong-hoat-dong-cua-co-quan-174141.aspx | Chỉ thị 10/CT-BCT năm 2012 sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/CT-BCT
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC BỘ
Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, trao đổi văn bản, tài liệu hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với các yêu cầu đặt ra, các cơ quan, đơn vị vẫn chưa tận dụng hiệu quả các hạ tầng kỹ thuật hiện có để thực sự tạo nên môi trường làm việc điện tử hiện đại, minh bạch, tiết kiệm chi phí, thời gian. Nhiều cơ quan, đơn vị đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, nhưng phần lớn các văn bản vẫn được trao đổi bằng hình thức giấy tờ truyền thống gây lãng phí thời gian và chi phí. Để khắc phục tình trạng này, nhằm tăng cường sử dụng văn bản điện tử như một hoạt động cải cách hành chính, chuyển từ phương thức làm việc chủ yếu dựa trên văn bản giấy sang phương thức làm việc qua mạng với văn bản điện tử, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện một số công việc sau:
1. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị.
- Sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi các loại văn bản sau: Giấy mời họp nội bộ; tài liệu phục vụ họp; văn bản để biết, để báo cáo; thông báo; các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc.
- Sử dụng phối hợp giữa hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong điều hành công việc; trong việc gửi, nhận văn bản hành chính giữa các cơ quan, đơn vị với nhau, tiến tới thay thế dần văn bản giấy; khuyến khích việc trao đổi các loại hồ sơ công việc và văn bản khác giữa các cơ quan, đơn vị qua mạng đến tất cả các cấp.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ để phục vụ việc tham khảo, sử dụng, lưu trữ trên máy tính; không sao chụp ra bản giấy để gửi đến các cơ quan, đơn vị; không gửi dự thảo văn bản in trên giấy để xin ý kiến. Công khai địa chỉ thư điện tử hoặc hệ thống thông tin dùng để gửi nhận văn bản điện tử.
3. Xây dựng và ban hành quy định bắt buộc thực hiện quản lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử qua mạng trong quy trình xử lý công việc của cơ quan, đơn vị.
4. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật các hệ thống thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản phục vụ công tác quản lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử giữa các đơn vị. Bảo đảm kinh phí nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các hệ thống thông tin hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng kết nối tới các đơn vị trực thuộc; coi đây là nhiệm vụ cấp bách được ưu tiên kinh phí trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
5. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm:
- Gương mẫu thực hiện việc điều hành quản lý công việc qua mạng;
- Quyết liệt chỉ đạo trong cơ quan, đơn vị sử dụng văn bản điện tử, ưu tiên nguồn lực để triển khai công tác này;
- Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình triển khai Chỉ thị tại đơn vị mình;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền, bắt buộc gửi kèm văn bản điện tử song song cùng văn bản giấy, tiến tới xử lý, trao đổi công việc chủ yếu qua môi trường mạng.
6. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
- Thực hiện nghiêm các quy định của cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng văn bản điện tử trong công việc;
- Sử dụng hộp thư điện tử được cơ quan, đơn vị cấp để trao đổi văn bản điện tử trong công việc;
- Thay đổi lề lối, thói quen làm việc, hướng tới môi trường làm việc điện tử, hiện đại, hiệu quả;
- Chủ động đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc.
7. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình sử dụng văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Lưu: VT, VP.
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "18/06/2012",
"sign_number": "10/CT-BCT",
"signer": "Vũ Huy Hoàng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-117-2016-TT-BQP-kiem-dinh-ky-thuat-an-toan-noi-gia-nhiet-dau-321334.aspx | Thông tư 117/2016/TT-BQP kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 117/2016/TT-BQP
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI NỒI GIA NHIỆT DẦU SỬ DỤNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG (QTKĐ 01:2016/BQP)
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với nồi gia nhiệt dầu sử dụng trong Bộ Quốc phòng.
Ký hiệu: QTKĐ 01:2016/BQP.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- BTTM, TCKT (3b), TCHC, TCCNQP;
- Các QK, QĐ, BĐ, QC, BC;
- BTL: BĐBP, CSBVN, TĐHN, BVLCTHCM;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế/BQP, Công báo, Cổng TTĐTCP, Cổng TTĐT/BQP;
- Lưu: VT, NCTH, PC: Q43.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Bế Xuân Trường
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
QTKĐ 01:2016/BQP
NỒI GIA NHIỆT DẦU
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2016/TT-BQP ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1 Phạm vi áp dụng
1.2 Đối tượng áp dụng
2 Các hình thức kiểm định
3 Tài liệu viện dẫn
4 Thuật ngữ và định nghĩa
4.1 Nồi ra nhiệt dầu sử dụng trong quân sự
4.2 Kiểm định kỹ thuật lần đầu
4.3 Kiểm định kỹ thuật định kỳ
4.4 Kiểm định kỹ thuật bất thường
5 Các bước kiểm định
6 Phương tiện kiểm định
7 Điều kiện kiểm định
8 Chuẩn bị kiểm định
8.1 Thống nhất kế hoạch kiểm định
8.2 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch
8.3 Chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị kiểm định
8.4 Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi kiểm định.
9 Tiến hành kiểm định
9.1 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
9.2 Kiểm tra kỹ thuật bên trong
9.3 Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
9.4 Kiểm tra vận hành
10 Xử lý kết quả kiểm định
11 Thời hạn kiểm định
Lời nói đầu
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với nồi gia nhiệt dầu sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 01:2016/BQP) do Tổng cục Kỹ thuật biên soạn, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số 117/2016/TT-BQP ngày 30 tháng 8 năm 2016.
NỒI GIA NHIỆT DẦU
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng:
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các nồi gia nhiệt dầu có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 bar, thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành.
Căn cứ vào quy trình này, đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn trong Quân đội áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại nồi gia nhiệt dầu nhưng không được trái với quy định của quy trình này. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng các nồi gia nhiệt dầu có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kiểm định theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối tượng áp dụng:
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong Quân đội quản lý, sử dụng nồi gia nhiệt dầu (gọi chung là cơ sở);
- Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn trong Quân đội;
- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
2. CÁC HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu phải được thực hiện đầy đủ trong những trường hợp sau:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, trước khi đưa vào sử dụng;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường.
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- QCVN 01:2008-BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- TCVN 7704:2007 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
- TCVN 8366:2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
- TCVN 6155:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
- TCVN 6156:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
- TCVN 6158:1996 - Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6159:1996 - Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng - Phương pháp thử;
- TCVN 6008:2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
- TCVN/QS 960:2012 - Hệ thống chống sét kho đạn dược.
- TCVN 9358:2012 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - yêu cầu chung.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
4. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
4.1. Nồi gia nhiệt dầu sử dụng trong quân sự:
Là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải lên nhiệt độ cao mà nguồn cung cấp là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt dùng cho mục đích quân sự.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào để sử dụng lần đầu.
4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
5. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị kiểm định;
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật;
Bước 3. Kiểm tra bên ngoài, bên trong;
Bước 4. Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
Bước 6. Xử lý kết quả kiểm định;
Bước 5. Kiểm tra vận hành.
Lưu ý:
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục I và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
6. PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH
Các phương tiện phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và còn hạn kiểm định, bao gồm:
6.1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:
- Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12 V, nếu nồi làm việc với môi chất dễ cháy nổ phải dùng đèn an toàn phòng nổ.
- Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3 kg đến 0,5 kg;
- Kính lúp có độ phóng đại phù hợp với đối tượng kiểm tra;
- Dụng cụ đo đạc cơ khí: Thước cặp, thước dây;
- Thiết bị kiểm tra bên trong: Thiết bị nội soi.
6.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín:
- Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;
- Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín.
6.3. Thiết bị, dụng cụ đo lường:
Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.
6.4. Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần):
- Thiết bị siêu âm chiều dầy;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.
7. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
7.1. Nồi gia nhiệt dầu phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
7.2. Hồ sơ, tài liệu của nồi gia nhiệt dầu phải đầy đủ;
7.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
7.4. Các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định đầy đủ và phù hợp với đối tượng kiểm định;
7.5. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định nồi gia nhiệt dầu.
8. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định nồi gia nhiệt dầu phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
8.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
8.1.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của nồi;
8.1.2. Tháo môi chất, làm sạch bên trong và bên ngoài nồi; thông rửa, vệ sinh hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt, bình dãn nở, các bộ phận khác trong hệ thống;
8.1.3. Tháo gỡ từng phần hoặc toàn bộ lớp bọc bảo ôn cách nhiệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ kim loại thành nồi bị hư hỏng. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh (nếu có);
8.1.4. Chuẩn bị các công việc đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi;
8.1.5. Các nồi đặt dưới mặt đất nếu khó xem xét thì phải đưa lên giá, bệ nếu được hoặc áp dụng các biện pháp khác phù hợp để kiểm tra:
8.1.6. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
8.2.1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Kiểm tra lý lịch: Theo mẫu tại QCVN 01-2008, lưu ý xem xét các tài liệu sau:
+ Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo nồi và hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt, kim loại hàn, dầu tải nhiệt sử dụng;
+ Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
+ Bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, chứng chỉ dầu tải nhiệt;
+ Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
- Hồ sơ xuất xưởng của nồi:
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
- Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ nồi (nếu có);
- Hồ sơ lắp đặt nồi:
+ Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
+ Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
+ Những số liệu về hàn như: Công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
+ Các biên bản kiểm định từng bộ phận nồi (nếu có);
+ Các tài liệu về kiểm tra khác đối với các bộ phận của nồi và hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt. Chứng chỉ dầu tải nhiệt sử dụng.
8.2.2. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định nồi lần trước;
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra nồi (nếu có).
8.2.3. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nồi;
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
- Trường hợp sau khi nồi không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra hồ sơ, lý lịch đạt yêu cầu khi:
- Lý lịch nồi gia nhiệt dầu đầy đủ và đáp ứng Điều 2.4 QCVN 01-2008-BLĐTBXH;
- Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung theo Điều 3.2.2 QCVN 01-2008-BLĐTBXH.
8.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định nồi.
8.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định nồi.
9. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định nồi gia nhiệt dầu phải thực hiện theo trình tự sau:
9.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
9.1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt;
9.1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành;
9.1.3. Sàn thao tác, cầu thang, giá treo (nếu có);
9.1.4. Dây treo, giá đỡ, cách nhiệt, ký hiệu đường ống dẫn dầu tải nhiệt;
9.1.5. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có);
9.1.6. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác so với hồ sơ lý lịch;
9.1.7. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định;
9.1.8. Các loại van lắp trên nồi về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định;
9.1.9. Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của nồi gia nhiệt dầu;
9.1.10. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực bên ngoài của nồi. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn;
9.1.11. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn cách nhiệt (nếu có);
9.1.12. Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra bên ngoài nồi gia nhiệt dầu đạt yêu cầu khi:
- Đáp ứng theo thiết kế của nhà chế tạo và các quy định tại Mục 3 TCVN 6155:1996;
- Đáp ứng các quy định theo Mục 8 TCVN 8366:2010;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định, dấu vết xì môi chất ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối.
9.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
9.2.1. Kiểm tra kết cấu bên trong, các bộ phận tiếp nhiệt của nồi;
9.2.2. Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của nồi;
9.2.3. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực bên trong của nồi. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn;
9.2.4. Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: Hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra;
9.2.5. Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của nồi, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được;
9.2.6. Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của nồi, người sử dụng cần phải tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp bảo ôn cách nhiệt, một số bộ phận có nghi ngờ để kiểm tra;
9.2.7. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực của nồi (thành bị mỏng, các mối nối mòn...) cần giảm thông số làm việc của nồi. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra bên trong nồi gia nhiệt dầu đạt yêu cầu khi:
- Đáp ứng theo thiết kế của nhà chế tạo và các quy định tại Mục 3 TCVN 8366:2010;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối.
9.3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:
9.3.1. Nồi gia nhiệt dầu được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt, khi vận chuyển, lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt;
9.3.2. Khi kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.
9.3.3. Thử bền:
Thời hạn thử bền nồi không quá 6 năm một lần, trong trường hợp kiểm định bất thường theo Mục 3.12 TCVN 6156:1996 thì phải tiến hành thử bền với các yêu cầu như sau:
- Môi chất thử là chất lỏng (nước, dầu tải nhiệt), chất khí (khí trơ, không khí). Nhiệt độ môi chất thử dưới 50 °C và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5 °C;
- Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử được quy định trong Bảng 1 và Bảng 2:
Bảng 1
Áp suất, thời gian duy trì thử bền sau khi lắp đặt lần đầu
Áp suất thiết kế
(bar)
Áp suất thử
(bar)
Thời gian duy trì
(phút)
p ≤ 5
2plv nhưng không nhỏ hơn 2 bar
20
p > 5
1,5plv nhưng không nhỏ hơn 10 bar
20
Bảng 2
Áp suất, thời gian duy trì thử bền khi kiểm định định kỳ, bất thường
Áp suất làm việc định mức (bar)
Áp suất thử
(bar)
Thời gian duy trì
(phút)
plv ≤ 5
1,5 plv nhưng không nhỏ hơn 2 bar
05
plv > 5
1,25 plv nhưng không nhỏ hơn plv + 3 bar
05
Ghi chú: plv - Áp suất làm việc.
- Trình tự thử bền:
+ Nạp môi chất thử: Nạp đầy môi chất thử vào hệ thống (lưu ý việc xả khí khi thử bằng chất lỏng);
+ Tăng áp suất lên đến áp suất thử (lưu ý tăng từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng nồi và nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử;
+ Duy trì áp suất thử theo quy định;
+ Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về 0; khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được;
- Trường hợp không có điều kiện thử bằng chất lỏng do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả môi chất lỏng, do có lớp lót bên trong ngăn cản việc cho môi chất lỏng vào, cho phép thử bền bằng khí:
+ Việc thử khí chỉ cho phép khi có kết quả tốt về kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong và phải tính toán kiểm tra bền trên cơ sở dữ liệu đo đạc trực tiếp trên nồi;
+ Khi thử khí phải áp dụng biện pháp an toàn sau:
* Van và áp kế trên đường ống nạp khí phải đưa ra xa chỗ đặt nồi hoặc để ngoài buồng đặt nồi;
* Trong thời gian nồi thử khí, người không có trách nhiệm phải tránh ra vị trí an toàn.
+ Kiểm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác. Nghiêm cấm gõ búa lên thành nồi trong khi thử bằng áp lực khí.
Đánh giá:
Kết quả thử bền nồi gia nhiệt dầu đạt yêu cầu khi:
- Không có hiện tượng nứt;
- Không có bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối hàn, mối nối;
- Không có hiện tượng biến dạng;
- Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử, nếu do xì hở ở các van, mặt bích... mà áp suất thử giảm không quá 5 % áp suất thử trong thời gian duy trì thì cũng coi như việc thử bền đạt yêu cầu.
9.3.4. Thử kín:
- Môi chất thử là khí trơ hoặc không khí;
- Áp suất thử bằng áp suất làm việc định mức;
- Thời gian duy trì áp suất thử kín đảm bảo được sự ổn định của áp suất môi chất thử và thời gian kiểm tra nhưng không ít hơn 30 phút;
- Trình tự thử: Nạp môi chất thử vào hệ thống và tăng áp suất đến đến áp suất thử;
- Phát hiện các rò rỉ bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác.
Đánh giá:
Kết quả thử kín nồi gia nhiệt dầu đạt yêu cầu khi:
- Không có sự rò rỉ khí;
- Độ sụt áp cho phép trong thời gian duy trì áp suất thử: ≤ 0,5 % áp suất thử.
9.4. Kiểm tra vận hành:
9.4.1. Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để có thể đưa nồi vào vận hành;
9.4.2. Kiểm tra tình trạng làm việc của nồi và các phụ kiện kèm theo; sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ;
9.4.3. Khi nồi làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn.
Có thể cho phép hiệu chỉnh và niêm chì van an toàn trên thiết bị chuyên dùng không cùng quá trình thử vận hành và phải lắp vào nồi trước khi kiểm tra vận hành;
9.4.4. Giá trị hiệu chỉnh van an toàn:
Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá giá trị dưới đây:
- plv + 0,5 bar - Khi áp suất làm việc đến 3 bar;
- plv + 10 % plv - Khi áp suất làm việc trên 3 bar.
Đánh giá:
Kết quả thử vận hành nồi gia nhiệt dầu đạt yêu cầu khi:
Nồi, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
10. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
10.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này.
10.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
10.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của nồi (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định và đóng dấu kiểm định).
10.4. Dán tem kiểm định: Kiểm định viên dán tem kiểm định khi nồi đạt yêu cầu (mẫu tem kiểm định theo quy định của Bộ Quốc phòng). Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.
10.5. Chứng nhận kết quả kiểm định:
- Khi nồi đạt được các yêu cầu kỹ thuật an toàn, đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho nồi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở;
- Khi nồi được kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện theo 10.1 và 10.2; chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định trong đó phải ghi rõ lý do nồi không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động trong Quân đội.
11. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
11.1. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ nồi là 02 năm; thời hạn thử bền nồi không quá 06 năm một lần. Đối với các nồi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
11.2. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
11.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
11.4. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
11.5. Những trường hợp phải kiểm định bất thường, thực hiện theo Mục 4.5 Quy trình này.
PHỤ LỤC I
MẪU BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
(Cơ quan quản lý cấp trên)
(Tên đơn vị KĐ)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ….. tháng ….. năm 20…..
BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
(Ghi đầy đủ thông số kiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)
I. Thông tin chung
Tên thiết bị: ........................................................................................................................
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ...........................................................................................
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): .......................................................................................
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: .........................................................................................................
Nội dung buổi làm việc với cơ sở:
- Làm việc với ai: (thông tin) ..............................................................................................
- Người chứng kiến: ...........................................................................................................
II. Kiểm tra hồ sơ
1. Kiểm định lần đầu
a) Hồ sơ xuất xưởng:
- Lý lịch của nồi;
- Bản vẽ cấu tạo của nồi;
- Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng;
- Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng kim loại chế tạo, kim loại hàn, mối hàn.
b) Hồ sơ lắp đặt:
- Thiết kế lắp đặt;
- Biên bản nghiệm thu.
c) Các chứng chỉ kiểm tra về đo lường:
- Phiếu kiểm định áp kế;
- Biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét;
- Biên bản kiểm tra thiết bị bảo vệ.
2. Kiểm định định kỳ và bất thường
a) Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
b) Nhật ký vận hành.
c) Sổ theo dõi sửa chữa và bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
d) Hồ sơ về sửa chữa; biên bản kiểm tra về chất lượng sửa chữa, thay đổi.
III. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
1. Kiểm tra bên ngoài
a) Vị trí lắp đặt (khoảng cách với tường, giữa các thiết bị):
b) Ánh sáng vận hành:
c) Thông gió:
d) Cầu thang, sàn thao tác:
e) Van an toàn:
g) Thông số kỹ thuật so với lý lịch:
- Mã hiệu:
- Số chế tạo:
- Nước chế tạo:
- Tháng năm chế tạo:
- Áp suất thiết kế:
- Áp suất làm việc:
- Nhiệt độ làm việc:
- Dung tích:
- Môi chất làm việc:
h) Tình trạng han gỉ, rạn, nứt, phồng, dộp thành kim loại nồi:
i) Tình trạng sơn, bảo ôn:
k) Hệ thống cấp dầu, bình gom dầu, quạt gió, quạt khói:
l) Hệ thống cấp nhiên liệu, thải xỉ:
2. Kiểm tra bên trong
a) Thiết bị sử dụng khi kiểm tra:
b) Tình trạng cặn bẩn:
c) Bề mặt kim loại, mối hàn:
- Móp méo:
- Phồng:
- Han gỉ:
- Rạn nứt:
3. Tình trạng của thiết bị kiểm tra, an toàn, dụng cụ đo kiểm
- Van an toàn (số lượng, loại, DN, PN, áp suất đặt):
- Áp kế (số lượng, thang đo, đơn vị đo, cấp chính xác, số tem, thời hạn hiệu chuẩn):
- Đo mức (số lượng, loại):
IV. Thử bền, thử kín
1. Môi chất thử
2. Áp suất thử
3. Thời gian thử
4. Áp kế: Thang đo, đơn vị đo, cấp chính xác, số tem kiểm định.
5. Thiết bị cấp môi chất: Loại, số hiệu.
6. Kết quả
+ Tình trạng rò rỉ:
+ Độ tụt áp:
+ Tình trạng biến dạng:
V. Thử vận hành
1. Tình trạng làm việc của nồi
2. Tình trạng làm việc của thiết bị an toàn
- Van an toàn:
- Rơ le áp suất:
3. Tình trạng làm việc của thiết bị đo lường
- Áp kế:
- Đo mức:
+ Đo nhiệt độ:
4. Tình trạng làm việc của thiết bị phụ trợ
- Bơm tuần hoàn:
- Quạt hút, quạt đẩy:
- Bình giãn nở, bình gom, bơm dự phòng:
- Thiết bị cấp liệu và thải xỉ:
- Đường khói và ống khói:
- Các van khóa:
5. Tình trạng của thiết bị tự động
KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
PHỤ LỤC II
MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Cơ quan quản lý cấp trên)
(Tên tổ chức KĐ)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Nồi gia nhiệt dầu)
Số: …………/BBKĐ
Chúng tôi gồm:
1……………………………………… Số hiệu kiểm định viên:..............................................
2……………………………………... Số hiệu kiểm định viên:...............................................
Thuộc: ................................................................................................................................
Số đăng ký chứng nhận của đơn vị kiểm định:...................................................................
Đã tiến hành kiểm định:......................................................................................................
Của (ghi rõ tên cơ sở):........................................................................................................
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở):.........................................................................................
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt:..........................................................................................................
Quy trình kiểm định áp dụng:..............................................................................................
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:....................................................................
1………….……………………………………… Chức vụ:.........................................
2…………………………………………………. Chức vụ:.........................................
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NỒI
Loại, mã hiệu: ………………………………………………. Áp suất thiết kế:.................... bar
Số chế tạo: …………………………………………………. Áp suất làm việc: ................. bar
Năm chế tạo: ………………………………………………. Dung tích:............................. lít
Nhà chế tạo: ……………………………………………….. Môi chất làm việc: ......................
Công dụng của nồi: ……………………………………….. Nhiệt độ làm việc: ................... °C
Ngày kiểm định lần trước: ………………………………... Do:...............................................
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
Lần đầu □ ; Định kỳ □ , Bất thường □
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Nhận xét: ........................................................................................................................
- Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
Hạng mục kiểm tra
Đạt
Không đạt
Khoảng cách
Cửa
Sàn, cầu thang thao tác
Chiếu sáng vận hành
Tiếp địa chống sét, tiếp địa an toàn.
Tình trạng các bộ phận chịu áp lực
Tình trạng mối hàn, các mối nối.
Các van, thiết bị phụ trợ
Hệ thống bơm tuần hoàn
Van an toàn
Áp kế
Đo mức
Đo nhiệt độ
Các thiết bị an toàn, đo lường, tự động khác
- Nhận xét:
- Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
3. Thử nghiệm
Nội dung
Môi chất thử
Áp suất thử (bar)
Thời gian duy trì (phút)
Thử bền
Thử kín
Thử vận hành
- Nhận xét: ........................................................................................................................
- Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nồi được kiểm định có kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Đã được dán tem kiểm định số: …………………………. Tại vị trí:……………………....
3. Áp suất làm việc cho phép: …………………bar
4. Nhiệt độ làm việc của dầu:…………………. °C
5. Áp suất đặt van an toàn:
Trên nồi
Áp suất mở (bar)
Áp suất đóng (bar)
Trên nồi
Trên đường ống
6. Các kiến nghị: ................................................................................................................
Thời gian thực hiện kiến nghị: ...........................................................................................
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ ngày …….. tháng ……….. năm ............................................................
Lý do rút ngắn thời hạn: .....................................................................................................
Biên bản đã được thông qua ngày ……… tháng ………. năm ..........................................
Tại: .....................................................................................................................................
Biên bản được lập thành ……….. bản, mỗi bên giữ ………….. bản.
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.
CHỦ CƠ SỞ
Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị
(ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(ký, ghi rõ họ, tên)
KIỂM ĐỊNH VIÊN
(ký, ghi rõ họ, tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "30/08/2016",
"sign_number": "117/2016/TT-BQP",
"signer": "Bế Xuân Trường",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-lien-tich-122-2008-TTLT-BTC-BQP-huong-dan-che-do-thu-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-voi-cac-doi-tuong-huong-luong-83439.aspx | Thông tư liên tịch 122/2008/TTLT-BTC-BQP hướng dẫn chế độ thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng hưởng lương | BỘ TÀI CHÍNH-BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 122/2008/TTLT-BTC-BQP
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2008
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH XII ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Để phù hợp với đặc thù hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, liên Bộ Tài chính và Quốc phòng hướng dẫn việc thu nộp thuế Thu nhập cá nhân trong Quân đội cụ thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Thông tư này hướng dẫn việc thu và nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với các đối tượng hưởng lương là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng (sau đây gọi tắt là đối tượng hưởng lương) trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền nhận được từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là đơn vị chi trả thu nhập).
2. Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này có các khoản thu nhập chịu thuế khác (ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công). Việc kê khai, nộp thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính).
II. THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ KHÔNG CHỊU THUẾ TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập mà đối tượng hưởng lương nhận được từ đơn vị chi trả thu nhập dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền bao gồm:
1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công ghi trong quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch; phong, thăng quân hàm hoặc trong hợp đồng lao động;
1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí mà đối tượng hưởng lương nhận được, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Mục này;
1.3. Các khoản tiền thù lao, tiền thưởng và các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:
a) Tiền tham gia các đề tài khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao, các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác;
b) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền trừ các khoản thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua gồm: Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến;
+ Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng gồm: Huân chương, Huy chương các loại;
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu vinh dự Nhà nước như danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng, danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ Nhân dân, …;
+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước;
+ Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
+ Tiền thưởng kèm theo Bằng, Giấy khen;
- Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận;
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
- Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng hưởng lương nhận được từ đơn vị chi trả thu nhập.
2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần, bao gồm:
a) Phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh; thân nhân liệt sĩ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng; phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động và các đối tượng được hưởng phụ cấp, trợ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công;
b) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi;
d) Trợ cấp một lần do suy giảm khả năng lao động;
đ) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu;
e) Trợ cấp tuất một lần, trợ cấp tuất hàng tháng;
g) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu;
h) Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật;
i) Trợ cấp phục viên một lần, trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm; trợ cấp một lần khi sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;
k) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả;
2.2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
2.3. Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn;
2.4. Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu;
2.5. Phụ cấp Quốc phòng – An ninh, bao gồm:
a) Phụ cấp đặc biệt;
b) Phụ cấp thâm niên đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp;
c) Phụ cấp phục vụ Quốc phòng – An ninh đối với công nhân viên chức quốc phòng;
d) Phụ cấp đặc thù quân sự gồm:
- Chế độ, chính sách đối với Bộ đội Biên phòng;
- Chế độ, chính sách đối với lực lượng trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt – Lào;
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ phục vụ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Chế độ, chính sách đối với bộ đội tàu ngầm P thuộc quân chủng Hải quân;
- Phụ cấp đi biển của quân chủng Hải quân;
- Phụ cấp đối với lực lượng biên chế trên tàu Hải quân;
- Chế độ đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự thuộc Bộ Quốc phòng;
- Chế độ phụ cấp quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc Bộ Quốc phòng;
- Chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội;
- Chế độ, chính sách đối với lực lượng chống khủng bố chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng;
- Chế độ, chính sách đối với quân nhân, công nhân viên Quốc phòng làm nhiệm vụ báo vụ trong quân đội;
- Chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát biển;
- Chế độ, chính sách đối với lực lượng làm nhiệm vụ C;
- Các khoản phụ cấp đặc thù quân sự khác theo quy định của pháp luật.
III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ
1. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
2. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế, trừ các khoản sau:
a) Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như:
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản giảm trừ gia cảnh;
c) Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
IV. GIẢM THUẾ
1. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
2. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm (nếu có), hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
3. Số thuế giảm được xác định như sau:
3.1. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại;
3.2. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng số thuế phải nộp;
3.3. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm đó.
4. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn được xét giảm thuế phải gửi cho cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập hồ sơ giảm thuế cụ thể như sau:
4.1. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn
- Văn bản đề nghị giảm thuế có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn trở lên;
4.2. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
- Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;
- Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);
- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn;
4.3. Đối với đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
- Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh;
- Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.
5. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế
Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định giảm thuế cho đối tượng được giảm thuế nhưng không vượt quá số thuế phải nộp trong năm và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
V. ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
Việc đăng ký, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế Thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các đối tượng nộp thuế thuộc Bộ Quốc phòng áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Đối với đối tượng hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
1.1. Đăng ký thuế
Đối tượng nộp thuế trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng không phải đăng ký thuế;
1.2. Khai thuế
- Đầu năm, từng đối tượng hưởng lương kê khai, đăng ký số người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh và nộp Tờ khai đăng ký cho đơn vị trực tiếp quản lý và chi trả thu nhập để đơn vị chi trả thu nhập làm căn cứ tính giảm trừ người phụ thuộc. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc thì phải khai báo lại;
- Trường hợp đối tượng hưởng lương có chung người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế khác như vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột … thì phải thỏa thuận để khai người phụ thuộc theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh chỉ được tính một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế; nếu đối tượng hưởng lương và các đối tượng nộp thuế khác có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng đều khai giảm trừ gia cảnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của Luật Quản lý thuế;
- Đối tượng hưởng lương chỉ phải nộp Tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ, quân lực và thủ trưởng đơn vị mà không phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai giảm trừ;
1.3. Khấu trừ thuế
- Việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện hàng tháng; các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách trực tiếp chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và nộp về đơn vị cấp trên;
- Căn cứ vào thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công của đối tượng hưởng lương; đơn vị chi trả thu nhập thực hiện tạm tính số thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần của đối tượng nộp thuế để nộp lên cấp trên;
- Trường hợp cơ quan, đơn vị có phát sinh việc chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài cơ quan đơn vị mình thì phải có nghĩa vụ khấu trừ thuế tại nguồn cụ thể như sau:
+ Khấu trừ 10% trên thu nhập đối với đối tượng hưởng lương quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này;
+ Các đối tượng khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính;
1.4. Nộp thuế
- Hàng tháng, đơn vị chi trả thu nhập phải nộp số thuế đã khấu trừ lên cơ quan tài chính cấp trên đến tài khoản của Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương;
- Hàng quý, chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng chuyển số thuế Thu nhập cá nhân của các đơn vị chi trả thu nhập đã nộp về vào Ngân sách Nhà nước;
- Hết năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 6 của năm tiếp theo, trên cơ sở quyết toán của các đơn vị chi trả thu nhập, Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xác định tổng số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp, số đã nộp và nộp hết số còn phải nộp vào Ngân sách Trung ương;
1.5. Quyết toán thuế
- Đối tượng nộp thuế không phải lập Hồ sơ quyết toán thuế;
- Các đơn vị chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thay cho từng cá nhân và báo cáo quyết toán chung với quyết toán ngân sách hàng năm với cơ quan cấp trên;
- Cuối kỳ khi quyết toán thuế Thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể, nếu cá nhân có số thuế đã khấu trừ trong năm lớn hơn số thuế phải nộp thì đơn vị chi trả bù trừ số chênh lệch vào số thuế phát sinh của cá nhân đó ở kỳ tiếp theo, Nếu đối tượng nộp thuế có yêu cầu hoàn lại số thuế đã tạm nộp quá thì đơn vị chi trả phải hoàn trả cho cá nhân đó. Đối tượng nộp thuế phải làm đơn đề nghị hoàn thuế gửi cho cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập để làm căn cứ hoàn thuế; đơn vị chi trả lấy số thuế Thu nhập cá nhân đã khấu trừ chung trong tháng để hoàn trả, số còn lại nộp lên cấp trên;
- Hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập cá nhân đơn vị chi trả thu nhập nộp cho cơ quan tài chính cấp trên.
2. Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng:
2.1. Thực hiện khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế Thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính;
2.2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức và lao động hợp đồng làm việc trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải thực hiện đăng ký thuế, kê khai giảm trừ gia cảnh, quyết toán thuế, hoàn thuế như đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, các cơ sở kinh doanh khác theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính;
2.3. Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức và lao động hợp đồng làm việc trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính. Riêng phụ cấp Quốc phòng – An ninh được trừ vào thu nhập chịu thuế và thực hiện thống nhất theo điểm 2.5 khoản 2 mục II Thông tư này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Các nội dung khác liên quan đến thu nhập từ tiền lương, tiền công không nêu trong Thông tư này thì được thực hiện theo Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:
2.1. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này;
2.2. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có thu nhập chịu thuế chịu trách nhiệm chấp hành và thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng để nghiên cứu, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG
Nguyễn Văn Được
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, VPQH;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT Bộ Tài chính, Quốc phòng (05 bản) | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "16/12/2008",
"sign_number": "122/2008/TTLT-BTC-BQP",
"signer": "Nguyễn Văn Được, Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-07b-KH-TLD-tuyen-truyen-bau-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-khoa-XIV-Hoi-dong-nhan-dan-2016-2021-305111.aspx | Kế hoạch 07b/KH-TLĐ tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV Hội đồng nhân dân 2016 2021 | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07b/KH-TLĐ
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Thực hiện Chỉ thị 51-CT/TW ngày 4/1/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW ngày 15/1/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc Tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch tuyên truyền như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Làm cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ nhận thức rõ Mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị, pháp lý này: đây là đợt sinh hoạt dân chủ rộng lớn trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nói chung, cho người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam nói riêng trong Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về quan Điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; tạo sự thống nhất, sự đồng thuận trong toàn xã hội, bảo đảm thực hiện thành công cuộc bầu cử.
- Công tác tuyên truyền về bầu cử trong CNVCLĐ và tổ chức công đoàn cần được tiến hành song song với kế hoạch của cấp ủy, hoạt động bầu cử của địa phương, tạo không khí thi đua yêu nước sôi nổi trong CNVCLĐ.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
1. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 gắn với tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hiến pháp năm 2013.
2. Giới thiệu nội dung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Hội đồng bầu cử Quốc gia; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và địa phương.
3. Giới thiệu, làm rõ những Điểm mới của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
4. Tuyên truyền về quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử;
5. Phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền, tổ chức công đoàn các cấp về công tác bầu cử; quá trình diễn ra và kết quả bầu cử của các ngành, địa phương, khu vực, vùng, miền trên toàn quốc.
6. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào đối tượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ.
7. Đối với các địa phương có cán bộ công đoàn được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thì Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố cần chủ động tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của Hội đồng bầu cử địa phương, phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động theo đúng quy định của pháp luật để công tác bầu cử nói chung và nhân sự cán bộ công đoàn đạt kết quả cao.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động thiết thực trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử.
- Bám sát sự lãnh đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia và kịp thời cung cấp thông tin để các cấp công đoàn thực hiện.
2. Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ kế hoạch của Tổng Liên đoàn chủ động báo cáo cấp ủy, Hội đồng bầu cử các cấp để triển khai thực hiện với các hình thức đa dạng, kịp thời, rộng khắp, thiết thực, hiệu quả đến đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ.
3. Các cơ quan báo chí trong hệ thống công đoàn, các trang thông tin điện tử, bản tin công đoàn các cấp tổ chức các chuyên trang, chuyên Mục, các tin, bài phản ánh đậm nét các hoạt động công đoàn thực hiện nhiệm vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Các LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn báo cáo kết quả thực hiện về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo).
Nơi nhận:
- LĐLĐ tỉnh, TP;
- CĐ ngành TW và tương đương;
CĐ Tcty trực thuộc TLĐ.
Đồng kính gửi:
- Ban Tuyên giáo TW:
- MTTQVN;
- Ban Dân vận TW;
- Lưu VT, TG.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Ngàng | {
"issuing_agency": "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam",
"promulgation_date": "02/03/2016",
"sign_number": "07b/KH-TLĐ",
"signer": "Nguyễn Văn Ngàng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-51-2004-ND-CP-phe-chuan-so-luong-danh-sach-don-vi-bau-dai-bieu-duoc-bau-Hoi-dong-nhan-dan-thanh-pho-Da-Nang-nhiem-ky-2004-2009-6025.aspx | Nghị định 51/2004/NĐ-CP phê chuẩn số lượng, danh sách đơn vị bầu đại biểu được bầu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2004 - 2009 mới nhất | CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 51/2004/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2004
NGHỊ ĐỊNH
PHÊ CHUẨN SỐ LƯỢNG, DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BẦU CỬ
VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHIỆM KỲ 2004 - 2009
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 429/2003/NQ-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 12 năm 2003 về ấn định ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phê chuẩn số lượng 12 (mười hai) đơn vị bầu cử, 50 (năm mươi) đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2004 - 2009 (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
.
Nơi nhận :
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng,
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
- Ban Tổ chức Trung ương,
- Ban Nội chính Trung ương,
- Văn phòng Quốc hội,
- Bộ Nội vụ,
- Công báo,
- VPCP: BTCN, các PCN, TBNC,
Các Vụ: TH, PC, TCCB,
- Lưu: V.III (5b), Văn thư.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
DANH SÁCH ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHIỆM KỲ 2004 – 2009
TT
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
ĐƠN VỊ BẦU CỬ
SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ
1
Quận Hải Châu
Đơn vị bầu cử số 01
Đơn vị bầu cử số 02
Đơn vị bầu cử số 03
05 đại biểu
04 đại biểu
05 đại biểu
2
Quận Thanh Khê
Đơn vị bầu cử số 04
Đơn vị bầu cử số 05
Đơn vị bầu cử số 06
04 đại biểu
04 đại biểu
03 đại biểu
3
Quận Liên Chiểu
Đơn vị bầu cử số 07
05 đại biểu
4
Quận Sơn Trà
Huyện Hoàng Sa
Đơn vị bầu cử số 08
Đơn vị bầu cử số 09
04 đại biểu
03 đại biểu
5
Quận Ngũ Hành Sơn
Đơn vị bầu cử số 10
03 đại biểu
6
Quận Hoà Vang
Đơn vị bầu cử số 11
Đơn vị bầu cử số 12
05 đại biểu
05 đại biểu | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "18/02/2004",
"sign_number": "51/2004/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-159-KH-UBND-2022-to-chuc-Ngay-Phap-luat-Viet-Nam-9-11-Quan-5-Ho-Chi-Minh-542268.aspx | Kế hoạch 159/KH-UBND 2022 tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 Quận 5 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 159/KH-UBND
Quận 5, ngày 13 tháng 6 năm 2022
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC “NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - 09/11” TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 NĂM 2022
Thực hiện Kế hoạch số 2251/KH-UBND-NCPC ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Quận 5 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.
Ủy ban nhân dân Quận 5 ban hành kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11 (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) năm 2022 trên địa bàn quận với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Hưởng ứng 10 năm cả nước tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, tiếp tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 thiết thực, hiệu quả, qua đó tiếp tục tôn vinh, khẳng định vị trí, vai trò Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong Nhân dân, để Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 thực sự là điểm nhấn của cả giai đoạn 10 năm.
Gắn với việc triển khai các nội dung theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Kế hoạch số 2389/KH-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 5 lần thứ XII; các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định... quan trọng mới ban hành hoặc có hiệu lực năm 2021, 2022 có liên quan thiết thực đến cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Tạo sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2022, 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, hướng tới kỷ niệm 10 năm triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11 (2013 - 2023) trên địa bàn quận, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân cần xác định hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam là việc làm hàng ngày, thường xuyên, bằng hành động, việc làm cụ thể, thường xuyên nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện và bền vững trong ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật; gắn công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam sâu rộng, thiết thực, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp và tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức, phù hợp với từng ngành, từng cấp, từng địa phương, cơ quan, đơn vị nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn quận.
Tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến rộng rãi về Ngày Pháp luật Việt Nam cho Nhân dân; tăng cường xã hội hóa trong tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam tại cơ quan, đơn vị và địa phương.
Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 phải đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
II. CHỦ THỂ THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc phối hợp thực hiện.
2. Các đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể quận.
4. Ủy ban nhân dân 14 phường.
5. Các đơn vị khối trường học trên địa bàn quận.
6. Các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận.
7. Trung tâm Văn hóa Quận 5, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương.
III. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2022
Khẩu hiệu tuyên truyền: đề nghị sử dụng các khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (từ ngày 01 tháng 10 năm 2022), Sở Tư pháp và Cổng thông tin Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn).
Ngoài ra, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các phòng, ban, đoàn thể quận, các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 14 phường có thể xây dựng khẩu hiệu phù hợp với chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam, tạo sự đa dạng, phong phú về nội dung tuyên truyền nhân hưởng ứng 10 năm tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt tập trung trong 02 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 năm 2022, tập trung triển khai đồng loạt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2022 của cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 14 phường.
V. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 - 2025; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của Thành phố và quận; Hiến pháp năm 2013; các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương, của cán bộ, công chức nhà nước, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XIV thông qua hoặc có hiệu lực năm 2021, 2022; chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022 - 2027; quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật); các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến Nhân dân, doanh nghiệp, tập trung phổ biến, tuyên truyền các lĩnh vực pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, doanh nghiệp; lao động, bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo; phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tội phạm, các tệ nạn xã hội và cháy nổ; bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của quận, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự và các nội dung phát sinh đột xuất khác (nếu có).
2. Tuyên truyền nội dung, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn quận và tại các cơ quan, đơn vị.
3. Đẩy mạnh phổ biến, thông tin về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với chủ đề năm 2022 của Thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”, lồng ghép công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính năm 2022 trong tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chính sách người có công; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; cải cách chính sách pháp luật về quốc phòng, đất đai, bảo hiểm xã hội... góp phần xây dựng Chính phủ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.
4. Đẩy mạnh giáo dục ý thức và lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng, khen thưởng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; phát huy tinh thần gương mẫu tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên; kết hợp chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện; củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật để tạo đồng thuận xã hội; có các giải pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực thi công vụ.
6. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, cập nhật, công bố công khai danh sách báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
7. Thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (theo hướng dẫn của Thành phố) và Kế hoạch 7207/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức và phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11 giai đoạn 2018 - 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11 (2013 - 2023) trên địa bàn quận (theo hướng dẫn của Sở Tư pháp Thành phố).
VI. HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật gắn với triển khai nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân và Kế hoạch 2389/KH-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Các hoạt động cụ thể: tổ chức hội nghị triển khai, tổ chức học tập quán triệt văn bản pháp luật; tích cực lồng ghép việc phổ biến văn bản pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức mít tinh, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật (trực tuyến, sân khấu hóa); tổ chức biên soạn, cấp phát tài liệu pháp luật; tổ chức chiếu phim về câu chuyện pháp luật; tổ chức biểu diễn các tiểu phẩm pháp luật hoặc tổ chức trợ giúp, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân ở cơ sở, các đối tượng đặc thù theo quy định...; có thể lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trong tháng cao điểm tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, khuyến khích các ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân 14 phường tổ chức hoạt động đối thoại chính sách - pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp.
2. Đẩy mạnh các phương tiện thông tin đại chúng tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật; việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng internet, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; sử dụng hiệu quả mạng lưới thông tin cơ sở; tăng cường thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, phóng sự chuyên sâu, phim tài liệu, tin, bài, ảnh, các thông điệp ngắn, đối thoại, trả lời phỏng vấn và các hình thức phù hợp khác về Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 và hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam, về Hiến pháp, pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động ra quân tình nguyện, hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp gắn với giáo dục khởi nghiệp; tư vấn pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý, lồng ghép tuyên truyền pháp luật tại các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng, chống tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; tăng cường công khai thông tin theo quy định nhằm thực hiện có hiệu quả dân chủ tại cơ sở; phổ biến quy định của pháp luật qua các vụ việc, tình huống, sự kiện pháp lý cụ thể, gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, các vấn đề còn nổi cộm trong đời sống thu hút sự quan tâm của dư luận hoặc cần định hướng dư luận xã hội.
3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam thông qua các hình thức truyền thông trực quan sinh động tại địa phương như treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn tại trụ sở các cơ quan, đơn vị hành chính, các trường học, địa điểm công cộng; tổ chức diễu hành xe loa, xe hoa trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm của quận; tổ chức triển lãm tranh, hình ảnh, tài liệu về Ngày Pháp luật Việt Nam, các kết quả, thành tích đáng khích lệ về xây dựng và thực hiện pháp luật.
4. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa phổ biến giáo dục pháp luật trong việc treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn, đăng tải trên màn hình led các nội dung về Ngày Pháp luật và 10 năm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam; in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật như tờ gấp, tờ bướm, infographic... về các luật có liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức; các quyền, nghĩa vụ cơ bản và các vấn đề người dân và doanh nghiệp quan tâm.
5. Chủ động rà soát, đánh giá, tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm và 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam; các cá nhân tích cực trong tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
6. Tăng cường viết bài đăng tin phổ biến pháp luật trên Trang thông tin điện tử quận, Cổng thông tin/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội..., cổng thông tin tuyên truyền, Phổ biến pháp luật thành phố (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn) về các luật, các quy định mới có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các hoạt động tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2022.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm chung các phòng, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 14 phường
Căn cứ kế hoạch này, các phòng, ban ngành, đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 14 phường chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 và 10 năm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại cơ quan, đơn vị; chú trọng các hình thức tuyên truyền bằng nhiều phương pháp đa dạng, trực quan đặc biệt trong 02 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 năm 2022 tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày 30 tháng 11 năm 2022, trong đó:
- Tích cực vận động các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân trên địa bàn quận tham gia xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ in ấn, treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn, sử dụng màn hình led để đăng tải nội dung của tờ gấp infographic về hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 tại trụ sở cơ quan, đơn vị trên các tuyến đường, các điểm sinh hoạt công cộng trên địa bàn quận.
- Các ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân 14 phường, công ty, doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị hành chính, trường học, cơ sở y tế, doanh nghiệp trực thuộc, cửa hàng... trên địa bàn quận chủ động lựa chọn tuyên truyền một hoặc nhiều khẩu hiệu hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức rà soát, đánh giá, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại địa phương và đơn vị.
- Tổ chức tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 bằng hình thức phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương (thực hiện theo hướng dẫn của Thành phố).
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể
2.1. Phòng Tư pháp quận, Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận
Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; tham mưu trình Ủy ban nhân dân quận báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn Quận 5 năm 2022, gửi về Sở Tư pháp Thành phố trước ngày 20 tháng 11 năm 2022.
Chủ trì phối hợp với các thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức gắn với Ngày Pháp luật Việt Nam, thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày 30 tháng 11 năm 2022.
Chủ động lựa chọn hình thức thực hiện phù hợp với từng đối tượng được tuyên truyền, phổ biến, hình thức viết bài chuyên đề, đăng Bản tin quận.
2.2. Phòng Văn hóa và Thông tin:
Chỉ đạo Bản tin Quận 5 tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn quận về các nội dung nêu tại kế hoạch này bằng hình thức, biện pháp thiết thực. Kiểm tra các bảng pa nô, các vị trí treo băng rôn trên địa bàn, tham mưu Ủy ban nhân dân quận nội dung và vị trí cụ thể; vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn quận sử dụng màn hình led đăng tải các infographic về tuyên truyền, phổ biến pháp luật (nội dung khẩu hiệu sử dụng theo hướng dẫn tại Mục III của kế hoạch).
2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
Hướng dẫn, vận động các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận thực hiện tuyên truyền cổ động bằng hình thức cổ động trực quan (pa nô, khẩu hiệu, băng rôn ...) tại các công trường (nội dung khẩu hiệu sử dụng theo hướng dẫn tại Mục III của kế hoạch).
2.4. Phòng Kinh tế
Chủ trì, phối hợp với Hội Doanh nghiệp quận vận động các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn quận thực hiện treo băng rôn, nội dung khẩu hiệu theo hướng dẫn tại kế hoạch này.
2.5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung tuyên truyền những quy định pháp luật liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động.
2.6. Trung tâm Văn hóa
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức cổ động trực quan trên các tuyến đường chính, các khu trung tâm, các điểm công cộng trên địa bàn Quận 5.
2.7. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 14 phường xây dựng dự trù và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện kế hoạch theo quy định pháp luật.
2.8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các cơ quan, đơn vị thuộc quận
Hướng dẫn, tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật đến các tổ chức thành viên; tích cực vận động thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân hưởng ứng và tham gia thực hiện có hiệu quả kế hoạch này; chủ động lựa chọn các nội dung khẩu hiệu tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật có liên quan đến công tác quản lý ngành của các cơ quan, đơn vị.
2.9. Đề nghị Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Luật gia quận
Tích cực phối hợp với Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 5 vận động các nguồn lực xã hội tham gia hưởng ứng, cổ động, tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam; chỉ đạo các tổ chức thành viên, hội viên, đoàn viên, thanh niên hưởng ứng, tham gia và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này, đặc biệt là “Ngày hội Pháp luật Việt Nam năm 2022”.
2.10 Ủy ban nhân dân 14 phường
Thực hiện treo băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở đơn vị, tại các khu phố trên địa bàn phường (ít nhất 02 khẩu hiệu). Giao Ủy ban nhân dân phường vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường treo gắn khẩu hiệu, nội dung khẩu hiệu theo hướng dẫn tại kế hoạch này.
3. Chế độ báo cáo
Các phòng, ban, đơn vị thuộc quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 14 phường báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn quận năm 2022 cho Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Tư pháp trước ngày 10 tháng 11 năm 2022, để tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận).
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại kế hoạch này thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố và các văn bản có liên quan.
2. Từ nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
3. Từ các nguồn kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11” trên địa bàn Quận 5 năm 2022. Ủy ban nhân dân Quận 5 yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quận phối hợp thực hiện tốt nội dung kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Sở Tư pháp/TP.HCM (Phòng PBGDPL);
- TT.QU-TT.UBND/Q5 (để báo cáo);
- Thành viên HĐ.PHPBGDPL/Q5;
- BTT.UBMTTQVN/Q5
- Các cơ quan, đơn vị thuộc quận/Q5;
- Các ban ngành, đoàn thể/Q5;
- UBND 14 phường/Q5;
- VP. UBND (đăng Website);
- Lưu: VT, PTP, Th ( b).
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Võ Xuân Kỳ | {
"issuing_agency": "Quận 5",
"promulgation_date": "13/06/2022",
"sign_number": "159/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Võ Xuân Kỳ",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-lien-tich-04-2012-TTLT-VKSNDTC-TANDTC-huong-dan-Bo-luat-to-tung-145563.aspx | Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn Bộ luật tố tụng | VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS) về thủ tục tiến hành một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Điều 2. Chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
1.Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp theo quy định của BLTTDS, trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau:
a) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này, Toà án cấp sơ thẩm gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 258 BLTTDS.
c) Toà án gửi hồ sơ việc dân sự cùng với quyết định mở phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp theo quy định tại khoản 1 Điều 313 và Điều 318 BLTTDS.
d) Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định mở phiên họp phúc thẩm đối với các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp.
đ) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn thì sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn(nếu có), Toà án cấp phúc thẩm gửi đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu tham gia phiên họp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Viện kiểm sát phải trả lại đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án để mở phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 247 BLTTDS.
e) Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi hồ sơ vụ việc dân sự cùng với quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Chánh án Toà án ra quyết định kháng nghị. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS.
2. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện như sau:
Sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát cùng cấp (trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự) hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét việc kháng nghị phúc thẩm, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 252 và khoản 2 Điều 317 BLTTDS, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án đã xét xử hoặc giải quyết sơ thẩm.
3. Khi Tòa án, Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau:
a) Tòa án cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án cấp tỉnh,Viện kiểm sát cấp tỉnh.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu Tòa ánđang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
b) Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm, thì Viện kiểm sát chuyển ngay hồ sơ vụ việc cùng với quyết định kháng nghị cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS; đồng thời thông báo cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát biết.
4. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cùng nhận được văn bản yêu cầu của Toà án và Viện kiểm sát hoặc trường hợp đã nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát trước nhưng trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, hồ sơ chưa được chuyển cho Viện kiểm sát mà lại nhận được yêu cầu của Tòa án, thì Toà án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ cho Tòa án có yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có yêu cầu biết.
b) Trường hợp Tòa án hoặc Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước thì trong thời hạn 03 tháng (đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn không quá 06 tháng) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, nếu Tòa án, Viện kiểm sát không kháng nghị thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp Tòa án là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án không kháng nghị, nếu Viện kiểm sát vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Viện kiểm sát đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
b.2) Trường hợp Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát không kháng nghị, nếu Toà án vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án đã có yêu cầu và thông báo ngaycho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Tòa án đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
c) Trường hợp thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn lại không quá 06 tháng hoặc trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã có văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc để phục vụ hoạt động giám sát của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, thì Tòa án và Viện kiểm sát phối hợp trong việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để bảo đảm việc xem xét, giải quyết.
5. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, nếu hồ sơ vụ việc dân sự đã được chuyển cho Viện kiểm sát mà có chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập bổ sung, thì Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát bản sao chứng cứ đó. Việc chuyển bản sao chứng cứ cho Viện kiểm sát trong trường hợp này phải bảo đảm thời gian để Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa, phiên họp.
6. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự có thể được thực hiện theo cách thức chuyển bằng đường bưu chính hoặc chuyển trực tiếp.
Tất cả tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự (bao gồm tài liệu cũ và tài liệu mới bổ sung, nếu có) đềuphải được đánh số thứ tự và có bản kê danh mục các tài liệu. Trước khi chuyển hồ sơ vụ việc dân sự từ Toà án sang Viện kiểm sát hoặc ngược lại, phải kiểm tra đầy đủ tài liệu trong hồ sơ vụ việc dân sự đó.
Trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu chính, thì người trực tiếp nhận hồ sơ đầu tiên của Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải kiểm tra niêm phong; nếu niêm phong không còn nguyên vẹn thì phải lập biên bản ngay xác nhận tình trạng hồ sơ, có xác nhận của nhân viên bưu chính và báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan gửi hồ sơ để phối hợp giải quyết. Trường hợp niêm phong còn nguyên vẹn, nhưng qua kiểm tra phát hiện tài liệu có trong hồ sơ bị thiếu so với bản kê danh mục các tài liệu thì phảibáo cáo cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách để lập biên bản ngay và thông báo cho cơ quan chuyển hồ sơ biết để phối hợp giải quyết. Ngày nhận hồ sơ là ngày cơ quan nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ do cơ quan bưu chính chuyển đến tại trụ sở của mình.
Trường hợp hồ sơ vụ việc dân sự được chuyển trực tiếp thì thủ tục giao nhận hồ sơ do Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát được thực hiện tại trụ sở Viện kiểm sát; thủ tục giao nhận hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển trả cho Tòa án được thực hiện tại trụ sở Tòa án. Người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê danh mục tài liệu với tài liệu đã được đánh số thứ tự trong hồ sơ. Việc giao nhận phải được lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm giao nhận hồ sơ, tình trạng hồ sơ, có chữ ký và họ tên của những người tiến hành giao nhận hồ sơ.
Điều 3. Thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp; thông báo thay đổi việc phân công Kiểm sát viên
1. Việc thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp được thực hiện như sau:
Trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm thông báo việc thụ lý vụ việc dân sự theo quy định tại Điều 174, Điều 257 và Điều 311 BLTTDS, Viện kiểm sát phải gửi cho Tòa án văn bản phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên tòa, phiên họp. Văn bản phân công Kiểm sát viên phải nêu rõ họ tên của Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) được Viện trưởng phân công tham gia phiên toà, phiên họp.
2. Việc thông báo thay đổi việc phân công Kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Sau khi thông báo cho Toà án biết việc phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên toà, phiên họp, nếu thay đổi việc phân công Kiểm sát viên đó, thì Viện kiểm sát gửi cho Tòa án văn bản thông báo về việc phân công Kiểm sát viên khác thay thế. Trong văn bản thông báo ghi đầy đủ họ tên của Kiểm sát viên thay thế.
b) Trước khi mở phiên toà, phiên họp, nếu Toà án nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, thì Toà án chuyển ngay đơn yêu cầu đó cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLTTDS. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết việc thay đổi hay không thay đổi Kiểm sát viên. Nếu thay đổi Kiểm sát viên, thì Viện kiểm sát thông báo họ tên của Kiểm sát viên thay thế.Trường hợpkhông thay đổi Kiểm sát viên, thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không thay đổi.
Trường hợp Viện kiểm sát nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà, phiên họp nhưng tính đến ngày mở phiên toà, phiên họp theo ấn định của Toà án, thời gian còn lại không quá bảy 07 ngày làm việc mà Viện kiểm sát chưa phân công được Kiểm sát viên khác thay thế, thì Viện kiểm sát thông báo cho Toà án. Việc thay đổi và thông báo về việc thay đổi Kiểm sát viên được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Nếu tại phiên toà, Hội đồng xét xử ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS, thì Toà án gửi ngay quyết định thay đổi Kiểm sát viên cùng với quyết định hoãn phiên tòa cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền phảiphân công Kiểm sát viên khác thay thế và thông báo bằng văn bảncho Toà án biết.Việc thông báo được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, phiên họp xét kháng cáo quá hạndo một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết hoặc tại phiên họp phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì việc thay đổi Kiểm sát viên được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này.
đ) Tạiphiên họp giải quyết việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết, nếu có yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định hoãn phiên họp và chuyển ngay yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS. Việc thay đổi Kiểm sát viên và thông báo thay đổi Kiểm sát viên trong trường hợp này được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 4. Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ
1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS trong các trường hợp sau:
a) Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;
b) Sau khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Viện kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTDS. Yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, tài liệu, vật chứng cần cung cấp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì phải gửi văn bản cho Viện kiểm sát nêu rõ lý do.
3. Chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Viện kiểm sát theo yêu cầu của Viện kiểm sát được chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự và bảo quản tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLTTDS. Thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch này.
Điều 5. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa, phiên họp
Sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa, phiên họp. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Yêu cầu của Kiểm sát viên được thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 211 BLTTDS.
Điều 6. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong trường hợp Tòa án khởi tố vụ án hình sự
1.Trong trường hợp Toà án khởi tố vụ án hình sự khi có các căn cứtheo quy địnhtại khoản 1 Điều 385 và khoản 3 Điều 387 BLTTDS, thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố, Toà án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự để chuyển quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp cần phải chuyển tài liệu cho Viện kiểm sát mà bản chính tài liệu đó phải lưu trong hồ sơ vụ việc dân sự, thì Toà án gửi bảo sao tài liệu đó (có đóng dấu xác nhận của Toà án) cho Viện kiểm sát.
2.Viện kiểm sát phải xem xét việc khởi tố, truy tố bị can trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; nếu Viện kiểm sát không quyết định khởi tố, truy tố bị can, thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do của việc không khởi tố, truy tố bị can cho Toà án đã ra quyết định khởi tố vụ án biết theo quy định tại khoản 2 Điều 388 BLTTDS.
Chương II
VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP
Điều 7. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS,Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự sau đây:
1. Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 và các điều 86, 87, 88, 89, 90, 92, 93 và 94 BLTTDS.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm.
2. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng:
a) Tài sản công là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Vụ án dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó được mua sắm từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.
b) Lợi ích công cộng là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư:
Ví dụ: Vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường.Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.
3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm:
a) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở;
Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm.
b) Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở ( ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Ví dụ : A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.
c) Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở;
d) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ.
e) Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, nhà ở.
4. Vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người có nhược điểm về tâm thần có giấy tờ, tài liệu được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
b) Người có nhược điểm về thể chất thuộc một trong các trường hợp: bị mù hai mắt, bị câm, bị điếc có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.
Điều 8. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm
1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:
a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;
Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà.
b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.
2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS.
3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.
Điều 9. Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn
1. Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, thì Hội đồng xét kháng cáo quá hạn phải hoãn phiên họp.
2. Tại phiên họp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm, kể từ khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn cho đến trước thời điểm Hội đồng xét kháng cáo quá hạn ra quyết định; phát biểu quan điểm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn, phân tích làm rõ quan điểm của Viện kiểm sát.
Điều 10. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
1. Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự, thì việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm;
c) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
2. Trường hợp chỉ có kháng nghị của Viện kiểm sát, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng (nếu có) làm cơ sở cho việc kháng nghị; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị.
3. Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến theo trình tự sau đây:
a) Phát biểu về kháng cáo của đương sự theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trình bày kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.
Điều 11. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng; phát biểu quan điểm kháng nghị và phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
b) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự.
2. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với quan điểm kháng nghị của Chánh án Tòa án;
b) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự.
3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.
Chương III
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 12. Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát đối với Tòa án
1. Viện kiểm sát yêu cầu Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XXXIII BLTTDS khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định;
b) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, Toà án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Viện kiểm sát yêu cầu Toà án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án cấp mình và Toà án cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Viện kiểm sát nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khi giải quyết;
c) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Toà án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại các điểm a, b, và c khoản 2 Điều này, Toà án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Điều 13. Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án
1. Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, người có thẩm quyền là không đúng pháp luật, thì Viện kiểm sát kiến nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này hoặc có kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Toà án cấp trên.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012, thay thế cho Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ việc dân sự”.
Điều 15. Về quy định chuyển tiếp
Áp dụng hướng dẫn của Thông tư liên tịch này đối với những vụ việc dân sự đã được thụ lý, giải quyết trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành như sau:
1. Đối với những vụ việc dân sự đã được Toà án thụ lý giải quyết và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, trừ trường hợp bản án, quyết định của Toà án bị kháng nghị theo các căn cứ khác.
2. Đối với những vụ án dân sự thuộc các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này mà đã được Toà án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành và Toà án chưa chuyển hồ sơ vụ án dân sự đó cho Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên toà, nhưng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để tham gia phiên toà sơ thẩm theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này.
3. Đối với những vụ án dân sự đã được xét xử sơ thẩm trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để tham gia phiên toà phúc thẩm.
4. Đối với vụ án dân sự được xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị Toà án cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm tuyên huỷ để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm, thì việc Viện kiểm sát tham gia phiên toà được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này.
Điều 16. Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Tống Anh Hào | {
"issuing_agency": "Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "01/08/2012",
"sign_number": "04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC",
"signer": "Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Tống Anh Hào",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-lien-tich-06-2013-TTLT-BVHTTDL-BCA-trang-bi-su-dung-vu-khi-the-thao-thi-dau-211963.aspx | Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA trang bị sử dụng vũ khí thể thao thi đấu | BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH - BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH TRANG BỊ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ THỂ THAO TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO
Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch quy định quản lý, trang bị, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng các loại vũ khí thể thao dùng trong tập luyện và thi đấu thể thao.
2. Việc trang bị, quản lý, sử dụng các loại vũ khí thể thao đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định tại Điều 6, 9, 10, 17, 18, 19, 20, 21 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tập luyện và thi đấu các môn thể thao có sử dụng vũ khí thể thao tại Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Vũ khí thể thao dùng trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Vũ khí thể thao bao gồm các loại súng, đạn dùng cho các loại súng này và các loại vũ khí thô sơ dùng để tập luyện và thi đấu thể thao.
2. Các loại súng quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay dùng trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ dùng trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Điều 4. Nguyên tắc trang bị, quản lý và sử dụng vũ khí thể thao dùng trong tập luyện và thi đấu thể thao
1. Tuân thủ quy định của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư liên tịch này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Vũ khí thể thao chỉ được sử dụng khi có giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Việc sử dụng đạn trong tập luyện, thi đấu thể thao phải được tổ chức tại trường bắn hoặc tại địa điểm được tổ chức cảnh giới và có biện pháp bảo vệ an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu môn thể thao có sử dụng vũ khí thể thao và điều lệ giải.
4. Vũ khí thể thao chỉ được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên, hội viên cơ sở thể thao để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu sau khi được sự cho phép của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí thể thao.
Chương 2.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN VŨ KHÍ THỂ THAO DÙNG TRONG TẬP LUYỆN, THI ĐẤU THỂ THAO
Điều 5. Cơ quan làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thi đấu thể thao
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép và làm thủ tục đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp Giấy phép mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cho Đoàn thể thao nước ngoài, Đội tuyển thể thao nước ngoài, cá nhân nước ngoài, Đoàn thể thao Việt Nam, Đội tuyển thể thao quốc gia, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các đoàn thể thao và các tổ chức khác tại địa phương báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao để làm thủ tục đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp Giấy phép mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thi đấu thể thao.
Điều 6. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao
1. Cơ quan, tổ chức ở địa phương có yêu cầu trang bị vũ khí thể thao nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, có báo cáo đề xuất bằng văn bản về trang bị vũ khí thể thao, trong đó nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý trang bị, số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần trang bị cho cơ quan, tổ chức và gửi hồ sơ về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cơ quan, tổ chức ở Trung ương có yêu cầu trang bị vũ khí thể thao nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc trang bị vũ khí thể thao cho cơ quan, tổ chức ở địa phương hoặc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan, tổ chức ở Trung ương quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
Điều 7. Thủ tục nhập khẩu vũ khí thể thao
1. Trước ngày 01 tháng 8 của năm liền trước năm dự kiến nhập khẩu, cơ quan, tổ chức được phép trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đăng ký nhu cầu, mục đích sử dụng vũ khí thể thao qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ đăng ký nhu cầu, mục đích sử dụng vũ khí thể thao gồm:
a) 01 (một) bản đăng ký nhu cầu, mục đích sử dụng vũ khí thể thao, nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại vũ khí cần nhập khẩu;
b) 01 (một) bản sao có chứng thực Quyết định cho phép trang bị vũ khí thể thao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu, mục đích sử dụng vũ khí thể thao và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến thống nhất của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần nhập khẩu; nếu không đồng ý cho phép nhập khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về số lượng và chủng loại vũ khí thể thao cần nhập khẩu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu vũ khí thể thao.
5. Sau khi có văn bản cho phép nhập khẩu vũ khí thể thao của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định phương thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp được giao nhiệm vụ nhập khẩu vũ khí thể thao trước ngày 31 tháng 10 của năm liền trước năm nhập khẩu và gửi văn bản cho phép nhập khẩu vũ khí thể thao của Thủ tướng Chính phủ, bản đăng ký nhu cầu, mục đích sử dụng vũ khí thể thao của cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí thể thao và bản sao có chứng thực quyết định cho phép trang bị vũ khí thể thao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho doanh nghiệp được giao nhiệm vụ nhập khẩu vũ khí thể thao thực hiện.
Điều 8. Vận chuyển vũ khí thể thao ra ngoài khu vực tập luyện, thi đấu thể thao
Việc vận chuyển vũ khí thể thao ra ngoài khu vực tập luyện, thi đấu thể thao phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển và tuân thủ các quy định tại Điều 21 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 9. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được trang bị, sử dụng vũ khí thể thao
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được trang bị, sử dụng vũ khí thể thao có trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các trách nhiệm sau:
1. Phân công người có đủ trình độ chuyên môn để trực tiếp quản lý việc sử dụng vũ khí thể thao đã được trang bị;
2. Giao đúng chủng loại vũ khí thể thao cho học viên, vận động viên, huấn luyện viên để tập luyện, thi đấu môn thể thao có sử dụng loại vũ khí thể thao đó;
3. Hàng năm, thống kê và bàn giao vũ khí thể thao bị hư hỏng không thể sửa chữa hoặc không có nhu cầu sử dụng cho cơ quan Công an cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đó;
4. Hàng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương được trang bị vũ khí thể thao phải báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý, sử dụng vũ khí thể thao. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở địa phương được trang bị vũ khí thể thao báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch việc quản lý, sử dụng vũ khí thể thao để tổng hợp, báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao.
Điều 10. Tiêu chuẩn của huấn luyện viên, vận động viên, học viên được sử dụng vũ khí thể thao
Huấn luyện viên, vận động viên, học viên được sử dụng vũ khí thể thao phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Là huấn luyện viên, vận động viên, học viên môn thể thao có sử dụng vũ khí thể thao được trang bị;
2. Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 11. Trách nhiệm của huấn luyện viên, vận động viên, học viên được giao vũ khí thể thao
Huấn luyện viên, vận động viên, học viên được giao vũ khí thể thao có trách nhiệm sau:
1. Sử dụng vũ khí thể thao đúng mục đích và được sự cho phép của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý vũ khí thể thao đó;
2. Thực hiện đúng quy định về quy trình sử dụng vũ khí thể thao; có sự hướng dẫn của huấn luyện viên môn thể thao đó;
3. Xuất trình giấy chứng nhận sử dụng vũ khí trong thời gian tập luyện và thi đấu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
4. Bảo quản, giữ gìn vũ khí thể thao theo quy định;
5. Báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý vũ khí thể thao trong trường hợp vũ khí thể thao bị hư hỏng, mất hoặc thất lạc.
Điều 12. Bảo quản vũ khí thể thao
1. Vũ khí thể thao khi chưa có nhu cầu trang bị, sử dụng phải đưa vào bảo quản tại kho hoặc nơi cất giữ và phải sắp xếp, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng quy định.
2. Cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí thể thao khi đưa vào sử dụng phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi quá trình quản lý, sử dụng vũ khí thể thao. Khi đưa vũ khí thể thao ra sử dụng phải tiến hành kiểm tra, lau chùi theo quy định. Sau khi sử dụng vũ khí thể thao phải được lau chùi, bảo quản, bảo dưỡng theo quy định và phải được đưa vào kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
Điều 13. Tiêu chuẩn của người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao
1. Người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
c) Có chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
2. Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
Điều 14. Phân loại vũ khí thể thao
1. Vũ khí thể thao phải được phân loại. Hội đồng phân loại vũ khí thể thao gồm đại diện cơ quan, đơn vị được trang bị, đại diện cơ quan Công an nơi cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Hội đồng phân loại chịu trách nhiệm phân loại vũ khí và lập biên bản phân loại vũ khí thể thao.
2. Biên bản phân loại vũ khí thể thao được lập thành 02 (hai) bản. Một bản lưu tại cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí thể thao. Một bản lưu tại cơ quan Công an có thẩm quyền trực tiếp quản lý và cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Biên bản phân loại vũ khí thể thao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đại diện các bên tham gia phân loại, tổng số vũ khí được trang bị và hiện có, số lượng vũ khí còn tính năng sử dụng, số lượng vũ khí hết hạn sử dụng, số lượng vũ khí cần sửa chữa, số lượng vũ khí không còn tính năng sử dụng, số lượng vũ khí bị mất.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Phối hợp trong xử lý vi phạm
Thanh tra chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công an tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về trang bị, quản lý, sử dụng các loại vũ khí thể thao trong tập luyện, thi đấu thể thao.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TDTT-BCA ngày 26/12/1998 của Ủy ban Thể dục thể thao và Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý, trang bị, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, sửa chữa, mang vào, mang ra khỏi nước Việt Nam và thanh lý, tiêu hủy các loại vũ khí thể thao.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội giúp Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân cần báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục thể thao), Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để kịp thời hướng dẫn./.
BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
Đại tướng Trần Đại Quang
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Hoàng Tuấn Anh
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Các Sở VHTTDL, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu: VT Bộ VHTTDL, Bộ CA, TCTDTT, THMai (400b). | {
"issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "18/10/2013",
"sign_number": "06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA",
"signer": "Hoàng Tuấn Anh, Trần Đại Quang",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-56-2015-ND-CP-danh-gia-va-phan-loai-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-277514.aspx | Nghị định 56/2015/NĐ-CP đánh giá và phân loại cán bộ công chức viên chức | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56/2015/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 nơm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chính phủ ban hành Nghị định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Cấp có thẩm quyền là tổ chức hoặc người đứng đầu được giao quyền quyết định và quản lý đối với chức vụ, chức danh cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Người đúng đầu là người được bầu cử, phê chuẩn để bổ nhiệm hoặc người được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp trưởng trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập, được giao thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức.
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
4. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
Điều 4. Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ, căn cứ đánh giá gồm:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
b) Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ;
c) Chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công.
2. Đối với công chức, căn cứ đánh giá gồm:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
b) Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
3. Đối với viên chức, căn cứ đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Viên chức.
Điều 5. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
2. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức do người đứng đầu quyết định.
Điều 6. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
1. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 và Khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.
3. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức.
Điều 7. Thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
1. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
a) Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải được thông báo bằng văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.
b) Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức của người hoặc cấp có thẩm quyền, trường hợp cán bộ, công chức viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Lưu giữ tài liệu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, phân loại được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm:
a) Phiếu đánh giá, phân loại cán bộ (Mẫu số 01); Phiếu đánh giá, phân loại công chức (Mẫu số 02) và Phiếu đánh giá, phân loại viên chức (Mẫu số 03) của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ của cấp có thẩm quyền quản lý; hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ (nếu có);
c) Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức (nếu có).
Chương II
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ
Điều 8. Nội dung đánh giá cán bộ
Nội dung đánh giá cán bộ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Cán bộ, công chức.
Điều 9. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ.
Điều 10. Trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ
Việc đánh giá cán bộ được tiến hành như sau:
1. Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 01;
2. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Đối với cán bộ phụ trách nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với cán bộ trực tiếp là người đứng đầu một cơ quan, tổ chức, đơn vị có các đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành;
3. Cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác có ý kiến bằng văn bản về cán bộ được đánh giá, phân loại;
4. Cấp có thẩm quyền tham khảo các ý kiến tham gia tại Khoản 2 và 3 Điều này, quyết định đánh giá, phân loại cán bộ; thông báo kết quả đánh giá phân loại cho cán bộ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
Điều 11. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Cán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
1. Luôn gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh;
3. Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý trong phạm vi quản lý;
4. Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao;
5. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
6. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất;
7. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách;
8. Có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền công nhận.
Điều 12. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
Cán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
1. Các tiêu chí quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định này;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;
4. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả, có tác động nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
Điều 13. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
Cán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:
1. Các tiêu chí quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định này;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;
4. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ công chức đạt kết quả.
Điều 14. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
1. Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật theo quy định;
2. Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ;
5. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục và phải tiến hành kiểm điểm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị;
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
7. Có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.
Chương III
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Điều 15. Nội dung đánh giá công chức
Nội dung đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức.
Điều 16. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức
1. Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.
2. Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.
Điều 17. Trình tự, thủ tục đánh giá công chức
1. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 02.
b) Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể công chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
c) Cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn bản về công chức được đánh giá, phân loại.
d) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.
đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại Điểm d Khoản này thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 02;
b) Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến tham gia tại Điểm b Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại công chức; thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3. Đối với công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, việc đánh giá thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 18. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
c) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
d) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
đ) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
e) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
g) Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;
h) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;
d) Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.
Điều 19. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
c) Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
d) Có năng lực xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.
Điều 20. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 18 Nghị định này và có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:
a) Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm;
b) Thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ;
c) Tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại;
d) Không có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
đ) Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 18 Nghị định này và có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
b) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm tiến độ;
c) Giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định của pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục;
d) Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
đ) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
Điều 21. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;
b) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
c) Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
đ) Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
g) Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
đ) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC
Điều 22. Nội dung đánh giá viên chức
Nội dung đánh giá viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Viên chức.
Điều 23. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Điều 24. Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được tiến hành như sau:
1. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
a) Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 03.
b) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Đối với cơ quan, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành.
Đối với cơ quan, đơn vị không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị.
c) Cấp ủy đảng cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá, phân loại.
d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.
đ) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại Điểm d Khoản này thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 03.
b) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức tham khảo ý kiến tham gia tại Điểm b Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại viên chức.
Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 25. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
đ) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;
c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.
Điều 26. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này, Điểm b và c Khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
b) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Điều 27. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.
Điều 28. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;
d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;
e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;
g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;
h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.
2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;
c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;
d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đối với cán bộ công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định này và gửi báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ để tổng hợp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm.
3. Bộ Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương và công khai kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
2. Bãi bỏ Điều 45 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Điều 37 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).H.Anh
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức)
1. Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ (Mẫu số 01).
2. Phiếu đánh giá và phân loại công chức (Mẫu số 02).
3. Phiếu đánh giá và phân loại viên chức (Mẫu số 03).
Mẫu số 01
Tên cơ quan,
tổ chức, đơn vị
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ
Năm 20...
Họ và tên: ..........................................................................................................................
Chức vụ, chức danh: ..........................................................................................................
Cơ quan công tác: .............................................................................................................
Hệ số lương: .....................................................................................................................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÁN BỘ
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
.........................................................................................................................................
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:
.........................................................................................................................................
3. Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
.........................................................................................................................................
4. Tinh thần trách nhiệm trong công tác:
.........................................................................................................................................
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao:
.........................................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÁN BỘ
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Phân loại đánh giá:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
.........................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Cán bộ tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ LÃNH ĐẠO CƠ QUAN NƠI CÁN BỘ CÔNG TÁC
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Đại diện lãnh đạo cơ quan
(ký tên, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 loại sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ).
.........................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Đại diện cấp có thẩm quyền
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
Tên cơ quan,
tổ chức, đơn vị
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Năm 20...
Họ và tên: ........................................................................................................................
Chức vụ, chức danh: ........................................................................................................
Đơn vị công tác: ..............................................................................................................
Ngạch công chức: ……………. Bậc:………………… Hệ số lương: ......................................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÔNG CHỨC
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
.......................................................................................................................................
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:
.......................................................................................................................................
3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
.......................................................................................................................................
4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:
.......................................................................................................................................
5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:
.......................................................................................................................................
6. Thái độ phục vụ nhân dân:
.......................................................................................................................................
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:
.......................................................................................................................................
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:
.......................................................................................................................................
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức:
.......................................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÔNG CHỨC
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Phân loại đánh giá:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
.......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Công chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác:
.......................................................................................................................................
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức:
.......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
.......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
Tên cơ quan,
tổ chức, đơn vị
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC
Năm 20...
Họ và tên: ........................................................................................................................
Chức danh nghề nghiệp: ...................................................................................................
Đơn vị công tác: ..............................................................................................................
Hạng chức danh nghề nghiệp: ………….. Bậc: ……………….. Hệ số lương: ........................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:
.......................................................................................................................................
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:
.......................................................................................................................................
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức:
.......................................................................................................................................
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:
.......................................................................................................................................
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
.......................................................................................................................................
6. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách:
.......................................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA VIÊN CHỨC
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
.......................................................................................................................................
2. Phân loại đánh giá
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)
Ngày....tháng....năm 20...
Viên chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VIÊN CHỨC
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên chức công tác:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý viên chức:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)
.......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "09/06/2015",
"sign_number": "56/2015/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-97-2017-TT-BTC-trich-lap-tien-luong-Kiem-soat-vien-cong-ty-nha-nuoc-nam-100-von-dieu-le-364592.aspx | Thông tư 97/2017/TT-BTC trích lập tiền lương Kiểm soát viên công ty nhà nước nắm 100% vốn điều lệ | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 97/2017/TT-BTC
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2017
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO, TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT, KIỂM SOÁT VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 52/2016/NĐ-CP NGÀY 13/6/2016 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Căn cứ Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 7/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc trích lập, quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức xử lý mua bán nợ của Nhà nước thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đặc thù.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty TNHH MTV).
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại công ty TNHH MTV.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Kiểm soát viên công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên) là cá nhân do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 104, 105 và 106 Luật Doanh nghiệp và quy định tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Kiểm soát viên tài chính là cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên tại công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước.
3. Trưởng ban kiểm soát do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, làm việc chuyên trách tại công ty TNHH MTV, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm của Ban kiểm soát, phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên thuộc Ban kiểm soát.
Chương II
TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO, TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT VÀ KIỂM SOÁT VIÊN
Điều 4. Trích lập quỹ tiền lương, thù lao của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Quý I hàng năm, công ty TNHH MTV thực hiện xác định quỹ tiền lương, thù lao của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 52/2016/NĐ-CP.
2. Trước ngày 15 hàng tháng, công ty TNHH MTV thực hiện chuyển 80% số tiền lương, thù lao kế hoạch theo tháng (sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật) về quỹ tiền lương, thù lao của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) quản lý. Trường hợp kế hoạch quỹ tiền lương, thù lao chưa được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt thì công ty TNHH MTV tạm chuyển bằng 80% tiền lương, thù lao theo tháng của năm trước liền kề. Sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt kế hoạch quỹ tiền lương, thù lao của năm thì công ty TNHH MTV thực hiện bù trừ đảm bảo mức tạm ứng không quá 80% số tiền lương, thù lao theo tháng của năm kế hoạch.
Trước ngày 20 hàng tháng, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) thực hiện chi trả tiền lương, thù lao cho Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên (80% của số tiền lương, thù lao theo kế hoạch năm chia 12 tháng) vào tài khoản cá nhân của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên.
3. Kết thúc năm tài chính, chậm nhất 15 ngày sau khi quyết toán quỹ tiền lương, công ty TNHH MTV thực hiện chuyển phần tiền lương, thù lao còn lại của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên theo số đã được quyết toán về quỹ tiền lương, thù lao của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên tại cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước).
Trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) thực hiện chi trả phần tiền lương, thù lao còn lại cho Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên như sau:
a) Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên sẽ được chi trả phần tiền lương, thù lao còn lại.
b) Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không được chi trả phần tiền lương, thù lao còn lại.
Điều 5. Trích lập quỹ tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên bao gồm tiền thưởng hàng năm và thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ. Thời gian thực hiện trích lập và mức trích lập quỹ tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
2. Khi thực hiện quyết định chi thưởng hàng năm cho người quản lý, cán bộ công nhân viên của công ty, công ty TNHH MTV thực hiện chuyển 90% tiền thưởng năm của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên về quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên tại cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước).
Tối đa 15 ngày kể từ ngày Công ty TNHH MTV chuyển tiền thưởng năm của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) thực hiện chi trả tiền thưởng năm cho Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, số tiền chi tối đa là 90% tiền thưởng năm.
3. Phần còn lại (10% quỹ tiền thưởng hàng năm) được lập thành quỹ tiền thưởng nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ để xác định quỹ tiền thưởng nhiệm kỳ của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được tính theo nhiệm kỳ của Chủ tịch hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty). Trường hợp thời gian bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên không trùng với thời gian bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) thì nhiệm kỳ của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được tính từ thời điểm Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên được bổ nhiệm.
Sau khi Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên kết thúc nhiệm kỳ, công ty TNHH MTV chuyển phần tiền thưởng còn lại về quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên tại cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước). Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ cả nhiệm kỳ, Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) chi trả phần còn lại cho Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được đánh giá hoàn thành xuất sắc hoặc hoàn thành nhiệm vụ các năm trong nhiệm kỳ thì hưởng toàn bộ số tiền thưởng còn lại.
b) Trường hợp Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên có 01 năm trong nhiệm kỳ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng 50% số tiền thưởng còn lại.
c) Trường hợp Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên có 2 năm trở lên trong nhiệm kỳ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì không được hưởng số tiền thưởng còn lại.
d) Trường hợp chưa kết thúc nhiệm kỳ nhưng Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ do được điều động làm công tác khác hoặc nghỉ hưu, nghỉ chế độ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) trên cơ sở xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, quyết định mức chi trả cụ thể đối với phần tiền thưởng còn lại của khoảng thời gian tham gia làm Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
Điều 6. Quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được theo dõi tại tài khoản riêng ở kho bạc nhà nước do đơn vị có chức năng quản lý tài chính kế toán thuộc các Bộ quản lý ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm chủ tài khoản (có tên chủ tài khoản, số tài khoản tại kho bạc nhà nước, mã số đơn vị quan hệ với ngân sách). Người đứng tên chủ tài khoản là thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền theo quy định, đồng thời cử cán bộ phụ trách kế toán để theo dõi tài khoản quỹ.
Đối với Quỹ tiền lương, thù lao tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại các công ty TNHH MTV thuộc Bộ Tài chính và Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước do Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính làm chủ tài khoản.
2. Các đơn vị làm chủ tài khoản quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, mở sổ sách kế toán để theo dõi các phát sinh liên quan đến tài khoản của quỹ, định kỳ hàng tháng (năm) có đối chiếu số phát sinh, số dư với kho bạc nhà nước.
3. Cuối kỳ kế toán, các đơn vị có chức năng quản lý tài chính kế toán thuộc các Bộ quản lý ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên theo quy định, báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) xem xét, phê duyệt.
Điều 7. Xử lý số dư cuối năm của quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và kiểm soát viên
Kết thúc năm tài chính, chậm nhất 15 ngày sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (đối với Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước) thực hiện quyết toán quỹ tiền lương, thù lao và tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên, trường hợp quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng tại cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính còn số dư thì cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính có trách nhiệm chuyển trả số dư lại cho công ty TNHH MTV. Công ty TNHH MTV hạch toán số tiền nhận lại theo quy định về kế toán hiện hành.
Điều 8. Công khai thông tin về tiền lương, thù lao tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên
Quý II của năm sau, cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính công khai quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, mức tiền lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập bình quân hàng tháng, năm (năm trước liền kề) của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên trên trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ Sở hữu, Bộ Tài chính và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp theo dõi.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2017 và thay thế Thông tư số 221/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên và người đại diện vốn Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ.
2. Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có cử Kiểm soát viên tại các công ty TNHH MTV do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ thì vận dụng quy định tại Thông tư này để xây dựng quy chế quy định việc trích nộp, quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng cho Kiểm soát viên do công ty cử.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTgCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Lưu: VT, TCDN (300).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "27/09/2017",
"sign_number": "97/2017/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Hiếu",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Luat-sua-doi-cac-Luat-co-lien-quan-den-quy-hoach-2018-390511.aspx | Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 mới nhất | QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 35/2018/QH14
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA 37 LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13, Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Luật Đê điều số 79/2006/QH11, Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, Luật Đo lường số 04/2011/QH13, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Xuất bản số 19/2012/QH13, Luật Báo chí số 103/2016/QH13, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10 và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 92/2015/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường bộ
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Quy hoạch mạng lưới đường bộ
1. Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
2. Việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phát triển mạng lưới đường bộ trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch vùng.”.
2. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 như sau:
“Điều 6a. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định hướng tuyến, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô các tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định số lượng, quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình chính gồm cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định cụ thể các điểm giao cắt, hệ thống trạm dừng nghỉ, công trình phụ trợ khác;
b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không cho từng khu vực, từng tuyến đường; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
d) Xây dựng giải pháp chi tiết để thực hiện quy hoạch.
3. Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm.
4. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Việc công bố công khai quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về giao thông đường bộ.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 46 như sau:
“2. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.”.
4. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 51 như sau:
“2. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
3. Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
4. Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 61 như sau:
“7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.”.
6. Bãi bỏ khoản 3 Điều 64.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 84 như sau:
“1. Xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:
“2. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thông qua chính sách ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn; thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 12 như sau:
“12. Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 77 như sau:
“1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước được đặt tên khi lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức liên quan.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 81 như sau:
“Điều 81. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển
1. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển là quy hoạch ngành quốc gia.
2. Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và căn cứ vào nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nhu cầu, nguồn lực và xu thế phát triển hàng hải thế giới.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch có liên quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 82 như sau:
“Điều 82. Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển
1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển;
b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.”.
6. Bổ sung Điều 82a vào sau Điều 82 như sau:
"Điều 82a. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển
1. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển.
2. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua, phân bổ lượng hàng hóa cho từng bến cảng, khu bến cảng trong nhóm cảng biển;
b) Xác định loại cảng; phương án điều tiết hợp lý luồng hàng hóa; hỗ trợ phát triển các khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;
c) Xác định theo giai đoạn quy hoạch về số lượng cầu cảng, bến cảng, khu bến cảng, dự án ưu tiên đầu tư;
d) Bố trí sơ bộ mặt bằng bến cảng, khu bến cảng trong nhóm cảng biển;
đ) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
3. Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua, phân bổ lượng hàng hóa cho từng bến cảng, khu bến cảng trong cảng biển;
b) Xác định vị trí, quy mô, công năng, diện tích vùng đất, vùng nước, diện tích kho bãi, khu vực hậu cần bến cảng; phân bổ các khu công năng của cảng biển trong phạm vi vùng đất, vùng nước được quy hoạch; công suất thiết kế của các cầu cảng, bến cảng; xác định thông số kỹ thuật cơ bản luồng tàu, cỡ tàu chuẩn hàng hải trên luồng;
c) Xác định vị trí, thông số kỹ thuật cơ bản cầu cảng, bến cảng, các công trình hạ tầng hàng hải công cộng; xác định quy mô, vị trí các công trình phục vụ quản lý nhà nước;
d) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
đ) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch; dự kiến nguồn vốn đầu tư luồng tuyến, bến cảng.
4. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển.
5. Việc công bố công khai quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về hàng hải.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 83 như sau:
“1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển theo quy định của Bộ luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
8. Bãi bỏ khoản 1 và sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 88 như sau:
“3. Đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được phê duyệt.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 92 như sau:
“1. Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 102 như sau:
“Điều 102. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Việc lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua, phân bổ lượng hàng hóa cho các hành lang vận tải, vùng hàng hóa;
b) Xây dựng phương án giao thông kết nối cảng; phương án điều tiết hợp lý luồng hàng hóa gắn với việc phát triển các khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực;
c) Xác định vị trí, quy mô, công năng, diện tích cảng; phân bổ công năng của từng cảng trong phạm vi vùng đất được quy hoạch; bố trí các công trình phục vụ quản lý nhà nước;
d) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
đ) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch; dự kiến nguồn vốn đầu tư cảng.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
4. Bộ Giao thông vận tải tổ chức công bố và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về hàng hải.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 108 như sau:
“2. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm việc tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.”.
12. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 126 như sau:
“đ) Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.”.
13. Bãi bỏ Điều 44, Điều 46 và khoản 1 Điều 48.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đường sắt
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Quy hoạch mạng lưới đường sắt
1. Quy hoạch mạng lưới đường sắt là quy hoạch ngành quốc gia, làm cơ sở định hướng đầu tư, phát triển, khai thác mạng lưới đường sắt.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
2. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:
"Điều 7a. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt
1. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt, được lập cho tuyến đường sắt quốc gia, ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế.
2. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính, các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt; vị trí các ga, đề-pô;
b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
d) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Việc công bố công khai quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đường sắt.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam theo từng thời kỳ.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29 như sau:
“2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp đường sắt phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt và đồng bộ với công nghệ được chuyển giao.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 70 như sau:
“1. Phát triển đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và tạo động lực cho quá trình phát triển đô thị.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 83 như sau:
“1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển đường sắt.”.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:
“3. Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là quy hoạch ngành quốc gia.
2. Việc lập, phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi tổ chức lập quy hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa, trừ công trình phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch; tổ chức lập nội dung phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch vùng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch tỉnh trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
“3. Việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 99 như sau:
“4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với khu vực hoạt động thủy sản, tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan khi xây dựng quy hoạch đê điều, công trình thủy lợi và kế hoạch phòng, chống thiên tai có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; chỉ đạo thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi và thanh thải kịp thời các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng tới luồng và hành lang bảo vệ luồng.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 100 như sau:
“2. Tổ chức thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo thẩm quyền; xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch tỉnh.”.
7. Thay thế cụm từ “kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa” bằng cụm từ “kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa” tại khoản 2 Điều 4, Điều 5, khoản 3 Điều 8, tên Chương II, Điều 9, Điều 11, Điều 14, tên Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 22, khoản 4 Điều 98h, khoản 1 Điều 100 và khoản 1 Điều 101.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 3 như sau:
“8. Các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Làm căn cứ cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược tài nguyên nước;
b) Quy hoạch cao hơn;
c) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước thời kỳ trước.
3. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cả nước;
b) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện điều tra cơ bản hoặc kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước thời kỳ trước;
c) Xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước cần tiến hành đối với các lưu vực sông, các vùng, các nguồn nước được thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trong thời kỳ quy hoạch;
d) Xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động điều tra cơ bản được xác định tại điểm c khoản này;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
4. Thời kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn là 20 năm.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 14 như sau:
“a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quốc phòng, an ninh; quy hoạch tổng thể quốc gia;”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Quy hoạch về tài nguyên nước
1. Quy hoạch về tài nguyên nước bao gồm:
a) Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia;
b) Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm;
c) Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và nội dung quy hoạch phải căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
2. Đối tượng của quy hoạch về tài nguyên nước là nước mặt, nước dưới đất.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước tổ chức lập nội dung phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Nguyên tắc lập quy hoạch về tài nguyên nước
1. Việc lập quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Bảo đảm phân bổ hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu;
c) Bảo đảm dựa trên kết quả của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Việc lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia phải tuân thủ thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước và các nguyên tắc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước mâu thuẫn với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh đã được phê duyệt thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch tài nguyên nước.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Căn cứ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
1. Chiến lược tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước.
2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông, từng vùng, tiềm năng thực tế của nguồn nước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
3. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương và bảo vệ môi trường.
4. Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước.
5. Định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
6. Quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
7. Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.”.
7. Bãi bỏ Điều 18.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
1. Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch nhằm bảo đảm chức năng của nguồn nước, giải quyết các vấn đề đã xác định tại điểm b khoản này;
d) Xác định giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải được lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, tổ chức lưu vực sông, tổ chức có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh có quyền thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
4. Định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật và hồ sơ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
1. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch đã được phê duyệt không tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
c) Các dự án công trình trọng điểm quốc gia mới được hình thành làm ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước;
d) Có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến tài nguyên nước.
2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng và phải dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung thay đổi.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh quyết định việc điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt.
4. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định đối với việc điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh được thực hiện như việc lập quy hoạch
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Điều kiện của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
1. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện về số lượng, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia tư vấn lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, năng lực quản lý và các điều kiện kỹ thuật phù hợp với công việc đảm nhận.
2. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
3. Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để thực hiện quyền giám sát, đề xuất các biện pháp thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
5. Đối với các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:
“1. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47 như sau:
“2. Việc xây dựng các công trình thủy điện phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, tuân thủ quy định tại Điều 53 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 48 như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng nước đã bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.”.
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 50 như sau:
“3. Việc xây dựng công trình, tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 52 như sau:
“3. Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tỉnh và kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất và quy định tại khoản 4 Điều này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 53 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Việc lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch có phương án xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và phải có các nội dung sau đây:
a) Sự cần thiết phải xây dựng hồ chứa so với các giải pháp công trình khác để thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch;
b) Xác định dòng chảy cần duy trì trên sông, suối theo thời gian ở hạ du hồ chứa được đề xuất trong quy hoạch;
c) Xác định và sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên đối với mỗi hồ chứa đề xuất trong quy hoạch và mức bảo đảm cấp nước đối với từng nhiệm vụ đề ra;
d) Dung tích hồ chứa dành để thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu;
đ) Vai trò của các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông trong việc bảo đảm thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa được đề xuất;
e) Trong quá trình lập quy hoạch phải tổ chức lấy ý kiến các đối tượng hưởng lợi và đối tượng có nguy cơ rủi ro trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước do việc xây dựng hồ chứa đề xuất trong quy hoạch gây ra. Mọi ý kiến góp ý phải được giải trình, tiếp thu trong báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định quy hoạch.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;”.
19. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 55 như sau:
“b) Quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông;”.
20. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 70 như sau:
“a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước;
b) Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy trình vận hành liên hồ chứa, danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;”.
21. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 71 như sau:
“b) Tổ chức lập và tổ chức thực hiện nội dung phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;”.
22. Thay thế cụm từ tại tên Chương II, tên Mục 2 Chương II và các điều, khoản sau đây:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước” bằng cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch” tại khoản 3 Điều 3, khoản 2 và khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 54;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” bằng cụm từ “quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh” tại tên Điều 19; thay thế cụm từ “Quy hoạch tài nguyên nước bao gồm” bằng cụm từ “Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh bao gồm” tại Điều 19;
c) Thay thế cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông” bằng cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch” tại khoản 2 Điều 54;
d) Thay thế cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước” bằng cụm từ “quy hoạch về tài nguyên nước” tại khoản 10 Điều 9, tên Chương II, tên Mục 2 Chương II.
Điều 6. Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai
1. Sửa đổi, bổ sung Chương IV như sau:
“CHƯƠNG IV
QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
b) Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
c) Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
d) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;
b) Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;
c) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
d) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
e) Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Điều 36. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
d) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.
2. Kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
c) Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
d) Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
đ) Kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Điều 37. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
2. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Điều 38. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
b) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước;
c) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và của cấp tỉnh.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;
c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;
d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước;
đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước;
b) Xác định diện tích các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm;
c) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 39. Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
1. Căn cứ lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh bao gồm các căn cứ lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện phương án sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước;
b) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Định mức sử dụng đất;
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất
2. Nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nội dung phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;
c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước;
đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước;
b) Xác định diện tích các loại đất theo phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
d) Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thực hiện trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
e) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Quy hoạch tỉnh;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ trước;
d) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, cấp xã;
đ) Định mức sử dụng đất;
e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bổ cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, cấp xã;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;
c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch tỉnh.
Điều 41. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bao gồm căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
b) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;
c) Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
d) Định mức sử dụng đất.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh;
b) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;
c) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;
b) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong thời kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm;
c) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong thời kỳ kế hoạch 05 năm;
d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Điều 42. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; cơ quan quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
4. Việc tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 43. Lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất
1. Việc lấy ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện bằng hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất;
d) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến;
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Điều 44. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
4. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
b) Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường;
d) Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
5. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;
b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
6. Kinh phí tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất tương ứng.
Điều 45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất:
a) Việc quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất:
a) Quốc hội quyết định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Điều 46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;
c) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
3. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 của Luật này.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.
Điều 47. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Việc lựa chọn tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 48. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Toàn bộ nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; công bố công khai nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Việc công bố công khai được thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc công khai được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch sử dụng đất.
3. Toàn bộ nội dung kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định sau đây:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Việc công bố công khai được thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
c) Việc công khai được thực hiện trong suốt thời kỳ kế hoạch sử dụng đất.
Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
3. Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội quyết định.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
7. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
8. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
10. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 50. Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh và phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của cả nước để báo cáo Chính phủ vào năm cuối của thời kỳ kế hoạch sử dụng đất.
Điều 51. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019
1. Việc xử lý chuyển tiếp quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được quyết định, phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 hoặc đã được lập, thẩm định trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 mà chưa được quyết định hoặc phê duyệt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì được thực hiện hết thời kỳ kế hoạch sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất đã triển khai lập, điều chỉnh, thẩm định trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì tiếp tục được lập, điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản quy định chi tiết của Luật Đất đai số 45/2013/QH13, nhưng phải được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2019.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 151 như sau:
“1. Đất sử dụng cho khu kinh tế gồm đất để xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư.”.
3. Thay thế cụm từ “cấp quốc gia” bằng từ “quốc gia” tại khoản 1 Điều 21.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 3 như sau:
“21. Quy hoạch bảo vệ môi trường là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian, phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Căn cứ lập và thời kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược bảo vệ môi trường trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
2. Thời kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn là từ 30 năm đến 50 năm.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Quy hoạch bảo vệ môi trường và nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường, việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh.
3. Cơ quan chuyên môn về quản lý môi trường cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:
a) Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng có tác động lớn đến môi trường;
b) Quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
c) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch của đối tượng thuộc điểm a và điểm b khoản này mà thay đổi mục tiêu của chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 21 như sau:
“a) Phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:
“Điều 40. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch
1. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong hệ thống chiến lược, quy hoạch thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong hệ thống chiến lược, quy hoạch phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động qua lại giữa các hoạt động của chiến lược, quy hoạch với môi trường, biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 49 như sau:
“5. Chiến lược, kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, hải đảo, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn và khu di sản tự nhiên phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 74 như sau:
“1. Hoạt động giao thông vận tải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 88 như sau:
“1. Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch liên quan đến hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 94 như sau:
“Điều 94. Quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường
Quản lý chất thải nguy hại là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về bảo vệ môi trường và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 98 như sau:
“Điều 98. Quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo vệ môi trường
Quản lý chất thải rắn thông thường là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường.”.
12. Bổ sung Điều 121a vào sau Điều 121 như sau:
“Điều 121a. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia
1. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;
b) Quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, bao gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc môi trường đất, nước, không khí trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;
d) Danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia;
đ) Định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường;
e) Lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường trong quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính liên kết, phân cấp, phối hợp.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 141 như sau:
“10. Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.”.
14. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 142 như sau:
“a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và dự án, công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thu hút đầu tư và tổ chức triển khai việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;”.
15. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 143 như sau:
“đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;”.
16. Bãi bỏ các điều 10, 11, 12 và khoản 1 Điều 52.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
1. Bổ sung khoản 8 vào Điều 2 như sau:
“8. Quy hoạch khoáng sản bao gồm quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 như sau:
“a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia;”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
1. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia.
2. Căn cứ lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ trước;
b) Tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản mới phát hiện.
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng là quy hoạch ngành quốc gia.
2. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Nhu cầu khoáng sản của các ngành kinh tế;
b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản
Việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Có một trong các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
2. Có phát hiện mới về khoáng sản làm ảnh hưởng đến tính chất, nội dung quy hoạch;
3. Khi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 17 như sau:
“3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:
“1. Khu vực hoạt động khoáng sản là khu vực có khoáng sản đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 28 như sau:
“4. Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
10. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 40 như sau:
“b) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;”.
11. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 47 như sau:
“b) Đề án thăm dò khoáng sản phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;”.
12. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 53 như sau:
“a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;”.
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 80 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; tổ chức lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch;”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
14. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 81 như sau:
“c) Xây dựng nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;”.
15. Bãi bỏ các điều 10, 12 và 15.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí tượng thủy văn
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
1. Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia là quy hoạch ngành quốc gia.
2. Việc lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm việc quan trắc trên mạng lưới phản ánh được diễn biến theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc, đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, phục vụ bảo đảm bộ dữ liệu nền về thời tiết, khí hậu quốc gia, hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn, theo dõi, giám sát thiên tai khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu giữa các mạng lưới quan trắc, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
3. Căn cứ lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; chiến lược quốc gia về tài nguyên nước; chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông và chiến lược, kế hoạch khác có liên quan;
b) Kết quả thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ trước, kết quả hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn và nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho ngành, lĩnh vực, địa phương có liên quan khác;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ về quan trắc, đo đạc, truyền tin, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
4. Thời kỳ quy hoạch, nội dung quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
2. Bổ sung điểm đ vào khoản 5 Điều 32 như sau:
“đ) Phục vụ hoạt động lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 52 như sau:
“d) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch, ưu tiên phân bổ tần số phục vụ công tác khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật về tần số vô tuyến điện; xây dựng các chiến lược phát triển đồng bộ hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông phù hợp phục vụ hoạt động khí tượng thủy văn; chỉ đạo đăng tải thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật này và pháp luật về báo chí;”.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đa dạng sinh học
1. Bổ sung khoản 31 vào Điều 3 như sau:
“31. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ xác định để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Căn cứ lập và thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học
1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học trong cùng giai đoạn;
b) Quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ trước; hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học; thực trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học.
2. Thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là 10 năm, tầm nhìn là từ 30 năm đến 50 năm.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch; hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Công bố, cung cấp thông tin, thực hiện và đánh giá quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh
Việc công bố, cung cấp thông tin, thực hiện và đánh giá quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
5. Thay thế cụm từ “quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” bằng cụm từ “nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh” tại khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 19, khoản 3 Điều 20 và khoản 1 Điều 24.
6. Bãi bỏ Điều 9 và Mục 2 Chương II.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Quy hoạch sử dụng biển của cả nước là một nội dung của quy hoạch không gian biển quốc gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là quy hoạch ngành quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia, định hướng và tổ chức không gian cho việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng bờ.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
1. Việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch không gian biển quốc gia; gắn kết với các quy hoạch có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch ngành có phạm vi thuộc vùng bờ;
b) Bảo đảm hài hòa trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
2. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm cụ thể của từng khu vực trong phạm vi vùng bờ, tiềm năng tài nguyên, hiện trạng môi trường vùng bờ; tác động dự báo của biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
b) Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường vùng bờ; thống kê tài nguyên vùng bờ;
c) Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ trước.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Phạm vi và thời kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
1. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được lập cho toàn bộ vùng bờ của cả nước.
2. Thời kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là 10 năm, tầm nhìn là 30 năm.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 28 như sau:
“1. Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
Việc lấy ý kiến và công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
1. Trường hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 57 như sau:
“3. Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.”.
10. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 73 như sau:
“b) Lập, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh;”.
11. Thay thế cụm từ “quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển” bằng cụm từ “quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển” tại khoản 1 Điều 5, khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 39, điểm g khoản 1 Điều 68, điểm b khoản 1 Điều 74 và điểm b khoản 2 Điều 76.
12. Bãi bỏ khoản 3 Điều 79.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 7 như sau:
“b) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:
“a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn;”.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi;
b) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;
c) Bảo đảm tính phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và tính kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Căn cứ lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Dự báo lũ dài hạn;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
c) Hiện trạng hệ thống đê điều;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi và các quy hoạch khác có liên quan.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập cho các hệ thống sông liên tỉnh, có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật về phòng, chống lũ của hệ thống sông để lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
2. Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế;
3. Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu;
b) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;
c) Xây dựng, tu bổ đê điều;
d) Xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác;
đ) Làm thông thoáng dòng chảy;
e) Tổ chức quản lý và hộ đê;
4. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường;
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát theo định kỳ năm năm hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể quốc gia, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Công bố và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo và phối hợp thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”.
8. Bổ sung Điều 13a vào trước Điều 14 trong Mục 2 Chương II như sau:
“Điều 13a. Quy hoạch đê điều
Quy hoạch đê điều là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, được lập cho hệ thống đê liên quan từ hai tỉnh trở lên.”.
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Việc lập quy hoạch đê điều phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Quy hoạch đê điều phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch vùng; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều;
b) Đê biển phải bảo đảm chống bão, nước biển dâng theo quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển và phải bao gồm cả diện tích trồng cây chắn sóng;
c) Đê sông phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c khoản 2 như sau:
“b) Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai;
c) Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Quy hoạch đê điều phải được rà soát định kỳ năm năm hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể quốc gia, mục tiêu quốc phòng, an ninh, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch vùng, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đê điều
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đê điều trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đê điều.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Công bố và thực hiện quy hoạch đê điều
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc thực hiện quy hoạch đê điều được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch đê điều;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; chỉ đạo tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng và phạm vi bảo vệ đê điều
13. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 26 như sau:
“b) Tuân theo quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 như sau:
“1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng có liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền.”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 42 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thủy văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
“a) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông;”.
16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 43 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Tổ chức lập nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong quy hoạch tỉnh; tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê trên phạm vi cả nước;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trên địa bàn huyện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;”.
17. Bãi bỏ khoản 2 Điều 11 và Điều 18.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy lợi
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 như sau:
“a) Trong lập quy hoạch thủy lợi và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đề xuất, lựa chọn giải pháp nguồn sinh thủy, tạo nguồn nước, chống thất thoát nước, sử dụng nước tại chỗ, tái sử dụng nước, kết nối hệ thống thủy lợi liên vùng;”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quy hoạch thủy lợi
1. Quy hoạch thủy lợi là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, làm cơ sở để đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Quy hoạch thủy lợi bao gồm các loại sau:
a) Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh;
b) Quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên.
3. Quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh.
4. Quy hoạch thủy lợi được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn là từ 30 năm đến 50 năm và được rà soát theo định kỳ 05 năm.
5. Quy hoạch thủy lợi được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược thủy lợi, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng hoặc khi có biến động lớn tác động đến mục tiêu chính của quy hoạch thủy lợi.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi
Việc lập quy hoạch thủy lợi phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược thủy lợi, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Gắn kết với quy hoạch kết cấu hạ tầng quốc gia và các quy hoạch có liên quan;
3. Bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; phát triển bền vững;
4. Phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm hài hòa giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng, chống thiên tai; chú trọng cấp nước cho hải đảo, vùng ven biển, khu vực biên giới, miền núi và vùng ven hồ chứa thủy điện;
5. Bảo đảm cân đối nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính; chuyển nước từ nơi thừa đến nơi thiếu; trữ nước mùa mưa cho mùa khô, năm nhiều nước cho năm ít nước.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Nội dung quy hoạch thủy lợi
1. Quy hoạch thủy lợi xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực thủy lợi theo phạm vi quy hoạch.
2. Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước;
b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi trên phạm vi lưu vực sông;
d) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi trên phạm vi lưu vực sông;
đ) Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển trên phạm vi lưu vực sông; bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước trên phạm vi lưu vực sông;
e) Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên;
g) Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.
3. Quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thủy lợi thời kỳ trước trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
d) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
đ) Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển; xác định giải pháp thủy lợi cho từng loại đối tượng trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi; phương án phối hợp vận hành giữa các công trình thủy lợi trong hệ thống công trình thủy lợi; bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
e) Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên;
g) Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Việc công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Việc công khai nội dung quy hoạch được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung phương án phát triển thủy lợi trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch;
d) Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện giám sát thực hiện quy hoạch thủy lợi.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi.”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 56 như sau:
“a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi; tổ chức lập, điều chỉnh, công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch thủy lợi;”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 57 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Tổ chức lập nội dung phương án phát triển thủy lợi trong quy hoạch tỉnh; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;”.
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, quy hoạch ngành quốc gia có liên quan, đề ra định hướng cơ bản dài hạn và xác định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
2. Nội dung quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử bao gồm: quan điểm phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đối với phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, phát triển điện hạt nhân, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; mục tiêu cụ thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành y tế, khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác; định hướng phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo; giải pháp, nguồn lực thực hiện.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã được phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.”.
3. Bổ sung Điều 13a vào sau Điều 13 như sau:
“Điều 13a. Quy hoạch phát triển điện hạt nhân
1. Quy hoạch phát triển điện hạt nhân là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập trên cơ sở quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đề ra định hướng dài hạn, xác định các mục tiêu cụ thể cho phát triển điện hạt nhân.
2. Nội dung quy hoạch phát triển điện hạt nhân bao gồm quan điểm phát triển, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp thực hiện và đánh giá môi trường chiến lược đã được thẩm định.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức lập quy hoạch phát triển điện hạt nhân trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện hạt nhân.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ là quy hoạch ngành quốc gia, định hướng dài hạn và xác định các mục tiêu cụ thể cho hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ.
2. Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về khoáng sản và pháp luật về năng lượng nguyên tử.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy hoạch phát triển điện hạt nhân
Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy hoạch phát triển điện hạt nhân được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngành và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch làm thay đổi nội dung của quy hoạch.”.
6. Bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 Điều 25 như sau:
“8a. Địa điểm kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ được xác định trong quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch vùng và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về năng lượng nguyên tử.”.
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đo lường
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 như sau:
“1. Tư vấn, phản biện, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án phát triển về đo lường theo quy định của pháp luật.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 54 như sau:
“ 1. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển chuẩn quốc gia, kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường.”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 55 như sau:
“a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia;”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 56 như sau:
“a) Đề xuất, xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng kế hoạch về đo lường;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch về đo lường;”.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
1. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.
2. Bỏ từ “quy hoạch,” tại khoản 1 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 16, Điều 29, khoản 1 Điều 31, điểm a khoản 2 Điều 59, điểm b và điểm c khoản 1, điểm b và điểm d khoản 2 Điều 60.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thông tin mạng
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 51 như sau:
“1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn thông tin mạng; tổ chức lập phương án phát triển hạ tầng bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 52 như sau:
“a) Ban hành hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin mạng; tổ chức lập phương án phát triển hạ tầng bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;”.
3. Bỏ từ “quy hoạch,” tại điểm a khoản 1 Điều 42 và điểm a khoản 3 Điều 52.
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; tổ chức lập nội dung phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Nhà nước có chiến lược phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 như sau:
“4. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 32 như sau:
“d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Có chiến lược phát triển và quản lý hệ thống báo chí, phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển báo chí; tổ chức lập phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 8 như sau:
“c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 17 như sau:
“5. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 33 như sau:
“1. Việc cấp giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được thực hiện với từng kênh chương trình và phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển và quản lý báo chí toàn quốc.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 51 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về báo chí, truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình; phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;”.
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đáp ứng yêu cầu giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng.”.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 12 như sau:
“d) Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp đối với các loại quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 như sau:
“2. Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia trong từng thời kỳ.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 như sau:
“1. Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 10 của Luật này, Chính phủ quy định lộ trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia.”.
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 27 như sau:
“10. Cấp phép thành lập trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục, y tế, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 46 như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 48 như sau:
“a) Đúng quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch tài nguyên nước;”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 49 như sau:
“a) Phù hợp với chiến lược thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 50 như sau:
“a) Phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp và kế hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 64 như sau:
“1. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”.
7. Bỏ từ “quy hoạch,” tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 22, khoản 5 và khoản 7 Điều 27.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 22 như sau:
“4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 99 như sau:
“1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;”.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 của Luật Chứng khoán
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 7 như sau:
“a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:
“c) Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.”.
Điều 26. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 5 như sau:
“6. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau:
“1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh, định hướng phát triển cơ sở điện ảnh trong quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện ảnh.”.
Điều 27. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 của Luật Quảng cáo
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo, quy hoạch quảng cáo ngoài trời.”.
Điều 28. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 25 như sau:
“25. Khu chức năng bao gồm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 31 như sau:
“31. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 32 như sau:
“32. Quy hoạch xây dựng khu chức năng là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng quy định tại khoản 25 Điều này. Quy hoạch xây dựng khu chức năng gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
2. Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
3. Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
4. Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Quy hoạch thời kỳ trước;
d) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
đ) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động;”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Định kỳ rà soát đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là 10 năm, đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu là 05 năm, đối với quy hoạch chi tiết là 03 năm kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 như sau:
“2. Điều tra, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Mục 2 Chương II như sau:
“Mục 2
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN
Điều 22. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện.
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện
1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện gồm:
a) Xác định luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi ranh giới quy hoạch của vùng liên huyện;
b) Xác định mục tiêu phát triển;
c) Dự báo quy mô dân số, nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn phát triển;
d) Xác định yêu cầu về tổ chức không gian đối với hệ thống đô thị, khu vực nông thôn và khu chức năng chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi lập quy hoạch theo từng giai đoạn.
2. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật liên huyện, huyện.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm nguyên tắc một khu chức năng chỉ lập một quy hoạch. Đối với khu du lịch cấp quốc gia, việc lập quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng, trừ quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý; chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư.”.
8. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 33 như sau:
“a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:
“Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:
a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao;
b) Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:
a) Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện;
b) Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, trừ các quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do minh quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
5. Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm:
a) Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản;
b) Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
“Điều 35. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch;
b) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn làm thay đổi nội dung quy hoạch hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp;
c) Có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch;
d) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch;
đ) Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch;
e) Do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch;
g) Do yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Quy hoạch xây dựng khu chức năng được điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có sự điều chỉnh quy hoạch cao hơn hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp;
b) Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng;
c) Quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, di tích lịch sử - văn hóa hoặc môi trường sinh thái được xác định thông qua việc rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch xây dựng và ý kiến cộng đồng;
d) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch;
đ) Phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.
3. Quy hoạch nông thôn được điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn;
b) Có sự biến động về điều kiện địa lý tự nhiên;
c) Thay đổi địa giới hành chính.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 37 như sau:
“2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch; bảo đảm không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm sau đây:
a) Lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng;
b) Tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này thẩm định về các căn cứ, điều kiện và nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng.
Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phải có các nội dung điều chỉnh và bản vẽ kèm theo.
4. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Luật này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 40 như sau:
“1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đồ án quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai.
2. Nội dung công bố công khai quy hoạch xây dựng bao gồm toàn bộ nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành, trừ những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước.”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 như sau:
“1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng liên huyện;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện.”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 42 như sau:
“1. Đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt phải được đăng tải thường xuyên, cập nhật liên tục trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Công khai hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng;
b) Giải thích trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Cung cấp thông tin bằng văn bản giấy, văn bản điện tử theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Phát hành ấn phẩm về quy hoạch.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch xây dựng khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.
Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã cung cấp.”.
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 51 như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.”.
18. Thay thế cụm từ tại tên mục và các điều, khoản, điểm sau đây:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng nông thôn” bằng cụm từ “quy hoạch nông thôn” tại khoản 33 Điều 3, tên Mục 4 Chương II và Điều 29;
b) Thay thế cụm từ “khu chức năng đặc thù” bằng cụm từ “khu chức năng” tại khoản 30 Điều 3, điểm đ khoản 1 Điều 14, khoản 3 Điều 18, tên Mục 3 Chương II, các điều 25, 26, 27 và 28, khoản 1 Điều 38, khoản 2 và khoản 3 Điều 41, khoản 2 Điều 46, Điều 47 và khoản 1 Điều 48;
c) Thay thế cụm từ “các cấp độ sau” bằng cụm từ “các loại quy hoạch sau đây” tại khoản 2 Điều 29.
19. Bãi bỏ khoản 45 Điều 3, khoản 5 Điều 41 và Điều 47.
Điều 29. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch đô thị
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Cụ thể hóa quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 18 như sau:
“a) Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới.
Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương;”.
4. Bãi bỏ khoản 2 và sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 như sau:
“1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cao hơn đã được phê duyệt.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 41 như sau:
“2. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 43 như sau:
“a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch cao hơn;”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:
“Điều 44. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên;
b) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt;
c) Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của quốc gia theo quy định của Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với đồ án quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
b) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố trực thuộc trung ương, trừ các quy hoạch quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
c) Quy hoạch phân khu thuộc đô thị loại đặc biệt và loại I; quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực trong đô thị có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực trong đô thị mới, trừ các quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các quy hoạch đồ thị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đồ thị trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch này.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn trong việc báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị của thành phố, thị xã, thị trấn.
6. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 như sau:
“1. Có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh hoặc điều chỉnh về địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô của đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch;”.
9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 49 như sau:
“a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không làm thay đổi tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết; bảo đảm không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch;”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 như sau:
“Điều 51. Trình tự tiến hành điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm sau đây:
a) Lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị;
b) Tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị theo quy định tại Mục 2 Chương II của Luật này.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này thẩm định về các căn cứ, điều kiện và nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị.
Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị phải có các nội dung điều chỉnh và bản vẽ kèm theo.
4. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 53 của Luật này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 52 như sau:
“1. Trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Quy chuẩn về quy hoạch đô thị, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu vực, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”.
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 53 như sau:
“1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đồ án quy hoạch đô thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải thường xuyên, liên tục trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch;
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo công bố quy hoạch đô thị có sự tham gia của đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, cơ quan thông tấn báo chí;
c) Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình, hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch đô thị tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch đô thị, trung tâm triển lãm và thông tin về quy hoạch đô thị, tại khu vực được lập quy hoạch;
d) In ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch đô thị, quy định về quản lý quy hoạch đô thị được phê duyệt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm toàn bộ nội dung của đồ án quy hoạch đô thị và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành, trừ những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 55 như sau:
“2. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Giải thích trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Cung cấp thông tin bằng văn bản giấy, văn bản điện tử theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và phương tiện thông tin đại chúng;
d) Cung cấp ấn phẩm về quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành.
Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 67 như sau:
“1. Việc xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch không gian ngầm được xác định trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, Quy chuẩn về xây dựng công trình ngầm do Bộ Xây dựng ban hành, Giấy phép xây dựng.”.
15. Bãi bỏ khoản 16 và khoản 17 Điều 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 16, các điều 17, 56 và 71.
Điều 30. Bỏ từ, cụm từ tại các luật
1. Bỏ từ “quy hoạch,” tại các điều, khoản, điểm của các luật sau đây:
a) Khoản 1 Điều 69 và điểm a khoản 1 Điều 70 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Điểm a khoản 2 Điều 38 của Luật Dầu khí;
c) Khoản 2 Điều 235 của Bộ luật Lao động;
d) Khoản 1 Điều 10 của Luật Bảo hiểm xã hội;
đ) Khoản 2 Điều 6 của Luật Bảo hiểm y tế;
e) Khoản 1 Điều 58 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Khoản 1 Điều 48 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Bỏ cụm từ “quy hoạch và” tại khoản 1 Điều 40 của Luật Giám định tư pháp.
Điều 31. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "20/11/2018",
"sign_number": "35/2018/QH14",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-29-2004-CT-TTg-trien-khai-thuc-hien-nhiem-vu-giai-phap-Chinh-phu-bao-cao-Ky-hop-thu-5-Quoc-hoi-khoa-11-52229.aspx | Chỉ thị 29/2004/CT-TTg triển khai thực hiện nhiệm vụ giải pháp Chính phủ báo cáo Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 11 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 29/2004/CT-TTg
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2004
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH PHỦ ĐÃ BÁO CÁO TẠI KỲ HỌP THỨ 5 QUỐC HỘI KHÓA XI
Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Chính phủ đã báo cáo bổ sung những nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2004. Thời gian từ nay đến hết năm 2004 không còn nhiều, những khó khăn, thách thức chưa thể dự báo hết được. Để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 theo đúng mục tiêu Quốc hội đã giao, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát và khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004; Quyết định số 51/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa IX) và tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước để có biện pháp triển khai thực hiện một cách nhanh, đầy đủ nhất những nhiệm vụ đã được phân công.
Mỗi Bộ, ngành, địa phương phải phân công cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các công việc cụ thể, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, các dự án lớn, quan trọng của nền kinh tế; nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách và biện pháp tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hơn, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển năng lượng, sản xuất nguyên vật liệu, phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất, điện tử và các ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất và xuất khẩu.
b) Khẩn trương hoàn chỉnh để trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về công tác quy hoạch theo hướng: xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan Trung ương, các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng, điều chỉnh, xét duyệt và thực hiện quy hoạch; bảo đảm tính dân chủ, công khai và hiệu lực của quy hoạch; quy định rõ việc công bố công khai, rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân về những quy hoạch liên quan đến đời sống của người dân; có biện pháp, chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy hoạch hoặc lợi dụng quy hoạch để kiếm lời bất chính.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá lại hiệu quả kinh tế, xã hội của những dự án lớn, quan trọng hiện đang triển khai; trên cơ sở đó, đề xuất với Chính phủ phương án điều chỉnh cả về cơ cấu, quy mô, phương thức đầu tư đối với từng dự án cụ thể (nếu có).
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chủ trương đầu tư các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng và công trình xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; phải làm kiên quyết, thận trọng, quy định rõ cách tổ chức và phương thức kiểm tra, đánh giá; nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về điều kiện cần bảo đảm cho việc giám sát sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước, phương thức giám sát và trách nhiệm giám sát để việc giám sát thực sự có hiệu lực và hiệu quả thiết thực.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát việc thực hiện các dự án, nhất là dự án đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ để có biện pháp xử lý kiên quyết theo nguyên tắc: những dự án, công trình đã được bố trí vốn nhưng không có điều kiện, khả năng thực hiện theo đúng tiến độ thì điều chuyển vốn cho những dự án, công trình đã được bố trí vốn, có khả năng và điều kiện thực hiện nhanh nếu được bổ sung thêm vốn và sẽ hoàn thành để đưa vào sử dụng ngay trong năm 2005; rà soát lại số vốn thực tế hiện đang còn nợ của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của hai Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình Thủ tướng Chính phủ phương án tạm ứng nguồn trái phiếu Chính phủ chưa có kế hoạch sử dụng trong năm 2004 để thanh toán các khoản nợ này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí hoàn trả khoản tạm ứng này từ nguồn của kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2005 và những năm tiếp theo.
e) Phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Bộ Tài chính:
a) Kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu ngân sách nhà nước, chi vượt dự toán, vay, tạm ứng để chi tiêu nhưng không bảo đảm được nguồn trả, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xác định và công bố những doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện (kể cả tổng công ty và ngân hàng thương mại) để thực hiện phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ra thị trường chứng khoán nhằm huy động thêm vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xác định danh mục những tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ thực hiện cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu, trước hết là các doanh nghiệp trong các ngành: điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm; phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch dự kiến, tăng cường kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp;
d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhà nước, phát hiện kịp thời những vi phạm chế độ, kỷ luật tài chính, nợ không lành mạnh, làm ăn kém hiệu quả, trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
đ) Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các biện pháp để hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
e) Nghiên cứu ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành cơ chế kiểm soát và điều tiết thu nhập siêu lợi nhuận của các tổng công ty kinh doanh chiếm thị phần thống lĩnh.
g) Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bình ổn giá trong tình hình mới.
h) Phối hợp với Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án phát huy vai trò tích cực của các doanh nghiệp nhà nước trong việc điều hòa cung - cầu, ổn định giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu theo hướng: các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tổng công ty lớn (Tổng công ty 91) kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cần khẳng định rõ vai trò chủ đạo, vai trò tổ chức, định hướng thị trường thông qua việc tham gia phát triển mạng lưới phân phối và đại lý phân phối.
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình khẩn trương sửa đổi một số quy định không còn phù hợp trong các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách thuế, tuyển dụng lao động để bảo đảm tính thống nhất và nhất quán về chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài phù hợp với những nội dung đã cam kết.
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ về tổ chức và cơ chế quản lý đối với những lĩnh vực kinh doanh mang tính độc quyền mà các tổng công ty nhà nước hiện đang thực hiện (nắm giữ) theo nguyên tắc: tạo ra và bảo đảm được sự bình đẳng đối với các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng các lĩnh vực này để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt việc kiểm soát cán cân thanh toán, bảo đảm cân đối tiền hàng; xác định tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng hợp lý; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, xử lý nợ tồn đọng; thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại.
b) Điều hành ổn định tỷ giá và cân đối ngoại tệ; bảo đảm cung ứng đủ ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư, nguyên liệu quan trọng, nhất là xăng, dầu, sắt thép và một số vật tư hóa chất chủ yếu khác.
5. Bộ Thương mại:
a) Phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình có trách nhiệm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, nhất là thủ tục hải quan, thuế, cơ chế thanh toán qua ngân hàng.
b) Tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm ngăn chặn và xử lý hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng, dầu để tăng giá các sản phẩm một cách bất hợp lý; đồng thời, hạn chế tác động dây chuyền của việc tăng giá xăng, dầu.
c) Phối hợp cùng các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện hiệu quả việc xuất khẩu hàng hóa theo hiệp định đã ký kết sang các nước như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu ; đồng thời, tranh thủ làm việc với các nước để tăng thêm hạn ngạch đối với hàng dệt may; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động trong các vụ kiện thương mại; đẩy mạnh công tác chuẩn bị và chủ động đàm phán song phương, đa phương để đạt mục tiêu sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hội nhập.
d) Phối hợp với các Bộ quản lý sản xuất trong việc kiểm soát hệ thống đại lý, trước hết là những sản phẩm quan trọng. Đôn đốc và phối hợp với các Bộ: Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế nhanh chóng hoàn thành kế hoạch tổ chức khảo sát, đánh giá, phân tích và đề xuất cơ chế quản lý gắn với việc tổ chức mạng lưới kinh doanh của 4 mặt hàng: thép xây dựng, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 868/VPCP-KTTH ngày 26 tháng 02 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai công tác điều hành thị trường trong nước.
6. Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất, nhất là các tổng công ty lớn (điện, than, xi măng, thép, phân bón, hóa chất,...) đẩy mạnh sản xuất, giảm chi phí đầu vào, phấn đấu duy trì giá thành sản phẩm ở mức hợp lý nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước.
7. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy định về vận chuyển hàng hóa, trước hết là vận chuyển bằng container theo nguyên tắc: bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, không làm cản trở đến vận chuyển hàng hóa, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và thỏa thuận quốc tế đã cam kết.
8. Bộ Ngoại giao:
a) Phối hợp cùng Bộ Công an, Tổng cục Du lịch nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho khách du lịch một số nước đến nước ta như đã áp dụng đối với du khách Nhật Bản và Hàn Quốc.
b) Phối hợp cùng các Bộ, cơ quan chuẩn bị tốt các công việc chuẩn bị trong nước; đồng thời, hợp tác với các nước ASEAN để tổ chức thành công Hội nghị ASEM 5; tổ chức đón và phục vụ tốt các chuyến thăm song phương của các Nguyên thủ Quốc gia nhân dịp này.
9. Bộ Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan thực hiện ngay các giải pháp chống độc quyền hoặc liên kết độc quyền, cơ chế "xin cho" trong nhập khẩu và phân phối thuốc chữa bệnh; khẩn trương hoàn thành việc xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ đề án phát triển công nghiệp dược gắn với việc hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, dự trữ quốc gia về dược phẩm, trước hết là các loại dược phẩm thiết yếu; nâng cao năng lực, trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm nguồn và bình ổn thị trường thuốc chữa bệnh; tăng cường quản lý nhà nước đối với thuốc chữa bệnh, đẩy lùi và ngăn chặn việc tăng giá thuốc bất hợp lý.
b) Hoàn chỉnh đề án viện phí, trong đó có việc xác định giá dịch vụ y tế ở các cơ sở công lập theo hướng từng bước bảo đảm bù đắp đủ chi phí, trước hết là chi phí thường xuyên của cơ sở khám, chữa bệnh; đồng thời, đề cao y đức và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong khám, chữa bệnh; nghiên cứu giải pháp phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế, mở rộng y tế bắt buộc và đẩy nhanh việc thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng rộng khắp trong cả nước. Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị tốt báo cáo của Chính phủ về công tác giáo dục để trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2004, trọng tâm là đánh giá về chất lượng và cải cách giáo dục.
b) Đề xuất các giải pháp thiết thực khắc phục những mặt yếu kém trong công tác giáo dục - đào tạo, trước hết là công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
c) Chủ trì chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
11. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thông tin, Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Thể dục Thể thao nghiên cứu, hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ các đề án sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu khu vực sự nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo); chỉ đạo triển khai mạnh các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, thể dục thể thao, trong đó phân định rõ vai trò của Nhà nước, vai trò của xã hội, vai trò của người dân; cần tổ chức thực hiện tốt chủ trương khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ chế và điều kiện để các cơ sở chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
12. Các Bộ quản lý các lĩnh vực sự nghiệp và các địa phương đẩy mạnh thực hiện chế độ tài chính áp dụng đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ.
13. Bộ Văn hóa - Thông tin:
a) Chỉ đạo thực hiện các giải pháp và chính sách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa, nghệ thuật; phát triển hoạt động văn hóa - thông tin ở những vùng sâu, vùng xa; khắc phục những mặt yếu kém trong hoạt động văn hóa - thông tin, báo chí, xuất bản; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về báo chí.
b) Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, của bọn phản động Fulrô.
c) Xây dựng và hoàn thiện thể chế về văn hóa, xã hội phục vụ sự phát triển con người, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh, chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống.
14. Bộ Công an:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo kiên quyết, tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông để tiếp tục giảm tai nạn giao thông.
b) Triển khai thực hiện nghiêm túc và liên tục Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô nhằm chấm dứt những hiện tượng tiêu cực đang gây nhức nhối trong xã hội.
c) Kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của lực lượng cảnh sát giao thông, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, kỷ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
15. Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai việc thực hiện Luật Đất đai; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng kiểm tra công tác quản lý và sử dụng đất đai; đồng thời, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc kiểm tra theo Kế hoạch số 05-KH/TW ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Bộ Chính trị về việc kiểm tra thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai.
16. Bộ Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu để trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Nghị định về cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo tinh thần phân biệt rõ chức năng của chính quyền ở đô thị và chức năng của chính quyền ở nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn; trình Chính phủ ban hành Nghị định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước khi để xảy ra các vụ tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị được phân công phụ trách.
b) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý tình trạng phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương, đùn đẩy trách nhiệm; tình trạng tiêu cực, vi phạm pháp luật kéo dài, gây bất bình trong xã hội.
17. Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện hệ thống thang, bảng lương mới; hướng dẫn việc chuyển, xếp lương cũ sang thang, bảng lương mới một cách chặt chẽ, đúng quy định ngay sau khi Chính phủ ban hành các quy định về tiền lương mới.
18. Bộ Tư pháp:
a) Chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ có biện pháp khắc phục tình trạng ban hành không đồng bộ các văn bản pháp quy, bảo đảm các văn bản pháp quy được ban hành thống nhất, đồng bộ, kịp thời và đúng thẩm quyền.
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan trình Chính phủ bổ sung, điều chỉnh thủ tục, quy trình thẩm định các văn bản pháp quy để đẩy nhanh tiến độ thẩm định nhưng vẫn bảo đảm được yêu cầu nâng cao chất lượng văn bản pháp quy.
19. Thanh tra Nhà nước chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiểm tra việc đầu tư xây dựng theo Kế hoạch số 05-KH/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai; làm rõ các vi phạm, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm khắc, theo đúng pháp luật đối với các vi phạm.
20. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương :
a) Nhanh chóng ổn định tổ chức, kiện toàn các chức danh lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của bộ máy chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cơ sở để bảo đảm hoạt động có hiệu quả ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử.
b) Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản để nhanh chóng đưa các công trình đã hoàn thành vào khai thác, sử dụng.
c) Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Đất đai, chú ý công tác giải phóng mặt bằng; chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm hành lang an toàn giao thông; thu hồi đất sử dụng sai mục đích; cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
d) Chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống thiên tai (bão, lũ, dịch bệnh,...); đặc biệt chú ý đến phương án bảo vệ đê điều và các công trình ven sông, củng cố đê điều ở những nơi xung yếu, tránh tâm lý chủ quan, coi nhẹ tác động của thời tiết.
21. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền, tập trung xử lý ngay những vi phạm, tồn tại về tài chính - ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị; tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước năm 2003; phấn đấu thực hiện ngân sách nhà nước năm 2004 theo các mục tiêu, giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ quyết định; tổ chức xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
22. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương soát xét tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2004; tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành các văn bản, quyết định của cấp trên, coi đây là công việc thường xuyên của mỗi cơ quan hành chính; có giải pháp cụ thể thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra; công bố biện pháp giải quyết và chỉ đạo sát sao việc thực hiện đối với những vấn đề nổi cộm hiện nay đang được nhân dân và Quốc hội quan tâm để tạo chuyển biến thực sự.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "16/07/2004",
"sign_number": "29/2004/CT-TTg",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-lien-tich-212-2013-TTLT-BTC-BQP-thu-nop-thue-thu-nhap-sy-quan-quan-nhan-can-bo-218385.aspx | Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP thu nộp thuế thu nhập sỹ quan quân nhân cán bộ | BỘ TÀI CHÍNH-
BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 212/2013/TTLT-BTC-BQP
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THU NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỸ QUAN, QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN VIÊN HƯỞNG LƯƠNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thu và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng hưởng lương là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cá nhân hưởng lương hàm cơ yếu, chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (dưới đây gọi chung là người nộp thuế) có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền nhận được từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (dưới đây gọi chung là tổ chức trả thu nhập).
2. Cá nhân làm công tác cơ yếu công tác tại các Bộ, ngành, cơ quan của Đảng và các địa phương thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (dưới đây gọi chung là Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính). Riêng các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 2, Thông tư này.
3. Thông tư này không áp dụng đối với cá nhân hướng dẫn tại khoản 1, Điều này có các khoản thu nhập chịu thuế khác (ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này). Việc khai, nộp thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Điều 2. Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền theo quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch; phong, thăng quân hàm hoặc ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
a) Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng:
a.1) Phụ cấp đặc biệt;
a.2) Phụ cấp thâm niên nghề;
a.3) Phụ cấp phục vụ Quốc phòng - An ninh đối với công nhân viên chức quốc phòng;
a.4) Trợ cấp đối với cán bộ chiến sỹ khi nghỉ hưu, chuyển ngành, hy sinh, từ trần theo quy định của pháp luật;
a.5) Trợ cấp thôi việc, xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên;
a.6) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;
a.7) Phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong quân đội gồm:
- Phụ cấp đối với lực lượng Phòng không - Không quân;
- Phụ cấp đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng;
- Phụ cấp đối với lực lượng trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt - Lào;
- Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghi lễ;
- Phụ cấp đối với lực lượng Pháo binh;
- Phụ cấp đối với lực lượng Tăng thiết giáp;
- Phụ cấp đối với lực lượng Đặc công;
- Phụ cấp đối với lực lượng Công binh;
- Phụ cấp đối với lực lượng Hóa học;
- Phụ cấp đối với lực lượng Thông tin;
- Phụ cấp đối với lực lượng Hậu cần quân sự;
- Phụ cấp đối với lực lượng Vũ khí, đạn dược quân sự;
- Phụ cấp đối với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển;
- Phụ cấp đối với bộ đội tàu ngầm P thuộc quân chủng Hải quân;
- Phụ cấp ngày đi biển của Quân chủng Hải quân;
- Phụ cấp đối với lực lượng biên chế trên tàu Hải quân;
- Phụ cấp thi hành án hình sự, quản lý thi hành án hình sự và công tác tại trại giam, nhà tạm giữ trong quân đội;
- Phụ cấp đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội;
- Phụ cấp đối với lực lượng chống khủng bố chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng;
- Phụ cấp đối với quân nhân, công nhân viên Quốc phòng làm nhiệm vụ báo vụ trong quân đội;
- Phụ cấp đối với lực lượng làm nhiệm vụ C;
- Trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng thôi phục vụ tại ngũ;
- Phụ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng làm nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Cam Ranh;
- Phụ cấp đối với lực lượng tàu ngầm cấp chiến dịch;
- Phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng Không quân Hải quân;
- Trợ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng trực tiếp rà phá bom mìn, vật liệu nổ;
a.8) Các khoản phụ cấp quân sự khác theo quy định của pháp luật.
b) Phụ cấp đặc thù ngành Cơ yếu gồm:
Phụ cấp thâm niên nghề cơ yếu; phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật, mật mã; phụ cấp trách nhiệm công việc cơ yếu khác; các khoản phụ cấp đặc thù an ninh, quân sự khác trong ngành cơ yếu (nếu có).
c) Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân:
c.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
c.2) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
c.3) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
c.4) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
c.5) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
c.6) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
c.7) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
3. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến;
- Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng;
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng;
b) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng;
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước;
- Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
- Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
c) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận.
d) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
đ) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e) Tiền thưởng do có thành tích trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia; tiền thưởng do có thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
4. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức thực hiện theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
5. Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
a) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm:
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng;
- Vợ hoặc chồng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
a.1) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
a.2) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
b) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
c) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
d) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành ủy, Tỉnh ủy.
e) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
6. Trường hợp tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người nộp thuế không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Điều 3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c) Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Cách xác định các khoản được giảm trừ tại khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hướng dẫn tại khoản 2, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính)
3. Cách tính thuế.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập, số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Điều 4. Giảm thuế
Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau:
1. Xác định số thuế được giảm
a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.
b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế.
c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
d) Số thuế giảm được xác định như sau:
d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.
d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.
2. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
3. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế
Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Thủ trưởng các đơn vị đầu mối thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và tương đương trở lên xem xét, ban hành quyết định giảm thuế cho đối tượng được giảm thuế và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Điều 5. Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế
Việc đăng ký, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế thuộc Bộ Quốc phòng áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Đối với người nộp thuế hưởng lương trong các tổ chức trả thu nhập thuộc Bộ Quốc phòng
a) Đăng ký thuế
a.1) Người nộp thuế trong các tổ chức trả thu nhập thuộc Bộ Quốc phòng không phải đăng ký thuế;
a.2) Đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh:
- Đăng ký người phụ thuộc lần đầu: người nộp thuế thực hiện đăng ký người phụ thuộc theo mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
- Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc: khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
- Trường hợp người nộp thuế có chung người phụ thuộc với người nộp thuế khác như vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột... thì thỏa thuận để khai người phụ thuộc theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế; nếu người nộp thuế và người nộp thuế khác có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng đều khai giảm trừ gia cảnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Người nộp thuế chỉ phải nộp Tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có xác nhận của thủ trưởng cơ quan trả thu nhập mà không phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai giảm trừ.
b) Khấu trừ thuế
b.1) Việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện hàng tháng; số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này. Các tổ chức trả thu nhập hưởng lương từ ngân sách trực tiếp trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và nộp về đơn vị cấp trên.
b.2) Trường hợp tổ chức trả thu nhập có phát sinh việc trả thu nhập cho các cá nhân ngoài tổ chức trả thu nhập thì thực hiện khấu trừ thuế với mức 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ thuế do cơ quan thuế cấp hoặc tự in chứng từ khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế.
c) Nộp thuế
c.1) Hàng tháng, tổ chức trả thu nhập phải nộp số thuế đã khấu trừ lên cơ quan tài chính cấp trên theo quy định;
c.2) Hàng quý, chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng nộp vào Ngân sách Nhà nước số thuế thu nhập cá nhân của các tổ chức trả thu nhập đã nộp về;
c.3) Hết năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 6 của năm tiếp theo, trên cơ sở quyết toán của các tổ chức trả thu nhập, Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xác định tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, số đã nộp và nộp hết số còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
d) Khai thuế, quyết toán thuế
d.1) Người nộp thuế không phải lập hồ sơ quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu tại Điều 2 Thông tư này;
d.2) Các tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thay cho từng cá nhân và báo cáo quyết toán chung với quyết toán ngân sách hàng năm với cơ quan cấp trên;
d.3) Khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể, nếu người nộp thuế có số thuế đã khấu trừ trong năm lớn hơn số thuế phải nộp thì tổ chức trả thu nhập bù trừ số chênh lệch vào số thuế phát sinh của cá nhân đó ở kỳ tiếp theo: Nếu người nộp thuế có yêu cầu hoàn lại số thuế đã nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập phải hoàn trả cho người nộp thuế đó. Người nộp thuế phải làm đơn đề nghị hoàn thuế gửi tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ hoàn thuế. Tổ chức trả thu nhập lấy số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chung trong tháng để hoàn trả, số còn lại nộp lên cấp trên.
d.4) Tổ chức trả thu nhập nộp báo cáo tổng hợp quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan tài chính cấp trên theo quy định.
2. Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
b) Người nộp thuế trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải thực hiện đăng ký thuế, kê khai giảm trừ gia cảnh, xác định số thuế phải nộp, quyết toán thuế, hoàn thuế như đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, các cơ sở kinh doanh khác theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính;
Riêng phụ cấp, trợ cấp đặc thù Quốc phòng được trừ vào thu nhập chịu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 122/2008/TTLT-BTC-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng, Thông tư liên tịch số 19/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 02 tháng 02 năm 2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ. Các nội dung khác liên quan đến thu nhập từ tiền lương, tiền công không nêu tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Các nội dung về chính sách thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hiệu lực từ thời điểm Luật, Nghị định có hiệu lực (01/7/2013).
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:
a) Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này;
b) Chỉ huy các tổ chức trả thu nhập và cá nhân có thu nhập chịu thuế chịu trách nhiệm chấp hành và thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và Bộ Quốc phòng (Cục Tài chính) để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Hữu Đức
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Bộ Tài chính, Quốc phòng
Mẫu số: 01/ĐK-TNCN
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 212/2013/TTLT-BTC-BQP ngày 30/12/2013 của Bộ Tài chính- Bộ Quốc phòng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MẪU ĐĂNG KÝ
NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH
[01] Lần đầu: □ [02] Bổ sung lần thứ: □
[03] 1. Họ và tên: ................................................................................................
[04] 2. Đơn vị: .....................................................................................................
STT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Quan hệ với người nộp thuế
Thời điểm tính giảm trừ (tháng/năm)
Thời điểm kết thúc giảm trừ (tháng/năm)
[05]
[06]
[07]
[08]
[09]
[10]
1
2
3
…
Tôi xin cam đoan số liệu, thông tin khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, thông tin đã khai./.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ, tên; đóng dấu)
Cơ quan quân lực/cán bộ
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Ngày… tháng… năm…
Cá nhân có thu nhập
(Ký, ghi rõ họ, tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "30/12/2013",
"sign_number": "212/2013/TTLT-BTC-BQP",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Lê Hữu Đức",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-92-2006-TT-BTC-che-do-tai-chinh-phong-chong-dich-lo-mom-long-mong-gia-suc-sua-doi-44-2006-TT-BTC-14455.aspx | Thông tư 92/2006/TT-BTC chế độ tài chính phòng, chống dịch lở mồm, long móng gia súc sửa đổi 44/2006/TT-BTC | BỘ TÀI CHÍNH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 92/2006/TT-BTC
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2006
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 44/2006/TT-BTC NGÀY 24/5/2006 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH LỞ MỒM, LONG MÓNG Ở GIA SÚC
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc;
Để phù hợp với tình hình thực tế mà các địa phương đã chi trả kinh phí phòng, chống dịch lở mồm, long móng ở gia súc; sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch lở mồm, long móng ở gia súc như sau:
1- Sửa đổi, bổ sung điểm 1.4 khoản 1 mục II như sau:
“1.4. Chi cho công tác tiêu huỷ gia súc với mức bình quân 150.000đồng/con trâu, bò tiêu huỷ và bình quân 50.000 đồng/con lợn, dê, cừu, hươu, nai tiêu huỷ trong thời gian có dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chi mua hoá chất các loại cho khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường...; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng tham gia tiêu huỷ gia súc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác tiêu huỷ gia súc với mức hỗ trợ tối đa là 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.
Căn cứ mức hỗ trợ quy định tại điểm 1.2, 1.3 và tiết b điểm 1.4 khoản 2 Thông tư số 44/2006/TT-BTC và tình hình thực tế của địa phương (phạm vi và mức độ dịch xảy ra, địa bàn đi lại, quy mô đàn gia súc, lực lượng cán bộ tham gia phòng, chống dịch,...), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh) quyết định cụ thể mức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch lở mồm long móng ở địa phương.
Đối với mức chi cho công tác tiêu huỷ trâu, bò căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được quyết định mức chi cao hơn mức chi bình quân nêu trên.”
2- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2 khoản 2 mục II như sau:
“2.2. Căn cứ mức hỗ trợ bình quân quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 và căn cứ vào giá trị thực tế của gia súc phải tiêu huỷ (giống, trọng lượng, mục đích sử dụng,...), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đối với mức hỗ trợ tiêu huỷ trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai phải tiêu huỷ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được quyết định mức hỗ trợ tiêu huỷ cao hơn mức bình quân quy định tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 44/2006/TT-BTC”.
3- Bổ sung tiết c điểm 3.3 khoản 3 phần II như sau:
“c) Hỗ trợ phần kinh phí tăng thêm cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã có gia súc phải tiêu huỷ và chi phí cho công tác tiêu huỷ quy định tại điểm 1.4 khoản 1 và điểm 2.2 khoản 2 nêu trên”.
4- Hiệu lực thi hành:
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định tại Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 của Bộ Tài chính không sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân đân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TƯ;
- Sở TC, Sở TN và MT, Cục Thuế các tỉnh, TP. trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "03/10/2006",
"sign_number": "92/2006/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-242-KH-UBND-2017-thuc-hien-Chuong-trinh-nghi-su-2030-Ha-Noi-370003.aspx | Kế hoạch 242/KH-UBND 2017 thực hiện Chương trình nghị sự 2030 Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 242/KH-UBND
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2017
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa và phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 Vì sự phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Quán triệt quan điểm, mục tiêu, định hướng của Chương trình Nghị sự 2030 Vì sự phát triển bền vững; gắn nhiệm vụ triển khai Kế hoạch hành động với quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ và theo yêu cầu của UBND Thành phố.
II. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế Thủ đô đảm bảo các cân đối vĩ mô, hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả, bảo vệ môi trường bền vững; cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững; văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại được mở rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô.
2. Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của thành phố Hà Nội
- Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo trên địa bàn.
- Mục tiêu 2: Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
- Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
- Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
- Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
- Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.
- Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
- Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và làm việc tốt cho tất cả mọi người.
- Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
- Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
- Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
- Mục tiêu 12: Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Mục tiêu 14: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.
- Mục tiêu 15: Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp.
- Mục tiêu 16: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo khung pháp lý đầy đủ phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động trên địa bàn Thành phố.
2. Nâng cao nhận thức người dân Thủ đô trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội gắn với phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền; phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội; khoa học công nghệ; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tập trung giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp đất nước theo các mục tiêu phát triển bền vững ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách.
4. Hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng Thủ đô văn minh, hiện đại, đồng bộ; tăng cường công tác quản lý trật tự, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, đi liền với bảo vệ tài nguyên và cải thiện chất lượng môi trường.
5. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, hội nhập quốc tế.
(Nội dung nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã căn cứ trách nhiệm được phân công tại Kế hoạch hành động này:
- Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu trong Kế hoạch đề ra.
- Tăng cường phối hợp triển khai thực hiện giữa các sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch hành động.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm, kết quả thực hiện và khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, đề xuất kiến nghị gửi UBND Thành phố trước ngày 01/12 hàng năm qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và gửi các Bộ, Ngành Trung ương theo yêu cầu.
2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch hành động này, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố theo phân công của UBND Thành phố, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực được giao, đảm bảo thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động của thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 Vì sự phát triển bền vững.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và đoàn thể các cấp Thành phố tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô đoàn kết, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- VPCP, Bộ KHĐT;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Ban TG TU, các Ban HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành; Thường trực cấp ủy và UBND các quận, huyện, thị xã;
- UBMTTQ, các Đoàn thể;
- Các báo: HNM, KTĐT; Đài PT&TH HN;
- VPUB: CPVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, K.THương.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
PHỤ LỤC
NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Nhiệm vụ
Phân công trách nhiệm
Nội dung thực hiện
Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo trên địa bàn.
Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo Thành phố dưới 1,2%; sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo quốc gia; đến năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều của Hà Nội.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, đảm bảo mục tiêu đã đặt ra, chú ý giảm nghèo bền vững đối với đối tượng nghèo thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung các chính sách giảm nghèo đặc thù, phù hợp với điều kiện của Thành phố.
- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo Thành phố cuối năm 2020 tăng lên 2 lần so với cuối năm 2015.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Nghiêm túc thực thi các chiến lược, chính sách quốc gia hướng tới giảm nghèo và bình đẳng giới.
- Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở các xã vùng dân tộc và miền núi; xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, đạt chuẩn.
- Thực hiện lồng ghép yếu tố giới và trẻ em trong chính sách giảm nghèo.
- Cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu quốc gia theo dõi giảm nghèo đa chiều.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo với sự tham gia của người dân.
- Huy động, sử dụng và giám sát hiệu quả mọi nguồn lực cho các chương trình và chính sách xóa nghèo
Mục tiêu 1.2: Triển khai trên toàn Thành phố các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 21/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường "Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2011-2020, Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 17/4/2013 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Cùng với việc triển khai hệ thống pháp luật về an sinh xã hội, Thành phố tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù nhằm đạt được diện bao phủ rộng khắp, đảm bảo người nghèo, người dễ bị tổn thương có thể tiếp cận được hệ thống dịch vụ an sinh xã hội.
- Xây dựng văn bản triển khai phù hợp trên cơ sở các đề án, chương trình của Trung ương (Đề án chuẩn mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020, Đề án đổi mới và phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030).
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.
Mục tiêu 1.3: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô.
Chủ trì: Sở Tư pháp
Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ngân hàng Chính sách xã hội
- Phối hợp rà soát, kiến nghị Bộ ngành Trung ương hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân, nhất là đối tượng nữ, người nghèo, người dễ bị tổn thương; đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của Hiến pháp.
- Tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; cộng đồng về thực thi pháp luật, xử lý các vi phạm có liên quan.
Mục tiêu 1.4: Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội.
Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Thành phố.
- Đến năm 2030 hoàn thành 100% các huyện đạt nông thôn mới; hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn theo chuẩn nông thôn mới. Đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè, thủy lợi bảo đảm tưới tiêu và an toàn trong phòng, chống lụt, bão, úng. Xây dựng cảnh quan nông thôn sạch, đẹp, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn. Xây dựng các giải pháp về tưới tiêu, quy trình vận hành công trình thủy lợi, quy trình liên hồ quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi nhằm né tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.
Mục tiêu 2: Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp.
Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã; các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
- Phối hợp bộ ngành Trung ương trong việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ và các ngân hàng gen cây trồng và vật nuôi nhằm tăng cường năng lực sản xuất nông nghiệp.
Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030, bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai.
Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các huyện, thị xã
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng chống chịu.
- Tăng cường đầu tư và trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cho các tiểu ngành có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng tốt yêu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.
- Tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường và dự báo để kịp thời cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới.
Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người & mọi lứa tuổi
Mục tiêu 3.1: Giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 14/100.000 trẻ đẻ sống; giảm xuống dưới 10/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2020 và dưới 8/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2030.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận/ huyện/ thị xã
- Nhân rộng các mô hình can thiệp đã được đánh giá có hiệu quả trong việc giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em như mô hình “chuyển tuyến dựa vào cộng đồng”, mô hình “chăm sóc bà mẹ - trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế”, mô hình “ngôi nhà an toàn, lớp học an toàn cộng đồng an toàn cho trẻ em”.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế, nhất là ở cơ sở.
- Tăng cường mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, bất hợp pháp; triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh nhằm hạ thấp tỷ lệ sơ sinh dị tật; đẩy mạnh công tác giám định tử vong mẹ, từng bước triển khai giám định tử vong sơ sinh.
Mục tiêu 3.2: Khống chế tỷ lệ HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,03%, giảm dần số người nhiễm mới trong cộng đồng. Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận/ huyện/ thị xã.
- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác tới mọi đối tượng.
- Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng, người dân, các tổ chức xã hội trong quá trình tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.
- Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa nhiễm HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.
- Cùng với Trung ương, thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.
- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.
Mục tiêu 3.3: Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận/ huyện/ thị xã.
- Xây dựng các kế hoạch và chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025.
- Tăng cường thực thi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ và thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe để phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
- Phát triển mạnh hệ thống y tế dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn. Nâng cao nhận thức của người dân về lối sống an toàn, khỏe mạnh để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm.
- Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người bệnh không lây nhiễm theo quy định, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh.
- Củng cố hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện, chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm, đồng thời hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, bảo đảm việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và quản lý bệnh nhân liên tục và lâu dài.
- Chủ động huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao thường xuyên của người dân để phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Phấn đấu đến năm 2030 có 75% dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Mục tiêu 3.4: Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận/ huyện/ thị xã.
- Xây dựng và thực hiện Chương trình/Chiến lược phòng chống và điều trị việc lạm dụng các chất gây nghiện (kể cả ma túy) và sử dụng đồ uống có cồn gây hại giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về việc sử dụng và lạm dụng các chất gây nghiện, theo đó làm rõ các khái niệm về chất gây nghiện, hay đồ uống có cồn gây hại.
- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống việc lạm dụng các chất gây nghiện và việc sử dụng các đồ uống có cồn gây hại.
Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương.
Chủ trì: Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố
Phối hợp: các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận/ huyện/ thị xã.
- Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) nhằm kiềm chế, từng bước giảm số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2016 - 2020.
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, sử dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm soát, quản lý hệ thống giao thông đường bộ.
- Phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn giao thông dưới nhiều hình thức, nâng cao chất lượng giảng dạy về trật tự ATGT trong trường học, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự ATGT, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Mục tiêu 3.6: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, Ủy ban các nhân dân quận/ huyện/ thị xã.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020.
- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục; tăng cường hỗ trợ cho tuyến xã bằng nhiều hình thức, nâng cao trình độ của cán bộ y tế xã; nâng cao chất lượng của các mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Tư vấn và có chính sách giảm mạnh tỷ lệ sinh non ở tuổi vị thành niên; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh để đạt được tỷ lệ phụ nữ được ít nhất 4 lần chăm sóc sức khỏe trước sinh.
- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giới trẻ, tiến tới giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên. Kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số.
- Nâng cao vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, giáo dục tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình.
Mục tiêu 3.7: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, Ủy ban các nhân dân quận/ huyện/ thị xã.
- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hiện hành nhằm bảo đảm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế và huy động sự tham gia của người dân trong việc mua bảo hiểm y tế.
- Xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Tăng cường công tác quản lý giá thuốc, chấn chỉnh công tác đấu thầu thuốc. Cải cách, kiện toàn, quy hoạch mạng lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc. Quản lý chặt chẽ quy chế kê đơn, bán thuốc tại các quầy thuốc, nhất là các quầy thuốc tư nhân, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế, trước mắt là các trang thiết bị y tế thông dụng, đồng thời từng bước liên doanh, liên kết sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao.
- Tăng đáng kể nguồn tài chính cho y tế và đảm bảo nguồn nhân lực y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Mục tiêu 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước; tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng nước thải lớn từ 100 m3/ngày đêm trở lên. Quy định rõ thời gian các đơn vị phải hoàn thành xử lý nước thải; định kỳ kiểm tra tiến độ xây dựng, trường hợp không thực hiện sẽ xử phạt theo quy định, đình chỉ hoạt động nếu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Xác định các “điểm đen” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố để tập trung kiểm tra, rà soát và xử lý, khắc phục.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh trên địa bàn Thủ đô theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.
- Tập trung hoàn thiện kế hoạch di dời 117 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện di dời ngay 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã có chủ trương ra khỏi khu vực nội thành. Tiếp tục kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch gây ô nhiễm môi trường để thực hiện yêu cầu di dời.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa cơ quan quản lý môi trường với lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; phát hiện vi phạm, sự cố môi trường; Đề xuất mức xử phạt nặng đối với các chủ cơ sở, công trình gây ra ô nhiễm môi trường và công khai thông tin để nhân dân cùng giám sát.
- Tăng cường kiểm soát việc thăm dò và cấp phép khai thác khoáng sản; các hoạt động nạo vét đường thủy nội địa, kết hợp với thu hồi sản phẩm cát trên địa bàn; kiến nghị đình chỉ hoạt động và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân nạo vét có sai phạm.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp; Yêu cầu các khu công nghiệp phải xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải ngay khi bắt đầu hoạt động.
- Đối với các cụm, điểm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ và ngoài các khu công nghiệp: Tăng cường kiểm tra, xử lý và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường.
Mục tiêu 3.9: Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc Lá.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020.
- Phối hợp cơ quan Trung ương trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật và chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá, ban hành và hoàn thiện văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Tăng cường thực hiện các biện pháp về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá.
Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người
Mục tiêu 4.1: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, bảo đảm tất cả nam, nữ thanh niên và người trưởng thành có nhu cầu đều có thể tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp phù hợp.
- Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động.
- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật, người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương tiếp cận các dịch vụ giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu.
Mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư, nâng cấp một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố đạt chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, có chuyên môn kỹ thuật cao.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm nâng cao thực tiễn và thực hiện đào tạo nghề theo địa chỉ sử dụng.
Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các hiệp hội doanh nghiệp, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật, người dễ bị tổn thương tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề.
- Khuyến khích, động viên, nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật.
Mục tiêu 4.4: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả những người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững.
Chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Duy trì lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, ngăn chặn và chống bạo lực, công dân toàn cầu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong nội dung chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học.
- Đổi mới chương trình và cách thức lồng ghép các nội dung trong chương trình giáo dục các cấp.
- Tăng cường nội dung có tính thực tiễn, tình huống và sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, có sự tham gia của người học.
- Tăng nguồn cung giáo viên có trình độ, thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo giáo viên tại các quốc gia đang phát triển.
Mục tiêu 4.5: Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội đến năm 2030; Tiếp tục thực hiện Luật Thủ đô, ban hành một số chính sách phát triển trường học chất lượng cao.
Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
Mục tiêu 5.1: Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020, Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới. Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt tập trung vào các địa bàn có nguy cơ bất bình đẳng giới cao.
- Triển khai thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.
- Ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho nữ lao động, nữ cán bộ, nữ công chức, viên chức.
Mục tiêu 5.2: Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Triển khai thực hiện nghiêm pháp luật phòng, chống mua bán người; phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật nhằm ngăn chặn và hạn chế bạo lực xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. Tổ chức tuyên truyền trong trường học, đưa các nội dung tuyên truyền vào chương trình học.
- Tăng cường nhiệm vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan công an trong xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.
- Xây dựng hệ thống trợ giúp, tư vấn, hướng dẫn phụ nữ và trẻ em gái giải quyết khó khăn của bản thân, gia đình và những vấn đề liên quan khác, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác.
- Triển khai xây dựng các mô hình về phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Phát động phong trào “Phòng, chống tội ác xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái”.
Mục tiêu 5.3: Bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình; công nhận việc nội trợ và các chăm sóc không được trả phí; tăng cường các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm sóc trẻ em.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và tầm quan trọng của công việc chăm sóc không được trả phí và công việc nhà; về bình đẳng chia sẻ trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.
- Triển khai các mô hình thúc đẩy chia sẻ công việc gia đình, tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc nhà, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái...
Mục tiêu 5.4: Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.
Chủ trì: Sở Nội vụ
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng Đề án tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo ở các cấp.
- Hoàn thiện cơ chế hiện hành trong tuyển chọn, đề bạt cán bộ lãnh đạo các cấp theo hướng đảm bảo bình đẳng giới.
- Truyền thông thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và của toàn xã hội về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong tham chính.
- Đưa tiêu chí về công tác cán bộ nữ trong đánh giá, kiểm điểm hàng năm của các cơ quan.
- Đề xuất sửa đổi các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới.
- Thúc đẩy các mô hình vườn ươm lãnh đạo nữ trẻ để tạo nguồn lãnh đạo nữ.
- Phát triển, kết nối mạng lưới cán bộ nữ, giới thiệu cán bộ nữ tiềm năng, tổ chức các hoạt động hướng dẫn kèm cặp giữa cán bộ nữ có kinh nghiệm và cán bộ nữ trẻ.
Mục tiêu 5.5: Bảo đảm tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này.
Chủ trì: Sở Y tế
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan đến tiếp cận phổ cập với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện liên quan.
- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi về việc tự quyết định trong quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình; tư vấn, giáo dục giới tính trong và ngoài nhà trường cho nam/nữ vị thành niên và thanh niên.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Mục tiêu 5.6: Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật quốc gia.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các văn bản luật pháp, chính sách hiện hành theo hướng bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế.
- Tăng cường thực thi chính sách, theo dõi thực hiện chính sách trên thực tế. Đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong quá trình giám sát thực thi luật pháp chính sách.
- Phối hợp các Sở, ngành xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.
- Đào tạo phương thức làm kinh tế, đổi mới, sáng tạo, kỹ năng khởi nghiệp, khởi sự và quản lý kinh doanh cho phụ nữ.
- Nâng cao kiến thức về hội nhập quốc tế.
- Đào tạo nghề trình độ cao, chú trọng đào tạo cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số.
Mục tiêu 5.7: Nâng cao việc sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
a) Chủ trì: Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội
Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội; Sở Khoa học Công nghệ; UBND các quận, huyện, thị xã; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP Hà Nội.
a) Nâng cao năng lực cho phụ nữ trong tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông: Triển khai hiệu quả Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, tập trung nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; Khuyến khích người dân trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.
b) Chủ trì: Hội nông dân TP Hà Nội (đối với nông dân); Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (đối với phụ nữ)
Phối hợp: Các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh - Xã hội; Thông tin và Truyền thông; UBND các quận, huyện, thị xã; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP Hà Nội.
b) Từng bước đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị; Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số:
- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014, trong đó tập trung xây dựng và triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT, khai thác tài nguyên mạng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho cộng đồng, xã hội và người dân tạo nền tảng phát triển công dân điện tử.
- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, tập trung tăng cường đào tạo và truyền thông về sử dụng DVC trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
c) Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học Công nghệ; UBND các quận, huyện, thị xã; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP Hà Nội.
c) Thúc đẩy các sáng kiến nhằm phát huy tính sáng tạo của các nữ sinh; phổ cập sử dụng tin học tại các trường phổ thông.
Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người
Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tích cực kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước, có chế tài mạnh mẽ nhằm xử lý các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước.
- Thực hiện công tác quan trắc động thái nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác quan trắc chất lượng trên hệ thống thoát nước, công tác quan trắc chất lượng nước mặt.
- Xã hội hóa đầu tư thực hiện các chương trình, dự án cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch.
- Khảo sát, rà soát, lập danh mục các nguồn cung cấp nước quan trọng để có kế hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả.
- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ và sử dụng hợp lý nước sạch.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch đô thị và khu công nghiệp.
Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương.
Chủ trì: Sở Xây dựng
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước.
- Thực hiện xã hội hóa đầu tư vào dịch vụ vệ sinh công cộng. Có cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư cho các công trình nước sạch và vệ sinh và vệ sinh công cộng.
- Thúc đẩy cải thiện các điều kiện vệ sinh công cộng hỗ trợ người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em gái.
- Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương nhằm cải thiện quản lý vệ sinh.
Mục tiêu 6.3: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn.
Chủ trì: Sở Tài nguyên Môi trường; Sở Xây dựng.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình xây dựng Luật cấp nước và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật khi có yêu cầu. Lồng ghép việc xây dựng đơn giá, định mức trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch đô thị; chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch phù hợp tình hình thực tế của Thành phố. Nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng Quy hoạch thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Thực hiện lập danh mục các nguồn cung cấp nước quan trọng để có kế hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản.
- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch; xây dựng cơ chế hỗ trợ, tăng cường sự tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương nhằm cải thiện quản lý vệ sinh.
- Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ và sử dụng hợp lý nước sạch, bảo vệ hệ thống thoát nước.
Mục tiêu 6.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các lĩnh vực, đảm bảo nguồn cung nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng kể số người chịu cảnh khan hiếm nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
1. Điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước và bảo vệ Tài nguyên nước:
- Điều tra, lập kế hoạch bảo vệ, khai thác các nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có trên địa bàn Thành phố để có đánh giá cụ thể về tài nguyên, trữ lượng nước;
- Nghiên cứu triển khai các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
- Triển khai vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016;
- Điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất;
- Xây dựng, công bố danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và đề xuất giải pháp thực hiện;
2. Triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước:
- Nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ mới trong đánh giá, dự báo, giám sát tài nguyên nước, các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước; cải tạo phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái;
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, phát triển các sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm tổn thất nước.
3. Tăng cường hiệu quả hợp tác về tài nguyên nước:
Tích cực vận động để huy động nguồn lực, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cho việc bảo vệ, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước.
Mục tiêu 6.5: Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới thông qua hợp tác quốc tế
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông; kết hợp quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước.
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, đảm bảo chất lượng nguồn nước đáp ứng các mục đích sử dụng nước khác nhau.
Mục tiêu 6.6: Đến năm 2030, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo Quy hoạch bảo tồn dạng sinh học trên địa hàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 4924/QĐ-HĐND ngày 24/9/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội gồm: thành lập mới các khu bảo vệ cảnh quan: Hương Sơn, Hồ Tây, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Suối Hai, khu vực ngã ba sông Đà - Lô - Thao.
- Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn TP Hà Nội.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, người dân khi đăng ký tham gia thực hiện các thủ tục hành chính, nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước sạch, phòng chống thất thoát lãng phí nước.
- Tăng cường học tập, trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm với quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến nước.
- Tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước.
Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người
Mục tiêu 7.1: Đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại.
Chủ trì: Sở Công Thương
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tổ chức hiệu quả Quyết định số 4720/QĐ-BCT ngày 02/12/2016 của Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội, đảm bảo đồng bộ với Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Mục tiêu 7.2: Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của quốc gia, cụ thể đạt 31% vào năm 2020 và đạt 32,3% vào năm 2030.
Chủ trì: Sở Công Thương
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách khuyến khích ưu đãi, đầu tư đối với các dự án phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
- Huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển năng lượng tái tạo, góp phần tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp quốc gia.
Mục tiêu 7.3: Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng; giảm tiêu thụ điện 10% so với kịch bản cơ sở.
Chủ trì: Sở Công Thương
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng lưới điện thông minh: ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong lắp đặt xây dựng, quản lý vận hành, điều khiển và giám sát hệ thống điện.
- Hướng tới vận hành thị trường điện theo cơ chế thị trường, thực hiện tính đúng, tính đủ giá điện theo cơ chế thị trường.
- Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên liệu, nhiên vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống, nhất là nguồn nhiên liệu hóa thạch.
- Triển khai hiệu quả Quyết định số 5815/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020:
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả;
+ Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng;
+ Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong phát triển công nghiệp;
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực tòa nhà, chiếu sáng công cộng và giao thông vận tải.
Mục tiêu 7.4: Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Công Thương
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
Triển khai hiệu quả về Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp điện nông thôn, miền núi cho các cụm điểm công nghiệp làng nghề, các khu sản xuất cây trồng, vật nuôi tập trung trên địa bàn Thành phố phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người
Mục tiêu 8.1: Duy trì tăng trưởng GDP bình quân đầu người 4 - 4,5%/năm.
Chủ trì: Sở Kế hoạch và đầu tư.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã..
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ.
- Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả nhầm nâng cao năng lực thu hút và sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế liên quan tới thương mại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Mục tiêu 8.2: Tăng năng suất lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đổi men công nghệ, tập trung vào các ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động.
Chủ trì: Sở Kế hoạch và đầu tư.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh đến năm 2020. Phối hợp cơ quan trung ương trong việc xây dựng và ban hành Hướng dẫn đầu tư cho tăng trưởng xanh; xây dựng và phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chú trọng đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu 8.3: Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
Chủ trì: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ: số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017; số 35/NQ-CP ngày 16/5/2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, hải quan. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiến nghị bổ sung, thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, đặc biệt về đất đai, tiếp cận vốn, tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, thuế, hải quan theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất, giảm thiểu thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp gắn với mô hình quản trị doanh nghiệp mới.
- Tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tư vấn trợ giúp các hộ kinh doanh, cơ sở kinh tế về việc chuyển đổi hoặc thành lập doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
- Hỗ trợ phát triển các chương trình dự án tài chính vi mô gắn với hoạt động xã hội của các tổ chức chính trị-xã hội.
Mục tiêu 8.4: Đến năm 2030, tăng dần hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất và tiêu thụ, giảm tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường, phù hợp với Khung Chương trình 10 năm về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững của Việt Nam.
Chủ trì: Sở Công Thương
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Theo dõi cập nhật hoàn thiện khung pháp lý và chính sách thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.
- Phối hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải. Cải tiến quy trình quản lý, ứng dụng và chuyển sang các công nghệ sạch, tái sử dụng và tái chế chất thải, giảm thiểu phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm.
- Triển khai hiệu quả Quyết định số 5768/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố, cụ thể:
+ Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao nhận thức lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố.
+ Xây dựng, vận hành chuyên mục thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố; cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các thông tin về chính sách phát triển công nghiệp.
+ Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp.
+ Nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho cán bộ quản lý, chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 10/6/2014 của UBND Thành phố về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Công Thương trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2020; Cụ thể:
+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của ngành Công Thương.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, công nghệ phát thải “các bon thấp”, thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
Mục tiêu 8.5: Đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau.
Chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực thi hiệu quả Luật Việc làm 2013.
- Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thị trường lao động Thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động sàn giao dịch việc việc làm thành phố Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn lực lao động để phục vụ giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Bổ sung nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm Thành phố.
- Tăng cường thông tin thị trường lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, dịch vụ việc làm. Hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế (lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn...).
- Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm.
Mục tiêu 8.6: Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của ILO.
Chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo ra nhiều việc làm.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 -2020.
- Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên: vay vốn, xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm, dạy nghề...
- Triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nhằm đạt mục tiêu giải quyết việc làm.
Mục tiêu 8.7: Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức.
Chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, trẻ em. Ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi sử dụng lao động ép buộc, buôn người và nô lệ hiện đại và lao động trẻ em dưới mọi hình thức.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lao động trẻ em, nạn buôn người và nô lệ hiện đại, lao động ép buộc. Huy động các tổ chức như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, các tổ chức chính chị - xã hội khác, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng vào cuộc, tham gia giám sát, tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức xã hội về các hình thức lao động kể trên.
Mục tiêu 8.8: Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức.
Chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Triển khai thực hiện tốt Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, các quy định của pháp luật về an toàn lao động đối với lao động tự do và lao động nữ lao động nữ làm trong khu vực phi chính thức. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm.
- Thực hiện hiệu quả Chương trình An toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động.
- Đẩy mạnh tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động, nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong đảm bảo an toàn lao động.
Mục tiêu 8.9: Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm và dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc đẩy quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương.
Chủ trì: Sở Du lịch
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cá nhân và cộng đồng đối với việc giám sát đánh giá thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch bền vững.
- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.
- Phát huy vai trò của chính quyền và cộng đồng địa phương đối với phát triển, quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo.
Mục tiêu 8.10: Tăng cường năng lực các thể chế tài chính trong nước nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho mọi người.
Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao hơn và dựa vào nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ của các ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị, điều hành hoạt động và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Phát triển các dịch vụ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng chất lượng cao, tiện ích phù hợp thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.
- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn trong từng giai đoạn nhằm tiết kiệm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp. Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
- Kiện toàn mô hình tổ chức của các TCTD, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật. Phát triển về quy mô gắn với tăng cường năng lực tài chính, cải thiện vững chắc khả năng thanh khoản, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống.
- Các TCTD nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng; Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, phù hợp.
- Tiếp tục ưu tiên, mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch tại khu vực nông thôn, các huyện ngoại thành; tích cực mở chi nhánh, gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.
Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới
Mục tiêu 9.1: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chống chịu và bền vững, bao gồm cả cơ sở hạ tầng liên vùng để hỗ trợ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân với mục tiêu tiếp cận công bằng và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải.
- Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Coi trọng công tác bảo trì, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
- Nâng cao năng lực vận tải đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn.
- Giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập tại đô thị.
Mục tiêu 9.2: Đến năm 2030, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững; nâng cấp kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ hướng tới sự bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp.
Chủ trì: Sở Công thương
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản phẩm cơ khí hóa chất, điện tử viễn thông phục vụ sản xuất công nghiệp, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
- Phối hợp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo đột phá về công nghệ trong sản xuất đối với những ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ.
- Phổ biến quy chuẩn kỹ thuật môi trường, áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất sạch trong sản xuất công nghiệp.
Mục tiêu 9.3: Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp; khuyến khích sáng chế phát minh; đến năm 2030 tăng đáng kể tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai; tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.
Chủ trì: Sở Khoa học công nghệ
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy cung - cầu công nghệ.
- Tăng cường đầu tư cho khoa học, công nghệ; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D).
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất.
- Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ có đủ năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ mới, sáng tạo công nghệ phục vụ phát triển.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến; thực hiện chính sách giá năng lượng, tài nguyên, công lao động và các chi phí sản xuất khác thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của Thành phố và đất nước.
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội
Mục tiêu 10.1: Đến năm 2030, dần đạt được và duy trì tốc độ tăng thu nhập của nhóm 40% dân số thu nhập thấp nhất cao hơn tốc độ tăng bình quân quốc gia.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Triển khai thực hiện tốt, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương dành cho nhóm 40% dân số nghèo nhất.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc thù dành cho người nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Mục tiêu 10.2: Đến năm 2030, trao quyền và đẩy mạnh sự tham gia chính trị, kinh tế và xã hội của tất cả mọi người, không kể tuổi tác, giới tính, khuyết tật, sắc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác.
Chủ trì: Sở Nội vụ
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội, nhấn mạnh sự bình đẳng về tuổi tác, giới tính, sắc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác.
- Thể chế hóa Quy chế dân chủ ở cơ sở trong quy định pháp luật. Theo đó, Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã/phường, phải bàn bạc với dân và phải tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền quyết định trực tiếp đối với các vấn đề như: (i) Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng; (ii) Xây dựng hương ước, quy ước cộng đồng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; (iii) Các công việc trong nội bộ cộng đảng dân cư, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Mục tiêu 10.3: Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường thực thi các quy định của pháp luật về bình đẳng trong hưởng lợi ở mọi lĩnh vực.
- Đưa các nội dung về “bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người” vào Chiến lược và Phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu 10.4: Xây dựng và thực thi các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền lương và an sinh xã hội ngày càng đạt được bình đẳng cao hơn.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính.
Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã
- Triển khai đầy đủ, kịp thời pháp luật, chính sách về tiền lương và an sinh xã hội hướng tới sự bình đẳng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và có sự tham gia của người dân trong thực hiện các chính sách tiền lương và an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách đối với người nghèo, người có hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
Mục tiêu 10.5: Tạo thuận lợi cho việc di cư và di chuyển của người dân một cách có trật tự, an toàn, thường xuyên và trách nhiệm, bao gồm cả việc thực hiện các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt.
Chủ trì: Công an Thành phố
Phối hợp: Sở Ngoại giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện hiệu quả Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
- Phối hợp công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền Luật Xuất nhập cảnh, Luật cư trú và các văn bản, Nghị định, Thông tư của Bộ Công an đến các cơ quan, đơn vị, người dân dưới nhiều hình thức; niêm yết công khai các thủ tục về cấp hộ chiếu, điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, giờ tiếp dân và bố trí cán bộ trực tiếp dân với thái độ ân cần, cởi mở, tạo điều kiện cho người dân; phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới các quy định về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo hướng cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân khẩu và cư trú; tăng cường công tác thành tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
Mục tiêu 11.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả mọi người dân được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp, an toàn, trong khả năng chi trả; xóa bỏ các khu ổ chuột, xây mới, nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng.
Chủ trì: Sở Xây dựng
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thành phố phối hợp với Bộ xây dựng nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tham gia phát triển nhà ở, nhà ở cho thuê theo cơ chế thị trường.
- Xây dựng, triển khai các cơ chế, giải pháp đẩy mạnh về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố.
Mục tiêu 11.2: Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững; cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi.
Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện hiệu quả Chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.
- Phát triển hợp lý dịch vụ vận tải gom khách tại các khu vực xe buýt không thể tiếp cận; nâng cao chất lượng và an toàn giao thông; cải thiện điều kiện phục vụ của vận tải công cộng thích hợp đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em; thực hiện chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định.
- Thúc đẩy cải tạo và nâng cấp sửa chữa các đường dẫn nhà ga, bến xe, bến đỗ, công trình vệ sinh, phương tiện giao thông để người khuyết tật tiếp cận.
- Đánh giá và nhân rộng các tuyến mẫu xe vận tải công cộng có khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông tiếp cận; bảo đảm tất cả các công trình, dự án giao thông công cộng tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật.
Mục tiêu 11.3: Tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn các di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới và các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.
Chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể được công nhận.
- Nâng cao kỹ năng của người tham gia thực hành, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, chính sách nhằm góp phần bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.
- Thực hiện rà soát góp ý bổ sung và chỉnh sửa Luật di sản văn hóa trên cơ sở thực tiễn triển khai tại thành phố Hà Nội.
Mục tiêu 11.4: Giảm tác động có hại của môi trường tới con người tại các đô thị, tăng cường quản lý chất lượng không khí, chất thải đô thị và các nguồn chất thải khác.
Chủ trì: Sở Xây dựng
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Căn cứ kết quả thực hiện thí điểm công tác thu gom, vận chuyển rác thải, xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại 4 quận nội thành, đề nghị nhân rộng mô hình gửi UBND các quận huyện thực hiện.
- Lồng ghép trong các Kế hoạch thực hiện Chương trình công tác và chỉ đạo của Thành ủy (về Chỉ thị 01-CT/TU, Chỉ thị 06-CT/TU và Chỉ thị 08-CT/TU góp phần nâng cao trật tự, văn minh đô thị).
- Triển khai thực hiện đồng bộ Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; quán triệt việc đầu tư đồng bộ Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các Cụm công nghiệp mới được phép hoạt động hoặc quyết định thành lập lại. Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ tài chính của Nhà nước (nếu cần thiết) để kịp thời giải quyết đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mục tiêu 11.5: Hỗ trợ việc kết nối thông suốt về kinh tế, xã hội và môi trường giữa nội, ngoại thành và nông thôn thông qua việc tăng cường công tác quy hoạch phát triển quốc gia và vùng.
Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Kết nối thông suốt về kinh tế, xã hội và môi trường giữa nội, ngoại thành và nông thôn trong quá trình lập các quy hoạch.
- Lồng ghép yêu cầu “hỗ trợ kết nối tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường giữa các khu vực thành thị, ngoại thành và nông thôn” vào các quy hoạch phát triển quốc gia và vùng.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác lập quy hoạch phát triển.
- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời gắn kết các nội dung của phát triển nông thôn bền vững trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, vùng.
Mục tiêu 11.6: Phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các khía cạnh phát triển kinh tế; đô thị hóa; bao trùm; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ.
Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Quy hoạch phát triển nông thôn một cách bền vững, khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý, nhằm tạo sự phát triển bền vững ở cả nông thôn và đô thị.
- Cải thiện đời sống vật chất ở nông thôn theo hướng ngày càng đầy đủ tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ; giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị,
- Xây dựng và thực hiện những chương trình thúc đẩy sử dụng đất đai, nguồn nước ở các địa phương; Áp dụng những hệ thống sản xuất kết hợp nông - lâm, nông - lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập.
- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.
Mục tiêu 11.7: Đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông.
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Hội nhà báo Thành phố, các cơ quan báo chí Hà Nội; các Sở ngành; UBND các quận, huyện, thị xã;
- Triển khai Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2025 theo Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sau khi được Thường trực Thành ủy thông qua và UBND Thành phố phê duyệt. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Báo chí 2016 và các Nghị định, thông tư liên quan.
- Đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Mục tiêu 12: Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững
Mục tiêu 12.1: Thực hiện Khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo cam kết quốc tế.
Chủ trì: Sở Công thương.
a) Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại:
- Xây dựng và triển khai Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2025” và Đề án “Phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”,
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án phát triển hạ tầng thương mại.
- Triển khai hiệu quả Chương trình số 78/CTr-UBND ngày 22/4/2016 của UBND Thành phố về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, giảm hàng tồn kho, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế; Công khai trực tuyến địa điểm mua sắm, địa điểm hạ tầng thương mại trên địa bàn Thành phố phục vụ hoạt động mua sắm, tiêu dùng của nhân dân.
- Phát triển dịch vụ giám định thương mại, chứng nhận sự phù hợp: Gắn kết và nâng cao hiệu quả hoạt động các hoạt động giám định thương mại, chứng nhận sự phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa ngay tại địa điểm sản xuất, mua sắm; Khuyến khích mua bán, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cấp chứng thư giám định thương mại về nguồn gốc, xuất xứ, giấy chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn.
b) Tăng cường công tác quản lý Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ
- Hàng năm phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát các chợ, các loại hình phân phối, các loại hình kinh doanh có điều kiện trên địa bàn Thành phố về các quy định của nhà nước để đảm bảo các loại hình hoạt động đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
- Xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội”.
c) Triển khai hiệu quả Công tác bình ổn thị trường; đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp... trên địa bàn Thành phố
- Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu hàng năm trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bán hàng về vùng sâu, vùng xa các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố để phục vụ nhu cầu nhân dân, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết.
- Theo dõi, thu thập các thông tin, đánh giá và đưa ra dự báo về tình hình thị trường giá cả thông qua ban quản lý các chợ trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả nội dung chương trình liên kết công nghiệp, thương mại, giao thương kết nối cung cầu hàng năm giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Mục tiêu 12.2: Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được UBND Thành phố giao tại Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 01/6/2017 về việc khắc phục các tồn tại, hạn chế; nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố theo đúng tiến độ đã được giao.
- Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản.
- Đôn đốc tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện việc lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; trên cơ sở đó thực hiện việc ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường.
Mục tiêu 12.3: Đến năm 2030, giảm một nửa chất thải lương thực tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả những tổn thất sau thu hoạch.
Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường áp dụng công nghệ sau thu hoạch, phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Triển khai các dự án chế tạo máy nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản.
Mục tiêu 12.4: Đến năm 2020, đạt quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.
Chủ trì: Sở Công thương.
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Phối hợp với các sở, ngành khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; Các quy định về hướng dẫn sử dụng hạn ngạch phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải; Quy định về kiểm toán chất thải và đánh giá vòng đời sản phẩm.
- Tuyên truyền văn bản pháp luật về chế độ đăng ký hoạt động hóa chất. Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là đối với hóa chất độc hại.
- Phối hợp với các cơ sở sản xuất xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
- Phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn hóa chất, kết hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động hóa chất.
Mục tiêu 12.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thi xã.
- Xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế, công cụ về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải trên toàn quốc; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, các hướng dẫn kỹ thuật về giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng và tái chế chất thải.
- Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp chất thải.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát sinh chất thải; hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiểm tra, thanh tra, giám sát thực thi luật pháp bảo vệ môi trường liên quan tới quản lý chất thải.
- Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn: Thực hiện quản lý tổng hợp chất thải rắn theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế thu phí đối với thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh; tăng cường giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ.
- Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu.
- Đối với việc xử lý chất thải rắn công nghiệp, làng nghề: triển khai đồng bộ quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn 2030, quán triệt việc đầu tư đồng bộ xử lý nước thải tập trung tại các Cụm công nghiệp làng nghề mới được cho phép hoạt động hoặc quyết định thành lập lại. Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ tài chính của Nhà nước.
Mục tiêu 12.6: Đảm bảo các hoạt động mua sắm công bền vững. Tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và cân đối ngân sách.
Chủ trì: Sở Tài chính
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chỉ đạo của Chính phủ và Trung ương trong việc tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước nhằm chủ động ứng phó việc giảm thu và nhu cầu chi NSNN phát sinh, nhất là do tác động của biến đổi thiên tai, khí hậu.
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN, tập trung vốn cho các dự án cấp bách, hoàn thành trong năm, giải quyết dứt điểm nợ xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ XDCB mới.
- Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, cắt giảm và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài từ nguồn NSNN. Thực hiện đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP trong việc trang bị mua sắm tài sản từ nguồn NSNN, triển khai mở rộng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung đối với các cơ quan, đơn vị thuộc TP theo kế hoạch và nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
- Tổ chức điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo nguyên tắc giữ vững và cân đối ngân sách các cấp.
Mục tiêu 12.7: Đến năm 2030, bảo đảm người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và cách sống hài hòa với thiên nhiên.
Chủ trì: Các Sở, ban, ngành Thành phố (chủ động thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực ngành mình quản lý)
Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin truyền thông.
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông trong việc nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phổ biến nội dung, thông tin về phát triển bền vững.
- Tăng cường phối hợp giữa Thành phố và các cơ quan thông tin truyền thông, trong đó đẩy mạnh nội dung, thông tin về phát triển bền vững, cách sống hài hòa với thiên nhiên trên báo chí, các loại hình thông tin cơ sở.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho phóng viên báo chí, người làm thông tin cơ sở kiến thức về phát triển bền vững, cách sống hài hòa với thiên nhiên.
Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai
Mục tiêu 13.1: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế chính sách; Có chính sách khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Hoàn thiện tổ chức: Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp, các ngành; Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên.
- Từng bước phát triển các chuyên ngành khoa học về thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế trong công tác cảnh báo, dự báo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tiến tới xây dựng các thỏa thuận hợp tác về thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 13.2: Lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.
Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Xây dựng năng lực cán bộ hoạch định chính sách về lồng -ghép biến đổi khí hậu vào chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu 13.3: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, ban, ngành Thành phố chủ động triển khai tuyên truyền những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của ngành và những vấn đề mà ngành, địa phương quan tâm về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đưa những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình giáo dục về cách đối phó với các tình huống thiên tai, hỗ trợ cho gia đình và cộng đồng.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải được thực hiện sâu rộng đến mọi người dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế & Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội..., hệ thống truyền thanh các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo Thành phố; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử Thành phố, Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã; niêm yết thông tin tại các khu dân cư.
- Phát triển các chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức các hoạt động như: Phổ biến pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, các biện pháp cảnh báo sớm và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; hướng dẫn tìm hiểu về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật có liên quan...;
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế trong công tác giáo dục, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm tiến tới xây dựng các thỏa thuận hợp tác về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 14: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất
Mục tiêu 14.1: Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Mỹ Đức
Điều tra khảo sát, thành lập khu bảo tồn đất ngập nước khu vực Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Mục tiêu 14.2: Đến năm 2020, giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; đến năm 2030, tăng cường thực hiện quản lý bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng.
Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng hiện có. Thực hiện bảo vệ và khai thác rừng có hiệu quả, gắn với tận dụng môi trường để phát triển du lịch- dịch vụ; gắn bảo vệ với phòng chống cháy rừng, ngăn chặn không để xảy ra cháy rừng.
- Cải tạo, nâng cấp một số rừng đã trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng phòng hộ, diện tích cây ăn quả chất lượng kém; trồng rừng mới trên đất chưa có rừng với tập đoàn cây đa mục đích phù hợp.
- Ngăn chặn phá rừng; buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản và động vật hoang dã.
- Triển khai thực hiện Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng; Đề án chuyển đổi rừng keo, bạch đàn sang trồng rừng sinh thái.
Mục tiêu 14.3: Đến năm 2020, có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với các hệ sinh thái đất và nước; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Hạn chế tiến tới diệt trừ ốc Bươu Vàng (Pomaceacanaliculata), cá Tỳ Bà (cá dọn bể) (Hypostomuspunctatus) tại hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Diệt trừ cây Mai Dương (Mimosa pigra) tại các huyện, thị xã Sơn Tây và ven sông Hồng trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ và Long Biên.
- Triển khai các hoạt động kiểm soát và diệt trừ loài rùa Tai Đỏ (Trachemys scipta subsp) tại một số địa điểm điển hình như hồ Suối Hai (Ba Vì), hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây), hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), hồ Tây (quận Tây Hồ), hồ Đầm Bông (quận Hoàng Mai), hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Đức)
- Xây dựng bản đồ số hóa phân bố các loài ngoại lai trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng atlat các loài sinh vật ngoại lai trên địa bàn Thành phố.
Mục tiêu 15: Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp
Mục tiêu 15.1: Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi.
Chủ trì: Công an Thành phố
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg của Thủ tướng CP về phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán trẻ em; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng CP về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Điều tra, khám phá, xử lý nghiêm các vụ mua bán người, nhất là mua bán trẻ em, đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán người xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, bắt, xử lý tội phạm. Nâng cao công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng, chưa xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng chống bạo lực gia đình, học đường.
Mục tiêu 15.2: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp: Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH Hà Nội, Hội liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Nghiêm túc thực hiện Luật trẻ em, pháp luật, chính sách về trẻ em, các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Đưa nhiệm vụ bảo vệ trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em.
- Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về trẻ em, các kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em.
Mục tiêu 15.3: Thúc đẩy pháp quyền, đảm bảo tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người.
Chủ trì: Sở Tư pháp
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát thực thi chính sách, tăng cường phản biện xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
- Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; Tăng cường thực thi các chính sách, pháp luật không phân biệt đối xử vì sự phát triển bền vững.
- Tăng cường thực thi chính sách, theo dõi việc thực hiện chính sách trên thực tế. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong quá trình giám sát thực thi pháp luật.
Mục tiêu 15.4: Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng vũ khí và tài chính trái phép; tăng cường phục hồi và hoàn trả tài sản bị đánh cắp, đấu tranh với tất cả các loại hình tội phạm có tổ chức
Chủ trì: Công an Thành phố
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh tội phạm theo chuyên đề, nhất là tội phạm có tổ chức, các băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; không để tội phạm “lộng hành”, gây bức xúc dư luận; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những biểu hiện thờ ơ, né tránh hoặc bao che, bảo kê tội phạm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngăn chặn, phòng ngừa, không để tội phạm sử dụng vũ khí “nóng” gây án trên địa bàn Thành phố. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ nhất là tội phạm tham nhũng, rửa tiền, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia.
- Thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật, phổ biến phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp nói riêng. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát hành chính ban đêm, tập trung tại những địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ trộm cắp tài sản. Tăng cường điều tra, khai thác mở rộng các vụ án để kịp thời thu hồi tài sản cho nhân dân.
Mục tiêu 15.5: Giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng và hối lộ.
Chủ trì: Công an Thành phố; Thanh tra Thành phố
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước.
- Đến năm 2020: Kiện toàn tổ chức bộ máy, chuẩn hóa nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát hiện xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản sau tham nhũng.
- Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống thanh tra tập trung thống nhất và tăng thẩm quyền thanh tra để phát huy vai trò và tạo sự chủ động cho thanh tra trong quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng
- Cải cách cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Sớm phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và quy rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc chống tham nhũng và hối lộ.
- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong công tác phòng ngừa tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh.
Mục tiêu 15.6: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh.
Chủ trì: Sở Tư pháp
Phối hợp: Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã
- Triển khai thực hiện tốt Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Định kỳ đánh giá, tổng kết việc thực hiện 2 Luật và kiến nghị sửa đổi Luật cho phù hợp nếu cần thiết.
- Xây dựng, áp dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch trên toàn thành phố; kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư. Hoàn thành việc xây dựng dịch vụ công mức độ 3, 4 trong các lĩnh vực tư pháp.
Mục tiêu 15.7: Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản theo pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Chủ trì: Sở Tư pháp
Phối hợp: Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp UBND các quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng và triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật tiếp cận thông tin và vận hành có hiệu quả cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu; củng cố kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang thiết bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người dân có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật tiếp cận thông tin; tuyên truyền để người dân nhận thức được các quyền tự do cơ bản và hưởng quyền được pháp luật quy định trong thực tế; đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi về quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của Thành phố.
Mục tiêu 16: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững
Mục tiêu 16.1: Xúc tiến hệ thống thương mại đa phương, cởi mở, không phân biệt đối xử, công bằng và dựa trên luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, bao gồm cả việc thúc đẩy kết thúc đàm phán Chương trình nghị sự phát triển Doha.
Chủ trì: Sở Công thương
- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố và các sở, ngành liên quan xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020 và các năm tiếp theo và Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm.
Mục tiêu 16.2: Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10%/năm.
Chủ trì: Sở Công thương
- Triển khai hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu của thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn đến năm 2020”.
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố cung cấp thông tin thị trường, các cam kết quốc tế, Hiệp định thương mại đã ký kết và đang đàm phán, các chính sách mới (thuế, hải quan,...), quản trị tinh gọn và những vấn đề cần thiết khác; Thông tin, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan nhà nước thông qua các hình thức như: in ấn tài liệu, cẩm nang thông tin thị trường xuất khẩu; thực hiện phim tài liệu về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hàng năm tổ chức các lớp thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu sản phẩm cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Hà Nội và doanh nghiệp vùng kinh tế Thủ đô.
Mục tiêu 16.3: Tăng cường sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững.
Chủ trì: Sở Kế hoạch Đầu tư
Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
- Lồng ghép các nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Thành phố.
- Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững trong ngành, địa phương.
Mục tiêu 16.4: Tăng cường quan hệ đối ngoại, đối tác toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững, nhằm huy động và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính để hỗ trợ đạt được các mục tiêu đề ra.
Chủ trì: Sở Ngoại vụ
Phối hợp: Các Sở ngành liên quan
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương, song phương nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, cơ chế hỗ trợ tài chính, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Thành phố. Chủ động đẩy mạnh ký kết và nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
- Xây dựng và triển khai chiến lược dài hạn về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đối ngoại với các địa phương, quốc gia, đối tác tiềm năng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
- Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa Hà Nội với các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài trong hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường; quảng bá các tiềm năng đầu tư, du lịch, văn hóa và những sản phẩm đặc trưng của Hà Nội với đối tác nước ngoài và khách quốc tế.
- Chủ động, tích cực phối hợp với Bộ, ngành Trung ương để quản lý, hướng dẫn và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tập trung vào những lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "13/12/2017",
"sign_number": "242/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-72-2015-ND-CP-quan-ly-hoat-dong-thong-tin-doi-ngoai-289678.aspx | Nghị định 72/2015/NĐ-CP quản lý hoạt động thông tin đối ngoại mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 72/2015/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc quản lý và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại
1. Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại.
2. Bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt Nam; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Không kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.
4. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng như các chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đã được phê duyệt; không đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều 4. Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại.
a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
c) Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại ở địa phương.
2. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về hoạt động thông tin đối ngoại.
b) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về thông tin đối ngoại; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
c) Quản lý, hướng dẫn, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của nước ngoài; cung cấp thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
d) Hợp tác quốc tế về hoạt động thông tin đối ngoại,
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.
e) Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 5. Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại
Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chương II
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Điều 6. Thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
Điều 7. Cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam
1. Thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác.
2. Thông tin chính thức về Việt Nam do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Thông tin chính thức về Việt Nam được cung cấp bằng các hình thức sau đây:
a) Phát ngôn chính thức tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, họp báo quốc tế, họp báo trong nước.
b) Phát ngôn chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước.
c) Hoạt động đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước.
d) Hoạt động đối ngoại, phát ngôn, tổ chức sự kiện, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử và hoạt động khác của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.
đ) Các chương trình, sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
e) Đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, trang thông tin điện tử đối ngoại, Cổng thông tin điện tử các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
g) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của các cơ quan nhà nước.
4. Việc cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 8. Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam
1. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam được cung cấp qua các hình thức sau đây:
a) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
b) Sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài.
c) Các sản phẩm báo chí của phương tiện thông tin đại chúng.
d) Các sự kiện do Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài tổ chức.
đ) Các sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài.
e) Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Việc cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại.
Điều 9. Cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam
1. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình thế giới trên các lĩnh vực, thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước; phục vụ phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
2. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam do Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan tổ chức khác của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, thu thập, tổng hợp và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, báo chí và người dân Việt Nam.
3. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam được cung cấp bởi các cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 2 Điều này bằng các hình thức sau đây:
a) Qua người phát ngôn.
b) Đăng tải qua cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử.
c) Tại các cuộc họp báo định kỳ và giao ban báo chí.
d) Qua các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Việc cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến các hình thức nêu tại Khoản 3 Điều này.
Điều 10. Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ
1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ; triển khai các biện pháp thông tin tuyên truyền cần thiết để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài để phát hiện các thông tin sai lệch về Việt Nam, thông báo cho Bộ, cơ quan liên quan để chủ động cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 11. Trang thông tin điện tử đối ngoại
1. Trang thông tin điện tử đối ngoại có nhiệm vụ cung cấp thông tin chính thức và thông tin quảng bá về Việt Nam thông qua mạng internet.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm quản lý, vận hành trang thông tin điện tử đối ngoại; bảo đảm cập nhật đầy đủ thông tin đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
Điều 12. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại
1. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại là hệ thống dữ liệu được số hóa, tích hợp từ các hệ thống dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
2. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại là nguồn cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam cho các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài, phục vụ công tác tra cứu, tìm hiểu, nghiên cứu về Việt Nam.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
Điều 13. Xuất bản phẩm thông tin đối ngoại
1. Các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại là các sản phẩm xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài để cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại trong một số lĩnh vực đặc thù.
Điều 14. Sự kiện tổ chức tại nước ngoài
1. Các sự kiện ở nước ngoài gồm Ngày Việt Nam ở nước ngoài và các sự kiện khác do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nhằm quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, tăng cường tình hữu nghị và quan hệ với các nước, vận động thu hút đầu tư, du lịch, trao đổi thương mại, mở rộng hợp tác.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam tại nước ngoài, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các sự kiện ở nước sở tại.
4. Cơ quan chủ trì tổ chức sự kiện ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức sự kiện ở nước ngoài theo quy định, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo.
Điều 15. Hoạt động hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài để quảng bá Việt Nam tại nước ngoài
1. Các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài được hỗ trợ, tạo điều kiện trong hoạt động viết tin, bài, sản xuất chương trình và thực hiện các xuất bản phẩm nhằm giới thiệu về Việt Nam trên các phương tiện thông tin, đại chúng của nước ngoài.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện việc hỗ trợ, hợp tác được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định về hoạt động, thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.
Điều 16. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình nước sở tại, quan hệ song phương và các thông tin khác vào Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện, các hoạt động họp báo, trả lời phỏng vấn và các hoạt động khác. Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
3. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng trang thông tin điện tử bằng tiếng Anh và tiếng bản địa; cập nhật thông tin về Việt Nam từ hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
Điều 17. Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài
1. Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan thường trú báo chí) cung cấp thông tin tình hình nước sở tại vào Việt Nam cho các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ.
2. Cơ quan thường trú báo chí thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
b) Phối hợp, thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin, báo chí.
3. Cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam chỉ đạo cơ quan thường trú báo chí của mình cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ, đột xuất báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về tình hình hoạt động thông tin đối ngoại của cơ quan thường trú của mình.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Điều 18. Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về thông tin đối ngoại.
2. Hướng dẫn nội dung thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, ở trong và ngoài nước.
5. Xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí.
6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, đội ngũ biên tập viên, biên dịch viên.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng, trình Chính phủ báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại; hướng dẫn nội dung và thời điểm lấy số liệu báo cáo.
9. Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 19. Bộ Ngoại giao
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
2. Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; chuẩn bị trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao cho phóng viên nước ngoài.
3. Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao và phối hợp hướng dẫn đưa tin về tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.
4. Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại.
5. Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài; cung cấp thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới cho người dân Việt Nam.
Điều 20. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, giới thiệu quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan liên quan trong việc tổ chức các sự kiện ở địa bàn ngoài nước thuộc lĩnh vực quản lý.
3. Chỉ đạo các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài thực hiện công tác thông tin đối ngoại tại địa bàn, sử dụng có hiệu quả và tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan sử dụng các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 21. Bộ Công an
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật trong hoạt động thông tin đối ngoại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, nhằm bảo đảm các hoạt động thông tin đối ngoại tuân thủ các quy định của Nghị định này.
2. Theo dõi, tổng hợp thông tin liên quan đến an ninh đối ngoại để đề xuất chủ trương, biện pháp giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động thông tin đối ngoại theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước; phát hiện và đấu tranh chống các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng thông tin đối ngoại chống Việt Nam,
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại chuyên ngành, thông qua các kênh và biện pháp đặc thù, góp phần bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam.
Điều 22. Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định dự toán ngân sách hằng năm cho các hoạt động thông tin đối ngoại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động thông tin đối ngoại đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản về cơ chế, chính sách, định mức kinh phí cho các hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 23. Bộ Nội vụ
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao ban hành văn bản hướng dẫn về việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.
Điều 24. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức cung cấp thông tin cho người dân hiểu về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, về những cơ hội, rủi ro, thách thức trong quá trình hội nhập; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.
2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, các kế hoạch công tác thông tin đối ngoại của cơ quan, địa phương mình.
3. Hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại và dự toán kinh phí của đơn vị, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của đơn vị, gửi về cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Cập nhật thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu về Bộ, ngành, địa phương mình, tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
5. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.
6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại theo phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
7. Phân công tổ chức hoặc cá nhân phụ trách triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.
8. Bảo mật thông tin trong phạm vi quản lý của mình theo quy định về bảo mật thông tin; có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực quản lý.
9. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2015.
2. Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 26. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Nghị định này theo phân công của Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT (3b).KN
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/09/2015",
"sign_number": "72/2015/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-137-KH-UBND-2019-van-dong-Nguoi-dan-khong-xa-rac-ra-duong-Quan-11-Ho-Chi-Minh-546416.aspx | Kế hoạch 137/KH-UBND 2019 vận động Người dân không xả rác ra đường Quận 11 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 137/KH-UBND
Quận 11, ngày 02 tháng 7 năm 2019
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG CHỈ ĐẠO CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT 6 THÁNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ 19-CT/TU VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG XẢ RÁC RA ĐƯỜNG VÀ KÊNH RẠCH, VÌ THÀNH PHỐ SẠCH VÀ GIẢM NGẬP NƯỚC”
Căn cứ Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 06/12/2018 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” trên địa bàn quận 11 đến 2020,
Căn cứ văn bản số 4703/CTNMT-CTR ngày 18/6/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về xây dựng Kế hoạch triển khai các nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy tại Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” (gọi tắt là Cuộc vận động “Không xả rác ra đường và kênh rạch”),
Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy tại Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”
- Tạo điểm nhấn trong chuyển biến vệ sinh môi trường trên địa bàn, tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu:
- Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” phải được thực hiện thường xuyên, sâu rộng và toàn diện, dựa trên truyền thống đoàn kết, sáng tạo của nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm cao của chính quyền các cấp và sự tham gia mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị.
- Có bản đạt các chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 06/12/2018 về thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” trên địa bàn quận 11 đến 2020.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Qua rà soát 12 nội dung chỉ đạo của Bí thư thành ủy tại Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU Ủy ban nhân dân quận xác định 07/12 nội dung cần xây dựng kế hoạch để thực hiện, cụ thể như sau:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt và quyết liệt thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 19-CT/TU tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện cuộc vận động. Duy trì và nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả trong thời gian qua của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tổ chức các “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp”,... vận động nhân dân dân tại các khu phố, khu dân cư thực hiện tổng vệ sinh bảo vệ môi trường tại các tuyến đường, hẻm trên địa bàn.
2. Giải quyết dứt điểm số điểm còn tồn đọng về rác thải trên địa bàn, đồng thời nghiên cứu, có phương án đầu tư xây dựng các điểm tồn đọng về rác thải đã được chuyển hóa thành các khu sinh hoạt cộng đồng phục vụ nhu cầu của người dân (nếu có).
3. Đẩy mạnh công tác đối thoại giữa chính quyền phường, xã, thị trấn với nhân dân về vệ sinh môi trường để tuyên truyền, vận động người dân tham gia cùng thực hiện chủ trương của thành phố và lắng nghe ý kiến, hiến kế của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
4. Đưa nội dung Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” vào chương trình giảng dạy, ngoại khóa cho học sinh tất cả các bậc học trên địa bàn mục đích là làm cho học sinh trở thành tuyên truyền viên tích cực tham gia Cuộc vận động.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, kiểm tra, xử lý về lĩnh vực môi trường; tiếp nhận và xử lý nhanh, hiệu quả ý kiến của người dân qua tin nhắn, điện thoại, hình chụp, thư điện tử, kênh tương tác trực tuyến,...về tình trạng xả rác ra đường và kênh rạch.
6. Chủ động xử lý kịp thời các điểm ngập cục bộ và ngăn chặn không để phát sinh điểm mới; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án chống ngập trên địa bàn. Triển khai có hiệu quả các dự án cải tạo, nạo vét, khai thông, duy tu, bảo dưỡng hệ thống các kênh rạch.
7. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh môi trường, kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, các trường hợp lấn chiếm cửa xả, hầm ga thoát nước, lấp bít miệng thu nước, công trình lấn chiếm trên kênh rạch (nếu có).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, tham mưu Kế hoạch Triển khai các nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy tại Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”;
- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân 16 phường trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17/5/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 18/02/2019 của Ủy ban nhân dân quận 11 về xây dựng tuyến đường Lê Đại Hành (đoạn từ đường 3/2 đến vòng xoay Lê Đại Hành) là tuyến đường văn minh - mỹ quan đô thị cấp Quận giai đoạn 2019 - 2020.
- Đối với 05/12 nội dung đã chỉ đạo thực hiện tại Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 06/12/2018 của Ủy ban nhân dân quận, giao Phòng Tài nguyên và Môi trường là đầu mối, tiếp tục đôn đốc các đơn vị được phân công triển khai thực hiện có hiệu quả.
2. Phòng Quản lý đô thị:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận kế hoạch đầu tư xây dựng các điểm tồn đọng về rác thải đã được chuyển hóa thành các khu sinh hoạt cộng đồng phục vụ nhu cầu của người dân (nếu có).
- Chủ động xử lý kịp thời các điểm ngập cục bộ và ngăn chặn không để phát sinh điểm mới; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án chống ngập trên địa bàn. Tham mưu triển khai có hiệu quả các dự án cải tạo, nạo vét, khai thông, duy tu, bảo dưỡng hệ thống các kênh rạch trên địa bàn theo phân cấp.
3. Phòng Văn Hóa - Thông Tin:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.
- Duy trì và nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả trong thời gian qua của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tổ chức các “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp”,... vận động nhân dân dân tại các khu phố, khu dân cư thực hiện tổng vệ sinh bảo vệ môi trường tại các tuyến đường, hẻm trên địa bàn.
4. Văn phòng HĐND-UBND quận:
Rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân quận các biện pháp nâng cấp phần mềm theo hướng tích hợp với tổng đài 1022 của thành phố, phát huy hiệu quả của phần mềm “Quận 11 trực tuyến” trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận và đôn đốc các đơn vị có liên quan xử lý nhanh, hiệu quả ý kiến của người dân qua tin nhắn, điện thoại, hình chụp, thư điện tử, kênh tương tác trực tuyến,...về tình trạng xả rác ra đường và kênh rạch.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội Quận:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt và quyết liệt thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 19-CT/TU trong hệ thống đoàn viên, hội viên.
- Duy trì và nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả của các đoàn thể chính trị cơ sở.
- Thường xuyên tổ chức các “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp”,... vận động nhân dân dân tại các khu phố, khu dân cư thực hiện tổng vệ sinh bảo vệ môi trường tại các tuyến đường, hẻm trên địa bàn.
6. Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, xây dựng ý thức tự quản, nâng cao trách nhiệm cộng đồng dân cư, xây dựng các tấm gương tích cực khi tham gia thực hiện cuộc vận động. Tiếp nhận và xử lý nhanh các phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường và kênh rạch.
- Đẩy mạnh công tác đối thoại giữa chính quyền phường, xã, thị trấn với nhân dân về vệ sinh môi trường để tuyên truyền, vận động người dân tham gia cùng thực hiện chủ trương của thành phố và lắng nghe ý kiến, hiến kế của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
- Lập danh sách các điểm còn tồn đọng về rác thải trên địa bàn, đồng thời xây dựng lộ trình chuyển hóa vệ sinh môi trường tại các điểm này.
- Chú trọng việc đánh giá sự chuyển biến về vệ sinh môi trường của tuyến đường, tuyến hẻm đã đăng ký làm điểm. Trong đó Ủy ban nhân dân phường 11, 13, 15 tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng tuyến đường Lê Đại Hành (từ đường 3/2 - Nguyễn Thị Nhỏ) làm tuyến đường văn minh mỹ quan đô thị cấp Quận và Ủy ban nhân dân phường 3, 7 tập trung tại các tuyến đường xung quanh chung cư Tân Phước (phường 7) và rạch Đầm Sen (hay còn gọi là kênh Cầu Mé - phường 3) để thực hiện việc chuyển hóa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Để đảm bảo yêu cầu đề ra của Kế hoạch, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã nêu, các đơn vị được giao nhiệm vụ cần nghiêm túc tập trung thực hiện tốt Kế hoạch này, thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) chung trong báo cáo định kỳ theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 06/12/2018 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” trên địa bàn quận 11 đến 2020./.
Nơi nhận:
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường (để biết);
- TT.Quận ủy, TT. HĐND Quận;
- UBND Quận (CT, PCT/qlđt);
- Ban Dân vận Quận ủy, VP. Quận ủy;
- UB MTTQ Quận 11 và các Đoàn thể;
- P.QLĐT, P.VHTT, P.TNMT;
- UBND 16 Phường;
- VP. HĐND&UBND Quận (CVP, NCTH/qlđt);
- Lưu: VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Quốc Cương | {
"issuing_agency": "Quận 11",
"promulgation_date": "02/07/2019",
"sign_number": "137/KH-UBND",
"signer": "Trương Quốc Cương",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-13-KH-UBND-tang-cuong-cong-tac-kiem-soat-tai-trong-phuong-tien-giao-thong-Ha-Noi-2017-339025.aspx | Kế hoạch 13/KH-UBND tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông Hà Nội 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/KH-UBND
Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2017
KẾ HOẠCH
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là các vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát (kho, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu,...) để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp có hiệu quả trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, nhằm góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn chặn một cách bền vững tình trạng xe quá tải lưu thông trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các lái xe, chủ xe, chủ hàng và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, tạo cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải.
2. Yêu cầu
Việc kiểm soát tải trọng phương tiện phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh, chính xác, hiệu quả và không gây cản trở giao thông. Nghiêm cấm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
- Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống “văn hóa giao thông”', tuyên truyền Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Đôn đốc việc thực hiện cam kết đã ký đối với doanh nghiệp đầu nguồn hàng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, rà soát doanh nghiệp nào chưa ký thì yêu cầu phải ký cam kết.
2. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện
- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về công tác kiểm soát tải trọng xe. Trong đó, tăng cường kiểm soát, xử lý ngay tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô... để ngăn chặn, xử lý kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng trước khi lưu thông trên các tuyến đường bộ.
- Ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương và kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để bảo đảm cho công tác bảo đảm trật tự ATGT, kiểm soát tải trọng xe.
- Các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật quy định; trong đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động nhằm phát hiện, xử lý các xe quá tải trọng trên các tuyến giao thông; lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát tải trọng xe tại nơi xuất phát, khu vực kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa và tại các điểm đặt thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải trang bị.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải
- Nâng cao công tác quản lý nhà nước về vận tải đường bộ, quy trách nhiệm cho các đơn vị quản lý kho, cảng, bến bãi, nhà ga, các doanh nghiệp, chủ xe để xảy ra vi phạm, quản lý chặt chẽ việc xếp hàng hóa lên xe ô tô nhằm siết chặt quản lý về xếp hàng và tải trọng phương tiện.
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, thực hiện các giải pháp đồng bộ, kịp thời tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa và hàng không để giảm áp lực cho vận tải đường bộ; thiết lập môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, có cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải.
- Rà soát và kiểm tra việc tổ chức ký cam kết không chở hàng quá tải trọng của các đơn vị; đơn vị nào chưa thực hiện ký cam kết thì yêu cầu phải tổ chức ký cam kết, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cam kết đã ký.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện theo đúng chức năng nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm về tải trọng phương tiện, về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô... để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng trước khi lưu thông trên đường.
- Tiếp tục tham mưu sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, hoạt động kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho phù hợp với thực tiễn.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương (nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an các quận, huyện, thị xã) tăng cường trao đổi thông tin về công tác bảo đảm TTATGT, kiểm soát tải trọng xe, cung cấp các dữ liệu liên quan đến điều kiện của phương tiện, hành trình phương tiện... để phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm.
- Siết chặt công tác quản lý cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ; đồng thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cấp giấy phép lưu hành với thủ tục hành chính nhanh gọn. Rà soát, cắm đầy đủ, đúng quy định các biển báo tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm căn cứ để xử lý vi phạm; cắm biển cấm dừng xe, đỗ xe tại những nơi có tình trạng nhiều xe chở hàng quá tải trọng dừng, đỗ nhằm đối phó việc kiểm tra của cơ quan chức năng. Đảm bảo chất lượng, độ chính xác của cân tải trọng. Giải quyết tình trạng ùn ứ phương tiện tại các đơn vị đăng kiểm; kiên quyết không đăng kiểm những phương tiện cơi nới kích thước thùng xe trái quy định.
- Triển khai Đề án “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tập trung huy động các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các trạm kiểm tra tải trọng xe cố định kết hợp với trạm thu phí.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải, quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô; có giải pháp quản lý các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, khai thác mỏ, các nhà máy, xí nghiệp, các nông, lâm trường, các cảng, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn, có biện pháp kiểm soát chặt việc xếp hàng hóa lên xe ô tô ngay trong khu vực do mình quản lý.
- Quản lý, vận hành các xe cân do Bộ Giao thông vận tải trang bị; kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của các xe cân phù hợp với tình hình xe quá tải trên địa bàn. Phối hợp với lực lượng Công an thành phố để tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động của xe lưu động do Bộ GTVT trang bị nhằm thực hiện tốt công tác kiểm soát tải trọng xe phù hợp với tình hình xe quá tải trên địa bàn Thành phố.
2. Công an Thành phố
- Khẩn trương hoàn thiện việc trang bị hệ thống cân tải trọng cố định tại các tuyên Quốc lộ, tuyến cửa ngõ, trục chính ra vào Thành phố tập trung nhiều phương tiện vận tải hàng hóa thường xuyên hoạt động theo Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời tiếp tục trang bị, sửa chữa, kiểm định cân tải trọng xách tay để phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát lưu động phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời các phương tiện chở quá tải theo quy định.
- Tổ chức điều tra cơ bản, nắm tình hình, xác định các tuyến, địa bàn xảy ra tình trạng xe vận tải hàng hóa chở quá tải trọng thường xuyên hoạt động để bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý.
- Chỉ đạo lực lượng công an trực thuộc (Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng cảnh sát trật tự) phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở GTVT trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, tiếp tục duy trì xe cân lưu động do Bộ GTVT trang bị để thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng theo quy định của pháp luật; đồng thời các phòng nghiệp vụ, đơn vị chức năng thuộc Công an Thành phố xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong hoạt động kiểm tra tải trọng phương tiện; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đấu tranh có hiệu quả với hành vi có biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo các Phòng, đội nghiệp vụ theo phân cấp lập hồ sơ điều tra cơ bản tuyến, địa bàn, rà soát, thống kê, phân tích số lượng, tình hình ô tô vận tải hàng hóa hoạt động trên địa bàn để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
3. Sở Tài chính
Yêu cầu cơ quan Hải quan không giải quyết thủ tục thông quan nhập cảnh, thủ tục kẹp chì hải quan đối với trường hợp xe ô tô chở hàng hóa vượt quá tải trọng thiết kế của xe; phân bổ kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự ATGT.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, Đài PTTH Hà Nội, các báo của Thủ đô tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng tuyên truyền các quy định của pháp luật về tải trọng xe, xếp hàng hóa lên xe ô tô; thiệt hại do xe quá tải gây ra; chủ trương của Chính phủ và Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về kiểm soát, xử lý tải trọng xe; biểu dương các điển hình tốt và phê phán các hành vi vi phạm.
5. Bộ Tư lệnh Thủ đô
Chỉ đạo lực lượng Kiểm soát quân sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải trong công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đối tượng sử dụng giấy tờ, biển số giả phương tiện quân sự để hoạt động trái phép, các trường hợp xe quân sự vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
6. Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất hoặc cung ứng vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, yêu cầu các cơ quan, đơn vị này quán triệt thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xếp hàng hóa lên xe ô tô và có biện pháp kiểm soát chặt việc xếp hàng hóa đúng tải trọng lên xe ô tô ngay tại khu vực đầu nguồn hàng do mình quản lý.
7. UBND các quận, huyện, thị xã
- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện. Chỉ đạo các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư, Nhà đầu tư ký cam kết về toàn bộ các phương tiện vận chuyển đến, đi từ công trường thi công thuộc địa bàn quản lý đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định về kích thước thùng hàng, tải trọng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường theo quy định đối với phương tiện vận chuyển; thường xuyên, đột xuất kiểm tra, giám sát các phương tiện ra, vào công trường, xử lý nghiêm các vi phạm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để xảy ra mất an toàn giao thông, phương tiện chở quá tải tham gia giao thông trên địa bàn.
- Xây dựng Kế hoạch chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn quản lý.
8. Hiệp hội vận tải ô tô Thành phố
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan, tích cực tuyên truyền, quán triệt đến các Hội viên nắm rõ chủ trương và chấp hành nghiêm túc các quy định về kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.
9. Văn phòng ban An toàn giao thông Thành phố
- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện; đề xuất biện pháp xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra tình trạng xe quá khổ, quá tải; đề xuất biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình tốt trên địa bàn Thành phố.
- Đôn đốc các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch này; hàng tháng, quý, năm báo cáo đánh giá kết quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện về Văn phòng ban An toàn giao thông Thành phố để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai,
Nơi nhận:
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; để báo cáo
- Phó TTg Trương Hòa Bình; để báo cáo
- Đ/c Bí thư thành ủy; để báo cáo
- Ủy ban ATGT Quốc gia; để báo cáo
- Văn phòng Chính phủ; để báo cáo
- Bộ GTVT, Bộ Công an; để báo cáo
- Thường trực Thành ủy; để báo cáo
- Thường trực HĐNDTP; để báo cáo
- Đ/c Chủ tịch UBNDTP; để báo cáo
- Các đ/c PCT UBNDTP;
- UB MTTQ Thành phố; (để phối hợp)
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Hiệp hội vận tải ô tô Thành phố;
- Thành đoàn Hà Nội;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- Các quận ủy, huyện ủy, thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PCVP Phạm Văn Chiến, ĐT(Chiến, Đạt, Thg,Phg, Quyết), TH, KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, ĐTHải.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Hùng | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "23/01/2017",
"sign_number": "13/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Thế Hùng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-107-2002-TT-BTC-huong-dan-thu-nop-va-quan-ly-su-dung-le-phi-cap-giay-phep-kinh-doanh-du-lich-lu-hanh-quoc-te-cap-the-huong-dan-vien-du-lich-50283.aspx | Thông tư 107/2002/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 107/2002/TT-BTC
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2002
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 107/2002/TT-BTC NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH QUỐC TẾ VÀ CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 6/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU
1. Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép về kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quy định tại khoản 1, Điều 6 và Điều 10 Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch thì phải nộp lệ phí quy định tại Thông tư này
2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép về kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn du lịch như sau:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế: 1.200.000 đồng/giấy phép.
- Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch: 200.000 đồng/thẻ.
3. Lệ phí kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn du lịch thu bằng đồng Việt Nam.
II- TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
1. Tổng cục du lịch thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định điểm d, khoản 2, Điều 7 và Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định tại khoản 3, Điều 15 Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn du lịch có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai tại nơi thu lệ phí: đối tượng thu, mức thu lệ phí kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định tại Thông tư này. Khi thu tiền phải cấp biên lai thu lệ phí, (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) cho người nộp tiền. Biên lai nhận tại Cục Thuế địa phương nơi cơ quan cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đóng trụ sở và phải quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
b) Mở tài khoản tạm giữ tiền thu lệ phí cấp giấy phép về kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính. Hàng ngày hoặc chậm nhất là mỗi tuần một lần phải lập bảng kê, gửi toàn bộ tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước và phải quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
c) Đăng ký kê khai, nộp lệ phí với cơ quan Thuế nơi đóng trụ sở, thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu lệ phí và quyết toán thu, nộp tiền thu lệ phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
2. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được trích 30% và cơ quan cấp thẻ hướng dẫn du lịch được trích 50% trên tổng số tiền phí thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí phục vụ công tác thu lệ phí theo nội dung cụ thể sau đây:
a) Chi cho lao động thuê ngoài trực tiếp thu lệ phí về các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành (kể cả thời gian cán bộ, công chức cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch thực tế làm thêm ngoài giờ hành chính theo chế độ quy định).
b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
c) Chi sửa chữa thường xuyên, chi sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
d) Mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
đ) Chi trích quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng cho cán bộ, công chức, nhân viên trực tiếp thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Toàn bộ số tiền lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được tạm trích theo quy định trên đây, cơ quan thu phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định.
3. Tổng số tiền lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch thực thu được (bao gồm số thu bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản), sau khi trừ số trích để lại theo tỷ lệ quy định tại điểm 2 mục này, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước (chương, loại, khoản tương ứng, mục 046 Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành) theo thời hạn và thủ tục quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Số nộp ngân sách nhà nước do Tổng cục Du lịch nộp được điều tiết toàn bộ cho ngân sách trung ương, Sở Du lịch, Sở Du lịch- Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch nộp được điều tiết toàn bộ cho ngân sách địa phương.
4. Việc lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán thu - chi tiền thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lênh phí và lệ phí.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trái Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành.
2. Sở Tài chính Vật giá, Cục Thuế các tỉnh, thành phố, các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và đối tượng nộp lệ phí có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.
Trương Chí Trung
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "02/12/2002",
"sign_number": "107/2002/TT-BTC",
"signer": "Trương Chí Trung",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-851-KH-SYT-2021-ra-soat-xu-ly-van-ban-quy-pham-linh-vuc-y-te-So-Y-te-Ho-Chi-Minh-534055.aspx | Kế hoạch 851/KH-SYT 2021 rà soát xử lý văn bản quy phạm lĩnh vực y tế Sở Y tế Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 851/KH-SYT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 02 năm 2021
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
Thực hiện Kế hoạch số 4963/KH-UBND ngày 22/12/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 và Quyết định số 5467/QĐ-BYT ngày 29/12/2020 của Bộ Y tế về Ban hành Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 2021. Sở Y tế xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Việc tự kiểm tra, rà soát văn bản được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời kiến nghị đình chỉ thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
- Thông qua công tác tự kiểm tra, rà soát văn quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm đánh giá một cách thường xuyên, toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của địa phương đối với lĩnh vực quản lý ngành y tế, để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của hệ thống văn bản. Đồng thời, bảo đảm tính kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
2. Yêu cầu
- Thông qua công tác tự kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành y tế, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá trình ban hành văn bản.
- Kịp thời kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền.
- Phát hiện những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp để kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN:
1. Đối tượng thực hiện:
Các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 đến ngày 31 tháng 9 năm 2021.
Các văn bản quy phạm pháp luật kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực cụ thể không giới hạn phạm vi, thời gian ban hành khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Y tế.
2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Thực hiện kiểm tra, rà soát 100% các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 về lĩnh vực y tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình theo quy định và báo cáo đúng thời gian yêu cầu của Sở Y tế.
Thực hiện kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của đơn vị mình khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế. Cụ thể:
1. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a. Chủ động tự kiểm tra 100% các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 nói riêng và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế nói chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình quản lý khi có yêu cầu. Kịp thời phát hiện và chủ động tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính, khắc phục những sai sót, hạn chế trong các văn bản QPPL của Thành phố.
- Nội dung: tập trung tự kiểm tra đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, hoạt động đầu tư kinh doanh; thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện các văn bản có nội dung trái pháp luật, không còn phù hợp chú trọng các nội dung có nhiều bức xúc trong xã hội.
- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc Sở, Các phòng ban thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
- Thời gian thực hiện: Cả năm
b. Chủ động kiểm tra 100% các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 về lĩnh vực Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đơn vị thực hiện: các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, Trung tâm Pháp Y.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Cả năm
c. Chủ động triển khai kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực chuyên đề: Dược, mỹ phẩm, khám chữa bệnh, dự phòng, trang thiết bị, đấu thầu, môi trường, quản lý đất đai, tài sản công, liên doanh-liên kết, xây dựng, sửa chữa, dân số-kế hoạch hóa gia đình, pháp y ...
- Đơn vị thực hiện: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở (Tổ Pháp chế - Đối ngoại)
- Thời gian thực hiện: Cả năm
d. Chủ động kiểm tra, xử lý văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL hoặc không đúng thẩm quyền ban hành. Tự kiểm tra khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
- Đơn vị thực hiện: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
- Thời gian thực hiện: Cả năm
e. Đôn đốc thực hiện xử lý các văn bản QPPL có dấu hiệu vi phạm hoặc ban hành không đúng thẩm quyền (nếu có).
- Đơn vị thực hiện: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
- Thời gian thực hiện: Cả năm
2. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật
a. Tự rà soát 100% các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 về lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kết và thống kê kết quả tự rà soát của các phòng ban và đơn vị trực thuộc Sở Y tế báo cáo về Sở Y tế (thông qua Văn phòng Sở).
- Đơn vị thực hiện: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở (Tổ Pháp chế - Đối ngoại)
- Thời gian thực hiện: Cả năm
b. Rà soát theo chuyên đề:
- Giao Thủ trưởng các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở chủ động tham mưu việc rà soát các văn bản quy phạm theo chuyên đề thuộc chức năng nhiệm vụ cho Ban Giám đốc Sở Y tế và đề xuất phối hợp với các đơn vị có liên quan (nếu cần).
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố.
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về chế độ báo cáo thuộc lĩnh vực y tế.
- Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát về Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đơn vị thực hiện: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.
+ Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở (Tổ Pháp chế - Đối ngoại)
+ Thời gian thực hiện: Cả năm
3. Tiếp tục thực hiện kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ báo cáo 2014 - 2018 trên địa bàn Thành phố
Trên cơ sở danh mục hệ thống hóa kỳ báo cáo 2014-2018 do Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành và kết quả rà soát các chuyên đề trong năm 2020; giao Văn phòng Sở tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các phòng chức năng, nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc đề xuất xử lý văn bản đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương theo kết quả rà soát các chuyên đề và Quyết định 701/QĐ-UBND ngày 27/2/2019 của Chủ tịch UBND Thành phố.
+ Đơn vị thực hiện: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.
+ Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở (Tổ Pháp chế - Đối ngoại)
+ Thời gian thực hiện: Cả năm
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Văn phòng Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát trình Ban Giám đốc Sở phê duyệt, báo cáo kết quả kế hoạch về Sở Tư pháp và Văn phòng UBND Thành phố.
Các phòng ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Sở (Tổ Pháp chế - Đối ngoại) trong công tác kiểm tra, rà soát, cung cấp các văn bản cần thiết để làm cơ sở tiến hành kiểm tra. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện định kỳ trước ngày 20/5/2021 và 20/11/2021 hoặc theo đề nghị của Văn phòng Sở.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở Y tế kịp thời báo cáo các vướng mắc, khó khăn về Sở Y tế (thông qua Văn phòng Sở) để kịp thời hướng dẫn.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của Sở Y tế, đề nghị các đơn vị liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phân công./.
Nơi nhận:
- VP UBND thành phố;
- Sở Tư pháp;
- BGĐ Sở Y tế;
- Các phòng ban thuộc Sở;
- Các đơn vị trực thuộc Sở;
- Lưu: VT, VPS, TTN.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hoài Nam | {
"issuing_agency": "Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "09/02/2021",
"sign_number": "851/KH-SYT",
"signer": "Nguyễn Hoài Nam",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-17-2008-CT-TTg-giai-phap-cap-bach-day-manh-cong-tac-xu-ly-triet-de-co-so-gay-o-nhiem-moi-truong-nghiem-trong-theo-Quyet-dinh-64-2003-QD-TTg-66703.aspx | Chỉ thị 17/2008/CT-TTg giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 17/2008/CT-TTg
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2003/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với mục tiêu đến năm 2007 xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến năm 2012 trên phạm vi cả nước không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau năm năm thực hiện Kế hoạch, việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã có những kết quả tích cực. Nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm, gây bức xúc trong đời sống xã hội đã bị xử lý; bước đầu đã tạo được sự nhất trí, đồng thuận và tham gia của toàn xã hội vào việc thực hiện kế hoạch trên.
Tuy nhiên, tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm, đạt tỷ lệ thấp so với mục tiêu mà Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý đang tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe và đời sống nhân dân, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguyên nhân của tình hình trên là do một số Bộ, ngành, địa phương còn thiếu tích cực, chủ động trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch, các giải pháp triển khai còn thiếu đồng bộ, cụ thể, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính quyền địa phương; phân định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa một số Bộ, ngành chủ quản với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xử lý triệt để ô nhiễm mặc dù đã được lồng ghép vào trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan song trên thực tế vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể nên việc tổ chức triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; việc bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ về công nghệ, đất đai và tài chính cho các cơ sở, đặc biệt là những cơ sở ô nhiễm chất độc hóa học tồn lưu do chiến tranh để lại, các cơ sở hoạt động trước năm 1993 thuộc khu vực công ích còn thiếu kịp thời; nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, thậm chí của một số cơ quan, chính quyền các cấp vẫn còn yếu kém.
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên đây và nâng cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện phấn đấu đến năm 2012 đạt được các mục tiêu sau:
a) Hoàn thành dứt điểm việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi cả nước; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, tiến tới kiểm soát và hạn chế sự phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
b) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tháo gỡ về căn bản các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh tiến hành xử lý triệt để ô nhiễm;
c) Chấm dứt hoạt động và xử lý nghiêm đối với tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác phát hiện, lập danh sách và quyết định biện pháp xử lý triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Tổ chức rà soát, đánh giá, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về đất đai của các địa phương khi tiến hành di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, khu tập trung đông dân cư; trước mắt khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường với nội dung phù hợp với pháp luật hiện hành để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hoàn thành trong quý III năm 2008;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát liên ngành việc thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
c) Chỉ đạo và hướng dẫn việc rà soát, tổng hợp và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh phải thực hiện xử lý triệt để trong giai đoạn 2 của Kế hoạch (giai đoạn 2008-2010) kèm các biện pháp xử lý cụ thể;
d) Chủ trì việc kiện toàn tổ chức và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Kế hoạch trên cho phù hợp với tình hình mới, với thành phần cụ thể như sau: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng Ban thường trực; các ủy viên gồm Thứ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng, trong đó có nội dung về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2008.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển để hỗ trợ có mục tiêu kinh phí cho việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở thuộc khu vực công ích trong Kế hoạch, đặc biệt là các dự án đầu tư nhà máy, công trình xử lý chất thải;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền để bổ sung Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng, trong đó có nội dung về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch.
4. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại các địa phương, trong đó có việc ưu tiên bố trí kinh phí cho các dự án xử lý triệt để ô nhiễm thuộc trách nhiệm của địa phương;
b) Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường thuộc khu vực công ích.
5. Bộ Công an:
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; lập kế hoạch và kiên quyết cưỡng chế, đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ theo quy định.
6. Bộ Công Thương:
a) Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, công ty trực thuộc khẩn trương rà soát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc ngành quản lý, đôn đốc việc thực hiện xử lý triệt để và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg để triển khai, thực hiện các biện pháp xử lý triệt để;
b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc ngành công nghiệp triển khai, thực hiện việc xử lý triệt để ô nhiễm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Khẩn trương chỉ đạo công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đối với các kho thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở sản xuất mía đường, cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, cơ sở chế biến cao su, làng nghề;
b) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống kê, lập kế hoạch xử lý tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc; hướng dẫn xây dựng các kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường, chấm dứt tình trạng phát sinh các kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
c) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc ngành nông nghiệp triển khai, thực hiện việc xử lý triệt để ô nhiễm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường của ngành nông nghiệp;
d) Chỉ đạo xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường thuộc khu vực công ích của ngành nông nghiệp, đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc xử lý triệt để trên.
8. Bộ Y tế:
a) Chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở y tế trực thuộc Bộ; đôn đốc, kiểm tra việc xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở y tế do địa phương quản lý;
b) Phối hợp với các địa phương trong việc lập đề án, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở y tế trên phạm vi cả nước;
c) Tổ chức rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành quản lý để tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
9. Bộ Xây dựng:
a) Chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác xử lý triệt để ô nhiễm tại các tổng công ty, công ty, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ; đôn đốc, kiểm tra việc xử lý triệt để ô nhiễm tại các bãi rác, kể cả các bãi rác đã ngừng hoạt động, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng do địa phương quản lý;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lựa chọn phương án, địa điểm và lập quy hoạch tổ chức quản lý, vận hành các bãi xử lý chất thải; lập đề án, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai xử lý triệt để ô nhiễm tại các bãi rác, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước;
c) Tổ chức rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành quản lý để tạo Điều kiện thuận lơi cho các cơ sở khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
10. Bộ Giao thông vận tải:
a) Khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác xử lý triệt để ô nhiễm đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc quyền quản lý để thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm; đặc biệt đôn đốc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy Tàu biển Hyundai - Vinashin thực hiện ngay các giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường; hoàn chỉnh dự án tái sử dụng hạt mài Nix đã qua sử dụng để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cho phép áp dụng; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ các Điều kiện cần thiết để Công ty triển khai dự án;
b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc ngành giao thông vận tải triển khai, thực hiện việc xử lý triệt để ô nhiễm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường của ngành giao thông vận tải.
11. Bộ Quốc phòng:
a) Khẩn trương chỉ đạo công tác xử lý triệt để ô nhiễm đối với các điểm tồn lưu chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đã được xác định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức Điều tra, đánh giá, xác định rõ độ tồn lưu chất độc hóa học tại các điểm mới phát hiện theo tài liệu cung cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ;
b) Chỉ đạo các cơ sở quốc phòng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm theo đúng tiến độ của Kế hoạch; rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành quản lý để tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;
c) Đôn đốc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm của ngành thuộc khu vực công ích để đề nghị hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước, đồng thời giám sát việc triển khai, thực hiện các dự án này.
12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tiến hành rà soát, đánh giá, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động tại cơ sở khi xử lý triệt để ô nhiễm; hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
13. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí:
Tăng cường tuyên truyền việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác này.
14. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường biên giới, cửa khẩu:
Tăng cường kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất trong danh mục hạn chế hoặc cấm nhập khẩu vào Việt Nam; tổ chức xây dựng các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, tránh phát tán các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh; lập kế hoạch tiêu hủy hàng năm thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thuốc đã qua hạn sử dụng;
b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để;
- Chỉ đạo quyết liệt và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng có tên trong Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; quyết định đình chỉ hoạt động đối với bộ phận gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc toàn bộ cơ sở sản xuất nếu chưa hoàn thành xử lý triệt để theo tiến độ và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm; yêu cầu chủ cơ sở phải thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách theo quy định hiện hành nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm;
- Chủ động rà soát đánh giá và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ sở nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để ô nhiễm, trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý;
- Đôn đốc, chỉ đạo việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm thuộc khu vực công ích có sử dụng vốn ngân sách nhà nước; kể từ năm 2008, ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp môi trường) trong kế hoạch ngân sách của địa phương và các nguồn vốn huy động khác cho việc thực hiện các dự án nói trên; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các dự án sau khi đã được bố trí nguồn vốn thực hiện;
- Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức rà soát, đánh giá nhu cầu về quỹ đất đối với các cơ sở phải di dời; tiến hành quy hoạch quỹ đất theo nhu cầu để bố trí cho cơ sở phục vụ việc di dời; hỗ trợ các thủ tục cần thiết như; bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng... nhằm giúp cơ sở nhanh chóng hoàn thiện việc di dời và ổn định hoạt động;
- Công bố công khai thông tin về tình hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ sở chưa hoàn thành đúng tiến độ cho cộng đồng dân cư địa phương biết để phối hợp kiểm tra, giám sát; huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc kiểm tra, giám sát vào việc cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng mới phát sinh;
- Tổ chức rà soát, thống kê và lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh cùng các biện pháp xử lý triệt để theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư: Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KGVX (5b). A295
KT.THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "05/06/2008",
"sign_number": "17/2008/CT-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Chỉ thị"
} |